168
1 UBND TNH QUNG NGÃI TRƯỜNG ĐH PHM VĂN ĐỒNG CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HC PHN 1. Thông tin chung vhc phn - Tên hc phn: HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG B2 - Mã hc phn: Stín ch: 2 - Yêu cu ca hc phn: Bt buc - Các hc phn tiên quyết: Không - Phân gitín chđối vi các hot động: Gilên lp: + Lý thuyết (15 tiết/tín ch): 30 + Thc hành/Thí nghim/Tho lun/Bài tp trên lp (30-45 tiết/tín ch): 0 + Thc tp ti cơ s(45-90 gi/tín ch): 0 + Làm tiu lun, bài tp ln hoặc đồ án, khóa lun TN (45-60 gi/tín ch): 0 Gichun bcá nhân (30 gi/tín ch) + Hot động theo nhóm: 0 + Thc, tnghiên cu: 60 - Khoa/Bmôn phtrách ging dy hc phn: Khoa Cơ bản 2. Mc tiêu ca hc phn 2.1. Mc tiêu chung 2.1.1. Kiến thc 1. Hiu rõ hơn về cu to nguyên tvà hthng tun hoàn các nguyên thóa hc. 2. Xác định được kiu liên kết, đặc điểm cu to ca các cht các trng thái khác nhau. 3. Hiểu được tính cht chung ca mt shp chất vô cơ thông dụng. 4. Biết được các đặc điểm chung ca hp cht hữu cơ và có kiến thức cơ bản vcác loi hp cht hữu cơ cơ bản như lipit, gluxit và protein làm cơ sở cho các hc phn chuyên ngành. 5. Vn dng các hiện tượng của các phương trình phn ứng để gii thích các vn đề sinh hóa giúp ging dy tt các ni dung liên quan vkinh tế gia đình. 6. Có kiến thc các khoa hc liên môn, btr, đáp ứng yêu cu dy hc trong chương trình giáo dục THCS. 2.1.2. Kỹ năng 1. Vn dng kiến thức đã học để gii các bài tp liên quan, gii thích các hin tượng xy ra trong thc tế có liên hđến hc phn. Có khnăng vận dng nhng kiến thc hóa hc đại cương đã học vào các môn hc ca chuyên ngành.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

1

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG B2

- Mã học phần: Số tín chỉ: 2

- Yêu cầu của học phần: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết (15 tiết/tín chỉ): 30

+ Thực hành/Thí nghiệm/Thảo luận/Bài tập trên lớp (30-45 tiết/tín chỉ): 0

+ Thực tập tại cơ sở (45-90 giờ/tín chỉ): 0

+ Làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận TN (45-60 giờ/tín chỉ): 0

Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ)

+ Hoạt động theo nhóm: 0

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60

- Khoa/Bộ môn phụ trách giảng dạy học phần: Khoa Cơ bản

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu chung

2.1.1. Kiến thức

1. Hiểu rõ hơn về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa

học.

2. Xác định được kiểu liên kết, đặc điểm cấu tạo của các chất ở các trạng thái

khác nhau.

3. Hiểu được tính chất chung của một số hợp chất vô cơ thông dụng.

4. Biết được các đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ và có kiến thức cơ bản về

các loại hợp chất hữu cơ cơ bản như lipit, gluxit và protein làm cơ sở cho các học phần

chuyên ngành.

5. Vận dụng các hiện tượng của các phương trình phản ứng để giải thích các vấn

đề sinh hóa giúp giảng dạy tốt các nội dung liên quan về kinh tế gia đình.

6. Có kiến thức các khoa học liên môn, bổ trợ, đáp ứng yêu cầu dạy học trong

chương trình giáo dục THCS.

2.1.2. Kỹ năng

1. Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập liên quan, giải thích các hiện

tượng xảy ra trong thực tế có liên hệ đến học phần. Có khả năng vận dụng những kiến

thức hóa học đại cương đã học vào các môn học của chuyên ngành.

Page 2: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

2

2. Rèn luyện năng lực phán đoán, khả năng phân tích và tổng hợp để lý giải các

hiện tượng hóa học, tác phong tỉ mỉ, suy luận logic.

3. Hình thành phương pháp luận, phương pháp học, năng lực tự học, tự nghiên

cứu.

4. Có khả năng tự nhận xét, đánh giá và tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả giáo

dục; tổ chức và vận động các thành viên khác tham gia tổ chức các hoạt động xã hội,

ngoại khóa, hoạt động giáo dục liên quan đến bộ môn và liên môn.

5. Có năng lực tìm hiểu người học và môi trường giáo dục, có kỹ năng giao tiếp

để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục.

2.1.3. Thái độ

1. Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và có niềm tin khoa

học.

2. Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng.

3. Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và ý thức cộng đồng.

4. Xây dựng thái độ hợp tác trong nhóm và làm việc theo nhóm.

5. Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân và có

phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của nhà giáo.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Chương 1: Cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Hiểu được thành phần và cấu tạo nguyên tử theo cơ học lượng tử.

- Biết được ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học và

các dạng bảng hệ thống tuần hoàn.

- Hiểu được cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn, sự biến thiên các tính chất

của các nguyên tố và hợp chất của chúng.

Chương 2: Liên kết hóa học

- Hiểu được những đặc trưng cơ bản của liên kết hóa học: năng lượng và

hình học liên kết và các loại liên kết hóa học.

- Hiểu và phân biệt được các loại liên kết hóa học.

- Hiểu được tính chất đặc trưng của các trạng thái tồn tại của vật chất: rắn,

lỏng, khí.

Chương 3: Tính chất chung của kim loại và phi kim. Một số loại hợp chất

vô cơ

Hiểu được tính chất chung của kim loại và phi kim, hiểu được cơ bản tính

chất của các loại hợp chất vô cơ: phức chất, oxit, hidroxit, các muối sunfua,

halogenua,...

Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ

- Nhận ra hợp chất hữu cơ, biết và phân biệt được công thức tổng quát, công

thức đơn giản, công thức phân tử của hợp chất hữu cơ.

- Hiểu được cấu trúc và cách bố trí của các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ

- Biết cách đọc tên của những hợp chất hữu cơ thông thường

Chương 5: Giới thiệu về các hợp chất Lipit, Gluxit và Protein

Page 3: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

3

- Nhận biết được các hợp chất Lipit, Gluxit và Protein và biết được nguồn

gốc thiên nhiên của chúng.

- Hiểu được các tính chất lí – hóa học đặc trưng của Lipit, Gluxit và Protein.

- Hiểu được vai trò của Lipit, Gluxit và Protein đối với đời sống động thực

vật.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần trang bị các kiến thức: Cấu tạo nguyên tử, hệ thống tuần hoàn các

nguyên tố hóa học. Đặc điểm liên kết của các chất tồn tại ở các trạng thái khác nhau.

Cấu tạo và tính chất của các hợp chất vô cơ và hữu cơ, làm nền tảng cho học phần lý

thuyết dinh dưỡng và các học phần về qui trình chế biến thực phẩm. Qua học phần

người học được phát triển kiến thức các khoa học liên môn, bổ trợ, phát triển nghề

nghiệp, đáp ứng yêu cầu dạy học trong chương trình giáo dục THCS, giúp người học

phát triển các năng lực giáo dục, dạy học, giao tiếp, tìm hiểu người học và môi trường

giáo dục, hoạt động xã hội và nâng cao khả năng đánh giá trong giáo dục.

4. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN

TỐ HÓA HỌC (5 tiết)

1.1. Cấu tạo nguyên tử

1.1.1. Thành phần nguyên tử, cấu tạo nguyên tử

1.1.2. Tính chất sóng – hạt của electron

1.1.3. Hàm sóng – Phương trình Schrödinger

1.1.4. Bốn số lượng tử đặc trưng cho trạng thái của electron trong nguyên

tử

1.1.5. Obitan nguyên tử

1.1.6. Sự phân bố các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản

1.2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

1.2.1. Cấu tạo của bảng tuần hoàn

1.2.2. Sự biến thiên tuần hoàn tính chất của các nguyên tố và các hợp chất

của chúng (bán kính nguyên tử, bán kính ion; năng lượng ion hoá, tính kim loại phi

kim, tính axit bazơ; ái lực với electron, độ âm điện, số oxi hoá)

Chương 2. LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ TRẠNG THÁI TẬP HỢP CỦA

VẬT CHẤT (4 tiết)

2.1. Liên kết hóa học

2.1.1. Những đặc trưng cơ bản của liên kết hóa học

2.1.2. Liên kết ion

2.1.3. Liên kết cộng hóa trị

2.1.4. Liên kết kim loại

2.1.5. Các liên kết yếu

2.2. Trạng thái tập hợp của vật chất

2.2.1. Trạng thái khí

Page 4: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

4

2.2.2. Trạng thái lỏng

2.2.3. Trạng thái rắn - liên kết trong tinh thể

Chương 3. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI VÀ PHI KIM. MỘT SỐ

LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ (6 tiết)

3.1. Tính chất chung của kim loại

3.2. Tính chất chung của phi kim

3.3. Một số loại hợp chất vô cơ

3.3.1. Phức chất

3.3.2. Oxit

3.3.3. Hiđroxit

3.3.4. Halogenua

3.3.5. Sunfua

3.3.6. Một số hợp chất khác

Chương 4. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ (5 tiết)

4.1. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

4.2. Cấu trúc phân tử hữu cơ

4.2.1. Thành phần nguyên tố và công thức phân tử

4.2.2. Công thức cấu tạo. Thuyết cấu tạo hóa học. Đồng phân cấu tạo

4.2.3. Bản chất và đặc tính của liên kết cộng hóa trị và một số liên kết yếu

4.3. Danh pháp hợp chất hữu cơ

4.3.1. Phân loại danh pháp

4.3.2. Danh pháp hidrocacbon

4.3.3. Danh pháp các dẫn xuất của hidrocacbon

Chương 5. GIỚI THIỆU VỀ CÁC HỢP CHẤT LIPIT, GLUXIT VÀ PROTEIN

(10 tiết)

5.1. Lipit

5.1.1. Triglixerit (Chất béo)

5.1.2. Khái niệm về sáp, photpholipit, steroit

5.1.3. Sơ lược về sự trao đổi lipit trong cơ thể

5.1.4. Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

5.2. Gluxit (Cacbohiđrat)

5.2.1. Monosaccarit

5.2.2. Polisaccarit

5.2.3. Sơ lược về sự chuyển hóa cacbohiđrat trong cơ thể

5.3. Protein

5.3.1. Peptit

5.3.2. Sơ lược về cấu trúc và tính chất protein

5. Học liệu

5.1. Học liệu bắt buộc

Page 5: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

5

1. Lê Mậu Quyền, Hoá học đại cương (Dùng cho sinh viên các trường cao

đẳng), NXB Giáo dục, 2005.

2. Trần Quốc Sơn, Đặng Văn Liếu, Cơ sở hóa học hữu cơ, Tập một, NXB Đại

học Sư phạm Hà Nội, 2005.

3. Trần Quốc Sơn, Đặng Văn Liếu, Cơ sở hóa học hữu cơ, Tập hai, NXB Đại

học Sư phạm Hà Nội, 2005.

4. Trần Quốc Sơn, Đặng Văn Liếu, Nguyễn Văn Tòng, Giáo trình Cơ sở hóa

học hữu cơ, Tập ba, NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội, 2007.

5.2. Học liệu tham khảo

5. Lê Mậu Quyền, Bài tập Hóa học đại cương (Dùng cho sinh viên các trường

Cao đẳng), NXB Giáo dục, 2005.

6. Trần Thành Huế, Hóa học đại cương 1 (Cấu tạo chất), NXB Đại học Sư

phạm, 2007.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

- Dự lớp đầy đủ, nghe giảng viên trình bày, hướng dẫn học tập và ghi chép.

- Đọc tài liệu, chuẩn bị bài trước khi lên lớp, tích cực tham gia xây dựng bài.

- Hoàn thành các BTVN, các vấn đề thảo luận mà GV giao, trình bày trước lớp.

Với báo cáo, thảo luận:

+ Các nhóm sinh viên (SV) phân công chuẩn bị báo cáo, thảo luận.

+ Khi trình bày báo cáo, tổ chức thảo luận: bốc thăm chọn ngẫu nhiên thành

viên nhóm lên báo cáo, tổ chức thảo luận, những thành viên còn lại bổ sung và nhóm

trả lời câu hỏi của nhóm khác.

Với BTVN: Tất cả SV bắt buộc phải làm trước BTVN, tiết sửa bài tập sẽ gọi

một số SV lên bảng sửa bài, các SV khác nhận xét và bổ sung.

- Làm đủ 2 bài kiểm tra định kỳ.

- Thi kết thúc học phần.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ: (trọng số) 40%

- Tham gia học tập trên lớp: đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận.

- Phần tự học, tự lên lớp: hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên

giao cho cá nhân; nhóm,…

- Hoàn thành 2 bài kiểm tra đánh giá định kỳ

7.2. Thi cuối kỳ: (trọng số) 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ (kể cả thi lại)

- Kiểm tra định kỳ: Tuần thứ 8, 15

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: LÊ HOÀNG DUY Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Cơ bản, Trường ĐH Phạm Văn Đồng

Page 6: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

6

Địa chỉ liên hệ: Khoa Cơ bản, Trường ĐH Phạm Văn Đồng, 986 Quang Trung,

TP Quảng Ngãi

Điện thoại: 0918 417 617; (055) 3 824 040

E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Hóa học đại cương, Hóa học hữu cơ, Hóa dược.

DUYỆT

Trưởng khoa

GVC. ThS. Võ Thị Lý Hoa

Trưởng bộ môn

TS. Võ Thị Việt Dung

Người biên soạn

TS. Lê Hoang Duy

Page 7: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

7

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: HÓA SINH NÔNG NGHIỆP

- Mã học phần: 04314922 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: không

- Các yêu cầu khác đối với học phần: không

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp: - Lý thuyết: 26

- Thực hành: 8

Giờ chuẩn bị cá nhân: tự học, tự nghiên cứu: 60

- Khoa phụ trách giảng dạy học phần: Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung

a. Phẩm chất

- Yêu gia đình: yêu mến, quan tâm giúp đỡ các thành viên trong gia đình; tự hào

về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Trung thực, tự trọng: trung thực trong học tập và trong cuộc sống; nhận xét

được tính trung thực trong hành vi của bản thân và của người khác; phê phán, lên án

các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống

- Tự lập, tự tin,tự chủ và có tinh thần vượt khó: tự giải quyết, tự làm những

công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt;tích cực học hỏi

bạn bè và những người xung quanh về lối sống tự lập; phê phán những hành vi sống

dựa dẫm, ỷ lại.

- Có trách nhiệm với nhân loại và môi trường thiên nhiên: sống hòa hợp với

thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; có ý thức tìm hiểu và sẵn sang tham

gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; lên án những hành vi

phá hoại thiên nhiên.

b. Năng lực

Page 8: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

8

- Năng lực tự học: xác định dược nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động;

tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện

- Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích được tình huống trong học tập, phát hiện

và nêu được những tình huống có vấn đề trong học tập và giải pháp giải quyết vấn đề

đó.

- Năng lực sáng tạo: đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác

định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ

nhiều nguồn khác nhau.

- Năng lực giao tiếp: khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra

được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng

một cách tự tin, thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc

cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện.

Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc

nhóm.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Chương I: Protein

Sinh viên hiểu được vị trí, vai trò, chức năng của phân tử protein trong cơ thể

sinh vật. Chú ý đến thành phần, hàm lượng của các axit amin không thay thế đối với

chất lượng nông sản, thực phẩm và dinh dưỡng của người, động vật. biết được tầm

quan trọng của công nghệ protein và ứng dụng của nó trong đời sống và sản xuất.

Chương II: Axit nucleic

Sinh viên nắm vững bản chất hóa học, thành phần cấu tạo của axit nucleic, biết

được vai trò và ý nghĩa của nucleotit tự do. Hiểu được tính chất hóa lí, sinh học của

AND, ARN, ứng dụng kĩ thuật gen trong sản xuất nông nghiệp.

Chương III: Gluxit

Sinh viên nắm vững thành phần cấu tạo, chức năng sinh học của gluxit. Biết

được tính chất, cấu trúc, chức năng sinh học của tinh bột, glycogen, celluloza, so sánh

được polysaccarit đồng thể và dị thể, và biết được chức năng sinh học của chúng.

Chương IV: Lipit

Sinh viên hiểu được vị trí, vai trò, cấu tọa hóa học, tính chất lí hóa cơ bản của

các nhóm lipit chính, nhóm lipit cấu trúc màng và nhóm lipit có hoạt tính sinh học đặc

hiệu trong cơ thể sinh vật. Biết được lipit được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của

nền kinh tế quốc dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chương V: Vitamin

Sinh viên hiểu được vitamin là hợp chất không thể thiếu đối với cơ thể người và

động vật. Nắm chắc cấu tạo hóa học, vai trò, chức năng sinh học, nhu cầu, nguồn cung

Page 9: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

9

cấp vitamin trong tự nhiên. Biết giữ gìn, khai thác các vitamin từ nông sản thực phẩm

đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chương VI: Enzym

Sinh viên hiểu được enzym là chất xúc tác sinh học, xúc tác cho các phản ứng

hóa học diễn ra bên trong cơ thể. Biết được vai trò, chức năng, cách gọi tên, phân loại

enzym dựa vào cơ chế tác dụng mà enzym xúc tác. Nắm được công nghệ enzym và

những ứng dụng của enzym trong đời sống và sản xuất.

Chương VII: Hormon

Sinh viên nắm vững khái niệm chung về hormon, cơ chế tác dụng của hormon

động vật và hormon thực vật. Biết được cấu tạo hóa học, chức năng sinh học của một

số đại diện điển hình. Hiểu cơ chế tác dụng của hormon thực vật đối với tính chịu hạn,

chống chịu bệnh của cây, làm chín quả.

Chương VIII: Các hợp chất có nguồn gốc thứ cấp

Sinh viên nắm vững cấu tạo hóa học, tính chất, vai trò của các đại diện thường

gặp thuộc các nhóm hợp chất có nguồn gốc thứ cấp. Biết sử dụng chúng trong đời

sống, sản xuất và hiệu quả kinh tế của nó.

Chương IX: Đại cương về trao đổi chất và trao đổi năng lượng

Sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về trao đổi chất của hệ thống sinh

học, các quy luật nhiệt động học, mối quan hệ với các phản ứng hóa sinh. Hiểu khái

niệm liên kết cao năng, hợp chất cao năng. Biết quá trình oxy hóa phosphoryl hóa,

chuỗi enzym hô hấp.

Chương X: Trao đổi gluxit

Sinh viên nắm vững các con đường “đốt cháy” glucoza trong tế bào, hiếu

nguyên lý cơ bản của quá trình phân giải di, polysaccharit. Biết vai trò của gluxit, tính

chất đặc trưng của kiểu trao đổi hiếu khí và kị khí.

Chương XI: Trao đổi lipit

Sinh viên hiểu được quá trình trao đổi dầu, mỡ trung tính diễn ra trong cơ thể

sinh vật. Hiểu các quá trình trao đổi phospholipit; quá trình trao đổi, phân giải, tổng

hợp steroit và sterol.

Chương XII: Trao đổi axit nucleic

Sinh viên nắm chắc quá trình phân giải axit nucleic. Hiểu cơ chế sinh tổng hợp

AND, ARN.

Chương XIII: Trao đổi protein

Sinh viên cần hiểu rõ quá trình trao đổi protein là quá trình cốt lõi trong toàn bộ

quá trình trao đổi chất. Hiểu quá trình chuyển hóa và sinh tổng hợp các axit amin trong

cơ thể sinh vật. Biết các yếu tố chính tham gia quá trình sinh tổng hợp protein, các giai

đoạn của quá trình sinh tổng hợp protein.

Chương XIV: Mối liên quan giữa các quá trình trao đổi chất

Page 10: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

10

Sinh viên nắm vững nguyên lý của quá trình trao đổi chất, tính phổ biến và đặc

thù của một số quá trình trao đổi chất ở thực vật, động vật, vi sinh vật. Biết được mối

liên quan giữa các quá trình trao đổi chất.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Hóa sinh nông nghiệp là môn khoa học về cơ sở phân tử của sự sống. Nó

nghiên cứu thành phần hóa học, cấu trúc, tính chất các phân tử sinh học, mối liên quan

giữa cấu trúc và chức năng, các quá trình chuyển hóa trao đổi chất, trao đổi năng lượng

diễn ra bên trong tế bào, cơ thể sống. Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ

bản nhất của hóa sinh học, giới thiệu một số thành tựu, ứng dụng của hóa sinh trong

nông nghiệp. Trên cơ sở đó, giúp sinh viên có thể tiếp thu dễ dàng kiến thức của

những môn học khác. Cung cấp cho sinh viên những thông tin chính xác về quá trình

sống, có tác dụng mạnh mẽ đối với các lĩnh vực khác.

4. Nội dung chi tiết học phần

Chương I: Protein

1. Khái niệm chung, vị trí, vai trò, chức năng của protein trong cơ thể sinh vật.

2. Cấu tạo của phân tử protein.

3. Tính chất lý hóa và sinh học chủ yếu của protein.

4. Phân loại protein.

5. Công nghệ protein và những ứng dụng trong thực tế.

Chương II: Axit nucleic

1. Cấu tạo hóa học của axit nucleic.

2. Cấu trúc, tính chất của axit nucleic (ADN, ARN).

3. Axit nucleic với công nghệ sinh học.

Chương III: Gluxit

1. Monosaccharit

2. Disaccharit

3. Oligosaccharit

4. Polysaccharit

Chương IV: Lipit

1. Cấu tạo hóa học và các tính chất lý hóa chủ yếu của các loại lipit thường gặp.

2. Vai trò và ứng dụng của lipit trong đời sống và sản xuất.

Chương V: Vitamin

1. Cấu tạo hóa học, vai trò, chức năng sinh học, nhu cầu và nguồn cung cấp các

vitamin.

2. Các chất kháng vitamin.

3. Ứng dụng của vitamin trong các lĩnh vực đời sống.

Chương VI: Enzym

1. Định nghĩa, bản chất hóa học của enzym.

2. Cấu tạo hóa học của enzym.

Page 11: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

11

3. Cơ chế xúc tác của enzym.

4. Tính đặc hiệu của enzym.

5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzym.

6. Cách gọi tên và phân loại enzym.

7. Công nghệ enzym và những ứng dụng của nó.

Chương VII: Hormon

1. Hormon động vật.

2. Hormon thực vật.

Chương VIII: Các hợp chất có nguồn gốc thứ cấp

1. Khái niệm chung và vai trò các hợp chất có nguồn gốc thứ cấp trong thực

vật.

2. Một số các hợp chất có NGTC thường gặp trong các cây đặc sản nhiệt đới.

3. Sử dụng các hợp chất có nguồn gốc thứ cấp trong đời sống và vai trò của

chúng trong nền kinh tế quốc dân.

Chương IX: Đại cương về trao đổi chất và trao đổi năng lượng

1. Trao đổi chất.

2. Trao đổi năng lượng.

3. Hợp chất cao năng.

4. Oxy hóa khử sinh học.

Chương X: Trao đổi gluxit

1. Phân giải gluxit

2. Tổng hợp gluxit

Chương XI: Trao đổi lipit

1. Trao đổi dầu, mỡ trung tính

2. Trao đổi phospholipit.

3. Trao đổi steroit và sterol.

Chương XII: Trao đổi axit nucleic

1. Phân giải axit nucleic

2. Tổng hợp axit nucleic

Chương XIII: Trao đổi protein

1. Phân giải protein

2. Sinh tổng hợp protein

Chương XIV: Mối liên quan giữa các quá trình trao đổi chất

1. Một số đặc điểm chung của quá trình trao đổi chất.

2. Quá trình trao đổi chất ở một số sinh vật đặc thù.

5. Học liệu

5.1. Học liệu bắt buộc

Page 12: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

12

1 (Q1)- Nguyễn Thị Hiền, Vũ Thy Thư - Hóa sinh nông nghiệp - NXB ĐH Sư

phạm 2003, Trung tâm Thông tin Tư liệu Đại học Phạm Văn Đồng.

5.2. Học liệu tham khảo

2 (Q2)- Nguyễn Thị Hiền, Vũ Thy Thư - Hóa sinh học - NXB ĐH Sư phạm

2005, Trung tâm Thông tin Tư liệu Đại học Phạm Văn Đồng.

3 (Q3)- Nguyễn Thị Trân Châu - Hóa sinh học - NXBGD 1998, Trung tâm

Thông tin Tư liệu Đại học Phạm Văn Đồng.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

Sinh viên phải chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp, lên lớp đầy đủ, tích cực

tham gia thảo luận, phát biểu xây dựng bài, làm bài tập, bài kiểm tra nghiêm túc.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Trần Ngọc Hải Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ Sinh học

Thời gian, địa điểm làm việc: 6 ngày/tuần, văn phòng khoa Sư phạm Tự nhiên.

Địa chỉ liên hệ: Trần Ngọc Hải, khoa Sư phạm Tự nhiên, trường ĐH Phạm Văn Đồng

Điện thoại: 0983020140 E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Giải phẫu sinh lí người, Động vật học

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Đình Phương Lê Thị Thính Trần Ngọc Hải

Page 13: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

13

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

- Mã học phần: 04314934 Số tín chỉ: 4 tín chỉ

- Yêu cầu của học phần (bắt buộc hay tự chọn): bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Các yêu cầu khác đối với học phần: (nếu có)

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 50 tiết

+ Thực hành/ Thí nghiệm/ Thảo luận trên lớp: 20 tiết

Giờ chuẩn bị cá nhân

+ Hoạt động theo nhóm: 40 giờ

+ Tự học, tự nghiên cứu: 80 giờ

- Khoa/Bộ môn phụ trách giảng dạy học phần: Khoa Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

2.1.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức:

Sinh viên đức tính cần cù, kiên nhẫn, tỉ mỉ, chính xác trong học tập và nghiên

cứu khoa học cũng như trong công việc sau khi ra trường.

Có thói quen gìn giữ, bảo vệ môi trường sống và sự đa dang sinh học.

2.1.2. Về năng lực dạy học:

Có kiến thức về tế bào sống, tổ chức cơ thể động vật, thực vật và các kỹ năng

cần thiết như: thực hành trên mẫu vật, sử dụng CNTT trong dạy học … để có thể tham

gia giảng dạy chương trình Công nghệ ở trường THCS.

2.1.3. Năng lực giao tiếp

Có kỹ năng giao tiếp với học sinh và các đối tượng khác như đồng nghiệp, phụ

huynh học sinh … để có thể hoàn thành tốt công việc dạy học.

2.1.4. Năng lực đánh giá trong giáo dục

Có kiến thức và các kỹ năng về đánh giá và đánh giá tích cực để có thể đánh giá

chính xác nhằm động viên, kích thích học sinh học tập tốt bộ môn.

2.1.5. Năng lực hoạt động xã hội

Có kỹ năng hoạt động độc lập hoặc hợp tác với các cá nhân hoặc tổ chức để

thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.

2.1.6. Năng lực phát triển nghề nghiệp

Page 14: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

14

Có khả năng tự đánh giá, nhận xét và rút ra những bài học kinh nghiệm từ kết

quả làm việc bản thân cũng như của bạn bè, đồng nghiệp.

Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu để đáp yêu cầu giảng dạy ở trường

THCS.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

BẬC I

BẬC II

BẬC III

PHẦN LÝ THUYẾT

PHẦN 1

I. Sinh học tế

bào

I.A1. Trình bày được

những nét đại cương về tế

bào như: lịch sử nghiên

cứu, nội dung học thuyết tế

bào, phương pháp nghiên

cứu và thành phần hóa học

của tế bào.

I.B2. Xác định được vị

trí của tế bào trong các

cấp độ tổ chức của sự

sống.

I.C1. Đánh giá về

vai trò của protein

trong sự hình thành

cơ sở phân tử của

cấu trúc tinh vi của

tế bào sống.

I.A2. Trình bày được cấu

trúc của tế bào Prokaryota.

I.B2. So sánh tế bào

này với Vi rút để thấy

được sự phức tạp

trong tổ chức cơ thể

của Vi khuẩn.

I.C2.

I.A3. Nêu được cấu trúc

của tế bào Eukaryota.

I.B3. So sánh tế bào

động vật và tế bào

thực vật.

I.C3. Phân tích

được tính thống

nhất trong hoạt

động của các cấu

trúc đảm bảo cho

tế bào có thể hoạt

động độc lập.

II.A1. Trình bày được các

khái niệm về năng lượng

tự do, năng lượng hoạt

hóa, quá trình oxy hóa

khử.

II.B1. Phân biệt được

phản ứng oxy hóa khử

sinh học với phản ứng

oxy hóa khử thông

thường

II.C1.

II.A2. Trình được những

nét chính về enzim như

khái niệm, cấu tạo, cơ chế

xúc tác, tính đặc hiệu và

các nhân tố ảnh hưởng đến

hoạt động của enzim.

II.B2. Chứng minh

được vai trò to lớn của

enzim đối với các

phản ứng diễn ra trong

tế bào cũng như cơ

thể.

II.C2

II.A3. Trình bày được khái II.B3. Phân biệt hai III.C4. Bình luận

Page 15: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

15

II. Trao đổi

chất của tế

bào

niệm ATP. Các phương

thức tổng hợp ATP trong

tế bào sống.

phương thức tổng hợp

ATP trong tế bào.

vấn đề “ATP-đồng

tiền năng lượng

của tế bào, cơ thể”

II.A4. Trình bày được

những kiến thức cơ bản về

quá trình vận chuyển nước,

các chất hòa tan, các phân

tử lớn và tiểu thể rắn qua

màng tế bào

II.B4. So sánh vận

chuyển thụ động với

vận chuyển chủ động;

vận chuyển chủ động

các chất hòa tan với

vận chuyển các chất

có phân tử lớn và chất

rắn; thực bào với ẩm

bào.

II.C4. Đánh giá về

vai trò của màng

sinh chất trong

hoạt động trao đổi

chất qua màng tế

bào.

II.A5. Nêu được đại cương

về quang hợp các sắc tố

quang hợp, các pha của

quang hợp và vai trò to lớn

của quang hợp.

II.B5. So sánh pha

sáng và tối của quang

hợp. So sánh quang

hợp ở thực vật C3, C4

và CAM

II. Đánh giá hiệu

suất quang hợp của

3 nhóm thực vật

C3, C4 và CAM

II.A6. Nêu được đại cương

về hô hấp, hô hấp yếm khí

và hô hấp hiếu khí và vai

trò của hô hấp đối với TB,

cơ thể.

II.B6. Giải thích được

tạo sao hiệu quả

năng lượng trong lên

men thấp hơn nhiều

so với hô hấp hiếu

khí.

II.C6.

III.A1. Trình bày dược cấu

tạo nucleotit, axit nucleic,

Nhiễm sắc thể.

III.B2. So sánh phân

tử ADN với ARN

III. C2.

III.A2. Trình bày các quá

trình nhân đôi ADN, tổng

hợp ARN, tổng hợp

Protein và quá trình điều

hòa tổng hợp Protein.

III.B2. So sánh hai

quá trình tái bản ADN

và tổng hợp ARN.

III.C2.

III.A3. Trình bày được

khái niệm chu kỳ tế bào,

các giai đoạn của chu kỳ tế

bào, các kỳ của quá trình

nguyên nhiễm, giảm

nhiễm.

III.B3. Phân biệt

nguyên nhiễm với

giảm nhiễm và rút ra

được ý nghĩa của hai

quá trình này đối với

tế bào và cơ thể.

III.C3.

III.A4. Trình bày được thí

nghiệm, nội dung qui luật,

cơ sở tế bào học, điều kiện

III.B4. Vận dụng vào

giải các bài toán di

truyền lai một, hai

III.C4.

Page 16: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

16

III. Di truyền

học

nghiệm đúng của các định

luật Mendel.

hoặc nhiều tính trạng.

III.A5. Trình bày được các

các thí nghiệm, rút ra qui

luật về hiện tượng trội

không hoàn toàn, đa alen.

III.B5. Vận dụng để

giải các bài tập di

truyền

III.C5.

III.A6. Trình bày được các

kiến thức về qui luật di

truyền liên kết với giới

tính, liên kết và hoán vị

gen, tương tác gen, di

truyền ngoài nhân, tính đa

hiệu của gen…

III.B6. Vận dụng giải

các bài tập di truyền

liên quan.

III.C6. Dự đoán

được sự di truyền

của một số bệnh di

truyền khi phân

tích sơ đồ phả hệ.

IV.A1. Trình bày được các

học thuyết tiến hóa của

Lamacrk, Darwin và các

thuyết tiến hóa sau

Darwin.

IV.B1. Phân biệt chọn

lọc tự nhiên và chọn

lọc nhân tạo theo

Darwin.

IV.C1. Đánh giá

học thuyết tiến hóa

của Darwin

IV.A2. Nêu được khái

niệm biến dị, biến dị

không di truyền và biến dị

di truyền.

IV.B2. Giải thích

được tại sao nói biến

dị là nguyên liệu của

tiến hóa.

IV.C2. Bình luận

vấn đề đột biến

thường gây hại và

xảy ra với tần số

rất thấp lại vẫn

được coi là nguyên

liệu cho tiến hóa.

IV.A3. Trình bày được

khái niệm chọn lọc tự

nhiên (CLTN) theo quan

điểm hiện đại, các hình

thức của CLTN.

IV.B3. Lấy các ví dụ

thực tiễn để minh họa

cho hình thức chọn lọc

kiên định, định hướng

và chọn lọc gián đoạn.

IV.C3. Đánh giá

tính ưu việt và hạn

chế của quan niệm

hiện đại về CLTN.

Page 17: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

17

IV. Sự tiến

hóa của sinh

vật

IV.A4. Trình bày được các

khái niệm về vốn gen, tần

số alen và tần số kiểu gen,

định luật Hardy-Weinberg.

IV.B4. Chứng minh

được định luật Hardy-

Wenberg khó có thể

gặp trong thực tế.

IV.C4.

IV.A5. Trình được khái

niệm, các cơ chế cách ly

và ý nghĩa của sự cách ly

trong việc hình thành loài

mới.

IV.B5. Phân biệt giữa

cách ly sinh sản và

cách lý địa lý.

IV. C5. Phân tích

được vai trò của

cách ly địa lý trong

quá trình tiến hóa

của loài chim sẻ

theo Darwin

IV.A6. Nêu và cho ví dụ

minh họa cho các con

đường hình thành loài mới.

IV.B6. Giải thích

được tại sao phải bảo

vệ sự đa dạng sinh học

của các loài cây hoang

dại cũng như các

giống cây trông

nguyên thủy

IV.C6.

V. Các mối

quan hệ của

sinh vật với

môi trường

V.A1. Trình bày được các

khái niệm sinh thái cơ bản

như: môi trường và các

nhân tố sinh thái, nơi ở và

ổ sinh thái.

V.B1. Phân biệt được

hai khái niệm “nơi ở”

và “ổ sinh thái”.

V.C1.

V.A2. Nêu được tác động

của một số nhân tố sinh

thái cơ bản lên sinh vật:

nhiệt độ, ánh sáng, nước

và độ ẩm môi trường.

V.B2. Chứng minh

được sinh vật đã

những biến đổi để

thích nghi với những

điều kiện của môi

trường sống.

V.C2.

V.A3. Trình bày được các

mối quan hệ cùng loài và

khác loài.

V.B3. Lấy các ví dụ

ngoài thực tế để minh

họa cho các mối quan

hệ giữa sinh vật với

nhau.

V.C3. Bình luận

vấn đề cạnh tranh

là nguồn gốc của

tiến hóa.

PHẦN II

VI.A1. Nêu được khái

niệm về mô, phân loại mô

thực vật.

VI.B1. Giải thích tại

sao Cây Một lá mầm

không thể tăng trưởng

nhiều theo chiều

ngang.

VI.C1. Bình luận

về tính thống nhất

trong hoạt động

của các mô của cơ

thể thực vật.

VI.A2. Trình bày được cấu VI.B2. Phân biệt mô VI.C2.

Page 18: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

18

I. Tổ chức cơ

thể thực vật

bậc cao và sự

thích nghi

tạo mô phân sinh, mô che

chở, mô mềm, mô cơ, mô

dẫn và mô tiết.

che chở sơ cấp với mô

che chở thứ cấp; mô

dày với mô cứng.

VI.A3. Nêu được cấu tạo

cơ quan sinh dưỡng

VI.B3. So sánh cấu

tạo rễ, thân, lá của cây

Hai lá mầm và cây

Một lá mầm.

VI.C3. Liên hệ

thực tiễn về việc cơ

quan sinh dưỡng

thực hiện chức

năng sinh sản.

VI.A4. Nêu được sự thích

nghi của rễ thân lá với điều

kiện môi trường.

VI.B4. Cho ví dụ

minh họa về các biến

dạng của rễ, thân, lá

tại địa phương.

VI.C4.

VI.A5. Nêu được khái

niệm về sự dẫn truyền

nước và ion khoáng trong

cây

VI.B5. Giải thích

được các thuật ngữ: áp

suất thẩm thấu, thế

nước, thế thẩm thấu,

thế áp suất, sự trương,

hiện tượng co nguyên

sinh và phản co

nguyên sinh.

VI.C5.

VI.A6. Nêu khái niệm, tế

bào thực hiện và cơ chế

thoát hơi nước ở cây.

VI.B6. Chứng minh

được đây là động cơ

tận cùng trên để dẫn

nước từ rễ lên lá.

VI.C6.

II.A1. Trình bày khái niệm II.B1. Giải thích được

Page 19: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

19

II. Sự sinh

sản của thực

vật có hoa

tính hướng kích thích của

thực vật và các loại hướng

động thường gặp ở thực

vật.

một số hiện tượng

thực tế liên quan đến

tính hướng kích thích

của TV.

II.A2. Nêu được cấu tạo cơ

quan sinh sản của thực vật

hạt kín.

II.B2. Vẽ phác thảo

được và chú thích sơ

đồ hoa của cây bưởi,

sơ đồ phát triển hạt

phấn và túi phôi.

II.A3. Nêu được khái niệm

hiện tượng quang chu kỳ ở

thực vật và dựa và đây để

phân loại các nhóm

TVHK.

II.B3. Phân biệt được

cây ngày dài, cây ngày

ngắn và cây trung tính

II.A4. Nêu được vai trò

của phitocrom trong phản

ứng nở hoa

II.B4.

II.A5. Nêu được quá trình

thụ phấn, thụ tinh và sự

phát triển của quả và hạt ở

thực vật Hạt kín(TVHK).

II.B5. Phân biệt tự thụ

phấn và thụ phấn

chéo.

II.A6. Nêu cấu tạo quả và

hạt của TVHK

II.B6. Chứng minh

được quả và hạt có cấu

tạo thích nghi với

những kiểu phát tán

khác nhau.

III. Sự phát

triển và các

quá trình điều

hòa sinh

III.A1. Trình bày được cấu

trúc và sự nảy mầm của

hạt

III.B2. Giải thích được

tại sao khi hạt nảy

mầm lại cần đủ 3 điều

kiện: đủ nước, đủ oxy

và có nhiệt độ phù

hợp.

III.A2. Trình bày được quá

trình phân hóa của từ mô

phân sinh ngọn để tạo ra

các mô phân hóa của cây.

III.B2. Giải thích guồn

gốc của các mô sau

đây: biểu bì, vỏ tủy,

libe sơ cấp, xylem thứ

cấp.

III.A3. Phân loại được các

mô sơ cấp của thân.

III.B3. Chứng minh

được sự sinh trưởng

thứ cấp chủ yếu gặp ở

Page 20: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

20

trưởng ở thực

vật

cây Hai lá mầm sống

lâu năm.

III.A4. Nêu được khái

niệm hormon thực vật,

phân loại, đặc điểm của

một số hormon tiêu biểu.

Nêu được ứng dụng kinh tế

của một số loại hormon.

VI.B4. Lập bảng được

tóm tắt giới thiệu về

các hormon thực vật:

loại, nơi sinh ra, Cơ

quan chịu tác động,

tác động

IV. Tổ chức

cơ thể động

vật có xương

sống

IV.A1. Nêu được cấu tạo

các mô, cơ quan và hệ cơ

quan của động vật có

xương sống (ĐVCXS).

IV.B1. Chứng minh sự

phù hợp giữa cấu tạo

với chức năng sinh lý

của các mô, cơ quan

và hệ cơ quan của

ĐVCXS.

IV.C1. Đánh giá về

vai trò của hệ thần

kinh đối với toàn

bộ hoạt động của

cơ thể ĐVCXS.

V. Hệ thần

kinh

V.A1. Trình bày được các

cấu tạo của hệ thần kinh

động vật và chức năng của

chúng.

V.B1. Phân biệt được

các phản xạ tủy sống

và phản xạ não

V.C1. Bình luận về

sự tiến hóa của hệ

thần kinh qua các

nhóm động vật.

V.A2. Nêu được khái niệm

về xung thần kinh và sự

lan truyền xung thần kinh.

V.B2. Giải thích được

tại sao sự lan truyền

xung thần kinh trên

dây thần kinh lại thực

hiện theo lối “nhảy

cóc”.

IV.C2.

V.A3. Trình bày cấu tạo

của hệ thần kinh thực vật

V.B3. Giải thích được

vai trò của hệ thần

kinh giao cảm và phó

giao cảm

V.C3.

VI. Hệ thụ

cảm

VI.A1. Trình bày được

khái niệm tế bào và cơ

quan thụ cảm, cách gọi tên

tế bào thụ cảm, cơ quan

thụ cảm ngoài và thụ cảm

trong.

VI.B1. Mô tả được

bằng sơ đồ một cơ

quan cảm giác đơn

giản.

VI.C1.

VI.A2. Trình bày được cấu

tạo và hoạt động của các

giác quan: vị giác, khứu

VI.A2. Chứng minh

cấu tạo phù hợp với

chức năng của các cơ

VI.C2.

Page 21: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

21

giác, thính giác, thị giác, vị

giác và cơ quan thụ cảm ở

da và nội quan.

quan thụ cảm của cơ

thể động vật.

VII. Hệ vận

động

VII.A1. Trình bày được

cấu tạo chung và ý nghĩa

của hệ vận động.

VII.B1. So sánh cấu

tạo và chức năng của

cơ vân và cơ trơn.

VII.C1.

VIII. Hệ nội

tiết

VIII.A1. Nêu được khái

niệm hormon, kể tên các

tuyến nội tiết chính của cơ

thể và các loại hormon do

chúng tiết ra và tác dụng

của hormon

VIII.B1. Phân biệt

tuyến nội tiết và ngoại

tiết

VIII.C1.

VIII.A2. Trình bày được

cơ chế điều hòa hoạt động

của tuyến nội tiết

VIII.B2. VIII.C2

IX. Hệ máu

và dịch thể

IX.A1. Nêu được ý nghĩa

sinh học, chức năng và các

thành phần cấu tạo của

máu. Nêu được sự điều

hòa dịch thể

IX.B1. Vẽ sơ đồ và

giải thích tóm tắt quá

trình đông máu

IX.C1.

IX.A2. Trình bày được sự

phân loại nhóm máu và

nguyên tắc truyền máu.

IX.B2. IX.C2.

X. Hệ tuần

hoàn

X.A1. Nêu được cấu tạo và

chức năng của hệ tuần

hoàn; sự điều hòa hoạt

động của hệ tuần hoàn

X.B1. Phân tích mối

quan hệ giữa cấu tạo

các thành phần của hệ

tuần hoàn và chức

năng do chúng đảm

nhận.

X.C1.

XI. Hệ hô hấp

XI.A1. Nêu được cấu tạo

và chức năng của hệ hô

hấp; sự điều hòa hoạt động

của hô hấp

XI.B1. Phân tích mối

quan hệ giữa cấu tạo

các thành phần của hệ

hô hấp và chức năng

do chúng đảm nhận.

XI.C1.

XII. Hệ tiêu

hóa

XII.A1. Nêu được cấu tạo

chung, hoạt động tiêu hóa

thức ăn tại từng phần của

hệ tiêu hóa.

XII.B1. Lập được

bảng tóm tắt tất cả các

quá trình tiêu hóa

quan trọng diễn ra tại

các vị trí khác nhau

của ống tiêu hóa.

XII.C1.

Page 22: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

22

XIII. Hệ bài

tiết

XIII.A1. Nêu được cấu tạo

và chức năng của thận và

da.

XIII.B1. Chứng minh

cấu tạo của thận phù

hợp với chức năng lọc

nước tiểu.

XIII.C1

XIV. Hệ sinh

dục

XIV.A1. Trình bày được

cấu tạo và chức năng sinh

lý của hệ sinh dục

ĐVCXS.

XIV.B1. XIV.C1.

XIV.A2. Nêu được các

biện pháp tránh thai và

sinh đẻ có kế hoạch.

XIV.B2. XIV.C2.

PHẦN THỰC HÀNH

I. Kính hiển vi

và sử dụng kính

hiển vi để quan

sát tế bào động

vật, thực vật

I.A1. Sử dụng được

kính hiển vi, làm được

các tiêu bản tế bào động

vật, thực vật, pha chế và

sử dụng các hóa chất,

thuốc nhuộm sử dụng

trong nghiên cứu tế bào

I.B1. Mô tả được cấu

tạo tế bào đã quan sát

và vẽ hình.

I.C1.

I.A2. Trình bày được

cách làm bài tường trình

thực hành.

I.B2. I.C2.

II. Giải các bài

tập di truyền

II.A1. Trình bày được

cách nhận biết và cách

giải các bài tập theo các

định luật của Mendel và

không tuân theo Mendel

II.B1. Áp dụng trong

giải các bài tập liên

quan.

II.C1.

III. Mô thực vật,

động vật

III.A1. Làm được các

tiêu bản về mô che chở,

mô mềm, mô cơ, mô

dẫn ở thực vật; các mô

bì, mô liên kết, mô máu,

mô cơ ở động vật.

III.B1. Mô tả được

hình thái và cấu tạo

các mô ở động vật, vẽ

hình

III.C1.

IV. Cấu tạo cơ

quan sinh dưỡng

và cơ quan sinh

IV.A1. Quan sát hình

thái và làm tiêu bản cấu

tạo giải phẫu của rễ,

thân, lá cây Một và hai

lá mầm.

IV.B1. Nhận diện

được các thành phần

cấu tạo hiển vi, mô tả

và vẽ hình.

IV.C1.

IV.A2. Quan sát cấu tạo IV.B2. Mô tả được IV.C2.

Page 23: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

23

sản của TVHK

hoa, quả và hạt của

TVHK.

cấu hình thái, cấu tạo

cơ quan sinh sản của

TVHK và vẽ hình.

V. Cấu tạo cơ

thể ĐVCXS

V.A1. Quan sát hình

thái, giải phẫu được một

ĐVCXS đại diện (ếch)

để quan sát các hệ cơ

quan của cơ thể nó.

V.B1. Mô tả được

hình thái, cấu tạo giải

phẫu, hoạt động sống

của các hệ cơ quan

của ĐVCXS.

V.C1.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Sinh học đại cương là học phần cung cấp cho người học những kiến thức đại

cương, cơ bản về sinh học thông qua việc nghiên cứu tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan,

sinh học cơ thể động vật và thực vật, di truyền học, tiến hóa và sinh thái học. Những

kiến thức này là cơ sở để sinh viên tiếp thu các kiến thức chuyên ngành Sinh học như

thực vật, động vật học, sinh lý thực vật, giải phẫu sinh lý người và động vật, hay các

kiến thức về KTNN như trồng trọt, chăn nuôi…

4. Nội dung chi tiết học phần

LÝ THUYẾT (50 tiết)

A. PHẦN THỨ NHẤT (25 tiết)

Chương 1: Sinh học tế bào (3 tiết)

1.1. Đại cương về tế bào

1.2. Cấu trúc của các tế bào Prokaryota

1.3. Cấu trúc của tế bào Eukaryota

Chương 2: Trao đổi chất của tế bào (9 tiết)

2.1. Các dạng năng lượng

2.1.1. Năng lượng tự do

2.1.2. Oxy hóa khử

2.1.3. Năng lượng hoạt hóa

2.1.4. Enzim

2.2. Sự trao đổi chất qua màng tế bào

2.2.1. Sự hấp thu nước và các chất hòa tan

2.2.2. Thực bào và ẩm bào

2.3. Hô hấp tế bào

2.3.1. Đại cương về hô hấp tế bào

2.3.2. Hô hấp kỵ khí

2.3.2.1. Quá trình đường phân

2.3.2.2. Sự lên men

2.3.3. Hô hấp hiếu khí

2.4. Quang hợp

Page 24: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

24

2.4.1. Đại cương về quang hợp

2.4.2. Các pha trong quang hợp

2.4.3. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

Chương 3: Di truyền học (6 tiết)

3.1. Nucleotit và axit nucleic

3.1.1. Nucleotit

3.1.2. Axit nucleic

3.2. Nhiễm sắc thể và sự phân bào

3.3. Các định luật di truyền của Mendel

3.4. Sự di truyền không theo các định luật Mendel

Chương 4: Sự tiến hóa của sinh vật (4 tiết)

4.1. Các học thuyết tiến hóa

4.1.1. Thuyết tiến hóa của Lamacrk

4.1.2. Thuyết tiến hóa của Đac-uyn

4.1.3. Các thuyết tiến hóa sau Darwin

4.2. Biến dị- nguồn nguyên liệu của tiến hóa

4.2.1. Biến dị đột biến

4.2.2. Biến dị tổ hợp

4.3. Chọn lọc tự nhiên

4.4. Định luật Hardy- Wenberg

4.5. Sự cách ly và các cơ chế hình thành loài

Chương 5: Các mối quan hệ của sinh vật với môi trường (3 tiết)

5.1. Những khái niệm sinh thái học cơ bản

5.2. Tác động của nhân tố sinh thái lên sinh vật

5.3. Mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần thể, quần xã

5.3.1. Quan hệ cùng loài

5.3.2. Quan hệ khác loài

B. PHẦN THỨ HAI (25 tiết)

Chương I: Tổ chức cơ thể thực vật bậc cao và sự thích nghi (4 tiết) 1.1. Mô thực vật

1.1.1. Mô phân sinh

1.1.2. Mô chuyên hoá

1.2. Cơ quan sinh dưỡng của thực vật

1.2.1. Rễ

1.2.2. Thân

1.2.3. Lá

1.3. Sự thích nghi của thực vật

1.3.1. Sự thích nghi của rễ

1.3.2. Sự thích nghi của thân

1.3.3. Sự thích nghi của lá

Page 25: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

25

1.4. Hấp thu và vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật

1.4.1. Hấp thu và dẫn truyền ở rễ

1.4.2. Dẫn truyền ở thân

1.4.2. Sự thoát hơi nước của cây

Chương II: Sự sinh sản của thực vật có hoa (3 tiết) 2.1. Sự sinh sản vô tính

2.2. Sự sinh sản hữu tính

2.2.1. Tổ chức của cơ quan sinh sản

2.2.2. Quang kỳ và sự trổ hoa

2.2.3. Sự phát sinh giao tử

2.2.4. Sự thụ phấn và sự thụ tinh

2.2.5. Sự phát triển của phôi, hạt và trái

2.3. Sự phát tán của quả và hạt

Chương III: Sự phát triển và các quá trình điều hoà sinh trưởng ở thực vật (5

tiết) 3.1. Sự phát triển của thực vật

3.1.1. Sự nẩy mầm của hạt và sự phát triển của cây non

3.1.2. Sự tăng trưởng của rễ và thân

3.1.3. Tính hướng động của thực vật

3.2. Các hormon tăng trưởng của thực vật:

3.2.1. Auxin, gibberellin, cytokinin, acid abscisic, ethylen.

3.2.2. Tác động điều hoà của các hormon thực vật

Chương IV: Tổ chức cơ thể của động vật có xương sống (1 tiết) 4.1. Cấu tạo chung của cơ thể thích nghi với môi trường sống

4.2. Mô động vật

4.3. Các cơ quan và hệ cơ quan ở động vật

Chương V: Hệ thần kinh (2 tiết) 5.1. Sự tiến hoá của hệ thần kinh

5.2. Cấu tạo đại cương của hệ thần kinh

5.3. Tế bào thần kinh

5.4. Xung thần kinh và sự lan truyền xung thần kinh

5.5. Hệ thần kinh trung ương

Chương VI: Hệ thụ cảm (1 tiết)

6.1. Các thụ quan ở da và nội quan

6.2. Vị giác và khứu giác

6.3. Thị giác

6.4. Thính giác

Chương VII: Hệ vận động (1 tiết) 7.1. Ý nghĩa sinh học của hệ vận động

7.2. Cấu tạo và chức năng của cơ vân

7.3. Cấu tạo và chức năng của cơ trơn

Chương VIII: Hệ nội tiết (1 tiết) 8.1. Cấu tạo chung – định nghĩa

8.2. Các hormon và tác dụng của chúng

8.3. Sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết

Chương IX: Hệ máu và dịch thể (1 tiết) 9.1. Ý nghĩa sinh học và chức năng của máu

9.2. Các thành phần của máu

Page 26: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

26

9.3. Nhóm máu

9.4. Sự điều hoà dịch thể

Chương X: Hệ tuần hoàn (1 tiết) 10.1. Cấu tạo chung

10.2. Chức năng của hệ tuần hoàn

10.3. Sự điều hoà hoạt động tim mạch

Chương XI: Hệ hô hấp (1 tiết) 11.1. Cấu trúc của hệ hô hấp

11.2. Sự trao đổi khí

11.3. Sự điều hoà hoạt động hô hấp

Chương XII: Hệ tiêu hoá (2 tiết) 12.1. Cấu tạo chung

12.2. Tiêu hoá ở khoang miệng và thực quản

12.3. Tiêu hoá ở dạ dày

12.4. Tiêu hoá ở ruột non

12.5. Sự hấp thụ ở ruột non

12.6. Sự tiêu hoá ở ruột già

Chương XIII: Hệ bài tiết (1 tiết) 13.1. Cấu tạo thận

13.2. Chức năng của thận

13.3 Cấu tạo và chức năng của da

Chương XIV: Hệ sinh dục (1 tiết)

14.1. Cấu tạo hệ và chức năng hệ sinh dục

14.2. Tránh thụ thai và sinh đẻ có kế hoạch

THỰC HÀNH (20 Tiết) (5 bài x 4 tiết/bài)

Bài 1: Kính hiển vi và sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào động vật, thực vật

Bài 2: Giải các bài tập di truyền theo các định luật của Mendel và không theo

Mendel.

Bài 3: Mô thực vật, động vật

Bài 4: Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của TVHK

Bài 5: Cấu tạo cơ thể ĐVCXS

5. Học liệu (giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo)

5.1. Học liệu bắt buộc (tối thiểu có 1 giáo trình, bài giảng hiện hành)

1. Nguyễn Thị Hòa, Bài giảng Sinh học đại cương (do người dạy cung cấp) (Q1)

2. Nguyễn Thị Hòa, Thực hành Sinh học đại cương (Q2)

5.2. Học liệu tham khảo

3. Lê Ngọc Thông, Huỳnh Tiến Dũng, Sinh học đại cương, NXB ĐHNL, 2001 (Q3)

4. Phan Cự Nhân (chủ biên), Trần Bá Hoành, Lê Quang Long, Phạm Đình Thái,

Hoàng Thị Sản, Mai Đình Yên, Sinh học đại cương, Tập 1 và 2, NXB ĐHQG Hà Nội,

1997 (Q4)

5. W.D. Phillips- T.J. Chilton, Sinh học, tập 1,2, NXB Giáo dục, 1997 (Q5).

Page 27: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

27

6. Phạm Thành Hổ, Di truyền học, NXBGD, 2005 (Q6)

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

- Sinh viên phải dự ít nhất 80% số giờ lên lớp và tham gia đầy đủ các buổi thực

hành.

- Tìm đầy đủ tài liệu học tập và các tài liệu có liên quan.

- Phải nghiên cứu tài liệu trước giờ lên lớp. Có vở ghi chép môn học, vở thực

hành

- Hoàn thành và nộp bài sêmina cho giáo viên trước ngày báo cáo.

- Tham gia đầy đủ các buổi thảo luận, sêmina; tích cực trao đổi để nắm bắt được

vấn đề.

- Làm đầy đủ và đạt yêu cầu các bài kiểm tra định kỳ

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Nguyễn Thị Hòa Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: 7h30 sáng thứ hai hàng tuần tại khoa SPTN

Địa chỉ liên hệ: Khu tập thể giáo viên của trường (đối diện trường ĐH Phạm Văn

Đồng)

Điện thoại: 0983.746103 E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: nghiên cứu về Động vật và Di truyền.

DUYỆT

Trưởng khoa Trưởng bộ môn Giảng viên

Nguyễn Thị Hòa

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 28: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

28

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

Tên học phần: Sinh lí vật nuôi

Mã học phần: 26 Số tín chỉ: 03

Yêu cầu của học phần: bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Sinh học đại cương

Các yêu cầu khác đối với học phần: không có

Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 35 tiết

+ Thực hành/thí nghiệm: 20 tiết

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 tiết

Khoa/bộ môn phụ trách giảng dạy học phần: Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

Về kiến thức

Sinh viên (sv) phải hiểu, nắm vững những kiến thức cơ bản, chủ yếu nhất của các

chức năng sinh lí trong cơ thể ở các loài động vật; từ đó có thể so sánh, phân biệt các

vấn đề sinh lí ở các động vật. Đồng thời, phải nắm chắc qui luật sinh lí giữa cơ thể với

môi trường là một khối thống nhất.

Trên cơ sở đó giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật tác động

lên cơ thể vật nuôi nhằm đảm bảo các hoạt động sinh lí tốt nhất để đạt được năng suất

cao, chất lượng sản phẩm tốt và hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.

Về thái độ Sinh viên phải thể hiện tính tự học, tự nghiên cứu để đạt kết quả học tập tốt nhất.

Đồng thời, biết vận dụng kiến thức môn học có hiêu quả vào thực tiễn chăn nuôi, thú

y.

Về phát triển năng lực

Sinh viên biết sử dụng các trang thiết bị, thành thạo những kỹ năng cơ bản, cần

thiết các bài thực hành và nắm được các phương pháp nghiên cứu môn học.

Rèn luyện kỹ năng tư duy lí luận để nghiên cứu, phân tích những hiện tượng

bệnh lí và biện pháp kỹ thuật tác động vào cơ thể vật nuôi.

Trên cơ sở nắm vững kiến thức về sinh lí động vật. Sinh viên có khả năng áp

dụng vào thực tế trong chăn nuôi, tạo giống, lai giống để phát triển kinh tế

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Page 29: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

29

Chương I: Sinh lí

máu và tuần hoàn

- Biết được khái

niệm và chức năng

sinh lí của máu và

bạch huyết.

- Nêu được chức

năng sinh lí của

tuần hoàn máu và

bạch huyết.

Sinh viên phải

hiểu sâu một số

kiến thức cơ bản

và chủ yếu sau:

- Thành phần,

tính chất, chức

năng sinh lí chủ

yếu của máu và

bạch huyết.

- Cơ sở phân

loại các nhóm

máu ở người,

động vật (đv)

- Cấu tạo, chức

năng sinh lí và

điều hòa hoạt

động của tim, hệ

mạch.

- Giải thích được quá

trình đông máu và ứng

dụng trong việc truyền

máu.

- Biết vận dụng được

những kiến thức đã học

vào thực tế đời sống

như: có ý thức bảo vệ

vật nuôi không bị mất

máu; đảm bảo vật nuôi

(v/n) không bị thiếu

máu do thiếu chất dinh

dưỡng.

- Phân biệt được các

yếu tố có hình của máu

và chức năng sinh lí

của chúng.

Chương II: Sinh lí

hô hấp

- sv biết được sơ

lược cấu tạo của

hệ hô hấp

- Nêu được ý

nghĩa của sinh lí

hô hấp.

- Hiểu sâu về cơ

chế các động tác

hô hấp(hít, thở)

- Sinh lí các quá

trình trao đổi khí

ở phổi và mô.

- Hiểu cơ chế

sinh lí điều hòa

các quá trình hô

hấp.

- sv biết ứng dụng một

số kiến thức cơ bản và

chủ yếu của sinh lí hô

hấp trong việc phòng

ngừa một số bệnh về

hô hấp ở vật nuôi và có

kỹ năng phân tích,

nhận định bệnh.

Chương III: Sinh lí

tiêu hóa và hấp thu

- sv biết được cấu

tạo và chức năng

của hệ tiêu hóa.

- Nêu được quá

trình tiêu hóa các

chất dinh dưỡng

tại các trạm tiêu

hóa.

- sv phải hiểu

sâu những kiến

thức cơ bản, chủ

yếu của quá

trình tiêu hóa,

hấp thu thức ăn

tại các trạm tiêu

hóa.

- Hiểu sâu quá

trình hấp thu các

chất dinh dưỡng

trong đường tiêu

hóa.

- Phải thành thạo các

kỹ năng cần thiết trong

các bài thực hành về

tiêu hóa, hấp thu.

- Phân biệt được các

loại dạ dày ở các loài

vật nuôi và biện pháp

tác động hợp lí nhằm

nâng cao năng suất.

- So sánh, phân biệt

được hệ tiêu hóa gia

súc, gia cầm.

Chương IV: Sinh lí

trao đổi chất và

năng lượng

sv nắm được đại

cương, ý nghĩa,

chức năng sinh lí

cơ bản, chủ yếu

của quá trình trao

đổi chất và năng

lượng

-Nắm chắc các

sơ đồ trao đổi

các chất dinh

dưỡng.

- Thành thạo các

kỹ năng việc đo

tính các trị số

Giải thích được quá

trình sinh nhiệt, tỏa

nhiệt và cơ chế điều tiết

thân nhiệt ở cơ thể vật

nuôi.

Page 30: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

30

tiêu hao năng

lượng.

Chương V: Sinh lí

bài tiết

- Biết được hoạt

động của hệ bài

tiết có nhiểu hệ cơ

quan tham gia: hô

hấp, tuần hoàn,

tiêu hóa, da và

thận.

- Nêu được ý

nghĩa của sinh lí

bài tiết, cấu tạo

của hệ bài tiết

nước tiểu, thành

phần và đặc tính lí

hóa của nước tiểu.

- Hiểu sâu cơ

chế sinh lí sự tạo

thành, sự bài tiết

nước tiểu và

điều tiết bài xuất

nước tiểu.

- Biết vận dụng vào

thực tế chăn nuôi các

loại vật nuôi.

Chương VI: Sinh lí

nội tiết

- Nắm được đặc

điểm, nguồn gốc,

bản chất hóa học,

đặc tính sinh học

của hormon.

- Hiểu sâu cơ

chế tác động của

các hormon

trong cơ thể và

sinh lí của các

tuyến nội tiết

trong cơ thể

động vật.

- Phân biệt được tuyến

nội tiết và ngoại tiết

- Biết ứng dụng kiến

thức về hormon trong

chăn nuôi để đạt kết

quả như mong muốn.

- Giải thích, phân tích

được mối quan hệ giữa

các hormon trong cơ

thể đv.

Chương VII: Sinh

lí sinh sản và tiết

sữa

Nắm được thành

thục sinh dục và

tầm vóc, cấu tạo

của cơ quan sinh

dục đực, cái

- Nắm được cấu

tạo, đặc điểm của

tuyến vú.

- Hiểu sâu về

những kiến thức

cơ bản, chủ yếu

như: ý nghĩa của

sinh lí sinh sản,

sinh lí sinh dục

đực, cái; sự thụ

tinh, sự phát

triển của phôi

thai, quá trình

đẻ, tiết sữa, thải

sữa.

- Phân biệt được đặc

điểm sinh sản của gia

súc và gia cầm.

- Biết vận dụng những

kiến thức đã học vào

việc chăn nuôi vật nuôi

sinh sản và tiết sữa có

hiệu quả.

Chương VIII: Sinh

lí thần kinh

- Biết được sơ

lược về cấu trúc,

phân loại, chức

năng sinh lí cơ bản

của các tế bào thần

kinh, phân biệt

được một số khái

niệm như: hệ thần

kinh trung ương,

hệ thần kinh thực

- Hiểu sâu về

sinh lí hệ thần

kinh trung ương,

hệ thần kinh

thực vật và hoạt

động phản xạ.

- Phân tích, giải thích

được cung phản xạ, ý

nghĩa của phản xạ có

điều kiện trong đời

sống vật nuôi.

- Biết ứng dụng một số

kiến thức cơ bản, chủ

yếu của sinh lí thần

kinh vào chăn nuôi có

hiệu quả.

Page 31: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

31

vật

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, cơ bản, hiện đại về

các quá trình sinh lí trong cơ thể của các loài động vật khác nhau, qua đó sinh viên có

những kiến thức sâu, rộng, phong phú để so sánh, phân tích, làm cơ sở cho việc tác

động các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y trên cơ sở khoa học. Tuy nhiên,

trước khi giảng mỗi chương, giảng viên cần phải đề cập đến một số kiến thức về cấu

tạo, giải phẫu để làm sáng tỏ các chức năng sinh lí. Đồng thời phải giới thiệu những

thành tựu mới, tóm tắt các công trình nghiên cứu gần đây và những ứng dụng tiến bộ

kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y đạt kết quả tốt.

4. Nội dung chi tiết học phần

4.1. Phần lý thuyết: (25 tiết)

Chương I: Sinh lí máu và tuần hoàn (5 tiết)

1.1. Sinh lí máu và bạch huyết

1.1.1. Sinh lí máu: Khái niệm, chức năng, khối lượng, một số tính chất lí-hóa,

thành phần, nhóm máu, sự đông máu ở động vật và người. Ứng dụng

1.1.2. Sinh lí bạch huyết: Khái niệm, thành phần và chức năng sinh lí chủ yếu của

bạch huyết.

1.2. Sinh lí tuần hoàn máu và bạch huyết

1.2.1. Sinh lí tuần hoàn máu:

1.2.1.1. Sinh lí tim (cấu tạo, đặc điểm sinh lí, sự hoạt động và điều hòa hoạt động

của tim)

1.2.1.2. Sinh lí tuần hoàn mạch máu (đặc trưng, nguyên nhân máu chảy trong

mạch, điều hòa lưu thông mạch máu)

1.2.2. Sinh lí tuần hoàn bạch huyết (khái niệm, nguyên nhân)

1.3. Ứng dụng những đặc điểm sinh lí máu và tuần hoàn trong chăn nuôi

Chương II: Sinh lí hô hấp (3 tiết)

2.1. Ý nghĩa của sinh lí hô hấp

2.2. Sơ lược cấu tạo hệ hô hấp (đường dẫn khí và 2 lá phổi)

2.3. Hô hấp ở phổi (hô hấp ngoài): động tác hít vào, thở ra, các phương thức hô

hấp, tần số hô hấp.

2.4. Sự trao đổi khí (ở phổi, ở mô, sự vận chuyển O2 và CO2 trong máu)

2.5. Điều hòa hoạt động hô hấp (bằng thần kinh và thể dịch)

ChươngIII: Sinh lí tiêu hoá và hấp thu (5 tiết)

3.1. Khái quát cấu tạo hệ tiêu hóa của vật nuôi (cấu tạo và chức năng)

3.2. Sự tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở vật nuôi (định nghĩa, tác động cơ học, hóa

học và vi sinh vật (vsv), sinh lí tiêu hoá tại các trạm tiêu hóa ở vật nuôi)

3.3. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng ở vật nuôi (nơi hấp thu, đường hấp thu, cơ

chế hấp thu các chất dinh dưỡng)

3.4. Sự thải chất bả (sự hình thành và thải phân)

Chương IV: Sinh lí trao đổi chất và năng lượng (5 tiết)

Page 32: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

32

4.1. Đại cương về trao đổi chất và năng lượng

4.2. Trao đổi các chất dinh dưỡng trong cơ thể (protein, lipid, glucid, khoáng,

vitamin và nước)

4.3. Trao đổi năng lượng (khái niệm, một số dạng trao đổi năng lượng (NL) của

cơ thể: NL cơ sở, NL khi cơ hoạt động, NL khi đói)

4.4. Thân nhiệt và sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể (khái niệm, quá trình sản

sinh nhiệt, tỏa nhiệt, cơ chế điều tiết thân nhiệt của vật nuôi)

Chương V: Sinh lí bài tiết (3 tiết)

5.1. Ý nghĩa sinh lí chủ yếu của sự bài tiết nước tiểu

5.2. Sơ lược cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,

hệ thống mạch máu và các dây thần kinh)

5.3. Sự tạo thành nước tiểu (sơ cấp, thứ cấp, cơ chế điều hòa hoạt động thận)

5.4. Sự bài tiết nước tiểu

5.5. Ứng dụng đặc điểm của sinh lí bài tiết nước tiểu trong chăn nuôi

Chương VI: Sinh lí nội tiết (4 tiết)

6.1. Đại cương về các tuyến nội tiết (định nghĩa, nguồn gốc hormon, phân loại

hormon, đặc tính sinh học, tác dụng sinh lí của hormon)

6.2. Cơ chế tác dụng của hormon

6.3. Sinh lí các tuyến nội tiết (vị trí, cấu tạo, chức năng tiết kích thích tố (ktt),

chức năng sinh lí, điều hòa hoạt động và ứng dụng của tuyến giáp, phó giáp, tuyến tụy,

tuyến trên thận, tuyến sinh dục, tuyến yên)

6.4. Điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết

Chương VII: Sinh lí sinh sản và tiết sữa (5 tiết)

7.1. Sinh lí sinh dục đực (cấu tạo, tinh dịch, số lượng tinh trùng/ml tinh dịch ở

các loài động vật) và ứng dụng

7.2. Sinh lí sinh dục cái (cấu tạo, sự hình thành trứng, thành thục sinh dục, chu kỳ

sinh dục) và ứng dụng

7.3. Sự thụ tinh và ứng dụng

7.4. Sinh lí tiết sữa (cấu tạo tuyến vú, sinh trưởng phát triển tuyến vú, sự hình

thành sữa, thải sữa, điều hòa quá trình tạo sữa, tiết sữa) và ứng dụng.

Chương VIII: Sinh lí thần kinh (5 tiết)

8.1. Sinh lí thần kinh trung ương (cấu tạo, phân loại, chức năng sinh lí của tế bào

thần kinh, sinh lí tủy sống và não bộ).

8.2. Sinh lí thần kinh cấp cao (phản xạ, khuếch tán hưng phấn và ức chế, phân

tích và tổng hợp, các kiểu thần kinh)

8.3. Ứng dụng học thuyết Pavlov về hoạt động thần kinh cấp cao trong chăn

nuôi.

4.2. Phần thực hành: (20 tiết)

Bài 1: Đếm hồng cầu, bạch cầu, đinh lượng huyết sắc tố, xác định nhóm máu (5 tiết)

Bài 2: Tác dụng của enzim tiêu hóa trong nước bọt, vai trò của mật trong tiêu hóa thức

ăn (5 tiết)

Bài 3: Sự hoạt động của tinh trùng, chẩn đoán có thai ở vật nuôi (5 tiết)

Page 33: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

33

Bài 4: Làm tiêu bản cơ thần kinh, phân tích cung phản xạ, thành lập phản xạ có điều kiện

ở vật nuôi (5 tiết)

5. Học liệu

5.1. Học liệu bắt buộc

Quyển 1 (Q.1): PGS.TS Nguyễn Quang Mai (chủ biên), GS.TSKH Cù Xuân

Dần- Sinh lí học vật nuôi- Giáo trình CĐSP- Dự án đào tạo giáo viên THCS- Bộ giáo

dục và đào tạo- NXB Đại học sư phạm, năm 2004

5.2. Học liệu tham khảo

Quyển 2 (Q.2): Lê Văn An – Bài giảng sinh lí vật nuôi, năm 2013

Quyển 3 (Q.3): Lê Văn Thọ, Đàm Văn Tiện- Sinh lí học gia súc- ĐH Nông

nghiệp II -Huế - NXB Nông nghiệp, năm ?.

Quyển 4 (Q.4): Nguyến Quang Mai, Trần Thị Loan, Mai Văn Hưng- Sinh lí học

người và động vật- NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội, năm 2003

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

Sinh viên học tập môn học này cần phải:

Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài

Chấp hành sự phân công của nhóm trưởng, hoàn thành các bài tập đầy đủ, chất

lượng, trình bày đẹp, đúng qui định, nộp đúng tiến độ.

Tham dự đầy đủ các giờ lí thuyết, thực hành và thảo luận theo qui định.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập học phần:

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên:

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: Giảng viên

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: Hẽm 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi

Điện thoại: 0934911015 E-mail: Levananpvd @gmail.com

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Đình Phương Lê Thị Thính Lê Văn An

Page 34: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

34

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: SINH LÝ CÂY TRỒNG

- Mã học phần: 26 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Hóa sinh học, Hình thái-giải phẫu thực vật

- Các yêu cầu khác đối với học phần: bố trí phòng học có projector

- Bộ môn-Khoa phụ trách giảng dạy học phần: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 24 tiết

+ Thực hành/ Thí nghiệm/ Thảo luận trên lớp: 12 tiết

Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ)

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ

- Khoa/Bộ môn phụ trách giảng dạy học phần: Khoa Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1 Mục tiêu đào tạo chung của học phần

- Về kiến thức

+ Học phần Sinh lí cây trồng (SLCT) sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến

thức cơ bản nhất về các quá trình và các phản ứng sinh học xảy ra ở thực vật, các kiến

thức này sẽ làm nền tảng cho các học phần chuyên ngành khác.

+ Sinh viên có đầy đủ những kiến thức cập nhật nhất liên quan đến các quá

trình sinh lý thưc vật, trên cơ sở đó, sinh viên có thể áp dụng điều khiển sinh trưởng

phát triển cây trồng và lý giải các hiện tượng xảy ra trên thực tế.

- Về kỹ năng

+ Biết được kỹ năng các thí nghiệm thông dụng về Sinh lý thực vật ở trong

phòng thí nghiệm cũng như ở ngoài thực địa.

Page 35: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

35

+ Biết cách trồng, nhân giống, chăm sóc một số cây trồng. Vận dụng các kiến

thức về SLCT để giảng dạy sinh học 6, phần kỹ thuật nông nghiệp (KTNN) ở trường

Trung học Cơ sở (THCS).

-Về thái độ

Nhận thức được vai trò to lớn của thực vật, cây trồng trong hệ sinh thái sinh

quyển và trong đời sống, từ đó giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường xanh,

duy trì sự đa dạng sinh học.

- Năng lực: Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực giáo

dục qua giảng dạy kỹ thuật nông nghiệp ở THCS, có khả tự định hướng, thích nghi và

tìm hiểu môi trường. Có năng lực tự học tập, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, năng

lực tổ chức đánh giá và dạy học phân hóa, tích hợp, năng lực vận động người khác

tham gia các hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

- CHƯƠNG I: SINH LÍ TẾ BÀO THỰC VẬT

Sinh viên hiểu được khái quát chung về tế bào, hiểu được đặc điểm cấu tạo và

chức năng củng như một số đặc điểm sinh lí của tế bào thực vật. Có năng lực dẫn dắt

về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tự học tập, bồi dưỡng.

- CHƯƠNG II: SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC CỦA CÂY TRỒNG

Sinh viên hiểu được vai trò của nước trong hoạt động sống của cơ thể thực vật,

biết được trao đổi nước là một quá trình sinh lí quan trọng, các quá trình trao đổi nước

trong cơ thể thực vật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hiểu được thế nào là sự cân

bằng nước trong cây, biết được tác hại của sự mất cân bằng nước đến phẩm chất và

năng suất của nông sản. Biết vận dụng kiến thức của chương để giảng dạy các bài 9,

10, 11, 17, 24 thuộc sách giáo khoa (SGK) Sinh học 6. Sinh viên có năng lực dẫn dắt

về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực giáo dục qua giảng dạy, có khả tự định hướng,

thích nghi và tìm hiểu môi trường.

- CHƯƠNG III: QUANG HỢP CỦA CÂY TRỒNG

Sinh viên hiểu được vai trò của quang hợp đối với sự sống của sinh giới, biết

được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt

trời thành hóa năng trong các sản phẩm quang hợp. Hiểu được nội dung và bản chất

hai pha trong quá trình quang hợp, trình bày được sự ảnh hưởng của các tác nhân

ngoại cảnh đến quang hợp và biết các biện pháp điều tiết cường độ quang hợp để tăng

năng suất và phẩm chất nông sản. Vận dụng được kiến thức chương quang hợp dể

giảng dạy các bài 19, 25 trong SGK Sinh học 6. Có năng lực tự học tập, bồi dưỡng và

nghiên cứu khoa học, năng lực tổ chức, vận động người khác tham gia các hoạt động

xã hội.

- CHƯƠNG IV: HÔ HẤP Ở CÂY TRỒNG

Sinh viên hiểu và trình bày được khái niệm, bản chất và cơ chế hô hấp, nắm

vững cơ chế hô hấp yếm khí, hiếu khí, glioxylic, pentose photphat... hiểu được ý nghĩa

Page 36: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

36

của hô hấp, biết ứng dụng giảng dạy các bài 23, 46 trong SGK Sinh học 6. Có năng lực

tự học tập, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, năng

- CHƯƠNG V: DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ NITƠ

Sinh viên hiểu được những đặc điểm chung của dinh dưỡng khoáng và nitơ ở

thực vật, nắm đươc bản chất sinh lí, hiểu được vai trò của một số nguyên tố dinh

dưỡng thiết yếu. Hiểu và giải thích được những cơ chế hấp thu, vận chuyển và đồng

hóa các chất khoáng, nitơ ở cây, đồng thời hiểu được những cơ sở khoa học của việc

bón phân hợp lí cho cây trồng. Có năng lực tự học tập, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa

học, năng lực tổ chức đánh giá và dạy học phân hóa, tích hợp, năng lực tổ chức, vận

động người khác tham gia các hoạt động xã hội.

- CHƯƠNG VI: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TRỒNG

Sinh viên hiểu và phân biệt được một số khái niệm về sinh trưởng và phát triển

của thực vật, hiểu và mô tả được chu trình sống, sinh trưởng, phát triển của tế bào thực

vật. Trình bày được khái niệm, biết được các phytohocmon và mô tả hiệu ứng của

chúng đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật. Hiểu được các phản ứng

vận động và vai trò của sự vận động đó đối với sự phát triển của thực vật, hiểu được

khái niệm sinh sản, các kiểu và các hình thức sinh sản, đặc trưng sinh sản ở thực vật có

hoa. Giải thích được quá trình phát triển của hoa thành hạt, quả và đặc trưng phát triển

của quả, các kiểu quả và các dạng thức của quả. Vận dụng kiến thức của chương để

giảng dạy tốt các bài liên quan trong SGK Sinh học 6 và Sinh học 9. Có năng lực dẫn

dắt về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực giáo dục qua giảng dạy, năng lực tổ chức

đánh giá và dạy học phân hóa, tích hợp có khả tự định hướng, thích nghi và tìm hiểu

môi trường.

- CHƯƠNG VII: TÍNH CHỐNG CHỊU CỦA CÂY TRỒNG ĐỐI VỚI

ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

Sinh viên hiểu được nguyên nhân của sự xuất hiện tính chống chịu ở thực vật,

biết được bản chất của các tính chống chịu ở các mức độ tế bào và cơ thể. Trình bày

được các biện pháp khắc phục tác hại của môi trường bất lợi đối với thực vật và nâng

cao tính chống chịu của cây trồng. Ứng dụng được kiến thức của chương vào giảng

dạy các bài 18, 20, 25, 36 trong SGK Sinh học 6. Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn,

nghiệp vụ, có năng lực giáo dục qua giảng dạy, có khả tự định hướng, thích nghi và

tìm hiểu môi trường.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Qua học phần này, sinh viên biết nhận dạng, mô tả, giải thích cơ chế một số quá

trình sinh lý của thực vật, đặc biệt ở cây có hoa (sinh lý tế bào, trao đổi nước, dinh

dưỡng khoáng và ni tơ, quang hợp, hô hấp, sinh trưởng phát triển, sinh lý chống chịu).

Mặt khác, học phần còn trang bị cho sinh viên có kỹ năng tiến hành những thí nghiệm

cơ bản trong phòng thí nghiệm, trên vườn trường để tìm hiểu bản chất, cơ chế một số

quá trình sinh lý ở cơ thể thực vật, mối quan hệ giữa chúng với các điều kiện môi

trường. Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực giáo dục qua

Page 37: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

37

giảng dạy, có khả tự định hướng, thích nghi và tìm hiểu môi trường. , năng lực tổ chức

đánh giá và dạy học phân hóa, tích hợp, năng lực vận động người khác tham gia các

hoạt động sản xuất trong đời sống.

4. Nội dung chi tiết học phần

PHẦN LÍ THUYẾT (24 tiết)

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ và nhiệm vụ của môn Sinh lí cây trồng

2. Mối liên hệ của sinh lí học thực vật – Sinh lí cây trồng với các môn khoa học

khác

CHƯƠNG I. SINH LÍ TẾ BÀO THỰC VẬT

1.1. Khái niệm chung về tế bào

1.2. Cấu tạo và chức năng tế bào thực vật

1.3. Sự trao đổi chất của tế bào

CHƯƠNG II. SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC CỦA CÂY TRỒNG

2.1. Vai trò của nước đối với cây trồng

2.2. Sự hấp thụ và vận chuyển nước ở cây trồng

2.3. Quá trình thoát hơi nước của cây

2.4. Cơ sở sinh lí của sự tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

CHƯƠNG III. QUANG HỢP CỦA CÂY TRỒNG

3.1. Khái niệm về quang hợp

3.2. Cơ chế của quá trình quang hợp

3.3. Các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp của cây trồng

3.4. Quang hợp và năng suất cây trồng nông nghiệp

Chương IV. HÔ HẤP Ở CÂY TRỒNG

4.1. Khái niệm chung về hô hấp và vai trò của hô hấp trong đời sống cây trồng

4.2. Cơ chế hô hấp

4.3. Hô hấp với các hoạt động sống của cây trồng

4.4. Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản

CHƯƠNG V. DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ NITƠ

5.1. Sự hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng khoáng của cây trồng

5.2. Các nhân tố ảnh hưởng sự hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng khoáng của

cây trồng

5.3. Dinh dưỡng nitơ của cây trồng

5.4. Cơ sở sinh lí của việc bón phân hợp lí cho cây trồng

Chương VI. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TRỒNG

6.1. Khái niệm chung về sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Page 38: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

38

6.2. Sự nảy mầm của hạt

6.3. Sự hình thành hoa, quả, sự chín của

6.4. Sinh trưởng của cây nguyên vẹn ở thực vật có hoa (hạt kín)

6.5. Sự ngủ ở cây trồng

6.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng

6.7. Chất điều tiết sinh trưởng và ứng dụng của chúng trong trồng trọt

Chương VII. TÍNH CHỐNG CHỊU CỦA CÂY TRỒNG ĐỐI VỚI ĐIỀU

KIỆN NGOẠI CẢNH

7.1. Khái niệm về sinh lí chống chịu (thích nghi) của cây trồng

7.2. Tính chịu hạn (chịu thiếu nước) của thực vật

7.3. Tính chịu nóng (tính chịu nhiệt độ cao)

7.4. Tính chịu nhiệt độ thấp

7.5. Tính chịu mặn

7.6. Tính chịu sâu, bệnh của cây

PHẦN THỰC HÀNH (12 tiết)

Bài 1. Sinh lí tế bào (1,5 tiết)

Thí nghiệm 1: tính thấm của màng sinh chất tế bào sống và chết (theo Neliubov)

Thí nghiệm 2: quan sát sự co nguyên sinh ổn định và sự co nguyên sinh tạm

thời ở tế bào thực vật. So sánh tính thấm của màng sinh chất đối với các chất khác

nhau

Thí nghiệm 3: sự xâm nhập ion K+ và Ca++ vào trung chất (meseplasme)

Bài 2. Quang hợp và hô hấp (1,5 tiết)

Thí nghiệm 1: chiết rút và định lượng các sắc tố lá xanh

Thí nghiệm 2: xác định tính chất quang học và hoá học của diệp lục

Thí nghiệm 3: phát hiện sự thải CO2 trong hô hấp của thực vật

Thí nghiệm 4: phát hiện sự hút O2 trong hô hấp thực vật

Bài 3. DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ NITƠ (1,5 tiết)

Thí nghiệm 1: xác định thể tích bộ rễ ở các độ tuổi khác nhau

Thí nghiệm 2: xác định bề mặt hấp thụ tổng số và bề mặt hấp thụ hoạt động của

bộ rễ

Thí nghiệm3: trồng cây trong chậu dinh dưỡng (trong dung dịch, trên các giá rễ

rắn như đất, cát, hạt nhựa…)

Bài 4. Sinh trưởng và phát triển của cây (1,5 tiết)

Thí nghiệm 1: vai trò của nước và O2 đối với sự nảy mầm của hạt

Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của gibberellin (GA) đến sự nảy mầm của hạt

Thí nghiệm 3: vận động hướng sáng

Thí nghiệm 4: tính phân cực sinh trưởng ở thực vật

Page 39: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

39

5. Học liệu

5.1 Học liệu bắt buộc

[1]. Nguyễn Như Khanh (chủ biên), Nguyễn Lương Hùng, Giáo trình sinh lí

học thực vật, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2007.

5.2 Học liệu tham khảo

[2]. Hoàng Minh Tấn (chủ biên) - Vũ Quang Sáng- Nguyễn Kim Thanh, Giáo

trình sinh lí thực vật (dùng cho các trường Cao đẳng Sư phạm Kĩ thuật Nông nghiệp),

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2003.

[3]. Trần Đăng Kế (chủ biên), Nguyễn Như Khanh, Sinh lí thực vật, Nhà xuất

bản Giáo dục Hà Nội, 2000.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

- Hoàn thành các bài tập trắc nghiệm theo từng chương trong giáo trình [1].

- Hoàn thành các nội dung chuẩn bị thảo luận được giao.

- Hoàn thành các bài thực hành thí nghiệm và có bài tường trình kết quả thí

nghiệm.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Nguyễn Trung Nhân Chức danh: Giảng viên

Thời gian, địa điểm làm việc: 6 ngày/tuần, văn phòng Khoa Sư phạm Tự nhiên,

Trường Đại học Phạm Văn Đồng

Địa chỉ liên hệ: 986 Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi

Điện thoại: 0914120727 E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Sinh thái-Môi trường, Đa dạng sinh học, Di

truyền chọn giống.

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Đình Phương Lê Thị Thính Nguyễn Trung Nhân

Page 40: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

40

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: VI SINH VẬT HỌC NÔNG NGHIỆP

- Mã học phần: 27 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần (bắt buộc hay tự chọn): bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Sinh học đại cương, Hóa sinh Nông nghiệp.

- Các yêu cầu khác đối với học phần: (nếu có)

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 20 tiết

+ Thực hành/ Thí nghiệm/ Thảo luận trên lớp: 20 tiết

Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ)

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 giờ

- Khoa/Bộ môn phụ trách giảng dạy học phần: Khoa Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

*Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa, vai trò của vi sinh vật (VSV) trong sản xuất nông nghiệp và trong

đời sống.

- Nắm vững về đặc điểm hình thái, cấu tạo tế bào và hoạt động sống rất đa dạng

của VSV, sự khác nhau giữa cơ thể VSV và cơ thể sống bậc cao về cấu tạo cũng như

hoạt động sống.

- Nắm vững một số nhóm VSV chính có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp, cơ

chế hoạt động của chúng và những ứng dụng chính trong sản xuất, chế biến và bảo

quản sản phẩm nông nghiệp.

*Kỹ năng:

- Các thao tác sử dụng và bảo quản kính hiển vi thường.

Page 41: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

41

- Biết làm tiêu bản sống và tiêu bản cố định, biết cách nhuộm đơn, nhuộm gram.

- Biết liên hệ, vận dụng được vào việc học tập các học phần về kỹ thuật nông –

lâm - ngư nghiệp để hiểu được những ứng dụng chính của VSV trong các lĩnh vực đó.

- Biết lựa chọn những nội dung thích hợp vào việc xây dựng bài giảng về kỹ

thuật nông- lâm-ngư nghiệp ở trường THCS đồng thời gây hứng thú học tập và giáo

dục hướng nghiệp cho học sinh.

*Thái độ:

- Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết của bản thân về lĩnh

vực VSV và những ứng dụng VSV cũng như công nghệ sinh học (CNSH) VSV trong

thực tế và đời sống.

- Yêu thích bộ môn VSV với mong muốn khám phá những đặc tính còn tiềm ẩn

của thế giới kỳ diệu VSV và biết giáo dục tình cảm như vậy cho học sinh của mình.

* Năng lực: Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ, có khả tự định

hướng, thích nghi và phòng, chống dịch, bệnh, tìm hiểu môi trường sống. Có năng lực

tự học tập, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, năng lực tổ chức đánh giá và dạy học

phân hóa, tích hợp, năng lực vận động người khác tham gia các hoạt động xã hội.

2.1. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Chương 1. MỞ ĐẦU

Sinh viên nắm được các khái niệm về VSV và nhiệm vụ của môn học VSV học.

Sự phân bố, vai trò của VSV trong tự nhiên và trong nông nghiệp (NN), nguồn gốc

lịch sử của môn học, những thành tựu của công nghệ vi sinh.

Chương 2. VIRUS học

Sinh viên nắm vững các đặc điểm hình thái cấu trúc của hạt virus. Hiểu biết các

phương pháp nuôi cấy virus, các giai đoạn nhân lên của virus. Biết vận dụng các nhân

tố vật lí, hóa học, sinh học để sát trùng tiêu độc và biết vận dụng trong phòng chống

bệnh virus.

Chương 3. HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT

KHÁC

Sinh viên nắm vững các dạng hình thái cơ bản của vi khuẩn, đặc điểm cấu tạo

chung và cấu tạo đăc biệt của vi khuẩn. Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm hình

thái cấu tạo của các nhóm VSV để có thể chẩn đoán phát hiện bệnh củng như biết

được những lợi ích của VSV để vận dụng vào thực tế đời sống.

Chương 4. SINH LÍ HỌC VI SINH VẬT

Sinh viên nắm được các kiểu dinh dưỡng của VSV và cơ chế hoạt động, hiểu

đươc các kiểu hô hấp, các quá trình lên men và cơ chế của VSV trong lên men cũng

như hiểu được thuyết sinh trưởng, phát triển của VSV.

Chương 5. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở VI SINH VẬT

Sinh viên hiểu được di truyền và biến dị ở VSV, biết được sự khác nhau cơ bản

trong di truyền VSV với sinh vật bậc cao, nắm được những nhân tố di truyền ở VSV.

Chương 6. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ĐẾN VI SINH

Page 42: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

42

VẬT VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN

Sinh viên nắm vững ảnh hưởng của các nhân tố vật lí, hóa học, sinh vật đối với

VSV, hiểu được cơ chế tác dụng của các nhân tố đó đối với VSV, từ đó có thể vận

dụng trong bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm. Nắm được sự phân bố và vai trò

tác dụng của VSV trong đất, trong nước, trong không khí, biết vận dụng hiểu biết để

làm sạch nước, không khí vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.

Chương 7. VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG TRỒNG TRỌT VÀ LÂM

NGHIỆP

Sinh viên hiểu được vai trò, cơ chế tác động và các quá trình chuyển hóa chính

của VSV trong đất. Nắm được quy trình sản xuất và phương pháp sử dụng của một số

loại chế phẩm VSV dùng trong nông, lâm nghiệp.

Chương 8. VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI, THÚ Y

Sinh viên nắm được quan hệ giữa cơ thể VSV với môi trường qua đó hiểu được

các quá trình truyền lây, yếu tố và cơ chế truyền lây của bệnh. Nắm được các khái

niệm về miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể, hiểu được công nghệ sản xuất chế phẩm

sinh học phục vụ chăn nuôi, lợi ích của việc lên men thức ăn gia súc, nắm được các

biện pháp phòng chống bệnh, các nguyên tắc và biện pháp trong bảo quản thức ăn gia

súc.

Chương 9. VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY

SẢN

Sinh viên hiểu được bản chất hai mặt của VSV trong nghề nuôi và chế biến thủy

sản. Nắm được vai trò của VSV là nguồn thức ăn cho thủy hải sản, tác nhân xử lí ô

nhiễm và là nguyên nhân gây một số bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Chương 10. SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÍ PHẾ THẢI

Sinh viên hiểu được những tác hại khó lường của phế thải, nước thải sinh hoạt và

công, nông nghiệp. Nắm được bản chất của từng loại phế thải, các biện pháp, quy trình

xử lí phế thải bằng công nghệ sinh học chống ô nhiễm môi trường và tái chế phế thải.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần Vi sinh vật học nông nghiệp thể hiện một cách sinh động và tương đối

đầy đủ những hiểu biết mới nhất được cập nhật về vi sinh vật. Những khái niệm chuẩn

xác: Về VSV nhân sơ, VSV nhân chuẩn, virus… những phương pháp (PP) nghiên cứu

hiện đại: siêu li tâm, sắc kí, điện di, đồng vị phóng xạ… bằng các thiết bị tiên tiến:

kính hiển vi điện tử, kính hiển vi quét (SEM).

Cùng với hệ thống kiến thức khoa học vi sinh về cấu trúc, chức năng, các quy

luật hoạt động sống, tính đa dạng về cơ chế trao đổi chất, các quá trình lên men, quá

trình di truyền - biến dị.

Đặc biệt với những hiểu biết tương đối đầy dủ và sâu về các nhóm VSV ứng

dụng trong trồng trọt và lâm nghiệp đã tạo cơ sở khoa học cho việc ứng dụng Vi sinh

vật học vào các ngành khoa học ứng dụng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,

nuôi trồng thủy sản, công nghệ sinh hoc, công nghệ di truyền, công nghệ chế biến thực

phẩm, công nghệ dược phẩm…

Ứng dụng trong vệ sinh, dịch tể và bảo vệ sự cân bằng sinh thái, môi trường

sống đa dạng bền vững. Từ những hiểu biết trên giáo sinh có được nhận thức đúng và

Page 43: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

43

đầy đủ về vai trò to lớn của VSV trong tự nhiên và trong đời của chúng ta. Qua đó

hình thành các năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ, có khả tự định hướng,

thích nghi và phòng, chống dịch, bệnh, tìm hiểu môi trường sản xuất và đời sống. Có

năng lực tự học tập, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, năng lực tổ chức đánh giá và

dạy học phân hóa, tích hợp, năng lực vận động người khác tham gia các hoạt động xã

hội.

4. Nội dung chi tiết học phần

Phần I : ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH VẬT

Chương 1. MỞ ĐẦU

1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của VSV học NN

1.2. Lịch sử phát triển của vi sinh học

1.3. Thành tựu của công nghệ sinh học VSV

1.4. Vai trò của vi sinh vật

Chương 2. VIRUS học

2.1. Lịch sử nghiên cứu

2.2. Tính chất của virus

2.3. Hình thái, kích thước

2.4. Cấu trúc của virus

2.5. Sức đề kháng của virus

2.6. Nuôi cấy virus

2.7. Quá trình nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ

2.8. Thời kì tiềm tàng hay thời kì ủ bệnh của virus

2.9. Hiện tượng cản nhiễm và interferon

2.10. Phân loại virus

Chương 3. HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT

KHÁC

3.1. Vi khuẩn

3.2. Cấu tạo của tế bào vi khuẩn

3.3. Xạ khuẩn

3.4. Nấm men

3.5. Nấm mốc

3.6 .Tảo (Algue)

3.7. Ricketxi

3.8. Mycoplasma

Page 44: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

44

Chương 4. SINH LÍ HỌC VI SINH VẬT

4.1. Dinh dưỡng củaVSV

4.2. Hô hấp và quá trình lên men

4.3. Sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn

Chương 5. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở VI SINH VẬT

5.1 Di truyền ở VSV

5.2 Biến dị ở VSV và sự đột biến

5.3 Những thành tựu trong nghiên cứu di truyền VSV

Chương 6. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ĐẾN VI SINH

VẬT VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN

6.1. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với VSV

6.2. Phân bố của VSV trong tự nhiên

Phần II: VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG

Chương 7. VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG TRỒNG TRỌT VÀ LÂM

NGHIỆP

7.1. Vi sinh vật đất, các nhóm chính và cơ chế hoạt động

7.2. Chế phẩm VSV dùng trong nông, lâm nghiệp

7.3. Phân VSV cố định nitơ phân tử (đạm sinh học)

7.4. Phân VSV phân giải photphat khó tan (phân lân vi sinh)

7.5. Phân hữu cơ sinh học

7.6. Chế phẩm VSV dùng trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Chương 8. VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI, THÚ Y

8.1. VSV ứng dụng trong thú y

8.2 VSV ứng dụng trong chăn nuôi

Chương 9. VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY

SẢN

9.1 VSV ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

9.2 Vi sinh học ứng dụng trong phòng trừ dịch hại thủy sản

9.3 VSV trong chế biến, bảo quản thủy sản

Chương 10. VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÍ PHẾ THẢI

10.1 Chế phẩm vi sinh vật dùng trong xử lí phế thải sinh hoạt

10.2 Chế phẩm VSV dùng trong xử lí phế thải hữu cơ rắn

Page 45: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

45

10.3 Chế phẩm VSV xử lí nước thải

PHẦN III: THỰC HÀNH MÔN VI SINH VẬT NÔNG NGHIỆP

Bài 1. Trang thiết bị cần thiết nghiên cứu VSV và quan sát hình thái VSV

1. Máy móc

2. Các dụng cụ cần thiết

3. Sử dụng kính hiển vi để quan sát hình thái VSV

Bài 2. Phương pháp nhuộm, đo kích thước và đếm tế bào VSV

1. Phương pháp làm tiêu bản và nhuộm tế bào VSV

2. Đếm số lượng tế bào VSV

3. Đo kích thước tế bào VSV

Bài 3. Lên men rượu etylic

1. Dụng cụ nguyên liệu

2. Phương pháp nuôi cấy

3. Kiểm tra kết quả

4. Xác định cường độ lên men

Bài 4. Quá trình lên men lactic và butyric

1. Quá trình lên men lactic

2. Quá trình lên men butyric

Bài 5. Phương pháp lấy mẫu và phân lập tuyển chọn vi khuẩn nốt sần-

Rhizobium

1. Dụng cụ và nguyên liệu

2. Phân lập vi khuẩn Rhizobium

3. Xác định khả năng cố định Nitơ

Bài 6. Quá trình chuyển hóa nitơ dưới tác dụng của VSV

1. Vi khuẩn amon hóa

2. Vi khuẩn Nitrit hóa

3. Vi khuẩn phản Nitrat

Bài 7. VSV phân giải lân (Photpho)

1. Vi khuẩn phân giải lân hữu cơ

2. VSV phân giải lân vô cơ khó tan

Bài 8. Tham quan kiến tập môn học

1. Mục đích yêu cầu

2. Nội dung và địa điểm học ngoại khóa

Bài 9. Viết thu hoạch phần III

Page 46: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

46

( giáo viên hướng dẫn cách viết)

5. Học liệu :

5.1. Học liệu bắt buộc:

1. Nguyễn Xuân Thành (Chủ biên) – Nguyễn Thị Hiền, Vi sinh vật học Nông

nghiệp (Sách dành cho Cao đẳng Sư phạm), Nhà xuất bản Đai học Sư phạm, năm

2007.(Q1)

5.2. Học liệu tham khảo:

2. Nguyễn Lân Dũng (chủ biên) – Nguyễn Đình Quyến – Phạm Văn Ty, Vi sinh

vât học, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997 (Q2).

3. Nguyễn Thành Đạt, Cơ sở sinh học vi sinh vật-Tập I, tập II, Nhà xuất bản Giáo

dục, 2005 (Q3).

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

- Hoàn thành các hướng dẫn ôn tập theo từng chương trong Giáo trình (Q1)

- Hoàn thành các nội dung chuẩn bị thảo luận đươc giao

- Hoàn thành các bài thực hành thí nghiệm và có bài tường trình kết quả thí

nghiệm.

- Do điều kiện cơ sở vật chất phòng TNTH nên thời gian giờ thực hành sẽ có sự

thay đổi.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Nguyễn Trung Nhân Chức danh: Giảng viên

Thời gian, địa điểm làm việc: 6 ngày/tuần, văn phòng Khoa Sư phạm Tự nhiên,

Trường Đại học Phạm Văn Đồng

Địa chỉ liên hệ: 986 Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi

Điện thoại: 0914120727 E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Sinh thái-Môi trường, Đa dạng sinh học, Di

truyền chọn giống.

Page 47: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

47

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Đình Phương Lê Thị Thính Nguyễn Trung Nhân

Page 48: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

48

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: SINH THÁI HỌC NÔNG NGHIỆP

- Mã học phần: Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: không

- Các yêu cầu khác đối với học phần: không

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp: - lý thuyết: 24

- thực hành: 12

Giờ chuẩn bị cá nhân: tự học, tự nghiên cứu: 60

- Khoa phụ trách giảng dạy học phần: Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung

a. Phẩm chất

- Yêu quê hương, đất nước: tôn trọng, giữ gìn và nhắc nhở mọi người cùng giữ

gìn, bảo vệ các di sản thiên nhiên, các khu du lịch của quê hương, đất nước.

- Nhân ái, khoan dung: yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ mọi người và

tham gia các hoạt động xã hội vì con người.

- Trung thực, tự trọng: trung thực trong học tập và trong cuộc sống; nhận xét

được tính trung thực trong hành vi của bản thân và của người khác; phê phán, lên án

các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống

- Tự lập, tự tin,tự chủ và có tinh thần vượt khó: tự giải quyết, tự làm những

công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt;tích cực học hỏi

bạn bè và những người xung quanh về lối sống tự lập; phê phán những hành vi sống

dựa dẫm, ỷ lại.

- Có trách nhiệm với nhân loại và môi trường thiên nhiên: sống hòa hợp với

thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; có ý thức tìm hiểu và sẵn sang tham

gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; lên án những hành vi

phá hoại thiên nhiên.

Page 49: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

49

b. Năng lực

- Năng lực tự học: xác định dược nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động;

tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện

- Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích được tình huống trong học tập, phát hiện

và nêu được những tình huống có vấn đề trong học tập và giải pháp giải quyết vấn đề

đó.

- Năng lực sáng tạo: đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác

định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ

nhiều nguồn khác nhau.

- Năng lực giao tiếp: khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối

cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng một cách tự

tin, thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công

việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực

hiện. Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm

việc nhóm.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Chương 1: Khái niệm chung về sinh thái học

Sinh viên nắm được khái niệm về sinh thái học, hiểu được vai trò của sinh thái

học đối với đời sống và sản xuất nông nghiệp, phân biệt được các nhân tố sinh thái vô

sinh, hữu sinh và nhân tố con người, phân tích được cơ chế tác động của các nhân tố

sinh thái lên đời sống sinh vật.

Chương 2: Quần thể sinh vật

Sinh viên nắm được khái niệm quần thể và các đặc trưng cơ bản của quần thể,

phân biệt được sự khác biệt cơ bản giữa tác động của các nhân tố sinh thái lên quần thể

và tác động của các nhân tố sinh thái lên các cá thể đơn lẻ. Phân tích được cơ chế duy

trì trạng thái cân bằng của các quần thể sinh vật.

Chương 3: Quần xã sinh vật

Sinh viên nắm được khái niệm quần xã, giải thích được nguyên nhân và ý nghĩa

của sự phân tầng trong quần xã. Mô tả được chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, xu thế của

diễn thế sinh thái, giải thích được cơ chế của khống chế sinh học và cân bằng sinh thái.

Chương 4: Hệ sinh thái

Sinh viên nắm được khái niệm hệ sinh thái, phân tích được cấu trúc của một hệ

sinh thái, mô tả được dòng năng lượng và vật chất di chuyển trong một hệ sinh thái và

khả năng tự điều chỉnh của một hệ sinh thái.

Chương 5: Hệ sinh thái nông nghiệp

Page 50: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

50

Sinh viên nắm được khái niệm hệ sinh thái nông nghiệp, phân tích được cấu

trúc và thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp, nguyên lí hoạt động của một hệ sinh

thái nông nghiệp điển hình. Mô tả được mối quan hệ giữa hệ sinh thái nông nghiệp và

hệ thống xã hội.

Chương 6: Sinh thái học và sự phát triển nông nghiệp

Sinh viên nắm được các nguyên lí cần thiết cho phát triển nông nghiệp, phân

tích được các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. hiểu được thế nào là mô hình sinh

thái và có những loại mô hình sinh thái nào, hiểu được đặc điểm của một nền nông

nghiệp bền vững và tầm quan trọng của nền nông nghiệp này trong sự phát triển của

con người. Nắm được nguyên lí và nội dung điều khiển hoạt động của các loại hình

sinh thái nông nghiệp chủ yếu.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Sinh thái học nông nghiệp là một môn khoa học về cấu trúc và chức năng của thiên

nhiên mà đối tượng của nó là tất cả các mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật với môi

trường hay cách khác, sinh thái học nông nghiệp là một môn khoa học nghiên cứu và

ứng dụng những quy luật hình thành và hoạt động của tất cả hệ sinh học, là một khoa

học tổng hợp, những kiến thức của nó bao gồm nhiều môn khoa học khác. Góp phần

xây dựng cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái - nông

nghiệp bền vững. Cung cấp cho người học những kiến thức về sinh thái học ứng dụng

trong sản xuất nông nghiệp, để góp phần xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền

vững từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người và làm cho môi trường sống

của chúng ta ngày thêm tươi đẹp.

4. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1: Khái niệm chung về sinh thái học

1. Lược sử môn học và các khái niệm về sinh thái học

2. Cấu trúc sinh thái học

3. Quy luật tác động số lượng của các nhân tố sinh thái

4. Ảnh hưởng của nhân tố vô sinh lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của chúng

5. Mối quan hệ giữa con người và môi trường

6. Ý nghĩa của sinh thái học trong đời sống và sản xuất nông nghiệp

Chương 2: Quần thể sinh vật

1. Khái niệm và phân loại quần thể sinh vật

2. Đặc điểm và những hoạt động cơ bản của quần thể sinh vật

Chương 3: Quần xã sinh vật

1. Khái niệm

2. Đặc điểm và các hoạt động cơ bản của quần xã

Chương 4: Hệ sinh thái

1. Khái niệm và cấu trúc của hệ sinh thái

2. Các hệ sinh thái chính

Page 51: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

51

3. Đặc điểm và những hoạt động cơ bản của hệ sinh thái

4. Sự tự điều chỉnh cân bằng của các hệ sinh thái

Chương 5: Hệ sinh thái nông nghiệp

1. Khái niệm về hệ sinh thái nông nghiệp

2. Đặc điểm và những hoạt động cơ bản của hệ sinh thái nông nghiệp

3. Các tính chất của hệ sinh thái nông nghiệp

4. Mối quan hệ giữa hệ sinh thái nông nghiệp và hệ thống xã hội

Chương 6: Sinh thái học và sự phát triển nông nghiệp

1. Đặt vấn đề

2. Sơ lược quá trình tham gia điều khiển hệ sinh thái trong sản xuất nông nghiệp

3. Mô hình hệ sinh thái nông nghiệp

4. Điều khiển hoạt động của hệ sinh thái nông nghiệp

5. Nông nghiệp bền vững - lối đi cho tương lai

6. Xây dựng nông nghiệp bền vững trên cơ sở sinh thái học

7. Các hệ thống nông nghiệp bền vững ở Việt Nam

5. Học liệu

5.1. Học liệu bắt buộc

1 (Q1)- Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê, Ngô Thế Ân - Sinh thái học nông

nghiệp - NXB ĐH Sư phạm 2004, Trung tâm Thông tin Tư liệu Đại học Phạm Văn

Đồng.

5.2. Học liệu tham khảo

2 (Q2)- Trần Kiên, Mai Sỹ Tuấn - Sinh thái học và môi trường - NXB ĐH Sư

phạm 2007, Trung tâm Thông tin Tư liệu Đại học Phạm Văn Đồng.

3 (Q3)- Trần Kiên - Cơ sở sinh thái học - NXB ĐH Sư phạm 2001, Trung tâm

Thông tin Tư liệu Đại học Phạm Văn Đồng.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

Sinh viên phải chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp, lên lớp đầy đủ, tích cực

tham gia thảo luận, phát biểu xây dựng bài, làm bài tập, bài kiểm tra nghiêm túc.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Trần Ngọc Hải Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ Sinh học

Thời gian, địa điểm làm việc: 6 ngày/tuần, văn phòng khoa Sư phạm Tự nhiên.

Địa chỉ liên hệ: Trần Ngọc Hải, khoa Sư phạm Tự nhiên, trường ĐH Phạm Văn Đồng

Page 52: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

52

Điện thoại: 0983020140 E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Giải phẫu sinh lí người, Động vật học

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Trần Ngọc Hải

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 53: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

53

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM NÔNG NGHIỆP

- Mã học phần: 29 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Sinh thái học nông nghiệp, kỹ thuật trồng trọt và

chăn nuôi.

- Các yêu cầu khác đối với học phần: thực hiện trước khi thi tốt nghiệp hoặc

làm đề tài tốt nghiệp.

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 20 tiết

+ Thực hành/thí nghiệm: 20 tiết

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 tiết

- Khoa/bộ môn phụ trách giảng dạy học phần: Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

2.1.1. Về kiến thức

Sinh viên (SV) phải hiểu được cơ bản yêu cầu của một thí nghiệm, các bước

xây dựng kế hoạch thí nghiệm, cách thực hiện thí nghiệm đơn giản về cây trồng,

vật nuôi đúng phương pháp, biết viết báo cáo, trình bày tổng kết thí nghiệm (TN)

và phải có kiến thức các môn học khác như: toán học thống kê, kiến thức cơ bản về

sinh học và nông nghiệp...

2.1.2 Về kỹ năng

- Sinh viên phải vận dụng được 5 yêu cầu cơ bản của thí nghiệm Nông Nghiệp

(NN) vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thí nghiệm; biết cách tính các thuật

Page 54: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

54

toán và sử dụng thành thạo kết quả thống kê trong việc biện luận cho kết quả thí

nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh cần nghiên cứu trong quá trình giảng

dạy.

- Sinh viên phải hình thành năng lực thiết lập và thực hiện kế hoạch dạy học,

năng lực quản lí, năng lực dạy học tích hợp, tư vấn, đánh giá, vận động, giáo dục

học sinh, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

- Sinh viên có năng lực làm việc độc lập hoặc nhóm khi thực hiện một đề tài

nghiên cứu khoa học đơn giản.

2.1.3. Về thái độ

Sinh viên phải thể hiện tính tự học, tự nghiên cứu chủ động, sáng tạo, luôn tìm

tòi, học hỏi, cập nhật những tri thức mới và thể hiện tính cẩn thận, chu đáo, khách

quan trong khoa học. Đồng thời, biết vận dụng kiến thức các môn học khác có hiệu

quả vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Chương I:

Mở đầu

SV phải nắm được

mục đích, ý nghĩa,

phân loại, các

nguyên tắc của TN

SV hiểu và biết

vận dụng được 5

nguyên tắc TN

trong sản xuất

SV phải biết nhận định,

đánh giá về các loại sai

số trong thí nghiệm

NN.

Chương II:

Xây dựng kế hoạch

thí nghiệm

SV phải nhớ một

số khái niệm cơ

bản về việc xây

dựng thủ tục TN

và kế hoạch TN.

Hiểu và xây

dựng được kế

hoạch TN phù

hợp với điều

kiện thực tế.

Vd: xây dựng kế

hoạch tìm hiểu

cá nhân & tập

thể lớp chủ

nhiệm...

Biết lựa chọn, nhận

định, phân tích, đánh

giá được kiểu thiết kế

phù hợp.

Qua TN có thể chọn 1

số tiêu chí tìm hiểu:

- Ttình độ học tập của

hs (yếu, kém, tb, khá,

giỏi)

- Đạo đức, lối sống ?

- Tập thể tốt hay xấu ?

Chương III:

Tiến hành thí nghiệm

Biết được cách bố

trí TN, chuẩn bị

TN & TN chính

Biết vận dụng

các phương

pháp TN hợp lí

Giải thích, phân tích

được kết quả TN thông

Page 55: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

55

thức đối với cây

trồng, vật nuôi.

theo mục đích,

yêu cầu của TN.

Vd: Ta có thể

dùng phiếu điều

tra, phỏng vấn

trực tiếp gia

đình, hs, theo

dõi hs...

qua thực tế sản xuất.

Vd:

- Nguyên nhân về kết

quả học tập & đạo đức

của hs

- Kết luận tập thể ?

Nguyên nhân

- Biện pháp khắc phục,

- - Hướng phấn đấu....

Chương IV:

Tổng kết thí nghiệm

Nhớ một số khái

niệm chung, cách

lập bảng phân bố

tần số, tần suất, vẽ

biểu đồ, một số

công thức tính

toán đặc trưng

Hiểu và biết vận

dụng phù hợp

những công thức

tính toán xử lí

các số liệu thu

được; viết và

trình bày được

một báo cáo

khoa học.

Phân tích, đánh giá, so

sánh được những kết

quả thu được để đi kết

luận chính xác dựa trên

cơ sở khoa học.

Vd: Viết & báo cáo

tóm tắt TN đúng qui

định của đề tài.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần này trang bị cho sinh viên những nguyên tắc cơ bản và các bước

tiến hành của một thí nghiệm nói chung, thí nghiệm Nông nghiệp nói riêng; các

yêu cầu và nội dung của một bản kế hoạch thí nghiệm; cách tiến hành thí nghiệm,

cách thu thập số liệu, phương pháp xử lí thống kê để tìm hiểu bản chất thí nghiệm,

rút ra các kết luận khoa học; đồng thời biết cách viết báo cáo tổng kết thí nghiệm.

Qua đó trang bị cho sv năng lực giảng dạy, lập kế hoạch, biết lựa chọn, triển khai

đề tài khoa học cụ thể; biết nhận định, đánh giá, kết luận trên cơ sở khoa học và

báo cáo đề tài; đồng thời giáo dục sv biết cách tìm hiểu và giải quyết các vấn đề

nảy sinh trong giảng dạy, công tác hoặc thực tiễn sản xuất.

4. Nội dung chi tiết học phần

4.1. Phần lý thuyết: (20 tiết)

Chương I: Mở đầu (2 tiết)

1.1. Mục đích, ý nghĩa của thí nghiệm NN

1.2. Phân loại thí nghiệm NN

● Theo nhân tố nghiên cứu

● Theo nhóm nghiên cứu

● Theo điều kiện sản xuất

1.3. Các nguyên tắc cơ bản của thí nghiệm NN

Page 56: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

56

● Nguyên tắc điển hình và thích hợp

● Nguyên tắc đồng đều và đầy đủ

● Nguyên tắc chính xác

● Nguyên tắc đối chứng so sánh

● Nguyên tắc thời gian

1.4. Các bước của quá trình nghiên cứu khoa học

● Bước 1: Thu thập thông tin ban đầu

● Bước 2: Xây dựng giả thuyết khoa học

● Bước 3: Kiểm chứng giả thuyết

● Bước 4: Xây dựng lí thuyết khoa học

1.5. Sai số thí nghiệm

● Sai số thô

● Sai số hệ thống

● Sai số ngẫu nhiên

Chương II: Xây dựng kế hoạch thí nghiệm (6 tiết)

2.1. Xây dựng thủ tục thí nghiệm

● Xác định đối tượng thí nghiệm, tên thí nghiệm

● Xác định mục đích, yêu cầu của thí nghiệm

● Tổng quan vấn đề nghiên cứu thí nghiệm

2.2. Xây dựng kế hoạch thí nghiệm

● Xác định công thức TN

● Xác định nền TN

● Xác định số lần nhắc lại của công thức TN

● Xác định đơn vị TN (lô, nhóm, ô TN) và kích thước đơn vị TN

● Quan hệ giữa kích thước đơn vị TN và số lần nhắc lại của công thức TN

● Thiết kế TN

● Xây dựng qui trình kỹ thuật chi tiết

● Xác định các chỉ tiêu theo dõi TN

● Một số bản kế hoạch TN đã xây dựng (dùng để tham khảo)

Chương III: Tiến hành thí nghiệm (2 tiết)

3.1. Bố trí TN

● Chuẩn bị TN

● TN chính thức

3.2. Thực hiện qui trình kỹ thuật và theo dõi TN

3.3. Thu hoach TN

Chương IV: Tổng kết TN (10 tiết)

4.1. Một số khái niệm

4.2. Chỉnh lí, phân tích, đánh giá kết quả TN

4.3. Xử lí số liệu

● Trình bày số liệu bằng bảng phân phối tần số và tần suất

Page 57: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

57

● Trình bày số liệu bằng biểu đồ

● Tính các tham số chính đặc trưng

4.4. Trình bày kết quả nghiên cứu trong báo cáo khoa học.

4.2. Phần thực hành: (20 tiết)

Bài 1: Xây dựng kế hoạch chi tiết cho một thí nghiệm đơn giản (3 tiết)

Bài 2: Lập đề cương cho một thí nghiệm (3 tiết)

Bài 3: Tiến hành thí nghiệm đơn giản (4 tiết)

Bài 4: Xử lí số liệu TN qua một số bài tập cho sẵn (10 tiết)

5. Học liệu:

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. Ngô Thị Đào (chủ biên), Nguyễn Đình Hiền, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn văn

Thiện - Giáo trình phương pháp thí nghiệm Nông Nghiệp (cho CĐSP)- Dự án đào

tạo giáo viên THCS- Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Đại học sư phạm. 2007.

5.2. Học liệu tham khảo

[3]. Nguyễn Thị Lan (chủ biên) và Phạm Tiến Dũng - Giáo trình phương pháp thí

nghiệm - ĐH Nông nghiệp Hà Nội, 2005.

[4]. GVC Nguyến Đình Hiền (chủ biên), Đỗ Đức Lực (GV khoa CN-TS) – Giáo

trình thiết kế thí nghiệm - NXB Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2007.

[5]. Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên– Thống kê sinh vật học và phương pháp

thí nghiệm trong chăn nuôi - NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1979.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

Sinh viên học tập môn học này cần phải

- Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài và thảo luận nhóm.

- Chấp hành sự phân công của nhóm trưởng, hoàn thành các bài tập đầy đủ,

chất lượng, trình bày đẹp, đúng qui định, nộp đúng tiến độ.

- Tham dự đầy đủ các giờ lí thuyết, thực hành và thảo luận theo qui định.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên:

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: Giảng viên

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: Hẻm 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi

Điện thoại: 0934911015 E-mail: [email protected]

Page 58: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

58

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 59: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

59

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần:

- Tên học phần: GIỐNG CÂY TRỒNG

- Mã học phần: 30 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc.

- Các học phần tiên quyết: Hóa sinh nông nghiệp, sinh thái nông nghiệp

- Các yêu cầu khác: thực hiện trước các học phần đất trồng- phân bón, bảo

vệ cây trồng.

- Phân giờ tín chỉ với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 23

+ Thực hành: 14

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60

- Khoa phụ trách giảng dạy học phần: khoa Sư phạm Tự nhiên.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

2.1.1. Về kiến thức:

- Hiểu được vị trí, vai trò của giống cây trồng (GCT) trong sản xuất nông

nghiệp. Nắm được các phương pháp chọn tạo GCT cơ bản và quy trình sản xuất GCT,

đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác GCT.

- Nắm vững nguyên lý, tích lũy kiến thức thực tế và thực hiện đầy đủ các bài

thực hành có trong học phần.

2.1.2. Về kỹ năng:

Page 60: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

60

- Thực hiện thành thạo các thao tác giâm, chiết, ghép áp dụng cho cây ăn quả,

cây lâm nghiệp, cây hoa, cây cảnh...

- Biết lựa chọn và vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học và kiến thức thực

tế phù hợp để dạy các bài học bộ môn Công nghệ ở THCS có chứa nội dung GCT đạt

hiệu quả cao.

- Có năng lực phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng

những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế.

- Có năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin để thu thập, xử lí, thiết kế, trình

bày hoặc phát biểu ý kiến của mình về lĩnh vực chuyên môn.

- Có năng lực lập và thực hiện kế hoạch môn học, năng lực phát triển, sáng tạo,

vận dụng, giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội và sản xuất.

2.1.3. Về thái độ:

Thực sự yêu thích bộ môn, biết phát huy nội lực, có tinh thần chủ động sáng

tạo, tư duy độc lập, luôn tìm tòi học hỏi qua thực tiễn sản xuất và cập nhật tri thức

mới.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể:

Nội dung Mục tiêu

Chương mở đầu:

Đại cương về

GCT.

- Hiểu được nhiệm vụ, nội dung và đặc điểm của công tác GCT.

- Hiểu và giải thích được khái niệm, phân loại, tiêu chuẩn của

GCT tốt và vai trò của GCT.

Chương 1:

Nguồn gen thực

vật trong chọn

GCT.

- Hiểu được khái niệm, ý nghĩa và phân loại nguồn gen thực

vật.

- Hiểu được phương pháp nghiên cứư, thu thập, bảo quản và sử

dụng nguồn gen thực vật trong chọn tạo GCT.

- Có năng lực hoạt động độc lập, tập thể để giải quyết vấn đề.

Chương 2:

Phương pháp

chọn tạo GCT.

- Hiểu và giải thích được nguyên tắc và phương pháp chọn lọc

GCT.

- Hiểu và giải thích được khái niệm, cơ sở khoa học, ý nghĩa và

quy trình kỹ thuật của lai tạo GCT.

- Hiểu và giải thích được k/niệm, ý nghĩa, cơ sở khoa học và

quy trình kỹ thuật tạo GCT đột biến (đa bội, đơn bội, đột biến

gen, chuyển đổi gen).

Page 61: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

61

- Biết lựa chọn nội dung, phân tích, đánh giá, tổng hợp, làm

việc nhóm và tự học, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn và

thực tế sản xuất.

Chương 3:

Đánh giá và nhập

nội GCT.

- Hiểu được nguyên tắc và phương pháp đánh giá GCT.

- Hiểu và giải thích được khái niệm, ý nghĩa, cơ sở khoa học và

quy trình kỹ thuật của nhập nội GCT.

- Có năng lực khai thác, cập nhật, chọn lọc những vấn đề kỹ

thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy.

Chương 4:

Sản xuất GCT.

- Hiểu và giải thích được hiện tượng thoái hoá GCT và cách

phòng ngừa.

- Hiểu được quy trình kỹ thuật sản xuất và bảo quản GCT.

- Hiểu được kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào thực vật.

- Nắm vững nguyên lý và thực hành thành thạo quy trình giâm,

chiết và ghép một số loại cây trồng; quy trình xác định và kích

thích hạt giống nảy mầm.

- Có năng lực dạy học tích hợp, độc lập tư duy, phát triển

chương trình, vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hành, báo cáo

bài bản và tự học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần trang bị các kiến thức về khái niệm, vai trò của giống cây trồng,

phương pháp chọn tạo giống cây trồng cơ bản (phương pháp chọn lọc, phương pháp

lai, phương pháp chọn giống đột biến và đa bội thể…) và quy trình kỹ thuật sản xuất

giống cây trồng như: giâm, chiết, ghép cây trồng; đồng thời ứng dụng công nghệ sinh

học trong công tác giống cây trồng trên thế giới và Việt Nam. Nhờ vậy, sv có khả năng

dẫn dắt, cố vấn, đánh giá, kết luận về chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy theo hướng

tích cực hóa người học; đồng thời sv có thể tự học, tự định hướng nghiên cứu thêm nhằm nâng

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

4. Nội dung chi tiết học phần:

4.1. LÝ THUYẾT:

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG.

I. Nhiệm vụ, nội dung và đặc điểm của công tác GCT.

1. Nhiệm vụ của công tác GCT.

2. Nội dung của công tác GCT.

3. Đặc điểm của công tác GCT.

II. Khái niệm chung về GCT.

1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản của GCT.

Page 62: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

62

2. Phân loại GCT.

3. Tiêu chuẩn của một GCT tốt.

4. Vai trò của GCT trong sản xuất trồng trọt.

CHƯƠNG 1: NGUỒN GEN THỰC VẬT TRONG CHỌN GIỐNG CÂY

TRỒNG.

1.1. Khái niệm về nguồn gen thực vật trong chọn GCT.

1.2. Phân loại nguồn gen thực vật.

1.2.1. Dựa theo hệ thống phân loại thực vật.

1.2.2. Dựa vào số lượng nhiễm sắc thể.

1.2.3. Dựa theo nguồn gốc xuất xứ.

1.3. Nghiên cứu, bảo quản và sử dụng nguồn gen thực vật.

1.3.1. Nghiên cứu nguồn gen thực vật.

1.3.2. Bảo quản nguồn gen thực vật.

1.3.3. Sử dụng nguồn gen thực vật trong chọn GCT.

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC.

2.1. Chọn lọc GCT.

2.1.1. Những nguyên tắc chính trong quá trình chọn lọc.

2.1.2. Hệ số di truyền và ý nghĩa chọn lọc.

2.1.3. Các phương pháp chọn lọc cơ bản.

2.1.4. Phương pháp chọn lọc cây sinh sản hữu tính.

2.1.5. Phương pháp chọn lọc cây sinh sản vô tính.

2.2. Lai tạo GCT.

2.2.1. Khái niệm, cơ sở khoa học và ý nghĩa của lai tạo GCT.

2.2.2. Lai hữu tính.

a/ Nguyên tắc chọn cây bố mẹ.

b/ Các phương thức lai.

c/ Kỹ thuật lai.

d/ Các phương pháp chọn lọc và bồi dưỡng cây lai.

2.2.3. Lai tế bào xôma hay dung hợp tế bào trần.

2.3. Sử dụng biến dị đột biến trong tạo GCT.

2.3.1..Khái niệm và ý nghĩa.

2.3.2. Khái niệm chung về biến dị đột biến.

2.3.3. Phương pháp tạo GCT đa bội thể.

2.3.4. Sử dụng đơn bội trong tạo GCT.

2.3.5. Đột biến gen và công tác tạo GCT.

2.3.6. Chuyển gen hay kỹ nghệ di truyền.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬP NỘI GIỐNG CÂY TRỒNG.

3.1. Đánh giá vật liệu chọn giống.

3.1.1.. Khái niệm và ý nghĩa.

3.1.2. Nguyên tắc đánh giá.

Page 63: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

63

3.1.3. Các phương pháp đánh giá.

3.1.4. Đánh giá một số tính trạng cơ bản.

3.2. Nhập nội GCT.

3.2.1. Khái niệm và ý nghĩa.

3.2.2. Cơ sở khoa học của nhập nội GCT.

3.3.3. Quy trình nhập nội GCT.

CHƯƠNG 4: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG.

4.1. Hiện tượng thoái hoá của giống và cách phòng ngừa.

4.2. Vai trò và nhiệm vụ của sản xuất giống.

4.3. Hệ thống sản xuất GCT.

4.4. Quy trình sản xuất GCT.

4.4.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất cây tự thụ phấn.

4.4.2. Quy trình kỹ thuật sản xuất cây giao phấn.

4.4.3. Quy trình kỹ thuật sản xuất cây vô tính.

a/ Quy trình kỹ thuật giâm, chiết và ghép cây trồng.

b/ Quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào thực vật.

4.4.4. Kỹ thuật bảo quản hạt GCT.

4.2. THỰC HÀNH:

Bài 1: Xác định sức sống hạt GCT.

Bài 2: Xử lý kích thích hạt giống nảy mầm.

Bài 3: Giâm, chiết cành, ứng dụng hoocmôn thực vật trong giâm chiết cành.

Bài 4: Ghép mắt, ghép cành.

Bài 5: Tham quan, thực tế tại cơ sở sản xuất GCT.

5. Học liệu:

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. Nguyễn Văn Hiển - Chọn giống cây trồng – NXB Giáo dục, 2000

5.2. Học liệu tham khảo

[2]. Trần Đình Long - Chọn giống cây trồng – NXB Nông nghiệp, 1997.

[3]. Trần Duy Quý – Cơ sở khoa học chọn tạo và sản xuất giống cây trồng – NXB

Nông nghiệp, 1994.

[4]. Vũ Hữu Yêm, Phùng Quốc Tuấn, Ngô Thị Đào - Đất trồng-Phân bón-Giống cây

trồng – NXB Giáo dục, 2001.

[5]. Viện Di truyền Nông nghiệp – Các phương pháp mới trong chọn tạo giống cây

trồng – NXB Nông nghiệp, 1997.

[6]. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh – Công nghệ sinh học nông nghiệp –

NXB ĐH Sư phạm, 2007.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu của giảng viên:

6.1 Sinh viên học tập học phần cần phải:

- Đọc tài liệu theo hướng dẫn và xây dựng đề cương sơ lược của các chương trước khi

nghe giảng lý thuyết.

- Tham dự đầy đủ, nghiêm túc các giờ học lý thuyết và các bài học thực hành.

Page 64: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

64

6.2. Sinh viên được dự thi kết thúc học phần phải hội đủ 03 nội dung sau:

- Vắng không quá 20% giờ học lý thuyết.

- Thực hiện đủ và đạt yêu cầu các bài học thực hành.

- Kiểm tra định kỳ phải đạt trung bình trở lên.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần:

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: Giảng viên.

Thời gian, địa điểm làm việc: khoa Sư phạm Tự nhiên.

Địa chỉ liên hệ: số nhà 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0934911015 E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: hiệu quả kinh tế của các GCT mới trên địa bàn tỉnh

Quảng Ngãi.

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 65: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

65

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: ĐẤT TRỒNG – PHÂN BÓN

- Mã học phần: 31 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc.

- Các học phần tiên quyết: Sinh lí cây trồng, hóa sinh nông nghiệp.

- Các yêu cầu khác: thực hiện trước học phần bảo vệ cây trồng, lâm nghiệp.

kỹ thuật trồng trọt.

- Phân giờ tín chỉ với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 22.

+ Thực hành: 16.

+ Tham quan thực tế cơ sở sản xuất: 0

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60

- Khoa phụ trách giảng dạy học phần: Khoa Sư phạm Tự nhiên.

2. Mục tiêu của học phần:

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần:

Học xong học phần, sinh viên cần đạt được:

* Về kiến thức:

- Hiểu được khái niệm, bản chất và các yếu tố hình thành đất trồng.

- Nắm vững thành phần, tính chất chính của đất trồng và cơ sở khoa học của các

biện pháp cải tạo bảo vệ sử dụng hợp lý tài nguyên đất.

Page 66: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

66

- Hiểu được vai trò, tính chất và biện pháp sử dụng các loại phân bón trong

trồng trọt.

- Hiểu được mối quan hệ tương tác đất trồng – phân bón – cây trồng. Chứng

minh được việc bón phân đúng kỹ thuật không chỉ làm tăng năng suất và chất

lượng nông sản mà còn cải tạo, duy trì, nâng cao được độ phì nhiêu của đất và bảo

vệ môi trường.

- Nắm vững nguyên lý và thực hiện đầy đủ các bài thực hành có trong học phần.

* Về kỹ năng:

- Gắn được kiến thức lý thuyết trong chương trình với thực tế trồng trọt ở địa

phương.

- Thực hiện thành thạo thao tác của các bài thực hành có trong học phần.

- Biết lựa chọn và vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học và kiến thức thực

tế phù hợp để dạy các bài học bộ môn Công nghệ ở THCS có chứa nội dung đất trồng

và phân bón đạt hiệu quả cao.

- Có năng lực phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng

những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế.

- Có năng lực lập và thực hiện kế hoạch môn học, năng lực tìm hiểu và cải tạo các loại

đất chính ở Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, vận dụng kiến thức để giải quyết

các vấn đề thực tiễn địa phương, có kỹ năng sử dụng tin học và ngoại ngữ để không ngừng

nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

* Về thái độ:

Thực sự yêu thích bộ môn, biết phát huy nội lực, có tinh thần chủ động sáng

tạo, luôn tìm tòi học hỏi qua thực tiễn sản xuất và cập nhật tri thức mới để chủ động

truyền đạt các kiến thức về đất trồng – phân bón tới học sinh THCS một cách hấp dẫn

và logic.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể:

Nội dung Mục tiêu

Chương 1: Đất

trồng.

- Hiểu được khái niệm, vai trò và thành phần cấu tạo của đất

trồng.

- Giải thích được bản chất của quá trình hình thành đất và chứng

minh được các yếu tố tham gia vào quá trình hình thành đất.

- Nắm vững các tính chất cơ bản của đất và cơ sở khoa học của

các biện pháp cải tạo bảo vệ sử dụng hợp lý tài nguyên đất.

Page 67: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

67

- Hiểu được nguồn gốc, tính chất và biện pháp cải tạo sử dụng

một số loại đất chính ở địa phương.

- Thực hiện đúng quy trình và xác định được: thành phần cơ giới

và các loại độ chua của đất; lượng vôi cần bón để cải tạo độ chua

của đất; quan sát và mô tả đúng một phẫu diện đất.

- Có kỹ năng nhận dạng, phân loại, đánh giá chất lượng đất trên

cơ sở khoa học và thực tiễn.

Chương 2: Phân

bón.

- Hiểu được khái niệm và vai trò của phân bón trong trồng trọt.

- Hiểu được thành phần, tính chất, kỹ thật sử dụng và bảo quản

các loại phân: vô cơ (đạm, lân, kaly, vi lượng, phức hợp) và hữu

cơ (phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh, phân bắc, phân rác…).

- Hiểu được mối quan hệ tương tác đất trồng – phân bón – cây

trồng. Chứng minh được việc bón phân đúng kỹ thuật không chỉ

làm tăng năng suất và chất lượng nông sản mà còn cải tạo, duy trì,

nâng cao độ phì nhiêu của đất và bảo vệ môi trường.

- Nhận diện, phân loại chính xác các loại phân vô cơ và phân hữu

cơ và tác dụng của chúng.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần Đất trồng – Phân bón cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản

về : khái niệm, vai trò của đất trồng và phân bón trong trồng trọt; quá trình hình thành

và các tính chất cơ bản của đất; độ phì nhiêu của đất và cơ sở khoa học của các biện

pháp kỹ thuật cải tạo sử dụng và bảo vệ môi trường đất; Mối quan hệ tương tác đất

trồng – phân bón – cây trồng; tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón. Song

song với kiến thức lý thuyết, học phần còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực

hành cơ bản để xác định thành phần cơ giới và độ chua của đất; xác định lượng vôi cần

để cải tạo độ chua của đất và nhận diện một số loại phân bón thông thường. Thông qua

học phần này sv có kỹ năng nhận định, so sánh, phân tích, đánh giá, kết luận được loại

đất, loại phân bón tốt hay xấu, sử dụng hợp lí dựa trên cơ sở khoa học để tư vấn, dẫn

dắt nội dung bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn.

4. Nội dung chi tiết học phần

4.1. LÝ THUYẾT:

CHƯƠNG 1: ĐẤT TRỒNG

1.1. Khái niệm chung về đất trồng.

1.1.1. Khái niệm và thành phần cấu tạo.

1.1.1.1. Khái niệm.

1.1.1.2. Thành phần cấu tạo của đất trồng.

1.1.2. Quá trình hình thành đất.

Page 68: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

68

1.1.2.1. Bản chất của quá trình hình thành đất.

1.1.2.2. Các yếu tố hình thành đất.

1.1.3. Các tính chất cơ bản của đất.

1.1.3.1. Thành phần cơ giới và kết cấu đất.

1.1.3.2. Chất hữu cơ và mùn trong đất.

1.1.3.3. Dung dịch đất.

1.1.3.4. Hệ sinh vật đất.

1.1.4. Độ phì nhiêu và các yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất.

1.1.4.1. Khái niệm độ phì nhiêu.

1.1.4.2. Các yếu tố quyết định độ phì nhiêu.

1.1.4.3. Biện pháp quản lý và nâng cao độ phì nhiêu.

1.2. Một số loại đất và biện pháp cải tạo.

1.2.1. Đất xám bạc màu.

1.2.1.1. Khái niệm và phân loại.

1.2.1.2. Các yếu tố hình thành.

1.2.1.3. Tính chất.

1.2.1.4. Biện pháp cải tạo.

1.2.2. Đất phèn.

1.2.2.1. Đặc điểm.

1.2.2.2. Biện pháp cải tạo.

CHƯƠNG 2: PHÂN BÓN

2.1. Đại cương về phân bón.

2.1.1. Khái niệm và phân loại.

- Khái niệm.

- Phân loại.

2.1.2. Vai trò của phân bón trong trồng trọt.

2.2. Phân hoá học.

2.2.1. Phân đạm.

2.2.1.1. Đạm trong cây.

- Tỷ lệ đạm trong cây.

- Các dạng đạm trong cây.

- Khả năng hút đạm của cây.

2.2.1.2. Đạm trong đất.

- Tỷ lệ.

- Quá trình chuyển hoá đạm trong đất.

- Cân bằng đạm của đất.

2.2.1.3. Một số loại phân đạm và cách sử dụng.

- Nhóm phân đạm amôn.

- Nhóm đạm nitrát.

- Nhóm đạm amit.

Page 69: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

69

- Những chú ý khi sử dụng phân đạm.

2.2.2. Phân lân.

2.2.2.1. Lân trong cây.

- Tỷ lệ.

- Các dạng lân trong cây.

- Vai trò của lân trong cây.

2.2.2.2. Lân trong đất.

- Tỷ lệ.

- Các dạng lân trong đất.

- Khả năng cung cấp lân của đất cho cây.

- Khả năng hấp phụ lân của đất.

2.2.2.3. Một số loại phân lân và cách sử dụng.

- Phân lân tự nhiên.

- Phân lân chế biến.

2.2.3. Phân kali (K).

2.2.3.1. Kali trong cây.

- Tỷ lệ.

- Dạng K trong cây và vai trò của nó.

2.2.3.2. Kali ở trong đất.

- Tỷ lệ.

- Các dạng K và quá trình chuyển hoá trong đất.

2.2.3.3. Một số phân K và cách sử dụng.

2.2.4. Vôi.

2.2.4.1. Lợi ích của bón vôi.

2.2.4.2. Nguyên liệu và kỹ thuật bón vôi.

2.2.5. Phân vi lượng.

2.2.5.1. Vai trò.

2.2.5.2. Một số loại phân vi lượng thông thường.

2.2.6. Phân phức hợp.

2.2.6.1. Khái niệm và phân loại.

2.2.6.2. Một số loại phân phức hợp.

2.2.6.3. Đặc điểm sử dụng.

2.3. Phân hữu cơ.

2.3.1. Phân chuồng.

2.3.1.1. Vị trí và tác dụng.

2.3.1.2. Đặc điểm và thành phần.

2.3.1.3. Sự phân huỷ của phân chuồng trong quá trình ủ.

2.3.1.4. Sự cần thiết phải ủ phân và độn chuồng.

2.3.1.5. Các phương pháp ủ phân chuồng.

2.3.1.6. Biện pháp tăng phẩm chất phân chuồng.

Page 70: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

70

2.3.1.7. Kỹ thuật sử dụng phân chuồng.

2.3.2. Các nguồn phân địa phương khác.

2.3.3. Phân xanh.

2.3.3.1. Vai trò.

2.3.3.2. Một số loại phân xanh phổ biến.

2.3.4. Phân vi sinh.

2.3.4.1. Khái niệm.

2.3.4.2. Đặc trưng.

2.3.4.3. Sử dụng.

2.4. Bón phân hợp lý.

2.4.1. Khái niệm.

2.4.2. Nội dung.

Bón đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời tiết mùa vụ, đúng cách

và bón phân cân đối.

4.2. THỰC HÀNH

Bài 1: Đào phẫu diện, mô tả và lấy mẫu đất.

Bài 2: Phân tích độ chua trao đổi của đất.

Bài 3: Phân tích độ chua thuỷ phân của đất.

Bài 4: Nhận diện một số loại phân hoá học và một số cây phân xanh.

5. Học liệu:

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. Trương Quang Tích, Thổ nhưỡng – Nông hoá, NXB Giáo dục, 1998.

5.2. Học liệu tham khảo

[2]. Ngô Thị Đào, Thổ nhưỡng – Nông hoá, NXB Giáo dục, 1989.

[3]. Vũ Ngọc Tuyên, Bảo vệ môi trường đất đại, NXB Nông nghiệp, 1994.

[4]. Vũ Hữu Yêm, Phân bón và cách bón phân, NXB Nông nghiệp, 1995.

[5]. Nguyễn Mười, Giáo trình thổ nhưỡng học, NXB Nông nghiệp, 1999.

[6]. Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Xuân Thành, Sinh học đất, NXB NN, 1999.

[7]. Nguyễn Văn Bộ, Bón phân cân đối, NXB Nông nghiệp, 1999.

[8]. Hội Khoa học Đất Việt Nam, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 2000.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu của giảng viên:

6.1 Sinh viên học tập học phần cần phải:

- Đọc tài liệu theo hướng dẫn và xây dựng đề cương sơ lược của các chương, bài

trước khi nghe giảng lý thuyết.

- Tham dự đầy đủ, nghiêm túc các giờ học lý thuyết và các bài học thực hành.

6.2. Sinh viên được dự thi kết thúc học phần phải hội đủ 03 nội dung sau:

- Vắng không quá 20% giờ học lý thuyết và thực hành.

- Thực hiện đủ và đạt yêu cầu các bài học thực hành.

- Kiểm tra định kỳ phải đạt trung bình trở lên.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần:

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

Page 71: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

71

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: giảng viên.

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: số nhà 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0934911015 E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Đất trồng trọt của Quảng Ngãi; nâng cao hiệu quả

dạy học KTNN ở trường Sư phạm và THCS.

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 72: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

72

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

Tên học phần: BẢO VỆ CÂY TRỒNG

Mã học phần: Số tín chỉ: 02

Yêu cầu của học phần: bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Giống cây trồng

Các yêu cầu khác đối với học phần: không có

Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 24 tiết

+ Thực hành/thí nghiệm: 12 tiết

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 tiết

- Bộ môn-Khoa phụ trách giảng dạy học phần: Khoa Sư phạm Tự nhiên.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

Sau khi học xong học phần này, sinh viên đạt được:

- Về phẩm chất đạo đức

Biết sử dụng an toàn, hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường và sức

khỏe con người.

- Về năng lực đặc thù học phần

+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về côn trùng và bệnh cây, nguyên lí chung

về phòng trừ dịch hại cây trồng.

+ Nhận biết, phân biệt được đặc điểm của một số sâu, bệnh hại cây trồng chủ yếu

và biết cách phòng trừ chúng.

+ Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng.

+ Nhận biết được những loại thuốc bảo vệ thực vật thường dùng; biết cách pha

chế, sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật.

+ Đánh giá được tầm quan trọng của bảo vệ cây trồng trong sản xuất góp phần

nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và nông sản phẩm.

- Về năng lực hoạt động xã hội

Page 73: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

73

+ Có khả năng làm việc nhóm.

+ Có khả năng tuyền truyền, vận động được nhân dân, học sinh, sinh viên sử

dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn cho con người, cây trồng, vật nuôi và môi

trường.

- Về năng lực phát triển nghề nghiệp

+ Có khả năng giảng dạy môn Công nghệ (phần trồng trọt) ở THCS.

+ Vận dụng được những kiến thức của học phần để tiến hành điều tra, phát hiện,

dự tính, dự báo sâu bệnh hại cây trồng trong thực tiễn sản xuất.

+ Định hướng các bước tiến hành và vận dụng một cách hợp lý kiến thức của học

phần vào điều kiện cụ thể của sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng.

- Về năng lực tự học tập, tự nghiên cứu

Có năng lực tự học tập, tự nghiên cứu, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Chương I. Tác hại

của dịch hại cây

trồng

- Sinh viên phải biết

các loại dịch hại cây

trồng và tác hại của

nó.

- Biết được công tác

bảo vệ cây trồng ở

Việt Nam, thế giới

và phương châm

bảo vệ cây trồng

hiện nay.

- Tìm hiểu sâu về

sâu bệnh hại cây

trồng và những

thiệt hại của một

số loại cây trồng

chủ yếu.

Phân tích được phương

châm phòng trừ sâu bệnh

hại cây trồng.

Chương II. Đại

cương về côn trùng

hại cây trồng

- Nắm được một số

kiến thức cơ bản,

đại cương ở côn

trùng như: hình thái,

cấu tạo, sự phân bố,

sức sống, tính thích

nghi và đặc điểm

sinh sản.

- Hiểu sâu về đặc

điểm sinh vật học

như: quá trình

phát triển, các

pha phát triển,

vòng đời của côn

trùng và các điều

kiện ngoại cảnh

ảnh hưởng đến

côn trùng.

- Nắm vững 4

- Giải thích được hiện

tượng côn trùng gây hại

hoặc xãy ra dịch.

- SV nắm chắc đặc điểm

sinh vật học và điều kiện

sinh thái để có cơ sở

khoa học khống chế, tiêu

diệt, ngăn chận, hạn chế

tác hại của côn trùng đến

cây trồng.

Page 74: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

74

hiện tượng cần

lưu ý ở côn trùng

(lột xác, tuổi sâu

lứa sâu, xu tính

và hiện tượng

ngừng phát dục)

Chương III. Đại

cương về bệnh hại

cây trồng

- Nắm được một số

kiến thức cơ bản về

bệnh hại như: định

nghĩa, những biến

đổi khi cây bị bệnh

và ảnh hưởng của

điều kiện bên ngoài

đến bệnh cây.

- Hiểu và nhận

định được các

triệu chứng điển

hình ở cây bệnh

và điều kiện sinh

thái bệnh cây.

- Xác định được

nguyên nhân gây

bệnh và quá trình

xâm nhiễm vào

cây trồng.

- Giải thích được triệu

chứng điển hình và biết

đánh giá được nguyên

nhân gây bệnh cho cây

trồng.

- Hiểu được 3 yếu tố về

sinh thái bệnh cây sẽ có

ý nghĩa thực tiễn quan

trọng nhằm có các biện

pháp phòng ngừa bệnh

thích hợp cho từng loại

cây trồng.

Chương IV. Nguyên

lí phòng trừ sâu bệnh

hại cây trồng

- Biết được mục

đích, phương châm,

phương hướng

phòng trừ sâu bệnh

hại cây trồng.

- Hiểu kỹ 6 biện

pháp phòng trừ

sâu bệnh hại cây

trồng.

- Ứng dụng vào thực tiến

sản xuất các loại cây

trồng có hiệu quả và biết

nhận định, phân tích,

đánh giá.

Chương V. Một số

sâu hại cây trồng

chủ yếu và biện

pháp phòng trừ

- Biết được một số

loài côn trùng gây

hại cây trồng chủ

yếu.

- Hiểu kỹ đặc

điểm sinh vật

học, điều kiện

ngoại cảnh, đặc

điểm sinh sản và

các hiện tượng

thường xảy ra ở

côn trùng.

- Vận dụng vào công tác

dự tính, dự báo, chủ

động có kế hoạch phòng

trừ hoặc tiêu diệt.

Chương VI. Một số

bệnh hại cây trồng

chủ yếu và biện

pháp phòng trừ

- Biết được một số

loại bệnh gây hại

cây trồng chủ yếu

- Hiểu kỹ những

đặc điểm xâm

nhiễm, điều kiện

ngoại cảnh và các

nguyên nhân gây

bệnh hại cây

trồng.

- Vận dụng vào công tác

dự tính, dự báo, chủ

động có kế hoạch phòng

trừ, tránh lây lan, hạn

chế tác hại cho cây

trồng.

Page 75: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

75

Chương VII. Ảnh

hưởng của thuốc

phòng trừ dịch hại

cây trồng đến môi

trường

- Biết được một số

khái niệm chung về

thuốc bảo vệ thực

vật

- Biết cách phân

loại thuốc bảo vệ

thực vật và kỹ thuật

sử dụng chúng.

Tìm hiểu kỹ một

số vấn đề cơ bản

của thuốc và ảnh

hưởng của thuốc

bảo vệ thực vật

đối với hệ sinh

thái Nông nghiệp.

- Vận động nhân dân và

học sinh, sinh viên phải

cẩn thận và sử dụng hợp

lí thuốc bảo vệ thực vật,

nhằm hạn chế tác hại đến

con người, cây trồng,

môi trường.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần được thiết kế gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết có 7

chương gồm những kiến thức cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các loài dịch hại cây trồng;

mục đích, phương châm, phương hướng phòng trừ sâu-bệnh hại chủ yếu trên một số

loại cây trồng. Học phần còn cung cấp ưu điểm và tác hại của thuốc bảo vệ thực vật để

từ đó giúp sinh viên sử dụng chúng hợp lý và an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe con

người, cây trồng, vật nuôi và cân bằng môi trường sinh thái.

Phần thực hành của học phần gồm 4 bài thực tập về nhận biết, chẩn đoán, nghiên

cứu các sâu hại, bệnh hại và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm củng cố và

phát triển phần lý thuyết, nâng cao tay nghề, trình độ kỹ năng nghiệp vụ bảo vệ cây

trồng.

4. Nội dung chi tiết học phần

4.1. Phần lý thuyết: (24 tiết)

Chương I. Tác hại của dịch hại cây trồng (1 tiết)

1.1. Khái niệm về dịch hại cây trồng

1.1.1. Định nghĩa môn BVTV

1.1.2. Dịch hại là gì ? Các loài dịch hại cây trồng

1.2. Tác hại của dịch hại cây trồng

1.3. Bảo vệ cây trồng ở Việt Nam và Thế giới

Chương II. Đại cương về côn trùng hại cây trồng (4 tiết)

2.1. Khái niệm về côn trùng hại cây trồng (hình thái, cấu tạo, môi trường sống, đặc

điểm sinh sản, tuần hoàn, sức sống và tính thích nghi).

2.2. Đặc điểm sinh vật học của côn trùng hại cây trồng

- Quá trình phát triển, các pha phát triển và vòng đời côn trùng

- Một số hiện tượng cần lưu ý ở côn trùng (lột xác, tuối sâu lứa sâu, xu tính,

ngừng phát dục)

2.3. Sinh thái côn trùng hại cây trồng

- Ảnh hưởng của các yếu tố phi sinh vật (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió…)

- Ảnh hưởng của các yếu tố sinh vật (thức ăn, thiên địch, con người)

Page 76: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

76

Chương III. Đại cương về bệnh hại cây trồng (4 tiết)

3.1. Định nghĩa bệnh cây

3.2. Những biến đổi về cấu tạo và sinh lí của cây bị bệnh

- Biến đổi tính chất lí hóa học của tế bào

- Biến đổi cường độ quang hợp

- Biến đổi hoạt động hô hấp

- Biến đổi quá trình trao đổi chất

- Biến đổi chế độ nước trong cây

3.3. Triệu chứng bệnh cây

3.4. Nguyên nhân gây bệnh cây

3.5. Quá trình xâm nhiễm của Vi sinh vật (VSV) gây bệnh

3.6. Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến bệnh cây.

Chương IV. Nguyên lí phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng (4 tiết)

4.1. Mục đích và nguyên lí phòng trừ sâu bệnh

4.2. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

- Kỹ thuật canh tác

- Cơ-lí học

- Hóa học

- Sinh vật học

- Kiểm dịch thực vật

- IPM

Chương V. Một số sâu hại chủ yếu và biện pháp phòng trừ (4 tiết)

5.1. Sâu hại lúa

5.2. Sâu hại ngô

5.3. Sâu hại rau

5.4. Sâu hại cây công nghiệp

5.5. Sâu hại cây ăn quả

5.6. Sâu hại cây lâm nghiệp

Chương VI. Một số bệnh hại chủ yếu và biện pháp phòng trừ (4 tiết)

6.1. Bệnh hại cây lương thực

6.2. Bệnh hại cây rau

6.3. Bệnh hại cây công nghiệp

6.4. Bệnh hại cây ăn quả

Chương VII. Ảnh hưởng của thuốc phòng trừ dịch hại cây trồng đến môi trường

(3 tiết)

7.1. Một số điểm chung về thuốc BVTV

- Nguồn gốc thuốc BVTV

Page 77: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

77

- Phân biệt một số khái niệm thường dùng (chất độc, tính độc, độ độc, hoạt chất,

liều lượng, LC50, LD50, LT50)

- Con đường xâm nhập của thuốc vào cơ thể côn trùng

- Phân loại thuốc BVTV

- Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV

- Tính độc của thuốc đối với môi trường sống

7.2. Tác động của thuốc BVTV đối với hệ sinh thái nông nghiệp

7.3/. Tác động của thuốc BVTV đối với chất lượng nông sản

4.2/ Phần thực hành: (12 tiết)

Bài 1: Nhận dạng và làm tiêu bản một số loài côn trùng hại cây trồng (3 tiết)

Bài 2: Nhận dạng và làm tiêu bản một số loài thiên địch hại cây trồng (3tiết)

Bài 3: Nhận dạng và làm tiêu bản một số loại bệnh hại cây trồng (3 tiết)

Bài 4: Nhận biết và kỹ thuật sử dụng một số loại thuốc BVTV thường dùng (3 tiết)

5. Học liệu:

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. Ths. Hà Huy Niên (chủ biên), PGS.TS Lê Lương Tề, Bảo vệ thực vật, Nhà

xuất bản Đại học sư phạm, 2005.

5.2. Học liệu tham khảo

[2]. Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân, Nghề bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục,

2000.

[3]. Vũ Hải, Trần Quí Hiền, Lê Lương Tề, Bệnh vi khuẩn và virus hại cây trồng,

Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.

[4]. Một số tư liệu trên internet

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên:

Sinh viên học tập môn học này cần phải:

- Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài

- Chấp hành sự phân công của nhóm trưởng, hoàn thành các bài tập đầy đủ,

chất lượng, trình bày đẹp, đúng qui định, nộp đúng tiến độ.

- Tham dự đầy đủ các giờ lí thuyết, thực hành và thảo luận theo qui định.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường

8. Thông tin về giảng viên:

Họ và tên: Lê Thị Thính Chức danh: Giảng viên, Trưởng Bộ môn

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Page 78: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

78

Địa chỉ liên hệ: Trường ĐH Phạm Văn Đồng, 986 Quang Trung, thành phố

Quảng Ngãi

Điện thoại: 0905 357 897 E-mail: [email protected]

DUYỆT GIẢNG VIÊN

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Thị Thính

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 79: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

79

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: GIỐNG VẬT NUÔI

- Mã học phần: 33 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc.

- Các học phần tiên quyết: Hóa sinh học, sinh lí vật nuôi

- Các yêu cầu khác: thực hiện trước học phần thức ăn vật nuôi và thú y.

- Phân giờ tín chỉ với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 20

+ Thực hành: 16

+ Tham quan thực tế cơ sở sản xuất: 08

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60

- Khoa phụ trách giảng dạy học phần: Khoa Sư phạm Tự nhiên.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

Học xong học phần, sinh viên cần đạt được:

a/ Về kiến thức:

- Hiểu được khái niêm, nguồn gốc và vai trò của GVN trong chăn nuôi. Nắm

vững và giải thích được cơ sở khoa học của các phương pháp chọn lọc, chọn phối và

nhân GVN; phân biệt được các nhóm vật nuôi.

- Hiểu được hệ thống tổ chức công tác GVN và phương pháp bảo tồn lưu giữ

quỹ gen vật nuôi.

- Nắm vững nguyên lý, tích lũy kiến thức thực tế và thực hiện đầy đủ các bài

thực hành có trong học phần.

b/ Về kỹ năng:

- Gắn được kiến thức lý thuyết trong chương trình với thực tế chăn nuôi ở gia đình

hoặc địa phương.

- Thực hiện thành thạo các thao tác của các bài thực hành có trong chương

trình.

- Biết lựa chọn và vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học và kiến thức thực

tế phù hợp để dạy các bài học bộ môn Công nghệ ở THCS có chứa nội dung GVN đạt

hiệu quả cao.

Page 80: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

80

- Có năng lực phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng

những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế.

- Có năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin để thu thập, xử lí, nhận định,

đánh giá về lĩnh vực chuyên môn.

- Có năng lực lập và thực hiện kế hoạch môn học, năng lực phát triển, sáng tạo,

vận dụng, giao tiếp và tham gia các hoạt động sản xuất tại gia đình hoặc địa phương.

c/ Về thái độ:

Thực sự yêu thích bộ môn, biết phát huy nội lực, có tinh thần chủ động sáng

tạo, luôn tìm tòi học hỏi qua thực tiễn sản xuất và cập nhật tri thức mới.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Nội dung Mục tiêu

Chương 1:

Một số khái

niệm cơ bản

trong công tác

GVN.

- Hiểu được khái niệm, vai trò của GVN và nhiệm vụ công tác GVN

của Nước ta hiện nay.

- Hiểu và giải thích được nguồn gốc và phân loại GVN.

- Hiểu được khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng và việc vận dụng các

quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi trong chăn nuôi.

- Hiểu được ngoại hình, thể chất, sức sản xuất của vật nuôi và cách

đánh giá vật nuôi thông qua các yếu tố này.

- Quan sát và thực hiện đúng đủ các chiều đo cơ bản trên cơ thể vật

nuôi để đánh giá chính xác ngoại hình của vật nuôi.

- Hình thành năng lực lập và thực hiện kế hoạch, độc lập tìm hiểu,

nghiên cứu, tổng hợp kiến thức hoặc thảo luận, báo cáo được những

vấn đề chính của nội dung đề ra, có kỹ năng nhận xét, đánh giá.

Chương 2:

Chọn lọc và

chọn phối.

- Hiểu được khái niệm, ý nghĩa và các phương pháp chọn lọc vật

nuôi.

- Hiểu được khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc và phương pháp chọn phối ở

vật nuôi.

- Giải thích được mối quan hệ chọn lọc với chọn phối và ảnh hưởng của

giao phối đồng huyết trong công tác GVN.

- Tính đúng hệ số cận huyết và xác định đúng mức độ đồng huyết của vật

nuôi.

- Có năng lực tìm hiểu, đề xuất ví dụ chứng minh, tư vấn, tích hợp,

độc lập, sáng tạo, nhận định, đánh giá và năng lực giải quyết tình

huống.

Page 81: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

81

Chương 3:

Nhân giông

vật nuôi.

- Hiểu và giải thích được khái niệm, cơ sở khoa học, ý nghĩa của các

phương pháp nhân GVN, đặc biệt là những ứng dụng công nghệ

sinh học vào nhân và lai tạo GVN.

- Hiểu và giải thích được khái niệm, ưu nhược điểm, cơ sở khoa học

và quy trình kỹ thuật nhân GVN.

- Thực hiện đúng quy trình và kiểm tra, đánh giá chính xác phẩm

chất tinh dịch của lợn đực giống thông qua thực hành.

- Có thể cho ví dụ minh họa các cách nhân giống vật nuôi trong thực

tiễn, qua đó phân tích, nhận định, kết luận.

Chương 4:

Hệ thống tổ

chức công tác

giống vật nuôi.

- Hiểu được khái niệm và giải thích được hệ thống tổ chức công tác

GVN hiện nay, đặc biệt là hệ thống sản xuất con lai.

- Hiểu và giải thích được một số biện pháp công tác GVN hiện nay

ở Nước ta.

- Có kỹ năng thiết kế, thực hiện kế hoạch và nhận định về công tác

GVN.

Chương 5:

Bảo tồn nguồn

gen vật nuôi

và đa dạng

sinh học.

- Hiểu được khái niệm và ý nghĩa của việc bảo tồn nguồn gen và đa

dạng sinh học.

- Hiểu được một số phương pháp bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật

nuôi.

- Có năng lực tự học, tự nghiên cứu các nội dung bài học.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần cung cấp các khái niệm, những kiến thức cơ bản về giống, phân biệt

được các giống thường gặp ở các loại vật nuôi và hướng sản xuất của chúng, xác định

các chiều đo trên cơ thể vật nuôi, giám định số lượng và phẩm chất tinh dịch, làm căn

cứ để đánh giá và chọn lọc vật nuôi làm giống, thực hiện các phương pháp chọn lọc và

nhân giống vật nuôi, qui trình kỹ thuật đang được áp dụng tạo giống vật nuôi có năng

xuất cao, phẩm chất tốt; đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác GVN;

hệ thống tổ chức công tác GVN hiện nay và việc bảo tồn lưu giữ nguồn gen vật nuôi.

Thông qua học phần này sv có năng lực chuyên môn vững vàng đáp ứng yêu cầu giảng

dạy, đồng thời có thể bảo tồn giống, nghiên cứu cải tiến hoặc tạo giống mới đáp ứng

nhu cầu của gia đình và xã hội.

4. Nội dung chi tiết học phần

4.1. LÝ THUYẾT:

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC GVN.

1.1. GVN và quá trình thuần hoá.

1.1.1. Khái niệm chung.

Page 82: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

82

- Khái niệm về GVN và dòng.

- Điều kiện tồn tại của một GVN.

- Vai trò của GVN.

- Nhiệm vụ công tác GVN của Nước ta hiện nay.

1.1.2. Nguồn gốc và quá trình thuần hoá vật nuôi.

- Khái niệm về vật nuôi.

- Vai trò tác động tích cực của con người trong quá trình biến động vật

hoang thành vật nuôi.

- Những biến đổi của động vật hoang trong quá trình thuần hoá.

- Nguồn gốc của vật nuôi.

1.1.3. Phân loại vật nuôi.

- Dựa theo độ hoàn thiện.

- Dựa theo hướng sản xuất.

- Dựa theo nguồn gốc.

1.2. Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

1.2.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát dục.

- Sinh trưởng.

- Phát dục.

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát dục.

1.2.2. Các quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi.

- Quy luật phát triển theo giai đoạn.

- Quy luật phát triển không đồng đều.

- Quy luật phát triển theo chu kỳ.

1.2.3. Những yếu tố ảnh hưỡng đến sinh trưởng phát dục của vật nuôi.

- Yếu tố di truyền.

- Điều kiện tự nhiên.

- Thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng.

1.3. Ngoại hình, thể chất và sức sản xuất của vật nuôi.

1.3.1. Khái niệm.

- Ngoại hình.

-. Thể chất.

-. Sức sản xuất.

1.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình, thể chất và sức sản xuất của vật nuôi.

- Yếu tố di truyền.

- Điều kiện môi trường và kỹ thuật nuôi dưỡng.

CHƯƠNG 2: CHỌN LỌC VÀ CHỌN PHỐI.

2.1. Chọn lọc GVN.

2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và các phương thức chọn lọc vật nuôi.

2.1.2. Các phương pháp chọn lọc.

2.2. Chọn phối.

2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa.

Page 83: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

83

2.2.2. Các nguyên tắc cơ bản khi ghép đôi giao phối.

2.2.3. Các hình thức ghép đôi.

2.3. Mối quan hệ giữa chọn lọc và chọn phối.

2.4. Giao phối đồng huyết và việc vận dụng trong chăn nuôi.

2.4.1. Khái niệm.

2.4.2. Xác định mức đồng huyết.

2.4.3. Ứng dụng giao phối đồng huyết trong chăn nuôi.

CHƯƠNG 3: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI.

3.1. Phương pháp nhân GVN.

3.1.1. Khái niệm về nhân giống vật nuôi.

3.1.2. Các phương pháp nhân GVN.

- Nhân giống thuần chủng.

- Nhân giống tạp giao (lai tạo).

- Phương pháp khác (nhân bản, cấy truyền phôi, cấy ghép gen).

3.2. Kỹ thuật nhân GVN.

3.2.1. Thụ tinh nhân tạo.

- Khái niệm.

- Ưu, nhược điểm.

- Các biện pháp kỹ thuật trong thụ tinh nhân tạo.

- Thụ thai và có chữa.

3.2.2. Phối trực tiếp vật nuôi đực với vật nuôi cái.

- Ưu nhược điểm.

- Biện pháp kỹ thuật.

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI.

4.1. Hệ thống nhân GVN.

- Khái niệm.

- Phân loại.

- Hệ thống khép kín.

- Hệ thống mở

4.2. Hệ thống sản xuất con lai.

- Đàn cụ kỵ.

- Đàn ông bà.

- Đàn bố mẹ.

- Đàn thương phẩm.

4.3. Một số biện pháp công tác GVN.

- Theo dõi hệ phổ.

- Lập sổ, phiếu theo dõi.

- Đánh số vật nuôi.

- Lập sổ giống.

CHƯƠNG 5: BẢO TỒN NGUỒN GEN VẬT NUÔI VÀ ĐA DẠNG SINH

HỌC.

Page 84: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

84

5.1. Khái niệm và ý nghĩa.

5.2. Một số phương pháp bảo tồn và lưu giữ quỹ gen vật nuôi.

4.2. THỰC HÀNH:

Bài 1: Quan sát đặc điểm ngoại hình một số GVN theo các hướng sản xuất

khác nhau.

Bài 2: Đánh giá vật nuôi bằng các chiều đo cơ bản trên cơ thể của vật nuôi.

Bài 3: Kiểm tra đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống.

Bài 4: Tham quan, thực tế tại cơ sở sản xuất GVN.

5. Học liệu:

5.1. Học liệu bắt buộc:

[1]. Đặng Vũ Bình - Giống vật nuôi – NXB Đại học Sư phạm, 2007.

5.2. Học liệu tham khảo:

[2]. Trần Văn Tường, Nguyễn Quang Tuyên – Giáo trình chăn nuôi – NXB

Nông nghiệp, 2000.

[3]. Trần Đình Miên, Nguyễn Quang Thiện – Chọn giống nhân giống vật nuôi

– NXB Nông nghiệp, 1995.

[4]. Viện Chăn nuôi Quốc gia - Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi

ở Việt Nam – NXB Nông nghiệp, 1994.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu của giảng viên:

6.1 Sinh viên học tập học phần cần phải:

- Đọc tài liệu theo hướng dẫn và xây dựng đề cương sơ lược của các chương

trước khi nghe giảng lý thuyết.

- Tham dự nghiêm túc các giờ học lý thuyết và các bài học thực hành.

- Làm bài tập và nộp đúng thời gian qui định.

6.2. Sinh viên được dự thi kết thúc học phần phải hội đủ 03 nội dung sau:

- Vắng không quá 20% giờ học theo qui định.

- Thực hiện đủ và đạt yêu cầu các bài học thực hành.

- Kiểm tra định kỳ phải đạt trung bình trở lên.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần:

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: giảng viên.

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: số nhà 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0934911015. E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: hiệu quả kinh tế của các GVN mới trên địa bàn

Quảng Ngãi; nâng cao hiệu quả dạy học KTNN ở trường Sư phạm và THCS.

Page 85: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

85

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 86: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

86

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: THỨC ĂN VẬT NUÔI

- Mã học phần: 34 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Sinh lí vật nuôi, giống vật nuôi

- Các yêu cầu khác đối với học phần: dạy trước phần thú y và kỹ thuật chăn

nuôi.

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 22 tiết

+ Thực hành/thí nghiệm: 16 tiết

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 tiết

- Khoa/bộ môn phụ trách giảng dạy học phần: Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

* Về kiến thức

- Sinh viên (SV) phải nắm vững những kiến thức cơ bản về vai trò của các chất

dinh dưỡng (DD), nhu cầu của từng chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi (VN).

- Biết giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn, phân loại thức ăn; biết sử dụng,

chế biến, dự trữ thức ăn cho từng loại vật nuôi trong chăn nuôi.

- Có kiến thức cơ bản về sinh lí và đặc điểm của các giống vật nuôi để phân

tích, giải thích, chứng minh theo hướng tích hợp các vấn đề dựa trên cơ sở khoa

học.

* Về kỹ năng

- Sinh viên phải biết vận dụng những kiến thức về dinh dưỡng, thức ăn, phương

pháp xác định tiêu chuẩn ăn, phối hợp khẩu phần thức ăn để xây dựng qui trình

nuôi dưỡng các loại vật nuôi ở gia đình hay địa phương.

Page 87: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

87

- Biết sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học môn học nhằm nâng cao kỹ năng

thực hành và năng lực chuyên môn trong quá trình học tập và giảng dạy.

- Trang bị cho sv năng lực dạy học tích hợp, tổ chức, thiết kế, cố vấn, định

hướng, quản lí, đánh giá hs trong quá trình giảng dạy; giáo dục hs giải quyết tình

huống để tư duy độc lập hay nhóm hoặc giao tiếp.

* Về thái độ

Sinh viên phải yêu thích môn học, biết tự học, tự nghiên cứu, không ngừng

hoàn thiện kiến thức, thường xuyên cập nhật tri thức mới.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bài mở đầu - Biết được vai trò

của thức ăn đối với

cơ thể vật nuôi và

nắm được những

thành tựu về thức

ăn và dinh dưỡng.

Nắm chắc nguồn

gốc của thức ăn,

phân biệt thức

ăn và dinh

dưỡng và mối

quan hệ giữa

thức ăn với VN

Chương I: Thành

phần dinh dưỡng

và vai trò các chất

dinh dưỡng trong

thức ăn

- SV phải biết

được

thành phần hóa

học của thức ăn và

thành phần dinh

dưỡng trong thức

ăn VN.

- Nêu được ý

nghĩa của thức ăn

trong chăn nuôi.

- Nắm chắc vai

trò của các chất

dinh dưỡng

trong thức ăn

của các loại vật

nuôi.

- Nắm được các

phương pháp

xác định giá trị

dinh dưỡng

(DD) và năng

lượng (NL) của

thức ăn.

- Phân tích được ảnh

hưởng của việc thiếu

hoặc thừa các chất dinh

dưỡng trong cơ thể vật

nuôi và có biện pháp

xử lí phù hợp. Từ đó

hình thành năng lực

nhận định, đánh giá,

kết luận để giải quyết

các tình huống trong

giáo dục và sản xuất.

Chương II: Phân

loại thức ăn và đặc

điểm một số loại

- SV biết cách

phân loại thức ăn

vật nuôi trong

- Nắm chắc

những đặc điểm

cơ bản của các

- Nhận định, đánh giá

và sử dụng thức ăn phù

hợp cho từng loại vật

Page 88: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

88

thức ăn thường

dùng trong chăn

nuôi

chăn nuôi loại thức ăn

thường dùng

cho các loài vật

nuôi.

nuôi nhằm nâng cao

năng suất chăn nuôi.

Chương III: Chế

biến và dự trữ thức

ăn

Hiểu được mục

đích, ý nghía, lợi

ích và biết được

các phương

pháp chế biến,

dự trữ thức ăn

hợp lí.

Giải thích được việc sử

dụng các loại thức ăn

phù hợp cho từng loại

vật nuôi; biết ứng dụng

công nghệ sinh học

(CNSH) trong việc chế

biến, dự trữ thức ăn.

Chương IV: Nhu

cầu dinh dưỡng,

tiêu chuẩn ăn và

khẩu phần ăn

- Biết được khái

niệm và nhu cầu

dinh dưỡng cơ bản

đặc trưng cho từng

loại vật nuôi

- Hiểu sâu về

phương pháp

xác định tiêu

chuẩn ăn và xây

dựng khẩu phần

ăn hợp lí cho vật

nuôi.

- Biết giải thích, vận

dụng vào thực tế chăn

nuôi các loại vật nuôi

để phối hợp khẩu phần

hợp lí trên cơ sở thức

ăn hiện có ở gia đình

hoặc địa phương.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, chủ yếu nhất về vai trò,

nhu cầu của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi; biết được giá trị dinh dưỡng của

các loại thức ăn, phân loại thức ăn; biết sử dụng, chế biến, dự trữ thức ăn cho từng loại vật

nuôi. Học xong học phần này, sinh viên phải biết vận dụng những kiến thức về dinh

dưỡng, thức ăn, nhu cầu dinh dưỡng của từng loại vật nuôi, từng lứa tuổi vật nuôi để xác

định tiêu chuẩn ăn, phối hợp khẩu phần ăn và xây dựng qui trình nuôi dưỡng các loại vật

nuôi ở gia đình hay địa phương; đặc biệt chú ý các chất cấm sử dụng làm thức ăn trong

chăn nuôi Biết sử dụng thành thạo các thiết bị, đồ dùng dạy học bộ môn nhằm nâng cao

kỹ năng thực hành và phải tự nghiên cứu, thường xuyên cập nhật tri thức mới, tích lũy

thêm kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy

và ứng dụng đạt hiệu quả cao trong sản xuất chăn nuôi.

4. Nội dung chi tiết học phần

4.1. Phần lý thuyết: (22 tiết)

Bài mở đầu (1 tiết)

Chương I: Thành phần dinh dưỡng và vai trò của các chất dinh dưỡng trong

thức ăn (7 tiết)

1.1. Khái niệm, thành phần dinh dưỡng của thức ăn

1.2. Vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn (nước, hợp chất hữu cơ chứa nito,

lipid, glucid, vitamin, chất khoáng)

Page 89: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

89

1.3. Các phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng và giá trị năng lượng của thức

ăn

Chương II: Phân loại thức ăn và đặc điểm một số loại thức ăn trong chăn

nuôi (4 tiết)

2.1. Phân loại thức ăn:

- Theo nguồn gốc

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn

- Nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong thức ăn

- Sản phẩm phân giải cuối cùng

2.2. Đặc điểm một số loại thức ăn trong chăn nuôi

ChươngIII: Chế biến và dự trữ thức ăn (3tiết)

3.1. Các phương pháp chế biến thức ăn

3.2. Dự trữ thức ăn (ý nghĩa, các phương pháp dự trữ)

3.3. Ứng dụng CNSH trong chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

Chương IV: Nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn (7 tiết)

4.1. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

4.2. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi

4.3. Khẩu phần ăn, các nguyên tắc và phương pháp phối hợp khẩu phần

4.4. Kỹ thuật cho ăn

4.2. Phần thực hành: (16 tiết)

Bài 1: Nhận biết, phân loại, đánh giá phẩm chất một số loại tă thường dùng trong chăn

nuôi (4 tiết)

Bài 2: Dự trữ và chế biến một số loại thức ăn cho vật nuôi (4 tiết)

Bài 3: Phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi (4 tiết)

Bài 4: Xác định tiêu chuẩn và phối hợp khẩu phần thức ăn cho vật nuôi (4 tiết)

5. Học liệu:

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. GS.TS Vũ Duy Giảng (chủ biên), PGS.TS Tôn Thất Sơn- Giáo trình Dinh

dưỡng và thức ăn chăn nuôi- hệ CĐSP- Dự án đào tạo giáo viên THCS- Bộ giáo

dục và đào tạo- NXB Đại học sư phạm, 2007

[2]. Lê Văn An – Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, 2013

5.2. Học liệu tham khảo

[3]. Thành phần và Giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam- Viện

chăn nuôi quốc gia- NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1995

[4]. Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam-

Viện chăn nuôi bộ Nông nghiệp- NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2003

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

Sinh viên học tập môn học này cần phải:

- Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài

- Chấp hành sự phân công của nhóm trưởng, hoàn thành các bài tập đầy đủ,

chất lượng, trình bày đẹp, đúng qui định, nộp đúng tiến độ.

- Tham dự đầy đủ các giờ lí thuyết, thực hành và thảo luận theo qui định.

Page 90: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

90

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập học phần:

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường

8. Thông tin về giảng viên:

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: Giảng viên

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: Hẽm 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi

Điện thoại: 0934911015 E-mail: [email protected]

DUYỆT GIẢNG VIÊN

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 91: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

91

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: THÚ Y

- Mã học phần: 35 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Sinh lí vật nuôi và thức ăn vật nuôi

- Các yêu cầu khác đối với học phần: phải học sau các học phần tiên quyết và

học trước học phần kỹ thuật chăn nuôi.

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 20 tiết

+ Thực hành/thí nghiệm: 20 tiết

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 tiết

- Khoa/bộ môn phụ trách giảng dạy học phần: Sự phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

Học xong phần thú y, sinh viên (SV) phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau đây:

* Về kiến thức

- Nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về dược lí học và những vấn đề

chính của một số bệnh thường gặp ở vật nuôi và các biện pháp phòng - trị bệnh

- Biết giải thích, nhận định, đánh giá, so sánh bệnh và đề xuất các biện pháp

phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi dựa trên cơ sở khoa học.

* Về kỹ năng

- Nhận biết, phân biệt và sử dụng được các loại thuốc thú y để phòng và trị bệnh

cho vật nuôi. Biết chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp cho vật nuôi ở gia

đình và địa phương.

- Có kiến thức, kỹ năng chuyên môn vững vàng để dạy học tích hợp và vận

dụng nhiều phương pháp, phương tiện, hình thức tố chức dạy học bộ môn nhằm

tăng hiệu quả bài giảng.

- Trang bị cho sv năng lực giáo dục thông qua lập kế hoạch bài dạy, tổ chức, tư

vấn, quản lí điều hành, nhận xét, đánh giá, kết luận nội dung bài dạy.

Page 92: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

92

- Phát triển năng lực giao tiếp giữa các sv với nhau thông qua trình bày ý kiến

bản thân, thảo luận, tranh luận, báo cáo trước tập thể.

- Hình thành năng lực đánh giá và phát triển chuyên môn qua việc tự đánh giá

bản thân, tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, tham gia các hoạt động xã hội...

- Biết vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm vào thực tiễn chăn nuôi. Biết xử

lí tình huống khi có dịch bệnh xảy ra.

* Về thái độ

- Thực sự ưa thích môn học, chủ động học hỏi, sáng tạo, linh hoạt, thường

xuyên tích lũy kinh nghiệm, cập nhật tri thức mới.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Chương I: Dược lí

học

Biết được định

nghĩa, lịch sử phát

triển, nguồn gốc,

phân loại, tác

dụng, nguyên tắc

sử dụng và sự hấp

thu, biến đổi, thải

trừ thuốc

- Hiểu sâu về một

số loại thuốc thú y

thường dùng và

cách sử dụng

chúng

- so sánh, phân

biệt được những

vấn đề cơ bản về

các nhóm thuốc

- Hiểu được việc

ứng dụng công

nghệ sinh học

(CNSH) trong sản

xuất vaccin và

kháng sinh qua

các thế hệ cho vật

nuôi.

- Phân biệt được

thuốc, thuốc độc và

thức ăn.

- Đánh giá được chất

lượng của thuốc trước

khi sử dụng thông

qua nhãn thuốc và

tính chất vật lí, hóa

học của thuốc.

- Đánh giá được độ

độc của thuốc qua

nhãn thuốc.

- Biết sử dụng hợp lí

các loại thuốc phù

hợp cho vật nuôi, cẩn

thận khi dùng vaccin,

kháng sinh.

- Có kỹ năng nhận

định, đánh giá, sử

dụng hợp lí thuốc cho

vn.

Chương II: Bệnh - Nắm được khái - Hiểu sâu về kỹ - Biết vận dụng kiến

Page 93: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

93

nội, ngoại và sản

khoa ở vật nuôi

niệm, nguyên nhân

gây bệnh, phương

pháp chẩn đoán và

một số bệnh

thường gặp ở các

loại vật nuôi.

năng chẩn đoán

lâm sàng và điều

trị các loại bệnh

nội, ngoại và sản

khoa thường gặp.

- Biết ứng dụng

CNSH trong chẩn

đoán bệnh.

thức tích lũy để giải

thích những hiện

tượng xảy ra trong

thực tế chăn nuôi.

- Biết chẩn đoán và

điều trị bệnh có hiệu

quả để giúp gia đình

và bà con xung

quanh.

Chương III: Bệnh

kí sinh trùng ở vật

nuôi

- Biết được khái

niệm và đặc điểm

về kí sinh trùng

(KST); nguồn gốc,

phân loại bệnh

KST và một số

bệnh KST thường

gặp ở vật nuôi.

- Biết được mối

quan hệ giữa kí

sinh trùng và kí

chủ.

- Nắm vững

nguyên nhân gây

bệnh, điều kiện

phát sinh, vòng

đời, triệu chứng,

bệnh tích, phương

pháp chẩn đoán,

phòng và điều trị

các loại bệnh KST

thường gặp ở vật

nuôi.

- Vận dụng kiến thức

đã học để giải thích

những hiện tượng xảy

ra trong thực tế chăn

nuôi.

- Biết chẩn đoán và

điều trị bệnh có hiệu

quả để giúp gia đình

và bà con xung

quanh.

- Biết đánh giá, nhận

định để có biện pháp

phòng bệnh thích

hợp.

Chương IV: Bệnh

truyền nhiễm ở vật

nuôi

- Biết được khái

niệm, nguyên nhân

gây bệnh, cách

sinh bệnh, triệu

chứng, bệnh tích,

phương pháp chẩn

đoán bệnh, cách

phòng- trị một số

bệnh truyền

nhiễm(BTN) chủ

yếu ở các loại vật

nuôi. Chú ý các

bệnh thường xảy

ra ở Việt Nam.

- Hiểu sâu và

phân biệt rõ về

qui luật phát sinh,

phát triển BTN

trên cơ thể vật

nuôi với qui luật

phát sinh, phát

triển BTN trong

quần thể vật nuôi.

- Hiểu sâu về hiện

tượng nhiễm trùng

và phản ứng của

cơ thể đối với

BTN.

- Hình thành năng

- Phân tích được

nguyên nhân gây

bệnh, triệu chứng,

bệnh tích của từng

loại bệnh ở vật nuôi.

- Nhận định được tình

hình bệnh và xác định

được tiên lượng để có

biện pháp xử lí thích

hợp.

- Biết vận dụng kiến

thức đã học vào thực

tế sản xuất hiệu quả

và giáo dục biện pháp

phòng chống bệnh,

Page 94: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

94

lực thực tế trong

giảng dạy.

đặc biệt là các bệnh

lây sang người &

động vật.

Chương V: Vệ sinh

phòng và chống

dịch bệnh

- Biết được

nguyên lí, phương

châm và các biện

pháp vệ sinh

phòng chống dịch

bệnh cho vật nuôi.

Hiểu sâu về:

- Biện pháp đối

với nguồn bệnh.

- Biện pháp đối

với nhân tố trung

gian.

- Biện pháp đối

với động vật cảm

thụ.

- Phân tích, đánh giá

và đề xuất được các

giải pháp kinh tế kỹ

thuật xây dựng khu

an toàn dịch cho vật

nuôi và xử lí thích

hợp các biện pháp

chống dịch.

- Giáo dục, tư vấn,

vận động mọi người

hoặc tố chức tham gia

phòng chống dịch

bệnh.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hiện đại về dược

lí học thú y; biết khám, chẩn đoán và nhận dạng các loại kí sinh trùng, vi khuẩn

thông qua tiêu bản nhuộm hoặc soi kính các loại bệnh thường gặp ở các loài vật

nuôi; biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh; những ứng dụng công nghệ sinh

học trong việc sản xuất các loại thuốc vaccin, kháng sinh và chẩn đoán bệnh và làm

tốt các bài thực hành trong chương trình môn học.

Học xong học phần này sinh viên nắm vững kiến thức về thuốc, phân biệt được

các nhóm thuốc, đánh giá được chất lượng thuốc, cách sử dụng thuốc, bảo quản

thuốc; những đặc điểm cơ bản, cần thiết về các nhóm bệnh, loại bệnh thường gặp

và biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh ở vật nuôi. Thông qua đó sinh viên có

thể vận dụng những kiến thức đã học để phân tích, nhận định, đánh giá, kết luận

dựa trên cơ sở khoa học những hiện trạng xảy ra trong thực tế, hầu đề xuất các biện

pháp kỹ thuật chăn nuôi phù hợp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

vật nuôi; đồng thời có những kiến thức, kỹ năng cần thiết làm hành trang để phục

vụ cho công tác giảng dạy, hoặc tham gia các hoạt động chăn nuôi tại địa phương.

4. Nội dung chi tiết học phần

4.1. Phần lý thuyết: (20 tiết)

Chương I: Dược lí học (6 tiết)

1.1. Đại cương về thuốc và cách điều trị

1.1.1. Khái niệm về thuốc. Mối quan hệ giữa thuốc, thức ăn và chất độc

Page 95: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

95

1.1.2. Nguồn gốc của thuốc

1.1.3. Phân loại thuốc theo độc tính của thuốc. Các quan điểm hiện nay về việc sử

dụng thuốc

1.1.4. Tác dụng của thuốc đối với cơ thể vật nuôi

1.1.5. Các nguyên tắc sử dụng thuốc thú y

1.1.6. Sự hấp thu, biến đổi và thải trừ thuốc trong cơ thể vật nuôi

1.2. Một số thuốc thú y thường dùng

1.2.1. Các thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương

1.2.2. Các thuốc tác dụng lên hệ tiêu hóa

1.2.3. Thuốc kháng sinh

1.2.4. Thuốc sát trùng và kí sinh trùng

1.2.5. Vaccin và huyết thanh

1.2.6. Thuốc giải độc

1.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccin và kháng sinh cho vật

nuôi.

Chương II: Bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi (3 tiết)

2.1. Đại cương về bệnh nội, ngoại và sản khoa

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Các nguyên nhân gây bệnh

2.1.3. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị

2.1.4. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán điều trị bệnh

2.2. Một số bệnh nội, ngoại và sản khoa thường gặp ở vật nuôi

2.2.1. Bệnh viêm họng, viêm phổi

2.2.2. Bệnh viêm dạ dày, ruột

2.2.3. Bệnh chướng hơi dạ cỏ

2.2.4. Bệnh viêm nhiễm ngoại khoa, áp xe

2.2.5. Bệnh viêm vú

2.2.6. Bệnh sát nhau, viêm tử cung

2.2.7. Bệnh ngộ độc thức ăn

Chương III: Bệnh kí sinh trùng (2 tiết)

3.1. Đại cương về kí sinh trùng

3.1.1. Nguyên nhân gây bệnh, nguồn gốc, phân loại

3.1.2. Một số đặc điểm sinh học của kí sinh trùng

3.1.3. Bệnh truyền nhiễm kí sinh trùng, miễn dịch kí sinh trùng

3.2. Một số bệnh kí sinh trùng thường gặp ở vật nuôi

3.2.1. Bệnh giun sán: Giun đũa, giun phổi, sán dây, sán lá gan, sán lá ruột

3.2.2. Bệnh cầu trùng gà

3.2.3. Bệnh kí sinh trùng đường máu ở trâu bò, tiên mao trùng, biên trùng

Chương IV: Bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi (7 tiết)

4.1. Đại cương về bệnh truyền nhiễm

4.1.1. Qui luật phát sinh phát triển bệnh truyền nhiễm trên cơ thể vật nuôi

Page 96: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

96

4.1.2. Các phản ứng của cơ thể đối với bệnh truyền nhiễm, sức đề kháng của cơ

thể

4.1.3. Qui luật phát sinh phát triển bệnh truyền nhiễm trong quần thể vật nuôi

4.2. Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở vật nuôi

4.2.1. Bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài vật nuôi (Bệnh dại, lao, nhiệt thán,

lở mồm long móng, cúm gia cầm)

4.2.2. Bệnh truyền nhiễm ở heo (tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn, đóng

dấu)

4.2.3. Bệnh truyền nhiễm ở trâu bò (tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn)

4.2.4. Bệnh truyền nhiễm ở gia cầm (tụ huyết trùng, Newcastle)

Chương V: Vệ sinh phòng và chống dịch bệnh (2 tiết)

5.1. Nguyên lí và phương châm phòng và chống dịch bệnh

5.2. Các biện pháp vệ sinh phòng và chống dịch bệnh

5.2.1. Đối với nguồn bệnh

5.2.2. Đối với các nhân tố trung gian

5.2.3. Đối với động vật cảm thụ

4.2. Phần thực hành: (20 tiết)

Bài 1: Nhận dạng thuốc thú y, phân biệt độc tính thuốc qua nhãn, phương pháp đưa

thuốc vào cơ thể vật nuôi, sử dụng và bảo quản bơm tiêm, kim tiêm; thực hành nhỏ mắt,

mũi, cho uống thuốc, kỹ thuật tiêm thịt, mạch, dưới da,…cho heo, gà, trâu , bò (4 tiết)

Bài 2: Chẩn đoán bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi: khám lâm sàng, kiểm tra thân

nhiệt, huyết áp, mổ diều gà (4 tiết)

Bài 3: Chẩn đoán bệnh kí sinh trùng: phương pháp soi kính tìm trứng, nhận dạng các

loại kí sinh trùng (4 tiết)

Bài 4: Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm: quan sát triệu chứng, bệnh tích, tiêu bản kính

nhuộm (4 tiết)

Bài 5: Thực hành làm tiêu bản bệnh phẩm: pha chế dung dịch bảo quản mẫu bệnh phẩm,

pha chế một số loại thuốc đơn giản (4 tiết)

5. Học liệu

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. PGS.TS Phạm Sỹ Lăng (chủ biên), TS Nguyễn Thị Kim Thành- Thú y- Giáo

trình CĐSP- Dự án đào tạo giáo viên THCS- Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Đại học

sư phạm, 2005

5.2. Học liệu tham khảo

[3]. Hồ Văn Nam- Giáo trình chẩn đoán bệnh không lây ở gia súc- NXB Nông

nghiệp Hà Nội, 2008

[4]. Bùi Trần Thi- Sổ tay thú y- NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005

[5]. Nguyễn Hữu 5inh- Những bệnh của gia súc lây sang người - NXB Nông

nghiệp Hà Nội, 2007

Page 97: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

97

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

Sinh viên học tập môn học nầy cần phải:

- Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

- Chấp hành sự phân công của nhóm trưởng, hoàn thành các bài tập đầy đủ,

chất lượng, trình bày đẹp, đúng qui định, nộp đúng tiến độ.

- Tham dự đầy đủ các giờ lí thuyết, thực hành và thảo luận theo qui định.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường

8. Thông tin về giảng viên:

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: Giảng viên

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: Hẽm 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi

Điện thoại: 0934911015 E-mail: lvan@pdu,edu.vn

DUYỆT GIẢNG VIÊN

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 98: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

98

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: THỰC TẾ NGHIÊN CỨU THIÊN NHIÊN VÀ CƠ SỞ

SẢN XUẤT

- Mã học phần: 36 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: các học phần cơ sở của ngành KTNN.

- Các yêu cầu khác: thực hiện sau khi sinh viên đã học xong các bộ môn cơ

sở của ngành KTNN.

- Phân giờ tín chỉ với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết:

+ Thực hành:

+ Tham quan thực tế cơ sở sản xuất: 90

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu:

- Khoa phụ trách giảng dạy học phần: khoa Sư phạm Tự nhiên.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

Học xong học phần, sinh viên cần đạt được:

* Về kiến thức:

- Hiểu được vị trí, vai trò của sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp trong đời sống

và nền kinh tế quốc dân.

- Củng cố, khắc sâu và nâng cao kiến thức chuyên môn KTNN, đặc biệt là nắm

được thực tế những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Nông – Lâm –

Ngư nghiệp ở Nước ta hiện nay.

- Hiểu biết cụ thể quy trình kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi; tích

hợp thêm những kinh nghiệm thực tiễn về sản xuất Nông, Lâm và Ngư nghiệp;…

* Về kỹ năng:

- Biết thu nhận kiến thức từ thực tế và thực hành một số biện pháp kỹ thuật về

Nông - Lâm – Ngư nghiệp.

- Quan sát, phân loại, đánh giá, so sánh, mô tả, ghi chép được các đặc điểm cơ

bản của cây trồng vật nuôi nói riêng và qui trình kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nói

chung. Nhận dạng đặc điểm, thu thập, xử lý, bảo quản mẫu vật, cách làm tường trình

và báo cáo khoa học về bộ môn.

Page 99: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

99

- Biết tổ chức hướng dẫn học sinh THCS tham quan thực tế, thực hành, học tập

ở cơ sở sản xuất hoặc điều kiện tự nhiên.

- Biết lựa chọn và vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học và kiến thức thực

tế phù hợp để dạy các bài học bộ môn Công nghệ (phần KTNN) ở trường THCS đạt

hiệu quả cao.

- Học xong học phần này sv có năng lực tự lập kế hoạch tham quan về lĩnh vực

trồng trọt, chăn nuôi cho hs THCS; biết tổ chức, tư vấn, định hướng giải quyết các nội

dung đề ra, biết nhận định, phân tích, tổng hợp, đánh giá, kết luận nội dung thực hiện

tại các địa điểm tham quan, thực tập; có ý thức khiêm tốn học hỏi, tự tìm hiểu thực tế

chuyên môn để trở thành người giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và vững về

tay nghề.

* Về thái độ:

- Có ý thức tổ chức kỹ luật, đoàn kết tương trợ lẫn nhau, có trách nhiệm với bản

thân và cộng đồng.

- Tôn trọng người lao động, khiêm tốn học hỏi và có tình cảm đẹp với cơ sở đến

tham quan thực tế, thực tập.

- Thực sự yêu thích bộ môn, biết phát huy nội lực, có tinh thần chủ động sáng

tạo, luôn tìm tòi học hỏi qua thực tiễn sản xuất và môi trường tự nhiên để cập nhật tri

thức mới.

- Có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên và đa dạng sinh học.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Nội dung Mục tiêu

Phần

KTNN

- Hiểu được vị trí vai trò của sản xuất Nông – Lâm - Ngư nghiệp trong

đời sống và nền kinh tế quốc dân.

- Củng cố, khắc sâu và nâng cao kiến thức chuyên môn KTNN, đặc biệt là

nắm được thực tế những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Nông – Lâm – Ngư nghiệp ở Nước ta hiện nay.

- Hiểu biết cụ thể quy trình kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi;

tích hợp thêm những kinh nghiệm thực tiễn về sản xuất Nông, Lâm và

Ngư nghiệp;…

- Biết thu nhận kiến thức từ thực tế và thực hành một số biện pháp kỹ

thuật về Nông - Lâm – Ngư nghiệp.

- Quan sát, phân loại, đánh giá, mô tả, ghi chép được các đặc điểm cơ bản

của cây trồng, vật nuôi và hệ sinh thái nông nghiệp. Nhận dạng đặc điểm,

thu thập, xử lý, bảo quản mẫu vật, cách làm tường trình và báo cáo khoa

học về bộ môn.

- Biết tổ chức hướng dẫn học sinh THCS tham quan thực tế, thực hành,

học tập ở cơ sở sản xuất hoặc điều kiện tự nhiên.

Page 100: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

100

- Hình thành ý tưởng để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học bộ môn.

- Tôn trọng người lao động chân lấm tay bùn, khiêm tốn học hỏi và có

tình cảm đẹp với cơ sở đến tham quan thực tế.

- Có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên và đa dạng sinh học.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần Thực tế nghiên cứu thiên nhiên và cơ sơ sản xuất cung cấp cho sinh

viên những kiến thức thực tế về kỹ thuật Nông – Lâm – Ngư nghiệp, đặc biệt là thực tế

ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp của Nước

ta hiện nay. Đồng thời hình thành cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về bộ môn như:

phân loại, so sánh, đánh giá, mô tả và ghi chép các hiện tượng, các đặc điểm cơ bản

của cây trồng, vật nuôi nói riêng và hệ sinh thái nói chung; thực hành một số biện pháp

kỹ thuật cụ thể trong quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm cây trồng, vật nuôi; thu thập,

xử lý và bảo quản mẫu vật…bước đầu tập dược thực nghiệm nghiên cứu khoa học và

biết được hoạt động cơ bản của các cơ sở sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Từ đó hình

thành cho sinh viên các kỹ năng cần thiết như: phân tích, nhận định, đánh giá, tổ chức,

hướng dẫn, làm việc độc lập hoặc nhóm... để phục vụ công tác giảng dạy ở THCS, tìm

hiểu thực tế và nghiên cứu khoa học.

4. Nội dung chi tiết học phần

4.1. Trồng trọt

Tham quan và thực hành tại: trung tâm sản xuất và khảo nghiệm giống cây

trồng; trung tâm trồng cây cảnh và trồng hoa; trung tâm trồng cây ăn quả và cây công

nghiệp.

4.2. Chăn nuôi

Tham quan và thực hành tại: trung tâm nuôi lợn; trung tâm nuôi bò sữa; trung

tâm nuôi gà.

4.3. Lâm nghiệp

4.3.1. Tham quan vườn ươm cây lâm nghiệp.

4.3.2. Tham quan và thực hành tại một cơ sở trồng rừng.

4.4. Thuỷ sản

4.4.1. Tìm hiểu qui trình kỹ thuật nuôi thủy sản tại các trại.

4.4.2. Tham quan và thực hành tại: trung tâm giống thủy sản; trung tâm

sản xuất giống vật nuôi.

5. Hình thức tổ chức dạy học và thời gian thực hiện

5.1. Tập trung cả lớp thực hiện liên tục trong thời gian 10 ngày tại: Nha Trang

-Khánh Hoà; Đà Lạt, Bảo Lộc, Cát Tiên-Lâm Đồng và TP Hồ Chí Minh.

5.2. Học phần được thực hiện vào cuối kỳ IV sang đầu kỳ V của khóa học.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu của giảng viên:

Sinh viên học tập học phần cần phải:

- Tham dự đầy đủ, nghiêm túc các nội dung của học phần.

- Có bài viết tường trình nội dung và kết quả thu được sau khi thực hiện xong học

phần.

Page 101: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

101

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (KTĐGTX): trọng số 50%.

- Tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc và khiêm tốn học hỏi.

- Hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân hoặc

nhóm.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần tập thể, đoàn kết thân ái và linh hoạt xử

lý tình huống có hiệu quả tốt.

- Có ý thức bảo vệ môi trường và có quan hệ tốt với cơ sở đến tham quan thực tế.

7.2. Thi cuối kỳ (TCK): trọng số 50%.

Được thay bằng bài viết thu hoạch của sinh viên ngay sau khi kết thúc học phần.

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: giảng viên.

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: số nhà 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0934911015 E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: nâng cao hiệu quả dạy học KTNN ở trường Sư phạm

và THCS.

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 102: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

102

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: THỦY SẢN – KỸ THUẬT NUÔI TÔM, BA BA

- Mã học phần: 37 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Thức ăn vật nuôi, động vật học và sinh lí học

- Các yêu cầu khác đối với học phần: học sau các học phần tiên quyết.

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 20 tiết

+ Thực hành/thí nghiệm: 20 tiết

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 tiết

- Khoa/bộ môn phụ trách giảng dạy học phần: Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

* Về kiến thức

Sau khi học xong học phần này SV cần nắm vững:

- Những kiến thức cơ bản về nguồn lợi thủy sản ở nước ta; đặc biệt là cá,

tôm, ba ba.

- Vai trò, vị trí của ngành nuôi trồng thủy sản đối với đời sống và nền kinh

tế quốc dân.

- Kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi và sản xuất các loài thủy sản nói trên.

- Giải thích được cơ sở khoa học của qui trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

và biện pháp tác động qua các khâu: sản xuất giống, môi trường nuôi dưỡng, chăm

sóc, quản lí, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh.

* Về kỹ năng

- Sinh viên phải nhận dạng, phân biệt được các loại thủy sản và kỹ thuật

nuôi.

- Sử dụng tốt các trang thiết bị, đồ dùng dạy học môn học nhằm có kỹ năng

thực hành và năng lực chuyên môn để giảng dạy tốt môn công nghệ 7 và 9 ở bậc

THCS.

Page 103: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

103

- Sinh viên phải hình thành năng lực thiết lập và thực hiện kế hoạch dạy học,

năng lực chuyên môn, quản lí, năng lực dạy học tích hợp, tư vấn, đánh giá, vận động,

giáo dục học sinh trong quá trình học tập và giáo dục ý thức bảo vệ thủy sản và môi

trường nuôi thủy sản, thâm nhập thực tế sản xuất và tìm hiểu tư liệu thông qua nhiều

kênh thông tin khác nhau để tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chuyên

môn.

- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn nuôi trồng thủy sản ở địa

phương và gia đình.

* Về thái độ

Sinh viên phải thực sự yêu thích môn học, có năng lực tự học, tự nghiên

cứu, không ngừng hoàn thiện kiến thức, thường xuyên cập nhật tri thức mới.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Chương I:

Bài mở đầu

Biết được vai trò,

vị trí, lịch sử và

khả năng phát

triển của nghề

nuôi trồng thủy

sản trong nước và

trên thế giới

SV phải hiểu và

ứng dụng được

những tiến bộ

kỹ thuật trong

ngành nuôi

trồng thủy sản

SV phải phân tích,

đánh giá được kết quả

đạt được trong quá

trình thực hiện kỹ

thuật.

Chương II: Đặc

điểm sinh vật học

của các loài thủy

sản

SV biết được đặc

điểm hình thái, cấu

tạo, phân loại của

một số loài thủy

sản (cá, tôm, ba

ba)

Nắm chắc các

đặc điểm sinh lí

như: hô hấp, tiêu

hóa, sinh trưởng

phát triển, sinh

sản.

Phân tích, giải thích

được những hiện tượng

sinh lí bất thường xảy

ra và đánh gía được kết

quả thực tế.

Chương III: Môi

trường sống của

các loài thủy sản

Biết được những

ảnh hưởng của

môi trường nước

và môi trường đất

nuôi thủy sản.

Hiểu sâu những

tiêu chuẩn kỹ

thuật cơ bản của

môi trường đất

và môi trường

nước nuôi thủy

sản.

Phân tích, đánh giá

được chất lượng của

môi trường đất và nước

nuôi thủy sản, chú ý

công tác bảo vệ môi

trường và tác động kịp

thời những biện pháp

kỹ thuật cải tạo môi

trường nuôi cho phù

hợp.

Page 104: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

104

Chương IV: Thức

ăn của các loài thủy

sản

Biết được các loại

thức ăn dùng cho

thủy sản và vai trò

của chúng.

Nắm chắc đặc

điểm, nguồn gốc

các loại thức ăn

để có kế hoạch

sử dụng hợp lí

cho từng loại

thủy sản

Giải thích được mối

quan hệ giữa thức ăn

với các sinh vật sống

trong vực nước. Có

biện pháp bảo vệ, phát

triển thức ăn tự nhiên

và biết chế biến, phối

hợp, sử dụng, bảo quản

những loại thức ăn hỗn

hợp.

Chương V: Kỹ

thuật sản xuất các

giống thủy sản

Xác định được tầm

quan trọng của

công tác sản xuất

giống thủy sản phổ

biến ở nước ta

hiện nay.

Hiểu sâu qui

trình kỹ thuật

sản xuất các loại

cá, tôm, ba ba

giống.

Thực hiện và đánh giá

được hiệu quả của công

tác sản xuất các giống

thủy sản nói trên, có

năng lực bảo vệ nguồn

giống, sản xuất theo

nhu cầu thị trường.

Chương VI: Kỹ

thuật nuôi các loài

thủy sản

Biết được sơ bộ

qui trình nuôi các

loài thủy sản.

SV phải nắm

chắc những đặc

điểm sinh vật

học, tính thích

nghi và mối

quan hệ giữa các

loài thủy sản

Phân tích được hiệu

quả kinh tế của việc

nuôi các loài thủy sản

dựa trên cơ sở khoa

học và có biện pháp

khắc phục các nhược

điểm thường xảy ra

trong thực tế nhằm

nâng cao năng suất.

Chương VII: Phòng

chữa bệnh cho thủy

sản

SV phải biết được

những loại bệnh

thường gặp ở các

loài thủy sản

Hiểu sâu về

nguyên nhân

gây bệnh, điều

kiện phát sinh

bệnh, xác định

triệu chứng,

bệnh tích,

phương pháp

chẩn đoán và

điều trị các bệnh

thường gặp ở

các loài thủy

sản.

SV phải làm tốt công

tác phòng bệnh, biết

phân tích, nhận định

nguyên nhân gây bệnh

để áp dụng các biện

pháp kỹ thuật thích

hợp, hiệu quả nhất để

phòng trị bệnh.

Page 105: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

105

3. Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần cung cấp cho sv những kiến thức cơ bản, hiện đại về các đặc điểm

và nguồn lợi thuỷ sản, cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng thuỷ

sản, các biện pháp và kỹ năng nuôi thủy sản phổ biến ở nước ta như: kỹ thuật nuôi

cá nước tĩnh, nước chảy, kỹ thuật phòng trừ dịch hại thủy sản và bảo vệ môi

trường. Cung cấp cho sv nắm vững những kiến thức cơ bản, cơ sở khoa học của qui

trình nuôi tôm và ba ba về các khâu: giống, môi trường, thức ăn, nuôi dưỡng, chăm

sóc, quản lý và vệ sinh phòng bệnh. Dựa vào những kiến thức này sv hình thành

năng lực vững vàng về chuyên môn để phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu

khoa học và tham gia sản xuất.

4. Nội dung chi tiết học phần

4.1. Phần lý thuyết: (20 tiết)

Chương 1: Bài mở đầu (1 tiết)

1.1. Vai trò, vị trí của ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

1.2. Lịch sử và khả năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta và trên thế

giới.

1.3. Một số tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong ngành nuôi thủy sản.

Chương 2: Đặc điểm sinh vật học của các loài thủy sản (3 tiết)

2.1. Hình thái, cấu tạo và phân loại.

2.2. Sinh trưởng, phát triển.

2.3. Hô hấp

2.4. Dinh dưỡng, thức ăn và tiêu hóa.

2.5. Sinh sản.

Chương3: Môi trường sống của các loài thủy sản (2 tiết)

3.1. Môi trường nước

3.2. Môi trường đất

3.3. Phương pháp cải tạo đáy và nước nuôi thủy sản

Chương 4: Thức ăn của các loài thủy sản (4 tiết)

4.1. Vai trò của thức ăn và phân bón

4.2. Nhu cầu dinh dưỡng và nguồn thức ăn

4.3. Những biện pháp bảo vệ và phát triển thức ăn tự nhiên

4.4. Thức ăn nhân tạo

4.5. Mối quan hệ giữa thức ăn với các sinh vật sống trong vực nước.

Chương 5: Kỹ thuật sản xuất các giống thủy sản (2 tiết)

5.1. Kỹ thuật sản xuất một số loại cá giống thường gặp (Rô phi, chép, mè, trê,

trắm,…)

5.2. Kỹ thuật sản xuất một số loại tôm giống thường gặp (tôm càng xanh, tôm

sú,…)

5.3. Kỹ thuật sản xuất ba ba giống

Chương 6: Kỹ thuật nuôi các loài thủy sản (4 tiết)

Page 106: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

106

6.1. Kỹ thuật nuôi nước tĩnh

6.2. Kỹ thuật nuôi nước chảy

6.3. Kỹ thuật nuôi lồng bè

6.4. Kỹ thuật nuôi một số loài cá, tôm, ba ba

Chương 7: Phòng chữa bệnh thủy sản (4 tiết)

7.1. Phòng bệnh cho cá, tôm, ba ba

- Nguyên nhân gây bệnh

- Phương pháp phòng bệnh

7.2. Chữa một số bệnh thường gặp ở cá, tôm, ba ba.

- Bệnh do môi trường sống

- Bệnh do vi khuẩn

- Bệnh do thực vật kí sinh

- Bệnh do động vật kí sinh

4.2. Phần thực hành: (20 tiết)

Bài 1: Nhận biết một số loài cá, tôm, ba ba nuôi phổ biến (4 tiết)

Bài 2: Đánh giá môi trường nước nuôi thủy sản (4 tiết)

Bài 3: Nhận biết các loại thức ăn nuôi thủy sản (4 tiết)

Bài 4: Kỹ thuật nuôi một số loài cá, tôm, ba ba (4 tiết)

Bài 5: Nhận biết một số bệnh ở cá, tôm, ba ba (4 tiết)

Ngoại khóa: Tham quan, thực tập ở cơ sở sản xuất các nội dung:

- Qui trình sản xuất cá, tôm, ba ba giống

- Sản xuất và sử dụng thức ăn cho cá, tôm, ba ba.

- Kỹ thuật nuôi cá bột, cá hương, cá giống.

- Kỹ thuật nuôi ba ba bột lên ba ba giống.

5. Học liệu

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. Trần Văn Vỹ (chủ biên)- Giáo trinh thủy sản- Dự án đào tạo giáo viên THCS-

Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Đại học sư phạm, 2005

[2]. Lê Văn An – Bài giảng Thủy sản, 2013

5.2. Học liệu tham khảo

[3]. Lộc Thị Triều- Nghề nuôi cá thịt- Bộ giáo dục và đào tạo - NXB Giáo dục,

2000

[4]. Lê Văn An- Kỹ thuật sản xuất các loại cá giống- năm 2013

[5]. Ths. Nguyến Văn Vinh- Một số kiến thức cơ sở và kỹ thuật ứng dụng trong

nuôi tôm, cá- Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Giáo dục, 2000

[6]. & [7]. Ths. Nguyến Đức Hiền- sổ tay hướng dẫn kỹ thuật thú y và nuôi tôm,

cá- chi cục thú y tỉnh Cần Thơ, 1999.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

Sinh viên học tập môn học này cần phải:

- Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài

Page 107: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

107

- Chấp hành sự phân công của nhóm trưởng, hoàn thành các bài tập đầy đủ,

chất lượng, trình bày đẹp, đúng qui định, nộp đúng tiến độ.

- Tham dự đầy đủ các giờ lí thuyết, thực hành và thảo luận theo qui định.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập học phần:

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên:

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: Giảng viên

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: Hẽm 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi

Điện thoại: 0934911015 E-mail: [email protected]

DUYỆT GIẢNG VIÊN

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 108: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

108

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần:

- Tên học phần: KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

- Mã học phần: 38 Số tín chỉ: 03

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Giống cây trồng, đất trồng- phân bón, bảo vệ cây

trồng

- Các yêu cầu khác: phải học sau các học phần tiên quyết

- Phân giờ tín chỉ với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 35

+ Thực hành: 20

+ Tham quan thực tế cơ sở sản xuất:

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 90

- Khoa phụ trách giảng dạy học phần: khoa Sư phạm Tự nhiên.

2. Mục tiêu của học phần:

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần:

Học xong học phần, sinh viên cần đạt được:

* Về kiến thức:

- Hiểu được giá trị kinh tế và vai trò của nghề trồng lúa, trồng cây ăn quả và

trồng cây công nghiệp trong đời sống và nền kinh tế quốc dân. Nắm vững đặc điểm

sinh học và quy trình kỹ thuật cụ thể để sản xuất, bảo quản và chế biến lúa gạo, một

số cây ăn quả và một số cây công nghiệp.

- Nắm vững nguyên lý và thực hiện đầy đủ các bài thực hành có trong học phần.

* Về kỹ năng:

- Thực hiện thành thạo: quy trình xử lý và ngâm ủ hạt giống lúa; các thao tác

chiết, ghép cây ăn quả; nhận diện đúng một số sâu bệnh hại lúa, hại cây ăn quả và hại

cây công nghiệp…

- Biết lựa chọn và vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học và kiến thức thực

tế phù hợp để dạy các bài học thuộc bộ môn Công nghệ ở THCS có chứa nội dung về

kỹ thuật trồng trọt đạt hiệu quả cao.

- Sinh viên phải hình thành năng lực thiết lập và thực hiện kế hoạch dạy học,

năng lực chuyên môn, quản lí, năng lực dạy học tích hợp, tư vấn, đánh giá, vận động,

giáo dục học sinh trong quá trình học tập và giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng và môi

Page 109: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

109

trường sinh thái, thâm nhập thực tế sản xuất và tìm hiểu tư liệu thông qua nhiều kênh

thông tin khác nhau để tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực trồng trọt,

đáp ứng yêu cầu giảng dạy những vấn đề cơ bản và kỹ thuật mới.

* Về thái độ:

Thực sự yêu thích bộ môn, biết phát huy nội lực, có tinh thần chủ động sáng

tạo, luôn tìm tòi học hỏi qua thực tiễn sản xuất và cập nhật tri thức mới. Biết động

viên, hướng dẫn hs gắn lý thuyết với thực tế sản xuất, góp phần hướng nghiệp cho các

em.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể:

Nội dung Mục tiêu

Chương 1: Kỹ

thuật trồng lúa.

- Hiểu được giá trị kinh tế và sự phát triển của nghề trồng lúa

trên thế giới và ở VN.

- Nắm vững đặc điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh của cây

lúa.

- Nắm vững quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến lúa

gạo và công tác giống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng

sản phẩm.

Chương 2: Kỹ

thuật trồng cây ăn

quả.

- Hiểu được giá trị kinh tế và sự phát triển của nghề trồng cây

ăn quả ở trong nước và trên thế giới.

- Nắm vững đặc điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh của một

số cây ăn quả: cây có múi, cây xoài, cây thanh long.

- Nắm vững nguyên lý chung của quy trình sản xuất, bảo quản,

chế biến cây ăn quả và công tác giống đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chương 3: Kỹ

thuật trồng cây

công nghiệp.

- Hiểu giá trị kinh tế và sự phát triển của nghề trồng cây công

nghiệp ở trong nước và trên thế giới.

- Nắm vững đặc điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh của cây

chè, cây cà phê và cây đậu tương.

- Nắm vững quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến chè,

cà phê và đậu tương.

3. Tóm tắt nội dung học phần:

Giúp sinh viên hiểu được đặc điểm sinh học cơ bản của cây trồng, các nguyên

tắc chung về trồng và chăm sóc cây, biết xác định và nhận xét tình trạng bệnh ở các

loại cây trồng, biết ngâm ủ xử lí hạt giống lúa, biết chiết, ghép cây ăn quả và một số

cây công nghiệp. Giải thích được cơ sở khoa học học của các biện pháp kỹ thuật áp

dụng cho những loại cây trồng nói trên. Với những kiến thức đã học sv hình thành

Page 110: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

110

năng lực hướng dẫn, tư vấn, phân tích, nhận định, đánh giá, kết luận chuyên môn và

năng lực vận dụng, giải quyết các vấn để nảy sinh trong giảng dạy và sản xuất.

4. Nội dung chi tiết học phần:

4.1. LÝ THUYẾT:

CHƯƠNG 1: KỸ THUẬT TRỒNG LÚA.

1.1. Giá trị kinh tế, tình hình sản xuất và sử dụng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam.

1.1.1. Giá trị kinh tế của cây lúa.

1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam.

1.1.3. Tình hình sử dụng và xuất khẩu gạo trên thế giới và Việt Nam.

1.2. Đặc điểm sinh học của cây lúa.

1.2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo.

1.2.2. Đặc điểm sinh thái và các vùng trồng lúa.

1.2.3. Đặc điểm sinh lý.

1.3. Kỹ thuật trồng lúa.

1.3.1. Thời vụ và kỹ thuật làm đất.

1.3.2. Kỹ thuật làm mạ, sạ lúa.

1.3.3. Kỹ thuật cấy.

1.3.4. Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại lúa.

1.3.5. Thu hoạch, bảo quản và chế biến.

CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ.

2.1. Giá trị kinh tế và sự phát triển của nghề trồng cây ăn quả ở nước ta.

2.1.1. Giá trị kinh tế.

2.1.2. Sự phát triển của nghề trồng cây ăn quả ở nước ta.

2.2. Đặc điểm sinh sản của cây ăn quả.

2.2.1. Sinh sản hữu tính.

2.2.2. Sinh sản vô tính.

2.3. Nguyên lý chung về trồng và chăm sóc cây ăn quả.

2.3.1. Chuẩn bị hố trồng.

2.3.2. Kỹ thuật trồng.

2.3.3. Kỹ thuật chăm sóc và tạo dáng.

2.3.4. Phòng trừ sâu bệnh.

2.3.5. Thu hoạch.

2.4. Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả chính.

2.4.1. Kỹ thuật trồng cây có múi.

2.4.2. Kỹ thuật trồng xoài.

2.4.3. Kỹ thuật trồng thanh long.

2.4.4. Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả khác.

CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP.

3.1. Kỹ thuật trồng cây cà phê.

3.1.1. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất cà phê trong nước và trên thế giới.

Page 111: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

111

3.1.2. Đặc điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh của cây cà phê.

3.1.3. Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến cà phê.

3.2. Kỹ thuật trồng cây đậu tương.

3.2.1. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất đậu tương trong nước và trên thế giới.

3.2.2. Đặc điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh của cây đậu tương.

3.2.3. Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến đậu tương.

4.2. THỰC HÀNH:

Bài 1: Kỹ thuật xử lý, ngâm ủ hạt giống lúa.

Bài 2: Quan sát hình thái, cấu tạo các bộ phận của cây lúa.

Bài 3: Nhận biết một số sâu bệnh hại lúa thường gặp.

Bài 4: Kỹ thuật chiết cành và ghép nhân giống cây ăn quả.

Bài 5: Tham quan, thực tế tại cơ sở sản xuất lúa và cơ sở trồng cây ăn quả.

5. Học liệu:

5.1. Học liệu bắt buộc:

[1]. Nguyễn Thị Trường – Giáo trình trồng trọt cơ bản – NXB Hà Nội, 2005

[2]. Trần Thế Tục, Đoàn Văn Lư – Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả - NXB

ĐHSP, 2007

[3]. Vũ Đình Chính, Nguyễn Văn Bình – Giáo trình kỹ thuật trồng cây công nghiệp

– NXB ĐHSP, 2007.

5.2. Học liệu tham khảo:

[4]. Vũ Công Hậu - Trồng cây ăn quả ở Việt Nam – NXB Nông nghiệp, 1999.

[5]. Nguyễn Ngọc Kính – Kỹ thuật làm VAC – NXB Nông nghiệp, 1994.

[6]. Trần Thế Tục - Sổ tay người trồng vườn – NXB Nông nghiệp, 1994.

[7]. Nguyễn Đình Giao và CTV – Giáo trình lương thực, tập 1 - Cây lúa – NXB

Nông nghiệp, 1997.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu của giảng viên:

6.1. Sinh viên học tập học phần cần phải:

- Đọc tài liệu theo hướng dẫn và xây dựng đề cương sơ lược của các chương

trước khi nghe giảng lý thuyết.

- Tham dự đầy đủ, nghiêm túc các giờ học lý thuyết và các bài học thực hành

6.2. Sinh viên được dự thi kết thúc học phần phải hội đủ 03 nội dung sau:

- Vắng không quá 20% giờ học lý thuyết và thực hành.

- Thực hiện đủ và đạt yêu cầu các bài học thực hành.

- Kiểm tra định kỳ phải đạt trung bình trở lên.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần:

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên

Page 112: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

112

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: giảng viên.

Thời gian, địa điểm làm việc: khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: số nhà 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0934911015 E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: hiệu quả kinh tế của các GCT mới trên địa bàn

Quảng Ngãi; nâng cao hiệu quả dạy học KTNN ở trường Sư phạm và THCS.

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 113: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

113

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI

- Mã học phần: 39 Số tín chỉ: 03

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Sinh lí vật nuôi, giống vật nuôi, thức ăn vật nuôi, thú

y

- Các yêu cầu khác đối với học phần: học sau các học phần nói trên

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 35 tiết

+ Thực hành/thí nghiệm: 20 tiết

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 tiết

- Khoa/bộ môn phụ trách giảng dạy học phần: Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

* Về kiến thức

Học xong học phần kỹ thuật chăn nuôi (KTCN) sinh viên phải đạt được những

yêu cầu cơ bản sau đây:

- Nhận thức được vai trò của ngành chăn nuôi nói chung, đặc biệt là chăn nuôi

gia cầm, heo và trâu, bò trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống nhân dân, đồng

thời biết được xu thế phát triển của chúng trên thế giới và nước ta.

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về chăn nuôi gia cầm, heo, trâu, bò để thực

hiện biện pháp kỹ thuật chăn nuôi chúng cho phù hợp; đồng thời không ngừng tìm

hiểu, học hỏi những biện pháp kỹ thuật mới để nâng cao năng suất.

* Về kỹ năng

- Nắm vững các kỹ năng thực hành cơ bản như: nhận biết các giống, giám định,

đo đạc, đánh giá, chăm sóc, nuôi dưỡng... các loại vật nuôi nói trên đúng phương pháp,

qui trình kỹ thuật dựa trên cơ sở khoa học.

- Sinh viên phải hình thành năng lực thiết lập và thực hiện kế hoạch dạy học,

năng lực chuyên môn, năng lực quản lí, năng lực dạy học tích hợp, tư vấn, đánh giá,

vận động, giáo dục học sinh trong quá trình học tập và giáo dục ý thức bảo vệ vật nuôi

và môi trường sinh thái, thâm nhập thực tế sản xuất và tìm hiểu tư liệu để tự bồi dưỡng

Page 114: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

114

và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu giảng dạy bộ môn ở trường THCS và hướng

dẫn áp dụng biện pháp kỹ thuật mới trong thực tế chăn nuôi.

* Về thái độ

Thực sự yêu thích bộ môn, biết phát huy nội lực, có tinh thần chủ động sáng tạo,

luôn tìm tòi học hỏi qua thực tiễn sản xuất và cập nhật tri thức mới. Biết động viên,

hướng dẫn hs gắn lý thuyết với thực tế sản xuất, góp phần hướng nghiệp cho các em.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Phần I:

Kỹ thuật chăn

nuôi gia cầm

1.1. Mở đầu

SV hiểu được vai

trò, tình hình chăn

nuôi gia cầm (GC)

trên thế giới, Việt

Nam và xu thế

phát triển của

ngành chăn nuôi

gia cầm

1.2. Đặc điểm sinh

vật học của gia

cầm

Nắm vững đặc

điểm cấu tạo, chức

năng sinh lí đặc

thù của các hệ cơ

quan ở GC như: hô

hấp, tiêu hóa, bài

tiết, sinh sản

Hiểu được các đặc

trưng của các hệ cơ

quan và vận dụng

được vào thực tế

sản xuất và đời

sống của GC.

Biết nhận định, phân

tích, đánh giá và khắc

phục được những

hiện tượng thường

xảy ra trong thực tế

chăn nuôi GC.

1.3. Một số đặc

điểm về chuồng

trại, giống và thức

ăn cho gia cầm.

SV hiểu được

những yêu cầu khi

thiết kế chuồng

nuôi gc, các giống

và hướng sản xuất

của chúng; biết

các phương pháp

đánh giá, chọn lọc,

nhân, tạo giống và

biết những loại

thức ăn thích hợp

dựa trên cơ sở đặc

điểm tiêu hóa ở gc.

SV có thể thi công

các loại chuồng

nuôi gc tùy điều

kiện cụ thể, ứng

dụng những thành

tựu di truyền học

trong công tác

giống GC nhằm đáp

ứng yêu cầu sản

xuất và biết lựa

chọn, phối hợp

khẩu phần, sử dụng

thức ăn cho các loại

gc khác nhau.

Hình thành ý thức

bảo vệ môi trường

chăn nuôi, bảo vệ

nguồn gen GC tốt

trong nước; tiếp thu

những thành quả

công tác giống của

thế giới để vận dụng

vào thực tiễn sản xuất

ở địa phương, đồng

thời có ý thức sử

dụng nguồn thức ăn

tốt để sản xuất gc

sạch.

Page 115: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

115

1.4. Kỹ thuật chăn

nuôi gà thả vườn

(gà con, gà đẻ, gà

thịt)

Biết được các kỹ

thuật nuôi GC như

nuôi tự nhiên, nuôi

bán công nghiệp,

nuôi công nghiệp,

đặc biệt là nuôi thả

vườn thông qua

việc nuôi gà con,

gà đẻ, gà thịt.

Hiểu và vận dụng

được kiến thức về

kỹ thuật chăn nuôi

các loại gà thả vườn

nhằm nâng cao hiệu

quả kinh tế.

Nhận định, phân tích,

đánh giá được những

hiện tượng xảy ra

trong thực tế chăn

nuôi GC, đặc biệt là

gà thả vườn và có thể

khắc phục những

khuyết điểm còn tồn

tại, nâng cao năng

suất chăn nuôi.

1.5. Kỹ thuật chăn

nuôi thủy cầm

SV hiểu được

những

vấn đề cơ bản về

kỹ thuật chăn nuôi

các loại thủy cầm

khác nhau như:

con giống, chuồng

trại, thức ăn,

phòng trị bệnh.

Biết vận dụng linh

hoạt những đặc

điểm kỹ thuật chăn

nuôi cơ bản, phù

hợp theo hướng sản

xuất nhất định của

thủy cầm và luôn

học hỏi tìm ra biện

pháp kỹ thuật mới

để phát triển chăn

nuôi.

Nhận định, giải thích,

đánh giá được những

hiện tượng bất

thường xảy ra trong

thực tế chăn nuôi

thủy cầm và biết cách

khắc phục những

khuyết điểm, đồng

thời biết bảo vệ môi

trường chăn nuôi để

nâng cao năng suất.

Phần II:

Kỹ thuật chăn

nuôi heo

2.1. Mở đầu

SV cần nắm được

vai trò, tình hình

chăn nuôi heo trên

thế giới, Việt Nam

và xu thế phát

triển của ngành

chăn nuôi heo.

2.2. Đặc điểm sinh

vật học của heo

Biết nguồn gốc và

đặc điểm sinh học

của heo như: di

truyền, sinh trưởng

phát dục, sinh

sản,...

Hiểu được các đặc

thù của các hệ cơ

quan và vận dụng

được vào thực tế

sản xuất và đời

sống của heo.

Biết nhận định, phân

tích, đánh giá những

hiện tượng xảy ra

trong thực tế chăn

nuôi heo và có biện

pháp khắc phục.

2.3. Một số đặc

điểm về chuồng

trại, giống và thức

ăn cho heo.

SV hiểu được

những yêu cầu khi

thiết kế chuồng

nuôi, các giống và

hướng sản xuất

SV có thể thi công

các loại chuồng

nuôi heo tùy điều

kiện cụ thể, ứng

dụng những thành

Hình thành ý thức

bảo vệ môi trường

chăn nuôi, bảo vệ

nguồn gen tốt trong

nước; tiếp thu những

Page 116: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

116

của chúng; biết

các phương pháp

đánh giá, chọn lọc,

nhân, tạo giống và

biết những loại

thức ăn thích hợp

dựa trên đặc điểm

tiêu hóa của heo.

tựu di truyền học

trong công tác

giống nhằm đáp

ứng yêu cầu sản

xuất và biết lựa

chọn, phối hợp

khẩu phần, sử dụng

thức ăn cho các loại

heo khác nhau.

thành quả công tác

giống của thế giới và

Việt Nam để vận

dụng vào thực tiễn

sản xuất, đồng thời có

ý thức sử dụng nguồn

thức ăn tốt để sản

xuất thực phẩm sạch.

2.4. Kỹ thuật chăn

nuôi các loại heo:

- Heo con

- Heo đực

- Heo nái đẻ

- Heo thịt

Biết được các kỹ

thuật nuôi các loại

heo khác nhau như

nuôi tự nhiên, nuôi

bán công nghiệp,

nuôi công nghiệp.

Hiểu và vận dụng

được kiến thức về

kỹ thuật chăn nuôi

các loại heo dựa

trên cơ sở khoa học

và thực tiễn nhằm

nâng cao hiệu quả

kinh tế.

Nhận định, phân tích,

đánh giá được những

hiện tượng thường

xảy ra trong thực tế

chăn nuôi heo và có

thể khắc phục những

khuyết điểm còn tồn

tại.

2.5. Môi trường

chăn nuôi và một

số bệnh thường

gặp ở heo

SV cần nắm vững

những vấn đề cơ

bản tác động đến

môi trường chăn

nuôi heo và hậu

quả, đồng thời biết

được một số bệnh

thường gặp ở heo

và thấy tác hại của

bệnh.

Biết ngăn chận, xử

lí, vận dụng linh

hoạt những đặc

điểm kỹ thuật chăn

nuôi cơ bản, phù

hợp để tạo môi

trường sống tốt nhất

cho heo và biết cách

phòng chống dịch

bệnh hữu hiệu.

Nhận định, giải thích

được những hiện

tượng xảy ra trong

thực tế chăn nuôi heo

và biết cách khắc

phục những khuyết

điểm, đồng thời biết

bảo vệ vật nuôi và

môi trường chăn nuôi

để nâng cao năng

suất.

Phần III:

Kỹ thuật chăn

nuôi Trâu bò

3.1. Đặc điểm sinh

vật học của trâu

SV nhận biết được

các đặc điểm sinh

vật học của trâu bò

thông qua: hệ tiêu

hóa, hệ vận động,

khả năng sinh sản,

ngoại hình, thể

chất...

Hiểu được các đặc

thù của các hệ cơ

quan và vận dụng

được vào thực tế

sản xuất và đời

sống của trâu bò.

Biết nhận định, phân

tích, đánh giá những

hiện tượng xảy ra

trong thực tế chăn

nuôi trâu bò và có

biện pháp khắc phục.

Page 117: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

117

3.2. Một số đặc

điểm về chuồng

trại, giống và thức

ăn cho trâu bò.

Biết được các loại

chuồng trại nuôi

trâu, bò, phân biệt

được các giống,

biết chọn lọc, nhân

giống và biết nhận

định các loại thức

ăn, giá trị dinh

dưỡng,cách sử

dụng và bảo quản.

SV có thể thi công

các loại chuồng

nuôi trâu bò tùy

điều kiện cụ thể,

ứng dụng những

thành tựu di truyền

học trong công tác

giống nhằm đáp

ứng yêu cầu sản

xuất và biết lựa

chọn, phối hợp

khẩu phần, sử dụng

thức ăn cho các loại

TB khác nhau.

Hình thành ý thức

bảo vệ môi trường

chăn nuôi, bảo vệ

nguồn gen tốt trong

nước; tiếp thu những

thành quả công tác

giống của thế giới và

Việt Nam để vận

dụng vào thực tiễn

sản xuất, đồng thời có

ý thức sử dụng nguồn

thức ăn tốt để sản

xuất thực phẩm sạch.

3.3. Kỹ thuật chăn

nuôi các loại TB:

- Kỹ thuật chăn

nuôi bê, nghé.

- TB đực giống

- TB cái giống

- TB sữa

- TB thịt

- TB cày kéo

SV cần nắm vững

những vấn đề cơ

bản về kỹ thuật

chăn nuôi các loại

trâu bò khác nhau

như: chuồng trại,

thức ăn chủ yếu,

kỹ thuật nuôi

dưỡng, chăm sóc,

phòng trị bệnh

Biết vận dụng linh

hoạt những đặc

điểm kỹ thuật chăn

nuôi cơ bản, phù

hợp theo hướng sản

xuất nhất định của

trâu bò và phòng

chống dịch bệnh.

Nhận định, giải thích

được những hiện

tượng bất thường xảy

ra trong thực tế chăn

nuôi và biết cách

khắc phục những

khuyết điểm. đồng

thời biết bảo vệ

Môi trường chăn nuôi

để nâng cao năng

suất.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Giúp sv nhận thức được vai trò của ngành chăn nuôi trong đời sống gia đình và

nền kinh tế nước ta, xu hướng và tiềm năng phát triển của ngành, nhận biết được đặc

điểm và tính năng sản xuất của các giống vật nuôi tại địa phương, đặc biệt là chăn nuôi

gia cầm, heo, trâu, bò. Trên cơ sở kiến thức cơ bản, tích hợp sv giải thích được cơ sở

khoa học của qui trình chăn nuôi thông qua các khâu: chuồng trại, công tác giống, thức

ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh và hình thành kỹ năng

nhận định, đánh giá, phân tích những vấn đề chuyên môn đáp ứng công tác giảng dạy

và hoạt động thực tiễn; đồng thời trang bị cho sv năng lực tìm tòi, khai thác, giải quyết

tình huống và sáng tạo trong quá trình làm việc.

4. Nội dung chi tiết học phần

Page 118: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

118

4.1. Phần lý thuyết: (35iết)

Phần I: Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm (13 tiết)

Chương 1: Bài mở đầu

1.1. Vai trò của ngành chăn nuôi gia cầm

1.2.Tình hình chăn nuôi GC trên thế giới và Việt Nam

1.3. Thành tựu, phương hướng và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi GC nước ta

Chương 2: Đặc điểm sinh vật học của gia cầm

2.1. Nguồn gốc gia cầm

2.2. Đặc điểm hô hấp

2.3. Đặc điểm tiêu hóa

2.4. Đặc điểm bài tiết

2.5. Đặc điểm sinh sản

Chương 3: Một số đặc điểm về chuồng trại, giống, thức ăn trong chăn nuôi gia

cầm

3.1. Các loại chuồng trại nuôi gc.

3.2. Giống và công tác giống gc.

3.3. Dinh dưỡng và thức ăn trong chăn nuôi gc.

Chương 4: Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn

4.1. Kỹ thuật nuôi gà con

4.2. Kỹ thuật nuôi gà đẻ

4.3. Kỹ thuật nuôi gà thịt

Chương 5: Kỹ thuật chăn nuôi các loại thủy cầm

5.1. Kỹ thuật nuôi vịt

5.2. Kỹ thuật nuôi ngan

5.3. Kỹ thuật nuôi ngỗng

Phần II: Kỹ thuật chăn nuôi heo (12 tiết)

Chương 1: Bài mở đầu

1.1. Vai trò của ngành chăn nuôi heo

1.2. Tình hình chăn nuôi heo trên thế giới và Việt Nam

1.3. Thành tựu, phương hướng và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi heo nước ta

Chương 2: Đặc điểm sinh vật học của heo

2.1. Nguồn gốc của heo

2.2. Đặc điểm di truyền của heo

2.3. Đặc điểm sinh trưởng phát dục

2.4. Đặc điểm sinh sản

Chương 3: Một số đặc điểm về chuồng trại, giống, thức ăn trong chăn nuôi heo

3.1. Các loại chuồng trại nuôi heo

3.2. Giống và công tác giống heo

3.3. Dinh dưỡng và thức ăn trong chăn nuôi heo

Chương 4: Kỹ thuật chăn nuôi các loại heo

4.1. Kỹ thuật nuôi heo con

Page 119: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

119

4.2. Kỹ thuật nuôi heo đực giống

4.3. Kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản

4.4. Kỹ thuật nuôi heo thịt

Chương 5: Môi trường chăn nuôi và một số bệnh thường gặp ở heo

5.1. Môi trường chăn nuôi heo

5.1.1. Chuồng trại chăn nuôi heo

5.1.2. Xử lí chất thải

5.2. Một số bệnh thường gặp ở heo

5.2.1. Bệnh truyền nhiễm ở heo (tiêu chảy phân trắng, dịch tả heo, phó thương hàn

heo, tụ huyết trùng heo, đóng dấu heo, tai xanh ở heo...)

5.2.2 Bệnh kí sinh trùng ở heo (bệnh giun đũa, sán lá ruột, heo gạo, ghẻ...

5.2.3. Một số bệnh không truyền nhiễm ở heo (bệnh sa ruột, thiếu máu...)

Phần III: Kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò (10tiết)

Chương 1: Đặc điểm sinh vật học của trâu bò

1.1. Đặc điểm tiêu hóa

1.2. Đặc điểm sinh sản

1.3. Ngoại hình, thể chất

Chương 2: Một số đặc điểm về chuồng trại, giống, thức ăn trong chăn nuôi

trâu bò

2.1. Các loại chuồng trại nuôi trâu bò

2.2. Giống và công tác giống trâu bò

2.3. Dinh dưỡng và thức ăn trong chăn nuôi trâu bò

Chương 3: Kỹ thuật chăn nuôi các loại trâu, bò

3.1. Kỹ thuật nuôi bê, nghé

3.2. Kỹ thuật nuôi trâu, bò đực giống

3.3. Kỹ thuật nuôi trâu, bò cái giống

3.4. Kỹ thuật nuôi trâu, bò sữa

3.5. Kỹ thuật nuôi trâu, bò thịt

3.6. Kỹ thuật nuôi trâu, bò cày kéo

4.2. Phần thực hành: (20 tiết)

Bài 1: Nhận biết một số giống gia cầm, heo, trâu, bò

Bài 2: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi

Bài 3: Phương pháp nhỏ vaccine, tiêm chủng cho các loại vật nuôi và kỹ thuật đo đạc

các chiều

ở vật nuôi.

Bài 4: Kỹ thuật chọn, bảo quản, ấp trứng, kiểm tra sinh học trứng gia cầm và

Giám định heo

Bài 5: Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi các loại gà.

5. Học liệu:

5.1/ Học liệu bắt buộc:

Page 120: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

120

[1]. Văn Lệ Hằng (chủ biên), Phùng Đức TIến- Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi gia

cầm- Dự án đào tạo giáo viên THCS- Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Đại học sư

phạm, 2007

[2]. Võ Trọng Hốt (chủ biên), Nguyễn Đình Tôn, Nguyễn Văn Vinh- Giáo trình kỹ

thuật chăn nuôi heo- Dự án đào tạo giáo viên THCS- Bộ giáo dục và đào tạo- NXB

Đại học sư phạm, 2007

[3]. Trần Trọng Thêm (chủ biên), Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Nguyễn Quốc Đạt-

Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò- Dự án đào tạo giáo viên THCS- Bộ giáo

dục và đào tạo- NXB Đại học sư phạm, 2007

5.2/ Học liệu tham khảo:

[4]. BSTY Võ Bá Thọ- Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp- NXB Nông nghiệp TP. Hồ

Chí Minh, 1996

[5]. Lê Thanh Hải, Chế Quang Tuyến- Hướng dẫn về kỹ thuật và quản lí trong sản

xuất heo hướng nạc- NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 1997

[6]. TS- BSTY Nguyễn Hữu Vũ- Một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm- NXB

Nông nghiệp Hà Nội, 2000

[7]. Viện chăn nuôi quốc gia- Kỹ thuật chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn

chăn nuôi- NXB Lao động- xã hội, 2004

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

Sinh viên học tập môn học nầy cần phải:

- Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài

- Chấp hành sự phân công của nhóm trưởng, hoàn thành các bài tập đầy đủ,

chất lượng, trình bày đẹp, đúng qui định, nộp đúng tiến độ.

- Tham dự đầy đủ các giờ lí thuyết, thực hành và thảo luận theo qui định.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên:

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: Giảng viên

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: Hẽm 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi

Điện thoại: 0934911015 E-mail: [email protected]

DUYỆT GIẢNG VIÊN

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 121: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

121

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: LÂM NGHIỆP – TRỒNG RỪNG

- Mã học phần: 40 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Sinh lí cây trồng, giống cây trồng, đất trồng- phân

bón.

- Các yêu cầu khác đối với học phần: thực hiện sau các học phần tiên quyết.

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 20 tiết

+ Thực hành/thí nghiệm: 20 tiết

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60 tiết

- Khoa/bộ môn phụ trách giảng dạy học phần: Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

* Về kiến thức

Sinh viên (SV) phải nắm vững vai trò của rừng đối với đời sống con

người, phát triển kinh tế quốc dân và bảo vệ môi trường sinh thái; nắm vững một

số khái niệm cơ bản về rừng; tài nguyên rừng Việt Nam nói chung và địa phương

nói riêng; nắm vững một số vấn đề cơ bản trong công tác quản lí bảo vệ rừng, kỹ

thuật trồng, nuôi dưỡng, khai thác rừng và nông lâm kết hợp.

* Về kỹ năng

- SV phải biết thiết kế và thực hiện tốt các bài trong chương trình Lâm

nghiệp của sách giáo khoa (SGK) công nghệ 7 và chuyên đề Lâm nghiệp lớp 9 theo

yêu cầu mới; biết sử dụng các trang thiết bị cần thiết khi dạy môn học này; biết

thuyết phục, vận động học sinh, sinh viên (HSSV), đồng nghiệp và cộng đồng địa

phương tham gia bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng.

- Sinh viên phải hình thành năng lực thiết lập và thực hiện kế hoạch dạy

học, năng lực quản lí, năng lực dạy học tích hợp, tư vấn, đánh giá, vận động, giáo

dục học sinh trong quá trình học tập và giáo dục ý thức bảo vệ rừng; đồng thời tự

bồi dưỡng kiến thức và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chuyên môn .

* Về thái độ

Page 122: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

122

Xây dựng tình yêu thiên nhiên, yêu rừng từ đó SV có ý thức tự giác tham

gia trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng, tuyên truyền vận động mọi người cùng tham

gia; đồng thời có ý thức hướng nghiệp lâm nghiệp cho hs phổ thông.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Mục tiêu

Nội dung

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Chương I:

Mở đầu

1/ Vai trò và tác

dụng của rừng

2/ Đối tượng sử

dụng

SV phải hiểu

được vai trò và

tác dụng của

rừng đối với đời

sống con người;

trong nền kinh

tế quốc dân;

trong việc bảo

vệ môi trường

sinh thái và đa

dạng sinh học;

trong việc bảo

vệ tổ quốc và có

giá trị văn hóa,

xã hội, cảnh

quan của đất

nước.

SV có thể phân tích và

cho những ví dụ minh

họa để chứng minh các

vai trò trên của rừng.

Chương II:

Một số kiến thức

cơ bản về rừng

1/ Khái niệm về

rừng

2/ Rừng và đặc

trưng của rừng

3/ Sinh trưởng,

phát triển của rừng

4/ Tái sinh rừng

5/ Diễn thế rừng

6/ Mối quan hệ

giữa rừng và công

Nắm vững khái

niệm rừng là một

hệ sinh thái, được

phân thành nhiều

tầng, trong đó

những loài cây gỗ

cao chiếm ưu thế.

Rừng và môi

trường sinh thái có

mối quan hệ qua

lại với nhau, từ đó

rừng giữ vai trò vô

giá trong việc bảo

vệ môi trường sinh

thái.

Hiểu được cấu

trúc của rừng,

sinh trưởng,

phát triển(st, pt)

rừng, tái sinh

rừng, diễn thế

rừng và một số

đặc điểm của hệ

sinh thái rừng

Việt Nam.

Rừng có ảnh hưởng

tổng hợp đến môi

trường bên ngoài, làm

thay đổi khí hậu, đất

đai, sinh vật,…thông

qua đó mà ảnh hưởng

trực tiếp đến môi

trường sinh thái của

con người. Nắm được

qui luật này có ý nghĩa

thực tiễn to lớn và có

thể phân tích, giải

thích, thực hiện theo ý

muốn của con người.

Page 123: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

123

tác bảo vệ môi

trường

Chương III:

Tài nguyên rừng

Việt Nam

1/ Các loại rừng

chính

2/ Tài nguyên rừng

ngoài gỗ lớn

3/ Tài nguyên

động vật rừng

4/ Tác động của

con người đến tài

nguyên rừng

SV phải biết được

các loại rừng,

nguồn tài nguyên

rừng ở nước ta và

những tác động

của con người đến

tài nguyên rừng.

Nhận định được các

loại rừng, dạng rừng tự

nhiên và nhân tạo để có

cơ sở khoa học tác

động hợp lí nhằm bảo

vệ, phát triển, khai thác

và sử dụng hợp lí tài

nguyên rừng.

Chương IV:

Quản lí và bảo vệ

rừng

1/ Luật bảo vệ và

phát triển rừng

2/ Khái niệm về

rừng và thực vật,

động vật rừng quí

hiếm

3/ Phương hướng

và nội dung cơ bản

của việc quản lí và

bảo vệ tài nguyên

rừng

4/ Chủ trương giao

đất lâm nghiệp và

phát triển lâm

nghiệp xã hội

Nắm được một số

nội dung quan

trọng của Luật bảo

vệ và phát triển

rừng; khái niệm về

3 loại rừng: sản

xuất, phòng hộ,

đặc dụng và các

loại thực vật, động

vật rừng quí hiếm.

Nắm vững phương

hướng và nội dung

cơ bản của việc

quản lí, bảo vệ tài

nguyên rừng.

Hiểu rõ chủ

trương giao đất

lâm nghiệp và

phát triển lâm

nghiệp xã hội.

SV phải phân tích, giải

thích được ý nghĩa,

mục tiêu, hình thức

hoạt động của lâm

nghiệp xã hội và mối

quan hệ giữa lâm

nghiệp xã hội với lâm

nghiệp nhà nước; đồng

thời có những giải pháp

hữu hiệu để bảo vệ tài

nguyên rừng.

Chương V:

Kỹ thuật trồng

SV phải hiểu

được kỹ thuật cơ

Giải thích được những

nhân tố ảnh hưởng đến

Page 124: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

124

rừng, nuôi dưỡng

và khai thác rừng

1/ Giống cây rừng

2/ Hạt giống cây

rừng

3/ Tạo cây con

4/ Trồng rừng

5/ Nuôi dưỡng

rừng

6/ Khai thác rừng

bản của trồng

rừng, nuôi

dưỡng và khai

thác rừng; có

khả năng thực

hành tạo cây con

và trồng cây

rừng.

ra hoa kết quả của cây

rừng; biết cách thu hái,

bảo quản, lựa chọn hạt

giống cây rừng tốt; biết

phân loại được đất phù

hợp để trồng rừng, biết

phương thức, phương

pháp trồng rừng và

phân biệt được những

lợi ích của nó.

Chương VI:

Nông lâm kết hợp

(NLKH)

1/ Khái niệm

2/ Ý nghĩa của

NLKH

3/ Một số mô hình

NLKH

4/ Đánh giá mô

hình NLKH

SV phải nắm được

khái niệm và ý

nghĩa của nông

lâm kết hợp.

Hiểu được một

số mô hình nông

lâm kết hợp

chính ở nước ta

và nắm được nội

dung tổ chức

thực hiện nông

lâm kết hợp.

SV phải giải thích được

các mô hình NLKH đã

có sẵn và áp dụng thực

tế các mô hình NLKH

ở địa phương nếu có.

Chương VII:

Kỹ thuật trồng một

số cây rừng

1/ Cây Bạch đàn

2/ Cây Keo

3/ Cây Phi lao

4/ Cây Thông

5/ Cây Quế

SV cần nắm nguồn

gốc, công dụng,

đặc điểm lâm học

cơ bản và kỹ thuật

gieo trồng các loại

cây rừng nói trên.

Hiểu được kỹ

thuật trồng,

chăm sóc, thu

hoạch, chế biến

và sử dụng

chúng

Giải thích, đánh giá,

tìm hiểu được nguyên

nhân cho kết quả tốt,

xấu, có biện pháp khắc

phục và biết lựa chọn

điều kiện thích hợp để

gieo trồng.

Page 125: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

125

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần cung cấp các khái niệm về rừng, đặc trưng cơ bản của rừng và tài nguyên

rừng Việt Nam, vai trò của rừng, mối quan hệ qua lại giữa rừng và môi trường sống của

con người, phương hướng và nội dung cơ bản của việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng,

qui trình kỹ thuật và kỹ năng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và cây rừng sau khi trồng, chủ

trương giao đất lâm nghiệp và phát triển lâm nghiệp xã hội và cung cấp một số mô hình

nông lâm kết hợp; đồng thời nêu được đặc điểm và kỹ thuật trồng một số cây rừng thông

dụng ở nước ta. Qua đó giúp cho sv hiểu được lợi ích và tác hại của rừng đối với môi

trường, con người và xã hội nhằm trang bị ý thức trách nhiệm về bảo vệ rừng, phát triển

rừng. Đây là viêc làm của toàn xã hội chứ không chỉ riêng ai.

4. Nội dung chi tiết học phần

4.1. Phần lý thuyết: (20 tiết)

Chương 1: Mở đầu (1 tiết)

1.1. Vai trò và tác dụng của rừng đối với:

- Đời sống con người

- Nền kinh tế quốc dân

- Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học

- Chiến tranh bảo vệ tổ quốc

- Giá trị văn hóa, lích sử, cảnh quan của đất nước

1.2. Đối tượng sử dụng

Chương 2: Một số kiến thức cơ bản về rừng (3 tiết)

2.1. Khái niệm về rừng

2.2. Rừng và đặc trưng của rừng

2.3. Sinh trưởng và phát triển của rừng

2.4. Tái sinh rừng

2.5. Diễn thế rừng

2.6. Mối quan hệ giữa rừng và công tác bảo vệ môi trường

2.7. Một số đặc điểm của Hệ sinh thái rừng Việt Nam

Chương3: Tài nguyên rừng Việt Nam (3 tiết)

3.1. Các loại rừng chính:

3.1.1. Rừng tự nhiên

3.1.2. Rừng nhân tạo

3.2. Tài nguyên rừng ngoài gỗ lớn:

3.2.1, Các loài cây và động vật cung cấp lương thực, thực phẩm

3.2.2. Các loài cây và động vật rừng làm dược liệu

3.2.3. Các loài cây cho tinh dầu

3.2.4. Các loài cây cho nhựa

3.2.5. Các loài cây làm hàng thủ công mỹ nghệ

3.2.6. Các loài cây rừng làm cây cảnh

3.3. Tài nguyên động vật rừng

Page 126: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

126

3.4. Tác động của con người đến tài nguyên rừng

3.4.1. Tác động tiêu cực của con người đến rừng

- Du canh du cư

- Cháy rừng

- Dân số tăng nhanh, nhu cầu gia tăng về lâm sản và đất canh tác

- Chiến tranh và chất độc hóa học

3.4.2. Tác động tích cực của con người đến rừng

- Bảo vệ tài nguyên rừng (TNR)

- Phát triển TNR

- Khai thác và sử dụng hợp lí TNR

Chương 4: Quản lí và bảo vệ rừng (2 tiết)

4.1. Luật bảo vệ và phát triển rừng

4.2. Khái niệm loại rừng và thực vật, động vật rừng quí hiếm

4.2.1. Rừng sản xuất

4.2.2. Rừng phòng hộ

4.2.3. Rừng đặc dụng

4.2.4. Thực vật, động vật rừng quí hiếm

4.3. Phương hướng và nội dung cơ bản của việc quản lí, bảo vệ TNR

4.3.1. Một số phương hướng cơ bản

4.3.2. Nội dung cơ bản

- Chống phá hoại của con người

- Phòng chống sâu hại rừng

- Phòng chống bệnh hại rừng

- Phòng chống cháy rừng

4.4. Chủ trương giao đât lâm nghiệp và phát triển lâm nghiệp xã hội

4.4.1. Chủ trương giao đất lâm nghiệp

4.4.2. Phát triển lâm nghiệp xã hội (LNXH):

- Ý nghĩa của LNXH

- Mục tiêu của LNXH

- Hình thức hoạt động của LNXH:

+ Hoạt động lâm nghiệp quần chúng

+ Hoạt động lâm nghiệp hộ gia đình

+ Hoạt động lâm nghiệp cộng đồng

- Mối quan hệ qua lại giữa LNXH & LNNN(lâm nghiệp nhà nước)

Chương 5: Kỹ thuật trồng rừng, nuôi dưỡng và khai thác rừng (5 tiết)

5.1. Giống cây rừng

5.2. Hạt giống cây rừng

5.3. Tạo cây con

5.4. Trồng rừng

5.5. Nuôi dưỡng rừng

Page 127: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

127

5.6. Khai thác rừng

Chương 6: Nông lâm kết hợp (2 tiết)

6.1. Khái niệm NLKH

6.2. Ý nghĩa NLKH

6.3. Một số mô hình NLKH

6.4. Đánh giá mô hình NLKH

Chương 7: Kỹ thuật trồng một số cây rừng (4 tiết)

7.1. Cây Bạch đàn:

7.2. Cây keo

7.3. Cây Phi lao

7.4. Cây thông

7.5. Cây quế

Lưu ý: Mỗi loại cây phải tìm hiểu các phần sau đây:

1/ Nguồn gốc

2/ Công dụng

3/ Đặc điểm lâm học

4/ Kỹ thuật gieo trồng

4.2. Phần thực hành: (20 tiết)

Bài 1: Kiểm tra chất lượng hạt giống cây rừng (2 tiết)

Bài 2: Xử lí hạt giống cây rừng (2 tiết)

Bài 3: Tạo cây con (4 tiết)

Bài 4: Kỹ thuật trồng cây rừng (4 tiết)

Bài 5: Kỹ thuật bảo vệ và chăm sóc rừng (4 tiết)

Bài 6: Xem băng ghi hình hoặc tham quan (4 tiết)

5. Học liệu

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. Phùng Ngọc Lan (chủ biên), Nguyễn Trường- Lâm nghiệp- Giáo trình CĐSP-

Dự án đào tạo giáo viên THCS- Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Đại học sư phạm,

2007

5.2. Học liệu tham khảo

[3]. GS.PTS. Phùng Ngọc Lan (chủ biên), Ths. Nguyễn Trường- Lâm nghiệp- Bộ

Giáo dục và Đào tạo- NXB Giáo dục, 1999

[4]. Đỗ Nguyên Ban- Nghề lâm sinh- Bộ Giáo dục và Đào tạo-NXB Giáo dục,

2000

[5]. Các tư liệu chọn lọc trên internet

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

Sinh viên học tập môn học này cần phải:

- Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài

- Chấp hành sự phân công của nhóm trưởng, hoàn thành các bài tập đầy đủ,

chất lượng, trình bày đẹp, đúng qui định, nộp đúng tiến độ.

- Tham dự đầy đủ các giờ lí thuyết, thực hành và thảo luận theo qui định.

Page 128: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

128

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên:

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: Giảng viên

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: Hẽm 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi

Điện thoại: 0934911015 E-mail: [email protected]

DUYỆT GIẢNG VIÊN

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 129: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

129

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT

NUÔI

- Mã học phần: 39 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Di truyền học

- Bộ môn-Khoa phụ trách giảng dạy học phần: Sư phạm Tự nhiên.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

Học xong học phần, sinh viên cần đạt được:

- Về kiến thức

+ Hiểu được vai trò của giống cây trồng (GCT), vật nuôi (VN) trong sản xuất

nông nghiệp. Trình bày được các phương pháp chọn tạo GCT, VN dựa trên cơ sở kiến

thức di truyền và đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác GCT và VN.

+ Hiểu được nguyên lý và thực hiện đầy đủ các bài thực hành có trong học

phần.

- Về kỹ năng

+ Thực hiện thành thạo các thao tác giâm, chiết, ghép áp dụng cho cây ăn quả,

cây hoa, cây cảnh. Biết giám định vật nuôi qua ngoại hình và biết đánh giá phẩm chất

tinh dịch của đực giống.

+ Biết lựa chọn và vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học và kiến thức thực

tế phù hợp để dạy các bài học có chứa nội dung kiến thức di truyền của bộ môn Sinh

học 9 và kiến thức GCT, VN của bộ môn Công nghệ 7 ở Trung học Cơ sở (THCS) đạt

hiệu quả cao.

- Về thái độ

Thực sự yêu thích bộ môn, biết phát huy nội lực, có tinh thần chủ động sáng

tạo, luôn tìm tòi học hỏi qua thực tiễn sản xuất và cập nhật tri thức mới.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

CHƯƠNG I: DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG

Hiểu và giải thích được khái niệm, phân loại, tiêu chuẩn của GCT tốt và vai trò

của GCT. Hiểu và giải thích được nguyên tắc và PP chọn lọc GCT. Hiểu và giải thích

được khái niệm, cơ sở khoa học, ý nghĩa và quy trình kỹ thuật của lai tạo GCT. Hiểu

và giải thích được khái niệm, ý nghĩa, cơ sở khoa học và quy trình kỹ thuật tạo GCT

đột biến (đa bội, đơn bội, đột biến gen, chuyển đổi gen). Hiểu được nguyên lý và thực

hành thành thạo quy trình giâm, chiết và ghép một số loại cây trồng; quy trình xác định

và kích thích hạt giống nảy mầm.

CHƯƠNG II: DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI

Page 130: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

130

Hiểu được khái niêm, nguồn gốc và vai trò của giống vật nuôi (GVN) trong

chăn nuôi. Hiểu và giải thích được cơ sở khoa học của các phương pháp chọn lọc và

chọn phối. Hiểu và giải thích được khái niệm, cơ sở khoa học, ý nghĩa của các phương

pháp nhân GVN, đặc biệt là những ứng dụng công nghệ sinh học vào nhân tạo GVN.

Hiểu và giải thích được khái niệm, ưu nhược điểm, cơ sở khoa học và quy trình kỹ

thuật nhân GVN. Thực hiện đúng quy trình và kiểm tra đánh giá chính xác phẩm chất

tinh dịch của lợn đực giống.

CHƯƠNG III: NGUỒN GEN THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT TRONG

CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI

Hiểu được khái niệm, ý nghĩa và phân loại nguồn gen thực vật, động vật. Hiểu

được khái niệm và ý nghĩa của việc bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học. Hiểu được

phương pháp nghiên cứư, thu thập, bảo quản và sử dụng nguồn gen thực vật, động vật

trong chọn tạo GCT, VN.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần Di truyền chọn giống cây trồng và vật nuôi cung cấp cho sinh viên

những kiến thức cơ bản về di truyền ứng dụng vào công tác giống cây trồng, vật nuôi

như nội dung và cơ sở khoa học của các phương pháp chọn tạo và nhân giống cây

trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền vào công tác giống cây trồng, vật nuôi;

việc bảo tồn lưu giữ và sử dụng nguồn gen cây trồng, vật nuôi… Song hành với kiến

thức lý thuyết, học phần còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về công tác

giống cây trồng, vật nuôi như: lai, giâm, chiết, ghép cây trồng; giám định vật nuôi qua

ngoại hình… Những kiến thức và kỹ năng của học phần sẽ giúp người học dạy tốt

phần di truyền của chương trình Sinh học lớp 9 và những bài dạy có đề cập đến giống

cây trồng, vật nuôi có trong chương trình môn Công nghệ ở trường THCS.

4. Nội dung chi tiết học phần

LÝ THUYẾT (25 tiết)

CHƯƠNG I: DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG

1.1. Khái niệm chung về GCT

1.1.1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản của GCT

1.1.2. Phân loại GCT

1.1.3. Tiêu chuẩn của một GCT tốt

1.1.4. Vai trò của GCT trong sản xuất trồng trọt

1.2. Chọn lọc GCT

1.2.1. Những nguyên tắc chính trong quá trình chọn lọc

1.2.2. Hệ số di truyền và ý nghĩa chọn lọc

1.2.3. Các phương pháp chọn lọc cơ bản

1.2.4. Phương pháp chọn lọc cây sinh sản hữu tính

1.2.5. Phương pháp chọn lọc cây sinh sản vô tính

1.3. Lai tạo GCT

1.3.1. Khái niệm, cơ sở khoa học và ý nghĩa của lai tạo GCT

1.3.2. Lai hữu tính

1.3.2.1. Nguyên tắc chọn cây bố mẹ

1.3.2.2. Các phương thức lai

1.3.2.3. Kỹ thuật lai

Page 131: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

131

1.3.2.4. Các phương pháp chọn lọc và bồi dưỡng cây lai

1.3.2.5. Lai tế bào soma hay dung hợp tế bào trần

1.4. Sử dụng biến dị đột biến trong tạo GCT

1.4.1. Khái niệm và ý nghĩa

1.4.2. Khái niệm chung về biến dị đột biến

1.4.3. Phương pháp tạo GCT đa bội thể

1.4.4. Sử dụng đơn bội trong tạo GCT

1.4.5. Đột biến gen và công tác tạo GCT

1.4.6. Chuyển gen hay kỹ nghệ di truyền

1.5. Đánh giá và nhập nội giống cây trồng

1.5.1. Đánh giá vật liệu chọn giống

1.5.1.1. Khái niệm và ý nghĩa

1.5.1.2. Nguyên tắc đánh giá

1.5.1.3. Các phương pháp đánh giá

1.5.1.4. Đánh giá một số tính trạng cơ bản

1.5.2. Nhập nội GCT

1.5.2.1. Khái niệm và ý nghĩa

1.5.2.2. Cơ sở khoa học của nhập nội GCT

1.5.2.3. Quy trình nhập nội GCT

1.6. Sản xuất giống cây trồng

1.6.1. Hiện tượng thoái hoá của giống và cách phòng ngừa

1.6.2. Vai trò và nhiệm vụ của sản xuất giống

1.6.3. Hệ thống sản xuất GCT

1.6.4. Quy trình sản xuất GCT

1.6.4.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất cây tự thụ phấn

1.6.4.2. Quy trình kỹ thuật sản xuất cây giao phấn

1.6.4.3. Quy trình kỹ thuật sản xuất cây vô tính

1.6.4.4. Kỹ thuật bảo quản hạt GCT

CHƯƠNG II: DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI

2.1. Một số khái niệm cơ bản trong công tác giống vật nuôi

2.1.1. GVN và quá trình thuần hoá

2.1.1.1. Khái niệm chung

2.1.1.2. Nguồn gốc và quá trình thuần hoá vật nuôi

2.1.1.3. Phân loại vật nuôi

2.1.2. Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

2.1.2.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát dục

2.1.2.2. Các quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi

2.1.2.3. Những yếu tố ảnh hưỡng đến sinh trưởng phát dục của vật nuôi

2.1.3. Ngoại hình thể chất và sức sản xuất của vật nuôi

2.1.3.1. Khái niệm

Page 132: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

132

2.1.3.2. Yếu tố ảnh hưỡng đến ngoại hình, thể chất và sức sản xuất của vật nuôi

2.2. Chọn lọc và chọn phối

2.2.1. Chọn lọc GVN

2.2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và các phương thức chọn lọc vật nuôi

2.2.1.2. Các phương pháp chọn lọc

2.2.2. Chọn phối

2.2.2.1 Khái niệm và ý nghĩa

2.2.2.2. Các nguyên tắc cơ bản khi ghép đôi giao phối

2.2.2.3. Các hình thức ghép đôi

2.2.3. Mối quan hệ giữa chọn lọc và chọn phối

2.2.4. Giao phối đồng huyết và việc vân dụng trong chăn nuôi

2.2.4.1. Khái niệm

2.2.4.2. Xác định mức đồng huyết

2.2.4.3. Ứng dụng giao phối đồng huyết trong chăn nuôi

2.3. Nhân giống vật nuôi.

2.3.1. Phương pháp nhân GVN

2.3.1.1. Khái niệm về nhân giống vật nuôi

2.3.1.2. Các phương pháp nhân GVN

2.3.2. Kỹ thuật nhân GVN

2.3.2.1. Thụ tinh nhân tạo

2.3.2.1. Phối trực tiếp vật nuôi đực với vật nuôi cái

2.4. Hệ thống tổ chức công tác giống vật nuôi

2.4.1. Hệ thống nhân GVN

2.4.1.1. Khái niệm

2.4.1.2. Phân loại

2.4.2. Hệ thống sản xuất con lai

2.4.2.1. Đàn cụ kỵ

2.4.2.2. Đàn ông bà

2.4.2.3. Đàn bố mẹ

2.4.2.4. Đàn thương phẩm

2.4.3. Một số biện pháp công tác GVN

2.4.3.1. Theo dõi hệ phổ

2.4.3.2. Lập sổ, phiếu theo dõi

2.4.3.3. Đánh số vật nuôi

2.4.3.4. Lập sổ giống

CHƯƠNG III: NGUỒN GEN THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT TRONG

CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI

3.1. Khái niệm về nguồn gen thực vật và động vật trong chọn GCT, VN

3.1.1. Khái niệm

3.1.2. Ý nghĩa

3.2. Phân loại nguồn gen thực vật và động vật

Page 133: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

133

3.2.1. Dựa theo hệ thống phân loại

3.2.2. Dựa vào số lượng nhiễm sắc thể

3.2.3. Dựa theo nguồn gốc xuất xứ

3.3. Nghiên cứu, bảo quản và sử dụng nguồn gen thực vật và động vật

3.3.1. Nghiên cứu nguồn gen thực vật và động vật.

3.3.2. Bảo quản nguồn gen thực vật, động vật và đa dạng sinh học.

3.3.3. Sử dụng nguồn gen thực vật và động vật trong chọn GCT và VN.

THỰC HÀNH (10 tiết)

Bài 1: Xử lý kích thích hạt giống nảy mầm.

Bài 2: Giâm, chiết cành, ghép mắt, ghép cành.

Bài 3: Đánh giá vật nuôi bằng các chiều đo cơ bản trên cơ thể của vật nuôi và

kiểm tra đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống.

5. Học liệu

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. Nguyễn Văn Hiển, Chọn giống cây trồng, Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.

[2]. Nguyễn Hai Quân, Giáo trình chọn giống và nhân giống vật nuôi, Nhà xuất

bản Hà Nội, 2007 (Có trên thư viện số của trường Đại học Phạm Văn Đồng)

[3] Phạm Văn Duệ, Di truyền chọn giống cây trồng, Nhà xuất bản Hà Nội,

2005.

5.2. Học liệu tham khảo

[4]. Trần Đình Long, Chọn giống cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1997.

[5]. Trần Duy Quý, Cơ sở khoa học chọn tạo và sản xuất giống cây trồng, Nhà

xuất bản Nông nghiệp, 1994.

[6]. Trần Đình Miên, Nguyễn Quang Thiện, Chọn giống nhân giống vật nuôi,

Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995.

[7]. Viện Chăn nuôi Quốc gia, Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi

ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1994.

[8]. Viện Di truyền Nông nghiệp, Các phương pháp mới trong chọn tạo giống

cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1997.

[9]. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Công nghệ sinh học nông

nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2007.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu của giảng viên

- Đọc tài liệu theo hướng dẫn và xây dựng đề cương sơ lược của các chương

trước khi nghe giảng lý thuyết.

- Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các giờ học lý thuyết và các bài học thực hành.

- Làm đầy đủ và đạt yêu cầu các bài kiểm tra.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

Page 134: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

134

8. Thông tin về giảng viên:

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: Giảng viên

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: Hẽm 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi

Điện thoại: 0934911015 E-mail: [email protected]

DUYỆT GIẢNG VIÊN

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 135: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

135

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: NÔNG LÂM KẾT HỢP

- Mã học phần: 42 Số tín chỉ: 2

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Sinh lý cây trồng, giống cây trồng, đất trồng-phân

bón, giống vật nuôi, bảo vệ cây trồng.

- Các yêu cầu khác đối với học phần: không

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 20

+ Thực hành: 20

Giờ chuẩn bị cá nhân

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60

- Bộ môn-Khoa phụ trách giảng dạy học phần: Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

Sau khi học xong học phần này, sinh viên đạt được:

- Về năng lực đặc thù học phần

- Biết được khái niệm và đặc điểm của nông lâm kết hợp.

- Hiểu được các nguyên lí và một số kỹ thuật cơ bản trong nông lâm kết hợp.

- Phân tích được ưu điểm và hạn chế của các hệ thống nông lâm kết hợp phổ biến

đang được áp dụng ở nước ta.

- Phân tích được lợi ích, hạn chế và một số lưu ý của các biện pháp canh tác trên

đất dốc.

- Xác định được tiêu chí lựa chọn các loại cây trồng, giống vật nuôi trong mô

hình nông lâm kết hợp.

- Lựa chọn một số kỹ thuật canh tác cụ thể vào mô hình sản xuất nông lâm kết

hợp.

- Lựa chọn được mô hình sản xuất nông lâm kết hợp phù hợp với hộ gia đình

- Về năng lực hoạt động xã hội

+ Có khả năng làm việc nhóm.

Page 136: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

136

+ Có khả năng tuyền truyền, vận động người dân áp dụng các mô hình nông lâm

kết hợp phù hợp ở từng địa phương đặc biệt ở những vùng đất dốc, đất khó canh tác…

để nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường nhằm xóa đói giảm nghèo và thích ứng với

biến đổi khí hậu.

- Về năng lực phát triển nghề nghiệp

+ Có khả năng giảng dạy môn Công nghệ (phần nông lâm nghiệp) ở THCS.

+ Có khả năng làm cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, cán bộ ngành Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn và các ngành khác có chuyên môn liên quan.

+ Vận dụng được những kiến thức của học phần vào thực tiễn sản xuất của địa

phương một cách phù hợp.

- Về năng lực tự học tập, tự nghiên cứu

Có năng lực tự học tập, tự nghiên cứu, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Chương 1: Nguyên lý về nông lâm kết hợp

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm và vai trò của nông lâm kết hợp.

- Giải thích được cơ sở để phân loại nông lâm kết hợp.

- Xác định được vai trò của cây lâu năm trong hệ thống nông lâm kết hợp.

- Xác định được vai trò của rừng trong các hệ thống nông lâm kết hợp.

Chương 2: Mô tả và phân tích các hệ thống nông lâm kết hợp

- Mô tả được các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống và hiện đại.

- Phân tích được ưu và nhược điểm của các hệ thống nông lâm kết hợp.

- Mô tả được một số hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến ở Việt Nam.

- Phân tích được các ưu điểm và hạn chế của từng hệ thống.

Chương 3: Kỹ thuật nông lâm kết hợp

- Giải thích được sự cần thiết của việc bảo tồn đất và nước.

- Phân biệt được các nguyên tắc chính của việc phòng chống xói mòn đất và của

kỹ thuật bảo tồn đất và nước.

- Phân biệt, lựa chọn được các kỹ thuật bảo tồn đất và nước có khả năng áp dụng

trong trang trại nông lâm kết hợp

- Trình bày được đặc điểm của canh tác theo đường đồng mức, bậc thang, các

cây che phủ đất.

- Trình bày được khái niệm trang trại nông lâm kết hợp

- Giải thích được các công việc và kỹ thuật quản lý trang trại để áp dụng vào các

điều kiện cụ thể.

- Phân biệt, lựa chọn để áp dụng những kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi thích hợp

cho cho trang trại nông lâm kết hợp nhỏ.

Chương 4: Áp dụng và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp

Page 137: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

137

- Giải thích được tính cấp thiết của áp dụng và phát triển kỹ thuật nông lâm kết

hợp có sự tham gia.

- Giải thích được các nguyên tắc chính thực hiện phát triển kỹ thuật nông lâm kết

hợp có sự tham gia.

- Phân tích được các yếu tố bên ngoài, bên trong ảnh hưởng đến phát triển kỹ

thuật có sự tham gia.

- Giải thích được sự phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia.

- Giải thích được quá trình tổ chức giám sát và đánh giá kỹ thuật nông lâm kết

hợp có sự tham gia.

- Phân biệt, lựa chọn các tiêu chí trong giám sát và đánh giá kỹ thuật nông lâm

kết hợp có sự tham gia.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần gồm 2 phần lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết giới thiệu khái

quát nguyên lý về nông lâm kết hợp; mô tả và phân tích hệ thống nông lâm kết hợp.

Học phần cũng cung cấp kiến thức về các kỹ thuật nông lâm kết hợp áp dụng cho các

trang trại quy mô nhỏ. Ngoài ra học phần cũng tổng kết các cách tiếp cận để thiết kế,

xây dựng và phát triển các hệ thống nông lâm kết hợp nhằm đưa kỹ thuật này vào thực

tế nông thôn. Phần thực hành củng cố và vận dụng lý thuyết đã học vào khảo sát, phân

tích, đánh giá một số mô hình nông lâm kết hợp ngoài thực địa.

4. Nội dung chi tiết học phần

Phần lý thuyết (20 tiết)

Chương 1: Nguyên lý về nông lâm kết hợp (4 tiết)

1.1. Khái niệm về nông lâm kết hợp.

1.2. Các đặc điểm của nông lâm kết hợp.

1.3. Vai trò của nông lâm kết hợp.

1.4. Phân loại các hệ thống nông lâm kết hợp.

1.5. Chức năng thành phần cây lâu năm trong các hệ thống nông lâm kết hợp.

1.5.1. Chức năng phòng hộ của cây lâu năm.

1.5.2. Chức năng sản xuất của cây lâu năm.

1.6. Rừng trong các hệ thống nông lâm kết hợp.

Chương 2: Mô tả và phân tích các hệ thống nông lâm kết hợp ( 6 tiết)

2.1. Các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Hệ thống bỏ hóa/nương rẫy cải tiến

2.1.3. Các hệ thống nông lâm kết hợp nhiều tầng truyền thống

2.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến

2.2.1. Khái niệm

2.2.2. Hệ thống canh tác xen theo băng

Page 138: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

138

2.2.4. Hệ thống đai phòng hộ chắn gió

2.2.5. Hệ thống Taungya

2.2.6. Các hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp

2.2.7. Hệ thống lâm ngư kết hợp

Chương 3: Kỹ thuật nông lâm kết hợp (5 tiết)

3.1. Kỹ thuật bảo tồn đất và nước

3.1.1. Sự cần thiết của việc bảo tồn đất và nước

3.1.2. Một số nguyên tắc chính của việc phòng chống xói mòn đất

3.1.3. Một số kỹ thuật bảo tồn đất và nước có thể áp dụng trong trang trại nông

lâm kết hợp

3.1.4. Các kỹ thuật áp dụng trong trang trại nhỏ nông lâm kết hợp

3.1.5. Kỹ thuật gây trồng các loài cây trong trang trại nhỏ nông lâm kết hợp

3.1.6. Kỹ thuật chăn nuôi trong trang trại nông lâm kết hợp

Chương 4: Áp dụng và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp (5 tiết)

4.1. Giới thiệu chung về quá trình áp dụng và phát triển kỹ thuật nông lâm kết

hợp có sự tham gia

4.1.1. Tính cấp thiết của phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia

4.1.2. Quá trình áp dụng và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia

4.2. Mô tả điểm, chẩn đoán và thiết kế kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia

4.3. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp

4.3.1. Các bước phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia

4.3.2. Tổ chức giám sát và đánh giá

4.3.3. Các tiêu chí trong giám sát và đánh giá kỹ thuật nông lâm kết hợp.

Phần thực hành (20 tiết)

Bài 1: Tham quan, khảo sát mô tả và phân tích mô hình nông lâm kết hợp (10

tiết).

Bài 2: Tham quan, khảo sát trang trại nhỏ nông lâm nghiệp (10 tiết).

5. Học liệu

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. Đặng Kim Vui (chủ biên), Giáo trình Nông lâm kết hợp, Nhà xuất bản Nông

nghiệp, năm 2007 (Tài liệu có trên thư viện số của trường Đại học Phạm Văn Đồng).

5.2. Học liệu tham khảo

[2]. Lê Quang Vĩnh, Bài giảng Nông lâm kết hợp, Trường đại học Nông lâm

Huế, năm 2009.

[3]. Nguyễn Viết Khoa, Võ Đại Hải, Nguyễn Đức Thanh, Kỹ thuật canh tác trên

đất dốc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, năm 2008.

[4]. Nguyễn Viết Khoa, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Hữu Hồng, Vũ Văn Mễ, Cẩm

nang ngành Lâm nghiệp - Sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam, Chương trình hỗ trợ

lâm nghiệp và đối tác, năm 2006.

Page 139: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

139

[5]. Nguyễn Văn Sở, Lê Quang Bảo, Đặng Quang Vui và cộng sự, Bài giảng

Nông lâm kết hợp, Chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội, năm 2002.

[6]. Nguyễn Quang Linh ,Đa dạng sinh học tronghệ thống nông lâm kết hợp,

Nhà xuất bản Lao động – Xã hội , năm 2005.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

- Đi học đầy đủ.

- Tích cực chuẩn bị các nội dung giảng viên yêu cầu trước khi đến lớp.

- Làm đầy đủ và đạt yêu cầu các bài kiểm tra định kỳ.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Lê Thị Thính Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: 6 ngày/tuần, văn phòng khoa Sư phạm Tự nhiên,

Trường đại học Phạm Văn Đồng

Địa chỉ liên hệ: 986 Quang Trung, thành phố Quảng ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0905357897 E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: nuôi cấy mô tế bào thực vật, chuyển gen vào thực

vật, nuôi cấy và tách chiết các hợp chất thứ cấp từ tế bào thực vật

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Đình Phương Lê Thị Thính Lê Thị Thính

Page 140: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

140

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT

NÔNG NGHIỆP

- Mã học phần: 43 Số tín chỉ: 05

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc.

- Các học phần tiên quyết: Tâm lí học, giáo dục học, các học phần có kiến thức

đại cương về KTNN.

- Các yêu cầu khác: thực hiện trước khi sinh viên thực tập sư phạm tốt nghiệp.

- Phân giờ tín chỉ với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 50

+ Thực hành: 50

- Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 150

- Khoa phụ trách giảng dạy học phần: khoa Sư phạm Tự nhiên.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

Học xong học phần, sinh viên cần đạt được:

* Về kiến thức:

- Nắm vững nhiệm vụ DH KTNN và phân tích được nội dung cấu trúc chương

trình Công nghệ (phần KTNN) ở trường THCS.

- Nắm vững hệ thống các phương pháp DH KTNN và phân tích được cơ sở lựa

chọn phối hợp sử dụng các PPDH vào dạy một bài, một loại kiến thức cụ thể của bộ

môn Công nghệ (phần KTNN) ở THCS.

- Nắm vững các hình thức dạy học và xác định được hệ thống thiết bị DH

KTNN ở THCS.

* Về kỹ năng:

- Xác định đúng mục tiêu của các chương, các bài trong chương trình Công

nghệ (phần KTNN) ở THCS; nhận biết được thành phần kiến thức và xác định đúng

kiến thức trọng tâm của bài giảng để lựa chọn được PPDH phù hợp.

- Biết lập kế hoạch môn học, kế hoạch chương và kế hoạch bài dạy (soạn giáo

án) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Biết thiết kế và thực hiện được

một giờ dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

Page 141: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

141

- Xác định được cấu trúc bài dạy hợp lý và xây dựng được hệ thống câu hỏi phù

hợp với nội dung kiến thức và đặc diểm học sinh; biết lựa chọn và sử dụng thiết bị DH

hợp với nội dung kiến thức của bài dạy.

- Biết lựa chọn và vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học và kiến thức thực

tế phù hợp để dạy các bài học bộ môn Công nghệ (phần KTNN) ở THCS đạt hiệu quả

cao.

- Biết cách nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm dạy học của đồng nghiệp.

- Sinh viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng và nghiệp vụ sư phạm tốt

để thiết kế được những kế hoạch bài dạy hợp lí, biết vận dụng, phối hợp sử dụng các

phương pháp và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học hợp lí dựa vào bài giảng cụ thể;

có năng lực thực hiện, cố vấn, hướng dẫn, quản lí, tổng hợp để thực hiện đúng mục

tiêu bài dạy; đồng thời phải có tinh thần học hỏi, cầu tiến, tự học, tự nghiên cứu để

nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ.

* Về thái độ:

- Có ý thức rèn luyện năng lực dạy học bộ môn nói riêng và năng lực giáo dục

học sinh nói chung để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và giáo dục học sinh.

- Tích cực đổi mới PPDH theo định hướng dạy học lấy người học làm trung

tâm.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Nội dung Mục tiêu

Phần 1: Ch 1: Đối

tượng, nhiệm vụ,

pp nghiên cứu của

ppdh KTNN ở

THCS.

- Nắm được đối tượng, nhiệm vụ và đặc biệt là pp nghiên cứu

của bộ môn PPDH KTNN ở trường THCS.

- Nắm được mối quan hệ biện chứng của bộ môn PPDH KTNN

với các bộ môn khoa học khác nhất là giáo dục học và tâm lý

học.

Ch 2: Nhiệm vụ

dạy học KTNN ở

THCS.

Nắm vững các nhiệm vụ của bộ môn công nghệ (phần KTNN) ở

THCS, sự thể hiện và mối quan hệ của các nhiêm vụ đó trong

quá trình dạy học bộ môn ở trường THCS.

Ch 3: Nội dung

dạy học KTNN ở

THCS.

Nắm vững cơ sở, nội dung cấu trúc và thành phần kiến thức của

chương trình môn công nghệ (phần KTNN) ở trường THCS.

Ch 4: Pp dạy học

KTNN ở THCS.

- Nắm vững k/niệm, ý nghĩa, nội dung và yêu cầu khi sử dụng

của hệ thống các phương pháp dạy học KTNN ở THCS, đặc biệt

là các PPDH tích cực.

- Nắm vững cơ sở lựa chọn và phối hợp sử dụng các PPDH vào

một bài dạy KTNN ở THCS. Xây dựng được hệ thống câu hỏi

và sử dụng được phương tiện trực quan phù hợp.

Ch 5: Pp hình - Nắm vững các loại, vai trò và cách hình thành kiến thức cơ sở

Page 142: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

142

thành kiến thức cơ

sở và kiến thức kỹ

thuật.

trong chương trình công nghệ (phần KTNN) cho học sinh

THCS.

- Nắm vững các mức độ, vai trò và cách hình thành hệ thống

kiến thức kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp trong chương trình

công nghệ cho học sinh THCS.

Ch 6: Hình thức tổ

chức dạy học

KTNN ở THCS.

- Nắm vững các hình thức dạy học bộ môn KTNN ở THCS, đặc

biệt là bài lên lớp.

- Xây dựng được kế hoạch năm học, kế hoạch chương và kế

hoạch của một bài dạy (lý thuyết và thực hành) về bộ môn

KTNN ở THCS.

Ch 7: Thiết bị dạy

học KTNN ở

THCS.

- Hiểu được tầm quan trọng của thiết bị dạy học bộ môn trong

dạy học KTNN ở THCS.

- Nắm vững hệ thống các thiết bị dạy học KTNN ở THCS; cách

làm và sử dụng một số loại đồ dùng dạy học cần thiết vào dạy

học bộ môn KTNN ở THCS.

Phần 2: Ch 1: Pp

dạy học phần trồng

trọt trong chương

trình công nghệ ở

THCS.

- Nắm được: mục tiêu, nội dung cấu trúc và thành phần kiến

thức của phần trồng trọt trong chương trình công nghệ ở THCS;

pp hình thành được kiến thức cơ sở và kỹ thuật về trồng trọt cho

học sinh THCS.

- Thực hành: xác định đúng mục tiêu, đúng kiến thức trọng tâm

và cấu trúc hợp lý của từng bài dạy; soạn giáo án và tập giảng

đạt yêu cầu một bài dạy lý thuyết và một bài dạy thực hành của

phần trồng trọt ở THCS.

Ch 2: Pp dạy học

phần lâm nghiệp

trong chương trình

công nghệ ở

THCS.

- Nắm được: mục tiêu, nội dung cấu trúc và thành phần kiến

thức của phần lâm nghiệp trong chương trình công nghệ ở

THCS; pp hình thành được kiến thức cơ sở và kỹ thuật về lâm

nghiệp cho học sinh THCS.

- Thực hành: xác định đúng mục tiêu, đúng kiến thức trọng tâm

và cấu trúc hợp lý của từng bài dạy; soạn giáo án và tập giảng

đạt yêu cầu một bài dạy lý thuyết và một bài dạy thực hành của

phần lâm nghiệp ở THCS.

Ch 3: Pp dạy học

phần chăn nuôi

trong chương trình

công nghệ ở

- Nắm được: mục tiêu, nội dung cấu trúc và thành phần kiến

thức của phần chăn nuôi trong chương trình công nghệ ở THCS;

pp hình thành được kiến thức cơ sở và kỹ thuật về chăn nuôi

cho học sinh THCS.

Page 143: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

143

THCS. - Thực hành: xác định đúng mục tiêu, đúng kiến thức trọng tâm

và cấu trúc hợp lý của từng bài dạy; soạn giáo án và tập giảng

đạt yêu cầu một bài dạy lý thuyết và một bài dạy thực hành của

phần chăn nuôi ở THCS

Ch 4: Pp dạy học

phần thuỷ sản

trong chương trình

công nghệ ở

THCS.

- Nắm được: mục tiêu, nội dung cấu trúc và thành phần kiến

thức của phần thuỷ sản trong chương trình công nghệ ở THCS;

pp hình thành được kiến thức cơ sở và kỹ thuật về thuỷ sản cho

học sinh THCS.

- Thực hành: xác định đúng mục tiêu, đúng kiến thức trọng tâm

và cấu trúc hợp lý của từng bài dạy; soạn giáo án và tập giảng

đạt yêu cầu một bài dạy lý thuyết và một bài dạy thực hành của

phần thuỷ sản ở THCS.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần lí luận và phương pháp dạy học KTNN là phần nối tiếp và vận dụng

kiến thức tâm lý học, giáo dục học vào dạy học bộ môn nhằm trực tiếp hình thành

năng lực sư phạm trong mục tiêu đào tạo giáo viên. Đặc biệt chú ý đến khả năng phân

tích, thiết kế và triển khai các bài dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của

học sinh nhằm giúp sinh viên có khả năng dạy học, chuyển hóa nội dung sách giáo

khoa thành nội dung dạy học cụ thể phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học, gắn

kết nội dung đào tạo chuyên môn bậc Cao đẳng sư phạm với nội dung môn KTNN

như: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản ở Trung học cơ sở. Nhờ vậy, giúp

sv có năng lực chủ động lập kế hoạch bài dạy, dẫn dắt chuyên môn, biết khai thác trí

tuệ tập thể, chủ động định hướng giải quyết, kết luận nội dung bài học như mong

muốn; từ đó không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Nội dung chi tiết học phần

4.1. LÝ THUYẾT:

Phần I: LÝ LUẬN DẠY HỌC KTNN Ở TRƯỜNG THCS;

CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PP NGHIÊN CỨU CỦA PPDH KTNN

Ở TRƯỜNG THCS.

1.1. Đối tượng của PPDH KTNN ở trường THCS.

1.1.1. Khái niệm

1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của bộ môn.

1.2. Nhiệm vụ của PPDH KTNN...

1.3. PP nghiên cứu…

1.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

1.3.2. PP điều tra giáo dục.

1.3.3. PP chuyên gia.

1.3.4. PP thực nghiệm sư phạm.

Page 144: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

144

1.3.5. PP tổng kết kinh nghiệm sư phạm.

1.4. Mối quan hệ giữa PPDH KTNN với các bộ môn khoa học khác.

CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ DẠY HỌC KTNN Ở TRƯỜNG THCS.

2.1. Tầm quan trọng của KTNN trong đời sống kinh tế xã hội.

2.2. Vị trí của bộ môn KTNN trong nhà trường.

2.2.1. Góp phần hoàn thiện văn hoá phổ thông.

2.2.2. Góp phần định hướng nghề nghiệp.

2.3. Nhiệm vụ dạy học KTNN ở trường THCS.

2.3.1. Cơ sở của các nhiệm vụ dạy học.

2.3.2. Nhiệm vụ trí dục phổ thông và hướng nghiệp.

2.3.3. Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động.

2.3.4. Nhiệm vụ hình thành nhân cách.

2.4. Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ dạy học.

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG DẠY HỌC KTNN Ở TRƯỜNG THCS.

3.1. Khoa học NN hiện đại và nội dung dạy học KTNN ở trường THCS.

3.1.1. Đặc điểm của khoa học NN hiện đại.

3.1.2. Quán triệt đặc điểm của khoa học NN hiện đại trong chương trình KTNN ở

THCS.

3.2. Nguyên tắc xây dựng nội dung KTNN ở trường THCS

3.2.1. Các nguyên tắc về lý luận dạy học.

3.2.2. Nguyên tắc công nghệ.

3.3. Cấu trúc chương trình KTNN ở trường THCS.

3.3.1. Những nội dung cơ bản.

3.3.2. Tính lô gic của nội dung.

CHƯƠNG 4: CÁC PPDH KTNN Ở TRƯỜNG THCS.

4.1. Khái niệm về PPDH.

4.1.1. Khái niệm về dạy.

4.1.2. Khái niệm về học.

4.1.3. Khái niệm về phương pháp dạy học.

4.2. Hệ thống các PPDH KTNN ở THCS.

4.2.1. Cơ sở phân loại.

4.2.2. Hệ thống các PP.

a/ Các PP nghiên cứu tài liệu mới: vấn đáp gợi mở, trực quan, thực hành, thí

nghiệm, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề,…

b/ Các PP củng cố, hoàn thiện tri thức: tóm tắt, hệ thống hoá, bài tập.

c/ Các PP kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

4.3. Cơ sở lựa chọn và sử dụng phối hợp các PPDH.

4.3.1. Cơ sở lựa chọn.

4.3.2. Sử dụng phối hợp các PPDH…

CHƯƠNG 5: PP HÌNH THÀNH KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ KIẾN THỨC

KỸ THUẬT.

Page 145: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

145

5.1. Kiến thức cơ sở.

5.1.1. Các loại kiến thức cơ sở.

5.1.2. Phương pháp hình thành.

5.2. Kiến thức kỹ thuật.

5.2.1. Các mức độ kiến thức kỹ thuật.

5.2.2. PP hình thành.

CHƯƠNG 6: .HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC KTNN Ở TRƯỜNG

THCS

6.1. Khái niệm và phân loại.

6.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả bài học KTNN.

6.3. Hệ thống các hình thức tổ chức DH KTNN…

6.3.1. Bài lên lớp.

6.3.2. Thực hành rèn luyện thao tác kỹ thuật.

6.3.2. Thực hành lao động sản xuất.

6.3.4. Công tác độc lập của học sinh.

6.3.5. Tham quan cơ sở sản xuất.

6.3.6. Ngoại khoá.

6.3.7. Dạy học trên hiện trường.

CHƯƠNG 7: THIẾT BỊ DẠY HỌC KTNN Ở TRƯỜNG THCS.

7.1. Vai trò của thiết bị dạy học KTNN ở trường THCS.

7.2. Phòng học bộ môn.

7.3. Phòng thực hành thí nghiệm.

7.4. Khu thực hành sản xuất.

7.5. Các phương tiện kỹ thuật và cách sử dụng.

Phần 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KTNN Ở TRƯỜNG THCS.

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN TRỒNG TRỌT Ở TRƯỜNG

THCS.

1.1. Mục tiêu của phần trồng trọt.

- Kiến thức.

- Kỹ năng.

- Thái độ.

1.2. Nội dung cấu trúc và thành phần kiến thức của phần trồng trọt.

1.2.1. Nội dung cấu trúc.

1.2.2. Thành phần kiến thức.

a/ Kiến thức cơ sở.

b/ Kiến thức kỹ thật.

c/ Kiến thức về bảo vệ môi trường.

d/ Kiến thức về quản lý kinh tế nông nghiệp.

1.3. Hướng dẫn dạy học các bài có trong phần trồng trọt.

1.3.1. Xác định: mục tiêu; trọng tâm và PPDH chủ yếu; thiết bị dạy học.

1.3.2. Xây dựng cấu trúc hợp lý và các hoạt động của bài giảng.

Page 146: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

146

1.3.3. Tiến trình thực hiên bài giảng.

CHƯƠNG 2: PPDH PHẦN LÂM NGHIỆP Ở TRƯỜNG THCS.

2.1. Mục tiêu của phần lâm nghiệp.

- Kiến thức.

- Kỹ năng.

- Thái độ.

2.2. Nội dung cấu trúc và thành phần kiến thức của phần lâm nghiệp.

2.2.1. Nội dung cấu trúc.

2.2.2. Thành phần kiến thức.

a/ Kiến thức cơ sở.

b/ Kiến thức kỹ thật.

c/ Kiến thức về bảo vệ môi trường.

d/ Kiến thức về quản lý kinh tế nông nghiệp.

2.3. Hướng dẫn dạy học các bài có trong phần lâm nghiệp.

2.3.1. Xác định: mục tiêu; trọng tâm và PPDH chủ yếu; thiết bị dạy học.

2.3.2. Xây dựng cấu trúc hợp lý và các hoạt động của bài giảng.

2.3.3. Tiến trình thực hiên bài giảng.

CHƯƠNG 3: PPDH PHẦN CHĂN NUÔI Ở TRƯỜNG THCS.

3.1. Mục tiêu của phần chăn nuôi.

- Kiến thức.

- Kỹ năng.

- Thái độ.

3.2. Nội dung cấu trúc và thành phần kiến thức của phần chăn nuôi.

3.2.1. Nội dung cấu trúc.

3.2.2. Thành phần kiến thức.

a/ Kiến thức cơ sở.

b/ Kiến thức kỹ thật.

c/ Kiến thức về bảo vệ môi trường.

d/ Kiến thức về quản lý kinh tế nông nghiệp.

3.3. Hướng dẫn dạy học các bài có trong phần chăn nuôi.

3.3.1. Xác định: mục tiêu; trọng tâm và PPDH chủ yếu; thiết bị dạy học.

3.3.2. Xây dựng cấu trúc hợp lý và các hoạt động của bài giảng.

3.3.3. Tiến trình thực hiên bài giảng.

CHƯƠNG 4: PPDH PHẦN THỦY SẢN Ở TRƯỜNG THCS.

4.1. Mục tiêu của phần thủy sản.

- Kiến thức.

- Kỹ năng.

- Thái độ.

4.2. Nội dung cấu trúc và thành phần kiến thức của phần thủy sản.

4.2.1. Nội dung cấu trúc.

Page 147: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

147

4.2.2. Thành phần kiến thức.

a/ Kiến thức cơ sở.

b/ Kiến thức kỹ thật.

c/ Kiến thức về bảo vệ môi trường.

d/ Kiến thức về quản lý kinh tế nông nghiệp.

4.3. Hướng dẫn dạy học các bài có trong phần thủy sản.

4.3.1. Xác định: mục tiêu; trọng tâm và PPDH chủ yếu; thiết bị dạy học.

4.3.2. Xây dựng cấu trúc hợp lý và các hoạt động của bài giảng.

4.3.3. Tiến trình thực hiên bài giảng.

4.2. THỰC HÀNH:

Bài 1: Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để dạy một bài trong chương trình công

nghệ lớp 7.

Bài 2: Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết (đề, đáp án, thang điểm).

Bài 3: Xây dựng tiêu chí đánh giá bài học thực hành.

Bài 4: Làm và sử dụng một số phương tiện trực quan (tranh vẽ, biểu đồ, mẫu ngâm,

mẫu ép) để dạy học bộ môn.

Bài 5: Thiết kế và tập giảng bài dạy lý thuyết về công nghệ 7.

Bài 6: Thiết kế và tập giảng bài dạy thực hành về công nghệ 7.

5. Học liệu:

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. Nguyễn Đức Thành – Phương pháp dạy học KTNN ở trường THCS, Tập1 –

NXB Giáo dục, 2000

[2]. Nguyễn Đức Thành – Phương pháp dạy học KTNN ở trường THCS, Tập 2 –

NXB Giáo dục, 2001

5.2. Học liệu tham khảo

[3]. Đinh Quang Bảo, Nguyễn Đức Thành – Lý luận dạy học sinh học – NXB Giáo

dục, 1996.

[4]. Nguyễn Đức Thành – Phương pháp dạy học KTNN – NXB ĐHSP I, 1997.

[5]. Nguyễn Kỳ - Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm –

NXB Giáo dục, 1995.

[6]. Nguyễn Đức Thành – Phương pháp tích cực trong dạy học KTNN ở trường

THCS – NXB Giáo dục, 1999.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu của giảng viên:

6.1. Sinh viên học tập học phần cần phải:

- Đọc tài liệu theo hướng dẫn và xây dựng đề cương sơ lược của các chương

trước khi nghe giảng lý thuyết.

- Tham dự đầy đủ, nghiêm túc các giờ học lý thuyết và các bài học thực hành.

6.2. Sinh viên được dự thi kết thúc học phần phải hội đủ 03 nội dung sau:

- Vắng không quá 10 giờ học lý thuyết.

- Thực hiện đủ và đạt yêu cầu các bài học thực hành.

- Kiểm tra định kỳ phải đạt trung bình trở lên.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần:

Page 148: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

148

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: giảng viên.

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: số nhà 235/27, đường Phan Đình Phùng, TP Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0934911015 E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: nâng cao hiệu quả dạy học KTNN ở trường Sư phạm

và THCS.

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 149: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

149

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG

NGHIỆP

- Mã học phần: 48 Số tín chỉ: 02

- Môn học: bắt buộc.

- Các học phần tiên quyết: Tâm lý học sư phạm

- Bộ môn-Khoa phụ trách giảng dạy phần sinh học: Khoa Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

* Về kiến thức

+ Sinh viên củng cố những kiến thức cơ bản đã học trong các môn học về

nghiệp vụ sư phạm như tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn, ...

+ Sinh viên tích lũy thêm kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục, dạy học liên

quan tới từng loại đối tượng học sinh cụ thể trong bối cảnh hiện nay, tạo cơ sở để đi

TTSP đạt hiệu quả.

+ Có những hiểu biết về phương pháp tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình

độ chuyên môn- nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Biết được các phương pháp nghiên cứu khoa học

* Về kĩ năng

+ Có kĩ năng nhận biết, phân tích các tình huống sư phạm và đề ra phương

hướng xử lí tối ưu.

+ Sinh viên rèn các kĩ năng hoạt động nghề nghiệp phù hợp với chức trách,

nhiệm vụ của loại hình giáo viên.

+ Khái quát lại nội dung chương trình công nghệ phần KTNN học ở THCS.

+ Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng và cách giảng dạy.

+ Rèn luyện kĩ năng làm đồ dùng dạy học

+ Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học thu

thập, xử lí số liệu làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục KTNN.

* Về thái độ

+ Hình thành ý thức rèn luyện chuyên môn- nghiệp vụ thường xuyên; ý thức

vận dụng các nội dung đã được học tập vào quá trình TTSP để nâng cao hiệu quả đào

tạo.

+ Hình thành hứng thú nghề sư phạm và trách nhiệm cá nhân trong rèn luyện

nghề để thích ứng với xu thế phát triển của xã hội.

* Về phát triển năng lực

+ Phẩm chất chính trị đạo đức: có trách nhiệm công dân và đạo đức nghề giáo

Page 150: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

150

+ Năng lực tìm hiểu người học và môi trường giáo:

Năng lực 1: rèn luyện năng lực tìm hiểu cá nhân người học

Năng lực 2: rèn luyện năng lực tìm hiểu tập thể lớp

Năng lực 3: rèn luyện năng lực tìm hiểu môi trường nhà trường

Năng lực 4: rèn luyện năng lực tìm hiểu môi trường gia đình

Năng lực 5: rèn luyện năng lực tìm hiểu môi trường xã hội

+ Năng lực giáo dục:

Năng lực 6: rèn luyện giáo dục qua giảng dạy KTNN.

Năng lực 7: rèn luyện năng lực tổ chức và phát triển tập thể lớp chủ

nhiệm

Năng lực 8: rèn luyện năng lực tổ chức hoạt động giáo dục

Năng lực 9: rèn luyện năng lực giải quyết các tình huống giáo dục,

KTNN.

Năng lực 10: rèn luyện năng lực giáo dục học sinh cá biệt

Năng lực 11: rèn luyện năng lực đánh giá kết quả giáo dục

Năng lực 12: rèn luyện năng lực tư vấn, tham vấn cho HS

Năng lực 13: rèn luyện năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục

trong và ngoài nhà trường

Năng lực 14: rèn luyện năng lực quản lý và sử dụng hồ sơ GD

+ Năng lực dạy học:

Năng lực 15: có kiến thức các khoa học liên môn, bổ trợ, nền tảng

Năng lực 16: có kiến thức, kĩ năng môn học

Năng lực 17: rèn luyện năng lực phát triển chương trình KTNN

Năng lực 18: rèn luyện Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và

hình thức tổ chức dạy học KTNN

Năng lực 19: rèn luyện năng lực dạy học phân hoá

Năng lực 20: rèn luyện năng lực dạy học tích hợp

Năng lực 21: rèn luyện năng lực lập và thực hiện kế hoạch dạy học.

Năng lực 22: rèn luyện năng lực đánh giá kết quả học tập sinh học của

học sinh

Năng lực 23: rèn luyện năng lực xây dựng và quản lí hồ sơ dạy học

+ Năng lực giao tiếp:

Năng lực 24: rèn luyện năng lực giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

Năng lực 25: rèn luyện năng lực giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội

Năng lực 26: rèn luyện năng lực giao tiếp với học sinh

Tiêu chuẩn 6 : Năng lực đánh giá trong giáo dục:

Năng lực 27: rèn luyện năng lực tổ chức đánh giá trong giáo dục

Năng lực 28: rèn luyện năng lực thiết kế các công cụ đánh giá kết quả

giáo dục.

Năng lực 29: rèn luyện năng lực sử dụng các phần mềm hỗ trợ đánh giá

Page 151: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

151

+ Năng lực hoạt động xã hội:

Năng lực 30: rèn luyện năng lực tham gia các hoạt động xã hội

Năng lực 31: rèn luyện năng lực vận động người khác tham gia các hoạt

động XH

Năng lực 32: rèn luyện năng lực tổ chức các hoạt động xã hội

+ Năng lực phát triển nghề nghiệp:

Năng lực 33: rèn luyện năng lực tự đánh giá lĩnh vực khoa học giáo dục.

Năng lực 34: rèn luyện năng lực tự học tập, bồi dưỡng lĩnh vực khoa học

giáo dục.

Năng lực 35: rèn luyện Năng lực nghiên cứu khoa học lĩnh vực khoa học

giáo dục.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Phần Kỹ thuật Nông nghiệp

TT Nội dung Mục tiêu

1

Nội dung 1. Khái quát chung

về RLNVSPTX

Sinh viên hiểu vị trí, vai trò của học phần

trong sự hình thành nghiệp vụ sư phạm;

Có khả năng tự đánh giá khả năng sư

phạm của bản thân, trên cơ sở đó đề ra kế

hoạch rèn luyện phù hợp.

2

Nội dung 2. Tìm hiểu và rèn

luyện phong cách văn hóa– sư

phạm trong giao tiếp

Sinh định hướng được tính chuẩn mực văn

hóa- sư phạm trong các quan hệ giao tiếp,

từ đó thúc đẩy họ phấn đấu, rèn luyện một

cách tích cực.

3

Nội dung 3. Tình hình giáo

dục Việt Nam .

Sinh viên có hiểu biết khái quát về GD

hiện nay; có khả năng phân tích xu thế vận

động, phát triển và trách nhiệm của người

GV đối với sự nghiệp GD.

4 Nội dung 4. Khái quát lại nội

dung chương trình công nghệ

phần KTNN THCS

Nhắc lại nội dung chương trình sinh học

THCS. So sánh nội dung chương trình

sinh học THCS với tiểu học và THPT.

5 Nội dung 5. Thiết kế bài giảng

và tập giảng KTNN

Nhắc lại 3 phần chính của một giáo án.

Thiết kế một giáo án sinh học cho mỗi lớp

6,7,8 và 9.

Tập giảng 4 giáo án đó.

Mỗi sinh đánh giá phương pháp dạy học

chính mang lại hiệu quả cao cho môn sinh

học ở mỗi lớp 6, 7, 8 và 9 mà phù hợp với

bản thân của từng người.

Page 152: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

152

6 Nội dung 6. Làm đồ dùng dạy

học KTNN

Làm một đồ dùng dạy học cho mỗi lớp 6,

7, 8 và 9.

Mỗi sinh viên tự đánh giá khả năng, năng

khiếu của bản thân thích hợp với làm kiểu

đồ dùng dạy học nào nhất trong thời điểm

hiện nay. Từ đó tự đưa ra định hướng làm

và sử dụng đồ dùng dạy học trong thời

gian đi thực tập tốt nghiệp để có kết quả

cao nhất.

7

Nội dung 7. Tìm hiểu và rèn

luyện một số kĩ năng sư phạm

cơ bản.

Sinh viên được tìm hiểu, rèn luyện những

kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm; Tổ

chức hoạt động NGLL; Tập dượt các

PPNCKHGD,..

3. Tóm tắt nội dung học phần

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học,

giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học,

tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Rèn

luyện cho sinh viên những kỹ năng và những năng lực cơ bản, cần thiết cho các hoạt

động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

4. Nội dung chi tiết học phần

Nội dung 1. Khái quát chung về RLNVSP KTNN

1.1.Chương trình RLNVSPTX.

1.1.1. Mục đích, nội dung RLNVSPKTNN

1.1.2. Vai trò của RLNVSPKTNN trong quá trình đào tạo giáo viên.

1.2 Khảo sát khả năng sư phạm .

1.2.1. Mục đích của việc khảo sát:

1.2.2. Những mặt chủ yếu cần khảo sát:

Nội dung 2. Tìm hiểu và rèn luyện phong cách văn hóa– sư phạm trong

giao tiếp

2.1. Những phẩm chất cơ bản của người có văn hoá - sư phạm.

2.1.1. Là người có mục tiêu, lí tưởng cuộc sống và nghề nghiệp cao đẹp

2.1.2. Là người sống có lòng nhân ái.

2.1.3. Là người sống theo đạo lí tốt đẹp của dân tộc, nghề nghiệp.

2.1.4. Là người khiêm tốn, tự trọng. cầu thị.

2.2. Định hướng văn hoá-sư phạm trong giao tiếp

2.2.1. Văn hoá-sư phạm trong giao tiếp với học sinh.

2.2.2. Văn hoá sư phạm trong giao tiếp với mọi người.

Nội dung 3. Tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay.

3.1. Những thành tựu và yếu kém

3.2. Bối cảnh, thời cơ và thách thức GD Việt Nam trong giai đoạn mới

Page 153: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

153

3.3. Định hướng phát triển giáo dục giai đoạn CNH-HĐH.

Nội dung 4. Khái quát lại nội dung chương trình công nghệ phần KTNN THCS

Nội dung 5. Thiết kế bài giảng và tập giảng

Nội dung 6. Làm đồ dùng dạy học

Nội dung 7. Tìm hiểu và rèn luyện một số kĩ năng sư phạm cơ bản.

4.1. Xử lí tình huống giáo dục.

4.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp.

4.3. Tập dượt kĩ năng sử dụng một số PPNCKHGD.

5. Học liệu

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. Nguyễn Việt Bắc chủ biên), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

(tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng và đại học sư phạm), NXBGD,

2006.

[2]. Nguyễn Trung Thanh (chủ biên), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường

xuyên, NXB ĐHSP, 2004.

[3]. Trương Thị Thảo- Bài giảng “Rèn luyên nghiệp vụ KTNN”-do giảng viên

cung cấp

[4]. Phạm Trung Thanh (chủ biên), Nguyễn Thị Lý, Rèn luyện nghiệp vụ thường

xuyên, NXB Đại học Sư phạm 2007 .

5.2. Học liệu tham khảo

[5]. Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Chỉnh, Thực hành giáo dục học, NXB

Giáo dục, 1989.

[6]. Bộ giáo dục và đào tạo, Sổ tay nghiệp vụ sư phạm, 1995

[7]. Bộ giáo dục và đào tạo, Hướng dẫn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, 1995

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

- Sinh viên không được phép vào lớp học nếu vào lớp muộn quá 10 phút.

- Sinh viên dự học phải chuẩn bị đầy đủ các bài thảo luận và tích cực làm các

bài tập.

- Hoạt động nhóm : chất lượng sản phẩm, hợp tác trong nhóm, trình bày báo

cáo, độ đẹp của sản phẩm.

- Hoàn thành các bài thực hành đầy đủ, đúng kĩ thuật, có kết quả đúng.

- Tham gia phát biểu ý kiến, làm bài tập đầy đủ, đúng và đúng tiến độ.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần 8

- Thi cuối kỳ: Theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên:

Họ và tên: Trương Thị Thảo. Học vị: Thạc sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Văn phòng khoa Sư phạm Tự nhiên.

Page 154: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

154

Địa chỉ liên hệ: 311/11 đường Quang Trung, TP Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0935881867. Email: [email protected].

Các hướng nghiên cứu chính: phương pháp dạy các môn sinh học

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Trương Thị Thảo

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 155: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

155

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: Khóa luận tốt nghiệp

- Mã học phần: Số tín chỉ: 5

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: sinh viên hoàn thành tất cả các học phần quy định

của chương trình đào tạo và hoàn thành thực tập tốt nghiệp.

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 0

+ Thực hành/Thí nghiệm/Thảo luận/Bài tập trên lớp: 0

+ Thực tập tại cơ sở: 0

+ Làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc khóa luận tốt nghiệp: 225 giờ

Giờ chuẩn bị cá nhân (30 giờ/tín chỉ)

+ Hoạt động theo nhóm: 0

+ Tự học, tự nghiên cứu: 150 giờ

- Bộ môn-Khoa phụ trách giảng dạy học phần: Sinh-KTNN, Khoa Sư phạm Tự

nhiên.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Về phẩm chất dạo đức

- Có ý thức trách nhiệm công dân.

- Trung thực, khách quan trong xem xét, xử lý các vấn đề nghiên cứu.

2.2. Về năng lực chuyên môn

- Củng cố và nắm vững cơ sở lý thuyết chuyên ngành.

- Vận dụng kiến thức đã học để nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và giải quyết

một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp được đào tạo.

2.3. Năng lực phương pháp

- Định hướng và lập kế hoạch nghiên cứu, giải quyết một vấn đề cụ thể trong

lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp được đào tạo.

- Hình thành phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật thực nghiệm, phương pháp học tập, giảng

dạy kỹ thuật nông nghiệp.

2.4. Năng lực xã hội

Page 156: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

156

- Có kỹ năng giao tiếp tốt.

- Có kỹ năng làm việc nhóm, đoàn kết và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp.

2.5. Năng lực cá nhân

- Chủ động, sáng tạo và có niềm say mê nghiên cứu khoa học.

- Làm việc có kế hoạch, tác phong lao động nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mĩ.

- Có năng lực phán đoán, suy luận logic, không máy móc.

- Có kỹ năng thu thập, xử lý thông tin khoa học.

- Có kỹ năng làm báo cáo khoa học và thuyết trình.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Khóa luận tốt nghiệp là một công trình khoa học quan trọng của sinh viên, nhằm

đánh giá khả năng vận dụng tổng hợp những kiến thức chuyên ngành đã tiếp thu thông

qua một đề tài khoa học cụ thể. Khoá luận tốt nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao

trong một khoảng thời gian quy định và được đánh giá bởi hội đồng chấm khoá luận

tốt nghiệp của khoa phụ trách chuyên môn. Khóa luận tốt nghiệp còn là một minh

chứng cụ thể cho năng lực của sinh viên khi phỏng vấn tuyển dụng.

4. Nội dung chi tiết học phần

4.1. Hình thức trình bày Khóa luận tốt nghiệp: đảm bảo đầy đủ theo thứ tự sau:

- Trang bìa

- Phụ bìa

- Lời cam đoan

- Mục lục

- Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt (nếu có)

- Danh mục bảng biểu và hình vẽ (nếu có)

- Mở đầu

- Nội dung của khóa luận tốt nghiệp, gồm các chương cùng các mục, tiểu mục

của chương.

- Kết luận và hướng phát triển của khóa luận tốt nghiệp

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục (nếu có)

4.2. Định dạng khóa luận tốt nghiêp: theo qui định của Nhà trường.

4.3. Hướng dẫn nội dung khóa luận tốt nghiệp

Nội dung chính của khóa luận tốt nghiệp phải được trình bày khúc chiết, chặt chẽ

và được cấu trúc thành 3 phần chính:

- Phần mở đầu: trình bày lý do chọn đề tài, mục đích (các kết quả cần đạt được),

đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

- Phần nội dung chính của khóa luận tốt nghiệp gồm 3-4 chương: trình bày tổng

quan về đề tài, thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu, kết quả và thảo luận (nội

dung nghiên cứu của đề tài, các vấn đề cần giải quyết, cơ sở lý thuyết, phương pháp

giải quyết các vấn đề nêu ra...).

Page 157: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

157

- Phần kết luận: trình bày những kết quả của khóa luận tốt nghiệp một cách ngắn

gọn. Đề xuất hướng phát triển của đề tài.

- Danh mục tài liệu tham khảo (xếp theo quy định): chỉ bao gồm các tài liệu đã

đọc và được trích dẫn hoặc được sử dụng về ý tưởng vào khóa luận tốt nghiệp và phải

được chỉ rõ việc sử dụng nó trong khóa luận tốt nghiệp.

4.4. Những yêu cầu đối với sinh viên và giáo viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp

TT Nội dung Trách nhiệm của SV Trách nhiệm của GV Ghi chú

1

Định hướng

đề tài nghiên

cứu

- Gặp GV trao đổi về hướng

đề tài.

- Nộp đề cương

- Trao đổi và hướng dẫn

cách thực hiện.

- Sửa đề cương

2

Sưu tập và

nghiên cứu

tài liệu tham

khảo

- Viết và nộp phần mở đầu

(lý do chọn đề tài), phần

tổng quan vấn đề nghiên cứu

(chương 1).

- Trả đề cương

- Trao đổi, hướng dẫn phần

mở đầu và chương 1.

3

Tiến hành

thực hiện

nội dung đề

tài

- Nghiên cứu lý thuyết và

tiến hành thực nghiệm.

- Viết và nộp phần phương

pháp nghiên cứu và thực

nghiệm (chương 2),

- Trả phần mở đầu và

chương 1

- Trao đổi, hướng dẫn

chương 2 và 3

4

Tiến hành

thực hiện

nội dung đề

tài

- Viết và nộp phần kết quả

và thảo luận (chương 3).

- Trao đổi và sửa chữa .

- Trả chương 2 và 3.

- Trao đổi, hướng dẫn và sửa

chữa

- Trao đổi, hướng dẫn phần

kết luận

5

Xử lý kết

quả

- Hoàn chỉnh phần kết quả

và thảo luận (chương 3)

- Viết phần kết luận, trao đổi

toàn bộ đề tài.

- Trao đổi, hướng dẫn và sửa

chữa.

- Trả phần kết luận, trao đổi

toàn bộ đề tài.

6

Báo cáo

- Tiếp tục chỉnh sửa đề tài.

- Chỉnh sửa và nộp khóa

luận chờ bảo vệ (chấm).

- Trao đổi thêm.

5. Học liệu

Page 158: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

158

5.1. Học liệu bắt buộc

5.2. Học liệu tham khảo

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

- Sinh viên phải có tinh thần tích cực, chủ động liên hệ thường xuyên với giảng

viên hướng dẫn để trao đổi về định hướng đề tài, kết quả nghiên cứu, cách thức trình

bày khóa luận tốt nghiệp đồng thời đảm bảo quá trình nghiên cứu và việc viết khóa

luận tốt nghiệp không bị sai lệch khỏi mục đích đã chọn.

- Nếu sinh viên không liên hệ giảng viên hướng dẫn trong suốt quá trình thực

hiện, giảng viên có quyền từ chối không nhận là giảng viên hướng dẫn. Khi đó khóa

luận tốt nghiệp của sinh viên đương nhiên bị điểm không (0).

- Nghiêm cấm sinh viên chép bài của người khác. Trong trường hợp phát hiện

sinh viên đạo văn, khóa luận tốt nghiệp của người khác thì khóa luận tốt nghiệp của

sinh viên đó đương nhiên bị điểm không (0).

- Trong khi viết bài, sinh viên có thể tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau

nhưng phải trích dẫn đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu tham khảo… theo qui định về

mặt học thuật.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần

Khóa luận tốt nghiệp được đánh giá bởi Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp cấp

Khoa phụ trách chuyên môn đảm nhiệm.

Khóa luận tốt nghiệp được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

* Chất lượng của khóa luận tốt nghiệp (7 điểm):

- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Phương pháp, kỹ năng nghiên cứu, tài liệu tham khảo

- Kết quả nghiên cứu, khả năng ứng dụng

- Bố cục và hình thức trình bày

* Bảo vệ khóa luận (3 điểm):

- Trình bày: đúng thời gian, nêu vắn tắt toàn bộ đề tài, làm slide đẹp, rõ ràng

- Trả lời câu hỏi: Trả lời đúng các câu hỏi của hội đồng

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Lê Thị Thính Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên, Trường ĐH Phạm Văn

Đồng

Địa chỉ liên hệ: Khoa Sư phạm Tự nhiên, Trường ĐH Phạm Văn Đồng, 986

Quang Trung, TP Quảng Ngãi

Điện thoại: 0905357897

E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: nuôi cấy mô tế bào thực vật, chuyển gen vào thực

vật, nuôi cấy và tách chiết các hợp chất thứ cấp từ tế bào thực vật...

DUYỆT

Page 159: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

159

Trưởng khoa

Ths. Lê Đình Phương

Trưởng bộ môn

TS. Lê Thị Thính

Người biên soạn

TS. Lê Thị Thính

Page 160: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

160

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: Bệnh gia súc, gia cầm

- Mã học phần: 48 Số tín chỉ: 3

- Yêu cầu của học phần: Thi tốt nghiệp (nếu không làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp)

- Các học phần tiên quyết: Sinh lí vật nuôi, giống vật nuôi, thức ăn vật nuôi, kỹ

thuật chăn nuôi và thú y.

- Các yêu cầu khác đối với học phần: học sau các học phần tiên quyết.

- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 45 tiết

+ Thực hành/ Thí nghiệm/ Thảo luận trên lớp:

+ Thực tập tại cơ sở: kết hợp với đi thực tế chuyên môn.

+ Làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận TN:

Giờ chuẩn bị cá nhân

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 90 tiết

- Bộ môn - Khoa phụ trách giảng dạy học phần: Sư phạm Tự nhiên

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần

Học xong học phần này, sinh viên cần đạt được:

* Về kiến thức

- Biết phân biệt các nhóm bệnh ở vật nuôi (bệnh không truyền nhiễm, bệnh kí

sinh trùng, bệnh truyền nhiễm) và xác định được từng bệnh trên cơ thể vật nuôi, nhất

là các bệnh thường gặp qua các chỉ tiêu cơ bản như: loại bệnh, tên khoa học, nguyên

nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh phát triển bệnh, triệu chứng, bệnh tích và biện pháp

phòng trị bệnh.

- Hiểu được những vấn đề cơ bản về bệnh, so sánh được các bệnh với nhau và

có phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả cho từng loại vật nuôi dựa trên cơ sở khoa

học.

* Về kỹ năng

- Có khả năng chẩn đoán, tiên lượng, nhận định, điều trị bệnh đạt kết quả khả

quan.

Page 161: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

161

- Nhận biết, phân biệt và cách sử dụng các loại thuốc thú y để phòng và trị bệnh

cho vật nuôi.

- Có kiến thức, kỹ năng chuyên môn vững vàng để dạy học tích hợp và vận

dụng nhiều phương pháp, phương tiện, hình thức tố chức dạy học bộ môn nhằm tăng

hiệu quả bài giảng.

- Trang bị cho sv năng lực giáo dục thông qua lập kế hoạch bài dạy, tổ chức, tư

vấn, quản lí điều hành, nhận xét, đánh giá, kết luận nội dung bài dạy.

- Phát triển năng lực giao tiếp cho sv thông qua trình bày ý kiến bản thân, thảo

luận, tranh luận, báo cáo trước tập thể.

- Hình thành năng lực phát triển chuyên môn qua việc tự đánh giá bản thân, tự

học, tự bồi dưỡng kiến thức, thường xuyên tích lũy kinh nghiệm, cập nhật kiến

thức mới, tham gia các hoạt động sán xuất...

* Về thái độ

- Có ý thức bảo vệ môi trường nói chung, môi trường chăn nuôi nói riêng nhằm

thực hiện biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh, thấy được tác hại của bệnh ở vật

nuôi.

- Biết vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm về bệnh vào thực tiễn chăn nuôi.

Biết xử lí tình huống khi có dịch bệnh xảy ra.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Nội dung Mục tiêu

Chương 1. Một

số kiến thức cơ

bản về dược lí và

bệnh.

- Hiểu được nội dung cơ bản, hiện đại về dược lí học và bệnh

học.

- Phân biệt, đánh giá, phân tích được các loại thuốc thú y và các

loại bệnh, nhất là những bệnh thường gặp ở vật nuôi.

Chương 2: Bệnh

không truyền

nhiễm ở vật nuôi

- Biết và phân tích được các loại bệnh không truyền nhiễm ở gs,

gc thông qua nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh

tích, phòng và trị bệnh.

- Có năng lực hoạt động độc lập, tập thể để giải quyết vấn đề.

Chương 3: Bệnh

kí sinh trùng ở

vật nuôi

- Hiểu và giải thích được nguyên nhân, đặc điểm sinh học, vòng

đời, triệu chứng, bệnh tích và phòng trị bệnh kí sinh trùng ở vật

nuôi dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn chăn nuôi.

- Biết lựa chọn nội dung, phân tích, đánh giá, tổng hợp, làm

việc nhóm và tự học, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn và

thực tế sản xuất.

Chương 4: Bệnh

truyền nhiễm ở

vật nuôi

- Hiểu và giải thích được nguyên nhân, đường xâm nhập, điều

kiện phát sinh và phát triển bệnh, triệu chứng, bệnh tích và

phòng trị bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi dựa trên cơ sở khoa học

và thực tiễn chăn nuôi.

Page 162: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

162

- Có năng lực khai thác, cập nhật, chọn lọc những vấn đề mới

nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy.

- Biết lựa chọn nội dung, phân tích, đánh giá, tổng hợp, làm

việc nhóm và tự học, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn và

thực tế sản xuất.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần cung cấp cho sv những kiến thức hiện đại, chuyên sâu về thuốc thú y

để sử dụng hợp lí trong quá trình phòng trị bệnh và rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân

biệt, đánh giá các loại bệnh ở gia súc, gia cầm, đặc biệt là các bệnh thường gặp và các

bệnh lây sang người; đồng thời nhận định, tiên lượng bệnh có hiệu quả để đưa ra cách

xử lí phù hợp. Trên cơ sở đó trang bị cho sv năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá,

kết luận hầu phục vụ công tác chuyên môn như: giảng dạy, thực hành và tham gia hoạt

động thực tế sản xuất tại gia đình, địa phương, hoặc cơ sở chăn nuôi.

4. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1: Một số kiến thức cơ bản về dược lí và bệnh.

1.1. Khái niệm về thuốc, phân biệt thuốc, thức ăn, chất độc.

1.2. Nguồn gốc của thuốc, một số nhóm thuốc chính và cách sử dụng.

1.3. Các phương pháp sản xuất thuốc thú y..

1.4. Các loại bệnh, nhóm bệnh, nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh chung.

1.5. Một số nguyên tắc chung trong công tác phòng bệnh ở vật nuôi..

Chương 2: Bệnh không truyền nhiễm ở vật nuôi.

2.1. Bệnh không truyền nhiễm ở gia súc (bệnh chướng hơi dạ cỏ trâu bò, bệnh sa ruột

ở heo, bệnh cảm nóng, cảm nắng; bệnh thiếu chất dinh dưỡng , bệnh sinh sản ở gs...).

2.2. Bệnh không truyền nhiễm ở gia cầm (bệnh đầy diều ở gà, bệnh thiếu chất dinh

dưỡng ở gc, bệnh ngộ độc thức ăn...)

Chương 3: Bệnh kí sinh trùng ở vật nuôi.

3.1. Bệnh kí sinh trùng ở gia súc (bệnh gạo, bệnh sán lá ruột ở heo, bệnh sán lá gan

trâu bò, bệnh kí sinh trùng đường máu ở gs...).

3.2. Bệnh kí sinh trùng ở gia cầm (bệnh giun đũa, giun phổi, giun kim ở gc...).

Chương 4: Bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi.

4.1. Bệnh truyền nhiễm ở gia súc (4 bệnh đỏ trên da heo, bệnh tai xanh ở heo; bệnh tụ

huyết trùng. bệnh dịch tả, bệnh lỡ mồm long móng trâu bò...)

4.2. Bệnh truyền nhiễm ở gia cầm (bệnh Newcastle, bệnh marek, bệnh tụ huyết trùng,

bệnh thương hàn, bệnh đậu gà; bệnh cúm gia cầm...).

5. Học liệu

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. PGS.TS Phạm Sỹ Lăng (chủ biên), TS Nguyễn Thị Kim Thành- Thú y- Giáo trình

CĐSP- Dự án đào tạo giáo viên THCS- Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Đại học sư

phạm, 2005

5.2. Học liệu tham khảo:

Page 163: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

163

[2]. Hồ Văn Nam- Giáo trình chẩn đoán bệnh không lây ở gia súc- NXB Nông nghiệp

Hà Nội, 2008

[3]. Bùi Trần Thi- Sổ tay thú y- NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005

[4]. Nguyễn Hữu Ninh- Những bệnh của gia súc lây sang người - NXB Nông nghiệp

Hà Nội, 2007

[5]. Nguyễn Hữu Ninh- Bạch Đăng Phong - Bệnh sinh sản của gia súc - NXB Nông

nghiệp Hà Nội, 2009

[6]. Võ Văn Ninh- Kháng sinh trong thú y - NXB TP. Hồ Chí MInh, 1995

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên

6.1 Sinh viên học tập học phần cần phải:

- Đọc tài liệu theo hướng dẫn và xây dựng đề cương sơ lược của các chương

trước khi nghe giảng lý thuyết.

- Tham dự đầy đủ, nghiêm túc trong các giờ học lý thuyết và hoàn thành các bài

tập về nhà.

6.2. Sinh viên được dự thi kết thúc học phần phải hội đủ 03 nội dung sau:

- Vắng không quá 20% giờ học lý thuyết.

- Thực hiện đủ và đạt yêu cầu các bài tập.

- Kiểm tra định kỳ phải đạt trung bình trở lên.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên

Thời gian, địa điểm làm việc: khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: Hẻm 235/27 Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi

Điện thoại: 0934911015 E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Chăn nuôi, thú y

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính

Page 164: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

164

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung về học phần

- Tên học phần: DẠY HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ

- Mã học phần: 49 Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần: bắt buộc.

- Các học phần tiên quyết: Phương pháp dạy học KTNN ở trung học cơ sở .

- Các yêu cầu khác: thực hiện sau khi sinh viên đã học xong các bộ môn

nghiệp vụ sư phạm.

- Phân giờ tín chỉ với các hoạt động:

Giờ lên lớp:

+ Lý thuyết: 30.

+ Thực hành: 0

Giờ chuẩn bị cá nhân:

+ Hoạt động theo nhóm:

+ Tự học, tự nghiên cứu: 60

Khoa phụ trách giảng dạy học phần: khoa Sư phạm Tự nhiên.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần:

Học xong học phần, sinh viên cần đạt được:

* Về kiến thức:

- Hiểu, phân tích và vận dụng được những kiến thức cơ bản thiết yếu về lý luận

dạy học KTNN ở THCS bao gồm: nhiệm vụ, phương pháp và hình thức tổ chức dạy

học bộ môn; phương pháp hình thành khái niệm và kỹ năng về bộ môn.

- Phân tích được cơ sở cấu trúc và xác định được thành phần kiến thức của

chương trình KTNN ở THCS.

- Hiểu và thực hiện được định hướng dạy học lấy người học làm trung tâm và

dạy học tích hợp.

- Hiểu và vận dụng được phương pháp dạy học tích cực vào bộ môn KTNN ở

trường THCS.

* Về kỹ năng:

- Xác định đúng, đủ mục tiêu của bài học KTNN có trong chương trình và sách

giáo khoa THCS.

Page 165: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

165

- Nhận biết được thành phần và loại kiến thức để sử dụng phương pháp phù

hợp. Xác định được kiến thức trọng tâm cần khai thác và xây dựng được cấu trúc bài

dạy hợp lý. Biết lựa chọn được phương pháp và thiết bị dạy học phù hợp với mục tiêu,

nội dung bài học và đặc điểm học sinh để tổ chức hoạt động học tập.

- Thiết kế và thi công được một số bài dạy (lý thuyết và thực hành) KTNN

trong chương trình THCS thể hiện định hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

Xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy và tổ chức hướng dẫn

học sinh thảo luận sinh động.

- Phát triễn được năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, áp dụng phương

pháp tích cực vào bài dạy một cách sáng tạo.

- Học xong học phần này sv có năng lực tự lập kế hoạch dạy học, thiết kế giáo

án bài dạy chuyên ngành KTNN ở trường THCS, tổ chức, tư vấn, định hướng giải

quyết các vấn đề đặt ra, biết nhận định, tổng hợp, đánh giá, kết luận nội dung thực

hiện; có ý thức tự học, tự rèn luyện để trở thành người giáo viên giỏi về chuyên môn

và nghiệp vụ.

* Về thái độ:

Thực sự yêu thích dạy học KTNN ở THCS. Có ý thức rèn luyện năng lực dạy

học bộ môn nói riêng và năng lực giáo dục học sinh nói chung để nâng cao chất lượng

dạy học bộ môn và giáo dục học sinh.

2.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể:

Nội dung Mục tiêu

Chương I: Hệ thống

những kiến thức cơ bản về

dạy học KTNN ở trường

THCS.

-Hiểu, phân tích và vận dụng được những kiến thức cơ

bản

thiết yếu về lý luận dạy học KTNN ở THCS bao gồm:

nhiệm vụ, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ

môn; phương pháp hình thành khái niệm và kỹ năng về

bộ môn.

- Phân tích được cơ sở cấu trúc và xác định được thành

phần kiến thức của chương trình KTNN ở THCS.

- Xác định được kiến thức trọng tâm cần khai thác của

bài dạy và lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp.

- Xác định đúng mục tiêu và xây dựng được cấu trúc bài

dạy hợp lý.

Chương II: Dạy học lấy

học sinh làm trung tâm.

- Hiểu được khái niệm, nguồn gốc, bản chất và đặc điểm

của dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

- Thiết kế và thi công được một số bài dạy (lý thuyết và

thực hành) KTNN trong chương trình THCS thể hiện

định hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

Chương III: Dạy học tích - Hiểu được khái niêm, nội dung, phương pháp và điều

Page 166: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

166

cực. kiện dạy học tích cực.

- Xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung

bài dạy và tổ chức hướng dẫn học sinh thảo luận sinh

động.

Chương IV: Dạy học tích

hợp.

Hiểu được khái niêm, nội dung, phương pháp, điều kiện

và triển vọng của dạy học tích hợp.

3. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần Dạy học KTNN ở trường THCS giúp sinh viên hệ thống, khắc sâu và vận

dụng những kiến thức cơ bản thiết yếu về lý luận dạy học vào dạy học KTNN ở trường

THCS. Đồng thời trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về dạy học lấy học sinh

làm trung tâm, dạy học tích cực, dạy học tích hợp và phát triển năng lực người học để từ đó

mà vận dụng vào quá trình dạy học và giáo dục bộ môn KTNN ở trường THCS đạt hiệu quả

cao. Trên cơ sở đó trang bị cho người học năng lực tìm hiểu, khai thác đối tượng để tổ chức,

tư vấn, hướng dẫn và phát huy trí tuệ tập thể nhằm thực hiện hoạt động chuyên môn; có kỹ

năng nhận định, phân tích, đánh giá, kết luận về chuyên môn; đồng thời có năng lực tự học, tự

nghiên cứu, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp

ứng yêu cầu giáo dục.

4. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1: HỆ THỐNG NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC

KTNN Ở TRƯỜNG THCS.

1.1. Các nhiệm vụ dạy học bộ môn.

1.2. Cơ sở cấu trúc và thành phần kiến thức của chương trình bộ môn.

1.2.1. Cơ sở cấu trúc.

1.2.2. Thành phần kiến thức.

1.3. Phương pháp hình thành khái niệm và kỹ năng cho học sinh THCS.

1.4. Phương pháp dạy học bộ môn.

1.4.1. Những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn KTNN.

1.4.2. Lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học vào bài giảng bộ môn.

1.5. Hình thức dạy học bộ môn.

1.5.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả bài học bộ môn.

1.5.2. Lập kế hoạch dạy học bộ môn.

1.5.3. Dạy bài học thực hành.

Bài tập: Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết về bộ môn KTNN ở trường THCS.

Chương 2: DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM.

2.1. Khái niệm.

2.2. Nguồn gốc và bản chất.

2.3. Đặc điểm.

2.3.1. Về mục tiêu dạy học.

Page 167: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

167

2.3.2. Về nội dung dạy học.

2.3.3. Về phương pháp dạy học.

2.3.4. Về phương tiện, hình thức tổ chức dạy học.

2.3.5. Về đánh giá.

Chương 3: DẠY HỌC TÍCH CỰC.

3.1. Đặt vấn đề.

3.2. Khái niệm.

3.2.1. Tính tích cực.

3.2.2. Tính tích cực học tập.

3.2.3. Phương pháp tích cực.

3.2.4. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực (PPTC).

3.2.5. Quan hệ giữa dạy và học tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

3.3. Dạy học tích cực như thế nào?

3.3.1. Hướng thực hiện dạy và học tích cực.

3.3.2. Những PPTC cần được phát triển ở trường phổ thông.

3.4. Điều kiện.

3.4.1. Trình độ giáo viên.

3.4.2. Phương pháp học của học sinh.

3.4.3. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa.

3.4.4. Tăng cường phương tiện, thiết bị dạy học.

3.4.5. Cải tiến kiểm tra đánh giá.

3.4.6. Vai trò của hiệu trưởng.

Chương 5: DẠY HỌC TÍCH HỢP.

5.1. Đặt vấn đề.

5.2. Khái niệm.

5.3. Dạy học tích hợp như thế nào?

5.4. Điều kiện và triển vọng.

5. Học liệu

5.1. Học liệu bắt buộc

[1]. Nguyễn Đức Thành - Phương pháp dạy học KTNN ở trường THCS, Tập I – NXB

Giáo dục, 2000.

[2]. Nguyễn Đức Thành – Giáo trình phương pháp dạy học Công nghệ ở trường

THCS: phần kỹ thuật nông nghiệp – NXB ĐH Sư phạm, 2007.

5.2. Học liệu tham khảo

[3]. Nguyễn Đức Thành - Phương pháp dạy học KTNN, Tập II – NXB Giáo dục, 2001.

[4]. Nguyễn Kỳ - Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm – NXB

Giáo dục, 1995.

[5]. Nguyễn Đức Thành - Phương pháp tích cực trong dạy học KTNN ở THCS - NXB

Giáo dục, 1999.

6. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu của giảng viên:

6.1. Sinh viên học tập học phần cần phải:

Page 168: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN - pdu.edu.vnpdu.edu.vn/a/upload/file/2017/01/Tong hop de cuong CDSP KTNN (kd).pdf · ĐỀ CƯƠNG CHI TI ... đề sinh hóa giúp giảng dạy

168

- Đọc tài liệu theo hướng dẫn và xây dựng đề cương sơ lược của các chương trước khi

nghe giảng lý thuyết. Hoàn thành bài tập được giao.

- Tham dự đầy đủ, nghiêm túc các giờ học lý thuyết và các bài học thực hành.

6.2. Sinh viên được dự thi kết thúc học phần phải hội đủ 03 nội dung sau:

- Vắng không quá 20% giờ học lí thuyết

- Thực hiện đủ và đạt yêu cầu các bài học thực hành.

- Kiểm tra định kỳ phải đạt trung bình trở lên.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần.

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ: trọng số 40%

7.2. Thi cuối kỳ: trọng số 60%

7.3. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ

- Kiểm tra giữa kỳ: tuần thứ 8

- Thi cuối kỳ: theo lịch chung của trường.

8. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Lê Văn An Chức danh: giảng viên.

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Sư phạm Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: số nhà 235/27 đường Phan Đình Phùng, TP Quảng Ngãi.

Điện thoại: 0934911015 E-mail: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: nâng cao hiệu quả dạy học KTNN ở trường Sư

phạm và THCS.

DUYỆT Giảng viên

Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Lê Văn An

Lê Đình Phương Lê Thị Thính