16
Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TLCH SĐỀ ÔN TP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: LCH SLP 11 ĐỀ THAM KHO S1 I. Phn trc nghiệm (8 điểm) Câu 1: Mục tiêu đấu tranh ca giai cấp tư sản dân tc các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế gii thnht là A. giành độc lp dân tc. B. chng chnghĩa thực dân. C. đòi quyền tdo trong kinh doanh. D. đòi các quyn dân sinh dân ch. Câu 2: Cuc khi nghĩa chống Pháp Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kXX là khi nghĩa A. Ong Ko. B. Com-ma-đam. C. Ong Ko và Com-ma-đam D. Chu Pa-chay Câu 3: Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Mục tiêu giành độc lập được đặt ra rõ ràng. B. Có sự liên kết với các phong trào khác trong cả nước. C. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi. D. Diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú. Câu 4: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp dâng cao ở Lào và Campuchia? A. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân”. B. Thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và thực hiện chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề. C. Thực dân Pháp tăng cường các chính sách thuế khóa, lao dịch. D. Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề đối với giai cấp công nhân ở các nước Đông Nam Á. Câu 5: Skiện có tính bước ngot, mra thi kì mi ca phong trào cách mng Đông Dương đầu thp niên 30 ca thế kXX là A. phong trào Xô viết Ngh- Tĩnh (1930 – 1931) Vit Nam. B. sra đời của Đảng Cng sn Việt Nam (sau là Đảng Cng sản Đông Dương). C. phong trào cách mng dâng cao thành làn sóng mnh mcba nước Đông Dương do ảnh hưởng ca cuc khng hong kinh tế (1929 1933). D. Quc tế Cng sản đã công nhận Đảng Cng sn và phong trào cách mng Đông Dương là một bphn ca cách mng thế gii. Câu 6: Cuc vận động dân ch1936 - 1939 Vit Nam có tác dụng như thế nào đối vi cuc đấu tranh ca nhân dân Lào và Campuchia? A. Thúc đẩy phong trào công nhân Lào, Cam-pu-chia phát trin. B. Đã đòi được các quyn tdo, dân chcho nhân dân hai nước. C. Kích thích sphát trin của phong trào đấu tranh dân ch. D. Giải phóng được nhân dân hai nước khi ách thng trthc dân. Câu 7: Nét nổi bật của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 1/16

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ LỊCH SỬ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 11

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh

thế giới thứ nhất là

A. giành độc lập dân tộc. B. chống chủ nghĩa thực dân.

C. đòi quyền tự do trong kinh doanh. D. đòi các quyền dân sinh dân chủ.

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX là khởi

nghĩa

A. Ong Kẹo.

B. Com-ma-đam.

C. Ong Kẹo và Com-ma-đam

D. Chậu Pa-chay Câu 3: Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á

sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Mục tiêu giành độc lập được đặt ra rõ ràng.

B. Có sự liên kết với các phong trào khác trong cả nước.

C. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi.

D. Diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú.

Câu 4: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp

dâng cao ở Lào và Campuchia?

A. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân”.

B. Thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và thực hiện chế độ thuế khóa, lao dịch

nặng nề.

C. Thực dân Pháp tăng cường các chính sách thuế khóa, lao dịch.

D. Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề đối với giai cấp công nhân ở các

nước Đông Nam Á.

Câu 5: Sự kiện có tính bước ngoặt, mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương

đầu thập niên 30 của thế kỉ XX là

A. phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931) ở Việt Nam.

B. sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau là Đảng Cộng sản Đông Dương).

C. phong trào cách mạng dâng cao thành làn sóng mạnh mẽ ở cả ba nước Đông Dương do

ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).

D. Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng ở Đông

Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 6: Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với cuộc

đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia?

A. Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Cam-pu-chia phát triển.

B. Đã đòi được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước.

C. Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ.

D. Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân.

Câu 7: Nét nổi bật của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam

Á dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là

Page 2: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 2/16

A. đấu tranh đòi các quyền lợi về chính trị.

B. đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế.

C. các cuộc khởi nghĩa vũ trang.

D. thực hiện chủ trương “vô sản hóa”.

Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển

với quy mô như thế nào?

A. Diễn ra ở ba nước Đông Dương.

B. Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á.

C. Diễn ra ở chỉ nơi nào có chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo.

D. Diễn ra chỉ ở nơi nào có Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 9: Để thành lập Nhà nước “Đại Đức”, trước hết Hít le quyết định sáp nhập nước nào vào

nước Đức?

A. Nước Tiệp Khắc.

B. Nước Ba Lan.

C. Nước Áo.

D. Nước Nam Tư.

Câu 10: Chủ trương của Liên xô với các nước tư bản sau khi Đức, Italia, Nhật hình thành liên

minh phát xít?

A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít.

B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp

C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực.

D. Không hợp tác với các nước tư bản vì các nước tư bản dung dưỡng phe phát xít. Câu 11: Chiến thắng nào đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hít le?

A. Chiến thắng Mát-xcơ-va.

B. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat.

C. Chiến thắng En A-la-men.

D. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan.

Câu 12: Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới

thứ hai là

A. phát xít Đức tấn công Liên Xô.

B. liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen.

C. chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrát.

D. Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ hải quân của Mĩ ở Trân Châu Cảng.

Câu 13: Nội dung nào không phải là kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử.

B. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản.

C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.

D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy.

Câu 14: Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết

thúc đã có tác động đến Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam như thế nào?

A. Tạo ra thời cơ khách quan cho Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít

đổ máu.

B. Tạo ra tình thế mới để Việt Nam đứng lên chống Nhật.

C. Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít.

D. Tạo ra thời cơ để Cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại.

Câu 15: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?

A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn. B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu.

C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới. D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn.

Page 3: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 3/16

Câu 16: Thái độ nhượng bộ phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ là do

A. sợ các nước phát xít tấn công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít.

B. lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn các nước phát xít tấn công Liên Xô.

C. lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên

muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

D. cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít.

Câu 17: Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang

tấn công trong Chiến tranh thế giới thứ hai là trận

A. Mátxcơva B. Cuốcxcơ C. Xtalingrát D. công phá Béclin

Câu 18: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng

A. dân chủ tư sản.

B. dân chủ tư sản kiếu mới.

C. xã hội chủ nghĩa

D. giải phóng dân tộc.

Câu 19: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã lật đổ

A. chế độ Nga hoàng

B. chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

C. các nước đế quốc bao vây Nga.

D. chế độ Nga hoàng và chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

Câu 20: Thành tựu lớn nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941) là gì?

A. Hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

B. Liên Xô vươn lên thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

C.Thực hiện thành công một nhiệm vụ tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo quan hệ sản xuất.

D. Các nước tư bản lớn lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Câu 21. Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước Anh, Pháp,

Mĩ đã làm gì?

A. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược các nước thuộc địa.

B. Tiến hành cải cách kinh tế- xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.

C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.

D. Tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới.

Câu 22. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bùng nổ đầu tiên ở đâu?

A. Đức. B. Anh C. Mĩ. D. Pháp.

Câu 23: Tổ chức quốc tế nào ra đời trong khoảng thời gian cao trào cách mạng 1918-1923 ở các

nước tư bản bùng nổ?

A. Quốc tế thứ nhất.

B. Quốc tế thứ hai.

C. Liên hợp quốc.

D. Quốc tế Cộng sản.

Câu 24: Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh diễn ra trong khoảng

thời gian những năm

A. 1929 - 1933. B. 1933 - 1935. C. 1936 - 1939. D. 1939 - 1945.

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Câu 1 (1điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?

Câu 2 (1điểm): Vì sao Liên Xô chấp nhận kí Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau với Đức vào

ngày 23-8-1939?

------------HẾT-----------

Page 4: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 4/16

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ LỊCH SỬ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 11

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất đảng cộng sản nước nào được thành lập sớm nhất ở các

nước Đông Nam Á?

A. Đảng cộng sản Xi-ga-po.

B. Đảng cộng sản In đô nê xia.

C. Đảng cộng sản Mã lai, Phi líp pin.

D. Đảng cộng sản Việt Nam, Xiêm.

Câu 2: Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở

Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

D. Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 3: Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít trong các năm 1936 – 1939, ba nước Đông

Dương đã thành lập

A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

B. Mặt trận Dân tộc Đông Dương.

C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương.

D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương.

Câu 4: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà

trường.

B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ.

C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến.

D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc.

Câu 5: Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với cuộc

đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia?

A. Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Campuchia phát triển.

B. Đã đòi được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước.

C. Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ.

D. Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân.

Câu 6: Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn

ra như thế nào?

A. Dưới hình thức bất hợp tác.

B. Sôi nổi, quyết liệt.

C. Bí mật.

D. Hợp pháp.

Câu 7: Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian.

1. Thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở Đông Dương.

2. Phong trào đấu tranh chống Pháp mạnh mẽ.

3. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đã mở ra thời kì phát triển mới của phong trào.

A. 1,2,3 B. 2,1,3 C. 3,1,2 D. 3,2,1

Page 5: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 5/16

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính quyền thực

dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là

A. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prây-veng.

B. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Công-pông Chàm.

C. Phong trào chống bắt phu, bắt lính đấu tranh vũ trang chống Pháp ở tỉnh Công-pông

Chơ-năng.

D. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Pha-ca-đuốc

Câu 9: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, thành phố được mệnh danh là “nút sống” của Liên

Xô là

A. Xta-lin-gơ-rat.

B. Mat-xcơ-va.

C. Lê-nin-gơ-rát.

D. Ki-ép.

Câu 10: Từ tháng 3 đến 5/1943, quân đội nước nào đã quét sạch liên quân Đức –Italia khỏi lục

địa châu Phi?

A. Liên quân Mĩ - Liên xô.

B. Liên quân Anh-Mĩ .

C. Liên quân Anh- Liên xô.

D. Liên quân Liên xô- Mĩ - Anh.

Câu 11: Sau khi xé bỏ Hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?

A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.

B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.

C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu

Âu.

D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc.

Câu 12: Đầu những năm 30 của thế kỉ XX,các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên

kết với nhau thành liên mimh phát xít, được gọi là

A. trục phát xít Đức- I-ta-lia và Nhật Bản.

B. trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô.

C. ba lò lửa chiến tranh.

D. mối đe dọa chiến tranh của phe trục phát xít.

Câu 13: Lực lượng nào là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?

A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít.

B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.

C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.

D. Nhân dân các nước thuộc địa.

Câu 14: Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã

A. kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau.

B. chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít.

C. đứng về phía các nước Êtiôpia, nhân dân Tây Ban Nha, Trung quốc chống xâm lược.

D. đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức.

Câu 15: Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô?

A. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài.

B. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận.

C. Kế hoạch vừa đánh vừa đàm phán.

D. Kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng”.

Câu 16: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có tác động đến Cách mạng tháng Tám ở Việt

Nam như thế nào?

Page 6: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 6/16

A. Tạo ra thời cơ khách quan cho Cách mạng tháng Tám.

B. Tạo ra tình thế mới để Việt Nam đứng lên chống Nhật.

C. Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít.

D.Tạo ra thời cơ để Cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại.

Câu 17: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít

Đức.

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp,

Mĩ.

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít.

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh,

Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 18: Tính chất của Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) là cuộc cách mạng

A. dân chủ tư sản kiểu mới.

B. dân chủ tư sản.

C. vô sản.

D. văn hóa.

Câu 19: Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở

Nga?

A. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa.

B. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa.

C. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động.

D. Cách mạng do Đảng Bôn sê vích lãnh đạo.

Câu 20: Nhiệm vụ trọng tâm trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941) là

gì?

A. Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp.

B. Khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài.

C. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

D. Tăng cường khối đoàn kết liên bang.

Câu 21: Các nước Đức, Italia, Nhật Bản phát xít hóa chế độ chính trị để khắc phục hậu quả của

cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là do

A. các nước này không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường

B. bị các nước Mĩ, Anh, Pháp chèn ép về kinh tế.

C. sự bất bình đẳng trong cạnh tranh thương mại.

D. tìm kiếm lối thoát đối lập với Anh, Pháp, Mĩ.

Câu 22: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến

tranh thế giới mới?

A. Đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của thế giới tư bản.

B. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và sự hình thành hai khối đế quốc đối lập.

C. Chính sách dung dưỡng phát xít của Anh và Pháp.

D. Mĩ trung lập những vấn đề ngoài nước Mĩ.

Câu 23: Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1924 – 1929 là

A. khủng khoảng kinh tế kéo theo khung hoảng chính trị.

B. kinh tế phát triển, chính trị ổn định.

C. kinh tế chậm phát triển, chính trị - xã hội hỗn loạn.

D. khủng hoảng kinh tế làm cho mẩu thuẫn xã hội gay gắt.

Page 7: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 7/16

Câu 24: Từ sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918-1939) có thể rút ra bài

học cho cách mạng Việt Nam giai đoạn này là

A. tranh thủ sự ủng hộ của thế giới.

B. xây dựng khối đoàn kết công nông.

C. kiên trì con đường đấu tranh đã chọn.

D. xây dựng một chính đảng cộng sản vững mạnh.

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc như thế nào?

Câu 2 (1 điểm): Trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, Liên Xô đã có vai trò như thế nào?

------------HẾT-----------

Page 8: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 8/16

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ LỊCH SỬ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 12

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn

ra như thế nào?

A. Dưới hình thức bất hợp tác.

B. Sôi nổi, quyết liệt.

C. Bí mật.

D. Hợp pháp.

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa Ong Kẹo.

B. khởi nghĩa Commađam.

C. khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam.

D. khởi nghĩa Chậu Pachay.

Câu 3: Nước phát xít mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược thế giới ở thập niên 30 (1931) của thế

kỷ XX là

A. Đức.

B. I-talia.

C. Nhật Bản.

D. Tây Ban Nha.

Câu 4: Những năm 1936-1939 đánh dấu sự kiện nổi bật nào đối với nước Đức?

A. Đức tham chiến ở Tây Ban Nha.

B. Đức đề xướng học thuyết “ Đại Đức”.

C. Thiết lập ngoại giao với Tây Ban Nha.

D. Đẩy mạnh hoạt động quân sự ở khu vực Châu Âu.

Câu 5: Chủ trương nhượng bộ phát xít của nước Mỹ được biểu hiện bằng sự kiện thông qua đạo

luật nào?

A. Đạo luật hợp tác.

B. Đạo luật trung lập.

C. Đạo luật hữu nghị.

D. Đạo luật thân thiện.

Câu 6: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga mang tính chất là một cuộc cách mạng

A. tư sản

B. dân chủ tư sản kiểu cũ

C. dân chủ tư sản kiểu mới

D. xã hội chủ nghĩa.

Câu 7: Sự kiện nào dưới đây không diễn ra trong cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở

nước Nga?

A. Lê-nin từ Phần Lan về nước.

B. Quân khởi nghĩa chiếm cung điện mùa đông.

C. Thủ tướng Kê-ren-xki bị bắt.

D. Quân khởi nghĩa chiếm Xanh-pê-tec-bua.

Câu 8: Đức xâm chiếm Tiệp Khắc vì

A. là nước có vị trí quan trọng ở Châu Âu.

B. muốn thăm dò thái độ Anh, Pháp, Liên Xô.

C. thể hiện sức mạnh của Đức.

D. có tiềm lực kinh tế mạnh ở Châu Âu.

Câu 9: Ngày 29/9/1938, châu Âu diễn ra sự kiện nổi bật gì?

A. Liên Xô tuyên bố giúp Tiệp Khắc.

B. Hội nghị Muy-nich được triệu tập.

C. Áo bị sát nhập hoàn toàn vào Đức.

D. Đức thôn tính hoàn toàn Tiệp Khắc.

Câu 10: Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với cuộc

đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia?

A. Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Campuchia phát triển.

Page 9: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 9/16

B. Đã đòi được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước.

C. Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ ở Lào và Campuchia.

D. Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân.

Câu 11: Kết quả lớn nhất của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đem lại là

A. giải phóng dân tộc Nga khỏi áp bức bóc lột.

B. mở ra kỉ nguyên mới.

C. đem lại quyền lợi cho mọi người dân.

D. đưa nhân dân, các dân tộc Nga làm chủ đất nước, vận mệnh của mình.

Câu 12: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít

Đức.

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp,

Mĩ.

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít.

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh,

Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 13: Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ba nước Đông

Dương đã thành lập mặt trận

A. Dân chủ Đông Dương

B. Dân tộc Đông Dương

C. Giải phóng Đông Dương

D. Đoàn kết Đông Dương

Câu 14: Đặc điểm nổi bật của tình hình các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

(1918-1939) là gì?

A. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

B. Tồn tại hình thức chính quyền thực dân kiểu cũ

C. Nền kinh tế lạc hậu, bị thực dân phương Tây đô hộ.

D. Bị các thế lực đế quốc, phong kiến bóc lột.

Câu 15: Đảng cộng sản Đông Dương chủ yếu hoạt động dưới hình thức

A. bí mật

B. hợp pháp

C. công khai

D. nửa bí mật, nửa công khai.

Câu 16: Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô?

A. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài.

B. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận.

C. Kế hoạch vừa đánh vừa đàm phán.

D. Kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng”.

Câu 17: Tiệp Khắc được mời đến hội nghị Muy-nich với tư cách gì?

A. Người đưa tin của hội nghị.

B. Giám sát hội nghị.

C. Đại biểu chính thức để ký kết hiệp định.

D. Khách mời để tiếp nhận và thi hành hiệp định.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề chính của lịch sử thế giới hiện đại 1917-

1945?

A. Sản xuất vật chất của nhân loại tăng vọt.

B. Phong trào cách mạng thế giới bước sang thờ kì phát triển mới.

Page 10: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 10/16

C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền ĐQCN.

D. Chủ nghĩa xã hội xác lập ở nước đầu tiên trên thế giới.

Câu 19: Từ hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945), bài học quan trọng nhất

của nhân loại rút ra cho mình là

A. ngăn chặn các cuộc chiến tranh.

B. khắc phục hậu quả chiến tranh.

C. chiến tranh là tất yếu không thể ngăn chặn.

D. chiến tranh chỉ đem lại sự chết chóc và đau thương.

Câu 20: Chiến thắng có ý nghĩa bước ngoặt trong chiến tranh thế giới II(1939-1945) tại mặt

trận Xô – Đức là trận phản công tại

A. Cuốc-xơ

B. Lê-nin-grat

C. Xta-lin-grat

D. Mát-xit cơva

Câu 21: Trong chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô chủ trương đàm phán với Đức vì muốn

A. có thời gian hòa bình để cũng cố tiềm lực về mọi mặt.

B. hợp tác với Đức để phát triển châu Âu.

C. tránh cuộc chiến tranh ,bảo vệ quyền lợi quốc gia trong thế bị cô lập.

D. tránh cùng lúc phải đương đầu với kẻ thù từ nhiều phía.

Câu 22: Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở

Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

D. Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 23: Từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942, thế giới đã chứng kiến sự kiện nổi bật nào?

A. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới.

B. Chiến tranh bao trùm châu Âu.

C. Chiến tranh lan rộng ra khu vực châu Á.

D. Chiến tranh mở rộng sang châu Phi.

Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết cục của chiến tranh thế giới thứ II

(1939-1945)?

A. Chủ nghĩa phát xít chỉ thất bại tạm thời.

B. Phát xít Đức, Italia, Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn.

C. Cuộc đấu tranh chống phát xít của các dân tộc trên thế giới giành thắng lợi.

D. Liên Xô, Mĩ, Anh là trụ cột quyết định việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

II. Phần Tự luận : 1 câu (2 điểm)

Phân tích nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945).

------------HẾT-----------

Page 11: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 11/16

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ LỊCH SỬ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 11

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới

thứ hai là

A. phát xít Đức tấn công Liên Xô.

B. liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen.

C. chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrát.

D. Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ quân sự của Mĩ ở Trân Châu Cảng.

Câu 2: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?

A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn.

B. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới.

D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn,

Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất đảng cộng sản nào được thành lập sớm nhất ở các nước

Đông Nam Á?

A. Đảng cộng sản Xi-ga-po.

B. Đảng cộng sản In đô nê xia.

C. Đảng cộng sản Mã lai, Phi líp pin.

D. Đảng cộng sản Việt Nam, Xiêm.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề chính của lịch sử thế giới hiện đại từ 1917

đến 1945?

A. Cách mạng khoa học kĩ thuật đặt ra những đòi hỏi mới cho nhân loại.

B. Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở nước đầu tiên trên thế giới.

C. Chiến tranh thế giới thứ II,gây tổn thất trong lịch sử nhân loại.

D. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những thỏa thuận của Đức – Italia - Nhật

Bản đã kí trong hiệp ước Tam cường (9/1940)?

A. Thiết lập trật tự thế giới mới do Đức chi phối.

B. Ba nước phát xít tiếp tục hợp tác chặt chẽ.

C. Công khai phân chia thế giới.

D. Các nước phát xít hỗ trợ nhau khi một nước kia bị tấn công.

Câu 6: Kết quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. lật đổ chế độ Nga hoàng.

B. đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền.

C. đem lại quyền lợi cho các giai cấp bị bóc lột.

D. giải phóng nhân dân lao động Nga.

Câu 7: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9-1939, với sự kiện khởi đầu là

A. quân đội Đức tấn công Ba Lan.

B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.

C. Đức tấn công Anh, Pháp.

D. Đức tấn công Liên Xô.

Câu 8: Cuộc chiến tranh thế giới thứ II thể hiện rõ tính chất gì?

A. Chiến tranh chính nghĩa của nhân dân.

B. Chiến tranh phi nghĩa giữa các nước đế quốc.

Page 12: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 12/16

C. Chiến tranh phi nghĩa giữa các tập đoàn tư bản.

D. Chiến tranh chính nghĩa bảo vệ hòa bình thế giới.

Câu 9: Phong trào đấu tranh dân chủ chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương kết thúc

khi nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ.

B. Sau cuộc biểu dương lực lượng 1/5/1938.

C. Mặt trận dân chủ Đông Dương ngừng hoạt động.

D. Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán.

Câu 10: Tuyên ngôn Liên hợp quốc 1/1/1942 của 26 quốc gia do Liên Xô,Mĩ, Anh đứng đầu đề

cập đến nội dung chủ yếu nào?

A. Cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau về kinh tế.

B. Cam kết tập trung tiềm lực tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

C. Cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau về kinh tế,ủng hộ về quân sự.

D. Cam kết sử dụng toàn bộ lực lượng cùng nhau chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 11: Từ sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ II, bài học quan trọng nhất được rút ra

để ngăn chặn một cuộc chiến tranh là

A. kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

B. có đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn.

C. đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.

D. biết kìm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình.

Câu 12: Hình thái đặc biệt của nước Nga sau cách mạng tháng Hai năm 1917 là

A. hai chính quyền song song tồn tại.

B. các giai cấp trong xã hội cùng tham gia quản lý chính quyền.

C. vừa tồn tại chế độ phong kiến vừa tồn tại chế độ tư bản.

D. kinh tế phong kiến và kinh tế tư bản cùng phát triển.

Câu 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất là cuộc

A. cách mạng xã hội.

B. cách mạng vô sản.

C. cách mạng dân chủ.

D. cách mạng tư sản.

Câu 14: Ngày 9/5/1945, thế giới đã diễn ra sự kiện nào?

A. Nhật thất bại, chiến tranh kết thúc ở châu Á.

B. Đức kí văn bản đầu hàng,chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

C. Đức thất bại,chiến tranh kết thúc.

D. Italia thất bại, chiến tranh kết thúc ở châu Phi.

Câu 15: Phe Trục là khái niệm chỉ sự liên minh của các nước.

A. đế quốc Anh-Pháp-Mĩ.

B. đế quốc Anh-Pháp- Liên Xô.

C. phát xít Đức-Italia-Nhật Bản.

D. Đức-Italia- Tây Ban Nha.

Câu 16: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II là mâu thuẫn

A. về vấn đề vũ khí.

B. gay gắt về vấn đề thuộc địa.

C. về vấn đề kinh tế.

D. về vấn đề biển Đông.

Câu 17: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia bùng

nổ mạnh mẽ nhất ở tỉnh

A. Prây-veng.

B. Xiêm Riệp.

C. Công-pông-Chàm.

D. Công-pông Chơ –răng.

Page 13: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 13/16

Câu 18: Chính sách nổi bật nhất của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất đối với các

nước Đông Dương là

A. cải cách hành chính.

B. thay đổi hệ thống chính quyền.

C. khai thác thuộc địa.

D. tổ chức lại giáo dục.

Câu 19: Thái độ nhân nhượng của Anh, Pháp, Mĩ đối với phe phát xít đã dẫn tới hậu quả gì?

A. Các nước phát xít đánh chiếm châu Âu.

B. Các nước phát xít chia rẽ các nước đế quốc.

C. Các nước phát xít cô lập châu Âu.

D. Các nước phát xít gây chiến tranh xâm lược.

Câu 20: Ngày 7/12/1941 sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở châu Á?

A. Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương.

B. Quân Nhật tấn công lính Mĩ ở Trân Châu Cảng.

C. Nhật mở rộng chiến tranh ở châu Á- Thái Bình Dương.

D. Hải quân Mĩ bao vây quân Nhật trên biển.

Câu 21: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939) đều thực hiện chung

nhiệm vụ đấu tranh chống

A. sự thống trị của chủ nghĩa tư bản.

B. áp bức bóc lột của phong kiến.

C. sự thống trị, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, thực dân.

D. sự bóc lột của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 22: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á thời kì 1918-

1939 là gì?

A. Giành độc lập dân tộc.

B. Chống chủ nghĩa thực dân.

C. Chống ách phong kiến.

D. Đòi quyền tự chủ chính trị.

Câu 23: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á diễn ra

dưới sự lãnh đạo của

A. giai cấp công nhân.

B. giai cấp tư sản dân tộc.

C. đảng tư sản dân tộc và Đảng Cộng sản.

D. đảng tư sản hợp tác với Đảng Cộng sản.

Câu 24: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính quyền

thực dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là

A. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prâyveng.

B. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Côngpông Chàm.

C. Phong trào chống bắt phu, bắt lính đấu tranh vũ trang chống Pháp ở tỉnh Côngpông

Chơnăng.

D. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Phacađuốc.

II. Phần Tự luận: 1 câu (2 điểm)

Trình bày kết quả và phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945).

------------HẾT-----------

Page 14: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 14/16

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ LỊCH SỬ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 11

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?

A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.

B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.

C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.

D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc.

Câu 2: Sau khi Đức liên kết với Italia, Nhật hình thành liên minh phát xít, thái độ của Liên Xô

đối với các nước Đức như thế nào?

A. Coi nước Đức là đồng minh.

B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức.

C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.

D. Không đặt quan hệ ngoại giao với Đức.

Câu 3: Chủ trương của Liên xô với các nước tư bản sau khi Đức, Italia, Nhật hình thành liên

minh phát xít?

A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít.

B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp.

C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực.

D. Không hợp tác với các nước tư bản vì các nước tư bản dung dưỡng phe phát xít.

Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào thời điểm nào?

A. 9/5/1945.

B. 1/9/1939.

C. 22/6/1941.

D. Tháng 2/1943.

Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến

tranh thế giới thứ nhất?

A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến rõ rệt.

B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh.

C. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị.

D. Xuất hiện khuynh hướng cách mạng mới – khuynh hướng cách mạng vô sản.

Câu 6: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dung tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.

B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ.

C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến.

D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc.

Câu 7: Ngày 1/1/1942 khối Đồng minh chống phát xít được thành lập ở Oa-sinh-tơn gồm:

A. 26 nước. B. 27 nước. C. 28 nước. D. 29 nước.

Câu 8: Chiến thắng nào đã làm phá sản chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Hít le:

A. Chiến thắng Mát-xcơ-va.

B. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat.

C. Chiến thắng En A-la-men.

D. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan.

Câu 9: Trong chiến tranh thế giới hai, thành phố được mệnh danh là "nút sống" của Liên Xô là

thành phố nào:

Page 15: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 15/16

A. Thành phố Xta-lin-gơ-rat.

B. Thành phố Mat-xcơ-va.

C. Thành phố Lê-nin-gơ-rat.

D. Thành phố Ki-ép.

Câu 10: Từ tháng 3 → 5/1943, quân đội nước nào đã quét sạch liên quân Đức – Italia khỏi lục

địa châu Phi:

A. Liên quân Mĩ - Liên Xô.

B. Liên quân Anh - Mĩ.

C. Liên quân Anh - Liên Xô.

D. Liên quân Liên Xô - Mĩ - Anh.

Câu 11: Nét nổi bật của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam

Á dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là

A. đấu tranh đòi các quyền lợi về chính trị.

B. đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế.

C. nổ ra các cuộc khởi nghĩa vũ trang.

D. thực hiện chủ trương “vô sản hóa”.

Câu 12: Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là gì?

A. Phe Trục.

B. Phe Đồng minh.

C. Phe Liên minh.

D. Phe Hiệp ước.

Câu 13: Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát

xít?

A. Uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác.

B. Hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại.

C. Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường.

D. Nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.

Câu 14: Văn kiện quốc tế đánh dấu sự cam kết của 26 quốc gia cùng nhau chống chủ nghĩa phát

xít vào năm 1942 tại Oa-sinh-tơn là

A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

C. Tuyên ngôn Hòa bình.

D. Tuyên ngôn Liên hợp quốc.

Câu 15: Trong quá trình đẩy lùi quân phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng được

những nước nào?

A. Đông Âu. B. Tây Âu. C. Nam Âu. D. Bắc Âu.

Câu 16: Liên quân Mĩ – Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc

A. tấn công vòng cung Cuốc-xcơ (Liên Xô).

B. tấn công quân Nhật Bản ở Guađancanan trên Thái Bình Dương.

C. đổ bộ Noóc-măng-đi (Pháp).

D. đổ bộ đánh chiếm đảo Xi-xi-li-a (Italia).

Câu 17: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?

A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn.

B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu.

C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới.

D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn.

Câu 18: Ngày 9-5-1945 đã đi vào lịch sử thế giới là ngày

A. thế giới chiến thắng chủ nghĩa phát xít.

B. chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. hình thành trật tự thế giới mới.

D. giải phóng châu Âu.

Page 16: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU … · 2020-03-16 · Trang 1/16 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ LỊCH SỬ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN

Trang 16/16

Câu 19: Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây?

A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Nagasaki.

B. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu.

C. Chính phủ Nhật Bản đa quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng.

D. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng.

Câu 20: Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?

A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.

C. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng.

D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.

Câu 21: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự

A. sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân.

B. thắng lợi của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới.

C. thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

D. sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản.

Câu 22: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển

với quy mô như thế nào?

A. Diễn ra ở ba nước Đông Dương.

B. Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á.

C. Diễn ra ở chỉ nơi nào có chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo.

D. Diễn ra chỉ ở nơi nào có Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 23: Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?

A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít.

B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.

C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.

D. Nhân dân các nước thuộc địa.

Câu 24: Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở

Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

D. Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

II. Phần Tự luận: 1 câu (2 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Thái độ của các nước lớn như thế nào trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh

thế giới và sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít?

Câu 2 (1 điểm): Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ

hòa bình thế giới hiện nay.

------------HẾT-----------