26
CÔNG CỤ KHÍ HẬU TƯƠNG LAI HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

CÔNG CỤ KHÍ HẬU TƯƠNG LAI HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG · CÔNG CỤ KHÍ HẬU TƯƠNG LAI HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CÔNG CỤ KHÍ HẬU TƯƠNG LAI HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

High Resolution Climate Projections for Vietnam Vietnam Climate Futures: User Guide

User Guide-VN 2

Mục lục

Giới thiệu ........................................................................................................................... 3

Làm quen với công cụ khí hậu tương lai .............................................................................. 5

Chế độ cơ bản .................................................................................................................... 6 Tạo khí hậu tương lai .......................................................................................................................................................... 6 Lựa chọn kịch bản khí thải nhà kính và thời kỳ tính toán .................................................................................... 8

Chế độ nâng cao ................................................................................................................. 9 Lựa chọn biến khí hậu và mùa ..................................................................................................................................... 10 Hiển thị các dự tính khí hậu: Ma trận khí hậu tương lai ..................................................................................... 11 Xác định các tùy chọn hiển thị ...................................................................................................................................... 13 Lựa chọn loại bỏ mô hình khí hậu nếu cần thiết ................................................................................................... 14 Hiển thị các dự tính: Ma trận khí hậu tương lai ..................................................................................................... 15 Lựa chọn một mô hình đại diện: Chức năng lựa chọn mô hình đại diện .................................................... 16 Chiết xuất số liệu cho đánh giá tác động ................................................................................................................... 17

So sánh các dự tính ........................................................................................................... 19 Thêm/bớt các phương án và thời kỳ ......................................................................................................................... 20 So sánh các dự tính: Đa ma trận................................................................................................................................... 20 So sánh các dự tính: Ma trận tổ hợp ........................................................................................................................... 22

Các thuật ngữ chuyên môn ............................................................................................... 23

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 26

Dự báo khí hậu phân giải cao cho Việt Nam Kịch bản khí hậu Việt Nam: Hướng dẫn người dùng

Hướng dẫn sử dụng công cụ Kịch bản khí hậu Việt Nam Full v1.0.docx 3

Giới thiệu Bộ công cụ khí hậu tương lai là một cách tiếp cận mới để khai thác các dự tính khí hậu, giảm

sự phức tạp cho người sử dụng. Nó cho phép người dùng tạo ra các dự tính khí hậu phù hợp

với ứng dụng cụ thể của họ như xác định các thông tin tổng quan về biến đổi khí hậu đối với

một khu vực cụ thể, xác định rủi ro và cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại, hay đánh giá rủi ro

thông qua các mô hình đánh giá tác động.

Mục đích của tài liệu này là hướng dẫn sử dụng Công cụ trang web Khí hậu tương lai nhằm

đưa ra các dự tính khí hậu quốc gia và lựa chọn sản phẩm mô hình khí hậu cho đánh giá tác

động và rủi ro cụ thể. Khí hậu tương lai là một công cụ web được truy cập miễn phí để cung

cấp các dự tính khí hậu chung cho cả nước và cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam. Giống như

trong Báo cáo kỹ thuật của dự án (chuẩn bị phát hành): Dự tính khí hậu tương lai với độ phân

giải cao cho Việt Nam, các dự tính khí hậu được thực hiện ở 3 mốc thời gian: 2030, 2055 and

2090. Các thông tin về dự tính khí hậu được thể hiện qua 10 thông số khí hậu.Với sự gia tăng

ngày càng nhiều các mô hình khí hậu như CMIP3 (Meehl et al., 2007), CMIP5 (Taylor et al.,

2011), CORDEX (Giorgi et al., 2009), việc sử dụng một số lượng lớn các mô hình trong đánh giá

ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thường là khó khả thi. Công cụ web Khí hậu tương lai cung

cấp các dự tính khí hậu này theo cách riêng, làm giảm mức độ phức tạp theo cách tương thích

với mục đích sử dụng. Với mỗi kịch bản khí nhà kính, các dự tính khí hậu được phân nhóm

thành các ‘phương án khí hậu tương lai’ thông qua 2 thông số khí hậu. Ví dụ đối với nhiệt độ

và lượng mưa, các nhóm khác nhau được thể hiện bằng mô tả đơn giản như “ấm hơn và ít

thay đổi về lượng mưa”, “ấm hơn và ẩm hơn nhiều”, “nóng hơn và khô hơn” và cứ tương tự

như vậy. Thông báo về khả năng xảy ra (Likelihood) sẽ được đưa ra cho mỗi nhóm tùy thuộc

vào mức độ thống nhất giữa các mô hình đối với mỗi phương án khí hậu tương lai, ví dụ 75 %

các mô hình có thể cho “ấm hơn và ẩm hơn” vào năm 2055 trong kịch bản khí nhà kính trung

bình, trong lúc 25% lại cho “nóng hơn và ẩm hơn nhiều”. Phương án khí hậu tương lai có

nhiều khả năng xảy ra nhất trong ví dụ này là ấm hơn và ẩm hơn.

Phân loại các dự tính khí hậu, chia nhóm theo các phương án khí hậu tương lai và nhận định

các khả năng xảy ra giúp giảm sự phức tạp cho người sử dụng. Bằng cách sử dụng công cụ

web Khí hậu tương lai cũng có thể giới hạn để tập trung hơn các vào các dự tính khí hậu cho

những ứng dụng cụ thể, bởi vì công cụ này hỗ trợ quá trình lựa chọn một số lượng nhỏ các

mô hình khí hậu tiêu biểu thích hợp với ứng dụng riêng. Công cụ web Khí hậu tương lai cũng

đảm bảo tính nhất quán trong hệ thống của số liệu tạo ra, điều này là rất cần thiết trong các

bài toán đánh giá ảnh hưởng mang tính khoa học và phức tạp với nhiều thông số khí hậu.

Công cụ khí hậu tương lai có 2 mức chi tiết: Cơ bản và nâng cao.

• Giao diện web cơ bản rất dễ sử dụng và cung cấp tóm tắt về thay đổi dự tính của 3

phương án chính của khí hậu tương lai xác định trên cơ sở sự biến đổi đổi về nhiệt độ

và lượng mưa. Tất cả mọi người đều có thể tiếp cận mà không cần đăng nhập.

• Chế độ nâng cao cho phép tiếp cận ở cấp độ chi tiết hơn và cũng đòi hỏi kỹ năng của

High Resolution Climate Projections for Vietnam Vietnam Climate Futures: User Guide

User Guide-VN 4

người sử dụng ở mức độ cao hơn. Người dùng có thể tạo ra khí hậu tương lai dựa trên

cặp kết hợp của 10 biến khí hậu. Người dùng cũng có thể chọn những mô hình khí hậu

để tính toán và có các tùy chọn hiển thị số liệu mở rộng hay chiết xuất số liệu. Bên

cạch đó, người sử dụng cũng có thể so sánh các dự tính khí hậu và lựa chọn khách

quan một hay một số mô hình tiêu biểu cho khí hậu tương lai và chiết xuất số liệu phù

hợp. Chế độ nâng cao được thiết kế đặc biệt dành cho người dùng trong việc đánh giá

tác động và rủi ro của biến đổi khí hậu.

Chú ý: Tiếp cận giao diện truy cập nâng cao chỉ dành cho người dùng có đăng ký.

Trong các chương tiếp theo của Hướng dẫn sử dụng các tính năng cơ bản và nâng cao của khí

hậu tương lai sẽ được giải thích một cách chi tiết, có kèm ảnh chụp màn hình và hướng dẫn

làm thế nào để tạo ra khí hậu tương lai ở mức độ chi tiết khác nhau.

Dự báo khí hậu phân giải cao cho Việt Nam Kịch bản khí hậu Việt Nam: Hướng dẫn người dùng

Hướng dẫn sử dụng công cụ Kịch bản khí hậu Việt Nam Full v1.0.docx 5

Làm quen với công cụ khí hậu tương lai Trang web công cụ khí hậu tương lai có thể truy cập từ bất kỳ mạng internet theo đia chỉ:

http://climatetool.vnclimate.vn

Trang này, và tất cả các trang khác của trang web khí hậu tương lai được đóng khung bằng

thanh thực đơn ở phía trên, thanh thực đơn nhỏ bên trái và cuối trang phía dưới. Trang chủ

có chứa các phần sau đây (Xem số ở hình A):

1. Thanh thực đơn trên cùng cung cấp đường liên kết đến các mục khác của trang web khí hậu tương lai

2. Thanh thực đơn phụ trên cùng bên trái cung cấp đường liên kết đến các mục khác của công cụ khí hậu tương lai cũng như các tùy chọn đối với thông tin và các câu hỏi thường gặp

3. Khi đăng nhập, chi tiết tài khoản của bạn và nút đăng xuất xuất hiện ở phía trên bên phải của màn hình.

4. Mục khí hậu tương lai mô tả mục đích và tính năng của công cụ.

5. Phân dưới cung cấp địa chỉ liên hệ và thông tin quy định chung.

Hình A: Trang web khí hậu tương lai.

High Resolution Climate Projections for Vietnam Vietnam Climate Futures: User Guide

User Guide-VN 6

Chế độ cơ bản Để đăng nhập chế độ cơ bản, nhấp chuột vào “Vietnam’s Future Climate” từ thanh thực đơn phụ bên trái (Hình B).

Hình B: Thanh thực đơn phụ - Lựa chọn chế độ cơ bản.

Bản đồ các vùng khí hậu Việt Nam sau đó sẽ xuất hiện (Hình C).

Tạo khí hậu tương lai

Để tạo và khai thác các tính chất khác nhau, nhấp chuột vào khu vực quan tâm.

Hình C: Bản đồ khu vực khí hậu tương lai cho Việt Nam.

Một màn hình dự tính khí hậu xuất hiện chứa đựng các thông tin tóm tắt và dự tính khí hậu trung bình năm 2030 theo kịch bản khí nhà kính trung bình A1B ở khu vực quan tâm. Trong chế độ cơ bản, thông tin được cung cấp đối với 3 phương án chính của khí hậu tương lai xác định trên cơ sở dự tính sự biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa năm: “Dễ xảy ra nhất”, “It thay đổi nhất”, “Mức độ hợp lý thấp hơn– khả năng tác động cao” (Hình D).

Dự báo khí hậu phân giải cao cho Việt Nam Kịch bản khí hậu Việt Nam: Hướng dẫn người dùng

Hướng dẫn sử dụng công cụ Kịch bản khí hậu Việt Nam Full v1.0.docx 7

Hình D: Khai thác khí hậu tương lai ở khu vực đã chọn trong chế độ cơ bản.

1. Tên và một bản đồ nhỏ của khu vực quan tâm đã được lựa chọn xuất hiện trên cùng,

với các đường biên bao quanh khu vực cần đưa ra dự tính khí hậu. Chú ý rằng, do độ phân giải thô nên các mô hình toàn cầu (GCMs) sẽ sử dụng miền lớn hơn mô hình khu vực khi tính toán kịch bản.

2. Lựa chọn kịch bản KNK và thời kỳ tính toán ở ô chức năng số 2(Mặc định là kịch bản A1B và thời kỳ 2030).

3. Nhấp chuột vào biểu tượng để có thêm thông tin chi tiết hoặc tham khảo các thuật ngữ ở trang 23.

4. Quay lại: Nhấp chuột vào “Go back” để quay lại màn hình lựa chọn khu vực tính (Hình C).

5. Phương án chính về khí hậu tương lai theo dự tính nhiệt độ và lượng mưa trung bình:

a. Dễ xảy ra nhất (Most Likely) – Khí hậu tương lai được dự tính bởi nhiều mô hình nhất.

b. Ít thay đổi nhất (Least Change) – Dự tính khí hậu tương lai này gần với khí hậu

High Resolution Climate Projections for Vietnam Vietnam Climate Futures: User Guide

User Guide-VN 8

hiện tại nhất theo các biến khí hậu được chọn.

c. Mức độ hợp lý thấp hơn – khả năng tác động cao (Lower Likelihood - Potentially High Impact) – Dự tính khí hậu tương lai với mức tăng lớn nhất của nhiệt độ và mức giảm lớn nhất của lượng mưa hoặc mức tăng lớn nhất của nhiệt độ và mức tăng lớn nhất của lượng mưa so với thời kỳ 1990.

6. Khả năng xảy ra (Likelihoods) gắn với một loại khí hậu tương lai theo số các mô hình có cùng chung nhận về loại khí hậu tương lai này.

7. Một biểu đồ phân bố mô tả sự biến đổi của nhiệt độ cũng được hiển thị (Hình E) bên dưới các phương án khí hậu tương lai chính (5).

Hình E: Ví dụ biểu đồ phânbố dự tính sự biến đổi của nhiệt độ ứng với kịch bản khí nhà kính và thời kỳ tính toán được chọn.

Lựa chọn kịch bản khí thải nhà kính và thời kỳ tính toán

Người sử dụng có thể lựa chọn các kịch bản khí nhà kính và thời kỳ tính khác nhau như mô tả trên hình D (chức năng 2).

Chú ý: Khi đã lựa chọn kịch bản và thời kỳ tính, hệ thống sẽ tự động cập nhật thông tin (thời gian cập nhật tùy thuộc vào tốc độ internet).

Để biết thêm thông tin về kịch bản khí nhà kính, hãy nhấp chuột vào nút xanh hoặc tham khảo các thuật ngữ ở trang 23.

Dự báo khí hậu phân giải cao cho Việt Nam Kịch bản khí hậu Việt Nam: Hướng dẫn người dùng

Hướng dẫn sử dụng công cụ Kịch bản khí hậu Việt Nam Full v1.0.docx 9

Chế độ nâng cao Để truy cập chế độ nâng cao, nhấp chuột vào nút climate projection, chọn Detailed Climate Projections(Hình F).

Hình F: Thanh thực đơn phụ- Lựa chọn chế độ nâng cao.

Một giao diện chế độ nâng cao xuất hiện như mô tả ở hình G. Ở đây người sử dụng có thể lựa chọn kịch bản và thời kỳ tính toán giống như đã thực hiện đối với chế độ cơ bản (trang 6).

Trong giao diện này có thêm một hộp chức năng xuất hiện bên dưới cho phép người sử dụng có thể lựa chọn biến khí hậu và mùa quan tâm. Biến khí hậu và mùa sẽ được sử dụng để phân loại hoặc nhóm thành các phương án khí hậu tương lai khác nhau cũng như xác định số liệu nào sẽ được hiển thị trong phương án khí hậu tương lai.

HìnhG: Giao diện nâng cao của Phương án khí hậu tương lai cho Việt nam.

1. Nhấp vào greenhouse gas scenario để lựa chọn kịch bản, Nhấp vào time period để chọn

4

High Resolution Climate Projections for Vietnam Vietnam Climate Futures: User Guide

User Guide-VN 10

thời kỳ tính (mặc định là A1B và 2030).

2. Lựa chọn biến khí hậu theo hàng, cột và mùa tính toán tương ứng ở hộp chức năng số 2.

3. Nhấp vào nút màu xanh để biết thêm thông tin về các biến đầu vào - hoặc tham khảo các thuật ngữ ở trang 23.

4. Lựa chọn hiển thị biến khí hậu và mùa ở hộp chức năng số 4 để để tạo ma trận khí hậu tương lai.

5. Nhấp chuột vào ô chức năng số 5 để loại các mô hình không tham gia tính toán.

6. Nhấp chuột vào vùng khí hậu quan tâm ở ô chức năng số 6 để hiển thị kết quả dự tính khí hậu tương lai.

Trong các phần sau đây, các tính năng của chế độ nâng cao sẽ được mô tả chi tiết (ngoài những tính năng đã được mô tả trong mục chế độ cơ bản).

Lựa chọn biến khí hậu và mùa

Có hai biến khí hậu, gọi là các biến phân loại, được yêu cầu để tạo ra ma trận khí hậu tương lai. Theo mặc định, nhiệt độ bề mặt và lượng mưa được sử dụng. Có 10 biến khí hậu khác nhau có thể được lựa chọn:

Bảng A: Biến khí hậu có trong dự tính khí hậu tương lai

• Nhiệt độ bề mặt • Nhiệt độ bề mặt cao nhất ngày • Nhiệt độ bề mặt thấp nhất ngày • Mưa • Mưa lớn

• Bức xạ

• Tốc độ gió • Gió mạnh

• Độ ẩm tương đối

• Bốc thoát hơi tiềm năng

Lưu ý: Không phải tất cả các mô hình và các kịch bản đều có đầy đủ tất cả các biến khí hậu.

Bấm vào ô chức năng columns người sử dụng sẽ thấy danh sách 10 biến khí hậu, chọn biến khí hậu quan tâm (Hình H):

Hình H: Lựa chọn các biến khí hậu.

Lưu ý: "mưa lớn" và "gió mạnh" được xác định là giá trị bách phân vị 99th. Tham khảo các thuật ngữ ở trang 23 hoặc nhấp chuột vào nút biểu tượng để biết thêm thông tin.

Dự báo khí hậu phân giải cao cho Việt Nam Kịch bản khí hậu Việt Nam: Hướng dẫn người dùng

Hướng dẫn sử dụng công cụ Kịch bản khí hậu Việt Nam Full v1.0.docx 11

Đối với mỗi biến khí hậu, người sử dụng có thể lựa chọn các mùa khác nhau dưới đây: Bảng B: Mùa để lựa chọn

• Năm (tất cả các mùa)

• Ttháng 11 đến tháng 4 năm sau

• Tháng 5 đến tháng 10

• Tháng đơn lẻ

Để thay đổi giá trị mặc định (trung bình năm) chỉ cần nhấp chuột vào ô chức năng (Hình I) sau

đó chọn tháng hoặc mùa quan tâm.

Hình I: Chọn mùa cho hai biến phân loại được lựa chọn.

Khí hậu tương lai mùa cung cấp thêm thông tin về những thay đổi lớn nhất và nhỏ nhất có khả

năng xảy ra. Trong một số trường hợp, tính trung bình cả năm có thể ít biết đổi nhưng trong

mỗi mùa cụ thể trong năm có thể có biến đổi lớn. Sự biến đổi ở các mùa có vai trò quan trọng

trong một số hoạt động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Hiển thị các dự tính khí hậu: Ma trận khí hậu tương lai

Sau khi đã hoàn thanh các lựa chọn ở trên, thông tin dự tính khí hậu sẽ được tạo ra bằng cách

bấm vào vùng khí hậu quan tâm. Kết quả dự tính khí hậu sau đó được biểu diễn dưới dạng ma

trận (Hình J). Các biến khí hậu đã lựa chọn được hiển thị ở bên trên và bên trái của ma trận.

Các phân loại được xác định mức độ biến đổi so với thời kỳ chuẩn 1980-1999. Các dự tính của

mô hình được phân loại thành các nhóm trong ma trận, mỗi nhóm là đại diện cho một dự tính

khí hậu tương lai. Thông tin cũng được cung cấp dựa trên mức độ hợp lý tương đối của mỗi

dự tính khí hậu.

High Resolution Climate Projections for Vietnam Vietnam Climate Futures: User Guide

User Guide-VN 12

Hình J: Ví dụ ma trận khí hậu tương lai

1. Các biến khí hậu và các mùa tương ứng được sử dụng để phân loại các dự tính xuất hiện

bên trên và bên trái của ma trận.

2. Có nhiều cấp độ khác nhau được đưa ra để phân loại dự tính khí hậu (trong ô lưới). Đối với

nhiệt độ và lượng mưa, mức độ biến đổi dao động trong khoảng từ "nóng lên ít" đến "nóng

lên nhiều" và "Khô nhiều" đến "Ẩm ướt nhiều".Lưu ý rằng sự phân loại có thể khác nhau giữa

các biến khí hậu. Đối với nhiệt độ chỉ có tăng, trong khi lượng mưa có các loại tăng, giảm và ít

biến đổi.

3. Khả năng xảy ra được biểu thị theo các mầu nền khác nhau trong bảng C.

4. Các nút Mở rộng / Thu gọn cho thông tin chi tiết hơn bên trong ô như tên mô hình và dữ

liệu hiển thị.

Bảng C: Khả năng xảy ra được biểu thị theo các mầu nền

Điểm không -Nil Không được dự tính với bất cứ mô hình nào Rất thấp – Very low Được dự tính với dưới 10% số mô hình Thấp - Low Được dự tính với 10% đến 33% số mô hình Vừa phải - Moderate Được dự tính với 33% đến 66% số mô hình Cao - High Được dự tính với 66% đến 90% số mô hình Rất cao – Very high Được dự tính với trên 90% số mô hình

Trong ví dụ này (Hình J), khả năng dễ xảy ra nhất là khí hậu tương lai sẽ nóng hơn và lượng

mưa ít biến đổi vì hầu hết các mô hình (66%) có chung kết quả này. Dự tính khí hậu khắc

nghiệt nhất là "Ấm hơn và Ẩm ướt hơn" và "Ấm hơn và Khô hơn" và dự tính khí hậu tương lai

cho thấy ít biến đổi từ quá khứ là "Nóng lên ít và lượng mưa ít biến đổi". Tuy nhiên, đây chỉ là

Dự báo khí hậu phân giải cao cho Việt Nam Kịch bản khí hậu Việt Nam: Hướng dẫn người dùng

Hướng dẫn sử dụng công cụ Kịch bản khí hậu Việt Nam Full v1.0.docx 13

trường hợp ứng với kịch bản và thời kỳ tính được lựa chọn ở trên (xem Hình D: 1-4).

Trong lớp thông tin nâng cao có một số tùy chọn cho phép hiển thị các thông tin chi tiết về kết quả dự tính khí hậu và khả năng thay đổi số mô hình tham gia dự tính khí hậu tương lai ở khu vực quan tâm.

Xác định các tùy chọn hiển thị

Bảng hiển thị tùy chọn (Hình K) trong giao diện chế độ nâng cao (Hình G:4) cho phép người sử

dụng lựa chọn các biến khí hậu để tạo ma trận khí hậu tương lai. Có thể chọn một, một số

hoặc tất cả 10 biến khí hậu. Điều quan trọng là hiểu được các biến “thuộc” một khí hậu tương

lai nhất định ứng với một cặp biến được phân loại. Nói chung, chỉ nên lựa chọn những biến có

tương quan để lập ma trận khí hậu tương lai. Bảng D cho thấy những biến tương ứng với mỗi

một trong ba biến phân loại thường được sử dụng phổ biến nhất: nhiệt độ bề mặt, lượng

mưa và tốc độ gió.

Bảng D: Các biến thích hợp để sử dụng với mỗi một trong ba biến phân loại thường sử dụng

phổ biến nhất. Các biến được đánh dấu (*) luôn luôn không tương quan

Nhiệt độ bề mặt Lượng mưa Tốc độ gió

Nhiệt độ cao nhất Mưa lớn* Gió mạnh*

Nhiệt độ thấp nhất Bức xạ

Bốc hơi Độ ẩm tương đối

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là mưa lớn và gió mạnh sẽ luôn luôn không có tương

quan tốt với lượng mưa và tốc độ gió. Bản chất của mối quan hệ giữa các biến này có thể

được nghiên cứu với ma trận khí hậu tương lai. Ví dụ, để nghiên cứu mối quan hệ giữa tốc độ

gió và gió mạnh, ta thiết lập hai biến như các biến phân loại và kiểm tra kết quả ma trận. Nếu

có một xu hướng gió mạnh tăng lên hoặc giảm đi khi tốc độ gió tăng lên, cho thấy có một sự

tương quan. Tuy nhiên, nếu thay đổi một biến thường tương ứng với ít hoặc không có thay

đổi trong các biến khác, thì không có sự tương quan hoặc rất ít.

Lưu ý: Nếu không có biến được đánh dấu trong màn hình tùy chọn hiển thị, ma trận khí hậu

tương lai sẽ vẫn giống như trong hình J, trang 12.

High Resolution Climate Projections for Vietnam Vietnam Climate Futures: User Guide

User Guide-VN 14

Hình K: Tùy chọn hiển thị để tạo ra một ma trận khí hậu chi tiết hơn.

Người sử dụng cũng có thể lựa chọn các mùa khác nhau, bao gồm tháng, mùa và năm.

Lưu ý: Lựa chọn các biến khí hậu và quy mô thời gian sẽ ảnh hưởng đến thông tin được hiển thị trong các ô của ma trận nhưng không ảnh hưởng đến sự phân loại các dự tính khí hậu tương lai (ví dụ: người sử dụng vẫn sẽ nhìn thấy cùng một tính chất khí hậu tương lai và khả năng dễ xảy ra nhất). Nó chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin chi tiết hơn về các biến khí hậu được lựa chọn khi ô ma trận được mở rộng.

Lựa chọn loại bỏ mô hình khí hậu nếu cần thiết

Theo mặc định thì tất cả các mô hình sẽ được lựa chọn. Để loại bỏ một hay nhiều mô hình từ các dự tính, chọn nút mở rộng (Hình G:5) để hiển thị bảng lựa chọn mô hình (Hình L). Các mô hình dự báo đơn lẻ có thể bị loại bỏ bằng cách nhấp dấu tích chọn các mô hình đó.

Tuy nhiên, chỉ nên loại bỏ các mô hình khi có lý do thích hợp, ví dụ, nếu có một mô hình nào đó có kết quả mô phỏng quá khứ không tốt khi so sánh với quan trắc thực tế thì có thể loại bỏ mô hình này. Dù vậy, thông thường thì ma trận khí hậu tương lai nên được sử dụng với càng nhiều mô hình càng tốt, để có thể đánh giá được tất cả các khả năng biến đổi của khí hậu trong tương lai.

Các mô hình đã bị loại bỏ có thể vẫn được đưa vào bằng cách chọn tích ô mô hình đó. Bằng cách bấm chuột vào tên mô hình, ta cũng có thể biết thông tin về mô hình khí hậu đó.

Hình L: Bảng chọn mô hình

Khi đã thiết lập được các lựa chọn, người sử dụng có thể tạo ra dự tính khí hậu của khu vực mình quan tâm.Chỉ cần di chuột vào một vùng bất kì trên bản đồ Việt Nam thì ma trận khí hậu tương lai sẽ hiển thị trên màn hình.

Dự báo khí hậu phân giải cao cho Việt Nam Kịch bản khí hậu Việt Nam: Hướng dẫn người dùng

Hướng dẫn sử dụng công cụ Kịch bản khí hậu Việt Nam Full v1.0.docx 15

Hiển thị các dự tính: Ma trận khí hậu tương lai

Hình M dưới đây mô tả kết quả ma trận khí hậu tương lai cho giai đoạn đã chọn, các kịch bản khí thải nhà kính trong tương lai đối với hai biến khí hậu phân loại trong vùng quan tâm, cùng với thông tin bổ sung hiển thị trong mỗi ô ma trận khí hậu tương lai.

Hình M: Một ví dụ về ma trận khí hậu tương lai

High Resolution Climate Projections for Vietnam Vietnam Climate Futures: User Guide

User Guide-VN 16

1) Các biến khí hậu và các mùa tương ứng đã lựa chọn nằm ở trên cùng và bên trái của ma trận.

2) Có nhiều cấp độ khác nhau được đưa ra để phân loại khí hậu tương lai (trong ô lưới). Đối với nhiệt độ và lượng mưa, mức độ biến đổi dao động trong khoảng từ "nóng lên ít" đến "nóng lên nhiều" và "Khô nhiều" đến "Ẩm ướt nhiều".

3. Khả năng xảy ra được biểu thị theo các mầu nền khác nhau trong Bảng C, trang 12.

4. Các biến khí hậu và mùa đã lựa chọn xuất hiện song song trong ma trận khí hậu tương lai. Lưu ý: Một số lượng lớn các tùy chọn hiển thị bị che khuất và có thể được xem bằng cách sử dụng thanh cuộn màn hình.

5. Danh sách các mô hình được lựa chọn tính toán.

6. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

7. Nút Mở rộng/ Thu hẹp (+/-) dùng để xem chi tiết thông tin.

8. Chọn dấu tích để lựa chọn dự tính hậu sử dụng trong chức năng mô hình đại diện.

9. Chức năng lựa chọn mô hình đại diện giúp tìm ra mô hình khí hậu phù hợp cho các ứng dụng cụ thể. Chi tiết tham khảo phần tiếp theo.

10. Thống kê của tất cả dữ liệu mô hình cho các biến và mùa đã lựa chọn.

Lựa chọn một mô hình đại diện: Chức năng lựa chọn mô hình đại diện

Trong một số đánh giá tác động, không nhất thiết phải sử dụng tất cả các mô hình dự tính khí hậu.Trong trường hợp này chúng ta thường chỉ sử dụng 2 hoặc 3 mô hình dự tính khí hậu có liên quan nhất. 1 hoặc 2 mô hình sau đó có thể được lựa chọn để dự tính khí hậu tương lai. Chức năng lựa chọn mô hình đại diện là một công cụ để lựa chọn một mô hình từ mỗi dự tính khí hậu tương lai quan tâm.

Để sử dụng tính năng này, nhấp chuột vào nút , người sử dụng sẽ nhận được Chức năng lựa chọn mô hình đại diện hiển thị như hình N dưới đây:

Hình N: Chức năng lựa chọn mô hình đại diện.

Chức năng lựa chọn mô hình đại diện hiển thị các khả năng kết hợp của các biến khí hậu và các mùa như đã trình bày trong ma trận dự tính khí hậu:

1. Lựa chọn phương pháp xếp hạng (ô chức năng 1) được sử dụng để xác định chỉ số thống kê phục vụ đánh giá mô hình trong dự tính khí hậu cụ thể. Ví dụ, nếu muốn lựa chọn mô hình đặc trưng khoảng trung bình của một tập cho trước, người sử dụng có

Dự báo khí hậu phân giải cao cho Việt Nam Kịch bản khí hậu Việt Nam: Hướng dẫn người dùng

Hướng dẫn sử dụng công cụ Kịch bản khí hậu Việt Nam Full v1.0.docx 17

thể lựa chọn Mean. Nếu muốn lựa chọn mô hình đặc trưng cho cận trên và cận dưới của một tập cho trước thì người sử dụng có thể chọn Max hoặc Min bằng cách bấm vào mũi tên nhỏ trong các hộp thoại.

2. Cài đặt “Xếp hạng” có thể được dùng để xác định mức độ liên quan hay ưu tiên đối với mỗi sự kết hợp biến khí hậu – mùa (nếu như vùng biến được mở rộng, xem mục 3). Ví dụ, nếu nhiệt đồ bề mặt từ tháng 11 đến tháng 4 là quan trọng nhất trong một đánh giá tác động, thì biến này nên được xếp hạng 1. Các sự kết hợp biến khí hậu -mùa khác sẽ được xếp hạng thấp hơn.

3. Các phương pháp xếp hạng và thứ tự ưu tiên được chia thành các nhóm bởi các biến. Để kiếm soát được tốt hơn, các kết hợp biến/mùa có thể được xếp hạng riêng bằng cách dùng nút mở rộng .

Khi đã hoàn thiện các lựa chọn, nhấp chuột vào nút xếp hạng Rank ở cuối chức năng lựa chọn mô hình đại diện. Kết quả hiện ra dựa trên các lựa chọn ở trên (Hình O). Có thể thấy rằng mỗi mô hình dự tính khí hậu được chọn đều được có điểm số. Các mô hình khí hậu có số điểm thấp nhất (ở phía trên của Hình O) mô tả các mô hình tiêu biểu nhất dựa trên các tiêu chí xếp hạng đưa ra. Lưu ý rằng chỉ có các mô hình có thể cung cấp tất cả các biến được lựa chọn theo tùy chọn hiển thị (Display Options) mới được xếp hạng.

Hình O: Kết quả của chức năng lựa chọn mô hình đại diện.

Nút xuất (export) bên cạnh mỗi mô hình khí hậu và điểm số có thể được dùng để chiết xuất số liệu.

Chiết xuất số liệu cho đánh giá tác động

Khi đã lựa chọn được tập mô hình dự tính khí hậu đại diện có liên quan đến đánh giá tác động, số liệu dự tính khí hậu có thể chiết xuất trực tiếp từ công cụ khai thác thông tin dự tính khí hậu tương lai cho Việt Nam. Để chiết xuất số liệu, chọn the Export trong Representative Model Selection Wizard (Hình O).

Một thông báo chiết xuất số liệu sau đó sẽ hiện ra cung cấp lựa chọn lưu số liệu theo định dạng excel như mô tả trong hình P.

High Resolution Climate Projections for Vietnam Vietnam Climate Futures: User Guide

User Guide-VN 18

Hình P: Bảng Excel mẫu

Nhập số liệu quan trắc vào các ô “<insert obs>”. Chú ý: Số liệu quan trắc nên có cùng thời kỳ chuẩn sử dụng trong dự tính khí hậu (20 năm từ năm 1980-1999). Các giá trị sẽ tự động cập nhật trong các ô ở mục Future Climate

Dự báo khí hậu phân giải cao cho Việt Nam Kịch bản khí hậu Việt Nam: Hướng dẫn người dùng

Hướng dẫn sử dụng công cụ Kịch bản khí hậu Việt Nam Full v1.0.docx 19

So sánh các dự tính Công cụ khí hậu tương lai cho phép người sử dụng dễ dàng so sánh kết quả dự tính khí hậu giữa các kịch bản khác nhau hoặc giữa các thời kỳ tính toán khác nhau.

Để so sánh các dự tính, nhấp chuột vào nút Compare Climate Projections ở góc trái trên cùng thanh công cụ. (Hình Q)

Hình Q: Góc trên cùng thanh công cụ, lựa chọn công cụ để so sánh các dự dự tính.

Người sử dụng có thể thấy được giao diện so sánh hiện ra như hình R dưới đây. Trong giao diện này, người dùng có thể so sánh kết hợp dự tính khí nhà kính và thời kỳ tính toán. Các so sánh này có thể hiển thị dưới hình thức đa ma trận hoặc ma trận tổ hợp.

Hình R: Cửa sổ so sánh các dự tính khí hậu

1

2

3 4

5

High Resolution Climate Projections for Vietnam Vietnam Climate Futures: User Guide

User Guide-VN 20

1. Lựa chọn phương pháp so sánh: đa ma trận, hoặc ma trận tổ hợp.

2. Lựa chọn biến và mùa (các biến mặc định là nhiệt độ và lượng mưa, mùa được mặc định là

“năm”).

3. Lựa chọn kịch bản khí nhà kính - thời kỳ (kịch bản được mặc định là A1B và thời kỳ là

2030).

4. Lựa chọn các nút tròn đỏ “Add/Remove” dùng để thêm vào hoặc loại bỏ thời kỳ (Kịch bản

khí nhà kính - thời gian)

5. Lựa chọn bản đồ cho các vùng khí hậu của Việt Nam – lựa chọn để hiển thị dự tính khí hậu

cho các vùng.

Thêm/bớt các phương án và thời kỳ

Lựa chọn nút “Add” để thêm vào, có thể lựa chọn tối đa 9 thời kỳ và các kịch bản khác nhau để so sánh. Sau khi lựa chọn xong, người sử dụng sẽ được cung cấp thông tin so sánh giữa các kịch bản trên vùng khí hậu quan tâm. Tùy thuộc vào phương pháp so sánh, kết quả sẽ được hiển thị dưới dạng đa ma trận so sánh (Hình S) hoặc ma trận tổ hợp (Hình T).

Chú ý: Trong cả hai phương pháp, các kết quả đều so sánh với cùng một thời kỳ chuẩn là 1980-1999.

So sánh các dự tính: Đa ma trận

Khi sử dụng phương pháp đa ma trận, trên màn hình sẽ hiển thị các dự tính khí hậu tương lai ứng với thời kỳ và kịch bản đã chọn cho hai biến khí hậu cơ bản trong các thời kỳ cho khu vực được quan tâm (Hình S). Có phiên bản nhỏ hơn để xem được đầy đủ ma trận khí hậu tương lai (Hình M) và chỉ cho thấy sự mở rộng của kết quả mô hình, không có tên mô hình và biến. Phương pháp này thường được dùng để hiển thị nhanh mức độ thay đổi của các yếu tố khí hậu trong các thời kỳ và theo các kịch bản khác nhau.

Dự báo khí hậu phân giải cao cho Việt Nam Kịch bản khí hậu Việt Nam: Hướng dẫn người dùng

Hướng dẫn sử dụng công cụ Kịch bản khí hậu Việt Nam Full v1.0.docx 21

Hình S: So sánh dự tính khí hậu – so sánh đa ma trận.

1. Lựa chọn thời kỳ và kịch bản, trong đó các dự tính kịch bản cũng được liệt kê ở đây, người sử dụng có thể sử dụng các nút đỏ Add/Remove để lựa chọn hoặc loại bỏ. 2. Nút “Refresh” được sử dụng để tái tạo và cập nhật lại kết quả. 3. Khí hậu tương lai được chia thành hai nhóm: Theo kịch bản khí nhà kính được chạy từ trên xuống; và theo thời kỳ được chạy từ trái sang phải. 4. Ma trận khí hậu tương lai đối với mỗi thời kỳ và kịch bản khí nhà kính. 5. Có nhiều cấp độ khác nhau được đưa ra để phân loại khí hậu tương lai (trong ô lưới). Đối với nhiệt độ và lượng mưa, mức độ biến đổi dao động trong khoảng từ "nóng lên ít" đến "nóng lên nhiều" và "Khô nhiều" đến "Ẩm ướt nhiều". 6. Khả năng xảy ra được biểu thị theo các mầu nền khác nhau trong Bảng C, trang 12.

High Resolution Climate Projections for Vietnam Vietnam Climate Futures: User Guide

User Guide-VN 22

So sánh các dự tính: Ma trận tổ hợp

Khi sử dụng phương pháp ma trận tổ hợp, trên màn hình sẽ hiển thị các dự tính khí hậu tương lai ứng với thời kỳ và kịch bản đã chọn cho hai biến khí hậu cơ bản trong các thời kỳ cho khu vực được quan tâm (Hình T). Cách hiển thị này tương tự như trường hợp hiển thị nâng cao (Hình J) ngoại trừ thời kỳ và kịch bản khí nhà kính được hiển thị bên cạnh tên mô hình tương ứng.

Hình T: So sánh các dự tính khí hậu – sử dụng ma trận kết hợp

1. Các thời kỳ và kịch bản được liệt kê và lựa chọn ở đây. 2. “Add/Remove” được sử dụng để Thêm/Bỏ đi thời kỳ và kịch bản. 3. Lựa chọn các mô hình và thời kỳ-kịch bản.

Dự báo khí hậu phân giải cao cho Việt Nam Kịch bản khí hậu Việt Nam: Hướng dẫn người dùng

Hướng dẫn sử dụng công cụ Kịch bản khí hậu Việt Nam Full v1.0.docx 23

Các thuật ngữ chuyên môn

Khi đọc tài liệu hướng dẫn này và công cụ khí hậu tương lai, sẽ có một số thuật ngữ chuyên môn. Các thuật ngữ sau được dùng phổ biến trong cả 3 phương thức sử dụng:

1) Khí hậu tương lai

Kịch bản khí hậu mô tả khí hậu trong tương lai một cách hợp lý, cả về tính chất (ví dụ: ấm hơn, ẩm ướt hơn...) và số lượng (ví dụ: 10 trong 18 mô hình cùng thống nhất...), được mô tả bằng sự kết hợp của hai biến khí hậu, trong một thời kỳ và với kịch bản khí nhà kính xác định. Các Kịch bản khí hậu này có thể được cho rằng có khả năng xảy ra dựa trên tỷ lệ của các mô hình khí hậu rơi vào một kịch bản nào đó. Trong chếđộ cơ bản, các kịch bản khí hậu tương lai này luôn được mô tả là sự kết hợp giữa biến đổi nhiệt độ trung bình năm và biến đổi lượng mưa trung bình năm. Trong chế độ nâng cao, các biến này có thể được điều chỉnh.

2) Các yếu tố khí hậu

Yếu tố Đơn vị Ghi chú

Nhiệt độ bề mặt °C Nhiệt độ trung bình ở độ cao 2m

Nhiệt độ tối cao °C Nhiệt độ tối cao trung bình ở độ cao 2m

Nhiệt độ tối thấp °C Nhiệt độ tối thấp trung bình ở độ cao 2m

Lượng mưa %* Lượng mưa trung bình

Mưa lớn %* Lượng mưa trung bình với ngưỡng phân vị 99s%: Tương ứng với trung bình của 4 ngày mưa lớn nhất trong năm, 2 ngày mưa lớn nhất trong 6 tháng, v.v.

Ngày không mưa %* Số ngày có lượng mưa < 1mm

Độ ẩm tương đối %* Độ ẩm tương đối ở độ cao 2m

Bốc thoát hơi tiềm năng %* Bốc thoát hơi tiềm năng, được xác định theo công thức Morton (1983)

Bức xạ %* Bức xạ sóng ngắn xuống bề mặt trái đất (tương ứng với “bức xạ toàn cầu”): Thường được ứng dụng trong ngành nông nghiệp và năng lượng

Tốc độ gió %* Tốc độ gió trung bình thường được tính theo hướng đông và hướng bắc ở độ cao 10m so với mặt đất

Gió mạnh %* Sử dụng ngưỡng phân vị 99% để xác định gió mạnh: tương đương tốc độ gió trung bình của 4

High Resolution Climate Projections for Vietnam Vietnam Climate Futures: User Guide

User Guide-VN 24

ngày gió mạnh nhất trong năm, 2 ngày gió mạnh nhất trong 6 tháng...

* Các giá trị thực có thể được hiển thị nếu người sử dụng muốn

3) Kịch bản khí nhà kính

Công cụ Khí hậu tương lai cho Việt Nam cung cấp các dự tính khí hậu dựa trên các mô hình khí hậu được sử dụng cho báo cáo lần thứ 4 (AR4) và báo cáo lần thứ 5 (AR5) dự kiến công bố vào năm 2015 của IPCC. Các dự tính khí hậu dựa trên AR4 (hay còn gọi là các mô hình CMIP3) được tạo ra cho 3 kịch bản khí nhà kính sẽ được miêu tả dưới đây (Chi tiết xem ở báo cáo đặc biệt về kịch bản phát thải khí nhà kính của IPCC (Nakićenović và Swart, 2000; còn được gọi là SRES).

A1B: Kịch bản khí nhà kính A1B là trường hợp cụ thể trong họ kịch bản A1. Họ kịch bản A1 mô tả kinh tế thế giới phát triển nhanh; dân số thế giới tăng đạt đỉnh vào năm 2050 và sau đó giảm dần; các công nghệ mới được đưa vào nhanh chóng và hiệu quả; thế giới có sự tương đồng về thu nhập và cách sống, có sự tương đồng giữa các khu vực, giao lưu mạnh mẽ về văn hoá và xã hội toàn cầu. Họ kịch bản A1 được chia thành 3 nhóm dựa theo mức độ phát triển công nghệ. Nhóm kịch bản A1FI tiếp tục sử dụng thái quá nhiên liệu hóa thạch (kịch bản phát thải cao). Nhóm kịch bản A1B có sự cân bằng giữa các nguồn năng lượng (kịch bản phát thải trung bình). Nhóm kịch bản A1T tập trung và chú trọng đến việc sử dụng các nguồn năng lượng phi hoá thạch (kịch bản phát thải thấp).

B1: Kịch bản B1 mô tả kinh tế phát triển nhanh giống như A1 nhưng có sự thay đổi nhanh chóng theo hướng kinh tế dịch vụ và thông tin; dân số tăng đạt đỉnh vào năm 2050 và sau đó giảm dần; giảm cường độ tiêu thụ nguyên vật liệu, các công nghệ sạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên được phát triển; chú trọng đến các giải pháp toàn cầu về ổn định kinh tế, xã hội và môi trường (kịch bản phát thải thấp tương tự như A1T).

A2: Kịch bản A2 mô tả thế giới không đồng nhất, các quốc gia hoạt động độc lập, tự cung tự cấp; dân số tiếp tục tăng trong thế kỷ 21; kinh tế phát triển theo định hướng khu vực; thay đổi về công nghệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo đầu người chậm (kịch bản phát thải cao, tương ứng với A1FI).

Các tình huống khí hậu chính trong tương lai

Một tập hợp các kịch bản khí hậu trong tương lai được dự tính cho một khu vực xác định, cho các yếu tố, thời kỳ và theo một kịch bản khí nhà kính là thông tin rất quan trọng phục vụ việc ra quyết định. Thông thường chúng được thể hiện như “Tình huống tốt nhất”, “Tình huống tồi tệ nhất” và “Tình huống có khả năng xảy ra nhất”. Xem thêm Khí hậu tương lai.

“Các tình huống khí hậu chính trong tương lai” được trình bày sau đây, chúng thích hợp trong các đánh giá rủi ro, được đề cập trong đào tạo nâng cao.

Tình huống dễ xảy ra nhất

Đối với các tình huống khí hậu trong tương lai được dự tính (cho một khu vực cụ thể, các yếu tố, thời kỳ và theo kịch bản phát thải khí nhà kính), tình huống dễ xảy ra nhất được xác định dựa trên thông tin nhiều mô hình nhất cho cùng kết quả. Tình huống này phải được xác định theo một khoảng dự tính khí hậu từ nhiều mô hình được sử

Dự báo khí hậu phân giải cao cho Việt Nam Kịch bản khí hậu Việt Nam: Hướng dẫn người dùng

Hướng dẫn sử dụng công cụ Kịch bản khí hậu Việt Nam Full v1.0.docx 25

dụng.

Tình huống ít có khả năng xảy ra nhất

Đối với các tình huống khí hậu trong tương lai được dự tính (cho một khu vực cụ thể, các yếu tố, thời kỳ và theo kịch bản phát thải khí nhà kính), tình huống này là gần với hiện trạng khí hậu (1980-1999) theo các yếu tố khác nhau.

Tình huống tốt nhất

Đối với các tình huống khí hậu trong tương lai được dự tính (cho một khu vực cụ thể, các yếu tố, thời kỳ và theo kịch bản phát thải khí nhà kính), tình huống này sẽ tạo ra các kết quả mà ảnh hưởng tích cực nhất (hoặc ít tiêu cực nhất) đến đối tượng đang được quan tâm đánh giá. Ví dụ, trong một đánh giá ảnh hưởng có thể có của biến đổi khí hậu đến dịch bệch do muỗi gây ra, khí hậu trong tương lai với mức độ tăng nhiệt độ ít nhất và giảm (hoặc tăng ít nhất) của lượng mưa được coi là “Tình huống tốt nhất”. Việc lựa chọn tình huống tốt nhất đòi hỏi người sử dụng phải am hiểu tốt về đối tượng đang được quan tâm nghiên cứu.

Tình huống tồi tệ nhất

Trong tình huống này, khí hậu trong tương lai có khả năng gây ra những hậu quả tồi tệ nhất (hoặc ít tốt đẹp nhất) đến đối tượng được quan tâm đánh giá. Chẳng hạn, trong đánh giá ảnh hưởng có thể có do biến đổi khí hậu đến các dịch bệnh liên quan đến muỗi, nếu nhiệt độ và lượng mưa tăng nhanh nhất (hoặc là giảm ít nhất) sẽ là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển tốt nhất và được coi là tình huống tồi tệ nhất.Cũng như tình huống tốt nhất, tình huống này được lựa chọn dựa trên sự am hiểu tốt của người sử dụng đối với đối tượng được đánh giá.

Tình huống khả năng xảy ra thấp hơn nhưng có khả năng tác động cao

Trong tình huống này, khí hậu trong tương lai được dự tính với một khoảng biến đổi lớn nhất của nhiệt độ và lượng mưa. Có thể là tình huống tốt nhất và/hoặc có thể là tình huống xấu nhất phụ thuộc vào đối tượng được nghiên cứu đánh giá.

Các Đường nồng độ tiêu biểu

Các dự tính khí hậu trong tương lai cho Việt Nam dựa trên các mô hình khí hậu được sử dụng trong báo cáo lần thứ 4 (AR4) và báo cáo lần thứ 5 (AR5) của IPCC dự kiến được công bố vào năm 2015. Các dự tính kịch bản dựa trên các mô hình AR4 (được gọi là các mô hình CMIP3) có thể được xây dựng cho 3 kịch bản khí nhà kính (chi tiết xem các kịch bản khí nhà kính được trình bày ở trên). Các dự tính kịch bản biến đổi khí hậu dựa trên các mô hình AR5 (CMIP5) sử dụng giả thiết mới về nồng độ nhà kính trong tương lai,được gọi là Đường nồng độ tiêu biểu (RCPs).

Đường nồng độ tiêu biểu (RCPs). (RCP) dựa trên lựa chọn từ 4 nhóm mô hình về mô hình hóa đánh giá tích hợp, mô hình hóa khí hậu, và mô hình hóa và phân tích tác động (Vuuren et al. 2011). Không giống như các kịch bản khí nhà kích trước đó (SRES), RCPs không mới, không tích hợp đầy đủ các kịch bản (ví dụ như chúng không phải là một gói hoàn chỉnh về kinh tế xã hội, khí nhà kính, và các dự tính khí hậu). Chúng là các các thiết lập đầy đủ về dự tính chỉ cho các thành phần cưỡng bức bức xạ (thay đổi về cán cân cân bằng bức xạ đến và đi trong khí quyển do thay đổi các thành phần chính của khí quyển), nghĩa là chúng đóng vai trò đầu vào

High Resolution Climate Projections for Vietnam Vietnam Climate Futures: User Guide

User Guide-VN 26

cho mô hình hóa khí hậu. Về mặt lý thuyết, các quá trình bắt đầu với sự cưỡng bức bức xạ, chứ không chi tiết về kịch bản kinh tế xã hội . Ý tưởng trung tâm của quá trình này là bất kỳ quá trình cưỡng bức bức xạ đơn lẻ nào cũng có thể tạo ra từ các kịch bản thay đổi kinh tế xã hội và phát triển công nghệ.. Bốn RCPs được lựa chọn, được định nghĩa và được đặt tên theo cưỡng bức bức xạ tổng hợp trong năm 2100 (xem Bảng dưới).

RCP 8.5 Tăng cưỡng bức bức xạ lên tới 8,5 W/m² đến năm 2100.

RCP 6 Ổn định không vượt quá 6 W/m² sau năm 2100

RCP 4.5 Ổn định không vượt quá 4.5 W/m² sau năm 2100

RCP 2.6 Đạt đỉnh cưỡng bức bức xạ ~ 3 W/m² trước năm 2100 và sau đó suy giảm

Trong đó, Công cụ kịch bản khí hậu tương lai cung cấp các dự tính khí hậu cho Việt Nam được xác định theo phương án RCP4.5 và RCP 8.5.

Thời đoạn

Công cụ khí hậu tương lai cho Việt Nam cung cấp cho người sử dụng các dự tính khí hậu cho 13 thời đoạn trong tương lai, với bước từng 10 năm từ 2030-2090, phụ thuộc vào các kịch bản khí nhà kính được lựa chọn

Tài liệu tham khảo CSIRO and Australian Bureau of Meteorology (2007): Climate Change in Australia. Technical Report, www.climatechangeinaustralia.gov.au/technical_report.php, accessed 25/05/2011

Giorgi F, Jones C and Asrar GR (2009) Addressing climate information needs at the regional level: the CORDEX framework. WMO Bulletin58(3), 175-183. Meehl GA, Boer GJ, Covey C, Latif M and Stouffer RJ (2000) The Coupled Model Intercomparison Project (CMIP). Bulletin of the American Meteorological Society81(2), 313-318. Morton FI (1983): Operational estimates of areal evapotranspiration and their significance to the science and practice of hydrology, Journal of Hydrology 66, 1-76.

Nakićenović N, Swart R (2000) (Ed.): Special Report on Greenhouse gas Scenarios. A Special Report of Working Group III of the Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge University Press: Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA.

Taylor KE, Stouffer RJ and Meehl GA (2011) An Overview of CMIP5 and the Experiment Design. Bulletin of the American Meteorological Society93(4), 485-498. Vietnam (2011): Climate Change in the Vietnam, www.Vietnamclimatechangescience.org, available in November 2011, accessed 25/05/2011.

Vuuren DP, Edmonds J, Kainuma M, Riahi K, Thomson A, Hibbard K, Hurtt GC, Kram T, Krey V, Lamarque J-F, Masui T, Meinshausen M, Nakicenovic N, Smith SJ and Rose SK (2011) The representative concentration pathways: an overview. Climatic Change 109(1-2), 5-31.