31
THẨM ĐỊNH THẨM ĐỊNH TIN TỨC TIN TỨC ThS. Phạm Duy Phúc Khoa BC&TT – ĐHKHXH&NV (trích từ tài liệu tập huấn News Literacy của ĐH Stony Brook)

THẨM ĐỊNH TIN TỨC BÁO CHÍ - ThS Phạm Duy Phúc

Embed Size (px)

Citation preview

THẨM ĐỊNHTHẨM ĐỊNH TIN TIN TỨC TỨC

ThS. Phạm Duy Phúc Khoa BC&TT – ĐHKHXH&NV

(trích từ tài liệu tập huấn News Literacy của ĐH Stony Brook)

Mục tiêu chuyên đề Hoàn thành chuyên đề này, sinh viên:Hiểu thế nào là tin tức báo chí (cách thức các nhà báo làm việc và vì sao họ lại phạm sai lầm; nhận ra thành kiến của công chúng bên cạnh thành kiến của giới truyền thông)Biết vận dụng tư duy phản biện để đánh giá mức độ đáng tin cậy/độ khả tín của các bản tin trên báo chí, truyền hình, internet…Trở thành người TIÊU DÙNG THÔNG MINH, SẢN XUẤT TRÁCH NHIỆM (đối với tin tức)

Sức mạnh của thông tin Thông tin là khí oxy của xã hội hiện đại Tin tức là một phần trong chuỗi “DNA”

của chúng ta: báo động cho ta phòng tránh nguy cơ, giúp ta giải trí, kết nối chúng ta

Những cuộc cách mạng trong công nghệ (máy in Gutenberg, internet…) đã làm thay đổi căn bản hoạt động và quy tắc truyền thông

Sức mạnh của thông tinNhưng chúng ta cũng phải đối diện với những thử thách mới Quá tải thông tinLàm mờ ranh giới giữa tin tức và các loại thông tin khácMâu thuẫn giữa tốc độ và độ chính xácMỗi người đều có thể xuất bản thông tinTrước khi học làm báo, hãy làm người tiêu dùng tin tức thông minh! Hãy lựa chọn những thông tin đáng tin cậy.

Sức mạnh của thông tin Thông tin đáng tin cậy là thông tin chỉ

dẫn hành động Thông tin đó cho phép người đọc đưa ra

một quyết định, thực hiện hành động, hoặc chia sẻ với những người khác một cách có trách nhiệm.

Bài tập: SV tập đọc báo và điểm lại những thông tin nổi bật đáng chú ý/đáng tin cậy trên số báo đó.

Các phân khúc thông tinPhân khúc tt Mục đích Phương pháp Người thực

hiện Kết quả

TT báo chí Thông tin Xác minh, độc lập, minh bạch

Phóng viên, BTV, cơ quan bc

Giúp người đọc hiểu rõ sự việc

TT giải trí Giải tríKể chuyện, biểu diễn, phim ảnh…

Nhà văn, ca sĩ, nghệ sĩ…

Thư giãn, tăng xúc cảm cho cuộc sống

TT quảng cáo Bán hàngQC trả tiền, thông cáo bc, bài pr, video, website

Doanh nghiệp, Công ty quảng cáo

Tăng doanh thu bán hàng

TT tuyên truyền (t.tin PR)

Tuyên truyền, cổ động

Thông tin 1 chiều

Các tổ chức CTXH, kinh tế, quân sự

Củng cố tư tưởng của 1 tổ chức CTXH

TT thô Không rõCác mạng xã hội: twitter, facebook…

Tất cả những ai có điều kiện phát tán tt trên mạng

Nhiều, tùy mục đích

Thế nào là thông tin báo chí

Thông tin báo chí là thông tin hữu ích cho công chúng, được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông một cách chính thức, và đã trải qua một quá trình xác minh độc lập, có cá nhân nhà báo hoặc cơ quan báo chí trực tiếp chịu trách nhiệm giải trình.

Thế nào là thông tin báo chí

Điều gì khiến thông tin báo chí khác biệt với các loại thông tin khác?Tính/quá trình xác minh (Verification)Tính/sự độc lập (Independence)Chịu trách nhiệm (Accountability)

Độc lậpXác

minh

Trách nhiệm

Thế nào là thông tin báo chí

Ghi nhớ: cần nhận diện đâu là thông tin báo chí trong các phân khúc thông tin

Trong thông tin báo chí cần phân biệt thông tin và ý kiến

Ngôn ngữ thể hiện ý kiến: Dùng ngôi thứ nhất Thổi phồng hoặc so sánh ở bậc nhất Các mô tả thể hiện cảm xúc hoặc kịch tính Giọng điệu (chế nhạo, mỉa mai, nhại…) Ngụy biện

Yếu tố cơ bản của tin tức Các yếu tố trong một bản tin được sắp xếp

lại bằng một nhóm chữ rất dễ nhớ: 5W+H + WHAT: Cái gì?+ WHO: Ai? + HOW: Thế nào?+ WHERE: Ở đâu? + WHEN: Khi nào?+ WHY: Tại sao?

Yếu tố cơ bản của tin tức WHAT: Chuyện gì, cái gì đã xảy ra? Đó phải là

một hành động, một sự kiện, một hiện tượng nổi bật, khác thường trong cuộc sống.

Ví dụ: Thủ tướng từ chức Cụ già 83 tuổi mọc sừng 92,5% trẻ em đường phố tại TPHCM bị xâm hại tình dục

Công nhân hãng Nike đình công Nhận bằng thạc sĩ ở tuổi 71 …

Yếu tố cơ bản của tin tức WHO: Ai gây ra, ai liên quan? Đó cũng thường

là những cá nhân có tên tuổi xác định.

Ví dụ: TAND tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử vụ “siêu lừa”

Bùi Thu Hằng (29 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh) và đồng bọn đã lừa hàng trăm người nhẹ dạ với chiêu trò gửi bảo hiểm nhận lãi suất khủng.

Hoa hậu Hải Dương Nguyễn Hương Giang sẽ đại diện phái đẹp Việt Nam dự thi Hoa hậu thế giới

Yếu tố cơ bản của tin tức WHERE: Xảy ra ở đâu, nước nào, địa phương

nào?

Ví dụ: Vụ tai nạn xảy ra trên tuyến đường Trung Mỹ, Tân

Xuân, đoạn qua xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn (TPHCM)

Liveshow kỷ niệm 15 năm ca hát của ca sĩ Lệ Quyên sẽ diễn ra ngày 7/12 tại Nhà hát Hòa Bình (TPHCM) và 14/12 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội)

Yếu tố cơ bản của tin tức WHEN: Xảy ra khi nào, ngày nào, giờ nào?

Ví dụ: Khuya ngày 14/5/2014 xảy ra một vụ tai nạn… Vòng chung kết Siêu mẫu nhí Việt Nam 2014 sẽ

được tường thuật trực tiếp vào 20 giờ ngày 1/6/2014 trên Kênh VTV3, Đài truyền hình Việt Nam…

Yếu tố cơ bản của tin tức WHY: Tại sao xảy ra? Nguyên nhân do đâu?

Ví dụ: Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do chập điện Theo tiết lộ của một nhân viên điều tra, máy bay rơi

do bị đánh bom Ông Nguyễn Văn Quý – cán bộ kỹ thuật (đơn vị thi

công công trình) giải thích do mưa lớn và triều cường dâng lên quá nhanh khiến đơn vị không kịp trở tay và đóng cửa cống

Yếu tố cơ bản của tin tức HOW: Xảy ra như thế nào? Kết quả ra sao?

Ví dụ: Có 265 hành khách và 16 nhân viên phi hành

đoàn tử nạn trong vụ tai nạn thảm khốc trên Cơn lũ đã cuốn trôi 300 ngôi nhà cùng nhiều tài

sản và hoa màu khác, thiệt hại ước tính hơn 500 tỷ đồng

Yếu tố cơ bản của tin tức 5W+H là sáu yếu tố phải có trong một bản

tin chính quy. Trong một số dạng tin có thể không trả lời

đầy đủ 5W+H, nhưng ít nhất cũng phải chứa đựng 4 yếu tố: What, Who, Where, When

Cả sáu yếu tố ấy phải được phản ánh trong đoạn đầu bài viết hoặc phần đầu của một bản tin và không nhất thiết theo thứ tự nào cả.

Hiểu nhiệm vụ của nhà báo

Người làm báo có nhiệm vụ: Thông tin đến công chúngỨng dụng các phương thức và giá trị của báo chí khi đưa tin (thông tin sự thật, tôn trọng sự thật)Thực hiện quá trình xác minh sự thậtCó ý thức duy trì tính độc lậpCó tinh thần chịu trách nhiệm: đứng đằng sau bài báo của mình

Hiểu nhiệm vụ của nhà báo

Xác minh là quá trình giúp củng cố hay khẳng định tính chính xác hoặc sự thật về một điều gì đó

Cần lưu ý sự thật trong một bản tin chỉ có tính tạm thời. Đó là phiên bản gần nhất với sự thật mà PV tiếp thu được trong ngày. Để đạt được sự hiểu biết, cần theo dõi diễn tiến câu chuyện qua thời gian.

Hiểu nhiệm vụ của nhà báo

Nguyên tắc của PV khi tìm kiếm sự thật:Tập hợp, “cân đo đong đếm”, đánh giá bằng chứngĐặt các dữ kiện vào bức tranh toàn cảnh (bối cảnh của nó)Giải thích làm sao mình biết và cái gì chưa biết(Nếu cần) điều chỉnh để đạt sự cân bằng và công bằng

Hiểu nhiệm vụ của nhà báo

Cân bằng: là sự ngang bằng khi tường thuật lại lời nói từ hai phía.

Công bằng: biểu hiện qua sự trung thực, không thiên tư, không bị ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân, thành kiến hay thiên vị

Hiểu nhiệm vụ của nhà báo

Bài tập: SV kiểm tra lại bản tin vừa đọc/xem và trả lời:PV có nỗ lực để đưa tin từ các phía có liên quan? Các cá nhân, tổ chức liên quan có được tạo cơ hội để phản bác những cáo buộc về mình? Bản tin có sử dụng ngôn ngữ hay hình ảnh có tính thành kiến hay không?

Hiểu nhiệm vụ của nhà báo

Độc lập: Không bị chi phối (bị kiểm soát, hoặc ủng hộ) bởi các bên có dính líu về lợi ích; nỗ lực gạt bỏ các định kiến; có hệ thống phối kiểm thông tin, kiểm soát mức độ cân bằng

Trách nhiệm: chịu trách nhiệm hoặc có khả năng giải trình về các thông tin được nêu trong tin/bài của mình

Hiểu nhiệm vụ của nhà báo

Vì sao có lúc quá trình xác minh sự thật của PV lại thất bại?Do PV vội vã để là người đầu tiên công bố tin tức (khi thông tin chưa được kiểm chứng)Áp lực deadline, PV công bố bản tin chưa hoàn chỉnh hoặc còn sai sótNguồn tin cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả dốiQuá trình xác minh rất phức tạp, ngay cả khi nguồn tin nhiệt tình giúp đỡ

Phương pháp giải mã bản tin

Trước một bản tin, phải luôn đặt câu hỏi: PV đã tiếp cận câu chuyện này ở mức độ nào?Bằng chứng PV đưa ra là trực tiếp hay gián tiếp? PV có trực tiếp chứng kiến vụ việc? PV có tiếp cận được với các nhân chứng (nguồn tin)?Nguồn tin đó có đáng tin cậy?

Phương pháp giải mã bản tin

Để đánh giá nguồn tin có đáng tin cậy hay không, cần trả lời các câu hỏi: + Nguồn tin, chính xác là ai?+ Làm sao người này biết được điều đó?+ Người này có quyền lợi cá nhân gì ở đây không?+ Những người khác có nói vậy không? + Đó là thông tin đã được xác minh, hay chỉ là võ đoán?

Phương pháp giải mã bản tin

Đánh giá mức độ đáng tin cậy của các nguồn tin theo công thức I’M VAIN+ Nguồn tin độc lập (Independent sources) tốt hơn nguồn tin có dính líu về lợi ích+ Nhiều nguồn tin (Multiple sources) tốt hơn một nguồn tin+ Nguồn tin xác minh được sự thật (Verified sources) tốt hơn nguồn tin chỉ quả quyết+ Nguồn tin là nhà chức trách, nhà chuyên môn (Authoritative/Informed sources) tốt hơn nguồn tin không thạo+ Nguồn tin có tên tuổi (Named sources) tốt hơn ẩn danh

Phương pháp giải mã bản tin

Tóm tắt các điểm chính: tít và lead có phù hợp với nội dung chính của tin/bài báo?

PV có rõ ràng minh bạch (chỉ rõ làm sao họ biết điều đó, chỉ rõ còn điều gì họ chưa biết, làm sao không thể biết được) trong bản tin của mình?

PV có đặt tin tức vào đúng bối cảnh của câu chuyện?

Các câu hỏi chính có được trả lời hết? (Ai/cái gì-khi nào-ở đâu-như thế nào-tại sao)

Câu chuyện có cân bằng, công bằng không?

Phương pháp giải mã bản tin

Tóm lại, điều mấu chốt là: Người đọc có thể làm gì với tin tức này? Nó có chỉ dẫn hành động không?

+ Bạn có thể đi đến một kết luận không?+ Bạn có thể hành động dựa trên đó?+ Bạn có thể đánh giá được tình hình?+ Bạn có thể chia sẻ thông tin này?

9 “bí kíp” dành cho độc giả thông minh

(Ngọc Huyền , trích tài liệu News Literacy - ĐH Stony Brook)

1. Luôn xác định thông tin của bạn thuộc phân khúc nào: tin tức báo chí, giải trí, quảng cáo, PR hay thông tin cá nhân 2. Trong phân khúc tin tức báo chí, cần phân biệt giữa thông tin và ý kiến bình luận 3. Theo dõi diễn tiến của câu chuyện tin tức 4. Đánh giá nguồn tin, đánh giá nguồn tin, đánh giá nguồn tin 5. Luôn đặt câu hỏi: PV đã tiếp cận sự việc đến mức độ nào?

9 “bí kíp” dành cho độc giả thông minh

(Ngọc Huyền , trích tài liệu News Literacy - ĐH Stony Brook)

6. Luôn mở rộng đầu óc để tiếp nhận những ý kiến đối nghịch và các thông tin mới dù những thứ này có xung đột với những gì bạn vẫn hằng tin tưởng 7. Trên mạng internet và trên mạng xã hội, thứ hạng và mức độ phổ biến không tương đồng với mức độ đáng tin cậy8. Đừng là miếng bọt biển thấm hút 9. Cuộc cách mạng truyền thông đem lại cho chúng ta quyền lựa chọn và phát tán thông tin – nhưng quyền càng lớn thì trách nhiệm càng phải cao.