18
Page | 1 BÀI TP A1.5 TÍNH ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU CHO ĐƠN HÀNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM MAY GVHD: PGS.TS Lã ThNgc Anh STT Sinh viên MSSV 1 Hoàng Hng Hnh 20186180 2 Triu ThDiu Trang 20186284 3 Nguyn ThThúy Ngân 20186229 4 Phm Ngc Trâm 20186275 5 Phm Huyn Linh 20186213

BÀI TẬP A1.5

Embed Size (px)

Citation preview

Page | 1

BÀI TẬP A1.5

TÍNH ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU CHO ĐƠN HÀNG SẢN XUẤT

SẢN PHẨM MAY

GVHD: PGS.TS Lã Thị Ngọc Anh

STT Sinh viên MSSV

1 Hoàng Hồng Hạnh 20186180

2 Triệu Thị Diệu Trang 20186284

3 Nguyễn Thị Thúy Ngân 20186229

4 Phạm Ngọc Trâm 20186275

5 Phạm Huyền Linh 20186213

Page | 2

Bài tập A1.5. Tính định mức nguyên phụ liệu cho đơn hàng sản

xuất sản phẩm may

MỤC LỤC

ABài tập A1.5. Tính định mức nguyên phụ liệu cho đơn hàng sản xuất sản

phẩm may

MỤC LỤC

. Lời mở đầu……………………………………………………………………2

B. Phần nội dung

Chương 1. Định mức nguyên phụ liệu

1.1. Khái niệm định mức nguyên phụ liệu…………………………………………3

1.2. Vai trò của tính định mức nguyên phụ liệu……………………………………3

1.3. Phân loại định mức nguyên phụ liệu…………………………………………..3

1.4. Phương pháp tính định mức nguyên phụ liệu………………………………….4

1.4.1. Định mức nguyên liệu……………………………………………………….5

1.4.2. Định mức phụ

liệu……………………………………………………………7

Chương 2. Tính toán định mức phụ liệu cho đơn hàng áo sơ mi nam

2.1. Đặc điểm kỹ thuật sản

phẩm……………………………………………………7

2.2. Kết cấu các đường liên kết và các cụm chi tiết của sản phẩm…………………8

2.3. Tính định mức chỉ và định mức phụ liệu cho 1 sản

phẩm……………………..11

2.4. Bảng tổng hợp định mức phụ liệu cho cả đơn

hàng…………………………...13

Page | 3

C. Phần kết luận………………………………………………………………….15

Tài liệu tham khảo

Lời mở đầu

Ngành may mặc nước ta đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong

khu vực cũng như trên thế giới. Để ngành may Việt Nam có một chỗ đứng vững

chắc trên thị trường trong và ngoài nước thì đòi hỏi chúng ta phải tạo ra những sản

phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nghiêm ngặt các yêu cầu từ phía khách hàng.

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng một sản phẩm may như

nguyên phụ liệu (NPL), thiết kế, gia công…Trong đó quan trọng nhất là nguyên

phụ liệu vì nó chiếm đến 80% tổng giá thành của sản phẩm, cho nên việc chuẩn bị

NPL là công tác hết sức quan trọng trước khi sản xuất một mã hàng. Nguyên phụ

liệu không chỉ được xem là vật tư cần thiết trong quá trình sản xuất mà còn được

coi là tài sản lớn của doanh nghiệp. Để xác định được giá thành của sản phẩm, cân

đối vật tư cũng như tính toán trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm thì

việc tính định mức nguyên phụ liệu là vô cùng quan trọng.

Chính vì vậy, chúng em xin trình bày sự hiểu biết của mình về đề tài: “Tính

định mức nguyên phụ liệu cho đơn hàng sản xuất sản phẩm may”.

Do kiến thức và sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên sẽ không tránh khỏi sai

sót, chúng em mong được cô và các bạn góp ý để chúng em chỉnh sửa bài viết

được hoàn thiện hơn.

Page | 4

Phần nội dung

Chương 1. Định mức nguyên phụ liệu

1.1. Khái niệm định mức nguyên phụ liệu

Định mức nguyên phụ liệu là số lượng nguyên phụ liệu cần thiết để sản xuất một

đơn vị sản phẩm theo một quy trình công nghệ nhất định.

1.2. Vai trò của tính định mức nguyên phụ liệu

● Là căn cứ để xác định số lượng nguyên phụ liệu tiêu hao cho một sản phẩm.

● Là căn cứ để xác định giá thành của sản phẩm một cách chính xác.

● Là căn cứ trực tiếp để cấp phát nguyên phụ liệu cho sản xuất, đảm bảo việc

sản xuất tiến hành liên tục.

● Là thước đo để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất, đóng vai trò quan

trọng trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

● Phản ánh trình độ phát triển kỹ thuật, khả năng ứng dụng công nghệ kỹ

thuật mới vào sản xuất, phản ánh trình độ và khả năng thiết kế sản phẩm,

trình độ sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên phụ liệu.

Page | 5

● Phản ánh trình độ tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp, là cơ sở cho

việc xây dựng cũng như quản lý định mức nguyên phụ liệu.

1.3. Phân loại định mức nguyên phụ liệu

Bao gồm:

- Xác định định mức nguyên liệu

- Xác định định mức phụ liệu

1.4. Phương pháp tính định mức nguyên phụ liệu

1.4.1. Định mức nguyên liệu

* Phương pháp giác sơ đồ

● Định mức vải dựa vào phương pháp giác sơ đồ được tính theo công thức

sau:

Ltb= (Lsd + P)/n

Trong đó: Ltb: định mức nguyên liệu trung bình cho một sản phẩm

Lsd: chiều dài sơ đồ giác thực tế

P: hao phí trải vải do đầu bàn, dúm, dồn

n: số sản phẩm cần giác trên một sơ đồ

● Đối với giác nhiều lớp vải trên nhiều sơ đồ:

Ltb=(∑Xi(Li+Pi)/(∑Xi.ni)

Trong đó: i: số sơ đồ giác

Xi: số lớp vải trải tương đương với sơ đồ

* Phương pháp tính theo diện tích mẫu giấy

● Lượng hao phí (H%) được tính dựa trên diện tích sơ đồ giác và diện tích

mẫu giấy.

● Đây là tỉ lệ giữa vải hao phí của cả sơ đồ giác mẫu với diện tích sơ đồ giác

mẫu.

H=(Ssdg – Smg)/Ssdg x 100%

Page | 6

Trong đó: Ssdg: diện tích sơ đồ giác

Smg: diện tích mẫu giấy

● Lượng hao phí H phụ thuộc vào: tính chất của vải, khổ vải, kích thước, số

lượng chi tiết sản phẩm, độ lệch canh sợi, phương pháp giác sơ đồ,…..

● Giá trị lượng hao phí cho phép đánh giá hiệu quả sử dụng vải.

1.4.2. Định mức phụ liệu

* Định mức chỉ:

● Tính lượng tiêu hao của từng loại chỉ trong đơn hàng theo bước sau:

+ Thống kê các loại đường may của từng loại chỉ

+ Tính tổng chiều dài của từng đường may các chi tiết sản phẩm

+ Xác định hệ số K của từng loại đường may:

L= ∑(ki.∑Lij + hp)

Trong đó: i: loại đường may

j: số lượng đường may theo loại i

Lij: chiều dài đường may

hp: hao phí đầu cuối đường may

Lưu ý: Tiêu hao đầu mỗi đường may là 2cm

Hao phí chỉ 5-10%

Hao phí vải 2-3%

● Cách tính mức định mức chỉ:

Cách 1: - Đo chiều dài cuộn chỉ trước khi may

- Đo chiều dài suốt chỉ dưới trước khi may

- Tiến hành may đương may (301) có chiều dài 1m

- Sau khi may xong đo lượng chỉ còn lại: chỉ kim+ chỉ suốt

k=(Lk1-Lk2) + (Ls1-Ls2)

Lk1: chiều dài cuộn chỉ kim trước khi may

Ls1: chiều dài suốt chỉ dưới trước khi may

Page | 7

Lk2: chiều dài cuộn chỉ kim sau khi may

Ls2: chiều dài suốt chỉ dưới sau khi may

Cách 2: Tiến hành may 10cm đường may 301, tháo đường may ra.

(k=Lk+Ls)/0,1

Chỉ kim (Lk)

Chỉ suốt (Ls)

=> Cách 1 chính xác hơn cách 2 vì cách 2 bị giãn chỉ sau khi may rồi

* Định mức các phụ liệu khác:

S=nxN

S: số lượng phụ liệu cần sử dụng

n: Số lượng phụ liệu cần sử dụng cho một đơn vị sản phẩm

N: Số lượng sản phẩm của đơn hàng

Đối với phụ liệu sử dụng cho đơn hàng được phép tính thêm 2-5% do sai hỏng.

Chương 2. Tính toán định mức phụ liệu cho đơn hàng áo sơ mi nữ

2.1. Đặc điểm kỹ thuật sản phẩm áo sơ mi nữ

Page | 8

2.1.1. Thuyết minh sản phẩm.

- Sản phẩm áo sơ mi nữ dài tay, dáng thẳng, cổ Đức, gấu đuôi tôm, xẻ tà, có

một túi ngực, 1 cầu vai, ly ống thân sau, nẹp liền.

2.1.2. Cấu trúc sản phẩm.

- Thân trước: gồm 2 mảnh thân trước đối xứng, nẹp liền, cài khuy.

- Túi ngực: gồm 1 mảnh thân túi, miệng túi gập vắt sổ cạnh trong.

- Thân sau: gồm thân sau dưới và cầu vai sau.

- Cổ áo: là cổ Đức thông thường, gồm 1 mảnh lá cổ gấp đôi và 2 mảnh chân cổ.

- Tay áo: mỗi tay áo gồm 1 mảnh mang tay và 1 mảnh măng séc gấp đôi.

- Gấu được gập cộm lên và diễu.

2.1.3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết

STT Tên chi tiết Vật liệu Số lượng

1 Thân trước trái Vải chính 1

2 Thân trước phải Vải chính 1

Page | 9

3 Thân sau Vải chính 1

4 Tay áo Vải chính 2

5 Măng séc Vải chính 2

6 Cầu vai Vải chính 1

7 Thân túi Vải chính 1

8 Lá cổ Vải chính 1

9 Chân cổ phía trong Vải chính 1

10 Chân cổ phía ngoài Vải chính 1

Tổng 12

2.1.4. Đặc điểm đơn hàng

● Mã hàng: NHOM06-CNSXSPM20201

● Chủng loại: áo sơ mi nữ

● Màu sắc: trắng

● Chất vải: trơn

● Ngày sản xuất: 12/12/2020

● Đơn vị sản xuất: Công ty cổ phần may Bách Khoa

● Số lượng sản phẩm: 5000

2.2. Kết cấu các đường liên kết và các cụm chi tiết của sản phẩm

Sơ đồ các cụm chi tiết:

Page | 10

Bảng kết cấu các cụm chi tiết:

STT

Tên

chi

tiết

Kết cấu cụm chi tiết Giải thích kí hiệu

Page | 11

1 Cổ áo

A-A

a: Thân áo

b: Lá cổ

c: Chân cổ

d: Nhãn mác

1. May cặp 3 lá

2. May mí đường chân cổ trên

3. May ghim chân cổ với nhãn

và thân áo

4. May lọt khe chân cổ dưới

2

Măng

séc tay

D-D

a: Tay áo

b: Măng séc gập đôi

1. Ghim măng séc tay vào tay áo

3

Nẹp

áo

B-B

a: Thân trước trái

b: Thân trước phải

1. Đường may diễu nẹp áo

4

Gấu

áo

F-F

a: Thân áo

1. Đường vắt sổ gấu áo

2. Đường may diễu gấu áo

Page | 12

5

Túi

ngực

C-C

a: Thân áo

b: Thân túi

1. Vắt sổ miệng túi

2. May diễu miệng túi

3. May túi vào thân áo

6 Xẻ

gấu áo

a: Thân áo

1. Vắt sổ thân áo

2. Đường may diễu

7 Xẻ tay

áo

a: Tay áo

1. Đường may bọc mép kín

Page | 13

8

Cụm

chi tiết

cầu

vai và

thân

sau

a: Thân sau

b: Cầu vai

1. Đường vắt sổ 3 chỉ

Bảng mô tả các đường liên kết sản phẩm

STT Tên

đường

Kết cấu đường Giải thích kí hiệu

1 Đường

sườn

Đường

vòng nách

Đường

bụng tay

Đường

vai con

a, b: chi tiết cần

ráp nối

1. Đường vắt

sổ 3 chỉ

2.3. Tính định mức chỉ và định mức phụ liệu cho 01 sản phẩm

2.3.1 Tính định mức chỉ của 01 áo sơ mi

Page | 14

- Đối với mã hàng này người ta tính định mức chỉ theo phương pháp: tính lượng

tiêu hao chỉ trên một đoạn đường may theo công thức:

L =

Trong đó: L: Lượng chỉ tiêu hao cho đoạn đường may đó

i: Loại đường may

j: Số lượng đường may loại i

K: Hệ số tiêu hao chỉ

Lij: Chiều dài đường may j dùng loại đường may i

hp: Hao phí đầu cuối đường may

HOẶC

L = Kx1 +

Trong đó: L: Lượng chỉ tiêu hao cho đoạn đường may đó

K: Hệ số tiêu hao chỉ, phụ thuộc vào loại đường may và độ dày của

vật liệu

l: Chiều dài đoạn đường may

: Lượng chỉ tiêu hao hai đầu đường may

Bảng hệ số tiêu hao chỉ của một số đường may

STT Đường may (thiết bị) Hệ số tiêu hao chỉ K

1 1 kim thường 301 3

2 Máy vắt sổ 3 chỉ 11.54

3 Máy thùa khuyết đầu bằng 1.01

4 Máy đính cúc 0.2m/ 1 cúc 2 lỗ

Bảng định mức tiêu hao chỉ cho 1 sản phẩm

Page | 15

STT Cụm chi tiết Tên đường may Hệ số

k

Chiều dài

đường may

thực tế Ltt

(m)

Lượng tiêu

hao chỉ L(m)

Tổng

(m)

1 Cổ áo Lộn lá cổ 3 0.11 0.45 5.78

Lộn chân cổ 3 0.45 1.47

Mí chân cổ 3 0.88 2.45

Lọt khe chân cổ 3 0.43 1.41

2 Măng séc Lộn măng séc 3 0.06 0.667 1.5

Mí măng séc 3 0.24 0.84

3 Xẻ tay Diễu xẻ tay 3 0.16 0.60 0.60

4 Nẹp áo Diễu cạnh nẹp 3 1.29 4.11 4.11

5 Xẻ gấu Diễu xẻ gấu 3 0.30 1.02 5.5206

Vắt sổ cạnh xẻ 11.54 0.35 4.5006

6 Túi áo Vắt sổ miệng túi 11.54 0.135 2.0195 3.7895

Diễu miệng túi 3 0.11 0.45

Diễu cạnh túi 3 0.40 1.32

7 Các đường

liên kết

Đường vai con 11.54 0.40 5.5392 5.5392

Đường bụng tay 11.54 0.58 7.6164 21.0028

Đường tra tay 11.54 1.08 13.3864

Đường cầu vai 11.54 0.46 5.77 5.77

Đường sườn 11.54 0.44 6.0008 6.0008

Đường vắt sổ gấu 11.54 1.20 16.6176 20.7576

Đường diễu gấu 3 1.14 4.14

8 Thùa khuyết 1.01 0.12 0.1212 0.1212

9 Đính cúc 1.6 1.6

Tổng 82.0917

2.3.2. Định mức phụ liệu khác

- Đối với các loại phụ liệu khác được tính theo số lượng ngay trên sản phẩm

như cúc áo, nhãn, hình thêu, in, thẻ bài, túi nylon,….thì sẽ được thống kê đếm số

lượng và nhân lên theo số lượng sản phẩm đặt hàng của khách hàng theo cỡ số của

sản phẩm

- Công thức:

Page | 16

S = n x N

Trong đó: S: là số lượng phụ liệu cần sử dụng

n: là số lượng phụ liệu cần sử dụng cho 1 đơn vị sản phẩm

N: Số lượng sản phẩm của đơn hàng

Bảng định mức các phụ liệu khác

Kí hiệu Chất

liệu Vị trí Kích cỡ

Nơi cung

cấp

Số

lượng/sp Tổng

Ghi

chú

ACC Cúc Thân

áo, tay

áo

12L, 1 lỗ

TYT Trend

USA, Inc

8PC 40000

PC

Nhãn Nhãn

chính

Giữa

cổ sau

CHECKPOI 1 PC 5000

PC

Caton Đựng

SP

24” X

15” X 8”

PACK –

TOANPHAT

0.021

PC

105 PC

PACK Túi

nilon

Gói sp 43x39cm BB

DIPHONG

1 PC 5000

PC

Túi

Mix

28”X40” BB

DIPHONG

0.24PC

1200

PC

Túi

giấy

50x

50CM

SRITEX 1 SHT 5000

SHT

2.4. Bảng tổng hợp định mức phụ liệu cho cả đơn hàng

Bảng định mức chỉ và phụ liệu cho đơn hàng

STT Nguyên, phụ

liệu

Số lượng

trên 1 sản

phẩm

Hao

phí

Định mức cho 1

sản phẩm

Tổng định

mức cho đơn

hàng

1 Chỉ may 82.0917 m 5% 86.196m 430980 m (87

cuộn chỉ)

2 Cúc 8 PC 2% 8.16 PC 40800 PC

3 Nhãn mác 1 PC 2% 1.02 PC 5100 PC

4

Túi nilon 1 PC 2% 1.02 PC 5100 PC

5 Túi Mix 0.24PC 2% 0.2448PC 1224 PC

6 Túi giấy 1 SHT 2% 1.02 SHT 5100 SHT

Page | 17

7 Caton 0.021 PC 2% 0.0214 PC 107 PC

Phần kết luận

Nhiệm vụ chính của ngành may công nghiệp là sản xuất sản phẩm với số

lượng lớn, chất lượng ổn định, phục vụ nhiều đối tượng, đáp ứng nhu cầu mặc đẹp

và mặc bền. Với mục đích hạ giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp thu được lợi

nhuận cao thì trước hết phải sử dụng nguyên phụ liệu tiết kiệm và hợp lý. Do đó

việc tính toán định mức nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất công nghiệp

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Sau đây chúng em xin được đưa ra một số đề xuất để nâng cao chất lượng

việc tính toán định mức nguyên phụ liệu cho đơn hàng sản xuất sản phẩm may

trong các doanh nghiệp như sau:

● Xây dựng, đào tạo được hệ thống cán bộ kỹ thuật có năng lực và tinh thần

trách nhiệm cao.

● Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến định mức nguyên phụ liệu

(tài liệu kỹ thuật sản phẩm, quy trình công nghệ gia công sản phẩm, đặc tính

của nguyên phụ liệu, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tình trạng máy móc

thiết bị, trình độ tay nghề công nhân,…) để có thể phân tích, tính toán và đề

xuất các giải pháp xóa bỏ lãng phí, tiết kiệm nguyên phụ liệu.

● Phải theo dõi tình hình thực hiện định mức để xác định được nguyên nhân

đạt định mức, không đạt định mức hay vượt định mức.

● Định mức nguyên phụ liệu là 1 chỉ tiêu biến động, khi điều kiện sản xuất

thay đổi thì phải điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.

● Trang bị thêm các máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến

vào sản xuất.

Tóm lại, việc chú trọng nâng cao chất lượng tính toán định mức nguyên

phụ liệu cho đơn hàng sản xuất sản phẩm may sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng hợp

lý, tiết kiệm nguyên phụ liệu, hạn chế mọi lãng phí có thể xảy ra và đạt được lợi

nhuận cao, đưa ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn và đạt tỷ

trọng cao của nước ta.

Page | 18

Tài liệu tham khảo

- Silde bài giảng Công nghệ Sản xuất Sản phẩm May

- Giáo trình Công nghệ may Đại học Bách Khoa TPHCM