15
Xin chào cô và các bạn Chủ đề: thuyết gắn bó mẹ con Nhóm 3

Thuyết gắn bó mẹ con

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thuyết gắn bó mẹ con

Xin chào cô và các bạnChủ đề: thuyết gắn bó mẹ con

Nhóm 3

Page 2: Thuyết gắn bó mẹ con

1. Nghiên cứu của Jonh Bowlby

Jonh Bowlby (1907-1990) là nhà phân tâm học người Anh, ông nổi tiếng với nghiên cứu về tập tính học và đưa ra thuyết gắn bó giữa trẻ nhỏ và người chăm sóc hay còn gọi là thuyết về mối quan hệ mẹ - con sớm.

Page 3: Thuyết gắn bó mẹ con

• Những quan sát của ông về gắn bó mẹ - con ở những con linh trưởng và quan sát của ông về những đứa trẻ bị tách khỏi mẹ trong thời gian dài. Ông đưa ra kết luận: sự gắn bó xã hội quyết định đối với sự phát triển bình thường của trẻ.

Page 4: Thuyết gắn bó mẹ con

• Gắn bó được xem là mối quan hệ ưu tiên nối kết giữa người này và người khác mà sự lựa chọn này được dựa trên sự ham muốn hay một nhu cầu. Gắn bó được quy định bởi các kinh nghiệm có được qua các giai đoạn nhạy cảm.

Page 5: Thuyết gắn bó mẹ con

2. Nghiên cứu của Harry Harlow

• Harry Harlow (1905 – 1981) chứng minh sự thiếu hụt giao tiếp xã hội là những con khỉ con gây ra những rối loạn tâm lý ở chúng qua các thực nghiệm quan sát.

Page 6: Thuyết gắn bó mẹ con

• Bọn khỉ bị cách li khỏi mẹ và bạn bè trong 6 tháng đầu đời hoặc lâu hơn bộc lộ một cung bách cư xử đặc biệt bất thường. Các vấn đề ứng xử bất thường khi trở về cuộc sống bình thường của chúng dai dẵng đến tận tuổi trưởng thành.

Page 7: Thuyết gắn bó mẹ con

Khi bị cách li giao tiếp thời thơ ấu:• Con khỉ đực: không thể tham gia sinh sản, mặc

dù nó trở nên tích cực khi có con cái nhưng nó không biết cách giao phối.

• Con khỉ cái: vẫn có thể có con, nhưng nó không giao tiếp với con nó khi đẻ ra. Nó không nhận biết con và dẫm lên con như thể đó là vật chứ không phải con nó sinh ra hoặc đối xử rất thô lỗ với con.

Page 8: Thuyết gắn bó mẹ con

3. Nghiên cứu của Spitz và WoflNhững nghiên cứu của Spitz và Wolf (1935) tại nhà

trẻ mồ côi và tại trại giam cho thấy cảm giác an toàn của trẻ nhờ:– Đôi bàn tay người mẹ có liên quan đến việc tập đi, tập

nói.– Sự âu yếm tình cảm khi người mẹ gọi con đã làm cho

con ham nói ham đi.

Nếu thiếu những yếu tố đó thì ngay với trẻ 2,3 tuổi không tự hình thành được.

Page 9: Thuyết gắn bó mẹ con

Sự kém phát triển thể chất của trẻ em và những rối loan tâm lý của chúng đều có nguyên nhân từ sự thiếu hụt giao tiếp ở tuổi đầu đời, đặc biệt là thiếu hụt giao tiếp với người mẹ.

Page 10: Thuyết gắn bó mẹ con

Nhiều đưa trẻ bị đặt vào sự xa cách ấy, đã có những dấu hiệu rõ ràng về sự xa cách xã hội.

Một số trong chúng dần dần tách ra khỏi những liên hệ xung quanh, trẻ không nhận thấy sự khác nhau trong ứng xử với người thân với người lạ.

Những đứa khác biểu lộ nhu cầu khác khao về tiếp xúc. Chúng vò vậy với những người mà chúng không quen biết.

Spitz nêu ra Hậu quả:

Page 11: Thuyết gắn bó mẹ con

4. Nghiên cứu của Sally Provance và Rose Lipton:

Nghiên cứu về liên hệ mẹ con do Sally Provence và Rose Lipton khảo sát ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh về thể chất được nuôi ở trại trẻ mồ côi có mức chăm sóc đúng đắn về y tế và về thể chất nhưng có mức kích thích xã hội thấp ( thiếu vắng người chăm sóc tinh thần) cho thấy trẻ lớn lên trong điều kiện này:

Page 12: Thuyết gắn bó mẹ con

Trong 3 tháng đầu đời không tỏ dấu hiệu bất thường Chúng khóc để được chú ý, mĩm cười và phát ra âm thanh khi có bảo mẫu,

nép vào người họ khi được bế.

Page 13: Thuyết gắn bó mẹ con

Nhưng 6 tháng tiếp theo sau đó, hành vi của chúng thay đổi. Chúng ít có những biều hiện như trước, tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến giao tiếp xã hội. Chúng gặp khó khăn trong việc tạo ra các quan hệ cá nhân gần gũi và có xu hướng tách khỏi xã hội.

Page 14: Thuyết gắn bó mẹ con

Kết luận chung

• Trẻ nhỏ từng bị thiếu hụt giao tiếp xã hội (chủ yếu với người mẹ) nếu không được tham vấn trị liệu thì sẽ bị tụt hậu về trí tuệ, khó hòa nhập xã hội, thụ động, ngôn ngữ kém phát triển và hay có những hành vi hiếu động quá mức hoặc có tính hiếu chiến.

• Quá trình tham vấn với các thân chủ bị rối loạn cảm xúc và hành vi đòi hỏi người tham vấn phải có những hiểu biết về phát triển tâm lý người qua các giai đoạn. Đặc biệt, nắm được mức độ gắn bó của thân chủ với người thân từ thời thơ ấu đê có phương pháp tiếp cận trị liệu cho phù hợp với các triệu chứng của thân chủ hiện thời.

Page 15: Thuyết gắn bó mẹ con

Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe