33
1 NGHIÊN CU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CHTIÊU GDP CA VIỆT NAM THEO KHUNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG SLIU (DQAF) CA QUTIN TQUC TIMF Cấp đề tài: Thi gian nghiên cu: Đơn vị thc hin: Chnhim: B2013-2014 Vin Khoa hc Thng kê TS. Phạm Đăng Quyết LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cp thiết của đề tài Sliu thống kê được sdụng để đánh giá tình trạng phát trin ca mt quc gia và giúp định ra ưu tiên cho các hoạt động trong tương lai. Nó cũng đánh giá hiệu quca chính sách và hoạt động htrphát trin ca các nhà tài tr. Không thđánh giá tiến bhay xây dựng chính sách và chương trình phát triển hay gim nghèo hiu qunếu không có sliu thống kê. Do đó số liu thống kê đáng tin cậy, được thu thp theo các chun mực qui định và thc tin tt là vô cùng thiết yếu đối vi qun lý kết quphát trin. Nim tin vào chất lượng sliu thng kê là mt vấn đề sống còn đối vi một cơ quan thng kê. Nếu thông tin ca nó trnên bnghi ng, uy tín của cơ quan này đang đặt ra câu hi và danh tiếng của nó như là một nguồn thông tin đáng tin cậy bsuy yếu. Do đó quan tâm đến chất lượng là mt mi quan tâm trng tâm cho vic qun lý của Cơ quan thống kê quc gia. Mi tchc cn phi có mt hthng qun lý chất lượng (hoặc tương tự) để đảm bo chất lượng trong quy trình và kết quđầu ra cũng như trong các khía cạnh vthchế. Trong bi cnh ca một cơ quan thống kê quc gia, qun lý chất lượng có hthống thường được thhiện dưới hình thc mt khung đảm bo chất lượng. các nước, mà có nhiu nhà sn xut thông tin thng kê, vic phi hp và thông tin hiu qugia các thành viên ca hthng thng kê quc gia là cn thiết để thng nht vmt khuôn khchung và vcác cam kết đối vi shài hòa ca các thông tin, tiêu chuẩn, và các phương diện khác ca sn xut thông tin thng kê. Chất lượng phi được coi là mt giá trct lõi và cn phi trnên phbiến trong hoạt động của cơ quan thng kê. MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.14-B13-14

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

1

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG

CHỈ TIÊU GDP CỦA VIỆT NAM THEO KHUNG ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƢỢNG SỐ LIỆU (DQAF) CỦA QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ IMF

Cấp đề tài:

Thời gian nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm:

Bộ

2013-2014

Viện Khoa học Thống kê

TS. Phạm Đăng Quyết

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Số liệu thống kê được sử dụng để đánh giá tình trạng phát triển của một quốc

gia và giúp định ra ưu tiên cho các hoạt động trong tương lai. Nó cũng đánh giá hiệu

quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ phát triển của các nhà tài trợ. Không thể đánh

giá tiến bộ hay xây dựng chính sách và chương trình phát triển hay giảm nghèo hiệu

quả nếu không có số liệu thống kê. Do đó số liệu thống kê đáng tin cậy, được thu thập

theo các chuẩn mực qui định và thực tiễn tốt là vô cùng thiết yếu đối với quản lý kết

quả phát triển.

Niềm tin vào chất lượng số liệu thống kê là một vấn đề sống còn đối với một cơ

quan thống kê. Nếu thông tin của nó trở nên bị nghi ngờ, uy tín của cơ quan này đang

đặt ra câu hỏi và danh tiếng của nó như là một nguồn thông tin đáng tin cậy bị suy

yếu. Do đó quan tâm đến chất lượng là một mối quan tâm trọng tâm cho việc quản lý

của Cơ quan thống kê quốc gia.

Mỗi tổ chức cần phải có một hệ thống quản lý chất lượng (hoặc tương tự) để

đảm bảo chất lượng trong quy trình và kết quả đầu ra cũng như trong các khía cạnh

về thể chế. Trong bối cảnh của một cơ quan thống kê quốc gia, quản lý chất lượng có

hệ thống thường được thể hiện dưới hình thức một khung đảm bảo chất lượng. Ở các

nước, mà có nhiều nhà sản xuất thông tin thống kê, việc phối hợp và thông tin hiệu

quả giữa các thành viên của hệ thống thống kê quốc gia là cần thiết để thống nhất về

một khuôn khổ chung và về các cam kết đối với sự hài hòa của các thông tin, tiêu

chuẩn, và các phương diện khác của sản xuất thông tin thống kê. Chất lượng phải

được coi là một giá trị cốt lõi và cần phải trở nên phổ biến trong hoạt động của cơ

quan thống kê.

MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.14-B13-14

Page 2: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

2

Từ năm 2003, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phát triển Khung đánh giá toàn

diện chất lượng dữ liệu (DQAF) để đánh giá chất lượng dữ liệu của các nước tham

gia vào Hệ thống phổ biến dữ liệu chung (GDDS). Mặc dù Việt Nam đã đăng ký

tham gia GDDS từ tháng 9 năm 2003 nhưng cho đến nay vẫn chưa áp dụng quy trình

quản lý và đánh giá chất lượng số liệu thống kê theo Khung DQAF của IMF.

Hiện nay chất lượng số liệu thống kê của nước ta luôn là vấn đề nóng. Cho dù

chất lượng số liệu thống kê ngày càng được cải thiện, song vẫn còn có những chỉ tiêu

thống kê chưa đáp ứng một cách đầy đủ yêu cầu và kỳ vọng của người sử dụng. Cho

nên việc nâng cao chất lượng số liệu thống kê và đặc biệt là chỉ tiêu GDP là nhiệm vụ

rất quan trọng của Tổng cục Thống kê.

Việc sản xuất số liệu thống kê chất lượng cao phụ thuộc vào đánh giá chất

lượng dữ liệu. Nếu không có một hệ thống đánh giá chất lượng dữ liệu, cơ quan thống

kê sẽ có nguy cơ mất kiểm soát các quá trình thống kê khác nhau như quá trình thu

thập dữ liệu, xử lý và tổng hợp dữ liệu. Không có đánh giá chất lượng dữ liệu sẽ dẫn

đến giả định rằng các quá trình không thể được cải thiện hơn nữa và các vấn đề sẽ

luôn luôn được phát hiện mà không có phân tích hệ thống. Đồng thời, đánh giá chất

lượng dữ liệu là một điều kiện tiên quyết để thông báo cho người dùng về khả năng

sử dụng các dữ liệu hoặc kết quả có thể được công bố với sự cảnh báo hay không có

cảnh báo.

Trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn

2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Tổng cục Thống kê ban hành kèm theo

Công văn số 289/TCTK-VTKE ngày 19/4/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục

Thống kê đã xác định cho Viện Khoa học Thống kê chủ trì nội dung “Áp dụng quy

trình quản lý và đánh giá chất lượng số liệu thống kê theo Khung đánh giá chất lượng

của Quỹ Tiền tệ quốc tế (DQAF)” nằm trong Hoạt động 3.5 “Xây dựng, áp dụng các

quy trình và công cụ quản lý chất lượng hoạt động thống kê” thuộc Chương trình

hành động “Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng phương pháp luận và quy trình

thống kê theo tiêu chuẩn quốc tế”. “Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá chất

lượng chỉ tiêu GDP của Việt Nam theo khung đánh giá chất lượng số liệu (DQAF)

của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)” là bước nghiên cứu đầu tiên trong quá trình nghiên

cứu “Áp dụng quy trình quản lý và đánh giá chất lượng số liệu thống kê theo Khung

đánh giá chất lượng (DQAF) của IMF”. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài,

chúng ta cần xem xét và áp dụng để đẩy mạnh chất lượng Thống kê Việt Nam, đáp

ứng yêu cầu so sánh quốc tế và hội nhập kinh tế trong những năm tới.

2. Mục tiêu của đề tài: Xây dựng quy trình và áp dụng vào đánh giá chất lượng

chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo Khung đánh giá chất lượng số liệu

(DQAF) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Page 3: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

3

3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nội hàm chất lượng dữ liệu và quy trình

đánh giá chất lượng dữ liệu, đặc biệt Khung DQAF của IMF với sáu phương diện

chất lượng số liệu GDP bao gồm: Điều kiện tiên quyết của chất lượng, tính toàn vẹn,

tính đúng đắn về phương pháp luận, tính chính xác và độ tin cậy, tính hữu dụng, và

khả năng tiếp cận.

3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu trong nước và

quốc tế về chất lượng dữ liệu và quản lý chất lượng dữ liệu, Khung DQAF của IMF

với sáu phương diện của chất lượng và mức độ thực tiễn thực hiện Hệ thống tài khoản

quốc gia (SNA) ở Việt Nam, từ đó đánh giá định tính và định lượng chất lượng số

liệu GDP theo Khung DQAF.

3.3. Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập và tổng quan tư liệu;

Phương pháp mô tả và phân tích hệ thống; Phương pháp khảo sát thực tế; Phương

pháp chuyên gia.

4. Nội dung nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu 1: Tổng quan các công cụ đánh giá chất lượng số liệu, cơ

sở lý luận và cơ sở thực tiễn áp dụng Khung đánh giá chất lượng dữ liệu (DQAF)

trong đánh giá số liệu thống kê.

Nội dung nghiên cứu 2: Đánh giá chất lượng (định tính và định lượng) chỉ tiêu

GDP theo Khung đánh giá chất lượng dữ liệu (DQAF) cho năm 2011 và năm 2012.

Nội dung nghiên cứu 3: Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng chỉ tiêu GDP

cho Thống kê Việt Nam theo Khung đánh giá chất lượng dữ liệu (DQAF).

Nội dung nghiên cứu 4: Áp dụng thử nghiệm quy trình đánh giá chất lượng chỉ

tiêu GDP theo Khung đánh giá chất lượng dữ liệu (DQAF).

Nội dung nghiên cứu 5: Khuyến nghị phương pháp và quy trình đánh giá chất

lượng số liệu thống kê theo Khung đánh giá chất lượng dữ liệu (DQAF) cho Thống

kê Việt Nam.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá chất lượng số liệu thống kê theo

Khung đánh giá chất lượng dữ liệu (DQAF) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Chương 2: Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng dữ liệu cho thống kê Việt

Nam theo Khung đánh giá chất lượng dữ liệu (DQAF).

Chương 3: Áp dụng thử nghiệm quy trình đánh giá chất lượng đối với chỉ tiêu

GDP theo Khung đánh giá chất lượng dữ liệu (DQAF) và các khuyến nghị cho Thống

kê Việt Nam.

Page 4: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

4

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƢỢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ THEO KHUNG ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƢỢNG DỮ LIỆU (DQAF) CỦA QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF)

1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỮ LIỆU

Mỗi tổ chức cần phải có một hệ thống quản lý chất lượng (hoặc tương tự) để

đảm bảo chất lượng trong quy trình và kết quả đầu ra cũng như trong các khía cạnh

về thể chế. Các tổ chức quốc tế đã phát triển các phương pháp tiếp cận, các hệ thống,

các mô hình và khuôn khổ quản lý chất lượng chung và riêng biệt, và một số cơ quan

thống kê quốc gia có thể áp dụng một hoặc một số các phương pháp này, toàn bộ

hoặc một phần, cho các mục đích khác nhau, hoặc dựa trên các thành tố từ hệ thống

của mình trong việc thích nghi hơn với hoàn cảnh cụ thể của mình. Các cơ quan

thống kê quốc gia khác, có thể trên thực tế đã tham gia vào một loạt các sáng kiến và

hoạt động về chất lượng, tuy nhiên có thể vẫn thiếu một khuôn khổ bao quát để tổ

chức, cung cấp bối cảnh và chỉ dẫn cho họ có liên quan như thế nào tới các công cụ

chất lượng khác nhau.

Trước khi thảo luận những vấn đề cụ thể, chúng ta cần làm rõ thế nào là phương

pháp và công cụ đánh giá chất lượng dữ liệu. Trong ngữ cảnh của nghiên cứu này,

thuật ngữ “phương pháp” đề cập đến cách tiếp cận đánh giá, ví dụ như viết báo cáo,

tính toán (chỉ tiêu), thanh kiểm tra, tự đánh giá, hỏi người sử dụng. Thuật ngữ “công

cụ” là chỉ các hình thức cụ thể của phương pháp được thực hiện như thế nào, ví dụ

như sản xuất một báo cáo chất lượng, tính toán các chỉ số chính, thủ tục thanh tra, một

danh sách kiểm tra hoặc một cuộc khảo sát đối với người sử dụng [12].

Mặc dù các cơ quan thống kê quốc tế và quốc gia bị phân tán đôi chút về những

phương diện chất lượng nào nên được lựa chọn, phần lớn các nước có chung các yếu

tố chất lượng như về độ chính xác, tính phù hợp, kịp thời và khả năng tiếp cận, được

thể hiện trong Bảng 1 dưới đây [9]:

Bảng 1: Các phương diện chất lượng được sử dụng trong

các cơ quan thống kê

Canada Hàn Quốc Thống kê châu Âu IMF

Những điều kiện tiên quyết của chất lượng

Tính phù hợp Tính phù hợp Tính phù hợp

Độ chính xác Độ chính xác Độ chính xác Độ chính xác và tin

cậy

Tính kịp thời Tính kịp thời Tính kịp thời và

định kỳ

Khả năng phục vụ

Khả năng tiếp cận Khả năng tiếp cận Khả năng tiếp cận

và rõ ràng

Khả năng tiếp cận

Page 5: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

5

Canada Hàn Quốc Thống kê châu Âu IMF

Tính chặt chẽ Tính toàn vẹn

Tính so sánh Tính so sánh Phương pháp luận

đúng đắn

Tính diễn giải Hiệu quả

Bảng 2: Sáu yếu tố của chất lượng thông tin

Tính phù hợp Tính phù hợp của thông tin thống kê phản ánh mức độ mà nó đáp

ứng nhu cầu thực sự của khách hàng. Nó liên quan đến việc liệu

các thông tin có làm sáng tỏ các vấn đề quan trọng nhất đối với

người sử dụng. Đánh giá tính phù hợp là một vấn đề chủ quan phụ

thuộc vào nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Thách thức của

cơ quan thống kê là phải cân nhắc và cân bằng các nhu cầu mâu

thuẫn nhau của người sử dụng hiện tại và tiềm năng để sản xuất

một chương trình mà đáp ứng càng nhiều càng tốt nhu cầu quan

trọng nhất trong khi bị hạn chế về nguồn lực nhất định.

Độ chính xác Độ chính xác của thông tin thống kê là mức độ mà các thông tin

mô tả đúng hiện tượng mà chúng được thiết kế để đo lường. Nó

thường được đặc trưng liên quan đến sai số trong ước tính thống kê

và thường chia thành các thành phần độ chệch (sai số hệ thống) và

phương sai (sai số ngẫu nhiên). Nó cũng có thể mô tả về những

nguồn chủ yếu của sai số mà chúng gây ra tính không chính xác một

cách tiềm năng (ví dụ: Phạm vi, lấy mẫu, không trả lời, trả lời).

Tính kịp thời Tính kịp thời của thông tin thống kê liên quan đến sự chậm trễ

giữa thời điểm tham chiếu (hoặc kết thúc thời kỳ tham chiếu) gắn

liền với các thông tin, và kỳ hạn mà tại đó các thông tin trở nên sẵn

có. Nó thường liên quan đến sự đánh đổi lại độ chính xác. Tính kịp

thời của thông tin sẽ ảnh hưởng đến tính phù hợp của thông tin.

Khả năng tiếp

cận

Khả năng tiếp cận thông tin thống kê liên quan đến việc thông tin

có thể lấy được dễ dàng từ cơ quan thống kê. Điều này bao gồm sự

dễ dàng mà thông tin có thể được xác định chắc chắn, cũng như sự

phù hợp về hình thức, phương tiện truyền thông qua đó các thông

tin có thể được truy cập. Chi phí của các thông tin này cũng có thể

là một khía cạnh của khả năng tiếp cận đối với một số người sử

dụng.

Tính diễn giải Tính diễn giải của thông tin thống kê phản ánh sự sẵn có của các

thông tin bổ sung và siêu dữ liệu cần thiết để giải thích và sử dụng

chúng một cách thích hợp. Những thông tin này thường bao gồm

các khái niệm cơ bản, các tiêu thức và phân loại được sử dụng, các

phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, và chỉ tiêu về tính chính

xác của các thông tin thống kê.

Page 6: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

6

Tính chặt chẽ Tính chặt chẽ của thông tin thống kê phản ánh mức độ mà nó có

thể được mang lại một cách thành công cùng với những thông tin

thống kê khác trong một khuôn khổ phân tích rộng và theo thời

gian. Việc sử dụng các khái niệm tiêu chuẩn, phân loại và tổng thể

mục tiêu thúc đẩy tính chặt chẽ, cũng như sử dụng các phương

pháp luận chung thông qua các cuộc điều tra. Tính chặt chẽ không

nhất thiết bao hàm đầy đủ tính nhất quán của số liệu.

Cơ quan Thống kê Canada thiết lập một Khung đảm bảo chất lượng dữ liệu và

Tài liệu hướng dẫn chất lượng sử dụng như một ví dụ về các nỗ lực quốc gia để hiểu

biết và quản lý chất lượng dữ liệu. Khung đảm bảo chất lượng giới thiệu cơ chế cơ

bản để quản lý chất lượng dữ liệu trong Cơ quan Thống kê Canada, trong khi Tài liệu

hướng dẫn bổ sung cho Khung đảm bảo chất lượng với mô tả một tập hợp các thực

hành tốt nhất cho tất cả các bước của một chương trình thống kê.

Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KNSO) xem xét sáu yếu tố chất lượng (độ chính

xác, tính phù hợp, kịp thời, khả năng tiếp cận, so sánh, và hiệu quả), được định nghĩa

dưới đây, được bao gồm trong thuật ngữ “chất lượng” [9]:

Ủy ban Hệ thống thống kê châu Âu (ESSC) đã thông qua Bộ quy tắc thực hành

thống kê châu Âu vào tháng 2 năm 2005. Các Quy tắc thực hành dựa trên 15 nguyên

tắc liên quan đến môi trường thể chế, quy trình thống kê và kết quả đầu ra. Bộ quy tắc

thực hành được xây dựng nhằm mục đích đảm bảo rằng số liệu thống kê sản xuất

trong Hệ thống thống kê châu Âu (ESS) là không chỉ phù hợp, kịp thời và chính xác,

nhưng cũng thực hiện theo nguyên tắc độc lập chuyên môn, công bằng và khách

quan. Một phiên bản sửa đổi của Bộ quy tắc thực hành cũng như Khung đảm bảo chất

lượng của Hệ thống thống kê châu Âu đã được thông qua bởi ESSC vào ngày 28

tháng 9 năm 2011. Khung đảm bảo chất lượng được sử dụng như Tài liệu hướng dẫn

về cách thực hiện Bộ quy tắc thực hành thống kê châu Âu.

Hình 1: Sơ đồ phương pháp và công cụ đánh giá chất lượng dữ liệu (DatQAM)

Môi trường bên ngoài

của DatQAM

Yêu cầu của

người sử dụng Các tiêu chuẩn

Gán nhãn hiệu Cấp giấy chứng nhận (ISO 20252)

Tự đánh giá Thanh kiểm tra

Các biến

quá trình Các chỉ tiêu

chất lượng Báo cáo

chất lượng Điều tra

người sử dụng

Đo lường các quá trình và sản phẩm Điều kiện tiền đề

của DatQAM

Page 7: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

7

Năm 2003, IMF đã xây dựng Khung đánh giá chất lượng dữ liệu DQAF sử dụng

để phân tích kinh tế vĩ mô. Đánh giá của IMF cho mỗi nước dựa trên sáu bộ dữ liệu

theo sáu phương diện chất lượng dữ liệu về: (1) Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA);

(2) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI); (3) Chỉ số giá sản xuất (PPI); (4) Thống kê tài chính

Chính phủ (GFS); (5) Thống kê tiền tệ; và (6) Thống kê cán cân thanh toán (BOP).

Báo cáo của IMF về Tuân thủ các tiêu chuẩn và mã (ROSC) xác định các điểm mạnh

và điểm yếu của hệ thống thống kê quốc gia. Các nhận xét về các khía cạnh cụ thể

của chất lượng dữ liệu được xác định trong khuôn khổ DQAF. Ngoài ra IMF còn sử

dụng Hệ thống tính điểm dựa trên bốn mức: O (thực tế được quan sát), LO (thực tế

phần lớn được quan sát), LNO (thực tế phần lớn không được quan sát) và NO (thực tế

không được quan sát). IMF chỉ định điểm số là 1, 2/3, 1/3, 0 điểm tương ứng các mức

O, LO, LNO và NO để tổng hợp tính điểm và so sánh mức độ chất lượng sáu bộ dữ

liệu của các nước được đánh giá. Đánh giá bao gồm hàng loạt các dữ liệu chủ yếu có

tầm quan trọng quyết định đối với việc quản lý kinh tế vĩ mô lành mạnh.

1.1.2 Phương pháp luận xây dựng Khung đánh giá chất lượng dữ liệu (DQAF)

Năm 1997, Vụ Thống kê (STA) của IMF bắt đầu công việc về cách thức tiếp

cận để đánh giá chất lượng dữ liệu, với việc phát triển một khuôn khổ dựa trên sáu

lĩnh vực chính được coi là có liên quan đến việc đánh giá chất lượng dữ liệu thông

qua phạm vi rộng lớn về việc sử dụng và người sử dụng. DQAF là một phương pháp

đánh giá chất lượng dữ liệu, tập hợp các thông lệ tốt nhất và các khái niệm, định

nghĩa trong thống kê được quốc tế công nhận, bao gồm cả các nguyên tắc cơ bản của

thống kê chính thống của Liên hợp quốc và Hệ thống phổ biến dữ liệu chung/ Tiêu

chuẩn phổ biến dữ liệu riêng (GDDS/SDDS).

Hộp 1. Khung đánh giá chất lƣợng dữ liệu

Khung DQAF bao gồm năm yếu tố của chất lượng và một tập hợp các yêu

cầu tiên quyết cho việc đánh giá chất lượng dữ liệu. Phạm vi của các yếu tố này

ghi nhận rằng chất lượng dữ liệu bao gồm các đặc tính liên quan đến thể chế hay

hệ thống bên trong việc sản xuất dữ liệu cũng như đặc tính của sản phẩm dữ liệu

riêng lẻ. Trong Khung DQAF, mỗi phương diện bao gồm một số thành tố, mà

chúng được liên kết với một tập hợp các thực hành mong muốn. Sau đây là các

thực hành thống kê có liên quan đến từng phương diện:

Điều kiện tiên quyết của chất lƣợng - Môi trường hỗ trợ số liệu thống kê;

nguồn lực tương xứng với nhu cầu của các chương trình thống kê và chất lượng

là một nền tảng của công tác thống kê.

Tính toàn vẹn - Chính sách và thực hành thống kê được hướng dẫn bởi các

nguyên tắc chuyên môn, các chính sách và cách thực hành thống kê minh bạch,

và các chính sách và thực hành được hướng dẫn bởi các tiêu chuẩn đạo đức.

Page 8: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

8

Tính đúng đắn về phƣơng pháp luận - Các khái niệm và định nghĩa được

sử dụng là phù hợp với khuôn khổ thống kê được quốc tế công nhận; phạm vi là

phù hợp với tiêu chuẩn, hướng dẫn, hoặc cách thực hành tốt được quốc tế chấp

nhận, hệ thống phân loại/ phân ngành là phù hợp với tiêu chuẩn, hướng dẫn,

hoặc cách thực hành tốt được quốc tế công nhận, luồng chu chuyển và tồn kho

được định giá trị và ghi chép theo tiêu chuẩn, hướng dẫn, hoặc cách thực hành

tốt được quốc tế chấp nhận.

Độ chính xác và tin cậy - Nguồn dữ liệu sẵn có cung cấp một cơ sở đầy đủ

để biên soạn số liệu thống kê, các kỹ thuật thống kê được sử dụng phù hợp với

các trình tự thống kê đúng đắn, nguồn dữ liệu thường xuyên được đánh giá và

xác nhận, kết quả trung gian và sản phẩm thống kê thường xuyên được đánh giá

và xác nhận; hiệu chỉnh, như một thước đo về độ tin cậy, được theo dõi và khai

thác đối với các thông tin có thể cung cấp.

Khả năng phục vụ - Thống kê bao gồm các thông tin liên quan về các lĩnh

vực chuyên ngành, kịp thời và định kỳ theo tiêu chuẩn phổ biến được quốc tế

công nhận; số liệu thống kê thống nhất trong bản thân số liệu, theo thời gian, và

với các tập dữ liệu lớn khác, và hiệu chỉnh dữ liệu theo một trình tự thường

xuyên và công bố công khai.

Khả năng tiếp cận - Số liệu thống kê được trình bày một cách rõ ràng và dễ

hiểu, hình thức phổ biến là đầy đủ và thống kê có sẵn trên cơ sở không thiên vị;

cập nhật siêu dữ liệu thích hợp có sẵn; và dịch vụ hỗ trợ kiến thức kịp thời có sẵn.

Cấp độ đầu tiên bao gồm các yêu cầu tiên quyết của chất lượng và năm yếu tố

chất lượng: bảo đảm tính toàn vẹn, tính đúng đắn về phương pháp luận, độ chính xác

và tin cậy, khả năng phục vụ, và khả năng tiếp cận. Đối với mỗi yêu cầu tiên quyết và

năm phương diện, có những thành tố (cấp hai chữ số) và các chỉ tiêu (cấp ba chữ số)

(Hộp 2).

Hộp 2. Nội dung của Khung

Các thành tố và các chỉ tiêu trong các phương diện tương ứng của chúng được

mô tả dưới đây.

0. Điều kiện tiên quyết của chất lượng: Mặc dù không tự là một phương diện

của chất lượng, nhóm “hướng đến chất lượng” này bao gồm các thành tố và chỉ tiêu

có vai trò bao quát như điều kiện tiên quyết, hoặc điều kiện tiền đề về thể chế cho

chất lượng số liệu thống kê. Lưu ý rằng trọng tâm tập trung vào cơ quan, chẳng hạn

như cơ quan thống kê quốc gia, ngân hàng trung ương, hoặc một bộ/ ngành. Những

yêu cầu tiên quyết bao gồm các thành tố sau:

0.1 Môi trường pháp lý và thể chế;

0.2 Nguồn lực có sẵn cho các chương trình thống kê;

0.3 Phù hợp;

0.4 Quản lý chất lượng khác.

Page 9: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

9

1. Bảo đảm tính toàn vẹn: Yếu tố này liên quan đến việc tuân thủ các nguyên

tắc về tính khách quan trong việc thu thập, biên soạn và phổ biến số liệu thống kê.

Yếu tố bao gồm các quy định thể chế nhằm đảm bảo tính chuyên môn trong chính

sách và thực hành thống kê, tính minh bạch và tiêu chuẩn đạo đức. Ba thành tố đối

với phương diện chất lượng này như sau:

1.1 Chuyên môn;

1.2 Minh bạch;

1.3 Tiêu chuẩn đạo đức.

2. Tính đúng đắn về phương pháp luận: Phương diện này bao gồm các ý tưởng

rằng cơ sở phương pháp luận cho sản xuất số liệu thống kê là đúng đắn và điều này

có thể đạt được bằng cách làm theo tiêu chuẩn, hướng dẫn, hoặc cách thực hành tốt

được quốc tế chấp nhận. Phương diện này nhất thiết phải là bộ dữ liệu cụ thể, phản

ánh các phương pháp khác nhau cho các bộ dữ liệu khác nhau. Phương diện này có

bốn thành tố, cụ thể là:

2.1 Khái niệm và định nghĩa;

2.2 Phạm vi;

2.3 Phân loại/ phân ngành;

2.4 Cơ sở ghi chép.

3. Độ chính xác và tin cậy: Phương diện này bao gồm các ý tưởng rằng kết quả

đầu ra thống kê miêu tả đầy đủ thực tế của nền kinh tế. Phương diện này cũng là dữ

liệu cụ thể, phản ánh các nguồn được sử dụng và xử lý chúng. Năm thành tố của

phương diện này bao gồm sau đây:

3.1 Nguồn dữ liệu;

3.2 Đánh giá nguồn dữ liệu;

3.3 Kỹ thuật thống kê;

3.4 Đánh giá và xác nhận dữ liệu trung gian và kết quả thống kê;

3.5 Nghiên cứu hiệu chỉnh.

4. Khả năng phục vụ: Phương diện này liên quan đến sự cần thiết mà thống kê

được phổ biến với một chu kỳ thích hợp một cách kịp thời, thống nhất trong bản

thân số liệu và với các bộ dữ liệu lớn khác, và theo một chính sách hiệu chỉnh

thường xuyên. Ba thành tố cho phương diện này như sau:

4.1 Định kỳ và kịp thời;

4.2 Thống nhất;

4.3 Chính sách và thực hành hiệu chỉnh.

5. Khả năng tiếp cận: Phương diện này liên quan đến sự cần thiết đối với dữ

liệu và siêu dữ liệu được trình bày một cách rõ ràng và dễ hiểu trên cơ sở dễ dàng

có sẵn và không thiên vị, siêu dữ liệu được cập nhật và thích hợp, và đó là một dịch

Page 10: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

10

vụ hỗ trợ kiến thức kịp thời có sẵn. Phương diện này có ba thành tố, cụ thể là:

5.1 Truy cập dữ liệu;

5.2 Truy cập siêu dữ liệu;

5.3 Hỗ trợ người dùng.

Ngoài ra IMF còn sử dụng Hệ thống tính điểm dựa trên bốn mức: O (thực tế

được quan sát), LO (thực tế phần lớn được quan sát), LNO (thực tế phần lớn không

được quan sát) và NO (thực tế không được quan sát). IMF chỉ định điểm số là 1, 2/3,

1/3, 0 điểm tương ứng các mức O, LO, LNO và NO để tổng hợp tính điểm và so sánh

mức độ chất lượng sáu bộ dữ liệu của các nước được đánh giá [15].

Bảng 3: Hệ thống tính điểm của IMF

Điểm Mức độ Ý nghĩa

0 NO: Không tồn tại hoặc

rất ít

Thực tế không được quan sát (NO): Hầu hết

các thực hành DQAF không được đáp ứng.

1/3 LNO: Giai đoạn phát

triển ở mức trung bình

Thực tế phần lớn không được quan sát (LNO):

sự khởi đầu quan trọng và cơ quan sẽ cần phải

hành động đáng kể để đạt tới sự chấp hành.

2/3 LO: Hoạt động đúng

nhưng với các khía cạnh

có thể được cải thiện

Thực tế phần lớn được quan sát (LO): Có một

số điểm khởi đầu, nhưng đó chưa được coi là

đủ để tăng sự hoài nghi về khả năng chấp hành

của cơ quan thực hiện các thực hành DQAF.

1 O: Rất tốt hoặc gần tối

ưu

Thực tế được quan sát (O): thực hành hiện tại

nói chung được chấp hành, đáp ứng hoặc đạt

được các mục tiêu của DQAF được thông lệ

thống kê quốc tế chấp nhận mà không có bất kỳ

thiếu sót đáng kể.

1.1.3 Thực tiễn đánh giá chất lƣợng dữ liệu theo Khung đánh giá DQAF tại

một số nƣớc và ở Việt Nam

Khung DQAF cung cấp một cấu trúc để đánh giá hoạt động hiện có đối với thực

hành tốt nhất, bao gồm các phương pháp luận được quốc tế công nhận. Nó đã được

chứng minh là có giá trị ít nhất đối với ba nhóm người dùng.

(i) Hướng dẫn cán bộ của IMF về việc sử dụng dữ liệu trong đánh giá chính

sách, chuẩn bị các module dữ liệu của Báo cáo tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn và

mã (dữ liệu ROSC), và thiết kế hỗ trợ kỹ thuật.

(ii) Hướng dẫn các nỗ lực quốc gia, ví dụ, để chuẩn bị tự đánh giá.

(iii) Hướng dẫn người sử dụng dữ liệu trong việc đánh giá các dữ liệu phân tích

chính sách, dự báo, và hiệu quả kinh tế.

Page 11: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

11

Bảng 4: Tóm tắt kết quả đánh giá ROSC về tài khoản quốc gia

cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam: Kể từ năm 2003, Việt Nam đã tham gia vào Hệ thống phổ biến số

liệu chung GDDS và đáp ứng phần lớn các yêu cầu về phổ biến số liệu của hệ thống

này, song cho đến nay chúng ta chưa chuẩn bị được module dữ liệu cho Báo cáo về

tuân thủ các tiêu chuẩn và mã (ROSC) của IMF.

Năm 2010, trong quá trình triển khai xây dựng Chiến lược phát triển Thống kê

Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, khi thực hiện đánh giá

thực trạng Hệ thống thống kê Việt Nam, các chuyên gia của Tổng cục Thống kê với

sự tư vấn của chuyên gia quốc tế đã tiếp cận Khung DQAF của IMF và sử dụng nó

như một công cụ để đánh giá chất lượng số liệu thống kê thuộc các lĩnh vực kinh tế,

dân số, xã hội và môi trường theo năm phương diện khác nhau của chất lượng dữ liệu

là tính toàn vẹn, tính đúng đắn về phương pháp luận, tính chính xác và độ tin cậy,

tính hữu dụng, và khả năng tiếp cận. Đây là lần đầu tiên các chuyên gia trong nước

Page 12: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

12

của Việt Nam thực hiện đánh giá toàn diện về chất lượng số liệu thống kê của mình

mà không có sự hỗ trợ của các chuyên gia từ IMF. Tuy nhiên việc đánh giá này còn

chung chung, mang nhiều định tính và chưa sử dụng hệ thống tính điểm để đánh giá

định lượng chất lượng số liệu thống kê của Việt Nam.

Cũng bắt đầu từ đó, năm 2011 Tổng cục Thống kê và các bộ, ngành đã tiến hành

chuyển đổi, bổ sung và cập nhật các bảng Metadata của Việt Nam theo định dạng

DQAF thay thế cho các bảng Metadata đã phổ biến trên Website trước đây.

Dựa trên Báo cáo đánh giá chất lượng số liệu thống kê tài khoản quốc gia và tài

chính của tác giả Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Văn Đoàn thực hiện năm 2010 trong

khuôn khổ của Dự án “Hỗ trợ giám sát phát triển kinh tế - xã hội” của Tổng cục

Thống kê do UNDP tài trợ và đánh giá định tính từ các bảng Metadata_DQAF của

Việt Nam đã được cập nhật đến thời điểm tháng 8/2012, đề tài đã thử lượng hóa điểm

số chất lượng chỉ tiêu GDP (thống kê tài khoản quốc gia) theo 6 phương diện chất

lượng tại Bảng 5 dưới đây.

Bảng 5: Đánh giá định lượng chất lượng chỉ tiêu GDP

(thống kê tài khoản quốc gia) theo Khung DQAF năm 2010 và 2012

Tiêu chí

2010 2012

Mức

độ

Điểm

số

Mức

độ

Điểm

số

0. Điều kiện tiên quyết của chất lƣợng 0,80 0,86

01. Môi trường

pháp lý

0.1.1. Trách nhiệm thu thập, xử lý,

và phổ biến số liệu thống kê O 1,00 O 1,00

0.1.2. Chia sẻ thông tin và phối hợp

giữa các cơ quan sản xuất số liệu LO 0.66 LO 0,66

0.1.3. Vấn đề bảo mật thông tin của

đối tượng cung cấp tin O 1,00 O 1,00

0.1.4. Đảm bảo việc thực hiện chế độ

báo cáo thống kê LO 0,66 LO 0,66

0.2 Các nguồn

lực

0.2.1. Cán bộ, trang thiết bị, máy tính

và tài chính LO 0,66 O 1,00

1. Tính toàn vẹn 0,87 0,92

1.1. Tính

chuyên môn

1.1.1 Nguyên tắc khách quan và

không thiên vị O 1,00 O 1,00

1.1.2 Lựa chọn các nguồn số liệu,

phương pháp luận và hình thức phổ

biến thông tin

O 1,00 O 1,00

1.1.3 Đưa ý kiến khi số liệu thống kê

bị hiểu sai và sử dụng sai LO 0,66 O 1,00

Page 13: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

13

1.2 Tính minh

bạch

1.2.1. Công bố các điều khoản và

điều kiện để thực hiện thu thập, xử lý

và phổ biến số liệu thống kê

LO 0,66 LO 0,66

1.2.2 Quyền tiếp cận số liệu thống kê

trước khi công bố của nội bộ các cơ

quan chính phủ

LO 0,66 LO 0,66

1.2.3 Các sản phẩm thống kê thuộc

thẩm quyền O 1,00 O 1,00

1.2.4. Thông báo trước về những

thay đổi lớn trong phương pháp luận,

nguồn số liệu và các kỹ thuật thống

O 1,00 O 1,00

1.3 Các tiêu

chuẩn đạo đức

1.3.1 Những chỉ dẫn về hành vi của

cán bộ O 1,00 O 1,00

2. Phƣơng pháp luận đúng đắn 0,63 0.64

2.1 Các định

nghĩa và khái

niệm (bắt buộc)

2.1.1 Cấu trúc chung về khái niệm và

định nghĩa tuân theo các tiêu chuẩn,

hướng dẫn và cách thực hành tốt đã

được quốc tế công nhận.

LO 0,66 LO 0,66

2.2. Phạm vi 2.2.1 Phạm vi 0,44 0,55

2.2.1.1 Phạm vi của số liệu LO 0,66 O 1,00

2.2.1.2 Những trường hợp ngoại lệ NO 0,00 NO 0,00

2.2.1.3 Những hoạt động không được

ghi chép LO 0,66 LO 0,66

2.3. Phân loại/

phân ngành

2.3. 1 Phân loại/phân ngành LO 0,66 LO 0,66

2.4. Cơ sở để

ghi chép

2.4.1 Giá trị O 1,00 O 1,00

2.4.2 Cơ sở ghi chép LO 0,66 LO 0,66

2.4.3 Tính gộp hoặc tính thuần LNO 0,33 LNO 0,33

3. Tính chính xác và độ tin cậy của số liệu 0,66 0,70

3.1 Số liệu

nguồn

3.1.1 Chương trình thu thập số liệu

nguồn O 1,00 O 1,00

3.1.2 Các định nghĩa, phạm vi, phân

loại, định giá trị và thời gian thu thập

số liệu nguồn

LO 0,66 LO 0,66

3.1.3 Tính kịp thời của số liệu nguồn O 1,00 O 1,00

3.2. Đánh giá

nguồn số liệu

3.2.1. Đánh giá nguồn số liệu LO 0,66 LO 0,66

3.3. Kỹ thuật

thống kê

3.3.1. Các kỹ thuật thống kê số liệu

nguồn O 1,00 O 1,00

3.3.2. Các quy trình thống kê khác LO 0,66 LO 0,66

Page 14: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

14

3.4. Tính hợp

lệ của số liệu

3.4.1. Tính hợp lệ của các số liệu

trung gian LNO 0,33 LNO 0,33

3.4.2. Đánh giá số liệu trung gian LO 0,66 LO 0,66

3.4.3. Đánh giá những chênh lệch

trong số liệu và những vấn đề khác

trong các đầu ra thống kê

LO 0,66 O 1,00

3.5. Nghiên

cứu hiệu chỉnh

3.5.1. Nghiên cứu và phân tích

những hiệu chỉnh NO 0,00 NO 0,00

4. Khả năng phục vụ 0,58 0,62

4.1.Tính định

kỳ và kịp thời

4.1.1. Tính định kỳ O 1,00 O 1,00

4.1.2. Tính kịp thời O 1,00 O 1,00

4.2. Tính thống

nhất

4.2.1. Tính thống nhất trong từng

lĩnh vực O 1,00 O 1,00

4.2.2. Tính thống nhất tạm thời LO 0,66 LO 0,66

4.2.3. Tính thống nhất liên ngành và

liên thông lĩnh vực LNO 0,33 LNO 0,33

4.3 Thực hành

hiệu chỉnh

4.3.1. Kế hoạch hiệu chỉnh NO 0,00 NO 0,00

4.3.2 Số liệu sơ bộ và/hoặc số liệu

hiệu chỉnh phải được xác định rõ ràng LO 0,66 O 1,00

4.3.3. Phổ biến những nghiên cứu và

phân tích về hiệu chỉnh NO 0,00 NO 0,00

5. Khả năng tiếp cận số liệu 0,79 0,87

5.1 Tiếp cận

với số liệu

5.1.1. Trình bày số liệu thống kê O 1,00 O 1,00

5.1.2. Phương tiện và hình thức phổ

biến số liệu O 1,00 O 1,00

5.1.3 Lịch công bố số liệu trước LO 0,66 LO 0,66

5.1.4 Công bố đồng thời O 1,00 O 1,00

5.1.5. Phổ biến thông tin theo yêu

cầu LNO 0,33 LNO 0,33

5.2. Siêu dữ

liệu

5.2.1. Phổ biến tài liệu về khái niệm,

phạm vi, bảng phân ngành, cơ sở ghi

chép, nguồn số liệu và các kỹ thuật

thống kê

LO 0,66 O 1,00

5.3 Hỗ trợ cho

người dùng tin

5.3.1 Phổ biến thông tin về đầu mối

liên lạc O 1,00 O 1,00

5.3.2. Tĩnh sẵn có của Ca-ta-lô về

các tài liệu và dịch vụ LO 0,66 O 1,00

Điểm bình quân chung 0,72 0,77

Page 15: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

15

Điểm chất lượng bình quân chung theo cả 6 phương diện chất lượng của chỉ tiêu

GDP năm 2010 là 0,72 năm 2012 tăng lên 0,77. Điểm chất lượng bình quân tăng là

do điểm số chất lượng theo từng phương diện chất lượng tăng. Hình 2 dưới đây thể

hiện điểm số chất lượng dữ liệu theo từng phương diện chất lượng của Khung DQAF.

Hình 2: Đánh giá chất lượng chỉ tiêu GDP

theo các phương diện chất lượng năm 2010 và 2012

Điểm số chất lượng về tính toàn vẹn khá cao (0,87-0,92 tương ứng trong 2

năm); điểm số về các yêu cầu tiên quyết tương đối cao (0,80-0,86 điểm tương ứng);

điểm số về khả năng tiếp cận số liệu cũng tương đối khá (0,79-0,87 điểm); Tính chính

xác và độ tin cậy của số liệu có điểm số trên trung bình (0,66-0,70 điểm); điểm chất

lượng của yếu tố phương pháp luận thấp chỉ đạt 0,63-0,64 điểm; phương diện khả

năng phục vụ có số điểm thấp nhất 0,58-0,62 điểm.

Kết quả đánh giá định lượng này đã được đưa vào trong Báo cáo đánh giá ban

đầu thực trạng Hệ thống thống kê Việt Nam năm 2013 của nhóm chuyên gia tư vấn

trong nước được tài trợ bởi Dự án TCTK/UNDP “Hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát

triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

.796

.873

.625

.663

.581

.789

.864

.915

.644

.697

.624

.874

00.10.20.30.40.50.60.70.80.91

0. Những yêu cầu tiên quyết của chất lượng

1.Tính toàn vẹn

2. Phương pháp luận đúng đắn

3. Tính chính xác và độ tin cậy của số liệu

4. Khả năng phục vụ

5. Khả năng tiếp cận số liệu

2010 2012

Page 16: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

16

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG

DỮ LIỆU CHO THỐNG KÊ VIỆT NAM THEO KHUNG ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƢỢNG DỮ LIỆU (DQAF)

2.1 THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỮ LIỆU Ở MỘT SỐ QUỐC

GIA VÀ MỘT SỐ TỔ CHỨC

Thống kê Canada: Chất lượng là dấu ấn thương hiệu của Cơ quan Thống kê

Canada. Việc quản lý chất lượng đóng vai trò trung tâm trong công tác quản lý tổng

thể của Cơ quan Thống kê Canada. Nó là một thành phần quan trọng của hoạt động

quản trị sản xuất thống kê và là một phần không thể thiếu trong việc quản lý của mỗi

chương trình. Nó không phải là một chức năng riêng biệt nhưng là một khía cạnh của

quản lý do đó phải được giải quyết trên tất cả các chương trình.

Hình 3: Sơ đồ đánh giá chương trình của Cơ quan Thống kê Canada

Thống kê Hàn Quốc: Ở Hàn Quốc hệ thống đánh giá chất lượng thống kê hiện

tại là sự kết hợp của hệ thống thanh tra chất lượng và hệ thống kiểm tra danh mục các

chương trình đánh giá chất lượng. KNSO đã thiết lập một bộ phận đánh giá chất

lượng thuộc Vụ Kế hoạch. Bộ phận này nhằm thực hiện các hoạt động đánh giá chất

lượng và nghiên cứu các phương pháp luận về quản lý chất lượng, bao gồm đội ngũ

nhân viên giàu kinh nghiệm đã tham gia vào cuộc điều tra thống kê trong hơn 10 năm

ở KNSO. Các thành viên đã dành nhiều thời gian làm việc toàn bộ cho các hoạt động

đánh giá chất lượng. Số lượng nhân viên trong bộ phận này hiện nay là sáu và dự kiến

sẽ tăng lên. Việc đánh giá chất lượng điều tra khảo sát giá tiêu dùng và điều tra dân số

Rà soát

chương

trình bốn

năm một lần

Rà soát

chương trình

hai năm một

lần

Đánh giá

chương

trình

Rà soát công

tác quản lý

chất lượng số

liệu

Ủy ban

Chính sách Phòng

Chất lượng

thống kê

Các đề xuất hoặc vấn đề cần quyết định

Các quyết định để thực hiện và giải trình

Đánh giá chƣơng trình

Page 17: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

17

hoạt động kinh tế đã được tiến hành trên cơ sở thí điểm. Các bài học kinh nghiệm từ

việc đánh giá thí điểm sẽ được sử dụng để bổ sung vào hệ thống chất lượng.

Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu (ECB): Quy trình đảm bảo chất lượng được

mô tả trên đã được hình thành hoặc sẽ được thiết lập trong tương lai gần. Nó được gửi

đến tất cả các bên liên quan chính về các chức năng thống kê của Ngân hàng Trung

ương châu Âu (ECB) và bao gồm toàn bộ dây chuyền sản xuất thống kê cũng như các

hỗ trợ cơ sở hạ tầng CNTT (xem Hình 4).

ECB hợp tác chặt chẽ với Ủy ban của Thống kê châu Âu (Eurostat) và các tổ

chức quốc tế khác trong việc cập nhật tiêu chuẩn thống kê toàn cầu. Nó cũng tài trợ

và thực hiện một số tiêu chuẩn kỹ thuật trên toàn thế giới cho việc trao đổi dữ liệu

như trao đổi dữ liệu thống kê và siêu dữ liệu (SDMX).

Hình 4: Quy trình đảm bảo chất lượng thông tin thống kê của ECB

2.2 XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỮ LIỆU THEO

KHUNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỮ LIỆU DQAF

Theo định nghĩa trong ISO 9000 thì quy trình - procedure được định nghĩa là

“cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hoặc quá trình”. Và quá trình - process

được định nghĩa là “tập hợp các hoạt động có quan hệ lẫn nhau hoặc tương tác để

Công khai công chúng

Tin tức

Quy trình sản suất

Triển khai

Tổng hợp

Biên tập

Phổ biến

Các nhà cung

cấp dữ liệu

Người

sử dụng

Phản hồi

Cung cấp

dữ liệu

Phản hồi

Cung cấp

dữ liệu

Cơ sở hạ tầng

công nghệ thông tin

Hợp tác

Các tổ chức châu Âu và Quốc tế

Nhân viên

DG-S

Page 18: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

18

biến đổi đầu vào thành đầu ra”. Hai định nghĩa này cho thấy sự khác biệt của hai khái

niệm.

Qua việc nghiên cứu nội dung của Khung DQAF, cũng như qua việc thử đánh

giá cho điểm mức độ chất lượng chỉ tiêu GDP theo từng chỉ tiêu chất lượng có trong

Khung DQAF năm 2010 và 2012 tại Chương 1, và qua việc tham khảo một số thực

hành đánh giá của các tổ chức quốc tế và quốc gia tại mục 2.1 trên, đề tài đưa ra một

quy trình đánh giá chất lượng dữ liệu cho Thống kê Việt Nam theo Khung DQAF là

một trình tự bao gồm 8 bước sau:

Bƣớc 1. Xác định nhóm đánh giá

Để thực hiện quá trình đánh giá, một đội ngũ chuyên gia được hình thành để

đánh giá chi tiết về bộ dữ liệu dựa trên các yếu tố và các chỉ tiêu của Khung DQAF.

Nhóm này bao gồm các chuyên gia chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, thực hiện

đánh giá và viết báo cáo cuối cùng. Các chuyên gia đánh giá có trách nhiệm xem xét

tính chặt chẽ, so sánh và kịp thời của dữ liệu và cụ thể ở đây là chỉ tiêu GDP trong tài

khoản quốc gia. Họ cũng đánh giá tài liệu chuyên đề, các khái niệm được sử dụng và

nghiên cứu các chỉ tiêu chủ yếu.

Bƣớc 2. Tiếp cận phương pháp và công cụ đánh giá

Phương pháp miêu tả cách thực hiện công việc nào đó, là cách phân tích, quy

trình và kỹ thuật được sử dụng để thu thập và phân tích thông tin, phù hợp với quá

trình đánh giá một chương trình, một cấu phần hay hoạt động cụ thể.

IMF sử dụng Hệ thống tính điểm dựa trên bốn mức: O (thực tế được quan sát),

LO (thực tế phần lớn được quan sát), LNO (thực tế phần lớn không được quan sát) và

NO (thực tế không được quan sát). IMF chỉ định điểm số là 1, 2/3, 1/3, 0 điểm tương

ứng các mức O, LO, LNO và NO để tổng hợp tính điểm và so sánh mức độ chất

lượng sáu bộ dữ liệu của các nước được đánh giá (xem Bảng 3).

Một phần thiết yếu của việc đánh giá bao gồm trong ghi điểm từng thực hành

theo thang điểm từ 0 đến 1.

Bƣớc 3. Nhận thức các chỉ tiêu được bao gồm trong đánh giá

Khung đánh giá DQAF cung cấp một đánh giá toàn diện về chất lượng của dữ

liệu bằng cách so sánh hoạt động của quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế hiện hành. Để

làm như vậy, 6 phương diện chất lượng được tổ chức thành 22 thành tố, mỗi thành tố

bao gồm một số chỉ tiêu. Tổng cộng có tất cả 51 chỉ tiêu trong 22 thành tố trên.

Bƣớc 4. Thu thập thông tin

Mục đích của giai đoạn thu thập là thu thập thông tin chuyên đề, kỹ thuật, hoạt

động và cơ sở dữ liệu liên quan và tài liệu liên quan đến các hoạt động thống kê được

lựa chọn. Điều này được thực hiện để có được đặc tính kỹ thuật của hoạt động thống

Page 19: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

19

kê phải được đánh giá. Giai đoạn này được phát triển thông qua hai hoạt động: Xã hội

hóa kỹ thuật và thực hiện các công cụ.

Bƣớc 5. Duy trì các buổi làm việc của nhóm đánh giá để xem xét đánh giá các

chỉ tiêu

Thông tin và tài liệu được thu thập được từ các hoạt động thống kê được phân

tích trong giai đoạn đánh giá. Mục đích của phân tích này là thiết lập mức độ phù hợp

với yêu cầu chất lượng. Trong giai đoạn này, các thành viên trong nhóm đánh giá có

trách nhiệm thực hiện việc đánh giá, phân tích, đánh giá và đánh giá chất lượng thống

kê trong các thành phần chuyên đề của quá trình thống kê.

Bƣớc 6. Duy trì các buổi làm việc với các đơn vị thực hiện để xem xét đánh giá

các chỉ tiêu

Nếu đơn vị thực hiện đã được bao gồm trong phiên làm việc trước đó, chỉ tiêu

kết quả được thảo luận. Sau đó phiên này có thể tập trung vào xem xét các chỉ tiêu

đầu ra còn lại với những người thực hiện thường xuyên duy trì các hệ thống thu thập

dữ liệu cho các loại chỉ tiêu này. Tập trung rà soát lại hệ thống và quy trình thu thập

và cung cấp dữ liệu. Phiên họp này cung cấp một cơ hội tốt để xác định các giải pháp

hoặc khuyến nghị để cải thiện.

Hình 5: Sơ đồ làm việc của nhóm chuyên gia đánh giá

Phỏng vấn với

Nguồn: DANA - DIRPEN, Cơ quan điều phối chất lượng thống kê

Phân tích các thông tin

thu được từ biểu mẫu

đặc tính kỹ thuật

Xem xét các

trang web và

phương tiện

truyền thông

phổ biến khác

Xem xét và phân tích

các tài liệu chứng cứ

được cung cấp bởi

các tổ chức

NHÓM CHUYÊN GIA ĐỘC LẬP CÓ Ý KIẾN TỪ:

Cán bộ chịu trách nhiệm về hoạt

động thống kê và các quá trình được

chia sẻ hoặc từ bên ngoài

Những người sử dụng trong hệ

thống và bên ngoài hệ thống

Đánh giá chất lượng

về cơ sở dữ liệu

Page 20: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

20

Bảng 6: Mẫu biểu đánh giá theo từng phương diện chất lượng

Các

phƣơng

diện

Các thành

tố Các chỉ tiêu

Đánh giá Nhận

xét O LO LNO NO

0. Điều

kiện

tiên

quyết

của

chất

lƣợng

0.1 Môi

trƣờng

pháp lý và

thể chế -

Môi trường

hỗ trợ cho

công tác

thống kê

0.1.1. Trách nhiệm thu

thập, xử lý, và phổ biến

số liệu thống kê được xác

định cụ thể.

0.1.2. Thực hiện đầy đủ

chia sẻ thông tin và phối

hợp giữa các cơ quan sản

xuất số liệu.

0.1.3. Thông tin của

người cung cấp tin cần

được giữ bí mật và chỉ

được sử dụng cho mục

đích thống kê.

0.1.4. Có hệ thống pháp

lý để đảm bảo việc thực

hiện chế độ báo cáo

thống kê và/hoặc các

biện pháp khuyến khích

người trả lời cung cấp

thông tin.

0.2 Các

nguồn lực -

Các nguồn

lực phải

tương xứng

với nhu cầu

của các hoạt

động thống kê

0.2.1. Cán bộ, trang thiết

bị, máy tính và tài chính

cần phải tương xứng với

các chương trình/hoạt

động thống kê.

0.2.2. Cần thực hiện các

biện pháp bảo đảm sử

dụng có hiệu quả các

nguồn lực.

0.3 Tính phù

hợp - Số liệu

thống kê phải

cung cấp

thông tin về

lĩnh vực

chuyên ngành

mà người dùng

tin quan tâm

0.3.1. Cần giám sát tính

phù hợp và thực tế sử

dụng các số liệu thống kê

hiện có trong việc đáp

ứng nhu cầu của người

dùng tin.

Page 21: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

21

Các

phƣơng

diện

Các thành

tố Các chỉ tiêu

Đánh giá Nhận

xét O LO LNO NO

0.4 Quản lý

khác về chất

lƣợng - Chất

lượng số liệu

là then chốt

của hoạt

động thống

0.4.1. Có các quy trình

để bảo đảm tập trung vào

chất lượng của số liệu.

0.4.2. Có các quy trình

để giám sát chất lượng

của chương trình/hoạt

động thống kê.

0.4.3 Có các quy trình để

xử lý các quan tâm về

chất lượng số liệu trong

lập kế hoạch cho công

tác thống kê.

Các câu trả lời và kết quả xác minh dữ liệu là rất quan trọng trong việc cung cấp

một bản tóm tắt chất lượng, nhưng, và quan trọng hơn, là cho thêm thăm dò dẫn đến

xác định các vấn đề chất lượng lớn và khả năng cải tiến. Tài liệu về vấn đề chất lượng

và cải tiến chất lượng tiềm năng là một sản phẩm mục tiêu chính của đánh giá.

Bƣớc 7. Chuẩn bị tài liệu báo cáo

Khi thông tin được thu thập, nhóm đánh giá cần ghi lại những phát hiện trên các

hồ sơ được cung cấp. Nó đặc biệt quan trọng để bao gồm các khuyến nghị cho hành

động trong kết luận của mỗi hồ sơ.

Một khi điều này được hoàn thành, nó thường là hữu ích để bao gồm một giới

thiệu về:

• Phác thảo phương pháp tiếp cận tổng thể và phương pháp sử dụng.

• Chọn vấn đề chất lượng dữ liệu chủ yếu quan trọng đối với quản lý cấp cao.

• Tóm tắt các khuyến nghị để cải thiện hệ thống quản lý hiệu suất.

Bƣớc 8. Các hành động tiếp theo

Cuối cùng, điều quan trọng là để đảm bảo rằng có một quá trình để theo dõi về

các khuyến nghị. Một số kiến nghị có thể được giải quyết trong nội bộ bởi nhóm khi

xử lý các nhu cầu quản lý hoặc kiểm tra các nhược điểm. Ví dụ, nhóm đánh giá có thể

cần phải làm việc với một Bộ/ngành để đảm bảo rằng dữ liệu có thể được phân tách

một cách tương quan chính xác với nhóm mục tiêu. Các vấn đề khác có thể cần phải

được giải quyết trong thời gian xem xét danh mục của Nhóm công tác.

Page 22: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

22

CHƢƠNG 3

ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG

ĐỐI VỚI CHỈ TIÊU GDP THEO KHUNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG DỮ

LIỆU (DQAF) VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHO THỐNG KÊ VIỆT NAM

3.1 THỬ NGHIỆM QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHỈ TIÊU GDP

THEO KHUNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỮ LIỆU DQAF

Trên cơ sở Quy trình đánh giá chất lượng chỉ tiêu GDP cho Thống kê Việt Nam

theo Khung DQAF bao gồm 8 bước. Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành thử nghiệm

đánh giá định tính và đánh giá định lượng chất lượng chỉ tiêu GDP theo các phương

diện và chỉ tiêu chất lượng có trong Khung DQAF.

Bƣớc 1. Xác định nhóm đánh giá

Trong phạm vi đề tài, Ban chủ nhiệm đã thành lập một nhóm chuyên gia đánh

giá bao gồm: Chủ nhiệm đề tài (TS. Phạm Đăng Quyết), Phó chủ nhiệm đề tài (CN.

Trịnh Quang Vượng), và một thành viên là ThS. Nguyễn Thị Hương (Phó Vụ trưởng

Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia) để thực hiện thử nghiệm đánh giá chi tiết về dữ liệu

GDP dựa trên các phương diện, thành tố và các chỉ tiêu của Khung DQAF.

TS. Phạm Đăng Quyết được xác định làm Trưởng nhóm có nhiệm vụ truyền tải

các mục tiêu, quy trình và tiến độ thực hiện đánh giá cho các thành viên. Các chuyên

gia nhóm đánh giá có trách nhiệm xem xét các hoạt động thống kê SNA một cách chi

tiết, xem xét các khía cạnh như: Cấu trúc chức năng, công cụ thu thập, cơ chế thu

thập thông tin, kiểm soát thực địa, biên soạn, phân tích và phổ biến; và phân tích kỹ

thuật xử lý thông tin được thu thập, đánh giá cơ sở dữ liệu, kiểm soát tính nhất quán,

kiểm chứng chỉ tiêu GDP trong SNA.

Bƣớc 2. Tiếp cận phương pháp và công cụ đánh giá

Nhóm đánh giá đã sử dụng Khung DQAF của IMF như là khuôn khổ tài liệu

tham khảo đối với công việc của nhóm. Đồng thời nhóm cũng đã nghiên cứu hai bộ

công cụ được thiết lập để thực hiện quá trình đánh giá. Các công cụ này cho phép thu

thập tài liệu của quá trình sản xuất thống kê liên quan đến thiết kế, lập kế hoạch, biên

soạn, phân tích và phổ biến dữ liệu GDP (xem Bảng 3).

Bƣớc 3. Nhận thức các chỉ tiêu bao gồm trong đánh giá

Các thành viên trong nhóm đánh giá đã xem xét Khung DQAF bao gồm các

bước khác nhau trong các mô hình quy trình sản xuất thống kê ở cấp quốc gia dựa

trên 6 phương diện chất lượng:

Page 23: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

23

0. Yêu cầu tiên quyết của chất lượng;

1. Tính toàn vẹn;

2. Phương pháp luận đúng đắn;

3. Tính chính xác và độ tin cậy;

4. Sự phục vụ;

5. Khả năng tiếp cận.

Bƣớc 4. Thu thập thông tin

Mục đích của giai đoạn thu thập là thu thập thông tin chuyên đề, kỹ thuật, hoạt

động và cơ sở dữ liệu liên quan và các tài liệu liên quan đến các hoạt động thống kê

của SNA. Trước tiên trong nhóm đánh giá thực hiện tập hợp tất cả những thông tin,

tài liệu có sẵn liên quan đến môi trường pháp lý và thể chế, quá trình sản xuất và thực

hành cho các hoạt động thống kê SNA. Có 03 tài liệu quan trọng mà nhóm đã thu

thập để sử dụng cho việc đánh giá, đó là: (1) Báo cáo đánh giá ban đầu thực trạng Hệ

thống thống kê Việt Nam năm 2013 của nhóm chuyên gia trong nước thực hiện dưới

sự tài trợ của Dự án UNDP “Hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt

Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030”, (2) Báo cáo kết quả nghiên cứu

Đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện và tin học hóa các quy trình tổng hợp chỉ tiêu giá trị

sản xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho trung ương và địa phương” và (3) Báo cáo

“Thực trạng Hệ thống tài khoản quốc gia” của Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia.

Bƣớc 5. Duy trì các buổi làm việc của nhóm đánh giá xem xét đánh giá các chỉ tiêu

Nhóm đánh giá đã tổ chức các buổi làm việc chung để thống nhất các thuật ngữ,

trao đổi về các chỉ tiêu, các vấn đề trọng tâm và cuối cùng đi đến đánh giá định tính

và định lượng các chỉ tiêu có trong Khung DQAF.

Trước tiên, trưởng nhóm đánh giá chuẩn bị các thông tin định tính cho từng vấn

đề trọng tâm dựa vào thông tin thu thập được từ những báo cáo sẵn có và sử dụng

những gợi ý từ những điểm mấu chốt của từng vấn đề trọng tâm có trong Khung

DQAF. Sau đó cả nhóm họp lại và trao đổi về những thông tin định tính và cuối cùng

đi đến thống nhất những đánh giá định tính cho từng chỉ tiêu chất lượng có trong

Khung DQAF.

Page 24: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

24

Hình 6: Điểm số đánh giá 6 phương diện chất lượng chỉ tiêu GDP

của nhóm chuyên gia

Trưởng nhóm sẽ tổng hợp điểm của ba chuyên gia riêng biệt thành điểm chung

của cả nhóm. Kết quả cho thấy phương diện chất lượng về khả năng phục vụ có

điểm số tương đối cao 0,89 điểm, trong khi phương diện chất lượng về tính chính

xác và độ tin cậy có điểm số tương đối thấp 0,62 điểm. (xem chi tiết tại Phụ lục 5

Báo cáo tổng hợp).

Bƣớc 6. Duy trì các buổi làm việc với các đơn vị thực hiện để xem xét đánh giá

các chỉ tiêu

Để chuẩn bị cho buổi làm việc với Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, nhóm

chuyên gia gửi trước cho Vụ bảng câu hỏi về 6 phương diện chất lượng cùng Khung

đánh giá định tính và đánh giá định lượng chỉ tiêu GDP theo Khung DQAF.

Lãnh đạo Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia đã trực tiếp làm việc với nhóm

chuyên gia và các thành viên Ban chủ nhiệm đề tài. Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia

đã đánh giá cao những nỗ lực của nhóm chuyên gia và ghi nhận những thông tin đánh

giá định tính của nhóm đánh giá và nói sẽ chuyển tới toàn thể cán bộ của Vụ làm tài

liệu tham khảo cho công tác của mọi người. Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia cũng

đưa ra những mức độ đánh giá chất lượng của từng chỉ tiêu có trong Khung DQAF.

Page 25: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

25

Hình 7: So sánh điểm số đánh giá 6 phương diện chất lượng chỉ tiêu GDP của nhóm

chuyên gia và của Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia

Điểm số đánh giá định lượng 6 phương diện chất lượng chỉ tiêu GDP của Vụ Hệ

thống tài khoản quốc gia được thể hiện bằng đường màu hồng trong Hình 5. So sánh

với đánh giá định lượng chất lượng chỉ tiêu GDP của nhóm chuyên gia, ta thấy các

phương diện chất lượng về điều kiện tiên quyết, Phương pháp luận đúng đắn, Khả

năng phục vụ và Tiếp cận số liệu có điểm số gần nhau; phương diện chất lượng về

Tính toàn vẹn và Tính chính xác và độ tin cậy có điểm số cách biệt.

Nhìn chung, Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, đơn vị thực hiện thống kê cho

điểm cao hơn một chút so với điểm số của nhóm đánh giá ngoài trừ phương diện về

phương pháp luận có điểm thấp hơn (0,72 so với 0,75).

Bƣớc 7. Chuẩn bị báo cáo đánh giá

Đề tài không tiến hành áp dụng thử nghiệm Bước 7 của quy trình mà được thực

hiện từ việc đúc rút kinh nghiệm trong quá trình viết báo cáo đánh giá ban đầu thực

trạng hệ thống thống kê Việt Nam năm 2013 của nhóm chuyên gia trong nước, trong

đó có 2 thành viên Ban chủ nhiệm đề tài là TS. Phạm Đăng Quyết và CN. Trịnh

Quang Vượng đã tham gia.

Bƣớc 8. Hành động tiếp theo

Các kế hoạch cải thiện là một trong những kết quả của giai đoạn đánh giá và

được lập cho tất cả các hoạt động thống kê được đánh giá. Việc xây dựng một kế

hoạch cải tiến bắt đầu với việc xã hội hóa và xác nhận với những người được chỉ định

0.65

0.79

0.75

0.62

0.89

0.77

0.67

0.92

0.72

0.72

0.92

0.81

0.00

0.20

0.40

0.60

0.80

1.00

0. Điều kiện tiên quyết của chất

lượng

1.Bảo đảm tính toàn vẹn

2. Có phương pháp luận đúng đắn

3. Tính chính xác và độ tin cậy

của số liệu

4. Khả năng phục vụ

5. Số liệu có thể tiếp cận được

Điểm nhóm chuyên gia Điểm Vụ HTTKQG

Page 26: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

26

chịu trách nhiệm về hoạt động thống kê, và những phát hiện và khuyến nghị thực hiện

bởi các chuyên gia đánh giá.

Hành động cải tiến tập trung vào việc tăng cường trong những điểm yếu được

chứng minh bởi nhóm đánh giá đối với các hoạt động thống kê được đánh giá. Một

trong các điểm yếu đó được minh chứng là “các thông tin từ các cơ quan bên ngoài

(thu chi ngân sách từ Bộ Tài chính) thường rất chậm (cho cả quý và năm), và rất tổng

hợp, gây không ít khó khăn cho việc ước tính tăng trưởng của các ngành có liên quan

từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của toàn nền kinh tế, chưa cho phép theo dõi

được luồng giao dịch giữa khu vực thể chế nhà nước và các khu vực thể chế khác còn

lại” (xem đánh giá định tính phương diện 3. Tính chính xác và độ tin cậy của số liệu

Phụ lục 4 Báo cáo tổng hợp).

Mục tiêu của đề tài là xây dựng quy trình đánh giá chất lượng dữ liệu theo

Khung đánh giá chất lượng dữ liệu (DQAF) và áp dụng thử nghiện đánh giá chất

lượng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) cho nên đề tài không tập trung nhiều

cho báo cáo đánh giá. Bước 8 Hành động tiếp theo được minh họa bằng các kế hoạch

cải tiến cập nhật đến thời điểm cuối năm 2013 trong bảng Metadata_DQAF của Việt

Nam nội dung Tài khoản quốc gia được đăng tải trên website của Tổng cục Thống kê.

Bảng 7: Các kế hoạch hành động

9.1. Gần đây 9.1.1. Các kế hoạch cải tiến - Cải tiến gần đây

Bộ Tài chính công bố rộng rãi các số liệu dự toán và quyết toán

hàng năm của ngân sách Nhà nước thông qua Website của Bộ Tài

chính và của Tổng cục Thống kê.

Bộ Tài chính đã biên tập số liệu công khai dự toán và quyết toán

ngân sách của các Bộ, cơ quan trung ương, của 63 tỉnh và thành

phố trong cả nước và đưa lên trang web site của Bộ Tài chính, in

ấn phát hành gửi các cơ quan đơn vị và nhà tài trợ có quan tâm.

Biên tập và phát hành cũng như đưa lên Website của Bộ Tài chính

cuốn sách Ngân sách Việt Nam năm 2006, trong đó có giải

thích các chỉ tiêu ngân sách gắn với các mục tiêu về tăng trưởng

kinh tế xã hội của đất nước. Chính phủ đã đồng ý cho phép Bộ Tài

chính hàng năm biên tập cuốn sách này, đưa lên trang web site

và phát hành gửi cho một số cơ quan đơn vị và các nhà tài trợ có

quan tâm.

Luật NSNN đã qui định vai trò và trách nhiệm của Kho bạc Nhà

nước thành đơn vị kế toán tổng hợp của Bộ Tài chính phù hợp với

vai trò là trung tâm Hệ thống quản lý tài chính hội nhập.

Bộ Tài chính đang triển khai nghiên cứu và xây dựng Hệ thống

thông tin Tài chính hợp nhất NSNN với Kho bạc trong việc lập

báo cáo tổng hợp các tài khoản của Chính phủ tổng thể toàn diện

và sử dụng mạng lưới vi tính quốc gia.

Các chỉ tiêu số liệu dự toán và quyết toán thu chi ngân sách của

Page 27: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

27

ngân sách trung ương, của các Bộ, cơ quan trung ương, các địa

phương được Quốc hội quyết định và phê chuẩn, được các Bộ, địa

phương công khai.

Số liệu dự toán và quyết toán thu chi của các Bộ, cơ quan trung

ương được tổng hợp và công bố công khai trên trang web site của

Bộ Tài chính, cũng như được biên tập, in ấn và phát hành rộng rãi.

9.2. Kế hoạch

chung

9.2.1. Kế hoạch cải tiến - ngắn hạn

Bộ Tài chính sẽ sửa đổi và làm rõ phân tổ theo chức năng phù hợp

với phân tổ về các chức năng của Chính phủ đã được quốc tế chấp

nhận (COFOG) và để đáp ứng các nhu cầu của quá trình Kiểm

điểm chi tiêu công cộng.

Bộ Tài chính sẽ thiết lập một chính sách để điều chỉnh thường kỳ

số liệu hàng quý cho năm

9.2.2. Kế hoạch cải tiến - trung hạn

+ Bộ Tài chính đang xây dựng Đề án Tổng Kế toán nhà nước tại

KBNN với mục đích cung cấp đầy đủ, thống nhất và có chất lượng

các thông tin tài chính về tài sản của Nhà nước.

+ Bộ Tài chính tiếp cận với báo cáo GFS để xây dựng báo cáo tài

chính của Việt Nam theo thông lệ quốc tế.

+ Hiện nay, dự án Tabmis đã triển khai tại 59 KBNN các tỉnh, thành

phố, KBNN TW và 40 Bộ ngành, sở chuyên ngành.” Sau khi triển

khai, dự án TABMIS có khả năng giao diện với các phần mềm

quản lý tài chính khác như: Quản lý thu thuế, quản lý nợ, cơ sở dữ

liệu tập trung, hệ thống thanh toán… tạo thành một hệ thống thông

tin tài chính tích hợp, giúp cho việc minh bạch, nâng cao hiệu quả.

9.3. Tài chính 9.3.1. Kế hoạch cải tiến - Trợ giúp kỹ thuật/tài chính - ngắn hạn

Trợ giúp kỹ thuật của WB, IMF trong việc hoàn chỉnh hệ thống

thống kê tài chính chính phủ.

9.3.2. Kế hoạch cải tiến - Trợ giúp kỹ thuật/tài chính – Trung hạn

Các đơn vị của Bộ Tài chính tham gia vào việc biên soạn số liệu

tài chính ngân sách cho phân tích kinh tế vĩ mô đề nghị có chương

trình đào tạo có sự tài trợ của NHTG.

Nguồn: Hệ thống phổ biến số liệu chung

3.2 KHUYẾN NGHỊ

Qua việc nghiên cứu và thử nghiệm quy trình đánh giá chất lượng dữ liệu chỉ

tiêu GDP ở các phần trên cho thấy quy trình đánh giá chất lượng dữ liệu cần được

thực hiện theo cách tiếp cận từng bước. Các bước trong quy trình được xác định ở

Chương 2 cho thấy một chiến lược thực hiện chung. Tuy nhiên, việc thực hiện cần

được điều chỉnh theo bối cảnh thể chế và cách thức của cơ quan thực hiện thống kê.

Việc áp dụng các phương pháp đánh giá chất lượng phải là điều kiện tiên quyết mà

Page 28: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

28

các thông tin về chất lượng là có sẵn cho quá trình thống kê được đánh giá. Tình

trạng có thể được thực hiện từ thông tin đầy đủ (bao gồm cả các mô tả về quá trình

thống kê, báo cáo chất lượng đầy đủ của các kết quả đầu ra và quan điểm của người

sử dụng) để tổng hợp thông tin về chất lượng, thường ở dạng một số chỉ tiêu chất

lượng chủ yếu.

Các phương pháp đánh giá cho các quá trình và kết quả thống kê này được điều

chỉnh theo tầm quan trọng của hoạt động thống kê. Điều này đòi hỏi việc xác định các

quá trình thống kê và đặc điểm của chúng và lập lộ trình của các quá trình với các

loại đánh giá chất lượng được sử dụng. Đánh giá chất lượng có thể từ đơn giản tự

đánh giá để có cái nhìn sâu sắc đến đánh giá của chuyên gia bên ngoài và bổ sung

thêm thông tin thu nhận được từ các cuộc điều tra các nhà sản xuất số liệu và người

sử dụng. Cùng một loại đánh giá chất lượng nên được áp dụng cho các quy trình

thống kê thuộc cùng loại.

Trong tự đánh giá, đánh giá được thực hiện bởi người (hoặc nhóm) quản lý lĩnh

vực và thường được hỗ trợ bởi các “nhóm đánh giá chất lượng” của tổ chức. Mặt

khác, đánh giá chất lượng có thể được thực hiện bởi chuyên gia độc lập (và đôi khi

bên ngoài) và bao gồm cả đánh giá sơ bộ và đánh giá kỹ lưỡng. Đánh giá sơ bộ

thường sử dụng một số phương pháp và công cụ để có được một đánh giá tốt hơn các

sản phẩm thống kê, bao gồm cả mối quan hệ của nhà sản xuất và người sử dụng.

Tự đánh giá và đánh giá chất lượng có thể sử dụng danh mục kiểm tra được

thiết kế chuyên biệt bởi các tổ chức quốc tế (ví dụ như Danh mục kiểm tra đánh giá

quy trình thống kê) [13] để tạo thuận lợi cho việc biên soạn và trình bày các thông tin

cần thiết cho việc đánh giá chất lượng một cách có tổ chức hơn và dễ tiếp cận.

Danh mục kiểm tra đánh giá theo thứ tự thời gian tất cả các bước trong quá trình

sản xuất nhất định, từ định nghĩa, nhu cầu của người dùng tới phổ biến các kết quả.

Hình 8: Danh mục kiểm tra đánh giá quy trình thống kê

Đánh giá quy trình được minh họa dựa trên “Danh mục kiểm tra đánh giá quá

trình thống kê”. Danh mục kiểm tra đánh giá đã được thiết kế để đáp ứng nhu cầu

khác nhau.

Kh

un

g k

hái n

iệm

Nhu cầu

của người

sử dụng

Thu thập

dữ liệu

Xác nhận

Cấp quốc gia

Cấp quốc tế

Bảo mật

Tài liệu

Phổ biến

Điều kiện IT - Quản lý, lập kế hoạch và pháp lý - Cán bộ, điều kiện làm việc và thẩm quyền

Page 29: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

29

- Thứ nhất, nó là một công cụ đánh giá, cung cấp một bức tranh tổng thể về chất

lượng của cả sản phẩm thống kê và quá trình sản xuất thống kê cơ bản. Nó được sử

dụng để xác định các lĩnh vực cải tiến cần thiết nhất.

- Thứ hai nó cung cấp hướng dẫn trong việc xem xét các biện pháp cải thiện

tiềm năng có thể được thực hiện trong quá trình sản xuất thống kê.

- Thứ ba, nó cung cấp một phương tiện để so sánh mức độ chất lượng theo thời

gian thông qua các lĩnh vực tương tự. Tuy nhiên, khi kết quả là chủ quan, cần lưu ý

rằng so sánh bất cẩn dựa trên danh mục kiểm tra có thể gây hiểu nhầm. So sánh đáng

tin cậy hơn có thể đạt được thông qua báo cáo chất lượng toàn diện.

- Thứ tư, nó là một công cụ hữu ích để xác định - trong chuỗi sản xuất thống kê

- các thực hành tốt trong toàn bộ tổ chức và thúc đẩy những áp dụng.

Danh mục kiểm tra như vậy có thể dẫn đến việc biên soạn các thông tin định

tính và sử dụng các biến định lượng nhiều hơn, chỉ tiêu chất lượng, báo cáo chất

lượng và khảo sát sự hài lòng của người sử dụng.

Việc sử dụng các phương pháp đánh giá cần phù hợp với tầm quan trọng tương

đối của hoạt động thống kê có tính đến:

- Cách tiếp cận quản lý chất lượng của cơ quan;

- Điều kiện tiên quyết về thể chế (thủ tục và pháp luật);

- Phương pháp đánh giá được sử dụng;

- Sự phù hợp (quy mô và tầm quan trọng) của các số liệu thống kê bao gồm cả

chu kỳ sản xuất, sự tồn tại khung pháp lý cụ thể.

Việc hoàn thành Danh mục kiểm tra đánh giá quy trình thống kê cho phép đạt

được ba kết quả hữu hình:

- Báo cáo đánh giá tóm tắt trình bày những điểm mạnh và điểm yếu chủ yếu của

lĩnh vực khảo sát với các khuyến nghị để cải thiện kết quả và xác định thực hành tốt.

Xác định điểm mạnh có thể được sử dụng cho các mục đích chuẩn (như thiết lập các

mục tiêu hoặc chia sẻ các thực hành tốt nhất) bên trong và giữa các tổ chức thống kê,

xác định các điểm yếu có thể hình thành cơ sở cho một kế hoạch hành động chất

lượng có thể được sử dụng để khởi động và giám sát hành động cải thiện chất lượng.

- Vẽ sơ đồ đánh giá minh họa kết quả đo lường chất lượng. Điều này rất hữu ích

để tóm tắt những điểm mạnh và điểm yếu của số liệu thống kê được đánh giá. Nếu

danh mục kiểm tra được xem xét trên cơ sở thường xuyên (tức là mỗi năm) mức độ

chất lượng của cùng một tập hợp số liệu thống kê có thể được theo dõi dễ dàng.

- Các mô tả thực hành tốt được xác định trong đánh giá, điều này sẽ thúc đẩy sự

áp dụng các thực hành tốt cho các quá trình sản xuất thống kê khác.

Page 30: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

30

Các khuyến nghị chung sau đây cũng phải được lưu tâm đến các yêu cầu của cơ

quan thống kê trong sự thích nghi với các phương pháp và công cụ trên, cụ thể:

- Cam kết của cấp quản lý cao nhất là rất quan trọng. Cam kết của họ phải rõ

ràng để thực hiện. Các hệ quả của việc quyết định sử dụng các phương pháp nhất

định (ví dụ như việc phân bổ các nguồn lực) phải được truyền đạt rõ ràng tới cấp

quản lý cao nhất. Sự hỗ trợ hiệu quả nhất của cấp quản lý cao nhất có thể chứng minh

cho yêu cầu kết quả từ việc đánh giá và sử dụng chúng cho quyết định của mình.

- Không nên đánh giá thấp vai trò của quản lý cấp trung. Nếu quản lý cấp trung

không cam kết, thực hiện là rất khó khăn để đạt được thành công. Do đó, cần thiết có

sự khuyến khích đặc biệt đến quản lý cấp trung.

- Đảm bảo chất lượng dữ liệu là một dự án liên tục. Vấn đề chính là không bắt

đầu từ đánh giá chất lượng dữ liệu một cách hệ thống, mà duy trì cho quá trình trong

một thời gian dài, những khuyến khích mới một cách thường xuyên là cần thiết để

duy trì động lực, những thành công đạt được một cách nhanh chóng nên được khuyến

khích trong nội bộ cũng như bên ngoài, và nên thông báo cho nhân viên về bất kỳ tiến

bộ được cập nhật.

Hầu hết các phương pháp cần được thực hiện và điều chỉnh trong các dự án thí

điểm. Một lựa chọn được bắt đầu với chỉ một vài lĩnh vực, lựa chọn có thể được thực

hiện trong cách mà làm cho sự khởi đầu dễ dàng và những thành công nhanh chóng

có thể đạt được sẽ thúc đẩy nhóm chất lượng và các nhà thống kê thuộc lĩnh vực chủ

đề tới sự phát triển hơn nữa. Chuẩn hóa việc sử dụng các phương pháp đó (ví dụ như

chỉ tiêu tiêu chuẩn chất lượng, các biến quá trình chuẩn có thể được bổ sung bằng các

thông tin bổ sung) có thể.

Ngay từ đầu nên thiết lập trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, quan trọng nhất

phải phân bổ đủ nguồn lực để hỗ trợ quá trình đảm bảo chất lượng.

Các khuyến nghị về quy trình đánh giá chất lượng số liệu thống kê theo Khung

DQAF cho Thống kê Việt Nam được nhóm lại theo bốn thể loại: Tổ chức, thể chế, kỹ

thuật và năng lực.

KẾT LUẬN

Đề tài đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng và đánh giá chất lượng

dữ liệu. Chất lượng dữ liệu được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các khía cạnh

của quá trình thống kê và sản phẩm thống kê đáp ứng mong đợi của các bên liên quan

tốt như thế nào. Chất lượng cao, do đó, liên quan không chỉ tới sự đáp ứng mong đợi

của người sử dụng trong và ngoài nước quan tâm đến sự sẵn có và nội dung thông tin

của dữ liệu được phổ biến, mà còn liên quan tới người trả lời và người biên soạn dữ

liệu trong việc sản xuất số liệu thống kê, thúc đẩy các kỹ năng và tiêu chuẩn đạo đức

của các nhà thống kê.

Page 31: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

31

Để đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên liên quan, các khía cạnh quan trọng của

chất lượng dữ liệu thống kê đặc biệt được nhấn mạnh, cụ thể, tính công bằng và

khách quan, phương pháp luận đúng đắn, quy trình thống kê thích hợp và chi phí

hiệu quả, bảo mật thông tin thống kê, tránh gánh nặng quá lớn cho người trả lời,

tính phù hợp, đầy đủ, chính xác, tin cậy, nhất quán, kịp thời và khả năng tiếp cận,

v.v... Tất cả các khía cạnh chất lượng này được coi là bổ trợ và, nói chung, có tầm

quan trọng như nhau.

Hiện nay cơ quan thống kê của một số nước như: Canada, Hàn Quốc hay EU đã

xây dựng Khung đảm bảo chất lượng phù hợp với môi trường thống kê và tương

thích với các quy tắc và quy trình văn phòng theo tổ chức của từng cơ quan. Khung

đảm bảo chất lượng số liệu thống kê của Canada bao gồm một loạt các cơ chế và

quy trình hoạt động ở các cấp độ khác nhau trong tất cả các chương trình và tổ chức

của cơ quan thống kê. Hiệu quả của Khung này phụ thuộc không chỉ vào bất kỳ một

cơ chế hay quy trình, mà còn vào hiệu quả tập thể của nhiều biện pháp phụ thuộc

lẫn nhau.

Một công cụ cung cấp một cấu trúc và một ngôn ngữ chung để đánh giá chất

lượng dữ liệu nói chung đã được phát triển bởi IMF được gọi là Khung DQAF. Qua

việc nghiên cứu nội dung của Khung DQAF, cũng như qua việc thử nghiệm đánh giá

cho điểm mức độ chất lượng chỉ tiêu GDP theo từng chỉ tiêu chất lượng có trong

Khung DQAF, và qua tham khảo một số tài liệu đánh giá của các tổ chức quốc tế đề

tài đề xuất một quy trình đánh giá chất lượng dữ liệu cho thống kê Việt Nam theo

Khung đánh giá chất lượng dữ liệu DQAF bao gồm 8 bước sau:

Bước 1. Xác định nhóm đánh giá;

Bước 2. Tiếp cận phương pháp và công cụ đánh giá;

Bước 3. Nhận thức các chỉ tiêu bao gồm trong đánh giá;

Bước 4. Thu thập thông tin;

Bước 5. Duy trì các buổi làm việc của nhóm xem xét đánh giá các chỉ tiêu;

Bước 6. Duy trì các buổi làm việc với các đơn vị thực hiện để xem xét đánh giá

các chỉ tiêu;

Bước 7. Chuẩn bị báo cáo đánh giá;

Bước 8. Hành động tiếp theo.

Để thực hiện quá trình đánh giá, một đội ngũ chuyên gia được hình thành để

đánh giá chi tiết về bộ dữ liệu dựa trên các phương diện và các chỉ tiêu của Khung

đánh giá chất lượng dữ liệu DQAF. Các chuyên gia đánh giá có trách nhiệm xem

xét các hoạt động thống kê một cách chi tiết, xem xét các khía cạnh như: cấu trúc

chức năng, công cụ thu thập, cơ chế thu thập thông tin, kiểm soát thực địa, xử lý,

Page 32: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

32

phân tích và phổ biến; xem xét việc thiết kế mẫu (trong trường hợp mẫu), thiết kế

phương pháp luận thống kê (trong trường hợp hồ sơ hành chính), và phân tích kỹ

thuật xử lý thông tin được thu thập, đánh giá cơ sở dữ liệu, kiểm soát tính nhất

quán, kiểm chứng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Tổng cục Thống kê (2003), Phương pháp biên soạn hệ thống tài khoản quốc

gia ở Việt nam, NXB Thống kê;

2. Tổng cục Thống kê (2004), Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi

hành, NXB Thống kê;

3. Tổng cục Thống kê (2011, 2012), Niên giám Thống kê 2011, 2012, NXB

Thống kê;

4. Tổng cục Thống kê (2013), Báo cáo đánh giá ban đầu thực trạng Hệ thống

thống kê Việt Nam năm 2013, Dự án UNDP "Hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển

Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030";

5. Tổng cục Thống kê, Website của Tổng cục Thống kê.

Tiếng Anh

1. Cath Sleeman (2006), Analysis of revisions to quarterly GDP –a real-time

database, Reserve Bank of New Zealand: Bulletin, Vol. 69, No. 1,

http://www.rbnz.govt.nz/research_and_publications/reserve_bank_bulletin/2006/2006

mar69_1.pdf;

2. CPD Unit (2012), Monitoring and Evaluation Implementation Framework for

Continuing Professional Development (CPD),

http://cpd.unam.na/guidelines.html;

3. Dane (2012), Methodology for the assessment and certification of quality in

the process of statistical production, Colombia;

4. Dongmyeong Lee, Aelee Shon (2001), Korea’s experiences in statistical

quality assessment, Proceedings of Statistics Canada Symposium;

5. Ethiopia (2011), Ethiopian Data Quality Assessment Framework (EDQAF),

Central Statistical Agency (CSA);

http://www.poledakar.com/dqaf/images/3/3a/Ethiopie_EDQAF.pdf;

6. Eurostat (2004), Report on the quality assessment of balance of payments and

international investment position statistics, Task Force on Quality,

http://www.cmfb.org/pdf/TF-QAreport_final_CMFB_jul04.pdf;

Page 33: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIvienthongke.vn/attachments/article/3000/06. 2.1.14-B13-14.pdf · quả của chính sách và hoạt động hỗ trợ

33

7. Eurostat (2007), Handbook on Data Quality Assessment Methods and Tools,

Wiesbaden, Germany;

8. Håkan Linden and Antonio Baigorri, The implementation of quality

assurance frameworks for international and supranational organisations compiling

statistics, Eurostat;

9. IMF (2012), Data Quality Assessment Framework (DQAF) for National

Accounts Statistics, Washington, D.C;

10. Koji Nomura, Eunice Y. M. Lau and Hideyuki Mizobuchi (2008), A Survey

of National Accounts in Asia for Cross-country Productivity Comparisons, Keio

University;

11. Namibia (2011), Data Quality Assessment Framework (DQAF),

http://www.poledakar.com/dqaf/images/d/d0/EdDQAF-Namibia-2011-Report-Final.pdf;

12. OECD (2002), Assessment of the national accounts,

http://www.oecd.org/std/na/NOE-Handbook-%20Chapter4.pdf;

13. Statistics Canada (2002), Statistics Canada’s Quality Assurance

Framework, Ottawa, Canada;

14. Statistics Canada (2003), Statistics Canada Quality Guidelines, Fourth

Edition, Ottawa, Canada;

15. UN Statistical Commission (2006), The System of National Accounts in Asia

- Pacific Region: Implementation Stutus and Future Chalenges;

16. UN Statistical Commission (2012), Guidelines for the Template for a

Generic National Quality Assurance Framework (NQAF),

http://unstats.un.org/unsd/statcom/doc12/BG-NQAF.pdf;

17. UNESCO (2010), Assessing Education Data Quality in the Southern African

Development Community (SADC): A Synthesis of Seven Country Assessments, Paris,

France.