10
Học Master trường top 400 thế giới với 300 triệu Học thạc sĩ ở các nước phát triển với chi phí 300 triệu? Xưa nay mình vẫn nghĩ, đi học cao học thì một là phải có học bổng, hai là nhà phải giàu. Đúng vậy, có học bổng là rất tốt, nhưng nếu bạn có khao khát được mở rộng tầm mắt, thì cơ hội vẫn còn rất nhiều cho những người kinh phí hạn hẹp. Với 300 triệu, tức xấp xỉ 10.500 Euro, bạn hoàn toàn có thể theo học tại những trường top của thế giới tại châu Âu. Nếu bạn có khả năng vừa học vừa làm, rõ ràng là khi về nước bạn sẽ có một khoản tiền kha khá (để cưới vợ chẳng hạn), còn nếu không, bạn sẽ có thể toàn tâm toàn ý vào việc học, không đến mức bị nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng trên vai. Và nếu gia đình bạn không có đủ số tiền trên, thì bạn vẫn có thể sang vừa học vừa làm. Bạn sẽ được làm việc 20h/tuần, và mức lương trong khoảng 10 EUR/h (việc chân tay) đến 40 EUR/h (việc trí óc) (việc đi làm thêm ở các nước không nói tiếng Anh là tương đối khó khăn, nên các bạn phải thực sự chủ động). Tại sao lại được như vậy? Một lý do quan trọng là tại châu Âu, cụ thể là tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của Đức (Đức và 3 nước chung biên giới là Áo, Bỉ, Thụy Sĩ) và các quốc gia dân chủ xã hội Bắc Âu, tiếp cận giáo dục được coi là một quyền con người căn bản, khác với các nước tư bản tự do như Anh, Mỹ, nơi giáo dục được coi là một hoạt động kinh doanh. Các nước châu Âu trên tài trợ cho 90% chi phí giáo dục, và không phân biệt quốc tịch, do đó chúng ta được hưởng lợi. Gần đây một số nước như Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Pháp đã áp dụng thu học phí đối với sinh viên nước ngoài hoặc ngoài khối EEA. Vậy chúng ta còn 5 nước vẫn còn mức học phí rất thấp là Áo, Bỉ, Đức, Phần Lan, Thụy Sĩ (và công quốc Liechtenstein nhưng cũng chẳng có mấy trường nên bỏ qua). Hãy nhanh chóng quyết định, vì với tình hình kinh tế của châu Âu đang rất ảm đạm, có thể một ngày xấu trời, tất cả các nước trên sẽ thu học phí như Anh và Mỹ. Xét về chi phí (mức tiết kiệm dành cho sinh viên): Áo (Austria): thạc sĩ học 4 semesters, học phí trung bình 350 – 700 EUR/semester. Chi phí sinh hoạt ~500 EUR/tháng. Bỉ (Belgium): thạc sĩ học 2 – 4 semesters, học phí trung bình 500 600 EUR/năm 2 semesters. Các chương trình advanced studies/master (tương đương dự bị tiến sĩ) thì học phí cao hơn, trung bình 1.000 – 4.000 EUR/năm. Chi phí sinh hoạt ~500 EUR/tháng Note: thủ tục để được đi học tại Bỉ nhiêu khê phức tạp không kém gì hành chính Việt Nam Đức (Germany): thạc sĩ học 4 semesters, học phí 500 EUR/semester. Chi phí sinh hoạt ~ 400 EUR/tháng (một số thành phố lớn sẽ đắt đỏ hơn, 500 – 600 EUR/tháng).

Học Master trường top 400 thế giới với 300 triệu.pdf

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Học Master trường top 400 thế giới với 300 triệu.pdf

Học Master trường top 400 thế giới với 300 triệu

Học thạc sĩ ở các nước phát triển với chi phí 300 triệu?

Xưa nay mình vẫn nghĩ, đi học cao học thì một là phải có học bổng, hai là nhà phải giàu.

Đúng vậy, có học bổng là rất tốt, nhưng nếu bạn có khao khát được mở rộng tầm mắt, thì

cơ hội vẫn còn rất nhiều cho những người kinh phí hạn hẹp. Với 300 triệu, tức xấp xỉ

10.500 Euro, bạn hoàn toàn có thể theo học tại những trường top của thế giới tại châu Âu.

Nếu bạn có khả năng vừa học vừa làm, rõ ràng là khi về nước bạn sẽ có một khoản tiền

kha khá (để cưới vợ chẳng hạn), còn nếu không, bạn sẽ có thể toàn tâm toàn ý vào việc

học, không đến mức bị nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng trên vai.

Và nếu gia đình bạn không có đủ số tiền trên, thì bạn vẫn có thể sang vừa học vừa làm.

Bạn sẽ được làm việc 20h/tuần, và mức lương trong khoảng 10 EUR/h (việc chân tay)

đến 40 EUR/h (việc trí óc) (việc đi làm thêm ở các nước không nói tiếng Anh là tương

đối khó khăn, nên các bạn phải thực sự chủ động).

Tại sao lại được như vậy? Một lý do quan trọng là tại châu Âu, cụ thể là tại các quốc gia

chịu ảnh hưởng của Đức (Đức và 3 nước chung biên giới là Áo, Bỉ, Thụy Sĩ) và các quốc

gia dân chủ xã hội Bắc Âu, tiếp cận giáo dục được coi là một quyền con người căn bản,

khác với các nước tư bản tự do như Anh, Mỹ, nơi giáo dục được coi là một hoạt động

kinh doanh. Các nước châu Âu trên tài trợ cho 90% chi phí giáo dục, và không phân biệt

quốc tịch, do đó chúng ta được hưởng lợi. Gần đây một số nước như Hà Lan, Đan Mạch,

Na Uy, Thụy Điển, Pháp đã áp dụng thu học phí đối với sinh viên nước ngoài hoặc ngoài

khối EEA. Vậy chúng ta còn 5 nước vẫn còn mức học phí rất thấp là Áo, Bỉ, Đức, Phần

Lan, Thụy Sĩ (và công quốc Liechtenstein nhưng cũng chẳng có mấy trường nên bỏ qua).

Hãy nhanh chóng quyết định, vì với tình hình kinh tế của châu Âu đang rất ảm đạm, có

thể một ngày xấu trời, tất cả các nước trên sẽ thu học phí như Anh và Mỹ.

Xét về chi phí (mức tiết kiệm dành cho sinh viên): Áo (Austria): thạc sĩ học 4 semesters, học phí trung bình 350 – 700 EUR/semester. Chi

phí sinh hoạt ~500 EUR/tháng.

Bỉ (Belgium): thạc sĩ học 2 – 4 semesters, học phí trung bình 500 – 600 EUR/năm 2

semesters. Các chương trình advanced studies/master (tương đương dự bị tiến sĩ) thì học

phí cao hơn, trung bình 1.000 – 4.000 EUR/năm. Chi phí sinh hoạt ~500 EUR/tháng

Note: thủ tục để được đi học tại Bỉ nhiêu khê phức tạp không kém gì hành chính Việt

Nam

Đức (Germany): thạc sĩ học 4 semesters, học phí 500 EUR/semester. Chi phí sinh hoạt ~

400 EUR/tháng (một số thành phố lớn sẽ đắt đỏ hơn, 500 – 600 EUR/tháng).

Page 2: Học Master trường top 400 thế giới với 300 triệu.pdf

Note: Người Việt tại Đức rất đông. Nếu bằng cấp gần nhất của bạn học tại Việt Nam,

Trung Quốc, Mông Cổ thì bắt buộc bạn phải thi nộp hồ sơ thi kiểm tra học thuật APS tại

ĐSQ Đức.

Phần Lan (Finland): thạc sĩ học 4 semesters, free học phí cho 2/3 số lượng khóa học.

Các khóa còn lại tính học phí 8000 EUR/năm (tương đương với Thụy Điển, Na Uy). Chi

phí sinh hoạt ~400 EUR/tháng.

Note: thủ tục gửi hồ sơ sang Phần Lan là tương đối nhàn hạ. Người Việt tại Phần Lan

tương đối đông nên sẽ dễ dàng khi sinh sống tại đó.

Thụy Sĩ (Switzerland): thạc sĩ học 3 – 4 semesters, học phí 200 – 800 EUR/semester.

Chi phí sinh hoạt ~1.000 EUR/tháng.

Note: Chi phí sinh hoạt tại Thụy Sĩ đứng vào hạng cao nhất thế giới, nhiều vùng vượt xa

London.

Sau đây là các trường thuộc top 100 (thông tin tại Times Higher Education

Rankings 2011 – 2012, đây là bảng xếp hạng uy tín nhất hiện nay. Có thể tham khảo

thêm QS University Rankings và Academic Ranking of World Universities): Belgium: Katholieke Universiteit Leuven (67)

Germany: Ludwig-Maximilians-Universität München (45), Georg-August-Universität

Göttingen (69), Universität Heidelberg (73), Technische Universität München (88)

Finland: University of Helsinki (91)

Switzerland: ETH Zürich – Swiss Federal Institute of Technology Zürich (15), École

Polytechnique Fédérale de Lausanne (46), University of Zürich (61)

Các trường rank 101 – 200: Austria: University of Vienna (139)

Belgium: Ghent University (106), Université Catholique de Louvain (169)

Germany: Humboldt-Universität zu Berlin (109), Freie Universität Berlin (151), RWTH

Aachen University (168), Johann Wolfgang Goethe-Universität Frankfurt am Main (181),

Eberhard Karls Universität Tübingen (187), Albert-Ludwigs-Universität Freiburg (189),

Universität Konstanz (194), Karlsruhe Institute of Technology (196)

Switzerland: Universität Basel (111), Universität Bern (112), Université de Lausanne

(116), University of Geneva (130). Ngoài ra có University of St.Gallen, là một trong

những trường khủng nhất châu Âu về tài chính – ngân hàng, nhưng do đào tạo thiên hẳn

về 1 ngành nên không có trong rankings (thường là dành cho các đại học tổng hợp).

Các trường rank 201 – 400: Austria: University of Innsbruck (213), Karl-Franzens-Universität Graz (257), Johannes

Kepler Universität Linz (262), Vienna University of Technology (345). Ngoài ra có

Page 3: Học Master trường top 400 thế giới với 300 triệu.pdf

Vienna University of Economics and Business rất lớn và khủng, nhưng do đào tạo thiên

hẳn về 1 ngành nên không có trong rankings (thường là dành cho các đại học tổng hợp).

Belgium: Université Libre de Bruxelles (205), University of Antwerp (277), Université

de Liège (323), Vrije Universiteit Brussel (346)

Germany: Universität Ulm (223), Universität Würzburg (225), Universität Hamburg

(235), Universität Bielefeld (253), Ruhr-Universität Bochum (254), Technische

Universität Dresden (256), Christian-Albrechts-Universität zu Kiel (260), Technische

Universität Darmstadt (280), Westfälische Wilhelms-Universität Münster (291), Leibniz

Universität Hannover (361)

Finland: Aalto University (302), University of Eastern Finland (311), University of

Tampere (342), University of Turku (395). Ngoài ra về tài chính thì Hanken School of

Economics được coi là trường tốt nhất Phần Lan, bên cạnh Aalto University School of

Economics.

Học phí tại Hà Lan (Netherlands) thì tương đối cao (khoảng 20.000 EUR/khóa master),

tuy nhiên không phải chứng minh tài chính khi làm visa, do đó cũng là một lựa chọn tốt.

Nếu bạn có khả năng kiếm việc làm để trang trải chi phí sinh hoạt, hãy thử với đất nước

này. Một số trường trong danh sách top 400 bao gồm: Utrecht University (68),

Wageningen University and Research Center (75), Leiden University (79), University of

Amsterdam (92), Delft University of Technology (104), Eindhoven University of

Technology (115), University of Groningen (134), Erasmus University Rotterdam (157),

Radboud University Nijmegen (159), VU University Amsterdam (159), Maastricht

University (197), University of Twente (200), Tilburg University (270).

Nếu bạn thực sự muốn được đi học tại những trường tốt, được bước ra nhìn thế giới, thì

hãy bắt tay vào ngay từ bây giờ nếu bạn muốn học năm nay tại Áo, Thụy Sĩ, và Đức nếu

đã đăng ký APS, hoặc chuẩn bị cho năm học 2013. Hãy vào website của từng trường, tìm

Programmes in English, kiểm tra tuition fee, admission requirements, deadline, rồi hoàn

thiện và nộp hồ sơ!

P/S: đây là cách tương đối an toàn để có thể chắc chắn hơn trong việc du học. Nếu bạn có

khả năng, hãy cứ gửi sang các trường khác trong danh sách top 400 của Times Higher

Education và tìm kiếm học bổng. Trang web về tìm kiếm học bổng tốt nhất hiện nay

là: http://scholarship-positions.com/, bạn nên đăng ký nhận newsletter của website này,

hoàn toàn free.

Tại sao nên tự chuẩn bị hồ sơ?

Lý do:

Page 4: Học Master trường top 400 thế giới với 300 triệu.pdf

Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền. Qua công ty tư vấn du học làm trọn gói, bạn sẽ tốn 20 –

30 triệu VND, trong khi đó nếu tự làm, bạn chỉ mất khoảng 1/10 con số đó đã tính cả

xăng xe.

Các công ty du học sẽ tìm cách làm thế nào để hồ sơ bạn gửi sang có thể được nhận luôn,

họ mới có thu được tiền. Bạn sẽ mất nhiều cơ hội vươn tới những trường tốt hơn.

Một cách giúp bạn rèn luyện tiếng Anh, tăng cường sự chủ động, sẽ rất có ích khi sang

nước ngoài học

Deadline kỳ nhập học mùa thu:

Áo: tùy trường, thông thường trong tháng 5

Bỉ: 28/2

Đức: tùy trường, thông thường trong tháng 5 – 6

Phần Lan: 28/2

Thụy Sĩ: tùy trường, trong tháng 3 – 4

Một bộ hồ sơ bao gồm:

(1) Application Form

(2) Bachelor’s Degree

(3) Transcript of Records

(4) High School Diploma (một số trường và tổ chức tại Đức yêu cầu) và chứng chỉ APS

của ĐSQ Đức

(5) Curriculum Vitae

(6) Motivation Letter/Research Proposal

(7) Ảnh chụp Passport trang thông tin cá nhân

(8) Tài liệu giải thích hệ thống chấm điểm Việt Nam quy đổi sang hệ Mỹ và châu

Âu

(9) Letter of Recommendation (1 – 3)

(10) Chứng chỉ ngôn ngữ

(11) Chứng chỉ standardized test

(12) Các chứng chỉ, bằng khen, bằng chứng về học thuật, hoạt động ngoại khóa, thành

tích khác.

(13) Các yêu cầu khác của mỗi trường (ví dụ: bài luận)

Các mục in đậm là bắt buộc.

Page 5: Học Master trường top 400 thế giới với 300 triệu.pdf

Mục 1: các bạn đọc kỹ application procedures, download form của trường và điền đầy đủ

thông tin. Chú ý địa chỉ điền bằng tiếng Việt không dấu.

Mục 4: Chứng chỉ APS là bắt buộc nếu bạn muốn đi học ở Đức mà bằng cấp gần nhất

của bạn xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ, vì bằng giả ở các nước này quá

nhiều, sang ăn bám quá đông. APS có 2 đợt: nộp tháng 8 – tháng 11 phỏng vấn và nộp

tháng 2 – tháng 5 phỏng vấn. Thông tin chi tiết xem tại website của ĐSQ Đức tại Hà Nội.

Mục 5: tốt nhất bạn nên viết theo mẫu EuroPass CV.

Mục 6: giới hạn trong 1000 từ đối với Motivation Letter và 5000 từ đối với Research

Proposal

Mục 7: Hãy làm passport sớm tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an, 89 Trần

Hưng Đạo, Hà Nội. Chi phí 200.000VND, thời gian 20 ngày.

Mục 9: nếu có thể xin giáo sư có tầm ảnh hưởng quốc tế là tốt nhất, không thì giáo sư,

tiến sĩ người Việt có uy tín (và cả chức danh cao). Có 2 kiểu: gửi qua email và gửi kèm

bộ hồ sơ. Nếu bạn chọn cách sau, nhớ sau khi xin chữ ký thì xuống văn thư trường đóng

dấu (nếu xin được của thầy cô ban giám hiệu), rồi đem ngược lên xin thầy cô ký tên niêm

phong vào phong bì (của trường), và lại xuống đóng dấu. Mỗi trường ở ta đều có mẫu

trình bày văn bản và header – footer riêng, cần chú ý tuân thủ. Một số trường ở Tây sẽ có

form reference riêng (K.U. Leuven, Frankfurt am Main…)

Mục 10: Để có thể thoải mái lựa chọn, hãy cố gắng được trên 7.0 IELTS (học trước thời

điểm nộp hồ sơ tối thiểu 6 tháng) và kiếm được chứng chỉ tiếng bản xứ thì càng tốt. Đức,

Áo nói tiếng Đức, Thụy Sĩ nói tiếng Đức phiên bản riêng, Phần Lan nói tiếng Phần và Bỉ

nói tiếng Pháp (55%) – Hà Lan (40%) – Đức (5%).

Mục 11: Nhiều chương trình học cao học ở châu Âu rất ưa thích GMAT/GRE, đặc biệt

khi bằng cấp của Việt Nam không có danh tiếng gì trên thế giới thì GMAT/GRE được

đánh giá cao hơn. Hãy cố gắng tối thiểu 600/800 GMAT trở lên để có thể được vào

trường tốt. GMAT có thể tự học được, nhưng hãy chuẩn bị tinh thần, phần Quantitative

tương đối dễ đối với sinh viên Việt Nam khi mà cao nhất cũng chỉ đến toán tổ hợp, phần

Verbal khó hơn IELTS rất rất nhiều lần!

Mục 12: nếu bạn học thiên về nghiên cứu (MSc) thì có giải các cuộc thi học thuật,

nghiên cứu khoa học sẽ làm hồ sơ đẹp lên. Nếu bạn muốn học các ngành chú trọng về

Business (đặc biệt là MBA) thì các hoạt động ngoại khóa, thể hiện khả năng lãnh đạo,

quản lý, điều hành dự án… sẽ là yếu tố rất quan trọng. Có một số ngành “con lai”, dạng

như MSc. International Business, Management, hoặc ngành Business Economics mà

mình chuẩn bị theo học.

Tất cả các tài liệu có dấu đỏ đều phải trải qua quy trình như sau:

(A) Công chứng tại UBND phường/xã bất kỳ (2.000VND/bản)

(B) Công chứng tại cửa tư pháp – hộ tịch UBND quận/huyện bất kỳ (2.000VND/bản)

(C) Dịch và chứng thực bản dịch tại cửa tư pháp – hộ tịch UBND quận/huyện bất kỳ

(10.000VND/bản)

Page 6: Học Master trường top 400 thế giới với 300 triệu.pdf

(D) Chứng thực/hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục Lãnh sự Bộ ngoại giao Việt Nam, 40 Trần

Phú, Hà Nội (30.000VND/bản) (không cần đối với Phần Lan)

(E) Hợp pháp hóa tại Đại sứ quán sau khi chứng thực/hợp pháp hóa lãnh sự (áp dụng đối

với Bỉ, 15EUR/tem và Áo, 40EUR/tem)

Quy trình đối với từng loại tài liệu cụ thế:

(I) Tài liệu tiếng Anh: B – D – E

(II) Tài liệu song ngữ Anh – Việt: A – D – E

(III) Tài liệu tiếng Việt:

Cách 1 (áp dụng đối với Bỉ, Áo): A – D – C (dịch toàn bộ từ bản đã chứng thực lãnh sự)

– D – E

Cách 2 (nhanh hơn, áp dụng đối với Đức, Thụy Sĩ): A – C (bản riêng, không cần dịch từ

bản công chứng) – D (đối với cả bản công chứng và bản dịch).

Yêu cầu đối với mục C là người dịch phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh tại

Việt Nam hoặc tốt nghiệp đại học tại các nước nói tiếng Anh. Nếu giấy tờ của bạn nhiều,

có thể tìm hiểu và nhờ bạn bè đứng ra ký hộ (tất nhiên, mình tự dịch). Nếu không thì phải

ra trung tâm tư vấn du học với chi phí 70.000VND/mặt dịch, 20.000 – 30.000VND/bản

dấu.

Do chi phí hợp pháp hóa tại đại sứ quán rất đắt nên bạn chỉ cần hợp pháp hóa 2 giấy tờ

quan trọng nhất là bằng tốt nghiệp và bảng điểm. Nếu có thể bạn hãy xin trường bảng

điểm bằng tiếng Anh. Một số trường có dịch vụ cấp bảng điểm tiếng Anh như ĐH Hà

Nội, Bách Khoa, Ngoại Thương…

Hãy kiểm tra thật kỹ bộ hồ sơ trước khi gửi, đính kèm mục lục để trường có thể dễ dàng

process. Nên làm sớm, gửi trước 1 tháng bằng đường thư bảo đảm để tiết kiệm chi phí

(100 – 200). Nếu còn 1 tuần, tốt nhất bạn nên gửi qua chuyển phát nhanh. Worldcourier

là một lựa chọn tốt, chi phí phải chăng (700 – 800/bộ hồ sơ). Không nên dùng DHL, UPS

hay Fedex vì chi phí rất cao (gấp đôi). Thông thường trường sẽ không thông báo nếu

nhận được hồ sơ, nhưng sẽ email nếu đã kiểm tra xong giấy tờ (trước khi đánh giá

academic).

Thời gian xét duyệt từ khi nhận được hồ sơ là 1 – 8 tuần. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và làm

việc hoặc tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để gửi trường khác.

Hôm nay chúng ta sẽ đến với một vấn đề thú vị, đó là: Làm thế nào để hồ sơ của tôi nổi

bật? Nguyên tắc đầu tiên là: bạn phải biết từ sớm việc mình sẽ học cái gì sau khi ra

Page 7: Học Master trường top 400 thế giới với 300 triệu.pdf

trường. Muốn như vậy thì điều kiện tiên quyết là phải định hướng được tương lai của

mình, ra trường sẽ làm gì, trong 5 năm tới sẽ làm gì, 10 – 15 năm sau sẽ đến đâu… từ đó

mới có mục tiêu và kế hoạch cụ thể.

NẾU KHÔNG CÓ ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU THÌ SẼ CHẲNG CÓ GÌ CẢ!

Nếu bạn có định hướng sớm, thì thật tuyệt vời. Bạn là sinh viên năm 1, 2, 3, 4 thì sẽ còn

thời gian để bạn hoàn thiện con người mình và làm đẹp thêm hồ sơ của mình:

Hãy chăm học và đạt điểm cao. Điều này là đương nhiên. GPA và ranking của bạn ở

trong trường là một yếu tố có ảnh hưởng lớn tới kết quả admission của bạn. Nếu có thể,

hãy học cải thiện điểm tất cả các môn thấp. Đối với ngành liên quan đến kỹ thuật điểm

thường chấm thấp, hãy chịu khó lên phòng đào tạo xin giấy chứng minh thứ hạng trong

trường (nếu bạn tự tin nằm trong top 10%). Làm việc với phòng đào tạo thì ở Việt Nam

luôn luôn là mệt mỏi và gây ức chế, nên cố gắng ngoan ngoãn, lễ phép và lì lợm. Nếu

quen thân với thầy cô trong trường thì có thể nhờ lấy hộ, nhanh hơn rất nhiều.

Điểm cao vẫn chưa đủ. Bạn nên tham gia nghiên cứu khoa học. Hầu như trường nào cũng

có hoạt động này, nếu có giải thì dù là cấp trường cũng rất tốt, được đem lên bộ thì khả

năng bạn sẽ kiếm được học bổng rồi đó. Ngoài ra có thể tham gia viết tham luận cho hội

thảo, cũng sẽ có giấy chứng nhận nếu được vào kỷ yếu hội thảo.

Tham dự các cuộc thi học thuật. Hãy chịu khó tìm hiểu và tham gia các cuộc thi học

thuật, đặc biệt là do các tổ chức quốc tế hay đơn vị nhà nước thực hiện. Có giải, bạn sẽ có

thu nhập kha khá, kiến thức tăng thêm và đương nhiên hồ sơ sẽ đẹp lên.

Tìm kiếm cơ hội internship và cơ hội làm việc ở các công ty quốc tế, các tổ chức phi

chính phủ, tập đoàn đa quốc gia. Từ đó tìm kiếm cơ hội tham gia vào các dự án lớn. Nếu

bạn được phụ trách dự án (lớn), thì cơ hội học bổng của bạn sẽ rất cao.

Tham gia các câu lạc bộ ngay khi còn là sinh viên sẽ cho bạn sự tự tin, năng động. Hãy

cố gắng vươn lên, bạn sẽ thấy có sự khác biệt rất lớn khi bạn là key member và member

thông thường.

Tham gia các hoạt động tình nguyện. Nếu mục đích của bạn là để đẹp hồ sơ, hãy tham gia

các chương trình tình nguyện ngắn ngày.

Hãy cố gắng IELTS thật cao. Có nhiều chương trình học sẽ xét đến khả năng sử dụng

ngôn ngữ của mình, do vậy hãy chuẩn bị từ sớm, nếu nộp hồ sơ tầm tháng 2 – 3 thì tháng

8 – 10 năm trước phải thi rồi. Rất nhiều trường hợp để nước đến chân mới nhảy, vừa căng

thẳng lại không được cao như mong muốn. Các trường đại học tốt thường sẽ không lấy

dưới 7.0 IELTS.

GMAT/GRE: nhiều người nói với mình rằng thật mệt mỏi khi phải học thêm một thứ khó

nhằn như vậy. Nhưng với mình, mình thấy đó là một cơ hội tuyệt vời để cải thiện hồ sơ.

Bạn học 1 môn để cải thiện điểm rất mất thời gian và GPA không nhích lên nhiều, nhưng

học GMAT/GRE thì nó sẽ làm thay đổi hồ sơ của bạn rất lớn. GMAT/GRE được đặt

ngang hàng với GPA, thậm chí có những trường như St.Gallen công khai các quyền số

khi chấm điểm hồ sơ, trong đó GMAT chiếm 50% và GPA chiếm 30%. Hãy dành một

lượng thời gian và công sức thích đáng cho mảng này, sau khi đã ổn với IELTS. Ngoài

Page 8: Học Master trường top 400 thế giới với 300 triệu.pdf

ra, GMAT/GRE sẽ dạy cho người học rất nhiều về critical thinking, có thể nói con mắt

nhìn cuộc đời của mình thay đổi cũng kha khá từ khi học GMAT.

Recommendation/Reference Letter: đầu tiên, hãy tìm đến các vị hiệu trưởng/hiệu

phó/viện trưởng viện khoa học của trường. Tiếp đến, hãy vận dụng hết cỡ các mối quan

hệ của bản thân và gia đình để tìm đến những người có uy tín (quốc tế) trong ngành của

mình và xin thư giới thiệu. Giai đoạn này thì đừng có ngần ngại gì hết, cứ mạnh bạo mà

xin, nếu thành công thì nhớ có cảm ơn đàng hoàng. Khi viết thì nhớ là văn phong phải

khác nhau và khác với Motivation letter, và đương nhiên, hãy khen thật hoàng tráng và

mạnh bạo, nhưng đừng quá lố. Một mẹo nhỏ là có thể viết 2 trang, trang sau chỉ dành cho

chữ ký và thông tin cá nhân của reference, như vậy trang 1 mình có thế tùy biến được.

Letter of Motivation/Statement of Purpose: hãy tìm hiểu trước về ngành mình theo học,

curriculum ra sao, mạnh về mảng gì, cơ hội việc làm/nghiên cứu sau khi ra trường ra sao,

alumni thành công như thế nào…kết hợp với thành tích và mục tiêu (nếu thành tích ít thì

nhấn mạnh vào mục tiêu) để viết. Cố gắng thể hiện sự tương thích giữa khả năng và mục

tiêu của mình với khóa học, và lồng ghép vào đó là các đoạn tán dương trường một cách

khéo léo.

Riêng về vấn đề nộp hồ sơ:

Nếu chương trình học của bạn thuộc diện có học bổng, đặc biệt là học bổng được cấp bởi

các tổ chức không phải là trường cấp, hãy nộp theo học bổng, kể cả khi hồ sơ của bạn

không có gì đặc biệt. Nộp theo học bổng, hồ sơ của bạn sẽ vào diện “đặc biệt”, được lưu

trữ riêng với số lượng ít hơn hẳn, được ưu ái để mắt tới trước các hồ sơ nộp thông thường

và nếu bạn chịu khó contact với coordinator thì luôn được trả lời sớm.

Một chiêu thức mình đã sử dụng thành công là nộp theo diện học bổng rồi email hỏi

coordinator nếu không được học bổng thì làm thế nào để được nhập học, vì tôi rất mong

muốn được học tại trường này, khóa học này. Khi họ thấy mình nhiệt tình học, họ sẽ

nhiệt tình trả lời, và càng chú ý đến hồ sơ mình hơn, thậm chí có thể nâng được điểm

motivation.

Hãy cố mò ra thật nhiều điểm “chưa rõ ràng” trong thủ tục nộp hồ sơ của trường để dựa

vào đó có cớ hỏi, giữ contact với adcom và làm họ chú ý đến hồ sơ mình hơn. Ví dụ bạn

có thể hỏi xem hồ sơ tôi chuyển phát nhanh các vị đã nhận được chưa, có thấy cần bổ

sung tài liệu gì không, online thì tôi nên upload passport hay ID card..vv… nói chung là

tất cả các câu hỏi bạn nghĩ rằng có thể hỏi được.

Bây giờ thì chúng ta có thể tóm tắt như sau: Học tập tốt, nghiên cứu nhiều, hoạt động xã hội nhiều, bằng khen chứng chỉ đầy nhà,

kinh nghiệm làm việc tại công ty ngon lành…: OK cứ thế nộp hồ sơ thôi!

Kết quả học tập không cao lắm, không có nghiên cứu khoa học, bài báo…: hãy bù lại

bằng điểm GMAT/GRE cao, hoạt động xã hội

Page 9: Học Master trường top 400 thế giới với 300 triệu.pdf

Hoạt động xã hội không tham gia: nếu kịp thì hãy cố tham gia và có cái chứng chỉ nào

đó, rồi dùng thêm điểm GMAT/GRE. Hạ thấp mức yêu cầu về chất lượng và thứ hạng

của trường.

Điểm GMAT/GRE không cao: nếu GMAT dưới 600 và các điều kiện ở trên bạn cũng

không có, tốt nhất là hạ thấp tiêu chuẩn trường.

Không kịp thi GMAT/GRE: tìm các khóa không yêu cầu và hạ thấp tiêu chuẩn trường.

Nhiều khả năng bạn chỉ còn có thể apply ở tầm trường 201 – 400 hoặc ngoài bảng xếp

hạng (có thể chuyển qua top 700 của QS Rankings). Hãy cố thi APS tốt để có thể sang

Đức.

Không có APS: tình hình này thì nếu bạn không có 600 triệu đổ lên thì chỉ còn cách học

ở Đông Nam Á (trừ Singapore) hay Trung Quốc.

P/S: mình đang nộp hồ sơ theo diện Erasmus Mundus Action 2: AREAS ngành Business

Economics tại K.U.Leuven và đã được nhận Admission (do yêu cầu, còn theo thủ tục là

học bổng và admisson thông báo cùng lúc), còn có được vào Main List hay không sẽ phải

chờ đến cuối tháng 3. Nếu nhỡ mà được thì mình sẽ có thêm 1 bài về cái học bổng này.

Page 10: Học Master trường top 400 thế giới với 300 triệu.pdf

Mẫu Reference mình viết. Cực kỳ đại ngôn. Chú ý mỗi trường sẽ có letterhead riêng.