26
1 VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình môn hc a) Căn cứ pháp lí Các văn kiện của Đảng và Nhà nước vđổi mới căn bản và toàn din giáo dc [1,2,3,4,5]; BGiáo dục và Đào tạo, Chương trình tng th[7]. b) Căn cứ khoa hc Vai trò ca hoạt động dy hc trong giáo dc và mi quan hgiữa Phương pháp dy hc các thành tca quá trình dy học được phân tích trong các tài liu khoa hc ca giáo dc hc [10]. Phương pháp luận xây dựng chương trình giáo dục phthông theo định hướng phát triển năng lực và phm chất người hc [10] Khai thác mt stư liệu vđánh giá năng lc các chương trình phổ thông một vài nước tiên tiến (Anh, Mĩ, Úc,…) [17, 18, 19, 20]. c) Căn cứ đặc điểm chính ca môn Tin học và quan điể m xây dựng chương trình môn Tin hc. Môn Tin hc là môn hc công cđể tiếp nhn tri thc các lĩnh vực khác, đồng thi góp phn hình thành và phát trin các phm cht chyếu và các năng lực cốt lõi đã được xác định trong CTTT [7]. Môn Tin hc có smng hình thành và phát trin hc sinh năng lực tin hc gm 5 thành phn : Nla, NLb, NLc, NLd, Nle. d) Căn cứ thc tin Điều kin và thc trng giáo dc tin hc trong thời gian qua, tình hình đổi mi phương pháp dạy hc môn Tin hc. Kết quthc nghiệm chương trình mới, ý kiến góp ý ca các chuyên gia giáo dc, các nhà qun lí giáo dc và các thy cô dy Tin hc các cp hc phthông. 2. Phương pháp giáo dục của chương trình môn học các cp hc 2.1. Định hướng chung a) Áp dụng các phương pháp dạy hc tích cc, coi trng dy hc trc quan và thc hành. Khuyến khích sdụng phương pháp dạy hc theo dán để phát huy năng lực làm việc nhóm, năng lực thc và tính chđộng ca hc sinh. Vic dy hc phòng máy cần được tchc linh hot nhằm đem lại cho hc sinh shào hng, chđộng khám phá, nhưng phải đảm bo hc sinh tp trung thc hin nhim vđược giao.

VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

1

VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

1. Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình môn học

a) Căn cứ pháp lí

– Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục

[1,2,3,4,5];

– Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình tổng thể [7].

b) Căn cứ khoa học

– Vai trò của hoạt động dạy học trong giáo dục và mối quan hệ giữa Phương pháp

dạy học các thành tố của quá trình dạy học được phân tích trong các tài liệu

khoa học của giáo dục học [10].

– Phương pháp luận xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng

phát triển năng lực và phẩm chất người học [10]

– Khai thác một số tư liệu về đánh giá năng lực ở các chương trình phổ thông

một vài nước tiên tiến (Anh, Mĩ, Úc,…) [17, 18, 19, 20].

c) Căn cứ đặc điểm chính của môn Tin học và quan điểm xây dựng chương

trình môn Tin học.

– Môn Tin học là môn học công cụ để tiếp nhận tri thức ở các lĩnh vực khác, đồng

thời góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và các năng lực

cốt lõi đã được xác định trong CTTT [7].

– Môn Tin học có sứ mạng hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tin học

gồm 5 thành phần : Nla, NLb, NLc, NLd, Nle.

d) Căn cứ thực tiễn

– Điều kiện và thực trạng giáo dục tin học trong thời gian qua, tình hình đổi mới

phương pháp dạy học môn Tin học.

– Kết quả thực nghiệm chương trình mới, ý kiến góp ý của các chuyên gia giáo

dục, các nhà quản lí giáo dục và các thầy cô dạy Tin học ở các cấp học phổ

thông.

2. Phương pháp giáo dục của chương trình môn học ở các cấp học

2.1. Định hướng chung

a) Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, coi trọng dạy học trực quan và

thực hành. Khuyến khích sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để phát huy

năng lực làm việc nhóm, năng lực tự học và tính chủ động của học sinh. Việc dạy

học ở phòng máy cần được tổ chức linh hoạt nhằm đem lại cho học sinh sự hào

hứng, chủ động khám phá, nhưng phải đảm bảo học sinh tập trung thực hiện nhiệm

vụ được giao.

Page 2: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

2

b) Tùy theo nội dung bài, ở mỗi hoạt động, lựa chọn hình thức tổ chức dạy

học phù hợp. Một số chủ đề liên quan trực tiếp đến lập luận, suy diễn logic, tư

duy thuật toán và giải quyết vấn đề có thể được dạy học không nhất thiết phải có

máy tính.

c) Gắn nội dung kiến thức với các vấn đề thực tế, yêu cầu học sinh không chỉ

đề xuất giải pháp cho vấn đề mà còn phải biết kiểm chứng hiệu quả của giải pháp

thông qua sản phẩm số.

d) Chú ý thực hiện dạy học phân hóa.

– Ở cấp Tiểu học, cần tổ chức các hoạt động đa dạng để phát huy, khuyến khích

được các khả năng và sở thích khác nhau của học sinh trong sử dụng máy tính.

– Ở cấp trung học cơ sở, giúp học sinh lựa chọn những chủ đề tùy chọn thích hợp,

khơi gợi niềm đam mê và giúp học sinh phát hiện khả năng của mình đối với

môn Tin học, chuẩn bị cho sự lựa chọn môn Tin học ở cấp trung học phổ thông.

– Ở cấp trung học phổ thông, cần lưu ý tới sự khác nhau không chỉ về nội dung

kiến thức mà cả về phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng và yêu cầu cần

đạt riêng của hai định hướng Khoa học máy tính và Tin học ứng dụng. Phương

pháp dạy học thực hành rất quan trọng trong nhiều chủ đề của định hướng Tin

học ứng dụng với mục tiêu phát triển khả năng sử dụng công cụ và phần mềm

kĩ thuật số. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề phù hợp với nhiều

chủ đề của định hướng Khoa học máy tính với mục tiêu phát triển tư duy máy

tính cho học sinh.

2.2. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp

với những bài học khác nhau ở cấp tiểu học, THCS, THPT

Giáo viên cần linh hoạt vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

sao cho phù hợp với đặc thù của mỗi bài học. Lưu ý rằng phương pháp và hình

thức tổ chức dạy học nào cũng đều có ưu điểm và hạn chế riêng, người giáo viên

phải nắm vững để tìm cách khắc phục những mặt hạn chế.

Các nội dung thực hành, chẳng hạn như một số nội dung thuộc chủ đề B

“Mạng máy tính và Internet” hoặc chủ đề E “Ứng dụng tin học” nên được tổ chức

tại phòng máy tính để học sinh có điều kiện thực hành thao tác trên phần mềm

hay quan sát các thiết bị phần cứng. Phương pháp dạy học thực hành vì thế phù

hợp cho những nội dung này. Tuy nhiên việc dạy học ở phòng máy cần được tổ

chức linh hoạt nhằm đem lại cho học sinh sự hào hứng, chủ động khám phá nhưng

phải đảm bảo học sinh tập trung thực hiện nhiệm vụ được giao chứ không bị xao

nhãng bởi các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn các phần mềm và thông tin khác có

trong máy.

Page 3: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

3

Các nội dung chứa đựng nhiều kiến thức lí thuyết, chẳng hạn một số nội dung

thuộc chủ đề F “Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính” phù hợp với

phương pháp dạy học thuyết trình, giáo viên tổ chức tiết dạy ở phòng học lí thuyết

để có điều kiện và thời gian giảng giải những kiến thức khó về thuật toán. Tuy

nhiên mặt hạn chế là tiết học có thể diễn ra theo một chiều, thày nói trò nghe và

ghi, học sinh dễ sinh ra nhàm chán và thụ động. Trong khi giảng bài giáo viên cần

để ý bao quát lớp, phát hiện những học sinh không theo kịp tiến độ của lớp để có

biện pháp điều chỉnh kịp thời. Nên điều chỉnh tốc độ bài giảng để đa số học sinh

trong lớp có thể hiểu và theo kịp bài giảng chứ không chỉ là một số ít học sinh

khá. Giáo viên nên chuẩn bị những hình ảnh, đoạn video hay số liệu minh họa hấp

dẫn và có tính thuyết phục để bài giảng thêm sinh động. Giáo viên cũng cần có

những biện pháp để tăng tính chủ động và đề cao mức độ tham gia của học sinh

vào hoạt động học tập như:

– Ra các bài tập tại lớp

– Gọi nhiều học sinh trả lời hoặc nêu ý kiến

– Tổ chức cho các em tham gia các hoạt động tại lớp như chia nhóm để thảo luận

hay làm bài tập tại lớp.

Ở cấp trung học phổ thông, phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề

phù hợp với nhiều chủ đề của định hướng Khoa học máy tính và mục tiêu phát

triển tư duy máy tính cho học sinh. Học sinh được cuốn hút vào các hoạt động

học tập do giáo viên tổ chức, thông qua đó tự khám phá kiến thức chứ không thụ

động tiếp thu những kiến thức đã được giáo viên cung cấp. Khuyến khích sử dụng

phương pháp dạy học theo dự án để phát huy năng lực làm việc nhóm, năng lực

tự học và tính chủ động của học sinh. Giáo viên giao những dự án vừa sức với học

sinh, cho các em những chỉ dẫn cần thiết để tìm được tài liệu và tổ chức buổi báo

cáo sao cho các nhóm không chỉ làm tốt phần trình bày của mình mà còn tham gia

tích cực vào việc đánh giá và tiếp thu từ các nhóm khác.

Nhiều nội dung thuộc các chủ đề D “Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong

môi trường số”, Chủ đề E “Ứng dụng tin học” hay Chủ đề C “Tổ chức lưu trữ,

tìm kiếm và trao đổi thông tin” sẽ hiệu quả hơn nếu được triển khai thông qua

phương pháp dạy học dự án. Phương pháp này sẽ giúp học sinh chủ động và tích

cực hơn trong việc tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức đồng thời rèn luyện cho HS khả

năng tìm hiểu và giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm và khả năng tìm kiếm

thông tin. Khi giao dự án cho học sinh, giáo viên cần cung cấp cho các em những

hướng dẫn đầy đủ và cụ thể (ví dụ như tài liệu hoặc địa chỉ trang web có thể tìm

Page 4: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

4

được thông tin trong đó giải thích một cách tường tận và dễ hiểu đối với trình độ

học sinh phổ thông) để học sinh không bị mất phương hướng khi tìm hiểu. Trong

khi các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu của mình, giáo viên cần phát hiện những

sai sót về chuyên môn để kịp thời giải thích, đính chính lại, tránh để các nhóm

khác lĩnh hội kiến thức không cập nhật hoặc thiếu chính xác.

Môn tin học có thuận lợi trong việc áp dụng các phương pháp dạy học tích

cực tạo hứng thú học tập và chủ động tự học cho HS. GV triển khai các hình thức

tổ chức dạy học phù hợp với các định hướng dạy học cụ thể nêu trong chương

trình.

Yêu cầu HS làm ra sản phẩm số là một điểm mới định hướng quan trọng

trong chương trình. Việc xây dựng các chủ đề, triển khai họat động học tập thông

qua học thực hành, làm bài tập, thực hiện dự án học tập là quan trọng, góp phần

gây hứng thú học tập, giúp HS học và tự học, chủ động tham gia các hoạt động

học tập, làm việc theo nhóm, giao lưu hợp tác, trải nghiệm sáng tạo, tự làm ra sản

phẩm có ích cho học tập, tự học và đời sống. Một khía cạnh khác GV cần quan

tâm đúng mức đến nội dung về đạo đức, văn hoá, pháp luật và ảnh hưởng của tin

học đến xã hội, đảm bảo nguyên lí “vừa dạy chữ vừa dạy người”, đặc biệt trong

thời đại có sự kết nối cao của thế giới thực và thế giới số. Năm phẩm chất chủ yếu

và ba năng lực chung trong chương trình GDPT TT được mô tả thông qua các

môn học và hoạt động giáo dục nói chung chủ yếu thể hiện trong thế giới thực,

riêng môn Tin học thể hiện 5 phẩm chất chủ yếu và 3 năng lực chung đó trong

môi trường số. GV cần quan tâm thực hiện yêu cầu này.

2.3. Bài soạn minh họa ở cấp tiểu học, THCS, THPT

Dưới đây giới thiệu 3 bài soạn dạy học để minh họa cho một số định hướng

trên.

Bài minh họa ở cấp Tiểu học

LÀM QUEN VỚI SCRATCH

(Giả định ngôn ngữ lập trình trực quan được chọn là Scratch)

Thông tin về bài học

a) Tên bài: Làm quen với Scratch.

b) Dự kiến thời lượng: 1 tiết (35 phút).

Page 5: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

5

c) Vị trí trong chương trình: Tiết đầu tiên trong tổng số 9 tiết của chủ đề F.

“Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính” ở lớp 4.

d) Mục tiêu: Góp phần bước đầu hình thành và phát triển những thành phần

năng lực tin học: NLa, NLc, NLd.

e) Yêu cầu cần đạt

– Khởi động được máy tính và phần mềm Scratch (đã có sẵn trên máy).

– Chuyển được giao diện của Scratch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược

lại.

– Tạo và thực hiện được chương trình điều khiển chú mèo di chuyển.

– Tạo và thực hiện được chương trình điều khiển chú mèo phát ra âm thanh

(tiếng trống hay tiếng chũm chọe).

f) Đồ dùng dạy học

– Phòng máy tính thực hành, từ 1 tới 3 học sinh sử dụng 1 máy, trên các máy

cài sẵn phần mềm Scratch 2, máy có gắn loa hoặc tai nghe đã điều chỉnh

sẵn âm lượng ở mức vừa đủ nghe.

– Máy tính của giáo viên được nối với máy chiếu và loa để làm các thao tác

mẫu cho học sinh quan sát.

Bài soạn

a) Mở đầu: Khởi động máy tính và phần mềm Scratch.

b) Chuyển ngôn ngữ sang tiếng Việt

Em hãy chuyển ngôn ngữ trên màn hình sang tiếng Việt cho dễ hiểu bằng

cách:

– Nháy chuột vào hình quả địa cầu trên menu

– Đưa con trỏ chuột vào hình tam giác màu trắng ở dưới đáy bảng chọn

– Khi các danh mục ngôn ngữ được cuốn lên trên, nháy chuột vào mục

“Tiếng Việt”

Page 6: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

6

Xem kết quả: Bây giờ nhiều từ trên màn hình đã được hiển thị bằng tiếng Việt.

c) Điều khiển chú mèo di chuyển

HS quan sát GV làm mẫu và làm theo

Bước 1. Nháy chuột vào mục Tips (Gợi ý) trên menu. Bảng chọn All Tips (Các

gợi ý) sẽ hiện ra bên phải màn hình

Bước 2. Nháy chuột vào mục Getting Started with Scratch (bắt đầu với Scratch).

Sau đó nháy chuột vào mục Start moving (bắt đầu di chuyển)

Bước 3. Quan sát thao tác mẫu trong cửa sổ All Tips rồi làm theo: đưa con trỏ

chuột chỉ vào lệnh “di chuyển 10 bước”, nhấn và giữ phím trái trong khi

kéo chuột ra vùng trống bên phải (gọi là vùng Cửa sổ lệnh) rồi nhả nút

chuột ra.

Xem kết quả: Nháy chuột vào

lệnh “di chuyển 10 bước” mà em vừa

kéo, em sẽ thấy chú mèo trên sân

khấu tiến sang bên phải. Hãy nháy

chuột thêm vài lần nữa để quan sát

chuyển động của chú mèo.

d) Điều khiển chú mèo gõ trống

Bước 4. Nháy chuột vào mục Now, add a sound (cho thêm âm thanh vào) nằm ở

dưới đáy cửa sổ All Tips

Bước 5. Quan sát thao tác mẫu trong cửa sổ All Tips rồi làm theo: nháy chuột

vào thư viện “Âm thanh”, sau đó kéo lệnh “chơi trống trong 0.25 nhịp”

sang ghép vào sau lệnh “di chuyển 10 bước” thành một khối.

Page 7: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

7

Xem kết quả: Em hãy nháy chuột vào khối lệnh mà mình vừa ghép, kết quả là

tiếng trống vang lên và chú mèo tiến lên một đoạn.

Bây giờ em hãy cho chú mèo đi xa hơn.

Bước 6. Nháy chuột vào số 10 trong lệnh “di chuyển 10 bước”, gõ số 100 thay

cho số 10

Xem kết quả: Em hãy nháy chuột vào khối lệnh vừa sửa, kết quả là tiếng trống

vang lên và chú mèo tiến lên một đoạn xa hơn trước.

Sau đây em hãy tìm hiểu các lệnh về âm thanh.

Bước 7. Trong lệnh “chơi trống trong 0.25 nhịp”,

hãy nháy chuột vào tam giác nhỏ màu đen

bên cạnh số 1, sau đó chọn mục “ (4) Crash

Cymbal ” để phát ra tiếng chũm chọe.

Xem kết quả: Em hãy nháy chuột vào khối lệnh vừa sửa và lắng nghe âm

thanh phát ra.

Bước 8. Lần lượt kéo từng lệnh sau đây sang Cửa sổ lệnh, sau đó nháy chuột vào

để lắng nghe âm thanh phát ra.

Bước 9. Với mỗi lệnh em có thể nháy chuột vào tam giác nhỏ màu đen để thay

đổi âm thanh phát ra.

Bài minh họa ở cấp Trung học cơ sở

GIỚI THIỆU VỀ MẠNG MÁY TÍNH

Page 8: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

8

Thông tin về bài học

a) Tên bài: Giới thiệu về mạng máy tính.

b) Dự kiến thời lượng: 2 tiết (90 phút).

c) Vị trí: Hai tiết đầu trong tổng số 5 tiết của chủ đề “Giới thiệu về mạng máy

tính và Internet” ở chương trình lớp 6.

d) Mục tiêu của bài học: Góp phần phát triển những thành phần năng lực tin

học: NLa, NLc

e) Yêu cầu cần đạt:

– Nêu được khái niệm và lợi ích của mạng máy tính.

– Biết được hai loại mạng: có dây và không dây.

– Nêu được các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính (máy tính và

thiết

bị kết nối) và tên của một vài thiết bị mạng cơ bản như cáp nối, switch và

access point.

f) Đồ dùng dạy học

– Máy chiếu.

– Một số thiết bị mạng để học sinh quan sát trực tiếp trên lớp: Máy tính PC

có gắn card mạng (để học sinh quan sát cổng mạng phía sau), cáp UTP, cáp

điện thoại, Switch, Access Point. Nếu không có các thiết bị mạng để quan

sát trực tiếp thì sử dụng hình ảnh về các thiết bị đó.

Bài soạn

a) Mở đầu

Internet là nguồn tra cứu thông tin khổng lồ đồng thời là môi trường giúp con

người kết nối và giao lưu. Internet được tạo nên từ hàng trăm triệu máy tính kết

nối với nhau, là một mạng máy tính. Có những mạng máy tính nhỏ hơn, chẳng

hạn trường học có một mạng máy tính với số lượng vài chục máy kết nối với nhau.

Dựa vào những điều trên đây, em hãy đoán xem:

− Mạng máy tính là gì?

− Các máy tính trong mạng phải kết nối với nhau để làm gì?

b) Khái niệm Mạng máy tính

Mạng máy tính (gọi tắt là mạng) bao gồm nhiều máy tính được kết nối với

nhau để trao đổi thông tin và chia sẻ máy in, dữ liệu, …

Bài tập 1.

Những trường hợp nào sau đây là mạng máy tính?

A. Internet gồm hàng trăm triệu máy tính và các thiết bị mạng trên khắp thế

giới

Page 9: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

9

kết nối với nhau.

B. Các máy tính và thiết bị mạng của một ngân hàng trải khắp các tỉnh thành

trong cả nước được kết nối với nhau để truyền các dữ liệu tài chính phục

vụ các hoạt động như gửi tiền, rút tiền …

C. Các máy tính trong trường em được kết nối với nhau để phục vụ học tập.

D. Hai người bạn sử dụng điện thoại smartphone kết nối với nhau qua phần

mềm Zalo để trao đổi mấy bức ảnh du lịch.

c) Lợi ích của mạng

Ví dụ 1.

Một phòng làm việc có nhiều nhân viên, mỗi người dùng một máy tính nhưng

cả phòng chỉ có một máy in, phải làm sao để các nhân viên có thể in tài liệu của

mình?

Hình 1. Dùng chung máy in.

Cách đơn giản nhất là sao chép tài liệu ra USB rồi mang tới máy tính có gắn

máy in để in nhờ. Theo em thì làm như vậy có gì bất tiện và không hợp lí? Em

hãy đề xuất giải pháp cho tình huống này.

Ví dụ 2.

Hãng hàng không VietNam Airlines có hàng ngàn đại lí bán vé trên toàn quốc.

Khách hàng thường xuyên tới các đại lí đó để đặt vé, đổi vé hoặc hủy vé đã đặt.

Khi có khách tới đặt mua vé, bằng cách nào mà nhân viên bán vé biết được tại

thời điểm đó còn bao nhiêu chỗ trống trên mỗi chuyến bay để trả lời khách hàng?

Giả sử:

• Nhân viên ở đại lí không cần liên lạc với hãng mà cứ bán vé cho khách

• Nhân viên liên lạc bằng điện thoại về trụ sở của hãng để hỏi thông tin

Theo em thì hai cách làm trên có những điều gì không hợp lí? Có cách nào

giải quyết những vấn đề đó?

Hình 2 là trang Web của hãng Vietnam Airlines hiển thị thông tin đặt chỗ của

các chuyến bay từ Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh vào ngày 8/3/2018 để khách hàng

mua vé. Nhìn vào đó khách mua vé có thể thấy chuyến bay số hiệu VN219 cất

Page 10: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

10

cánh vào lúc 7h30 vẫn còn 2 chỗ ngồi hạng phổ thông với giá vé 1 triệu 905 ngàn

đồng.

Ví dụ 3. Sinh viên A đang du học ở Mỹ và muốn thường xuyên liên lạc trao

đổi với gia đình. Nếu gọi điện thoại thì tốn kém vì cước điện thoại quốc tế cao,

hơn nữa bất tiện do lệch múi giờ. Gửi thư theo bưu điện thì rất chậm trễ. Theo em

thì có cách nào để A và gia đình liên lạc được thuận tiện?

Hình 2. Đặt vé máy bay qua mạng

Giải pháp phù hợp là phải tham gia vào mạng máy tính, nhờ đó A và gia đình

có thể trò chuyện với nhau qua những phần mềm liên lạc trực tuyến (chat) như

Zalo, Facebook (Xem hình 3).

Qua ví dụ trên chúng ta đã thấy các máy tính kết nối với nhau qua mạng để

trao đổi thông tin, dùng chung các thiết bị máy móc và dữ liệu. Sau đây là một số

lợi ích mạng đem lại:

− Cho phép người sử dụng trao đổi thông tin với nhau một cách nhanh chóng và

tiện lợi. Ví dụ có thể thông qua những phần mềm trò chuyện trực tuyến (chat)

hay Email để liên lạc và trao đổi với bạn bè.

− Dùng chung dữ liệu. Mạng Internet là một kho dữ liệu khổng lồ và phong phú

mà người dùng có thể tra cứu tìm kiếm thông tin, xem tin tức thời sự hàng

ngày, tìm hiểu khám phá những tri thức mới, …

− Dùng chung các thiết bị phần cứng, chẳng hạn như máy in trong ví dụ trên.

Page 11: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

11

Hình 3. Chat bằng phần mềm Zalo

Bài tập 2.

Phát biểu nào dưới đây minh họa cho những lợi ích mà mạng máy tính đem

lại?

A. Nhà giữ trẻ lắp đặt camera trong phòng học và kết nối mạng giúp phụ huynh

ở nhà hay nơi làm việc vẫn có thể quan sát hoạt động của con mình bất cứ lúc

nào.

B. Thư viện nối Internet để học sinh lên mạng tìm thêm tài liệu học tập

C. Các trường học trực tuyến trên mạng cho phép học viên không cần phải tới

trường mà vẫn tham gia các khóa đào tạo về ngoại ngữ hay chuyên môn

D. Năm 2012, hàng trăm gia đình nông dân ở tỉnh ĐăcLăk bị công ti mua bán

trực tuyến MB24 lừa mua những gian hàng ảo trên mạng, số tiền lừa đảo

chiếm đoạt lên tới hàng trăm triệu đồng.

E. Một vài học sinh đam mê trò chơi điện tử trên mạng (Game online) đến

mức

bỏ bê việc học hành.

d) Các thành phần chủ yếu của mạng máy tính

Mạng máy tính gồm các máy tính được liên kết với nhau theo một phương

thức nào đó để có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị. Mạng gồm các thành

phần chủ yếu sau đây:

− Các máy tính bao gồm cả thiết bị số thông minh như smartphone, smart tivi,…

Chức năng của chúng là tương tác trực tiếp với người sử dụng.

Page 12: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

12

− Phần mềm mạng cho phép thực hiện giao tiếp giữa các máy tính, chẳng hạn

như phần mềm Zalo, Facebook.

− Các thiết bị mạng để kết nối các máy tính với nhau. Có nhiều loại thiết bị

mạng như dây cáp, thiết bị thu phát sóng vô tuyến (access point), thiết bị

chuyển mạch (switch):

• Access Point là thiết bị thu phát sóng vô tuyến, giúp cho các máy tính không

dùng cáp mạng mà vẫn kết nối được vào mạng để trao đổi thông tin.

• Switch là thiết bị giúp các máy tính kết nối với nhau bằng dây cáp

Hình 4. Cáp mạng

Hình 5. Access Point (thiết bị thu phát sóng vô tuyến)

Hình 6. Switch (thiết bị chuyển mạch).

Có hai loại mạng:

Page 13: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

13

− Mạng có dây: Thông tin được truyền qua dây cáp mạng

− Mạng không dây: Thông tin được truyền qua sóng vô tuyến

Bài tập 3. Mạng có dây và không dây được sử dụng trong những trường hợp

nào sau đây?

A. Một khách du lịch vào Internet để xem thông tin thời sự trong lúc đang đi

trên ô tô.

B. Những người có điện thoại thông minh Smartphone thường truy cập vào

mạng Internet bằng điện thoại của mình.

C. Phòng máy tính của trường kết nối mạng giúp học sinh truy cập Internet

thông qua các máy tính để bàn.

Bài minh họa ở cấp Trung học phổ thông

THỰC HÀNH LÀM VIỆC VỚI CÁC TỆP VĂN BẢN

Thông tin về bài học

Dạy chuyên đề “Thực hành làm việc với các tệp văn bản” (thuộc định hướng

Tin học ứng dụng) bằng phương pháp tổ chức dự án học tập

Tổng thời lượng của chuyên đề này gồm 15 tiết, trong đó có thể tổ chức một

dự án học tập với thời lượng 8 tiết (8 tiết trên lớp và thời gian để học sinh triển

khai dự án là 4 tuần)

Tóm tắt hướng dẫn về dạy học theo dự án

a) Khái niệm DHDA

- DHDA là một phương pháp dạy học tích cực, trong đó người học thực hiện nhiệm

vụ học tập mang tính phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra

sản phẩm có thể giới thiệu được. (Người học thực hiện với tính tự lập cao, có thể

tự lập trong cả các bước như xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra,

đánh giá quá trình và kết quả.)Có thể coi là một bài tập tình huống và hình thức

cơ bản là làm việc nhóm.

b) Đặc điểm DHDA

- Định hướng thực tiễn

- Định hướng hành động

- Phát huy tính tự lực của người học

- Định hướng sản phẩm

- Cộng tác làm việc

c) Vai trò của HS và GV trong DHDA

- GV: định hướng, tổ chức, tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn, giám sát

- HS: là trung tâm của quá trình hoạt động học tập theo DA.

Page 14: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

14

o Đóng vai thuộc các ngành nghề khác nhau

o Tự quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và tổ chức các hoạt

động

o Làm việc nhóm

o Hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể

o Trình bày và bảo vệ sản phẩm

d) Quy trình DHDA

- GV và HS cùng đề xuất một dự án và xác định mục tiêu cũng như lên kế hoạch cho

DA. Sau khi thống nhất được kế hoạch, HS sẽ bắt tay vào triển khai và hoàn thành

DA. Kết thúc DA, HS trình bày kết quả (sản phẩm)

- Vấn đề thực tiễn → Lên kế hoạch (Phát hiện DA, Xác định mục tiêu DA, xây dựng

kế hoạch thực hiện) →Triển khai kế hoạch → Trình bày kết quả.

Bước 1- Lập kế hoạch

GV cần tổ chức cho HS cùng tham gia xác định:

- Lựa chọn chủ đề

- Xác định mục tiêu cần hướng tới

- Xác định nhiệm vụ cần làm

- Dự kiến sản phẩm

- Cách triển khai thực hiện dự án (gồm cả phân công, vật liệu, kinh phí)

- Thời gian thực hiện và hoàn thành

- Cần tạo tình huống xuất phát liên hệ đến thực tiễn xã hội và đời sống. GV có thể

giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hóa. GV hướng dẫn HS

xây dựng kế hoạch

-

-

Bước 1-Lập kế

hoạch

1.1 Lựa chọn chủ đề

1.2 Xây dựng tiểu chủ đề (với chủ đề lớn)

1.3 Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập

Bước 2-Thực hiện

dự án

2.1 Thu thập thông tin

2.2 Xử lý thông tin

2.3 Tổng hợp thông tin

Bước 3-Tổng hợp

báo cáo kết quả

3.1 Xây dựng sản phẩm

3.2 Báo cáo trình bày sản phẩm

3.3 Đánh giá

Page 15: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

15

Bước 2- Thực hiện dự án

HS thu thập thông tin theo nhiệm vụ được giao (phỏng vấn trực tiếp, lấy

thông tin từ sách, báo, Internet hoặc làm thực nghiệm). Dữ liệu đã thu thập cần

được lựa chọn, xử lý. Có thể sử dụng biểu đồ để giải thích dữ liệu. Các thành viên

trong nhóm trao đổi thảo luận để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến

độ. Nhóm xin ý kiến GV khi cần sự giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ và hướng

đi của dự án.

Bước 3- Tổng hợp kết quả

Sản phẩm cuối cùng có thể được trình bày ở những dạng khác nhau. Các

nhóm phân công thành viên tham gia trình bày báo cáo, giới thiệu sản phẩm. Sau

khi trình bày báo cáo và sản phẩm, các nhóm sẽ đánh giá kết quả của nhau và

nhìn lại quá trình thực hiện dự án.

Việc phân chia các giai đoạn chỉ mang tính tương đối (có thể xen kẽ, có thể

đồng thời)

- Đề cương của dự án

a) Bối cảnh của dự án: Dự án được thực hiện ở lớp 10. Ở thời điểm thực hiện dự án

này, HS đã được học sử dụng một số phần mềm ứng dụng như soạn thảo văn bản,

bảng tính điện tử, trình chiếu. Ngoài ra, HS lớp 10 cũng đã biết tìm kiếm thông

tin trên Internet.

b) Tên dự án: Thực trạng giao thông đường bộ ở Việt Nam đáng báo động

c) Đặt vấn đề

- Ý tưởng của dự án: HS sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để tạo ra sản phẩm

góp phần tuyên truyền văn hóa giao thông và an toàn giao thông.

- Câu hỏi khái quát:

(1) Hiện nay, trong lĩnh vực giao thông đường bộ, vấn đề nào đang được xã hội

rất quan tâm?

(2) Chúng ta có thể làm gì đó (có sản phẩm) góp phần tuyên truyền văn hóa giao

thông và an toàn giao thông đường bộ được không?

HS có thể có những câu trả lời khác nhau, GV định hướng và dẫn dắt các em

vào chủ đề “thực trạng giao thông Việt Nam” và sử dụng phần mềm soạn thảo

văn bản làm ra sản phẩm tuyên truyền văn hóa giao thông, an toàn giao thông.

Khuyến khích HS sử dụng phần mềm bản đồ tư duy trong lập kế hoạch, bảng tính

điện tử trong quá trình xử lý dữ liệu và phần mềm trình chiếu trong báo cáo giới

thiệu sản phẩm.

Page 16: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

16

2.4. Phân tích bài soạn minh họa ở cấp tiểu học, THCS, THPT

Phân tích bài soạn minh họa ở cấp Tiểu học

LÀM QUEN VỚI SCRATCH

a) Nội dung chính của bài học

− Cách khởi động phần mềm Scratch.

− Cách chuyển giao diện của Scratch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.

− Các bước tạo và thực hiện chương trình chú mèo di chuyển và phát ra âm

thanh.

b) Đề xuất tham khảo về phương pháp dạy học

− Nội dung hoạt động : Khởi động máy tính và phần mềm Scratch; tìm hiểu các

phần chính trên màn hình giao diện Scratch.

− Mục tiêu: Học sinh rèn luyện năng lực điều khiển máy tính biểu hiện qua việc

khởi động được máy, tìm và kích hoạt được phần mềm theo ý muốn.

− Đề xuất phương pháp giảng dạy: Sau khi quan sát giáo viên làm mẫu, học sinh

sẽ có thể tự khởi động máy tính và phần mềm Scratch còn giáo viên có thể

đóng vai trò quan sát, tư vấn và trợ giúp. Khi màn hình Scratch hiện ra, giáo

viên có thể dùng phương pháp thuyết trình để giải thích về các vùng làm việc

trên đó.

− Đề xuất các bước hoạt động:

+ Sau khi quan sát giáo viên làm mẫu, học sinh tự khởi động máy tính và phần

mềm Scratch.

+ Qua lời giải thích của giáo viên học sinh sẽ hiểu rằng màn hình làm việc của

Scratch chia thành 3 vùng làm việc chính:

• Sân khấu: Nơi nhân vật chú mèo hoạt động.

• Khung điều khiển: Nơi chứa tất cả các lệnh điều khiển chú mèo.

• Cửa sổ lệnh: Các lệnh từ Khung điều khiển sẽ được kéo sang thả vào Cửa

sổ

lệnh để điều khiển hoạt động của chú mèo.

Hoạt động 1.

Chuyển giao diện của Scratch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại

Page 17: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

17

− Đề xuất nội dung hoạt động: Chuyển giao diện của Scratch từ tiếng Anh sang

tiếng Việt và ngược lại.

− Mục tiêu: Học sinh rèn luyện năng lực điều khiển và tương tác với phần mềm

biểu hiện qua việc chuyển được giao diện của Scratch từ tiếng Anh sang tiếng

Việt và ngược lại.

− Đề xuất phương pháp dạy học: Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát, sau

đó để học sinh tự thao tác trên máy và quan sát giao diện màn hình để kiểm tra

kết quả.

Lưu ý:

− Cần chuyển giao diện sang tiếng Việt vì ở lớp 4 khả năng English của học sinh

còn yếu. Với những học sinh có trình độ tiếng Anh khá thì giáo viên nên

khuyên các em chuyển giao diện sang tiếng Anh để làm việc.

− Đề xuất các bước hoạt động:

+ Sau khi quan sát giáo viên làm mẫu các thao tác, học sinh nên được lưu ý

về sự thay đổi giao diện từ tiếng Anh sang tiếng Việt (hoặc ngược lại) sau

khi thực hiện các thao tác đó.

+ Sau đó học sinh có thể tự thực hiện trên máy của mình và tự đánh giá kết

quả bằng cách quan sát sự thay đổi giao diện (từ tiếng Anh sang tiếng Việt

hay ngược lại) trên màn hình. Phương pháp tự đánh giá nên được áp dụng

ở bước này.

Page 18: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

18

Hoạt động 2. Điều khiển chú mèo di chuyển

− Đề xuất nội dung hoạt động: tạo và thực hiện chương trình điều khiển chú mèo

di chuyển.

− Mục tiêu:

+ Bước đầu hình thành được năng lực lập trình, biểu hiện thông qua việc tạo

được chương trình điều khiển chú mèo di chuyển.

+ Rèn luyện được năng lực tự học với sự hỗ trợ của máy tính, biểu hiện

thông qua việc tạo được chương trình nhờ sử dụng chức năng hướng dẫn

Tips của phần mềm Scratch.

+ Rèn luyện được năng lực ngoại ngữ biểu hiện qua việc hiểu được các mệnh

đề như “Move 100 steps”, “Getting Started with Scratch” để kích hoạt

những lệnh tương ứng.

− Đề xuất phương pháp dạy học:

+ Giáo viên vừa làm mẫu cho học sinh quan sát vừa kết hợp với giảng giải

thuyết trình, sau đó để các em tự tìm hiểu khám phá trên máy của mình

bằng cách làm theo những hướng dẫn trong mục Tips của Scratch. Trong

quá trình khám phá của học sinh, giáo viên đóng vai trò quan sát, tư vấn

và trợ giúp.

+ Giáo viên cũng có thể dùng phương pháp khác, ví dụ thuyết trình sơ bộ về

chức năng Tips rồi chia nhóm để các em tự khám phá.

− Đề xuất các bước hoạt động:

+ Sau khi quan sát giáo viên làm mẫu và nghe giáo viên giảng giải, học sinh

có thể tự làm theo những hướng dẫn trong mục Tips để tạo chương trình

điều khiển chú mèo di chuyển một đoạn ngắn.

+ Tùy tình hình mà giáo viên cũng có thể khuyến khích học sinh sửa lại

chương trình để chú mèo tiến lên một khoảng xa hơn.

Hoạt động 3. Viết chương trình phát ra âm thanh tiếng trống

Page 19: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

19

− Đề xuất nội dung hoạt động: tạo và thực hiện chương trình phát ra âm thanh

tiếng trống.

− Mục tiêu:

+ Rèn luyện được năng lực lập trình, biểu hiện thông qua việc tạo được

chương trình phát ra âm thanh tiếng trống.

+ Rèn luyện được năng lực tự học với sự hỗ trợ của máy tính, biểu hiện

thông qua việc tạo được chương trình nhờ sử dụng chức năng hướng dẫn

Tips của phần mềm Scratch.

+ Rèn luyện được năng lực ngoại ngữ biểu hiện qua việc hiểu được các mệnh

đề như “Add a sound”, “Play drum for 0.1 beats”, “Cymbal”... để sử dụng

và kích hoạt những lệnh tương ứng.

− Đề xuất phương pháp dạy học:

+ Giáo viên có thể vừa làm mẫu cho học sinh quan sát vừa kết hợp với giảng

giải thuyết trình, sau đó để các em tự tìm hiểu khám phá trên máy của

mình bằng cách làm theo những hướng dẫn trong mục Tips của Scratch.

Trong quá trình khám phá của học sinh, giáo viên đóng vai trò quan sát,

tư vấn và trợ giúp.

+ Giáo viên cũng có thể dùng phương pháp khác, ví dụ thuyết trình sơ bộ về

chức năng Tips rồi chia nhóm để các em tự khám phá.

Lưu ý:

Về kiến thức Toán học sinh lớp 4 chưa học số thập phân (0,25) nhưng đã học

giá trị một phần tư, vì vậy giáo viên giải thích 0.25 = một phần tư. Dấu thập phân

ở đây ký hiệu bằng dấu chấm vì viết theo hệ Anh-Mỹ (còn nước ta theo hệ Pháp

nên dùng dấu phảy). Nên nhắc học sinh khi kéo lệnh “chơi trống trong 0.25 nhịp”

sang thì không thả tùy tiện mà phải nối vào sau lệnh “di chuyển 10 bước” để tạo

thành một khối.

− Đề xuất các bước hoạt động:

+ Sau khi quan sát giáo viên làm mẫu và nghe giảng, học sinh có thể tự làm

theo những hướng dẫn trong mục Tips để tạo chương trình phát ra âm

thanh tiếng trống trong 1/4 nhịp.

+ Tùy tình hình mà giáo viên cũng có thể khuyến khích học sinh sửa lại

chương trình để phát ra những loại âm thanh khác như tiếng chũm chọe

(Cymbal), chuông (cowbell) ,...

Page 20: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

20

Phân tích bài soạn minh họa ở cấp Trung học cơ sở

GIỚI THIỆU VỀ MẠNG MÁY TÍNH

a) Nội dung chính của bài học

− Những lợi ích mà mạng máy tính đem lại cho con người.

− Khái niệm cơ bản về mạng máy tính.

− Các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính

b) Đề xuất tham khảo về phương pháp dạy học

Sau đây chỉ là một phương án tổ chức hoạt động dạy học mang tính tham

khảo.

Hoạt động 1. Khái niệm Mạng máy tính

− Đề xuất nội dung hoạt động:

+ Gợi nhớ lại về ứng dụng và ích lợi của Internet.

+ Tìm hiểu khái niệm về mạng máy tính.

− Mục tiêu: Học sinh rèn luyện năng lực vận dụng các thiết bị và công cụ số,

năng lực tìm hiểu và giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế.

− Đề xuất phương pháp dạy học: Các phương pháp dạy học sau có thể phù hợp:

+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

+ Phương pháp thuyết trình

+ Phương pháp dạy học theo nhóm

− Đề xuất các bước hoạt động:

+ Trên cơ sở những điều đã biết về Internet ở các lớp dưới, học sinh có thể

được dẫn dắt tới khái niệm mạng máy tính vì Internet chính là một ví dụ

điển hình về mạng máy tính.

+ Sau khi đã được giới thiệu về khái niệm mạng máy tính, học sinh cần phải

được củng cố để nắm vững hơn về những dạng tồn tại trong thực tế của

Mạng. Điều này có thể được tiến hành thông qua việc tổ chức cho học sinh

làm Bài tập 1 theo nhóm.

Page 21: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

21

Hoạt động 2. Lợi ích của mạng

− Đề xuất nội dung hoạt động:

+ Tìm giải pháp cho các vấn đề nêu trong ví dụ 1,2,3

+ Thông qua việc ứng dụng các thiết bị truyền dữ liệu để giải quyết 3 tình

huống trong thực tế tương ứng với các ví dụ 1, 2 và 3, học sinh hiểu được

những ích lợi mà mạng máy tính đem lại cho con người.

+ Học sinh được khái quát hóa và củng cố kiến thức về ích lợi của mạng máy

tính

− Mục tiêu:

+ Học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng các công cụ số, khả năng tìm hiểu và

giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế.

+ Học sinh rèn luyện và phát triển khả năng làm việc nhóm

− Đề xuất phương pháp giảng dạy: Các phương pháp dạy học sau có thể phù hợp

+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

+ Phương pháp dạy học theo nhóm.

+ Phương pháp giảng giải, thuyết trình.

− Đề xuất các bước hoạt động:

+ Dựa trên khái niệm mạng máy tính vừa được giới thiệu, học sinh tìm cách

giải quyết những vấn đề thực tế nêu trong ví dụ 1, 2 và 3.

+ Giải quyết 3 vấn đề thực tế trên, học sinh đã hiểu tường tận hơn về những

ứng dụng và ích lợi của mạng máy tính trong thực tế. Những hiểu biết này

cần được giáo viên khái quát hóa thành những phát biểu.

+ Học sinh vận dụng những kiến thức và kĩ năng vừa được hình thành để làm

bài tập 2, qua đó những kiến thức và năng lực trên được củng cố vững

chắc hơn.

Hoạt động 3. Các thành phần chủ yếu của mạng máy tính

− Đề xuất nội dung hoạt động:

+ Trên cơ sở những kiến thức về mạng và các thiết bị mạng vừa thu được ở

hoạt động 2, học sinh được khái quát hóa về các thành phần chủ yếu và

của mạng máy tính cũng như về các thiết bị và phần mềm mạng.

+ Học sinh được giới thiệu khái niệm sơ lược về mạng có dây và mạng không

dây.

+ Những kiến thức vừa tiếp thu sẽ được củng cố thông qua bài tập 3.

− Mục tiêu:

+ Học sinh hình thành và rèn luyện khả năng vận dụng các công cụ số, khả

năng tìm hiểu và giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế.

Page 22: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

22

+ Học sinh rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc nhóm

− Đề xuất phương pháp giảng dạy: Các phương pháp dạy học sau có thể phù

hợp

+ Phương pháp giảng giải, thuyết trình

+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

+ Phương pháp dạy học theo nhóm

− Đề xuất các bước hoạt động:

+ Giới thiệu về các thành phần chủ yếu và của mạng máy tính cũng như về

khái niệm mạng có dây và mạng không dây.

+ Dựa trên những kiến thức đó, học sinh suy nghĩ tìm hiểu để giải quyết

các

vấn đề thực tế được nêu trong bài tập 3.

Phân tích bài soạn minh họa ở cấp Trung học phổ thông

THỰC HÀNH LÀM VIỆC VỚI CÁC TỆP VĂN BẢN

Mục tiêu dự án

– Góp phần bồi dưỡng cả 5 phẩm chất cốt lõi: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung

thực và trách nhiệm.

– Góp phần phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác;

giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Các mục tiêu cụ thể về phát triển năng lực Tin học được nêu trong bảng sau:

-

- Nội dung - Mục tiêu phát triển năng lực Tin học

1. Các chức năng cơ bản

mà một phần mềm soạn

thảo cung cấp

- Sử dụng và phối hợp được các thiết bị, công cụ

và tài nguyên số hóa.

2. Tìm kiếm thông tin để

giải quyết vấn đề thực tế

- Chủ động hợp tác, lựa chọn, khai thác nguồn

tài nguyên số hóa để cập nhật tri thức

3. Thiết kế một tập san nhỏ

tuyên truyền cho an toàn

giao thông

- Chủ động hợp tác, lựa chọn, sử dụng phối hợp

các thiết bị, công cụ và tài nguyên số hóa phục

vụ học tập và đời sống; thể hiện ứng xử có đạo

đức, văn hóa và tôn trọng pháp luật; ứng dụng

ICT khai thác nguồn tài nguyên số hóa để cập

nhật tri thức, tạo ra sản phẩm phục vụ cá nhân

và cộng đồng, tạo ra những giá trị thiết thực đáp

ứng nhu cầu thực tế.

-

Yêu cầu và kế hoạch của dự án

– Chủ thể trong dự án: HS đóng vai trò chính là biên tập viên

Page 23: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

23

– Khách thể trong dự án: Tập san có nội dung thực trạng giao thông đường bộ VN,

tuyên truyền cho an toàn giao thông.

– Nhiệm vụ các nhóm phải hoàn thành: tổng thời gian thực hiện (4 tuần, tương

đương với 8 tiết học trên lớp và thêm thời gian làm bài ở nhà)

– Sản phẩm các nhóm cần đạt được: tập san bao gồm từ 8 đến 15 trang văn bản,

với nội dung ngắn gọn nêu được thực trạng an toàn giao thông đường bộ và tuyên

truyền cho văn hóa giao thông lành mạnh, đảm bảo an toàn giao thông. Sản phẩm

cần có tính thẩm mỹ, khuyến khích sáng tạo trong hình thức trình bày.

– Tiến trình của dự án

Tuần 1: Lập kế hoạch dự án;

- Tuần 2: Thu thập các thông tin liên quan đến nội dung cần trình bày trong tập san

và thiết kế tập san.

- Tuần 3: Trình bày, định dạng thông tin trong tập san theo thiết kế. Tìm kiếm

thông tin bổ sung (nếu cần). Hoàn thiện và trang trí theo ý tưởng sáng tạo của

từng nhóm.

- Tuần 4: Thiết kế bài giới thiệu sản phẩm (có thể bằng phần mềm trình chiếu

Powerpoint). Trình bày báo cáo trước lớp. Kết thúc dự án.

Chi tiết dự án:

- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký. Nên chia sao

cho các nhóm khá tương đồng về điều kiện sử dụng máy tính của HS và số HS

khá, giỏi. Nhóm trưởng lập bảng phân công công việc và bảng đánh giá kết quả

làm việc cho từng thành viên trong nhóm. Thư ký ghi nhật ký hoạt động của nhóm.

- Trong quá trình làm dự án này, tất cả các nhóm đều trải qua các vai sau:

- phóng viên

- biên tập viên

- người giới thiệu sản phẩm

Nguồn thông tin tham khảo:

- Sách giáo khoa Tin học 10, sách giáo khoa tin học quyển 2 (dành cho lớp 7), sách

giáo khoa tin học quyển 4 (dành cho lớp 9), sách hướng dẫn lập bản đồ tư duy,

video, tranh ảnh, tài liệu trên Internet,…

Phân bổ thời lượng chi tiết: Tổng thời lượng làm dự án 4 tuần, trên lớp có 8 tiết

được phân bố như sau

- Tuần 1: 2 tiết giới thiệu và quyết định dự án, lập kế hoạch dự án (GV và

HS)

- Tuần 2 và 3: 4 tiết GV giám sát tiến độ làm việc của HS, tư vấn, trợ giúp,

hướng dẫn (nếu cần) cho các nhóm. Lưu ý: GV không chỉ làm việc với

nhóm trưởng mà phải hướng dẫn toàn bộ HS khi có yêu cầu, GV nhận xét

và góp ý để hoàn chỉnh kế hoạch của từng nhóm.

Page 24: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

24

- Tuần 4: HS báo cáo và giới thiệu sản phẩm, GV cùng lớp đánh giá kết quả

dự án.

Các kế hoạch hỗ trợ

- GV hỗ trợ HS: cung cấp (và thống nhất) với HS các tiêu chí đánh giá (ở mục III

dưới đây)

- Một số câu hỏi gợi ý lập kế hoạch dự án:

- Làm thế nào để biết được thực trạng đáng báo động của giao thông VN?

- Cảnh báo thực trạng vi phạm an toàn giao thông dẫn đến tai nạn bằng cách

nào? (thông tin nào cần đưa ra, thông tin ở dạng con số/hình ảnh/ chữ

viết?)

- Tập san cần có những thông tin gì để tuyên truyền được cho văn hóa giao

thông và an toàn giao thông?

- Có nên liên hệ tình hình giao thông ở địa phương hay không?

Một số câu hỏi gợi ý về thu thập thông tin

- Có những nguồn nào và bằng cách nào ta có thể nhanh chóng tìm thấy

thông tin hữu ích cho chủ đề?

- Trên Internet có nhiều thông tin liên quan, nên lựa chọn thông tin theo

những tiêu chí nào (gợi ý: đáng tin cậy/thời sự/ cụ thể như con số/gây ấn

tượng như tranh ảnh,…)?

- Bằng cách nào có được thông tin về an toàn giao thông đường bộ ở địa

phương em?

Một số câu hỏi gợi ý về sử dụng phần mềm ứng dụng tạo sản phẩm

- Phần mềm soạn thảo văn bản có những tiện ích nào giúp ta làm ra tập san

đẹp và nhanh?

- Có thể đưa hình ảnh vào văn bản không? Có thể xử lý số liệu, thể hiện

thông tin ở dạng bảng biểu và đưa vào văn bản không?

- Nếu chưa biết một tiện ích nào đó của phần mềm ta có thể tự học được

không, nên tìm trợ giúp ở đâu?

Gợi ý các tiêu chí đánh giá kết quả dự án

a) Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm (HĐN)

-

- Tiêu chí - 4 - 3 - 2 - 1

Tổ chức và quản lý nhóm hợp lý, có phân công rõ

ràng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực của từng thành

viên, có kế hoạch làm việc chi tiết.

- - - -

Có khả năng giải quyết vấn đề: xác định được

hướng giải quyết vấn đề và các nguồn tài liệu, phương

tiện hỗ trợ. Thảo luận hiệu quả, đề xuất được nhiều

- - - -

Page 25: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

25

phương án thực hiện nhiệm vụ, chọn lựa được phương

án hợp lý. Các thành viên biết chia sẻ hỗ trợ nhau. Nhóm có

hoạt động sôi nổi, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao và

tinh thần đoàn kết.

- - - -

Các thành viên đều có khả năng giúp nhau tự học

những tiện ích nâng cao của phần mềm soạn thảo văn

bản khi cần, có kỹ năng tìm kiếm và chia sẻ thông tin

- - - -

Điểm - - - -

Điểm HĐN (= tổng điểm/4) -

Dự kiến khoảng điểm cho từng mức đạt được

- Đạt mức 4 (từ 9 đến 10 điểm)

- Đạt mức 3 (từ 7 đến 8 điểm)

- Đạt mức 2 (từ 5 đến 6 điểm)

- Đạt mức 1 (từ 0 đến 4 điểm)

- Điểm kết luận của đánh giá hoạt động nhóm (HĐN) là trung bình cộng điểm

của 4 tiêu chí

-

b) Tiêu chí đánh giá cộng tác (CT):

- Tiêu chí - 4 - 3 - 2 - 1

Hoàn thành nhiệm vụ được giao - - - -

Phối hợp với các thành viên khác - - - -

Tham gia thảo luận, sôi nổi góp ý và biết lắng nghe

ý kiến của bạn

- - - -

Sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên khác khi

cần

- - - -

Giúp nhóm làm việc với nhau hiệu quả và giúp

nhóm có quyết định đúng đắn.

- - - -

Điểm - - - -

Điểm CT (tổng điểm/5) -

Dự kiến khoảng điểm cho từng mức đạt được

- Đạt mức 4 (từ 9 đến 10 điểm)

- Đạt mức 3 (từ 7 đến 8 điểm)

- Đạt mức 2 (từ 5 đến 6 điểm)

- Đạt mức 1 (từ 0 đến 4 điểm)

- Điểm kết luận của đánh giá cộng tác cho mỗi thành viên làm dự án (CT) là

trung bình cộng điểm của 5 tiêu chí

-

c) Tiêu chí đánh giá sản phẩm (SP)

-

- - Tiêu chí - 4 - 3 - 2 - 1

- Hình thức - -Trang trí lịch sự, đẹp mắt

- - Định dạng văn bản hợp lý

- - - -

Page 26: VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC · – Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục [1,2,3,4,5]; – Bộ Giáo dục và

26

- - Không có lỗi chính tả

- - Khai thác được nhiều tiện ích của soạn

thảo văn bản để làm đẹp sản phẩm

- Bố cục - Có cấu trúc hợp lý, khoa học, logic

- Số trang đúng yêu cầu

- - - -

- Nội dung - Nội dung phù hợp với chủ đề (theo

tiêu đề đã nêu)

- Nội dung truyền đạt hiệu quả

- Sử dụng minh họa (con số, hình ảnh)

phù hợp. Sử dụng các phần mềm khác

để tạo ra minh họa tốt

- - - -

- Hấp dẫn

độc giả

- Trang trí, thiết kế có sáng tạo, thu hút

- Nội dung hấp dẫn

- - - -

- Ngôn ngữ - Văn phong rõ ràng, mạch lạc

- Sử dụng thuật ngữ chính xác

- - - -

- Điểm - - - - -

- Điểm SP (= tổng điểm/5) -

Dự kiến khoảng điểm cho từng mức đạt được

- Đạt mức 4 (từ 9 đến 10 điểm)

- Đạt mức 3 (từ 7 đến 8 điểm)

- Đạt mức 2 (từ 5 đến 6 điểm)

- Đạt mức 1 (từ 0 đến 4 điểm)

Điểm kết luận của đánh giá sản phẩm (SP) là trung bình cộng điểm của 5 tiêu

chí (Hình thức, bố cục, nội dung, hấp dẫn, ngôn ngữ)

d) Đánh giá kết quả dự án cho nhóm HS và cho mỗi HS:

-

- Điểm nhóm = [(điểm GV đánh giá HĐN) x 2 + (điểm GV chấm SP của nhóm)

x 5 + (điểm trung bình cộng của 4 nhóm đánh giá SP) x 3]/10

- Điểm cho mỗi HS = [(điểm nhóm) x 5 + (trung bình cộng của điểm CT do

bản thân HS và các thành viên trong nhóm chấm) x 3 + (điểm CT do GV

chấm) x 2]/10

-

e) Tiêu chí đánh giá trình bày sản phẩm: (có thể xem xét đánh giá này để khen/cộng

thêm điểm cho nhóm trình bày tốt nhất)

- Nội dung trình bày đầy đủ, ngắn gọn, đúng chủ đề

- Cấu trúc bài trình bày hợp lý, dễ hiểu

- Minh họa hợp lý, sinh động, hấp dẫn người nghe

- Biết tự đánh giá điểm tốt và hạn chế của sản phẩm