22
Bản in kinh tế [Ban Chuyên môn] [26/10/2015] [BẢN TIN KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÁNG 10] CLB đu tƣ chng khoán Hanu SIC Hanoi University

[HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

  • Upload
    hanusic

  • View
    220

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

Bản in kinh tế

[Ban Chuyên môn]

[26/10/2015]

[BẢN TIN KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÁNG 10]

CLB đầu tƣ chứng khoán Hanu SIC

Hanoi University

Page 2: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

CLB đầu tƣ chứng khoán Hanu SIC

Lời nhắn gửi Trong thời kỳ hiện nay, khi mà Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với các nƣớc trên thế giới, bên cạnh việc thành thạo ngoại ngữ, thuần thục kĩ năng mềm, biết quản lí và kĩ năng hội nhập, sinh viên không chỉ cần giỏi kiến thức chuyên môn mà cần giỏi cả kiến thức thực tế.

Đáp ứng nhu cầu đó, năm 2015, câu lạc bộ Đầu tƣ Chứng khoán Hanu Sic quyết định cho ra đời bản tin tài chính kinh tế hàng tháng, cập nhật các thông tin sự kiện kinh tế nổi bật trong và ngoài nƣớc.

Với mục tiêu trở thành nguồn chuyên về sự kiện kinh tế - tài chính của trƣờng đại học Hà Nội, Hanu Sic luôn cố gắng để mỗi ấn phẩm trở nên hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn.

Hanu Sic hy vọng rằng các bạn sẽ luôn theo dõi và đồng hành với mỗi ấn phẩm do câu lạc bộ thực hiện để giúp lan tỏa niềm đam mê kinh tế tài chính sâu rộng trong sinh viên. Hanu SIC tin tƣởng với sự ủng hộ của các bạn, câu lạc bộ đầu tƣ chứng khoán – Đại học Hà Nội (HANU SIC) sẽ hoàn thành tốt sứ mệnh của mình trên chặng đƣờng hoạt động tới đây.

Page 3: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

CLB đầu tƣ chứng khoán Hanu SIC

Mục lục

Kinh tế thế giới

Kinh tế trong nước

Vĩ mô

Doanh nghiệp

Chứng khoán

Bất động sản

Ngân hàng

Hàng hóa

Page 4: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

CLB đầu tƣ chứng khoán Hanu SIC

Kinh tế thế giới- TPP đƣợc ký kết

Tối 5/10, theo giờ Việt Nam, Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại của 12 nƣớc tham gia đàm phán về HIỆP

ĐỊNH XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (TPP) đã tổ chức họp báo tại thành phố Atlanta (Mỹ), thông

báo về việc đạt đƣợc thỏa thuận cuối cùng . Sau khi 12 nƣớc ký hiệp định TPP, văn kiện này cần

nhận đƣợc sự phê chuẩn của chính phủ và Quốc hội các nƣớc thành viên để chính thức có hiệu lực.

Đây là hiệp định bao phủ 40% NỀN KINH TẾ GIỚI, và chiếm tới 1/3 TỔNG KIM NGẠCH toàn

cầu.

Hoan nghênh việc TPP chính thức đƣợc ký kết sau hơn 5 năm đàm phán, Tổng thống Mỹ Obama

tin tƣởng TPP sẽ cho phép MỸ xuất khẩu nhiều hơn các sản phầm “Made in America” ra khắp thế

giới và cân bằng sân chơi cho lao động cũng nhƣ doanh nghiệp Mỹ.

Ngày 15/10, chính phủ NHẬT BẢN đã công bố thông tin chi tiết về thỏa thuận này, trong đó

khoảng 87% trong số 6.500 sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của nƣớc này sẽ dỡ bỏ thuế ngay lập

tức. Sau thông tin hoàn thành đàm phán, các hãng xe ô tô Nhật Bản nóng lên với liên tiếp các công

bố các công nghệ mới mang tính đột phá.

Liên quan đến TPP, doanh nghiệp THÁI LAN đã kiến nghị chính phủ xét tham gia TPP trong thời

gian tới. Cùng lúc đó, Bộ trƣởng INDONESIA cũng cho biết nƣớc này có thể tham gia TPP trong

vòng 2 năm tới.

Có thể nói TPP – hiệp định thế kỉ 21 đang được cả thế giới quan tâm đặc biệt. Tuy còn nhiều khó

khăn từ Quốc hội Mỹ, sự phản đối từ người lao động, cùng việc liên tiếp các ứng cử viên Tổng thống

phản đối TPP, HANU SIC nhận định TPP sẽ cần một chặng đường dài để đi đến kết quả cuối cùng

nhưng khi mà Mỹ đang cần tìm thế cân bằng với Trung Quốc cùng với các yếu tố chính trị liên quan,

TPP vẫn sẽ có khả năng cao được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm tới.

Page 5: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

Nguồn: Vnexpress

QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN TPP

Page 6: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

CLB đầu tƣ chứng khoán Hanu SIC

Kinh tế thế giới – Châu Á Trong báo cáo cập nhập triển vọng kinh tế toàn cầu, QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF) vừa hạ dự báo của NHẬT BẢN xuống 0,6% vào năm 2015 và 1% vào năm 2016. Trong bối cảnh ngành chế tạo của nƣớc này đăng gặp khó khăn, nhiều chuyên gia nhận định chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung Ƣơng (BOJ) đƣợc cho là đang phát huy tác dụng chỉ trong ngắn hạn và mang tính bề nổi.

Sau những bất ổn và những tín hiệu không tích cực từ các số liệu trong quý 3, ngày 23/10, NGÂN HÀNG NHÂN DÂN TRUNG QUỐC (PBOC) quyết định nới lỏng thêm chính sách tiền tệ lần thứ 6 trong vòng 1 năm trở lại đây, cùng với đó PBOC cũng loại bỏ trần lãi suất huy động. Đây là bƣớc đi mới của Trung Quốc trong nỗ lực nhằm kích thích tăng trƣởng kinh tế và chống áp lực giảm phát.

Cũng trong ngày 23/10, NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG HÀN QUỐC (BOK) công bố mức tăng trƣởng 2,6% trong quý 3, cao nhất trong vòng 5 năm kể từ quý 2 năm 2010. Mức tăng trƣởng này đƣợc cho là kết quả từ chính sách nới lỏng tiền tệ , việc cắt giảm lãi suất cơ bản xuống còn 1,5% và gói kích cầu kinh tế hàng tỷ USD từ Chính phủ nƣớc này.

Ngày 14/10, CƠ QUAN QUẢN LÝ TIỀN TỆ SINGAPORE (MAS) thông báo nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. MAS cho biết ngân hàng này tiếp tục duy trì chính sách nâng giá đồng nội tệ ở mức vừa phải và dần dần, song giảm nhẹ tỷ lệ nâng giá để hàng xuất khẩu của nƣớc này cạnh tranh hơn trong bối cảnh các nƣớc khác trong khu vực châu Á đã làm yếu đồng nội tệ.

Page 7: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10
Page 8: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

CLB đầu tƣ chứng khoán Hanu SIC

Kinh tế thế giới – Châu Âu LÀN SÓNG NGƢỜI DI CƢ đổ vể các của ngõ ở châu Âu trong suốt 3 tháng qua là vấn đề

đƣợc nhiều chuyên gia, nhà kinh tế quan tâm. Theo báo cáo của OECD từ năm 2014, ngƣời

nhập cƣ chiếm đến 70% lực lƣợng lao động tăng thêm của châu Âu trong 10 năm trở lại đây.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngƣời nhập cƣ có thể đóng góp tích cực cho nền kinh tế của

châu Âu về mặt dài hạn.

Tuy nhiên, về mặt ngắn hạn, giới hoạch định chính sách của Đức cho rằng kinh tế các nƣớc

châu Âu sẽ chịu tác động tiêu cực khi phải chi một khoản lớn ngân sách cho cuộc khủng

hoảng ngƣời di cƣ. Cụ thể, Đức đã phải chi tổng 8 tỷ Euro để giải quyết các vấn đề liên quan

đến nhập cƣ, con số này đƣợc S&P dự báo tăng lên 10 tỷ và 12 tỷ trong 2 năm tới.

Ngày 26/10, Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung Ƣơng châu Âu (ECB), Quỹ tiền tệ

Quốc tế (IMF) và Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) quyết định hoãn giải ngân khoản tín dụng

trị giá 2 triệu euro cho HY LẠP với lý do nƣớc này chậm trế trong việc cải cách hệ thống

ngân hàng và tài chính. Chỉ sau đó vài ngày, Ngân hàng thế giới (WB) tuyên bố đang cân

nhắc việc hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp thông qua công ty Tài chính Quốc tế (IFC ).

Liên quan đến vụ gian lận khí lải làm rúng động ngành ô tô toàn cầu, Volkswagen (VW) của

ĐỨC cuối tháng 10 đã công bố mức thua lỗ 3,85 tỷ USD chỉ trong quý III năm 2015. Đây

đƣợc biết là quý thua lỗ đầu tiên của hàng ô tô danh tiếng này trong 15 năm qua. Tuy nhiên,

bất chấp những lo ngại đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, hoạt động xuất khẩu của Đức

hiện vẫn tăng và không bị ảnh hƣởng nhiều bởi vụ bê bối liên quan đến VW. Đây là nhận

định mới đƣợc đƣa ra của hiệp hội các nhà xuất khẩu (BGA) của Đức.

Page 9: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10
Page 10: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

CLB đầu tƣ chứng khoán Hanu SIC

Kinh tế trong nƣớc – Vĩ mô Sau thông tin TPP ĐƢỢC KÝ KẾT THÀNH CÔNG vào đầu tháng 10, Việt Nam đƣợc nhắc

đến nhƣ là quốc gia đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất. Nhiều chuyên gia nhận định một số ngành

công nghiệp nhƣ dệt may hay thủy sản của Việt Nam sẽ có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Cụ thể,

hãng nghiên cứu Eurasia Group dự báo, xuất khẩu dệt may và da giày của Việt Nam có thể

tăng 50% trong 10 năm nhờ TPP. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp, đặc biệt là mảng chăn

nuôi, dƣợc phẩm cùng với các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền đƣợc dự báo sẽ

gặp nhiều khó khăn khi TPP có hiệu lực.

CÁN CÂN THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM đang bị thâm hụt nhẹ khi mà tổng thu ngân

sách Nhà nƣớc 9 tháng ƣớc đạt 683.000 tỷ đồng, tổng chi ƣớc đạt 823,97 nghìn tỷ đồng đã

nâng mức bội chi lên 140,97 nghìn tỷ đồng. Dù vậy, nhiều chuyên gia nhận định, tình hình

này có thể sẽ khả quan hơn trong quý cuối năm khi mà nguồn kiều hối, nguồn vốn nƣớc

ngoài sẽ đổ về Việt Nam sau TPP cùng với việc bán DNNN đang đƣợc đẩy nhanh trong 2

tháng cuối năm.

Sau 2 tháng giảm liên tiếp, chỉ số giá tiêu dùng CPI THÁNG 10 tăng nhẹ khoảng 0,11% so

với tháng trƣớc và tăng 0,51% so với tháng 12 năm ngoái. Nguyên nhân của đợt tăng này

đƣợc Tổng cục thống kê lý giải là do yếu tố mùa vụ, nhu cầu lƣơng thực tăng lên khi bƣớc

vào mùa cƣới. Cũng trong tháng 10, chỉ số LẠM PHÁT CƠ BẢN đang tăng 0,06% so với

tháng 9 trƣớc đó.

Báo cáo mới công bố cũng chỉ ra CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP phân theo ngành

kinh tế tăng 8,8% so với cùng kì năm ngoái và tăng 3,4% so với tháng trƣớc.

Page 11: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

Nguồn: TCTK

TĂNG TRƯỞNG CPI 10 THÁNG ĐẦU NĂM 2015 (%)

-0,3

-0,2

-0,1

0

0,1

0,2

0,3

0,4

Thg1-15 Thg2-15 Thg3-15 Thg4-15 Thg5-15 Thg6-15 Thg7-15 Thg8-15 Thg9-15 Thg10-15

Page 12: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

CLB đầu tƣ chứng khoán Hanu SIC

Kinh tế trong nƣớc – Doanh nghiệp Giữa tháng 10, Chính phủ mới có quyết định yêu cầu SCIC-Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn Nhà nƣớc thoái vốn tại 10 DOANH NGHIỆP. Trong đó có những cái tên lớn nhƣ Vinamilk, FPT, FPT telecom,…Quyết định này ngay lập tức đã đẩy giá với mức thanh khoản của cổ phiếu các doanh nghiệp này tăng đột biến trong phiên 14/10. Cụ thể Vinamilk tăng 700% giao dịch so với phiên trƣớc, FPT tăng 1000% giao dịch, Nhựa Bình Minh tăng trần...

Cuối tháng 10, Sacombank vừa có thông báo gửi HOSE, Eximbank không còn ngƣời đại diện phần góp vốn tại Sacombank. Eximbank từng sở hữu gần 9,8% vốn điều lệ của Sacombank, tuy nhiên sau khi Sacombank sáp nhập với Southern Bank, phần vốn của Eximbank chiếm khoảng 6,4%.

Theo kết quả khảo sát Asiamoney Brokers Poll 2015, CTCP CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN (SSI) tiếp tục đƣợc bình chọn là “Nhà môi giới tốt nhất Việt Nam” năm nay. Asiamoney Brokers Poll là giải thƣởng uy tín có nhiều năm lịch sử tại Châu Á nói chung. Đây là năm thứ ba liên tiếp SSI giành đƣợc giải thƣởng danh giá bậc nhất khu vực này.

Theo nhiều báo cáo đƣợc công bố tháng 10, Việt Nam có sự cái thiện đáng kể về chỉ số cơ sở hạ tầng và chỉ số chất lƣợng và năng lƣợng, tuy nhiên chỉ số thời gian thực hiện dịch vụ cùng chỉ số về hải quan tụt lùi so với các năm trƣớc. Các DOANH NGHIỆP NGÀNH LOGISTICS ở Việt Nam đang phải nhiều khoản chi phí ở mức cao cùng với các chi phí vận tải ngoài luồng, ảnh hƣởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 13: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

Tên doanh nghiệp Tỷ lệ sở hữu

Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Mã CK: BMI) 50,7%

Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia (Mã CK: VNR) 40,36%

Công ty Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (Mã: HGM) 46,6%

Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Mã CK: NTP) 37,1%

Công ty Hạ tầng và bất động sản Việt Nam 47,6%

Công ty Nhựa Bình Minh (Mã CK: BMP) 29,6%

Công ty sữa Việt Nam (Mã CK: VNM) 45,1%

Công ty Cổ phần FPT (Mã CK: FPT) 6%

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (Mã CK: SGC) 45,1%

Công ty viễn thông FPT (FPT Telecom) 50,17%

10 DOANH NGHIỆP SCIC SẮP THOÁI VỐN

Page 14: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

CLB đầu tƣ chứng khoán Hanu SIC

Kinh tế trong nƣớc-Chứng khoán Chứng khoán Việt Nam tháng 10 đã chứng kiến những diễn biến tích cực của thị trƣờng sau

HIỆP ĐỊNH TPP đã chính thức đƣợc ký kết. Chỉ trong tuần từ 5/10 đến 9/10, chỉ số Vn-

Index đã tăng mạnh 4,56%, lên mức 588,02 điểm; HNX-Index cũng đã gia tăng tích cực với

3,19% đạt 80,75 điểm. Trong khi đó, chỉ só VS 100 đã tăng 5,98% lên 166,74 điểm; VN30

tăng 4,28% lên 605,6 điểm.

DÒNG TIỀN chủ yếu đổ về các ngành đƣợc cho là sẽ hƣởng lợi từ TPP nhƣ Dệt may (TCM,

TNG, GMC..), thủy sản (FMC, …), gỗ (GDT, TTF…), logistics (VSC, CLL,…), hay những

nhóm nhƣ bảo hiểm hay ngân hàng cũng có tín hiệu khởi sắc.

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 23/10, VN-INDEX chứng kiến sự hƣng phấn của các nhà đầu

tƣ khi đã xuyên qua mức kháng cự 600 điểm. Tuy nhiên, áp lực điều chỉnh đã tăng dần trong

phiên chiều ngày 26/10, đặc biệt tại các Bluechips khiến thị trƣờng đảo chiều và VnIndex

không còn giữ đƣợc mốc 600 điểm.

Sau 2 tháng bán ròng liên tiếp khối ngoại MUA RÒNG trở lại gần 1.169 tỷ . Sàn HSX trong

tháng 10, MBB là cổ phiếu đƣợc khối ngoại mua ròng mạnh nhất, với giá trị mua ròng đạt

hơn 643,8 tỷ đồng (40,5 triệu cổ phiếu). Chiều ngƣợc lại, MSN tiếp tục bị bán ròng tới hơn

173 tỷ đồng. Trong tháng 9, MSN cũng đã bị bán ròng hơn 491 tỷ đồng. Tƣơng tự nhƣ thế,

CII cũng bị khối ngoại bán ròng rất mạnh trong tháng 10, đạt hơn 169 tỷ đồng. Khối ngoại

trên HNX trong tháng 10 đẩy mạnh mua ròng mã TIG, đạt hơn 30,2 tỷ đồng. Hai mã CEO

và SCR đƣợc mua ròng lần lƣợt 24,8 tỷ đồng và 17,7 tỷ đồng.

Page 15: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

540

550

560

570

580

590

600

610

0

50000000

100000000

150000000

200000000

250000000

VOLUME

CLOSE

Nguồn: BVSC

BIỂU ĐỒ CHỈ SỐ VN-INDEX tháng 10

Page 16: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

CLB đầu tƣ chứng khoán Hanu SIC

Kinh tế trong nƣớc – Bất động sản Hiệp hội Bất Động Sản Việt Nam vừa công bố báo cáo mới đây, đánh giá hoạt động bất động

sản từ đầu năm 2015 đến nay. Cụ thể, 9 tháng đầu năm có KHOẢNG 1.600 GIAO DỊCH

thành công, tăng gần 40% so với cùng kì năm ngoái; một số dự án có vị trí tốt đã tăng giá

khoảng 2% đến 4%; cũng theo đó, lƣợng tồn kho bất động giản giảm hơn một nửa, tổng giá

trị còn khoảng 59.395 tỷ đồng; hàng loạt các DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN đã đƣợc

thành lập, tăng 78,7 % so với cùng kì năm ngoái.

Cũng nằm trong nhóm ngành đƣợc quan tâm sau hiệp định TPP, nhiều chuyên gia kỳ vọng

từ nay đến 3 năm tới, các thƣơng vụ M&A TRONG NGÀNH sẽ diễn ra rất sôi động. Công ty

tƣ vấn bất động sản CBRE cũng cho biết dù tác động của TPP đến thị trƣờng bất động sản

sẽ không lớn nhƣ các ngành công nghiệp khác nhƣng nhu cầu BĐS sẽ tăng nhất định và việc

nhu cầu tăng với đất công nghiệp trong khi nguồn cung đất tiêu chuẩn khá hạn chế là 2 yếu

tố có thể đẩy giá đất ở Việt Nam tăng lên.

Cũng trong báo cáo tháng mới đây của Viện kinh tế chính sách và phát triển VEPR công bố

giữa tháng 10, VEPR nhận định tăng trƣởng bất động sản đang quá cao gây sức ép lên mặt

bằng lãi suất chung và khuyến cáo cần thận trọng với xu hƣớng tăng trƣởng của thị trƣờng

bất động sản và ngăn ngừa sự hình thành BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN CÓ TÍNH CHU

KÌ.

Page 17: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

Nguồn: CBRE Việt Nam, Bộ Xây dựng

Page 18: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

CLB đầu tƣ chứng khoán Hanu SIC

Kinh tế trong nƣớc – Ngân hàng Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa nâng xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn của

NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) từ B3 lên B2, đồng

thời, điều chỉnh đánh giá tín dụng cơ sở (Baseline Credit Assessment - BCA) từ CAA1 lên

B3. Triển vọng đánh giá đƣợc nâng lên mức “ổn định”.

Cũng trong tháng 10, Moody’s xếp hạng tín nhiệm B2 cho NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH

(ABBANK). Triển vọng cho ABBank cũng đƣợc Moody's đánh giá là ổn định.

Sau 4 năm tái cơ cấu, HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM đã có diện mạo mới với

những thành tựu lớn nhƣ việc 17 tổ chức tín dụng yếu kém đã đƣợc xử lý,nợ xấu từ mức cao

ngất ngƣởng trên 17,2% đã đƣợc đƣa về dƣới ngƣỡng 2,9%, mặt bằng lãi suất đã đƣa từ

mức trên 20%/năm về mức 7-9%/năm.

NHU CẦU VỐN của các ngân hàng từ nay đến cuối năm có dấu hiệu tăng cao. Biểu hiện ở

việc không chỉ các ngân hàng nhỏ phải tăng lãi suất để cạnh tranh nhằm đảm bảo thanh

khoản mà ngay cả những ngân hàng lớn cũng đang có những điều chỉnh về LÃI SUẤT nhƣ

Sacombank, Eximbank, VIB hay SeABank…Việc khó khăn trong huy động vốn của ngân

hàng cũng phản ánh một phần sự mất dần sức hấp dẫn của kênh tiền gửi tiết kiệm. Dòng

tiền có dấu hiệu trải dần ra các kênh đầu tƣ khác nhƣ bất động sản hay chứng khoán khi

kinh tế đang đón nhận những tin tức tích cực.

Page 19: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

0,00

1,00

2,00

3,00

4,00

5,00

6,00

26

/10

/20

15

23

/10

/20

15

21

/10

/20

15

19

/10

/20

15

16

/10

/20

15

14

/10

/20

15

12

/10

/20

15

09

/10

/20

15

07

/10

/20

15

05

/10

/20

15

01

/10

/20

15

29

/09

/20

15

26

/09

/20

15

24

/09

/20

15

22

/09

/20

15

20

/09

/20

15

16

/09

/20

15

14

/09

/20

15

11

/09

/20

15

09

/09

/20

15

07

/09

/20

15

04

/09

/20

15

01

/09

/20

15

28

/08

/20

15

26

/08

/20

15

24

/08

/20

15

19

/08

/20

15

17

/08

/20

15

13

/08

/20

15

11

/08

/20

15

07

/08

/20

15

05

/08

/20

15

03

/08

/20

15

Qua đêm

1 tuần

Nguồn: Vietstock

LÃI SUẤT GIAO DỊCH LIÊN NGÂN HÀNG TỪ THÁNG 8/2015 ĐẾN 26/10/2015

Page 20: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

CLB đầu tƣ chứng khoán Hanu SIC

Kinh tế trong nƣớc – Hàng hóa Theo Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam (VFA), lũy kế từ đầu năm đến ngày 20-10, XUẤT KHẨU

GẠO đạt 4,481 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng dự báo, xuất khẩu gạo cả

năm 2015 có thể đạt 6,5 triệu tấn.

Theo dự thảo của Bộ Tài chính, có gần 30 dòng hàng THÉP NHẬP KHẨU vào Việt Nam sẽ bị tăng

thuế. Lý do cho tăng thuế lần này đƣợc Bộ tài chính giải thích trong công văn gửi Hiệp hội Thép,

Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam là nhằm bảo hộ các doanh nghiệp thép trong nƣớc.

Cơ quan xếp hạng tín dụng MOODY đã hạ DỰ BÁO GIÁ DẦU Brent và WTI, Moody tin rằng giá

dầu sẽ tăng chậm hơn dự báo của giới chuyên gia bởi nguồn cung dƣ thừa và nhu cầu dầu chƣa có

nhiều dấu hiệu sẽ cải thiện. Theo MarketWatch, trong phiên cuối tuần, giá dầu WTI giao tháng 12

trên thị trƣờng Mỹ giảm 78 cent, tƣơng đƣơng 1,7% xuống mức 44,6 USD/thùng. Cũng trong báo

cáo mới đây, NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) đã hạ dự báo giá dầu xuống 52 USD/thùng từ mức

giá 57 USD/thùng dự báo cách đây 3 tháng.Việc đồng USD mạnh lên, Iran trở lại thị trƣờng vào

cuối năm, dự trữ dầu Mỹ tăng mạnh trở lại cùng với việc nhu cầu dầu của Trung Quốc giảm xuống

đƣợc cho là những nguyên nhân chủ yếu của đợt giảm giá sâu lần này.

Tháng 10 này, THỊ TRƢỜNG VÀNG MIẾNG vẫn ghi nhận tháng kinh doanh ảm đạm. Cũng

trong tháng này, GIÁ VÀNG biến động theo giá vàng thế giới, giá vàng giảm so với tháng trƣớc do

sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đẩy lùi thời gian tăng lãi làm cho kim loại quý này mất

sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ. Bình quân giá vàng trong nƣớc ngày 15/10/2015 dao động

quanh mức 3.400.000 đ/chỉ vàng SJC.

Page 21: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

Nguồn: SJC

DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG THÁNG 10 TẠI KHỐI LƯỢNG BÁN RA (XANH) VÀ KHỐI LƯỢNG MUA VÀO (CAM)

Page 22: [HANUSIC] Bản tin kinh tế tài chính tháng 10

CLB đầu tƣ chứng khoán Hanu SIC

Khuyến nghị

Những thông tin đƣa ra trong báo cáo đƣợc lấy từ những nguồn đáng tin cậy,

tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo tính chính xác và đầy đủ tuyệt đối. Thông

tin của báo cáo đƣợc trình bày dựa trên quan điểm của tác giả về vấn đề đang

xem xét và chỉ có giá trị khuyến nghị tại thời điểm làm báo cáo.

HANU SIC không chịu trách nhiệm trƣớc mọi vấn đề do sử dụng những thông

tin cung cấp trong báo cáo. Ngoài ra, HANU SIC không có nghĩa vụ phải cập

nhật, sửa đổi và thông báo cho ngƣời đọc trong trƣờng hợp những quan điểm,

dự báo, ƣớc tính trở nên không chính xác.

Mọi hành vi sao chép, phát hành, sử dụng một phần hay toàn bộ báo cáo này

phải đƣợc sự đồng ý của HANU SIC và tác giả. Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi

trích dẫn những thông tin có trong báo cáo này.

Thông tin liên hệ CLB đầu tư chứng khoán HANU SIC – đại học Hà Nội

Email: [email protected] FanPage: https://www.facebook.com/hanusichanu