5
8/2010 Công ty Cphn Phân tích và Dbáo Thtrường Vit Nam ( AgroMonitor.,Jsc ). Email: [email protected] ; Phone: +84-4-6273 3596 ; Hotline: 0943.411.411

8/2010agromonitor.vn/Upload/File/ChuyendeTACN.Thang8.2010.pdf · 2 CÚ SHOCK SẼ CHUYỂN HÓA THÀNH KHỦNG HOẢNG? Đã có những mối lo ngại dấy lên từ các tổ

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

8/2010

Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo Thị trường Việt Nam ( AgroMonitor.,Jsc ). Email: [email protected] ; Phone: +84-4-6273 3596; Hotline: 0943.411.411

1

CÚ SHOCK GIÁ LÚA MỲ THẾ GIỚI VÀ THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN

CHĂN NUÔI NỘI ĐỊA

CÚ SHOCK GIÁ TỪ PHÍA CUNG

Trong 2 tháng vừa qua thị trường lúa mỳ thế giới chứng kiến một sự tăng giá đột biến. Nguyên nhân

chính bắt nguồn từ phía cung. Sản xuất lúa mỳ phụ thuộc lớn vào thời tiết, khu vực biển Đen là 1 trong 3

nơi sản xuất lớn nhất đang gặp phải hạn hán và thiếu nước, mức độ ảnh hưởng được đánh giá là trầm

trọng nhất trong 30 năm trở lại đây. Cháy rừng ở Nga diễn ra khoảng vào tháng 6 và tiếp tục lan rộng

dẫn đến tình trạng không kiểm soát được. Ngoài ra Ukraina, Kazakhstan cũng chịu ảnh hưởng của thời

tiết. EU cũng được dự báo sẽ giảm sản lượng 10% trong năm nay do thời tiết nắng nóng. Đỉnh điểm của

tình hình suy giảm nguồn cung đã xảy ra khi những ngày đầu tháng 8 Nga tuyên bố tạm ngưng xuất

khẩu lúa mỳ đến hết năm 2010. Ngoài ra Ukraina cũng đưa ra chính sách sẽ tăng cường thu mua để tăng

dự trữ nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Những diễn biến từ nhiều nơi về suy giảm nguồn cung cộng hưởng với các động thái chính sách theo

hướng đảm bảo “an toàn”, thắt chặt xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực đã dẫn đến tâm lý lo ngại

bao trùm, thị trường phản ứng nhanh chóng, có thể giới đầu cơ đã tận dụng triệt để cơ hội này và mức

giá bị đẩy lên cao. Bắt đầu từ tháng 6, giá trung bình ở mức 456-458 cent/bushel, đến đầu tháng 8 đã

tăng lên mức 840 cent/bushel, như vậy trong vòng hơn 1 tháng tăng khoảng 85%.

Giá lúa mỳ CBOT từ tháng 7/2009-8/2010

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ CME Group

2

CÚ SHOCK SẼ CHUYỂN HÓA THÀNH KHỦNG HOẢNG?

Đã có những mối lo ngại dấy lên từ các tổ chức quốc tế đến giới hoạch định chính sách, và kinh doanh

về một kịch bản bi quan với kết quả thiếu lúa mì sẽ chuyển thành cuộc khủng hoảng lương thực toàn

cầu. Liệu sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng mới? Câu trả lời hiện nay vẫn chưa thực sự rõ ràng, kịch bản

giá bị chi phối bởi các triển vọng của các yếu tố thời tiết ảnh hưởng ra sao đến các vụ mùa cuối năm của

một số nước sản xuất quan trọng khác là Achentina, Úc và đặc biệt là các phản ứng chính sách Chính

phủ trong ngắn hạn.

Tuy nhiên nếu nhìn vào các yếu tố căn bản của cung cầu có thể cho một câu trả lời rõ ràng hơn, ít nhất là

trong triển vọng trung hạn. Có hai yếu tố cần xem xét đó là sản lượng và dự trữ của các nước sản xuất

lớn trên thế giới.

Với mức điều chỉnh 187,05 triệu tấn cho dự trữ lúa mỳ cuối kỳ của thế giới trong niên vụ 2010/2011

(theo dự báo của USDA), thị trường vẫn đang nằm trong tình trạng an toàn bởi mức dự trữ trên cao hơn

tới 13,25% so với niên vụ 2008/2009.

Dự trữ

lúa mỳ

cuối kỳ

Niên vụ

2008/2009

Niên vụ

2009/2010

Niên vụ 2010/2011

Dự báo trong tháng

6/2010

Dự báo trong tháng

7/2010

EU-27 18.38 15.57 16.12 13.89

Ấn Độ 13.43 16.1 15.99 14.99

Australia 3.59 4.59 4.94 3.94

Thế giới 165.16 193.02 193.93 187.05

Nguồn: FAS/USDA – báo cáo tháng 7/2010

FAO và USDA cũng đồng thời đưa ra dự báo: sản lượng lúa mỳ thế giới mặc dù giảm so với các dự báo

trước đó, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của giai đoạn 2006-2008, bên cạnh đó vẫn có một số nước

có sản lượng đạt khá hơn so với năm ngoái như Úc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ.

Như vậy, có nhiều khả năng giá tăng có thể đang mang tính đầu cơ, và tính thời điểm nhiều hơn là phản

ánh thực chất cung cầu của thị trường. Giai đoạn tăng giá cao sẽ khó có thể duy trì trong thời gian dài.

THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA ĐANG PHẢN ỨNG

3

Có một điều chắc chắn rằng các nhà nhập khẩu và kinh doanh lúa mỳ cũng như các nhà sản xuất chế

biến sử dụng lúa mỳ làm nguyên liệu đầu vào đang theo dõi rất sát sao diễn biến của thị trường lúa mỳ

toàn cầu. Sở dĩ có sự quan tâm này vì ngành kinh doanh lúa mỳ ngày càng quan trọng đối với nhiều

ngành sản xuất và kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là ngành thức ăn chăn nuôi vốn sử dụng nguyên

liệu đầu vào từ lúa mỳ rất lớn. Những năm qua, nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam đã tăng rất mạnh. Nhập

khẩu lúa mỳ tăng mạnh từ cuối năm 2009 và riêng nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm nay đã vượt quá

mức nhập khẩu của cả năm 2009 và gấp đôi năm 2008.

Lượng và kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam theo tháng 1/2008-7/2010

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp Tổng cục Hải quan Việt Nam, riêng số liệu tháng 7/2010 là ước tính của

Bộ NN & PTNT)

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và cả lúa mỳ tăng mạnh thời gian qua có vẻ rất mâu thuẫn với xu hướng

của các ngành sử dụng đầu vào thức ăn chăn nuôi là chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản đang trong

giai đoạn tăng trưởng chậm, nếu không muốn nói là khá trì trệ. Thêm vào đó có một số ý kiến gần đây

cho rằng Việt Nam đang nhập khẩu nông sản và cả vật tư đầu vào một cách quá mức không cần thiết

trong khi sản xuất trong nước dư thừa. Có thể đây là một nhận định mang tính chiến lược và dài hạn cho

sự phát triển của ngành, tuy nhiên nếu nhìn vào ngắn hạn và cơ chế vận động kinh doanh của doanh

nghiệp thì xu hướng tăng mạnh nhập khẩu vật tư nông sản, trong đó có lúa mỳ trong thời gian qua có thể

được lý giải như sau:

• Kể từ cuối năm 2009, Việt Nam đối diện với diện tích ngô và sắn giảm, và giá của các loại nguyên

liệu này tăng thì có xu hướng tìm kiếm các nguyên liệu có thể thay thế phục vụ công nghiệp chế biến

4

thức ăn chăn nuôi. Kể từ năm 2009, các doanh nghiệp phát hiện ra lúa mỳ và DDGS là hai mặt hàng

thay thế cho ngô nên tăng mạnh nhập khẩu.

• Rất có nhiều khả năng các doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đang đánh cược với thị

trường, dự đoán xu hướng giá tăng và đã tăng mạnh nhập khẩu thời gian qua để tránh đợt tăng giá

hiện nay. Xu hướng này đã làm dự trữ tăng lên. Số liệu tham khảo của Tổng cục Thống kê về dự trữ

thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản vào thời điểm 1/7/2010 tăng từ 40% đến 80% so với cùng kỳ.

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

Các dự báo của các tổ chức quốc tế cho thấy không có những bất ổn định về cung và dự trữ lúa mỳ nên

có nhiều khả năng giá lúa mỳ trên thị trường thế giới có thể sẽ hạ nhiệt. Các doanh nghiệp nhập khẩu

nên cân nhắc về rủi ro khi quyết định tiếp tục nhập khẩu lúa mỳ để chờ giá tiếp tục lên.

Với mức giá cao như hiện nay, có nhiều khả năng từ tháng 8 trở đi nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam sẽ

giảm. Nguồn cung lúa mỳ nhập khẩu giảm và mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến mức giá của các nguyên

liệu thay thế khác như cám, ngô, DDGS, làm giá các mặt hàng này có xu hướng tăng lên.

Theo báo cáo ngành thức ăn chăn nuôi mới đây của AgroMonitor, 6 tháng đầu năm 2010, có thể nói giá

trên thị trường thức ăn chăn nuôi thế giới ở mức tương đối ổn định tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi

duy trì giá thành không tăng đột biến. Nếu như vậy, có thể sắp tới sẽ có đợt sóng tăng giá của nguyên

liệu thức ăn chăn nuôi thế giới. Như vậy, không như nhận định của một số tổ chức khác AgroMonitor dự

đoán giá thức ăn chăn nuôi trong nước có nhiều khả năng bị đẩy lên trong các tháng cuối năm, gây sức

ép về chi phí đẩy lên ngành chăn nuôi nội địa.

Trong một chừng mực nào đó, nếu giá lúa duy trì ở mức cao trong khoảng thời gian dài thì có thể thế

giới sẽ tăng nhu cầu tiêu thụ gạo nhiều hơn dẫn đến giá lúa gạo sẽ tăng

Tồn kho nội địa về thức ăn chăn nuôi tăng trong khi sản lượng nguyên liệu phục vụ ngành thức ăn chăn

nuôi có xu hướng giảm, chủ yếu là do được bù đắp bởi lượng tăng từ nhập khẩu trong các tháng đầu

năm. Như vậy, khác với các nhận định phổ biến hiện nay cho rằng tồn kho cao là một yếu tố tiêu cực,

Agromonitor cho rằng nhiều khả năng tồn kho lớn trong thời điểm này chính là đệm giảm sốc cho thị

trường khi bước vào giai đoạn tăng giá sắp tới.