70
Mật kinh THẤU TRIỆT THỰC TẠI TỘT CÙNG Dịch bám sát nguyên bản tiếng Phạn Hồ Quang Minh [email protected]

vijñānabhairavatantra vietnamese translation

  • Upload
    deezoo

  • View
    243

  • Download
    9

Embed Size (px)

DESCRIPTION

This translation is primarily for my own use, however I feel ready to share it. The readers are invited to also consult works on the subject of eminent scholars: Lilian Silburn, André Padoux, Raniero Gnoli, Raffaele Torella, Alexis Sanderson.Other translations are or will be made available: Abhinavagupta's Paratrisikavivarana/laghuvrtti, Utpaladeva's Isvarapratyabhijnakarika with vrtti (full texts in vietnamese), Tantraloka ch 1&2 (in english).Ho Quang Minh [email protected]

Citation preview

Page 1: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

Mật kinhTHẤU TRIỆT THỰC TẠI TỘT CÙNG

Dịch bám sát nguyên bản tiếng PhạnHồ Quang Minh [email protected]

Page 2: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

Lời giới thiệu vijñānabhairavatantra

vijñānabhairavatantra (VBh) là một thánh kinh thuộc quy điển của truyền thống śiva bất nhị nguyên của Kashmir, được các vị thầy đã giác ngộ của dòng truyền thừa này công nhận là có giá trị vượt trội. Abhinavagupta coi đây là những lời chỉ dạy mật truyền từ śiva, ở đây phải hiểu là từ một người (vô danh) đã đạt đến trạng thái śiva, hay trạng thái bhairava, một trạng thái phi ngôn từ mà sẽ là chủ đề chính của kinh văn này.Với mục đích là chỉ dạy và dẫn dắt con người còn bị cái sinh cái tử trói buộc cũng trực nghiệm được cái trạng thái phi thời gian tức vô sinh vô tử này, cùng lúc được giải thoát ngay khi còn sống, người đã giác ngộ phải tự mình tách khỏi trạng thái này tí ti, vừa đủ để ngôn từ cần thiết cho sự chỉ dạy có thể xuất hiện. Trạng thái śiva thật ra là sự hợp nhất của śiva và śakti, Năng Lực của śiva. Mở đầu các tantra nói chung và VBh nói riêng, śakti tách mình khỏi śiva để thay mặt con ngươi chưa giác ngộ đặt những câu hỏi về Thực Tại tột cùng tức liên quan đến trạng thái śiva hay bhairava nói trên. Và cuối các tantra, sau khi đã được sự trả lời của śiva thỏa mãn hoàn toàn, như trong VBh, śakti sẽ “bám vào cổ của śiva” và hợp nhất trở lại với śiva.Nét đặc trưng của VBh là ở chỗ không công nhận rằng các lễ nghi thờ phụng cúng tế theo cách hiểu bình thường là cần thiết cho sự gần gũi với Tuyệt Đối, do vị trí bất nhị nguyên tối đa có thể nói là cực đoan của mình, và hơn nữa, không theo cách thông thường của đa số tantra, VBh không mô tả một vũ trụ quan tức con đường đi xuống từ Tuyệt Đối đến con người trước khi giới thiệu con đường trở về, mà ở đây, śiva trả lời bằng cách chỉ dạy ngay các phương cách đa dạng này kia để trở lại bên bờ giác ngộ với độ gần kề khác nhau, cũng giống như nếu phải trả lời câu hỏi “vị trà như thế nào?” của một người chưa bao giờ được biết đến trà, thì dù có mô tả chi ly và hay đến đâu thì cũng khó thỏa mãn được người hỏi, chi bằng tạo điều kiện thuân tiện để

Page 3: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

người ấy có thể được uống trà, thật sự, và như vậy, tự mình trực nghiệm vị trà.VBh bao gồm tất cả 112 phương cách. Các phương cách này phong phú đến mức có thể nói là chúng bao gồm gần như toàn bộ các nẻo đường tâm linh của sự trở về, chứ chúng không phải chỉ dành riêng cho truyền thống này. Dĩ nhiên cũng có nhiều phương cách đòi hỏi một sự hiểu biết nhất định về dòng truyền thừa này, nhưng đại đa số của chúng có thể tiếp cận được bởi một ai ít nhiều quen thuộc với việc thực hành tâm linh. Thậm chí hành giả có thể dễ dàng nhận ra rằng một phương cách nào đó chính là phương cách được dùng chủ yếu trong một môi trường tâm linh quen thuộc cụ thể, chẳng hạn các phép niệm thở được công nhận và dùng nhiều trong Phật Giáo từ thời Phật Giáo nguyên thủy của Phật Thích Ca, phép múa xoay vòng của bí tông su-fi trong Hồi Giáo, phép chuyển động thân thể chậm rãi lặng lẽ trong Thái Cực Quyền hay trong Trà Đạo, phép nhìn bức tường trống của Bồ Đề Đạt Ma, phép tưởng tượng thân thể mình là một xác chết và phép cố gắng trả lời câu hỏi “tôi là ai, là gì?” của Ramana Mahaṛṣi mà cũng là chủ đề chính của bộ “Sự nhớ nhận ra lại Bậc chúa tể” của Utpaladeva có mặt trong bộ sưu tập này và mục đích của phương pháp thiền sử dụng công án, phép coi thế giới này là hão huyền của truyền thống vedānta, nhiều phép được dùng trong các bí tông này kia như để mở con mắt thứ ba hay để vực Năng Lực kuṇḍalinī dậy, vân vân… Và ngay trong các trường hợp tưởng chừng quen thuộc này, các câu kệ định nghĩa các phương cách ở dạng công thức hay cách ngôn càng quý hiếm ở chỗ chúng rất chuẩn xác mặc dù xúc tích, thậm chí đôi lúc còn tiết lộ rõ bí quyết của một phép tu không được phổ biến rộng rãi hay chỉ được biết đến một cách mù mờ; nếu lấy thí dụ trường hợp phép nhìn bức tường trống, hành giả chắc hẳn muốn biết là phải nhìn nó như thế nào, VBh chỉ rõ là phải hướng ý tưởng vào mọi chỗ trên bức tường trống đó (kệ 33), hoặc trong phép niệm thở, hành giả thường được chỉ dẫn là phải ý thức khi mình thở ra, khi

Page 4: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

mình thở vào, và dĩ nhiên, chuyện không phải dễ làm khi dòng ý thức đứt quãng khá nhanh, và trong trường hợp này, VBh tiết lộ rằng cần cố gắng duy trì hơi thở ở hai nơi hơi thở ra và hơi thở vào xuất phát hoặc đổi chiều (kệ 24 và 25), và đúng là để làm được điều đó đương nhiên hành giả phải theo dõi hơi thở bằng ý thức một cách liên tục. Nói chung, hành giả luôn luôn có thể nương tựa vào các công thức trong VBh, trở lại với chúng nếu một sự nghi ngờ nào đó nảy sinh khi thực hành. Thật ra, hành giả có thể hoàn toàn yên tâm khi đã tìm được một hay nhiều công thức phù hợp, vì đừng quên rằng VBh là một thánh kinh (āgama) với ý nghĩa của āgama như được giảng giải ở đầu phần ba của bộ “Sự nhớ nhận ra lại Bậc chúa tể” nói trên, do đó nếu thực sự tin vào các công thức của VBh khi kiên trì thực hành chúng, chúng sẽ có một hiệu năng không lường. Nhưng VBh cũng bao gồm rất nhiều phép tu dụng ngay những tình huống dễ gặp phải trong đời sống thường nhật, mà một người hời hợt có thể coi chúng là quá thường hay vô bổ, chẳng hạn khi hắt xì, khi gặp lại một người thân quen đã lâu mất dạng, khi phải tháo chạy trối chết để thoát nạn, khi từ trên cao nhìn xuống một vùng đất không có chướng ngại vật bắt tâm trí phải bám víu vào, vân vân… Nếu đã hiểu thấu sự giảng dạy của Utpaladeva trong bộ sách nói trên, thì có thể nhận ra rằng trong những tình huống đó, hành giả có khả năng rơi bất chợt vào một trạng thái thức như bị biến hóa, khi sự nhận biết đi vào tình trạng bất định, hoàn toàn không còn mang tính nhị nguyên.Hành giả có thể kiên trì thực hành một phương cách duy nhất mà thấy thích hợp với mình nhất, như lời chỉ dẫn của VBh, hoặc cũng có thể phối hợp nhiều phương cách với nhau để hưởng được hiệu quả bất chợt, nhanh hơn nhưng phải dè chừng vì nhiều khi sự trộn lẫn này tạo ra một công thức với một hiệu năng vượt trội, thậm chí nguy hiểm, vì vậy cần đến sụ dìu dắt của một người thầy am hiểu, nhất là đối với sự phối hợp giữa các phép thở và các phép niệm chú.

Page 5: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

Đối với hành giả quan tâm đến việc dụng sự hưởng thụ thế gian tức qua các giác quan trên con đường tu đạo thì đúng là VBh có chỉ dạy nhiều phương pháp da dạng trong tinh thần này, từ sự hưởng thụ nghê thuật biểu diễn hay ẩm thực cho đến tình yêu giới tính, qua các thang bậc sướng, cực sướng, đa cực sướng, diễm phúc tối thượng. Dĩ nhiên là ranh giới giữa việc hưởng thụ đơn thuần và việc dụng dục vọng cho mục đích tâm linh là cực kỳ mong manh, hành giả chưa kiên định có thể dễ đánh mất định hướng, và có lẽ vì lý do đó mà đại đa số các con đường tâm linh khác không dám dụng dục vọng, thậm chí nghiêm cấm khắt khe mọi sự biểu hiện của nó và tạo ra những rào chắn dưới dạng các sự trừng phạt hãi hùng trước và sau cái chết. VBh không quan tâm đến cái đúng cái sai theo nghĩa thông thường, vì sự vượt qua phạm trù này chính lại cũng là một phép tu, một trong 112 phép tu của bộ thánh kinh này.VBh là một trong hai bộ mật kinh còn sót lại thuộc bộ mật kinh đồ sộ rudrayāmala [về cặp rudra hay về sự hợp nhất/giao hợp của rudra tức của śiva và Năng Lực (śakti)] nay đã thất truyền. Bộ thứ hai là parātrīśikā, còn ngắn gọn hơn VBh, đã được Abhinavagupta giải nghĩa qua hai bản bình giải ngắn và dài, cả hai bản này đều có mặt trong bộ sưu tập này. Abhinavagupta không bình VBh một cách toàn diện nhưng nhiều phương pháp của VBh đã được ông đề cập đến một cách rất cụ thể trong các sáng tác của ông và giúp hành giả hiểu rõ hơn ý nghĩa của các phép tu liên quan.

HQM

Page 6: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

THẤU TRIỆT THỰC TẠI TỘT CÙNG

śrī devy uvāca |śrutaṃ deva mayā sarvaṃ rudrayāmalasaṃbhavam |trikabhedam aśeṣeṇa sārāt sāravibhāgaśaḥ || 1 ||

1. Nữ Thần nói: Hỡi Thần, tôi đã được nghe truyền tất cả gì bắt nguồn từ [mật kinh (tantra)] rudrayāmala [về cặp rudra hay về sự hợp nhất/giao hợp của rudra tức của śiva và Năng Lực (śakti)], [được nghe truyền] một cách trọn vẹn nhánh trika [tức truyền thống bất nhị nguyên cốt ở sự phân chia Thực Tại thành ba thang bậc tối cao, vừa tối cao vừa không tối cao, không tối cao còn được gọi là ba thang bậc śiva, Năng Lực, con người], y theo sự tinh túy rút từ sự tinh túy.

adyāpi na nivṛtto me saṃśayaḥ parameśvara |kiṃ rūpaṃ tattvato deva śabdarāśikalāmayam || 2 ||

2. Tuy nhiên, sự nghi ngờ (saṃśayaḥ) của tôi giờ vẫn chưa dứt, hỡi Vị Chúa Tể tối thượng. Đối với

Page 7: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

Thực Tại tột cùng, hình sắc nào/tính chất nào [nói cách khác, hình sắc/tính chất của Thực Tại tột cùng là gì]? Hỡi Thần, phải chăng là [làm bằng/cốt ở] các năng lực phân hóa của tổng thể khối âm thanh âm vị?

kiṃ vā navātmabhedena bhairave bhairavākṛtau |triśirobhedabhinnaṃ vā kiṃ vā śaktitrayātmakam || 3 ||

3. Hoặc, nếu [Thực Tại tột cùng] là bhairava, phải chăng là ở dưới dạng một sự chẻ tách thành [vị thần có] chín tính chất/đặc trưng (navātman) ở vào địa vị một bhairava mẫu, hoặc là sự phân hoá giảm thành [vị thần] ba đầu triśiro[bhairava]? Hoặc phải chăng là bộ ba năng lực [tối cao, vừa tối cao vừa không tối cao, không tối cao]?

nādabindumayaṃ vāpi kiṃ candrārdhanirodhikāḥ |cakrārūḍham anackaṃ vā kiṃ vā śaktisvarūpakam || 4 ||

4. Hoặc thậm chí, phải chăng là [cốt ở] chấm (bindu) và vang âm (nāda), phải chăng là [các năng lực vi tế hơn của lời như] năng lực bán nguyệt và năng lực ngăn cản? Hoặc phải chăng là phụ âm không nguyên âm đặt trên bánh xe [các âm vị]? Phải chăng có bản chất là Năng Lực (śakti) ?

parāparāyāḥ sakalam aparāyāś ca vā punaḥ |parāyā yadi tadvat syāt paratvaṃ tad virudhyate || 5 ||

5. Ngoài ra, [năng lực] vừa tối cao vừa không tối cao và [năng lực] không tối cao mang tính phức hợp (sakalam). Nếu [Năng Lực] tối cao [cũng mang tính

Page 8: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

phức hợp], vậy thì tính tối cao của [Năng Lực tối cao] đó gặp mâu thuẫn.

na hi varṇavibhedena dehabhedena vā bhavet |paratvaṃ niṣkalatvena sakalatve na tad bhavet || 6 ||

6. Vì tính tối cao không thể nào ở dạng phân hoá thành âm vị hoặc ở dạng phân hoá thành thân thể, nó không thể nào, nếu ỏ trong một tình trạng phức hợp, ở dưới dạng không thể phân chia (niṣkalatvena).

prasādaṃ kuru me nātha niḥśeṣaṃ chinddhi saṃśayam |bhairava uvāca |sādhu sādhu tvayā pṛṣṭaṃ tantrasāram idaṃ priye || 7 ||

7. Hỡi Đại Sư, hãy ban phước (prasādaṃ) cho tôi, hãy triệt tiêu mọi sự nghi ngờ.bhairava nói:Hay lắm , hay lắm , hỡi Nàng yêu dấu, câu hỏi này của Nàng là cốt tuỷ/sự tinh tuý của các mật kinh (tantrasāram),

gūhanīyatamaṃ bhadre tathāpi kathayāmi te |yatkiṃcit sakalaṃ rūpaṃ bhairavasya prakīrtitam || 8 ||

8. là bí mật tối hậu, Nàng đáng quý ơi, tuy nhiên, ta sẽ nói cho Nàng [biết]. Bất cứ gì được tuyên bố/tôn vinh là hình sắc phức hợp của bhairava,

Page 9: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

tad asāratayā devi vijñeyaṃ śakrajālavat |māyāsvapnopamaṃ caiva gandharvanagarabhramam || 9 ||

9. hỡi Nữ Thần, hãy thấu triệt (vijñeyaṃ) rằng tất cả, do không có cốt tuỷ/thực chất (asāratayā), giống như một trò ảo thuật, một ảo giác (māyā), một giấc mơ và chỉ là ảo ảnh một thành phố nhạc công trên trời,

dhyānārthaṃ bhrāntabuddhīnāṃ kriyāḍambaravartinām |kevalaṃ varṇitaṃ puṃsāṃ vikalpanihatātmanām || 10 ||

10. [tất cả] được miêu tả/tán dương [như vậy] chỉ để giúp ích việc thực hành thiền định (dhyāna) của những ai có trí năng bối rối nhầm lẫn, những ai bận rộn với các lễ nghi cúng tế ồn ào vô bổ, những ai có cái Mình (ātman) bị sự dao động chao đảo do dự đu đưa, nói chung bị sự kiến tạo ý tưởng nhị nguyên (vikalpa), làm cho tiêu ma.

tattvato na navātmāsau śabdarāśir na bhairavaḥ |na cāsau triśirā devo na ca śaktitrayātmakaḥ || 11 ||

11. Đối với Thực Tại tột cùng, bhairava không phải là cái [vị thần có] chín tính chất/đặc trưng, không phải là tổng thể khối âm thanh âm vị và không phải là cái vị thần ba đầu và không phải là bộ ba năng lực,

nādabindumayo vāpi na candrārdhanirodhikāḥ |na cakrakramasaṃbhinno na ca śaktisvarūpakaḥ || 12 ||

Page 10: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

12. không phải là chấm (bindu) hoặc vang âm (nāda) và cũng không phải là [các năng lực vi tế hơn của lời như] bán nguyệt, năng lực ngăn cản, không kết nối với diễn biến của bánh xe [các âm vị] và không có bản chất là Năng Lực (śakti).

aprabuddhamatīnāṃ hi etā bālavibhīṣikāḥ |mātṛmodakavat sarvaṃ pravṛttyartham udāhṛtam || 13 ||

13. Vì rằng, các [hình sắc] đó dành cho những ai có trí giác, tức trí năng giàu trực giác (mati), chưa tỉnh ngộ (aprabuddha), là những phương tiện gây khiếp sợ cho kẻ dại người khờ. Tất cả được mô tả để giúp [những người này] phát triển, y như kẹo bánh người mẹ [dùng để dạy dỗ con cái].

dikkālakalanonmuktā deśoddeśāviśeṣinī |vyapadeṣṭum aśakyāsāv akathyā paramārthataḥ || 14 ||

14. Sự thật tuyệt đối là như vầy: cái [trạng thái] này thoát khỏi sự tác động của không gian thời gian, không có vị trí xác định, không thể chỉ cho thấy, không thể tả nên lời,

antaḥsvānubhavānandā vikalponmuktagocarā |yāvasthā bharitākārā bhairavī bhairavātmanaḥ || 15 ||

15. cái trạng thái mà là niềm diễm phúc được trực nghiệm tận trong cùng của chính mình (antaḥsvānubhava), vượt qua phạm vi các ý tưởng nhị nguyên (vikalpa), [được gọi là] bhairavī,

Page 11: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

biểu hiện của sự thừa thãi của cái Mình (ātman) của bhairava,

tad vapus tattvato jñeyaṃ vimalaṃ viśvapūraṇam |evaṃvidhe pare tattve kaḥ pūjyaḥ kaś ca tṛpyati || 16 ||

16. phải hiểu biết là đối với Thực Tại tột cùng, cái [trạng thái] đó là một thân sắc huyền diệu (vapus) không tì vết làm đầy tất cả tức vạn vật vũ trụ. Trong trường hợp một Thực Tại tột cùng (pare tattve) như vậy, ai sẽ là đối tượng của sự thờ phụng (pūjyaḥ) và ai sẽ được toại nguyện thoả mãn (tṛpyati)?

evaṃvidhā bhairavasya yāvasthā parigīyate |sā parā pararūpeṇa parā devī prakīrtitā || 17 ||

17. Cái trạng thái bhairava với những đặc tính như trên, mà được ca ngợi tán tụng mọi nơi, cái [trạng thái] tối cao đó, dưới dạng một hình sắc cao nhất, xa nhất, vượt qua mọi hình sắc khác, được tôn vinh là Nữ Thần tối cao (parā).

śaktiśaktimator yadvad abhedaḥ sarvadā sthitaḥ |atas taddharmadharmitvāt parā śaktiḥ parātmanaḥ || 18 ||

18. Trong chừng mực giữa năng lực và chủ sở hữu năng lực không bao giờ có sự khác biệt, vậy thì Năng Lực tối cao [phải] thuộc cái Mình tối cao (parātman) do có những thuộc tính (dharma) của cái [Mình tối cao] đó.

Page 12: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

na vahner dāhikā śaktiḥ vyatiriktā vibhāvyate |kevalaṃ jñānasattāyāṃ prārambho 'yaṃ praveśane || 19 ||

19. Năng lực đốt cháy được coi như không tách biệt với lửa. [Việc coi như tách biệt] chỉ là bước đầu khi đi vào thực tế của sự nhận biết.

śaktyavasthāpraviṣṭasya nirvibhāgena bhāvanā |tadāsau śivarūpī syāt śaivī mukham ihocyate || 20 ||

20. Khi đi vào trạng thái Năng Lực, người nào gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvanā) rằng [mình với Năng Lực] không tách biệt, người ấy có thể có bản chất của śiva/có thể hiện hình là śiva. Ở đây [trong truyền thống tâm linh này nói chung và theo mật kinh này nói riêng], Năng Lực thuộc śiva (śaivī) được gọi là cửa ngõ, thời cơ, phương tiện (mukham).

yathālokena dīpasya kiraṇair bhāskarasya ca |jñāyate digvibhāgādi tadvac chaktyā śivaḥ priye || 21 ||

21. Cũng như, nhờ vào ánh sáng của một ngọn đèn và những tia sáng của mặt trời thì biết được các phần khác nhau của không gian, vân vân…, hỡi Nàng yêu dấu, cũng như vậy, nhờ vào Năng Lực thì thành śiva.

śrī bhairavy uvāca |devadeva triśūlāṅka kapālakṛtabhūṣaṇa |digdeśakālaśūnyā ca vyapadeśavivarjitā || 22 ||

22. [Nữ Thần] bhairavī nói:

Page 13: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

Hỡi Thần của các thần, hỡi Người mang cái chỉa ba làm vật biểu tượng [và] cái đầu lâu làm đồ trang sức, cái trạng thái phi không gian phi thời gian và ngoài mọi sự mô tả,

yāvasthā bharitākārā bhairavasyopalabhyate |kair upāyair mukhaṃ tasya parā devī kathaṃ bhavet |yathā samyag ahaṃ vedmi tathā me brūhi bhairava || 23 ||

23. biểu hiện của sự thừa thãi của bhairava, bằng những phương cách nào thì đạt được? Làm sao, như thế nào Nữ Thần tối cao lại là phương tiện, thời cơ, cửa ngõ đối với cái [trạng thái] ấy? Hãy trả lời tôi, hỡi bhairava, để tôi hiểu thấu được một cách đúng đắn hoàn hảo.

[bhairava uvāca] |ūrdhve prāṇo hy adho jīvo visargātmā paroccaret |utpattidvitayasthāne bharaṇād bharitā sthitiḥ || 24 ||

24. [bhairava nói:] Hơi thở ra, lên trên, hơi thở vào, xuống dưới, [Năng Lực] tối cao, có tự tính là sự phát toả ra (visarga) [được biểu hiện bằng hai chấm], có thể dâng lên (uccaret); từ việc duy trì nuôi dưỡng (bharaṇāt) [hơi thở] ở hai điểm xuất phát [làm cho nó thành liên tục], [có thể trực nghiệm] tình trạng thừa thãi [của bhairava ].

maruto 'ntar bahir vāpi viyadyugmāni vartanāt |bhairavyā bhairavasyetthaṃ bhairavi vyajyate vapuḥ || 25 ||

Page 14: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

25. Hoặc ngoài ra, ở trong, ở ngoài, hơi thở có hai điểm hợp dòng hoà tan [hay: có hai khoảng không]; từ việc nuôi dưỡng/xoay chiều/vận hành (vartanāt) [hơi thở làm cho nó thành liên tục] nhờ vào [Năng Lực] bhairavī, như vậy, hỡi bhairavī, thân sắc huyền diệu (vapuḥ) của bhairava lộ ra.

na vrajen na viśec chaktir marudrūpā vikāsate |nirvikalpatayā madhye tayā bhairavarūpatā || 26 ||

26. Năng Lực ở dạng hơi thở không thể vào, không thể ra, bật tràn [trong khí mạch] ở giữa (madhye), bảo vệ sự tan biến của các ý tưởng nhị nguyên; nhờ vào [Năng Lực] này, [có thể trực nghiệm] tình trạng mình cốt ở/làm bằng bhairava.

kumbhitā recitā vāpi pūritā vā yadā bhavet |tadante śāntanāmāsau śaktyā śāntaḥ prakāśate || 27 ||

27. Hoặc hơn nữa, [Năng Lực ở dạng hơi thở] phải được nén giữ lại (kumbhitā) khi được làm vơi [thở ra] hay khi được làm đầy [thở vào]; nhờ vào Năng Lực, vào cuối cái [việc thực hành] này, cái [hành giả] này dĩ nhiên lắng xuống an bình (śānta), [bhairava] thanh tịnh (śāntaḥ) toả sáng.

āmūlāt kiraṇābhāsāṃ sūkṣmasūkṣmaparātmikām |cintayet tāṃ dviṣaṭkānte śāmyantīṃ bhairavodayaḥ || 28 ||

28. Hãy hướng ý tưởng (cintayet) tới cái [Năng Lực] ấy mang tính chất tinh tế nhất giữa mọi sự tinh tế, coi [nó] giống như tia sáng từ [tụ điểm (cakra)] gốc [ở dưới bộ phận sinh dục], ở [tụ điểm] trên đỉnh đầu

Page 15: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

thì lắng xuống (śāmyantīm), bhairava hiện lên (udayaḥ).

udgacchantīṃ taḍitrūpām praticakraṃ kramāt kramam |ūrdhvaṃ muṣṭitrayaṃ yāvat tāvad ante mahodayaḥ || 29 ||

29. [Hãy hướng ý tưởng (cintayet) tới cái Năng Lực ấy, coi nó giống] như tia chớp bắn lên từ từng tụ điểm một (praticakram), cứ như thế tuần tự nối tiếp nhau đến [tụ điểm] trên đỉnh đầu, cho đến mức, cuối cùng là sự hiện lên lớn (mahodayaḥ) [của bhairava].

kramadvādaśakaṃ samyag dvādaśākṣarabheditam |sthūlasūkṣmaparasthityā muktvāntataḥ śivaḥ || 30 ||

30. Cái cốt ở mười hai [tụ điểm] nối tiếp nhau [tức tiến trình dâng lên của Năng Lực kuṇḍalinī ] được phân chia một cách chính xác thành mười hai nguyên âm. Khi đã [tuần tự] giải thoát khỏi các tình trạng thô thiển, vi tế và tối cao, cuối cùng, thành śiva.

tayāpūryāśu mūrdhāntaṃ bhaṅktvā bhrūkṣepasetunā |nirvikalpaṃ manaḥ kṛtvā sarvordhve sarvagodgamaḥ || 31 ||

31. Khi đã làm đầy ắp cho đến trán với cái [Năng Lực ở dạng hơi thở/sinh khí] đó, phân tán [Năng Lực vào dưới đỉnh đầu] nhờ vào cái cầu đê được bắc qua [bằng cách hướng Năng Lực vào] điểm bhrū nằm ở bên trong đầu giữa cặp lông mày [để chọc thủng điểm này và mở con mắt thứ ba], đưa ý/giác quan nội tại (manas) thoát khỏi tính nhị nguyên, khi

Page 16: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

[Năng Lực] vượt lên trên tất cả, thành [người] có khả năng thâm nhập mọi nơi (sarvagodgamaḥ).

śikhipakṣaiś citrarūpair maṇḍalaiḥ śūnyapañcakam |dhyāyato 'nuttare śūnye praveśo hṛdaye bhavet || 32 ||

32. Nếu thiền định quán sát (dhyāyato) về bộ năm hư không nhờ [dựa] vào những vòng tròn [ngũ] sắc của lông công, có thể đi vào cái hư không tuyệt đối có một không hai (anuttare śūnye) tức Tâm (hṛdaye).

īḍṛśena krameṇaiva yatra kutrāpi cintayet |śūnye kuḍye pare pātre svayaṃ līnā varapradā || 33 ||

33. Cũng theo một phương cách tương tự, hãy hướng ý tưởng (cintayet) vào mọi chỗ (yatra kutrāpi) trên một bức tường trống, cái mà ban ơn [tức Năng Lực kuṇḍalinī ] tự mình tan biến (līnā) trong đồ đựng tối cao (pare pātre) [tức Thức tuyệt đối thanh khiết].

kapālāntar mano nyasya tiṣṭhan mīlitalocanaḥ |krameṇa manaso dārḍhyāl lakṣayel lakṣyam uttamam || 34 ||

34. Đặt ý/giác quan nội tại (manas) hướng vào trong hộp sọ, mắt nhắm, ổn định như vậy, từ từ, ý được ghìm giữ vững, từ đó có thể nhận ra cái đáng nhận ra nhất (lakṣyam uttamam).

madhyanāḍī madhyasaṃsthā bisasūtrābharūpayā |dhyātāntarvyomayā devyā tayā devaḥ prakāśate || 35 ||

Page 17: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

35. Thiền định quán sát cái khí mạch trung tâm nằm ở giữa [hai khí mạch khác], dưới dạng cái Vị Nữ Thần có hình sắc giống như sợi của cọng sen [và] là một với khoảng không nội tại, Thần [śiva] toả sáng.

kararuddhadṛgastreṇa bhrūbhedād dvārarodhanāt |dṛṣṭe bindau kramāl līne tanmadhye paramā sthitiḥ || 36 ||

36. Đóng các cửa ngõ [của các giác quan] bằng cái vũ khí tạo thành bởi mười ngón tay bịt mắt [và các lỗ hổng khác trên mặt], chọc thông điểm bhrū nằm ở bên trong đầu giữa cặp lông mày [bằng cách tập trung hướng ý tưởng và Năng Lực ở dạng sinh khí vào điểm này], từ đó, khi cái chấm (bindu) thấy được dần dần tan biến, ở giữa [sự tan biến đó], tình trạng tối cao (paramā sthitiḥ) [có thể được trực nghiệm].

dhāmāntaḥ kṣobhasambhūtasūkṣmāgnitilakākṛtim |binduṃ śikhānte hṛdaye layānte dhyāyato layaḥ || 37 ||

37. Nếu thiền định quán sát (dhyāyato) trong tâm [tức tụ điểm gần tim giữa ngực], trên đầu lọn tóc [tức tụ điểm ở đỉnh đầu], về cái chấm (bindu), tựa như dấu tròn đỏ [vẽ trên trán giữa cặp lông mày] hay như đốm lửa tinh tế phát sinh từ sự khuấy động [của Năng Lực], vào cuối sự hoà tan [của sự khuấy động đó] là sự hoà tan (layaḥ) vào trong sự huy hoàng lộng lẫy (dhāmāntaḥ) [của bhairava].

anāhate pātrakarṇe 'bhagnaśabde sariddrute |śabdabrahmaṇi niṣṇātaḥ paraṃ brahmādhigacchati ||

Page 18: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

38 ||

38. Ai tắm mình trong brahman [ở dạng] âm thanh, một thứ âm thanh [nghe] ở bên trong tai người xứng đáng, không được tạo ra bởi một cái vỗ hay một cái đập (anāhate), không bao giờ đứt đoạn, dồn dập như dòng sông dòng suối, người đó đi tới brahman tối cao.

praṇavādisamuccārāt plutānte śūnyabhāvānāt |śūnyayā parayā śaktyā śūnyatām eti bhairavi || 39 ||

39. Từ việc gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvanāt) cái hư không ở phần cuối được kéo dài ra khi đọc lên/niệm thở (uccārāt) [một thần chú (mantra) như] praṇava [tức âm tiết thần bí oṃ hay auṃ] chẳng hạn, nhờ vào Năng Lực tối cao của hư không, hỡi bharavī, đạt đến tính không (śūnyatām).

yasya kasyāpi varṇasya pūrvāntāv anubhāvayet |śūnyayā śūnyabhūto 'sau śūnyākāraḥ pumān bhavet || 40 ||

40. Hãy chú tâm cảm nghiệm mãnh liệt (anubhāvayet) điểm đầu [hay] điểm cuối của bất cứ một âm tiết nào, nhờ vào [Năng Lực tối cao của] hư không, con người đó có thể thành hư không (śūnyabhūto), có hình sắc của hư không (śūnyākāraḥ).

tantryādivādyaśabdeṣu dīrgheṣu kramasaṃsthiteḥ |ananyacetāḥ pratyante paravyomavapur bhavet || 41 ||

Page 19: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

41. Nếu giữ vững sự chú tâm (saṃsthiteḥ) theo các âm thanh kéo dài của các nhạc khí, các nhạc khí dây chẳng hạn, tâm trí không [quan tâm] đến gì khác cả, ở phần cuối của từng [âm thanh kéo dài, nhờ vào Năng Lực tối cao của hư không], có thể thành cái thân kỳ diệu (vapur) của khoảng không tối thượng (paravyoma).

piṇḍamantrasya sarvasya sthūlavarṇakrameṇa tu |ardhendubindunādāntaśūnyoccārād bhavec chivaḥ || 42 ||

42. Nhưng cũng có thể nhờ vào sự nối tiếp nhau của bộ âm vị thô của mọi thần chú (mantra) ở dạng một cục dầy đặc [chẳng hạn như navātmamantra gồm chín phụ âm dính liền nhau không có nguyên âm], từ sự dâng lên (uccārāt) mang tính không của [những năng lực mỗi lúc một tinh tế hơn của lời như] bán nguyệt, chấm, đuôi của vang âm, có thể thành śiva.

nijadehe sarvadikkaṃ yugapad bhāvayed viyat |nirvikalpamanās tasya viyat sarvaṃ pravartate || 43 ||

43. Hãy gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvayet) trong thân thể mình, trong tất cả mọi hướng, cùng một lúc một (yugapad), không gian trống không (viyat); ý/giác quan nội tại (manas) ngưng kiến tạo ý tưởng nhị nguyên, đối với người này, tất cả [tức vạn vật vũ trụ] thành không gian trống không.

Page 20: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

pṛṣṭhaśūnyaṃ mūlaśūnyaṃ yugapad bhāvayec ca yaḥ |śarīranirapekṣiṇyā śaktyā śūnyamanā bhavet || 44 ||

44. Hãy gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvayet) cùng một lúc một (yugapad) cái hư không ở [tụ điểm (cakra)] trên đỉnh [đầu] và cái hư không ở [tụ điểm] gốc [dưới bộ phận sinh dục]; nhờ vào Năng Lực không lệ thuộc vào thân xác, có thể thành người gắn bó mãnh liệt với hư không (śūnyamanā).

pṛṣṭaśūnyaṃ mūlaśūnyaṃ hṛcchūnyam bhāvayet sthiram |yugapan nirvikalpatvān nirvikalpodayas tataḥ || 45 ||

45. Hãy gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvayet) một cách vững vàng không mảy may dao động chao đảo do dự, cùng một lúc một (yugapad), cái hư không ở [tụ điểm (cakra)] trên đỉnh [đầu], cái hư không ở [tụ điểm] gốc [dưới bộ phận sinh dục], cái hư không ở tâm [tụ điểm giữa ngực gần tim], tính đa dạng/nhị nguyên biến mất, từ đó, tình trạng thiếu vắng mọi ý tưởng nhị nguyên (nirvikalpa) dấy lên.

tanūdeśe śūnyataiva kṣaṇamātraṃ vibhāvayet |nirvikalpaṃ nirvikalpo nirvikalpasvarūpabhāk || 46 ||

46. Ở một điểm trên thân thể, hãy gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin thật mãnh liệt (vibhāvayet), chỉ một khoảnh khắc thôi, tình trạng thiếu vắng mọi sự chao đảo dao động do dự/mọi ý tưởng nhị nguyên, đó chính là tính không, sự kiến tạo ý tưởng nhị nguyên tắt ngưng, [hành giả] tiếp nối với bản chất bất nhị nguyên (nirvikalpasvarūpa).

Page 21: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

sarvaṃ dehagataṃ dravyaṃ viyadvyāptaṃ mṛgekṣaṇe |vibhāvayet tatas tasya bhāvanā sā sthirā bhavet || 47 ||

47. Hãy gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin thật mãnh liệt (vibhāvayet) tất cả các chất cấu thành thân xác [mình] như được thâm nhập bởi không gian trống không (viyat), hỡi [người đẹp] có đôi mắt hươu, từ đó, đối với người này, sự gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvanā) này có thể thành cố định, trường tồn, không mảy may dao động chao đảo do dự (sthirā).

dehāntare tvagvibhāgaṃ bhittibhūtaṃ vicintayet |na kiṃcid antare tasya dhyāyann adhyeyabhāg bhavet || 48 ||

48. Trên một thân thể khác, hãy tưởng tượng và cảm nhận (vicintayet) phần tách biệt da như một bức tường [và] không có gì ở bên trong cái [thân thể] đó cả, cứ thiền định quán sát (dhyāyan) [như vậy], có thể tiếp nối với [tình trạng] không còn đối tượng để thiền định quán sát (adhyeya).

hṛdyākāśe nilīnākṣaḥ padmasaṃpuṭamadhyagaḥ |ananyacetāḥ subhage paraṃ saubhāgyam āpnuyāt || 49 ||

49. Giác quan bị hút tan biến trong khoảng không của tâm (hṛdyākāśe), tâm trí không [quan tâm] đến gì khác cả, người đạt đến khoảng giữa tức không gian ở giữa cặp hoa sen hình một cái bát [của tâm], hỡi người đẹp duyên dáng, có thể đạt được

Page 22: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

cái đẹp/sự duyên dáng/sự hài hoà tối thượng (paraṃ saubhāgyam).

sarvataḥ svaśarīrasya dvādaśānte manolayāt |dṛḍhabuddher dṛḍhībhūtaṃ tattvalakṣyaṃ pravartate || 50 ||

50. Từ mọi hướng mọi nơi của thân thể mình, hoà nhập tan ý/giác quan nội tại (manas) vào tụ điểm ở đỉnh đầu, từ đó, đối với người có trí năng được ghìm giữ chặt, mục đích hướng tới, tức Thực Tại, (tattvalakṣyam) hiện đến vững bền.

yathā tathā yatra tatra dvādaśānte manaḥ kṣipet ||pratikṣaṇaṃ kṣīṇavṛtter vailakṣaṇyaṃ dinair bhavet || 51 ||

51. Bằng mọi cách, mọi lúc, mọi nơi, hãy hướng nhanh ý/giác quan nội tại (manas) vào tụ điểm ở đỉnh đầu như ném quẳng nó vào đó vậy, [ý] không còn cách để tồn tại, từ đó, trong vài ngày, có thể thành cái không thể xác định hay mô tả được (vailakṣaṇyaṃ).

kālāgninā kālapadād utthitena svakaṃ puram |pluṣṭaṃ vicintayed ante śāntābhāsas tadā bhavet || 52 ||

52. Hãy tưởng tượng và cảm nhận (vicintayet) cái thành trì của chính mình như bị thiêu huỷ bởi ngọn lửa của thời gian bén hiện lên từ ngón chân cái của bàn chân thời gian [tức chân phải], như vậy, rốt cuộc, có thể thành giống như [bhairava] thanh tịnh (śāntābhāsas).

Page 23: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

evam eva jagat sarvaṃ dagdhaṃ dhyātvā vikalpataḥ |ananyacetasaḥ puṃsaḥ pumbhāvaḥ paramo bhavet || 53 ||

53. Cũng như vậy, thiền định quán sát (dhyātvā) tất cả vũ trụ bị thiêu hủy trong tưởng tượng (vikalpataḥ), người có tâm trí không [quan tâm] đến gì khác cả, có thể có được thân phận tối thượng của con người (pumbhāvaḥ paramo).

svadehe jagato vāpi sūkṣmasūkṣmatarāṇi ca |tattvāni yāni nilayaṃ dhyātvānte vyajyate parā || 54 ||

54. Trong thân thể mình hay của vũ trụ, thiền định quán sát (dhyātvā) các thang bậc thực tại mỗi lúc một tinh tế hơn [hay: tinh tế và tinh tế hơn] đi đến sự hoà nhập tan [vào nhau], rốt cuộc, [Nữ Thần] tối cao (parā) hiển hiện ra.

pīnāṃ ca durbalāṃ śaktiṃ dhyātvā dvādaśagocare |praviśya hṛdaye dhyāyan svapnasvātantryam āpnuyāt || 55 ||

55. [Lúc sắp đi vào giấc ngủ] thiền định quán sát (dhyātvā) Năng Lực [dưới dạng sinh khí], dầy đặc dòn giã và yếu ớt trong phạm vi của tụ điểm ở đỉnh đầu, đi vào tâm [tụ điểm gần tim giũa ngực], cứ thiền định quán sát [như vậy], có thể đạt được sự tự do tuyệt đối đối với giấc mơ (svapnasvātantryam).

Page 24: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

bhuvanādhvādirūpeṇa cintayet kramaśo 'khilam |sthūlasūkṣmaparasthityā yāvad ante manolayaḥ || 56 ||

56. Hãy suy ngẫm (cintayet) về vũ trụ, một cách tuần tự, dưới dạng các diễn tiến (adhvan), như các thế giới, vân vân... qua các thể thức thô thiển, tinh tế và tối cao, cho đến mức, rốt cuộc, ý/giác quan nội tại (manas) tan biến (manolayaḥ).

asya sarvasya viśvasya paryanteṣu samantataḥ |adhvaprakriyayā tattvaṃ śaivaṃ dhyātvā mahodayaḥ || 57 ||

57. Nhờ vào phương cách [bộ sáu] diễn tiến (adhvan), thiền định quán sát (dhyātvā) Thực Tại mang tính śiva ở mọi hướng cho đến những ranh giới cùng cực của tất cả cái vũ trụ này, sự hiện lên lớn (mahodayaḥ) [của bhairava có thể xảy đến].

viśvam etan mahādevi śūnyabhūtaṃ vicintayet |tatraiva ca mano līnaṃ tatas tallayabhājanam || 58 ||

58. Hỡi Nữ Thần vĩ đại, hãy tưởng tượng và cảm nhận (vicintayet) cái vũ trụ này thành hư không và ở ngay trong đó [hay: ngay vào dịp này] ý/giác quan nội tại (manas) tan biến, từ đó, thành xứng đáng với sự hoà nhập tan vào trong cái [hư không] đó (tallaya).

ghatādibhājane dṛṣṭiṃ bhittīs tyaktvā vinikṣipet |tallayaṃ tatkṣaṇād gatvā tallayāt tanmayo bhavet || 59 ||

59. Hãy nhìn đăm đăm chăm chú (vinikṣipet) một đồ đựng, chẳng hạn một cái bình, loại bỏ vách

Page 25: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

[bình], khi đạt đến sự hoà nhập tan vào cái [bình không vách tức cái hư không] đó, từ khoảnh khắc đó, vì sự hoà nhập tan đó, có thể thành đồng nhất với cái [hư không] đó (tanmayo).

nirvṛkṣagiribhittyādideśe dṛṣṭiṃ vinikṣipet |vilīne mānase bhāve vṛttikṣiṇaḥ prajāyate || 60 ||

60. Hãy nhìn đăm đăm chăm chú (vinikṣipet) một vùng đất không cây cối, núi đồi, tường thành, vân vân…, trong tình trạng tâm trí hoà tan biến [vì thiếu vắng chỗ dựa], một con người tái sinh mà nơi người ấy mọi vọng tưởng đã tan biến (vṛttikṣiṇaḥ).

ubhayor bhāvayor jñāne jñātvā madhyaṃ samāśrayet | yugapac ca dvayaṃ tyaktvā madhye tattvam prakāśate || 61 ||

61. Trong sự cảm nhận hai đối tượng, khi đã cảm nhận khoảng giữa [hai đối tượng đó], hãy dựa vào [khoảng giữa này] và cùng một lúc (yugapad) rời bỏ cả hai [đối tượng kia], trong khoảng giữa (madhye), Thực Tại (tattvam) toả sáng.

bhāve tyakte niruddhā cin naiva bhāvāntaraṃ vrajet |tadā tanmadhyabhāvena vikasaty ati bhāvanā || 62 ||

62. Lúc rời bỏ một đối tượng, Thức tinh khiết (cit) phải được chặn giữ lại dứt khoát không được đi (vrajet) đến một đối tượng khác, như vậy, nhờ [dựa] vào cái đối tượng mà là khoảng giữa đó, sự gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvanā) giãn nở rộng một cách vượt trội.

Page 26: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

sarvaṃ dehaṃ cinmayaṃ hi jagad vā paribhāvayet |yugapan nirvikalpena manasā paramodayaḥ || 63 ||

63. Với một đức tin mãnh liệt hãy gợi tưởng cảm nghiệm một cách hoàn hảo (paribhāvayet), cùng một lúc một (yugapad), toàn bộ thân thể hay vũ trụ, như được làm bằng Thức tinh khiết (cit), ý/giác quan nội (manas) tại ngưng kiến tạo ý tưởng nhị nguyên, nhờ vào đó sự hiện lên một cách vượt trội (paramodayaḥ) [của bhairava có thể xảy đến].

vāyudvayasya saṃghaṭṭād antar vā bahir antataḥ |yogī samatvavijñānasamudgamanabhājanam || 64 ||

64. Từ sự cọ sát/hợp nhất của hai hơi thở, ở bên trong hay ở bên ngoài, rốt cuộc, người thực hành yoga thành cái bình [tức người xứng đáng] từ đó phun lên sự thấu triệt tính ngang bằng (samatva).

sarvaṃ jagat svadehaṃ vā svānandabharitaṃ smaret |yugapat svāmṛtenaiva parānandamayo bhavet || 65 ||

65. Hãy gợi nhớ và giữ trong tâm trí (smaret), cùng một lúc một (yugapad), toàn bộ vũ trụ hay thân thể mình đầy ắp đến mức thừa thãi niềm diễm phúc của mình, nhờ vào ngay thức ăn thức uống bất tử của mình (svāmṛta), có thể thành đồng nhất với niềm diễm phúc tối thượng (parānanda).

Page 27: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

kuhanena prayogena sadya eva mṛgekṣaṇe |samudeti mahānando yena tattvaṃ vibhāvyate || 66 ||

66. Qua một màn trình diễn [một điệu múa hay một vở kịch], nhờ được tạo bất ngờ/làm ngạc nhiên bằng một trò gây ảo giác, một trò khéo léo hay một thủ thuật xảo thuật [hay: bằng cách kích thích đầu các khí mạch], thật thình lình (sadya eva), hỡi [người đẹp] có đôi mắt hươu, niềm diễm phúc lớn nổi lên, nhờ nó, Thực Tại (tattvam) hiển hiện ra.

sarvasrotonibandhena prāṇaśaktyordhvayā śanaiḥ |pipīlasparśavelāyāṃ prathate paramaṃ sukham || 67 ||

67. Bằng cách chặn giữ mọi dòng chảy [của các giác quan] nhờ vào sự dâng lên của Năng Lực [kuṇḍalinī ] ở dạng sinh khí, từ từ một cách êm ái (śanaiḥ), khi cảm giác kiến bò đạt đến mức tối đa, sự sung sướng vượt bực [hay: sự cực sướng] (paramaṃ sukham) xuất hiện và toả rộng.

vahner viṣasya madhye tu cittaṃ sukhamayaṃ kṣipet |kevalaṃ vāyupūrṇaṃ vā smarānandena yujyate || 68 ||

68. Nhưng hãy ném và ghìm giữ (kṣipet) thức thực tiễn (cittam) đồng nhất với sự sung sướng, ở khoảng giữa (madhye) giữa lửa và chất độc [hay: giữa lúc bắt đầu và kết thúc giao hợp, hay: giữa chủ thể và đối tượng], [cittam thành] một mình hoặc đầy với hơi thở, [hành giả] hợp nhất với niềm diễm phúc của tình yêu giới tính (smarānanda).

śaktisaṃgamasaṃkṣubdhaśaktyāveśāvasānikam |yat sukhaṃ brahmatattvasya tat sukhaṃ svākyam

Page 28: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

ucyate ||69||

69. Sự sung sướng vào cuối sự thâm nhập vào Năng Lực (śakti) đã được khuấy động khi giao hợp (saṃgama) với một người đàn bà (śakti), mà thuộc về Thực Tại brahman, sự sung sướng đó được nói là của riêng mình.

lehanāmanthanākoṭaiḥ strīsukhasya bharāt smṛteḥ |śaktyabhāve 'pi deveśi bhaved ānandasaṃplavaḥ || 70 ||

70. Ngay cả khi vắng mặt một người đàn bà (śakti), hỡi Nữ Chúa của các thần linh, nếu gợi nhớ lại mạnh mẽ sự sung sướng có được với đàn bà qua các nụ hôn, sự mơn trớn vuốt ve ôm ghì, niềm diễm phúc cũng có thể ập đến tràn ngập.

ānande mahati prāpte dṛṣṭe vā bāndhave cirāt |ānandam udgataṃ dhyātvā tallayas tanmanā bhavet || 71 ||

71. Lúc gặp được một niềm diễm phúc lớn hay khi nhìn thấy một người thân [vắng mặt] đã lâu, thiền định quán sát (dhyātvā) niềm diễm phúc vừa dấy lên, háo hức bám vào nó, có thể hoà nhập tan vào nó.

jagdhipānakṛtollāsarasānandavijṛmbhaṇāt |bhāvayed bharitāvasthāṃ mahānandamayo bhavet || 72 ||

72. Hãy gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvayet) trạng thái đầy ắp đến mức thừa thãi do sự bung nở ra của niềm diễm phúc,

Page 29: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

khoái cảm, sự hớn hở có từ thức ăn thức uống, có thể thành đồng nhất với niềm đại diễm phúc (mahānandamayo).

gitādiviṣayāsvādāsamasaukhyaikatātmanaḥ |yoginas tanmayatvena manorūḍhes tadātmatā || 73 ||

73. Người thực hành yoga nào mà hợp nhất tâm trí mình (ekatātmanaḥ) với sự thoải mái/niềm hạnh phúc vô song có từ sự hưởng thụ các thú vui gợi cảm như ca nhạc, vân vân…, một khi ý/giác quan nội tại (manas) đã trở nên vững/cố định nhờ vào tình trạng [nó] đồng nhất với cái [sự thoải mái/niềm hạnh phúc] đó (tanmaya), sẽ có được bản chất/cốt tủy của cái [sự thoải mái/niềm hạnh phúc] đó (tadātmatā).

yatra yatra manas tuṣṭir manas tatraiva dhārayet |tatra tatra parānandasvārūpaṃ saṃpravartate || 74 ||

74. Ở nơi này nơi kia mà ý/giác quan nội tại (manas) là [đồng nhất với] sự thoả mãn, ngay ở nơi đó hãy ghìm giữ chặt manas lại cố định (dhārayet); quả vậy, ở nơi này nơi kia đó, tự tính của niềm diễm phúc tối thượng (parānandasvārūpaṃ) hiện ra trọn vẹn.

anāgatāyāṃ nidrāyāṃ praṇaṣṭe bāhyagocare |sāvasthā manasā gamyā parā devī prakāśate || 75 ||

75. Lúc giấc ngủ chưa đến [nhưng] thế giới bên ngoài đã tàn lui, khi ý/giác quan nội tại (manas) cảm nhận được trạng thái này, Nữ Thần tối cao (parā devī) toả sáng.

Page 30: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

tejasā sūryadīpāder ākāśe śabalīkṛte |dṛṣṭir niveśyā tatraiva svātmarūpaṃ prakāśate || 76 ||

76. Mắt được đặt nhìn cố định vào một khoảng không [gian] có đốm tối sáng khác nhau lẫn lộn do ánh sáng mặt trời, một ngọn đèn, vân vân…, ngay vào dịp này, hình sắc/tính chất của cái Mình (svātmarūpam) của mình toả sáng.

karaṅkiṇyā krodhanayā bhairavyā lelihānayā |khecaryā dṛṣṭikāle ca parā vyāptiḥ prakāśate || 77 ||

77. Nhờ vào [các thế thần bí (mudrā) ]: xác chết, cuồng điên, nhìn đăm đăm, bú liếm, di chuyển trong khoảng không, đúng lúc nhìn thấy (dṛṣṭi) [Thực Tại], tình trạng thâm nhập tối thượng (parā vyāptiḥ) toả sáng.

mṛdvāsane sphijaikena hastapādau nirāśrayam |vidhāya tatprasaṅgena parā pūrṇā matir bhavet || 78 ||

78. Trên một toạ cụ mềm mại, nhờ chỉ [đặt] mông, đôi tay chân không tựa vịn vào đâu, nhằm chọc thủng (vidhāya) [điểm bhrū nằm ở bên trong đầu giữa cặp lông mày và mở con mắt thứ ba], nhân dịp này trí giác tức trí năng thanh khiết giàu trực giác (matir) có thể thành tối thượng (parā) trọn vẹn đầy đủ (pūrṇā).

upaviśyāsane samyag bāhū kṛtvārdhakuñcitau |kakṣavyomni manaḥ kurvan śamam āyāti tallayāt || 79

Page 31: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

||

79. Ngồi xuống hoàn toàn, đàng hoàng trên toạ cụ, khoanh hai cánh tay lại nửa chừng [trước ngực, bàn tay đặt trong nách], ghìm giữ chặt ý/giác quan nội tại (manas) vào khoảng không nơi chỗ lõm của nách, từ sự hoà nhập tan vào cái [khoảng không] đó, đạt đến sự thanh bình/tình trạng thiếu vắng mọi ham mê dục vọng (śamam).

sthūlarūpasya bhāvasya stabdhāṃ dṛṣṭiṃ nipātya ca |acireṇa nirādhāraṃ manaḥ kṛtvā śivaṃ vrajet || 80 ||

80. Đưa mắt nhìn cố định [không chớp] vào một vật có dáng dấp thô thiển và rất nhanh không cho ý/giác quan nội tại (manas) nương tựa vào đâu nữa, có thể đạt đến śiva.

madhyajihve sphāritāsye madhye nikṣipya cetanām |hoccāraṃ manasā kurvaṃs tataḥ śānte pralīyate || 81 ||

81. Miệng mở rộng, lưỡi ở khoảng giữa, đặt Thức [không hướng ra khách thể] (cetanām) cố định vào khoảng giữa (madhye), niệm (uccāram) [âm vị] ha bằng ý/giác quan nội tại (manas), từ đó, được hoà nhập tan vào sự thanh tịnh (śānte).

āsane śayane sthitvā nirādhāraṃ vibhāvayet |svadehaṃ manasi kṣīṇe kṣaṇāt kṣīṇāśayo bhavet || 82 ||

82. Ổn định [ngồi] trên toạ cụ [hay nằm] trên giường, hãy gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin thật mãnh liệt (vibhāvayet) thân thể mình như không có chỗ nương tựa, nếu ý/giác quan nội tại

Page 32: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

(manas) tan biến đi, ngay lúc đó, tì vết mầm mống nghiệp [vì không còn được sự gắn bó với thân thể nuôi dưỡng] có thể tan biến theo (kṣīṇāśayo).

calāsane sthitasyātha śanair vā dehacālanāt |praśānte mānase bhāve devi divyaughāpnuyāt || 83 ||

83. Hay là, ổn định trong một phương tiện đang di chuyển hoặc chuyển động thân thể một cách chậm rãi lặng lẽ, từ đó, hỡi Nữ Thần, trong tình trạng tâm trí thật tĩnh lặng (praśānte), có thể đạt đến dòng [tri thức trong sạch] thuộc thánh thần (divyaugha).

ākāśaṃ vimalaṃ paśyan kṛtvā dṛṣṭiṃ nirantarām |stabdhātmā tatkṣaṇād devi bhairavaṃ vapur āpnuyāt || 84 ||

84. Khi nhìn một khung trời trong lành [không mảy may một đụn mây nào], giữ cách nhìn y nguyên cố định không thay đổi, toàn thân và tâm trí đơ đờ đi (stabdhātmā), ngay lúc đó, hỡi Nữ Thần, có thể đạt đến cái thân huyền diệu (vapur) của bhairava.

līnaṃ mūrdhni viyat sarvaṃ bhairavatvena bhāvayet |tat sarvaṃ bhairavākāratejastattvaṃ samāviśet || 85 ||

85. Hãy gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvayet) tất cả không gian trống không (viyat) hoà tan trong đầu dưới dạng tính chất bhairava, [từ đó] có thể thâm nhập hai chiều vào cái tất cả [tức vạn vật vũ trụ mà cũng là] thực tại của sự rực rỡ sáng chói biểu hiện của bhairava.

Page 33: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

kiṃcij jñātaṃ dvaitadāyi bāhyālokas tamaḥ punaḥ |viśvādi bhairavaṃ rūpaṃ jñātvānantaprakāśabhṛt || 86 ||

86. Hiểu biết một điều gì đó [hay: hiểu biết chút ít] (kiṃcij jñātaṃ) tạo ra tính nhị nguyên, ánh sáng bên ngoài là sự tối tăm; một mặt khác, khi hiểu biết rằng duy nhất chỉ có Ánh Sáng [của Thức tuyệt đối] (prakāśa) vĩnh hằng vô hạn thì vũ trụ, vân vân… thành hình sắc/tính chất (rūpam) của bhairava.

evam eva durniśāyāṃ kṛṣṇapakṣāgame ciram |taimiram bhāvayan rūpam bhairavaṃ rūpam eṣyati || 87 ||

87. Cũng như vậy, trong một đêm tối trời, vào đầu tuần trăng khuyết, nếu gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvayan), một cách không đứt đoạn, hình sắc/tính chất (rūpam) của sự tối tăm, thì đến được với hình sắc/tính chất của bhairava.

evam eva nimīlyādau netre kṛṣṇābham agrataḥ |prasārya bhairavaṃ rūpam bhāvayaṃs tanmayo bhavet || 88 ||

88. Cũng như vậy, trước tiên, khi nhắm nghiền đôi mắt lại, một màu tối đen hiển hiện ra, khi mở rộng [mắt] ra vừa gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvayaṃs) [màu tối đen đó] là hình sắc/tính chất (rūpam) của bhairava , có thể thành đồng nhất với cái [hình sắc/tính chất] này.

Page 34: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

yasya kasyendriyasyāpi vyāghātāc ca nirodhataḥ |praviṣṭasyādvaye śūnye tatraivātmā prakāśate || 89 ||

89. Từ việc một giác quan hay cơ quan hành động nào đó của mình [bất chợt] gặp sự cản trở hay bị [chính mình thình lình] ngưng chặn, nếu đi vào cái hư không bất nhị nguyên [không còn chủ thể khách thể], ngay vào dịp này cái Mình (ātmā) toả sáng.

abindum avisargaṃ ca akāraṃ japato mahān |udeti devi sahasā jñānaughaḥ parameśvaraḥ || 90 ||

90. [Nếu] đọc (japato) âm vị a không bindu aṃ [tức không vang âm mũi] và không visarga aḥ [tức không thở hít khẽ], hỡi Nữ Thần, Vị Chúa Tể tối cao [ở dạng] một dòng tri thức [trong sạch] mãnh liệt bất chợt nổi lên.

varṇasya savisargasya visargāntaṃ citiṃ kuru |nirādhāreṇa cittena spṛśed brahma sanātanam || 91 ||

91. Hướng và ghìm giữ thức năng động (citim) vào phần cuối của visarga aḥ [tức hơi thở hít khẽ] của một âm tiết có kèm theo visarga, nhờ vào thức thực tiễn (cittena) không còn chỗ dựa, có thể xúc chạm với brahman vĩnh hằng.

vyomākāraṃ svam ātmānaṃ dhyāyed digbhir anāvṛtam |nirāśrayā citiḥ śaktiḥ svarūpaṃ darśayet tadā || 92 ||

92. Hãy thiền định quán sát (dhyāyet) cái Mình của mình (svam ātmānam) dưới dạng khoảng không (vyoma) mở toang không giới hạn trong mọi

Page 35: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

hướng, thức năng động (citiḥ) mất chỗ dựa, khi đó Năng Lực có thể làm hiển hiện tự tính (svarūpam).

kiṃcid aṅgaṃ vibhidyādau tīkṣṇasūcyādinā tataḥ | tatraiva cetanāṃ yuktvā bhairave nirmalā gatiḥ || 93 ||

93. Trước tiên, với một dụng cụ nhọn như cây kim, vân vân…, đâm thủng một phần nào đó [của thân thể mình], rồi ngay vào nơi đó hợp nhất Thức [không hướng ra khách thể] (cetanām), đó là con đường không vết nhơ vào bhairava [hay: điểm đến không vết nhơ nơi bhairava ].

cittādyantaḥkṛtir nāsti mamāntar bhāvayed iti |vikalpānām abhāvena vikalpair ujjhito bhavet || 94 ||

94. “Cơ quan nội tại như thức thực tiễn (citta), vân vân…, không có ở trong tôi”, hãy gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvayet) như vậy, do thiếu vắng các sự kiến tạo ý tưởng nhị nguyên, có thể thoát khỏi các ý tưởng nhị nguyên.

māyā vimohinī nāma kalāyāḥ kalanaṃ sthitam |ityādidharmaṃ tattvānāṃ kalayan na pṛthag bhavet || 95 ||

95. [Thang bậc thực tại] năng lực làm mờ đi (māyā) dĩ nhiên làm mê hoặc hay gây lúng túng phân vân, [thang bậc thực tại] năng lực giới hạn (kalā) [dĩ nhiên] có một hoạt động nhất định giới hạn, vân vân…, bằng cách cảm nhận (kalayan) như vậy

Page 36: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

thuộc tính/tính chất của các thang bậc thực tại, có thể thành không tách biệt [với chúng].

jhagitīcchāṃ samutpannām avalokya śamaṃ nayet |yata eva samudbhūtā tatas tatraiva līyate || 96 ||

96. Khi thấy (avalokya) một ý muốn bắn lên, lập tức hãy đưa [mình] về lại sự tĩnh lặng tức tình trạng thiếu vắng mọi ham mê dục vọng mọi ước muốn (śamam), từ bất cứ nơi nào [ý muốn] bắn lên, ngay ở đó [nó] hoà nhập tan vào.

yadā mamecchā notpannā jñānaṃ vā kas tadāsmi vai |tattvato ’haṃ tathābhūtas tallīnas tanmanā bhavet || 97 ||

97. Khi ý muốn của tôi chưa bắn lên hay sự nhận thức hiểu biết [của tôi chưa dấy lên], thật sự tôi là ai, là gì? Đối với Thực Tại tột cùng, “tôi” (aham) có bản chất như thế đó. Háo hức gắn bó với cái [“tôi”] đó, có thể hoà nhập tan trong cái [“tôi”] đó.

icchāyām athavā jñāne jāte cittaṃ niveśayet |ātmabuddhyānanyacetās tatas tattvārthadarśanam || 98 ||

98. Nhưng một khi ý muốn hay sự hiểu biết đã nảy sinh, phải ghìm chắc [như đinh đóng cột] thức thực tiễn (cittam) nhờ vào trí năng (buddhi) hướng về cái Mình (ātmabuddhyā), từ đó, người có tâm trí không [quan tâm] đến gì khác nhìn thấy ý nghĩa của Thực Tại.

Page 37: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

nirnimittaṃ bhavej jñānaṃ nirādhāraṃ bhramātmakam |tattvataḥ kasyacin naitad evaṃbhāvī śivaḥ priye || 99 ||

99. Đối với Thực Tại tột cùng, sự hiểu biết phải là không có nguyên cớ, không có chỗ dựa, có bản chất là sự nhầm lẫn, không thuộc về ai cả, người gắn bó với [một sự gợi tưởng cảm nghiệm] như vậy và được nó thâm nhập ám ảnh (evaṃbhāvī), hỡi Nàng yêu dấu, thành śiva.

ciddharmā sarvadeheṣu viśeṣo nāsti kutracit |ataś ca tanmayaṃ sarvaṃ bhāvayan bhavajij janaḥ || 100 ||

100. Cái có thuộc tính/tính chất là Thức tinh khiết (ciddharmā), [ở] trong mọi thân thể, không đâu có sự khác biệt cả. Vậy bằng cách gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvayan) rằng tất cả tức vạn vật vũ trụ được làm bằng/đồng nhất với cái [Thức] đó, thành người đã chinh phục/loại bỏ sự trở thành [tức luân hồi sanh tử] (bhavajit).

kāmakrodhalobhamohamadamātsaryagocare |buddhiṃ nistimitāṃ kṛtvā tat tattvam avaśiṣyate || 101 ||

101. Đang trong tình trạng thèm muốn, giận dữ, hám của, mê say lầm lẫn, kiêu căng, ghen tuông, ngưng hẳn trí năng (buddhi) không cho nó hoạt động, còn lại chỉ là Thực Tại của các [tình trạng] đó.

Page 38: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

indrajālamayaṃ viśvaṃ nyastaṃ vā citrakarmavat |bhramād vā dhyāyataḥ sarvaṃ paśyataś ca sukhodgamaḥ || 102 ||

102. Thiền định quán sát (dhyāyataḥ) vạn vật vũ trụ được lập thành y như màng lưới của indra tức một ảo giác/một trò ảo thuật, hoặc như một việc làm diệu kỳ, một bức tranh chẳng hạn, hoặc từ một sự quay cuồng đảo lộn/một sự nhầm lẫn, [thiền định quán sát] và nhìn tất cả tức vạn vật vũ trụ [như vậy], từ đó, sự vui sướng (sukha) nổi lên.

na cittaṃ nikṣiped duḥkhe na sukhe vā parikṣipet |bhairavi jñāyatāṃ madhye kiṃ tattvam avaśiṣyate || 103 ||

103. Không đổ bỏ thức thực tiễn (cittam) vào khổ đau và không phung phí [nó] trong vui sướng, hỡi Nàng bhairavī, phải biết [cái] ở khoảng giữa (madhye), vì sao? Còn lại Thực Tại.

vihāya nijadehāsthāṃ sarvatrāsmīti bhāvayan |dṛḍhena manasā dṛṣṭyā nānyekṣiṇyā sukhī bhavet || 104 ||

104. Rũ bỏ lại phía sau sự quan tâm đến thân xác mình bằng cách gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvayan) “tôi ở mọi nơi”, nhờ vào ý/giác quan nội tại (manas) được ghìm giữ vững vàng cố định [và] nhờ vào cách nhìn không quan tâm đến gì khác cả, có thể thành một người hạnh phúc và mang lại hạnh phúc cho người khác (sukhī).

Page 39: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

ghaṭādau yac ca vijñānam icchādyaṃ vā mamāntare |naiva sarvagataṃ jātaṃ bhāvayan iti sarvagaḥ || 105 ||

105. “Sự hiểu biết thấu triệt, ý muốn, vân vân…, không chỉ nảy sinh ở trong riêng tôi mà có mặt ở mọi nơi, trong cái bình, vân vân…”, gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvayan) như vậy, thành người có mặt khắp nơi (sarvagaḥ).

grāhyagrāhakasaṃvittiḥ sāmānyā sarvadehinām |yogināṃ tu viśeṣo 'sti sambandhe sāvadhānatā || 106 ||

106. Tất cả các thực thể có thân xác đều có một ý thức giống nhau về chủ thể cảm nhận và đối tượng của sự cảm nhận, nhưng những người thực hành yoga có đặc thù vượt trội là sự chú tâm vào sự liên hệ (sambandhe) [giữa chủ thể và đối tượng].

svavad anyaśarīre 'pi saṃvittim anubhāvayet |apekṣāṃ svaśarīrasya tyaktvā vyāpī dinair bhavet || 107 ||

107. Ngay cả trong thân thể của người khác, hãy cảm nghiệm mãnh liệt/ôm trọn (anubhāvayet) Thức tuyệt đối (saṃvittim) như thể là [trong thân thể của] chính mình; khi đã từ bỏ sự cần thiết của thân thể mình, trong vài ngày, có thể thành người có khả năng thâm nhập mọi nơi (vyāpī).

nirādhāraṃ manaḥ kṛtvā vikalpān na vikalpayet |tadātmaparamātmatve bhairavo mṛgalocane || 108 ||

108. Khi đã giải phóng ý/giác quan nội tại (manas) khỏi mọi chỗ dựa, hãy ngưng tạo ra ý tưởng nhị

Page 40: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

nguyên, như vậy, hỡi [người đẹp] có đôi mắt hươu, khi cái Mình này thành cái Mình tối thượng, đó là bhairava.

sarvajñaḥ sarvakartā ca vyāpakaḥ parameśvaraḥ |sa evāhaṃ śaivadharmā iti dārḍhyāc chivo bhavet || 109 ||

109. “Vị Chúa Tể tối cao toàn tri toàn năng và thâm nhập mọi nơi, có các thuộc tính/tính chất của śiva, Bậc ấy là tôi đây, tôi chính là Bậc ấy”, từ sự vững mạnh [của một sự gợi tưởng cảm nghiệm] như vậy, có thể thành śiva.

jalasyevormayo vahner jvālābhaṅgyaḥ prabhā raveḥ |mamaiva bhairavasyaitā viśvabhaṅgyo vibheditāḥ || 110 ||

110. Cũng như các gợn sóng thật sự thuộc về nước, các làn sóng đốt cháy thuộc về lửa, sự tỏa sáng thuộc về mặt trời, các làn sóng đã được phân hoá này của vũ trụ thuộc về chính ta đây, bhairava.

bhrāntvā bhrāntvā śarīreṇa tvaritaṃ bhuvi pātanāt |kṣobhaśaktivirāmeṇa parā saṃjāyate daśā || 111 ||

111. Xoay vòng xoay vòng với thân thể, đổ ngã xuống đất thật nhanh, từ đó, nhờ sự khuấy động của Năng Lực chấm dứt, số phận tối thượng của con người (parā daśā) nảy sinh.

Page 41: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

ādhāreṣv athavāśaktyājñānāc cittalayena vā |jātaśaktisamāveśakṣobhānte bhairavaṃ vapuḥ || 112 ||

112. Hơn nữa, do không còn năng lực hay không còn sự cảm nhận đối với các chỗ dựa hoặc nhờ vào sự hoà tan biến của thức thực tiễn (citta), ở điểm cuối của sự khuấy động nảy sinh từ sự thâm nhập hai chiều vào Năng Lực là cái thân huyền diệu (vapuḥ) của bhairava.

sampradāyam imaṃ devi śṛṇu samyag vadāmy aham |kaivalyaṃ jāyate sadyo netrayoḥ stabdhamātrayoḥ || 113 ||

113. Hãy nghe đây, hỡi Nữ Thần, ta nói lại trọn vẹn chính xác cái lời dạy kinh điển mật truyền từ thầy này qua thầy khác: khi đôi mắt cố định [không chớp] như bị tê liệt, chỉ vậy thôi, lập tức, tình trạng một mình [mà đầy đủ] (kaivalya) nảy sinh.

saṃkocaṃ karṇayoḥ kṛtvā hy adhodvāre tathaiva ca |anackam ahalaṃ dhyāyan viśed brahma sanātanam || 114 ||

114. Khi đã đóng bít hai lỗ tai và dĩ nhiên cũng [đã làm] như vậy ở lỗ đít, bằng cách thiền định quán sát (dhyāyan) cái [vang âm] không nguyên âm không phụ âm, có thể nhập vào brahman [ở dạng âm thanh] vĩnh cửu.

kūpādike mahāgarte sthitvopari nirīkṣaṇāt |avikalpamateḥ samyak sadyas cittalayaḥ sphuṭam || 115 ||

Page 42: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

115. Đứng trên một vực sâu, một cái giếng [sâu], vân vân…, nhìn [xuống], từ việc đó, khi trí giác tức trí năng thanh khiết giàu trực giác ngưng hoàn toàn kiến tạo ý tưởng nhị nguyên, ngay khi đó, lập tức, thức thực tiễn (citta) hoà tan biến một cách rõ ràng chắc chắn.

yatra yatra mano yāti bāhye vābhyantare 'pi vā |tatra tatra śivāvāsthā vyāpakatvāt kva yāsyati || 116 ||

116. Bất cứ nơi nào ý/giác quan nội tại (manas) đi tới, ở bên ngoài hoặc ngay cả ở bên trong, chính ở đó là trạng thái śiva/nơi chốn của śiva, vì [trạng thái śiva] thâm nhập mọi nơi, [manas còn] phải đi đâu [nữa để mà tìm gặp śiva]?

yatra yatrākṣamārgeṇa caitanyaṃ vyajyate vibhoḥ |tasya tanmātradharmitvāc cillayād bharitātmatā || 117 ||

117. Bất cứ nơi nào mà bằng con đường của các giác quan, tình trạng mang tính năng cảm thụ (caitanyam) của Đấng ở khắp mọi nơi (vibhoḥ) đi ngang qua, do [Đấng] ấy chỉ có thuộc tính/tính chất là cái [tình trạng] đó mà thôi, từ sự hoà nhập tan vào Thức tinh khiết (cit), [có thể đạt đến] bản chất của sự thừa thãi.

kṣutādyante bhaye śoke gahvare vā raṇād drute |kutūhale kṣudhādyante brahmasattāmayī daśā || 118 ||

118. Lúc bắt đầu hoặc lúc dứt cơn hắt xì, lúc [bắt đầu] hoảng sợ, lo lắng hay [rơi vào] trong một vực thẳm, khi chạy trốn khỏi trận chiến, lúc [bắt đầu]

Page 43: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

ước muốn một cái gì độc đáo phi thường, lúc bắt đầu hoặc lúc dứt cơn đói, số phận con người/tình trạng (daśā) cốt ở sự hiện hữu tồn tại mang tính brahman [có thể hiển hiện lên].

vastuṣu smaryamāṇeṣu dṛṣṭe deśe manas tyajet |svaśarīraṃ nirādhāraṃ kṛtvā prasarati prabhuḥ || 119 ||

119. Khi thấy một nơi chốn [cũ], hãy buông thả ý/giác quan nội tại (manas) vào các vật hay vụ việc đang được gợi nhớ, khi thân thể mình đã bị tước đi [mọi] chỗ dựa, Đấng toàn năng đầy ắp thừa thãi (prabhuḥ) tràn đến.

kvacid vastuni vinyasya śanair dṛṣṭiṃ nivartayet |taj jñānaṃ cittasahitaṃ devi śūnyālāyo bhavet ||120 ||

120. Đặt mắt nhìn vào một vật nào đó, một cách nhẹ nhàng chậm rãi hãy rút đi sự cảm nhận cái [vật] đó, [rút đi luôn] thức thực tiễn (citta) đi kèm theo, hỡi Nữ Thần, có thể hòa nhập tan vào hư không [hay: có thể thành đồ chứa đựng hư không] (śūnyālāyo) .

bhaktyudrekād viraktasya yādṛśī jāyate matiḥ |sā śaktiḥ śāṃkarī nityam bhavayet tāṃ tataḥ śivaḥ || 121 ||

121. Cái kiểu trí giác tức trí năng thanh khiết giàu trực giác (matiḥ) được sản sinh từ một lòng sùng tín (bhakti) chứa chan của người dửng dưng đã thoát khỏi mọi sự gắn bó, đó là Năng Lực của Đấng ban sự thịnh vượng tức śiva, hãy không ngừng gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin

Page 44: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

mãnh liệt (bhāvayet) cái [Năng Lực] này, từ đó, thành śiva.

vastvantare vedyamāne śanairvastuṣu śūnyatā |tām eva manasā dhyātvā vidito 'pi praśāmyati || 122 ||

122. Khi cảm nhận một vật thể là khác, tính không (śūnyatā) từ từ [phải tràn] lên các vật thể [còn lại], thiền định quán sát (dhyātvā) ngay cái [tính không] này nhờ vào ý/giác quan nội tại (manas) [và] tuy [vật thể vẫn] được cảm nhận, [hành giả] lắng xuống thành thanh tịnh (praśāmyati).

kiṃcijjñair yā smṛtā śuddhiḥ sā 'śuddhiḥ śaṃbhudarśane |na śucir hy aśucis tasmān nirvikalpaḥ sukhī bhavet || 123 ||

123. Cái mà những người hiểu biết chút ít chỉ dạy là trong sạch/đúng/tốt, cái đó [cũng có thể được coi] là không trong sạch/không đúng/không tốt, quả vậy trong cách nhìn của [truyền thống tâm linh] śiva, không có gì trong sạch [hay] không trong sạch, do đó, người nào ngưng kiến tạo ý tưởng nhị nguyên (nirvikalpaḥ) có thể thành người hạnh phúc và ban hạnh phúc cho người khác (sukhī).

sarvatra bhairavo bhāvaḥ sāmānyeṣv api gocaraḥ |na ca tadvyatirekteṇa paro 'stīty advayā gatiḥ || 124 ||

124. “Thực Tại bhairava có phạm vi mọi lúc mọi nơi ngay cả nơi những con người bình thường, không có gì hiện hữu mà lại ngoài phạm vi [hay]

Page 45: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

tách rời khỏi cái [Thực Tại] đó”, [hãy gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvayet)] như vậy, đó là con đường và điểm đến (gatiḥ) bất nhị nguyên.

samaḥ śatrau ca mitre ca samo mānāvamānayoḥ ||brahmaṇaḥ paripūrṇatvāt iti jñātvā sukhī bhavet || 125 ||

125. Từ sự trọn vẹn đầy đủ tuyệt đối của brahman, phải một lòng một dạ đối với kẻ thù và bạn bè, ngang bằng trong vinh quang và tủi nhục, biết vậy, có thể thành người hạnh phúc và ban hạnh phúc cho người khác (sukhī).

na dveṣaṃ bhāvayet kvāpi na rāgaṃ bhāvayet kvacit |rāgadveṣavinirmuktau madhye brahma prasarpati || 126 ||

126. Không bao giờ sản sinh ấp ủ sự ghê tởm/ghét bỏ, không bao giờ sản sinh ấp ủ sự quyến luyến/găn bó. Ở khoảng giữa (madhye) mà là sự giải thoát khỏi sự ghét bỏ và sự quyến luyến, cả hai, brahman len vào.

yad avedyaṃ yad agrāhyaṃ yac chūnyaṃ yad abhāvagam |tat sarvaṃ bhairavaṃ bhāvyaṃ tadante bodhasaṃbhavaḥ || 127 ||

127. Cái không là đối tượng của sự hiểu biết, cái không là đối tượng của sự cảm nhận, cái hư không, cái không đạt đến sự hiện hữu tồn tại, gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvyam) rằng tất cả cái đó là bhairava, rốt cuộc, sự giác ngộ (bodha) xảy đến.

Page 46: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

nitye nirāśraye śūnye vyāpake kalanojjhite |bāhyākāśe manaḥ kṛtvā nirākāśaṃ samāviśet || 128 ||

128. Ghìm giữ ý/giác quan nội tại (manas) cố định vào không gian bên ngoài [và gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt rằng nó là] vĩnh hằng, không chỗ dựa, mang tính không, thâm nhập mọi nơi, không vướng vào hoạt động phân hoá [giới hạn/phân đoạn/xẻ nhỏ/đặc trưng hóa], [từ đó] có thể thâm nhập hai chiều vào cái không-là-không-gian (nirākāśam).

yatra yatra mano yāti tat tat tenaiva tatkṣaṇam |parityajyānavasthityā nistaraṅgas tato bhavet || 129 ||

129. Bất cứ đâu mà ý/giác quan nội tại (manas) đi tới, tới cái [đối tượng] này kia, nhờ ngay vào cái [manas] đó, ngay lúc đó, rời bỏ [đối tượng] hoàn toàn, như vậy, từ sự dao động bất ổn có thể thành cái [đại dương] không gợn sóng (nistaraṅgas).

bhayā sarvaṃ ravayati sarvado vyāpako 'khile | iti bhairavaśabdasya santatoccāraṇāc chivaḥ || 130 ||

130. “Bằng ánh sáng [của Thức] (bhā), [Đấng ấy] làm vang lên (rava) tất cả, ban cấp tất cả, thâm nhập tất cả”, liên tục niệm (uccāraṇa) từ bhairava [vừa gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt] như vậy, từ đó, thành śiva.

Page 47: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

ahaṃ mamedam ityādi pratipattiprasaṅgataḥ |nirādhāre mano yāti taddhyānapreraṇāc chamī || 131 ||

131. “Tôi”, “cái này của tôi”, vân vân…, vào những dịp khẳng định như vậy, ý/giác quan nội tại (manas) đi đến nơi không có chỗ dựa, từ việc khởi động đốc thúc thiền định quán sát (dhyāna) [theo cách] này, thành người thanh tịnh (śamī).

nityo vibhur nirādhāro vyāpakaś cākhilādhipaḥ |śabdān pratikṣaṇaṃ dhyāyan kṛtārtho 'rthānurūpataḥ || 132 ||

132. “Vĩnh cửu, ở khắp mọi nơi, không chỗ dựa, thâm nhập mọi nơi và ngự trị trên tất cả”, bằng cách liên tục thiền định quán sát (dhyāyan) các từ [ấy], thành một người toại nguyện [vì] đã đạt mục đích hướng đến [tức śiva] (kṛtārtha) đúng theo ý nghĩa [của các từ trên].

atattvam indrajālābham idaṃ sarvam avasthitam |kiṃ tattvam indrajālasya iti dārḍhyāc chamaṃ vrajet || 133 ||

133. “Cái tất cả tức vạn vật vũ trụ này gần như (avasthitam) không có thực tế, giống như cái lưới của indra tức một trò ảo thuật/một ảo giác, thực tế của một ảo giác là gì?”, từ sự vững mạnh [của một sự gợi tưởng cảm nghiệm] (dārḍhyāt) như vậy, có thể đạt được sự thanh tịnh thiếu vắng mọi ham mê dục vọng (śamam).

ātmano nirvikārasya kva jñānaṃ kva ca vā kriyā |jñānāyattā bahirbhāvā ataḥ śūnyam idaṃ jagat || 134 ||

Page 48: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

134. Đối với một cái Mình (ātmano) chưa thoái hoá, làm sao có sự nhận thức hiểu biết và làm sao có hành động? Các thực thể ở bên ngoài dính liền với sự nhận biết, do đó, cái vũ trụ này là hư không (śūnyam).

na me bandho na mokṣo me bhītasyaitā vibhīṣikāḥ |pratibimbam idaṃ buddher jaleṣv iva vivasvataḥ || 135 ||

135. Đối với tôi không có sự trói buộc (bandha), đối với tôi không có sự giải thoát (mokṣa), đó là những phương tiện làm khiếp đảm dành cho kẻ lo âu sợ hãi, cái [vũ trụ] này (idam) là hình ảnh phản chiếu (pratibimbam) của trí năng (buddhi) [trong Thức tuyệt đối] giống như [hình ảnh phản chiếu] của mặt trời trong nước.

indriyadvārakaṃ sarvaṃ sukhaduḥkhādisaṃgamam |itīndriyāṇi saṃtyajya svasthaḥ svātmani vartate || 136 ||

136. Mọi sự tiếp xúc với vui sướng, khổ đau, vân vân…, đều qua trung gian các giác quan, từ bỏ được các giác quan, người mà ổn định nơi chính mình (svasthaḥ) ngụ ở cái Mình của mình (svātmani).

jñānaprakāśakaṃ sarvaṃ sarveṇātmā prakāśakaḥ |ekam ekasvabhāvatvāt jñānaṃ jñeyaṃ vibhāvyate || 137 ||

137. Tất cả tức vạn vật vũ trụ chói sáng hiển hiện qua sự cảm nhận hiểu biết, cái Mình (ātmā) chói sáng hiển hiện qua tất cả, do tự tính [của chúng]

Page 49: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

là duy nhất, sự hiểu biết và đối tượng của sự hiểu biết phải được coi là một.

mānasaṃ cetanā śaktir ātmā ceti catuṣṭayam |yadā priye parikṣīṇaṃ tadā tad bhairavaṃ vapuḥ || 138 ||

138. Tâm trí (mānasam), Thức [không hướng ra khách thể] (cetanā), Năng Lực (śakti) [như cửa ngõ, phương tiện đưa đến śiva], và cái Mình (ātmā) [trước khi hoà nhập tan vào cái Mình của vũ trụ], hỡi Nàng thân yêu, một khi bộ tứ này tan biến hoàn toàn, khi đó là cái thân huyền diệu (vapuḥ) của bhairava.

nistaraṅgopadeśānāṃ śatam uktaṃ samāsataḥ |dvādaśābhyadhikaṃ devi yaj jñātvā jñānavij janaḥ || 139 ||

139. Một trăm mười hai lời chỉ dẫn (upadeśa) đến cái [đại dương] không gợn sóng (nistaraṅga) được nói ra một cách xúc tích ngắn gọn, hỡi Nữ Thần, ai biết chúng thành người biết sự hiểu biết [đúng đắn] (jñānavid).

atra caikatame yukto jāyate bhairavaḥ svayam | vācā karoti karmāṇi śāpānugrahakārakaḥ || 140 ||

140. Và ở đây, [trong truyền thống tâm linh này nói chung và theo mật kinh này nói riêng, đối với] người kiên định bám theo một trong những [lời chỉ dẫn trên, trạng thái] bhairava tự nó nảy sinh [và người ấy] thực hiện các hành động [của mình] qua lời nói (vācā), ban phước gieo hoạ (śāpānugrahakārakaḥ).

Page 50: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

ajarāmaratām eti so 'ṇimādiguṇānvitaḥ |yoginīnām priyo devi sarvamelāpakādhipaḥ || 141 ||

141. Người ấy đi đến tình trạng không già không chết (ajarāmaratā), được phú kèm theo những khả năng đặc biệt (guṇa), như quyền năng tự làm mình bé đi bằng một hạt nguyên tử (aṇimā), vân vân…, được các yoginī tức các nữ thần/năng lực thứ yếu của śiva yêu quý nuông chiều (priyo) [và] hỡi Nữ Thần, thành người chủ xướng trong tất cả các cuộc hội tụ của [các yoginī ].

jīvann api vimukto 'sau kurvann api ca ceṣṭitam |[śrī devī uvāca] |idaṃ yadi vapur deva parāyāś ca maheśvara || 142 ||

142. Người ấy được giải thoát tuy vẫn còn sống và mặc dù vẫn cử động, hành động, cư xử bình thường. [Nữ Thần nói:] Hỡi Thần, hỡi Vị Chúa Tể Lớn, nếu cái thân sắc huyền diệu (vapur) của [Nữ Thần Năng Lực] tối cao (parā)

evamuktavyavasthāyāṃ japyate ko japaś ca kaḥ |dhyāyate ko mahānātha pūjyate kaś ca tṛpyati || 143 ||

143. là như vậy, như đã nói, thì, hỡi Đại Sư, trong từng trường hợp một, ai được hưởng sự khấn tụng và lời khấn tụng là gì? Ai được quán sát khi thiền định, ai được phụng thờ và ai được toại nguyện thoả mãn?

Page 51: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

hūyate kasya vā homo yāgaḥ kasya ca kiṃ katham |[śrī bhairava uvāca] |eṣātra prakriyā bāhyā sthūleṣv eva mṛgekṣaṇe || 144 ||

144. Ai tổ chức lễ hiến tế với lửa? Hoặc sự hiến tế/việc dâng cúng lễ vật dành cho ai? Tại sao? Như thế nào? [bhairava nói:] Ở đây [trong truyền thống tâm linh này nói chung và theo mật kinh này nói riêng], việc thực hành lễ nghi cúng tế (prakriyā) như vậy [như Nàng vừa trình bày, mang tính] bề ngoài, chỉ dành cho những ai còn mê muội tăm tối không hiểu biết [đúng đắn], hỡi [người đẹp] có đôi mắt hươu.

bhūyo bhūyaḥ pare bhāve bhāvanā bhāvyate hi yā |japaḥ so 'tra svayaṃ nādo mantrātmā japya īdṛśaḥ || 145 ||

145. Quả vậy, ở đây [trong truyền thống tâm linh này nói chung và theo mật kinh này nói riêng] sự gợi tưởng cảm nghiệm với một đức tin mãnh liệt (bhāvanā) Thực Tại tột cùng (pare bhāve) được gợi tưởng cảm nghiệm mỗi lúc một sâu đậm mãnh liệt hơn, chính đó mới là sự khấn tụng/cầu nguyện (japaḥ), [và] trong điều kiện này, lời cầu nguyện/khấn tụng (japya) là vang âm tự phát (svayaṃ nāda), cốt tuỷ của các thần chú (mantrātmā).

dhyānaṃ hi niścalā buddhir nirākārā nirāśrayā |na tu dhyānaṃ śarīrākṣimukhahastādikalpanā || 146 ||

146. Quả vậy, một trí năng (buddhi) không [dao] động, không hình không sắc, không chỗ dựa, đó là thiền (dhyānam). Trái lại, thiền không phải là

Page 52: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

việc tưởng tượng (kalpanā) [một vị thần tính] có thân, mắt, mặt, tay, vân vân…

pūjā nāma na puṣpādyair yā matiḥ kriyate dṛḍhā |nirvikalpe mahāvyomni sā pūjā hy ādarāl layaḥ || 147 ||

147. Sự thờ phụng (pūjā), dĩ nhiên không phải [cái được thể hiện] bằng [việc dâng cúng] hoa, vân vân…, mà là một trí giác tức một trí năng thanh khiết giàu trực giác được ghìm giữ chặt vững mạnh (matiḥ dṛḍhā), thật ra, sự thờ phụng này là sự hoà nhập tan (layaḥ) vào trong khoảng không lớn (mahāvyomni) bất nhị nguyên (nirvikalpe) với một lòng kính trọng tràn đầy nhiệt huyết (ādarāt).

atraikatamayuktisthe yotpadyeta dinād dinam |bharitākāratā sātra tṛptir atyantapūrṇatā || 148 ||

148. Ở đây [trong truyền thống tâm linh này nói chung và theo mật kinh này nói riêng], cái tình trạng có dáng dấp của một sự đầy đủ đến mức thừa thãi mà ngày qua ngày được sản sinh ra nếu thực hành nghiêm chỉnh kiên định một trong những [lời chỉ dẫn trên], cái tình trạng trọn vẹn đầy đủ vượt qua mọi giới hạn (atyantapūrṇatā) đó là sự thoả mãn toại nguyện (tṛptir), ở đây [trong truyền thống tâm linh này nói chung và theo mật kinh này nói riêng].

mahāśūnyālaye vahnau bhūtākṣaviṣayādikam |hūyate manasā sārdhaṃ sa homaś cetanāsrucā || 149 ||

149. Các thành tố [thô và vi tế], các giác quan, các đối tượng của các giác quan, vân vân…, kể cả

Page 53: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

ý/giác quan nội tại (manas), được hiến tế đổ vào lửa [của Thức tuyệt đối], đồ chứa đựng hư không lớn, [còn] Thức bên bờ giác ngộ không hướng ra khách thể (cetanā) là cái thìa dâng cúng đồ vật hiến tế. Đó là lễ hiến tế với lửa (homa).

yāgo 'tra parameśāni tuṣṭir ānandalakṣaṇā |kṣapaṇāt sarvapāpānāṃ trāṇāt sarvasya pārvati || 150 ||

150. Hỡi Nữ Chúa tối cao, ở đây [trong truyền thống tâm linh này nói chung và theo mật kinh này nói riêng], sự hiến tế (yāga) là sự thoả mãn toại nguyện có đặc trưng là niềm diễm phúc, vì [nó] tiêu diệt mọi điều không lành, chưa ổn [và] bảo vệ che chở tất cả, hỡi pārvatī.

rudraśaktisamāveśas tat kṣetram bhāvanā parā |anyathā tasya tattvasya kā pūjā kāś ca tṛpyati || 151 ||

151. Sự thâm nhập hai chiều vào [cặp] śiva và Năng Lực (śakti), đó là nơi hành hương/miền đất thiêng/không gian gốc/trường nguyên thủy (kṣetram), là sự gợi tưởng cảm nghiệm (bhāvanā) tối cao. Nếu không là như vậy, sự thờ phụng của cái Thực Tại [tột cùng] này sẽ là gì và ai sẽ được thoả mãn?

svatantrānandacinmātrasāraḥ svātmā hi sarvataḥ |āveśanaṃ tatsvarūpe svātmanaḥ snānam īritam || 152 ||

152. Cái Mình của mình (svātmā) là cốt tuỷ của sự tự thuộc tức sự tự do tuyệt đối (svatantra), diễm

Page 54: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

phúc và Thức tinh khiết (cit), chỉ vậy thôi, vì vậy sự thâm nhập toàn diện của cái Mình của mình vào cái tự tính/cốt tuỷ đó được nói là lễ tắm rửa (snānam).

yair eva pūjyate dravyais tarpyate vā parāparaḥ |yaś caiva pūjakaḥ sarvaḥ sa evaikaḥ kva pūjanam || 153 ||

153. Cái vừa tối cao vừa không tối cao mà được thờ phụng và làm thoả mãn toại nguyện bằng các lễ vật, chính các [lễ vật] này và ngay người thờ phụng, tất cả thực sự là một. Vậy đâu là sự thờ phụng, không có gì như vậy cả (kva pūjanam).

vrajet prāṇo viśej jīva icchayā kuṭilākṛtiḥ |dīrghātmā sā mahādevī parakṣetram parāparā || 154 ||

154. Hơi thở ra đi ra, hơi thở vào đi vào, tùy ý, [Năng Lực kuṇḍalinī ] hoạt động theo đường cong vòng; [khi trở lại với] bản chất dựng đứng, [Năng Lực] ấy là Nữ Thần vĩ đại vừa tối cao vừa không tối cao, là nơi hành hương/miền đất thiêng/không gian gốc/trường nguyên thủy (kṣetram) tối thượng.

asyām anucaran tiṣṭhan mahānandamaye 'dhvare |tayā devyā samāviṣṭaḥ param bhairavam āpnuyāt | sakāreṇa bahir yāti hakāreṇa viśet punaḥ |

haṃsahaṃsety amuṃ mantraṃ jīvo japati nityaśaḥ || 155 ||

155. Cứ bám dính theo [Nữ Thần] ấy, vừa kiên trì trong

việc hiến tế cốt ở niềm đại diễm phúc, người được Nữ Thần ấy thâm nhập hai chiều có thể đạt đến bhairava tối cao.

Page 55: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

Đi ra ngoài bằng âm sa, lại đi vào trong bằng âm ha, cứ như vậy “haṃsa haṃsa”, con người niệm thần chú (mantram) này mãi mãi không ngơi.

ṣaṭśatāni divā rātrau sahasrāṇyekaviṃśatiḥ |japo devyāḥ samuddiṣṭaḥ sulabho durlabho jaḍaiḥ || 156 ||

156. Hai mươi mốt nghìn sáu trăm lần, ngày và đêm, sự tụng niệm (japa) [này] được chỉ rõ là thuộc về Nữ Thần, rất dễ thực hiện, khó chăng là bởi các thực thể vô tri vô giác/không hiểu biết [đúng đắn] (jaḍaiḥ).

ity etat kathitaṃ devi paramāmṛtam uttamam |etac ca naiva kasyāpi prakāśyaṃ tu kadācana || 157 ||

157. Cái được nói ra ở trên đây, hỡi Nữ Thần, là món ăn thức uống trường sinh bất lão/là trạng thái vô tử vượt trội tối thượng cao xa nhất. Thế nhưng, tuyệt đối đừng bao giờ tiết lộ nó cho bất cứ ai mà

paraśiṣye khale krūre abhakte gurupādayoḥ |nirvikalpamatīnāṃ tu vīrāṇām unnatātmanām || 158 ||

158. là đệ tử một [truyền thống/người thầy tâm linh] khác, là người gian, kẻ dữ, người có con tim sắt đá, kẻ thiếu lòng sùng tín đối với người thầy tâm linh của mình. Trái lại, đối với những ai có trí giác tức trí năng thanh khiết giàu trực giác không chao đảo do dự đu đưa, những người anh hùng [sẵn sàng đi theo một con đường tâm linh nhanh, mau

Page 56: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

đến đích nhưng hiểm trở đầy chông gai], những người có tâm hồn cao quý,

bhaktānāṃ guruvargasya dātavyaṃ nirviśaṅkayā |grāmo rājyam puraṃ deśaḥ putradārakuṭumbakam || 159 ||

159. những ai một lòng sùng tín với dòng truyền thừa của các người thầy tâm linh, [đối với những người này], hãy trao truyền [nó] một cách không mảy may do dự. Làng, vương quốc, thành phố, quốc gia, con trai, vợ, gia đình,

sarvam etat parityajya grāhyam etan mṛgekṣaṇe |kim ebhir asthirair devi sthiram param idaṃ dhanam |prāṇā api pradātavyā na deyaṃ paramāmṛtam || 160 ||

160. khi đã từ bỏ hoàn toàn tất cả những thứ đó, hãy chiếm lấy cái [được nói ra ở trên đây/cái món ăn thức uống trường sinh bất lảo/cái trạng thái vô tử tối thượng] này, hỡi [người đẹp] có đôi mắt hươu. Để làm gì những thứ phù du kia, hỡi Nữ Thần, chỉ có báu vật này là trường tồn. Ngay sự sống cũng có thể được hiến dâng, chứ cái được nói ra ở trên đây/cái món ăn thức uống trường sinh bất lão/cái trạng thái vô tử tối thượng thì không được khước từ từ bỏ.

śrī devī uvāca |devadeva māhadeva paritṛptāsmi śaṅkara |rudrayāmalatantrasya sāram adyāvadhāritam |sarvaśaktiprabhedānāṃ hṛdayaṃ jñātam adya ca || 161 ||

161. Nữ Thần nói:

Page 57: vijñānabhairavatantra vietnamese translation

Hỡi Thần của các thần, hỡi Thần vĩ đại, hỡi Đấng ban sự tốt lành, tôi được toại nguyện thoả mãn hoàn toàn. Tôi đã được nghe sự tinh túy của rudrayāmala tantra [mật kinh về cặp rudra hay về sự hợp nhất/giao hợp của rudra tức của śiva và Năng Lực (śakti)] và giờ tôi đã cảm nhận hiểu biết được cái Tâm của tất cả các năng lực phân hoá [giới hạn/phân đoạn/xẻ nhỏ/đặc trưng hóa] khác nhau.

ity uktvānanditā devi kaṇṭhe lagnā śivasya tu || 162 ||

162. Nói vậy xong, Nữ Thần, tràn đầy diễm phúc, bám vào cổ śiva [và hợp nhất với śiva].