119
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TM CON MÃ S: MĐ 04 NGH: TRNG DÂU – NUÔI TM Trình độ: Sơ cp ngh

NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM CON

MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM

Trình độ: Sơ cấp nghề

Page 2: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Mã tài liệu: MĐ 04

Page 3: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

3

LỜI GIỚI THIỆU

Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nước ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều vùng ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%.

Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư không cao, cây dâu sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhưng thường xuyên trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác.

Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi người dân từ người trẻ đến già đều có thể thực hiện được. Đồng thời, có thể thu hút được lao động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể được coi là một nghề đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Chương trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển:

1) Giáo trình mô đun Trồng dâu 2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu 3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu 4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con 5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn 6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm 7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén

Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các

Page 4: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

4

thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.

Giáo trình “Nuôi tằm con” giới thiệu khái quát về những vật tư cần có để nuôi tằm; kỹ thuật ấp trứng, đảo trứng, hãm tối; kỹ thuật băng tằm trực tiếp, kỹ thuật băng tằm gián tiếp, xử lý trứng nở muộn; kỹ thuật cho tằm con khi nuôi tằm bằng phương pháp truyền thống, kỹ thuật cho tằm ăn khi nuôi tằm có đạy giấy; kỹ thuật thay phân, san tằm; Dấu hiệu và các biện pháp chăm sóc tằm ở giai đoạn đặc biệt.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN

1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 2. Trần Thu Hiền: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 3. Đặng Thị Hồng: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 6. Trịnh Thị Vân: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

Page 5: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

5

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 3 Bài 1: CHUẨN BỊ VẬT TƯ 10 1. Chuẩn bị nhà và vật tư nuôi tằm 10 1.1. Chuẩn bị cơ sở vật chất nuôi tằm 10 1.1.1. Nhà nuôi tằm 10 1.1.2. Nhà bảo quản dâu 12 1.1.3. Nhà né 13 1.2. Dụng cụ nuôi tằm 14 1.2.1. Đũi 14 1.2.2. Khay hoặc nong nuôi tằm 15 1.2.3. Lưới thay phân 17 1.2.4. Né kén 18 1.2.5. Các dụng cụ, vật tư khác 19 2. Kiểm tra các thiết bị hỗ trợ cho việc nuôi tằm 19 2.1. Hệ thống điều chỉnh chiếu sáng 19 2.2. Hệ thống điều chỉnh thông gió 20 2.3. Hệ thống điều chỉnh nhiệt 20 2.4. Hệ thống lưới bảo vệ chống côn trùng 20 3. Làm vệ sinh nhà tằm, dụng cụ và môi trường trước khi nuôi 20 3.1. Sát trùng bằng biện pháp vật lý 21 3.1.1. Sát trùng bằng ánh sáng mặt trời 21 3.1.2. Sát trùng bằng phương pháp đun sôi 21 3.1.3. Sát trùng bằng hơi nước nóng 21 3.2. Sát trùng bằng biện pháp hóa học 21 3.2.1. Clorua vôi 22 3.2.2. Foormol 22 Bài 2: ẤP TRỨNG 24 1. Chuẩn bị cho việc ấp trứng 24

Page 6: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

6

1.1 Chuẩn bị trứng giống 24 1.2. Chuẩn bị phòng ấp trứng 25 1.3. Chuẩn bị và xử lý dụng cụ 25 2. Ấp trứng 25 3. Kiểm tra trong quá trình ấp trứng 27 4. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ phòng ấp trứng 28 5. Đảo trứng 28 6. Hãm tối 29 Bài 3: BĂNG TẰM 32 1. Chuẩn bị băng tằm 32 1.1. Chuẩn bị lá dâu để băng tằm 32 1.2. Chuẩn bị dụng cụ để băng tằm 33 2. Kích thích trứng tằm nở 35 3. Thời gian băng tằm 35 4. Kiểm tra trứng tằm 36 5. Băng tằm 36 5.1. Băng tằm trực tiếp 36 5.1.1. Băng tằm bằng lá dâu 37 5.1.2. Băng tằm bằng lưới 39 5.2. Băng tằm gián tiếp (Băng tằm bằng hơi dâu) 41 5.3. Bảo quản tằm con 42 6. Xử lý trứng nở muộn 42 6.1. Ấp trứng 42 6.2. Băng tằm 43 6.3. Loại bỏ vỏ trứng và tằm nở yếu 43 Bài 4: CHO TẰM CON ĂN 44 1. Nuôi tằm con bằng phương pháp truyền thống 44 1.1. Xác định số lượng lá dâu cho tằm con ăn 44 1.2. Tiêu chuẩn lá dâu và vị trí hái lá dâu theo từng tuổi tằm con 46 1.2.1. Tiêu chuẩn lá dâu 46 1.2.2. Vị trí hái lá dâu theo từng tuổi tằm 48 1.3. Thái dâu cho tằm con ăn 49

Page 7: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

7

1.3.1. Mục đích của thái dâu 49 1.3.2. Những lưu ý trước khi cho tằm con ăn 50 1.3.3. Phương pháp thái dâu cho tằm con ăn 50 1.3.3.1. Thái dâu hình sợi 50 1.3.3.2. Thái dâu hình vuông 53 1.3.3.3. Thái dâu hình chữ nhật 55 1.4. Cho tằm con ăn và nới rộng mô tằm 56 1.4.1. Những lưu ý trước khi cho tằm con ăn 56 1.4.2. Số bữa cho tằm con ăn 57 1.4.3. Phương pháp cho tằm con ăn 58 2. Nuôi tằm con bằng phương pháp đạy giấy 59 2.1. Mục đích và ý nghĩa của việc nuôi tằm con đạy giấy 59 2.2. Điều kiện áp dụng 60 2.3. Kỹ thuật cho tằm con ăn 60 2.3.1. Kỹ thuật cho ăn 60 2.3.2. Những chú ý khi nuôi tằm con đạy giấy 61 3. Bảo quản lá dâu cho tằm con 62 Bài 5: THAY PHÂN, SAN TẰM 64 1. Mục đích của việc thay phân tằm 64 2. Xác định thời điểm thay phân tằm 65 3. Xác định số lần thay phân tằm 66 3.1. Căn cứ vào tuổi tằm 66 3.1.1. Tằm tuổi 1 66 3.1.2. Tằm tuổi 2 66 3.1.3. Tằm tuổi 3 67 3.2. Căn cứ vào kỹ thuật nuôi 67 4. Các phương pháp thay phân 67 4.1. Thay phân bằng lưới 67 4.2. Thay phân bằng tay 70 5. San tằm 71 5.1. Mục đích của việc san tằm 71 5.2. Mật độ tằm 71

Page 8: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

8

5.3. San tằm trước khi cho ăn 72 5.4. San tằm khi thay phân 72 6. Loại bỏ tằm xấu, tằm bệnh 73 7. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm 74 8. Điều chỉnh gió và ánh sáng 75 Bài 6: XỬ LÝ GIAI ĐOẠN THỨC NGỦ CỦA TẰM 77 1. Tằm ướm ngủ 77 1.1. Cho tằm ăn dâu và thay phân 78 1.2. Điều chỉnh nhiệt độ 79 1.3. Điều chỉnh ẩm độ 80 1.4. Điều chỉnh ánh sáng 81 2. Tằm ngủ 82 2.1. Điều chỉnh nhiệt độ 84 2.2. Điều chỉnh ẩm độ 84 2.3. Điều chỉnh ánh sáng 85 3. Tằm dậy 86 3.1. Điều chỉnh nhiệt độ 86 3.2. Điều chỉnh ẩm độ 87 3.3. Điều chỉnh ánh sáng 87 3.4. Xử lý mình tằm 88 3.5. Cho tằm ăn 88 4. Xử lý tằm thức ngủ không đều 88 4.1. Biện pháp xử lý tằm ngủ không đều 89 4.2.Biện pháp xử lý tằm dậy muộn 89 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 91

Page 9: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

9

MÔ ĐUN: NUÔI TẰM CON Mã mô đun: MĐ 04

Giời thiệu mô đun Mô đun Nuôi tằm con là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Kỹ thuật trồng dâu – nuôi tằm. Nội dung mô đun trình bày các bước chuẩn bị nuôi tằm, kỹ thuật ấp trứng tằm, kỹ thuật băng tằm, kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm con ở giai đoạn thức ngủ. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có khả năng tính toán, chuẩn bị được lượng các vật tư, thiết bị cần thiết để nuôi dưỡng, chăm sóc tằm; thực hiện được các công việc ấp trứng, băng tằm, chăm sóc tằm.

Page 10: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

10

Bài 1: CHUẨN BỊ VẬT TƯ - TRỨNG TẰM GIỐNG Mã bài: MĐ04–1

Để đảm bảo lứa nuôi tằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, trước khi nuôi

tằm phải chuẩn bị vật tư và trứng tằm giống đầy đủ. Số lượng và chất lượng vật tư nuôi tằm phụ thuộc vào quy mô sản

xuất, vốn đầu tư và điều kiện sản xuất. Mục tiêu

− Chuẩn bị đúng và đủ vật tư, thiết bị, nhà phục vụ nuôi tằm; hệ thống thiết bị trước khi nuôi tằm;

− Nêu được các biện pháp phòng trừ bệnh tằm; làm vệ sinh nhà nuôi, dụng cụ và môi trường trước khi nuôi tằm.

− Có ý thức bảo quản vật tư và các trang thiết bị trong nhà tằm. A. Nội dung 1. Chuẩn bị nhà và vật tư nuôi tằm 1.1. Chuẩn bị cơ sở vật chất nuôi tằm 1.1.1. Nhà nuôi tằm

Nhà nuôi tằm là môi trường sống của tằm. Nếu môi trường thuận lợi, phù hợp với sinh lý tằm thì tằm sinh trưởng, phát dục tốt, nâng cao năng suất và chất lượng kén.

Nhà tằm đòi hỏi đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật như sau:

− Vị trí xây dựng nhà tằm: + Xât dựng nhà tằm ở nơi cao, thoáng mát, không khí lưu thông tốt. + Không xây nhà tằm gần vườn thuốc lá, khu công nghiệp, lò gạch... Vì

đây là những nơi bị ô nhiễm không khí, khí độc ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh trưởng, phát dục của tằm.

+ Nên xây dựng nhà tằm theo hướng nam hoặc hướng đông nam. + Hướng nhà tránh xây vuông góc với những hướng gió chính trong năm

nhằm tránh gió thổi trực tiếp vào nhà tằm. Đặc biệt phải lưu ý tránh hướng gió mùa đông bắc.

− Yêu cầu về diện tích: + Diện tích nhà nuôi tằm to hay nhỏ phụ thuộc vào quy mô sản xuất,

giống, khí hậu. Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm quanh năm, yêu cầu diện tích nhà tằm phải lớn hơn so với những nơi có điều kiện khí hậu lạnh, khô. Diện tích nhà nuôi tằm tăng theo chiều tăng quy mô sản xuất.

Page 11: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

11

+ Bình quân 1 hộp trứng tằm 15 – 20 gram, cần nhà nuôi tằm rộng khoảng 30 – 40 m2.

H04-1: Nhà tằm được xây tường xung quanh

− Vật liệu xây dựng nhà tằm: nhà tằm có thể được xây kiên cố hoặc được làm bằng gỗ.

H04-2: Nhà tằm làm bằng gỗ

− Nhà tằm phải thuận lợi cho công việc điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ phù hợp với các nhu cầu sinh lý của tằm.

Page 12: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

12

− Nhà tằm thông thoáng trong những ngày nóng bức và ấm trong những ngày giá lạnh. Đồng thời nhà tằm phải tiện lợi cho công việc vệ sinh sát trùng nguồn bệnh.

− Hệ thống lấy ánh sáng vào nhà tằm phân bố đồng đều, tránh để ánh sáng trực xạ chiếu vào nhà tằm và mình tằm, tốt nhất là ánh sáng tán xạ có cường độ yếu.

− Nếu ánh sáng trong nhà tằm phân bố không đều giữa các vị trí, tằm có xu hướng dồn vào những vị trí có ánh sáng yếu, làm mật độ tằm tăng cao, thậm trí chồng đè lên nhau gây sát thương da tằm, tằm dễ bị nấm xâm nhiễm, gây bệnh cho tằm, tằm bị bệnh và chết. Nhà tằm cần có hệ thống thông gió, đảm bảo không khí trong nhà tằm luôn lưu thông được. Vì trong quá trình nuôi tằm, quá trình hô hấp của tằm và sự lên men của chất thải sinh ra rất nhiều chất khí khác nhau: CO2 , H2S, NH3 ... Những khí độc này có nhiều trong nhà tằm sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát dục của tằm. Nhà tằm cần lắp các thiết bị phòng nhặng, chuột, kiến nhằm hạn chế sự gây hại của nhặng, chuột, kiến lên lứa tằm.

H04-3: Thiết kế bên trong nhà nuôi tằm

1.1.2. Nhà bảo quản dâu Khi nuôi tằm với quy mô lớn, cần phải có nhà bảo quản dâu để đáp ứng

nhu cầu ăn dâu của tằm, đặc biệt là giai đoạn tằm lớn. Yêu cầu kỹ thuật của nhà bảo quản dâu:

Page 13: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

13

− Nhà bảo quản dâu phải có khả năng chịu ẩm và giữ ẩm tốt, đảm bảo lá dâu bảo quản được lâu, không bị mất nước và chất dinh dưỡng.

− Nhà bảo quản dâu phải mát và giữ vệ sinh dễ dàng.

− Cần có hệ thống quạt để làm khô lá dâu khi lá dâu bị ướt nước mưa, ướt sương. Vì nếu tằm ăn lá dâu bị ướt dễ bị bệnh, đặc biệt là các bệnh đường ruột, bệnh tằm bủng...

H04-4: Nhà bảo quản dâu Yêu cầu diện tích:

− Diện tích nhà bảo quản dâu phụ thuộc vào nguồn lao động, khu vực trồng dâu xa hay gần nơi nuôi tằm.

− Diện tích nhà bảo quản dâu được xác định dựa vào lượng dâu bảo quản lớn nhất trong một lứa tằm. Đó là lượng dâu ở ngày thứ 3 và ngày thứ 4 của tằm tuổi 5. 1.1.3. Nhà né

Nhà để né tằm có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ tằm đứng né, chất lượng tơ kén. Do đó, khi thiết kế nhà để né cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:

− Yêu cầu nền nhà phải tiện lợi trong công tác vệ sinh sát trùng. Tằm lên né, thải ra rất nhiều nước tiểu làm cho nhà lên né luôn bị ẩm ướt, khi tằm lên né nền nhà được rải những vật liệu hút ẩm.

− Nhà để né làm kén phải chủ động trong việc điều chỉnh nhiệt độ thích hợp theo từng giai đoạn làm kén.

− Ẩm độ nhà để né thấp, ẩm độ thích hợp là 65 – 70%.

Page 14: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

14

− Có hệ thống thông gió tốt. Tuy nhiên, không nên để gió to lùa vào nhà né, tằm sẽ làm kén phân tầng, giảm chất lượng kén.

− Nhà để né có hệ thống chống nhặng, kiến và đảm bảo vệ sinh được dễ dàng.

− Yêu cầu diện tích nhà để né: Diện tích nhà để né bằng diện tích nhà nuôi tằm lớn. Ngoài ra phải có một diện tích kho nhất định để cất và bảo quản né.

H04-5: Bảo quản né

1.2. Dụng cụ nuôi tằm 1.2.1. Đũi

Đũi là thiết bị dùng để kê nong tằm. Số lượng đũi phụ thuộc vào quy mô sản xuất, số lượng nong tằm và giống

tằm. Đũi được thiết kế đơn hay đôi, nhiều tầng hay ít tầng tùy theo chiều cao,

diện tích nhà tằm. Để thuận lợi cho việc nuôi tằm, chiều cao của đũi dao động từ 2 – 2,5 m.

Một đũi trung bình có 8 – 10 nấc thang, cách nhau khoảng 25 – 30 cm. Nếu khoảng cách giữa các ô đũi quá sát nhau làm cho không khí trên mặt nong không lưu thông được tằm dễ bị mắc bệnh.

Mỗi ô đũi để được một nong tằm với đường kính nong 1 – 1,2 m.

Page 15: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

15

H04-6: Đũi tằm làm bằng cây gỗ

H04-7: Đũi tằm làm bằng sắt

Có nhiều loại đũi: đũi gỗ, đũi tre, đũi sắt... Yêu cầu đũi tằm phải vững chắc. 1.2.2. Khay hoặc nong nuôi tằm

Nong nuôi tằm là loại dụng cụ nuôi tằm phổ biến trong nhân dân, nong bền, nhẹ, rẻ và rất thuận lợi cho công việc vệ sinh sát trùng.

Page 16: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

16

Nong được đan bằng tre nứa, một loại nguyên liệu rất sẵn ở vùng nông thôn. Nong được đan hình tròn có đường kính nong dao động từ 1 – 1,2 m.

H04-8: Nong đan bằng tre, nứa

Khay nuôi tằm có nhiều loại: khay lưới, khay nhựa, đan bằng tre... thông

thường khay hình chữ nhật có kích thước 0,8 m x 1,2 m.

H04-9: Khay nuôi tằm làm bằng nhựa

Số lượng khay nuôi tằm nhiều hay ít tùy thuộc vào giống tằm và mùa vụ

nuôi tằm.

Page 17: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

17

H04-10: Khay nuôi tằm làm bằng lưới

1.2.3. Lưới thay phân

Lưới thay phân là dụng cụ dùng để tách tằm ra khỏi phân và lá dâu thừa. Lưới thay phân được làm bằng nhựa. Kích thước mắt lưới phụ thuộc vào tuổi tằm.

Tằm con sử dụng lưới có mắt lưới 0,5 cm x 0,5 cm để thay phân. Tằm lớn dùng lưới có mắt lưới 2 cm x 2 cm để thay phân.

H04-11: Lưới thay phân

Page 18: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

18

1.2.4. Né kén Né kén là dụng cụ để tằm nhả tơ làm khung kén. Tùy theo điều kiện kinh tế, nguồn nguyên liệu có sẵn của từng vùng mà sử

dụng loại né cho thích hợp. Né kén có thể được làm bằng tre, nhựa, gỗ...với mục đích tạo điều kiện cho

tằm làm khung kén, tăng tỷ lệ kén tốt và dễ dàng trong gỡ ké.

H04-12: Né hình W

H04-13: Né rơm

H04-14: Né làm bằng tre

H04-15: Né hoa ở Ấn Độ

Page 19: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

19

H04-16: Né lưới làm bằng nhựa 1.2.5. Các dụng cụ, vật tư khác

Ngoài các dụng cụ cần thiết trên, cần phải có một số dụng cụ hỗ trợ cho các khâu kỹ thuật nuôi tằm.

Giấy bản, giấy nến, giấy nilong: dùng để nuôi tằm con, đạy lên nong tằm nhằm duy trì ẩm độ thích hợp cho tằm, giữ cho lá dâu tươi lâu.

Thớt và dao để thái lá dâu. Đũa dùng để san tằm, gắp tằm trong quá trình băng tằm. Panh để gắp tằm đôi trên né. Giá cho tằm ăn và thay phân. Lò than: dùng để tăng nhiệt độ nhà để né trong quá trình trở lửa. Bình xịt thuốc cầm tay. Nhiệt ẩm kế đo nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm. Vôi bột, clorua vôi, foormol... dùng để sát trùng nhà tằm, dụng cụ và mình

tằm. 2. Kiểm tra các thiết bị hỗ trợ cho việc nuôi tằm 2.1. Hệ thống điều chỉnh chiếu sáng

Ánh sáng có ảnh hưởng gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm. Ánh sáng không đều, bên tối, bên sáng, tằm sẽ tập trung vào 1 bên, ảnh hưởng đến mật độ nong tằm. Từ đó, tằm phát dục không đồng đều.

Page 20: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

20

Mỗi giai đoạn tằm có yêu cầu ánh sáng khác nhau. Tằm tuổi 1 có tính ưa sáng. Tằm từ tuổi 2 đến tuổi 5 yêu cầu ánh sáng mờ đều. Giai đoạn tằm nhả tơ kết kén tránh ánh sáng mạnh.

Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ánh sáng cho tằm qua từng giai đoạn cần phải có hệ thống điều chỉnh chiếu sáng.

Trong nhà tằm nên lắp bóng đèn neon để điều chỉnh ánh sáng nhà tằm phù hợp. 2.2. Hệ thống điều chỉnh thông gió

Không khí và gió ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, khả năng đề kháng bệnh của tằm. Trong nhà tằm có nhiều khí CO2 (do tằm hô hấp), khí NH3, SO2, H2S..., những khí này rất độc đối với tằm.

Vì vậy, phải có hệ thống điều chỉnh thông gió, không khí trong nhà tằm được lưu thông nhằm đảm bảo nhà tằm luôn thoáng mát, có không khí trong lành cho tằm sinh trưởng, phát triển tốt.

Hệ thống thông gió được lắp đặt xung quanh nhà tằm. Số lượng cửa sổ trên tường chiếm khoảng 1/3 diện tích nhà tằm là đạt yêu cầu. 2.3. Hệ thống điều chỉnh nhiệt

Tằm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể tằm thay đổi theo nhiệt độ của môi trường. Nhiệt độ nhà nuôi tằm tăng, tằm phát dục nhanh. Nhiệt độ giảm, tằm phát dục chậm.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho tằm sinh trưởng, phát dục đồng đều, cần có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ nhà tằm phù hợp với từng giai đoạn của tằm.

Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ nhà tằm bao gồm: - Hệ thống cửa sổ, cửa ra vào, hệ thống thông gió để giảm nhiệt độ nhà

tằm khi gặp nhiệt độ cao. - Hệ thống lò than, lò sưởi có tác dụng tăng nhiệt độ nhà tằm khi gặp điều

kiện nhiệt độ thấp. 2.4. Hệ thống lưới bảo vệ chống côn trùng

Tằm ở giai đoạn tuổi nhỏ rất dễ bị côn trùng tấn công, gây tổn thương tằm, tằm bị bệnh và chết, từ đó làm giảm năng suất lứa nuôi.

Hệ thống lưới bảo vệ được lắp đặt ở tất cả các cửa sổ, cửa ra vào và các lỗ thông gió. 3. Làm vệ sinh nhà tằm, dụng cụ và môi trường trước khi nuôi

Tằm dễ bị nhiễm bệnh trong quá trình nuôi. Vì vậy, để phòng trừ bệnh cho tằm, tránh lây lan bệnh từ tằm nuôi lứa trước sang lứa sau, ta cần chú ý đến việc vệ sinh sát trùng nhà tằm, dụng cụ và môi trường trước khi nuôi tằm.

Có 2 biện pháp sát trùng nhà tằm:

Page 21: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

21

- Sát trùng bằng biện pháp vật lý - Sát trùng bằng biện pháp hóa học

3.1. Sát trùng bằng biện pháp vật lý Sát trùng bằng biện pháp vật lý thường được sử dụng để sát trùng dụng cụ

nuôi tằm. 3.1.1. Sát trùng bằng ánh sáng mặt trời

Sát trùng bằng ánh sáng mặt trời đơn giản, dễ thực hiện, rẻ tiền. Khi nhiệt độ ánh nắng trực xạ lên đến 400C thì hiệu quả sát trùng đạt cao

nhất. Biện pháp này phụ thuộc vào thời tiết và nhiệt độ môi trường. Ánh sáng mặt trời chỉ có tác dụng sát trùng bề mặt của dụng cụ mà không

có tác dụng đi sâu vào phía trong. Do đó, không tiêu diệt được hết mầm mống gây bệnh cho tằm.

Vì vậy, để tăng hiệu quả sát trùng ta phải sử dụng kết hợp với các biện pháp khác. 3.1.2. Sát trùng bằng phương pháp đun sôi

Phương pháp này đơn giản, tiện lợi và có hiệu quả sát trùng cao. Áp dụng phương pháp này để sát trùng những dụng cụ nhỏ: lưới thay phân,

đũa, dao… Phương pháp thực hiện: - Rửa sạch dụng cụ. - Nhúng dụng cụ ngập vào nước đang sôi trong thời gian 30 phút. - Nếu dụng cụ quá dơ, tằm nuôi lứa trước bị bệnh nhiều thì tăng thời gian

sát trùng lên để tăng hiệu quả sát trùng. 3.1.3. Sát trùng bằng hơi nước nóng

Phương pháp này được áp dụng với các phòng nuôi có diện tích nhỏ và kín.

Phương pháp thực hiện: - Xếp dụng cụ cần sát trùng vào phòng. - Đóng kín cửa phòng. - Đặt nồi nước sôi cho nước bốc hơi trong phòng trong thời gian 40 phút

để sát trùng nhà tằm và dụng cụ nuôi. - Nếu có nồi hấp, tiến hành hấp khử trùng dụng cụ trong thời gian 20 – 30

phút thì hiệu quả sát trùng rất cao. 3.2. Sát trùng bằng biện pháp hóa học

Sát trùng bằng biện pháp hóa học đem lại hiệu quả rất cao.

Page 22: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

22

Chất hóa học được sử dụng phổ biến để sát trùng: Clorua vôi, Foormol 3.2.1. Clorua vôi

Tính chất:

− Chất bột, màu trắng, khả năng sát trùng của clorua vôi giảm dưới ánh sáng mặt trời.

− Có tác dụng diệt trùng nhanh, mạnh đối với các tác nhân gây ra bệnh bủng mủ, bủng đường ruột, nấm…

− Clorua vôi có hiệu lực diệt khuẩn nhanh mạnh, sau khi phun 30 – 60 phút là đã tiêu diệt được mầm bệnh.

− Không bảo quản Clorua vôi ở nơi ẩm ướt, nhiệt độ cao và có ánh sáng chiếu trực tiếp. Cách sử dụng: Clorua vôi có 2 hình thức sát trùng:

− Sử dụng dạng dung dịch: pha clorua vôi với nồng độ 1% và phun với liều lượng 225 – 250 ml/m2. Sau khi phun, dụng cụ phải được giữ ẩm trong thời gian 30 phút để đảm bảo tác dụng sát trùng.

− Sử dụng dạng bột: Clorua vôi trộn với vôi bột theo tỷ lệ: 1/17. Sử dụng sát trùng mình tằm, rây đều trên nong tằm. 3.2.2. Foormol

Tính chất:

− Foormol ở dạng dung dịch, màu xám tro, có mùi hắc.

− Foormol có khả năng tan trong rượu hoặc nước tạo thành hỗn hợp dễ khuyếch tán.

− Foormol có tác dụng sát trùng với phần lớn các tác nhân gây bệnh. Sử dụng:

− Pha foormol với nồng 2% phun lên nhà tằm với liều lượng 180 ml/m2.

− Foormol có tác dụng xông hơi nên sau khi phun xong phải giữ kín phòng trong thời gian tối thiểu 24 giờ.

− Trộn Foormol với than trấu rắc lên nong tằm để tránh sự lây lan của bệnh tằm. Những lưu ý khi sử dụng foormol:

− Sát trùng nhà tằm, dụng cụ nuôi tằm bằng Foormol trước khi nuôi tằm 7 – 10 ngày. Vì mùi của Foormol lưu lại sẽ có hại cho sự sinh trưởng, phát dục của tằm.

− Nếu nhà tằm không đảm bảo kín tuyệt đối thì phải tăng nồng độ Foormol lên 3%.

Page 23: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

23

− Foormol chỉ phát huy tác dụng mạnh ở điều kiện nhiệt độ 24 – 250C. Vì vậy, ở những nơi nhiệt độ thấp cần tăng nhiệt độ phòng xử lý lên 24 – 250C trong thời gian tối thiểu là 5 giờ. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Chuẩn bị vật tư nuôi tằm Bài thực hành 2: Vệ sinh nhà tằm bằng Clorua vôi trước khi nuôi tằm. Bài thực hành 3: Vệ sinh nhà tằm bằng Foormol trước khi nuôi tằm. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Chuẩn bị đầy đủ vật tư nuôi tằm.

− Kiểm tra các thiết bị hỗ trợ cho việc nuôi tằm.

− Làm vệ sinh nhà tằm, dụng cụ và môi trường trước khi nuôi tằm.

Page 24: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

24

Bài 2: ẤP TRỨNG Mã bài: MĐ04–2

Trứng tằm là một loại trứng côn trùng, chúng phát dục trong điều kiện tự

nhiên như trứng của các loài côn trùng khác. Nhiệt độ phòng ấp trứng tằm cao hay thấp đều không có lợi cho sinh trưởng phát dục ở giai đoạn tằm, tằm sinh trưởng phát dục yếu, dễ mắc các bệnh như bệnh bủng mủ, bệnh vi khuẩn đường ruột.

Ẩm độ môi trường phòng ấp thấp, trứng bị sát, tỷ lệ nở thấp hoặc tằm nở ra có hiện tượng đội mũ. Nếu ẩm độ phòng ấp quá cao, tỷ lệ nở cao nhưng đến khi nuôi tằm, tằm dễ mắc bệnh.

Do đó, ấp trứng tằm là một công việc rất quan trọng, nó đảm bảo cho tỷ lệ nở cao, nở đều và tằm kiến khỏe lên dâu nhanh. Mục tiêu

− Nhận biết sự chuyển biến màu sắc mặt trứng;

− Xác định được thời điểm, thời gian hãm tối và kích thích ánh sáng để trứng nở tập trung;

− Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc ấp trứng; A. Nội dung 1. Chuẩn bị cho việc ấp trứng

Trước khi tiến hành công việc ấp trứng tằm, phải tiến hành chuẩn bị và kiểm tra phòng ấp, các dụng cụ ấp trứng tằm. 1.1 Chuẩn bị trứng giống

Trứng giống có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng kén. Do đó, khi chuẩn bị trứng giống cần biết rõ nguồn gốc trứng và trứng phải đảm bảo chất lượng.

Tùy theo điều kiện ngoại cảnh của từng mùa vụ, khu vực để chọn cơ cấu giống cho thích hợp.

Ở miền Bắc và miền Trung:

− Vụ xuân và vụ thu: Nuôi tằm theo cơ cấu lai; Lưỡng hệ x Lưỡng hệ, Lưỡng hệ x Đa hệ.

− Vụ hè: Nuôi tằm theo cơ cấu lai Lưỡng hệ x Đa hệ hoặc đa hệ. Ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ nuôi tằm theo các cơ cấu lai:

Lưỡng hệ x Lưỡng hệ, Lưỡng hệ x Đa hệ, Độc hệ x Lưỡng hệ.

Page 25: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

25

Hiện nay, các giống được sử dụng phổ biến trong sản xuất: các giống tằm lai theo cơ cấu lai đa hệ x Lưỡng hệ và giống tằm ưu thế lai đơn được nhập từ Trung Quốc.

Số lượng trứng giống để nuôi tằm phụ thuộc vào cơ sở vật chất, lực lượng lao động của hộ gia đình hoặc trang trại sản xuất và tình hình sinh trưởng phát triển của lá dâu. 1.2. Chuẩn bị phòng ấp trứng

Phòng ấp trứng phải được làm vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng và không còn mùi hóa chất tồn dư trong phòng.

Phòng ấp trứng tằm tuyệt đối không có kiến, gián, thạch sùng và các loại động vật khác nhằm trứng không bị ăn, bị phá hoại.

Phòng ấp trứng phải thoáng khí và chủ động điều tiết nhiệt độ, ẩm độ. Hiện nay một số hộ dân, đặc biệt những trang trại nuôi tằm tập trung người

ta đã lắp đặt đèn cực tím sát trùng, lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ, hệ thống cung cấp ẩm độ tương đối hoàn chỉnh rất thuận lợi cho việc ấp trứng. 1.3. Chuẩn bị và xử lý dụng cụ

Các dụng cụ ấp trứng:

− Giá ấp trứng

− Nong, mẹt

− Dây phơi, vải

− Nhiệt kế, ẩm độ kế

− Các loại hóa chất sát trùng và phòng trừ kiến, thạch sùng, gián, chuột như vôi bột, clorua vôi, keo dính hoặc nhớt xe...

Xử lý dụng cụ sạch sẽ trước khi ấp trứng. Tuyệt đối không sử dụng những dụng cụ bẩn, vì đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh cho tằm, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm sau khi nở. 2. Ấp trứng

Đối với trứng rời:

− Đựng trứng vào trong một túi vải, ngâm vào dung dịch foormaldehyt 2% trong thời gian 30 – 45 phút.

− Lấy ra rửa bằng nước sạch cho đến khi hết mùi foormaldehyt thì vẩy khô nước và đổ trứng ra vải phơi trong nhà ấp trứng.

− Khi phơi trứng chú ý rải mỏng và thường xuyên đảo đều trứng.

− Trứng khô có biểu hiện các quả trứng rời nhau không kết dính với nhau.

Page 26: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

26

H04-17: Rải trứng và ấp trứng tằm rời

Đối với trứng dính trên giấy:

− Ngâm cả tờ trứng trong dung dịch foormaldehyt 2% từ 30 – 45 phút.

− Sau đó tiến hành rửa nhẹ nhiều lần bằng nước sạch. Chú ý khi rửa trứng dính trên giấy phải nhẹ nhành, tránh làm rụng trứng.

− Hong khô trứng trong phòng tiệt trùng.

− Sau khi rửa xong phơi trứng trên nong, trên giá hoặc treo trứng trên dây phơi trong nhà ấp trứng, khoảng cách các tờ trứng từ 10 – 20 cm.

− Không tấp các tờ trứng thành đống quá lâu, trứng bị ngấm nước vào phôi, tỷ lệ nở thấp.

Các công việc được thực hiện trong quá trình ấp trứng:

− Sau khi trứng khô, xoa đều cho các hạt trứng hoàn toàn rời nhau.

− Rải mỏng đều trứng trên nong đã được lót vải hoặc giấy báo.

− Đặt nong trứng lên giá ấp trứng chống kiến, gián và thạch sùng.

− Đối với trứng dính trên giấy, xếp trứng vào giá ấp hoặc treo thưa tờ trứng để ấp trứng, khoảng cách giữa 2 tờ trứng tối thiểu là 5 cm.

− Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ và không khí phòng ấp trứng: Nhiệt độ phòng ấp trứng thích hợp nhất khoảng 23 – 270C, ẩm độ từ 80 – 85% và thoáng khí.

− Trong quá trình ấp trứng phải thường xuyên đảo trứng và kiểm tra các yếu tố ngoại cảnh trong phòng ấp trứng.

Page 27: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

27

H04-18: Ấp trứng

3. Kiểm tra trong quá trình ấp trứng

Trong điều kiện nhiệt độ môi trường khoảng 250C, thời gian phát dục ở giai đoạn trứng kéo dài 10 ngày.

Quan sát bên ngoài mặt trứng để biết giai đoạn phát dục của trứng:

− Trứng mới đẻ ra thường căng mẩy, có hình hơi tròn dẹt.

− Sau khoảng 4 – 5 ngày trứng có biểu hiện mặt trứng lõm dần ở giữa quả trứng.

− Trứng chuẩn bị nở, giữa quả trứng lõm sâu, vỏ trứng có màu trắng đục, xung quanh trứng căng hơn và có màu đen (đây là màu của tằm kiến).

− Kết hợp màu vỏ trứng và màu của tằm kiến chúng ta thấy: trứng có màu xám bạc và mặt trứng lõm giữa sâu.

Quan sát màu sắc của trứng:

− Trứng tằm mới đẻ ra có màu trắng đục, màu trắng đục này kéo dài từ 1 – 2 ngày.

− Sau đó trứng chuyển sang màu nâu, nâu đỏ hoặc màu xanh đen, màu sắc này kéo dài từ 6 – 7 ngày.

− Sau trứng chuyển dần sang màu đen, thời gian trứng có màu đen kéo dài 1 – 2 ngày.

− Sang ngày thứ 9 – 10, màu sắc trứng chuyển từ màu đen hoặc màu đen xanh sang màu xám bạc, đây là màu sắc biểu hiện trứng chuẩn bị nở, giai đoạn này gọi là trứng chuyển ghim. Cần tiến hành hãm tối để ttrứng nở đều tập trung giai đoạn chuyển ghim.

Page 28: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

28

(a)

(b)

H04-19: Ấp trứng dính

(a) Xếp trứng dính vào giá ấp trứng (b) Treo trứng dính lên dây ấp trứng

− Nhiệt độ ấp trứng cao, màu sắc trứng thay đổi nhanh. Ngược lại, nhiệt độ ấp trứng thấp, trứng chuyển màu chậm.

− Màu sắc giữa các quả trứng tằm không đồng đều là do quá trình ấp trứng quá dầy, đảo trứng không đều, không thường xuyên.

− Nếu ẩm độ phòng ấp trứng quá thấp, mặt trứng xẹp, lõm nhiều không tương ứng với các giai đoạn phát dục.

− Nếu ẩm độ cao, mặt trứng đầy có màu nâu bóng. Do đó, trong quá trình ấp trứng phải thường xuyên kiểm tra nhiệt kế và ẩm

độ kế trong phòng ấp trứng để điều chỉnh nhiệt ẩm độ trong phòng ấp kịp thời. 4. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ phòng ấp trứng

Nhiệt độ ấp trứng thích hợp là 23 – 270C và ẩm độ là 80 – 85%. Không tăng giảm nhiệt độ đột ngột, vì nếu tăng giảm đột ngột sẽ ảnh

hưởng đến sức khỏe tằm. 5. Đảo trứng

Đảo trứng nhằm mục đích điều hòa nhiệt độ và ẩm độ trong mô trứng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các quả trứng tằm phát dục tốt.

Số lần đảo trứng phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng của phòng ấp trứng:

Page 29: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

29

− Nếu nhiệt, ẩm độ phòng ấp trứng cao hoặc rải trứng quá dày thì số lần đảo trứng sẽ tăng lên.

− Nếu rải trứng mỏng, nhiệt ẩm độ ấp trứng đúng qui định thì đảo trứng 3 - 4 lần trong một ngày đêm.

Kỹ thuật đảo trứng:

− Gom trứng lại, dùng đũa hoặc lông gà giàn mỏng trứng sao cho trứng không bị chồng đống lên nhau.

− Thực hiện đảo trứng nhẹ nhàng, tránh làm dập vỡ trứng. 6. Hãm tối

Khi trứng chuyển ghim, màu sắc trứng chuyển từ màu đen hoặc màu đen xanh sang màu xám bạc (màu ghi). Lúc này trứng tằm đã phát triển đầy đủ và tằm chuẩn bị chui ra khỏi vỏ trứng.

H04-20: Màu sắc trứng ghin

Nếu để trứng trong điều kiện tự nhiên, trứng chuyển ghim không đều. Do

đó, cần tiến hành hãm tối. Hãm tối là cách ly trứng sắp nở với ánh sáng, nhằm làm chậm quá trình nở

của những quả trứng chuyển ghim sớm. Quan sát sự biến đổi về màu sắc của trứng tằm nếu trứng tằm chuyển ghim

trên 70% thì tiến hành hãm tối trứng. Hãm tối bằng cách gói trứng vào trong giấy báo nhiều lớp hoặc vải tối

màu, không cho ánh sáng đi qua. Sau đó gói trứng được để trên nong ấp trứng nơi thoáng mát.

Page 30: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

30

Khi gói trứng, cần đảm bảo không để ánh sáng lọt vào và không gói quá dày.

H04-21: Hãm tối trứng tằm bằng giấy báo

Trong thời gian hãm tối từ 24 đến 36 giờ, vẫn tiếp tục kiểm tra trứng và

đảo trứng bằng cách cầm gói trứng lắc nhẹ để đảo trứng. Nếu thấy trứng chuyển ghim đều và xuất hiện một số ít tằm nở bói thì đem băng tằm.

H04-22: Kiểm tra trứng tằm trong quá trình hãm tối

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Ấp trứng tằm. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

Page 31: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

31

− Chuẩn bị trứng giống.

− Các bước thực hiện công việc ấp trứng.

Page 32: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

32

Bài 3: BĂNG TẰM Mã bài: MĐ04–3

Băng tằm gồm các giai đoạn: Loại bỏ vỏ trứng, trứng không nở, tằm yếu và

cho ăn bữa đầu tiên. Băng tằm đúng kỹ thuật, tằm sẽ sinh trưởng và phát dục đều, sức sống tằm

khỏe, tằm cho năng suất, chất lượng tơ kén cao. Mục tiêu

− Trình bày được kỹ thuật băng tằm;

− Thực hiện được băng tằm đúng kỹ thuật.

− Phân biệt được tằm khỏe, tằm yếu;

− Thao tác cẩn thận, tỉ mỉ. A. Nội dung 1. Chuẩn bị băng tằm 1.1. Chuẩn bị lá dâu để băng tằm

Tằm con mới nở, sức ăn và tiêu hóa còn rất kém. Vì vậy, lá dâu phải đúng tuổi, đầy đủ chất dinh dưỡng và tươi ngon.

Trước khi băng tằm cần chuẩn bị hái lá dâu đảm bảo chất lượng.

H04-23: Vị trí hái lá dâu băng tằm

1

2

Page 33: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

33

Vị trí lá dâu trên cây hái để băng tằm: Hái lá ở vị trí 1 + 2 tính từ ngọn trở xuống.

Không sử dụng lá dâu già, lá bị bệnh, bị mốc, kém chất lượng để băng tằm. Vì những tằm ăn những lá dâu này sẽ bị bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm.

H04-24: Thái lá dâu để băng tằm

Số lượng lá dâu cần phải đủ cho tằm con ăn từ 5 – 6 bữa và được bảo quản trong chum vại, bịch ni lông ... tránh để lá dâu bị khô héo. 1.2. Chuẩn bị dụng cụ để băng tằm

Trước khi băng tằm, cần vệ sinh sạch sẽ nhà tằm và dụng cụ băng tằm. Những dụng cụ cần chuẩn bị để băng tằm:

− Ẩm nhiệt kế cho nhà nuôi tằm.

− Lông gà quét tằm con.

− Giấy lót nong khi băng tằm.

− Dao, thớt để thái dâu.

− Đũa gắp tằm.

− Đèn chiếu sáng kích thích cho trứng tằm nở.

− Lưới có kích thước lỗ lưới 0,2 cm x 0,5 cm hoặc 0,5 x 0,5 cm (sử dụng trong trường hợp băng tằm bằng lưới).

− Giấy bản (sử dụng trong trường hợp băng tằm bằng hơi dâu).

− Nong (khay) nuôi tằm con.

Page 34: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

34

− Vôi bột để sát trùng mình tằm sau khi băng tằm.

(a)

(b)

(c)

(d)

(e)

(f)

(g)

(h) (i)

H04-25: Dụng cụ băng tằm

(a) Ẩm, nhiệt kế điện tử; (b) lông gà để quét tằm; (c) giấy lót nong; (d) đũa gắp tằm con; (e): dao, thớt thái dâu; (f) bóng đèn 60W;

(g) lưới băng tằm; (h) giấy bản; (i) vôi bột)

Page 35: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

35

2. Kích thích trứng tằm nở Kích thích trứng tằm nở rộ tập trung bằng cách dùng ánh sáng đèn chiếu

đều lên mặt trứng trước khi băng tằm từ 3 – 4 giờ. Nên sử dụng bóng đèn neon để kích thích ánh sáng.

H04-26: Kích thích ánh sáng bằng đèn chiếu

Vào những ngày nắng to, sử dụng ánh sáng tán xạ để kích thích trứng, không được để trứng tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.

Các mùa khác trong năm phải sử dụng đèn chiếu để kích thích tằm nở. 3. Thời gian băng tằm

Rải trứng tằm đã hãm tối thành một lớp mỏng, hình tròn, cho trứng tằm tiếp xúc với ánh sáng. Sau khoảng 2 – 4 giờ, trứng tằm sẽ nở.

Để trứng nở 1 – 2 giờ, tiến hành băng tằm. Băng tằm sớm quá hay trễ quá đều ảnh hưởng không tốt đến tằm. Thời gian băng tằm phụ thuộc vào nhiệt độ và ánh sáng:

− Nếu thấy trứng có tỷ lệ nở cao, nhanh và tằm khỏe thì có thể băng tằm sớm hơn dự kiến.

− Quan sát trứng tằm nếu thấy trứng có tỷ lệ nở thấp, nở không đều thì có thể tìm hiểu xác định các nguyên nhân để khắc phục.

Page 36: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

36

H04-27: Tằm kiến mới nở

Nếu trứng nở không đều do ẩm độ không khí quá thấp, có thể phun nước

dưới dạng mù trong không khí xung quanh nong tằm hoặc đổ nước xuống nền nhà tăng ẩm độ để trứng dễ nở hơn.

Nếu nguyên nhân do trứng như: chuyển ghim không đều hoặc băng quá sớm thì gói trứng lại, tiếp tục hãm tối và băng vào ngày hôm sau.

Thời gian băng tằm tốt nhất là:

− Mùa hè: băng tằm 8 – 9 giờ sáng.

− Mùa xuân, thu: băng tằm 9 – 11 giờ sáng. 4. Kiểm tra trứng tằm Trước khi băng tằm kiểm tra trứng tằm:

− Nếu mặt trứng lõm sâu, có màu xám bạc nhìn được tằm kiến bên trong vỏ trứng và xuất hiện một số tằm nở bói (15 - 20%) thì tiến hành băng tằm.

− Nếu mặt trứng chưa có màu xám bạc, không nhìn thấy tằm con bên trong, cần tiếp tục hãm tối, tiến hành băng tằm vào hôm sau. 5. Băng tằm

Trong kỹ thuật băng tằm có 2 phương pháp băng tằm:

− Băng tằm trực tiếp

− Băng tằm gián tiếp 5.1. Băng tằm trực tiếp

Băng tằm trực tiếp là cho tằm kiến mới nở trực tiếp tiếp xúc với lá dâu. Phương pháp này thường được áp dụng đối với trứng nở rộ tập trung.

Có 2 phương pháp băng tằm trực tiếp:

Page 37: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

37

− Băng tằm bằng lá dâu

− Băng tằm bằng lưới 5.1.1. Băng tằm bằng lá dâu

* Đối với trứng rời − Rải trứng thành một lớp mỏng trên nong đã lót báo.

− Dùng lông gà gom tập trung trứng và tằm con đã nở dính trên giấy gọn lại, và kích thích bằng ánh sáng tán xạ.

− Trong điều kiện thiếu ánh sáng có thể kích thích trứng tằm bằng ánh sáng đèn như chiếu đèn lên mặt trứng để kích thích tằm nở.

− Sau 2 - 4 giờ, khi trứng đã nở trên 80% tiến hành băng tằm.

− Lá dâu được thái thành sợi nhỏ 0,5 cm hoặc hình vuông có cạnh khoảng 1 cm để băng tằm.

− Rải một lớp dâu mỏng và đều lên tờ trứng, kín bề mặt mô tằm và gom tằm kiến tập trung vào mô tằm để tằm bò lên ăn dâu.

H04-28: Rắc lá dâu lên tờ (mô) trứng đã nở

− Sau 30 phút đến 1 giờ, tằm kiến bám vào dâu thì tiến hành nhấc dâu có tằm sang nong tằm mới.

− Thái dâu thành sợi nhỏ (0,2 cm), cho tằm ăn bữa đầu tiên và gom gọn mô tằm. Hình thành mô tằm mới.

Page 38: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

38

H04-29: Hình thành mô tằm mới

− Sau khi băng tằm xongphải vệ sinh nhà nuôi tằm và dụng cụ dùng băng tằm sạch sẽ. Bảo quản dụng cụ nuôi tằm ở nơi thoáng mát, không có nấm bệnh.

* Đối với trứng dính

− Rải một lớp dâu mỏng và đều lên tờ trứng, kín bề mặt mô tằm và gom tằm kiến tập trung vào mô tằm để tằm bò lên ăn dâu.

− Sau 30 phút đến 1 giờ, tằm kiến bám vào dâu thì tiến hành nhấc dâu có tằm sang nong tằm mới.

H04-30: Tằm kiến bám vào lá dâu

Page 39: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

39

− Cầm tờ trứng có tằm và dâu, giũ nhẹ tờ trứng sang nong nuôi tằm.

− Dùng lông gà quét nhẹ dâu và tằm còn sót trên tờ trứng.

− Dùng lông gà gom gọn mô tằm.

− Dùng đũa san đều mô tằm, đảm bảo mật độ thích hợp trên nong nuôi tằm.

Kích thước mô tằm mới tùy thuộc vào lượng trứng giống, thông thường khoảng 1 cm2 cho 1 gam trứng. Hộp trứng giống khoảng 20 gam dự kiến thu 40 – 45 kg kén thì mô tằm có đường kính khoảng 20 cm. Xử lý số trứng chưa nở:

− Số trứng chưa nở còn nhiều thì tiếp tục ấp trứng và hãm tối để ngày hôm sau băng tiếp và nuôi riêng.

− Nếu số trứng chưa nở ít thì hủy bỏ, không băng tằm nữa. Ưu, nhược điểm của phương pháp băng tằm bằng lá dâu:

− Ưu điểm: + Băng tằm bằng lá dâu đơn giản, dễ thực hiện. + Biện pháp băng tằm này không gây sát thương mình tằm mới nở.

− Nhược điểm: + Dễ gây sót tằm trong quá trình băng. + Giảm tỷ lệ tằm con trong một bìa trứng, ảnh hưởng đến năng suất tơ kén.

5.1.2. Băng tằm bằng lưới − Rải trứng thành một lớp mỏng trên nong đã lót báo.

− Dùng lông gà gom tập trung trứng và tằm con đã nở dính trên giấy gọn lại.

− Kích thích trứng tằm nở bằng ánh sáng tán xạ.

− Trong điều kiện thiếu ánh sáng, có thể kích thích trứng tằm bằng ánh sáng đèn như chiếu đèn lên mặt trứng để kích thích tằm nở.

− Sau 2 - 4 giờ, khi trứng đã nở trên 80% tiến hành băng tằm.

− Dùng lưới có kích thước lỗ lưới 0,2 cm x 0,5 cm hoặc 0,5 x 0,5 cm đặt lên trên mặt trứng.

Page 40: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

40

H04-31: Đặt lưới lên mặt trứng

− Thái lá dâu thành sợi có kích thước lớn hơn mắt lưới và rũ dâu để loại bỏ những mảnh dâu vụn.

Hình H03-32: Rắc dâu băng tằm

− Rắc đều sợi dâu lên trên mặt lưới. Tằm nở bò qua lưới để ăn dâu.

− Sau 30 – 45 phút nhấc lưới ra, đặt lên nong nuôi tằm đã lót giấy.

− Dùng đũa san tằm cho đều, đảm bảo mật độ nuôi.

− Dùng lông gà gom gọn mô tằm.

− Thái dâu cho tằm ăn.

− Rải đều dâu lên mô tằm, dâu che kín mô tằm là đạt yêu cầu.

Page 41: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

41

− Nếu nuôi tằm con bằng phương pháp đạy giấy thì sau khi cho tằm con ăn từ 15 – 20 phút dùng giấy dầu hoặc giấy nilon phủ kín lên nong tằm nhưng không để giấy nilon tiếp xúc với tằm.

H04-33: Đạy giấy nilon lên nong tằm

− Vệ sinh nhà tằm và dụng cụ sau khi băng tằm sạch sẽ.Số trứng rời còn lại nếu còn nhiều tằm chưa nở ta bảo quản tối hoàn toàn để ngày sau băng tiếp. Nếu tỉ lệ nở của trứng trên 90% thì ta bỏ số trứng chưa nở.

Ưu, nhược điểm của phương pháp băng tằm bằng lưới: - Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, tằm ít bị xây xát, loại bỏ được hoàn toàn trứng chưa nở, tằm thức ngủ đồng đều, thuận tiện cho việc chăm sóc tằm qua các giai đoạn. - Nhược điểm: Dễ gây sót tằm, giảm số lượng tằm con dẫn đến năng suất kén giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế lứa nuôi. 5.2. Băng tằm gián tiếp (Băng tằm bằng hơi dâu)

Băng tằm gián tiếp là không cho tằm kiến mới nở tiếp xúc trực tiếp với lá dâu, chỉ ngửi mùi dâu bò lên bám vào giấy băng tằm. Phương pháp băng tằm này thường áp dụng cho trứng tằm rời.

Phương pháp băng tằm này khắc phục được nhược điểm của phương pháp băng trực tiếp nhưng kỹ thuật không tốt dễ bị bỏ sót tằm.

Các bước thực hiện băng tằm gián tiếp như sau:

− Dùng tờ giấy bản, giấy báo đã châm kim vò lại, vuốt phẳng để tạo gờ bám cho tằm.

− Sau đó trải kín tờ giấy bản lên mô trứng đã nở.

Page 42: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

42

− Lá dâu được thái nhỏ 0,5 cm.

− Rắc lá dâu đã thái nhỏ lên trên tờ giấy bản. Tằm kiến ngửi thấy hơi dâu bò lên bám vào mặt dưới tờ giấy bản.

− Sau 30 phút, phần lớn số tằm nở bò lên mặt dưới tờ giấy bản, nhắc nhẹ tờ giấy lên, loại bỏ dâu và lật ngược tờ giấy bản (báo) để tằm nằm trên giấy.

− Thái lá dâu sợi nhỏ có kích thước khoảng 0,2 cm cho tằm ăn bữa đầu tiên.

− Dùng chổi lông gà quét nhẹ tằm và dâu tập trung vào giữa tờ giấy.

− Dùng đũa san đều mật độ tằm và hình thành mô tằm mới.

− Vệ sinh nhà nuôi tằm và dụng cụ dùng để băng tằm sạch sẽ sau khi băng tằm.

− Lưu ý: Trong điều kiện thiếu ánh sáng có thể kích thích trứng tằm bằng cách chiếu đèn lên mặt trứng để kích thích tằm nở.

Ưu, nhược điểm của phương pháp băng tằm bằng hơi dâu:

− Ưu điểm: + Loại bỏ hoàn toàn trứng chưa nở, tằm yếu, tằm nở muộn. + Tằm được ăn dâu cùng lúc và sẽ phát dục đều.

− Nhược điểm: + Dễ gây sát thương trên mình tằm. + Ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, tằm dễ bị bệnh.

5.3. Bảo quản tằm con Sau khi băng tằm phải gom gọn mô tằm. Kiểm tra và ngăn chặn những kiến, gián, thằn lằn. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ phù hợp.

Có thể sử dụng phương pháp nuôi tằm con đạy giấy polyetylen để bảo quản lá dâu tươi lâu, hạn chế côn trùng gây hại cho tằm, đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ cao để tằm phát dục tốt. 6. Xử lý trứng nở muộn 6.1. Ấp trứng

Sau khi băng tằm vẫn còn một số lượng lớn trứng chưa nở, gói tờ trứng lại, tiếp tục ấp trứng.

Ấp trứng trong điều kiện nhiệt độ 26 – 270C, ẩm độ 85 – 90%, tối hoàn toàn.

Có thể hãm lạnh trứng ở nhiệt độ 7,5 – 100C, trong thời gian hãm lạnh phải duy trì ẩm độ trên 75%.

Page 43: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

43

6.2. Băng tằm Nếu tằm nở không tập trung, nở 2 – 3 ngày thì băng riêng cho từng ngày. Các tờ trứng sau khi đã băng phải rắc đều lên nong để hôm sau băng tiếp. Tằm con băng đợt sau phải được nuôi trong điều kiện nhiệt ẩm độ thuận

lợi, cho ăn những lá dâu non và nhiều chất dinh dưỡng, tăng số bữa ăn để tằm phát dục nhanh hơn.

Khi nào tằm băng đợt sau sinh trưởng phát dục tốt, đã đuổi kịp với tằm băng trước thì nhập lại nuôi chung.

Trong sản xuất, tằm nở sau thường được nuôi riêng và áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt cho đến khi tằm chín. 6.3. Loại bỏ vỏ trứng và tằm nở yếu

Những trứng nở sau này là trứng hư, kém chất lượng. Nếu tiếp tục tiến hành băng tằm, trứng sẽ không nở hoặc nở rất ít. Vì vậy, Trong trường hợp trứng nở không đều, kéo dài nhiều ngày, tằm yếu không lên dâu, tằm có sức khỏe kém thì cần loại bỏ.

Tờ trứng sau khi băng xong không được để trong nhà băng tằm, nhà nuôi tằm con. Cần xử lý tờ vỏ trừng bằng cách đem tiêu hủy. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành băng tằm trực tiếp. Bài thực hành 2: Thực hành băng tằm gián tiếp. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Các bước thực hiện băng tằm trực tiếp.

− Các bước thực hiện băng tằm gián tiếp.

− Xử lý trứng nở muộn.

Page 44: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

44

Bài 4: CHO TẰM CON ĂN Mã bài: MĐ04–4

Giai đoạn tằm con được tính từ sau khi băng tằm đến khi tằm kết thúc tuổi 3. Sự sinh trưởng, phát dục của tằm con chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện môi trường và phương pháp cho tằm ăn. Cho tằm ăn đúng kỹ thuật, tằm sẽ sinh trưởng phát dục tốt, có sức đề kháng cao, năng suất và phẩm chất tơ kén cao. Mục tiêu

− Chọn và hái lá dâu cho tằm con ăn phù hợp theo từng tuổi;

− Thực hiện cho tằm con ăn đúng kỹ thuật;

− Đánh giá mức độ tằm lên dâu;

− Đề cao trách nhiệm với công việc và xử lý phát sinh, sai sót kịp thời. A. Nội dung 1. Nuôi tằm con bằng phương pháp truyền thống

Phương pháp truyền thống là phương pháp nuôi tằm con không sử dụng những vật liệu che đạy. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong nông dân, những hộ nuôi tằm nhỏ lẻ.

Nuôi tằm con bằng phương pháp truyền thống có ưu và nhược điểm là:

− Ưu điểm: + Nong tằm luôn thoáng khí, thức ăn thừa và phân tằm lên men chậm. + Ẩm độ nong tằm không quá cao nên nấm và vi khuẩn gây bệnh chậm

phát triển, tằm ít bị bệnh.

− Nhược điểm: + Lá dâu mau héo, khô, lãng phí lá dâu. + Phải cho tằm ăn nhiều bữa trong ngày. + Tốn công lao động. + Chi phí sản xuất tăng do phải sử dụng nhiều công lao động. Số lượng lá dâu cho tằm ăn nhiều.

1.1. Xác định số lượng lá dâu cho tằm con ăn Số lượng lá dâu đầy đủ, tằm được ăn dâu no sẽ có sức sống tốt và phát dục

đồng đều. Tằm ăn lượng dâu quá nhiều hay quá ít đều không tốt:

Page 45: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

45

− Nếu cho tằm ăn dâu với số lượng ít, tằm bị đói, tằm thức ngủ không đồng đều, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm.

− Nếu cho tằm ăn với số lượng nhiều, tằm ăn không hết, lá dâu dư thừa lên men làm tăng nhiệt độ ẩm độ trên nong tằm, tạo điều kiện cho nguồn bệnh phát triển và gây lãng phí dâu.

Số lượng lá dâu phụ thuộc vào tuổi tằm:

− Tằm tuổi 1 ăn lượng lá dâu rất ít. Lượng dâu ở giai đoạn tuổi 1 chỉ chiếm 1% tổng số dâu cho cả lứa nuôi.

− Số lượng lá dâu tằm tuổi 2 ăn nhiều hơn tằm tuổi 1, vì giai đoạn này kích thước cơ thể tằm lớn hơn, tằm ăn mạnh hơn. Tằm tuổi 2 cần lượng dâu khoảng 2% tổng số dâu cho cả lứa nuôi.

− Tằm tuổi 3 là giai đoạn tằm ăn dâu mạnh nhất trong giai đoạn tằm con. Giai đoạn tằm tuổi 3 yêu cầu số lượng lá dâu gấp 2 – 3 lần so với lượng dâu tằm ăn ở giai đoạn tuổi 2.

* Ví dụ: Để nuôi 1 hộp gram trứng tằm thì lượng dâu đủ cho tằm ăn là: + Tằm tuổi 1 ăn 4 – 5 kg lá dâu. + Tằm tuổi 2 ăn 6 – 8 kg dâu. + Tằm tuổi 3 ăn 40 – 50 kg dâu. Số lượng lá dâu cho tằm ăn trong một bữa phụ thuộc vào số bữa ăn trong

một ngày đêm:

− Nếu nuôi tằm bằng phương pháp truyền thống: Số bữa cho tằm ăn trong 1 ngày đêm nhiều và giảm lượng ăn cho mỗi lần.

− Nếu nuôi tằm bằng phương pháp đạy giấy: Số bữa cho tằm ăn trong một ngày đêm ít. Vì vậy, số lượng dâu cho mỗi lần ăn phải tăng lên để đảm bảo tằm không bị đói. Số lượng lá dâu phụ thuộc vào chất lượng lá dâu:

− Cho tằm ăn bằng lá dâu có chất lượng cao thì số lượng lá dâu yêu cầu ít hơn so với cho tằm ăn bằng lá dâu kém chất lượng.

− Cho tằm ăn dâu kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tằm. Vì vậy, không nên cho tằm ăn dâu kém chất lượng trong thời gian dài.

Số lượng lá dâu phụ thuộc vào mật độ nuôi tằm:

− Nuôi tằm với mật độ dày phải cho số lượng lá dâu nhiều mới đáp ứng được nhu cầu ăn dâu của tằm. Nếu cho tằm ăn dâu với số lượng ít, tằm sẽ bị đói, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục.

− Tằm được nuôi với mật độ thưa không nên cho tằm ăn dâu quá nhiều, gây lãng phí lá dâu.

Page 46: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

46

Số lượng lá dâu cho tằm ăn còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh:

− Nếu nhà tằm có nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, cần cho tằm ăn nhiều bữa, lượng dâu trong một bữa ít hơn, vì lá dâu mau héo, chất lượng lá dâu giảm.

− Nuôi trong điều kiện ẩm độ quá cao, cho ăn ít dâu, mỏng đều, nhiều bữa, không nên cho tằm ăn nhiều dâu trong một bữa. Trong điều kiện này nong tằm không thông thoáng, làm tăng ẩm độ nong tằm, tằm dễ phát sinh bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng kén.

Số lượng lá dâu phụ thuộc vào sức ăn của tằm trong các ngày của mỗi tuổi:

− Tằm mới dậy ăn dâu ít.

− Giữa tuổi tằm ăn dâu mạnh và nhiều nhất,

− Cuối tuổi, khả năng ăn dâu của tằm giảm. Vì vậy, cần giảm lượng dâu cho tằm ăn.

Số lượng lá dâu cho tằm ăn còn phụ thuộc vào lượng dâu còn dư của bữa trước trên nong tằm:

− Nếu bữa trước tằm ăn sạch dâu thì bữa sau phải tăng lượng lá dâu cho tằm con ăn để đảm bảo tằm không bị đói.

− Nếu trong nong còn thừa nhiều dâu của bữa trước thì bữa sau phải giảm số lượng lá dâu cho tằm con ăn để tránh lãng phí dâu. 1.2. Tiêu chuẩn lá dâu và vị trí hái lá dâu theo từng tuổi tằm con 1.2.1. Tiêu chuẩn lá dâu

Cơ thể tằm con rất yếu, sức đề kháng kém, tằm dễ bị bệnh. Vì vậy, trong giai đoạn này cần cho tằm ăn lá dâu có chất lượng tốt, giàu chất dinh dưỡng.

Tiêu chuẩn lá dâu có chất lượng tốt:

− Lá non, mềm, lá được hái ở vị trí gần ngọn dâu.

− Lá dâu có hàm lượng nước, protein... cao, hàm lượng chất xơ thấp.

− Lá không bị sâu bệnh.

− Đặc biệt, lá dâu phải phù hợp với nhu cầu sinh lý của tuổi tằm: Tằm tuổi 1 ăn lá dâu non nhất, những lá dâu gần ngọn. Tằm tuổi 2 ăn lá dâu non nhưng không nên non quá giống như tằm tuổi 1. Tằm tuổi 3 ăn lá dâu mềm, đảm bảo chất dinh dưỡng, không nên ăn lá dâu quá non hoặc quá già.

Lá dâu kém chất lượng là những lá: thu hái trên những ruộng bón phân không cân đối, những lá dâu héo, ít chất dinh dưỡng, lá già và bị bệnh:

− Lá dâu héo có lượng chất dinh dưỡng ít. Nếu tằm ăn lá dâu héo sẽ không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của tằm, tằm dễ phát sinh bệnh khi gặp điều kiện môi trường bất lợi.

Page 47: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

47

− Sử dụng lá dâu bị ướt cho tằm con ăn sẽ làm tăng ẩm độ nong tằm, tằm con dễ bị bệnh. Đồng thời, khi ăn lá dâu ướt tằm con hay bị các bệnh đường ruột, bệnh bủng mủ. Trước khi cho tằm ăn, cần làm khô lá dâu.

− Lá dâu bị bệnh, bị hấp hơi nóng… có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, có nấm và vi khuẩn gây bệnh. Do đó, không nên cho tằm ăn lá dâu bị mốc và bị bệnh. Nếu tằm ăn phải những lá dâu này sẽ dễ phát sinh bệnh.

H04-34: Lá dâu bị bệnh gỉ sắt có chất lượng kém

Lá dâu già có hàm lượng dinh dưỡng thấp, hàm lượng nước và đạm thấp,

nhiều chất xơ, không thích hợp cho sự sinh trưởng và phát dục của tằm. Tằm con ăn lá dâu già sẽ sinh trưởng phát triển chậm, còi cọc.

Không cho tằm con ăn lá dâu đã qua bảo quản lâu ngày. Vì chất dinh dưỡng trong lá dâu để lâu ngày bị biến đổi, lá dâu bị ôi héo. Chất đạm trong lá dâu giảm do bị biến đổi thành các acid amin. Đồng thời, lượng nước trong lá dâu cũng bị giảm do quá trình bốc thoát hơi nước của lá.

Không cho tằm con ăn lá dâu hàm lượng đạm tự do trong lá cao như mới bón đạm, bón phân đạm nhiều mất cân đối, vì tằm ăn những lá dâu này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của tằm, tằm dễ bị bệnh.

Lá dâu trồng ở những nơi bị ô nhiễm môi trường, lò gạch, xưởng sản xuất công nghiệp, lá dâu vẫn còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... là những lá dâu kém chất lượng. Lá dâu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là do chưa đủ thời gian cách ly thuốc đã hái lá về cho tằm ăn. Tằm ăn lá dâu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị ngộ độc, hoặc bị chết nếu không giải độc kịp thời.

Page 48: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

48

H04-35: Lá dâu đạt tiêu chuẩn cho tằm con ăn

1.2.2. Vị trí hái lá dâu theo từng tuổi tằm

Ở những vị trí khác nhau trên cây dâu, lá dâu có hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Lá dâu càng gần ngọn càng có hàm lượng nước và protein cao, lá dâu ở những vị trí thấp so với ngọn có hàm lượng nước, protein thấp và hàm lượng chất xơ cao.

Ngoài ra vị trí lá dâu còn phụ thuộc vào mùa vụ thu hái và kỹ thuật chăm sóc dâu:

− Mùa mưa, mùa xuân hoặc điều kiện chăm sóc tốt bón phân cân đối, đúng liều lượng và được tưới nước thì dâu sinh trưởng mạnh, tốc độ ra lá nhanh, lá non mềm chứa nhiều nước.

− Đối với mùa khô, mùa thu lá dâu sinh trưởng chậm, tốc độ chuyển già của lá dâu nhanh và lá dâu ít nước.

− Vì vậy, khi hái lá dâu cho tằm con cần quan sát tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây dâu.

Mỗi tuổi tằm yêu cầu chất lượng lá dâu khác nhau. Tằm ở tuổi càng nhỏ càng cần lá dâu non, có lượng nước và protein cao.

− Tằm mới nở cơ thể còn rất yếu. Do đó, cần cho tằm ăn lá dâu mềm và non. Lá dâu ở vị trí thứ 1 và 2 từ búp xuống có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất, thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của tằm con mới nở.

− Đối với tằm tuổi 1, sử dụng lá dâu ở vị trí thứ 2 – 3 từ búp xuống cho tằm ăn. Những lá dâu này có màu xanh non, hàm lượng đạm nhiều, đảm bảo được chất lượng bữa ăn cho tằm.

Page 49: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

49

− Hái lá thứ 3 – 4 từ búp xuống cho tằm tuổi 2 ăn.

− Tằm tuổi 3 không yêu cầu lá dâu phải quá non. Do đó, ta sử dụng lá dâu ở vị trí thứ 4 – 6 cho tằm tuổi 3 ăn.

− Không cho tằm tuổi 3 ăn lá dâu ở vị trí thấp hơn, vì ở tuổi này tằm vẫn còn yếu. Nếu tằm ăn lá dâu già sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho tằm sinh trưởng phát dục, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm.

H04-36: Chọn lá dâu nuôi tằm

1.3. Thái dâu cho tằm con ăn 1.3.1. Mục đích của thái dâu

Thái dâu là biện pháp kỹ thuật cắt nhỏ lá dâu với kích thước phù hợp tuổi tằm.

Ở giai đoạn tằm con, tằm thường ăn dâu bằng cách bò lên trên lá dâu, ăn từ mép và nút lá vào trong. Tằm lên dâu càng nhanh thì tằm con càng khỏe.

Cơ thể tằm nhỏ, để tới vị trí mép hoặc nút lá bám vào bò lên trên dâu và ăn dâu phải di chuyển một quãng đường dài, mất nhiều thời gian, làm cho sức khỏe của tằm giảm sút. Vì vậy, để tạo điều kiện cho tằm ăn dâu thuận lợi cần phải thái nhỏ lá dâu theo tuổi và kích thước của tằm.

Thái dâu cho tằm con nhằm mục đích:

− Giúp tằm bám vào mép lá để leo lên trên dâu và ăn dâu được dễ dàng, tằm vận động ít nhất.

1

2

3

Page 50: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

50

− Tạo điều kiện cho tằm con sinh trưởng phát dục đồng đều và tránh lãng phí dâu.

Để tằm ăn lá dâu có chất lượng đồng đều thì:

− Sau khi thái dâu phải rũ tơi, đảo đều lá dâu và loại bỏ phần cọng lá dâu.

− Khi rắc lá dâu cho tằm ăn phải rắc mỏng đều, không dồn cục và chất lượng lá dâu đồng đều ở tất cả các vị trí trên nong tằm. 1.3.2. Những lưu ý trước khi cho tằm con ăn

Rửa sạch dao, thớt và phơi khô. Nếu dùng dao, thớt kém vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh bám vào lá dâu, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, tằm có sức đề kháng kém, dễ bị bệnh.

Sử dụng dao bén thái dâu, không làm nát lát dâu. Lát dâu nát sẽ làm giảm khả năng ăn dâu của tằm.

Chuẩn bị nong sạch (hoặc chậu sạch) đựng dâu sau khi thái. Chọn những lá dâu phù hợp với tuổi tằm, có chất lượng tốt. Loại bỏ lá dâu kém chất lượng, lá dâu bị bệnh, bị hấp hơi lá dâu ôi héo...

Tuyệt đối không nên cho tằm ăn lá dâu bị ướt. Quan sát nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm để quyết định phương pháp thái dâu và

chiều rộng lát dâu, tạo điều kiện cho lá dâu tươi lâu, đảm bảo chất lượng lá dâu cho tằm con ăn.

Quan sát kích thước tằm để xác định bề rộng lát dâu. Quan sát số lượng lá dâu còn lại của bữa trước trên nong tằm để quyết định

lượng dâu thái cho tằm ăn. Nếu nong còn nhiều dâu thì thái số lượng dâu ít hơn để tránh lãng phí dâu.

Thái dâu đủ cho tằm ăn 1 bữa, không thái thừa dâu vì dâu nhanh héo, gây lãng phí dâu. 1.3.3. Phương pháp thái dâu cho tằm con ăn

Trong kỹ thuật chăm sóc tằm con, có 3 phương pháp thái dâu phổ biến cho tằm con ăn, tùy theo từng điều kiện khí hậu, ta chọn phương pháp thái dâu phù hợp:

− Thái dâu hình sợi

− Thái dâu hình vuông

− Thái dâu hình chữ nhật 1.3.3.1. Thái dâu hình sợi

Phương pháp thái lá dâu hình sợi được áp dụng ở những nơi có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao.

Page 51: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

51

Lát dâu được thái theo phương pháp này có hình dạng giống sợi thuốc lào. Lát dâu dài và có kích thước nhỏ, thuận lợi cho tằm bò lên trên dâu và ăn dâu.

Ưu, nhược điểm của phương pháp thái dâu hình sợi:

− Ưu điểm: Nong tằm có độ thông thoáng cao.

− Nhược điểm: Lá dâu nhanh héo, gây lãng phí dâu, tốn công lao động cho tằm ăn.

Kỹ thuật thái dâu hình sợi:

− Xếp lá dâu thành từng bó nhỏ, cắt bỏ cuống lá.

H04-37: Lá dâu được xếp thành từng bó và cắt bỏ cuống lá

− Thái ngang lá dâu.

− Thái dâu thành sợi nhỏ như sợi thuốc lào.

− Chiều dài lát dâu bằng chiều rộng lá dâu.

− Đối với những giống dâu có lá lớn, nên cắt đôi chiều rộng của lá, không nên để lát dâu quá dài.

− Chiều rộng lát dâu to hay nhỏ phụ thuộc vào tuổi tằm: + Tằm ở tuổi nhỏ thái dâu với kích thước nhỏ sẽ thuận lợi cho tằm ăn dâu. + Thông thường, thái dâu cho tằm ăn có chiều rộng của lát dâu tương

đương với chiều dài của thân tằm ở từng tuổi.

Page 52: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

52

+ Tằm tuổi 1: ngày đầu còn gọi là tằm kiến có kích thước cơ thể nhỏ, nếu thái dâu với kích thước lớn, tằm lên dâu khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng ăn dâu của tằm. Do đó, nên thái dâu thành sợi nhỏ có kích thước chiều rộng lát dâu khoảng 0,2 cm, kích thước này được tăng dần theo chiều dài thân tằm.

+ Tằm tuổi 2 phát triển to hơn tằm tuổi 1, ta có thể thái dâu với kích thước lớn hơn. Chiều rộng lát dâu phù hợp cho tằm tuổi 2 ăn khoảng 0,5 - 1 cm.

+ Tằm tuổi 3 có khả năng ăn dâu tốt hơn so với tằm tuổi 1 và tuổi 2. Do đó, đối với tằm tuổi 3 nên cắt lát dâu to hơn để lá dâu lâu héo, tránh lãng phí dâu. Lát dâu được thái với chiều rộng từ 1 – 2 cm cho tằm tuổi 3.

+ Chiều rộng lát dâu còn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm. Nhà tằm có nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, cần thái lát dâu to hơn so với quy định, vì trong điều kiện môi trường này lá dâu nhanh héo.

H04-38: Thái dâu hình sợi

− Sau khi thái dâu xong, trộn dâu lên để tạo độ đồng đều về chất lượng lá dâu, tạo điều kiện cho tằm ăn lá dâu có chất lượng như nhau ở tất cả các vị trí khác nhau trên nong tằm.

− Cho dâu vào nong hoặc chậu sạch để cho tằm ăn.

− Thái dâu xong phải cho tằm ăn ngay, không nên để lâu, lá dâu nhanh bị héo, làm giảm chất lượng bữa ăn của tằm.

− Tiếp tục bảo quản lượng lá dâu còn dư. Lưu ý: không nên bảo quản dâu trong thời gian dài vì lá dâu mất nước và

chất lượng dinh dưỡng, làm giảm chất lượng lá dâu cho tằm ăn. Nên bảo quản lá dâu trong vòng 1 ngày, ở trong túi nilong hoặc túi vải có thấm nước.

Page 53: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

53

Sau khi cho tằm ăn 15 – 20 phút, kiểm tra mức độ lên dâu của tằm, kiểm tra phòng chống kiến, gián, thạch sùng, làm vệ sinh sạch sẽ dao thớt và quét dọn nhà tằm. 1.3.3.2. Thái dâu hình vuông

Phương pháp thái dâu hình vuông được áp dụng phổ biến ở những nơi có ẩm độ thấp, nhiệt độ cao.

Lát dâu được thái theo phương pháp này có hình vuông. Kích thước lát dâu phụ thuộc vào tuổi tằm, giai đoạn sinh trưởng phát triển của tằm và điều kiện ẩm độ, nhiệt độ nhà tằm.

Ưu, nhược điểm của phương pháp thái dâu hình vuông:

− Ưu điểm: Lá dâu lâu héo, đảm bảo được chất lượng lá dâu.

− Nhược điểm: Không tạo được độ thông thoáng trên nong tằm, tằm bị bí hơi, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm.

Kỹ thuật thái dâu hình vuông

− Xếp lá dâu thành từng tệp, trải phẳng.

− Thái dâu theo 2 chiều dọc và ngang lá.

H04-39: Lá dâu được thái theo chiều dọc lá Trong thái dâu theo phương pháp này có thể thực hiện thái dọc trước, sau

đó, dùng một lá dâu khác bao ở ngoài, tiếp tục thái theo chiều ngang lá. Mỗi cạnh hình vuông được thái theo phương pháp này có độ lớn từ 1 – 1,5

lần chiều dài cơ thể tằm. Kích thước lát dâu tùy thuộc vào tuổi tằm và các giai đoạn sinh trưởng,

phát dục của tằm.

Page 54: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

54

− Kích thước lát dâu hình vuông cho tằm tuổi 1: + Giai đoạn đầu tuổi, tằm mới băng xong, cơ thể còn rất yếu. Vì vậy, phải

thái lát dâu có kích thước nhỏ. Kích thước lát dâu hình vuông phù hợp cho giai đoạn này là 0,5 cm.

+ Giai đoạn giữa tuổi, kích thước thân tằm tăng. Do đó, nên thái dâu có kích thước 2 cm.

+ Giai đoạn chuẩn bị ngủ cuối tuổi cần cho tằm ăn lá dâu có kích thước nhỏ hơn so với giữa tuổi. Vì giai đoạn này sức ăn dâu của tằm giảm, cơ thể tằm ít vận động, nên thái lát dâu có kích thước 1 cm là phù hợp với tằm.

− Kích thước lát dâu cho tằm tuổi 2: + Giai đoạn đầu tuổi và cuối tuổi 2, tằm ít vận động hơn. Do đó, cho tằm

ăn lát dâu hình vuông có kích thước 2 cm. + Không nên thái dâu to quá, tằm khó ăn, phải vận động nhiều. + Tuy nhiên, không nên thái dâu nhỏ quá, làm giảm độ thông thoáng, ảnh

hưởng đến ẩm độ trên nong tằm. + Giai đoạn giữa tuổi 2, khả năng ăn dâu của tằm tốt, cơ thể tằm linh hoạt.

Ở giai đoạn này, có thể cho tằm ăn lá dâu có kích thước 4 cm.

− Kích thước lát dâu cho tằm tuổi 3: + Giai đoạn đầu và cuối tuổi 3 nên thái lát dâu hình vuông có kích thước từ

4 – 5 cm. + Giai đoạn giữa tuổi 3 tằm ăn dâu tốt nhất trong giai đoạn tằm con. Cơ thể

tằm phát triển mạnh, kích thước miệng tằm lớn, tằm có thể ăn lát dâu có kích thước to. Lá dâu có thể cắt làm 4 cho tằm ăn.

Ngoài ra, kích thước lát dâu hình vuông còn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ nhà nuôi tằm con. Tùy từng điều kiện môi trường mà ta thái dâu với kích thước phù hợp:

− Trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, nên thái lát dâu to hơn so với yêu cầu của tuổi tằm để hạn chế sự mất nước của lát dâu.

− Trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, nên thái lát dâu nhỏ lại so với yêu cầu tuổi tằm.

Page 55: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

55

H04-40: Thái dâu hình vuông

Sau khi thái dâu xong, rũ tơi và đảo đều các mảnh lá dâu để tạo độ đồng đều về chất lượng lá dâu ở các vị trí khác nhau trên nong tằm.

Dâu được đựng vào nong hoặc chậu sạch để cho tằm ăn. Khi thái dâu xong phải cho tằm ăn ngay nhằm hạn chế lượng nước và chất

dinh dưỡng mất đi do lá dâu bị héo. Tiếp tục bảo quản lượng lá dâu còn dư ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có độ ẩm

cao. Để lá dâu tươi lâu, ta nên bảo quản lá dâu trong bịch nilong hoặc trong túi

vải có thấm nước. Sau khi cho tằm ăn 15 – 20 phút, kiểm tra mức độ lên dâu của tằm, kiểm

tra phòng chống kiến, gián, thạch sùng, làm vệ sinh sạch sẽ dao thớt và quét dọn nhà tằm. 1.3.3.3. Thái dâu hình chữ nhật

Phương pháp thái dâu hình chữ nhật được sử dụng rộng rãi nhất, có thể áp dụng đối với tất cả các vùng khí hậu khác nhau.

Lát dâu được thái theo phương pháp này có hình chữ nhật, kích thước lát dâu to hay nhỏ phụ thuộc vào:

− Tuổi tằm: Tằm tuổi nhỏ yêu cầu thái lát dâu có kích thước nhỏ để phù hợp với nhu cầu ăn dâu của tuổi tằm.

− Điều kiện ẩm độ, nhiệt độ nhà tằm: Nhà tằm có ẩm độ thấp, nhiệt độ cao cần thái lát dâu to hơn so với yêu cầu của tuổi tằm.

Page 56: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

56

H04-41: Thái dâu hình chữ nhật

Phương pháp thái dâu hình chữ nhật khắc phục được nhược điểm của phương pháp thái dâu hình vuông và thái dâu hình sợi, lá dâu lâu héo và tạo được độ thông thoáng trong nong tằm.

Phương pháp thái dâu hình chữ nhật được thực hiện theo trình tự như sau:

− Xếp dâu thành từng tệp, trải phẳng.

− Thái dâu theo chiều dọc lá dâu.

− Sau đó dùng một lá dâu khác bao ngoài các lát dâu.

− Tiếp tục thái theo chiều rộng lát dâu.

− Lát dâu có chiều dài bằng 3 lần chiều dài cơ thể tằm, chiều rộng bằng 1- 1,5 lần chiều dài cơ thể tằm.

− Sau khi thái dâu xong, cho dâu vào thau, chậu.

− Trộn đều lát dâu để tạo độ đồng đều về chất lượng dâu.

− Vệ sinh dụng cụ, dao, thớt sạch sẽ sau khi thái dâu xong.

− Quét dọn, vệ sinh sạch sẽ nhà tằm, nơi thái dâu trước và sau khi thái dâu. 1.4. Cho tằm con ăn và nới rộng mô tằm 1.4.1. Những lưu ý trước khi cho tằm con ăn

Trước mỗi bữa ăn, người nuôi tằm phải tiến hành quan sát sức ăn dâu của tằm bữa trước để quyết định lượng dâu cho tằm ăn ở bữa sau.

Trước khi cho tằm ăn cần loại bỏ tằm bệnh, tằm kẹ để tránh lây lan bệnh và tạo sự đồng đều trong nong tằm.

Page 57: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

57

Điều chỉnh mật độ nong tằm:

− Nếu nong tằm có mật độ quá dày cần san đều các vị trí trên mô tằm, nong tằm, đảm bảo tất cả các con tằm ăn đủ dâu, không bị đói. Vì tằm đói sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm, tằm yếu, dễ bị bệnh, làm giảm năng suất và phẩm chất tơ kén.

− Dùng đũa để san tằm, không dùng tay trực tiếp vì cơ thể tằm nhỏ, dễ gây sát thương mình tằm.

Kiểm tra ẩm độ, nhiệt độ nhà nuôi tằm để chọn phương pháp thái dâu hợp lý:

− Nếu nhiệt độ cao, ẩm độ cao, chọn phương pháp thái dâu hình sợi và hình vuông.

− Trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp nên chọn phương pháp thái dâu hình chữ nhật.

− Nếu ẩm độ nhà tằm cao nên rắc các chất hút ẩm như: vôi bột, tro bếp hoặc clorua vôi, foormol khô 2% ... lên nong tằm.

− Sau khi rắc vôi hoặc trấu 30 phút – 1 giờ mới cho tằm ăn. Lá dâu được hái ở các vị trí khác nhau trên cây, trên những cây khác nhau

có chất lượng lá không đồng nhất. Hơn nữa, khi thái dâu thường xếp lá khít nhau nên trước khi cho tằm ăn phải đảo tơi lá dâu và trộn dâu để tạo độ đồng đều về chất lượng lá dâu, sau đó mới cho tằm ăn. 1.4.2. Số bữa cho tằm con ăn

Nuôi tằm bằng phương pháp truyền thống không đạy giấy nilon cho tằm con nên lá dâu mau héo. Do đó, phải cho tằm ăn nhiều bữa trong ngày.

Ngoài ra số bữa ăn cho tằm con còn phụ thuộc vào chất lượng lá dâu, nhiệt độ, ẩm độ và mật độ nuôi tằm

Trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao dâu lâu bị khô héo nên số bữa cho ăn trong ngày ít.

Nếu điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, lá dâu nhanh héo nên số bữa cho ăn trong ngày phải tăng lên.

Nuôi tằm với mật độ dày phải cho tằm ăn nhiều lần hơn so với nuôi tằm ở mật độ thưa để đảm bảo tằm không bị đói.

Số bữa cho tằm con khi nuôi bằng phương pháp thông thường là 6 – 7 bữa/ngày, tùy theo tuổi tằm: Tằm tuổi 1 cho ăn nhiều bữa hơn tằm tuổi 3, vì lát dâu cho tằm tuổi 1 rất nhỏ, nhanh héo, tằm nhanh bị đói.

Sau 3 – 4 tiếng cho tằm ăn dâu một lần. Không nên để tằm quá đói mới cho ăn, tằm yếu và kéo dài thời gian phát dục.

Page 58: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

58

1.4.3. Phương pháp cho tằm con ăn Để tằm sinh trưởng, phát dục đồng đều cần phải cho tằm ăn đúng kỹ thuật,

đảm bảo tằm không bị đói. Phương pháp cho tằm con ăn được thực hiện như sau:

− Rắc dâu cho tằm ăn vòng quanh mô tằm từ ngoài vào trong giữa mô tằm. Mỗi lần cho tằm ăn là mỗi lần nới rộng mô tằm 1 – 2 cm.

H04-42: Cho tằm con ăn

− Rải một lớp dâu mỏng đều lên mô tằm. Động tác rải dâu phải từ từ, nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương tằm.

− Sau đó rải thêm lần thứ 2 cho dâu kín tằm.

− Kiểm tra lại và rắc bổ sung những nơi dâu còn quá ít.

− Rải dâu đồng đều ở tất cả các vị trí trên nong tằm.

− Sau đó, dùng tay dập nhẹ lá dâu cho tằm dễ tiếp xúc.

− Mô tằm sau khi rắc dâu xong bằng phẳng, lá dâu che kín tằm là đạt yêu cầu.

Cần đảm bảo nguyên tắc điều chỉnh tằm trước khi cho tằm ăn (điều chỉnh mật độ tằm) và chỉnh dâu sau khi cho ăn (điều chỉnh độ đồng đều các lát dâu trên mô tằm).

Ở giai đoạn tằm ướm ngủ, tằm vừa thức dậy cho tằm ăn lá dâu non hơn, thái nhỏ hơn, rải dâu thưa hơn so với yêu cầu tuổi đó.

Page 59: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

59

Tằm mới dậy phải cho tằm ăn ít dâu, giữa tuổi cho tằm ăn nhiều dâu, cuối tuổi cho ăn ít dần.

Dùng chổi lông gà quét gọn tằm và dâu vào mô tằm, quan sát mức độ lên dâu của tằm con.

Kiểm tra nong tằm có tiếp xúc với tường để tách ra. Kiểm tra nước, lá dâu rơi vào trong bát kê chân đũi để phòng chống kiến, gián và thạch sùng hại tằm.

Sau khi cho tằm ăn phải vệ sinh sạch sẽ nhà tằm.

H04-43: Tằm tuổi 3 đang ăn dâu 2. Nuôi tằm con bằng phương pháp đạy giấy 2.1. Mục đích và ý nghĩa của việc nuôi tằm con đạy giấy

Do đặc điểm sinh lý của tằm con thích hợp với nhiệt độ và ẩm độ cao hơn tằm lớn, lợi dụng đặc điểm này người ta tiến hành nuôi tằm con bằng phương pháp dạy giấy.

Vật liêu nuôi tằm con theo phương pháp này có thể sử dụng giấy tráng dầu, giấy nilong.

Ưu điểm của việc nuôi tằm con đạy giấy:

− Giữ được nhiệt độ thích hợp cho nong tằm.

− Lá dâu tươi lâu, không bị mất nước.

− Tạo điều kiện cho tằm ăn dâu liên tục, tằm không bị đói, tằm lớn nhanh, có khả năng kháng bệnh tốt, sức khỏe tằm tốt.

− Đỡ tốn công cho tằm ăn nhiều bữa.

Page 60: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

60

− Đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ cao để tằm phát dục tốt, khắc phục trong điều kiện thời tiết có nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp.

Nhược điểm của phương pháp nuôi tằm đạy giấy:

− Tằm được nuôi trong điều kiện ẩm độ quá cao nên bị bí hơi, không thoáng khí, dễ gây độc cho tằm.

− Hạn chế nhược điểm này bằng cách sử dụng chất hút ẩm để lên nong tằm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh cho tằm. 2.2. Điều kiện áp dụng

Nuôi tằm con bằng phương pháp có đạy giấy được áp dụng ở hầu hết tất cả các điều kiện môi trường và phổ biến nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp. 2.3. Kỹ thuật cho tằm con ăn 2.3.1. Kỹ thuật cho ăn

Phương pháp nuôi tằm con có đạy giấy có ưu điểm là lá dâu tươi lâu, đảm bảo được chất lượng lá dâu cho tằm con ăn.

Số bữa cho tằm con ăn bằng phương pháp này giảm xuống để tiết kiệm lá dâu. Số bữa cho tằm con ăn là 4 bữa/ngày.

Trước khi cho tằm ăn cần lưu ý:

− Khi đạy giấy lên nong tằm, nhiệt độ, ẩm độ trong nong tăng lên, tạo điều kiện cho phân tằm lên men sản sinh ra khí độc, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát dục của tằm. Vì vậy, trước khi cho tằm ăn cần mở tờ giấy ra 30 phút – 1 giờ để tạo độ thông thoáng trên nong tằm, thoát hết hơi độc trong nong tằm.

− Nhặt bỏ tằm kẹ, tằm bệnh trên nong tằm để tạo độ đồng đều và tránh lây lan bệnh sang tằm khỏe.

− Trước khi cho tằm ăn cần san tằm với mật độ đồng đều để tạo điều kiện thuận lợi cho tằm ăn dâu.

− Trộn đều lát dâu nhằm tạo độ đồng đều về chất lượng lát dâu trên nong tằm và cho tằm ăn.

Kỹ thuật cho tằm ăn giống như phương pháp nuôi truyền thống và được tóm tắt lại theo các bước sau:

− Rắc đều dâu từ ngoài mô tằm vào trong.

− Bổ sung dâu ở những nơi còn thiếu dâu.

− Quan sát mô tằm, thấy dâu che kín mình tằm là đạt yêu cầu.

− Dùng chổi lông gà quét gọn tằm và dâu.

− Sau khi cho tằm ăn 15 – 20 phút tiến hành đạy giấy lên nong tằm. Không đạy giấy ngay để tạo độ thông thoáng trên nong tằm khi tằm ăn dâu.

Page 61: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

61

H04-44: Đạy giấy sau khi cho tằm ăn

Chú ý: Nuôi tằm theo phương pháp này, nong tằm thường có nhiệt độ và ẩm độ cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tằm.

Để hạn chế nhược điểm này, trước khi cho tằm con ăn, cần rắc thêm tro bếp, vôi bột hoặc các chất hút ẩm khác để chống ẩm trong nong tằm, phòng trừ bệnh tằm. 2.3.2. Những chú ý khi nuôi tằm con đạy giấy

Nuôi tằm con bằng phương pháp này nhiệt độ, ẩm độ nong tằm tăng lên, đồng thời nong tằm bị bí hơi do quá trình hô hấp của tằm, quá trình lên men phân tằm,... Vì vậy, cần sử dụng những chất hút ẩm và diệt khuẩn trên nong tằm, cho tằm ăn thêm vitamin và kháng sinh để tăng sức đề kháng của tằm con.

Trước khi cho tằm ăn rắc vôi bột, chất hút ẩm làm cho nong tằm khô thoáng và phòng trừ bệnh cho tằm.

Page 62: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

62

H04-45: Rắc vôi bột lên mình tằm

Khi tằm bắt đầu ngủ và tằm ngủ, yêu cầu ẩm độ thấp. Do đó, không đạy giấy trong giai đoạn này để tạo độ thông thoáng trên nong tằm, tạo điều kiện thuận lợi cho tằm phát dục.

Giấy đạy của nong nào để ở nong đó, không đạy sang nong khác nhằm tránh lây lan bệnh tằm từ nong này sang nong khác. 3. Bảo quản lá dâu cho tằm con

Tằm con cần được ăn dâu có chất lượng tốt, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, để hạn chế lá dâu giảm chất lượng cần phải bảo quản, đảm bảo lá dâu tươi lâu cho tằm ăn.

Đối với tằm con, lượng dâu ăn ít, ta có thể bảo quản trong sọt, thùng xốp, chum vại hoặc trong bịch nilong, để ở nơi mát.

Phương pháp bảo quản lá dâu bằng sọt:

− Xếp lá dâu vào sọt, lần lượt thành từng lớp, xếp cuống lá hướng ra phía ngoài, để một lỗ hổng ở giữa.

− Trên miệng sọt được phủ bằng vải ẩm.

− Thường xuyên kiểm tra ẩm độ và nhiệt độ đống dâu.

− Lưu ý: Không nên bảo quản lá dâu trong thời gian dài, làm dâu bị biến đổi chất dinh dưỡng, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho tằm ăn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành thái lá dâu hình sợi. Bài thực hành 2: Thực hành thái lá dâu hình chữ nhật.

Page 63: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

63

Bài thực hành 3: Thực hành cho tằm ăn với phương pháp nuôi tằm truyền thống. Bài thực hành 4: Thực hành cho tằm ăn với phương pháp nuôi tằm đạy giấy. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Vị trí hái lá dâu cho từng tuổi tằm.

− Kỹ thuật thái lá dâu.

− Kỹ thuật cho tằm ăn.

Page 64: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

64

Bài 5: THAY PHÂN, SAN TẰM Mã bài: MĐ04–5

Thay phân tằm là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong quá trình nuôi tằm.

Đối với tằm con, cơ thể tằm mềm và yếu, nếu thay phân không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, sức đề kháng của tằm.

Thay phân tằm nhằm loại bỏ phân tằm và thức ăn thừa đã và đang chuẩn bị lên men, điều chỉnh mật độ tằm và loại bỏ tằm yếu tằm bệnh, tạo điều kiện môi trường vệ sinh sạch sẽ giúp tằm sinh trưởng, phát dục tốt và đồng đều. Mục tiêu

− Trình bày được kỹ thuật thay phân, san tằm;

− Điều chỉnh được mật độ nuôi tằm thích hợp trên khay;

− Chọn được thời điểm thay phân, phương pháp thay phân thích hợp;

− Xử lý những yếu tố phát sinh và đề cao trách nhiệm với công việc. A. Nội dung 1. Mục đích của việc thay phân tằm

Thay phân là công việc loại bỏ lá dâu cũ, phân tằm, da tằm và các con tằm chết, tằm bệnh trong nong tằm.

Thay phân tằm nhằm mục đích:

− Sau khi tằm ăn 2 – 3 giờ, tằm thải phân, số lượng phân trong nong tằm ngày càng nhiều sẽ gây bệnh cho tằm. Vì vậy, phải tiến hành thay phân tằm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tằm sinh trưởng, phát dục.

− Phân tằm và lá dâu còn lại trong nong có chứa nhiều nấm và vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, ẩm độ trong nong tằm tăng cao, đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật sinh sản nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của tằm.

− Phân tằm trong nong để lâu sẽ lên men. Quá trình lên men làm tăng nhiệt độ trong nong, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tằm và là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể tằm, ảnh hưởng đến sự phát dục của tằm.

− Thay phân tằm tạo điều kiện tiểu khí hậu trên nong tằm sạch sẽ thông thoáng, thuận lợi cho tằm sinh trưởng, phát dục.

− Thay phân loại bỏ tằm yếu không lên dâu, tằm bệnh, tránh được hiện tượng lây lan bệnh trong nong tằm.

Page 65: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

65

H04-46: Nong tằm tuổi 2 trước khi thay phân

2. Xác định thời điểm thay phân tằm Sau một khoảng thời gian nuôi tằm, trên nong tằm bị dày lên do xác lá dâu,

phân tằm thải ra. Những chất thải này lên men tạo ra một hỗn hợp khí độc và nhiệt độ nong tằm tăng lên. Do đó, nếu thay phân không kịp thời sẽ không có lợi cho tằm, tằm dễ bị bệnh.

Không nên thay phân liên tục, vì trong quá trình thay phân dễ gây ra sát thương da tằm và tốn công lao động.

Vì vậy, việc xác định thời điểm thay phân tằm hợp lý phải căn cứ vào: Số lượng phân trong nong tằm, giai đoạn sinh trưởng, phát dục của tằm và điều kiện khí hậu.

− Căn cứ vào số lượng phân trong nong tằm: + Kiểm tra số lượng phân, thức ăn thừa trong nong tằm nhiều hay ít để

quyết định tiến hành thay phân hay không. + Nếu số lượng phân và số lá dâu thừa còn ít thì không cần thay phân cho

tằm. + Cần tiến hành thay phân tằm khi số lượng lá dâu thừa và phân tằm thành

lớp dày trong nong tằm.

− Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng, phát dục của tằm để xác định thời điểm thay phân:

+ Thay phân khi tằm vào giai đoạn ướm ngủ để tạo điều kiện môi trường sạch sẽ, ẩm độ và nhiệt độ thích hợp cho tằm lột xác.

Page 66: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

66

+ Tiến hành thay phân khi tằm ngủ dậy ăn dâu được 2 bữa để loại bỏ da tằm, phân tằm và lá dâu thừa đã lâu trên nong tằm.

+ Không thay phân khi tằm đang ngủ, sẽ làm vỡ tuyến lột xác, ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tằm.

+ Tằm mới ngủ dậy không nên thay phân tằm, vì lúc này cơ thể tằm còn yếu, da tằm mềm, khi thay phân sẽ gây sát thương trên da tằm, tằm dễ bị phát sinh, phát triển bệnh.

− Căn cứ vào điều kiện khí hậu để xác định thời điểm thay phân cho tằm: + Nên thay phân tằm vào lúc trời mát, nhiệt độ thấp, để hạn chế quá trình

lên men và phát tán nguồn bệnh trong phân tằm. + Không thay phân và lúc trời oi bức, ẩm độ cao, ảnh hưởng đến sức khỏe

tằm. + Hạn chế thay phân vào buổi trưa và buổi chiều. Thời gian thay phân tốt

nhất vào buổi sáng. 3. Xác định số lần thay phân tằm

Số lần thay phân tằm phụ thuộc vào:

− Giai đoạn sinh trưởng, phát dục của tằm

− Kỹ thuật nuôi tằm. 3.1. Căn cứ vào tuổi tằm 3.1.1. Tằm tuổi 1

Đối với tằm tuổi 1, không nên thay phân thường xuyên, vì giai đoạn này tằm còn rất nhỏ, khi thay phân dễ làm sót tằm, mất tằm, ảnh hưởng đến số lượng tằm trên nong và năng suất tơ kén.

− Nếu nuôi tằm trong điều kiện nóng bức, ẩm độ cao (mùa hè ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam) nên thay phân 2 lần:

Lần 1: Thay phân vào giai đoạn giữa tuổi. Lần 2: Thay phân vào lúc tằm ướm ngủ để giảm ẩm độ và nhiệt độ trong

nong tằm, tạo môi trường thông thoáng cho tằm sinh trưởng, phát dục.

− Nếu nuôi tằm trong điều kiện khô thoáng, mát mẻ, chỉ thay phân 1 lần vào lúc tằm ướm ngủ.

Sau khi thay phân tằm, tằm ăn 2 – 3 bữa nữa rồi ngủ. Trong thời gian tằm ngủ nếu nong tằm khô thoáng sẽ thuận lợi cho quá trình lột xác. 3.1.2. Tằm tuổi 2

Tằm tuổi 2, kích thước cơ thể lớn hơn tằm tuổi 1 rất nhiều lần, quá trình hoạt động sinh lý, trao đổi chất tăng lên như: sức ăn mạnh lên đồng thời cũng

Page 67: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

67

thải ra lượng phân lớn hơn và xác lá dâu bỏ lại nhiều. Do đó, nong tằm dày lên số lần thay phân trong tuổi 2 được thực hiện 2 lần:

− Lần 1: Sau khi tằm ngủ dậy 1 cho tằm ăn dâu 2 bữa tiến hành thay phân để loại bỏ da tằm, thức ăn thừa và phân tằm.

− Lần 2: Thay phân lúc tằm ướm ngủ 2 nhằm tạo điều kiện môi trường sạch sẽ, đáp ứng được yêu cầu nhiệt độ, ẩm độ phù hợp cho tằm ngủ. 3.1.3. Tằm tuổi 3

Tằm tuổi 3, ăn dâu và sinh trưởng phát dục từ 3 – 4 ngày, do đó số lần thay phân tuổi 3 là 3 lần:

− Lần 1: Sau khi tằm dậy 2 ăn 3, cho tằm ăn 2 bữa dâu tiến hành thay phân tằm là thích hợp nhất.

− Lần 2: Thay phân lúc tằm đang ở giữa tuổi 3.

− Lần 3: Thay phân lúc tằm ướm ngủ 3. Thay phân tằm xong, cho tằm ăn dâu 2 bữa, tằm bắt đầu ngủ là vừa. 3.2. Căn cứ vào kỹ thuật nuôi

Đối với phương pháp nuôi tằm truyền thống: Lá dâu nhanh héo, nhưng tạo được điều kiện thông thoáng, ẩm độ nong tằm không tăng lên quá cao.Vì vậy, khi nuôi tằm con bằng phương pháp này ta có thể giảm số lần thay phân.

Nuôi tằm bằng phương pháp đạy giấy có ưu điểm là lá dâu tươi lâu, tuy nhiên ẩm độ nong tằm cao. Nếu không thay phân kịp thời, phân tằm lên men, ẩm độ nong càng tăng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm. Do đó, nếu nuôi tằm bằng phương pháp đạy giấy, cần phải tăng thời gian thay phân để đảm bảo ẩm độ nong tằm phù hợp với sự phát dục của tằm. 4. Các phương pháp thay phân

Có 2 phương pháp thay phân tằm phổ biến:

− Phương pháp thay phân bằng lưới

− Phương pháp thay phân bằng tay. Tùy theo điều kiện nuôi tằm và tuổi tằm mà sử dụng phương pháp thay

phân hợp lý. 4.1. Thay phân bằng lưới

Phương pháp thay phân bằng lưới được áp dụng phổ biến trong tất cả các giai đoạn tằm. Phương pháp này có ưu và nhược điểm:

− Ưu điểm: + Tiện lợi, sạch sẽ, dễ thực hiện. + Giảm được công lao động. + Loại bỏ hoàn toàn tằm yếu, tằm bệnh, tằm chết.

Page 68: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

68

+ Không gây sát thương mình tằm. + Phân tằm không dính lên mình tằm.

H04-47: Rắc lát dâu lên mặt lưới

− Nhược điểm: + Phải có đầu tư lưới thay phân, vì mỗi tuổi yêu cầu lỗ lưới khác nhau.

Không dùng lưới thay phân của tằm tuổi nhỏ sử dụng cho tằm tuổi lớn. + Dễ gây sót tằm.

Kỹ thuật thay phân bằng lưới:

− Trước khi thay phân tằm, dùng vôi bột hoặc clorua vôi rây đều lên mình tằm để sát trùng mình tằm.

− Sau 15 – 20 phút tiến hành đặt lưới lên nong tằm, sao cho lưới thay phân tiếp xúc với mô, nong tằm.

− Thái dâu có kích thước gấp 2 – 3 lần kích thước mắt lưới lên lưới.

− Sàng bỏ những mảnh dâu nhỏ để không cho mảnh dâu nhỏ lọt xuống phía dưới lưới.

− Rắc một lớp lát dâu đã được thái to lên trên lưới.

− Sau 1 – 2 giờ, nhấc lưới có tằm và lá dâu sang nong tằm mới đã lót giấy.

Page 69: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

69

H04-48: Nhấc lưới có tằm và dâu sang nong tằm mới

− San đều tằm trong nong với mật độ thích hợp và cho tằm ăn dâu mới.

H04-49: San đều tằm trong khay

− Nếu nuôi tằm bằng phương pháp đạy giấy ni lông thì sau 15 – 20 phút sau khi cho ăn, đạy giấy nong tằm và đặt nong tằm lên đũi.

− Vệ sinh sạch sẽ nhà tằm sau khi thay phân, thu dọn phân tằm và cành, cọng lá dâu vào nơi qui định, để hạn chế sự lây lan nguồn bệnh vào tằm.

Page 70: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

70

Lưu ý: Không để phân tằm trong nhà tằm. Vì phân tằm sẽ lên men và là nguồn vi sinh vật gây bệnh cho tằm. 4.2. Thay phân bằng tay

Phương pháp thay phân bằng tay được áp dụng nhiều trong các hộ nông dân nuôi tằm nhỏ lẻ, nhưng ít được áp dụng trong quy trình nuôi tằm con tập trung.

Ưu và nhược điểm của phương pháp thay phân bằng tay:

− Ưu điểm: + Dễ thực hiện + Vốn đầu tư ít + San tằm với mật độ thích hợp.

− Nhược điểm: + Tốn công lao động. + Không loại bỏ hoàn toàn tằm bệnh, tằm kẹ và xác, cọng lá dâu. + Thay phân bằng tay dễ gây sát thương da tằm. + Bỏ sót tằm, làm lây lan bệnh tằm. Kỹ thuật thay phân bằng tay:

− Trước khi thay phân 2 – 3 bữa dâu, rây một lớp vôi bột lên mình tằm, nong tằm để phân cách lớp dâu cũ và lớp dâu mới cho ăn.

− Sau đó, cho tằm ăn dâu 2 – 3 bữa rồi tiến hành thay phân.

− Loại bỏ tằm kẹ, tằm bệnh.

− Dùng tay bóc nhẹ tằm và lớp dâu mới cho ăn sau khi rây vôi thành từng mảng và chuyển sang nong tằm đã lót giấy.

− Dùng lá dâu tươi rải trên nong tằm đã thay phân để câu tằm còn sót lại trên nong tằm sang nong mới.

− San đều tằm với mật độ thích hợp. Chú ý: Động tác thay phân phải nhẹ nhàng, không làm sát thương mình

tằm.

− Sau khi thay phân, cho tằm ăn dâu rồi đạy giấy (nếu nuôi tằm bằng phương pháp đạy giấy).

− Vệ sinh sạch sẽ nhà tằm sau khi thay phân.

− Đổ phân tằm vào nơi qui định, để tránh lây lan nguồn bệnh tằm.

Page 71: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

71

H04-50: Thay phân tằm bằng tay

5. San tằm

San tằm là một công việc nhằm điều chỉnh mật độ tằm phù hợp với sự sinh trưởng, phát dục của từng tuổi tằm.

San tằm được thực hiện trước khi cho tằm ăn và sau khi thay phân tằm. 5.1. Mục đích của việc san tằm

Vòng đời của giai đoạn tằm ngắn, tổng thời gian của các tuổi ở giai đoạn này từ 20 – 25 ngày tùy theo từng giống.

Tằm sinh trưởng, phát dục nhanh. Kích thước tằm tuổi 2 tăng 20 lần so với tuổi 1, tằm tuổi 3 tăng 150 lần so với tuổi 1, không gian sống của các cá thể tằm chật trội, tằm leo lên nhau gây sát thương mình tằm.

Ngoài ra, do chế độ ánh sáng, gió ... tằm phân bố không đều trên mô, nong tằm.

Do đó cần san tằm để điều chỉnh mật độ tằm trong nong, tạo môi trường thuận lợi cho tằm sinh trưởng, phát dục. 5.2. Mật độ tằm

Mật độ tằm có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm. Tằm được nuôi với mật độ vừa phải, tằm sinh trưởng khỏe phát dục đồng đều.

Nuôi tằm với mật độ dày:

− Ảnh hưởng đến khả năng vận động của tằm, tằm bò đè lên nhau, dễ lây lan bệnh tằm.

Page 72: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

72

− Ảnh hưởng đến sự lột xác của tằm, kéo dài thời gian lột xác, tằm phát dục không đều, tằm yếu sức.

− Tằm nuôi với mật độ cao sẽ làm nhiệt độ và ẩm độ nong tằm tăng do quá trình lên men của phân tằm, tăng vi sinh vật gây bệnh phát triển, tằm yếu và dễ bị bệnh. Nuôi tằm với mật độ thưa:

− Gây lãng phí dụng cụ, lá dâu.

− Tăng thời gian lao động khi cho tằm ăn. Diện tích mô tằm tăng theo tuổi tằm. Từ tuổi 1 đến tuổi 3, diện tích mô tằm tăng từ 20 – 30 lần.

Mật độ nuôi tằm thay đổi tùy theo giống tằm, phương thức nuôi tằm và điều kiện khí hậu.

Trong điều kiện nhiệt độ 23 – 260C, ẩm độ 80 – 85%, mật độ nuôi thích hợp nhất là khoảng cách tằm với tằm cách nhau một chiều ngang thân tằm. 5.3. San tằm trước khi cho ăn

Nếu tằm trên nong phân bố không đều, chỗ dày chỗ thưa, tại vị trí tằm dày tằm bị đói và những vị trí tằm thưa thì thừa dâu gây lãng phí. Do đó, trước khi cho tằm ăn cần tiến hành san tằm, phân bố đều tằm trên nong nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các cá thể tằm cùng ăn no dâu, tằm không bị đói.

Kỹ thuật san tằm trước khi cho ăn:

− Trước khi cho tằm ăn quan sát khoảng cách mật độ tằm trên nong tằm.

− Nếu tằm dày cục bộ thì dùng đũa di chuyển một số mảnh dâu, lá dâu có tằm ở những vị trí dầy sang những chỗ thưa tằm.

− Nếu toàn bộ nong tằm quá dày thì dùng đũa di chuyển bớt một số lá dâu có tằm tại mỗi vị trí trên nong sang một nong nuôi tằm mới, sau đó san đều tằm và cho ăn. 5.4. San tằm khi thay phân

Sau khi thay phân kết hợp với san tằm nhằm phân bố khoảng cách mật độ trên nong tằm cho phù hợp.

Đối với tằm con để mở rộng diện tích mô tằm, bằng cách dãn rộng mảng dâu cũ có tằm.

Page 73: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

73

H04-51: Dùng đũa san tằm

6. Loại bỏ tằm xấu, tằm bệnh Loại bỏ triệt để tằm kẹ, tằm bệnh ra khỏi nong tằm là một công việc rất

quan trọng được thực hiện trước khi cho tằm ăn hay thay phân - san tằm. Công việc này yêu cầu phải quan sát tỷ mỷ, nhận diện được các triệu trứng

của bệnh.

H04-52: Loại bỏ tằm xấu, tằm bệnh

Khi tiến hành loại bỏ tằm yếu tằm bệnh phải tiến hành một cách triệt để nhằm mục đích không cho nguồn bệnh lây lan bệnh từ tằm bị bệnh sang những con tằm khỏe.

Page 74: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

74

Tất cả tằm xấu, tằm bệnh được nhặt và bỏ vào dụng cụ chuyên dùng có chứa các chất sát trùng như foormol khô, clorua vôi hoặc vôi bột. Sau đó, đem tiêu hủy ở nơi xa nhà tằm.

H04-53: Dụng cụ đựng tằm bệnh bị loại

Những con tằm xấu, tằm bệnh là nguồn bệnh có sức lây lan rất mạnh. Nếu để những con tằm này trên nong sẽ lây lan bệnh sang tằm khỏe. Do đó, cần phải đem tiêu hủy ngay không cho nguồn bệnh kịp phát tán và lây nhiễm. 7. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm

Tằm là một loại côn trùng biến nhiệt, nhiệt độ, ẩm độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm.

Tằm được nuôi trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ phù hợp sẽ sinh trưởng phát dục tốt, ít bị bệnh và tăng năng suất chất lượng tơ kén.

Yêu cầu nhiệt độ, ẩm độ của tằm tùy theo từng tuổi tằm.

− Tằm tuổi 1, tuổi 2 yêu cầu nhiệt độ 26 – 280C, ẩm độ 85%.

− Tằm tuổi 3 yêu cầu nhiệt độ 23 – 260C, ẩm độ 80%. Ngay trong cùng một tuổi tằm từng giai đoạn phát dục khác nhau cũng

khác nhau. Tằm bước vào giai đoạn chuẩn bị ngủ, yêu cầu nhiệt độ cao và ẩm độ thấp

hơn so với tuổi để các cá thể tằm vào ngủ đồng đều và lá dâu nhanh héo hơn. Khi tằm dậy thì yêu cầu nhiệt độ thấp và ẩm độ cao hơn để tằm thuận lợi

lột xác.

Page 75: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

75

Nếu điều chỉnh chế độ nhiệt và ẩm ngược lại tằm khó lột xác hoặc chỉ lột xác 1/2 thân.

Vì vậy, khi nuôi tằm, vào những ngày có nhiệt độ thấp, cần đốt lò than hoặc sử dụng các hệ thống tăng nhiệt để tăng nhiệt độ nhà tằm.

Những ngày nhiệt độ cao, cần giảm nhiệt độ nhà bằng cách mở cửa nhà, cửa sổ cho thông thoáng.

Chú ý:

− Khi đốt lò than để tăng nhiệt độ nhà tằm phải để than cháy hết khói và phủ lên trên mặt than một lớp tro mỏng, sau đó mới được đưa vào nhà tằm để tránh tằm bị ngộ độc khói than.

− Khi điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm không phù hợp với các giai đoạn phát dục hoặc tăng giảm nhiệt ẩm độ đột ngột đều không có lợi cho tằm, gây nên các bệnh sinh lý, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm xâm nhập và phát triển như: trong đầu, các bệnh bủng do vi rút và hoại huyết phát triển. Do đó yêu cầu điều chỉnh nhiệt ẩm độ trong nhà tằm một cách từ từ tránh tăng giảm nhiệt ẩm độ đột ngột. 8. Điều chỉnh gió và ánh sáng

Ánh sáng và gió ảnh hưởng đến hoạt động ăn ngủ và sự di chuyển của tằm. Tằm hoạt động ăn dâu mạnh trong điều kiện ánh sáng yếu và gió nhẹ,

không khí nhà tằm lưu thông. Vì vậy, sức ăn của tằm từ tối đến sáng là mạnh nhất.

Tại những vị trí có cường độ ánh sáng mạnh hoặc gió lùa trực tiếp vào nong tằm, tằm có xu hướng di chuyển về phía có ánh sáng yếu làm cho sự phân bố tằm trên nong không đồng đều, dẫn đến giữa các cá thể trong nong tằm phát dục không đồng đều, dễ phát sinh các loại bệnh gây hại tằm.

Công việc điều chỉnh ánh sáng và gió phụ thuộc nhiều vào việc thiết kế xây dựng nhà nuôi tằm và việc bố trí vị trí đũi đặt nong nuôi tằm.

Nếu thiết kế xây dựng nhà nuôi tằm mới, tốt nhất là thiết kế hệ thống cửa ra vào, cửa sổ tránh hướng gió chính, đặc biệt là tránh hướng gió mùa đông bắc.

Khi chọn vị trí trong nhà để nuôi tằm, không nên bố trí đũi nuôi tằm ở những nơi có ánh sáng mạnh hoặc gió lùa. Trong trường hợp bắt buộc thì phải chọn những giải pháp để điều tiết gió và ánh sáng.

Trong trường hợp nhà nuôi tằm có sẵn từ trước có hệ thống cửa không thích hợp cho việc điều chỉnh ánh sáng và gió, thì biện pháp khắc phục tốt nhất là: sử dụng các loại lưới có kích thước mắt nhỏ tạo, thành những mành treo nhiều lớp tại cửa sổ hoặc cửa ra vào để tiện điều chỉnh ánh sáng và gió.

Page 76: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

76

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành thay phân tằm bằng tay. Bài thực hành 2: Thực hành thay phân tằm bằng lưới. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Kỹ thuật thay phân tằm bằng tay.

− Kỹ thuật thay phân tằm bằng lưới.

− Kỹ thuật san tằm.

Page 77: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

77

Bài 6: XỬ LÝ GIAI ĐOẠN THỨC NGỦ CỦA TẰM Mã bài: MĐ04–6

Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát dục ở giai đoạn tằm, tằm 5 tuổi trải

qua 4 lần ngừng ăn dâu, và không vận động (gọi là tằm ngủ). Đây là quá trình tiêu hao thể lực tằm rất lớn. Vì vậy, chăm sóc tằm ở giai đoạn này không hợp lý, không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tằm, tằm dễ phát sinh, phát dục bệnh. Mục tiêu

− Trình bày được kỹ thuật xử lý tằm ở giai đoạn: trước, trong khi ngủ và khi tằm dậy;

− Xác định được thời điểm ngưng dâu, vào dâu và thực hiện xử lý mình tằm;

− Xử lý tằm thức ngủ không đều, đề cao trách nhiệm với công việc. A. Nội dung

Ở pha tằm, giai đoạn ăn dâu, ngừng ăn dâu để ngủ và lột xác luôn xen kẽ. Giai đoạn ăn dâu, tằm sinh trưởng phát dục mạnh và lớn lên từng ngày. Đến một lúc nào đó kích thước của tằm không thể tăng được bởi giới hạn của da, tằm ngừng ăn dâu và bước vào giai đoạn ngủ để thay da.

Tằm ngủ là trạng thái tằm ngừng ăn dâu, không vận động. Thực chất của quá trình ngủ là tằm lột xác.

Tằm con có 3 tuổi và ngủ 3 lần. Thời gian ăn dâu và ngủ dài ngắn tùy thuộc vào tuổi tằm, giống tằm, thời tiết, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc.

Đối với tằm con, lần ngủ 2 có thời gian ngủ ngắn nhất (trung bình khoảng 20 giờ). Thời gian ngủ của tằm chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tằm ướm ngủ Giai đoạn 2: Tằm ngủ Giai đoạn 3: Tằm thức Mỗi giai đoạn của quá trình ngủ có sự biểu hiện bên ngoài và biến đổi sinh

lý bên trong cơ thể tằm khác nhau. 1. Tằm ướm ngủ

Khi cơ thể tằm lớn lên với kích thước nhất định, cơ thể tằm không thể tăng lên được hay còn gọi là đẫy sức vì giới hạn của da, tằm bắt đầu ngừng ăn dâu và có những biểu hiện đầu tiên của quá trình lột xác. Đây là giai đoạn ướm ngủ của tằm.

Page 78: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

78

Giai đoạn tằm ướm ngủ còn gọi là giai đoạn báo ngủ, được tính từ lúc tằm có những biểu hiện đầu tiên của quá trình ngủ đến khi tằm bắt đầu ngủ yên.

H04-54: Tằm ướm ngủ

Giai đoạn ướm ngủ của tằm dài hay ngắn chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài như: giống tằm và tuổi tằm, điều kiện môi trường, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, sức khỏe tằm.

Thông thường, trong một tuổi, sau khi tằm ăn dâu 2 – 3 ngày sẽ có những dấu hiệu đầu tiên của quá trình lột xác, tằm bước vào giai đoạn ướm ngủ.

Những dấu hiệu của tằm ở giai đoạn tằm ướm ngủ:

− Cơ thể tằm yếu, sức ăn của tằm giảm và dần dần ngừng ăn dâu.

− Mình tằm có sự thay đổi về màu sắc da. Da tằm chuyển từ màu xanh sang màu trắng và căng bóng.

− Thân tằm trở nên mập mạp, co ngắn lại.

− Đầu, miệng tằm nhỏ so với cơ thể và có màu đen.

− Mọi hoạt động của tằm diễn ra chậm chạp, tằm ít hoạt động, lúc này tằm đã đẫy sức và chuẩn bị bước vào giai đoạn ngủ. 1.1. Cho tằm ăn dâu và thay phân

Để cho tằm ngủ đều, trước khi tằm ngủ phải cho tằm ăn dâu no, lá dâu có chất lượng ca,o hái lá dâu non hơn so với yêu cầu của tuổi.

Trước khi ngủ, sức khỏe của tằm yếu. Vì vậy, để tạo điều kiện cho tằm ăn dâu tốt, cần thái lát dâu nhỏ hơn và rải dâu thưa hơn.

Page 79: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

79

Thời kỳ cuối của giai đoạn ướm ngủ, sức ăn dâu của tằm giảm rõ rệt, lúc này cần giảm lượng dâu cho tằm ăn, rải dâu ít hơn nhằm tạo môi trường thông thoáng, sạch sẽ để tằm bước sang giai đoạn ngủ.

Khi tằm ngủ được 95%, ngưng cho tằm ăn dâu. Vì vào giai đoạn ngủ, tằm không ăn dâu, lượng dâu thừa trong nong để lâu sẽ làm thay đổi ẩm độ, nhiệt độ nong tằm, ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tằm.

Số lượng tằm trong nong ngủ dưới 95%, không nên cắt dâu. Vì lúc này, số lượng tằm chưa ngủ nhiều, tằm vẫn còn nhu cầu ăn dâu. Nếu tằm không được ăn dâu đầy đủ, tằm đói, sức khỏe tằm giảm sút, ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tằm, tằm phát dục không đồng đều.

Trong giai đoạn ngủ, tằm yêu cầu môi trường khô ráo, thoáng mát. Do đó, trước khi tằm ngủ cần tiến hành thay phân để tạo môi trường phù hợp cho tằm lột xác.

Thay phân có tác dụng loại bỏ lá dâu thừa, phân tằm và các vi sinh vật gây bệnh cho tằm, giúp nong tằm khô ráo, nhiệt độ và ẩm độ nong tằm phù hợp với nhu cầu sinh lý của tằm. Bên cạnh đó, thay phân còn có tác dụng loại bỏ những con tằm kẹ, tằm bệnh, tằm yếu, giúp tằm trong nong phát dục đồng đều. Tuyệt đối không được để tằm ngủ chìm trong dâu.

Trước khi tằm ngủ, cần thay phân kịp thời, đúng lúc, không nên thay phân quá sớm hay quá trễ. Vì quá trình thay phân cho tằm cũng ảnh hưởng đến sự lột xác của tằm.

Nếu đặt lưới thay phân quá sớm tằm chưa báo ngủ, một số con ngủ trên lớp dâu dày, lượng phân tằm trong nong nhiều, ảnh hưởng đến ẩm độ và nhiệt độ nong tằm. Từ đó, ảnh hưởng đến sự lột xác của tằm.

Tuy nhiên, nếu thay phân muộn, số lượng tằm ngủ trong nong nhiều mới tiến hành thay phân sẽ ảnh hưởng đến sự lột xác của số tằm đã ngủ. Trong quá trình thay phân, những con tằm đang ngủ bị ảnh hưởng tới tuyến lột xác, tằm lột xác không hoàn toàn hoặc lột xác một nửa.

Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành đặt lưới thay phân cho tằm là lúc trong nong tằm bắt đầu có dấu hiệu ướm ngủ. Sau khi đặt lưới, cho tằm ăn dâu 2 bữa rồi tằm bước sang giai đoạn ngủ là vừa. 1.2. Điều chỉnh nhiệt độ

Nhiệt độ tác động trực tiếp đến mọi hoạt động sinh lý của tằm. Nhiệt độ thích hợp cho tằm phát dục là 20 – 300C. Trong phạm vi nhiệt độ này, khi nhiệt độ càng tăng thì quá trình sinh trưởng phát dục của tằm càng tăng.

Khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ của tằm thay đổi tùy thuộc vào giống tằm, tuổi tằm và điều kiện nuôi dưỡng.

− Các giống tằm đa hệ thích hợp với nhiệt độ cao hơn các giống lưỡng hệ và độc hệ.

Page 80: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

80

− Giống tằm lai thích hợp với nhiệt độ cao hơn giống nguyên 1 – 20C. Tằm ở tuổi nhỏ thích hợp với nhiệt độ cao hơn tằm lớn.

Ở giai đoạn ướm ngủ, nhiệt độ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tằm. Để tằm có sức khỏe tốt bước vào giai đoạn lột xác, cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với yêu cầu sinh lý tằm.

− Giai đoạn tằm ướm ngủ cần nhiệt độ môi trường cao hơn so với yêu cầu nhiệt độ của tuổi đó.

− Để tằm phát dục đồng đều, có sức khỏe tốt, nên tăng nhiệt độ nhà tằm lên 1 – 20C.

− Không để nhiệt độ quá cao, hay quá thấp, ảnh hưởng đến thời gian lột xác của tằm, từ đó ảnh hưởng đến thời gian nuôi tằm:

+ Nếu nhiệt độ nhà tằm quá cao, cần giảm nhiệt độ nhà tằm bằng cách mở cửa ra vào, cửa sổ để thông gió. Thay phân kịp thời để tránh nhiệt độ trong nhà và trong nong tăng cao.

+ Nhiệt độ nhà tằm thấp, cần điều chỉnh tăng lên để đảm bảo nhu cầu sinh lý của tằm ở giai đoạn ướm ngủ. Tăng nhiệt độ nhà tằm bằng lò sưởi hoặc đốt than, nhằm tạo nhiệt độ phù hợp cho tằm có sức khỏe tốt nhất để bước sang giai đoạn lột xác.

Mỗi tuổi tằm yêu cầu nhiệt độ ở giai đoạn ướm ngủ khác nhau, tằm ở tuổi nhỏ có khả năng chịu được điều kiện nhiệt độ cao hơn so với tằm lớn:

− Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn ướm ngủ của tằm tuổi 1 và tuổi 2 là 28 – 300C.

− Nhiệt độ thích hợp cho tằm tuổi 3 ở giai đoạn ướm ngủ là 26 – 280C. 1.3. Điều chỉnh ẩm độ

Ẩm độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi tằm. Ẩm độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình sinh trưởng phát dục của tằm.

− Tác động trực tiếp: Ẩm độ ảnh hưởng tới mọi hoạt động sinh lý của tằm như: hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, trao đổi chất, quá trình phát dục, quá trình nhả tơ kết kén.

− Tác động gián tiếp: Ẩm độ có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ héo của lá dâu trên nong, ảnh hưởng đến chất lượng dâu cho tằm ăn, tằm ăn dâu héo, kém chất dinh dưỡng sẽ sinh trưởng chậm lại, tằm phát dục không đồng đều.

Nhu cầu sinh lý về ẩm độ của tằm tùy thuộc vào giống tằm, tuổi tằm và điều kiện nuôi tằm:

− Giống tằm đa hệ thích hợp với ẩm độ cao hơn giống tằm lưỡng hệ và độc hệ.

Page 81: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

81

− Giống tằm Việt Nam yêu cầu ẩm độ cao hơn giống tằm Trung Quốc và Nhật Bản.

− Tằm ở tuổi nhỏ yêu cầu ẩm độ cao hơn tằm tuổi lớn. Ẩm độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh

trưởng phát dục của tằm:

− Ẩm độ quá thấp: Lá dâu nhanh héo, ảnh hưởng đến khả năng ăn dâu của tằm, tằm ăn dâu kém chất lượng, sinh trưởng chậm, còi cọc, đồng thời gây lãng phí lá dâu.

− Ẩm độ cao là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát dục, tằm dễ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất tơ kén.

Vì vậy, để đảm bảo tằm có sức khỏe tốt, sinh trưởng phát dục đều, ta cần chỉnh ẩm độ phù hợp với từng giai đoạn của tằm.

Giai đoạn ướm ngủ, tằm cần môi trường khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Do đó, để tạo điều kiện cho tằm ngủ đồng đều và thuận lợi, nên giảm ẩm độ nhà tằm thấp hơn 2 – 5% so với ẩm độ yêu cầu của tuổi tằm. Giảm ẩm độ có tác dụng làm lá dâu nhanh héo, nong tằm khô ráo, đây là môi trường thuận lợi cho tằm có đầy đủ sức khỏe bước sang giai đọng ngủ.

Mỗi tuổi tằm yêu cầu ẩm độ khác nhau, tằm nhỏ yêu cầu ẩm độ cao hơn so với tằm lớn:

− Giai đoạn tằm tuổi 1, tuổi 2 yêu cầu ẩm độ cao. Do đó, cần điều chỉnh ẩm độ nhà tằm cao phù hợp với nhu cầu của tằm. Ẩm độ thích hợp ở giai đoạn ướm ngủ của tằm tuổi 1, tuổi 2 là 80%.

− Tằm tuổi 3 có nhu cầu ẩm độ thấp hơn so với tằm tuổi 1 và tuổi 2. Ẩm độ thích hợp với tằm tuổi 3 ở giai đoạn ướm ngủ là 75%.

Ẩm độ nhà tằm quá cao hay quá thấp cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tằm ở giai đoạn ướm ngủ. Do đó, ta cần điều chỉnh ẩm độ phù hợp với nhu cầu sinh lý của tằm.

Nếu ẩm độ nhà tằm quá cao, nên rắc vôi bột hoặc Clorua vôi lên nong để giảm ẩm độ nong tằm xuống.

Nếu ẩm độ thấp, tiến hành vảy nước lên nền nhà, tường, để tăng ẩm độ nhà tằm phù hợp với nhu cầu của tằm. 1.4. Điều chỉnh ánh sáng

Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát dục của tằm ít hơn so với nhiệt độ và ẩm độ. Tuy nhiên, nếu nuôi tằm trong điều kiện không đảm bảo ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát dục của tằm.

Tằm nhạy cảm với ánh sáng và thường có khuynh hướng bò về phía có ánh sáng mờ.

Page 82: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

82

Tằm không thích ánh sáng mạnh hay tối hoàn toàn. Trong điều kiện ánh sáng mạnh hay tối hoàn toàn, tằm sinh trưởng và lột xác không đồng đều.

Ở giai đoạn ướm ngủ, tằm cần ánh sáng mờ đều. Để đảm bảo quá trình lột xác của tằm diễn ra thuận lợi và đồng đều thì cần ánh sáng tán xạ ban ngày là đủ.

Nếu nuôi tằm trong điều kiện có thể điều chỉnh được ánh sáng nhà tằm, thì nên nuôi tằm trong điều kiện 16 giờ chiếu sáng và thời gian còn lại ở trong tối. Tằm nuôi trong điều kiện được chiếu sáng 16 giờ/ngày sinh trưởng phát dục đều, tằm có sức khỏe tốt.

Khi tằm vào giai đoạn ướm ngủ, không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào tằm, tránh sánh sáng mạnh, ánh sáng chói chang đối với tằm. Vì những ánh sáng này có cường độ rất mạnh, lượng tia cực tím cao tiếp xúc với tằm sẽ ảnh hưởng da tằm, tằm bị tổn thương, vi sinh vật gây bệnh và côn trùng xâm nhập vào tằm. Từ đó, tằm dễ phát sinh bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tơ kén. 2. Tằm ngủ

Trong pha tằm, từ khi mới nở đến lúc nhả tơ kết kén tằm trải qua 4 lần ngủ ứng với 5 tuổi. Ở giai đoạn tằm con, tằm trải qua 3 lần ngủ. Sau khi kết thúc giai đoạn ướm ngủ, tằm bước sang giai đoạn ngủ, hay còn gọi là giai đoạn chuẩn bị lột xác.

Biểu hiện của tằm ngủ:

− Tằm ngừng vận động và ngừng ăn dâu.

− Đầu và ngực tằm cất cao, miệng tằm nhô ra phía trước, toàn thân của tằm co ngắn lại.

− Màu sắc cơ thể tằm thay đổi, có màu trắng hoặc trắng xanh đối với giống kén trắng. Da tằm chuyển sang màu vàng nhạt đối với giống tằm kén vàng.

− Xung quanh cơ thể tằm có một lớp tơ màng được dùng để cố định cơ thể tằm với xác dâu.

− Trong lúc tằm ngủ tuyến lột xác dưới da hoạt động rất mạnh, tuyến này có tác dụng làm bong tách lớp da cũ và da mới hình thành.

Cuối giai đoạn tằm ngủ, tằm lột xác từ phần đầu xuống phần thân và đuôi. Quá trình lột xác của tằm:

− Đầu tiên ngấn chữ Y trên đầu tằm nứt ra để lộ đầu tằm ra ngoài.

− Sau đó, tằm nhích dần cơ thể lên phía trước và thoát hẳn lớp da cũ, thay vào lớp da mới.

Quá trình lột xác thuận lợi hay khó khăn phụ thuộc chặt vào yếu tố ngoại cảnh. Nếu tằm lột xác trong điều kiện không thuận lợi thì tằm không lột xác hoặc chỉ lột xác 1/2 thân.

Page 83: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

83

H04-55: Tằm lột xác một nửa

Thời gian ngủ của tằm kéo dài từ 20 – 24 giờ. Thời gian ngủ của tằm dài hay ngằn phụ thuộc các yếu tố:

− Tuổi tằm: + Tằm ở mỗi tuổi khác nhau có thời gian ngủ khác nhau. + Trong giai đoạn tằm con, tằm tuổi 2 có thời gian ngủ ngắn nhất, tằm tuổi

3 có thời gian ngủ dài nhất.

− Giống tằm: + Giống tằm khác nhau có thời gian ngủ cũng khác nhau. + Thời gian ngủ của tằm đa hệ ngắn hơn so với tằm lưỡng hệ. + Tằm độc hệ có thời gian ngủ dài hơn tằm lưỡng hệ.

− Nhiệt độ: + Ở nhiệt độ cao, quá trình lột xác của tằm ngắn. + Khi nhiệt độ môi trường giảm xuống thấp, quá trình lột xác của tằm kéo

dài.

− Ẩm độ: + Ẩm độ nhà nuôi tằm quá cao thì quá trình lột xác của tằm rút ngắn. + Ngược lại, ẩm độ quá thấp, thời gian ngủ của tằm kéo dài, lớp da mới

bong tách khỏi lớp da cũ khô nhanh, tằm lột xác một nửa. Ở giai đoạn ngủ, tằm ngừng ăn dâu hoàn toàn và cần yên tĩnh. Do đó, trong

quá trình tằm ngủ, không cho tằm ăn. Nếu cho tằm ăn dâu lúc này, sẽ ảnh hưởng

Page 84: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

84

đến độ thông thoáng của nong tằm, làm cho ẩm độ và nhiệt độ nong tằm tăng lên.

Trong giai đoạn này, không nên động mạnh tay vào nong tằm. Nếu tác động mạnh vào nong tằm có thể làm cho tuyến lột xác bị vỡ ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tằm. 2.1. Điều chỉnh nhiệt độ

Sức khỏe tằm và thời gian lột xác của tằm phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ của môi trường.

Nhiệt độ quá cao hay quá thấp ngoài phạm vi thích hợp của tuổi tằm đều ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tằm.

Nếu tằm thực hiện quá trình lột xác trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, tằm sẽ lột xác đồng đều, có sức khỏe tốt, từ đó nâng cao năng suất và phẩm chất tơ kén.

Để quá trình ngủ của tằm diễn ra thuận lợi và đồng đều, nên điều chỉnh nhiệ độ nhà tằm thấp hơn nhu cầu nhiệt độ của tuổi đó từ 1 – 20C. Khi tằm đang ngủ, không nên để nhiệt độ nhà tằm quá cao hay quá thấp.

Nhiệt độ đến quá trình lột xác của tằm:

− Nhiệt độ cao: Tằm lột xác trong thời gian ngắn. Do thời gian lột xác bị rút ngắn nên quá trình hình thành các bộ phận mới của tằm vội vàng và không hoàn thiện, sức khỏe tằm giảm sút, tằm dễ phát sinh bệnh. Đây gọi là hiện tượng tằm lột xác không hoàn toàn.

− Nhiệt độ cao: thời gian lột xác của tằm kéo dài. Quá trình lột xác kéo dài làm sức khỏe tằm giảm, tằm đói, không đảm bảo đủ sức để tiếp tục quá trình lột xác, ảnh hưởng đến sức đề kháng của tằm. Thời gian lột xác kéo dài làm trọng lượng tằm giảm. Đồng thời, tằm phát dục không đều.

Vì vậy, để tạo để tạo điều kiện cho tằm lột xác tốt cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với sinh lý của từng giống tằm và từng tuổi tằm:

− Đối với tằm tuổi 1, tuổi 2, nhu cầu nhiệt độ thường cao hơn so với giai đoạn tằm tuổi lớn. Nhiệt độ thích hợp cho tằm lột xác ở giai đoạn tuổi 1 và tuổi 2 là từ 24 – 260C.

− Đối với tằm tuổi 3, nhu cầu nhiệt độ thấp hơn so với giai đoạn tằm mới nở và tằm tuổi 1, 2. Để quá trình tằm ngủ diễn ra thuận lợi, tằm ngủ đồng đều ở giai đoạn tuổi 3, cần điều chỉnh nhiệt độ nhà tằm từ 22 – 240C. 2.2. Điều chỉnh ẩm độ

Giai đoạn tằm ngủ cũng chịu sự chi phối rất lớn của yếu tố ẩm độ môi trường. Ẩm độ ảnh hưởng gián tiếp đến tằm thông qua thức ăn (độ tươi héo của lá dâu, chất lượng lá dâu…). Ngoài ra, ẩm độ còn ảnh hưởng đến quá trình bay

Page 85: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

85

hơi, trao đổi chất trong cơ thể tằm và sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh cho tằm.

Nhà tằm có ẩm độ quá cao hay quá thấp ngoài phạm vi thích hợp đều ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, tằm dễ phát sinh các bệnh như: bệnh bủng, bệnh vôi, bệnh đường ruột…

Trong quá trình tằm ngủ, ẩm độ ảnh hưởng rất lớn đến sự lột xác, hình thành các bộ phận trong cơ thể tằm. Ẩm độ quá cao hay quá thấp đều không tốt đến sự lột xác của tằm.

− Tằm lột xác trong điều kiện môi trường có ẩm độ thấp: thời gian ngủ của tằm kéo dài. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, tằm đói và yếu, sức đề kháng của tằm kém, tằm dễ bị bệnh.

− Ẩm độ môi trường quá thấp: da tằm khô, tằm khó lột xác, tằm lột xác một nửa hoặc không lột xác. Tằm không lột xác còn gọi là hiện tượng tằm trốn ngủ. Do sức khỏe và sức đề kháng của tằm kém nên tằm dễ bị nhiễm bệnh.

− Tằm lột xác trong điều kiện môi trường có ẩm độ cao: thời gian ngủ của tằm bị rút ngắn. Do thời gian lột xác của tằm bị rút ngắn, tằm chưa lột xác xong, quá trình hình thành các bộ phận mới vội vàng và chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, tằm dễ bị bệnh.

Ở giai đoạn tằm ngủ, để tạo điều kiện cho tằm lột xác tốt, nên điều chỉnh ẩm độ cao hơn từ 2 – 5% so với yêu cầu ẩm độ của từng tuổi tằm:

− Tằm tuổi 1, tuổi 2 thường yêu cầu ẩm độ cao hơn so với các tuổi khác. Ở giai đoạn này, để tằm lột xác thuận lợi và đồng đều, nên để ẩm độ nhà tằm từ 85 – 90%.

− Tằm ở giai đoạn tuổi lớn cần ẩm độ thấp hơn so với tằm tuổi nhỏ. Đối với tằm tuổi 3, để tằm ngủ tốt, lột xác hoàn toàn và có sức khỏe tốt, nên điều chỉnh nhà tằm có ẩm độ từ 80 – 85%. 2.3. Điều chỉnh ánh sáng

Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát dục của tằm không nhiều bằng nhiệt độ và ẩm độ. Tằm đầu tuổi 1 có tính ưa sáng. Nhu cầu ánh sáng của tằm giảm dần theo độ tăng của tuổi tằm.

Tuy ánh sáng ảnh hưởng không lớn đến sự sinh trưởng phát dục của tằm, nhưng tằm rất nhạy cảm với ánh sáng mạnh, đặc biệt là giai đoạn tằm đang ngủ.

Trong giai đoạn tằm đang ngủ, không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào mình tằm để đảm bảo tằm ngủ đồng đều, quá trình lột xác thuận lợi. Vì trong quá trình lột xác của tằm, sức khỏe tằm giảm, da tằm mới đang hình thành nên rất mỏng. Do đó, nếu để ánh sáng trực tiếp chiếu vào da tằm sẽ làm tổn thương da tằm, tằm dễ bị các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, tằm dễ bị bệnh do vi sinh vật và côn trùng gây nên.

Page 86: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

86

Ánh sáng tốt nhất cho tằm lột xác thuận lợi là ánh sáng tán xạ và mờ đều ở tất cả các vị trí trong nhà tằm.

Trong quá trình tằm ngủ không đụng tay mạnh vào nong tằm, làm tằm thức, ảnh hưởng đến sự lột xác của tằm. Nếu tằm đang ngủ bị đánh thức dậy sẽ ảnh hưởng đến sự lột xác của tằm, tằm lột xác không hoàn toàn. 3. Tằm dậy

Sau khi tằm thay lớp da cũ bằng lớp da mới nhăn nheo, có màu nhạt hơn so với lớp da cũ, tằm kết thúc giai đoạn ngủ, bước sang giai đoạn tằm dậy.

Một số dấu hiệu nhận biết tằm dậy:

− Sau khi lột xác xong, đầu và thân tằm trắng mốc.

− Da tằm nhăn nheo, không căng bóng và rất mỏng.

− Trên da của tằm có một lớp muối mỏng.

− Do đó, ở giai đoạn tằm mới dậy, nên hạn chế đụng vào cơ thể tằm, lúc này da tằm rất dễ vỡ, dễ gây vết thương cơ giới trên da tằm, tằm dễ bị vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

− Sau khi lột xác xong 2 – 3 giờ, đầu tằm dần chuyển sang màu nâu nhạt, lớp da mới đã khô.

Khi tằm dậy, cơ thể tằm yếu và tằm đói, tằm bò đi tìm dâu. Lúc này, hoạt động của tằm đã nhanh nhẹn.

Tuy nhiên, sau khi ngủ dậy cơ thể tằm rất yếu, sức đề kháng giảm sút rõ rệt, tằm dễ bị bệnh. Do đó, để tăng sức đề kháng và cải thiện sức khỏe tằm, cần đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm và thức ăn cho tằm ăn phù hợp với nhu cầu sinh lý của tằm. 3.1. Điều chỉnh nhiệt độ

Tằm mới ngủ dậy có sức đề kháng kém, dễ bị bệnh nếu gặp điều kiện môi trường quá thấp hay quá cao.

− Tằm dậy trong điều kiện nhiệt độ môi trường quá thấp: tằm dễ bị bệnh, kéo dài thời gian làm khô da tằm. Nhiệt độ quá thấp sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của tằm, kéo dài lứa nuôi, gây lãng phí lá dâu, công lao động, vật tư… Từ đó, làm tăng chi phí lứa nuôi.

− Tằm lột xác trong điều kiện nhiệt độ môi trường quá cao: tằm phát dục không đều, làm giảm chất lượng lứa nuôi.

Để đảm bảo tằm có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, đồng thời tạo điều kiện cho da tằm nhanh khô, nên điều chỉnh nhiệt độ nhà tằm tăng lên 1 – 20C so với yêu cầu nhiệt độ của từng tuổi tằm.

Nhiệt độ thích hợp cho tằm mới ngủ dậy ở tuổi 1 và tuổi 2 là: 27 – 290C. Ở nhiệt độ này, tằm sinh trưởng tốt, lớp da mới hình thành nhanh khô.

Page 87: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

87

Tằm ở tuổi lớn có nhu cầu nhiệt độ thấp hơn so với tằm tuổi nhỏ. Vì vậy, nên điều chỉnh nhiệt độ tằm mới ngủ dậy tuổi 3 thấp hơn so với tuổi 1 và tuổi 2. Nhiệt độ thích hợp cho tằm mới ngủ dậy ở tuổi 3 là: 25 – 270C.

Khi nhiệt độ nhà tằm quá thấp, tăng nhiệt độ nhà tằm lên bằng cách đốt lò than để đảm bảo tằm được sinh trưởng phát dục trong điều kiện nhiệt độ phù hợp nhất.

Trường hợp nhiệt độ nhà tằm quá cao, nên mở cửa nhà tằm thông thoáng cho không khí lưu thông. Các ảnh hưởng bất lợi của nhiệt độ cao có thể khắc phục được bằng cách thiết kế các nhà nuôi, đảm bảo nhà tằm có sự thông gió thích hợp và sự luân chuyển không khí tự do. 3.2. Điều chỉnh ẩm độ

Giai đoạn tằm mới ngủ dậy chịu ảnh hưởng rất lớn của ẩm độ. Vì ở giai đoạn này, ẩm độ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ khô của da tằm.

Ẩm độ quá cao hay quá thấp ở giai đoạn tằm thức đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tằm, sức đề kháng của tằm:

− Ẩm độ cao: da tằm lâu khô, cơ thể tằm yếu, tằm dễ bị tổn thương do di chuyển va chạm vào nhau. Từ đó, tằm dễ bị các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

− Ẩm độ thấp: da tằm nhanh khô. Tuy nhiên, khi cho tằm ăn, nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu, lá dâu nhanh héo, hàm lượng chất dinh dưỡng trong lá dâu giảm, tằm ăn thiếu chất dinh dưỡng.

Vì vậy, nhằm tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tằm sinh trưởng phát dục ngay sau khi tằm mới ngủ dậy, nên điều chỉnh ẩm độ phù hợp với nhu cầu của tằm.

Ẩm độ thích hợp nhất cho tằm ở giai đoạn mới ngủ dậy là giảm ẩm độ nhà tằm xuống 2 – 5% so với yêu cầu của tuổi tằm.

− Đối với tằm tuổi 1, tuổi 2, ẩm độ thích hợp cho tằm ở giai đoạn tằm thức là 80%.

− Đối với tằm tuổi 3, nhu cầu ẩm độ thấp hơn so với tằm tuổi 1, tuổi 2. Ẩm độ phù hợp nhất cho tằm tuổi 3 mới ngủ dậy sinh trưởng phát dục tốt là 75%. 3.3. Điều chỉnh ánh sáng

Ánh sáng thích hợp nhất cho tằm là ánh sáng mờ, phân bố đều trong nhà tằm.

Trong suốt quá trình ngủ, tằm ngừng ăn dâu, dinh dưỡng trong cơ thể bị tiêu hao nhiều, đồng thời có lớp da mềm và mỏng. Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh, tằm sẽ có xu hướng di chuyển nhiều từ nơi có ánh sáng mạnh về nơi có ánh sáng yếu. Do đó, làm tằm kiệt sức và da tằm dễ bị sát thương, tạo điều kiện cho nguồn bệnh xâm nhập.

Page 88: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

88

3.4. Xử lý mình tằm Trong quá trình lột xác, nguồn năng lượng dự trữ có trong cơ thể tằm đã

cạn kiệt để hình thành lớp da mới. Sau khi lột xác xong, cơ thể tằm yếu, sức đề kháng kém, da tằm mềm, mỏng, dễ bị vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, đặc biệt là các loại nấm, vi khuẩn và virus. Do đo, cần xử lý mình tằm để phòng bệnh cho tằm.

Xử lý mình tằm sau khi tằm thức dậy bằng phương pháp hóa học:

− Sử dụng clorua vôi hoặc vôi bột rắc lên mình tằm. Vì vôi bột và clorua vôi có tác dụng sát trùng rất tốt.

− Trộn clorua vôi và vôi bột với tỷ lệ 1/17 – 1/21 để rắc lên mình tằm.

− Có thể sử dụng vôi bột nguyên chất rây đều lên mình tằm để sát trùng mình tằm và làm da tằm khô cứng hơn, tránh sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh. 3.5. Cho tằm ăn

Tằm mới dậy, đầu và miệng tằm còn mềm, sau đó cứng dần lên, lúc này tằm mới có thể ăn dâu.

Đầu và miệng tằm mới ngủ dậy có màu trắng sữa. Sau 1 – 2 tiếng, đầu và miệng tằm chuyển sang màu trắng vàng và lúc đó tằm bắt đầu tìm lá dâu để ăn.

Quan sát tổng thể trên nong tằm:

− Nếu số lượng tằm dậy khoảng 90% và đa số tằm có đầu và miệng chuyển sang màu trắng vàng thì cho tằm ăn dâu.

− Cho tằm ăn dâu muộn quá hay sớm quá đều ảnh hưởng đến sự phát dục của tằm:

+ Cho tằm ăn dâu sớm quá, cơ thể tằm yếu, miệng tằm còn non, ảnh hưởng đến khả năng ăn dâu của tằm. Đồng thời, nếu cho tằm ăn dâu sớm, số tằm chưa lột xác còn nhiều, ảnh hưởng đến sự phát dục về sau của tằm.

+ Cho tằm ăn dâu muộn quá, tằm dậy sớm bị đói, tằm kiệt sức, sức đề kháng kém, tằm dễ bị bệnh.

Tằm mới ngủ dậy còn rất yếu. Do đó, khi cho tằm ăn cần thái dâu nhỏ hơn, rải thưa hơn nhằm tạo độ thông thoáng nong tằm, tạo môi trường thuận lợi cho tằm hô hấp.

Lựa chọn lá dâu non hơn, mềm hơn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho tằm để tằm có sức khỏe và sức đề kháng tốt. 4. Xử lý tằm thức ngủ không đều

Tằm ngủ không đều là hiện tượng trên nong tằm vừa có tằm đã vào ngủ say, vừa có tằm báo ngủ và có cả tằm đang ăn dâu.

Page 89: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

89

Tằm thức không đều là hiện tượng trong nong tằm đã có một số tằm lột xác xong, đã bắt đầu bò đi tìm dâu mà vẫn còn một số tằm đang ngủ say.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng tằm thức ngủ không đều là do ngoại cảnh và chế độ chăm sóc như:

− Khi tằm thức, quyết định thời điểm vào dâu quá sớm.

− Mật độ nuôi tằm quá dày, phân bố không đồng đều.

− Cho tằm ăn không đúng kỹ thuật.

− Cho tằm ăn lá dâu kém chất lượng… Tằm thức ngủ không đều gây khó khăn trong quá trình chăm sóc tằm. Do

đó, để tạo điều kiện cho tằm thức ngủ đều cần tiến hành các biện pháp xử lý tằm ngủ không đều và tằm dậy muộn. 4.1. Biện pháp xử lý tằm ngủ không đều

Quan sát trên nong tằm giai đoạn báo ngủ thấy có một số cá thể chưa đẫy sức, vẫn có khả năng ăn dâu:

− Nếu tằm chưa báo ngủ nhưng sức ăn đã giảm, sau 1 – 2 bữa ăn dâu tằm sẽ ngủ thì:

+ Dùng lá dâu có chất lượng tốt cho ăn. + Cho tằm ăn nhiều bữa. + Mỗi bữa cho ăn một lớp mỏng để tằm chưa ngủ tiếp tục ăn dâu cho đến

khi đẫy sức và không ảnh hưởng đến tiểu khí hậu nong tằm.

− Nếu tằm chưa báo ngủ nhưng sức ăn mạnh, sau nhiều bữa ăn dâu tằm mới ngủ thì:

+ Tiến hành đặt lưới lên nong tằm. + Rắc một lớp dâu mỏng lên trên lưới để câu tằm chưa ngủ ra nuôi riêng

nong khác. + Trong trường hợp này việc tách tằm đã ngủ và ngủ muộm ra là rất cần

thiết, để những con tằm đã ngủ không ảnh hưởng tới quá trình lột xác và tằm chưa ngủ được ăn no đẫy sức trước khi bước vào quá trình ngủ. 4.2.Biện pháp xử lý tằm dậy muộn

Sau một thời gian tằm ngủ, quan sát nong tằm thấy hiện tượng thức ngủ không đều có thể được xử lý theo các cách sau:

− Quan sát những con tằm đang ngủ thấy hiện tượng miệng và đầu tằm nhô ra, vết nứt chữ Y trên đầu rõ nét là báo hiệu tằm chuẩn bị lột xác. Trong trường hợp này, quyết định thời điểm vào dâu muộn hơn dự kiến để chờ tằm dậy thì tiến hành vào dâu cho tằm ăn.

Page 90: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

90

− Nếu trên nong tằm, số tằm đã thức có răng đã cứng, chuyển sang màu trắng vàng, nhưng số tằm đang ngủ chưa thấy biểu hiện sự lột xác thì:

+ Sử dụng vôi bột hoặc clorua vôi rây lên nong tằm. + Sau đó đặt lưới lên nong tằm. + Rắc dâu lên trên lưới và câu số tằm thức ra nuôi riêng + Tiếp tục chăm sóc tằm đang ngủ. + Không nên để tằm nhịn đói quá lâu, làm giảm sức đề kháng của tằm. Trong trường hợp tằm ngủ thức quá muộn (thông thường là những con tằm

có hoạt động sinh lý không bình thường hoặc tằm đã bị nhiễm bệnh) thì loại bỏ những con tằm này. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ướm ngủ. Bài thực hành 2: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ngủ. Bài thực hành 3: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm thức. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ướm ngủ.

− Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ngủ.

− Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm thức.

Page 91: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

91

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun

− Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm con là khối kiến thức chuyên môn nghề, nằm trong danh mục các mô đun nghề, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Trồng dâu - Nuôi tằm;

− Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm con bao gồm những kiến thức, kỹ năng then chốt trong kỹ thuật nuôi tằm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng kén tằm;

− Nội dung của mô đun Kỹ thuật nuôi tằm con bao gồm những công việc: chuẩn bị nuôi tằm, ấp trứng, băng tằm và nuôi tằm con;

− Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm con được bố trí ở sau mô đun kỹ thuật trồng dâu và bố trí đồng thời với mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu. II. Mục tiêu

− Mô tả được các công việc cần làm trong quy trình kỹ thuật nuôi tằm ở giai đoạn tằm con từ tuổi 1 đến tuổi 3;

− Tính toán, chuẩn bị được lượng trứng giống tằm, thức ăn, vật tư trang thiết bị, dụng cụ cần sử dụng cho nuôi dưỡng, chăm sóc tằm;

− Thực hiện được các công việc chăm sóc tằm gồm chuẩn bị lá dâu, cho ăn, thay phân, san tằm, xử lý tằm các giai đoạn đặc biệt;

− Rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc tằm dâu. III. Nội dung mô đun

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian ( giờ ) Tổng

số Lý

thuyết Thực hành

Kiểm tra*

MĐ04-1 Chuẩn bị vật tư Tích hợp

Nhà nuôi tằm 10 2 8

MĐ04-2 Ấp trứng Tích hợp

Nhà nuôi tằm 10 2 8

MĐ04-3 Băng tằm Tích hợp

Nhà nuôi tằm 16 6 11 1

MĐ04-4 Cho tằm con ăn Tích hợp

Nhà nuôi tằm 20 4 15 1

MĐ04-5 Thay phân, san tằm

Tích hợp

Nhà nuôi tằm 10 2 8

Page 92: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

92

MĐ04-6 Xử lý giai đoạn thức ngủ của tằm

Tích hợp

Nhà nuôi tằm 14 4 9 1

Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 84 20 57 7

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.

IV. Hướng dẫn thực hiện bài thực hành 4.1. Bài 1: Chuẩn bị vật tư Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Chuẩn bị

nhà và vật tư nuôi tằm

- Nhà nuôi tằm: Vệ sinh sạch sẽ. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Lắp đặt hệ thống thông gió. Lắp đặt ẩm nhiệt kế. Lắp đặt lưới chống ruồi nhặng, chuột, Chuẩn bị đế chống kiến. - Nhà bảo quản dâu: Vệ sinh sạch sẽ. Lắp hệ thống quạt. Chuẩn bị vải và bình xịt nước.

- Nhà nuôi tằm ở nơi cao ráo, thoáng mát, không gần vườn thuốc lá, khu công nghiệp, lò gạch… - Sạch sẽ, thoáng mát, có thể điều chỉnh được nhiệt độ và ẩm độ. - Dụng cụ, vật tư phải đầy đủ theo yêu cầu

- Đèn điện chiếu sáng; hệ thống thông gió; lưới chống ruồi, nhặng, đế chống kiến, ẩm nhiệt kế. - Quạt, bình xịt nước, vải. - Ẩm nhiệt kế, hệ thống thông gió,

Page 93: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

93

- Nhà né: Vệ sinh sạch sẽ. Lắp đặt ẩm nhiệt kế. Lắp đặt hệ thống thông gió. Lắp đặt lưới chống ruồi, nhặng. Chuẩn bị đế chống kiến. - Vệ sinh nong, né sạch sẽ. - Chuẩn bị đầy đủ: Lưới thay phân; giấy bản, giấy nến để nuôi tằm con; thớt, dao để thái lá dâu; lò than; bình xịt thuốc cầm tay; vôi bột, Clorua vôi, foormol.

lưới chống ruồi nhặng, đế chống kiến. - Nong, né, lưới thay phân; giấy bản, giấy nến; thớt, dao; lò than; bình xịt thuốc cầm tay; vôi bột, Clorua vôi, foormol.

2 Kiểm tra các thiết bị hỗ trợ cho việc nuôi tằm

- Quan sát các hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng, hệ thống lưới bảo vệ chống côn trùng có hoạt động tốt hay không. - Xử lý ngay các thiết bị không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Các thiết bị hoạt động tốt.

3 Sắp xếp nhà và vật tư nuôi tằm.

* Nhà tằm: - Sắp xếp đũi: Kê cách tường 30 – 50 cm. Kê đế chống kiến dưới chân đũi. Xếp nong vào từng ngăn trên đũi. - Sắp xếp các dụng cụ khác như: dao, thớt,

- Sắp xếp gọn gàng, hợp lý, vệ sinh sạch sẽ.

Page 94: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

94

dụng cụ đựng dâu, lưới thay phân… gọn gàng, ngăn nắp. * Nhà né: - Sắp xếp né, đế chống kiến gọn gàng, ngăn nắp. - Chuẩn bị đầy đủ lò than và các dụng cụ khác.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm.

Qui trình thực hiện,

Phiếu thực hành,

Phiếu đánh giá sản phẩm,

Giấy bút ghi chép,

Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM

Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời.

e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Nhà nuôi tằm, nhà bảo quản dâu, nhà né không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

− Chuẩn bị không đầy đủ dụng cụ.

Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.

Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.

Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Pha

Clorua vôi Pha Clorua vôi với nồng độ 1%.

Pha đúng nồng độ.

Nước, Clorua vôi,

Page 95: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

95

bình xịt. 2 Phun

dung dịch Clorua vôi

- Phun dung dịch Clorua vôi trên toàn bộ diện tích nhà tằm.

- Phun đều trên toàn bộ diện tích nhà tằm

Bình xịt

3 Đóng kín nhà tằm

- Đóng kín tất cả các cửa, hệ thống thông gió trong 24 giờ.

- Phun xong đóng kín cửa ngay.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Vệ sinh không sạch sẽ.

− Pha thuốc không đủ nồng độ.

− Không đóng kín nhà tằm sau khi phun nhà tằm. Bài thực hành 3 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Pha

Foormol Pha Foormol với nồng độ 2%.

Pha đúng nồng độ

Nước, Foormol,

2 Phun dung dịch Foormol

- Phun dung dịch Foormol trên toàn bộ diện tích nhà tằm.

- Phun đều trên toàn bộ diện tích nhà tằm

Bình xịt

Page 96: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

96

3 Đóng kín nhà tằm

- Đóng kín tất cả các cửa, hệ thống thông gió trong 24 giờ.

- Phun xong đóng kín cửa ngay.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Vệ sinh không sạch sẽ.

− Pha thuốc không đủ nồng độ.

− Không đóng kín nhà tằm sau khi phun nhà tằm. 4.2. Bài 2: Ấp trứng Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Chuẩn bị

trứng giống

- Nhà nuôi tằm có diện tích 30 – 40 m2 cần chuẩn bị 15 – 20 gram trứng giống.

- Trứng đảm bảo sạch bệnh.

- Trứng tằm.

2 Chuẩn bị dụng cụ ấp

- Chuẩn bị: giá ấp trứng, nong, mẹt, dây phơi, vải tối màu, giấy báo.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. - Vệ sinh sạch sẽ.

- Giá ấp trứng, nong, mẹt, dây phơi, vải tối màu, giấy

Page 97: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

97

- Vệ sinh sạch sẽ nong, mẹt, vải. - Chuẩn bị ẩm nhiệt kế.

báo, ẩm nhiệt kế

3 Ấp trứng - Sát trùng lại bề mặt trứng: Đựng trứng vào một túi vải. Sau đó ngâm vào dung dịch foormaldehyt 2% từ 30 – 45 phút. Rửa lại bằng nước sạch cho đến khi hết mùi foormaldehyt. Rải mỏng và đều trứng ra vải, phơi trong nhà ấp trứng. Sau khi trứng khô, xoa đều cho các hạt trứng hoàn toàn rời nhau, rải mỏng đều trên nong đã được lót vải hoặc giấy. Đặt nong trứng lên giá ấp trứng.

- Pha dung dịch foormaldehyt đúng nồng độ. - Trứng phải khô đều. - Nhiệt độ 23 – 270C, ẩm độ 80 – 85%.

Dung dịch foormaldehyt, ẩm nhiệt kế, xô hoặc chậu, nong, vải, giấy báo.

4 Đảo trứng - Gom trứng lại, dùng đũa hoặc lông gà đảo đều trứng trên nong.

- Đảo đều, trứng không bị chồng đống lên nhau.

Lông gà, đũa

5 Hãm tối - Quan sát màu sắc trứng. Nếu đa số trứng chuyển từ màu đen hoặc màu đen xanh sang màu xám bạc thì tiến hành hãm tối. - Gói trứng vào trong giấy báo nhiều lớp hoặc vải tối màu. - Gói trứng để trên nong ấp trứng.

- Đảm bảo không có ánh sáng đi qua. - Diện tích gói trứng 10 cm2 cho 20 gram trứng tằm.

- Nong, giấy báo, vải.

Page 98: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

98

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ không phù hợp.

− Chuẩn bị không đầy đủ dụng cụ.

− Đảo trứng không đều.

− Trứng chuyển ghim không đều.

− Gói trứng quá dày. 4.3. Bài 3: Băng tằm Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Chuẩn bị

dụng cụ - Chuẩn bị: lông gà, giấy lót nong, dao, thớt, đũa, đèn chiếu sáng, lưới có kích thước lỗ lưới 0,2 – 0,5 cm, giấy bản, nong. - Chuẩn bị lá dâu: Lá thứ nhất và lá thứ 2.

- Đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu. - Lá đảm bảo chất lượng

- Lông gà, giấy lót nong, dao, thớt, đũa, đèn chiếu sáng, lưới có kích thước lỗ lưới 0,2 – 0,5 cm, giấy bản, nong, vôi bột.

Page 99: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

99

- Lá dâu. 2 Kích

thích ánh sáng

- Rải đều trứng thành một lớp mỏng trên nong. - Dùng lông gà gom trứng gọn gàng. - Dùng đèn chiếu đều lên mặt trứng trước khi băng tằm từ 3 – 4 giờ.

- Đèn có ánh sáng yếu

- Đèn chiếu sáng

3 Băng tằm Trứng nở trên 80% tiến hành băng tằm. Thái lá dâu thành sợi nhỏ 0,5 cm. Rải một lớp dâu mỏng và đều lên tờ trứng. Dùng lông gà gom tằm kiến tập trung vào mô tằm. Sau 30 phút – 1 giờ, nhấc dâu có tằm sang nong tằm mới. Dùng lông gà gom gọn mô tằm. Dùng đũa san đều mô tằm.

- Đảm bảo ẩm độ, nhiệt độ đúng yêu cầu. - Thái dâu đúng kích thước, rải đều dâu.

- Lá dâu, nong tằm, đũa, lông gà, dao, thớt, giấy bản, giấy báo.

4 Cho tằm ăn bữa đầu tiên

Thái dâu thành sợi nhỏ 0,2 cm. Rải đều dâu trên mô tằm. Dùng lông gà gom gọn mô tằm. Làm vệ sinh dụng cụ băng tằm sạch sẽ.

- Cho tằm ăn đều. - Thái dâu đúng kích thước.

- Lá dâu, dao, thớt, lông gà, đũa.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm.

Page 100: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

100

Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ không phù hợp.

− Chuẩn bị không đầy đủ dụng cụ.

− Trứng nở không đều.

− Thái dâu không đúng kích thước

− Cho tằm ăn không đều. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Chuẩn bị

dụng cụ - Chuẩn bị: lông gà, giấy lót nong, dao, thớt, đũa, đèn chiếu sáng, lưới có kích thước lỗ lưới 0,2 – 0,5 cm, giấy bản, nong. - Chuẩn bị lá dâu: Lá thứ nhất và lá thứ 2.

- Đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu. - Lá đảm bảo chất lượng

- Lông gà, giấy lót nong, dao, thớt, đũa, bóng đèn, lưới có kích thước lỗ lưới 0,2 – 0,5 cm, giấy bản, nong, vôi bột. - Lá dâu.

2 Kích thích ánh sáng

- Rải đều trứng thành một lớp mỏng trên nong.

- Đèn có ánh sáng yếu

- Đèn chiếu sáng

Page 101: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

101

- Dùng lông gà gom trứng gọn gàng. - Dùng đèn chiếu đều lên mặt trứng trước khi băng tằm từ 3 – 4 giờ.

3 Băng tằm Trải tờ giấy bản, giấy báo đã châm kim lên tờ trứng đã nở. Thái lá dâu thành sợi nhỏ (0,5 cm). Rắc dâu lên trên tờ giấy bản, giấy bảo. Sau 30 phút nhấc tờ giấy bản, giấy bảo lên. Lật ngược tờ giấy bản, giấy báo cho sang nong nuôi.

- Đảm bảo ẩm độ, nhiệt độ đúng yêu cầu. - Thái dâu đúng kích thước, rải đều dâu.

- Lá dâu, nong tằm, đũa, lông gà, dao, thớt, giấy bản, giấy báo.

4 Cho tằm ăn bữa đầu tiên

Thái dâu thành sợi nhỏ 0,2 cm. Rải đều dâu trên mô tằm. Dùng lông gà gom gọn mô tằm. Làm vệ sinh dụng cụ băng tằm sạch sẽ.

- Cho tằm ăn đều. - Thái dâu đúng kích thước.

- Lá dâu, dao, thớt, lông gà, đũa.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời.

Page 102: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

102

e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ không phù hợp.

− Chuẩn bị không đầy đủ dụng cụ.

− Trứng nở không đều.

− Thái dâu không đúng kích thước

− Cho tằm ăn không đều. 4.4. Bài 4: Cho tằm con ăn Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Xếp lá

dâu - Xếp lá dâu thành từng bó nhỏ.

- Chọn lá dâu đúng yêu cầu của tuổi tằm.

- Lá dâu.

2 Cắt cuống lá

- Cắt hết tất cả các cuống lá

- Lá dâu, dao, thớt.

3 Thái lá dâu

- Thái ngang lá dâu thành từng sợi nhỏ có kích thước phù hợp tuổi tằm. - Trộn đều lá dâu. - Cho dâu vào nong hoặc chậu.

- Không làm dập nát lá dâu

- Lá dâu, dao, thớt, nong hoặc chậu.

4 Vệ sinh nhà tằm

- Vệ sinh sạch sẽ nơi thái dâu và nhà tằm.

- Vệ sinh sạch sẽ - Chổi.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành,

Page 103: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

103

Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Thái lá dâu quá to so với yêu cầu tuổi tằm.

− Trộn lá dâu không đều.

− Vệ sinh nhà tằm không sạch sẽ. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Xếp lá

dâu - Xếp lá dâu thành từng bó nhỏ, mỗi bó có từ 10 – 15 lá dâu có chất lượng tốt, phù hợp tuổi tằm.

- Chọn lá dâu đúng yêu cầu của tuổi tằm.

- Lá dâu, dao, thớt, nong hoặc chậu.

2 Cắt cuống lá

- Cắt hết tất cả các cuống lá.

- Lá dâu, dao, thớt, nong hoặc chậu.

3 Thái lá dâu

- Thái ngang lá dâu phù hợp yêu cầu. - Dùng lá dâu khác bó những lá dâu vừa thái. - Thái lá dâu theo chiều dọc. - Trộn đều lá dâu trước khi cho tằm ăn. - Cho dâu vào nong

- Không làm dập nát lá dâu

- Lá dâu, dao, thớt, nong, chậu.

Page 104: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

104

hoặc chậu. 4 Vệ sinh

nhà tằm - Vệ sinh sạch sẽ nơi thái dâu và nhà tằm.

- Vệ sinh sạch sẽ - Chổi.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Thái lá dâu quá to so với yêu cầu tuổi tằm.

− Trộn lá dâu không đều.

− Vệ sinh nhà tằm không sạch sẽ. Bài thực hành 3 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Cho tằm

ăn - Trước khi cho tằm ăn rắc vôi bột lên mô hoặc nong tằm. Dùng tay rũ tơi dâu. - Rắc dâu cho tằm ăn vòng quanh mô tằm từ ngoài vào trong giữa mô hoặc nong tằm.

- Rải dâu đều, nhẹ nhàng. - Dâu che kín tằm. - Nới rộng mô tằm mỗi khi cho tằm ăn.

- Lá dâu, nong, lông gà.

Page 105: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

105

- Mỗi lần cho tằm ăn nới rộng mô tằm rộng ra từ 1 – 2 cm. - Sau đó rải thêm lần thứ 2 cho dâu kín tằm. - Dùng tay dập nhẹ lá dâu cho tằm dễ tiếp xúc. - Dùng lông gà gom gọn tằm vào mô.

2 Vệ sinh nhà tằm sau khi cho tằm ăn

- Quét dọn nhà tằm. - Kiểm tra nong tằm có tiếp xúc với tường để tách ra. - Vệ sinh đế kê chân đũi sạch sẽ.

- Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng. - Chân đế luôn có nước và sạch sẽ.

- Chổi.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Cho tằm ăn không đều. − Cho tằm ăn quá nhiều hoặc quá ít.

Bài thực hành 4 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn.

Page 106: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

106

b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Mở giấy

đạy - Mở giấy đạy nong tằm trước khi cho tằm ăn 30 phút.

2 Nhặt bỏ tằm kẹ, tằm yếu

- Nhặt tất cả những tằm kẹ, tằm bệnh, tằm yếu ra khỏi nong tằm. - San đều mật độ tằm trước khi cho tằm ăn.

- Nhặt hết tằm kẹ, tằm bệnh, tằm yếu. - San tằm với mật độ phù hợp.

3 Cho tằm ăn - Trước khi cho tằm ăn rắc vôi bột lên mô hoặc nong tằm. Dùng tay rũ tơi dâu. - Rắc dâu cho tằm ăn vòng quanh mô tằm từ ngoài vào trong giữa mô hoặc nong tằm. - Mỗi lần cho tằm ăn nới rộng mô tằm rộng ra từ 1 – 2 cm. - Sau đó rải thêm lần thứ 2 cho dâu kín tằm. - Dùng tay dập nhẹ lá dâu cho tằm dễ tiếp xúc. - Dùng lông gà gom gọn tằm vào mô.

- Rải dâu đều, nhẹ nhàng. - Lá dâu che kín tằm. - Nới rộng mô tằm mỗi khi cho tằm ăn.

- Lá dâu, nong, lông gà.

4 Đạy giấy - Sau khi cho tằm ăn 15 phút, đạy giấy lên nong tằm.

5 Vệ sinh nhà tằm sau khi cho tằm ăn

- Quét dọn nhà tằm. - Kiểm tra nong tằm

- Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.

- Chổi.

Page 107: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

107

có tiếp xúc với tường để tách ra. - Vệ sinh đế kê chân đũi sạch sẽ.

- Chân đế luôn có nước và sạch sẽ.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Cho tằm ăn không đều. − Cho tằm ăn quá nhiều hoặc quá ít. − Không đảm bảo thời gian mở giấy trước khi cho tằm ăn và đạy giấy sau

khi cho tằm ăn. 4.5. Bài 5: Thay phân, san tằm Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Chuẩn bị

dụng cụ - Chuẩn bị: Dụng cụ đựng phân, nong mới, giấy báo, lưới thay phân, vôi bột, chổi.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu và đã được sát trùng.

- Dụng cụ đựng phân, nong mới, giấy báo, lưới thay phân, vôi bột, chổi.

2 Xác định - Quan sát nong hoặc - Xác định đúng

Page 108: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

108

thời điểm thay phân

mô tằm, nếu xác lá dâu và phân tằm dày thì tiến hành thay phân. - Thay phân khi tằm ướm ngủ. - Thay phân lúc trời mát.

thời điểm thay phân

3 Thay phân

- Rắc một lớp vôi bột lên mình tằm. - Cho tằm ăn 2 bữa. - Dùng tay bóc nhẹ tằm và lớp dâu mới cho ăn, chuyển sang nong tằm đã lót giấy. - Dùng lá dâu tươi rải trên nong tằm đã thay phân để câu tằm còn sót lại trên nong tằm sang nong mới. - Nhấc những lá dâu này sang nong tằm mới.

- Không làm sót tằm. - Không làm sát thương mình tằm.

Lưới thay phân, nong tằm mới.

4 San tằm - Dùng đũa san đều tằm. - Dùng chổi lông gà gom gọn tằm.

- Đảm bảo đúng mật độ tằm.

- Đũa

5 Vệ sinh phòng tằm

- Thu gom phân tằm. - Vận chuyển phân tằm và tằm bệnh, tằm kẹ ra xa phòng tằm. - Xếp gọn dụng cụ thay phân. - Quét dọn sạch sẽ nhà tằm.

- Vệ sinh sạch sẽ nhà tằm.

- Chổi, dụng cụ đựng phân.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện,

Page 109: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

109

Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Làm sót tằm trên nong cũ. − Không loại bỏ hết tằm bệnh, tằm kẹ.

Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Chuẩn bị

dụng cụ - Chuẩn bị: Dụng cụ đựng phân, nong mới, giấy báo, lưới thay phân, vôi bột, chổi.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu và đã được sát trùng.

- Dụng cụ đựng phân, nong mới, giấy báo, lưới thay phân, vôi bột, chổi.

2 Xác định thời điểm thay phân

- Quan sát nong hoặc mô tằm, nếu xác lá dâu và phân tằm dày thì tiến hành thay phân. - Thay phân khi tằm ướm ngủ. - Thay phân lúc trời mát.

- Xác định đúng thời điểm thay phân

3 Thay phân

- Rắc vôi bột hoặc clorua vôi đều lên trên mình tằm. - Sau 15 – 20 phút đặt

- Không làm sót tằm. - Loại bỏ tằm bệnh, tằm kẹ.

Lưới thay phân, nong tằm mới.

Page 110: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

110

lưới lên nong tằm. - Thái dâu có kích thước gấp 3 lần mắt lưới. - Rắc dâu lên trên lưới. - Sau 1 – 2 giờ, nhấc lưới có tằm và dâu sang nong tằm mới đã lót giấy.

- Không làm sát thương mình tằm.

4 San tằm - Dùng đũa san đều tằm.

- Đảm bảo đúng mật độ tằm.

- Đũa

5 Vệ sinh phòng tằm

- Thu gom phân tằm. - Vận chuyển phân tằm và tằm bệnh, tằm kẹ ra xa phòng tằm. - Xếp gọn dụng cụ thay phân. - Quét dọn sạch sẽ nhà tằm.

- Vệ sinh sạch sẽ nhà tằm.

- Chổi, dụng cụ đựng phân.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Làm sót tằm trên nong cũ.

− Không loại bỏ hết tằm bệnh, tằm kẹ. 4.6. Bài 6: Xử lý giai đoạn thức ngủ của tằm Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Page 111: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

111

Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật

Dụng cụ, trang bị

1 Xác định thời điểm tằm ướm ngủ

- Quan sát biểu hiện của tằm: Sức ăn tằm giảm. Da tằm chuyển từ màu xanh sang màu trắng, da căng bóng. Thân trở nên mập mạp, co ngắn lại. Đầu, miệng tằm nhỏ so với cơ thể và có màu đen. Hoạt động chậm chạp.

- Cẩn thận, tỉ mỉ

2 Cho tằm ăn dâu

- Thái lá dâu nhỏ hơn so với yêu cầu tuổi tằm.- Rải dâu từ ngoài vào trong mô tằm, rải dâu thưa. - Cho tằm ăn dâu ít dần.

- Cho tằm ăn đúng kỹ thuật

- Dao, thớt, lá dâu.

3 Thay phân tằm

- Khi tằm bắt đầu có dấu hiệu ướm ngủ, tiến hành thay phân tằm

- Thay phân đúng thời điểm và đúng kỹ thuật.

- Lưới thay phân, giấy báo, nong tằm mới, dụng cụ đựng phân.

4 Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ

- Tăng nhiệt độ nhà tằm lên 1 – 20C. - Giảm ẩm độ nhà tằm 2 – 5%.

- Điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ kịp thời.

- Ẩm nhiệt kế, lò than.

5 Điều - Điều chỉnh ánh sáng

Page 112: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

112

chỉnh ánh sáng

nhà tằm mờ đều.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM

Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời.

e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Xác định không đúng thời điểm tằm ướm ngủ.

− Cho tằm ăn không đúng kỹ thuật.

− Thay phân tằm không đúng kỹ thuật.

− Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng không kịp thời.

Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.

Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.

Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Xác định

thời điểm ngưng dâu

- Quan sát biểu hiện tằm: Tằm ngừng vận động, ngừng ăn dâu. Đầu và ngực tằm cất cao. Miệng tằm nhô ra phía trước.

- Cẩn thận, tỉ mỉ

Page 113: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

113

Toàn thân tằm co ngắn lại. Da chuyển màu.

2 Xác định thời điểm tằm ngủ

- Quan sát biểu hiện tằm: Xung quanh cơ thể tằm có một lớp tơ màng. Tằm nằm im, không hoạt động.

- Đảm bảo ẩm độ, nhiệt độ và ánh sáng theo yêu cầu. - Không đụng mạnh tay vào nong tằm.

3 Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ

- Điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn 1 – 20C, ẩm độ cao hơn 2 – 5% so với nhu cầu từng tuổi.

- Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ phù hợp.

4 Điều chỉnh ánh sáng

- Điều chỉnh ánh sáng mờ đều.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Xác định không đúng thời điểm ngưng dâu.

− Xác định không đúng thời điểm tằm ngủ.

− Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng không kịp thời. Bài thực hành 3 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.

Page 114: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

114

Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Xác định

thời điểm tằm thức dậy

- Quan sát biểu hiện tằm: Đầu và thân trắng mốc. Da nhăn nheo, không căng bóng và rất mỏng, trên da có một lớp muối mỏng. Tằm hoạt động nhanh nhẹn.

- Cẩn thận, tỉ mỉ.

2 Xử lý mình tằm

- Quan sát nong tằm: nếu toàn bộ tằm trên nong đã dậy thì tiến hành xử lý mình tằm. - Dùng clorua vôi trộn với vôi bột tỉ lệ 1/17. - Rây đều lên trên mình tằm.

- Trộn đúng tỷ lệ, rây đều.

- Clorua vôi, vôi bột, rây.

3 Cho tằm ăn

- Sau khi xử lý mình tằm, tiến hành cho tằm ăn. - Thái dâu nhỏ hơn so với yêu cầu tuổi tằm. - Rắc đều dâu từ ngoài vào trong mô hoặc nong tằm. - Gom gọn mô tằm. - Quét dọn nhà tằm.

- Cho ăn đúng thời điểm. - Rắc đều dâu. - Vệ sinh sạch sẽ

- Dâu, lông gà, chổi.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành,

Page 115: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

115

Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Xác định không đúng thời điểm tằm thức.

− Cho tằm ăn không kịp thời.

− Xử lý mình tằm không đúng kỹ thuật. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Pha dung dịch clorua vôi, foormol đúng nồng độ.

Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng pha dung dịch clorua vôi, foormol.

Sát trùng nhà tằm bằng clorua vôi, foormol đúng kỹ thuật

Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng sát trùng nhà tằm.

5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Chuẩn bị trứng giống và dụng cụ ấp trứng đầy đủ.

Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị vật tư trước khi ấp trứng.

Ấp trứng đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng ấp trứng.

Hãm tối đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng hãm tối.

5.3. Bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Kích thích ánh sáng đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng kích thích ánh sáng.

Băng tằm đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối

Page 116: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

116

chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng băng tằm.

Cho tằm ăn đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng cho tằm ăn.

5.4. Bài 4 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Cho tằm ăn đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng cho tằm ăn.

Vệ sinh nhà tằm sạch sẽ. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng vệ sinh nhà tằm trước và sau khi cho tằm ăn.

5.5. Bài 5 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi thay phân san tằm.

Đối chiếu với bảng hỏi

Xác định đúng thời điểm thay phân. Đối chiếu với bảng hỏi Thay phân đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối

chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng thay phân tằm.

San tằm đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng san tằm.

5.6. Bài 6 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xác định đúng thời điểm tằm ướm ngủ, tằm ngủ, tằm thức.

Đối chiếu với bảng hỏi

Chăm sóc tằm ướm ngủ, tằm ngủ, tằm thức đúng kỹ thuật

Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng chăm sóc tằm ướm ngủ, tằm ngủ, tằm thức.

VI. Tài liệu tham khảo [1]. Đỗ Thị Châm, 1995. Kỹ thuật nuôi tằm dâu. NXB Nông nghiệp Hà Nội. [2]. Quản Đức Tiến. Giáo trình Sinh lý giải phẫu tằm.

Page 117: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

117

[3]. Chuyên san Dâu tằm. Nuôi tằm. Nhà xuất bản nông nghiệp. [4]. Nguyễn Huy Trí. Giáo trình Kỹ thuật nuôi tằm. Trường Đại học Nông nghiệp I [5]. Trung tâm Thực Nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng. Sổ tay kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm. Nhà xuất bản nông nghiệp. [6]. Liên hiệp các xí nghiệp Dâu Tằm Việt Nam ,1989. Kỹ thuật nuôi tằm.

Page 118: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

118

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM NGHỀ KỸ THUẬT DÂU TẰM TƠ

(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN – TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010)

STT HỌ VÀ TÊN NƠI CÔNG TÁC CHỨC VỤ

1 Nguyễn Đức Thiết Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Chủ nhiệm

2 Phùng Hữu Cần Chuyên viên chính Vụ tổ Chúc Cán Bộ - bộ NN & PTNT

Phó chủ nhiệm

3 Nguyễn văn Tân Trưởng phòng trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Thư ký

4 Phan Quốc Hoàn Trưởng khoa – trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Ủy viên

5 Nguyễn Viết Thông P. Trưởng khoa – trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Ủy viên

6 Phạm S Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Lâm Đồng

Ủy viên

7 Nguyễn Thị Thoa Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quốc Gia

Ủy viên

Page 119: NUÔI TẰM CON€¦ · cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư

119

DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ . NGHỀ KỸ THUẬT TRỒNG DÂU NUÔI TẰM TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG

THÔN (Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010)

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NƠI CÔNG TÁC ĐỊA CHỈ

1 Nghiêm Xuân Hội Chủ tịch Trường Cao đẳng Nông Lâm Bích Sơn-Việt

Yên- Bắc Giang

2 Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký Bộ Nông nghiệp và PTNT Số 2 - Ngọc Hà

- Hà Nội

3 Ngô Hoàng Duyệt Ủy viên

Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ

Tân Mỹ Chánh Mỹ Tho Tiền Giang

4 Phạm Thị Hậu Ủy viên Trường Cao đẳng Nông Lâm Bích Sơn-Việt Yên

- Bắc Giang

5 Vũ Thị Thủy Ủy viên Trung tâm Khuyến nông QG Thụy Khuê

Ba Đình - Hà Nội