11
BÀI TP ÔN TP NGVĂN LỚP 6 LN 4 PHN TING VIT Câu 1: Chra tđơn, tghép, tláy trong các câu sau: a. “Ơi quyn vmi tinh Em viết cho tht đẹp Chđẹp là tính nết Ca nhng người trò ngoan.b. Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rp rờn trước gió. Màu hoa đỏ thm, cánh hoa mn màng, khum khum úp sát voà nhau như còn chưa muốn nhết. Đoá hoa toả hương thơm ngát. Câu 2: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ: - Đi ngược về xuôi. - Nhìn xa trông rộng. - Nước chảy bèo trôi. Câu 3: Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành các thành ngữ phép so sánh: - Chậm như...... - Ăn như .... - Nhanh như..... - Nói như .... - Nặng như..... - Khoẻ như ... - Cao như...... - Yếu như ... - Dài như..... - Ngọt như ... - Rộng như.... - Vững như ... Câu 4: Viết một đoạn văn theo chủ đề tchọn, trong đó có sử dng một lượng t, mt phó tvà mt phép so sánh.

BÀI TẬP ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 6 – LẦN 4 PHẦN TIẾNG VIỆT

Embed Size (px)

Citation preview

BÀI TẬP ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 6 – LẦN 4

PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1: Chỉ ra từ đơn, từ ghép, từ láy trong các câu sau:

a. “Ơi quyển vở mới tinh

Em viết cho thật đẹp

Chữ đẹp là tính nết

Của những người trò ngoan.”

b. Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa

rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát voà

nhau như còn chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát.

Câu 2: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ:

- Đi ngược về xuôi.

- Nhìn xa trông rộng.

- Nước chảy bèo trôi.

Câu 3: Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành các thành ngữ có

phép so sánh:

- Chậm như...... - Ăn như ....

- Nhanh như..... - Nói như ....

- Nặng như..... - Khoẻ như ...

- Cao như...... - Yếu như ...

- Dài như..... - Ngọt như ...

- Rộng như.... - Vững như ...

Câu 4: Viết một đoạn văn theo chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một lượng từ,

một phó từ và một phép so sánh.

BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC

TUẦN 1, 2, 3

Câu 1 : Tìm câu rút gọn, câu đặc biệt trong ngữ liệu và nêu tác dụng :

a. Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

b. Mưa và rét! Vắt rừng! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước. Dân

công ùn ùn lướt theo… (Nguyễn Đình Thi)

Câu 2 :

a. Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là

một truyền thống quý báu của ta.” tác giả đã dùng những dẫn chứng nào trong lịch

sử thời quá khứ và trong thời điểm hiện tại.

b. Các dẫn chứng ấy đã được sắp xếp theo trình tự gì? Có tác dụng gì cho bài văn?

Câu 3 : Tìm các hình ảnh so sánh trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

( Hồ Chí Minh) và nêu tác dụng của phép so sánh ấy.

Câu 4 : Vì sao văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ( Hồ Chí Minh) được

xem là một bài văn nghị luận mẫu mực?

Câu 5 : Tục ngữ có câu : « Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo » .

a. Xác định vấn đề nghị luận và luận điểm chính đối với đề bài trên.

b. Hãy lập ý cho đề bài trên ( tìm luận điểm, luận cứ và sắp xếp theo trình tự hợp

lí).

TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT

TỔ VĂN- CÔNG DÂN

BÀI TẬP ÔN TẬP NGỮ VĂN 8

Tuần 1-2-3 Học kì II

A. TIẾNG VIỆT

Bài 1: Xác định câu nghi vấn trong những ngữ liệu dưới đây. Chỉ ra đặc

điểm hình thức và chức năng.

a, Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi:

- Thế nào, thầy em có mệt lắm không? Sao về chậm thế? Trán đã nóng lên đây

này!

Anh Dậu nằm thừ không cựa, cũng không trả lời. Chị Dậu lại gặng:

- Chắc thấy em mệt lắm thì phải? Từ sáng tới giờ đi những đâu? Hỏi vay của

ai?

Vắt tay lên trán, anh Dậu nhở một tiếng dài và cất cái giọng lề dề của người

ốm:

- Tôi lên nhà lão Hội Ích.

- Có được đồng nào hay không?

- Chẳng được gì cả.

(Tắt đèn- Ngô Tất Tố)

b, Phó may:

- Mời ngài mặc thử bộ lễ phục chứ ạ?

Ông Giuốc-đanh:

- Ừ, đưa đây tôi.

( Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục- Mô-li-e)

c, Tôi quắc mắt:

- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

- Thưa bác, thế thì… hừ hừ… em xin sợ. Mời bác cứ đùa một mình thôi.

( Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài)

Bài 2: Đặt câu nghi vấn theo các yêu cầu sau:

- Yêu cầu một người hãy ngưng nói chuyện.

- Đe doạ một con vật.

- Khẳng định với một người hôm qua bạn học bài khuya.

Bài 3: Câu cầu khiến trong các ngữ liệu sau dùng để làm gì?

a, Nghiêm! Chào cờ! Chào!

b, Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tất đất tất vàng bấy nhiêu.

Bài 4: Chỉ ra các cảm xúc mà mỗi câu cảm thán dưới đây biểu thị:

a) Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi.

(Tức nước vỡ bờ)

b) Ha ha! Một lưỡi gươm!

(Sự tích Hồ Gươm)

c) Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả

những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.

Tội nghiệp thầy!

(Buổi học cuối cùng)

d) Ôi! Tai họa lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến

ngày mai.

(Buổi học cuối cùng)

Bài 5: Những câu trần thuật in đậm dưới đây có gì đặc biệt? Chúng được

dùng nhằm mục đích gì?

a) - Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi.

(Cuộc chia tay của những con búp bê)

b) - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt tôi

khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết

nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. (Bài học đường đời đầu tiên)

B. VĂN BẢN

1. Bài “Tức cảnh Pác Bó”

a. Nhận xét về nhan đề của bài thơ.

b. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em

đã học.

c. Đọc ba câu thơ đầu, em hình dung được gì về cuộc sống của Bác Hồ ở Pác

Bó?

d. Bài thơ kết thúc bằng một câu thơ đầy ý nghĩa: “Cuộc đời cách mạng thật là

sang”. Theo em, vì sao Bác Hồ lại thấy cuộc đời cách mạng đầy gian khổ ấy

là“sang”?

e. Phân tích sự kết hợp giữa chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ.

g. Qua bài thơ, chúng ta có thể thấy rất rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái

khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi“thú lâm tuyền” trong

bài thơ Côn Sơn ca. Hãy cho biết“thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh

có gì giống và khác nhau?

2. Bài “Nhớ rừng Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về hình ảnh dũng mãnh, oai vệ

và quyền uy tuyệt đối của con hổ nơi chốn rừng xanh qua 7 dòng thơ sau:

“Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng

Giữa chốn thảo nguyên không tên không tuổi”

3. Bài “Quê hương” a, Hai câu mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì đối với toàn bài?

b, Phân tích vẻ đẹp cảnh ra khơi đánh cá (từ câu 3 đến câu 8)

c, Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa

như thế nào?

d, Cảm nhận của nhà thơ trước cảnh thuyền về ?

e, Em cảm nhận như thế nào về câu cuối cùng của bài thơ:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

4. Bài “Khi con tu hú”

a, Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế

nào đến tâm hồn người chiến sĩ – thi sĩ Tố Hữu?

b, Vẻ đẹp tinh thần người chiến sĩ cách mạng thể hiện như thế nào qua bài thơ?

5. Bài “Tức cảnh Pác Bó” a. Nhận xét về nhan đề của bài thơ.

b. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em

đã học.

c. Đọc ba câu thơ đầu, em hình dung được gì về cuộc sống của Bác Hồ ở Pác

Bó?

d. Bài thơ kết thúc bằng một câu thơ đầy ý nghĩa: “Cuộc đời cách mạng thật là

sang”. Theo em, vì sao Bác Hồ lại thấy cuộc đời cách mạng đầy gian khổ ấy

là“sang”?

e. Phân tích sự kết hợp giữa chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ.

g. Qua bài thơ, chúng ta có thể thấy rất rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái

khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi“thú lâm tuyền” trong

bài thơ Côn Sơn ca. Hãy cho biết“thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh

có gì giống và khác nhau?

C. TẬP LÀM VĂN

Cho đề bài: Thuyết minh về chiến nón bài thơ xứ Huế.

Câu 1: Lập dàn ý sơ lược cho đề bài trên.

Câu 2: Viết bài văn thuyết minh với đề bài đã cho.

ÔN TẬP KIẾN THỨC VĂN 9

* PHẦN VĂN BẢN:

Bài – BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Chu Quang Tiềm)

Câu 1: Văn bản có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo ra từ những yếu

tố cơ bản nào?

Câu 2: Em hãy nêu một vài phương pháp đọc sách có hiệu quả. Cho ví dụ chứng

minh tính hiệu quả của phương pháp đó.

BÀI: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (Nguyễn Đình Thi)

Câu 1: Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

Câu 2: Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách

gì?

Câu 3: Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động

của tác phẩm ấy đối với em.

Bài: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI( Vũ Khoan)

Câu 1: Vì sao chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới: sự chuẩn bị bản thân con người

là quan trọng nhất?

Câu 2: Trong văn bản có nhiều thành ngữ. Em hãy tìm những thành ngữ và cho

biết ý nghĩa, tác dụng của chúng

* PHẦN TIẾNG VIỆT:

* Bài tập 1: Chuyển đổi các câu sau đây thành câu có thành phần khởi ngữ:

- Mỗi cân gạo này giá ba ngàn đồng.

- Tôi luôn có sẵn tiền trong nhà.

- Chúng tôi mong được sống có ích cho xã hội.

- Nó làm bài rất cẩn thận.

* Bài tập 2: Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau:

- Phiền một nỗi, anh ấy lại thương con quá.

- Biết đâu anh ta lại nghĩ thoáng hơn.

- Làm như thể người ta chạy mất không bằng.

- Không biết chừng tôi lại trách nhầm nó.

- Nói của đáng tội mẹ con tôi cũng chẳng muốn đi.

- Chao, đường còn xa lắm!

- Trời ơi, đám mạ bị giẫm nát hết rồi.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng .

* Bài tập 3: Đặt câu có sử dụng các thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ

chú (Mỗi loại hai câu) - Ví dụ :- Lan ơi, cậu chờ mình với!

- Theo ý kiến tôi thì việc này phải làm ngay.

* Bài tập 4:Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn (Từ 5 đến 7 câu) trong đó có sử

dụng các thành phần biệt lập đã học.

Ví dụ: “Trong dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có

rất nhiều tác phẩm viết về đời sống khốn cùng cơ cực của người nông dân. Nhưng

có lẽ hay và cảm động nhất, theo tôi là truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam

Cao…”

Bài tập 5: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây:

a) Ông cứ đứng vờ vờ xem trang ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều

này ông khổ tâm hết sức.

b) Vâng ! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

c) Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng 3143m kia mới một mình hơn

cháu.

d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

e) Đối với cháu thật là đột ngột

Bài tập 6: Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành

khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì ):

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Bài tập 7: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:

a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ , có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng

kia nhiều.

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng

tác…

c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như

chỉ có tình cha con là không thể chết được.

d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngờ như lời mình không được đúng lắm. Chả

nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.

Bài tập 8 : Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi - đáp

đó hướng đến ai? Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.

Bài tập 9: Tìm thành phần phụ chú trong các câu sau và cho biết chúng bổ sung

điều gì?

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

Bài tập 10: Cho biết các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây thuộc thành phần gì

của câu?

a) Có lẽ Tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất

đẹp,…

b) Ngẫm ra, tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi thôi.

c) Trên những chặng đường dài suốt năm, sáu chục ki- lô- mét, chúng ta chỉ

gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời,

quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ.

d) Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

* PHẦN TẬP LÀM VĂN

Đề 1: Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng một số người có thói quen xả

rác nơi công cộng.

Đề 2: Hiện nay, vẫn còn một bộ học sinh thường vi phạm luật lệ an toàn giao

thông. Em có suy nghĩ gì về hiện tượng này?

Đề 3: Trong các trường trung học, vẫn còn hiện tượng học sinh học đối phó. Em có

suy nghĩ gì về lối học ấy?

Đề 4: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn, nhiều bạn mải chơi mà sao

nhãng việc học và còn phạm nhiều sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện

tượng này.

Đề 5: Thực phẩm bẩn đang “bủa vây” trường học. Là một học sinh, hãy nêu ý kiến

của em về hiện tượng trên.

Đề 6 :Nhiều học sinh hiện nay không có thói quen nói lời cảm ơn, xin lỗi trong

giao tiếp. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng đó.