42
hất nghiệp và vấn đề An sinh xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu Chưa bao giờ An sinh xã hội (ASXH) và vấn đề ASXH lại được nhắc đi nhắc lại nhiều như hiện nay cả ở Việt Nam và thế giới, không chỉ trên các phương tiện truyền thông, mà còn cả trong các văn bản, trong các chính sách thực tiễn của các quốc gia. Tại sao lại như vậy? Phải chăng ASXH có tầm ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ sự phát triển của con người trên trái đất? Để hiểu rõ điều này, trước hết cần xuất phát từ khái niệm này. Như đã từng đề cập, ASXH được tiếp cận theo nghiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo tiếng Anh, ASXH thường được gọi là Social Security và khi dịch ra tiếng Việt, ngoài ASXH thì thuật ngữ này còn được dịch là bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, an ninh xã hội, an toàn xã hội… với những ý nghĩa không hoàn toàn tương đồng nhau (Bởi ngoài Social Security, còn có từ Social Protection với những hàm nghĩa khác, nhưng khi dịch ra tiếng Việt cũng có nhiều từ trùng như bảo trợ xã hội, bảo vệ xã hội, an toàn xã hội…). Theo nghĩa chung nhất, Social Security là sự đảm bảo thực hiện các quyền của con người được sống trong hoà bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già…Theo nghĩa này thì tầm “ bao” của Social Security rất lớn và vì vậy khi dịch sang tiếng Việt có nhiều nghĩa như trên cũng là điều dễ hiểu. Theo nghĩa hẹp, Social Security được hiểu là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cả, cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người nghèo đói và những người bị thiên tai, dịch hoạ… Với khái niệm này dù là theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, đều cho thấy vai trò rất to lớn của ASXH đối với từng cá nhân, gia đình và toàn xã hội, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi cả thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Chỉ riêng khía cạnh việc làm, theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), chưa bao giờ tỷ lệ thất nghiệp của thế giới, nhất là ở khu vực đồng Eurozone, lại cao như hiện nay. Các nhà máy, xí nghiệp phá sản hoặc thu hẹp sản xuất, ngoài tác động suy giảm kinh tế chung, hệ lụy lớn nhất là người lao động bị giảm thu nhập và một bộ phận bị mất thu nhập (vì bị thất nghiệp). Báo cáo của ILO “Xu hướng việc làm của thanh niên trên thế giới năm 2010” cho thấy trong năm 2009, trong số 620 triệu thanh niên lao động, tuổi từ 15- 24, thì có tới 81 triệu đã rơi vào cảnh không có việc làm. Đây là mức cao nhất chưa từng có từ trước tới nay trong khi con số này chỉ mới ở mức 78 triệu trong năm 2007. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đã tăng từ mức 11,9% trong năm 2007 lên 13% trong năm 2009. Xét dưới góc độ tiểu vùng, cuối năm 2009 đã có 12,8 triệu thanh niên thất nghiệp ở Đông Á; 8,3 triệu ở Đông Nam Á & Thái Bình Dương và 15,3 triệu ở Nam Á. Rủi ro khủng khoảng kinh tế tạo nên "‘thế hệ bị đặt bên lề’, bao gồm những thanh niên nằm hoàn toàn ngoài thị trường lao động, không có hi vọng về khả năng

Lao dong

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Lao dong

Citation preview

Page 1: Lao dong

hất nghiệp và vấn đề An sinh xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Chưa bao giờ An sinh xã hội (ASXH) và vấn đề ASXH lại được nhắc đi nhắc lại nhiều như hiện nay cả ở Việt Nam và thế giới, không chỉ trên các phương tiện truyền thông, mà còn cả trong các văn bản, trong các chính sách thực tiễn của các quốc gia. Tại sao lại như vậy? Phải chăng ASXH có tầm ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ sự phát triển của con người trên trái đất? Để hiểu rõ điều này, trước hết cần xuất phát từ khái niệm này.

Như đã từng đề cập, ASXH được tiếp cận theo nghiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo tiếng Anh, ASXH thường được gọi là Social Security và khi dịch ra tiếng Việt, ngoài ASXH thì thuật ngữ này còn được dịch là bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, an ninh xã hội, an toàn xã hội… với những ý nghĩa không hoàn toàn tương đồng nhau (Bởi ngoài Social Security, còn có từ Social Protection với những hàm nghĩa khác, nhưng khi dịch ra tiếng Việt cũng có nhiều từ trùng như bảo trợ xã hội, bảo vệ xã hội, an toàn xã hội…).

Theo nghĩa chung nhất, Social Security là sự đảm bảo thực hiện các quyền của con người được sống trong hoà bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già…Theo nghĩa này thì tầm “ bao” của Social Security rất lớn và vì vậy khi dịch sang tiếng Việt có nhiều nghĩa như trên cũng là điều dễ hiểu.

 Theo nghĩa hẹp, Social Security được hiểu là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cả, cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người nghèo đói và những người bị thiên tai, dịch hoạ…

Với khái niệm này dù là theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, đều cho thấy vai trò rất to lớn của ASXH đối với từng cá nhân, gia đình và toàn xã hội, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi cả thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Chỉ riêng khía cạnh việc làm, theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), chưa bao giờ tỷ lệ thất nghiệp của thế giới, nhất là ở khu vực đồng Eurozone, lại cao như hiện nay. Các nhà máy, xí nghiệp phá sản hoặc thu hẹp sản xuất, ngoài tác động suy giảm kinh tế chung, hệ lụy lớn nhất là người lao động bị giảm thu nhập và một bộ phận bị mất thu nhập (vì bị thất nghiệp). Báo cáo của ILO “Xu hướng việc làm của thanh niên trên thế giới năm 2010” cho thấy trong năm 2009, trong số 620 triệu thanh niên lao động, tuổi từ 15- 24, thì có tới 81 triệu đã rơi vào cảnh không có việc làm. Đây là mức cao nhất chưa từng có từ trước tới nay trong khi con số này chỉ mới ở mức 78 triệu trong năm 2007. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đã tăng từ mức 11,9% trong năm 2007 lên 13% trong năm 2009. Xét dưới góc độ tiểu vùng, cuối năm 2009 đã có 12,8 triệu thanh niên thất nghiệp ở Đông Á; 8,3 triệu ở Đông Nam Á & Thái Bình Dương và 15,3 triệu ở Nam Á. Rủi ro khủng khoảng kinh tế tạo nên "‘thế hệ bị đặt bên lề’, bao gồm những thanh niên nằm hoàn toàn ngoài thị trường lao động, không có hi vọng về khả năng làm việc để có một cuộc sống bền vững. “Thế hệ bị đặt bên lề” sẽ là những thanh niên nghèo ở các nước đang phát triển và theo ILO “Khi nhiều thanh niên vẫn tiếp tục trong (hoặc lâm vào) cảnh đói nghèo trong quá trình khủng hoảng thì hi vọng về một động lực thúc đẩy phát triển bởi nỗ lực của thanh niên ở các nước thu nhập thấp vẫn còn bế tắc”. Báo cáo cũng nhận thấy thanh niên thất nghiệp nhạy cảm đối với cuộc khủng hoảng hơn người trưởng thành thất nghiệp và sự phục hồi thị trường việc làm cho nam và nữ thanh niên có xu hướng chậm hơn so với thị trường việc làm dành cho người trưởng thành. Tỷ lệ thanh niên trên toàn thế giới có khả năng thất nghiệp cao gần gấp 3 lần so với người trưởng thành, nhưng trong năm 2009 tại Đông Nam Á & Thái Bình Dương mức chênh lệch này là 4,6 lần – mức tồi tệ nhất trên thế giới. Tại Nam Á, tỷ lệ thanh niên có khả năng thất nghiệp cao hơn gấp 3 lần và tại Đông Á là 2,6 lần. 

Suy giảm kinh tế gây nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với tầng lớp thanh niên, đặc biệt khi những người mới gia nhập vào thị trường lao động, càng làm gia tăng thêm nhóm những người thất nghiệp. Theo nghiên cứu của ILO, nguyên nhân dẫn tới tình trạng tỷ lệ thất nghiệp ở tầng lớp thanh niên tăng cao có bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Báo cáo chỉ rõ trong các quốc gia phát triển và các nền kinh tế mới nổi, hiệu ứng của cuộc khủng hoảng đối với thanh niên càng làm tăng thêm tỷ lệ thất nghiệp và các tệ nạn xã hội. Tại các nền kinh tế đang phát triển, nơi sinh sống của gần 90% các thanh niên, thanh niên lại chính là đối tượng dễ bị tác động nhất của tình trạng không có việc làm và nghèo đói. Trong các quốc gia thu nhập thấp, hiệu ứng của cuộc khủng hoảng gây ra còn trầm trọng hơn nữa. Cũng theo báo cáo của ILO, năm 2008 có khoảng 152 triệu người, chiếm khoảng 28% tất cả số thanh niên lao động trên thế giới, đều phải làm việc hay sống trong cảnh cực nghèo, trong các hộ gia đình sống với dưới 1,25 USD/ người/ngày. Đến nay, suy giảm kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, vì vậy, thất nghiệp, nhất là thất nghiệp trong lực lượng lao động trẻ vẫn chưa thể cải thiện được. Cũng theo báo cáo của ILO về “Việc làm thế giới năm 2012”,

Page 2: Lao dong

đến hết năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng 3%, chiếm 6,1% trong số lực lượng lao động, tương đương 202 triệu người. ILO cũng dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 6,2% vào năm 2013, tương đương với 5 triệu người nữa phải từ bỏ công việc của mình. Tỷ lệ thất nghiệp đặc biệt cao ở nhóm người trẻ. Theo thống kê, tại châu Âu, gần 2/3 quốc gia đã chịu tình trạng tỷ lệ thất nghiệp tăng dần mỗi năm. Số liệu từ Viện Thống kê quốc gia Tây Ban Nha cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp Tây Ban Nha trong quý 1-2012 tăng lên 24,4%, cao nhất 18 năm qua và cao hơn mức dự báo 23,8%. Một báo cáo khác cũng cho biết, tỷ lệ lạm phát của Tây Ban Nha cũng tăng từ 1,8% lên 2%. Các số liệu của Liên minh châu Âu (EU) công bố vào đầu năm 2011 cho thấy, tỉ lệ thất nghiệp tại 16 quốc gia thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên mức cao lịch sử: 10,1% trong tháng 11-2010. Theo các số liệu của cơ quan thống kê EU (Eurostat), hơn 15,9 triệu người tại khu vực đồng ơ-rô đã bị mất việc làm. Thất nghiệp, theo các chuyên gia kinh tế, cùng với nghèo đói là hai nguyên nhân cơ bản dễ dẫn đến khủng hoảng chính trị và xã hội. Và thực tế, trong các năm 2011 và 2012 thế giới đã chứng kiến làn sóng biểu tình rộng khắp trên toàn thế giới, cả ở những nơi tưởng như có hệ thống ASXH bền vững nhất là châu Âu. Thế giới cũng đã chứng kiến sự sụp đổ, sự ra đi của không ít Chính phủ cũng chỉ vì liên quan đến ASXH cho người dân ( không tính đến sự sụp đổ mang tính chính trị nhiều hơn ở các nước Trung đông).

Chính phủ các nước đang phải có những “gói cứu trợ” khẩn cấp để giải cứu nền kinh tế và phải chi một khoản tiền khổng lồ để trợ cấp thất nghiệp, giúp cho người lao động qua cơn nguy khốn về kinh tế. Chỉ riêng Hy lạp đầu năm 2012 EU đã phải đưa ra gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ Euro để cứu nền kinh tế nước này khỏi bị sụp đổ (theo BBC-TG.). Trước đó năm 2011 EU đã đưa ra gói cứu trợ khẩn cấp  thứ nhất cho Hy lạp trị giá 110 tỷ Euro.

Trong bối cảnh Hội nhập kinh tế thế giới, khi kinh tế thế giới bị khủng hoảng thì Việt nam cũng bị ảnh hưởng. Theo thống kê mới nhất, gần 100 ngàn doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa, kéo theo là gần 1 triệu người lao động bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp chung của lực lượng lao động Việt nam là 2,17% (tương đương 984000 người) và tỷ lệ thiếu việc làm là 2,98% ( tương đương 1,36 triệu người). Riêng đối với Việt nam, ngoài thất nghiệp chính thức (gần 1 triệu, như đã nêu), còn rất nhiều người bị thất nghiệp trá hình do không làm hết thời gian làm việc hoặc làm việc cầm chừng cho hết ngày, nhất là ở khu vực nông thôn  (không sử dụng hết thời gian lao động). Cũng theo số liệu thống kê nêu trên, trong số những người thất nghiệp, số người từ 15-24 tuổi chiếm tới 46,8%. Điều này lại cho thấy những quy luật kinh tế (tăng trưởng kinh tế- thất nghiệp) của thế giới và Việt nam đều có những nét tương đồng và càng khẳng định Việt Nam không thể đứng ngoài ảnh hưởng của khủng hoảng chung của kinh tế thế giới.

Khi người lao động bị thất nghiệp, bị mất việc làm, Chính phủ các nước phải có những giải pháp khác nhau để hỗ trợ, từ các quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và từ các quỹ xã hội khác trong hệ thống ASXH quốc gia.

Nhận thức được vai trò của ASXH trong kinh tế thị trường, đặc biệt là vào những thời kỳ khủng hoảng kinh tế, Đảng và Nhà nước ta chú trọng phát triển hệ thống ASXH. Trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020, các nội dung ASXH đã được thể hiện khá rõ (theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm Social Security đã nêu trên).

Trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam 2011-2020, ASXH, được đề cập trước hết trong mục tiêu tổng quát “ …đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt”   và mục tiêu cụ thể, được diễn giải với nội dung: “Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thể giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sĩ và 26 giường bệnh trên một vạn dân; lao động qua đào tạo  đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5-2%/năm; phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được đảm bảo…thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và các nhóm dân cư…” . 

Trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội cũng đã nêu rõ: “ tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm”, theo chúng tôi, không chỉ  là đảm bảo quyền của người lao động mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Điều này, ở mức độ nhất định, đã được thể hiện trong các văn bản Luật của Việt nam, như Bộ Luật lao động (sửa đổi), Luật BHXH và Luật dạy nghề. Riêng đối với vấn đề thất nghiệp, Bộ Luật lao động, Luật BHXH và Luật dạy nghề đều có quy định khá rõ về trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ việc làm, tái hòa nhập thị trường lao động cho người thất nghiệp. Tuy nhiên, từ văn bản luật đến thực hiện thực tế còn có khoảng cách và khoảng cách này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức thực thi pháp luật của các bên có liên quan ( xin được trình bày trong bài viết khác-TG).

Có thể nói, ASXH có vai trò rất lớn trong kinh tế thị trưởng nói chung và trong những giai đoạn khủng hoảng nói riêng. ASXH vừa là mục tiêu hướng tới của các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, vừa là những nội dung, những định hướng, những hoạt động cụ thể của các chính sách này.

Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Page 3: Lao dong

Posted on July 11, 2013 by hanh

        

IV. TÁC HẠI CỦA THẤT NGHIỆP

     Thất nghiệp,vấn đề cả thế gới đang quan tâm không chỉ có ở Việt Nam chúng ta.Trên thực tế ta

không thể xoá bỏ tận gốc của thất nghiệp được mà ta chỉ có thể giải quyết nạn thất nghiệp trong một

phạm vi nào đấy mà thôi  . Chính vì thế mà khi  thất nghiệp ở mức cao sản xuất sút kém,tài nguyên

không được sử dụng hết, thu nhập của dân cư giảm hẳn,kéo theo tổng giá trị sản phẩm quốc dân

xuống.Khó khăn kinh tế tràn sang lĩnh vực xã hội,nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội xảy ra.Sự

thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp gây ra ở nhiều nước  lớn đến mức ta  không thể so sánh với thiệt

hại do tính hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế vĩ mô nào khác.Khi thất nghiệp cao kéo theo nó là

hàng loạt các vấn đề cần quan tâm đó là các tệ nạn xã hội ngaỳ càng gia tăng như  cờ bạc, trộm

cắp,nghiện ngập,đặc biệt là các tầng lớp thanh niên không có công ăn việc làm họ chán nản,họ nghĩ

ra mọi cách miễn là làm sao có tiền là được.Nhất là khi sa đà vào con đường nghiện ngập, những lúc

cơn nghiện lên họ không làm chủ được mình thành thử ra họ phải kiếm ra tiền bằng mọi cách để thoả

mãn cơn nghiện,thậm chí còn đâm chém nhau,giết người cướp của không tiếc tay.Và những lúc đó

thì họ làm sao có thể làm chủ được chính bản thân mình   -> Chính điều đó đã  làm cho người dân

hoang mang về các vấn đề xã hội xảy ra,phá vỡ đi nhiều mối quan hệ truyền thống.Quan trọng hơn là

kinh tế của xã hội ngày càng giảm hẳn,tình trạng thất nghiệp ngày càng cao tạo ra nỗi lo cho toàn xã

hội làm sao giảm được tỷ lệ thất nghiệp đến mức tối đa nhất

- Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 giảm mạnh trên cả nước, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trên cả nước chỉ còn 5,3%, trong khi năm ngoái, tỷ lệ này vẫn là 5,6%.

- Năm 2006, tỷ lệ thanh niên đô thị thất nghiệp ở độ tuổi 15 – 34 là 5,1%. Năm 2007, tỷ lệ này là 8,5% và năm 2008 đã lên 9,3%, chiếm gần 61% trong tổng số người thất nghiệp.

- Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ năm 2009 là 4.66% ở khu vực thành thị.

- Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện là 4,65%

 

  VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM ******************** Chương 1. Một số vấn đề lý thuyết về thất nghiệp. 1.1.  Một số khái niệm cơ bản. 

Page 4: Lao dong

1.1.1.Thất nghiệp:  Là  một hiện tượng kinh tế  - xã hội trong đó một bộ phận dân cư có khả năng lao động nhưng không có việc làm và đang đi tim việc.  Người thất nghiệp là người có khả năng lao động đang đi tìm việc làm nhưng chưa tìm được việc (có những cố gắng cụ thể để đi tìm việc làm chứ không phải chỉ nghĩ đến việc làm).    Người thất nghiệp là người có khả năng lao động đang đi tìm việc làm 

Page 5: Lao dong
Page 6: Lao dong

 nhưng chưa tìm được việc (có những cố gắng cụ thể để đi tìm việc làm chứ không phải chỉ nghĩ đến việc làm). 1.1.2.Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp là số người thất nghiệp trên tổng lực lượng lao động.                                  Số người thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp = -------------------------------    x  100%                                  Lực lượng lao động Một trong những mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô là giải quyết việc làm cho nhân dân, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp.  Tỷ lệ thất nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo nền kinh tế. Do nhiều năm mới có tổng điều tra dân số nên một số nước đo lường  tỷ  lệ  thất  nghiệp  trên  cơ  sở  đăng  ký  thất  nghiệp  hàng  năm,  một  số nước dùng phương pháp điều tra chọn mẫu (lấy mẫu một cách ngẫu nhiên). 1.1.3.Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên:  Trong  nền  kinh  tế  thị  trường,  thất  nghiệp  là  hiện  tượng  không  tránh khỏi. Ở mức toàn dụng nhân lực không có nghĩa là không có thất nghiệp.  Thị trường lao động ở trạng thái cân bằng, nền kinh tế có đầy đủ việc làm vẫn có thất nghiệp.  Tỷ  lệ  thất nghiệp  tự  nhiên là tỷ  lệ thất nghiệp khi thị trường lao  động  cân bằng.  Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng.  Ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, thị trường lao động của nền kinh tế quốc dân  có  mức  cầu  cân  bằng  với  mức  cung.  Có  thể  trong  từng  thị  trường  lao động khác biệt của đất nước có mức cầu cao hơn cung (nhiều việc không có người làm) hoặc cung lớn hơn cầu (có nhiều người làm nhưng ít việc) nhưng toàn bộ thị trường cung lao động bằng cầu lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 

Page 7: Lao dong
Page 8: Lao dong

 này được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Với tỷ lệ này, mức việc làm là cao nhất có thể có tương ứng với sản lượng tiềm năng của đất nước.  Tỷ lệ thất nghiệp bao giờ cũng lớn hơn không. Bởi vì, trong một nền kinh  tế  rộng  lớn,  có  mức  cơ  động  cao,  thị  hiếu  và  tài  năng  đa  dạng,  mức cung cầu về vô số loại hàng hóa và dịch vụ thay đổi thường xuyên thì luôn luôn tồn tại thất nghiệp (cơ học) và thất nghiệp có tính cơ cấu. 1.1.4.Ý nghĩa của thất nghiệp  Khi mức thất nghiệp cao sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế và xã hội. - Tác động kinh tế.   Đối với toàn bộ nền kinh tế, thất nghiệp cao là sự lãng phí nguồn lực của đất nước. Nền kinh tế không nằm trên con đường giới hạn khả năng sản xuất. Đó là nền kinh tế không hiệu quả. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những hàng hóa và dịch vụ mà những người thất nghiệp đáng lẽ sản xuất – tương tự như một khối lượng lớn xe cộ, thực phẩm, quần áo và những hàng hóa khác bị trôi ra biển.  Tỷ lệ thất nghiệp cao thường gắn với mức sản lượng giảm. Theo quy luật Okun, nếu GDP giảm đi 2% so với GDP tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp tăng nên 1%.    Đối  với  những  người  thất  nghiệp,  họ  phải  sống  trong  tình  trạng  vô cùng khó khăn về kinh tế.  Đối với những người có việc làm, đội quân thất nghiệp là sức ép kinh tế  của  họ.  Trong  nhiều  trường  hợp,  những  người  này  phải  chấp  nhận  mức tiền công thấp, lao động với ngày lao động kéo dài và cường độ lao động cao 

Page 9: Lao dong
Page 10: Lao dong

 để có việc làm. Tuy nhiên, thất nghiệp cũng tạo ra đội quân hậu bị cho sản xuất trong cơ chế thị trường. - Tác động về mặt xã hội.  Thất nghiệp gây  ra  những  hậu quả  cực  kỳ  tai hại  đối với xã  hội. Nó gây nên sự căng thẳng về tâm lý và tinh thần của người thất nghiệp, làm suy sụp  cả  thể  chất  và  tinh  thần  của  nhiều  người.  Các  nghiên  cứu  tâm  lý  cho thấy, thất nghiệp gây ra trạng thái căng thẳng thần kinh tương tự như các sự kiện bi thảm của đời sống.  Thất  nghiệp  cao  gây  ra  các  rối  loạn  và  các  tệ  nạn  như  trộm  cắp,  cờ bạc, nghiện ngập,…. 1.1.5. Phân loại thất nghiệp và nguyên nhân.  Có  nhiều  tiêu  thức  để  phân  loại  thất  nghiệp  theo  cỏc  gúc  nhỡn  khác nhau. Khi đánh giá theo cơ cấu của thị trường lao động, thất nghiệp được chia làm 3 loại hình cơ bản : tạm thời (cơ học), cơ cấu và chu kỳ. Thất nghiệp tạm thời.  Đây là dạng thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của con người giữa cỏc vựng, cỏc công việc, hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Nó xảy ra ngay cả khi nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, có đầy đủ việc làm. Đây là mức thất nghiệp thấp nhất không thể giảm được trong một xã hội năng động. Trong cuộc sống của nền kinh tế thị trường, luôn luôn diễn ra sự thay đổi nghề nghiệp, thay đổi nơi làm việc hoặc chuyển đến nơi ở mới. Những sự thay đổi này làm người lao động tạm thời không có việc làm. Sinh viên tốt nghiệp đi tìm việc hoặc phụ nữ tạm nghỉ việc khi sinh con cũng thuộc thất nghiệp tạm thời. Thất nghiệp cơ cấu.  Thất nghiệp cơ cấu xảy ra do sự mất cân đối cung và cầu lao động xảy ra một cách cục bộ. Ở một số ngành hay một số vùng nằm trong tình trạng 

Page 11: Lao dong
Page 12: Lao dong

 suy sụp kéo dài, trong khi đó ở một số ngành khác hay vựng khỏc mức cầu về  lao  động  vẫn  tăng  nên  do  vẫn  tiếp  tục  phát  triển  hiệu  quả.  Ví  dụ,  khi ngành cơ khí không tìm được thị trường, sản xuất giảm sút, cầu về lao động giảm,  thất  nghiệp  gia  tăng,  nhưng  ngành  dệt  may  vẫn  tiếp  tục  phát  triển mạnh, đầu tư tăng, mức độ thu hút nhân công tăng. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thường làm một số doanh nghiệp phát đạt nhưng cũng làm một số doanh nghiệp bị phá sản. Điều đó dẫn đến thất nghiệp cơ cấu. Thất nghiệp này diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao động này giảm đi trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác tăng nên mà  mức  cung không được điều chỉnh nhanh chóng. Ngay cả khi thị trường lao động nói chung là cân bằng vẫn có thất nghiệp cơ cấu.  Thất nghiệp chu kỳ.  Thất nghiệp chu kỳ xảy ra khi mức cầu về lao động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân thấp hơn mức cầu về lao động. Khi thị trường lao động của nền kinh tế ở trạng thái cân bằng, thất nghiệp tạm thời và cơ cấu vẫn có thể xảy ra nhưng không có thất nghiệp chu kỳ. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ, cung quá lớn so với cầu thì xảy ra thất nghiệp chu kỳ. Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp chu kỳ diễn ra do sự phát triển theo chu kỳ của nền kinh tế. Trong điều kiện suy thoái, tức là khi toàn bộ nền kinh tế đi xuống, thất nghiệp phổ biến ở mức cao.   - Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.  Vì sao có hiện tượng thất nghiệp ? Câu trả lời đơn giản có thể tìm thấy trong việc phân tích các hình thức thất nghiệp như trên. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vào bản chất của hiện tượng, các nhà kinh tế học có nhiều cách tiếp cận khác nhau 

Page 13: Lao dong
Page 14: Lao dong

  Karl Marx tiếp cận theo hướng phân tích theo sự thay đổi tất yếu của hàm sản xuất. Sản lượng của nền kinh tế thị trường không ngừng tăng nên trong khi sự tăng  nên của các yếu tố đõug vào không cùng một tỷ lệ. Mức tăng của đầu vào là lao động ngày càng thấp hơn so với mức tăng của các đầu  vào  khác.  Sản  lượng  càng  tăng  thì  lượng  cầu  về  lao  động  ngày  càng giảm  đi  một  cách  tương  đối.  Vì  vậy,  sự  phát  triển  kinh  tế  thị  trường  luôn luôn gây ra hiện tượng thất nghiệp.  J.Keynes tiếp cận theo hướng phân tích sự cân bằng của hệ thống kinh tế. Khi tổng cầu giảm mà tiền lương và giá cả chưa kịp điều chỉnh để phục hồi mức hữu nghiệp toàn phần tức là thiếu cầu có khả năng thanh toán nên sẽ có hiện tượng nhiều người không có việc làm.  Nhiều nhà kinh tế sử dụng kinh tế học vi mô về thị trường lao động để giải  thích  thất  nghiệp.  Hình  dưới  đây  trình  bầy  về  thị  trường  lao  động. Đường cầu về lao động LD dốc xuống cho thấy các doanh nghiệp sẽ thuê nhiều  nhân  công  hơn  khi  tiền  lương  thực  tế  thấp  hơn.  Đường  LS  thể  hiện mức cung trên thị trường lao động. Đường cung trở nên hoàn toàn không co giãn tại đường lao động L+

 khi mức lương cao. Chúng ta gọi L+

 là lực lượng  lao động.                            

           

W                                                              

LS                W                                 LS 

Page 15: Lao dong

                                 LS 

                                                                              Mức                                                                 W2

   G               H         K lương 

 E W1

 B               W1

  A                                                                                  E 

Page 16: Lao dong
Page 17: Lao dong

 LD LD                                                                   L                                                      L L           Lao động          LE

         L+

                                                     LE

         L+   

   (a)        (b)               (b)   Hình 1. Thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện.  - Thất nghiệp tự nguyện.  Hình  1  (a)  cho  thấy  sự  cân  bằng  của  thị  trường  lao  động  dặc  trưng. Với mức tiền lương W1

, cung và cầu lao động cân bằng tại điểm E. Tại E, các  doanh  nghiệp  sẵn  sàng  thuê  tất  cả  các  công  nhân  đủ  tiêu  chuẩn  muốn làm việc với mức lương thị trường. Số công nhân được thuờ chớnh là đoạn AE trên đồ thị. Một số người thuộc lực lượng lao động nhưng chỉ muốn đi làm với mức lương cao hơn. Họ là những người chấp nhận thất nghiệp với mức lương hiện hành. Đoạn thẳng EB thể hiện lượng thất nghiệp này. Đây là thất  nghiệp  tự  nguyện.  Mức  hữu  nghiệp  L

Page 18: Lao dong

E

  là  mức  cân  bằng  hay  mức  hữu nghiệp  toàn  phần  (toàn  dụng  nhân  lực). Khoảng  cách  EB  so  với  lực  lượng lao động chính là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.  Sự  tồn  tại  của  thất  nghiệp  tự  nguyện  cho  ta  thấy  một  nền  kinh  tế  có thể  đang  hoạt  động  tại  mức  sản  lượng  tiềm  năng  (đạt  hiệu  quả  cao  nhất) nhưng vẫn có một lượng thất nghiệp nhất định. Những người thất nghiệp tự nguyện  có  thể  thích  nghỉ  ngơi,  giải  trí  hơn  là  làm  việc  tại  mức  lương  hiện hành. Hoặc do nguồn tài trợ làm họ đủ sống mà không cần phải đi làm với mức lương thấp… - Thất nghiệp không tự nguyện.  Hình  1  (b)  cho  thấy  sự  không  cân  bằng  trên  thị  trường  lao  động  khi mức  lương  là  W2

.  Thông  thường, tiền lương  có  xu hướng phản  ứng  chậm chạp  với  những  biến  động  kinh  tế.  Khi  tiền  lương  không  thay  đổi  để  cân bằng  thị  trường  thì  hiện  tượng  dư  cung  là  không  thể  tránh  khỏi.  Tại  mức 

Page 19: Lao dong
Page 20: Lao dong

 lương quá cao, có nhiều lao động đủ tiêu chuẩn đi tìm việc mà không kiếm được việc. Số người sẵn sàng làm việc tại mức lương W2

 là ở điểm K trên đường cung nhưng các doanh nghiệp chỉ muốn thuê lượng H công nhân trên đường cầu. Số người thất nghiệp sẽ là đoạn HK như trên đồ thị. Họ là những người có đủ khả năng và sẵn sàng làm việc với mức lương W2

 nhưng không tìm được việc. Đó là những người thất nghiệp không tự nguyện.  Nguyên nhân của tớnh khụng linh hoạt làm cho tiền lương cứng nhắc ở mức W2

 có thể được giải thích trên một số khía cạnh : +      Hầu  hết  lao động  được  bán  trong  các thị  trường  có  quản  lý  chứ  không phải trong những thị trường đấu giá cạnh tranh. Các doanh nghiệp đều quản lý  tiền  lương  của  mình, đặt  ra khung  lương  cố  định  và  thuê người  tại  mức lương khởi điểm. Khung lương này thường cố định trong một năm hay dài hơn, và khi chúng được điều chỉnh, tiền lương sẽ tăng lên ở tất cả các bậc.  +   Các công đoàn ít khi chấp nhận cắt giảm lương. Họ luôn gây sức ép tăng lương và kéo dài hợp đồng lao động. Vì vậy, khung lương thường được xếp trong thời hạn hợp đồng kéo dài, trong thời gian đó, tiền lương không được điều chỉnh khi dư cung hay dư cầu ở từng lĩnh vực cụ thể.  1.2. Những nhân tố ảnh hưởng Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên: Có  hai  nhân  tố  chính  ảnh  hưởng  đến  tỷ  lệ  thất  nghiệp  tự  nhiên  là khoảng thời gian thất nghiệp và tần số thất nghiệp.  Khoảng thời gian thất nghiệp Giả sử rằng thường xuyên có một lượng người nhất định bổ sung vào đội  ngò  tìm  kiếm  việc  làm  và  nêú  mỗi  người phải  chờ đợi  quá  nhiều  thời gian  mới  tìm  được  việc  thì  trong  một  thời  kỳ  nào  đó  số  lượng  người  thất 

Page 21: Lao dong
Page 22: Lao dong

 nghiệp trung bình tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ bị nâng cao. Thời gian chờ đợi  nói  trên  được  gọi  là  “Khoảng  thời  gian  thất  nghiệp”  và  nó  phụ  thuộc vào: - Cách thức tổ chức thị trường lao động. - Cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, ngành nghề ....). - Cơ cấu việc làm và khả năng có sẵn việc. Mọi chính sách cải thiện các yếu tố trên sẽ dẫn đến rút ngắn khoảng thời gian thất nghiệp. Tần số thất nghiệp. Lần  sè  trung  bình  một  người  lao  động  bị  thất  nghiệp  trong  thời  kỳ nhất định (ví dụ trong một năm bị thất nghiệp hai lần). Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào: -  Sù thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. -  Sù gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động. Trong ngắn hạn, khi tổng cầu không đổi nhưng có sự biến động về cơ cấu của nó và khi có tỷ lệ tăng dân số cao thì tần số thất nghiệp bị đẩy lên nhanh. Tần số thất nghiệp lớn có nghĩa là thường xuyên có số thất nghiệp nhiều, tỷ lệ thất nghiệp cao. Hạ tỷ lệ tăng dân số và ổn định kinh tế là hướng đi quan trọng giữ cho tần số thất nghiệp ở mức thấp. Chó  ý  rằng,  ở  các  nước  có  nền  kinh  tế  đang  phát  triển,  loại  “dân  số  hoạt động kinh tế tự do” (buôn bán nhỏ, sản xuất nhá ... ) có số người tham gia đáng kể  

Page 23: Lao dong
Page 24: Lao dong

 nhưng thu nhập rất thấp và không ổn định. Họ luôn mong muốn tìm kiếm việc làm mới có thu nhập cao hơn và ổn định hơn và như vậy họ là nguồn dự trữ lớn cho sù gia tăng lực lưọng lao động. ở các nước phát triển khi có trợ cấp thất nghiệp cũng có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp do có điều kiện thuận lợi để kéo dài thời gian tìm việc. 1.3.   Một số giải pháp (lý thuyết) để giải quyết thất nghiệp .  Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi, các chính phủ chỉ có thể giảm thất nghiệp xuống mức thấp nhất có thể được. Trong  vài  thập  kỷ  trước,  chính  sách  “  việc  làm  đầy  đủ  ”  được  áp  dụng  ở phần  lớn  các  nước  phát  triển  có  nền  kinh  tế  thị  trường,  trong  đó  tổng  cầu được kích thích bằng sự tác động của ngân sách cũng như tín dụng. Mục tiêu chủ yếu của chính sách này là đạt được sự phù hợp của số lượng lao động đối với điều kiện “ gần đủ việc làm ” bằng cách giữ nhịp độ phát triển kinh tế cao một cách ổn định, kết hợp với việc tổ chức các khóa đào tạo và đào tạo lại lao động phù hợp với các nhu cầu đang thay đổi của nền sản xuất; cấp vốn  để  kích  thích  tính  cơ  động  của  lao  động;  thực  hiện  các  chương  trình pháp  chế  hỗ  trợ  việc  làm  có  chọn  lọc  đối  với  nhóm  người  lao  động  thanh niên, trung  niên  và  những  người  làm  việc  tại  các  ngành  và  các  khu  vực  bị đình đốn. Tuy nhiên sự can thiệp trực tiếp của nhà nước cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Ví dụ, nhà nước thi hành một loạt các chính sách kinh tế như kích thích  đàu  tư  tư  nhân,  tăng  đơn  đặt  hàng  của  nhà  nước,  giảm  thuế  kinh doanh…Để đạt được  kế  hoạch này,  đòi hỏi ngân  sách  nhà nước  phải tăng nhanh  hơn  nhưng  nguồn  thu  chính  của  ngân  sách  lại  làm  thuế  thu  nhập, vỡvậy  làm  thu  hẹp  cầu  có  khả  năng  thanh  toán  do  đó  đầu  tư  giảm  và  thất nghiệp tăng. Hiện  nay,  ở  các  nước  phát  triển, chính  sách  của  các  chính  phủ  được thực hiện theo hướng “đảm bảo tính hiệu quả và tính linh hoạt ”. Đó là tổng  

Page 25: Lao dong
Page 26: Lao dong

  hợp các biện pháp tác động trực tiếp và gián tiếp đến cung cầu về lao động nhằm thoát khỏi sự điều tiết “ thừa ” của nhà nước. Các biện pháp này tập  trung  vào  việc  thay  thế  công  cụ  tác  động  bằng  ngân  sách  sang  công  cụ  tín dụng. Đồng thời các chính phủ cũng hướng vào việc xây dựng nền kinh tế tri thức  thông  qua  cuộc  cách  mạng  khoa  học  -  kỹ  thuật  và  công  nghệ.  Chính nhờ sự phát triển khoa học kỹ thuật này đòi hỏi phải có nhu cầu về lao động tương ứng, buộc những người lao động trong xã hội phải nâng cao trình độ và tay nghề của mình. Việc làm tăng lên và đi kèm với nó là việc thực hiện các chính sách đào tạo và đào tạo lại người lao động làm tăng chất lượng và tính  năng  động  của  người  lao  động  thích  ứng  được  yêu  cầu  của  sản  xuất. Tuy vậy, cách mạng khoa học kỹ thuật cũng làm hạn chế cầu về lao động khi thực hiện công nghệ mới.  Ở các nước đang phát triển, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp được thực hiện chủ yếu theo các hướng: -  Tăng cường cung cấp thông tin cần thiết cho lao động muốn tìm việc làm, điều hành giữa cung và cầu về lao động. -  Đào tạo lỹ thuật và nghề nghiệp đối với lực lượng lao động. -  Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. -  Khuyến khích xuất khẩu. -  Thực hiện các chương trình ưu đãi tín dụng. -  Hạn chế mức tăng dân số thông qua các chương trình y tế và giáo dục. -  Tăng cường các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi nhiều lao động.     

Page 27: Lao dong
Page 28: Lao dong

   Chương 2.  Thực trạng thất nghiệp và các giải pháp tìm kiếm việc làm ở Việt Nam. ********************************  2.1.Thực trạng thất nghiệp. Hiện  nay  Việt  Nam  là  một  trong  13  nước  đông  dân  nhất  thế  giới. Hàng năm nguồn lao động ở nước ta tăng nhanh và ở mức cao. Bình quân mỗi năm có khoảng một triệu thanh niên bước vào tuổi lao động và có nhu cầu làm việc. Bên cạnh đó là một bộ phận không nhỏ những người xuất cảnh trái phép hồi hương tự nguyện, bộ đội phục viên xuất ngò, học sinh thôi, bỏ học, học sinh các trường chuyên nghiệp và dạy nghề...đang cần tìm việc làm. Số  người  chưa  có  việc  làm  tập  trung  ở  các  khu  vực  thành  thị,  khu  công nghiệp tập trung và khoảng 80% ở lứa tuổi thanh niên, đại bộ phận có sức khoẻ, có trình độ văn hoá và chưa có nghề. -  Tỷ lệ thất nghiệp .          Thất nghiệp và thiếu việc làm là tình trạng phổ biến ở hầu hết các nước có nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó có nước ta hiện nay. Bảng dưới đấy cho thấy rõ tỷ lệ thất nghiệp ở cỏc vựng nông thôn, thành thị nước ta những năm gần đây .Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam phân theo vùng kinh tế và thành thị, nông thôn một số năm gần đây (đơn vị tính %) /Năm  Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam phân theo vùng kinh tế và thành thị, nông thôn một số năm gần đây (đơn vị tính %) /Năm

Thị trường lao động Việt Nam: Thừa lượng, thiếu chấtTags: Việt Nam, thị trường lao động, nguồn nhân lực, các lĩnh vực, được chuyển giao, tay nghề cao, kỹ thuật, công

nghệ, tuyển dụng, nhu cầu, công việc, chất lượng, thiếu, thông, tăng

Page 29: Lao dong

Theo các chuyên gia về nhân lực, nguồn nhân lực ở Việt Nam rất dồi dào nhưng lại thiếu trầm trọng về chất lượng. Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài nhưng thiếu tính chuyên nghiệp.

Dù chưa cung cấp hoàn toàn đầy đủ thông tin về thị trường lao động tại Việt Nam, song những phân tích về thị trường lao động vừa được mạng tuyển dụng VietnamWorks công bố đã cho thấy một phần tương đối đầy đủ của thị trường lao động trong nước.

Bản thông số đã cung cấp những thông tin có giá trị về thị trường lao động trong nước giúp doanh nghiệp và người lao động có những kế hoạch tốt hơn về việc làm. So với quý IV-2004, số lượng vị trí đăng tuyển trong ngành tiếp thị tăng nhiều nhất, tuy nhiên tỷ lệ tăng cao nhất lại thuộc về y tế với mức tăng 400%. Nguồn cung ứng nhân lực cũng tăng đạt 49% trong quý I.

Các ngành thu hút được nhiều người tìm việc là: Công nghệ viễn thông, hành chính, thư ký, quảng cáo, khuyến mãi, đối ngoại... và bán hàng. Theo đó, trong quý I/2005, nhu cầu nhân lực tại Việt Nam tăng 15%, những ngành tuyển mới nhiều nhất là công nghệ thông tin, bán hàng, tiếp thị, kỹ thuật và hành chính.

Bản thông số cũng cho thấy chỉ số cầu trong những tháng đầu năm có bước tăng trưởng đáng kể, số lượng việc làm trong hầu hết các lĩnh vực đều tăng. Trong đó, 6 lĩnh vực có cầu nhân lực cao nhất là bán hàng, công nghệ viễn thông, tiếp thị, hành chính - thư ký, kế toán và kỹ thuật. Bên cạnh đó, báo cáo cũng ghi nhận sự sụt giảm của các lĩnh vực tiện ích công cộng, bất động sản hay vận tải giao nhận. Nguyên nhân chính của sự suy giảm các lĩnh vực này chủ yếu do nhu cầu công việc ít, các ứng viên thường lựa chọn các công việc có nhiều chỉ tiêu hơn.

Về phạm vi, TP.HCM và Hà Nội là những nơi có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất, tiếp đó là Biên Hòa - Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, An Giang. Song song với chỉ số cầu, báo cáo cũng cho thấy lực lượng lao động đang gia tăng trong các lĩnh vực công nghệ viễn thông, hành chính, bán hàng, kế toán, quảng cáo và kỹ thuật. Sau Tết Âm lịch, số lao động đăng ký tuyển dụng trong các ngành này tăng đột biến cho thấy nguồn lao động trên thị trường hiện nay rất dồi dào, thừa khả năng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Vẫn còn thiếu... chất

Trên thị trường lao động hiện tại, nguồn nhân lực cao cấp và công nhân tay nghề cao vẫn đang là mối quan tâm của nhà tuyển dụng. Thị trường đang rất cần các chuyên gia về quản trị kinh doanh, lập trình viên, kỹ thuật viên, các nhà quản lý trung gian hiểu biết về tài chính và tiếp thị với yêu cầu cơ bản về tiếng Anh, những công nhân có tay nghề cao, ham học hỏi. Tuy nhiên, nguồn cung ứng lao động có chất lượng trên thị trường còn hạn chế.

Ngành Dệt may đang cần nhiều nhân công lành nghề

Page 30: Lao dong

Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác để hoàn thành công việc của lao động Việt Nam quá yếu kém. Nhiều nhà quản lý nước ngoài đã nhận xét rằng: "Lao động Việt Nam làm việc rất tốt khi tự mình giải quyết công việc, nhưng nếu đặt họ trong một nhóm thì hiệu quả kém đi nhiều". Chính điều này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không thể thành đạt được, cho dù họ đã tập hợp được đội ngũ nhân công có đẳng cấp cao.

Theo đánh giá, các chương trình đào tạo của Việt Nam hiện nay thường nhấn mạnh đào tạo kiến thức lý thuyết chứ chưa quan tâm đến các kỹ năng thực hành. Hầu hết các sinh viên ra trường không thể bắt tay ngay vào công việc mà luôn phải qua một thời gian đào tạo lại. Để tạo nên một bước tiến về đào tạo, cơ chế tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp Nhà nước cần có sự thay đổi theo hướng ưu tiên lao động có chất lượng, có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Theo Công an Nhân dân