13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG Tên công trình: CHUNG CƯ AN DƯƠNG VƯƠNG Vị trí xây dựng: Thị xã Lào Cai, Tỉnh Lào Cai Quy mô công trình: Mặt bằng công trình hình chữ thập, với chiều dài là 41m, chiều rộng là 32m, với diện tích là 1120 m2. Công trình gồm 14 tầng điển hình, 1 tầng hầm, 1 tầng dịch vụ, 1 tầng mái. Chiều cao công trình: 58.9 m tính từ mặt đất tự nhiên. Tầng hầm thiết kế theo kiểu bán hầm với chiều cao trên mặt đất là 1.5 m. Thang máy bố trí ở giữa, chỗ đậu xe xung quanh. Các hệ thống kỹ thuật như bể chứa nước sinh hoạt, trạm bơm, trạm xử lý nước thải được bố trí hợp lý giảm thiểu chiều dài ống dẫn. Tầng hầm có bố trí thêm các bộ phận kỹ thuật về điện như trạm cao thế, hạ thế, phòng quạt gió. Tầng trệt: dùng làm siêu thị nhằm phục vụ nhu cầu mua bán, các dịch vụ giải trí… cho các hộ gia đình cũng như nhu cầu chung của khu vực. Tầng kỹ thuật: bố trí các phương tiện kỹ thuật, điều hòa, thiết bị thông tin Tầng 2-14: bố trí các căn hộ phục vụ nhu cầu ở. Nhìn chung giải pháp mặt bằng đơn giản, tọa không gian rộng để bố trí các căn hộ bên trong, sử dụng loại vật liệu nhẹ làm vách ngăn giúp tổ chức không gian linh hoạt rất phù hợp với xu hướng và sở thích hiện tại, có thể dễ dàng thay đổi trong tương lai.

Chương 1 tổng hợp

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương 1 tổng hợp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN1.1. GIỚI THIỆU CHUNG

Tên công trình:CHUNG CƯ AN DƯƠNG VƯƠNGVị trí xây dựng: Thị xã Lào Cai, Tỉnh Lào Cai

Quy mô công trình: Mặt bằng công trình hình chữ thập, với chiều dài là 41m, chiều rộng là 32m,

với diện tích là 1120 m2. Công trình gồm 14 tầng điển hình, 1 tầng hầm, 1 tầng dịch vụ, 1 tầng mái.

Chiều cao công trình: 58.9 m tính từ mặt đất tự nhiên.

Tầng hầm thiết kế theo kiểu bán hầm với chiều cao trên mặt đất là 1.5 m.

Thang máy bố trí ở giữa, chỗ đậu xe xung quanh. Các hệ thống kỹ thuật như bể chứa nước sinh hoạt, trạm bơm, trạm xử lý nước thải được bố trí hợp lý giảm thiểu chiều dài ống dẫn. Tầng hầm có bố trí thêm các bộ phận kỹ thuật về điện như trạm cao thế, hạ thế, phòng quạt gió.

Tầng trệt: dùng làm siêu thị nhằm phục vụ nhu cầu mua bán, các dịch vụ giải trí… cho các hộ gia đình cũng như nhu cầu chung của khu vực.

Tầng kỹ thuật: bố trí các phương tiện kỹ thuật, điều hòa, thiết bị thông tin

Tầng 2-14: bố trí các căn hộ phục vụ nhu cầu ở.

Nhìn chung giải pháp mặt bằng đơn giản, tọa không gian rộng để bố trí các căn hộ bên trong, sử dụng loại vật liệu nhẹ làm vách ngăn giúp tổ chức không gian linh hoạt rất phù hợp với xu hướng và sở thích hiện tại, có thể dễ dàng thay đổi trong tương lai.

Một số hình ảnh kiến trúc của công trình:

Page 2: Chương 1 tổng hợp

Hình 1.1 Mặt bằng tầng điển hình

Page 3: Chương 1 tổng hợp

Hình 1.2 Mặt bằng tầng hầm

Page 4: Chương 1 tổng hợp

Hình 1.3 Mặt đứng trục 8-1

Page 5: Chương 1 tổng hợp

Hình 1.4 Mặt cắt ngang A-A

Page 6: Chương 1 tổng hợp
Page 7: Chương 1 tổng hợp

Hình 1.5 Mặt cắt ngang B-B

Page 8: Chương 1 tổng hợp

1.2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC1.2.1. Hệ thống điện

Hệ thống tiếp nhận điện từ hệ thống điện chung của khu đô thị vào thông qua phòng máy điện. Từ đây điện được dẫn đi khắp công trình thông qua mạng lưới điện nội bộ

Ngoài ra khi bị sự cố mất điện có thể dùng ngay máy phát điện dự phòng đặt ở tầng hầm để phát.

1.2.2. Hệ thống nước Nguồn nước được lấy từ hệ thống cấp nước khu vực và dẫn vào bể chứa ở tầng

hầm rồi bơm lên hồ nước mái. Sau khi xử lý, nước thải đựơc đẩy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

1.2.3. Thông gió chiếu sáng Bốn mặt của công trình đều có bancol thông gió chiếu sáng cho các phòng.

Ngoài ra còn bố trí máy điều hòa ở các phòng.1.2.4. Phòng cháy thoát hiểm

Công trình bê tông cốt thép bố trí tường ngăn bằng gạch rỗng vừa cách âm vừa cách nhiệt.

Dọc hành lang bố trí các hộp chống cháy bằng các bình khí CO2.

Các tầng lầu đều có 3 cầu thang đủ đảm bảo thoát người khi có sự cố về cháy nổ. Bên cạnh đó trên đỉnh mái còn có bể nước lớn phòng cháy chữa

1.2.5. Chống sét Chọn sử dụng hệ thống thu sét chủ động quả cầu Dynasphere đựơc thiết lập ở

tầng mái và hệ thống dây nối đất bằng đồng được thiết kế để tối thiểu hóa nguy cơ bị sét đánh.

1.2.6. Hệ thống thoát rác Rác thải ở mỗi tầng được đổ vào gen rác đưa xuống gian rác, gian rác được bố

trí ở tầng hầm và có bộ phận đưa rác ra ngoài. Gian rác được thiết kế kín đáo, kỹ càng để tránh làm bốc mùi gây ô nhiễm môi trường.

1.3. TẢI TRỌNG VÀ TÁC ĐỘNG1.3.1. Tải đứng

Tĩnh tải

Tĩnh tải tác dụng lên công trình bao gồm: Trọng lượng bản thân công trình.

Trọng lượng các lớp hoàn thiện, tường, kính, đường ống thiết bị…

Hoạt tải

Page 9: Chương 1 tổng hợp

Hoạt tải tiêu chuẩn tác dụng lên công trình được xác định theo công năng sử dụng của sàn ở các tầng. (Theo TCVN 2737 : 1995 - Tải trọng và tác động)

Page 10: Chương 1 tổng hợp

Bảng 1.1: Tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều trên sàn và cầu thang

STT Công năngptc

(kN/m2)

1 Phòng ngủ (nhà kiểu căn hộ, nhà trẻ mẫu giáo) 1.5

2 Phòng ăn, phòng khách, WC, phòng tắm, bida (kiểu căn hộ) 1.5

3 Phòng ăn, phòng khách, WC, phòng tắm, bida (kiểu nhà mẫu giáo) 2.0

4 Bếp, phòng giặt (nhà căn hộ) 1.5

5 Bếp, phòng giặt (nhà ở mẫu giáo) 3.0

6 Phòng động cơ (nhà cao tầng) 7.0

7 Nhà hàng (ăn uống, nhà hàng) 3.0

8 Nhà hàng (triển lãm, trưng bày, cửa hàng) 4.0

9 Phòng đợi (không có ghế gắn cố định) 5

10 Kho 5

11 Phòng áp mái 0.7

12Ban công và lô gia (tải trọng phân bố đều trên toàn bộ diện tích ban công, lô gia được xét đến nếu tác dụng của nó bất lợi hơn khi lấy theo mục a)

2

13 Sảnh, phòng giải lao, cầu thang, hành lang thông với các phòng 3

14Ga ra ô tô (đường cho xe chạy, dốc lên xuống dùng cho xe con, xe khách và xe tải nhẹ có tổng khối lượng ≤ 2500 kg)

5

1.3.2. Tải ngangDo công trình chịu động đất và có chiều cao hơn 40 m nên tải gió tác dụng lên công trình bao gồm có thành phần tĩnh và thành phần động của tải gió. Áp lực gió tiêu chuẩn Wo = 0.83 kN/m2

1.4. GIẢI PHÁP THIẾT KẾCăn cứ vào hồ sơ khảo sát địa chất, hồ sơ thiết kế kiến trúc, tải trọng tác động vào công trình nên phương án thiết kế kết cấu được chọn như sau: Hệ khung bê tông cốt thép đổ toàn khối.

Phương án thiết kế móng: móng cọc ép và móng cọc khoan nhồi.

1.5. VẬT LIỆU SỬ DỤNG Bê tông

Bê tông sử dụng trong công trình là loại bê tông có cấp độ bền B25 với các thông số tính toán như sau:

Cường độ tính toán chịu nén: Rb = 14.5 MPa

Page 11: Chương 1 tổng hợp

Cường độ tính toán chịu kéo: Rbt = 1.05 MPa

Mô đun đàn hồi: Eb = 30000 MPa

Cốt thép

Cốt thép loại AI (đối với cốt thép có Ø ≤ 10)Cường độ tính toán chịu nén: Rsc = 225 MPa

Cường độ tính toán chịu kéo: Rs = 225 MPa

Cường độ tính toán cốt ngang: Rsw = 175 MPa

Mô đun đàn hồi: Es = 210000 MPa

Cốt thép loại AIII (đối với cốt thép có Ø > 10)Cường độ tính toán chịu nén: Rsc = 365 MPa

Cường độ tính toán chịu kéo: Rs = 365 MPa

Mô đun đàn hồi: Es = 200000 Mpa

1.6. PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH TÍNH TOÁN Mô hình hệ kết cấu công trình: ETABS, SAFE.

Tính toán cốt thép và tính móng cho công trình: Sử dụng phần mềm EXCEL kết hợp với lập trình VBA.

Tính toán, kiểm tra SCT móng: Plaxis 3D 8.6

1.7. TIÊU CHUẨN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO TCVN 356-2005: Tiêu chuẩn kết cấu bêtông và bê tông cốt thép.

TCVN 2737-1995: Tiêu chuẩn thiết kế tải trọng và tác động.

TCVN 195-1997: Nhà cao tầng-thiết kế cấu tạo BTCT toàn khối.

TCVN 229-1999: Tiêu chuẩn tính gió động.

TCVN 197-1997: Nhà cao tầng-thi công cọc khoan nhồi.

TCXD45-1978: Tiêu chuẩn thiết kế nhà và công trình.

Sổ tay thực hành kết cấu công trình PGS.TS VŨ MẠNH HÙNG

Kết cấu bê tông cốt thép tập 1, 2, 3 Th.S VÕ BÁ TẦM

Nền móng Th.S LÊ ANH HOÀNG

Tính toán cột bê tông cốt thép PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH CỐNG