8
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân 308 *ThS, Trường Đại học Duy Tân GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG HÌNH THỨC GIẢNG DẠY THEO DỰ ÁN FOREIGN LANGUAGE TEACHING BY MEANS OF PROJECT-BASED TEACHING METHOD NGUYN ĐNH BÁ * ĐNG THY LIÊN * ABSTRACT Renovation in teaching methods should be implemented to enhance students’ activeness, creativity as well as the capacity to self-study and apply knowledge into their future jobs. Within the scope of the study which aims to diversify the forms of teaching to inspire foreign language students, to combine study and practice as well as to develop the soft skills needed for working in a modern context, this paper introduces the project-based teaching method together with its characteristics, objectives and effectiveness. Also, the paper presents a project which has already been jointly constructed by the English teaching staff of Foreign Language Department in Duy Tan University with a view to cooperatively expanding the implementation of similar projects between Foreign Language Department and other departments at Duy Tan University in the future. Key works: essential; implemented; the capacity; the implementation; the framework. 1. Đặt vn đ Điều mong mỏi nhất của tất cả Thầy Cô giáo là làm sao cho sinh viên nắm được nội dung môn học và ứng dụng tốt vào thực tiễn sử dụng. Trên thực tế nhiều Thầy Cô còn nôn nóng muốn “nói tất cả” các kiến thức cho sinh viên và muốn sinh viên hiểu ngay. Nhưng thực tế giảng dạy cho thấy không thể nào sinh viên “tiêu hóa” ngay các kiến thức và nếu có “nắm bắt” được kiến thức rồi thì sinh viên cũng dễ quên trong thời gian ngắn. Chỉ có sinh viên nào “tự mình” nghiên cứu và thành tâm học tập mới “nắm vững” kiến thức. Phương pháp giảng dạy theo dự án có nhiều ưu thế tạo cho người học “tự mình nghiên cứu” dưới sự hỗ trợ hướng dẫn của giảng viên. Người học sẽ cảm thấy nhiều hứng thú say mê trong học tập và đó là điều mong mỏi của tất cả Thầy Cô giáo chúng ta đối với sinh viên.

GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG HÌNH THỨC GIẢNG DẠY …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6eab7185-a832-4d68-ba19... · Giới thiệu sản phẩm trước tập

  • Upload
    lamdan

  • View
    222

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG HÌNH THỨC GIẢNG DẠY …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6eab7185-a832-4d68-ba19... · Giới thiệu sản phẩm trước tập

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

308 *ThS, Trường Đại học Duy Tân

GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG HÌNH THỨC GIẢNG DẠY THEO DỰ ÁN

FOREIGN LANGUAGE TEACHING BY MEANS OF PROJECT-BASED TEACHING METHOD

NGUYÊN ĐINH BÁ * ĐĂNG THUY LIÊN *

ABSTRACT

Renovation in teaching methods should be implemented to enhance students’ activeness, creativity as well as the capacity to self-study and apply knowledge into their future jobs. Within the scope of the study which aims to diversify the forms of teaching to inspire foreign language students, to combine study and practice as well as to develop the soft skills needed for working in a modern context, this paper introduces the project-based teaching method together with its characteristics, objectives and effectiveness. Also, the paper presents a project which has already been jointly constructed by the English teaching staff of Foreign Language Department in Duy Tan University with a view to cooperatively expanding the implementation of similar projects between Foreign Language Department and other departments at Duy Tan University in the future.

Key works: essential; implemented; the capacity; the implementation; the framework.

1. Đặt vân đê

Điều mong mỏi nhất của tất cả Thầy Cô giáo là làm sao cho sinh viên nắm được nội dung môn học và ứng dụng tốt vào thực tiễn sử dụng. Trên thực tế nhiều Thầy Cô còn nôn nóng muốn “nói tất cả” các kiến thức cho sinh viên và muốn sinh viên hiểu ngay. Nhưng thực tế giảng dạy cho thấy không thể nào sinh viên “tiêu hóa” ngay các kiến thức và nếu có “nắm bắt” được kiến thức rồi thì sinh viên cũng dễ quên trong thời gian ngắn. Chỉ có sinh viên nào “tự mình” nghiên cứu và thành tâm học tập mới “nắm vững” kiến thức.

Phương pháp giảng dạy theo dự án có nhiều ưu thế tạo cho người học “tự mình nghiên cứu” dưới sự hỗ trợ hướng dẫn của giảng viên. Người học sẽ cảm thấy nhiều hứng thú say mê trong học tập và đó là điều mong mỏi của tất cả Thầy Cô giáo chúng ta đối với sinh viên.

Page 2: GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG HÌNH THỨC GIẢNG DẠY …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6eab7185-a832-4d68-ba19... · Giới thiệu sản phẩm trước tập

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

309

2. Thế nao la day theo dư an

Là hình thức sư phạm lấy học viên làm trung tâm, trong đó học viên tham gia một dự án để xây dựng và phát triển kiến thức của mình. Tất cả các học viên đều đóng vai trò tích cực trong khi thực hiện dự án. Kết thúc dự án sinh viên được yêu cầu cho ra một sản phẩm cụ thể.

3. Ly thuyết cơ sơ của phương phap day theo dư an

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học:

John Dewey (1859 – 1952): nhà tâm lí học và triết học người Mỹ, ông là người khởi xướng việc dạy học tích cực đặt biệt là phương pháp tiếp cận dự án. Theo Ông, cá nhân tự tìm cách phát triển một cách tự nhiên và tìm cách đạt được thành tích cá nhân ở một mức độ cao – nhà trường phải cung cấp các phương tiện để họ thực hiện được điều đó – Học thuyết nổi tiếng của Ông là học bằng việc làm (learning by doing), học bằng cách làm chứ không phải bằng cách lắng nghe như trong sư phạm truyền thống, học sinh phải hành động, xây dựng các dự án, tực hiện dự án đúng kỳ hạn, rút kinh nghiệm và học cách trình bày lại dự án.

Ovid Decroly (1871 – 1973): bác sỹ, nhà tâm lí học, nhà sư phạm người Bỉ, ông quan tâm đến khía cạnh tình cảm của trẻ em và những vấn đề chúng quan tâm, qua đó tìm cách tăng cường động cơ học tập tích cực và làm cho việc học tập của chúng thật có ý nghĩa. Ông cho rằng để tạo lợi ích cho trẻ, đòn bẩy tốt nhất để tích hợp các kiến thức là khi trẻ con tự mình phát hiện và diễn đạt.

Celestin Freinet (1896 – 1966): nhà giáo dục người Pháp; theo giáo viên này, làm cho học sinh học tích cực là quan trọng nhất trong giảng dạy. Ông đã phát triển một hệ thống dựa trên 3 yếu tố:

- Lớp học được tổ chức như một hợp tác xã

- Các kiến thức được xây dựng dựa trên những dự án hay những nghiên cứu

- Trường sản xuất và phổ biến các công cụ làm việc riêng của mình (ví dụ như các tờ báo, diễn đàn của trường).

Jean Piaget ((9 August 1896 – 16 September 1980) ông cho rằng “kiến thức” được xây dựng bởi các cá nhân thông qua các hoạt động mà họ thực hiện trên các đối tượng.

4. Ưu điêm va han chế của phương phap day theo dư an va hương khắc phuc

Ưu điêm:

Người học tiếp thu kiến thức mới một cách hứng thú khó quên

Thúc đẩy việc học đi đôi với hành

Củng cố phương pháp học tập theo nhóm

Page 3: GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG HÌNH THỨC GIẢNG DẠY …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6eab7185-a832-4d68-ba19... · Giới thiệu sản phẩm trước tập

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

310

Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

Rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông

Han chế:

Việc xác định chủ đề học tập là bước đầu tiên nhưng thường gặp nhiều khó khăn. Nếu xác định không đúng chủ đề thì dự án tiến triển theo 2 hướng bất lợi: một là ng-hiên cứu sai mục tiêu môn học; hai là mục tiêu quá lớn, quá khó để nghiên cứu

Nếu việc thực hiện điều hành nhóm không tốt thì công việc sẽ thực hiện không đều tay, có thành viên quá nhiều việc, có thành viên chỉ “ăn theo”

Việc thực hiện các dự án thường tốn kinh phí của nhóm

Không phải môn học, học phần nào cũng sử dụng phương pháp giảng dạy theo dự án được: Nhiều môn học các mục tiêu mang tính lý thuyết đã được các nhà khoa học nghiên cứu tốn kém thời gian, công sức, tiền của sinh viên không thể đủ khả năng “lặp lại” quá trình nghiên cứu để đưa ra kết luận lý thuyết.

Khắc phuc han chế:

Các tổ trưởng bộ môn cần nghiên cứu và đưa ra quyết định môn học, học phần nào áp dụng phương pháp giảng dạy theo dự án

Công tác chuẩn bị cho việc ứng dụng phương pháp dạy theo dự án phải rất cẩn trọng chi ly đến từng chi tiết, các kế hoạch hành động của sinh viên phải được giảng viên hướng dẫn cụ thể và loại bỏ những hướng nghiên cứu không cần thiết ngay trong kế hoạch để tránh mất thời gian công sức. Các tổ bộ môn cần có hội thảo chuyên đề cho từng môn trước khi quyết định áp dụng vào môn học.

5. Cac bươc tiến hanh trong phương phap giang day theo dư an

Dạy theo dự án được thực hiện 5 bước như sau:

5.1 Xác định chủ đề, nhiệm vụ học tập và nghiên cứu gắn với yêu cầu của nhiệm vụ môn học hoặc học phần

- Theo định hướng của giảng viên hoặc có thể theo ý tưởng của sinh viên quan tâm có nội dung sát với nhiệm vụ môn học hoặc học phần

- Có thể gợi ý bằng các câu hỏi: “What, When, Who, Why, Where”.

5.2 Các nhóm hình thành đề cương, kế hoạch học tập

- Xác định mục tiêu dự án

- Hình dung nội dung chi tiết, các công việc cụ thể, cách thức thực hiện, các điều

Page 4: GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG HÌNH THỨC GIẢNG DẠY …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6eab7185-a832-4d68-ba19... · Giới thiệu sản phẩm trước tập

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

311

kiện cần thiết như nguồn tư liệu, thiết bị, kinh phí, người tham gia…Dự kiến thời gian, địa điểm triển khai công việc, phân công người thực hiện,, dự kiến sản phẩm cần đạt. Tất cả các vấn đề này được trình bày trong đề cương, kế hoạch thực hiện.

- Giảng viên hướng dẫn và thông qua các đề cương, kế hoạch thực hiện

5.3 Các nhóm thực hiện nhiệm vụ

- Thu thập thông tin: từ các tư liệu, báo chí, sách, thực tiễn doanh nghiệp, inter-net, điều tra, phỏng vấn thực địa vv…

- Xử lý thông tin: tổng hợp, phân tích dữ liệu (có thể bằng biểu đồ, bảng tính …)

- Thảo luận thường xuyên: giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn đề, nhóm trưởng kiểm tra tiến độ, giảng viên góp ý

- Xây dựng sản phẩm: tập hợp các kết quả thành một sản phẩm cuối cùng

5.4. Giới thiệu sản phẩm trước tập thể lớp

Trình bày sản phẩm trước lớp bằng các phương pháp: trình chiếu slides, bài viết, đóng kịch, kể chuyện có thể kết hợp mô hình hay bản đồ.

5.5. Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu xác định

- Sinh viên báo cáo sản phẩm trước lớp và giảng viên, tự rút ra các kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, các khó khăn, các thuận lợi và những điều cần phải nghiên cứu thêm.

- Lớp góp ý sản phẩm

- Giảng viên đánh giá chất lượng sản phẩm, đánh giá phương pháp làm việc, nghiên cứu, nêu ưu khuyết từng thành viên nhóm (thể hiện tính nhân văn) và cho điểm

6. Những dư an có thê ap dung cho viêc giang day ngoai ngữ

Là Khoa giảng dạy ngôn ngữ nên các dự án có thể là các vấn đề dùng ngôn ngữ để giao tiếp như các học phần:

- Anh văn Lễ tân

- Dịch Hội nghị

- Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

- Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu

- Văn học Anh

- Văn học Mỹ

- Văn hóa Chăm pa

- Dịch báo cáo ….

Page 5: GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG HÌNH THỨC GIẢNG DẠY …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6eab7185-a832-4d68-ba19... · Giới thiệu sản phẩm trước tập

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

312

7. Dư an của cô Đặng Thuy Liên

Tên dự án: “Tiếng Hoa trong giao tiếp va du lịch”

7.1 Đặt vấn đề

Hiện nay, với xu thế hội nhập và phát triển, việc học tiếng Hoa đang ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết. Chính vì lí do đó, với vai trò là giảng viên Tổ Trung văn – Khoa Ngoại ngữ, tôi đã đưa ra hình thức giảng dạy và học tập tiếng Hoa mới, đó là giao đề tài và yêu cầu Sinh viên tự thành lập nhóm, nghiên cứu nội dung và cách thức thực hiện để hoàn thành Video Clip hội thoại của nhóm, nhằm giúp SV có thể sử dụng lưu loát tiếng Hoa trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong nghiệp vụ khách sạn du lịch.

7.2 Kế hoạch thực hiện: Kế hoạch thực hiện gồm 10 bước cơ bản:

i, Giảng viên đưa ra đề tài cho các nhóm SV.

ii, Sinh viên chọn đề tài và bàn luận kịch bản sẽ diễn xuất.

iii, Kịch bản được viết xong, tiến hành dịch sang tiếng Hoa.

iv, Giảng viên giúp SV chỉnh sửa kịch bản và nội dung tiếng Hoa.

v, Sinh viên tự luyện nói ở nhà và học thuộc nội dung.

vi, Sinh viên tập hợp nhóm bắt đầu diễn xuất và quay phim.

vii, Chỉnh sửa clip.

viii, Trình chiếu ở lớp.

ix, Các nhóm SV khác đóng góp ý kiến cho clip của nhóm bạn.

x, Giảng viên nhận xét và góp ý, cho điểm.

7.3 Nhiệm vụ các thành viên: Lớp K14NAB được phân làm 04 nhóm, nhiệm vụ cụ thể mỗi nhóm được phân công như sau:

Nhóm 1: -Võ Thành Đạt: đóng vai Đạt, người sẽ được các bạn tổ chức sinh nhật.

Võ Thị Hồng: bạn cùng lớp của Đạt, cùng các bạn khác tổ chức sinh nhật cho Đạt.

Nguyễn Thị Mỹ Nhi : nt

Lê Thị Hồng Dung : nt

Trương Nữ Bảo Khánh : nt

Nhóm 2: - Huỳnh Thị Ngọc Bích: người bạn Trung Quốc đến Việt Nam, được các bạn Việt Nam đón ở sân bay và đưa đi chơi.

Phạm Thị Ngọc Bích: bạn Việt Nam, đón người bạn TQ ở sân bay và đưa đi chơi.

Page 6: GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG HÌNH THỨC GIẢNG DẠY …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6eab7185-a832-4d68-ba19... · Giới thiệu sản phẩm trước tập

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

313

Nguyễn Thị Hoàng Ngân: nt

Trần Thị Diệu Hằng: nt

Nhóm 3: - Lê Văn Hợp: vai bố

- Nguyễn Vũ Thị Thùy Trâm: vai mẹ

- Nguyễn Thị Lành: con gái

- Nguyễn Thị Mỹ Hương: bạn của bố mẹ, đến nhà chơi

- Trịnh Thị Huyền Trang: nt

Nhóm 4: - Nguyễn Minh Hòa: người đi du lịch

Mai Thị Kiên: bạn của Hòa, cùng đi du lịch

Hoàng Lê Thảo Huyền: bạn của Hòa và Kiên

Nguyễn Thị Phương Thảo: nhân viên khách sạn

7.4 Lịch thực hiện

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8

GV đưa đề tài

SV chọn đề tài, viết kịch bản

Chỉnh sửa đề tài, dịch sang tiếng Hoa

GV chỉnh sửa nội dung

SV luyện tập

SV tiến hành diễn xuất và quay clip

Chỉnh sửa clip

Trình chiếu, GV nhận xét, đánh giá

7.5 Kết quả và triển vọng

Sinh viên các nhóm đã nói tiếng Trung khá lưu loát sau khi thực hiện dự án

Sinh viên đoàn kết hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ nhóm

Video clip đã được quay khá xuất sắc, có thể làm tư liệu giảng dạy

Như vậy giảng dạy theo dự án này đã kích thích được sự ham học trong sinh viên, tinh thần làm việc nhóm, chủ động, sang tạo cần nên phát huy.

8. Sư phôi hợp giang day theo dư an giữa cac Khoa trong tương lai

- Ngoại ngữ là một trong các ngôn ngữ mà chức năng của ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp và công cụ để tư duy. Như vậy để học tốt ngoại ngữ thì nên kết hợp với thực tiễn giao tiếp như lễ tân khách sạn, hội nghị khách hàng, báo cáo xã hội hoặc các hoạt động mang tính tư duy học thuật như triết học, toán học, quản trị học, mỹ thuật, văn học vv…

Page 7: GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG HÌNH THỨC GIẢNG DẠY …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6eab7185-a832-4d68-ba19... · Giới thiệu sản phẩm trước tập

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

314

- Như vậy tốt nhất là sinh viên Khoa Ngoại ngữ kết hợp với sinh viên Khoa KHXH&NV, Khoa QTKD, Khoa Du lịch …để cùng nhau thực hiện một số dự án chung như: tiếng Anh trong Lễ tân, Văn học Anh, Văn học Mỹ, Dịch hội nghị khách hàng vv…

- Việc khó nhất là sự giao lưu các Giảng viên các Khoa để cùng phối hợp nếu xuất hiện các học phần khá tương tự hoặc có sản phẩm cuối khá giống nhau để chia sẻ việc nghiên cứu giữa các sinh viên các khoa nhằm đạt được 2 mục tiêu là học tiếng Anh chuyên ngành cùng với học kiến thức chuyên ngành.

- Các Trưởng Khoa nên giao lưu phối hợp dưới sự chỉ đạo của các Hiệu phó phụ trách khối để tạo sự phối hợp giảng dạy theo dự án

- Các Khoa nên giao lưu nhiều như Ngoại ngữ - Du Lịch – Khoa học xã hội & Nhân văn.

Page 8: GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG HÌNH THỨC GIẢNG DẠY …hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/6eab7185-a832-4d68-ba19... · Giới thiệu sản phẩm trước tập

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

315

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ThS. Nguyễn Thị Kim Hương. Bài viết “Phương pháp dạy học theo dự án”. Website http://kketoan.duytan.edu.vn

[2] ThS. Nguyễn Thị Thanh Thanh. Bài báo “Đa dạng hóa hình thức giảng dạy ngoại ngữ bằng phương pháp dạy học theo dự án”. Tạp chí Khoa học và công nghê – Đại học Đà nẵng – số 5(40)/2010, quyển III. Trang 199 – 204.

[3] Đậu Thị Hòa. Bài báo “Vận dụng phương pháp giảng dạy theo dự án để dạy các học phần tài nguyên, khoáng sản, khí hậu, đất, nước và ô nhiễm môi trường - ở khoa Địa lí – Đại học sư phạm Đà Nẵng”. số 2 (43)/2011

[4] www.udn.vn/bankhcnmt

[5] http://www.dantri.com.vn/.../doi-moi-phuong-phap-day-hoc-con

[6] www.en.wikipedia.org/wiki/Jean_Piaget