27
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 _________________ LƯƠNG PHÚC ĐỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 QUA TR Ò CHƠI KHOA HỌC Chuyên ngành: Giáo dục tiểu học Mã s ố: 62.14.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GI ÁO D ỤC HỌC HÀ N ỘI, 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Trường Đại học ...€¦ · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Trường Đại học

  • Upload
    others

  • View
    14

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

_________________

LƯƠNG PHÚC ĐỨC

GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC

CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 QUA TRÒ CHƠI KHOA HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục tiểu học

Mã số: 62.14.01.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI, 2016

Công trình được hoàn thành tại

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Đặng Thành Hưng

2. TS. Trịnh Thị Hồng Hà

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Trường chấm luận ántiến sĩ họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

vào hồi giờ ngày tháng năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

1

MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài

1.1. Yêu cầu hình thành và phát triển những kĩ năng cơ bản cho học sinh tiểu học

đã được Luật Giáo dục xác định tại Điều 27. Trong các kĩ năng cơ bản, kĩ năng học

hợp tác có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển các phẩm chất, năng

lực giúp học sinh đạt kết quả tốt trong học tập. Tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW

ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo đang được triển khai thực hiện mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng

nền giáo dục Việt Nam. Việc giáo dục kĩ năng học hợp tác là vô cùng quan trọng và

cấp bách để giúp cho người học đạt kết quả tốt trong học tập góp phần thực hiện

thắng lợi đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

1.2. Dạy học hiện nay vẫn tập trung nhiều vào kiến thức mà chưa chú ý đến việc

giáo dục kĩ năng học hợp tác.

1.3. Các nghiên cứu sâu về giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh tiểu học,

đặc biệt là giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi chưa được nhiều.

1.4. Nội dung môn Khoa học lớp 4, 5 có sức hấp dẫn trí tò mò khám phá của học

sinh rất lớn. Trò chơi rất phù hợp với lứa tuổi tiểu học và luôn được các em mong

đợi. Nếu một số nội dung môn Khoa học được thiết kế lại thành các trò chơi gắn với

việc giáo dục các kĩ năng học hợp tác thì đây là hai lợi thế để giáo dục kĩ năng học

hợp tác cho học sinh nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu chuyên biệt.

Vì vậy đề tài “Giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 4, 5 qua trò chơi

khoa học” được lựa chọn để nghiên cứu luận án tiến sĩ Giáo dục họ c (tiểu học).

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 4, 5 qua

trò chơi khoa học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học ở tiểu học.

3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Khoa học ở tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa sự phát triển kĩ năng học hợp tác của HS lớp 4, 5 và dạy học

2

Khoa học ở tiểu học thông qua các trò chơi khoa học.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài khảo sát và tổ chức thực nghiệm tại một số trường tiểu học trên địa bàn

tỉnh Long An và tỉnh Hậu Giang.

- Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác

cho học sinh lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học trong môn Khoa học lớp 4, 5.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác dựa vào trò chơi khoa học

được đảm bảo bằng qui trình thiết kế và lựa chọn trò chơi khoa học; kĩ thuật thiết kế

dạy học với trò chơi khoa học; tiến trình hướng dẫn trò chơi khoa học tuân thủ đúng

luật chơi; môi trường khuyến khích học sinh rèn luyện kĩ năng học hợp tác và kĩ thuật

đánh giá kĩ năng học hợp tác thích hợp thì chúng sẽ tác động tích cực đến kĩ năng học

hợp tác của học sinh, góp phần cải thiện kết quả học tập.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng học hợp tác qua

trò chơi khoa học ở tiểu học.

5.2. Đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 4, 5 qua

trò chơi khoa học

5.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm khoa học.

6. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết,

phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp chuyên gia, phương pháp xử lí số

liệu thống kê.

7. Đóng góp mới của đề tài

- Góp phần làm rõ quan niệm khoa học về kĩ năng học hợp tác ở tiểu học và giáo

dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học.

- Xác định hệ thống kĩ năng học hợp tác cơ bản đối với học sinh tiểu học.

- Xây dựng kĩ thuật thiết kế trò chơi khoa học và hệ thống trò chơi khoa học nhằm

giáo dục kĩ năng học hợp tác cho HS lớp 4, 5.

- Đề xuất được các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh qua trò

3

chơi khoa học, qua đó góp phần nâng cao kết quả học tập Khoa học cho học sinh lớp

4, 5.

8. Các luận điểm cần bảo vệ

- Kĩ năng học hợp tác là kĩ năng học tập và kĩ năng xã hội quan trọng cần giáo

dục cho học sinh tiểu học, có thể giáo dục kĩ năng đó cho học sinh lớp 4, 5 qua trò

chơi khoa học phù hợp, giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh.

- Giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh tiểu học qua trò chơi khoa học là lợi

thế lớn vì trò chơi vốn có bản chất xã hội sâu sắc. Mỗi trò chơi khoa học có thể giáo

dục một số kĩ năng học hợp tác phù hợp với chính trò chơi đó.

- Hiệu quả của giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học phụ thuộc vào

thiết kế trò chơi, tiến trình chơi, hướng dẫn của giáo viên, môi trường và phương thức

đánh giá thích hợp với trò chơi.

9. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng học hợp tác cho

học sinh lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học

Chương 2: Các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 4, 5 qua

trò chơi khoa học

Chương 3: Thực nghiệm khoa học

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TI ỄN CỦA GIÁO DỤCKĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5

QUA TRÒ CHƠI KHOA HỌC

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Về kĩ năng học hợp tác

1.1.1.1. Các nghiên cứu về kĩ năng

Những vấn đề lí luận chung về kĩ năng từ lâu đã được xem xét trong các côn g

trình của của V.A. Krutrexki, A.G. Côvaliôp, K.K. Platonop, G.G. Golubev, N.D.

Lêvitôp, A.V. Pêtrôxki, và nhiều người khác. Trong nước có các công trình nghiên

cứu của Đặng Thành Hưng và nhiều công trình nghiên cứu những vấn đề cụ thể về kĩ

năng cũng đã xem xét kĩ năng ở nhiều góc độ khác nhau tuỳ theo hướng nghiên cứu.

4

1.1.1.2. Các nghiên cứu về kĩ năng học hợp tác

Có thể kể đến các nghiên cứu của các tác giả Johnson D. W, Johnson R. T (1999),

Schmuck và Runkel (1985), Thousand J.S Villa R.A (1994), Romiszowski (1981),

George Jacobs (1999), Đặng Thành Hưng (2002), Nguyễn Hữu Châu (2005),

Nguyễn Bá Kim (2006), Thái Duy Tuyên (2008) và một số đề tài, luận án tiến sĩ đã

nghiên cứu về dạy học hợp tác và phát triển kĩ năng học hợp tác cũng đã nghiên cứu

đề xuất các nhóm kĩ năng học hợp tác cần rèn luyện hoặc phát triển các kĩ năng học

hợp tác thông qua nhiều biện pháp phù hợp với từng ngành học, cấp học và lứa tuổi

người học cụ thể. Tuy nhiên, ở tiểu học thì ít bàn đến.

1.1.2. Về dạy học Khoa học ở tiểu học

1.1.2.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước

Ở ngoài nước có nhiều nghiên cứu về dạy học khoa học nói chung, song chủ yếu

là những nghiên cứu tìm tòi các phương pháp, mô hình, chiến lược dạy học khoa học

sao cho HS có thể lĩnh hội tốt nhất tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng khoa học.

Một số phương pháp dạy học phổ biến như “Bàn tay nặn bột”, dạy học dựa vào dự

án, dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp, dạy khoa học dựa vào thực nghiệm,…

1.1.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, môn Khoa học lớp 4, 5 được dạy theo các phương pháp có cả truyền

thống và hiện đại như: Lí thuyết kiến tạo, quan điểm sư phạm tương tác, phương

pháp đóng vai, phương pháp giải quyết vấn đề, dạy học dự án, thảo luận nhóm kết

hợp với một số phương pháp khác, phương pháp Bàn tay nặn bột, v.v... song hầu như

chỉ tập trung để giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, chưa đề cập đến

việc rèn các kĩ năng học tập cần thiết. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào giải quyết

vấn đề giáo dục kĩ năng học hợp tác qua dạy học Khoa học ở tiểu học.

1.1.3. Về giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học

1.1.3.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước

Sử dụng trò chơi để chuyển tải nội dung học tập và giúp phát triển một số năng

lực của người học đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhằm

tích cực hoá các hoạt động học tập và làm cho việc học có hiệu quả.

1.1.3.2. Các nghiên cứu trong nước

5

Nghiên cứu về trò chơi và sử dụng trò chơi trong quá trình giáo dục cũng được

nhiều người trong nước quan tâm nghiên cứu. Nhiều luận án bàn về trò chơi ở mẫu

giáo, nghiên cứu theo hướng sử dụng trò chơi học tập để phát triển trí tuệ và nhận

thức, rèn luyện vận động thể chất, giáo dục hành vi giao tiếp, giáo dục khoa học, giáo

dục toán học, giáo dục ngôn ngữ, phát triển trí tuệ .v.v tuy nhiên, chưa có nhiều

nghiên cứu ở các cấp phổ thông, lại càng ít bàn đến trò chơi khoa học ở tiểu học.

1.2. Trò chơi khoa học ở tiểu học

1.2.1. Một số khái niệm

1.2.1.1. Chơi và Trò chơi

- Chơi (Play)

Luận án tiếp cận theo quan điểm của Đặng Thành Hưng “Chơi là kiểu hành vi

hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện, có động cơ thúc đẩy là những yếu tố bên trong

quá trình chơi và chủ thể không nhất thiết theo đuổi những mục tiêu là lợi ích thực

dụng một cách tự giác trong quá trình đó”.

- Trò chơi (Games, Plays)

Tiếp cận các quan điểm nghiên cứu trước đó, luận án này cho rằng trò chơi là tập

hợp những hoạt động khác nhau (giao tiếp, nhận thức, học tập, chơi, văn nghệ, thể

thao…) và các luật lệ phù hợp với chúng có chức năng kết hợp chúng lại nhằm thực

hiện chơi có luật để đạt được mục đích và lợi ích nhất định.

1.2.1.2. Trò chơi khoa học

Tuỳ theo mục đích sử dụng và các quan điểm tiếp cận, trò chơi được phân loại và

xác định tên gọi cụ thể. Trong phạm vi luận án, khái niệm Trò chơi khoa học được

hiểu là dạng trò chơi giáo dục có nội dung và mục đích giáo dục khoa học tương ứng

với chương trình môn Khoa học lớp 4, 5. Nó có thể là một trong hoặc bao hàm tất cả

những trò chơi trí tuệ, trò chơi logic, trò chơi mang tính chất đố vui về khoa học.

1.2.2. Đặc điểm của trò chơi khoa học ở tiểu học

Trò chơi khoa học có chức năng đặc biệt trong việc rèn luyện thể chất, phát

triển trí tuệ và rèn luyện các kĩ năng xã hội. N ội dung các thành phần cơ bản đảm bảo

được mục tiêu kép đó là giáo dục kĩ năng học hợp tác và góp phần nâng cao kết quả

học tập môn Khoa học. Các hành động chơi nhằm giáo dục kĩ năng học hợp tác được

6

đưa vào luật chơi; Hoạt động chơi mang tính trải nghiệm và học sinh tham gia trực

tiếp vào các hoạt động mang tính trải nghiệm đó; Có sự hài hoà giữa phát triển về trí

tuệ và các kĩ năng học hợp tác; Thân thiện, phù hợp với học sinh.

1.2.3. Nguyên tắc thiết kế và tiêu chí lựa chọn trò chơi khoa học

Chúng tôi đề xuất 6 nguyên tắc thiết kế: Nguyên tắc chọn lọc kết hợp với sá ng

tạo; Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển; Nguyên tắc hợp tác; Nguyên tắc hướng vào

trải nghiệm và rèn luyện kĩ năng; Nguyên tắc thân thiện; Nguyên tắc hệ thống. 5 tiêu

chí để lựa chọn trò chơi khoa học đáp ứng yêu cầu giáo dục kĩ năng học hợp tác qua

trò chơi khoa học, đó là các tiêu chí về: Nội dung, mục tiêu, hành động chơi, sự thân

thiện và kết quả của trò chơi .

1.2.4. Trò chơi khoa học và môn Khoa học ở tiểu học

Chúng tôi đã phân tích rõ khả năng ứng dụng trò chơi trong dạy học Khoa học

và đề xuất 6 tiêu chí lựa chọn nội dung để thiết kế trò chơi khoa học: Nội dung là vấn

đề cần thiết, thích hợp với phương thức chơi; Phù hợp với nhận thức và vốn hiểu biết

của học sinh; Đòi hỏi sự hợp tác trong nhóm; Phải thực hiện những thao tác hoặc

hành động cụ thể; Phù hợp với những đồ chơi của lứa tuổi HS; Đòi hỏi phải sử dụng

những kĩ năng cộng tác và kĩ năng làm việc hợp tác trong quá trình học tập.

1.3. Kĩ năng học hợp tác

1.3.1. Một số khái niệm

Dựa trên quan điểm của những nghiên cứu đi trước, trong luận án chún g tôi quan

niệm như sau:

1.3.1.1. Học hợp tác

Học hợp tác được hiểu là cách thức hay chiến lược học tập trong môi trường và

quan hệ hợp tác, cùng nhau chia sẻ lợi ích, mục tiêu, kết quả, nguồn lực và nhiệm vụ

học tập, trong đó mọi người học vừa nỗ lực cá n hân vừa đảm bảo đóng góp phần

mình vào nỗ lực chung của nhóm trong học tập với vị thế bình đẳng và phụ thuộc lẫn

nhau một cách tích cực.

1.3.1.2. Kĩ năng

Kĩ năng là dạng hành động được thực hiện có tính kĩ thuật, một cách linh hoạt

trong các điều kiện, môi trường khác nhau dựa trên kinh nghiệm sống và vốn hiểu

7

biết về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội

khác của cá nhân để giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu

chí đã định, hoặc mức độ thành côn g theo chuẩn hay qui định.

1.3.1.3. Kĩ năng học tập

Kĩ năng học tập là những hành động thực hiện nhiệm vụ học tập của người học

được tiến hành một cách tự giác, linh hoạt trong các điều kiện, môi trường học tập

khác nhau dựa trên kinh nghiệm sống và vốn hi ểu biết về việc học, khả năng vận

động và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội khác của cá nhân để giải quyết

nhiệm vụ học tập đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định. Hay nói cách

khác kĩ năng học tập là dạng kĩ năng được cá nhân sử dụng trong học tập.

1.3.1.4. Kĩ năng học hợp tác

Kĩ năng học hợp tác là những hành động thực hiện nhiệm vụ học tập được tiến

hành một cách linh hoạt trong các điều kiện, môi trường học tập hợp tác khác nhau

dựa trên kinh nghiệm sống và vốn hiểu biết về việc học, khả năng vận động và những

điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội khác của cá nhân và của nhóm để giải quyết

nhiệm vụ học tập theo cách thức học tập cùng nhau đạt được kết quả theo mục đích

hay tiêu chí đã định. Hay nói cách khác kĩ năng học hợp tác là kĩ năng học tập được

cá nhân và nhóm sử dụng trong môi trường và điều kiện học hợp tác.

1.3.2. Nguyên tắc và đặc điểm của học hợp tác

Trong luận án, chúng tôi xác định 5 nguyên tắc và một số đặc điểm cơ bản của

học hợp tác ở tiểu học: Giáo viên là người th iết kế, tổ chức các hoạt động học hợp

tác, cố vấn, hỗ trợ trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, tổ chức nhận

xét đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm và kết quả thực

hiện, quan tâm động viên, khích lệ để học sinh nỗ lực hơn trong học tập. Học sinh

chủ động trong học tập, tích cực thực hiện nhiệm vụ trong mối quan hệ hợp tác, có sự

tương tác liên cá nhân. Biết sử dụng các kĩ năng cộng tác để chia sẻ tài liệu, vật liệu

và trợ giúp lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ cá nhân v ới kết quả cao nhất, góp phần

vào thành công chung của nhóm.

1.3.3. Hệ thống kĩ năng học hợp tác ở tiểu học

Từ những đặc điểm của phương thức học tập hợp tác, đặc điểm tâm sinh lí, xã hội

8

của học sinh tiểu học và cơ cấu nhiệm vụ học tập, kế thừa các công t rình nghiên cứu

của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất 4 nhóm kĩ năng học hợp tác cơ

bản ở tiểu học với 18 kĩ năng gồm: 1/ Nhóm kĩ năng hình thành và tổ chức nhóm, 2/

Nhóm kĩ năng tương tác liên cá nhân, 3/ Nhóm kĩ năng thực hiện nhiệm vụ h ọc tập,

4/ Nhóm kĩ năng đánh giá, phản hồi.

Do đặc trưng nội dung môn học và đặc điểm của trò chơi, những kĩ năng học hợp

tác có thể giáo dục qua trò chơi khoa học bao gồm: Kĩ năng di chuyển phối hợp công

việc; kĩ năng phân công nhiệm vụ cá nhân; kĩ năng lắng nghe trong nhóm; kĩ năng

trình bày ý kiến trong nhóm; kĩ năng thể hiện thái độ hợp tác; kĩ năng trợ giúp bạn; kĩ

năng thao tác với dụng cụ học tập; kĩ năng đánh giá và tự đánh giá. Tuỳ theo trò chơi

cụ thể sẽ giáo dục được các kĩ năng học hợp tác k hác nhau.

1.4. Giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học ở tiểu học

1.4.1. Một số khái niệm

1.4.1.1. Giáo dục

Theo Đặng Thành Hưng, với nghĩa chung nhất, giáo dục là quá trình và kết quả

của sự tiếp nhận kinh nghiệm xã hội từ bên ngoài vào cá nhâ n để xử lí và phát triển

9

kinh nghiệm đó thành giá trị cá nhân và khi giá trị đó được cá nhân thực hiện thì đó

là đóng góp mới vào kinh nghiệm xã hội.

1.4.1.2. Giáo dục kĩ năng học hợp tác

Kế thừa các quan niệm đước đó, trong luận án sử dụng khái niệm giáo dục kĩ

năng học hợp tác như sau:

Giáo dục kĩ năng học hợp tác là quá trình giúp học sinh lĩnh hội kinh nghiệm

xã hội về học hợp tác, xử lí và phát triển nó bằng kinh nghiệm nền tảng của mình và

thực hành, áp dụng nó thông qua quá trình tham gia các hoạt đ ộng giáo dục mà nhà

trường tổ chức một cách chuyên biệt. Giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa

học là quá trình giúp học sinh lĩnh hội kinh nghiệm xã hội về học hợp tác dựa vào

chức năng giáo dục và phát triển của trò chơi khoa học đối với người t ham gia trò

chơi.

1.4.2. Đặc điểm học sinh lớp 4, 5

Qua việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, tâm lí, xã hội của học sinh lớp 4,5 chúng

tôi đã rút ra một số kết luận sư phạm liên quan, làm nền tảng đề xuất các biện pháp

giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học.

1.4.3. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học

Chúng tôi đã xác định 6 nguyên tắc cần đảm bảo để giáo dục kĩ năng học hợp

tác qua trò chơi khoa học đạt hiệu quả, gồm: Thích hợp với nội dung giáo dục của

môn Khoa học; Thích hợp với đặc điểm lứa tuổi HS; Tính tham gia và tính hợp tác

của mọi HS; Tính nhân văn của trò chơi và phương pháp giáo dục; Tính khoa học của

trò chơi và phương pháp giáo dục; Tính phát triển của trò chơi và phương pháp giáo

dục.

1.4.4. Phương pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học

Để giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh qua trò chơi khoa học cần thực hiện

các phương pháp: Thuyết phục, làm mẫu, hướng dẫn, khuyến khích tìm tòi và sử

dụng tình huống sư phạm.

1.4.5. Hình thức giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học

Hình thức chủ yếu để giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh qua trò chơi khoa

học là: Giáo dục qua trò chơi trên lớp và giáo dục qua trò chơi ở môi trường ngoài

10

lớp. Trò chơi khoa học được tổ chức trong tiến trìn h dạy học của giáo viên, phần lớn

nội dung chương trình Khoa học được giáo viên tổ chức dạy học trên lớp. Do đó việc

giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học cũng được tiến hành chủ yếu trên

lớp học và đảm bảo tiến trình dạy học dựa vào trò chơi. Một số nội dung có thể dạy

ngoài lớp học, những nội dung này thiết kế thành các trò chơi khoa học để tiến hành

chơi ngoài lớp. Trò chơi được tiến hành ngoài lớp sẽ thú vị hơn đối với HS, vì hầu

như học sinh chỉ học trong lớp là chủ yếu. Giáo dục kĩ năng h ọc hợp tác cho học sinh

qua trò chơi khoa học ở môi trường ngoài lớp học có ưu thế để giáo dục kĩ năng di

chuyển, kĩ năng quản lí nhóm, kĩ năng quan sát, kĩ năng hỗ trợ,…

1.5. Thực trạng giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học ở một số

trường tiểu học

1.5.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

1.5.1.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học ở một số

trường tiểu học tại tỉnh Long An và Hậu Giang.

1.5.1.2. Đối tượng khảo sát

Giáo viên, học sinh lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học của tỉnh Long An và Hậu

Giang. Số lượng 205 giáo viên và 250 học sinh.

1.5.1.3. Nội dung khảo sát

- Khả năng giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học.

- Thực trạng giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học tại các trường

được khảo sát.

- Thực trạng kĩ năng học hợp tác của học sinh lớp 4, 5 tại những trường được

khảo sát.

1.5.1.4. Phương pháp khảo sát

Khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu các hồ sơ dạy học của

giáo viên và kết quả học tập môn Khoa học của học sinh, xử lí số liệu khảo sát.

1.5.2. Kết quả khảo sát thực trạng

Về cấu trúc nội dung chương trình: Môn Khoa học tích hợp kiến thức nhiều lĩnh

vực, chia theo chủ đề phù hợp. Mỗi bài học đều có nhiều khả năng giáo dục kĩ năng

11

học tập cơ bản. Đồng thời, nội dung môn Khoa học có khả năng ứng dụng trò chơi rất

tốt, qua trò chơi có thể giáo dục được một số kĩ năng học hợp tác cho học sinh.

1.5.3. Thực trạng dạy học môn Khoa học ở một số trường tiểu học

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp

dạy học phù hợp với đặc trưng của môn Khoa học, trong đó có chú ý đến những

phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh như thảo luận nhóm, trò chơi,…

giáo viên đánh giá cao những ích lợi đối với học sinh khi sử dụng trò chơi trong dạy

học Khoa học, đặc biệt là giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng, trong đó có các kĩ

năng học hợp tác nên giáo viên đã sử dụng trò chơi trong dạy học Khoa học khá

thường xuyên.

1.5.4. Thực trạng giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học

Qua phân tích thực trạng, chúng tôi đánh giá như sau:

- Đặc điểm, cấu trúc nội dung Khoa học lớp 4, 5 có nội dung rất gần gũi, khơi gợi

sự tò mò khám phá khoa học giúp các em đam mê và yêu thích học tập môn Khoa

học.

- Trong dạy học Khoa học, giáo viên đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp phù

hợp với đặc trưng của môn học, những phương pháp dạy học tích cực như phương

pháp thảo luận nhóm, dạy học dựa vào trò chơi,…

- Giáo viên chưa thiết kế trò chơi khoa học nhằm mục đích giáo dục kĩ năng học

hợp tác cho học sinh nên việc giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh qua trò chơi

khoa học chưa được quan tâm thực hiện.

- Học sinh còn thiếu kĩ năng học hợp tác cơ bản hoặc chưa tự giác thực hiện các

kĩ năng học hợp tác một cách thường xuyên .

1.5.5. Những phát hiện về thực tiễn dạy học và thực tiễn giáo dục kĩ năng học

hợp tác cho học sinh tiểu học qua trò chơi khoa học

Qua khảo sát và phân tích thực trạng, chúng tôi cũng đã phát hiện được một số

vấn đề thực tiễn làm cơ sở đề xuất các biện pháp, cụ thể: về dạ y học hợp tác, kĩ năng

học hợp tác, việc thiết kế và sử dụng trò chơi khoa học, giáo dục kĩ năng học hợp tác

qua trò chơi.

12

Kết luận chương 1

1. Các kĩ năng học hợp tác là những kĩ năng học tập cơ bản rất cần rèn luyện ở

học sinh tiểu học. Môn khoa học và t rò chơi khoa học rất thích hợp với nhiệm vụ phát

triển kĩ năng học hợp tác. Những nghiên cứu trong khoa học và những sự kiện thực tế

qua khảo sát thực trạng ở một số trường tiểu học đã chứng minh điều đó.

2. Trong các nghiên cứu phản ánh nhiều quan điểm khác nhau về kĩ năng, kĩ

năng học tập, kĩ năng học hợp tác, chơi, trò chơi và hoạt động chơi, tức là còn có một

số vấn đề lí luận cần được tiếp tục làm sáng tỏ. Tuy vậy những kết quả nghiên cứu đó

đã giúp luận án xác định được nền tảng lí thuyết của nghiên cứu này có tính đến thực

tiễn trường tiểu học Việt Nam.

3. Chúng tôi đã đề xuất 4 nhóm kĩ năng học hợp tác cơ bản bao gồm 18 kĩ năng

cụ thể đối với học sinh tiểu học: Nhóm kĩ năng hình thành và tổ chức nhóm; Nhóm kĩ

năng tương tác liên cá nhân; Nhóm kĩ năng thực hiện nhiệm vụ; Nhóm kĩ năng đánh

giá và phản hồi. Chúng cơ bản phù hợp với trò chơi khoa học.

4. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy môn Khoa học có nhiều khả năng

ứng dụng trò chơi khoa học, giáo viên đã sử dụng phương thức dạy học dựa vào trò

chơi khá thường xuyên, đây là tiền đề thuận lợi cho việc giáo d ục kĩ năng học hợp tác

cho học sinh qua trò chơi khoa học. Bên cạnh đó cũng phản ánh thực trạng việc giáo

dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học chưa được giáo viên quan tâm, việc

thiết kế trò chơi theo kinh nghiệm cá nhân của giáo viên là chủ yếu. Học sinh còn

thiếu những kĩ năng học hợp tác cần thiết.

Chương 2. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHOHỌC SINH LỚP 4, 5 QUA TRÒ CHƠI KHOA HỌC

Chúng tôi đã xác định một số nguyên tắc cơ bản, qui trình thiết kế và lựa chọn trò

chơi khoa học và các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học,

cụ thể:

2.1. Những nguyên tắc cơ bản của trò chơi khoa học

13

2.1.1. Tính mục đích

2.1.2. Tính vừa sức

2.1.3. Tính trải nghiệm và hợp tác

2.1.4. Tính hiệu quả

2.2. Các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học

Chúng tôi đề xuất các biện pháp để giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi

khoa học như sau:

2.2.1. Qui trình thiết kế và lựa chọn một số trò chơi khoa học

2.2.1.1. Qui trình chung thiết kế trò chơi khoa học

Qui trình gồm 5 bước: Xác định mục tiêu bài học; Lựa chọn nội dung thiết kế;

Nghiên cứu lựa chọn đồ chơi, vật liệu; Dự kiến qui mô nhóm và địa điểm chơi; Tiến

hành thiết kế trò chơi.

Khi tiến hành thiết kế trò chơi phải đảm bảo các tiêu chí kĩ thuật cụ thể.

2.2.1.2. Qui trình chung lựa chọn trò chơi khoa học

Bao gồm 2 bước: Xem xét, đánh giá các thành phần cơ bản của trò chơi; Bổ

sung, điều chỉnh trò chơi. Các thành cơ bản của trò chơi khi xem xét, đánh giá bao

gồm: Nội dung, mục tiêu, thiết kế kĩ thuật, nhiệm vụ chơ i và cách chơi, luật/qui tắc

chơi, dụng cụ/đồ dùng và kết quả chơi.

2.2.2. Xây dựng kĩ thuật thiết kế dạy học với trò chơi khoa học

2.2.2.1. Kĩ thuật thiết kế dạy học với trò chơi khoa học có nội dung là một phần

của bài học

2.2.2.2. Thiết kế dạy học với trò chơi khoa học có nội dung của một hoặc nhiều

bài học

Kĩ thuật thiết kế dạy học với trò chơi khoa học bao gồm 4 bước: Thiết kế mục

tiêu bài học; Thiết kế phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh; Thiết kế các hoạt động

học tập; Thiết kế tổng kết tiết học. Trong mỗi bước phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể.

2.2.3. Tổ chức và hướng dẫn trò chơi khoa học trên lớp

Giai đoạn 1: Thiết kế các điều kiện chuẩn bị dạy học dựa vào trò chơi khoa học

trên lớp. Gồm 3 bước: Xác định mục tiêu bài học; Thiết kế hoặc lựa chọn t rò chơi;

Lập kế hoạch dạy học/Thiết kế dạy học dựa vào trò chơi

14

Giai đoạn 2: Dạy học dựa vào trò chơi khoa học trên lớp. Gồm 5 bước: ổn định

lớp học, giới thiệu bài học/trò chơi; Tổ chức nhóm; Hướng dẫn nhiệm vụ và cách

chơi, luật chơi; Tiến hành trò chơi; Tổng kết trò chơi. Trong mỗi bước có yêu cầu cụ

thể đối với giáo viên và học sinh, đảm bảo tiến trình giáo dục kĩ năng học hợp tác qua

trò chơi khoa học và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên với học sinh và học

sinh với học sinh.

2.2.4. Tổ chức và hướng dẫn trò chơi khoa học ngoài lớp

Giai đoạn 1: Thiết kế các điều kiện chuẩn bị dạy học dựa vào trò chơi khoa học

ngoài lớp.

Giai đoạn 2: Dạy học dựa vào trò chơi khoa học ngoài lớp.

Các bước trong hai giai đoạn tương tự như Tổ chức và hướng dẫn trò chơ i khoa

học trên lớp. Tuy nhiên, yêu cầu trong từng bước đảm bảo phù hợp với điều kiện

ngoài lớp học.

2.2.5. Thiết kế và tổ chức môi trường khuyến khích rèn luyện kĩ năng học hợp

tác

- Xây dựng môi trường tâm lí tốt giữa giáo viên -học sinh, học sinh-học sinh và

môi trường vật chất phù hợp, an toàn.

- Kết hợp sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực để khuyến khích HS cùng tham

gia và tích cực hợp tác khi tham gia trò chơi khoa học.

2.2.6. Thiết kế và áp dụng kĩ thuật đánh giá kĩ năng học hợp tác qua trò chơi

khoa học

Thiết kế các bước tiến hành đánh giá kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học.

Bao gồm 3 bước: Xác định những kĩ năng học hợp tác cần giáo dục qua trò chơi; Xác

định tiêu chí và thang đánh giá kĩ năng học hợp tác; Tiến hành đánh giá. Dựa vào 5

tiêu chí để đánh giá kĩ năng học hợp tác: Tính đầy đủ của nội dung và cấu trúc của kĩ

năng; Tính hợp lí về logic của kĩ năng; Mức độ thành thạo của kĩ năng; Mức độ linh

hoạt của kĩ năng; Tính hiệu quả của kĩ năng. Khi tiến hành đánh giá, chúng tôi sử

dụng phiếu quan sát để đánh giá kĩ năng học hợp tác và mức độ tích cực hợp tác của

học sinh.

15

2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp có vai trò và hiệu quả khác nhau nhưng chúng có mối liên quan và

ảnh hưởng đến nhau trong quá trình giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh qua

trò chơi khoa học. Vì vậy, cần phối hợp thực hiện các biện pháp với nhau để đạt kết

quả tốt nhất.

2.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò

chơi khoa học

Những điều kiện để thực hiện các biện pháp gồm: Điều kiện quản lí chuyên môn;

Điều kiện nhân sự và sinh hoạt chuyên môn; Điều kiện vật chất -kĩ thuật; Điều kiện

học tập.

Kết luận chương 2

1. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về trò chơi khoa học và giáo dục

kĩ năng học hợp tác cho học sinh qua trò chơi khoa học, chúng tôi đã xác định một số

nguyên tắc cơ bản của trò chơi khoa học và xây dựng những qui trình chung để thiết

kế và lựa chọn trò chơi khoa học. Dựa vào những qui trình đó chúng tôi đã thiết kế

một số trò chơi khoa học, đại diện mỗi chủ đề 1-2 trò chơi, theo đó GV có thể tự phát

triển thêm. Trò chơi khoa học phải đảm bảo hai mục tiêu về giáo dục kĩ năng học hợp

tác và kiến thức bài học. Điểm khác biệt với các trò chơi khác là các yêu cầu thực

hiện các hành động hợp tác trong trò chơi được đưa vào luật chơi.

2. Chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác và xây

dựng được tiến trình giáo dục kĩ năng học hợp tác dựa vào trò chơi khoa học, cụ thể :

Xây dựng qui trình thiết kế và lựa chọn trò chơi khoa học; Xây dựng kĩ thuật thiết kế

dạy học với trò chơi khoa học; Tổ chức và hướng dẫn trò chơi khoa học trên lớp; Tổ

chức và hướng dẫn trò chơi khoa học ngoài lớp; Thiết kế và tổ chức môi trường

khuyến khích rèn luyện kĩ năng học hợp tác; Thiết kế và áp dụng kĩ thuật đánh giá kĩ

năng học hợp tác qua trò chơi khoa học . Các biện pháp đều có vị trí, vai trò nhất định

và có mối quan hệ gắn bó với nhau, cùng hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong giáo dục kĩ

năng học hợp tác cho học sinh. Trong các biện pháp đã có chú ý khắc phục những

hạn chế khi tổ chức trò chơi, cũng như xây dựng được qui trình thiết kế trò chơi khoa

học với những tiêu chí cụ thể giúp cho việc thiết kế và tổ chức cho học sinh thực hiện

16

trò chơi khoa học thành công theo mục tiêu đề ra. Các biện pháp và tiến trình đã đ ề

xuất đều dựa trên các nguyên tắc cơ bản của kĩ năng học hợp tác và qui trình dạy kĩ

năng học hợp tác cho học sinh, có hướng dẫn rõ ràng dễ thực hiện.

3. Tùy theo nội dung bài học Khoa học mà mỗi trò chơi khoa học được thiết kế

hay lựa chọn thích hợp với nhiệm vụ giáo dục một số kĩ năng học hợp tác cụ thể.

Không có trò chơi khoa học nào là vạn năng để giáo dục được tất cả các kĩ năng học

hợp tác trong một trò chơi khoa học mà mỗi trò chơi khoa học sẽ có mục tiêu giáo

dục những kĩ năng cụ thể, được xác định rõ ràng và đặt ra như mục tiêu bài học.

Chương 3. THỰC NGHIỆM KHOA HỌC

3.1. Thiết kế thực nghiệm

3.1.1. Mục đích, qui mô, địa bàn thực nghiệm

Nhằm kiểm chứng tính khoa học của giả thuyết và tính khả thi của các biện pháp

giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học.

Thực nghiệm được tiến hành trong phạm vi môn Khoa học lớp 4 và lớp 5. Mỗi

khối lớp chọn một lớp thực nghiệm (30 HS) và một lớp đối chứng (30 HS). Quá trình

thực nghiệm được tiến hành tại trường tiểu học Mai Thị N on, huyện Bến Lức, tỉnh

Long An.

3.1.2. Nội dung thực nghiệm

Lựa chọn nội dung bài học trong chương trình Khoa học lớp 4, 5 phù hợp với

hoạt động trò chơi để thiết kế trò chơi khoa học. Tổ chức thực hiện theo các biện

pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh qua trò chơi khoa học đã đề xuất.

3.1.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Học sinh lớp 4 và học sinh lớp 5 của Trường tiểu học Mai Thị Non, huyện Bến

Lức, tỉnh Long An.

3.1.2.2. Phương pháp đo đạc, đánh giá

- Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát để quan sát và đánh giá mức độ tích

cực hợp tác, kĩ năng học hợp tác theo 4 nhóm. Kết quả lĩnh hội tri thức thông qua bài

kiểm tra sau thực nghiệm.

17

- Tiêu chí đánh giá kĩ năng học hợp tác: Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh

giá kĩ năng theo thang đo 3 mức độ: Có kĩ năng tốt, có kĩ năng, chưa có kĩ năng. Bài

kiểm tra theo thang điểm 10.

- Xử lí kết quả thực nghiệm: sử dụng phần mềm Excel để xử lí.

3.1.3. Tiến trình, phương pháp thực nghiệm

3.1.3.1. Tiến trình thực nghiệm

Thực hiện theo các bước: 1/ Lựa chọn lớp thực nghiệm, lớp đối chứng, 2/Bồi

dưỡng cộng tác viên, 3/Lập kế hoạch bài học, 4/Tiến hành thực nghiệm

3.1.3.2. Khảo sát trước thực nghiệm về kết quả học tập, kĩ năng học hợp tác của

học sinh

3.1.3.3. Phương pháp thực nghiệm

Sử dụng thực nghiệm có đối chứng, điều kiện chương trình, nội dung, điều kiện

dạy học, sĩ số lớp học và trình độ đầu vào tương đương nhau. Lớp thực nghiệm dạy

học theo các trò chơi khoa học và tiến trình dạy học đã thiết kế. Lớp đối chứng tiến

hành dạy học bình thường.

3.1.3.4. Kết thúc thực nghiệm

Khi kết thúc thực nghiệm, tiến hành phân tích tổng hợp kết quả của 2 lớp thực

nghiệm và đối chứng để đánh giá về mức độ tích cực hợp tác, sự tiến bộ của học sinh

về kĩ năng học hợp tác và kết quả tiếp thu nội dung kiến thức bài học qua trò ch ơi.

3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.2.1. Phân tích so sánh mức độ tích cực hợp tác trước thực nghiệm ở nhóm

thực nghiệm và nhóm đối chứng

Kết quả phân tích mức độ tích cực hợp tác trước thực nghiệm ở 2 nhóm là tương

đương nhau, phần đông học sinh chưa có tâm thế tốt để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ

học tập và hợp tác trong học tập.

3.2.2. Phân tích so sánh mức độ tích cực hợp tác sau thực nghiệm ở nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng

Qua quá trình động sư phạm, học sinh lớp thực nghiệm đã có tâm thế sẵn sàng

cho hoạt động học cũng như hợp tác trong học tập tốt hơn so với trước thực nghiệm.

Học sinh các lớp đối chứng có thay đổi rất ít, không đáng kể.

18

3.2.3. Phân tích kết quả sự tiến bộ về kĩ năng học hợp tác của học sinh qua tròchơi khoa học

Hình 3.5. Sự tiến bộ các nhóm kĩ năng học hợp tác của học sinh lớp 4

Hình 3.6. Sự tiến bộ các nhóm kĩ năng học hợp tác của học sinh lớp 5

2.782.51

1.88

2.782.27

1.97

0

1

2

3

4

5

6

Lần 1 Lần 2 Lần 3

Lớp 5Lớp 4

Hình 3.9. Sự tiến bộ kĩ năng học hợp tác qua các lần đo

19

2.092.022.031.94

2.78 2.78

1.971.88

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN

Lớp 4 Lớp 5ĐTB

Lớp ĐCLớp TN

Hình 3.10. So sánh điểm trung bình kĩ năng học hợp tác của lớp thực nghiệm và

đối chứng trước và sau thực nghiệmKĩ năng học hợp tác của học sinh các lớp thực nghiệm có sự tiến bộ so với

trước thực nghiệm và tiến bộ hơn so với lớp đối chứng. Sự thay đổi của giá trị trung

bình, độ lệch chuẩn qua các lần quan sát, cũng như giá trị p của phép kiểm chứng t-

test giữa các lần quan sát đã khẳng định kết quả .

3.2.4. Phân tích trường hợp cải thiện kĩ năng học hợp tác

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi chọn một số học sinh để nghiên cứu

trường hợp. Phân tích kết quả quan sát trong quá trình tác động, kết quả cho thấy kĩ

năng học hợp tác của các em đã được cải thiện đáng kể, mức độ tích cực và sự tự tin

của các em cũng được nâng lên rõ rệt.

3.2.5. Phân tích kết quả học tập của học sinh

6.7

56.7

36.7

3.3

13.3

43.3

10.0

30.0

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

5 6 7 8 9 10

TL

% TN

ĐC

Hình 3.11 Biểu diễn tần suất về kết quả học tập của học sinh qua trò chơi khoahọc lớp 4

20

6.7

66.7

26.7

30.033.3

26.7

10.0

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

70.0

5 6 7 8 9 10

TL% TN

ĐC

Hình 3.12. Biểu diễn tần suất về kết quả học tập qua trò chơi khoa học của họcsinh lớp 5

Qua thực nghiệm, kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối

chứng. Điều này khẳng định rằng, qua trò chơi khoa học, không chỉ giáo dục được kĩ

năng học hợp tác mà còn đảm bảo được chất lượng học tập môn Khoa học.

3.3. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm3.3.1. Về tác dụng của trò chơi

Kết quả thực nghiệm cho thấy, trò chơi khoa học rất phù hợp với đặc điểm tâm

sinh lí học sinh lớp 4, 5 và đã giáo dục được một số kĩ năng học hợp tác cho học sinh

phù hợp với những trò chơi đó.3.3.2. Về sự cải thiện kĩ năng học hợp tácQua trò chơi khoa học, kĩ năng học hợp tác của học sinh được cải thiện đáng kể,

mức độ “chưa có kĩ năng” hầu như không còn, các mức độ “có kĩ năng” và “có kĩ

năng tốt” đã tăng lên rất nhiều so với trước khi thực nghiệm.

3.3.3. Về kết quả học tập Khoa họcKết quả kiểm tra sau thực nghiệm cho thấy, kết quả học tập của các lớp thực

nghiệm tốt hơn các lớp đối chứng, học sinh lớp thực nghiệm tiếp thu tốt kiến thức bài

học. Điều này khẳng định, nếu học sinh có kĩ năng học hợp tác tốt thì kết quả học tậpsẽ tốt.

Kết luận chương 31. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy, các biện pháp giáo dục kĩ năng học

hợp tác cho học sinh lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học đã có tác động tích cực đến việccải thiện kĩ năng học hợp tác và cả kết quả học tập của học sinh lớp 4, 5. Sau thực

nghiệm, kĩ năng học hợp tác của học sinh đã được cải thiện đáng kể ở cả 4 nhóm kĩ

21

năng. Mức độ tích cực hợp tác của học sinh cũng đã được nâng lên rõ rệt. Nhữngphân tích định lượng và định tính với những phép đo và kiểm định khoa học đã khẳng

định tính hiệu quả của các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoahọc.

2. Kết quả thực nghiệm khoa học cũng cho thấy, các biện pháp giáo dục kĩ

năng học hợp tác qua trò chơi khoa học còn tác động tích cực đến kết quả học tậpKhoa học của học sinh. Chính trong quá trình trải nghiệm để rèn luyện kĩ năng học

hợp tác đã giúp cho học sinh tích cực hơn trong học tập, có kĩ năng học hợp tác tốt làđiều kiện thuận lợi để các em học tập đạt kết quả tốt hơn.

3. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là đúngđắn và đã được chứng minh, các biện pháp giáo dục kĩ nă ng học hợp tác cho học sinh

lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học là có tác động đến sự phát triển kĩ năng học hợp táccủa các em trong học tập.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận1.1. Các kĩ năng học hợp tác là những kĩ năng học tập cơ bản rất cần rèn luyện

ở học sinh tiểu học. Môn Khoa học và trò chơi khoa học rất thích hợp với nhiệm vụphát triển kĩ năng học hợp tác. Những nghiên cứu trong khoa học và những sự kiện

thực tế qua khảo sát thực trạng ở một số trường tiểu học đã chứng minh điều đó.

Trong các nghiên cứu phản ánh nhiều quan điểm khác nhau về kĩ năng, kĩ năng họctập, kĩ năng học hợp tác, chơi, trò chơi và hoạt động chơi, tức là còn có một số vấn đề

lí luận cần được tiếp tục làm sáng tỏ.

1.2. Những nghiên cứu và thực tiễn về kĩ năng tuy phong phú, nhưn g về kĩ

năng học tập và kĩ năng học hợp tác thì chưa nhiều. Tuy nhiên, đó cũng là nền tảng

để nghiên cứu sâu hơn về giáo dục kĩ năng học hợp tác ở tiểu học. Luận án đã đề xuất

4 nhóm kĩ năng học hợp tác cơ bản ở tiểu học với 18 kĩ năng cụ thể phù hợp với t rò

chơi khoa học. Việc phân chia các nhóm kĩ năng học hợp tác chỉ mang tính tương đối

vì có một số kĩ năng mang tính chất nền tảng, là điểm tựa khi thực hiện các kĩ năng

khác nên nó có thể phù hợp với các nhóm kĩ năng học hợp tác khác tuỳ theo thời

điểm và nội dung thực hiện công việc. Các kĩ năng nền tảng này có vai trò kết nối các

thành viên, duy trì hoạt động nhóm và thúc đẩy sự hợp tác để tạo nên hiệu quả công

22

việc, chẳng hạn như kĩ năng thể hiện thái độ hợp tác, kĩ năng đối thoại, kĩ năng phảnhồi ý kiến,… Dựa vào chức năng giáo dục của trò chơi và hướng nghiên cứu của đề

tài, chúng tôi đã xác định một số nguyên tắc cơ bản của trò chơi khoa học và xây

dựng những qui trình chung để thiết kế và lựa chọn trò chơi khoa học . Trong nghiên

cứu, trò chơi khoa học được thiết không chỉ đảm bảo được những đặc điểm cơ bản

của trò chơi giáo dục mà còn đảm bảo hai mục tiêu cốt lõi đó là giáo dục kĩ năng họchợp tác và mục tiêu về kiến thức (giúp học sinh tiếp thu kiến thức, kĩ năng cơ bản của

bài học một cách tốt nhất). Trong trò chơi khoa học tính trải nghiệm và hợp tác đượcthể hiện rõ nét, những yêu cầu giáo dục kĩ năng học hợp tác được cụ thể hoá bằng các

hành động phù hợp với nội dung và đối tượng tham gia chơi, đặc biệt là yêu cầu thựchiện các thao tác của hành động hợp tác được đưa vào luật chơi. Khi học sinh thực

hiện đúng luật chơi, cũng chính là thực hiện được các hành động hợp tác khi chơi,học sinh rèn luyện được kĩ năng học hợp tác qua trò chơi. Mỗi trò chơi khoa học sẽ

giúp giáo dục cho học sinh một số kĩ năng học hợp tác cụ thể phù hợp với chính tròchơi đó, chứ không thể giáo dục được tất cả các kĩ năng học hợp tác qua một trò chơi

khoa học.

1.3. Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất một

số biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác và xây dựng được tiến trình giáo dục kĩnăng học hợp tác dựa vào trò chơi khoa học: Xây dựng qui trình thiết kế và lựa chọn

trò chơi khoa học ; xây dựng kĩ thuật thiết kế dạy học với trò chơi khoa học; tổ chức

và hướng dẫn trò chơi khoa học trên l ớp; tổ chức và hướng dẫn trò chơi khoa học

ngoài lớp; thiết kế và tổ chức môi trường khuyến khích rèn luyện kĩ năng học hợp

tác; thiết kế và áp dụng kĩ thuật đánh giá kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học.

Các biện pháp có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể, là ti ền đề của

nhau để giáo dục kĩ năng học hợp tác cho HS qua trò chơi khoa học đạt kết quả tốt

nhất. Việc tạo môi trường khuyến khích học sinh rèn luyện kĩ năng học hợp tác là

biện pháp được thực hiện xuyên suốt trong tiến trình giáo dục kĩ năng học hợp tácthông qua tổ chức và hướng dẫn trò chơi trên lớp và ngoài lớp học cũng như các biện

pháp khác, giúp cho học sinh tích cực tham gia hoạt động trong trò chơi để rèn luyện

kĩ năng học hợp tác. Thực nghiệm cho thấy, các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp

tác cho học sinh lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học đã có tác động tích cực đến việc cải

thiện kĩ năng học hợp tác và cả kết quả học tập của học sinh lớp 4, 5. Sau thực

23

nghiệm, kĩ năng học hợp tác của học sinh đã được cải thiện đáng kể ở cả 4 nhóm kĩnăng. Mức độ tích cực hợp tác của học sinh cũng đã được nâng lên rõ rệt. Chính

trong quá trình trải nghiệm qua trò chơi khoa học để rèn luyện kĩ năng học hợp tác đã

giúp cho học sinh tích cực hơn trong học tập, có kĩ năng học hợp tác tốt là điều kiện

thuận lợi để các em học tập đạt kết quả tốt hơn.

1.4. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là đúngđắn và đã được chứng minh, các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh

lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học là có tác động đến sự phát triển kĩ năng học hợp tác và

cải thiện kết quả học tập môn Khoa học của các em trong học tập.

2. Kiến nghị2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạoCần nghiên cứu và có giải pháp đổi mới đồng bộ chương trình, nội dung,

phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá môn Khoa học. Nội dung môn

Khoa học cần tăng cường thực hành, trải nghiệm. Đảm bảo cân đối giữa cung cấpkiến thức và thực hành mang tính khoa học. Biên soạn nhiều tài liệu hướng dẫn về

giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi, trò chơi khoa học giúp giáo viên có nguồntham khảo để nghiên cứu thực hiện. Phát triển nhiều mẫu trò chơi khoa học nhằm

giáo dục kĩ năng học tập nói chung và kĩ năng học hợp tác nói riêng.

2.2. Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo

Cần tham mưu lãnh đạo địa phương qui hoạch phát triển mạng lưới trường lớp

phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, đảm bảo đủ phòng học, phòng

chức năng, bàn ghế đúng qui cách, sân chơi bãi tập theo đúng qui định ở tiểu học

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học tích

cực, trong đó có dạy học dựa vào trò chơi. Có biện pháp khuyến khích giáo viên tìm

tòi, thiết kế các trò chơi phù hợp ở tiểu học để sử dụng trò chơi trong dạy học và giáo

dục học sinh.

2.3. Đối với nhà trường tiểu họcPhải có kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp không để số học sinh/lớp vượt

quá qui định. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong học tập nâng cao trình độ,

tiếp cận và mạnh dạn áp dụng nhiều phương thức dạy học hiệu quả như dạy học dựa

vào trò chơi khoa học. Cần có chính sách nội bộ để khuyến khích giáo viên tích cực

24

thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học và giáo dục trên cơ sở khoa học và điềukiện cụ thể của địa phương.

2.4. Đối với GV tiểu họcKhông ngừng học hỏi, tìm tòi nghiên cứu về tâm sinh lí học sinh tiểu học và

quan tâm giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh, học hỏi những kĩ năng cần thiết

để thiết kế và tổ chức giáo dục qua trò chơi khoa học. Điều quan trọng hàng đầu làviệc rèn luyện những kĩ năng nghề nghiệp liên quan đến thi ết kế và sử dụng trò chơi

khoa học nói riêng và trò chơi giáo dục nói chung ở tiểu học.2.5. Đối với các nhà nghiên cứuCần quan tâm nghiên cứu mở rộng đề tài giáo dục kĩ năng học tập nói chung và

giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi sang các môn học khác ở tiểu học. Tuy

nhiên, những nghiên cứu về trò chơi cần phải cập nhật những thành tựu khoa học -

công nghệ hiện đại để có thể tạo ra cơ sở lí thuyết và kĩ thuật cụ thể giúp nhà trường,

giáo viên có thể thiết kế và sử dụng trò chơi giáo dục có hiệu quả.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌCLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lương Phúc Đức (2013), “Những nguyên tắc của học tập hợp tác và vậndụng trong dạy học ở tiểu học”, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt, tháng 8/2013, trang 44-46.

2. Lương Phúc Đức (2014), “Những kĩ năng học tập hợp tác cơ bản của họcsinh tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt 5/2014, trang 112-114.

3. Lương Phúc Đức (2015), “Thực trạng giáo dục kĩ năng học hợp tác cho họcsinh lớp 4, 5 qua trò chơi Khoa học”, Tạp chí Giáo dục số 365 (Kì 1 – 9/2015), trang63-64.

4. Lương Phúc Đức (2015), “Khả năng giáo dục kĩ năng học tập cơ bản chohọc sinh lớp 4, 5 qua môn Khoa học lớp 4, 5”, Tạp chí Giáo dục số 368 (Kì 2 –10/2015), trang 56-58.