52
www.oxfam.org/grow Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền, tiếng nói và lựa chọn ca người nông dân sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam

Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

b iwww.oxfam.org/grow

Vun trồng một tương lai

no đủCải thiện quyền, tiếng nói và lựa chọn cua người nông dân sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam

Page 2: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

ii 01

Tác giả: Bert Maerten và Lê Nguyệt Minh

Lời cảm ơnBáo cáo quốc gia “Vun trồng một tương lai no đủ” của tổ chức Oxfam tại Việt Nam được hoàn thành với nỗ lực chung và dựa trên các ý kiến đóng góp của nhiều đồng nghiệp và đối tác.

Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt tới những chuyên gia sau: ông Đào Thế Anh, ông Đặng Kim Sơn, ông Đặng Hùng Võ, ông Steven Jaffee, ông Vũ Quốc Huy, và ông Trương Quốc Cần. Nhiều đồng nghiệp có tên sau đây của Tổ chức Oxfam đã có những đóng góp cụ thể trong suốt quá trình xây dựng các bản thảo và hoàn thiện báo cáo: Mark Fried, Đặng Bảo Nguyệt, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phạm Giang Linh, Lương Đình Lân, Vũ Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thanh Hà, Teresa Cavero, Andy Baker, Ingrid van de Velpen, Robin aus der Beek và Anna Coryndon. Ông James Painter đã tham gia viết một số nội dung trong báo cáo.

Chịu trách nhiệm về thiết kế và in ấn báo cáo: Nguyễn Thị Phương Dung.

Hiệu đính báo cáo tiếng Việt: Nguyễn Thị Hoàng Yến.

Chịu trách nhiệm biên tập: Lê Nguyệt Minh và Đặng Bảo Nguyệt.

© Oxfam, tháng 10 năm 2012

Thông tin liên quan về chiến dịch GROW và về báo cáo có thể tham khảo tại: www.oxfam.org/grow.

Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 17 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại 92 quốc gia trên thế giới. Chúng tôi là một phần của phong trào toàn cầu nhằm đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng. Tại Việt Nam, Oxfam là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu rủi ro thiên tai, xã hội dân sự, dân tộc thiểu số và nâng cao vị thế phụ nữ. www.oxfam.org/vietnam

Page 3: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

01Vun trồng một tương lai no đủChương 1: Lời giới thiệu

ii 01

Vun trồng một tương lai

no đủCải thiện quyền, tiếng nói và lựa chọn cua người nông dân sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam

www.oxfam.org/grow

Page 4: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

02

Muc lucLời cảm ơn .............................................................................................................. iiDanh mục biểu đồ và hộp thông tin .................................................. 02Các thuật ngữ và từ viết tắt ...................................................................... 02Lời nói đầu ........................................................................................................... 051 Lời giới thiệu ................................................................................................... 072 Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải . 11

2.1. Thời kỳ của những bất trắc và thách thức đang chờ ở phía trước ......................................................................................................................122.2. Thách thức trong sản xuất nông nghiệp bền vững ...........14

Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt và canh tác không bền vững ...................................................................... 14Thay đổi trọng tâm đầu tư trong nông nghiệp ...................................................................................... 15An ninh lương thực và mục tiêu sản xuất lúa gạo ..... 17Tiếp cận thị trường ......................................................................... 17

2.3. Thách thức về công bằng .......................................................................19“Bê bối” về đói nghèo ................................................................... 19Sự thịnh vượng không đồng đều – mối đe dọa đối với tăng trưởng vì người nghèo .................................... 19

2.4. Thách thức về khả năng phục hồi ....................................................22Khí hậu càng khắc nghiệt, tương lai càng mong manh ......22Giá cả leo thang ............................................................................... 23

2.5. Đến lúc phải gây dựng lại .......................................................................253 Sự thịnh vượng mới ................................................................................... 27

3.1. Phát huy tối đa tiềm năng của nông nghiệp ..........................28Vai trò của nông hộ sản xuất quy mô nhỏ trong tiến trình hiện đại hóa ............................................................................ 30Đầu tư cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ ................. 31

3.2. Xây dựng một nền nông nghiệp mới cho tương lai no đủ. .............................................................................................32

Thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp và phi nông nghiệp.............................................................................. 32Tăng cường sức mạnh thị trường cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ ............................................................................. 33

3.3. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái mới cho tương lai no đủ ................................................................................................................................34

Đầu tư cho nền nông nghiệp quy mô nhỏ, bền vững ..34Thích ứng ở cấp cộng đồng..................................................... 36

3.4. Đảm bảo quá trình chuyển đổi công bằng ..............................37Cải thiện quyền của phụ nữ ..................................................... 37Công bằng trong tiếp cận và kiểm soát đất đai .......... 38Cải thiện việc lựa chọn đối tượng và xác định mục tiêu trong các chiến lược giảm nghèo .............................. 38Bảo trợ xã hội ..................................................................................... 38

3.5. Nâng cao tiếng nói và quyền đại diện ..........................................39Các cơ chế tham vấn, giám sát và điều chỉnh .............. 39Các tổ chức và sáng kiến dựa vào cộng đồng ............ 40

4 Kết luận và đề xuất ..................................................................................... 43Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 46Ảnh và chú thích .............................................................................................. 48

Danh mục biểu đồ và hộp thông tin

Biểu đồ 1: Tăng trưởng thu nhập theo đầu người phân theo nhóm đối tượng, giai đoạn 2004 – 2010 .................. 21

Hộp 1: “Xin đừng cấy lúa trên lưng nông dân chúng tôi”....... 12Hộp 2: Bốn ngộ nhận về nông dân sản xuất quy mô nhỏ .... 29Hộp 3: Thêm lựa chọn để tạo ra thu nhập tốt hơn .................... 30Hộp 4: Hộ gia đình tích lũy dần nhờ chăn nuôi ........................... 33Hộp 5: Có hỗ trợ, có thể thực hiện! ...................................................... 34Hộp 6: Nông dân chủ động sáng tạo và thích ứng

– Nhiều hơn từ ít hơn ................................................................... 35Hộp 7: Nỗ lực Quản lý Rủi ro Thảm họa dựa vào Cộng đồng

(CBDRM) ................................................................................................ 36Hộp 8: Cải thiện khả năng làm chủ kinh tế của phụ nữ ......... 37Hộp 9: Hỗ trợ tiền mặt cho phát triển ................................................ 38Hộp 10: Quỹ Phát triển Cộng đồng ..................................................... 40Hộp 11: Lên tiếng ............................................................................................ 40

Các thuật ngữ và từ viết tắt

BKH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tưBNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônBLĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộiCBDRM Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồngCIDA Tổ chức Hợp tác Quốc tế CanadaCPVN Chính phủ Việt NamĐTMSHGĐ Điều tra mức sống hộ gia đìnhFAO Tổ chức Nông – Lương Liên Hợp QuốcFDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoàiGDP Tổng sản phẩm quốc nộiGROW Chiến dịch toàn cầu của Oxfam để đảm bảo

tất cả mọi người đều đủ ăn và có cuộc sống no đủ

IRC Công ty Tư vấn và Nghiên cứu Đông DươngKHPTKT-XH Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộiMCD Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát

triển Cộng đồng NHTG Ngân hàng Thế giớiNQ Nghị quyếtPPP Sức mua của người dânQPTCĐ Quỹ phát triển cộng đồngSRI Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRITW Trung ươngTCTK Tổng Cục Thống KêUNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốcUNIFEM Qũy phát triển của Liên hợp quốc dành cho

Phụ nữUNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốcVCS&CLPTNNNT Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển

Nông nghiệp Nông thônVINACHEM Tập đoàn Hóa chất Việt NamVINAFOOD 1 Tổng Công ty Lương thực Miền BắcVINAFOOD 2 Tổng Công ty Lương thực Miền Nam

Page 5: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

03Vun trồng một tương lai no đủChương 1: Lời giới thiệu

Page 6: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

04

Page 7: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

05Vun trồng một tương lai no đủ Lời noi đâu

Lời nói đầuDựa trên những phân tích và những câu chuyện có thật, báo cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” của Tổ chức Oxfam đã phác họa một cách đầy đủ và sinh động cả thành công và khiếm khuyết trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Báo cáo đã vang lên tiếng nói bảo vệ những cộng đồng yếu thế, đặc biệt là người nghèo, nông dân sản xuất quy mô nhỏ, phụ nữ và người dân tộc thiểu số.

Bằng những cố gắng chung của toàn dân, các cấp chính quyền và các tổ chức phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những thành tựu này có được nhờ mô hình phát triển theo chiều rộng: dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và cần đầu tư nhiều sức người, sức của. Hiện nay, đất nước đã bước sang thời kỳ tăng trưởng mới, đòi hỏi phải phát triển theo chiều sâu, hướng đến bền vững và hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là lí do Việt Nam đang đặt ra cho mình nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.

Báo cáo được xuất bản vào một thời khắc quan trọng khi Việt Nam đang trong thời điểm chuyển đổi có tính quyết định về định hướng phát triển đất nước với nhiều biến động kinh tế vĩ mô trong nước. Trong lúc đó, suy thoái kinh tế toàn cầu đã đặt ra nhiều thách thức và ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của nhiều người vốn đã dễ bị tổn thương.

Báo cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” đã chỉ ra hàng loạt những khó khăn mà những lớp người yếu thế tại Việt Nam đang phải đối mặt, như: cạn kiệt tài nguyên nhiên nhiên, thiếu thốn đất đai, tiếp cận thị trường kém, thu nhập gia đình thấp, suy dinh dưỡng, thời tiết khắc nghiệt, giá cả leo thang. Phần lớn những khó khăn này là hệ quả của một thời kỳ tăng trưởng nhanh nhưng ẩn chứa nhiều bất bình đẳng, ít bền vững và thất bại trong việc tăng khả năng thích ứng của người dân. Trong bối cảnh đó, người dân tộc thiểu số, phụ nữ và người dân nông thôn là những đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi.

Để nắm bắt được những cơ hội mà tăng trưởng kinh tế đã đem lại, Việt Nam phải đối mặt với một loạt các thách thức mà quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, thị trường hóa và toàn cầu hóa đem lại. Thêm vào đó, người nghèo, đặc biệt là nông dân sản xuất quy mô nhỏ còn phải đương đầu với hàng loạt khó khăn thường trực như dịch bệnh cây trồng, vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, rừng và tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, mức độ đa dạng sinh học giảm sút nhanh chóng. Hệ quả là các biện pháp giải cứu và điều chỉnh chính sách của Chính phủ ít tới được tay - thậm chí còn gây tác động bất lợi cho một số nhóm người khó khăn.

Báo cáo đã chỉ ra tiềm năng to lớn của nông nghiệp, vai trò quan trọng của nông dân, nhất là nông dân sản xuất nhỏ trong công cuộc phát triển đất nước. Nông dân Việt Nam có thể đóng góp tốt hơn cho sự thịnh vượng của đất nước nếu họ được hỗ trợ để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái và nếu tâm tư và nguyện vọng của họ được quan tâm trong quá trình xây dựng chính sách. Đây cũng chính là tinh thần cơ bản của Nghị quyết Tam nông của Đảng và định hướng xây dựng chiến lược phát triển một nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao của Chính phủ.

Trong thời gian qua, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sử dụng ít đầu vào, thân thiện với môi trường trong khi vẫn tăng năng suất đã được sáng tạo và thử nghiệm thành công tại nhiều địa phương. Ví dụ mô hình thử nghiệm phát triển nông nghiệp sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long: hình thành những cánh đồng “ba giảm - ba tăng”, “ruộng lúa - bờ hoa”… Hay những mô hình nhằm tăng sự công bằng cho nông dân sản xuất nhỏ như cuộc vận động “dồn điền-đổi thửa”, “cánh đồng mẫu lớn”. Những mô hình này đã tạo cơ hội để hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ tham gia vào quá trình sản xuất lớn, đã được áp dụng và nhân rộng ở nhiều địa phương. Những điểm sáng thành công trong thực tế và những bài học thiết thực về chính sách, giải pháp đổi mới tổ chức mà báo cáo đã đưa ra chứng tỏ rằng có thể thay đổi tình hình bằng chính nội lực của đất nước và người dân.

Trong những thời khắc khó khăn về kinh tế, Chính phủ đã có những chú ý và điều chỉnh về chính sách và các chương trình phát triển nhằm mở ra cơ hội cho các lớp người yếu thế tham gia vào và được hưởng lợi từ quá trình phát triển chung của đất nước. Như: bảo vệ và hỗ trợ chăn nuôi quy mô nhỏ trong khi quy hoạch phát triển các vùng chăn nuôi tập trung...Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển quan trọng, nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức đang chờ phía trước. Báo cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” đã đưa ra năm đề xuất thay đổi chính sách:

• Chấm dứt đói nghèo, suy dinh dưỡng và giải quyết căn bản các nguyên nhân gây mất an ninh lương thực;

• Đưa người dân vào tiến trình phát triển và chấm dứt mọi hình thức loại trừ, gạt bỏ;

• Tăng đầu tư cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ;

• Cải thiện chính sách đất đai; và

• Tăng cường sức mạnh và sự tham gia của nông dân thông qua các tổ nhóm nông dân

Những đề xuất chính sách này là những yêu cầu bức bách của thực tế cuộc sống và cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển chung. Để thực thi được những kiến nghị đó cần phải huy động nỗ lực to lớn của tất cả các bên tham gia với sự cam kết mạnh mẽ.

Báo cáo này chứng tỏ sự chủ động, sáng tạo và quyết tâm hỗ trợ quá trình đổi mới ở Việt Nam của Oxfam và các tổ chức phát triển. Thế mạnh và sự nhiệt tình của các tổ chức phát triển như Oxfam sẽ là chìa khóa quan trọng trong việc hình thành nên các mô hình mang tính bền vững về đổi mới chính sách và tổ chức thể chế tại địa phương. Các tổ chức phát triển cũng có thể tạo ra cầu nối thông tin, cho phép phản ánh tiếng nói của nhân dân với Chính phủ và các tổ chức quốc tế và tạo ra các dịch vụ hỗ trợ quá trình đổi mới cho cả Chính phủ và Nhân dân.

Xin chúc mừng Oxfam với báo cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” và xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Đặng Kim SơnViện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Page 8: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

06

Page 9: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

07Vun trồng một tương lai no đủChương 1: Lời giới thiệu

1 lời giới thiệu

Page 10: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

08

Cuộc sống của gia đình chị Hòa ở tỉnh Hà Tĩnh đã dần được cải thiện nhờ vào nỗ lực đa dạng hóa sinh kế trong suốt mười năm qua. Chuyển tới sinh sống ở xã Đức Hương vào năm 2003, chị và anh Nghĩa, chồng chị, gần như hoàn toàn trắng tay vì cả hai bên nội ngoại đều nghèo. Họ là gia đình cuối cùng được mắc điện ở Đức Hương vì nhà nghèo quá không có tiền mua dây kéo điện vào đến nhà. Ruộng cấy một năm gia đình vẫn thiếu ăn bốn tháng. Năm mẹ con chị Hòa sáng nhịn, trưa về mới ăn, chịu khổ mãi cũng quen. Tuy nhiên, mọi chuyện cũng dần thay đổi. Vào năm 2010, nhiều cơ hội mới đã đến với gia đình chị. Anh Nghĩa xoay xở tìm được công việc phụ hồ; anh chị đã xây được nhà với một phần kinh phí được hỗ trợ từ chương trình làm nhà ở cho hộ nghèo 167 của Chính phủ; vườn cam anh chị trồng từ khi mới chuyển đến bắt đầu cho thu hoạch; và diện tích ruộng trồng lúa của gia đình đã tăng lên do chủ trương dồn điền đổi thửa. Giờ đây gia đình họ có thể sống bằng nguồn thu từ trồng lúa, cam, chanh, chăn nuôi bò, nuôi chó, nuôi gà và từ tiền công của anh Nghĩa (xem ảnh dưới).

Câu chuyện của gia đình chị Hòa về đời sống khấm khá hơn trong thời gian qua có thể thấy ở nhiều hộ gia đình trên khắp cả nước. Đó là kết quả của một thời kỳ được nhiều người nhắc đến vì họ có nhiều cơ hội và điều kiện làm ăn tốt hơn, và cũng là thành quả có được do lao động cực nhọc trên đồng ruộng,

trong nhà máy nóng nực và ồn ào, trong những căn phòng nhỏ kín mít hay buôn bán rau quả ở chợ cóc, vỉa hè. Theo kết quả khảo sát, người Việt Nam luôn thể hiện niềm khát vọng của mình và họ được đánh giá là nhóm những người lạc quan nhất trong khu vực và trên thế giới ngay trong thời kỳ mà khủng hoảng toàn cầu gây lo lắng tại nhiều quốc gia1.

Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng ngưỡng mộ về xóa đói giảm nghèo trong 20 năm qua. Từ năm 1993 đến 2010, tỷ lệ nghèo đã giảm được hơn một nửa theo chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới (TCTK và NHTG). Mô hình tăng trưởng của Việt Nam từ trước tới nay luôn hướng đến người nghèo: từ năm 1993 đến 2008 mỗi năm tăng trưởng đạt bình quân 6,1% trong khi tỷ lệ nghèo giảm bình quân 2,9%. Trong những năm gần đây, mặc dù tốc độ giảm nghèo đã chậm lại nhưng kết quả đạt được vẫn đáng ghi nhận. Theo chuẩn nghèo trên, hiện cứ năm người thì vẫn có một người sống trong cảnh nghèo đói2.

Có thể nói, cuộc chiến chống nghèo đói - bao gồm cả việc chấm dứt tình trạng thiếu lương thực và bất bình đẳng giới cho những gia đình như nhà chị Hòa - vẫn chưa đến hồi kết. Ở nhiều khía cạnh, cuộc chiến này thậm chí còn trở nên khó khăn hơn.

1 LeParisien.fr, Người Việt Nam lạc quan nhất thế giới (ngày 3 tháng 1 năm 2011)

2 Dựa trên chuẩn nghèo mới theo đề xuất của TCTK và NHTG là 653.000 đồng/người/tháng (tương đương với 2,24 Đô la Mỹ/người/ngày theo PPP năm 2005) và Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2010 (ĐTMSHGĐ), tỷ lệ nghèo ở Việt Nam là 20,7% năm 2010 – 27% và 6% tương ứng ở khu vực nông thôn và thành thị; xem Ngân hàng Thế giới, 2012a

Page 11: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

09Vun trồng một tương lai no đủChương 1: Lời giới thiệu

Cũng như nhiều người khác, anh Nghĩa và chị Hòa chưa tin rằng họ đã hoàn toàn thoát khỏi nghèo đói. Hiện nay gia đình anh chị vẫn thuộc danh sách hộ nghèo do đó vẫn được hưởng lợi một số chính sách hỗ trợ và ưu tiên cho người nghèo. Khi thu nhập gia đình tăng lên, họ sẽ được đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo, điều này cũng có nghĩa họ sẽ mất đi các khoản trợ cấp của chính phủ như bảo hiểm y tế và trợ giá điện. Gia đình chị Hòa luôn có nguy cơ trở lại cảnh nghèo đói. Tiền đóng học cho con là nỗi lo lớn nhất của gia đình nhưng anh chị vẫn phải cố gắng hết sức. Hơn nữa thu nhập của gia đình không phải lúc nào cũng ổn định. Nếu mưa quá nhiều cam dễ bị mất mùa, chăn nuôi thì luôn có rủi ro dịch bệnh. Để được trả công 100.000 đồng một ngày, anh Nghĩa phải đi làm xa, cứ 20 - 30 ngày anh mới được về nhà một lần. Vì vậy chị Hòa phải một mình chăm lo cho con cái và đảm đương mọi công việc khác.  

Vẫn chưa thật sự công bằng khi cuộc sống của hàng triệu hộ gia đình nông dân vẫn bấp bênh, mặc dù nông dân là chủ lực cho sự phát triển của ngành nông nghiệp, đưa Việt Nam thành một trong số những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới. Công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế giúp người nông dân có thêm cơ hội việc làm và thu nhập, nhưng cũng chính điều này lại khiến họ trở nên dễ bị tổn thương trước hàng loạt rủi ro và sức ép, đặc biệt đối với những người phụ thuộc vào khu vực không chính thức. Bất bình đẳng trong thu nhập và cơ hội – kể cả một số hiện tượng bất bình đẳng bị coi là bất hợp pháp – đang tăng lên. Vấn đề này còn có thể trở nên trầm trọng hơn do tình trạng bất bình đẳng dai dẳng trong phát triển con người giữa khu vực thành thị và nông thôn, cũng như những chênh lệch ngày càng lớn ngay trong nội bộ khu vực nông thôn và giữa tất cả các nhóm kinh tế xã hội khác nhau.

Việc trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình đòi hỏi Việt Nam cần có những cách tiếp cận mới trong chiến lược giảm nghèo để có thể xây dựng một tương lai mới. Khi chính phủ đang tìm cách tái cơ cấu ngành nông nghiệp, điều hết sức quan trọng là những người nông dân nghèo và những đối tượng đang bị tách khỏi quá trình phát triển được đặt vào trọng tâm của quá trình ra quyết định để bảo đảm tăng trưởng có tính bền vững, bình đẳng và có khả năng phục hồi.

Vun trồng một tương lai no đủ Thách thức đối với Việt Nam hiện nay là làm thế nào để nắm bắt cơ hội thay đổi và con đường hướng đến sự thịnh vượng mới, nơi mỗi người và mọi người dân đều được hưởng quyền lợi và có nguồn lực cần thiết để có cuộc sống đàng hoàng, có nhiều cơ hội và đầy đủ điều kiện.

‘…Chúng ta cần giải quyết vấn đề nghèo đói trên toàn cầu, không phải chỉ riêng vấn đề sản xuất, mà cả tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội, bất bình đẳng ngày càng gia tăng, và bất công trong xã hội. Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi chúng ta chưa bao giờ sản xuất ra nhiều lương thực đến thế nhưng cũng chưa bao giờ lại nhiều nghèo đói như vậy...’ Olivier de Schutter, Báo cáo viên Đặc biệt về Quyền Lương thực tại Hội nghị của FAO, tháng 11 năm 2009.

Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và bất công rất đa dạng, nhưng thường gắn với việc người dân không có khả năng tiếp cận và nắm bắt cơ hội và định hướng, cũng như được hưởng lợi từ chính sách công. Để vượt qua những thách thức dai dẳng và mới phát sinh trong tiến trình phát triển, cần có kiến thức rộng hơn và quyết tâm cao hơn nữa để đánh bật nghèo đói và đạt được công bằng xã hội ở Việt Nam.

Để hiện thực hóa được hết tiềm năng và tham vọng của quốc gia, người dân nhất thiết phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn, các chiến lược và trọng tâm giảm nghèo cần được cân nhắc một cách thận trọng, với mục tiêu rõ ràng. Để xóa bỏ chu kỳ nghèo đói kinh niên, cần thiết phải có được mối quan hệ có sự tham gia đầy đủ của các bên có liên quan và có sự tương tác giữa khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và người dân.

Báo cáo này sẽ nêu bật ba thách thức nền tảng: sản xuất bền vững, công bằng và khả năng phục hồi. Tổ chức Oxfam tin rằng vượt qua những thách thức này là một nhiệm vụ sống còn để sự thịnh vượng mới của Việt Nam trở thành hiện thực bền vững cho tất cả mọi người, kể cả những người cho tới nay vẫn chưa hề được hưởng những thành quả mà Việt Nam đã đạt được. Chúng tôi tin tưởng rằng, cùng nhau làm, chúng ta có thể vun đắp một tương lai tốt đẹp hơn.

Page 12: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

10

photo

Page 13: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

11Vun trồng một tương lai no đủ Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải

2 một hệ thốngnông nghiệpđang chạm

ngưỡng quá tải

Page 14: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

12

Cho dù Việt Nam có những công bố đầy ấn tượng về năng suất và quy mô thương mại kỷ lục, những người nông dân như ông Lam (Xem Hộp 1) vẫn khắc khoải lo âu về kinh doanh nông nghiệp và về tương lai.

Hộp 1: “Xin đừng cấy lúa trên lưng nông dân chúng tôi”“…Canh tác nông nghiệp không ổn định. Người nông dân luôn phải lao đao với những thay đổi trong cơ cấu sản xuất cây trồng, khi thì đào ao nuôi cá, lúc thì bỏ ruộng trồng bắp… nhưng hầu như không mang lại hiệu quả... Do hầu hết chi phí sản xuất đều phải vay nợ nên nông dân không thể trữ lúa chờ giá tăng. Chúng tôi phải vay nợ kinh niên. Thay vì trả nợ, chúng tôi chỉ có thể gia hạn khoản vay để chuẩn bị cho vụ mùa năm sau. Tâm trạng chúng tôi hiện giờ như đứa trẻ đứng trước mâm cỗ mà không được ăn...”

Trích thư của nông dân Lê Văn Lam gửi Thủ tướng Chính phủ3.

3 Giang, M.,2008

Đất trồng thoái hóa, nhiều sâu hại và bệnh dịch hơn, giá cả thị trường biến động, rủi ro thời tiết bất lợi gia tăng do biến đổi khí hậu, và bị thu hồi đất mà không được bồi thường một cách tương xứng là những vấn đề gây thêm nhiều sức ép đối với những người mà sinh kế của họ vốn đã bấp bênh. Tiếp cận về đất đai, nguồn nước và rừng ngày càng trở nên căng thẳng và lợi ích thu được từ những nguồn lực này thường không được chia sẻ công bằng. Đối với nhiều người, chỉ cần thêm một chút sức ép là họ sẽ rơi vào cảnh nghèo đói và thậm chí cùng cực.

Tăng trưởng kinh tế không còn tác động nhiều lên giảm nghèo như những giai đoạn trước. Nhiều gia đình ở ngưỡng cận nghèo thường xuyên trong tình trạng thoát nghèo rồi lại tái nghèo. Số liệu thống kê chính thức năm 2010 cho thấy cả nước có 2,5 triệu hộ nghèo và khoảng 1,5 triệu hộ cận nghèo4. Hiện nay, các chương trình đầu tư và hỗ trợ khó có thể tiếp cận được đến nhiều người nghèo và những người nghèo đang phải đối mặt với thách thức khắc nghiệt là bị cô lập, bị tách ra khỏi tiến trình phát triển về mặt kinh tế và xã hội, không có nhiều tài sản, và gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng và thị trường, có trình độ giáo dục thấp và tình trạng sức khỏe kém.

4 Nghèo: 2.580.885 hộ gia đình, và cận nghèo: 1.530.295 hộ gia đình. Phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2011, Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội (BLĐTBXH), 2011; hộ gia đình cận nghèo là những hộ gia đình có thu nhập hàng tháng theo đầu người từ 401.000 đồng – 520.000 đồng đối với hộ gia đình ở nông thôn và 501.000 đồng – 650.000 đồng đối với hộ gia đình ở thành phố. Chính phủ Việt Nam, 2010

2.1. Thời kỳ của những bất trắc và thách thức đang chờ ở phía trước

Page 15: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

13Vun trồng một tương lai no đủ Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải

Nghèo đói vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn – có đến 90% người nghèo sống ở khu vực này5. Năm 2010, tỷ lệ nghèo ở nông thôn là 27% so với 6% ở khu vực thành thị. Có một nghịch lý là ở nông thôn, người dân có đầy đủ các phương tiện để sản xuất lương thực, nhưng bản thân họ lại là những người thiếu ăn.

5 Nguyễn, T.K.N., 2012

“…Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất... môi trường ngày càng ô nhiễm, năng lực thích ứng và đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc…”6 Nguồn: Nghị quyết 26-NQ/TW, tr.1

6 Nghị quyết số 26-NQ/TW hay còn gọi là Nghị quyết Tam Nông về Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, ngày 05/08/2008 . Nghị quyết này khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, và nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững kinh tế-xã hội của Việt Nam

Page 16: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

14

Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt và canh tác không bền vữngẨn sau câu chuyện thành công của Việt Nam là tình trạng khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, thể hiện ở việc tăng diện tích và mật độ canh tác và sử dụng ngày càng nhiều đầu vào sản xuất. Hay nói cách khác, đầu ra “nhiều hơn” chính là nhờ sử dụng đầu vào “ngày càng nhiều hơn”7. Phương châm “nhiều hơn là tốt hơn” này đã dẫn tới tình trạng lạm dụng giống cây trồng, phân bón, hóa chất nông nghiệp và tài nguyên nước.

Việt Nam (sau Ấn độ và Bra-xin) là quốc gia nhập khẩu phân lân nhiều thứ ba trên thế giới8, và lượng tiêu thụ phân bón trong nước đã tăng đột biến trong những năm gần đây. Việt Nam sử dụng gần 9 triệu tấn phân bón năm 2010, gần như gấp đôi khối lượng phân bón được sử dụng 5 năm trước đó, trong đó, phân bón dùng cho sản xuất lúa gạo chiếm tỷ trọng lớn nhất9. Mức sử dụng phân bón bình quân trong sản xuất lúa gạo tại Việt Nam là rất cao so với những quốc gia Đông Nam Á khác, ví dụ gấp đôi so với mức sử dụng ở Inđônêxia10.

7 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (BNN&PTNT), 2012, tr. 18 Viện phân bón, số liệu thống kê9 VINACHEM, 201010 Gregory và cộng sự, 2010 trích dẫn trong báo cáo của Ngân hàng Thế

giới, 2012b, tr.50

Do tình trạng lạm dụng quá mức này, tài nguyên đất, nước và rừng của Việt Nam ngày càng chịu nhiều áp lực. Điều này gây ra nhiều tổn thất đối với xã hội, đồng thời đe dọa sự bền vững của tăng trưởng kinh tế. Tài nguyên biển cũng đang suy giảm do bị khai thác và đánh bắt quá mức, đa dạng sinh học mất đi, quy hoạch biển yếu kém và tình trạng ô nhiễm gia tăng. Nguồn cung cấp nước – được coi là dòng huyết mạch cho sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, đang ngày càng trở nên khan hiếm. Khoảng một nửa trong số 16 lưu vực sông lớn của Việt Nam từng trải qua tình trạng thiếu nước11. Chương trình tái sinh rừng kéo dài gần hai thập kỷ qua, nhìn chung đã thay đổi được phần nào sự suy giảm tỷ lệ che phủ rừng. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái rừng tự nhiên vẫn tiếp tục diễn ra, chủ yếu do nạn phá rừng lấy gỗ và xâm canh nông nghiệp.

Những phương pháp canh tác kém bền vững tăng thêm gánh nặng cho người nông dân vốn đã phải chịu ảnh hưởng của việc sử dụng nhiều vật tư đầu vào hơn trong khi năng suất đã chững lại. Hơn nữa, dân số tăng làm tăng thêm sức ép cho ruộng đất vốn đã quá manh mún. Do vậy, cần phải xem xét lại quá trình chuyển dịch đất đai. Quá trình chuyển dịch nhanh chóng từ đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp và đô thị hóa đã dẫn tới tình trạng mỗi năm có khoảng 100.000 héc-ta đất nông nghiệp bị mất đi kể từ năm 2001. Báo cáo của Tạp chí Cộng sản năm 2011 cho biết chuyển dịch đất đai trong 5 năm qua ảnh hưởng tới khoảng ba triệu người Việt Nam, buộc họ phải di dời hoặc có cuộc sống bị đảo lộn12.

11 Ngân hàng Thế giới, 2010b, tr. 55 12 Phan, S.M & Ha, H.N., 2011

2.2. Thách thức trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Page 17: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

15Vun trồng một tương lai no đủ Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải

Thay đổi trọng tâm đầu tư trong nông nghiệpĐây là những vấn đề ảnh hưởng đến một bộ phận lớn dân số Việt Nam, vì sản xuất nông nghiệp Việt Nam có đặc trưng chủ yếu là quy mô nhỏ. Hơn 9 triệu hộ nông dân sở hữu bình quân chưa đến nửa héc-ta mỗi hộ, gộp lại từ nhiều mảnh ruộng khác nhau. Phần lớn họ sống tập trung ở các tỉnh miền Bắc, chiếm 85% số nông hộ sản xuất quy mô nhỏ của Việt Nam. Tuy nhiên, kể cả ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất hơn một nửa sản lượng gạo của cả nước, phần lớn các hộ nông dân có chưa đến 2 héc-ta đất13. Cùng với những lý do khác, tình trạng manh mún về đất đai (đặc biệt ở các tỉnh miền Bắc) là yếu tố chính khiến cho thu nhập của nông dân còn thấp. Tăng thu nhập cho hộ nông dân trong tương lai có thể đòi hỏi phải dồn điền, đổi thửa để tăng năng suất, nhưng khi thực hiện nhiệm vụ này phải đảm bảo được sự công bằng. Những quy định chặt chẽ về hạn điền, thời hạn sử dụng và hình thức sử dụng các loại đất đã thu hẹp phạm vi lựa chọn của người nông dân và không khích lệ họ đầu tư lâu dài.

Tranh chấp đất đai, một vấn đề gần đây thu hút sự quan tâm của người dân cả nước, là yếu tố làm xói mòn sự ổn định của xã hội và gây nghi ngại về trách nhiệm giải trình của chính phủ hơn bất cứ sự chuyển biến về xã hội nào khác mà Việt Nam hiện đang trải qua. Số liệu chính thức cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề: trong sáu tháng đầu năm 2012, 90% trong tổng số 5.326 đơn thư khiếu nại mà chính quyền nhận được có liên quan đến vấn đề đất đai14. Do vậy, làm cho quá trình “chuyển dịch đất đai“ trở nên minh bạch và công bằng hơn có tầm quan trọng đặc biệt, cần phải nhận thức và đánh giá đầy đủ sự cấp thiết của thách thức này.

13 Jaffee, 201214 VnEconomy, 2012

Bên cạnh những thách thức liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và sở hữu đất đai, chính sách của chính phủ đôi khi còn tạo thêm những rào cản cho xóa đói giảm nghèo. Đầu tư vào nông nghiệp vẫn ở mức chưa thỏa đáng. Tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước phân bổ cho nông nghiệp giảm từ 13,8% năm 2000 xuống chỉ còn 6,3% năm 2010. Hơn nữa, khoản ngân sách rất nhỏ này chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi và tiêu thoát nước hơn là tăng cường năng lực cũng như khả năng thích ứng và phục hồi cho người nông dân. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp cũng hạn chế và tiếp tục giảm. Tỷ lệ đầu tư cho ngành nông nghiệp từ nguồn vốn FDI trên cả nước giảm từ 8% năm 2001 xuống còn 1% năm 201015. Quy hoạch phát triển, chính sách và phân bổ ngân sách của chính phủ thường hỗ trợ nông dân sản xuất quy mô lớn và doanh nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù người nông dân sản xuất quy mô nhỏ không hẳn đã bị bỏ quên trong các chính sách của chính phủ, trên thực tế vẫn có tình trạng thiên vị đối với những mô hình sản xuất lớn hơn, ở vùng đồng bằng và sử dụng nhiều đầu vào. Chính quyền địa phương, với mong muốn sớm đạt được kết quả và được vinh danh, cũng có xu hướng thiên vị những dự án quy mô lớn. Điều này đồng nghĩa với việc hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ vẫn có ít khả năng tiếp cận với những tư liệu sản xuất cơ bản như tín dụng, công nghệ và thông tin thị trường; vẫn có những quan điểm không rõ ràng về sự tồn tại của các tổ chức không chính thức của người nông dân.

15 Bộ NN&PTNT, 2012, tr. 6-7

Page 18: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

16

Page 19: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

17Vun trồng một tương lai no đủ Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải

An ninh lương thực và mục tiêu sản xuất lúa gạoKhi nói tới an ninh lương thực, có đủ lương thực và mua được lương thực với giá cả phù hợp là hai vấn đề quan trọng nhất. Năm 2011, cứ năm trẻ em Việt Nam lại có một trẻ còi cọc do suy dinh dưỡng – vốn là một cái bẫy đói nghèo luẩn quẩn từ thế hệ này sang thế hệ khác16. Do vậy, một yêu cầu bức thiết đối với Việt Nam là chấm dứt tình trạng suy dinh dưỡng và mất an ninh lương thực, và nên tập trung theo đuổi mục tiêu ưu tiên này với quyết tâm như khi bắt đầu triển khai Chương trình Xóa đói Giảm nghèo vào năm 1998.

Trong nhiều năm, việc mở rộng sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã góp phần giảm nghèo và suy dinh dưỡng cho người dân, nhưng xu hướng này không còn rõ ràng nữa. Trên thực tế, ngày càng ít nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long có thể kiếm đủ sống nếu chỉ sản xuất lúa gạo. Hiện trạng này đặt ra câu hỏi đối với mục tiêu sản xuất lúa gạo của chính phủ trên một diện tích cố định 3,8 triệu héc-ta đất trồng lúa. Nhiều nghiên cứu đã tiến hành cũng cho thấy Việt Nam không còn cần một mục tiêu như vậy để đảm bảo thặng dư lúa gạo và thực tế là nhiều người nông dân trồng lúa sẵn sàng chuyển sang những loại cây trồng khác nếu họ không buộc phải trồng lúa17.

Việc tập trung sản xuất lúa gạo bằng các phương pháp thâm canh hiện đại để đạt mục tiêu đã đề ra khiến ngành nông nghiệp phải đầu tư nhiều và liên tục tăng tốc nhưng cỗ máy đang chững lại. Việc gia tăng sử dụng tưới tiêu và phân bón cũng chỉ có thể đưa năng suất đến mức nhất định trong khi Việt Nam cũng đã gần đạt được mức tiềm năng tối đa về năng suất. Khả năng để tăng thêm năng suất lúa gạo ở vùng trũng nhờ thủy lợi là khá hạn chế, trong khi việc tăng sử dụng phân bón sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận mà lại gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường.

40 -50% chi phí sản xuất gạo xuất khẩu đang gắn với vật tư đầu vào nhập khẩu18. Ở cấp hộ gia đình, chi phí cho phần lớn vật tư đầu vào luôn gây căng thẳng đối với khả năng kinh tế và thu nhập của nông dân, đặc biệt trong bối cảnh giá cả biến động mạnh trong 5 năm qua19.

Khi phải đối mặt với các ngưỡng tài nguyên và các áp lực về môi trường, Việt Nam nên cân nhắc thay đổi mục tiêu sản xuất lúa gạo và tìm cách đạt được an ninh lương thực đồng thời cải thiện thu nhập cho từng hộ gia đình bằng nhiều biện pháp thay thế khác.

16 UNICEF, 2011, tr.617 Jaffee, 2011 và Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến

lược Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn (VCS&CLPTNNNT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (BNN&PTNT); Phát biểu tại Hội nghị của VCS&CLPTNNNT về chính sách an ninh lương thực và sự thịnh vượng, Hà Nội ngày 28/06/2012

18 Ngân hàng Thế giới, 2012b, tr.1719 Hồng, 2012; Viet Nam News, 2012; Đào T.A., 2011

Tiếp cận thị trườngNông dân sản xuất quy mô nhỏ đã rất vất vả để theo đuổi mô hình tăng trưởng sử dụng nhiều vật tư đầu vào theo định hướng của nhà nước. Đây là mô hình cho phép các doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế nguồn cung vật tư đầu vào, chế biến sau thu hoạch và tiếp thị ở một vài lĩnh vực, trong khi thương lái tư nhân gần như độc quyền cung cấp vật tư đầu vào và tiêu thụ đầu ra ở nhiều vùng sâu, vùng xa. Điều này góp phần gây ra hiện tượng giá vật tư đầu vào cao trong khi giá lúa gạo đầu ra thì tương đối thấp ở nhiều vùng.

“…Cũng muốn giữ thóc lại lúc giá cao thì bán nhưng phải bán đi để trả nợ phân giống vay gạo. Vừa thu hoạch xong trưởng bản đã hô hào bà con phải trả nợ hết tiền phân, trả muộn còn phải chịu lãi phạt của ngân hàng…” Thảo luận với nhóm nam người Thái nghèo ở bản Pá Đông, Điện Biên20.

Trong thời kỳ khủng hoảng giá lương thực năm 2007-2008, hiện tượng tích trữ và đầu cơ diễn ra rất phổ biến. Nông dân sản xuất lúa gạo quy mô nhỏ hầu như không được hưởng lợi gì từ tăng giá. Vào đỉnh điểm, mức giá gạo quốc tế cao gấp ba lần mức giá thực tế mà người nông dân nhận được. Thương lái và công ty xuất khẩu (đặc biệt là hai Tổng Công ty Lương thực của nhà nước, Vinafood I và II) được hưởng lợi hơn nhiều so với nông dân21.

Trong những năm gần đây, kinh doanh nông nghiệp đã được mở rộng nhanh chóng ở Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, khoảng 340 dự án FDI với tổng giá trị 2,27 tỷ Đô la Mỹ đã được đầu tư vào kinh doanh nông nghiệp. Những dự án đầu tư này tập trung vào trang trại, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê năm 2008, số doanh nghiệp nông nghiệp lại giảm đi. Điều này cho thấy hiện tượng tập trung thị trường đang diễn ra, đặc biệt do tiến trình cải tổ doanh nghiệp nhà nước22. Có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh doanh nông nghiệp đã góp phần vào tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, điều khoản và điều kiện cho giao dịch thường do các doanh nghiệp nông nghiệp đặt ra. Do vậy, điều này có thể dẫn tới những giao dịch không công bằng đối với người nông dân23. Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng (hay hợp đồng nông nghiệp) đã đem lại nhiều kết quả lẫn lộn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, kể cả loại hàng hóa được sản xuất ra. Điều tệ nhất là những nông hộ nghèo nhất thường bị gạt ra ngoài lề, không được tham gia và không được hưởng lợi từ những cơ hội mới24.

20 Oxfam & ActionAid, 200821 Ngân hàng Thế giới, 2011c; Vũ & Glewwe, 2011, tr.6 22 Oxfam, 2011c, tr. 423 Oxfam, 2011c 24 Nhâm và cộng sự, 2012

Page 20: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

18

Page 21: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

19Vun trồng một tương lai no đủ Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải

2.3. Thách thức về công bằng

“Bê bối” về đói nghèoViệt Nam từng là quốc gia phải nhập khẩu gạo trong những năm 80 của thế kỷ trước, và một nửa số trẻ em Việt Nam bị còi cọc do suy dinh dưỡng25 vào năm 1993. Quả là một thay đổi ngoạn mục khi giờ đây Việt Nam đứng trong hàng ngũ các quốc gia hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu nông sản, như gạo và cà phê. Việt Nam đã góp phần đem lại an ninh lương thực cho nhiều quốc gia khác với thặng dư lớn về lúa gạo (40 triệu tấn năm 2010) và xuất khẩu (7 triệu tấn), tuy nhiên quá nhiều người Việt Nam vẫn tiếp tục chịu tác động từ đói nghèo và suy dinh dưỡng. Những con số thống kê có thể không hoàn toàn đáng tin cậy, nhưng ước tính có khoảng 8,7% số hộ gia đình ở khu vực nông thôn không được đảm bảo về an ninh lương thực năm 201026. Năm 2011, theo báo cáo của Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), cứ năm trẻ em thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng27. Vẫn còn nhiều bộ phận dân cư dễ bị tổn thương do tình trạng thiếu an ninh lương thực như người dân tộc thiểu số, lao động di cư, những người làm nghề chài lưới nhỏ, những người không có đất đai và những người sống ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Tuy nhiên, để giảm được tình trạng suy dinh dưỡng thì không chỉ cần sản xuất đủ lương thực. Đồng bằng sông Cửu Long nổi danh là vựa lúa của Việt Nam và có nền kinh tế nông nghiệp đa dạng nhất trong cả nước. Trong thập kỷ qua, trong khi sản xuất lúa gạo ở đây tăng trưởng 6% thì vùng này lại đứng thứ 7 trong số 8 vùng của Việt Nam về kết quả giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Vì vậy, để đảm bảo an ninh lương thực, không chỉ cần sản xuất đủ lương thực, mà còn phải giải quyết các vấn đề về quyền tiếp cận tới lương thực, vấn đề giá thực phẩm tăng mạnh, tạm thời mất thu nhập hoặc sinh kế và trong một số trường hợp là nghèo đói kinh niên28. Ngoài ra, việc thúc đẩy sản xuất một số loại cây hàng hóa có thể khiến các hộ gia đình nông thôn trở nên dễ bị tổn thương hơn và ít được đảm bảo về an ninh lương thực. Ví dụ người nông dân H’Mông ở khu vực miền núi phía Bắc đã bị thiếu lương thực khi chuyển sang trồng đại trà giống ngô hàng hóa chỉ dùng cho chăn nuôi thay vì trồng ngô bản địa là cây lương thực chính của họ29.

25 Shenggen, F., 2010, tr.9 26 Đào, T.A., 2010c 27 UNICEF, 2011, tr.6 28 Ngân hàng Thế giới, 2012b, tr.19 29 Đào, T.A, Trịnh, V.T& Hoàng, X.T., 2010

Sự thịnh vượng không đồng đều – mối đe dọa đối với tăng trưởng vì người nghèoTình trạng mất an ninh lương thực là một chỉ số quan trọng thể hiện thực trạng nhiều bộ phận dân cư trong xã hội chưa được hưởng lợi từ những cơ hội mới và sự thịnh vượng mà Việt Nam đã đạt được. Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, họ bị gạt ra bên lề những lợi ích đó. Hãy xem xét sâu hơn cuộc sống của người dân tộc thiểu số, phụ nữ và lao động di cư mà đối với họ nghèo đói có thể là kinh niên và thường dai dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

a) Người dân tộc thiểu số tiếp tục bị tụt hậu. Tới năm 2010, các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,5% dân số cả nước nhưng họ lại chiếm gần một nửa số người nghèo của Việt Nam. Với tỷ lệ nghèo 66,3%, tỷ lệ nghèo của dân tộc thiểu số cao gấp 5 lần so với tỷ lệ nghèo của người Kinh30. Đây không đơn giản là câu chuyện phát triển của một vùng bị tụt hậu. Tây Nguyên, nơi tập trung đông đảo cộng đồng các dân tộc thiểu số, có mức tăng trưởng nông nghiệp và tăng trưởng chung cao gần gấp đôi mức tăng trưởng bình quân trên toàn quốc.

Cũng phải nhớ rằng các dân tộc thiểu số không phải là một nhóm đồng nhất và tỷ lệ nghèo cũng khác biệt đáng kể giữa các nhóm dân tộc thiểu số sống ngay trong cùng một địa bàn. Ngay trong từng nhóm dân tộc cũng không đồng nhất và thường có chênh lệch đáng kể về tỷ lệ nghèo giữa các thôn bản ngay trong một xã.

Trong thập kỷ vừa qua, nhiều cải thiện rõ ràng đã diễn ra ở vùng sâu vùng xa và miền núi, nơi sinh sống của phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân tộc thiểu số, cũng không khác so với người Kinh, đã chủ động trong việc lựa chọn con đường phát triển và cách thức thoát nghèo cho riêng họ31. Việc canh tác hoa màu và tiếp cận thị trường đã giúp người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên tận dụng tối đa được các cơ hội phát triển. Nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số đã có thể phát huy tối đa lợi thế của các cơ hội, bác lại quan điểm cho rằng họ kém sáng tạo hay thiếu hiểu biết về thị trường. Tuy nhiên, thực tế là tiếp cận đất đai và dịch vụ công của người dân tộc thiểu số thường kém hơn. Cụ thể, những hạn chế về tiếp cận đất rừng vẫn tiếp tục có tác động rất lớn đối với một số cộng đồng dân tộc thiểu số. Một số chính sách của nhà nước ở những vùng nghèo còn khiến tình trạng bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn, vì nhiều chính sách và khoản đầu tư có vẻ mang lại lợi ích cho cộng đồng người Kinh di cư nhiều hơn. Hơn nữa, trong quan hệ với chính quyền và xã hội nói chung, người dân tộc thiểu số phải đối mặt với các rào cản và tình trạng phân biệt đối xử. Họ thường bị cô lập và bị mô tả chung là “lạc hậu”32.

30 Ngân hàng Thế giới, 2012a; IRC, 2011, tr.16-1731 Well-Dangs, A., 201232 Ngân hàng Thế giới, 2010; IRC, 2011; Baulch và cộng sự, 2010

Page 22: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

20

Cho dù tình trạng nghèo đói của các dân tộc thiểu số được nhìn nhận rõ ràng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này lại chưa được hiểu rõ. Nguyên nhân và yếu tố tác động đến mức độ của tình trạng nghèo đói rất đa dạng, phức tạp và mang đặc thù riêng theo địa phương và bối cảnh, như khả năng tiếp cận đất đai có giá trị và trình độ giáo dục, đều đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, vẫn có thể quan sát thấy sự khác biệt lớn giữa các nhóm dân tộc thiểu số và nhóm người Kinh về lợi nhuận đem lại nếu họ có cùng hoàn cảnh và giá trị tài sản33. Do vậy, để đảm bảo hiệu quả của các chính sách công và giúp các can thiệp của chính phủ có nhiều sức ảnh hưởng, nhất thiết phải có được một hiểu biết rộng và rõ ràng về nguồn gốc của tình trạng bất bình đẳng này, kể cả tình trạng gạt bỏ ra ngoài lề xã hội, phân biệt đối xử và định kiến.

b) Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách về bình đẳng giới, vẫn tồn tại thách thức cơ bản. Vai trò giới truyền thống, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn phổ biến. Tiền lương của phụ nữ thường chỉ bằng khoảng 75% của tiền lương nam giới. Cơ chế ra quyết định ở tất cả các cấp vẫn phụ thuộc vào nam giới. Bạo lực gia đình và bạo lực giới vẫn còn rất phổ biến ở tất cả các tầng lớp trong xã hội và cả hai vấn đề này đều chưa được thống kê đầy đủ trong số liệu của chính phủ34.

33 Ngân hàng Thế giới, 2012a34 Ngân hàng Thế giới, 2011, tr.9-10 và tr.38-40

64% phụ nữ trong độ tuổi lao động ở nông thôn làm nông nghiệp, nhiều hơn so với tỉ lệ 53% ở nam giới. Tuy nhiên, so với nam giới, phụ nữ có ít cơ hội học tập và cơ hội việc làm hơn, cả trong nông nghiệp và phi nông nghiệp35. Phụ nữ cũng khó tiếp cận hơn đối với các khoản tín dụng và khoản vay36. Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra ở khu vực đô thị. Phụ nữ thường phải làm những công việc không chính thức, trong môi trường dễ bị tổn thương hơn với mức lương thấp hơn và điều kiện làm việc kém hơn.

Phụ nữ di cư, góa phụ, phụ nữ có tuổi, người dân tộc thiểu số, và phụ nữ khuyết tật là những đối tượng đặc biệt gặp bất lợi37. Chẳng hạn, mặc dù giờ làm việc rất giống nhau, lao động di cư nữ có thu nhập kém đồng nghiệp nam khoảng 45%. Kể cả sau khi đã tính đến cả những yếu tố khác như tuổi tác, giáo dục, và nghề nghiệp, những chênh lệch này vẫn tồn tại38.

Giải quyết được tình trạng phân biệt đối xử có tính chất hệ thống và bất lợi đối với phụ nữ vẫn là một thách thức chính đối với phát triển.

35 Hoàng, 2009 36 UNIFEM & CIDA, 200937 Ngân hàng Thế giới, 2011, tr.10 -1138 Ngân hàng Thế giới, 2011, tr.69

Page 23: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

21Vun trồng một tương lai no đủ Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải

Đồn

g (t

hời g

iá th

áng

1 nă

m 2

010)

Tăng

trưở

ng h

àng

năm

Thu nhập nông thônTăng trưởng hàng năm 2004 - 20102004 2010

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

0

45000

40000

35000

30000

25000

20000

15000

10000

5000

0

Biểu đồ 1: Tăng trưởng thu nhập theo đầu người phân theo nhóm đối tượng, giai đoạn 2004 – 2010

Nguồn: Ngân hàng thế giới (2012a). Khởi đầu tốt nhưng chưa kết thúc: Những thành tựu đáng ghi nhận của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức đang đề ra. Hà Nội: Ngân hàng Thế giới, tháng 6 năm 2012. tr. 22

c) Việt Nam đang đô thị hóa một cách nhanh chóng. Theo thống kê, mỗi năm có thêm khoảng một triệu cư dân đô thị. Tới năm 2020, ước tính 40% dân số Việt Nam sẽ sống ở khu vực thành thị39. Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy có 6,6 triệu người (chiếm 7,7% dân số) là người di cư. Con số này chưa tính hết số người ở các dạng di cư khác, chẳng hạn như di cư ngắn hạn40. Hàng năm có hàng ngàn người nông dân đã gia nhập làn sóng di cư tới khu vực thành thị nhưng họ phải đối mặt với một tương lai bấp bênh. Kỹ năng và kiến thức nông nghiệp phong phú của người nông dân không đủ để giúp họ tồn tại. Lao động di cư rất ít có khả năng được hưởng những dịch vụ cơ bản, nơi ở ổn định và đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi đến. Các nhà hoạch định chính sách và chính quyền cũng thường nhìn nhận và đối xử với lao động di cư như một gánh nặng thay vì coi họ là một trong những lực lượng lao động năng động, bền bỉ và dám mạo hiểm nhất trong nền kinh tế. Người lao động di cư cũng phải chịu nhiều định kiến của xã hội. Người dân địa phương thường đối xử với lao động di cư một cách thiếu tin tưởng và khó chịu. Nếu nhìn nhận những đóng góp của lao động di cư đối với xã hội, trong các nhà máy, trong các công trường xây dựng, giúp việc và giữ trẻ, thì đây là một sự gạt bỏ và phân biệt đối xử mà họ không đáng phải chịu.

39 Ngân hàng Thế giới, 200940 BKH&ĐT, 2011

Có một thách thức lớn nữa đang rõ dần. Nghị quyết Tam Nông đặt mục tiêu giảm dân số nông nghiệp còn một nửa vào năm 2030. Như vậy, sẽ có khoảng 5 triệu hộ gia đình nông thôn sẽ phải dịch chuyển khỏi khu vực nông nghiệp. Tương lai sẽ như thế nào đối với những người từng là nông dân nhưng lại không thể gia nhập làn sóng di cư? Để đạt được mục tiêu thay đổi này một cách bền vững đòi hỏi phải có một sự chuyển hướng cơ bản từ các cách tiếp cận, thực thi, sắp xếp và tổ chức thể chế hiện tại đang làm cơ sở cho các chính sách về di cư và bảo trợ xã hội của chính phủ41.

Việt Nam thường được ca ngợi về thành quả tăng trưởng toàn diện, nhưng trên thực tế, những hộ gia đình khá giả có xu hướng được hưởng lợi nhiều hơn từ tốc độ tăng trưởng thu nhập42. Kể từ năm 2004, thu nhập của những hộ gia đình giàu nhất đã tăng hơn gấp đôi những hộ gia đình nghèo nhất – tương ứng ở mức 9% và 4%. Trong giai đoạn từ 2004 đến 2010, 5% dân số giàu nhất chiếm 20,5% tổng thu nhập quốc nội và chi tiêu của họ chiếm 21,3% trong tổng chi tiêu quốc gia43. Nói một cách khác, tăng trưởng thu nhập thiên vị những hộ gia đình khá giả hơn (Xem Biểu đồ 1).

41 Dương và cộng sự, 201142 Ngân hàng Thế giới, 2012a43 Ngân hàng Thế giới, 2012a, tr.122

Mặc dù tình trạng thiếu đói nói chung đã giảm đi, vẫn có quan ngại về mức độ dễ bị tổn thương ngày càng gia tăng của những hộ nghèo nhất. Báo cáo “Theo dõi nghèo nông thôn có sự tham gia” của Tổ chức Oxfam và ActionAid ở 9 tỉnh từ năm 2007 đến 2011 cho thấy số gia đình thường xuyên thiếu lương thực đã giảm đi. Tuy nhiên có một xu hướng

đáng lo ngại là số gia đình vẫn còn chịu cảnh thiếu đói lại bị đói lâu hơn. Năm 2007, 23% số gia đình trong diện khảo sát bị thiếu lương thực trung bình 3,3 tháng, đến năm 2011, chỉ còn 16% số gia đình bị thiếu lương thực, nhưng số tháng thiếu đói trung bình của các hộ này tăng lên 4,9 tháng.

Page 24: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

22

2.4. Thách thức về khả năng phục hồi

Biến đổi khí hậu khiến cho cuộc sống của người nông dân lại càng thêm bấp bênh, bởi nó đem đến rủi ro thời tiết bất lợi. Việt Nam đứng thứ sáu trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của thiên tai và rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu trong hai thập kỷ qua44.

Ngoài những vấn đề như suy thoái hệ sinh thái, tăng trưởng dân số, biến động giá cả thị trường và cạnh tranh về đất đai do mở rộng kinh doanh nông nghiệp, thì công nghiệp và đô thị hóa lại bổ sung thêm tầng tầng lớp lớp những rủi ro và sức ép khác đối với người nông dân. Tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn trong những thập kỷ tới. Những người nông dân nghèo và sản xuất quy mô nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt là những người phải phụ thuộc nhiều vào tài nguyên môi trường như nước sạch, đất đai màu mỡ, rừng và đa dạng sinh học.

Khí hậu càng khắc nghiệt, tương lai càng mong manhƯớc tính ít nhất cứ 7 trong số 10 người Việt Nam sẽ phải chịu rủi ro thiên tai như bão, lụt, và hạn hán45. Cũng theo ước tính, hàng năm thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 1,8 tỷ Đô la Mỹ cho Việt Nam46. Những rủi ro khác nhau liên quan đến khí hậu như mực nước biển dâng, lụt lội và hạn hán có mức độ tác động khác nhau đến những vùng khác nhau của Việt Nam.

44 Khắc, K., 201245 UNDP, 2011a46 Harmeling, 2012, tr. 6

Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến sản lượng lúa gạo. Các nhà khoa học ước tính rằng sản lượng lúa gạo có thể giảm từ 7 đến 10% nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1°C. Nếu mực nước biển tăng cao thêm một mét, trên 7% diện tích đất lúa sẽ bị ngập và tổng sản lượng lúa gạo sẽ giảm 12%. Điều này có thể khiến chúng ta mất trắng năm triệu tấn lúa gạo hàng năm – một lượng đủ để cung cấp lương thực cho khoảng 22 triệu người châu Á trong một năm.

Tiếp theo, biến đổi khí hậu đồng nghĩa với sự gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng của những hiện tượng thời tiết cực đoan như các đợt nắng nóng, hạn hán và lũ lụt có thể xóa sạch mùa màng. Chỉ một trận lụt là có thể gây ra tình trạng thiếu lương thực, như thực tế người nông dân ở tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh đã trải qua vào năm 2011. Trong khi đó, những biến đổi diễn ra âm thầm, từ từ không theo quy luật ví dụ như mùa khô kéo dài hơn, nóng hơn, mùa gieo trồng ngắn đi, và lượng mưa khó dự đoán đang khiến người nông dân bối rối, và khiến họ ngày càng khó xác định thời điểm tốt nhất để gieo trồng, cày cấy, và thu hoạch mùa màng47.

Khí hậu thất thường sẽ gây ảnh hưởng nhiều hơn cho những hộ gia đình nghèo ở vùng nông thôn. Lý do là họ phải phụ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên thiên nhiên và những hoạt động sinh kế vốn nhạy cảm với thời tiết để có thu nhập, trong khi họ lại ít có khả năng ứng phó.

47 FAO, 2004

Page 25: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

23Vun trồng một tương lai no đủ Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải

Đối với những người không có nguồn thu nhập ổn định, không có tiền tiết kiệm, không được tiếp cận bảo hiểm y tế hay bảo hiểm xã hội, những biến động do thiên tai hoặc sự thay đổi các mùa trong năm thường khiến họ rơi vào tình trạng thiếu đói, phải bán tài sản và cả tài sản liên quan đến sản xuất, hoặc phải cho con cái nghỉ học. Những giải pháp đối phó tạm thời có thể gây hậu quả lâu dài, làm họ mắc sâu vào cái vòng xoáy đói nghèo và càng dễ bị tổn thương hơn nữa48.

Giá cả leo thangThời tiết khắc nghiệt gây nguy hiểm đối với an ninh lương thực. Những trận mưa lớn, gây mất mùa tháng 10 năm 2011 đã đẩy giá gạo của Việt Nam tăng thêm 30%, thị trường hỗn đoạn, và chi phí vận tải tăng cao49. Đáng lo ngại hơn là tác động tổng thể của biến đổi khí hậu đối với giá lương thực trong tương lai lại chưa được đánh giá đúng mức. Giá lương thực leo thang sẽ còn tệ hại hơn vì thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất lương thực50.

Giá gạo tăng năm 2008 làm thu nhập của phần lớn dân số bị ảnh hưởng vì có đến 55% hộ ở nông thôn và 92% hộ ở thành thị phải mua gạo ăn51. Người nông dân sản xuất lúa gạo cũng

48 Oxfam, 200849 FAO, 201150 Oxfam, 2012c51 Oxfam & ActionAid, 2008

bị ảnh hưởng với sức mua sút giảm do chi phí đầu vào tăng lên đã ngốn hoàn toàn phần lợi nhuận từ tăng giá. Năm 2011, khi lạm phát đạt đỉnh tình trạng tương tự cũng xảy ra.

Giá tăng làm giảm sức mua, giảm chất lượng cuộc sống và làm trầm trọng hơn những khó khăn tiềm ẩn của nhóm người nghèo, nhóm có thu nhập thấp và cố định. Đối với người nghèo, giá cả tăng lên cũng đồng nghĩa với việc họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc ăn ít đi và ăn thức ăn có chất lượng thấp hơn và điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất lao động, và thu nhập52. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại như hiện nay ở Việt Nam khiến cho cuộc sống của nhiều người càng thêm phần khó khăn.

“…Mỗi người một cảnh, một nỗi khổ riêng, nay giá tăng chỉ biết bớt mồm bớt miệng chứ làm không ra...” Thảo luận với phụ nữ nghèo ở phường Lâm Hà, Hải Phòng53.

52 Oxfam & ActionAid, 2008, 2011b; United Nations, 200853 Oxfam & ActionAid, 2008, tr.59

Page 26: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

24

Page 27: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

25Vun trồng một tương lai no đủ Chương 2: Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải

2.5. Đến lúc phải gây dựng lại

Với tất cả những áp lực ngày càng tăng này, ngành nông nghiệp của Việt Nam cần phải tạo ra “nhiều hơn từ ít hơn”. Điều đó nghĩa là nông nghiệp cần sản xuất ra hàng hóa và sản phẩm nông nghiệp an toàn hơn và có chất lượng cao hơn, đồng thời cải thiện đời sống của người nông dân và người tiêu dùng bằng cách bớt sử dụng nguồn lực vật chất, con người, và những nguồn lực khác. Điều đáng mừng là phần lớn các giải pháp đều đã được biết đến, và một số thay đổi cần thiết đã bắt đầu diễn ra, được thực hiện bởi ngày càng nhiều người sản xuất, người tiêu dùng, đơn vị kinh doanh có trách nhiệm và các tổ chức xã hội dân sự. Nhân rộng quy mô những mô hình thí điểm và điển hình thành công, xây dựng và tiếp thêm sức mạnh cho những chính sách công có liên quan và đôi khi vượt qua các nhóm lợi ích sẽ là những thách thức lớn nhất.

Một hệ thống nông nghiệp đang chạm ngưỡng quá tải là một đe dọa đáng e ngại, nhưng cũng là cơ hội lớn để thay đổi hướng đi. Đã đến lúc phải làm lại và tạo ra sự thịnh vượng mới để mọi người đều được bình đẳng hưởng phần trong hiện tại và tương lai.

Page 28: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

26

Page 29: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

27Vun trồng một tương lai no đủ Chương 3: Sự thịnh vượng mới

3 Sự thịnh

Vượng mới

Page 30: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

28

3.1. Phát huy tối đa tiềm năng của nông nghiệp

Nông nghiệp là động lực của tăng trưởng kinh tế và là nguồn giảm nghèo chủ chốt ở Việt Nam. Đi liền với các chính sách khuyến khích và cơ hội thị trường quốc tế thuận lợi, sự khéo léo, cần cù, và năng lực sản xuất của người nông dân đã biến Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực thành một quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu. Trong thập kỷ qua, khi cán cân thương mại của Việt Nam xấu đi và ngành công nghiệp phải vật lộn với nhiều khó khăn, nông nghiệp chính là “cứu tinh” của nền kinh tế.

Ngành nông nghiệp vẫn là chìa khóa để duy trì tăng trưởng và giảm nghèo vì đây là ngành chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu kinh tế và lực lượng lao động của Việt Nam. Đây cũng là ngành sử dụng nhiều nhất những người lao động nghèo nhất trên cả nước. Trong năm 2010, đóng góp của nông nghiệp vào GDP của cả nước là 21%; nông nghiệp chiếm ¼ kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho gần 70% dân số lao động, phần lớn trong số đó là nông dân nghèo sản xuất quy mô nhỏ. Do vậy, tập trung hỗ trợ những cộng đồng làm nông nghiệp là hết sức quan trọng.

Page 31: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

29Vun trồng một tương lai no đủ Chương 3: Sự thịnh vượng mới

Hộp 2: Bốn ngộ nhận về nông dân sản xuất quy mô nhỏ

Lập luận cho việc không ủng hộ nông nghiệp quy mô nhỏ thường dựa trên bốn nhận thức sai lầm cơ bản, xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về người nghèo và nông dân sản xuất quy mô nhỏ.

1. Năng suất thấp

Một số dữ liệu cho thấy năng suất bình quân từ những nông trại nhỏ chỉ bằng một nửa mức bình quân của thế giới. Những số liệu này chưa thể hiện được bức tranh tổng thể. Nông nghiệp quy mô nhỏ thường có năng suất thấp vì người nông dân sử dụng các yếu tố sản xuất một cách tiết kiệm hơn. Chẳng hạn những nông trại nhỏ ở châu Phi chỉ sử dụng khoảng 1/8 lượng phân bón được sử dụng ở Ấn Độ, họ sử dụng nhân công thay vì vốn, và chưa tới 5% diện tích trồng cấy được tưới tiêu. Hơn nữa, người nông dân sản xuất nhỏ không được hưởng những ưu đãi mà nhiều trang trại lớn được hưởng. Nếu tính tất cả những yếu tố này, chênh lệch về năng suất sẽ thu hẹp được một khoảng cách đáng kể. Vì thế, nếu người nông dân sản xuất quy mô nhỏ có lượng vật tư đầu vào, thủy lợi, và trợ cấp như những trang trại lớn, kết quả sẽ rất khác biệt. Đây là lý do tại sao các cuộc khảo sát thường thấy rằng khi trọng tâm dịch chuyển từ sản lượng sang năng suất tổng hợp, các trang trại nhỏ thường hiệu quả hơn.

2. Ngại công nghệ và đổi mới

Người nông dân sống trong nghèo đói thường sử dụng công nghệ đơn giản và thói quen thực hành lạc hậu chỉ vì công nghệ phù hợp cho sản xuất nhỏ chưa phải là ưu tiên của chính phủ hoặc khu vực tư nhân. Khi có cơ hội và nguồn lực, người nông dân sản xuất nhỏ đã chứng tỏ khả năng của họ trong việc áp dụng công nghệ mới và cải thiện khả năng thích ứng với nhiều thay đổi đột ngột (Xem thêm Hộp 6).

3. Ngại rủi ro

Có người cho rằng những người sản xuất nhỏ không chịu mạo hiểm và không sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Tất nhiên, khi phải duy trì cuộc sống với số tiền chưa tới 1.2 Đô la Mỹ một ngày, và chẳng có khoản tiết kiệm hay bảo hiểm nào để trông cậy vào, thì sẽ không có lý do gì phải chấp nhận rủi ro. Giải pháp cho vấn đề này là giúp đỡ người nông dân nghèo quản lý rủi ro tốt hơn. Chẳng hạn, bằng cách cung cấp thông tin và dữ liệu thời tiết tốt hơn, có kho bảo quản lương thực an toàn, hoặc được mua bảo hiểm. Những can thiệp như vậy có thể giúp khuyến khích đổi mới và giải phóng tiềm năng sản xuất của người nông dân quy mô nhỏ – đặc biệt khi biến đổi khí hậu nhanh chóng làm gia tăng gấp bội những rủi ro mà họ phải đối mặt.

4. Ngại thị trường

Ngộ nhận cuối cùng về nông dân sản xuất nhỏ là họ không nắm bắt được cơ hội thị trường, đây thực sự là nhận thức sai lầm. Mặc dù ưu tiên của nông dân sản xuất nhỏ là để gia đình họ có cái ăn, điều này không có nghĩa là người nông dân nghèo không sẵn sàng sản xuất và cung cấp phần thặng dư cho thị trường. Hơn nữa, mức độ tham gia vào thị trường vẫn còn thấp là do cơ sở hạ tầng nghèo nàn và sự lưỡng lự của chính các đối tượng trong khu vực tư nhân trong việc hỗ trợ nông dân sản xuất nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị (Xem Hộp 8).

Bốn hiểu lầm trên không phải là cơ sở để phản đối việc đầu tư vào nông nghiệp quy mô nhỏ. Đây cũng không phải là bằng chứng về nhược điểm cố hữu hoặc điều không thể tránh khỏi. Vấn đề thực sự là người nông dân sản xuất nhỏ vẫn luôn thiếu khả năng tiếp cận nguồn lực, chưa được hỗ trợ phù hợp và đầy đủ, và cũng chưa được cung cấp môi trường chính sách cần thiết để có thể phát triển mạnh mẽ. Những hiểu lầm trên không phải là lý do để chúng ta không đầu tư, đó chính là lý do mà chúng ta phải đầu tư vào nông hộ sản xuất quy mô nhỏ.

Page 32: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

30

Vai trò của nông hộ sản xuất quy mô nhỏ trong tiến trình hiện đại hóaNông hộ sản xuất quy mô nhỏ đã và vẫn cần là thành phần quan trọng trong chiến lược phát triển nông thôn của Việt Nam. Trao cho người nông dân vị trí trọng tâm trong tiến trình hiện đại hóa sẽ giúp đạt được những tiến bộ lớn trong giảm nghèo và tạo ra một khu vực nông nghiệp mới có khả năng thích ứng, năng suất và bền vững.

Vào cuối những năm 1980, các hộ gia đình nông thôn Việt Nam được trao quyền tự chủ trong tổ chức sản xuất, làm bùng nổ sự gia tăng mạnh mẽ về sản lượng và năng suất. Các chính sách khuyến khích thị trường, sự nới lỏng một phần những hạn chế về hình thức sử dụng đất và đa dạng hóa sang cây trồng hàng hóa và công nghiệp đều là những biện pháp giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và dẫn đến cải thiện an ninh lương thực và giảm nghèo trên diện rộng. Câu chuyện này của Việt Nam một lần nữa lại khẳng định sự thành công của các kinh nghiệm quốc tế và của Việt Nam trong lịch sử về tăng trưởng gắn với người nghèo và đặt người nông dân làm trọng tâm của tiến trình phát triển. Tăng trưởng bắt nguồn từ nông nghiệp, cụ thể là từ nông nghiệp quy mô nhỏ sẽ có hiệu quả gấp đôi trong việc đem đến lợi ích cho những người nghèo nhất so với tăng trưởng từ các ngành phi nông nghiệp54.

54 FAO, 2010, tr.2; Chang, 2009

Theo quan điểm của Oxfam, dù lựa chọn hay kết hợp chính sách nào đi nữa đều cần đến nông nghiệp quy mô nhỏ và công nghiệp hóa nông nghiệp để đảm bảo cung cấp lương thực cho quy mô dân số ngày càng tăng mà không làm cạn kiệt nguồn lực của trái đất. Điều này thật đúng với Việt Nam nơi có tới 9 triệu nông hộ sản xuất quy mô nhỏ. Trong nhiều trường hợp, nông nghiệp quy mô nhỏ đã tỏ ra có hiệu quả tương đương và thường là bền vững hơn mô hình nông nghiệp quy mô lớn có tỷ trọng cơ giới hóa cao và sử dụng nhiều vật tư đầu vào phải nhập khẩu. Trong quá trình xây dựng chiến lược mới nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những tranh cãi cực đoan về việc lựa chọn nông nghiệp quy mô lớn hay quy mô nhỏ không hề hữu ích và sẽ là sai lầm. Mỗi hệ thống phục vụ một đối tượng dân số và phân đoạn thị trường khác nhau và để hoạt động bền vững, cả hai hệ thống phải cùng tồn tại và bổ sung cho nhau.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam đòi hỏi phải có những thay đổi về môi trường chính sách. Bất kỳ chiến lược hiện đại hóa nào cũng phải lấy con người làm trọng tâm, quan tâm đến nhu cầu, ưu tiên, lợi ích, và thách thức đối với nam giới, nữ giới, với nam nữ thanh niên. Chiến lược này phải chính thức công nhận và hỗ trợ đầy đủ các hoạt động và hệ thống nông nghiệp quy mô nhỏ của Việt Nam. Để làm được như vậy, chiến lược này phải bắt đầu từ người dân, công nhận và huy động sự tham gia chủ động của người dân và khả năng ra quyết định liên quan đến bất kỳ kế hoạch nào có ảnh hưởng đến tương lai của chính họ.

Hộp 3: Thêm lựa chọn để tạo ra thu nhập tốt hơn Lựa chọn dựa vào điều kiện và khả năng kinh tế của từng cá nhân hoặc từng hộ dân là điều kiện tiên quyết cho mô hình đa dạng sinh kế tăng thu nhập mà Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) đang triển khai ở vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.

Người dân được lựa chọn tham gia thử nghiệm các mô hình thân thiện với môi trường như nuôi ngao theo phương pháp bền vững hơn, nuôi giun quế, cải tạo vườn tạp kết hợp ủ phân hữu cơ. Các mô hình khác gồm dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng, ăn nghỉ tại nhà dân, hướng dẫn du lịch và một quán café, Ecolife, nơi diễn ra các hoạt động giáo dục ý thức môi trường và kinh doanh cộng đồng.

Dự án này của MCD - được triển khai với hỗ trợ của Cộng đồng Châu Âu, Tổ chức Oxfam và các nhà tài trợ khác - được đánh giá cao. Chủ tịch xã Trịnh Thế Thông cho biết mô hình này đã kết hợp thành công sự phối hợp của chính quyền, hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, và lựa chọn cá nhân từ phía người sản xuất.

Nuôi giun quế giúp nông dân cải thiện thu nhập

Page 33: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

31Vun trồng một tương lai no đủ Chương 3: Sự thịnh vượng mới

Đầu tư cho nông dân sản xuất quy mô nhỏNông nghiệp Việt Nam cần tạo ra các mô hình sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, chất lượng và bền vững hơn, đây vẫn là ngành có tiềm năng kinh tế rất lớn. Nhiều tiểu ngành nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh quan trọng, cả sẵn có và tiềm năng. Hơn nữa, nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn văn hóa truyền thống và ổn định xã hội. Nói cách khác, nông nghiệp không nên bị coi là một ngành đang thu hẹp lại, mà thay vào đó là một nguồn tăng trưởng bền vững vì người nghèo, đồng thời cũng là một ngành có nhiều tiềm năng cần được khai thác. Để làm được điều này, nhất thiết phải tăng đầu tư nhà nước và tư nhân vào nông nghiệp quy mô nhỏ. Cần dành tối thiểu 10% chi tiêu công cho nông nghiệp và nông dân sản xuất nhỏ phải là một thành phần then chốt trong chiến lược tăng trưởng lâu dài.

Nếu Việt Nam muốn giải quyết được ba thách thức bao gồm sản xuất bền vững, công bằng và khả năng phục hồi, được mô tả trong Chương 2, thì đầu tư vào những mô hình sản xuất nhỏ bền vững chính là chìa khóa thành công. Trong khi thực hành sản xuất nông nghiệp sử dụng ít đầu vào và thân thiện hơn với môi trường không phải chỉ dành riêng cho nông dân sản xuất nhỏ, các phương pháp này rất phù hợp với những mô hình sản xuất bền vững, và hoàn toàn có thể áp dụng dễ dàng. Đầu tư vào nông nghiệp quy mô nhỏ sẽ giúp xây dựng khả năng thích ứng và thúc đẩy tăng thu nhập, đặc biệt nếu khoản đầu tư đó còn chú trọng đến giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới. Điều này sẽ giúp các cộng đồng sinh sống tại nông thôn tiến hành đa dạng hóa sinh kế, có thể là toàn phần hay một phần, và chuyển sang sinh kế phi nông nghiệp nếu họ lựa chọn như vậy. Chính sách và đầu tư của nhà nước, phối hợp với khu vực tư nhân và tổ chức xã hội dân

sự, có thể tạo ra một môi trường thuận lợi, mở rộng khả năng lựa chọn của người dân nhằm đưa họ thoát nghèo và hướng đến sự thịnh vượng mới.

Một chiến lược hiện đại hóa bỏ qua đóng góp của nông dân sản xuất quy mô nhỏ và phủ nhận tiềm năng cũng như nguyện vọng của họ sẽ dẫn tới tình trạng nhiều người không có đất, thất nghiệp và nghèo đói. Không thể bỏ qua thực tế này khi Việt Nam đặt mục tiêu theo đuổi tiến trình hiện đại hóa. Sẽ có lợi ích đa chiều khi hỗ trợ nông dân sản xuất nhỏ cùng tham gia và được tiếp cận tới các nguồn lực khác nhau thay vì chỉ tập trung hỗ trợ nông nghiệp quy mô lớn, tập trung và thâm canh. Nông dân sản xuất quy mô nhỏ cần được tham gia xây dựng và cùng thực hiện Chương trình “Nông thôn mới”55.

Cụ thể, việc tăng thêm và cải thiện lựa chọn cho các cộng đồng dân tộc thiểu số đòi hỏi một loạt các cách tiếp cận khác nhau, kể cả cải thiện sức khỏe sinh sản và cơ hội được hưởng một nền giáo dục có chất lượng (đặc biệt cho các trẻ em gái); xúc tiến và mở rộng các cơ hội thị trường hướng đến người nghèo và bảo đảm cơ hội tiếp cận tốt hơn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Nhiều chính sách công gắn kết và sáng tạo hơn, dựa trên sự tôn trọng bản sắc dân tộc, có thể đem đến những thay đổi mang tính hệ thống. Để đạt được mục tiêu này, tâm tư tiếng nói của bà con dân tộc thiểu số cần được lắng nghe để tăng sự tham gia và quản trị tốt hơn.55 Đây là tên gọi thông dụng của “Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây

dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4/6/2010. Đây là một bước để đưa Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đi vào cuộc sống

Page 34: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

32

3.2. Xây dựng một nền nông nghiệp mới cho tương lai no đủ

Thay đổi cần được thực hiện không chỉ trong nông nghiệp mà còn trong phương thức sản xuất và sự tham gia của nông dân sản xuất quy mô nhỏ vào thị trường địa phương, quốc gia và quốc tế. Điều quan trọng là cũng phải thay đổi cách nhà nước tương tác với người nông dân thông qua việc nhà nước cung cấp dịch vụ, đầu tư, thiết lập và thi hành chính sách. Khi nông nghiệp chuyển theo định hướng thị trường nhiều hơn, chắc chắn đầu tư công cũng sẽ thay đổi theo và quá trình này phải thấm nhuần những bài học kinh nghiệm, cả tốt và xấu, đã thu được khi phát triển nông nghiệp từ trước tới nay56.

56 Bộ NN&PTNT 2012, tr.2

Thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp và phi nông nghiệpPhát triển trong những năm 1990 và được thúc đẩy bởi đa dạng hóa nông nghiệp, ví dụ như chuyển sang cây hoa màu và chăn nuôi gia súc. Thay đổi trong những năm gần đây là kết quả của đa dạng hóa phi nông nghiệp sang ngành kinh doanh và thương mại, và quan trọng hơn là có việc làm ăn lương trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Nói một cách khác, sự khác biệt về thu nhập giữa các hộ nghèo và các hộ khá hơn phụ thuộc vào việc họ có thành công hay không khi đa dạng sinh kế sang hoạt động phi nông nghiệp. Do vậy, chiến lược phát triển nông thôn phải cho phép có được những con đường khác nhau để thoát khỏi nghèo đói bằng cách đưa ra được những lựa chọn cho cả nam giới và nữ giới có thể đa dạng hóa thu nhập cả trong và ngoài nông nghiệp. Các hộ gia đình, như ví dụ của hộ chị L.T.X (Xem Hộp 4) phải được tạo điều kiện và được quyền lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh và năng lực của mình. Để có thể làm được điều này, điều hết sức quan trọng là chính sách công phải giúp mọi đối tượng có cơ hội tiếp cận với tín dụng, đào tạo nghề, và các công cụ quản lý rủi ro.

Page 35: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

33Vun trồng một tương lai no đủ Chương 3: Sự thịnh vượng mới

Tăng cường sức mạnh thị trường cho nông dân sản xuất quy mô nhỏNăng lực tiếp cận thị trường địa phương, trong nước và thậm chí quốc tế sẽ đem lại lợi ích cho người nông dân. Việc bán được sản phẩm thặng dư cho phép người nông dân nghèo có thêm thu nhập. Dần dần, quá trình này sẽ mở rộng lựa chọn của họ về đa dạng hóa sinh kế, kể cả dịch chuyển khỏi khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, nông dân nghèo sản xuất nhỏ hiếm khi áp đặt được sức mạnh trên thị trường, nơi các thành phần môi giới và công ty chế biến đóng vai trò ra quyết định. Ở những vùng sâu vùng xa thương lái có thể ăn chênh lệch giá lên tới 20- 50%. Phần lớn các hộ gia đình không có lựa chọn nào khác và buộc phải phụ thuộc vào thương lái trong việc mua vật tư đầu vào như hạt giống, thức ăn gia súc, phân bón, và bán sản phẩm đầu ra cho họ57.

Xây chợ là điều quan trọng, đặc biệt ở những xã vùng sâu vùng xa, nhưng chỉ như vậy thì chưa đủ. Còn cần có những thay đổi về thể chế để xúc tiến kết nối thị trường và tăng cường cơ hội tiếp cận với thông tin của người nông dân và tăng khả năng đàm phán cho họ, thường nhờ vào việc hình thành các hiệp hội. Giảm độc quyền của thương lái và các nhà cung cấp vật tư đầu vào cũng là một cách hỗ trợ người sản xuất lương thực quy mô nhỏ. Khoảng 6.000 doanh nghiệp nông lâm nghiệp thuộc sở hữu nhà nước quản lý 4,9 triệu héc-ta đất của Việt Nam58. Những doanh nghiệp này cũng thống trị cả thị trường cung cấp vật tư đầu vào, chế biến sau thu hoạch và tiếp thị cho phần lớn sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp này lại hoạt động rất không hiệu quả. Việc tái cơ cấu tốt và có lộ trình các nông trường quốc doanh và công ty nông, lâm nghiệp nhà nước có thể đem lại lợi ích thực sự cho người nông dân59.

Bằng cách xúc tiến tiếp cận thị trường hướng đến người nghèo, có thể xác định được những loại hàng hóa có thể tạo ra thu nhập tốt hơn cho người sản xuất quy mô nhỏ. Thông qua việc hình thành các tổ chức của người sản xuất, người

57 IRC, 2011, tr. 5958 Đặng, H.V, 201259 Coxhead và cộng sự., 2010, tr. 20-21

nông dân có thể tích lũy do mở rộng quy mô và do vậy có được sức mạnh đàm phán và thương lượng với thương lái, dẫn tới có mức giá tốt hơn. Khi tập hợp thành nhóm, nông dân cũng có thể yêu cầu dịch vụ khuyến nông tốt hơn. Dịch chuyển ngược lên phía trên chuỗi giá trị có thể tạo ra sinh kế tốt hơn và đa dạng hơn. Chẳng hạn chăn nuôi gia súc và nuôi bò, thường có tiềm năng thị trường tốt ở vùng sâu vùng xa, có thể dựa trên kiến thức và thực hành truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Hiệp hội nghề, hợp tác xã tự nguyện có thể thúc đẩy cải thiện quyền lợi của mọi người. Các hiệp hội có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, cả chính thức và phi chính thức, ví dụ như cùng tham gia quản lý tài nguyên thiên nhiên và cung cấp cho các nhóm cộng đồng những chức năng xã hội tại địa phương. Ví dụ như lập quỹ tiết kiệm và tín dụng cộng đồng; các hợp tác xã hay tổ nhóm nông dân tham gia vào cung cấp vật tư đầu vào và/hoặc những lĩnh vực hàng hóa cụ thể, các hiệp hội theo ngành áp dụng Quy chế thực hành tốt, nhằm cải thiện vốn kỹ thuật và vốn xã hội. Hiệp hội thịt bò H’Mông60, Hiệp hội Sản xuất và Thương mại Nếp Cái Hoa Vàng61 và Hội nông dân sản xuất cà phê Arabica Khe Sanh62 là ví dụ về các hiệp hội đã làm lợi được cho thành viên. Nhiều tác động giảm nghèo của những hoạt động này vẫn chưa được thừa nhận. Tuy nhiên, hoạt động hiệp hội này vẫn bị hạn chế do thiếu khung chính sách phù hợp và cần có thay đổi nhận thức về lợi ích đem lại thì các hiệp hội mới có thể phát huy hết tiềm năng.

Hoạt động tập thể và tiếng nói của người nông dân vẫn còn có thể được cải thiện hơn nữa, kể cả việc đổi mới Hội Nông dân, sao cho Hội hoạt động chủ động hơn và có tính đại diện hơn. Chính phủ có thể tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho những hoạt động như vậy của người nông dân, đặc biệt khi Luật Hợp tác Xã và Luật Doanh nghiệp đang được tiến hành sửa đổi hay thực thi Nghị định 151 về tổ hợp tác nông thôn.

60 Đào, T.A, Trịnh, V.T & Hoàng, X.T., 201061 Đào, T.A, Hannah, J, Phạm, C.N, 201062 Oxfam, 2011c

Hộp 4: Hộ gia đình tích lũy dần nhờ chăn nuôiNhững sự kiện chính thể hiện sự thay đổi trong vòng 5 năm qua của gia đình chị L.T.X người dân tộc Tày tại Đội 1, thôn Bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai). Chăn nuôi trâu và lợn đã giúp gia đình chị thoát nghèo.

Mức sống tương đối

Trung binh

Nghèo

Cực nghèo

Lập gia đìnhChăn nuôi lợn

3 - 4 lứa Mua thêm đồi chè

Vay ngân hàng 13 triệu (mua trâu, lợn)

Đền bu đất 9 triệu, mua thêm ruộng, trả nợ

Đường làm qua ruộng

Trâu đe thêm 1 con

Trâu đe 1 con

Chuyển nhà

Sinh con

Page 36: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

34

3.3. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái mới cho tương lai no đủ

Để vượt qua thách thức về khả năng ứng phó, sản xuất nông nghiệp sẽ phải giảm mức sử dụng và lãng phí vật tư đầu vào. Hướng dẫn về cách thức thực hiện có trong bộ tài liệu thực hành “thâm canh bền vững“. Ví dụ, sử dụng phân xanh và phân chuồng sẽ giảm sự phụ thuộc vào những loại phân bón phi hữu cơ đắt tiền, bởi giá cả của những loại phân bón này gắn liền với giá dầu mỏ. Nông lâm nghiệp và xen canh giúp cải thiện đất trồng và đa dạng hóa thu nhập. Kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp giúp giảm nhu cầu thuốc trừ sâu hóa học đắt tiền. Một nghiên cứu toàn diện đã xem xét 286 dự án nông nghiệp bền vững ở 57 quốc gia và chứng minh được mức tăng sản lượng bình quân là 79%63.

Đầu tư cho nền nông nghiệp quy mô nhỏ, bền vữngĐể làm lợi cho nông dân sản xuất nhỏ, các khoản đầu tư của nhà nước và tư nhân cần được khuyến khích và cần ưu tiên đầu tư vào kỹ thuật sản xuất linh hoạt, bền vững, và hướng đến người nghèo, như bảo tồn nước, sử dụng nước mưa, làm ải ít hoặc không cày xới đất, nông lâm kết hợp, xen canh, và sử dụng phân hữu cơ. Bên cạnh lợi ích về tài chính, những kỹ thuật sản xuất này còn giúp giảm đáng kể lượng phát thải các-bon trong nông nghiệp. Chính phủ nên tạo điều kiện thuận lợi và đầu tư nhiều hơn vào những sáng kiến của cộng đồng vì những lợi ích trực tiếp sẽ đến được với người nông dân nhanh hơn và khuyến khích họ tiếp tục thực hiện (Xem Hộp 5 và Hộp 6).

63 Jules, P và cộng sự, 2006, tr.1114-9

Hộp 5: Có hỗ trợ, có thể thực hiện!Lo lắng vì phải phụ thuộc quá nhiều vào giống lúa lai vừa đắt vừa phải đầu tư nhiều trong khi giá cả leo thang, nông dân sản xuất nhỏ ở Hòa Bình đề xuất mong muốn được hỗ trợ để họ tự chủ về giống để sản xuất. Mong muốn này đã được Hội Nông dân Hòa Bình đáp ứng với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam với dự án Giống nông hộ đã được triển khai 4 năm nay.

Một nhóm nông dân năng động được dự án tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và thực hành ngay trên ruộng của họ. Sau vài vụ mùa thử nghiệm, giống lúa họ làm ra đã được nhiều người trong vùng biết đến. Giống nông hộ rẻ hơn tám lần so với giống lúa lai trong khi lại có sản lượng cao hơn và sinh trưởng tốt vì hợp môi trường địa phương. Ngoài ra, người nông dân còn cải thiện được một số khả năng quan trọng và cụ thể của lúa giống như tăng khả năng chịu hạn, là yếu tố hết sức quan trọng nhằm ứng phó với điều kiện thời tiết cực đoan và bảo đảm sinh kế bền vững.

“…Khi tham gia dự án, mình hiểu biết hơn và tự tin hơn… lại thu được giống mình không phải mua, mỗi năm đỡ được bao nhiêu tiền giống. Hơn nữa nếu mà tìm được giống có năng suất thì mình lại được thử nghiệm trước, được làm trước, và biết được kỹ thuật để làm…”

Chị Bùi Thị Thiết, 40 tuổi, nông dân và y tá, xã Quy Hậu, tỉnh Hòa Bình

Page 37: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

35Vun trồng một tương lai no đủ Chương 3: Sự thịnh vượng mới

Hộp 6: Nông dân chủ động sáng tạo và thích ứng – Nhiều hơn từ ít hơnHệ thống Thâm canh Lúa Cải tiến SRI là một phương pháp toàn diện giúp cây lúa chắc khỏe, đất đai thêm màu mỡ và giảm sử dụng nước và phân bón trong canh tác lúa nước. Chính phủ Việt Nam đã công nhận đóng góp quan trọng của SRI đối với ứng phó với biến đổi khí hậu trong báo cáo quốc gia Đánh giá Nhu cầu Công nghệ để Thích ứng với Biến đổi khí hậu vào tháng 7 năm 2012.

Oxfam đã phối hợp với Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN&PTNT hỗ trợ đào tạo cho nông dân để xúc tiến áp dụng SRI dựa vào cộng đồng từ năm 2006, vì hệ thống này giúp những người nông dân dễ bị tổn thương, đang canh tác ở những thửa ruộng rất nhỏ có thể sản xuất nhiều lúa gạo hơn trong khi sử dụng ít hơn hạt giống, nước, và ít vật tư đầu vào đắt tiền như phân bón và thuốc trừ sâu.

So với kỹ thuật canh tác lúa truyền thống, người nông dân áp dụng SRI có thể tăng sản lượng lúa gạo thêm 500 kg/héc-ta. Điều này giúp tăng thu nhập thêm 130 Đô la Mỹ/héc-ta. Bình quân, người nông dân nhận thấy chi phí giống giảm đi 50-70%, chỉ còn sử dụng 20-40% lượng phân bón u-rê và giảm sử dụng thuốc trừ sâu 80-100%.

Vào năm 2011, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT có hơn 1 triệu nông dân áp dụng SRI trên 185.065 héc-ta ruộng lúa, khoảng 70% trong số đó là phụ nữ. Chỉ riêng trong vụ xuân năm 2011, dựa trên kết quả các lớp học đồng ruộng ở 6 tỉnh Oxfam hỗ trợ, ước tính nông dân áp dụng SRI đã tăng thu nhập thêm 370 tỷ đồng64.

64 Oxfam, 2011d và http://oxfamblogs.org/vietnam/2011/10/19/system-of-rice-intensification-helps-more-than-1-million-small-scale-farmers-in-vietnam-embracing-innovative-approaches-to-producing-more-rice

“…Với SRI, năng suất mỗi sào lúa ổn định hơn … Mỗi năm tôi cấy hơn hai tấn lúa. Tôi giữ lại một phần để ăn, phần còn lại tôi dùng để làm bánh. Kết hợp cấy lúa và làm bánh rất tốt. Tôi có được thêm thu nhập cho gia đình … Khi đã đủ ăn, mình có thể dành thời gian làm những việc khác...“ Nông dân trồng lúa Nguyễn Thị Hương, người đã áp dụng kỹ thuật SRI từ năm 2006, Đại Nghĩa, Mỹ Đức, Hà Nội. “…Điều khiến tôi thực sự hứng thú là chúng ta áp dụng được một kỹ thuật rất mới [SRI] có lợi cho người nông dân về kinh tế, cải thiện môi trường và thay đổi nếp nghĩ của người nông dân, khiến họ cởi mở hơn với những ý tưởng mới...” Lê Ngọc Thạch, 54 tuổi, chủ tịch Hợp tác xã nông nghiệp Đại Nghĩa, Hà Nội, người tiên phong trong việc áp dụng SRI.

Page 38: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

36

Thích ứng ở cấp cộng đồngBên cạnh thúc đẩy đa dạng hóa và tăng sự linh hoạt, khả năng phục hồi của sinh kế, tổ chức Oxfam cũng hỗ trợ cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trước thảm họa và biến đổi khí hậu trên nhiều vùng miền khắp cả nước (Xem Hộp 7). Oxfam đã tập huấn thay đổi nhận thức, kỹ năng, và thực hành ứng phó với thảm họa. Một trọng tâm quan trọng là việc lập kế hoạch ứng phó trước, trong, và sau thảm họa từ cấp tỉnh cho tới cấp huyện, xã, thôn bản và tới tận từng hộ gia đình. Ngoài ra cộng đồng còn được hỗ trợ trong việc phổ biến thông điệp cảnh báo, dạy bơi, đào tạo về sức khỏe và kết hợp giảm rủi ro thảm họa với các mô hình về sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hộp 7: Nỗ lực Quản lý Rủi ro Thảm họa dựa vào Cộng đồng (CBDRM)Cách tiếp cận CBDRM được giới thiệu lần đầu ở Việt Nam vào cuối những năm 90 bởi Hội chữ Thập đỏ và một số tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực Quản lý Rủi ro Thảm họa, bao gồm Oxfam, World Vision, CECI và một số tổ chức khác. Cách tiếp cận này nhanh chóng trở thành phương pháp chủ yếu được áp dụng cho công tác chuẩn bị, ứng phó, và khôi phục sau thảm họa ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn quốc. Thành công của nhiều dự án CBDRM đã dẫn tới hình thành một chương trình quốc gia 12 năm cho 6.000 xã và thôn bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai đến năm 2020. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 988,7 tỷ đồng trong đó 55% là từ ngân sách nhà nước, 5% do cộng đồng đóng góp và 40% còn lại là các nguồn tài trợ quốc tế. Bằng cách bảo vệ an toàn cho những cộng đồng dễ bị tổn thương trước thảm họa thiên nhiên, chương trình CBDRM giúp tăng khả năng thích ứng của từng hộ gia đình, và góp phần bảo đảm ổn định kinh tế của quốc gia.

“Trước đây, tôi thấy rủi ro nhưng tôi chưa biết phải làm gì.Tuy nhiên, bây giờ thì khác rồi, tôi hiểu rõ hơn về rủi ro và biết phải làm gì trước, trong, và sau một trận lũ để bảo vệ gia đình, vì thế tôi quan tâm hơn tới điều đó.” “…Giờ tôi đã bớt lo vì các cháu nhà tôi đều biết bơi. Khi đi làm, tôi đỡ lo chuyện đi học của chúng, đặc biệt trong mùa lũ...” Bà Trần Thị Giàu, sinh năm 1956, ấp Long Hòa B, tỉnh Tiền Giang.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nhất của biến đổi khí hậu. Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển đã có nhiều nỗ lực huy động nguồn lực để hạn chế phát thải và hỗ trợ người dân cũng như cộng đồng dễ bị tổn thương thích ứng với biến đổi khí hậu. Khi dòng tài chính quốc tế cho biến đổi khí hậu bắt đầu chảy vào, điều quan trọng nhất là chiến lược, kế hoạch hành động, cơ chế quản lý và triển khai đã sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu của người dân dễ bị tổn thương nhất. Sự lãnh đạo cương quyết là rất cần thiết để nâng cao trách nhiệm giải trình, sự minh bạch, thúc đẩy học tập và đổi mới. Xã hội dân sự và những cộng đồng dễ bị tổn thương phải có tiếng nói về cách sử dụng nguồn tài trợ65.

65 Oxfam, 2012b

Page 39: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

37Vun trồng một tương lai no đủ Chương 3: Sự thịnh vượng mới

Hộp 8: Cải thiện khả năng làm chủ kinh tế của phụ nữ

Oxfam hiện đang hỗ trợ nâng cao khả năng làm chủ kinh tế của phụ nữ Raglai ở tỉnh Ninh Thuận, đây là nhóm dân tộc thiểu số nghèo ở tại một địa phương nghèo nhất Việt Nam. Sản xuất ở đây chỉ với quy mô nhỏ và năng suất thấp tuy nhiên vẫn có tiềm năng thị trường cho một số sản phẩm địa phương như bò, lợn đen, gà, và ngô. Dự án lập các tổ nhóm sản xuất có ít nhất một nửa số thành viên là phụ nữ, hỗ trợ họ thúc đẩy sản xuất và kỹ năng kinh doanh và tổ chức tập huấn kỹ năng khuyến nông, thú y và bán hàng. Dự án hướng đến việc cải thiện mối quan hệ không công bằng giữa người sản xuất và tư thương vốn là những người ở thế chủ động vì họ độc quyền cho vay và cung cấp vật tư đầu vào. Dự án thúc đẩy sự phân công lao động bình đẳng hơn trong từng gia đình Raglai, đồng thời giải quyết một số rào cản mà phụ nữ gặp như ngôn ngữ, thiếu giao tiếp xã hội, sợ đi xa, và thiếu phương tiện giao thông.

“…Lúc mới bán hàng em còn ngại nhưng giờ thì tự tin rồi và cũng biết mặc cả với khách hàng…”

Thủy, 22 tuổi, một phụ nữ Raglai tham gia dự án.

3.4. Đảm bảo quá trình chuyển đổi công bằng

Việt Nam đang trong tiến trình chuyển đổi kinh tế và xã hội nhanh chóng. Từ một quốc gia có thu nhập thấp, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thu nhập trung bình đa dạng với nền kinh tế hội nhập chặt chẽ với nền kinh tế toàn cầu. Từ một xã hội nông nghiệp truyền thống và phần lớn các gia đình phụ thuộc vào sản xuất lúa gạo quy mô nhỏ, Việt Nam hiện đang đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng, đồng thời cũng trở nên đa dạng hơn về mặt xã hội. Tiến trình phát triển và chuyển đổi rõ ràng rất khó khăn, và sẽ có kẻ thắng người thua. Do vậy, hiệu ứng phân bổ của tiến trình này rất quan trọng. Khả năng phân bổ cơ hội, rủi ro, chi phí và lợi ích một cách công bằng cho mọi người dân sẽ là mối quan tâm chính của xã hội, và thực sự là vấn đề cốt yếu để có thể ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Cải thiện quyền của phụ nữ Để sự thịnh vượng đem đến lợi ích cho mọi người, điều hết sức quan trọng là những người bị gạt ra bên lề xã hội có quyền năng và được tham gia. Kinh nghiệm của tổ chức Oxfam cho thấy vị thế của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng được cải thiện khi phụ nữ có kiến thức và kỹ năng để chủ động làm kinh tế và đóng góp vào thu nhập gia đình. Khi phụ nữ có các khả năng đó, tiếng nói của họ có trọng lượng hơn trong quá trình ra quyết định của cộng đồng và họ cũng mạnh mẽ hơn khi phải đối mặt với bạo lực gia đình. Vì những lý do này, tổ chức Oxfam đã làm việc với phụ nữ ở nhiều vùng miền để cải thiện khả năng làm chủ kinh tế, tăng sự đoàn kết, và tự tin của bản thân (Xem Hộp 8).

“…Có dự án này, chúng tôi thêm cơ hội gặp gỡ và trò chuyện. Trước đây, tôi chỉ biết mua và bán. Bây giờ tôi biết cách thu hút thêm khách hàng và mặc cả. Nếu tôi chủ động hơn, gia đình tôi sẽ nhận ra điều đó.Tôi cảm thấy họ trân trọng công việc của tôi...” Phản hồi từ những người phụ nữ tham gia Dự án Mở rộng Doanh nghiệp Nông thôn của Oxfam ở tỉnh Thanh Hóa.

Page 40: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

38

Công bằng trong tiếp cận và kiểm soát đất đaiCâu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” cho thấy giá trị của đất đai từ trước tới nay. Trong tiến trình phát triển, đất ngày càng trở thành tài sản quan trọng hơn và là nguyên nhân của nhiều tranh chấp.

Theo Luật Đất đai và chính sách đất đai hiện hành, trong quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa của Việt Nam, người nông dân là người chịu thiệt thòi hơn so với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, hay so với dân cư đô thị và công chức nhà nước. Đất đai là nguồn sinh kế quan trọng của người nông dân nghèo. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hoặc bị thu hồi đất không công bằng và không được bồi thường đầy đủ, cuộc sống và sinh kế của người dân sẽ gặp rủi ro. Trong khi đó, các nhà kinh doanh bất động sản và những người có thẩm quyền lại được hưởng phần lợi nhuận khổng lồ, đôi khi còn bất hợp pháp66. Mặc dù Luật Đất đai năm 2003 quy định phải trả tiền bồi thường, trên thực tế bồi thường người nông dân nhận được thường thấp hơn mức giá thị trường và không bù đắp được phần thu nhập bị mất đi của người nông dân. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư chỉ có thể lo được việc làm cho 3 - 5% số những người bị lấy đất, vì thế đói nghèo là một viễn cảnh có thể thấy trước67.

Giao đất và thu hồi đất được xem như một trong những nguyên nhân chính gây ra bất bình đẳng (bất hợp pháp về mặt thủ tục)68. Đây là một bất công cần thay đổi vì quy trình này thiếu sự tham gia của người nông dân và không có giải pháp thay thế. Nhiều người đã kêu gọi sự cần thiết phải bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người nông dân đối với đất nông nghiệp và đất rừng. Do vậy, làm thế nào để quá trình “chuyển đổi đất đai” được minh bạch hơn và công bằng hơn là hết sức quan trọng. Không thể coi nhẹ sự cấp thiết của thách thức này.

Hiện nay chính phủ đang tiến hành sửa đổi Luật Đất đai. Về cơ bản, cách một quốc gia quản lý việc sử dụng đất đai, loại tài sản biểu trưng nhất, là một chỉ báo kiểm nghiệm cách quốc gia đó quản lý toàn bộ tiến trình phát triển trong một thế giới ngày càng hạn chế về nguồn lực.

Cải thiện việc lựa chọn đối tượng và xác định mục tiêu trong các chiến lược giảm nghèoĐể vượt lên nghèo đói và bất bình đẳng, quá trình lựa chọn đối tượng và xác định mục tiêu trong các chiến lược giảm nghèo nhất thiết phải được cải thiện. Trong những năm 90, nghèo đói là tình trạng phổ biến và các can thiệp giảm nghèo theo từng địa phương đã rất thành công. Hiện nay, tình trạng nghèo đói khá tập trung vì thế việc xác định đối tượng mục tiêu còn quan trọng hơn nhiều.Tuy nhiên, cơ chế xác định đối tượng mục tiêu hiện tại chưa đầy đủ và hoàn thiện69. Nhiều chương trình khác nhau sử dụng những tiêu chí và định nghĩa trùng lặp, đôi khi không phù hợp. “Danh sách hộ nghèo”, một cơ sở để lựa chọn các gia đình được hưởng chính sách xã hội

66 Phạm và cộng sự, 201067 Nguyễn, 2009, tr. 3268 Ngân hàng Thế giới, 2012a69 Oxfam & ActionAid, 2011a

và một số hỗ trợ khác, có nhiều hạn chế. Cần tìm hiểu các cơ chế xác định đối tượng mục tiêu mới và tốt hơn, kể cả cơ chế tự chọn, tự xác định đối tượng. Cũng nên khuyến khích và ủng hộ những sáng kiến do cộng đồng chủ động thực hiện từ lập kế hoạch cho tới thực hiện. Chương trình mục tiêu quốc gia mới về Giảm nghèo bền vững của chính phủ chính là cơ hội thực hiện những đổi mới như vậy.

Bảo trợ xã hộiBảo trợ xã hội của Việt Nam được coi là phức tạp và khá manh mún. Kết quả là chi phí quản lý và triển khai vẫn còn cao, với rủi ro về xác định sai và để lọt mục tiêu. Có nhiều đối tượng chưa nằm trong diện được hưởng bảo trợ xã hội, chẳng hạn người dân di cư và lao động không chính thức chưa có đăng ký hộ khẩu. Những nhóm có thu nhập cao được hưởng lợi nhiều hơn so với những nhóm nghèo nhất. Cần có hệ thống trợ cấp gắn kết, thống nhất hơn để hỗ trợ khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội rộng rãi hơn, và có những cách làm mới để đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ. Ngân sách, triển khai, và quản lý dịch vụ xã hội, kể cả là chính sách xã hội hóa, đang góp phần gây ra tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ xã hội cũng như trong y tế và giáo dục70. Các chương trình bảo trợ xã hội mang tính sáng tạo, ví dụ như hỗ trợ tiền mặt trực tiếp, cần nghiên cứu và cân nhắc những cách tiếp cận cụ thể, hướng đến nhóm người nghèo kinh niên và nghèo tạm thời, dựa trên hiểu biết về đặc điểm, nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy chung, cũng như những rào cản, hạn chế, và khả năng dễ bị tổn thương của những nhóm đó (Xem Hộp 9).

Hộp 9: Hỗ trợ tiền mặt cho phát triểnThử nghiệm của tổ chức Oxfam về trợ cấp tiền mặt vô điều kiện (không nằm trong cứu trợ thiên tai khẩn cấp) cho cộng đồng nghèo ở tỉnh miền Trung Hà Tĩnh đã cho thấy đây là một cách phù hợp để hỗ trợ và trao quyền cho người nghèo. Vào năm 2006, Oxfam đã cấp phát tiền mặt cho 550 hộ gia đình nghèo và cận nghèo ở xã An Lộc. 422 hộ nghèo mỗi hộ được nhận 6,5 triệu đồng (các gia đình cận nghèo nhận được khoảng một nửa số tiền này) là một khoản tiền đáng kể so với mức thu nhập bình quân 179.834 đồng/người/tháng. Kết quả thu được rất ấn tượng bao gồm việc gia tăng tư liệu sản xuất (nhiều người đầu tư mua bò), cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ hội mới cho thanh niên và người thất nghiệp, cải thiện hoạt động cộng đồng/xã hội và sự tham gia của phụ nữ tăng lên. Mặc dù cũng có căng thẳng giữa những người được nhận trợ cấp và những người không được nhận, theo báo cáo của ủy ban nhân dân xã, nhìn chung khoản trợ cấp đó đã có tác động đáng kể đối với cuộc sống của người dân, giúp giảm được 1/3 số hộ nghèo, từ 65,1% năm 2006 xuống còn 40,2% năm 2008.

70 UNDP, 2011b

Page 41: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

39Vun trồng một tương lai no đủ Chương 3: Sự thịnh vượng mới

3.5. Nâng cao tiếng nói và quyền đại diện

Các cơ chế tham vấn, giám sát và điều chỉnh“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. (Quy chế dân chủ cơ sở)

Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, quyền tiếp cận và kiểm soát tài nguyên thiên nhiên ngày càng quan trọng và dễ có tranh chấp, đồng nghĩa với sự gia tăng rủi ro và cơ hội. Hơn bao giờ hết, cơ hội, nguồn lực, rủi ro, chi phí, và lợi ích cần phải được chia sẻ một cách công bằng. Khi có thay đổi về mức độ tập trung của quyền lực và tầm ảnh hưởng, rào cản có thể trở nên khó gỡ bỏ hơn, và trong quá

trình tranh chấp, những người sống trong nghèo đói thường bị bóc lột hoặc gạt ra ngoài lề xã hội bởi chênh lệch quyền lực ngày càng lớn. Tham nhũng có thể làm mất đi lợi ích của tăng trưởng. Do vậy, việc trao quyền cho người nghèo và những cộng đồng bị gạt ra ngoài lề là hết sức cần thiết để bảo đảm chính quyền phải có trách nhiệm.

Do nhóm người giàu mới và có quyền lực ở Việt Nam xuất hiện rất nhanh và thường gắn với các đối tượng thuộc sở hữu nhà nước và tranh thủ các chiến lược phát triển nhà nước định hướng, rủi ro hối lộ và thông đồng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Việt Nam xếp thứ 112 trên 178 quốc gia trong Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2011 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, với chỉ số là 2,9 trên thang từ 0 đến 1071. Tham nhũng được coi là hiện tượng phổ biến và mang tính hệ thống ở Việt Nam72. Quy chế Dân chủ Cơ sở được ban hành năm 1998, nhằm cung cấp cơ chế tham vấn công chúng và giám sát, và xử lý nếu cần, có nguyên tắc và tầm nhìn hợp lý, tuy nhiên kết quả thực hiện còn chưa đồng đều73.

71 Tổ chức Minh bạch quốc tế, 201272 UNDP, 200973 UNDP, 2006

Page 42: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

40

Các tổ chức và sáng kiến dựa vào cộng đồng Các tổ chức và sáng kiến dựa vào cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo quyền năng cho người nghèo hoặc khó có tiếng nói trong cộng đồng và trước chính quyền địa phương. Thông qua những nhóm có chung lợi ích ở địa phương, có thể tăng cường năng lực của người dân và cải thiện quan hệ hợp tác giữa chính quyền địa phương và người dân.

Khi có cơ hội và nguồn lực, các cộng đồng và người dân có thể chịu trách nhiệm thực hiện các ưu tiên phát triển. Thông qua các tổ chức cộng đồng, người dân có thể tham gia vào quy trình lập kế hoạch của chính phủ, ví dụ như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KHPTKT-XH) bằng cách trình bày nhu cầu và nguyện vọng của họ. Với định hướng của Quy chế Dân chủ Cơ sở, các cộng đồng có thể đảm nhiệm vai trò mạnh mẽ hơn trong giám sát đầu tư công (Xem Hộp 10).

Hộp 10: Quỹ Phát triển Cộng đồngQuỹ Phát triển Cộng đồng (QPTCĐ), là một khoản trợ cấp nhằm giúp các cộng đồng thực hiện những dự án phát triển nhỏ, như xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng năng lực, và các sáng kiến sinh kế đáp ứng đúng nhu cầu và do chính cộng đồng quản lý. Ở Quảng Trị, người dân và chính quyền đã tham gia vào một quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được sửa đổi dựa trên ưu tiên đầu tư tại địa phương. Mục tiêu là xác định tốt hơn nhu cầu và nguyện vọng của người dân, nhằm cải thiện mức độ ưu tiên của các khoản đầu tư của nhà nước. Qua cách tiếp cận này, sự tham gia, nhận thức về quyền sở hữu, làm cho chất lượng của kế hoạch và việc triển khai được cải thiện.

QPTCĐ cũng có vai trò xúc tác để có thêm nguồn lực bổ sung, chẳng hạn như từ các thành viên của cộng đồng và các chương trình giảm nghèo quốc gia. Trong khi quy mô của QPTCĐ vẫn còn khiêm tốn, quỹ thực sự đã góp phần trao quyền cho người dân cũng như cải thiện trách nhiệm giải trình của chính quyền.

Nguồn lực đáng kể của nhà nước đã được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu vực nghèo nhất. Điều đáng buồn là những hệ thống cấp nước hoặc thủy lợi thường bị hỏng chỉ sau có một hoặc hai năm, một phần do ít được bảo trì, bảo dưỡng. Sự tham gia của địa phương là hết sức cần thiết, vừa để bảo đảm cho các hỗ trợ phù hợp với ưu tiên của cộng đồng, vừa để bảo đảm chất lượng. Tổ chức Oxfam đã hỗ trợ nhiều cộng đồng trên cả nước hình thành những tổ chức cộng đồng như Ban Phát triển Thôn, Ban Quản lý Giám sát Cộng đồng và Ban Giám sát Đầu tư Cộng đồng để hỗ trợ thực hiện quá trình này.

Quản lý thủy lợi có sự tham gia đối với 22 dự án cấp nước và thủy lợi ở huyện Kỳ Sơn và Tương Dương, tỉnh Nghệ An là một ví dụ. Những dự án này được tài trợ thông qua Chương trình 13574. Tổ chức Oxfam hỗ trợ tham vấn cộng đồng, lập kế hoạch triển khai và giám sát thông qua Ban Quản lý Giám sát Cộng đồng. Cách tiếp cận này giúp cho tiếng nói của cộng đồng đã được củng cố và cải thiện. Ban Quản lý Giám sát Cộng đồng đảm bảo các bên có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm ở mọi giai đoạn của quá trình lập kế hoạch và triển khai, trong khi cải thiện hiểu biết của chính quyền địa phương về cách tiếp cận quản lý cơ sở hạ tầng có sự tham gia (Xem Hộp 11).

Hộp 11: Lên tiếngPinăng Thị Hệ và chồng chị, ở xã Phước Tân, được sự hỗ trợ của Ban Giám sát Đầu tư Cộng đồng khi xây nhà. Đây là một trong bốn nhóm được thiết lập ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, với sự hỗ trợ của Oxfam, để giám sát các chương trình nhà ở và cơ sở hạ tầng nhỏ do chính phủ tài trợ. Hai vợ chồng chị đã được cung cấp bản vẽ thiết kế nhà và được giải thích về cách xây dựng nhà, cần bao nhiêu vật liệu và và một mẫu giám sát vật liệu để họ có thể theo dõi. Ban Giám sát khuyến khích họ cùng giúp thợ xây cũng là để giám sát việc xây dựng. “Chúng tôi biết nhà mình sẽ cần 38 bao xi măng nên khi họ chỉ mang tới 34 bao, chúng tôi bảo họ phải bổ sung thêm số còn thiếu.” chị Pinăng Thị Hệ nói.

74 Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội cho các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn vùng sâu vùng xa” của Việt Nam. Chương trình được biết đến với tên “Chương trình 135” theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Page 43: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

41Vun trồng một tương lai no đủ Chương 3: Sự thịnh vượng mới

Cần phải có một môi trường thuận lợi và tạo điều kiện để tăng cường năng lực của người dân, sao cho tâm tư tiếng nói của họ được lắng nghe. Phải tạo ra những cơ chế và không gian mới cho những đối thoại như vậy. Vai trò của các hiệp hội và tổ chức cộng đồng nên được công nhận và được củng cố để giám sát hiệu quả việc thực hiện chính sách của chính phủ, và quy trình lập kế hoạch của chính phủ, chẳng hạn như KHPTKT-XH, hoặc các chương trình giảm nghèo. Trong khi các hoạt động thí điểm và dự án riêng lẻ đã thể hiện lợi ích của những quan hệ đối tác đó, những hoạt động và dự án này vẫn mang tính đơn lẻ.

Page 44: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

42

Page 45: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

43Vun trồng một tương lai no đủ Chương 3: Sự thịnh vượng mới

4 Kết luận Và

đề xuất

Page 46: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

44

Việt Nam là một câu chuyện thành công với hai thập kỷ đầy thành tích trong xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cuộc chiến chống đói nghèo vẫn chưa đến hồi kết. Vẫn còn tám triệu người thiếu lương thực; cứ năm người lại có một người vẫn phải sống trong nghèo đói, và số hộ cận nghèo vẫn cao. Cuộc sống của nhiều gia đình vẫn còn quá khó khăn. Sự lựa chọn của nhiều người dân vẫn còn bị hạn chế, năng lực của họ không được khuyến khích và tận dụng; và khát vọng của họ bị mai một. Trong khi Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ, tiềm năng của phụ nữ vẫn chưa được sử dụng một cách đúng mức và thường không được công nhận. Đồng thời, vẫn còn những nhóm dân cư bị tách ra khỏi tiến trình phát triển về mặt kinh tế - xã hội và không được thụ hưởng những thành quả của thịnh vượng và phát triển kinh tế. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, chia sẻ lợi ích trong sử dụng các nguồn tài nguyên đang bị kém công bằng hơn so với trước. Khi Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, tác nhân dẫn đến bất bình đẳng và gạt ra bên ngoài đang mạnh dần trong khi các chính sách và chiến lược giảm nghèo đang giảm dần tác dụng.

Để vượt qua tình trạng nghèo đói và bất công dai dẳng và mới xuất hiện, cần có sự hiểu biết toàn diện và rộng hơn về nghèo đói. Nghèo đói đã trở thành vấn đề đa chiều, nguyên nhân của nghèo đói và các hình thức đói nghèo cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Cần có cách hỗ trợ khác nhau đối với các nhóm nghèo kinh niên, nhóm dễ bị tổn thương, nhóm nghèo tạm thời và các nhóm cận nghèo. Trong bối cảnh đó, việc xác định nhóm đối tượng can thiệp trở nên vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tăng cường hiệu quả của chính sách và các đầu tư công. Việc người dân bị gạt ra khỏi các cơ hội

hướng đến sự thịnh vượng, hay không có tiếng nói trong việc quyết định những lựa chọn tốt hơn cho bản thân, và quyền lợi của họ không được tôn trọng – là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và đem lại cuộc sống no đủ cho tất cả mọi người, nguyện vọng và nhu cầu của những cộng đồng khác nhau, nhất là cộng đồng người dân tộc thiểu số, cần phải được tôn trọng và hiểu thấu đáo hơn.

Để thoát khỏi nghèo đói, người dân cần có nhiều lựa chọn để họ có thể tự quyết định cách thoát nghèo phù hợp. Đối với những hộ gia đình và cộng đồng sinh sống tại vùng nông thôn, những bước đi quan trọng để thoát nghèo gồm đầu tư vào canh tác cây trồng và đa dạng hóa sinh kế, tiếp cận với dịch vụ nông nghiệp chất lượng với giá cả phải chăng, tiếp cận giáo dục và đào tạo nghề, dịch chuyển lao động và di cư. Xã hội và chính phủ Việt Nam cần đưa ra được những lựa chọn mới và thức thời trong đó tâm tư của người dân được lắng nghe, chiến lược phát triển sẽ được xây dựng dựa trên sự công bằng, bền vững và tăng trưởng toàn diện. Cuối cùng, cải thiện sự lựa chọn của người dân và tăng cường tiếng nói của những nhóm dễ bị tổn thương, những nhóm bị gạt ra bên lề xã hội phải trở thành trọng tâm của chính sách công. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có những thay đổi quan trọng, tập trung ưu tiên vào mối quan hệ giữa chính phủ và người dân, và trách nhiệm giải trình.

Trong khi tập trung đất đai và chuyển đổi sang các loại hình kinh tế khác là một phần tất yếu của tiến trình hiện đại hóa nền nông nghiệp, nông dân sản xuất quy mô nhỏ và kinh tế nông thôn vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tiến

Page 47: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

45Vun trồng một tương lai no đủ Chương 4: Kết luận và đề xuất

trình phát triển của Việt Nam. Thực tiễn cuộc sống của các cộng đồng ở mỗi vùng đồng bằng, vùng cao, hay vùng sâu vùng xa là khác nhau, do đó cần phải có các cách tiếp cận khác nhau cho phù hợp. Quá trình này sẽ diễn ra không hề dễ dàng, nhưng Việt Nam có thể tận dụng tiềm năng kinh tế phong phú về nông nghiệp trong quá trình chuyển đổi. Thay đổi cơ cấu sẽ tạo ra kẻ thắng và người thua, và điều này cần được tính đến trong chính sách công để bảo đảm rằng người nghèo và người dễ bị tổn thương, đặc biệt là nông dân quy mô nhỏ, có thể tận dụng các cơ hội phát triển. Nông dân cần tiếp tục đóng vai trò của mình trong tăng trưởng toàn diện.

Việt Nam cần phải nhìn xa hơn khái niệm hạn hẹp của tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần nỗ lực phấn đấu để tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng con người, vốn xã hội và nguồn tài sản tự nhiên, bao gồm nhiều cộng đồng khác nhau.

Con người Việt Nam là tài sản quý báu của đất nước. Cần thiết phải có các cơ chế và không gian mới để phát triển và hỗ trợ các sáng kiến của người dân. Hai thập kỷ qua đã chứng tỏ rằng người dân là chủ thể tạo ra sự thịnh vượng và chính người dân sẽ tiếp tục là chủ thể tràn đầy sáng tạo và sức sống để thực hiện công cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững. Tuy nhiên, sức sáng tạo của người dân sẽ tạo ra nhiều tiến bộ hơn nữa khi có môi trường chính sách mang tính khuyến khích và hỗ trợ hơn nữa.

Người nông dân, không phân biệt nam hay nữ, phải được hưởng lợi một cách công bằng từ bất kỳ sự tăng trưởng nào. Phụ nữ Việt Nam nằm trong số những chủ thể làm kinh tế năng động nhất trên thế giới trong khi vẫn làm tròn vai trò giới mà gia đình và cộng đồng đặt lên họ. Bảo đảm quyền tiếp cận đất đai, tín dụng, tư liệu sản xuất và thị trường, cũng như đảm bảo dịch vụ và công việc phù hợp cho phụ nữ sẽ tạo được ảnh hưởng mạnh mẽ và tức thì tới năng suất, giảm nghèo và phát triển.

Để tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn, tổ chức Oxfam đề xuất năm thay đổi lớn tới các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam.

1. Chấm dứt đói nghèo, suy dinh dưỡng và giải quyết căn bản các nguyên nhân gây mất an ninh lương thực với một sự cấp bách và nhiệt huyết mới: Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong chiến lược an ninh lương thực và cách thức triển khai các chương trình bảo trợ xã hội. Đổi mới trong bảo trợ xã hội, chẳng hạn như thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ tiền mặt trực tiếp, và tập trung cụ thể vào các hộ gia đình thiếu đói và cộng đồng người dân tộc thiểu số.

2. Chấm dứt mọi hình thức loại trừ, gạt bỏ: Thách thức lớn nhất để có được một xã hội công bằng và thịnh vượng là việc tạo cho người dân và đất nước có khả năng tự đặt ra câu hỏi và tư duy tại sao có sự loại trừ và các hình thức khác nhau của nó. Chỉ có cách này mới có thể đem lại cho đất nước thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống đói nghèo và bất công. Việt Nam cần đặc biệt xem xét các hình thức loại trừ đối với người dân tộc thiểu số, phụ nữ và người lao động di cư. Ngoài ra, còn đòi hỏi phải đối mặt với tất cả các hình thức phân biệt đối xử và kỳ thị, tạo điều kiện cho những nhóm yếu thế

không có tiếng nói được lên tiếng. Để làm được điều đó, cần phải có những thay đổi trong chính sách và thái độ của xã hội.

3. Tăng đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ: Điều này sẽ giúp tăng năng suất, khả năng phục hồi, và tính bền vững của nông dân sản xuất nhỏ. Làm như vậy đòi hỏi có chuyển đổi căn bản đối với mô hình sản xuất thâm canh, sử dụng tối ưu nguyên liệu đầu vào hiện đang được khuyến khích. Ít nhất 10% ngân sách cho chi tiêu công cần được đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trong khi nông dân sản xuất quy mô nhỏ cần có vị thế trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng. Các doanh nghiệp nông nghiệp cần thực hiện các chính sách và hình thức kinh doanh có trách nhiệm. Các chiến lược thích ứng, chính sách phát triển nông nghiệp và khuôn khổ thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, toàn diện và tăng cường khả năng phục hồi cần được giới thiệu. Cụ thể, cần đầu tư vào cải thiện và tăng hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

4. Đảm bảo quyền về đất đai: Đất đai ngày càng trở thành một tài sản khan hiếm và gây nhiều tranh chấp. Đất đai có tầm quan trọng đặc biệt đối với người nghèo trong việc tạo dựng và cải thiện sinh kế vì việc tận dụng tối ưu lợi thế của đất đai có tính chất sống còn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Các quyền của người dân về đất đai cần phải được bảo vệ tốt hơn và người dân cần được có tiếng nói nhiều hơn trong các trường hợp thay đổi mục đích sử dụng đất. Cộng đồng cần phải có một vai trò lớn hơn trong quá trình quy hoạch đất đai. Tiếp cận tới thông tin và các hỗ trợ độc lập là cần thiết cho những nông dân nghèo trong quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất. Chính phủ cần ngăn chặn những thay đổi về mục đích sử dụng đất một cách vô trách nhiệm và bất công để đảm bảo quá trình này sẽ trở nên công bằng hơn cho tất cả mọi người.

5. Hỗ trợ các sáng kiến, tổ nhóm hợp tác và tiếng nói của người dân: Cần có cơ chế và không gian để ngày càng có nhiều tổ nhóm hợp tác, tạo điều kiện cho người dân nói lên nguyện vọng của mình và đòi hỏi các quyền lợi kinh tế và xã hội. Khuyến khích các hình thức hợp tác công tư giữa Chính phủ, khối tư nhân và các bên liên quan khác trong trong xã hội. Đặc biệt, cần có không gian cho người nghèo, các cá nhân, và các nhóm vì lợi ích chung. Xã hội dân sự, các tổ chức nhân dân có thể có những đóng góp đáng kể trong việc hỗ trợ hoạch định và giám sát thực hiện chính sách.

Để tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn sẽ cần rất nhiều nhiệt huyết, sự sáng suốt và ý chí chính trị từ các bên liên quan trong xã hội. Nhưng, đây là một tương lai trong tầm tay.

Page 48: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

46

Tài liệu tham khảoBaulch, B., Nguyen, T.M.H., Nguyen, T.T.P. & Pham, T.H. (2010). Ethnic minority poverty in Vietnam. Chronic Poverty Research Centre Working Paper No. 169.

Chang, H.-J. (2009). Rethinking public policy in agriculture: lessons from history, distant and recent. Journal of Peasant Studies, 36(3), 477-515.

Coxhead, I., Kim, N.B.N., Vu, T.T. & Nguyen, T.P.H. (2010). A Robust Harvest: Strategic Choices for Agricultural and Rural Development in Vietnam. Research topic #7: Accelerating Growth in Agriculture Productivity and Rural Incomes in Vietnam: Lessons from Regional Experiences. Hanoi: Asia Foundation.

Dang. H.V. (2012). Land Consolidation and Land Accumulation. Presentation at the Oxfam’s land workshop on 26/3/2012.

Dao, T.A. (2010c). The challenge of food security: towards a new food policy in Vietnam. Paper presented to the RCSD conference, Thailand, May 2010.

Dao, T.A, Trinh, V.T, Hoang, X.T. (2010) Value chain development for mountainous areas: Relation between animal breed and territory. The case of H’mong beef in Cao Bang, Vietnam. European Association of Agricultural Economists 116th Seminar, October 27-30, 2010, Parma, Italy. 9 p.

Dao, T.A, Hannah, J, Pham,C.N (2010). Harnessing local underused crops to improve household nutrition and income opportunities in Vietnam: case of Hoa vang sticky rice in Red river delta. European Association of Agricultural Economists,116th Seminar, October 27-30, 2010, Parma, Italy. P.11.

Dao, T.A. (2011). Workshop on “Rice, Farmers and Rural Development in Vietnam: from successful growth to sustainable prosperity”. Centre for Agrarian Systems Research and Development:

Duong, L.B. et al (2011), Social protection for rural-urban migrants in Vietnam: current situation, challenges and opportunities. Hanoi: ISDS.

Food and Agricultural Organization (FAO) 2004. Global Climate Changes and Rice Food Security. Rome: FAO.

Food and Agricultural Organization (FAO) (2010). Global hunger declining, but still unacceptably high. International hunger targets difficult to reach. Rome: Economic and Social Development Department, FAO.

Food and Agricultural Organization (FAO) (2010). How to Feed the World. Rome: FAO.

Food and Agricultural Organization FAO (2011). Global Food Price Monitor

Giang, M. (2012). Người nông dân gửi thư cho Thủ tướng.Tuoitre Online, 15 May, 2008: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/258289/Nguoi-nong-dan-gui-thu-cho-Thu-tuong.html

Government of Vietnam (GoV) (2010). Chỉ thị số 1752/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về việc tổ chức tổng điều tra h nghèo trên toàn quốc phục vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã h i giai đoạn 2011 – 2015.

Harmeling, S. (2012). Global Climate Risk Index 2012: Who suffers most from extreme weather events? Weather-related loss events in 2010 and 1991 to 2010. Germanwatch 2012.

Hoang, B.T. (2009). Rural employment and life: Challenges to gender roles in Vietnam’s agriculture at present. Paper presented at the FAO-IFAD-ILO Workshop on Gaps, trends and current research in gender dimensions of agricultural and rural employment: differentiated pathways out of poverty, Rome, 31 March - 2 April 2009.

Hong, L. (2012). Ai được lợi từ mua tạm trữ lúa? Tien Phong Online, 17 April 2012: http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/573702/Ai-duoc-loi-tu-mua-tam-tru-lua-tpp.html

Indochina Research and Consulting (IRC) (2011). Poverty of Ethnic Minorities in Vietnam: Situation and Challenges in Programme 135 Phase II Communes, 2006-07. Hanoi: IRC.

Jaffee, S. (2011). From Rice Bowl to Rural Development: Challenges and Opportunities Facing Vietnam’s Mekong Delta Region. Presentation at ASAE Conference, Hanoi, 13-15 October 2011.

Jaffee, S. (2012). Presentation: (CASRAD) given at Hanoi in June 2012.

Jules, P. et al (2006). Resource – Conserving Agriculture Increases Yields in Developing Countries. Environmental Science and Technology, 40:4, 2006

Khac, K. (2012). The effects of climate change in Vietnam. Communist Party of Vietnam Online Newspaper: 20 August 2012: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News_English/News_Detail_E.aspx?CN_ID=538824&CO_ID=30113

LeParisien.fr (2011). Vietnam is the World’s most optimistic. http://www.leparisien.fr/flash-actualite-economie/la-france-championne-du-monde-du-pessimisme-03-01-2011-1211550.php

Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) (2012). Restructuring the agricultural sector towards greater added value and sustainable development. Draft document, version July 2012.p2

Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs (MoLISA) (2011). Quyết định số 375/QD-LDTBXH ngày 28/3/2012 về chuẩn nghèo cho giai đoạn 2011 – 2015.

Ministry of Planning and Investment (MPI) (2011), Migration and Urbanization in Vietnam: Patterns, Trends and Differentials. Hanoi: MPI.

Nguyen, T.K.N. (2012). A turning point in hunger eradication and poverty reduction. Communist Review, 5 September 2012. Hanoi.

Nguyen, V.S. (2009). How Appropriation of Agricultural Land Use Rights Transformed Farmers’ Livelihoods in a Peri-Urban Hanoi Village.

Nham, T.P. et al. (2012), Case studies of contract farming models that have been used in Vietnam and their impacts on income and livelihoods for small-scale farmers. Hanoi: Oxfam.

Oxfam (2008). Viet Nam: Climate change, Adaptation and Poor People. Hanoi: Oxfam.

Oxfam and ActionAid (2008).Impacts of Price Hikes on the Lives and Livelihoods of Poor people in Vietnam. Case studies in the provinces of Dien Bien, Dak Lak and Quang Tri, Hai Phong city and Go Vap district (Ho Chi Minh city)

Oxfam and ActionAid (2011a). Participatory poverty monitoring in rural communities in Vietnam: Five - year synthesis report, 2011.

Oxfam and ActionAid (2011b). A Rapid Assessment of the Impacts of Price hikes on People in Selected Urban Areas. Hanoi

Oxfam (2011c). Vietnam Agribusiness Synthesis Report. Hanoi: Oxfam .

Oxfam (2011d). More than 1 Million Small-Scale Farmers in Vietnam Embracing Innovative Approaches to Producing more Rice. Oxfam Blogs and various reports.

Oxfam (2012a). Viet Nam case study: Participatory Disaster Preparation and Mitigation Project’. Hanoi: Oxfam

Oxfam (2012b). Who’s counting. Hanoi: Oxfam, forthcoming.

Page 49: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

47Vun trồng một tương lai no đủ Chương 4: Kết luận và đề xuất

Oxfam (2012c). Extreme weather, extreme prices: The costs of feeding a warming world. Oxfam Issues Briefing.

Phan, S.M & Ha, H.N. (2011). Theory and Reality. Impacts of the present land policy and management on rural development. Communist Review, 26 January 2011.

Pham, D.N; McPherson, M (2010). Policy brief: Revising the 2003 Law on Land in Vietnam: Creating Equitable Treatment for Rural Land Use Right Holders. IPSARD/HARVARD. Hanoi, 2010.

Shenggen, F. (2010), Through Business as Unusual, Halving Hunger: Meeting the First Millennium Development Goal. Washington: IFPRI

Transparency International (2011). Corruption perception index 2011.

The Fertilizer Institute. http://www.tfi.org/statistics/statistics-faqs.

Resolution 26-NQ/TW dated 5/8/2008 of the 7th Conference of the Central Committee of the Communist Party X about agriculture, farmers and rural areas.

UNDP (2006). Deepening democracy and increasing participation in Vietnam. Hanoi: UNDP.

UNDP (2009). Corruption, Public Administration Reform and Development: Challenges and Opportunities as Vietnam moves towards Middle-Income. Hanoi: UNDP.

UNDP (2011a). Fact Sheet: Global Assessment Report for Disaster Risk Reduction 2011. New York: UNDP.

UNDP (2011b), Social Services for Human Development. New York: UNDP.

UNICEF (2011), Vietnam Multiple Indicator Cluster Survey. Hanoi: UNICEF.

UNIFEM & CIDA (2009). CEDAW and the Law: A gendered and rights-based review of Vietnamese legal documents through the lens of CEDA. p.280-281.

United Nations (2008). Food Prices, Vulnerability and Food Security in Vietnam. Hanoi: UN.

Vietnam News (2012). Farmers lose out on rice deal. 9 August 2012: http://vietnamnews.vnagency.com.vn/Economy/228544/farmers-lose-out-on-rice-deal.html

Vu, L. & Glewwe, P. (2011). Impacts of Rising Food Prices on Poverty and Welfare in Vietnam. Journal of Agricultural and Resource Economics, 36(1), 14–27.

Vietnam National Chemical Group (VINACHEM) (2010). Vietnam’s Fertilizer Market Update.

VnEconomy (2012). B Tài nguyên và Môi trường: Khiếu kiện về đất đai chiếm trên 90%. http://vneconomy.vn/2012072611442728P0C17/bo-tai-nguyen-va-moi-truong-khieu-kien-ve-dat-dai-chiem-tren-90.htm

Well-Dangs, A. (2012). Ethnic Minority Development in Vietnam: What Leads to Success.

World Bank (2006). Vietnam Country Gender Assessment. Hanoi: World Bank.

World Bank (2009). IDA work in Vietnam: Urban upgrading project.

World Bank (2010a). Ethnicity and Development in Vietnam. Hanoi: World Bank.

World Bank (2010b), Natural Resources Management, Hanoi: World Bank.

World Bank (2011). Vietnam Country Gender Assessment. Hanoi: World Bank.

World Bank (2012a). Well begun, Not Yet Done: Vietnam’s Remarkable Progress on Poverty Reduction and the Emerging Challenges. Hanoi: World Bank, June 2012.

World Bank (2012b). Vietnam Rice, Farmers and Rural Development. Hanoi: World Bank.

World Bank (2011c), Beyond the ‘Rice Bowl’: Building on Past Gains to Enhance the Quality, Sustainability, and Equity of Growth in the Mekong Delta, Hanoi: World Bank.

Page 50: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

48

Ảnh và chú thíchBìa: Bếp hội làng Chăm. Quang cảnh bếp núc ngoài đồng ruộng, chuẩn bị cho bữa ăn Đại gia đình trong ngày Lễ hội Đâm trâu của người Chăm Pa. Nhân đây họ bàn luận, truyền tụng về những truyền thuyết của dân tộc. Ảnh: Nguyễn Tấn Phát/Oxfam

Trang 4: Niềm vui khi lúa chín. Ảnh: Châu Đoàn/Oxfam

Trang 6: Lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Ảnh: Lê Nguyệt Minh/Oxfam

Trang 8: Tổ ấm của gia đình chị Hòa và anh Nghĩa. Ảnh: Công ty Trường Xuân/Oxfam

Trang 10: Dự án quản lý tài nguyên biển dựa vào cộng đồng của Oxfam ở Trà Vinh đã giúp người dân có them nguồn thu từ nuôi trồng hải sản. Ảnh: Châu Đoàn/Oxfam

Trang 12-13: Ươm cá giống, một trong những hoạt động của Dự án Quản lý tài nguyên biển dựa vào cộng đồng ở Trà Vinh. Ảnh: Châu Đoàn/Oxfam

Trang 14-15: SRI: Hệ thống thâm canh lúa cải tiến giúp nông dân giảm chi tăng thu nhập. Cây lúa khỏe hơn, chống chọi tốt hơn trước sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: Cục BVTV/Oxfam

Trang 16: Chợ hải sản. Ảnh Tineke D’haese/Oxfam

Trang 18: Bữa trưa tại trường mầm non Sa Sả Hồ. Đây là ảnh được giải trong cuộc thi “Bữa ăn Việt Nam” do Oxfam tổ chức năm 2011. Ảnh Nguyễn Biên Thùy/Oxfam

Trang 20: Nụ cười thu hoạch. Ảnh: Tineke D’haese/Oxfam

Trang 22-23: Bữa ăn mùa lũ. Đây là ảnh trong cuộc thi “Bữa ăn Việt Nam” do Oxfam tổ chức năm 2011. Ảnh: Phan Văn Hiền/Oxfam

Trang 24-25: Người dân trong vùng dự án Oxfam đang cùng nhau khắc phục dự án sau thiên tai. Ảnh: Tim van der Veer/Oxfam

Trang 26: Chợ hải sản. Ảnh: Tineke D’haese/Oxfam

Trang 28: Nhiều người dân được hưởng lợi từ dự án Oxfam hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý tài nguyên ven biển ở Trà Vinh. Ảnh: Châu Đoàn/Oxfam

Trang 30: Nuôi giun quế là một hướng đi mới giúp cải thiện thu nhập – dự án của Oxfam. Ảnh: Đặng Bảo Nguyệt/Oxfam

Trang 31: Hãy ghi nhận vai trò và sức mạnh của nông dân Việt Nam, nhất là phụ nữ trong công cuộc hiện đại hóa Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Châu Đoàn/Oxfam

Trang 32: Thu hoạch khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu. Ảnh: Cục Bảo vệ Thực vật/Oxfam

Trang 35a: Bác Hương. Ảnh: Đặng Bảo Nguyệt/Oxfam

Trang 33b: Bác Thạch. Ảnh: Châu Đoàn/Oxfam

Trang 36: Dự án Giảm nhẹ thảm họa dựa vào cộng đồng của Oxfam. Ảnh: Tim van der Veer/Oxfam

Trang 37: Chị Thuỷ, 22 tuổi, một phụ nữ Raglai tham gia dự án Tăng cường năng lực làm chủ kinh tế cho phụ nữ của Oxfam. Ảnh Oxfam

Trang 39: Thúc đẩy quyền được lắng nghe của cộng đồng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Oxfam. Ảnh: Oxfam

Trang 40: Chị Pinang Thị Hệ. Ảnh: Oxfam

Trang 41: Nông dân cùng làm đồng, chuẩn bị cho canh tác mùa sau trong một dự án của Oxfam tại Lào Cai. Ảnh: Tim van der Veer/Oxfam

Trang 42: Vun trồng một tương lai no đủ. Ảnh: Oxfam

Trang 44: Sáng kiến trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu do Oxfam tài trợ. Ảnh: Trung tâm phát triển cộng đồng Việt Hưng/Oxfam

Bìa sau: Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI: góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tăng cường khả năng ứng phó của nông dân với biến đổi khí hậu và tính bền vững của môi trường. Ảnh: Châu Đoàn/Oxfam

Page 51: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

Thiêt kê & In ấn: LUCK HOUSE GRAPHICS LTD.Giấy phép xuất bản số: 593/QĐ LĐXH

Số đăng ký kê hoạch xuất bản:615 - 2012 / CXB / 10 - 132 / LĐXHMa số: 10 - 132 / 22 -05

Page 52: Vun trồng một tương lai no đủ · Vun trồng một tương lai no đủ01 Chương 1: Lời giới thiệu ii Vun trồng một tương lai no đủ Cải thiện quyền,

b i