15
SƠ CỨU CÁC VẾT THƢƠNG MC TIÊU: - Biết các dng vết thương thường gp phn mm, bng, ngực, đầu. - Biết cách sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân trước khi nhp vin. 1. Đại cương Vết thương là sự cắt đứt hay dp rách da và tchức dưới da hoc các tchc khác của cơ thể. Vết thương có thể là vết thương kín hoặc vết thương hở. - Vết thương kín (hay còn gi là chấn thương) là loi vết thương để cho máu thoát ra ngoài hthng tun hoàn nhưng không chảy ra khỏi cơ thể. - Vết thương hở là loi vết thương để cho máu chy ra khỏi cơ thể. Loi này bao gm: các vết trích rch, vết thương đâm xuyên hoặc thm chí là vết trượt sây sát trên da. Trên thc tế có nhiu vết thương vừa là vết thương kín va là vết thương hở. Mục đích chính của vic cp cứu và chǎm sóc cấp cu mt vết thương là: - Duy trì các chức nǎng sinh tồn (giúp nn nhân thvà lưu thông tuần hoàn) - Cm máu hoc khng chế schy máu - Phòng hoặc điều trsc - Tránh các biến chứng (đặc bit là giảm nguy cơ nhiễm khun) 2. Sơ cứu vết thương phần mềm Nếu vết thương chảy nhiu máu phi tiến hành xtrí cm máu ngay: - Băng ép: dùng băng với các vòng băng siết tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bphn btổn thương. Bin pháp này thích hp vi các vết thương không có thương tổn mch máu ln. - Ấn động mch: dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mch phía trên vết thương. Có thdùng ngón tay hoc cnắm tay để ấn động mch. Sau đó có thể đặt mt vt cng lên vtrí chèn và băng ép lại.

sơ cứu các vết thương

  • Upload
    som

  • View
    16

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: sơ cứu các vết thương

SƠ CỨU CÁC VẾT THƢƠNG

MỤC TIÊU:

- Biết các dạng vết thương thường gặp ở phần mềm, bụng, ngực, đầu.

- Biết cách sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân trước khi nhập viện.

1. Đại cương

Vết thương là sự cắt đứt hay dập rách da và tổ chức dưới da hoặc các tổ chức khác

của cơ thể. Vết thương có thể là vết thương kín hoặc vết thương hở.

- Vết thương kín (hay còn gọi là chấn thương) là loại vết thương để cho máu

thoát ra ngoài hệ thống tuần hoàn nhưng không chảy ra khỏi cơ thể.

- Vết thương hở là loại vết thương để cho máu chảy ra khỏi cơ thể. Loại này bao

gồm: các vết trích rạch, vết thương đâm xuyên hoặc thậm chí là vết trượt sây

sát trên da.

Trên thực tế có nhiều vết thương vừa là vết thương kín vừa là vết thương hở.

Mục đích chính của việc cấp cứu và chǎm sóc cấp cứu một vết thương là:

- Duy trì các chức nǎng sinh tồn (giúp nạn nhân thở và lưu thông tuần hoàn)

- Cầm máu hoặc khống chế sự chảy máu

- Phòng hoặc điều trị sốc

- Tránh các biến chứng (đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm khuẩn)

2. Sơ cứu vết thương phần mềm

Nếu vết thương chảy nhiều máu phải tiến hành xứ trí cầm máu ngay:

- Băng ép: dùng băng với các vòng băng siết tương đối chặt, đè ép mạnh vào các

bộ phận bị tổn thương. Biện pháp này thích hợp với các vết thương không có

thương tổn mạch máu lớn.

- Ấn động mạch: dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch phía trên vết thương.

Có thể dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn động mạch. Sau đó có thể đặt một

vật cứng lên vị trí chèn và băng ép lại.

Page 2: sơ cứu các vết thương

Hình 1. Các vị trí ấn động mạch

- Gấp chi tối đa: khi chi bị gấp, động mạch cũng bị gấp và các khối cơ bao

quanh đè ép vào động mạch làm cho máu ngừng chảy, áp dụng để cầm máu đối

với những vết thương không có gãy xương kèm theo.

- Băng chèn: là cách băng ép có dùng thêm gạc để chèn vào vết thương. Biện

pháp này thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu, giữa các kẽ

xương, vết thương vùng cổ, vùng chậu.

- Đặt garô là biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào chi

phía trên vết thương. Các trường hợp cần đặt garô: vết thương cụt chi, hoặc chi

bị đứt gần lìa; chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được, vết

thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu nói trên mà không có

kết quả.

- Cách đặt garô: ấn động mạch ở phía trên vết thương để cầm máu. Garô phải đặt

sát ngay phía trên vết thương, dùng vải hay gạc lót ở chỗ định đặt garô. Đặt

Page 3: sơ cứu các vết thương

garô và xoắn dần, bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới

hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương, nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng

chảy là được. Cố định que xoắn, nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng

tương đối chặt rồi buộc cố định. Băng ép vết thương. Garô phải để lộ ra ngoài,

không để ống quần, tay áo hay băng che lấp garô. Chuyển ngay bệnh nhân đến

bệnh viện.

- Chú ý: Cứ 30 phút phải nới garô một lần, làm theo thứ tự: người phụ ấn động

mạch ở phía trên garô, người chính nới dây garô từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc

mặt bệnh nhân, sự chảy máu ở vết thương, mạch và màu sắc đoạn chi ở dưới

garô. Nới garô từ 4 – 5 phút. Nếu thấy máu chảy mạnh ở vết thương thì phải ấn

lại động mạch ở gốc chi. Nếu thấy sắc mặt bệnh nhân thay đổi đột ngột tím tái

hoặc nhợt nhạt phải đặt garô lại ngay. Khi đặt lại dây garô, không đặt ở vết cũ

mà nhích lên hoặc nhích xuống một ít để khỏi gây lằn da và thiếu máu kéo dài

ở chỗ đặt garô. Khi nới garô mà không thấy chảy máu ở vết thương thì không

cần thắt lại garô nữa, nhưng vẫn để dây garô tại chỗ và sẵn sàng thắt lại nếu vết

thương lại chảy máu. Những trường hợp không nới garô gồm: chi đã bị hoại tử,

đoạn chi dưới garô có dấu hiệu hoại tử.

2.1 Vết thương nhỏ:

Vết thương nhỏ là vết thương chỉ làm tổn thương những lớp bề mặt của da và diện

tích tổn thương ít, ít chảy máu. Nội dung sơ cấp cứu gồm:

- Cầm máu

- Rửa vết thương bằng nước chín hoặc nước máy. Nếu vết thương quá bẩn phải

rửa bằng nước xà phòng.

- Sau khi rửa vết thương, nếu có điều kiện thì dùng dung dịch sát khuẩn để sát

khuẩn xung quanh vết thương rồi dùng gạc vô khuẩn đặt lên trên vết thương, sau đó dùng

bǎng dính hoặc bǎng cuộn bǎng lại.

- Nếu vết thương ở tay hoặc chân thì luôn nâng cao vết thương bằng dây đeo hoặc

gối kê.

- Chuyển lên cơ sở y tế.

2.2 Vết thương lớn.

Vết thương sâu rộng, cháy máu nhiều. Nội dung sơ cứu:

- Xử trí cầm máu

Page 4: sơ cứu các vết thương

- Rửa xung quanh vết thương bằng bằng nước chín hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Chỉ lấy dị vật hoặc bụi bẩn ra khỏi vết thương khi có thể lấy ra dễ dàng. Không

được thǎm dò vết thương.

- Bǎng bó vết thương

- Kê cao, bất động chi.

- Chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.

- Trong khi chờ đợi và trên đường vận chuyển phải theo dõi sát nạn nhân. Chống

sốc: ủ ấm, giảm đau, uống nước.

3. Sơ cứu và chăm sóc vết thương bụng

Vết thương bụng nguy hiểm vì gây ra những thương tổn cho những cơ quan trong ổ bụng.

Các cơ quan tổn thương có thể là tạng đặc (gan, lách, tuỵ, thận); tạng rỗng (dạ dày, tá

tràng, ruột non, ruột già); mạc treo ruột; mạch máu lớn).

3.1 Thăm khám lâm sàng

Chú ý đánh giá tổng thể bệnh nhân, tình trạng toàn thân, sinh hiệu, tránh bỏ sót các

tổn thương khác.

Hỏi kĩ bệnh sử: thời gian, cơ chế chấn thương.

Đối với chấn thương và vết thương bụng, có hai hội chứng thường gặp là:

a. Hội chứng chảy máu trong ổ bụng (xuất huyết nội):

Gặp khi tổn thương gan, lách, mạch máu lớn.

Triệu chứng nổi bật là mất máu cấp.

- Mạch nhanh, nhỏ

- Da lạnh, rướm mồ hôi

- Niêm mạc nhợt nhạt

- Huyết áp (HA) tụt dần hoặc dao động khi có truyền dịch, thay đổi tư thế. Tuỳ

thuộc mức độ mất máu có sự thay đổi huyết động. Mất máu nặng có thay đổi tri giác kèm

theo như lơ mơ lú lẫn. Chú ý ở bệnh nhân lớ tuổi, có tiền sử tăng huyết áp, huyết áp có

thể ở trị số bình thường nhưng đã mất một lượng máu lớn.

- Lượng nước tiểu giảm. Tiểu máu nếu chấn thương thận

Khám bụng thấy:

Page 5: sơ cứu các vết thương

- Đau cố định một vùng, tăng dần, lan dần. Lan lên vai (P) hoặc vai (T) khi có vỡ

gan hoặc lách (dấu hiệu Kehr)

- Nhu động ruột giảm hoặc mất. Bụng chướng nhiều hoặc ít

- Gõ đục vùng thấp.

- Thăm trực tràng, âm đạo: Túi cùng Douglas căng, đau.

b. Hội chứng viêm phúc mạc

Gặp khi tổn thương thủng vỡ tạng rỗng

Triệu chứng nổi bật là nhiễm trùng

- Toàn thân có biểu hiện tình trạng nhiễm trùng, diễn tiến nặng dần: sốt, mạch

nhanh, môi khô lưỡi dơ.

Khám bụng thấy:

- Bụng gồng cứng, ít di động

- Điểm đau cố định, liên tục, tăng dần lan ra khắp bụng. Đau tăng khi thăm khám,

phản ứng dội

- Nhu động ruột giảm hoặc mất hẳn. Bụng chứng dần

- Mất vùng đục trước gan

- Thăm âm đạo - trực tràng: túi cùng douglas, đau.

- Bệnh nhân đến trễ toàn thân có biểu hiện tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc; sốc,

thiếu niệu hoặc vô niệu.

3.2 Xử trí cấp cứu.

Hạn chế nhiễm khuẩn và khống chế chảy máu, trong khi xử trí tránh để ruột bị lòi

ra ngoài. Thu xếp chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.

Nội dung sơ cứu

- Nếu nạn nhân ngừng thở ngừng tim thì tiến hành hồi sức hô hấp tuần hoàn ngay.

- Khống chế sự chảy máu bằng cách ép thận trọng các mép vết thương với nhau.

- Đặt nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi chống 2 chân để tránh hở vết thương và

giảm áp lực lên vùng bị thương. Dùng gối đệm hoặc quần áo gấp lại để đỡ vai, đầu và

dưới khoeo chân.

Page 6: sơ cứu các vết thương

- Đặt một miếng gạc trùm lên vết thương rồi dùng bǎng cuộn hoặc bǎng dính bǎng

vết thương lại.

Trong trường hợp vết thương có lòi ruột ra ngoài:

+ Không chạm vào vết thương, tuyệt đối không được đẩy ruột vào trong.

+ Đặt một miếng gạc nhỏ tẩm nước muối hoặc nước muối ǎn tự pha trùm

lên vết thương. (Cách pha dung dịch nước muối: cho 1 thìa cà phê muối ǎn vào 1

lít nước chín). Dùng vành khǎn hay một cái chén, tô đã luộc để nguội để úp lên

vùng bị thương và bǎng cuộn lại. Nếu thời gian vận chuyển lâu, phải tiếp tục làn

ẩm ruột bằng dung dịch nói trên

- Phòng chống và xử trí sốc: ủ ấm, giảm đau, dịch truyền (nếu có)

* Chú ý: Không cho nạn nhân ǎn uống bất cứ một thứ gì.

- Kiểm tra tần số hô hấp và mạch 10 phút/lần. Phát hiện kịp thời dấu hiệu chảy

máu trong.

- Nếu nạn nhân ho hoặc nôn thì dùng tay áp nhẹ lên vùng vết thủng để tránh ruột

bị lòi ra ngoài.

- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện ngay. Trong quá trình vận chuyển phải tiếp tục

theo dõi sát và xử trí những diễn biến xảy ra.

3. Sơ cứu và chăm sóc vết thƣơng ngực

Chấn thương ngực kín là những tổn thương lồng ngực do các nguyên nhân khác

nhau, nhưng không có mất sự liên tục của tổ chức da bao quanh lồng ngực.

Vết thương ngực là các tổn thương lồng ngực trong đó có mất sự liên tục của da

thành ngực

3.3 Thăm khám lâm sàng

Chú ý đánh giá tổng thể bệnh nhân, tình trạng toàn thân, sinh hiệu, tránh bỏ sót các

tổn thương khác.

Hỏi kĩ bệnh sử: thời gian, cơ chế chấn thương.

Thăm khám lâm sàng:

Page 7: sơ cứu các vết thương

a. Nhìn:

- Biến dạng lồng ngực: ngực bên thương tổn có thể phồng lên (tràn khí màng phổi),

xẹp xuống (tràn máu màng phổi), và giảm biên độ hô hấp so với bên lành.

- Phập phồng cánh mũi, co kéo các cơ hô hấp ở cổ – ngực khi thở, rõ khi có suy hô

hấp nặng.

Trong vết thương ngực:

Có vết thương trên thành ngực: tuy trên nguyên tắc lỗ vào của vết thương có thể từ

nơi khác (bụng, cổ…) nhưng hầu hết (trên 95%) lỗ vào đều nằm trên thành ngực.

Thấy phì phò máu – khí qua vết thương: ít gặp do phần lớn nạn nhân được sơ cứu

sau khi bị thương. Nhưng nếu có thì đây là dấu hiệu khẳng định chắc chắn ngay trên lâm

sàng là vết thương ngực.

Xác định vị trí vết thương: có vai trò rất quan trọng trong định hướng thăm khám và

chẩn đoán. Ví dụ thương từ khoang liên sườn 5 đường nách giữa trở xuống là nguy cơ bị

vết thương ngực – bụng…

Trong chấn thương ngực:

Vùng xây xát da, tụ máu trên thành ngực: thường gặp, gợi ý có chấn thương ngực.

Đánh giá vị trí, độ lớn của vùng xây xát da này có vai trò định hướng trong thăm khám và

chẩn đoán, ví dụ như ở vùng trước xương ức dễ có chấn thương ngực 2 bên và chấn

thương tim; ở phần thấp thành ngực bên trái dễ kèm vỡ lách, hay bên phải dễ vỡ gan.

Vùng hô hấp đảo ngược của mảng sườn di động: thường xuất hiện ngay trên vùng

xây xát – tụ máu thành ngực. Cụ thể thấy ở thì hít vào, trong khi lồng ngực phồng lên thì

vùng mảng sườn lại thụt vào và ngược lại, ở thì thở ra, trong khi lồng ngực xẹp xuống thì

vùng mảng sườn lại phồng lên.

b. Sờ:

- Thở: thường nhanh nông, tần số > 25 lần / phút khi có suy hô hấp.

- Dấu hiệu đau chói của ổ gãy xương sườn.

- Tràn khí dưới da quanh vùng bị thương: rất có ý nghĩa vì giúp khẳng định trên lâm

sàng là có chấn thương ngực (hầu hết có gãy xương sườn, rách phổi, tràn máu – tràn khí

màng phổi)

c. Gõ:

So sánh với bên lành sẽ thấy:

- Vang hơn ở vùng cao khi có tràn khí màng phổi.

Page 8: sơ cứu các vết thương

- Đục hơn ở vùng thấp khi có tràn máu màng phổi hay xẹp phổi.

d. Nghe :

- Rì rào phế nang phổi: giảm hoặc mất ở bên thương tổn.

- Tim: tiếng tim mờ trong hội chứng chèn ép tim.

3.4 Các hội chứng thường gặp:

a. Suy hô hấp

- Nhịp thở nhanh trên 25 lần/1 phút, cánh mũi phập phồng, rút lõm hố trên đòn,

tiếng thở thô, rít hay khò khè do ứ đọng đờm dãi.

- Vã mồ hôi lạnh, tím môi và đầu chi.

- Mạch nhanh, huyết áp tăng trong giai đoạn đầu.

- Nghe phổi có nhiều tiếng thở rít hoặc ran ứ đọng.

- Bệnh nhân có thể ở tình trạng kích thích, vật vã hoặc nếu suy hô hấp nặng có thể

trong tình trạng lơ mơ, mất tri giác...

b. Hội chứng tràn máu màng phổi:

- Thường có hội chứng suy hô hấp.

- Lồng ngực biến dạng, biên độ di động giảm.

- Dấu hiệu gãy xương sườn hay mảng sườn di động.

- Có hội chứng tràn dịch khoang màng phổi: rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm,

gõ đục (hội chứng ba giảm)

- Chọc dò màng phổi ra máu không đông.

c. Hội chứng tràn khí màng phổi:

- Thường có hội chứng suy hô hấp

- Lồng ngực phồng, biên độ di động giảm

- Có thể thấy gãy xương sườn hoặc mảng sườn di động, tràn khí dưới da

- Rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm, gõ ngực thấy vang trống (tam chứng

Galliard)

- Chọc dò màng phổi ra khí.

3.5 Hội chứng tràn máu – tràn khí màng phổi:

- Hội chứng suy hô hấp.

Page 9: sơ cứu các vết thương

- Hội chứng tràn màu màng phổi

- Hội chứng tràn khí màng phổi.

3.6 Hội chứng chèn ép tim cấp tính:

- Hội chứng suy hô hấp: có đặc điểm là bệnh nhân rất vật vã, đau ngực và khó thở,

nhưng không tương xứng với các triệu chứng ở lồng ngực.

- Có triệu chứng sốc: mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt, rối loạn tri giác.

- Huyết áp kẹp: động mạch giảm, huyết áp tĩnh mạch tăng, tiếng tim mờ (tam chứng

Beck).

- Vùng đục tim to ra

- Các tĩnh mạch cổ căng phồng

4. Thương tổn thường gặp và cách sơ cứu

Nguyên tắc sơ cứu:

- Đánh giá tổng thể

- Sơ cứu hô hấp, tuần hoàn

- Nhanh chóng biến vết thương ngực hở thành vết thương kín

- Cố định thành ngực nếu có “mảng sườn di động”

- Chọc hút màng phổi, màng tim khi cần thiết

- Chống sốc: ủ ấm, giảm đau, truyền dịch

- Chuyển ngay đi cơ sở y tế, trong lúc chuyển tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh

nhân, đo mạch huyết áp 10 phút/lần.

4.1 Tổn thương xương sườn – phần mềm thành ngực:

a. Gãy xương sườn đơn giản:

- Điểm đau khu trú: có thể đau tự nhiên khi bệnh nhân thở hoặc khám tìm điểm đau

chói

- Điểm biến dạng xương sườn: xác định bằng cách sờ dọc theo bờ sườn từ trước ra

sau sẽ thấy ở điểm gãy xương bị gồ lên hoặc mất sự liên tục của xương sườn.

Nội dung sơ cứu:

- Cố định xương sườn gãy bằng cách quấn băng thun hoặc dán băng keo cố định

xương sườn gãy với các xương sườn khác.

b. Mảng sườn di động:

- Mảng sườn di động là một thể gãy xương sườn rất đặc biệt, trong đó có ít nhất 3

sườn liền nhau bị gãy ở cả hai đầu và các điểm gãy ở mỗi đầu đều nằm gần như trên cùng

Page 10: sơ cứu các vết thương

một đường thẳng đi qua các điểm gãy ở phía đầu đó của các sườn gãy cạnh nó. Ngoài các

triệu chứng của gãy xương sườn, mảng sườn di động còn có các triệu chứng đặc biệt khác

là:

- Hô hấp đảo ngược: là hiện tượng đảo ngược sinh lý hô hấp bên phổi tổn thương.

Khi bệnh nhân hít vào, thay vì phổi nở ra thì mảng sườn di động lún vào trong lồng ngực,

làm phổi bên tổn thương co xẹp lại, đẩy một phần không khí cặn từ bên phổi tổn thương

sang bên lành. Ngược lại, khi bệnh nhân thở ra, mảng sườn di động bị đẩy quá khỏi giới

hạn bình thường làm phổi bên tổ thương phình ra, một phần không khí cặn từ phổi lành

lại đi vào phổi tổn thương. Sự đảo ngược chiều hô hấp này sẽ dẫn đến thiếu oxy nghiêm

trọng.

- Lắc lư trung thất: Bình thường áp lực ở 2 bên xoang màng phổi cân bằng nhau

nên trung thất đứng yên tương đối. Khi có mảng sườn di động, lồng ngực có những

chuyển động bất thường gây hô hấp đảo ngược, áp lực xoang màng phổi 2 bên không còn

cân bằng. Sự chệnh áp này làm trung thất vừa bị hút, vừa bị đẩy liên tục khi bệnh nhân

hít vào và thở ra. Chuyển động lắc lư là cho các cuống mạch máu bị xoắn vặn gây nên

tình trạng choáng nặng

Do thiếu oxy làm bệnh nhân càng thở nhanh hơn, 2 hội chứng trên càng nặng hơn,

dẫn đến 1 vòng luẩn quẩn và rất dễ gây tử vong.

Hình 2. Sinh lý bệnh mảng sƣờn di động

Page 11: sơ cứu các vết thương

Nội dung sơ cứu: nhanh chóng cố định thành ngực nạn nhân.

- Áp một vật chắc như một tấm vải gấp lại (hoặc dùng một gói nhỏ) lên trên phần

bị tổn thương của thành ngực rồi dùng bǎng cuộn bǎng chặt lại

- Hoặc buộc tay nạn nhân vào ngực.

- Hoặc dùng bǎng dính to bản giữ mảng sườn di động vào phần còn lại của thành

ngực.

- Chọc hút khí bằng kim lớn để giải áp

- Đặt nạn nhân nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi, nghiêng về bên bị tổn thương dùng

gối hoặc đệm để ở đầu và lưng.

Hình 3. Cố định mảng sƣờn di động

c. Tổn thương phần mềm thành ngực:

- Vết thương phần mềm thành ngực: độ sâu vết thương không tới lá thành màng

phổi. Có thể tổn thương bó mạch liên sườn.

Xử trí như một vết thương phần mềm, chú ý đánh giá kĩ tổn thương vì vết thương

có thể là vết thương thấu ngực nhưng đã được các mô mềm bít lại.

4.2 Các tổn thương khoang màng phổi:

a. Tràn máu khoang màng phổi:

Máu chảy vào khoang màng phổi có thể từ các mạch máu thành ngực, trung thất

hoặc nhu mô phổi bị tổn thương.

Page 12: sơ cứu các vết thương

b. Tràn khí khoang màng phổi:

Khí vào khoang màng phổi thường là từ nhu mô phổi, phế quản bị tổn thương hoặc

khí từ bên ngoài do thành ngực bị thủng.

Tràn khí màng phổi van: Là một thể tràn khí màng phổi đặc biệt, trong đó khí tràn

vào khoang màng phổi ở thì hít vào qua vết tổn thương của phế quản nhưng khí đó không

thoát ra được trong thì thở ra, dẫn tới tràn khí khoang màng phổi với áp lực tăng dần.

- Có hội chứng tràn khí khoang màng phổi nặng và nhanh.

- Gõ thấy vùng đục của tim và trung thất bị lệch sang bên lành. Nghe phổi có thể

thấy tiếng rít của khí đi qua vết tổn thương khí quản trong thì thở vào.

- Bệnh nhân thường bị suy hô hấp và suy tuần hoàn rất nhanh và nặng nếu không

cấp cứu kịp thời.

Hình 4. Tràn khí màng phổi van

c. Tràn máu và khí khoang màng phổi kết hợp:

Biểu hiện kết hợp cả hội chứng tràn khí khoang màng phổi ở phần trên lồng ngực và

hội chứng tràn dịch khoang màng phổi ở phần dưới lồng ngực.

Nội dung sơ cứu: trong những trường hợp trên là nhanh chóng “biến một vết thương

hở thành một vết thương kín” bằng cách dùng một miếng gạc bôi parafin hoặc vaseline,

băng keo hoặc dùng một mảnh nilon, cao su sạch nhanh chóng đắp vào vết thương và

băng lại. Trước đó có thể chèn gạc vô vết thương nếu thấy máu chảy nhiều; chọc hút khí

Page 13: sơ cứu các vết thương

giải áp bằng kim lớn nếu bệnh nhân có triệu chứng chèn ép nặng trong tràn khí màng

phổi van.

4.3 Tràn máu màng ngoài tim:

Gây chèn ép tim làm bệnh nhân bị suy tim tâm trương do lượng máu về tim không

đủ.

Nội dung cấp cứu:

- Đánh giá chính xác bệnh cảnh tràn máu màng ngoài tim.

- Chọc hút màng ngoài tim bằng kim. Chú ý kĩ thuật vô khuẩn

Hình 5. Vị trí chọc hút màng ngoài tim

Page 14: sơ cứu các vết thương

5. Sơ cứu và chăm sóc vết thương đầu

Chấn thương ở đầu là chấn thương thường gặp do các nguyên nhân: tai nạn lao

động, giao thông, sinh hoạt hoặc do hỏa khí gây tổn thương rất phức tạp, đa dạng. Trong

bài này chỉ đề cập vấn đề sơ cứu vết thương rách da đầu và vết thương vỡ sọ.

5.1 Dấu hiệu và triệu chứng

- Rách da đầu gây chảy nhiều máu.

- Có thể thấy não phòi ra ngoài.

- Nạn nhân tỉnh táo hoặc nửa tỉnh nửa mê hoặc hôn mê.

- Có thể có rối loạn hô hấp, khó thở, xuất tiết nhiều đờm dãi...

5.2 Xử trí cấp cứu.

a. Trường hợp rách da đầu gây chảy nhiều máu

- ép chặt 2 mép vết thương lại với nhau để cầm máu sơ bộ.

- Cắt tóc xung quanh vết thương

- Đặt gạc hoặc bông vô khuẩn lên trên vết thương rồi dùng bǎng cuộn bǎng ép lại.

Nếu có điều kiện thì dùng kẹp agraf để bấm 2 mép vết thương lại với nhau sau đó bǎng

lại.

- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để xử trí tiếp..

b. Trường hợp vỡ xương sọ có não phòi ra ngoài

- Không được bôi lên não bất kỳ thứ thuốc gì

- Phủ lên phần não phòi ra một miếng gạc vô khuẩn.

- Nếu có điều kiện thì đặt một vành khǎn xung quanh tổ chức não phòi ra rồi dùng

bǎng cuộn bǎng lại.

Page 15: sơ cứu các vết thương

- Nếu không dùng vành khǎn thì chỉ được bǎng lỏng để tránh gây chèn ép não.

Chú ý:

- Nếu nạn nhân không tỉnh táo, lơ mơ hoặc mê man thì cần chuyển ngay nạn nhân

tới bệnh viện.

- Nếu nạn nhân có xuất tiết đờm dãi thì phải hút sạch đờm dãi, làm thông đường

hô hấp.

- Đặt nạn nhân nằm tư thế thoải mái an toàn. Nếu tình trạng nạn nhân cho phép thì

nên đặt nạn nhân ở tư thế đầu cao, đầu nghiêng về bên lành.

- Theo dõi sát tình trạng nạn nhân 10 phút/lần.

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Hồng Ri (2007), “Chăm sóc và xử trí vết thương”, Phẫu Thuật

Thực Hành, Nhà xuất bản y học, TP.HCM, tr 88-99.

2. Nguyễn Thế Hiệp (2008), “Chấn thương ngực”, Điều Trị Học Ngoại Khoa

Lồng Ngực - Tim Mạch, Nhà xuất bản Y học, TP.HCM, tr 1-22

3. Bùi Văn Minh (2007), “Chấn thương và vết thương bụng”, Bệnh Học Ngoại

Khoa Tiêu Hoá, Nhà xuất bản Y học, TP.HCM, tr 31-44

4. David G. Burris (2004), “Soft-Tissue Injuries”, Emergency War Surgery,

Walter Reed Army Medical Center, Texas, pp. 22.1-22.15

5. Mihály Boros (2006), "Wound", Surgical Techniques, Innovariant Ltd.,

Szeged, pp. 76-87.

6. Brian G. Harbrecht (2007), “Trauma”, Schwartz's Princeples of Surgery,

The McGraw-Hill Companies, NY