36
HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG L AI CỦA CHÚNG T A HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG L AI CỦA CHÚNG T A HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG L AI CỦA CHÚNG T A HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG L AI CỦA CHÚNG T A 1 HƯỚNG DẪN SỐ 1 Đánh giá tài nguyên ven biển có sự tham gia: Xây dựng báo cáo hiện trạng ven biển cấp xã tại Việt Nam Công cụ lập quy hoạch không gian ven biển có sự tham gia cấp huyện 1 Hoạt động thí điểm này được xây dựng và triển khai thông qua Chương trình Quyền Sử dụng và Biến đổi Khí hậu Toàn cầu (TGCC)

HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

11

HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN

TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA

HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN

TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA

HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN

TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA

HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN

TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA1

HƯỚNG DẪN SỐ 1Đánh giá tài nguyên ven biển có sự tham gia:

Xây dựng báo cáo hiện trạng ven biển cấp xã tại Việt NamCông cụ lập quy hoạch không gian ven biển có sự tham gia cấp huyện

1 Hoạt động thí điểm này được xây dựng và triển khai thông qua Chương trình Quyền Sử dụng và Biến đổi Khí hậu Toàn cầu (TGCC)

Page 2: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

2

Ấn phẩm này được xuất bản để Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) xem xét. Ấn phẩm được xây dựng bởi Tetra Tech trong khuôn khổ Chương trình Quyền sử dụng và Biến đổi Khí hậu Toàn cầu (TGCC), Hợp đồng số AID-OAA-TO-13-00016.

Gợi ý trích dẫn:

Jhaveri, N., & Đặng. V. T. (2017). Hướng dẫn số 1: Đánh giá tài nguyên ven biển có sự tham gia: Xây dựng báo cáo hiện trạng ven biển cấp xã tại Việt Nam. Công cụ lập quy hoạch không gian ven biển có sự tham gia cấp huyện. Washington, DC: Chương trình Quyền sử dụng và Biến đổi Khí hậu Toàn cầu (TGCC) do USAID tài trợ.

Xuất bản bởi:

Tetra Tech và Winrock International

Tetra Tech 159 Bank Street, Suite 300 Burlington, VT 05401

Winrock International Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam 98 Tô Ngọc Vân, Quận Tây Hồ, Hà Nội Bản quyền các bức ảnh trong tài liệu này thuộc về TGCC Việt Nam.

Liên hệ: Matt Sommerville, Trưởng đại diện [email protected]

Cristina Alvarez, Giám đốc dự án [email protected]

Megan Huth, Phó giám đốc dự án [email protected]

2

Page 3: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

3

Các từ viết tắt

Công cụ lập quy hoạch không gian ven biển có sự tham gia cấp huyện

1. Giới thiệu: 1.1. Tầm quan trọng của rừng ven biển trong bối cảnh BĐKH

1.2. Tầm quan trọng của quản lý tài nguyên ven biển tổng hợp

1.3. Mục đích & phương pháp ĐGTNVBTG

2. Chuẩn bị ĐGTNVBTG2.1. Các bước chuẩn bị ĐGTNVBTG

2.2. Sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương

2.3. Những người hỗ trợ điều hành hội thảo

2.4. Các công cụ/ tài liệu cần chuẩn bị cho hội thảo

3. Hội thảo 2 ngày nhằm ĐGTNVBTGNgày 1, Buổi sáng – Tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn và môi trường ven biển tại địa phương

Ngày 1, Buổi chiều – Xác định đặc điểm kinh tế địa phương và chu kỳ sử dụng tài nguyên hàng năm

Ngày 2, Buổi sáng – Đánh giá giá trị kinh tế xã hội của rừng ngập mặn

Ngày 2, Buổi chiều – Phục hồi rừng ngập mặn và lập bản đồ không gian ven biển dựa vào cộng đồng

Nội Dung

5

6

7

7

8

8

10

10

11

12

13

14

14

17

19

20

Page 4: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

4

4. Chuẩn bị dự thảo báo cáo hiện trạng ven biển cấp xã (BCHTVBCX)

5. Hội thảo 01 ngày để xác nhận BCHTVBCX

Phụ lục 1: Gợi ý bố cục BCHTVBCX

Phụ lục 2: Bảng điều kiện hiện trạng hệ sinh thái ven biển

Phụ lục 3: Mẫu thông tin cơ bản thôn

Phụ lục 4: Bảng đánh giá lợi ích thu nhập về mặt kinh tế xã hội từ việc cải thiện mức độ che phủ của rừng ngập mặn

Phụ lục 5: Các lợi ích khác của rừng ngập mặn

Phụ lục 6: Bảng chi phí phục hồi rừng ngập mặn

24

25

26

28

29

32

34

35

Page 5: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

5

Các từ viết tắt

BĐKH Biến đổi khí hậu

BCHTVBCX Báo cáo hiện trạng ven biển cấp xã

ĐGTNVBTG Đánh giá tài nguyên ven biển có sự tham gia

TGCC Chương trình Quyền sử dụng và Biến đổi Khí hậu Toàn cầu do USAID tài trợ

TNVB Tài nguyên ven biển

USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

Page 6: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

6

Công cụ lập quy hoạch không gian ven biển có sự tham gia cấp huyệnChính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến việc cải tiến chất lượng công tác quản lý rừng ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn. Nghị định 119/2016/NĐ-CP đã được Chính phủ thông qua vào tháng 8 năm 2016 tập trung vào các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển bền vững để thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Hoạt động thí điểm “Vùng ven biển - tương lai của chúng ta”1 thúc đẩy việc xây dựng các kịch bản không gian ven biển để cung cấp thông tin cho việc lập quy hoạch không gian ven biển có sự tham gia và xây dựng một cách tiếp cận toàn diện đối với quản lý rừng ven biển. Thông qua quá trình làm việc với các xã ven biển, việc xây dựng kế hoạch triển khai không gian cấp huyện sẽ hỗ trợ cho quá trình phối kết hợp và đồng thuận trong công tác quản lý vùng ven biển để đạt được các mục tiêu quản lý rừng ven biển bền vững.

Quá trình xây dựng các kịch bản không gian ven biển sẽ xem xét kỹ lưỡng mối quan hệ giữa phục hồi rừng và quản lý rừng, cũng như nhiều cách sử dụng tài nguyên ven biển (TNVB) khác phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sinh kế và tạo thu nhập. Thông qua việc xác định các yếu tố bổ sung và các yếu tố xung đột giữa những mối quan tâm hiện tại và tương lai tại vùng ven biển, chúng ta có thể áp dụng một phương pháp quản lý TNVB tổng hợp.

Bộ công cụ này thúc đẩy hình thức lập quy hoạch không gian ven biển đáp ứng nhu cầu của người dân bằng cách xác định các phương pháp cải tiến công tác quản lý TNVB, tập trung vào các vấn đề về quyền tiếp cận, sử dụng, quản lý các khu vực TNVB cụ thể. Sau khi hoàn thành việc lập quy hoạch không gian, chúng ta cần áp dụng phương pháp có sự tham gia để quản lý rừng ngập mặn cùng với các bên liên quan tại địa phương. Kết hợp các yếu tố này lại, chúng ta sẽ có một phương pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng quản lý bền vững các nguồn TNVB quan trọng như rừng ngập mặn.

Bộ công cụ lập quy hoạch không gian ven biển có sự tham gia cấp huyện bao gồm 03 phần:

a. Hướng dẫn số 1: Đánh giá tài nguyên ven biển có sự tham gia: Xây dựng báo cáo hiện trạng ven biển cấp xã (BCHTVBCX) tại Việt Nam

b. Hướng dẫn số 2: Lập bản đồ có sự tham gia: Tạo dựng kiến thức lập quy hoạch không gian ven biển tại Việt Nam

c. Hướng dẫn số 3: Xây dựng các kịch bản không gian ven biển Việt Nam: Hỗ trợ lập quy hoạch không gian ven biển cấp địa phương

Những hướng dẫn này có cả phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt.

1 Hoạt động thí điểm này được thiết kế & thực hiện thông qua Chương trình Quyền sử dụng và BĐKH Toàn cầu (TGCC). Xem: https://www.land-links.org/project/tenure-global-climate-change-vietnam/.

Page 7: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

7

1. Giới thiệu1.1. Tầm quan trọng của rừng ven biển trong bối cảnh

BĐKH Việt Nam có một bờ biển dài với diện tích rừng ven biển đáng kể. Những khu rừng này mang lại những lợi ích quan trọng như: bảo vệ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sinh kế, bảo tồn đa dạng sinh học thuỷ sinh, và thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Mặc dù trước đây những khu rừng như vậy được coi là những vùng đất hoang nhưng hiện nay thế giới đang ngày càng công nhận rằng rừng ven biển cần phải có các hình thức quản lý đặc thù để bảo tồn. Tại Việt Nam, chính quyền và cộng đồng nhiều địa phương dọc theo đường bờ biển dài và đông dân cư đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc mở rộng và bảo vệ rừng ven biển tùy theo bối cảnh sinh thái và phát triển của họ.

Các hệ sinh thái rừng ngập mặn và tình hình sử dụng các hệ sinh thái này ở đồng bằng sông Hồng rất khác so với các hệ sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long.

Do các khu rừng ven biển được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau nên việc bảo vệ các khu rừng như vậy đòi hỏi phải xem xét cẩn thận xem những thay đổi trong nền kinh tế địa phương và các hệ thống quản trị trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, thuỷ sản, nuôi trồng, sản xuất và du lịch có thể ảnh hưởng như thế nào đến các chính sách ưu đãi cho quản lý rừng bền vững. Các lĩnh vực này có mối liên quan chặt chẽ tới vấn đề bảo tồn rừng ven biển. Và chúng ta cần phải hiểu được các mối liên kết đó để lập kế hoạch cho tương lai. Quá trình xây dựng kế hoạch không gian ven biển và cách tiếp cận hợp tác quản lý rừng ngập mặn đòi hỏi phải tìm hiểu các bối cảnh địa phương như tình trạng tài nguyên thiên nhiên, các nhóm người sử dụng tài nguyên và các hệ thống quản trị (như quyền sử dụng và hợp đồng).

Việc đánh giá các điều kiện này thông qua các đầu vào đa dạng ở địa phương sẽ giúp đưa ra một bức tranh rõ hơn về những tác động có thể xảy ra trong tương lai từ phát triển kinh tế và BĐKH đối với rừng ven biển. Hướng dẫn đánh giá tài nguyên ven biển có sự tham gia (ĐGTNVBTG) sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quy trình lập quy hoạch không gian ven biển. Một ĐGTNVBTG sẽ thể hiện những hiểu biết này dưới dạng báo cáo hiện trạng ven biển cấp xã (BCHTVBCX) phục vụ cho việc lập quy hoạch không gian vùng ven biển cấp huyện.

Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc cải thiện quản lý rừng ven biển, đặc biệt đối với rừng ngập mặn. Nghị định 119/2016/NĐ-CP (Nghị định về Rừng ven biển năm 2016) được Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào tháng 8 năm 2016 tập trung vào các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển bền vững để hỗ trợ thích ứng với BĐKH.

Đối với chính phủ Việt Nam, quản lý rừng ngập mặn đòi hỏi sự hiểu biết về các lợi ích của các tài nguyên khác nhau tại các vùng ven biển. Nằm giữa đất liền và biển, những khu vực ven biển của Việt Nam thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau về nông nghiệp, quản lý đê

Page 8: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

8

biển, quản lý rừng, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản và lập quy hoạch. Để quản lý hiệu quả các vùng ven biển, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan này và phải hiểu rõ sự ảnh hưởng trong thực tế của các chính sách pháp luật tương ứng của những cơ quan này đối với quy hoạch không gian ven biển. Luật Tài nguyên, Môi trường Biển và Hải đảo và Nghị định về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu (Nghị định 119/2016/NĐ- CP ngày 23/8/2016) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững các vùng ven biển ở Việt Nam và đòi hỏi một phương pháp tiếp cận tổng hợp trong quản lý tài nguyên ven biển.

1.2. Tầm quan trọng của quản lý tài nguyên ven biển tổng hợp Quản lý tài nguyên ven biển tổng hợp đòi hỏi phải sử dụng các công cụ lập quy hoạch không gian ven biển để đảm bảo phát triển kinh tế trong tương lai và không chỉ tạo ra sự tăng trưởng mà còn bảo vệ cả hệ sinh thái và cộng đồng bằng cách bảo vệ rừng ven biển. Cách tiếp cận này tạo thành nền tảng của một nền kinh tế ven biển bền vững. Hướng dẫn ĐGTNVBTG này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm hiểu các loại hình quản lý khác nhau (như quyền sử dụng và hợp đồng) đối với các hình thức sử dụng tài nguyên khác nhau. Công cụ này cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về cách thiết kế các biện pháp can thiệp để cải thiện sự kết hợp giữa các mô hình quản trị nhằm đạt được bảo vệ rừng ven biển bền vững mà vẫn đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế.

Thông thường, ngay cả trong một huyện, mỗi xã cũng có phương pháp khác nhau trong việc quản lý tài nguyên ven biển, bao gồm rừng ngập mặn. Mặc dù có thể dựa trên các nhu cầu cấp thiết, cụ thể của người dân địa phương nhưng những phương pháp này chưa chắc đã là những phương pháp hiệu quả nhất trong dài hạn. Do đó, việc phân tích chi tiết về nhu cầu của người dân địa phương có thể giúp xác định những phương pháp tốt nhất để quản lý các khu vực ven biển mà vẫn có thể đảm bảo cân bằng giữa các mục tiêu bảo tồn rừng ngập mặn với các nhu cầu về sinh kế và tăng trưởng kinh tế.

1.3. Mục đích & phương pháp ĐGTNVBTG Tài liệu Đánh giá Tài nguyên Vùng ven biển có sự tham gia (ĐGTNVBTG) hướng dẫn chính quyền và cộng đồng các địa phương cách tìm hiểu các nguồn lực, các nhóm người sử dụng tài nguyên và các phương thức quản trị tại bất kỳ vùng ven biển nào của xã và huyện. Quá trình ĐGTNVBTG sẽ cung cấp thông tin và thực hiện những phân tích cần thiết để hình thành báo cáo hiện trạng ven biển cấp xã (BCHTVBCX). Cùng với quá trình ĐGTNVBTG, Hướng dẫn số 2: Lập bản đồ có sự tham gia: tạo dựng kiến thức lập quy hoạch không gian ven biển Việt Nam cũng hỗ trợ việc lập một bộ bản đồ số hóa cung cấp thông tin không gian địa lý về các kích thước/ tỷ lệ khác nhau của các khu vực ven biển. Dữ liệu không gian địa lý thu thập được sẽ giúp cho quá trình phân tích sâu hơn như đã nêu trong BCHTVBCX. Ngược lại, BCHTVBCX cùng với các bản đồ số hoá sẽ tạo cơ sở cho việc xác định các viễn cảnh tiềm ẩn của các vùng ven biển trong tương lai và các kịch bản liên quan được tạo ra thông qua một tiến trình lập kế hoạch có sự tham gia nhằm xây dựng một kế hoạch thực hiện quy hoạch không gian ven biển (được đề cập trong Hướng dẫn số 3: Xây dựng các kịch bản không gian ven biển Việt Nam: Hỗ trợ lập quy hoạch không gian ven biển cấp địa phương). Kế hoạch thực hiện quy hoạch không

Page 9: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

9

gian ven biển này đưa ra các mục tiêu và hoạt động chính để đạt được kịch bản không gian ven biển. Tiếp đó, kịch bản với kế hoạch thực hiện quy hoạch không gian ven biển liên quan sẽ cung cấp một khung tổng thể. Theo khung đó, chính quyền cùng với cộng đồng địa phương có thể xây dựng các kế hoạch chi tiết, như quản lý rừng ngập mặn theo mô hình hợp tác.

BCHTVBCX đánh giá các động cơ khác nhau trong nền kinh tế ven biển tại địa phương xem các động cơ đó có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái ven biển cũng như mức độ phụ thuộc cụ thể của các mô hình sinh kế và các doanh nghiệp địa phương vào hệ sinh thái ven biển. BCHTVBCX cung cấp thông tin về hiện trạng các tài nguyên, các nhóm người sử dụng tài nguyên, các đặc điểm kinh tế-xã hội của các hình thức sử dụng tài nguyên cũng như các phương pháp quản trị trong các khu vực ven biển. Quan trọng hơn, BCHTVBCX cũng cho phép đánh giá tình hình tài nguyên thông qua một lăng kính về giới, trong đó xác định những khác biệt về giới liên quan tới việc sử dụng tài nguyên ven biển giữa nữ giới và nam giới. Ngoài ra, BCHTVBCX này cũng cung cấp thông tin chi tiết về các điều kiện hiện tại và cân nhắc các can thiệp cụ thể cần thiết để cải thiện các khu rừng ven biển nhằm đáp ứng một loạt mục tiêu sinh thái, xã hội và kinh tế.

Hướng dẫn này đưa ra các bước chính trong việc thực hiện một ĐGTNVBTG để chuẩn bị một BCHTVBCX, chủ yếu thông qua hình thức cộng đồng tham gia hội thảo. Tiến hành ĐGTNVBTG bao gồm việc thu thập và phân tích thông tin từ các bên liên quan trong cộng đồng địa phương, bao gồm chính quyền, các tổ chức quần chúng, người thu lượm, các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, nông dân, người nuôi ngao và ngư dân. Theo cách này, BCHTVBCX sẽ phản ánh quan điểm của những người mà công việc hàng ngày liên quan chặt chẽ với các tài nguyên tại các vùng ven biển.

Hướng dẫn này giới thiệu các công cụ khác nhau được sử dụng để thu thập các loại dữ liệu khác nhau cần thiết để thực hiện một ĐGTNVBTG và chuẩn bị một BCHTVBCX. Quá trình ĐGTNVBTG bao gồm một hội thảo kéo dài 02 ngày, trong đó tất cả các bên liên quan chủ chốt sẽ cùng nhau tìm hiểu về các động cơ xã hội, kinh tế và môi trường của vùng ven biển. Hoạt động này bao gồm việc thực hiện 09 bài tập với những người tham gia hội thảo. Sau đó, những người hướng dẫn hội thảo sẽ phân tích dữ liệu để chuẩn bị dự thảo BCHTVBCX. Người hướng dẫn sau đó sẽ chia sẻ bản dự thảo này với các bên liên quan chính trước khi tổ chức hội thảo xác nhận (kéo dài 01 ngày) các thông tin BCHTVBCX. BCHTVBCX sẽ được hoàn thiện dựa trên các kết quả hội thảo.

Chương 2 trình bày các bước chuẩn bị cần thiết để thực hiện một ĐGTNVBTG. Chương 3 giải thích làm thế nào để thực hiện 09 bài tập chính có sự tham gia. Những bài tập này tạo nên thành phần chính của ĐGTNVBTG trong một hội thảo kéo dài 02 ngày. Tiếp theo, Chương 4 thảo luận về phân tích số liệu và chuẩn bị dự thảo BCHTVBCX. Phần kết luận trong Chương 5 bàn về cách thức tổ chức hội thảo xác nhận BCHTVBCX (hội thảo này kéo dài 01 ngày) trước khi hoàn thiện BCHTVBCX.

Lúc đầu, hướng dẫn đánh giá được xây dựng dựa trên hoạt động thí điểm “Vùng ven biển - Tương lai của chúng ta” thực hiện ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng từ tháng 10/2016 đến tháng 12/2017 [do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ].

Page 10: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

10

2. Chuẩn bị ĐGTNVBTG 2.1. Các bước chuản bị ĐGTNVBTGMột đánh giá tài nguyên ven biển có sự tham gia (ĐGTNVBTG) bao gồm các bước sau:

Thông tin trong ĐGTNVBTG có thể được bổ sung bằng cách chuẩn bị một bộ bản đồ số hóa cung cấp thông tin không gian địa lý về các yếu tố chính như hiện trạng, sử dụng và quản lý tài nguyên liên quan đến quy hoạch không gian ven biển có sự tham gia. Quy trình lập bản đồ có sự tham gia sau đó sẽ được trình bày trong một tài liệu riêng: Hướng dẫn số 2: Lập bản đồ có sự tham gia: tạo dựng kiến thức lập quy hoạch không gian ven biển tại Việt Nam. Đây cũng là một phần của Công cụ Lập kế hoạch Không gian Ven biển có sự Tham gia cấp huyện.

Trong hội thảo kéo dài 02 ngày, người hướng dẫn thực hiện 09 bài tập có sự tham gia với các thành viên được lựa chọn từ chính quyền địa phương và đại diện của tất cả các nhóm người sử dụng tài nguyên (như người thu lượm, chủ ao nuôi thuỷ sản, ngư dân và người nuôi ngao) trong xã để cùng nhau đánh giá điều kiện các nguồn tài nguyên ven biển. Người hướng dẫn nên chuẩn bị các tài liệu và bảng biểu cần thiết để hỗ trợ cho từng bài tập.

Sau hội thảo 02 ngày đó, người hướng dẫn sẽ phân tích thông tin thu thập được từ các thành viên tham dự hội thảo để chuẩn bị bản dự thảo BCHTVBCX. BCHTVBCX bao gồm các chương như sau (xem Phụ lục 1 để biết thêm chi tiết):

Hình 1: Các bước ĐGTNVBTG

Page 11: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

11

1. Giới thiệu,

2. Hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn và môi trường ven biển,

3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên ven biển,

4. Hệ thống sử dụng và quản lý đối với các nguồn tài nguyên ven biển khác nhau,

5. Đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên và rừng từ góc độ kinh tế xã hội

6. Lập bản đồ các vùng ven biển có sự tham gia của cộng đồng, và

7. Những thách thức và nhu cầu chính.

Sau khi hoàn thành hội thảo kéo dài 02 ngày, người hướng dẫn nên tổ chức một hội thảo 01 ngày để xác nhận BCHTVBCX. Trước khi tổ chức hội thảo này, người hướng dẫn nên phân tích dữ liệu từ hội thảo 02 ngày để chuẩn bị dự thảo BCHTVBCX. Người hướng dẫn nên chia sẻ tài liệu này trước với những người tham gia ở xã để họ có thể đưa ra các phản hồi phù hợp. Dựa trên các phản hồi nhận được từ hội thảo 01 ngày, BCHTVBCX sẽ có thể được hoàn thành.

2.2. Sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương Để hiểu toàn diện về các điều kiện ven biển thông qua quá trình ĐGTNVBTG, người hướng dẫn cần phải gặp lãnh đạo và các tổ chức quần chúng tại địa phương (VD: Hội Chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội thanh niên và các hiệp hội nuôi trồng thuỷ sản) nhằm đảm bảo sẽ nhận được đầy đủ những hỗ trợ cần thiết cho hội thảo. Các cuộc họp này đảm bảo rằng chính quyền và các tổ chức địa phương nắm được mục tiêu, kết quả dự kiến và cam kết về thời gian cần thiết để tham gia vào quá trình ĐGTNVBTG. Ngoài ra, các cuộc họp cần khuyến khích sự tham gia tối đa của phụ nữ để có thể phản ánh sự tham gia của họ vào từng loại hình sử dụng tài nguyên. Trong trường hợp có thể, nên mời một đại diện lãnh đạo chính quyền địa phương khai mạc và bế mạc hội thảo để làm rõ và giải thích mục đích của hội thảo.

Ngoài ra, các tổ chức địa phương có thể xác định những ngày và địa điểm thích hợp để tổ chức hội thảo đề phù hợp với điều kiện địa phương. Điều quan trọng là phải cân nhắc thời gian tổ chức các cuộc họp này để đảm bảo các bên liên quan được tham gia và cam kết hỗ trợ quá trình ĐGTNVBTG. Các cuộc họp với lãnh đạo của từng thôn ven biển trong xã sẽ giúp thu thập thông tin sơ bộ về tình hình kinh tế của thôn và các hệ thống sản xuất hộ gia đình. Có thể phát “Mẫu thông tin cơ bản cấp thôn” ở Phụ lục 3 cho các trưởng thôn điền vào trong các cuộc họp chuẩn bị.

Trong các cuộc họp này ở các xã, nên chụp ảnh các khu vực khác nhau tại thôn và đặc biệt là những khu vực với các mục đích sử dụng tài nguyên khác nhau như khu vực nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn, khu vực đánh bắt cá và thu lượm thuỷ sản, khu vực neo đậu của thuyền đánh cá và khu vực nuôi ngao. Những bức ảnh này rất hữu ích cho các bài thuyết trình bằng PowerPoint và có thể giúp thúc đẩy các cuộc thảo luận diễn ra trong hội thảo 2 ngày.

Page 12: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

12

Hình 2: Phiên họp toàn thể của hội thảo ĐGTNVBTG tại xã Tiên Hưng, thành phố Hải Phòng

2.3. Những người hỗ trợ điều hành hội thảo Để đảm bảo quá trình ĐGTNVBTG diễn ra thành công, điều quan trọng là phải tìm được những người hỗ trợ, điều hành hội thảo (người hướng dẫn) có kiến thức về tài nguyên ven biển và có thể hỗ trợ tiến hành ĐGTNVBTG. Ngoài ra, phải đảm bảo những người hướng dẫn đó có cả nam giới và nữ giới để họ có khả năng nhận biết các khía cạnh giới trong việc sử dụng tài nguyên và quản lý rừng ven biển.

Người hướng dẫn nên tạo một môi trường tích cực và thúc đẩy sự tham gia nhiệt tình của tất cả mọi người. Hãy chuẩn bị các bài tập thú vị và vui vẻ cho mỗi hợp phần vì điều này sẽ khuyến khích người tham gia tích cực đóng góp và hỗ trợ toàn bộ quá trình đánh giá bằng cách chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm của họ. Làm sao phải đảm bảo rằng những người tham gia sẽ làm việc cùng nhau với tinh thần cùng nhau xây dựng và hướng tới một tương lai bền vững. Đó chính là tinh thần của hội thảo này.

Hướng dẫn viên cũng nên nêu ra những kỳ vọng và cam kết rõ ràng ngay từ đầu hội thảo. Điều này giúp tất cả những người tham gia ý thức được các mục tiêu của hội thảo và làm thế nào để đạt được các mục tiêu đó. Mỗi ngày vào buổi sáng, người hướng dẫn có thể giới thiệu, hướng dẫn về từng bài tập và khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người.

Hướng dẫn viên cũng nên chỉ định một số người chịu trách nhiệm ghi chép cẩn thận những phát hiện và kết quả chính từ mỗi bài tập ĐGTNVBTG.

Page 13: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

13

2.4. Các công cụ/ tài liệu cần chuẩn bị cho hội thảo Việc xác định thời gian và địa điểm thích hợp cho hội thảo 02 ngày với sự tham vấn các bên liên quan chính đóng vai trò rất cần thiết để đảm bảo đợt đánh giá diễn ra hiệu quả. Ngoài ra, mỗi bài tập đòi hỏi phải chuẩn bị các bản đồ, bảng biểu và tài liệu có liên quan để hỗ trợ cho quá trình thảo luận.

Google Earth là công cụ thiết yếu cho các hội thảo. Nên in các bản đồ cơ sở của mỗi xã và của toàn bộ vùng ven biển của huyện lấy từ Google Earth để hỗ trợ thảo luận trong hội thảo.

Ngoài ra, việc sử dụng một loạt các phương pháp như trò chơi, câu hỏi trắc nghiệm và bài tập nhóm (sử dụng tranh ảnh cỡ to, thẻ ý tưởng và thẻ màu) có thể đáp ứng nhu cầu và sự quan tâm của các đối tượng tham gia khác nhau. Cuối cùng, các bài thuyết trình PowerPoint cần phải được chuẩn bị trước cho các bài tập cụ thể, sử dụng hình ảnh liên quan tới bối cảnh của các khu vực ven biển tại địa phương để giúp kích hoạt các cuộc thảo luận.

Page 14: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

14

3. Hội thảo 2 ngày nhằm ĐGTNVBTG Người hướng dẫn nên tổ chức hội thảo 02 ngày tại một vị trí phù hợp với cả nam và nữ. Vị trí đó phải phù hợp để tổ chức thảo luận toàn thể và thảo luận nhóm nhỏ sử dụng các bảng biểu. Cần phải chuẩn bị một máy chiếu và màn hình cho các bài thuyết trình PowerPoint. Ngoài ra, người hướng dẫn phải có bảng trắng hoặc bảng giấy A0 để tiến hành thảo luận, kèm theo các tài liệu, công cụ khác cho các cuộc thảo luận nhóm nhỏ (VD như thẻ dán, bút và giấy).

Chương trình hội thảo 02 ngày như sau:

Ngày 1, Buổi sáng – Tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn và môi trường ven biển tại địa phương1. Tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập mặn và môi trường ven biển

Trong buổi sáng ngày thứ nhất của hội thảo, các mục tiêu chính cần đạt được là:

a. Thu thập thông tin về hiện trạng hệ sinh thái ven biển từ các nhóm người sử dụng tài nguyên khác nhau;

b. Tìm hiểu những lý do chính đằng sau hiện trạng hệ sinh thái hiện tại; và

c. Xác định những việc cần phải làm để giải quyết các vấn đề về rừng ngập mặn hiện nay.

Hoạt động mở đầu: Đăng ký và bài tập khởi động (30 phút)

Người hướng dẫn nên chuẩn bị một hoạt động khởi đầu để chào đón và giới thiệu những người tham gia với nhau. Điều này cũng có thể giúp thiết lập bầu không khí tích cực cho hội thảo.

Bài tập 1: Vẽ cắt lớp vùng ven biển (30 phút–45 phút)

NGÀY

NGÀY 1

NGÀY 2

HOẠT ĐỘNG

Xác định hiện trạng và các xu hướng của hệ sinh thái ven biển;

Xác định những nhóm người sử dụng tài nguyên chính, mức độ sử dụng tài nguyên và các phương pháp quản lý

Đánh giá việc sử dụng tài nguyên ven biển về các khía cạnh kinh tế - xã hội;

Tạo ra một bản đồ giấy về các vùng ven biển và các loại hình sử dụng tài nguyên ven biển

Page 15: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

15

Mục tiêu: Bài tập này nhằm giúp tất cả những người tham gia chia sẻ hiểu biết chung về các nguồn lực tự nhiên và các hình thức sử dụng tài nguyên ven biển bằng cách động não về các kiến thức liên quan tới địa lý ven biển.

Tiến trình: Thứ nhất, người hướng dẫn cung cấp một bài thuyết trình PowerPoint mô tả đặc điểm địa lý địa phương, bao gồm bản đồ Google Earth cũng như các bức ảnh chính về vùng ven biển địa phương. Sau đó, người hướng dẫn phân chia người tham gia thành các nhóm người sử dụng tài nguyên ven biển nhỏ từ 6 đến 8 thành viên bằng cách đếm số hoặc bằng màu sắc. Các nhóm này nên bao gồm phụ nữ, người nghèo, người già và thanh niên nếu có thể. Người hướng dẫn chỉ định một người làm trưởng nhóm trong mỗi nhóm. Những nhóm này sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau trong bài tập 2.

Hướng dẫn các nhóm cùng nhau vẽ cắt lớp vùng ven biển ngay phía sau đê biển – đây là vùng hướng ra các khu vực đánh bắt gần bờ (xem ví dụ ở Hình 3). Vùng này bao gồm các khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi bồi. Cần phải giải thích việc phân chia ranh giới về quản lý cấp huyện và cấp xã trong môi trường ven biển.

Sau đó người hướng dẫn sẽ giải thích cẩn thận mục đích của bài tập và làm thế nào để chuẩn bị vẽ trên giấy A0 bằng bút màu. Sau khi hoàn thành, tất cả các nhóm sẽ dán hình của họ lên tường để nhóm trình bày và thảo luận.

Hình 3: Bản vẽ cắt lớp (từ trái qua phải) khu vực từ nhà dân/đê, đầm, rừng ngập mặn, rừng ngập mặn mới trồng, bãi bồi đến bãi nuôi ngao (với một số mốc thời gian cụ thể tương ứng với các hoạt động chính) tại xã Vĩnh Quang. [Ảnh: TGCC Việt Nam]

Page 16: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

16

Bài tập 2: Hiện trạng hệ sinh thái ven biển (60 phút)

Mục tiêu: Bài tập này nhằm xác định tình trạng các khu vực trong hệ sinh thái ven biển.

Tiến trình: Vẫn những nhóm nhỏ ở Bài tập 1 sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau trong Bài tập 2. Người hướng dẫn giải thích mục đích của bài tập này trong khi giới thiệu một bảng biểu đã in sẵn trên giấy A0. Bảng này nêu các dạng sinh thái hoặc loại hình cơ sở hạ tầng được tìm thấy tại vùng ven biển địa phương với các cột liên quan đến tình trạng hiện tại và nguyên nhân của tình trạng này. Phụ lục 2 cung cấp một bảng biểu mẫu. Người hướng dẫn nên sửa đổi bảng biểu này cho phù hợp với bối cảnh địa phương. Người hướng dẫn yêu cầu mỗi nhóm cân nhắc tình trạng hiện tại của mỗi khu vực hệ sinh thái ven biển. Sau đó, người hướng dẫn sẽ hướng dẫn từng người tham gia trong nhóm đánh dấu lựa chọn mô tả tốt nhất tình hình hiện nay. Sau khi những người tham gia đã đặt câu trả lời của họ lên bảng, trưởng nhóm sẽ giải thích về các điều kiện hiện tại của từng khu vực. Sau đó, các câu trả lời khác nhau sẽ được thêm vào cột cuối cùng, dưới tiêu đề “Mô tả Thế nào và Tại sao.”

Trưởng nhóm khuyến khích những người tham gia làm rõ tại sao mọi thứ trở nên tốt hơn hoặc tệ hơn. Các trưởng nhóm nên xác nhận với những người tham gia về các nguyên nhân dẫn tới điều đó, ví dụ như tiếp cận thị trường tôm, tăng dân số, tăng tình trạng đói nghèo, xây dựng đường xá, lượng trầm tích tích tụ nhiều hơn, tăng thu nhập từ di cư theo mùa, ô nhiễm và BĐKH. Người hướng dẫn ghi lại các ý kiến khác nhau để đạt được sự cân bằng khi đưa ra các kết luận về những vấn đề chính và nguyên nhân gây ra các điều kiện thay đổi của hệ sinh thái ven biển.

Cuối cùng, người hướng dẫn hãy hỏi những người tham gia trong các nhóm nhỏ xem họ có biết bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào đã được thực hiện bởi các chuyên gia về bất kỳ khu vực nào trong hệ sinh thái ven biển hay không. Nếu có, tại sao những nghiên cứu đó lại được thực hiện? Nếu không, đâu là những khoảng trống dữ liệu trong việc tìm hiểu về hiện trạng của hệ sinh thái ven biển tại địa phương? Trưởng nhóm sau đó sẽ trình bày các kết quả của các nhóm nhỏ trước toàn thể nhóm lớn để có thể thảo luận toàn thể hội thảo.

Bài tập 3: Lịch sử phục hồi rừng ngập mặn (30 - 50 phút)

Mục tiêu: Xác định xem việc trồng rừng ngập mặn và bảo vệ rừng ngập mặn đã được triển khai như thế nào trong vòng 20 năm qua để làm nổi bật các bài học kinh nghiệm.

Tiến trình: Người hướng dẫn trước tiên sẽ giới thiệu mục đích của bài tập này, sau đó dùng bản đồ Google Earth về vùng ven biển địa phương để yêu cầu những người tham gia mô tả lịch sử phục hồi rừng ngập mặn tại diện tích đất rừng ngập mặn của huyện trong vòng hơn 20 năm qua. Người hướng dẫn có thể sử dụng các câu hỏi ví dụ sau để thảo luận về phục hồi rừng ngập mặn, vai trò của phụ nữ và nam giới:

• Việc phục hồi rừng ngập mặn bắt đầu khi nào?

• Tại sao lại bắt đầu vào thời điểm đó?

• Ai đã cung cấp kinh phí để phục hồi rừng ngập mặn?

Page 17: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

17

• Tổ chức hoặc dự án nào đã chủ trì thực hiện việc này?

• Ai đã làm vườn ươm trồng và bảo vệ rừng ngập mặn?

• Cây con được trồng ở khu vực nào?

• Những khu vực này được lựa chọn trên cơ sở nào?

• Những loài cây nào được trồng ở những khu vực nào?

• Cây con được lấy từ đâu về trồng?

• Những phương pháp nào đã được áp dụng để bảo vệ rừng ngập mặn?

• Tỷ lệ sống sót của những cây con này là bao nhiêu?

• Theo thời gian, việc khôi phục rừng ngập mặn được duy trì như thế nào?

• Có sự thay đổi nào trong cách lựa chọn địa điểm để trồng rừng ngập mặn không?

• Có những cải tiến gì trong việc phát triển vườn ươm không?

• Các yếu tố nào giải thích cho tỷ lệ sống cao nhất của cây con?

• Các yếu tố nào giải thích cho tỷ lệ sống thấp nhất của cây con?

• Những bài học quan trọng mà cộng đồng đã thu được qua nhiều năm phục hồi rừng ngập mặn là gì?

• Chi phí trồng và bảo vệ rừng ngập mặn tăng lên hay giảm đi theo thời gian? Tại sao? Bao nhiêu?

Ngày 1, Buổi chiều – Xác định đặc điểm kinh tế địa phương và chu kỳ sử dụng tài nguyên hàng nămMục tiêu chính trong buổi chiều của hội thảo ngày thứ nhất là:

a. Xác định đặc điểm kinh tế hộ gia đình của toàn bộ người sử dụng các loại hình tài nguyên ven biển khác nhau; và

b. Nắm được chu kỳ / thời gian cho từng loại hình sử dụng tài nguyên ven biển.

Bài tập 4: Thu thập thông tin nhanh về tình hình kinh tế - xã hội của thôn (30 phút)

Mục tiêu: Mục đích của bài tập này là xây dựng bản tóm tắt tình hình kinh tế xã hội cấp thôn cho mỗi thôn trong vùng ven biển của huyện, cung cấp thông tin tổng quan về kinh tế địa phương và danh mục sản xuất hộ gia đình, nhằm giúp xác định các loại đối tượng phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển.

Tiến trình: Sau khi giải thích mục đích của bài tập này, người hướng dẫn sẽ phân chia người tham gia vào các nhóm nhỏ gồm thành viên đến từ cùng một thôn ven biển. Người hướng dẫn cung cấp cho mỗi nhóm nhỏ một bản sao đã điền thông tin của “Mẫu thu thập thông tin cơ bản thôn” (đã có trong Phụ lục 3) do lãnh đạo thôn đã chuẩn bị trong các buổi họp có sự tham gia. Mỗi nhóm nhỏ sẽ thảo luận và xác thực nội dung của mẫu. Sau đó nhóm hướng dẫn sẽ thu lại các mẫu đã chỉnh sửa.

Page 18: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

18

Bài tập 5: Lịch mùa vụ (60 phút)

Mục tiêu: Mục đích của bài tập này là phân tích cách thức hộ gia đình sử dụng tài nguyên thiên nhiên ven biển theo chu kỳ một năm.

Tiến trình: Trong bài tập này, người tham gia sẽ tạo lịch mùa vụ thể hiện thông tin một cách trực quan để tăng cường hiểu biết và hỗ trợ phân tích xem các loại hình sản xuất khác nhau trong vùng ven biển có mối liên hệ như thế nào với tình trạng và độ che phủ rừng ngập mặn. Lịch mùa vụ mô tả chu kỳ của các hoạt động sản xuất hàng năm theo từng tháng, bao gồm thông tin về các cấp độ sản xuất, như: nhiều nhất, trung bình, ít, và không có thu hoạch. Người hướng dẫn cung cấp định nghĩa cho các danh mục này để người tham gia thực hành. Nhờ đơn giản hóa thông tin theo cách này, người tham gia sẽ nắm được một bản tóm tắt ngắn gọn về cách thức các hộ gia đình thực hiện các hoạt động của mình với rừng ven biển tại một khu vực cụ thể.

Người hướng dẫn sắp xếp người tham gia vào các nhóm nhỏ gắn với tài nguyên cụ thể, ví dụ nhóm trồng rừng ngập mặn, nhóm thu lượm, nhóm đánh cá bằng lưới cố định như đăng, lờ, rọ, nuôi trồng thủy sản quảng canh và bán thâm canh, nuôi trồng thủy sản thâm canh, người nuôi ngao, và ngư dân đánh cá bằng thuyền, để mỗi nhóm có thể tự xây dựng lịch mùa vụ hàng năm riêng cho từng loại hình sản xuất cụ thể. Người hướng dẫn chỉ định nhóm trưởng cho từng nhóm. Người hướng dẫn cung cấp mẫu lịch mùa vụ (xem Hình 4) cho từng nhóm để nhóm trưởng có thể làm việc cùng cả nhóm để điền vào bức tranh cho mỗi năm. Thông tin này thể hiện đặc điểm hiện tại của các hoạt động trong cộng đồng.

Hình 4: Biểu đồ lịch đánh cá bằng thuyền. Các loài khác nhau như tôm, cua, cáy, cá, mực, ốc, và sứa được biểu thị bằng các màu khác nhau để thể hiện mức độ có sẵn của các loài (VD: màu cam: rất nhiều, xanh lá: bình thường, xanh dương: ít, không có màu gì là không có) theo chu kỳ hàng năm)

Page 19: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

19

Một người hướng dẫn hỗ trợ toàn bộ quá trình bằng cách đưa ra ví dụ về cách tạo lịch mùa vụ cho mỗi loại hình sản xuất. Người hướng dẫn giúp người tham gia xác định cách thức các hộ gia đình phối kết hợp các loại hình hoạt động khác nhau để thu được kiến thức toàn diện về các hoạt động sản xuất của từng nhóm hộ gia đình cụ thể (giàu, trung bình, nghèo). Người hướng dẫn in Lịch mùa vụ trên giấy A0 để người dân có thể bắt đầu thảo luận và dễ dàng điền vào mẫu.

Khi đã hoàn thành thảo luận nhóm nhỏ, mỗi trưởng nhóm sẽ báo cáo lại với toàn bộ nhóm. Người hướng dẫn hỗ trợ thảo luận mở cuối cùng để đảm bảo xem xét tới bất kỳ câu hỏi nào từ thành viên của các nhóm khác.

Ngày 2, Buổi sáng – Đánh giá giá trị kinh tế xã hội của rừng ngập mặnMục tiêu chính cần đạt được trong buổi sáng của ngày thứ 2 là:

a. Xác định những lợi ích kinh tế - xã hội trực tiếp và gián tiếp cho cộng đồng địa phương từ rừng ngập mặn; và

b. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các hình thức sử dụng tài nguyên theo quan điểm của người dân.

Hoạt động mở đầu: Đăng ký hàng ngày và Bài tập khởi động (30 phút)

Người hướng dẫn thực hiện hoạt động mở đầu để giới thiệu về ngày thứ hai với nhóm. Tiến hành một bài trắc nghiệm đơn giản về các kết quả của ngày hôm trước có thể giúp xem lại công tác đánh giá tới thời điểm hiện tại.

Bài tập 6: Lợi ích của rừng ngập mặn đối với sinh kế (60 phút)

Mục tiêu: Bài tập này tập trung phân tích các loại thu nhập cụ thể từ rừng ngập mặn về mặt kinh tế xã hội đối với người dân địa phương.

Tiến trình: Cộng đồng địa phương thường am hiểu về giá trị sinh thái và kinh tế xã hội của rừng ngập mặn. Những giá trị này bao gồm lợi ích thu nhập trực tiếp và lợi ích gián tiếp đối với hộ gia đình và cộng đồng trong khu vực. Bài tập này tập trung vào lợi ích thu nhập trực tiếp từ việc cải thiện rừng ngập mặn đối với các loại hình người sử dụng tài

Hình 5: Người dân làm việc theo nhóm để xác định các lợi ích của rừng ngập mặn trong hội thảo ĐGTNVBTG ở xã Đông Hưng

Page 20: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

20

nguyên khác nhau tại những khu vực ven biển. Bài tập này sử dụng bảng trong Phụ lục 4 (đã sửa đổi cho phù hợp với tình hình địa phương) để thực hiện thảo luận nhóm nhỏ về các lợi ích tạo thu nhập khác nhau từ việc gia tăng rừng ngập mặn. Sau khi giới thiệu mục tiêu và phương thức của bài tập, người hướng dẫn sẽ phân chia người tham gia vào các nhóm nhỏ gồm các nhóm người sử dụng tài nguyên hỗn hợp (chẳng hạn: người thu lượm, nông dân nuôi trồng thủy sản, người trồng rừng ngập mặn, và người nuôi trồng ngao). Những nhóm này sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau trong Bài tập 7. Người hướng dẫn chỉ định nhóm trưởng cho từng nhóm. Mỗi nhóm thảo luận về giá trị kinh tế từ việc gia tăng năng suất (dựa trên giá trị thị trường hiện tại) và những người hưởng lợi chính. Những giá trị gia tăng này được xem xét trong một khoảng thời gian 5 năm.

Theo đó, cả nhóm có thể thảo luận có định hướng về các biến đổi trong năng suất trong khoảng thời gian cụ thể (ví dụ: trong vòng 02 năm qua) hoặc về những địa điểm khác nhau trong không gian ven biển để điền vào bức tranh về các lợi ích tạo thu nhập. Các câu hỏi ví dụ có thể hướng dẫn thảo luận chung như sau: Các yếu tố nào đã ảnh hưởng tới năng suất? Có phải diện tích rừng tăng là lý do duy nhất dẫn đến năng suất thuỷ sản tăng không? Hay nó còn liên quan đến BĐKH? Hoặc thay đổi công nghệ? Thay đổi độ mặn? Tình trạng ô nhiễm? Cuối cùng, cộng đồng có hiểu rõ cách thức rừng ngập mặn góp phần tăng năng suất thuỷ sản không? Hiểu ở mức độ nào?

Bài tập 7: Các lợi ích khác của rừng ngập mặn (60 phút)

Mục tiêu: Mục đích của bài tập này là nhằm xác định các loại lợi ích khác nhờ cải thiện độ che phủ và hiện trạng rừng ngập mặn.

Tiến trình: Với cách thức tương tự như Bài tập 6, làm việc trong nhóm nhỏ tương tự, mỗi nhóm sẽ đánh giá xem việc gia tăng diện tích rừng ngập mặn đã giúp gia tăng các lợi ích khác như thế nào.

Có thể giới thiệu bảng trong Phụ lục 5 cho tất cả những người tham dự trước khi mỗi nhóm xem xét việc gia tăng diện tích rừng ngập mặn đã có lợi với chính quyền, cộng đồng địa phương và khu vực tư nhân như thế nào.

Ngày 2, Buổi chiều – Phục hồi rừng ngập mặn và lập bản đồ không gian ven biển dựa vào cộng đồngMục tiêu chính cho phần hội thảo buổi chiều của ngày thứ hai như sau:

a. Xác định chi phí trong quá khứ và hiện tại của việc phục hồi rừng ngập mặn; và

b. Tạo bản đồ vùng ven biển bằng giấy dựa vào cộng đồng.

Bài tập 8: Chi phí phục hồi rừng ngập mặn (30–45 phút)

Mục tiêu: Bài tập này cho phép cộng đồng xác định chi phí liên quan việc phục hồi các khu vực rừng ngập mặn.

Page 21: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

21

Tiến trình: Người hướng dẫn tổ chức bài tập này giống như thảo luận mở giữa tất cả những người tham gia, đặc biệt gắn kết những người đã tham gia vào quá trình phát triển, trồng và bảo vệ vườn ươm. Bảng trong Phụ lục 6 hướng dẫn thảo luận về chi phí phục hồi rừng ngập mặn trong vòng 10 năm qua. Hãy nhớ rằng một số người tham gia chỉ nhớ số tiền công họ nhận được theo ngày khi tham gia trồng rừng ngập mặn, nhưng họ không nhớ các chi phí liên quan khác tới trồng rừng ngập mặn.

Bài tập 9: Lập bản đồ khu vực ven biển dựa vào cộng đồng và các thỏa thuận về quyền sử dụng (60 phút)

Mục tiêu: Mục đích là nhằm tạo bản đồ giấy với thông tin đầu vào từ chính quyền và người dân địa phương để có thể hỗ trợ phát triển bộ bản đồ số hóa (xem Hướng dẫn số 2: Lập bản đồ có sự tham gia: tạo dựng kiến thức lập quy hoạch không gian ven biển tại Việt Nam) hình thành cơ sở cho quy hoạch không gian ven biển có sự tham gia (xem Hướng dẫn số 3: Xây dựng các kịch bản không gian ven biển Việt Nam: Hỗ trợ lập quy hoạch không gian ven biển cấp địa phương).

Tiến trình: Người hướng dẫn trình bày cho người tham gia hội thảo một bản đồ vệ tinh chỉ ra các thông tin về các khu vực ven biển khác nhau của địa phương một cách rõ ràng, trực quan. Người tham gia sẽ thêm các thông tin vào bản đồ này, bao gồm ranh giới, vị trí nhận diện chung, sông, đường kè đê, cơ sở hạ

Hình 6: Bản đồ giấy xã Vinh Quang (lập cùng với cộng đồng) cho thấy hiện trạng sử dụng tài nguyên ven biển: các chấm màu vàng thể hiện phần ô nhiễm và rác thải, chấm màu xanh lá thể hiện lờ, rọ cá và lưới đăng, chấm màu xanh dương đậm thể hiện xung đột trong sử dụng tài nguyên ven biển, chữ X màu vàng thể hiện vùng có tôm, và chữ O màu vàng nghĩa là vùng có cua.

Page 22: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

22

tầng (đường sá và đê biển), đầm nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá (các loại), rừng ngập mặn, nông nghiệp và bãi nuôi ngao. Đối với cách tiếp cận lập kế hoạch theo thỏa thuận về quyền sử dụng, điều quan trọng là phải xác định các phần khác nhau trong vùng đang tuân theo thỏa thuận về quyền sử dụng nào. Việc này bao gồm điều khoản hợp đồng trong các thỏa thuận bảo vệ đầm nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá, đầm nuôi ngao cũng như rừng ngập mặn.

Bản đồ được thiết lập dựa vào cộng đồng đảm bảo rằng các khía cạnh khác nhau từ phía nam giới và nữ giới sinh sống trong khu vực ven biển được thể hiện trên bản đồ. Toàn bộ thông tin này sẽ giúp lập quy hoạch hiệu quả. Thông tin trực quan giúp cho việc thông tin liên lạc dễ dàng hơn giữa những người sử dụng tài nguyên và quản lý khác nhau tại các vùng ven biển, nhằm xây dựng tầm nhìn và các kịch bản không gian.

Hoạt động này cùng thực hiện với những nhóm nhỏ như trong Bài tập 8, và đòi hỏi phải có một chiếc bàn lớn, một bản đồ cơ sở (lấy từ Google Earth), bút viết, bút màu, bút chì, và bút đánh dấu.

Sau khi người hướng dẫn giới thiệu mục tiêu và tiến trình cho bài tập này, cần thực hiện các bước sau đây để hướng dẫn xây dựng bản đồ giấy:

a. Dựa trên bản đồ cơ sở, trước tiên các nhóm sẽ thiết lập tỉ lệ bản đồ với sự trợ giúp của người hướng dẫn, sử dụng hướng Bắc làm dấu.

b. Trước khi bắt đầu hoạt động lập bản đồ có sự tham gia, người hướng dẫn sẽ giới thiệu hệ thống mã cho những người tham gia lập bản đồ, bao gồm các chú giải chứa các danh mục thông tin khác nhau để đưa vào bản đồ. Các bút chì và bút tô màu đã phát phải khớp với màu sắc trong hệ thống mã hóa.

Danh mục:

i. Ranh giới xã, thôn (màu xanh lam).

ii. Các công trình công cộng (đường sá, văn phòng chính quyền địa phương, đê biển, trường học, các công trình tôn giáo, hội trường họp) (màu nâu).

iii. Các loại sinh cảnh (biểu thị bằng các màu). Sử dụng sáp màu hoặc bút chì màu để đánh dấu những khu vực như: rừng ngập mặn (đã có từ lâu), khu rừng ngập mặn mới trồng, bãi cỏ biển, đường bờ biển bằng đá, bãi bồi, cửa sông, nước biển, các khu thuyền đi qua và các kênh, và các khu vực trên cạn.

iv. Các loại tài nguyên (biểu thị bằng các con số) Những tài nguyên cụ thể này được thu hoạch hoặc nuôi trồng ở các khu vực khác nhau. Chúng có thể bao gồm: đầm nuôi tôm/nuôi trồng thuỷ sản, thu lượm tôm ngoài trời, thu lượm cua, ngao, các loài cá và sản xuất mật ong.

v. Các hình thức khai thác/sử dụng (biểu thị bằng các chữ cái). Những địa điểm này được phân bổ cho các mục đích sử dụng cụ thể như: khu vực thu lượm, khu vực đánh bắt hải sản bằng lưới, khu vực bảo vệ, khu vực linh thiêng hoặc khu vực phục hồi rừng ngập mặn.

Page 23: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

23

vi. Loại hình hợp đồng: Sử dụng các nét gạch/chấm khác nhau để hiển thị các loại hợp đồng nuôi trồng thủy sản và bãi nuôi ngao khác nhau (với xã, huyện và tỉnh); dùng các con số để hiển thị thời gian hợp đồng. Ngoài ra, vị trí các hộ gia đình có hợp đồng bảo vệ rừng ngập mặn cũng có thể được thể hiện bằng các đường nét cụ thể nào đó.

vii. Các vấn đề địa phương đang đối mặt (dùng chữ số La Mã; đảm bảo rằng số La Mã sử dụng trông phải khác biệt với các chữ cái). Các vấn đề này có thể bao gồm: xói lở bờ biển, đánh cá bằng hoá chất thủy ngân, đánh cá bằng thuốc nổ, ô nhiễm, tỷ lệ sống sót của cây con rất thấp, năng suất nuôi trồng thuỷ sản thấp, thiệt hại nặng từ nước biển dâng do bão, xung đột về sử dụng tài nguyên.

Sau khi hệ thống mã hoá đã được giới thiệu xong thì những người hướng dẫn có thể hỗ trợ người tham gia lập bản đồ cho từng loại từ “i” đến “vii” trong danh sách trên. Nên xây dựng một bộ câu hỏi cho mỗi bước để giúp người tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến.

Sau khi bản đồ đã được chuẩn bị xong, người hướng dẫn sẽ đề nghị người tham gia trình bày những phát hiện chính của họ trước nhóm lớn hơn. Cả nhóm sẽ cùng thảo luận, làm rõ và hoàn thiện thông tin trên bản đồ để đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người. Bản đồ này là cơ sở cho việc tạo ra các bản đồ số hóa làm nền tảng cho quy hoạch không gian ven biển.

Sau đó, ghi rõ ngày và phương pháp lập bản đồ.

Page 24: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

24

4. Chuẩn bị dự thảo báo cáo hiện trạng ven biển cấp xã (BCHTVBCX) Sau khi hội thảo 02 ngày được hoàn thành, nhóm những người hướng dẫn có thể giúp phân tích và xắp xếp thông tin dữ liệu cũng như chuẩn bị dự thảo BCHTVBCX. Phụ lục 1 cung cấp dàn ý chi tiết cho BCHTVBCX. Có thể chỉnh sửa dàn ý này cho phù hợp với bối cảnh địa phương.

Khi chuẩn bị dự thảo BCHTVBCX, điều quan trọng là nhóm hướng dẫn phải rà soát toàn bộ thông tin dữ liệu đã thu thập trong 02 ngày để xác định thông tin chính và kết quả người tham gia đã xây dựng. Làm theo cấu trúc BCHTVBCX, nhóm hướng dẫn có thể chọn lọc những thông tin liên quan cho từng phần để phân tích có hệ thống và chi tiết hiện trạng không gian ven biển.

Mục đích của ĐGTNVBTG là quan tâm tới chi tiết hiện trạng tài nguyên cụ thể, vì vậy BCHTVBCX phải làm nổi bật những thông tin này. Cụ thể, đánh giá các thông tin bổ sung và xung đột giữa các loại hình sử dụng tài nguyên khác nhau là rất quan trọng để hướng dẫn tiến trình lập quy hoạch không gian ven biển có sự tham gia.

Việc xây dựng các bảng, biểu, và đồ họa giúp cho nhóm tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn. Việc kết hợp hình ảnh cũng giúp cung cấp thông tin trực quan về các số liệu và vấn đề chính mà đánh giá đưa ra.

Page 25: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

25

5. Hội thảo 01 ngày để xác nhận BCHTVBCX Sau khi hoàn thiện dự thảo BCHTVBCX, người hướng dẫn sẽ tổ chức hội thảo 01 ngày với chính những người tham gia quá trình xây dựng BCHTVBCX để xác minh lại nội dung. Nên gửi trước bản dự thảo cho các đại diện cộng đồng để giúp họ có thông tin và chuẩn bị tốt nhất cho hội thảo 01 ngày.

Trong hội thảo này, nhóm hướng dẫn sẽ trình bày những phát hiện chung của ĐGTNVBTG cho toàn bộ nhóm lớn hơn. Sau đó, người tham dự sẽ được phân chia vào 08 nhóm nhỏ với nhóm trưởng chỉ định để rà soát nội dung của từng chương trong 08 chương. Thành viên của từng nhóm phải phản ánh kiến thức về người sử dụng tài nguyên trong vùng ven biển nếu có thể. Người hướng dẫn chỉ định nhóm trưởng cho từng nhóm. Sau khi thảo luận nhóm nhỏ, nhóm trưởng sẽ chia sẻ ý kiến của nhóm mình xem thông tin đã phản ánh chính xác góc nhìn của cộng đồng hay chưa với toàn thể hội thảo. Nhóm hướng dẫn giữ lại các lưu ý trong thảo luận này, kèm theo phản hồi vào dự thảo gửi cho UBND huyện. Sau khi UBND huyện đã nhận và rà soát, bản dự thảo sẽ được hoàn thiện. Có thể gửi các bản sao cho các cơ quan chính quyền, tổ chức và lãnh đạo địa phương chủ chốt.

Page 26: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

26

Phụ lục 1: Gợi ý bố cục BCHTVBCXTiêu đề: __________ Báo cáo hiện trạng ven biển cấp xã

Danh mục cụm từ viết tắt

Lời nói đầu và lời cảm ơn

Nội dung

Danh sách các bảng

Danh sách các hình

1. Giới thiệu

i. Vị trí và loại hình môi trường ven biển

ii. Mô tả khái quát về tình hình dân cư, sinh kế và phát triển kinh tế của xã ven biển

iii. Mô tả khái quát về hệ sinh thái ven biển

iv. Khái quát bối cảnh lịch sử về quản lý tài nguyên ven biển ở xã

v. Những khoảng trống và các vấn đề chính trong quản lý tài nguyên ven biển

2. Hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn và môi trường ven biển

i. Hiện trạng rừng ngập mặn, bao gồm các động cơ dẫn tới những thay đổi

ii. Hiện trạng các bãi thực vật biển, bao gồm các động cơ dẫn tới những thay đổi

iii. Hiện trạng các bãi bồi và các hoạt động đánh bắt thủy sản, bao gồm các động cơ dẫn tới những thay đổi

iv. Hiện trạng các đầm nuôi trồng thủy sản, bao gồm các động cơ dẫn tới những thay đổi

v. Ảnh hưởng của việc mở rộng rừng ngập mặn lên hệ sinh thái ven biển

3. Tình hình sử dụng tài nguyên ven biển

i. Các loại hình sử dụng rừng ngập mặn

ii. Các loại hình sử dụng bãi bồi

iii. Các loại hình sử dụng các vùng mặt nước ven biển

iv. Các loại hình sử dụng các đầm nuôi trồng thuỷ sản – Quảng canh, bán thâm canh và thâm canh

Page 27: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

27

4. Hệ thống quyền sử dụng và quản lý tài nguyên đối với các tài nguyên ven biển khác nhau

i. Hệ thống quản lý bảo vệ rừng ngập mặn và thỏa thuận sử dụng

ii. Quyền sử dụng và quản lý các bãi bồi

iii. Quyền sử dụng và quản lý các khu vực đánh bắt khác nhau (dùng lưới, thuyền)

iv. Quyền sử dụng và quản lý các loại đầm nuôi trồng thuỷ sản khác nhau

5. Đánh giá các hình thức sử dụng tài nguyên ven biển từ phương diện kinh tế - xã hội

i. Lợi ích trực tiếp và gián tiếp của rừng ngập mặn

ii. Xếp hạng ưu tiên các lợi ích

6. Lập bản đồ khu vực ven biển có sự tham gia của cộng đồng

i. Mô tả các khu vực tài nguyên chủ yếu tại các vùng ven biển

ii. Những khu vực cần tập trung cho công tác lập quy hoạch tương lai

7. Các thách thức và nhu cầu chính

i. Xác định các vấn đề chính

ii. Các thách thức về quyền sử dụng và quản lý bảo tồn rừng ngập mặn

iii. Các thách thức về quyền sử dụng và công tác quản lý các hoạt động sinh kế tại các khu vực ven biển cấp xã

Page 28: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

28

Phụ lục 2: Bảng điều kiện hiện trạng hệ sinh thái ven biển

Hệ sinh thái và cơ sở hạ tầng

Rất tốt Tốt Bình thường

Không tốt

Giải thích cụ thể (Tại sao, như thế nào)

Rừng ngập mặn Giải thích xem rừng ngập mặn hiện nay ra sao, tại sao lại như vậy?

Đầm nuôi trồng thủy sản (thâm

canh)

Giải thích về tình hình nuôi trồng thuỷ sản hiện tại và trước đây.

Đầm nuôi trồng thủy sản (bán thâm canh và quảng canh)

Bãi thực vật biển

Bãi bồi

Sông

Đánh bắt ven bờ

Đê biển

Page 29: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

29

Phụ lục 3: Mẫu thông tin cơ bản thôn

MẪU THÔNG TIN CƠ BẢN THÔN

Tên thôn______________________________________________________________________

Tên xã________________________________________________________________________

Tên huyện_____________________________________________________________________

Diện tích thôn__________________________________________________________________

Chiều dài bờ biển của thôn_________________________________________________________

Số hộ gia đình trong thôn _________________________________________________________

Số trẻ em trung bình trong mỗi hộ gia đình ___________________________________________

Trình độ học vấn trung bình của các thành viên trong gia đình:

Cha _______________ Mẹ _____________ Con _____________

Page 30: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

30

MẪU THÔNG TIN CƠ BẢN THÔN (tiếp)

Hoạt động sinh kế Số hộ gia đình tham gia

Số nữ giới tham gia

Số nam giới tham gia

Diện tích đầm nuôi trồng thủy sản quảng canh và

bán quảng canh

Diện tích đầm nuôi trồng thủy sản thâm canh

Diện tích rừng ngập mặn được bảo vệ

Diện tích bãi nuôi ngao

Đánh cá bằng đăng, đó, lờ rọ

Đánh bắt bằng tay

Đánh cá bằng thuyền

Sản xuất mật ong trong rừng ngập mặn

Những hoạt động sản xuất phổ biến được kết hợp trong một hộ gia đình là gì?

LOẠI:

1. ____________________________________________________

2. ____________________________________________________

3. ____________________________________________________

4. ____________________________________________________

30

Page 31: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

31

MẪU THÔNG TIN CƠ BẢN THÔN (tiếp)

Danh mụcthu nhập

Số hộ gia đình Danh mụcthu nhập

Số hộ gia đình

Thu nhập cao Thu nhập thấp

Thu nhập trung bình

Nghèo, đói

Có bao nhiêu hộ gia đình có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp?

Có bao nhiêu hộ gia đình có tên cả vợ và chồng trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp?

Diện tích đất nông nghiệp theo Giấy chứng nhận:

Tối đa ________________________________ Tối thiểu ______________________________

Bao nhiêu hộ gia đình có hợp đồng về đầm nuôi trồng thủy sản? _________________________

Bao nhiêu hộ gia đình có tên cả vợ và chồng trong hợp đồng về đầm nuôi trồng thủy sản?

Page 32: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

32

Phụ lục 4: Bảng đánh giá lợi ích thu nhập về mặt kinh tế xã hội từ việc cải thiện mức độ che phủ của rừng ngập mặn

Tài nguyên thủy sản từ rừng ngập

mặn

Năng suất/đơn vị diện tích

Giá trị trung bình/hộ gia đình; Tổng

giá trị kinh tế (đồng Việt Nam)

Tổng số người hưởng lợi chính

Nuôi trồng thủy sản

quảng canh và bán thâm

canh

Tấn cá / ha / năm Sử dụng giá bán trung bình hiện tại ở xã để ước tính tổng giá trị kinh tế

Số hộ gia đình Số nam giới Số nữ giới

Nuôi trồng thủy sản thâm

canh

Tấn cá / ha / năm Số hộ gia đình Số nam giới Số nữ giới

Thu hoạch tôm bên

trong và bên ngoài rừng ngập mặn

Kg tôm thu hoạch được / ngày / người x số ngày / tháng x số tháng /năm

Số hộ gia đình Số nam giới Số nữ giới

Thu hoạch cua bên trong và bên ngoài

rừng ngập mặn

Số con cua thu hoạch được / ngày / người

Số hộ gia đình Số nam giới Số nữ giới

Sản xuất mật ong trong rừng ngập

mặn

Tấn mật ong / vụ / đàn Số hộ gia đình Số nam giới Số nữ giới

Đánh bắt thuỷ sản bằng lưới dọc theo bìa rừng và bên trong rừng ngập mặn

Kg thuỷ sản thu hoạch /ngày / người x số ngày / tháng x số tháng / năm

Số hộ gia đình Số nam giới Số nữ giới

Page 33: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

33

Tài nguyên thủy sản từ rừng ngập

mặn

Năng suất/đơn vị diện tích

Giá trị trung bình/hộ gia đình; Tổng

giá trị kinh tế (đồng Việt Nam)

Tổng số người hưởng lợi chính

Đánh bắt thuỷ sản bằng

thuyền

Kg thuỷ sản / ngày / thuyền x số ngày / tháng x số tháng / năm

Số hộ gia đình Số nam giới Số nữ giới

Nuôi ngao Tấn ngao / ha / vụ Số hộ gia đình Số nam giới Số nữ giới

Page 34: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

34

Phụ lục 5: Các lợi ích khác của rừng ngập mặn

Các lợi ích khác từ rừng ngập mặn

Lợi ích đối với chính quyền

Lợi ích đối với cộng đồng địa phương

Lợi ích đối với khu vực tư nhân

Bảo vệ khỏi bão

Ổn định bờ biển

Bảo vệ đê biển

Kiểm soát dòng chảy của biển và

nước biển dâng do bão

Lưu giữ trầm tích và dinh dưỡng

Chất lượng nước biển

Đồng hoá các chất ô nhiễm

Gia tăng đa dạng sinh học

Du lịch sinh thái

Lưu trữ các-bon

34

Page 35: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

35

Phụ lục 6: Bảng chi phí phục hồi rừng ngập mặn

Chi phí phục hồi rừng ngập mặn

Chi phí 10 nămtrước đây

Chi phí 5 nămtrước đây

Chi phí hiện tại

Cây giống

Công tác chuẩn bị: vườn ươm,

vận chuyển cây con, cọc tre,

vẽ bản đồ khu vực trồng

Công trồng cây

Chăm sóc cây con và trồng lại

Bảo vệ

Page 36: HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM: VÙNG VEN BIỂN TƯƠNG TƯƠNG LLAI …

36