199
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH TRN VĂN PHƯƠNG C¸C TØNH, THμNH ñY ë VïNG DUY£N H¶I MIÒN TRUNG L·NH §¹O PH¸T TRIÓN NH¢N LùC KHOA HäC - C¤NG NGHÖ GIAI §O¹N HIÖN NAY LUN ÁN TIN SĨ KHOA HC CHÍNH TRHÀ NI - 2017

C¸C TØNH, THμNH ñY ë VïNG DUY£N H¶I MIÒN TRUNG L·NH …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/1. luan an tien si - Tran Van Phuong.pdf · Vùng duyên hải miền Trung (DHMT) bao gồm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN PHƯƠNG

C¸C TØNH, THμNH ñY ë VïNG DUY£N H¶I MIÒN TRUNG

L·NH §¹O PH¸T TRIÓN NH¢N LùC KHOA HäC - C¤NG NGHÖ

GIAI §O¹N HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2017

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MNH

TRẦN VĂN PHƯƠNG

C¸C TØNH, THμNH ñY ë VïNG DUY£N H¶I MIÒN TRUNG

L·NH §¹O PH¸T TRIÓN NH¢N LùC KHOA HäC - C¤NG NGHÖ

GIAI §O¹N HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Chuyên ngành : Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước

Mã số : 60 31 02 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Lâm Quốc Tuấn

2. PGS.TS Nguyễn Thế Tư

HÀ NỘI - 2017

 

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ

ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định.

Tác giả

Trần Văn Phương

 

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................... 6

1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................... 6

1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước .................................................. 10

1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan và những vấn đề

luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu ............................................................................. 17 Chương 2: CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG LÃNH

ĐẠO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN HIỆN

NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 19

2.1. Các tỉnh, thành phố, tỉnh, thành uỷ ở vùng duyên hải miền Trung và nhân lực

khoa học - công nghệ của các tỉnh, thành phố .................................................... 19

2.2. Các tỉnh thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung lãnh đạo phát triển nhân

lực khoa học - công nghệ - khái niệm, nội dung, phương thức và vai trò ....... 44 Chương 3: PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ CÁC

TỈNH, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG LÃNH ĐẠO PHÁT

TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN

NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ...................................................................................... 58

3.1. Thực trạng phát triển nhân lực khoa học - công nghệ của các tỉnh, thành

phố ở vùng duyên hải miền Trung ................................................................... 58

3.2. Các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung lãnh đạo phát triển nhân

lực khoa học - công nghệ - thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm ................. 65 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG

CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI

MIỀN TRUNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

ĐẾN NĂM 2025 ......................................................................................................... 97

4.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn, thách thức và phương hướng tăng cường sự

lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền trung đối với phát triển

nhân lực khoa học - công nghệ đến năm 2025 ................................................. 97

4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở

vùng duyên hải miền trung đối với phát triển nhân lực khoa học - công

nghệ đến năm 2025 ......................................................................................... 108

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 154

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................ 156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 157

PHỤ LỤC.....................................................................................................................................169

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCH

BTV

CNH, HĐH

Ban chấp hành

Ban thường vụ

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DHMT Duyên hải miền Trung

KH&CN

KH-CN

Khoa học và công nghệ

Khoa học - công nghệ

KT - XH Kinh tế - xã hội

HTCT

NC&PT

NNL

PTLĐ

XHCN

Hệ thống chính trị

Nghiên cứu và phát triển

Nguồn nhân lực

Phương thức lãnh đạo

Xã hội chủ nghĩa

 

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, vị trí, vai trò của các nguồn lực đối với sự phát triển được nhìn

nhận, đánh giá đúng với sự đóng góp của nó, trong đó nguồn nhân lực (NNL) được

coi là nguồn lực cơ bản quyết định sự phát triển của mọi quốc gia. Các lý thuyết

tăng trưởng kinh tế gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và

bền vững phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản đó là áp dụng công nghệ tiên tiến,

phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và NNL chất lượng cao. Trong đó yếu tố hàng đầu

và cũng là động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế bền vững chính là

NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao.

Việt Nam là một nước nông nghiệp đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa (CNH, HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức và để thực hiện có kết quả cuộc

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng

hiện đại, từ đó rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước phát triển. Tuy nhiên

trong quá trình thực hiện mục tiêu trên, Việt Nam đang đối mặt với khó khăn, thách

thức về NNL chất lượng thấp, khoa học và công nghệ (KH&CN) chậm phát triển,

chưa đáp ứng được yêu cầu trong nước và hội nhập quốc tế. Vì thế, đẩy mạnh phát

triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao và phát triển KH&CN là nhiệm vụ cấp bách

hiện nay. Nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng và tính cấp bách của phát triển NNL,

Đại hội XI của Đảng đã xác định đây là nhiệm vụ đột phá để gỡ nút thắt cho phát

triển, trong đó nhấn mạnh “Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và

cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn” [24, tr.130].

Vùng duyên hải miền Trung (DHMT) bao gồm chín tỉnh, thành phố từ Quảng

Bình vào đến Khánh Hòa. Trước yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)

những năm qua cùng với đẩy mạnh thu hút, khai thác các nguồn lực khác, các tỉnh,

thành ủy đã quan tâm lãnh đạo phát triển NNL (trong đó có nhân lực KH-CN). Nhiều

nghị quyết, chủ trương, chương trình, đề án phát triển NNL đã và đang được triển khai

thực hiện. Với những nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, của các tổ chức KH&CN và

chính nhân lực KH-CN, nhờ đó nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành phố trong vùng

từng bước tăng về số lượng, chất lượng được nâng lên và đã có những đóng góp quan

trọng cho sự phát triển của KH&CN và phát triển KT-XH của các địa phương.

 

Tuy nhiên, sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển

nhân lực KH-CN vẫn còn nhiều hạn chế, bấp cập. Thể hiện ở tầm nhìn còn hạn hẹp,

tư duy nhiệm kỳ nên thiếu những chủ trương, chính sách có tính chiến lược trong

phát triển nhân lực KH-CN và KH&CN. Việc lãnh đạo quán triệt, tổ chức thực hiện

nghị quyết của Đảng và của tỉnh, thành ủy về phát triển NNL, nhân lực KH-CN và

phát triển KH&CN còn chậm, chưa nghiêm túc và chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc thể

chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết còn chậm, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên

có những nghị quyết chưa thực sự đi vào cuộc sống. Công tác xây dựng quy hoạch,

kế hoạch phát triển nhân lực KH-CN còn nhiều hạn chế; một số cơ chế, chính sách

cho phát triển nhân lực KH-CN và phát triển KH&CN chậm được đổi mới để phù

hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và hội nhập quốc tế.

Chưa đánh giá đúng vị trí, vai trò của nhân lực KH-CN nên ứng xử chưa đúng và

thực sự trọng dụng nhân lực KH-CN. Do còn nhiều hạn chế, khuyết điểm trong lãnh

đạo, quản lý nên sự phát triển nhân lực KH-CN chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số

lượng, cơ cấu, chất lượng. Mặc dù số lượng nhân lực KH-CN có tăng nhưng tỉ lệ bình

quân trên dân số vẫn còn thấp. Thiếu nhân lực KH-CN có trình độ chuyên môn kỹ

thuật cao, cán bộ khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, nhân lực KH-CN ở các lĩnh

vực công nghệ cao, cơ cấu và phân bố nhân lực KH-CN chưa hợp lý.

Sau hơn 30 năm đổi mới, các tỉnh, thành phố vùng DHMT đã có nhiều đổi thay,

trên một số lĩnh vực có sự phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do điều kiện khách

quan và nhân tố chủ quan, đến nay nhiều tỉnh ở vùng DHMT vẫn còn nghèo, quy mô

nền kinh tế còn nhỏ, KH&CN chậm phát triển chưa thực sự trở thành nền tảng và

động lực quan trọng nhất để phát triển KT-XH. Thực hiện đường lối đổi mới toàn

diện của Đảng, các tỉnh, thành phố vùng DHMT đang thể hiện quyết tâm đổi mới,

đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế để đi tắt, đón đầu đưa địa phương phát

triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, bài toàn về NNL, nhất là nhân lực KH-CN là vấn

đề cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi các tỉnh, thành phố phải tập trung giải quyết. Bởi đó là

nguồn lực có ý nghĩa quyết định để hiện thực hóa được mục tiêu trên. Trách nhiệm đó

thuộc về hệ thống chính trị (HTCT) các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và

toàn dân, trong đó các tỉnh, thành ủy giữ vai trò lãnh đạo. Với tư cách là cơ quan lãnh

đạo giữa hai kỳ đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố, các tỉnh, thành ủy có nhiệm vụ lãnh

 

đạo phát triển NNL (trong đó có nhân lực KH-CN) đáp ứng yều cầu về nhân lực cho

phát triển KT-XH nhằm thực hiện các mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, thành

phố đề ra. Tiếp tục phát huy những kết quả, kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế

trong thời gian qua, lãnh đạo đẩy mạnh phát triển nhân lực KH-CN là nhiệm vụ trọng

tâm của các tỉnh, thành ủy trong giai đoạn hiện nay. Kết quả thực hiện nhiệm vụ đột

phá này là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm chính

trị trước Đảng, trước đảng bộ và nhân dân các địa phương, cũng là thước đo cơ bản

phản ánh trình độ, năng lực và sự trưởng thành của đội ngũ ban chấp hành (BCH) các

đảng bộ tỉnh, thành phố trong vùng.

Từ những vấn đề đặt ra đó, việc nghiên cứu tìm giải pháp khả thi tăng cường sự

lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN

hiện nay thực sự là vấn đề rất cấp thiết. Để góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nêu

trên, nghiên cứu sinh chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh, thành ủy ở

vùng duyên hải miền Trung lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

giai đoạn hiện nay”.

2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích của luận án

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh, thành ủy ở

vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN giai đoạn hiện nay, luận án đề

xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng

DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN đến năm 2025.

2.2. Nhiệm vụ của luận án

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

- Luận giải làm rõ một số vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về các tỉnh, thành

ủy ở vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN giai đoạn hiện nay.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển nhân lực KH-CN và thực trạng lãnh

đạo phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành ủy vùng DHMT từ năm 2001

đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm.

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của

các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN đến năm 2025.

 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT lãnh

đạo phát triển nhân lực KH-CN giai đoạn hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành

ủy ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,

thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

Thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế từ năm 2001 đến nay. Phương hướng

và giải pháp được đề xuất có giá trị đến năm 2025.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường

lối, quan điểm của Đảng ta về KH&CN, NNL, nhân lực KH-CN, công tác cán bộ.

Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng phát triển nhân lực KH-CN và thực

trạng lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT từ

năm 2001 đến nay.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênnin và các

phương pháp: phương pháp logic kết hợp lịch sử, phân tích kết hợp tổng hợp, tổng

kết thực tiễn, phương pháp thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia.

5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

- Khái niệm: tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN

là toàn bộ các hoạt động đề ra nghị quyết, chủ trương về phát triển nhân lực KH-CN;

tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương đã đề ra và kiểm tra, giám sát bảo đảm cho

nghị quyết, chủ trương được thực hiện thắng lợi nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực KH-

CN có số lượng và cơ cấu hợp lý, có chất lượng cao theo yêu cầu của chiến lược phát

triển KH&CN, đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển KT - XH và hội nhập quốc tế.

- Kinh nghiệm lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành ủy ở

vùng DHMT từ 2001 đến nay: Một là, xây dựng, nâng cao chất lượng tổ chức đảng

trong các tổ chức KH&CN thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực

 

hiện chủ trương, nghị quyết về phát triển nhân lực KH-CN. Hai là, trọng dụng nhân

tài, đầu tư có trọng điểm cho đào tạo nhân lực KH-CN chất lượng cao.

- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối

với phát triển nhân lực KH - CN đến năm 2025: Một là, đổi mới việc xây dựng,

ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết của tỉnh ủy, thành ủy về phát triển

nhân lực KH-CN; nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu, giúp việc cho tỉnh

ủy, thành ủy đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN. Hai là, xây

dựng các cấp chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy mạnh mẽ vai trò, trách

nhiệm của các cấp chính quyền; của cấp ủy, thủ trưởng tổ chức khoa học và công

nghệ; đề cao tự học, tự nghiên cứu của nhân lực KH-CN.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về các tỉnh, thành ủy ở vùng

DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN giai đoạn hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham

khảo cho các cấp ủy đảng ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT trong lãnh đạo phát

triển nhân lực KH-CN những năm tới.

Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể làm tư liệu tham khảo phục vụ

giảng dạy, học tập môn Xây dựng Đảng ở Học viện chính trị khu vực, các trường

chính trị tỉnh, thành phố vùng DHMT.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được

kết cấu gồm 4 chương, 9 tiết.

 

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Những nghiên cứu về sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

1.1.1.1. Sách

- Kiên trì và hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng của tác giả Tô Tu Nghệ và Lý Luyện

Chung [64]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nghiên cứu những vấn đề nhằm hoàn

thiện sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm: tăng cường xây dựng tư tưởng,

chính trị, kiện toàn chế độ tập trung dân chủ; kiện toàn tổ chức cơ sở đảng; xây dựng đội

ngũ cán bộ và quản lý chỉnh đốn tác phong Đảng.

- Bàn về công tác xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng của Lưu Chấn Hoa [40].

Tác giả đã nghiên cứu về nội dung cầm quyền, thể chế cầm quyền và chủ thể cầm quyền.

Tác giả khẳng định nâng cao ý thức lãnh đạo của Đảng gắn với củng cố vững chắc nền

tảng cầm quyền trên các vấn đề: quần chúng, chính trị, tổ chức, vật chất, lý luận, giai cấp.

Khi bàn về phương thức cầm quyền của Đảng, tác giả đề cập đến việc chuẩn hóa quan hệ

giữa Đảng với hệ thống chính quyền; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy đảng

với đại hội đại biểu nhân dân, ủy ban nhân dân (UBND), chính hiệp và các tổ chức quần

chúng; các cấp ủy đảng phải thông qua tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà

nước và đoàn thể quần chúng để thực hiện vai trò hạt nhân lãnh đạo; tiếp tục chuẩn hóa về

mặt chế độ, cơ chế đối với mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với đại hội đại biểu nhân dân,

UBND, chính hiệp và các đoàn thể quần chúng. Tác giả nêu lên yêu cầu Đảng phải nâng

cao nhận thức về quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản, đồng thời nhấn mạnh Đảng phải

cầm quyền một cách khoa học, dân chủ và theo hiến pháp, pháp luật.

- Cầm quyền khoa học của Hoàng Văn Hổ [41]. Trong cuốn sách tác giả đã bàn đến

quan điểm cầm quyền, phân tích làm rõ ý nghĩa, bản chất của cầm quyền khoa học, mối

quan hệ tương hỗ cầm quyền khoa học, cầm quyền dân chủ, cầm quyền theo pháp luật,

kinh nghiệm vận dụng cầm quyền khoa học... Tác giả chỉ ra các yếu tố cơ bản tạo nên

năng lực cầm quyền khoa học gồm: năng lực học tập đổi mới, năng lực điều tiết lợi ích,

năng lực tích hợp tài nguyên, năng lực cầm quyền theo pháp luật, năng lực tự thanh lọc.

Phương pháp nâng cao năng lực cầm quyền khoa học là tăng cường trang bị lý luận, hoàn

thiện cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, tăng cường đào tạo cán bộ.

 

1.1.1.2. Luận án tiến sĩ

- Đổi mới phương thức lãnh đạo nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

trong giai đoạn hiện nay của Xổm Nức Xổm Vi Chít [165]. Luận án trình bày cơ sở lý

luận về đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước, phân tích thực trạng đổi mới phương

thức Đảng lãnh đạo Nhà nước ở Lào. Tác giả đề xuất một số giải pháp đổi mới PTLĐ đối

với Nhà nước góp phần đổi mới chính trị nói chung và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng

Nhân dân cách mạng Lào nói riêng.

- Đổi mới hệ thống chính trị cấp tỉnh ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

trong giai đoạn hiện nay của Sổm Lít Pước Kẹo [72]. Luận án nghiên cứu làm rõ vị trí

của HTCT, trên cơ sở đó đi sâu phân tích thực trạng HTCT và đề xuất quan điểm,

phương hướng và giải pháp đổi mới HTCT cấp tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Lào trong giai đoạn hiện nay.

1.1.1.2. Hội thảo khoa học

- Tăng cường xây dựng đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân

lãnh đạo của Triệu Gia Kỳ [61]. Tác giả nghiên cứu làm rõ vị trí, vai trò hạt nhân lãnh

đạo toàn diện của đảng ủy địa phương và khẳng định sự vững mạnh của ban lãnh đạo

đảng ủy địa phương trực tiếp liên quan đến việc quán triệt thực hiện đường lối,

phương châm và chính sách của Đảng, liên quan đến đại cục cải cách, phát triển và ổn

định của địa phương, liên quan đến hạnh phúc của quần chúng địa phương. Tác giả tập

trung phân tích làm rõ những thành quả đạt được của thành ủy Bắc Kinh trong quá

trình thực hiện vai trò hạt nhân lãnh đạo ở địa phương.

- Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường

năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro của Hạ Quốc Cường [61].

Tác giả bàn về PTLĐ, phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Để

tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng chống biến chất, chống rủi ro, tác giả

khẳng định phải tăng cường và cải tiến toàn diện việc xây dựng tác phong của Đảng,

nhất là xây dựng sự liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng. Tác giả chỉ ra và phân

tích làm rõ nội dung tăng cường xây dựng chế độ, kiên trì đẩy mạnh cải cách chế độ

trong Đảng nhằm thúc đẩy và bảo đảm cho công tác xây dựng Đảng.

- Cầm quyền mang tính khoa học và dân chủ, cầm quyền theo pháp luật - yêu

cầu thời đại về tính hợp pháp của đảng cầm quyền của Dương Tiểu Cường và Tào

Tuyết Phong [61]. Bài viết đã đề cập đến nội dung, tính chất của phương thức cầm

quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong điều kiện mới. Các tác giả cũng lý giải

 

về vấn đề không ngừng đổi mới PTLĐ, phương thức cầm quyền theo hướng phù hợp

với những yêu cầu của thời đại, cầm quyền vừa mang tính khoa học, vừa bảo đảm dân

chủ và tuân theo quy định của pháp luật.

1.1.2. Những nghiên cứu về nguồn nhân lực

1.1.2.1. Sách

- Nhân sự - chìa khoá của thành công của Matsushita Konouke [57]. Tác giả

nghiên cứu làm rõ vai trò của yếu tố con người, cách chọn người, sử dụng người trong

công tác quản lý.

- Human resource planing: Aproach needs assessments and priorities in

manpower planing (Lập kế hoạch nhân sự: tiếp cận đánh giá nhu cầu và ưu tiên

trong kế hoạch nhân lực) của Stivastava M.P [168]. Trong công trình này tác giả nêu

lên quan niệm về NNL: là toàn bộ vốn nhân lực; vốn nhân lực là con người được nhìn

nhận dưới dạng là một nguồn vốn đặc biệt của quá trình sản xuất, là một dạng của cải

có thể làm gia tăng sự giàu có của kinh tế. Nguồn vốn nhân lực gồm: kỹ năng, kiến

thức, kinh nghiệm mà người đó tích lũy được nhờ vào quá trình lao động sản xuất.

Tác giả chỉ ra các lợi ích thiết thực của NNL: 1. Vốn nhân lực là loại vốn đặc biệt, có

khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai, cho nên đầu tư vào NNL sẽ

có tỷ lệ thu hồi vốn cao, hơn nữa khi nguồn vốn này càng được sử dụng nhiều thì giá

trị gia tăng càng lớn, càng tạo ra nhiều của cải, mang đến sự phồn thịnh cho xã hội. 2.

Vốn nhân lực không mang đặc điểm có tính quy luật như các nguồn vốn khác: khấu

hao vốn đã đầu tư vào các tài sản và loại hình vật chất khác; vốn nhân lực sau khi đã

đầu tư thì nó sẽ tự duy trì và phát triển mà không tạo ra áp lực về khối lượng vốn cần

huy động trong khoảng thời gian ngắn; là loại vốn có kỹ năng, kiến thức, kinh

nghiệm và khả năng sáng tạo cao. Do đó, nếu đầu tư vào vốn nhân lực thì hiệu ứng

lan tỏa sẽ rất lớn mà không có nguồn vốn nào có thể sánh kịp.

- Lao động, việc làm và NNL ở Việt Nam 15 năm đổi mới của Nolwen Henaff,

Jeen- Yves biên tập khoa học [59]. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết xung quanh những

vấn đề: chính sách giáo dục, việc làm, phát triển NNL… của các tác giả: TS.Nolwen

Henaff, TS.Jeen-Yves Martin, GS.Geoffrey B.Hainsworth, TS.Fiona Howell,

TS.Nguyễn Hữu Dũng, TS.Trần Khánh Đức, PGS. Võ Đại Lược, …. Trong các nghiên

cứu của các tác giả trên, đáng chú ý là bài viết của GS.Geoffrey B.Hainsworth “Phát

triển NNL đáp ứng với những thách thức của quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ và một

nền kinh tế dựa trên những hiểu biết mới”. Trong nghiên cứu của mình tác giả có cách

 

tiếp cận độc đáo khi đặt các câu hỏi: Làm thế nào để mở rộng sự lựa chọn nghề nghiệp

và viễn cảnh cuộc sống dân cư nông thôn- những người đang nắm giữ những nguồn lực

to lớn nhất và chưa được phát huy của quốc gia ? Làm cách nào để họ hiển nhiên nhận

được sự quan tâm đặc biệt của những nhà hoạch định chính sách và nhà tài trợ ? Từ đó

tác giả phân tích 3 vấn đề để tìm câu trả lời: 1. Về phạm vi giáo dục, đào tạo nghề. Tác

giả khẳng định, nền văn hóa Việt Nam luôn có truyền thống tôn trọng học vấn, trước

thời kỳ đổi mới mặc dù gặp nhiều khó khăn Việt Nam vẫn đạt được mức độ biết chữ và

bình đẳng về giới rất đặc biệt, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tỷ lệ bỏ

học cao ở cấp trung học. Từ đó tác giả đưa ra lập luận: mức học phí, sự thiếu hụt kinh

niên số giáo viên mới vào nghề ở mỗi cấp học, tiền lương thấp so với các ngành nghề

khác… làm hạn chế phạm vi giáo dục - đào tạo nghề. 2. Về tăng cường sử dụng lực

lượng lao động và mở rộng sự lựa chọn nghề nghiệp. Tác giả nhận định, mặc dù tỷ

trọng GDP tương đối của ngành nông nghiệp giảm so với công nghiệp và dịch vụ

nhưng sự thay đổi cơ cấu trong sử dụng lao động hầu như không biến động về mặt

việc làm. Vì vậy, theo tác giả cần thực hiện cải cách chương trình đào tạo và các cải

cách giáo dục khác bao gồm tăng số lượng phòng học, tăng số lượng giáo viên, nâng

cao trang thiết bị phục vụ giảng dạy, tăng tiền lương. 3. Về cơ cấu ngành nghề, lựa

chọn công nghệ và sở hữu doanh nghiệp. Tác giả cho rằng, đối với một nước mới thực

hiện CNH như Việt Nam nên phát triển ngành chế tạo, chế biến và các dịch vụ đi kèm,

đồng thời không thể lựa chọn công nghệ cao mà cần lựa chọn công nghệ phù hợp như

công nghệ phần mềm, nghiên cứu cơ bản.

Ngoài ra còn có bài viết “Kinh nghiệm Nhật Bản về Phát triển NNL”(HRD)

của Yasuhiko Inoue [167]. Nghiên cứu của tác giả tập trung làm rõ ba vấn đề: thứ

nhất, khẳng định vai trò quyết định của yếu tố con người trong việc cải tiến năng

suất xã hội; thứ hai, tác giả đưa ra một cách nhìn về chất lượng NNL, cùng với kỹ

năng công việc, người lao động được khuyến khích làm việc và sự thích nghi với

những thay đổi liên tục trong môi trường sản xuất; thứ ba, tác giả đưa ra các cách

thức quản lý NNL để phát triển NNL đó là: đối xử với mỗi cá nhân người lao động

như đối xử với một con người có trí óc, chứ không được coi họ như là một phần của

máy móc và hãy để cho người công nhân tự do trình bày những nhận định và những

ý tưởng cải tiến tại nơi làm việc. Để người lao động có thể thể hiện được khả năng

của mình, công ty phải ủng hộ, hỗ trợ người lao động theo những cách khác nhau.

10 

 

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

1.2.1. Những nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng nói chung và cấp ủy

đảng các cấp lãnh đạo đối với lĩnh vực, đối tượng

1.2.1.1. Sách

- Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội

nước ta do PGS. Lê Văn Lý chủ biên [51]. Trong cuốn sách những vấn đề đã được

tác giả nghiên cứu và trình bày: cơ sở lý luận, thực tiễn xác định nội dung, PTLĐ của

Đảng trên một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội; đặc điểm, nội dung, PTLĐ

của Đảng trên các lĩnh vực như: tư tưởng; lý luận; kinh tế; quốc phòng; an ninh - trật

tự và lĩnh vực văn học - nghệ thuật.

- Đổi mới, hoàn thiện PTLĐ của Đảng Cộng sản Việt Nam do GS,TS Phạm

Ngọc Quang chủ biên [68]. Tác giả làm rõ khái niệm PTLĐ của Đảng; nghiên cứu

về PTLĐ của Đảng đối với Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân

và PTLĐ của Đảng đối với một số tổ chức chính trị- xã hội; PTLĐ của cấp ủy đảng

đối với chính quyền, mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh. Tác giả đề xuất những giải pháp vĩ

mô tiếp tục đổi mới PTLĐ của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Những vấn đề mà tác

giả bàn đến trong cuốn sách chủ yếu là những vấn đề lớn, những vấn đề chung chứ

chưa đi vào một địa phương, hay một vùng cụ thể. Tuy nhiên, nhiều vấn đề lý luận

chung về PTLĐ của Đảng đã được tác giả nghiên cứu nghiên cứu sinh có thể kế

thừa để xây dựng khung lý thuyết của luận án.

- Đổi mới PTLĐ của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay do TS.Ngô Huy Tiếp

chủ biên [91]. Tác giả làm rõ quan niệm, phân tích vai trò, đặc điểm của đội ngũ trí thức;

quan niệm về PTLĐ, đổi mới PTLĐ của Đảng đối với đội ngũ trí thức. Tác giả đề xuất

một số giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng đối với đội ngũ trí thức như: đổi mới nhận

thức, công tác tư tưởng; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực KH-

CN; đổi mới chính sách giáo dục và đào tạo; xây dựng chính sách thu hút và sử dụng, đãi

ngộ và tôn vinh. Ở đây tác giả nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí

thức ở phạm vi vĩ mô. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tác giả về những vấn đề lý

thuyết về PTLĐ gợi mở hướng tiếp cận để làm rõ PTLĐ của các tỉnh, thành ủy đối với

phát triển nhân lực KH-CN.

- Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền - Nội dung và phương thức cầm quyền

của Đảng do GS,TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên [44]. Trong công trình này, tác

11 

 

giả đã đề cập đến một số vấn đề về nội dung và PTLĐ của cấp ủy đảng đối với

chính quyền địa phương.

- Đảng lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt

Nam hiện nay do Nguyễn Văn Vĩnh chủ biên [164]. Các tác giả đã nghiên cứu những vấn

đề về nội dung lãnh đạo và PTLĐ, phân tích làm rõ mối quan hệ giữa nội dung lãnh đạo

và PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước. Nêu lên những định hướng lớn có tính nguyên tắc

về Đảng lãnh đạo Nhà nước hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò lãnh

đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa (XHCN) hiện nay. Nghiên cứu của các tác giả đã luận giải sâu sắc về phân định

chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý xã hội của Nhà nước.

1.2.1.2. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

- Các tỉnh ủy vùng Đồng bằng Sông Hồng lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay của Nguyễn Thị Tố Uyên

[161]. Luận án đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề: chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm

của tỉnh ủy vùng Đồng bằng Sông Hồng; khái niệm, nội dung, phương thức tỉnh ủy

Đồng bằng Sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Từ

thực trạng, luận án đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo đẩy nhanh CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh ủy vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2020.

- Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước

trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Hữu Nhân [62]. Luận án đã nghiên cứu làm rõ

những vấn đề: chức năng, nhiệm vụ của thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; khái niệm,

nội dung, PTLĐ cải cách hành chính nhà nước của thành ủy. Trên cơ sở phân tích

thực trạng, tác giả đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo cải cách

hành chính nhà nước của thành ủy đến năm 2020.

- Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay của

Đoàn Duy Trình [133]. Những vấn đề đã được tác giả nghiên cứu làm rõ trong luận văn:

đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tỉnh ủy Cà Mau; quan niệm, nội dung,

phương thức và quy trình lãnh đạo của tỉnh ủy Cà Mau đối với lĩnh vực KH&CN.

Những kinh nghiệm trong lãnh đạo KH&CN và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự

lãnh đạo của tỉnh ủy Cà Mau đối với KH&CN đến năm 2020. Tuy nhiên, khi bàn về nội

dung tỉnh ủy lãnh đạo lĩnh vực KH&CN, một nội dung hết sức trọng tâm là lãnh đạo xây

dựng và hành cơ chế, chính sách để phát triển KH&CN chưa được tác giả bàn đến.

12 

 

- Tỉnh ủy Bắc Giang lãnh đạo báo chí địa phương giai đoạn hiện nay của Nguyễn

Thế Dũng [21]. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ một số vấn đề: vai trò, nội dung, PTLĐ

báo chí của tỉnh ủy Bắc Giang, kinh nghiệm trong lãnh đạo báo chí của tỉnh ủy Bắc

Giang. Tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bắc

Giang đối với báo chí địa phương. Tuy nhiên, một số vấn đề chưa được tác giả nghiên

cứu, giải quyết trong luận văn như: đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của tỉnh ủy Bắc

Giang; quan niệm về sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bắc Giang đối với báo chí địa phương.

- Tỉnh ủy Bến Tre lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay của

Nguyễn Thị Nga [60]. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề: vai trò, chức

năng, nhiệm vụ của tỉnh ủy Bến Tre; quan niệm, nội dung, phương thức và quy trình

lãnh đạo công tác phụ nữ của tỉnh ủy Bến Tre; những kinh nghiệm và những giải pháp

chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre đối với công tác phụ nữ. Khi trình

bày về quan niệm tỉnh ủy Bến Tre lãnh đạo công tác phụ nữ tác giả cho rằng: tỉnh ủy

Bến Tre lãnh đạo công tác phụ nữ là tất cả các hoạt động lãnh đạo của tỉnh ủy tác

động đến các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trên tất cả

các lĩnh vực của đời sống xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của

đảng bộ, xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Quan niệm như vậy là chưa đầy đủ, bởi sự lãnh đạo của tỉnh ủy không chỉ tác động đến

tầng lớp phụ nữ mà còn tác động đến các tổ chức trong HTCT, các tổ chức xã hội, các

tầng lớp nhân dân, các gia đình nhằm thực hiện tốt công tác phụ nữ. Tác giả xây dựng 7

giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre đối với công tác phụ nữ,

trong đó giải pháp trọng tâm là đổi mới nội dung và PTLĐ của tỉnh ủy đối với công tác

phụ nữ, tuy nhiên tác giả chưa làm rõ đổi mới nội dung và phương thức như thế nào.

- Tỉnh ủy Bình Dương lãnh đạo phát triển NNL các cơ quan đảng, đoàn thể cấp

tỉnh trong giai đoạn hiện của Võ Châu Loan [50]. Những vấn đề được tác giả nghiên

cứu làm rõ trong luận văn: chức năng, nhiệm vụ của tỉnh ủy Bình Dương; quan niệm

về NNL; phát triển NNL; quan niệm, nội dung lãnh đạo của tỉnh ủy Bình Dương về

phát triển NNL các cơ quan đảng, đoàn thể cấp tỉnh; một số kinh nghiệm lãnh đạo

phát triển NNL cơ quan đảng, đoàn thể cấp tỉnh của tỉnh ủy Bình Dương. Tác giả đề

xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bình Dương đối

với phát triển NNL các cơ quan đảng, đoàn thể cấp tỉnh. Tuy nhiên, khi bàn về PTLĐ

của tỉnh ủy đối với phát triển NNL, một phương thức cơ bản thông qua chính quyền

13 

 

để thể chế hóa chủ trương, nghị quyết thành cơ chế, chính sách, cụ thể hóa bằng các

chương trình, kế hoạch, đề án chưa được tác giả đề cập.

- Tỉnh ủy Quảng Ngãi lãnh đạo phát triển NNL trong giai đoạn hiện nay của

Đỗ Tiến Cẩn [15]. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề: quan niệm NNL,

phát triển NNL; nội dung và PTLĐ của tỉnh ủy Quảng Ngãi đối với phát triển NNL;

thực trạng lãnh đạo phát triển NNL của tỉnh ủy Quảng Ngãi và những kinh nghiệm.

Tác giả đề xuất các giải pháp để phát triển NNL đến năm 2020. Tuy nhiên, khi

nghiên cứu về nội dung và PTLĐ của tỉnh ủy Quảng Ngãi đối với phát triển NNL

tác giả chưa phân định được nội dung lãnh đạo và PTLĐ.

1.2.2. Những nghiên cứu về nguồn nhân lực, nhân lực khoa học - công nghệ

1.2.2.1. Sách

- Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa-

hiện đại hóa của Đặng Bá Lãm và Trần Khánh Đức [47]. Những vấn đề được các tác giả

nghiên cứu: khái niệm về nhân lực KH-CN, nhân lực trong lĩnh vực công nghệ ưu tiên;

kinh nghiệm của quốc tế về phát triển nhân lực KH-CN trong các lĩnh vực công nghệ ưu

tiên. Tiếp đó các tác giả nêu lên thực trạng nhân lực KH-CN trong các lĩnh vực công nghệ

ưu tiên ở một số bộ ngành; thực trạng công tác đào tạo nhân lực KH-CN theo các lĩnh vực

công nghệ ưu tiên ở các trường đại học và viện nghiên cứu trong hai năm 1999-2000. Từ

phân tích các căn cứ KT-XH của việc xây dựng quy hoạch nhân lực KH-CN, dự báo nhu

cầu nhân lực KH-CN theo các hướng ưu tiên ở các vùng và các ngành kinh tế trọng điểm,

các tác giả đưa ra những định hướng quy hoạch nhân lực KH-CN trong các lĩnh vực công

nghệ ưu tiên. Nghiên cứu của tác giả chủ yếu trong giai đoạn những năm 2000. Vì vậy,

nhiều số liệu, nhận định đánh giá và định hướng đã bị thực tiễn vượt qua.

- Phát triển NNL phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của

TS.Nguyễn Thanh [125]. Dưới góc độ của Triết học, tác giả đã làm rõ các khái niệm

con người, nguồn lực con người, phát triển con người và phát triển NNL theo quan

điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta. Tác giả đưa

ra các định hướng chủ yếu trong phát triển NNL có chất lượng cao gồm: gắn phát

triển NNL với việc đẩy mạnh tốc độ phát triển KT-XH; gắn phát triển NNL với quá

trình dân chủ hóa, nhân văn hóa đời sống xã hội, khai thác có hiệu quả các giá trị văn

hóa truyền thống và hiện đại; nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán

bộ KH&CN; xây dựng chiến lực phát triển con người. Tác giả đề xuất các giải pháp

đổi mới công tác giáo dục và đào tạo để phát triển NNL: tăng đầu tư cho giáo dục và

14 

 

đào tạo; xã hội hóa giáo dục và đào tạo; đào tạo lại và đào tạo thường xuyên; mở rộng

quy mô tăng nhanh tốc độ đào tạo; đào tạo có địa chỉ và theo yêu cầu của xã hội; tiếp

tục cải cách nội dung và phương pháp đào tạo; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và

vai trò quản lý của Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo.

- Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL tài năng của Trần Văn Tùng [124]. Tác giả

nghiên cứu những kinh nghiệm của Mỹ và một số quốc gia Châu Âu, Châu Á trong phát

hiện, đào tạo và sử dụng tài năng KHCN, sản xuất kinh doanh, quản lý. Từ đó, so sánh

đối chứng với Việt Nam và đề xuất các chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi

dưỡng và sử dụng có hiệu quả các tài năng khoa học. Nghiên cứu của tác giả gợi mở

những kinh nghiệm trong phát hiện, đào tạo, sử dụng tài năng khoa học.

- Quản lý và phát triển NNL xã hội của GS,TS Bùi Văn Nhơn [63]. Những vấn

đề được tác giả nghiên cứu làm rõ: khái niệm NNL, các hình thức phát triển NNL,

chính sách và quản lý sự phát triển NNL. Tác giả quan niệm “Phát triển NNL là

tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và

nâng cao chất lượng cho NNL (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm

đáp ứng đòi hỏi về NNL cho sự phát triển KT-XH trong từng giai đoạn phát triển”.

Như vậy, khái niệm phát triển NNL nói trên mới chỉ đề cập đến nâng cao chất lượng

NNL mà chưa nói đến sự phát triển về số lượng NNL. Ngoài ra, tác giả còn nghiên

cứu những vấn đề: phân bố dân cư và NNL; phân bổ NNL theo lãnh thổ; chuyển

dịch cơ cấu lao động trong quá trình CNH, HĐH. Nghiên cứu của tác giả về phát

triển NNL xã hội nói chung, các giải pháp tác giả đưa ra để giải quyết ở tầm vĩ mô.

- Đào tạo và quản lý NNL - kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và những gợi ý cho

Việt Nam do PGS,TS Nguyễn Duy Dũng chủ biên [20]. Tác giả nghiên cứu bài học kinh

nghiệm của Nhật Bản trong phát huy và sử dụng NNL đó là: luôn luôn coi trọng nguồn

lực con người; kết hợp khéo léo những yếu tố truyền thống và hiện đại trong việc phát

huy, sử dụng nhân tố con người; luôn nhất quán triết lý đào tạo, sử dụng, quản lý NNL

phù hợp với hoàn cảnh và thực tế phát triển của đất nước; đề cao tính nhân văn trong sử

dụng và phát huy nhân tố con người; phát huy và sử dụng con người gắn chặt với chiến

lược phát triển kinh tế quốc gia; phát huy vai trò của nhà nước như là người khởi xướng,

vạch kế hoạch và tổ chức việc phát huy và sử dụng nhân tố con người. Kinh nghiệm của

Hàn Quốc là: sớm có chính sách đào tạo, phát triển NNL; cách thức quản lý nhân lực là

hợp đồng dài hạn, trả lương theo thâm niên trong ngành và tuổi tác kết hợp với các phần

15 

 

thưởng về vật chất và tinh thần; chính sách giáo dục, đào tạo, quản lý và sử dụng NNL

luôn luôn đi liền với chiến lược và chính sách phát triển kinh tế. Trên cơ sở những

nghiên cứu đó, tác giả đưa ra những gợi ý cho Việt Nam về đào tạo, sử dụng, quản lý

nhân lực gồm: cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng

cho người lao động; nâng cao thể lực, đạo đức cho người lao động; phát huy tiềm năng

hiện có và tăng cường năng lực cho đội ngũ lao động chất xám; khuyến khích các mô

hình đào tạo, sử dụng, quản lý nhân lực có hiệu quả, tiến tới xây dựng kiểu quản lý phù

hợp với Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả gợi mở những chính sách, biện pháp về đào

tạo, quản lý, sử dụng nhân lực.

- Phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH ở thành phố Đà Nẵng của TS.Dương Anh

Hoàng [42]. Những vấn đề được tác giả nghiên cứu làm rõ: khái niệm NNL, khái niệm

phát triển NNL, thực trạng NNL của thành phố Đà Nẵng, giải pháp để phát triển NNL

cho CNH, HĐH ở Đà Nẵng trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của tác giả về

NNL giúp cho nghiên cứu sinh tham khảo để xây dựng khung lý thuyết.

- NNL cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh

Thừa Thiên Huế hiện nay của TS.Hà Thị Hằng [39]. Những vấn đề được tác giả nghiên

cứu giải quyết: quan niệm về NNL, NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri

thức. Tác giả làm rõ nội hàm của khái niệm NNL gồm khía cạnh: các tiêu thức về

lượng của NNL (những người đang và sẽ tham gia hoạt động trong các ngành của nền

kinh tế quốc dân); các tiêu thức về chất của NNL (thể lực, trí lực, tâm lực); các yếu tố

quyết định đến hoạt động của NNL (toàn bộ năng lực thể chất và năng lực tinh thần của

người lao động). Tác giả đánh giá thực trạng phát triển và dịch chuyển cơ cấu NNL gắn

với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp phát triển

NNL. Nghiên cứu của tác giả về NNL nói chung, nhân lực KH-CN chưa được tác giả

nghiên cứu. Tuy nhiên, những vấn đề lý luận về NNL được tác giả nghiên cứu, giải

quyết khá rõ, nghiên cứu sinh có thể kế thừa để xây dựng, hoàn thiện khung lý thuyết

của luận án. Đặc biệt nghiên cứu của tác giả về NNL của tỉnh Thừa Thiên Huế, một địa

phương thuộc vùng khảo sát của đề tài luận án. Vì thế, những nghiên cứu đánh giá về

NNL ở phần thực trạng, luận án có thể tham khảo để đánh giá, phân tích thực trạng sự

lãnh đạo của tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đối với phát triển NNL nói chung.

1.2.2.2. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

- Giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở Hải Phòng phục vụ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TS.Phạm Văn Mợi [58]. Luận án đã nghiên cứu

16 

 

làm rõ: NNL, nhân lực KH&CN, phát triển nhân lực KH&CN; những kinh nghiệm

phát triển nhân lực KH&CN của một số nước ở Đông Nam Á và của một số tỉnh,

thành phố ở Việt Nam. Tác giả đánh giá thực trạng nhân lực KH&CN, thực trạng

phát triển nhân lực KH&CN ở thành phố Hải Phòng, đề xuất các giải pháp chủ yếu

phát triển nhân lực KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của thành phố Hải

phòng đến năm 2020. Nghiên cứu của tác giả tiếp cận ở góc độ khoa học quản lý

kinh tế. Tuy nhiên, những nghiên cứu của tác giả về lý luận nhân lực KH&CN, phát

triển nhân lực KH&CN đã được trình bày khá rõ, luận án có thể kế thừa để làm rõ

những khái niệm có liên quan.

- Đánh giá chính sách phát triển NNL ở thành phố Đà Nẵng hiện nay của

Nguyễn Duy Trình [134]. Luận văn đã đánh giá, phân tích quá trình thực hiện chính

sách phát triển NNL ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Đề xuất một số giải

pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng NNL ở thành phố Đà Nẵng.

- Phát triển NNL chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở

thành phố Đà Nẵng hiện nay của Lê Văn Phục [67]. Những vấn đề được tác giả nghiên

cứu làm rõ trong luận văn: khái niệm, tiêu chí, vai trò của NNL chất lượng cao; thực trạng

phát triển NNL chất lượng cao ở thành phố Đà Nẵng; đề xuất những giải pháp chủ yếu để

phát triển NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở thành phố Đà Nẵng.

- Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Đà Nẵng hiện nay của

Nguyễn Thị Cẩm Anh [1]. Trong luận văn (theo phạm vi nghiên cứu), tác giả quan

niệm NNL khoa học công nghệ là những người có trình độ cao đẳng trở lên hoạt động

trong cơ quan hành chính, sự nghiệp và trường đại học, cao đẳng thuộc quản lý của

UBND thành phố Đà Nẵng. Tác giả phân tích làm rõ đặc điểm chung của NNL khoa

học công nghệ, vai trò của NNL khoa học công nghệ đối với phát triển KT-XH nói

chung; nội dung của phát triển NNL khoa học công nghệ. Tác giả đề xuất các giải

pháp phát triển NNL khoa học công nghệ ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

1.2.2.3. Các bài báo khoa học trên tạp chí, bài viết trong sách

- Phát triển NNL khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước của TS.Nguyễn Thanh Long [49]. Bài viết làm rõ vai trò của NNL

KH-CN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; nêu lên thực trạng NNL KH-CN của

nước ta và giải pháp phát triển NNL KH-CN đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; Chính sách

sử dụng NNL khoa học - công nghệ ở miền Trung - hiệu quả và những vấn đề đặt ra

trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của PGS, TS Trương Minh Dục [19]. Bài

17 

 

viết phản ánh thực trạng chính sách sử dụng NNL KH-CN ở miền Trung và đề xuất giải

pháp đổi mới chính sách sử dụng NNL KH-CN ở các tỉnh miền Trung; Một số vấn đề

về sử dụng NNL khoa học - công nghệ ở vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ hiện nay của

Ths.Trần Đình Chín [17]. Tác giả đã khái quát về tình hình NNL KH-CN của vùng kinh

tế trọng điểm miền Trung, đề xuất một số giải pháp để phát huy tối đa năng lực nghiên

cứu của NNL KH-CN đóng góp cho sự phát triển KT-XH của vùng. Các tác giả nghiên

cứu về NNL KH-CN, tuy nhiên nhiều vấn đề chưa được làm rõ như: thế nào là NNL

KH-CN, phát triển NNL KH-CN, nội dung phát triển NNL KH-CN.

1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN

QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN SẼ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan

Các công trình khoa học nêu trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý

luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu, có thể khái quát trên các hướng sau:

Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ nội dung, phương thức cầm quyền, quy luật cầm

quyền của đảng và đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cầm quyền của đảng.

Thứ hai, nghiên cứu làm rõ khái niệm, nội dung, PTLĐ của Đảng; quan niệm,

nội dung, phương thức, quy trình lãnh đạo của tỉnh, thành ủy đối với các lĩnh vực:

KH&CN, NNL, công tác phụ nữ, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, cải

cách hành chính nhà nước và lĩnh vực báo chí.

Thứ ba, những nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô đã tập trung đánh giá thực trạng sự

lãnh đạo của Đảng đối với HTCT, lĩnh vực, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên

nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện PTLĐ của Đảng. Những

nghiên cứu về cấp ủy địa phương đã đi sâu đánh giá thực trạng sự lãnh đạo của tỉnh

ủy, thành ủy đối với một số lĩnh vực và đề xuất giải pháp tăng cường sự lãnh đạo

của tỉnh, thành ủy đối với lĩnh vực nghiên cứu.

Thứ tư, những nghiên cứu về NNL, NNL KH-CN, nhân lực KH-CN đã góp phần

làm rõ hơn: quan niệm về NNL, phát triển NNL chất lượng cao, vai trò của NNL đối

với sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển KT-XH. Quan niệm về NNL KH-CN, nhân lực

KH-CN, phát triển NNL KH-CN, nhân lực KH-CN; vai trò của NNL KH-CN đối với

phát triển KT-XH nói chung; nội dung phát triển NNL KH-CN, nhân lực KH-CN. Đề

xuất những giải pháp chủ yếu phát triển NNL KH-CN, nhân lực KH-CN. Tuy nhiên,

các nghiên cứu hiện đang có nhiều quan niệm khác nhau về NNL và NNL KH-CN.

18 

 

Thứ năm, ở những mức độ và phạm vi khác nhau, các nghiên cứu đã đánh giá,

phân tích thực trạng NNL của Việt Nam nói chung, địa phương nói riêng; nêu lên

những vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH,

HĐH. Một số công trình đi sâu nghiên cứu những kinh nghiệm của nước ngoài về phát

triển NNL từ đó gợi mở những kinh nghiệm cho Việt Nam cần tham khảo, học tập.

Kết quả nghiên cứu của những công trình trên có giá trị tham khảo tốt để thực

hiện nhiệm vụ, mục đích của luận án.

1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Bên cạnh những giá trị to lớn về mặt khoa học mà các công trình nghiên cứu nêu

trên đã đạt được vẫn còn một số vấn đề chưa được các tác giả nghiên cứu làm rõ, hoặc

chưa được nghiên cứu. Hơn nữa vấn đề phát triển nhân lực KH-CN còn là vấn đề lớn và

có tính cấp thiết hiện nay cần được tiếp tục nghiên cứu. Một là, nghiên cứu của các tác

giả về nhân lực KH-CN và phát triển nhân lực KH-CN vẫn còn một số vấn đề chưa

được giải quyết thấu đáo (về khái niệm, vai trò của nhân lực KH-CN, sự lãnh đạo, quản

lý đối với phát triển nhân lực KH-CN gắn với một vùng). Vì vậy, cần được nghiên cứu

để làm rõ thêm gắn với một vùng cụ thể. Hai là, các công trình nghiên cứu chủ yếu tiếp

cận ở góc độ khoa học kinh tế, còn góc độ xây dựng Đảng thì còn khá mới mẻ, chưa có

những nghiên cứu về sự lãnh đạo của cấp ủy đảng ở một vùng đối với phát triển nhân

lực KH-CN. Ba là, trong thời gian qua đã có một vài tác giả nghiên cứu về nhân lực

KH-CN ở một số tỉnh vùng DHMT. Tuy nhiên, đó chỉ là những bài báo hoặc luận văn

và phần nhiều cũng tiếp cận ở góc độ quản lý kinh tế, chủ yếu phản ánh thực trạng và đề

xuất một số giải pháp để phát triển, sử dụng nhân lực KH-CN. Từ những vấn đề đặt ra

đó luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo

của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN của các

tỉnh, thành phố trong vùng.

Thứ hai, nghiên cứu làm rõ thực trạng phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh,

thành phố ở vùng DHMT và nhất là tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng sự lãnh

đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN, chỉ ra

những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn.

Thứ ba, nghiên cứu đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường sự lãnh

đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN.

19 

 

Chương 2

CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG LÃNH

ĐẠO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN

HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ, TỈNH, THÀNH UỶ Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN

TRUNG VÀ NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

2.1.1. Các tỉnh, thành phố và tỉnh, thành uỷ ở vùng duyên hải miền Trung

2.1.1.1. Khái quát về các tỉnh, thành phố ở vùng duyên hải miền Trung

* Đặc điểm địa lý tự nhiên

Các tỉnh, thành phố ở vùng DHMT gồm có: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa

Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và thành

phố Đà Nẵng. Toàn vùng có diện tích: 51.067,2 km2, dân số năm 2015 là 1.143.572

(nghìn người) chiếm 11,36% dân số cả nước, mật độ bình quân là 214,23

người/km2. Vùng DHMT nằm ở vị trí trung độ của đất nước, phía Bắc giáp tỉnh Hà

Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp

các tỉnh Tây Nguyên và nước Lào. Điểm đặc biệt của vùng DHMT là các tỉnh,

thành phố đều tiếp giáp với Biển Đông, với chiều dài bờ biển gần 1.000 km, trong

vùng biển có hệ thống các đảo, quần đảo, trong đó có những đảo thuộc đơn vị hành

chính của địa phương như huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), huyện đảo Hoàng Sa (Đà

Nẵng), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Hệ

thống các đảo, quần đảo vừa có vai trò quan trọng về phát triển kinh tế, bảo đảm

quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia. Ngoài các đảo, trong

vùng biển DHMT còn có những vùng rạn đá với diện tích hàng chục km2, nhiều

đầm, phá, vũng, vịnh có vai trò quan trọng trong phát triển nghề nuôi trồng thủy hải

sản, đặc sản xuất khẩu với tổng diện tích trên 160.000 ha.

Hệ thống giao thông vùng DHMT đa dạng, phong phú, đang được đầu phát triển

theo hướng hiện đại, gồm đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không,

thuận lợi cho giao thương phát triển KT-XH của các tỉnh, thành phố trong vùng và là

cửa ngõ chính ra Biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên. Vùng DHMT có tài nguyên

thiên nhiên phong phú, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế đa dạng,

gồm công nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề biển), du lịch

và dịch vụ, đặc biệt là nghề cá và dịch vụ nghề cá phát triển mạnh.

20 

 

Vùng DHMT trải dài theo chiều dọc của đất nước, chiều ngang hẹp (có nơi

chưa đầy 50 km), phân chia thành hai khu vực rõ rệt, phía Đông và phía Tây. Phía

Đông là đồng bằng ven biển, KT-XH phát triển, cư dân tập trung chủ yếu ở vùng

này và ở dọc các quốc lộ, nhất là Quốc lộ 1A và các đô thị, các tổ chức KH&CN,

nhân lực trình độ cao chủ yếu cũng tập trung ở vùng này. Phía Tây, phần lớn là đồi

núi gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH, dân cư thưa thớt, chủ yếu là các

dân tộc thiểu số, thiếu vắng các cơ quan khoa học và nhân lực trình độ cao.

Khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nhiệt độ cao, nóng ẩm mưa nhiều, bão, lũ,

hạn hạn thường xuyên xảy ra, điều kiện sống và làm việc gặp nhiều khó khăn, ảnh

hưởng nhiều đến phát triển KT-XH, phát triển KH&CN và thu hút đầu tư.

* Đặc điểm về kinh tế

Vùng DHMT được quy hoạch là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả

nước. Tuy nhiên, so với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, vùng kinh

tế trọng điểm miền Trung có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn, quy mô nhỏ hơn.

Mặc dù vậy, trong hai thập niên qua, đảng bộ, chính quyền các địa phương trong

vùng đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, chủ động khai thác tiềm năng lợi thế,

cải thiện môi trường thu hút đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, nhờ đó KT-

XH trong vùng phát triển khá mạnh, trên nhiều lĩnh vực có sự phát triển vượt bậc,

nhiều đô thị phát triển mạnh theo hướng hiện đại.

Tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh, thành phố vùng DHMT là kinh tế biển và

du lịch. Với bờ biển kéo dài có nhiều vịnh nước sâu, trữ lượng hải sản lớn và phong

phú cho phép phát triển kinh tế với các ngành chủ lực như: công nghiệp đóng tàu và

dịch vụ hàng hải, khai thác và chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá... Đặc

biệt, trên địa bàn của vùng có đến 4 di sản văn hóa thế giới bao gồm: Quần thể di

tích cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn.

Ngoài ra còn có nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp tầm cỡ quốc tế (bãi biển Đà Nẵng và

Nha Trang tỉnh Khánh Hòa), có các khu bảo tồn thiên nhiên là điều kiện thuận lợi

để phát triển ngành du lịch.

Trong vùng đã và đang hình thành một chuỗi đô thị ven biển như: Chân Mây-

Lăng Cô, Đà Nẵng, Hội An, Vạn Tường, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang và 7 khu

kinh tế, 34 khu công nghiệp, nổi bật là các khu kinh tế Chân Mây, Chu Lai, Dung Quất,

Nhơn Hội, Nam Phú Yên và Vân Phong. Các khu kinh tế và khu công nghiệp đang

21 

 

phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như: lọc hóa dầu, năng lượng, lắp ráp ô tô,

sửa chữa và đóng mới tàu biển, chế biến nông lâm, thủy sản, hóa chất, vật liệu xây

dựng, khai khoáng, cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, công nghiệp, dệt may, da giày.

Giai đoạn 2011-2015, kinh tế của các tỉnh, thành phố vùng DHMT duy trì ổn

định và có sự tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng

của các địa phương. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2011-2015 bình

quân đạt 8,4%/năm (cả nước đạt trên 5,9%/năm). Cơ cấu kinh tế của vùng: nông,

lâm, thủy sản chiếm 16,52%; công nghiệp và xây dựng chiếm 38,41%; dịch vụ

chiếm 44,8%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,168 triệu đồng. Tổng thu ngân

sách nhà nước trong 5 năm (2011-2015) của các tỉnh, thành phố trong vùng đạt

365,1 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 757.953 tỷ đồng. Công

nghiệp, dịch vụ, thương mại tiếp tục phát triển, có những địa phương đã có sự đột

phá như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nông nghiệp đang từng bước chuyển sang sản

xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thị trường [Phụ lục 1].

Với những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế đây là điều kiện thuận

lợi để các địa phương trong vùng tăng đầu tư ngân sách cho phát triển KH&CN và

phát triển nhân lực KH-CN.

Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của các tỉnh, thành phố còn nhỏ, tốc độ tăng

trưởng còn thấp, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao. Nền

kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc

nhiều vào các yếu tố về vốn, khai thác tài nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa

nhiều vào tri thức, KH&CN và lao động có kỹ năng. Thu ngân sách Nhà nước của

các địa phương còn thấp, phần lớn các tỉnh chưa tự cân đối được thu - chi mà phải

nhờ vào sự hỗ trợ ngân sách từ Trung ương; tích lũy để tái đầu tư còn hạn chế.

Quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ, thiếu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ

và giá trị gia tăng cao. Nông nghiệp phát triển thiếu bền vững, chưa phát huy được

thế mạnh của kinh tế biển. Số lượng các doanh nghiệp phát triển nhanh nhưng chủ

yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc

tế còn yếu, chưa thu hút được những doanh nghiệp lớn đặt trụ sở chính hoạt động.

Hạ tầng KT-XH còn yếu kém, thiếu đồng bộ, kể cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng

xã hội. Sự chênh lệch khá lớn đời sống giữa đô thị và nông thôn, nhất là vùng phía

Tây nơi chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Hạ tầng giao thông còn

22 

 

nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Môi trường kinh doanh

chưa thuận lợi, sức mua thị trường nội vùng không lớn, chưa có các sản phẩm chủ

lực có thương hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế, trừ lĩnh vực du lịch, chưa có sản

phẩm cạnh tranh đặc thù trên thương trường.

Vùng DHMT là địa bàn chiến lược trong chiến lược kinh tế biển của nước ta,

một địa bàn giàu tiềm năng, nhưng cũng chịu nhiều thiên tai và thách thức trong quá

trình phát triển, nên đến nay nhìn chung vẫn là vùng có đời sống kinh tế và xã hội

khó khăn. Trong 10 năm trở lại đây, các tỉnh, thành phố trong vùng đã có nhiều nỗ

lực phát triển làm thay đổi đáng kể đời sống kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, do sự thiếu

liên kết trong phát triển và còn nặng tư duy kinh tế tỉnh nên nguồn lực bị phân tán,

chưa phát huy hết thế mạnh về tiềm năng và đứng trước những bất cập về cơ sở hạ

tầng, NNL và mô hình phát triển.

* Đặc điểm về văn hóa, xã hội

Với đặc điểm cấu tạo địa hình nhiều dòng chảy và sơn hệ chằng chịt trên cùng

một dải địa hình, có cả đảo nhỏ, có cả thung lũng, nên không gian văn hóa vùng

DHMT bao hợp cả không gian văn hóa biển đảo, văn hóa duyên hải, văn hóa nông

thôn đồng bằng và văn hóa miền núi - trung du. Đây là vùng có nhiều dấu ấn của

văn hóa Chăm được lưu giữ qua các di tích kiến trúc và trong đời sống tâm linh.

Vùng DHMT có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều bãi biển đẹp, đặc

biệt nơi đây tập trung nhiều di sản văn hóa thế giới. Đây cũng là nơi hội tụ những anh

tài trong lịch sử cách mạng: Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Võ Chí

Công, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Chánh và nhiều anh hùng lịch sử lưu danh:

Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, mẹ Suốt… Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật

thể ấy đã tạo cho vùng DHMT một nền tảng tinh thần vững chắc, phong phú và sâu

sắc và cũng chính cái nền tảng tinh thần ấy đã tạo cho con người vùng DHMT những

đức tính tốt đẹp: kiên cường mưu lược trong chiến đấu, nhẫn nại cần cù trong lao

động, kiên quyết trong đấu tranh, thật lòng trong ứng xử, khôn khéo trong giao tiếp,

không khoan nhượng với kẻ thù, yêu thương đồng bào đồng chí, yêu quê hương, đất

nước… Tất cả những tố chất ấy đã tạo nên sức mạnh nội sinh trong hai cuộc kháng

chiến, trong hòa bình xây dựng và nhất là trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Về giáo dục - đào tạo, toàn vùng có hệ thống cơ sở đào tạo tương đối hoàn

chỉnh, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Trên địa bàn có 28 trường đại học và tương

đương, 36 trường cao đẳng, 21 trường trung cấp chuyên nghiệp và nhiều cơ sở dạy

23 

 

nghề, trong đó Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế là đại học trọng điểm vùng. Các cơ

sở đào tạo, dạy nghề từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình

đào tạo để cung cấp lao động cho các doanh nghiệp, làng nghề, các khu, cụm công

nghiệp ở vùng DHMT và Tây Nguyên.

Về y tế, 9 tỉnh, thành phố có 132 bệnh viện và 68 phòng khám đa khoa khu

vực do địa phương quản lý, với 6.750 bác sĩ và 32.258 giường bệnh; tỷ lệ giường

bệnh trên 1 vạn dân là 31,94 cao hơn so với bình quân cả nước (30,99/vạn dân).

Vùng DHMT có NNL dồi dào, cần cù, sáng tạo trong lao động, biết vượt khó

để vươn lên. Tuy nhiên, trình độ dân trí, trình độ học vấn, tỷ lệ lao động qua đào tạo

vẫn còn thấp. Tỷ lệ hộ nghèo của một số tỉnh, thành phố vẫn còn cao so với mức

bình quân chung cả nước. Cuối 2015, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm xuống dưới

5%, trong khi tỷ lệ hộ nghèo của một số tỉnh, thành phố như: Quảng Nam 8,9%,

Quảng Bình 7,93%, Phú Yên 7,7%, Quảng Trị 6,92%. Vùng DHMT là vùng đất giàu

truyền thống yêu nước và cách mạng, kiên cường, dũng cảm trong kháng chiến chống

ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong xây dựng phát triển và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

2.1.1.2. Các tỉnh, thành uỷ ở vùng duyên hải miền Trung - chức năng,

nhiệm vụ và đặc điểm

* Khái quát về các đảng bộ tỉnh, thành phố ở vùng duyên hải miền Trung

Đến cuối năm 2015, các đảng bộ tỉnh, thành phố ở vùng DHMT có 155 đảng

bộ trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, có 6.275 tổ chức cơ sở đảng (giảm 473 TCCSĐ so

với năm 2010). Tổng số đảng viên của 9 đảng bộ tỉnh, thành phố là 447.327 đảng

viên (tăng 94.412 đảng viên so với năm 2010) [Phụ lục 2].

Qua đánh giá, phân loại chất lượng TCCSĐ và đảng viên năm 2015, kết quả cụ

thể như sau: có 59% TCCSĐ đạt trong sạch, vững mạnh, trong đó số TCCSĐ đạt trong

sạch, vững mạnh tiêu biểu chiếm 23%; 34,3% TCCSĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ; 6%

TCCSĐ hoàn thành nhiệm vụ; 0,3% TCCSĐ yếu kém. Có gần 13% đảng viên hoàn

thành xuất sắc nhiệm vụ; 76,2% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; gần 11% đảng

viên hoàn thành nhiệm vụ; 0,4% đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ [Phụ lục 4].

Đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã bầu 481 đồng chí vào

BCH [Phụ lục 7]. Chất lượng và cơ cấu của BCH đảng bộ tỉnh, thành phố ở vùng

DHMT nhiệm kỳ 2015 - 2020 như sau:

24 

 

Về trình độ chuyên môn:

Đại học: 256 đồng chí (chiếm 53,3%), giảm 97 đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 -

2015; thạc sĩ: 172 đồng chí (chiếm 35,8%), tăng 81 đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 -

2015; tiến sĩ: 52 đồng chí (chiếm 10,9%), tăng 8 đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Về trình độ lý luận chính trị:

Cao cấp, cử nhân: 479 đồng chí (chiếm 99,6%); trung cấp: 2 đồng chí (chiếm

0,4%), giảm 02 đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Về độ tuổi:

Dưới 40 tuổi: 42 đồng chí (chiếm 8,8%), tăng 17 đồng chí so với nhiệm kỳ

2010 - 2015; từ 40 - 50 tuổi: 149 đồng chí (chiếm 31%), giảm 47 đồng chí so với

nhiệm kỳ 2010 - 2015; trên 50 tuổi: 290 đồng chí (chiếm 60,3%), tăng 16 đồng chí

so với nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Cấp ủy viên nữ: có 49 đồng chí (chiếm 10%), tăng 10 đồng chí so với nhiệm

kỳ 2010 - 2015.

Cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số: có 18 đồng chí (chiếm 3,8%), tăng 4

đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 - 2015 [Phụ lục 7].

* Chức năng của tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung

Điểm 2, Điều 9, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) quy định: “Cơ

quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại

hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là BCH Trung ương, ở mỗi cấp là BCH đảng bộ,

chi bộ (gọi tắt là cấp ủy)” [25, tr.17].

Như vậy, theo quy định của Điều lệ Đảng, tỉnh, thành ủy là cơ quan lãnh đạo của

đảng bộ tỉnh, thành phố giữa hai kỳ đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố. Tỉnh,

thành ủy có Bí thư, các Phó bí thư, ban thường vụ (BTV), Thường trực, các ủy viên

BCH và các cơ quan tham mưu giúp việc như: Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Nội

chính, Ban Dân vận, (một số nơi có Ban Kinh tế), Cơ quan ủy ban kiểm tra, Văn phòng

tỉnh, thành ủy.

Từ quy định của Điều lệ Đảng cho thấy, tỉnh, thành ủy có chức năng lãnh đạo. Sự

lãnh đạo của tỉnh, thành ủy được thể hiện trên các mặt: lãnh đạo các tổ chức đảng, đội

ngũ đảng viên của đảng bộ tỉnh, thành phố; lãnh đạo các tổ chức trong HTCT, các tổ

chức kinh tế, xã hội và lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh, thành

phố. Tỉnh, thành ủy lãnh đạo thông qua việc ban hành các chủ trương, nghị quyết; lãnh

25 

 

đạo chính quyền cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch, các quyết định và tổ chức

thực hiện; lãnh đạo bằng công tác tổ chức, cán bộ, công tác tư tưởng, kiểm tra, giám sát

và định kỳ nghe báo cáo, cho ý kiến chỉ đạo, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Sự lãnh

đạo của tỉnh, thành ủy nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động của các tổ chức và các lĩnh

vực đời sống xã hội trên địa bàn theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của tỉnh, thành ủy.

* Nhiệm vụ của tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung

Tỉnh, thành ủy là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh, thành phố giữa hai kỳ đại

hội đại biểu của đảng bộ, có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

Lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nghị quyết

của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nghị quyết của Đại hội đảng bộ

tỉnh, thành phố trên địa bàn. Quyết định những vấn đề chiến lược, các chương trình,

kế hoạch, đề án quan trọng trên các lĩnh vực công tác của địa phương.

Thông qua các phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu về phát triển KT-XH, bảo

đảm quốc phòng, an ninh 6 tháng, hàng năm và kế hoạch 5 năm của tỉnh, thành phố.

Quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, thành phố; cho chủ

trương đối với việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể, triển khai các dự án đầu tư lớn

trên địa bàn và các cơ chế, chính sách quan trọng có ảnh hưởng lớn đến phát triển

KT-XH, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của tỉnh, thành phố.

Thảo luận và quyết định các báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo bất thường của

ủy ban kiểm tra trong các hội nghị tỉnh, thành ủy; nghe BTV tỉnh, thành ủy báo cáo

những quyết định quan trọng của BTV giữa hai kỳ hội nghị. Lãnh đạo tổng kết đánh giá

việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ giữa nhiệm kỳ, đồng thời quyết định các chủ

trương, nhiệm vụ, biện pháp thực hiện nghị quyết trong nửa cuối nhiệm kỳ còn lại.

Lãnh đạo chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, thành phố;

các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc thực hiện chủ trương, nghị quyết của tỉnh, thành ủy

đề ra. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của tỉnh, thành ủy. Kiểm tra, giám sát hoạt

động của các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong đảng bộ, trước hết là các tổ chức

đảng trực thuộc và những đảng viên là cán bộ thuộc diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý.

26 

 

Lãnh đạo công tác chuẩn bị và quyết định triệu tập đại hội đảng bộ theo nhiệm

kỳ hoặc đại hội bất thường (nếu có). Chuẩn bị nội dung văn kiện và nhân sự cho đại

hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ tới.

Lãnh đạo xây dựng quy chế làm việc của BCH, BTV và thường trực tỉnh,

thành ủy; thảo luận và quyết định chương trình công tác của tỉnh, thành ủy cho cả

nhiệm kỳ, hằng năm, hằng quý.

* Đặc điểm của các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung

Một là, trong tỉnh, thành ủy các tỉnh, thành phố vùng DHMT có một số tỉnh

ủy, thành ủy viên đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Vùng DHMT là cái nôi của chiến tranh cách mạng. Trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ, các tỉnh DHMT là vùng đất của khói lửa chiến tranh, địa bàn mà Mỹ, Ngụy

trực tiếp đóng quân, giữa ta và địch giành nhau từng tấc đất. Sinh ra và lớn lên trong

hoàn cảnh quê hương, đất nước có chiến tranh, theo tiếng gọi của Tổ quốc thế hệ thanh

niên các tỉnh, thành phố vùng DHMT đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, người

làm giao liên, người trực tiếp cầm súng ra chiến trường. Sau ngày đất nước được giải

phóng, nhiều người tiếp tục con đường học tập để xây dựng lại quê hương, đất nước.

Trải qua thực tiễn công tác ở địa phương, kinh qua nhiều cương vị khác nhau, một số

đồng chí đã được bầu vào BCH đảng bộ tỉnh, thành phố. Đã trực tiếp tham gia cuộc

kháng chiến ác liệt, trải qua nhiều thử thách, gian nan đã rèn luyện cho các đồng chí

tỉnh ủy, thành ủy viên bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình cách mạng, ý chí quyết

tâm và gắn bó mật thiết với nhân dân; những phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ tiếp tục

được phát huy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý.

Tuy nhiên, sinh ra trong điều kiện đất nước có chiến tranh, lại phải trực tiếp tham

gia kháng chiến nên các đồng chí không được đào tạo bài bản, các đồng chí đã trải qua

trường học thực tiễn nhưng đó là thực tiễn của thời kỳ chiến tranh. Vì thế trong quá trình

giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh đất nước và thế giới đang diễn biến nhanh

chóng, đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, phát triển nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc

tế. Các lĩnh vực của đời sống xã hội phải lãnh đạo, quản lý rất phong phú, phức tạp,

những cán bộ này có nhiệt tình cách mạng cao nhưng lại thiếu tri thức lý luận, khoa học

lãnh đạo quản lý, vẫn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý hành chính, tập trung bao cấp

trước đây. Trong lãnh đạo những cán bộ này thường nặng về kinh nghiệm, có khi còn

27 

 

chủ quan, phiến diện, thiếu tư duy đồng bộ, hệ thống. Điều này ảnh hưởng nhất định

đến tầm nhìn trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, nhất là trong lãnh đạo phát

triển KT-XH nói chung và lãnh đạo phát triển KH&CN, nhân lực KH-CN nói riêng.

Hai là, trình độ học vấn của các tỉnh ủy viên, thành ủy viên ở vùng DHMT

tương đối cao hơn so với các vùng trong cả nước.

Kết quả thống kê trình độ học vấn của ủy viên BCH các đảng bộ tỉnh, thành

phố trong cả nước cho thấy, ở vùng DHMT số ủy viên BCH và ủy viên BTV tỉnh,

thành ủy có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chiếm tỷ lệ cao hơn so với các vùng khác.

Nhiệm kỳ 2010 - 2015, ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, thành phố vùng DHMT trình

độ thạc sĩ có 91 đồng chí (chiếm 18%); có 44 tiến sĩ (chiếm 8,9%). Các tỉnh ở Tây

Nguyên, có 27 ủy viên BCH trình độ thạc sĩ (chiếm 12%) và 7 tiến sĩ (chiếm 3%).

Ủy viên BTV tỉnh ủy, thành ủy vùng DHMT trình độ thạc sĩ có 26 đồng chí

(chiếm 20%); có 17 tiến sĩ (chiếm 13%). Các tỉnh ở Tây Nguyên, có 9 ủy viên BTV

trình độ thạc sĩ (chiếm 16%) và 2 tiến sĩ (chiếm 3,6%).

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, thành phố vùng DHMT trình

độ thạc sĩ có 172 đồng chí (chiếm 36%); có 52 tiến sĩ chiếm (11%). Các tỉnh Tây

Nguyên, có 58 ủy viên BCH trình độ thạc sĩ (chiếm 27%) và 12 tiến sĩ (chiếm 5,6%); 28

tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc có 120 ủy viên BCH trình độ tiến sĩ (chiếm 7,8%); 21

tỉnh, thành phố khu vực miền Nam có 51 ủy viên BCH trình độ tiến sĩ (chiếm 4,6%).

Ủy viên BTV tỉnh ủy, thành ủy vùng DHMT trình độ thạc sĩ có 49 đồng chí

(chiếm 36%); có 21 tiến sĩ (chiếm 16%). Các tỉnh ở Tây Nguyên, có 15 ủy viên BTV

trình độ thạc sĩ (chiếm 26%) và 2 tiến sĩ (chiếm 3,6%); 28 tỉnh, thành phố khu vực

miền Bắc có 47 ủy viên BTV trình độ tiến sĩ (chiếm 11%); 21 tỉnh, thành phố khu

vực miền Nam có 21 ủy viên BTV trình độ tiến sĩ (chiếm 6,7%) [Phụ lục 9].

Như vậy, với một tỷ lệ tương đối khá cao ủy viên BCH, ủy viên BTV tỉnh ủy,

thành ủy có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đây là điều kiện, tiền đề quan trọng để các tỉnh,

thành ủy vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN.

Ba là, phần lớn tỉnh ủy viên, thành ủy viên và ủy viên BTV tỉnh, thành ủy tuổi

cao, tỷ lệ cán bộ nữ, người dân tộc thiểu số thấp.

Kết quả thống kê cho thấy, nhiệm kỳ 2010 - 2015 ủy viên BCH đảng bộ tỉnh,

thành phố vùng DHMT độ tuổi trên 50 có 274 đồng chí, (chiếm 55,3%), ủy viên BTV

trên 50 tuổi có 93 đồng chí (chiếm 70%) [Phụ lục 5, 6]. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, ủy viên

28 

 

BCH trên 50 tuổi có 290 đồng chí (chiếm 60,2%); ủy viên BTV trên 50 tuổi có 96 đồng

chí (chiếm 71%) [Phụ lục 7, 8]. Trong khi đó, nhiệm kỳ 2010 - 2015, ủy viên BCH

dưới 40 tuổi chỉ có 25 đồng chí (chiếm 5%), ủy viên BTV có 3 đồng chí (chiếm 2,3%);

nhiệm kỳ 2015 - 2020, ủy viên BCH dưới 40 tuổi có 42 đồng chí (chiếm 8,8%), ủy

viên BTV dưới 40 tuổi có 4 đồng chí (chiếm 2,3%).

Ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, thành phố vùng DHMT là nữ: nhiệm kỳ 2010 -

2015 có 39 đồng chí (chiếm 7,9%), ủy viên BTV có 7 đồng chí (chiếm 5,2%) [Phụ

lục 5, 6]; nhiệm kỳ 2015 - 2020, có 49 đồng chí (chiếm 10%), ủy viên BTV có 11

đồng chí (chiếm 8,1%) [Phụ lục 7, 8]. Nếu so sánh với khu vực miền Bắc cho thấy

có sự chênh lệch khá lớn, cụ thể: 28 tỉnh, thành phố ở khu vực miền Bắc, ủy viên

BCH đảng bộ tỉnh, thành phố là nữ chiếm 14%. [Phụ lục 10].

Ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, thành phố vùng DHMT là người dân tộc thiểu số:

nhiệm kỳ 2010 - 2015: ủy viên BCH có 14 đồng chí (chiếm 2,9%), ủy viên BTV có 3

đồng chí (chiếm 2,3%). Nhiệm kỳ 2015 - 2020, ủy viên BCH có 18 đồng chí (chiếm

3,8%), ủy viên BTV có 4 đồng chí (chiếm 2,3%). Trong khi đó, 28 tỉnh, thành phố khu

vực miền Bắc, ủy viên BCH là người dân tộc thiểu số chiếm đến 20,4% và 21 tỉnh,

thành phố khu vực miền Nam, ủy viên BCH là dân tộc thiểu số chiếm 13% [Phụ lục

10]. Với đặc điểm trên ít nhiều có ảnh hưởng đến tiếng nói của cán bộ nữ và cán bộ

người dân tộc thiểu số trong BCH trong các quyết định lãnh đạo.

Bốn là, đa số tỉnh ủy viên, thành ủy viên và ủy viên BTV tỉnh, thành ủy là

người địa phương.

Đặc điểm này vừa mang lại những thuận lợi, vừa có những khó khăn, trở ngại

trong quá trình lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy. Mặt thuận lợi, là người địa phương

nên các đồng chí ủy viên BCH có điều kiện am hiểu sâu tình hình, đặc điểm về văn

hóa, con người, truyền thống, phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, những tiềm

năng lợi thế.v.v.. của địa phương, từ đó có cơ sở để đề ra các chủ trương, chính

sách, các giải pháp sát với thực tiễn. Mặt khác, đặc điểm này cũng là điều kiện

thuận lợi trong quá trình tiến hành công tác tư tưởng, công tác dân vận. Tuy nhiên,

là người địa phương thường có các mối quan hệ làng xã, dòng họ, thân quen.v.v..

nên không tránh khỏi có những lúc, những nơi đã chi phối đến hoạt động lãnh đạo,

quản lý làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc.

Năm là, các tỉnh ủy viên, thành ủy viên có phong cách giản dị, gần gủi với quần

chúng nhân dân.

29 

 

Trong công tác quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cán bộ với nhân dân,

người cán bộ lãnh đạo, quản lý rất gần gũi, dân dã, thật lòng, tính cách bộc trực,

thẳng thắn. Tuy nhiên, trong lãnh đạo, quản lý nhiều khi quá cứng nhắc, thiếu sự

mềm dẻo, linh hoạt. Tư duy lãnh đạo thích ổn định, giữ nguyên trạng, có khi bảo

thủ vì thế thiếu sự đột phá, sáng tạo.

Sáu là, các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đang lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ

phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh gắn liền với vùng Biển Đông rộng lớn.

Đặc điểm của vùng DHMT là tất cả các tỉnh, thành phố đều tiếp giáp với Biển

Đông, hơn nữa một số đảo, quần đảo còn thuộc đơn vị hành chính của địa phương. Với

gần 1.000 km bờ biển, là cửa ngõ chính ra Biển Đông đây là điều kiện thuận lợi để các

tỉnh, thành ủy lãnh đạo khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển KT-XH, KH&CN và

phát triển nhân lực KH-CN. Tuy nhiên, tiếp giáp với vùng Biển Đông rộng lớn, trong

quá trình lãnh đạo các tỉnh, thành ủy gặp phải không ít những khó khăn, thách thức như:

ảnh hưởng của bão, nước biển dâng, sạt lở ven biển, ô nhiễm môi trường, nhất là vấn đề

tranh chấp về chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông đe dọa đến hòa bình, ổn định, an

ninh, an toàn hàng hải. Tất cả những khó khăn, thách thức đó tác động đến quá trình

lãnh đạo phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ chủ quyền biển,

đảo. Làm thế nào để khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển, nhất là để phát triển

một nền kinh tế biển vững chắc, lâu dài mang tầm chiến lược; làm thế nào để bảo vệ,

giữ vững an ninh, quốc phòng vùng biển, đảo trong tình hình Biển Đông hết sức phức

tạp. Tất cả những vấn đề đó cần được các tỉnh, thành ủy đặt trong tổng thể chiến lược

phát triển NNL, trong đó có phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành phố.

2.1.2. Nhân lực khoa học - công nghệ ở các tỉnh, thành phố vùng duyên

hải miền Trung - khái niệm, vai trò và đặc điểm

2.1.2.1. Khái niệm khoa học - công nghệ và nhân lực khoa học - công nghệ

* Khái niệm khoa học - công nghệ

Khoa học - công nghệ là hai khái niệm khác nhau, nhưng chúng có mối quan hệ

chặt chẽ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ cộng sinh, nương tựa lẫn nhau.

Chính vì vậy người ta thường sử dụng trong một khái niệm kép “khoa học và công

nghệ” hay “khoa học-công nghệ” và thường gọi tắt bằng từ khoa học. Thuật ngữ “khoa

học-công nghệ” hay “khoa học và công nghệ” có nội hàm giống nhau, liên từ “và” và

30 

 

dấu gạch nối (-) thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa KH&CN. Trong các nghị quyết của

Đảng và nhiều công trình khoa học hai khai niệm này được sử dụng thay thế lẫn nhau.

Khái niệm khoa học: có thể được định nghĩa theo nhiều cách tiếp cận tùy

thuộc mục đích sử dụng. Ở đây “khoa học” được hiểu là hệ thống tri thức được khái

quát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm, phản ánh bản chất, quy luật tồn tại

và phát triển của sự vật, hiện tượng, xã hội và tư duy.

Khái niệm công nghệ: hiện còn có nhiều quan niệm khác nhau. Tác giả thống nhất

với cách hiểu: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc

không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm [69].

Nói đến công nghệ các nhà khoa học cho rằng gồm có 4 thành phần cơ bản tác

động qua lại với nhau: (1) Phần thiết bị bao gồm các thiết bị máy móc, khí cụ, nhà

xưởng; (2) Phần con người là yếu tố then chốt của công nghệ, bao gồm kiến thức nghề

nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng tiếp thu và vận dụng, ý thức tổ chức kỷ luật…;

(3) Phần thông tin gồm các bí quyết, các quy trình, các phương pháp, các dữ liệu,

các bản thiết kế…; (4) Phần tổ chức gồm bố trí, sắp xếp điều phối, quản lý, tiếp thị…

Bốn thành phần của công nghệ liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau, trong

đó con người đóng vai trò trung tâm.

Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ

Một thời kỳ dài trong lịch sử giữa KH&CN có sự tách biệt, khá độc lập với nhau.

Bằng chứng là ở thời Hy Lạp và La Mã cổ đại có rất nhiều công nghệ trong nông nghiệp,

luyện kim, kiến trúc, hàng hải… nhưng các nhà khoa học cho rằng thì sự ra đời của các

công nghệ đó có rất ít sự đóng góp của khoa học. Trong khi đó, cũng có nhiều lý

luận độc lập về thế giới tự nhiên được hình thành từ các nguyên tắc lý tưởng hơn là

dựa trên các trải nghiệm thực tế. Các sáng chế vĩ đại của người Trung Hoa như La

Bàn, thuốc súng, giấy viết, nghề in hoặc đồng hồ cát ra đời dường như độc lập với

các khoa học và triết học.

Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, sự phát triển của KH&CN đã có

sự tương tác, bổ sung cho nhau. Chính công nghệ đã cung cấp các phương tiện, công cụ

cho nghiên cứu khoa học và trong quá trình sáng tạo ra các phương pháp mới trong công

nghệ lại thúc đẩy nhu cầu nghiên cứu khoa học để tìm ra các lý thuyết khoa học mới.

Ngược lại, tri thức khoa học là nguồn cung cấp để hình thành các tri thức công nghệ.

31 

 

Ngày nay, khoảng cách giữa KH&CN ngày càng được rút ngắn, thời gian để đi từ

lý thuyết khoa học đến nghiên cứu ứng dụng tạo ra các sản phẩm công nghệ có thể tính

bằng năm thay vì phải mất vài thập kỷ, thậm chí là vài thế kỷ như trong lịch sử trước đây.

Như vậy, KH&CN có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau và nhờ đó chúng

ngày càng phát triển. Khoa học phải dựa vào công nghệ để khám phá những chân trời

mới của tự nhiên, xã hội và tư duy. Ngược lại công nghệ phải được sản sinh từ khoa

học. Nếu khoa học không có công nghệ thì chỉ là “khoa học tháp ngà” và công nghệ

không có khoa học thì chỉ là “công nghệ hạ tầng”.

* Khái niệm nhân lực khoa học - công nghệ

Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa “nhân lực: sức người dùng trong sản xuất:

huy động nhân lực, sử dụng nhân lực hợp lý” [166, tr.1239].

Như vậy, nhân lực chính là sức người được huy động vào trong lao động sản

xuất để tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội.

Hiện nay, khái niệm nhân lực KH-CN đang có nhiều cách hiểu khác nhau.

Trên thế giới có 2 cách tiếp cận phổ biến về nhân lực KH-CN.

Nhân lực KH-CN được mô tả trong cuốn “Cẩm nang về đo lường nguồn nhân

lực khoa học và công nghệ”, của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD),

xuất bản năm 1995 tại Paris cho rằng, nhân lực KH-CN gồm những người đáp ứng

được một trong những điều kiện như: đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng về một

lĩnh vực KH&CN; tuy chưa đạt được điều kiện trên, nhưng làm việc trong một lĩnh

vực KH&CN đòi hỏi phải có trình độ tương đương.

Đây là khái niệm nhân lực KH-CN theo nghĩa rộng, có thể hiểu nhân lực KH

- CN bao gồm những người:

Một là, đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng và làm việc trong một ngành KH&CN;

Hai là, đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng nhưng không làm việc trong một ngành

KH&CN nào; Ba là, chưa tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, nhưng làm một công

việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương.

Ngoài khái niệm trên, các nước thường sử dụng khái niệm hẹp hơn là nhân lực

nghiên cứu và phát triển (NC&PT) để thể hiện lực lượng lao động KH&CN. Nhân

lực NC&PT gồm những người trực tiếp tham gia vào hoạt động NC&PT hoặc trực

tiếp hỗ trợ hoạt động NC&PT. Nhân lực NC&PT được chia thành 3 nhóm:

Nhóm thứ nhất, gồm cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu, nhà khoa học, kỹ

sư nghiên cứu): là những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học, thạc

32 

 

sĩ, tiến sĩ hoặc không có văn bằng chính thức, song làm các công việc tương đương

như nhà nghiên cứu, nhà khoa học tham gia vào quá trình sáng tạo ra tri thức, sản

phẩm và quy trình mới, tạo ra phương pháp và hệ thống mới.

Nhóm thứ hai, gồm nhân viên kỹ thuật và tương đương: nhóm này bao gồm

những người thực hiện những công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết kỹ

thuật trong những lĩnh vực KH&CN. Họ tham gia vào NC&PT bằng việc thực hiện

những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp dụng những khái niệm và phương pháp

vận hành dưới sự giám sát của các nhà nghiên cứu.

Nhóm thứ ba, gồm nhân viên phụ trợ trực tiếp NC&PT: bao gồm nhân viên

hành chính, văn phòng tham gia vào các dự án NC&PT. Trong nhóm này gồm có cả

những người làm việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục

vụ công việc NC&PT của tổ chức NC&PT.

Như vậy, nhân lực KH-CN và nhân lực NC&PT sẽ khác nhau về mặt số

lượng. Nhân lực NC&PT bị giới hạn hơn so với nhân lực KH-CN, bởi vì nó loại trừ

những người ở thời điểm hiện tại không tham gia vào các hoạt động NC&PT.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cũng

đưa ra khái niệm liên quan đến nhân lực trong lĩnh vực KH&CN là: “tổng số nhân lực

có trình độ” và “số nhân lực có trình độ hiện đang công tác”. Theo UNESCO “tổng số

nhân lực có trình độ” được xem xét như một đại lượng đo lường nhân lực KH-CN, bởi

vì qua đó có thể biết được tổng số những người được đào tạo để có năng lực trở thành

nhà khoa học và kỹ sư, bất kể hiện tại họ có làm việc theo năng lực này hay không.

Nói cách khác, đại lượng này thể hiện cho tiềm năng về nhân lực KH-CN của một

quốc gia. Còn thống kê “số nhân lực có trình độ hiện đang công tác” phản ánh số

lượng cán bộ thực sự đang làm việc theo năng lực của họ (có hoặc không làm trong

lĩnh vực KH&CN) và đang đóng góp cho các hoạt động kinh tế của một đất nước.

Trên cơ sở này, UNESCO đã đưa ra sự phân biệt tương đối giữa các khái niệm

nhân lực trong lĩnh vực KH&CN đó là: nhân lực trong lĩnh vực KH&CN không đơn

giản là phép tính cộng tổng đầu người, mà bên cạnh việc đếm đầu người cần phải tính

đến yếu tố khác như: quy đổi thời gian làm việc và các đặc trưng lao động của họ.

Khuyến nghị của OECD và UNESCO được nhiều quốc gia áp dụng để chỉ lực lượng

lao động KH-CN của nước mình và thực hiện các chính sách đối với lực lượng này.

33 

 

Các nghiên cứu ở Việt Nam đang có nhiều quan niệm khác nhau về nhân lực

KH-CN. Tựu trung lại có thể phân thành hai loại ý kiến. Một số quan niệm cho

rằng, nhân lực KH-CN là toàn bộ những người được đào tạo để có năng lực tiến

hành các hoạt động KH&CN bất kể hiện tại họ có thực hiện hoạt động này hay

không. Một số quan niệm khác lại cho rằng, nhân lực KH-CN là những người trực

tiếp tham gia vào các hoạt động KH&CN. Có thể đơn cử một số quan niệm sau đây:

Theo cuốn Sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1999-2000, nhân lực KH-

CN được hiểu là toàn bộ lực lượng lao động xã hội trực tiếp góp phần tạo ra sự tiến

bộ của KH&CN, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, đời sống và tiến bộ xã hội. Đội

ngũ nhân lực KH-CN gồm các loại nhân lực tham gia vào các hoạt động KH&CN

như: nghiên cứu sáng tạo; giảng dạy khoa học công nghệ; quản lý; khai thác và sử

dụng công nghệ; trực tiếp tác nghiệp, vận hành thiết bị, máy móc [9, tr.49]

TS. Phạm Văn Mợi cho rằng: nhân lực KH&CN là toàn bộ người lao động

tham gia hoặc có khả năng tham gia vào các hoạt động KH&CN mà trực tiếp nhất là

những người tham gia nghiên cứu khoa học, sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công

nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước [58, tr.36].

Đồng quan điểm với quan niệm trên, Phạm Văn Quý và TS.Trần Xuân Định

cho rằng: nhân lực KH&CN là tập hợp những nhóm người tham gia (hoặc có khả

năng tham gia) vào các hoạt động KH&CN với các chức năng nghiên cứu, sáng tạo,

giảng dạy, quản lý, khai thác, sử dụng và tác nghiệp [70, tr.35].

Đặng Bá Lãm và Trần Khánh Đức cho rằng:

Theo cách hiểu chung nhất, nhân lực KH-CN là bộ phận của lực lượng lao

động xã hội được đào tạo ở những trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định

và tham gia trực tiếp (hay gián tiếp) vào các hoạt động KH-CN từ nghiên cứu,

triển khai đến đào tạo, quản lý và vận hành các hệ thống công nghệ. Đội ngũ

nhân lực KH-CN có nhiều mức trình độ đào tạo khác nhau từ công nhân kỹ

thuật, nhân viên nghiệp vụ đến đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên gia có

trình độ đại học và sau đại học [47, tr.9].

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, các lực lượng tham gia hoạt động KH&CN

nước ta gồm 5 thành phần chủ yếu: cán bộ nghiên cứu trong các viện, trường đại học;

cán bộ kỹ thuật, công nghệ (kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư trưởng, tổng công trình sư) làm

việc trong các doanh nghiệp; các cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội yêu thích khoa học

34 

 

kỹ thuật, có sáng kiến cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống; cán bộ quản lý

các cấp (kể cả quản lý doanh nghiệp) tham gia hoặc chỉ đạo công việc nghiên cứu phục

vụ hoạch định các quyết sách, quyết định quan trọng trong thẩm quyền của mình; trí thức

người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy về mặt khái niệm nhân lực KH-CN chưa có sự thống nhất

cao. Song, qua quá trình nghiên cứu tác giả luận án đưa ra quan niệm: nhân lực khoa

học-công nghệ của một địa phương, vùng lãnh thổ hay của một quốc gia là toàn bộ

những người tham gia (hoặc có khả năng tham gia) vào các hoạt động khoa học và

công nghệ với các chức năng nghiên cứu, sáng tạo, giảng dạy, quản lý, khai thác, sử

dụng và tác nghiệp…tạo ra những thành tựu khoa học và công nghệ.

Nhân lực KH-CN là một bộ phận của NNL của một quốc gia hay địa phương.

Đây là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật tay nghề

cao; có khả năng nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm KH&CN; cải tiến, ứng

dụng công nghệ; khai thác, sử dụng các máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật để

thực hiện những nhiệm vụ được giao đảm nhận.

Hoạt động KH&CN là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển

khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KH&CN,

phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KH&CN.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy

luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng

dụng vào thực tiễn.

Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên

cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để

hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới.

Dịch vụ KH&CN là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa

học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công

nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an

toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo,

bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu KH&CN trong các lĩnh vực KT-XH [69].

* Phân loại nhân lực khoa học - công nghệ

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động KH&CN, có thể thấy nhân lực KH-CN gồm 5 nhóm

chính: nhân lực khoa học tự nhiên, nhân lực khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân lực

khoa học xã hội và nhân văn, nhân lực khoa học y - dược, nhân lực khoa học nông nghiệp.

35 

 

Nhân lực khoa học tự nhiên: gồm những người được đào tạo chuyên môn đang

hoạt động hoặc những cá nhân có năng lực tham gia làm việc trong lĩnh vực toán học,

lý học, hóa học, sinh học… như giảng viên đào tạo các môn khoa học tự nhiên, các

nhà nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, các kỹ sư hóa học, vật lý học…

Nhân lực khoa học kỹ thuật và công nghệ: gồm những người được đào tạo

chuyên môn hoặc có năng lực tương đương trong lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật chế tạo,

điện tử, xây dựng, kiến trúc… Như các kỹ sư chế tạo máy, kiến trúc sư. Đây là lực

lượng chính nghiên cứu, sáng tạo, vận hành các loại máy móc, trang thiết bị kỹ

thuật, cải tiến máy móc công nghiệp.

Nhân lực khoa học xã hội và nhân văn: gồm những cá nhân được đào tạo chuyên

môn hoặc năng lực tương đương đang tham gia làm việc hoặc có khả năng làm việc

trong lĩnh vực nghiên cứu như: tâm lý học, báo chí, ngôn ngữ, triết học, lịch sử, địa lý…

Nhân lực khoa học y - dược: gồm những cá nhân được đào tạo chuyên môn

đang tham gia làm việc và có khả năng làm việc trong lĩnh vực y học, dược học

như: các bác sĩ, y tá, các chuyên viên bào chế thuốc, dược sĩ, những cá nhân được

đào tạo chuyên môn tại các trường học về y, dược…

Nhân lực khoa học nông nghiệp: gồm những người đã qua đào tạo chuyên

môn hoặc có năng lực tương đương tham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo,

triển khai trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi,

phát minh và đưa những cải tiến về máy móc nông nghiệp mới vào hoạt động, nâng

cao năng suất và chất lượng cho nông sản.

Bên cạnh năm lĩnh vực KH&CN chính, hiện nay còn xuất hiện một số lĩnh vực

KH&CN mới: khoa học năng lượng, khoa học vật liệu mới, công nghệ thông tin,

công nghệ sinh học… các lĩnh vực KH&CN này là sự giao thoa của các lĩnh vực

KH&CN cơ bản nói trên.

Nhân lực KH-CN bao gồm nhiều lực lượng, trong đó bộ phận đầu tàu, có vai

trò rất quan trọng đối với nền KH&CN của nước nhà cũng như từng tổ chức

KH&CN là các chuyên gia KH-CN, nhà khoa học đầu ngành.

Chuyên gia khoa học - công nghệ: là người có hiểu biết sâu rộng và kinh

nghiệm nghiên cứu trong một hoặc nhiều lĩnh vực KH&CN, đáp ứng các tiêu chí

theo quy định tại Quyết định số 588/QĐ-BKHCN, ngày 31/3/2014 của Bộ Khoa

học và Công nghệ về việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên gia.

36 

 

Nhà khoa học đầu ngành: là những người đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn

được quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ Quy

định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN.

2.1.2.2. Vai trò của nhân lực khoa học - công nghệ đối với sự phát triển kinh tế

- xã hội của các tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung

Nhân lực KH-CN có vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH,

HĐH, phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế của các tỉnh, thành phố vùng DHMT.

Nhân lực KH-CN và tri thức khoa học không chỉ thiết yếu đối với phát triển của

KH&CN mà còn là vốn trí tuệ quý báu, sức mạnh của một quốc gia, địa phương trong

hội nhập quốc tế. Bởi suy đến cùng tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều cần đến

KH&CN mà chủ thể chính nghiên cứu sáng tạo là nhân lực KH-CN. Thực tế thế giới

cho thấy, nước nào có đội ngũ nhân lực KH-CN mạnh thì sẽ có nền KH&CN phát triển

và nước đó sẽ phát triển. Vai trò của nhân lực KH-CN đối với sự phát triển KT-XH của

các tỉnh, thành phố vùng DHMT được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

Một là, nhân lực KH-CN là lực lượng chủ yếu, trực tiếp tạo nên sự phát triển

của KH&CN của các địa phương trong vùng.

Những thành tựu về KH&CN mà các tỉnh, thành phố có được là nhờ vào nhân lực

KH-CN trên địa bàn. Đây là lực lượng tiên phong và chủ yếu NC&PT tạo ra những sản

phẩm KH&CN trên các lĩnh vực (khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa

học nông nghiệp, khoa học y - dược, khoa học kỹ thuật và công nghệ); đồng thời họ

cũng là những người khảo nghiệm và ứng dụng những thành tựu KH&CN vào sản xuất,

kinh doanh và đời sống, thúc đẩy KT-XH phát triển và phục vụ cuộc sống con người.

Hai là, nhân lực KH-CN là nhân tố rất quan trọng nâng cao hiệu quả chuyển

giao công nghệ từ các nước tiên tiến vào các tỉnh, thành phố vùng DHMT.

Trong điều kiện nền KH&CN của nước ta nói chung còn chưa phát triển, chúng ta

phải dựa vào những thành tựu KH&CN thế giới bằng phương thức chuyển giao công

nghệ từ các nước phát triển thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên,

hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ phụ thuộc rất lớn vào trình độ của đội ngũ

lao động, đặc biệt là nhân lực KH-CN. Chính nhân lực KH-CN trên địa bàn các tỉnh,

thành phố là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận chuyển giao công

nghệ tiên tiến, thẩm định và ứng dụng vào thực tiễn, phục vụ cho quá trình CNH, HĐH và

phát triển KT-XH của địa phương. Hoạt động chuyển giao công nghệ từ các nước phát

triển thường đem đến cho các địa phương những công nghệ mới. Vì vậy, nếu người lao

37 

 

động không hiểu biết về công nghệ đó thì sẽ không vận hành được máy móc, thậm chí có

thể làm hỏng máy móc. Chính nhân lực KH-CN làm tăng khả năng ứng dụng những công

nghệ mới của thế giới vào thực tiễn các địa phương thông qua việc học tập tiếp thu những

tri thức, kỹ thuật từ các nước chuyển giao công nghệ, họ sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ đào tạo,

tập huấn cho đội ngũ lao động của địa phương để vận hành máy móc, thiết bị đó. Mặt

khác, nhân lực KH-CN còn góp phần vào việc cải tiến công nghệ nước ngoài cho phù hợp

với điều kiện cụ thể của địa phương, nhờ đó nâng cao hiệu quả của công nghệ.

Ba là, nhân lực KH-CN là lực lượng quan trọng đóng góp ý kiến xây dựng các

luận cứ khoa học về sự phát triển mọi mặt của địa phương; tư vấn, phản biện, giám

định xã hội các chủ trương, chương trình, dự án về phát triển KT, KH&CN, giáo dục

và đào tạo… của địa phương.

Nhân lực KH-CN là lực lượng quan trọng đóng góp ý kiến xây dựng các luận cứ

khoa học giúp đảng bộ, chính quyền địa phương có cơ sở khoa học và thực tiễn để ban

hành các chủ trương, chiến lược, chương trình, kế hoạch, chính sách phát triển KT-XH.

Đồng thời, đây cũng là lực lượng có vai trò tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã

hội đối với chương trình, dự án về phát triển KT, KH&CN, giáo dục và đào tạo, bảo vệ

môi trường, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức.

Bốn là, nhân lực KH-CN là lực lượng nòng cốt trong thực hiện đường lối, chính

sách, nhất là trên lĩnh vực phát triển KH&CN, đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL cho

các địa phương và cả nước, đưa KH&CN đến với các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp...

Đây là lực lượng nòng cốt thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước,

nhất là trên lĩnh vực phát triển KH&CN, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, phát

triển KT-XH. Đội ngũ này còn là một trong những lực lượng quyết định chất lượng,

hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL cho các địa phương và cả nước. Thực tế

cho thấy, phần lớn nhân lực KH-CN ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT đều công tác,

làm việc tại các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu, là những cơ sở có

chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng NNL cung cấp cho các địa phương và cả nước.

Nhân lực KH-CN là những người có vai trò rất lớn trong việc phổ biến rộng rãi tri

thức KH&CN, đưa KH&CN vào đời sống, đến với các tầng lớp nhân dân, doanh

nghiệp, qua đó góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về KH&CN và kỹ thuật sản

xuất giúp nhân dân, doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản

phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Năm là, nhân lực KH-CN là một trong những nhân tố quyết định sự thành công

của CNH, HĐH, phát triển nhanh, bền vững của các tỉnh, thành phố trong vùng.

38 

 

Các tỉnh, thành phố vùng DHMT đang đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển

kinh tế tri thức để có thể đi tắt, đón đầu sớm trở thành tỉnh, thành phố công nghiệp theo

hướng hiện đại. CNH, HĐH ở nước ta nói chung cũng như ở các tỉnh, thành phố vùng

DHMT nói riêng là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất,

kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ

biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương

pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. CNH, HĐH cũng là

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành sản xuất có hàm

lượng KH&CN cao, giá trị gia tăng cao. Tất cả các quá trình đó đều phải dựa vào NNL

chất lượng cao và ứng dụng những thành tựu của KH&CN vào các ngành, các lĩnh vực.

Sự phát triển của các tỉnh, thành phố vùng DHMT phụ thuộc rất lớn vào việc khai

thác và sử dụng các nguồn lực như nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực về cơ

sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực xã hội (dân trí, nền văn hóa, phong tục tập quán, sự đồng

thuận xã hội,..), nguồn lực tài chính và NNL, nhất là NNL chất lượng cao. Trong tất cả

các nguồn lực trên thì NNL, nhất là nhân lực KH-CN là quan trọng, quyết định nhất để

tạo nên sự phát triển. Nguồn lực tài nguyên sẽ cạn kiệt dần theo quá trình khai thác và

sử dụng. Duy chỉ có nguồn vốn nhân lực là có xu hướng phát triển. Và chỉ thông qua

nguồn lực con người thì các nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng và ý nghĩa của

nó. Nếu thiếu sự hiện diện của trí tuệ và lao động của con người thì mọi nguồn lực khác

đều vô nghĩa. Với ý nghĩa đó, NNL, nhất là nhân lực KH-CN là yếu tố quyết định đối

với sự phát triển nhanh, bền vững của các tỉnh, thành phố vùng DHMT.

2.1.2.3. Đặc điểm của nhân lực khoa học - công nghệ ở các tỉnh, thành phố

vùng duyên hải miền Trung

Thứ nhất, nhân lực KH-CN ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT có đức tính

hiếu học, cần cù lao động.

Con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Mỗi một dân tộc, mỗi một cộng đồng

người sinh ra đều chịu sự chi phối của điều kiện về địa lý, môi trường, lịch sử, kinh tế,

văn hóa, xã hội… nghĩa là tất cả những điều kiện, hoàn cảnh mà cộng động người đang

sinh sống, thực hiện các hoạt động sống, tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Vùng

DHMT có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, dự dặn, thiên nhiên luôn thách đố khả

năng, tài sức chinh phục của con người nơi đây. Nói đến các tỉnh DHMT là nói đến

vùng đất nghèo khó, đất cằn, sỏi đá và cát trắng, KT-XH chậm phát triển, một bộ phận

39 

 

lớn dân cư làm nông nghiệp và đi biển. Sống trong điều kiện hoàn cảnh đó buộc con

người phải vươn lên để tồn tại và đã tôi luyện cho con người vùng DHMT nói chung,

và nhân lực KH-CN nói riêng đức tính cần cù lao động, chịu đựng gian khổ, nỗ lực

vượt khó vươn lên. Văn hóa hiếu học của con người vùng DHMT, đặc biêt được thể

hiện rõ nét ở nhân lực KH-CN từ bao đời nay cũng bắt nguồn từ môi trường, điều kiện

của vùng. Chính sống trong môi trường điều kiện khó khăn, người dân vùng DHMT,

nhất là nhân lực KH-CN đã lấy sự học làm đầu, chỉ bằng con đường học tập để thoát

nghèo, vươn lên lập thân, lập nghiệp. Sự hiếu học đã trở thành giá trị văn hóa và cội

nguồn sức mạnh của vùng DHMT, nó được tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Thứ hai, nhân lực KH-CN ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT giàu lòng yêu

nước, yêu quê hương, có tinh thần dân tộc cao.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vùng DHMT phải gánh

chịu nhiều hậu quả nặng nề nhất, vì đây là nơi chiến tranh diễn ra ác liệt nhất. Cuộc vật

lộn qua bao thử thách của chiến tranh đã rèn đúc cho nhân lực KH-CN tinh thần yêu

nước, yêu quê hương, tinh thần bất khuất, kiên cường. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều

trí thức lớn mà tên tuổi của họ còn vang danh hậu thế như cụ Phan Châu Trinh,

Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Thái Phiên, Đào Duy Từ, Đại tướng Võ

Nguyên Giáp, Đại tướng Đoàn Khuê.v.v… những con người rất yêu nước, thương

dân, luôn trăn trở trước vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Cả cuộc đời họ đã vì

nước, vì dân. Tinh thần yêu nước, yêu quê hương của các thế hệ trước tiếp tục được

giáo dục, trao truyền cho thế hệ trí thức mai sau. Được sinh ra và lớn lên trên mảnh

đất quê hương giàu truyền thống cách mạng, tiếp nối truyền thống lịch sử, ngày nay

nhân lực KH-CN vùng DHMT vẫn thể hiện được những phẩm chất đáng quý của

các thế hệ cha anh đi trước. Yêu nước, yêu quê hương họ luôn nỗ lực phấn đấu học

tập, lao động, sáng tạo, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương,

đất nước. Họ biết kế thừa những giá trị tốt đẹp của cha ông và tiếp thu tinh hoa của

thế giới, biết phê phán những gì cản trở sự phát triển của dân tộc.

Thứ ba, nhân lực KH-CN ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT còn phân tán,

manh mún, vừa thiếu tính liên kết hợp tác, vừa thiếu sự cạnh tranh trong hoạt động

nghiên cứu khoa học.

Nhìn chung hoạt động KH&CN của nhân lực KH-CN và các tổ chức KH&CN

trên địa bàn vùng DHMT thiếu sự gắn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau, còn có biểu hiện

40 

 

“mạnh ai nấy làm”. Nguyên nhân là do các tỉnh, thành phố còn thiếu các chính sách

liên kết, hợp tác với nhau; bản thân các tổ chức KH&CN cũng chưa chú trọng đến công

tác liên kết, hợp tác trong hoạt động KH&CN. Mặt khác, so với khu vực miền Bắc và

miền Nam, sự cạnh tranh mang tính lành mạnh trong hoạt động KH&CN của nhân lực

KH-CN ở vùng này còn yếu. Phần lớn nhân lực KH-CN còn khép kín trong từng cơ

quan, đơn vị, chỉ biết mình mà không biết người. So với khu vực miền Bắc và khu vực

miền Nam, hoạt động KH&CN ở vùng này còn trầm lắng. Nguyên nhân của tình trạng

trên là do điều kiện địa lý của vùng DHMT kéo dài nên sự kết nối giữa các tỉnh, thành

phố và giữa các tổ chức KH&CN trong vùng có những khó khăn nhất định. Nguyên

nhân chủ yếu vẫn là do trong chiến lược phát triển các địa phương còn cục bộ, thiếu

liên kết; các tổ chức KH&CN còn cát cứ, chưa coi trọng xây dựng quan hệ hợp tác với

nhau, nếu có thì trong tổ chức thực hiện vẫn còn hình thức, thiếu hiệu quả.

Thứ tư, nhân lực KH-CN ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT còn thiếu chuyên

gia đầu ngành trên các lĩnh vực, chưa hình thành được những tập thể khoa học

mạnh có uy tín cao trong nước, khu vực và quốc tế.

Do trong một thời gian dài trước đây các cấp lãnh đạo của các địa phương, các tổ

chức KH&CN chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch, đào tạo nhân lực KH-

CN trình độ cao. Bản thân các hoạt động KT-XH, các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn

vị chưa hình thành nhu cầu tự thân sử dụng chất xám trình độ cao. Mặt khác, môi

trường, điều kiện của vùng DHMT có nhiều khó khăn (cả về môi trường chuyên môn

nghề nghiệp và môi trường điều kiện sống) nên khó thu hút nhân lực KH-CN trình độ

cao, nhất là các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về đây công tác, bởi họ không có

điều kiện để phát triển về chuyên môn nghề nghiệp; các dịch vụ như y tế, giáo dục, vui

chơi giải trí còn nhiều hạn chế, không đáp ứng nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia

đình. Vì thế, so với hai vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và miền Nam, vùng này nhân

lực KH-CN trình độ cao, nhất là các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia ít hơn.

Thứ năm, nhân lực KH-CN của nhiều tổ chức KH&CN do địa phương quản

lý còn mỏng, năng lực NC&PT còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, cơ sở

vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động KH&CN còn thiếu và lạc hậu, chưa đủ

điều kiện và khả năng để giải quyết những nhiệm vụ khoa học lớn, chuyên sâu.

Một đặc điểm dễ nhận thấy ở vùng DHMT đa số nhân lực KH-CN có học vị, học

hàm là của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn hoặc ở các trường đại học. Còn

41 

 

ở nhiều tổ chức KH&CN của địa phương quản lý có quy mô nhỏ, số lượng nhân lực ít.

Trình độ đào tạo của nhân lực trong các đơn vị này chủ yếu thạc sĩ trở xuống, chỉ một

số người có trình độ tiến sĩ. Lực lượng mỏng, chất lượng nhân lực yếu, điều kiện cơ sở

vật chất, máy móc, trang thiết bị vừa thiếu, vừa yếu nên nhiều tổ chức KH&CN của

địa phương không đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ khoa học lớn, chuyên sâu.

Vì thế, khi cần các địa phương thường phải mời các cơ quan khoa học của Trung ương

đóng trên địa bàn hoặc từ các trung tâm lớn ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.3. Phát triển nhân lực khoa học - công nghệ ở các tỉnh, thành phố

vùng duyên hải miền Trung - khái niệm, nội dung

2.1.3.1. Khái niệm phát triển nhân lực khoa học - công nghệ ở các tỉnh,

thành phố vùng duyên hải miền Trung

Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Phát triển” được hiểu “là vận động, tiến triển

theo chiều hướng tăng lên” [166, tr.1321]. Từ điển của Nguyễn Lân giải nghĩa: phát

triển là mở mang rộng rãi, làm cho tốt hơn lên (gốc Hán, triển là mở rộng ra, phát là

làm bật ra, nổi lên, khá lên).

Về mặt triết học, phát triển là quá trình tiến lên trình độ cao hơn về chất, phong

phú hơn và không đảo ngược, xuất phát từ giải quyết mâu thuẫn nội tại của sự vật, hiện

tượng. Về các khoa học cụ thể, thì phát triển là thế nào, ý kiến của các nhà chuyên môn

cũng rất khác nhau. Thực trạng phát triển đang diễn ra hết sức phức tạp. Cho nên người

thì xuất phát từ sự “kém phát triển” như nghèo đói, lạc hậu, hoặc phi thị trường, hoặc

dân số tăng quá cao để nhìn nhận sự phát triển; một số người lại cho rằng phát triển chỉ

là tăng trưởng kinh tế. Đối với từng lĩnh vực cụ thể thì khái niệm phát triển có nội dung

và cách tiếp cận của từng nhà khoa học cũng khác nhau. Từ đó xuất hiện các khái

niệm: kém phát triển, đang phát triển, phát triển cao hoặc phát triển lệch pha - không

đồng bộ, phát triển phiến diện; hoặc phản phát triển; phát triển hài hòa, phát triển

không bền vững, phát triển bền vững. Hoặc khái niệm phát triển kinh tế, phát triển văn

hóa, phát triển xã hội, phát triển môi trường, phát triển con người… Ủy ban Môi trường

và Phát triển của Liên Hiệp Quốc đưa ra quan niệm đầy đủ hơn: phát triển là thúc đẩy

biến đổi không ngừng và toàn diện cả kinh tế, xã hội, môi trường, không đảo ngược.

Mặc dù đang có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển tùy theo cách tiếp

cận, song điểm chung của các quan niệm đều xem phát triển là quá trình theo chiều

hướng tăng lên, mang tính tích cực, đáng mong muốn đối với một xã hội, một khu

42 

 

vực, hoặc một nhóm người và thậm chí cả đối với cá nhân con người; đó là quá

trình biến đổi về số lượng và chất lượng của sự vật, hiện tượng, quá trình KT-XH.

Về khái niệm phát triển NNL nói chung và phát triển nhân lực trên từng lĩnh vực

cụ thể hiện cũng có nhiều quan niệm khác nhau.

Theo UNESCO: Phát triển NNL được đặc trưng bởi toàn bộ sự lành nghề của

dân cư, trong mối quan hệ phát triển của đất nước.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng: Phát triển NNL, bao hàm một phạm

vi rộng lớn hơn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh lành nghề, hoặc ngay cả việc đào tạo

nói chung. Quan niệm này dựa trên cơ sở nhận thức rằng, con người có nhu cầu sử

dụng năng lực của mình để tiến tới có được việc làm có hiệu quả cũng như thỏa mãn

về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung nâng

cao kiến thức trong quá trình sống, làm việc, nhằm đáp ứng kỳ vọng của con người.

Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) cho rằng: Phát

triển con người một cách hệ thống vừa là mục tiêu, vừa là đối tượng của sự phát triển

của một quốc gia. Nó bao gồm mọi khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội. Như nâng

cao khả năng cá nhân, tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo thông qua giáo

dục, đào tạo và hoạt động thực tiễn.

Quan niệm của GS. Phạm Minh Hạc về phát triển NNL được nhiều công trình

trích dẫn cho rằng:

Phát triển NNL được hiểu về cơ bản là tăng giá trị cho con người, trên các mặt

như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực…, làm cho con người trở thành

những người lao động có những năng lực và phẩm chất mới và cao, đáp ứng

được những yêu cầu to lớn của sự phát triển KT-XH, của sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [36, tr.285].

GS,TS Bùi Văn Nhơn quan niệm:

Phát triển NNL là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện

pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho NNL (trí tuệ, thể chất và

phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về NNL cho sự phát triển KT-

XH trong từng giai đoạn phát triển [63, tr.98].

Về khái niệm phát triển nhân lực KH&CN. Theo TS.Trần Xuân Định cho rằng:

Phát triển nhân lực KH&CN là sự huy động tối đa toàn bộ kỹ năng tri thức và tiềm

năng của nhân lực KH&CN vào các hoạt động vật chất, phi vật chất vì mục tiêu phát

triển kinh tế, xã hội của mỗi cộng đồng.

43 

 

TS.Phạm Văn Mợi quan niệm:

Phát triển nhân lực KH&CN phục vụ CNH, HĐH là tổng thể các hoạt động

nhằm xây dựng lực lượng lao động KH&CN đủ về số lượng, đảm bảo về chất

lượng, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của mỗi địa phương

nói riêng và của đất nước nói chung, thông qua các chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH và phát triển KT-XH [58, tr.50].

Từ phân tích các quan niệm về phát triển, phát triển NNL, phát triển nhân lực

KH&CN, tác giả luận án cho rằng: phát triển nhân lực KH-CN ở các tỉnh, thành

phố vùng DHMT là tổng thể các hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi về số lượng,

nâng cao về chất lượng trên các mặt trí lực, năng lực, đạo đức, kỹ năng…và xây

dựng cơ cấu nhân lực hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu về nhân lực KH-CN cho phát

triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

2.1.3.2. Nội dung phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

Một là, quy hoạch phát triển nhân lực khoa học - công nghệ.

Đây là việc các chủ thể xây dựng phương án tổng thể phát triển và phân bố

nhân lực cho thời kỳ dài hạn của địa phương, ngành, tổ chức KH&CN. Đó còn là

quá trình tổ chức, bố trí, sắp xếp lại nhân lực KH-CN hiện có, dự kiến những giải

pháp phát triển nhân lực KH-CN trong những thời kỳ nhất định về số lượng, cơ cấu

ngành nghề và trình độ cần đào tạo ở các ngành, lĩnh vực, khu vực. Quy hoạch phát

triển nhân lực KH-CN phải chú ý đến các khâu từ đào tạo đến sử dụng, đãi ngộ

nhân lực KH-CN. Quy hoạch phát triển nhân lực KH-CN phải xác định mục tiêu

phát triển nhân lực KH-CN trong từng giai đoạn.

Hai là, tuyển chọn nhân lực khoa học - công nghệ.

Trên cơ sở nhu cầu về nhân lực, điều kiện, tiêu chuẩn, địa phương, các tổ chức

KH&CN sẽ tuyển dụng nhân lực bằng nhiều hình thức để lựa chọn những ứng viên

đáp ứng được yêu cầu nhằm bổ sung nhân lực cho tổ chức.

Ba là, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học - công nghệ.

Từ quy hoạch phát triển KT-XH, chiến lược phát triển KH&CN, quy hoạch

phát triển nhân lực KH-CN, mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức KH&CN và trên cơ sở

thực trạng nhân lực KH-CN, các địa phương, các tổ chức KH&CN tiến hành xây

dựng kế hoạch, đề án đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghề

nghiệp, kỹ năng lao động, đạo đức, văn hóa lao động, kỹ năng mềm (ngoại ngữ, tin

44 

 

học, khả năng thích ứng với môi trường), cập nhật kiến thức mới nhằm đáp ứng yêu

cầu về chất lượng nhân lực cho hiện tại và tương lai.

Bốn là, quản lý, sử dụng nhân lực khoa học - công nghệ.

Đây là việc các chủ thể quản lý thực hiện các chính sách, biện pháp để phân bố,

khai thác và phát huy phẩm chất, năng lực của nhân lực KH-CN vào hoạt động

KH&CN, như: bố trí sử dụng nhân lực KH-CN giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý của

tổ chức KH&CN, phân công nhiệm vụ chuyên môn cho nhân lực KH-CN..v.v…

Năm là, tạo dựng môi trường, điều kiện làm việc và đãi ngộ đối với nhân lực

khoa học - công nghệ.

Để phát triển nhân lực KH-CN, UBND các tỉnh, thành phố và tổ chức

KH&CN phải quan tâm xây dựng về tổ chức; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như

trụ sở, phòng làm việc, máy móc, thiết bị, thông tin, tài liệu… phục vụ cho công tác

chuyên môn của nhân lực KH-CN. Xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý hoạt

động KH&CN; các quy chế, quy định tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân

lực KH-CN. Cùng với đó phải tạo điều kiện về thời gian, không gian làm việc nhằm

phát huy hết khả năng và năng lực của nhân lực KH-CN. Thực hiện các chính sách

đãi ngộ vật chất và tinh thần đảm bảo cuộc sống, kích thích tinh thần hăng say lao

động cống hiến của nhân lực KH-CN đối với hoạt động KH&CN, xây dựng và phát

triển địa phương, cơ quan, đơn vị. Chính sách đãi ngộ bao gồm tiền lương, thưởng,

phụ cấp, phúc lợi (chế độ chăm sóc sức khỏe, tham quan nghỉ dưỡng…).

* Mục tiêu phát triển nhân lực KH-CN: phát triển nhân lực KH-CN đủ số

lượng, chất lượng cao, cơ cấu hợp lý, hiệu quả sử dụng cao.

* Chủ thể phát triển nhân lực KH-CN ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT gồm:

Chủ thể lãnh đạo: Các tỉnh, thành ủy;

Chủ thể quản lý: Chính quyền, trực tiếp là các Sở;

Chủ thể thực hiện: Các tổ chức KH&CN (viện, trung tâm, phòng thí nghiệm,

các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức dịch vụ KH&CN, doanh nghiệp

KH&CN), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật.

* Đối tượng của phát triển nhân lực KH-CN: là những người đang và sẽ tham

gia các hoạt động KH&CN.

2.2. CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG LÃNH

ĐẠO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ - KHÁI NIỆM, NỘI

DUNG, PHƯƠNG THỨC VÀ VAI TRÒ

45 

 

2.2.1. Khái niệm về các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung lãnh

đạo phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

Theo Đại từ điển tiếng Việt “lãnh đạo” có hai nghĩa chính. Với tư cách là động

từ, “lãnh đạo” là dẫn dắt, tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể. Ví dụ: lãnh đạo

cuộc đấu tranh. Với tư cách là danh từ, “lãnh đạo” chỉ các cơ quan lãnh đạo, bao

gồm những người có khả năng tổ chức, dẫn dắt phong trào. Ví dụ: chờ lãnh đạo cho

ý kiến, ban lãnh đạo đi vắng …” [166, tr.979].

Như vậy, định nghĩa trên khái niệm “lãnh đạo” mới nói đến khâu tổ chức thực

hiện đường lối mà chưa đề cập đến việc đề ra đường lối và các khâu khác như kiểm

tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện đường lối.

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Hoàng Phê chủ biên), khái niệm “lãnh

đạo” được hiểu: “Là đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức động viên thực hiện”

[65, tr.524]. Ở đây khái niệm “lãnh đạo” được nói rõ hơn ở cả khâu đề ra đường lối

và tổ chức động viên thực hiện đường lối.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nhiều tác phẩm, bài viết đã bàn về sự lãnh đạo

của Đảng. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người đã viết: “Cách mệnh trước

hết phải có cái gì ?. Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ

chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.

Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền

mới chạy” [52, tr.267-268].

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện là

người vận động, tổ chức dân chúng, tập hợp dân chúng vào các tổ chức quần chúng do

Đảng tổ chức để cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ cách mạng và Đảng là người

liên lạc, đoàn kết quốc tế với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi. Những

vấn đề chủ yếu về sự lãnh đạo của Đảng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập như:

Chủ thể lãnh đạo (Đảng Cộng sản Việt Nam); đối tượng lãnh đạo (dân chúng) và

cách thức lãnh đạo (vận động, tổ chức, liên lạc).

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một

chương bàn sâu về cách lãnh đạo của Đảng. Người đã lý giải về sự “lãnh đạo đúng”

của Đảng gồm các khâu gắn bó chặt chẽ với nhau đó là:

(1) Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải

so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng

46 

 

cái kết quả của sự lãnh đạo của ta. (2) Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn

vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong. (3) Phải tổ chức sự kiểm soát,

mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được [53, tr.285].

Muốn có quyết định hay chính sách đúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng

“Đảng và Chính phủ điều tra, nghiên cứu, cân nhắc cẩn thận nhằm vào lợi ích chung

của nhân dân, đặt chính sách” [55, tr.346], không được “ngồi trong phòng giấy mà

viết kế hoạch, ra mệnh lệnh” [54, tr.285].

Về việc tổ chức thi hành quyết định hay tổ chức thi hành chính sách thì khi đã có

chính sách đúng, Đảng phải lãnh đạo các cơ quan nhà nước và toàn xã hội kiên quyết

thực hiện cho kỳ được. Muốn vậy, Đảng phải có “đội ngũ cán bộ nắm vững chính

sách”, theo chính sách ấy mà vận dụng vào hoàn cảnh thiết thực của đơn vị, địa phương

mình; rồi giải thích, tuyên truyền, cổ động quần chúng, làm cho mọi người hiểu thấu và

ủng hộ chính sách của Đảng và Chính phủ như là của họ, rồi thi đua thực hiện đầy đủ

chính sách ấy. Để thực hiện chính sách, làm tròn nhiệm vụ, cán bộ chẳng những phải

chịu khó giải thích, tuyên truyền, cổ động mà còn phải bàn bạc với quần chúng, hỏi han

ý kiến quần chúng. Lãnh đạo quần chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình.

Việc tổ chức kiểm soát, kiểm tra được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Bởi

kiểm tra, kiểm soát nó sẽ chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, sẽ biết được các nghị

quyết có được thi hành hay không, thi hành có đúng không, ai ra sức làm, ai làm qua

chuyện. Hơn nữa “Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết… kiểm tra khéo

về sau khuyết điểm nhất định bới đi” [54, tr.287]. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ dẫn

về cách thức kiểm soát “Muốn kiểm soát có kết quả tốt, phải có hai điều: một là việc

kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là, người đi kiểm soát phải là

những người rất có uy tín” [54, tr.287]; “phải đi tận nơi, xem tận chỗ” [54, tr.287],

không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà chờ người ta báo cáo. Và theo Người, có hai

cách kiểm soát: “một cách là từ trên xuống. Một cách nữa là từ dưới lên” [54, tr.288].

Về cách lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn bất kỳ công việc gì cũng phải

dùng hai cách lãnh đạo “một là liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng. Hai là liên

hợp người lãnh đạo với quần chúng” [54, tr.288]. Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết

thực của Đảng “phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Nghĩa là gom góp

mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó

thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng,

47 

 

và làm cho nó trở thành ý kiến của quần chúng, làm cho quần chúng giữ vững và thực

hành những ý kiến đó [54, tr.290]. Theo Người, lãnh đạo vừa phải toàn diện, vừa phải

cụ thể, sâu sát thực tế, cán bộ lãnh đạo các cấp phải khắc phục hiện tượng đại khái,

chung chung, tùy tiện, phiến diện, vô nguyên tắc, thiếu dân chủ, tác phong quan liêu

mệnh lệnh, chủ quan, thỏa mãn. Trong lãnh đạo, cán bộ lãnh đạo phải biết nghe ngóng

ý kiến của cấp dưới và nhân dân. Các cấp ủy đảng cần khuyến khích, thu góp, bổ sung

và phổ biến rộng rãi những sáng kiến hay, những kinh nghiệm tốt của quần chúng.

Trong quá trình quần chúng thực hiện thì tổ chức đảng phải “xem xét lại, rút kinh

nghiệm, phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém”.

Trong lãnh đạo “việc chọn cán bộ” được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng,

bởi muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Theo Người,

những người mắc bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy thì Đảng phải thải đi. Còn những

hạng người cậy mình là “công thần cách mạng”, ngang tàng, không giữ gìn kỷ luật,

không thi hành nghị quyết thì mời họ xuống công tác hạ tầng, khép họ vào kỷ luật

và hạng người nói suông “Chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này

qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được” [54, tr.287]

cũng không thể dùng họ vào công việc thực tế.

Có thể nói những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự lãnh

đạo của Đảng hiện vẫn còn nguyên giá trị, nó vẫn là chiếc cẩm nang cho toàn Đảng

và các cấp ủy đảng trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới ngày nay.

Từ những dẫn liệu và phân tích trên có thể hiểu nội hàm của khái niệm lãnh đạo

trên các mặt: Một là, lãnh đạo trước hết là đề ra chủ trương, đường lối xác định nội

dung, nhiệm vụ, giải pháp cần phải thực hiện, những yêu cầu, mục tiêu cần đạt được

trong một thời kỳ hay một giai đoạn; nêu lên quan điểm, nguyên tắc, phương thức tiến

hành để đạt mục tiêu. Hai là, lãnh đạo còn là quá trình tổ chức thực hiện chủ trương,

đường lối đề ra. Đó là quá trình chủ thể lãnh đạo tổ chức, vận động, thuyết phục, động

viên, dẫn dắt hướng đối tượng lãnh đạo vào việc thực hiện chủ trương, đường lối nhằm

hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đã xác định. Ba là, lãnh đạo là phải kiểm tra, giám sát

để thấy được đối tượng lãnh đạo chấp hành quyết định lãnh đạo đến đâu, hiệu quả như

thế nào; việc thực hiện chủ trương, đường lối đã đề ra, kết quả, hạn chế, nguyên nhân.

Mặt khác, kiểm tra, giám sát buộc đối tượng lãnh đạo phải tuân thủ quyết định lãnh

đạo, thực hiện chủ trương, đường lối đề ra, tránh sự lơ là hoặc không thực hiện.

48 

 

Từ sự phân tích trên, có thể định nghĩa: tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT lãnh đạo

phát triển nhân lực KH-CN là toàn bộ các hoạt động đề ra nghị quyết, chủ trương về

phát triển nhân lực KH-CN; tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương đã đề ra và

kiểm tra, giám sát bảo đảm cho nghị quyết, chủ trương được thực hiện thắng lợi

nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực KH-CN có số lượng và cơ cấu hợp lý, có chất lượng

cao theo yêu cầu của chiến lược phát triển KH&CN, đẩy mạnh CNH, HĐH, phát

triển KT-XH và hội nhập quốc tế.

* Đối tượng lãnh đạo: các tổ chức đảng, đảng viên, các tổ chức trong HTCT,

cơ quan chuyên trách phát triển NNL, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, các

tổ chức KH&CN và nhân lực KH-CN.

* Mục tiêu lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN: phát triển nhân lực KH-CN đủ về

số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày càng được nâng lên theo yêu cầu của chiến

lược phát triển KH&CN, đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế.

2.2.2. Nội dung lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

Để phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành phố, các tỉnh, thành ủy ở

vùng DHMT tập trung lãnh đạo ở những nội dung chủ yếu sau:

Một là, lãnh đạo xác định mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn để

phát triển nhân lực KH-CN.

Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo định hướng phát triển về số lượng, cơ cấu (lĩnh

vực KH&CN, trình độ, ngành, khu vực…) đảm bảo sự đồng bộ, hợp lý, nâng cao về

chất lượng theo quy hoạch phát triển KT-XH, ngành, lĩnh vực nhằm đáp ứng yêu

cầu về nhân lực KH-CN cho CNH, HĐH, phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế

của địa phương. Để đạt được mục tiêu, các tỉnh, thành ủy đề ra các nhiệm vụ và giải

pháp lớn và lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, tổ

chức chính trị - xã hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, các tổ chức

KH&CN và nhân lực KH-CN quán triệt thực hiện để phát triển nhân lực KH-CN.

Hai là, lãnh đạo xây dựng chiến lược phát triển KH&CN và quy hoạch phát

triển nhân lực KH-CN.

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể của vùng và Quy hoạch phát triển KT-XH của

tỉnh, thành phố, tỉnh, thành ủy lãnh đạo chính quyền xây dựng Chiến lược phát triển

KH&CN và quy hoạch phát triển nhân lực KH-CN của địa phương. Tiến hành đánh

giá các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực KH-CN như quy mô, tốc

49 

 

độ gia tăng dân số, cung - cầu nhân lực trên thị trường lao động, hệ thống giáo dục và

đào tạo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đánh giá hiện trạng nhân lực KH-CN về số

lượng, cơ cấu, chất lượng, sự phân bố nhân lực KH-CN để thấy rõ mức độ hợp lý của

phân bố theo lĩnh vực KH&CN, ngành, khu vực; phân bố nhân lực đã phù hợp với

mục tiêu khai thác các nguồn lực của địa phương; hiệu quả của phân bố nhân lực KH-

CN. Đánh giá, dự báo về cung - cầu (số lượng, cơ cấu, chất lượng). Dựa trên thực

trạng nhân lực KH-CN và yêu cầu về nhân lực cho phát triển KT-XH trong từng giai

đoạn, chính quyền tiến hành quy hoạch phát triển nhân lực KH-CN.

Trên cơ sở Chiến lược phát triển KH&CN và Quy hoạch phát triển nhân lực

KH-CN, chính quyền xây dựng các chương trình, kế hoạch, chính sách, đề án để

phát triển nhân lực KH-CN.

Ba là, lãnh đạo thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết của tỉnh, thành ủy về phát

triển nhân lực KH-CN thành các chương trình, kế hoạch, chính sách, đề án và tổ chức

thực hiện trong thực tiễn.

Để đưa nghị quyết vào cuộc sống, sau khi ban hành nghị quyết, các tỉnh, thành

ủy, BTV sẽ lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh, thành phố xây dựng chương trình, kế

hoạch, đề án phát triển nhân lực KH-CN và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục

tiêu nghị quyết đề ra. Lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, thành phố thể chế hóa nghị

quyết ban hành các chính sách có liên quan để phát triển nhân lực KH-CN. Lãnh đạo

HĐND ban hành nghị quyết của HĐND (nếu cần), giám sát UBND thực hiện nhiệm

vụ phát triển nhân lực KH-CN.

Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo các huyện ủy, thị ủy, quận ủy, đảng ủy khối các cơ

quan tỉnh, đảng ủy các trường đại học, cao đẳng, Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa

học và Kỹ thuật quán triệt, cụ thể hóa xây dựng chương trình hành động thực hiện

nghị quyết phát triển nhân lực KH-CN.

Bốn là, các tỉnh, thành ủy lãnh đạo công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và

thu hút nhân lực KH-CN.

Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo chính quyền xây dựng và ban hành các chính sách,

quy chế, quy định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN. Trên cơ sở

nhu cầu nhân lực KH-CN cho phát triển KT-XH nói chung và cho từng ngành, lĩnh

vực, tỉnh, thành ủy cho chủ trương định hướng và chỉ đạo UBND tỉnh, thành phố, các

tổ chức KH&CN xây dựng các kế hoạch tuyển dụng nhân lực theo quy định của pháp

50 

 

luật và quy định của chính quyền địa phương; xây dựng các chương trình, đề án, kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN. Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo các cơ sở đào

tạo đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng

yêu cầu về đào tạo NNL chất lượng cao. Lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh, thành phố xây

dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách thu hút nhân lực KH-CN.

Năm là, các tỉnh, thành ủy lãnh đạo tạo lập môi trường, điều kiện để phát triển

KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN; phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân lực

KH-CN tích cực đóng góp cho sự phát triển KH&CN, KT-XH của địa phương.

Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng

hoạt động, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các tổ chức KH&CN, Liên

hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật. Lãnh đạo chính quyền xây dựng, ban hành cơ

chế, chính sách (sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng, tôn vinh; các cơ chế, chính sách cho

hoạt động KH&CN như cơ chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức KH&CN, quản

lý KH&CN, chính sách tạo lập phát triển thị trường KH&CN, chính sách bảo hộ sở

hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ v.v…) nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi

cho hoạt động của các tổ chức KH&CN và nhân lực KH-CN. Các tỉnh, thành ủy lãnh

đạo các tổ chức KH&CN và nhân lực KH-CN phát huy vai trò, trách nhiệm trong

hoạt động KH&CN tuân thủ đúng đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương, nghiên cứu sáng tạo ra các sản phẩm

KH&CN có giá trị đóng góp cho sự phát triển KH&CN, KT-XH của địa phương;

cống hiến cho sự nghiệp trồng người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng

nhân tài và thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, phản biện và giám định xã hội.

Sáu là, các tỉnh, thành ủy lãnh đạo liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế, tranh

thủ sự giúp đỡ của Trung ương để phát triển KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN.

Từ nghị quyết của đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố, tỉnh, thành ủy cho chủ trương

định hướng và chỉ đạo chính quyền liên kết, hợp tác với các địa phương trong vùng để

thúc đẩy phát triển KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN; thiết lập và ký kết hợp tác

về KH&CN, đào tạo nhân lực KH-CN với các đối tác trong và ngoài nước. Các tỉnh,

thành ủy lãnh đạo chính quyền ban hành cơ chế, chính sách thu hút các tổ chức, cá

nhân, nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng về

KH&CN cho địa phương. Khuyến khích các tổ chức KH&CN trên địa bàn chủ động

thiết lập quan hệ hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài

51 

 

nước, với các tổ chức quốc tế để tranh thủ nguồn lực (tài chính, nhân lực, KH&CN)

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển tiềm lực KH&CN

của đơn vị mình. Trong mọi điều kiện có thể phải tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương về

cơ chế, chính sách, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về ngân sách cho địa phương.

2.2.3. Phương thức lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải

miền Trung đối với phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

PTLĐ có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi các nghị quyết,

chủ trương. Thực tế cho thấy, đề ra được nghị quyết, chủ trương đúng, nhưng cấp

ủy, tổ chức đảng không tạo lập được các PTLĐ đúng đắn, phù hợp thì hiệu quả lãnh

đạo cũng không cao, thậm chí có khi nghị quyết, chủ trương đúng lại không đi vào

cuộc sống. Để làm rõ PTLĐ của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển

nhân lực KH-CN, trước hết cần làm rõ khái niệm PTLĐ của Đảng.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm

1991) đã nêu lên những PTLĐ cơ bản của Đảng: Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh,

chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác

tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương

mẫu của đảng viên. Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng

ta bổ sung thêm phương thức Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ

sung, phát triển năm 2011) Đảng ta tiếp tục khẳng định lại những PTLĐ cơ bản của

Đảng được nêu trong Cương lĩnh năm 1991, đồng thời có sự bổ sung thêm:

Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và

chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức,

kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống

nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những

đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan

lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và

đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường trách

nhiệm chế độ cá nhân, nhất là người đứng đầu [24, tr.88-89].

Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ những PTLĐ của Đảng đối

với Nhà nước như sau:

52 

 

Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng các chủ trương, chính sách lớn, lãnh đạo thể chế hóa

các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật, lãnh đạo

xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất và năng lực, lãnh đạo tổ chức

thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và hệ thống pháp luật [26, tr.214].

Về khái niệm PTLĐ của Đảng hiện đang có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng

tác giả luận án thống nhất với quan niệm của GS,TS Phạm Ngọc Quang khi cho rằng:

PTLĐ của Đảng là hệ thống các phương pháp, hình thức, biện pháp, lối làm

việc mà thông qua đó, Đảng tập hợp, quy tụ, phát huy mọi lực lượng của các

tổ chức trong hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân nhằm thực hiện thắng

lợi đường lối, nhiệm vụ chính trị đề ra; là cách thức (tổng hợp các hình thức,

phương pháp, biện pháp) Đảng sử dụng để tác động vào các tổ chức trong hệ

thống chính trị và cả xã hội để hướng hoạt động của tất cả đối tượng đó vào

mục đích chung của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa

xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản [68, tr.57-58].

Theo "Đại từ điển tiếng Việt", "phương thức" là phương pháp và hình thức tiến

hành. “Phương pháp” là cách thức tiến hành để có hiệu quả cao [166, tr.1352-1353].

Từ những điều trình bày ở trên có thể hiểu, Phương thức lãnh đạo của Đảng

là tổng thể các hình thức, phương pháp, cách thức, quy chế, quy trình, phong cách,

lề lối làm việc… mà Đảng sử dụng để tác động vào đối tượng lãnh đạo nhằm thực

hiện tốt nội dung lãnh đạo.

Trên cơ sở khái niệm chung về PTLĐ của Đảng và từ sự phân tích nội dung lãnh

đạo phát triển nhân lực KH-CN như đã trình bày ở trên, có thể hiểu: Phương thức lãnh

đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN là tổng

thể các hình thức, phương pháp, cách thức, quy chế, quy trình… mà tỉnh, thành ủy sử

dụng để tác động vào đối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện thắng lợi nội dung lãnh đạo

phát triển nhân lực KH-CN.

Để lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN, các tỉnh, thành ủy sử dụng những

phương thức sau:

Thứ nhất, các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN bằng các

nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, thành ủy, BTV tỉnh ủy, thành ủy.

Đây là PTLĐ cơ bản, phổ biến nhất. Trên cơ sở nghị quyết của Đảng, chiến lược,

quy hoạch của Chính phủ, nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố, quy hoạch phát

53 

 

triển KT-XH, chiến lược phát triển KH&CN của địa phương, tỉnh, thành ủy sẽ cụ thể hóa

và ban hành nghị quyết, chủ trương định hướng quan điểm, mục tiêu và các nhiệm vụ,

giải pháp để lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN của địa phương trong từng giai đoạn.

Thứ hai, các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN thông qua các

cơ quan nhà nước cấp tỉnh.

Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo cơ quan nhà nước cấp tỉnh thể chế hóa nghị quyết

của tỉnh, thành ủy, của BTV tỉnh ủy, thành ủy và ban hành các văn bản quy phạm

pháp luật, cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển nhân lực

KH-CN và tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Đồng thời lãnh đạo các cơ quan nhà

nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực KH&CN bảo

đảm mọi tổ chức KH&CN và nhân lực KH-CN tham gia hoạt động KH&CN tuân

thủ đúng nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy

định của chính quyền địa phương. Cùng với đó, tỉnh, thành ủy chỉ đạo HĐND tỉnh,

thành phố giám sát UBND tỉnh, thành phố thực hiện nghị quyết, quyết định của

HĐND về phát triển nhân lực KH-CN.

Thứ ba, các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN bằng công tác tư tưởng.

Sau khi ban hành nghị quyết, các tỉnh, thành ủy tổ chức quán triệt nghị quyết trong

đội ngũ cán bộ chủ chốt, sau đó quán triệt phổ biến sâu rộng trong toàn đảng bộ tỉnh,

thành phố, các tổ chức trong HTCT từ tỉnh đến cơ sở, tập trung hơn vào việc quán triệt

nghị quyết trong đảng bộ khối các cơ quan tỉnh, đảng bộ các trường đại học, cao đẳng,

Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật nhằm làm cho các cấp ủy, tổ chức

đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nắm vững và thực hiện nghị

quyết, chủ trương về phát triển nhân lực KH-CN do tỉnh, thành ủy đề ra. Các tỉnh, thành

ủy lãnh đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến nghị quyết, xây dựng các

chương trình, chuyên trang, chuyên mục về KH&CN, về khởi nghiệp, đổi mới sáng

tạo.v.v.. nhằm giúp cho các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ, đảng viên, công chức và

chính nhân lực KH-CN hiểu sâu sắc về chủ trương, chính sách của địa phương, về vai

trò tầm quan trọng của KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN từ đó tích cực hưởng

ứng thực hiện nghị quyết, chủ trương của tỉnh, thành ủy và chương trình, kế hoạch, đề

án của chính quyền đề ra. Mặt khác, các tỉnh, thành ủy chỉ đạo đảng ủy khối các cơ quan

tỉnh, thành phố, đảng ủy các trường đại học, cao đẳng, Đảng đoàn Liên hiệp các Hội

Khoa học và Kỹ thuật tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho nhân lực

54 

 

KH-CN nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững tư tưởng lập trường, đạo đức nghề

nghiệp. Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo các ngành, các cấp và toàn xã hội trọng dụng và tôn

vinh nhân lực KH-CN, nhất là nhân tài. Định kỳ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt làm

việc với Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, BCH các Liên hiệp hội; tổ

chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các nhà khoa học, trí thức tiêu biểu qua đó nắm bắt

tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của nhân lực KH-CN.

Thứ tư, các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN thông qua công

tác tổ chức, cán bộ.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển nhân lực KH-CN, các tỉnh, thành ủy

phải chăm lo xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động

của HTCT, đặc biệt là HĐND, UBND các cấp; cơ quan chuyên trách, tham mưu về

phát triển NNL, các tổ chức KH&CN công lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ

thuật và các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN. Các tỉnh, thành ủy chăm lo tuyển

chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng

lực công tác và lý luận chính trị, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ trong HTCT các cấp,

của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, cơ quan chuyên trách, tham mưu về

phát triển NNL, cán bộ chủ chốt trong các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN và

các cơ quan, đơn vị khoa học công lập. Thông qua hệ thống tổ chức và đội ngũ cán

bộ để tỉnh, thành ủy lãnh đạo triển khai thực hiện nghị quyết, chủ trương, chương

trình, kế hoạch, đề án phát triển nhân lực KH-CN.

Thứ năm, các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN thông qua tổ

chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của HTCT, Liên hiệp các Hội

Khoa học và Kỹ thuật, các tổ chức KH-CN.

Thông qua các tổ chức đảng và đảng viên, nhất là đảng viên giữ cương vị lãnh

đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức này để tỉnh, thành ủy thực hiện sự lãnh đạo của

mình. Các tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ lãnh đạo, tổ chức thực hiện và

kiểm tra, giám sát các tổ chức trong HTCT, đảng viên, công chức, viên chức thực hiện

nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của tỉnh, thành

ủy, các chính sách, đề án của chính quyền về phát triển nhân lực KH-CN.

Thứ sáu, các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN thông qua Mặt

trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

55 

 

Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội xây

dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến nghị quyết của tỉnh, thành ủy,

chương trình, kế hoạch, đề án, chính sách của chính quyền trong các tổ chức, đến với

cán bộ, công chức, viên chức nắm vững và tích cực thực hiện. Lãnh đạo Mặt trận và

các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát và phản biện các

nghị quyết của cấp ủy, đề án, chính sách phát triển nhân lực KH-CN của chính quyền

đề ra; đồng thời phối hợp với các ngành tham gia giám sát việc thực hiện chính sách,

pháp luật của nhà nước về KH&CN; tham gia xây dựng đảng và chính quyền.

Thứ bảy, các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN bằng công tác

kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết thực tiễn.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát luôn được xem là một công cụ hữu hiệu

để các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN. Thông qua kiểm tra, giám

sát tổ chức đảng, đảng viên thực hiện nghị quyết nhằm phát huy những ưu điểm, phòng

ngừa sai khạm, uốn nắn kịp thời những lệch lạc trong quá trình tổ chức thực hiện nghị

quyết. Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát góp phần phát hiện những mô hình, điển

hình, cách làm hay để phổ biến nhân rộng; những vi phạm để xử lý kịp thời.

Định kỳ sơ kết, tổng kết nghị quyết, đề án phát triển nhân lực KH-CN là phương

thức nhằm đánh giá một cách toàn diện quá trình thực hiện để thấy rõ những ưu điểm,

khuyết điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn, trên

cơ sở đó kịp thời bổ sung, hoàn thiện nghị quyết, chủ trương, đề án, chính sách và có

các giải pháp mới để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết, đề án tốt hơn.

2.2.4. Vai trò của sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền

Trung đối với phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

Một là, sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy nhằm đảm bảo cho phát triển nhân lực

KH-CN theo đúng đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước và theo định hướng XHCN.

Các tỉnh, thành ủy là cấp dưới trực tiếp của BCH Trung ương Đảng, là cơ quan

lãnh đạo của đảng bộ tỉnh, thành phố giữa hai kỳ đại hội, thực hiện các nhiệm vụ được

quy định trong Điều lệ Đảng. Các tỉnh, thành ủy có nhiệm vụ tiếp nhận chủ trương, nghị

quyết của Đảng, chính sách, chương trình, đề án của Nhà nước về phát triển nhân lực KH-

CN, cụ thể hóa và lãnh đạo tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố. Sự lãnh đạo của

56 

 

các tỉnh, thành ủy là nhân tố quyết định trên thực tế đường lối, chủ trương, chính sách ấy

thành hiện thực, bảo đảm cho sự phát triển nhân lực KH-CN theo đúng định hướng

XHCN phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bởi vậy, phát triển

nhân lực KH-CN của đất nước hiện nay không thể xa rời sự lãnh đạo của Đảng, cũng như

phát triển nhân lực KH-CN ở các tỉnh, thành phố nói chung, ở các tỉnh, thành phố DHMT

nói riêng không thể xa rời và thoát ly sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy trong vùng.

Hai là, sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở các tỉnh, thành phố DHMT đối với

phát triển nhân lực KH-CN đảm bảo huy động cả HTCT, đông đảo nhân dân, mọi

nguồn lực trong xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển nhân lực KH-CN.

Phát triển KH&CN nói chung và phát triển nhân lực KH-CN nói riêng trong

cả nước, cũng như ở từng địa phương không ngoài mục đích xây dựng, phát triển

đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên

của nhân dân. Điều này, phù hợp với nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân,

nên được các tổ chức của HTCT, các tổ chức xã hội, các lực lượng và nhân dân

tham gia. Song, sự tham gia của các tổ chức, các lực lượng và nhân dân vào sự

nghiệp phát triển nhân lực KH-CN phải có lãnh đạo, chỉ huy thì mới đem lại hiệu

quả. Đảng phải lãnh đạo mới có thể tập hợp, huy động được các tổ chức, các lực

lượng và mọi nguồn lực để phục vụ sự nghiệp phát triển nhân lực KH-CN. Ở các

địa phương cũng như thế, vai trò ấy, thuộc về các tỉnh, thành ủy.

Ba là, sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT đối

với phát triển nhân lực KH-CN bảo đảm cho các hoạt động hợp tác quốc tế và thu hút

nguồn lực của các nước phục vụ phát triển nhân lực KH-CN theo đúng đường lối đối

ngoại của Đảng.

Để phát triển nhân lực KH-CN, cùng với việc phát huy nội lực, các tỉnh, thành

phố phải tranh thủ ngoại lực thông qua con đường hợp tác quốc tế với các nước, các tổ

chức quốc tế và các nhà khoa học để huy động nguồn lực cho phát triển nhân lực KH-

CN và phát triển KH&CN. Trong quá trình hợp tác quốc tế của địa phương và các tổ

chức KH&CN trên địa bàn với các đối tác nước ngoài đòi hỏi cần phải có sự lãnh đạo

của các tỉnh, thành ủy, sự quản lý của chính quyền đảm bảo cho các hoạt động đầu tư,

thương mại, hoạt động KH&CN, giáo dục - đào tạo… của mọi tổ chức và cá nhân phải

tuân thủ đúng đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

57 

 

Tiểu kết chương 2

Để phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành tỉnh, thành phố công nghiệp theo

hướng hiện đại đòi hỏi các tỉnh, thành phố vùng DHMT phải có NNL chất lượng cao,

nhất là nhân lực KH-CN. Vì thế, lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN là nhiệm vụ

trọng tâm của các tỉnh, thành ủy giai đoạn hiện nay.

Tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN là toàn bộ các

hoạt động đề ra nghị quyết, chủ trương về phát triển nhân lực KH-CN; tổ chức thực

hiện nghị quyết, chủ trương đã đề ra và kiểm tra, giám sát bảo đảm cho nghị quyết, chủ

trương được thực hiện thắng lợi nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực KH-CN có số lượng

và cơ cấu hợp lý, có chất lượng cao theo yêu cầu của chiến lược phát triển KH&CN,

đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế.

Nội dung lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN gồm: tỉnh, thành ủy lãnh đạo xác

định mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn để phát triển nhân lực KH-CN;

lãnh đạo xây dựng chiến lược phát triển KH&CN và quy hoạch phát triển nhân lực

KH-CN; lãnh đạo thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết của tỉnh, thành ủy về phát triển

nhân lực KH-CN và tổ chức thực hiện; lãnh đạo công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi

dưỡng và thu hút nhân lực KH-CN; lãnh đạo tạo lập môi trường, điều kiện và phát huy

vai trò của nhân lực KH-CN tích cực đóng góp cho quá trình phát triển KT-XH của địa

phương; lãnh đạo liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của

Trung ương để phát triển KH&CN và nhân lực KH-CN.

PTLĐ của các tỉnh, thành ủy đối với phát triển nhân lực KH-CN gồm: lãnh đạo

bằng các nghị quyết, chủ trương định hướng quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát

triển nhân lực KH-CN; lãnh đạo thông qua các cơ quan nhà nước cấp tỉnh thể chế hóa,

cụ thể hóa nghị quyết, chủ trương phát triển nhân lực KH-CN; lãnh đạo bằng công tác

tư tưởng; lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ; lãnh đạo thông qua tổ chức đảng

và đảng viên; lãnh đạo thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội;

lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết thực tiễn.

Sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy đối với phát triển nhân lực KH-CN nhằm đảm

bảo cho mọi hoạt động phát triển nhân lực KH-CN theo đúng đường lối, chủ trương,

quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và theo định hướng XHCN;

huy động các tổ chức, các lực lượng và nhân dân tham gia, mọi nguồn lực trong xã hội

phục vụ sự nghiệp phát triển nhân lực KH-CN.

58 

 

Chương 3

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ CÁC

TỈNH, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG LÃNH ĐẠO

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ -

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

3.1.1. Ưu điểm

3.1.1.1. Số lượng và cơ cấu

Trước nhu cầu về nhân lực cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển KT-

XH và hội nhập quốc tế, các tỉnh, thành ủy và chính quyền các địa phương vùng

DHMT đã tập trung lãnh đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng (nghị quyết

xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức; nghị quyết về phát triển KH&CN); ban hành

các nghị quyết, chương trình, đề án phát triển NNL (trong đó có nhân lực KH-CN);

đồng thời có chính sách thu hút NNL chất lượng cao về làm việc cho địa phương, nhờ

đó nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành phố đã có sự tăng lên về số lượng.

Năm 2002, tổng số nhân lực có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên của toàn

vùng có 154.212 người, chiếm 10,4% nhân lực có trình độ của cả nước. Đến năm

2015, số lượng nhân lực này tăng lên 390.871 người, chiếm 9,7% nhân lực có trình

độ của cả nước. Như vậy, trong 13 năm (2002 - 2015), trung bình nhân lực có trình

độ từ cao đẳng, đại học trở lên của vùng DHMT tăng 3.0%/năm [Phụ lục 11].

Nếu xem xét nhân lực KH-CN trực tiếp tham gia hoạt động KH&CN, qua

khảo sát 4 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa cho

thấy, hàng năm số lượng nhân lực đều có sự tăng lên. Năm 2012, nhân lực KH-CN

trực tiếp tham gia hoạt động KH&CN của bốn địa phương trên có 7.250 người, đến

năm 2015, số lượng nhân lực tăng lên 21.610 người [Phụ lục 12].

Cơ cấu nhân lực KH-CN ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT có sự đa dạng về

ngành nghề đào tạo, giới tính, lĩnh vực hoạt động, vùng miền, loại hình tổ chức và

độ tuổi đang từng bước được trẻ hóa, có nhiều tiềm năng phát triển [Phụ lục 13].

Hơn nữa, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa ngành, lĩnh vực cơ cấu

về ngành nghề đào tạo và sự phân bố nhân lực KH-CN cũng có sự thay đổi đáng kể.

Nhân lực KH-CN trong các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động

59 

 

hóa, điện tử, kiến trúc, y - dược, tài chính ngân hàng,… ngày càng gia tăng, trong

khi nhân lực trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng giảm.

3.1.1.2. Chất lượng

Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành

phố ở vùng DHMT cũng được nâng lên. Điều đó được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Phần lớn nhân lực KH-CN có phẩm chất chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự

lãnh đạo của Đảng, kiên định con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa

chọn. Nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành phố rất cần cù, thông minh, sáng tạo, nhạy

bén với cái mới, có khả năng tiếp cận nhanh với sự phát triển của KH&CN hiện đại và

văn hóa thế giới. Đa số nhân lực KH-CN luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, đạo

đức nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp, với nền KH&CN của nước

nhà và công cuộc xây dựng và phát triển địa phương, luôn nỗ lực rèn luyện, học tập,

nghiên cứu sáng tạo để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và sự đòi hỏi của xã hội.

Đa số nhân lực KH-CN có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn chấp hành nghiêm

chỉnh các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và

sự quản lý của chính quyền địa phương, tuân thủ sự phân công, điều động của cơ

quan, đơn vị. Nhân lực KH-CN có tinh thần đoàn kết, có ý thức trách nhiệm xây

dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

Trình độ học vấn của nhân lực KH-CN ngày càng được nâng lên. Năm 2002, nhân

lực có trình độ cao đẳng, đại học trở lên ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT có 154.212

người (trong đó 49.026 người trình độ cao đẳng và 105.186 người trình độ đại học trở

lên). Đến năm 2015, nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học trở lên tăng lên 390.871

người (trong đó 109.742 người trình độ cao đẳng và 281.129 người trình độ đại học trở

lên). Như vậy, trong 13 năm, nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học trở lên ở vùng

DHMT tăng 236.659 người, bình quân mỗi năm tăng hơn 18.000 người [Phụ lục 15].

Nếu xem xét nhân lực KH-CN trực tiếp tham gia hoạt động KH&CN có trình độ

từ thạc sĩ trở lên, qua khảo sát một số tỉnh, thành phố vùng DHMT cho thấy, số nhân

lực này có sự tăng lên, cụ thể: Tỉnh Quảng Trị năm 2002 có 61 thạc sỹ và 6 tiến sĩ, đến

năm 2015 tăng lên 235 thạc sỹ, 43 tiến sĩ. Thừa Thiên Huế, năm 2002 có 586 thạc sỹ

và 219 tiến sĩ, đến năm 2015 tăng lên 1.253 thạc sĩ, 516 tiến sĩ, gần 200 GS, PGS.

Thành phố Đà Nẵng, năm 2002 có 588 thạc sỹ và 167 tiến sĩ, đến năm 2015 tăng lên

1.541 thạc sỹ, 352 tiến sĩ và 70 GS, PGS. Tỉnh Quảng Ngãi năm 2002 có 105 thạc sỹ

và 02 tiến sĩ, đến năm 2015 tăng lên 516 thạc sỹ và 25 tiến sĩ.

60 

 

Mặc dù điều kiện kinh tế và môi trường làm việc ở vùng DHMT còn nhiều khó

khăn. Song nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành phố đã nỗ lực, khắc phục, nêu cao ý chí

tự lực, tự cường, lao động sáng tạo và đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của

KH&CN và phát triển KT-XH của địa phương. Nhân lực KH-CN đã tham gia tư vấn,

phản biện giúp cho các đảng bộ và chính quyền địa phương hoàn thiện các chủ trương,

chính sách, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế, giáo dục-đào tạo,

KH&CN và môi trường. Nhân lực KH-CN đã nghiên cứu, phát triển tạo ra nhiều sản

phẩm KH&CN trên các lĩnh vực và được ứng dụng vào thực tiễn góp phần thúc đẩy KT-

XH phát triển. Trên lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhiều đề tài, dự án nghiên cứu

đã cung cấp luận cứ khoa học cho các đảng bộ, chính quyền địa phương hoạch định các

chủ trương, chính sách; giữ gìn, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, bản sắc văn hóa

dân tộc; lưu giữ lịch sử và truyền thống cách mạng của địa phương, về chính sách tôn

giáo, về xây dựng Đảng... Trên lĩnh vực nông nghiệp, các nghiên cứu của nhân lực KH-

CN đã góp phần tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị, cải thiện môi trường

nước, chất đất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông

nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng bền

vững, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Trên lĩnh vực khoa học tự

nhiên và điều tra cơ bản, các nghiên cứu khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp ứng phó với

biến đổi khí hậu; xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái. Trong

lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ các đề tài nghiên cứu khoa học tạo ra những sản

phẩm mới như gạch, muối…; các đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục

vụ dạy và học như thư viện điện tử, các phần mềm… Trong công tác bảo vệ môi trường

nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vào việc xử lý ô nhiễm rác thải sinh

hoạt và chăn nuôi. Trên lĩnh vực y học, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã phục vụ

tốt cho việc khám, điều trị bệnh, phòng chống dịch bệnh. Ở một số chuyên khoa trong

lĩnh vực y học, trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ có thể so sánh với các bệnh viện

lớn ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí đạt trình độ tiên tiến của thế giới.

Tỉnh Quảng Bình từ 2005 - 2015 đã có 105 đề tài, dự án KH&CN được triển khai.

Trên 74% nhân lực có trình độ trên đại học và gần 26% nhân lực có trình độ đại học làm

chủ đề tài, dự án. Trong vong 5 năm (2005 - 2010) có trên 1.180 sáng kiến, cải tiến kỹ

thuật cấp ngành, cấp cơ sở, trong đó có 454 sáng kiến, đề tài tiêu biểu làm lợi hàng trăm

tỉ đồng cho các cơ sở sản xuất; trong 3 hội thi sáng tạo kỹ thuật (2004-2009) đã huy động

61 

 

125 lượt cán bộ KH&CN tham gia và có 42 giải pháp kỹ thuật đoạt giải cấp tỉnh và cấp

Trung ương [132, tr.21]. Tỉnh Quảng Trị, từ năm 2010 đến 2014 đã có 149 đề tài, dự án

từ cấp nhà nước, cấp bộ, cấp viện, trường, đến cấp địa phương đã triển khai thực hiện.

Tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2004 đến 2014 có 167 đề tài, dự án khoa học đã được

nghiên cứu. Kết quả điều tra tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết “có 88,33% nhân lực KH-

CN tham gia thực hiện đề tài KH&CN cấp Bộ; 84,85% nhân lực KH-CN có bài báo

đăng tạp chí trong nước; 36,36% nhân lực KH-CN đã có tham gia các công trình quốc tế

như bài đăng tải tạp chí quốc tế hoặc hội thảo quốc tế” [33, tr.150]. Tỉnh Bình Định,

trong 5 năm 2006-2010 đã có 86 đề tài, dự án đã được triển khai nghiên cứu và ứng

dụng, trong đó có 06 đề tài cấp nhà nước, 76 đề tài cấp tỉnh. Tỉnh Quảng Ngãi, trong

vòng 10 năm 2001-2011 đã có 109 đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện.

3.1.2. Hạn chế

3.1.2.1. Số lượng và cơ cấu

Số lượng nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành phố vùng DHMT còn ít, chưa

đáp ứng được yêu cầu về NNL cho đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và phát

triển nhanh, bền vững. Bình quân nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên/1 vạn dân

của vùng năm 2002 mới đạt 171 người/1 vạn dân. Đến năm 2015, bình quân nhân

lực có trình độ từ cao đẳng trở lên/1 vạn dân đạt 390 người [Phụ lục 16].

Bình quân nhân lực KH-CN trực tiếp tham gia hoạt động KH&CN/1 vạn dân của

bốn tỉnh, thành phố (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa) năm 2015

mới đạt 44 người/1 vạn dân [Phụ lục 12]. Trong khi đó, năm 2008, bình quân nhân lực

KH-CN/1 vạn dân của thành phố Hải Phòng là 364 người/1 vạn dân [58, tr.91].

Cơ cấu và sự phân bố nhân lực KH-CN giữa các loại hình tổ chức, ngành nghề

đào tạo, giới, dân tộc, vùng miền, khu vực còn bất hợp lý, thể hiện:

Về loại hình tổ chức, nhân lực KH-CN tập trung chủ yếu ở các cơ sở giáo dục đại

học, cao đẳng (chiếm 40,3%) và các cơ quan quản lý nhà nước (chiếm 44%); ở các loại

hình tổ chức khác nhân lực KH-CN chiếm tỷ lệ nhỏ, cụ thể: trong các tổ chức NC&PT

(chiếm 8%), ở các doanh nghiệp (chiếm 6%), các tổ chức dịch vụ KH&CN (chiếm

1,2%) [Phụ lục 14].

Về ngành nghề đào tạo, nhân lực KH-CN được đào tạo ở các chuyên ngành khoa

học xã hội và nhân văn chiếm tỷ lệ khá lớn (chiếm 33%); tiếp đến là khoa học y - dược

(28%) và khoa học kỹ thuật và công nghệ (18%); trong khi đó nhân lực KH-CN được

62 

 

đào tạo ở khoa học nông nghiệp chỉ có (7,7%), mặc dù các tỉnh, thành phố vùng

DHMT nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu kinh tế [Phụ lục 13].

Cơ cấu về giới mất cân đối. Nhân lực KH-CN nam chiếm đến 64%, trong khi

nhân lực KH-CN nữ chỉ có 36%. Về cơ cấu dân tộc, đại đa số nhân lực KH-CN là

người kinh (chiếm 99,5%); chỉ có 0,5% là người dân tộc thiểu số [Phụ lục 13].

Phần lớn nhân lực KH-CN, nhất là những người có học vị, học hàm tập trung ở

trung tâm thành phố, ở các đô thị còn ở vùng nông thôn, vùng xa trung tâm tỷ lệ nhân

lực KH-CN rất ít: tại tỉnh Thừa Thiên Huế 93,36% thạc sĩ và 98% tiến sĩ làm việc ở

thành phố Huế. Chính sự bất cập về sự phân bố nhân lực đã dẫn tới hệ quả ở các địa

bàn xa xôi, miền núi thiếu nhân lực KH-CN. Nhân lực KH-CN có học vị, học hàm chủ

yếu làm việc ở các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố, còn ở

các tổ chức KHCN do địa phương quản lý rất ít. Một bất cập nữa về phân bố nhân lực

là phần lớn nhân lực KH-CN hiện đang làm việc ở khu vực nhà nước, còn trong khu

vực tư nhân số lượng nhân lực KH-CN còn ít.

3.1.2.2. Về chất lượng

Trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, sự yếu kém trong quản lý,

cộng với sự bất cập của cơ chế, chính sách và bản thân một bộ phận nhân lực KH-CN

thiếu tu dưỡng rèn luyện, thiếu bản lĩnh nên có biểu hiện giảm sút niềm tin vào sự lãnh

đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoài nghi về con đường đi lên CNXH ở nước ta.

Một bộ phận nhân lực KH-CN, kể cả những người có trình độ học vấn cao còn thiếu tự

tin, e ngại, sợ bị quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có liên quan đến chính

trị. Đạo đức, lối sống và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhân lực KH-CN có

mặt giảm sút, thiếu ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng, chạy theo bằng cấp, danh lợi,

vật chất, thiếu trung thực trong nghiên cứu khoa học. Một số nhân lực KH-CN không

thường xuyên học hỏi, tìm tòi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, thiếu chí khí và hoài

bão tụt hậu trước sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN. Trong bộ phận nhân lực KH-

CN trẻ, một số có tâm trạng thiếu phấn khởi, chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu đam

mê nghiên cứu khoa học.

Trình độ, năng lực NC&PT của nhân lực KH-CN ở vùng DHMT còn nhiều hạn

chế, bấp cập so với yêu cầu của thực tiễn và so với hai vùng trọng điểm phía Bắc và

phía Nam thì vẫn còn một khoảng cách khá xa. Hiện nay trong tổng số nhân lực KH-

CN của các địa phương, một tỷ lệ khá lớn nhân lực KH-CN có trình độ trung cấp

(chiếm 17,2%) và lao động khác (dưới trung cấp) còn chiếm đến 14%. Trong khi đó,

63 

 

nhân lực KH-CN có trình độ tiến sĩ mới chiếm tỷ lệ 5% và nhân lực KH-CN có học

hàm phó giáo sư và giáo sư rất khiêm tốn (chiếm 0,01%) [Phụ lục 14]. Thực tế ở một

số địa phương trong vùng chưa có các cơ quan khoa học đủ năng lực tự tổ chức thực

hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng có tính phức tạp liên ngành và lĩnh vực công

nghệ cao. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học còn mang nặng tính lý thuyết, hàn lâm,

xa rời thực tiễn, hiệu quả ứng dụng thực tiễn chưa cao. Nhiều vấn đề thực tiễn phát

triển KT-XH, bảo vệ môi trường của vùng đặt ra cho các nhà khoa học nhưng không

đủ khả năng nghiên cứu giải quyết mà địa phương phải tìm đến các nhà khoa học ở

các trung tâm lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Chất lượng của nhân lực KH-

CN được thể hiện cuối cùng là ở sản phẩm hàng hóa KH&CN. Tuy nhiên trên thực

tế, sản phẩm hàng hóa KH&CN trên địa bàn các tỉnh còn hạn chế về số lượng, nghèo

nàn về chủng loại, chất lượng thấp. Tốc độ đổi mới sản phẩm thấp, ít phát minh sáng

chế, những sản phẩm mang tính chất tiên tiến, chất lượng thế giới hầu như không có.

Đơn cử Thừa Thiên Huế là một trung tâm khoa học lớn của vùng nhưng theo kết quả

điều tra năm 2011, chỉ có 2,94% nhân lực KH-CN giành được giải thưởng khoa học

quốc tế, 2,86% giành giải thưởng Nhà nước về KH&CN và không có người nào

giành được giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN [Phụ lục 17].

Thiếu nhân lực KH-CN ở các lĩnh vực công nghệ cao, nhà khoa học đầu ngành,

những chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực là tình trạng chung của các tỉnh, thành phố

vùng DHMT. Đơn cử tại Quảng Ngãi, “trong tổng số 887 nhân lực KH-CN làm việc

tại các tổ chức KH&CN nhưng chỉ có 10 tiến sĩ (chiếm 1,12%), 239 thạc sĩ và tương

đương (chiếm 26,94%)” [162, tr.29]. Trong khi đó, các nhà khoa học có trình độ chuyên

môn cao và có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, có uy tín trong giới khoa học ngày càng

giảm do đến tuổi nghỉ hưu. Tình trạng chảy máu chất xám lại đang diễn ra, một bộ phận

nhân lực KH-CN có trình độ chuyên môn cao chuyển đến các thành phố lớn như thành

phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để công tác. Một số người sau khi hoàn thành xong

chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài nhưng không trở về địa phương.

Tính hợp tác trong nghiên cứu và kỹ năng làm việc nhóm của nhân lực KH-

CN còn yếu, chưa hình thành được các nhóm nghiên cứu liên ngành mạnh hoạt

động theo định hướng lâu dài và bền vững. Sự liên kết giữa nhà khoa học với doanh

nghiệp, nhà sản xuất, với người nông dân còn yếu. Một bộ phận nhân lực KH-CN ở

các trường đại học ít quan tâm đến nghiên cứu khoa học và đi nghiên cứu thực tế,

nghiên cứu đổi mới công nghệ do đó kết quả nghiên cứu khoa học còn hạn chế. Khả

64 

 

năng sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp và nhất là phục vụ cho công tác chuyên môn

của phần lớn nhân lực KH-CN rất hạn chế. Nhiều nhân lực KH-CN, kể cả những

người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm nhưng không sử dụng được ngoại ngữ để

tham khảo, nghiên cứu tài liệu nước ngoài, tham dự các sinh hoạt khoa học quốc tế

hoặc theo học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng bằng tiếng nước ngoài. Phần

đông nhân lực KH-CN còn thiếu mạnh dạn phản biện, hiến kế, đề xuất các kế sách

phát triển đến các cấp lãnh đạo địa phương trong vùng.

Môi trường, điều kiện làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân lực KH-

CN trong hoạt động chuyên môn. Chế độ đãi ngộ đối với nhân lực KH-CN còn

nhiều hạn chế, bất cập.

Báo cáo số 40-CTr/TU của tỉnh ủy Quảng Ngãi về thực hiện Chương trình

hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TU về phát triển KH&CN đánh giá:

Tiềm lực KH&CN còn yếu và thiếu cả về con người và cơ sở vật chất, không

có các cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ có tính

phức tạp liên ngành và lĩnh vực công nghệ cao. Năng lực đội ngũ cán bộ khoa

học của tỉnh còn nhiều hạn chế, thiếu những cán bộ khoa học có trình độ

chuyên môn cao, các chuyên gia đầu ngành [110].

Báo cáo của tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tình hình thực hiện nhiệm vụ KH&CN

giai đoạn 2001-2011 và phương hướng, nhiệm vụ đến 2020 khẳng định “Đội ngũ trí

thức trên địa bàn chưa đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và phân bố vùng miền. Cơ sở

vật chất, trang thiết bị phục vụ các nhiệm vụ KH&CN của tỉnh còn nghèo nàn” [122].

Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, tỉnh ủy Bình Định đánh giá

“Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công

nghệ chưa đủ mạnh, còn thiếu nhiều chuyên gia đầu ngành, kỹ sư công nghệ. Cơ cấu cán

bộ KH&CN còn mất cân đối, phân bổ không đều giữa các ngành, địa phương” [95].

Báo cáo tổng kết nhiệm vụ phát triển KH&CN của thành ủy Đà Nẵng cũng chỉ rõ:

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy có tăng về số lượng, nhưng thiếu lực

lượng chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quản lý, kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt

là công nghệ cao. Số cán bộ có học vị cao còn khiêm tốn, chủ yếu tập trung ở

khối các cơ quan Trung ương. Thiếu cán bộ đầu đàn có khả năng tổ chức thực

hiện những chương trình, dự án nghiên cứu lớn. Trình độ cán bộ quản lý còn hạn

chế, sự yếu kém thể hiện rõ nhất ở năng lực thẩm định, đánh giá công nghệ, xây

dựng dự án hay xem xét những vấn đề có tính khoa học chuyên sâu [126].

65 

 

3.2. CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG LÃNH

ĐẠO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ - THỰC TRẠNG,

NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM

3.2.1. Thực trạng sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải

miền Trung đối với phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

3.2.1.1. Ưu điểm

* Về nội dung lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

Về lãnh đạo định hướng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát

triển nhân lực KH -CN.

Cụ thể hóa nghị quyết, chủ trương của đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và của

đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố về phát triển NNL, các tỉnh, thành ủy đã ban

hành các nghị quyết về phát triển NNL (trong đó có phát triển nhân lực KH-CN) để lãnh

đạo các tổ chức trong HTCT, các tổ chức KH&CN, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ

thuật, nhân lực KH-CN thực hiện và các lực lượng khác cùng tham gia. Các nghị quyết

của tỉnh, thành ủy đã định hướng phát triển NNL trên các vấn đề chủ yếu sau:

Đẩy mạnh phát triển NNL (trong đó có nhân lực KH-CN) về số lượng, nâng cao

chất lượng và xây dựng cơ cấu hợp lý; tập trung ưu tiên phát triển nhân lực ở những

ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của địa phương, các trường đại học, cao đẳng, các

trung tâm NC&PT, các bệnh viện; phát triển đội ngũ công nhân, lao động có trình độ

kỹ thuật, có tay nghề cao và cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Mặt khác,

trong những năm gần trước sự phát triển của các lĩnh vực công nghệ cao, các tỉnh,

thành ủy đã có định hướng phát triển nhân lực KH-CN ở những lĩnh vực này.

Nghị quyết định hướng phát triển NNL mang tính toàn diện về thể lực, trí lực,

trình độ học vấn, kỹ năng lao động, đạo đức, lối sống và ý thức chính trị. Đồng thời,

xác định rõ các quan điểm: phát triển NNL phải gắn với Chiến lược phát triển kinh tế,

xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã

hội, quốc phòng an ninh của địa phương; có trọng tâm, trọng điểm; phát triển NNL là

trách nhiệm của cả HTCT, của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp; thực hiện xã hội

hóa mạnh mẽ, nâng cao vai trò tự chủ các đơn vị sự nghiệp và các thành phần kinh tế

trong phát triển NNL. Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển NNL

bao gồm: dự báo chính xác nhu cầu NNL; tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch

66 

 

NNL; đổi mới nâng cao chất lượng tuyển dụng, thu hút NNL; thực hiện tốt công tác

đào tạo, bồi dưỡng NNL; bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả NNL và tiếp tục đổi mới

cơ chế, chính sách phục vụ phát triển NNL.

Về lãnh đạo xây dựng chiến lược phát triển KH&CN và quy hoạch phát triển

nhân lực KH-CN làm cơ sở cho công tác phát triển nhân lực KH-CN.

Các tỉnh, thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền tiến hành xây dựng Chiến

lược/ Chương trình phát triển KH&CN nhằm định hướng và làm cơ sở để xây dựng các

chương trình, kế hoạch phát triển KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN. Đến nay,

UBND tỉnh, thành phố (Quảng Bình, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam) đã ban hành

chiến lược phát triển KH&CN, UBND Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Khánh Hòa có

Chương trình phát triển KH&CN, UBND tỉnh Quảng Trị, UBND Quảng Ngãi có

chương trình phát triển tiềm lực KH&CN. Chiến lược, chương trình phát triển

KH&CN của các tỉnh, thành phố đã nêu lên phương hướng, mục tiêu phát triển

KH&CN và nhân lực KH-CN. Chiến lược phát triển KH&CN của tỉnh Quảng Bình

đến năm 2020 đưa ra định hướng phát triển nhân lực KH-CN: “Tập trung đầu tư phát

triển đội ngũ cán bộ KH&CN đủ về số lượng, có chất lượng cao, đạt tương đương trình

độ các nước trong khu vực” [136, tr.3]; Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ

của thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và 2015 xác định mục tiêu: “Xây dựng và phát

triển nguồn lực khoa học và công nghệ đủ mạnh, đảm bảo đủ khả năng tiếp thu, ứng

dụng, làm chủ và phát triển công nghệ hiện đại” [144, tr.2]. Quy hoạch phát triển

KH&CN của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đưa ra mục tiêu:

“Tạo bước đột phá trong chính sách nhân lực khoa học và công nghệ, bảo đảm gia tăng

số cán bộ nghiên cứu và phát triển trên một vạn dân đạt mức 10-12 người năm 2015 và

12-14 người vào năm 2020. Xây dựng một đội ngũ nhân lực công nghệ cao, các

chuyên gia khoa học và công nghệ đầu ngành” [160, tr.4].

Về lãnh đạo thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết, chủ trương của tỉnh, thành ủy

về phát triển nhân lực KH-CN thành các chương trình, kế hoạch, chính sách, đề án

và tổ chức thực hiện trong thực tiễn.

Sau khi ban hành các nghị quyết, các tỉnh, thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo chính

quyền cụ thể hóa nghị quyết bằng các chương trình, kế hoạch, đề án và ban hành các

67 

 

chính sách để phát triển NNL (trong đó có phát triển nhân lực KH-CN). Từ 2007 - 2011,

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành 3 đề án phát triển NNL, trong đó có đề án đào tạo

trình độ thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; UBND tỉnh

Quảng Ngãi còn có chương trình phát triển tiềm lực KH&CN giai đoạn 2006 - 2010.

UBND thành phố Đà Nẵng đã và đang triển khai thực hiện nhiều đề án về phát triển

NNL chất lượng cao và đã đạt được nhiều kết quả như: Dự án 151, Dự án 32, Đề án 47

và đáng chú ý là Đề án 393 “Đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở nước ngoài”, Đề án

922 “Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”. Ngoài ra, UBND thành phố Đà

Nẵng còn ban hành kế hoạch số 8825/QĐ-UBND ngày 5/11/2007 về đào tạo nhân lực

ngành công nghệ sinh học của thành phố; Kế hoạch tổng thể phát triển NNL công nghệ

thông tin - truyền thông đến năm 2020. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành các

chương trình, kế hoạch như: Chương trình phát triển KH&CN Thừa Thiên Huế đến năm

2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Chương trình phát triển KH&CN và đào tạo NNL chất

lượng cao; Kế hoạch phát triển NNL ngành KHCN đến năm 2015 và định hướng đến

năm 2020. HĐND các tỉnh, thành phố đã thể chế hóa nghị quyết ban hành nhiều chính

sách để phát triển NNL (trong đó có nhân lực KH-CN) và phát triển KH&CN.

Các tỉnh, thành ủy đã lãnh đạo các huyện ủy, thị ủy, quận ủy, ban cán sự đảng,

đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, đảng

ủy các trường đại học, các ban của tỉnh, thành ủy, các sở, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và

các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt nghị quyết đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên

chức và nhân dân; xây dựng chương trình hành động, một số nơi ban hành nghị quyết để

lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN của cơ quan đơn vị mình, trong đó tập trung vào

lãnh đạo công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ

lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức KH&CN; thực hiện các chế độ, chính sách đối với

nhân lực KH-CN và xây dựng môi trường, điều kiện làm việc cho nhân lực KH-CN.

Về lãnh đạo công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực KH-CN.

Các tỉnh, thành ủy đã lãnh đạo công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút

nhân lực KH-CN gắn với chiến lược phát triển KH&CN và quy hoạch phát triển KT-

XH của địa phương. Trên cơ sở nhu cầu về nhân lực KH-CN, các tỉnh, thành ủy lãnh

đạo UBND tỉnh ban hành các quy định tuyển dụng và xây dựng kế hoạch tuyển dụng

nhân lực. Việc tuyển dụng nhân lực KH-CN tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

68 

 

Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo định hướng về mục tiêu, đối tượng, ngành, lĩnh vực cần

tập trung đào tạo và thu hút, trên cơ sở đó chỉ đạo UBND tỉnh, thành phố xây dựng

các đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, qua đó lồng

ghép đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN. UBND các tỉnh, thành phố trong vùng đã

xây dựng các đề án công phu, đầu tư nguồn lực tài chính và tổ chức thực hiện chặt

chẽ, nhờ đó công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN đã đạt được nhiều kết quả.

Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN còn được triển khai thông

qua các chương trình, nhiệm vụ KH&CN, các đề án do Trung ương triển khai thực

hiện như đề án 165, đề án 322, đề án 911 [Phụ lục 19]. Đặc biệt trong những năm gần

đây, chính sách đào tạo nhân lực của một số tỉnh, thành phố như Đà Nẵng, Quang

Nam, Khánh Hòa đã có sự đột phá. Các địa phương trên đã thực hiện chính sách cấp

học bổng từ nguồn ngân sách của địa phương để đào tạo nhân lực ở các nước có nền

giáo dục tiên tiến. Chính nhờ chính sách này, các địa phương đã đào tạo được NNL

chất lượng cao và tạo nguồn cán bộ cho HTCT, các tổ chức KH&CN.

Để tổ chức thực hiện và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng các tỉnh, thành ủy đã

lãnh đạo, chỉ đạo HĐND và UBND tỉnh, thành phố thể chế hóa nghị quyết ban hành

các cơ chế, chính sách quy định về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, chuyên ngành đào

tạo, cơ sở đào tạo, các chính sách hỗ trợ và chế tài ràng buộc đối tượng được cử đi đào

tạo. Tùy theo tình hình thực tiễn và điều kiện của địa phương, UBND các tỉnh, thành

phố đã có sự điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng.

Các tỉnh, thành ủy đã chỉ đạo từng ngành, từng địa phương, các trường đại học,

cao đẳng, tổ chức NC&PT trên cơ sở định hướng của tỉnh, thành ủy chủ động xây dựng

kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân lực KH-CN của ngành, địa phương, đơn vị theo nhu

cầu của địa phương, đơn vị; khuyến khích nhân lực KH-CN tự đào tạo nâng cao trình độ

kiến thức, kỹ năng.

UBND các tỉnh, thành phố trong vùng đều ban hành chính sách thu hút NNL, chú

trọng thu hút nhân lực KH-CN chất lượng cao như: giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ,

bác sỹ chuyên khoa I và II, dược sỹ chuyên khoa I và II, bác sĩ nội trú, người tốt nghiệp

đại học hệ chính quy đạt loại giỏi, xuất sắc đối với chuyên ngành mà các tỉnh, thành phố

có nhu cầu. Chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao thể hiện sự trọng dụng người tài

69 

 

của các địa phương. Bằng chính sách này, các địa phương đã thu hút được nhân lực có

chất lượng, qua đó góp phần cải thiện cơ cấu nhân lực KH-CN, đáp ứng nhu cầu NNL

chất lượng cao cho phát triển KH&CN và KT-XH của địa phương [Phụ lục 20].

Về lãnh đạo tạo lập môi trường, điều kiện để phát triển KH&CN và phát triển

nhân lực KH-CN và phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân lực KH-CN đóng góp

cho sự phát triển KT-XH của địa phương.

Các tỉnh, thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố xây dựng quy

hoạch, bố trí quỹ đất để thành lập, di dời hoặc mở rộng quy mô trường đại học; củng cố,

nâng cao chất lượng hoặc thành lập mới các cơ sở nghiên cứu và triển khai, ứng dụng

công nghệ, các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN, dịch vụ sở hữu trí tuệ, tư vấn hỗ trợ

chuyển giao công nghệ.v.v... Hiện nay, toàn vùng có 28 trường đại học và tương đương,

36 trường cao đẳng và nhiều tổ chức nghiên cứu, triển khai. Điển hình như tại tỉnh Thừa

Thiên Huế hiện có 7 trường đại học, 6 trường cao đẳng, khoảng 30 tổ chức nghiên cứu

và triển khai, có 150 phòng thí nghiệm lớn nhỏ, có 16 thư viện lớn và hàng chục thư

viện nhỏ. Nhiều đơn vị được trang bị các thiết bị, công nghệ hiện đại mang tầm khu vực

và quốc tế. Thành phố Đà Nẵng có 8 trường đại học, có 31 tổ chức KH&CN, 01 Khu

Công nghệ cao quốc gia, 01 trung tâm công nghệ phần mềm. Tỉnh Bình Định là địa

phương đầu tiên trong cả nước xây dựng được Tổ hợp không gian khoa học nhằm thúc

đẩy quá trình sáng tạo, mang lại lòng yêu thích khoa học, nhất là đối với giới trẻ.

Các tỉnh, thành ủy đã lãnh đạo các cơ quan chính quyền theo chức năng, nhiệm

vụ được giao ban hành các cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận

lợi cho nhân lực KH-CN và các tổ chức KH&CN hoạt động như: quy định về hoạt

động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; quy chế, quy định quản lý hoạt động

nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; cơ chế, chính sách khuyến khích doanh

nghiệp, nhà đầu tư đầu tư, hỗ trợ cho KH&CN; đổi mới cơ chế quản lý nhiệm vụ

KH&CN, cơ chế tài chính… Đặc biệt một số tỉnh, thành phố đã thành lập Quỹ phát

triển KH&CN nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục

vụ phát triển KT-XH. Hàng năm các tỉnh, thành phố trong vùng đều tổ chức Hội thi

sáng tạo kỹ thuật nhằm phát huy và khuyến khích hoạt động sáng tạo trong việc áp

70 

 

dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Các tỉnh, thành phố

trong vùng đều có các giải thưởng KH&CN nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể có

những thành tích tiêu biểu trong hoạt động KH&CN. Ngoài ra, hàng năm UBND các

tỉnh, thành phố còn phối hợp với các đơn vị trong tỉnh, với Bộ Khoa học và Công nghệ

tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học, hội nghị. Một sự kiện tiêu biểu năm 2016,

UBND tỉnh Bình Định đã phối hợp với Hội gặp gỡ Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ có

sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới. Thông qua hoạt động này

nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành phố trong vùng có điều kiện giao lưu, học hỏi và

thiết lập quan hệ hợp tác với các nhà khoa học trên thế giới. Các tỉnh, thành ủy chỉ đạo

các cơ quan chính quyền theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường thanh tra bảo đảm cho

các tổ chức KH&CN và nhân lực KH-CN tham gia hoạt động KH&CN tuân thủ đúng

pháp luật Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương.

Nhìn chung, các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức KH&CN đã quan tâm, tạo

mọi điều kiện ngày càng thuận lợi hơn để nhân lực KH-CN phát huy năng lực, cống

hiến tài năng, trí tuệ cho hoạt động KH&CN và sự phát triển của địa phương, cơ quan,

đơn vị. Các cơ chế, chính sách từng bước được đổi mới theo hướng trọng dụng người

tài, tạo môi trường làm việc thuận lợi, tạo cơ hội được đào tạo, thăng tiến cho nhân lực

KH-CN. Phần lớn nhân lực KH-CN được bố trí công tác phù hợp với chuyên ngành

được đào tạo, được tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí tham gia các khóa đào

tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và cập nhật

kiến thức mới; được quan tâm quy hoạch, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản

lý; được tạo điều kiện tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn kiện, nghị quyết, tư

vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chính sách, chương trình, dự án, đề án

của địa phương. Những người có thành tích xuất sắc trong giảng dạy, nghiên cứu khoa

học được xét khen thưởng với nhiều hình thức khác nhau. Những người có học hàm,

học vị ở các trường đại học, học viện được kéo dài tuổi nghỉ hưu. Đối với nhân lực KH-

CN được thu hút theo chính sách của các địa phương còn được hưởng các chính sách ưu

đãi như: hỗ trợ một khoản tiền ban đầu, trợ cấp hằng tháng, hỗ trợ tiền thuê nhà, ưu tiên

mua đất, được giao đất ở; đối với những người có học vị, học hàm, những sinh viên tốt

nghiệp loại giỏi, xuất sắc được tuyển dụng trực tiếp vào biên chế không qua thi tuyển.

71 

 

Ngân sách đầu tư cho KH&CN và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức, viên chức của các tỉnh, thành phố hàng năm đều tăng. Từ 2006 - 2014, tỉnh

Thừa Thiên Huế đã đầu tư 261,292000.000 đồng cho hoạt động KH&CN. Trong 8

năm 2002-2010, tỉnh Phú Yên đã đầu tư 103 tỷ đồng cho KH&CN. Tỉnh Quảng

Ngãi đầu tư ngân sách nhà nước cho KH&CN tăng từ 9.808 triệu đồng năm 2006,

tăng lên 26.730,2 triệu đồng năm 2010. Các tỉnh, thành phố đều thực hiện xã hội

hóa để huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế và phát huy nội lực từ trong

nhân dân để phát triển KH&CN, đào tạo nhân lực.

Về lãnh đạo liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của

Trung ương để phát triển nhân lực KH-CN và phát triển KH&CN.

Các tỉnh, thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh, thành phố xây dựng, thiết lập

và ký kết hợp tác với một số tỉnh, thành phố trong nước, với các bộ, ngành trung ương,

các viện nghiên cứu, trường đại học lớn. Mặt khác, để khai thác và phát huy tiềm năng,

thế mạnh của từng địa phương và của toàn vùng, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh

và phát triển bền vững, các tỉnh, thành phố trong vùng đã thực hiện liên kết phát triển

với nhiều nội dung, trong đó có liên kết đào tạo NNL chất lượng cao. Các tỉnh, thành

ủy lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố ban hành cơ chế, chính sách và đẩy mạnh cải cách

hành chính để thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đầu tư cho KH&CN và phát

triển nhân lực KH-CN. Trong mọi điều kiện có thể, các tỉnh, thành ủy và chính quyền

tỉnh, thành phố luôn biết tranh thủ sự tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, hỗ trợ về

ngân sách và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng về KH&CN từ Trung

ương. Các tỉnh, thành phố và nhiều trường đại học có tiềm lực mạnh trong vùng đã

thiết lập quan hệ hợp tác với các nước, các địa phương, các trường đại học, các tổ chức

quốc tế để tranh thủ các nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN, thu hút chất

xám, chuyển giao công nghệ. Đơn cử một tỉnh tiềm lực KH&CN còn chưa phát triển

như Quảng Trị cũng đã thiết lập quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ với hơn 30 viện, trung tâm KH&CN, các trường đại học trong nước và khu

vực. Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ và ký kết biên bản hợp

tác với khoảng 60 công ty và trường đại học của 20 quốc gia trên thế giới. Đơn vị thực

hiện khá thành công trong hợp tác quốc tế là Đại học Huế và Bệnh viên Trung ương

72 

 

Huế. Hiện nay, hai đơn vị này đã thiết lập quan hệ hợp tác với gần một trăm trường đại

học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học của trên 30 nước ở hầu hết các châu lục.

* Về phương thức lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN bằng các nghị quyết

phát triển nhân lực KH-CN.

Trên cơ sở nghị quyết của đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố xác định những nhiệm

vụ trọng tâm của nhiệm kỳ, tỉnh, thành ủy đã xây dựng chương trình công tác của toàn

khóa, lựa chọn những nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên để ban hành nghị quyết. Tỉnh, thành

ủy đã chỉ đạo các ban tham mưu chuẩn bị nội dung, phân công đồng chí trong BTV

phụ trách lĩnh vực chuẩn bị cho việc xây dựng và ban hành nghị quyết của tỉnh ủy,

thành ủy về phát triển NNL. Từ năm 2001 đến nay, các tỉnh, thành ủy trong vùng đều

đã ban hành các nghị quyết về phát triển NNL (trong đó có nhân lực KH-CN). Trong

10 năm, từ 2001-2011, tỉnh ủy Bình Định đã ban hành ba chương trình hành động phát

triển NNL (Chương trình hành động số 10-Ctr/TU; Chương trình hành động số 11-

Ctr/TU và Chương trình hành động số 08-Ctr/TU); tỉnh ủy Quảng Ngãi ban hành hai

nghị quyết về phát triển NNL (Nghị quyết số 06-NQ/TU và Nghị quyết số 05-NQ/TU);

từ 2006-2011, tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành 02 chương trình hành động (Chương trình

hành động số 08-CTr/TU và Chương trình hành động số 07-Ctr/TU)...

Lãnh đạo thông qua các cơ quan nhà nước để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện

nghị quyết của tỉnh, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN.

UBND tỉnh, thành phố đã cụ thể hóa nghị quyết của tỉnh, thành ủy thành các

chương trình, kế hoạch, các đề án phát triển NNL và ban hành các cơ chế, chính sách

tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, hoạt động nghề nghiệp và đãi ngộ đối với nhân

lực KH-CN; HĐND tỉnh, thành phố đã ban hành nghị quyết của HĐND như: nghị quyết

phê duyệt đề án phát triển NNL; nghị quyết quy định về chính sách đào tạo phát triển

NNL, nghị quyết quy định về chính sách thu hút nhân lực trình độ cao..v.v.v... Các Sở

đã thực hiện tương đối tốt việc tham mưu cho UBND và các tỉnh, thành ủy trên lĩnh vực

được phân công. Đồng thời, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh,

thành phố, bảo đảm các tổ chức KH&CN và nhân lực KH-CN tham gia hoạt động

KH&CN tuân thủ đúng luật pháp, chính sách.

73 

 

Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN bằng công tác tư tưởng

Các tỉnh, thành ủy và các cấp ủy đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt,

học tập các nghị quyết phát triển NNL của tỉnh, thành ủy và các nghị quyết của Đảng

về xây dựng đội ngũ trí thức, phát triển KH&CN. Qua quán triệt học tập nghị quyết

giúp cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nâng cao nhận thức, nắm được

những nội dung cơ bản, thống nhất ý chí và hành động thực hiện các nghị quyết. Cùng

với việc tổ chức quán triệt các nghị quyết nói trên, các tỉnh, thành ủy và các đảng ủy

trực thuộc đã tiến hành quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết xây dựng, chỉnh

đốn Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa

XII, Chỉ thị 06, 03, 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, tấm

gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các tổ chức của HTCT, Liên hiệp các

Hội Khoa học và Kỹ thuật, các tổ chức KH&CN đã góp phần giáo dục, rèn luyện cán

bộ, đảng viên, công chức, viên chức khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, nghiêm khắc

với mình hơn, giữ gìn đạo đức, lối sống. Các tỉnh, thành ủy, Ban Tuyên giáo tỉnh, thành

ủy cũng đã chỉ đạo Báo chí, Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương thông tin tuyên

truyền về chủ trương, chính sách, những kết quả đạt được và những định hướng của địa

phương trong phát triển NNL. Đồng thời, tuyên truyền những mô hình, điển hình trong

phát triển NNL, những tấm gương sáng trong học tập, nghiên cứu khoa học của nhân

lực KH-CN nhằm khuyến khích học tập kinh nghiệm.

Nhiều tổ chức KH&CN định kỳ đã thực hiện việc thông tin khoa học, thông tin

tình hình thế giới và trong nước, qua đó phần nào đáp ứng được nhu cầu thông tin, ổn

định tình hình tư tưởng của nhân lực KH-CN. Tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học

tạo diễn đàn cho nhân lực KH-CN sinh hoạt khoa học. Hàng năm nhân các ngày kỷ

niệm, địa phương đã chỉ đạo, tổ chức ngành giáo dục, ngành KH&CN, y tế tổ chức lễ

kỷ niệm của ngành nhằm tri ân những đóng góp của nhà giáo, thầy thuốc đối với sự

nghiệp trồng người, nghiên cứu khoa học, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Khi cần thiết,

địa phương đã tổ chức hội nghị để cán bộ chủ chốt gặp gỡ, lắng nghe ý kiến, những đề

xuất, kiến nghị của trí thức, nhà khoa học đối với chủ trương, chính sách phát triển địa

phương và chính sách đối với nhân lực KH-CN. Đồng thời, lãnh đạo địa phương cũng

thông tin về tình hình KT-XH, những chủ trương, định hướng trong thời gian tới, khơi

dậy nhân lực KH-CN tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.

Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN thông qua công tác tổ

chức, cán bộ.

74 

 

Các tỉnh, thành ủy đã tập trung lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao

chất lượng các tổ chức trong HTCT, xác định chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp giữa

các cơ quan này trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển NNL. Các tỉnh, thành

ủy đều thành lập Ban chỉ đạo phát triển NNL để giúp tỉnh, thành ủy chỉ đạo, hướng dẫn,

đôn đốc kiểm tra việc thực hiện nghị quyết về phát triển NNL; đồng thời tham mưu, đề

xuất những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể để phát triển NNL. Mặt khác, Ban

chỉ đạo tham mưu cho BTV tỉnh, thành ủy về tuyển chọn nhân lực đưa đi đào tạo, theo

dõi quá trình đào tạo của các đối tượng được cử đi đào tạo; và đề xuất, tiếp nhận, bố trí

công tác, chính sách đãi ngộ phù hợp cho nhân lực KH-CN trình độ cao sau khi tốt

nghiệp; quản lý điều hành nguồn kinh phí để phát triển NNL. Đặc biệt để chuyên nghiệp

hóa công tác phát triển NNL, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã thành lập Trung

tâm phát triển NNL. Trung tâm này có nhiệm vụ tham mưu cho tỉnh, thành ủy và UBND

tỉnh về công tác phát triển NNL và triển khai các hoạt động để phát triển NNL.

Các tỉnh, thành ủy chú trọng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức quản lý nhà nước

về KH&CN từ cấp tỉnh đến cấp huyện nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà

nước trên lĩnh vực KH&CN. Các sở, ngành của tỉnh, thành phố đều thành lập Hội đồng

KH&CN để tham gia tư vấn cho lãnh đạo trong quản lý hoạt động KH&CN của ngành.

Đa số các huyện, quận, thành phố đã thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Hội

đồng KH&CN, đồng thời bố trí cán bộ kiêm nhiệm giúp lãnh đạo huyện, quận, thành

phố quản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương.

Các tỉnh, thành ủy và các cấp ủy đảng luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ

trong các tổ chức của HTCT, nhất là các cơ quan chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ

của các tổ chức KH&CN, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật. Trên cơ sở Chiến

lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và nghị quyết của Đảng, các tỉnh,

thành ủy đã ban hành nghị quyết về cán bộ và chỉ đạo các cấp ủy tổ chức thực hiện, trong

đó đặc biệt nhất mạnh quán triệt nghiêm túc các quan điểm, nguyên tắc, quy chế, quy

trình, tiêu chuẩn cán bộ. Các tỉnh, thành ủy đã triển khai công tác quy hoạch cán bộ, xây

dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển để đào tạo, rèn luyện, thử thách

cán bộ qua các môi trường, cương vị khác nhau. Các tỉnh, thành ủy và các đảng ủy trực

75 

 

thuộc rất coi trọng việc bố trí cán bộ có phẩm chất và trình độ, năng lực giữ cương vị

lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức này. Cùng với việc quan tâm xây dựng đội ngũ

cán bộ lãnh đạo chính trị, các tỉnh, thành ủy cũng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ tham

mưu, cán bộ quản lý của các Sở thuộc UBND và đội ngũ cán bộ khoa học trong các tổ

chức KH&CN bằng nhiều chủ trương và giải pháp như: cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng

về chuyên môn, về lý luận chính trị, đào tạo theo chức danh, bồi dưỡng nghiệp vụ

chuyên môn, quản lý nhà nước, cập nhật kiến thức mới; cử cán bộ đi nghiên cứu, học tập

kinh nghiệm của các nước phát triển. Đối với cán bộ trong các tổ chức KH&CN, các

tỉnh, thành ủy ưu tiên cử đi đào tạo theo các đề án đào tạo NNL chất lượng cao và ưu tiên

đào tạo ở nước ngoài; có chính sách thu hút nhân lực KH-CN có học vị, học hàm về giữ

cương vị lãnh đạo, quản lý tại các tổ chức KH&CN. Thông qua hệ thống tổ chức và đội

ngũ cán bộ ngày càng được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, các tỉnh, thành ủy

lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương của tỉnh, thành ủy, các

chương trình, kế hoạch, đề án phát triển NNL của chính quyền.

Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN thông qua tổ chức

đảng và đảng viên trong các tổ chức của HTCT, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ

thuật, các tổ chức KH&CN.

Đảng đoàn HĐND tỉnh, thành phố đã lãnh đạo HĐND cụ thể hóa nghị quyết

phát triển NNL của tỉnh, thành ủy và ban hành các nghị quyết của HĐND trên cơ sở đó

giám sát UBND thực hiện nghị quyết, chính sách về phát triển NNL. Ban Cán sự đảng

UBND tỉnh, thành phố đã lãnh đạo UBND cụ thể hóa nghị quyết của tỉnh, thành ủy

thành chương trình, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển NNL và tổ chức thực hiện

trong thực tiễn. Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật đã tham mưu cho

tỉnh, thành ủy, BTV và UBND tỉnh những chủ trương, chính sách có liên quan đến

phát triển nhân lực KH-CN; từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để

tập hợp, đoàn kết nhân lực KH-CN vào tổ chức của Hội. Đảng đoàn đã lãnh đạo các

Hội thành viên phát huy vai trò của nhân lực KH-CN tham gia nghiên cứu khoa học và

phát triển công nghệ, tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với nghị

quyết, chương trình, dự án, đề án của địa phương; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp

76 

 

pháp của các hội viên và làm tốt vai trò cầu nối giữa nhân lực KH-CN với đảng bộ, chính

quyền địa phương. Đội ngũ đảng viên, nhất là đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý

đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm được giao, lãnh đạo

cấp ủy, cơ quan, đơn vị triển khai, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết phát triển

NNL của tỉnh, thành ủy đề ra. Cấp ủy và thủ trưởng các tổ chức KH&CN đã lãnh đạo

các cơ quan, đơn vị khoa học quán triệt triển khai thực hiện nghị quyết của tỉnh,

thành ủy tại cơ quan, đơn vị mình.

Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN thông qua phát huy

vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Các tỉnh, thành ủy đã lãnh đạo Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức

lấy ý kiến góp ý của nhân dân, nhất là của đội ngũ trí thức vào việc xây dựng các nghị

quyết của tỉnh, thành ủy và các chính sách, đề án của chính quyền về phát triển NNL

(trong đó có nhân lực KH-CN) và phát triển KH&CN. Theo đó, các nghị quyết, chủ

trưởng, chính sách có liên quan đến nhân lực KH-CN đã được Mặt trận và các đoàn

thể tổ chức lấy ý kiến góp ý. Sau khi ban hành nghị quyết, các tỉnh, thành ủy tiếp tục

lãnh đạo Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch triển khai thực

hiện nghị quyết của tỉnh, thành ủy và tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân

lực KH-CN tích cực thực hiện nghị quyết, chủ trương đề ra. Đồng thời, thực hiện

nhiệm vụ giám sát tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức,

viên chức chấp hành các nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan.

Các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN bằng công tác kiểm

tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực tiễn.

Trên cơ sở các nghị quyết, chương trình về phát triển NNL và chương trình công

tác kiểm tra của toàn khóa, hàng năm tỉnh, thành ủy đã xây dựng chương trình kiểm tra,

giám sát các cấp ủy trực thuộc thực hiện nghị quyết về phát triển NNL đề ra; chỉ đạo

HĐND tiến hành giám sát UBND thực hiện nghị quyết, chính sách về phát triển NNL.

Cùng với đó, các tỉnh, thành ủy chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc, UBKT các cấp, các ban

xây dựng đảng, Mặt trận, đoàn thể xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện

nghị quyết, chương trình đề ra, trong đó chú trọng kiểm tra, giám sát tổ chức đảng,

đảng viên trong các tổ chức KH&CN thực hiện nghị quyết của tỉnh, thành ủy và các

77 

 

nghị quyết của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức, nghị quyết về phát triển KH&CN.

Các tỉnh, thành ủy chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường công tác thanh tra

việc chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước, của chính quyền địa phương trong

hoạt động KH&CN. Công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy, UBKT các cấp, của các tổ

chức đảng và công tác thanh tra nhà nước đã góp phần phát hiện những sai phạm, thiếu

sót để uốn nắn, chấn chỉnh, phòng ngừa, ngăn chặn những vi phạm, đồng thời cũng

phát hiện những nhân tố mới, những nhân lực KH-CN tiêu biểu để biểu dương, khuyến

khích và nêu tấm gương sáng trong xã hội. Hơn nữa qua kiểm tra, giám sát, thanh tra

nhiều vướng mắc, bất cập của cơ chế, chính sách về phát triển nhân lực KH-CN, phát

triển KH&CN đã được chỉ ra và các tỉnh, thành ủy và chính quyền địa phương đã có

những sửa đổi, bổ sung hoàn thiện. Qua quá trình thực hiện các nghị quyết, chương

trình, đề án phát triển NNL, định kỳ các tỉnh, thành ủy đều tiến hành sơ kết, tổng kết

và chỉ đạo Ban Cán sự đảng UBND, các đảng ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành sơ

kết, tổng kết nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, khuyết điểm,

làm rõ nguyên nhân và đưa ra các phương hướng, giải pháp để thực hiện có hiệu

quả các nghị quyết, chương trình, đề án phát triển NNL trong thời gian tới. 3.2.1.2. Khuyết điểm, hạn chế

* Về nội dung lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN

Về lãnh đạo định hướng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển

nhân lực KH -CN. Một số tỉnh, thành ủy chưa tập trung lãnh đạo định hướng phát triển nhân lực

KH-CN trực tiếp hoạt động KH&CN, chủ yếu chú trọng đào tạo nghề cho lao động

và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong HTCT.

Về lãnh đạo xây dựng Chiến lược phát triển KH&CN và quy hoạch phát triển

nhân lực KH-CN.

Một số tỉnh ủy chưa tập trung lãnh đạo chính quyền xây dựng Chiến lược phát

triển KH&CN (các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú

Yên, Khánh Hòa chưa có Chiến lược phát triển KH&CN); hầu hết các tỉnh, thành phố

trong vùng chưa xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực KH-CN. Vì thế, công tác

phát triển nhân lực KH-CN gặp nhiều khó khăn, thiếu cơ sở để xây dựng các kế

78 

 

hoạch, chính sách sát với thực tiễn, từ đào tạo, tuyển dụng, thu hút nhân lực KH-CN

cũng như xây dựng các chính sách liên quan để phát triển nhân lực KH-CN. Từ đó đã

dẫn đến hệ quả cơ cấu và sự phân bố nhân lực KH-CN mất cân đối, bất hợp lý giữa các

lĩnh vực KH&CN, các loại hình tổ chức, giữa các ngành, khu vực, đặc biệt là thiếu

trầm trọng các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao,

thiếu nhân lực KH-CN trên các lĩnh vực công nghệ cao.

Về lãnh đạo việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương về

phát triển nhân lực KH-CN.

Chính quyền các tỉnh, thành phố còn chậm cụ thể hóa (có phần lúng lúng) một số

nghị quyết, chủ trương của tỉnh, thành ủy về phát triển NNL (trong đó có nhân lực KH-

CN) thành các chính sách, giải pháp cụ thể để thực hiện. Vì thế nhiều quan điểm, chủ

trương, định hướng đề ra trong nghị quyết đã không được thực hiện dẫn đến mục tiêu

không đạt được. Việc quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng về xây dựng

đội ngũ trí thức ở một số địa phương còn chậm, chưa nghiêm túc và chưa đạt yêu cầu

đề ra. Một số đảng ủy trực thuộc, cấp ủy trong các tổ chức KH&CN chưa tập trung

lãnh đạo đơn vị xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của tỉnh, thành

ủy về phát triển NNL và nghị quyết của Trung ương phù hợp với tình hình thực tiễn

của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Về lãnh đạo công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực KH-CN.

Công tác tuyển dụng nhân lực còn nặng về bằng cấp, chưa có cách thức, biện pháp

hữu hiệu để tuyển dụng được những người thực tài vào các tổ chức KH&CN. Mặt khác,

công tác tuyển dụng chưa thật sự được minh bạch, có những trường hợp thiếu công tâm,

khách quan làm ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng. Có những trường hợp tuyển dụng

không gắn với sử dụng gây lãng phí. Công tác đào tạo nhân lực KH-CN còn chắp vá, tự

phát, thiếu quy hoạch, thiếu sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng. Mặt khác, đào tạo, bồi

dưỡng nhân lực KH-CN chủ yếu được lồng ghép với các chương trình, đề án đào tạo, bồi

dưỡng NNL nói chung, chưa có địa phương nào xây dựng chương trình đào tạo, bồi

dưỡng giành riêng cho nhân lực KH-CN. Hình thức đào tạo chưa đa dạng, chủ yếu đào

tạo theo bằng cấp (trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ), chưa mở rộng đào tạo nhân lực bằng

các hình thức khác. Đào tạo nhân lực KH-CN ở các lĩnh vực công nghệ cao chưa được

79 

 

quan tâm đúng mức, đào tạo chuyên gia ở các lĩnh vực chưa được triển khai thực hiện.

Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập so với tình hình thực tế vì thế

không động viên, khuyến khích nhân lực KH-CN học tập.

Mặc dù đã có mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đào tạo đa ngành, đa

lĩnh vực nhưng chất lượng đào tạo và năng lực nghiên cứu khoa học của nhiều cơ sở

đào tạo trong vùng còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo

nhân lực chất lượng cao, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao. Còn thiếu các chính

sách khuyến khích để huy động các nguồn lực của xã hội, của doanh nghiệp tham

gia vào việc đào tạo phát triển nhân lực KH-CN.

Chính sách thu hút nhân lực KH-CN còn nặng về thu hút, tạo sự đãi ngộ ban đầu,

chưa thật sự đề cập rõ việc bố trí, sử dụng và tạo các điều kiện cần thiết để nhân lực phát

huy tài năng, trí tuệ cho NC&PT. Việc xây dựng chỉ tiêu về số lượng, vị trí công tác cần

thu hút chưa thật sự bám sát vào nhu cầu nhân lực trước mắt cũng như quy hoạch nhân

lực dài hạn cho phát triển KT-XH của địa phương. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với

nhân lực thu hút của nhiều địa phương còn thấp, chưa thật sự hấp dẫn, vì thế đến nay các

địa phương chưa thu hút được các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành.

Về lãnh đạo tạo lập môi trường, điều kiện làm việc và phát huy vai trò, trách

nhiệm của nhân lực KH-CN đóng góp cho sự phát triển KT-XH của địa phương.

Tiềm lực của nhiều tổ chức KH&CN còn mỏng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,

phương tiện phục vụ nghiên cứu, thí nghiệm, kiểm nghiệm, triển khai ứng dụng còn

thiếu đồng bộ, lạc hậu. Ở một số tỉnh, thành phố, nhiều tổ chức KH&CN hoạt động

trong hệ thống trụ sở được xây dựng từ lâu, qua nhiều lần sửa chữa, nâng cấp nay đã

xuống cấp. Nhìn chung quy mô và chất lượng cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị

của nhiều tổ chức KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu NC&PT và dịch vụ KH&CN.

Cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN vẫn còn theo kiểu quản lý hành chính, tổ

chức KH&CN chưa thực sự tự chủ và linh hoạt về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp

tác quốc tế. Các chính sách KH&CN chưa thực sự kích thích tạo ra sản phẩm KH&CN,

chưa tạo môi trường cạnh tranh trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Cơ chế quản

lý hoạt động KH&CN nhiều điểm không còn phù hợp, nhất là cơ chế tài chính, thủ tục

80 

 

rườm rà, gây khó khăn cho nhà khoa học, dẫn đến hiện tượng đối phó, hình thức, nhiều

khi làm triệt tiêu động lực nghiên cứu khoa học của nhân lực KH-CN. Thị trường

KH&CN đã được hình thành, song quy mô còn nhỏ, chưa đa dạng về hình thức. Thiếu

chính sách và cách thức để tạo sự gắn kết giữa nhà khoa học với các doanh nghiệp, nhà

sản xuất và thực tiễn; gắn kết kết quả nghiên cứu, ứng dụng với nhu cầu sản xuất, kinh

doanh và quản lý. Việc thực thi pháp chế về sở hữu trí tuệ chưa nghiêm.

Đầu tư ngân sách cho KH&CN còn thấp (chi ngân sách nhà nước cho KH&CN

của các địa phương trong vùng chưa vượt quá 1% tổng chi ngân sách nhà nước). Phần

lớn lại dành cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên, chi cho hoạt động NC&PT và

ứng dụng KH&CN rất ít. Kinh phí eo hẹp, việc giao kinh phí theo kiểu bình quân dàn

trải, quản lý kém hiệu quả dẫn đến không đủ nguồn lực cho nghiên cứu và triển khai.

Đầu tư ngân sách cho KH&CN của tỉnh Thừa Thiên Huế trong ba năm 2012, 2013 và

2014 bình quân chỉ đạt 0,6% chi ngân sách địa phương. Nếu tính đầu tư cho KH&CN

từ ngân sách của tỉnh tính trên đầu người mới đạt khoảng 20025 VND, tương đương

1USD, nếu tính cả Đại học Huế và Bệnh viện Trung ương Huế đạt khoảng 45.512

VND, tương đương 2,2 USD, trong khi mức trung bình quân của cả nước là 6,9 USD

(2011) [33, tr.177]. Bình quân trong 5 năm (2006-2010) đầu tư ngân sách nhà nước cho

KH&CN của tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạt 0,44%. Trong 8 năm (2002-2010), bình quân

đầu tư ngân sách nhà nước cho KH&CN của tỉnh Phú Yên chỉ đạt 0,58%.

Công tác quản lý, sử dụng, đãi ngộ đối với nhân lực KH-CN còn nhiều hạn chế,

bất cập. Công tác tuyển dụng nhân lực KH-CN ở các địa phương vẫn còn đồng nhất

cách thi tuyển làm công tác hành chính. Cơ chế quản lý nhân lực KH-CN còn nặng tính

hành chính, nhiều điểm không phù hợp với đặc trưng lao động khoa học. Trong sử dụng

nhân lực KH-CN, chưa khai thác, phát huy tốt tiềm năng, trí tuệ của nhân lực KH-CN

đương chức do địa phương quản lý; chưa tranh thủ tiềm lực khoa học của các cơ quan

trung ương đóng trên địa bàn; chưa tận dụng tiềm lực khoa học của nhân lực KH-CN đã

nghỉ hưu; chưa tạo được sự liên thông, liên kết giữa các lực lượng KH-CN trên địa bàn.

Chưa có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và trọng dụng nhân lực KH-CN, nhất là những

người có học hàm, học vị, các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao và

thu hút giới trẻ vào ngành khoa học. Chính sách về tiền lương quá nhiều bất cập.

81 

 

Môi trường tinh thần cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo, nhất là khoa học xã hội

và nhân văn của nhân lực KH-CN chưa được đáp ứng tốt (hiện vẫn chưa có quy chế

dân chủ cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo). Nhà khoa học chưa thật sự được chủ

động, tự do sáng tạo. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của

tư duy cũ, của tư tưởng tiểu nông, phong kiến, đem tư tưởng đó để áp dụng vào lãnh

đạo, quản lý nhân lực KH-CN đã cản trở sự phát triển sáng tạo của nhân lực KH-CN.

Một số cán bộ đảng, chính quyền chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò của nhân lực KH-

CN, vẫn còn hiện tượng ngại tiếp xúc, đối thoại, không thực sự lắng nghe, thậm chí quy

chụp, nhất là khi nhân lực KH-CN phản biện những chủ trương, chính sách, những đề

án, dự án do các cơ quan lãnh đạo, quản lý đưa ra.

Về lãnh đạo liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của

Trung ương để phát triển nhân lực KH-CN và phát triển KH&CN.

Công tác hợp tác trong nước và quốc tế chưa được mở rộng, đa dạng hóa

đối tác và hình thức hợp tác, nhất là với các nước, các tổ chức có tiềm lực mạnh

về KH&CN. Hợp tác quốc tế về KH&CN chưa đi vào chiều sâu và mang lại

nhiều hiệu quả như mong muốn, chưa thu hút được các chuyên gia giỏi đến làm

việc, tổ chức hội thảo, hội nghị, giảng dạy, chuyển giao công nghệ. Sự quan tâm

chỉ đạo và đầu tư của Trung ương còn hạn chế.

* Phương thức lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - công nghệ còn nhiều

khuyết điểm, hạn chế, thể hiện:

Việc xây dựng, ban hành các nghị quyết về phát triển nhân lực KH-CN.

Các tỉnh, thành ủy trong vùng chưa xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề

về phát triển nhân lực KH-CN, mới dừng lại ở việc ban hành nghị quyết về phát triển

NNL nói chung, dẫn đến thiếu trọng tâm, trọng điểm. Một số tỉnh ủy lại ban hành quá

nhiều nghị quyết phát triển NNL, chất lượng của một số nghị quyết còn hạn chế, do

việc xây dựng nghị quyết chưa được chuẩn bị chu đáo, từ khâu chuẩn bị, nhất là khâu

điều tra, khảo sát thực tiễn, đến tổ chức hội nghị thảo luận ra nghị quyết. Việc tổ chức

lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, các cơ quan khoa học, của đội ngũ trí thức vào dự

thảo nghị quyết có liên quan còn có biểu hiện hình thức. Một số nghị quyết của tỉnh,

82 

 

thành ủy ban hành chưa sát với thực tiễn, không tính đến điều kiện nguồn lực thực hiện

nên không có tính khả thi, nghị quyết không đi vào cuộc sống.

Về lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN bằng công tác tư tưởng

Việc tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết của tỉnh, thành ủy và các nghị

quyết của Đảng có liên quan nhìn chung chất lượng, hiệu quả chưa cao, nhất là ở tổ

chức đảng cấp cơ sở. Việc chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền,

phổ biến nghị quyết của tỉnh, thành ủy, xây dựng các chương trình, chuyên trang,

chuyện mục còn nghèo nàn, đơn điệu, hiệu quả thấp. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cán

bộ lãnh đạo, quản lý trong HTCT, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, các tổ

chức KH&CN chưa thật sự đi sâu, đi sát các nhóm đối tượng, cho nên việc nắm bắt

tình hình tư tưởng, tâm trạng của nhân lực KH-CN chưa cụ thể và kịp thời. Vì thế,

có những lúc, nhưng nơi, cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa có biệp pháp sát

thực để giải quyết có hiệu quả những vấn đề tư tưởng nảy sinh, cũng như nắm bắt

diễn biến tư tưởng của nhân lực KH-CN.

Về các tỉnh, thành ủy lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ.

Tình trạng chống chéo về chức năng, nhiệm vụ ở một số ban của tỉnh ủy,

thành ủy với các sở thuộc UBND; chồng chéo giữa Ban Tổ chức tỉnh ủy, Sở Nội vụ

với Ban Chỉ đạo phát triển NNL, Trung tâm phát triển NNL trong việc triển khai

một số nhiệm vụ phát triển NNL nhưng chưa được khắc phục triệt để. Các cơ quan

tham mưu nói trên chưa chủ động nghiên cứu, đề xuất những giải pháp căn cơ để

giải quyết những hạn chế, khuyết điểm kéo dài và có những giải pháp đột phá để

phát triển nhân lực KH-CN. Từ thực tiễn của Đà Nẵng và Quảng Nam cho thấy,

lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN thông qua cơ quan chuyên trách phát triển

NNL là một hướng đi đúng, nhằm chuyên nghiệp hóa công tác phát triển NNL. Tuy

nhiên, đến nay trong 9 tỉnh, thành phố vùng DHMT, chỉ có hai địa phương thực

hiện được. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về

KH&CN từ cấp huyện xuống cơ sở còn nhiều bất cập, hoạt động yếu do cán bộ

kiêm nhiệm. Bộ máy hoạt động và chức danh Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa

học và Kỹ thuật tỉnh, thành phố luôn có sự biến động và chậm được kiện toàn. Hoạt

động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật chưa năng động, còn nặng tính

83 

 

hành chính; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, thiếu tính chuyên

nghiệp. Sự liên kết, phối hợp giữa các hội thành viên, giữa các sở, ban, ngành, địa

phương với Liên hiệp hội chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ.

Nhiều hạn chế trong công tác cán bộ chậm được khắc phục. Công tác quy

hoạch cán bộ quản lý ngành KH&CN, quy hoạch cán bộ trong các tổ chức KH&CN

chưa được chú trọng, làm còn hình thức, thiếu tính chiến lược và đồng bộ. Công tác

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chưa được quan tâm đúng mức. Công tác luân

chuyển cán bộ còn bất cập và gặp không ít khó khăn, nhất là việc luân chuyển cán

bộ từ nơi khác đến. Chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của HTCT, các tổ

chức KH&CN chưa đáp ứng tốt với yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo phát triển nhân lực

KH-CN và phát triển KH&CN trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định

hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Từ nhận thức,

tầm nhìn, khả năng dự báo để đề ra các chủ trương, chính sách, quyết định lãnh đạo,

tổ chức thực hiện, bản lĩnh hội nhập và năng lực quản trị NNL.

Về các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN thông qua tổ chức

đảng và đảng viên.

Một số tổ chức đảng trong các tổ chức KH&CN chưa thực hiện tốt vai trò hạt

nhân lãnh đạo. Nhìn chung, tình trạng khá phổ biến trong cơ quan, đơn vị khoa học là

coi nhẹ công tác đảng, công tác chính trị tư tưởng (có chăng làm chỉ mang tính hình

thức, đối phó), chủ yếu tập trung vào công tác chuyên môn. Chất lượng sinh hoạt đảng

thấp, thường trùng lắp với sinh hoạt chuyên môn; việc thực hiện quy định của Điều lệ

Đảng về sinh hoạt đảng của cấp ủy, chi bộ và sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề chưa

được thực hiện nghiêm túc và lúng túng trong tổ chức. Một bộ phận đảng viên, kể cả

những đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, những nhà khoa học, nhân lực KH-CN

có trình độ học vấn cao chưa tiền phong, gương mẫu trong thực hiện chủ trương, nghị

quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương, nói chưa đi đôi

với làm, có biểu hiện thực dụng, chạy theo bằng cấp, sa sút về đạo đức nghề nghiệp.

Về các tỉnh, thành ủy lãnh đạo thông qua phát huy vai trò của Mặt trận Tổ

quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào quá trình lãnh đạo phát triển

nhân lực KH-CN.

84 

 

Việc tổ chức lấy ý kiến góp ý của nhân lực KH-CN đối với nghị quyết, chủ

trương, chính sách có liên quan vẫn còn hình thức, có những ý kiến đóng góp nhiều

lần đối với Trung ương và địa phương chưa được tiếp thu. Mặt khác, sau khi lấy ý

kiến góp ý, các cơ quan, tổ chức và những người có trách nhiệm chưa giải trình rõ

việc tiếp thu ý kiến góp ý đến đâu, những vấn đề gì không tiếp thu, vì sao. Hoạt động

của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội vẫn còn nặng tính hành chính, giám sát

vẫn còn hình thức, chưa làm tốt chức năng phản biện đối với các chủ trương, nghị

quyết, chương trình, dự án, đề án của địa phương. Đội ngũ cán bộ của Mặt trận và các

tổ chức chính trị - xã hội chưa được quan tâm xây dựng nên trình độ, năng lực còn

nhiều hạn chế. Thiếu cơ chế và cũng chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận,

các tổ chức chính trị- xã hội thực hiện phản biện xã hội.

Về các tỉnh, thành ủy lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát và định kỳ sơ

kết, tổng kết thực tiễn.

Công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh, thành ủy và ủy ban kiểm tra đối với cấp

ủy, tổ chức đảng trực thuộc trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết phát triển

NNL chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời, còn có biểu hiện hình thức, chưa

coi trọng kiểm tra phòng ngừa. Vì thế, có những lúc, những nơi chưa phát hiện,

ngăn chặn kịp thời những khuyết điểm, sai phạm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng

viên. Nhiều cấp ủy khoán trắng nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cho ủy ban kiểm tra.

Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy trong các tổ chức

KH&CN đối với cán bộ, đảng viên, viên chức trong các cơ quan này còn yếu, xem

nhẹ công tác kiểm tra. Cán bộ làm công tác kiểm tra trong các đơn vị này đều kiêm

nhiệm, năng lực, nghiệp vụ kiểm tra, giám sát rất hạn chế, hơn nữa họ chủ yếu tập

trung vào công tác chuyên môn.

Công tác sơ kết, tổng kết thực tiễn còn nặng báo cáo thành tích, ưu điểm. Hơn

nữa, việc sơ kết, tổng kết chủ yếu tổng hợp các báo cáo của cơ quan, đơn vị, địa

phương chứ chưa được tiến hành một cách bài bản, khoa học, có sự nghiên cứu, điều

tra thực tiễn, có sự tham gia của các cơ quan khoa học để rút ra những vấn đề có tính

quy luật, nguyên nhân sâu xa của vấn đề, từ đó có giải pháp để giải quyết tận gốc

khuyết điểm kéo dài và có những giải pháp đột phá để phát triển nhân lực KH-CN.

85 

 

3.2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm

3.2.2.1. Nguyên nhân

* Nguyên nhân của ưu điểm

Nguyên nhân chủ quan:

Một là, sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn đảng bộ, trước hết là trong BCH, BTV.

Trong quá trình lãnh đạo phát triển NNL (trong đó có nhân lực KH-CN) các

tỉnh, thành ủy rất coi trọng xây dựng khối đoàn kết thống nhất, trước hết là trong

BCH, BTV. Chính nhờ có sự đoàn kết nên tỉnh, thành ủy đã ban hành được các nghị

quyết, quyết định đúng, tạo được sức mạnh trong toàn đảng bộ, sự đồng thuận trong

nhân dân và nhân lực KH-CN. Tỉnh, thành ủy đã phân công rõ trách nhiệm cho ban

chỉ đạo phát triển NNL, trung tâm phát triển NNL, cho các sở, ban, ngành và sự phối

hợp với nhau trong thực hiện nhiệm vụ phát triển NNL. Trong quá trình thực hiện các

nghị quyết, đề án, chính sách về phát triển NNL, BTV tỉnh ủy, thành ủy đã chỉ đạo các

cấp ủy đảng, sở, ban, ngành tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện để rút kinh

nghiệm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đề ra những phương hướng, giải pháp cho

thời gian tới nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ phát triển NNL.

Hai là, sự nỗ lực, tích cực của cả hệ thống chính trị.

Có được những kết quả tích cực trên là nhờ có được sự đồng tâm, nhất trí cao

của các tổ chức trong HTCT trong quá trình thực hiện nghị quyết, chương trình, đề

án phát triển NNL. Trên cơ sở nghị quyết, chương trình hành động của tỉnh, thành

ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt sâu sắc và triển

khai thực hiện. Trong điều kiện có thể, chính quyền đã nỗ lực kịp thời thể chế hóa

và cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch, chính sách, đề án để tổ chức thực

hiện. Các đảng ủy trực thuộc đều xây dựng chương trình hành động, hoặc ban hành

nghị quyết lãnh đạo phát triển NNL (trong đó có nhân lực KH-CN) ở địa phương,

cơ quan, đơn vị mình. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã

thực hiện tương đối tốt vai trò tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố ban hành

các cơ chế, chính sách, các quyết định, các đề án, chủ trì hoặc cùng nhau phối hợp

xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án có liên quan đến phát triển

KH&CN, phát triển NNL. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên cơ

sở chức năng, nhiệm vụ của mình đã tích cực tuyên truyền về chủ trương, nghị

86 

 

quyết của tỉnh, thành ủy; vận động, tổ chức đoàn viên, hội viên, nhân lực KH-CN

thực hiện nghị quyết, chương trình hành động, đề án phát triển NNL.

Ba là, sự chủ động, tích cực của các tổ chức KH&CN và sự nỗ lực, tâm huyết

của nhân lực KH-CN.

Dưới sự lãnh đạo của tỉnh, thành ủy và chính quyền địa phương, nhiều tổ chức

KH&CN đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nhân lực KH-CN của đơn

vị mình; tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và hỗ trợ kinh phí để nhân lực KH-CN

được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; từng

bước đối mới chế độ, chính sách và tạo lập môi trường thuận lợi cho nhân lực KH-

CN hoạt động. Đặc biệt kể từ khi Chính phủ ban hành nghị định về tự chủ, tự chịu

trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập, một số tổ chức KH&CN đã tiến hành sắp

xếp củng cố, kiện toàn tổ chức, đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng NC&PT, qua

đó tạo động lực cho nhân lực KH-CN yên tâm công tác, tích cực nghiên cứu khoa

học. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về môi trường, kinh phí hoạt động, chế độ

chính sách đãi ngộ nhưng nhân lực KH-CN đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, học tập,

nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với yêu

cầu nhiệm vụ chuyên môn và sự đòi hỏi của xã hội.

Bốn là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các bộ, ban,

ngành Trung ương.

Trong quá trình lãnh đạo phát triển KT-XH, KH&CN và phát triển nhân lực

KH-CN, các tỉnh, thành ủy, chính quyền các địa phương trong vùng đã nhận được sự

quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ và các bộ,

ban, ngành Trung ương. Bộ Chính trị đã ban hành các nghị quyết, kết luận định

hướng sự phát triển các tỉnh, thành phố thời kỳ CNH, HĐH. Qua quá trình thực hiện,

Bộ Chính trị, Đảng đoàn Quốc Hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, các ban, bộ, ngành

Trung ương và BTV tỉnh, thành ủy đã tiến hành tổng kết đánh giá, từ đó tiếp tục đề ra

phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho thời gian tiếp theo. Thủ tướng Chính phủ đã

ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Kinh tế

trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đây là cơ sở quan

trọng để các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch, ban hành kế hoạch, chính sách phát

triển. Cùng với đó, các địa phương trong vùng đã nhận được sự hỗ trợ về cơ chế,

chính sách, về nguồn lực. Sự lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nguồn lực của Trung ương

87 

 

là một nhân tố hết sức quan trọng góp phần mang lại những kết quả tích cực trong

lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành ủy trong những năm qua.

Nguyên nhân khách quan:

Một là, đòi hỏi bức bách của công cuộc đổi mới, CNH, HĐH, hội nhập quốc tế

và ứng dụng KH&CN hiện đại vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân,

phát triển địa phương.

Đây là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển nhân

lực KH-CN đạt kết quả. Công cuộc đổi mới, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của

các tỉnh, thành phố vùng DHMT ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu,

đòi hỏi bức thiết cho các địa phương là phải có NNL chất lượng cao, nhất là nhân

lực KH-CN và sử dụng những thành tựu của KH&CN hiện đại để phục vụ cho quá

trình đó nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn của nền kinh tế, nâng cao đời

sống nhân dân và phát triển địa phương sớm trở thành tỉnh, thành phố công nghiệp

theo hướng hiện đại. Điều đó đặt ra yêu cầu cho các tỉnh, thành ủy và chính quyền

các địa phương phải đẩy mạnh phát triển, ứng dụng KH&CN và phát triển nhân lực

KH-CN. Những nhân tố nêu trên tạo thành động lực to lớn để các tỉnh, thành ủy

lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN đạt kết quả.

Hai là, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về KH&CN, về phát

triển NNL ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, tạo cơ sở chính trị, pháp lý cho các

tỉnh, thành ủy và chính quyền địa phương lãnh đạo phát triển KH&CN và phát triển

nhân lực KH-CN.

Cùng với giáo dục và đào tạo, KH&CN được Đảng và Nhà nước ta xem là quốc

sách hàng đầu; phát triển con người nói chung và phát triển NNL nói riêng vừa là mục

tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Hơn nữa, phát triển NNL, nhất là NNL

chất lượng cao là yếu tố quyết định để Việt Nam thực hiện thành công chiến lược phát

triển KT-XH, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Xuất phát từ vai trò hết sức

quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn giành sự quan tâm cho những lĩnh vực này.

Điều đó được thể hiện ở việc Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận để lãnh

đạo phát triển KH&CN, phát triển NNL, xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức; Nhà

nước đã thể chế hóa nghị quyết của Đảng bằng các chiến lược, quy hoạch, các cơ chế,

chính sách. Đó là những định hướng chính trị và hành lang pháp lý quan trọng để các

tỉnh, thành ủy vùng DHMT xây dựng và ban hành các nghị quyết, quyết định lãnh đạo

88 

 

phát triển nhân lực KH-CN; chính quyền các tỉnh, thành phố ban hành các cơ chế,

chính sách, các quyết định nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của tỉnh, thành ủy.

Ba là, truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo, khắc phục khó khăn để vươn

lên, tiếp thu cái mới của nhân dân, trong đó có nhân lực KH-CN ở các tỉnh DHMT.

Các tỉnh, thành phố vùng DHMT không được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự

nhiên và khí hậu, đây là vùng có khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, thường xuyên

phải hứng chịu bão, lũ, hạn hán. Sống trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt đã rèn

luyện, hun đúc, tạo nên con người vùng DHMT cần cù, hiếu học, nỗ lực khắc phục

khó khăn để vươn lên, vượt lên trên hoàn cảnh. Nơi đây đã sản sinh ra những thế hệ

người quyết chí học thành tài. Trong lịch sử, vùng đất này đã sản sinh, nuôi dưỡng và

đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài trên nhiều lĩnh vực. Ngày nay, nhiều học sinh,

sinh viên của các tỉnh, thành phố vùng DHMT đã giành được thành tích cao trong các

cuộc thi quốc gia, quốc tế; nhiều nhà khoa học, trí thức đã có những đóp góp cho nền

khoa học của nước nhà. Truyền thống hiếu học, cần cù lao động của người dân vùng

DHMT, nhất là ở nhân lực KH-CN là nhân tố quan trọng để tỉnh, thành ủy lãnh đạo

thực hiện thắng lợi các nghị quyết, chủ trương của tỉnh, thành ủy và các chương trình,

chính sách, đề án phát triển NNL của chính quyền đề ra.

* Nguyên nhân của khuyết điểm, hạn chế

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, một số cấp ủy, cán bộ chủ chốt nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc

về vai trò của KH&CN và nhân lực KH-CN đối với phát triển KT-XH, chưa giành

nhiều thời gian, công sức, trí tuệ cho lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN.

Một số cấp ủy, cán bộ chủ chốt chưa thật sự coi phát triển KH&CN là quốc sách

hàng đầu, không thấy hết vai trò quyết định của NNL (nhất là nhân lực KH-CN) đối

với sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế. Thậm chí, một số

cán bộ lãnh đạo chủ chốt của địa phương chỉ quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,

máy móc, trang thiết bị để phát triển kinh tế mà coi nhẹ đầu tư phát triển con người

nói chung và phát triển nhân lực KH-CN nói riêng. Trong một bộ phận cán bộ vẫn

còn những định kiến và chủ nghĩa kinh nghiệm nên có thái độ thiếu tin tưởng, thiếu

dân chủ trong quan hệ ứng xử với nhân lực KH-CN, thậm chí xem thường trí thức.

Do nhận thức chưa đầy đủ nên chưa coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, chưa tập trung trí

tuệ, công sức thỏa đáng để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nhân lực KH-CN.

89 

 

Thứ hai, tổ chức bộ máy, cán bộ và chất lượng hoạt động của các cơ quan tham

mưu giúp việc cho tỉnh, thành ủy, chính quyền địa phương trong phát triển nhân lực

KH-CN chưa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN.

Các cơ quan tham mưu cho tỉnh, thành ủy, chính quyền về công tác phát triển NNL

chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, cụ thể là: chưa tham mưu tốt cho tỉnh,

thành ủy, chính quyền ban hành các chương trình, kế hoạch đào tạo nhân lực KH-CN;

tham mưu cho chính quyền ban hành các cơ chế, chính sách mang tính đột phá để quản

lý, sử dụng, đãi ngộ nhân lực KH-CN; những cơ chế đối mới mạnh mẽ quản lý, tổ chức,

hoạt động KH&CN. Vì thế, nhiều chính sách bất cập nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung,

đổi mới; nhiều cơ chế, chính sách đang thiếu nhưng chưa được ban hành. Trong quá

trình thực hiện các chương trình, đề án phát triển NNL, giữa các cơ quan tham mưu có

những lúc chưa có sự phối hợp chặt chẽ nên còn chồng chéo hoặc bỏ trống nhiệm vụ

làm ảnh hướng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển nhân lực KH-CN.

Thứ ba, năng lực lãnh đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng trong các tổ chức

KH&CN còn hạn chế, chưa thể hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị.

Cấp ủy, tổ chức đảng trong các tổ chức KH&CN có chức năng, nhiệm vụ lãnh

đạo các tổ chức KH&CN thực hiện nghị quyết, quyết định của tỉnh, thành ủy về phát

triển nhân lực KH-CN; lãnh đạo đội ngũ cán bộ, đảng viên, viên chức thực hiện

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, một

số cơ quan, đơn vị khoa học coi nhẹ công tác xây dựng Đảng, chủ yếu tập trung vào

công tác chuyên môn. Các cấp ủy viên đều kiêm nhiệm, phải đảm nhận nhiều nhiệm

vụ chuyên môn; hơn nữa chế độ phụ cấp cho cấp ủy viên chưa thỏa đáng, nên họ

chưa thực sự đầu tư thời gian, trí tuệ cho hoạt động của cấp ủy. Nhìn chung, năng lực

lãnh đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng trong các tổ chức KH&CN còn hạn chế,

chưa thể hiện rõ vai trò lãnh đạo đối với các cơ quan, đơn vị này.

Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, các tỉnh

DHMT còn nghèo nên đầu tư cho phát triển nhân lực KH-CN rất hạn chế.

Vùng DHMT là vùng đất có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, nóng lắm, mưa

nhiều, thiên tai thường xuyên xẩy ra ảnh hưởng rất nhiều đến mọi hoạt động của xã

hội và cuộc sống sinh hoạt của con người. Cơ sở hạ tầng cho phát triển KT-XH nói

chung và cơ sở hạ tầng về KH&CN, giáo dục và đào tạo ở vùng này còn nhiều yếu

kém, lạc hậu. Trên địa bàn của vùng không có nhiều trung tâm khoa học có tiềm lực

90 

 

lớn mạnh. Do môi trường điều kiện có nhiều khó khăn nên ảnh hưởng rất nhiều đến

quá trình lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN. Nhất là, đây không phải là vùng hấp

dẫn đối với nhân lực KH-CN trình độ cao, nhà khoa học đầu ngành, những chuyên

gia, những tài năng đến đây lập nghiệp; việc giữ chân người tài ở lại cũng gặp khó

khăn. Bởi đây không phải là nơi “đất lành chim đậu”, điều kiện để phát triển về

chuyên môn nghề nghiệp, nâng cao thu nhập, chất lượng các dịch vụ y tế, giáo dục,

văn hóa tinh thần không đáp ứng được.

Do điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, đến nay phần nhiều các tỉnh vùng

DHMT trình độ phát triển kinh tế còn thấp. Vì thế, nguồn lực còn có hạn nên đầu từ

cho KH&CN còn hạn chế. Trong khi ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, thì việc huy

động nguồn lực của xã hội gặp nhiều khó khăn. Một phần do tiềm lực của doanh

nghiệp và của người dân hạn chế; mặt khác, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào ngân sách

nhà nước còn nặng và khá phổ biến.

Thứ hai, chính sách cho phát triển nhân lực KH-CN còn thiếu, chưa đồng bộ

và còn bất cập.

Thiếu chính sách và cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho nhân lực KH-CN

chuyên tâm cống hiến, phát triển và được xã hội tôn vinh bằng chính kết quả hoạt

động chuyên môn, nghề nghiệp. Thiếu những cơ chế thích hợp để phát hiện, tuyển

chọn, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài KH-CN. Cơ chế tổ chức, quản lý, hoạt động

KH&CN còn nhiều bất cập nhưng chậm được đổi mới. Quy chế dân chủ trong

nghiên cứu khoa học chưa được ban hành để tạo môi trường cho hoạt động nghiên

cứu sáng tạo. Chính sách đào tạo nhân lực KH-CN thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Thứ ba, công tác thống kê, dự báo về NNL của các địa phương còn nhiều hạn

chế, bất cập.

Công tác thống kê, dự báo về NNL nói chung và nhân lực KH-CN nói riêng có vai

trò rất quan trọng, làm cơ sở để tỉnh, thành ủy ban hành các nghị quyết, chủ trương,

quyết định lãnh đạo; chính quyền xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhân lực

KH-CN và ban hành các chính sách để thực hiện. Tuy nhiên, các số liệu thống kê của

các cơ quan chức năng ở địa phương còn thiếu độ tin cậy, do quá trình thu thập, phân

tích, xử lý thiếu khoa học, thiếu khách quan. Chính vì công tác thống kê, dự báo kém đã

gây nhiều khó khăn cho quá trình lãnh đạo của tỉnh, thành ủy, quản lý của chính quyền

trong phát triển nhân lực KH-CN, tình trạng thừa và thiếu nhân lực là khó tránh khỏi.

91 

 

3.2.2.2. Những kinh nghiệm

Một là, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong tỉnh, thành ủy, ban thường vụ;

phát huy trí tuệ tập thể, đồng thời, đề cao trách nhiệm, tính năng động của từng tỉnh

ủy viên, thành ủy viên là nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm lãnh đạo thực hiện

thắng lợi nhiệm vụ phát triển nhân lực KH-CN.

Đoàn kết thống nhất là nguồn gốc của sức mạnh, là then chốt của thành công.

Có sự đoàn kết thì mới có thể thống nhất ý chí và hành động để thực hiện mục tiêu

chung. Vì thế, trong bất cứ lúc nào cũng phải giữ vững khối đoàn kết thống nhất

trong BCH, BTV. Bởi đây là nhân tố quan trọng hàng đầu để có được những nghị

quyết, quyết định đúng và tạo được sự thống nhất ý chí và hành động trong quá

trình lãnh đạo tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết phát triển nhân lực KH-CN.

Để có được sự đoàn kết thống nhất, trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ

phát triển nhân lực KH-CN, các tỉnh, thành ủy luôn luôn quán triệt thực hiện

nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung

dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, đoàn kết thống nhất, tự phê bình và phê

bình; tuân thủ quy chế làm việc; không ngừng mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ tập

thể BCH, BTV trong quá trình xây dựng các nghị quyết, quyết định. Mọi chủ

trương, nghị quyết đều được dân chủ thảo luận, bàn bạc để đi đến thống nhất.

Nhưng dân chủ phải đi liền với tập trung. Nghị quyết, quyết định đã được thống

nhất, phải phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể trách nhiệm đối với cá nhân, tổ

chức trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện. Do đó, buộc từng thành viên cấp ủy,

BTV phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn được

phân công. Đó cũng là cơ sở để dễ dàng quy trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức một

khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong

BCH, BTV đã làm cơ cở, nền tảng để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong các

cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc.

Hai là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ

trương, nghị quyết của tỉnh, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN bằng các cơ chế,

chính sách; cụ thể hóa bằng chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án để tổ chức thực hiện.

Các quan điểm, chủ trương, nghị quyết về phát triển nhân lực KH-CN của các

tỉnh, thành ủy đề ra đúng, thiết thực nhưng nếu không được kịp thời thể chế hóa, cụ thể

hóa về mặt nhà nước để toàn xã hội thực hiện thì khó có thể đi vào cuộc sống. Do vậy,

mọi quyết tâm chính trị, các mục tiêu đề ra không thể đạt được. Kinh nghiệm từ sự lãnh

92 

 

đạo phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành ủy vùng DHMT cho thấy, muốn

chủ trương, nghị quyết đi vào cuộc sống, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang

đặt ra, đòi hỏi phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền kịp thời thể chế hóa, cụ thể

hóa các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của tỉnh, thành ủy bằng cơ chế, chính sách,

chiến lược, kế hoạch, đề án và tổ chức chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện

một cách quyết liệt trong thực tiễn thì mới mang lại kết quả.

Ba là, xây dựng, nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong các tổ chức KH&CN

thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện chủ trương, nghị

quyết về phát triển nhân lực KH-CN.

Các tổ chức KH&CN là chủ thể trực tiếp tiến hành các hoạt động phát triển

nhân lực KH-CN tại các cơ quan, đơn vị mình. Vì thế, thành công hay hạn chế trong

thực hiện các chủ trương, nghị quyết phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành

ủy là tùy thuộc một phần rất lớn ở vai trò, trách nhiệm và năng lực lãnh đạo của cấp

ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan này. Từ thực tiễn các tỉnh, thành phố vùng DHMT

cho thấy, ở đâu tổ chức đảng vững mạnh, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao, cán

bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu tiền phong, gương mẫu, kiên trì, quyết tâm và

sáng tạo xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, đề án phát triển nhân lực KH-

CN thì ở đó công tác phát triển nhân lực KH-CN sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực.

Do vậy, cùng với việc ban hành các chủ trương, nghị quyết, đề án phát triển nhân lực

KH-CN, các tỉnh, thành ủy, đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, thành phố tập trung lãnh

đạo, chỉ đạo xây dựng, nâng cao chất lượng cấp ủy, tổ chức đảng trong các tổ chức

KH&CN thực sự là hạt nhân lãnh đạo. Trước hết tập trung xây dựng đội ngũ cấp ủy

viên thực sự là “linh hồn” tiêu biểu về phẩm chất và trí tuệ của đảng bộ, chi bộ.

Bốn là, trọng dụng nhân tài, đầu tư có trọng điểm cho đào tạo nhân lực KH-

CN chất lượng cao.

Nhân tài là vốn quý của xã hội. Xã hội nào cũng cần đến nhân tài để xây dựng và

phát triển đất nước. Càng nhiều nhân tài thì xã hội càng có nhiều cơ hội để phát triển.

Tuy nhiên, nhân tài không tự nhiên mà có mà phải quan tâm tạo lập môi trường, điều

kiện để nhân tài phát sinh, phát triển. Kinh nghiệm từ thực tế lãnh đạo của các tỉnh,

thành ủy ở vùng DHMT cho thấy, muốn phát triển nhân lực KH-CN thì phải trọng dụng

nhân tài. Muốn vậy, phải có cơ chế, chính sách để phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi

dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng với nhân tài. Chính sách phát hiện, tuyển chọn,

đào tạo nhân tài phải bằng nhiều phương thức khác nhau. Phát hiện và nuôi dưỡng nhân

93 

 

tài từ bậc học phổ thông là một cách làm mang lại hiệu quả cho nhiều tỉnh ở vùng

DHMT. Phương thức này được tiến hành thông qua theo dõi, nắm bắt quá trình học tập,

rèn luyện phấn đấu liên tục của những học sinh giỏi, học sinh xuất sắc qua các bậc học,

qua các cuộc thi thố tài năng quốc gia, quốc tế để phát hiện nhân tài. Những hạt giống

này được các địa phương tiếp tục đào tạo ở những trường có chất lượng, nhất là đào tạo

ở các nước có nền giáo dục tiên tiến. Phát hiện, sàng lọc người tài giỏi bằng phân công

giao nhiệm vụ và lấy hiệu quả công việc làm thước đo của các cơ quan, đơn vị khoa

học. Một cách thức khác, là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của địa phương qua thực

tiễn quản lý cán bộ ở ngành, đơn vị mình mà tiến cử những cán bộ có phẩm chất, năng

lực vượt trội để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng định hướng phát triển. Ngoài ra, tuyển chọn

nhân tài bằng chính sách thu hút những người tài từ nơi khác về làm việc, đây cũng là

một cách thức mang lại kết quả cho các địa phương trong vùng.

Một điều hết sức quan trọng để phát triển nhân tài và người tài trở thành hữu

dụng đối với xã hội là phải trọng dụng nhân tài. Nếu được trọng dụng thì nhân tài sẽ

nảy nở và tự bộc lộ. Ngược lại, nếu không được trọng dụng thì nhân tài chỉ là tiềm

năng và ngày càng mai một đi. Trọng dụng nhân tài phải có chính sách cụ thể về sử

dụng, quản lý, đãi ngộ. Về chính sách sử dụng, đối với nhân tài khoa học trẻ phải tin

tưởng, mạnh dạn giao nhiệm vụ; tạo cơ hội cho họ tham gia đấu thầu, tuyển chọn các

đề tài KH&CN lớn để thử thách, rèn luyện, qua đó để họ thể hiện phẩm chất, năng lực,

bản lĩnh, tích lũy kinh nghiệm. Đối với những cán bộ KH-CN có tài phải thật sự tin cậy

và giao cho họ những công việc, chức vụ quan trọng tương xứng với tài năng của họ.

Môi trường để cho nhân tài làm việc, phát huy năng lực là rất quan trọng. Do đó, phải

xây dựng môi trường làm việc minh bạch, công bằng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh,

khuyến khích phát triển sáng tạo. Ở đó không có chỗ cho sự đố kỵ, quan hệ thân quen,

tuổi tác, dùng chức quyền để áp đặt, lợi ích nhóm, mà chỉ có người giỏi hơn, có năng

lực hơn phải được phân công giao nhiệm vụ, được thể hiện phẩm chất, năng lực và

được tôn trọng. Cuối cùng, trọng dụng nhân tài là phải có các chính sách đãi ngộ, vinh

danh xứng đáng với những cống hiến của nhân tài.

Đào tạo nhân lực KH-CN là một nội dung, một khâu rất quan trọng trong quy

trình phát triển nhân lực KH-CN. Thực tiễn các tỉnh, thành phố vùng DHMT cho thấy,

địa phương nào, cơ quan, đơn vị khoa học nào coi trọng và có chương trình, kế hoạch

chu đáo để đào tạo nhân lực KH-CN thì ở đó sẽ tạo ra được đội ngũ nhân lực KH-CN

94 

 

mạnh. Muốn vậy, phải trên cơ sở quy hoạch phát triển KT-XH, chiến lược phát triển

KH&CN của địa phương, quy hoạch ngành, lĩnh vực, nhiệm vụ chính trị và mục tiêu

phát triển của tổ chức KH&CN, xu thế phát triển KH&CN của thế giới để xây dựng

chương trình, đề án, kế hoạch đào tạo nhân lực KH-CN, đào tạo phải gắn với sử dụng.

Xây dựng các đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao một cách khoa học, tập trung đầu

tư mạnh mẽ nguồn lực tài chính, tuyển chọn chặt chẽ đối tượng và lựa chọn các cơ sở

đào tạo có uy tín, nhất là đẩy mạnh đào tạo nhân lực ở các nước phát triển (Các trường

đại học hàng đầu trên thế giới do tổ chức Time Higher Education Supplement (Vương

quốc Anh) xếp hạng. Mặt khác, phải tổ chức thực hiện nghiêm túc các đề án đào tạo

nhân lực, phân công rõ trách nhiệm cho các đơn vị trong tổ chức thực hiện đề án.

Ngoài các đề án của địa phương, các tỉnh, thành phố còn tận dụng cơ hội các đề án của

Trung ương để đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các tổ chức KH&CN.

Năm là, đẩy mạnh xã hội hóa, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên và tăng cường mở

rộng hợp tác quốc tế.

Trong điều kiện nguồn lực còn có hạn, lại phải thực hiện nhiều mục tiêu phát

triển, bài toán về nguồn lực luôn là vấn đề được các địa phương quan tâm hàng đầu. Vì

thế, để có nguồn lực cho phát triển KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN, kinh

nghiệm từ thực tế các tỉnh, thành phố vùng DHMT là phải đẩy mạnh thực hiện chủ

trương xã hội hóa bằng việc thực hiện các chính sách về thuế, tín dụng, chính sách về

đất đai, thành lập các loại quỹ… để huy động sự đóng góp, hỗ trợ của cộng đồng doanh

nghiệp, của người dân về nguồn lực tài chính, vật chất để đầu tư cho phát triển

KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN. Mặt khác, phải luôn khuyến khích, kêu gọi

nhân lực KH-CN chủ động tìm kiếm các nguồn học bổng hoặc tự bỏ kinh phí để đào

tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng.

Trong mọi điều kiện có thể, phải luôn biết tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương

về chủ trương, cơ chế, chính sách cũng như đầu tư nguồn lực tài chính, cơ sở vật

chất cho các địa phương. Trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu

rộng, vừa có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít thách thức cho các địa phương

trong quá trình lãnh đạo phát triển KT-XH nói chung và phát triển nhân lực KH-CN

nói riêng. Kinh nghiệm từ thực tế lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy vùng DHMT chỉ

rõ: phải biết tranh thủ mọi cơ hội của hội nhập quốc tế để thu hút nguồn vốn đầu tư

của nước ngoài, chuyển giao công nghệ; học tập kinh nghiệm của các nước về cách

thức quản lý, đào tạo phát triển nhân lực KH-CN. Mặt khác, trong điều kiện

95 

 

KH&CN và nền giáo dục của nước ta còn nhiều hạn chế, phải mở rộng hợp tác với

các nước có nền giáo dục tiên tiến, các trường đại học, các viện nghiên cứu có uy

tín trên thể giới để đào tạo nhân lực KH-CN và hợp tác về KH&CN.

Sáu là, coi trọng công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

Kiểm tra, giám sát là một trong những phương thức không thể thiếu trong quy

trình lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy. Đảng ta khẳng định, lãnh đạo mà không kiểm tra

coi như không lãnh đạo. Từ những ưu điểm và hạn chế của các tỉnh, thành ủy vùng

DHMT trong lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN cho thấy, tăng cường công tác kiểm

tra, giám sát và định kỳ sơ kết, tổng kết thực tiễn sẽ nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các

tỉnh, thành ủy, giúp cho các tỉnh, thành ủy lãnh đạo sát với thực tế hơn, phát huy được

nhân tố tích cực, hạn chế được những thiếu sót. Bởi thông qua công tác kiểm tra, giám

sát và định kỳ sơ kết, tổng kết, các tỉnh, thành ủy có điều kiện tổng kết, đánh giá để

thấy được tính đúng đắn, hợp lý của chủ trương, nghị quyết, chính sách đề ra; kịp thời

chấn chỉnh những sai lệch trong tổ chức thực hiện; có cơ sở bổ sung hoàn thiện cơ chế,

chính sách, biện pháp sát đúng với tình hình thực tiễn. Đồng thời, qua kiểm tra, sơ kết,

tổng kết để thấy được những nơi làm tốt, những cách làm hay, những gương điển hình

để phổ biến nhân rộng; những cơ quan, đơn vị làm chưa tốt để nhắc nhở, phê bình,

khắc phục; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Qua kiểm tra, giám sát các tỉnh, thành

ủy cũng nêu cao được trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên

trong việc thực hiện nghị quyết, kế hoạch, đề án về phát triển nhân lực KH-CN. Mặt

khác, mỗi lần sơ kết, tổng kết, các tỉnh, thành ủy và các cấp ủy đảng cũng đúc rút được

những kinh nghiệm có giá trị để vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn.

Tiểu kết chương 3

Sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực

KH-CN trong thời gian qua đã có những ưu điểm, thể hiện trên các mặt: Các tỉnh,

thành ủy định hướng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản và lãnh

đạo các tổ chức trong HTCT, các cấp, các ngành, các lực lượng thực hiện nhiệm vụ

phát triển NNL (trong đó có nhân lực KH-CN). Lãnh đạo chính quyền xây dựng

Chiến lược, chương trình phát triển KH&CN để làm cơ sở cho công tác phát triển

nhân lực KH-CN. Các tổ chức trong HTCT, nhất là chính quyền đã cơ bản cụ thể

hóa, thể chế hóa những chủ trương, nghị quyết của tỉnh, thành ủy đề ra và tổ chức

96 

 

thực hiện. Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực KH-CN đã

đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ thống tổ chức và cơ chế chính sách cho phát

triển nhân lực KH-CN và phát triển KH&CN từng bước được đổi mới và ngày càng

hoàn thiện hơn. Dưới sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy, sự hợp tác giữa các địa

phương trong vùng, hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng và nhờ đó đã tranh thủ

được nhiều nguồn lực cho phát triển nhân lực KH-CN và phát triển KH&CN. Tuy

nhiên, bên cạnh những ưu điểm, trong lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN các tỉnh,

thành ủy vùng DHMT còn có những khuyết điểm, hạn chế. Việc lãnh đạo định

hướng mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhân lực KH-CN của

một số tỉnh ủy thiếu trọng tâm, chưa được thể hiện rõ. Một số tỉnh ủy chưa lãnh đạo

chính quyền xây dựng chiến lược phát triển KH&CN, công tác quy hoạch phát triển

nhân lực KH-CN chưa được thực hiện. Chính quyền còn chậm và chưa quyết liệt cụ

thể hóa, thể chế hóa nhiều chủ trương, nghị quyết để đưa vào tổ chức thực hiện.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa xây dựng được chương trình giành riêng cho

nhân lực KH-CN, chưa đa dạng về hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Hệ thống cơ sở vật

chất, hạ tầng về KH&CN, cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng,

tôn vinh nhân lực KH-CN còn thiếu và nhiều bất cập.

Kinh nghiệm rút ra từ quá trình lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy vùng DHMT

đối với phát triển nhân lực KH-CN thời gian qua là: Một là, xây dựng sự đoàn kết

thống nhất trong BCH, BTV; phát huy trí tuệ tập thể, đồng thời, đề cao trách nhiệm,

tính năng động của từng tỉnh ủy viên, thành ủy viên là nhân tố quan trọng hàng đầu

bảo đảm lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển nhân lực KH-CN. Hai là,

tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương,

nghị quyết của tỉnh, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN bằng các cơ chế, chính

sách; cụ thể hóa bằng chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án và tổ chức thực

hiện. Ba là, xây dựng, nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong các tổ chức KH&CN

thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện chủ trương, nghị

quyết về phát triển nhân lực KH-CN. Bốn là, trọng dụng nhân tài, đầu tư có trọng

điểm cho đào tạo nhân lực KH-CN chất lượng cao. Năm là, đẩy mạnh xã hội hóa,

tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên và tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế. Sáu là, coi

trọng công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

97 

 

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH, THÀNH ỦY

Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN

NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ ĐẾN NĂM 2025

4.1. DỰ BÁO THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC VÀ PHƯƠNG

HƯỚNG TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở VÙNG

DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC -

CÔNG NGHỆ ĐẾN NĂM 2025

4.1.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn, thách thức tác động đến sự lãnh đạo

của các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung đối với phát triển nhân

lực khoa học - công nghệ đến năm 2025

4.1.1.1. Thuận lợi

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; cuộc cách mạng KH&CN

tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhất là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (4.0).

Thực hiện đường lối chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong những năm

tới, cùng với cả nước, các tỉnh, thành phố vùng DHMT sẽ tiếp tục đẩy mạnh hội

nhập sâu rộng với thế giới. Đây vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá

trình cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực và thế giới. Hội nhập quốc tế

sâu rộng sẽ mang lại nhiều cơ hội to lớn cho các tỉnh, thành phố trong vùng. Trước

hết, đây là thời cơ để các tỉnh, thành phố vùng DHMT thu hút đầu tư từ các nước,

các doanh nghiệp và các tổ chức, nhờ đó có thêm nhiều nguồn lực để phát triển KT-

XH, KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN. Hội nhập với thế giới, đội ngũ cán bộ

lãnh đạo, quản lý, công chức và chính nhân lực KH-CN có điều kiện mở rộng tầm

hiểu biết, tiếp thu tinh hoa, học tập kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm về phát triển

nhân lực KH-CN, cách thức tổ chức quản lý của các nước phát triển, từ đó vận dụng

vào thực tiễn công tác của địa phương, ngành. Mặt khác, thông qua hợp tác với các

nước, các tổ chức quốc tế, các trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới, các

tỉnh, thành phố, các trường đại học, viện nghiên cứu trong vùng có điều kiện chuyển

giao KH&CN, đào tạo nhân lực KH-CN và sử dụng chất xám của các chuyên gia

nước ngoài phục vụ cho quá trình phát triển KT-XH của các địa phương.

Cộng đồng ASEAN được hình thành, lực lượng lao động, trong đó có nhân

lực KH-CN được tự do di chuyển trong thị trường chung. Đây là cơ hội để nhân lực

98 

 

KH-CN được thử thách, rèn luyện, đào tạo ở nhiều môi trường khác nhau, nhất là ở

những nước có trình độ phát triển cao hơn. Nhờ đó sẽ nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng. Mặt khác, hội nhập với thế giới, tham gia vào

các định chế quốc tế sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải cách trong nước, hệ thống

pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ tạo hành lang

pháp lý thuận lợi cho lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN.

Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ với nhịp độ

ngày càng nhanh và đi vào chiều sâu, gần đây thế giới lại bước vào cuộc Cách mạng

Công nghiệp lần thứ tư (4.0). KH&CN phát triển tác động mạnh mẽ đòi hỏi Đảng và

Nhà nước cũng như các tỉnh, thành ủy trong cả nước nói chung và các tỉnh, thành ủy

ở vùng DHMT nói riêng phải đổi mới mạnh mẽ và tăng cường lãnh đạo phát triển

KH&CN và nhân lực KH-CN ngày càng có chất lượng cao để nước ta và các địa

phương không bị tụt hậu xa hơn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ nhất (năm 1784) sử dụng năng lượng

nước và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất. Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần 2

(năm 1870) sử dụng năng lượng điện để tạo nên nền sản xuất quy mô lớn. Cuộc

Cách mạng công nghiệp thứ 3 (năm 1969) sử dụng điện tử và công nghệ thông tin

để tự động hoá sản xuất. Ngày nay, một cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 4 đang

được hình thành trên nền tảng của cuộc Cách mạng thứ 3, đó là cuộc Cách mạng số,

đã bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ trước, đó là một loạt công nghệ giúp xóa nhòa

ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. Với các xu hướng lớn: khoa

học robot cao cấp; vật liệu mới; kỹ thuật số; sinh học... Cuộc cách mạng này tác

động làm thay đổi rất lớn và sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội, lề lối làm việc, phong

cách lãnh đạo, quản lý của các tập thể, cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta nói chung

và ở vùng DHMT nói riêng, trước hết là các tỉnh, thành ủy vùng này. Đây là đòi

hỏi, động lực và là thuận lợi lớn để các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT tăng cường

lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN, góp phần quyết định đẩy nhanh quá trình CNH,

HĐH thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh và bền vững.

Đất nước ta đang chuyển đổi mạnh sang cơ chế thị trường.

Nước ta đang chuyển đổi mạnh sang thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý

của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Cơ chế đó

cũng bao hàm cả cơ chế quản lý các hoạt động KH&CN và nhân lực KH-CN. Cơ chế

quản lý được đổi mới có tác dụng mở đường cho hoạt động KH&CN, tạo ra điều kiện

99 

 

và môi trường cho KH&CN và nhân lực KH-CN phát huy vai trò là động lực thúc

đẩy phát triển KT-XH. Đồng thời, cơ chế quản lý tiến bộ sẽ tạo ra nhu cầu xã hội kích

thích đổi mới kỹ thuật, đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ KH&CN vào sản

xuất, kinh doanh và đời sống. Từ đó thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát

triển công nghệ, KH&CN không ngừng phát triển. Hơn nữa, thực hiện cơ chế thị

trường thì sự giao lưu, cạnh tranh sẽ diễn ra mạnh mẽ tạo cơ hội cho mỗi cá nhân

nhân lực KH-CN tự khẳng định mình, vươn lên phát triển.

Thành tựu KT-XH của hơn 30 năm đổi mới tạo tiền đề quan trọng để các tỉnh, thành ủy

tiếp tục lãnh đạo phát triển KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN trong giai đoạn tiếp theo.

Hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, các tỉnh, thành phố vùng DHMT đã đạt

được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh

tế, KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN trong thời gian tới. Kinh tế của các tỉnh,

thành phố liên tục có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng

hướng, quy mô nền kinh tế tăng lên đáng kể. Các ngành, các thành phần kinh tế đều

phát triển, lực lượng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, đã và đang là động lực to lớn,

trực tiếp thúc đẩy KT-XH phát triển. Nhờ kinh tế phát triển các tỉnh, thành phố mới có

nguồn thu để tăng chi ngân sách cho KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN. Mặt khác,

kinh tế phát triển, các thành phần kinh tế, doanh nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy đổi mới

công nghệ và ứng dụng KH&CN vào quản lý, sản xuất, kinh doanh. Từ đó, các doanh

nghiệp và xã hội mới có nhu cầu sử dụng sản phẩm KH&CN. Và như vậy, sản phẩm lao

động của nhân lực KH-CN được tiêu thụ sẽ thúc đẩy đội ngũ này tích cực nghiên cứu

sáng tạo. KT-XH phát triển còn tạo môi trường, điều kiện hấp dẫn để các địa phương

thực hiện chính sách thu hút nhân lực KH-CN chất lượng cao.

Thời kỳ cơ cấu dân số vàng đưa lại nhiều cơ hội cho các tỉnh, thành phố

trong phát triển nhân lực KH-CN.

Giai đoạn 2013 - 2025 là thời kỳ cơ cấu dân số vàng của Việt Nam. Với cơ cấu

dân số vàng đây là “cơ hội vàng” để các tỉnh, thành ủy vùng DHMT lãnh đạo phát

triển nhân lực KH-CN. Thời kỳ cơ cấu dân số vàng đồng nghĩa với việc các tỉnh,

thành phố vùng DHMT có một lực lượng lao động trẻ, dồi dào, tỉ lệ lao động được đào

tạo cao đẳng, đại học và sau đại học tăng lên. Vận hội do cơ cấu dân số vàng mang lại

là lao động nhiều, tỷ số người phụ thuộc thấp nên có điều kiện để tiết kiệm, tích lũy tài

sản cho từng gia đình và cho toàn bộ nền kinh tế. Nhờ đó, tăng nguồn lực để đầu tư

100 

 

cho y tế, giáo dục, phòng chống suy dinh dưỡng, phát triển giáo dục - đào tạo, nâng

cao chất lượng NNL. Nếu các tỉnh, thành ủy và chính quyền địa phương đề ra được

những chủ trương, chính sách, giải pháp đúng để tận dụng tối đa thời cơ do cơ cấu dân

số vàng đưa lại sẽ tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nhân lực KH-CN.

Các cơ chế, chính sách phát triển NNL và KH&CN được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận

lợi cho các tỉnh, thành ủy và chính quyền các địa phương lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN.

Nước ta đang thể hiện quyết tâm phấn đấu sớm trở thành nước công nghiệp theo

hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi nước ta phải đổi mới mô hình tăng

trưởng, phát triển NNL chất lượng cao và KH&CN. Một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm

của nhiệm kỳ đại hội XII được Đảng ta xác định là phải thực hiện có hiệu quả đột phá

chiến lược về phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao. Vì vậy, trong thời gian

tới, Đảng và Nhà nước sẽ tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này. Mà

muốn phát triển, trước hết hệ thống cơ chế, chính sách cho phát triển NNL và phát

triển KH&CN sẽ phải tiếp tục được đổi mới, bổ sung, hoàn thiện. Chính phủ, các bộ,

ban ngành Trung ương sẽ đẩy mạnh thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng về

phát triển KH&CN và Luật Khoa học và Công nghệ. Đây là hành lang pháp lý để các

tỉnh, thành ủy và chính quyền ở vùng DHMT lãnh đạo phát triển KH&CN và phát

triển nhân lực KH-CN đạt kết quả tốt hơn trong những năm tới.

Việc tiếp tục thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về xây dựng Đảng, nhất

là Nghị quyết Trung ương sáu khóa XII về tiếp tục đổi mới PTLĐ của Đảng thông

qua tổ chức đảng và đảng viên sắp được ban hành, sẽ được các tỉnh, thành ủy ở

vùng DHMT triển khai thực hiện mạnh mẽ sẽ đạt kết quả khích lệ.

Để tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo công cuộc đổi mới

giành thắng lợi lớn hơn, Đảng đã xác định chủ trương duy trì thành nền nếp thường

xuyên việc thực hiện Nghị quyết Trung ương bốn khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về

xây dựng Đảng hiện nay". Gần đây, Đảng đã ban hành Nghị quyết Trung ương bốn

khóa XII "Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái

về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển

hoá" trong nội bộ"; Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 05- CT/TW về đẩy mạnh học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, hiện nay các Ban

Tham mưu, giúp việc của Đảng, các cơ quan lý luận Trung ương và nhiều cấp ủy địa

phương đang tích cực chuẩn bị Dự thảo Nghị quyết của Đảng về tiếp tục đổi mới

101 

 

PTLĐ của Đảng thông qua tổ chức đảng và đảng viên sẽ được bàn và quyết định tại

Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ sáu (dự kiến vào Quý III năm 2017). Các

Nghị quyết, Chỉ thị này sẽ được các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT triển khai thực hiện

mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao, các biện pháp cụ thể phù hợp. Các tỉnh, thành ủy

sẽ có chuyển biến quan trọng về chất lượng lãnh đạo, trong đó có nội dung, PTLĐ,

phong cách, lề lối làm việc trong lãnh đạo nói chung và lãnh đạo phát triển nhân lực

KH-CN nói riêng, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới ở địa phương.

Những kinh nghiệm về lãnh đạo phát triển NNL chất lượng cao được tích lũy

trong thời gian qua, đây là nhân tố quan trọng để các tỉnh, thành ủy và chính quyền

các địa phương phát huy trong lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN những năm tới.

Thực hiện nhiệm vụ đột phá chiến lược về phát triển NNL chất lượng cao do

Đại hội XI của Đảng đề ra. Trong nhiệm kỳ qua, các tỉnh, thành phố vùng DHMT

tập trung thực hiện. Nhiều đề án đã được ban hành và tổ chức thực hiện, các chính

sách được xây dựng, bổ sung hoàn thiện, công tác tổ chức phát triển NNL chất

lượng cao ngày càng chặt chẽ. Các tỉnh, thành ủy, các cấp ủy đảng và đội ngũ cán

bộ, đảng viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo phát triển NNL

chất lượng cao. Đây là tiền đề quan trọng để các tỉnh, thành ủy và chính quyền các

địa phương tiếp tục phát huy trong những năm tới. Đồng thời, những hạn chế, bất

cập, yếu kém trong công tác phát triển NNL chất lượng cao cũng đã được chỉ ra để

khắc phục, hoàn thiện và phòng tránh trong thời gian tới.

4.1.1.2. Khó khăn, thách thức

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là yêu

cầu về chất lượng nhân lực KH-CN để có thể từng bước triển khai có kết quả cuộc

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (4.0) trên đất nước ta.

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng cũng đặt ra không ít khó

khăn, thách thức. Các tỉnh, thành phố vùng DHMT sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với

các nước để tồn tại và phát triển. Đặc biệt, trong thời gian tới là thời kỳ mà Việt

Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các

hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn

nhiều so với giai đoạn trước đây. Điều đó đòi hỏi các đảng bộ và chính quyền, cộng

đồng doanh nghiệp và nhân lực KH-CN phải nỗ lực rất cao để tận dụng thời cơ,

vượt qua những thách thức trong quá trình hội nhập. Một thách thức rất lớn đối với

102 

 

các tỉnh, thành phố là điều kiện và nguồn lực còn hạn chế, nền kinh tế quy mô nhỏ,

trình độ phát triển thấp, chất lượng NNL chưa đáp ứng yêu cầu, KH&CN chưa phát

triển, năng lực cạnh trạnh rất thấp.

Cộng đồng ASEAN (AEC) được thành lập, với hơn 600 triệu dân trong một

cộng đồng quốc tế thống nhất, trong đó lực lượng lao động có thể di chuyển tự do

qua biên giới. Điều đó đồng nghĩa với việc nhân lực của các tỉnh, thành phố vùng

DHMT sẽ phải cạnh tranh với lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng cao hơn từ

các nước khác trong khu vực và thế giới. Một vấn đề đáng lo ngại là trình độ ngoại

ngữ, kỹ năng nghề nghiệp của nhân lực KH-CN ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT

chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập; không chỉ thiếu cán bộ đầu đàn giỏi mà còn thiếu

cả nhân lực trẻ có trình độ, kỹ năng cao. Đặc biệt, việc lãnh đạo tạo ra nhân lực KH-

CN chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu từng bước triển khai có kết quả cuộc Cách

mạng Công nghiệp lần thứ tư (4.0) khó có thể đạt được trong thời gian ngắn. Đây là

một thách thức rất lớn đối với sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy vùng DHMT và

chính nhân lực KH-CN. Nếu các tỉnh, thành ủy không nỗ lực vượt bậc trong lãnh

đạo phát triển nhân lực KH-CN thì khó tránh khỏi sự tụt hậu so với các nước trong

khu vực và không thể hội nhập quốc tế sâu rộng, có kết quả.

Trong thế giới hội nhập, sự giao lưu văn hóa là không có biên giới cứng, nhất

là bộ phận được đào tạo ở nước ngoài họ được tiếp cận trực tiếp với văn hóa, lối

sống phương Tây và có những người đề cao quá mức các giá trị của Tư Bản. Làm

thế nào để định hướng tư tưởng chính trị cho nhân lực KH-CN, đây là những khó

khăn, thách thức cho tỉnh, thành ủy và các cấp ủy đảng trong quá trình lãnh đạo phát

triển nhân lực KH-CN.

Cuộc cách mạng KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển

mạnh mẽ làm cho thế giới thay đổi nhanh chóng. Điều đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ

lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ chủ chốt của các địa phương trong vùng phải mở

rộng tầm nhìn ra thế giới, luôn đổi mới tư duy, sáng tạo để có những dự báo chuẩn

xác xu hướng phát triển của thời đại, nhất là của KH&CN để đưa ra những quyết sách

lãnh đạo đúng, bắt nhịp cùng với xu thế phát triển của thế giới. Nếu không chịu đổi

mới, cứ tư duy trong cái “ao làng” chật hẹp, bảo thủ, trì trệ thì sẽ lạc hậu và mãi tụt

hậu đi sau. Chính vì thế trong thời đại ngày nay, muốn cho địa phương phát triển cần

phải có một đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, có tư duy sáng tạo, biết dựa

vào khoa học để đưa ra những quyết định lãnh đạo đúng đắn, phù hợp với thực tiễn.

103 

 

Đối với nhân lực KH-CN, KH&CN phát triển nhanh, tri thức khoa học được sản

sinh ra nhiều, công nghệ luôn luôn đổi mới, chu kỳ vòng đời của sản phẩm rút ngắn

lại, các sản phẩm mới ra đời với những tính năng mới, hiện đại hơn. Đòi hỏi nhân lực

KH-CN phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo để nâng cao trình

độ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, khả năng sử dụng nếu không sẽ không thích ứng

kịp với sự phát triển của KH&CN và sự phân công lao động tất yếu sẽ bị đào thải.

Tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn; tình trạng chảy máu chất xám tiếp tục gia

tăng; tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn

ra gay gắt, phức tạp.

Mặc dù kinh tế của các tỉnh, thành phố trong vùng từng bước ra khỏi suy giảm,

lấy lại đà tăng trưởng nhưng chưa thật sự bền vững, hiệu quả trên một số lĩnh vực còn

thấp. Trong những năm tới, kinh tế vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của

cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển DHMT, biến

đổi khí hậu, tình hình dịch bệnh, thiên tai đang diễn biến khó lường; các doanh nghiệp

làm ăn kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh thấp. Do điểm xuất phát của nền kinh tế

thấp, cộng với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên không thuận lợi, xa trung tâm nên quy

mô nền kinh tế của các tỉnh, thành phố trong vùng còn nhỏ, tích lũy để tái đầu tư rất ít,

phần lớn các tỉnh vẫn phải dựa vào cấp ngân sách từ Trung ương. Mô hình tăng trưởng

chưa có thay đổi lớn, tái cơ cấu kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tình hình trên làm cho

việc huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển, trong đó có đầu tư cho KH&CN và

phát triển nhân lực KH-CN trong thời gian tới gặp nhiều khó khăn.

Do môi trường tự nhiên của vùng DHMT rất khắc nghiệt, điều kiện làm việc

không đáp ứng với nhu cầu phát triển về chuyên môn và nâng cao thu nhập. Mặt

khác, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng nên một số người có trình độ, năng lực sẽ rời

bỏ địa phương để tìm đến các thành phố lớn để làm việc. Một bộ phận nhân lực tốt

nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ nhất là số học ở nước ngoài sẽ tìm kiếm việc làm ở

những nơi có điều kiện tốt hơn. Tình trạng chảy máu chất xám còn diễn ra ở khu vực

công. Một số nhân lực sẽ rời bỏ khu vực công để ra ngoài làm việc cho khu vực tư,

nhất là cho các doanh nghiệp, bệnh viên tư, cơ quan của nước ngoài, bởi nơi đó có

thu nhập cao hơn, môi trường năng động hơn. Làm thế nào để giữ chân và thu hút

người tài giỏi vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức KH&CN công

lập đang là bài toán khó giải cho các cấp lãnh đạo của địa phương, các trường đại học

104 

 

trong vùng khi cơ chế, chính sách, môi trường làm việc chưa đáp ứng, chế độ đại ngộ

chưa có nhiều đổi mới, tư duy, thói quen và lợi ích nhóm chi phối.

Trong những năm tới, tình hình tranh chấp về chủ quyền biển, đảo giữa các nước

trong khu vực trên Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và căng thẳng, vì tham

vọng của Trung Quốc không đổi. Việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế đang

gia tăng các hoạt động trái phép xây đắp các đảo đá nhân tạo, xây dựng các công trình

phục vụ cho mục đích quân sự khiến cho vùng này lại càng nóng lên. Vùng DHMT sẽ

chịu tác động trực tiếp, bởi đây là khu vực nằm trong vùng Biển Đông, trong đó Đà

Nẵng và Khánh Hòa có hai huyện đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng các nước

khác lại tranh chấp. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách

thức lớn. Tình hình trên ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định để phát triển, đến việc thu

hút đầu tư của các địa phương, tác động đến tư tưởng của nhân lực KH-CN, cán bộ,

đảng viên, nhân dân và cả sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển.

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức suy thoái về

tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, sức chiến

đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo

của đảng bộ và quản lý điều hành của chính quyền.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của các đảng bộ ở vùng DHMT đã đạt được

những kết quả quan trọng, song vẫn còn nhiều khuyết điểm, hạn chế, có mặt còn diễn

biến phức tạp hơn. Những yếu kém đang nôi lên là tình trạng suy thoái tư tưởng chính

trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những biểu hiện “Tự diễn

biến” “Tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức

diễn biến phức tạp. Một số cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dao động, mất

phương hướng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về mục tiêu, lý tưởng và con

đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp;

chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, cục bộ địa phương, mất đoàn kết diễn ra ở một số tổ

chức đảng. Tình hình trên làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng bộ

và quản lý, điều hành của chính quyền và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của HTCT.

Văn hóa, tâm lý tiểu nông vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng mặt trái của kinh tế

thị trường đối với đội ngũ cán bộ và nhân lực KH-CN.

Nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, chuyển sang kinh tế thị trường, vì

thế, đội ngũ cán bộ và nhân lực KH-CN của nước ta nói chung và ở vùng DHMT nói

riêng phần lớn xuất thân từ nông dân và hoạt động trong môi trường ấy, nên chịu tác

105 

 

động về văn hóa, tâm lý, lối sống của tiểu nông và của kinh tế thị trường. Tâm lý tiểu

nông nên tư duy manh mún, thiếu tầm nhìn chiến lược, cục bộ, tùy tiện, thiếu ý thức

tổ chức kỷ luật, coi thường pháp luật, phong cách lề lối làm việc thiếu kế hoạch, khoa

học. Tâm lý tiểu nông thường đố kỵ với người hiểu biết, giỏi hơn mình. Khi được

trao nắm chức quyền, tâm lý đó có thể chuyển thành thái độ ngại sử dụng người giỏi,

người tài. Tâm lý tiểu nông còn tồn tại trong đội ngũ cán bộ và nhân lực KH-CN

cộng thêm vào đó là tác động của cơ chế, chính sách không còn phù hợp đã thúc đẩy

mặt hạn chế của đội ngũ cán bộ và nhân lực KH-CN: một số sa vào con đường hám

danh lợi; một số chỉ biết lợi ích riêng, không có thái độ hợp tác chân thành với người

khác; một số chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa giáo điều sách vở nên không có

năng lực tư duy biện chứng trước thực tiễn đang biến đổi nhanh chóng, ngại phản

biện, tranh luận, đối thoại; một số sống kiểu “duy tình” mà không gắn với “duy

lý”.v.v… Đây là những trở lực đối với quá trình lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN.

Kinh tế thị trường vốn quan tâm rất nhiều đến lợi nhuận và lợi ích cá nhân, đề

cao sức mạnh của đồng tiền, của lợi ích vật chất. Thực hiện kinh tế thị trường, trong

khi hệ thống cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ; công tác giáo dục

chính trị tư tưởng, đạo đức; công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên,

công chức, viên chức của các đảng bộ, chính quyền, các cơ quan, đơn vị đang còn

nhiều hạn chế, bất cập, quản lý xã hội còn nhiều mặt yếu kém và có phần lúng lúng

khiến cho tình hình vi phạm, suy thoái của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức

ngày càng gia tăng và chưa có cách thức, biện pháp để ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả.

4.1.2. Mục tiêu và phương hướng

4.1.2.1. Mục tiêu

Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ CNH,

HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhâp quốc tế đề

ra mục tiêu tổng quát là:

Phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho KH&CN thực sự là động lực quan

trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất, kinh tế tri thức, nâng cao năng

suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi

trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công

nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại

theo định hướng XHCN vào giữa thế kỷ XXI. Đến năm 2020, KH&CN Việt

106 

 

Nam đạt trình độ phát triển của các nhóm nước dẫn đầu ASEAN; đến năm

2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới [4].

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, Nghị quyết xác định mục tiêu cụ thể về phát

triển nhân lực KH-CN như sau:

“Hình thành đồng bộ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao,

tâm huyết, trung thực, tận tụy. Đến năm 2020, số cán bộ khoa học và công nghệ

nghiên cứu và phát triển đạt mức 11 người trên một vạn dân”[4].

Quy hoạch phát triển nhân lực ngành khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-

2020 xác định mục tiêu:

Xây dựng được đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ đủ về số lượng, đạt

trình độ tiên tiến trong khu vực và dần tiếp cận với trình độ các nước tiên tiến;

có cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền hợp lý; vừa đảm bảo quy hoạch

chung về nhân lực chung cho toàn ngành khoa học và công nghệ, vừa tập

trung cho các lĩnh vực công nghệ ưu tiên. Đảm bảo nguồn lực thực hiện định

hướng phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, góp phần thực

hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 [11].

Trên cơ sở mục tiêu chung, xuất phát từ tình hình thực tiễn của các tỉnh, thành phố

vùng DHMT, mục tiêu lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN đến năm 2025 là: Tăng

cường lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN đủ về số lượng, có chất lượng cao đủ năng

lực giải quyết những nhiệm vụ KH-CN trọng điểm của địa phương, một số lĩnh vực đạt

trình độ tương đương với các nước dẫn đầu ASEAN, có cơ cấu hợp lý nhằm thực hiện

thắng lợi chiến lược phát triển KH&CN và kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương.

4.1.2.2. Phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng

duyên hải miền Trung đối với phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định nhiệm vụ tổng quát và phương

hướng, nhiệm vụ của phát triển giáo dục, đào tạo và KH&CN:

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ;

phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công

nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước [26, tr.77].

Đồng thời, Văn kiện xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển và ứng dụng

khoa học, công nghệ:

107 

 

Phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho KH&CN thực sự là quốc sách hàng

đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh

tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền

kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh [26, tr.120].

Về phát triển nhân lực KH-CN, Văn kiện nhấn mạnh:

Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn

vinh đội ngũ cán bộ KH&CN, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp.

Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ KH&CN phát triển bằng

tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Thực

hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu,

sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học [26, tr.122].

Từ những vấn đề nêu trên và từ phương hướng trong Chiến lược phát triển

KH&CN của các tỉnh, thành phố vùng DHMT, có thể xác định phương hướng tăng

cường lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành ủy gồm:

Một là, các tỉnh, thành ủy tập trung lãnh đạo tạo chuyển biến căn bản, sâu sắc về

nhận thức về những vấn đề nêu trên trong tỉnh, thành ủy, các cấp ủy, cán bộ lãnh đạo,

quản lý chủ chốt, đội ngũ đảng viên, nhất là trong BTV tỉnh, thành ủy, cấp ủy, cán bộ

trong các tổ chức KH&CN của địa phương.

Hai là, các tỉnh, thành ủy tập trung lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN đáp

ứng yêu cầu công cuộc đổi mới ở từng địa phương; đồng thời lãnh đạo phát triển dần

nhân lực KH-CN chất lượng cao đáp ứng yêu cầu từng bước triển khai thực hiện có

hiệu quả cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (4.0) ở địa phương trong tổng thể

thực hiện cuộc cách mạng này trong cả nước.

Ba là, các tỉnh, thành ủy coi trọng lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN đáp ứng

yêu cầu khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh, thành

phố vùng DHMT phục vụ sự phát triển nhanh, bền vững KT-XH, bảo vệ môi trường

sinh thái, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Bốn là, các tỉnh, thành ủy tăng cường lãnh đạo xây dựng, hoàn thiện hệ thống

cơ chế, chính sách phát triển nhân lực KH-CN trên cơ sở đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước về KH&CN; tăng cường dân chủ trong hoạt động

KH&CN, tạo môi trường pháp lý lành mạnh phát triển nhân lực KH-CN.

108 

 

Năm là, các tỉnh, thành ủy tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng các tổ

chức đảng và đội ngũ đảng viên trong các tổ chức, cơ quan KH&CN; đổi mới

PTLĐ của tỉnh, thành ủy đối với phát triển nhân lực KH-CN thông qua tổ chức

đảng và đảng viên trong các tổ chức, cơ quan KH&CN.

Sáu là, các tỉnh, thành ủy tăng cường lãnh đạo phát huy vai trò của HTCT, các

tổ chức kinh tế, KH&CN và các lực lượng ở địa phương, tranh thủ sự hỗ trợ của các

lực lượng trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực KH-CN từng

tỉnh, thành phố.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA

CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐỐI VỚI PHÁT

TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ ĐẾN NĂM 2025

4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tỉnh, thành ủy, ban thường

vụ, các cấp ủy, cán bộ chủ chốt và nhân lực KH-CN về sự cần thiết phải tăng

cường lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

Nhận thức đúng là khởi đầu cho hành động đúng. Nhưng, nhận thức là một

quá trình từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Trong quá trình

nhận thức, các chủ thể luôn chịu sự chi phối của những điều kiện khách quan và

nhân tố chủ quan. Trên thực tế, thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau mà

một số cấp ủy, cán bộ chủ chốt của các địa phương trong vùng nhận thức chưa thật

sự đầy đủ, sâu sắc về vai trò quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất của

KH&CN, vai trò quyết định của NNL chất lượng cao đối với sự phát triển, chưa coi

đây là một nhiệm vụ trọng tâm, chưa bố trí cán bộ lãnh đạo có đủ thẩm quyền, năng

lực trực tiếp chỉ đạo công tác phát triển nhân lực KH-CN.

Trong nhiều nghị quyết, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định KH&CN có vai trò là

nền tảng và động lực quan trọng nhất để phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc; “phát

triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định

đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển

đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát

triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [24, tr.130]. Chính vì thế “việc phát huy và phát

triển KH&CN” trong đó có phát triển nhân lực KH-CN là một nhiệm vụ trọng tâm của

các cấp ủy đảng và chính quyền; là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng của

người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

109 

 

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tỉnh, thành ủy, BTV tỉnh, thành ủy, các cấp

ủy, cán bộ chủ chốt và nhân lực KH-CN về các vấn đề: vai trò quốc sách hàng đầu,

động lực then chốt của KH&CN, vai trò của nhân lực KH-CN trong sự nghiệp CNH,

HĐH, phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế để từ đó thấy được tầm quan trọng của

phát triển nhân lực KH-CN, xem đó vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, vừa là biện

pháp cấp bách; quán triệt và nhận thức sâu sắc những định hướng phát triển KH&CN

đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Đảng ta chỉ rõ trong nghị quyết Trung

ương sáu (khóa XI); quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ phát triển KH&CN

được xác định rõ trong Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020. Nâng cao

nhận thức về nội dung chủ yếu của phát triển nhân lực KH-CN; nội dung và PTLĐ

phát triển nhân lực KH-CN; thấy rõ những mặt mạnh, mặt hạn chế, yếu kém của nhân

lực KH-CN trên địa bàn, những ưu điểm và khuyết điểm, hạn chế của quá trình lãnh

đạo phát triển nhân lực KH-CN của tỉnh, thành ủy và các cấp ủy trong những năm qua.

Nâng cao nhận thức về vai trò của tỉnh, thành ủy, BTV, các cấp ủy và đội ngũ cán bộ

chủ chốt trong lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN, từ đó xác định rõ trách nhiệm của

từng ủy viên BCH, BTV, cán bộ, đảng viên đối với nhiệm vụ này. Nhận thức sâu sắc

về những thuận lợi và những khó khăn, thách thức tác động đến sự lãnh đạo phát triển

nhân lực KH-CN trong thời gian tới để có những chủ trương, giải pháp phù hợp.

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tỉnh, thành ủy, BTV tỉnh, thành ủy, các cấp

ủy, cán bộ chủ chốt và nhân lực KH-CN cần thực hiện tốt những biện pháp cụ thể sau:

Một là, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến quán triệt các nghị quyết của Đảng,

Chiến lược, chương trình hành động của Chính phủ và các nghị quyết, chương trình

hành động của tỉnh, thành ủy, chương trình, kế hoạch, đề án của chính quyền tỉnh,

thành phố về phát triển KH&CN, nhân lực KH-CN và xây dựng đội ngũ trí thức.

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và

giải pháp của Nghị quyết Trung ương sáu (khóa XI) về phát triển KH&CN; quán triệt

mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời

kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển

nhân lực KH-CN, xây dựng đội ngũ trí thức trong văn kiện XII của Đảng; Chiến lược

của Chính phủ về phát triển KH&CN, phát triển NNL và phát triển nhân lực KH-CN.

Quán triệt và thực hiện chủ trương, chính sách của Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị

Trung ương 4 khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô

110 

 

hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh

của nền kinh tế; các nghị quyết, chương trình hành động của tỉnh, thành ủy, chương

trình, kế hoạch, đề án của chính quyền tỉnh, thành phố về phát triển KH&CN, nhân lực

KH-CN và xây dựng đội ngũ trí thức.

Đổi mới mạnh mẽ việc tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng và

nghị quyết, chương trình hành động của tỉnh, thành ủy về phát triển KH&CN và phát

triển nhân lực KH-CN, xây dựng đội ngũ trí thức làm sao cho thiết thực, hiệu quả, khắc

phục triệt để bệnh hình thức; phù hợp với từng cấp, từng đối tượng. Trong quá trình

học tập, quán triệt các nghị quyết trên cần kết hợp tự nghiên cứu với nghe phổ biến, kết

hợp giữa học tập, quán triệt với thảo luận, thông qua chương trình hành động của cấp

ủy, tổ chức đảng; kết hợp chặt chẽ giữa thuyết trình với thảo luận, đối thoại giữa báo

cáo viên và người nghe, với thu hoạch, kiểm tra, đánh giá việc học tập, quán triệt nghị

quyết, bảo đảm cho mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ

chủ chốt các cấp đều quán triệt, nắm vững và vận dụng thực hiện đúng đắn các nghị

quyết, phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là Ban Cán sự đảng UBND, Đảng đoàn

HĐND, quận ủy, huyện ủy, đảng ủy các trường đại học, Đảng ủy Khối các cơ quan,

Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật xây dựng chương trình hành

động thực hiện nghị quyết của Đảng, nghị quyết của tỉnh, thành ủy. Các cấp ủy, tổ

chức đảng, trực tiếp là người đứng đầu của các tổ chức nói trên có trách nhiệm chỉ

đạo, chủ trì việc tổ chức học tập, quán triệt, xây dựng chương trình hành động của

cấp ủy, tổ chức đảng ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình.

Hai là, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, BTV, chi bộ về nhiệm vụ phát

triển nhân lực KH-CN.

Đưa nhiệm vụ lãnh đạo phát nhân lực KH-CN vào nội dung sinh hoạt đảng.

Các tỉnh, thành ủy, BTV cần chỉ đạo chặt chẽ các cấp ủy đảng, nhất là đảng ủy khối

các cơ quan tỉnh, thành phố, đảng ủy trong các trường đại học, cấp ủy trong các tổ

chức KH&CN, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Khoa học và Công

nghệ đưa nhiệm vụ phát triển nhân lực KH-CN vào nội dung sinh hoạt chuyên đề

của cấp ủy, chi bộ. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, BTV và sinh hoạt chi

bộ trước hết cần phải chuẩn bị kỹ về nội dung. Tiếp nữa là phải đổi mới cách thức

111 

 

tổ chức sinh hoạt cấp ủy, BTV và sinh hoạt chi bộ cần đi vào thực chất, thiết thực,

hiệu quả, tránh hình thức. Trong sinh hoạt đảng, cần kết hợp chặt chẽ giữa hai mặt

xây và chống, biểu dương khuyến khích những tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên

gương mẫu, những tấm gương tiêu biểu trong nhân lực KH-CN thực hiện nghị

quyết của Đảng, nghị quyết của tỉnh, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN; đồng

thời phê bình những tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhân lực KH-CN chưa

nghiêm túc thực hiện nghị quyết, vi phạm khuyết điểm hoặc có biểu hiện giảm sút

đạo đức nghề nghiệp. Sinh hoạt cấp ủy, BTV cũng như sinh hoạt chi bộ cần tập

trung thảo luận tìm kiếm các giải pháp khả thi để thực hiện thắng lợi nghị quyết của

tỉnh, thành ủy đã đề ra. Các cấp ủy và đội ngũ cán bộ chủ chốt phải xác định đây là

một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo quyết liệt, có hiệu quả.

Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng của tỉnh, thành

phố đa dạng hóa hình thức, phương pháp để tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao

nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân lực

KH-CN về phát triển nhân lực KH-CN.

Các tỉnh, thành ủy cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền hình,

phát thanh, cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố cần xây dựng các chương trình,

tăng lượng tin, bài, mở các chuyên trang, chuyên mục như hỏi-đáp, trao đổi, tọa đàm, đối

thoại để tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà

nước và của tỉnh, thành ủy, chính quyền về phát triển nhân lực KH-CN, xây dựng đội ngũ

trí thức, phát triển KH&CN, chương trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tuyên truyền nêu

gương những tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích tiêu biểu trong hoạt động

KH&CN nhằm cổ vũ động viên tạo sức lan tỏa trong nhân dân và trong các tổ chức

KH&CN. Chỉ đạo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy biên soạn các tài liệu phổ biến rộng

rãi các nghị quyết của Đảng, nghị quyết của tỉnh, thành ủy, các chính sách của chính

quyền về phát triển KH&CN, phát triển nhân lực KH-CN; những điển hình trong thực

hiện nghị quyết của Đảng, của tỉnh thành ủy, những tấm gương sáng của các nhà khoa

học trong học tập, nghiên cứu sáng tạo trên Thông tin nội bộ hàng tháng của Ban Tuyên

giáo và phổ biến rộng rãi đến tận các chi bộ. Chỉ đạo các nhà xuất bản tăng các đầu sách

về các đề tài phát triển nhân lực KH-CN, xây dựng đội ngũ trí thức, nghiên cứu, phát triển

và ứng dụng KH&CN; những nghiên cứu về thực tiễn ở các tỉnh vùng DHMT hay những

112 

 

kinh nghiệm của các địa phương khác, của thế giới về các đề tài nêu trên nhằm phổ biến

rộng rãi đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và nhân lực KH-CN.

Bốn là, đề cao trách nhiệm của từng tỉnh ủy viên, thành ủy viên, các cấp ủy, cán bộ

chủ chốt trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển nhân lực KH-CN.

Trước hết các tỉnh, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc cần phải đưa nhiệm vụ phát

triển nhân lực KH-CN vào trong chương trình làm việc toàn khóa và cụ thể hóa bằng

các kế hoạch cụ thể. Tập trung xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo

các tổ chức trong HTCT, các Sở thuộc UBND, các tổ chức KH&CN, Liên hiệp các

Hội Khoa học và kỹ thuật trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ phát triển nhân lực KH-CN.

Phân công rõ trách nhiệm cho tập thể và cá nhân trong tỉnh ủy, thành ủy, BTV và các

cấp ủy trực thuộc, ban lãnh đạo các tổ chức KH&CN chịu trách nhiệm chính trong thực

hiện nhiệm vụ phát triển nhân lực KH-CN.

BTV tỉnh, thành ủy cần chăm lo đến công tác cán bộ, bố trí cán bộ có đủ năng

lực, am hiểu sâu lĩnh vực này đảm đương nhiệm vụ. Đồng thời giao nhiệm vụ cho Bí

thư đảng ủy trực thuộc phải là người chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước tỉnh,

thành ủy về kết quả phát triển nhân lực KH-CN ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Ban Cán sự đảng UBND, Đảng đoàn HĐND, Đảng đoàn

của các tổ chức chính trị - xã hội, Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật

lãnh đạo cụ thể hóa nghị quyết của tỉnh, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN bằng

các chương trình, kế hoạch, đề án, chính sách và tổ chức thực hiện.

4.2.2. Đổi mới việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết

của tỉnh ủy, thành ủy về phát triển nhân lực khoa học - công nghệ; nâng cao chất

lượng các cơ quan tham mưu, giúp việc cho tỉnh ủy, thành ủy đáp ứng yêu cầu

lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

4.2.2.1. Đổi mới việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết

của tỉnh ủy, thành ủy về phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát triển

nhân lực KH-CN đạt kết quả. Thực tế cho thấy, để các tỉnh, thành ủy lãnh đạo phát

triển nhân lực KH-CN đạt kết quả, trước hết phải có nghị quyết đúng đắn về phát

triển nhân lực KH-CN. Điều này lại phụ thuộc rất lớn vào việc đổi mới xây dựng,

ban hành các nghị quyết của tỉnh ủy, thành ủy, BTV tỉnh, thành ủy về phát triển

nhân lực KH-CN. Tiếp theo là đổi mới việc tổ chức thực hiện các nghị quyết có vai

trò không kém phần quan trọng và là nhân tố bảo đảm cho các nghị quyết của tỉnh,

113 

 

thành ủy, BTV tỉnh ủy, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN được thực hiện

thắng lợi. Thực tế công cuộc đổi mới cho thấy, nhiều nghị quyết đúng đắn của Đảng

khi đưa vào thực hiện, ở nhiều nơi đạt kết quả thấp, thậm chí nghị quyết không

được thực hiện chủ yếu do việc tổ chức thực hiện nghị quyết không được đổi mới.

Để đổi mới việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết của tỉnh

ủy, thành ủy, BTV tỉnh ủy, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN cần:

Một là, kế hoạch hóa việc ban hành các nghị quyết của tỉnh ủy, thành ủy,

BTV tỉnh ủy, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN.

Đây là yêu cầu không thể thiếu được trong hoạt động lãnh đạo của tỉnh ủy, thành

ủy và BTV, nó vừa bảo đảm cho sự lãnh đạo mang tính khoa học, vừa thể hiện năng lực,

tầm nhìn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong việc xác định và lựa chọn thứ tự các

nhiệm vụ ưu tiên để ban hành nghị quyết, từ đó chủ động trong việc chuẩn bị các điều

kiện, tiền đề cho việc xây dựng nghị quyết. Do đó, trong chương trình làm việc toàn khóa

của nhiệm kỳ 2015 - 2020, các tỉnh, thành ủy phải căn cứ vào nghị quyết của đại hội

đảng bộ tỉnh, thành phố định hướng các nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này và xuất

phát từ tình hình thực tiễn của địa phương xác định đúng các nhiệm vụ theo thứ tự ưu

tiên để ban hành nghị quyết lãnh đạo, số lượng các nghị quyết chuyên đề của tỉnh ủy,

thành ủy, thời gian ban hành; chủ đề của nghị quyết; cơ quan chủ trì và phối hợp xây

dựng dự thảo nghị quyết; cán bộ phụ trách trực tiếp xây dựng dự thảo nghị quyết…

Hai là, đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động chuẩn bị dự thảo nghị quyết

của tỉnh ủy, thành ủy, BTV tỉnh, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN.

Để nghị quyết có chất lượng là tổng hợp các khâu trong quy trình xây dựng nghị

quyết. Trước hết là khâu chuẩn bị dự thảo nghị quyết, ngay từ công đoạn đầu này, các

tỉnh, thành ủy phải tập trung lãnh đạo để chuẩn bị các điều kiện, tiền đề cho việc xây

dựng dự thảo nghị quyết đảm bảo chất lượng, tập trung vào các công việc: thành lập

tiểu ban xây dựng dự thảo nghị quyết về phát triển nhân lực KH-CN, tỉnh ủy, thành ủy

cần lựa chọn những cán bộ có năng lực, am hiểu sâu về lĩnh vực này trực tiếp phụ

trách; phân công cụ thể cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và lực lượng chính trực tiếp

“chắp bút” dự thảo nghị quyết. Tỉnh ủy, thành ủy phải thường xuyên kiểm tra hoạt

động của tiểu ban này để nắm tình và khi cần có những chỉ đạo định hướng.

Ba là, nâng cao chất lượng hội nghị thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo nghị

quyết của tỉnh ủy, thành ủy, BTV tỉnh, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN.

114 

 

Các dự thảo nghị quyết của tỉnh ủy, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN

cuối cùng đều được thông qua và quyết định tại các hội nghị của tỉnh ủy, thành ủy,

bởi đây là cơ quan có thẩm quyền tổ chức xây dựng và ban hành các nghị quyết,

quyết định về phát triển nhân lực KH-CN. Để xây dựng được nghị quyết có chất

lượng thì nghị quyết phải là sản phẩm trí tuệ của tập thể BCH. Do đó, trước hết cần

đề cao trách nhiệm của từng tỉnh ủy viên, thành ủy viên tích cực tham gia đóng góp ý

kiến có chất lượng vào việc xây dựng nghị quyết. Bản thân từng đồng chí tỉnh ủy

viên, thành ủy viên phải nghiên cứu kỹ lưỡng dự thảo nghị quyết đã được văn phòng

gửi trước, chuẩn bị các ý kiến phát biểu. Tại hội nghị thảo luận ra nghị quyết, từng

đồng chí phải thắng thắn nêu lên ý kiến đóng góp, kể cả những ý kiến ngược chiều,

thực hiện đúng quyền của đảng viên, kể cả quyền bảo lưu ý kiến; đồng thời phải chấp

hành đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Những đồng chí chủ trì hội nghị phải thật sự

dân chủ, tôn trọng, lắng nghe các ý kiến khác nhau, kể cả những ý kiến ngược chiều,

những ý tưởng mới chưa được đề cập trong dự thảo nghị quyết, theo nguyên tắc

“trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình”, bảo đảm

quyền bảo lưu ý kiến của đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số và có trách nhiệm tiếp

tục nghiên cứu, xem xét nhưng không được phân biệt đối xử với đảng viên đó.

Tăng cường dân chủ phải đi liền với bảo đảm tập trung thống nhất trong quá

trình chỉ đạo, điều hành hội nghị. Ở đây đòi hỏi ban chủ trì hội nghị phải vận dụng

đúng đắn, linh hoạt nguyên tắc tập trung dân chủ vào quá trình thảo luận ra nghị

quyết, quyết định về phát triển nhân lực KH-CN. Một mặt, chủ trì hội nghị phải

công khai, minh bạch thông tin về nội dung nghị quyết để tất cả các tỉnh ủy viên,

thành ủy viên nắm rõ, thảo luận rộng rãi, dân chủ đi đến thống nhất và biểu quyết.

Mặt khác, trong quá trình thảo luận phải luôn có sự chỉ đạo, điều hành tập trung,

chủ trì hội nghị phải định hướng những vấn đề trọng tâm, những vấn đề còn có

nhiều ý kiến khác nhau để hội nghị tập trung thảo luận để thống nhất.

Bốn là, đổi mới nội dung, hình thức nghị quyết về phát triển nhân lực KH-CN.

Tỉnh ủy, thành ủy cần đổi mới việc ban hành nghị quyết theo hướng nghị

quyết phải ngắn gọn, rõ ràng, thiết thực, cụ thể, rõ việc, rõ trách nhiệm. Đặc biệt,

trong thời gian tới các tỉnh, thành ủy trong vùng cần tập trung xây dựng các nghị

quyết chuyên đề về phát triển nhân lực KH-CN để lãnh đạo các tổ chức trong

HTCT, nhất là các cấp ủy, tổ chức đảng trong các tổ chức KH&CN, Liên hiệp các

Hội Khoa học và Kỹ thuật quán triệt thực hiện được thuận lợi, hiệu quả.

115 

 

Năm là, tập trung lãnh đạo cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết của tỉnh,

thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN.

Để đưa nghị quyết vào cuộc sống, hiện thực hóa ý chí, mục tiêu của nghị quyết

thành những biến đổi trong hiện thực, tỉnh, thành ủy cần tập trung lãnh đạo các cơ

quan chính quyền kịp thời cụ thể hóa nghị quyết về phát triển nhân lực KH-CN thành

chương trình, kế hoạch, chính sách, đề án phát triển nhân lực KH-CN. Trong tổ chức

thực hiện nghị quyết cần phải kiên trì, bền bỉ bám sát những quan điểm định hướng,

những mục tiêu đề ra, đồng thời các cơ quan chính quyền phải năng động, sáng tạo và

nhạy bén trong việc sử dụng những biện pháp, hình thức tổ chức thích hợp để động

viên tối đa mọi lực lượng vào việc thực hiện thắng lợi nghị quyết.

Các tỉnh, thành ủy cần tăng cường lãnh đạo các cấp ủy, đảng bộ trực thuộc,

Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, cấp ủy, tổ chức đảng trong các

tổ chức KH&CN xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của tỉnh,

thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN. Trong quá trình đó, những đồng chí ủy

viên BTV tỉnh, thành ủy được phân công phụ trách địa bàn, các sở, ban ngành phải

luôn bám sát để kịp thời có sự chỉ đạo, giúp đỡ cấp ủy, tổ chức đảng nói trên thực

hiện tốt nghị quyết của tỉnh, thành ủy đề ra.

4.2.2.2. Nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu, giúp việc cho tỉnh ủy, thành

ủy đáp ứng tốt yêu cầu lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

Các cơ quan tham mưu có vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu, đề

xuất và giúp việc cho tỉnh ủy, thành ủy trong quá trình lãnh đạo phát triển nhân lực

KH-CN. Vì thế, các cơ quan này được coi là “bộ óc thứ hai” của tỉnh ủy, thành ủy. Tuy

nhiên, để cho các cơ quan tham mưu, giúp việc hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đòi

hỏi các cơ quan này phải được quan tâm, chăm lo xây dựng tổ chức, bộ máy tinh gọn,

chức năng, nhiệm vụ rõ ràng; đội ngũ cán bộ của các cơ quan này phải có phẩm chất

chính trị vững vàng, có trình độ trí tuệ, năng lực, trách nhiệm cao với công việc. Ngoài

kiến thức, kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, những cán bộ tham mưu phải có

trình độ lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước về lĩnh vực tham mưu; đặc biệt phải nắm chắc những kiến thức về

quản trị NNL, kiến thức về KH&CN để từ đó có thể nghiên cứu, phân tích, dự báo tình

hình, tham mưu đề xuất những chủ trương, chính sách, biện pháp đúng đắn cho tỉnh ủy,

thành ủy lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN đem lại hiệu quả.

116 

 

Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, nâng cao chất lượng các cơ quan tham

mưu, giúp việc cho tỉnh ủy, thành ủy trong phát triển nhân lực KH-CN bao gồm các

Ban của tỉnh ủy, thành ủy, Ủy ban kiểm tra, Văn phòng, Ban chỉ đạo phát triển

NNL, Trung tâm phát triển NNL, tập trung vào những vấn đề sau:

Một là, tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của

từng cơ quan tham mưu, giúp việc, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ với

các sở thuộc UBND tỉnh, thành phố.

Cần tập trung nghiên cứu, xem xét khắc phục sự trùng lắp hoặc chồng chéo về

chức năng, nhiệm vụ giữa một số cơ quan tham mưu của tỉnh ủy, thành ủy với Ban

chỉ đạo phát triển NNL, Trung tâm phát triển NNL.Từ những thành công của thành

phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam cho thấy việc thành lập Trung tâm phát triển NNL

chất lượng cao nhằm chuyên nghiệp hóa công tác phát triển NNL là một hướng đi

đúng. Vì thế, các tỉnh, thành phố khác trong vùng cần nghiên cứu kinh nghiệm của

Đà Nẵng và Quảng Nam để nhanh chóng thành lập Trung tâm phát triển NNL.

Hai là, tiến hành tổng kết đánh giá hoạt động tham mưu về lĩnh vực phát triển nhân

lực KH-CN, phát triển KH&CN, xây dựng đội ngũ trí thức của các cơ quan tham mưu.

Các tỉnh, thành ủy cần tiến hành tổng kết đánh giá hoạt động tham mưu về lĩnh

vực nêu trên trong thời gian qua để có cơ sở hoàn thiện các quy định, quy chế và có

những định hướng hoạt động cho các cơ quan này trong thời gian tới về tham mưu,

đề xuất các chủ trương, giải pháp phát triển nhân lực KH-CN.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan tham mưu, các tỉnh ủy, thành

ủy cần quy định cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ, phạm vi tham mưu của từng cơ quan.

Ba là, kiện toàn tổ chức, bộ máy của các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh,

thành ủy, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy chế làm việc của các cơ quan này.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, phạm vi tham mưu của từng cơ quan đã được

xác định, tiến hành kiện toàn tổ chức bộ máy bao gồm: số lượng người, cơ cấu,

chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ. Từ đó xác định tiêu chuẩn của

từng chức danh cán bộ làm căn cứ để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ

theo từng chức danh. Đồng thời có thể tiến hành thi tuyển cán bộ, công chức vào

làm việc tại các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh, thành ủy.

Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy chế làm việc và quy chế

phối hợp giữa các cơ quan tham mưu trong thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho tỉnh

117 

 

ủy, thành ủy về lĩnh vực phát triển nhân lực KH-CN. Thường xuyên kiểm tra, giám

sát các quan này thực hiện quy chế đã được ban hành.

Bốn là, đổi mới mạnh mẽ chính sách cán bộ tham mưu và tăng cường đầu tư

xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ quan, cán bộ tham mưu.

Cùng với các các biện pháp trên, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách cán bộ để

thu hút những người thực sự có tài, có đức vào các cơ quan tham mưu, giúp việc

của tỉnh ủy, thành ủy, trong đó chú trọng đổi mới phương thức tuyển chọn, bổ

nhiệm cán bộ tham mưu, nhất là những người đứng đầu; đổi mới chế độ chính sách

đảm bảo đời sống để cán bộ tham mưu toàn tâm, toàn ý đối với công việc được

giao. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện và đảm bảo các

điều kiện làm việc cần thiết để cơ quan tham mưu hoạt động có hiệu quả.

4.2.3. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải

miền Trung đối với phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

PTLĐ có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi các nội dung lãnh

đạo. Thực tế cho thấy, có đường lối đúng, có tổ chức hợp lý mà không có PTLĐ

phù hợp thì hiệu quả lãnh đạo thấp, thậm chí nhiều khi còn làm vô hiệu hóa cả

đường lối, chủ trương. Vì thế, cùng với việc xác định đúng nội dung lãnh đạo, các

tỉnh, thành ủy phải tạo lập được các PTLĐ phù hợp thì mới mang lại hiệu quả. Từ

thực tiễn V.I.Lênin đã khái quát chỉ dẫn rằng “Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta

phải giải quyết nhiệm vụ thuộc loại khác thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng

những phương pháp của ngày hôm qua” [48, tr.398].

Đổi mới PTLĐ nhằm thực hiện có hiệu quả sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy

đối với phát triển nhân lực KH-CN, cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:

4.2.3.1. Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng đối với nhân lực khoa học -

công nghệ

Công tác tư tưởng có vai trò rất quan trọng tạo sự thống nhất về tư tưởng, tổ

chức và hành động của nhân lực KH-CN để thực hiện thắng lợi các nghị quyết của

Đảng và nghị quyết của tỉnh, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN và nhiệm vụ

chính trị của các tổ chức KH&CN. Công tác tư tưởng còn định hướng tư tưởng chính

trị, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân lực KH-CN vào đường lối, chủ trương, nghị

quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng

khẳng định rằng “Tư tưởng thông suốt thì mọi việc làm đều tốt” [56, tr.277]; “Tư

tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm” [55, tr.242]. Để tăng cường và nâng

118 

 

cao chất lượng công tác tư tưởng đối với nhân lực KH-CN cần thực hiện tốt các

biện pháp cụ thể sau:

Một là, các tỉnh, thành ủy lãnh đạo nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các

cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các tổ chức KH&CN, Liên hiệp các hội Khoa

học và Kỹ thuật về công tác tư tưởng đối với nhân lực KH-CN.

Cần làm cho cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu nhận thức sâu sắc về vai

trò tầm quan trọng của công tác tư tưởng đối với nhân lực KH-CN; nếu coi nhẹ

công tác tư tưởng sẽ tự đánh mất phương thức để tập hợp, đoàn kết nhân lực KH-

CN, sẽ không khai thác và phát huy tốt trí tuệ của nhân lực KH-CN vào việc thực

hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; buông lỏng công tác tư tưởng tức là

cấp ủy, tổ chức đảng đã tự mình đánh mất vai trò lãnh đạo đối với nhân lực KH-CN

khi đó “Có thể gây tác động xấu, ảnh hưởng đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng

đối với đội ngũ trí thức, thậm chí có thể Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo đối với những

nhóm và tập thể trí thức nhất định” [91, tr.80].

Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trong các tổ chức KH&CN phải

thường xuyên quan tâm và làm tốt công tác tư tưởng. Trước hết, cấp ủy, người đứng

đầu phải nhận thức sâu sắc công tác tư tưởng trước hết là nhiệm vụ cấp uỷ và đồng

chí bí thư cấp uỷ. Cấp ủy phải xây dựng nghị quyết chuyên đề về công tác tư tưởng,

trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để tăng cường và nâng cao chất

lượng công tác tư tưởng của đảng bộ, chi bộ; đồng thời tập trung lãnh đạo Ban Tuyên

giáo đảng ủy xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ

thông tin, tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, viên chức.

Bí thư cấp uỷ, thủ trưởng các tổ chức KH&CN hàng năm phải lập kế hoạch chỉ đạo

công tác tư tưởng, mở rộng dân chủ, sâu sát, gần gũi với cán bộ dưới quyền, đảng

viên, viên chức trong đơn vị để nắm bắt, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng, có biện

pháp giải quyết kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh. Xây dựng cơ chế cấp uỷ,

người đứng đầu định kỳ làm việc với các tổ chức đoàn thể, tiếp xúc, đối thoại lắng

nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của viên chức trong các tổ chức KH&CN. Cấp ủy,

thủ trưởng các tổ chức KH&CN chỉ đạo các chi bộ trực thuộc nâng cao chất lượng

sinh hoạt đảng thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình,

khắc phục tình trạng mơ hồ về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, viên chức.

Hai là, kiện toàn tổ chức, bộ máy, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật

cho công tác tư tưởng.

119 

 

Các tỉnh, thành ủy và cấp ủy cấp trên trực tiếp cần kiện toàn Ban Tuyên giáo

đảng ủy trong các tổ chức KH&CN, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật theo

hướng tinh gọn. Muốn vậy phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ; quan tâm chăm lo

xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo có đủ phẩm chất và năng lực, có

kỹ năng nói và viết tốt; phải thường xuyên bồi dưỡng các kỹ năng, cập nhất thông

tin cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo. Chỉ đạo Ban Tuyên giáo xây dựng và thực hiện

tốt quy chế hoạt động và quy chế phối hợp với các ban tham mưu của đảng ủy, các

đoàn thể trong cơ quan, đơn vị. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật theo

hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác tư tưởng trong thời đại bùng nổ

thông tin và hoạt động tư tưởng ngày càng phong phú, đa dạng, phức tạp.

Ba là, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác tư tưởng.

Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác tưởng để công tác tư tưởng

không trở nên lạc hậu, thiếu tính hấp dẫn. Cần lựa chọn những nội dung thiết thực,

những nội dung mà nhân lực KH-CN đang quan tâm, mong đợi. Các tỉnh, thành ủy lãnh

đạo, chỉ đạo cấp ủy, cán bộ trực tiếp làm công tác tư tưởng trong các tổ chức KH&CN,

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phải bám sát các định hướng chỉ đạo của Đảng,

của Ban Tuyên giáo Trung ương, của tỉnh ủy, thành ủy về công tác tư tưởng; xin ý kiến

chỉ đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp và cung cấp các tài liệu, thông tin. Mặt khác, cấp

ủy, Ban Tuyên giáo đảng ủy trong các tổ chức KH&CN phải bám sát thực tiễn, nắm bắt

tình hình của từng nhóm nhân lực KH-CN để chủ động nghiên cứu, biên soạn, sưu tầm

tài liệu, thu thập thông tin đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng.

Hiện nay, công tác tư tưởng đối với nhân lực KH-CN phải tăng cường phổ biến,

quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các

vấn đề: phát triển KH&CN, xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong sự

nghiệp CNH, HĐH và phát triển KT-XH, về hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng Công

nghiệp lần thứ tư- những nội dung và những thời cơ, thách thức của nước ta, của địa

phương cũng như đối với nhân lực KH-CN, về phát triển thị trường KH&CN, về đổi

mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo…

Đồng thời, công tác tư tưởng phải đi sâu vào từng nhóm đối tượng trong nhân lực KH-

CN để nắm bắt tình hình diễn biến về tư tưởng, tâm trạng và có giải pháp phù hợp, kịp

thời. Công tác tư tưởng phải cổ vũ, động viên tinh thần say mê nghiên cứu khoa học,

phát triển công nghệ, kịp thời tuyên truyền nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên

120 

 

tiến trong học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Công tác tư tưởng còn

phải đấu tranh phê phán mạnh mẽ những biểu hiện giảm sút đạo đức nghề nghiệp, thiếu

ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng, chạy theo bằng cấp, thiếu trung thực và tinh thần

hợp tác trong hoạt động động KH&CN, những biểu hiện chạy theo lợi ích trước mắt,

thiếu ý chí phấn đấu vươn lên về chuyên môn trong một bộ phận nhân lực KH-CN.

Mặt khác, công tác tư tưởng phải tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán

bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thấy được vai trò của nhân lực KH-CN và

KH&CN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, từ đó hình thành ý thức và tâm lý xã

hội tôn trọng, tôn vinh nhân lực KH-CN, trọng dụng người tài; ngược lại cũng phải

khuyến khích, đề cao trách nhiệm của toàn xã hội, của nhân dân trong việc đấu tranh

mạnh mẽ với hiện tượng sa sút về đạo đức nghề nghiệp trong một bộ phận nhân lực

KH-CN để góp phần xây dựng đội ngũ nhân lực KH-CN vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Đa dạng hóa hình thức, phương pháp công tác tư tưởng. Tùy thuộc vào nội dung

và từng nhóm đối tượng mà sử dụng hình thức, phương pháp cho phù hợp làm sao để

chuyển tải nội dung công tác tư tưởng đến với đối tượng một cách hiệu quả. Tựu

trung lại có thể sử dụng các hình thức, phương pháp sau: Thông qua các đợt sinh hoạt

chính trị như học tập quán triệt nghị quyết, các cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn

Đảng; thông qua sinh hoạt và hoạt động của cấp ủy, chi bộ, các tổ chức chính trị- xã

hội, câu lạc bộ, các hội khoa học và kỹ thuật; thông qua sinh hoạt khoa học như tổ

chức hội thảo, tọa đàm khoa học, thông tin khoa học, báo cáo chuyên đề; định kỳ đội

ngũ cán bộ chủ chốt của địa phương tổ chức các cuộc gặp mặt những trí thức tiêu

biểu, tăng cường đối thoại với trí thức. Sử dụng các phương tiện truyền thông đại

chúng như: sách, báo, tạp chí, phát thanh truyền hình, bản tin nội bộ, mạng internet…

Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các binh chủng tham

gia vào công tác tư tưởng.

Tư tưởng là mặt trận vô cùng khó khăn, phức tạp, diến biến đa dạng, nhanh

chóng vì thế đòi hỏi công tác tư tưởng phải được tiến hành thường xuyên. Hơn nữa

trong nhân lực KH-CN, họ bao gồm nhiều thành phần, giới tính, nghề nghiệp, trình

độ, dân tộc, tôn giáo, có những người chưa phải là đảng viên của Đảng…, họ tham

gia nhiều tổ chức khác nhau. Do vậy, muốn thực hiện công tác tư tưởng đối với các

tập thể, các nhóm nhân lực KH-CN có hiệu quả thì cần phải sử dụng sức mạnh tổng

hợp của các lực lượng, các binh chủng tham gia vào làm công tác tư tưởng. Các

121 

 

tỉnh, thành ủy cần lãnh đạo sự phối hợp chặt chẽ của cấp ủy đảng, phát huy vai trò

của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ

thuật, các phương tiện truyền thông đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí,

mạng internet; đồng thời phải phát huy vai trò, tính tiền phong gương mẫu của mỗi

cán bộ, đảng viên trong các tập thể khoa học.

4.2.3.2. Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc của tỉnh, thành ủy và các cấp

ủy đảng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực tiễn nhằm rút ra

những kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

* Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc của tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy đảng.

Một là, tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy đảng cần tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối

làm việc theo hướng xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, sâu sát

cơ sở, gắn với thực tiễn, nói đi đôi với làm, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.

Các tỉnh, thành ủy, các cấp ủy đảng cần dành nhiều thời gian hơn cho công tác

đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện nghị quyết về phát triển nhân lực KH-CN để

nắm bắt và giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn.

Người đứng đầu các cấp ủy đảng cần sâu sát cơ sở, lăn lộn với thực tiễn, không

được quan liêu, hình thức; định kỳ có trách nhiệm tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe

những tâm tư, nguyện vọng, những kiến nghị, đề xuất của nhân lực KH-CN.

Hai là, cấp ủy cơ sở trong các tổ chức KH&CN phải chủ động, sáng tạo trong

việc thực hiện nghị quyết phát triển nhân lực KH-CN của tỉnh ủy, thành ủy.

Cấp ủy cơ sở trong các tổ chức KH&CN căn cứ vào tình hình thực tiễn, nhiệm vụ

chính trị và thực trạng nhân lực KH-CN của cơ quan, đơn vị luôn chủ động, sáng tạo

trong việc thực hiện nghị quyết phát triển nhân lực KH-CN của tỉnh ủy, thành ủy. Cần

khắc phục có hiệu quả tình trạng thu động, trông chờ ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên.

* Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh

nghiệm về lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN.

Để công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định về

phát triển nhân lực KH-CN có hiệu quả cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, quy định thành chế độ, có chương trình, kế hoạch cụ thể về công tác

kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của tỉnh, thành ủy về phát triển

nhân lực KH-CN.

Công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy đảng, ủy ban

kiểm tra các cấp đối với các cấp ủy, tổ chức đảng dưới quyền về thực hiện các nghị

122 

 

quyết, quyết định phát triển nhân lực KH-CN của tỉnh, thành ủy cần được quy định

cụ thể rõ ràng, có chương trình, kế hoạch cụ thể, sát thực. Coi trọng kiểm tra, giám

sát các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc,

các tổ chức chính trị - xã hội và trong các tổ chức KH&CN, Liên hiệp các Hội Khoa

học và Kỹ thuật thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh, thành ủy về phát

triển nhân lực KH-CN.

Thứ hai, trong quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết phát triển

nhân lực KH-CN của tỉnh, thành ủy, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp cần sử dụng linh

hoạt các hình thức và phối hợp chặt chẽ giữa các hình thức, biện pháp kiểm tra.

Các hình thức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết phát triển nhân lực

KH-CN của tỉnh, thành ủy cần lựa chọn và thực hiện gồm: kiểm tra toàn diện và kiểm

tra chuyên đề đối với từng nghị quyết, địa bàn trọng điểm, đơn vị, tổ chức; kiểm tra đột

xuất để nắm tình hình kịp thời và kiểm tra định kỳ để nắm một cách có hệ thống. Đặc

biệt, cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp cần tăng cường kiểm tra trực tiếp, “đi

đến tận nơi, xem tận chỗ”, kiểm tra phòng ngừa để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra.

Thứ ba, kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác

kiểm tra của các tổ chức chính trị - xã hội và công tác thanh tra của Nhà nước về

thực hiện các nghị quyết của tỉnh, thành ủy và các quyết định của chính quyền tỉnh,

thành phố về phát triển nhân lực KH-CN.

Trong quá trình phối hợp không được để công tác kiểm tra, giám sát của Đảng

với công tác thanh tra, kiểm tra của Nhà nước chồng chéo làm mất đi tính hiệu quả

và gây phiền toái cho đối tượng kiểm tra.

Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

Muốn kiểm tra có hiệu quả việc thực hiện các nghị quyết của tỉnh, thành ủy về

phát triển nhân lực KH-CN phải có đội ngũ cán bộ kiểm tra có chất lượng. Bởi vậy,

các tỉnh, thành ủy và các cấp ủy đảng cần coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm

tra. Tiến hành công việc này cần có chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng định

kỳ, nâng cao trình độ mọi mặt cả về KH&CN, cả về chuyên môn, nghiệp vụ theo

hướng mỗi cán bộ kiểm tra phải là những chuyên gia về công việc này. Đặc biệt coi

trọng giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, sự trung thực, công tâm khách

quan, thực sự vì lợi ích chung, dám phụ trách và dám chịu trách nhiệm.

123 

 

Thứ năm, các tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy đảng cần nâng cao chất lượng

việc sơ kết, tổng kết các nghị quyết của tỉnh, thành ủy, chương trình, chính sách, đề

án phát triển nhân lực KH-CN của chính quyền.

Để cho việc sơ kết, tổng kết không rời vào hình thức, bệnh thành tích chi phối,

khắc phục tình trạng “làm láo, báo cáo hay” thì ngoài các báo cáo đánh giá của Ban Cán

sự đảng UBND, các cấp ủy, các Ban, Sở có liên quan, tỉnh, thành ủy cần chỉ đạo cơ

quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, điều tra khoa học, kết hợp với những nghiên

cứu của các cơ quan quan khoa học để có những đánh giá khách quan, chính xác.

4.2.4. Xây dựng các cấp chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy mạnh mẽ

vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền; của cấp ủy, thủ trưởng tổ chức khoa

học và công nghệ; đề cao tự học, tự nghiên cứu của nhân lực khoa học - công nghệ

4.2.4.1. Xây dựng các cấp chính quyền trong sạch, vững mạnh làm nòng cốt trong

thực hiện nghị quyết của tỉnh, thành ủy về phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

Các cấp chính quyền có vai trò rất quan trọng trong thực hiện các nghị quyết của

tỉnh, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN và có chức năng quản lý nhà nước về mọi

mặt có liên quan đến phát triển nhân lực KH-CN, quản lý lĩnh vực KH&CN. Vì vậy,

cần xây dựng các cấp chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu

quả xứng đáng với vai trò và chức năng nêu trên. Cần tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của

các cơ quan chính quyền địa phương theo đúng quy định của Hiến pháp, pháp luật.

Để tiến hành công việc này phải căn cứ vào quy định của Hiến pháp hiện hành

và Luật tổ chức chính quyền địa phương về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền

cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; tỉnh, thành ủy tập trung chỉ đạo rà soát để bổ sung,

hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chính quyền phù hợp với yêu cầu,

nhiệm vụ quản lý nhà nước ở địa phương, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của

tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao

trách nhiệm của người đứng đầu. Khắc phục tình trạng chồng chéo hoặc trùng lắp

về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, phòng, ban.

Thứ hai, kiện toàn tổ chức, bộ máy của chính quyền địa phương theo hướng

tinh gọn, khoa học, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, từng cấp chính quyền địa

phương để kiện toàn tổ chức, bộ máy trong đó tập trung vào các vấn đề: xác định số

lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ, công chức, nhất là phải xây dựng cụ thể tiêu chuẩn của

124 

 

từng chức danh cán bộ làm cơ sở để tiến hành các khâu trong công tác cán bộ. Kiện toàn

tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương cần chú ý sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan

chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố làm sao chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm

phải rõ ràng, bộ máy tinh gọn, nâng cao tính chuyên nghiệp trong thực thi công cụ.

Một vấn đề các tỉnh, thành ủy cần quan tâm nghiên cứu để đề xuất với Trung

ương cho làm thí điểm hợp nhất một số cơ quan tham mưu của cấp ủy và của chính

quyền tương đồng về chức năng, nhiệm vụ theo chủ trương Đại hội XII của Đảng.

Thứ ba, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp.

Trên cơ sở quy định của pháp luật và định hướng xây dựng Nhà nước pháp

quyền XHCN, các tỉnh, thành ủy cần tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng hoạt

động của HĐND, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng thể chế hóa, cụ thể

hóa nghị quyết, quyết định của tỉnh, thành ủy thành cơ chế, chính sách và phê duyệt

chương trình, kế hoạch, đề án phát triển nhân lực KH-CN của UBND tỉnh, thành phố;

nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HDND đối với UBND trong thực hiện

nhiệm vụ phát triển KH&CN và nhân lực KH-CN. Cùng với đó, các tỉnh, thành ủy

cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các huyện ủy, quận ủy và cấp ủy cơ sở lãnh đạo

HDND, UBND cùng cấp thực hiện tốt nghị quyết, quyết định của cấp ủy về phát triển

nhân lực KH-CN.

Thứ tư, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Để xây dựng chính quyền vững mạnh, các tỉnh, thành ủy phải hết sức coi trọng

lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm

chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao trong

thực thi công vụ, tận tụy phục vụ nhân dân.

Trước hết, cần cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ, công chức cho từng chức danh

cán bộ, từng vị trí việc làm.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý chính quyền

các cấp. Trong công tác quy hoạch cán bộ, phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy

định về nguyên tắc, phương châm, quy trình quy hoạch cán bộ, đảm bảo đúng tiêu

chuẩn, cơ cấu độ tuổi, quy hoạch “động” và “mở”, tính liên thông trong công tác

quy hoạch cán bộ giữa chính quyền các cấp. Khắc phục tình trạng quy hoạch cán bộ

lãnh đạo, quản lý chính quyền chỉ khép kín trong nội bộ cơ quan, đơn vị và tình

trạng “quy hoạch treo”. Hàng năm, cần rà soát lại quy hoạch cán bộ, đưa ra khỏi

125 

 

danh sách quy hoạch những người không còn đáp ứng tiêu chuẩn và bổ sung những

nhân tố mới đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm đáp ứng về tiêu

chuẩn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác. Thực hiện đào

tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi

dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu

chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc về kiến thức, kỹ năng tối thiểu

trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công

chức tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, nắm vững đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, am hiểu luật pháp quốc tế,

thông thạo ngoại ngữ, tin học, thực sự là những công bộc của dân.

Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức. Công tác tuyển dụng công

chức cần phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng. Cần tổ chức

thi tuyển một cách khách quan, công bằng giữa các ứng viên và thực hiện chế độ hợp

đồng có thời hạn đối với người trúng tuyển, nếu công chức không hoàn thành nhiệm

vụ buộc phải chấm dứt hợp đồng. Tiến hành xây dựng vị trí việc làm và khung năng

lực của từng vị trí việc làm, xác định ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.

Thực hiện nghiêm các quy chế, quy định, quy trình của Đảng và Nhà nước về đề

bạt, bổ nhiệm cán bộ, kiên quyết đấu tranh chống tình trạng chạy chức, chạy tuổi, chạy

bằng cấp. Trong lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý chính quyền cần có sự cạnh

tranh giữa các ứng viên. Thực hiện thi tuyển chức danh cấp sở, cấp phòng sau khi Bộ

Chính trị thống nhất ban hành chủ trương; cần chuẩn bị kế hoạch thực hiện quy trình giới

thiệu nhân sự theo hướng những người được dự kiến đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải trình

bày đề án hoặc chương trình hành động trước khi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nâng cao đạo đức công vụ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật công tác; thực hiện

khoán quỹ lương và cải cách chế độ tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức đủ sống

bằng lương và từng bước có tích lũy.

4.2.4.2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong phát

triển nhân lực khoa học - công nghệ

Chính quyền là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ

trương, nghị quyết của tỉnh, thành ủy thành các chương trình, kế hoạch, chính sách,

quyết định của chính quyền; thực hiện chức năng quản lý nhà nước để huy động, sử

dụng, quản lý các nguồn lực; tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các lực lượng thực hiện các

126 

 

chương trình, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển nhân lực KH-CN và chấp hành

chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực KH&CN. Bởi vậy, muốn đẩy mạnh phát

triển nhân lực KH-CN, phải phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền.

Thứ nhất, chính quyền cần kịp thời cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của tỉnh,

thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN, phát triển KH&CN bằng các chương trình,

kế hoạch, đề án phát triển nhân lực KH-CN và phải tổ chức, chỉ đạo thực hiện một

cách quyết liệt hơn, sáng tạo bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Tập trung xây dựng chiến lược phát triển KH&CN và quy hoạch phát triển nhân

lực KH-CN một cách khoa học, khả thi. Cần phải đặt chiến lược phát triển KH&CN,

nhân lực KH-CN trong tổng thể quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, lĩnh

vực đảm bảo sự đồng bộ, làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử

dụng, phân bố, xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển nhân lực KH-CN.

Thứ hai, tăng cường đầu tư nguồn lực cho phát triển KH&CN và phát triển

nhân lực KH-CN.

Chính quyền cần tập trung ưu tiên đầu tư ngân sách cho phát triển KH&CN

và nhân lực KH-CN:

Về cơ bản, ngân sách nhà nước vẫn là nguồn lực chủ yếu để phát triển KH&CN

và phát triển nhân lực KH-CN. Do đó trên cơ sở nghị quyết của tỉnh, thành ủy, chính

quyền cân đối ngân sách và tăng đầu tư cho KH&CN phải đạt mức 2% tổng chi ngân

sách hàng năm của địa phương. Song song với đó, UBND các tỉnh, thành phố trong

vùng cần lập các quỹ để hỗ trợ cho phát triển KH&CN, phát triển nhân lực KH-CN.

Mặt khác, chính quyền phải đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực bằng

nhiều phương thức khác nhau: kêu gọi sự hỗ trợ ngân sách của Trung ương, phối

hợp với các bộ, ngành Trung ương để tranh thủ các nguồn đầu tư. Huy động nguồn

vốn của các doanh nghiệp. Mở rộng huy động các nguồn vốn của dân (kể cả các tổ

chức cộng đồng, tổ chức xã hội không phải của nhà nước) thông qua việc tổ chức

Quỹ khuyến học, khuyến tài. Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài

(gồm vốn đầu tư trực tiếp, vốn viện trợ chính thức và tài trợ của các tổ chức, cá nhân

người nước ngoài, vốn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài gửi về). Chính

quyền tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ thủ tục pháp lý cho các cơ sở đào tạo, các tổ

chức KH&CN để thu hút các nguồn vốn đầu tư: nguồn vốn Nhà nước, vay hoặc

nhận viện trợ, hợp tác với nước ngoài, vốn từ các doanh nghiệp… để đầu tư xây

dựng cơ sở vật chất, đổi mới phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật.

127 

 

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật:

Chính quyền các tỉnh, thành phố trong vùng cần đầu tư xây dựng cơ sở vật

chất, phương tiện trang thiết bị đồng bộ, hiện đại và hệ thống thông tin, thư viện

phong phú đa dạng cho các tổ chức KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ, Khu

công nghệ cao.v.v.. Xúc tiến triển khai và sớm đưa vào hoạt động Khu công nghệ

thông tin tập trung, các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ như Trung

tâm công nghệ sinh học, Trung tâm tiết kiệm năng lượng và chuyển giao KH&CN,

Viện ứng dụng công nghệ bức xạ, Trung tâm chẩn đoán bệnh sớm, Trung tâm nông

nghiệp công nghệ cao như kế hoạch đã đề ra.

Đầu tư thích đáng để mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất, kĩ thuật cho các cơ sở

đào tạo trong vùng đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Chính quyền các địa phương có chính sách ưu tiên bố trí đất để xây dựng các cơ sở

đào tạo ở những vị trí thuận lợi. Có chính sách ưu đãi về đất đai (miễn giảm tiền

thuế đất, tiền sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình kết

cấu hạ tầng phía ngoài, thực hiện chủ trương giao đất sạch…) đối với các cơ sở giáo

dục, đào tạo ngoài công lập phù hợp với chủ trương, chính sách xã hội hóa các lĩnh

vực này. Tạo điều kiện về địa điểm và hỗ trợ về thủ tục để các trường đại học, viện

nghiên cứu có uy tín ở nước ngoài thành lập các cơ sở đào tạo, Viện NC&PT trên

địa bàn các tỉnh, thành phố.

Khuyến khích và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, tập thể cán bộ KH&CN có

đủ điều kiện đứng ra thành lập các tổ chức KH&CN tư nhân trong một số lĩnh vực

theo pháp luật quy định; các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các công

ty thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc để đầu tư cho nghiên cứu và triển khai

nhằm đổi mới công nghệ phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp, công ty.

Cùng với đó, các tỉnh, thành phố trong vùng cần tạo lập cơ chế, chính sách để

thiết lập sự liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu và triển khai, cơ sở đào tạo với các

cơ sở sản xuất trên địa bàn nhằm khai thác nguồn lực cơ sở vật chất quan trọng từ

những cơ sở này cho công tác đào tạo nhân lực KH-CN.

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng về KH&CN,

phát triển KT - XH vùng nông thôn

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bất cập trong phân bố nhân lực KH-

CN là do điều kiện ở vùng nông thôn chưa phát triển, không thu hút nhân lực KH-

CN về vùng này. Vì thế, để thu hút nhân lực KH-CN về vùng nông thôn, các tỉnh,

128 

 

thành phố phải có nhiều chính sách, nhưng trước hết chính quyền phải tập trung đầu

tư phát triển về cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển KT-XH, tiềm lực về KH&CN

cho vùng nông thôn.

Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách tạo lập môi trường, điều kiện

thuận lợi cho phát triển nhân lực KH-CN, phát triển KH&CN.

Đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN:

Đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN theo hướng chính

sách đào tạo, bồi dưỡng phải đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, đào

tạo theo quy hoạch, kế hoạch, gắn với nhu cầu thực tiễn, đào tạo với sử dụng.

Đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với thực tế theo từng

giai đoạn. Chính quyền cần nghiên cứu cải tiến các chính sách: Thực hiện chi trả đầy

đủ tiền lương và các khoản phụ cấp chức vụ (nếu có), phụ cấp nghề nghiệp đối với

nhân lực KH-CN trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước

ngoài. Tiếp tục nâng định mức các khoản hỗ trợ như: hỗ trợ hàng tháng, tăng mức hỗ

trợ chi phí đi lại vào năm thứ 3 đối với những người đi học nghiên cứu sinh ở trong

nước. Đối với nhân lực KH-CN được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài cần nâng

mức hỗ trợ kinh phí học ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của cơ sở đạo tạo; chi trả học

phí và các khoản chi phí đào tạo theo quy định của các cơ sở đào tạo ở nước ngoài; hỗ

trợ chi phí ăn, ở, chi phí đi lại, chi phí bảo hiểm y tế trong thời gian đào tạo, chi phí

làm thủ tục xuất, nhập cảnh. Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho nhân lực KH-CN trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu luận văn, luận án như: tham dự các hội thảo

khoa học; thực hiện các hoạt động thử nghiệm, thực nghiệm; khảo sát thực tế; chi phí

tài liệu, thiết bị, công cụ cần thiết phục vụ trực tiếp nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Tiếp tục nâng mức hỗ trợ tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ.

Đổi mới chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân lực KH-CN:

Đổi mới chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân lực KH-CN theo hướng chính sách

sử dụng, đãi ngộ nhân lực KH-CN phải dựa vào năng lực thực và kết quả, hiệu quả

công việc. Khắc phục tình trạng quá coi trọng và đề cao bằng cấp một cách hình

thức trong đánh giá, sử dụng và đãi ngộ nhân lực. Theo đó, đổi mới chính sách sử

dụng nhân lực KH-CN cần tập trung vào những vấn đề sau:

UBND các tỉnh, thành phố cần tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho thủ

trưởng các tổ chức KH&CN, đơn vị sự nghiệp công lập (đã thực hiện cơ chế tự chủ,

129 

 

tự chịu trách nhiệm) trong quản lý, sử dụng nhân lực trên các vấn đề: quyền được

tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc, xếp lương, đãi

ngộ đối với nhân lực KH-CN trong đơn vị mình; được quyền trực tiếp mời chuyên

gia, nhà khoa học nước ngoài đến làm việc, trao đổi khoa học, thực hiện các nhiệm

vụ KH&CN của đơn vị. Thủ trưởng tổ chức KH&CN, đơn vị sự nghiệp công lập

được quyền ký quyết định cử cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý đi công tác

chuyên môn, học tập nâng cao trình độ. Quyền được sắp xếp, điều chỉnh tổ chức, bộ

máy của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý; thành lập, sáp nhập, giải thể và quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động của các bộ phận, các tổ chức trực

thuộc trên cơ sở tự cân đối nguồn lực để bảo đảm hoạt động của đơn vị. UBND tỉnh,

thành phố cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền và trách nhiệm của

người đứng đầu trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.

Thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với nhân lực KH-CN được tuyển

dụng theo đúng quy định của Luật Viên chức.

Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ trong các tổ chức KH&CN và cơ quan quản lý

nhà nước về KH&CN theo hướng trọng dụng nhân tài, người tài phải được đề bạt, bổ

nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý không phân biệt giới tính, thâm niên công tác, đảng

viên hay chưa đảng viên, người địa phương hay từ nơi khác đến, tạo sự công bằng, khách

quan trong việc tuyển chọn cán bộ. Thực hiện chế độ kiêm nhiệm, kiêm chức đối với nhân

lực KH-CN ở một số vị trí trong các cơ quan NC&PT với các cơ sở giáo dục - đào tạo.

Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân lực KH-CN theo tài năng, trí tuệ

và cống hiến của nhân lực KH-CN bao gồm tiền lương, thưởng, phục lợi (bảo hiểm,

chăm sóc sức khỏe) và hỗ trợ đối với hoạt động chuyên môn của nhân lực KH-CN

như: hỗ trợ kinh phí sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và phòng thí

nghiệm trọng điểm khác để triển khai nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà

nước; hỗ trợ kinh phí để công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế,

đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và giống cây trồng, xuất bản

công trình có giá trị cao về khoa học và thực tiễn; hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo

khoa học chuyên ngành ở trong nước và ngoài nước.v.v..

UBND các tỉnh, thành phố cần tiếp tục hoàn thiện quy định về các tiêu chí đánh

giá thành tích hoạt động KH&CN để xét khen thưởng, bảo đảm công bằng, khách

quan, công khai, minh bạch. Đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm túc chính sách khen

130 

 

thưởng trong hoạt động KH&CN đảm bảo sự chính xác, công khai, dân chủ, công

bằng, kịp thời nhằm động viên, khích lệ, tôn vinh nhân lực KH-CN. Ban hành quy định

cụ thể về quyền hạn, điều kiện làm việc đối với nhân lực KH-CN đầu ngành, các

chuyên gia, các nhà khoa học có chức danh khoa học giáo sư, phó giáo sư để phát huy

năng lực và trách nhiệm của những đối tượng trên trong hoạt động KH&CN.

Đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách quản lý hoạt động KH&CN:

Chính quyền các tỉnh, thành phố trong vùng cần đổi mới cơ chế phân bổ ngân

sách nhà nước cho hoạt động KH&CN theo hướng căn cứ vào kết quả, hiệu quả sử

dụng kinh phí KH&CN của các địa phương, cơ quan, đơn vị, khắc phục tình trạng

đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

Đổi mới công tác quản lý nghiên cứu khoa học theo hướng đẩy mạnh thực hiện

cơ chế đặt hàng, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ KH&CN và cơ chế khoán kinh phí đến

sản phẩm KH&CN cuối cùng theo kết quả đầu ra; giao quyền tự chủ cho các tổ chức

KH&CN trong xây dựng và thực hiện kế hoạch nhiệm vụ KH&CN, xóa bỏ cơ chế xin -

cho và bao cấp trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Áp dụng rộng rãi phương thức

tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo cơ chế cạnh tranh, công

khai, dân chủ và mở rộng đối tượng tham gia. Đối với một số nhiệm vụ giao trực tiếp

cho tổ chức, cá nhân thực hiện cần được thực hiện công khai dựa trên các tiêu chí lựa

chọn rõ ràng. Đổi mới căn bản công tác đánh giá hoạt động KH&CN dựa trên những

tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể, phù hợp với từng loại hình nghiên cứu: đối với nghiên cứu

cơ bản phải đánh giá bằng chất lượng khoa học phù hợp với chuẩn mực quốc tế; đối

với nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phải lấy hiệu quả KT-XH của việc

ứng dụng trong thực tiễn làm tiêu chuẩn chủ yếu. Đổi mới công tác thẩm định kết quả

đề tài nghiên cứu chủ yếu căn cứ vào chất lượng và khả năng sau khi nghiệm thu được

chuyển giao, ứng dụng trong thực tiễn. Thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lý,

tổ chức KH&CN và doanh nghiệp trong xác định nhiệm vụ, triển khai thực hiện, đánh

giá và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong sản xuất và đời sống.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa trình tự và thủ tục phê duyệt, thẩm

định đề tài nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nhân lực KH-CN trong nghiên cứu

khoa học. Áp dụng cơ chế khoán trong nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho chủ

nhiệm đề tài, dự án được quyền chủ động sử dụng kinh phí. Đổi mới chính sách về

thuế, tín dụng trong hoạt động KH&CN để khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động

nghiên cứu và triển khai, sáng tạo công nghệ của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

131 

 

Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và tổ chức thúc đẩy phát triển thị trường

KH&CN bảo đảm gắn kết giữa KH&CN với KT-XH, giữa KH&CN với doanh

nghiệp; giữa KH&CN với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững bao gồm: hoàn

thiện các quy định pháp lý về mua, bán, góp vốn tạo ra sản phẩm KH&CN; xây dựng,

bổ sung hoàn thiện các chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ;

đẩy mạnh phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ kỹ thuật KH&CN, môi giới,

chuyển giao, tư vấn, đánh giá và định giá công nghệ; đầu tư xây dựng các sàn giao

dịch công nghệ liên thông với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Thứ tư, đổi mới hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của các tổ chức khoa

học và công nghệ.

Đổi mới hệ thống tổ chức KH&CN, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Trên cơ sở quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương, chiến lược phát triển

KH&CN, quy hoạch ngành, lĩnh vực, UBND các tỉnh, thành phố cần tiến hành quy

hoạch, sắp xếp lại hệ thống tổ chức KH&CN bảo đảm hoạt động có hiệu quả, phù hợp

với mục tiêu, định hướng phát triển KH&CN, ngành, lĩnh vực, vùng miền.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi tổ chức và hoạt động của các tổ chức

KH&CN công lập sang loại hình tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí hoặc doanh

nghiệp KH&CN.

Từng bước hình thành và phát triển viện hoặc trung tâm nghiên cứu vùng để

phát huy tiềm năng lợi thế của vùng DHMT. Xây dựng các trung tâm nghiên cứu

hiện đại gắn với các phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành

làm hạt nhân cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KH&CN ở các lĩnh vực

ưu tiên. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức dịch vụ KH&CN, đáp ứng

yêu cầu phát triển thị trường KH&CN.

Đổi mới cơ chế hoạt động của tổ chức KH&CN, thực hiện theo hướng sau:

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN

công lập theo quy định của Chính phủ.

Chuyển dần các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang

hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp và tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí theo

quy định của pháp luật.

Thứ năm, đổi mới chính sách thu hút nhân lực KH-CN

Chính quyền các tỉnh, thành phố cần đẩy mạnh việc giới thiệu rộng rãi chính

sách thu hút bằng nhiều phương thức như: thông qua các phương tiện thông tin đại

132 

 

chúng; thông qua thông báo của Sở Nội vụ; lãnh đạo địa phương thông báo qua các

cuộc gặp gỡ, tiếp xúc; thông qua các hội nghị, hội thảo; gửi thông báo đến các trường

đại học lớn trong nước; tiếp cận trực tiếp đến đối tượng tiềm năng và những đối

tượng có nhu cầu về làm việc cho địa phương.

Thay đổi phương thức thu hút nhân lực từ chờ đợi đối tượng tự đến với địa

phương sang sử dụng các phương thức khác như: địa phương chủ động tiếp cận và mời

gọi đối tượng thu hút thông qua trực tiếp gặp gỡ, vận động hoặc bằng gửi thư mời; các

địa phương chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo có chất lượng để đặt hàng những

sinh viên có kết quả học tập xuất sắc những chuyên ngành mà địa phương đang cần.

Đa dạng hóa hình thức thu hút nhân lực. Tuy theo điều kiện cụ thể của mỗi địa

phương và tùy từng trường hợp cụ thể mà sử dụng bằng các hình thức như: thu hút

về làm việc lâu dài; thu hút theo hình thức hợp đồng tư vấn; làm việc ngắn hạn; hỗ

trợ chuyên môn đối với các ngành, lĩnh vực mà địa phương đang thiếu cán bộ giỏi,

chuyên gia đầu ngành; tư vấn, phản biện; huy động chất xám của chuyên gia qua

việc chuyển giao công nghệ.v.v..

Chính quyền các tỉnh, thành phố cần nghiên cứu cải tiến chính sách ưu đãi đối

với đối tượng thu hút: nâng mức hỗ trợ ban đầu, trợ cấp hàng tháng (nhất là đối với

những địa phương có mức hỗ trợ còn thấp) và các chế độ đãi ngộ (lương, thưởng, phụ

cấp, nhà ở, phúc lợi). Có chế độ ưu đãi đặc biệt cho các chuyên gia, nhà khoa học đầu

ngành, những tài năng xuất sắc (nhà ở, phương tiện, trang thiết bị, phòng làm việc,

phòng thí nghiệm…); có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập (hỗ trợ miễn, giảm thuế

thu nhập) đối với những đối tượng thu hút có thu nhập cao. Đối với đối tượng thu hút

là nhà khoa học, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài, cần tạo điều kiện thuận lợi trong

việc cấp thị thực xuất nhập cảnh cho họ và các thành viên gia đình; những người có

nguyện vọng định cư và làm việc lâu dài tại địa phương cần phải bố trí nhà ở, sắp xếp

việc làm cho vợ (hoặc chồng), ưu tiên cho con của họ được vào học các trường có chất

lượng; giảm thiểu các thủ tục hành chính trong thực hiện chính sách thu hút.

Thực hiện nghiêm chế tài “chia tay” với những người mà năng lực, hiệu quả

công việc không tương xứng với bằng cấp. Để làm được việc này, đòi hỏi UBND các

tỉnh, thành phố nghiên cứu bổ sung các chế tài cụ thể, xây dựng vị trí việc làm và các

tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của đối tượng thu hút. Hàng năm tổ chức đánh

giá nghiêm túc, khách quan, công bằng. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, chất lượng

133 

 

hiệu quả công việc đạt được, nếu đối tượng thu hút không đáp ứng được yêu cầu, các

địa phương cần mạnh dạn loại bỏ những người này ra khỏi bộ máy.

Cần đảm bảo sự đồng bộ giữa chính sách chiêu hiền với chính sách đãi sĩ để

tạo sự công bằng giữa đối tượng thu hút với nhân lực tại chỗ.

4.2.4.3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, thủ trưởng tổ chức khoa

học và công nghệ trong phát triển nhân lực khoa học - công nghệ; đề cao tự học,

nghiên cứu của nhân lực khoa học - công nghệ

Cấp ủy đảng, nhất là thủ trưởng các tổ chức KH&CN là các chủ thể trực tiếp

tiến hành tổ chức các hoạt động để phát triển nhân lực KH-CN tại cơ quan, đơn vị

mình. Vì thế, để công tác phát triển nhân lực KH-CN tại các tỉnh, thành phố vùng

DHMT đạt được kết quả lớn hơn đòi hỏi các tỉnh, thành ủy phải nhận thức đúng và

phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể này trong quá trình thực hiện các nghị

quyết, chủ trương, chính sách phát triển nhân lực KH-CN của địa phương.

* Đối với cấp ủy, thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ

Một là, cấp ủy và thủ trưởng các tổ chức KH&CN quán triệt và thực hiện

nghiêm túc các nghị quyết của tỉnh, thành ủy, chương trình, kế hoạch, đề án của

chính quyền về phát triển nhân lực KH-CN và phát triển KH&CN.

Yêu cầu đặt ra là cấp ủy, thủ trưởng các tổ chức KH&CN phải căn cứ vào tình

hình thực tiễn, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của đơn vị, thực trạng nhân

lực KH-CN của đơn vị để cụ thể hóa nghị quyết thành chương trình, kế hoạch cho

phù hợp và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực để thực hiện.

Hai là, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức của đơn vị có trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ cao, có kiến thức, kỹ năng, tâm huyết với nghề nghiệp.

Để làm được việc này, trước hết phải bắt đầu từ việc xây dựng vị trí việc làm,

mô tả công việc của từng đơn vị, cá nhân, bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, viên

chức. Trên cơ sở nhu cầu về nhân lực, thủ trưởng các tổ chức KH&CN xây dựng kế

hoạch tuyển dụng tuyển chọn những người thực sự có trình độ, năng lực, có đủ trình

độ về ngoại ngữ để đào tạo ở bậc cao hơn và phục vụ cho công tác chuyên môn.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN bằng nhiều hình thức.

Ba là, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi và có chế độ đãi ngộ thỏa

đáng đối với nhân lực KH-CN.

Thủ trưởng tổ chức KH&CN phải phân công, bố trí sử dụng nhân lực KH-CN

đúng với ngành nghề được đào tạo, phù hợp với năng lực, sở trường bảo đảm đúng

134 

 

người, đúng việc; tạo điều kiện để mỗi người có thể phát huy hết năng lực cá nhân trong

hiện tại và khơi dậy những tiềm năng của họ trong tương lai. Xây dựng cơ quan, đơn vị,

đoàn kết, đồng thuận tạo sự gắn kết giữa các thành viên để có thể hợp tác trong hoạt

động KH&CN. Cần xây dựng các nhóm nghiên cứu chuyên sâu theo từng lĩnh vực để

hình thành các tập thể khoa học mạnh. Xây dựng các quy định cụ thể trong hoạt động

chuyên môn để tạo môi trường dân chủ, khoa học, minh bạch thúc đẩy sự phát triển sáng

tạo. Thủ trưởng các tổ chức KH&CN cần phải thực hiện dân chủ trong quản lý và điều

hành hoạt động; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách

đối với cán bộ, viên chức theo đúng quy định của pháp luật. Tạo điều kiện để nhân lực

KH-CN được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng. Đối mới cách thức quản lý, không sử dụng quản lý hành

chính để quản lý nhân lực, bởi đặc điểm của lao động khoa học là độc lập và sáng tạo, họ

cần có không gian, thời gian phù hợp để nghiên cứu sáng tạo. Do đó, đối với đối tượng

này cần quản lý hiệu quả công việc là chính, được đánh giá bằng các sản phẩm KH&CN

đạt được. Tạo cơ hội thăng tiến cho tất cả mọi người trong đơn vị bằng chính phẩm chất,

năng lực và kết quả cống hiến không phân biệt tuổi tác, giới tính. Ngoài chính sách của

nhà nước, của địa phương, tổ chức KH&CN cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với

nhân lực KH-CN khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, xuất bản sách, đăng bài báo

quốc tế, dịch thuật sang tiếng nước ngoài, tham gia các hội thảo quốc tế.v.v… nhằm

khuyến khích, động viên nhân lực KH-CN.

Bốn là, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp trong

và ngoài vùng.

Việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động

KH&CN, tạo môi trường, cơ hội cho nhân lực KH-CN rèn luyện, trau dồi về chuyên

môn, kỹ năng, học tập kinh nghiệm và được thể hiện năng lực chuyên môn của mình.

Các doanh nghiệp vừa là bạn đồng hành trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN,

vừa là bạn hàng, đối tác tiêu thụ các sản phẩm công nghệ của các tổ chức NC&PT. Để

mở rộng quan hệ hợp tác, các tổ chức KH&CN cần chủ động tìm kiếm và thiết lập

quan hệ hợp tác với các đối tác, cần lựa chọn những tổ chức KH&CN có tiềm lực

KH&CN mạnh, có nhiều uy tín. Tiến hành khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp về đổi

mới công nghệ, dự báo xu hướng phát triển của KH&CN để có chiến lược phát triển

135 

 

đúng. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng

đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường.

Năm là, chủ động, tích cực sắp xếp chuyển đổi tổ chức KH&CN công lập sang

hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng

cao hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN.

Căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị, Thủ trưởng tổ chức KH&CN cần chủ

động xây dựng lộ trình thực hiện tự chủ theo quy định của Chính phủ.

* Đối với nhân lực khoa học - công nghệ

Trước hết cần đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhìn thẳng vào sự thật về những hạn chế,

yếu kém của bản thân và của KH&CN nước nhà nói chung và các tỉnh, thành phố nói

riêng, từ đó mỗi người đều phải có trách nhiệm và lòng tự trọng, phấn đấu học tập, rèn

luyện, nghiên cứu sáng tạo để đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của KH&CN.

Tích cực, tận dụng mọi cơ hội để học tập nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ, kiến thức theo phương châm học tập thường xuyên, học ở mọi nơi, mọi

lúc, học tập suốt đời.

Xây dựng cho mình một hướng nghiên cứu chuyên sâu. Để có thể khẳng định được

vị thế và uy tín trong giới khoa học, nhà khoa học phải chuyên sâu về một lĩnh vực thuộc

chuyên môn của mình. Muốn vậy mỗi người phải theo đuổi một hướng nghiên cứu riêng

thuộc thế mạnh của mình, tập trung công sức, trí tuệ cho hướng nghiên cứu đó.

Tăng cường nghiên cứu thực tế, bám sát thực tiễn, nắm bắt nhu cầu của xã

hội, của doanh nghiệp để nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm KH&CN có giá trị

ứng dụng vào thực tiễn.

Tích cực hội nhập quốc tế. Để có thể hội nhập quốc tế, nhân lực KH-CN phải

tăng cường khả năng sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, bởi đây là công cụ,

phương tiện đầu tiên nếu thiếu nó thì không thể hội nhập. Nâng cao chất lượng nghiên

cứu khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu không sẽ trở nên lạc lõng và mãi tụt hậu với

thế giới. Nhân lực KH-CN cần chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác trong và ngoài nước,

xây dựng mạng lưới hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

4.2.5. Lãnh đạo đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa

học - công nghệ

Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN là một giải pháp rất quan trọng để phát triển

số lượng và nâng cao chất lượng nhân lực. Nhất là trước thực trạng nhân lực KH-CN của

vùng vừa thiếu về số lượng, vừa chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, thiếu nhân lực

136 

 

KH-CN trình độ cao, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành. Để khắc phục những hạn

chế, bất cập đó, các tỉnh, thành ủy cần tập trung lãnh đạo các cơ sở đào tạo và chính

quyền, các tổ chức KH&CN đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN theo định

hướng kết hợp phát triển về quy mô gắn với nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đa

dang hóa các hình thức, cấp độ đào tạo; kết hợp giữa đào tạo theo diện rộng với đào tạo

nhân lực KH-CN trình độ cao, những lĩnh vực công nghệ cao mà vùng đang có nhu cầu.

4.2.5.1. Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở vùng duyên hải miền Trung

Một là, mở rộng quy mô đào tạo nhân lực khoa học - công nghệ

Cần rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học

chuyên nghiệp, dạy nghề; sắp xếp lại ngành nghề đào tạo và mở những ngành mới có

nhu cầu cao gắn với quy hoạch phát triển KT-XH, Chiến lược phát triển KH&CN và

cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Trên cơ sở đó cần có sự phân công giữa các cơ

sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề của vùng để công tác đào tạo, dạy nghề có hiệu

quả hơn. Theo đó: tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển trở thành một trong những

trung tâm đào tạo chất lượng cao của khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước, xây

dựng Đại học Huế ngang tầm đại học quốc gia, ưu tiên các chuyên ngành đào tạo thuộc

các lĩnh vực khoa học cơ bản, y-dược, xã hội và nhân văn, nông nghiệp … Thành phố

Đà Nẵng, tiếp tục phát triển trở thành một trong những trung tâm đào tạo chất lượng cao

của khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước, xây dựng Đại học Đà Nẵng ngang tầm

đại học quốc gia, ưu tiên các chuyên ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực công nghệ - kĩ

thuật, nhất là công nghệ cao, kinh tế, ngoại ngữ, kiến trúc, kết hợp với dạy nghề chất

lượng cao đối với các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Tỉnh Quảng Nam, tập trung

dạy nghề chất lượng cao gắn với các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như công

nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp ô tô, điện, điện tử, hóa chất. Tỉnh Quảng Ngãi, phát triển

trường Đại học Tài chính - Kế toán kết hợp với tập trung dạy nghề chất lượng cao gắn

với các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như công nghiệp lọc dầu và hóa dầu, công

nghiệp tàu thủy, điện tử…Tỉnh Bình Định, phát triển trường Đại học Quy Nhơn ngang

tầm đại học trọng điểm vùng, kết hợp với tập trung dạy nghề gắn với các ngành kinh tế

chủ lực của tỉnh như kinh tế biển, điện, điện tử,…Tỉnh Phú Yên, phát triển trường Đại

học Xây dựng miền Trung, kết hợp với với tập trung dạy nghề chất lượng cao gắn với

các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh như kinh tế biển, thủy sản, công nghiệp lọc dầu và hóa

dầu, công nghệ cao trong nông nghiệp... Tỉnh Khánh Hòa, phát triển trường Đại học Nha

137 

 

Trang ngang tầm đại học trọng điểm vùng, ưu tiên các chuyên ngành đào tạo thuộc các

ngành kinh tế biển như: khai thác vật liệu hóa phẩm trong nước biển, công nghệ hóa lý

trong khai thác nước ngọt từ biển, công nghệ khai thác năng lượng biển (sóng biển, thủy

triều, thủy nhiệt), thủy sản, cơ khí tàu biển, hàng hải… kết hợp với dạy nghề chất lượng

cao đối với các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh như công nghiệp dệt may…

Triển khai nhanh các dự án đại học quốc tế trên địa bàn nhằm đào tạo nhân

lực trình độ cao giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, làm việc tại các viện nghiên cứu và

tham gia vào các dự án quốc tế có quy mô lớn trong vùng.

Hai là, tăng cường hoạt động liên kết đào tạo nhân lực KH-CN giữa các cơ sở đào

tạo trong và ngoài vùng, giữa các cơ sở đào tạo trong vùng với các đơn vị sử dụng nhân

lực KH-CN, liên kết hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo.

Để đáp ứng nhân lực KH-CN chất lượng cao phục vụ phát triển KT-XH của

vùng, bản thân mỗi cơ sở đào tạo của một địa phương không đủ khả năng làm được mà

cần có sự liên kết, phối hợp dựa trên thế mạnh của mỗi cơ sở. Nếu không có sự phối

hợp này, sự chồng chéo về các ngành nghề đào tạo ở các trường sẽ diễn ra, dẫn đến kết

quả số lượng đào tạo nhiều nhưng chất lượng đào tạo không cao. Vì vậy, các cơ sở đào

tạo cần có nhiều hình thức liên kết phù hợp để mang lại hiệu quả cao.

Liên kết đa dạng hóa ngành nghề đào tạo và liên thông cấp đào tạo:

Tập trung phát triển các ngành nghề và đào tạo đa cấp, liên thông đối với các ngành

mà vùng đang có nhu cầu cao. Đồng thời, phát triển các chương trình đào tạo tiên tiến trên

cơ sở các chuyên ngành mũi nhọn thuộc thế mạnh đặc trưng của từng cơ sở đào tạo.

Liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng với các trường đại học trọng điểm

vùng (Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng) về những nội dung: Trao đổi kinh nghiệm đào tạo,

quản lý giữa các trường thông qua các hội nghị, hội thảo, qua các cuộc trao đổi giữa lãnh

đạo các trường; trao đổi giảng viên có nhiều uy tín, kinh nghiệm về chuyên môn giữa các

trường thông qua mời thỉnh giảng, hướng dẫn luận văn, luận án và tham gia Hội đồng

đánh giá luận văn, luận án tiến sĩ; liên kết trong biên soạn giáo trình, xây dựng chương

trình khung đào tạo đại học, cao học và nghiên cứu sinh; liên kết, hợp tác đào tạo nâng

cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên của các trường; trao đổi,

cung cấp thông tin về năng lực đào tạo của các trường để tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các đơn vị sử dụng nhân lực KH-CN:

Thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo trong vùng với các tổ

chức KH&CN, các doanh nghiệp để đào tạo nhân lực sát với nhu cầu của các đơn vị

138 

 

sử dụng. Các đơn vị sử dụng nhân lực KH-CN đóng vai trò là người cung cấp thông

tin cho các cơ sở đào tạo để biết được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của nhân lực và

đơn vị sử dụng. Định hướng liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các tổ chức

KH&CN, doanh nghiệp trong vùng thời gian tới như sau:

Mở rộng các loại hình liên kết giữa cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng nhân

lực thông qua những cam kết, hợp đồng cụ thể. Các đơn vị sử dụng nhân lực nêu rõ

nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu, chuyên ngành, trình độ, các kỹ năng cần

thiết cả ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, cam kết nguồn tài chính cung cấp cho đào

tạo, bồi dưỡng và đơn vị sử dụng nhân lực tham gia vào công tác quản lý đào tạo,

bồi dưỡng nhân lực.

Đẩy mạnh việc các đơn vị sử dụng nhân lực tham gia trực tiếp đào tạo nhân

lực thông qua các chương trình huấn luyện kỹ năng, báo cáo kinh nghiệm thực tế.

Tạo cơ chế để các các đơn vị sử dụng nhân lực tham gia nhiều hơn vào quá

trình đào tạo. Chẳng hạn như cơ chế các đơn vị sử dụng nhân lực KH-CN tiếp nhận

sinh viên đến thực tập và làm việc ngay từ những năm đầu, tham gia hoạt động thực

tiễn một cách phù hợp theo tiến độ học tập giúp sinh viên có điều kiện cọ xát thực

tiễn, học đi đôi với hành; hay như cơ chế cấp học bổng cho sinh viên thì phải qua

đánh giá của chính các đơn vị sử dụng nhân lực và cùng với nhà trường, sinh viên

được cấp học bổng sau này sẽ được các đơn vị sử dụng nhân lực tuyển dụng.

Các đơn vị sử dụng nhân lực KH-CN phối hợp với các cơ sở đào tạo tài trợ

cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và triển khai thí điểm tại các đơn vị sử dụng

nhân lực để từ đó rút ra kinh nghiệm và nhân rộng.

Liên kết, hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực KH-CN của vùng dưới nhiều

hình thức: Liên kết đào tạo với các trường có uy tín trên thế giới; mời chuyên gia nước

ngoài tham gia giảng dạy; chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức thông qua các chương trình

Hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại các tỉnh, thành phố trong vùng; hợp tác với các

viện, trường, trung tâm nghiên cứu của các nước trong khu vực và quốc tế để nghiên

cứu, nâng cao chất lượng đào tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.v.v...

Ba là, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi

dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực KH-CN

Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện

đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo. Chú trọng phát triển năng lực

139 

 

sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết xã hội và khả năng

thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, từng

bước tiếp cận trình độ KH&CN tiên tiến của thế giới.

Từng bước nâng tầm các chương trình đào tạo ngang với các tiêu chuẩn quốc

tế. Trước hết, các trường đại học trong vùng thực hiện chương trình liên thông với

các trường đại học ở nước ngoài để đào tạo bậc đại học; chương trình đào tạo thạc sĩ

liên kết với các nước phát triển; chương trình đào tạo tiến sĩ theo mô hình đồng

hướng dẫn giữa các nhà khoa học của các trường đại học trong vùng với các nhà

khoa học của các trường đại học, viện nghiên cứu của nước ngoài. Cuối cùng các

trường đại học phải thực hiện chương trình quốc tế.

Xây dựng nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi

dưỡng nhân lực KH-CN. Cùng với các chương trình đào tạo dài hạn, các trường cần

có các chương trình ngắn hạn, các khóa, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn đáp ứng nhu

cầu bổ sung kiến thức, kỹ năng, cập nhật thông tin cho nhân lực KH-CN.

Đối mới phương pháp đào tạo nhân lực KH-CN, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và

nghiên cứu khoa học, giữa trang bị lý thuyết gắn với thực hành. Ngay từ năm đầu tiên

vào đại học, cao đẳng, các trường phải tập cho sinh viên thói quen làm nghiên cứu khoa

học, trang bị phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên kết hợp với hướng dẫn của

đội ngũ giảng viên, những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm. Nhà trường phải tổ chức các

hoạt động khoa học như tọa đàm, hội nghị, hội thảo có sự tham gia của sinh viên. Giảng

viên, nhà nghiên cứu cùng với sinh viên thực hiện nghiên cứu đề tài, viết bài báo khoa

học. Khắc phục triệt để tình trạng dạy chay, học chay, giảng dạy phải luôn gắn trang bị lý

thuyết với thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu thực tế, đưa người học thực tập tại các

doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng. Muốn vậy, các trường đại học, cao

đẳng phải có sự liên kết với các cơ sở NC&PT và các doanh nghiệp. Thành lập các trung

tâm nghiên cứu và ứng dụng trong các trường đại học; thực hiện mô hình Bệnh viện

trường đại học y - dược để kết hợp giữa giảng dạy, nghiên cứu, học tập với thực hành ở

những cơ sở có đủ điều kiện.

Đa dạng hóa phương thức đào tạo. Kết hợp đào tạo giữa các bậc học cao đẳng,

cử nhân/kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ với bồi dưỡng bổ sung thông qua các chương trình

ngắn hạn. Đẩy mạnh việc đào tạo theo đơn đặt hàng của đơn vị sử dụng nhân lực.

Thực hiện mô hình đào tạo, bồi dưỡng theo kiểu vườn ươm.

140 

 

Bốn là, đổi mới việc đánh giá kết quả đào tạo bảo đảm trung thực, khách quan.

Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí

tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp

sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học;

đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với

đánh giá của gia đình và của xã hội. Đánh giá kết quả đào tạo theo hướng chú trọng

năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp;

năng lực nghiên cứu và ứng dụng KH&CN; năng lực thực hành, năng lực tổ chức

và thích nghi với môi trường làm việc.

Năm là, xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ giỏi, yêu nghề.

Các cơ sở đào tạo cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đội ngũ giảng

viên, cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy yêu nghề, có năng lực

sự phạm. Trong tuyển dụng giảng viên, ngoài khả năng về chuyên môn, nghiệp vụ

sự phạm, cần phải đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ để đào tạo ở nước ngoài và sử

dụng trong hoạt động chuyên môn sau này. Tăng cường đào tạo giảng viên ở các

nước có nền giáo dục phát triển.

Tạo điều kiện cho các giảng viên được tự chủ trong giảng dạy, tạo nhiều cơ

hội cho họ được tiếp xúc và kết nối với các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các cơ sở

giáo dục trong và ngoài nước để trao đổi học thuật, học tập kinh nghiệm nâng cao

năng lực nghiên cứu, giảng dạy.

Có chính sách hỗ trợ tích cực cho đội ngũ giảng viên tham gia các hoạt động

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Cải tiến các chế độ chi trả đối với giảng

viên và cán bộ quản lý như mức thù lao giảng dạy, hướng dẫn khoa học, biên soạn giáo

trình, thù lao tham gia nghiên cứu, nhuận bút viết sách, tạp chí… Có chính sách đãi

ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng, minh bạch, giải quyết hài hòa về lợi ích giữa cán

bộ quản lý và viên chức dựa trên thành tích và khả năng đóng góp của mỗi người.

Sáu là, không ngừng đổi mới, cải tiến cơ sở vật chất để phục vụ công tác đào

tạo và nghiên cứu.

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: phòng học, phòng thí nghiệm, thư

viện, các trung tâm nghiên cứu và triển khai, phương tiện, trang thiết bị theo hướng

đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, thực hành.

141 

 

4.2.5.2. Đối với chính quyền các địa phương

Thứ nhất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nhân lực KH-CN theo yêu

cầu về nhân lực cho phát triển KT-XH, KH&CN và để đòn đầu cuộc Cách mạng

Công nghiệp lần thứ tư.

Các tỉnh, thành phố trong vùng cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nhân

lực KH-CN theo Quy hoạch tổng thể của vùng và quy hoạch phát triển KT-XH,

ngành, lĩnh vực của mỗi địa phương, theo định hướng của Chiến lược phát triển

KH&CN. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đào tạo dài hạn, UBND các tỉnh, thành phố

trong vùng chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện, tổ chức KH&CN đăng ký nhu

cầu về số lượng, trình độ cần đào tạo, cơ cấu nhân lực KH-CN để xây dựng kế hoạch

cụ thể hàng năm phù hợp với kế hoạch tài chính bảo đảm tính khả thi.

Thứ hai, xây dựng chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng giành riêng cho nhân

lực KH-CN của vùng DHMT.

Đây là giải pháp có tính cấp bách hiện nay để cho công tác đào tạo, bồi dưỡng

nhân lực KH-CN được tập trung, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để thực hiện

được cần phải có sự liên kết, phối hợp của các các tỉnh, thành phố trong vùng. Theo

đó, UBND các tỉnh, thành phố trong vùng phải cùng nhau phối hợp xây dựng

chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN bằng các hình thức như:

Đào tạo trình độ tiến sỹ đáp ứng yêu cầu về nhân lực trình độ cao của vùng,

ưu tiên cho các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và triển khai.

Đào tạo theo nhóm nghiên cứu làm việc trong các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp

KH&CN nhằm nâng cao khả năng phối hợp để triển khai hiệu quả nhiệm vụ KH&CN

quan trọng; hình thành các nhóm nghiên cứu đơn ngành hoặc đa ngành, đủ năng lực giải

quyết các nhiệm vụ KH&CN quan trọng, có quy mô lớn của ngành, lĩnh vực của vùng;

Đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực KH&CN ưu tiên như: công nghệ thông

tin và truyền thông; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ chế tạo

máy, tự động hóa và công nghệ môi trường thông qua hình thức làm việc có thời

hạn hoặc triển khai nhiệm vụ KH&CN tại các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp

công nghệ ở trong nước và nước ngoài để hình thành đội ngũ chuyên gia KH&CN

có trình độ chuyên môn sâu, có kỹ năng nghiên cứu và triển khai những vấn đề

KH&CN của ngành, lĩnh vực ở vùng DHMT;

142 

 

Bồi dưỡng sau tiến sĩ thông qua việc cử tiến sĩ tham gia các chương trình, dự án

nghiên cứu sau tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài để phát triển và hoàn thiện kỹ năng

nghiên cứu và triển khai;

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng quản lý

KH&CN, quản lý đổi mới và sáng tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN nhằm đáp

ứng yêu cầu đổi mới KH&CN và quản lý KH&CN.

Thứ ba, triển khai thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn và các lớp bồi

dưỡng thường xuyên để đào tạo lại nhân lực KH-CN

Các tỉnh, thành phố cần tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng nhân lực KH-CN

trên địa bàn và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị, trên cơ sở đó xây dựng kế

hoạch đào tạo lại nhân lực KH-CN và đặt hàng cho các cơ sở đào tạo.

Nội dung đào tạo lại và bồi dưỡng bổ sung kiến thức, kỹ năng cho nhân lực KH-

CN bao gồm: Kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao trình độ ngoại ngữ;

kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý; về hội

nhập quốc tế; về những lý thuyết khoa học mới và những công nghệ mới; về xu thế

phát triển của KH&CN thế giới trong những năm tới, những kiến thức về Cách mạng

công nghiệp lần thứ 4.

Thứ tư, có chính sách và kế hoạch cụ thể để phát hiện, đào tạo nhân lực KH-CN kế cận.

Các tỉnh, thành phố phải có chính sách và kế hoạch dài hạn từ phát hiện, đào tạo

và sử dụng. Phân công giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên trách phát triển NNL phối

hợp với nhà trường và Sở Giáo dục và đào tạo khảo sát nắm bắt, theo dõi quá trình

rèn luyện và học tập của học sinh phổ thông, trên cơ sở đó phát hiện những tài năng,

những học sinh xuất sắc. Tiếp tục có chính sách đào tạo những học sinh này ở những

trường có chất lượng, nhất là ở các nước phát triển. Sau khi hoàn thành chương trình

đào tạo ở bậc đại học, căn cứ vào kết quả học tập và nguyện vọng của người học, nhu

cầu về nhân lực KH-CN của địa phương để tiếp tục đào tạo ở bậc cao hơn. Có chính

sách sử dụng những đối tượng này phù hợp với chuyên ngành đào tạo theo hợp đồng

đã cam kết giữa chính quyền địa phương với đối tượng được cử đi đào tạo.

Thứ năm, nâng cao chất lượng thống kê, dự báo chính xác về nhu cầu nhân lực KH-CN.

Để có một chiến lược phát triển nhân lực KH-CN đúng đắn, một vấn đề rất

quan trọng là phải dự báo đúng nhu cầu về nhân lực. Công tác dự báo phải dựa trên

143 

 

các số liệu tin cậy, có phương pháp phân tích đánh giá số liệu tốt để từ đó đưa ra

những dự báo chính xác nhằm định hướng cho hoạt động đào tạo nhân lực KH-CN.

Trong dự báo, cần phải chỉ ra nhu cầu nhân lực KH-CN của từng ngành, lĩnh vực cụ

thể, yêu cầu bằng cấp, trình độ tương ứng để từ đó có một kế hoạch đào tạo rõ ràng.

4.2.6. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các

cấp, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, các thành phần kinh tế tham gia vào

quá trình lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

4.2.6.1. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

các cấp tham gia vào quá trình lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - công

Ở địa phương, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận của

HTCT được tổ chức từ cấp tỉnh cho xuống đến cơ sở, có vai trò rất quan trọng trong

việc đoàn kết, tập hợp và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ; đại diện và bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên,

hội viên. Đồng thời, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội còn tham gia xây dựng

Đảng và xây dựng chính quyền. Chính vì thế, tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh,

thành ủy đối với phát triển nhân lực KH-CN cần phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt

trận và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm

vụ này ở địa phương. Tập trung trên những vấn đề chủ yếu sau:

Một là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

tham gia xây dựng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án phát triển nhân lực

KH-CN và phát triển KH&CN.

Do đó, các nghị quyết, quyết định, chương trình, đề án phát triển nhân lực KH-

CN là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và trách nhiệm của nhân lực

KH-CN thì trước khi ban hành phải được thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức

chính trị - xã hội để tổ chức lấy ý kiến góp ý của nhân lực KH-CN. Các tỉnh, thành

ủy, chính quyền địa phương phải thật sự dân chủ lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt

trận, đoàn thể, của nhân lực KH-CN, những ý kiến đóng góp đúng, hợp lý phải được

tiếp thu đưa vào nghị quyết, chính sách, những ý kiến đóng góp không được tiếp thu

phải có sự giải trình của cơ quan có thẩm quyền.

Hai là, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

(nhất là các tổ chức chính trị - xã hội trong các tổ chức KH&CN) tuyên truyền, phổ

biến nghị quyết của tỉnh, thành ủy, các chương trình, kế hoạch, chính sách, đề án của

144 

 

chính quyền về phát triển nhân lực KH-CN; tổ chức các phong trào thi đua góp phần

thực hiện nghị quyết của tỉnh, thành ủy và cấp ủy cùng cấp. Các tổ chức chính trị - xã

hội trong các tổ chức KH&CN phải làm tốt chức năng tập hợp, đoàn kết và phải là

một tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, viên chức.

Ba là, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham

gia xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền; giám sát và phản biện xã hội đối với các

nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch, đề án phát triển nhân lực KH-CN.

Các tỉnh, thành ủy cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và

các tổ chức chính trị - xã hội trên cơ sở Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số

218-QĐ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn thực hiện, hằng năm chủ động

xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để giám sát việc thực hiện các nghị quyết,

chương trình, đề án phát triển nhân lực KH-CN; giám sát việc thực hiện các luật, nghị

quyết có liên quan như: Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ.v.v..; nâng

cao chất lượng phản biện xã hội đối với các chủ trương, nghị quyết, chương trình, đề án

phát triển nhân lực KH-CN.

Để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

tham gia vào quá trình lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN, các tỉnh, thành ủy, các

cấp ủy đảng và chính quyền các cấp cần:

Nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức

chính trị - xã hội trong tham gia lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN.

Tăng cường lãnh đạo kiện toàn tổ chức bộ máy và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ

của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Tập trung vào việc bổ

sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ; xây dựng cơ chế cụ thể để Mặt trận và đoàn thể

thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt

trận và đoàn thể có bản lĩnh, có năng lực, am hiểu sâu về các lĩnh vực, nắm vững luật pháp.

Tỉnh, thành ủy và chính quyền thực sự tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ

quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong

quá trình tham gia lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN. Tăng cường định hướng chính

trị cho hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội nhưng phải tuân thủ

đúng pháp luật, Điều lệ của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội đã được quy định.

4.2.6.2. Phát huy vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh,

thành phố và các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình lãnh đạo phát triển

nhân lực khoa học - công nghệ

145 

 

* Phát huy vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, thành phố

tham gia vào quá trình lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, thành phố cần làm tốt hơn nhiệm

vụ tập hợp, đoàn kết và phát huy vai trò của nhân lực KH-CN đóng góp tích cực cho

sự phát triển của KH&CN, xây dựng quê hương, đất nước; tham gia tư vấn, phản biện

và giám định xã hội đối với các chủ trương, nghị quyết, chính sách, chương trình, quy

hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng của tỉnh, thành phố. Thực

hiện tốt vai trò cầu nối với đảng bộ, chính quyền để tăng cường mối quan hệ giữa đảng

bộ, chính quyền với nhân lực KH-CN; tham mưu có chất lượng cho BTV tỉnh, thành

ủy và UBND tỉnh, thành phố ban hành các chủ trương, chính sách tạo môi trường,

điều kiện thuận lợi cho nhân lực KH-CN hoạt động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của hội thành viên và hội viên. Đẩy mạnh công tác truyền bá, phổ biến kiến thức

KH&CN và tổ chức các hội thi sáng tạo kỹ thuật, các phong trào lao động sáng tạo, áp

dụng có hiệu quả những tiến bộ KH&CN vào phục vụ sản xuất, đời sống. Làm tốt vai

trò phối hợp nhằm tạo sự liên kết giữa các hội thành viên và hội viên, mở rộng và đa

dạng hóa các hình thức tập hợp nhân lực KH-CN.

Để Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, thành phố thực hiện tốt chức

năng, nhiệm vụ của mình, các tỉnh, thành ủy, chính quyền địa phương cần tăng

cường lãnh đạo, chỉ đạo Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật củng

cố, kiện toàn và phát triển tổ chức Liên hiệp hội; tập trung đổi mới nội dung và

phương thức hoạt động, khắc phục những hạn chế và bệnh hành chính hóa, có nhiều

hình thức tổ chức hoạt động để tập hợp, thu hút ngày càng đông đảo nhân lực KH-

CN tham gia hoạt động của Hội.

Các tỉnh ủy, thành ủy cần phải có chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm tăng

cường sự lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật; chỉ đạo chính quyền bảo

đảm và tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, về tài chính để Liên hiệp các Hội Khoa học

và Kỹ thuật tỉnh, thành phố thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Tiếp tục hoàn thiện cơ

cấu tổ chức, nội dung hoạt động và quy chế hoạt động của Đảng đoàn Liên hiệp các

Hội Khoa học và Kỹ thuật. Đẩy mạnh xây dựng tổ chức đảng, bảo đảm sự lãnh đạo

của Đảng đối với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật.

* Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình lãnh đạo

phát triển nhân lực KH-CN

146 

 

Một là, đẩy mạnh đầu tư nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ theo

hướng hiện đại, nhất là hạ tầng phục vụ trực tiếp cho phát triển KH&CN.

Hai là, chủ động và tích cực tham gia vào công tác đào tạo nhân lực KH-CN,

các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho nhân lực KH-CN đến thực tập, làm việc

tại doanh nghiệp.

Ba là, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm công nghệ của

nhân lực KH-CN trên địa bàn nghiên cứu sáng tạo ra, hoặc các doanh nghiệp đặt

hàng và hỗ trợ kinh phí cho nhân lực KH-CN nghiên cứu phát triển công nghệ

theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Bốn là, khuyến khích các doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển KH&CN, đầu

tư mạnh mẽ cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ

và động viên các nhà khoa học có những kết quả nghiên cứu xuất sắc góp phần phát

triển tri thức khoa học cũng như mang lại vinh quang tự hào cho nền khoa học Việt

Nam trên trường quốc tế.

Để phát huy vai trò của các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển nhân

lực KH-CN, các tỉnh, thành ủy, chính quyền địa phương trong vùng cần:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên tuyền về các chủ trương, nghị

quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương về đầu tư,

về phát triển KH&CN và đào tạo nhân lực KH-CN, về đổi mới mô hình tăng

trưởng, về hội nhập quốc tế, về khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào

phát triển KH&CN, phát triển nhân lực KH-CN.

Thứ hai, có các chính sách hỗ trợ để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu

tư phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nhân lực KH-CN, phát triển các doanh nghiệp

KH&CN, sử dụng sản phẩm KH&CN của nhân lực KH-CN. Các chính sách đó là:

chính sách ưu đãi tín dụng, chính sách về đất đai, chính sách về miễn giảm thuế thu

nhập.v.v.. Có chính sách thúc đẩy phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp với các

tổ chức KH&CN trên địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.

Thứ ba, đẩy mạnh xã hội hóa về KH&CN, giáo dục-đào tạo để huy động nguồn

lực của các doanh nghiệp đầu tư phát triển KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN.

Thứ tư, đổi mới phương thức quản lý nhà nước của các cấp chính quyền theo

hướng xây dựng chính quyền kiến tạo, hành động và phục vụ. Đồng thời, tăng cường

khả năng điều tiết, giám sát, kiểm tra, thanh tra đảm bảo sự tuân thủ đúng pháp luật của

đối tượng quản lý; xử lý nghiêm minh những tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật.

147 

 

Thứ năm, đẩy mạnh cải cách hành chính, xóa bỏ cơ chế xin - cho tạo môi

trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu

chi phí về thời gian và kinh phí cho các doanh nghiệp và góp phần vào việc phòng,

chống tham nhũng, lãng phí. Triệt trể xóa bỏ mọi bao cấp đối với doanh nghiệp nhà

nước, thực hiện chính sách đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế. Có chính

sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương

đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ, tiếp cận các nguồn vốn vay.

4.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương Đảng, Chính

phủ và các bộ, ban, ngành Trung ương; liên kết, phối hợp các tỉnh, thành phố trong

vùng và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

4.2.7.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương Đảng, Chính phủ và

các bộ, ban, ngành Trung ương đối với quá trình lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học -

công nghệ của các tỉnh, thành uỷ ở vùng duyên hải miền Trung

Trong HTCT các cấp ở nước ta cấp tỉnh là cấp thi hành, có nhiệm vụ quán triệt

triển khai thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước tại

địa phương. Vì thế, cấp trên có vai trò rất quan trọng, trong những trường hợp nhất

định lại giữ vai trò quyết định. Bởi vậy, trong quá trình lãnh đạo phát triển nhân lực

KH-CN, các tỉnh, thành ủy vùng DHMT luôn cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của

Trung ương Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành Trung ương.

Một là, Trung ương cần tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận làm sáng

tỏ hơn những vấn đề: sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển KH&CN, phát triển nhân

lực KH-CN, xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức; về PTLĐ của Đảng và đổi mới

PTLĐ của Đảng trong điều kiện mới; về xây dựng tổ chức bộ máy của HTCT tinh

gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả phù hợp với tình hình mới, trong đó tập trung làm

rõ tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức

chính trị - xã hội ở địa phương về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối

quan hệ công tác; các quy định cụ thể để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -

xã hội giám sát và phản biện xã hội. Về phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa

phương để các địa phương phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tăng tính tự chủ gắn

với quy định rõ trách nhiệm trong phạm vi, thẩm quyền được giao.

Hai là, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ban, Bộ, ngành Trung ương tập trung

lãnh đạo, chỉ đạo các tỉnh, thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm

148 

 

túc các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng phát triển của tỉnh,

thành phố đã được ban hành trong thời qua; đồng thời định kỳ trực tiếp làm việc với

BTV các tỉnh, thành phố để nghe báo cáo đánh giá những kết quả đạt được, những

hạn chế, những kiến nghị, đề xuất của địa phương, từ đó có những định hướng cho

địa phương trong thời gian tới.

Ba là, Trung ương Đảng, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ cần tiếp

tục quan tâm ban hành các chủ trương, nghị quyết, các cơ chế định hướng phát triển cho các

tỉnh, thành phố trong vùng trên các vấn đề: các cơ chế, chính sách đặc thù theo hướng ưu

đãi hơn, tạo thêm nguồn lực và động lực mới để vùng DHMT phát triển nhanh, hiệu quả

hơn; cơ chế hỗ trợ đặc thù về huy động vốn, thu hút đầu tư cho Khu công nghệ cao Đà

Nẵng; triển khai thực hiện các dự án, công trình đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định

như: các viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành, trung tâm công nghệ sinh học, trung tâm

thông tin KH&CN, dự án Trường Đại học quốc tế Việt-Anh tại Đà Nẵng; Làng Đại học Đà

Nẵng; chấp thuận đề xuất của tỉnh Thừa Thiên Huế về xây dựng Khu Công nghệ cao tại

tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính phủ nghiên cứu quy hoạch và định hướng đầu tư hệ thống đào

tạo đại học và cao đẳng trong vùng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên về chất lượng đào tạo,

tránh mở rộng và dàn trải về số lượng. Tập trung đầu tư Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng

ngang tầm đại học quốc gia, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, với các ngành khoa học

cơ bản, làm đầu tàu trong vai trò liên kết với các trường đại học và cao đẳng trong vùng.

Bốn là, Quốc hội và Chính phủ cần đổi mới căn bản chế độ tiền lương, tiếp tục

hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về KH&CN, về đào tạo, bồi dưỡng, về quản

lý, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng, tôn vinh, phong học hàm giáo sư, phó giáo sư tạo

hành lang pháp lý đồng bộ để làm cơ sở cho các tỉnh, thành ủy, chính quyền lãnh

đạo, quản lý và bản thân nhân lực KH-CN hoạt động nghề nghiệp.

Năm là, Bộ Khoa học và Công nghệ cần đẩy mạnh nghiên cứu, chủ động tham

mưu cho Chính phủ tiếp tục ban hành hoặc bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách

có liên quan và kịp thời ban hành các hướng dẫn để các các địa phương triển khai thực

hiện, nhanh chóng đưa chủ trương, nghị quyết, chính sách vào thực tiễn. Đặc biệt, Bộ

Khoa học và Công nghệ cần quan tâm sâu sát hơn nữa, hỗ trợ cho tỉnh, thành phố

trong vùng trên về các vấn đề: Quy hoạch, thành lập tổ chức KH&CN, doanh nghiệp

KH&CN, chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang hình thức tổ chức KH&CN

tự trang trải kinh phí hoặc trở thành doanh nghiệp KH&CN; quan tâm đào tạo, bồi

dưỡng nhân lực KH-CN, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về KH&CN;

149 

 

hợp tác với Sở KH&CN, các tổ chức KH&CN ở địa phương tiến hành các dự án, đề

tài nghiên cứu và phát triển KH&CN; làm cầu nối để thiết lập quan hệ hợp tác về

KH&CN, đào tạo nhân lực KH-CN giữa các tỉnh, thành phố trong vùng với các nước,

các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế. Bộ Khoa học và Công nghệ

cần kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho tỉnh, thành phố trong quá trình

triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về KH&CN.

Sáu là, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm hỗ trợ tích cực cho các địa phương

về các vấn đề: lập quy hoạch, thành lập các trường đại học; nâng cao chất lượng giáo dục

- đào tạo, nhất là đào tạo đại học và sau đại học; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quản

lý chủ chốt các trường Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn, Đại học Nhà

Trang có đủ đức, đủ tài, đủ tầm. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho

đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của các trường Cao đẳng, đại học trong vùng; tăng

cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động giáo dục-đào tạo của các cơ sở đào tạo; đẩy

mạnh giao quyền tự chủ cho các trường đại học trong vùng có đủ điều kiện.

Bảy là, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao hướng dẫn, hỗ trợ tích cực cho các địa

phương trong vấn đề cấp thị thực xuất nhập cảnh, tạm trú và thường trú cho nhà khoa

học Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia các hoạt động

KH&CN tại Việt Nam.

Tám là, Trung ương Đảng và Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương cần

tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các nghị quyết, luật

pháp, chính sách, các chương trình, dự án đầu tư của Trung ương đối với các tỉnh,

thành phố ở vùng DHMT để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những

sai phạm (nếu có) để chấn chỉnh không để kéo dài.

4.2.7.2. Liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong vùng để phát triển nhân lực

khoa học - công nghệ

Ở góc độ vùng, để phát triển nhân lực KH-CN cần có sự liên kết, phối hợp của

nhiều chủ thể (các tỉnh, thành ủy, chính quyền các địa phương, các cơ sở đào tạo, các

tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp) trên nhiều vấn đề để tạo sự thống nhất chung

cùng nhau giải quyết bài toán nhân lực KH-CN cho phát triển KT-XH của vùng, khắc

phục tình trạng cát cứ địa phương như hiện nay. Theo đó, các tỉnh, thành phố cần liên

kết, phối hợp trên những vấn đề sau đây:

Một là, liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong quy hoạch phát triển tạo

không gian kinh tế chung của vùng nhưng vừa phát huy thế mạnh của từng địa phương.

150 

 

Tiến hành rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, lĩnh

vực, quy hoạch các khu kinh tế, khu công nghiệp của từng địa phương để phân bố lại lực

lượng sản xuất theo hướng ưu tiên khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương.

Hợp tác, phân công giữa các địa phương trong việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các cơ

sở đào tạo, các tổ chức KH&CN.

Hai là, xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế, nhất là hạ

tầng giao thông đường bộ nhằm tạo sự kết nối giữa các địa phương trong vùng.

Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của từng địa phương,

khớp nối với hệ thống giao thông đường bộ liên tỉnh và quốc tế. Tìm kiếm cơ chế đầu tư

phát triển và tạo bước đột phá trong xúc tiến triển khai những công trình có tầm ảnh

hưởng lớn, tạo ra liên kết vùng gồm: trục dọc đường cao tốc nối Đồng Hới - Đông Hà -

Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Quy Nhơn - Tuy Hòa - Nha Trang; phối hợp với Hãng

Hàng không quốc gia Việt Nam xúc tiến mở các tuyến đường bay quốc tế trực tiếp đến

các cảng hàng không quốc tế trong vùng (Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai, Cam Ranh); mở

thêm các đường bay trong nước nối các đô thị trong vùng. Xây dựng mới hiện đại một số

trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm quốc tế ở Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn,

Nha Trang đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, giáo dục, KH&CN quốc tế.

Ba là, liên kết, phối hợp đào tạo phát triển nhân lực KH-CN.

Tăng cường liên kết, phối hợp giữa các địa phương, cơ sở đào tạo, viện nghiên

cứu chuyên ngành, cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp để mở rộng quy mô và nâng

cao chất lượng đào tạo nhân lực KH-CN. Tập trung đầu tư để Đại học Huế, Đại học

Đà Nẵng trở thành đại học quốc gia, cùng với các đại học Quy Nhơn, Nha Trang, Tài

chính - Kế toán Quảng Ngãi, các trường cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp và

các cơ sở đào tạo khác hình thành một hệ thống đào tạo NNL chất lượng cao cho

vùng và cả nước. Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương

trong vấn đề xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao

và thực hiện chính sách thu hút NNL chất lượng cao.

Bốn là, liên kết, hợp tác về KH&CN.

Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu các dự án KH&CN phục vụ trực tiếp cho chuyển

dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách và mạng lưới tổ chức

nhằm phát triển thị trường KH&CN chung cho cả vùng. Xây dựng hệ thống thông tin thị

trường KH&CN của vùng, kết nối với hệ thống thông tin thị trường KH&CN quốc gia.

151 

 

Năm là, hợp tác trong việc huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính

sách để đầu tư phát triển chung của vùng.

Thống nhất kiến nghị với Chính phủ về các cơ chế ưu đãi, khuyến khích phát

triển các tỉnh, thành phố vùng DHMT. Xây dựng cơ chế triển khai các công trình hạ

tầng giao thông đường bộ liên tỉnh về loại hình dự án, phương án huy động vốn, giải

phóng mặt bằng, tiến độ thi công, giải ngân và thanh quyết toán. Thu hút đầu tư nước

ngoài có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng. Kiểm soát chặt chẽ

việc cấp giấy phép và quản lý các dự án đầu tư trong vùng. Phối hợp xúc tiến đầu tư,

thương mại thông qua việc thường xuyên tổ chức các diễn đàn xúc tiến đầu tư, thương

mại toàn vùng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.

Sáu là, xây dựng trung tâm giới thiệu việc làm vùng DHMT.

Tổ chức này sẽ làm đầu mối kết nối cung - cầu lao động, thực hiện tư vấn, giới

thiệu việc làm, đào tạo bổ sung kỹ năng nghề nghiệp, thu thập, phân tích thông tin thị

trường lao động, dự báo nhu cầu lao động.

Tổ chức lại các trung tâm giới thiệu việc làm ở các địa phương thành mạng lưới

liên thông; hình thành “chợ việc làm” trên mạng nhằm kết nối các cơ sở đào tạo với các

tổ chức KH&CN, doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho nhân lực KH-CN.

Bảy là, xây dựng hệ thống thông tin và trao đổi thông tin KT-XH, đầu tư trên địa bàn.

Thành lập cổng thông tin điện tử, hình thành tờ báo chuyên ngành (song ngữ Anh

- Việt) dùng chung cho toàn vùng. Xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu

của vùng về GDP (quy mô, tốc độ tăng trưởng); cơ cấu kinh tế (ngành kinh tế, đầu tư,

lao động); dân số, NNL, nhân lực KH-CN (số lượng, trình độ đào tạo, lao động có việc

làm...); đầu tư cho KH&CN; các sản phẩm KH&CN; tình hình đầu tư trong các khu

kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; kết cấu hạ tầng giao thông liên tỉnh và

quốc tế (sân bay, cảng biển, quốc lộ); hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin; đào tạo

(cơ sở đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất, ngành học, sinh viên) có so sánh với các

vùng kinh tế khác và cả nước.

Để thực hiện có hiệu quả các nội dung liên kết, phối hợp trên, các tỉnh, thành phố

cần thành lập Ban chỉ đạo của vùng gồm các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của các địa

phương (Bí thư, Chủ tịch tỉnh, thành phố); thành lập cơ quan thường trực để tham

mưu nghiên cứu, đề xuất với Ban chỉ đạo các chủ trương, kế hoạch và tổ chức thực

hiện. Đồng thời mỗi tỉnh cần tổ chức một bộ phận chuyên trách làm đầu mối phối hợp

152 

 

với bộ phận thường trực của vùng. Thành lập Quỹ của vùng để phục vụ kinh phí hoạt

động của Ban chỉ đạo, công tác nghiên cứu của cơ quan Thường trực và hoạt động

chung của vùng. Quỹ được hình thành từ nguồn đóng góp của các địa phương trong

vùng; sự tài trợ của ngân hàng và sự ủng hộ từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và

ngoài nước. Định kỳ họp giao ban tại các địa phương để đánh giá tình hình thực hiện

các nội dung cam kết liên kết, phối hợp, thống nhất kế hoạch cụ thể cho thời gian tiếp

theo, đưa ra những kiến nghị chung với Trung ương và các Ban, bộ, ngành.

4.2.7.3. Mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực khoa học - công nghệ

Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm để tranh thủ nguồn lực đầu tư, học tập kinh nghiệm

của các nước, đào tạo nhân lực, tiếp nhận thành tựu KH&CN của thế giới và thu hút các

chuyên gia, nhà khoa học thế giới. Mặt khác, thông qua hợp tác quốc tế, các địa phương

có thể nhận sự tư vấn của các nước, các tổ quốc tế về các vấn đề xây dựng chiến lược,

quy hoạch, các giải pháp phát triển KT-XH, KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN.

Các tỉnh, phố trong vùng cần tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế với các nước,

các địa phương, các tổ chức quốc tế, các trường đại học, viện nghiên cứu trên các vấn

đề đầu tư, thương mại, về KH&CN, về giáo dục - đào tạo, trong đó chú trọng hợp tác

với các nước, các tổ chức có tiềm lực mạnh về KH&CN, giáo dục - đào tạo.

Tăng cường hợp tác giữa tổ chức KH&CN, các trường đại học của vùng với các tổ

chức NC&PT, các trường đại học lớn, có nhiều uy tín ở nước ngoài để trao đổi giảng

viên/sinh viên, tổ chức và tham gia các hội thảo quốc tế, mời giáo sư nước ngoài tham

gia giảng dạy hoặc thực hiện các buổi seminar khoa học; liên kết đào tạo nhân lực.

Để cho công tác hợp tác quốc tế mang lại hiệu quả, các tỉnh, thành ủy cần chỉ đạo

UBND tỉnh, thành phố trong vùng tiến hành rà soát các chương trình hợp tác quốc tế đã

và đang được triển khai thực hiện, đánh giá hiệu quả của từng chương trình, các quan hệ

hợp tác trên cơ sở đó tiến hành làm việc với đối tác để tìm kiếm biện pháp và tiếng nói

chung nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác. Tiếp tục mở rộng thiết lập các quan hệ hợp tác

với các nước khác, các đối tác mới. Khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, viện

nghiên cứu trên địa bàn chủ động tìm kiếm và thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác

bằng nhiều hình thức để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của đơn vị.

Các tỉnh, thành phố cần thành lập các văn phòng đại diện tại các nước làm cầu

nối giữa địa phương với các nước, các địa phương nước ngoài, các tổ chức quốc tế.

153 

 

Phát huy vai trò của các nhà khoa học, kiều bào ở nước ngoài để thiết lập quan hệ hợp

tác với các nước, trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế.

Có chính sách ưu đãi về đầu tư, đất đai, cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành

chính để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên

gia, nhà khoa học nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại địa phương.

Tiểu kết chương 4

Bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được, trong lãnh đạo phát triển nhân

lực của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Để

phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm và có những bước chuyển

biến, đột phá trong phát triển nhân lực KH-CN, từ phân tích những nguyên nhân

của ưu điểm, khuyết điểm, dự báo những thuận lợi, khó khăn tác động đến sự lãnh

đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN đến

năm 2025; trên cơ sở quán triệt quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước, của

nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố về phát triển KH&CN, phát triển NNL

và nhân lực KH-CN, để tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng

DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải

pháp gồm: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tỉnh, thành ủy, BTV, các cấp ủy, cán

bộ chủ chốt và nhân lực KH-CN về sự cần thiết phải tăng cường lãnh đạo phát triển

nhân lực KH-CN; Đổi mới việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết

của tỉnh ủy, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN, nâng cao chất lượng các cơ quan

tham mưu, giúp việc cho tỉnh ủy, thành ủy đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phát triển nhân lực

KH-CN; Đổi mới PTLĐ của tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực

KH-CN; Xây dựng các cấp chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy mạnh mẽ vai

trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, của cấp ủy và thủ trưởng tổ chức KH&CN, đề

cao tự học, tự nghiên cứu của nhân lực KH-CN; Lãnh đạo đẩy mạnh công tác đào tạo,

bồi dưỡng nhân lực KH-CN; Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính

trị - xã hội các cấp, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, các thành phần kinh tế

tham gia vào quá trình lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN; Tăng cường sự lãnh đạo,

chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ, ban, ngành Trung ương,

liên kết, phối hợp các tỉnh, thành phố trong vùng và mở rộng hợp tác quốc tế để phát

triển nhân KH-CN.

154 

 

KẾT LUẬN

Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và phát triển KT-XH nhanh,

bền vững đòi hỏi các tỉnh, thành phố vùng DHMT phải có NNL chất lượng cao, nhất

là nhân lực KH-CN. Từ đó đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho các tỉnh, thành ủy phải tập

trung lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN.

Tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN là toàn bộ

các hoạt động đề ra nghị quyết, chủ trương về phát triển nhân lực KH-CN; tổ chức

thực hiện nghị quyết, chủ trương đã đề ra và kiểm tra, giám sát bảo đảm cho nghị

quyết, chủ trương được thực hiện thắng lợi nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực KH-CN

có số lượng và cơ cấu hợp lý, có chất lượng cao theo yêu cầu của chiến lược phát

triển KH&CN, đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế.

Các tỉnh, thành ủy đã tập trung lãnh đạo và đã mang lại nhiều kết quả tích cực,

có thể khái quát ở những ưu điểm chính đó là: Các tỉnh thành ủy đã lãnh đạo định

hướng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản để phát triển nhân lực

KH-CN. Lãnh đạo xây chiến lược phát triển KH&CN và quy hoạch phát triển nhân

lực KH-CN làm cơ sở cho tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phân bổ và thực hiện

chính sách phát triển nhân lực KH-CN. Các tỉnh, thành ủy đã tập trung lãnh đạo

chính quyền cụ thể hóa nghị quyết của tỉnh, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN

thành các chương trình, kế hoạch, đề án để thực hiện. Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy,

tổ chức đảng trực thuộc quán triệt nghị quyết của tỉnh, thành ủy ban hành nghị

quyết để lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị phát triển nhân lực KH-CN. Lãnh

đạo công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực, nhờ đó chất lượng

và cơ cấu nhân lực KH-CN đã có bước cải thiện. Lãnh đạo tạo lập môi trường, điều

kiện ngày càng tốt hơn để phát triển KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN và phát

huy vai trò của nhân lực KH-CN đóng góp vào phát triển KT-XH của địa phương.

Việc liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để

phát triển nhân lực KH-CN và phát triển KH&CN đã đạt được nhiều kết quả, các

địa phương đã có sự liên kết trên nhiều vấn đề; trung ương đã có sự hỗ trợ về nguồn

lực, cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, so với yêu cầu

thực tiễn của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển nhanh và bền vững, các tỉnh,

thành ủy ở vùng này lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN còn những khuyết điểm,

hạn chế về nội dung và phương thức.

155 

 

Từ thực tiễn các tỉnh, thành ủy vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN

đã rút ra những kinh nghiệm: Một là, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong tỉnh, thành

ủy, trước hết là BTV; phát huy trí tuệ tập thể, đồng thời đề cao trách nhiệm, tính năng

động của từng tỉnh, thành ủy viên. Hai là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền kịp

thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương, nghị quyết của tỉnh, thành ủy về phát triển

nhân lực KH-CN bằng các cơ chế, chính sách; cụ thể hóa bằng chiến lược, chương

trình, kế hoạch, đề án để tổ chức thực hiện. Ba là, xây dựng, nâng cao chất lượng tổ

chức đảng trong các tổ chức KH&CN thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo cơ quan,

đơn vị thực hiện chủ trương, nghị quyết về phát triển nhân lực KH-CN. Bốn là, trọng

dụng nhân tài, đầu tư có trọng điểm cho đào tạo nhân lực KH-CN chất lượng cao. Năm

là, coi trọng công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Sáu là, đẩy mạnh xã

hội hóa, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên và tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy vùng DHMT đối với phát triển

nhân lực KH-CN cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau: (1) Nâng cao

nhận thức, trách nhiệm của tỉnh, thành ủy, BTV, các cấp ủy, cán bộ chủ chốt và nhân

lực KH-CN về sự cần thiết phải tăng cường lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN; (2)

Đổi mới việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết của tỉnh ủy, thành

ủy về phát triển nhân lực KH-CN; nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu, giúp

việc cho tỉnh ủy, thành ủy đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN; (3)

Đổi mới PTLĐ của tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN;

(4) Xây dựng các cấp chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy mạnh mẽ vai trò,

trách nhiệm của các cấp chính quyền; của cấp ủy và thủ trưởng tổ chức KH&CN; đề

cao tự học, tự nghiên cứu của nhân lực KH-CN; (5) Lãnh đạo đẩy mạnh công tác đào

tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN; (6) Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ

chức chính trị - xã hội các cấp, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, các thành

phần kinh tế tham gia vào quá trình lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN; (7) Tăng

cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ, ban,

ngành Trung ương; liên kết, phối hợp các tỉnh, thành phố trong vùng và mở rộng hợp

tác quốc tế để phát triển nhân KH-CN.

Các tỉnh, thành ủy vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN giai đoạn

hiện nay là vấn đề khó, cần được nghiên cứu trong thời gian dài, quy mô lớn. Kết quả

nghiên cứu của luận án là một phần rất nhỏ.

156 

 

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Trần Văn Phương, “Quảng Ngãi đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Sinh hoạt

Lý luận (5) 2015.

2. Trần Văn Phương, “Tỉnh, thành ủy vùng duyên hải miền Trung lãnh đạo

phát triển nhân lực khoa học - công nghệ”, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, ngày

24/12/2015.

3. Trần Văn Phương, “Chính sách thu hút nguồn nhân lực của các tỉnh, thành

phố vùng duyên hải miền Trung - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Sinh hoạt Lý

luận (2) 2016.

157 

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Cẩm Anh (2010), Phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ ở

Đà Nẵng hiện nay, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành

Trung ương Đảng (khóa VIII) Về định hướng chiến lược phát triển khoa học

và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa.

3. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành

Trung ương Đảng (khóa X) Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, Ban chấp hành

Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

5. Ban nghiên cứu dự báo, chiến lược và quản lý khoa học (1999), Hỏi và đáp

những vấn đề then chốt của Khoa học và Công nghệ, Nxb Thanh niên.

6. Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Báo cáo số 201-BC/BCS ngày

31/10/ 2013 về Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực

tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

7. Ban Tổ chức tỉnh ủy Bình Định, Báo cáo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trình độ cao

tỉnh Bình Định giai đoạn 2008 - 2012.

8. Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền (2012), Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2001), Khoa học và Công nghệ Việt

Nam 1999-2000, Hà Nội.

10. Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2004, Hà Nội.

11. Bộ Khoa học và Công nghệ, Quyết định số 4009/QĐ-BKHCN phê duyệt quy hoạch

phát triển nhân lực ngành khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020.

12. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Khoa học và Công nghệ phục vụ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và phát triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

158 

 

13. Bộ Khoa học và Công nghệ, Quyết định số 588/QĐ-BKHCN, ngày 31/3/2014 về

việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên gia.

14. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm

2014, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

15. Đỗ Tiến Cẩn (2011), Tỉnh ủy Quảng Ngãi lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực

trong giai đoạn hiện nay, luận văn Khoa học chính trị, Học viện Chính trị -

Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

16. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2012), Khoa học và Công nghệ phục vụ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

17. Ths. Trần Đình Chín (2011), “Một số vấn đề về sử dụng nguồn nhân lực khoa

học - công nghệ ở vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ hiện nay”, Tạp chí Sinh

hoạt lý luận, (2), tr.28 - tr.32.

18. Chính phủ, Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 Quy định việc sử

dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.

19. Trương Minh Dục (2004), “Chính sách sử dụng nguồn nhân lực khoa học - công

nghệ ở miền Trung - hiệu quả và những vấn đề đặt ra trong điều kiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa”, trong Toàn cầu hóa kinh tế những cơ hội và thách

thức đối với miền Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Duy Dũng (Chủ biên) (2008), Đào tạo và quản lý nguồn nhân lực - kinh

nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam, Nxb Từ điển bách

khoa, Hà Nội.

21. Nguyễn Thế Dũng (2010), Tỉnh ủy Bắc Giang lãnh đạo báo chí địa phương giai

đoạn hiện nay, luận văn Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng khóa XI.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,

Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

159 

 

27. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, XV, XVI.

28. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Văn kiện đại hội lần thứ XVIII,XIX, XX, XXI.

29. Đảng bộ tỉnh Bình Định, Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ XVI, XVII, XVIII, XIX

30. Đảng bộ tỉnh Phú Yên, Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, XV, XVI.

31. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Văn kiện đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, XV, XVI.

32. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, Văn kiện đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, XVIII, XIX.

33. Đặng Đình Đào, Nguyễn Đình Hiền (2013), Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một

trong những trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước, Nxb Lao động - xã hội.

34. Vũ Cao Đàm (2011), Một số vấn đề quản lý Khoa học và Công nghệ ở nước ta,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

35. Lê Đăng Doanh (2003), Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở Việt

Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

36. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

37. Phạm Hảo (2007), Kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên những năm

đầu thế kỷ XXI Thực trạng và xu hướng phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

38. Phạm Hảo, PGS,TS. Võ Xuân Tiến (2004), Toàn cầu hóa kinh tế những cơ hội

và thách thức đối với miền Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Hà Thị Hằng (2014), Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn

với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

40. Lưu Chấn Hoa (2010), Bàn về công tác xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Hoàng Văn Hổ (2014), Cầm quyền khoa học, do Hải Anh, Như Châu, Thúy Hằng,

Thanh Hương dịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Dương Anh Hoàng (2012), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Ngô Văn Hùng, (2005), Phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, luận án tiến sĩ

kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

44. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2011), Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền - Nội

dung và phương thức cầm quyền của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

160 

 

45. Nguyễn Thị Giáng Hương (2013), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất

lượng cao ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị -

Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

46. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Nghị quyết số 65/2008/NQ-HĐND ngày

16/12/2008 Về cơ chế, chính sách phục vụ phát triển nguồn nhân lực tỉnh

Quảng Ngãi giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng đến năm 2015.

47. Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở

nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb Giáo dục.

48. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

49. Nguyễn Thanh Long (2003), “Phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Lý luận

chính trị (5), tr.16 - tr.22.

50. Võ Châu Loan (2011), Tỉnh ủy Bình Dương lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực

các cơ quan đảng, đoàn thể cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay, luận văn Khoa

học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

51. Lê Văn Lý (Chủ biên) (1999), Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng

yếu của đời sống xã hội nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

57. Matsushita Konouke (1999), Nhân sự - chìa khoá của thành công, Nxb Giao

thông vận tải, Hà Nội.

58. Phạm Văn Mợi (2010), Giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở

Hải Phòng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

59. Nolwen Henaff, Jeen- Yves biên tập khoa học (2001), Lao động, việc làm và NNL

ở Việt Nam 15 năm đổi mới, Nxb Thế giới, Hà Nội.

60. Nguyễn Thị Nga (2010), Tỉnh ủy Bến Tre lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai

đoạn hiện nay, luận văn Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

161 

 

61. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2004), Xây dựng đảng cầm quyền - kinh nghiệm

của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Hà Nội.

62. Nguyễn Hữu Nhân (2012), Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo cải cách hành

chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Hà Nội.

63. Bùi Văn Nhơn (2006) Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nxb Tư

pháp, Hà Nội.

64. Tô Tu Nghệ, Lý Luận Chung (1999), Kiên trì và hoàn thiện sự lãnh đạo của

Đảng do Nguyễn Quốc Quốc Trường dịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

65. Nguyễn Hoàng Phê, (Chủ biên), (1995), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học.

66. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Lê Văn Phục, (2010) Phát triển NNL chất lượng cao trong quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng hiện nay, luận văn thạc sĩ Triết học, Học

viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

68. Phạm Ngọc Quang (chủ biên) (2008), Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh

đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

69. Quốc Hội, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013.

70. Phạm Văn Quý, Trần Xuân Định (1998), “Nhân lực khoa học và công nghệ”,

Tạp chí Hoạt động khoa học, (3), tr.35- 40.

71. Phạm Ngọc Quang, (Chủ biên) (2008), Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

72. Sổm Lít Pước Kẹo (2001), Đổi mới hệ thống chính trị cấp tỉnh ở nước Cộng hòa

Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ chuyên ngành

Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

73. Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Quảng Bình, Thống kế về nhân lực khoa học - công nghệ

74. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị, Thống kế về nhân lực khoa học - công nghệ

75. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, Thống kế về nhân lực khoa học - công nghệ

76. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Đà Nẵng, Thống kế về nhân lực khoa học - công nghệ

77. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam, Thống kế về nhân lực khoa học - công nghệ

78. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi, Thống kế về nhân lực khoa học - công nghệ

79. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định, Thống kế về nhân lực khoa học - công nghệ

80. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên, Thống kế về nhân lực khoa học - công nghệ

162 

 

81. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa, Thống kế về nhân lực khoa học - công nghệ

82. Sở Nội Vụ tỉnh Quảng Bình, Báo cáo về thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực.

83. Sở Nội Vụ tỉnh Quảng Trị, Báo cáo về thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực.

84. Sở Nội Vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo về thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực.

85. Sở Nội Vụ Đà Nẵng, Báo cáo về thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực.

86. Sở Nội Vụ Quảng Nam, Báo cáo về thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực.

87. Sở Nội Vụ tỉnh Quảng Ngãi, Báo cáo về thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực.

88. Sở Nội Vụ tỉnh Bình Định, Báo cáo về thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực.

89. Sở Nội Vụ tỉnh Phú Yên, Báo cáo về thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực.

90. Sở Nội Vụ tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo về thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực.

91. Ngô Huy Tiếp, (Chủ biên) (2008), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối

với trí thực nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

92. Tỉnh ủy Quảng Bình, Nghị quyết số 11-NQ/TU Nghị quyết của Thường vụ tỉnh

ủy về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.

93. Tỉnh ủy Quảng Nam, Báo cáo số 110-BC/TU ngày 7/5/2012, Tổng kết phát triển khoa

học và công nghệ từ khi Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) ban hành đến nay.

94. Tỉnh ủy Bình Định, Báo cáo số 41-BC/TU ngày 20/4/2012, Tổng kết về phát

triển khoa học và công nghệ.

95. Tỉnh ủy Bình Định, Báo cáo số 89-BC/TU ngày 1/9/2008 Tổng kết mười năm thực

hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về khoa học và công nghệ.

96. Tỉnh ủy Bình Định, Báo cáo số 83-BC/TU ngày 15/12/2004 Kiểm điểm 3 năm thực

hiện Chương trình hành động của tỉnh ủy thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ

tỉnh lần thứ XVII về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005.

97. Tỉnh ủy Bình Định, Chương trình hành động số 11-Ctr/TU thực hiện nghị quyết

Đại hội X của Đảng và nghị quyết Đại hội XVII đảng bộ tỉnh về đào tạo, phát

triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010.

98. Tỉnh ủy Bình Định, Chương trình hành động số 08-Ctr/TU ngày 30/8/2011 thực

hiện nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII đảng bộ tỉnh về

đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015.

99. Tỉnh ủy Bình Định, Báo cáo số 80-BC/TU ngày 13/11/2012 đánh giá thực hiện chính

sách thu hút, tạo nguồn từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ.

163 

 

100. Tỉnh ủy Bình Định, Báo cáo số 125-BC/TU ngày 7/10/2013 sơ kết giữa nhiệm kỳ

Chương trình hành động của tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh

về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015.

101. Tỉnh ủy Quảng Nam, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-

NQ/TW ngày 1/11/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương

Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ.

102. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 7/5/2007 của tỉnh ủy về

phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015.

103. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Báo cáo số 313-BC/TU ngày 24/9/2010 Báo cáo công

tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thu hút, đào tạo, sử dụng nhân tài của tỉnh

Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010.

104. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Báo cáo số 68-BC/TU ngày 13/10/2011 về Tổng kết thực

hiện Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 7/5/2007 của tỉnh ủy khóa XVII về phát triển

nguồn nhân lực giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015.

105. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 13/10/2011 nghị quyết hội

nghị lần thứ sáu ban chấp hành đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) về đẩy mạnh phát

triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

106. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Báo cáo số 180-BC/TU ngày 3/12/2012 Báo cáo tình

hình thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp

xuất sắc, các nhà khoa học trẻ.

107. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Báo cáo số 160-BC/TU ngày 16/10/2012 về tình hình

triển khai thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 Ban chấp hành

Trung ương (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

108. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Báo cáo số 107-BC/TU ngày 30/3/2012, Tổng kết tình hình

thực hiện nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ theo nghị quyết Trung ương 2

(khóa VIII), Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (Khóa IX và các chỉ thị, kết luận

của Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa về phát triển Khoa học và công nghệ).

109. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Chương trình hành động số 40-Ctr/TU của Tỉnh ủy thực

hiện nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban

chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ.

164 

 

110. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Báo cáo số 40-CTr/TU tháng 4 năm 2013 của Tỉnh ủy Quảng

Ngãi về Chương trình hành động của tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TU của

Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ.

111. Tỉnh ủy Bình Định, Chương trình hành động số 11-CTr/TU thực hiện nghị

quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết đại hội XVII đảng bộ tỉnh về đào tạo,

phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010.

112. Tỉnh ủy Bình Định, Chương trình hành động số 08-Ctr/TU thực hiện nghị

quyết đại hội XI của Đảng và nghị quyết đại hội XVIII của đảng bộ tỉnh về

đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011- 2015.

113. Tỉnh ủy Bình Định, Báo cáo số 125-BC/TU ngày 7/10/2013 về Sơ kết giữa nhiệm

kỳ Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XVIII đảng

bộ tỉnh về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015.

114. Tỉnh ủy Phú Yên, Chương trình hành động số 14-CTr/TU thực hiện Nghị quyết

Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ

115. Tỉnh ủy Phú Yên, Báo cáo số 123-BC/TU ngày 18/8/2008, Tổng kết 10 năm

thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về khoa học và công nghệ.

116. Tỉnh ủy Phú Yên, Báo cáo số 250-BC/TU ngày 16/7/2014, Báo cáo sơ kết 3 năm

thực hiện chương trình hành động số 07-Ctr/TU của Tỉnh ủy về phát triển nguồn

nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Yên giai

đoạn 2011-2015.

117. Tỉnh ủy Khánh Hòa, Báo cáo số 50-BC/TU ngày 20/4/2012 Báo cáo tổng kết 15

năm thực hiện nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh (1996 - 2011).

118. Tỉnh ủy Khánh Hòa, Chương trình hành động số 13-CTr/TU thực hiện Nghị

quyết số 20-NQ/TW về phát triển khoa học và công nghệ.

119. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 15/11/2011 Nghị

quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về xây

dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm KH-CN của cả

nước giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

120. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 76-BC-TU ngày 01/12/2011 Tổng kết thực

hiện Nghị quyết Chương trình hành độ số 24-NQ/TU về phương hướng phát triển

KH-CN đến năm 2005 và năm 2010; phương hướng nhiệm vụ đến năm 2020.

165 

 

121. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 136-BC/TU ngày 7/11/2012 về tình hình

thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thực thời kỳ

đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

122. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 94-BC/TU ngày 17/4/2012 của Tỉnh Ủy

Thừa Thiên Huế về tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ giai

đoạn 2001-2011 và phương hướng, nhiệm vụ đến 2020.

123. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 276-BC/TU ngày 15/8/2014 Báo cáo hai

năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về phát triển khoa học và công nghệ.

124. Trần Văn Tùng, (2005) Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài

năng, Nxb Thế giới, Hà Nội.

125. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

126. Thành ủy Đà Nẵng, Báo cáo số 69-BC/TU ngày 24/4/2012 tổng kết nhiệm vụ

phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

127. Thành ủy Đà Nẵng, Báo cáo số 133-BC/TU ngày 5/9/2005 Báo cáo thực trạng

và giải pháp chính sách đối với đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ thành

phố Đà Nẵng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

128. Thành ủy Đà Nẵng, Quyết định số 393-QĐ/TU, ngày 22/3/2006 về việc ban

hành đề án và thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo 100 thạc sĩ,

tiến sĩ tại các cơ sở nước ngoài”.

129. Thành ủy Đà Nẵng, Quyết định số 922-QĐ/QU ngày 11/2/2011 Về việc ban

hành Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

130. Thành ủy Đà Nẵng, Báo cáo tổng kết công tác phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao thành phố Đà Nẵng từ năm 1998 đến nay.

131. Thủ tướng chính phủ, Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn

2011-2020, ban hành theo Quyết định số 418/QĐ-TTg, ngày 11/4/2012.

132. Nguyễn Văn Thắng (2011), “Lạm bàn về nguồn nhân lực khoa học và công

nghệ tỉnh Quảng Bình”, Thông tin khoa học - công nghệ tỉnh Quảng Bình.

133. Đoàn Duy Trình (2010), Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo khoa học và công nghệ trong

giai đoạn hiện nay, luận văn Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

166 

 

134. Nguyễn Duy Trình, (2009) Đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực ở

thành phố Đà Nẵng hiện nay, luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

135. Phạm Chí Trung (2013), Đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức nghiên cứu

và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội.

136. UBND tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 35/2009/QĐ-UBND, ngày 22/12/2009

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.

137. UBND tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 10/11/2011

Quyết định về việc ban hành chính sách thu hút, đào tạo nhân tài tỉnh Quảng

Bình giai đoạn 2011-2015.

138. UBND tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 15/7/2011 ban

hành chương trình hành động phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình giai

đoạn 2011-2015.

139. UBND tỉnh Quảng Bình, Báo cáo số 135/BC-UBND ngày 22/8/2013 Báo cáo

sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động phát triển nguồn nhân lực

giai đoạn 2011-2015.

140. UBND tỉnh Quảng Trị, Đề án phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng

Trị giai đoạn 2015-2020.

141. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 20/6/2012

Quyết định về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị tỉnh ủy

lần thứ V về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm

khoa học - công nghệ của cả nước (giai đoạn từ nay đến 2020).

142. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 898/QĐ-UBND ngày 13/5/2013

Quyết định phê duyệt đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong

những trung tâm khoa học - công nghệ của cả nước.

143. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 2711/ QĐ-UBND ngày

28/12/2011 Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thừa

Thiên Huế giai đoạn 2011-2020.

144. UBND thành phố Đà Nẵng, Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ thành

phố Đà Nẵng đến năm 2010 và 2015, ban hành theo Quyết định số 29/2005/QĐ-

UB ngày 3/3/2005.

167 

 

145. UBND thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 8825/QĐ-UBND ngày 5/11/2007

Ban hành kế hoạch đào tạo nhân lực công nghệ sinh học của thành phố.

146. UBND thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 6211/QĐ-UBND ngày 18/8/2010

Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành khoa học và công nghệ thành

phố Đà Nẵng đến năm 2020.

147. UBND Thành phố Đà Nẵng, Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố

Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020, ban hành theo Quyết định số 5882/QĐ-

UBND, ngày 23/7/2012.

148. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 41/2007/QĐ-UBND gày 31/12/2007

Phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2007-

2010 và định hướng đến năm 2015.

149. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ngãi

giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

150. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 Quyết

định ban hành Đề án đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và thu hút nhân lực có trình độ

cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

151. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 Về việc

phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020.

152. UBDN tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 11/4/2007 Quyết

định phê duyệt kế hoạch khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010.

153. UBND tỉnh Bình Định, Quyết định số 154/2002/QĐ-UB ngày 30/10/2002 ban

hành quy định về một số biện pháp khuyến khích phát triển khoa học, công

nghệ và nhân lực có trình độ cao.

154. UBND tỉnh Bình Định, Quyết định số 45/2007/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 về

việc ban hành quy định một số chính sách đào tạo cán bộ KH-CN trình độ cao

tỉnh Bình Định.

155. UBND tỉnh Bình Định, Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 24/8/2007 về

việc ban hành Quy định một số chính sách phát triển khoa học, công nghệ và

nhân lực có trình độ.

156. UBND tỉnh Phú Yên, Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 11/7/2007 Kế hoạch

thực hiện Chương trình hành động số 08 của tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân

lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006-2010.

168 

 

157. UBND tỉnh Phú Yên, Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 8/10/2009 Kế hoạch

thực hiện Chương trình hành động số 38-Ctr/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy

về phát triển KH&CN từ nay tới năm 2020.

158. UBND tỉnh Phú Yên, Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 22/7/2011 Kế hoạch

thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực

phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015.

159. UBND tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo số 103/BC-UBND ngày 13/7/2012 Báo cáo

về Hiện trạng, nhu cầu và đề xuất kiến nghị cơ chế, chính sách đào tạo, thu

hút, sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao tỉnh Khánh Hòa

160. UBND tỉnh Khánh Hòa, Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học

và công nghệ tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ban

hành theo quyết định số 743/QĐ-UBND, ngày 28/3/2014

161. Nguyễn Thị Tố Uyên (2012), Các tỉnh ủy vùng đồng bằng Sông Hồng lãnh

đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai

đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Hà Nội.

162. Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (2011), Điều tra, đánh giá thực trạng,

nghiên cứu xây dựng đề án phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ tỉnh

Quảng Ngãi đến năm 2020.

163. Hồ Đức Việt (2010), Xây dựng, phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ trong

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

164. Nguyễn Văn Vĩnh (2007), Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà

nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

165. Xôm Nức Xổm Vi Chít (2008), Đổi mới phương thức lãnh đạo nhà nước ở nước

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ Chính

trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

166. Nguyễn Như Ý, (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa-

Thông tin, Hà Nội.

167. Yasuhiko Inoue (2012), Kinh nghiệm Nhật Bản về phát triển nguồn nhân lực

(HRD). http://www.vysajp.org, ngày 22/12/2013.

168. Stivastava M.P (1997), Human resource planing: Aproach needs assessments

and priorities in manpower planing, Manak New Delhi.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT GIAI ĐOẠN 2011-2015

Địa phương Tổng sản phẩm bình quân 2011-2015

Cơ cấu kinh tế đến 2015

Thu nhập bình quân đầu người đến 2015

Thu ngân sách nhà nước 2011-2015

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 2011-2015

Quảng Bình 6,5% Nông, lâm & thủy sản: 24,6%; CN-XD: 24,9%; DV:50,5

28 triệu đồng 11.180 tỷ đồng 31.759 tỷ đồng

Quảng Trị 7,4% Nông, lâm & thủy sản: 22,5%; CN-XD: 37,9%; DV: 39,6%

34 triệu đồng 9.149 tỷ đồng 41.258 tỷ đồng

T.T. Huế 9% Nông, lâm & thủy sản: 9,6%; CN-XD: 34,7%; DV: 55,7%

44 triệu đồng 23.645 tỷ đồng 68.220 tỷ đồng

Đà Nẵng 9,7% Nông nghiệp: 2,1%; CN-XD: 35,3%; DV:62,6%

62,65 triệu đồng 58.233 tỷ đồng 159.170 tỷ đồng

Quảng Nam 9,92% Nông nghiệp: 16%; CN-XD: 42%; DV: 42%

24,8 triệu đồng 41.069 tỷ đồng 76.700 tỷ đồng

Quảng Ngãi 7,2% Nông nghiệp: 14%; CN-XD: 62%; DV: 24%

54,670 triệu đồng 128.189 tỷ đồng 66.893 tỷ đồng

Bình Định 9,2% Nông, lâm & thủy sản: 27,7%; CN-XD: 30,4%; DV: 41,9%

40,1 triệu đồng 24.178 tỷ đồng 100.386 tỷ đồng

Phú Yên 11,5% Nông, lâm &thủy sản: 20,9%; CN-XD: 37,1%; DV: 40,2%

33 triệu đồng 9.640 tỷ đồng 103,567 tỷ đồng

Khánh Hòa 6,06% Nông, lâm & Thủy sản: 11,28%; CN-XD: 41,42%

58,3 triệu đồng 59.817 tỷ đồng 110.000 tỷ đồng

Toàn Vùng 8,4% Nông, lâm & thủy sản:16,52%; CN-XD: 38,41%; DV: 44,8%

42,168 triệu đồng 365,1 tỷ đồng 757.953 tỷ đồng.

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo chính trị đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Báo cáo kinh

tế - xã hội của UBND tỉnh, thành phố vùng DHMT

PHỤ LỤC 2

SỐ LƯỢNG TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ

TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT CUỐI NĂM 2015

TT Địa phương

Tổ chức

đảng trực

thuộc

tỉnh,

thành ủy

Tổ chức cơ sở đảng

Số lượng

đảng viênTổng số

Trong đó

Đảng bộ

cơ sở

Chi bộ cơ

sở

1 Quảng Bình 13 609 315 294 67.847

2 Quảng Trị 16 578 256 322 40.338

3 TT Huế 18 692 344 348 47.194

4 Đà Nẵng 20 619 264 355 51.845

5 Quảng Nam 23 1.189 404 785 61.007

6 Quảng Ngãi 20 904 300 604 47.388

7 Bình Định 17 652 333 319 60.417

8 Phú Yên 14 473 240 233 35.074

9 Khánh Hòa 14 599 273 286 36.217

Tổng cộng 155 6.275 2.729 3.546 447.327

Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương

PHU LỤC 3

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG TCCSĐ VÀ ĐẢNG VIÊN

CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT (NĂM 2010)

TT Địa phương

Đánh giá chất lượng TCCSĐ Đánh giá chất lượng đảng viên

Tổng

số

Được

đánh giá

Trong đó

Tổng số Được

đánh giá

Trong đó

TSVM TSVM

tiêu biểu

Hoàn thành

tốt

Hoàn

thành

Yếu

kém

Hoàn

thành

xuất sắc

Hoàn

thành

tốt

Hoàn

thành

Không

hoàn

thành

1 Quảng Bình 603 598 452 60 101 41 4 58.484 52.531 6.715 38.653 6.940 223

2 Quảng Trị 642 641 501 108 110 26 4 31.988 29.634 4.152 21.851 3.419 212

3 T.T. Huế 696 688 550 134 113 24 1 36.369 33.905 4.681 26.170 2.932 122

4 Đà Nẵng 669 659 562 116 69 27 1 40.444 37.600 4.693 29.073 3.692 142

5 Quảng Nam 1.108 1.102 844 172 196 60 2 47.532 44.113 6.466 30.505 6906 233

6 Q.Ngãi 837 830 587 144 168 67 8 38.599 35.343 4.151 25.829 5.223 140

7 Bình Định 886 885 646 134 166 67 6 47.769 42.948 5.318 31.659 5.762 209

8 Phú Yên 601 599 437 91 137 25 0 25.161 23.679 3.569 17.771 2.196 143

9 Khánh Hòa 706 702 595 176 78 26 3 26.566 24.542 3.809 18.118 2.515 100

Tổng cộng 6.748 6.704 5.174 1.135 1.138 363 29 352.192 324.295 43.554 239.629 39.585 1.524

Tỉ lệ % 99,4% 77,1% 22% 17% 6% 0,4% 92% 13,4% 74% 12,2% 0,5%

Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương

PHỤ LỤC 4

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI TCCSĐ VÀ ĐẢNG VIÊN

CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT (NĂM 2015)

TT Địa phương

Đánh giá chất lượng TCCSĐ Đánh giá chất lượng đảng viên

Tổng

số

Được

đánh giá

Trong đó

Tổng số Được

đánh giá

Trong đó

TSVM TSVM

tiêu biểu

Hoàn thành

tốt

Hoàn

thành

Yếu

kém

Hoàn

thành

xuất sắc

Hoàn

thành

tốt

Hoàn

thành

Không

hoàn

thành

1 Quảng Bình 609 609 309 89 265 32 3 67.847 60.007 10.708 42.436 6.516 347

2 Quảng Trị 578 578 446 96 102 29 1 40.338 36.651 4.593 28.287 3.591 180

3 T.T. Huế 692 676 349 75 284 38 2 47.194 43.616 5.232 33.819 4.402 164

4 Đà Nẵng 619 612 321 63 262 29 0 51.845 47.249 6.193 36.744 4.179 133

5 Quảng Nam 1.189 1.185 858 167 269 55 3 61.007 55.053 6.601 42.051 6.108 293

6 Q.Ngãi 904 892 449 108 370 69 4 47.388 42.947 4.360 33.305 5.087 195

7 Bình Định 652 638 381 89 220 36 1 60.417 53.362 5.937 41.393 5.853 179

8 Phú Yên 473 472 244 54 179 45 4 35.074 31.760 2.990 24.338 4.253 179

9 Khánh Hòa 559 547 291 88 179 34 0 36.217 32.716 4.112 25.238 3.300 66

Tổng cộng 6.275 6.209 3.648 829 2.130 367 8 447.327 403.362 50.726 307.611 43.289 1.736

Tỉ lệ % 99% 59% 23% 34,3% 6% 0,3% 90,1% 13% 76,2% 11% 0,4%

Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương

PHỤ LỤC 5

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Nhiệm kỳ 2010 - 2015)

T Địa phương

Tổng

số

Cơ cấu nữ, dân tộc thiểu số Độ tuổi Lý luận chính trị Chuyên môn nghiệp vụ

Nữ DTTS Dưới 40 Từ 40 - 50 Trên 50 Cử nhân, cao

cấp Trung cấp

Trung cấp

Cao đẳng Đại học Trên đại học

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượn

g

Tỷ lệ

%

Số

lượn

g

Tỷ lệ

%

Số

lượn

g

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượn

g

Tỷ lệ

%

Số

lượn

g

Tỷ lệ %

1 Q.Bình 55 3 5.45 0 0.00 4 7.27 26 47.27 25 45.45 55 100 0 0.00 0 0.00 29 52.73 26 47.27

2 Quảng Trị 55 4 7.27 0 0.00 3 5.45 22 40.00 30 54.55 54 98.18 1 1.82 1 1.82 51 92.73 3 5.45

3 T.T. Huế 55 4 7.27 0 0.00 3 5.45 14 25.45 38 69.09 54 98.18 1 1.82 0 0.00 34 61.82 21 38.18

4 Đà Nẵng 55 4 7.27 0 0.00 3 5.45 20 36.36 32 58.18 53 96.36 2 3.64 0 0.00 26 47.27 29 52.73

5 Q.Nam 55 3 5.45 5 9.09 4 7.27 20 36.36 31 56.36 55 100 0 0.00 0 0.00 41 74.55 14 25.45

6 Q.Ngãi 55 7 12.73 4 7.27 1 1.82 23 41.82 31 56.36 55 100 0 0.00 3 5.45 46 83.64 6 10.91

7 BìnhĐịnh 55 4 7.27 2 3.64 2 3.64 22 40.00 31 56.36 55 100 0 0.00 2 3.64 39 70.91 14 25.45

8 Phú Yên 55 4 7.27 1 1.82 4 7.27 22 40.00 29 52.73 55 100 0 0.00 0 0.00 46 83.64 9 16.36

9 K. Hòa 55 6 10.91 2 3.64 1.82 27 49.09 27 49.09 55 100 0 0.00 1.82 41 74.55 13 23.64

Tổng cộng 495 39 14 24 196 274 491 4 6 353 135

Tỷ lệ % 7,9% 2,9% 5% 40% 55,3

%

99,2

% 0,8% 1,2%

71,3

%

27,2

%

Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương

PHỤ LỤC 6

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (NHIỆM KỲ 2010 - 2015)

T

T Địa phương

Tổng

số

Cơ cấu nữ, dân tộc

thiểu số Độ tuổi Lý luận chính trị Chuyên môn nghiệp vụ

Nữ DTTS Dưới 40 Từ 40 đến 50 Trên 50 Cử nhân,

cao cấp Trung cấp

Trung cấp

Cao đẳng Đại học Trên đại học

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượn

g

Tỷ lệ

%

Số

lượn

g

Tỷ lệ

%

Số

lượn

g

Tỷ lệ %

Số

lượn

g

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượn

g

Tỷ lệ

%

Số

lượn

g

Tỷ lệ

%

Số

lượng Tỷ lệ %

1 Quảng Bình 15 1 6.67 0 0.00 0 0.00 7 46.67 8 53.33 15 100 0 0.00 0 0.00 7 46.67 8 53.33

2 Quảng Trị 14 0 0.00 0 0.00 0 0.00 1 7.14 13 92.86 14 100 0 0.00 1 7.14 10 71.43 3 21.43

3 TT Huế 15 1 6.67 0 0.00 0 0.00 3 20.00 12 80.00 15 100 0 0.00 0 0.00 7 46.67 8 53.33

4 Đà Nẵng 15 0 0.00 0 0.00 1 6.67 2 13.33 12 80.00 15 100 0 0.00 0 0.00 7 46.67 8 53.33

5 Q.Nam 15 1 6.67 0 0.00 0 0.00 3 20.00 12 80.00 15 100 0 0.00 0 0.00 10 66.67 5 33.33

6 Q.Ngãi 15 1 6.67 1 6.67 0 0.00 4 26.67 11 73.33 15 100 0 0.00 2 13.33 11 73.33 2 13.33

7 Bình Định 15 1 6.67 1 6.67 0 0.00 6 40.00 9 60.00 15 100 0 0.00 0 0.00 12 80.00 3 20.00

8 Phú Yên 15 1 6.67 1 6.67 2 13.33 5 33.33 8 53.33 15 100 0 0.00 0 0.00 13 86.67 2 13.33

9 K.Hòa 14 1 7.14 0 0.00 0 0.00 6 42.86 8 57.14 14 100 0 0.00 0 0.00 10 71.43 4 28.57

Tổng cộng 133 7 3 3 37 93 133 3 87 43

Tỷ lệ % 5,2% 2,3

%

2,3

%

28

%

70

% 100

2,3

%

66

%

32,3

%

Nguồn: Vụ địa phương II – Ban Tổ chức Trung ương

PHỤ LỤC 7

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (NHIỆM KỲ 2015 - 2020)

T

T

Địa

phương

Tổ

ng

số

Cơ cấu nữ, dân

tộc thiểu số Độ tuổi Lý luận chính trị Chuyên môn nghiệp vụ

Nữ DTTS Dưới 40 Từ 40 - 50 Trên 50 Cử nhân,

cao cấp Trung cấp Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ

Số

lượn

g

Tỷ lệ

%

Số

lượ

ng

Tỷ lệ

%

Số

lượ

ng

Tỷ lệ

%

Số

lượ

ng

Tỷ lệ

%

Số

lượ

ng

Tỷ lệ

%

Số

lượ

ng

Tỷ lệ

%

Số

lượn

g

Tỷ lệ

%

Số

lượ

ng

Tỷ lệ

%

Số

lượ

ng

Tỷ lệ

%

Số

lượn

g

Tỷ lệ

%

1 Quảng Bình 52 4 7.69 0 0.00 4 7.69 18 34.62 30 57.69 51 98.00 1 2.00 14 26.92 30 57.69 8 15.38

2 Quảng Trị 53 6 11.32 2 3.77 3 5.66 20 37.74 30 56.60 53 100 0 0.00 31 58.49 18 33.96 4 7.55

3 TT Huế 53 8 15.09 2 3.77 5 9.43 16 30.19 32 60.38 53 100 0 0.00 26 49.06 18 33.96 9 16.98

4 Đà Nẵng 52 7 13.46 0 0.00 7 13.46 12 23.08 33 63.46 52 100 0 0.00 14 26.92 28 53.85 10 19.23

5 Q. Nam 56 4 7.14 5 8.93 6 10.71 19 33.93 31 55.36 56 100 0 0.00 33 58.93 19 33.93 4 7.14

6 Q.Ngãi 56 6 10.71 3 5.36 4 7.14 22 39.29 30 53.57 56 100 0 0.00 37 66.07 16 28.57 3 5.36

7 Bình Định 55 3 5.45 2 3.64 4 7.27 18 32.73 33 60.00 54 98.1 1 1.9 28 50.91 19 34.55 7 12.73

8 Phú Yên 52 9 17.31 2 3.85 6 11.54 14 26.92 32 61.54 52 100 0 0.00 38 73.08 12 23.08 2 3.85

9 K.Hòa 52 2 3.85 2 3.85 3 5.77 10 19.23 39 75.00 52 100 0 0.00 35 67.31 12 23.08 5 9.62

Tổng cộng 481 49 18 42 149 290 479 2 256 172 52

Tỷ lệ % 10% 3,8

%

8,8

%

31

%

60,2

%

99,6

% 0,4%

53,3

%

35,8

%

10,9

%

Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương

PHỤ LỤC 8

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (NHIỆM KỲ 2015 - 2020)

TT Địa phương

Tổng số

Cơ cấu nữ, dân tộc thiểu số

Độ tuổi Lý luận chính trị Chuyên môn nghiệp vụ

Nữ DTTS Dưới 40 Từ 40 - 50 Trên 50 Cử nhân, cao cấp

Trung cấp Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng Tỷ lệ

% Số

lượng Tỷ lệ

%

1 Quảng Bình 15 1 6.67 0 0.00 0 0.00 5 33.33 10 66.67 15 100 0 0.00 4 26.67 6 40.00 5 33.33

2 Quảng Trị 15 2 13.33 0 3.77 0 0.00 4 26.67 11 73.33 15 100 0 0.00 7 46.67 6 40.00 2 13.33

3 TT Huế 14 1 7.14 0 3.77 0 0.00 2 14.29 12 85.71 14 100 0 0.00 7 50.00 6 42.86 1 7.14

4 Đà Nẵng 15 2 13.33 0 0.00 1 6.67 2 13.33 12 80.00 15 100 0 0.00 4 26.67 7 46.67 4 26.67

5 Q.Nam 15 1 6.67 1 6.67 1 6.67 3 20.00 11 73.33 15 100 0 0.00 6 40.00 7 46.67 2 13.33

6 Quảng Ngãi 16 2 12.50 1 6.25 0 0.00 6 37.50 10 62.50 16 100 0 0.00 11 68.75 4 25.00 1 6.25

7 Bình Định 15 0 0.00 1 6.67 0 0.00 5 33.33 10 66.67 15 100 0 0.00 8 53.33 4 26.67 3 20.00

8 Phú Yên 16 2 12.50 1 6.25 1 6.25 4 25.00 11 68.75 16 00 0 0.00 9 56.25 7 43.75 0 0.00

9 Khánh Hòa 14 0 0.00 0 0.00 1 7.14 4 28.57 9 64.29 14 100 0 0.00 9 64.29 2 14.29 3 21.43

Tổng cộng 135 11 4 4 32 96 135 0 65 49 21

Tỷ lệ % 8,1%

2,3%

2,3% 24%

71%

100%

48,1%

36,3% 16%

Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương

PHỤ LỤC 9

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỦA BAN CHẤP HÀNH, BAN

THƯỜNG VỤ CÁC ĐẢNG BỘ, TỈNH THÀNH PHỐ

TT

Địa phương

Ban chấp

hành

Trình độ đào

tạo

Ban Thường

vụ

Trình độ đào

tạo

Ths TS Ths TS

NHIỆM KỲ 2010 - 2015

9 tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung

1 Quảng Bình 55 19 7 15 4 4

2 Quảng Trị 55 2 1 14 2 1

3 Thừa Thiên Huế 55 14 7 15 7 1

4 Đà Nẵng 55 19 10 15 4 4

5 Quảng Nam 55 9 5 15 2 3

6 Quảng Ngãi 55 3 3 15 1 1

7 Bình Định 55 10 4 15 2 1

8 Phú Yên 55 7 2 15 2 0

9 Khánh Hòa 55 8 5 14 2 2

Tổng cộng 495 91 44 133 26 17

Tỷ lệ % 18% 8,9% 20% 13%

4 tỉnh Tây Nguyên

1 Kon Tum 55 7 4 15 3 2

2 Gia Lai 55 6 1 14 2 0

3 Đắk Lắk 55 5 2 15 2 0

4 Đắk Nông 55 9 0 12 2 0

Tổng cộng 220 27 7 56 9 2

Tỷ lệ % 12% 3% 16% 3,6%

NHIỆM KỲ 2015 - 2020

9 tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung

1 Quảng Bình 52 30 8 15 6 5

2 Quảng Trị 53 18 4 15 6 2

3 Thừa Thiên Huế 53 18 9 14 6 1

4 Đà Nẵng 52 28 10 15 7 4

5 Quảng Nam 56 19 4 15 7 2

6 Quảng Ngãi 56 16 3 16 4 1

7 Bình Định 55 19 7 15 4 3

8 Phú Yên 52 12 2 16 7 0

9 Khánh Hòa 52 12 5 14 2 3

Tổng cộng 481 172 52 135 49 21

Tỷ lệ % 36% 11% 36% 16%

4 tỉnh Tây Nguyên

1 Kon Tum 54 13 4 15 4 1

2 Gia Lai 55 15 2 14 2 0

3 Đắk Lắk 56 18 5 14 4 1

4 Đắk Nông 51 12 1 14 5 0

Tổng cộng 216 58 12 57 15 2

Tỷ lệ % 27% 5,6% 26% 3,6%

28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc

1 Hòa Bình 54 1 15 1

2 Ninh Bình 51 3 15 2

3 Hà Nam 51 7 14 3

4 Lào Cao 51 4 15 2

5 Nam Định 55 2 15 0

6 Thái Bình 51 6 15 3

7 Thanh Hóa 71 11 18 5

8 Sơn La 55 3 14 1

9 Bắc Ninh 51 10 15 5

10 Phú Thọ 55 1 15 0

11 Hà Giang 54 3 15 2

12 Yên Bái 51 0 15 0

13 Bắc Giang 53 5 15 2

14 Hưng Yên 53 1 14 0

15 Nghệ An 71 5 15 4

16 Lai Châu 50 0 16 0

17 Điện Biên 52 0 16 0

18 Quảng Ninh 56 9 15 3

19 Vĩnh Phúc 52 6 11 3

20 Cao Bằng 55 0 15 0

21 Hà Tĩnh 55 3 15 2

22 Bắc Kạn 50 2 15 0

23 Lạng Sơn 54 2 14 1

24 Tuyên Quang 51 1 14 0

25 TP Hải Phòng 56 10 11 2

26 TP Hà Nội 74 17 16 5

27 Hải Dương 55 4 15 0

28 Thái Nguyên 53 4 16 1

Tổng cộng 1.543 120 414 47

Tỷ lệ % 7,8% 11%

21 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam

1 Cà Mau 52 0 15 0

2 Ninh Thuận 50 5 15 1

3 TP Cần Thơ 53 6 16 1

4 Đồng Nai 52 3 14 2

5 Bình Thuận 50 0 15 0

6 Long An 54 1 14 0

7 Bến Tre 52 0 16 0

8 Trà Vinh 51 3 15 1

9 Tây Ninh 51 0 15 0

10 Hậu Giang 52 1 16 0

11 TP Hồ Chí Minh 69 7 15 2

12 Kiên Giang 56 2 16 2

13 Tiền Giang 50 2 15 1

14 Vĩnh Long 51 4 15 4

15 An Giang 53 3 15 2

16 Đồng Tháp 54 3 15 0

17 Bà Rịa Vũng Tàu 52 2 15 0

18 Bình Phước 55 1 16 0

19 Bình Dương 52 3 14 2

20 Sóc Trăng 54 3 16 3

21 Bạc Liêu 46 2 14 0

Tổng cộng 1.109 51 317 21

Tỷ lệ % 4,6% 6,7%

Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương

PHỤ LỤC 10

ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH LÀ NỮ VÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CÁC

ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG CẢ NƯỚC (Nhiệm kỳ 2015 - 2020)

TT Đảng bộ

Tổng số cấp

ủy viên được

bầu

Cấp ủy viên là nữ Dân tộc thiểu số

Số lượng Tỷ lệ % Số

lượng Tỷ lệ %

28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

1 Hòa Bình 54 5 9.26 38 70.37

2 Ninh Bình 51 8 15.69 0 0.00

3 Hà Nam 51 7 13.73 0 0.00

4 Lào Cai 52 8 15.69 17 33.33

5 Nam Định 55 8 14.55 0 0.00

6 Thái Bình 54 3 5.56 0 0.00

7 Thanh Hóa 71 7 9.86 9 12.68

8 Sơn La 55 12 21.82 24 43.64

9 Bắc Ninh 51 8 15.69 0 0.00

10 Phú Thọ 55 8 14.55 5 9.09

11 Hà Giang 54 7 12.96 23 42.59

12 Yên Bái 51 9 17.65 14 27.45

13 Bắc Giang 53 8 15.09 4 7.55

14 Hưng Yên 54 9 16.98 0 0.00

15 Nghệ An 71 8 11.27 7 9.86

16 Lai Châu 51 7 14.00 16 32.00

17 Điện Biên 54 6 11.54 19 36.54

18 Quảng Ninh 56 10 17.86 1 1.79

19 Vĩnh Phúc 52 5 9.62 0 0.00

20 Cao Bằng 55 12 21.82 42 76.36

21 Hà Tĩnh 55 5 9.09 0 0.00

22 Bắc Kạn 51 7 14.00 36 72.00

23 Lạng Sơn 54 9 16.67 29 53.70

24 Tuyên Quang 51 14 27.45 22 43.14

25 TP Hải Phòng 56 5 8.93 0 0.00

26 TP Hà Nội 76 9 12.16 0 0.00

27 Hải Dương 55 8 14.55 0 0.00

28 Thái Nguyên 53 6 11.32 8 15.09

Tổng cộng 1.543 216 14 314 20,4%

9 tỉnh, thành phố khu vực duyên hải miền Trung

1 Quảng Bình 52 4 7.69 0 0.00

2 Quảng Trị 53 6 11.32 2 3.77

3 Thừa Thiên Huế 53 8 15.09 2 3.77

4 TP Đà Nẵng 52 7 13.46 0 0.00

Quảng Nam 56 4 7.14 5 8.93

6 Quảng Ngãi 56 6 10.71 3 5.36

7 Bình Định 55 3 5.45 2 0.00

8 Phú Yên 52 9 17.31 2 3.85

9 Khánh Hòa 52 2 3.85 2 3.85

Tổng cộng 481 49 10 18 3,8%

21 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam

1 Cà Mau 52 4 7.79

2 Ninh Thuận 51 5 10.00

3 Tp Cần Thơ 53 8 15.09

4 Đồng Nai 55 9 17.31

5 Bình Thuận 54 6 12.00

6 Long An 56 2 3.70

7 Bến Tre 52 8 15.38

8 Trà Vinh 51 7 13.73

9 Tây Ninh 51 8 15.69

10 Hậu Giang 52 7 13.46

11 TP HCM 70 15 21.74

12 Kiên Giang 56 14 25.00

13 Tiền Giang 54 7 14.00

14 Vĩnh Long 51 6 11.76

11 An Giang 53 4 7.55

16 Đồng Tháp 54 5 9.26

11 Bà Rịa Vũng

Tàu 52 5 9.62

18 Bình Phước 56 12 21.82

21 Bình Dương 52 7 13.46

20 Sóc Trăng 54 7 12.96

21 Bạc Liêu 51 4 8.70

Tổng cộng 1.109 138 13%

Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương

PHỤ LỤC 11

NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

VÙNG DHMT NĂM 2002 VÀ 2015

TT Địa phương Số lượng

Năm 2002 Năm 2015

1 Quảng Bình 11.685 31.235

2 Quảng Trị 8.219 23.224

3 T.T.Huế 21.929 48.864

4 Đà Nẵng 32.394 78.036

5 Quảng Nam 15.185 43.704

6 Quảng Ngãi 14.862 36.836

7 Bình Định 17.746 51.547

8 Phú Yên 9.446 28.109

9 Khánh Hòa 22.746 49.316

Toàn vùng 154.212 390.871

Toàn quốc 1.477,770 4.012,000

Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ các tỉnh, thành phố vùng DHMT

PHỤ LỤC 12

NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRỰC TIẾP THAM GIA

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ TỈNH,

THÀNH PHỐ VÙNG DHMT

TT Địa phương Nhân lực KH – CN Dân số

năm 2015

Nhân

lực KH-

CN / 1

vạn dân

năm

2015

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

1 T. T. Huế 1.554 2.133 2.619 5.293 1.143.572 46

2 Đà Nẵng 1.686 3.437 4.195 8.560 1.029.110 83

3 Bình Định 1.246 1.406 2.849 4.444 1.519.600 29

4 Khánh Hòa 2.764 3.039 3.153 3.313 1.205.700 27

Tổng cộng 7.250 10.015 12.816 21.610 4.897.982 44

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố vùng DHMT

PHỤ LỤC 13

CƠ CẤU NHÂN LỰC KH - CN TRỰC TIẾP THAM GIA HOẠT ĐỘNG KH&CN

CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT (Năm 2015)

TT Địa phương Tổng

số

Giới tính Dân tộc Độ tuổi Lĩnh vực đào tạo

Nam Nữ Kinh

Dân

tộc

thiểu

số

Đến

35

tuổi

Từ 35

– 55

tuổi

Từ

56–

60

tuổi

Từ

61 –

65

tuổi

Trên

65

tuổi

Khoa

học

tự

nhiên

Khoa

học

kỹ

thuật

công

nghệ

Khoa

học y,

dược

Khoa

học

nông

nghiệp

Khoa học

xã hội &

nhân văn

1 Quảng Trị 1.060 663 397 1.057 3 320 510 230 0 0 228 160 134 216 322

2 T.T Huế 5.293 3.679 1.614 5.246 47 1.867 2.653 739 30 4 532 682 1.520 431 2.128

3 Đà Nẵng 8.560 5.228 3.332 8.545 15 3.886 3.771 873 29 1 975 1.638 2.730 359 2.858

4 Bình Định 4.444 2.884 1.560 4.416 28 1.242 2.698 504 0 0 870 968 727 450 1.429

5 Khánh Hòa 3.313 1.978 1.335 3.291 22 1.586 1.436 285 5 1 323 668 1.261 274 787

Tổng cộng 22.670 14.432 8.238 22.555 115 8.901 11.068 2.631 64 6 2.928 4.116 6.372 1.730 7.524

Tỷ lệ % 64% 36% 99,5% 0,5% 39% 49% 12% 0,2% 0,02% 13% 18% 28% 7,7% 33%

PHỤ LỤC 14

CƠ CẤU NHÂN LỰC KH - CN TRỰC TIẾP THAM GIA HOẠT ĐỘNG KH&CN

CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT (Năm 2015)

TT Địa

Phương

Tổng

số Trình độ chuyên môn Loại hình tổ chức

Tiến

Thạc

Đại

học

Cao

đẳng

Trung

cấp Khác

Giáo

Phó

giáo sư

Trường

đại học,

cao

đẳng,

học viện

Tổ chức

nghiên

cứu và

phát

triển

Tổ chức

dịch vụ

KH&CN

Doanh

nghiệp

quan

quản lý

nhà

nước

1 Quảng Trị 1.060 43 235 671 22 48 41 0 0 224 44 547

2 T.T Huế 5.293 516 1.253 2.084 246 225 766 13 190 2.225 402 40 607 2.019

3 Đà Nẵng 8.560 352 1.541 3.131 329 1.778 1.359 3 67 3.977 385 55 352 3.791

4 Bình Định 4.444 135 729 1.537 306 1.233 483 0 21 1.896 652 70 202 1.624

5 Khánh Hòa 3.313 81 536 1.353 269 623 437 3 11 820 408 99 108 1.878

Tổng cộng 22.670 1.127 4.294 8.776 1.172 3.907 3.086 19 289 9.142 1.891 264 1.269 9.859

Tỉ lệ % 5% 19% 39% 5,1% 17,2% 14% 0,09% 1,3% 40,3% 8% 1,2% 6% 44%

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố vùng DHMT

 

 

PHỤ LỤC 15

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA NHÂN LỰC KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT NĂM 2002 VÀ 2015

TT Địa phương Năm 2002 Năm 2015

Cao đẳng Đại học trở lên Cao đẳng Đại học trở lên

1 Quảng Bình 5.109 6.576 10.898 20.337

2 Quảng Trị 2.532 5.687 7.198 16.026

3 Thừa Thiên Huế 5.430 16.499 10.868 37.996

4 Đà Nẵng 6.226 26.168 15.297 62.739

5 Quảng Nam 7.549 7.636 17.830 25.874

6 Quảng Ngãi 6.624 8.238 13.518 23.318

7 Bình Định 5.042 12.704 9.420 42.127

8 Phú Yên 3.393 6.053 10.909 17.200

9 Khánh Hòa 7.121 15.625 13.804 35.512

Tổng cộng 49.026 105.186 109.742 281.129

Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ của các tỉnh, thành phố vùng DHMT

 

 

PHỤ LỤC 16

BÌNH QUÂN NHÂN LỰC KH-CN/1 VẠN DÂN CỦA CÁC TỈNH,

THÀNH PHỐ VÙNG DHMT NĂM 2002 VÀ 2015

Địa

phương Năm 2002 Năm 2015

Dân số Nhân lực

KH-CN

Nhân lực

KH-CN/

1 vạn

dân

Dân số Nhân lực

KH-CN

Nhân lực

KH-CN/1

vạn dân

Quảng Trị 583.866 8.219 140 616.400 23.224 376

Quảng Bình 814.777 11.685 143 872.925 31.235 357

T.T. Huế 1.044.875 21.929 209 1.143.572 48.864 427

Đà Nẵng 700.000 32.394 462 1.029.110 78.036 758

Quảng Nam 1.373.687 15.185 110 1.480.790 43.704 295

Quảng Ngãi 1.200.600 14.862 123 1.246.165 36.836 295

Bình Định 1.470.700 17.746 120 1.519.600 51.547 339

Phú yên 787.282 9.446 119 883.200 28.109 318

Khánh Hòa 1.031.390 22.746 220 1.205.700 49.316 409

Toàn Vùng 9.007.177 154.212 171 9.997.462 390.871 390

 

 

PHỤ LỤC 17

GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH THỪA

THIÊN HUẾ (Năm 2011)

Đơn vị tính: %

Loại giải thưởng Có Không

Giải thưởng khoa học quốc tế 2.94 97.06

Giải thưởng Nhà nước về KH&CN 2.86 97.14

Giải thưởng Hồ Chí Minh về

KH&CN 0.00 100.00

Nguồn: Điều tra, khảo sát về phát triển KH&CN ở Thừa Thiên Huế của Viện

nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, trường Đại học kinh tế quốc dân, năm 2011

 

 

PHỤ LỤC 18

GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Năm 2014 và 2015)

Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ của các tỉnh, thành phố

Địa phương Tổng

số

Năm 2014

Tổng

số

Năm 2015

Giải

thưởng

Hồ Chí

Minh

Giải

thưởng

Nhà

nước

Giải

thưởng

Bộ/Ngành

Giải

thưởng

cấp

tỉnh

Giải

thưởng

khác

Giải

thưởng

quốc tế

Giải

thưởng

Hồ Chí

Minh

Giải

thưởng

Nhà

nước

Giải

thưởng

Bộ/Ngành

Giải

thưởng

tỉnh/TP

Giải

thưởng

khác

Giải

thưởng

quốc tế

Quảng Trị 2 0 0 0 2 0 0 7 0 1 1 4 1 0

T.T.Huế 9 0 0 0 8 1 0 9 0 0 9 0 0 0

Đà Nẵng 7 0 0 3 2 0 2 57 0 0 21 3

6

0 0

Khánh Hòa 7 0 0 4 3 0 0

Tổng cộng 18 70

 

 

PHỤ LỤC 19

KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÌNH ĐỘ

SAU ĐẠI HỌC CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT

TT Địa phương Thời gian Trình độ đào tạo

(Ths,TS, chuyên khoa I và II)

1 Quảng Trị 2003-2012 416

2 Thừa Thiên Huế 2008-2011 444

3 Đà Nẵng 2006-2014 776

4 Quảng Nam 2007-2014 408

5 Quảng Ngãi 2007-2014 773

6 Bình Định 2006-2014 775

7 Phú Yên 2006-2014 468

8 Khánh Hòa 2006-2014 734

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh, thành phố vùng DHMT

 

 

PHỤ LỤC 20

KẾT QUẢ THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT ĐẾN NĂM 2015

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Sở Nội vụ các địa phương vùng DHMT

TT Địa phương Số lượng nhân lực

thu hút được Tiến sĩ Thạc sĩ

Đại học loại

giỏi, xuất sắc

Bác sĩ,

bác sĩ nội trú

1 Quảng Bình 34 1 27 6

2 Quảng Trị 176 49 95 32

3 Đà Nẵng 1.043 13 224 806

4 Quảng Nam 154 1 53 100

5 Quảng Ngãi 139 2 30 6 101

6 Bình Định 106 1 18 87

7 Phú Yên 131 55 49 27

8 Khánh Hòa 40 4 22 14

Toàn vùng 1.823 22 478 1.063 260