Download pptx - Môn xã hội học

Transcript
Page 1: Môn xã hội học

MÔN:XÃ HỘI HỌCNHÓM 1_C11G2

Page 2: Môn xã hội học

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh

đạo của Đảng, cùng với những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội, xã hội Việt Nam cũng đã diễn ra một quá trình biến đổi toàn diện cả ở tầm vĩ mô và vi mô, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.

Ngoài cơ cấu xã hội - giai cấp như một bộ phận cốt yếu còn có cơ cấu xã hội - dân tộc, cơ cấu xã hội - tôn giáo, cơ cấu xã hội - lao động - nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - nhân khẩu.

Trong đó, biến đổi mang tính đột phá nhất là trong cơ cấu xã hội - dân tộc.

Page 3: Môn xã hội học

Cơ cấu xã hội - nhân khẩu

Cơ cấu xã hội - lao động -nghề nghiệp

Cơ cấu xã hội - giai cấp

Cơ cấu xã hội - dân tộc 

Cơ cấu xã hội - tôn giáo

Page 4: Môn xã hội học

Cơ sở nhận diện cơ cấu xã hội - dân tộc

Cơ cấu xã hội – dân tộc là một phân hệ của cơ cấu xã hội, nó được hình thành bởi sự phân định sự khác nhau về những đặc trưng của các dân tộc trong một cộng đồng quốc gia – dân tộc. Một xã hội bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, cùng tồn tại và hoạt động theo một hệ thống thiết chế xã hội thống nhất.

Page 5: Môn xã hội học

+ Thành kiến

Là một thái độ xét đoán vô căn cứ về một nhóm người nào đó. Sự xét đoán này cũng có thể là tích cực hoặc tiêu cực.

Thành kiến thường tồn tại trong hai trạng thái là sự rập khuôn và chủ nghĩa phân biệt đối xử.

Nguyên nhân của sự thành kiến thường là: sự kiêu ngạo, tính cách độc đoán, khoảng cách văn hoá, mâu thuẫn xã hội.

Thành kiến và phân biệt đối xử đến mức độ cao trở thành hằn học giữa các nhóm người hoặc dân tộc.

Page 6: Môn xã hội học

+Hằn học Là một thái độ thù địch và hành động chống đối và huỷ diệt

nhau. Xung đột quá mạnh mẽ về lợi ích và miệt thị dân tộc thái quá thường dẫn đến hằn học dân tộc.

Đối với nước ta với 54 dân tộc phải đối mặt với rất nhiều thách thức của đổi mới, hội nhập khu vực, quốc tế. Đảng và Nhà nước luôn luôn coi trọng vấn đề dân tộc, xác định đây là vấn đề có tính chiến lược trong quá trình phát triển xã hội Việt Nam. Bằng các chính sách phát triển kinh tế, các chính sách văn hoá dân tộc, Đảng và Nhà nước đã tạo ra sự đoàn kết dân tộc rộng khắp, tạo ra sức mạnh lớn cho xã hội.

Page 7: Môn xã hội học

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:Xã hội học về cơ cấu xã hội - dân tộc tập trung vào những

vân đề cơ bản sau: + Quy mô, tỷ trọng phân bổ và sự biến đổi số lượng, chất

lượng các nhóm cư dân của dân tộc :Theo số liệu thống kê Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày

1/4/2009, dân số Việt Nam có 85.789.573 người, trong đó 53 tộc người thiểu số chiếm khoảng 14% dân số cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ số dân giữa các tộc người thiểu số cũng không đều nhau.

Page 8: Môn xã hội học

+Xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội trong nội bộ mỗi dân tộc và mối tương quan giữa chúng với cộng đồng, sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong sự biến đổi về cơ cấu giữa các dân tộc:

Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, thành phần tộc người có xu hướng tăng lên (có thể vượt qua con số 54 dân tộc - do ý thức tộc người tăng lên, do chính sách ưu đãi của Nhà nước...), sự phân bố về địa lý giữa các dân tộc thay đổi mạnh (do di dân tự do từ Bắc và Nam, do phát triển các khu công nghiệp...), đặc biệt là sự biến đổi cơ cấu dân số giữa các tộc người (tỷ lệ sinh ở các dân tộc thiểu số miền núi cao hơn ở người Kinh và ở đồng bằng).

Page 9: Môn xã hội học

+Mối quan hệ tác động qua lại giữa cơ cấu xã hội dân tộc và các phân hệ cơ cấu xã hội khác và các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội :Nhận thức mới về dân tộc đòi hỏi phải tính tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với số lượng đông đảo hơn 3 triệu người, có mặt ở nhiều nước, trong đó có không ít những tài năng khoa học, nghệ thuật, quản lý và quản trị doanh nghiệp, những người có trình độ cao, có tiềm lực mạnh, lại có tinh thần dân tộc, muốn đầu tư vào trong nước, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế và chấn hưng dân tộc.

Page 10: Môn xã hội học

Các tầng lớp, các nhóm xã hội đó, trong hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội và tham gia vào đời sống chính trị (tham chính) lại thường đan xen và giao thoa lẫn nhau, nhất là giới - lứa tuổi - thế hệ.

Page 11: Môn xã hội học

3. VAI TRÒ

Nghiên cứu cơ cấu xã hội dân tộc góp phần tạo ra những cơ sở khoa học giúp cho Đảng, nhà nước hoạch định các chính sách trong việc phân bổ, điều tiết lại dân cư, tổ chức lại lực lượng lao động, việc làm cho phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc; Tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc…

Page 12: Môn xã hội học

4. KẾT LUẬN

Tóm lại xã hội là một tổ chức đa cơ cấu, ngoài các phân hệ đã nghiên cứu ở trên còn có những phân hệ khác như: tôn giáo, an ninh quốc phòng… mỗi phân hệ cơ cấu có những đặc điểm, vị trí, vai trò và yêu cầu riêng khác nhau. Việc nghiên cứu các phân hệ của cơ cấu xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát xã hội.


Recommended