51
Xây dựng Lộ trình các Biện pháp An toàn môi trường và xã hội cho Chương trình Hành động REDD+ Quốc gia Phân tích các lỗ hổng về luật, chính sách, và các quy định hiện hành 30 tháng 4, 2013 Tuyên bmin trtrách nhim Đây là sản phẩm tư vấn dthảo được chia snhm mục đích thu thập ý kiến và phn hi ca các bên liên quan. Nhng ý kiến trình bày trong tài liu này chlà ca tác gikhông mang tính đại din cho SNV hay Tng cc Lâm nghip.

Xây dựng Lộ trình các Biện pháp An toàn môi trường và xã ... May 2013/Du... · an toàn môi trường và xã hội có hiệu quả về chi phí cho REDD+, từ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Xây dựng Lộ trình các Biện pháp An toàn môi trường và xã hội cho Chương trình Hành động REDD+ Quốc gia

Phân tích các lỗ hổng về luật, chính sách, và các quy định hiện hành

30 tháng 4, 2013

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm

Đây là sản phẩm tư vấn dự thảo được chia sẻ nhằm mục đích thu thập ý kiến và phản hồi của các bên liên quan. Những ý kiến trình bày trong tài liệu này chỉ là của tác giả và không mang tính đại diện cho SNV hay Tổng cục Lâm nghiệp.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

1

NỘI DUNG

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................................. 2

TÓM TẮT .................................................................................................................................................... 3

PHẦN 1: MỤC ĐÍCH CỦA LỘ TRÌNH .................................................................................................. 9

1.1 Giới thiệu: Vì sao Việt Nam cần xây dựng Lộ trình các Biện pháp Đảm bảo an toàn REDD+? . 9

1.2 Chính sách Quốc tế và các Yêu cầu Tài trợ .................................................................................. 9

1.2.1 Áp lực kép ............................................................................................................................. 9

1.2.2 Các yêu cầu của UNFCCC .................................................................................................... 9

1.2.3 Các Biện pháp Đảm bảo an toàn Cancun ............................................................................ 10

1.2.4 Những kỳ vọng khác của các cơ quan đa phương và song phương .................................... 11

1.3 Chính sách phản hồi của Việt Nam về các biện pháp Đảm bảo an toàn REDD+ ....................... 12

1.4 Mục tiêu và Kết quả của Lộ trình ............................................................................................... 13

PHẦN 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐẢM BẢO AN TOÀN QUỐC GIA ............... 14

2.1 Giới thiệu .................................................................................................................................... 14

2.2 Diễn giải các Biện pháp đảm bảo an toàn Cancun ..................................................................... 14

2.3 Những yếu tố của Phương pháp tiếp cận Đảm bảo an toàn Quốc gia ......................................... 14

2.4 Các bước Xây dựng Phương pháp Tiếp cận Đảm bảo an toàn Quốc gia .................................... 16

2.5 Điểm Khởi đầu để Thiết kế Phương pháp tiếp cận Đảm bảo an toàn Quốc gia .......................... 16

2.6 Các Phương án được một số nước đang phát triển lựa chọn ....................................................... 18

PHẦN 3: PHÂN TÍCH LỖ HỔNG TRONG CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐảM BẢO AN TOÀN HIỆN

HÀNH TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................................... 20

3.1 Điểm khởi đầu của Việt Nam ...................................................................................................... 20

3.2 Tiến độ của Việt Nam trong việc xây dựng phương pháp tiếp cận Đảm bảo an toàn Quốc gia . 20

3.3 Phương pháp luận phân tích lỗ hổng PLR .................................................................................. 21

3.4 Kết quả Phân tích lỗ hổng PLR ................................................................................................... 23

3.4.1 Các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun (a) đến (e) ............................................................ 23

3.4.2 Các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun (f) và (g) .............................................................. 26

3.5 Việc thực thi trên thực tiễn.......................................................................................................... 27

PHẦN 4: KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 30

PHỤ LỤC A: SO SÁNH GIỮA CÁC QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHO CÁC BIỆN

PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN REDD+ .................................................................................................... 32

PHỤ LỤC B: DANH SÁCH LUẬT, CHÍNH SÁCH VÀ QUY ĐịNH .................................................. 35

PHỤ LỤC c: TÓM TẮT PHÂN TÍCH LỖ HỔNG LUẬT, CHÍNH SÁCH VÀ QUY ĐỊNH (plr) ... 38

PHỤ LỤC D: CÁC SỬA ĐỔI KHẢ THI ĐỂ LẤP CÁC LỖ HỔNG LUẬT, CHÍNH SÁCH, VÀ

QUY ĐỊNH (PLRs) ................................................................................................................................... 47

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

2

LỜI CẢM ƠN

Báo cáo này được thực hiện bởi một nhóm gồm các thành viên sau:

Tiến sĩ David Annandale (Trưởng nhóm)

Ông Đoàn Diễm (Chuyên gia Lâm nghiệp)

Ông Ngô Huy Toàn (Chuyên gia Đảm bảo An toàn Môi trường)

Bà Nguyễn Thu Hà (Chuyên gia Đảm bảo An toàn Xã hội)

Chúng tôi xin cảm ơn Ông Nguyễn Vinh Quang và Ông Steve Swan đã cung cấp tư vấn và đóng góp quý báu về kỹ thuật và quản lý. Thông tin cơ sở rất hữu ích được cung cấp bởi Tiến sĩ Ken Green (Giám đốc, SusDevTech) và Tiến sĩ Joanna Durbin (Giám đốc, Liên minh về Khí hậu, Cộng đồng và Đa dạng sinh học (CCBA).

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

3

TÓM TẮT

Giới thiệu

Trong ba năm qua, nhiều nỗ lực đáng kể đã được thực hiện tập trung vào việc đưa ra quy tắc để cắt giảm lượng phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) ở các nước nhiệt đới đang phát triển. Một lĩnh vực cần tập trung nỗ lực đó là xây dựng các biện pháp an toàn môi trường và xã hội với mục tiêu đảm bảo rằng các hoạt động REDD+ hoàn toàn nhận thấy được những tác động tiêu cực tiềm ẩn và tối đa hóa lợi ích. Tuy nhiên, sự đa dạng của các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và tài chính REDD+ đã gây cản trở trong việc xác định các biện pháp an toàn cụ thể được áp dụng trong những hoàn cảnh nhất định.

Một số áp lực đang tồn tại ở các quốc gia có thể thực hiện hoạt động REDD+. Đầu tiên, tại hội nghị thường niên lần thứ 16 tại Cancun và lần thứ 17 tại Durban, các bên tham gia Công ước khung của LHQ về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) đã thống nhất một bộ nguyên tắc đảm bảo an toàn mà các nước phải tuân thủ. Các nguyên tắc này được trình bày trong Hộp A.

Thứ hai, các nhà tài trợ đa phương và song phương đã xây dựng khung an toàn riêng và khuyến khích các quốc gia áp dụng hoặc điều chỉnh khung an toàn đó cho phù hợp trước khi cung cấp nguồn tài chính. Áp lực cuối cùng tác động vào các quốc gia bắt nguồn từ Diễn đàn Cấp cao gần đây về Hiệu quả Viện trợ. Diễn đàn này đã đặt áp lực đáng kể cho các nước đang phát triển về sự cần thiết phải xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn liên ngành ở cấp quốc gia.

Những áp lực này mang tính trái chiều ở nhiều khía cạnh và đã đặt các nước tiếp nhận vào vị trí không ổn định và Việt Nam đã phản hồi hai lần về các biện pháp đảm bảo an toàn. Đầu tiên, vào giữa năm 2012 Việt Nam đã ban hành Chương trình Hành động REDD+ Quốc gia (NRAP) để cung cấp cơ cấu tổng thể cho biện pháp tiếp cận chương trình REDD+ quốc tế. Sau đó, văn phòng REDD+ Việt Nam đã tiếp nhận việc xây dựng lộ trình các biện pháp an toàn để ứng phó với sự không ổn định liên quan đến biện pháp an toàn. Mục đích của việc xây dựng lộ trình này là cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho Chính phủ Việt Nam về cách thức phản hồi các biện pháp an toàn môi trường và xã hội có hiệu quả về chi phí cho REDD+, từ đó đảm bảo khả năng tiếp

Hộp A: Các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun

Các biện pháp đảm bảo an toàn sau cần được khuyến khích và hỗ trợ:

(a) Hoạt động REDD+ bổ sung cho hoặc nhất quán với các mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp quốc gia và các công ước quốc tế liên quan;

(b) Cơ cấu quản trị rừng quốc gia minh bạch và hiệu quả, xem xét đến pháp luật và chủ quyền quốc gia;

(c) Tôn trọng kiến thức và quyền của các dân tộc bản địa và các thành viên của cộng đồng địa phương, thông qua xem xét các nghĩa vụ quốc tế có liên quan, bối cảnh và luật pháp quốc gia, và lưu ý rằng Đại hội đồng LHQ đã thông qua Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người bản địa;

(d) Đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là người dân bản địa và các cộng đồng địa phương;

(e) Các hoạt động REDD+ nhất quán với việc bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học, đảm bảo các hoạt động không được sử dụng để chuyển đổi rừng tự nhiên, mà thay vào đó là để khuyến khích việc bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái, và để nâng cao lợi ích khác về xã hội và môi trường;

(f) Hành động để giải quyết các rủi ro về sự đảo nghịch;

(g) Hành động để giảm dịch chuyển phát thải.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

4

cận các nguồn tài chính khác nhau dựa trên kết quả REDD+ và khuyến khích xem xét rộng hơn về hiệu quả môi trường và hoạt động xã hội trong các lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất.

Biện pháp An toàn Quốc gia

Có một sự đồng thuận trong số những sáng kiến đa phương và các tài liệu nghiên cứu cho thấy phương pháp tiếp cận biện pháp an toàn quốc gia cho REDD+ có thể bao gồm ba yếu tố chính. Hình A tập hợp các yếu tố này thành 3 nhóm sau:

1. luật, chính sách, và quy định (PLRs);

2. hệ thống thông tin đảm bảo an toàn; và

3. cơ chế giải quyết khiếu nại.

Figure A: Focus of the Roadmap Work

3. Creation of new PLRs and procedures (if necessary)

1. Definition of goals of the country safeguards approach

2. Gap analysis of existing social/ environmental PLRs and procedures

1.Identification of indicators for REDD+ social/environmental performance

2.Development of monitoring methodology and institution

3.Grievance response system

3.Development of reporting methodology and institution

1.Definition of PLRs against which grievances can be raised

2.Prompt, clear, and transparent processing guidelines

Development ‘process’

Policies, Laws and Regulations

Safeguards Information System

Grievance and Redress Mechanism

Institutions

Processes and proceduresFocus of

Roadmap

Luật, chính sách, và các quy định (PLRs) cung cấp cơ sở cho việc tiếp cận các biện pháp an toàn REDD+ của một quốc gia. PLRs, các thể chế, và quy trình cần thiết đóng vai trò quan trọng và là nền tảng cơ bản cho cách tiếp cận REDD+ quốc gia để tạo chức năng cho hệ thống đồng thời là tâm điểm của lộ trình này. Ngoài ra, một số ý tưởng được giới thiệu về thiết kế Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn (SIS) cũng như vai trò của các cơ chế giải quyết khiếu nại.

Các nước có thể lựa chọn cách thức thiết kế biện pháp tiếp cận đảm bảo an toàn quốc gia. Các tài liệu cho thấy có ba lựa chọn cơ bản. Trong bối cảnh có nhiều xu hướng quốc tế chính thức, một lựa chọn để thiết kế và xây dựng biện pháp bảo đảm an toàn quốc gia đó là dựa trên khung quốc tế hiện có, và sau đó xây dựng biện pháp an toàn quốc gia.

Một lựa chọn thứ hai bắt đầu được biết đến như là "điểm khởi đầu quốc gia". Theo lối tư duy này, một quốc gia sẽ bắt đầu xác định PLRs hiện có liên quan đến các vấn đề đảm bảo an toàn REDD+. Sau đó sẽ so sánh với những cam kết về các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun và

Hình A: Trọng tâm của việc xây dựng lộ trình

Quá trình xây dựng

Tâm điểm của lộ trình

1. Xác định các

chỉ thị thực hiện

an toàn môi

trường và xã

hội cho REDD+

2. Xây

dựng

phương

pháp luận

giám sát và

thể chế

3. Xây

dựng

phương

pháp luận

báo cáo

và thể chế

Thể chế

Hệ thống

thong tin đảm

bảo an toàn

Chính sách,

luật và các quy

định

3.Thiết lập

PLRs và các

thủ tục mới

(nếu cần thiết)

2. Phân tích lỗ

hổng của PLR và

các thủ tục đảm

bảo an toàn xã

hội/môi trường

hiện hành

1. Xác định rõ

các mục tiêu

của cách tiếp

cận an toàn

quốc gia

Những quy

trình và thủ

tục

Cơ chế giải

quyết khiếu

nại 1.Xác định rõ

PLRs dựa vào

đó đưa ra các

khiếu nại

2.Những hướng

dẫn về quy

trình nhanh

chóng, rõ ràng

và minh bạch

3. Hệ

thống

giải đáp

khiếu nại

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

5

các khung quốc tế khác. Một lựa chọn thứ ba và là lựa chọn cuối cùng có thể là sự kết hợp giữa phương án 1 và phương án 2.

Phân tích lỗ hổng về các Quy định về Biện pháp An toàn hiện có của Việt Nam

Văn phòng REDD+ Việt Nam đã khuyến cáo rằng cách tiếp cận của Việt Nam trong việc xây dựng khung biện pháp an toàn REDD+ phải dựa vào việc kiểm chứng PLRs có sẵn (tức là điểm khởi đầu của quốc gia). Ý tưởng nêu ra đó là phải chỉ ra được các lỗ hổng còn tồn tại trong quá trình đánh giá chi tiết PLRs của quốc gia theo các tiêu chuẩn quốc tế, và sau đó đề xuất các biện pháp tăng cường/ lấp đầy lỗ hổng.

PLRs được xác định bao gồm cả luật, chính sách, quy định, kế hoạch, và chương trình. Cách tiếp cận áp dụng để phân tích lỗ hổng đó là so sánh 54 PLRs khác nhau được coi là các động cơ gây mất rừng và suy thoái rừng với 7 biện pháp đảm bảo an toàn Cancun được liệt kê trong Hộp A. Những biện pháp an toàn này rất rộng và tạo sự linh hoạt cho các bên để hiểu được ý nghĩa của các biện pháp trong thực tế. Việc phân tích lỗ hổng cần xây dựng 34 "tiêu chí giải thích" rút ra từ các Nguyên tắc và Tiêu chí Xã hội và Môi trường của Chương trình UN-REDD, chính sách về các biện pháp đảm bảo an toàn của Ngân hàng Thế giới, các tiêu chuẩn Xã hội và Môi trường của REDD+ dưới sự chỉ đạo của các tổ chức phi chính phủ, và một bộ các tiêu chuẩn của Tổ chức Phát triển Luật Quốc tế được áp dụng tại Việt Nam.

Phân tích chỉ ra các lỗ hổng chính liên quan đến các lĩnh vực sau đây:

(i) Quy tắc tham vấn/ có sự tham gia của cộng đồng

Những quy tắc này khác nhau và có thể được tăng cường hơn nữa. Các PLRs chính hiện có liên quan đến các biện pháp an toàn môi trường đó là Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 (Luật BVMT), và Nghị định 29 và Thông tư 26 hướng dẫn thi hành Luật BVMT.

- Không có quy định về tham vấn cộng đồng trong phần Đánh giá Môi trường Chiến lược (SEA) của Luật BVMT.

- Trong khi có những quy định về tham vấn cộng đồng cho hợp phần Đánh giá Tác động Môi trường (EIA) của PLRs, vẫn còn thiếu các lĩnh vực sau:

* Không có quy định cụ thể liên quan đến sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ;

* Không có quy định trong khung pháp lý dự kiến đảm bảo tham vấn với phụ nữ trong quá trình ĐTM;

* Không có quy định rõ ràng trong khung pháp lý đảm bảo rằng các quan điểm cũng như mối quan tâm của các bên liên quan được cơ quan ra quyết định biết đến, hiểu được và xem xét;

* Không có cơ chế cần thiết để cung cấp cho quá trình tham vấn được thực hiện trong suốt thời gian của dự án; và,

* Luật BVMT nêu rõ trách nhiệm về giải quyết tranh chấp, nhưng Nghị định 29 cũng như Thông tư 26 không đưa ra được cơ chế nào cho phép hoặc đảm bảo thực hiện các quy định này.

(ii) Tiếp cận thông tin

Hiện không có quy định rõ ràng về tiếp cận thông tin công khai. Luật BVMT yêu cầu phải cung cấp báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (EIA) cuối cùng cho các "đối tượng bị tác động và các bên liên quan khác", nhưng không có quy định rõ ràng trong khung pháp lý yêu cầu công khai các dự thảo báo cáo EIA. Điều này là rất quan trọng, bởi vì đây là giai đoạn dự thảo, và theo lý thuyết, công chúng có thể ảnh hưởng và tác động đến hướng nghiên cứu EIA cũng như quá trình thiết kế các dự án thực tế.

(iii) Người dân bản địa

Nói chung, quy định về việc tôn trọng kiến thức và quyền của người dân bản địa và các nhóm dễ bị tổn thương còn lỏng lẻo, đặc biệt là:

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

6

- Không có cơ chế kết hợp tri thức bản địa vào công tác quản lý và quản trị rừng;

- Các báo cáo liên quan đến giới còn nghèo nàn;

- Quy định về tham vấn không cụ thể cho các cộng đồng bản địa;

- Cơ chế giải quyết khiếu nại không rõ ràng; và,

- Không có quy định về Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, báo trước và được cung cấp thông tin (FPIC).

(iv) Quyền cacbon và chia sẻ lợi ích

Không có quy định cụ thể cho quyền cacbon, và các quy tắc chia sẻ lợi ích được đề cập rải rác ở rất nhiều PLRs. Cuộc tranh luận quốc tế xung quanh việc vận hành REDD+ đã công nhận sự cần thiết phải làm rõ quyền sở hữu hoặc quyền cacbon. Các quy định liên quan đến quyền hưởng dụng đất đai, cây cối, quản trị rừng, bảo vệ môi trường và các quyền của người dân bản địa đều có thể ảnh hưởng đến cách thức công nhận và quản trị quyền cacbon.

(v) "Tính thường xuyên” và "rò rỉ"

Các lỗ hổng lớn là rõ ràng đối với các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun (f) ("Hành động để giải quyết các rủi ro về sự đảo nghịch") và (g) ("Hành động để giảm dịch chuyển phát thải"). Điều này được mong đợi trong bối cảnh sự gia tăng phát thải và dịch chuyển phát thải là những khái niệm hoàn toàn mới không được tìm thấy trong luật pháp hoặc chính sách hiện hành.

Khuyến nghị

Lấp đầy lỗ hổng

Việc so sánh ba lựa chọn chính để lấp đầy lỗ hổng được xác định trong các lĩnh vực cho thấy biện pháp tiếp cận hiệu quả nhất đó là nhằm mục tiêu vào việc sửa đổi hoặc bổ sung một số PLRs ưu tiên hàng đầu. Các kết quả phân tích cho thấy các lỗ hổng này sẽ bao gồm:

- Luật về an toàn (Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005) và các Nghị định và Thông tư triển khai thực hiện luật, trong đó các vấn đề liên quan đến quy tắc tham vấn cộng đồng, tiếp cận thông tin, và các cơ chế khiếu nại có thể được giải quyết;

- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng (theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004), trong đó các vấn đề liên quan đến quyền cacbon, chia sẻ lợi ích, tính thường xuyên, và rò rỉ có thể được giải quyết; và,

- Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (gọi là quy chế "dân chủ cấp cơ sở"), trong đó các vấn đề liên quan đến tiếp cận quyền của người bản địa, tiếp cận thông tin, và FPIC có thể được giải quyết.

Khuyến nghị 1:

Chúng tôi đề xuất Văn phòng REDD+ Việt Nam có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN & MT) đưa ra các biện pháp lấp đầy lỗ hổng cần thiết. Đề xuất sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường có thể được thực hiện ngay như là một phần của quá trình tái dự thảo đang diễn ra trong năm 2013.

Hệ thống Thông tin đảm bảo an toàn (SIS)

Có vẻ hợp lý khi tiến hành xây dựng hệ thống SIS sau khi phân tích lỗ hổng PLR. Điều này là do cần có thông tin về các biện pháp an toàn để thu thập thông tin về cách thức giải quyết và

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

7

tôn trọng các biện pháp an toàn. Với kết luận này, đề xuất việc xây dựng hệ thống SIS nên diễn ra trong quá trình Đánh giá Môi trường và Xã hội Chiến lược (SESA) - một hợp phần đầu tiên thiết yếu của Khoản Tài trợ Sẵn sàng cho Quỹ Đối tác Các-bon ngành Lâm nghiệp (FCPF).

Khuyến nghị 2:

Việc xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo an toàn (SIS) nên bắt đầu trong quá trình thực hiện Đánh giá Môi trường và Xã hội Chiến lược thuộc Quỹ Đối tác Cacbon ngành Lâm nghiệp (FCPF SESA) và có thể thực hiện đồng thời khi giải quyết các lỗ hổng PLR.

Cơ chế khiếu nại

Cơ chế giải quyết khiếu nại là yêu cầu không chính thức theo quyết định của UNFCCC. Tuy nhiên, hầu hết các sáng kiến tài chính REDD+ đang theo hướng tăng cường bao gồm cả hợp phần này.

Khuyến nghị 3:

Cơ sở cho cơ chế khiếu nại cần thiết đã được nêu trong Điều 105 của Luật Bảo vệ Môi trường. Có thể cần một số sửa đổi nhỏ, và những sửa đổi này có thể được kết hợp vào các tài liệu sửa đổi được thực hiện cho Luật BVMT trong năm 2013.

Phương pháp thực hiện

Việc thông qua PLRs trên văn bản không đủ để đảm bảo rằng các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun sẽ hoạt động để bảo tồn tính toàn vẹn môi trường của các hoạt động REDD+. Công việc cuối cùng đó là cải thiện phương pháp thực hiện.

Một dự án gần đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á trong đó nêu chi tiết "đánh giá tính tương đương" và một cuộc khảo sát của cán bộ chính quyền về trách nhiệm đảm bảo an toàn đã đưa ra một số khuyến nghị để cải thiện phương pháp thực hiện PRL về các biện pháp an toàn chính.

Khuyến nghị 4:

4.1 Chính phủ cần quan tâm tới tiến độ của các dự án được trình bày trong báo cáo cuối cùng TA-7566-REG của ADB: Tăng cường và Áp dụng Hệ thống Bảo đảm An toàn Quốc gia: Phát triển năng lực để thực hiện Nghị định Mới về Môi trường. Khoản tài trợ cho các dự án này sẽ xây dựng năng lực cho các cán bộ về môi trường cấp tỉnh và địa phương, cho phép cải thiện phương pháp thực hiện.

4.2 Các nghiên cứu tương đương cần được thực hiện trong thực tế theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và pháp luật về Dân chủ ở cơ sở.

Kết luận

Quá trình xây dựng Lộ trình được thực hiện thông qua phân tích lỗ hổng chi tiết của 54 luật, chính sách, và các quy định của Việt Nam so với 7 biện pháp đảm bảo an toàn Cancun phải được giải quyết bởi các Bên tham gia Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu. Đề xuất ban đầu về cách thức giải quyết các khía cạnh khác nhau khi thực hiện biện pháp an toàn quốc gia ... cụ thể là hệ thống thông tin về các biện pháp an toàn và cơ chế khiếu nại....

Việc phân tích lỗ hổng cho thấy rằng đã áp dụng đa số tiêu chí trong tổng số 34 tiêu chí giải thích để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun mà Việt Nam đã "tuân thủ". Do cách thức xây dựng các tiêu chí giải thích, có thể kết luận rằng các lỗ hổng được xác định gần tương tự đối với các khung an toàn quốc tế sau đây:

* Biện pháp đảm bảo an toàn Cancun;

* Chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới;

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

8

* Nguyên tắc và Tiêu chí về Xã hội và Môi trường của Chương trình UN-REDD; và,

* Tiêu chuẩn Xã hội và Môi trường của REDD+.

Các lỗ hổng chính liên quan đến các lĩnh vực sau: tham vấn cộng đồng; tiếp cận thông tin; quyền của người dân bản địa, quyền cacbon và chia sẻ lợi ích; tính thường xuyên; và sự rò rỉ. Nếu Việt Nam đối phó hiệu quả được với những lỗ hổng này thì có thể tự tin rằng Việt Nam phù hợp với các yêu cầu trên văn bản của các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun, và ba khung biện pháp an toàn khác được liệt kê ở trên.

Đề xuất là có thể giải quyết các lỗ hổng thông qua sửa đổi và/ hoặc bổ sung ba PLRs: Luật Bảo vệ Môi trường (2005), Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (2007), và Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng.

Chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các hoạt động REDD+, Văn phòng REDD+ Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với Bộ TN & MT và Bộ NN & PTNT để kết hợp các biện pháp lấp đầy lỗ hổng PLR. Có ý kiến cho rằng phương tiện thích hợp nhất cho nỗ lực này có thể là sáng kiến Đánh giá Chiến lược về Môi trường và Xã hội (SESA) sắp tới, đó là một hợp phần đầu tiên thiết yếu của Khoản tài trợ Sẵn sàng cho Quỹ Đối tác Các-bon ngành Lâm nghiệp. SESA cũng sẽ yêu cầu Việt Nam tiếp tục phát triển Hệ thống Thông tin cho các Biện pháp An toàn.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

9

PHẦN 1: MỤC ĐÍCH CỦA LỘ TRÌNH

1.1 Giới thiệu: Vì sao Việt Nam cần xây dựng Lộ trình các Biện pháp Đảm bảo an toàn REDD+?

Điều hiển nhiên là kiến trúc tài chính về khí hậu toàn cầu là vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, một đặc điểm chung là yêu cầu các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) chỉ nên được thực hiện dưới sự định hướng của các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội thích hợp.

Tuy nhiên, sự đa dạng của các chương trình hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho sẵn sàng thực thi REDD+ khiến cho khó mà chắc chắn được cần áp dụng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn nào trong hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, Diễn đàn Cấp cao về Hiệu quả Viện trợ (đặc biệt những diễn đàn tổ chức tại Paris và Accra) đã gây sức ép đáng kể về việc các nước cần xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn liên ngành quốc gia của mình. Cùng lúc đó, rất nhiều nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật song phương và đa phương cho sẵn sàng thực thi REDD+ đã tiêu tốn năng lượng đáng kể vào việc xây dựng các khuôn khổ và quy trình đảm bảo an toàn của riêng họ mà các nước có thể phải tuân thủ nếu muốn tiếp cận các nguồn vốn REDD+. Trọng tâm kép này đặt các nước tiếp nhận vào tình thế không chắc chắn.

1.2 Chính sách Quốc tế và các Yêu cầu Tài trợ

1.2.1 Áp lực kép

Có hai áp lực lớn là kết quả của việc thiết kế Lộ trình. Trước tiên, trong các cuộc họp thường xuyên của các Bên tham gia, Công ước Khung của LHQ về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) đã tiến dần tới một hệ thống khen thưởng cho các nước đang phát triển về công tác bảo tồn và tái tạo rừng như là các kho dự trữ các-bon. Cho đến nay vẫn chưa có quốc gia REDD+ chính thức nào, vì cơ chế quốc tế cho REDD+ vẫn đang được hoàn thiện. Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang thực hiện các hoạt động để chuẩn bị cho REDD+1 để tận dụng các lợi ích tiềm năng có thể có khi cơ chế này được thống nhất.

Áp lực thứ hai mà việc xây dựng Lộ trình này mang lại là kỳ vọng của các cơ quan đa phương và song phương khác nhau đối với các nước trong việc chi tiết hóa các khuôn khổ đảm bảo an toàn toàn diện như một phần không thể thiếu để sẵn sàng thực thi REDD+ và việc thực hiện sau này cũng như các giai đoạn hành động dựa vào kết quả. Sự gia tăng các khuôn khổ đảm bảo an toàn và rất nhiều yêu cầu từ các nhà đầu tư REDD+ quốc tế là một nguồn tiềm năng gây ra những bối rối phiền toái cho các nước REDD+.

1.2.2 Các yêu cầu của UNFCCC

Tại cuộc họp lần thứ 16 và 17 của Hội nghị các Bên tham gia UNFCCC đã đạt được thỏa thuận về các hoạt động mà các Bên tham gia là nước đang phát triển cần cam kết thực hiện, nhằm đóng góp vào các hành động giảm nhẹ trong lâm nghiệp. Hộp 1 trình bày những đoạn liên quan từ cuộc họp lần thứ 16 tại Cancun năm 2010 và cuộc họp lần thứ 17 tại Durban năm 2011.

1 Giai đoạn chuẩn bị của REDD+ nhìn chung được gọi là “Sẵn sàng cho thực thi REDD+”

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

10

Hộp 1: Tóm tắt các Yêu cầu Liên quan của UNFCCC

1. Quyết định 1/CP.16. Thỏa thuận Cancun: Kết quả công tác của Nhóm Công tác Đặc biệt về Hành động Hợp tác Lâu dài theo Công ước.

Đoạn 70: Các Bên tham gia là nước đang phát triển được khuyến khích:

(a) Giảm phát thải từ mất rừng;

(b) Giảm phát thải từ suy thoái rừng;

(c) Bảo tồn trữ lượng các-bon rừng;

(d) Quản lý rừng bền vững;

(e) Tăng cường trữ lượng các-bon rừng.

Đoạn 71: Các Bên tham gia là nước đang phát triển cần xây dựng:

(a) Một chiến lược hay kế hoạch hành động quốc gia;

(b) Một mức phát thải tham chiếu cho rừng quốc gia;

(c) Một hệ thống giám sát rừng quốc gia;

(d) Một hệ thống thông tin các biện pháp đảm bảo an toàn.

2. Quyết định 1/CP.16, Đoạn 71.

Yêu cầu các Bên tham gia là nước đang phát triển hướng tới thực hiện … [các hoạt động REDD+] … để xây dựng các yếu tố sau:

(d) Một hệ thống cung cấp thông tin về việc các biện pháp đảm bảo an toàn được đề cập đến trong Phụ lục I của Quyết định này đang được xử lý và tuân thủ như thế nào trong suốt quá trình thực hiện … [các hoạt động REDD+] …, trong khi vẫn tôn trọng chủ quyền quốc gia;

3. Quyết định 12/CP.17. Hướng dẫn về các hệ thống cung cấp thông tin về việc các biện pháp đảm bảo an toàn đang được xử lý và tuân thủ như thế nào và các mô hình liên quan đến mức phát thải tham chiếu rừng và mức tham chiếu rừng được đề cập trong Quyết định 1/CP.16.

Phần I. Hướng dẫn về các hệ thống cung cấp thông tin về việc các biện pháp đảm bảo an toàn được xử lý và tuân thủ như thế nào.

Các hệ thống thông tin đảm bảo an toàn cần:

(a) Nhất quán với hướng dẫn được đưa ra trong quyết định 1/CP.16, phụ lục I, đoạn 1;

(b) Cung cấp thông tin minh bạch và nhất quán để tất cả các bên liên quan có thể tiếp cận và được cập nhật thường xuyên;

(c) Minh bạch và linh hoạt nhằm cho phép những cải tiến theo thời gian;

(d) Cung cấp thông tin về việc tất cả các biện pháp đảm bảo an toàn được đề cập trong phụ lục I của quyết định 1/CP.16 đang được xử lý và tuân thủ như thế nào;

(e) Hướng tới quốc gia và được thực hiện ở cấp quốc gia;

(f) Dựa trên các hệ thống hiện có, nếu phù hợp.

1.2.3 Các Biện pháp Đảm bảo an toàn Cancun

Trong quá trình cân nhắc về REDD+, các Bên tham gia UNFCCC nhận thấy rằng các hoạt động REDD+ có thể đặt ra những rủi ro cũng như lợi ích về môi trường và xã hội. Những kết quả tiêu cực có thể bao gồm việc chiếm dụng đất của cộng đồng địa phương và các dân tộc bản địa, và làm nghèo kiệt đa dạng sinh học (Client Earth, 2013).

Để giải quyết những lo ngại này, Hội nghị lần thứ 16 của các Bên tham gia đã thống nhất một bộ gồm bảy biện pháp đảm bảo an toàn mà các quốc gia REDD+ tương lai cần đáp ứng.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

11

Những biện pháp này được định nghĩa trong Quyết định 1/CP.16, Phụ lục 1, đoạn 2 và được trình bày ở đây tại Hộp 2.

Hộp 2: Các Biện pháp Đảm bảo an toàn Cancun

Các biện pháp đảm bảo an toàn sau cần được khuyến khích và hỗ trợ:

(a) Hoạt động REDD+ bổ sung cho hoặc nhất quán với các mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp quốc gia và các công ước quốc tế liên quan;

(b) Cơ cấu quản trị rừng quốc gia minh bạch và hiệu quả, xem xét đến pháp luật và chủ quyền quốc gia;

(c) Tôn trọng kiến thức và quyền của các dân tộc bản địa và các thành viên của cộng đồng địa phương, thông qua xem xét các nghĩa vụ quốc tế có liên quan, bối cảnh và luật pháp quốc gia, và lưu ý rằng Đại hội đồng LHQ đã thông qua Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người bản địa;

(d) Đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là người dân bản địa và các cộng đồng địa phương;

(e) Các hoạt động REDD+ nhất quán với việc bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học, đảm bảo các hoạt động không được sử dụng để chuyển đổi rừng tự nhiên, mà thay vào đó là để khuyến khích việc bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái, và để nâng cao lợi ích khác về xã hội và môi trường;

(f) Hành động để giải quyết các rủi ro về sự đảo nghịch;

(g) Hành động để giảm dịch chuyển phát thải.

1.2.4 Những kỳ vọng khác của các cơ quan đa phương và song phương

Các nước tiếp nhận REDD+ như Việt Nam đang phải chịu áp lực ngày càng cao về việc phát triển các hành động hưởng ứng đảm bảo an toàn quốc gia, đáp ứng các cam kết chính sách quốc tế, trong khi đồng thời vẫn duy trì sự nhất quán với các khuôn khổ chính sách quốc gia. Các khuôn khổ đảm bảo an toàn quốc tế và các chế độ tuân thủ đã phát triển nhanh chóng trong vài năm qua. Bên cạnh định hướng các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun của UNFCCC đưa ra, các nguồn tài trợ đa phương đã xây dựng cơ chế đảm bảo an toàn của riêng họ. Bảng 1 tóm tắt những phương pháp tiếp cận này. Ngoài ra, những sáng kiến do các tổ chức xã hội dân sự tự nguyện chủ trì như Tiêu chuẩn Môi trường và Xã hội REDD+ (REDD+ SES) cũng đã được thử nghiệm ở một số nước. Trong tương lai gần, có khả năng các nguồn đa phương dự kiến khác như Quỹ Khí hậu Xanh sẽ muốn thiết lập các cơ chế đảm bảo an toàn, và nhiều nguồn tài trợ REDD+ song phương sẽ có các thủ tục đảm bảo an toàn riêng

.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

12

Bảng 1: Các cơ chế Đảm bảo an toàn của các Chương trình REDD+ Đa phương Hiện tại

Nguồn vốn Khung đảm bảo an toàn và các sản phẩm hướng dẫn đi kèm

Các tài liệu yêu cầu Thông tin Liên quan đến Đảm bảo An toàn

Nguồn vốn dành cho Sẵn sàng thực thi REDD+ của Quỹ Đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF)

* Chính sách đảm bảo an toàn của Ngân hàng Thế giới

* Các biện pháp đảm bảo an toàn của đối tác thực hiện (theo Phương pháp tiếp cận Chung)

* Hướng dẫn của FCPF về Phổ biến Thông tin

* Hướng dẫn về Sự tham gia của các Bên lIên quan vào Sẵn sàng thực thi REDD+

* Đề xuất Chuẩn Sẵn sàng cho thực thi REDD+ (R-PP)

* Báo cáo Đánh giá Môi trường và Xã hội Chiến lược (SESA)

* Khung Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMF)

* Gói Sẵn sàng thực thi REDD+

Quỹ Các-bon FCPF * Chính sách đảm bảo an toàn của Ngân hàng Thế giới

* Tài liệu Ghi chép Ý tưởng Chương trình Giảm Phát thải

* ESMF

* Thỏa thuận Mua bán Giảm Phát thải

FIP * Tài liệu Thiết kế FIP & Tiêu chí và các Mô hình Cấp vốn FIP

* Các biện pháp đảm bảo an toàn của đối tác thực hiện

* Chiến lược Đầu tư

UN-REDD * Các Nguyên tắc & Tiêu chí Môi trường & Xã hội

* Hướng dẫn FPIC (dự thảo)

* Hướng dẫn về sự Tham gia của các Bên liên quan vào Sẵn sàng thực thi REDD+

* Các nghĩa vụ về nhân quyền của LHQ

* R-PP

* Báo cáo SESA

* Chiến lược Quốc gia

Nguồn: trích từ Daviet và Larsen (2012)

1.3 Chính sách phản hồi của Việt Nam về các biện pháp Đảm bảo an toàn REDD+

Việt Nam đã có phản hồi với cơ chế quốc tế đang tiến triển cho REDD+ bằng cách ban hành Chương trình Hành động REDD+ Quốc gia (NRAP) vào giữa năm 20122. NRAP được xác định là một nhiệm vụ quan trọng bắt nguồn từ Chiến lược Quốc gia về Biến đổi Khí hậu. Sự cần thiết phải hành động về các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội được cụ thể hóa tại các điểm sau trong NRAP:

(i) Những nhiệm vụ chính (giai đoạn 2011 – 2015)

- đề xuất và thử nghiệm các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ cho các dự án thí điểm REDD+.

2 Quyết định số 799/QD-TTg về Phê duyệt Chương trình Hành động Quốc gia về “Giảm Phát thải Khí nhà

kính thông qua Nỗ lực Hạn chế Mất rừng và Suy thoái Rừng, Quản lý Bền vững Tài nguyên Rừng, Bảo tồn và Nâng cao Trữ lượng Các-bon Rừng giai đoạn 2011-2020”.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

13

(ii) Những nhiệm vụ chính (giai đoạn 2016 – 2020)

- cải thiện hệ thống thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn.

(iii) Những giải pháp

- đánh giá, sửa đổi và bổ sung khung pháp lý hiện hành cho các biện pháp đảm bảo an toàn.

1.4 Mục tiêu và Kết quả của Lộ trình

Mục tiêu tổng quát của Lộ trình này là cung cấp cho Chính phủ Việt Nam định hướng rõ ràng về việc làm thế nào để giải quyết một cách hiệu quả về chi phí đối với các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội trong REDD+, để đảm bảo có thể tiếp cận các nguồn tài trợ khác nhau cho REDD+ dựa vào kết quả, đồng thời khuyến khích sự xem xét rộng hơn đối với hiệu quả hoạt động môi trường và xã hội trong lâm nghiệp và các ngành sử dụng đất.

Lộ trình nhằm đạt được những điều sau:

1. đánh giá các phương án mở ra cho Việt Nam để đáp ứng yêu cầu về đảm bảo an toàn của UNFCCC và các sáng kiến đa phương và song phương;

2. đánh giá chi tiết các điều khoản về đảm bảo an toàn hiện có trong các chính sách, luật và quy định (PLR) của Việt Nam, cũng như việc thực hiện trong thực tiễn;

3. tìm hiểu mức độ “tuân thủ” của Việt Nam đối với các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun và các khung đảm bảo an toàn REDD+ quốc tế quan trọng khác được trình bày tại Bảng 1; và,

4. đánh giá các phương án hiện có, cùng với khuyến nghị về lấp lỗ hổng/các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn.

Báo cáo này được cấu trúc xung quanh những kết quả dự kiến trên.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

14

PHẦN 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐẢM BẢO AN TOÀN QUỐC GIA

2.1 Giới thiệu

Cần trả lời một số câu hỏi cơ bản trước khi có thể tự tin đề xuất phương án tiếp cận các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ cho Việt Nam. Trước tiên, cần phải hiểu chính xác “các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun” là gì, và tìm hiểu xem những biện pháp này có gì đáng chú ý khi so sánh với cách tư duy truyền thống về các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội.

Thứ hai, tìm hiểu xem phương pháp tiếp cận đảm bảo an toàn quốc gia cần có những yếu tố chính nào cũng rất quan trọng. Thứ ba, cần lựa chọn một cách am hiểu “điểm khởi đầu” để suy nghĩ về thiết kế của phương pháp tiếp cận các biện pháp đảm bảo an toàn. Vấn đề ở đây là áp dụng “nguyên bản” một khuôn khổ quốc tế, hay xây dựng một khuôn khổ xuất phát chủ yếu từ các thủ tục quốc gia hiện có. Quyết định này có thể nhận thông tin từ thực tiễn ở các nước tiếp nhận REDD+ khác.

2.2 Diễn giải các Biện pháp đảm bảo an toàn Cancun

Các biện pháp đảm bảo an toàn của UNFCCC vừa tương đồng vừa khác biệt với các phương pháp tiếp cận đảm bảo an toàn truyền thống được các ngân hàng phát triển và các nhà tài trợ khác áp dụng trong hai thập kỷ qua3. Chúng tương đồng ở chỗ cả hai tập trung vào việc đảm bảo rằng nhà đầu tư cũng như bên thực hiện sáng kiến REDD+ xem xét những tác động tiềm năng đối với những người dễ bị tổn thương và hệ sinh thái. Tuy nhiên, chúng có một số điểm khác nhau. Ví dụ, các Biện pháp đảm bảo an toàn Cancun không bị ràng buộc vào một nguồn tài trợ cụ thể nào, mà có tiềm năng áp dụng hàng loạt. Hơn nữa, chúng không vạch ra ranh giới rõ ràng giữa hành vi chấp nhận được và không chấp nhận được. Các biện pháp đảm bảo an toàn truyền thống của nhà tài trợ đòi hỏi một dạng hành động sửa chữa nào đó nếu một khoản đầu tư gây ra tác hại vượt quá ngưỡng có thể chấp nhận.

Cuối cùng, và có tầm quan trọng đáng kể đối với các nước đang nỗ lực hiểu và thực hiện một phương pháp tiếp cận các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+, các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun chỉ bao hàm những hướng dẫn khái quát đầy khát vọng về ý định, tức là những nguyên tắc về việc các chương trình REDD+ quốc gia cần được thực hiện như thế nào. Chúng không có các hướng dẫn về nội dung, hay tiêu chí, và hướng dẫn hoạt động cần thiết về việc làm thế nào để có thể đạt được những mục tiêu này. Điều này khiến các nước phải đưa ra nhiều quyết định trước khi có thể được coi là sẵn sàng chấp nhận nguồn vốn dành cho REDD+. Vấn đề làm thế nào để “vận hành” các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun trong bối cảnh Việt Nam sẽ được giải quyết trong Phần 3.

2.3 Những yếu tố của Phương pháp tiếp cận Đảm bảo an toàn Quốc gia

Đang có một sự đồng thuận giữa một số sáng kiến đa phương, và tài liệu nghiên cứu4, rằng các phương pháp tiếp cận đảm bảo an toàn quốc gia cho REDD+ có thể bao gồm ba yếu tố chính. Hình 1 tập hợp những yếu tố này thành những nhóm sau:

1. các chính sách, luật và quy định (PLR);

2. hệ thống thông tin đảm bảo an toàn; và,

3. cơ chế giải quyết khiếu nại.

3 Dựa theo Daviet và Larsen (2012)

4 Xem, ví dụ như, Durbin et al (2012), Client Earth (2013), Daviet và Larsen (2012), và Peskett và Todd

(2012)

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

15

Các PLR cung cấp cơ sở cho phương pháp tiếp cận các biện pháp đảm bảo an toàn cho thực thi REDD+ của một quốc gia. Chúng có thể bao gồm một khung chính sách tổng quát, phác thảo nên sự phản ứng của một quốc gia đối với các điều khoản quốc tế về đảm bảo an toàn cho REDD+. Khung này có thể bao gồm các PLR hiện có và/hoặc các PLR mới được xây dựng riêng cho REDD+. Một điều kiện tiên quyết quan trọng cho thiết kế các PLR liên quan đến REDD+ là chúng phải đáp ứng một cách thỏa đáng bảy tuyên bố của các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun.

Hình 1: Các yếu tố Tiềm năng của một Phương pháp tiếpcận các Biện pháp Bảo vệ Quốc gia cho thực thi REDD+

Các thể chế (chính thức và không chính thức)Nhằm đảm bảo thiết kế và thực hiện các yếu tố này một cách hợp lý và hiệu quả

Các quy trình và thủ tụcĐịnh hình các yếu tố như tham vấn, đánh giá chiến lược, phân tích, ghi chép thực hiện, v.v...

Các Chính sách, Luậtvà Quy định (PLR)

- Khung quy chuẩn định nghĩavà vận hành diễn giải riêngcủa từng nước về các biệnpháp bảo vệ cho thực thiREDD+

- Các chính sách và luật địnhhiện có về các vấn đề môitrường và xã hội được xácđịnh có thể áp dụng cho cáchoạt động REDD+

- Các chính sách và luật địnhmới dành riêng cho REDD+

Hệ thống Thông tin các Biện pháp bảo

vệ (SIS)- Những chỉ số về quy trình

và kết quả liên quan đếndiễn giải riêng của từngnước về các biện phápbảo vệ

- Các phương pháp giám sát- Các khung báo cáo để giải

quyết nhu cầu thông tin khác nhau

Cơ chế Giải quyếtKhiếu nại (GRM)

-Cơ chế cấp quốc gia để tiếpnhận và giải quyết các khiếunại liên quan đến hệ thốngđảm bảo an toàn của quốcgia

Nguồn: Durbin et al (2012)

Yếu tố chính thứ hai trong phương pháp tiếp cận các biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia là hệ thống thông tin đảm bảo an toàn (SIS). Cái gọi là “Quyết định Durban” từ cuộc họp lần thứ 17 của Hội nghị các Bên tham gia UNFCCC được đề cập đến trong Hộp 1, yêu cầu rằng chính phủ các nước tham gia vào các hoạt động REDD+ có trách nhiệm báo cáo sự tuân thủ của họ đối với các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun thông qua SIS.

Yếu tố chính thứ ba là một cơ chế giải quyết khiếu nại cho phép các bên liên quan giải quyết những lo ngại mà họ có thể có về việc hệ thống các biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia được quốc gia đó quản lý và thực hiện như thế nào5.

5 Cần lưu ý rằng không phải tất cả các yếu tố được trình bày trong Hình 1 đều nhất thiết được yêu cầu

bởi các quyết định liên quan của COP 16 và COP 17. Ví dụ như cơ chế giải quyết khiếu nại hay giám sát

Hình 1: Các yếu tố tiềm năng của một phương pháp tiếp cận quốc

gia về các Biện pháp Đảm bảo an toàn cho việc thực thi REDD+

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

16

Như Hình 1 chỉ ra, phát huy chức năng của tổng thể ba yếu tố chính này đòi hỏi thiết lập các thể chế chính thức và không chính thức, và các quy tắc thực hiện dưới hình thức các quy trình và thủ tục.

Do tầm quan trọng với tư cách là nền tảng cơ sở của phương pháp tiếp cận quốc gia cho REDD+, các PLR và thể chế cũng như thủ tục cần thiết để hệ thống phát huy chức năng sẽ là trọng tâm chính của Lộ trình. Hơn nữa, một số ý tưởng sơ bộ sẽ được trình bày về thiết kế của SIS, và về vai trò của các cơ chế giải quyết khiếu nại.

2.4 Các bước Xây dựng Phương pháp Tiếp cận Đảm bảo an toàn Quốc gia

Hình 1 trình bày các yếu tố chính có thể có của một phương pháp tiếp cận đảm bảo an toàn của quốc gia cho các chương trình REDD+ quốc gia. Để thiết lập những yếu tố này, các nước cần đi qua một quy trình xây dựng. Hình 2 phác họa các bước khái quát chính cần tiến hành để các yếu tố chính có thể vận hành hiệu quả6.

Figure A: Focus of the Roadmap Work

3. Creation of new PLRs and procedures (if necessary)

1. Definition of goals of the country safeguards approach

2. Gap analysis of existing social/ environmental PLRs and procedures

1.Identification of indicators for REDD+ social/environmental performance

2.Development of monitoring methodology and institution

3.Grievance response system

3.Development of reporting methodology and institution

1.Definition of PLRs against which grievances can be raised

2.Prompt, clear, and transparent processing guidelines

Development ‘process’

Policies, Laws and Regulations

Safeguards Information System

Grievance and Redress Mechanism

Institutions

Processes and proceduresFocus of

Roadmap

Nguồn: Durbin et al 2012

2.5 Điểm Khởi đầu để Thiết kế Phương pháp tiếp cận Đảm bảo an toàn Quốc gia

Các nước có quyền lựa chọn cách tiến hành thiết kế phương pháp tiếp cận đảm bảo an toàn quốc gia. Các tài liệu gợi ý ba phương án cơ bản, mỗi phương án đều có những thuận lợi và bất lợi riêng. Những thuận lợi và bất lợi này được trình bày tại Bảng 2.

đều không được yêu cầu cụ thể trong SIS. Tuy nhiên, hầu hết các sáng kiến tài trợ REDD+ liệt kê trong Bảng 1 đều đang hướng tới việc đưa những hợp phần này vào. 6 Quy trình xây dựng này được trình bày trong Durbin et al (2012). Nó tương tự trên hầu hết các phương

diện với phương pháp tiếp cận được trình bày trong Daviet và Larsen (2012), trong đó nhấn mạnh “các mục tiêu”, “các chức năng”, và “các thể chế”.

Hình 2: Những bước chính trong việc xây dựng một phương pháp tiếp cận quốc gia về các Biện pháp Đảm bảo an toàn

Quá trình xây dựng

Tâm điểm của lộ trình

1. Xác định các

chỉ thị thực hiện

an toàn môi

trường và xã

hội cho REDD+

2. Xây

dựng

phương

pháp luận

giám sát và

thể chế

3. Xây

dựng

phương

pháp luận

báo cáo

và thể chế

Thể chế

Hệ thống

thong tin đảm

bảo an toàn

Chính sách,

luật và các quy

định

3.Thiết lập

PLRs và các

thủ tục mới

(nếu cần thiết)

2. Phân tích lỗ

hổng của PLR và

các thủ tục đảm

bảo an toàn xã

hội/môi trường

hiện hành

1. Xác định rõ

các mục tiêu

của cách tiếp

cận an toàn

quốc gia

Những quy

trình và thủ

tục

Cơ chế giải

quyết khiếu

nại 1.Xác định rõ

PLRs dựa vào

đó đưa ra các

khiếu nại

2.Những hướng

dẫn về quy

trình nhanh

chóng, rõ ràng

và minh bạch

3. Hệ

thống

giải đáp

khiếu nại

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

17

Với quá nhiều hướng dẫn quốc tế có thẩm quyền, một phương án thiết kế là xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia dựa trên một khuôn khổ quốc tế hiện có và sau đó chi tiết hóa các biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia bắt đầu từ điểm này. Khuôn khổ này sẽ được mở rộng thêm tùy theo các ưu tiên quốc gia và các thủ tục đảm bảo an toàn hiện có trong nước.

Phương án thứ hai đang bắt đầu được biết đến như là “điểm khởi đầu quốc gia”. Với cách tư duy này, một nước sẽ bắt đầu bằng việc xác định các PLR hiện có liên quan đến các vấn đề đảm bảo an toàn REDD+. Những PLR này sau đó sẽ được so sánh với các cam kết biện pháp đảm bảo an toàn Cancun và các khuôn khổ quốc tế khác như được xác định trong Bảng 1.

Phương án thứ ba và cũng là cuối cùng là một kiểu kết hợp giữa Phương án 1 và Phương án 2.

Bảng 2: Các phương án Thiết kế Phương án tiếp cận Đảm bảo an toàn Quốc gia

Lựa chọn Thuận lợi Bất lợi

Điểm khởi đầu quốc tế

(xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia dựa trên một khuôn khổ quốc tế hiện có và chi tiết hóa các biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia bắt đầu với khuôn khổ này )

1. Việc lựa chọn khuôn khổ tổng quát tương đối đơn giản.

2. Đáp ứng rõ ràng các kỳ vọng/nhu cầu của nhà tài trợ.

1. Chỉ hiệu quả với các sáng kiến REDD+.

2. Có thể khó biện minh cho việc lựa chọn một khuôn khổ quốc tế này mà không lựa chọn một khuôn khổ quốc tế khác.

Điểm khởi đầu quốc gia

(mở rộng trên cơ sở các PLR ở một quốc gia nhằm đáp ứng các cam kết đảm bảo an toàn quốc tế)

1. Có cơ hội tốt hơn trong việc giành được “chủ quyền” từ những người nắm giữ thủ tục về các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường truyền thống.

2. Mang đến cơ hội xây dựng một phương pháp tiếp cận đảm bảo an toàn quốc gia toàn diện có thể áp dụng cho tất cả các dự án chứ không chỉ các sáng kiến REDD+.

1. Đòi hỏi nỗ lực đáng kể nhằm tìm hiểu những lỗ hổng trong các PLR hiện hành.

2. Sẽ đòi hỏi sự cam kết “xuyên chính phủ” để xây dựng/sửa đổi các PLR.

Phương pháp tiếp cận kết hợp

(xác định những yếu tố chính của các khuôn khổ đa phương hiện có phù hợp với một quốc gia cụ thể, dưa trên một đánh giá trong nước về các lợi ích và rủi ro tiềm ẩn)

1. Có tiềm năng đáp ứng được những kỳ vọng của nhà tài trợ.

2. Sự thỏa hiệp dẫn đến kết quả “đồng thuận” mạnh.

1. Làm thế nào để xác định những yếu tố chính của các khuôn khổ đảm bảo an toàn quốc tế hiện có phù hợp với quốc gia.

2. Có thể quá phức tạp, do vậy dẫn đến một kết quả không được coi là phù hợp với luật pháp.

Nguồn: trích từ Swan, Bertzky và Goodman (2012)

Người ta có thể cho rằng, các nước lựa chọn điểm khởi đầu quốc tế đối diện với hai rủi ro. Thứ nhất, vì SEPC và REDD+ SES tập trung chủ yếu vào thiết kế chiến lược REDD+, các quốc gia có thể sử dụng các hệ thống đảm bảo an toàn chỉ phù hợp cho Giai đoạn Chuẩn bị sẵn sàng. Do vậy, họ có thể bỏ lỡ cơ hội xây dựng các hệ thống đảm bảo an toàn không chỉ thích hợp đối

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

18

với toàn bộ hoạt động REDD+ (tức là tiến thẳng đến kiểm tra đảm bảo an toàn của các dự án thực tế), mà còn phù hợp cho các dự án phát triển thuộc các lĩnh vực khác. Thứ hai, tất cả các nước đều có một dạng hệ thống quy định đảm bảo an toàn hiện có nào đó. Hệ thống này thường gắn với các Bộ về môi trường, và nó thường tập trung đánh giá tác động môi trường và quy trình phê duyệt dự án. Lựa chọn điểm khởi đầu quốc tế sẽ làm mất cơ hội giành được “sức hút” với những người nắm giữ hệ thống đảm bảo an toàn môi trường truyền thống.

Điểm khởi đầu quốc gia mang lại nhiều cơ hội nhất trong việc xây dựng một hệ thống đảm bảo an toàn quốc gia toàn diện để áp dụng cho mọi dự án chứ không chỉ các sáng kiến REDD+. Lựa chọn này cũng có cơ hội tốt hơn trong việc giành được “chủ quyền” từ những người nắm giữ thủ tục về các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường truyền thống. Đầu tư vào một hệ thống quốc gia toàn diện còn có những thuận lợi khác, như:

* đảm bảo rằng tất cả các hoạt động REDD+ trong nước đều có các chính sách đảm bảo an toàn phù hợp;

* áp dụng với tất cả các dự án đầu tư nhận được cho REDD+, do vậy có cách xử lý nhất quán và công bằng với nhiều nguồn tài trợ song phương và đa phương;

* tuân thủ các yêu cầu “chủ quyền quốc gia” của Tuyên bố Paris và Chương trình Hành động Accra, bắt nguồn từ diễn đàn cấp cao về hiệu quả viện trợ; và,

* một hệ thống quốc gia có thể nhạy cảm hơn với các hoàn cảnh riêng biệt của quốc gia đó.

2.6 Các Phương án được một số nước đang phát triển lựa chọn

Người ta đã tiến hành một phân tích ngắn về các phương pháp tiếp cận đảm bảo an toàn được các nước đang phát triển khác lựa chọn. Kết quả được trình bày tóm tắt tại Hộp 3, và toàn bộ chi tiết của việc so sánh được trình bày tại Phụ lục A.

Hộp 3: Lựa chọn các Phương pháp tiếp cận Đảm bảo an toàn Quốc gia

Nước Điểm Khởi đầu để Xây dựng các Biện pháp đảm bảo an toàn

Tiêu điểm cho Xây dựng các Biện pháp đảm bảo an toàn

Philippines Điểm khởi đầu quốc gia Bộ Môi trường và Tài nguyên đang xây dựng một bộ các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ quốc gia.

Nêpan Điểm khởi đầu quốc tế SESA và REDD+ SES.

(REDD+ RES đang được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động môi trường và xã hội của giai đoạn thiết kế của Chương trình REDD Quốc gia)

Indonesia Điểm khởi đầu quốc gia

Đánh giá lỗ hổng/sự tương đương của các PLR quốc gia so với các Biện pháp đảm bảo an toàn Cancun

Kết quả cuối cùng được coi là việc xây dựng Hệ thống Thực hiện Đảm bảo an toàn.

Cộng hòa Dân chủ Công-gô

Kết hợp Tiêu điểm ban đầu: dự thảo các tiêu chuẩn REDD+ quốc gia.

Tiêu điểm hiện tại: các biện pháp đảm bảo an toàn được xây dựng như một phần của SESA theo Ngân hàng Thế giới, và tham vấn về dự thảo các Tiêu chuẩn Quốc gia về Môi trường và Xã hội cho

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

19

REDD+ dựa trên SEPC

Nigeria Điểm khởi đầu quốc tế.

Chương trình Quốc gia UN-REDD được đánh giá theo UN-REDD SEPC.

Chương trình Quốc gia UN-REDD

Tanzania Điểm khởi đầu quốc tế.

REDD+ SES đang được áp dụng vào Chiến lược REDD+ Quốc gia.

Tiêu điểm ban đầu: REDD+ SES

Tiêu điểm tương lai: FCPF SESA

So sánh cho thấy rằng các nước thể hiện nhiều khởi điểm khác nhau. Ngay cả việc hiểu vị trí của một nước cũng không chắc chắn, vì việc các nước lựa chọn dứt khoát một trong ba phương án là không rõ ràng. Xem xét các tài liệu gợi ý rằng chỉ có Indonesia đưa ra quyết định rõ ràng về việc “bắt đầu từ những gì họ có”. Với năm nước còn lại, vấn đề là phải suy luận ra điểm khởi đầu của họ dựa trên những miêu tả bằng văn bản về tiến độ đến nay.

Rõ ràng là một số nước được phân tích đang sử dụng hoặc điểm khởi đầu quốc tế, hoặc điểm khởi đầu kết hợp, đã áp dụng cả khuôn khổ UN-REDD SEPC hay REDD+ SES để xây dựng các phương pháp tiếp cận đảm bảo an toàn của họ. Cả hai khuôn khổ quốc tế này đều là tự nguyện. Những khuôn khổ này cũng tập trung vào hỗ trợ việc xây dựng các Chiến lược REDD+ nói chung hơn là vào các vấn đề cụ thể của các biện pháp đảm bảo an toàn. Nếu những nước này đồng thời tham gia FCPF, và hiện đang xin tài trợ để Chuẩn bị Sẵn sàng thực thi REDD+ của FCPF, thì họ sẽ phải áp dụng Đánh giá Môi trường và Xã hội Chiến lược (SESA) bắt buộc và Khung Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMF) đi kèm như một nghĩa vụ hợp đồng với Ngân hàng Thế giới. Áp dụng SESA và ESMF sẽ hỗ trợ các nước chấp nhận các phương pháp đánh giá chiến lược dự kiến, mặc dù việc áp dụng sẽ không nhất thiết đòi hỏi lựa chọn các quy định về đánh giá chiến lược quốc gia.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

20

PHẦN 3: PHÂN TÍCH LỖ HỔNG TRONG CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐẢM BẢO AN TOÀN HIỆN HÀNH TẠI VIỆT NAM

3.1 Điểm khởi đầu của Việt Nam

Dựa trên so sánh ba lựa chọn thiết kế phương pháp tiếp cận các biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia, Văn phòng REDD+ Việt Nam đã khuyến nghị rằng phương pháp tiếp cận của Việt Nam để xây dựng khung các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ nên dựa vào nghiên cứu các PLR hiện có (đây chính là điểm khởi đầu quốc gia). Ý tưởng là một bản đánh giá kỹ lưỡng các PLR quốc gia theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ cho thấy lỗ hổng tồn tại ở đâu, và sau đó đưa đến các khuyến nghị để hoàn thiện các biện pháp lấp lỗ hổng/tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn.

3.2 Tiến độ của Việt Nam trong việc xây dựng phương pháp tiếp cận Đảm bảo an toàn Quốc gia

Hình 3 cho thấy tiến độ mà Việt Nam đã thực hiện được trong việc xây dựng phương pháp tiếp cận đảm bảo an toàn quốc gia tổng quát, và nó giúp đặt các công việc đã thực hiện thành một phần của Lộ trình.

Figure A: Focus of the Roadmap Work

3. Creation of new PLRs and procedures (if necessary)

1. Definition of goals of the country safeguards approach

2. Gap analysis of existing social/ environmental PLRs and procedures

1.Identification of indicators for REDD+ social/environmental performance

2.Development of monitoring methodology and institution

3.Grievance response system

3.Development of reporting methodology and institution

1.Definition of PLRs against which grievances can be raised

2.Prompt, clear, and transparent processing guidelines

Development ‘process’

Policies, Laws and Regulations

Safeguards Information System

Grievance and Redress Mechanism

Institutions

Processes and proceduresFocus of

Roadmap

Trước tiên, bước “xác định các mục tiêu” đã được thực hiện, và được thể hiện trong Chương trình Hành động REDD+ Quốc gia. Như đã giải thích, lộ trình này tập trung chủ yếu vào các bước “phân tích lỗ hổng” và “tạo ra các PLR và thủ tục mới”, vì đây là nền tảng căn bản của một phương pháp tiếp cận đảm bảo an toàn quốc gia.

Hình 3: Trọng tâm của việc xây dựng lộ trình

Quá trình xây dựng

Tâm điểm của lộ trình

1. Xác định các

chỉ thị thực hiện

an toàn môi

trường và xã

hội cho REDD+

2. Xây

dựng

phương

pháp luận

giám sát và

thể chế

3. Xây

dựng

phương

pháp luận

báo cáo

và thể chế

Thể chế

Hệ thống

thong tin đảm

bảo an toàn

Chính sách,

luật và các quy

định

3.Thiết lập

PLRs và các

thủ tục mới

(nếu cần thiết)

2. Phân tích lỗ

hổng của PLR và

các thủ tục đảm

bảo an toàn xã

hội/môi trường

hiện hành

1. Xác định rõ

các mục tiêu

của cách tiếp

cận an toàn

quốc gia

Những quy

trình và thủ

tục

Cơ chế giải

quyết khiếu

nại 1.Xác định rõ

PLRs dựa vào

đó đưa ra các

khiếu nại

2.Những hướng

dẫn về quy

trình nhanh

chóng, rõ ràng

và minh bạch

3. Hệ

thống

giải đáp

khiếu nại

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

21

3.3 Phương pháp luận phân tích lỗ hổng PLR

Cần trả lời hai câu hỏi trước khi có thể thực hiện đúng đắn việc phân tích lỗ hổng. Trước tiên, cần phải làm rõ PLR là gì. Trong Lộ trình này, PLR được định nghĩa là bao gồm các chính sách, luật, quy định, kế hoạch và chương trình. Ví dụ bao gồm:

Chính sách: một chính sách giao thông quốc gia hay chính sách môi trường quốc gia.

Luật: Luật Bảo vệ Môi trường 2005.

Quy định: Các Nghị định hay Thông tư cung cấp các chi tiết về thực thi luật. Các ví dụ liên quan đến Luật Bảo vệ Môi trường bao gồm Nghị định số 29/2011/NĐ-CP (“Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, và cam kết bảo vệ môi trường”) và, Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT (“Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, và cam kết bảo vệ môi trường”).

Kế hoạch: được định nghĩa là các chiến lược thực thi hay kế hoạch hành động. Ví dụ như Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh hay Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển Rừng.

Chương trình: được định nghĩa là đưa ra danh sách các dự án dưới hình thức một Kế hoạch, được cấp vốn trong một giai đoạn nhất định. Ví dụ như Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu hay một chương trình phát triển kinh tế xã hội của một Tỉnh.

Nằm ngoài định nghĩa PLR này, nhưng đáng được giới thiệu ngắn gọn là các thuật ngữ “quy trình” và “thực tiễn”. Các quy trình được định nghĩa là để chỉ các sáng kiến khác có thể đóng góp vào sự hưởng ứng về đảm bảo an toàn của quốc gia, song nó không nằm trong bất kỳ phạm trù nào trong năm phạm trù ở trên. Các ví dụ từ lĩnh vực lâm nghiệp có thể bao gồm các quá trình diễn ra đồng thời để xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia cho Hội đồng Quản lý Rừng (FSC), hay quy trình đàm phán Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện trong sáng kiến của EU về Tăng cường Luật pháp, Quản trị và Thương mại lâm sản (FLEGT). Cuối cùng, có thể xác định rõ ràng một PLR có tồn tại dưới dạng văn bản hay không. Tuy nhiên, nó được thực thi hiệu quả đến mức nào lại là một vấn đề khác. Một ví dụ về thực hiện trong thực tiễn được trình bày trong Phần 3.5, và các khuyến nghị nghiên cứu việc thực hiện sâu hơn được trình bày trong Phần 4.

Câu hỏi thứ hai cần được trả lời trước khi thực hiện phân tích lỗ hổng liên quan đến các tiêu chí sẽ sử dụng để đánh giá các PLR. Bảy Biện pháp đảm bảo an toàn Cancun được trình bày tại Bảng 2 rất khái quát, và dành sự linh hoạt đáng kể cho các bên để diễn giải ý nghĩa của chúng trong thực tiễn. Tiến hành phân tích lỗ hổng đòi hỏi xây dựng “các tiêu chí diễn giải” cho từng tuyên bố về các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun. Trong một chừng mực nào đó, nhiệm vụ này đã được giải quyết ở cấp quốc tế thông qua việc xây dựng các Nguyên Tắc và Tiêu chí về Môi trường và Xã hội (SEPC) cho Chương trình UN-REDD, và Sáng kiến về các Tiêu chuẩn Môi trường và Xã hội REDD+ (REDD+ SES) do các Tổ chức phi chính phủ (NGO) chủ trì. Mặc dù những phương pháp tiếp cận này đã và đang tỏ ra có ích, ý định của chúng là nhằm cung cấp thông tin cho việc xây dựng các chiến lược REDD+ quốc gia, hơn là trở thành các tiêu chí phân tích lỗ hổng có thể được sử dụng để so sánh hiện trạng của những PLR của một nước với các hướng dẫn biện pháp đảm bảo an toàn Cancun.

Kết quả là lộ trình này đã dựa vào và thích ứng với SEPC, REDD+ SES, và một bộ các tiêu chí khác đã được Tổ chức Luật Phát triển Quốc tế giới thiệu như một phần trong nghiên cứu của họ hồi tháng 11/2011 về Chuẩn bị Cơ sở Pháp lý cho REDD+ ở Việt Nam. Lộ trình cũng tính tới những điểm mà các chính sách đảm bảo an toàn riêng của Ngân hàng Thế giới phù hợp với các yêu cầu Cancun.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

22

Một ví dụ về cách xây dựng các tiêu chí diễn giải cho từng hướng dẫn đảm bảo an toàn Cancun được trình bày tại Bảng 3. Đây là một trích đoạn nhỏ từ một phân tích lỗ hổng lớn và đầy đủ hơn được trình bày như một Phụ lục Kỹ thuật7 riêng. Nó cho thấy bốn tiêu chí diễn giải để vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun (b) (“các cơ cấu quản trị rừng quốc gia minh bạch và hiệu quả, tính đến pháp luật và chủ quyền quốc gia”). Cột 3 giải thích nguồn gốc của tiêu chí diễn giải, và cột 4 cho biết các tiêu chí này được đáp ứng như thế nào bởi Luật Bảo vệ Môi trường 2005.

Bảng 3: Ví dụ ghi nhanh về Phương pháp Phân tích Lỗ hổng

Các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun

(“Khi thực hiện các hoạt động [REDD+] những biện pháp đảm bảo an toàn sau cần được thúc đẩy và hỗ

trợ”)

Tiêu chí Diễn giải

(các tiêu chí chi tiết được thiết kế để cho phép vận

hành 7 biện pháp khái quát về đảm bảo an toàn

Cancun)

Nguồn gốc Tiêu chí

(nguồn của các tiêu chí diễn giải)

Các PLR

(ghi chép đầy đủ các hướng dẫn trong chính sách, luật,

quy định, kế hoạch, và chương trình của Việt Nam thỏa mãn “các tiêu chí diễn

giải”)

(b) Các cơ cấu quản trị rừng quốc gia minh bạch và hiệu quả, tính tới luật pháp và chủ quyền quốc gia.

1. Luật quốc gia rõ ràng và nhất quán và ủy thác thể chế cho quản lý rừng.

Chính sách Đảm bảo An toàn 4.36 (Rừng) và Chiến lược Rừng (Rừng bền vững, 2012) của Ngân hàng Thế giới

REDD+ SES Nguyên tắc 4, Tiêu chí 4.1

Các chính sách (trong đó có các luật, nghị định, thông tư, và các quyết định chính thức của Chính phủ)

1. Luật Bảo vệ Môi trường

Không có

2. Các luật dưới cấp quốc gia rõ ràng và nhất quán và ủy thác thể chế cho quản lý rừng.

Chính sách Đảm bảo An toàn 4.36 (Rừng) và Chiến lược Rừng (Rừng bền vững, 2012) của Ngân hàng Thế giới

REDD+ SES Nguyên tắc 4, Tiêu chí 4.2

Các chính sách (trong đó có các luật, nghị định, thông tư, và các quyết định chính thức của Chính phủ)

1. Luật Bảo vệ Môi trường

Không có

3. Hệ thống rõ ràng để đánh giá môi trường VÀ xã hội đối với các tác động tiềm ẩn bắt nguồn từ các chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án có thể ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.

Chính sách Đảm bảo An toàn 4.01 (Đánh giá Môi trường) của Ngân hàng Thế giới

Chính sách Đảm bảo An toàn 4.10 (Các Dân tộc Bản địa) của Ngân hàng Thế giới

Nghiên cứu về Chuẩn bị Cơ sở Pháp lý của IDLO: Xem xét Pháp lý 7

REDD+ SES, Nguyên tắc 3, Tiêu chí 3.2 và Tiêu chí 3.3.

Các chính sách (trong đó có các luật, nghị định, thông tư, và các quyết định chính thức của Chính phủ)

1. Luật Bảo vệ Môi trường

Chương III: Đánh giá Môi trường Chiến lược, Đánh giá Tác động Môi trường, và Cam kết Bảo vệ Môi trường

7 Cần lưu ý rằng các tiêu chí diễn giải được xây dựng riêng cho mục đích phương pháp luận, nhằm cho phép sự vận

hành của các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun, để chúng có thể được sắp đặt theo các PLR hiện có của Việt Nam.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

23

4. Hệ thống rõ ràng để phê duyệt và thẩm định các chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án đã được đánh giá mà có thể ảnh hưởng đến tài nguyên rừng

Chính sách Đảm bảo An toàn 4.01 (Đánh giá Môi trường) của Ngân hàng Thế giới

Các chính sách (trong đó có các luật, nghị định, thông tư, và các quyết định chính thức của Chính phủ)

1. Luật Bảo vệ Môi trường

Điều 17: Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Điều 21: Thẩm định báo cáo tác động môi trường

3.4 Kết quả Phân tích lỗ hổng PLR

Phương pháp phân tích lỗ hổng đã được áp dụng cho 54 PLR khác nhau trong lâm nghiệp và các ngành sử dụng đất khác liên quan đến các tác nhân gây ra mất rừng và suy thoái rừng, và được coi là đã đề cập đến các tác động môi trường và xã hội có khả năng bắt nguồn từ các hoạt động REDD+. Danh sách đầy đủ các PLR đã phân tích được trình bày tại Phụ lục B.

Kết quả phân tích lỗ hổng là một bảng lớn được trình bày tại Phụ lục Kỹ thuật. Nó biểu thị việc thu thập các PLR liên quan hiện có đáp ứng yêu cầu của các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun như thế nào, và nó cho phép đưa ra những kết luận quan trọng về nơi mà các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun đang được giải quyết dưới dạng văn bản chính thức, và nơi nào còn tồn tại những lỗ hổng rõ ràng.

Phụ lục C trình bày ngắn gọn các kết quả của toàn bộ hoạt động phân tích lỗ hổng dưới dạng bảng. Cột thứ ba của Phụ lục C chỉ ra một hay nhiều hơn các PLR đang đáp ứng một tiêu chí diễn giải các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun cụ thể. Cột thứ tư cho thấy nơi còn tồn tại những lỗ hổng.

Phân tích cho thấy rằng Việt Nam đã “tuân thủ” phần lớn các tiêu chí diễn giải. Rõ ràng có những lỗ hổng quan trọng về các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun (f) (“hành động để giải quyết rủi ro gia tăng về sự đảo nghịch”) và (g) (“các hành động để giảm dịch chuyển phát thải”). Điều này là có thể dự đoán, biết rằng sự đảo nghịch (gia tăng phát thải) và sự dịch chuyển là những khái niệm hoàn toàn mới chưa được công nhận trong luật hay chính sách hiện hành.

3.4.1 Các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun (a) đến (e)

Đối với các Biện pháp đảm bảo an toàn Cancun (a) đến (e), các lỗ hổng có thể cần giải quyết bao gồm:

(i) Quy tắc về sự tham gia/tham vấn công chúng

Những quy tắc này khác hẳn nhau và có thể được tăng cường hơn nữa. Những PLR chính hiện có và đề cập đến các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường là Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (LEP), và Nghị định 29 và Thông tư 268 hướng dẫn việc thực hiện.

Một đánh giá về nhu cầu phát triển năng lực cần có để thực thi các PLR này do Ngân hàng Châu Á hỗ trợ cũng đã tiến hành “đánh giá sự tương đương”, trong đó so sánh các

8 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4: Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá

tác động môi trường, và cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT: Quy định chi tiết về một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

24

PLR với Hướng dẫn Chính sách Đảm bảo An toàn của Ngân hàng 20099. Kết quả của nghiên cứu này là những kết luận sau đây liên quan đến tham vấn công khai:

- không có những điều khoản về tham vấn công khai trong phần Đánh giá Môi trường Chiến lược (SESA) của luật. Điều này làm giảm sự tham gia của công chúng vào việc tạo ra các chính sách, kế hoạch và chương trình liên quan đến REDD+.

- mặc dù có những điều khoản về tham vấn công khai trong phần Đánh giá Tác động Môi trường (EIA) của các PLR, vẫn còn thiếu các lĩnh vực sau:

* không có điều khoản cụ thể liên quan đến sự tham gia của tổ chức phi chính phủ;

* không có điều khoản trong khuôn khổ pháp lý với ý định rõ ràng đảm bảo sự tham vấn với phụ nữ trong quá trình EIA;

* không có điều khoản rõ ràng trong khuôn khổ pháp lý để đảm bảo rằng quan điểm và lo ngại của các bên liên quan được những người ra quyết định biết, hiểu và xem xét;

* không có cơ chế cần thiết để cung cấp cho việc tham vấn liên tục trong suốt quá trình thực hiện dự án; và,

* Luật Bảo vệ Môi trường có trình bày sơ lược về trách nhiệm giải quyết tranh chấp, song cả Nghị định 29 lẫn Thông tư 26 đều không chuẩn bị đầy đủ những cơ chế để cho phép hay đảm bảo rằng những điều khoản này được thực thi.

Thực hành quốc tế tốt nhất, như được trình bày sơ lược trong “Nguyên tắc Thực hành Quốc tế Tốt nhất cho sự Tham gia của Công chúng 11” của Hiệp hội Quốc tế về Đánh giá Tác động, gợi ý rằng các quy tắc của Việt Nam về sự tham gia của công chúng cần được mở rộng để tập trung vào giai đoạn thiết kế của các dự án. Hơn nữa, chúng cần lôi cuốn công chúng bị ảnh hưởng và quan tâm vào quá trình ra quyết định nhằm đảm bảo công lý, công bằng và hợp tác. Công ước của Ủy ban Kinh tế LHQ cho Châu Âu (UNECE) về Tiếp cận Thông tin, sự Tham gia của Công chúng vào Quá trình ra Quyết định và Tiếp cận Công lý trong các Vấn đề Môi trường (“Công ước Aarhus”)10 đòi hỏi các cơ quan công quyền xem xét kỹ lưỡng ý kiến đóng góp của quần chúng trong quá trình ra quyết định, và cần công khai thông tin về quyết định cuối cùng và lý do đưa ra những quyết định đó.

(ii) Tiếp cận thông tin

Không tồn tại những quy tắc rõ ràng về sự tiếp cận thông tin của công chúng. Luật Bảo vệ Môi trường yêu cầu các báo cáo EIA được công khai cho “những người bị ảnh hưởng và các bên liên quan khác”, song không có những điều khoản rõ ràng về khuôn khổ pháp lý yêu cầu tiếp lộ các báo cáo dự thảo EIA. Đây là điều rất quan trọng, vì chỉ có ở giai đoạn dự thảo công chúng mới có thể ảnh hưởng đến phương hướng nghiên cứu EIA và, về lý thuyết, tác động đến việc thiết kế các dự án thực tế.

Công ước Aarhus đề cập ở trên chỉ rõ mọi người có quyền nhận được các thông tin về môi trường do các cơ quan công quyền nắm giữ. Có thể bao gồm thông tin về hiện trạng môi trường, cũng như các chính sách hay biện pháp đã thực hiện, hay về hiện trạng sức khỏe và an toàn của con người ở nơi mà những điều này có thể bị ảnh hưởng bởi hiện trạng môi trường. Những người yêu cầu thông tin được quyền nhận thông tin trong vòng một tháng sau khi yêu cầu mà không cần phải nói lý do họ yêu cầu. Hơn nữa, theo Công ước, các nhà chức trách có nghĩa vụ tích cực phổ biến thông tin về môi trường mà họ có.

9Ngân hàng Phát triển Châu Á (2013), TA-7566-REG: Tăng cường và Sử dụng các Hệ thống Đảm bảo An toàn Quốc

gia. Báo cáo Cuối cùng: Xây dựng Năng lực để Thực thi Nghị định mới về Môi trường. 10

Công ước về Tiếp cận Thông tin, sự Tham gia của Công chúng vào quá trình Ra Quyết định và Tiếp cận Công lý trong các Vấn đề Môi trường tại Aarhus, Đan Mạch, ngày 25/6/1998. (http://www.unece.org/fileadmin/DAM/env/pp/documents/cep43e.pdf)

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

25

Hướng dẫn mới đây của Chương trình UN-REDD về “Đảm bảo các hệ thống REDD+ quốc gia dành cho mọi người, minh bạch và có trách nhiệm giải trình: vai trò của tự do thông tin”11 nói rõ rằng, trong suốt giai đoạn Chuẩn bị sẵn sàng, thông tin cần được công khai về những vấn đề sau:

- các hoạt động REDD+ có những tác động môi trường và xã hội gì;

- làm thế nào để thực hiện quyền đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự do, được báo trước và được cung cấp đầy đủ thông tin;

- nguồn vốn hay lợi ích lưu chuyển như thế nào từ cấp quốc gia đến cấp địa phương – số tiền, tần suất và người hưởng lợi;

- các biện pháp đảm bảo an toàn được giải quyết và tuân thủ như thế nào; và,

- những quyết định về lập kế hoạch sử dụng đất và chia sẻ lợi ích được đưa ra như thế nào.

(iii) Các dân tộc bản địa

Các điều khoản về tôn trọng kiến thức và quyền của người bản địa và các nhóm dễ bị ảnh hưởng khác nhìn chung còn yếu và đặc biệt là:

- không có cơ chế để lồng ghép kiến thức truyền thống vào quản lý và quản trị rừng;

- hướng dẫn liên quan đến giới còn yếu;

- các điều khoản về tham vấn không đề cập cụ thể đến các cộng đồng bản địa;

- cơ chế giải quyết khiếu nại không rõ ràng; và,

- không tồn tại những quy tắc về đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự do, được báo trước và được cung cấp đầy đủ thông tin (FPIC).

Hướng dẫn chung của Chương trình UN-REDD/Quỹ Đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp về sự Tham gia của các Bên liên quan vào Chuẩn bị cho REDD+ với Trọng tâm là sự Tham gia của Người Bản địa và các Cộng đồng Phụ thuộc vào Rừng khác12, quy định các nước thuộc Chương trinh UN-REDD như Việt Nam cần đảm bảo rằng:

a. Những hoạt động có thể ảnh hưởng lớn đến Người Bản địa và các cộng đồng phụ thuộc vào rừng khác, sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên nhân quyền và sẽ tôn trọng triệt để UNDRIP, Hướng dẫn Nhóm Phát triển UN về các Vấn đề Ngưởi Bản địa, và Công ước số 169 của Tổ chức Lao động Quốc tế;

b. FPIC sẽ được tuân thủ triệt để, và rất quan trọng để đảm bảo sự tham gia hiệu quả của Người Bản địa và các cộng đồng phụ thuộc vào rừng khác vào các hoạt động của chương trình cũng như quá trình lập chính sách và ra quyết định.

(iv) Quyền các-bon và chia sẻ lợi ích

Không có những điều khoản PLR cụ thể về quyền đối với các-bon, và quy tắc chia sẻ lợi ích tản mát trong nhiều PLR. Thảo luận quốc tế xung quanh việc vận hành REDD+ nhận thấy nhu cầu phải làm rõ chủ quyền hay quyền đối với trữ lượng các-bon ít ỏi còn lại. Những điều khoản liên quan đến sở hữu đất, sở hữu cây, quản trị rừng, bảo vệ môi

11

Chương trình UN-REDD (2013), Đảm bảo các hệ thống REDD+ quốc gia dành cho mọi người, minh bạch và có trách nhiệm: vai trò của tự do thông tin (http://www.un-

redd.org/Transparent_Management_REDD_Funds/tabid/54009/Default.aspx) 12

Hướng dẫn của Chương trình UN-REDD/Quỹ Đối tác Các-bon Rừng về sự Tham gia của các Bên liên quan để Chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+ với Trọng tâm là sự Tham gia của Người Bản địa và các Cộng đồng Phụ thuộc vào Rừng khác, ngày 20/4/2012 (sửa đổi phiên bản 25, tháng 3) (http://www.unredd.org/Stakeholder_Engagement/Guidelines_On_Stakeholder_Engagement/tabid/55619/Default.asp

x)

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

26

trường và quyền bản địa đều có thể ảnh hưởng đến việc quyền các-bon được bàn bạc và quản trị như thế nào. Một ấn phẩm mới đây của FAO về sở hữu các-bon rừng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương13 chỉ rõ những xem xét lớn sau đây mà các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm khi quyết định quy định quyền các-bon như thế nào:

- liệu hệ thống luật đất đai có nên coi các dịch vụ hệ sinh thái về cơ bản là thuộc quyền sở hữu nhà nước, hay toàn bộ thuộc về chủ đất tư nhân?

- cần tài trợ cho các dịch vụ hệ sinh thái như thế nào?

- cần nhìn nhận quyền sở hữu đất theo phong tục như thế nào?

- nguyên tắc chia sẻ lợi ích có thể áp dụng cho cộng đồng (hơn là cho cá nhân) có quyền các-bon như thế nào?

Rất nhiều những câu hỏi như thế này đang được đề cập đến ở những nước khác trong các PLR quốc gia và khu vực mới quy định việc chi trả cho các dịch vụ hệ sinh thái (PFES).

Phần 4 nghiên cứu các phương án sẵn có để giải quyết những lỗ hổng này.

3.4.2 Các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun (f) và (g)

Các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ của UNFCCC (f) và (g) kêu gọi “hành động nhằm giải quyết những rủi ro do sự nghịch đảo” và “hành động nhằm giảm sự dịch chuyển phát thải”.

Như đã thể hiện trong báo cáo pháp lý được thực hiện mới đây của Client Earth (2013), những biện pháp đảm bảo an toàn này khác nhau từ (a) đến (e) ở chỗ chúng liên hệ chặt chẽ với các mục tiêu giảm nhẹ khí nhà kính (GHG) của REDD+ và do đó khác về các quy tắc tính toán. Biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ (f) của UNFCCC tìm kiếm sự đảm bảo về giảm thiểu phát thải lâu dài, trong khi Biện pháp (g) lại nhằm đảm bảo rằng tổng lượng phát thải toàn cầu giảm. Hơn nữa, ý định của biện pháp (f) là dẫn đến giảm phát thải thường xuyên, và biện pháp (g) nhằm tránh những gì được biết đến như là sự rò rỉ, có thể xuất hiện khi lượng phát thải vô tình bị dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Tiêu chí diễn giải được áp dụng trong Phụ lục C nhằm vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun (f) và (g) tập trung chủ yếu vào việc cần có các PLR để giám sát, đo, và tối thiểu hóa các rủi ro. Thực hiện các biện pháp cần thiết để cho phép giám sát và đo rủi ro bao gồm14:

- cập nhật thường xuyên thông tin về quản lý sử dụng đất và kiểm kê rừng;

- thu thập và cập nhật thông tin về phân loại và sử dụng đất;

- tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thông tin; và,

- thúc đẩy các chương trình khoa học và kỹ thuật liên quan đến bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên rừng.

Các biện pháp thực hiện cần thiết để cho phép tối thiểu hóa các rủi ro bao gồm:

- thúc đẩy sử dụng bền vững và bảo tồn rừng và các tài nguyên liên quan khác trong luật và chính sách trong nước;

- sử dụng các công cụ đánh giá tác động môi trường;

- phát triển năng lực nghiên cứu bao gồm tăng cường năng lực phù hợp;

- tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác khoa học và kỹ thuật quốc tế;

13

Feliciana-Robles, F. (2012) 14

Phần tiếp theo dựa nhiều vào những gợi ý trong Client Earth (2013).

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

27

- tạo ra và thực hiện các thỏa thuận quốc tế về giảm dịch chuyển mất rừng xuyên biên giới;

- lập các chương trình đào tạo về biện pháp xác định, bảo tồn, và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đa dạng sinh học;

- thiết kế và thực hiện các chương trình phát triển năng lực về quản lý rừng bền vững; và,

- thực hiện thực thi luật hiệu quả để ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến rừng.

Phần 4 nghiên cứu các phương án sẵn có để xử lý các lỗ hổng này.

3.5 Việc thực thi trên thực tiễn

Một lưu ý quan trọng là phân tích lỗ hổng được bàn đến ở trên chỉ cho chúng ta biết việc các tiêu chí diễn giải có được đáp ứng bởi một PLR bằng văn bản chính thức hay không. Ví dụ, khi nghiên cứu Bảng 3, việc áp dụng tiêu chí diễn giải 3 cho chúng ta biết rằng Luật Bảo vệ Môi trường đáp ứng yêu cầu Cancun về “hệ thống rõ ràng cho đánh giá môi trường VÀ xã hội của các tác động tiềm ẩn bắt nguồn từ các chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án có thể ảnh hưởng đến tài nguyên rừng”, vì Chương III của luật quy định việc áp dụng của đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, và cam kết bảo vệ môi trường. Phân tích lỗ hổng không đánh giá về việc thực hiện của Chương III của Luật Bảo vệ Môi trường đã hiệu quả như thế nào. Việc này sẽ đòi hỏi đánh giá chi tiết hơn nhiều đối với thực tiễn thực hiện của từng PLR trong tổng số 54 PLR.

Tiến hành đánh giá thực tiễn thực hiện là một công việc chuyên sâu và tốn thời gian, và không phải là một việc có thể được giải quyết trong khuôn khổ điều khoản tham chiếu của Lộ trình này. Tuy nhiên, có thể thu được một số hiểu biết sâu sắc từ đánh giá15 gần đây về nhu cầu phát triển năng lực cần thiết để thực thi Nghị định 2916 và Thông tư 2617 dưới Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (xem Hộp 4) do Ngân hàng Phát triển Châu Á hỗ trợ.

Hộp 4: Đánh giá sự Tương đương cho Nghị định 29 và Thông tư 26 (dưới Luật Bảo vệ Môi trường) theo Hướng dẫn Chính sách về Đảm bảo An toàn của ADB

Một dự án hỗ trợ kỹ thuật của ADB được thực hiện năm 2012 đã so sánh các điều khoản của Nghị định 29 và Thông tư 26 với 7 Nguyên tắc và 49 Yếu tố Chính tiếp theo của Hướng dẫn Chính sách Đảm bảo An toàn (2009) của Ngân hàng này. Đánh giá này cho biết rằng, với khoảng hai phần ba các Yếu tố Chính, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam “hoàn toàn tương đương”. Tuy nhiên, có 8 lĩnh vực chính trong đó tồn tại những lỗ hổng đáng kể. Đó là:

- thời gian thẩm định;

- xử lý các tác động tích lũy;

- xử lý các tác động xuyên biên giới;

- thiếu sự kết hợp với các vấn đề về biến đổi khí hậu;

- phân tích và cung cấp tài liệu cho các phương án thay thế còn yếu;

- các kế hoạch quản lý môi trường chưa hoàn thiện;

- các điểm tham vấn công chúng không chắc chắn; và,

- thiếu các điều khoản về tiết lộ thông tin.

15

Ngân hàng Phát triển Châu Á (2013), TA-7566-REG: Tăng cường và Sử dụng các Hệ thống Đảm bảo An toàn

Quốc gia. Báo cáo Cuối cùng: Phát triển Năng lực để Thực thi Nghị định mới về Môi trường. 16

Xem chú thích 9. 17

Xem chú thích 9.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

28

Một nghiên cứu bao quát đánh giá nhu cầu năng lực dưới dạng bảng câu hỏi điều tra sau đó đã được thực hiện, và nhận được phản hồi từ 8 Bộ chuyên ngành và 64 DoNRE. Nghiên cứu này cho phép đưa ra những kết luận về nhu cầu phát triển năng lực của các nhóm mục tiêu khác nhau, và cũng là chỉ số về hiệu quả thực hiện trên thực tiễn. Nghiên cứu kết luận rằng mỗi nhóm mục tiêu có những nhu cầu lớn chưa được đáp ứng, và rằng điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả thực hiện các PLR.

Kết luận lại, bản phân tích lỗ hổng bao quát đã cung cấp chỉ dẫn rõ ràng về việc hệ thống PLR ở Việt Nam có thể được cập nhật như thế nào để đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo an toàn Cancun. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cần tiến hành những nghiên cứu sâu hơn về thực tiễn thực hiện trước khi có thể đạt được mức độ thoải mái về khả năng của Việt Nam trong việc đưa các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ vào thực tiễn. Trường hợp phác họa trong Hộp 4 cho thấy rằng, mặc dù tồn tại các PLR mạnh về đánh giá tác động môi trường, năng lực thực hiện EIA trên thực tế vẫn chưa đủ ở cả khu vực công và khu vực tư nhân. Hộp 4 cũng chỉ rõ rằng đánh gia thực tiễn thực hiện trên thực tế đòi hỏi nỗ lực to lớn.

Phần tiếp theo nghiên cứu các phương án có sẵn để giải quyết các lỗ hổng được xác định trong Phần 3, và đưa ra các khuyến nghị nhằm phác thảo một lịch trình để hoàn thiện các biện pháp lấp lỗ hổng/tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

29

PHẦN 4: KẾT LUẬN

Quá trình xây dựng Lộ trình được thực hiện thông qua phân tích lỗ hổng chi tiết của 54 luật, chính sách, và các quy định của Việt Nam so với 7 biện pháp đảm bảo an toàn Cancun phải được giải quyết bởi các Bên tham gia Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu. Đề xuất ban đầu về cách thức giải quyết các khía cạnh khác nhau khi thực hiện biện pháp an toàn quốc gia ... cụ thể là hệ thống thông tin về các biện pháp an toàn và cơ chế khiếu nại....

Việc phân tích lỗ hổng cho thấy rằng đã áp dụng đa số tiêu chí trong tổng số 34 tiêu chí giải thích để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun mà Việt Nam đã "tuân thủ". Do cách thức xây dựng các tiêu chí giải thích, có thể kết luận rằng các lỗ hổng được xác định gần tương tự đối với các khung an toàn quốc tế sau đây:

* Biện pháp đảm bảo an toàn Cancun;

* Chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới;

* Nguyên tắc và Tiêu chí về Xã hội và Môi trường của Chương trình UN-REDD; và,

* Tiêu chuẩn Xã hội và Môi trường của REDD+.

Các lỗ hổng chính liên quan đến các lĩnh vực sau: tham vấn cộng đồng; tiếp cận thông tin; quyền của người dân bản địa, quyền cacbon và chia sẻ lợi ích; tính thường xuyên; và sự rò rỉ. Nếu Việt Nam đối phó hiệu quả được với những lỗ hổng này thì có thể tự tin rằng Việt Nam phù hợp với các yêu cầu trên văn bản của các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun, và ba khung biện pháp an toàn khác được liệt kê ở trên.

Đề xuất là có thể giải quyết các lỗ hổng thông qua sửa đổi và/ hoặc bổ sung ba PLRs: Luật Bảo vệ Môi trường (2005), Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (2007), và Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng.

Chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các hoạt động REDD+, Văn phòng REDD+ Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với Bộ TN & MT và Bộ NN & PTNT để kết hợp các biện pháp lấp đầy lỗ hổng PLR. Có ý kiến cho rằng phương tiện thích hợp nhất cho nỗ lực này có thể là sáng kiến Đánh giá Chiến lược về Môi trường và Xã hội (SESA) sắp tới, đó là một hợp phần đầu tiên thiết yếu của Khoản tài trợ Sẵn sàng cho Quỹ Đối tác Các-bon ngành Lâm nghiệp. SESA cũng sẽ yêu cầu Việt Nam tiếp tục phát triển Hệ thống Thông tin cho các Biện pháp An toàn.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

André, P., B. Enserink, D. Connor và P. Croal. Năm 2006, Tiêu chuẩn về Phương pháp Quốc tế Điển hình có sự Tham gia của Cộng đồng. Ấn phẩm đặc biệt số 4. Fargo, Hoa Kỳ: Hiệp hội quốc tế về Đánh giá Tác động.

Liên minh Khí hậu, Cộng đồng và Đa dạng sinh học. Năm 2012, Hỗ trợ các quốc gia xây dựng các hệ thống thông tin về biện pháp đảm bảo an toàn.

Liên minh Khí hậu, Cộng đồng và Đa dạng sinh học. Năm 2012, Hướng dẫn sử dụng cácTiêu chuẩn REDD+ Xã hội & Môi trường ở cấp quốc gia. Phiên bản 2, ngày 09 tháng 11.

Client Earth. Năm 2013, Hướng dẫn để hiểu và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn UNFCCC REDD+. Báo cáo pháp lý, tháng 4.

Daviet, F., và Larsen, G. 2012, Đảm bảo An toàn Rừng và Con người: Khung Thiết kế và Hệ thống quốc gia để thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn REDD +. Washington, D.C. Viện Tài nguyên Thế giới.

Dela Paz, MC, và Boquiren, R. tháng 9 năm 2012, Khung Biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ ở Philippin. Soạn thảo bởi Tổ chức Bảo tồn Quốc tế tại Philippin và CoDeREDD cho Bộ Môi trường và Tài nguyên - Cục Quản lý rừng với sự hỗ trợ từ Chương trình UN-REDD.

Durbin, J., Franks, P., Peskett, L., và Rapp, K. 2012, Yếu tố và các bước xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn quốc gia REDD+. Bản ghi nhớ chưa được công bố. Dự thảo ngày 9 tháng 10.

Feliciana-Robles, F. 2012, Các-bon trong lâm nghiệp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phân tích so sánh về các xu hướng pháp lý để xác định quyền cacbon trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tài liệu pháp lý trực tuyến của FAO, số 89 năm 2012.

Goodman, L. 2012, Các biện pháp tiếp cận đảm bảo an toàn quốc gia. Trình bày tại Hội thảo các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ của Butan, Paro. Ngày 11 tháng 10.

Goodman, L. 2012, Hệ thống Thông tin Đảm bảo An toàn. Trình bày tại Hội thảo các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ của Butan, Paro. Ngày 11 tháng 10.

Goodman, L. 2012, Công cụ thực hiện Nguyên tắc, Tiêu chí, Lợi ích, và Rủi ro về Môi trường UN-REDD. Bài trình bày tại Hội thảo các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ của Butan, Paro. Ngày 11 tháng 10.

Jagger, P., Lawlor, K., Brockhaus, M., Gebara, MF, Sonwa, DJ, và Ida Aju Pradnja Resosudarmo, IAP 2012, Biện pháp Đảm bảo an toàn REDD+ trong các Dự án Thí điểm về Đối thoại Chính sách Quốc gia. Chương 17, trong Angelsen, A., Brockhaus, M., Sunderlin, WD và Verchot, LV (chủ biên). 2012, Phân tích REDD+: Những thách thức và lựa chọn. CIFOR, Bogor, Inđônêxia.

Bộ Lâm nghiệp, GIZ, Tư vấn Daemeter. 2012, Nguyên tắc, Tiêu chí và Chỉ số cho Hệ thống cung cấp thông tin về Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+: Quy trình có sự tham gia của nhiều bên liên quan để nhận diện các yếu tố trong công cụ hiện có liên quan đến biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ phù hợp với Hiệp định Cancun. Dự thảo, 30/8/2012.

Nguyễn Trường Thành 2012, Kinh nghiệm của Việt Nam về Giám sát Đa dạng Sinh học về các Biện pháp đảm bảo an toàn. Bài trình bày cho Hội thảo REDD+ hướng tới Các-bon: Biện pháp Đảm bảo và Đa Lợi ích. UNEP WCMC, Cambridge, ngày 13 tháng 11 năm 2012. Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Peskett, l., và Todd, K. 2012, Đưa biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ và Thông tin Đảm bảo an toàn vào Thực hành. Tóm tắt Chính sách cho Chương trình UN REDD, số 3.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

31

RECOFTC (Trung tâm Con người và Rừng) (không ghi ngày tháng), Nghiên cứu sâu: Giải mã REDD+.

Sikor, T., và Nguyễn Quang Tân (không ghi ngày tháng), Biện pháp Đảm bảo an toàn REDD+ cho Việt Nam:. Những vấn đề chính và con đường phía trước. RECOFTC (Trung tâm Con người và Rừng).

Steni, B. Ma, H., và Ha-đát, N. 2012, Biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ ở Inđônêxia. Trung tâm Thông tin Ngân hàng, Washington, DC.

Swan, S., Bertsky, M., và Goodman, L. 2012, Đảm bảo an toàn Đa dạng Sinh học REDD+: Các lựa chọn để Xây dựng Biện pháp tiếp cận quốc gia. Đa dạng Sinh học các-bon rừng châu Á và cập nhật về REDD+. Tháng 6. Giới thiệu tóm tắt số 2 về BioREDD.

Todd, K. 2012, Biện pháp tiếp cận quốc gia về Biện pháp Đảm bảo An toàn. Bài trình bày cho Hội thảo REDD+ hướng tới Các-bon: Biện pháp Đảm bảo và Đa Lợi ích. UNEP WCMC, Cambridge, ngày 13 tháng 11 năm 2012.

Chương trình UN-REDD / Quỹ đối tác Các bon trong Lâm nghiệp. 2012, Hướng dẫn sự tham gia của các bên liên quan vào Quỹ sẵn sàng REDD+ tập trung vào sự tham gia của người dân bản địa và các cộng đồng khác phụ thuộc vào rừng. Ngày 20 tháng 4 năm 2012 (sửa đổi phiên bản ngày 25 tháng 3). (http://www.unredd.org/Stakeholder_Engagement/Guidelines_On_Stakeholder_Engagement/tabid/55619/Default.aspx)

(http://www.un-redd.org/Transparent_Management_REDD_Funds/tabid/54009/Default.aspx)

Chương trình UN-REDD (2013), Đảm bảo hệ thống REDD+ Quốc gia hoạt động minh bạch, có trách nhiệm và hướng tới giảm nghèo: vai trò của tự do thông tin (http://www.un-redd.org/Transparent_Management_REDD_Funds/tabid/54009/Default.aspx).

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

32

PHỤ LỤC A: SO SÁNH GIỮA CÁC QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHO CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN REDD+

Quốc gia Xuất phát điểm xây dựng các biện pháp

đảm bảo

Cơ quan đầu mối xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn

Biện pháp tiếp cận được áp dụng để xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn

Philippin Điểm khởi đầu quốc gia

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng một bộ các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ quốc gia

Biện pháp đảm bảo an toàn của DENR sẽ "phù hợp/hài hoà" với UN-REDD SEPC. Xây dựng khung các biện pháp đảm bảo an toàn tương tự như áp dụng ở Inđônêxia (PRISAI). (Xem Dela Paz và cộng sự 2012).

Nê-pan Điểm khởi đầu quốc tế

SESA và SES REDD+ SES.

(REDD+ SES đang được áp dụng để đánh giá các hoạt động xã hội và môi trường trong giai đoạn thiết kế Chương trình REDD quốc gia)

Tập trung ban đầu vào FCPF SESA. Việc áp dụng REDD+ SES đã được đưa vào hợp phần 4b 'Lợi ích và Tác động khác" của RPP. REDD+ SES đang được sử dụng để đánh giá các hoạt động xã hội và môi trường trong giai đoạn thiết kế Chương trình REDD quốc gia.

Tiếp theo thành lập ủy ban tiêu chuẩn quốc gia REDD+ SES, và nỗ lực hiện tại để hài hòa FCPF-SESA và REDD+ SES

Inđônêxia Điểm khởi đầu quốc gia

Đánh giá lỗ hổng/tương đương của PLRs quốc gia so với các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun.

Kết quả cuối cùng được coi là sự phát triển của Hệ thống Thực hiện các Biện pháp đảm bảo an toàn.

Trong năm 2011, Bộ Lâm nghiệp Inđônêxia bắt đầu thực hiện quy trình toàn diện có sự tham gia của nhiều bên liên quan nhằm xem xét các chính sách, công cụ pháp lý và tự nguyện có liên quan đến biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ theo quy định của COP16, làm cơ sở ban đầu để xây dựng hệ thống thông tin về biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ quốc gia. Quá trình này bao gồm các mục tiêu sau đây:

- Sự kết hợp các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ theo Quyết định của COP16 vào bối cảnh quốc gia với các tiêu chí và chỉ số thích hợp để thực hiện. Quá trình này được gọi là PRISAI theo viết tắt của tiếng Inđônêxia (xem Steni và cộng sự 2012).

- Phân tích các chính sách hiện hành và các công cụ khác có liên quan cho các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ theo quyết định của COP16. Các PLRs quốc

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

33

gia được phân tích bao gồm: Đánh giá Tác động Môi trường (AMDAL/ Analisis Mengenai Dampak Lingkungan, UU số 32/2009);

Chứng chỉ Quản lý Rừng Sản xuất bền vững;

Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng;

Hệ thống Xác minh Đảm bảo tính Pháp lý cho Gỗ (Inđônêxia-EU VPA);

Quan hệ đối tác quản trị rừng;

SESA; và FPIC.

- Xây dựng cơ cấu và cơ chế cho hệ thống thông tin để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ phù hợp với bối cảnh cụ thể của Inđônêxia.

- Thiết kế thể chế SIS REDD+.

- Xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, và chỉ số liên quan như là các hợp phần của hệ thống giám sát và đo lường việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ tại Inđônêxia (Xem Bộ Lâm nghiệp và cộng sự 2012).

Cộng hòa Dân chủ Công-gô

Kết hợp Tập trung ban đầu: soạn thảo tiêu chuẩn quốc gia REDD+.

Trọng tâm hiện nay: biện pháp đảm bảo an toàn được xây dựng như là một phần SESA của Ngân hàng Thế giới, và tham vấn dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về Xã hội và Môi trường dựa trên SEPC cho REDD+

Ba giai đoạn:

1. Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của Ủy ban Quốc gia về REDD+.

2. Chuẩn bị cho các hệ thống SIS, và thực hiện SESA.

3. Thí điểm SIS.

Nigeria Điểm khởi đầu quốc tế.

Chương trình Quốc gia UN-REDD được đánh giá so sánh với

Chương trình Quốc gia UN-REDD Biện pháp đảm bảo an toàn được xây dựng như là một phần của Chương trình UN-REDD. Giả định đó là nếu các Chương trình Quốc gia UN-REDD được thiết kế theo SEPC, thì tất cả các biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết sẽ phải sẵn sàng.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

34

SEPC của UN-REDD

Tanzania Điểm khởi đầu quốc tế.

REDD+ SES được áp dụng cho Chiến lược REDD+ quốc gia

Tập trung ban đầu: REDD+ SES

Tập trung vào tương lai: FCPF SESA

REDD+ SES được sử dụng để đánh giá chất lượng xã hội và môi trường của giai đoạn thiết kế Chiến lược REDD+ Quốc gia

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

35

PHỤ LỤC B: DANH SÁCH LUẬT, CHÍNH SÁCH VÀ QUY ĐỊNH

Chính sách

Luật đa dạng sinh học 2007

Luật Đất đai năm 2003

Dự thảo Luật Đất đai 2013

Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng 2004

Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng (Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010)

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

Luật Khoáng sản 2010

Luật Xây dựng 2003

Luật Giao thông vận tải

Quyết định 327/CP năm 1992. Chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước.

Quyết định số 661/QĐ-TTG ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

Nghị định 01/CP năm 1995 ban hành quy định giao khoán đất sử dụng ổn định và dài hạn với mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước, lâm trường quốc doanh, hộ gia đình, cá nhân.

Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp

Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng

Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/ 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng.

Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

36

phát triển rừng

Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất

Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

Quyết định số 134/2004/CP ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn

Quyết định số 198/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn

Thông tư số 816/2004/TTLT-UBDT- KHDT-TC-XD-NNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2004 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 134/2004/QD-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho người nghèo dân tộc thiểu số các hộ gia đình khó khăn

Nghị quyết số 41/TW-BCT của Bộ Chính trị

Luật Phòng chống tham nhũng (LCFP)

Luật Khiếu nại, Tố cáo.

Pháp lệnh Dân chủ cơ sở

Kế hoạch

Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia 2006-2020

Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng đến năm 2020

Kế hoạch Hành động và Chiến lược Đa dạng Sinh học Quốc gia

Chiến lược Quản lý Hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam

Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Quyết định số 2139/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu

Quyết định số 1474/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch Hành động Quốc gia về Biến đổi Khí hậu giai đoạn 2012 - 2020

Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính.

Quyết định 172/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

37

gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020

Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5 tháng 9 năm 2012: Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Khung Kế hoạch Hành động Thích ứng với Biến đổi khí hậu trong ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2008-2020 (APF) (do Bộ NN & PTNT phát hành năm 2008 theo Quyết định số 2730-BNN-KHCN và Quyết định số 2730/QD-BNN-KHCN)

Kế hoạch Hành động Ứng phó với Biến đổi Khí hậu của Bộ Công Thương, giai đoạn 2010-2015

Chiến lược Quốc gia về Phát triển Ngành điện trong giai đoạn 2004-2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Chiến lược Quốc gia về Phát triển Năng lượng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

Chiến lược phát triển cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội Quốc gia (SEDS) giai đoạn 2011-2020, ngày 17/3/2011

Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Kinh tế và Xóa đói Giảm nghèo (NSEGPR)

Chương trình

Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội Quốc gia Giai đoạn 2011-2016

Nghị quyết số 30/A/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo

Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi Khí hậu

Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng

Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 20/5/2011 hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ theo ba loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất)

Chương trình Phát triển Kinh tế - Xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn và Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010

Chương trình Nghị sự 21

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

38

PHỤ LỤC C: TÓM TẮT PHÂN TÍCH LỖ HỔNG LUẬT, CHÍNH SÁCH VÀ QUY ĐỊNH (PLR)

Biện pháp đảm bảo an toàn Cancun

Tiêu chí diễn giải Lĩnh vực tuân thủ Lỗ hổng

(a) Hoạt động REDD+ bổ sung cho hoặc nhất quán với các mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp quốc gia và các công ước quốc tế liên quan

1. Trình bày nêu rõ các mục tiêu của chương trình lâm nghiệp quốc gia.

Mục tiêu được nêu rõ trong:

Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;

Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2011-2020;

Nghị định 186/2006/ND-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

Quyết định số 661/QĐ-TTG ngày 29/7/1998 của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661);

Quyết định số 661/QĐ-TTG ngày 29/7/1998 của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661);

Chiến lược Quản lý Hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (Dự thảo 2; tháng 1 năm 2013)

Không có lỗ hổng

2. Trình bày cam kết chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), chính sách bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia/kế hoạch hành động và các chiến lược phát triển bền vững khác.

Nội dung cam kết nêu rõ trong:

Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển Rừng giai đoạn 2011-2020;

Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2011-2020;

Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng;

Luật Đa dạng sinh học;

Luật về Bảo vệ Môi trường;

Chiến lược và Kế hoạch Hành động Đa dạng Sinh học Quốc gia;

Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg 07/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;

Nghị quyết số 41/2004/NQ-TW của Bộ chính trị về bảo vệ

Không có lỗ hổng

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

39

môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg 07/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;

Nghị quyết số 30/A/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

3. Trình bày trong PLRs liên kết với các công ước/ thoả thuận quốc tế

Luật Đa dạng Sinh học Việt Nam cam kết Công ước về Đa dạng sinh học.

Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển Rừng giai đoạn 2011-2020 trích dẫn: Công ước CITES, UNBCD, UNCCD, UNFCCC, RAMSAR, REDD+ và ITTO.

Kế hoạch Hành động và Chiến lược Đa dạng Sinh học Quốc gia liên kết với Công ước RAMSAR, Công ước về Đa dạng sinh học (CBD), Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES), Công ước khung của LHQ về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC), Nghị định thư Kyoto, Nghị định thư Cartagena về An toàn Sinh học, Công ước Chống Sa mạc hóa của Liên Hợp quốc (UNCCD).

Biện pháp đảm bảo an toàn Cancun không liên kết rõ ràng trong bất kỳ PLR nào.

(b) Cơ cấu quản trị rừng quốc gia minh bạch và hiệu quả, xem xét đến pháp luật và chủ quyền quốc gia.

1. Luật quốc gia và nhiệm vụ thể chế rõ ràng và chặt chẽ về quản lý rừng.

Luật và nhiệm vụ thể chế rõ ràng nêu trong:

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2011-2020;

Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển Rừng giai đoạn 2011-2020;

Nghị định 186/2006/ND-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

Nghị định 117/2010/ND-CP của Chính phủ ngày 24/12/2010 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Quyết định số 661/QĐ-TTG ngày 29/7/1998 của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661);

Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 20/5/2011 hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ theo ba loại rừng

Không có lỗ hổng

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

40

(rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất);

Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn tại Việt Nam (Dự thảo 2 - tháng 1 năm 2013).

Luật Đất đai 2003 và Dự thảo Luật Đất đai năm 2013 (trên đất rừng sản xuất)

2. Luật và nhiệm vụ thể chế rõ ràng và chặt chẽ về quản lý rừng.

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng làm rõ các quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển Rừng giai đoạn 2011-2020 xác định các sắp xếp thể chế cấp tỉnh cho công tác lập kế hoạch phát triển rừng.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương (cấp tỉnh) thường làm rõ các nhiệm vụ thể chế về quản lý rừng.

Luật Đa dạng Sinh học giao thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tổng thể ở cấp tỉnh.

Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng quy định phân cấp quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

Nghị định 117/2010/ND-CP của Chính phủ ngày 24/12/2010 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng nêu rõ các quy định về quản lý rừng đặc dụng của tỉnh.

Không có lỗ hổng

3. Hệ thống đánh giá môi trường và xã hội rõ ràng về các tác động tiềm tàng bắt nguồn từ chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án mà có thể ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, Nghị định 29, và Thông tư 26 cung cấp thông tin đầy đủ đảm bảo rằng tất cả các chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án liên quan đến rừng phải được đánh giá tác động môi trường.

Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2011-2020 cũng yêu cầu đánh giá tác động môi trường.

Đánh giá tác động môi trường trước khi chuyển đổi rừng đặc dụng theo Nghị định 117/2010/ND-CP của Chính phủ ngày 24/12/2010 về tổ chức và quản lý các khu rừng đặc dụng phải làm rõ các quy định về quản lý rừng đặc dụng của tỉnh

Không có lỗ hổng

4. Có hệ thống rõ ràng để thẩm định và phê duyệt các chính sách, chương trình, kế hoạch và các dự án được đánh giá có thể ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, cùng với việc thực hiện Nghị định 29 và Thông tư 26, cung cấp chi tiết về các quy tắc và thủ tục thẩm định và phê duyệt các chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án liên quan đến rừng.

Không có lỗ hổng

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

41

5. Quy trình có sự tham gia để ra quyết định và thực hiện quản lý rừng và chia sẻ lợi ích.

Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng sinh sống và làm việc ở vùng đệm của rừng đặc dụng có quyền tham gia quản lý vùng đệm được nêu trong Nghị định 117/2010/ND-CP của Chính phủ ngày 24/12/2010 về tổ chức và quản lý rừng đặc dụng.

Xem (d) 1 về phân tích quy trình có sự tham gia

Về chia sẻ lợi ích, xem (e) 1.

Quy định yếu kém về sự tham gia của cộng đồng vào các quy trình ra quyết định và thực hiện, quản lý rừng.

6. Tiếp cận thông tin về quyền sở hữu và sử dụng, quy trình ra quyết định và cơ chế hỗ trợ.

Việc công bố quy hoạch sử dụng đất và thay đổi quy hoạch được yêu cầu trong Luật Luật Đất đai năm 2003/ Dự thảo Luật Đất đai năm 2013.

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 quy định cụ thể việc công bố và cung cấp thông tin về môi trường.

Không tiếp cận chung với các quy tắc về thông tin.

7. Nguyên tắc minh bạch về chuyển đổi hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, bao gồm bán, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng và nhượng quyền sử dụng.

Nhiệm vụ cho các quy tắc quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Luật Luật Đất đai 2003/Dự thảo Luật Đất đai năm 2013.

Quy định về chuyển đổi rừng nêu trong:

Nghị định 186/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

Nghị định 117/2010/ND-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 12 năm 2010 về tổ chức và quản lý các khu rừng đặc dụng;

Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với mục đích lâm nghiệp lâu dài, và,

Quyết định số 661/QĐ-TTG ngày 29/7/1998 của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661)

Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng liên quan đến việc chuyển đổi thông qua các Cơ quan cung cấp dịch vụ đặc biệt.

Không có lỗ hổng

8. Phạt do vi phạm pháp luật và truy tố thích hợp để răn đe.

Nhiệm vụ xử phạt được cung cấp trong:

Luật Bảo vệ Môi trường;

Luật Đa dạng Sinh học;

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

Không có lỗ hổng

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

42

Luật Xây dựng.

Quy tắc quy định tại: Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

(c) Tôn trọng kiến thức và quyền của các dân tộc bản địa và các thành viên của cộng đồng địa phương, thông qua xem xét các nghĩa vụ quốc tế có liên quan, bối cảnh và luật pháp quốc gia, và lưu ý rằng Đại hội đồng LHQ đã thông qua Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người bản địa

1. Kết hợp kiến thức truyền thống vào công tác quản lý và quản trị rừng.

Quyền kiến thức truyền thống được bảo vệ bởi Luật Đa dạng Sinh học.

Quyết định số 2139/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu nhằm đẩy mạnh việc sử dụng kiến thức bản địa trong ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong xây dựng các sinh kế mới theo hướng các-bon thấp.

Không có cơ chế kết hợp kiến thức truyền thống vào các tiêu chuẩn quản lý rừng.

2. Thông tin về thúc đẩy và tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Thông tin về thúc đẩy bình đẳng giới có thể được tìm thấy trong:

Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2011-2020.

Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Kinh tế và Xóa đói Giảm nghèo (NSEGPR) ngày 21/5/2002.

Thiếu thông tin liên quan đến giới

3. Quy tắc đạt được sự đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, báo trước và được cung cấp thông tin (FPIC)

Thông tin liên quan đến tham vấn có thể được tìm thấy trong Luật Bảo vệ Môi trường và Pháp lệnh Thực hiện Dân chủ ở Xã, Phường, Thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH1.

Quy định về tham vấn không cụ thể cho các cộng đồng bản địa.

Quy định về tham vấn trong Luật Bảo vệ Môi trường liên quan đến quá trình Đánh giá Môi trường Xã hội, và không liên quan đến thiết kế dự án.

Không có quy tắc cụ thể cho FPIC.

4. Cơ chế giải quyết tranh chấp và giải quyết khiếu nại phải công bằng, minh bạch, trách nhiệm, độc lập, bảo mật và phù hợp (hoặc miễn phí), và tôn trọng hệ thống thông lệ

Nhiệm vụ chung để giải quyết xung đột/tranh chấp được cung cấp trong:

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Pháp luật về giải quyết khiếu nại.

Cơ chế giải quyết khiếu nại không rõ ràng.

Không có cơ chế khiếu nại cụ thể đáp ứng nhu cầu của người dân bản địa, mặc dù có quy định theo Luật Khiếu nại

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

43

của người dân bản địa và cộng đồng địa phương.

cho người dân sinh sống ở vùng sâu vùng xa.

Không đề cập đến tầm quan trọng của hệ thống thông lệ.

5. Tăng cường năng lực của ngành tư pháp để có các phương án khác giải quyết tranh chấp, bao gồm tăng cường trọng tài, trọng tài viên hoặc cơ quan hòa giải bao gồm các cơ quan hành chính và đại diện các cộng đồng địa phương.

Không có quy định thay thế để giải quyết tranh chấp.

(d) Đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là người dân bản địa và các cộng đồng địa phương.

1. Các quy định được xác định rõ ràng và khả thi về mức độ, thời gian và cơ chế cho sự tham gia của các bên liên quan trong việc ra quyết định.

Chính sách, kế hoạch và các chương trình cụ thể đang mở để lấy ý kiến chung được nêu trong:

Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH1.

Khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan trong việc quản lý rừng được quy định tại:

Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2011-2020;

Sự tham gia hạn chế của các bên liên quan vào quá trình đánh giá tác động môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trường song song với việc thực hiện Nghị định 29 và Thông tư 26;

Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng được thiết kế để "huy động mọi nguồn lực của xã hội nhằm bảo vệ và phát triển rừng có sự tham gia của nhiều bên liên quan”;

Chiến lược và Kế hoạch Hành động Đa dạng Sinh học Quốc gia;

Chiến lược Quản lý Hệ thống Khu bảo tồn tại Việt Nam (Dự thảo 2 - tháng 1 năm 2013).

Quy tắc tham gia khác nhau và có thể được tăng cường.

2. Kết hợp các cấu trúc văn hóa truyền thống mang tính cộng đồng vào quá trình ra quyết định, bao gồm các đại diện được chính địa phương lựa

Không quy định

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

44

chọn theo quy trình riêng.

3. Tham khảo ý kiến rộng rãi của cộng đồng ở các cấp độ khác nhau trong việc thiết kế và thực hiện dự án (như thông báo công khai và có thời gian để gửi bình luận)

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, cùng với việc thực hiện Nghị định 29 và Thông tư 26 hạn chế các quy định về tham vấn cộng đồng như là một phần của việc đánh giá tác động môi trường (EIA).

Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển Rừng giai đoạn 2011-2020 trình bày sự tham gia của nhiều bên liên quan trong công tác bảo vệ rừng như là một phương tiện để bảo vệ rừng.

Quy định về tham vấn Luật Bảo vệ Môi trường liên quan đến nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, không liên quan đến thiết kế dự án.

4. Quy tắc khả thi về "tiếp cận thông tin" cho tất cả các ứng dụng.

Xem (b) 6.

(e) Các hoạt động REDD+ nhất quán với việc bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học, đảm bảo các hoạt động không được sử dụng để chuyển đổi rừng tự nhiên, mà thay vào đó là để khuyến khích việc bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái, và để nâng cao lợi ích khác về xã hội và môi trường.

1. Quy tắc hưởng lợi và cách thức phân chia lợi ích cho các nhà đầu tư, chủ đất, chính phủ, cộng đồng địa phương, người dân bản địa và những người tham gia quản lý rừng (như chi phí cơ hội, kiến thức truyền thống, việc làm, quản lý, thuế tài nguyên).

Nhiệm vụ chia sẻ lợi ích được quy định tại Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng.

Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đề cập đến việc chia sẻ lợi ích liên quan đến Chi trả dịch vụ môi trường.

Quy định về lợi ích, quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình và cá nhân được giao hoặc thuê đất rừng được bao gồm trong:

Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;

Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển Rừng giai đoạn 2011-2020 trao quyền cho Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, và lâm trường quốc doanh để xác định việc chia sẻ lợi ích;

Quyết định số 661/QĐ-TTG ngày 29/7/1998 của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661).

Quyết định số 126/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/02/2012 về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng.

Quy tắc chia sẻ lợi ích nằm rải rác trong một số PLRs.

2. Cơ chế chia sẻ rủi ro để đảm bảo thu hồi được các khoản bồi thường thiệt hại cho các tranh chấp giữa những người làm thuê, cơ quan công

Không có quy định

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

45

quyền, và các nhà đầu tư quốc gia và quốc tế.

3. Công cụ giá, giá trị gia tăng và các ưu đãi khác để thúc đẩy sinh kế thay thế bền vững, VD: từ lâm sản ngoài gỗ hoặc du lịch sinh thái.

Việc áp dụng các công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường được đưa vào Nghị quyết 41/2004/NQ-TW của Bộ Chính trị trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Không có quy định

4. Quyền lợi rõ ràng và được xác định cho các khu rừng và quyền sở hữu, sử dụng và chuyển giao các-bon

Quyền sở hữu rừng được quy định tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

Không có định nghĩa cụ thể về quyền cacbon

5. Khung pháp lỹ rõ ràng và dễ tiếp cận hỗ trợ và bảo vệ các quyền hạn sử dụng đất, bao gồm cả phong tục, sở hữu hoàn toàn, cho thuê theo hợp đồng, nhượng, sở hữu công cộng, sử dụng, quản lý và chuyển giao các lợi ích.

Quyền sở hữu rừng được quy định tại Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng.

Khung pháp lý đối với quyền sử dụng đất được nêu trong Luật Đất đai 2003/Dự thảo Luật Đất đai năm 2013.

Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng liên quan đến quyền sử dụng đất kết hợp với Chi trả dịch vụ môi trường.

Không có lỗ hổng

6. Quy định về chuyển nhượng và thu hồi đất, trong đó có đền bù và tái định cư.

Quy định về bồi thường, tái định cư nêu trong:

Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; và,

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Bồi thường cho việc chuyển đổi rừng đã được quy định trong:

Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 20/5/2011 hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ theo ba loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất).

Không có lỗ hổng

7. Phối hợp sử dụng đất với mục tiêu quản lý rừng và quy hoạch sử dụng đất khác.

Không có quy định

(f) Hành động để giải quyết các 1. Kế hoạch hành động để đối phó với các sự kiện bất khả

Không có quy định

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

46

rủi ro gia tăng phát thải. kháng (như hỏa hoạn, thời tiết cực đoan, hạn hán)

2. Thông tin nêu rõ nhận thức về nguy cơ gia tăng phát thải của các kết quả REDD+, bao gồm cả rủi ro tiềm năng trong tương lai đối với trữ lượng các bon rừng.

Không có quy định

3. Quy định về cơ chế giảm thiểu rủi ro như đăng ký quyền sở hữu, bảo hiểm, trái phiếu, thế chấp, bảo lãnh và bể chứa cacbon.

Không có quy định

4. Công cụ quản lý rủi ro để giám sát và thực thi.

Không có quy định

(g) Hành động để giảm dịch chuyển phát thải.

1. Công ước quốc tế hoặc khu vực về dịch chuyển phát thải.

Không có quy định

2. Hệ thống thông tin báo cáo về cách thức giải quyết dịch chuyển phát thải

Không có quy định

3. Trình này về sự cần thiết phải tránh hoặc giảm thiểu tác động xấu đến trữ lượng các bon, các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học khác của hệ sinh thái phi lâm nghiệp.

Không có quy định

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

47

PHỤ LỤC D: CÁC SỬA ĐỔI KHẢ THI ĐỂ LẤP CÁC LỖ HỔNG LUẬT, CHÍNH SÁCH, VÀ QUY ĐỊNH (PLRS)

PLR Các sửa đổi mang tính khả thi

Luật Bảo vệ Môi trường (2005)

Nhiệm vụ tham vấn cộng đồng và tiếp cận thông tin trong quá trình đánh giá môi trường chiến lược

Bổ sung Điều sau đây vào Chương III, Mục 1:

Điều 22. Tham vấn cộng đồng

1. Tham vấn cộng đồng được thực hiện trong quá trình đánh giá môi trường chiến lược sẽ công khai cho bất kỳ thành viên nào của cộng đồng quan tâm.

2. Tổ chức tham vấn cộng đồng là trách nhiệm của cơ quan đề xuất chiến lược, quy hoạch, hoặc kế hoạch.

3. Cơ quan đề xuất chịu trách nhiệm cung cấp tài chính trong quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng.

4. Tham vấn cộng đồng được cơ quan đề xuất chiến lược thực hiện tại các thời điểm sau đây trong quá trình nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược:

- Bắt đầu tiến hành nghiên cứu, khi các vấn đề đang được "xác định quy mô”, và,

- Trước khi hoàn thành báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc chiến lược, kế hoạch tổng hợp.

5. Cơ quan đề xuất sẽ giải quyết các vấn đề của cộng đồng và chỉ ra những mối quan tâm đó được giải quyết như thế nào trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hoặc chiến lược, kế hoạch tổng hợp.

6. Sau khi mối quan tâm của cộng đồng đã được đề cập trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc hoặc chiến lược, kế hoạch tổng hợp, một trong hai tài liệu này được đăng tải trên trang web của cơ quan đề xuất trong vòng 30 ngày trước khi chính thức ra quyết định.

Nhiệm vụ tham vấn cộng đồng và tiếp cận thông tin trong quá trình đánh giá tác động môi trường

Bỏ các khoản sau đây:

- Khoản 8 quy định tại Điều 20

- Khoản 6 quy định tại Điều 21

- Khoản 2 quy định tại Điều 22

Thay thế các khoản xóa bỏ bằng các Điều mới sau đây:

Điều X: Tham vấn cộng đồng

1. Tham vấn cộng đồng được thực hiện trong quá trình đánh giá tác động môi trường sẽ công khai

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

48

cho bất kỳ thành viên cộng đồng nào quan tâm.

2. Tổ chức tham vấn cộng đồng là trách nhiệm của cơ quan đề xuất dự án.

3. Cơ quan đề xuất chịu trách nhiệm cung cấp tài chính cho quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng.

4. Cơ quan đề xuất sẽ nỗ lực đưa phụ nữ tham gia vào quá trình tham vấn cộng đồng. Những nỗ lực này phải cụ thể và được thể hiện qua văn bản.

5. Tham vấn cộng đồng được cơ quan đề xuất thực hiện tại các thời điểm sau đây trong quá trình nghiên cứu đánh giá tác động môi trường (EIA):

- Bắt đầu nghiên cứu, khi các vấn đề đang được "xác định quy mô", và,

- Trước khi hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường.

6. Cơ quan đề xuất sẽ giải quyết các vấn đề của cộng đồng và chỉ ra những mối quan tâm đó được giải quyết như thế nào trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

7. Khi phản ứng của cộng đồng liên quan đến việc thiết kế một dự án, thì cơ quan đề xuất, trong thực tế và phù hợp, phải nêu rõ thiết kế đã thay đổi như thế nào có tính đến những phản ứng của cộng đồng.

8. Sau khi mối quan tâm của cộng đồng được giải quyết trong báo cáo tác động môi trường, các tài liệu này phải được đăng tải trên trang web của cơ quan đề xuất trong vòng 30 ngày trước khi chính thức ra quyết định.

9. Cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức Hội đồng Thẩm định phải đảm bảo rằng một biên bản ghi lại kết quả tham vấn cộng đồng được gửi riêng cho Hội đồng Thẩm định có liên quan trong quá trình xem xét các tài liệu đánh giá tác động môi trường.

10. Cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm phê duyệt dự án phải đảm bảo rằng thông báo phê duyệt đề cập đến việc tạo cơ hội thường xuyên để tham vấn cộng đồng trong việc thực hiện dự án.

Cơ chế khiếu nại

Bổ sung các khoản sau đây tại các điểm thích hợp trong Điều 105 ("Thực hiện dân chủ cơ sở trong công tác bảo vệ môi trường"):

1. Điều này được kết hợp với Pháp lệnh Thực hiện Dân chủ ở Xã, Phường, Thị trấn.

2. Các cuộc đối thoại có thể được đưa vào trong quá trình thiết kế dự án, và tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình đánh giá tác động môi trường.

Nghị định 29 và Thông tư 26

Nghị định và Thông tư sẽ cần phải sửa đổi, hoặc thay thế, để cho phép thực hiện các sửa đổi nêu trên.

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

49

Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở Xã, Phường, Thị trấn (2007)

Tiếp cận thông tin

Bổ sung các khoản sau đây vào Điều 5 ("nội dung được công bố công khai”):

1. Chiến lược, quy hoạch, và kế hoạch, theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường.

2. Nội dung của dự thảo nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.

3. Nội dung nghiên cứu đánh giá tác động môi trường cuối cùng.

Bổ sung đoạn sau vào Điều 9 ("Trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung công khai"):

1. Cơ quan đề xuất chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án có trách nhiệm gửi văn bản thẩm định dự thảo, và tài liệu đánh giá cuối cùng cho Ủy ban Nhân dân cấp xã để cho phép thực hiện các nội dung công khai.

Quyền của người dân bản địa

Một Chương mới sẽ được đưa vào Pháp lệnh để giải quyết cụ thể các quyền của người dân bản địa, và nội dung phác thảo như sau:

- Cơ chế kết hợp kiến thức truyền thống vào công tác quản lý và quản trị rừng;

- Quy tắc xác định cơ chế đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, báo trước và được cung cấp thông tin (FPIC).

Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về Chính sách Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng (Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004)

Quyền cacbon và chia sẻ lợi ích

Sửa đổi Nghị định 99, hoặc xây dựng Nghị định mới để xác định các nội dung sau:

- Loại rừng và trạng thái rừng có đủ điều kiện chi trả dịch vụ cacbon được giao;

- Các bên liên quan đủ điều kiện chi trả dịch vụ cacbon được giao;

- Quy tắc xác định người nhận các khoản chi trả dịch vụ cacbon được giao;

- Quản lý việc chuyển nguồn quỹ cho người nhận hợp lệ;

- Các quyền và trách nhiệm của các bên liên quan khác nhau;

- Giám sát các khoản thanh toán; và,

- Cơ chế giải quyết tranh chấp.

Thường xuyên và rò rỉ

Sửa đổi Nghị định 99, hoặc xây dựng Nghị định mới để xác định các nội dung sau:

- Thường xuyên cập nhật thông tin về quản lý sử dụng đất và kiểm kê rừng;

- Thu thập và cập nhật thông tin về phân loại đất và sử dụng đất;

DỰ THẢO: KHÔNG LƯU HÀNH, TRÍCH DẪN HAY SAO CHÉP

50

- Tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin;

- Xúc tiến các chương trình khoa học và kỹ thuật liên quan đến bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng;

- Phát triển khả năng nghiên cứu bao gồm tăng cường năng lực phù hợp;

- Tạo điều kiện hỗ trợ hợp tác khoa học và kỹ thuật quốc tế;

- Thiết lập các chương trình tập huấn về biện pháp xác định, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đa dạng sinh học;

- Thiết kế và thực hiện các chương trình xây dựng năng lực về quản lý rừng bền vững; và,

- Thực hiện thực thi pháp luật hiệu quả để ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến rừng.