26
BSI BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu và phát trin NHTW và Nhóm nghiên cu kinh tế vĩ mô thuộc Vin Chiến lược Ngân hàng, NHNN thc hiện định khàng tháng và đăng trên Cng thông tin Khoa hc công nghngành Ngân hàng: www.khoahocnganhang.org.vn.

SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

BSI

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ

Tháng 02 năm 2016

Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu và phát triển NHTW và Nhóm nghiên cứu kinh

tế vĩ mô thuộc Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN thực hiện định kỳ hàng tháng và đăng

trên Cổng thông tin Khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng:

www.khoahocnganhang.org.vn.

Page 2: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 2

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA KINH TẾ THÁNG 2/2016

Kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế lớn, đang có xu hướng xấu đi so với cuối

năm 2015:

+ Mỹ đang có những dấu hiệu cảnh báo từ khu vực sản xuất, kinh tế Nhật Bản và

Trung Quốc vẫn tiếp tục suy giảm, kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu chưa có chuyển

biến rõ nét. Hầu hết các chỉ số kinh tế đều chưa đạt được như kỳ vọng, các quốc gia dường

như vẫn chưa tìm được lối thoát trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện cân đối

thương mại và lạm phát;

+ Giá cả các hàng hóa cơ bản vẫn tiếp tục suy giảm là thách thức lớn đối với tăng

trưởng trưởng kinh tế giới. Trong tháng, mặc dù giá dầu thô đã phục hồi vào nửa cuối tháng,

tăng nhẹ so với tháng 1 nhưng hiện tại vẫn đang ở mức thấp, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ

của tháng 2/2015;

+ Diễn biến của thị trường tài chính đã bớt bất ổn hơn so với tháng 1/2016 nhưng vẫn

chưa hình thành xu hướng vững chắc. Trên thị trường ngoại hối, chỉ số USD index đã suy

giảm, một số đồng tiền chủ chốt khác đã lên giá, vàng tiếp tục tăng giá mạnh, song các yếu tố

chi phối diễn biến thị trường chỉ mang tính ngắn hạn. Thị trường khoán đã bớt căng thẳng

trong 2 tuần giao dịch cuối tháng, xu hướng tăng nhẹ đã bắt đất xuất hiện ở thị trường Mỹ và

khu vực EU nhưng đà giảm điểm vẫn tiếp tục hiện hữu ở khu vực Châu Á;

Trước những diễn biến kinh tế còn bất lợi, NHTW một số nước trong khu vực Châu Á

tiếp tục thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ trong khi đó động thái tăng lãi suất đã diễn ra

tại các nền kinh tế đang phát triển thuộc Châu Phi và Mỹ La Tinh trước áp lực lạm phát tăng

và đồng nội tệ mất giá.

Kinh tế trong nước tiếp tục khởi sắc với những diễn biến tích cực về cung, cầu hàng

hóa, hoạt động thương mại, đầu tư và sự ổn định, phát triển của thị trường tài chính:

+ Các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cả ở phía cung và cầu đều thuận lợi so

với cùng kỳ, tình hình sản xuất trong nước tiếp tục được cải thiện; cán cân thương mại quay

trở lại trạng thái xuất siêu, khu vực FDI tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động trao đổi thương

mại, đồng thời đầu tư từ khu vực này vẫn giữ đà tăng trưởng tốt;

+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 năm 2016 đã tăng 0,42% so với tháng 12/2015 và

tăng 1,27% so với cùng kỳ, chỉ số lạm phát cơ bản tăng 0,56% so với tháng trước và cao hơn

mức tăng CPI chung là 0,42%;

+ Diễn biễn lãi suất trong tháng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và nhu cầu của thị

trường. Lãi suất cho vay nền kinh tế ổn định, lãi suất liên ngân hàng giảm ở hầu hết các kỳ

hạn, giảm mạnh ở các kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động chủ yếu được điều chỉnh tăng ở các kỳ

hạn huy động dài hạn (36 tháng);

+ Tỷ giá USD/VND tiếp tục diễn biến tích cực, tỷ giá bán trên thị trường tự do đã thấp

hơn tỷ giá niêm yết của các NHTM;

Page 3: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 3

+ Giá vàng trong nước tiếp tục duy trì xu hướng tăng của tháng trước nhưng tốc độ

tăng thấp hơn nhiều so với giá vàng trên thị trường quốc tế, chênh lệch giá vàng trong nước

và quốc tế giảm mạnh;

+ Thị trường chứng khoán đã hồi phục nhẹ và được đánh giá là một trong những thị

trường hoạt động tốt trong khu vực Châu Á

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, tốc độ tăng trưởng chậm lại của hoạt động

tiêu dùng và áp lực cân đối ngân sách từ việc suy giảm nguồn thu từ hoạt động xuất nhập

khẩu và cơ cấu nguồn chi còn bất cấp sẽ là những điểm đáng chú ý trong tháng.

Page 4: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 4

I. Kinh tế thế giới và thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu

1. Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới

trong tháng

2/2016, đặc biệt

là các nền kinh

tế đầu tàu có

diễn biến xấu đi

so với thời điểm

cuối năm 2015.

Sau khi đón nhận số liệu tương đối tích cực về tăng trưởng GDP hiệu chỉnh cho

quý IV/20151, các chỉ số vĩ mô của kinh tế Mỹ trong tháng tiếp tục có những diễn

biến lạc quan song khu vực sản xuất đang cho thấy những tín hiệu chậm lại. Cụ

thể, doanh số bán lẻ hàng hóa trong tháng 1/2016 tăng 0,2% so với tháng trước

và 3,4% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng của tháng 1 năm trước2. Đà tăng của

tiêu dùng nhận được sự hỗ trợ tích cực của thị trường lao động khi tỷ lệ thất

nghiệp đã giảm xuống mức 4,9% trong tháng 1 từ mức 5% trong tháng 10-

12/2015. Cùng với đó, chỉ số lạm phát cơ bản của Mỹ trong tháng 1 cũng đã tăng

2,2% so với cùng kỳ (mức tăng cao nhất kể từ tháng 6/2012).

Tăng trưởng doanh số bán lẻ của Mỹ

Nguồn: US Census Bureau

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ

Nguồn: US Census Bureau

Tuy vậy, khu vực sản xuất của Mỹ đang có dấu hiệu tăng chậm lại, chỉ số PMI

ngành sản xuất tháng 2 giảm xuống còn 51,3 điểm so với mức 52,4 điểm của

tháng 1 và là mức thấp thứ hai kể từ tháng 10/2012. Thâm hụt thương mại của

Mỹ trong tháng 12/2015 ở mức 43,4 tỷ USD, cao hơn mức thâm hụt 42,2 tỷ

USD của tháng 11, do xuất khẩu giảm trong khi nhập khẩu tăng3. Nhìn chung,

việc khu vực sản xuất tăng chậm lại, xuất khẩu suy giảm cùng những diễn biến

kinh tế toàn cầu không khả quan sẽ là những rủi ro cho kinh tế Mỹ trong những

tháng tới.

Chỉ số PMI ngành sản xuất

Nguồn: Markiteconomics

Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ

Nguồn: US Census Bureau

1 Vào ngày 27/2, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố số liệu tăng trưởng GDP hiệu chỉnh lần 1 của Mỹ trong quý 4/2015 lên mức 1%,

cao hơn mức 0,7% trong ước tính trước đó 2 Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Mỹ trong tháng 1/2015 giảm 0,8% so với tháng trước và tăng 3,3% so với cùng kỳ 3 Xuất khẩu của Mỹ trong tháng 12 ở mức 181,5 tỷ USD, thấp hơn mức 182 tỷ USD của tháng 11. Trong khi đó, nhập khẩu tháng

12 ở mức 224,9 tỷ USD, cao hơn mức 224,3 tỷ USD của tháng 11 (theo cục phân tích kinh tế Mỹ BEA)

Page 5: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 5

Kinh tế Nhật Bản đang rất khó khăn trong việc tìm ra động lực tăng trưởng khi

người dân tiếp tục thắt chặt chi tiêu, xuất khẩu suy giảm trong khi khu vực sản

xuất trì trệ. Cụ thể, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tại Nhật trong tháng 1

giảm tới 1,1% so với tháng trước và giảm 0,1% so với cùng kỳ, đánh dấu tháng

giảm thứ 3 liên tiếp4. Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 1 cũng giảm 12,9% so

với cùng kỳ, đây là mức giảm cao nhất kể từ tháng 10/2009. Do vậy, thâm hụt

thương mại tại Nhật trong tháng 1 chuyển từ thặng dư5 sang thâm hụt 645,9 tỷ

yên. Chỉ số PMI ngành sản xuất trong tháng 2 ở mức 50,1 điểm, giảm nhẹ so với

mức 50,2 điểm của tháng 1 và là mức thấp nhất từ tháng 6/2015. Những diễn

biến không khả quan của kinh tế thực đã khiến lạm phát tại Nhật trong tháng

1/2016 không tăng so với cùng kỳ (tháng 12/2015 tăng 0,2% so với cùng kỳ)

Chỉ số PMI sản xuất của Nhật Bản

Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Nhật Bản

Nguồn: The Cabinet office

Kinh tế của khu vực đồng tiền chung Châu Âu chưa mấy cải thiện. Hoạt động

tiêu dùng đã có diễn biến không mấy khả quan khi doanh số bán lẻ hàng hóa của

Châu Âu trong tháng 1 chỉ tăng 2% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng của tháng

12/2015 (2,1%) bất chấp việc thị trường lao động đã có sự cải thiện nhẹ (tỷ lệ

thất nghiệp tại Châu Âu trong tháng 1/2016 ở mức 10,3%, thấp hơn mức 10,4%

của tháng 12/2015). Cán cân thương mại cũng chỉ tăng nhẹ khi đạt mức thặng dự

24,3 tỷ EUR trong tháng 12, cao hơn mức 23,7 tỷ EUR của tháng 11. Chỉ số PMI

ngành sản xuất trong tháng 2 chỉ đạt mức 51,2 điểm và là mức thấp nhất trong

vòng 1 năm qua. Lạm phát tại khu vực trong tháng 2 đã quay đầu giảm 0,2% so

với cùng kỳ, đây là lần đầu tiên trong 5 tháng lạm phát có mức tăng trưởng âm.

Chỉ số PMI sản xuất khu vực Châu Âu

Nguồn: Markiteconomics

Doanh số bán lẻ hàng hóa khu vực Châu Âu

Nguồn: Eurostats

4 Tháng 11 và 12/2015, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tại Nhật Bản đều giảm 1,1% so với cùng kỳ 5 Trong tháng 12/2015, cán cân thương mại tại Nhật Bản đạt mức thặng dư 140,2 tỷ Yên

Page 6: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 6

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục xấu đi trầm trọng ở cả khu vực sản xuất và dịch vụ.

Chỉ số PMI ngành sản xuất của Trung Quốc trong tháng 2 chỉ đạt mức 48 điểm,

giảm 0,4 điểm so với tháng trước, và là tháng thứ 11 liên tiếp ở mức dưới 50

điểm, phản ánh khu vực sản xuất đang tiếp tục bị thu hẹp. Bên cạnh sự suy giảm

trong khu vực sản xuất, tăng trưởng của khu vực dịch vụ cũng chậm lại khi chỉ

số PMI ngành dịch vụ ở mức 51,2 điểm, thấp hơn so với mức 52,4 điểm của

tháng 1.

Hoạt động tiêu dùng trong tháng tuy có khả quan hơn nhưng nhiều khả năng do

tác động từ yếu tố mùa vụ6. Hoạt động thương mại cũng trì trệ khi xuất khẩu

của Trung Quốc trong tháng 1/2016 (tính theo USD) giảm 11,2% so với cùng

kỳ năm ngoái, nhập khẩu giảm tới 18,8%, và là tháng giảm thứ 15 liên tiếp. Do

vậy, Trung Quốc tiếp tục đạt thặng dư thương mại 63,29 tỷ USD trong tháng 1,

cao hơn so với mức thặng dư 60 tỷ USD của tháng 12/2015. Lạm phát tại Trung

Quốc trong tháng 1 vẫn ở mức thấp khi chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ, cao hơn

mức 1,6% của tháng 12/2015

Chỉ số PMI sản xuất tại Trung Quốc

Nguồn: Markiteconomics

Doanh số bán lẻ hàng hóa tại Trung Quốc

Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc

Trong tháng 2,

giá dầu thô trên

thị trường thế

giới đã tăng nhẹ

trở lại

Như vậy, có thể thấy hầu hết các nền kinh tế lớn đều có những diễn biến không

như kỳ vọng. Trong khi Mỹ đang có những dấu hiệu cảnh báo từ khu vực sản

xuất thì kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc vẫn đang trên đà suy giảm, kinh tế khu

vực đồng tiền chung Châu Âu chưa có chuyển biến rõ nét. Những diễn biến trên

đã khiến các tổ chức quốc tế phải đồng loạt điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng

kinh tế toàn cầu trong năm 20167.

Kết thúc tháng, giá dầu WTI dừng lại ở mức 32,74USD/thùng, tăng 3,5% so với

thời điểm đầu tháng; giá dầu Brent ở mức 35,92USD/thùng, tăng 10,6% so với

đầu tháng. Tuy đã tăng trở lại nhưng trong tháng giá dầu đã có diễn biến phức

tạp và khó lường do sự chi phối của những yếu tố nền tảng như cung cầu thị

6Theo báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 13/2, doanh số bán lẻ của nước này tăng 11,2% trong kỳ nghỉ lễ Mùa Xuân

so với cùng kỳ năm trước.

7 Vào cuối tháng 1, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2016 sẽ chỉ đạt mức 3,4% (thấp hơn 0,2% so với dự báo được đưa ra

vào tháng 10/2015). Vào ngày 18/2, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3% trong

năm 2016. Ngày 5/2, Ủy ban châu Âu (EU) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu năm 2016 xuống mức

1,7%, thấp hơn mức 1,8% trong tháng 12/2015

Page 7: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 7

trường cùng yếu tố tâm lý, kỳ

vọng. Cụ thể như sau:

Trong nửa đầu tháng 2, giá dầu

thô thế giới đã quay đầu giảm

sau khi đã hồi phục nhẹ vào cuối

tháng 1 do tình hình dư cung

tiếp tục trầm trọng hơn, đặc biệt

là tại Mỹ8. Giá dầu WTI trên thị

trường Mỹ đã chạm đáy 12 năm

với mức giá 26,19USD/thùng,

giảm tới 22% so với thời điểm

cuối tháng 1 và 28% so với đầu

năm 2016. Cùng ngày, giá dầu

Brent xuống mức

28,82USD/thùng, giảm 13% so

với cuối tháng 1 và giảm 20,5%

so với thời điểm đầu năm 2016.

Tuy nhiên, trong những tuần cuối tháng 2, giá dầu thô đã tăng mạnh trở lại ngay

khi có thông tin hai nhà sản xuất dầu mỏ lớn hàng đầu thế giới là Ả Rập Saudi

và Nga đã đồng ý với thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô nếu các

quốc gia dầu mỏ chủ chốt khác cùng tham gia. Bên cạnh đó, thị trường còn

được hỗ trợ bởi kỳ vọng về việc các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn khác như

Qatar, Venezuela, Iran…có thể sẽ tham gia cắt giảm sản lượng dầu trong cuộc

họp vào tháng 3. Do đó, giá dầu WTI đã bật tăng mạnh từ mức đáy

26,19USD/thùng lên mức 29,32USD/thùng ngay trong phiên giao dịch 12/2

(tăng tới 12% so với mức giá của ngày 11/2). Dù giá dầu đã có diễn biến tăng

trong tháng nhưng nhìn chung giá dầu thô hiện tại vẫn đang ở mức thấp, chỉ

bằng một nửa so với mức cùng kỳ của tháng 2/2015.

2. Điều hành chính sách của NHTW các quốc gia

Trong tháng 2,

xu hướng điều

hành chính sách

của NHTW tại

các nền kinh tế

chủ chốt vẫn

mang tính chất

nới lỏng là chủ

đạo

NHTW Mỹ (Fed) cân nhắc về lộ trình nâng lãi suất trong bối cảnh các

nước đối tác gia tăng các biện pháp kích thích kinh tế. Trong phiên điều trần

trước Hạ viện ngày 10/2, Chủ tịch Fed Janet Yellen để ngỏ khả năng nâng lãi

suất trong phiên họp chính sách vào tháng Ba, tuy nhiên thừa nhận bất ổn trên

thị trường chứng khoán toàn cầu và các nền kinh tế mới nổi có thể làm chậm lộ

trình tăng lãi suất. Biên bản cuộc họp tháng 1 của Fed cũng cho thấy các nhà

hoạch định chính sách khá đồng thuận trong nhận định về sự bất ổn ngày càng

8 Dự trữ dầu tại Mỹ trong nửa đầu tháng 2 đã vượt mức 500 triệu thùng, mức cao nhất trong 8 thập kỷ

qua. Bên cạnh đó, dự trữ dầu tại Oklahoma (điểm dự trữ dầu lớn nhất nước Mỹ) cũng lên mức cao kỷ lục 64,7

triệu thùng trên tổng mức chứa 73 triệu thùng dầu (theo Bloomberg)

Diễn biến giá dầu thô thế giới 2 tháng

đầu năm 2016

Nguồn: Tổ chức năng lượng thế giới

Page 8: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 8

gia tăng có thể khiến lộ trình tăng lãi suất chậm lại.

NHTW Nhật (BOJ) chính thức áp dụng lãi suất âm lần đầu tiên vào ngày

16/02/2016 nhằm chống giảm phát và suy giảm kinh tế. Theo đó, lãi suất

được ấn định ở mức - 0,1% đối với một số tài khoản do các thể chế tài chính

nắm giữ ở BOJ nhằm khuyến khích đưa lượng tiền này trở lại nền kinh tế thông

qua chi tiêu hoặc tái đầu tư. Mặc dù cần thời gian để đánh giá các tác động cụ

thể, chính phủ Nhật kỳ vọng biện pháp này sẽ củng cố một chu kỳ tích cực của

nền kinh tế thông qua tăng lương và tạo việc làm.

NHTW Trung Quốc (PboC) tiếp tục thực hiện các quyết sách tiền tệ nới

lỏng. Trong ngày 29/2 vừa qua, PboC đã quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt

buộc thêm 0,5 điểm % xuống còn 17% đối với các ngân hàng lớn trong một nỗ

lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang giảm tốc mạnh. Ngoài ra, trong

tháng 2 vừa qua. PboC cũng đã bơm mạnh vào thị trường khoảng 300 tỷ NDN

(tương đương 46,15 tỷ USD) thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Tại các nền kinh

tế đang phát

triển, NHTW đã

điều hành lãi

suất phù hợp với

diễn biến kinh tế

vĩ mô của từng

quốc gia

Trong tháng 2 có 15 NHTW các quốc gia đang phát triển và mới nổi tiến

hành điều chỉnh lãi suất. Trong đó có 10 quốc gia tăng lãi suất ở mức từ 0,25

đến 2 điểm % và tập trung chủ yếu tại các nền kinh tế đang phát triển thuộc

Châu Phi và Mỹ La Tinh trước áp lực lạm phát tăng và đồng nội tệ mất giá. 5

quốc gia đang phát triển khác cắt giảm lãi suất từ 0,25 đến 0,5 điểm % trước áp

lực kinh tế suy giảm, trong đó đáng chú ý là Indonesia đã phải cắt giảm lãi suất

lần thứ 2 kể từ đầu năm đến nay.

3. Diễn biến thị trường ngoại hối

Diễn biến của các

đồng tiền mạnh đã

có những thay đổi

so với tháng trước,

trong đó đáng chú

ý là xu hướng

tăng của đồng đô

la Mỹ đã chững

lại và xu hướng

phục hồi mạnh

của đồng JPY.

Trong tháng 2, thị trường đã chứng

kiến những thay đổi, thậm chí là đảo

chiều trong diễn biến của phần lớn các

ngoại tệ mạnh, yếu tố ảnh hưởng nhất

đến xu hướng của thị trường trong

tháng này đó là tình hình kinh tế vĩ mô

của các nền kinh tế. Cụ thể, tại Mỹ,

mặc dù các chỉ chỉ số kinh tế liên quan

đến khu vực sản xuất và tỷ lệ việc làm

vẫn đang tiếp tục cải thiện, song vẫn

chưa đạt được như kỳ vọng. Ngoài ra, một số yếu tố vĩ mô khác như thâm hụt

cán cân thương mại, niềm tin của người tiêu dùng,.... và ngay cả động thái thận

trọng trong việc điều hành lãi suất của Fed đã cản lại đà tăng giá của đồng bạc

xanh. Kết thúc tháng 2, chỉ số USD index đã giảm 1,41% - diễn biến trái chiều

với đà tăng của tháng trước (0,93%), giao dịch ở mức 98,22. Trong tháng, chỉ số

này chỉ tăng trong 8 ngày giao dịch, tăng liên tục trong 2 ngày giao dịch cuối

tháng, khoảng 0,97% nhưng ngay ngày giao dịch đầu tiên của tháng, USD index

Nguồn: Investing

Page 9: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 9

đã giảm 1,61%. Xu hướng giảm của đồng đô la cũng đã ảnh hưởng nhất định

đến điễn biễn của một số đồng tiền chủ chốt trên thị trường ngoại hối.

Tại khu vực Châu Âu, diễn biến của hai đồng tiền mạnh là đồng GBP và đồng

EUR đã có sự thay đổi, trong đó đồng GBP tiếp tục xu hướng giảm của tháng

trước mặc dù ở tốc độ thấp hơn nhưng đồng EUR đã tăng nhẹ so với đồng đô la

Mỹ. Tính chung trong cả tháng 2, tỷ giá GBP/USD đã giảm 2,3%, tỷ giá

EUR/USD đã tăng nhẹ ở mức 0,37%. Trên thị trường, mặc dù được hỗ trợ bởi

những thông tin tốt lành vào ngày 21/2 khi Thủ tướng David Cameron đạt được

thỏa thuận được coi là thắng lợi tại Brussels - cuộc thăm dò dư luận của tờ

Daily Mail cho thấy 48% người Anh muốn nước này ở lại trong EU; 33% muốn

nhìn thấy Brexit (nước Anh ra khỏi EU) và 19% còn đang lưỡng lự, nhưng cũng

không thể vực dậy đà giảm giá mạnh của đồng bảng Anh trong nửa cuối của

tháng với mức giảm lên đến 4,13%. Trong khi đó, đồng EUR lên giá so với

đồng USD gần như liên tục trong suốt 9 ngày giao dịch đầu tiên của tháng với

mức tăng lên tới 4,15%, tuy nhiên do tác động không mấy khả quan của các

nền kinh tế lớn trong khu vực và tỷ lệ lạm lạm tiếp tục ở mức thấp nên xu

hướng giảm đã xuất hiện kể từ ngày 12/2 cho đến cuối tháng với mức giảm cao

nhất là 0,95%.

Bên cạnh đó, tại khu vực Châu Á, diễn biến của 02 đồng tiền mạnh là CNY và

JPY đều có cùng xu hướng tăng, trái ngược với xu hướng giảm của tháng trước,

đặc biệt là sự lên giá mạnh của đồng JPY. Kết thúc tháng, tỷ giá USD/JPY đã

giảm 7,09% và tỷ giá USD/CNY giảm khoảng 0,33%. Diễn biến của hai đồng

tiền này trong tháng bên cạnh tác động giảm của đồng USD còn bị chi phối bởi

một số nhân tố khác. Tại Nhật Bản, sự lên giá của đồng JPY trong cả tháng

được hỗ trợ mạnh mẽ bởi tâm lý e ngại rủi ro trước những bất ổn của thị trường

tài chính toàn cầu. Việc thị trường tiếp tục kỳ vọng rằng BOJ sẽ cắt giảm lãi

suất khi diễn biến lạm phát cơ bản không thay đổi so với cuối năm 2015 và lạm

phát tổng thể sắp tuột khỏi mức sàn 0% đã không còn là yếu tố hỗ trợ cho đà

giảm của đồng JPY như trong tháng trước. Trong khi đó, việc Chính phủ Trung

Quốc không có can thiệp quá lớn đến tỷ giá niêm yết chính thức đã làm cho

diễn biến của đồng tiền này dường như bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi xu hướng

của đồng USD, tình hình kinh tế trong nước và đặc biệt là quyết sách nới lỏng

CSTT vào ngày giao dịch cuối cùng của PBOC. Trái ngược với đà tăng tính

chung cho cả tháng, đồng CNY đã giảm trong 05 ngày giao dịch cuối cùng khi

PBOC công bố cắt giảm thêm tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với các ngân

hàng lớn.

Page 10: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 10

Nguồn: Investing.com

Giá vàng giao dịch trên thị trường quốc tế tiếp tục xu hướng tăng mạnh

Vàng đã trở

thành tài sản

tăng giá mạnh

nhất trong số các

hàng hóa cơ bản

từ đầu năm đến

nay.

Kết thúc tháng 2, giá vàng giao dịch trên thị trường quốc tế đã tăng hơn 10%,

gấp đôi mức tăng của tháng 1/2016, vàng là tài sản tăng giá mạnh nhất trong số

các hàng hóa cơ bản từ đầu năm đến nay. Diễn biến của giá vàng trong tháng

tiếp tục khẳng định vai trò là tài sản an toàn của vàng khi tình hình kinh tế, tài

chính thế giới còn có nhiều quan ngại. Tiếp nối những bất ổn của kinh tế thế

giới trong tháng 1, giá vàng đã tăng mạnh trong 2 tuần giao dịch đầu của tháng

lần lượt là 5,66% và 6,94%, trong đó ghi nhận mức tăng mạnh nhất vào ngày

11/2 ở mức 4,45%, khoảng 1.260,9 USD/ounce và tăng nhẹ trong tuần giao dịch

cuối ở mức 0,92%. Mặc dù vậy, giá vàng vẫn có một tuần giảm nhẹ trong tuần

giao dịch thứ 3 (-0,23%) do tác động từ sự phục hồi của chứng khoán toàn cầu –

đây cũng là một đặc điểm đáng chú ý trong tháng khi giá vàng luôn biến động

ngược chiều với diễn biến trên các thị trường chứng khoán lớn.

Từ đầu năm đến nay, vàng đã tăng giá khoảng 16,25% - là một trong những tài

sản tăng giá mạnh nhất trên thị trường tài chính. Diễn biến hiện tại của giá vàng

trên thị trường đã khiến cho giới đầu tư tin tưởng rằng trong quý I, giá vàng sẽ

có thể giữ trên 1.200 USD/ounce và nếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn tiếp

tục giảm tốc, giá dầu sụt giảm ở mức thấp, thị trường tài chính biến động mạnh,

Page 11: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 11

Diễn biến giá vàng quốc tế

Nguồn: Kitco.com

4. Diễn biến thị trường chứng khoán

tâm lý lo sợ rủi ro gia tăng thì vàng có thể tăng đến 1.400USD/ounce.

TTCK toàn cầu

chưa có nhiều

khởi sắc trong

bối cảnh kinh tế

thế giới ảm đạm

và các thị trường

hàng hóa còn

nhiều diễn biến

phức tạp

Trong tháng 2, thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục biến động phức tạp dưới

ảnh hưởng của diễn biến kinh tế vĩ mô toàn cầu và các quyết sách điều hành của

các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới.

Trong nửa đầu tháng, chứng khoán thế giới chứng kiến một đợt bán tháo mạnh

mẽ. Đà bán tháo liên tục khiến cả ba chỉ số chính trên thị trường chứng khoán

Mỹ giảm gần 10% kể từ đầu năm và rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm

qua. Chứng khoán châu Âu còn giảm tồi tệ hơn phố Wall và xuống mức thấp

nhất trong vòng 2 năm rưỡi. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng đã đánh mất

mốc 15,000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 10/2014. Nguyên nhân dẫn đến tình

trạng này bắt nguồn từ lo ngại tăng trưởng toàn cầu suy yếu, sự không chắc

chắn trong định hướng điều hành chính sách tại các NHTW và những biến động

trên các thị trường nguyên liệu, năng lượng. Tổng hợp tất cả các nhân tố đó đã

ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin thị trường, các đợt bán tháo cổ phiếu liên

tiếp xảy ra đẩy giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, đặc biệt đối với nhóm cổ phiếu

ngân hàng và các công ty năng

lượng.

Tuy nhiên, bước sang nửa cuối

tháng 2, giá dầu đảo chiều tăng

giá trong nhiều phiên đã kéo

theo sự khởi sắc của cổ phiếu

nhóm ngành năng lượng, tăng

thêm niềm tin và sự hưng phấn

trên hầu khắp các thị trường

toàn cầu. Ngoài ra, việc một

loạt các nền kinh tế chủ chốt

Diễn biến của các chỉ số chứng khoán thế giới 2/2016

Nguồn: Bloomberg

Page 12: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 12

KINH TẾ TRONG NƯỚC

1. Tăng trưởng kinh tế

Tình hình sản xuất trong nước được cải thiện nhẹ với vai trò dẫn dắt của công nghiệp

chế biến, chế tạo

Nguồn: TCTK

tiếp tục đưa ra các thông tin hỗ trợ thông qua các chương trình nới lỏng chính

sách cũng đã góp phần ổn định và đảo ngược đà giảm điểm của thị trường. Nhờ

đó, hầu hết các chỉ số chứng khoán tại Mỹ, EU đều đã khôi phục lại mức giá trị

đã mất trong nửa đầu tháng, trong đó một số chỉ số chốt tháng đã tăng nhẹ so

với thời điểm cuối tháng trước. Riêng tại thị trường Châu Á, đà giảm điểm vẫn

khá mạnh trong đó đáng chú ý là chỉ số Nikkei đã giảm đến 10,14% trước tình

hình kinh tế Nhật Bản vẫn diễn biến ngày càng xấu đi mặc dù BoJ đã tích cực

triển khai nhiều biện pháp kích thích kinh tế. Chỉ số Shanghai 300 của Trung

Quốc vẫn tiếp tục giảm trong tháng 2 trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tiếp

tục giảm tốc tuy nhưng mức mất điểm nhẹ khoảng 0,41% so với tháng trước.

Trong tháng 2/2016, mặc dù có kỳ nghỉ tết nguyên đán, song chỉ số IIP toàn

ngành tiếp tục giữ xu hướng tăng, đạt 7,9% so với cùng kỳ. Tính chung 02

tháng đầu năm 2016, chỉ số IIP toàn ngành đã tăng 6,6% so với cùng kỳ năm

trước và thấp hơn mức 12% của năm 2015.

Trong xu hướng cải thiện của sản xuất trong nước, ngành công nghiệp chế biến,

chế tạo tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt với tốc độ tăng 10,3% so với cùng kỳ. Tính

chung 2 tháng đầu năm 2016, chỉ số IIP ngành chế biến chế tạo đạt mức 8,5%,

đóng góp 6 điểm phần trăm vào chỉ số chung.

Diễn biến tích cực trong ngành chế biến chế tạo cũng được thể hiện rõ hơn

thông qua hoạt động tiêu thụ và tồn kho. Cụ thể, chỉ số tiêu thụ công nghiệp chế

biến chế tạo tháng 01/2016 tăng 8,6% so cùng kỳ. Chỉ số hàng tồn kho tăng

không nhiều so với mức tăng 11,3% cùng kỳ năm 2015, tăng ở mức 8,9%

Page 13: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 13

9 Trong tháng 01/2016, giá cả hàng hóa thế giới đã có mức giảm mạnh 8,1%, đánh dấu tháng giảm thứ 8 liên tiếp, nguyên nhân chủ yếu là do

giá dầu thô giảm mạnh. Mặc dù nhu cầu về năng lượng tăng lên trong tháng 01/2016 thể hiện thông qua giá khí đốt đã tăng lên 18,29%,

nhưng giá dầu thô thế giới vẫn giảm 18,2% về mức 29,9 USD/thùng. Bên cạnh đó, giá than đá đã giảm 4,4%; giá kim loại nói chung giảm 1,3% nhưng giá nông sản lại tăng nhẹ 0,2%.

Bên cạnh đó, IIP của ngành khai khoáng tiếp tục duy trì xu hướng giảm ở tháng

thứ 3 liên tiếp với mức giảm 1,5% so với cùng kỳ. Tính chung 2 tháng đầu năm

2016, ngành khai khoáng đã giảm 1,7%. Sự sụt giảm của ngành khai khoáng,

trong đó chủ yếu là ngành khai thác dầu khí và khoáng sản bị tác động mạnh

bởi mức giảm của giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá năng lượng và

khoáng sản9. Theo số liệu từ Bộ công thương, sản lượng dầu thô khai thác tháng

1/2016 ước đạt 1,5 triệu tấn, giảm 7,2% so với cùng kỳ.

Tình hình sản xuất trong nước vẫn tiếp tục được cải thiện, phản ánh thông qua

chỉ số quản trị nhà mua hàng PMI (Nikkie). Chỉ số PMI đã duy trì ngưỡng mở

rộng sang tháng thứ 3 liên tiếp mặc dù mức độ cải thiện yếu hơn so với 2 tháng

liền trước khi giảm từ mức 51,3 điểm của tháng 1 xuống còn 50,3 điểm trong

tháng 2. Trong đó, tăng trưởng sản lượng, số đơn đặt hàng mới và việc làm vẫn

được duy trì mặc dù mức tăng của từng tham số yếu hơn so với tháng 1. Điểm

tích cực là tồn kho hàng mua tiếp tục giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp và mức

giảm này được đánh giá là lớn nhất trong vòng hai năm rưỡi qua.

Một điểm đáng chú ý khác là giá cả đầu vào tiếp tục nối dài chuỗi giảm sang

tháng thứ tám. Theo đánh giá trên cơ sở thông tin khảo sát cho thấy giá cả hàng

hóa giảm, đặc biệt là giá dầu vẫn đóng vai trò chủ yếu dẫn đến giá cả đầu vào đi

xuống liên tục thời gian qua. Trong bối cảnh chi phí đầu vào giảm và nhu cầu

khách hàng còn yếu, các nhà sản xuất đã hạ giá bán sản phẩm và tiếp tục làm

giảm giá đầu ra.

Page 14: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 14

Một số VBPL chính sách quan trọng liên quan đến điều tiết tăng trưởng kinh tế về phía cung được ban hành,

bắt đầu có hiệu lực trong 2 tháng đầu năm 2016

- Nghị quyết của Chính phủ số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực

hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2016

- Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ; có hiệu lực ngày 01/01/2016

- Quyết định 229/QĐ-TTg ban hành ngày 4/2/2016 Quyết định về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, ngày hiệu lực 4/2/2016

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có xu hướng tăng trưởng chậm lại so với

năm trước

Đà tăng trưởng

của chỉ số doanh

thu bán lẻ hàng

hóa và dịch vụ

tiêu dùng có xu

hướng chững lại

so với năm trước

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và

doanh thu dịch vụ tiêu dùng

trong tháng 2 giảm 3,28% so

với tháng trước, tuy nhiên vẫn

tăng 6,8% so với cùng kỳ năm

2015. Mặc dù vậy, tốc độ tăng

trưởng doanh thu hàng bán lẻ

đang có xu hướng chững lại khi

tốc độ tăng trưởng so cùng kỳ

của 2 tháng đầu năm đều thấp

hơn so với năm ngoái. Tính

chung 2 tháng đầu năm 2016,

tổng mức bán lẻ hàng hóa và

doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 587 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với

cùng kỳ năm trước, loại trừ yếu tố giá tăng 8,3%, thấp hơn mức tăng 10,7% của

2 tháng đầu năm 2015.

Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoa và

dịch vụ tiêu dùng so với tháng trước và so

với cùng kỳ

Nguồn: TCTK

Page 15: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 15

Đầu tư từ khu

vực FDI vẫn giữ

đà tăng trưởng

tốt với lượng vốn

FDI đăng ký và

thực hiện đều

tăng cao trong 2

tháng đầu năm

Vốn đầu tư từ

NSNN giải ngân

trong 2 tháng

đầu năm ở mức

thấp theo tính

quy luật hàng

năm

Tính đến 20/02/2016, tổng lượng

vốn FDI đăng ký của các dự án

cấp mới và vốn cấp bổ sung ước

đạt 2803,4 triệu USD, tăng 135%

so với cùng kỳ năm trước. Vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài thực

hiện 2 tháng đầu năm ước tính đạt

1,5 tỷ USD, tăng 15,4% so với

cùng kỳ năm 2015, cao hơn gấp

đôi so với mức tăng 7,1% của 2

tháng đầu năm 2015.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn

ngân sách Nhà nước trong tháng 2

ước tính đạt 10.432 tỷ đồng. Tính

chung 2 tháng đầu năm, lượng vốn

đầu tư từ NSNN ước đạt 25,3

nghìn tỷ đồng, bằng 10,2% kế

hoạch năm và tăng 5,4% so với

cùng kỳ năm 2015 (cao hơn so với

mức tăng 1,4% của cùng kỳ

2015). Hoạt động đầu tư từ NSNN

vẫn diễn biến theo tính quy luật

cảu những năm gần đây, thường ở

mức thấp trong những tháng đầu năm.

Cán cân thương mại đã quay trở lại xuất siêu do tốc độ tăng nhập khẩu giảm mạnh trong 2

tháng đầu năm

Tốc độ tăng

trưởng xuất

khẩu và nhập

khẩu trong 2

tháng đầu năm

2016 đều thấp

hơn so cùng kỳ

2015, nhưng với

đà giảm mạnh

hơn của nhập

khẩu so với xuất

khẩu, nền kinh

tế đã quay trở lại

xuất siêu

Đầu năm 2016, tốc độ tăng trưởng

xuất khẩu và nhập khẩu đều có xu

hướng chững lại so với cùng kỳ

năm trước. Tính chung 2 tháng

đầu năm 2016, kim ngạch hàng

hóa xuất khẩu ước tính đạt 23,7 tỷ

USD, chỉ tăng 2,9% so với cùng

kỳ năm trước (thấp hơn nhiều so

với mức tăng 8,6% của 2 tháng

đầu năm 2015). Nhập khẩu còn

giảm mạnh hơn khi ước đạt 22,8

tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng

Diễn biến vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn

T1/2014 – T2/2015

Nguồn: TCTK

Diễn biến vốn FDI đăng ký và thực hiện

qua các tháng giai đoạn 1/2015 – 2/2016

Nguồn: TCTK

Diễn biến XNK và nhập siêu qua các tháng

giai đoạn 1/2015 – 2/2016 (triệu USD)

Nguồn: TCTK

Page 16: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 16

kỳ (thấp xa so với mức tăng 16,3% của 2 tháng đầu năm 2015). Với diễn biến

như vậy của hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại trong 2 tháng đầu

năm đã quay trở lại xuất siêu 865 triệu USD.

Xuất khẩu sụt giảm mạnh trong 2 tháng vừa qua chủ yếu bắt nguồn từ giá trị

xuất khẩu hàng nông sản và tài nguyên thô sụt giảm mạnh với dầu thô giảm

63%, sắt thép giảm 21,3%, sắn và sản phẩm của sắn giảm 28,8%, hạt tiêu giảm

21,1%,… Trong khi đó nhập khẩu giảm chủ yếu là do kim ngạch nhập khẩu

một số mặt hàng phục vụ sản xuất trong nước giảm so với cùng kỳ năm trước:

máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 13,6%; điện thoại và linh kiện giảm

7,6%; sắt thép giảm 8,2%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép giảm 9,6%.

Điểm đáng chú ý là đóng góp chủ yếu vào mức xuất siêu của Việt Nam trong 2

tháng đầu năm 2016 vẫn đến từ xuất siêu của khu vực FDI với mức 2,9 tỷ USD,

tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, khu vực kinh tế trong

nước tiếp tục nhập siêu gần 2,1 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm 2015.

Một số VBPL chính sách quan trọng liên quan đến điều tiết tăng trưởng kinh tế về phía cầu được ban hành,

bắt đầu có hiệu lực trong 2 tháng đầu năm 2016

- Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, có hiệu lực ngày 15/2/2016

- Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; có hiệu lực ngày 15/2/2016

- Nghị định 131/2015/NĐ-CP hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia; có hiệu lực ngày 15/2/2016

- Nghị định 122/2015/ NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ quy định từ ngày 01/01/2016 sẽ áp dụng mức

lương tối thiểu vùng từ 2.400.000 đến 2.500.000 đồng/tháng với người lao động làm việc tại DN, liên hiệp HTX,

HTX, tổ HTX, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có sử dụng lao động; có hiệu lực ngày

01/01/2016;

- Quyết định 228/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 quyết định về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực công tác thông

tin xúc tiến thương mại giai đoạn 2016 – 2020; có hiệu lực ngày 4/2/2016

- Quyết định 307/QĐ-TTg ngày 26/2/2016 quyết định về việc điều chỉnh mức cho vay đối với thương nhân hoạt

động thương mại tại vùng khó khăn; có hiệu lực ngày 15/3/2016

- Thông tư 216/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định Thương mại song

phương giữa Việt Nam – Lào do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; có hiệu lực ngày 14/2/2016

- Thông tư 05/2016/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với hàng hóa môi trường trong

APEC thuộc nhóm 84.19 và 84.21 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; có hiệu

lực ngày 27/2/2016

2. Lạm phát

Chỉ số giá tiêu

dùng (CPI)

tháng 2 đã tăng

0,42% so với

tháng 12/2015

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 năm 2016 tăng 0,42% so với tháng 12/2015

và tăng 1,27% so với cùng kỳ. Mặc dù trong giai đoạn 2011-2016, CPI tháng

02/2016 có mức tăng trưởng thấp nhất trong các năm song đây là một tín hiệu

khá tích cực khi chỉ số CPI đã có diễn biến khác với xu hướng tăng trưởng âm

của cùng kỳ năm 2015. Trong rổ hàng hóa tính CPI, có 6 nhóm hàng đóng góp

Page 17: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 17

Nguồn: TCTK

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê)

làm tăng CPI chung, 2 nhóm hàng hầu tác động ít vào mức tăng CPI chung và 3

nhóm hàng đóng góp làm giảm CPI chung:

Diễn biến mức tăng CPI của 5/6 nhóm hàng hóa trên trong tháng 02/2016 là phù

hợp với diễn biến CPI hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu của tăng CPI xuất phát

từ phía tổng cầu do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh vào thời điểm trước kỳ nghỉ

Tết Nguyên Đán. Trong đó nhóm Hàng ăn & Dịch vụ ăn uống có mức tăng CPI

cao nhất, đặc biệt nhóm hàng thực phẩm đã tăng 2,76% so với tháng 12/2015 và

đóng góp 0,62 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng CPI chung.

Mặc dù tăng điểm mạnh trong tháng 02/2016, tuy nhiên diễn biến CPI nhóm

Giáo dục lại trái quy luật diễn biến hàng năm. Theo quy luật hàng năm, CPI

nhóm Giáo dục thường tăng nhẹ hoặc không tăng trong tháng 2, vì vậy nguyên

nhân chính chi phối diễn biến CPI của nhóm hàng hóa này trong tháng đó là do

một số các địa phương tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số

86/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Các nhóm hàng ít tác động làm thay đổi CPI: Trong tháng 2, nhóm “Thuốc &

Dịch vụ Y tế” vẫn tiếp tục tăng thấp đạt 0,27% và đóng góp 0,01 đpt. Nhóm

hàng “Thiết bị & Đồ dùng Gia đình” có mức tăng CPI đạt 0,35% và đóng góp

0,03 đpt vào mức tăng CPI chung.

Các nhóm hàng đóng góp làm giảm CPI: Trong tháng 2, có 3 nhóm hàng chính

đóng góp làm giảm chỉ số CPI chung là: Giao thông, Nhà ở & Vật liệu Xây

Page 18: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 18

Nguồn: TCTK

Một số VBPL chính sách quan trọng về điều hành quản lý giá được ban hành hay bắt đầu có hiệu lực trong

2 tháng đầu năm 2016

- Công văn số 12/BCT-TTTN ngày 04/01/2016 về việc điều hành kinh doanh xăng dầu;

- Công văn số 564/BCT-TTTN ngày 19/01/2016 về việc điều hành kinh doanh xăng dầu;

- Công văn số 1273/BCT-TTTN ngày 03/02/0216 về việc điều hành kinh doanh xăng dầu;

3. Thu chi ngân sách Nhà nước

10 Lạm phát cơ bản của Việt Nam theo thước đo CPI loại trừ nhóm hàng lương thực – thực phẩm, nhóm hàng năng lượng và mặt

hàng do nhà nước quản lý bao gồm y tế và giáo dục.

dựng và Bưu chính Viễn thông. Nhóm hàng giao thông tiếp tục là nhóm hàng

giảm mạnh nhất với mức giảm 6,67% so với tháng 12/2015, đóng góp làm giảm

0,65 đpt của mức CPI chung. Nguyên nhân sụt giảm CPI nhóm Giao thông chủ

yếu vẫn là do sự điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong thời gian gần đây, cụ thể

giá xăng đã giảm vào ngày 19/01/2016 và 18/02/2016 với mức điều chỉnh lần

lượt là 590 đồng/lít và 960 đồng/lít. bên cạnh đó việc giá dầu thô thế giới vẫn

diễn biến ở mức thấp cũng ảnh hưởng đến mức giảm CPI của nhóm hàng này.

Nhóm Nhà ở & Vật liệu Xây dựng cũng có mức giảm CPI là 0,41% so với

tháng 12/2015, đóng góp 0,02 đpt. Nguyên nhân là do giá sắt thép xây dựng

trong nước đã giảm cùng với xu hướng giảm của thế giới. Nhóm hàng Bưu

chính Viễn thông tiếp tục duy trì mức giảm CPI, tuy nhiên mức giảm không

đáng kể và chỉ đóng góp 0,01 đpt vào mức giảm CPI chung.

Chỉ số lạm phát cơ bản10: kết thúc tháng 02/2016, chỉ số lạm phát cơ bản tăng

0,56% so với tháng trước và cao hơn mức tăng CPI chung là 0,42%. Điều này

phản ánh sức ép tăng CPI trong tháng 02/2016 chủ yếu là do sức ép từ phía cầu

do hoạt động tiêu dùng tăng cao trong giai đoạn trước và sau khi nghỉ Tết

Nguyên Đán.

Thu NSNN vẫn

gặp khó khăn do

suy giảm từ

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 2 ước đạt 66,3 nghìn tỷ đồng; lũy kế thu 2

tháng đầu năm ước đạt 160,1 nghìn tỷ đồng, bằng 15,8% dự toán năm, chỉ tăng

Page 19: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 19

Cơ cấu thu NSNN so sánh 2 tháng đầu năm

2015 và 2016

Cơ cấu chi NSNN so sánh 2 tháng đầu năm

2015 và 2016

Nguồn: TCTK

Một số VBPL chính sách quan trọng liên quan đến tài chính và thu chi ngân sách được ban hành hay bắt

đầu có hiệu lực trong 2 tháng đầu năm 2016

- Quyết định 69/QĐ-BTC Về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tàỉ chính thực hiện Nghị quyết số

01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhỉệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo đỉều hành thực hỉện

Kế hoạch phát trỉển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 và Chương trình công tác năm

2016 của Bộ Tài chính; ngày hiệu lực 8/1/2016;

11 Thu cân đối từ hoạt động XNK là thu từ các khoản thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng NK; thu chênh lệch giá hàng NK và

thu từ thuế GTGT hàng NK.

nguồn thu từ dầu

thô và thu cân

đối từ hoạt động

XNK

Cơ cấu nguồn

chi tiếp tục tạo

áp lực lên cân

đối ngân sách.

chi thường

xuyên vẫn chiếm

tỷ trọng cao và

chi trả nợ viện

trợ có xu hướng

gia tăng nhanh

2,4% so với cùng kỳ năm trước (thấp hơn nhiều so với mức tăng 17,3% của

cùng kỳ năm 2015). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm của

nguồn thu trong 2 tháng đầu năm chủ yếu bắt nguồn từ sự sụt giảm mạnh của

thu từ dầu thô, lũy kế 2 tháng ước đạt 5,77 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 43,1% so

cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, những khó khăn trong hoạt động xuất nhập

khẩu thời gian qua cũng ảnh hưởng đến nguồn thu cân đối từ hoạt động xuất

nhập khẩu11; lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 31,2 nghìn tỷ đồng, giảm 17,6%

so cùng kỳ năm 2015. Duy nhất chỉ có thu nội địa vẫn duy trì đà tăng trưởng

khá, ước đạt 139,98 nghìn tỷ đồng sau 2 tháng, tăng 12,8% so cùng kỳ 2015.

Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 2 ước tính đạt 81,73 nghìn tỷ đồng; lũy kế

2 tháng đầu năm ước đạt 185,59 nghìn tỷ đồng, bằng 14,6% dự toán năm và

tăng 5,2% so với cùng kỳ 2015. Cơ cấu nguồn chi vẫn chưa có nhiều cải thiện

khi chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao xấp xỉ 70% tổng chi, trong khi đó

chi đầu tư phát triển chỉ chiếm xấp xỉ 17% (không thay đổi nhiều so với năm

2015). Một điểm đáng chú ý là chi trả nợ và viện trợ liên tục có xu hướng gia

tăng trong thời gian qua và hiện đã chiếm khoảng trên 15% tổng chi, cao hơn so

với mức 12% của cùng kỳ 2015. Những khó khăn trong cơ cấu chi như vậy vẫn

tiếp tục tạo áp lực đến cân đối NSNN trong năm 2016. Hiện tại bội chi NSNN

ước đạt 25,47 nghìn tỷ đồng, bằng 10% dự toán năm .

Page 20: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 20

- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 theo đó thuế suất tiêu thụ đặc biệt tăng lên đối với nhiều loại hàng

hóa, dịch vụ; Ngày hiệu lực: 01/01/2016;

- Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Ngày hiệu lực: 01/01/2016;

- Thông tư 195/2015/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 108/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi; Ngày hiệu lực: 01/01/2016;

- Thông tư 182/2015/TT-BTC ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt

hàng chịu thuế; Ngày hiệu lực: 01/01/2016;

- Thông tư 193/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng; Ngày hiệu lực: 10/01/2016;

III. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Một số VBPL chính sách quan trọng về điều hành CSTT được ban hành hay bắt đầu có hiệu lực trong 2

tháng đầu năm 2016

- Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện CSTT và bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm

2016; ngày hiệu lực:23/02/2016;

- Thông tư 30/2015/TT-NHNN Quy định việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi

ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành; ngày hiệu lực:08/02/2016;

- Thông tư 38/2015/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 24/2012/NĐ-CP về

quản lý hoạt động kinh doanh vàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành; ngày hiệu lực:15/02/2016;

- Thông tư 01/2016/TT-NHNN hướng dẫn về cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ; ngày hiệu lực 22/2/2016;

- Văn bản số 691/NHNN-TD ngày 4/2/2016 yêu cầu NHNN chi nhánh các Tỉnh, Thành phố tiếp tục triển khai

nhiệm vụ của ngành ngân hàng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;…

Diễn biễn lãi suất trong nền kinh tế

Diễn biễn lãi suất liên ngân hàng qua các kỳ hạn

Lãi suất liên

ngân hàng giảm

ở hầu hết các kỳ

hạn, giảm mạnh

ở các kỳ hạn

ngắn

Diễn biến lãi suất kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng) trên thị

trường liên ngân hàng đã giảm mạnh, lớn hơn gấp 2 lần so với thời điểm giao

dịch đầu tháng, hiện đang giao dịch ở mức 1,22%; 2,14%; 2,7%; 3,96%, xu

hướng giảm mạnh này chỉ bắt đầu diễn ra từ ngày 18/2/2016 cho đến cuối

tháng, trước đó, trong tuần giao dịch giáp tết, lãi suất giao dịch ở các kỳ hạn

phần lớn đều tăng nhẹ.

Bên cạnh đó, lãi suất giao dịch ở kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và trên 12 tháng

cũng giảm nhưng với mức giảm thấp hơn, lần lượt ở mức 0,96 điểm phần

trăm (ppt), 0,82 ppt 1,1 ppt. Trong đó đáng chú ý là xu hướng giảm của lãi

suất kỳ hạn trên 12 tháng sau nhiều tháng giữ ổn định ở mức 6,5%, xuống còn

5,4%. Thực tế này phản ánh khả năng sẵn sàng cung ứng vốn đáp ứng nhu

cầu tín dụng trung và dài hạn của nền kinh tế.

Page 21: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 21

Nguồn: NHNN

Diễn biến lãi suất huy động các kỳ hạn tại một số NHTM trong hệ thống

Nguồn: NHNN

Lãi suất huy

động tăng mạnh

ở các kỳ hạn dài

Xu hướng tăng của lãi suất huy động đã hình thành từ cuối năm 2015, tuy

nhiên bước sang năm 2016, đặc biệt là sau kỳ nghỉ tết, lãi suất huy động tại

nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài, chủ yếu trên 36

tháng. Tham gia vào tiến trình này, không chỉ có các NHTM CP quy mô vừa

và nhỏ mà còn có sự tham gia của các NHTM NN lớn, cụ thể là Vietinbank

đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi lên 7%/năm kỳ hạn 36 tháng (mức cao nhất

trong khối các NHTM NN). Hiện tại lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng

của phần lớn các ngân hàng không có nhiều thay đổi so với tháng trước, lãi

suất kỳ hạn 36 tháng giao động từ 6,2% - 7% đối với các NHTM NN; từ

6,5% - 8% đối với các NHTM CP.

Diễn biến tăng lãi suất huy động ở kỳ hạn dài của các NHTM có thể chịu tác

động từ động thái cân đối lại nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng

trung và dài hạn đang gia tăng của nền kinh tế và chiến lược giữ chân khách

hàng của các ngân hàng. Bởi vì, nếu xem xét đồng thời với diễn biến của lãi

suất liên ngân hàng ở các kỳ hạn dài thì diễn biến lãi suất huy động hiện nay

không phải là do lý do thanh khoản.

Page 22: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 22

Diễn biến thị trường ngoại hối

Tỷ giá USD/VND tiếp tục diễn biến tích cực

Lãi suất cho

vay nền kinh

tế tiếp tục ổn

định

Tính đến cuối tháng 2-2016, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6%-9%/năm đối

với kỳ hạn ngắn, 9%-11%/năm đối với trung - dài hạn. Mức lãi suất này đã

giảm khoảng 0,2% - 0,5%/năm so với đầu năm 2015. Mặc dù trong tháng,

việc lãi suất huy động gia tăng đã dẫn đến những quan ngại về việc tăng của

lãi suất cho vay trong nền kinh tế bên cạnh các áp lực khác (nhu cầu vốn cho

tăng trưởng kinh tế, lãi suất trái phiếu Chính phủ,...) nhưng theo đánh giá của

các nhà quản lý ngân hàng điều đó là rất khó xảy ra trong bối cảnh cạnh tranh

gay gắt như hiện nay. Hơn nữa, theo tinh thần của Chỉ thị số 01/CT – NHNN

về tổ chức thực hiện CSTT và bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu

quả năm 2016, NHNN sẽ điều hành linh hoạt các công cụ của CSTT để điều

tiết thanh khoản hợp lý, hỗ trợ các TCTD cung ứng vốn cho nền kinh tế, phấn

đấu giảm nhẹ mặt bằng lãi suất trung – dài hạn.

Tỷ giá USD/VND

tiếp tục diễn biến

tích cực, tỷ giá

bán trên thị

trường tự do đã

thấp hơn tỷ giá

niêm yết của các

NHTM

Trong tháng, cơ chế điều hành tỷ giá mới của NHNN tiếp tục tạo ra những

hiệu ứng tốt cho tỷ giá giao dịch trên cả hai thị trường tự do và chính thức.

Kết thúc tháng, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đã tăng 33 đồng so với

thời điểm giao dịch cuối tháng 1/2016, tăng khoảng 0,15% với mức được

điều chỉnh cao nhất là 12 đồng và ngày thấp nhất là 1 đồng, hiện đang niêm

yết ở mức 21.914. Những điều chỉnh ổn định của tỷ giá trung tâm đã truyền

dẫn hiệu quả tới thị trường giao dịch trong nền kinh tế. Theo đó, tỷ giá giao

dịch trên thị trường tự do diễn biễn theo xu hướng tăng của tỷ giá trung tâm

nhưng tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do lại tiếp tục duy trì xu hướng giảm

và có chênh lệch thấp hơn so với tỷ giá niêm yết chính thức của các NHTM

trong nền kinh tế.

Tính đến thời điểm giao dịch cuối tháng, tỷ giá niêm yết của Vietcombank đã

tăng khoảng 0,45% cả ở chiều mua vào và chiều bán ra, giao dịch ở mức

22.265 – 22.335. Trong tháng, Tỷ giá niêm yết của Vietcombank cả 02 chiều

đã tăng trở lại, khoảng 0,43% ngay sau tín hiệu tăng của tỷ giá trung tâm vào

đầu tháng và duy trì gần như không đổi vào những ngày giao dịch trước kỳ

nghỉ tết ở mức 22.260 – 22.330. Xu hướng tăng của tỷ giá bắt đầu xuất hiện

trở lại trong tuần giao dịch sau tết Bính Thân với tổng mức tăng xấp xỉ

0,18%. Tuy nhiên, dưới tác động tăng nhẹ của đồng USD trên thị trường quốc

tế và tỷ giá trung tâm, xu hướng này đã chấm dứt trong tuần giao dịch cuối

của tháng 2, thay vào đó là xu hướng giảm (-0,22%) hoặc không thay đổi là

chủ yếu.

Page 23: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 23

Diễn biến tỷ giá USD/VND tháng 2/2016

Nguồn: NHNN

Diễn biến giá vàng

Trái ngược với xu hướng tăng nhẹ của tỷ giá giao dịch trên thị trường chính

thức, kết thúc tháng, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do đã giảm 0,4% và xu

hướng này diễn ra khá liên tục trong nửa cuối của tháng, hiện đang giao dịch

ở mức 22.300 – 22.330. Điểm đáng chú ý là tỷ giá giao dịch trên thị trường tự

do luôn có xu hướng thấp hơn tỷ giá niêm yết tại các NHTM khoảng 10 – 25

đồng sau dịp nghỉ tết, thậm chí có thời điểm giao dịch đã thấp hơn 40 – 50

đồng. Trên thực tế, trạng thái này đã từng xảy ra vào một số thời điểm giao

dịch trong tháng 2 năm 2012 và liên tục trong tháng 3/2012 - là thời điểm

một năm sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh mạnh tỷ giá. Bên cạnh đó, tỷ

giá mua của thị trường tự do luôn có xu hướng cao hơn tỷ giá mua của các

NHTM trong suốt thời gian giao dịch của tháng, bình quân khoảng 45 VND.

Như vậy có thể nhận thấy rằng, diễn biến tỷ giá trong tháng là dấu hiệu minh

chứng cho tính đúng đắn của cơ chế điều hành tỷ giá mới của NHNN trong

việc định hướng kỳ vọng của thị trường, giảm động cơ găm giữ ngoại tệ của

các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế.

Giá vàng trong

nước tiếp tục duy

trì xu hướng tăng

của tháng trước

nhưng tốc độ tăng

thấp hơn nhiều so

với giá vàng trên

thị trường quốc tế

Kết thúc tháng 2, giá vàng SJC mua vào và bán ra đã tăng lần lượt là 1,52%

và 1,67%, hiện niêm yết ở mức 33.200 – 33.500 triệu đồng/lượng. Ngay trong

tuần giao dịch đầu tiên của tháng, chịu tác động chính bởi xu hướng tăng của

giá vàng quốc tế, giá vàng gần như tăng liên tục với tổng mức tăng hơn 1%.

Tuy nhiên, tốc độ tăng này chưa phải là mức mạnh nhất của giá vàng giao

dịch trong tháng 2. Trong tháng, ngay sau phiên tăng mạnh của giá vàng quốc

tế vào ngày 11/2, ngày 12/2 - trong phiên giao dịch khai xuân, giá vàng trong

nước đã tăng 3,24% ở chiều bán ra, giao dịch vượt 34 triệu đồng/lượng - đây

là mức giá cao nhất của vàng SJC kể từ cuối tháng 8 năm 2015. Do có biến

động mạnh của giá vàng quốc tế nên các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã

Page 24: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 24

Diễn biến giá vàng SJC trong nước

Diễn biến giá vàng trong nước và quốc tế quy đổi

Nguồn: Tự tổng hợp

Diễn biến thị trường chứng khoán

Nguồn: Tự tổng hợp

rất thận trọng trong việc duy trì khoảng cách 900 nghìn đồng giữa giá mua

vào và bán ra, áp lực tăng mạnh chỉ diễn ra đối với giá bán trong ngày giao

dịch 12/2.

Mặc dù vậy xu hướng tăng mạnh này chỉ duy trì trong vòng 01 ngày và giảm

dần hoặc tăng rất nhẹ trong thời gian còn lại của tháng, thậm chí trong ngày

thần tài 17/2, giá vàng ở chiều bán ra cũng chỉ tăng 0,15% so với ngày giao

dịch trước (33.750 triệu đồng/lượng), giá vàng ở chiều mua vào không thay

đổi. Xu hướng diễn biến của giá vàng trong nước trong hai tuần cuối về cơ

bản vẫn bám sát diễn biến của giá vàng quốc tế nhưng tốc độ thay đổi đã có

khoảng cách, đôi lúc đã có diễn biến ngược. Diễn biến thực tế này cộng với

diễn biến ổn định của tỷ giá trong nước đã giúp cho khoảng cách chênh lệch

giá vàng trong nước và quốc tế giảm mạnh từ mức trên 2 triệu đồng/lượng về

mức trên 500 nghìn đồng/lượng.

Thị trường

chứng khoán đã

tăng nhẹ

Sau khi giảm mạnh trong tháng 1, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự

khởi sắc đáng kể trong tháng 2. Đà tăng của thị trường đã bắt đầu rõ nét từ trung

tuần tháng 2 và tăng mạnh trong tuần giao dịch cuối của tháng. Mức tăng cao

nhất trong tháng đạt được vào ngày 24/2 với chỉ số HOSE ở mức 568,04 điểm

(tăng 22,79 điểm tương đương 4,17% so với phiên kết thúc tháng 1) và HNX là

78,89 điểm (tăng 2.02 điểm tương đương 2,63% so với phiên kết thúc tháng 1).

Diễn biễn này được hỗ trợ bởi những thông tin kinh tế vĩ mô tích cực và triển

vọng lạc quan của ngành ngân hàng. Trong tháng, nhóm cổ phiếu Bluechip, cổ

phiếu ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dầu khí, đã có đóng góp lớn

vào đà tăng của thị trường.

Page 25: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 25

So sánh diễn biến chỉ số chứng khoán Việt Nam so với một số nước trong khu vực

Nguồn: Bloomberg

Nguồn: Tự tổng hợp

Kết thúc tháng 2, chỉ số HOSE khép lại ở mức 559,37 điểm (tăng 14,12 điểm

tương đương 2,59%), chỉ số HNX kết thúc ở mức 78,73 điểm(tăng 1.86 điểm

tương đương 2.42%). Dù mức tăng không mạnh nhưng cho thấy những dấu

hiệu phục hồi tích cực của thị trường và được đánh giá là một trong những thị

trường hoạt động tốt trong khu vực Châu Á.

Một điểm đáng chú ý trong diễn biến của thị trường đó là diễn biến bán ròng

của khối ngoại với tổng giá trị bán ròng trên sàn HOSE là 530 tỷ đồng. Mức

bán ròng mặc dù đã thấp hơn nhiều so với tháng 1 nhưng đây là tháng thứ tư

liên tiếp khối ngoại bán ròng trên thị trường. Việc khối ngoại liên tục bán ròng

tiếp tục bị ảnh hưởng không nhỏ bởi diễn biến không mấy lạc quan của kinh tế

thế giới, đặc biệt là những diễn biến bất ổn của thị trường chứng khoán tại các

các quốc gia kinh tế đầu tầu.

Page 26: SỐ 03 - THÁNG 12/2015khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016... · BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ Tháng 02 năm 2016 Báo cáo kinh tế vĩ mô do Phòng Nghiên cứu

SỐ 02 - THÁNG 02/2016 | PHÒNG NC & PT NHTW & NHÓM NGHIÊN CỨU VĨ MÔ

BẢN TIN KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 02 NĂM 2016 26

Những quy định về công bố thông tin

Chứng nhận của tác giả

Những quan điểm, nhận định, dự báo trong báo cáo này phản ánh ý kiến chủ quan của Phòng

nghiên cứu và phát triển NHTW và Nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô thuộc Viện CLNH.

Tài liệu này được thực hiện và phân phối bởi Viện Chiến lược Ngân hàng (BSI) – Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam, chỉ nhằm mục đích cung cấp tài liệu tham khảo cho các khách hàng hoặc

đối tác đặc biệt của BSI, không nhằm mục đích thương mại và xuất bản, dù thông qua báo chí

hay các phương tiện truyền thông khác. Các khuyến nghị trong báo cáo mang tính gợi ý và

không nên coi như lời tư vấn cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào.

Các thông tin cần chú ý khác

Báo cáo được xuất bản vào ngày 15 tháng 02 năm 2016. Tất cả những thông tin nêu trong báo

cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do

các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, các tác giả không

đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích cũng như

không cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.

Mọi đóng góp và trao đổi vui lòng gửi về: Viện Chiến lược Ngân hàng, Tầng 7 Tòa nhà

NHNN, 25 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Email: [email protected].