64
1 BÁO CÁO KT QUĐÁNH GIÁ CUI KDÁN “TĂNG CƯỜNG TIP CN THTRƯỜNG VÀ KHUYN KHÍCH PHNRAGLAI LÀM CHKINH TTI TNH NINH THUẬN” Hà Ni, tháng 4 năm 2015

BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

1

BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ

TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ

KINH TẾ TẠI TỈNH NINH THUẬN”

Hà Nội, tháng 4 năm 2015

Page 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

2

LỜI CẢM ƠN

Nhóm đánh giá xin chân thành cảm ơn các cán bộ tổ chức Oxfam, đặc biệt là ông Mai Thế

Long, cán bộ Chương trình Sinh kế, về sự hợp tác và các hỗ trợ về chuyên môn, tổ chức và

tạo điều kiện thuận lợi để nhóm hoàn thành cuộc đánh giá này.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Ban điều hành dự án “Tăng

cường tiếp cận thị trường và khuyến khích phụ nữ Raglai làm chủ kinh tế tại tỉnh Ninh

Thuận” (dự án PWEL Ninh Thuận, mã số RVNA93) và cán bộ các ban ngành, đoàn thể liên

quan tại hai huyện Bác Ái và Thuận Bắc trong quá trình triển khai đánh giá tại thực địa và

đóng góp ý kiến cho báo cáo kết quả đánh giá.

Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ Ban quản lý dự án, thành viên

các nhóm sở thích và người dân ba xã Phước Tiến, Phước Tân và Lợi Hải về sự hợp tác nhiệt

tình trong quá trình làm việc tại thực địa để thu thập thông tin cho cuộc đánh giá này.

Thay mặt nhóm đánh giá,

Trưởng nhóm

ThS. Vũ Ngọc Anh

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách phát triển bền vững (CSDP)

Page 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

3

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................................. 2

Danh mục bảng, hộp và hình ................................................................................................. 5

TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. 6

TÓM TẮT TỔNG QUAN ....................................................................................................... 7

I. GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 10

I.1 Tóm tắt dự án ................................................................................................................. 10

I.2 Mục tiêu của cuộc đánh giá ............................................................................................ 14

I.3 Nội dung đánh giá .......................................................................................................... 14

I.4 Phương pháp đánh giá ................................................................................................... 15

I.5 Triển khai cuộc đánh giá ................................................................................................ 15

I.6 Một số hạn chế của cuộc đánh giá ................................................................................. 15

II. NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH........................................................................................ 16

II.1 Những phát hiện chung ................................................................................................. 16

II.2 Những phát hiện riêng .................................................................................................. 21

Đóng góp của dự án vào phát triển KT-XH của địa phương................................................ 21

Những hoạt động dự án được đánh giá cao nhất .................................................................. 23

Một số hoạt động dự án chưa đạt kết quả mong muốn ........................................................ 26

II.3 Tính phù hợp của dự án ................................................................................................ 26

Việc hướng nhóm đối tượng là đúng đắn ............................................................................. 26

Phương pháp tiếp cận khoa học và hợp lý ............................................................................ 26

Tuy nhiên cần phân biệt và kết hợp 2 nhóm đối tượng hưởng lợi chính ............................. 27

II.4 Hiệu quả thực hiện dự án .............................................................................................. 27

Đã có thay đổi về sản lượng và thu nhập của bà con nhưng vẫn còn khiêm tốn ................. 27

II.5 Tính công bằng của dự án ............................................................................................. 29

Đảm bảo sự bình đẳng .......................................................................................................... 29

Ít thay đổi liên quan đến ra quyết định ................................................................................. 29

II.6 Tác động của dự án ....................................................................................................... 30

Page 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

4

II.7 Tính bền vững và khả năng nhân rộng một số hoạt động của dự án ............................ 32

Duy trì các nhóm phụ nữ như hiện nay với nòng cốt là các thành viên tích cực ................. 32

Kết quả vận động chính sách của Oxfam ............................................................................. 32

II.8 Quản lý dự án và quan hệ đối tác .................................................................................. 33

Về tổ chức quản lý dự án ...................................................................................................... 33

Về quan hệ đối tác giữa Oxfam và địa phương .................................................................... 34

II.9 Những hạn chế/khó khăn của dự án ............................................................................. 34

III. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................... 35

III.1 Bài học kinh nghiệm .................................................................................................... 35

III.2 Khuyến nghị chung ..................................................................................................... 36

III.3 Khuyến nghị cho huyện Bác Ái .................................................................................. 37

III.4 Khuyến nghị cho huyện Thuận Bắc ............................................................................ 37

III.5 Khuyến nghị cho Oxfam ............................................................................................. 37

IV. KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 37

V. PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 38

1. Câu chuyện điển hình. ..................................................................................................... 38

2. Điều khoản tham chiếu (TOR) ........................................................................................ 46

3. Kế hoạch và lịch đánh giá hiện trường từ ngày 31/3/2015 đến 3/4/2015 ..................... 50

4. Danh sách đối tượng phỏng vấn và thảo luận nhóm ....................................................... 54

5. Các chỉ số theo dõi và đánh giá của dự án RVNA93 ...................................................... 58

6. Tổng hợp đánh giá chi tiết kết quả dự án ........................................................................ 63

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 64

Page 5: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

5

Danh mục bảng, hộp và hình

Bảng 1.1 Đối tượng hưởng lợi của dự án ................................................................................ 14

Bảng 2.1 Cơ cấu chăn nuôi heo của các hộ tham gia dự án trong các năm gần đây ở hai huyện

Bác Ái và Thuận Bắc .............................................................................................................. 20

Bảng 2.2 Bà con tự đánh giá, cho điểm các hoạt động của dự án ........................................... 25

Hộp 2.1 Kết quả thực hiện Đầu ra 1.1 .................................................................................... 16

Hộp 2.2 “Nếu em làm được, thì ai cũng có thể làm được!” .................................................. 16

Hộp 2.3 Kết quả thực hiện Đầu ra 1.2 ................................................................................. 17

Hộp 2.4 Kết quả thực hiện Đầu ra 2.1 ................................................................................. 17

Hộp 2.5 Kết quả thực hiện Đầu ra 2.2 ................................................................................. 18

Hộp 2.6 Thực hiện Kết quả 3 ............................................................................................... 19

Hộp 2.7 Giấc mơ Chapi ........................................................................................................ 30

Hình 2.1 So sánh mức độ đầu tư của Oxfam với đầu tư của Nhà nước .................................. 22

Hình 2.2 Các giải pháp xử lý heo bệnh của bà con Raglai .................................................... 23

Page 6: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

6

TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

BĐH Ban điều hành

BQL Ban quản lý

CT Chương trình

CTV Cộng tác viên

DA Dự án

DTTS Dân tộc thiểu số

ĐPV Điều phố viên

GALS/WEMAN Hệ thống học hỏi hành động về giới của Oxfam

HĐND Hội đồng nhân dân

HPN Hội phụ nữ

KHKT Khoa học kỹ thuật

KT-XH Kinh tế-xã hội

KT-HT Kinh tế hạ tầng

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PCT Phó chủ tịch

UBND Ủy ban nhân dân

TD&ĐG Theo dõi và đánh giá

TV Thành viên

Page 7: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

7

TÓM TẮT TỔNG QUAN

Dự án “Tăng cường tiếp cận thị trường và khuyến khích phụ nữ Raglai làm chủ kinh tế tại

tỉnh Ninh Thuận” (dự án PWEL Ninh Thuận, mã số RVNA93), được tài trợ bởi tổ chức

Oxfam trong giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu “Nâng cao vị thế kinh tế và xã hội cho 3.000

phụ nữ dân tộc Raglai tại tỉnh Ninh Thuận” cùng 3 kết quả trung hạn (Kết quả 1: Thu nhập

của 3000 phụ nữ Raglai và gia đình họ (1.000 người hưởng lợi trực tiếp và 2.000 người hưởng

lợi gián tiếp) được tăng lên; Kết quả 2: Vị thế và vai trò của phụ nữ Raglai trong gia đình và

cộng đồng của họ được cải thiện; và Kết quả 3: Các kế hoạch và chương trình của Chính phủ

phản ánh các biện pháp và hành động cụ thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất

quy mô nhỏ). Trải qua 4 năm thực hiện, tổ chức Oxfam và đối tác địa phương ở Ninh Thuận

tổ chức đánh giá dự án1 để: i) Đo lường những thành tựu/hạn chế và những thay đổi trong

tương quan với các mục tiêu/ kết quả đề ra, đánh giá quan hệ đối tác giữa các đối tác và

Oxfam và năng lực của đối tác; ii) Tài liệu hóa các thực hành tốt/chưa tốt và các bài học rút ra

từ dự án để phụ nữ dân tộc Raglai áp dụng tốt hơn và để phục vụ vận động chính sách; và iii)

Đưa ra các khuyến nghị cụ thể để đóng góp cho các dự án tương tự trong tương lai hoặc để cải

thiện vai trò lãnh đạo và khả năng tiếp cận thị trường của phụ nữ Raglai.

Một số phát hiện chính từ cuộc đánh giá:

1. Dựa trên các kết quả thực hiện và tác động của dự án đến cộng đồng người Raglai nói

chung và phụ nữ Raglai nói riêng, cũng như đến các đối tác địa phương, có thể kết luận

dự án RVNA93 nhìn chung đã đạt các mục tiêu đề ra. Trong 3 kết quả mong đợi của dự án

thì kết quả 1 đạt tốt nhất, sau đó là kết quả 2 và kết quả 3. Các chỉ tiêu quan trọng như số

nhóm sở thích được thành lập và hoạt động, số người hưởng lợi, thu nhập của bà con và số

lượng đàn heo tăng, năng lực sản xuất và tiếp cận thị trường của Hội Phụ nữ (HPN), thành

viên các nhóm sở thích được cải thiện v.v. đều đạt. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động hẹp (chỉ

bao gồm 2/9 xã ở huyện Bác Ái và 1/6 xã ở huyện Thuận Bắc), cùng việc điều chỉnh thu

hẹp lĩnh vực hỗ trợ từ một số lĩnh vực sản xuất chính của đồng bào Raglai (trồng lúa,

trồng bắp, nuôi bò, nuôi heo đen) xuống duy nhất phát triển chuỗi sản phẩm heo đen từ

năm 2013 đã khiến một số chỉ tiêu không đạt và tác động của dự án bị hạn chế so với

mong đợi ban đầu.

2. Dự án đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ giúp phụ nữ Raglai cải thiện được vị thế

và vai trò của họ trong gia đình và cộng đồng. Đã thành lập/củng cố được 22 nhóm sở

thích do phụ nữ làm chủ với trên 330 thành viên, đa số là phụ nữ Raglai nghèo. Năng lực

về sản xuất, thị trường và kinh doanh của phụ nữ Raglai trong chăn nuôi heo đen có áp

dụng khoa học kỹ thuật (KHKT), tham gia bán hàng ở chợ phiên, điều hành sinh hoạt

nhóm, v.v đã được cải thiện đáng kể. Đóng góp vào thu nhập, cùng tiếng nói của người

phụ nữ trong gia đình đã tăng lên.

1 Nhóm tư vấn đánh giá dự án từ Trung tâm Nghiên cứu chính sách phát triển bền vững (CSDP) gồm: ThS Vũ

Ngọc Anh, trưởng nhóm, cùng các thành viên ThS Hoàng Xuân Trường, TS Đào Hoàng Mai và ThS Dương

Thành Trung.

Page 8: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

8

3. Dự án rất phù hợp về phương pháp tiếp cận và đối tượng hưởng lợi. Tuy vẫn còn một số

hạn chế (như một số mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra khá tham vọng, thời gian thực hiện tương

đối ngắn, kinh phí và qui mô triển khai hạn hẹp, mô hình quản lý dự án chưa thống

nhất/đồng bộ, v.v.), nhưng dự án RVNA93 đã giới thiệu với đối tác địa phương và quốc

gia một phương thức tiếp cận sáng tạo và hiệu quả cho giảm nghèo và cải thiện vị trí xã

hội đối với đối tượng phụ nữ Raglai nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung

thông qua hướng dẫn họ thực hành sản xuất và tiếp cận thị trường bằng sản phẩm heo đen.

4. Tính bình đẳng của dự án nhìn chung được đảm bảo với phụ nữ dân tộc Raglai là đối

tượng hưởng lợi chính. Tuy nhiên, việc ưu tiên đối tượng tham gia các hoạt động dự án là

phụ nữ, trong khi đàn ông ít tham gia, có thể dẫn đến tình trạng triển khai về gia đình gặp

nhiều khó khăn do đàn ông là lao động chính. Trong cộng đồng Raglai, đàn ông cũng nên

được coi là một đối tượng tuyên truyền chính - họ cần được quan tâm đúng mức hơn để có

thể vừa tích cực tham gia làm kinh tế gia đình, vừa giúp phụ nữ có thời gian nghỉ ngơi và

học tập. Ngoài ra, dự án cần quan tâm hơn đến nhóm thanh niên Raglai từ 15 đến 35 tuổi

vì họ là những người có khả năng nắm bắt tốt các kiến thức KHKT và thị trường.

5. Sự đóng góp của dự án Oxfam vào sự phát triển KT-XH của địa phương nói chung là khá

khiêm tốn so với những đóng góp từ các chương trình, chính sách của Nhà nước, cũng

như những nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương. Tuy nhiên, phương pháp

tiếp cận giảm nghèo của Oxfam được cho là hiệu quả hơn so với các chương trình/dự án

giảm nghèo của nhà nước ở tính khoa học, thực tế, có sự tham gia rộng rãi, lấy người

hưởng lợi và cộng đồng làm trung tâm. Việc lập kế hoạch được làm từ dưới lên, có sự

tham gia đã đáp ứng đúng nhu cầu của người dân và phát huy được thế mạnh của địa

phương. Phương pháp đào tạo theo hình thức “cầm tay chỉ việc” đã giúp chị em phụ nữ

Raglai nắm được các kiến thức cần thiết để áp dụng vào sản xuất và tiếp cận thị trường.

6. Những hoạt động dự án được đánh giá cao nhất gồm: i) các hoạt động nâng cao năng lực

cho thành viên và đối tác (tập huấn chuyên môn, sinh hoạt nhóm sở thích, hỗ trợ phụ nữ

Raglai tham gia các phiên chợ/hội chợ, tham quan học tập, hỗ trợ thành viên các nhóm

tham gia lập kế hoạch sản xuất nhóm theo phương pháp Hệ thống học hỏi hành động về

giới (GALS/WEMAN)); ii) tổ chức các cuộc đối thoại chính sách phát triển kinh tế địa

phương và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa/HTX/kinh tế tổ nhóm giữa thành viên với

đại diện chính quyền địa phương; iii) cung cấp hỗ trợ “phần cứng” cho các hộ dân (heo

giống, vật tư làm chuồng, xây dựng một số mô hình sản xuất và kinh doanh cho một số

thành viên tích cực của DA), v.v. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hoạt động được triển khai

nhưng chưa mang lại kết quả mong muốn: các hoạt động thuộc Hợp phần 4 (Hỗ trợ

trưởng, phó nhóm sở thích đi liên hệ với các chủ lò mổ, siêu thị, cửa hàng và nhà hàng để

quảng bá sản phẩm của nhóm; Hỗ trợ trưởng, phó nhóm, thành viên nhóm sở thích kinh

doanh giỏi tham dự hội thảo ngành hàng liên quan, diễn đàn về sản xuất kinh doanh cấp

tỉnh/huyện; Hội thảo "Tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm heo đen"; Hỗ trợ giới thiệu,

quảng bá sản phẩm địa phương đến các siêu thị và nhà hàng...) không thực hiện được do

thực trạng phát triển chăn nuôi heo đen còn hạn chế; một số mô hình (ví dụ: trồng rau,

nuôi heo nhốt chuồng, nuôi giun quế ở xã Phước Tân) không thành công do tập quán chăn

Page 9: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

9

nuôi cũ theo kiểu tự nhiên vẫn còn hằn sâu trong ý thức của bà con Raglai và do điều kiện

tự nhiên khó khăn.

7. Dự án đã có tác động rất tích cực đến các đối tượng hưởng lợi. Đầu tiên là thay đổi tư

duy và nhận thức về sản xuất áp dụng tiến bộ KHKT và tiếp cận thị trường của người dân

Raglai nói chung và phụ nữ Raglai nói riêng. Tất cả đối tác và người dân được phỏng vấn

đều coi đây là thay đổi quan trọng nhất. Qua được tập huấn, hướng dẫn và thực hành theo

kiểu “cầm tay chỉ việc”, nhiều phụ nữ Raglai đã biết tính toán chi phí sản xuất, hỏi giá

hàng và mặc cả khi đi chợ, sử dụng cân khi mua bán; đồng bào Raglai không còn nuôi heo

đen như một thứ “của để dành” mà đã biết tính toán chi phí và lợi nhuận, biết nuôi nhốt, ủ

cám, trồng rau, chuẩn bị thức ăn, trích thuốc, thiến lợn, kêu cán bộ thú y khi thấy gia súc

bị bệnh, v.v. Đi chợ bán hàng đã trở thành một thói quen mới đối với nhiều thành viên các

nhóm sở thích và gia đình họ. Thứ hai, phụ nữ Raglai cũng trở nên mạnh dạn hơn khi

tham gia các hoạt động xã hội/cộng đồng (tham gia sinh hoạt nhóm, đi tập huấn, đi họp

thôn...), nói lên ý kiến/suy nghĩ của mình. Thứ ba, con heo đen Ninh Thuận đã bước đầu

được quảng bá ra thị trường trong và ngoài tỉnh một cách khá bài bản - tại Bác Ái đã có

điểm thu gom có hợp đồng thu mua heo với các nhóm và bán heo cho thị trường Đà Lạt;

tại Thuận Bắc đã có lò mổ có hợp đồng mua bán heo với các nhóm và bán heo cho các

thành phố lớn như Vũng Tàu, Nha Trang. Tiếp đến là thay đổi trong phong cách làm việc

của cán bộ đối tác như năng lực xử lý công việc tăng lên, làm việc/lập kế hoạch có sự

tham gia, biết lắng nghe ý kiến của các bên liên quan, v.v.

8. Những hoạt động có thể duy trì sau khi dự án kết thúc: i) thành viên các nhóm sở thích tin

rằng họ vẫn tiếp tục sinh hoạt nhóm, đi chợ, nuôi heo đen, đóng góp vào quỹ nhóm để cho

nhau vay quay vòng; ii) đối tác địa phương đề cập lồng ghép các yếu tố tích cực của dự án

vào các chính sách hiện nay của Nhà nước (như Chương trình 30a hỗ trợ các hộ khá làm

điểm về tiếp cận thị trường; DA Tam Nông hỗ trợ các nhóm nuôi bò, nuôi heo, trồng

chuối, v.v.); iii) đội ngũ cán bộ địa phương và người dân đã được dự án tập huấn và học

được phương pháp làm việc của Oxfam (ví dụ: lập kế hoạch có sự tham gia, cách giao

tiếp, tổ chức đối thoại chính sách, v.v.) được trông đợi sẽ áp dụng trong thực tế công việc

của mình.

Một số khuyến nghị:

1. Đối tượng hưởng lợi của dự án là phụ nữ và cộng đồng dân tộc Raglai thuộc nhóm nghèo

nhất và khó khăn nhất ở Việt Nam, đang bị nhiều tập tục truyền thống cản trở, điều kiện

sản xuất khó khăn, khả năng áp dụng KHKT rất hạn chế..., do đó, việc hỗ trợ họ cần được

thực hiện một cách lâu dài, bài bản với sự vào cuộc của tất cả các bên liên quan (chính

quyền, các tổ chức quốc tế, các tổ chức địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia và người

dân). UBND huyện và các ban ngành địa phương cần chủ động vào cuộc, không nên coi

đây là công việc của dự án.

2. Khi làm việc với cộng đồng Raglai, một cộng đồng mẫu hệ, không nên chỉ tập trung vào

đối tượng phụ nữ, mà cần quan tâm cả đến các phụ nữ có tuổi, thanh niên và nam giới

Raglai. Có như vậy mới huy động được đầy đủ lực lượng và mang lại tác động đến tất cả

các đối tượng cần thiết.

Page 10: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

10

3. Đối tác địa phương ở 2 huyện Bác Ái và Thuận Bắc xem xét phối hợp sử dụng nguồn vồn

từ các CT/DA khác ở địa phương (DA Tam Nông, CT Nông thôn mới, CT 30a, Chương

trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 v.v.) để tiếp tục duy trì và nâng cấp hoạt động của

các nhóm nuôi heo đen (ví dụ: bổ sung heo giống, vốn vay quay vòng cho các nhóm để

phòng ngừa rủi ro và duy trì đàn heo, nâng cấp chất lượng hệ thống cán bộ thú y tuyến xã,

xây dựng cán bộ thú y tuyến thôn; tiếp tục hỗ trợ các hộ sản xuất giỏi tại 2 huyện, đặc biệt

là người Raglai, tham gia hội chợ thương mại cấp tỉnh/huyện.)

4. Oxfam nên tổ chức tài liệu hóa và chia sẻ các bài học kinh nghiệm thực hiện dự ánA

RVNA93 ở cấp địa phương (tỉnh Ninh Thuận), cũng như cấp quốc gia.

I. GIỚI THIỆU

I.1 Tóm tắt dự án

Dự án “Tăng cường tiếp cận thị trường và khuyến khích phụ nữ Raglai làm chủ kinh tế” (dự

án PWEL Ninh Thuận, mã số RVNA93), được tài trợ bởi tổ chức Oxfam trong giai đoạn 2011

- 2015 với tổng ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho địa phương là 260.000 Bảng Anh (tương đương

8.580.000.000 đồng). Dự án được xây dựng nhằm phát triển vai trò làm chủ kinh tế của phụ

nữ Raglai - một cộng đồng theo chế độ mẫu hệ ở ba xã: Phước Tân và Phước Tiến (huyện Bác

Ái) và Lợi Hải (huyện Thuận Bắc), tỉnh Ninh Thuận, thông qua hỗ trợ sản xuất hàng hóa và

định hướng kinh doanh, tăng cường các cơ hội tham gia vào thị trường và đóng vai trò chủ

động trong các hoạt động kinh tế của gia đình.

Bác Ái là huyện nghèo nhất nằm ở cực bắc tỉnh Ninh Thuận. Đây là địa bàn có diện tích lớn

và là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Raglai. Dân số của huyện là 24.350 người

(50,15% nam và 49,85% nữ), khoảng 94% là người dân tộc Raglai. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009

là 54% và huyện Bác Ái nằm trong danh sách 62 huyện nghèo nhất Việt Nam và được hỗ trợ

đặc biệt theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Huyện Bác Ái có ít dân cư, nhưng có diện tích

đất nông nghiệp khá lớn (92.200 ha), trong đó 10.000 ha được dùng cho trồng trọt (trung bình

0,42 ha/người). Tuy nhiên, đất đai ở đây kém màu mỡ và chỉ khoảng 20-25% số diện tích này

được cung cấp nước tưới đầy đủ. Trong những năm gần đây một phần đáng kể diện tích đất

canh tác đã được xây dựng hệ thống thủy lợi và nhà máy thủy điện.

Huyện Thuận Bắc nằm cách thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 10km về phía bắc. Tổng diện

tích tự nhiên 31.924 ha, dân số 37.850 người (50,2% nam và 49,8% nữ), 90% dân số sống dựa

vào sản xuất nông nghiệp. Tương tự như Bác Ái, phần lớn dân số của huyện là người dân tộc

Raglai. Một số xã như Phước Kháng, Phước Chiến có gần 100% là người Raglai, các xã khác

là Công Hải, Lợi Hải và Bắc Sơn, tuy có ít người Raglai hơn nhưng họ vẫn là nhóm đông

nhất. Đất nông nghiệp bình quân theo đầu người của huyện chỉ bằng khoảng một nửa mức

Page 11: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

11

bình quân so với Bác Ái và hầu như không thể mở rộng. Tuy nhiên, huyện Thuận Bắc lại có

hệ thống thủy lợi rất tốt, có thể cung cấp nước cho 70% diện tích đất canh tác lúa nước.

Cả hai huyện Thuận Bắc và Bác Ái đều có địa hình tự nhiên thích hợp cho chăn nuôi gia súc,

trồng trọt và trồng rừng. Diện tích đất rừng khá lớn, chiếm bốn phần năm diện tích huyện Bác

Ái và một nửa diện tích huyện Thuận Bắc. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết không thuận lợi như

lượng mưa thấp, mùa khô kéo dài gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp cũng

như nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày của người dân; hạn hán thường xuyên xảy ra.

Xuất phát điểm cho phương pháp tiếp cận PWEL của dự án là coi đây là một trong các quyền

- phụ nữ có quyền tham gia bình đẳng, đầy đủ và kiểm soát bình đẳng trong nền kinh tế. Tổ

chức Oxfam cho rằng sự bất bình đẳng giới làm chậm phát triển kinh tế; và ngược lại, bình

đẳng giới có thể tăng hiệu quả đầu tư trong sản xuất nông nghiệp và các sáng kiến sinh kế

khác. PWEL khuyến khích phụ nữ được cải thiện cả vị thế kinh tế và xã hội để thoát nghèo.

Điều này có nghĩa đảm bảo các nguồn lực kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường trong khi

thay đổi thái độ và niềm tin có thể tạo ra mối quan hệ bình đẳng với nam giới và bình đẳng ra

quyết định về kinh tế ở cấp độ cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng hoặc cấp độ cao hơn2.

Mục tiêu chung của dự án là “Nâng cao vị thế kinh tế và xã hội cho 3.000 phụ nữ dân tộc

Raglai tại tỉnh Ninh Thuận”. Để đạt mục tiêu chung này, dự án đưa ra các mục tiêu cụ thể sau:

Nâng cao kiến thức và kỹ năng của phụ nữ Raglai về sản xuất hàng hóa và tiếp cận

nền kinh tế thị trường;

Tăng cường sức mạnh của phụ nữ Raglai trong các quan hệ kinh tế thông qua thúc đẩy

liên kết các tổ nhóm sở thích/kinh doanh vừa và nhỏ;

Phát triển hoạt động sản xuất và thị trường hàng hóa thông qua vận động chính sách

và hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp và tổ nhóm nông dân sản xuất;

Thúc đẩy sự thay đổi trong phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình để tạo

điều kiện cho người phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế giúp tăng thu nhập gia

đình.

cùng các kết quả mong đợi:

Kết quả trung hạn 1: Thu nhập của 3.000 phụ nữ Raglai và gia đình họ được tăng lên

(trong đó 1.000 người là hưởng lợi trực tiếp và 2.000 là gián tiếp). Với hai đầu ra -

Đầu ra 1.1: Năng lực về sản xuất, thị trường và kinh doanh của phụ nữ Raglai trong

các ngành hàng mục tiêu được cải thiện; Đầu ra 1.2: Chất lượng và chức năng của các

dịch vụ nông nghiệp được củng cố.

Kết quả trung hạn 2: Vị thế và vai trò của phụ nữ Raglai trong gia đình và cộng đồng

của họ được cải thiện. Với 3 đầu ra - Đầu ra 2.1: Đàn ông Raglai đóng vai trò tích cực

hơn trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và chia sẻ công việc nhà; Đầu ra 2.2: Phụ

nữ Raglai năng động hơn, có tiếng nói mạnh mẽ hơn và vị trí tốt hơn trong các tổ chức

cộng đồng; và Đầu ra 2.3: Năng lực của các tổ chức phụ nữ trong lĩnh vực phụ nữ làm

chủ kinh tế được nâng lên.

2 Trích văn kiện dự án RVNA93

Page 12: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

12

Kết quả trung hạn 3: Các kế hoạch và chương trình của Chính phủ phản ánh các biện

pháp và hành động cụ thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất quy mô

nhỏ. Với hai đầu ra: Đầu ra 3.1: Nhận thức của chính quyền địa phương về quyền và

năng lực sở hữu kinh tế của phụ nữ được cải thiện; và Đầu ra 3.2: Các doanh nghiệp

nhỏ/hộ kinh doanh cá thể xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình làm

cơ sở đề xuất đầu vào cho các chương trình của Chính phủ.

Các hợp phần của dự án:

Trong giai đoạn đầu (2011-2013), dự án triển khai theo 6 hợp phần:

Hợp phần 1: Nghiên cứu thị trường có yếu tố giới và thiết kế dự án

Hợp phần 2: Xây dựng năng lực cho các nhóm sở thích

Hợp phần 3: Nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông và thú y

Hợp phần 4: Hỗ trợ phát triển thị trường

Hợp phần 5: Nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng

Hợp phần 6: Vận động cơ quan chính phủ có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và

nông dân có quy mô sản xuất nhỏ.

Ngoài ra còn phần Chi phí quản lý cho đối tác chiếm khoảng 10% ngân sách của dự án. Các

hợp phần 1-4 đóng góp cho việc đạt Kết quả trung hạn 1. Hợp phần 5 đóng góp cho việc đạt

Kết quả trung hạn 2 và Hợp phần 6 đóng góp cho việc đạt Kết quả trung hạn 3.

Từ năm 2013 đến khi kết thúc (tháng 3/2015), dự án chỉ tập trung vào phát triển chăn nuôi

heo đen và tiếp thị sản phẩm heo đen theo các nội dung chính sau:

Lập kế hoạch và tổ chức sản xuất;

Tăng cường sự tham gia của đối tác cấp tỉnh trong việc nhân rộng và thử nghiệm một

số cách tiếp cận mới;

Tăng cường hiệu quả của các tổ sản xuất; và

Vận động chính sách.

Ba nội dung chính đầu tiên đóng góp cho việc đạt Kết quả trung hạn 1 và nội dung chính thứ

tư đóng góp cho việc đạt Kết quả trung hạn 3; DA bỏ các hoạt động đóng góp cho Kết quả

trung hạn 2. (Chi tiết xem Phụ lục 4 – Các chỉ số Theo dõi và đánh giá của dự án).

Đối tác thực hiện dự án: UBND và HPN cấp huyện và xã ở 2 huyện Bác Ái và Thuận Bắc.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai, dự án cũng làm việc với HPN tỉnh và Sở NN&PTNT với

tư cách đơn vị cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.

Tháng 3/2011, Oxfam và UBND huyện Bác Ái đã ký thỏa thuận tài trợ 3 năm 2011-

2014 với cam kết hỗ trợ dự kiến là 81.270 Bảng Anh tương đương 2.675.750.000đ.

Ngày 24/8/2012 UBND tỉnh Ninh Thuận ra quyết định số 1636/QĐ-UBND về phê

duyệt dự án tại huyện Bác Ái.

Page 13: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

13

Tháng 3/2011, Oxfam và UBND huyện Thuận Bắc đã ký thỏa thuận tài trợ 3 năm

2011-2014 với cam kết hỗ trợ dự kiến là 80.997 Bảng Anh tương đương

2.666.750.000đ. Ngày 28/9/2012 UBND tỉnh Ninh Thuận ra quyết định số 1952/QĐ-

UBND về phê duyệt dự án tại huyện Thuận Bắc.

Mặc dù là một dự án qui mô nhỏ, nhưng cấu trúc quản lý lại khá đa dạng:

Ở cấp huyện có Ban điều hành dự án huyện. Ban điều hành dự án huyện Bác Ái kế

thừa BĐH từ dự án cũ (RVNA63) gồm 5 thành viên: một Phó chủ tịch UBND làm

Trưởng ban, Chánh Văn phòng UBND huyện làm Phó trưởng ban, cán bộ Văn phòng

UBND huyện làm Điều phối viên (ĐPV) và 01 kế toán là thành viên, không có đại

diện HPN3. Ban điều hành dự án huyện Thuận Bắc được thành lập mới gồm 7 thành

viên: một Phó chủ tịch UBND làm Trưởng ban, Chủ tịch HPN làm Phó trưởng ban,

Phó chủ tịch HPN làm ĐPV, đại diện Văn phòng UBND huyện, Phòng NN&PTNT,

Phòng KT-HT và 01 kế toán là thành viên. Trong khi UBND huyện Bác Ái nắm vai

trò điều hành dự án, thì huyện Thuận Bắc lại giao vai trò này cho HPN huyện và HPN

xã Lợi Hải.

Ở cấp xã: BQL DA cấp xã được thành lập tại hai xã huyện Bác Ái cũng chỉ gồm các

thành viên UBND (Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban và cán bộ Văn phòng UBND

làm thư ký). Việc điều hành dự án ở xã Lợi Hải hoàn toàn do HPN huyện và HPN xã

đảm nhiệm, không có sự tham gia của UBND xã. BQL DA xã có trách nhiệm hỗ trợ

BĐH DA cấp huyện trong việc lập kế hoạch và thực thi dự án, đảm bảo chất lượng và

tiến độ của các hoạt động được phân công ở xã. Hàng quý đại diện của BQL DA xã

tham gia họp giao ban với BĐH DA huyện để xây dựng kế hoạch, chia sẻ những kinh

nghiệm trong quá trình thực hiện dự án.

Đối tác cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở NN&PTNT) và HPN

tỉnh. Tuy nhiên, hai đối tác này không tham gia trực tiếp vào việc quản lý ngân sách

và thực thi dự án mà chỉ chịu trách nhiệm về tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ chính sách. Ví

dụ, Sở NN&PTNT được tham vấn về nhu cầu xây dựng năng lực và kế hoạch chuyên

biệt nào đó của tỉnh đối với các hệ thống khuyến nông và thú y ở cấp huyện. Các

chuyên gia của Sở NN&PTNT được mời để cung cấp các khóa tập huấn và hỗ trợ

thích hợp về kỹ thuật. Mặt khác, dự án sẽ vận động hành lang Sở NN&PTNT để lồng

ghép phương pháp tiếp cận của PWEL vào hoạt động của họ (Ví dụ: DA Tam Nông).

HPN tỉnh hỗ trợ kỹ thuật trong việc nâng cao vai trò lãnh đạo của phụ nữ, tập huấn về

giới, tư vấn triển khai các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới và chống bạo lực

gia đình và áp dụng Hệ thống học hỏi hành động về giới (GALS/WEMAN) để lập kế

hoạch hành động của từng nhóm trên địa bàn hai huyện.

Đối tượng hưởng lợi của dự án: Những người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án là cộng

đồng người dân tộc Raglai bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và nam giới ở 3 xã mục tiêu. Ngoài ra,

3 Theo đối tác huyện Bác Ái, lý do HPN huyện và xã không tham gia vào BĐH là do thiếu cán bộ, một số chị đi

học tại chức.

Page 14: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

14

dự án cũng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động tại địa phương, các đơn vị cung cấp

dịch vụ khuyến nông và thú y của địa phương để họ có thể hỗ trợ một cách hiệu quả cho

người dân Raglai trong quá trình sản xuất theo định hướng thị trường (xem Bảng 1.1).

Bảng 1.1 Đối tượng hưởng lợi của dự án

Dân số Huyện Bác Ái (02 xã) Thuận Bắc (01 xã) Tổng số mục

tiêu Dân số Mục tiêu Dân số Mục tiêu

Tổng dân số 5.990 3.007 10.536 5.289 8.296

Nam giới 2.935 1.174 5.163 2.065 3.239

Nữ giới 3.055 1.833 5.373 3.224 5.057

Số hộ gia đình 1.375 691 2.549 1.281 1.972

Nguồn: Tờ rơi của Oxfam

Lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá:

Theo thỏa thuận giữa Oxfam và đối tác, kế hoạch và ngân sách dự án sẽ được lập theo

từng huyện và theo từng năm để trình Oxfam phê duyệt. Mỗi khi cần thay đổi thì đối

tác phải kiến nghị bằng văn bản gửi Oxfam và Oxfam cũng trả lời băng văn bản.

Đối tác cấp huyện gửi báo cáo tiến độ và báo cáo tài chính hàng quý, báo cáo năm về

Oxfam.

I.2 Mục tiêu của cuộc đánh giá

Đo lường dự án (thành tựu/ thất bại và những thay đổi trong tương quan với các mục

tiêu/ kết quả đề ra), và đánh giá quan hệ đối tác giữa các đối tác và Oxfam và năng lực

của đối tác;

Tài liệu hóa các thực hành tốt/chưa tốt và các bài học rút ra từ dự án để phụ nữ thiểu

số Raglai áp dụng tốt hơn và để phục vụ vận động chính sách;

Đề xuất các khuyến nghị cụ thể để đóng góp cho các dự án tương tự trong tương lai

hoặc để cải thiện vai trò lãnh đạo và khả năng tiếp cận thị trường của phụ nữ thiểu số

Raglai.

I.3 Nội dung đánh giá

Tập trung vào việc đánh giá việc đạt được các kết quả của dự án theo Khung lô gic đơn giản

(điều chỉnh4) của Dự án. Ngoài ra, cuộc đánh giá sẽ đi sâu vào các khía cạnh sau của dự án:

4 Ghi chú: ban đầu DA được thiết kế để hỗ trợ đồng bào Raglai trong một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bao

gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, do một số khó khăn (bao gồm cả ngân sách) nên từ năm 2013, DA

chỉ tập trung vào phát triển chăn nuôi heo đen và tiếp thị sản phẩm này.

Page 15: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

15

Tính phù hợp (với nhu cầu của người dân và đối tác địa phương, cũng như định hướng

hoạt động của Oxfam).

Tính hiệu quả: hoạt động nào vượt/không đạt mong đợi.

Tính công bằng: bình đẳng giới và xã hội.

Tính bền vững: những hoạt động nào vẫn tiếp tục sau khi DA kết thúc.

Khả năng nhân rộng: những hoạt động nào đã/sẽ được đối tác triển khai ra ngoài vùng

DA.

Mối quan hệ đối tác.

I.4 Phương pháp đánh giá

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: văn kiện dự án, báo cáo, số liệu điều tra ban đầu, thông

tin liên quan từ các nguồn khác (internet, blog…)

Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm: BĐH DA 2 huyện và 3 xã, đối tác địa phương

cấp tỉnh (Sở NN&PTNT, HPN, DA Tam Nông).

Thảo luận nhóm: nhóm cán bộ xã, trưởng thôn, nhóm hộ dân, nhóm phụ nữ.

Thu thập câu chuyện điển hình: thành viên, trưởng nhóm, đối tác, doanh nghiệp...

Quan sát: nhà dân, chuồng trại, chợ, cửa hàng, thái độ của thành viên, đối tác và cộng

đồng… (Xem Phụ lục 4)

I.5 Triển khai cuộc đánh giá

Oxfam tuyển tư vấn độc lập: tháng 2/2015.

Xây dựng KH đánh giá và lịch đánh giá (xem Phụ lục 3)

Triển khai đánh giá các bên liên quan chính tại địa phương.

I.6 Một số hạn chế của cuộc đánh giá

Thời gian đi hiện trường tương đối ngắn;

Một số đối tác chủ chốt bận không tham gia được hoặc đã chuyển công tác;

Báo cáo không đầy đủ, cấu trúc thay đổi nên khó tổng hợp thông tin.

Kinh phí hạn hẹp.

Page 16: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

16

II. NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH

II.1 Những phát hiện chung

Dựa trên các kết quả thực hiện và tác động của dự án đến cộng đồng người Raglai nói chung

và phụ nữ Raglai nói riêng, cũng như tới các đối tác địa phương, có thể kết luận nhìn chung

dự án RVNA93 đã đạt các mục tiêu đề ra. Trong 3 kết quả mong đợi của dự án thì kết quả 1

đạt tốt nhất, sau đó là kết quả 2 và kết quả 3. Số người hưởng lợi trực tiếp - thành viên các

nhóm sở thích và gia đình họ (nếu tính trung bình mỗi gia đình người Raglai có 4-5 thành

viên) là trên 1.000; số người hưởng lợi gián tiếp ít nhất cũng tương đương và thường cao hơn

số người hưởng lợi trực tiếp. Chi tiết xem Phụ lục 6 – Tổng hợp kết quả thực hiện dự án.

Đối với Đầu ra 1.1: Năng lực về sản xuất, thị trường và kinh doanh của phụ nữ Raglai trong

các ngành hàng mục tiêu do dự án hỗ trợ được cải thiện - phần lớn các chỉ tiêu đưa ra đều

đạt và vượt kế hoạch (xem Hộp 2.1).

Hộp 2.1 Kết quả thực hiện Đầu ra 1.1

Chỉ số 1.1.1: Ít nhất 70% người hưởng lợi trực tiếp có thu nhập hộ gia đình tăng thông

qua các hoạt động dự án: Cơ bản Đạt theo báo cáo của đối tác. Ví dụ cụ thể xem Hộp

2.2.

Chỉ số 1.1.2: Thu nhập hộ gia đình trung bình hàng năm (10% trên tổng số hộ mục tiêu)

tăng 5%: Đạt nhưng cần nói rõ đây là do đóng góp của nhiều yếu tố (chính sách hỗ trợ

của Nhà nước, sự nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương và hỗ trợ của Oxfam).

Chỉ số 1.1.3: 100% phụ nữ Raglai tiếp cận với thông tin thị trường từ ít nhất một nguồn.

Đạt, đặc biệt trong trường hợp áp dụng cho thành viên các nhóm sở thích và gia đình họ.

Chỉ số 1.1.4 (điều chỉnh bỏ sản lượng bò): Số lượng heo đen tăng 30% so với năm đầu

của dự án: vượt chỉ tiêu (xem bảng 2.1 trong báo cáo)

Hộp 2.2 “Nếu em làm được, thì ai cũng có thể làm được!”

Katơr Thị Hồng Đẹp, 22 tuổi, sống với chồng và con gái 3 tuổi ở xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc. Trước

đây, nguồn thu của gia đình chị khá khiêm tốn – chủ yếu đến từ trồng ngô và lúa (trên diện tích chỉ có

Page 17: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

17

500 m2) và nuôi heo đen - chỉ đủ 50% chi phí sinh hoạt, nên bữa ăn hàng ngày của gia đình rất đạm

bạc. Sau khi tham gia hai khóa tập huấn về kỹ năng và tổ chức kinh doanh, tính toán giá cả hàng hóa

của dự án, Đẹp mở một quầy bán hoa quả ở chợ thôn. Giờ đây, hàng ngày chị bán hoa quả và đôi khi

cả heo đen, còn chồng vẫn làm nông nghiệp. Cuộc sống của gia đình chị đã trở nên tốt hơn nhờ thu

nhập thêm từ buôn bán nhỏ. “Hàng ngày em bán được nhiều hoa quả và thu được khoảng 100.000đ

tiền lãi. Số tiền này giúp gia đình em trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày: 20.000đ để trả tiền học và

mua sữa cho con gái, 40.000đ mua thức ăn và 40.000đ để dành cho tương lai.” Đẹp đã xây dựng được

các mối quan hệ tốt với những người bán hàng trong chợ. Chị biết cách chọn loại hoa quả tốt và định

giá hợp lý cho hàng của mình. Với kinh nghiệm tích lũy được, chị muốn vay thêm vốn để mở rộng

kinh doanh. Chị chia sẻ “Em muốn được tập huấn thêm về các loại hoa quả đang bán và muốn đưa ra

được lời khuyên cho những người mua – mỗi loại hoa quả có những chất bổ gì và mang lại tác dụng

thế nào đến sức khỏe con người.” Đẹp muốn các chị em Raglai khác cũng tham gia dự án như mình

bởi chị nghĩ “Nếu em làm được, thì ai cũng có thể làm được! Lúc đầu có thể sẽ khó khăn, nhưng cần

biết chọn loại hàng mình muốn bán và tin tưởng vào bản thân”.

Nguồn: http://www.oxfamblogs.org/vietnam/2015/01/26/if-i-can-do-it-anybody-can/#sthash.KnKOQf5G.dpuf

Đối với Đầu ra 1.2 Chất lượng và chức năng của các dịch vụ nông nghiệp được củng cố, kết

quả đạt được là tích cực với bà con, nhưng mạng lưới thú y và khuyến nông của địa phương

vẫn cần nhiều sự cải thiện (xem Hộp 2.3).

Hộp 2.3 Kết quả thực hiện Đầu ra 1.2

Chỉ số 1.2.1: Mạng lưới thú y và khuyến nông được tăng cường và duy trì tốt. Nhiều nỗ

lực đã được thực hiện, mạng lưới khuyến nông và thú y đã được tăng cường. Tuy nhiên,

chủ yếu là ý thức và kiến thức của bà con Raglai về các loại bệnh và cách phòng chống

các loại bệnh thông thường cho heo đen đã được cải thiện đáng kể. Vẫn còn nhiều công

việc phải làm do trong 3 xã chỉ có xã Phước Tiến có cán bộ thú y đạt tiêu chuẩn, ở hai

huyện vẫn chưa có đội ngũ thú y thôn bản.

Chỉ số 1.2.2: Một kênh thông tin thị trường chính thức hoặc không chính thức được thiết

lập để phục vụ nhu cầu của người sản xuất. Đạt. Các kênh như: xây dựng và cập nhật

cuốn danh bạ/danh sách các tác nhân cung cấp các dịch vụ thú y, khuyến nông và các

dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; phát thanh thông tin thị trường trên loa của thôn; hỏi

cán bộ tham gia điều hành DA (như anh Hùng, chị Hà, anh Tú, chị Tốt...); hỏi người

quen, đại lý quan điện thoại di động đã được thiết lập và bà con sử dụng.

Việc thực hiện Kết quả trung hạn 2: Vị thế và vai trò của phụ nữ Raglai trong gia đình và

cộng đồng của họ được cải thiện đã đạt được một số kết quả là đáng khích lệ nhưng mới là

bước đầu, tập trung vào các gia đình thành viên tích cực trong các nhóm sở thích. Có một số

chỉ báo tích cực cho thấy đàn ông Raglai đóng vai trò năng động hơn trong việc phát triển

kinh tế hộ gia đình và chia sẻ công việc nhà, nhưng sự thay đổi là chưa rõ ràng (xem Hộp 2.4

và 2.5).

Hộp 2.4 Kết quả thực hiện Đầu ra 2.1

Chỉ số 2.1.1: Số giờ nam giới làm việc nhà tăng 10%. Không có số liệu khảo sát ban

đầu và thông tin định lượng về chỉ số này. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn cho thấy việc

phụ nữ Raglai đi chợ đã “giải phóng” họ và con gái khỏi một số công việc sản xuất và

“tái phân công” lại cho người đàn ông.

Page 18: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

18

Chỉ số 2.1.2: Số giờ nam giới tham gia sản xuất và buôn bán tăng 20%. Không có số

liệu khảo sát ban đầu và thông tin định lượng về chỉ số này. Nhưng các ý kiến phỏng

vấn người dân cho rằng nam giới các hộ Raglai có vợ đi chợ đã tham gia tích cực hơn vào

việc giúp vợ chuẩn bị hàng hóa và đi chợ, cũng như làm các công việc sản xuất và trong

nhà.

Chỉ số 2.1.3: Ít nhất 70% phụ nữ được sự hỗ trợ tăng lên từ các đối tác nam cũng như

các thành viên nam trong gia đình khi kết thúc dự án. Không có số liệu khảo sát ban

đầu và thông tin định lượng về chỉ số này. Tuy nhiên, qua phỏng vấn có thể khẳng định

đa số phụ nữ Raglai tham gia thị trường đã nhận được sự giúp đỡ tăng lên từ nam giới

trong gia đình họ.

Liên quan tới Đầu ra 2.2 Phụ nữ Raglai, đặc biệt là thành viên các nhóm sở thích, đã trở nên

năng động hơn trước đây trong đổi mới tư duy sản xuất và tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, đây

cũng chỉ là tiến bộ ban đầu, cần nhiều nỗ lực để duy trì và củng cố sự tiến bộ này.

Hộp 2.5 Kết quả thực hiện Đầu ra 2.2

Chỉ số 2.2.1: Số lượng phụ nữ có vị thế và vai trò cao hơn so với nam giới trong gia đình

và cộng đồng tăng lên. Không có số liệu khảo sát ban đầu và thông tin định lượng,

nhưng có thể kết luận chỉ số này đạt thông qua các cán bộ HPN (ở huyện Thuận Bắc, xã

Lợi Hải và xã Phước Tiến), các chị trưởng, phó nhóm và những thành viên tích cực của

các nhóm sở thích. Năng lực và uy tín của chị em trong gia đình và cộng đồng đã được

nâng cao đáng kể qua tích cực tham gia các hoạt động của DA (tập huấn, sinh hoạt nhóm,

sản xuất và bán hàng...).

Chỉ số 2.2.2: Số giờ phụ nữ dành cho nghỉ ngơi tăng 10%. Không có số liệu khảo sát

ban đầu và thông tin định lượng. Trên thực tế, việc tham gia các hoạt động sản xuất

theo hướng áp dụng KHKT và thị trường của DA khiến cho thời gian làm việc của cả phụ

nữ và nam giới Raglai tăng lên.

Chỉ số 2.2.4: 100% các thành viên nữ của các nhóm sở thích tham gia vào các cuộc họp

thường kỳ được tổ chức bởi nhóm sở thích hoặc Hội phụ nữ. Đạt. Tất cả các nhóm sở

thích đều duy trì sinh hoạt định kỳ do HPN và nhóm tổ chức.

Chỉ số 2.2.5: 90% các thành viên nữ của các nhóm sở thích tham gia vào các hoạt động,

sự kiện kinh tế-xã hội và văn hóa trong cộng đồng. Đạt nếu tính các sự kiện như: tập

huấn, hội thảo, đi chợ, tham gia sinh hoạt nhóm, truyền thông, hội chợ, tham quan, v.v.

Chỉ số 2.2.6: 650 phụ nữ tham gia đóng góp vào những quyết định quan trọng của hộ gia

đình. (VD: sử dụng nguồn lực, chăn nuôi, đất đai và giáo dục cho con cái). Do thiếu

thông tin ban đầu nên không đánh giá chính xác được chỉ số này. Tuy nhiên, 100% người

được phỏng vấn, cả đối tác và thành viên nhóm sở thích, đều cho rằng phụ nữ Raglai

tham gia đóng góp vào những quyết định quan trọng trong gia đình.

Đầu ra 2.3: Năng lực của các tổ chức phụ nữ trong lĩnh vực phụ nữ làm chủ kinh tế được

nâng lên bước đầu đạt kết quả, đặc biệt là HPN huyện Thuận Bắc và xã Lợi Hải, các nhóm sở

thích trong ba xã dự án. Ngược lại, năng lực của HPN huyện Bác Ái và xã Phước Tân bị đánh

giá là hạn chế do ít tham gia vào thực hiện dự án. Hoạt động “Hỗ trợ trưởng, phó nhóm, thành

viên nhóm sở thích kinh doanh giỏi tham dự hội thảo ngành hàng liên quan, diễn đàn về sản

Page 19: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

19

xuất kinh doanh cấp tỉnh/huyện” thực hiện không đạt kết quả mong muốn phải chuyển sang

hoạt động khác do thực tế phát triển chăn nuôi heo đen ở 3 xã dự án còn khá hạn chế.

Kết quả trung hạn 3: Các kế hoạch và chương trình của Chính quyền phản ánh các biện pháp

và hành động cụ thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất quy mô nhỏ đạt ở mức

trung bình. Dự án đã nỗ lực tổ chức các hoạt động đối thoại và vận động chính sách, tuyên

truyền cho các mô hình phụ nữ giảm nghèo. Việc hỗ trợ các hộ làm thử các mô hình sản xuất

và kinh doanh khác nhau với phụ nữ Raglai là rất đúng đắn và được cộng đồng đánh giá cao.

Tuy nhiên, khó khăn/vấn đề là tìm kiếm đủ kinh phí, duy trì sự bền vững và nhân rộng các mô

hình này (xem Hộp 2.6).

Hộp 2.6 Thực hiện Kết quả 3

Chỉ số 3.1.1: Một mạng lưới người thực hành WEL sẽ được thiết lập và hoạt động (tạo ra

diễn đàn) để các bên liên quan chia sẻ và thảo luận các cách tiếp cận và ứng dụng WEL.

Đạt thông qua i) Nhóm công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế - GED của Oxfam; và ii)

cuộc đối thoại chính sách, tham quan học tập, hội nghị tuyên truyền vận động chính sách

cấp huyện và tỉnh. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để duy trì được mạng lưới này sau

khi DA kết thúc.

Chỉ số 3.1.2: Số lượng phụ nữ nắm giữ vai trò lãnh đạo trong các tổ chức đoàn thể xã và

thôn tăng 15%. Không có số liệu và DA có vẻ không gây được ảnh hưởng đáng kể nào.

Chỉ số 3.2.1: 20 doanh nghiệp quy mô nhỏ / hộ kinh doanh cá thể sẽ được tư vấn về các

thủ tục hành chính, khung pháp lý để thành lập và phát triển. Hỗ trợ tài chính và kĩ thuật

ở mức khiêm tốn sẽ được cung cấp để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp quy

mô nhỏ / hộ kinh doanh cá thể. Đạt - 3 mô hình nuôi heo bán thả rông (2 ở Bác Ái, 1 ở

Thuận Bắc); 10 mô hình trồng rau chăn nuôi ở Phước Tân; 10 mô hình hộ kinh doanh ở

Phước Tiến và Lợi Hải, v.v.

Chỉ số 3.2.2: Gia tăng trong phân bổ nguồn lực của chính phủ cho các hộ nông dân sản

xuất quy mô nhỏ và doanh nghiệp quy mô nhỏ được thể hiện trong kế hoạch phát triển

kinh tế-xã hội của chính phủ/chính quyền địa phương. Có chuyển biến - Oxfam đã làm

việc với DA Tam Nông về vấn đề này; đối tác cấp huyện phản ánh đã áp dụng thử trong

CT 30a, CT Giảm nghèo...

Tuy vẫn còn một số hạn chế (như một số mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra khá tham vọng5, thời gian

thực hiện tương đối ngắn, kinh phí và qui mô hạn hẹp, mô hình quản lý dự án đa dạng, v.v.),

nhưng dự án RVNA93 đã đưa ra cho đối tác địa phương và quốc gia một phương thức tiếp

cận hiệu quả cho giảm nghèo và cải thiện vị trí xã hội đối với đối tượng phụ nữ Raglai nói

riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, cùng một số mô hình sáng tạo (ví dụ: trồng

chuối và khoai lang, nuôi giun quế làm thức ăn cho heo; làm chuồng và vườn nuôi heo bán

chăn thả…) Theo nhóm đánh giá, dự án RVNA93 đã “làm điều không thể trở thành có thể”

đối với nhóm đối tượng rất khó khăn là cộng đồng người Raglai – giúp phụ nữ nghèo Raglai

nói riêng và đồng bào Raglai nói chung bước đầu vượt qua những thói quen, tập tục, tư duy

5 Ví dụ: Tổng số người hưởng lợi; 80 cán bộ khuyến nông và thú y được đào tạo trở thành tập huấn viên; 25%

phụ nữ nắm giữ các vai trò quan trọng trong chính quyền, tổ chức đoàn thể hoặc tổ chức dân sự địa phương; Số

giờ phụ nữ dành cho nghỉ ngơi tăng 10%, v.v.

Page 20: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

20

truyền thống hạn chế để phát triển sản xuất theo hướng áp dụng KHKT, dần tiếp cận thị

trường và cải thiện cuộc sống.

Dự án đã đạt được một số kết quả ban đầu đáng khích lệ. Nhiều chỉ tiêu kế hoạch đưa ra ban

đầu đã đạt (chi tiết xem Phụ lục 6):

22 nhóm sở thích với trên 300 thành viên, đa số là phụ nữ Raglai nghèo đã được thành lập

và củng cố (10 nhóm ở Bác Ái với 155 thành viên và 12 nhóm ở Thuận Bắc với 180 thành

viên). Đầu tiên, dự án hỗ trợ cả các nhóm nuôi bò và trồng bắp, nhưng từ 2013 đã chuyển

về mô hình chăn nuôi heo đen. Các nhóm này đang duy trì nề nếp sinh hoạt định kỳ 1

tháng/lần, đóng quỹ tiết kiệm để cho vay quay vòng.

Tình hình nuôi heo của các hộ thành viên tăng đều (xem Bảng 2.1). Tổng đàn heo đen của

các thành viên tăng từ 200 lên 784 con.

Bảng 2.1 Cơ cấu chăn nuôi heo của các hộ tham gia dự án trong các năm gần đây

ở 2 huyện Bác Ái và Thuận Bắc (Đơn vị: con/hộ)

Số lượng heo các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1,00

1,81

4,13

Cơ cấu giống heo năm 2013

Heo cái sinh sản

Heo thịt

Heo con

1,67

0,36

2,18

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm chuyên gia Hoàng Xuân Trường

Cũng cần nói thêm là mặc dù có các can thiệp của dự án, nhưng trình độ chăn nuôi heo đen

của đồng bào Raglai ở 2 huyện còn rất hạn chế - qui mô vẫn đang rất nhỏ (bình quân 2,68

con/hộ) trong đó chủ yếu là heo nái (1,66 con/hộ); tỷ lệ đẻ và sống sau cai sữa của heo đen là

rất thấp (chỉ là 2,18 con/hộ trong khi đáng lẽ phải là 14-15 con/năm). Kết quả thấp này có thể

do chất lượng heo mẹ giảm, tỷ lệ thụ thai thấp, tỷ lệ chết sau sinh cao do đồng huyết hoặc

thiếu thức ăn, bệnh tật; phong tục lễ cưới của bà con sử dụng nhiều heo, do đó lượng heo đen

tiêu thụ trong dân là khá lớn, số heo thịt để bán ra thị trường trung bình chỉ có 0,36 con/hộ...

Cũng vì những lý do trên mà nhiều hộ Raglai chưa thể thoát nghèo nếu chỉ nuôi heo đen ở

trình độ thấp hiện nay - tổng thu từ chăn nuôi heo cũng chỉ ước đạt 1,2 triệu đồng/hộ6 (chỉ

bằng 1/10 so với tính toán 12 triệu đồng/hộ của nghiên cứu năm 2012).

Phương pháp tiếp cận giảm nghèo của Oxfam hiệu quả hơn so với các chương trình/dự án

giảm nghèo do nhà nước quản lý. 100% đối tác được phỏng vấn đều cho rằng phương pháp

tiếp cận giảm nghèo của Oxfam là khoa học, sát thực tế, có sự tham gia rộng rãi và lấy người

hưởng lợi, cộng đồng làm trung tâm. Việc lập kế hoạch được làm từ dưới lên, có sự tham gia

6 Kết quả nghiên cứu của nhóm Hoàng Xuân Trường T10/2014

Page 21: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

21

nên đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, và phát huy được thế mạnh của địa phương. Các

hoạt động được tiến hành theo hình thức đào tạo giảng viên tại chỗ (TOT) và “cầm tay chỉ

việc” v.v. đã giúp nhiều phụ nữ Raglai nắm được các kiến thức KHKT thiết yếu áp dụng vào

trồng trọt và chăn nuôi. Dự án Oxfam, tuy ngân sách khiêm tốn hơn so với các chương trình,

DA khác của Nhà nước, nhưng lại đến được người dân tốt hơn, giúp họ cải thiện cuộc sống.

Đối tác phản ánh một số Chương trình/DA giảm nghèo của Nhà nước tuy mức đầu tư lớn,

nhưng hiệu quả không cao, không tạo được ý thức vươn lên của người dân mà còn tạo ra tâm

lý ỷ lại. Tổ chức Oxfam đã đưa ra phương pháp tiếp cận này dựa trên kinh nghiệm hoạt động

lâu năm của mình:

Khảo sát kỹ tình hình địa phương và nhóm đối tượng hưởng lợi, đặc biệt là những khía

cạnh dân tộc, văn hóa, sinh kế truyền thống của họ... để hiểu rõ và lựa chọn phương

pháp tiếp cận phù hợp nhất.

Tổ chức thực hiện nghiên cứu thị trường trước và trong khi thực hiện dự án để xác

định/điều chỉnh định hướng và nội dung hỗ trợ chính.

Tập trung vào đối tượng là phụ nữ Raglai và những sinh kế gần gũi với họ (nuôi bò,

nuôi heo, trồng bắp...)

Tiếp cận theo tổ/nhóm để nâng cao tính tập thể và tương tác cộng đồng giữa các thành

viên nghèo, phát huy được tính đầu tàu của các thành viên tích cực.

Mạnh dạn đưa yếu tố thị trường vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.

Hỗ trợ toàn diện thông qua các phương pháp sáng tạo và phù hợp, áp dụng xây dựng

năng lực kết hợp với thực hành theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” và “cầm tay chỉ việc”;

gắn xây dựng mô hình với vận động chính sách, v.v.

II.2 Những phát hiện riêng

Đóng góp của dự án vào phát triển KT-XH của địa phương

Có thể nói sự đóng góp của dự án Oxfam vào sự phát triển KT-XH của địa phương nói chung

là khiêm tốn so với những đóng góp của các chương trình, chính sách của Nhà nước, cũng

như những nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương. Huyện Bác Ái hiện đang thực

hiện 62 chính sách khác nhau của Nhà nước (bao gồm Chương trình 30a, Chương trình 135,

Nông thôn mới, Dự án Tam Nông, Chương trình 102, Tín dụng Ngân hàng CSXH, v.v…) với

ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho tất cả 9 xã trong huyện; huyện Thuận Bắc cũng

được hưởng các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Tam nông, Dự án hỗ trợ cho đồng bào

dân tộc thiểu số (ADB5), Dự án CPI, v.v. So với các chương trình và dự án kể trên, vốn từ Dự

án Oxfam là rất nhỏ bé.

Ví dụ: trong Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2013 của xã Phước Tiến, tổng nhu cầu nguồn

lực tài chính là 19.487.500.000đ, nguồn vốn từ các chương trình/dự án là 10.474.000.000đ,

trong đó từ Oxfam là 51 triệu đồng chiếm 0,5%, với cơ cấu như hình 2.1 dưới đây.

Page 22: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

22

Hình 2.1 So sánh mức độ đầu tư của Oxfam với đầu tư của Nhà nước - Cơ cấu nguồn

vốn từ các chương trình/dự án xã Phước Tiến

Nhóm đánh giá quan sát thấy là các hoạt động của Oxfam chỉ được đề cập sơ sài trong các kế

hoạch phát triển KT-XH hàng năm của huyện và 2 xã dự án ở Bác Ái và hầu như không được

đề cập trong Kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của huyện Thuận Bắc và xã Lợi Hải. Ví

dụ: Kế hoạch phát triển KT-XH 2013 của huyện Bác Ái trong phần Tiểu thủ công nghiệp,

Thương mại và Dịch vụ có đề cập: “Hỗ trợ nhân dân 2 xã Phước Tân và Phước Tiến tham gia

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh. Phối hợp với Sở Công thương đăng ký

thương hiệu sản phẩm đặc thù trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2013... tiếp tục duy trì chợ

phiên tại xã Phước Tân và Phước Tiến giúp nhân dân mua bán, trao đổi hàng hóa”; Kế hoạch

phát triển KT-XH 2013 của xã Phước Tiến có đề cập đến các nội dung “Duy trì tốt chế độ chợ

phiên 04 lần/tháng, thu hút nhiều mặt hàng đặc sản của địa phương. Xây dựng hoàn thành

thương hiệu heo đen, đồng thời thành lập điểm thu mua giết mổ tại địa phương. Tuyên truyền

kỹ thuật về cách phòng và điều trị bệnh cho heo địa phương cho 6 nhóm cùng sở thích”. Một

lý do có thể xuất phát từ phương thức tổ chức quản lý và thực hiện dự án ở 2 huyện hoàn toàn

khác nhau: ở Bác Ái, dự án triển khai qua UBND huyện và UBND 2 xã, do đó có được sự

quan tâm rất toàn diện của chính quyền địa phuơng. Trong khi đó, ở Thuận Bắc, dự án được

triển khai qua đối tác HPN huyện xuống HPN xã và các nhóm phụ nữ tại thôn, không qua

UBND xã. Lý do thứ hai là dự án triển khai ở phạm vi khá hẹp (2/9 xã của huyện Bác Ái và

1/6 xã của huyện Thuận Bắc) nên tầm ảnh hưởng bị hạn chế. Lý do thứ ba là dự án tập trung

vào hỗ trợ “phần mềm” – tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên và đối tác, tuyên truyền

vận động chính sách với đối tác chính quyền địa phương và truyền thông cộng đồng. Những

hỗ trợ “phần cứng” – trang thiết bị, con giống, vật tư... là rất hạn chế.

Chương trình

30a

24.6%

Chương trình

135

17.8% Chương trình

Nông thôn mới

32.1%

Dự án Tam nông

25.1%

Dự án Oxfam

0.5%

Page 23: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

23

Những hoạt động dự án được đánh giá cao nhất

Hỗ trợ nâng cao năng lực cho thành viên các nhóm sở thích – theo tổng hợp kết quả

báo cáo, đã có gần 2.000 lượt phụ nữ, đặc biệt là đội ngũ trưởng và phó nhóm được

nâng cao năng lực trên nhiều lĩnh vực như:

o Các cuộc tập huấn về kết nối thị trường (kinh doanh và quản lý kinh doanh,

hạch toán chi phí, giá cả, kỹ năng bán hàng, v.v.): đối tác và người dân cho

rằng các hoạt động này thật mới mẻ và hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến của

đối tác cho rằng thời gian hỗ trợ liên kết thị trường là quá ngắn (bắt đầu từ

tháng 6 năm 2014 trong khi dự án kết thúc tháng 3 năm 2015);

o Các khóa tập huấn và tuyên truyền, vận động bà con Raglai về chăn nuôi heo

đen theo phương pháp khoa học (nuôi nhốt hoặc bán thả rông, chuẩn bị thức

ăn, trồng chuối và rau làm thức ăn cho heo, nhận biết một số bệnh gia súc, ): bà

con dần nhận thức được tầm quan trọng của phương thức chăn nuôi mới, ít thả

rông gia súc hơn; biết chuẩn bị thức ăn, nắm được một số kiến thức cơ bản về

thú y (chích thuốc, thiến heo con, đoán bệnh gia súc; thông báo cho cán bộ thú

y, v.v); nhiều hộ đã biết mời cán bộ thú y đến khám chữa bệnh, chỉ còn rất ít

trường hợp bà con tự chữa hay bỏ mặc không quan tâm (xem hình 2.2). Đây là

những thay đổi, tuy là bước đầu, nhưng rất quan trọng trong nhận thức về sản

xuất theo định hướng mới (áp dụng KHKT và tiếp cận thị trường) của đồng

bào Raglai;

Hình 2.2. Cách thức bà con Raglai phòng và chữa bệnh cho heo (% hộ dân)

Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm chuyên gia Hoàng Xuân Trường

o Hỗ trợ thành viên các nhóm tham gia lập kế hoạch sản xuất nhóm theo phương

pháp Hệ thống Học hỏi hành động về giới (GALS/WEMAN): thông qua hình

thức lập kế hoạch bằng hình vẽ đơn giản mà dễ hiểu, bà con DTTS đã nắm rõ

0

10

20

30

40

50

60

Gọi thú y Tự chữa trước,

gọi thú y sau

Tự chữa Không quan

tâm

55.56

24.44

13.33

6.67

Page 24: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

24

các bước trong quá trình chăn nuôi heo đen, những thuận lợi, khó khăn và

những công việc họ cần làm trong từng thời điểm.

Đối thoại chính sách phát triển kinh tế địa phương và phát triển doanh nghiệp nhỏ và

vừa/HTX/kinh tế tổ nhóm giữa thành viên với đại diện chính quyền địa phương. Đối

tác địa phương cả cấp huyện và xã đánh giá cao hoạt động này, cho rằng nó đầu tư ít

nhưng tác động lớn – người dân được tham gia và nêu lên các vấn đề thực tế của họ,

cán bộ đầu ngành của huyện lắng nghe, trả lời câu hỏi của bà con và đưa ra các biện

pháp giải quyết.

Đóng góp vào nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông và thú y: huyện Bác Ái đã tổ

chức tập huấn TOT cho 22 thú y viên. Đến nay, theo phản ánh của Trạm Khuyến nông

và Thú y huyện, trên 10 người vẫn đang hành nghề tốt. Một lý do là, ngoài bố trí giảng

viên giỏi cấp quốc gia, Oxfam còn tài trợ công cụ thực hành trong tập huấn nên học

viên được học và hành nắm vững vấn đề (hiệu quả hơn so với phương pháp “tập huấn

chay” trong các CT/DA của Nhà nước).

Hỗ trợ “phần cứng”:

o Cấp heo giống cho các hộ dân, hỗ trợ vật tư làm chuồng. HPN Thuận Bắc báo

cáo cuối năm 2012 đã cấp 181 con heo giống và tôn làm mái chuồng cho 128

hộ thành viên; đến nay, đàn heo đã tăng lên thành 334 con (tăng 54,2%). Năm

2013, huyện Bác Ái đã hỗ trợ cho 35 hộ xã Phước Tiến và 25 hộ xã Phước Tân

mỗi hộ 02 con heo trị giá 1 triệu đồng. Điều quan trọng là BQL hai xã đã cụ

thể hóa và triển khai tổ chức họp xét nhằm đảm bảo tính công bằng, đồng thời

ban hành quy chế chăn nuôi heo được hỗ trợ; tổ chức cho các hộ mua được heo

con giống đảm bảo chất lượng;

o Hỗ trợ tiêm văc xin lần đầu, thiến heo (đối với heo đực), bấm thẻ tai quản lý

heo;

o Phối hợp với tổ chức SPIN triển khai thí điểm các mô hình nuôi heo bán thả (1

tại Phước Tân và 1 tại Phước Tiến), kỹ thuật nuôi giun quế, kỹ thuật làm

chuồng bằng đệm lót sinh học, và cách ủ chua thức ăn cho heo; các mô hình

trồng rau cho chăn nuôi heo v.v.

o Hỗ trợ khởi nghiệp vốn kinh doanh cho các thành viên tích cực. Ví dụ: chị Sở

(bán bánh canh tại thôn Bà Râu 2, xã Lợi Hải), chị Đẹp (bán hoa quả ở thôn Bà

Râu 1, xã Lợi Hải); hỗ trợ cho 03 dự án kinh doanh (cửa hàng bánh mì, cửa

hàng rau, đồ thủ công mỹ nghệ xã Phước Tiến và cửa hàng cháo xã Phước

Tân), hỗ trợ bảng hiệu và trang thiết bị cho 2 hộ giết mổ heo Thuê-Lao (xã

Phước Tiến) và Chung-Liệu (xã Lợi Hải);

o Hỗ trợ thành viên tích cực của các nhóm tham gia hội chợ cấp huyện (Bác Ái)

và cấp tỉnh;

o Hỗ trợ biển quảng cáo chợ Phước Tiến, quảng bá heo đen ở Bác Ái và Thuận

Bắc.

Theo các đối tác được phỏng vấn, đóng góp quan trọng nhất của dự án là giúp thay đổi nhận

thức của một bộ phận người dân và phụ nữ Raglai ở 3 xã về sản xuất theo định hướng thị

Page 25: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

25

trường, chuyển từ việc trao đổi sang mua bán sản phẩm nông nghiệp. Ví dụ: Người dân

không còn nuôi heo chỉ để trao đổi, thờ cúng hoặc thích thì bán như trước đây, mà đã biết mua

bán heo trên thị trường. Quan sát của nhóm đánh giá cho thấy các hộ thành viên ở Bác Ái

nuôi nhiều heo hơn ở Thuận Bắc (trung bình 5-7 con/hộ so với 2-3 con/hộ); mặt khác, các

thành viên nhóm ở huyện Thuận Bắc dường như biết hạch toán thu chi tốt hơn so với các

thành viên nhóm ở Bác Ái. Ví dụ: các thành viên nhóm Bà Râu 1 có thể hạch toán khá chi tiết

lợi ích mà heo giống dự án hỗ trợ mang lại cho nhóm như sau: “Ban đầu nhóm được hỗ trợ

21 con heo giống, sau 2 năm vẫn còn 10 con còn sống. Từ 21 con heo giống đã giúp tạo ra

được khoảng 100 con heo con. Heo con được nuôi 1-2 tháng rồi bán với giá 250-350

nghìn/con. Như vậy sau 2 năm đã tạo ra nguồn thu từ bán heo cho nhóm là khoảng 30 triệu

đồng (trung bình một hộ là 2 triệu đồng)”. Hay họ có thể thực hiện các kỹ năng thị trường

như: “Các thành viên nhóm hiện đều mạnh dạn đi chợ bán hàng hóa do gia đình sản xuất

được như gà, rau, bắp, mít... để có tiền mua lại các vật dụng cho gia đình và con cái. Nếu đi

bán gà thì được 500-600 nghìn đồng, bán rau thì được 100 nghìn đồng. Khi bán đã biết hỏi

hàng xóm hay các đại lý mua hàng để biết giá bán. Nếu bán nhiều có thể hỏi vài đại lý xem

giá ai mua cao hơn mới bán. Nếu bán gà thì có thể bán 1-2 con trước để xem giá thế nào rồi

mới bán cả đàn sau.”

Bảng 2.2 Bà con tự đánh giá, cho điểm các hoạt động của dự án

Hoạt động

Chấm điểm (nhiều sao thì mức độ

hài lòng cao hơn) Lý do

Tiếp cận thị trường *** Hoạt động bổ ích

Lập kế hoạch *** Hoạt động bổ ích

Bình đẳng giới *** Hoạt động bổ ích

Bán hàng *** Hoạt động bổ ích

Thiến heo * Sợ, không dám làm

Tiêm phòng bệnh cho heo ** Cần tập huấn thêm

Ủ chua thức ăn cho heo * Chưa làm

Ủ phân chuồng * Ít người làm

Lót nền chuồng heo ** Muốn được thực hành thêm

Nuôi giun quế cho heo ăn * Chưa có ai nuôi vì không có con giống

Ủ rơm cho bò *** Hoạt động bổ ích

Trồng rau muống, chuối, cỏ

voi *** Hoạt động bổ ích

Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm Phụ nữ thôn Bà Râu I, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc

Page 26: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

26

Một số hoạt động dự án chưa đạt kết quả mong muốn

Các hoạt động thuộc Hợp phần 4 “Phát triển thị trường cho nông sản địa phương”

như: Hỗ trợ trưởng, phó nhóm sở thích đi liên hệ với các chủ lò mổ, siêu thị, cửa hàng

và nhà hàng để quảng bá sản phẩm của nhóm; Hỗ trợ trưởng, phó nhóm, thành viên

nhóm sở thích kinh doanh giỏi tham dự hội thảo ngành hàng liên quan, diễn đàn về sản

xuất kinh doanh cấp tỉnh/huyện; Hội thảo "Tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm heo

đen" tại xã Phước Tiến; Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm địa phương đến các siêu

thị và nhà hàng... Một lý do có thể là thời điểm chưa chín muồi - trình độ chăn nuôi

heo đen của bà con còn quá thấp cả về qui mô và chất lượng nên chưa có sản phẩm

hàng hóa đưa ra thị trường. Sau đó, Ban quản lý DA và Oxfam đã đồng ý thay bằng

hoạt động “Thuê tư vấn cấp quốc gia khảo sát, nghiên cứu thị trường đầu ra bền vững

cho ngành hàng heo đen, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh cho tổ nhóm

nuôi heo đen.”

Bên cạnh đó, các mô hình trồng rau, nuôi heo nhốt chuồng và giun quế ở xã Phước

Tân cũng không thành công do tập quán chăn nuôi cũ theo kiểu tự nhiên vẫn còn hằn

sâu trong ý thức của bà con Raglai, cần phải có sự hỗ trợ bền bỉ trong một thời gian

dài mới có thể khắc phục được.

Khi đặt bảng quảng cáo về heo đen ở xã Phước Tiến, Oxfam chưa thông báo cho Trạm

Thú y theo qui định của Nhà nước (liên quan đến kiểm dịch động vật) => cần có sự

hợp tác với chính quyền địa phương trong lĩnh vực này.

II.3 Tính phù hợp của dự án

Có thể kết luận dự án có tính phù hợp cao với hoàn cảnh và điều kiện địa phương, cũng như

nhu cầu của nhóm đối tượng - phụ nữ Raglai nghèo và cộng đồng người Raglai.

Việc hướng nhóm đối tượng là đúng đắn

Ninh Thuận là một trong những tỉnh nghèo nhất vùng Nam Trung Bộ, người Raglai là cộng

đồng nghèo nhất, sống tập trung ở 2 huyện Bác Ái và Thuận Bắc. Đồng bào Raglai đang gặp

phải nhiều thách thức: điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (mưa ít, mùa khô kéo dài dẫn đến tình

trạng thiếu nước, đất đai cằn cỗi...), trình độ sản xuất thấp kém chưa quan tâm đầu tư kỹ thuật

vào trong sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng chưa theo lịch thời vụ...

Phương pháp tiếp cận khoa học và hợp lý

100% đối tác và người dân được hỏi cho rằng dự án của Oxfam đã nghiên cứu kỹ địa bàn

triển khai, tham vấn đầy đủ các bên liên quan nên nắm rõ được nhóm đối tượng và nhu cầu

của họ “Oxfam hiểu rõ địa bàn và người dân hơn cả HPN”. Phần lớn các hoạt động của dự án

đáp ứng yêu cầu của người dân (tham gia sinh hoạt nhóm và cộng đồng, nâng cao năng lực về

kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi các sản phẩm truyền thống, tham gia thị trường...). Sự hỗ trợ

bao gồm cả trong sản xuất (trồng trọt và chăn nuôi), đến tiêu thụ sản phẩm heo đen.

Page 27: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

27

Tuy nhiên cần phân biệt và kết hợp 2 nhóm đối tượng hưởng lợi chính

Nhóm phụ nữ Raglai có tuổi là những người tuy khó tiếp cận KHKT và thị trường nhưng lại

có uy tín lớn trong cộng đồng để làm tuyên truyền/vận động/gây ảnh hưởng cộng đồng, với

nhóm phụ nữ Raglai trẻ (thanh niên) có học thức, biết tiếng Việt, biết tính toán để có thể áp

dụng các kiến thức được tập huấn vào làm kinh tế gia đình.

Ngoài ra, một số hoạt động của dự án liên quan đến kỹ thuật nên tiếp cận theo hộ gia đình

thay vì phụ nữ. Ví dụ: các phụ nữ thôn Bà Râu I cho biết đã được tập huấn về thiến heo nhưng

lúc về nhà làm thì rất run tay, nếu để chồng đi học thì tốt hơn7. Việc “dành riêng” quyền tham

gia dự án cho phụ nữ có thể dẫn đến tình trạng nam giới không biết, không hiểu và ít giúp phụ

nữ chia sẻ công việc nhà.

II.4 Hiệu quả thực hiện dự án

Nhóm đánh giá đồng ý với nhận xét của HPN tỉnh cho rằng mô hình dự án Oxfam khá hiệu

quả vì đã giúp được phụ nữ DTTS nghèo và cán bộ HPN nâng cao năng lực làm kinh tế, tiếp

cận thị trường và giảm nghèo.

Điểm sáng nhất của dự án là đây qua tham gia sinh hoạt nhóm định kỳ, tập huấn và tham gia

mua bán trên thị trường nhiều phụ nữ Raglai đã trở nên tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp

xã hội khác hẳn sự rụt rè, nhút nhát trước đây.

Việc nuôi heo đen theo hướng kinh doanh bước đầu đã giúp bà con Raglai tăng thu nhập cho

hộ - bình quân một năm thêm 1-2 triệu đồng (trước kia không có heo nay đã có heo để bán).

Việc đưa cán bộ phụ nữ cấp thôn vào làm trưởng hay phó nhóm là một sáng kiến đáng trân

trọng. Hơn nữa, trong bối cảnh khuyến khích đồng bào Raglai sản xuất hàng hóa và tiếp cận

thị trường, Dự án cũng nên sử dụng cán bộ/phụ nữ người Kinh có tâm huyết và năng lực để

phối hợp làm “đầu tàu” cùng các trưởng hay phó nhóm, không nhất thiết phải tuân thủ cứng

nhắc tiêu chí “đảm bảo 100% hộ nghèo và DTTS”. Trường hợp của anh Hùng, chị Hà và chị

Tốt là những minh chứng thuyết phục nhất cho lập luận này (xem các câu chuyện điển hình

trong Phụ lục 1).

Các hoạt động đối thoại chính sách, tuyên truyền vận động về bình đẳng giới, bạo lực gia đình

cũng được đánh giá là đạt hiệu quả, đầu tư thấp nhưng đã mang lại tác động tích cực.

Đã có thay đổi về sản lượng và thu nhập của bà con nhưng vẫn còn khiêm tốn

Chăn nuôi heo đen đã có sự cải thiện hơn trước nhưng vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ - trước

khi có dự án thì thường một hộ trung bình chỉ nuôi 2-3 con heo. Từ khi thành lập các

nhóm nuôi heo thì hiện tại trung bình một hộ trong nhóm nuôi từ 5-7 con. Sản xuất

của bà con Raglai vẫn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mà mùa khô ở đây kéo dài từ

tháng 12 năm trước đến tháng 9 năm sau thường đi cùng hạn hán. Tình trạng thiếu

7 Kết quả thảo luận nhóm ngày 2/4/2015, thôn Bà Râu I, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc.

Page 28: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

28

nước tưới cũng là nguyên nhân làm cho một số mô hình vườn hộ trồng rau, trồng

chuối chưa thành công.

Chất lượng sản phẩm lợn đen mặc dù đã cải thiện hơn trước, nhưng vẫn chưa cao và

vẫn có nhiều rủi ro về lợn bệnh (chiểm tỷ lệ khoảng 4%8) và tình trạng lai cận huyết.

Ngoài ra, bà con hiện bán lợn với giá khá cao nên chỉ có một số đối tượng có mối

quan hệ tương đối gắn bó với Dự án đứng ra làm đầu mối tiêu thụ. Các thu gom hay

đầu mối tiêu thụ khác trên thị trường vẫn chưa thấy có lợi ích đáng kể để tham gia vào

chuỗi sản xuất hiện tại của bà con. Điều quan trọng ở đây là các nhóm cần phải kiên trì

thực hiện đúng theo kế hoạch sản xuất kinh doanh đã thống nhất và theo hợp đồng bao

tiêu sản phẩm đã ký kết với đầu mối bao tiêu/doanh nghiệp, qua đó giúp người thu

mua có được nguồn cung ổn định để họ có thể mở rộng thị trường tiêu thụ cho bà con.

Công việc này đòi hỏi thời gian, ý thức tăng số lượng đàn heo đen, sự phối hợp nhịp

nhàng giữa các thành viên trong một nhóm và giữa các nhóm.

Tập huấn về thú y một số nội dung về chích ngừa, thiến heo đực thì các thành viên đã

biết làm. Tuy nhiên, tập huấn về các loại thuốc thì không ai nhớ và áp dụng được vì

tên thuốc dài và khó. Tập huấn tính toán thu chi thì thực tế các hộ nuôi heo bằng rau,

chuối, cám của nhà mình nên chưa chú trọng đến chi phí đầu vào là bao nhiêu tiền. Do

vậy nếu tăng đàn heo theo kế hoách sản xuất kinh doanh thì bà con phải lưu ý đến tính

toán đầu vào một cách chi ly và thường xuyên hơn.

Bên cạnh những hoạt động được người dân và đối tác đánh giá cao, nhóm đánh giá đã ghi

nhận những nhận xét đáng lưu ý của đối tác địa phương như:

Oxfam đã đưa ra một phương pháp tiếp cận giảm nghèo toàn diện: giúp người nghèo

và phụ nữ nghèo DTTS thay đổi tư duy truyền thống, hỗ trợ phát triển sản xuất và tiếp

cận thị trường, nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của người phụ nữ Raglai... Tuy nhiên,

việc DA thu hẹp phạm vi sản phẩm được hỗ trợ (từ ngô, lúa, heo, bò) xuống chỉ còn

con heo đen đã hạn chế kết quả và tác động. Trên thực tế, con heo đen, mặc dù phù

hợp với đối tượng phụ nữ DTTS, vẫn chỉ là một sản phẩm phụ chưa mang lại sự cải

thiện cơ bản về kinh tế. Ngoài ra, bà con Raglai đang gặp khó khăn về tìm kiếm giống

heo đen có chất lượng. Đối tác cho rằng lồng ghép các hình thức sinh kế phù hợp giữa

chăn nuôi với trồng trọt là hướng lựa chọn hợp lý nhất để giúp bà con thoát nghèo bền

vững.

Việc dự án chỉ triển khai ở 3 xã trong tổng số 15 xã của hai huyện là tương đối hẹp,

nên tầm ảnh hưởng của dự án là khá hạn chế. Oxfam đã có lịch sử hoạt động trước đó

ở nhiều xã thuộc huyện Bác Ái. Các đối tác được phỏng vấn cũng coi đây là một hạn

chế cơ bản của dự án và nhiều lần đề nghị mở rộng phạm vi.

8 Nhóm tư vấn Hoàng Xuân Trường, báo cáo “Nghiên cứu bổ sung chuỗi giá trị lợn đen và hỗ trợ kỹ thuật cho

việc thử nghiệm chuỗi giá trị lợn đen tại Ninh Thuận”, tháng 10/2014

Page 29: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

29

II.5 Tính công bằng của dự án

Đảm bảo sự bình đẳng

Chồng đã giúp vợ nhiều hơn, tình trạng bạo lực gia đình giảm hơn trước đây. Tuy nhiên, vẫn

còn tình trạng chồng say rượu chửi mắng vợ. “Bây giờ cuộc sống khá hơn nên gia đình hòa

thuận hơn. Vì nghèo, không có tiền nên vợ chồng hay cãi lộn.” (Thảo luận nhóm thôn Trà Co

2, xã Phước Tiến)

Nhìn từ bên ngoài, việc Dự án tập trung vào phụ nữ có vẻ đúng đắn. Tuy nhiên, trong bối

cảnh dân tộc Raglai, một cộng đồng theo chế độ mẫu hệ, thì phương pháp tiếp cận này lại ẩn

chứa một số thách thức. Nhiều thói quen lạc hậu vẫn tồn tại dai dẳng do bị ràng buộc bởi các

phong tục tập quán của chế độ mẫu hệ. Ví dụ: khi 2 vợ chồng “có vấn đề” thì người chồng

phải ra khỏi nhà với 2 bàn tay trắng; khi 2 vợ chồng gom góp được tài sản mà cha mẹ mất đi

thì họ hàng đến lấy hết tài sản nên nhiều nam giới không có động lực làm giàu; tục lệ “bỏ mả”

đòi hỏi chi tiêu rất lớn (bò, trâu), nhiều người phải vay mượn; tính ỷ lại và sự hỗ trợ của Nhà

nước, v.v. Ngược lại, “sức ỳ” của nam giới Raglai còn mạnh, đặc biệt ở lứa tuổi trên 45, họ

thường không chịu phấn đấu với suy nghĩ “Mình làm ra của cải sau này chết có mang đi được

đâu, để lại cho vợ xài hết!” Tỷ lệ ly dị của người Raglai rất thấp, và họ thường “xử lý nội bộ”

không đưa ra tòa. Hậu quả (ví dụ: nợ nần) người phụ nữ phải gánh hết.

Việc DA ưu tiên đối tượng tham gia các hoạt động chủ yếu là phụ nữ, đàn ông ít tham gia, đã

dẫn đến tình trạng khi triển khai về gia đình gặp nhiều khó khăn bởi vì đàn ông là lao động

chính mà họ lại không nắm được các thông tin cần thiết. Do đó, trong cộng đồng Raglai, thì

đàn ông cũng nên được coi là một đối tượng chính. Họ cần được quan tâm đúng mức hơn để

vừa tích cực tham gia làm kinh tế gia đình, vừa giúp phụ nữ có thời gian nghỉ ngơi và học tập.

Theo sự phân công truyền thống phụ nữ Raglai đảm nhiệm việc bán hàng, sau đó mua hàng

thiết yếu cho gia đình (cá khô, rau, đường, muối..), còn đàn ông lên rẫy chặt chuối, cuốc đất,

làm việc nhà “Vợ đi chợ, còn chồng ở nhà làm ruộng/rẫy và các công việc khác trong nhà.”

Việc chuẩn bị hàng hóa do cả hai vợ chồng cùng làm., con gái lớn giúp mẹ đi chợ.

Ít thay đổi liên quan đến ra quyết định

Về quyền ra quyết định trong gia đình của đồng bào Raglai hiện nay thì đa số vẫn có sự bàn

bạc thống nhất của cả vợ lẫn chồng. Trước đây, người phụ nữ cũng tham gia vào các quyết

định, nhưng có phần ít hơn đàn ông. Ngày nay do người phụ nữ đi chợ, sản xuất chăn nuôi có

thu nhập tăng lên nên quyền quyết định, làm chủ trong gia đình cũng tăng lên.

“Việc mua đồ hàng ngày do vợ quyết. Việc hỏi giá bán hàng cũng do vợ hỏi nhiều hơn. Mua

những thứ đắt tiền thì do 2 vợ chồng và con gái quyết định.” (Thảo luận nhóm thôn Trà Co 2,

xã Phước Tiến)

Bên cạnh đó, cán bộ BĐH huyện phản ánh, đối tượng bị dự án “bỏ quên” là nhóm thanh niên

15-35 tuổi, những người có sức lao động và khả năng tiếp thu kiến thức mới tốt hơn so với

Page 30: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

30

các đối tượng trung niên đang tham gia dự án. Thế hệ này được đi học, biết chữ, biết nói tiếng

phổ thông, biết tính toán, cũng mạnh dạn trong giao tiếp và được tiếp xúc nhiều hơn. Do đó

hướng dẫn kiến thức cho thế hệ này cũng dễ hơn, qua đó sẽ giúp thay đổi cộng đồng một cách

có hiệu quả trong tương lai gần. Ở cấp xã cũng nhận ra vấn đề này và đã có một số hoạt động

hướng vào các em như phối hợp nhà trường cho các em xuống tham quan các chợ phiên để

các em tiếp xúc, làm quen, học hỏi thực tế…

Dự án cũng chưa có sự chú ý thích đáng hay tập trung tác động vào những người phụ nữ

thuộc thế hệ lớn tuổi. Những người này vẫn quen với các cách thức chăn nuôi và trồng trọt cũ

và lạc hậu, khó thay đổi. Tuy nhiên họ lại chính là những người có tiếng nói quan trọng ảnh

hưởng tới gia đình và cộng đồng. Vì vậy cần chú ý có những biện pháp riêng, phù hợp để thay

đổi cách nghĩ của những đối tượng này. Nếu làm được như vậy thì sự thay đổi trong cộng

đồng sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

II.6 Tác động của dự án

Nhận thức của người dân Raglai, đặc biệt là của các thành viên nhóm sở thích về áp dụng

KHKT trong sản xuất và tiếp cận thị trường, thay đổi theo hướng tích cực. Tất cả đối tác

và người dân được phỏng vấn đều coi đây là thay đổi quan trọng nhất. Qua được tập huấn

và hướng dẫn thực hành, nhiều bà con Raglai lần đầu tiên biết tính toán chi phí sản xuất,

giá hàng bán, đi chợ, biết mặc cả khi mua bán, sử dụng cân thay cho ca/lon, khảo giá.

Trước đây, đồng bào Raglai nuôi con heo đen như một thứ “của để dành”, để sử dụng vào

các dịp cúng tế, hay bán đi mỗi khi cần tiền. Từ khi tham gia vào các nhóm sở thích, được

tập huấn, bà con đã biết tính toán chi phí-lợi nhuận trong việc nuôi heo. Thay vì nuôi con

heo 3-4 năm, bán được 1,5-2 triệu mà tốn rất nhiều thức ăn, bà con đã biết quay vòng, chỉ

6-7 tháng/ lứa heo mà vẫn bán được ngần ấy tiền mỗi con. Bà con biết nuôi nhốt, ủ cám,

trồng rau, chuẩn bị thức ăn, trích thuốc, thiến lợn, kêu cán bộ thú y khi thấy gia súc bị

bệnh, v.v. Đi chợ bán hàng đã trở thành một thói quen mới đối với nhiều thành viên các

nhóm sở thích và gia đình họ. Chợ Phước Tiến được xây mới từ năm 2013 đã giúp bà con

trong xã và xung quanh có cơ hội giao thương 4 lần/tháng. Chợ Lợi Hải cũng duy trì sinh

hoạt vào các ngày cuối tuần ven quốc lộ 1A.

Hộp 2.7 Giấc mơ Chapi

Pinăng Thị Hiếm là một phụ nữ Raglai khoảng 30 tuổi sống ở thôn Suối Rua, xã Phước Tiến,

huyện Bác Ái, cùng chồng và 4 đứa con. Trước đây, kinh tế của gia đình chị chủ yếu từ trồng trọt,

nuôi gà và nuôi lợn đen. Khi cần tiền, chị bán lợn và gà cho những người thu gom tại nhà và

thường phải bán với giá khá thấp do không biết sử dụng cân mà chỉ đo bằng gang tay. Khi Dự án

“Tăng cường tiếp cận thị trường và khuyến khích phụ nữ Raglai làm chủ kinh tế tại tỉnh Ninh

Thuận”được thực hiện tại xã Phước Tiến, chị có cơ hội tham gia các khóa tập huấn về nâng cao

nhận thức và kỹ năng kinh doanh, lập kế hoạch và quản lý kinh doanh nhỏ. Bên cạnh đó, dự án

còn hỗ trợ tổ chức các phiên chợ định kỳ tại xã (trước đây vào Thứ Sáu tuần thứ ba hàng tháng, từ

năm 2013 là sáng thứ Sáu hàng tuần) cho chị em tham gia. Pinăng Thị Hiếm tích cực tham gia bán

các sản phẩm của giá đình làm ra.

Page 31: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

31

Giờ đây, chị đã biết tính toán chi phí và thu nhập, sử dụng cân và mặc cả khi bán hàng. Nếu trước

đây chị bán một con gà khoảng 1,5 kg cho người thu gom tại nhà chỉ được 40 – 50.000đ, thì bây

giờ chị bán được 100.000đ/kg, tức là cao hơn 3 lần. Trong công việc kinh doanh, chị nhận được sự

hỗ trợ đầy đủ từ chồng – ngoài việc làm nông, anh còn đi chặt tre và làm ra các sản phẩm thủ công

như đàn Chapi, gùi, cung nỏ, bắt cua núi, thu hái ớt và lá bếp (một loại rau địa phương) để chị

mang ra chợ bán.

Trung bình một phiên chợ chị bán được hàng hóa trị giá 400-500.000đ. Nhờ tham gia bán hàng ở

chợ, thu nhập của gia đình chị đã được cải thiện đáng kể so với trước đây.

Nguồn: Trần Thu Thủy, thực tập sinh của Oxfam, http://www.oxfamblogs.org/vietnam/2012/11/22/chapi-dream/#sthash.CFbs88KF.Avl64ZgE.dpuf

Phụ nữ Raglai cũng trở nên mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động xã hội/cộng đồng

(tham gia sinh hoạt nhóm, đi tập huấn, đi họp thôn...) nói lên ý kiến/suy nghĩ của mình.

Từ khi tham gia dự án (tập huấn, thực hành...), bà con đã biết cách quản lý tài chính tốt

hơn, biết làm ra sản phẩm mang ra chợ bán, tạo thu nhập cao hơn trước đây.

Qua đi chợ, bà con được giao lưu, nắm được thông tin thị trường, các thông tin văn hóa-xã

hội từ đó nâng cao được nhận thức.

Dự án giúp giải quyết được một phần vấn đề “bán lúa non” - bà con ít bị ràng buộc vào

các hộ kinh doanh ở địa phương do đã bắt đầu biết bán hàng cho ai, vào thời điểm nào.

Việc chăn nuôi heo đã giúp “phụ nữ giải phóng sức lao động”, họ ít phải làm việc chân tay

hơn trước đây và nhường lại công việc cày cuốc cho đàn ông, thu nhập lại ổn định.

Page 32: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

32

II.7 Tính bền vững và khả năng nhân rộng một số hoạt động của dự án

Duy trì các nhóm phụ nữ như hiện nay với nòng cốt là các thành viên giỏi/tích cực

Dù dự án Oxfam kết thúc, nhưng thành viên các nhóm sở thích được phỏng vấn tin rằng họ

vẫn tiếp tục sinh hoạt nhóm, đi chợ, nuôi heo đen. Các thành viên tích cực được trông đợi tiếp

tục đóng vai trò đầu tàu. Các thành viên bảo nhau tiếp tục đóng góp (ví dụ: 10.000đ/tháng)

vào quỹ nhóm để cho vay quay vòng.

Dự án kết thúc vẫn phải tiếp tục họp nhóm. Nhóm đã có quỹ rồi, không giải tán được. (Thảo

luận nhóm thôn Ma Ty và Đá Trắng, xã Phước Tân, huyện Bác Ái).

Đối tác đề cập vấn đề lồng ghép các yếu tố tích cực của dự án Oxfam vào các chính sách hiện

nay của Nhà nước như: Chương trình 30a (hỗ trợ các hộ khá làm điểm tiếp cận thị trường);

DA Tam Nông xây dựng các nhóm chăn nuôi bò sinh sản (3 nhóm ở xã Công Hải); triển khai

lập KH cấp xã có sự tham gia và theo định hướng thị trường.

Để kết hợp với các hoạt động của dự án Oxfam, xã Phước Tiến đã xin thêm từ nguồn của dự

án Tam nông 4 lớp tập huấn kỹ năng buôn bán. Trong đó, 2 lớp đã tiến hành trong năm 2014,

còn 2 lớp đã có kế hoạch triển khai trong 2015. (Phỏng vấn ông Hoàng Văn Đặng, Chủ tịch

UBND xã Phước Tiến, huyện Bác Ái).

Nhiều khả năng các mô hình Oxfam đầu tư thành công như: lò bánh mì ở Phước Tiến, lò mổ

Chung –Liệu ở Lợi Hải... vẫn tiếp tục hoạt động.

Đội ngũ cán bộ địa phương và người dân đã được dự án tập huấn và học được phương pháp

làm việc của Oxfam (ví dụ: lập KH có sự tham gia, cách giao tiếp, tổ chức đối thoại chính

sách) được trông đợi sẽ áp dụng trong thực tế công việc của mình).

Kết quả vận động chính sách của Oxfam

Cán bộ dự án của Oxfam và chuyên gia đã làm việc trực tiếp với Ban Điều phối dự án Tam

Nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận, Trung tâm Khuyến nông,

Chi cục Thú y, đại diện Sở Công thương để chia sẻ các kết quả tư vấn khảo sát ban đầu, đặc

biệt là Kế hoạch Sản xuất-Kinh doanh (heo đen). Đồng thời, đưa ra một số khuyến nghị chính

sách cần sự hỗ trợ của các sở ban ngành nêu trên, đặc biệt là dự án Tam Nông trong việc bổ

sung những hạng mục đầu tư nhằm tiếp tục duy trì hỗ trợ cho chuỗi heo đen sau tháng 3/2015.

Một số thỏa thuận ban đầu như sau:

Heo đen đã được thể chế hóa là một trong 8 chuỗi giá trị chiến lược phát triển kinh tế

của dự án Tam Nông Ninh Thuận. Bên cạnh đó, cây chuối cũng đã được bổ sung vào

1 trong 8 chuỗi này như là một nguồn tạo thu nhập cho bà con DTTS và đầu vào để

chăn nuôi heo.

Lãnh đạo Ban Điều phối dự án Tam Nông đã nhất trí điều chỉnh kế hoạch 6 tháng cuối

năm 2014 và chậm nhất là sẽ điều chỉnh kế hoạch hỗ trợ heo đen trong năm 2015 phù

hợp với đề xuất của Oxfam.

Page 33: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

33

Về lâu dài, vì đã được công nhận là 1 trong 8 chuỗi giá trị chiến lược chính thức, nên

ngành hàng heo đen đương nhiên sẽ được tiếp tục hỗ trợ tại tỉnh Ninh Thuận. Điều này

sẽ được phản ánh, thể hiện rõ nét trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Ninh

Thuận.

II.8 Quản lý dự án và quan hệ đối tác

Về tổ chức quản lý dự án

Mặc dù là với một dự án qui mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, dự án áp dụng các mô hình

quản lý khác nhau ở hai huyện Bác Ái và Thuận Bắc, với những mặt thuận lợi và hạn chế nhất

định. Một mặt, điều này giúp Oxfam có cơ hội thử nghiệm các quan hệ đối tác đa dạng, tận

dụng được hệ thống tổ chức và kinh nghiệm làm việc cộng đồng của các đối tác khác nhau.

Mặt khác, do đa số đối tác hoạt động kiêm nhiệm, thiếu thời gian, nên hiệu quả hoạt động

cũng bị hạn chế.

Ở Bác Ái, dự án triển khai qua UBND huyện và UBND xã nên đã nhận được sự quan tâm của

nhiều cơ quan, ban ngành trong chính quyền địa phương. Một ví dụ là sự hưởng ứng tham gia

thị trường mua bán sản phẩm địa phương của các thành viên và người dân xã Phước Tiến

dường như đã góp phần tác động đến chính quyền địa phương dẫn đến quyết định tìm kiếm

nguồn ngân sách và xây dựng chợ Phước Tiến khang trang. Ví dụ khác là các hoạt động của

dự án được đưa vào kế hoạch phát triển KT-XH của huyện và xã Phước Tiến9. Ngoài ra, điều

này cũng tạo cơ hội giúp các hoạt động của Dự án phối hợp được với các chương trình/DA

khác. Ví dụ: với dự án Tam Nông trong thành lập các nhóm sở thích, cung cấp hỗ trợ cho

thành viên nuôi bò và heo đen. Tuy nhiên, vai trò của Hội phụ nữ trong triển khai dự án ở

huyện Bác Ái lại hết sức mờ nhạt. Mặc dù là đối tác và đối tượng hưởng lợi chính, nhưng ở

Bác Ái, dự án không đạt được mục tiêu “Nâng cao năng lực của hội, đoàn thể của phụ nữ địa

phương”.

Tại Thuận Bắc, mặc dù cũng có BĐH nằm dưới UBND huyện, nhưng dự án lại được triển

khai qua đối tác HPN từ huyện xuống xã, điều phối trực tiếp các nhóm phụ nữ tại 6 thôn của

xã Lợi Hải. Ở đây thì HPN đã phát huy được tối đa vai trò, hệ thống tổ chức, cũng như năng

lực của cán bộ phụ nữ các cấp. Tuy nhiên, vai trò của chính quyền địa phương lại rất mờ nhạt.

Hoạt động dự án đơn thuần chỉ như một hoạt động của HPN (mặc dù Trạm Khuyến nông và

Thú y cũng được “mời” tham gia). Điều này được thể hiện ở chỗ là trong báo cáo phát triển

KT-XH của xã Lợi Hải các năm gần đây không hề đề cập đến dự án Oxfam hay một hoạt

động nào của dự án mặc dù nó được triển khai ở 6 thôn trong xã. Điều này thể hiện sự thiếu

quan tâm của chính quyền địa phương và sự phối hợp, chia sẻ thông tin kém giữa HPN và

UBND xã.

9 Điều khó hiểu là trong các bản KHPTKT-XH của xã Phước Tân từ năm 2011 đến nay hầu như không đề cập gì

đến DA của Oxfam, chỉ nói chung chung về “Tổng số đàn heo”.

Page 34: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

34

Về quan hệ đối tác giữa Oxfam và địa phương

Nhìn tổng thể, các bên đã xây dựng và duy trì được mối quan hệ đối tác tốt đẹp. Oxfam đã ký

Thỏa thuận tài trợ với UBND hai huyện Bác Ái và Thuận Bắc ngay từ quý 1 năm 2011. Địa

phương đã tạo điều kiện thuận lợi để DA triển khai – UBND tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết

định phê duyệt dự án và thành lập các BĐH cấp huyện. Phía Oxfam cũng thực hiện đầy đủ

các cam kết của mình và cử một cán bộ chương trình làm đầu mối liên lạc và hỗ trợ.

Nhiều tấm gương điển hình đóng góp cho những kết quả thực hiện dự án như: các chị

Eamaxit Thị Sở, Katơr Thị Hồng Đẹp, Katơr Thị Hương (xã Lợi Hải); vợ chồng Katơr Thị

Thuê và Katơr Lao, Pinăng Thị Hiếm (xã Phước Tiến); các đối tác nhiệt tình “ăn cơm nhà,

vác tù và hàng tổng” như anh Võ Văn Hùng, chị Đỗ Thị Thanh Thủy (Bác Ái); chị Mai Thị

Hà, chị Nguyễn Thị Tốt (Thuận Bắc), và nhiều cán bộ đối tác, người dân khác (xem Phụ lục

1. Câu chuyện điển hình).

Đối tác địa phương đánh giá quan hệ đối tác như sau:

Cán bộ Oxfam, đặc biệt là anh Long, thân thiện, sâu sát; tác phong làm việc nghiêm

túc, đảm bảo thời gian

Phương pháp quản lý tài chính của Oxfam rất khoa học, bài bản.

Oxfam rất quan tâm đến khâu triển khai, giám sát, chia sẻ và điều chỉnh.

Do làm kiêm nhiệm nên một số thành viên trong BĐH chưa gặp được thường xuyên

cán bộ Oxfam.

Tuy nhiên, cũng có lúc giữa hai bên có bất đồng ý kiến, 1 số vấn đề đối tác địa phương

không hài lòng nhưng không nói ra do không muốn gây hiểu lầm hay mất đoàn kết.

II.9 Những hạn chế/khó khăn của dự án

Đối tượng hưởng lợi của dự án là phụ nữ và cộng đồng dân tộc Raglai là những người

thuộc nhóm nghèo nhất và khó khăn nhất ở Việt Nam bị nhiều tập tục truyền thống

cản trở, điều kiện sản xuất khó khăn, trình độ sản xuất và khả năng áp dụng KHKT,

tiếp cận thị trường rất hạn chế.... Mặc dù biết nếu mỗi hộ nuôi 4-5 heo nái thì sẽ thoát

nghèo, nhưng điều này khó thực hiện do thiếu thức ăn cho heo, đặc biệt vào mùa khô

và thiếu đất làm nơi chăn thả heo (Thuận Bắc). Bà con tích cực tham gia khi Nhà nước

tổ chức tiêm phòng miễn phí cho gia súc gia cầm. Tuy nhiên, khi gia súc bị ốm thì bà

con lại không muốn mời thú y viên điều trị vì phải trả tiền. Trong bà con Raglai vẫn

còn tâm lý “sợ heo sẽ chết khi bị tiêm chủng”.

Đối tác địa phương, đặc biệt ở cấp huyện, làm kiêm nhiệm, bận công tác và/hoặc đi

học nên thời gian dành cho dự án bị hạn chế, ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả triển

khai.

Ngân sách hạn chế. Điều này đã dẫn đến việc phải thu hẹp phạm vi sản phẩm hỗ trợ về

con heo đen. Ngân sách hỗ trợ cho việc nâng cấp ngành hàng heo đen bị thiếu đã hạn

Page 35: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

35

chế phạm vi và mức độ đầu tư cho nâng cấp chuỗi giá trị heo đen ở 2 huyện Bác Ái và

Thuận Bắc, trong khi mong đợi của đối tác và người hưởng lợi là rất cao.

Thị trường cho sản phẩm heo đen còn sơ khai, việc nuôi heo còn mang tính tự phát ở

qui mô hộ gia đình, thiếu cơ sở cung cấp giống tốt, đảm bảo tiêu chuẩn để cung cấp

cho các hộ dân, thiếu thức ăn trong mùa khô (không đủ thân cây chuối, rau và thiếu

cám gạo) để nuôi heo thịt; có tiêm phòng nhưng chưa định kỳ, liên tục, còn hiện tượng

thả rông nên kiểm soát bệnh còn khó khăn; hiệu quả chăn nuôi thấp do tỷ lệ heo sơ

sinh sống đến cai sữa chết còn cao; bà con không biết giá thị trường nên vẫn còn tình

trạng bị ép giá, thị trường nhỏ...

Trình độ và năng lực hạn chế của đội ngũ cán bộ Thú y tuyến cơ sở (cán bộ thú y xã

và CTV thôn/bản). Theo đánh giá của Trung tâm Thú y 2 huyện, ở Bác Ái có 5/9 cán

bộ thú y đạt yêu cầu, (Phước Tiến, Phước Đại, Phước Hòa, Phước Thành và Phước

Thắng), trong khi Thuận Bắc chỉ có 1/6 xã (Bắc Phong). Lý do: Nhà nước tiến hành

tinh giản biên chế, 1 người phải kiêm nhiệm tất cả 3 lĩnh vực Khuyến nông, Thú y và

Nông nghiệp.

III. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ

III.1 Bài học kinh nghiệm

Xây dựng quan hệ đối tác tốt và các nguyên tắc làm việc rõ ràng (bao gồm cả kỷ luật

tài chính) đã giúp cho việc thực hiện dự án một cách suôn sẻ, giải quyết kịp thời và có

kết quả được các phát sinh. Oxfam đã làm khá tốt việc này và điều chỉnh kịp thời một

số hoạt động không phù hợp/khó triển khai.

Trong công tác quản lý dự án nên đưa cả chính quyền và HPN vào cuộc nhằm phát

huy được tối đa sức mạnh của các tác nhân này. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp cho

công tác vận động chính sách thuận lợi và đạt kết quả hơn. Việc xây chợ ở xã Phước

Tiến là một ví dụ hay về kinh nghiệm này.

Khi làm việc với cộng đồng Raglai, không nên chỉ tập trung vào đối tượng phụ nữ

trung niên, mà cần quan tâm cả đến các phụ nữ có tuổi, thanh niên và nam giới Raglai.

Có như vậy mới huy động được đầy đủ lực lượng và tác động đến tất cả các đối tượng

cần thiết.

Tham vấn đầy đủ ý kiến thành viên trước khi lập và triển khai kế hoạch/hoạt động là

cần thiết để huy động được sự tham gia và đóng góp của họ.

Do khó khăn về nguồn lực trong bối cảnh nhu cầu được hỗ trợ cao của cộng đồng và

đối tác, nên việc sử dụng lồng ghép các nguồn lực có sẵn khác trong vùng dự án là rất

cần thiết.

Các cá nhân tích cực (cán bộ đối tác, thành viên, người dân, doanh nhân, cán bộ

Oxfam) là những nhân tố vô cùng quan trọng để mang lại thành công cho dự án. Họ

Page 36: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

36

vừa có niềm tin vào điều mình làm là đúng đắn, vừa có sự kiên trì, bền bỉ giúp họ vượt

qua nhiều trở ngại khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra.

Các đối tượng trưởng nhóm, phó nhóm, thành viên tích cực cần được hỗ trợ đúng mức

để họ đóng vai trò đầu tàu trong các nhóm hoạt động có kết quả.

III.2 Khuyến nghị chung

Đối tượng hưởng lợi của dự án là phụ nữ và cộng đồng dân tộc Raglai thuộc nhóm

nghèo nhất và khó khăn nhất ở Việt Nam, đang bị nhiều tập tục truyền thống cản trở,

điều kiện sản xuất khó khăn, khả năng áp dụng KHKT rất hạn chế..., do đó, việc hỗ trợ

họ cần được thực hiện một cách lâu dài, bài bản với sự vào cuộc của tất cả các bên liên

quan (chính quyền, các tổ chức quốc tế, các tổ chức địa phương, doanh nghiệp, chuyên

gia và người dân). UBND huyện và các ban ngành địa phương cần chủ động vào cuộc,

không nên coi đây là công việc của dự án.

UBND huyện và UBND các xã trong 2 huyện xem xét áp dụng các mô hình hay của

dự án Oxfam như thành lập và duy trì sinh hoạt nhóm sở thích định kỳ với các nội

dung thích hợp (tập huấn về tiếp cận thị trường, phát triển sản xuất và đi chợ mua bán

hàng) cho người nghèo nói chung và đồng bào DTTS Raglai nói riêng. Lấy các hạt

nhân tích cực của HPN, cán bộ xã/thôn, hộ khá làm nòng cốt. Không chỉ hỗ trợ riêng

nuôi heo đen, mà nên xem xét hỗ trợ toàn diện hơn. Ví dụ: cả nuôi bò, trồng chuối, rau

màu, bắp, v.v.

Áp dụng và nhân rộng phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia, tập huấn cầm tay chỉ

việc tới tất cả các xã trong 2 huyện, tập huấn GALS/WEMAN...

Đối tác địa phương ở 2 huyện Bác Ái và Thuận Bắc xem xét phối hợp sử dụng nguồn

vồn từ các CT/DA khác ở địa phương (DA Tam Nông, CT Nông thôn mới, CT 30a,

Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 v.v.) để tiếp tục duy trì và nâng cấp

hoạt động của các nhóm nuôi heo đen (ví dụ: bổ sung heo giống, vốn vay quay vòng

cho các nhóm để phòng ngừa rủi ro và duy trì đàn heo, nâng cấp chất lượng hệ thống

cán bộ thú y tuyến xã, xây dựng cán bộ thú y tuyến thôn; tiếp tục hỗ trợ các hộ sản

xuất giỏi tại 2 huyện, đặc biệt là người Raglai, tham gia hội chợ thương mại cấp

tỉnh/huyện.)

Với trình độ và truyền thống chăn nuôi, thức ăn khan hiếm của người dân hiện nay,

duy trì mức 2 con nái/hộ là phù hợp. Tuy nhiên, cần nâng cao tỷ lệ phối giống, tỷ lệ

đẻ, tỷ lệ heo sơ sinh sống đến cai sữa. Chăn nuôi có chuồng nhốt và thả rông có quản

lý bằng cách quây hàng rào xung quanh chuồng để đảm bảo chất lượng thịt thơm

ngon, ít mỡ và kiểm soát được dịch bệnh cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường xung

quanh. Chọn lọc giống đực thuần chủng, tốt để phối với đàn cái nền dần thay máu cho

những con nái hiện tại vì đã có hiện tượng đồng huyết.

Tiếp tục hỗ trợ củng cố bộ nhận diện thương hiệu heo đen Ninh Thuận gồm: logo,

nhãn mác, tờ rơi, poster ở những xã có thể phát triển heo đen trong 2 huyện. 02 qui

Page 37: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

37

trình kỹ thuật chăn nuôi heo đen và qui trình giết mổ heo đen được cơ quan chức năng

địa phương (Chi cục Thú y, Sở NN&PTNT) công nhận tạm thời, phục vụ cho việc

chăn nuôi và giết mổ heo đen.

Quán triệt các địa phương không chăn nuôi thả rông (trâu, bò, heo, gà...) và/hoặc chăn

nuôi thả rông có quản lý để bà con vừa nâng cao được hiệu quả chăn nuôi, kiểm soát

dịch bệnh, vừa phát triển trồng trọt rau quả trong vườn (không sợ trâu, bò heo phá

hoại)...

III.3 Khuyến nghị cho huyện Bác Ái

Nâng cao vai trò của HPN huyện và xã trong công tác XĐGN.

Duy trì hoạt động chợ phiên Phước Tiến.

Hỗ trợ một lò mổ gia súc cho xã Phước Tiến.

Đẩy mạnh áp dụng KHKT trong trồng trọt và chăn nuôi của đồng bào Raglai, bước

đầu tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường Đà Lạt.

III.4 Khuyến nghị cho huyện Thuận Bắc

UBND cùng HPN và các tổ chức đoàn thể vào cuộc trong công cuộc XĐGN.

Phát triển qui mô đàn heo đen tại các nhóm sở thích (cung cấp heo giống và hỗ trợ tập

huấn KHKT, thuốc thú y...), hình thành thị trường heo đen cho TPHCM, Nha Trang.

III.5 Khuyến nghị cho Oxfam

Tổ chức tài liệu hóa và chia sẻ các bài học kinh nghiệm thực hiện DA RVNA93 ở cấp địa

phương (tỉnh Ninh Thuận), cũng như cấp quốc gia.

IV. KẾT LUẬN

Dự án “Tăng cường tiếp cận thị trường và khuyến khích phụ nữ Raglai làm chủ kinh tế” đã

đưa ra một phương thức tiếp cận nâng cao năng lực sản xuất gắn với thị trường, cùng một số

mô hình sáng tạo và hiệu quả cho giảm nghèo đối với đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số

“biến điều không thể thành có thể”. Việc triển khai đồng bộ nhiều hoạt động khác nhau (xây

dựng và hỗ trợ sinh hoạt nhóm sở thích, tập huấn, tuyên truyền trong thành viên, đối tác và

cộng đồng, xây dựng mô hình, vận động chính sách, v.v.) đã mang lại một số kết quả tốt và

tác động rất tích cực đến thay đổi tư duy và nhận thức của người dân Raglai nói chung và phụ

nữ Raglai nói riêng.

Tuy nhiên, những kết quả trên mới chỉ là bước đầu, rất cần được duy trì, củng cố bởi đối tác

và người dân địa phương để chúng trở nên bền vững. Hai huyện Bác Ái và Thuận Bắc có cơ

hội thực hiện điều này thông qua rút kinh nghiệm thực hiện dự án, lồng ghép chúng vào các

Page 38: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

38

chính sách/chương trình của Nhà nước như Chương trình 30a, Chương trình Nông thôn mới,

DA Tam Nông, Chương trình Giảm nghèo, v.v.

Với cam kết và quyết tâm cao của chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội và người dân địa

phương, chắc chắn công cuộc giảm nghèo, giúp đồng bào Ragali phát triển kinh tế, cải thiện

chất lượng cuộc sống, nâng cao vị thế của người phụ nữ Raglai sẽ thu được nhiều kết quả khả

quan.

V. PHỤ LỤC

1. Câu chuyện điển hình

Chợ phiên Phước Tiến và niềm vui đi chợ của chị em Raglai

Trở lại Bác Ái sau 4 năm, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự thay đổi của chị em phụ

nữ Raglai. Họ đến tham dự cuộc họp và phát biểu rất tự tin, thậm chí còn nói đùa và cười rất

thoải mái, khác hẳn với vẻ rụt rè thường thấy trước đây. Chị Katơr Thị Kinh, Chủ tịch Hội

Phụ nữ xã Phước Tiến nói: “Tất cả là nhờ đi chợ đấy”.

“Chợ” Phước Tiến bắt đầu họp phiên đầu tiên vào tháng 7/2011, địa điểm là khoảng đất trống

ngay mặt đường, cạnh trụ sở UBND xã. Lúc đầu, BQL dự án chỉ vận động được một số bà

con trong các Nhóm sở thích mang các hàng hóa mà họ sản xuất được ra bày bán và chợ

phiên Phước Tiến chỉ họp 1 lần mỗi tháng. Chị Pinăng thị Phước (Phó Chủ tịch MTTQ xã

Phước Tân) kể: “Lần đầu tiên đi chợ, chỉ nghĩ là phải đi vì có tham gia dự án, chứ chắc

không bán được gì, nên chỉ mang theo đúng 1 bó mía. Ai ngờ mới ngồi một lúc đã bán hết,

phải chạy vội về nhà gọi chồng cùng ra rẫy chặt thêm mía mang bán. Sau này đi chợ quen

rồi, bán được hàng thấy vui. Khi nhà có ít hàng thì cũng chạy quanh gom rau của hàng xóm

để bán thêm”. Sau một thời gian, bà con đã quen dần với việc đi chợ mua, bán nên BQL quyết

định tăng lên 2 phiên, rồi 3 phiên, 4 phiên vào các ngày thứ Sáu hàng tuần, từ 5h đến khoảng

9h sáng. Nhận thấy chợ hoạt động có hiệu quả và nhu cầu đi chợ của bà con ngày càng tăng,

chính quyền địa phương đã quyết định đầu tư xây dựng cho bà con một khu chợ mới, khang

Page 39: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

39

trang, kiên cố từ đầu năm 2012. Những mặt hàng mà bà con Raglai thường bán bao gồm: thực

phẩm (heo, gà, cá, cua, ốc...) do bà con nuôi hay đi bắt được; rau củ và trái cây do bà con

trồng và hái trên rừng. Những thương nhân từ nơi khác cũng đến tham gia và bán các mặt

hàng như quần áo, nông cụ, đồ gia dụng, hàng khô, hàng ăn. Đi chợ vào mỗi sáng thứ Sáu đã

trở thành niềm vui trong cuộc sống của phụ nữ Raglai.

Người cán bộ thân thiết của đồng bào Raglai

Để có được niềm vui đi chợ phiên ngày hôm nay, bà con Raglai ở Phước Tân và Phước Tiến

không ai là không biết đến anh Võ Văn Hùng (người mặc áo sọc ngắn tay trong ảnh). Họ nhắc

đến và kể về anh với một thái độ hết sức thân thiết và biết ơn. Năm nay 43 tuổi, anh Hùng đã

từng làm việc với tư cách là Thư ký dự án cho Oxfam từ năm 2007. Tháng 10/2011, tức là sau

khi mô hình chợ của dự án “Tăng cường tiếp cận thị trường và khuyến khích phụ nữ Raglai

làm chủ kinh tế” đã được triển khai, anh Hùng mới chính thức trở thành cán bộ văn phòng

UBND xã Phước Tiến.

Là người trực tiếp đi vận động bà con đến chợ, từ những ngày đầu đến giờ, anh Hùng chưa

từng nghỉ một buổi chợ nào. Dù bận công việc đến mấy, anh cũng phải cố gắng thu xếp để có

mặt ở chợ một lúc. Trước đây, bà con Raglai không có thói quen mua-bán. Tất cả sản phẩm

do họ sản xuất ra chỉ để dùng trong gia đình hoặc đem đổi cho hàng xóm lấy thứ khác. Từ tập

tục hàng đổi hàng, mỗi khi cần tiền phải đem heo, gà đi bán cho thương lái, người Raglai

thường phải chịu thiệt khi họ bán những thứ này theo đầu con, bất kể con to con nhỏ. Trong

khuôn khổ các hoạt động của dự án, tất cả chị em Raglai trong các nhóm sở thích đều đã được

tham gia các lớp tập huấn về tiếp cận thị trường. Tuy vậy, họ vẫn cảm thấy lo lắng và lúng

túng khi phải làm thật. Vận động các chị em Raglai ra chợ, anh Hùng phải theo sát họ, hướng

dẫn họ cách sử dụng cân để đo lường hàng hóa, giúp họ định giá các mặt hàng, hạch toán lời

lãi. Anh cũng giúp họ tìm mối để lấy thêm hàng về bán, hay trực tiếp đi lấy hàng hộ cho họ

nữa. Đến nay, tuy các chị em đều đã có thể tự bán hàng được rồi, nhưng mỗi buổi chợ, họ vẫn

phải nhìn thấy anh Hùng có mặt ở đó thì mới yên tâm. Bà con ở thôn Trà Co 2, xã Phước Tiến

Page 40: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

40

phản ảnh “Nếu không biết giá bán hàng thì hỏi anh Hùng, nếu anh Hùng đi vắng thì hỏi chị

Thủy, anh Tú, hỏi nhau và hỏi qua ĐTDĐ.”

Con heo đen của đồng bào Raglai

Đi qua địa bàn huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, người đi đường sẽ nhìn thấy những tấm

biển quảng cáo bên đường với nội dung: “Sử dụng thịt heo đen của đồng bào Raglai: ngon, an

toàn, lại giúp đồng bào phát triển kinh tế”. Trên thực tế, con heo đen vốn là giống heo bản địa,

vẫn được nuôi trong các cộng đồng người Raglai từ lâu, nhưng chỉ mới gần đây, trong khuôn

khổ dự án “Tăng cường tiếp cận thị trường và khuyến khích phụ nữ Raglai làm chủ kinh tế”,

nó mới chính thức được bán ra thị trường như một đặc sản địa phương của Ninh Thuận.

Trước đây, đồng bào Raglai nuôi con heo đen như một thứ “của để dành”, để sử dụng vào các

dịp cúng tế, hay bán đi mỗi khi cần tiền. Từ khi tham gia vào các nhóm sở thích, được tập

huấn, bà con đã biết tính toán chi phí-lợi nhuận trong việc nuôi heo. Thay vì nuôi con heo 3-4

năm, bán được 1,5-2 triệu mà tốn rất nhiều thức ăn, bà con đã biết quay vòng, chỉ 6-7 tháng/

lứa heo mà vẫn bán được ngần ấy tiền mỗi con. Cũng nhờ được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc

heo, bà con Raglai hôm nay đã biết trồng thêm chuối để chủ động thức ăn cho heo và biết

cách phòng bệnh và sử dụng dịch vụ thú y để chữa bệnh cho heo. Bà con Raglai nghèo, lại

không coi việc nuôi heo như một hoạt động kinh tế, nên dù chỉ bỏ ra vài nghìn mua thuốc cho

heo cũng thấy tiếc. Sau khi được tập huấn rồi, bà con cũng phải nhìn thấy tận mắt việc thú y

chữa khỏi bệnh cho heo thì mới tin và mới nghe theo.

Từ chỗ muốn bán heo phải đợi thương lái đi qua, muốn trả giá bao nhiêu thì trả, ngay nay, bà

con Raglai khi cần bán heo đã biết liên hệ với lò mổ và người thu gom. Thậm chí, mỗi nhóm

Page 41: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

41

còn có trong tay vài số điện thoại để khảo giá và so sánh. Ở huyện Bác Ái, anh Võ Văn Hùng,

thư ký dự án cũng là người mà bà con gọi đến khi cần bán heo. Ở huyện Thuận Bắc, các

nhóm nuôi heo đã ký kết hợp đồng với lò mổ Chung-Liệu để tiêu thụ sản phẩm thịt heo.

Quan trọng nhất là bà con Raglai hiện nay đã biết sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Một

số hộ bán heo sữa, heo con từ 5-9kg cho các lò thịt quay; các hộ khác bán heo thịt từ 20-30 kg

để phục vụ các nhà hàng; chỉ một số ít hộ bán heo to 40-60 kg để phục vụ thị trường tại chỗ.

Với mức giá hiện nay khoảng 45-50 nghìn đồng/kg hơi, bà con Raglai rất phấn khởi với thu

nhập từ con heo đen. Với sự hướng dẫn của các tư vấn kỹ thuật của dự án, các nhóm sở thích

nuôi heo đã cùng nhau lập ra kế hoạch từng bước từ nay đến hết 2016 tăng số lượng đàn heo

nái của mỗi nhóm và nuôi thêm mỗi nhóm 1-2 heo đực để chủ động nguồn giống, tránh cận

huyết.

“Bà đỡ mát tay” của các nhóm sở thích ở xã Lợi Hải

Năm nay 51 tuổi, chị Nguyễn Thị Tốt, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Lợi Hải có thâm niên 15 năm

làm lãnh đạo hội. Từ những ngày đầu khởi động, chị luôn là người sát cánh cùng BQL dự án

để thành lập các tổ nhóm. Thành viên các nhóm sở thích được bình bầu và chọn lựa từ gần

2.500 hội viên phụ nữ của xã. 12 nhóm sở thích ở xã Lợi Hải được thành lập trên cơ sở 6 chi

hội phụ nữ của 6 thôn. Trong đó, các trưởng nhóm đều là chi hội trưởng và chi hội phó phụ

nữ. Mỗi thành viên tham gia vào nhóm đóng góp hàng năm một khoản 50 nghìn đồng để gây

quỹ cho nhóm. Bình thường, quỹ này được sử dụng để cho vay quay vòng trong nhóm. Tiền

lãi được sử dụng để trang trải thêm chi phí sinh hoạt nhóm. Sau khi dự án kết thúc, các khoản

Page 42: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

42

kinh phí hỗ trợ không còn thì việc đóng quỹ sẽ giúp cho chị em tiếp tục duy trì hoạt động

nhóm.

Mỗi tháng, chị Tốt đều đặn tham gia sinh hoạt cùng với các nhóm của chị em người Raglai.

Trong các buổi sinh hoạt này, ngoài việc nghe các chị em chia sẻ các vấn đề cũng như kinh

nghiệm của bản thân và gia đình, chị Tốt cũng giúp các chị em ôn lại những kiến thức học

được ở các lớp tập huấn và giải đáp thắc mắc của các chị em. Để làm được điều này, chị Tốt

cũng phải tham gia cùng chị em trong các đợt tập huấn, cùng học và thực hành với các nhóm.

Bài giảng ở các lớp tập huấn đôi khi chị em không hiểu hết, chị Tốt phải giải thích lại bằng

ngôn ngữ Raglai để cho chị em hiểu.

Sống trong cộng đồng Raglai, nói tiếng Raglai, chị hiểu rõ văn hóa và con người họ, biết cách

để giúp họ. Chị Tốt cho biết, các cán bộ phụ nữ Raglai thường là người có uy tín đối với cộng

đồng, nhưng cũng thường là lớn tuổi và không được học hành nhiều. Ngược lại, trong cộng

đồng Raglai có một số phụ nữ được học hành nhiều hơn, nhanh nhẹn hơn nhưng tuổi còn trẻ

nên ít có tiếng nói. Vì vậy, khi tổ chức nhóm cần chú ý lựa chọn những người trẻ này để hỗ

trợ nhóm trưởng trong công tác thống kê, báo cáo. Những người trẻ tuổi cũng nắm bắt nhanh

hơn các kỹ thuật mới nên sẽ trở thành hạt nhân cho các nhóm sở thích.

2 Điều khoản tham chiếu (TOR)

ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN WEL NINH THUẬN

1. Bối cảnh

Tổ chức Oxfam tại Việt Nam đang tìm kiếm một nhóm các chuyên gia tư vấn để thực hiện đợt đánh giá cuối kỳ

cho dự án “Tăng cường tiếp cận thị trường và khuyến khích phụ nữ Raglai làm chủ kinh tế” (dự án WEL Ninh

Thuận), được tài trợ bởi Oxfam trong giai đoạn 2011-2015. Dự án được xây dựng nhằm phát triển vai trò làm

chủ kinh tế của phụ nữ Raglai – một cộng đồng theo chế độ mẫu hệ - ở huyện Bác Ái và Thuận Bắc thông qua

hỗ trợ sản xuất hàng hàng hóa và định hướng kinh doanh, tăng cường các cơ hội tham gia vào thị trường và cơ

hội đóng vai trò chủ động trong các hoạt động kinh tế của gia đình. Dự án sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm

2015.

Nói một cách tổng quát, phương pháp tiếp cận WEL của Oxfam là các quá trình và kết quả mà qua đó phụ nữ

nghèo có khả năng tham gia hiệu quả và đóng góp có ý nghĩa đến việc ra các quyết định kinh tế, và có được

quyền kiểm soát đối với các nguồn lực kinh tế, trên cơ sở bình đẳng với nam giới - ở cấp độ gia đình, cộng đồng

và toàn cầu. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập vào đường link:

http://growsellthrive.org/resources/learning-resources#Presentations

Dự án WEL Ninh Thuận có các mục tiêu sau:

Mục tiêu tổng thể: Đến năm 2015, 3.000 phụ nữ dân tộc thiểu số Raglai nghèo tại Ninh Thuận sẽ có vị trí bình

đẳng so với nam giới trong gia đình và xã hội thông qua việc có thu nhập tốt hơn.

Page 43: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

43

Mục tiêu cụ thể

Nâng cao kiến thức và kĩ năng của phụ nữ về sản xuất hàng hóa và cách tiếp cận theo định hướng thị trường;

Tăng cường sức mạnh của phụ nữ Raglai trong quan hệ kinh tế thông qua thúc đẩy hợp tác giữa các nhóm

kinh doanh/ sản xuất vừa và nhỏ;

Phát triển sản xuất hàng hóa địa phương và phát triển thị trường thông qua vận động chính sách và hỗ trợ

trực tiếp cho các doanh nghiệp và nhóm người sản xuất;

Thúc đẩy sự thay đổi trong phân chia lao động giữa nam giới và nữ giới trong gia đình để hỗ trợ phụ nữ

tham gia các hoạt động kinh tế để tạo ra thu nhập cao hơn cho gia đình.

Để biết thêm thông tin về dự án WEL Ninh Thuận (đối tác, người hưởng lợi, cách tiếp cận, kết quả, tác động…),

vui lòng truy cập đường link: http://goo.gl/aqJLVX (Tiếng Việt) and http://goo.gl/yEqTYi (Tiếng Anh).

2. Mục tiêu của đợt đánh giá cuối kỳ dự án WEL Ninh Thuận

Đo lường dự án (thành tựu/ thất bại và những thay đổi trong tương quan với các mục tiêu/ kết quả đề

ra), và đánh giá quan hệ đối tác giữa các đối tác và Oxfam và năng lực của đối tác;

Tài liệu hóa các thực hành tốt/chưa tốt và các bài học rút ra từ dự án để phụ nữ thiểu số Raglai áp dụng

tốt hơn và để phục vụ vận động chính sách;

Đề xuất các khuyến nghị cụ thể để đóng góp cho các dự án tương tự trong tương lai hoặc để cải thiện

vai trò lãnh đạo và khả năng tiếp cận thị trường của phụ nữ thiểu số Raglai.

3. Quá trình và phương pháp

Bộ công cụ trực quan, sáng tạo và khuyến khích sự tham gia, bao gồm thảo luận nhóm nòng cốt, quan

sát, phỏng vấn sâu và thu thập các câu truyện điển hình cũng như các chỉ số đánh giá sẽ được xây dựng

trước bởi nhóm tư vấn và được sự đồng ý của Oxfam;

Đánh giá này sẽ là sự kết hợp giữa nghiên cứu tài liệu và thực địa. Phần nghiên cứu tài liệu sẽ bao gồm

(nhưng không giới hạn ở) các cuộc thảo luận với nhân viên Oxfam và việc nghiên cứu các đánh giá dự

án có liên quan, các báo cáo, tài liệu của Oxfam, đối tác dự án và các đối tượng hưởng lợi;

Thực địa dự kiến sẽ diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận từ tuần thứ 3 của tháng 3 năm 2015.

Oxfam sẽ luôn được cập nhật về tiến độ đánh giá nhằm phục vụ mục đích phản hồi hoặc tư vấn kịp thời;

Chỉ ra mức độ “giá trị so với đồng tiền” của chương trình bằng việc tiếp cận 4 khía cạnh: 4Es – tính

kinh tế (economy), hiệu suất (efficiency), tính hiệu quả (effectiveness) và tính công bằng (equity).

Tham khảo các câu hỏi sau để làm rõ 4 khía cạnh nói trên.

Tính kinh tế

Các nguồn lực của dự án đã được sử dụng hiệu quả và với hiệu suất như thế nào?

Các kiểm soát về tài chính đã đủ chưa? Chúng có đủ để giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực?

Bản chất và mức độ của các kết quả/thay đổi/tác động của dự án có xứng đáng với nguồn

lực đã đầu tư?

Hiệu suất

Các đối tượng dự kiến được hưởng lợi đã tham gia vào các giai đọan có liên quan của dự

án một cách hiệu quả và phù hợp như thế nào?

Cán bộ dự án đã làm việc với các tác nhân khác nhau và huy động họ tham gia vào các

giai đoạn có liên quan của dự án một cách hiệu quả và phù hợp như thế nào?

Các cơ chế vận hành dự án sử dụng nguồn lực có hiệu quả với việc tối giảm lãng phí

không?

Các rủi ro đối với các sản phẩm đầu ra đã được xác định và quản lý thành công hay chưa?

Tính hiệu quả

Những thay đổi đáng kể nào đã diễn ra trong cuộc sống của phụ nữ, nam giới, bé trai và bé

gái và những sự thay đổi ấy bền vững đến mức nào?

Những thay đổi nào về chính sách, thực hành, ý tưởng, niềm tin và thái độ đã diễn ra trong

các tổ chức, tổ nhóm và cá nhân?

Có bằng chứng nào cho thấy lý thuyết thay đổi đang phát huy hiệu quả? Có bằng chứng

nào cho thấy chương trình đang đạt được những kết quả và mục tiêu mong muốn một cách

đúng hạn?

Các thay đổi nhờ dự án có được ghi nhận bởi các bên liên quan không? Những bên liên

quan nào? Với mức độ ra sao?

Page 44: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

44

Tính công bằng

Giữa nam giới và phụ nữ, bé trai và bé gái và các tổ nhóm đã đạt được sự công bằng hơn

như thế nào? (các lợi ích của chương trình/dự án có được phân bổ công bằng giữa đàn

ông/bé trai và phụ nữ/bé gái không?

Bằng chứng nào cho thấy những cá nhân và cộng đồng dễ bị tổn thương – bao gồm các bé

gái, phụ nữ và những người tàn tật, thiệt thòi – đang tham gia một cách có ý nghĩa vào

phát triển, thực hiện dự án và đánh giá của chương trình/dự án?

Bằng chứng nào cho thấy các lợi ích từ chương trình/dự án đến tới những cá nhân và cộng

đồng nghèo, dễ bị tổn thương?

4. Đầu ra

Đầu ra của đợt đánh giá sẽ được tài liệu hóa vào một bản báo cáo (bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh) theo

format của Oxfam. Bản báo cáo này miêu tả lại toàn bộ qui trình đánh giá, các phát hiện và kết quả dự án;

Để tiện cho việc đóng góp ý kiến, bản thảo đầu tiên của Báo cáo được viết bằng Tiếng Việt;

Một bài thuyết trình về những kết quả đánh giá ban đầu được Nhà tư vấn trình bày với Oxfam và các đối tác

nhằm mục đích lấy ý kiến phản hồi và khuyết nghị ngay sau chuyến khảo sát thực địa tới tỉnh Ninh Thuận;

Bản báo cáo cuối cùng này bao gồm phần tóm tắt dự án, phần chính (phần này làm rõ phương pháp nghiên

cứu, qui trình, phân tích các phát hiện / kết quả), kết luận, khuyến nghị và các phụ lục (cả tiếng Việt và tiếng

Anh).

5. Thời gian

Hạn nộp đề xuất 30/01/2015

Thực địa Từ tuần 3 của tháng 3/2015

Nộp bản thảo đầu tiên 15/04/2015

Nộp bản thảo thứ hai 20/04/2015

Nộp bản cuối cùng 29/04/2015

6. Hồ sơ của nhóm nghiên cứu mong đợi

Nhóm nghiên cứu nên có các hồ sơ khác nhau, mang tính chất bổ sung cho nhau (ưu tiên nhóm gồm cả nam và

nữ giới với kinh nghiệm tương đương nhau liên quan đến những dự án tương tự):

Trưởng nhóm:

Tối thiểu bằng Thạc sĩ về kinh tế, nghiên cứu phát triển hoặc khoa học xã hội;

Kiến thức chuyên sâu về phát triển nông thôn, chuỗi giá trị, phát triển sinh kế và các vấn đề về giới;

Tối thiểu 10 năm kinh nghiệm, thể hiện được các kiến thức về giám sát và đánh giá, các kĩ năng và kinh

nghiệm về chương trình phát triển nông thôn hoặc miền núi;

Kiến thức chuyên sâu về các phương pháp nghiên cứu, đặc biệt tập trung vào các phương pháp có sự

tham gia, bao gồm phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung và thử nghiệm sản phẩm hoặc hành vi;

Khả năng viết và phân tích tốt bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt;

Có hiểu biết về các phong tục, tập quán, mối tương quan về giới, sinh kế của các nhóm dân tộc ở Ninh

Thuận là một lợi thế;

Có hiểu biết tốt về các công việc của Oxfam tại Việt Nam là một lợi thế;

Quốc tịch Việt Nam.

(Các) thành viên:

Tối thiểu bằng Đại học về nghiên cứu phát triển, nông nghiệp, khoa học xã hội hoặc kinh tế;

Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm về giám sát và đánh giá có sự tham gia;

Hiểu biết tốt về phát triển nông thôn, chuỗi giá trị nông nghiệp và phát triển sinh kế;

Hiểu biết tốt về các phưong pháp nghiên cứu, đặc biệt tập trung vào các phương pháp có sự tham gia,

bao gồm bao gồm phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung và thử nghiệm sản phẩm hoặc hành vi;

Kinh nghiệm làm việc nhóm;

Khả năng viết và phân tích tốt bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt;

Thành thạo một số phần mềm thống kê;

Quốc tịch Việt Nam.

Page 45: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

45

7. Nộp bản đề xuất

Thời hạn đóng hồ sơ: 17h, Thứ Sáu, ngày 30 tháng 1 năm 2015.

Gói hồ sơ ứng tuyển bao gồm:

Một bản đề xuất kĩ thuật bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt trong đó nêu rõ thiết kế, phương pháp, kế

họach làm việc; (các) hồ sơ cá nhân trong đó nêu bật trình độ và các kinh nghiệm có liên quan cũng như

bằng chứng của các dịch vụ tư vấn đã thực hiện trước đây;

01 – 02 bản báo cáo đánh giá tương tự trước đây của nhóm ứng tuyển (trưởng nhóm và các thành viên);

Một bản đề xuất tài chính nêu rõ mức phí tư vấn và các chi phí liên quan.

Đề xuất gửi đến địa chỉ/ email sau:

Ông Mai Thế Long

Cán bộ chương trình Sinh kế

Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, 22 Lê Đại Hành, Hà Nội

Tel: 043945 4448 (ext: 702)

Email: [email protected]

Page 46: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

46

3. Kế hoạch và lịch đánh giá hiện trường từ ngày 31/3/2015 đến 3/4/2015

STT Ngày Địa điểm Tư vấn Hoạt động chi tiết Thời gian dự

kiến Ghi chú

1 Thứ 2 ngày

30/3/2015

Hà Nội Dương Thành Trung

Đào Thị Hoàng Mai

Hoàng Xuân Trường

Bay từ Hà Nội vào Ninh Thuận bằng máy bay,

đi cùng nhóm cán bộ Oxfam

Trong ngày Máy bay - Oxfam đặt

Quảng Nam Vũ Ngọc Anh Đi từ Quảng Nam vào Ninh Thuận bằng tàu hỏa

Trong ngày Tàu hỏa - CSDP đặt

2 Thứ 3 ngày

31/3

Buổi sáng

Buổi chiều

TP Phan

Rang- Tháp

Chàm (sáng)

4 tư vấn – buổi sáng

Thảo luận nhóm, phỏng vấn đại diện đối tác cấp

tỉnh:

Sở NN và PTNT

Sở công Thương (Trung tâm khuyến

công)

Dự án Tam Nông

Hội phụ nữ tỉnh (đại diện có tham gia

hoạt động DA) (chị Hiền phó Chủ

tịch).

8h-9h

8h-9h

9h30h-10h30

9h30h-10h30

Đi lại bằng taxi.

Trường hẹn gặp Sở

NN và PTNT và Dự

án Tam Nông.

Đầu mối liên hệ của

DA tại tỉnh hỗ trợ hẹn

gặp Trung tâm

khuyến công và Hội

phụ nữ tỉnh

Huyện

Bác Ái

Nhóm 1 (2 tư vấn) – buổi

chiều làm việc tại huyện

Bác Ái

Thảo luận, phỏng vấn đối tác cấp huyện:

Ban Điều hành DA huyện

Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện

(cả cán bộ Trạm thú y và khuyến nông)

Hội Phụ nữ huyện (đại diện có tham

gia hoạt động DA)

14h30-15h30

16h – 17h

Oxfam thuê xe.

Đầu mối liên hệ của

DA tại huyện Bắc Ái

hỗ trợ hẹn gặp

Xã Phước

Tân, huyện

Bác Ái (chiều)

Nhóm 2 (2 tư vấn) – buổi

chiều làm việc tại xã

Phước Tân, huyện Bác Ái

Phỏng vấn Chủ tịch UBND xã (hoặc cán bộ phụ

trách Ban QL DA xã)

Thảo luận nhóm cán bộ xã (Ban quản lý DA của

xã, đại diện Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn

Thanh niên…. )

Thảo luận nhóm trưởng thôn

Thảo luận 01 nhóm người dân (12-15 hộ dân, ít

nhất một nửa là phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số)

14h30 – 15h15

15h15 – 17h

14h30-15h30

15h30-17h

Oxfam thuê xe.

Đầu mối liên hệ của

DA tại huyện Bắc Ái

hỗ trợ hẹn gặp đối tác

và xếp lịch phỏng

vấn/thảo luận.

Page 47: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

47

3 Thứ 4 ngày

1/4

Xã Phước

Tiến huyện

Bác Ái

(cả ngày)

4 tư vấn chia làm 2 nhóm

làm việc cả ngày tại xã

Phước Tiến, huyện Bác Ái

Sáng ( nhóm 1): Làm việc tại xã

Phỏng vấn Chủ tịch UBND xã (hay cán

bộ phụ trách Ban QL DA xã)

Thảo luận nhóm cán bộ xã (Ban quản

lý DA của xã, đại diện Hội phụ nữ, Hội

nông dân, Đoàn Thanh niên…. )

Thảo luận nhóm trưởng thôn

Đi thăm 1 số hộ dân (2-3 hộ)

Sáng (nhóm 2): Xuống thôn Đá Trắng, thực

hiện

Thảo luận 01 nhóm phụ nữ nghèo (10

hộ phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số)

Thảo luận 01 nhóm hỗn hợp (10-15 hộ

dân, ít nhất một nửa là phụ nữ nghèo

dân tộc thiểu số)

PV câu chuyện điển hình (1-2 hộ)

Quan sát thực địa các hỗ trợ vật chất

của dự án trên địa bàn

Chiều (nhóm 1): Xuống thôn 2, thực hiện

Thảo luận 01 nhóm phụ nữ nghèo (10

hộ phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số)

Thảo luận 01 nhóm hỗn hợp (10-15 hộ

dân, ít nhất một nửa là phụ nữ nghèo

dân tộc thiểu số)

PV câu chuyện điển hình (1-2 hộ)

Quan sát thực địa các hỗ trợ vật chất

của dự án trên địa bàn

Chiều (nhóm 2): Làm việc tạo xã/thôn

PV câu chuyện điển hình (1-2 hộ)

PV các tác nhân thương mại có tham

gia hoạt động DA trên địa bàn (người

thu gom, lò mổ, đại lý tiêu thụ…)

8h30-9h30

9h30-11h30

8h30-10h30

10h30-11h30

8h30-10h30

8h30-10h30

10h30-11h30

14h-16h

14h-17h

Oxfam thuê xe.

Đầu mối liên hệ của

DA tại huyện Bắc Ái

hỗ trợ hẹn gặp đối tác

và xếp lịch phỏng

vấn/thảo luận.

Chú ý: Trong xã nên

chọn 1 thôn thực

hiện hoạt động tốt

(thôn Đá Trắng), 1

thôn thực hiện còn

chưa tốt hay kém

hơn.

Page 48: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

48

4 Thứ 5 ngày

2/4

Huyện Thuận

Bắc

(sáng)

Nhóm 1 (2 tư vấn) – buổi

sáng làm việc ở huyện

Thuận Bắc, buổi chiều di

chuyển về làm việc tại xã

Lợi Hải

Thảo luận, phỏng vấn đối tác cấp huyện:

Ban Điều hành DA huyện

Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện

(cả cán bộ Trạm thú y và khuyến nông)

Hội Phụ nữ huyện (đại diện có tham

gia hoạt động DA)

8h-9h

8h-9h

9h-10h

Oxfam thuê xe.

Đầu mối liên hệ của

DA tại huyện Thuận

Bắc hỗ trợ hẹn gặp

đối tác và xếp lịch

phỏng vấn/thảo luận.

Xã Lợi Hải, huyện Thuận

Bắc

(cả ngày)

Nhóm 2 (2 tư vấn) – làm

việc cả ngày tại xã, Nhóm

1 (2 tư vấn) làm việc buổi

chiều tại xã sau khi làm

việc tại huyện.

Sáng (nhóm 1): Làm việc tại xã

Phỏng vấn Chủ tịch UBND xã (hay cán

bộ phụ trách Ban QL DA xã)

Thảo luận nhóm cán bộ xã (Ban quản

lý DA của xã, đại diện Hội phụ nữ, Hội

nông dân, Đoàn Thanh niên…. )

Thảo luận nhóm trưởng thôn

Đi thăm 1 số hộ dân (2-3 hộ)

Chiều (nhóm 1): Xuống thôn Bàu Râu 2, thực

hiện

Thảo luận 01 nhóm phụ nữ nghèo (10

hộ phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số)

Thảo luận 01 nhóm hỗn hợp (10-15 hộ

dân, ít nhất một nửa là phụ nữ nghèo

dân tộc thiểu số)

PV câu chuyện điển hình (1-2 hộ)

Quan sát thực địa các hỗ trợ vật chất

của dự án trên địa bàn

Chiều (nhóm 2): Xuống thôn 2, thực hiện

Thảo luận 01 nhóm phụ nữ nghèo (10

hộ phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số)

Thảo luận 01 nhóm hỗn hợp (10-15 hộ

dân, ít nhất một nửa là phụ nữ nghèo

dân tộc thiểu số)

PV câu chuyện điển hình (1-2 hộ)

Quan sát thực địa các hỗ trợ vật chất

của dự án trên địa bàn

8h30-9h30

9h30-11h30

14h-16h

14h-16h

Oxfam thuê xe.

Đầu mối liên hệ của

DA tại huyện Thuận

Bắc hỗ trợ hẹn gặp

đối tác và xếp lịch

phỏng vấn/thảo luận

Chú ý: Trong xã nên

chọn 1 thôn thực

hiện hoạt động tốt

(Bàu Râu 2), 1 thôn

thực hiện còn chưa

tốt hay kém hơn.

Page 49: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

49

5 Thứ 6 ngày

3/4

TP Phan

Rang- Tháp

Chàm

4 tư vấn Tóm tắt kết quả chuyến khảo sát và các phát

hiện chính cho Oxfam và đối tác cấp tỉnh (đối

tác phụ trách dự án WEL của Oxfam). Thu thập

ý kiến phản hồi.

Khảo sát các tác nhân thương mại (đại lý thu

gom nông sản, lò mổ, doanh nghiệp chế biến…

) có tham gia hoạt động DA)

8h30-10h30

14h-17h

Taxi

6 Thứ 7, ngày

4/4

TP Phan

Rang- Tháp

Chàm

Vũ Ngọc Anh

Dương Thành Trung

Đào Thị Hoàng Mai

Hoàng Xuân Trường

Bay từ Ninh Thuận về Hà Nội cùng nhóm cán

bộ của Oxfam

Trong ngày

Máy bay - Oxfam đặt

Page 50: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

50

4. Danh sách đối tượng phỏng vấn và thảo luận nhóm

Tổng số:

Cán bộ cấp tỉnh: 3

Cán bộ cấp huyện: 14

Cán bộ cấp xã: 11

Người dân (Raglai): 117

Hộ điển hình: 2

Tác nhân (lò mổ): 1

STT Đối tác Số lượng Họ & tên Chức vụ

Giới tính

1 Cán bộ tỉnh Ninh

Thuận

3 Phan Quang Thựu

Cao Chí

Lê Thị Thu Hiền

PGD Sở NN & PTNT

Trưởng phòng CGT dự án

Tam nông

PCT HPN tỉnh

Nam

Nam

Nữ

2 Cán bộ huyện Bác

Ái

7 Nguyễn Văn Cương

Nguyễn Văn Cảnh

Nguyễn Văn Tú

Pi năng Thị Mai

Đỗ Thị Bích Liên

Nguyễn Hồng Vinh

Lê Ngọc Chiến

PCT UBND huyện,

Trưởng BĐH

Chánh Văn phòng UBND,

Phó trưởng BĐH

Cán bộ Văn phòng UB,

ĐPV

CT HPN

PCT HPN

Phó Trạm trưởng khuyến

nông huyện

Trưởng Trạm thú y huyện

Nam

Nam

Nam

Nữ

Nữ

Nam

Nam

3 Cán bộ huyện Thuận

Bắc

7 Võ Chí

Phạm Thị Lụm

Mai Thị Hà

Nguyễn Châu Cảnh

Đào Công Vụ (người

Chăm)

Lê Trần Huynh

Lê Ngọc Thoại

PCT UBND huyện,

Trưởng BĐH

CT HPN, Phó Trưởng

BĐH

Phủ tịch HPN, ĐPV

Trưởng phòng NN&PTNT

Trưởng trạm khuyến nông

– khuyến ngư

Cán bộ VP UBND

Cán bộ trạm thú y

Nam

Nữ

Nữ

Nam

Nam

Nam

Nam

4 Cán bộ xã Phước

Tân

5 Pinăng Ngọc

Nguyễn Thu Huyền

Pinăng Thị Phước

Chamalea Thị Nhượng

Pilao Thương

Chủ tịch UBND xã,

Trưởng BQLDA

Cán bộ VPUB

PCT MTTQ xã

PCT HPN

Bí thư Đoàn thanh niên

Nam

Nữ

Nữ

Nữ

Nam

Page 51: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

51

5 Cán bộ xã Phước

Tiến

5 Hoàng Văn Đặng

Katơ thị Kinh

Katơ Chuyên

Đỗ Thanh Thủy

Võ Văn Hùng

Chủ tịch UBND xã,

Trưởng BQLDA

Chủ tịch HPN

Bí thư Đoàn thanh niên

Cán bộ thú y

Cán bộ Văn phòng UB

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

6 Cán bộ xã Lợi Hải

1 Nguyễn Thị Tốt Chủ tịch HPN xã Nữ

7 Nhóm người dân xã

Phước Tân

15 Katơ Hanh

Katơ Huyên

Chamalea thị K’lương

Pinăng thị Âm

Pinăng thị Thảo

Pinăng thị Nách

Pi năng thị Khâm

Pinăng thị Chậy

Katơ Lép

Katơ Hiêu

Pinăng thị Hút

Chamalea thị Khán

Pinăng thị On

Pinăng Khiu

Katơ Kođem

Nam

Nam

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nam

Nam

Nữ

Nữ

Nữ

Nam

Nam

8 Nhóm người dân

thôn Đá Bạc, xã

Phước Tiến

10 Chamalea Bé

Chamalea thị Ém

Chamalea thị Hẽm

Chamalea thị Kìm

Chamalea thị Hép

Chamalea thị Túc

Pinăng thị Nguyệt

Katơ thị Ngái

Pinăng thị Đào

Katơ Phượng

Nam

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nam

9 Nhóm người dân

thôn Trà Co 1, xã

Phước Tiến

13 Pinăng thị Huyện

Katơ thị Hằng

Pinăng thị Nghiến

Pinăng Núm

Chamalea thị Uyên

Pinăng thị Ninh

Chamalea thị Huấn

Pinăng thị Đấm

Pinăng thị Lệ

Pinăng thị Ngoán

Katơ Kiêng

Pinăng thị Ngấm

Pinăng thị Thuýnh

Nữ

Nữ

Nữ

Nam

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nam

Nữ

Nữ

10 Nhóm người dân

thôn Suối Rua, xã

Phước Tiến

13 Pinăng thị Nhuận

Pinăng Ngúng

Pinăng thị Hiếm

Katơ thị Nhơ

Katơ thị Nghin

Nữ

Nam

Nữ

Nữ

Nữ

Page 52: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

52

Pinăng thị Thiên

Katơ Hôm

Katơ thị Dật

Katơ Ăng

Pinăng Thong

Pinăng Xin

Katơ Hoa

Pinăng Lạo

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nam

Nam

Nam

Nam

11 Nhóm người dân

thôn Trà Co 2, xã

Phước Tiến

9 Chamale thị Hằng

Katơ thị Hứng

Katơ thị Nhím

Katơ thị Biêu

Katơ thị Xếp

Chamalea thị Bùa

Chamalea thị Loan

Katơ Lao

Pinăng Ăng

Phó nhóm Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nam

Nam

12 Nhóm người dân 1

thôn Bà Rau 1, xã

Lợi Hải

14 Katơ thị Em

Patauxá thị Yến

Chamalea thị Mơ

Chamale thị Sử

Katơ thị Đanh

Chamalea thị Thánh

Katơ thị Chí

Emasít thị Lý

Katơ thị Tá

Katơ thị Dung

Katơ thị Đam

Katơ thị Nghĩ

Katơ thị Men

Jeak thị Dật

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

13 Nhóm người dân 2

thôn Bà Râu 1, xã

Lợi Hải

15 Katơ thị Hoanh

Katơ thị Phương My

Katơ thị Sỹ

Katơ thị Hồng Đẹp

Emasit thị Lý

Emasit thị Nghí

Katơ thị Tuyết

Katơ thị Ni

Jeak thị Thi

Chamale thị Em

Ta-pa thị Bay

Emasit thị Sanh

Chamale thị Chí

Emasit thị Noanh

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

14 Nhóm người dân

thôn Bà Râu 2, xã

Lợi Hải

13 Jeak thị Lân

Jeak thị Đi

Chamalea thị Di

Charao thị Vất

Jeak thị Dui

Katơ thị Di

Jeak thị Vi

Ta-in thị Rắng

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Page 53: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

53

Charao thị Dòn

Ta-in thị Vách

Chamalea Za

Jeak thị Hoa

Emasit thị Nhiên

Nữ

Nữ

Nam

Nữ

Nữ

15 Nhóm người dân

thôn Bà Rau 2, xã

Lợi Hải

15 Emasit thị Sở

Chamalea thị Hương

Katơ thị Nương

Katơ thị Lánh

Chamalea thị Bi

Ta-in thị Mai

Ta-in thị Bí

Jeak thị Manh

Katơ thị Ni

Jeak thị Phôi

Jeak thị Sen

Katơ thị Xuân

Katơ thị Đảm

Chamalea thị Ví

Chamalea thị Vi

Trưởng nhóm Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

Nữ

16 Hộ điển hình/ tác

nhân

3 Katơ Hiêu

Tala thị Nai

Lê Văn Chung

Hộ điển hình xã Phước

Tân (Raglai)

Hộ điển hình xã Lợi Hải

(Raglai)

Lò mổ Chung-Liệu xã Lợi

Hải

Nam

Nữ

Nam

Page 54: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

54

5. Các chỉ số theo dõi và đánh giá của DA

Logic can thiệp Các chỉ số đánh giá khách quan các kết quả của dự án Các nguồn và cách thức

đánh giá

Các giả đinh/rủi ro

Mụ

c t

iêu

ch

un

g

Nâng cao vai trò làm chủ

kinh tế cho phụ nữ Raglai

thông qua sự tham gia

chủ động vào các chuỗi

giá trị nông nghiệp và các

hoạt động kinh tế

Tỷ lệ phụ nữ Raglai có khả năng tác động tới các vấn đề ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và nắm giữ vai trò lãnh đạo trong gia đình và cộng đồng.

Tỷ lệ Phụ nữ Raglai có đầy đủ khả năng tham gia vào và hưởng lợi từ thị trường và các hoạt động kinh tế.

Các báo cáo đánh giá độc lập

Báo cáo kết thúc dự án

Báo cáo tiến độ

Số liệu thống kê của Chính phủ

Báo cáo phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ

Các câu chuyện điển hình

Giảm nghèo vẫn là một ưu tiên của quốc gia và chính quyền tỉnh.

.Nhu cầu thị trường cao và sự cam kết từ những người hưởng lợi và các đối tác.

Không có thảm họa tự nhiên nghiêm trọng xảy ra trong thời gian thực hiện dự án.

Mụ

c t

iêu

cụ

th

Nâng cao kiến thức và kỹ năng của phụ nữ Raglai về sản xuất hàng hóa và tiếp cận nền kinh tế thị trường;

Tăng cường sức mạnh của phụ nữ Raglai trong các quan hệ kinh tế thông qua thúc đẩy liên kết các tổ nhóm sản xuất/kinh doanh vừa và nhỏ;

Phát triển hoạt động sản xuất và thị trường hàng hóa thông qua vận động chính sách và hỗ trợ trực tiếp cho

các doanh nghiệp và tổ nhóm nông dân sản xuất;

Thúc đẩy sự thay đổi trong phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình để tạo điều kiện cho người phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế giúp tăng thu nhập gia đình.

Thu nhập hộ gia đình trung bình hàng năm (70% trên tổng số hộ mục tiêu) tăng 40% so với năm đầu tiên của dự án.

Ít nhất 80% phụ nữ Raglai tăng vai trò và vị thế trong gia đình, cộng đồng và cấp cao hơn.

Ít nhất 01 hoạt động hoặc nhóm hoạt động cụ thể hỗ trợ nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ được tích hợp vào chương trình/kế hoạch của chính quyền địa phương.

Đánh giá hàng năm có sự tham gia

Đánh giá

Báo cáo Giám sát & Đánh giá

Báo cáo tiến trình hàng năm

Các hoạt động thị trường xa lạ với người dân tộc thiểu số và đối tác địa phương

Năng lực của các tổ nhóm sản xuất còn hạn chế và rất yếu kém.

Các thảm họa tự nhiên xảy ra nhiều hơn trong những năm gần đây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp

Rào cản ngôn ngữ có thể ngăn cản sự tiếp cận thị trường của phụ nữ cũng như cản trở việc thực hiện dự án.

Page 55: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

55

Kết

qu

ả m

on

g đ

ợi

Kết quả trung hạn 1:

Thu nhập của 3.000 phụ

nữ Raglai và gia đình họ

được tăng lên

Đầu ra 1.1: Năng lực về sản xuất, thị trường và kinh doanh của phụ nữ Raglai trong các ngành hàng

mục tiêu được cải thiện

Đầu ra 1.2: Chất lượng và chức năng của các dịch vụ nông nghiệp được củng cố

Năm 1:

Lựa chọn thị trường và lập bản đồ thị trường có lồng ghép yếu tố giới được tiến hành để xác định các sản phẩm khả thi tại cả hai huyện Thuận Bắc và Bác Ái.

Nền tảng tổ nhóm hiện hành sẽ được rà soát và ít nhất 22 nhóm sản xuất sẽ được nâng cao năng lực để có thể thực hiện các hoạt động dự án một cách hiệu quả.

44 nhóm trưởng và nhóm phó của các tổ nhóm sản xuất sẽ được tập huấn về các kĩ năng hướng dẫn điều hành, thuyết trình và tổ chức.

600 phụ nữ Raglai sẽ được tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh và quản lý kinh tế hộ gia đình.

76 cán bộ khuyến nông và thú y sẽ được tham gia tập huấn cho tập huấn viên (TOT)

Thu nhập hộ gia đình trung bình hàng năm (10% trên tổng số hộ mục tiêu) tăng 5% Năm 2:

80 cán bộ khuyến nông và thú y sẽ được đào tạo trở thành tập huấn viên

8 lớp tập huấn về khuyến nông và thú y sẽ được cán bộ địa phương tổ chức cho 240 phụ nữ Raglai

Mạng lưới thú y và khuyến nông sẽ được tăng cường và duy trì tốt.

500 phụ nữ Raglai sẽ được tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh và quản lý kinh tế hộ gia đình.

Một kênh thông tin thị trường chính thức hoặc không chính thức sẽ được thiết lập để phục vụ nhu cầu của người sản xuất.

Năm 3:

Ít nhất 70% người hưởng lợi trực tiếp có thu nhập hộ gia đình tăng thông qua các hoạt động dự án.

Số lượng heo đen tăng 30% so với năm đầu của dự án.

100% phụ nữ Raglai tiếp cận với thông tin thị trường từ ít nhất một nguồn.

Thảo luận nhóm tập trung, Báo cáo Giám sát và Đánh giá

Báo cáo hàng năm

Đánh giá độc lập

Báo cáo lựa chọn và lập bản đồ thị trường có yếu tố giới

Danh sách những người đăng ký tập huấn

Báo cáo tập huấn

Không có dịch bệnh lớn

Sự hỗ trợ liên tục từ chính quyền trong trường hợp dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra.

Page 56: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

56

Kết

qu

ả m

on

g đ

ợi

Kết quả trung hạn 2:

Vị thế và vai trò của phụ

nữ Raglai trong gia đình

và cộng đồng của họ

được cải thiện

Đầu ra 2.1: Đàn ông Raglai đóng vai trò năng động hơn trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và

chia sẻ công việc nhà

Đầu ra 2.2: Phụ nữ Raglai năng động hơn, có tiếng nói mạnh mẽ hơn và vị thế tốt hơn trong các tổ

chức cộng đồng

Đầu ra 2.3: Năng lực của các tổ chức phụ nữ trong lĩnh vực phụ nữ làm chủ kinh tế được nâng lên

Năm 1:

Số lượng phụ nữ có vị thế và vai trò cao hơn so với nam giới trong gia đình và cộng đồng tăng lên.

Số giờ phụ nữ dành cho nghỉ ngơi tăng 10%.

Các hoạt động mà nam giới là trung tâm sẽ được tổ chức để thu hút sự tham gia của đàn ông Raglai vào các hoạt động sản xuất.

Năm 2:

12 lớp tập huấn về bình đẳng giới sẽ được tổ chức.

4 chiến dịch thay đổi thói quen và hành vi sẽ được tổ chức để giải quyết vấn đề bình đẳng giới và định kiến giới.

Mạng lưới những người thực hành PWEL sẽ được thiết lập ở cấp quốc gia thông qua trung tâm nguồn lực NGO và/ hoặc mạng lưới phụ nữ/giới (có khả năng kết nối với dự án PWEL tại Lào Cai)

Năng lực của các tổ chức của phụ nữ liên quan đến vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ sẽ được tăng cường.

Ít nhất 1 chuyến thăm truyền thông sẽ được tổ chức cho các nhà báo quốc gia và tỉnh để tìm hiểu và báo cáo về các thực tiễn/bài học/kinh nghiệm tốt nhất của dự án.

Năm 3:

Số giờ nam giới làm việc nhà tăng 10%.

100% các thành viên nữ của các nhóm sản xuất tham gia vào các cuộc họp thường kỳ được tổ chức bới nhóm sản xuất hoặc hội phụ nữ.

90% các thành viên nữ của các nhóm sản xuất tham gia vào các hoạt động, sự kiện kinh tế-xã hội và văn hóa trong cộng đồng.

Ít nhất 70% phụ nữ được sự hỗ trợ tăng lên từ các đối tác nam cũng như các thành viên nam trong gia đình khi kết thúc dự án.

25% phụ nữ nắm giữ các vai trò quan trọng trong chính quyền, tổ chức đoàn thể hoặc tổ chức dân sự địa phương.

650 phụ nữ tham gia đóng góp vào những quyết định quan trọng của hộ gia đình. (VD: sử dụng nguồn lực, chăn nuôi, đất đai và giáo dục cho con cái)

Số giờ nam giới tham gia sản xuất và buôn bán tăng 20%.

Thảo luận nhóm tập trung, Báo cáo Giám sát và Đánh giá

Báo cáo hàng năm

Đánh giá độc lập

Báo cáo hàng năm của Hội phụ nữ

Kết quả thực hành

Những người tham gia tập huấn

Báo cáo tập huấn

Câu chuyện điển hình

Page 57: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

57

Kết

qu

ả m

on

g đ

ợi

Kết quả trung hạn 3:

Các kế hoạch và chương

trình của chính phủ phản

ánh các biện pháp và

hành động cụ thể nhằm

hỗ trợ các doanh nghiệp

và người sản xuất quy mô

nhỏ

Đầu ra 3.1:

Nhận thức của chính quyền địa phương về quyền và năng lực sở hữu kinh tế của phụ nữ được cải

thiện

Đầu ra 3.2:

Các DN nhỏ/hộ kinh doanh cá thể xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình làm cơ sở

để xuất đầu vào cho các chuơng trình của Chính phủ / chính quyền địa phương

Năm 2:

Ít nhất 2 cuộc đối thoại chính sách sẽ được tổ chức với các lãnh đạo chính quyền cấp huyện để thảo luận làm thế nào lồng ghép hỗ trợ cho những người sản xuất và doanh nghiệp quy mô nhỏ vào các chương trình và chính sách của chính phủ.

02 hội thảo ngành hàng sẽ được tổ chức tại cấp địa phương. Không thực hiện, chuyển sang HĐ “Thuê tư vấn cấp quốc gia khảo sát, nghiên cứu thị trường đầu ra bền vững cho ngành hàng heo đen, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh cho tổ nhóm nuôi heo đen”

Một mạng lưới người thực hành WEL sẽ được thiết lập và hoạt động (tạo ra diễn đàn) để các bên liên quan chia sẻ và thảo luận các cách tiếp cận và ứng dụng WEL.

Số lượng phụ nữ nắm giữ vai trò lãnh đạo trong các tổ chức đoàn thể xã và thôn tăng 15%.

20 doanh nghiệp quy mô nhỏ / hộ kinh doanh cá thể sẽ được tư vấn về các thủ tục hành chính, khung pháp lý để thành lập và phát triển. Hỗ trợ tài chính và kĩ thuật ở mức khiêm tốn sẽ được cung cấp để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp quy mô nhỏ / hộ kinh doanh cá thể .

Một nghiên cứu về các thuận lợi và thách thức của các doanh nghiệp quy mô nhỏ do phụ nữ lãnh đạo sẽ được tiến hành.

Các bài học kinh nghiệm về WEL được chia sẻ giữa những người thực hành WEL thông qua website, blog, hội thảo, cập nhật thông tin và các chuyến thăm trao đổi.

Năm 3:

Một hội thảo hoặc chuyến thăm thực địa sẽ được tổ chức cho các nhà hoạch định chính sách (thành viên của hội đồng nhân dân, lãnh đạo các cơ quan chính phủ) từ cấp xã đến cấp quốc gia.

Các mô hình/thực tiễn WEL tốt sẽ được nhân rộng trong chương trình giảm nghèo của chính quyền tỉnh và huyện.

Gia tăng trong phân bổ nguồn lực của chính phủ cho các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ và doanh nghiệp quy mô nhỏ được thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của chính phủ/chính quyền địa phương.

Các bài học thành công và thất bại sẽ được tài liệu hóa và chia sẻ rộng rãi với các bên liên quan ở các cấp quốc gia, tỉnh và huyện.

Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm của Chính quyền địa phương

Biên bản họp mạng lưới

Báo cáo nghiên cứu

Báo cáo thăm thực địa

Báo cáo nghiên cứu

Website, blog, báo cáo thăm thực địa, hoạt động hội thảo

Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Tài liệu kết quả đầu ra

Page 58: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

58

6. Tổng hợp đánh giá chi tiết kết quả DA RVNA93

Kết quả trung hạn 1: Thu nhập của 3.000 phụ nữ Raglai và gia đình họ được tăng lên

Đầu ra 1.1: Năng lực về sản xuất, thị trường và kinh doanh của phụ nữ Raglai trong các ngành hàng mục

tiêu (do DA hỗ trợ) được cải thiện.

Chỉ số 1.1.1: Ít nhất 70% người hưởng lợi trực tiếp có thu nhập hộ gia đình tăng thông qua các hoạt động dự án.

Cơ bản Đạt theo báo cáo của đối tác.

Chỉ số 1.1.2: Thu nhập hộ gia đình trung bình hàng năm (10% trên tổng số hộ mục tiêu) tăng 5%. Đạt nhưng do

nhiều yếu tố đóng góp (chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương và

Oxfam)

Chỉ số 1.1.3: 100% phụ nữ Raglai tiếp cận với thông tin thị trường từ ít nhất một nguồn. Đạt nếu áp dụng cho

TV các nhóm sở thích và gia đình họ.

Chỉ số 1.1.4 (điều chỉnh bỏ sản lượng bò): Số lượng heo đen tăng 30% so với năm đầu của dự án; Nhìn chung là

vượt chỉ tiêu (xem bảng 2.1 trong báo cáo)

Chỉ số 1.1.5: Năng suất, sản lượng ngô và đậu quả tăng 15%. Không đánh giá do không còn phù hợp

Các hoạt động triển khai để đạt Đầu ra 1.1:

- Nghiên cứu “Lựa chọn thị trường và lập bản đồ thị trường có lồng ghép yếu tố giới” được tiến hành để

xác định các sản phẩm khả thi tại cả hai huyện Thuận Bắc và Bác Ái. Tháng 11/2012, Oxfam đã hợp đồng

với nhóm tư vấn thuộc Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam (SCAP)

thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn, thực hiện nghiên cứu Lựa chọn

ngành hàng chiến lược cho 2 huyện Bác Ái và Thuận Bắc. Nghiên cứu đã đi đến kết luận chăn nuôi heo

núi là ngành hàng phù hợp nhất để giúp người phụ nữ Raglai tiếp cận thị trường và từng bước làm chủ

kinh tế. Theo đó, với quy mô chăn nuôi heo thịt 3-4 con/hộ, sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương,

dự án sẽ hỗ trợ trực tiếp cho gần 200 phụ nữ Raglai (như heo giống, vật liệu làm chuồng, hỗ trợ tiêm

phòng và hỗ trợ đào tạo/tập huấn, v.v.), để mang lại thu nhập dự kiến hàng năm là 12 triệu đồng cho một

hộ.

- Tháng 10 năm 2014, DA thực hiện Nghiên cứu bổ sung với mục tiêu Phân tích chuỗi giá trị heo đen và hỗ

trợ kỹ thuật cho các nhóm sở thích thực hiện các can thiệp vào chuỗi giá trị cho sản phẩm này ở Ninh

Thuận. Nội dung: vẽ sơ đồ chuỗi giá trị heo đen đen; phân tích thách thức và cơ hội trong từng khâu của

chuỗi giá trị; đánh giá thị trường tiềm năng và các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của các tác nhân

thương mại (thu gom; lò mổ; bán lẻ); những thách thức và cơ hội giúp tăng cường liên kết giữa người chăn

nuôi với các chủ thể khác trong chuỗi nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm; phân tích các chính sách đã và

đang hỗ trợ phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng ở Ninh Thuận; phân tích hiện trạng

dịch vụ hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị và các khoảng trống dịch vụ cũng như cơ hội tham gia của người

chăn nuôi vào việc cải thiện dịch vụ nhằm giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận trong chăn nuôi heo

đen.

Kết quả: Nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể, bao gồm cả Kế hoạch Nâng cấp chuỗi giá trị heo

đen tại hai huyện Bác Ái và Thuận Bắc cho dự án RVNA93 và định hướng cho giai đoạn 2015-2020; tư

vấn xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu (logo; nhãn mác, tờ rơi, poster...) cho sản phẩm heo đen Ninh

Thuận tại 2 huyện; tư vấn xây dựng kênh tiêu thụ heo đen; hỗ trợ chuẩn hóa qui trình kỹ thuật chăn nuôi;

giết mổ heo đen.

- Nền tảng tổ nhóm hiện hành được rà soát và ít nhất 22 nhóm sản xuất sẽ được nâng cao năng lực để có thể

thực hiện các hoạt động dự án một cách hiệu quả; Đạt: 22 nhóm SX (4 nhóm ở xã Phước Tân, 6 nhóm ở xã

Phước Tiến và 12 nhóm ở xã Lợi Hải) đã được củng cố và hỗ trợ nâng cao năng lực trong quá trình thực

hiện DA.

Page 59: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

59

- Hỗ trợ họp nhóm sản xuất định kỳ hàng tháng nhằm đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, chia sẻ kinh

nghiệm và xây dựng kế hoạch: Đạt, 100% các nhóm tổ chức SH định kỳ.

- 44 nhóm trưởng và nhóm phó của các nhóm sản xuất được tập huấn về các kĩ năng hướng dẫn điều hành,

thuyết trình và tổ chức SHN; Đạt thông qua 3 khóa TH cho 44 nhóm trưởng và nhóm phó được tổ chức tại 2

huyện.

- Các lớp tập huấn về khuyến nông và thú y được cán bộ địa phương tổ chức cho hàng trăm lượt phụ nữ

Raglai (trồng ngô, trồng cỏ voi, trồng rau, nuôi bò, nuôi heo đen, ủ phân chuồng...) : Đạt thông qua các cuộc

tập huấn về KN và TY.

- 600 lượt phụ nữ Raglai được tập huấn về lập kế hoạch kinh doanh và quản lý kinh tế hộ gia đình. Đạt thông

qua các cuộc tập huấn về GALS/WEMAN và các cuộc sinh hoạt nhóm cho TV của 22 nhóm.

- Hỗ trợ thí điểm những thành viên tiêu biểu của nhóm sản xuất xây dựng các mô hình sản xuất và kinh

doanh: Đạt. Các mô hình nuôi heo nhốt (hướng dẫn bởi SPIN, 2 thất bại ở Bác Ái), trùn quế, trổng rau, bán

hàng, lò mổ, v.v. đã được DA hỗ trợ thực hiện.

- Hỗ trợ các thành viên nhóm sản xuất tham gia chợ phiên tại xã. Đạt. Đặc biệt là đã nâng số lần tham gia chợ

phiên Phước Tiến từ 1 lên 4 lần/tháng. 30-50 phụ nữ Raglai tham gia bán hàng đều ở các phiên chợ.

- Hỗ trợ đại diện nhóm sản xuất tham gia hội chợ hàng nông sản tại tuyến huyện/tỉnh: hỗ trợ TV ở Bác Ái

tham gia các hội chợ trong 2 năm từ 2013-2014, đạt KQ rất đáng khích lệ.

- Ít nhất 1 chuyến thăm truyền thông sẽ được tổ chức cho các nhà báo quốc gia và tỉnh để tìm hiểu và báo cáo

về các thực tiễn/bài học/kinh nghiệm tốt nhất của dự án. Mời phóng viên làm phóng sự ảnh và/hoặc viết bài

về sản phẩm heo núi của địa phương: thực hiện 2013 và 2014

- In lịch 2014 với nội dung tuyên truyền phát cho TV; xây dựng tờ rơi về thị trường heo núi:

- Thăm và chia sẻ kinh nghiệm giữa 2 huyện Bác Ái và Thuận Bắc về việc áp dụng công cụ lập kế hoạch

(GALS/WEMAN) và mô hình dự án WEL.

- Tập huấn về kinh doanh và hạch toán cho TV các nhóm SX: Đã thực hiện và được đánh giá cao.

- Tổ chức mời các cán bộ Trạm Thú y và KN huyện đến nói chuyện: không thực hiện được tại Bác Ái.

- Tập huấn cho trưởng và phó nhóm về kỹ năng điều hành các cuộc họp nhóm: Đã thực hiện

- Tập huấn về Hệ thống học hỏi tích cực về giới (GALS/WEMAN): Bác Ái học ở Lào cai, Thuận Bắc tổ chức

1 khóa TOT do ONL tài trợ.

Từ 2014, DA bổ sung: Dịch vụ đầu vào (Hợp phần 1 và 2); điều chỉnh Hợp phần 2 thành: Tổ chức lại sản

xuất phù hợp với năng lực của nhóm và nhu cầu thị trường; điều chỉnh Hợp phần 3 thành: Phát triển thị

trường và quảng bá sản phẩm: Đạt theo báo cáo của DA.

- Xây dựng quỹ tín dụng tiết kiệm tự nguyện ở các nhóm (từ năm 2014): Đạt – các nhóm đều báo cáo xây

dựng được quỹ tín dụng tự nguyện ( Bác Ái đóng 5-10.000đ/TV)

- Tạo nguồn cây thức ăn chăn nuôi (chuối, rau khoai lang, rau muống cạn, khoai bon/khoai môn) trồng lấy

thân, lá tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và quả bán tăng thu nhập tại Bác Ái: Không đạt – chỉ có 1 số ít TV

tích cực hay TV ở những vùng có nước làm được, đa số TV không thực hiện.

- Đánh giá nhu cầu về các chủ đề sinh hoạt nhóm và tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ nhóm sở thích: Đạt

(gộp HĐ đánh giá nhu cầu vào sinh hoạt định kỳ nhóm)

- Tập huấn và tư vấn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo nhu cầu thị trường cho 10 nhóm, áp dụng

phương pháp Hệ thống học hỏi hành động về giới (GALS/WEMAN): Đạt và được TV đánh giá cao.

- Hỗ trợ heo nái, bổ sung quỹ heo quay vòng cho người dân: Đạt;

- Tuyên truyền hướng dẫn người dân qui trình dự trữ, sử dụng thức ăn, chăm sóc heo hiệu quả theo nhu cầu

thị trường và tập huấn tại thực địa: Đã thực hiện

- Hỗ trợ các nhóm sản xuất tổ chức họp nhóm hàng tháng: Đạt.

Page 60: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

60

- Nâng cấp kênh tiêu thụ, đảm bảo VSTY và VSATTP; Hỗ trợ nâng cấp lò mổ và vệ sinh ATTP (Thuận Bắc):

Hỗ trợ củng cố lò mổ Chung Liệu

- Xây dựng kênh tiêu thụ heo đen loại 8-15 kg tại huyện Bác Ái: đã thực hiện tại xã Phước Tiến

- Thúc đẩy hình thành tổ hợp tác tiêu thụ sản phẩm heo đen (hội thảo tại xã Phước Tân);

- Xây dựng khu nuôi lưu cho tổ hợp tác tiêu thụ sản phẩm heo đen tại xã Phước Tiến: đã thực hiện tại thôn Trà

Co 2, xã Phước Tiến

- In ấn bộ nhận diện thương hiệu: logo, tem nhãn, tờ rơi quảng bá sản phẩm heo đen Ninh Thuận: đã thực hiện.

- Quảng cáo sản phẩm heo đen trên các phương tiện truyền thông (ví dụ: báo Nông thôn ngày nay, bản tin

Nhóm Công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế GED, Blog của Oxfam vv): đã thực hiện + đặt bảng quảng

cáo dọc Quốc lộ 1A và 27B.

- Hỗ trợ các nhóm hưởng lợi tham gia chợ phiên hàng tháng: đã thực hiện tại 3 xã DA.

Đầu ra 1.2: Chất lượng và chức năng của các dịch vụ nông nghiệp được củng cố

Chỉ số 1.2.1: Mạng lưới thú y và khuyến nông được tăng cường và duy trì tốt. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện,

mạng lưới KN và thú y đã được tăng cường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công việc phải làm do chỉ có xã Phước

Tiến có cán bộ thú y đạt tiêu chuẩn.

Chỉ số 1.2.2: Một kênh thông tin thị trường chính thức hoặc không chính thức được thiết lập để phục vụ nhu cầu

của người sản xuất. Đạt. Chủ yếu thông qua các kênh như: phát thanh trên loa của thôn, hỏi CB tham gia điều

hành DA (như Mr. Hùng, Ms. Hà, Mr. Tú, Ms. Tốt...), hỏi người quen, đại lý, ĐTDĐ...

Các hoạt động triển khai để đạt được Đầu ra 1.2:

- 80 cán bộ khuyến nông và thú y được tham gia tập huấn cho tập huấn viên (TOT): Đạt. Báo cáo của Oxfam

cho biết 6 khóa TOT về phòng chống các bệnh thông thường ở bò và heo đã được tổ chức cho 180 cán bộ thú

y cấp xã và cấp thôn. Bác Ái báo cáo có 22 cán bộ TY được đào tạo (10 đang hành nghề tốt); Thuận Bắc báo

cáo có 60 người được đào tạo TOT.

- Đào tạo mạng lưới nông dân nòng cốt về kỹ thuật chăn nuôi - thú y cơ bản: Đạt (xem đầu ra 1.2).

- Hội thảo 1 ngày cho các TV về các dịch vụ KN và Thú y: 180 người.đã tham dự và được NCNS

- Tập huấn về các bệnh thường gặp ở heo đen, hậu quả của bệnh cận huyết và các biện pháp phòng ngừa: 180

người đã tham dự và được NCNS.

- Giới thiệu và hướng dẫn cách làm chuồng heo cho một số hộ được lựa chọn (+ hỗ trợ tấm tôn lợp mái): 3 hộ

(mỗi xã 1 hộ) được lựa chọn làm thử.

- Hướng dẫn TV cách chuẩn bị, sử dụng và bảo quản thức ăn cho heo đen từ các SP địa phương: đã thực hiện.

Kết quả trung hạn 2: Vị thế và vai trò của phụ nữ Raglai trong gia đình và cộng đồng của họ được cải

thiện – có được cải thiện nhưng mới là bước đầu, tập trung vào các TV tích cực trong các nhóm sản xuất.

Đầu ra 2.1: Đàn ông Raglai đóng vai trò năng động hơn trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và chia sẻ

công việc nhà. Đã có một số chỉ báo tích cực (xem giải thích bên dưới), nhưng sự thay đổi là không rõ ràng.

Chỉ số 2.1.1: Số giờ nam giới làm việc nhà tăng 10%. Không có thông tin định lượng về chỉ số này. Tuy nhiên,

kết quả phỏng vấn cho thấy việc PN Raglai đi chợ đã “giải phóng” họ và con gái khỏi 1 số công việc SX nay do

người đàn ông đảm nhiệm.

Page 61: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

61

Chỉ số 2.1.2: Số giờ nam giới tham gia sản xuất và buôn bán tăng 20%. Không có thông tin định lượng về chỉ

số này. Nhưng có một số ý kiến phỏng vấn cho rằng nam giới đã tham gia tích cực hơn vào việc giúp vợ chuẩn

bị hàng hóa và đi chợ, cũng như làm các công việc SX và trong nhà giúp người PN.

Chỉ số 2.1.3: Ít nhất 70% phụ nữ được sự hỗ trợ tăng lên từ các đối tác nam cũng như các thành viên nam trong

gia đình khi kết thúc dự án. Không có thông tin định lượng về chỉ số này. Tuy nhiên, có thể khẳng định đa số

PN Raglai tham gia thị trường đã nhận được sự giúp đỡ tăng lên từ nam giới trong gia đình họ.

Các hoạt động triển khai để đạt Đầu ra 2.1:

Các hoạt động mà nam giới là trung tâm sẽ được tổ chức để thu hút sự tham gia của đàn ông Raglai vào các hoạt

động sản xuất: 12 lớp tập huấn về bình đẳng giới được tổ chức; 4 chiến dịch thay đổi thói quen và hành vi được

tổ chức để giải quyết vấn đề bình đẳng giới và định kiến giới, tổ chức diễu hành nhằm nâng cao nhận thức của

cộng đồng về bình đẳng giới. Đạt. Các hoạt động này được tổ chức đúng kế hoạch và có sự tham gia trực tiếp

của nam giới Raglai (trong các cuộc TH và truyền thông, các cuộc thi tìm hiểu và biểu diễn văn nghệ tại cộng

đồng với nội dung về bình đẳng giới). Từ 2012, các cuộc chiếu phim về các hình thức bạo lực gia đình kết hợp

hỏi đáp đã được tổ chức cho hàng nghìn người dân địa phương. Tuy nhiên, tất cả các đối tác được phỏng vấn đều

nói rằng sự tham gia của nam giới là “ít” do đối tượng tham gia chính vẫn là phụ nữ.

Đầu ra 2.2: Phụ nữ Raglai năng động hơn, có tiếng nói mạnh mẽ hơn và vị thế tốt hơn trong các tổ chức

cộng đồng – PN Raglai đã trở nên năng động hơn trước đây, nhưng mới chỉ là tiến bộ ban đầu, cần nhiều nỗ lực

để duy trì và củng cố sự tiến bộ này.

Chỉ số 2.2.1: Số lượng phụ nữ có vị thế và vai trò cao hơn so với nam giới trong gia đình và cộng đồng tăng lên.

Không có thông tin định lượng, nhưng có thể nói chỉ số này đạt thông qua các chị trưởng, phó nhóm và những

thành viên tích cực tham gia sản xuất và bán hàng.

Chỉ số 2.2.2: Số giờ phụ nữ dành cho nghỉ ngơi tăng 10%: Không có thông tin định lượng. Thực ra, việc tham

gia sản xuất theo hướng áp dụng KHKT và thị trường khiến cho thời gian làm việc của cả PN và nam giới Raglai

tăng lên.

Chỉ số 2.2.3: Mạng lưới những người thực hành PWEL được thiết lập ở cấp quốc gia thông qua trung tâm nguồn

lực NGO và/ hoặc mạng lưới phụ nữ/giới (có khả năng kết nối với dự án PWEL tại Lào Cai). Đạt. Oxfam đã

hoàn thành việc này (Nhóm công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế - GED)

Chỉ số 2.2.4: 100% các thành viên nữ của các nhóm sản xuất tham gia vào các cuộc họp thường kỳ được tổ chức

bởi nhóm sản xuất hoặc Hội phụ nữ. Đạt. Tất cả các nhóm SX đều duy trì sinh hoạt định kỳ do HPN và nhóm tổ

chức.

Chỉ số 2.2.5: 90% các thành viên nữ của các nhóm sản xuất tham gia vào các hoạt động, sự kiện kinh tế-xã hội

và văn hóa trong cộng đồng. Đạt nếu tính các sự kiện sau: tập huấn, hội thảo, đi chợ, tham gia sinh hoạt nhóm,

truyền thông, hội chợ, tham quan, v.v.

Chỉ số 2.2.6: 25% phụ nữ nắm giữ các vai trò quan trọng trong chính quyền, tổ chức đoàn thể hoặc tổ chức dân

sự địa phương. Không có thông tin ban đầu (baseline) và thông tin hiện nay.

Chỉ số 2.2.7: 650 phụ nữ tham gia đóng góp vào những quyết định quan trọng của hộ gia đình. (VD: sử dụng

nguồn lực, chăn nuôi, đất đai và giáo dục cho con cái). Do thiếu thông tin ban đầu (baseline) nên không đánh giá

chính xác được chỉ số này. Tuy nhiên, 100% người được phỏng vấn (cả đối tác và thành viên nhóm SX) đều cho

rằng PN Raglai được tham gia đóng góp vào những quyết định quan trọng trong gia đình.

Page 62: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

62

Đầu ra 2.3: Năng lực của các tổ chức phụ nữ trong lĩnh vực phụ nữ làm chủ kinh tế được nâng lên – Bước

đầu đạt KQ, đặc biệt là HPN Thuận Bắc và Lợi Hải, các nhóm SX trong 3 xã DA.

Các hoạt động triển khai để đạt Đầu ra 2.2 và 2.3:

- Tập huấn về tăng cường trao quyền cho phụ nữ và thúc đẩy mạng lưới:

- Hỗ trợ đại diện cán bộ Hội phụ nữ tham gia các diễn đàn / hội thảo chuyên đề liên quan cấp huyện / tỉnh: đã

thực hiện

- Hỗ trợ trưởng, phó nhóm, thành viên nhóm sản xuất kinh doanh giỏi tham dự hội thảo ngành hàng liên quan,

diễn đàn về sản xuất kinh doanh cấp tỉnh/huyện: thực hiện chưa đạt kết quả mong muốn, một số hoạt động

phải hoãn và chuyển sang HĐ khác.

Kết quả trung hạn 3: Các kế hoạch và chương trình của chính phủ phản ánh các biện pháp và hành động

cụ thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất quy mô nhỏ

Đầu ra 3.1: Nhận thức của chính quyền địa phương về quyền và năng lực sở hữu kinh tế của phụ nữ được

cải thiện

Chỉ số 3.1.1: Một mạng lưới người thực hành WEL sẽ được thiết lập và hoạt động (tạo ra diễn đàn) để các bên

liên quan chia sẻ và thảo luận các cách tiếp cận và ứng dụng WEL. Đạt thông qua các cuộc đối thoại chính sách,

tham quan học tập, hội nghị tuyên truyền vận động chính sách cấp huyện và tỉnh.

Chỉ số 3.1.2: Số lượng phụ nữ nắm giữ vai trò lãnh đạo trong các tổ chức đoàn thể xã và thôn tăng 15%. Không

có số liệu và DA có vẻ không gây được ảnh hưởng.

Các hoạt động triển khai để đạt Đầu ra 3.1:

- Ít nhất 2 cuộc đối thoại chính sách sẽ được tổ chức với các lãnh đạo chính quyền cấp huyện để thảo luận làm

thế nào lồng ghép hỗ trợ cho những người sản xuất và doanh nghiệp quy mô nhỏ vào các chương trình và

chính sách của chính phủ;

- 02 hội thảo ngành hàng sẽ được tổ chức tại cấp địa phương;

- Các bài học kinh nghiệm về WEL được chia sẻ giữa những người thực hành WEL thông qua website, blog,

hội thảo, cập nhật thông tin và các chuyến thăm trao đổi.

- Một hội thảo hoặc chuyến thăm thực địa sẽ được tổ chức cho các nhà hoạch định chính sách (thành viên của

hội đồng nhân dân, lãnh đạo các cơ quan chính phủ) từ cấp xã đến cấp quốc gia.

- Các mô hình/thực tiễn WEL tốt sẽ được nhân rộng trong chương trình giảm nghèo của chính quyền tỉnh và

huyện: thưc hiện ở Bác Ái và Thuận bắc.

- Các bài học thành công và thất bại sẽ được tài liệu hóa và chia sẻ rộng rãi với các bên liên quan ở các cấp

quốc gia, tỉnh và huyện.

Từ năm 2014, DA điều chỉnh Hợp phần 4 thành: Vận động chính sách cụ thể cho các can thiệp theo chuỗi

Heo đen

4.1 Rà soát các chính sách hỗ trợ chăn nuôi của huyện, tỉnh: nguồn con giống, cây thức ăn, hạ tầng để phát triển

chăn nuôi (bể chứa nước mưa, giếng khoan, chuồng nuôi heo…), quy hoạch vùng chăn nuôi heo đen, cụ thể tới

cấp xã: Đã thực hiện thông qua 1 nghiên cứu bổ sung.

4.2 Rà soát các chính sách hỗ trợ các tác nhân thương mại: thu gom kiêm lò mổ và bán lẻ: Hỗ trợ các điểm giết

mổ nâng cấp đảm bảo VS ATTP (cần có chính sách riêng của tỉnh/huyện, không thể áp dụng các qui định chính

sách của nhà nước ban hành vì chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại Ninh Thuận): Đã thực hiện thông qua

Nghiên cứu bổ sung.

Page 63: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

63

4.3 Tổ chức các hội thảo chia sẻ kế hoạch phát triển chuỗi giá trị heo đen và tìm kiếm hợp tác, chính sách hỗ trợ

phát triển chuỗi giá trị heo đen tại các xã dự án: Đã thực hiện thông qua các cuộc hội thảo cấp huyện và tỉnh.

4.4 Hội thảo tổng kết dự án (các hoạt động của Oxfam kèm theo các khuyến nghị chính sách để hỗ trợ phát triển

các hộ chăn nuôi heo đen tập trung thành gia trại và trang trại). Dự kiến tổ chức ngày 17/4/2015/

4.5 Chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho dự án Tam nông tỉnh Ninh Thuận: Một hội thảo tổng kết được tổ

chức có kết hợp tham quan thực tế mô hình mà Oxfam đã làm (Tổ chức sản xuất liên kết với thị trường). Hội

thảo tổ chức tháng 10/2014 tại huyện Thuận Bắc.

Đầu ra 3.2: Các DN nhỏ/hộ kinh doanh cá thể xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình làm

cơ sở để xuất đầu vào cho các chuơng trình của chính phủ/chính quyền địa phương. DA đã xây dựng được 1

HTX NN ở xã Phước Tiến, hỗ trợ các mô hình hộ kinh doanh

Chỉ số 3.2.1: 20 doanh nghiệp quy mô nhỏ/hộ kinh doanh cá thể sẽ được tư vấn về các thủ tục hành chính, khung

pháp lý để thành lập và phát triển. Hỗ trợ tài chính và kĩ thuật ở mức khiêm tốn sẽ được cung cấp để thúc đẩy sự

phát triển của các doanh nghiệp quy mô nhỏ / hộ kinh doanh cá thể. 3 mô hình nuôi heo bán thả rông (2 ở Bác

Ái, 1 ở Thuận Bắc); 10 mô hình trồng rau chăn nuôi; 10 mô hình kinh doanh ở Phước Tiến và Lợi Hải, v.v.

Chỉ số 3.2.2: Gia tăng trong phân bổ nguồn lực của chính phủ cho các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ và

doanh nghiệp quy mô nhỏ được thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của chính phủ/chính quyền địa

phương. Oxfam đã làm việc với DA Tam Nông về vấn đề này. Đối tác cấp huyện phản ánh đã áp dụng thử trong

CT 30a...

Từ 2014 bổ sung:

4.6 Lồng ghép áp dụng công cụ lập kế hoạch (WEMAN): đã thực hiện.

4.7 Thăm và chia sẻ kinh nghiệm giữa 2 huyện Bác Ái và Thuận Bắc về việc áp dụng công cụ lập kế hoạch

(GALS/WEMAN) vào mô hình dự án WEL: Đã thực hiện

Page 64: BÁO CÁO KẾT QUẢ...1 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH

64

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Oxfam: Đề xuất dự án ““Tăng cường tiếp cận thị trường và khuyến khích phụ nữ Raglai làm chủ kinh tế tại

tỉnh Ninh Thuận” (dự án PWEL Ninh Thuận, mã số RVNA93), 16/11/2010

2. Phụ lục 1: Khung logic của DA RVNA93

3. Oxfam, Updated Indicators of project RVNA93, January 2012

4. Thông tin của Oxfam:

https://www.dropbox.com/sh/6utgcvt6k6uyn8o/AABcXgxMOo0MyBCsF2rb2Jw8a?dl=0

5. Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn Miền Nam (SCAP), Báo cáo “Nghiên cứu lựa

chọn ngành hàng ưu tiên cho huyện Bác Ái và Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận”, năm 2013

6. Oxfam, Tờ rơi số 091014 về DA RNVA93;

7. Oxfam, Đề xuất thay đổi Dự án Tăng cường tiếp cận thị trường và khuyến khích Phụ nữ Raglai làm chủ

kinh tế tại Ninh Thuận, năm 2014

8. Nhóm tư vấn Hoàng Xuân Trường, báo cáo “Nghiên cứu bổ sung chuỗi giá trị lợn đen và hỗ trợ kỹ thuật

cho việc thử nghiệm chuỗi giá trị lợn đen tại Ninh Thuận”, tháng 10/2014 9. Oxfam, NARRATIVE REPORT “Enhancing Market Access and Promoting Economic Leadership for

Raglai Women in Ninh Thuan province” Report period: April – September 2012

10. Oxfam, NARRATIVE REPORT “Enhancing Market Access and Promoting Economic Leadership for

Raglai Women in Ninh Thuan province” Report period: April 1, 2012 – March 31, 2013

11. Oxfam, NARRATIVE REPORT “Enhancing Market Access and Promoting Economic Leadership for

Raglai Women in Ninh Thuan province” Report period: April 1, 2014– September 30, 2014

12. Mai Thế Long, Tóm tắt kết quả vận động chính sách của dự án WEL Ninh Thuận (liên quan đến ngành hàng

heo đen), tháng 8/2014

13. Kế hoạch và ngân sách hoạt động chi tiết DA RVNA đến 31/3/2012 của huyện Bác Ái

14. Báo cáo tiến độ thực hiện DA từ tháng 10/2011-tháng 3/2012 của BĐH huyện Bác Ái

15. Báo cáo tiến độ thực hiện DA từ tháng 10/2011-tháng 3/2012 của BĐH huyện Thuận Bắc

16. Kế hoạch và Báo cáo tiến độ thực hiện DA 2012-2013 của BĐH huyện Bác Ái

17. Kế hoạch và Báo cáo tiến độ thực hiện DA 2012-2013 của BĐH huyện Thuận bắc

18. Kế hoạch và Báo cáo tiến độ thực hiện DA 2013-2014 của BĐH huyện Bác Ái

19. Kế hoạch và Báo cáo tiến độ thực hiện DA 2013-2014 của BĐH huyện Thuận Bắc

20. Kế hoạch và báo cáo tiến độ thực hiện DA 2014-2015 của BĐH huyện Bác Ái

21. Kế hoạch và báo cáo tiến độ thực hiện DA 2014-2015 của BĐH huyện Thuận Bắc