316
1 THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

1

THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ

TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

Page 2: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

2

phần giới thiệu tổng quát

Page 3: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

3

ĐÔI LỜI CỦA NGƯỜI DỊCH

Kitô giáo là linh đạo của Đức Kitô. Chính Ngài là

Đường, là Sự Thật và Sự Sống. Chính Ngài nối kết Đất

với Trời, nối kết con người với Thiên Chúa. Định

hướng duy nhất ấy có nhiều nẻo, nhiều lối, có thể gọi

là những lối thiêng, những linh hạng hay linh hạnh

khác nhau. Thánh Gioan Thánh Giá được xem là lý

thuyết gia của linh hạnh Dòng Cát Minh Cải tổ, hay

đúng hơn, Dòng Cát Minh Têrêxa.

SỰ THANH TẨY TẬN CÕI LÕNG

Đường nên thánh của Dòng Cát Minh Têrêxa

nhấn mạnh sự thanh tẩy tận cõi lòng, tận ba tài năng

bên trong của con người là trí năng, ký ức và ý chí. Từ

ngày du nhập Việt Nam, năm 1861, các nữ tu Cát

Minh đã diễn tả các khái niệm này bằng những cách

nói dễ hiểu là trí hiểu, trí nhớ và lòng muốn, thêm

một yếu tố thứ tư là tưởng tượng được gọi là trí vẽ.

Trong bản dịch này, chúng tôi vẫn giữ lại các thuật

ngữ trí hiểu và lòng muốn, còn trí tưởng tượng thì

nhiều chỗ được gọi là óc sáng tạo vẽ vời. Riêng khái

niệm trí nhớ theo học thuyết Thánh Gioan Thánh Giá,

không phải là một ký ức vô hồn vô cảm về những

Page 4: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

4

chuyện đã qua nhưng đậm tính hiện sinh, với sự dấn

thân của người trong cuộc, từ tiếc nhớ quá khứ, âu lo

hiện tại tới ước vọng tương lai. Vì thế, chúng tôi đề

nghị dịch là “dạ nhớ”.

Để diễn ý nhớ mãi không quên , ta thường nói

“ghi lòng tạc dạ”. Giữa hai từ lòng và dạ thì dạ

nghiêng về chức năng ghi nhớ nhiều hơn lòng.

Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa

Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên (Chinh Phụ

Ngâm, câu 29-30)

Vào Google, gõ “tấc dạ”, “bùi ngùi tấc dạ” hay

“tấc lòng thành”, ta có thể tìm thấy hàng trăm minh

họa. Đây là một kiểu nói đã được biết đến trong kinh

Cảm tạ niệm từ của Giáo phận Đàng Ngoài, và kinh lễ

Giáng sinh của Giáo phận Đàng Trong (xem sách kinh

Qui Nhơn, 2008, tr.178) và cả nơi bản dịch Các Giờ

Kinh Phụng Vụ ngày nay: “Cả tấm thân con cùng là

tấc dạ những hướng lên Chúa Trời hằng sống mà hớn

hở reo mừng” (Tv 83/84,3).

Page 5: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

5

VIỆC PHIÊN DỊCH - NGUYÊN BẢN VÀ CÁC

BẢN DỊCH ĐỐI CHIẾU

Chúng tôi chân thành cám ơn thầy Biển Đức

Phạm Văn Tiến thuộc Đan viện Xitô Châu Sơn, đã dịch

hết các tác phẩm lớn của thánh Gioan Thánh Giá từ

bản dịch tiếng Pháp sang tiếng Việt. Các bản thảo

chép tay của thầy hiện được giữ tại Đan viện Cát

Minh Sàigòn. Trong thời gian đầu, khi dịch Đường Lên

Núi Cát Minh quyển 1 và 13 chương đầu của quyển 2,

chúng tôi đã tham khảo bản dịch của thầy và đã được

động viên nhiều do gương sáng cần cù làm việc của

thầy.

Chúng tôi sử dụng bản văn Tây Ban Nha, ấn bản

1993 của Editorial De Espiritualidad, đối chiếu với

những bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp, với hai

bản tiếng Anh của E. Allison Peers (Image Book,

New York 1961) và Kieran Kavanaugh – Otilio

Rodriguez (ICS Publications, Washington DC,

1991), và hai bản tiếng Pháp của cha Cyprien de la

Nativité de la Vierge (Edition Bibliothèque

Européen, 1961) và của Mẹ Marie du Saint

Sacrement (Les éditions du Cerf, Paris, 1997).

Việc phiên dịch toàn bộ đã xong khoảng năm

2000 và năm 2003 quyển Ca Khúc Tâm Linh đã được

xuất bản với tựa đề Khúc Linh Ca. Các phần khác

Page 6: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

6

chưa xuất bản vì việc hiệu đính chưa xong. Công việc

bị gián đoạn hơn mười lăm năm, nhưng cũng là cơ

may để các dịch giả có thời gian để cảm nghiệm thêm

giáo huấn của tác giả. Nhờ đó, nay duyệt lại, chúng

tôi có thể mạnh dạn gạt bỏ bớt những từ nối dư thừa

và khi cần cũng chấm câu lại ngắn gọn cho sáng rõ, dễ

hiểu. Một số từ ngữ theo triết học kinh viện có thể

khá xa lạ với nhiều độc giả ngày nay. Chúng tôi cố

gắng chuyển sang những từ và những cách nói gần

gũi hơn để độc giả có thể hiểu và theo dõi được ý

tưởng của tác giả dễ dàng hơn. Tuy nhiên đó chỉ là

những tiểu tiết rải rác không đáng kể, xét trên toàn

bộ tác phẩm chúng tôi cố bám sát nguyên bản của tác

giả.

Thánh Gioan Thánh Giá trích Thánh Kinh như

một diễn giả nhắc lại theo trí nhớ, không sát mặt chữ

như chúng ta ngày nay. Để đáp ứng nhu cầu người

đọc ngày nay, một số chỗ khá xa nguyên bản, chúng

tôi ghi lại nguyên văn lời Thánh Kinh ở cuối trang để

tiện đối chiếu. Để bạn đọc dễ theo dõi tư tưởng của

tác giả và tiện tra cứu ở mục lục, người dịch mạn

phép thêm vào đầu mỗi chương một tựa đề ngắn có

đánh dấu hoa thị (*).

Page 7: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

7

Do nhu cầu của các đan viện Cát Minh và của

dòng Nam Cát Minh Têrêxa, chúng tôi làm một công

việc vượt sức mình. Chúng tôi cố gắng tối đa để đóng

góp một bản dịch hữu ích. Tuy nhiên do khả năng và

điều kiện hạn chế, công việc này còn nhiều sai sót.

Ước mong các thế hệ sau sẽ có những người nghiên

cứu tường tận hơn có thể chỉnh sửa hoặc làm lại một

bản dịch tốt hơn.

NHỮNG DẪN NHẬP CỦA CHA LUCIEN MARIE

DE SAINT JOSEPH

Những ấn bản ngoại ngữ đƣợc nhắc đến trên đây

đều có phần dẫn nhập tổng quát vào Thánh Gioan

Thánh Giá và phần giới thiệu riêng từng tác phẩm

của ngài.

Chúng tôi chọn dịch các dẫn nhập của cha Lucien

Marie de Saint Joseph, ocd, trong ấn bản tiếng

Pháp của cha Cyprien de la Nativité de la Vierge

(Edition Bibliothèque Européen, 1961). Theo

chúng tôi, phần giới thiệu của cha Lucien Marie có

cung cách thích hợp với độc giả Việt Nam hơn

phần giới thiệu của các vị khác. Chúng tôi xin chân

thành cám ơn Cha Nguyễn Quốc Lâm và Thầy Thế

Tâm Nguyễn Khắc Dƣơng đã giúp dịch phần dẫn

nhập tổng quát của cha Lucien; và cám ơn anh

Mạc Tƣờng đã giúp thực hiện bài dẫn nhập tổng

Page 8: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

8

quát thứ hai của hai tác giả Kavanaugh và

Rodriguez.

Tiếp nối rất nhiều dẫn nhập của nhiều tác giả xƣa

nay, chúng tôi chỉ xin thêm một ý nhỏ:

Trong khoa học vật lý, thay vì hệ thống đếm bằng

mƣời số, ngƣời ta đã khám phá ra hệ thống hai số

1-0, triển khai thành kỹ thuật số, đem áp dụng vào

mọi lãnh vực và giúp nhân loại ngày nay tiến vƣợt

bực về mặt kỹ thuật.

Trên đƣờng tâm linh, Thánh Gioan Thánh Giá

cũng rút gọn tất cả vào hai chữ Todo y Nada, để

đạt đƣợc Tất cả phải đi qua Không gì cả. Chắc hẳn

hệ thống nhị phân của đức tin, với cặp biện chứng:

đón nhận-buông bỏ, nhận-cho, mất-đƣợc, lặp đi lặp

lại liên tục dệt nên cuộc sống, rồi ra cũng sẽ đem

lại bƣớc tiến nhảy vọt cho mọi kinh nghiệm tâm

linh đông tây kim cổ và sẽ tạo nên điều tƣơng tự

với bƣớc tiến nhảy vọt nói trên trong khoa vật lý.

TRÌNH TỰ CÁC TÁC PHẨM

Bản dịch sẽ đƣợc in thành 5 quyển theo thứ tự

truyền thống:

1. THƠ, CHÂM NGÔN VÀ LỜI KHUYÊN

2. ĐƢỜNG LÊN NÖI CÁT MINH

3. ĐÊM DÀY

4. CA KHÚC TÂM LINH

Page 9: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

9

5. NGỌN LỬA TÌNH NỒNG – và thƣ tín.

Nếu độc giả cảm thấy hơi hụt hẫng khi tiến vào các

tác phẩm chính bắt đầu với quyển I Đƣờng Lên

Núi Cát Minh, thì có thể tạm gác lại và đọc ngay

vào những Ca Khúc Tâm Linh, sau đó sẽ quay lại

đọc quyển I Đƣờng Lên Núi Cát Minh.

Chúng tôi xin đƣợc bày tỏ nơi đây lòng biết ơn

cách riêng đối với Thầy Thế Tâm đã đƣa chúng tôi

đến với Thánh Gioan Thánh Giá, đối với tất cả

những vị đã góp phần giúp đỡ chúng tôi về linh

hạnh Cát Minh, về tiếng Tây Ban Nha cũng nhƣ đã

góp ý và đã khích lệ cho việc dịch thuật này.

Qui Nhơn, ngày 07-3-2016

Nguyễn Uy Nam và Lm Trăng Thập Tự

Page 10: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

10

NGỢI CA LÕNG THƯƠNG XÓT

Xin ngợi ca lòng Chúa thương xót đã thương cho anh em chúng tôi có thể hoàn tất bản dịch các tác phẩm của Cha thánh Gioan Thánh giá. Phần chính văn của tác phẩm đã được anh Giuse Nguyễn Uy Nam dịch xong trước năm 2000.

Tôi đã khởi sự việc phiên dịch này từ trước năm 1990 với phần Thơ, các Châm ngôn và Đường Lên Núi Cát Minh quyển I và 13 chương đầu của quyển II. Năm 1998, anh Nguyễn Uy Nam tiếp tục phần còn lại của Đường Lên Núi Cát Minh vừa làm việc trao đổi cảm nhận tâm linh và kinh nghiệm dịch thuật, cách riêng là khi phải chuyển những câu văn phức tạp rất dài của tác giả thành những câu ngắn gọn cho độc giả Việt Nam có thể dễ hiểu hơn. Chúng tôi cố gắng hết sức để làm sao vừa sát nguyên bản vừa giúp cho bạn đọc Việt Nam hiểu được và hiểu đúng ý tác giả. Tới quyển Đêm Dày, ngọn bút của anh Nam càng lúc càng nhanh và bay bổng. Cái bay bổng ấy cho thấy dịch giả được cuốn hút vào cảm nghiệm tâm linh của tác giả, tuy nhiên đôi khi có thể bay bổng quá đà, thiếu chính xác do đi chưa hết lộ trình kinh nghiệm của tác giả. Lúc ấy chính bản thân tôi cũng chưa có được cái nhìn tổng hợp và kinh nghiệm căn bản về con đường tâm linh của tác giả, cách riêng là chưa có sự bình an nội tâm để hiểu đúng toàn bộ

Page 11: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

11

bản dịch. Cả đến sau khi đã khấn lần đầu trong dòng Cát Minh, về lại Việt Nam, tôi vẫn còn loay hoay với kinh nghiệm của Đường Lên Núi Cát Minh. Mùa hè năm 2001, tôi qua được cuộc thi sơ khởi này, và được đưa vào kinh nghiệm Đêm Dày Cát Minh. (mà không biết mình đang ở trong kinh nghiệm ấy), Bề trên lại yêu cầu tôi ngưng mọi bận tâm về bản dịch tác phẩm Cha Thánh Gioan để tập trung vào kinh nghiệm của Mẹ Thánh Têrêxa. Cuối 2005, tôi bắt đầu yêu thích con đường của vị Thánh nữ này thì lâm bệnh và năm 2007 tôi rời khỏi Dòng.

Tại nhà hưu dưỡng Tòa Giám mục Qui Nhơn,

tôi được hồi phục và tham gia phần nào vào đôi việc

mục vụ hợp với khả năng của tôi. Trước cảnh vừa

nghỉ ngơi vừa làm việc tại nhà hưu dưỡng, tôi được

ơn bình an ngày càng rõ nét hơn, và năm 2016 tôi đã

có thể dành thời gian để hoàn tất công việc anh Nam

đã làm xong từ 17 năm trước.

Chính cái lao đao dai dẳng nhiều chục năm của

bản dịch này cũng là một minh họa cho cảm nghiệm

Cát Minh mà tôi đã nhận được. Có một việc Chúa

muốn tôi làm, đó là dịch tác phẩm Thánh Gioan cho

độc giả người Việt. Đó là một việc vượt ngoài khả

năng tôi, do tôi không có khiếu ngoại ngữ, thiếu sự

trầm lắng cho nên bị đánh lừa chạy theo nhiều

Page 12: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

12

chuyện trước mắt cách quá đáng khiến mất hết thời

giờ. Tuy nhiên Thiên Chúa vẫn rộng lòng thương xót

và cứu giúp. Dù bị những điều tốt giả đánh lừa do

thiếu kinh nghiệm và thiếu khiêm tốn, tôi vẫn còn

được Chúa gìn giữ cho một lương tâm ngay thẳng và

một tấm lòng trong sạch. Chúa không khắt khe gạt bỏ

những điều tốt chủ quan mà tôi đã sa đà cách lệch

lạc. Chúa đã gửi đến một người anh em giàu khả

năng ngoại ngữ và Việt ngữ để làm giúp tôi phần

chính yếu. Tiếp đến, còn một trở ngại vô cùng lớn, ấy

là làm sao hiểu đúng được tác giả muốn nói gì để

“dịch” không trở thành “diệt”, để bản dịch không

phản bội ý của tác giả. Để giải quyết khó khăn này,

Thiên Chúa đã đưa tôi vào vườn hồng Cát Minh, vừa

được nhởn nhơ thưởng thức theo sở thích của tôi

vừa phải rướm máu vì gai góc khi với tay hái những

bông hoa đẹp.

Tiếp đến là vấn đề thời giờ để thực hiện. Ngay

tại ngôi nhà dành cho các Linh mục cao niên nghỉ

dưỡng, tôi vẫn còn ôm đồm đủ thứ việc. Thế nhưng

dần dần Chúa đã dạy tôi biết loại bỏ những cái thừa,

những cái phụ, những cái không cần thiết. Thời giờ

của tôi dần dần trở nên thoáng đãng, tôi được thảnh

Page 13: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

13

thơi để đầu tư công sức hoàn thành một công việc

dang dở.

Cuối cùng, còn một khó khăn không ngờ trước,

tôi không ngờ tốc độ lão hóa có thể nhanh đến thế.

Quên, sót, lầm lẫn, mất sự minh mẫn. Tuy nhiên,

chính ở đây, công việc Chúa giao cho tôi lại trở thành

phương thuốc cứu chữa. Chính sự bình an nội tâm

được gây dựng và phát huy trên lộ trình Gioan Thánh

giá, chính sức hút của Đấng chí ái luôn trả lại cho tôi

vừa đủ sự sáng suốt để làm xong công việc phải làm.

Có một người anh em giáo dân say mê hoàn

tất bản dịch bộ tác phẩm này trong một thời gian kỉ

lục, rồi sau đó bình an suốt gần hai mươi năm ngồi

chờ người anh em Linh mục ì ạch làm nốt phần việc

còn lại.

Đó cũng là một sự kiện đầy an ủi và hứa hẹn.

Lối thiêng của Thánh Gioan Thánh Giá không dành

độc quyền cho các đan nữ mà cho nhiều người khác,

từ phu nhân Ana Peñolosa cho đến các trí thức Việt

Nam thời nay. Có nhiều người trong số họ bắt gặp

nơi Thánh Gioan Thánh Giá toàn những điều mới.

Thế nhưng những người khác sẽ gặp được ở đây điều

Page 14: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

14

chính mình đã thoáng thấy suốt nhiều năm mà chưa

định hình được.

Trái tim quảng đại

Chẳng bao giờ nghĩ đến dừng lại

Khi nó còn có thể vƣợt qua

Trừ khi là quá khó.

Không gì làm nó thỏa mãn

Và đức tin của nó lên cao đến độ

Nếm đƣợc một điều gì đó tôi không rõ

Ngƣời ta vừa tình cờ tìm đƣợc.

(Điều tình cờ gặp đƣợc)

Không chỉ những trí thức cao niên, lịch sử còn

cho biết có một bé gái từ 3 tuổi đã biết bỏ ý riêng, bỏ

công cuộc riêng của mình để làm theo ý Thiên Chúa

và công cuộc riêng của Ngài. Rồi 12 năm sau, cô đã

được nhận vào dòng Cát Minh và khám phá ra ở đó

bản minh giải cho bài thơ cô đã sống từ thuở nhỏ. Cô

đã ngây ngất với những chỉ dẫn của thánh Gioan

Thánh Giá và trở thành môn đẹ kiệt xuất của Thánh

nhân suốt 9 năm sống đời đan tu. Cô hoàn tất đời

mình mới 24 tuổi, được tôn phong là bậc thầy về đời

sống tâm linh trong Hội thánh Công giáo. Đó là chị

Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu.

Page 15: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

15

Sự kiện này mở ra một hy vọng và một định

hướng để ta vươn tới đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của

thời đại này: chúng ta có thể, và hơn nữa, chúng ta

cần tìm cách hướng dẫn con em chúng ta ngay từ ấu

thơ biết yêu mến Chúa và vì tình yêu mến Chúa mà

thoát khỏi mọi lôi cuốn lệch lạc để lớn lên như những

người con tự do của Thiên Chúa.

Qui nhơn, ngày 02.02.2017

LM Trăng Thập Tự

Page 16: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

16

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ

THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ

Kieran Kavanaugh, ocd và Otilio Rodriguez, ocd

Mạc Tường dịch

Lm Trăng Thập Tự hiệu đính

Sinh tại Tây Ban Nha năm 1542, nhờ gƣơng cha

mẹ, từ bé Gioan đã biết đƣợc tầm quan trọng của tình yêu

hy sinh. Cha cậu đã từ bỏ hết của cải, địa vị, sự thoải mái

và từ bỏ cả gia đình thƣợng lƣu khi lấy con gái của một

ngƣời thợ dệt. Sau khi cha cậu qua đời, mẹ cậu bồng bế cả

gia đình nghèo khổ đi lang thang tìm việc làm kiếm sống.

Tấm gƣơng hy sinh này sẽ đƣợc Gioan noi theo trên

đƣờng mến yêu Thiên Chúa.

Cuối cùng, gia đình cũng tìm đƣợc việc làm nhƣng

Gioan vẫn bữa no bữa đói giữa thành phố giàu có bậc nhất

Tây Ban Nha. Lên mƣời bốn, Gioan đƣợc nhận vào chăm

sóc bệnh nhân tại một bệnh viện chuyên khoa về các

chứng nan y và bệnh tâm thần. Vƣợt lên trên cảnh nghèo

khổ ấy, Gioan đã học biết phải tìm kiếm cái cao đẹp và

Page 17: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

17

hạnh phúc không phải trên trần gian nhƣng nơi Thiên

Chúa.

Gioan đã gia nhập dòng Cát Minh và đƣợc Thánh

nữ Têrêxa Avila yêu cầu cộng tác với phong trào cải tổ

của bà. Bà xác tín rằng nhà Dòng cần trở về với nếp sống

cầu nguyện ban đầu. Gioan ủng hộ điều ấy. Tuy nhiên,

nhiều tu sĩ Cát Minh cảm thấy cuộc cải cách này đang đe

dọa họ. Họ đã bắt ông nhốt vào một phòng giam chật hẹp,

tăm tối. Ông bị họ đánh đập mỗi tuần ba lần. Chỉ có một

cửa sổ nhỏ cao gần trần nhà. Trong nơi ẩm thấp, tối, lạnh

và vắng vẻ, khó mà chịu nổi, tình yêu và đức tin của ông

lại nhƣ lửa bừng bừng cháy sáng. Ông không còn gì

nhƣng chính Thiên Chúa đã đem đến cho ông niềm vui

lớn nhất ngay giữa phòng giam chật chội.

Sau chín tháng, Gioan đã phá đƣợc khóa cửa và

trốn thoát, chỉ đem theo những bài thơ huyền giao đã viết

ở phòng giam. Ông dùng một sợi dây thừng làm bằng dải

mền, leo qua cửa sổ. Không biết mình đang ở đâu, ông đã

đi theo một con chó để tìm đƣờng và đến đƣợc một đan

viện. Các nữ tu giấu ông trong bệnh xá của đan viện để

che mắt những kẻ săn đuổi. Ông đã đọc và giải thích

những bài thơ của ông cho các nữ tu. Từ đó cuộc đời của

ông đƣợc dành cho việc chia sẻ và giải thích kinh nghiệm

của ông về tình yêu Thiên Chúa.

Cuộc sống đói nghèo và bị ngƣợc đãi lẽ ra đã biến

ông thành một ngƣời hay chỉ trích cay đắng. Thay vào đó

nó đã sinh ra một nhà thần bí nhân hậu, ngƣời sống theo

niềm tin rằng "Có ai đã từng thấy ngƣời nào bị ép buộc

phải yêu mến Thiên Chúa cách bất đắc dĩ?" và "Ở đâu

không có tình yêu, bạn hãy gieo tình yêu vào đó và bạn sẽ

gặt đƣợc tình yêu."

Page 18: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

18

Gioan để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm với

những lời khuyên thực tế về sự trƣởng thành tâm linh và

về cầu nguyện mà ngày nay vẫn còn hợp thời: Đƣờng Lên

Núi Cát Minh, Đêm Dày, Ca Khúc Tâm Linh và Ngọn Lửa

Tình Nồng.

NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI

Vào một ngày tháng không rõ, năm 1542, Gioan de

Yepes đã chào đời tại một thị trấn nhỏ có tên là

Fontiveros. Thị trấn nằm trên đất đá cằn cỗi tại cao

nguyên Castilla, giữa Madrid và Salamanca. Với dân số

khoảng 5.000 ngƣời, thị trấn bao gồm một số cửa hàng dệt

nhỏ. Cha của Gioan, Gonzalo de Yepes, con trai của một

gia đình giàu có buôn tơ lụa ở Toledo, đã dừng lại ở

Fontiveros trên cuộc hành trình kinh doanh đến Medina

del Campo, và đã gặp Catalina Alvarez, một cô thợ dệt

nghèo và khiêm nhƣờng. Mặc dù không môn đăng hộ đối,

hai ngƣời đã yêu nhau và kết hôn vào năm 1529. Gia đình

Gonzalo thấy bị xúc phạm khi ông kết hôn với một cô gái

nhà nghèo, nên đã tƣớc quyền thừa kế của ông. Bị tƣớc

mất những bảo đảm tài chính, ông đã phải thích ứng với

công việc cực nhọc của giới nghèo, cụ thể là mua bán

hàng dệt. Giữa hoàn cảnh khó khăn, cả Gonzalo và

Catalina đã tìm thấy sức mạnh trong tình yêu tha thiết

dành cho nhau. Họ có ba ngƣời con trai: Francisco, Luis,

và ngƣời trẻ nhất, Gioan (sau này sẽ là Thánh Gioan

Thánh Giá). Khi Gioan chƣa đƣợc hai tuổi, ông bố đã qua

đời, kiệt sức từ nỗi khổ đau khủng khiếp của một căn bệnh

lâu dài. Nghèo túng, ngƣời góa phụ trẻ khổ đau nhƣng can

đảm đã không quản đƣờng xa vất vả đã lặn lội đến thăm

các thành viên giàu có của gia đình chồng, hy vọng có thể

xin họ giúp đỡ nhƣng họ đã từ chối. Bà quay lại

Page 19: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

19

Fontiveros, xoay xở một mình. Trong thời gian này anh

trai của Gioan là Luis chết, có lẽ do thiếu dinh dƣỡng. Bà

Catalina thấy buộc lòng phải tìm nơi khác. Bà bỏ ngôi nhà

nhỏ, dọn đến Arévalo, nhƣng ở đây cũng chẳng có gì khá

hơn. Cuối cùng bà đến Medina del Campo, trung tâm

thƣơng mại nhộn nhịp của Castilla, tiếp tục làm nghề dệt

...

Tại đây Gioan theo học tại một trƣờng dành cho trẻ

em nghèo. Cậu đƣợc hƣởng nền giáo dục tiểu học, đƣợc

học giáo lý Kitô giáo căn bản, và có cơ hội trở thành một

ngƣời học nghề, tập mua bán hoặc làm một nghề nào đó.

Trƣờng học ở đây giống một trại mồ côi, các em đƣợc

nhận thức ăn, quần áo, và chỗ ở. Thời gian này, vị linh

mục giám đốc trƣờng đã chọn Gioan giúp lễ tại La

Magdalena, một tu viện gần đó của các nữ tu dòng Thánh

Augustinô. Cậu bé phụ việc, túc trực trong phòng thánh

suốt bốn giờ vào buổi sáng và buổi chiều mỗi khi bề trên,

các giáo sĩ, hoặc những ngƣời giữ đồ thánh cần cậu. Gioan

có vẻ không nhiệt tình gì đối với các chƣơng trình học

nghề - nghề mộc, nghề may, nghệ thuật điêu khắc và hội

họa. Thay vào đó, sự dịu dàng và kiên nhẫn của cậu lại có

thể là một nguồn an ủi đầy tình thƣơng dành cho ngƣời

bệnh. Ông Alonso Alvarez, quản trị viên của bệnh viện

cho những ngƣời nghèo ở Medina đang bị bệnh dịch hạch

và các bệnh truyền nhiễm khác, đã nhận ra điều đó nơi

Gioan và đã đƣa cậu vào làm y tá phục vụ ở bệnh viện.

Ông cũng cung cấp cho cậu có cơ hội để nghiên cứu thêm.

Ở tuổi 17, cậu theo học trƣờng các cha Dòng Tên, học ngữ

pháp, hùng biện, tiếng Latin và Hy Lạp. Nhà thơ tƣơng lai

đã tiếp xúc với tiếng Latin và văn chƣơng cổ điển Tây Ban

Nha, tiếp xúc với nhiều thứ nhƣng chƣa đƣợc sâu lắm, vì

Page 20: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

20

dòng Tên đòi hỏi tiêu chuẩn cao, đòi phải làm nhiều bài

tập, đọc sách, và nghị luận. Làm quen với hình ảnh cổ

điển, cậu học sinh có năng khiếu học về kỹ thuật văn học

và tự mở lòng ra thế giới xung quanh. Những năm làm

việc tại bệnh viện và nghiên cứu đòi hỏi trách nhiệm và sự

siêng năng, đã bổ sung cho kinh nghiệm ít ỏi đầu đời của

Gioan.

ƠN GỌI CÁT MINH

Khi Gioan học xong, ông Alonso đề nghị cậu trở

thành linh mục tuyên úy cho bệnh viện. Nhƣ thế, cậu cũng

có thể giúp mẹ và anh trai thoát khỏi cảnh đói nghèo của

họ. Các tu sĩ dòng Tên, đánh giá cao năng khiếu trí tuệ và

lòng đạo đức của cậu, cũng đã gợi ý để Gioan đi theo

Dòng Tên. Nhƣng thật đáng ngạc nhiên, năm 1563, ở tuổi

21, Gioan đã bƣớc vào tập viện Dòng Cát Minh mới đƣợc

thành lập tại Medina. Điều đƣa đến quyết định bất ngờ

này có lẽ là tinh thần chiêm niệm và lòng sùng kính của

Dòng Cát Minh dành cho Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Với

tên dòng là Tu huynh Gioan Thánh Matthias, Gioan đã trải

qua thời gian nhà tập, nghiên cứu luật Dòng Cát Minh và

linh hạnh nguyên thủy của Dòng. Trong quyển Những Tu

Sĩ Tiên Khởi, một tác phẩm Cát Minh thời trung cổ nói về

tinh thần Dòng mà Gioan đã cân nhắc nhiều trong thời

gian nhà tập, có lời giáo huấn sau đây:

“Cuộc sống này có một mục đích kép. Một phần

chúng ta sẽ đạt đƣợc nhờ ơn Chúa giúp, qua những cố

gắng và việc thực hành nhân đức của chúng ta. Đây là việc

dâng lên Thiên Chúa một trái tim thuần khiết, thoát khỏi

mọi vết nhơ tội lỗi thực sự. Chúng ta đạt đƣợc điều ấy khi

chúng ta nên hoàn thiện và sống trong suối Cơ-rít, tức là

ẩn mình trong đức ái mà bậc Khôn ngoan đã nói: "Tình

Page 21: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

21

yêu khoả lấp mọi lỗi lầm" (Cn 10,12). Thiên Chúa ƣớc

mong cho Êlia tiến xa trên đƣờng ấy khi Ngài bảo ông:

"Ngƣơi hãy ẩn mình nơi thung lũng Cơ-rít" (1V 17,3-4).

Phần kia của mục đích cuộc sống đƣợc ban cho chúng ta

nhƣ là món quà miễn phí của Thiên Chúa: đó là, không

phải chỉ sau khi chết, nhƣng ngay trong cuộc sống trên

trần thế này, hãy nếm thử trong lòng và cảm nghiệm trong

tâm hồn sự hiện diện mãnh liệt của Thiên Chúa và vị ngọt

ngào của vinh quang trên trời. Nhƣ thế chính là uống tận

nguồn mạch tình yêu của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa

đã hứa cho Êlia nơi những lời này: "Ngƣơi sẽ uống nƣớc

suối." Chính trong nhãn giới của mục đích kép ấy mà

ngƣời tu sĩ dấn thân sống đời ẩn sĩ và ngôn sứ.”

Rồi cuối năm 1564, sau thời gian tập viện, Gioan

Thánh Matthias đã đến Salamanca học triết học và thần

học. Cảnh quan của làng Đại học này với các nhà thờ và

nhà thờ Chính tòa, cung điện và cơ ngơi các lãnh chúa

chắc hẳn khiến lòng Gioan rộn ràng. Trƣờng đại học

Salamanca đang ở thời hoàng kim của nó, với những giáo

sƣ có uy tín cao, với số lƣợng sinh viên đông đảo đến từ

khắp các miền xứ Tây Ban Nha, trổi vƣợt về khoa Kinh

thánh và thần học, với nhiều trƣờng phái tƣ tƣởng. Nó

đƣợc xếp vào hàng ngũ các trƣờng đại học lớn của

Bologna, Paris, và Oxford. Ở đó bạn sẽ gặp những giáo sƣ

nổi tiếng thời ấy nhƣ Tu huynh Luís de León, ngƣời đã

dạy thần học trên bục giảng của Durando; Mancio de

Corpus Christi, một ngƣời xứng đáng kế nhiệm Vitoria và

Melchor Cano, ngƣời giữ chức giảng sƣ thần học, quan

trọng nhất trong các trƣờng đại học; Augustinô Juan de

Guevara, ngƣời đã có những bài giảng và giải thích đƣợc

cho là kỳ diệu; Gregorio Gallo, tiếp nối vai trò của

Page 22: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

22

Domingo Soto, ngƣời đã tiếp nhận chức giáo sƣ Kinh

thánh; và Cristóbal Vela, ngƣời trình bày về Scotus. (Các

chi tiết về những vị trên đây, có thể xem tại

https://es.wikipedia.org)

Tên của Gioan xuất hiện trên các hồ sơ trúng tuyển

vào các trƣờng học thuật trong ba năm. Hiện nay ngƣời ta

vẫn còn giữ đƣợc thông tin về những khóa học ở đó và tên

của những vị chủ chốt trong ban giáo sƣ thời ấy. Tôn sƣ

Enrique Hernández, tác giả của một luận thuyết về triết

học, dạy các lớp triết học tự nhiên; Francisco Navarro giữ

chức trƣởng khoa ngành đạo đức; Hernando Aguilera,

ngƣời đã sáng chế ra một thiên thể kế, vẫn giữ chức

trƣởng khoa thiên văn học; Francisco Sanchez dạy ngữ

pháp, mãi đến nay vẫn đƣợc coi là một tác giả thế giá về

vấn đề này; Tôn sƣ Martin de Peralta ngƣời đã quảng diễn

Summulas (một quyển nhập môn về luận lý học); và Juan

de Ubredo giữ chức trƣởng khoa âm nhạc. Quy chế nhà

trƣờng đại học quy định dùng các tác phẩm của Aristotles

cho các khóa học thuật, nhƣng điều này chỉ có nghĩa là

đầu niên học ngƣời ta có đọc một văn bản của nhà hiền

triết; rồi sau đó giảng viên có thể giải thích nó cách rất tự

do hoặc cũng có thể hoàn toàn gác nó sang một bên. Tuy

nhiên ta không rõ Gioan đã theo lớp học thuật nào.

Niên khóa 1567-1568, Gioan đã đăng ký học thần

học. Ta không giữ đƣợc hồ sơ về những khóa học ông đã

theo. Có lẽ ông đã làm phụ khảo bộ môn chính, mỗi ngày

một giờ rƣỡi, bắt đầu từ sáng sớm. Tại đây, Mancio de

Corpus Christi, dòng Đa Minh, giải thích Tổng luận Thần

học của Thánh Tôma Aquinô. Ông này theo phƣơng pháp

và phong cách của trƣờng phái Đa Minh do Vitoria và

Cano khởi xƣớng. Nó nhấn mạnh sự trở về nguồn (Kinh

Page 23: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

23

thánh, các Giáo Phụ và Thánh Tôma Aquinô) đồng thời

cũng quan tâm đáp ứng các chủ đề mới và những vấn nạn

đƣơng đại. Khoa thần học này đƣợc thể hiện bằng ngôn

ngữ chừng mực và trực tiếp. Liệu Gioan có tham dự giáo

trình của Gaspar Grajal về Kinh thánh hay không? Đó là

một vấn đề còn phải nghiên cứu. Vào thời điểm ấy tại các

trƣờng đại học đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về việc

giải thích Kinh thánh. Những ngƣời thuộc trƣờng phái

kinh viện, kiên quyết trung thành với truyền thống Kinh

thánh của thế kỷ trƣớc, đã phản đối nhóm “duy sách

thánh” là những ngƣời dùng các phƣơng pháp khoa học và

khoa nghiên cứu ngôn ngữ lúc ấy đang phát triển để tìm

nghĩa đen của Kinh thánh. Grajal nổi bật trong nhóm “duy

sách thánh” và sau đó, do những ý tƣởng của ông, ông đã

bị tòa Tòa án dị giáo tống giam một thời gian. Bên cạnh

việc học tại Đại học, cũng nhƣ tất cả các tu sĩ khác, các

sinh viên Cát Minh còn phải học ở nhà với các bậc thầy

trong Dòng của họ, đặc biệt là Gioan Baconthorp (c. 1290-

1348, cháu của Roger Bacon), một ngƣời từng dạy tại Đại

học Cambridge.

Chúng ta đƣợc biết rằng Tu huynh Gioan nổi bật

với "tài năng xuất sắc" của anh, bằng chứng anh đƣợc bổ

nhiệm làm giám học đang khi còn là sinh viên. Với chức

vụ này, anh phải đứng lớp hàng ngày, bảo vệ các luận đề,

và giải quyết các vấn nạn đƣợc nêu lên. Thế nhƣng có một

số lý do khiến ngƣời tu sĩ Cát Minh trẻ chói sáng này

không hài lòng. Liệu bầu khí học tập theo đuổi kiến thức

có dễ biến thành chuyện theo đuổi sự tự tôn, tìm kiếm hƣ

danh, chức vụ, sự tiến thân và các phần thƣởng? Gioan bắt

đầu phân biện tự hỏi liệu có nên gắn bó sống chết với các

hệ thống tƣ tƣởng quen thuộc và miễn cƣỡng chấp nhận

Page 24: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

24

rằng mọi chiêm nghiệm và nghiên cứu cuối cùng đều khập

khiễng? Liệu đây có phải là điều anh đã tìm kiếm khi khấn

dòng? Trong mọi trƣờng hợp, chân trời của anh nằm ở chỗ

khác; anh thấy mình thƣờng chú tâm đến cuộc sống hoàn

toàn chiêm niệm của các tu sĩ Carthusians. Mặc dù Gioan

vẫn thích thú với việc học, cuộc sống chiêm niệm đã từng

thu hút anh đến với dòng Cát Minh lúc đầu giờ đây đang

đấu tranh để giành lại chỗ đứng ƣu tiên.

BƯỚC THEO LÝ TƯỞNG TÊRÊXA

Giữa lúc khủng hoảng ơn gọi nhƣ thế, năm 1567,

Tu huynh Gioan đã đƣợc thụ phong linh mục và đến

Medina dâng thánh lễ đầu đời. Ở đó, khi trời chớm sang

thu, Gioan đã có cuộc gặp gỡ định mệnh với Mẹ Têrêxa

Chúa Giêsu. Bà đến thành phố này để xây dựng một cộng

đoàn thứ hai cho những nữ tu sẽ tuyên khấn sống đời Cát

Minh theo phong cách chiêm niệm mới mà bà đã phát

triển tại Avila. Tại đây, bà Mẹ Bề trên kiên quyết này

đang cân nhắc liệu có thể đem nếp sống mới mở rộng áp

dụng cho các nam tu sĩ chăng? Đƣợc nghe biết về những

phẩm chất đặc biệt của cha Gioan, bà đã sắp xếp để gặp

gỡ và trao đổi với cha. Lúc ấy bà đã 52 tuổi; cha Gioan

25. Gioan bảo rằng cha khao khát đƣợc sống cô tịch và

cầu nguyện hơn và cha đang có ý chuyển sang dòng

Carthusians. Bà đã chỉ ra cho cha thấy rằng cha có thể có

đƣợc tất cả những điều đang tìm kiếm mà không cần phải

rời bỏ “Dòng của Đức Mẹ". Với lòng nhiệt thành đặc

trƣng và sự thân thiện, bà đã sôi nổi trình bày cho cha thấy

kế hoạch thích nghi nếp sống mới cho các nam tu sĩ. Tu

huynh Gioan lắng nghe, phấn khởi, tìm đƣợc sự nhiệt tình,

và nhìn thấy một tƣơng lai mới mở ra trƣớc mắt. Cha hứa

sẽ tham gia công cuộc của Têrêxa, nhƣng với một điều

Page 25: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

25

kiện – là đừng để cha phải chờ đợi quá lâu. Sự háo hức

của thành viên trẻ tuổi mới thu nạp đƣợc và sự kiện cha

không muốn bị trì hoãn khiến Mẹ Têrêxa rất vui mừng. Về

sau, Gioan đã viết một khảo luận hƣớng dẫn ngƣời ta làm

thế nào để đạt đƣợc hiệp nhất với Thiên Chúa cách nhanh

chóng. Năm sau, vào tháng Tám, với một nhóm nhỏ, Mẹ

Têrêxa lên đƣờng từ Medina đi Valladolid, để thành lập

một đan viện mới. Tu huynh Gioan, nay đã học xong,

cùng đi với họ để tìm hiểu thêm về nếp sống Cát Minh

mới.

Ý tƣởng của Têrêxa là lập ra cộng đoàn nhỏ, ngƣợc

lại với tu viện Nhập Thể bà đã sống trƣớc đây ở Avila, nơi

có đến 180 nữ tu sống. Ý tƣởng ấy nằm trong bối cảnh

một phong trào cải cách rộng lớn đang lan khắp Tây Ban

Nha thế kỷ XVI. Tinh thần cuộc cải cách Tây Ban Nha

này đƣợc đánh dấu bằng một số đặc điểm chung: sự trở về

nguồn, về với quy luật ban đầu và về với tinh thần vị sáng

lập; sống đời cộng đoàn, thực hiện đức nghèo khó, nhịn

ăn, thinh lặng và giữ luật nội vi; hơn nữa, quan trọng nhất

là đời sống cầu nguyện. Dân chúng dùng nhiều kiểu nói

khác nhau để chỉ các cộng đoàn mới có những đặc điểm

ấy: cải cách, tuân thủ, lắng đọng, chân trần, ẩn sĩ, chiêm

niệm. Cái tên "chân trần" đã trở thành phổ biến khi nói

đến các nữ tu và tu sĩ của Têrêxa vì họ mang dép chứ

không mang giày. Những cố gắng cải cách đời tu đã bắt

đầu vào thế kỷ XV để đáp ứng với những biến động trong

đời tu gây ra bởi trận Dịch hạch đen. Những nỗ lực ban

đầu dẫn đến khuynh hƣớng chống duy trí, nhấn mạnh về

tình cảm, nghi lễ bên ngoài, tôn sùng, và cầu nguyện cộng

đoàn lớn tiếng. Thế nhƣng việc đọc kinh cầu nguyện lâu

giờ ngày này qua ngày khác đã trở nên tẻ nhạt và máy

Page 26: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

26

móc. Nó khiến ngƣời ta khao khát một điều gì khác, muốn

có nhiều thời gian hơn cho việc cầu nguyện nội tâm. Kết

quả thực tế là một thực hành mới đã phát triển trong nhiều

tu viện Phan Sinh. Lối thực hành này đƣợc gọi là "hồi

tâm, lắng đọng” và những ngƣời đi theo đƣợc gọi là

“recogidos” (những ngƣời "trầm lắng”). Linh hạnh này

bận tâm trƣớc hết đến việc hiệp nhất với Thiên Chúa trong

tình yêu và giúp thực hiện điều ấy bằng cách tìm nuôi

dƣỡng mình qua Kinh thánh và các tác phẩm tâm linh cổ

điển. Những tác phẩm này, do các tác giả nhƣ Augustinô,

Grêgôriô Cả, Bernarđô và Bonaventura hồi ấy vừa đƣợc

ấn hành bằng máy in mới phát minh. Một tu sĩ Phan Sinh

thời ấy là Francisco de Osuna trình bày linh hạnh này

trong quyển Tập đánh vần tâm linh số 3. Quyển sách này

đã tạo cảm hứng cho Têrêxa và đƣa bà vào con đƣờng cầu

nguyện nội tâm. Osuna dạy rằng để tiến trên đƣờng tâm

linh, cần phải thực hành việc hồi tâm bắt chƣớc Chúa

Giêsu Kitô, Đấng đã vào sa mạc một mình để cầu nguyện

riêng với Chúa Cha. Osuna giải thích rằng nhờ sự hồi tâm

này, còn gọi là tâm nguyện, ta rời xa mọi ồn ào của nhân

thế và vào tận bên trong bản thân mình. Têrêxa đã qua

một thời dao động và phải kiên trì nhiều năm đấu tranh để

có thể dành hai giờ mỗi ngày cho tâm nguyện. Thế nhƣng

những ơn huyền giao Thiên Chúa bắt đầu ban cho Têrêxa

đã dạy bà nhiều hơn mọi sách bà có đƣợc. Chỉ nhờ cầu

nguyện với Chúa Giêsu Kitô bà mới có thể vào tận bên

trong lâu đài nội tâm. Ở đó bà càng tiến vào những mức ở

lại sâu thẳm nhất, sự hiện diện của Chúa càng dâng cao.

Chính sự hiện diện với Chúa Kitô làm cho việc cầu

nguyện của Têrêxa tốt đẹp, từ giai đoạn đầu, qua mức giữa

và đến tận đỉnh cao nhất. "Đừng bao giờ lìa bỏ Chúa Kitô,

Ngài luôn là bạn đồng hành của ta, chính nơi Ngài, con

Page 27: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

27

ngƣời và Thiên Chúa nên một." Bà đã cảnh báo nhƣ thế

với những nhà thần học đang đến với bà để tìm hiểu về

chiêm niệm. "Chính nhờ Ngài mà mọi ơn lành đến với

chúng ta. Ngài đang luôn luôn nhìn bạn. Làm sao bạn có

thể không hƣớng đôi mắt tâm hồn lên nhìn Ngài?” Cũng

thế, các cộng đoàn của bà sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu

không có Chúa Giêsu Kitô ở giữa. Họ phải là những cộng

đoàn nhỏ, lúc đầu chỉ có 12 nữ tu, qui tụ quanh Đức Kitô

nhƣ những ngƣời bạn của Ngài. Không có phân biệt giai

cấp. Những phân biệt giai cấp lộ rõ trong nội vi các nữ tu

thời ấy, do tầng lớp quý phái điều hành, tiêu biểu nhƣ

trƣờng hợp đan viện Nhập thể. Têrêxa nhấn mạnh: Trong

Chúa Giêsu Kitô tất cả chúng ta đều bình đẳng, và bề trên

là ngƣời đầu tiên có phiên lau quét sàn nhà.

Đến lúc này Mẹ Têrêxa đã viết hai cuốn sách của

riêng bà: quyển thứ nhất tựa đề Đời tôi, viết cho các vị

linh hƣớng của bà, trong đó bà cẩn thận phân tích tất cả

các giai đoạn của sự cầu nguyện và giải thích nhiều ơn

huyền giao Thiên Chúa đã ban cho bà, minh chứng rằng

Đấng Cao Cả ban ơn không mệt mỏi; quyển thứ hai tựa đề

Đƣờng Hoàn Thiện, viết cho các nữ tu của bà, trong đó bà

nêu rõ nếp sống và lối cầu nguyện họ sẽ thực hiện trong

cộng đoàn, không chỉ để thánh hóa bản thân, nhƣng còn vì

Giáo hội, một Giáo hội đang đau khổ và bà đau khổ vì

Giáo hội không kém gì những lúc suy nghĩ về những đau

khổ của Chúa Kitô. Đối với Têrêxa, những đau khổ của

Giáo hội cũng chính là đau khổ của Chúa Kitô.

Thế đó, Gioan Thánh Matthias có bao nhiêu điều

để học hỏi từ ngƣời nữ tu khiêm tốn, giản dị và tuyệt vời

này. Về phần bà, khi đã nhận biết rõ hơn về ngƣời tu sĩ bé

nhỏ nọ, bà rất kinh ngạc. "Mặc dù ngài có tầm vóc nhỏ, tôi

Page 28: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

28

tin rằng trong mắt Thiên Chúa, ngài rất lớn lao", bà viết

vào thời điểm đó. Gioan đã nói về những kỳ diệu của

Thiên Chúa và những mầu nhiệm về sự tốt lành của Ngài

cách rõ ràng và chói sáng đến nỗi nhóm bắt đầu gọi cha là

“kho tài liệu về Thiên Chúa”.

Giữa Mẹ Bề trên và vị tu sĩ đầu tiên của bà cũng có

nhiều khác biệt. Bà thú nhận đã lắm lúc bực mình với cha

Gioan. Bà mong muốn các cộng đoàn nam tu sĩ mới của

bà có nhiều ngƣời thông thái để họ có thể là những vị

hƣớng dẫn tốt không chỉ qua kinh nghiệm của cùng một

nếp sống nhƣng còn qua kiến thức của họ. Chính Têrêxa

đã phải khổ sở nhiều do những sự thiếu hiểu biết không

đáng có của các cha giải tội, nên bà đã quan tâm tìm cách

tránh cho các nữ tu của mình những chuyện tƣơng tự. Vào

thời điểm ấy, cha Gioan có xu hƣớng nhấn mạnh những

giới hạn của việc học. Mẹ Têrêxa thì nghĩ một chuyên gia

phải là một ngƣời có trình độ, phải biết rất nhiều về một

cái gì đó; còn cha Gioan dƣờng nhƣ không nghĩ rằng một

chuyên gia cần phải biết nhiều về một điều gì đó, nhƣng

một chuyên gia là ngƣời biết những sai lầm mà ngƣời ta

có thể mắc phải và biết phải làm thế nào để tránh đƣợc

chúng. Têrêxa sợ rằng khổ hạnh và việc đền tội có thể

khiến sinh viên đại học lánh xa cộng đoàn tu sĩ mới của

bà, cho nên bà nhấn mạnh đến một nếp sống cân bằng,

trong đó các nhân đức Kitô giáo nhƣ bác ái, từ bỏ và

khiêm nhƣờng cần đƣợc quan tâm nhiều hơn các khổ chế.

Vào thời ấy, khổ hạnh đƣợc coi là có liên quan chặt chẽ

với sự thánh thiện, và Gioan, mặc dù công nhận quan

điểm của Têrêxa, nhƣng vẫn nghiêng về phía khổ hạnh, cả

các tu sĩ cải tổ khác cũng nghĩ thế, họ coi khổ hạnh là con

đƣờng của nam tính. Về sau, trong các tác phẩm của ngài,

Page 29: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

29

Gioan cũng bàn đến khổ hạnh với một thái độ hoài nghi

nhất định. Ông nêu rõ làm sao, cùng với rất nhiều điều tốt

đẹp khác, cuối cùng các khổ chế lại có thể phá hỏng đời

sống tinh thần. Têrêxa nghĩ rằng niềm vui Kitô hữu phải

thấm nhuần các cộng đoàn của bà; các nữ tu đã dành thời

gian để giải trí với nhau mỗi ngày, ca hát và làm thơ tặng

nhau. Không có lý do gì để họ phải ảm đạm. Têrêxa nồng

nhiệt khuyên rằng: "Hãy niềm nở, dễ chịu, và làm hài lòng

những ngƣời mà bạn gặp gỡ, nhờ vậy mọi ngƣời sẽ nói

chuyện với bạn và mong muốn theo cách sống và hành

động của bạn." Gioan cần phải có thời gian để quen với

điều ấy. Việc đọc kinh Thần vụ trong các cộng đoàn của

Têrêxa đơn giản hơn nhiều so với ở đan viện Nhập Thể.

Nhờ đó họ có thể dành đƣợc một giờ ban sáng và một giờ

ban chiều cho việc tâm nguyện. Nhƣ các ẩn sĩ thuở đầu

trên núi Cát Minh, hằng ngày các nữ tu sống chủ yếu

trong thinh lặng và cô tịch, một mình trong các tu phòng

của họ, lao động chân tay kéo sợi để góp phần nuôi sống

chính mình. Thế nhƣng công việc hàng ngày của các nam

tu sĩ của Têrêxa lại khác, bà muốn họ chăm lo nghiên cứu,

giảng dạy và cử hành các bí tích.

Têrêxa ghi lại rằng, sau đó, từ giữa tháng Tám đến

tháng Mƣời, Têrêxa hăng hái chu toàn vai trò của bà nhƣ

một giáo viên đối với cha Gioan, mặc dù bà thú nhận bà

cảm thấy rằng Tu huynh Gioan quá tốt, bà đã có thể học

đƣợc nhiều từ nơi cha hơn là cha học đƣợc nơi bà. Kết

thúc thời gian "tập viện" ngắn gọn dƣới sự hƣớng dẫn của

Mẹ Bề trên, Gioan Thánh Matthias rời Valladolid với một

nhiệt huyết mới theo tinh thần Têrêxa, bắt đầu làm việc để

biến đổi cái trang trại nhỏ Têrêxa vừa mua lại thành một

tu viện cho các tu sĩ đầu tiên của Dòng. Nó nằm trong một

Page 30: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

30

nơi hẻo lánh gọi là Duruelo, giữa Avila và Salamanca.

Đến cuối tháng Mƣời Một, Tu huynh Gioan đã biến ngôi

nhà nhỏ với mái hiên, căn phòng chính, góc tƣờng, gác

xép, và nhà bếp nhỏ thành tu viện đầu tiên dành cho các tu

sĩ Cát Minh cải tổ. Vào ngày 28 tháng 11 năm 1568, với

một phó tế trẻ và Tu huynh Antonio de Heredia (ngƣời đã

từng là Bề trên tại Medina), trong sự hiện diện của vị giám

tỉnh, Tu huynh Gioan Thánh Matthias ôm lấy cuộc sống

mới, hứa sẽ sống mà không giảm nhẹ Quy luật Cát Minh

cổ đại. Lúc đó ngài đã đổi tên dòng thành Gioan Thánh

Giá. Mùa xuân sau đó cha giám tỉnh bổ nhiệm Tu huynh

Antonio làm Bề trên và Tu huynh Gioan làm giám sƣ tập

viện, đến mùa thu thì có hai tập sinh đến. Sau đó cơ sở đã

trở thành quá nhỏ, cho nên tháng Sáu 1570 cộng đoàn đã

chuyển đến gần thị trấn Mancera de Abajo. Cũng trong

năm ấy, Gioan đến Pastrana để giúp tổ chức một tập viện

khác, rồi lại chuyển đến Alcalá de Henares để thiết lập

một học viện cho các tu sĩ mới gần trƣờng đại học nổi

tiếng của Alcalá. Ông trở thành Giám đốc đầu tiên của học

viện, hƣớng dẫn sinh viên học tập và phát triển tâm linh.

Rồi sau đó, cũng ngay từ đầu, Gioan dấn thân vào một

nhiệm vụ cấp bách trƣớc mắt, linh hƣớng. Với Kinh thánh,

với kinh nghiệm riêng, và nắm vững cả triết học và thần

học, ngài bắt đầu suy nghĩ về sự phát triển tâm linh, quan

sát đƣờng lối của nhân loại, để nhận rõ ra đƣờng lối của

Thiên Chúa.

Công cuộc của ngài bây giờ đã phải mở rộng.

Têrêxa vừa đƣợc cha Pedro Fernández, kinh lƣợc, gửi đi

làm Bề trên tại đan viện Nhập Thể ở Avila, đã đƣợc phép

mời Tu huynh Gioan Thánh Giá làm cha giải tội và linh

hƣớng lành nghề cho số lƣợng đông đảo các nữ tu ở đó.

Page 31: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

31

Đó là một cộng đoàn bị áp lực với nhiều vấn đề kinh tế và

xã hội. Đức Giáo hoàng Piô V đã ký thác việc cải cách của

họ cho các tu huynh dòng Đaminh. Theo lệnh ngài, Cha

Fernández, dòng Ða Minh đã đến giải quyết các vấn đề

của dòng Cát Minh ở Castilla, với tƣ cách kinh lƣợc. Một

cha Đa Minh khác, Francisco Vargas, lo cho dòng Cát

Minh ở Andalusia. Những vị kinh lƣợc này có quyền hành

rất lớn. Họ có thể thuyên chuyển tu sĩ từ nhà này sang nhà

khác, và từ tỉnh dòng này sang tỉnh dòng khác, hỗ trợ các

Bề trên trong chức vụ của họ, và đề cử các bề trên khác từ

dòng Ða Minh hoặc dòng Cát Minh. Họ đƣợc quyền thực

hiện mọi hành vi cần thiết để "thăm viếng, sửa đổi và cải

cách cả các bề trên lẫn các thành viên của tất cả các nhà

của các tu sĩ nam và nữ." Với một sự tôn trọng lẫn nhau

sâu sắc cũng nhƣ với sự lịch thiệp và khôn khéo, cha

Fernández đã tạo cho mẹ Têrêxa những điều kiện thuận

lợi để giải quyết các công việc.

Vào cuối tháng năm 1572, Gioan Thánh Giá đến

Avila và bƣớc vào thế giới nữ tu, một thế giới đã trở thành

lĩnh vực đặc biệt của ngài trong tác vụ tâm linh. Tác vụ

này bao gồm cả việc linh hƣớng cho chính Mẹ Têrêxa.

Trong những năm này, qua những cuộc trò chuyện sâu sắc

và cởi mở ngài nhận đƣợc từ Mẹ nhiều không kém những

gì ngài đã cho. Có lần, vào Chúa nhật lễ Chúa Ba Ngôi hai

vị nói chuyện ngây ngất đến nỗi không những đƣợc xuất

thần mà ngƣời ta còn thấy hai vị đƣợc nâng cao lên khỏi

mặt đất. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1572, trong khi cha

Gioan đang linh hƣớng, thánh nữ Têrêxa bất ngờ nhận

đƣợc ơn hôn phối tâm linh. Bà đạt tới mức ở lại thứ bảy và

là mức cuối cùng trên hành trình tâm linh của bà. Tại tâm

điểm của lâu đài nội tâm, bà đã đạt tới trạng thái cao nhất

Page 32: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

32

của sự kết hiệp thân mật với Thiên Chúa. Kinh nghiệm

của những năm ấy, khi đƣợc đứng ở một vị trí rất đặc ân,

vị linh mục giải tội đã có thể thấy công cuộc của Thiên

Chúa nơi Têrêxa, đã để lại trong các tác phẩm sau này của

Gioan những dấu vết sâu đậm hơn lúc đầu ngƣời ta đã có

thể mƣờng tƣợng. Ngoại trừ Kinh thánh, Mẹ Têrêxa đã

cung cấp một nguồn ánh sáng lớn hơn tất cả những sách

mà Tu huynh Gioan đã học đƣợc. Bản thân mẹ đã không

tiếc lời ca ngợi những ân điển nơi vị linh hƣớng của bà.

Trong một lá thƣ, bà mô tả ngài nhƣ là một "ngƣời của

Thiên Chúa, của cõi trời" và khẳng định rằng trong khắp

cả Castilla bà đã không tìm thấy đƣợc vị linh hƣớng nào

nhƣ ngài. Hai vị đã ở Avila nhƣ thế đó, Têrêxa và Gioan:

vừa rất giống nhau, vừa rất khác nhau, để rồi có thể bổ

sung cho nhau trong các tác phẩm của họ. Tác vụ linh

hƣớng của Gioan lan rộng cả thành phố, với một đám

đông ngƣời, kể cả những ngƣời nổi tiếng là tội lỗi. Cha đã

cố gắng dành thời gian cho tất cả mọi ngƣời, cả những trẻ

em nghèo. Nhớ lại thời thơ ấu của mình, cha đã quy tụ trẻ

em lại, dạy cho chúng biết đọc, biết viết.

XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN TÀI PHÁN

Vua Philip II đã xen mình cách kỳ cục vào chuyện

cải cách các dòng tu, dẫn đến một chuỗi những hiểu lầm

và một đêm dày cho ngƣời tu huynh thấp bé. Cha

Fernández đã thi hành quyền hạn của mình cách thận

trọng và hài hòa với tỉnh dòng Cát Minh Castilla. Đang

khi đó ở phía nam, cha Francisco Vargas yêu cầu các tu sĩ

cải tổ xây thêm cơ sở ở Sevilla, Granada và La Peñuela

(tất cả đều thuộc tỉnh dòng Andalusia), một việc làm đi

ngƣợc với những lệnh truyền công khai của Bề trên Tổng

Page 33: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

33

quyền không cho mở rộng các tu viện cải tổ tại khu vực

đó. Tại tu nghị dòng đƣợc triệu tập tại Piacenza (Italia)

tháng năm 1575, dòng Cát Minh đã có một số quyết định

mạnh mẽ về tất cả những gì họ nghe nói đã diễn ra ở Tây

Ban Nha, đặc biệt là ở Andalusia. Thật không may là cả

hai vị giám tỉnh từ Castilla và Andalusia, là những ngƣời

có thể nêu rõ một số ánh sáng về những chuyện ấy, đều

vắng mặt. Vì vậy, các pháp lệnh quy định rằng những

ngƣời đã đƣợc đặt làm bề trên "ngƣợc với sự vâng phục

cần có đối với bề trên trong dòng, cũng nhƣ những ai đã

nhận những trách vụ hoặc đã sống trong những tu viện

hoặc những nơi mà các bề trên ấy đã cấm đều phải rời

khỏi chức vụ, với sự giúp đỡ của thế quyền nếu cần."

Những ai chống lại sẽ đƣợc coi là bất tuân, nổi loạn và

ngoan cố, và đáng bị trừng phạt nặng nề. Cha Jerónimo

Tostado đƣợc bổ nhiệm làm kinh lƣợc của Dòng đi Tây

Ban Nha, với đầy đủ quyền hạn để thực hiện các quyết

định của tu nghị.

Trong một tông sắc vào tháng Tám năm trƣớc, theo

yêu cầu của dòng Cát Minh, Đức Giáo hoàng Grêgoriô

XIII đã tuyên bố chấm dứt sự kinh lƣợc của các cha Đa

Minh và ra lệnh từ ấy các tu sĩ Cát Minh cần đƣợc kinh

lƣợc bởi Bề trên Tổng quyền và các đại diện của ngài, giữ

nguyên hiệu lực những gì đã đƣợc các vị kinh lƣợc trƣớc

đây thiết lập. Thế nhƣng nhà vua không hài lòng. Tại sao

vấn đề này đã không đƣợc trình bày cho ông để đƣợc ông

chấp thuận trƣớc đã? Sứ thần của Đức Thánh Cha là cha

Nicolás Ormaneto, làm việc chặt chẽ với nhà vua, đã nhận

đƣợc sự đảm bảo rằng với tƣ cách sứ thần ngài vẫn có

quyền kinh lƣợc và cải cách các dòng tu. Cha Ormaneto

chỉ định Jerónimo Gracian (một linh mục học thức xuất

Page 34: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

34

thân từ đại học Alcalá, đã gia nhập dòng Cát Minh cải tổ

và trở thành một cộng tác viên gần gũi với Mẹ Têrêxa

trong nhiều công cuộc của Mẹ) làm kinh lƣợc mới cho

dòng Cát Minh ở Andalusia.

Sau khi Mẹ Têrêxa mãn nhiệm kỳ viện trƣởng tại

đan viện Nhập Thể, cha Gioan đƣợc lệnh của sứ thần tiếp

tục ở lại đan viện này, có lẽ vì những việc ngài đã làm

đƣợc ở đó rất tốt. Theo quan điểm của tu nghị Piacenza,

Gioan ý thức rằng việc ngài hiện diện ở đó gây nhiều căng

thẳng nên ngài tìm cách xin thuyên chuyển. Thật ra, ngài

đã bị các tu sĩ Cát Minh bảo thủ bắt giữ vào tháng Giêng

năm 1576, nhƣng rồi đã đƣợc thả ra do sự can thiệp của sứ

thần. Dù vì lý do gì, ngài đã vẫn ở đó, và khi sứ thần

Ormaneto qua đời vào tháng 6 năm 1577, Gioan đã không

còn ai bảo vệ và sự hiện diện của ngài tại Avila ngày càng

gây bực bội cho những ngƣời nghĩ rằng nó trái với quyết

định của tu nghị Piacenza. Rồi điều phải đến đã đến sớm.

Đêm 02 tháng 12 năm 1577, một nhóm tu sĩ Cát Minh,

thƣờng dân và cả ngƣời có vũ trang đã đột nhập vào nhà ở

của vị linh hƣớng, bắt Tu huynh Gioan và dẫn đi. Theo

lệnh của Tostado, họ chở ngài đi bằng xe bò, bị còng tay

và bịt mắt thƣờng, theo một lộ trình bí mật, đến tu viện ở

Toledo, tu viện đẹp nhất của Dòng tại Castilla, nơi có gần

85 tu sĩ sống. Họ đọc to cho Gioan nghe các văn kiện của

tu nghị Piacenza và theo đó ngài bị tố cáo là nổi loạn và

ngoan cố. Ngài phải thuận phục hoặc phải bị trừng phạt

nặng. Nhƣng vị tu sĩ bị tố cáo lập luận rằng các văn kiện

của tu nghị không áp dụng đối với ngài vì ngài đã ở đan

viện Nhập Thể theo lệnh của quyền bính hợp pháp, và

ngài xác tín mình không bị buộc phải từ bỏ nếp sống mà

Page 35: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

35

ngài đã chấp nhận cùng với Têrêxa. Thế là, theo hiến

pháp, ngài bị bỏ tù.

Thoạt đầu những kẻ tố cáo nhốt ngài trong phòng

giam tu viện, nhƣng sau hai tháng, sợ ngài trốn thoát, họ

đƣa ngài đến một nơi khác, một căn phòng hẹp và tối tăm,

chỉ có đôi chút không khí và ánh sáng lọt qua một khe nhỏ

trên cao ở vách tƣờng. Căn phòng chỉ rộng hai mét, dài ba

mét. Cha Gioan ở đó một mình, không có gì ngoài quyển

sách nguyện, qua những tháng mùa đông lạnh thấu xƣơng

và mùa hè nóng nhƣ thiêu đốt. Thêm vào đó còn bị đánh

đòn, chỉ ăn bánh mì chay, uống nƣớc lã, chỉ có một bộ đồ

mặc suốt tháng này qua tháng khác mà không đƣợc giặt –

rồi còn rận. Mẹ Têrêxa đã viết thƣ cho nhà vua và xin nhà

vua hãy vì tình yêu của Thiên Chúa mà truyền phóng thích

Tu huynh Gioan lập tức. Giữa cảnh thiếu thốn ấy, Tu

huynh Gioan tìm sự cứu trợ bằng cách tự soạn trong tâm

trí những bài thơ của ngài, để lại cho hậu thế một số đoạn

thơ trữ tình vĩ đại bậc nhất văn học Tây Ban Nha - trong

đó có phần lớn bài Ca Khúc Tâm Linh. Những câu thơ này

gợi cho thấy rằng trong phòng giam chật chội, bị tƣớc lột

hết mọi tiện nghi trần thế, ngài đã rất cảm động chỉ với

một số tia sáng từ Thiên Chúa. Những cái chật chội vây

quanh thành vô nghĩa, ý thức của vị tu huynh vƣơn rộng.

"Đấng Chí Ái của em, là những núi". Cũng chính nơi đây,

giữa sự trống rỗng tối tăm, một tổng hợp tâm linh bắt đầu

trổ hoa. “Đức tin và tình yêu sẽ dẫn bạn qua những nẻo

đƣờng bạn chẳng biết, đến tận nơi Thiên Chúa ẩn mình”

(CaB 1,11). Mọi thứ khác đều qua đi, nhƣng không ai có

thể tƣớc đoạt đƣợc đức tin và tình yêu của ngài, và chính

những điều này đem Thiên Chúa lại cho ngài.

Page 36: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

36

Nhờ một ngƣời cai ngục mới tốt bụng và khoan

dung hơn, Gioan xin đƣợc ít giấy mực để ghi lại những bài

thơ của ngài. Nhờ những lúc đƣợc ra khỏi phòng giam,

ngài đã quen dần với khung cảnh xung quanh tu viện. Rồi,

vào một đêm tháng Tám oi bức, sau khi bị giam giữ chín

tháng, hốc hác tiều tụy đến gần chết, Gioan quyết chọn

cuộc sống. Ngài đã thực hiện một cuộc trốn thoát nguy

hiểm mà nhờ những khoảnh khắc ngắn ngủi đƣợc ra khỏi

phòng giam ngài đã phác họa đƣợc. Ngài phát hiện ra một

cửa sổ nhìn xuống sông Tajo, và bên dƣới cửa sổ là đỉnh

của một bức tƣờng. Tất nhiên, cửa phòng giam bị khóa.

Lợi dụng lúc ngƣời canh giữ vắng mặt, ngài đã nới lỏng

các ốc vít của bộ khóa. Đang khi các tu sĩ có vẻ đã ngủ và

tu viện rất yên ắng, ngài đẩy mạnh vào cánh cửa phòng

giam và bộ khóa bung ra. Nhờ đó ngài đã rời khỏi phòng

giam và lần mò trong bóng tối để tới chỗ cửa sổ ấy. Ngài

dùng dải vải của hai khăn trải giƣờng cũ bện thành một sợi

dây, cột vào một cái móc đèn, và trốn thoát qua cửa sổ

phía trên cao của bức tƣờng. Các bức tƣờng rào bao quanh

tu viện và khắp cả khu vƣờn, do đó, ngài đã đi vòng quanh

trên bức tƣờng rào ấy cho đến khi đến một chỗ mà ngài

nghĩ là sát vệ đƣờng. Ngài nhảy xuống khỏi tƣờng rào, rơi

vào một tình huống khó xử. Ngài đã nhảy nhằm vào trong

sân các nữ tu Dòng Phanxicô của tu viện Conception sát

liền nhà dòng Cát Minh. May thay, trong một góc vƣờn

các nữ tu, ngài thấy những viên đá trên tƣờng có thể dùng

làm nấc thang trèo qua tƣờng để đến đƣợc các nẻo đƣờng

của thành phố và tự do. Phải nói cuộc vƣợt ngục của ngài

thật kỳ diệu. Đi một lúc, ngài đã có thể tìm thấy đƣợc nơi

trú ẩn, trƣớc hết là tại nhà các nữ tu của Mẹ Têrêxa tại

Toledo và sau đó, nhờ họ giúp đỡ, ngài đã tới đƣợc bệnh

viện Santa Cruz gần đó và đƣợc bí mật chăm sóc. Vị sứ

Page 37: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

37

thần mới, cha Felipe Sega, không giống nhƣ ngƣời tiền

nhiệm. Ông tỏ ra không hài lòng với Têrêxa, và đặc biệt là

các tu huynh của bà mà con số lúc ấy đã hơn 300. Với sự

giúp đỡ của Tostado, ông đã tìm cách lập lại một thứ trật

tự nào đó. Gần nhƣ tuyệt vọng, tháng 10 năm 1578, các tu

sĩ cải tổ đã triệu tập một tu nghị tại Almodóvar del

Campo, phía tây nam Toledo, bất chấp những nghi ngờ về

tính hợp pháp của nó. Họ tuyên bố rằng đơn giản họ chỉ

muốn thực hiện những gì họ đã nhất trí trong một tu nghị

trƣớc đã đƣợc cha Gracian triệu tập năm 1576, thời

Ormaneto vẫn còn sống. Vị Tu huynh vƣợt ngục, Gioan

Thánh Giá, đã đƣợc bổ nhiệm làm đại diện của El

Calvario, một tu viện nằm trong miền núi thanh vắng gần

Beas ở Andalusia. Ở đây, ngài sẽ đƣợc an toàn hơn so với

bất kỳ nỗ lực nào muốn bắt lại ngài.

Khi Sega nghe biết về tu nghị Almodóvar ông

tuyên bố nó vô hiệu, kể nhƣ không có. Ông giận dữ tống

giam Gracian và những ngƣời khác. Ông đặt các tu sĩ và

các nữ tu cải tổ dƣới thẩm quyền xét xử của vị giám tỉnh

thuộc dòng Cát Minh bảo thủ. Thế nhƣng nhà vua đã có

kế hoạch khéo léo tìm cách giảm sự cuồng nhiệt của Sega:

ông lập một ủy ban nghiên cứu những cáo buộc chống lại

cải tổ. Trong tháng 4 năm 1579, ủy ban đạt quyết định, bổ

nhiệm Angel de Salazar, một cựu giám tỉnh của dòng Cát

Minh bảo thủ, phụ trách các tu sĩ và nữ tu của Mẹ Têrêxa.

Mẹ Têrêxa vui mừng về việc bổ nhiệm này, và cha

Gracian ca ngợi cha Salazar là một ngƣời nhẹ nhàng và

kín đáo mà mối quan tâm chính là để an ủi những ngƣời

sầu khổ và thúc đẩy hòa bình.

NHÀ THƠ VÀ CHA LINH HƯỚNG

Page 38: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

38

Cha Gioan đã cảm thấy an ủi và bình an khi một

năm và mấy tháng trƣớc đó1, ngài đến để đảm nhận chức

vụ mình tại El Calvario, một nơi có vẻ đẹp ngoạn mục, xa

những xung đột và các mối đe dọa về quyền tài phán.

Ngài không hề quan tâm đến quá khứ và chẳng nói gì về

thời gian bị tù. Ngài không thù oán, chẳng than phiền

cũng không tự hào về những gì đã phải chịu đựng. Hơn

bao giờ hết, giờ đây ngài có thể lắng nghe thiên nhiên qua

các giác quan của mình: những bông hoa, những làn gió

huýt sáo, đêm, bình minh, các dòng suối cuồn cuộn, tất cả

đều nói chuyện với ngài. Thiên Chúa hiện diện khắp nơi.

Nhƣng chƣa đầy một năm, ngài đã phải chuyển về

thành phố một lần nữa, lần này đến thị trấn đại học Baeza

để làm Giám hiệu trƣờng đại học mới dành cho các tu sĩ

Têrêxa ở phía nam. Dù không thể cạnh tranh với những

nơi nhƣ Salamanca hay Alcalá, trƣờng đại học Baeza đã

có một uy tín nhất định và đã có những đóng góp quan

trọng về nghiên cứu Kinh thánh. Trong thời gian làm

Giám hiệu cho đại học Cát Minh (1579-1582), Gioan

hƣớng dẫn sinh viên nghiên cứu, quen thuộc với giới giáo

sƣ tại trƣờng đại học. Sử liệu để lại cho thấy họ thƣờng

xuyên tham khảo ý kiến và nói chuyện lâu với ngài về

Kinh thánh. Những năm sau khi trốn thoát, Gioan đã một

lần nữa đảm nhận sứ vụ linh hƣớng, không chỉ cho các tu

sĩ mà còn cho các nữ tu. Ngài thƣờng xuyên vƣợt các

ngọn núi để đến Beas, một thị trấn nhỏ của vùng

Andalusia điển hình với những ngôi nhà nhỏ quét vôi, có

lƣới tản nhiệt phía trƣớc cửa sổ lớn và ban công với nhiều

loại cây có hoa. Thị trấn này quan trọng trong cuộc sống

1 Trƣớc sự kiện Đức Giáo hoàng Grêgôriô XIII ký đoản sắc tách dòng Cát Minh cải

tổ khỏi dòng Cát Minh nguyên thủy (22 Tháng Sáu 1580) sẽ nói dƣới đây.

Page 39: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

39

của Gioan, vì ở đây ngài đã gặp Ana de Jesús, một nữ viện

trƣởng lúc đầu không nhận ra chiều sâu và linh hạnh của

ngài. Trong một bức thƣ gửi Ana, đáp lại lời bà than phiền

rằng không có cha linh hƣớng, Mẹ Têrêxa nêu rõ suy nghĩ

của mình về Tu huynh Gioan Thánh Giá:

“Con ạ, mẹ thực sự ngạc nhiên với phàn nàn vô lý

của con, khi con đang có Cha Gioan Thánh Giá ở với con.

Ngài là một ngƣời của Thiên Chúa, là ngƣời của trời cao.

Mẹ có thể nói với con rằng kể từ khi ngài ra đi, thì khắp cả

Castilla mẹ đã chẳng tìm thấy ai nhƣ ngài. Cũng chẳng ai

khác có thể truyền cảm hứng cho những ngƣời có rất

nhiều nhiệt tình muốn đến thiên đàng. Con khó mà hiểu

mẹ đã cảm thấy lẻ loi nhƣ thế nào khi thiếu vắng ngài.

Con nên xét lại mà coi, con còn có một kho tàng lớn lao

biết bao nơi vị thánh ấy, và tất cả những chị em trong tu

viện nên gặp gỡ ngài và cởi mở tâm hồn của họ với ngài,

họ sẽ thấy đƣợc bổ ích đến ngần nào và thấy mình đƣợc

tiến nhanh trên đƣờng tâm linh và hoàn thiện biết bao, bởi

vì Thiên Chúa đã ban cho ngài một ân huệ đặc biệt để

phục vụ mục tiêu ấy” [Tháng 12 năm 1578].

Mẹ Têrêxa tiếp tục ca tụng sự thánh thiện, lòng tốt,

kinh nghiệm và sự hiểu biết của cha Gioan. Nữ tu Ana de

Jesús đã sớm nắm đƣợc lời của Mẹ Têrêxa qua kinh

nghiệm riêng của chị. Gioan chia sẻ những bài thơ của

mình với các nữ tu, và qua những buổi nói chuyện dành

cho họ, ngài bắt đầu minh giải bài Ca Khúc Tâm Linh.

Trong thời gian vị tu sĩ thánh thiện làm Hiệu trƣởng tại

Baeza, các tu sĩ Cát Minh cải tổ, nhờ sự can thiệp của nhà

vua, đã giành đƣợc sự độc lập về quyền tài phán. Năm

1580, Tòa Thánh cho phép họ thiết lập một tỉnh dòng tự

trị, trực thuộc Bề trên Tổng quyền của Dòng. Mãi đến

Page 40: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

40

năm 1593, sau khi cả hai thánh Têrêxa và Gioan đều đã

qua đời, họ mới có đƣợc sự độc lập hoàn toàn, khi Đức

Giáo hoàng Clêmentê VIII ban cho dòng Cát Minh cải tổ

những quyền hạn và đặc ân nhƣ các Dòng tu khác. Năm

1582, Tu huynh Gioan đƣợc bầu làm Bề trên một tu viện

tiếp giáp với vùng Alhambra, với toàn cảnh nổi bật của

miền Sierra Nevada và nhìn ra thành phố Granada thú vị

với dấu vết kỳ lạ của nền văn hóa Hồi giáo còn sót lại

khắp mọi nơi. Ở đây, ngoài việc lãnh đạo cộng đoàn,

Gioan còn thiết kế và xây dựng một kênh thoát nƣớc mới

và một tòa nhà tu viện mới, về sau đã trở thành một mô

hình cho các tu viện cải tổ. Đồng thời, tác vụ linh hƣớng

của ngài không dành riêng cho các tu sĩ nam nữ mà còn

cho cả giới giáo sĩ và những giáo dân đến gõ cửa tu viện

tìm kiếm sự giúp đỡ. Ngài khởi đầu công việc của một nhà

văn, bắt đầu viết những tác phẩm kinh điển về mặt tâm

linh. Năm 1585, tại tu nghị ở Lisbon, Gioan đƣợc bầu làm

phó giám tỉnh Andalusia. Chức vụ này buộc ngài phải

thƣờng xuyên đi lại. Ngài đã chăm sóc tất cả các nhà của

tu sĩ và nữ tu ở Andalusia, viếng thăm chính thức mỗi nơi

ít nhất một lần một năm. Ngài thành lập bảy tu viện mới.

Tất cả những việc này đã đƣa ngài đến Córdoba, Málaga,

Caravaca, Jaén, và các thành phố nổi tiếng khác ở phía

nam của Tây Ban Nha.

NHỮNG NĂM CUỐI CÙNG

Mùa hè năm 1588, cha Gioan đã đƣợc bầu làm ủy

viên thứ ba của hội đồng cố vấn, phụ giúp cha tổng đại

diện Cát Minh cải tổ, cha Nicolás Doria, và phải quay về

Segovia miền Castilla, và với tƣ cách ấy, ngài cũng là Bề

trên ở đó. Tại nhiệm sở mới, một cảnh quan tuyệt vời của

Segovia và phụ cận, ngài lại dành nhiều giờ cho việc lao

Page 41: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

41

động tay chân, thiết kế một phần bổ sung cho tu viện,

kiếm đá để làm, và lo xây dựng. Ngài không còn viết nữa,

nhƣng dành nhiều thời gian hơn cho việc cầu nguyện,

thƣờng đến một hang động trong vƣờn nơi có thể nhìn

thấy các vùng nông thôn và dễ đƣợc cô tịch để chiêm

niệm thật sâu. Ngài đã đẩy tác phẩm mới nhất của ngài,

Ngọn Lửa Tình Nồng, tới một kết thúc nhanh đến bất ngờ,

thú nhận rằng ngài không muốn giải thích gì thêm về hơi

thở của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn, "bởi tôi thấy rõ

mình không biết nói gì về điều ấy, mà nếu tôi có nói lên

điều gì thì cũng chẳng bằng không nói ra”. Cha Gioan tiếp

tục chức vụ linh hƣớng của ngài, không bao giờ tránh

những ngƣời đến xin giúp đỡ. Những công việc quản trị

Dòng vẫn luôn đƣợc ngài quan tâm chu đáo. Thế nhƣng

chuyện này lại nhen nhúm một xung đột khác, lần này là

giữa các tu sĩ cải tổ với nhau. Cuộc đụng độ bắt đầu khi

Nicolás Doria triệu tập một tu nghị đặc biệt vào tháng 6

năm 1590 nhằm thực hiện hai thay đổi gây tranh cãi. Việc

thứ nhất là, ngài muốn khƣớc từ quyền tài phán đối với

các nữ tu, đáp lại sự chống đối của Mẹ Ana de Jesús ngƣời

phản đối kế hoạch của ngài. Cha Doria hy vọng sửa đổi

đƣợc hiến pháp của Mẹ Têrêxa để hƣớng dẫn các nữ tu

qua một cơ chế hội đồng chứ không phải qua một tu sĩ

đƣợc chỉ định cho việc này. Thứ hai, ngài đề nghị trục

xuất cộng tác viên gần gũi của Thánh nữ Têrêxa, là Cha

Jerónimo Gracian, khỏi dòng Cát Minh cải tổ. Tu huynh

Gioan đã lên tiếng phản đối cả hai thay đổi. Trong tu nghị

năm sau, những vị cố vấn khác đã đƣợc bầu lên để hỗ trợ

Doria, Gioan không còn một chức vụ nào. Chuyện này trở

thành vấn đề cho ngƣời khác hơn cho Gioan. Khi hay tin,

một số ngƣời đã phản đối mạnh mẽ. Thế nhƣng Gioan lại

nhìn những chuyện ấy một cách khác, nhƣ ngài vẫn

Page 42: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

42

thƣờng làm, và nói lên ý nghĩ của mình trong một lá thƣ

gửi cho nữ tu Bề trên ở Segovia:

“… Đừng để những gì xảy đến cho cha khiến con

muộn phiền bởi lẽ điều đó chẳng gây muộn phiền gì cho

cha. Điều khiến cho cha hết sức đau lòng là ngƣời ta đã đổ

lỗi cho ngƣời không có lỗi. Không phải nhóm nam giới ấy

thực hiện những điều đó mà là chính Thiên Chúa, vì Chúa

biết điều gì phù hợp với chúng ta. Ngài sắp đặt mọi sự vì

thiện ích của chúng ta. Con chớ nghĩ gì khác ngoài việc

Chúa an bài mọi sự. Và ở đâu không có tình yêu, con hãy

đặt tình yêu vào đó và con sẽ gặt hái đƣợc tình yêu…” [ngày 06 tháng bảy năm 1591].

Dƣờng nhƣ để trả đũa, Doria gửi Gioan Thánh Giá

về lại Andalusia, đến một tu viện hẻo lánh tên là La

Peñuela, một nơi cô quạnh nhƣ Duruelo hoặc El Calvario.

Tuy nhiên, Gioan lại tranh thủ thời gian ở đấy để chuẩn bị

cho sứ vụ Mexico, ngài sẽ phải dẫn một nhóm 12 tu sĩ tới

đó. Ngài sống hạnh phúc trong cô tịch, nhƣng lại có

những kẻ xúc xiểm bắt đầu quấy rầy sự yên ổn của các

bạn bè ngài, những ngƣời ngài đang giúp linh hƣớng, và

phá vỡ sự im lặng đầy ấn tƣợng của La Peñuela. Tu huynh

Diego Evangelista, vốn oán giận vị cựu bề trên của mình

đến cay nghiệt, đang hăm dọa tìm cách thu thập thông tin

chống lại vị tu sĩ linh hƣớng để vận động trục xuất ngài

khỏi nhóm cải tổ. Tu huynh Diego sẽ chẳng bao giờ có

thời gian để tiến xa trong dự định ấy. Giữa tháng chín,

Gioan bắt đầu bị sốt nhẹ do chân bị sƣng. Nghĩ rằng chẳng

có gì nghiêm trọng, ngài không bận tâm, nhƣng rồi nó cứ

kéo dài buộc ngài phải đi Ubeda điều trị vì tại La Peñuela

không có sẵn phƣơng tiện y tế. Khi đƣợc chọn giữa Baeza

và Ubeda, ngài đã chọn Ubeda, "ít ra tại Baeza ngƣời ta

Page 43: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

43

biết rõ về tôi, còn ở Ubeda chẳng ai biết tôi." Và đó là

cuộc hành trình cuối cùng của đời ngài.

Bề trên tu viện Ubeda, Tu huynh Francisco

Crisostomo, chẳng hân hoan gì khi tiếp đón ngƣời bệnh.

Học thức cao và nổi tiếng là một nhà giảng thuyết, Tu

huynh Crisostomo có điểm yếu của mình, trong đó có một

xu hƣớng là keo kiệt và cứng nhắc. Ngài thấy ngay một tu

sĩ bệnh tật sẽ là một phiền toái và một khoản chi phí lớn,

và ngài đã để lộ sự bực tức; ngài cũng chẳng quan tâm gì

tới ngƣời đã đƣợc cho là thánh. Bệnh của cha Gioan càng

lúc càng tồi tệ. Chân cha bị lở loét và căn bệnh viêm

quầng lây lan đến lƣng cha với một khối u bằng nắm tay

mới phát. Ngày 13 tháng 12, Tu huynh Gioan Thánh Giá

biết rằng thời giờ chẳng còn mấy, cha đã mời cha Bề trên

đến, xin ngài tha thứ cho tất cả những phiền toái cha đã

gây ra. Điều ấy đã khiến vị Bề trên thay đổi cách sâu xa.

Ngài đã xin cha Gioan tha thứ và rời khỏi phòng trong

nƣớc mắt, hoàn toàn biến đổi. Các nhân chứng cho biết về

sau Tu huynh Francisco Crisostomo đã chết trong hƣơng

thơm thánh thiện. Đêm ấy, khi các tu sĩ bắt đầu đọc những

lời cầu nguyện cho những ngƣời hấp hối, Tu huynh Gioan

Thánh Giá nài xin: "Đừng, xin hãy đọc một số câu của

sách Diễm ca", rồi thốt lên: "Ôi, những lời châu ngọc!".

Đến nửa đêm, không chút đớn đau, dằn vặt, ngài qua đời,

khi đang lặp đi lặp lại lời thánh vịnh: "Trong tay Ngài, lạy

Chúa, con xin phó thác linh hồn con." Những ơn ngài đã

xin cho những năm cuối đời, giờ đây ngài đã nhận đƣợc:

đƣợc chết khi không làm bề trên, đƣợc chết ở một nơi

không ai biết đến, và đƣợc chết sau khi đã phải chịu nhiều

đau khổ.

Page 44: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

44

CHÂN DUNG MỘT VỊ THÁNH

Những sự kiện chính trên đây trong cuộc đời ngắn

ngủi của Thánh Gioan Thánh Giá chƣa vẽ nên hình ảnh

đầy đủ về tính cách và linh hạnh riêng của ngài. Ngài đã

sớm quen với sự túng thiếu, đến sau thì bị hiểu lầm và bị ở

tù, rồi những bách hại phải chịu lúc cuối đời, tất cả lẽ ra

đã sản sinh ra một kẻ yếm thế hay chỉ trích cay cú; nhƣng

thay vào đó, lại là một ngƣời đƣợc thanh luyện và đƣợc

khai sáng. Những sự kiện nhìn bề ngoài thật buồn nhƣng

bên trong biến thành những hoa trái đầy lòng yêu ngƣời và

cảm thông sâu sắc với những ai đau khổ. Cùng với những

điều ấy là một cái nhìn rõ ràng hiếm có về vẻ đẹp nơi các

thụ tạo của Thiên Chúa và về sự thân mật với Thiên Chúa

Ba Ngôi mà Gioan đã nhận ra là chỉ có thể mô tả đƣợc

phần nào qua những ẩn dụ về cuộc sống của vinh quang.

Trƣớc tiên, về ngoại hình thể lý, Tu huynh Gioan Thánh

Giá là một ngƣời thấp bé, chỉ cao một mét rƣỡi. Mỗi khi

nhắc đến ngài, Thánh Têrêxa hầu nhƣ luôn thấy phải dùng

thêm từ “bé nhỏ”. Khi mô tả về cảnh tù tội của ngài, bà

viết: "Trong chín tháng ngài đã ở trong một nhà tù nhỏ

đến nỗi, dù nhỏ bé nhƣ ngài, cũng không có đủ chỗ để

ngài đi qua đi lại". Ngài tuy gầy gò, nhƣng khuôn mặt trái

xoan xƣơng xẩu với vầng trán rộng và hói, đã tạo nên một

diện mạo đáng kính. Mũi hơi khoằm, đôi mắt ngài đen và

lớn. Tƣơng ứng với hình ảnh ấy của Tu huynh Gioan là

chiếc áo dòng nâu đã cũ và một chiếc áo choàng trắng thô

dƣờng nhƣ làm bằng lông dê.

Từ thơ ấu đã phải chịu cảnh nghèo, cả đến khi đã là

một tu sĩ cũng nghèo, cho nên ngài thấy khó mà làm ngơ

trƣớc cảnh những ngƣời khác phải khốn khó về vật chất.

Với những ngƣời đến xƣng tội, ngài không tự giới hạn vào

Page 45: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

45

việc tìm kiếm lợi ích tâm linh cho họ, nhƣng còn tìm cách

giúp đỡ khi họ cần. Đôi khi ngài chia sẻ cho họ bằng quỹ

từ thiện ít ỏi của tu viện, đôi khi ngài đi xin những ngƣời

sùng đạo khác bố thí cho họ. Có lần, thấy một linh mục

đến xƣng tội mặc tấm áo chùng đã sờn rách, ngài đã xin

mấy nhà hảo tâm một số tiền để mua cho vị linh mục ấy

một chiếc áo mới. Ngài đau lòng khi chứng kiến cảnh

nghèo khó của nhiều nữ tu tại đan viện Nhập thể, những

ngƣời không có các nguồn lực vật chất để thụ hƣởng

những thứ tốt đẹp từ gia đình. Một ngày nọ, khi vào đan

viện làm phận vụ linh hƣớng, ngài thấy một nữ tu lau sàn

nhà đi chân trần, không phải vì bà có ý đền tội nhƣng vì

bà không có giày. Ngài liền ra phố, hỏi xin một số ngƣời

từ thiện cho tiền, và quay lại cho ngƣời nữ tu để bà có thể

mua giày. Rồi đến năm 1584, một năm khô hạn và thiếu

đói ở Andalusia, là Bề trên tu viện Granada, cha Gioan đã

làm hết sức có thể để giúp đỡ hoặc thực phẩm hoặc tiền

bạc cho tất cả những ngƣời nghèo đến gõ cửa tu viện. Với

những ngƣời xuất thân từ dòng dõi sang trọng ngài đã

giúp cách bí mật bởi vì, mặc dù thiếu thốn, họ thƣờng xấu

hổ không dám xin cách công khai. Đi đâu ngài cũng tìm

ngƣời nghèo và cả các bệnh nhân. Giờ đây ngài hiểu sâu

sắc hơn những buồn khổ của các bệnh nhân ngài từng gặp

hồi còn thanh niên khi làm việc trong bệnh viện tại

Medina. Ngài cũng chịu đau để có thể biết đồng cảm với

ngƣời bệnh cách tinh tế nhất, để biết cách chăm sóc cho

họ, an ủi họ, và cho họ niềm hy vọng. Ngài đã không cho

phép chuyện tiền nong xen vào nỗi ƣớc mong tìm cách

giúp cho các tu huynh bị bệnh sự chăm sóc tốt nhất có thể.

Có lần ngài đã xin một bác sĩ tìm bất cứ cách nào để giúp

một anh em trợ sĩ đang chịu đau đớn quá sức. Vị bác sĩ

đáp rằng ông có biết một thứ thuốc rất tốn kém và chẳng

Page 46: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

46

giúp gì hơn là chỉ giảm sự đau đớn đƣợc phần nào. Mặc

dù cộng đoàn rất chật vật, Gioan vẫn gửi tiền mua loại

thuốc ấy để lo cho ngƣời anh em đang bệnh nặng ấy, và

ngài đã làm nhƣ vậy một cách hạnh phúc. Khi đến một tu

viện, sau khi viếng Thánh Thể, bao giờ ngài đến thăm các

bệnh nhân trƣớc hết.

Ngài rất bén nhạy trƣớc nỗi buồn hoặc sự chán nản

của ngƣời khác và tha thiết muốn an ủi những ngƣời tự ti

mặc cảm, ngài biết cách vận dụng tính hài hƣớc. Các nhân

chứng đã kinh ngạc kể về khiếu hài hƣớc của ngài và cho

biết ngài rất vui khi làm đƣợc cho ngƣời khác cƣời. Họ

thích thú chờ đợi sự có mặt của ngài. Là Bề trên, ngài có

trách nhiệm kêu gọi ngƣời khác đóng góp, nhƣng ngài

không muốn làm nản lòng bất cứ ai. Ngài cho rằng “nếu

ngƣời ta bị bề trên đối xử khắc nghiệt thì sẽ trở nên rụt rè

không dám dấn thân đảm nhận những việc đòi hỏi nhân

đức cao." Ngài cũng không nghĩ mình có giải đáp cho mọi

vấn đề. Cách của ngài là tham khảo ý kiến những ngƣời

khác trong cộng đoàn, một phƣơng cách quản trị giúp tạo

đƣợc bầu khí thanh thản. Là một vị thánh cũng không khỏi

những sai lầm, là Bề trên cũng vậy. Có lần khi nhìn lại

mình cuối chặng đƣờng đời, cha Gioan đã nói: "Khi tôi

nhớ lại những sai lầm ngốc nghếch đã mắc phải khi làm

Bề trên, tôi đỏ mặt.”

Nhu cầu của con ngƣời không chỉ có vật chất và

tâm lý; mà còn có những nhu cầu nổi bật về tâm linh nữa.

Trong lời giáo huấn thƣờng ngày, cha Gioan thƣờng chỉ ra

rằng chúng ta càng yêu mến Thiên Chúa thì càng mong

ƣớc cho tất cả mọi ngƣời đều yêu mến phụng thờ Ngài và

niềm mong ấy càng gia tăng, ta càng quyết chí phấn đấu

cho mục đích ấy, cả trong lời cầu nguyện lẫn trong mọi

Page 47: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

47

việc làm khác có thể có đƣợc. Công việc ngài ƣa thích

nhất là làm linh hƣớng, qua đó ngài có thể giúp mỗi ngƣời

vƣợt thoát khỏi những căn bệnh về đạo đức và tinh thần

của họ. Trong việc này, ngài không hề tiếc chính mình,

quả là ngài có một nhận thức hết sức đặc biệt về định

mệnh cao cả của chúng ta. Từ các giáo sƣ đại học đến

những bà vợ khiêm nhƣờng thất học của những ngƣời

chăn cừu, dân chúng mọi tầng lớp đều cảm thấy tòa giải

tội của ngài thật lôi cuốn. Trƣờng hợp chị trợ sĩ khiêm tốn,

Catalina de la Cruz đã trải nghiệm là một trƣờng hợp điển

hình qua loại câu hỏi chị đã hỏi ngài: "Tại sao khi con đi

ra vƣờn bọn ếch lại nhảy xuống nƣớc?" Thấy ngay đây là

dịp để đƣa ra một bài học tâm linh, Gioan trả lời rằng đó

là vì chúng cảm thấy đƣợc an toàn khi lặn sâu xuống hồ và

"đó cũng là những gì con phải làm, trốn thoát khỏi mọi thụ

tạo và ẩn mình trong Thiên Chúa." Những ngƣời tội lỗi

cũng thấy mình có thể đến với ngài mà không sợ hãi. Ngài

thƣờng bảo: "Một cha giải tội càng thánh thiện ngƣời ta

càng ít sợ”. Khi linh hƣớng cho ngƣời khác, Gioan tập

trung vào sự hiệp thông với Thiên Chúa trong đức tin, đức

cậy và tình yêu, đƣợc nhiều ngƣời gọi là “cuộc sống

hƣớng về Thiên Chúa”. Cuộc sống này có tính cách vừa

chủ động vừa thụ động, bao trùm hết tất cả, từ những bƣớc

đầu tiên trong đời Kitô hữu đến những thành tựu cao nhất

trên hành trình huyền giao. Giữa một thời đại đang nhìn

sự khắc kỷ tu thân nhƣ một phần hấp dẫn và cần thiết trên

đƣờng tu đức, giáo huấn khổ hạnh của ngài lại nêu rõ đức

tin, đức cậy và tình yêu mới là con đƣờng nên thánh khi

bƣớc theo Đức Kitô.

Ngài quan tâm sâu sắc nhất đến những ngƣời phải

đau khổ trong đời sống tâm linh. Nhu cầu khẩn thiết của

Page 48: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

48

những linh hồn đang phải vất vả đấu tranh nội tâm khiến

ngài viết nên Đƣờng Lên Núi Cát Minh và Đêm Dày.

Những mô tả mãnh liệt của ngài về những phiền não của

đêm dày có thể khiến một số ngƣời hoảng sợ, nhƣng khi

trình bày những đau khổ dƣới dạng cùng cực của chúng

nhƣ thế ngài chỉ mong giúp tất cả mọi ngƣời hiểu rằng đó

là chuyện ai cũng có thể trải qua. Ngài muốn mọi ngƣời

đƣợc bình thản hiểu rằng dù chúng cay nghiệt đến đâu, thì

bàn tay dịu dàng của Thiên Chúa vẫn còn đó, Ngài sẽ dọn

sạch mọi rác rƣởi của mê thích để chúng nhƣờng chỗ cho

ánh sáng thần linh. Với ngài, đau khổ không phải là một

bất hạnh nhƣng là một giá trị khi ngƣời ta chịu đau khổ

với và cho Chúa Kitô. Không một chi tiết nào trong cuộc

sống của Gioan cho thấy ngài nghĩ mình là một chuyên

gia nên cần đƣợc ƣu tiên trong việc sử dụng thời giờ. Ngài

đã dự phần vào tất cả những nhiệm vụ khác nhau cần thiết

để giữ cho cuộc sống cộng đoàn đƣợc chạy đều. Ta gặp

ngài tại ca triều, tại tòa giải tội, lo nhà bếp, tƣới vƣờn, làm

cỏ, trang trí bàn thờ, thiết kế bản vẽ kiến trúc, tham gia

việc xây dựng, thăm ngƣời bệnh, và dĩ nhiên, viết. Dù nhỏ

ngƣời và mảnh khảnh, dƣờng nhƣ ngài vẫn bị thu hút làm

những việc chân tay nặng nhọc. Phải chăng đó là cách

ngài phản đối quan niệm của nhóm Thiên khải là những

ngƣời chủ trƣơng rằng các tôi tớ của Thiên Chúa không

nên làm lao động chân tay? Cả ở Granada và Segovia,

trong thời gian xây cất tu viện, ngài tham gia ra mỏ đá,

khai thác đá đem về xây dựng. Tại Beas, khi không phải

linh hƣớng cho các nữ tu, ngài làm việc nhà giúp họ, dựng

những vách ngăn, xếp gạch xây tƣờng và chà sàn nhà.

Ngài nhận thấy các thụ tạo có thể trở thành nô lệ,

rơi vào tăm tối và đau khổ đến mức nào. Nhƣng những thú

Page 49: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

49

vui giả dối của những ngƣời dính bén với thụ tạo không

sao sánh đƣợc với niềm vui của ngƣời siêu thoát khỏi thụ

tạo. Nhìn thấy nơi thụ tạo đâu đâu cũng đầy dấu vết của vẻ

đẹp, sức mạnh, và sự khôn ngoan đầy yêu thƣơng của

Thiên Chúa, Gioan không dễ cầm lòng trƣớc sự quyến rũ

của thiên nhiên. Tiếc nhớ cảnh thôn dã cô tịch và trữ tình

của El Calvario, sau khi thành lập trƣờng đại học Baeza,

ngài mua lại một thửa đất trong vùng, tôn tạo nó thành nơi

cho ngài và anh em Cát Minh trẻ thoát khỏi cái rộn ràng ô

hợp của thành phố. Nhiều khi ngài đƣa các tu sĩ đến vùng

núi, để thƣ giãn. "Để họ khỏi rơi vào cám dỗ muốn lìa bỏ

tu viện vì phải cầu nguyện trong cô tịch quá lâu giờ ở đó",

nhƣ ngài đã từng có lần nhận xét; và đôi khi, là để mỗi

ngƣời có thể sống cả ngày ở đó "cầu nguyện trong cô

tịch." Tại Segovia có một hang động ngài rất ƣa thích, do

thiên nhiên tự đào sâu xuống, vách thì cao lên vô tội vạ lại

nhìn ra một khoảng bầu trời tuyệt vời với dòng sông và

quang cảnh chung quanh. Ngài ngày càng yêu hang động

im lặng này và bất cứ lúc nào có thể ngài đều đến đó.

Những lá thƣ của cha Gioan lộ rõ sự nồng ấm ngài vẫn

thƣờng chia sẻ với những ngƣời khác. Cách riêng anh trai

của ngài là Francisco dƣờng nhƣ vẫn là một niềm hạnh

phúc đặc biệt cho ngài. Mỗi lần giới thiệu Francisco ngài

thƣờng nói: "Tôi có thể giới thiệu với bạn đây là anh tôi,

kho tàng giá trị nhất tôi có đƣợc trên đời này." Khỏi cần

nói, cả Thánh nữ Têrêxa cũng thế, đã gợi lên nơi ngài một

sự ngƣỡng mộ đặc biệt. Đến nỗi ngài vẫn giữ một bức

chân dung của thánh nữ bên mình. Song song với vẻ bên

ngoài rất giản dị của Tin mừng là cả một linh hồn bừng

cháy, hệt nhƣ Thánh nữ Têrêxa. Về sự sống thân mật với

Thiên Chúa, có lần tại Granada Ngài đã thừa nhận: "Thiên

Chúa thông ban mầu nhiệm Ba Ngôi cho kẻ tội lỗi này

Page 50: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

50

cách lạ lùng đến nỗi nếu Ngài không bổ sức cho sự yếu

đuối của tôi bằng một sự trợ giúp đặc biệt, tôi sẽ không

thể nào sống nổi!" Choáng ngợp trƣớc nhận thức về sự tốt

lành của Thiên Chúa, ngài vẫn thƣờng thốt lên: "Ôi, chúng

ta có một Thiên Chúa tốt lành biết bao!" Ngài ít cần ngủ,

cho nên thƣờng dành nhiều thời giờ ban đêm để cầu

nguyện, đôi khi quỳ tại bậc cấp bàn thờ trƣớc Thánh Thể;

có những lúc khác ngài quỳ dƣới tán cây trong vƣờn, và

lắm khi ngay tại cửa sổ tu phòng, từ đó ngài có thể nhìn ra

trời và tất cả các vùng nông thôn. Trong những năm cuối

cuộc đời ngắn ngủi, ngài bị hút vào trong Thiên Chúa sâu

xa đền độ thƣờng phải khó khăn lắm mới can dự đƣợc vào

các vấn đề thông thƣờng, phải kín đáo nhấn các khớp

ngón tay vào tƣờng mới có thể chú tâm vào câu chuyện

đang trao đổi.

Kinh nghiệm của ngài về Thiên Chúa luôn bắt rễ từ

đời sống Giáo hội, đƣợc nuôi dƣỡng bởi các bí tích và

phụng vụ. Các nhân chứng về cuộc đời ngài đều nói rằng

ngài cử hành Thánh Lễ rất sốt sắng. Thánh Lễ thƣờng là

dịp cho những ơn lành đặc biệt. Khi cử hành ngài có thể bị

mất hút trong Thiên Chúa đến độ không còn ý thức về

thực tế xung quanh. Nỗi đau khổ lớn nhất của ngài khi bị

cầm tù tại Toledo là bị tƣớc mất Thánh Thể. Bí tích Thánh

Thể là "tất cả vinh quang của ngài, tất cả hạnh phúc ngài,

và khiến ngài vƣợt khỏi mọi chuyện trần thế." Đặc ân duy

nhất ngài đã chấp nhận khi làm bề trên tại Segovia là sống

gần Thánh Thể.

Các lễ và các mùa phụng vụ không chỉ là những kỷ

niệm bên ngoài; đó là những dịp để tâm linh đƣợc biến đổi

từ bên trong theo tinh thần của mầu nhiệm đang cử hành.

Vào ngày trƣớc lễ Giáng sinh ngài thƣờng cùng với các tu

Page 51: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

51

sĩ tổ chức một loại đi kiệu á phụng vụ để nhớ lại Mẹ

Maria và Thánh cả Giuse đã phải đi tìm chỗ trọ cho Hài

nhi thánh ra đời. Hơn bao giờ hết, mùa Giáng sinh khiến

tim ngài đập rộn rã với tình yêu dành cho Chúa Hài đồng

Giêsu. Một Giáng sinh nọ, nhìn thấy tƣợng Chúa Hài đồng

đặt nằm trên đệm, ngài thốt lên: "Lạy Chúa, nếu tình yêu

là để giết con, thì nay đã đến giờ rồi!" Một lễ Giáng sinh

khác, với tình yêu nồng nàn, ngài đã ẵm lấy tƣợng Chúa

Hài đồng trong tay và bắt đầu nhảy múa với niềm vui xuất

thần. Quả thật, sắc mặt ngài dƣờng nhƣ tƣơng ứng với

phụng vụ của Giáo hội. Có lần vào Tuần Thánh ngài đồng

cảm với Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô mãnh liệt đến độ

dƣờng nhƣ không thể rời tu viện để đi giải tội cho các nữ

tu. Trong những ngày lễ ngài yêu thích, ngoài lễ Chúa Ba

Ngôi và lễ Thánh Thể, là những ngày lễ kính Đức Trinh

Nữ. Khi ngƣời ta hỏi, sau chín tháng thiếu thốn mọi thứ

trong phòng giam, vào Đêm Vọng Đức Mẹ Lên Trời, ngài

đã suy nghĩ gì? Ngài đáp: "Tôi đã nghĩ rằng ngày mai là lễ

Đức Mẹ và sẽ là dịp đem cho tôi niềm vui tuyệt vời đƣợc

dâng lễ." Viễn cảnh về hình ảnh Mẹ Thiên Chúa đã đem

lại tình yêu và sự sáng suốt cho tâm hồn ngài. Một lần,

đang khi giảng dạy cho các nữ tu tại Caravaca, ngài nhìn

thấy hình ảnh Đức Mẹ và không giấu nổi lòng mình yêu

mến Mẹ, ngài đã thốt lên: "Hạnh phúc biết bao nếu tôi

đƣợc sống một mình trong sa mạc với hình ảnh ấy!” Kinh

thánh là quyển sách ngài trìu mến hơn hết, đã giúp ngài

tiến sâu vào cuộc sống mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa.

Ngài thích rút lui vào những nơi ẩn khuất của tu viện với

quyển Kinh thánh. Hồi ở Lisbon, các tu huynh khác rủ

ngài đi thăm một ngƣời đƣợc in năm dấu thánh nổi tiếng ở

thành phố đó, nhƣng ngài đã từ chối. Giữa dòng đời cuồn

cuộn, ngài vẫn ngồi yên trên bờ đọc Kinh thánh đang khi

Page 52: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

52

thiên hạ đi xem hiện tƣợng lạ. Nhờ đọc Kinh thánh và

sống gần Thiên Chúa, Gioan nhận ra rằng lòng tin tƣởng

trìu mến nơi Chúa Quan Phòng là giải đáp thích đáng nhất

cho những khắc khoải âu lo của cuộc sống. Ngài ghi nhận

rằng đang khi Thiên Chúa, nhƣ một ngƣời mẹ yêu thƣơng

đứa con bé bỏng, muốn bồng ẵm đƣa chúng ta đi nhanh,

thì chúng ta lại vùng vẫy, khóc lóc, đòi xuống tự đi bộ và

chẳng đi tới đâu cả. Một số ngƣời tƣởng rằng khi làm bề

trên một tu viện nghèo hẳn ngài sẽ quan tâm nhiều về nhu

cầu vật chất. Họ mong thấy ngài phải lo lắng. Thế nhƣng

ngài vẫn giữ thói quen trông chờ mọi sự nơi bàn tay Chúa,

nhờ đó trong thực tế ngài đã góp phần đem lại một không

khí an bình và tĩnh lặng. Đó cũng là cách phản ứng của

ngài khi bị bách hại. Ngài nhìn thấy bàn tay Chúa ở đó và

yêu cầu những ngƣời khác đừng nói gì lỗi bác ái với kẻ

bắt bớ ngài, nhƣng hãy nghĩ rằng “chỉ một mình Thiên

Chúa đang điều động tất cả." Ngài viết rằng phải tin cậy

vào Thiên Chúa mãnh liệt đến độ dù cả thế giới có sụp đổ

cũng không nên hốt hoảng. Ngài nói: Nhờ thanh thản

hứng chịu mọi sự ta sẽ gặt đƣợc nhiều phƣớc lành, và giúp

cho những ngƣời đang chịu nghịch cảnh có thể nhận định

đúng và biết chọn lựa đúng. Nhờ hoàn toàn tin tƣởng vào

Thiên Chúa nhƣ thế, trong cơn bệnh cuối đời, ngài luôn

đƣợc bình an. Khi Bề trên nhắc tới tất cả những gì đã phải

chịu đựng, ngài đáp lại bằng những lời lẽ đáng chú ý nhƣ

sau: "Thƣa Cha, đây không phải là lúc để nghĩ về điều đó,

vì chỉ là do công lao của máu Chúa Giêsu Kitô, Chúa

chúng ta, mà con hy vọng sẽ đƣợc cứu”.

NIÊN BIỂU TIỂU SỬ

Page 53: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

53

1529 Hôn lễ tại Fontiveros của Gonzalo de Yepes

và Catalina Alvarez, cha mẹ của Gioan.

1530 Francisco, con trai đầu, chào đời.

1532-1540 Luis, con trai thứ hai, chào đời; không

rõ năm nào.

1542 Gioan (Juan de Yepes) chào đời; không rõ

ngày tháng.

1545 Don Gonzalo chết.

1545-1546 Doña Catalina đƣa ba đứa con đi

Toledo mong đƣợc phía gia đình chồng giúp đỡ. Một

ngƣời anh em rể nhận nuôi Francisco, nhƣng cả một năm

vợ ông đã nhục mạ cháu liên tục. Doña Catalina không

chấp nhận đƣợc nên đã đƣa các con về Fontiveros.

1547 Luis chết.

1548-1551 Cả nhà chuyển đến Arévalo. Tại đây

Francisco cƣới Ana Izquierdo.

1551 Cả nhà chuyển đến Medina del Campo.

1551-1558 Gioan theo học trƣờng Giáo Lý. Cố

gắng theo học các ngành nghề khác nhau. Phục vụ nhƣ

chú giúp lễ tại La Magdalena.

1556 Thánh Inhaxiô Loyola chết. Charles V thoái

vị (+ 1559). Philip II lên ngôi.

1559-1563 Gioan học các môn nhân văn và có lẽ cả

triết học với các tu sĩ Dòng Tên, đồng thời khiêm tốn phục

vụ tại bệnh viện ở Medina.

1562 Thánh Têrêxa khởi đầu cuộc cải cách tại đan

viện Thánh Giuse ở Avila.

Page 54: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

54

1563 Công đồng Trentô kết thúc. Gioan bƣớc vào

tập viện Dòng Cát Minh tại Santa Ana ở Medina và năm

sau thì khấn dòng.

1564-1568 Gioan theo học Đại học Salamanca: ba

năm trong chƣơng trình học thuật và một năm về thần học.

1567 Những tháng đầu năm: Tổng quyền Dòng Cát

Minh, cha Juan Bautista Rossi (Rubeo) thăm Castilla, cho

phép Têrêxa thành lập các tu viện Cát Minh cải tổ cho các

tu sĩ và nữ tu cả những nơi khác ngoài Avila.

1567 Tháng Tƣ: Gioan đƣợc tu nghị tỉnh dòng họp

tại Avila đặt làm giám học. Tháng Bảy: thụ phong linh

mục tại Salamanca. Tháng Tám: dâng lễ mở tay tại

Medina. Tháng Chín-Tháng Mƣời: cuộc gặp gỡ đầu tiên

với Thánh Têrêxa, ngƣời đã thuyết phục đƣợc Gioan ủng

hộ công cuộc của bà.

1568 Gioan kết thúc chƣơng trình thần học tại

Salamanca và đồng ý tham gia cộng đoàn đầu tiên của các

tu sĩ Cát Minh cải tổ. Tháng Tám: ngài cùng đi với Mẹ

Têrêxa đến Valladolid và ở lại mấy tháng để học nếp sống

của cộng đoàn cải tổ tại đó. Tháng Mƣời: chuyển đến

Duruelo để sửa một ngôi nhà thành một tu viện. Ngày 28

tháng 11: khánh thành ngôi nhà đầu tiên của các tu sĩ cải

tổ tại Duruelo; Gioan đƣợc bổ nhiệm làm phó Bề trên và

phụ trách các tập sinh.

1569 Mùa Chay: Thánh Têrêxa thăm Duruelo.

1570 Tháng Sáu: Duruelo không đƣợc tốt cho sức

khỏe. Cộng đoàn dời đến Mancera de Abajo. Cuối năm

Gioan thăm Pastrana để thống nhất các tiêu chí đào tạo.

Page 55: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

55

1571 Tháng Giêng: ngài cùng Mẹ Têrêxa đi Alba

de Tormes để lập cơ sở cho các nữ tu tại đó. Ngài trở

thành Giám hiệu trƣờng Đại học ở Alcalá de Henares.

Thăm Pastrana lần nữa.

1572 Tháng Năm: Tại Avila, theo yêu cầu của

Têrêxa, Tu huynh Gioan Thánh Giá trở thành đại diện và

cha giải tội tại tu viện Nhập Thể. Ngài vẫn ở đó đến năm

1577, chỉ vắng mặt ngắn hạn vài lần.

1574 Tháng Ba: ngài đồng hành với Mẹ Têrêxa

trong việc lập tu viện ở Segovia và quay về vào cuối tháng

Tƣ.

1575 Đi Medina để phân định tâm linh cho một nữ

tu cải tổ. Tháng Năm: Tổng tu nghị Dòng tại Piacenza

(Italia) quyết định sát nhập lại các tu sĩ Cát Minh cải tổ

vào Dòng.

1576 Tháng Giêng: Tu huynh Gioan và một bạn

đồng hành bị các tu sĩ Cát Minh bảo thủ bắt giữ lần đầu.

Nhờ sự can thiệp của sứ thần, cả hai đƣợc thả ra. Ngày 9

Tháng Chín: Các tu sĩ Cát Minh cải tổ họp tại Almodóvar

del Campo. Tu huynh Gioan có tham dự. Cha Gracian chủ

trì. Lễ Giáng sinh: Gioan tham dự buổi Phê bình châm

biếm do Têrêxa đề xuất và đánh giá, với chủ đề "Hãy tìm

chính con trong Ta”.

1577, ngày 02 tháng 6: Thánh Têrêxa bắt đầu viết

Lâu Đài Nội Tâm tại Toledo. Sứ thần Ormaneto qua đời.

Vị kế nhiệm ngài không mặn mà gì với các tu sĩ Cát Minh

cải tổ. Ngày 2 tháng 12: Gioan bị bắt cóc ở Avila; giữa

ngày 4 và ngày 8 ngài đƣợc đƣa đến Toledo, nơi ngài bị

giữ chín tháng trong phòng giam tu viện.

Page 56: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

56

1578 Tháng Tám: trong tuần bát nhật sau lễ Đức

Mẹ Hồn Xác Lên Trời, khoảng 2-3 giờ sáng, ngài trốn

thoát khỏi nhà tù. Ngài chỉ đem theo một quyển sổ tay có

ghi một số bài thơ và vẫn còn lẩn trốn tại Toledo ít lâu.

Tháng Mƣời: trên đƣờng đến Andalusia, tham dự tu nghị

kín của anh em Cát Minh cải tổ tại Almodóvar. Ngài đƣợc

chọn làm phó bề trên tu viện El Calvario (Sierra del

Segura, Jaén). Tháng Mƣời Một: Gioan đến El Calvario

đảm nhận trách vụ của ngài.

1579 Ngài hoạt động rất hiệu quả giữa các nữ tu ở

Beas. Vẽ "Phác đồ đƣờng lên núi Cát Minh", viết phần

lớn "Những châm ngôn của ánh sáng và tình yêu", viết

một số đoạn bình giải chƣa triển khai trên các khổ thơ từ

Ca Khúc Tâm Linh và Đêm Dày. Tháng Tƣ và Tháng

Năm: ngài thƣờng đi Baeza để lên kế hoạch thiết lập một

trƣờng đại học mới. Tháng Sáu: Gioan sáng lập trƣờng đại

học Baeza và trở thành Giám hiệu.

1580 thân mẫu của Gioan, bà Catalina, qua đời tại

Medina. Gioan thăm Caravaca theo yêu cầu của Têrêxa.

22 Tháng Sáu: Đức Giáo hoàng Grêgôriô XIII ký đoản sắc

tách dòng Cát Minh cải tổ khỏi dòng Cát Minh nguyên

thủy (cho phép lập tỉnh dòng riêng nhƣng vẫn thuộc Dòng

Cát Minh nguyên thủy). Gioan đƣợc tặng một khoảnh bất

động sản tại Castellar de Santisteban làm nơi để thƣ giãn

và cầu nguyện.

1581 tháng Ba: tham dự tu nghị tại Alcalá nơi áp

dụng đoản sắc về việc tách ra thành tỉnh dòng riêng. Cha

Gracian đƣợc bổ nhiệm làm giám tỉnh; cha Gioan, là giám

định thứ ba. Tháng Sáu: Gioan đi đến Caravaca. Tháng

Mƣời Một: Gioan đi Avila với ý định đƣa Mẹ Têrêxa đến

Granada để thiết lập một đan viện mới các nữ tu ở đó.

Page 57: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

57

Nhƣng Mẹ Têrêxa không đi đƣợc nên ngài qua Beas mời

Ana de Jesús đi lập Dòng ở Granada.

1582 Tháng Giêng: tiếp tục chuyến hành trình đi

Granada. Họ đến vào ngày 20. Doña Ana de Peñalosa

nhập cuộc vào kế hoạch lập Dòng. Gioan trở thành Bề trên

Tu viện Los Martires ở Granada, nơi ngài đã viết hầu hết

các bài bình giải và một số bài thơ. Ngày 08 tháng Tƣ:

năm tu sĩ Cát Minh cải tổ đƣợc chỉ định đi truyền giáo

Congo xuống tàu rời cảng Lisbon. 04 tháng Mƣời: Thánh

Têrêxa qua đời tại Alba de Tormes.

1583 Tháng Năm: Cha Gioan tham dự tu nghị ở

Almodóvar. Ngài đƣợc tiếp tục chỉ định làm Bề trên tại

Granada.

1585 Tháng Hai: Gioan đi đến Malaga lập dòng

cho các nữ tu. Tháng Năm: tham dự tu nghị tỉnh tại

Lisbon. Ngài đƣợc bầu làm giám định thứ hai. Tháng Sáu

- Tháng Bảy: ngài trở về từ Lisbon qua ngả Sevilla, rồi đi

Málaga. Tháng Bảy - Tháng Tám: những chuyến đi xa

hơn đến những cộng đoàn khác nhau. Tháng Mƣời: đến

Pastrana để tiếp tục cuộc tu nghị đã bắt đầu tại Lisbon. Vị

giám tỉnh mới, cha Doria, là ngƣời đầu tiên phải quay về

từ Italia. Gioan đƣợc bổ nhiệm làm phó giám tỉnh

Andalusia, nhƣng vẫn ở Granada.

1586 Tháng Hai: ngài đi Caravaca. Tháng Năm: đi

Córdoba để lập một tu viện mới. Tháng Sáu: đến Sevilla

để thuyên chuyển các nữ tu dòng Cát Minh cải tổ. Ngài lo

thủ tục để lập một nhà mới cho các tu sĩ tại đền Đức Mẹ ở

Guadalcázar. Ngài đi Ecija, Guadalcázar và Córdoba.

Tháng Bảy: ngài đi Málaga. Tháng Tám và Tháng Chín:

tham dự cuộc họp các giám định ở Madrid. Ngài đem Ana

Page 58: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

58

de Jesús đi theo để lập một nhà mới cho các nữ tu ở

Madrid. Hội nghị các giám định quyết định xuất bản các

tác phẩm của Mẹ Têrêxa và dùng phụng vụ Rôma thay

cho phụng vụ Mồ thánh mà các tu sĩ Cát Minh đã quen.

Tháng Mƣời: lập một tu viện mới cho các tu huynh tại

Manchuela (Jaén). Tháng Mƣời Một: lại đi Málaga. Tháng

Mƣời Hai: đi đến Caravaca lập một tu viện cho các tu

huynh. Đi Bujalance để lên kế hoạch lập dòng.

1587 Tháng Giêng: kế hoạch lập dòng tại

Bujalance thất bại. Tháng Hai: đi Madrid thời gian ngắn

theo yêu cầu của giám tỉnh, cha Nicolás Doria. Tháng Ba:

đi Caravaca để can thiệp vào một vụ kiện tụng giữa các nữ

tu và các tu sĩ Dòng Tên. Sau đó ngài chuyển sang Baeza.

Ngày 8, đến đền Thánh Mẫu ở Fuensanta (Jaén), đƣợc ủy

thác cho các tu sĩ Cát Minh cải tổ. Tháng Tƣ: đi

Valladolid dự tu nghị. Ngài thôi giữ chức phó giám tỉnh.

Và đƣợc bầu làm Bề trên Granada một lần nữa.

1588 Tháng Sáu: Doria triệu tập một tu nghị ngoại

thƣờng tại Madrid. Gioan (một giám định phụ trách ủy

ban lo về thủ tục) đƣợc bầu làm cố vấn thứ nhất (trong số

sáu vị) trong hình thức quản trị mới gọi là Hội đồng Cố

vấn. Ngài sẽ ở tại Segovia. Khi cha tổng đại diện (Doria)

vắng mặt, cha Gioan sẽ hành động nhƣ tổng giám định và

là chủ tịch của Hội đồng Cố vấn. Ngài cũng là Bề trên tu

viện. Một số tu sĩ Cát Minh cải tổ xuống tàu với hải đội

"Invincible Armada."

1589-1590 Với tƣ cách Bề trên tại Segovia, ngài đã

thực hiện những cải tiến quan trọng về cơ sở vật chất và

đảm nhận việc xây dựng tu viện mới. Doña Ana de

Peñalosa là ân nhân tài trợ.

Page 59: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

59

1590 Tháng Sáu: một tu nghị ngoại thƣờng đƣợc tổ

chức tại Madrid. Có vẻ nhƣ bất đồng nghiêm trọng. Gioan

không hỗ trợ kế hoạch của Doria về cha Gracian và về

một số nữ tu đã thất vọng với ý tƣởng của Hội đồng Cố

vấn.

Ngày 01 Tháng Sáu 1591: vào đêm trƣớc lễ Ngũ

tuần, tu nghị bắt đầu ở Madrid. Doria tái đắc cử. Gioan

không có chức vụ, sẵn sàng để đi Mexico. Tháng Bảy-

Tháng Tám: ngài lui về sống cô tịch tại La Peñuela ở

Andalusia. Tháng 09: ngài bị sốt và loét hoại tử trên bàn

chân. Ngài chuyển đến Ubeda để đƣợc chăm sóc y tế.

Ngày 27 tháng 11: cha phó giám tỉnh, Antonio de Jesús,

đến Ubeda. Ngày 07 và 08 tháng 12: tình trạng của Gioan

trở nên tồi tệ. Ngày 11 tháng 12: ngài xin đƣợc rƣớc lễ.

Ngày 13 tháng 12: ngài nói lời từ biệt và cầu xin Bề trên

tha thứ những phiền toái có thể ngài đã gây ra và xin đƣợc

mặc chiếc áo dòng cũ để mai táng. Ngài lãnh nhận các

nghi thức cuối cùng và thƣờng xuyên nhắc đến giờ chết

của mình. Khi đồng hồ điểm nửa đêm (sang ngày 14) và

chuông tu viện bắt đầu giờ kinh Mai, ngài ra đi, nhƣ đã

nói trƣớc, để "hát kinh Mai ở trên trời”.

1593 Tháng Năm: hài cốt của ngài đƣợc chuyển về

Segovia. Việc này có lẽ đƣợc Cervantes ám chỉ tới trong

quyển Don Quixote (1.19).

1618 Ấn bản đầu tiên các tác phẩm của Gioan

Thánh Giá (Alcalá), không có Ca Khúc Tâm Linh.

1622 Ấn bản tiếng Pháp đầu tiên của Ca Khúc Tâm

Linh (Paris).

1627 Ấn bản tiếng Tây Ban Nha đầu tiên của Ca

Khúc Tâm Linh (Brussels).

Page 60: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

60

1630 Ấn bản đầu tiên của tác phẩm toàn tập bằng

tiếng Tây Ban Nha, do Jerónimo de San José sắp xếp

chuẩn bị (Madrid).

1675 ngày 22 tháng 1: Đức Giáo hoàng Clêmentê

X đƣa Gioan Thánh Giá lên hàng chân phƣớc.

1726 ngày 27 tháng 12: đƣợc Đức Thánh Cha

Bênêđictô XIII phong hiển thánh.

1874 Viện hàn lâm Hoàng gia về Tiếng Tây Ban

Nha đƣa Gioan Thánh Giá vào danh mục chính thức

những nhà văn có thế giá trong việc dùng từ và và đặt câu

trong tiếng Castilian.

1926 ngày 24 tháng 8: Đức Thánh Cha Piô XI công

bố Thánh Gioan Thánh Giá là một Tiến sĩ Hội thánh toàn

cầu. Hài cốt ngài đƣợc chuyển về ngôi mộ hiện nay tại

Segovia, do Félix Granda thiết kế.

1952 Bộ Quốc gia Giáo dục Tây Ban Nha chọn

Gioan Thánh làm bổn mạng các nhà thơ Tây Ban Nha.

Page 61: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

61

CÁC TÁC PHẨM

Các tác phẩm của Thánh Gioan Thánh Giá không

sánh đƣợc với các tác phẩm của những Tiến sĩ Hội thánh

vĩ đại khác về số lƣợng và sự đa dạng các chuyên đề. Là

một nhà thơ, trƣớc hết, Gioan trình bày những nội dung

phong phú kinh nghiệm huyền giao của mình qua thơ trữ

tình, và bằng cách này đã đóng góp một kho báu tuyệt vời

cho văn học Tây Ban Nha. Ngoài ra, ngài đã để lại cho

chúng ta bốn tác phẩm lớn bằng văn xuôi: Đƣờng Lên Núi

Cát Minh, Đêm Dày, Ca Khúc Tâm Linh và Ngọn Lửa

Tình Nồng. Những tác phẩm khác chỉ còn lại một ít thƣ

tín, một số châm ngôn khác nhau và những lời khuyên.

Đƣợc viết trong 14 năm cuối đời, sau khi đã chín muồi

trong sự trƣởng thành trí tuệ và tâm linh. Bộ tác phẩm

hiện còn của ngài toát ra một tổng hợp giáo lý về đời sống

tâm linh đã thành toàn đáng kể trong tâm trí ngài khi ngài

bắt đầu viết. Không có thay đổi quan trọng của tƣ tƣởng

xảy ra trong giảng dạy của ngài; không có "Gioan thời

đầu" tƣơng phản với "Gioan thời sau". Các chủ đề ngài

nhấn mạnh cũng không thay đổi: hiệp nhất với Thiên

Chúa, nguồn gốc Ba Ngôi của sự hiệp nhất và kết quả cuối

cùng của nó là vinh quang; Chúa Giêsu Kitô, là Ngôi Lời

và là Đấng Chí Ái; đức tin vừa là nội dung của các mầu

nhiệm vừa là con đƣờng tăm tối dẫn đến hiệp nhất; yêu

thƣơng, tức là ra khỏi mình để sống nơi ngôi vị khác; sự

phát triển chủ động và thụ động của đời sống hƣớng thần;

việc hiệp thông với Thiên Chúa trong cầu nguyện thinh

lặng; sự mê thích là một nguồn lực đƣa đến tội lỗi và hủy

diệt.

Trên văn đàn Tây Ban Nha, Gioan Thánh Giá đã

giành đƣợc một vị trí nổi bật cho thơ của ngài. Về văn

Page 62: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

62

xuôi, ngài viết theo những văn phong khác nhau. Đôi khi

ngài minh giải qua những biểu tƣợng thông thƣờng, đôi

khi ngài dùng ngôn ngữ Kinh thánh, cũng có khi qua cả

những thuật ngữ chuyên môn theo khái niệm của các nhà

thần học kinh viện; đôi khi với một phong cách đầy sáng

tạo, rất riêng. Nhƣng rõ ràng không phải là ngài chuyên lo

trau chuốt văn từ. Đôi khi câu văn của ngài có thể khá

phức tạp, lặp đi lặp lại, và lộn xộn. Không thƣờng xuyên,

tuy nhiên, nguồn cảm hứng của thơ ca đã tràn vào văn

xuôi của ngài đã để lại cho chúng ta những đoạn văn có

tính văn chƣơng nổi trội, độc đáo và đẹp.

Ngoại trừ Những Châm Ngôn của Ánh Sáng và

Tình Yêu và một số thƣ tín đã đƣợc bảo tồn nguyên bản

với bút tích, bản thảo gốc các tác phẩm của Gioan Thánh

Giá đã bị thất lạc. Tác phẩm của ngài còn lại cho chúng ta

qua khá nhiều bản sao chép tay khá trung thực. Nhƣ vậy

một vấn đề quan trọng đặt ra cho chúng ta liên quan đến

việc đọc ra bản gốc và việc chọn lựa bản sao nào có vẻ

trung thành nhất với bản gốc. (Trong ấn bản Anh ngữ của

Kavanaugh và Rodriguez, phần dẫn nhập cụ thể vào từng

tác phẩm có nêu rõ những bản sao nào đƣợc các chuyên

gia coi là đáng tin cậy nhất; bản sao ấy sẽ đƣợc dùng để

phiên dịch).

Dƣới đây là một tổng quan về các tác phẩm đích

thực cùng với nơi chốn và thời gian sáng tác thực tế hoặc

gần đúng của chúng:

Ở TÙ TẠI TOLEDO (1578)

Ca Khúc Tâm Linh (bài thơ, 31 đoạn thơ)

Page 63: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

63

Vì tôi biết lắm dòng suối (thơ)

Các Tình khúc: Bài dựa theo đoạn Tin Mừng "Từ

nguyên thủy đã có Ngôi Lời” (thơ)

Bài dựa theo thánh vịnh "Bên sông Babylon" (thơ)

CALVARIO, BEAS, BAEZA (1578-1581)

Đêm Dày (thơ, 1578 hoặc 1579)

Bản phác họa ngọn núi

Những châm ngôn của ánh sáng và tình yêu

Các biện pháp phòng chống

Lời khuyên gửi một tu sĩ

Đƣờng Lên Núi Cát Minh (chuyên luận, 1581-

1585)

Bổ sung Bài Ca Khúc Tâm Linh (bài thơ); những

bài thơ khác (1580-1584)

GRANADA (1582-1588)

Ca Khúc Tâm Linh (minh giải trong một soạn thảo

đầu tiên, 1584)

Đêm Dày (minh giải, 1584-1585)

Bài thơ cuối cùng tại Granada (1585)

Ngọn Lửa Tình Nồng (minh giải, phiên bản đầu

tiên, 1585-1586)

Ca Khúc Tâm Linh (minh giải, phiên bản thứ hai,

1585-1586)

LA PEÑUELA (1591)

Page 64: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

64

Ngọn Lửa Tình Nồng (minh giải, phiên bản thứ

hai)

NGUỒN

Trong tác phẩm, Thánh Gioan tận dụng cơ hội để

giao tiếp với các độc giả của mình nhƣ là một nhà huyền

giao, một nhà thơ, một thầy dạy và là một ngƣời nồng nàn

yêu mến Thiên Chúa. Với mục đích giáo huấn, ngài dựa

trên những kiến thức về thần học, tâm lý học và linh

hƣớng. Khởi đi từ những biểu tƣợng thơ ca của ngài, ngài

đã dẫn ngƣời đọc đến hệ thống khái niệm của mình với

một ngôn ngữ và những ứng dụng riêng của nó. Về vấn đề

những nguồn của tƣ tƣởng, vào thời Gioan, nguồn tài liệu

không chỉ đơn thuần dựa trên kinh nghiệm quá khứ nhƣng

phải dựa vào thẩm quyền truyền thống. Giáo hội công

nhận một số tác giả nào đó là có thẩm quyền. Trên tất cả,

Kinh thánh giải quyết mọi vấn đề. Một đoạn Kinh thánh

đƣợc coi là một thẩm quyền từ Kinh thánh, và thƣờng

đƣợc Gioan gọi nhƣ thế. Mối quan tâm hiện đại về sự

chính xác văn bản và sự uyên bác có tính phê bình không

thành vấn đề; có vẻ nhƣ Gioan thƣờng trích dẫn Kinh

thánh theo trí nhớ hoặc từ sƣu tập thời trung cổ. Một vài

tác phẩm ngoài Kinh thánh mà ngài trích dẫn nay đƣợc gọi

là giả mạo. Vấn đề là thay vì một sự uyên bác lịch sử, sự

chính xác văn bản, và một tâm trí thận trọng đối với sự

khôn ngoan đƣợc tiếp nhận, thế giới của Thánh Gioan đã

lập nên đƣợc một sự dồi dào ở tầm cao, một truyền thống

đƣợc truyền lại qua nhiều thế kỷ và nhiều khi qua trung

gian những văn bản bị hỏng.

Cả trong cấu trúc và phác thảo tƣ tƣởng, tác phẩm

của Gioan để lộ những ảnh hƣởng của Tôma Aquinô và

các nhà kinh viện. Một số yếu tố của chủ nghĩa huyền giao

Page 65: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

65

phản ánh Thánh Augustinô và tân thuyết Platon. Một số

hình ảnh và giai đoạn cũng gợi nhắc tới những tác giả

huyền giao của Đức và Pháp cũng nhƣ các chủ đề, vấn đề

và ngôn ngữ của các nhà huyền giao Tây Ban Nha trƣớc

đó. Một sự nhạy cảm với những ấn tƣợng giác quan và nét

đặc trƣng sính biểu tƣợng của thơ Tây Ban Nha thời kỳ ấy

cũng rất rõ; cũng có thể có những ảnh hƣởng mang tính

biểu tƣợng và ngôn ngữ từ Hồi giáo. Tuy nhiên mặc dù

chúng ta có suy đoán về tất cả điều ấy, cuốn sách duy nhất

có thể đƣợc gọi đúng là nguồn mạch của kinh nghiệm và

các tác phẩm của Gioan là Kinh thánh.

Đối với Gioan, Kinh thánh đƣợc dùng nhƣ là một

suối nguồn linh động tuôn chảy không bao giờ cạn. Nƣớc

của suối nguồn ấy thâm nhập khắp toàn bộ hữu thể của

nhà huyền giao, nhà tƣ tƣởng, nhà thơ và nhà văn này.

Kinh thánh là quyển sách để ngài hát và suy niệm, một

quyển sách để khám phá, để chiêm niệm và để viết.

Những trích dẫn Kinh thánh suốt các tác phẩm của ngài

cho thấy ngài đã tiêu hóa đƣợc Lời Chúa cách sâu sắc,

nhƣng ngài không bao giờ bám theo một cách chú giải duy

nhất; khiến ngƣời đọc có thể thấy bối rối.

Ba cách chính để đƣợc hƣởng lợi từ các bản văn

Kinh thánh đã thu hút Gioan. Đầu tiên, Kinh thánh cung

cấp cho ngài một cách diễn tả tuyệt vời cho kinh nghiệm

tâm linh của chính mình. Thứ hai, ngài tìm thấy nơi Kinh

thánh sự xác nhận cho lập luận thần học của ngài. Cuối

cùng, ngài thích thú theo đuổi cách thực hành thời ấy là

dùng những đoạn Kinh thánh trong một ý nghĩa thích ứng

với hoàn cảnh. Gioan phát hiện ra sự gắn bó chặt chẽ giữa

lịch sử Kinh thánh và lịch sử cá nhân của riêng mình, một

cách đồng nhất kinh nghiệm cổ xƣa với những kinh

Page 66: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

66

nghiệm hiện tại. Đọc Kinh thánh nhƣ một Kitô hữu, dƣới

ánh sáng quy Kitô, ngài nhận ra cuộc sống của mình đƣợc

phản ánh và mô tả ở đó. Ngài nhận ra rằng ân sủng và sự

thật của Lời Kinh thánh đƣợc hoàn thành ngay ở đây và

bây giờ. Những mê thích lệch lạc có thể so với lòng yêu

mến tà thần của Israel xƣa. Những nhân vật chịu đau khổ

nhƣ Gióp, tác giả thánh vịnh và Giêrêmia đƣợc đƣa vào

bài ca đêm tâm linh. Cuộc đi tìm hiệp nhất đƣợc lặp lại

theo những bƣớc của sách Diễm Ca.

Bằng những cách đặc biệt, ngài tự đồng hóa với các

nhân vật Kinh thánh nhƣ: Môsê, Đavít, Gióp, Tác giả

Thánh vịnh, Giêrêmia, Phaolô và Gioan. Ngài đã rút ra

những kinh nghiệm cá nhân, cụ thể đƣợc trình bày nơi

Kinh thánh, nhất là nơi những ngƣời đƣợc gọi và đáp lại

rõ ràng cũng nhƣ những ngƣời đã kể kinh nghiệm bằng

ngôi thứ nhất. Không phải ngài chỉ trƣng dẫn các việc làm

và lời dạy của những ngƣời này, nhƣng đã chú tâm vào

những kinh nghiệm của họ trong mối quan hệ với Thiên

Chúa. Ngài kể lại và hát lên những niềm vui và những đau

khổ của riêng ngài, cũng nhƣ kinh nghiệm về lòng thƣơng

xót và ân huệ của Thiên Chúa, nhƣng che giấu chúng

trong những lời của các ngôn sứ, các thánh vịnh hay

Thánh Phaolô. Trong khi đó, vẫn bàng bạc cái ý thức

chung mãnh liệt của toàn thể Giáo hội. Trong giáo huấn

của Gioan, Thiên Chúa không tỏ rõ và xác nhận sự thật

với trái tim của một kẻ cô độc. Một kẻ cô độc nhƣ vậy có

thể sẽ rất yếu ớt và lạnh lùng với sự thật. Khi đã ra khỏi

chính mình và trải qua đêm tâm linh, Gioan ngày càng dấn

sâu vào bản chất của Giáo hội, vào nơi Thiên Chúa tự bày

tỏ trong lịch sử. Ngài không hề thấy khó khăn gì khi dựa

vào phán quyết của Giáo hội, trong tất cả những vấn đề

Page 67: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

67

liên quan đến cách diễn tả kinh nghiệm và giảng dạy của

mình. Đời sống Giáo hội, giáo lý, và cầu nguyện đem lại

cho ngài bối cảnh thích hợp, trong đó ngài đọc và sử dụng

Kinh thánh.

Gioan cũng nhận ra rằng chúng ta không thể hiểu

đƣợc sự thật của Chúa Kitô mà không có Chúa Thánh

Thần. Ngài không bảo rằng Chúa Thánh Thần "đã nói" với

chúng ta, nhƣng "đang nói" với chúng ta trong Kinh

thánh, để dẫn chúng ta đến sự thật toàn diện. Chúng ta

không bao giờ có thể hiểu hết những sự thật bí ẩn và

những ý nghĩa khác nhau nơi những lời Chúa nói, tuy

nhiên, những lời này, một cách nào đó sẽ lớn lên theo

những ngƣời đọc chúng trong Chúa Thánh Thần. Là một

nhà huyền giao, Gioan không hề định tâm viết nên tác

phẩm nhƣ một vị linh hƣớng hay một nhà thần học. Mục

đích chính của ngài chỉ là để truyền tải nội dung kinh

nghiệm huyền giao của mình. Kinh nghiệm ấy đƣợc

những ngƣời suy tƣ thần học ƣa thích vì nhà huyền giao

ƣa dùng lối nhận thức đặc biệt đƣợc soi sáng để nói về các

mầu nhiệm của Thiên Chúa, về hành động của Thiên

Chúa, và về đời sống ân sủng nơi mỗi ngƣời. Với một

quan điểm mục vụ nhƣ thế, nhà huyền giao biết mục tiêu

cần nhắm đến, vì ngài đang có đƣợc một vị trí khá tốt để

vạch đƣờng đi và lƣợng giá các phƣơng tiện.

Đƣợc soi sáng bởi kinh nghiệm riêng mình và kinh

nghiệm của những ngƣời khác, đôi khi - đặc biệt là trƣờng

hợp của thánh nữ Têrêxa Cả - cũng phong phú và sâu sắc

nhƣ kinh nghiệm riêng của ngài, ngài đã thâm nhập nhƣ

một nhà thần học tiến vào vùng khó khăn nhất và chƣa

đƣợc khám phá. Ngài tìm cách vận dụng những mầu

nhiệm mạc khải đã đƣợc các nhà thần học phân tích và tạo

Page 68: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

68

ra một tổng hợp giáo lý có sức mang lại sự thống nhất và

hài hòa cho tất cả những thực tại đồng quy cuối quá trình

thần hóa. Nhƣng trong công việc của mình nhƣ là một nhà

thần học, một cách kín đáo, Gioan cũng có tìm cách để

truyền tải một cái gì đó nơi kinh nghiệm thâm sâu của bản

thân về mầu nhiệm Thiên Chúa để đánh thức một kinh

nghiệm tƣơng tự nơi độc giả của mình. Ngài đã trình bày

mầu nhiệm để những ngƣời khác có thể đến gần và đƣợc

mầu nhiệm ấy hoàn toàn biến đổi: "Ngƣời ta sẽ nói sai về

những chiều sâu thân mật của tâm linh nếu không nói

bằng một linh hồn lắng đọng thật sâu”.

GHI CHÚ

Một ngày nọ, hồi đang là tuyên úy tại tu viện Nhập

Thể ở Avila, hầu chắc là giữa năm 1574 và 1577, Tu

huynh Gioan Thánh Giá cầu nguyện tại một gác đàn, nhìn

lên Nhà Tạm. Đột nhiên ngài nhận đƣợc một thị kiến. Lấy

một cây bút, ngài phác thảo trên một mảnh giấy nhỏ

những gì ngài đã trông thấy.

Page 69: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

69

Đó là phác họa vẽ Chúa Kitô chịu đóng đinh, đƣợc

nhìn từ một phối cảnh mới. Ngài bị treo trong không gian,

đang hƣớng về phía ngƣời dân của mình. Thập giá đứng

thẳng. Toàn thân Chúa không còn sức sống, bị vặn vẹo,

đầu gục xuống, treo ngã về phía trƣớc với hai cánh tay chỉ

đƣợc giữ bằng những chiếc đinh. Chúa Kitô đƣợc nhìn

thấy từ trên, từ quan điểm của Đức Chúa Cha. Ngài là một

con sâu hơn là một con ngƣời, bị tội lỗi nhân loại đè nặng,

nghiêng về phía thế giới mà vì nó ngài đã chết. Gioan,

ngƣời đã viết rất nhiều cảnh báo chống lại thị kiến và hình

ảnh, sau đó đã tặng bản bút họa cho một trong những hối

nhân sùng tín của mình tại đan viện Nhập Thể, là Ana

María de Jesús. Bà giữ nó cho đến lúc chết, năm 1618, khi

bà đƣa nó lại cho María Pinel, ngƣời sau này trở thành nữ

tu viện trƣởng.

Năm 1641, khi Mẹ María qua đời, bản vẽ đã đƣợc

đặt trong một hào quang nhỏ, dạng elip, nơi nó đƣợc bảo

tồn cho đến năm 1968. Sau đó nó đƣợc gửi đi nghiên cứu

và phục chế tại Viện Trung ƣơng bảo tồn và phục chế tác

phẩm nghệ thuật tại Madrid. Ngày nay, sau khi nó đƣợc

khôi phục và đặt trong một hộp đựng thánh tích mới, một

lần nữa mọi ngƣời đều có thể đến xem tại tu viện Nhập

Thể ở Avila. Nhà viết tiểu sử Cát Minh ngƣời Pháp viết về

Thánh Gioan Thánh Giá, là Bruno de Jésus-Marie, những

năm 1945 và 1950 đã thảo luận các bản vẽ với hai họa sĩ

Tây Ban Nha nổi tiếng của thế kỷ XX, José María Sert và

Salvador Dalí. Cha Bruno quay bản vẽ sang một bên và

giải thích rằng tác phẩm diễn tả cho thập giá nghiêng về

phía trƣớc nhƣ một cây thánh giá ép lên môi của một

ngƣời sắp chết. Lúc ấy ta thấy nhƣ Chúa Kitô đang kéo ra

khỏi nó, cánh tay Ngài dãn ra đến độ sắp gãy, đầu gục

Page 70: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

70

xuống. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cẩn thận về bản vẽ đã

chứng minh rằng Chúa Kitô bị đóng đinh của Gioan ở

trong một vị trí thẳng đứng.

Về sau, họa sĩ Dalí đã lấy cảm hứng ở đó để làm

một bức tranh với một phối cảnh tƣơng tự, và ghi "Đức

Kitô của Thánh Gioan Thánh Giá." Trong bức tranh Dalí,

trái ngƣợc với bản vẽ gốc của Gioan, cơ thể bị đóng đinh

khiến ngƣời ta liên tƣởng tới cơ thể một vị thần Hy Lạp

hơn là cơ thể của ngƣời Tôi trung đau khổ. René Huyghe,

có thời đã là Trƣởng ban Bảo vệ các bức tranh ở Bảo tàng

Louvre, đã viết về bản vẽ của vị tu sĩ Cát Minh ngƣời Tây

Ban Nha:

Thánh Gioan Thánh Giá đã thoát hẳn ra khỏi những

cách nhìn quen thuộc của tất cả những nghệ sĩ họp thành

một phần của thời đại họ. Ngài không biết gì về các quy

tắc và giới hạn của tầm nhìn đƣơng đại; ngài không phụ

thuộc vào cách nhìn thông dụng của thế kỷ; ngài chẳng

phụ thuộc vào gì cả, ngoài đối tƣợng ngài đang chiêm

ngắm... Phối cảnh thẳng đứng, dốc ngƣợc, gần nhƣ bạo

lực, nhấn mạnh bằng ánh sáng và bóng tối - trong đó ngài

bắt lấy Chúa Kitô trên thập giá - không thể xuất hiện trong

nghệ thuật đƣơng đại; trong bối cảnh nghệ thuật này, nó

hầu nhƣ không thể tƣởng tƣợng.

Page 71: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

71

DẪN VÀO

VIỆC ĐỌC CÁC TÁC PHẨM

CỦA THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ

Lm Lucien Marie de Saint Joseph, ocd

Lm. NGUYỄN QUỐC LÂM dịch

Thầy Thế Tâm NGUYỄN KHẮC DƢƠNG hiệu đính

“Thầy Albertô của Đức Nữ Đồng Trinh, thầy giữ cửa

đan viện Các Thánh Tử Đạo, sắp qua đời. Mặt thầy ửng

hồng, rạng rỡ một vầng ánh sáng, nhƣ chiếu toả tự thiên

cung. Khuôn mặt ấy trở nên đẹp đẽ lạ lùng đến nỗi mọi

ngƣời đều ngây ngất và để mặc cho những dòng nƣớc mắt

lặng lẽ tuôn rơi, tràn đầy niềm an ủi... Bỗng chốc thầy

Albertô kêu lớn tiếng: „A! Tôi đã thấy, tôi đã thấy. A! Tôi

đã thấy rồi!‟ Dứt lời, thầy khoanh tay, vòng lên ngực.

Trong lúc cặp mắt thầy bắt đầu khép mi, cha Gioan Thánh

Giá khả kính của chúng ta vội hỏi: „Thầy Albertô, thầy đã

Page 72: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

72

thấy đƣợc gì vậy?‟ Thầy đáp: „Tình yêu, tình yêu‟, rồi thầy

đi vào tình trạng xuất thần.” 2

“Vào thời các chị em dòng Cát Minh còn ở tại nhà

của Don Luis del Mercado, một chị đã nhìn thấy cái cảnh

tƣợng Dona Ana de Peñalosa, ngồi dƣới chân vị thánh, ràn

rụa nƣớc mắt, khác nào nhƣ một Mađalêna mới, còn thánh

nhân thì đƣa mắt ngƣớc nhìn trời, miệng thốt lên: „Tất

thảy, tất thảy, tất thảy, không giữ lại một cái gì nữa cả, kể

cả đến chỗ lột da lóc thịt, buông bỏ tất cả vì Đức Kitô” 3

Ana de Peñalosa là một trong những tâm hồn vƣơng

giả mà thánh nhân yêu mến. Dù là một phụ nữ sống ở

ngoài đời, bà đã coi thánh nhân nhƣ là ngƣời cha và ngƣời

thầy, thực thi giáo huấn của ngài cách hoàn hảo đến nỗi

một ngày kia thánh nhân đã có thể viết cho bà tác phẩm

cao siêu bậc nhất của ngài: Ngọn Lửa Tình Nồng.

Chỉ nguyên một sự hiện diện của ngài đã đủ để kết tụ

lại cả một đoàn ngƣời, từ những kẻ hèn mọn nhất đến

những ngƣời cao siêu nhất trong xã hội, cả nam lẫn nữ, tất

cả đều sống trong mối tƣơng giao thiết nghĩa thâm tình

với Thiên Chúa. Đây vốn là một điều cố hữu trong lịch sử

Hội thánh, đã đƣợc triết gia Bergson giải thích một cách

tuyệt vời, ta chỉ còn biết chép lại thôi: “Nhờ đâu mà các

thánh đã lôi cuốn đƣợc những đoàn ngƣời đông đảo bƣớc

theo? Các ngài không hề xin, thế mà vẫn thâu đạt đƣợc.

Các ngài cũng không cần khuyến dụ; chỉ cần các ngài có ở

đó; chỉ nguyên một sự có mặt của các ngài đã là cả một lời

kêu gọi... Các nhà huyền giao không làm gì khác hơn là

mở rộng lòng mình cho sóng nƣớc ùa vào xâm chiếm tràn

2 P. BRUNO DE J.M., Saint Jean de la Croix, Paris, Plon, p. 275 3 Sđd., p. 250

Page 73: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

73

ngập. Vững tin, vì cảm thấy nơi mình còn có một điều gì

đó tốt đẹp vƣợt hơn chính bản thân mình, các ngài đã tỏ ra

là những con ngƣời hoạt động lỗi lạc, gây kinh ngạc cho

những ai tƣởng rằng huyền giao chỉ là thị kiến, là linh

hứng, là xuất thần... Các ngài cảm thấy bị thúc bách phải

làm lan toả ra chung quanh điều mà các ngài đã lãnh nhận

đƣợc, đúng hơn, có thể nói đó là sự hăm hở phát xuất từ

cái „đà sức sống vƣơn lên‟ của tình yêu... Và ta hãy đi xa

hơn nữa để thấy rằng: Sở dĩ lời của một nhà huyền giao

thƣợng thặng hoặc của một ai đó trong số những kẻ noi

gƣơng bắt chƣớc vị ấy, có đƣợc âm vang trên ngƣời này

hoặc ngƣời nọ trong chúng ta, thì phải chăng chính là vì

trong mỗi chúng ta đều sẵn có một nhà huyền giao đang

thiếp ngủ; chỉ chờ một cơ hội thuận lợi là sẽ đƣợc đánh

thức? ” 4

“Không ai nhận chúng tôi vào làm cả!”. Những

ngƣời thợ vƣờn nho đã trả lời với ông chủ vƣờn nhƣ thế.

Thánh Gioan Thánh Giá cũng thƣờng nghe lời than vãn

ấy. Ngài hết sức thƣơng cho những kẻ phải chờ đợi suốt

ngày mà không có việc gì làm, chỉ vì không ai dẫn dắt họ.

Ngài không cần phải sáng tạo từ số không – Tuyệt đối mà

nói, chỉ có một mình Thiên Chúa mới tạo dựng từ số

không – nhƣng ngài vẫn còn phải làm thế nào cho những

ân sủng mà nhiều ngƣời đã lãnh nhận đƣợc khỏi bị bỏ bê,

chôn vùi trong tình trạng cằn cỗi không đơm hoa kết quả,

một tình trạng đang có nguy cơ trở nên phổ quát nhƣ một

quy luật không tháo gỡ đƣợc.

Điều mà H. Bremond đã nói chí lý về bà Acarie (tức

là nữ chân phƣớc Maria Mầu nhiệm Nhập thể, 1565-1618,

4 BERGSON, Deux sourcesde la morale et de la religion, pp. 29-30 et 101

Page 74: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

74

thuộc dòng Cát Minh Têrêxa), chúng ta càng có thể nói

cách thích đáng hơn đối với Thánh Gioan Thánh Giá:

“Chỉ có Thiên Chúa mới tạo nên đƣợc các vị thánh

và các nhà huyền giao, nhƣng lời kêu gọi Ngài gởi đến

những kẻ Ngài tuyển chọn, thƣờng lại có vẻ là những lời

thì thầm khó bắt đƣợc. Nhiều ngƣời đã không nghe đƣợc,

hoặc đã không dám đón nghe lời kêu gọi ấy. Có thể vì yếu

đuối mà cũng có thể vì hiểu sai về sự khiêm nhƣờng và sự

cẩn trọng, họ đã làm tê liệt, thậm chí còn bóp nghẹt ân

sủng đã đƣợc ban cho. Thế nhƣng rồi, gần nhƣ đây lại là

một quy luật quan trọng trong cách Thiên Chúa quan

phòng điều hành phần lớn những sự thăng tiến trong đời

sống siêu nhiên, chỉ cần một câu nói hay một cái nhìn của

một tâm hồn thật sự thánh thiện và rõ ràng đã đƣợc Thiên

Chúa chiếm hữu, là đủ giúp cho những kẻ còn rụt rè,

những ngƣời còn phân vân lƣỡng lự, là những kẻ thật ra

đã đƣợc chọn mà không hay biết, đủ giúp cho họ nhận ra

ơn riêng đang có nơi bản thân họ. Đứng trƣớc bức tranh

sống động mà bất thần đƣợc nhìn tận mắt, họ nhƣ bị

choáng ngợp nhƣng đồng thời cũng đƣợc thêm khích lệ

phấn chấn. Có thể vì khiêm tốn, họ không thốt lên tiếng

kêu bất hủ của một thiên tài vừa thức dậy „ed anch‟io

„(tiếng Ý, có nghĩa là: „cả tôi nữa‟), nhƣng dù sao, chính

là nhờ cuộc hạnh ngộ có tính cách quyết định ấy mà ơn

gọi của họ đã đƣợc xác quyết rõ ràng. Và từ đó, họ quả

quyết cất bƣớc trên nẻo đƣờng cao vời, nẻo đƣờng mà mới

hôm qua đây, họ còn tƣởng nhƣ không thể bén mảng tới

đƣợc, và còn làm cho họ phải sợ hãi. Đó là câu chuyện có

thực của một số đông tín hữu nam cũng nhƣ nữ, cả của

các linh mục nhất là những linh mục đã nhờ bà Acarie mà

Page 75: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

75

phát huy đƣợc ân sủng của mình. ”5

Kiểu nói trên đây có lẽ là một trong những lời mô tả

đúng nhất để nói về tác động của Thánh Gioan Thánh Giá

trên rất nhiều ngƣời đã lên đƣờng hƣớng về đỉnh núi Cát

Minh, những ngƣời mà phải có bàn tay êm ái nhƣng vững

chắc của thánh nhân giúp đỡ mới dám dấn bƣớc lên cao

trên nẻo đƣờng họ đã vừa mong ƣớc vừa khiếp sợ. Tác

động của thánh nhân không kết thúc với cuộc đời ngài.

Một số bút tích của ngài vẫn đƣợc lƣu giữ, và ngƣời ta đua

nhau sao chép lại, cả bên trong cũng nhƣ bên ngoài những

cửa chấn song của các đan viện Cát Minh, rồi chuyển đi

khắp nơi, trƣớc tiên là tại Tây Ban Nha, rồi sang Pháp, Ý,

Bỉ. Phải sao chép nhƣ vậy là vì mãi 27 năm sau khi thánh

nhân qua đời, tác phẩm của ngài mới đƣợc xuất bản lần

đầu tiên – mà vẫn chƣa đƣợc trọn bộ!

Tuy nhiên, chƣa bao giờ ảnh hƣởng của ngài lại

chiếu toả mạnh mẽ nhƣ kể từ ngày 24-8-1926, ngày Đức

Piô XI tôn phong cho vị tu sĩ đầu tiên khiêm hạ này của

dòng Cát Minh Têrêxa tƣớc hiệu Tiến sĩ Hội thánh. Đức

Giáo Hoàng nói: “Thật xác đáng khi ngƣời ta xem các tác

phẩm của thánh nhân nhƣ là bản quy luật và là ngƣời chỉ

đạo cho các tâm hồn thành tín, khao khát đạt tới một đời

sống trọn lành hơn”. Và nhƣ vậy, Đức Giáo Hoàng đã nêu

cao thế giá của các tác phẩm ấy, chính thức nhìn nhận

rằng đó là “một nguồn suối rất tinh tuyền của cảm thức

tâm linh Kitô giáo và của tƣ tƣởng Hội thánh. ”

Giờ đây, trong mọi tầng lớp, thánh nhân đều có

những môn đệ đầy lòng sùng mộ nồng nhiệt. Lắm ngƣời

5 HENRI BERGSON, Histoire littéraire du sentiment religieux en France,

Tome II, pp. 227 et 228

Page 76: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

76

đƣợc lôi cuốn theo dòng ngƣỡng mộ ngày càng lan rộng

này, đã tìm đọc đến tác phẩm Đƣờng Lên Núi Cát Minh

mà chƣa đƣợc chuẩn bị. Điều ấy cũng có phần bất lợi. Quả

vậy, có kẻ ngay từ những trang đầu đã cảm thấy ngỡ

ngàng, và vì không lãnh hội đƣợc, đã che giấu sự nản lòng

dƣới tấm màn của thái độ “kính nhi viễn chi”, và đành

phải coi nhƣ thể việc đọc Thánh Gioan Thánh Giá là

chuyện dành riêng cho một số ngƣời đƣợc nhập môn đặc

biệt.

Đƣơng nhiên, không thể xem việc đọc tác phẩm của

thánh nhân nhƣ đọc một cuốn lịch sách đạo đức. Một mặt,

sẽ không đúng nếu bảo rằng việc đọc tác phẩm của ngài là

việc chỉ dành riêng cho một thiểu số chuyên gia; mặt khác,

nếu bảo rằng chẳng cần gì phải chuẩn bị mới đọc đƣợc, thì

chỉ là bạo miệng nói liều.

Không sự chuẩn bị nào cho bằng đƣợc một ai đó nói

cho nghe. Để thấu hiểu tự chính trong chiều sâu của

những trang chủ yếu trong học thuyết của Thánh Gioan

Thánh Giá, không gì bằng lần đọc những trang ấy bên

cạnh một ngƣời đã lãnh hội thấu đáo nhờ đã thực sự đem

những điều ấy áp dụng vào đời sống.

Vì không thể trực tiếp trao đổi hƣớng dẫn nhƣ thế,

chúng tôi viết những dẫn nhập này, mong giúp cho nhiều

ngƣời, vốn có lòng ngƣỡng mộ thánh nhân nhƣng vẫn còn

đang đứng ở xa xa, đánh tan đƣợc những ngập ngừng e sợ,

và cũng mong đem lại đƣợc cho họ những lời chỉ dẫn sơ

lƣợc cơ bản để nhờ đó họ có thể thực hiện đƣợc nỗi ƣớc

ao đọc Thánh Gioan Thánh Giá mà không đến nỗi liều

lĩnh. Những trang này có thể cũng còn hữu ích ngay cả đối

với một số độc giả đã từng say mê “học thuyết bổ dƣỡng

súc tích” của vị tiến sĩ huyền giao, đi đến chỗ biết khéo

Page 77: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

77

thƣởng thức món lƣơng thực quen thuộc mà kinh nghiệm

bản thân đã cho họ biết rõ là bổ ích thế nào rồi.

Thánh Gioan Thánh Giá viết cho những ai?

Để tránh cho chúng ta khỏi nhọc công đƣa ra những

ý kiến riêng tƣ về vấn đề này, chính Thánh Gioan Thánh

Giá, ngay trong lời tựa cuốn Đƣờng Lên Núi Cát Minh đã

lƣu tâm xác định rõ ngài nhắm viết cho những ai: “Tôi

cũng nghĩ rằng dù ngƣời ta có viết về đề tài này hoàn

chỉnh và trọn hảo hơn cách tôi viết ở đây, thì cũng chỉ một

số ít có thể thƣởng thức đƣợc, vì rằng ở đây không bàn

đến những điều nặng về luân lý và thú vị đối với tất cả

những ngƣời theo đƣờng tâm linh mà lại thích đạt đến

Thiên Chúa bằng những sự êm đềm thú vị, nhƣng là bàn

đến một học thuyết cốt yếu súc tích và vững chắc cho cả

hai nhóm ngƣời nói trên, nếu họ muốn đi qua trạng thái

trần trụi tâm linh mà tôi đang nói đây. Mà mục đích chính

của tôi cũng không phải nói với hết mọi ngƣời, nhƣng chỉ

nhắm đến một số ngƣời trong hội dòng của chúng tôi

đang dõi theo dấu chân các vị khai sáng ở núi Cát Minh,

cả tu sĩ và nữ tu, là những ngƣời đã yêu cầu tôi viết – và

là những ngƣời đã đƣợc Thiên Chúa ƣu ái đặt lên triền

dốc của ngọn núi này: những ngƣời này sau khi đã lột bỏ

hẳn những điều thế tục của đời này, sẽ hiểu rõ hơn học

thuyết về sự trần trụi tâm linh.”6

Nhƣ thế, ngài viết chủ yếu là cho các nam nữ tu sĩ

Cát Minh để đáp lại lời yêu cầu của họ7. Nói nhƣ vậy phải

chăng là bảo rằng những ngƣời khác không thể rút đƣợc

6 Đƣờng lên núi Cát Minh, lời tựa, (p. 56) 7 Dù trong thực tế ngài đã soạn quyển Ngọn Lửa Tình Nồng theo yêu cầu

của bà Ana Peñalosa, nhận định tổng quát này vẫn đúng.

Page 78: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

78

lợi ích nào nơi các tác phẩm của ngài? Trái lại, chẳng phải

là chính thánh nhân đã rõ ràng nhắm tới những ngƣời ấy

khi viết rằng “cho cả hai nhóm ngƣời nói trên, nếu họ

muốn đi qua trạng thái trần trụi tâm linh” đó sao? Nói rằng

một học thuyết đƣợc xây đắp với chủ ý trực tiếp nhắm tới

một nhóm ngƣời nhất định nào đó (chủ ý ấy sẽ ảnh hƣởng

đến văn phong, đến việc chọn lựa các hình ảnh minh họa

cũng nhƣ các trƣờng hợp cụ thể đƣợc nêu làm ví dụ áp

dụng) thì không có nghĩa là học thuyết ấy tự nó chỉ có giá

trị đối với nhóm ngƣời ấy mà thôi. Tác giả vốn là một

ngƣời không hề có một tham vọng trần thế nào, đã khiêm

nhƣờng tự giới hạn nhƣ thế, nhƣng sự kiện ấy không cho

phép chúng ta đƣợc quên đi tầm mức phổ quát gần nhƣ

đƣơng nhiên của một học thuyết đã trở thành sáng giá nổi

bật từ ngày Thánh Gioan Thánh Giá đƣợc tôn phong tƣớc

hiệu Tiến sĩ Hội thánh.

Vả lại, rất nhiều lần, chính Thánh Gioan Thánh Giá

cũng đã cảm thấy rằng những kẻ nghe ngài và đọc ngài

không chỉ giới hạn trong số những ngƣời ngài đã trực tiếp

nhắm tới. Sự trung thực và hợp lý với chính giáo huấn của

mình đòi ngài phải đi đến chỗ đem lại cho giáo huấn ấy

một chiều kích phổ quát. Rất nhiều ví dụ đƣợc trƣng dẫn

để minh hoạ học thuyết của cuốn Đƣờng Lên Núi Cát

Minh là những ví dụ lấy trong đời sống Kitô hữu nói

chung chứ không phải lấy ở đời sống tu sĩ Cát Minh. Đành

rằng, trên nguyên tắc, cuốn Đƣờng Lên Núi Cát Minh

chính yếu là nhắm tới các tu sĩ nam nữ dòng Cát Minh.

Tuy nhiên cũng phải đem áp dụng cho toàn bộ tác phẩm

của thánh nhân, câu nói của ngài trong tác phẩm Ngọn

Lửa Tình Nồng, qua đó ngài khẳng định một cách trang

trọng tính cách phổ quát của tác phẩm: “Tôi muốn nói rõ

Page 79: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

79

điều ấy ở đây, vì đó là điều rất mực cần thiết, không

những cho các tâm hồn đang tiến bƣớc vững vàng, mà còn

cho bất cứ ai đang tìm kiếm Đấng Chí Ái của mình. ”8

J. Baruzi đã nói lên điều ấy trong những dòng có vẻ

rất sát thực tế: “Thánh Gioan Thánh Giá đã viết, trƣớc hết

là cho các nam nữ tu sĩ dòng Cát Minh. Câu nói ngài

khẳng định với ta điều ấy 9, giờ đây đang gói ghém tất cả

sự thật của nó. Nó đã nảy ra nơi Thánh Gioan sau khi

ngài đã phải buồn bã nhìn đến những ngƣời không đƣợc

ai thông cảm, phải nghiêm khắc nhìn về những vị linh

hƣớng giả hiệu, sau hết là tức tối nhìn về những kẻ chỉ

thích những dịu ngọt hời hợt về tâm linh, để rồi ngài chỉ

còn biết quay về với những ai đã cố gắng từ bỏ mọi dính

bén vật chất, và nhờ vậy mà “có thể hiểu rõ hơn cái học

thuyết về sự trần trụi tâm linh”. Đó là cử chỉ của một con

chim khép cánh, nhƣng không vì thế mà ta lại quên rằng

nó đã có một dự phóng tung cánh bốn phƣơng – vâng, ta

không đƣợc phép quên rằng dự định của ngài vốn là một

dự định mang tính phổ quát. Một ngƣời dù ở rất xa các

đan viện Cát Minh, nhƣng nếu thực sự đạt đƣợc sự từ bỏ

thế gian và đƣợc biến đổi trong Thiên Chúa, thì cũng là

đang trèo lên đỉnh núi Cát Minh. ” 10

Dù sao, phải xua tan đi bóng ma của những hiện

tƣợng lạ thƣờng: những thị kiến, những mặc khải, những

việc bay bổng thân xác lên cao... Thánh Gioan Thánh Giá

là vị thánh của truyền thống Hội thánh. Ngài viết cho

8 Lửa 3,3 9 Nói về câu vừa trích trên đây trong Lời Phi Lộ của Đƣờng Lên Núi Cát

Minh 10 JEAN BARUZI, Saint Jean de la Croix et le problème de l‟expérience

mystique, 2e ed., Alcan, Paris, p. 393

Page 80: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

80

những ai đã quyết chí, và không gì hơn ngoài sự quyết chí,

quyết ẵm lấy cây Thập giá mà trên đó Đức Kitô đã chết

trong sự trần trụi cùng cực để giao hoà và hiệp nhất nhân

loại với Thiên Chúa trong ân sủng, không đƣợc phép giấu

kín ánh đèn dƣới đáy thùng, dù cái thùng ấy là một dòng

tu đã lan rộng có mặt khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu tính phổ quát nói trên

một cách đúng đắn. Những ngƣời mà Thánh Gioan Thánh

Giá nhắm tới là những ngƣời đã say mê sự thánh thiện,

hay ít ra là có thể đi đến chỗ say mê đó: Họ là những

ngƣời đang cất bƣớc trên đƣờng vƣơn tới đỉnh núi Cát

Minh. Con số những ngƣời ấy tất nhiên chỉ là một số ít.

Cũng có ngƣời đã nhận xét rất đúng rằng: Nếu Thánh

Gioan có muốn viết cho tất cả mọi ngƣời đi nữa, ngài

cũng chỉ nhằm nói với họ khi họ đã đạt đến một trình độ

nào đó trên đƣờng tâm linh 11

.

Chúng ta dễ đoán đƣợc ngay, những suy tƣ ấy sẽ đƣa

đến hệ quả cụ thể thế nào trong việc hƣớng dẫn các linh

hồn. Vì thế, cần xác định rõ, căn cứ trên kinh nghiệm thực

tế hơn là dựa vào những biện luận thuần lý.

Trƣớc hết, có những ngƣời mắc những khuyết tật

trầm trọng về tâm thần, không thể cho họ đọc Thánh

Gioan Thánh Giá, vì họ không thể nào đi vào con đƣờng

của ngài, dù chỉ là một bƣớc tập luyện sơ khởi. Phủ nhận

hoặc khinh thƣờng những hậu quả trầm trọng thực tế của

những nguyên nhân về thể chất (nguyên nhân thể lý, và ở

đây đặc biệt về tâm lý) là một ảo tƣởng nguy hiểm, thậm

chí là một sự ngây ngô đáng tội. Có những tâm hồn dị

dạng, còn kỳ dị hơn những cơ thể dị hình, việc săn sóc các

11 J. MARITAIN,Les degrés du savoir, note des pp. 686-687

Page 81: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

81

tâm hồn ấy, trƣớc tiên phải dành cho các bác sĩ chuyên

khoa về tâm bệnh. Những trƣờng hợp quá mức ấy thiết

tƣởng đã quá rõ, không cần phải bàn thêm.

Mặt khác, trong tác phẩm của Thánh Gioan Thánh

Giá, nếu ngƣời ta dừng lại ở những phần không phải là

phần độc đáo nhất của ngài – nhƣ những lời khuyên tu đức

mà ngài đƣa ra khá nhiều chẳng hạn – thì đƣơng nhiên có

thể đƣa cho tất cả những ai đang cần học từ bỏ và hy sinh.

Nhƣng làm nhƣ thế là không lý gì đến những đòi hỏi đích

thực của ngài và có nguy cơ làm sai lệch học thuyết ngài.

Bởi lẽ phƣơng pháp tu đức của Thánh Gioan Thánh Giá

chủ yếu là để hƣớng đến huyền giao, và chắc rằng đó là lý

do tại sao chủ thuyết của ngài mang tính cách kiên quyết

không khoan nhƣợng. Tệ hơn nữa, làm nhƣ thế là ngƣời ta

đã dùng Thánh Gioan Thánh Giá vào một mục đích mà

các tác giả chỉ chuyên về tu đức cũng có thể giúp đạt tới

đƣợc, có khi còn có thể giúp tốt hơn; và có lẽ các tác giả

này lại thích hợp hơn với mục đích vừa nói.

Hơn nữa, vì chân lý đôi khi đòi hỏi phải đƣợc trình

bày với những nét biện biệt vi tế của nó cho nên còn phải

nói thêm rằng, ngay cả những trƣờng hợp mà ơn gọi

huyền giao không đƣợc rõ ràng, sự tiếp cận (dầu chỉ gián

tiếp hay chỉ một phần nào đó) với tƣ tƣởng cƣờng dũng

của Thánh Gioan Thánh Giá vẫn có thể đem đến những

kết quả vô cùng phong phú. Ta có thể dùng nhiều kiểu nói

khác nhau: đồng cảm về tâm linh, đồng điệu về tinh thần,

hoặc nói nhƣ Paul Claudel: những tâm hồn cùng huyết

thống... để chỉ một sự kiện có thật, ấy là: nhờ học thuyết

của Thánh Gioan Thánh Giá, một số ngƣời đã đạt tới một

cuộc sống mới, có thể bề ngoài vẫn tầm thƣờng dung dị

nhƣng tất cả động lực của nó lại ở nơi những viễn tƣợng

Page 82: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

82

cao vời, đã đƣợc mở ra trong những trang siêu việt nhất

của cuốn Ca Khúc Tâm Linh hay cuốn Ngọn Lửa Tình

Nồng. Về điểm này, dƣờng nhƣ địa hạt để cho tƣ tƣởng

của Thánh Gioan Thánh Giá có chỗ đem ra ứng dụng còn

rộng lớn hơn nhiều so với điều ta tƣởng ban đầu. Có

những tâm hồn đã lún sâu vào những thói hƣ tội lỗi, chỉ có

thể chỗi dậy từng lúc đều đặn để tiếp tục chiến đấu khi

đƣợc khích lệ bởi luồng sinh khí mãnh liệt thổi đến từ

đỉnh cao mà thánh nhân vẽ ra trƣớc mắt chúng ta. Đó là

phƣơng pháp trị liệu bằng tƣơng phản đã đƣợc chứng

nghiệm bằng nhiều trƣờng hợp không có gì là ngoại lệ lắm.

Đối với một số tâm hồn đã rớt xuống vực thẳm quá sâu, chỉ

có vẻ đẹp huy hoàng của đời sống kết hiệp mật thiết với

Thiên Chúa mới đủ sức làm cái đối trọng khử đƣợc hấp lực

mãnh liệt của hố thẳm từ bên dƣới.

Điều ấy khiến chúng tôi nghĩ rằng: nếu viện lẽ chỉ có

một số ngƣời tỏ ra thực sự có khả năng sống đời huyền

giao để bác bỏ việc phổ biến học thuyết của Thánh Gioan

Thánh Giá (phổ biến hiểu theo nghĩa tốt của từ này) thì

thật là sai lầm. Phải chăng chúng ta nên đặt vấn nạn ngƣợc

lại: Sở dĩ các tâm hồn có khả năng sống đời huyền giao

quá ít ỏi nhƣ vậy, phải chăng nguyên do chính là vì chúng

ta đã quá ít khi nói về đời sống huyền giao, về học thuyết

của Thánh Gioan Thánh Giá, nhƣ lẽ ra đã phải đƣợc thực

hiện? Có thể nói, quan điểm của triết gia Bergson và của

sử gia Brémond mà chúng tôi đã trƣng dẫn ở những trang

đầu của phần dẫn nhập này rõ ràng là đã dựa trên những

luận cứ có giá trị phổ quát. Nếu nhƣ sự thiếu cẩn trọng và

thiếu chừng mực trong việc sử dụng ngôn từ có thể gây ra

những hậu quả tai hại, đáng tiếc, ngay cả cho những ngƣời

đã đƣợc chuẩn bị đầy đủ nhất để đƣợc nghe nói về đời

Page 83: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

83

sống huyền giao; thì một thực tế khác cũng đúng không

kém gì – có lẽ còn đúng hơn nữa – là có rất nhiều ngƣời

đã không biết đến ân sủng đang có nơi họ hay không dám

tin rằng là có, mãi tới ngày Thánh Gioan Thánh Giá, hoặc

đích thân hoặc qua tác phẩm của ngài, đã đến với họ, đẩy

nhẹ một cái, mới giúp họ ra đi lên đƣờng vƣợt núi. Nhìn

từ góc độ ấy, lịch sử đời sống huyền giao trong Hội thánh,

phải chăng là lịch sử của những sự kết tụ nối tiếp nhau

quanh một vị thánh, nam cũng nhƣ nữ, nhƣ quanh một tâm

điểm? Rõ ràng là ngày nay một sự kết tụ tƣơng tự dƣờng

nhƣ đang xảy ra chung quanh các tác phẩm của Thánh

Gioan Thánh Giá. Hoài nghi về điều ấy sẽ gây thiệt hại

cách riêng cho những ngƣời đang chịu ảnh hƣởng của ngài.

Thật là một sự đau lòng nhƣng đồng thời cũng là một

sự thôi thúc khi phải ghi nhận rằng sự kết tụ nói trên lẽ ra

phải lan rộng nhiều hơn là tình trạng đang có hiện nay.

Nhƣng có ngƣời sẽ bắt bẻ rằng: Làm sao dám nghĩ là

có thể đem học thuyết của Thánh Gioan áp dụng cho đa số

các tâm hồn, khi mà một cám dỗ nhỏ mọn cũng đủ cho

thấy là họ quá yếu đuối? Liệu có thể nói về tình yêu hoàn

hảo cho những ngƣời không thể vƣợt khỏi một đời sống

tội lỗi hay không thể chấp nhận một đau khổ nào?

Đáp lại vấn nạn ấy, phải nói rằng chính tình yêu –

điều duy nhất mà Thánh Gioan Thánh Giá nói với chúng

ta – và chỉ có tình yêu mới cứu đƣợc những tâm hồn quá

yếu đuối nhƣ vậy; chỉ có tình yêu mới cho họ hiểu đƣợc ý

nghĩa tích cực của đau khổ nhƣ thánh nhân đã cho thấy.

Thái độ tâm linh về đức nghèo khó và trông cậy, là điều

làm nền móng cho học thuyết của Thánh Gioan Thánh

Giá, không thể là chuyện đã rõ trƣớc là bất khả, là cấm kỵ

đối với bất cứ ai.

Page 84: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

84

Đứng trƣớc lý tƣởng về sự hoàn thiện của Tin mừng,

mọi tâm hồn đều là những kẻ tàn tật. Có thể đối với nhiều

ngƣời, lời mời gọi của Thánh Gioan Thánh Giá sẽ là cơ

hội để chuyển mình mà họ chờ đợi.

Chúng ta phải hết sức tránh việc hạ thấp học thuyết

của ngài cho hợp với tình trạng thực tế của các tâm hồn,

nhƣng đúng hơn, phải cố gắng, một cách trung thực giúp

các tâm hồn mở rộng ra với những đòi hỏi mà học thuyết

của ngài có quyền đặt ra cho họ.

Còn về việc giúp cho từng cá nhân cụ thể thực hiện

những huấn thị thánh nhân đã đƣa ra thì nên hành sử cách

cẩn trọng. Thời nào cũng thế, ngƣời ta có lý khi nhắc nhở

về những tác hại của việc đọc Thánh Gioan Thánh Giá

quá sớm, thiếu chuẩn bị, dù rằng đôi khi sự nhấn mạnh

này có nguy cơ khiến đọc giả trở nên e dè nhát đảm. Bất

cứ ai đã đọc Thánh Gioan Thánh Giá và tự kể mình đã

thực sự trở nên môn đệ ngài, đều cần phải xem xét kỹ

mảnh đất mình sẽ gieo vãi hạt giống. Đừng làm nhƣ

những kẻ gieo vãi lời kêu gọi của thánh nhân cách mù

quáng bừa bãi trong bất cứ cuộc gặp gỡ cá nhân nào. Đành

rằng học thuyết trong cuốn Đƣờng Lên Núi Cát Minh chỉ

là minh giải cho những đòi hỏi về sự hoàn thiện mà trong

Tin mừng Đức Kitô đã đề ra cho các môn đệ Ngài, nhƣng

cả về học thuyết ấy lẫn những đòi hỏi này, đều phải nói

rằng: “Không phải mọi ngƣời đều hiểu đƣợc cả đâu” (Mt

19,11).

Nhƣ thế, một đàng, khi hƣớng dẫn riêng từng ngƣời,

cần phải hết sức thận trọng dè dặt, nhƣ chính thánh nhân

đã căn dặn rõ khi nói về việc mời gọi ngƣời này hoặc

ngƣời kia bƣớc vào đời sống chiêm niệm; nhƣng đàng

khác, khi giới thiệu học thuyết của Thánh Gioan cho công

Page 85: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

85

chúng, thì hãy trình bày không phải nhƣ một học thuyết bí

truyền nhƣng nhƣ là một học thuyết đƣợc cống hiến cho

tất cả những ai chịu chấp nhận trả đúng cái giá cần phải

trả. Chính thánh nhân cũng không nói khác hơn ngƣời

đƣơng thời, và ngƣời đƣơng thời với ngài hẳn cũng có

những lỗi lầm yếu đuối nhƣ chúng ta thôi, chẳng khác bao

nhiêu. Thế thì thử hỏi liệu có gì là sai lầm khi chúng ta

theo ngài mà lặp lại lời ngài, không cƣờng điệu mà cũng

không giảm thiểu, để bảo rằng đời sống huyền giao là đời

sống đƣợc đề ra chung cho mọi tâm hồn say mê lý tƣởng,

và rằng mọi tâm hồn có thể hy vọng đạt tới đời sống ấy, và

rằng Thiên Chúa hoàn toàn làm chủ các ân huệ của Ngài và

Ngài không hề bị bó buộc đối với bất cứ ai?

Khi nói về những ân tứ huyền giao đầu tiên, Thánh

Gioan Thánh Giá có viết: “Tâm hồn phải hết sức ƣớc ao

đƣợc đạt tới những điều mà nó không thể nào biết đƣợc ở

đời này và là những điều lòng nó không thể nghĩ ra đƣợc” 12

.

Sau này, nhân nói về một trong những ân tứ cao vời

nhất đƣợc mô tả trong Ca Khúc Tâm Linh, ngài còn viết:

“Nhƣ thế, điều rất đáng ƣớc mong là mỗi tâm hồn đều

khấn xin ngọn gió của Thánh Thần thổi qua thửa vƣờn của

mình”. 13

Tác phẩm của Thánh Gioan Thánh Giá

nhằm nói những điều gì?

Nhiều ngƣời đã khởi đầu bằng việc đọc thánh nữ

Têrêxa thành Avila trƣớc khi đọc tác phẩm của cộng sự

12 2Lên 4 13 CaA 27,4 (ss. CaB 22)

Page 86: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

86

viên của thánh nữ. Họ thích thú với vẻ lôi cuốn của những

lời cảm thán tuyệt vời của thánh nữ đối với bí tích Thánh

Thể, họ nhƣ ngây ngất trƣớc những lời âu yếm thiết tha

ngài nói vơi Đấng Cứu Thế và trƣớc Đức Trinh Nữ và

trƣớc bao nhiêu trang đầy rung động với những tâm tình

thân thiết riêng tƣ. Đem so sánh, những chƣơng đầu của

cuốn Đƣờng Lên Núi Cát Minh cho họ cái ấn tƣợng chỉ

gặp đƣợc những cây cỏ cằn cỗi vùng hoang mạc, và ngay

cả chúng đôi lúc cũng lại biến mất nhƣờng chỗ cho những

đụn cát khô khốc và trơ trụi đến tuyệt vọng. Thỉnh thoảng

mới gặp đƣợc một vài ốc đảo xanh tƣơi, đẹp thật đấy,

nhƣng lại quá hiếm hoi. Sao thánh nhân lại không nói đến

thánh lễ, đến lòng yêu mến Đức Trinh Nữ, đến cuộc khổ

nạn của Chúa? Có những độc giả bị chƣng hửng cách não

lòng đã buột miệng kêu than nhƣ thế.

Tuy nhiên, thánh nhân viết là viết cho những ngƣời

mà ngài biết là đã đủ am hiểu về những điều ấy và đã sống

theo đó. Ai muốn yên tâm thì cứ việc đọc lại tiểu sử của

ngài, sẽ thấy ngài cử hành thánh lễ với lòng sốt sắng thế

nào, sẽ thấy có lần trong thời gian tuần thánh, ngài đã cảm

thụ nơi thân xác mình những đau đớn của cuộc khổ nạn

Chúa nhƣ thế nào, và sẽ thấy mỗi khi buồn phiền ngài đã

cất lên những ca khúc ngợi khen Đức Maria với một tình

yêu thơ trẻ nhƣ thế nào.

Nếu ngài không đề cập đến những chủ đề lớn trên

kia, chính là vì ngài có điều khác phải nói, điều khác này

chƣa ai nói với ngài, và sau ngài ngƣời ta chỉ có thể nói lại

bằng cách trích dẫn lời ngài mà thôi. 14

14 Có ngƣời sẽ bắt bẻ rằng câu này cũng có thể nói về cả Mẹ thánh Têrêxa

chứ không riêng thánh Gioan Thánh Giá. Quả đúng vậy. Tuy nhiên đang

Page 87: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

87

Ngài chỉ cho các Kitô-hữu đang khát khao nên thánh

biết con đƣờng đƣa thẳng đến gặp gỡ Thiên Chúa. Trong

mọi hoàn cảnh và mọi bậc sống, trong các việc đạo đức cá

nhân cũng nhƣ trong phụng vụ, có một thái độ tâm hồn

cần thiết cho những ai muốn lên tới đỉnh núi Cát Minh. Dù

ngọn núi của đời bạn ra sao đi nữa, vẫn có một cách trèo

lên bằng những con đƣờng dốc đứng: Đó chính là điều mà

kẻ đã từng thực hiện trƣớc bạn muốn chỉ vẽ cho bạn.

Trong mọi đời sống tâm linh, dƣới những vẻ thể hiện bên

ngoài muôn màu muôn sắc, vẫn có một đƣờng lối nguyên

tắc duy nhất, là đƣờng lối đã đƣợc ngòi bút của Thánh

Gioan Thánh Giá vạch ra, trƣớc tiên là trong bức vẽ

“Ngọn núi hoàn thiện” và sau là trong những lời minh giải

các thi khúc của ngài.

Có ngƣời đã viết đƣợc rất chí lý rằng: “Trong lãnh

vực trí thức thuần tuý, bộ “Tổng luận thần học” (của thánh

Tôma Aquinô) có vai trò nhƣ thế nào – một tổng hợp có

tầm mức phổ quát và có tính cách dứt điểm, tuy không

loại trừ những công trình nghiên cứu khác, nhƣng có khả

khi Mẹ thánh chỉ thình thoảng mới viết để bày tỏ với các vị linh hƣớng

hoặc để lƣu lại cho con cái kỷ niệm về những việc xảy ra trong thời gian

ngài thiết lập các đan viện, thi thánh Gioan Thánh Giá lại chỉ viết vì

thƣơng các linh hồn đang cần đến “một giáo lý rất đáng ngƣỡng mộ, tuy

nhiên dƣờng nhƣ những ngƣời theo đƣờng tâm linh lại thực hiện ít hơn

mức độ họ cần thực hiện” (2Lên 7,4). Cả khi Mẹ thánh viết “đôi điều về

việc nguyện ngắm”, nhƣ trong Đƣờng Hoàn Thiện, thì do tâm tính và ảnh

hƣởng giáo dục, Mẹ thánh đã đề cập tới những đề tài mà thánh Gioan

Thánh Giá, do trƣớc kia đã đƣợc đào tạo ở Salamanca, thƣờng tránh đi để

khỏi lạc đề. Điều đó cho thấy nét khác biệt cách xa giữa tác phẩm của hai

vị.

Page 88: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

88

năng chỉ định trƣớc chỗ đứng cho các công trình ấy – thì

tác phẩm của Thánh Gioan Thánh Giá cũng có vai trò

tƣơng tự trong lãnh vực trí thức thực hành, là loại trí thức

chỉ cho ngƣời ta biết về những con đƣờng dẫn bƣớc tới

Thiên Chúa. Tất cả các tác phẩm bàn về đời sống tâm linh

(hoặc là những sách viết từ trƣớc mà ngài giả thiết là

ngƣời ta đã biết, hoặc những sách do chính ngài gợi hứng

cho ngƣời ta sau này đọc theo diễn trình cuộc sống của

Hội thánh) hoặc bàn về khía cạnh đặc thù nào đó của đời

sống tâm linh, về một cách thực hiện cụ thể nào đó trong

việc đi đến với Thiên Chúa, dƣới hình thức một lòng tôn

sùng đạo đức nào đó, tất cả đều phải đƣợc đọc dƣới ánh

sáng các nguyên tắc vị thánh tiến sĩ đã đề ra.

Toàn bộ tác phẩm của Thánh Gioan Thánh Giá chỉ là

bức tranh mô tả việc Thánh Thần nắm lại trong tay Ngài

con ngƣời thụ tạo, ô trọc và què quặt, để biến cải sinh hoạt

của nó, một sinh hoạt bị liệt nhƣợc về cả hai mặt tâm lý

cũng nhƣ luân lý, và có thể giúp nó đạt đƣợc một cung

cách thần diệu (nên lƣu ý rằng: hình nhƣ không bao giờ

thánh nhân dùng đến từ “phƣơng pháp” – điều này bao

hàm rất nhiều ý nghĩa) trong việc suy nghĩ, mến yêu và

hành động. Nhƣ tất cả những ai lạc quan đứng đắn, thánh

nhân không ngần ngại nêu rõ tầm cao của lý tƣởng phải

đạt tới cũng nhƣ những khó khăn đáng sợ phải vƣợt qua.

Ngài biết rằng sức mạnh mà ngài đang trông nhờ là một

sức mạnh không bao giờ cạn kiệt. Khi đạt tới cùng đích,

tức là đạt tới sự kết hiệp nên một với Thiên Chúa mà mỗi

trang sách đều nói tới, linh hồn sẽ chỉ còn là một dụng cụ

hết sức uyển chuyển trong bàn tay Thiên Chúa; nó sẽ hoàn

toàn đƣợc lôi cuốn vào sự vận hành của tình yêu, đang nối

kết Chúa Cha và Chúa Con trong Thánh Thần, giữa cung

Page 89: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

89

lòng Thiên Chúa Ba Ngôi. Nó sẽ sống trọn lời nguyện xin

của Đức Kitô trong đêm tiệc ly: “Xin cho chúng đƣợc nên

một nhƣ Chúng Ta là một” 15

.

Dƣờng nhƣ Thánh Gioan Thánh Giá chỉ nói có một

điều ấy thôi. Vƣợt qua mọi phức tạp rắc rối của bản văn,

xuyên qua những công thức thuộc về mọi thời đại nhất

định trong lịch sử văn hoá và thần học, dƣới những hình

ảnh có khi vay mƣợn của một thời kỳ lịch sử đặc trƣng,

nếu chúng ta nắm đƣợc điều duy nhất nói trên, chúng ta có

thể “đặt mình vào trong chính tƣ tƣởng của ngài 16

và bắt

gặp đƣợc sự đơn thuần trong trực giác nguyên thuỷ của

ngài” 17

. Trực giác ấy, ta có thể tóm lƣợc nhƣ sau: Làm thế

nào mà kêu xin, đón nhận và phát huy đƣợc sự biến cải do

bởi Thần Khí Thiên Chúa toàn năng và vô cùng thuần khiết,

thực hiện cho cái con ngƣời vốn ô trọc và yếu nhƣợc của

chúng ta, biến cải về cả hai mặt “thể” và “dụng” (être et

agir).

Hình ảnh tuyệt vời nhất đã giúp thánh nhân diễn tả

cái trực giác ấy là hình ảnh khúc cây rực cháy bởi lửa

thiêu. Nhờ dùng hình ảnh này nhƣ hạt nhân ở giữa, tác

phẩm Ngọn Lửa Tình Nồng đã tổng hợp đƣợc tất cả giáo

huấn của Thánh Gioan Thánh Giá. Ngay cả hình ảnh đêm

tối, tuy giàu chất tƣợng trƣng hơn nhƣng không cho thấy

rõ tính cách đơn thuần trong trực giác nguyên thuỷ của vị

tiến sĩ huyền giao cho bằng hình ảnh trên.

Đó là vấn đề sinh tử, mà quả là sinh tử, đối với

chúng ta là những thụ tạo hƣ hèn: Sống chính sự sống của

15 Ga 17,22 16 BERGSON, La pensée et le mouvant, p. 137 17 Sđd.

Page 90: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

90

Thiên Chúa, hƣởng dụng đƣợc những tài nguyên vô cùng

phong phú nơi hoạt động của Thiên Chúa, đem cái hệ số

của toàn năng Thiên Chúa đặt trƣớc những khả năng

khiếm khuyết của chúng ta để đƣợc bội tăng, thổi lồng vào

hồn chúng ta chính hơi thở của Thiên Chúa, thực sự trở

nên những đứa con của Thiên Chúa, thông dự vào thần

tính, và hành động trong tƣ thế ấy.

Dù một số ngƣời có nghĩ thế này hay thế khác, và dù

khác nhau thế nào đi nữa, chúng ta cũng có thể nói rằng

bốn tác phẩm chính của vị huyền giao, nhƣ ngày nay

chúng ta đang có, làm thành một tổng thể đầy đủ. Hai

cuốn Đƣờng Lên Núi Cát Minh và Đêm Dày cho ta thấy,

trong cuốn thứ nhất thì trình bày nỗ lực bản thân của mỗi

tâm hồn đang tiến bƣớc hƣớng về Thiên Chúa, với sự trợ

giúp của ân sủng, đang cố gắng thực hiện sự lột bỏ; cái nỗ

lực riêng của mỗi cá nhân ấy sẽ không bao giờ hoàn toàn

xong nhƣ vẫn đƣợc ngầm chứa trong những tác phẩm kia;

cuốn thứ hai thì cho thấy tác động thanh luyện của Thiên

Chúa mà linh hồn thu nhận. Đó là hai khía cạnh, đôi khi

song hành, của cùng một giai đoạn thƣờng là đau nhức

trong đời sống tâm linh. Rồi đến cuốn Ca Khúc Tâm Linh

thì nằm trong những viễn tƣợng của cuộc “Hôn phối

huyền giao”, những viễn tƣợng hoàn toàn hƣớng về phía

ánh sáng, đi tiếp lộ trình bắt đầu từ điểm mà cuốn Đêm

Dày đã ngừng lại: Đó là tất cả vẻ huy hoàng rực rỡ của sự

kết hiệp nên một với Thiên Chúa, trong niềm vui của một

tình yêu đã đƣợc ân hƣởng ngay tự đời này. Cuối cùng,

cuốn Ngọn Lửa Tình Nồng mô tả tột đỉnh của sự kết hiệp

nên một, cái tột đỉnh mà chắc chắn không phải ai cũng đạt

tới đƣợc ở đời này, nhƣng vẫn nằm trong lộ trình đã đƣợc

phác ra ngay từ những trang đầu của cuốn Đƣờng Lên Núi

Page 91: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

91

Cát Minh. Lộ trình này chứa đựng toàn bộ con đƣờng mà

con ngƣời nhân thế trải qua, từ khi con ngƣời ấy quyết

định tự hiến thân cho Thiên Chúa, một cách dứt khoát,

cho đến lúc tình yêu của Thiên Chúa tuôn đổ vào tâm hồn

với một cƣờng độ mãnh liệt đến mức làm cho con ngƣời

chết đi trong niềm hoan lạc không còn thuộc về cõi thế

trần này nữa. Bức hoạ “Ngọn núi hoàn thiện” trình bày

khái lƣợc tính toàn thể cũng nhƣ tính duy nhất của lộ trình

ấy một cách rất gợi hình. Có thể nói tất cả sự khai triển

của Thánh Gioan Thánh Giá đã đƣợc phác hoạ trƣớc trong

bức hình nơi trang đầu cuốn Đƣờng Lên Núi Cát Minh.

Tác giả đã vẽ ra lộ trình ấy là con người như thế

nào?

Việc Thánh Gioan Thánh Giá sống trong một môi

trƣờng đặc biệt, đƣợc đào tạo về trí dục khác hẳn chúng ta,

rồi quá khứ xa xôi của thời đại mà ngài sáng tác, tất cả

những điều đó có thể khiến chúng ta gặp khó khăn trong

lúc đọc tác phẩm của ngài. Nói nhƣ vậy có vẻ hơi lạ đối

với những ai dễ dàng vƣợt qua hình thức bên ngoài để chỉ

chú tâm tới cốt lõi thiết yếu của một học thuyết. Thế

nhƣng đó là một sự kiện cần phải đƣợc lƣu ý. Quả vậy,

trong số những ngƣời mà vị tiến sĩ huyền giao đã lôi cuốn,

rất nhiều ngƣời chƣa có đƣợc một vốn liếng trí thức căn

bản đầy đủ để gác bỏ lớp áo thƣờng tình nhân thế phủ bên

ngoài và giữ lại các chân lý mà tự bản thân chúng, vốn

không thuộc về thời gian và không còn là của riêng một

nền văn hoá này hơn là một nền văn hoá khác.

Thánh Gioan Thánh Giá là ngƣời Tây Ban Nha, một

ngƣời xứ Castilla chính gốc: Ngài sinh ra tại Fontiveros

thuộc miền cổ Castilla. Thánh nhân đã đƣa vào tác phẩm

Page 92: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

92

mình một chút nào đó sự cuồng nhiệt và tính không khoan

nhƣợng, là tính chất đặc trƣng của xứ sở ở phía nam dãy

núi Pyrénées. Muốn hiểu rõ điều ấy cần phải thấy những

thân thể bị kéo dài ra theo chiều cao đến mức mất cân đối

va những ngọn lửa vƣơn cao mãi trong các hoạ phẩm ông

Le Greco ở Toledo đang vẽ ra trong lúc mà chỉ cách

xƣởng vẽ của hoạ sĩ có vài bƣớc, Thánh Gioan Thánh Giá

đang Chúa chịu sự thử thách khủng khiếp là bị cầm tù.

Sinh năm 1542, qua đời năm 1591, ngài là ngƣời dân

thành Castilla của thế kỷ 16, thời hoàng đế Felipe đệ nhị,

thời vàng son của nền văn học Tây Ban Nha. Nhìn từ góc

độ ấy ta dễ nhặt đƣợc trong tác phẩm của ngài những lối

diễn tả, những ví dụ cụ thể, những nhận định mà chỉ có

thể thẩm lƣợng đƣợc khi đem đặt vào khung cảnh lịch sử

thời ấy.

Tính triệt để mà Thánh Gioan Thánh Giá thừa hƣởng

của thời đại và huyết thống dƣờng nhƣ càng tăng thêm

nhiều do sự đào tạo triết học ngài hấp thụ ở đại học

Salamanca. Cái văn khiếu thích những sự biện biệt, phân

chia, mà ta thấy rõ nhất trong hai tác phẩm Đƣờng Lên

Núi Cát Minh và Đêm Dày, cái nhu cầu muốn quy tất cả

về những nguyên tắc chính yếu, vững chắc và sắc bén nhƣ

những lƣỡi kiếm thép, cái nhân sinh quan làm nền tảng

cho bố cục chung của hai tác phẩm ấy, và rất nhiều điểm

chi tiết khác cho ta thấy ảnh hƣởng của viện đại học

Salamanca thời danh đã chi phối nhƣ thế nào lên vị tiến sĩ

huyền giao.

Nhƣng xin hiểu cho điều chúng tôi muốn nói đây.

Chúng tôi không muốn gợi ý – nhƣ một tác giả hơi vội

vàng nọ đã làm khi viết về một vị thánh khác – rằng nếu

Thánh Gioan Thánh Giá là một ngƣời Pháp sống cùng thời

Page 93: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

93

với chúng ta thì về một vài điểm, có lẽ ngài sẽ viết ngƣợc

lại điều ngài đã dạy. Cái nguyên tắc phải hoàn toàn dứt bỏ

mọi sự, mà thi sĩ của Đêm Dày đã ca ngợi và truyền giảng,

vẫn luôn có giá trị đối với mọi Kitô hữu, dù sống ở thời

đại nào và thuộc môi trƣờng nào cũng vậy. Nếu phải thay

đổi chút gì thì chỉ là nơi những ví dụ mà ngài dùng để

minh hoạ cho học thuyết của mình, là việc nhấn mạnh đến

nguy cơ này hay nguy cơ khác phù hợp với thực trạng ở

Tây Ban Nha thế kỷ XVI hơn là với thực trạng ở Pháp vào

thế kỷ XX, và nhất là nơi một điều gì đó khó định nghĩa

đƣợc, điều làm cho một tác giả suy nghĩ và diễn tả theo

một cách thức mang dấu ấn những bận tâm và những khát

vọng của thời đại mình – mà về điểm này, không hề có hai

thời đại nào trong lịch sử nhân loại lại có thể hoàn toàn

giống hệt nhau đƣợc.

Một ví dụ sau đây đủ làm sáng tỏ điều chúng tôi

muốn nói. Một số ngƣời ngạc nhiên tại sao Thánh Gioan

Thánh Giá lại chống đối dữ dằn nhƣ vậy đối với việc tôn

kính thái quá các ảnh tƣợng, chỉ thiếu chút nữa, có lẽ họ

đã cho ngài là một kẻ “bài ảnh tƣợng”.

Tuy nhiên chỉ cần một chuyến du lịch Tây Ban Nha,

khảo xét một vài tài liệu đƣợc sao chụp, hoặc đọc một số

đoạn văn miêu tả viết vào thế kỷ XVI – cuốn Đời tôi (Tự

truyện của thánh nữ Têrêxa thành Avila) sẽ cung cấp

những ví dụ tuyệt cú! – chúng ta có thể hiểu đƣợc cái trò

trẻ con (hay phải gọi là cái thị hiếu dị hợm) của những ông

những bà khoác lên các bức tƣợng những y phục chẳng

khác gì những con búp bê, phủ lên đó những vàng bạc lụa

là nặng trịch. Các ông bà ấy để phần lớn thời giờ của họ

vào việc đè bẹp các nhà nguyện dƣới những y trang đƣợc

Page 94: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

94

lôi ra từ phòng khách và phòng khuê, những nhà nguyện

mà ở đó chẳng bao giờ họ tƣởng đến việc cầu nguyện cả!

Không có gì đáng ngạc nhiên khi thánh nhân cảm

thấy mình có lý để chống lại những tệ lạm ấy. Nếu với

tính tiết độ và đạm bạc của nghệ thuật thời nay, ta không

còn dịp thấy những lời hô hoán gay gắt nhƣ roi quất, đã

từng bùng nổ trong cuốn Đƣờng Lên Núi Cát Minh, thì đối

với chúng ta ngày nay cũng nhƣ đối với những ngƣời sống

ở Tây Ban Nha thế kỷ XVI, chân lý sau đây vẫn không

giảm bớt: Các ảnh tƣợng tất nhiên là phƣơng tiện để tôn

kính Chúa và các thánh, khích lệ lòng tôn sùng của ta, tuy

nhiên chúng chỉ là một phƣơng tiện chứ không bao giờ

đƣợc phép đứng trên tinh thần và lòng sùng kính nội tâm

mà chúng có phận sự nuôi dƣỡng.

Trong rất nhiều điểm, học thuyết Thánh Gioan

Thánh Giá sẽ lộ rõ giá trị đích thực của nó, nếu ta biết lƣu

ý đến bầu khí và những hoàn cảnh lịch sử trong đó nó ra

đời. Việc Thánh Gioan Thánh Giá cứ nằng nặc đòi ta phải

nắm chắc lấy đức tin và giáo huấn của Hội thánh trong sự

tinh ròng của nó, là một phản ứng cho thấy rõ nỗi ám ảnh

đầy lo âu của ngài trƣớc những xáo trộn gây nên bởi giáo

huấn của những ngƣời thuộc phái “Thần ngộ” (Illuminés).

Và không cần lịch sử phải nêu tên những nhà linh hƣớng

vụng dại, chỉ nguyên lời tựa của cuốn Đƣờng Lên Núi Cát

Minh và những lời hô hoán trong cuốn Ngọn Lửa Tình

Nồng cũng đủ cho ta đoán đƣợc rõ ràng khuôn mặt của

những ngƣời ấy.

Cũng nên thêm rằng cần lƣu ý đến nhân cách của vị

tác giả học thuyết này. Nhân cách ấy chẳng những mang

dấu ấn của nơi ngài sinh trƣởng phát xuất, mà chính tự

Page 95: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

95

thân nó cũng đã có những nét độc đáo đến nỗi toàn bộ tác

phẩm đều thấy in hằn rõ nét.

Càng nghiên cứu Thánh Gioan Thánh Giá, chúng ta

càng kinh ngạc trƣớc sự phong phú lạ thƣờng. Các năng

khiếu này lại đƣợc phát huy nhờ những biến cố xảy đến

giúp ngài có dịp trở thành ngƣời dẫn đạo tuyệt hảo cho các

tâm hồn đang trên đƣờng tiến về sự kết hiệp thâm sâu với

Thiên Chúa.

Phong tƣ của một tâm hồn mẫn cảm, của một đầu óc

thông minh, lại đƣợc triển nở nhờ một nền học vấn đại học

tuyệt hảo và nhờ sự tiếp xúc ít ra là gián tiếp với những

giới trí thức và thi nhân thuộc về một thời thịnh đạt nhất

của nền văn học Tây Ban Nha. Thoạt nhìn qua thì những

năng lực ý chí có vẻ ít nổi bật hơn. Một nhà chiết tự có

nhận xét rằng: “Trong chữ viết của ngài không có nét nào

nói lên rằng: Tôi muốn”. Có lẽ tính chất mềm mỏng nhẹ

nhàng của tâm hồn ngài vốn đƣợc hoàn toàn phó thác cho

tác động của Thiên Chúa, đến độ không còn một sáng kiến

nào là không phát xuất từ Thiên Chúa, đã làm cho sự

phong phú về ý chí không đƣợc nổi bật. Tuy nhiên sự nhặt

nhiệm ngài tự đặt ra cho mình ngay từ bƣớc khởi đầu trên

Đƣờng Lên Núi Cát Minh, việc thiết lập các đan viện mới

đƣợc ngài thực hiện với những hiệu quả đáng kinh ngạc,

tài điều khiển của ngài đƣợc chứng tỏ ở mức độ cao qua

các trách vụ đƣợc giao phó, những trách vụ rất khác nhau

và đôi khi rất tế nhị, rồi rất nhiều quyết định của ngài liên

quan đến những vấn đề khác nhau trong cả một cuộc đời

có nhiều rắc rối đủ loại: tất cả những điều ấy chứng tỏ một

sự quân bình nội tâm, trong đó ý chí không hề thua kém so

với sự phân minh của óc phán đoán và sự tinh tế của cảm

tính.

Page 96: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

96

Trên bình diện siêu nhiên, sở dĩ Thánh Gioan Thánh

Giá có đƣợc vai trò trổi vƣợt, trƣớc hết là do chính ngài đã

sống trọn vẹn những gì ngài viết cho ngƣời khác. Những

nét đầu tiên do tay ngài phóng bút, là những điều không

nhằm để cho ai khác và đòi phải có sự phong phú khoáng

đạt của thi ca, chỉ hát lên cảm nghiệm riêng của chính

mình ngài. Lời trình khai của các nhân chứng về cuộc đời

ngài đủ để thấy kinh nghiệm ấy dồi dào tràn đầy đến mức

độ nào. Chính ngài sẽ chỉ rõ sự phong phú ấy do đâu:

“Thiên Chúa là Đấng ân ban sự phong phú và ƣu việt, về

phƣơng diện những hoa quả đầu mùa của thần trí, ngài

ban nhiều ít cho những kẻ khởi đầu khai sáng, tuỳ theo

mức độ mà tƣ tƣởng và tinh thần của họ đƣợc kế tục lâu

dài hay vắn vỏi.” 18

Học thuyết và tinh thần của vị tu sĩ

Cát Minh cải tổ đầu tiên ắt phải có đƣợc sự kế tục lâu dài.

Nhiều lúc lƣợng ân tứ hải hà của Thiên Chúa ban

cho các vị thánh chỉ có thể hoàn toàn giải thích đƣợc do sứ

mạng của các vị ấy trong Hội thánh: sứ mạng soi lối cho

nhiều vị thánh khác bằng ngọn lửa đã đốt cháy chính bản

thân các ngài (Chính vì thế, chúng ta dễ có xu hƣớng nghĩ

rằng kinh nghiệm của các thánh thuộc về một loại khác đối

với kinh nghiệm của ngƣời Kitô hữu trung bình).

Nhƣng, ngoài kinh nghiệm bản thân, Thánh Gioan

Thánh Giá còn thêm vào những kinh nghiệm của rất nhiều

linh hồn khác mà ngài linh hƣớng, hoặc để rút ra từ đó

những lời khuyên dạy kẻ khác hoặc dùng chúng để kiểm

nghiệm những lời khuyên ấy cách sống động. Đó là cả

một kho tàng kinh nghiệm, một trong những kho tàng lớn

lao nhất trong lịch sử Hội thánh, mà cuộc cải cách dòng

18 Lửa 2,2

Page 97: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

97

Cát Minh thuở ban đầu đã cung cấp cho ngài. Lúc 26 tuổi,

ngài đã có mối thâm giao với mẹ Têrêxa Chúa Giêsu.

Trọn cuộc đời, ngài cống hiến phần lớn hoạt động linh

mục của mình cho các tu sĩ nam nữ thuộc dòng Cát Minh,

và ngoài ra, còn cho tất cả những ngƣời tuy sống ngoài

khuôn khổ đan viện nhƣng vẫn khao khát đƣợc biết phần

nào về ngọn lửa huyền nhiệm mà những bài thơ của ngài

đã ca ngợi mà cũng là ngọn lửa mà ngƣời ta có thể đoán

biết đƣợc qua ánh mắt ngài.

Cả cái khả năng kỳ diệu mà ngƣời ta gọi là tài diễn

tả, ngài không thiếu. Thánh nữ Têrêxa trong cuốn “Đời

tôi”, đã nhận xét rằng việc có thể diễn tả cách rõ ràng các

ơn mình cảm nghiệm đƣợc, lại là đƣợc thêm một ơn mới

nữa. Bằng văn vần cũng nhƣ bằng văn xuôi, Thánh Gioan

Thánh Giá đã nói lên đƣợc, chẳng những các nét chính

yếu mà cả những cung bậc vi tế nhất trong bản giao hƣởng

mà Thiên Chúa đã cho ngài nghe thấy.

Chỉ khi nào tiếp xúc thƣờng xuyên và lâu dài với

những tác phẩm của vị tiến sĩ huyền giao, ta mới có thể

khám phá đƣợc tất cả những tài năng đã tạo nên những cá

tính đặc biệt vẹn toàn nơi con ngƣời ngài. Một trong

những ngƣời đầu tiên cho xuất bản tác phẩm của ngài đã

diễn tả lòng khâm phục của mình nhƣ sau: “Nếu qua tƣ

tƣởng tuyệt vời và văn phong trác tuyệt của ngài, ngƣời ta

thấy rõ ngài đã viết ra những điều ấy dƣới ánh sáng của

một trí tuệ vƣợt trên trí tuệ loài ngƣời, thì chính cái trí tuệ

đơn thuần nhân loại nơi ngài cũng không thiếu để viết ra

đƣợc những điều kín nhiệm của trời cao. Về điểm này,

ngài đã có một sự thông hiểu tuyệt vời, nhờ sự học hỏi ở

nhà trƣờng cũng nhƣ nhờ kinh nghiệm, từ trong các lãnh

vực văn chƣơng thi phú, trong việc đọc Thánh Kinh, trong

Page 98: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

98

sự biện biệt tinh tế của kinh viện, sự thấu triệt đời huyền

giao, sự sung mãn tinh thần và tất cả mọi sự thông hiểu

đặc biệt của các thánh, mà tâm trí ngài đƣợc trang bị một

cách đặc biệt. ” 19

.

Cuộc sống, lời minh giải cần thiết cho tác phẩm

Nhƣ thế, ta hiểu tại sao cần biết qua tiểu sử thánh

nhân để có thể đi vào việc đọc tác phẩm của ngài. May

thay, đã có một cuốn tiểu sử bằng tiếng Pháp “do một tu sĩ

Cát Minh đồng thời là một nhà sử học xuất sắc viết ra”

(tức cuốn sách của cha Brunô, theo nhận xét của J.

Maritain)20

. Không cần phải ca ngợi tác phẩm ấy nữa. Đối

với những ai đang tự hỏi không biết phải chuẩn bị thế nào

để nghiên cứu tác phẩm của vị tiến sĩ huyền giao cho thật

bổ ích, chúng tôi chỉ xin khuyên nên tìm đọc cuốn tiểu sử

ấy.

Bởi vì Thánh Gioan Thánh Giá thuộc số những

ngƣời khởi sự bằng cách sống trƣớc những điều mình

giảng dạy, nhƣ nơi trƣờng hợp của chính Đức Giêsu, Chúa

chúng ta. Chúng tôi xin đƣợc phép áp dụng vào ngƣời

môn đệ, những điều mà cha Grandmaison viết về vị Thầy

chí thánh, tất nhiên là với những chuyển đổi cần thiết:

“Mặc dầu đã hết sức cố gắng ẩn mình đằng sau sứ điệp

mình mang đến, một ngôn sứ không thể nào tránh khỏi

việc xen mình một phần khá lớn vào chính những lời giáo

huấn mình truyền đạt... Do đó chúng ta có quyền mong

rằng trong sứ điệp của Đức Giêsu có thể tìm đƣợc những

19 JÉRÔME DE SAINT-JOSEPH, Introduction et avis général pour la

lecture de ces livres. 20 J. MARITAIN, Préface du SAINT JEAN DE LA CROIX du RP Bruno,

Plon, p. 1

Page 99: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

99

mặc khải về chính thân thế của Ngài. Về điểm này, nét

độc đáo của Tin mừng chính là ở nơi sự gắn bó mật thiết,

phần lớn còn đi đến chỗ đồng hoá, giữa con ngƣời và sứ

điệp” 21

.

Tác phẩm của Thánh Gioan Thánh Giá chứa đầy

cuộc đời của ngài, dù rằng không có một dòng nào nói về

đời sống ngài. Do đó, khó mà hiểu đƣợc tác phẩm nếu

không biết đến cuộc đời của ngài, vốn là linh hồn của tác

phẩm. Baruzi đã có lý khi viết rằng: “Trong lúc những nhà

huyền giao tự thuật về chính mình có nguy cơ làm cho

chúng ta không thấy đúng điều đƣợc hình thành nơi họ

nhƣng lại vƣợt quá tầm mắt họ, thì trái lại, những vị ẩn

mình đằng sau tác phẩm lại nhờ vậy mà ghi đƣợc chân

tƣớng mình trong những nét vi tế nhất. Thánh Gioan

Thánh Giá thuộc nhóm thứ hai này. ” 22

Chắc rằng trong tiểu sử thánh nhân, ta sẽ không thấy

đƣợc điều gì khác hơn trong tác phẩm ngài. Nhƣng có một

số nét mà tính chất phi ngã (phi ngã, nếu chỉ thoạt nhìn

qua) của tác phẩm có thể để chìm vào bóng tối, sẽ nhờ tiểu

sử mà lộ rõ ra ánh sáng. Rồi chúng ta sẽ thấy, trong cuộc

sống của ngài cũng rõ ràng chẳng kém gì qua tác phẩm,

những đòi hỏi thƣờng là đem lại khổ đau của con đƣờng

thánh thiện. Và chúng ta sẽ thấy, còn rõ hơn là trong tác

phẩm, sự dịu dàng êm ái của ngài, sự tế nhị tuyệt vời của

ngài trong việc dẫn dắt các linh hồn. Thánh Gioan Thánh

Giá cũng nhƣ mọi vị thánh khác, có một quả tim mềm

chảy (mặc dù nói vậy thì tác giả Huysmans sẽ không ƣng

ý!). Làm sao không xúc động đƣợc với sự ƣu ái dịu dàng

của ngài (Có cần chăng phải thêm rằng lòng ƣu ái tự nhiên 21 DE GRANDMAISON,Jésus Christ, t. I, p. 3 22 BARUZI, op.cit., p. 228

Page 100: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

100

ấy đã đƣợc siêu nhiên hoá, bởi vì nó không bị tiêu huỷ

song chỉ đƣợc nâng cao lên một bình diện khác?) đối với

mẹ ngài, với anh em ngài, với các nữ tu Cát Minh mà ngài

muốn tận tụy phục vụ, và ngay cả với bà già ngƣời Maure

mà chẳng một ai muốn giải tội cho. Còn đối với ngƣời nữ

muốn cám dỗ lôi cuốn ngài vào đƣờng tội lỗi, ngài rất có

thể làm nhƣ bao ngƣời khác, lấy roi mà đánh đuổi, nhƣng

không! ngài đã dịu dàng bảo cô ta rút lui sau khi đã giúp cô

ta giao hoà với Thiên Chúa.

Với một dáng dấp dè dặt trong việc giao tiếp, gần

nhƣ không có gì đáng lƣu ý, mới gặp ngài thƣờng lúc đầu

ngƣời ta không khỏi ngỡ ngàng. Nhƣng chẳng mấy chốc,

ngài để lộ tâm tình của một vị thánh, nhƣ cố tình ẩn náu

sau vẻ bề ngoài khiêm tốn; sự tốt lành của tâm tình ấy làm

cho cặp mắt đen thẳm của ngài rực sáng trên khuôn mặt

lúc nào cũng xanh xao. Một khi đã đƣợc biết ngài thì khó

lòng mà không kính mến ngài đƣợc. Ở Segovia, lúc ngài

làm tu viện trƣởng, hễ mỗi khi ngài có việc đi ra ngoài thị

trấn, dù chỉ vài giờ, lúc về, con cái ngài hễ trông thấy là ùa

chạy đến để hôn tay hôn áo choàng ngài, chẳng khác nào

nhƣ để lãnh một ơn đại xá. Nếu ai trong những ngƣời chạy

ra chào đón ngài có điều gì phiền muộn trong tâm hồn

hoặc cơ thể rã rời mệt mỏi, thì không cần đƣợc ai báo cho

biết, cha bề trên Gioan liền cầm lấy tay kẻ đang cần sự

nâng đỡ ủi an, và với một sự đồng cảm bén nhạy trƣớc nỗi

đau khổ của tha nhân, ngài nói cho ngƣời ấy niềm vui

đƣợc chịu đau khổ vì tình yêu. Tức thì, nhƣ một phép

mầu, nụ cƣời lại nở trên đôi môi trƣớc đó đã quên đi

không biết cƣời là gì nữa.

Uy tín thƣợng phong của ngài đƣợc tỏ rõ nhất là

trong việc hƣớng dẫn trực tiếp mặt đối mặt với các linh

Page 101: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

101

hồn. Ngƣời ta chỉ mới nói với ngài đôi điều, ngài đã thấy

rõ tất cả. Quả là ngài thấu rõ các tâm hồn. Ngƣời ta đến

với ngài để thú nhận mình là không còn đủ sức chịu đựng

đau khổ nữa, thế mà khi rời ngài, ngƣời ta lại ao ƣớc đƣợc

đau khổ nhiều hơn nữa cho Đức Kitô. Ngài quan tâm đến

những gì Thiên Chúa thực hiện nơi các tâm hồn, đến nỗi

một nữ tu hèn mọn nhất – nhƣ lời khai của nữ tu trợ sĩ nọ

ở Béas đã cho thấy rõ – cũng cảm thấy đƣợc ngài ân cần

đùm bọc cƣu mang chẳng khác nào nhƣ đối với nữ tu Ana

Chúa Giêsu, ngƣời cộng sự quan trọng của thánh nữ

Têrêxa.

Những nét nhƣ thế nhiều không kể xiết và giúp ta

định rõ về chân dung ngài, và chân dung ấy chiếu sáng lên

cả những trang khắc khổ nhất của cuốn Đƣờng Lên Núi

Cát Minh.

Những ai nghiền ngẫm lâu ngày, thấm nhuần những

dòng ngài viết, sẽ có thể chứng thực về một nguồn sống

sung mãn lƣu luyến qua những trang sách mà bề ngoài

tƣởng chừng nhƣ chỉ là nặng tính giáo khoa, cũng nhƣ

nguồn sống ấy đã lƣu chuyển qua những biến cố hết sức

giàu ý nghĩa đã xảy đến trong cuộc đời trần thế của ngài.

Có rất nhiều tác giả, gồm các nhà văn học, triết học

và thần học đã làm nổi bật những nét chính yếu trong tổng

hợp học thuyết của vị tu sĩ Cát Minh Têrêxa đầu tiên. Họ

đã làm một việc rất hữu ích và đóng góp nhiều khi dày

công kẻ những đƣờng nét của bức tranh ấy. Thế nhƣng, có

lẽ phải thú thật rằng quá nhiều khi, bức tranh ấy chỉ là một

cái gì xám nhạt, một bức tranh chết. Sự nghiên cứu lý

thuyết về những nguyên tắc của đời sống tâm linh đã làm

họ quên đi cái sức sống của chúng, nhất là của những đoạn

văn miêu tả trong cuốn Ca Khúc Tâm Linh và trong tập

Page 102: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

102

Thi Phẩm của ngài. Quả vậy, ở đây chúng ta đang đề cập

đến một điều thuộc về lãnh vực hiện sinh, khó lòng đƣa

thẳng vào khái niệm hay lồng vào những định nghĩa rõ

ràng. Thay vì phân định thành cấp, thành loại dứt khoát,

phải chăng chúng ta chỉ nên phác họa ra thực tại sống

động của ngài, một con ngƣời rất phong phú về nội tâm

nên ít khép lại trên chính mình, ngƣợc lại, luôn cảm thấy

day dứt muốn thông đạt sự phong phú ấy cho ngƣời khác.

Sự phong phú đầy sức sống ấy, có đƣợc sau khi trải qua

những cuộc lột xác đau đớn, trong một ánh sáng đầy phúc

lạc đã thôi thúc Thánh Gioan Thánh Giá đi đến chỗ cống

hiến bản thân mình đến mức độ mà một trong những khía

cạnh độc đáo nhất của các bút tích ngài và cũng là một

trong những điều có hiệu lực bồi dƣỡng nhất, là đã làm

cho các độc giả cảm nhận đƣợc sự cống hiến và trao ban

ấy cho tâm hồn họ.

Chúng tôi không có ý đem sự viên mãn về học

thuyết chứa đựng trong tác phẩm của thánh nhân để đối

kháng với đời sống mãnh liệt mà tác phẩm ấy đã chứng tỏ,

và cũng không có ý cho rằng điều thứ hai là ƣu việt hơn

điều thứ nhất. Nhƣng, thiết tƣởng, quả là một điều tai hại

nếu cứ nhấn mạnh quá nhiều về sự chặt chẽ không khoan

nhƣợng trong mặt tƣ tƣởng của tác phẩm, mà lại không

đƣa cái sức sống ấy ra ánh sáng và đặt trong cùng một sự

chú trọng với mặt tƣ tƣởng, cái sức sống thật mãnh liệt đã

gợi hứng cho việc trƣớc tác và lan tràn thấm đƣợm đến cả

cách trình bày diễn đạt của tác phẩm.

Khó có thể nói cho đủ đƣợc rằng sự sống đã đem lại

sinh khí đến mức nào trong những biểu hiện cao vời nhất

trong tƣ tƣởng của Thánh Gioan Thánh Giá – sự sống

đƣợc hiểu dƣới mọi dạng thức: sức sống của thứ cảm năng

Page 103: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

103

(sensiblité) nhạy bén nhất, sức sống của tâm tình hữu ý tự

nhiên (affectivité volontaire naturelle) phong phú nhất,

sức sống của thứ tình yêu siêu nhiên nồng nhiệt nhất – và

đồng thời phải tránh trộn lẫn ba lãnh vực ấy, dù rằng nhiều

khi chúng kết hiệp với nhau rất khắng khít nhuần nhuyễn.

Cái sức sống đa dạng đó bộc lộ rõ ràng trong tác phẩm của

thánh nhân với những đoạn dài đặt trong vòng ngoặc đơn,

tách khỏi mạch văn, làm vỡ tung các luận lý học, những

đoạn văn đã lừng danh nổi tiếng. Sự sống ấy nhƣ trào vọt

ra nơi những lời cảm thán biểu lộ lòng ƣu ái siêu nhiên

mặn nồng nhất: “Ôi! giá nhƣ những kẻ theo đƣờng tâm

linh biết đƣợc rằng khi họ không biết dứt bỏ đi lòng ham

muốn những điều ấu trĩ chẳng đáng giá gì, thì họ đã đánh

mất đi những điều quý giá nhƣờng bao, và mất đi một kho

tàng tâm linh phong phú nhƣờng bao!...” 23

; sức sống ấy

có thể cảm nhận nơi việc sử dụng một số từ ngữ đƣợc ƣa

chuộng nào đó, trong việc lựa chọn một số ngôn từ biểu

tƣợng đã trở thành những lời tuyên xƣng một niềm tin

sống động mãnh liệt: Ví dụ nhƣ trong đoạn đầu của lời tựa

cuốn Đƣờng Lên Núi Cát Minh khi tác giả nói đến những

“Bóng tối mịt mùng và những nỗi lao lung về mặt tâm linh

cũng nhƣ về mặt thế trần mà những tâm hồn diễm phúc ấy

thƣờng phải quen gánh chịu...”24

. Ấy là ở đây chúng tôi

chƣa nói đến sự sống đƣợc diễn tả trong những trang trữ

tình nhất và trong các thi phẩm. Những suy tƣ trên đây

cần phải đƣợc hiểu về toàn bộ tác phẩm, đến cả những

điều xem ra trừu tƣợng và khô khan nhất, bởi trong tác

phẩm ấy sự sống tuôn tràn và làm cho tất cả trở nên sinh

động linh hoạt.

23 1Lên 5,4 24 Lên, đầu lời tựa

Page 104: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

104

Phải đọc Thánh Gioan Thánh Giá như thế nào?

Chắc chắn, nhƣ đã từng xảy ra, có thể ngƣời ta chỉ

nhìn thấy nơi Thánh Gioan Thánh Giá một nhà trí thức cố

chấp, gắng hết sức mình để đem ra một nguyên tắc lý giải

cho kỳ đƣợc những kinh nghiệm vốn hết sức xa lạ với

những nguyên tắc. Thế nhƣng những ai đã thoáng thấy,

qua những điều phân tích trên đây, rằng Gioan Thánh Giá

không phải là một nhà thuần tuý trí thức, thì cũng sẽ cảm

thấy đƣợc rằng đọc tác phẩm của ngài không phải là một

công việc của trí não mà thôi. Một thái độ nội tâm nào đó,

kể cả một sự chính trực nào đó về luân lý, là điều kiện cần

thiết phải có. Cần kíp phải tìm đƣợc sự hài hoà trƣớc khi

bắt đầu đọc những trang cháy bỏng của tác phẩm Đêm

Dày hay của tác phẩm Ngọn Lửa Tình Nồng, nếu muốn

thọc sâu đƣợc vào sự phong phú sống động của chúng.

Chỉ có một sự đồng điệu nào đó trong đời sống tâm linh

mới có thể giúp đọc tác phẩm của thánh nhân mà nắm bắt

đƣợc những làn sóng phát ra từ những rung cảm của tâm

hồn ngài.

Dĩ nhiên phải bắt đầu đọc Thánh Gioan Thánh Giá

với tất cả khả năng của mình. Ngài đã báo trƣớc cho ta

biết ngài muốn đem lại cho ta một học thuyết súc tích.

Ngài trao cho thế nào, ta phải lãnh nhận thế ấy. Nơi ngài,

ta sẽ tìm thấy một nền tƣ tƣởng đƣợc xây vững chãi trên

tảng đá trí tuệ, tƣơng tự nhƣ thành Segovia đƣợc xây dựng

trên bệ đá của nó. Đứng trƣớc những ngả rẽ lớn, ngài nhất

quyết nêu lên những nguyên tắc soi đƣờng chỉ lối và cho

ta thấy nguồn ánh sáng duy nhất còn lại, nếu ta dấn bƣớc

vào cuộc đăng sơn diễn ra trong bóng hoàng hôn hoặc

trong bóng đêm đen đang phủ xuống. Chỉ dùng có một

chữ, ngài nhắc đến toàn thể một bộ tổng luận thần học về

Page 105: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

105

tín lý hoặc luân lý. Và muốn hiểu đƣợc một chƣơng nào

đó, cần phải có trong tâm trí tất cả giáo huấn tín lý về sự

cƣ ngụ của Thiên Chúa Ba Ngôi trong tâm hồn những

ngƣời công chính hoặc về các nhân đức hƣớng thần.

Chẳng hạn, có cần phải lƣu ý đến tầm mức cực kỳ

quan trọng của điểm chuyển tiếp trên lộ trình, nơi mà sau

quãng đƣờng thênh thang của việc suy niệm, ngƣời ta

bƣớc sang ngõ hẹp của nguyện ngắm chiêm niệm? Không

phải là chuyện rẽ sang lối khác ở một ngã bình an! Quả

thật, thánh nhân không phủ nhận rằng có thể có một con

đƣờng khác, nhƣng ngài không chỉ ra cho chúng ta con

đƣờng khác ấy, ngài chỉ nhấn mạnh đến thời điểm quyết

định, là lúc quãng đƣờng rộng lớn chấm dứt, không đƣờng

đột bất thần, nhƣng cứ thu hẹp dần, để rồi phải tiếp tục

cuộc hành trình trên một ngõ hẹp và cũng có thể là trên

một lối mòn lờ mờ. Chính ở lúc này, ngài đứng trên cả hai

quan điểm khác nhau, trình bày về bình an dấu hiệu để

nhận ra điểm chuyển tiếp ấy. Ngài dừng lại, bàn rộng và

giải thích, để nhấn mạnh một cách đầy ý nghĩa, vì đây chính

là cái bản lề chủ yếu trong học thuyết ngài.

Một điều khác cũng đòi chúng ta phải có một cặp

mắt nội tâm sắc bén mới nắm bắt đƣợc, một khía cạnh có

mặt thƣờng xuyên trong học thuyết ngài, và trong thực tế

đã tỏ ra là một trong những điều rất có hiệu năng. Chúng

ta muốn nói đến điều mà thánh nhân không ngừng nhấn

mạnh, là giá trị tích cực của những sự từ bỏ mà ngài đòi

hỏi, cũng nhƣ của những cơn thử thách phải chịu đựng với

tinh thần thuận phục mà ngài đã mô tả. Trong truyền

thống huyền giao của Hội thánh, các bậc thầy cũng đã

nhấn mạnh đến sự từ bỏ cần thiết cho ngƣời phải theo

chân Đức Kitô trên đƣờng vác thánh giá. Và nếu đây đã là

Page 106: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

106

một điều chung cho tất cả mọi Kitô hữu, thì đối với những

ai muốn bƣớc theo chân Chúa gần sát hơn lại càng khẩn

thiết hơn. Trƣớc Thánh Gioan Thánh Giá, cũng đã có

nhiều tác giả nói đến những đau khổ bên trong cũng nhƣ

bên ngoài của những ngƣời đang đi trên con đƣờng dẫn tới

sự kết hiệp thiết thân với Thiên Chúa, bởi vì trên con

đƣờng ấy, chủ yếu phải chịu đựng nhiều hơn là hành

động. Bao nhiêu lần các giáo phụ cũng nhƣ các nhà chú

giải đã dùng sách Gióp để mô tả con đƣờng dẫn đến bàn

tiệc của khôn ngoan.

Thế nhƣng, theo chúng tôi biết, chƣa từng có ai nhƣ

ngài, đã làm sáng tỏ đƣợc rằng chỉ một sự từ bỏ hữu ý rất

nhỏ đủ làm phong phú rất nhiều, và những sự tƣớc lột nội

tâm đau đớn nhất tự nó có sức làm tăng trƣởng sự sống.

Thánh Gioan Thánh Giá rất nhạy cảm về các mối phúc

của Tin mừng. Ngay từ lời tựa của cuốn Đƣờng Lên Núi

Cát Minh, ngài đã nhắc nhở cho các linh hồn mà nơi họ

“tất cả chỉ toàn là đau đớn” 25

bên trong cũng nhƣ bên

ngoài, để họ nhớ rằng họ chính là những ngƣời “có phúc” 26

. Ngài nói với họ nhƣ thế, không phải trong một sự hƣng

phấn bệnh hoạn phát xuất tự một xu hƣớng “hiếu khổ”

không lành mạnh – vì trong thực tế quả là có một thứ

thích thú trong đau khổ nhƣ thế và cần phải hết sức tránh

– nhƣng là để chỉ cho họ thấy rằng sự đau khổ nơi họ chỉ

là mặt trái của bức tranh, là cái giá đau đớn cần phải trả

cho một công trình mài giũa rất tốt đẹp, đó là tiếng nổ lốp

đốp mù mịt khói và khét lẹt của khúc gỗ, sở dĩ ứa rịn

những dòng nhựa đen đỉu, nhƣ ứa lệ, chỉ là vì nó đang bắt

đầu biến thành chất lửa. “Tôi đã tự đánh mất mình, nhƣng 25 1Đêm 2 26 1Lên, lời phi lộ

Page 107: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

107

tôi đã đƣợc”, đó là lời ca của tình nƣơng trong cuốn Ca

Khúc Tâm Linh, cho thấy rõ những phong phú của sự từ

bỏ. Có lẽ những lời cảm thán trong cuốn Ngọn Lửa Tình

Nồng lại còn rõ rệt hơn nữa: “Ôi cái ấn lửa thật êm đềm!

Ôi vết thƣơng sao mà thú vị! Ôi bàn tay thật mềm! Chỉ

một cái chạm nhẹ mà đã nếm đƣợc cõi đời đời, hoàn lại

hết mọi món nợ ! Ngƣời vừa giết em vừa đổi chết thành

sống” 27

. Trên đƣờng tu đức, chính cái nghịch lý của một

sự sống mà lại do sự chết đem đến, là điều làm nền tảng

cho việc sử dụng đến phƣơng pháp “thần phi”, và trong

những thử thách tiến xa nhất của đời huyền giao, nó chiếu

rõ cho thấy cái lao khổ mà các linh hồn phải đón chịu vì

tình yêu, đau đớn nhƣ một cuộc trở dạ nhƣng cũng đem lại

sự khai hoa nở nhuỵ nhƣ thế. Ai hiểu đƣợc điều đó là đã

lãnh hội đƣợc một trong những khía cạnh chủ yếu căn bản

nhất của học thuyết Gioan Thánh Giá, và cũng là đã gặp

đƣợc một nguồn sáng phong phú vào bậc nhất để soi đƣờng

dẫn lối cho mình.

Không thiếu gì những lý do khác đòi ngƣời đọc

Thánh Gioan Thánh Giá phải tập trung tất cả nỗ lực trí tuệ

của mình. Và có lẽ chính vì thiếu sự tập trung trí tuệ ấy mà

trong lúc thực hiện, nhiều ngƣời đã phạm một số sai chệch.

Và đó có thể là lý do tại sao nhiều vị linh hƣớng tỏ ra dè dặt

e ngại về việc đọc Thánh Gioan Thánh Giá.

Tính triệt để, nét đặc thù của vị tiến sĩ huyền giao mà

chúng tôi đã nhấn mạnh, đƣợc thể hiện trong các tác

phẩm, qua những nguyên tắc tuyệt đối không khoan

nhƣợng và qua sự quyết định dứt khoát, mà đẩy đến cùng

thì, nếu không đƣợc lƣu ý trƣớc, có nguy cơ là sẽ vội vã

27 Lửa, 22

Page 108: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

108

đem ra áp dụng một cách sai lạc. Cần nhớ rằng, các hiểu

biết khoa học về đời sống tinh thần, dù là có tính cách áp

dụng thực tiễn đi nữa, cũng không thay thế cho đức khôn

ngoan thận trọng đƣợc. Sự hiểu biết khoa học dạy ta

những nguyên tắc phổ quát, chỉ có đức khôn ngoan mới

đủ tƣ cách để chỉ rõ trong từng trƣờng hợp cụ thể cá biệt

phải quyết định lựa chọn nhƣ thế nào. Cũng cần biết chính

Thánh Gioan Thánh Giá cũng thƣờng thận trọng đƣa ra

những hạn chế và đề phòng đối với tính triệt để của ngài:

“Nhƣng cần lƣu ý rằng, về vấn đề này, mặc dù đã bao lần

chúng tôi nói rõ phải lìa bỏ chúng (những điều hiểu biết

tâm linh minh bạch nhờ đƣờng lối siêu nhiên) và các vị

linh hƣớng đừng hƣớng các linh hồn về những điều ấy,

cũng đừng tỏ ra khinh dể họ, khiến họ bị co quắp lại và

không dám thổ lộ ra nữa; nếu ngăn cản họ không đƣợc

bày tỏ ra, thì sẽ tạo dịp cho họ rơi vào nhiều điều có hại...” 28

. Cuối cùng, cần phải đọc hết những đoạn viết khác nhau

bàn về cùng một vấn đề, nếu muốn nắm đƣợc toàn bộ tƣ

tƣởng của thánh nhân. Mọi sự sai lệch hầu hết đều bắt

nguồn từ một cái nhìn phiến diện và rời rạc từng mảnh.

Đó là lý do đƣa những nhà giải thích đến chỗ có những lập

trƣờng hoàn toàn trái ngƣợc nhau về cùng một vấn đề, vì

họ đã không xem xét cho hết tất cả những đoạn cùng đề

cập đến vấn đề ấy.

Tóm lại, không nên quá chạy theo các nguyên tắc mà

quên đi những châm chƣớc tinh tế trong việc đem ra thực

hành cụ thể; nhƣng cũng không vì quá thiên về mặt cụ thể mà

bỏ quên những nguyên tắc không thể vi phạm đƣợc.

28 2Lên 22

Page 109: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

109

Vì những lý do ấy, và còn những lý do khác nữa,

chúng ta cần phải vận dụng hết khả năng trí tuệ của mình

mỗi khi đọc Thánh Gioan Thánh Giá.

Nhƣng đôi lúc con tim lại biết đƣợc những điều mà

lý trí không nắm bắt đƣợc, do đó, cần phải đọc Thánh

Gioan Thánh Giá với tất cả con tim mình. Con tim ở đây,

chúng ta tuyệt không định nói đến một thứ cảm tính mơ

hồ nào đó, nhƣng là con tim theo nghĩa của Pascal, và

đúng hơn, theo nghĩa của Thánh Kinh, tức là cái năng

khiếu giúp ta biết đƣợc một cách trực giác nhờ phần ƣu

việt nhất của lý trí, đƣợc những động lực thuộc về tâm

tình thúc đẩy mà vƣợt ra khỏi đƣợc những giới hạn trong

khả năng cố hữu của nó, và nhờ đó mà chúng ta nhƣ có

đƣợc một thứ linh tính giúp đi vào một sự hoà điệu đồng

cảm sâu xa với điều chúng ta muốn tìm hiểu. Có những

lúc, dành cho con tim vai trò chính yếu số một lại là điều

hay. Quả vậy, kinh nghiệm cho thấy rõ điều đó. Ta tìm

đƣợc rất nhiều chứng từ trong những lời trình khai của các

môn sinh đầu tiên của ngài, và chắc rằng không thiếu

những môn đệ ngày nay của ngài cũng có thể làm chứng

đƣợc rằng: Những trang nồng nhiệt của vị thánh đã tận

tình yêu mến tình yêu nhƣờng ấy và đã ca ngợi tình yêu

cách tuyệt vời, có thể giúp cho ngƣời đọc cảm nghiệm

đƣợc một sự nâng đỡ nhƣ chạm đến tận tâm hồn, giữa

những lúc họ bị thử thách khắc khoải, một sự nâng đỡ có

tác dụng tốt lành hơn bất cứ lý luận nào. Vì, nhƣ chúng tôi

đã nói trên kia, trong tác phẩm của Thánh Gioan Thánh

Giá có cả chính cuộc đời của ngài và chính sự sống của

ngài ở đó. Bất cứ ai đến với ngài không chỉ với tất cả trí

tuệ thôi mà còn với cả con tim nữa, sẽ đón nhận đƣợc ảnh

hƣởng của một con ngƣời vốn không phải chỉ là một văn

sĩ đất Castilla thuộc về thời vàng son của nền văn minh

Page 110: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

110

Tây Ban Nha mà còn là của một thánh nhân luôn cúi nhìn

các môn đệ mình, cả những ngƣời hèn mọn nhất, đang đọc

sách của ngài trong trầm ngâm thinh lặng và không phải

chỉ đọc với trí óc, ngài cúi nhìn để dạy cho họ cái khoa

học mà ngài có sứ mạng phải truyền đạt.

Nơi ngài, cũng nhƣ nơi tất cả những ai đã gói trọn

cuộc sống mình vào tác phẩm, ngôn từ chẳng khác gì

những bí tích của chính sự sống đã gợi hứng cho tác phẩm 29

. Nếu có những lúc chúng ta đọc mà không hiểu đƣợc

thật rõ ràng, cũng không quan hệ lắm. Chính ngài cũng đã

lƣu tâm bảo cho ta biết trƣớc điều ấy, trong lời tựa cuốn

Ca Khúc Tâm Linh. Những lúc ấy, ít ra vẫn có một sự tiếp

xúc giữa hai tâm hồn, một sự chuyển thông sức sống, và

có thể chờ nhận đƣợc mỗi khi đọc tác phẩm của Thánh

Gioan Thánh Giá, cái lợi ích sẽ không chép ra đƣợc trên

các phiếu ghi nhƣng sẽ nhập thể vào chính cuộc sống

chúng ta và biến thành máu huyết của chính linh hồn

chúng ta.

Ai mà lấy làm ngạc nhiên khi chúng tôi nhấn mạnh

đến yếu tố không thuộc hẳn về trí tuệ, cần có trong việc

đọc tác phẩm một vị Tiến sĩ Hội thánh, thì sẽ không hiểu

đúng đƣợc đặc tính riêng trong những bút tích của vị

thánh tiến sĩ ấy. Ngay trong cuốn Đƣờng Lên Núi Cát

Minh là tác phẩm có tính cách giáo trình nhất, ngài cũng

không phải đã viết một giáo án để dạy ở lớp. Ngài đã động

29 Từ đó mà có điều đã quả quyết ở trên: “Bất cứ ai đã đọc thánh Gioan

Thánh Giá và tự kể mình đã thực sự trở nên môn đệ ngài..,”. Sẽ không thể

thực sự hiểu đƣợc giáo lý của ngài, nếu không cố gắng theo giáo lý ấy mà

sống. Cũng từ đó mà ngƣời ta thƣờng ghi nhận rằng, một đoạn nào đó có

thể đã đọc nhiều lần nhƣng sau khi đã có đƣợc một số kinh nghiệm cá nhân,

đem đọc lại bỗng thấy thêm rất nhiều ý nghĩa.

Page 111: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

111

lòng thƣơng đến những tâm hồn chỉ vì thiếu ngƣời hƣớng

dẫn mà phải dậm chân tại chỗ hoặc bị lạc đƣờng, trong lúc

lẽ ra họ đã có thể để lại những kho tàng cho Hội thánh.

Phải chăng có những tâm hồn chứa đầy những tài

sản tâm linh phong phú, chẳng khác gì những chiếc

thƣơng thuyền đến từ chân trời Ấn độ huyền thoại. Thế

mà những con thuyền ấy, chỉ vì một cái gì đó chẳng đáng

vào đâu, lại phải đứng yên. Không đành để họ bị kẹt cứng

nhƣ thế, thánh nhân cầm bút viết để đƣa họ tiến lên một sự

hiến thân hoàn toàn hơn, đạt tới một sự sống viên mãn

hơn. Chính sự quan tâm đến những con ngƣời sống thực

mà ngài nhắm tới, đã tạo ra phong cách viết văn của ngài.

Đƣơng nhiên là ngài biết sự phân biệt cổ điển các ân tứ

của Thánh Thần, và không quên nhắc đến điều ấy một đôi

lúc. Thế nhƣng, phân loại các yếu tính nhờ các dị biệt đặc

thù, không phải là công việc của ngài. Các ân tứ của

Thánh Thần có tác động một cách đơn thuần trong chúng

ta không? Có tuân theo một quy trình thăng tiến lớp lang

gần nhƣ ngoan ngoãn không? Hay là, đúng sự thực hơn,

đời sống tâm linh là một phức hợp của những tác động

siêu nhiên trong đó nhiều ân tứ, chƣa kể các nhân đức,

cùng vận hành một lúc? Do đó, chúng tôi thiết nghĩ, nếu

muốn rằng bằng mọi giá phải đem những mảng đời sống

thực mà Thánh Gioan trao lại cho ta, phóng chiếu lên cái

mặt phẳng của các yếu tính đƣợc minh định trong khoa

thần học lý thuyết, thì quả là một điều rất khó nếu không

muốn nói là sẽ làm chúng bị biến dạng! Thánh nhân đã sử

dụng khoa thần học lý thuyết, nhƣng lại muốn chủ tâm

vƣợt xa hơn. Ngài không ngừng lại ở bất cứ điểm nào

thuộc về lý thuyết suy tƣ. Ngài nhƣ bị chi phối bởi một

bận tâm duy nhất: Không phải suy luận thuần lý nhƣng là

Page 112: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

112

thực hiện, và giúp những ai đến với ngài, đến lƣợt họ cũng

thực hiện, và giúp thực hiện những gì mà chính ngài đã

kinh qua.

Trong cái quan điểm của ngài nhƣ thế, ngài tỏ ta

quan tâm đến một số khái luận thần học, và khi cần, cũng

quan tâm đến cả những khái luận triết học nữa. Có những

khái luận đã là cơ hội bằng vàng cho các nhà thần học lý

thuyết đua nhau biện bác và tranh luận, thì ngài lại gần

nhƣ không hề nhắc tới. Thánh Gioan Thánh Giá có vẻ nhƣ

đã lãng quên những tranh luận kiểu “đành vậy, thế nhƣng”

mà xƣa ngài đã từng tham dự, về vấn đề cấu trúc mô thức

của thần tính. Trái lại, có những khái luận, mà ngay cả

những ngƣời lạc giáo cũng không phi bác và không hề gây

tranh chấp giữa các trƣờng phái thần học, nhƣng nội dung

có trực tiếp liên quan đến đời sống tâm linh, thì lại đƣợc

ngài viết. Những vấn đề nhƣ: Sự cần thiết của ân sủng, vai

trò của các nhân đức hƣớng thần, sự thuận phục của linh

hồn dƣới sự điều hành các ân tứ do Chúa Thánh Thần, thì

luôn luôn đƣợc ngài đề cập, ít nhất cũng một cách mặc

nhiên.

Về phƣơng diện thần học, xin đƣợc lƣu ý đến một

khía cạnh khác trong cung cách của thánh nhân. Thay vì

tìm hiểu những thực tại siêu nhiên trên bình diện tĩnh tại,

ngài chú trọng đến khía cạnh tiềm năng triển nở của các

thực tại ấy. Tính năng động của sự sống Thiên Chúa trong

linh hồn chúng ta, điều mà khoa thần học lý thuyết thƣờng

sao nhãng, lại là một trong những khía cạnh phong phú

nhất đáng cho ta nghiên cứu. Trong những đoạn mà Thánh

Gioan Thánh Giá nói đến ân sủng, ngƣời ta có cảm tƣởng

nhƣ ân sủng không chỉ là một thực tại linh hoạt sống

động; dƣới ngọn bút của ngài, ân sủng trở thành một nhân

Page 113: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

113

vật thực sự. Để nói về sự thông dự vào đời sống Thiên

Chúa, điều mà Thiên Chúa mong muốn còn hơn cả chúng

ta và đã thực hiện cho linh hồn chúng ta, thánh nhân đã

dùng một kiểu nói đầy hƣơng vị và đầy sự sống: “la

amorosa madre de la gracia de Dios” (bà mẹ yêu thƣơng

chiều chuộng, tức là ân sủng của Thiên Chúa; ân sủng của

Thiên Chúa khác nào ngƣời mẹ hiền âu yếm yêu thƣơng

chiều chuộng)30

. Trong những câu nhƣ thế là cả một dòng

máu huyết chuyển lƣu.

Kiên trì nghiên cứu phân tích chi tiết để rồi lại tổng

hợp (vì không phân tích thì không thể tổng hợp đích thực),

làm thế nào nêu lên đƣợc cách rõ ràng cái sức sống mãnh

liệt đang dào dạt trong tác phẩm của thánh nhân là cả một

công trình rất lý thú, đòi hỏi phải có năng khiếu của một

ngƣời vừa là một nhà phê bình văn học, một nhà tâm lý

học, một nhà thần học và phải nhiều năng khiếu khác nữa,

nhƣng nhất là đòi hỏi phải có một con tim và một tâm hồn.

Chỉ đứng xem nhƣ một khán giả thì chẳng bao giờ làm

đƣợc cho ngƣời khác hiểu Thánh Gioan Thánh Giá. Phải

nhập vai nhƣ một diễn viên.

Cái khía cạnh thiết yếu cho sự sống trong tác phẩm

của thánh nhân, nếu muốn đem trình bày thành bài bản

văn chƣơng thì cần phải có một ngọn bút không non nớt;

nhƣng nếu chỉ muốn đón nhận đƣợc sự sống ấy với một

tâm hồn thuần khiết, thì không phải cần đến những tài

năng phi thƣờng. Kinh nghiệm chứng tỏ điều ấy. Chúng

tôi nghĩ rằng trong việc đọc tác phẩm của Thánh Gioan

Thánh Giá, điều hay nhất cần phải huy động là cái trực

giác ấy, nhƣ một cái viền bao quanh tâm trí chúng ta, rồi

30 1 Đêm 1

Page 114: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

114

“con tim” sẽ làm cho năng lực của tâm trí đƣợc tăng thêm

hết mức. Nhƣ thế, chúng ta ở trong lãnh vực trí thức thuần

lý. Chúng ta ở trong một lãnh vực phức tạp mà ngày nay

đã đƣợc các nhà triết học, các nhà thần học và nhất là các

nhà lý giải Thánh Kinh thuộc về lĩnh vực này, một lãnh

vực mà trong đó ý chí bị lôi cuốn và trái tim bị ràng buộc

bởi dây luyến ái, thì lại thƣờng trông xa và biết chắc hơn

là một đầu óc mẫn tiệp nhất.

Trƣờng hợp thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu minh

chứng một cách hùng hồn cho những ý kiến trên đây. Nếu

chỉ dựa vào một số câu ít ỏi mà thánh nữ trích dẫn của

Thánh Gioan Thánh Giá, thì khi đọc “Câu chuyện của một

tâm hồn” hoặc các “Thủ bản tự thuật”, làm sao mà ngờ

đƣợc rằng Têrêxa đã đọc, đọc đi đọc lại và đã “sống” tác

phẩm của ngƣời cha phúc đức của ngài? Sự tƣơng đồng

đáng kinh ngạc giữa hai ngƣời đã bị che khuất bởi tính

cách độc lập tuyệt đối trong cách dùng từ ngữ của thánh

nữ, và bởi thánh nữ hoàn toàn không chút bận tâm về việc

vạch lại những điều mấu chốt căn bản trong lộ trình của

Thánh Gioan Thánh Giá.

Theo một mặt nào đó, chứ không phải về hết mọi

mặt, chúng ta, những con ngƣời ở thế kỷ XX, nếu muốn

đọc tác phẩm của Thánh Gioan Thánh Giá cách thật hữu

ích, thì phải đọc bằng ngôn ngữ của thế kỷ XX. Đồng thời

còn phải biết nghĩ đến việc để cho Thánh Thần muốn thổi

đƣa đi đâu mặc ý nữa. Đừng cố ép đƣa đời sống tâm linh

của chúng ta đóng vào khung của một cuốn sách, dù là

sách do một vị Tiến sĩ Hội thánh viết ra. Nhất là đừng cố

gắng bắt chƣớc một cách giả tạo, những điều mà chúng ta

chỉ có thể đón nhận một cách khiêm nhƣờng. Thánh nữ

Têrêxa Hài đồng Giêsu xin Thiên Chúa hãy thực hiện nơi

Page 115: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

115

ngài những điều ngài đã đọc. Và, trên giƣờng chết, ngài

xác nhận rằng mọi ƣớc vọng của mình đã đƣợc thực

hiện...31

Dù cho có thuộc lòng cuốn Đƣờng Lên Núi Cát

Minh đi nữa thì cũng chẳng ích gì, nếu nhƣ không có sự

uyển chuyển trong lòng ao ƣớc sống điều mình đọc theo

một cung cách của riêng mình thực sự, và lãnh hội trong

sự tự hiến nội tâm, chứ không phải là gồng mình rập

khuôn một cách giả tạo. Cũng không ai cấm ta làm theo

cách thánh nữ Têrêxa đã làm, là ghi chú bình giải vào

những vần thơ của Thánh Gioan Thánh Giá, những lời chú

giải ấy tất nhiên là khiêm tốn hơn nhiều nhƣng thật sự là

của chính mình. Trong sự đơn sơ của nó, tác phẩm của

thánh nữ Têrêxa gần gũi với tác phẩm của vị tiến sĩ huyền

giao hơn rất nhiều so với các công trình của nhiều nhà

uyên bác.

Trong các bút tích của thánh nhân, vốn cũng có

“thần khí và sự sống” tựa nhƣ trong những lời của Đức

Giêsu Kitô (đƣơng nhiên là không đƣợc quên sự cách

biệt), vị thánh nữ, với một đầu óc minh mẫn, đã nắm bắt

đƣợc điều cốt lõi của đời sống tâm linh và thánh nữ đã

múc uống đƣợc tràn trề cái nhựa sống mà ngài tìm thấy ở

đó thật dồi dào vô tận.

Ngay khi khởi đầu đọc tác phẩm của thánh nhân,

thánh nữ đã cố tìm sự hoà nhịp. Và thực tình, ngài đã làm

đƣợc việc ấy khá dễ dàng. Qua bao nhiêu năm, thánh nữ

đã đƣợc nuôi dƣỡng bằng việc đọc tác phẩm của thánh

nhân, đến nỗi đã có thể đọc thuộc lòng hằng trang trọn

vẹn. Đến khi thôi không đọc nữa, vì không còn cần thiết,

31 Những lời sau hết

Page 116: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

116

thánh nữ vẫn tiếp tục sống càng ngày càng sâu xa hơn

những điều mà ngài thôi không đọc nữa.

Thật kỳ diệu khi phát hiện ra sự duy nhất về tiết tấu

giữa hai cung nhạc ấy: cung nhạc của vị tiến sĩ thành

Castilla thế kỷ XVI thì trầm hùng hơn, cung nhạc của vị

nữ tu tầm thƣờng ngƣời Pháp thế kỷ XIX thì duyên dáng

hơn. Cung nhạc thứ hai giả thuyết rằng cung nhạc thứ nhất

đã ra đời trƣớc thì nó mới có đƣợc, nhƣng nó không sao

chép lại cung nhạc thứ nhất. Tuy cùng một luồng hứng

khởi, nó vẫn hoàn toàn giữ đƣợc tính độc đáo.

Về hai vị thánh này, ta có thể liên tƣởng đến một bản

nhạc tấu của một nhạc sƣ phong cầm lừng danh. Sau khi

nhạc đề thứ nhất đƣợc trình tấu, lặp lại qua nhiều cung

giọng khác nhau, nhạc đề thứ hai xuất hiện, thoạt nghe thì

nhƣ khác biệt xa lạ so với nhạc đề thứ nhất, nhƣng rồi

ngay sau đó, nhạc sĩ trình tấu hai nhạc đề cùng một lúc:

Mỗi nhạc đề với cung bậc riêng nhƣng cả hai đều đƣợc

xây dựng theo cùng một tiết tấu, tƣơng đồng một cách

tuyệt diệu đến nỗi thật là kỳ thú mà cảm thấy rằng, tuy

khác biệt, cả hai lại quyện vào nhau trong một sự đồng

nhất siêu đẳng. Đôi tai và tâm hồn ngƣời nghe thật là vui

thoả thích thú: âm thanh cụ thể khác nhau, nhƣng hai giai

điệu dị biệt lại hoà nhập vào nhau trong cùng một tiết tấu.

Thánh Gioan Thánh Giá và thánh nữ Têrêxa Hài

đồng Giêsu cùng đƣợc một tiết tấu duy nhất lôi cuốn trên

con đƣờng Tình yêu, nhƣng bản sắc riêng của mỗi ngƣời

vẫn đƣợc tôn trọng.

Những suy tƣ uyên thâm nhất về sự thánh thiện có

thể vẫn làm ta dửng dƣng, nhƣng nếu trên đƣờng leo núi

mà gặp đƣợc một vị thánh thì chúng ta sẽ đƣợc nắm tay

Page 117: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

117

kéo lên, nhƣ thể bất chấp cả ý muốn của chúng ta. Đối với

nhiều ngƣời trong chúng ta, đã quá mệt mỏi với sức nặng

của một cuộc đời sống trong từ bỏ, Thánh Gioan Thánh

Giá quả đã là một Ximôn ngƣời Kyrênê đến giúp đỡ thật

bất ngờ. Khi đƣợc may mắn gặp ngài, một cuộc kỳ ngộ

vang dội từ đáy tâm hồn, thì dù quả tim ta rƣớm máu và ta

tƣởng chừng nhƣ không còn sức cất bƣớc nữa, ta vẫn có

thể tiếp tục cất bƣớc đi lên, nếu không hoan ca, thì ít nhất

cũng không còn càu nhàu rên rỉ nữa.

Nhờ tác phẩm của ngài, Thánh Gioan Thánh Giá vẫn

tiếp tục thực hiện những điều ngài đã làm khi còn sống.

Về mặt ảnh hƣởng nhân loại của ngài, cũng nhƣ về mọi

mặt khác, ngài là ngƣời đầu tiên đã sống trọn vẹn ơn gọi

của dòng Cát Minh Têrêxa. Con cái của ngài chỉ có thể

sống ơn gọi ấy trong mức độ mà họ đƣợc cảm hứng theo

gƣơng sáng của ngài.

Thánh nhân có đủ tầm cỡ để đảm trách những toà

giảng của các vƣơng cung thánh đƣờng cũng nhƣ những

bục giảng của các đại học nổi danh nhất. Cả hai việc ấy,

khi cần đến, ngài cũng đã làm. Tuy nhiên, ơn gọi tu sĩ cải

tổ của ngài thu hút ngài đi vào một lối đi ít trổi trang hơn,

trong đó phƣơng cách nhân loại dự phần ít hơn. Những

điều ngài giảng dạy về việc từ bỏ bản thân và từ bỏ tất cả

những gì không phải là Thiên Chúa, thì chính ngài đã thực

hiện rất nghiêm chỉnh! Có lẽ đó là lý do tại sao trong cuộc

đời cũng nhƣ trong tác phẩm của ngài, chúng ta khó lòng

ghi lại những đƣờng nét làm hiện rõ bản lãnh nhân cách

của ngài, một bản lãnh chứa đựng nhiều tài năng phong

phú mãnh liệt. Ngài mang bản lãnh ấy, nhƣng chúng ta chỉ

cảm thấy đƣợc hơn là phát hiện đƣợc một cách minh thị.

Bản lãnh ấy rất khó mà nắm bắt đƣợc, ngay cả lúc chúng

Page 118: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

118

ta tƣởng nhƣ đã dự đoán đƣợc. Thánh Gioan Thánh Giá

không sống mà cũng không biên soạn để phô bày cho

công chúng.

Do đó, ngƣời ta có cảm tƣởng nhƣ đứng trƣớc một

cái gì trong suốt. Trong những trang ngài viết, cũng nhƣ

qua những năm tháng của cuộc đời ngài, chỉ còn toả rạng

sự trong ngần và ánh sáng nồng cháy của Thiên Chúa mà

thôi. Đời sống nội tâm phong phú của ngài, những ánh

sáng ngài lãnh nhận đƣợc, nhất là Tình yêu mà ân tứ của

Thánh Thần đã đƣa ngài đạt tới, ở trần thế này, chúng ta

chỉ có thể phỏng đoán đƣợc một cách lờ mờ thôi.

Tuy nhiên, bên kia cái chết của ngài, sức năng động

siêu nhiên là chính cái linh hồn của đời ngài vẫn tiếp tục

tác động với một cƣờng độ mà sức toả sáng về măt nhân

tính của những “vĩ nhân” hình nhƣ không có đƣợc. Đã 400

năm sau cái chết của ngài, những tâm hồn khát khao sự

sống, một sự sống thâm sâu đích thực, vẫn còn tìm đến

sƣởi ấm bên cạnh lò lửa bừng cháy trong quả tim con

ngƣời nghèo khó ở Druelo.

Page 119: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

119

GHI CHÚ

Thứ tự của những bài thơ, các châm ngôn và lời

khuyên đƣợc lấy theo ấn bản đã hiệu đính “San Juan De

La Cruz, Obras Completas”, Ed. De Espiritualidad,

Madrid 1993.

Các lời dẫn nhập của cha Lucien-Marie, Trích

trong “Jean de la croix , Oeuvres complètes”, 4e ed.,

DDB 1967.

Page 120: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

120

THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ

Toàn văn sƣu tập các tác phẩm

Quyển 1

NHỮNG BÀI THƠ

CHÂM NGÔN

VÀ CÁC TIỂU PHẨM

Bản dịch của

LM TRĂNG THẬP TỰ VÀ CÁC BẠN

Page 121: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

121

Page 122: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

122

NHỮNG BÀI THƠ

Page 123: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

123

DẪN VÀO CÁC BÀI THƠ

Lucien-Marie de St Joseph

1. Các bài thơ và lịch sử

Các bài thơ của Thánh Gioan Thánh Giá gắn liền

với cuộc sống cá nhân ngài, đƣợc khai sinh trong những lo

âu và vui mừng của ngài. Chẳng phải nhiều bài đã đƣợc

sáng tác trong ngục thất Toledo đó sao? Dƣờng nhƣ đó

không phải chỉ là trùng hợp mà có thể nói rằng chúng

không thể phát sinh ở đâu khác hơn là ở phòng giam tại

Toledo. Bài Đêm dày, bài Ca khúc tâm linh hay cái bài dai

dẳng câu điệp khúc Cho dù là đêm đều mang dấu ấn về

gốc tích của chúng, với dấu vết những đau khổ hoặc hy

vọng vị thánh đã trải qua hồi đó.

Một khi đƣợc soạn ra rồi, những bài thơ ấy sẽ tiếp

tục sống.. Trong tù, vị thánh đã ngâm những câu thơ ấy để

đủ can đảm vƣợt qua những giờ đen tối. Ngài ghi nhớ để

một ngày kia sẽ viết ra. Và quả thật, khi xin đƣợc ngƣời

có phận sự canh gác ngài là Gioan thánh Maria “làm

phƣớc thí cho một ít giấy mực”, ngài đã viết. Chị

Page 124: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

124

Phanxica của Thánh Mẫu Thiên Chúa thuật lại chi tiết sau

đây mà chị đã đƣợc nghe chính thánh nhân kể cho. Một

ngày kia, khi ngài bắt đầu ngâm lên tiết thứ nhất của Ca

khúc tâm linh: “Ngƣời ẩn nơi nao, hỡi Đấng Chí Ái?”...

thì có tiếng trả lời: “Ta ở đây với con và Ta sẽ giải thoát

con khỏi mọi sự dữ”. Linh hồn ngài đƣợc đầy an ủi đến

nỗi ngài có cảm tƣởng đang chìm ngập trong vinh quang.

Về sau, trong những cuộc hành trình bất tận hoặc

đi bộ hoặc cỡi lừa, để quên bớt đƣờng dài, ngài ngâm nga

với bạn đồng hành nhiều thánh vịnh, thánh thi và những

bài thơ riêng của ngài. Và ngài không phải là ngƣời duy

nhất biết và ngâm nga những bài ấy.

Khi cảm thấy buồn hoặc mệt mỏi, ngài soạn

những ca khúc kính Đức Mẹ “là đấng khiến ngài đƣợc vui

mừng và cho ngài sức mạnh cần thiết”... Chúng ta có thể

kiểm chứng đƣợc điều ấy qua những gì hiện còn lƣu giữ ,

vì ngay cả chúng ta, chỉ cần nghe qua những ca khúc ấy là

đã đƣợc ủi an và tăng sinh lực.

Một số bài thơ, ta không biết rõ đƣợc hoàn cảnh

sáng tác. Chẳng hạn bài “Chú bé chăn cừu”, phải chăng đã

đƣợc khai sinh trƣớc một tƣợng Chúa chịu nạn kiểu Tây

Ban Nha, theo mắt nhìn của chúng ta thì quá sặc sỡ,

nhƣng lại rất gợi cảm? Lịch sử kể rằng một trong những

tƣợng ảnh ấy một lần kia đã gây cảm hứng cho thánh nhân

dệt nên một bài thơ cảm động về những đau khổ của Đấng

chịu đóng đinh!

Lắm Lắm lần, sự việc đã để lại kỷ niệm sống động

mãi trong ký ức các nhân chứng. Ngƣời ta có ấn tƣợng

mạnh nhƣ thể đã chạm đến linh hồn của thánh nhân, đã

thình lình phát hiện ra nó trong một chùm ánh sáng đến

Page 125: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

125

nỗi nhiều năm về sau, những kẻ đã chứng kiến sự bừng

phát của một bài thơ vẫn còn có thể rành rẽ kể lại chi tiết

của cảnh ấy. Maria Thánh Giá là một đan nữ Cát Minh ở

tu viện thành phố Granađa vào thời thánh nhân đang làm

viện trƣởng Cát Minh ở thành phố ấy. Một hôm, các nữ tu

đang nói chuyện với ngài ở phòng khách thì một chị đã

ngẫu hứng đọc lên một tiết thơ và chỉ là một tiết thơ theo

cảm hứng nhân loại với nội dung nhƣ sau:

Vì tất cả vẻ đẹp

Thì sẽ chẳng bao giờ tôi bị hút mất

Nhƣng chỉ vì một điều gì đó tôi không rõ

Mà ngƣời ta vừa tình cờ đạt đƣợc.

Vị thánh bắt gặp một điều gì đó, liền nói: “Chị

vừa đọc gì thế? Làm ơn lặp lại xem”. Chị ấy liền lặp lại.

Vị thánh học thuộc tiết thơ ấy, rồi đã dựa theo đó để soạn

thêm mấy đoản khúc rất lƣu loát, chứa đầy tình yêu của

Thiên Chúa. Tạ ơn Chúa, đó là một bài chú thích thần ý

rất đẹp, “a lo divino”, tức là một bài thơ trong đó cảm

hứng nhân loại nhƣờng chỗ cho tƣ tƣởng về Thiên Chúa.

Nếu nhƣ phần lớn tài liệu liên hệ đến vị thánh đã

không bị thiêu hủy trong các Cát viện ít lâu trƣớc khi ngài

chết, có lẽ chúng ta đã có thể nhờ vào các thơ ca và lịch sử

hình thành của chúng giữa lòng nội cấm mà dựng lại đời

sống cá nhân và sự tỏa lan của vị thánh. Phần ít ỏi chúng

ta hiện còn biết đƣợc cũng đủ tỏ cho thấy những bài thơ

của thánh nhân đã trang điểm cho cuộc đời ngài nhƣ thế

nào. Tách lìa chúng khỏi đời ngài là lấy mất đi điều đẹp

nhất nơi ý nghĩa sâu sắc của chúng.

Lịch sử còn hé lộ cho ta thấy vai trò đáng kể của

các bài thơ trong ảnh hƣởng của thánh Gioan Thánh Giá

Page 126: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

126

trên các con cái thiêng liêng nam nữ của ngài. Đối với

ngài, đó không phải chỉ là một cách đơn giản để giúp

ngƣời tu sĩ thƣ thái mà chính là một trong những phƣơng

cách ngài dùng để linh hƣớng. Về mặt này, các bài thơ đã

có tác dụng không kém, nếu không nói là hơn hẳn, các thẻ

giấy bắt nguồn cho sƣu tập các “Châm ngôn”.

Hẳn nhiên ở thế kỷ XVI tại Tây Ban Nha cũng có

cha Doria và biết bao đệ tử của nhiều vị thánh nổi bật

khác đang tô điểm cho Hội thánh, thế nhƣng không thể

tìm thấy điều gì tƣơng tự nơi các vị ấy.

Những chứng từ chúng ta có đƣợc về cách vận

dụng ấy của vị thánh rất đậm ý nghĩa cho ngƣời biết khám

phá ra. Chính ở Toledo năm 1587, Thánh Gioan Thánh

Giá vừa vƣợt khỏi nhà tù, nơi ngài đã phải chịu biết bao

đau khổ, và đang trốn ở nhà các chị Cát Minh. Sự thiếu

thốn đã tàn phá cơ thể ngài. Phải khó nhọc lắm ngài mới

ăn uống đƣợc. Từ trƣa tới tối, ngƣời ta phải giữ ngài trong

nhà thờ, sợ những kẻ chủ trƣơng nới lỏng luật dòng tìm

bắt lại. Trong những giờ chờ đợi ấy thánh nhân làm gì?

Ngài khởi sự đọc lại các bài thơ ngài đã sáng tác trong tù.

Bên kia cửa lƣới, một chị ngồi chép lại. Với sƣu tập đầu

tiên này, các bài thơ đã bắt đầu đƣợc công bố. Vị thánh đã

dùng những giờ phút nghiêm trọng nhƣ thế để làm điều tốt

nhất là đọc cho các chị Cát Minh nghe những bài thơ mà

sau đó chính các chị đã lặp đi lặp lại để nuôi dƣỡng cuộc

sống tâm linh của họ. Sự việc ấy chẳng giúp ta hiểu đƣợc rất

nhiều đó sao?

Từ Toledo, Cha Gioan đã lên đƣờng đi Calvario,

nơi ngài đƣợc bổ nhiệm làm tu viện trƣởng. Trên đƣờng

đi, ngài dừng lại ở Cát viện Béas, tại đây các bài thơ của

ngài lập tức trở thành lƣơng thực hằng ngày cho các nữ

Page 127: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

127

đan sĩ. Năm 1851, khi bốn ngƣời trong số các chị ấy đi lập

nhà mới ở Granada, họ đã gặp đƣợc những tâm hồn khác

cũng đã đƣợc đào tạo cùng một cách thức với họ, và tại

Cát viện mới này, cũng nhƣ tại nhà họ ở trƣớc đây, đã

vang lên những tiết thơ của “Ca khúc tâm linh” và “Đêm

dày”. Sử gia về những bài thơ ấy ghi rằng: “Các nữ tu lúc

nào cũng lẩm nhẩm các bài thơ ấy trên môi, và tìm đƣợc

biết bao sự ngọt ngào thiên quốc và sự dịu dàng cho lời

nói của họ”. Tại Međina cũng xảy ra nhƣ vậy: Thói quen

ngâm thơ của Cha thánh đã đƣợc thánh nữ Têrêxa đặt

thành một thông lệ. Một lời chứng khác từ một đan nữ cao

niên nên có thể không hoàn toàn chính xác nhƣng lại là

chứng từ duy nhất nên chi vẫn đáng đƣợc ghi nhận , đó là

lời chứng của chị Ana Thánh Thể nhƣ sau: “Và rất lâu sau

khi thánh nhân qua đời, ngƣời ta vẫn còn làm nhƣ thế”.

Phải chép lại bao nhiêu lần vẫn không đủ để đáp

ứng số ngƣời ta xin ngài. Đến nỗi hồi thế kỷ XVIII, tu

huynh Anrê Chúa Nhập thể, sau khi đã dày công lặn lội

khắp các tu viện ở Tây Ban Nha để nghiên cứu tất cả

những gì liên quan đến vị thánh, đã tóm tắt bản tra cứu

nhƣ sau: “Tôi có ấn tƣợng là hầu hết những bản sao chép

đƣợc thực hiện từ thời ấy đều đã đƣợc thực hiện theo sự

thừa nhận và thậm chí còn theo lệnh của thánh nhân, để an

ủi đông đảo các nữ tu yêu cầu ngài. Thật vậy, trong các tu

viện của họ, tìm đƣợc phần lớn những bản sao chép các

bài thơ ấy là chuyện bình thƣờng”.

Theo các tài liệu lịch sử soi sáng, dƣờng nhƣ các

bài thơ ấy đƣợc dùng làm trung gian chuyển đạt, vừa diễn

tả sự sống nội tâm của vị thánh vừa nhắm đến sự hƣớng

dẫn đời sống nội tâm của các môn đệ ngài. Tại sao vị

thánh vốn chẳng quan tâm gì đến hƣ danh của văn

Page 128: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

128

chƣơng, lại cổ võ cho ngƣời ta sao chép các bài thơ ngài

nhƣ thế? Nếu không phải vì ngài coi đó là một phƣơng

tiện hữu hiệu để giúp đỡ những ngƣời mà ngài phụ trách?

Đó không phải là một giả thuyết vô bằng cớ. Có

một lời cung khai cho biết khi làm tu viện trƣởng, trong

giờ chơi của các đan sĩ, vị thánh thƣờng tổ chức điều mà

ta có thể gọi là những cuộc thi thơ, trong đó ngài xƣớng

lên một đoản khúc ngài sáng tác để gợi hứng cho các con

cái ngài họa theo. Ngài sử dụng cách có hệ thống một

phƣơng tiện đào tạo mà nay đã trở thành khá xa lạ đối với

chúng ta.

Lắm khi một bài thơ nào đó đã giúp đƣợc cho các

môn đệ của ngài cách hoàn toàn bộc phát trong những giờ

vui mừng hoặc sầu muộn. Nữ chân phƣớc Ana

Bartôlômêô, một ngƣời vốn đồng hành với thánh nữ

Têrêxa nhƣ bóng với hình, và đã sáng lập nhiều Cát viện ở

Pháp và Bỉ, đã kể rằng: Vào ngày lễ thánh Matthêu năm

1624 (33 năm sau khi vị thánh qua đời) chị đến dự giờ

kinh chiều mà tâm hồn đầy âu lo và tăm tối. Thình lình,

nhƣ một tia sáng xuyên qua khe cửa lọt vào một căn

phòng tăm tối, một ơn soi sáng đã đến an ủi tâm hồn chị.

Lập tức, chẳng cần nghĩ ngợi, môi chị thốt lên một tiết của

bài “Ca khúc tâm linh” diễn tả tình trạng nội tâm của chị:

Ôi dòng suối pha lê loang loáng

Phải chi trong những nét tráng bạc của ngƣơi

Bất chợt ngƣơi cho ta thấy

Đôi mắt đáng ƣớc ao

Mà ta đã ghi trong lòng ta một thoáng.

Và chị thêm: “Điều ấy làm thỏa mãn và lấp đầy

trái tim tôi, đang đói và kiệt sức vì yếu đuối”.

Page 129: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

129

Lời chứng cảm động nhất có lẽ là lời chứng liên

hệ đến chị Catarina Giêsu, ngƣời đã cùng với chị Maria

Giêsu (de Sandeval) sáng lập Cát viện ở Béas, 46 tuổi, và

mới nhập tu đƣợc 10 năm. Catarina vui mừng thấy sự chết

gần đến. Thậm chí chị phải thú lỗi là đã quá vui mừng vì

đƣợc đau khổ và vì ƣớc ao sự chết. Buổi tối trƣớc khi ra

đi, chị xin ngƣời ta đọc cho chị nghe bài “Ca khúc tâm

linh”. Và bên cạnh chị nữ tu đang lâm tử, ngƣời ta bắt đầu

đọc:

Ngƣời ẩn nơi nao, hỡi Đấng Chí Ái,

Mà bỏ em rên rỉ?

Hôm sau, chị hiện về vinh quang rực rỡ cho cha

linh hƣớng thấy, vị linh hƣớng lúc ấy vẫn còn ở trên thế

gian này.

Tôi không biết một chuyện nào khác để diễn tả

ảnh hƣởng sâu xa do các bài thơ của Thánh Gioan Thánh

Giá rõ hơn cảnh tƣợng ngƣời con gái đích thực của thánh

nữ Têrêxa nhắm mắt lìa đời trong tiếng hát của bài “Ca

khúc tâm linh”.

2. Những bài thơ huyền giao và văn chƣơng

Không cần phải một pho sách dày mới đủ chứa

những bài thơ thực sự là của Thánh Gioan Thánh Giá: 9

bài thơ mà mỗi bài chỉ kín một hoặc hai trang, bài “Ca

khúc tâm linh” cả thảy 200 câu thơ, và các “tình khúc”

(mà việc phê bình kiểm chứng đã xác nhận đích thực là

của Thánh Gioan Thánh Giá) gồm khoảng 300 câu. Tổng

cộng chỉ khoảng 950 câu thơ.

Page 130: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

130

Thế nhƣng ta đừng đánh giá một nhà thơ dựa trên

số tác phẩm ngƣời đó để lại. Và cũng đừng đánh giá các

bài thơ của Thánh Gioan Thánh Giá theo kiểu những

ngƣời thƣởng ngoạn văn chƣơng thuần túy, mặc dù ở đây

giá trị văn chƣơng vẫn là điều không thể phủ nhận.

Tôi muốn lấy lại suy tƣ sâu xa của Reiner Maria

Rilke: “Các tác phẩm nghệ thuật hết sức cô đơn, thƣờng

không đƣợc ai thông cảm, cho nên thật tệ hại nếu ta mong

dùng phê bình để đạt tới chúng. Chỉ tình yêu mới có thể

nắm bắt đƣợc chúng, gìn giữ đƣợc chúng và mới có thể xử

công bằng với chúng”. Ƣớc gì chúng ta là những ngƣời

công bằng, với thứ công bằng nảy sinh từ tình yêu.

Khi xét các bài thơ chỉ thuần túy trên phƣơng diện

hình thức, điều đập ngay vào mắt ta là tác giả thích dùng

những câu nhịp lẻ: “Ca khúc tâm linh”, “Đêm dày”,

“Ngọn lửa tình nồng” đều là những bài trữ tình, là những

bài thơ gồm nhiều tiết, trong đó những câu thơ 7 âm và

những câu thơ 11 âm xen kẽ nhau theo những qui luật

chính xác. Trong những bài khác, Thánh Gioan Thánh Giá

cũng thƣờng dùng loại 8 âm, nhƣng theo cung cách Tây

Ban Nha thì tùy cách nhấn mạnh vào chữ cuối mà câu thơ

có khi đƣợc đọc thành 7 âm, có khi là 8 âm và có khi lại 9

âm.

Loại trừ mọi định kiến theo trƣờng phái này

trƣờng phái nọ, ta phải nhận rằng câu thơ nhịp lẻ thƣờng

giúp sự diễn tả đƣợc uyển chuyển và lƣu loát (so sánh với

thơ ngũ ngôn và thất ngôn của Việt Nam sẽ thấy). Sự mềm

mại uyển chuyển là một đặc điểm hết sức nổi bật của

Thánh Gioan. Ngƣời ta có thể nói rằng Thánh Gioan tự

nhiên đạt đƣợc kỹ thuật diễn tả một trong những mệnh

lệnh tinh thần thân thiết nhất của ngài cách thật mềm dẻo.

Page 131: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

131

Ngôn ngữ của các bài thơ hết sức giản dị. Đó là

ngôn ngữ thƣờng ngày. Nhƣng nó nhƣ có đƣợc cái vẻ

thanh tú bẩm sinh mà chỉ cần một chiếc áo dài thật giản dị

là đủ lộ rõ. Không có những tiếng lạ hoặc những hình

dung từ nhằm gây xúc cảm. Cả một sự trần trụi cố ý,

khiến cho phẩm chất nghệ thuật của bài thơ càng gia tăng.

Chẳng phải vẻ đẹp ấy đã trực tiếp lộ rõ qua cái trong suốt

rất khơi gợi của những nguồn suối mà cạnh đó vị thánh

vẫn thích ngồi suy niệm?

Hỡi Đấng Chí Ái, ta hãy cùng hân hoan

Hãy ra đi mà nhìn ngắm trong vẻ đẹp của Ngƣời

Trên núi và trên đồi

Nơi vọt ra nƣớc tinh khiết

Chúng ta sẽ vào mãi phía trong sâu hơn nữa.

Trong một bài nghiên cứu trác tuyệt tựa đề “Thực

hiện sự đẹp”, Rabindra Nath Tagore tỏ cho thấy phải vƣợt

qua các công thức quy ƣớc đến mức nào mới có thể quan

niệm đƣợc vẻ đẹp và khám phá ra cái hoà điệu dung dị

trong những sự vật thƣờng ngày. “Lúc đầu, chúng ta cô

lập cái đẹp khỏi những cái gì vây quanh nó, chúng ta tách

nó ra khỏi phần còn lại, nhƣng rồi đến cuối cùng, chúng ta

lại nhận ra nó hoà điệu với toàn thể. Lúc ấy âm nhạc của

cái đẹp không cần phải kích động ta bằng những tiếng ồn

ào nữa; nó từ chối bạo lực và kêu gọi trái tim ta bằng sự

thật này là những ngƣời khiêm nhƣờng sẽ đƣợc thừa

hƣởng trái đất”. Ta có thể đem những suy tƣ ấy áp dụng

vào ngôn ngữ thơ. Một cách nào đó, đây là điều mà tân

nƣơng trong bài ca khúc tâm linh tự nói về mình:

Đừng nỡ khinh thƣờng em nữa

Vì nếu Ngƣời thấy nơi em màu da sạm nắng

Thì Ngƣời có thể ngắm nhìn em thật kỹ

Page 132: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

132

Vì Ngƣời đã nhìn em

Và đã để lại nơi em duyên sắc và vẻ đẹp .

Sự giản dị cao quý của một bút pháp xa hẳn cả

mọi sự đẽo gọt giả tạo làm nên một sự tầm thƣờng.

Phẩm chất của bút pháp phần nào có liên quan với

độ đậm đặc của tƣ tƣởng. Ai đã thử dịch thơ đều biết là

gay go đến mức nào. Khốn cho ai tìm cách kết vàng điểm

bạc hào nhoáng lên chiếc áo vải gai trắng của tân nƣơng!

Làm nhƣ thế có thể sẽ gây đƣợc chú ý, sẽ thật sự có chất

thơ, nhƣng đồng thời cũng sẽ mất đi nguồn cảm hứng đã

đem lại bài Ca khúc tâm linh. Có một cái gì đó còn đẹp

hơn cả những sản phẩm đẹp nhất của một kỹ thuật uyên

bác hoặc của một sự đẽo gọt chuyên cần, đó chính là cái

khiếu diễn tả của một thi sĩ và đồng thời là một vị thánh.

Chẳng phải là ngƣời ta đã tôn kính ngài đến độ bối rối đó

sao?

Vì những gì ở đời này có thể

Nắm bắt đƣợc bằng giác quan,

Vì tất cả những gì hiểu đƣợc,

Mặc dù hết sức cao xa,

Thì sẽ chẳng bao giờ tôi bị hút mất,

Cũng không bị hút mất vì duyên dáng hay vẻ đẹp,

Nhƣng chỉ vì một điều gì đó tôi không rõ

Ngƣời ta vừa tình cờ tìm đƣợc.

Thánh Gioan Thánh Giá đã tình cờ tìm đƣợc cái

“điều gì đó tôi không rõ” mà ngài nói ở đây. Chẳng phải

ngài không biết đến những bậc thầy về thơ ở thời ngài. Ta

có nhiều lý lẽ chắc chắn để nghĩ rằng ngài đã biết nhiều

đến họ, và rằng trong thời gian ở Salamanca ngài đã là

Page 133: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

133

một trong những ngƣời say sƣa nghe những bài ca mới

của các tác giả Garcilaso và Boscan.

Tuy nhiên không thể xếp thánh Gioan Thánh Giá

thật sít sao vào một trƣờng phái nào, mặc dù khá rõ là ngài

có những nét gần gũi với các thi sĩ tƣợng trƣng bởi lẽ

trong thơ ngài, tất cả đều là biểu tƣợng.

Nhƣng có lẽ cũng phải nói rằng đã là thi ca đích

thật thì thi ca nào cũng vậy cả. Đã có hơn một nhà phê

bình cho rằng tính tƣợng trƣng nằm ngay trong chính yếu

tính của thơ ca trữ tình. Xƣa kia Ferdinand Brunetière có

viết: “Bởi vì chất tƣợng trƣng vốn nằm trong yếu tính của

thi ca, cho nên chắc chắn chất tƣợng trƣng cũng cổ xƣa

nhƣ thi ca, và tôi cũng có thể nói đƣợc rằng, nó có cùng

thời với những vần thơ bập bẹ đầu tiên”.

Thế nhƣng cho dù có những gặp gỡ khá kỳ thú, ta

không đƣợc phép ngây thơ biến Thánh Gioan Thánh Giá

thành “nhà thơ tƣợng trƣng” nhƣ kiểu ngƣời ta vẫn nghĩ

về Mallarmé hay Verlaine. Xa hơn trƣờng phái tƣợng

trƣng còn có chính cái chất tƣợng trƣng vốn không ngày

sinh tháng đẻ, không bị gò bó theo quy tắc luật lệ. Điều

mà Thánh Gioan Thánh Giá đột nhiên tìm lại đƣợc, chính

là dòng thác trữ tình cuồn cuộn của mọi thế hệ và mọi dân

tộc, mà dòng thác ấy tự yếu tính lại mang sẵn chất tƣợng

trƣng.

Chúng ta sẽ gặp lại ở đây điều đã đƣợc Jean

Baruzi suy nghĩ sâu sắc và trình bày gãy gọn. Nơi Thánh

Gioan Thánh Giá, không thể có chuyện gắng sức bóp trán

tìm tòi để dùng lời biểu tƣợng mà diễn đạt một thực tại nội

tâm. Để hiểu đúng về thi ca, cần hình dung ra một sự bộc

phát, một sự tự phát trong đó “cái chất tƣợng trƣng dƣờng

Page 134: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

134

nhƣ là trực tiếp mặc khải cho ta biết đƣợc một sự kiện mà

không một cách thế suy nghĩ nào khác có thể giúp ta đạt

đƣợc. Và nhƣ thế không còn có chuyện “dùng một biểu

tƣợng để diễn đạt một kinh nghiệm, mà phải nói cách sít

sao là có một kinh nghiệm mang tính tƣợng trƣng”.

Vấn đề vẫn chƣa phải đã hoàn toàn đƣợc soi sáng.

Cái hay ho lý thú của nó còn vƣợt hẳn thế giới của các thi

sĩ, kể cả các thi sĩ thần nhiệm. Việc sử dụng thế giới khả

giác để diễn tả những thực tại vô hình đã là một chuyện rất

thông thƣờng trong Kinh thánh. Vấn đề là thử hỏi, tác giả

thánh vịnh khi cảm nghiệm đƣợc sức mạnh của Thiên

Chúa và thốt lên: “Thiên Chúa là đá tảng của tôi”, thì ông

đã đi từ tảng đá đến sức mạnh của Thiên Chúa mà nó

tƣợng trƣng, hay ông trực tiếp tìm thấy nơi Thiên Chúa

chính phẩm tính mà một cách nào đó đã đƣợc hành động

sáng tạo của Ngài thể hiện thành vật chất trong thế giới

khả giác này khi tạo nên các tảng đá.

Cách trƣớc là khởi đi từ thụ tạo và cẩn thận tiến

dần lên tới Tạo Hoá. Còn cách kia thì ngay từ đầu đã đặt

mình nơi Thiên Chúa và tìm gặp lại nơi Ngài tất cả những

gì Ngài đã gieo vãi vào thế giới theo hình ảnh hữu thể của

Ngài. Phải chăng là quá liều lĩnh nếu quả quyết rằng gần

nhƣ tất cả cái chất tƣợng trƣng trong các bài thơ của

Thánh Gioan Thánh Giá đều diễn tiến theo cách thứ hai?

Nhƣng nếu đặc ân trƣớc hết của một nhà thơ là

cảm nghiệm đƣợc mọi sự trong chính hữu thể khôn tả của

nó (khi nhà thơ này là một vị thánh, ta biết những điều

khôn tả độc đáo ông nói đến là gì), thì một đặc ân khác

của ông là biết cách dùng ngôn ngữ loài ngƣời để diễn tả

điều đã cảm nhận đƣợc cách sâu sắc ấy.

Page 135: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

135

Trên bình diện văn chƣơng thì cả trong việc này,

Verlaine và các bạn ông đã có công đúc kết những nguyên

tắc không phải chỉ có giá trị cho các môn sinh của một

trƣờng phái.

Nhạc đi trƣớc mọi sự...

Câu thơ ấy ai cũng biết. Còn đoạn tứ tuyệt áp chót

của bài “Nghệ thuật thi ca” có lẽ ngƣời ta ít biết hơn,

nhƣng lại là đoạn diễn tả rất đúng điều Thánh Gioan

Thánh Giá đã thực hiện (với một danh nghĩa còn chắc nịch

hơn cả tác giả sách Khôn ngoan).

Nhạc thêm nữa và luôn luôn bằng nhạc

Nào thơ bay nhanh nữa, bay cao

Nhƣ chút tâm linh đang lạc lối vào

Những trời khác và những tình yêu khác.

Chỉ còn phải thêm:

Và những gì còn lại chỉ là từ chƣơng.

Rabindra Nath Tagore, ngƣời từng viết nên những

bài thơ tuyệt diệu, đã nói một cách điềm tĩnh chắc nịch

nhƣ đứng trƣớc một điều hiển nhiên: “Những nhà thơ đích

thật, mà đồng thời cũng là những vị tiên tri, thì tìm cách

trình bày thế giới này bằng tiếng nói của âm nhạc”. Và

ông nói thêm lý do: “Âm nhạc chẳng bao giờ phải lệ thuộc

một cảm quan ở bề mặt, nó diễn tả điều mà các từ ngữ

không bao giờ nói đƣợc”.

Ta hãy vƣợt ngay khỏi một quan niệm hẹp hòi và

ngây ngô về việc sử dụng âm nhạc, thƣờng phải cầu cứu

đến những hình ảnh kêu vang, rút từ thể hợp xƣớng và các

giai điệu. Những hình ảnh nhƣ thế không thiếu trong tác

Page 136: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

136

phẩm của Thánh Gioan Thánh Giá, nhƣng chúng không

phải là vƣợt trội:

Và là đêm yên hàn

Đang khi hừng đông cựa mình thức giấc

Nhạc thinh lặng

Niềm cô tịch réo rắt

Bữa tối bổ dƣỡng và đắm say yêu mến.

Ta phải quan niệm một cách sâu sắc hơn về nhạc

tính của một bài thơ. Theo đó, những từ ngữ là chất liệu mà

chuyển động của câu văn muốn xếp đặt để tất cả đƣợc ngân

vang, đó là điều mà từ ngữ chuyên môn gọi là “tiết điệu”.

Hẳn nhiên, chỉ những bản văn ở nguyên ngữ mới

có thể cho ta hình dung đƣợc thế nào là sự ngân vang

trong ngôn ngữ của Thánh Gioan Thánh Giá. Trong dàn

nhạc của một số tiết thơ trong bài “Một chú bé chăn cừu”

chẳng hạn, ta nghe vang những tiếng chát chúa của những

nhạc khí bằng đồng với những âm “a” chế ngự một cách

thô bạo, trong khi ở tiết tiếp theo, những âm “o” kéo dài

của vĩ cầm xoa dịu cho vết đau của “chú bé chăn cừu”.

Những chỗ khác, sau những nhịp rung trong sáng

hài hoà, lại có xen vào những âm sắc của các giai điệu buồn

thảm.

Việc sắp xếp các hình ảnh cũng thật ý nghĩa.

Dƣờng nhƣ không có màu sắc. Trổi vƣợt nhất là những

hình ảnh về thị giác và chuyển động. Những hình ảnh về

chuyển động đem lại cho những bài thơ thuộc nhiều loại

một tiết điệu rất kích động. Đoạn mở đầu của bài Ca khúc

tâm linh là một điển hình về loại này:

Page 137: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

137

Ngƣời ẩn nơi nao, hỡi Đấng Chí Ái,

Mà bỏ em rên rỉ ?

Nhƣ một con nai, Ngƣời trốn biệt,

Mặc cho em bị thƣơng,

Em chạy ra, gọi với theo Ngƣời, thì Ngƣời đã đi.

Nếu quả đúng nhƣ lời phƣơng ngôn rằng cuộc

sống luôn chuyển động thì chẳng có gì để ngạc nhiên khi

ta thấy một sức năng động mãnh liệt cuốn hút thơ ca của

một ngƣời muốn ca ngợi cuộc sống của linh hồn sống với

Thiên Chúa. Những bài thơ chính yếu của ngài đều bắt

đầu bằng những hợp âm của chuyển động, nhƣ những bản

hợp xƣớng của Bach. Và thƣờng thì đến đoạn cuối,

chuyển động nhẹ dần và ngƣng hẳn, nhƣ một làn sóng dịu

đi và biến mất dần trong đám cát ven bờ:

Hãy gỡ con khỏi cái chết ấy,

Lạy Thiên Chúa của con, và hãy ban cho con sự

sống.

Đừng để con bị vƣớng mắc,

Trong cái cạm bẫy ấy mạnh biết bao.

Hãy nhìn xem con phải đau đớn để thấy Ngài

Và nỗi khốn khổ của con đã xâm chiếm trọn

Bởi con đang chết vì không chết.

Từ đây con sẽ khóc thƣơng sự chết của con,

Và con sẽ than cho cái sống của con,

Bao lâu con còn bị níu giữ

Vì những tội lỗi con.

Ôi Thiên Chúa của con ! Cho đến bao giờ?

Bao giờ con đƣợc nói với Chúa cách đơn thành

rằng:

Từ nay con đã sống vì con không chết nữa.

Page 138: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

138

Trên bình diện phân tích văn chƣơng thì sau cùng

phải lƣu ý đến điều có thể gọi là sự trinh nguyên của cách

diễn tả thi vị nơi Thánh Gioan Thánh Giá. Nơi ngài,

không bao giờ ngƣời ta cảm thấy có sự gọt giũa. Ngƣời ta

dễ khám phá ra những sơ suất hơn là những trau chuốt giả

tạo. Ngài sử dụng năng khiếu mà không biết mình có năng

khiếu ấy. Trong sự đôi co biến thiên giữa cảm hứng và kỹ

thuật diễn tả, năng lực của cảm hứng đã không ngừng

thắng vƣợt: Chính cảm hứng đã định luật lệ cho kỹ thuật.

Không hề phải gọi đến tinh thần Ly Tao. Nhƣng hoàn toàn

là một cái gì trực tiếp và mới mẻ, phát sinh từ kinh

nghiệm và cũng dẫn đến kinh nghiệm. Bởi lẽ ở đây nhà

thơ chỉ là thông dịch viên của vị thánh. Tác giả của Ca

khúc tâm linh, nếu có viết một bài về nghệ thuật thi ca,

chắc chắn sẽ nói đại ý rằng: “Những lời mang sự sống, sự

sống mà nó diễn tả, sự sống mà nó gây nên... Còn ngoài ra

đều là từ chƣơng”.

3. Giáo thuyết của các bài thơ

Những chủ đề đƣợc khai triển trong các bài thơ

của Thánh Gioan Thánh Giá luôn thuộc về kinh nghiệm

nội tâm của ngài (kể cả các Tình khúc bàn đến những đề

tài lịch sử thì tự sâu xa vẫn là những kinh nghiệm nội

tâm). Nhà thơ của Đêm dày chắc hẳn đã không nghĩ phải

làm thơ để trở thành giáo sƣ thần học, dù là một thần học

thần nhiệm. Thơ ca của ngài dạy ta rất nhiều chuyện

nhƣng không hề mang tính cách giáo huấn (Nhƣng thực

sự có một thể loại gọi là “thơ giáo huấn” không? Ít ra cũng

có một cái gì mâu thuẫn ngay trong từ ngữ).

Page 139: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

139

Quả đúng là vị thánh đã ngợi ca những thực tại

mà các nhà thần học, và trƣớc hết là Kinh thánh, đã dạy

bảo chúng ta. Thế nhƣng ngài chỉ ngợi ca nhƣ thế trong

mức độ các thực tại ấy đã đƣợc ngài sống và phần nào đã

trở nên hữu thể riêng của ngài ngay trong lúc và chính

trong hành vi ngài diễn tả một cách trữ tình nhƣ vậy về

chúng.

Thật vậy, những bài thơ ấy đã phát sinh từ kinh

nghiệm bản thân của ngài. Chúng là một sự diễn đạt tự

phát và trực tiếp. Chính trong ngục thất Toledo, nhằm diễn

tả đôi điều về những đau khổ và hoan lạc của mình, Thánh

Gioan Thánh Giá đã soạn ra Đêm dày, Ca khúc tâm linh,

Nguồn suối và những tình khúc về đoạn Tin mừng Lúc

khởi nguyên đã có Lời. Trong các bài thơ của ngài, mỗi

bài có một lịch sử liên hệ đến bản thân ngài. Lắm khi,

chính sự tiếp xúc với một linh hồn khác đã khiến cho linh

hồn ngài bùng lên ngọn lửa, nhƣ khi ngài soạn bài chú

thích Không, dù tất cả vẻ đẹp, cũng không bao giờ...

Việc diễn đạt kinh nghiệm cách tự phát nhƣ thế

của Thánh Gioan Thánh Giá còn có một đặc điểm nữa là

tình cảm khẩn thiết của nó: khung cảnh và chế độ lao tù ở

Toledo chẳng có gì đặc biệt để đẩy tới cảm hứng thi ca

nhƣng, dƣới ảnh hƣởng của đau đớn hoặc vui mừng của

Đấng sống trong ngài, vị thánh không thể cản đƣợc cái đà

của cảm hứng.

Nếu chỉ có một mình ngài trên thế gian này và dù

không một ai sẽ biết đến những bài thơ của ngài đi nữa,

thì nhƣ mọi thi sĩ đích thực khác, Thánh Gioan Thánh Giá

vẫn thấy buộc lòng phải viết hoặc ít ra dệt nên trong nội

tâm những bài thơ ấy. Sự trào vọt bên trong của một bài

thơ không hề là chuyện của một quyết định trầm tĩnh do

Page 140: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

140

một suy tính trƣớc đó. Tôi nghĩ đến những lá thƣ cảm

động của Rainer Maria Rilke gởi cho một thi sĩ trẻ. Ngay

từ lá thƣ đầu tiên, Rilke đã đòi hỏi ngƣời ta phải có dấu

hiệu của thiên chức thi sĩ, là phải có thể trả lời “có” cho

câu hỏi ông nêu ra: “Nếu bị cấm viết, bạn có chết không?”

Và ông tiếp tục câu hỏi: “Nhất là, bạn hãy tự hỏi vào lúc

yên lặng nhất trong đêm của bạn: Tôi có thật sự bị buộc

lòng phải viết không?” Có lẽ về mỗi bài thơ của ngài,

Thánh Gioan Thánh Giá đều có thể trả lời “có”.

Thật ra, ngài không rảnh giờ để tự nêu câu hỏi.

Mỗi khi bị chấn động vì một ơn sủng bên trong hoặc một

hoàn cảnh bên ngoài, dù là một hoàn cảnh tầm thƣờng,

linh hồn ngài trải qua một kinh nghiệm phong phú đến độ

ngài không thể nào diễn tả cho tƣơng xứng, ngài phải để

cho vang lên trong ngài những tiếng dội kỳ bí của cuộc

gặp gỡ mà tự nó vốn là một gặp gỡ khôn tả. Chỉ riêng một

mình nó, chỉ riêng thi ca thuần khiết nhất mới có thể phát

sinh đƣợc từ một nguồn suối nhƣ thế.

Đó là lý do tại sao khi nghiên cứu các bài thơ của

Thánh Gioan Thánh Giá, dù vội vàng đến đâu, cũng

không đƣợc tự hài lòng với những bài đã đƣợc chính ngài

minh giải. Sự kiện chỉ vỏn vẹn có 3 bài trong số đó đƣợc

tác giả minh giải không thể đƣợc coi là quá quan trọng đối

với chúng ta. Mọi bài thơ đều cùng có giá trị kinh nghiệm

nhƣ nhau, tất cả đều cùng một nguồn gốc và tất cả, với

những âm sắc riêng, đều bày tỏ cùng một sự thống nhất

bên trong.

Thành ra, tất cả đều có cùng một giá trị giáo huấn,

theo nghĩa chính xác là mỗi bài đều biểu lộ một khía cạnh

nào đó trong đời sống nội tâm của thánh nhân.

Page 141: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

141

Chính giá trị kinh nghiệm của các bài thơ ấy làm

nên giá trị giáo huấn của chúng. Thật vậy, giáo huấn đƣợc

đề ra trong các bài thơ nhắm tới điều vốn vƣợt ngoài tầm

của thần học suy lý thuần túy, chỉ có kinh nghiệm mới

nắm bắt đƣợc. Đó là giáo huấn của nhà thực hành, giáo

huấn này giả thiết phải có một vốn liếng suy lý và dựa trên

vốn liếng ấy, nhƣng đồng thời cũng nối dài vốn liếng ấy

trong kinh nghiệm riêng biệt. Mà kinh nghiệm này thì

không thể nào truyền thông đƣợc, và cũng không sao mà

chuyển đƣợc thành những khái niệm tổng quát.

Chính phẩm chất của kinh nghiệm bảo đảm cho

sự thật mà giáo huấn thực hành truyền dạy. Việc phô diễn

kinh nghiệm ấy nhất thiết có tính bộc phát, khiến cho

không thể nào tách rời chất trữ tình với giáo huấn đƣợc.

Ngƣời ta cũng vặn lại rằng những bản văn mạch

lạc của vị tiến sĩ có nguy cơ làm suy yếu những hy vọng

mà nhà thơ đã giúp chúng ta cƣu mang. Kinh nghiệm sâu

kín của một tâm hồn chẳng phải là điều không thể phô

diễn đƣợc đó sao? Trong phần minh giải Đêm dày có một

trang rất đẹp nói rõ: Sự lãnh hội tăm tối bằng chiêm niệm

ấy, cuộc gặp gỡ ấy với vị thƣợng khách của tâm hồn, ta

không thể “diễn tả ra đƣợc”, không thể “cho nó một tên

gọi có thể làm cho ngƣời ta hiểu đƣợc nó”, linh hồn

“không tìm đƣợc phƣơng tiện, cách thế hoặc một cái gì

tƣơng tự phù hợp với nó để có thể biểu thị một sự hiểu biết

cao nhƣ thế và cũng là một tình cảm thiêng liêng tinh tế

nhƣ thế. Cho đến nỗi, dù linh hồn có khao khát tới đâu để

nói lên điều ấy, dù nó có cố gắng đến đâu để làm sáng tỏ

điều ấy, điều ấy vẫn mãi mãi bí ẩn và không tỏ lộ”. Làm

sao có thể dùng lời lẽ của con ngƣời để chuyển dịch ngôn

ngữ của Thiên Chúa? Thật vậy, ngôn ngữ của Thiên Chúa

Page 142: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

142

có đặc điểm là, một đàng thì rất sâu kín và thiêng liêng,

vƣợt mọi giác quan, một đàng thì lập tức làm câm nín và

ngƣng tắt tất cả sự hoà điệu và xảo diệu của các giác quan

bên ngoài và bên trong. cho nên, không thể nào dùng suy

lý mà diễn tả đƣợc bản chất của cái “ngôn ngữ Thiên Chúa

nói với linh hồn, bậc thuần thần nói với bậc thuần thần”.

Tôi đã say mèm

Đã đầy ứ và xa lạ với mình đến độ

Giác quan đã đờ ra

Mất hết mọi cảm giác,

Còn tâm trí thì đƣợc phú cho

Một khả năng nghe mà không cần nghe,

Vƣợt hẳn mọi hiểu biết.

Tôi lên càng cao

Tôi hiểu càng ít.

Ở đó đám sƣơng mù

Đã soi đêm sáng rực.

Về điều ấy có ai biết đƣợc

Thì luôn vẫn không biết không hay,

Vƣợt hẳn mọi hiểu biết.

Ngƣời nào thật sự lên tới đó

Cũng đều trút bỏ chính mình.

Tất cả những gì xƣa đã biết

Đều có vẻ thấp làm sao,

Và ngƣời ấy càng cứ không biết

Sự hiểu biết càng gia tăng,

Vƣợt hẳn mọi hiểu biết.

Nhƣng đó là một bài thơ. Nó cho thấy rằng thật ra

vị Tiến sĩ thần nhiệm đã không hát lên chính kinh nghiệm

- vốn không tả đƣợc - và cũng cho thấy rằng việc diễn tả

Page 143: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

143

kinh nghiệm ấy nằm trên con đƣờng của lƣợt về (nhƣ ta

thấy nói rất rõ trong tác phẩm của cha Baruzi).

Thật ngây ngô nếu cho rằng thơ ca của Thánh

Gioan Thánh Giá mô tả điều vốn không thể mô tả đƣợc.

Nó chỉ nhƣ tiếng dội của một giai điệu bên trong, ngƣời ta

có thể thƣởng thức mà không thể nói lại, hoặc chỉ nhƣ

những gợn nƣớc trên mặt hồ từng đợt phản ánh lại cái va

chạm nảy ra dƣới đáy nƣớc, ở một điểm chính xác mà ta

có thể đoán đƣợc.

Nhƣ vậy, vị thánh đã đi đến chỗ dựng lại đƣợc

một bầu khí nội tâm, gợi lên đƣợc điều đáng rung lên dƣới

tác động của ân sủng vô hình. Để nắm bắt đƣợc điều ngài

muốn làm cho ta hiểu, cần vƣợt hẳn khuôn khổ những

hình ảnh ngài đã dùng làm công cụ diễn tả.

Để minh họa, ta hãy xem cảnh chót của một trong

những bài thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật của Thánh

Gioan Thánh Giá:

Và sau một hồi lâu chú đã lên

Trên một thân cây, ở đó chú đã giăng đôi tay xinh

đẹp,

Và chú chết treo ở đó bởi đôi tay ấy,

Trái tim tan nát vì yêu.

Một chuyển động bất động nơi một thái độ đầy ý

nghĩa. Đôi cánh tay đẹp giăng ra trong cái tƣ thế của các

tƣợng Chúa chịu nạn. Không một mô tả nào nấn ná lại ở

các chi tiết. Cũng chẳng có một màu sắc nào, dù rằng các

tƣợng Chúa chịu nạn ở Tây Ban Nha thế kỷ XVI không

thiếu gì màu mè. Trong cái cử chỉ đơn giản ấy, nổi rõ sự

hiến mình cho đến chết, mà cũng là sự chiến thắng của

tình yêu dƣới cái vỏ thất bại bên ngoài. Tất cả những điều

Page 144: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

144

ấy vị thánh đã sống mãnh liệt đến độ, trong dịp tuần thánh

ấy, ngài cảm thấy nơi linh hồn và nơi xác thịt ngài những

đau đớn mà ngƣời mục tử của đồi Calvê đã biết đến trong

linh hồn và xác thịt mình. Có lẽ chính vì thế mà bài thơ

ngắn ngủi lại xuyên thấu lòng ta hơn những mô tả dài

dòng.

Cho nên, nếu kinh nghiệm thần nhiệm tự nó là

không thể tả lại, và nếu không thể nào vẽ phóng lại đúng

các đƣờng nét và màu sắc, thì muốn hiểu đƣợc điều vị

thánh có thể nói về kinh nghiệm ấy, ta cần biết vƣợt khỏi

ý nghĩa sơ khởi của các hình ảnh và từ ngữ.

Cần có một cuộc tái tạo bằng nội tâm mà ta thấy

nhan nhản bao nhiêu ví dụ trong lịch sử các tâm hồn ở Cát

Minh cũng nhƣ ở các nơi khác.

Chính vị thánh cũng đã giải thích về giá trị giáo

huấn trong những lời mở đầu nơi các tác phẩm của ngài.

Trong lời mở đầu cuốn Ca khúc tâm linh, ngài đã trình

bày rõ vai trò của lối phô diễn bằng thơ trong một lãnh

vực trào vƣợt khỏi lãnh vực của bài trình bày giáo lý.

Những dòng sau đây có tầm quan trọng rất lớn,

cần đọc thật kỹ: “Ở đây tôi không có ý định nêu rõ bề

rộng và sự dồi dào của tinh thần yêu thƣơng phong phú

đƣợc chứa đựng trong các câu thơ này.

Thật vậy, sẽ là một sự dốt nát thê thảm nếu cho

rằng có thể dùng một loại ngôn từ nào đó để giảng giải

những lời yêu thƣơng và những điều thầm kín trong sự

thông hiểu mầu nhiệm (mà những ca khúc này bàn đến).

Bởi vì, nhƣ thánh Phaolô nói, Thánh Thần Chúa nâng đỡ

sự yếu hèn của ta, Ngài đang ngự trong ta và dùng những

tiếng rên khôn tả mà cầu xin cho ta điều ta không thể nghe

Page 145: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

145

cũng không thể hiểu để mà bộc lộ. Bởi vì, ai có thể viết

nên điều Thánh Thần muốn nói với những linh hồn đang

đƣợc Ngài ngự trị? Ai có thể dùng lời nói mà phô bày

đƣợc điều Ngài đang làm cho họ khao khát? Chắc chắn

không ai có thể nói lên điều ấy, ngay cả những linh hồn

trong đó điều ấy đang diễn ra cũng không thể nào giải

thích nó đƣợc. Chính vì thế ta hiểu tại sao các linh hồn ấy

thƣờng trút những điều họ cảm nhận đƣợc, đúng hơn,

thƣờng thổ lộ những điều thầm kín, huyền giao dào dạt

trong tâm hồn, bằng những hình ảnh, so sánh và ví dụ hơn

là bày tỏ bằng lý luận.”

Một cách thật tự nhiên, vị thánh nêu những ví dụ

lấy từ Kinh thánh rất giàu hình ảnh và biểu tƣợng. Ta cũng

có thể đem điều ngài nói về Kinh thánh áp dụng vào các

bài thơ ngài, trong mức độ của nó: “Các vị thánh tiến sĩ

đã nói về Kinh thánh nhƣng chẳng bao giờ có thể đi đến

cùng trong việc dùng lời lẽ mà tỏ bày điều ấy cho đầy đủ,

mà thật ra điều ấy cũng không thể nào nói ra đƣợc bằng

lời lẽ. Và nhƣ thế, điều nói ra đƣợc thƣờng chỉ là cái ít ỏi

trong những gì đƣợc chất chứa ở đó”.

Trong sự bất lực không thể lập luận để nói lên

điều mình cảm thấy, vị thánh chỉ còn một phƣơng kế là

dùng thơ ca và khả năng khơi gợi của nó, phần nào nhƣ

năng lực của một câu thần chú, để giúp ngƣời ta đoán ra

đƣợc một chút gì đó trong ân sủng ngài nhận đƣợc.

Những dòng tiếp theo trong Lời Mở Đầu ấy có thể

biểu lộ cho thấy một sự nghi ngờ đối với trí tuệ loài ngƣời.

Thật ra đó chỉ là kết quả của một sự ý thức bình thản về

những giới hạn của trí tuệ loài ngƣời, mà dù sao Thánh

Gioan Thánh Giá cũng đặt nền tảng trên đó nhƣ ai nấy đều

làm nhƣ thế ở Salamanca thế kỷ XVI, và ngƣời ta có lý.

Page 146: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

146

Năng lực trí tuệ của các bậc tiền bối thế kỷ 16

đƣợc chứng tỏ qua biết bao công trình triết học và thần

học, khỏi cần phải nhấn mạnh. Có lẽ năng lực ấy không

cho phép họ ảo tƣởng về các giới hạn của trí tuệ. Dù sao,

thánh Gioan Thánh Giá vẫn cho rằng, nhờ ảnh hƣởng cần

thiết hơn bao giờ của ân sủng, thơ ca đem lại cho ngài một

khí cụ diễn tả vƣợt hẳn sự suy luận thuần túy. Và ngài đòi

hỏi ngƣời ta đọc thơ ngài không phải với một thái độ biện

luận, nhƣng với tâm tình ngƣời môn đệ khao khát muốn

gặp đƣợc dƣới những biểu tƣợng ấy đôi điều vê ân sủng

bề trong đã làm nảy sinh những thơ ca ấy: “Đối với tôi, có

lẽ đó là cách tốt nhất, vì những tiếng nói yêu thƣơng này

nên đƣợc giữ nguyên ý nghĩa rộng rãi của chúng để mọi

ngƣời có thể tùy cách và tùy mức của tâm trí mình mà

hiểu và thƣởng thức, thì tốt hơn là thu hẹp lại theo một ý

nghĩa không còn am hợp với mọi loại khẩu vị. Nhƣ thế, dù

ta có giải thích theo một cách nào đó thì cũng không phải

để gắn chặt vào việc giải thích: bởi vì sự khôn ngoan thần

nhiệm các ca khúc này nói đến (là điều phải hiểu bằng

tình yêu) không cần phải đƣợc nghe cho thật rõ mới phát

sinh trong tâm hồn một hiệu quả yêu mến và thân ái, phần

nào cũng tựa nhƣ trong đức tin, chúng ta yêu mến Thiên

Chúa mà không hiểu Ngài”.

“Không cần phải đƣợc nghe cho thật rõ...”. Làm

sao quả quyết đƣợc trên bình diện nào câu này chứa đựng

nhiều sự thật hơn? Trên bình diện các thực tại siêu nhiên

hay trên bình diện thơ ca? Nhƣng ở đây không nên hoài

công tìm cách tách rời bình diện siêu nhiên với bình diện

thơ ca. Nhờ một sự gặp gỡ có lẽ độc nhất vô nhị ở mức độ

này, cả hai bình diện trộn vào nhau đến độ ta không thể

Page 147: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

147

nào biện phân đƣợc điều gì thuộc về nhà thần học và điều

gì thuộc về nhà thơ.

Điều này đặc biệt đúng đối với bài thơ có lẽ tiêu

biểu nhất trong các bài thơ của vị thánh: bài Đêm dày.

Những ngƣời đồng thời với Thánh Gioan Thánh Giá đặc

biệt xúc động với bài Ca khúc tâm linh. Còn ngƣời thời

nay thích dừng lại ở bài Đêm dày nhƣ là bài thơ, bằng một

biểu tƣợng duy nhất và trong một hình thức hoàn hảo đến

kỳ lạ, đã diễn tả đƣợc toàn thể giáo thuyết của vị tiến sĩ về

những nẻo đƣờng nội tâm.

Sẽ vô ích nếu muốn tìm cách tóm tắt trong vài

dòng tất cả sự phong phú của một biểu tƣợng mà những

tiềm năng đƣợc ẩn giấu thật không bờ bến. Việc Thánh

Gioan Thánh Giá sử dụng đêm tối vật lý làm biểu tƣợng

quả là một thành công lạ thƣờng trong lịch sử tƣ tƣởng

Kitô giáo. Năng động đến tận cốt lõi (hoặc nói theo kiểu

triết gia: có giá trị loại suy đến tận yếu tính), biểu tƣợng

độc nhất này cho phép diễn tả những thực tại hết sức khác

biệt nhƣ nỗ lực khổ chế của ngƣời mới bƣớc vào đƣờng

thiêng liêng, những thử thách mà các vị thánh lớn phải

hứng chịu cách thụ động, và cả đến niềm vui khôn tả của

sự kết hợp với Thiên Chúa. Thật vậy, biểu tƣợng duy nhất

này thoạt nhìn thì chỉ nói lên sự phủ nhận, thiếu vắng, lột

bỏ nhƣng chẳng mấy chốc lại cho thấy là hàm chứa rất

phong phú cái nội dung tích cực nhất: Một bầu trời vô vàn

sao sáng mà cặp mắt kinh ngạc của ta chỉ khám phá ra

đƣợc nếu đêm thật đen.

Tính năng động của biểu tƣợng này không chỉ có

thế, mà còn năng động ở chỗ nó không biểu thị một lúc

nhất định hoặc một lúc bất định nào đó trong đêm. Nó tuỳ

trƣờng hợp mà biểu thị, khi thì đêm mới buông, khi thì

Page 148: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

148

đêm khuya thăm thẳm, hoặc khi thì, nhƣ trong bài Ca

khúc, “đêm yên tịnh, sóng đối với những trở mình của

hừng đông”.

Ngoài bài Đêm ra, trong số ít ỏi những bài thơ của

ngài, hỏi có mấy lần vị thánh không trở lại với biểu tƣợng

chủ chốt ấy? Trong bài Ca khúc tâm linh, ngài nhắc đến

hai lần thật rõ nét. Trong bài thơ Dòng suối, một trong

những bài có nội dung thần học phong phú nhất, có bốn

chữ đƣợc lặp đi lặp lại mãi nhƣ một ám ảnh, tạo nên sự

duy nhất sâu xa của bài thơ: Cho dù là đêm.

Tôi biết lắm, dòng suối vẫn cuồn cuộn chảy

Cho dù là đêm.

Dòng suối đời đời ấy đƣợc giấu kín

Nhƣng tôi vẫn biết lắm những ngóc ngách nó,

Cho dù là đêm.

Nguồn mạch nó tôi không biết, vì nó không có nguồn

Nhƣng tôi biết tất cả mọi nguồn mạch đều phát xuất từ

Cho dù là đêm.

Tôi biết lắm nơi nó không tìm đƣợc chân móng

Và không ai có thể vƣợt qua nó đƣợc

Cho dù là đêm.

Sự chói lọi của nó không bao giờ bị che tối

Và tôi biết rằng mọi ánh sáng đều từ nó mà đến

Cho dù là đêm.

Dòng suối sống động này mà tôi hằng khao khát

Tôi thấy nó nơi tấm bánh của sự sống

Cho dù là đêm.

Page 149: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

149

Ba bài khác trong các bài thơ ngắn cũng dành ra

trọn một tiết để ca hát cùng một biểu tƣợng ấy (bài IV, 4;

bài VI, 2; bài X, 2)

Nhƣng dù hết sức ý vị, tất cả những tiết thơ ấy chỉ

vận dụng biểu tƣợng đêm cách thoáng qua. Bao giờ những

ngƣời nồng nhiệt với vị tiến sĩ thần nhiệm cũng trở lại với

bài Đêm dày nhƣ bài ca đƣợc họ ƣa chuộng nhất. Thật

vậy, trong bài thơ này ngài đã chọn biểu tƣợng ấy làm chủ

đề duy nhất và triển khai suốt cả 8 tiết, mỗi tiết 5 câu thơ,

với một xúc cảm và một khả năng khơi gợi không bài nào

sánh kịp.

Lúc đầu, nhịp thơ thật nhanh, nhƣ muốn hụt hơi,

nhƣ thể linh hồn quá sung sƣớng vì vƣợt đƣợc cuộc phiêu

lƣu khó khăn. Trong tiết thứ hai và thứ ba không có động

từ. Có thể nói rằng cái ngỡ ngàng của hạnh phúc quá lớn,

chỉ riêng tiết 1 không chở nổi, cho nên phải nghỉ lấy sức

rồi chuyển bớt sang hai tiết sau. Sự cảm xúc mới mẻ đến

độ chỉ có thể diễn tả thành từng tiếng:

Giữa một đêm dày,

Nồng nàn yêu thƣơng và âu lo,

Ôi vận may diễm phúc !

Tôi đã ra đi không bị để ý,

Mái nhà tôi giờ thật yên hàn.

Trong tăm tối và an toàn

Cải trang, men theo cầu thang bí mật,

Ôi vận may diễm phúc !

Trong tăm tối và đƣợc che khuất,

Mái nhà tôi giờ thật yên hàn.

Nhờ đêm diễm phúc,

Trong bí mật, vì không ai thấy tôi,

Page 150: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

150

Cả tôi cũng không thấy gì cả,

Không một ánh sáng và kẻ dẫn đƣờng nào khác

Ngoài chút sáng cháy trong tim.

Ông Voltaire có muốn lấy làm gai chƣớng vì sách

Nhã Ca sử dụng ngôn ngữ của tình yêu nhân loại thì mặc

ông ấy. Còn chúng ta, có lẽ phải thấy đƣợc dấu hiệu về sự

thanh khiết trinh nguyên của tâm hồn Thánh Gioan Thánh

Giá trong cái táo bạo bình thản của ngài đây, khi ngài diễn

tả một thực tại thiêng liêng bằng cách vận dụng những

hình ảnh có thể dễ bề bị trĩu nặng tính chất con ngƣời.

Đọc những tiết thơ này, ai mà chẳng đoán đƣợc

ngài đã phải anh hùng thế nào khi toan tính cuộc phiêu lƣu

thánh thiện, khi mạo hiểm vào cuộc vƣợt ngục khó khăn

mà biết bao tù nhân đã thất bại đang lúc thực hiện. Vâng,

phải anh hùng lắm mới có thể ra khỏi mình nhƣ thế, bất

chấp mọi trở ngại, không kể gì những kẻ âm mƣu đồng loã

và mặc dầu không có đƣợc một ánh sáng nào hƣớng dẫn.

Chẳng những chấp nhận không đƣợc ai nhìn thấy - điều

này thật ra lại là một sự may mắn tình cờ, một cơ hội tốt -

mà còn chấp nhận không thấy gì, chấp nhận phải mò

đƣờng trong sự tối tăm toàn diện, thật là anh hùng! Nhƣng

chính sự từ chối mọi ánh sáng đã giúp cho linh hồn có thể

tự hƣớng dẫn duy bằng tình yêu mà thôi.

Tiết 4 nhắc đến Đấng mà, qua con đƣờng tăm tối

này, linh hồn sẽ gặp đƣợc và là Đấng không cần nêu tên:

Chút sáng ấy đang hƣớng dẫn tôi

Chắc chắn hơn ánh sáng giữa trƣa,

Dẫn đến nơi có ngƣời đợi tôi

Ngƣời mà tôi biết rõ,

Đợi ở phía không ai lai vãng.

Page 151: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

151

Việc nhắc đến một ngƣời đƣợc tìm kiếm không

phải chỉ thuần là một sự trang điểm văn chƣơng hoặc chỉ

lặp lại điển tích của sách Nhã Ca. Chắc chắn không đƣợc

coi nhẹ lời van xin rất cảm kích ngỏ với đêm tối, trong tiết

5:

Ôi đêm ! Ngƣơi đã hƣớng dẫn ta !

Ôi đêm ! Đáng yêu hơn rạng đông !

Ôi đêm ! Ngƣơi đã phối hợp

Đức Tình Quân với tình nƣơng

Một tình nƣơng đã đƣợc biến đổi nên Tình Quân !

Rõ ràng tiết này là tột đỉnh của bài thơ. Nó đánh

dấu điểm mà chuyển động đã đạt tới tuyệt đích cuối cùng.

Tuy nhiên, việc van xin đêm tối không loại bỏ yếu

tố đích thân nhập cuộc đã xuất hiện ở tiết 4, đúng hơn, còn

làm cho yếu tố ấy thêm mạnh hơn. Rồi 3 tiết cuối cùng (dĩ

nhiên có màu sắc quy ƣớc, và với một sự ý nhị, một sự

nhẹ nhàng tao nhã) đã ca mừng tính chất đích thân nhập

cuộc của sự kết hợp mà linh hồn đã đạt đƣợc.

Tôi ở yên và tự quên đi

Tôi nghiêng mặt trên Tình Quân

Tất cả ngƣng lại, và tôi buông mình,

Buông bỏ cả sự chú ý của tôi

Giữa những cánh huệ, và quên.

Gác bỏ mọi tƣ tƣởng có tính tranh luận, liệu ta có

thể coi thƣờng sự kiện là 5 trong số 8 tiết thơ nói đến sự

kết hợp đã khao khát nhƣ một sự kết hợp giữa ngôi vị với

Ngôi Vị, giữa kẻ đƣợc yêu với Đấng Chí Ái của nó?

Lịch sử hẳn phải có lắm điều hƣớng dẫn ta suy

nghĩ nhƣ thế về bài thơ Đêm, và tìm tòi học thuyết của vị

Page 152: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

152

thánh xuyên qua các biểu tƣợng. Đúng vậy, lịch sử cho ta

biết rằng Thánh Gioan Thánh Giá chắc chắn đã rất thƣờng

trải qua những cuộc chiêm niệm ngƣỡng mộ trong đêm

dƣới bầu trời sâu thẳm miền Castilla, nhƣng đồng thời

cũng với những lý do ấy, ngài rất thích ở lại một mình

trong đêm dƣới chân Nhà Tạm. Đối với những ai biết rõ

nếp sống của Thánh Gioan Thánh Giá nhƣ thế, sẽ không

còn ngạc nhiên gì khi ngài nhắc đến một Thiên Chúa có

ngôi vị và đem vào thơ ngài những hình ảnh đi xa hơn sự

phủ nhận thuần túy: Tức là không hề có chuyện làm nghèo

chất biểu tƣợng. Bài thơ ấy thật hoàn toàn mạch lạc và

đúng nhƣ điều ta đã cảm thấy đƣợc ngay nơi tựa đề vị

thánh đặt cho nó:

“Những ca khúc của linh hồn sung sƣớng đƣợc

nâng lên tầm cao của sự hoàn thiện, tức là sự hiệp nhất

với Thiên Chúa, nhờ con đƣờng từ bỏ thiêng liêng”.

Bài Ca khúc tâm linh lấy lại một câu của bài thơ

Đêm và cho nó những kích thƣớc rộng lớn hơn. Lịch sử

cho ta biết rằng bài Ca khúc tâm linh đã đƣợc biên soạn

không thuần nhất. Do đó mà nó không có đƣợc sự duy

nhất mạch lạc nhƣ nơi bài Đêm. Chúng ta sẽ chỉ phân tích

những chi tiết đã đƣợc biên soạn trong ngục thất Toledo.

Thật ra các chi tiết khác cũng chỉ mở rộng đoạn kết ban

đầu, không thêm yếu tố gì mới.

Có hai chuyển động lớn nâng đỡ bài Ca khúc,

theo một tiết điệu phảng phất suốt cuộc kiếm tìm đầy đam

mê.

Nơi Pascal, tác phẩm Mầu nhiệm Đức Giêsu cũng

để lộ một tiết điệu ấy của tâm hồn.

Page 153: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

153

Trƣớc hết là một tiếng gọi, âu lo đến đau đớn, lên

cao dần suốt 12 tiết thơ đầu32

. Đến tiết 13, câu trả lời xuất

hiện, có vẻ tràn trề, và phải có không dƣới 12 tiết để dàn

trải niềm vui của câu trả lời ấy.

Tuy nhiên, vẫn còn có một sự trống rỗng, nên

chẳng mấy lúc lại phải có một tiếng gọi mới. Các tiết 26

và 27 nói lên sự đau đớn vẫn còn gặp phải và phô diễn

một khao khát bình lặng và chắc chắn đƣợc đoái nhận.

Tiết 28 hát lên câu trả lời, lần này thì thật là tràn

trề. Đó là sự kết hợp trọn vẹn nhất mà cuộc sống trần gian

này có thể chịu đựng nổi. Chẳng còn gì để thân thiết ở đời

này nữa: Vì thế mà 3 tiết tiếp để dành để mừng sự bình an

của tân nƣơng.

Hai nỗi khao khát, hai sự đáp trả, hai niềm vui. Ta

đứng trƣớc một tiết điệu nằm trong yên tĩnh của sự sống,

sự sống siêu nhiên và mọi sự sống khác.

Ta thử phân tích chớp nhoáng bài thơ này mà xƣa

kia đã tạo nhiều tiếng vang ở Castilla và Andalucia.

Ai sẽ nói lên đƣợc những âu lo của một tình yêu

không còn kiên nhẫn nổi? Hẳn là bà Raken, vì bà đã phải

khóc với Giacóp: “Hãy cho em có con, không thì em

chết”: Tân nƣơng của Ca khúc tâm linh, trong một giọng

văn ngắn cụt, chói lòa đam mê, ngay từ tiết đầu tiên đã

kêu lên những âu lo ấy, không một lời báo trƣớc:

Ngƣời ẩn nơi nao, hỡi Đấng Chí Ái,

Mà bỏ em rên rỉ ?

Nhƣ một con nai, Ngƣời trốn biệt,

Mặc cho em bị thƣơng,

32 Số thứ tự các tiết nói đây là của phiên bản B.

Page 154: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

154

Em chạy ra, gọi với theo Ngƣời, thì Ngƣời đã đi.

Suốt 3 tiết, nàng nài xin các thụ tạo vì nghĩ chúng

có thể giúp nàng gặp đƣợc Đấng nàng tìm kiếm “với

những âu lo và sức mạnh nhƣ khi sƣ tử cái và gấu cái chạy

đi tìm con của chúng vừa bị ngƣời ta bắt mất”: nhƣ tác giả

đã diễn tả trong cuốn Đêm dày (II, 13).

Để tìm kiếm tình tôi

Tôi sẽ đi qua những núi kia và những bờ sông kia

Tôi sẽ chẳng hái hoa,

Sẽ không sợ thú dữ

Tôi sẽ vƣợt qua những kẻ hung tàn và biên giới.

Thế nhƣng câu trả lời của vạn vật chỉ khiến nàng

thêm thất vọng.

Ôi ! ai có thể chữa lành em !

Thôi, xin hãy ban cho em chính Ngƣời,

Thôi, hôm nay hãy bỏ đi, đừng gửi nữa

Đừng gửi thêm những sứ giả đến với em

Vì họ đâu nói đƣợc cho em những điều em tha thiết !

Và nỗi lo âu muốn có đƣợc Thiên Chúa thật sự lên

đến cực độ đƣợc diễn tả nơi một trong những tiết trữ tình

nhất của bài thơ:

Hãy dập tắt những phiền muộn của em

Vì không ai đủ sức cất chúng đi

Và ƣớc gì đôi mắt em thấy đƣợc Ngƣời

Vì Ngƣời là ánh sáng của đôi mắt ấy,

Đôi mắt mà em muốn giữ cho một mình Ngƣời.

Đến nƣớc ấy thì câu trả lời không thể chần chừ

nữa. Nó đã tới, và dƣới những biểu tƣợng khiến ngƣời ta

có thể đoán ra một điều gây ngạc nhiên đến kỳ diệu:

Page 155: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

155

Không phải chỉ có linh hồn khao khát sự kết hợp đến độ

tiều tụy, chính Đấng có nguồn vui vô tận lại chẳng lấy làm

vui thú đƣợc ở với các con cái loài ngƣời đó sao?

Quay lại đi, Bồ câu !

Này đây con nai bị thƣơng

Xuất hiện trên đỉnh cao

Khi nhận ra làn khí mát do em vỗ cánh.

Sự thiếu kiên nhẫn bị dồn nén từ lâu đã bùng nổ

thành một tràng mừng vui kể lể:

Đấng Chí Ái của em, là những núi,

Những thung lũng xanh um quạnh quẽ

Những đảo xa

Những dòng sông vang ngân

Và tiếng gió thì thào trìu mến.

Và là đêm yên hàn

Đang khi hừng đông cựa mình thức giấc

Nhạc thinh lặng

Niềm cô tịch réo rắt

Bữa tối bổ dƣỡng và đắm say yêu mến.

Sau khi đã phá vỡ những bờ đập cuối cùng ngăn

nó vƣợt qua, từ đây dòng nƣớc lũ chảy vào bình nguyên,

lai láng, hiền hoà và vẻ vang chiến thắng. Các tiết thơ nối

tiếp nhau. Chiếc giƣờng hoa thật rộng và bình nguyên bao

la. Theo chân vị thánh, biết bao linh hồn say đắm sẽ còn

thích lặp đi lặp lại tiết thơ này, trong đó chiều sâu của tƣ

tƣởng đƣợc nâng đỡ bằng tài diễn tả rất điêu luyện. Những

linh hồn ấy sẽ có tên là Ana Giêsu, một ngƣời cùng vai vế

với Têrêxa Avila, hoặc là Têrêxa Lisieux, sống rất gần

thời đại chúng ta nhƣng đúng nghĩa là con gái của Thánh

Gioan Thánh Giá.

Page 156: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

156

Thế là linh hồn tôi hoàn toàn chăm chú

Đem hết sức lực phục vụ Chàng

Tôi chẳng còn chăn bầy vật

Cũng chẳng còn phận sự nào khác

Chỉ còn một việc là yêu.

Rồi nếu hôm nay ra đến sân làng

Không còn thấy tôi, không còn gặp,

Hẳn các bạn sẽ bảo rằng tôi đã lạc

Đang khi tôi bƣớc say đắm ngất ngây

Tôi đã để mình mất hết và tôi đã đƣợc.

Tuy nhiên tân nƣơng vẫn còn phải đƣợc một sự

vững bền nào đó trong niềm vui vừa đƣợc ban cho nàng.

Sự bình an của nàng, bây giờ đã thật trong sáng, vẫn còn

lệ thuộc vào một số thử thách: Lũ chồn con thật nhanh

nhẹn và tinh quái. Và biết đâu gió lạnh từ phƣơng bắc lại

chẳng đến làm khô héo những bông hoa nơi Đấng Chí Ái

đang nuôi mình ở đó. Lần này câu trả lời không chậm trễ .

Câu trả lời dứt khoát :

Tân nƣơng đã vào

Trong vƣờn diễm lệ nàng mơ ƣớc

Nghỉ ngơi giữa sắc hƣơng

Cổ nghiêng

Trên những cánh tay dịu êm của Đấng Chí Ái.

Tức khắc - mà có gì để ngạc nhiên khi ta đã biết

tình yêu vị thánh dành cho Đấng ngài thích gọi là “Cứu

Chúa” của chúng ta - tức khắc, mầu nhiệm thập giá đƣợc

nhắc đến, nhƣ để thúc giục cho linh hồn gia tăng lòng biết

ơn. Có thể nói rằng cả ở đây nữa, Ngôi Lời và là Phu

Quân đang nói với Tân nƣơng rằng khao khát của Ngài

vƣơn cao vƣợt xa khao khát của nàng, mà nỗi khao khát

Page 157: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

157

này thì chính nàng đã nhận lãnh từ Ngài. Chính từ trên cao

của cây thập giá, Ngài đã đƣa tay cho linh hồn Ngài muốn

kéo lên.

Từ đây là sự kết hợp bền vững. Tân nƣơng, một

khi đã đến đây thật rồi, chẳng còn gì để khao khát nữa,

nếu không phải là chẳng còn gì làm phai lạt đƣợc sự kết

hợp đắt giá dƣờng ấy.

Trong mấy tiết cuối có một số tiết ta không nên ép

nghĩa quá. Chỉ cần hiểu rằng giấc ngủ của tân nƣơng đang

nghỉ ngơi dịu dàng nhƣ vậy không nên bị quấy rầy :

Này lũ chim bay nhẹ

Này những sƣ tử, hƣơu nai và hoẵng đang nhảy nhót

Này những núi đồi, thung lũng và bờ sông

Nƣớc, khí và sức nóng

Và hỡi những nỗi sợ của bao đêm không ngủ.

Bằng những khúc nhạc thất huyền cầm du dƣơng

Và bằng tiếng hát nhân ngƣ ta kêu gọi các ngƣơi

Hãy dừng những cơn cuồng nộ

Đừng động đến bức tƣờng

Để Tân Nƣơng đƣợc thêm yên giấc.

Với hình ảnh sau cùng, chúng ta bắt gặp lại đƣợc,

ở cuối một đoạn đƣờng chi tiết hơn, cùng một cảnh trí nội

tâm nhƣ ở cuối bài thơ Đêm dày.

9 tiết thơ thêm vào sau đó chỉ nhƣ một tiếng vang

làm tỏa rộng niềm vui của sự kết hợp. Thật hết sức đúng

là chẳng còn gì để khao khát ở đời này nữa, đồng thời

cũng chẳng còn một giới hạn nào hạn chế cái tình yêu mà

Thiên Chúa có thể trút vào tấm linh hồn đang mở rộng.

Page 158: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

158

Niềm vui có thể lớn lên đến vô tận, và để gợi lên điều ấy,

những hình ảnh dịu dàng nhất nảy nở và gia tăng dồn dập:

Và ở đó xin Ngƣời tỏ cho em

Điều hồn em hằng khao khát

Và rồi, hỡi Ngƣời là sự sống của em

Ở đó xin Ngƣời hãy cho em

Điều Ngƣời đã cho em ngày ấy.

Hơi gió nhẹ

Tiếng họa mi ca dịu dàng

Rừng cây và vẻ duyên dáng của nó

Giữa đêm thanh

Với ngọn lửa đốt thiêu mà không gây đau đớn.

Nhƣ thế, đoạn kết của Ca khúc đã làm cho ta dự

cảm một bài thơ khác, phát sinh từ tâm hồn vị thánh và

đƣợc chính ngài minh giải trong 15 ngày, bài Ngọn lửa

tình nồng.

Nỗi khắc khoải cái vô cùng đã ám ảnh các nhà thơ

tƣợng trƣng cũng chính là điều đã làm cho Thánh Gioan

Thánh Giá thành thi sĩ. Thế nhƣng trong khi Beaudelaire,

Mallarmé và Rimbaud (cần để riêng Verlaine ra) trở thành

mồi ngon cho nỗi khắc khoải mà họ muốn tìm cách diễn

đạt chỉ nguyên bằng những năng lực nhân loại của họ, thì

Thánh Gioan Thánh Giá nhờ có cả một Truyền thống

Kinh thánh và thần nhiệm phong phú, lại đƣợc nâng đỡ

bằng một sự đào luyện chắc nịch về triết học và thần học,

và nhất là đƣợc cháy bừng một cảm hứng trực tiếp, nên đã

thành công trong việc đem lại cho nỗi khắc khoải ấy một

sự diễn đạt đúng với chân lý.

Những bài thơ của ngài có cùng một chủ đề duy

nhất. Chỉ một Hữu Thể duy nhất làm nguồn phát sinh tất

Page 159: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

159

cả. Đó là Đấng Chí Ái của Ca khúc, là Chú bé chăn cừu,

là Đấng không cần phải nêu tên vì linh hồn đã biết rõ. Một

cách nhiệm mầu, đó cũng là con mồi không thể nắm bắt

đƣợc mà linh hồn vƣợt qua tất cả để săn đuổi. Đó cũng là

“một điều gì đó tôi không rõ mà ngƣời ta vừa tình cờ tìm

đƣợc”. Nhƣng, trong một ngôn ngữ sáng rõ, đó cũng chính

là Thiên Chúa Ba Ngôi trong các Tình khúc, là Ngƣời Con

của Đức Maria sinh trong hang đá. Đấng Vô Cùng hằng

sống và có một ngôi vị mà linh hồn chẳng hề có một mục

đích nào khác hơn là đạt tới Đấng ấy, chẳng có một khao

khát nào hơn là chiếm hữu đƣợc Ngài. Cùng một tình yêu

say đắm ấy làm hồn cho mọi bài thơ. Tất cả đều đƣợc

thâm nhập ở cùng một năng động yêu thƣơng, làm nền

cho sự hiểu biết. Thật vậy, không phải vì một nhu cầu mù

quáng cần yêu mà nảy ra cảm hứng trữ tình của bài thơ

Đêm dày và Ca khúc tâm linh. Linh hồn tìm kiếm hữu-thể-

đƣợc-yêu-mến vì đã đƣợc biết hữu thể ấy, mặc dù hữu thể

ấy vƣợt mọi sự hiểu biết, linh hồn vẫn muốn ngày càng

đƣợc biết rõ hơn. Phải nhắm mắt lại để gắn bó với Ngài

trong đức tin. Niềm vui duy nhất là đƣợc kết hợp với Ngài

trong tình yêu, vĩnh viễn không còn chia cách nữa.

Đây là một thế giới khép kín, ít ra là xét theo bề

ngoài: thật vậy, vị thánh không còn một lo lắng nào khác,

một khao khát nào khác, một đau khổ nào khác, một niềm

vui nào khác, hệt nhƣ Maria ngƣời Mácđala nghĩ rằng

chẳng cần phải nói cho ngƣời giữ vƣờn biết tên Đấng chị

tìm kiếm, vì tƣởng đâu mọi ngƣời đều cùng một lo nghĩ

nhƣ chị.

Thế nhƣng mối lo lắng độc nhất này giúp đối đầu

với mọi lo lắng.

Page 160: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

160

Mối bận tâm độc nhất này giúp giải quyết mọi vấn

đề.

Thế giới ấy chỉ khép kín ngoài mặt thôi, bởi lẽ nó

là linh hồn của mọi thế giới khác.

Nhà thơ bị nỗi ám ảnh ấy xâm chiếm lại cũng là vị

thánh, với một cảm thức mãnh liệt về ngƣời khác, đã giúp

biết bao nhiêu ngƣời, nam cũng nhƣ nữ, và với một cảm

thức cụ thể rất đặc biệt, đã làm xong đƣợc biết bao công

việc.

Để đạt đến sự kết hợp nhƣ thế với Thiên Chúa

trong tình yêu, không một kỹ thuật nhân loại nào thích

hợp nổi. Đó là điều các bài thơ không ngừng dùng cách

nói của chúng để khẳng định.

Ích gì những vị sứ giả không biết nói cho tân

nƣơng điều duy nhất nàng mong muốn?

Cần phải dập tắt mọi ánh sáng khác để tân nƣơng

có thể lần bƣớc mà không lạc đƣờng, nhờ ánh sáng duy

nhất của tình yêu đang cháy trong tim nàng.

Mọi sự hiểu biết và tài khéo nhân loại đều không

thể vƣơn cao đến thế. Chỉ có cách là hạ mình xuống thật

thấp hết sức, mới đạt đƣợc con mồi mình săn đuổi.

Các bài thơ đều đồng thanh hát lên sự bất lực của

tầm hiểu biết và tình yêu nhân loại của chúng ta. Nhƣng

đó chính là để suy tôn thật trổi vƣợt sự toàn năng của một

niềm hy vọng bị tƣớc lột hết, chỉ còn biết nƣơng tựa vào

Tình Yêu đã ngự xuống giữa chúng ta.

Và nhƣ thế, mọi nghịch lý đều là để làm nổi bật

trực giác trung tâm ấy. Một sự dốt nát diễm phúc, còn

thông thái hơn mọi khoa học. Một sự bất lực đƣợc chúc

Page 161: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

161

phúc, vì vƣợt cả những cánh chim phƣợng hoàng mạnh

mẽ nhất. Một sự từ bỏ phong phú hơn mọi chiếm hữu, vì

giúp đạt đƣợc một tình yêu mà không có cách gì khác đạt

đƣợc.

Các bạn hẳn nói rằng tôi đã lạc.

Đang khi tôi bƣớc say đắm ngất ngây

Tôi đã để mình mất hết và tôi đã đƣợc.

Thánh Gioan Thánh Giá quả là con ngƣời chỉ biết

một ý tƣởng duy nhất, và hơn nữa, chỉ biết một tình yêu

duy nhất. Không gì hơn các bài thơ của ngài giúp ta xác

tín điều ấy.

Page 162: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

162

ĐÊM DÀY 33

Những ca khúc của linh hồn sung sƣớng đƣợc nâng lên tầm

cao của sự hoàn thiện, tức là sự hiệp nhất với Thiên Chúa, nhờ

con đƣờng từ bỏ thiêng liêng.

Giữa một đêm dày,

Nồng nàn yêu thƣơng và âu lo,

Ôi vận may diễm phúc !

Tôi đã ra đi không bị để ý,

Mái nhà tôi giờ thật yên hàn.

Trong tăm tối và an toàn

Cải trang, men theo cầu thang bí mật,

Ôi vận may diễm phúc !

Trong tăm tối và đƣợc che khuất,

Mái nhà tôi giờ thật yên hàn.

Trong đêm diễm phúc,

Trong bí mật, vì không ai thấy tôi,

33 Thứ tự các bài thơ lấy theo ấn bản Desclée de Brouwer, lời dẫn vào từng bài thơ là

của cha Lucien Marie de Saint Joseph OCD trong ấn bản ấy.

Page 163: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

163

Cả tôi cũng không nhìn gì cả,

Không một ánh sáng và kẻ dẫn đƣờng nào khác

Ngoài chút sáng cháy trong tim.

Chút sáng ấy đã hƣớng dẫn tôi

Chắc chắn hơn ánh sáng giữa trƣa,

Dẫn đến nơi có ngƣời đợi tôi

Ngƣời mà tôi biết rõ,

Đợi ở phía không ai lai vãng.

Ôi đêm ! Ngƣơi đã hƣớng dẫn ta !

Ôi đêm ! Đáng yêu hơn rạng đông !

Ôi đêm ! Ngƣơi đã phối hợp

Đức Tình Quân với tình nƣơng

Một tình nƣơng đã đƣợc biến đổi nên Tình Quân !

Trên lòng tôi đầy hoa,

Đƣợc giữ vẹn cho một mình Chàng,

Chàng lƣu lại đó, say ngủ,

Và tôi vuốt ve Chàng,

Và quạt mát cho Chàng bằng quạt bá hƣơng.

Khi tôi đang vân vê tóc Chàng

Khí, từ lỗ châu mai

Bằng bàn tay trong suốt của nó

Đã làm tôi bị thƣơng ở cổ

Và khiến mọi giác quan tôi bị treo lơ lửng.

Tôi ở yên và tự quên đi

Mặt nghiêng trên Tình Quân

Page 164: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

164

Tất cả ngƣng lại, và tôi buông mình,

Buông bỏ cả sự chú ý của tôi

Giữa những cánh huệ, và quên.

Page 165: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

165

NHỮNG CA KHÖC TÂM LINH

PHIÊN BẢN A 34

Những ca khúc giữa linh hồn và Đấng Chí Ái

TÌNH NƢƠNG

1. Ngƣời ẩn nơi nao, hỡi Đấng Chí Ái,

Mà bỏ em rên rỉ?

Nhƣ một con nai, Ngƣời trốn biệt,

Sau khi đã làm cho em bị thƣơng,

Em chạy ra, gọi với theo Ngƣời, thì Ngƣời đã đi.

2. Hỡi những ngƣời chăn cừu đang bƣớc tới

Ở đó, qua những ràn cừu, tới tận đỉnh cao

Nếu tình cờ các anh thấy

Ngƣời tôi yêu mến nhất

Xin nói với Chàng rằng tôi liệt nhƣợc, đau khổ và tôi chết.

3. Để tìm kiếm tình tôi

Tôi sẽ đi qua những núi kia và những bờ sông kia

Tôi sẽ chẳng hái hoa,

Sẽ không sợ thú dữ

Tôi sẽ vƣợt qua những kẻ hung tàn và biên giới.

34 Phiên bản A chỉ có 39 tiết theo thứ tự nhƣ ở đây. Phiên bản B sẽ thêm một tiết

thành 40 tiết. Từ tiết 1-10 phiên bản A và B giống nhau. Tiếp đó phiên bản B thêm

mới tiết số 11. Rồi các tiết từ 11-32 của phiên bản A chuyển thành 12-33 của phiên

bản B nhƣng xếp theo thứ tự khác. Sau cùng, các tiết 33-39 của phiên bản A chuyển

thành 34-40 của phiên bản B và giữ nguyên thứ tự.

Page 166: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

166

(Tra hỏi vạn vật)

4. Ôi những rừng cây và bờ bụi,

Bàn tay Đấng Chí Ái đã trồng lên

Ôi đồng cỏ xanh rờn

Trang điểm những hoa xinh

Xin hãy nói ta hay Chàng có đi qua chỗ các ngƣời không?

VẠN VẬT TRẢ LỜI

5. Tuôn tràn nghìn ơn diễm lệ,

Chàng đã đi qua những lùm cây này thật vội vã.

Khi lƣớt qua và nhìn ngắm chúng

Chỉ với một ánh dung nhan Chàng thôi

Chàng đã để lại cho tất cả đƣợc trang phục rực rỡ.

TÌNH NƢƠNG

6. Ôi! ai có thể chữa lành em!

Thôi, xin hãy ban cho em chính Ngƣời,

Thôi, hôm nay hãy bỏ đi, đừng gửi nữa

Đừng gửi thêm những sứ giả đến với em

Vì họ đâu nói đƣợc cho em những điều em tha thiết!

7. Và bao nhiêu kẻ thảnh thơi

Kể cho em về Ngƣời hàng ngàn diễm lệ

Tất cả chỉ càng khiến em bị thƣơng

Và càng chết em hơn

Bởi có một điều gì đó em không rõ mà họ cứ bập bẹ.

8. Ôi sự sống, làm sao ngƣơi còn kéo dài đƣợc

Khi không sống ở nơi phải sống?

Lẽ ra ngƣơi đã chết

Vì trúng phải những mũi tên

Do điều ngƣơi nghĩ về Đấng Chí Ái.

9. Kìa Ngƣời đã khiến trái tim này bị thƣơng,

Sao Ngƣời không chữa lành nó?

Kìa Ngƣời đã lấy trộm trái tim em

Page 167: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

167

Tại sao còn để lại đó nhƣ thế?

Sao không mang theo của ăn trộm mà Ngƣời đã trộm đƣợc?

10. Hãy dập tắt những phiền muộn của em

Vì không ai đủ sức cất chúng đi

Và ƣớc gì đôi mắt em thấy đƣợc Ngƣời

Vì Ngƣời là ánh sáng của đôi mắt ấy,

Đôi mắt mà em muốn giữ cho một mình Ngƣời.

11. Ôi dòng suối pha lê loang loáng

Phải chi trong những nét tráng bạc của ngƣơi

Bất chợt ngƣơi cho ta thấy

Đôi mắt đáng ƣớc ao

Mà ta đã ghi trong lòng ta một thoáng.

12. Này Đấng Chí Ái, hãy quay mắt đi một lúc,

Em bay.

TÌNH QUÂN

Quay lại đi, Bồ câu!

Này đây con nai bị thƣơng

Xuất hiện trên đỉnh cao

Khi đón lấy làn khí mát do em vỗ cánh.

TÌNH NƢƠNG

13. Đấng Chí Ái của em, là những núi,

Những thung lũng xanh um quạnh quẽ,

Những đảo kỳ lạ,

Những dòng sông vang ngân

Và tiếng gió thì thào trìu mến.

14. Và là đêm yên hàn

Đang khi hừng đông cựa mình thức giấc,

Nhạc thinh lặng,

Niềm cô tịch réo rắt,

Bữa tối bổ dƣỡng và đắm say yêu mến.

Page 168: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

168

15. Giƣờng chúng ta đầy hoa,

Kết bằng những hang sƣ tử,

Trải rực màu đỏ,

Đƣợc xây dựng thật yên hàn,

Và đƣợc nghìn thuẫn khiên vàng ròng tô điểm.

16. Dõi theo dấu chân Ngƣời

Các thiếu nữ rảo bƣớc trên đƣờng đi,

Dựa vào cái chạm khẽ chớp nhoáng,

Vào mùi rƣợu cất;

Và những hơi thở tỏa chất thơm thần thánh.

17. Nơi hầm rƣợu bên trong

Tôi đã uống lấy Đấng Chí Ái, và khi bƣớc ra

Qua suốt cánh đồng bao la ấy,

Tôi chẳng còn biết một chuyện gì,

Tôi đánh mất đàn vật vừa theo chăn trƣớc đó.

18. Ở đó Chàng đã cho tôi hết lòng hết dạ,

Đã dạy tôi một khoa học hết sức dịu ngọt,

Và tôi đã thực sự hiến dâng Chàng tất cả

Không trừ lại gì;

Ở đó tôi hứa cùng Chàng xe tơ kết tóc.

19. Thế là linh hồn tôi hoàn toàn chăm chú

Đem hết năng lực phục vụ Chàng;

Tôi chẳng còn chăn bầy vật,

Cũng chẳng còn phận sự nào khác,

Chỉ còn một việc là yêu.

20. Rồi nếu hôm nay ra đến sân làng

Không còn thấy tôi, không còn gặp,

Các bạn hãy bảo rằng tôi đã lạc,

Đang khi tôi bƣớc say đắm ngất ngây,

Tôi đã để mất chính mình và đã đƣợc lại.

21. Bằng hoa và ngọc lục bảo,

Chọn trong những sớm mai tƣơi mát,

Page 169: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

169

Chúng ta sẽ kết những tràng hoa

Nở thắm bởi tình Ngƣời,

Và kết bằng một sợi tóc em.

22. Ngƣời đã ngắm chỉ một sợi tóc ấy

Bay trên cổ em

Ngƣời đã ngắm nó nơi cổ em

Và Ngƣời đã bị bắt tù ở lại đó,

Và Ngƣời đã bị thƣơng vì chỉ một liếc mắt em.

23. Khi Ngƣời nhìn ngắm em,

Đôi mắt Ngƣời in lên em vẻ diễm lệ của chúng;

Vì đó Ngƣời yêu cƣng em,

Và nhờ đó đôi mắt em mới đáng

Tôn thờ điều chúng thấy nơi Ngƣời.

24. Đừng nỡ khinh thƣờng em nữa,

Vì nếu Ngƣời thấy nơi em màu da sạm nắng,

Thì Ngƣời có thể ngắm nhìn em thật kỹ,

Vì Ngƣời đã nhìn em

Và đã để lại nơi em duyên sắc và vẻ đẹp.

25. Hãy săn đuổi lũ chồn giúp chúng tôi

Vì vƣờn nho ta đã nở hoa.

Bằng bấy nhiêu hoa hồng

Ta hãy kết một trái thông

Đừng để ai ló mặt ở mé đồi.

26. Hãy lui đi, hỡi gió Bấc chết chóc,

Hãy đến, hỡi gió Nam gợi nhớ những yêu thƣơng,

Hãy thổi qua vƣờn ta

Cho hƣơng thơm ngào ngạt,

Và Đấng Chí Ái sẽ dùng bữa giữa muôn hoa.

TÌNH QUÂN

27. Tân Nƣơng đã vào

Trong vƣờn diễm lệ nàng mơ ƣớc,

Page 170: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

170

Nghỉ ngơi giữa sắc hƣơng,

Cổ nghiêng

Trên những cánh tay dịu êm của Đấng Chí Ái.

28. Dƣới cây táo,

Em đã thành bạn tình ta sắp cƣới,

Ta đã cho em bàn tay ta,

Và em đƣợc phục hồi

Ngay nơi mà mẹ em đã bị điếm nhục.

29. Này lũ chim bay nhẹ,

Này những sƣ tử, hƣơu nai và hoẵng đang nhảy nhót,

Này những núi, đồi, thung lũng và bờ sông,

Nƣớc, khí và sức nóng,

Và hỡi những nỗi sợ của bao đêm không ngủ.

30. Bằng những khúc nhạc thất huyền cầm du dƣơng

Và bằng tiếng hát nhân ngƣ, ta kêu gọi các ngƣơi

Hãy dừng những cơn cuồng nộ,

Đừng động đến bức tƣờng,

Để Tân Nƣơng đƣợc thêm yên giấc.

TÌNH NƢƠNG

31. Ôi những kiều nữ Giuđê !

Giữa bao nhiêu hoa và những khóm hồng

Khi cây long diên tỏa hƣơng

Xin cứ ở lại những vùng ngoại thành,

Các cô đừng tìm cách chạm đến ngƣỡng cửa của chúng tôi.

32. Hãy ẩn mình đi, hỡi Bạn Yêu,

Và quay mặt nhìn lên mé đồi

Và đừng nỡ nói ra điều ấy;

Nhƣng hãy nhìn đám bạn đồng hành

Của cô nàng đang đi qua những đảo kỳ lạ.

TÌNH QUÂN

Page 171: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

171

33. Con chim bồ câu trắng

Đã cắp nhánh lá quay về tàu

Con chim cƣờm mái nhỏ

Đã tìm đƣợc kẻ làm bạn nó hằng ao ƣớc

Trên những bờ sông mƣớt xanh.

34. Nó đã sống trong cô tịch,

Và trong cô tịch nó làm tổ,

Và trong cô tịch kẻ nó yêu hƣớng dẫn nó

Một mình với một mình,

Cả kẻ nó yêu cũng vì yêu mà bị thƣơng trong cô tịch.

TÌNH NƢƠNG

35. Hỡi Đấng Chí Ái, ta hãy cùng hân hoan,

Hãy ra đi mà nhìn ngắm trong vẻ đẹp của Ngƣời

Trên núi và trên đồi,

Nơi vọt ra nƣớc tinh khiết;

Chúng ta sẽ vào mãi phía trong sâu hơn nữa.

36. Rồi sau đó chúng ta sẽ đi đến

Những hang động thật cao của đá

Những hang động đƣợc che giấu thật kín,

Ở đó chúng ta sẽ vào,

Và cùng nếm chất ngọt của những quả lựu.

37. Và ở đó xin Ngƣời tỏ cho em

Điều hồn em hằng khao khát,

Và rồi, hỡi Ngƣời là sự sống của em!

Ở đó xin Ngƣời hãy cho em

Điều Ngƣời đã cho em ngày ấy.

38. Hơi gió thở nhẹ,

Tiếng họa mi ca dịu dàng,

Rừng cây và vẻ duyên dáng của nó

Giữa đêm thanh,

Với ngọn lửa đốt thiêu mà không gây đau đớn.

Page 172: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

172

39. Không một ai dòm ngó,

cả Aminađáp cũng không xuất hiện,

Vòng vây cũng thôi rồi,

Và đám kỵ sĩ

Đã nhìn thấy dòng nƣớc, và đang xuống.

Page 173: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

173

NHỮNG CA KHÖC TÂM LINH

PHIÊN BẢN B

Những ca khúc giữa linh hồn và Đấng

Chí Ái

TÌNH NƢƠNG

1. Ngƣời ẩn nơi nao, hỡi Đấng Chí Ái,

Mà bỏ em rên rỉ?

Nhƣ một con nai, Ngƣời trốn biệt,

Sau khi đã làm cho em bị thƣơng,

Em chạy ra, gọi vói theo Ngƣời, thì Ngƣời đã đi.

2. Hỡi những ngƣời chăn cừu đang bƣớc tới

Ở đó, qua những ràn cừu, tới tận đỉnh cao

Nếu tình cờ các anh thấy

Ngƣời tôi yêu mến nhất

Xin nói với Chàng rằng tôi liệt nhƣợc, đau khổ và tôi

chết.

3. Để tìm kiếm tình tôi

Tôi sẽ đi qua những núi kia và những bờ sông kia

Tôi sẽ chẳng hái hoa,

Page 174: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

174

Sẽ không sợ thú dữ

Tôi sẽ vƣợt qua những kẻ hung tàn và biên giới.

(Tra hỏi vạn vật)

4. Ôi những rừng cây và bờ bụi,

Bàn tay Đấng Chí Ái đã trồng lên

Ôi đồng cỏ xanh rờn

Trang điểm những hoa xinh

Xin hãy nói ta hay Chàng có đi qua chỗ các ngƣời

không?

VẠN VẬT TRẢ LỜI

5. Tuôn tràn nghìn ơn diễm lệ,

Chàng đã đi qua những lùm cây này thật vội vã.

Khi lƣớt qua và nhìn ngắm chúng

Chỉ với một ánh dung nhan Chàng thôi

Chàng đã để lại cho tất cả đƣợc trang phục rực rỡ.

TÌNH NƢƠNG

6. Ôi! ai có thể chữa lành em!

Thôi, xin hãy ban cho em chính Ngƣời,

Thôi, hôm nay hãy bỏ đi, đừng gửi nữa

Đừng gửi thêm những sứ giả đến với em

Vì họ đâu nói đƣợc cho em những điều em tha thiết!

7. Và bao nhiêu kẻ thảnh thơi

Kể cho em về Ngƣời hàng nghìn diễm lệ

Tất cả chỉ càng khiến em bị thƣơng

Và càng chết em hơn

Bởi có một điều gì đó em không rõ mà họ cứ bập bẹ.

Page 175: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

175

8. Ôi sự sống, làm sao ngƣơi còn kéo dài đƣợc

Khi không sống ở nơi phải sống?

Lẽ ra ngƣơi đã chết

Vì trúng phải những mũi tên

Do điều ngƣơi nghĩ về Đấng Chí Ái.

9. Kìa Ngƣời đã khiến trái tim này bị thƣơng,

Sao Ngƣời không chữa lành nó?

Kìa Ngƣời đã lấy trộm trái tim em

Tại sao còn để lại đó nhƣ thế?

Sao không mang theo của ăn trộm mà Ngƣời đã trộm

đƣợc?

10. Hãy dập tắt những phiền muộn của em

Vì không ai đủ sức cất chúng đi

Và ƣớc gì đôi mắt em thấy đƣợc Ngƣời

Vì Ngƣời là ánh sáng của đôi mắt ấy,

Đôi mắt mà em muốn giữ cho một mình Ngƣời.

11. Hãy tỏ cho thấy Ngƣời đang hiện diện

Để cái nhìn và vẻ đẹp của Ngƣời giết chết em đi.

Ngƣời coi kìa, trận ốm vì yêu

Làm sao chữa lành đƣợc

Nếu không phải bằng sự có mặt và dung nhan

Đấng Chí Ái.

12. Ôi dòng suối pha lê loang loáng

Phải chi trong những nét tráng bạc của ngƣơi

Bất chợt ngƣơi cho ta thấy

Đôi mắt đáng ƣớc ao

Mà ta đã ghi trong lòng ta một thoáng.

Page 176: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

176

13. Này Đấng Chí Ái, hãy quay mắt đi một lúc,

Em bay.

TÌNH QUÂN

Quay lại đi, Bồ câu!

Này đây con nai bị thƣơng

Xuất hiện trên đỉnh cao Khi đón lấy làn khí mát do em vỗ cánh.

TÌNH NƢƠNG

14. Đấng Chí Ái của em, là những núi,

Những thung lũng xanh um quạnh quẽ,

Những đảo kỳ lạ,

Những dòng sông vang ngân

Và tiếng gió thì thào trìu mến.

15. Và là đêm yên hàn

Đang khi hừng đông cựa mình thức giấc,

Nhạc thinh lặng,

Niềm cô tịch réo rắt,

Bữa tối bổ dƣỡng và đắm say yêu mến.

16. Hãy săn đuổi lũ chồn giúp chúng tôi

Vì vƣờn nho ta đã nở hoa.

Bằng bấy nhiêu hoa hồng

Ta hãy kết một trái thông

Đừng để ai ló mặt ở mé đồi.

17. Hãy lui đi, hỡi gió Bấc chết chóc,

Hãy đến, hỡi gió Nam gợi nhớ những yêu thƣơng,

Hãy thổi qua vƣờn ta

Page 177: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

177

Cho hƣơng thơm ngào ngạt,

Và Đấng Chí Ái sẽ dùng bữa giữa muôn hoa.

18. Ôi những kiều nữ Giuđê !

Giữa bao nhiêu hoa và những khóm hồng

Khi cây long diên tỏa hƣơng

Xin cứ ở lại những vùng ngoại thành,

Các cô đừng tìm cách chạm đến ngƣỡng cửa của chúng

tôi.

19. Hãy ẩn mình đi, hỡi Bạn Yêu,

Và quay mặt nhìn lên mé đồi

Và đừng nỡ nói ra điều ấy;

Nhƣng hãy nhìn đám bạn đồng hành

Của cô nàng đang đi qua những đảo kỳ lạ.

TÌNH QUÂN

20. Này lũ chim bay nhẹ,

Này những sƣ tử, hƣơu nai và hoẵng đang nhảy nhót,

Này những núi, đồi, thung lũng và bờ sông,

Nƣớc, khí và sức nóng,

Và hỡi những nỗi sợ của bao đêm không ngủ.

21. Bằng những khúc nhạc thất huyền cầm du dƣơng

Và bằng tiếng hát nhân ngƣ, ta kêu gọi các ngƣơi

Hãy dừng những cơn cuồng nộ,

Đừng động đến bức tƣờng,

Để Tân nƣơng đƣợc thêm yên giấc.

22. Tân nƣơng đã vào

Trong vƣờn diễm lệ nàng mơ ƣớc,

Page 178: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

178

Nghỉ ngơi giữa sắc hƣơng,

Cổ nghiêng

Trên những cánh tay dịu êm của Đấng Chí Ái.

23. Dƣới cây táo,

Em đã thành bạn tình ta sắp cƣới,

Ta đã cho em bàn tay ta,

Và em đƣợc phục hồi

Ngay nơi mà mẹ em đã bị điếm nhục.

TÌNH NƢƠNG

24. Giƣờng chúng ta đầy hoa,

Kết bằng những hang sƣ tử,

Trải rực màu đỏ,

Đƣợc xây dựng thật yên hàn,

Và đƣợc nghìn thuẫn khiên vàng ròng tô điểm.

25. Dõi theo dấu chân Ngƣời

Các thiếu nữ rảo bƣớc trên đƣờng đi,

Dựa vào cái chạm khẽ chớp nhoáng,

Vào mùi rƣợu cất;

Và những hơi thở tỏa chất thơm thần thánh.

26. Nơi hầm rƣợu bên trong

Tôi đã uống lấy Đấng Chí Ái, và khi bƣớc ra

Qua suốt cánh đồng bao la ấy,

Tôi chẳng còn biết một chuyện gì,

Tôi đánh mất đàn vật vừa theo chăn trƣớc đó.

27. Ở đó Chàng đã cho tôi hết lòng hết dạ,

Đã dạy tôi một khoa học hết sức dịu ngọt,

Page 179: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

179

Và tôi đã thực sự hiến dâng Chàng tất cả

Không trừ lại gì;

Ở đó tôi hứa cùng Chàng xe tơ kết tóc.

28. Thế là linh hồn tôi hoàn toàn chăm chú

Đem hết năng lực phục vụ Chàng;

Tôi chẳng còn chăn bầy vật,

Cũng chẳng còn phận sự nào khác,

Chỉ còn một việc là yêu.

29. Rồi nếu hôm nay ra đến sân làng

Không còn thấy tôi, không còn gặp,

Các bạn hãy bảo rằng tôi đã lạc,

Đang khi tôi bƣớc say đắm ngất ngây,

Tôi đã để mất chính mình và đã đƣợc lại.

30. Bằng hoa và ngọc lục bảo,

Chọn trong những sớm mai tƣơi mát,

Chúng ta sẽ kết những tràng hoa

Nở thắm bởi tình Ngƣời,

Và kết bằng một sợi tóc em.

31. Ngƣời đã ngắm chỉ một sợi tóc ấy

Bay trên cổ em

Ngƣời đã ngắm nó nơi cổ em

Và Ngƣời đã bị bắt tù ở lại đó,

Và Ngƣời đã bị thƣơng vì chỉ một liếc mắt em.

32. Khi Ngƣời nhìn ngắm em,

Đôi mắt Ngƣời in lên em vẻ diễm lệ của chúng;

Vì đó Ngƣời yêu cƣng em,

Page 180: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

180

Và nhờ đó đôi mắt em mới đáng

Tôn thờ điều chúng thấy nơi Ngƣời.

33. Đừng nỡ khinh thƣờng em nữa,

Vì nếu Ngƣời thấy nơi em màu da sạm nắng,

Thì Ngƣời có thể ngắm nhìn em thật kỹ,

Vì Ngƣời đã nhìn em

Và đã để lại nơi em duyên sắc và vẻ đẹp.

TÌNH QUÂN

34. Con chim bồ câu trắng

Đã cắp nhánh lá quay về tàu

Con chim cƣờm mái nhỏ

Đã tìm đƣợc kẻ làm bạn nó hằng ao ƣớc

Trên những bờ sông mƣớt xanh.

35. Nó đã sống trong cô tịch,

Và trong cô tịch nó làm tổ,

Và trong cô tịch kẻ nó yêu hƣớng dẫn nó

Một mình với một mình,

Cả kẻ nó yêu cũng vì yêu mà bị thƣơng trong cô tịch.

TÌNH NƢƠNG

36. Hỡi Đấng Chí Ái, ta hãy cùng hân hoan,

Hãy ra đi mà nhìn ngắm trong vẻ đẹp của Ngƣời

Trên núi và trên đồi,

Nơi vọt ra nƣớc tinh khiết;

Chúng ta sẽ vào mãi phía trong sâu hơn nữa.

Page 181: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

181

37. Rồi sau đó chúng ta sẽ đi đến

Những hang động thật cao của đá

Những hang động đƣợc che giấu thật kín,

Ở đó chúng ta sẽ vào,

Và cùng nếm chất ngọt của những quả lựu.

38. Và ở đó xin Ngƣời tỏ cho em

Điều hồn em hằng khao khát,

Và rồi, hỡi Ngƣời là sự sống của em!

Ở đó xin Ngƣời hãy cho em

Điều Ngƣời đã cho em ngày ấy.

39. Hơi gió thở nhẹ,

Tiếng họa mi ca dịu dàng,

Rừng cây và vẻ duyên dáng của nó

Giữa đêm thanh,

Với ngọn lửa đốt thiêu mà không gây đau đớn.

40. Không một ai dòm ngó,

cả Aminađáp cũng không xuất hiện,

Vòng vây cũng thôi rồi,

Và đám kỵ sĩ

Đã nhìn thấy dòng nƣớc, và đang xuống.

Page 182: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

182

NGỌN LỬA NỒNG

Những ca khúc linh hồn hát lên khi đƣợc hiệp

nhất với Thiên Chúa.

1. Ôi ngọn lửa tình nồng cháy,

Ngƣời gây vết phỏng êm ái

Tận tâm điểm thẳm sâu nhất hồn em.

Giờ Ngƣời thôi không ray, không rứt.

Nếu ngƣời muốn, hãy mau hoàn tất,

Xông tới thật dịu dàng mà xé toạc lớp lụa này đi.

2. Ôi thanh sắt nung thật êm đềm!

Ôi vết thƣơng sao mà thú vị!

Ôi bàn tay thật mềm!

Chỉ mới một cái chạm nhẹ

Mà đã nếm đƣợc cõi đời đời,

Hoàn lại hết mọi món nợ.

Ngƣời vừa giết em, vừa đổi chết thành sống.

3. Ôi những đuốc lửa!

Mà bao ánh rực rỡ

Page 183: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

183

Khiến những hố thẳm của giác quan

Giác quan xƣa tăm tối mù lòa

Nay thật là kỳ lạ đến tuyệt diệu

Cùng dội lại sức nóng và sự sáng

Cho Đức Tình quân của nó!

4. Ôi Tình quân biết bao dịu dàng và âu yếm

Ngƣời tỉnh giấc trong lòng em

Nơi một mình Ngƣời đƣợc âm thầm ở lại.

Trong hơi thở dịu thơm của Ngƣời

Đầy tốt lành và vinh quang

Ngƣời khiến em say yêu biết mấy.

Page 184: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

184

ĐOẢN KHÖC 135

Những đoản khúc của cùng một tác giả, soạn dựa trên một

cuộc xuất thần trong chiêm niệm cao độ.

Thủ bản Albe de Tormès ghi chú rằng bài thơ này

đƣợc soạn ở Segovia, sau một cuộc xuất thần. Chắc là vào

khoảng năm 1586.

Phải thú nhận rằng mặc dù có những câu rất đẹp, bài

thơ này là một trong mấy bài thơ ít chất thơ nhất của vị

thánh.

Cung cách trừu tƣợng khi bàn đến một chủ đề hóc

búa, thiếu vắng hình ảnh, thật xa hẳn chất trữ tình sóng gió

của tác giả bài thơ Đêm dày.

Cái thú vị của bài thơ này nằm trong những kiểu nói

riêng của Thánh Gioan và trong chủ đề tổng quát, thân

thuộc với vị tiến sĩ thần nhiệm, và cũng là chủ đề của

Đƣờng lên núi Cát Minh và Đêm dày. Thật vậy, ở đây ta

có một thánh thi ca mừng đức tin, một loại kinh cầu suy

tôn sự khôn ngoan thƣợng trí của Thiên Chúa mà ngƣời ta

35 Số thứ tự đặt cho các đoản khúc là của bản dịch Việt ngữ.

Page 185: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

185

vẫn hay lẫn lộn với sự khôn ngoan của các bậc thức giả

đời này.

Nó giả thiết phải hoàn toàn khổ chế. Linh hồn phải

hoàn toàn thụ động để chỉ có thể lãnh nhận mà thôi. Nó

cũng nói lên sự nhân từ vô biên của Đấng muốn lấp đầy sự

yếu đuối của con ngƣời.

Tôi đã đi vào đâu tôi chẳng biết

Và tôi vẫn không hay

Vƣợt hẳn mọi hiểu biết.

1.

Tôi chẳng biết mình đang vào đâu

Nhƣng khi thấy mình ở đó

Mà chẳng biết đang ở nơi nào

Tôi đã hiểu những điều lớn lao

Tôi sẽ không nói điều tôi đã cảm thấy

Vì tôi vẫn không hay

Vƣợt hẳn mọi hiểu biết.

2.

Đó là khoa học tuyệt hảo

Của bình an và đạo hạnh

Trong sự cô tịch sâu thẳm

Là con đƣờng thẳng đã hiểu ra.

Đó là điều biết bao bí mật

Nên tôi đã cứ ấp úng ấp a

Vƣợt hẳn mọi hiểu biết.

Page 186: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

186

3.

Tôi đã say mèm

Đã đầy ứ và xa lạ với mình đến độ

Giác quan đã đờ ra

Mất hết mọi cảm giác,

Còn tâm trí thì đƣợc phú cho

Một khả năng hiểu mà không cần hiểu,

Vƣợt hẳn mọi hiểu biết.

4.

Ngƣời nào thật sự lên tới đó

Cũng đều trút bỏ chính mình.

Tất cả những gì xƣa đã biết

Đều có vẻ thấp làm sao,

Và ngƣời ấy càng cứ không biết

Sự hiểu biết càng gia tăng,

Vƣợt hẳn mọi hiểu biết.

5.

Ngƣời ấy lên càng cao

Lại càng hiểu ít.

Vì đám mây mù tối

Đã soi đêm sáng rực.

Về điều ấy có ai biết đƣợc

Thì luôn vẫn không biết không hay,

Vƣợt hẳn mọi hiểu biết.

6.

Cái biết nhờ chẳng biết nhƣ thế

Có một quyền lực cao cả dƣờng bao,

Bậc thức giả dù có biện luận đến đâu

Page 187: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

187

Cũng chẳng bao giờ thắng nổi,

Vì sự hiểu biết của họ không vƣơn đƣợc tới

Chỗ không hiểu mà vẫn hiểu

Vƣợt hẳn mọi hiểu biết.

7.

Và sự hiểu biết tột đỉnh ấy

Là điều ƣu tú hết sức cao

Chẳng một khả năng một khoa học nào

Có thể đảm đƣơng nổi.

Ai tự thắng mình

Nhờ một sự không biết mà biết

Thì sẽ luôn đi tới chỗ vƣợt hẳn.

8.

Và nếu bạn muốn nghe,

Khoa học tột đỉnh ấy cốt ở

Một cảm quan cao nhã

Về yếu tính của Thiên Chúa.

Đúng là một công cuộc của lòng lân mẫn Chúa

Làm cho ngƣời ta dù không hiểu

Vẫn vƣợt hẳn mọi hiểu biết.

Page 188: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

188

ĐOẢN KHÖC 2

Những đoản khúc của cùng một tác giả về linh hồn

phải chịu đau khổ để thấy Thiên Chúa.

Chủ đề mƣợn của một câu hát bình dân, thƣờng đƣợc

các tác giả xƣa khai thác và đã đƣợc thánh Têrêxa bình

giải.

Thế nhƣng dựa trên bài tam tuyệt ba câu ngắn ngủi

ấy, Thánh Gioan Thánh Giá đã viết nên một bài thơ thật

cảm động.

Mấy tiết thơ này hoàn toàn vắng bóng mọi nghiên

cứu uyên bác: Chỉ có một nỗi đau khổ đƣợc sống thật

mãnh liệt và đƣợc diễn đạt thành những tiếng kêu nóng

cháy, thành lời biện bạch nồng nhiệt.

Không hề có vẻ sắp đặt giả tạo.

Chỉ là một chuyển động trào vọt từ một nỗi đau khổ

vì yêu nhƣ phún xuất thạch vọt từ miệng núi lửa, và giảm

dần cho đến khi dịu hẳn vào những câu cuối.

Đầy sự dịu dàng của một tâm hồn thánh, và niềm hy

vọng trong sáng của linh hồn ấy.

Page 189: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

189

Tôi sống nhƣng chẳng sống trong tôi

Và bằng cách ấy tôi hy vọng

Bởi tôi đang chết vì không chết.

1.

Tôi không còn sống trong tôi nữa

Và tôi không thể sống nếu thiếu Thiên Chúa.

Chỉ trơ lại đó chẳng Ngài chẳng tôi,

Sẽ là gì một cái sống nhƣ thế ?

Bằng ngàn cái chết cho tôi !

Nên tôi mòn mỏi chờ sự sống của chính tôi

Đang khi tôi chết vì không chết.

2.

Cái sống con đang sống

Là một sự cƣớp mất cuộc sống

Và nhƣ thế là một cái chết liên hồi

Cho đến khi con đƣợc sống với Ngài.

Lạy Thiên Chúa, xin nghe điều con nói

Nào con có thiết gì cái sống ấy đâu

Bởi con đang chết vì không chết.

3.

Bao lâu thiếu vắng Ngài,

Con có thể có đƣợc sự sống nào,

Nếu chẳng phải là cam chịu sự chết,

Cái chết ghê gớm nhất mà con đƣợc thấy ?

Con thƣơng hại mình,

Những kéo lê số phận,

Bởi con đang chết vì không chết.

Page 190: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

190

4.

Con cá ra khỏi nƣớc

Vẫn còn một chút an ủi,

Là cuối cùng, trong cái chết nó chịu,

Chết cũng đáng mà chết.

Hỏi có sự chết nào sánh đƣợc

Cái sống đáng thƣơng hại của tôi ?

Bởi vì tôi càng sống càng chết.

5.

Khi con định an ủi mình,

Nhờ thấy Chúa trong bí tích Thánh Thể,

Thì lại càng đau đớn hơn

Vì con không thể đƣợc vui hƣởng Chúa !

Mọi sự nhƣ thể cốt làm cho con thêm sầu khổ,

Vì con không đƣợc thấy Chúa nhƣ mình muốn,

Và con đang chết vì không chết.

6.

Và lạy Chúa nếu con đƣợc vui mừng

Vì niềm hy vọng thấy Chúa,

Thì chỉ cần thấy mình có thể mất Chúa,

Là nỗi đau đớn của con đã nhân đôi.

Sống trong mối kinh sợ nhƣ thế,

Và hy vọng bằng một niềm hy vọng nhƣ thế,

Con hấp hối vì không chết.

7.

Hãy gỡ con khỏi cái chết ấy,

Lạy Thiên Chúa của con, và hãy ban cho con sự

sống.

Đừng để con bị vƣớng mắc,

Trong cái cạm bẫy ấy mạnh biết bao.

Hãy nhìn xem con phải đau đớn để thấy Ngài

Page 191: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

191

Và nỗi khốn khổ của con đã xâm chiếm trọn

Bởi con đang chết vì không chết.

8.

Từ đây con sẽ khóc thƣơng sự chết của con,

Và con sẽ than cho cái sống của con,

Bao lâu con còn bị níu giữ

Vì những tội lỗi con.

Ôi Thiên Chúa của con! Cho đến bao giờ?

Bao giờ con đƣợc nói với Chúa cách đơn thành

rằng:

Từ nay con đã sống vì con không chết nữa.

Page 192: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

192

ĐOẢN KHÖC 3

Những đoản khúc “thần ý” khác, của cùng một tác giả

Lịch sử không để lại một chỉ dẫn chính xác nào về

chủ đề của bài thơ này. Chỉ biết rằng nó ra đời trƣớc năm

1584, vì nó có trong hai thủ bản của Sanlucar. Đằng khác,

nó lại không có trong sƣu tập những bài viết trong tù, vào

năm 1578.

Nhƣ vậy nó ra đời vào một trong những giai đoạn

hoạt động nhất trong cuộc đời vị thánh, nó cho thấy đâu là

phần tuyệt hảo của tâm hồn ngài khi ấy.

Ở đây, thơ đầy ắp những hình ảnh thật mạnh mẽ và

tinh tuyền nảy sinh thật dễ dàng để diễn tả một ân sủng

hoàn toàn nội tâm. Giáo huấn trong bốn tiết thơ này thật

súc tích, mà bốn tiết này cũng chỉ là triển khai bốn câu thơ

đầu tiên.

Sự cần kíp phải từ bỏ chính mình để đạt đến Thiên

Chúa, quyền ƣu tiên của tình yêu đặt nền trên đức tin, cái

nghịch lý của sự siêu tôn bằng cách hạ nhục, và, trong tiết

cuối cùng (tiết mà thánh nữ Têrêxa Hài Đồng đã sống thật

sâu đậm), sự toàn năng của hy vọng và những ơn huệ

Page 193: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

193

Thánh Thần, Đấng luôn hành động cách kỳ lạ khác hẳn

cách của loài ngƣời.

Trong bài thơ này tất cả mang dấu ấn của Thánh

Gioan Thánh Giá với hƣơng vị Cát Minh từ cốt tủy.

Theo một đà yêu thƣơng vun vút

Với hy vọng ngập tràn

Tôi đã bay thật cao, thật cao

Và đã đạt đƣợc mục tiêu tôi săn đuổi.

1.

Để cho mình đạt tới mục tiêu

Đạt cái đà ấy của Thiên Chúa

Tôi cần phải bay đến mức

Khuất khỏi tầm mắt thiên hạ.

Thế nhƣng đáng sợ làm sao

Sức bay của tôi không đủ

Còn tình yêu thì thật cao

Và đã đạt đƣợc mục tiêu tôi săn đuổi.

2.

Tôi càng lên cao

Càng bị lóa mắt

Và cuộc chinh phục cam go nhất

Đã đƣợc thực hiện trong tăm tối.

Theo cái đà yêu thƣơng

Tôi đã nhảy mù lòa và tăm tối

Và tôi đã lên thật cao, thật cao

Và đã đạt đƣợc mục tiêu tôi săn đuổi.

Page 194: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

194

3.

Khi tôi càng rƣớn cao vƣơn tới,

Theo cái đà vút cao nhƣờng ấy,

Tôi càng xuống thấp,

Càng thấy mình đã bị khuất phục và bị đạp đổ.

Tôi thốt lên : “Không ai đạt nổi”

Và tôi càng xuống thấp bao nhiêu bao nhiêu

Càng lên cao bấy nhiêu, bấy nhiêu

Và đã đạt đƣợc mục tiêu tôi săn đuổi.

4.

Bằng một cách rất kỳ lạ,

Một lần bay vƣợt cả nghìn lần bay,

Vì niềm hy vọng từ trời,

Đã hy vọng chừng nào sẽ đạt đƣợc chừng nấy,

Tôi đã chỉ hy vọng theo đà yêu thƣơng ấy,

Và trong hy vọng tôi đã không đuối sức,

Vì tôi đã lên cao, thật cao,

Và đã đạt đƣợc mục tiêu tôi săn đuổi.

Page 195: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

195

CHÖ BÉ CHĂN CỪU36

Những ca khúc “thần ý” khác của cùng một tác giả,

về Đức Kitô và linh hồn

Đây là thơ hết sức thơ ? Vâng, hẳn thế. Hình thức

của bài thơ này thật hoàn hảo.

Nó gây cảm xúc đến nỗi ngƣời ta tự hỏi vị thánh

đƣợc thứ ân sủng nào ảnh hƣởng mà biên soạn đƣợc một

kiệt tác nhƣ thế.

Có một chỉ dẫn thiếu hẳn tính xác thực đƣơc

Anphong của Thánh Mẫu Thiên Chúa ghi lại trong cuốn

Cuộc đời cha Gioan Thánh Giá. Ông kể lại rằng một lần

kia vị thánh thoáng nhận ra một hình ảnh Đức Kitô trên

thập giá, ngài phải chịu một cơn xuất thần đau đớn và rồi

sau đó viết ra mấy câu thơ diễn tả nỗi thống khổ ngài đã

cảm nhận, khi nhìn thấy Đức Kitô hiến sự sống mình vì

các linh hồn nhƣ thế. Có nên liên kết tiểu tiết này với bài

Chú bé chăn cừu? Có lẽ không nên. Tuy nhiên dù sao, bài

36 Tựa đề của bản Việt ngữ

Page 196: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

196

thơ này cũng cống hiến cho ta một trang cuộc đời vị

thánh.

Về hình thức, có thể bài này đã cảm hứng từ những

bài thịnh hành hồi đó, nhƣng điều ấy không quan trọng.

Chính nghệ thuật của vị thánh biểu lộ nơi đây một điều gì

đó trong tâm hồn sâu thẳm của ngài. Không một chút nhấn

mạnh nào quá thiên cảm giác, không một sự tô màu nào,

cũng không một chi tiết nào thừa. Thảm kịch đƣợc thu

gọn lại vào cái chính yếu.

Một vài hình ảnh tinh tế, một vài đƣờng nét rất tinh

ròng, dƣờng nhƣ chỉ là phác họa, và thế là trong một bài

thơ duy nhất đã hòa hợp đƣợc tất cả sự tinh tế của bi ca và

sức mạnh của thảm kịch.

Bài “Chú bé chăn cừu” thật đáng giá để góp phần

phá đổ hình ảnh hoang đƣờng về một Thánh Gioan Thánh

Giá trừu tƣợng và cứng cỏi.

1.

Một chú bé chăn cừu lẻ loi đau khổ,

Chú chẳng thiết vui, chẳng thiết đùa,

Chỉ nghĩ tới cô bé chăn cừu của chú,

Trái tim tan nát vì yêu.

2.

Chú không khóc vì tình yêu đã làm chú bị thƣơng,

Cũng không phải vì thấy mình buồn đau mà chú khổ.

Dù đúng là chú đã bị đánh vào tim,

Nhƣng chú khóc vì nghĩ mình đã bị lãng quên.

Page 197: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

197

3.

Chỉ vì một ý nghĩ là mình

Bị cô bé chăn cừu xinh đẹp lãng quên,

Mà hết sức đau khổ, chú đã để mình bị đánh tả tơi

nơi đất lạ,

Trái tim tan nát vì yêu.

4.

Và chú bé chăn cừu nói : Thật bất hạnh

Cho ai xua đuổi tình tôi khỏi trái tim

Và không muốn hƣởng niềm vui đƣợc có tôi ở với

Bên trái tim đã vì yêu ngƣời ấy mà nát tan.

5.

Và sau một hồi lâu chú đã lên

Trên một thân cây, ở đó chú đã giăng đôi tay xinh

đẹp,

Và chú chết treo ở đó bởi đôi tay ấy,

Trái tim tan nát vì yêu.

Page 198: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

198

DÕNG SUỐI37

Ca khúc của linh hồn vui mừng đƣợc thấy Thiên Chúa

trong đức tin

Bài thơ này ra đời trong ngục thất Toledo.

Lịch sử cho ta biết vị thánh đã luôn sống sự sống của

Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần ngự trong linh

hồn những ngƣời công chính. Lịch sử cũng cho ta biết

ngài rất thích cử hành thánh lễ về Ba-Ngôi chí thánh, và

ngài nói về mầu nhiệm Ba Ngôi nồng nhiệt đến nỗi ngƣời

nghe không thể nào dửng dƣng đƣợc. Thánh Têrêxa biết

rõ điều ấy, một ngày kia tại đan viện Nhập Thể ở Avila,

Thánh nữ đã xuất thần khi nghe ngài nói về mầu nhiệm

ngài yêu thích nhất.

Ngƣời ta cũng biết rằng nhà tạm khiến ngài mê mẩn

hàng giờ ban đêm nhƣ thế nào. Ngài đã cử hành thánh lễ

với một nhiệt tình không mệt mỏi.

Chính tất cả cuộc sống sâu thẳm ấy đƣợc gợi lên

trong bài thơ tròn đầy đến kinh ngạc này.

37 Tựa đề của bản Việt ngữ.

Page 199: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

199

Ngƣời ta sẽ không bao giờ nói cho đủ về phần đóng

góp của đức tin trong đời sống Thánh Gioan Thánh Giá và

về chỗ đứng của đức tin trong giáo thuyết ngài.

Điệp khúc dai dẳng của bài thơ này và lời quả quyết

ở đoạn cuối, trong sự táo bạo mà thanh thản của nó, chẳng

phải là đã đƣợc dàn dựng rất khéo để nhắc cho ta nhớ vai

trò trổi vƣợt ấy của đức tin sao ?

Tôi biết lắm, dòng suối vẫn cuồn cuộn chảy

Cho dù là đêm.

1.

Dòng suối đời đời ấy đƣợc giấu kín

Nhƣng tôi vẫn biết lắm những ngóc ngách nó,

Cho dù là đêm.

1. VỀ NGÔI CHA

2. Nguồn mạch nó tôi không biết, vì nó không có

nguồn

Nhƣng tôi biết tất cả mọi nguồn mạch đều phát xuất từ

Cho dù là đêm.

3.

Tôi biết rằng không thể có một cái gì đẹp đến thế

Mà đất trời đều uống ở đó

Cho dù là đêm.

Page 200: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

200

4.

Tôi biết lắm nơi nó không tìm đƣợc chân móng

Và không ai có thể vƣợt qua nó đƣợc

Cho dù là đêm.

5.

Sự chói lọi của nó không bao giờ bị che tối

Và tôi biết rằng mọi ánh sáng đều từ nó mà đến

Cho dù là đêm.

6.

Tôi biết những dòng chảy của nó chảy hết sức mãnh

liệt

Mà các tầng địa ngục, các tầng trời và các dân tộc

đều uống ở đó,

Cho dù là đêm.

2. VỀ NGÔI CON

7.

Dòng chảy phát sinh từ suối ấy

Tôi biết lắm nó mênh mông và toàn năng biết mấy

Cho dù là đêm.

Page 201: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

201

3. VỀ THÁNH THẦN

8.

Còn dòng chảy phát xuất từ hai dòng ấy

Mà tôi biết rằng trong cả hai lại không dòng nào có

trƣớc nó,

Cho dù là đêm.

9.

Dòng suối đời đời ấy đƣợc giấu kín

Trong tấm bánh hằng sống để ban cho chúng ta sự

sống

Cho dù là đêm.

10.

Dòng suối ấy đang ở đây mà gọi các thụ tạo

Những thụ tạo vẫn uống no thứ nƣớc ấy, nhƣng

trong bóng tối

Vì đang là đêm.

11.

Dòng suối sống động này mà tôi hằng khao khát

Tôi thấy nó nơi tấm bánh của sự sống

Cho dù là đêm.

Page 202: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

202

ĐIỂM TỰA38

Chú thích “thần ý” cùng một tác giả.

Có nhiều nét gần gũi với bài trƣớc, bài chú

thích này hẳn đã ra đời vào cùng một thời điểm.

Cấu trúc tinh xảo của nó thật đáng cho ta để ý.

Nó cũng giống nhƣ nhiều bài thơ của Thánh

Gioan Thánh Giá là khởi đầu bằng một điệp khúc rồi phần

còn lại là triển khai điệp khúc ấy nhƣng ở đây nó lại nổi

bật ở chỗ mỗi tiết thơ lần lƣợt giải bày một trong ba câu

thơ của điệp khúc mở đầu.

Ba chủ đề quen thuộc với vị thánh cung cấp

toàn bộ chất liệu : sự từ bỏ, đức tin và tình yêu. Bài này có

tính chất nghịch lý một cách hữu ý, huyền diệu hơn bài

trƣớc và có lẽ cũng cô đọng hơn, cho thấy tác giả dày

công hơn.

38 Tựa đề của bản Việt ngữ.

Page 203: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

203

Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu rất thích tiết

thơ chót : “Vì nếu nơi tôi có điều gì tốt hay xấu, tất cả đều

cùng một hƣơng vị ...” Chỉ có một vị thánh mới táo bạo

nhƣ thế khi nói lên kinh nghiệm sống của mình. Chính là

với một bản năng tâm linh rất chắc chắn mà vị “Thánh nữ

Nhỏ” đã tìm đến với tiết thơ này nhƣ là một trong những

tiết tiêu biểu nhất của Thánh Gioan Thánh Giá. Ta lại

chẳng thấy ý thơ của bài này đƣợc trút sang các thơ ca của

vị nữ thánh thành Lisieux đó sao ?

Không điểm tựa mà thật ra vẫn tựa

Sống không ánh sáng và trong tối tăm

Tôi đi thiêu hủy mình trọn vẹn

1.

Linh hồn tôi thoát hẳn

Khỏi mọi vật thụ tạo

Và đƣợc nâng lên vƣợt trên cả chính mình

Trong một cuộc sống đầy hƣơng vị,

Chỉ dựa vào một mình Thiên Chúa của mình thôi.

Vì thế mới nói

Rằng điều tôi thích nhất

Là linh hồn tôi từ nay đƣợc thấy mình nhƣ thế

Không điểm tựa mà thật ra vẫn tựa

2.

Và mặc dù tôi đang chịu đựng bóng tối

Trong cuộc sống dễ chết này

Nhƣng sự dữ đối với tôi không quá ghê gớm

Bởi vì nếu tôi thiếu ánh sáng

Tôi lại có sự sống của trời cao.

Bởi vì lòng yêu mến sự sống ấy

Page 204: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

204

Càng bƣớc đi mù lòa

Càng khiến linh hồn thuận phục

Sống không ánh sáng và trong tối tăm.

3.

Tình yêu đang thực hiện một công cuộc nhƣ thế

Từ khi tôi biết nó :

Vì nếu nơi tôi có điều gì tốt hay xấu

Tất cả đều cùng một hƣơng vị.

Và linh hồn tôi đƣợc biến đổi nên chính mình

Và nhƣ thế, trong ngọn lửa ngát thơm của nó

Mà tôi cảm thấy đang cháy nơi tôi

Mau mắn và không bỏ sót chút gì

Tôi đi thiêu hủy mình trọn vẹn.

Page 205: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

205

ĐIỀU TÌNH CỜ GẶP ĐƯỢC39

Chú thích “thần ý”

Bài thơ này phát sinh khi linh hồn vị thánh tiếp xúc

với linh hồn nồng nhiệt và tinh tuyền của Maria Thánh

Giá, nữ đan sĩ Cát Minh ở Granada. Bài này đƣợc soạn

khoảng năm 1585 hoặc 1586.

Đây là một chú thích “thần ý”, tức là một bài thơ

trong đó chủ đề thuần túy nhân bản đƣợc chuyển sang

bình diện những tƣơng quan giữa linh hồn với Thiên

Chúa. Thoạt đầu vị thánh chạm phải một xúc cảm đặc biệt

rồi từ đó phát sinh thành một chuyển động mãnh liệt

xuyên suốt bài thơ từ đầu đến cuối.

Chủ đề khởi đầu đã tuần tự làm kết tinh một số tƣ

tƣởng quen thuộc của vị thánh, vẫn đƣợc coi nhƣ cái sƣờn

của toàn thể giáo thuyết ngài. Dù lịch sử chẳng cho một

chỉ dẫn nào đi nữa, cũng không ai nghi ngờ tính xác thực

của bài thơ này.

Ngƣời ta cũng ghi nhận rất đúng rằng phẩm tính của

Thiên Chúa mà vị tiến sĩ thần nhiệm thƣờng hay nói đến

nhất chính là vẻ đẹp, sự toàn mỹ.

39 Tựa đề của bản Việt ngữ

Page 206: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

206

Đây là vẻ đẹp mà chỉ đức tin mới đạt đƣợc, đòi hỏi

phải từ bỏ mọi vẻ đẹp thụ tạo; và đằng khác cũng khiến ta

không còn ham thích vẻ đẹp thụ tạo nữa. Vẻ đẹp ấy làm

thỏa mãn lòng ta đến nỗi không còn điều gì có thể gây

thống khổ cho nó, và là vẻ đẹp không bao giờ cho phép ta

nói : đủ rồi !, và sau cùng cũng là vẻ đẹp không chịu để

cho bị so sánh với bất cứ điều gì trong những điều mà sức

loài ngƣời có thể đạt đƣợc.

Khi vị thánh nói về vẻ đẹp của Thiên Chúa, không

có gì có thể khiến ngài mỏi mệt.

Không phải vì tất cả vẻ đẹp

Mà có lần nào tôi bị hút mất

Nhƣng chỉ vì một điều gì đó tôi không rõ

Mà ngƣời ta vừa tình cờ đạt đƣợc.

1.

Hƣơng vị của một điều tốt hữu hạn

Nào có thể đƣa đến điều gì,

Hơn là khiến sự thèm khát bị mệt mỏi

Và làm hỏng khẩu vị ?

Và thế thì chẳng phải vì tất cả sự dịu ngọt

Mà có lần nào tôi bị hút mất,

Nhƣng chỉ vì một điều gì đó tôi không rõ

Ngƣời ta vừa tình cờ tìm đƣợc.

Page 207: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

207

2.

Trái tim quảng đại

Chẳng bao giờ nghĩ đến dừng lại

Khi nó còn có thể vƣợt qua

Trừ khi là quá khó.

Không gì làm nó thỏa mãn

Và đức tin của nó lên cao đến độ

Nếm đƣợc một điều gì đó tôi không rõ

Ngƣời ta vừa tình cờ tìm đƣợc.

3.

Kẻ chịu đau khổ vì tình yêu

Vì chạm đến Hữu thể của Thiên Chúa

Thấy sở thích bị đảo lộn quá sức

Suy yếu hết các sở thích.

Tựa nhƣ kẻ bị lên cơn sốt

Thấy thức ăn nào cũng ngao ngán

Và đòi cho đƣợc một điều gì đó tôi không rõ

Ngƣời ta vừa tình cờ tìm đƣợc.

4.

Các bạn đừng có ngạc nhiên

Nếu sở thích vẫn cứ trơ ra nhƣ thế

Vì cơn bệnh khiến ngƣời ta

Ngao ngán hết mọi thứ

Khiến tất cả mọi sự

Đều thành xa lạ với mình

Và nếm đƣợc một điều gì đó tôi không rõ

Ngƣời ta vừa tình cờ tìm đƣợc.

5.

Một khi ý chí đã bị Thần tính chạm phải

Thì chẳng còn gì có thể trả nợ cho nó.

Page 208: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

208

Ngoại trừ Thần tính,

Mà bởi vì vẻ đẹp của Thần tính ấy nhƣ thế,

Chỉ thấy đƣợc nhờ đức tin

Nên ý chí đã nếm cảm vẻ đẹp ấy

Nơi một điều gì đó tôi không rõ

Ngƣời ta vừa tình cờ tìm đƣợc.

6.

Ấy, một Đấng đã yêu thƣơng đến thế

Hãy nói cho tôi hay các bạn có chạnh lòng

Bởi vì Ngài chẳng còn gì thú vị

Giữa mọi vật thụ tạo.

Trơ trọi, không còn hình, không còn dáng,

Không nơi nƣơng tựa, không chỗ đặt chân,

Ở đó ngài đang nếm cảm một điều gì đó tôi không rõ

Ngƣời ta vừa tình cờ tìm đƣợc.

7.

Đừng nghĩ rằng kẻ đang sống đời nội tâm cao quý

đến thế

Có thể tìm đƣợc hân hoan và vui vẻ

Nơi hƣơng vị của đời này

Nhƣng trên tất cả vẻ đẹp

Của hiện tại, tƣơng lai và quá khứ

Nó nếm cảm ở đấy một điều gì tôi không rõ

Ngƣời ta vừa tình cờ tìm đƣợc.

8.

Ai muốn đƣợc lợi hơn

Hãy đầu tƣ sự lo nghĩ của mình

Vào điều còn phải chiếm hữu

Hơn vào điều đã chiếm đƣợc.

Và nhƣ thế, để đạt tới tầm cao hơn

Thì vƣợt trên tất cả

Page 209: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

209

Tôi sẽ luôn nghiêng về một điều gì đó tôi không rõ

Ngƣời ta vừa tình cờ tìm đƣợc.

9.

Vì những gì ở đời này có thể

Nắm bắt đƣợc bằng giác quan,

Và tất cả những gì hiểu đƣợc,

Mặc dù hết sức cao xa,

Thì sẽ chẳng bao giờ tôi bị hút mất,

Cũng không bị hút mất vì duyên dáng hay vẻ đẹp,

Nhƣng chỉ vì một điều gì đó tôi không rõ

Ngƣời ta vừa tình cờ tìm đƣợc.

Page 210: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

210

CÁC TÌNH KHÚC

Với các tình khúc, ta bƣớc vào một thể loại thơ ca

khác hẳn, đây là một thể loại dễ dãi, lấy vần thay cho tiết

điệu, xa hẳn mọi sự tìm tòi tỉ mỉ, và, có điều lạ là, tác giả

của chúng cũng nói về chúng khá hờ hững. Chính vì thế

mà ngƣời ta tranh luận nhiều về tính xác thực của các tình

khúc, một số nhà phê bình công khai bác bỏ, không chịu

nhận đó là tác phẩm của ngƣời đã viết nên Ca khúc tâm

linh và Chú bé chăn cừu - Ngƣời ta cho rằng bao nhiêu

khuyết điểm về niêm luật nhƣ thế quả không xứng với vị

thánh, nhất là cái vẻ lúng túng mà chắc hẳn ngài đã không

thƣờng có. Hồi thế kỷ XVIII, Anrê Nhập Thể viết rằng

ông ngạc nhiên “tìm thấy trong hình thức của các bài thơ

này một sự quê mùa và thấp kém nào đó khá xa lạ với

ngòi bút vị thánh.”

Tuy nhiên các chứng liệu lịch sử lại rất mạnh mẽ cho

nên việc phê bình ấy, dù dẫn chứng công phu hơn các phê

bình khác nhiều, vẫn không dám loại bỏ mƣời bài tình

khúc chúng ta hiện có, không dám cho rằng đấy không

phải là của Thánh Gioan Thánh Giá. Để biện minh cho

quả quyết của họ, những kẻ loại bỏ chúng chỉ có thể nêu

Page 211: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

211

ra những giả thuyết hoàn toàn tùy tiện, thậm chí, có một vị

đã viết : “Ngƣời ta buộc phải tƣởng tƣợng ra rằng ...”

Chúng tôi xin theo thái độ thận trọng của cha Anrê

Nhập Thể và, cho đến khi chƣa có ai chứng minh ngƣợc

lại đƣợc, chúng tôi tin vào những lời khai của các nhân

chứng, cách riêng là của Mađalêna Thánh Linh, vẫn quả

quyết rằng các tình khúc có chép trong cuốn vở mà vị

thánh mang từ ngục thất Toledo ra. Tại sao không thể gán

cho những sơ suất về hình thức cho sự kiện rằng đây có vẻ

là những bài ứng khẩu theo một thể loại bình dân ? Lịch

sử lại đã không cho ta biết rằng vị thánh vẫn thƣờng ứng

khẩu nhƣ thế trong các cuộc thi thơ mà ngài tổ chức trong

giờ chơi đó sao ? Tại sao ngài không thể làm nhƣ vậy

trong tù ?

Xét cho kỹ, trong đa số các tình khúc này, có những

phát minh thực sự về cách diễn tả, một chiều sâu thần học,

và bên cạnh những sự cứng cỏi nặng nề cũng có những cái

tinh tế của một vẻ tƣơi mát không phủ nhận đƣợc.

Chín tình khúc đầu là một chuỗi liên tục. Bài thứ

mƣời lấy lại và diễn giải Thánh vịnh 136/137.

Page 212: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

212

Tình khúc 1 VỀ ĐOẠN TIN MỪNG “LÖC KHỞI NGUYÊN ĐÃ CÓ

LỜI”TRONG LIÊN HỆ VỚI BA NGÔI CHÍ THÁNH.

Trong loạt chín tình khúc, bài thứ nhất diễn giải đoạn

đầu của Tin mừng theo Thánh Gioan. Câu đầu của bài thơ

lấy lại từng chữ của bản văn Tin mừng (Lúc khởi nguyên

Ngôi Lời vẫn có và Ngài sống trong Thiên Chúa) và câu

ấy định đoạt tất cả phần tiếp theo, trong đó hầu nhƣ mọi

động từ đều ở thì quá khứ chƣa hoàn thành (tức là bên

tiếng Việt, đặt trạng từ “vốn” ở trƣớc động từ), dƣờng nhƣ

việc gieo vần đòi hỏi phải thế. Rõ ràng không nên gán cho

thì bán quá khứ ấy một giá trị về thời gian (ghi nhận này

áp dụng cho tất cả các tình khúc), cho nên trong bản dịch

chúng tôi không ngần ngại chuyển nó sang thì hiện tại mỗi

khi có thể làm nhƣ thế mà không bị vấp.

Tình khúc thứ nhất này ca ngợi sự sống sâu kín của

Thiên Chúa mà mầu nhiệm về sự sống ấy vốn hằng nuôi

dƣỡng tâm hồn chiêm niệm của cha Gioan Thánh giá. Có

đƣợc một chút hiểu biết thần học càng dễ theo dõi những

khác biệt tinh tế của tƣ tƣởng, cũng nhƣ để dễ nắm đƣợc

cách chơi chữ của vị thánh (ví dụ nhƣ chữ “nguồn”).

Để bù lại tính cách trừu tƣợng của bài thơ, vị thánh

đã kết bằng câu thật tuyệt vời, cống hiến cho ta một trong

những khía cạnh phong phú nhất nơi cuộc sống của Đấng

Thiên Chúa Duy Nhất trong Ba Ngôi.

Page 213: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

213

1.

Khởi tự nguồn, Ngôi Lời sẵn có

Và Ngài sống trong Thiên Chúa

Trong Thiên Chúa, Ngài sở hữu diễm phúc bất tận.

2.

Cũng chính Ngôi Lời ấy là Thiên Chúa

Ngài tự xƣng mình là nguồn

Ngài lƣu lại trong nguồn

Và Ngài không có nguồn.

3.

Ngài là chính nguồn

Và vì thế Ngài không có nguồn

Ngôi Lời đƣợc gọi là Con

Ngƣời Con sinh bởi nguồn.

4.

Nguồn đã cƣu mang Ngài

Và vẫn cƣu mang Ngài mãi mãi

Nguồn luôn ban bản thể mình cho Ngài

Và Ngài luôn có bản thể ấy.

5.

Và nhƣ thế, vinh quang của Con

Là vinh quang có nơi Cha

Và tất cả vinh quang của mình, Cha đã đƣợc sở hữu

trong Con.

6.

Nhƣ kẻ đƣợc yêu ở trong ngƣời yêu mến thế nào,

Ngôi này ở trong Ngôi kia nhƣ thế.

Và Tình yêu ấy, Tình yêu đã kết hợp cả hai Ngôi

Cũng là một Ngôi Vị tƣơng ứng tƣơng cầu nhƣ thế.

Page 214: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

214

7.

Ngài cũng ngang hàng với Cha và với Con

Ba Ngôi và chỉ là một Đấng Đƣợc Yêu

Ở nơi tất cả Ba Ngôi.

8.

Chỉ có một tình yêu nơi tất cả các ngôi ấy

Làm cho cả ba trở nên một Đấng Yêu mến

Và Đấng Yêu mến là Đấng Đƣợc yêu

Nơi mà mỗi ngôi vị trong Ba Ngôi vẫn sống.

9.

Hữu thể mà cả Ba Ngôi sở hữu

Mỗi ngôi đều sở hữu

Và mỗi ngôi vị trong các ngôi ấy đều yêu

Yêu ngôi vị có đƣợc hữu thể ấy.

10.

Hữu thể ấy là mỗi một ngôi vị trong ba

Và chỉ hữu thể ấy hiệp cả ba thành một

Nên một mối khôn tả

Mà ngƣời ta không biết nói làm sao.

11.

Cũng vì thế mà tình yêu ấy vô tận

Tình yêu đã hiệp cả ba thành một

Vì cả ba chỉ có một tình yêu

Tình yêu mà ngƣời ta gọi là yếu tính của ba ngôi vị

Và tình yêu thì càng là một càng là tình yêu.

Page 215: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

215

Tình khúc 2 VỀ SỰ CHUYỂN THÔNG GIỮA BA NGÔI

Rời đoạn Tin Mừng, ở đây vị thánh tiếp nối cảm

hứng riêng của ngài cách tự do. Chỉ có một nhà thần học,

thấm nhuần Kinh thánh, mới có thể viết nên bài thơ này.

Để bình giải, dƣờng nhƣ ở mỗi tiết thơ lại phải quay

về với một chƣơng trong bộ Tổng luận Thần học.

Chính trong Chúa Thánh Thần mà Chúa Cha yêu

Chúa Con và mọi vật, và Ngài yêu mọi vật trong mức độ

chúng đƣợc dựng nên theo nhƣ Hình ảnh của Ngài, tức là

Ngôi Lời của ngài.

Không có hai tình yêu nơi Thiên Chúa. Ngài đã yêu

Chúa Con bằng tình yêu duy nhất thì cũng bằng tình yêu

ấy Ngài hằng yêu vạn vật nhờ ngƣời Con ấy, theo hình

ảnh Ngài.

1.

Nơi tình yêu vô lƣợng ấy

Tình yêu phát xuất từ hai ngôi vị

Là những lời vô cùng dịu ngọt

Cha đã nói với Con.

2.

Không một ai hiểu đƣợc những lời

Của sự hoan lạc thật thâm sâu ấy

Page 216: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

216

Chỉ một mình Ngôi Con vui hƣởng đƣợc

Vì điều ấy chỉ thích hợp cho Ngài.

3.

Nhƣng điều ngƣời ta hiểu đƣợc

Là điều Ngài đã nói nhƣ sau :

“Không có gì đẹp lòng Ta, Con ạ,

Ngoại trừ nhóm bạn của Con.”

4.

Và nếu có điều gì đẹp lòng Ta

Chính là trong Con mà Ta ƣa thích nó

Nó càng giống với Con

Càng làm Ta vui thích.

5.

Và điều nào không chút gì giống với Con

Thì chẳng tìm đƣợc chút gì nơi Ta

Chỉ có nơi một mình Con là Ta đƣợc vừa ý

Ôi sự sống của sự sống Ta !

6.

Con là ánh sáng của ánh sáng Ta,

Là trí tuệ của Ta

Là ấn tƣợng của bản lĩnh Ta

Mà Ta rất hài lòng.

7.

Cho kẻ nào yêu Con, Con ạ,

Ta ban tặng chính Ta cho nó,

Và tình yêu Ta có nơi Con

Ta sẽ đặt tình yêu ấy nơi nó

Bởi vì nó đã yêu kẻ Ta hết sức yêu mến.

Page 217: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

217

Tình khúc 3 VỀ SÁNG TẠO

Tông Đồ Gioan trong thƣ thứ nhất của ngài đã viết:

“Điều chúng tôi đã từng thấy và đã từng nghe, thì chúng

tôi loan báo cho cả anh em nữa, ngõ hầu anh em đƣợc

thông hiệp với chúng tôi, và sự thông hiệp của chúng ta là

đƣợc thông hiệp với Chúa Cha và Con của Ngài, Đức

Giêsu Kitô” (1Ga 1,3).

Hầu nhƣ cũng những từ ấy đã đƣợc vị thánh láy lại

cho đoạn đầu của bài thơ. Mục đích của Thiên Chúa khi

tạo dựng con ngƣời là để chúng đƣợc dự phần vào bản

tính Thiên Chúa của Ngài (đƣợc ăn bánh nơi cùng một

bàn, đƣợc ăn chính thứ bánh Ngài ăn) và để cho họ đƣợc

ngƣỡng mộ vinh quang Ngài, vinh quang đƣợc tỏ lộ bằng

sự tốt lành vô biên của Ngài.

Chính đó là điều tình khúc này hát mừng, một tình

khúc mà tất cả mọi câu thơ đều dồi dào một ý nghĩa thần

học sắc sảo.

1.

Này Thái Tử, Ta muốn tặng cho Con

Một ngƣời vợ yêu thƣơng Con,

Một ngƣời vợ nhờ Con mà đáng đƣợc

Nhập đoàn với Chúng Ta.

Page 218: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

218

2.

Và đáng đƣợc ăn bánh nơi cùng một bàn,

Đƣợc ăn chính thứ bánh Ta ăn,

Để nàng hiểu ra những thiện hảo

Mà Ta có nơi một Ngƣời Con nhƣ thế.

Và nhờ sự tuấn tú hào hùng của Con,

Nàng đƣợc hoan hỷ với Ta.

3.

Ngƣời con đáp lời Cha :

Thƣa Cha, con cám ơn Cha nhiều lắm.

Con sẽ tặng cho ngƣời vợ mà Cha ban cho con,

Tặng cho nàng ánh rực rỡ của con.

4.

Để nàng thấy đƣợc Cha của con danh giá biết bao,

Và làm sao con đã thừa hƣởng đƣợc

Hữu thể con đang sở hữu

Từ nơi hữu thể của Ngƣời Cha ấy.

5.

Con sẽ để nàng tựa vào cánh tay con,

Và nàng sẽ đƣợc thiêu đốt bằng tình yêu của Cha,

Và bằng mối hoan lạc vĩnh cửu,

Nàng sẽ tán dƣơng sự tốt lành của Cha.

Page 219: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

219

Tình khúc 4 VỀ SÁNG TẠO

(tiếp theo)

Có quá đáng không nếu nói rằng chỉ trong vài tiết

thơ, tình khúc này đã vạch đƣợc cả một tổng hợp về thần

học của Hội thánh ?

Mà nét chính của tổng hợp ấy nhƣ sau: Hội thánh,

trên trời cao và nơi dƣơng thế, chỉ là một; vì các thiên thần

và loài ngƣời đều hiệp thành một trong tình yêu của Đấng

Phu quân duy nhất là Đức Giêsu Kitô. Trên trời thì ngay

từ đầu các thiên thần đã đƣợc xếp đặt cách dứt khoát trong

sự kết hiệp hạnh phúc với Thiên Chúa. Còn dƣới đất này,

công cuộc của Thiên Chúa đƣợc thực hiện từng bƣớc,

ngang qua sự mỏng dòn và thân phận tội lỗi của nhân loại.

Thế nhƣng lời loan báo của việc nhập thể cứu chuộc

đã chiếu ánh sáng vào nỗi khốn cùng của trần gian. Mọi

sự sẽ đƣợc phục hồi trong Đức Kitô. Mọi sự sẽ đƣợc Ngài

hiệp nhất lại trong lễ hy sinh của Ngài. Trong vẻ dị biệt đa

dạng của các chi thể mình, Hội thánh sẽ tìm đƣợc sự duy

nhất, đƣợc diễn tả trong câu thơ gãy gọn nhƣ một công

thức tráng lệ, dù về mặt văn phạm thì có vẻ không ổn :

Và nhƣ thế, tất cả nên một,

Ngài đƣa nàng đến với Cha.

Page 220: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

220

Kết cục lại, công cuộc sáng tạo đã phát xuất từ Thiên

Chúa lại quay về cung lòng Chúa Cha, đƣợc cuốn vào

trong các chuyển động của sự sống Ba Ngôi.

Có thể nào không thán phục một tổng hợp đầy sinh

lực trí tuệ đến thế và phong phú hƣơng vị siêu nhiên đến

thế ?

1.

Chúa Cha phán : “Hãy có nhƣ vậy,

Vì tình yêu của Con đáng đƣợc điều ấy.”

Và khi Ngài phán lời ấy

Thế gian đã đƣợc dựng nên.

2.

Cung điện cho Tân nƣơng

Đã đƣợc làm với đầy thƣợng trí

Chia làm hai nơi ở

Trên cao và dƣới thấp.

3.

Phần dƣới thấp trƣng bày

Vô tận những cái khác nhau

Còn phần trên cao thì tô điểm

Bằng châu ngọc đáng ngây ngƣời.

4.

Để Tân nƣơng nhận biết

Đức Phu quân nàng có đƣợc là ai,

Cha đã xếp phần trên cao

Cho phẩm trật các thiên thần cƣ ngụ.

Page 221: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

221

5.

Còn bản tính loài ngƣời

Cha đặt ở phần dƣới thấp

Vì trong cấu trúc của nó

Có một chút gì đó hơi kém giá trị.

6.

Và cho dù cả hữu thể lẫn các nơi ở

Ngài đã phân chia ra nhƣ thế

Nhƣng tất cả là thân thể duy nhất

Của Tân nƣơng nói trên.

7.

Và tình yêu của cùng một Đức Phu quân

Đã biến chúng thành Tân nƣơng độc nhất

Những hữu thể ở trên cao

Thì có Đức Phu quân trong hoan lạc.

8.

Còn những hữu thể ở dƣới thấp thì vẫn mong đợi

Nhờ đức tin Ngài đã rót cho

Khi dặn rằng rồi đến một lúc

Ngài sẽ làm cho chúng nên cao quý.

9.

Và rằng phận của chúng thấp hèn nhƣ thế

Ngài sẽ đích thân nhắc lên cao

Đến độ không một ai

Còn có thể khinh bỉ.

10.

Bởi Ngài sẽ tự hiến mình

Nên giống chúng trong mọi sự

Ngài sẽ đến với chúng

Và sẽ ở lại với chúng.

Page 222: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

222

11.

Và rồi Thiên Chúa sẽ nên ngƣời trần

Và ngƣời trần sẽ thành Thiên Chúa

Ngài sẽ sống với họ

Cùng ăn và uống.

12.

Chính Ngài sẽ ở lại với họ

Mãi mãi

Cho đến ngày hoàn tất

Dòng đời đang trôi đây.

13.

Và rồi họ sẽ cùng nhau hoan lạc

Trong giai điệu đời đời

Vì Ngài sẽ là đầu

Của Tân nƣơng mà Ngài có đƣợc.

14.

Ngài sẽ quy tụ lại nơi ấy

Tất cả mọi chi thể của những ngƣời chính trực

Vốn đã là thân thể của Tân nƣơng

Mà Ngài đã lấy.

15.

Và ở đó trong vòng tay êm ái

Ngài sẽ ban cho nàng tình yêu Ngài,

Và nhƣ thế, tất cả nên một,

Ngài đƣa nàng đến với Cha.

16.

Ở đó nàng sẽ vui hƣởng

Cùng một niềm hoan lạc mà Thiên Chúa vui hƣởng

Cả Chúa Cha và Chúa Con

Và cả Đấng từ Cha và Con mà phát xuất.

Page 223: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

223

17.

Nhƣ Ba Ngôi sống trong nhau

Thì Tân nƣơng cũng thế

Một khi đƣợc hút vào trong Thiên Chúa

Nàng sẽ sống sự sống của Thiên Chúa.

Page 224: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

224

Tình khúc 5 NHỮNG KHÁT VỌNG CỦA CÁC THÁNH TỔ PHỤ

Trong bốn tình khúc đầu, nguồn cảm hứng là thần

học. Trong tình khúc này, thần học nhƣờng chỗ cho Kinh

thánh. Chỉ cần xem mỗi câu thơ tƣơng ứng với câu nào

trong Kinh thánh là đủ rõ, cách riêng tiết cuối cùng gần

nhƣ láy lại từng chữ trong lời mở đầu thƣ thứ nhất của

Thánh Gioan : “Điều từ thuở ban đầu đã có, điều chúng tôi

đã từng nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng

tôi đã cung chiêm, và tay chúng tôi đã rờ đến, về Lời sự

sống...” (1Ga 1,1). Sự đa dạng của các ý tƣởng mƣợn từ

Kinh thánh càng làm nổi rõ sự duy nhất sâu xa của bài

thơ, do một luồng gió của hy vọng gan lì đƣợc đức tin soi

sáng thổi xuyên qua... Bất chấp sự nghèo nàn về bút pháp

và ngữ vựng, những hình ảnh vẫn giữ đƣợc vẻ tƣơi mới và

thỉnh thoảng cũng toát ra cái gì thực sự là thơ.

Với niềm hy vọng tốt lành ấy

Niềm hy vọng đã đến với họ từ trên cao

Sự chán ngán những khổ nhục

Đã trở nên nhẹ nhàng hơn cho họ.

Nhƣng niềm hy vọng dai dẳng

Và nỗi khát khao cứ tăng dần

Khát khao đƣợc hoan hỷ với Đức Phu quân

Lại khiến họ sầu khổ không dứt.

Page 225: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

225

Vì thế, bằng lời nguyện

Bằng thở than và hấp hối

Bằng nƣớc mắt và rên rỉ

Họ đã kêu xin Ngài ngày đêm.

Họ kêu xin Ngài hãy quyết định

Cho họ đƣợc nhận vào nhóm bạn của Ngài

Lắm kẻ nói : Ôi ƣớc gì niềm vui ấy

Đến ngay trong thời tôi đây !”

Những ngƣời khác nói : “Xin hãy hoàn tất đi, lạy

Chúa,

Xin hãy gởi đến Đấng mà Chúa phải gởi đến.”

Những ngƣời khác nữa lại nói : “Ôi ƣớc chi Chúa xé

các tầng trời

Và tôi đƣợc thấy tận mắt tôi

Rằng Chúa đang ngự xuống,

Và tôi sẽ thôi nức nở.”

“Hỡi mây từ trên cao, hãy mƣa Đấng ấy xuống,

Đấng mà mặt đất đang xin ngƣơi.”

Và hãy thiêu hủy mặt đất

Đất chỉ sinh cho chúng tôi gai góc

Hãy cho phát sinh nụ hoa ấy

Nụ hoa sẽ làm mặt đất nở hoa theo.

Những ngƣời khác nói : “Ôi diễm phúc

Cho kẻ nào sẽ sống ở thời ấy

Kẻ đáng đƣợc thấy Thiên Chúa

Với đôi mắt mình.

Đáng đƣợc chạm đến Ngài bằng đôi tay mình có

Và bƣớc đi nhập bọn với Ngài

Và vui hƣởng những mầu nhiệm

Mà bấy giờ Ngài sẽ bày ra.”

Page 226: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

226

Tình khúc 6 NHỮNG KHÁT VỌNG CỦA CÁC THÁNH TỔ PHỤ

(tiếp theo)

Trong bài thơ ngắn ngủi này, qua khuôn mặt đƣợc

yêu mến của cụ già Simêon, ta đoán đƣợc tình yêu nóng

lòng của vị thánh. Ta gặp lại ở đây cùng một niềm hy

vọng đƣợc đức tin soi sáng mà theo kiểu nói rất cô đọng

và chính xác của tình khúc 4, cũng có thể nói là niềm hy

vọng đức tin mà Chúa rót cho họ.

Bài này hoàn toàn cảm hứng từ Tin mừng : “Và này

ở Giêrusalem có một ngƣời tên là Simêon, một ngƣời

công chính và mộ đạo, những ngóng đợi niềm an ủi của

Israel, và Thánh Thần ở trên ông. Ông đã đƣợc Thánh

Thần linh báo là sẽ không phải chết trƣớc khi đƣợc thấy

Đức Kitô của Thiên Chúa.” (Lc.2,25-26)

Page 227: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

227

Những lời khẩn cầu này rồi những lời khác

Một thời gian dài đã qua đi

Nhƣng vào những năm cuối cùng

Sự háo hức đã tăng vọt.

Khi cụ già Simêon

Nung nấu nỗi khao khát

Nài xin Thiên Chúa đoái thƣơng

Để cho cụ đƣợc thấy ngày ấy.

Và thế là Thánh Thần

Đã đáp lời cụ già tốt lành

Mà hứa với cụ

Rằng sẽ không thấy cái chết trƣớc khi

Trƣớc khi đƣợc thấy sự sống

Đáp xuống từ trên cao

Và rằng trong chính hai bàn tay mình

Cụ sẽ ẵm chính Thiên Chúa

Và có đƣợc Ngài trên hai cánh tay

Mà ôm siết lấy.

Page 228: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

228

Tình khúc 7 VỀ NHẬP THỂ

Nguyên do đích thật của việc nhập thể, tức là sự cứu

chuộc, đƣợc nêu rõ ở cuối tình khúc này :

Và để nàng có đƣợc sự sống, con sẽ vì nàng mà chết,

Và kéo nàng khỏi vực thẳm,

Con sẽ đem nàng quay về với Cha.

Dù vậy, một cách thi vị, tình khúc lại nhấn mạnh đến

nguyên do về sự giống nhau. Mà thật, sự giống nhau

chẳng phải là đòi hỏi của tình yêu đó sao? Chẳng phải

chính tình yêu đã gây nên cuộc nhập thể cứu chuộc đó

sao?

Con Thiên Chúa làm ngƣời chắc chắn là để cứu vớt

con ngƣời tội lỗi. Thế nhƣng Ngài đã muốn cứu con ngƣời

bằng cách trở nên giống con ngƣời để lôi kéo nó đến với

tình yêu một cách hữu hiệu hơn, vì chỉ có tình yêu mới

cứu đƣợc nó.

Nguyên do này cũng còn đƣợc trình bày ở một chỗ

khác, trong cuốn Đêm dày : “Cải trang không gì khác hơn

là che giấu, khoác một bộ đồ và một vẻ mặt khác với bình

thƣờng, hoặc là để dùng hình thức và y phục ấy mà bày tỏ

ý muốn và điều ấp ủ trong lòng là muốn chiếm đƣợc sự ƣu

ái và cảm tình của ngƣời mình yêu, hoặc là để...” (Đêm

Page 229: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

229

dày II,21). Thiên Chúa đã lôi kéo chúng ta bằng cách ấy

trƣớc, “bằng những sợi dây tình ngƣời” (Hs 11,4).

Hai tiết cuối nói lên thật cảm động toàn thể chƣơng

trình cứu chuộc và cái chung cuộc trên trời mà việc cứu

chuộc ấy phải đạt đến : đƣa con ngƣời về với Thiên Chúa

(ngang qua cả lỗi lầm của con ngƣời và bất chấp lỗi lầm

ấy) và hoàn thiện chƣơng trình mà Thiên Chúa đã vạch ra

khi sáng tạo nhân loại.

Và khi đã đến thời

Thích hợp để thực hiện

Việc cứu chuộc cho Tân nƣơng

Đang làm nô lệ dƣới cái ách nghiệt ngã

Tức là dƣới luật pháp

Mà Môsê đã ban bố cho nàng

Thì Cha, bằng tình yêu dịu dàng,

Đã nói nhƣ sau :

“Con thấy đó, con ơi, ngƣời bạn đời của con,

Ta đã làm cho nàng nên hình ảnh con

Và trong dáng dấp giống hệt con nhƣ thế

Nàng thật hợp với con,

Nhƣng nàng khác một điều mà nơi hữu thể đơn

thuần của con không có :

Xác thịt.

Mà tình yêu hoàn hảo đòi quy luật này :

Kẻ yêu mến thì phải

Nên giống ngƣời mình yêu

Càng giống nhau bao nhiêu

Càng chứa sẵn nhiều hoan lạc.

Page 230: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

230

Hẳn nơi ngƣời bạn đời của con

Mối hoan lạc sẽ tăng lên rất mực

Nếu nàng thấy con

Mặc xác thịt giống nhƣ nàng đang mặc.”

Và ngƣời con đã thƣa :

“Cha muốn sao, con muốn vậy

Và vinh quang con có đƣợc

Là ý Cha trở thành ý con.

Và thƣa Cha, điều Cha đã phán

Thật thích hợp cho con

Vì bằng cách ấy,

Sự tốt lành của Cha sẽ càng hiện rõ.

Thiên hạ sẽ thấy Cha quyền năng cao cả

Công bình và thƣợng trí

Con sẽ đi nói điều ấy cho thế giới

Và bảo cho nó biết vẻ đẹp và sự dịu dàng

Và chủ quyền của Cha.

Con sẽ đi tìm ngƣời bạn đời của con

Và mang lấy trên mình

Những vất vả và khổ nhục

Nàng đã hứng chịu biết bao nhiêu.

Và để nàng có đƣợc sự sống

Con sẽ vì nàng mà chết,

Và kéo nàng khỏi vực thẳm

Con sẽ đem nàng quay về với Cha.”

Page 231: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

231

Tình khúc 8 VỀ NHẬP THỂ

(tiếp theo)

Khi cha André Nhập thể nói tới vẻ quê mùa của một

số tình khúc, có lẽ Ngài không nghĩ tới bài này. Mà dù

ngài có nghĩ tới đi nữa, thì cũng chỉ nhắm nói đến văn

chƣơng chứ không nhắm đến tƣ tƣởng của bài này, cả về

tƣ tƣởng thần học lẫn tƣ tƣởng thi ca. Trong việc mô tả

mầu nhiêm truyền tin, không hề thấy nhấn mạnh điều gì

cách vụng về : chỉ thuần là một lời phát biểu đầy đức tin

và giáo thuyết, dẫn đến một đoạn kết đầy ý nghĩa sâu sắc.

Trong bài này, mọi cách nói đều đƣợc cân nhắc.

Không thể thay đổi một chữ nào. Cô đọng hết sức đẹp về

một tƣ tƣởng núp dƣới một hình thức ngây ngô và đầy

cảm kích.

Page 232: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

232

Thế rồi Ngài đã gọi một Tổng Thiên Sứ

Tên là Gabriel

Và sai đến với một trinh nữ

Tên là Maria.

Do sự đồng ý của nàng

Mầu nhiệm đã đƣợc thực hiện.

Nơi nàng, cả Ba Ngôi

Đã mặc xác thịt cho Lời.

Và mặc dù cả Ba Ngôi đã thực hiện công trình

Mầu nhiệm chỉ diễn ra nơi một

Và Ngôi Lời đã mặc xác thịt

Mà ở lại trong lòng Đức Maria.

Đấng đã chỉ có một ngƣời Cha

Cũng đã có Đức Maria là Mẹ

Dù không giống bất cứ bà mẹ nào

Thụ thai bởi ngƣời nam.

Bởi lòng dạ của bà

Ngài đã nhận lấy xác thịt mình

Và vì thế mà Con Thiên Chúa

Đã đƣợc gọi là Con Loài Ngƣời

Page 233: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

233

Tình khúc 9 GIÁNG SINH

Bài giáng sinh này làm ta liên tƣởng đến nét tƣơi

mới của những bức bích hoạ của Fra Angelico : có một số

khuyết điểm về hội hoạ đáng tiếc nhƣng càng khiến ngƣời

ta dễ nhận ra đƣợc cảm hứng nghệ thuật tinh ròng của

ông.

Thánh vịnh 18,6 (19,6) gợi hứng cho câu thơ thứ hai:

“Thái dƣơng xuất hiện nhƣ Tân lang rời bỏ loan phòng”.

So sánh cổ điển : Sự kết hợp giữa bản tính Thiên Chúa và

bản tính con ngƣời trong ngôi vị duy nhất của Ngôi Lời

thƣờng đƣợc trình bày dƣới biểu tƣợng một cuộc hôn

phối. Cần liên tƣởng đến điều ấy để hiểu đúng bài thơ này.

Sự tƣơng phản giữa niềm vui con ngƣời và nƣớc mắt

Thiên Chúa chỉ có Đấng “giữ mọi điều ấy trong lòng” (Lc

2,51) mới có thể hiểu đƣợc trọn vẹn.

Có gì đáng ngạc nhiên nếu một “tu huynh dòng Đức

Bà” liên tƣởng đến Đức Trinh Nữ để làm cho ngƣời ta

hiểu rõ ý nghĩa thâm sâu của “cuộc trao đổi đáng ngƣỡng

mộ” mà phụng vụ xƣa kia nói đến ?

Page 234: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

234

Rồi đến lúc

Mà Ngài phải sinh ra

Ngài đã nhƣ một Tân lang

Rời khỏi loan phòng.

Ôm ấp hiền thê

Mà Ngài mang theo nơi đôi cánh tay,

Và ngƣời mẹ diễm phúc

Đặt Ngài trong một máng cỏ.

Giữa vài con vật lúc ấy đang ở đó

Loài ngƣời thốt lên những bài ca

Các Thiên thần hoà tấu những giai điệu

Mừng hôn lễ

Giữa hai bên đang diễn ra nhƣ thế

Còn trong máng cỏ thì Thiên Chúa

Ở đó đang khóc và kêu la.

Đó là những châu ngọc mà tân nƣơng

Đem đến hôn lễ

Và Ngƣời Mẹ sững sờ

Khi thấy một sự đổi trao nhƣ thế

Những giọt lệ của con ngƣời nơi Thiên Chúa

Và niềm hoan hỷ nơi con ngƣời

Điều mà thƣờng thì hết sức xa lạ

Cho cả bên này và bên kia.

Page 235: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

235

Tình khúc 10 MỘT TÌNH KHÖC KHÁC VỀ

THÁNH VỊNH “TRÊN SÔNG BABYLON‟

Đây cũng lại là một tình khúc soạn trong ngục thất

Toledo. Tình cảnh này giúp ta hiểu hình ảnh mƣợn lại của

tác giả thánh vịnh về cuộc lƣu đày; và đối với ngƣời đan sĩ

chân trần đầu tiên, thế nào là cám dỗ vui đùa với đám

“ngoại bang”, tức là những ngƣời muốn ép buộc ngài phải

bỏ công cuộc của Thánh nữ Têrêxa. Sự chuyển ý rất rõ :

những cành liễu xanh ở Sion đã từng đem lại cho vị thánh

biết bao yêu thƣơng và niềm vui, làm sao ngài có thể bỏ

nó đi để chụp lấy những nhánh liễu ở Babylon đƣợc !

Tuy nhiên, có lẽ không nên quá nhấn mạnh ý nghĩa

ám chỉ ấy. Chính câu kết của bài thơ mời gọi ta hƣớng tới

một sự giải thích vƣợt hẳn những bận tâm giới hạn vào

công cuộc cải cách của thánh nữ Têrêxa. Mục đích chính

của vị thánh là hƣớng đến mọi linh hồn, nhất là những linh

hồn còn ở xa, ngài muốn lôi cuốn họ về với Đức Kitô.

Có thể chính câu kết này là lý do hiện hữu của bài

thơ. Liệu chúng ta có thể nhấn mạnh đủ rằng vị thánh đã

biến đổi thánh vịnh 136 (137) theo một sự xoay hƣớng hết

sức quan trọng? Tác giả đã kết thúc bằng một lời nguyền

rủa chống lại Babylon :

Phúc thay những ngƣời bắt những con thơ của mi

Mà đem đập vào đá.

Page 236: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

236

Trong bài thơ của Thánh Gioan Thánh Giá, lời chúc

dữ ấy đã đƣợc thay thế bằng một lời chúc phúc đáng kinh

ngạc. Thật vậy, tảng đá đã trở nên Đức Kitô và chỉ còn

một vấn đề là kết hợp với Ngài.

Trên những dòng sông ở Babylon

Tôi ngồi đó khóc

Mà tƣới ƣớt mặt đất.

Ta thƣơng nhớ ngƣoi

Ôi Sion, kẻ Ta yêu nến

Kỷ niệm về ngƣơi thật êm đềm

Càng nhớ đến, Ta càng khóc sƣớt mƣớt.

Ta đã cởi bỏ những tang phục ngày lễ

Mà mặc áo xống của vất vả

Và trên những cây liễu xanh ta treo

Cây đàn đã mang theo.

Ta để nó đấy trong niềm hy vọng

Về điều Ta vẫn đợi nơi ngƣoi

Ở đó tình yêu đã đánh ta bị thƣong

Và móc lấy tim ta.

Ta đã bảo tình yêu hãy giết ta đi

Vì nó đã đánh ta trọng thƣơng đến thế

Ta đã lao vào ngọn lửa nó

Dù biết rằng nó sẽ đốt cháy ta

Tạ lỗi với con chim phƣợng hoàng nhỏ

Đã tự toàn thiêu trong lửa

Này ta chết trong ta

Page 237: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

237

Và chỉ nơi một mình ngƣơi mà ta lại sống.

Trong ta, ta chết vì ngƣơi

Và vì ngƣơi ta lại sống dậy

Vì nỗi nhớ về ngƣơi

Làm cho sống và lấy mất sự sống.

Giữa đám ngoại bang vui phở lở

Ta là tù nhân

Chúng yêu cầu ta hát

Điều đã hát ở Sion :

“Hãy hát một bài chúc tụng Sion

Để ta xem âm điệu nó ra sao !”

Các ngƣơi khéo nói : Làm sao nơi đất lạ

Nơi ta khóc Sion

Mà ta có thể hát lên đƣợc niềm hoan hỉ

Đã bỏ lại ở Sion ?

Có là quên Sion

Ta mới vui vẻ ở nơi đất lạ !

Lƣỡi Ta dùng để nói

Hãy dính vào cuống họng

Nếu Ta quên ngƣơi

Ở nơi đất ta đang lƣu đày

Sion ơi ! nếu tay phải ta cầm đến

Những cành lá xanh Babylon cho ta

Thì ta sẽ quên cánh tay ấy

Điều ta yêu mến nhất khi ở giữa ngƣơi

Nếu ta không nhớ ngƣơi

Nơi điều làm ta vui nhất

Và nếu ta biết đến lễ vui

Và lễ mừng mà không có ngƣơi...

Page 238: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

238

Thì...

Ôi thiếu nữ Babylon

Đáng thƣơng và bất hạnh,

Ta có Đấng diễm phúc thay

Đấng ta tin cậy

Ngƣời sẽ cho ngƣơi hình phạt

Mà ta đã phải nhận từ tay ngƣơi

Ngƣơi sẽ gom các trẻ nhỏ của ngƣơi lại

Cùng với ta (vì nơi ngƣơi ta đã khóc)

Mà đập vào tảng đá là Đức Kitô

Đấng mà ta sẽ giao ngƣơi lại !

Page 239: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

239

NHỮNG CHÂM NGÔN

CỦA ÁNH SÁNG VÀ TÌNH YÊU

Page 240: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

240

LỜI DẪN NHẬP

Cha Lucien-Marie de Saint-Joseph , ocd.

I

Không phần nào của Thánh Gioan Thánh Giá gây

một giải thích sai lạc nhƣ phần các châm ngôn. Các châm

ngôn này đã khiến ngƣời ta hình dung ra Thánh Gioan là

một ngƣời vừa tùy tiện vừa cứng cỏi. Tuy nhiên, những

ngƣời đồng thời với thánh nhân đã lên tiếng và chúng ta

còn giữ đƣợc chứng từ của họ: Những chứng từ này lại

đồng thanh thốt lên một âm sắc khác hẳn âm sắc mà một

số tác giả cận đại đã cho ta nghe.

Ngay từ hồi làm cha giải tội cho đan viện Nhập thể ở

Avila (1572-1577), Thánh Gioan Thánh Giá đã có thói

quen gói ghém giáo huấn ngài trong tòa giải tội cũng nhƣ

ngoài phòng khách vào một công thức ngắn, phù hợp với

những nhu cầu của một ngƣời nào đó (và trong số trƣờng

hợp, của cả một cộng đoàn). Chị Ana Maria Chúa Giêsu,

một thệ hiến ở đan viện Nhập Thể, khai rằng: “Ngài có

đƣợc một ơn đặc biệt để an ủi những kẻ đến gặp ngài,

bằng lời nói cũng nhƣ bằng những tấm thẻ.

Page 241: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

241

Nhân chứng này (tức là chính chị Ana Maria) đã

nhận đƣợc nhiều lời cũng nhƣ những mẩu giấy bàn về

những điều thánh thiện, và chị còn rất tha thiết muốn có

đƣợc thêm nữa”.

Các chị Cát Minh ở Béas, đã nhận đƣợc biết bao sự

săn sóc của cha Gioan, làm chứng rằng trong các năm

1578-1579 ngài thƣờng dùng cách ấy để hƣớng dẫn. Có

rất nhiều chứng từ, do các đan nữ nêu lên, trong số này

nhiều vị rất trổi trang và gần gũi với chúng ta: Phanxica

của Thánh Mẫu Thiên Chúa, Catarina thánh Albertô,

Mađalêna của Chúa Thánh Linh. Vị sau cùng này nhấn

mạnh đến hai nguồn chính của các châm ngôn ấy: Một

nguồn là lời giáo huấn nói miệng. Rất có thể lúc đầu việc

giáo huấn này nhằm chú giải cuốn Ca khúc tâm linh (và có

lẽ cả cuốn khác nữa) là điều bản thân Thánh Gioan Thánh

Giá đặc biệt ƣa thích. Mỗi ngày sau cơm chiều, ngài nói

đôi phút với các tu sĩ của ngài. Thƣờng ngài nói ở cửa

chấn song của đan viện. Vị thánh hỏi rồi bình giải những

câu ngƣời ta trả lời ngài. Cách ấy đòi phải hết sức vững

chắc về học thuyết và thật khéo léo trong việc trao đổi. Có

lẽ cần giở lại cuốn Đối thoại của Platon, đọc lại cuốn

Socrate đã dùng để dịu dàng dẫn dắt môn sinh đến với

chân lý, làm cho chân lý nẩy sinh trong lòng họ hơn là áp

đặt nó cho họ, mới có thể đoán biết giọng văn vị thánh đã

dùng, cách riêng là ở cửa chấn song đan viện Cát Minh.

Các chị Cát Minh đã vội vàng ghi chép; họ tha thiết nhớ

kỹ điều đã nghe đƣợc, và kể từ khi Thánh Gioan Thánh

Giá rời tu viện Calvariô, cạnh Cát viện Béas, các cuộc

thăm viếng thƣa hơn, họ càng chăm chú thu thập những

lời ấy hơn.

Page 242: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

242

Nguồn thứ hai của các châm ngôn là thƣ tín. Trong

các thƣ ngài, thánh nhân cho những ý kiến chứa đựng

những giáo huấn hữu ích cả cho các nữ tu thƣờng cũng

nhƣ các chị có trọng trách. Có khi ngài viết cho mỗi chị

một châm ngôn nhằm đẩy mạnh bƣớc tiến tâm linh của

họ. Có khi, câu châm ngôn dành cho cả cộng đoàn. Tiêu

biểu cho loại sau này là châm ngôn tuyệt diệu ở số 131,

lấy lại câu tái bút của lá thƣ số VII, gởi cho các chị Cát

Minh ở Béas: “Điều cần thiết nhất để ta đƣợc tiến bộ là thinh

lặng trƣớc vị Thiên Chúa cao cả ấy, giữ thinh lặng cả về miệng

lƣỡi và sở thích, vì chỉ có Tình yêu yên lặng mới là ngôn ngữ

đƣợc Ngài lắng nghe hơn cả”

Chứng từ của chị Catarina Thánh Albertô cũng cho

cùng một ghi nhận: “Trong số các chị Cát Minh ở Béas,

có một chị không phải là dốt nát, tên là Catarina Thánh

Albertô, đã để ý thấy cha thánh bao giờ cũng chỉ nói về sự

trên trời. Chị chăm lo ghi chép tất cả những gì chị nghe

ngài nói, đem kết hợp với những châm ngôn ngài đã cho

các nữ tu về những nhân đức họ phải thực hành khi ngài

vắng mặt. Bằng cách ấy chị đã làm lấy một cuốn sách,

theo lời chị, đƣợc dùng làm vị thầy và ngƣời hƣớng dẫn

cho chị những khi vắng mặt ngƣời của Thiên Chúa.”

Cha Alenso đã làm cho chứng từ của các chị Cát

Minh ở Béas thêm mạnh. Cha viện dẫn đƣợc những điều

chính xác, dựng lại sự thật của một điểm lịch sử quan

trọng. Các nữ tu Cát Minh đã rút đƣợc nơi sự hiện diện

của vị thánh rất nhiều lợi ích nên họ không thể nào chịu

đƣợc khi ngài ra đi, để họ ở lại, không đựơc lời giáo huấn

phong phú và chắc nịch của ngài nâng đỡ. Họ đã nói cho

ngài biết những tiếc nuối ấy khi ngài làm Bề trên của nhà

Calvariô, gần Béas, và vẫn còn đến giải tội cho họ hằng

Page 243: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

243

tuần. Nhƣng rồi ngài đƣợc bổ nhiệm làm viện trƣởng ở

Baeza (1579-1581), bề trên ở Granada (tháng Giêng 1582

- tháng Năm 1585), phó giám tỉnh ở Andalusia (1585-

1587) sau cùng lại làm bề trên ở Granada tháng tƣ 1587-

tháng sáu 1588). Sự xa xôi và những trách nhiệm nặng nề

chồng chất, kể cả phải xây dựng nhiều nhà mới, không

ngăn cản thánh nhân tiếp tục theo dõi từng ngƣời trong

các con cái ngài ở Béas. Đôi khi ngài đến hiện diện với họ

cả một tháng liền. Còn thƣờng thì viết thƣ. Bằng chữ viết

hay lời nói, mỗi chị đều nhận đƣợc của cha thánh một

châm ngôn để giúp họ sống trong thời gian ngài vắng mặt,

và cũng có thể tự kiểm điểm khi ngài trở lại. “Mỗi khi rời

nhà Béas quay về nhà Calvariô, ngài để lại cho mỗi nữ tu

một châm ngôn về nhân đức mà ngài cho là sẽ giúp chị

tiến hơn, và cũng để họ đọc châm ngôn ấy mà đƣợc khích

động lòng nhiệt thành. Các nữ tu quí chuộng các châm

ngôn ấy đến nỗi nhiều năm sau vẫn còn giữ lại trong các

tập vở... Khi thánh nhân trở lại tu viện, các nữ tu thƣa rằng

họ hết sức mong ngài đến dạy dỗ. Ngài trả lời: Trong khi

đợi tôi trở lại, các chị hãy làm nhƣ đám cừu, nhai lại

những gì tôi đã dạy các chị suốt thời gian tôi đã ở đấy. Và

họ đã làm nhƣ thế: Suy niệm những gì họ đã đƣợc nghe,

và đọc các châm ngôn ngài ghi trên những mẩu giấy nhỏ.

Cứ thế, đến khi ngài trở lại, ngài cho họ tƣờng trình các

tiến bộ của họ, vừa nghe vừa chú tâm cân nhắc những gì

ngài thấy họ chểnh mảng và lại cẩn thận điều chỉnh.

Điều thánh nhân đã làm ở Avila và Béas ta cũng cầm

chắc ngài đã làm ở Granada, ở Segovia, ở Cordoba. Tại ba

đan viện này, ngay từ khi thành lập đã có nhiều con cái

thiêng liêng của ngài dự phần, đặc biệt là những chị đến từ

Page 244: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

244

Béas, nên hẳn là các “thẻ giấy” của thánh nhân phải đƣợc

coi nhƣ những “lời từ trời”, chẳng khác gì ở Béas.

Điều lịch sử dạy chúng ta đó không phải chỉ có giá

trị thông tin. Năm 1754, Anrê của Nhập Thể, tu sĩ Cát

Minh, đƣợc Dòng giao trọng trách hiệu đính phê bình sơ

khởi các tác phẩm của Thánh Gioan Thánh Giá. Tu sĩ này

ghi chú rằng có nhiều lời khuyên muốn chú giải cho đúng

thì hết sức quan trọng là phải “luôn nhớ rằng ngài đã viết

những lời ấy cho những con ngƣời có những điều kiện và

tình trạng riêng lẻ, nhằm điều chỉnh sự hƣớng dẫn của

ngài đến đích, tùy nhu cầu và tình trạng nội tâm riêng lẻ

của từng tâm hồn.” Don Chevallier giải thích điểm lịch sử

này khá rõ: “Các ý kiến, lời khuyên, châm ngôn của

Thánh Gioan Thánh Giá không phải là những nguyên tắc

đƣa ra vì ngƣời ta thích có những công thức hàm súc và

đánh động, có thể một ngày nào đó sẽ đƣợc dùng tới mà

cũng có thể mãi mãi là những con chữ vô hồn. Chúng

chính là những mũi tên bắn ra hết sức đúng lúc của một vị

hƣớng dẫn và một ngƣời bạn, nhắm tới một cái đích gần

và sống động: Toàn thể một cộng đoàn nào đó vào một

năm nào đó trong lịch sử của cộng đoàn ấy, hoặc một linh

hồn nào đó (các thầy hoặc các chị Cát Minh) vào một lúc

nhất định của một giai đoạn trong cuộc đời khổ hạnh và

huyền giao của ngƣời ấy.

Nhận xét ấy quan trọng ở chỗ nhắc ta không nên

nghĩ rằng tất cả mọi châm ngôn đều có giá trị phổ cập.

Hẳn trong nhiều trƣờng hợp, kẻ nhận câu châm ngôn tuy

là một ngƣời riêng biệt nhƣng lại có tên là cơ binh, và

hoàn cảnh nhất định khai sinh ra câu châm ngôn đã vƣơn

rộng vƣợt các giới hạn. Cần giữ vững một cảm thức bén

nhạy về những khác biệt tinh tế, để khỏi rơi vào mâu

Page 245: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

245

thuẫn. Một câu châm ngôn nào đó đã đƣợc đƣa ra để đáp

ứng nhu cầu đặc thù riêng lẻ của một linh hồn nào đó,

nhƣng lại đƣợc gói ghém bằng những từ ngữ phổ biến nên

dễ đem áp dụng cho nhiều trƣờng hợp. Ở đây chúng ta

cũng có thể lấy lại nhận xét chính vị thánh đã nêu ra trong

lời tựa cuốn Ca khúc tâm linh, nhắc chúng ta đừng thu hẹp

tầm mức phổ biến của một số thi khúc. Chắc hẳn, nếu biết

rõ những hoàn cảnh cụ thể đã làm phát sinh một câu châm

ngôn, ta có thể hạn định ý nghĩa chính xác của châm ngôn

ấy. Thế nhƣng trong nhiều trƣờng hợp, tốt hơn, không nên

khoác tầm mức phổ cập cho các châm ngôn ấy cách máy

móc, mà cũng không nên hẹp hòi, hãy cứ để mặc một tình

trạng bất định chung quanh ý nghĩa nhất định của chúng

để có thể áp dụng nhiều cách. Mà biết dựa vào chuẩn mực

nào để thu hẹp những khả năng áp dụng ? Tuy nhiên, cũng

cần lƣu ý rằng không phải mọi châm ngôn của cha thánh

đều nên áp dụng sát từng chữ cho mọi giây phút trong đời

của một con ngƣời nhất định. Các châm ngôn càng ngắn,

càng cô đọng học thuyết so với phần lớn các tác phẩm

khác của vị thánh (không kể thi ca), lại càng đòi phải tinh

tế khi đem áp dụng cụ thể.

II

Số các châm ngôn do vị thánh soạn ra hẳn phải rất

nhiều. Bởi vì, trên nguyên tắc, nếu không phải là trên thực

tế, mỗi lần ngài đến thăm đan viện Béas đều nẩy sinh 20

câu, rồi thƣ tín thƣờng cũng là dịp để nở rộ thêm. Chỉ

riêng cho đan viện Cát Minh ở Béas, có thể cũng đã lên

đến một tổng số gây ấn tƣợng. Khi giới thiệu ở đây phần ít

ỏi hiện có, chúng tôi phải nhìn nhận với cha Silverie rằng

hiện chỉ giữ đƣợc một phần rất nhỏ các châm ngôn của

Page 246: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

246

cha Thánh Gioan Thánh Giá. Cũng nhƣ đối với các thƣ

tín, trong vấn đề châm ngôn, ngƣời ta cũng đã chểnh mảng

không sƣu tập sớm, để bị thất lạc nhiều, khiến cho việc

phê bình dƣờng nhƣ không sao thực hiện đƣợc. Tuy vậy,

cố gắng của Don Chevallier ở Pháp đã đạt đƣợc một ấn

bản 210 châm ngôn (Chúng tôi cố tình tách rời phần:

Những lời dặn về tâm linh), con số này gồm cả phần lời

mở đầu, lời nguyện của linh hồn say đắm, và cả những

tiểu đề xen kẽ. Trên thực tế, chỉ có đƣợc 190 châm ngôn

tách rời. Trong đó có một số câu về sau ngƣời ta mới tái

hợp bản văn, và vì thế bản văn không đƣợc chắc chắn lắm.

Joan Baruzi đã công bố một phần quan trọng các

châm ngôn: Những câu thuộc thủ bản Andujar, thủ bản

duy nhất của vị thánh chúng ta hiện nắm đƣợc. Ngƣời ta

cũng nhắc đến một quan niệm triết học cho rằng Thánh

Gioan Thánh Giá đã có những phân tích tâm lý hết sức

tinh tế mỗi khi đề ra một châm ngôn, thế nhƣng thƣờng ta

không thể tán đồng quan niệm triết học ấy và nhất là ta

cũng thấy rõ đó không hề là quan niệm của thánh nhân.

Các nhà nghiên cứu hiện vẫn còn phát hiện nhiều câu

khác trong các tài liệu liên quan đến lịch sử vị thánh hoặc

trong các lời khai ở vụ án phong thánh. Tuy nhiên về mặt

bản văn, ta khó mà tìm lại đƣợc thật chắc chắn hình thức

nguyên thủy. Vậy thì đành phải nhận rằng ta chỉ còn lại

đƣợc một số lƣợng nghèo nàn. Trong khi chờ đợi một

cuộc nghiên cứu phong phú hơn tại Tây Ban Nha, nếu còn

nghiên cứu đƣợc, ta thử rút ra những phong phú chứa

đựng trong số ít châm ngôn ta hiện có.

Dựa theo Dom Chevallier cả về thứ tự tổng quát và

các bài học, chúng tôi công bố trƣớc hết là Tiểu phẩm cho

Phanxica của Thánh Mẫu Thiên Chúa. Tựa đề xác định rõ

Page 247: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

247

sƣu tập này đã đƣợc thánh nhân trao cho Mẹ Phanxica của

Thánh Mẫu Thiên Chúa, nữ tu ở Béas. Chính chị này hồi

20 tuổi, khi vị thánh vừa ra khỏi tù đƣợc 2 tháng, đã hát

cho ngài nghe một đoản khúc khiến ngài xuất thần; về sau,

chị thổ lộ với ngài rằng chị luôn nghĩ tới vẻ đẹp của Thiên

Chúa, và chính lời thổ lộ này đã làm phát sinh thêm 5 thi

khúc mới của Những ca khúc tâm linh.

Tiểu phẩm gồm 33 châm ngôn, có thể coi là một

toàn bộ. Cùng với Dom Chevallier, ta có lý để ghi nhận

rằng lời mở đầu nêu rõ tầm quan trọng vị thánh gán cho

tiểu phẩm này. 30 châm ngôn tập trung cả vào Tình yêu

Thiên Chúa, và có thể đã đƣợc đặc biệt cƣu mang cho

ngƣời nữ tu Cát Minh có tâm hồn sốt sắng đến kỳ diệu.

Nếu chắc chắn đƣợc nhƣ thế, ta sẽ thấy rõ phải giải thích

theo hƣớng nào. Phần chúng tôi, chúng tôi không ngần

ngại coi lời tựa của tiểu phẩm nhƣ lời dẫn nhập chung cho

toàn bộ sƣu tập các châm ngôn. Không gì giúp chuẩn bị

đọc các châm ngôn của thánh nhân tốt hơn mấy dòng ấy,

thật phong phú mà thật khiêm nhƣờng. Chúng tôi sẽ nói

thêm về điều ấy khi khảo sát về học thuyết của các châm

ngôn.

Còn các châm ngôn tiếp sau tiểu phẩm, thì những

câu nào xoay quanh cùng một ý tƣởng thƣờng đƣợc xếp

chung với nhau. Có khi chỉ vì vài từ ngữ giống nhau mà

đƣợc xếp chung gần nhau. Tuy nhiên, do thiếu hẳn những

dữ kiện xác thực, ta không thể đem phân loại lại cách có

hệ thống vì nhƣ thế là làm một việc giả tạo, cƣỡng ép một

bối cảnh mà chắc chắn không phải là bối cảnh lúc đầu.

Cho nên, cứ để mặc các châm ngôn đƣợc liệt kê thiếu

lôgic nhƣ hiện nay, chúng sẽ có đƣợc những ý nghĩa

Page 248: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

248

phong phú rộng rãi hết sức có thể, nhƣ vậy chẳng tốt hơn

sao ?

III

Các châm ngôn đã đƣợc viết trong những dịp khác

nhau và lƣu lại cho ta trong tình trạng rời rạc, khiến rất

khó có thể rút đƣợc một học thuyết toàn bộ. Và ta cũng

nói trƣớc đƣợc rằng không có một học thuyết nào nơi các

Châm Ngôn khác biệt cơ bản với các tác phẩm chính, có

tìm cũng vô ích, bởi lẽ lịch sử cho biết cả hai cùng chung

một nguồn gốc: lời dạy nói miệng. Đàng khác cũng thật

giả tạo nếu muốn tìm đƣợc trong các châm ngôn trọn cả

giáo huấn của những tác phẩm lớn. Giải pháp duy nhất, về

phƣơng diện học thuyết, là bình giải văn chƣơng cho từng

châm ngôn một, nhƣ Baruzi đã làm.

Tuy vậy, đọc lƣớt qua các châm ngôn ta cũng thấy

một số điểm vƣợt trội. Các dữ kiện lịch sử khiến ta phải

nhìn các châm ngôn, nói chung, nhƣ môt kinh nghiệm

sống nối dài học thuyết của các tác phẩm lớn. Các tác

phẩm này, mặc dù vẫn có tính cách cụ thể và hƣớng dẫn

cuộc sống, nhƣng muốn đem ra thực hành thƣờng vẫn đòi

phải có những chỉ thị trực tiếp. Các châm ngôn chẳng phải

là những chỉ thị trực tiếp ấy đó sao ? Chúng giả thiết

ngƣời ta đã biết giáo huấn quen thuộc của vị thánh, và bây

giờ đem áp dụng thẳng vào thực hành của cá nhân hoặc

tập thể. Vì thế chúng chỉ thực sự hiểu đƣợc dƣới ánh sáng

các tác phẩm khác, và một số câu sẽ bị lạc nghĩa nếu đem

gán cho một giá trị tuyệt đối, bởi vì chỉ có thể thực sự lãnh

hội đƣợc chúng trong tƣơng quan với toàn thể giáo huấn.

Trong loại này phải kể đến các châm ngôn “bàn lui” (“tiêu

cực”, khuyên đừng làm điều này điều nọ). Đừng cố giải

Page 249: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

249

thích các châm ngôn cách tuyệt đối kẻo vô tình gán cho

Thánh Gioan Thánh Giá đã rao giảng một kỹ thuật giải trừ

(tạo sự tịch diệt, sự trống không thật yên tĩnh của cõi lòng)

tƣơng tự nhƣ kỹ thuật của triết học Ấn độ, trong khi ngài

dạy ta đừng làm tê liệt một hành động mà Thiên Chúa đã

khởi sự và đang tiếp diễn trong tâm hồn. Về hành động ấy,

ngài không thể nói gì cả: Rõ ràng ngài đã giả thiết rằng nó

có đó. Dùng cố gắng nhân loại để tìm cách tạo nên sự

trống không tâm lý là một điều hoàn toàn khác với việc

nhƣờng chỗ cho sự hiện diện tác động của Thiên Chúa.

Với sự giải thích trong liên đới với giáo huấn tổng

quát của ngài nhƣ thế, nhiều châm ngôn có một giá trị phổ

cập. Phải là một trí tuệ tài ba mới có thể chỉ dùng vài tiếng

mà vừa tóm tắt đƣợc cái tƣ tƣởng cần soi sáng cho một

tâm hồn cụ thể, trong một thời điểm nhất định của lịch sử

cuộc đời ngƣời ấy, vừa mặc cho tƣ tƣởng ấy một tầm mức

vƣợt hẳn trƣờng hợp riêng để trở nên một nguyên tắc

hƣớng dẫn tâm linh, với tất cả bề rộng mà những tiếng ấy

chuyển tải.

Điều khiến ta phải nhấn mạnh tính phổ cập của các

châm ngôn, chính là sự kiện Thánh Gioan Thánh Giá

dƣờng nhƣ không bao giờ dừng lại ở các chi tiết cuộc sống

bên ngoài của những ngƣời ngài hƣớng dẫn. Những lời

dặn về tâm linh cho thấy ngài vẫn có thể làm nhƣ vậy khi

cần. Nhƣng trong các châm ngôn, ngài chỉ chú trọng đến

cuộc sống sâu kín của tâm hồn. Những qui luật ngài nhắc

đến chính là nhắm vào đời sống tâm linh trong yếu tính

của nó. Đến nỗi những ngƣời ngoài Kitô giáo, dù không

biết nội dung tín lý chính xác làm nền tảng cho các châm

ngôn ấy, vẫn có thể rút đƣợc rất nhiều lợi ích từ những

châm ngôn của Thánh Gioan Thánh Giá.

Page 250: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

250

Nếu nhƣ các qui luật của đời sống tâm linh thƣờng

đƣợc cụ thể hoá trong khuôn khổ sít sao và ở một số khía

cạnh, cũng là khuôn khổ vật chất của đời tu, thì đàng khác

đời sống tâm linh lại cũng không hạn hẹp nơi khuôn khổ

ấy. Tự bản chất, đời sống tâm linh có tính phổ cập. Đôi

khi, vì đang ngỏ lời với các thầy và các chị Cát Minh,

Thánh Gioan Thánh Giá đã khoác cho tƣ tƣởng ngài một

dáng vẻ thích hợp cho họ hơn, nhƣng rõ ràng ngài không

nói rằng đối với những ngƣời khác trên đời thì phải ngƣợc

lại.

Cũng nhƣ nơi các tác phẩm lớn, các châm ngôn

không cung cấp cho ta những phƣơng pháp lặt vặt, điều

mà vị thánh có vẻ không mấy thích, nhƣng là những chỉ

thị tổng quát nhằm tạo thuận lợi cho một thái độ tâm linh.

Ta cũng còn gặp ở đó sự tƣơng phản, hay nói đúng

hơn, cái nghịch lý để lộ ra rất nhiều chứng tích trong lịch

sử cuộc đời thánh nhân: Một đàng (và đây chính là điều

đánh động trƣớc tiên), ngài rất đòi hỏi, khiến môn đệ lúc

nào cũng thở hổn hển; một đàng, ngài lại hết sức dịu dàng

với các tâm hồn, một sự dịu dàng ăn rễ trong một tình yêu

của Thiên Chúa không sao cầm mình khỏi thốt ra những

lời khẩn nài và kêu gọi từng giây phút.

Sự đòi hỏi ấy xuất phát từ tình yêu và dẫn đến tình

yêu. Chính vì yêu mà thánh nhân phát ghen: Ghen là một

tiếng nằm trong bản ngữ vựng của tình yêu. Sự cứng cỏi

mà đôi khi những kẻ ít hiểu Thánh Gioan Thánh Giá đã

trách ngài, chính là sự cứng cỏi ác liệt của lòng ghen yêu.

Kinh thánh viết: “Tình yêu mạnh cơ hồ sự chết, và lòng

ghen ác liệt nhƣ địa ngục” (Dc 8,6). Những đòi hỏi của vị

thánh chỉ là cách diễn tả trinh khiết tấm tình yêu không

nhân nhƣợng của ngài.

Page 251: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

251

Một số tác giả - không phải hạng vừa - nhấn mạnh

tính cách khổ hạnh của các châm ngôn, và họ đã không

lầm, ít là nếu đem một số câu nào đó ra lƣợng định riêng

rẽ và hiểu theo mặt chữ, vd. “Hành động cách hững hờ thì

đã gần sa ngã” (179). Thế nhƣng, thiết tƣởng tách rời một

châm ngôn và chỉ hiểu theo mặt chữ, sẽ làm sai lệch ý

nghĩa của nó. Cần để mình đƣợc cuốn vào chuyển động

của toàn bộ, tức là chuyển động của những tác phẩm, đƣa

đến sự kết hợp tròn đầy với Thiên Chúa bằng tình yêu.

Đối với các châm ngôn, kể cả những châm ngôn khổ hạnh

nhất, ta cũng phải lƣu ý điều cần lƣu ý đối với một số

chƣơng của Đƣờng lên núi Cát Minh: Chính chiều hƣớng

bề trong và cái năng động sâu xa của chúng làm cho

chúng thực sự có tính huyền giao.

“Lời mở đầu” của tiểu phẩm cho ta có đƣợc chứng

cứ tốt nhất để quả quyết nhƣ thế. Có hai nét khiến nó hết

sức đáng để ý. Trƣớc hết là ngôn ngữ trịnh trọng của nó,

rõ ràng là không cân xứng với vài ba lời khuyên về một sự

khổ hạnh thấp lè tè: Vị thánh viết nên chúng không phải

chỉ để dạy ta biết sống lƣơng thiện, nhƣng để giúp ta đạt

tới sự bắt chƣớc Chúa cách hoàn hảo. Tiếp đến, lời mở

đầu ấy đƣợc soạn dƣới dạng lời cầu nguyện. Đó là một

trang tuyệt vời về lối văn nâng cao tâm hồn. Ta đã thấy

trong tác phẩm của Thánh Gioan, các lời mở đầu quan

trọng tới mức nào, thì làm sao lại nghĩ rằng hai nét ấy

không chi phối ý nghĩa sâu xa của các châm ngôn?

Thật ra nếu nói rằng sƣu tập châm ngôn này chỉ có

tầm mức khổ hạnh thì quả ngƣời ta đã không lƣu ý đủ đến

sự có mặt hết sức kỳ lạ của những lời nguyện và cảm thán:

Ngoài Lời mở đầu, có Lời nguyện của linh hồn say đắm,

chỉ nguyên lời này đã gồm nhiều châm ngôn (Cn 26), một

Page 252: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

252

lời nguyện cảm hứng từ sách Ruth (Cn 123) và 14 châm

ngôn rời đƣợc soạn theo thể loại cảm thán (Cn 2, 10, 30,

32, 33, 38, 46, 47, 49, 52, 109, 110, 130, 183). Tổng cộng

là 30 châm ngôn. Trong một toàn bộ sƣu tập chỉ hơn 200

câu, con số 30 là chứng cứ giá trị.

Lời mở đầu, lời nguyện của linh hồn say đắm, lời

nguyện của Ruth và 14 châm ngôn cảm thán đã xác định

bầu khí bên trong của sƣu tập. Đem so sánh với những sƣu

tập khác cùng thể loại văn chƣơng, chẳng hạn sƣu tập các

châm ngôn của thánh nữ Têrêsa, ta sẽ thấy ngay sự khác

biệt.

Muốn làm nổi rõ đến mức hiển nhiên cái năng động

đã mở đƣờng cho cả những châm ngôn khổ hạnh nhất hội

nhập vào bầu trời tâm linh của Ca khúc tâm linh và Ngọn

lửa tình nồng, cần phải bình giải thật dài cả Lời mở đầu và

Lời nguyện của linh hồn say đắm. Lời nguyện này ngay từ

câu đầu đã đẩy linh hồn vào một sự khiêm nhƣờng toàn

diện. Rồi gần nhƣ chẳng chuyển tiếp gì cả, cung giọng của

lời nguyện bốc cao thành một bài ca chiến thắng, gần

giống nhƣ bài ca kết thúc chƣơng 8 của thƣ Rôma. Thế

nhƣng, cũng nhƣ đối với thƣ Rôma, ta không coi bài ca

chiến thắng này là một tiếng thét của sự thành công nhân

loại, một sự tự ý thức về sức mạnh riêng của tâm hồn.

Trong trật tự ân sủng, cái đà khởi đi từ sự khiêm nhƣờng

đầy âu lo và nhƣ vỗ cánh bay vút đạt tới sự khải hoàn chắc

nịch, giả thiết phải có tất cả hành động của Thiên Chúa mà

các tác phẩm lớn đã mô tả. Cái vinh quang kết thúc không

hề loại trừ sự khiêm nhƣờng khởi đầu, đã chuẩn bị và mời

gọi vinh quang ấy. Ta đã gặp tiết điệu ấy trong bài thơ

Theo một đà yêu thƣơng.

Page 253: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

253

“Và tôi càng hạ mình xuống thấp bao nhiêu bao

nhiêu

Càng lên cao bấy nhiêu

Mà giá bắt đƣợc con mồi tôi săn bắt.”

Chẳng phải đó cũng chính là chuyển động mà lời

nguyện cảm kích của châm ngôn 123 vạch lại cách ngắn

gọn đó sao ? Trong lời nguyện này, linh hồn vừa ý thức

thật sắc bén về sự yếu đuối của nó vừa tự bộc lộ cách táo

bạo phi thƣờng.

Một tiết điệu kín nhiệm, đi từ sự khiêm nhƣờng tỏa

sáng đến tình yêu táo bạo dám đòi hỏi sự bình đẳng giữa

những kẻ yêu nhau, có lẽ chính tiết điệu ấy làm nên sự

thống nhất sâu xa của tất cả các châm ngôn. Những châm

ngôn khổ hạnh nhất lại đầy ắp thứ tình yêu sẽ gợi hứng để

viết nên những châm ngôn dịu dàng đến mức kỳ diệu nhất

(mà cũng có thể nói là những châm ngôn nhân bản nhất,

nếu không sợ nghịch lý khi đem một tính từ nhƣ thế gán

cho những châm ngôn thuần túy tự nhiên), nhƣ châm ngôn

52: “Lạy Thiên Chúa của con, khi con đi khắp nơi cùng

Chúa, thì khắp nơi mọi sự sẽ đến với con may mắn nhƣ

con ao ƣớc nó vì Chúa”. Và những câu trữ tình dào dạt

nhất lại nƣơng tựa vào những mệnh lệnh khổ hạnh đòi hỏi

nhất. Hai châm ngôn 16 và 17 mà đem đặt cạnh nhau thì

còn gì hùng hồn bằng ! “Ôi, hỡi tình yêu rất dịu dàng của

Đấng Thiên Chúa bị hiểu lầm ! Ai tìm đƣợc các gân mạch

của ngƣơi, nấy đƣợc an nghỉ“ (16); và “Hoàn thành đƣợc ý

mình mà phải cay đắng gấp đôi, thì thôi đừng tìm cách làm

cho bằng đƣợc điều ấy nữa, dù phải tiếp tục chịu cay đắng”

(17).

Page 254: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

254

Vâng, các châm ngôn vẽ lại một thái độ nền tảng

của hiện hữu: Thái độ yêu thƣơng. Thái độ ấy có thể giới

thiệu những khía cạnh khác biệt, tùy theo từng góc độ,

nhƣng cơ bản nó vẫn là một, xuyên qua toàn bộ các tác

phẩm của Thánh Gioan Thánh Giá. Luôn luôn vẫn là tình

yêu, trong các châm ngôn cũng nhƣ trong các tác phẩm

khác.

Có lẽ ngƣời ta đã rất thƣờng vấp phạm vì phân tích

thái quá. Không cấm tìm cách hạn định ý nghĩa chính xác

của một châm ngôn này hay châm ngôn nọ nhƣ một luật

xử thế cụ thể. Thế nhƣng, hắn sẽ sai hoa lắm quả hơn nếu

ngƣời ta biết tránh vƣớng vào một định kiến có sẵn từ

trƣớc, và biết dần dần từng bƣớc thấm nhuần ý nghĩa sâu

xa của các châm ngôn, để cho cái tiết điệu bên trong nó

kéo mình đi, cái tiết điệu khởi đầu từ tình yêu để đạt tới sự

khổ hạnh đòi hỏi nhất, rồi lại lấy đƣợc sức sống trong sự

khổ hạnh để vƣơn lên tới Đấng Chí Ái cách táo bạo nhất.

Nói cách khác, hẳn sẽ sai hoa lắm quả hơn nếu ngƣời ta

biết nói: “Tôi muốn”.

IV

Đó là điều các đệ tử đầu tiên của vị thánh đã hiểu.

Mặc dù vụ án phong thánh xảy ra khá muộn, qua các lời

khai nhân chứng ta vẫn còn thu thập đƣợc một bó những

lời chứng liên hệ đến sự hữu hiệu của các tấm thẻ hoặc

“mẩu giấy” của vị thánh. Chị Ana Maria của Giêsu cho

biết từ ngày ở đan viện Nhập Thể tại Avila, chị đƣợc ơn

đặc biệt là cảm thấy niềm an ủi rất rõ. Chị Mađalena của

Thánh Linh thêm: An ủi và vui mừng. Chị Phanxica của

Thánh Mẫu Thiên Chúa nhấn mạnh đến ơn hồi tâm và sự

nhiệt thành trong tình yêu: “Trong mọi chuyện, ngƣời ta

Page 255: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

255

đều thấy đƣợc vị thánh hết sức yêu mến Thiên Chúa;

những lời ngài và cả đến những mẩu giấy và châm ngôn

của ngài đều thiêu đốt và nung nấu tâm hồn tất cả những

kẻ nghe ngài; và điều ấy, ngƣời cung khai này (tức là

chính Phanxica) đã có đƣợc kinh nghiệm bản thân; bởi vì

mỗi khi cảm thấy mất nhiệt tình, chỉ cần đọc vài mẩu giấy

ấy, chị lại tìm đƣợc và tiếp tục tìm đƣợc nhiệt tình thật

mới mẻ.

Chị Catarina Thánh Albertô nói đến sức mạnh hiện

thực ấy trong các châm ngôn của thánh nhân nhƣ một cái

gì chung của mọi ngƣời: Đối với chị cũng nhƣ các chị

khác, việc đọc lại hoặc chép lại các châm ngôn là dịp để

biết đƣợc bằng kinh nghiệm điều chính vị thánh đã trải

qua khi ngài viết lên những lời ấy.

Bí mật của sự hữu hiệu ấy không nằm trong dòng

tƣ tƣởng thuần túy. Dù chúng ta có cho rằng trí tuệ của

Thánh Gioan Thánh Giá rực sáng và thấu suốt đến đâu, trí

tuệ ấy cũng không giải thích đƣợc tất cả.

Câu châm ngôn hèn mọn nhất cũng diễn tả tình yêu

của ngài đối với Thiên Chúa, một tình yêu lắm khi đã chói

rực khi ngài tiếp xúc với những linh hồn ngài hƣớng dẫn,

nhƣ chị Phanxica của Thánh Mẫu Thiên Chúa kể lại khi

nhắc tới việc chị thổ lộ về vẻ đẹp của Thiên Chúa. Khi đọc

các châm ngôn ấy trong thinh lặng, các thầy và các chị Cát

Minh, cũng nhƣ cả các giáo dân, đều tìm gặp đƣợc chút gì

đó của mối nhiệt tình đã thốt ra những mệmh lệnh có vẻ

khắc khổ và đòi hỏi nhƣ ghen tƣơng ấy. Đừng bao giờ

quên điều này: Các châm ngôn là một diễn tả của thứ lòng

yêu mến Thiên Chúa đã cất bổng vị thánh lên trong tình

trạng xuất thần ngay ở phòng khách nhà các chị Cát Minh.

Page 256: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

256

Và cũng đừng quên rằng những lời ấy còn diễn tả

tình yêu của ngài đối với các linh hồn: Đây là nguyên do

thứ hai khiến các lời ấy hữu hiệu, không tách khỏi nguyên

do thứ nhất (vì điều răn thứ hai cũng giống điều răn thứ

nhất). Thật choáng ngợp biết bao khi đọc những gì của

Alonso của Thánh Mẫu Thiên Chúa mô tả về tình phụ tử

ấy, tình phụ tử đã chiến thắng mọi khó khăn ! Có gì mà vị

thánh đã không thực hiện cho các linh hồn con cái ngài ?

Mà đáp ứng của các con cái ngài cũng thật đẹp, nhƣ

Alonso mô tả: “Các tu sĩ và nữ tu đƣợc ngài làm linh

hƣớng, khai rằng họ yêu ngài hơn cha mẹ ruột, và với sự

tiếp xúc đầy ắp Thiên Chúa của ngài, ngƣời của Thiên

Chúa bó buộc họ đến nỗi họ không còn cảm thấy khó

khăn gì trong việc chu toàn những điều ngài đòi hỏi. “Họ

yêu ngài hơn cha mẹ ruột”: Vì hùng biện mà nói hơi quá

chăng ? Nhƣng phải nói nhƣ vậy để xác nhận rằng một

cách nào đó trong lãnh vực tâm linh cũng có một quan hệ

sinh học mà tình phụ tử của vị thánh đã tạo nên đƣợc nơi

các linh hồn đi theo ngài trên đƣờng yêu mến. Một quan

hệ nhƣ thế làm tan biến những khó khăn, vì nó khiến

những đòi hỏi cứng cỏi nhất cũng thành dễ mến. Đối với

những ai có trách nhiệm săn sóc các linh hồn, đó là một

trong những bài học quý giá nhất trong các châm ngôn.

“Các châm ngôn của ánh sáng và tình yêu”, lời mở

đầu nói thế. Và ta cần hiểu kiểu nói ấy cho đúng. Không

phải các châm ngôn lần lƣợt là ánh sáng rồi là tình yêu:

Chúng mang chở một học thuyết giàu tình yêu đối với

Thiên Chúa, thứ tình yêu đã gợi ra những điều chúng đòi

hỏi; và cũng giàu tình yêu đối với các linh hồn, khiến cho

việc thực hiện trở nên dễ. Vì chẳng có gì là không có thể

đối với kẻ yêu và biết mình đƣợc yêu.

Page 257: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

257

GHI CHÚ

Các câu châm ngôn đã đƣợc viết cho các nữ tu, các đại

từ trong nguyên bản thƣờng là đại từ nữ tu ở ngôi thứ hai hoặc

ngôi thứ ba số ít. Để dễ dùng cho mọi ngƣời, chúng tôi chọn

đại từ “bạn” và một số chỗ thì đổi thành “ta”, “chúng ta”

hoặc ngôi thứ ba bất định.

Page 258: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

258

LỜI MỞ ĐẦU

Lạy Thiên Chúa là nguồn hoan lạc của con, trong

những châm ngôn về ánh sáng và tình yêu của Chúa đây,

linh hồn con muốn mình đƣợc đem dùng cho tình yêu của

Chúa. Bởi vì, dù con chỉ mới nói lên những điều này chứ

chƣa có hành động và thực đức tƣơng xứng (mà lạy Chúa,

chính những điều này mới làm Chúa vui lòng nhiều hơn

những lời hay ý đẹp), có lẽ những ngƣời khác khi đƣợc

những châm ngôn này thúc đẩy để phục vụ và yêu mến

Chúa, vẫn sẽ có cơ may tiến bộ ở chỗ mà con còn thiếu

sót; và nhƣ thế cũng đã là một an ủi cho linh hồn con

phần nào rồi, vì đã tạo dịp để Chúa có thể gặp gỡ đƣợc

nơi ngƣời khác những điều con còn thiếu sót.

Lạy Chúa, Chúa yêu sự thận trọng, Chúa yêu ánh

sáng, Chúa yêu tình yêu hơn mọi hoạt động khác của linh

hồn. Vì thế những châm ngôn này muốn giúp ngƣời ta có

đƣợc sự thận trọng mà đi, có ánh sáng trên đƣờng và có

tình yêu khi lần bƣớc.

Văn từ hoa mỹ hãy rời xa ! Thói ba hoa hãy dừng

lại ! Và cả khoa hùng biện cũng hãy im lời, vì khoa này

Page 259: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

259

cũng chỉ lơ thơ đôi nét khôn ngoan của ngƣời phàm, mong

manh và yếu ớt, mà Chúa không hề yêu thích. Ƣớc gì

chúng con nói với lòng những lời thấm nhuần sự dịu dàng

và tình yêu, những lời thật đẹp lòng Chúa; may ra nhờ thế

chúng con sẽ loại đƣợc những khó khăn trắc trở cho nhiều

linh hồn, khỏi sẩy chân vì không biết, và vì không biết nên

lạc lối mà vẫn tƣởng trên đƣờng bƣớc theo Ngƣời Con rất

dịu ngọt của Chúa là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con,

vẫn tƣởng mình đã nên giống Ngài từ trong cuộc sống,

các hành động, các nhân đức của Ngài, cho đến cả trong

hình dạng trần trụi và trong sự tinh tuyền theo tinh thần

Ngài. Phần chúng con, lạy Cha đầy thƣơng xót, xin hãy

đến giúp chúng con; vì, lạy Chúa, không có Chúa chúng

con chẳng làm đƣợc gì.

1.

PHẦN GHI LẠI THEO THỦ BÖT ANDUJAR

1. Chúa vẫn luôn khai mở cho ngƣời phàm những kho

tàng khôn ngoan và thần trí Ngài, nhƣng giờ đây sự dữ

càng để lộ bộ mặt thật ra, Ngài càng khai mở nhiều

hơn.

2. Ôi, lạy Chúa là Thiên Chúa của con, chính Chúa đã tự

tỏ mình trƣớc và đích thân đến gặp những ngƣời khao

khát Chúa, thì thử hỏi có ai tìm kiếm Chúa với một

tình yêu tinh tuyền và giản dị mà lại không gặp đƣợc

Chúa nhƣ lòng khao khát mong muốn ?

3. Đối với những ngƣời thiện chí, dù đƣờng đi có bằng

phẳng và dịu êm đi nữa, nhƣng nếu chính họ không có

Page 260: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

260

đôi chân thật tốt, một tâm hồn mạnh mẽ và lòng cƣơng

quyết dũng cảm thì có tiến bƣớc cũng chỉ tiến bƣớc

đƣợc ít và vất vả.

4. Thà vác nặng với một ngƣời khoẻ hơn là vác nhẹ với

một ngƣời yếu. Khi bạn vác nặng, bạn đƣợc liên kết

với Thiên Chúa là sức mạnh của bạn và là Đấng gần

gủi những tấm lòng tan vỡ. Còn khi bạn vác nhẹ, bạn

chỉ liên kết với mình, mà bạn lại là chính sự yếu đuối

của bạn. Nhân đức và sức mạnh của tâm hồn phải chịu

gian khổ trong nhẫn nại mới đƣợc gia tăng và kiên

vững.

5. Kẻ nào đòi tự cô lập, không dựa vào một vị thầy hoặc

một ngƣời hƣớng dẫn, sẽ giống nhƣ cây mọc trơ trọi

giữa đồng mà không thuộc quyền ai: Dù trái trăng có

nhiều đến mấy, cũng sẽ bị những kẻ qua đƣờng hái hết,

không sao đạt tới mùa thu hoạch.

6. Cây nào đƣợc chủ vun trồng và gìn giữ ân cần sẽ cho

trái vào thời điểm ngƣời ta mong đợi.

7. Một linh hồn có nhân đức mà cô lập, không thầy chỉ

vẽ, chẳng khác nào hòn than cháy hừng nằm đơn độc,

sẽ nguội dần chứ không nóng thêm.

8. Kẻ nào đơn độc khi ngã xuống sẽ đơn độc trong tình

trạng sa ngã. Ngƣời ấy coi nhẹ linh hồn mình, bởi vì

chỉ ký thác linh hồn cho một mình mình thôi.

9. Dù bạn không sợ ngã khi chỉ có một mình, nhƣng làm

sao dám cho rằng có thể chỗi dậy một mình ? hãy nhớ,

hai ngƣời hiệp lại bao giờ cũng khá hơn một ngƣời.

10. Ai đang gánh nặng mà ngã, thì với gánh nặng ấy sẽ

chỗi dậy cách khó khăn.

Page 261: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

261

11. Đã ngã trong tình trạng mù thì sẽ không đứng dậy một

mình đƣợc; nếu có đứng dậy đƣợc một một mình, thì

sau đó sẽ bƣớc đi xiên xẹo.

12. Thiên Chúa thích thấy lƣơng tâm bạn tinh ròng thêm

một chút xíu hơn thấy mọi thứ việc bạn có thể làm.

13. Thiên Chúa thích thấy bạn tiến thêm một bƣớc nhỏ về

vâng lời và thần phục hơn tất cả những việc phục vụ

bạn dự tính làm cho Ngài.

14. Thiên Chúa coi trọng việc bạn hạ mình sống trong sự

khô khan và chịu đựng nó vì yêu mến Ngài hơn là tất

cả những an ủi, những thị kiến tâm linh và những suy

niệm bạn có thể có đƣợc.

15. Hãy từ bỏ các dục vọng của bạn và sẽ gặp đƣợc điều

lòng bạn ao ƣớc. Bạn có biết bạn sẽ đƣợc những gì nếu

sự ham muốn của bạn hợp với ý Thiên Chúa ?

16. Ôi, hỡi Tình Yêu rất dịu dàng của Đấng Thiên Chúa bị

hiểu lầm ! Ai tìm đƣợc nguồn phong phú của ngƣơi,

nấy đƣợc an nghỉ.

17. Hoàn thành đƣợc ý mình mà phải cay đắng gấp đôi, thì

thôi đừng tìm cách làm cho bằng đƣợc điều ấy nữa, dù

phải tiếp tục chịu cay đắng.

18. Linh hồn đến với Thiên Chúa mà còn một chút nhỏ

ham muốn sự đời, thì sỗ sàng và nhơ bẩn hơn khi nó bị

đè bẹp dƣới sức nặng những cám dỗ thô bỉ bực bội và

những bóng tối khó chịu nhất nhƣng ý chí lại sáng suốt

không thuận theo; gặp trƣờng hợp sau, linh hồn có thể

tin cậy mà đến vơi Thiên Chúa để làm trọn ý muốn của

Đức Chí Tôn, Đấng đã phán: “Hãy đến với Ta, hết

Page 262: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

262

thảy những kẻ lao đao và vác nặng, và Ta sẽ cho nghỉ

ngơi lại sức” (Mt 11, 28).

19. Linh hồn gặp khô khan và thử thách mà vẫn thuận theo

lý trí dạy bảo thì đẹp lòng Chúa hơn linh hồn đang

đƣợc an ủi mà lại làm mọi công việc mình cách thiếu

suy xét.

20. Một việc dù rất bé nhỏ mà làm trong âm thầm, không

muốn đƣợc ai biết, đẹp lòng Thiên Chúa hơn ngàn việc

khác làm với tham vọng đƣợc ngƣời ta biết đến. Một

ngƣời hành động cho Thiên Chúa với tình yêu tinh

ròng nhất, chẳng những không tìm cách để ngƣời ta

thấy mà thậm chí cũng không cốt cho chính Thiên

Chúa biết, bởi lẽ ngay cả khi Thiên Chúa chẳng bao

giờ biết đến, ngƣời ấy vẫn không thôi dành cho Ngài

những việc phục vụ y nhƣ thế với cùng một niềm vui

và một tình yêu tinh tuyền y nhƣ thế.

21. Một việc hoàn thành cách tinh ròng và trọn vẹn cho

Thiên Chúa, tạo nên cho chủ nó cả một vƣơng quốc

trong cõi lòng tinh khiết.

22. Chim mà đậu trên nhựa đánh bẫy là tự chuốc lấy hai sự

vất vả: Vừa phải gỡ mình ra vừa phải rửa cho sạch.

Cũng thế, kẻ làm thoả sự thèm khát phải khổ cực hai

lần: Trƣớc là để thoát ra, rồi sau khi đã thoát đƣợc, còn

phải thanh tẩy vết nhơ mắc phải.

23. Ai không buông mình chạy theo các thèm khát sẽ bay

bổng theo tinh thần, nhƣ con chim đủ lông đủ cánh.

24. Ruồi đậu vào mật thì hết bay, linh hồn nào quá lƣu

luyến hƣơng vị tâm linh cũng tự ngăn cản sự tự do và

chiêm niệm.

Page 263: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

263

25. Nếu bạn muốn giữ cho Khuôn mặt Thiên Chúa trong

linh hồn bạn đƣợc trong sáng và đơn thuần, đừng bận

tâm tới sự hiện diện của các thụ tạo; tốt hơn, hãy làm

cho tâm trí bạn khỏi vƣớng mắc các thụ tạo ấy, xa lạ

với chúng và bạn sẽ bƣớc đi trong ánh sáng Thiên

Chúa, vì Thiên Chúa không giống nhƣ chúng.

LỜI NGUYỆN CỦA LINH HỒN SAY ĐẮM

26. Lạy Chúa là Thiên Chúa, Đấng Chí Ái của con !

. Nếu Chúa còn nhớ đến tội lỗi con nên không làm điều

con xin Chúa, thì xin Chúa cứ làm những gì Chúa

muốn về những lỗi lầm ấy, bởi vì, ôi Thiên Chúa của

con, ý Chúa chính là điều con thích nhất. Hãy thể hiện

lòng nhân lành và thƣơng xót của Chúa, để nhờ đó,

ngƣời ta sẽ nhận biết Chúa. (a)

. Và nếu quả tình Chúa mong chờ các việc làm của con để

nhận lời con cầu nguyện thì xin Chúa hãy ban những

việc ấy cho con, hãy làm cho con những việc ấy, và

hãy ban cho con cả những phiền muộn Chúa ao ƣớc

nhận đƣợc. Hãy làm nhƣ thế đi. (b)

. Và nếu không phải Chúa đang chờ đợi các việc làm của

con, thì lạy Chúa lân tuất, Chúa chờ đợi gì? Tại sao

Chúa chậm trễ ? (c)

. Bởi vì, sau cùng, nếu điều con xin nhân danh Con Chúa

phải là ân sủng và lòng thƣơng xót, thì hãy nhận lấy

đồng xu nhỏ của con, vì Chúa thích nó, và hãy ban

Page 264: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

264

điều tốt đẹp ấy cho con, cũng chỉ vì Chúa thích nhƣ

thế. (d)

. Lạy Thiên Chúa của con, nếu Chúa không nâng lên với

Chúa bằng một tình yêu thanh khiết, ai có thể tự giải

thoát mình khỏi những phƣơng thế và những mục đích

thấp hèn ? Làm sao một ngƣời đƣợc sinh ra và đƣợc

dựng nên trong phận thấp hèn, sẽ nâng đƣợc mình lên

với Chúa, nếu chính Chúa không nâng nó lên bằng bàn

tay đã làm ra nó ? (e)

. Lạy Thiên Chúa của con, xin đừng lấy mất của con điều

Chúa đã một lần ban cho con nơi Con một Chúa là

Đức Giêsu Kitô. Nơi Ngài, Chúa đã cho con tất cả

những gì con xin. Vì lẽ ấy, con sẽ vui hƣởng điều Chúa

không chậm ban nếu con biết chờ đợi. (f)

. Bạn còn lần lữa chần chừ tới bao giờ nữa, vì ngay từ bây

giờ bạn có thể yêu Chúa tận cõi lòng ? (g)

. Các tầng trời là của tôi, đất cũng của tôi, các dân tộc là

của tôi, cả những ngƣời công chính và tội lỗi đều là

của tôi, các thiên sứ là của tôi, cả Đức Mẹ Thiên Chúa

là của tôi, và tất mọi sự đều là của tôi, ngay cả chính

Thiên Chúa cũng là của tôi và cho tôi, bởi lẽ Đức Kitô

là của tôi và hoàn toàn cho tôi. Vậy thì, hỡi linh hồn

tôi, ngƣơi còn xin còn tìm điều gì nữa ? Tất cả những

điều ấy đều là của ngƣơi và tất cả đều cho ngƣơi. Đừng

coi nhẹ mình. Cũng đừng dừng lại với những mẩu vụn

rớt từ bàn ăn của Cha ngƣơi. (h)

. Hãy tiến bƣớc và hãy hãnh diện vì vinh quang của ngƣơi.

Hãy ẩn mình nơi mối vinh quang ấy và hãy vui lên, và

ngƣơi sẽ nhận đƣợc điều lòng ngƣơi khẩn nguyện. (i)

Page 265: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

265

27. Một tâm trí thật tinh tuyền không để mình bị bao vây

vì những dòm ngó và coi trọng của ngƣời đời; nhƣng

nhờ sống cô tịch một mình dƣới mọi hình thức, nó

đƣợc thông hiệp thâm sâu với Thiên Chúa, với một sự

bình an dịu ngọt - bởi lẽ sự hiểu biết của nó là ở nơi sự

thinh lặng của Thiên Chúa.

28. Linh hồn say đắm là một linh hồn dịu dàng, ngoan

hiền, khiêm nhƣờng và nhẫn nại.

29. Linh hồn cứng cỏi bị chai lì trong lòng tự ái.

30. Ôi Đức Giêsu nhân lành, nếu Chúa không dùng tình

yêu Chúa mà làm cho linh hồn dịu dàng, nó sẽ kéo lê

trong sự cứng cỏi tự nhiên của nó.

31. Kẻ đánh mất dịp thuận tiện cũng tựa nhƣ ngƣời cầm

con chim trong tay mà để sẩy mất, sẽ không sao bắt lại

đƣợc.

32. Lạy Chúa, con không nhận ra Chúa bởi vì chuyện gì

con cũng đều đòi biết và nếm cho đƣợc.

33. Lạy Chúa là Thiên Chúa con, mọi sự cứ đảo lộn hết

cũng chẳng sao, miễn là chúng con bám lấy Chúa.

34. Chỉ một tƣ tƣởng của con ngƣời cũng còn giá trị hơn

cả thế giới, vì thế, chỉ một mình Thiên Chúa đáng cho

nó nghĩ tới.

35. Vô tri giác dành cho loài vô tri giác, giác quan là để

hƣớng đến những điều khả giác, và tƣ tƣởng là để

hƣớng đến Thánh Thần Thiên Chúa.

36. Cần lƣu ý rằng không phải lúc nào thiên thần bản

mệnh cũng thúc giục bạn thích thú hành động, nhƣng

lúc nào ngài cũng soi sáng cho lý trí bạn. Do đó đừng

Page 266: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

266

đợi thấy hứng thú mới thực hành nhân đức, lý trí và trí

hiểu là đủ rồi.

37. Khi sự thèm khát đã bám vào điều khác, nó sẽ không

còn dành chỗ cho tác động của thiên thần.

38. Tâm trí con cằn cỗi vì quên tìm bổ dƣỡng nơi Chúa.

39. Nếu bạn tìm một điều tốt và hết sức khao khát nó, bạn

sẽ gặp đƣợc, không phải bằng con đƣờng riêng của

bạn, cũng không bằng chiêm niệm cao độ, nhƣng chỉ

nơi sự khiêm nhƣờng sâu thẳm và tùng phục triệt để

của cõi lòng.

40. Đừng vất vả vô ích, bạn sẽ không nếm đƣợc hƣơng vị

dịu ngọt của tâm linh nếu bạn không hy sinh tất cả

những gì bạn ao ƣớc.

41. Cần lƣu ý, đoá hoa càng mảnh mai càng chóng khô

héo và chóng mất hƣơng thơm. Vì thế, hãy giữ mình

đừng ao ƣớc tiến bƣớc bằng tinh thần hảo ngọt, bạn sẽ

chẳng bền bỉ đƣợc đâu.

Hãy tự chọn cho mình một tinh thần mạnh mẽ, không

bám rễ vào một điều gì, và bạn sẽ gặp đƣợc sự êm dịu

và bình an phong phú. Bởi lẽ những trái cây ngon dịu

và để đƣợc lâu thƣờng chỉ gặp ở những vùng đất lạnh

và khô.

42. Hãy coi chừng, xác thịt bạn yếu đuối lắm và không

một điều gì trên đời này có thể đem lại sức mạnh và sự

an ủi cho tâm trí bạn. Bởi lẽ điều sinh bởi thế gian là

thế gian, điều sinh bởi xác thịt là xác thịt, chỉ riêng tinh

thần tốt đẹp là sinh bởi Thánh Thần Thiên Chúa, Đấng

không tự thông ban bằng thế gian và xác thịt (x. Ga

3,6).

Page 267: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

267

43. Hãy vào nội tâm bàn hỏi với lý trí bạn để thực hiện

điều nó mách bảo trên đƣờng của Chúa; điều đó khiến

bạn có giá trị trƣớc mặt Chúa hơn tất cả mọi công cuộc

bạn làm mà không có sự cân nhắc ấy và hơn mọi sự an

ủi dịu ngọt tinh thần bạn nhắm đến.

44. Phúc thay ai biết gạt sở thích và xu hƣớng riêng sang

một bên để theo lý trí và lẽ công chính mà xem xét mọi

sự và làm theo.

45. Kẻ hành động theo lý trí giống nhƣ ngƣời ăn những

thức đầy chất bổ; kẻ chạy theo sở thích của ý riêng

giống nhƣ ngƣời ăn toàn trái cây bọng nƣớc.

46. Lạy Chúa, Chúa vui mừng và yêu thƣơng quay lại

nâng đỡ kẻ xúc phạm đến Chúa, còn con chẳng hề

quay lại nâng đỡ và tôn trọng kẻ làm phiền lòng con.

47. Ôi lạy Chúa toàn năng, nếu một tia sáng của quyền

bính và sự công chính Chúa còn hiệu lực đến thế trên

bậc quân vƣơng sống nay chết mai đang cai quản và

điều động các dân tộc, thì thử hỏi sự công chính toàn

năng của Chúa sẽ còn thế nào nữa trên ngƣời công

chính và tội nhân?

48. Nếu bạn thanh tẩy linh hồn khỏi những chiếm hữu và

những thèm khát xa lạ, bạn sẽ hiểu đƣợc nhiều điều

trong tâm trí và nếu bạn từ chối thèm khát những điều

này, bạn sẽ đƣợc vui hƣởng sự thật của chúng, nhờ biết

đƣợc những gì là chắc chắn nơi chúng.

49. Lạy Chúa là Thiên Chúa con, Chúa không xa cách kẻ

không lìa xa Chúa. Làm sao thiên hạ lại bảo Chúa vắng

mặt?

Page 268: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

268

50. Ngƣời thực sự vƣơt thắng đƣợc tất cả mọi sự là ngƣời

dù đƣợc nếm hƣởng những sự ấy cũng không mừng

mà dù có phải đắng cay vì những sự ấy cũng không

phiền muộn.

51. Nếu bạn muốn đạt đƣợc một mùa thu hoạch thánh6, thì

trên đƣờng đến đó đừng vơ vào nhƣng hãy chối bỏ mọi

sự.

52. Lạy Thiên Chúa của con, khi con đi khắp nơi cùng

Chúa, thì khắp nơi mọi sự sẽ đến với con nhƣ con ao

ƣớc nó vì Chúa.

53. Ngƣời nào không học hài lòng với cảnh không có gì,

đến nỗi cả ham muốn tự nhiên cũng nhƣ tâm linh đều

vui lòng với tình trạng trống rỗng, là điều cần có để đạt

đƣợc sự yên tĩnh và bình an hoàn hảo cho tâm trí,

ngƣời ấy sẽ không đạt đƣợc sự hoàn thiện. Dƣờng nhƣ

tình yêu Thiên Chúa thƣờng xuyên hành động trong

linh hồn tinh tuyền và giản dị theo cách ấy.

54. Thiên Chúa là Đấng ta không sao đạt đến nên, phải coi

chừng, đừng bận tâm với những gì mà các tài năng bạn

có thể hiểu đƣợc và các giác quan bạn có thể cảm

đƣợc, kẻo bạn lại hài lòng với điều còn thấp kém và

linh hồn bạn mất đi sự nhẹ nhàng cần có để đến cùng

Thiên Chúa.

55. Linh hồn nào hƣớng về Thiên Chúa mà không giũ bỏ

âu lo và không dập tắt thèm khát, sẽ giống ngƣời kéo

cỗ xe lên sƣờn dốc.

56. Thiên Chúa không hề muốn cho linh hồn bị giao động

vô cớ hoặc phải khổ sở lo phiền; nếu nó phải chịu

6 Mùa thu hoạch: recegimiente / recueillement, thƣờng dịch là tĩnh tâm.

Page 269: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

269

những điều ấy nơi các nghịch cảnh của thế gian, chính

là vì sự yếu kém nhân đức của nó; bởi vì, linh hồn kẻ

hoàn thiện vui thoả trong điều mà một linh hồn bất

toàn phải đau đớn.

57. Con đƣờng của sự sống rất ít huyên náo và ít ngƣời

qua lại, nó đòi phải từ bỏ trong ý chí hơn là hiểu biết

nhiều. Kẻ mang theo ít đồ vật và sở thích nhất sẽ tiến

trên đƣờng này nhanh nhất.

58. Đừng tƣởng cứ làm nhiều chuyện là làm đẹp lòng

Chúa. Muốn làm đẹp lòng Chúa cần làm những điều ấy

với ý muốn ngay lành, không vƣớng tƣ lợi cũng không

vì sự coi trọng của ngƣời đời.

59. Chiều về, bạn sẽ đƣợc xét xử trong tình yêu. Hãy học

yêu mến Thiên Chúa nhƣ Ngài muốn đƣợc yêu mến và

hãy phó thác thân phận bạn cho Ngài.

60. Hãy giữ đừng dây mình vào chuyện ngƣời khác, thậm

chí đừng để nó lọt vào trí nhớ bạn, bởi vì hầu chắc nó

sẽ khiến bạn không thể chu toàn phận sự của bạn.

61. Đừng chỉ vì không thấy nơi một ngƣời nào đó toả sáng

những nhân đức bạn quan niệm mà nghĩ rằng ngƣời ấy

không đẹp mắt Chúa: Bởi có thể ngƣời ấy đẹp mắt

Chúa nhờ những điều bạn không nghĩ đến..

62. Con ngƣời không biết vui sao cho đúng, buồn sao cho

đúng, vì họ không hiểu đƣợc đâu là khoảng cách giữa

sự lành và sự dữ.

63. Hãy coi chừng, đừng vội buồn vì những nghịch cảnh

của thời đại, bởi vì bạn không biết đƣợc Thiên Chúa đã

định cho chúng mang theo điều tốt lành nào cho niềm

vui đời đời của những ngƣời đƣợc chọn.

Page 270: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

270

64. Đừng vui vì những sự thịnh đạt trần gian, vì bạn không

biết chắc chúng sẽ khiến bạn đƣợc vui hƣởng sự sống

đời đời chăng.

65. Khi bị giao động hãy tin cậy mà chạy ngay đến với

Thiên Chúa, bạn sẽ đƣợc thêm mạnh mẽ, đƣợc soi

sáng và dạy dỗ.

66. Những khi đƣợc vui mừng và thích thú, hãy chạy ngay

đến cùng Thiên Chúa với lòng kính sợ và chân thật,

bạn sẽ tránh đƣợc sai lầm và khỏi lạc vào hƣ danh.

67. Hãy nhận Thiên Chúa làm ngƣời yêu và bạn hữu, và

hãy liên lỉ tiến bƣớc với Ngài, bạn sẽ không phạm tội,

sẽ biết yêu mến, và mọi điều bạn cần sẽ diễn ra thuận

lợi cho bạn.

68. Bạn sẽ chế ngự thế giới chẳng khó gì và các sự vật sẽ

phục vụ bạn, nếu bạn quên hẳn chúng và quên cả chính

mình bạn nữa.

69. Hãy vui hƣởng sự an nghỉ, vất bỏ mọi âu lo, và bình

thản trƣớc mọi điều xảy đến, nhƣ thế bạn sẽ phục vụ

Thiên Chúa hợp với sở thích Ngài và sẽ hoan hỷ trong

Ngài.

70. Hãy lƣu ý rằng Thiên Chúa chỉ ngự trị trong linh hồn

an bình và vô vụ lợi.

71. Mặc dù bạn làm nhiều chuyện, nếu bạn không học bỏ ý

riêng và sống tuân phục bằng cách loại bỏ mối bận tâm

về mình và những gì thuộc về mình, bạn sẽ không tiến

đƣợc trên đƣờng trọn lành.

72. Ích lợi gì nếu Thiên Chúa xin bạn một đàng, bạn lại

cho Ngài một nẻo? Hãy xét kỹ xem Thiên Chúa muốn

Page 271: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

271

gì và hãy làm điều ấy. Bằng cách đó, bạn sẽ thoả lòng

hơn là làm điều thuận với xu hƣớng tự nhiên của bạn.

73. Làm sao bạn dám thoải mái hƣởng thụ đến thế mà

không chút sợ sệt, một khi bạn sẽ phải ra trƣớc nhan

Thiên Chúa để tính sổ cả về từng lời nói và tƣ tƣởng

nhỏ nhặt nhất (Mt 12,36) ?

74. Hãy lƣu ý rằng nhiều kẻ đƣơc gọi nhƣng ít ngƣời đƣợc

chọn (x. Mt 22,14). Và nếu bạn không chịu lo cảnh

giác mình, chắc hẳn sẽ bị hƣ mất chứ không đƣợc cứu

rỗi, nhất là hãy lƣu ý rằng đƣờng dẫn đến sự sống đời

đời chật hẹp biết bao ! (x. Mt 7,14)

75. Đừng vui mừng cách ảo tƣởng, vì bạn quá rõ mình đã

phạm biết bao tội, và vì bạn không biết đƣợc mình có

đang đẹp lòng Chúa không, nhƣng hãy giới sợ với lòng

cậy trông..

76. Đến giờ phải tính sổ, bạn sẽ hối tiếc vì đã không dùng

thời giờ này để phụng sự Thiên Chúa, vậy tại sao ngay

bây giờ bạn không sắp xếp và sử dụng nó theo cách mà

trong giờ chết bạn sẽ ƣớc ao nó đã đƣợc sử dụng?

77. Nếu bạn muốn tâm trí nẩy sinh lòng sốt mến và tăng

trƣởng lòng yêu mến Thiên Chúa và nỗi thèm khát

những sự thuộc về Ngài, hãy tẩy sạch linh hồn khỏi

mọi thèm khát, dính bén và cao vọng, đến nỗi chẳng

còn điều gì quan trọng đối với bạn. Bởi vì nhƣ ngƣời

bệnh, hễ đã trừ bỏ đƣợc máu xấu, liền cảm thấy cái

khoan khoái của sự mạnh khoẻ, và bắt đầu cảm thấy

thèm ăn, cũng vậy, bạn sẽ tìm lại đƣợc sức khoẻ trong

Chúa nếu bạn tự chữa khỏi những điều nói trên, bằng

không, dù bạn làm gì đi nữa cũng không tiến bộ.

Page 272: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

272

78. Nếu bạn muốn tìm đƣợc bình an và an ủi cho linh hồn,

và phụng sự Thiên Chúa cách đích thật, đừng bằng

lòng với sự từ bỏ đã xong, vì rất có thể trong bƣớc

đƣờng hiện tại bạn đang bị trói buộc không kém trƣớc

hoặc còn nặng hơn trƣớc.

Cũng hãy giũ bỏ luôn tất cả những gì khác còn sót lại

cho bạn, chỉ giữ lấy một điều duy nhất sẽ mang theo tất

cả, ấy là: sống cô tịch trong Chúa kèm với kinh nguyện

và việc đọc hạnh các thánh cũng nhƣ học Lời Chúa, Và

hãy cứ ở đó mãi, quên hẳn tất cả những gì bạn không

phải có nghĩa vụ phải bận tâm. Nhƣ thế, vì biết giữ

mình và biết tự hoàn thiện chính bản thân, bạn sẽ làm

đẹp lòng Chúa nhiều hơn cả việc chiếm đƣợc hết các

điều ấy cộng lại, bởi vì “nào có ích gì cho ngƣời ta khi

đƣợc lời lãi cả thế gian mà lại thiệt mất sự sống mình”

(Mt. 16, 25).

Page 273: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

273

2

NHỮNG ĐIỂM MẾN YÊU

79. Hãy quyết liệt kìm hãm miệng lƣỡi và tƣ tƣởng, hãy

liên lỉ xoay hƣớng tình cảm về Thiên Chúa, và tâm

trí sẽ ấm lên trong Thiên Chúa.

80. Đừng nuôi tâm trí bằng điều gì khác hơn bằng chính

Thiên Chúa. Đừng bận tâm đến các sự vật. Hãy giữ

cho lòng đƣợc bằng an và lắng đọng.

81. Hãy giữ cho tâm trí đƣợc yên tịnh và chú tâm trìu

mến hƣớng về Chúa. Và khi bị buộc phải nói, hãy

nói với sự yên tịnh và bình an ấy.

82. Cứ liên lỉ nhớ tới sự sống đời đời, và nhớ rằng cả

những kẻ bị bỏ rơi nhất, nghèo khổ nhất và tự cho là

hèn mọn nhất sẽ vui hƣởng đƣợc quyền làm chủ cao

nhất và vinh quang lớn nhất trong Thiên Chúa.

83. Hãy liên lỉ vui mừng trong Thiên Chúa là Đấng cứu

độ ta, và hãy coi là thật tốt đẹp khi đƣợc chịu khổ

cách nào đó vì Chúa là Đấng tốt lành.

84. Nghĩ mà xem, việc đấu tranh với chính mình và đem

hết nghị lực thánh để tiến bƣớc lên đƣờng hoàn

thiện, cần kíp biết bao. Cũng nên hiểu rằng mỗi lời ta

nói ngoài đức vâng lời đều phải tính sổ với Thiên

Chúa.

85. Hãy thiết tha khao khát đƣợc Thiên Chúa ban cho

điều Ngài biết ta cần có để tôn vinh Ngài.

Page 274: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

274

86. Cùng chịu đóng đinh cả bên trong và bên ngoài với

Đức Kitô, thì ngay ở đời này ta sẽ đƣợc sống với sự

no đầy và thoả mãn trong linh hồn mà nhờ kiên nhẫn

ta sẽ chiếm đƣợc.

87. Hãy chú tâm trìu mến hƣớng về Thiên Chúa mà

không tha thiết ƣớc mong đƣợc Ngài cho cảm nhận

hoặc hiểu biết một điều gì đặc biệt về Ngài.

88. Muốn thƣờng xuyên tin cậy Thiên Chúa, ta phải coi

trọng điều Thiên Chúa coi trọng nhất nơi ta cũng nhƣ

nơi các (anh) chị em ta : đó là những của cải tâm

linh.

89. Hãy vào tận lòng mình và chịu lao nhọc trƣớc sự

hiện diện của Đức Tình Quân, Đấng luôn có mặt và

yêu mến ta.

90. Tuyệt Đối không để lọt vào linh hồn điều gì không

thuộc lãnh vực tâm linh, để khỏi làm linh hồn mất

ham thích đối với lòng sốt mến và sự hồi tâm lắng

đọng.

91. Có đƣợc Đức Kitô chịu đóng đinh là đủ rồi, hãy lao

nhọc với Ngài và yên nghỉ trong Ngài, hãy vì Ngài

mà hủy mình ra không trong mọi sự, từ bên ngoài

đến bên trong.

92. Hãy luôn liệu sao để mọi sự chẳng là gì đối với bạn

và bạn chẳng là gì đối với mọi sự; nhƣng quên hết

mọi sự để chỉ ở lại với Đức Tình Quân trong sự hồi

tâm.

93. Hãy hết sức yêu mến những lao nhọc và hãy coi nhƣ

thế là quá ít để tri ân Đức Tình quân, Đấng đã yêu

mến ta mà không ngần ngại chịu chết.

Page 275: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

275

94. Hãy cũng cố sức mạnh của cõi lòng chống lại tất cả

những gì hƣớng ta đến điều không phải là Thiên

Chúa, và hãy làm bạn với cuộc thƣơng khó Chúa.

95. Hãy giữ lòng thanh thoát đối với mọi sự, đừng đặt sở

thích nơi điều gì mau qua, và linh hồn sẽ gặt hái

đƣợc những thiện ích không ngờ.

96. Linh hồn nào đi trong tình yêu thì không mệt và

không làm ngƣời khác mệt.

97. Cũng nhƣ ngƣời nghèo trần trụi sẽ đƣợc cho mặc,

linh hồn nào tự lột bỏ những thèm khát, lột bỏ cả

những điều muốn và những điều không muốn, Thiên

Chúa sẽ mặc cho sự thanh khiết, sự thích thú và ý

muốn của Ngài.

98. Có những linh hồn đằm mình trong trụy lạc nhƣ súc

vật đằm mình trong vũng lầy; có những linh hồn bay

cao nhƣ chim, đƣợc khí trời thanh tẩy, giũ sạch.

99. Chúa Cha chỉ nói một lời rằng đó là Con Ngài. Ngài

hằng nói lời ấy mãi trong thinh lặng vĩnh cửu, thì

linh hồn cũng phải lắng nghe Ngài trong thinh lặng.

100. Phải tùy phận mình mà đảm đƣơng sự lao nhọc; chứ

không vì ham lao nhọc mà hủy hoại bản thân.

(Dịch sát: Phải lấy bản thân mà định lao nhọc chứ

không lấy lao nhọc mà định bản thân).

101. Ai không tìm kiếm thập giá Đức Kitô thì cũng không

tìm kiếm vinh quang Đức Kitô.

102. Để yêu mến một linh hồn, Thiên Chúa không nhìn

xem linh hồn ấy lớn chừng nào nhƣng nhìn xem sự

khiêm nhƣờng của nó lớn chừng nào.

Page 276: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

276

103. Chúa phán: Kẻ nào hổ thẹn chối Ta trƣớc mặt ngƣời

đời, Ta cũng sẽ hổ thẹn chối nó trƣớc mặt Cha Ta.

(Mt 10, 33)

104. Tóc có thƣờng chải mới mƣợt và dễ chải. Linh hồn

có thƣờng xét các tƣ tƣởng, lời nói và hành động, là

những tóc của linh hồn, và có làm mọi sự vì yêu mến

Chúa thì những tóc ấy mới càng óng mƣợt, và Đức

Tình quân nhìn vào cổ kẻ Ngài yêu dấu sẽ bị nó thu

hút và sẽ bị đả thƣơng vì một liếc mắt dao cau, là sự

tinh tuyền trong ý hƣớng của nó khi làm mọi việc.

Muốn tóc óng mƣợt thì khi chải phải khởi sự từ trên

đỉnh đầu; mọi việc ta làm, nếu muón đƣợc tinh tuyền

và trong sáng, cũng phải khởi sự từ trên đỉnh cao

nhất của tình yêu Thiên Chúa.

105. Bầu trời thì bất biến và không có chuyện sinh sản.

Tự bản tính các linh hồn vốn thuộc trời cao nên cũng

bất biến và không có chuyện sinh sản ra các thèm

khát hay bất cứ điều gì khác nhƣ thế, vì các linh hồn

cũng giống Thiên Chúa ở chỗ không bao giờ thay

đổi.

106. Đừng ăn những thức bị cấm, tức là những thức ăn

của đời hiện tại, bởi lẽ “phúc thay ai đói khát sự

công chính vì sẽ đƣợc no thoả” (Mt. 5, 6)

Thiên Chúa là Thiên Chúa tự bản tính, Ngài muốn

làm cho ta nên giống Ngài nhờ tham dự bản tính

Ngài, nhƣ lửa biến đổi mọi sự thành lửa.

107. Mọi sự tốt lành ta đang có đều do Chúa cho ta mƣợn,

Thiên Chúa vẫn xem đó là công cuộc Ngài. Thiên

Chúa và công cuộc của Ngài, đó là Thiên Chúa.

Page 277: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

277

108. Sự khôn ngoan thấm nhập nhờ tình yêu, sự yên lặng

và sự hy sinh. Thật hết sức khôn ngoan khi biết thinh

lặng và không xoi mói lời nói, việc làm và lối sống

của ngƣời khác.

109. Mọi sự vì con, thì chẳng có gì vì Chúa.

110. Mọi sự vì Chúa, thì chẳng có gì vì con.

111. Hãy để cho ngƣời ta dạy khôn bạn, truyền lệnh cho

bạn, chế ngự bạn và coi khinh bạn, bạn sẽ nên hoàn

thiện.

112. Bất cứ sự thèm khát nào cũng gây cho linh hồn 5

điều thiệt hại: Một là âu lo; hai là xáo trộn; ba là

hoen ố; bốn là suy yếu; năm là mù tối.

113. Sự hoàn thiện không cốt ở những nhân đức linh hồn

biết mình có nhƣng ở những nhân đức Chúa chúng ta

thấy đƣợc nơi linh hồn, nhƣ nơi một lá thƣ niêm kín.

Do đó, linh hồn chẳng có gì để tự hào, chỉ nên phủ

phục sát đất khi nghĩ về mình.

114. Tình yêu không cốt ở những rung cảm mãnh liệt

nhƣng ở chỗ hoàn toàn từ bỏ và chịu đau khổ vì

Đấng yêu ta.

115. Cả thế gian không đáng để con ngƣời dành cho một

tƣ tƣởng, vì tƣ tƣởng con ngƣời phải hƣớng về một

mình Thiên Chúa, và nhƣ thế tƣ tƣởng nào không đạt

đến Thiên Chúa là ta đã lấy cắp của Thiên Chúa.

116. Các năng lực và giác quan đừng đem phung phí hết

vào các sự vật, nhƣng chỉ đem dùng vào đó khi

không tránh đƣợc thôi, còn lại thì phải đƣợc rảnh

rang để Thiên Chúa tùy nghi sử dụng.

Page 278: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

278

117. Đừng để ý tới những bất toàn của ngƣời khác, cứ giữ

thinh lặng và quan hệ liên lỉ với Thiên Chúa, bạn sẽ

nhổ sạch đƣợc những bất toàn trầm trọng và chiếm

đƣợc những nhân đức lớn lao.

118. Sự lắng đọng nội tâm có ba dấu chỉ: Một là nếu linh

hồn không còn ham thích những cái mau qua. Hai là,

nếu linh hồn yêu chuộng sự cô tịch và thinh lặng,

chăm sóc đến tất cả những gì hoàn thiện hơn. Ba là,

nếu những điều trƣớc đây thƣờng giúp nhiều cho

linh hồn, nhƣ cân nhắc, suy niệm và các hành vi đạo

đức nay lại khiến nó bị vƣớng víu, và khi cầu nguyện

linh hồn chẳng còn biết dựa vào điều gì khác hơn là

lòng tin, cậy và mến.

119. Nếu một linh hồn đã có thêm kiên nhẫn để chịu đau

khổ và thêm cứng cáp không cần phải dỗ ngọt, ấy là

dấu nó đã thêm tiến bộ trên đƣờng nhân đức.

120. Một con chim lẻ bầy có 5 đặc điểm: Một là, nó bay

cao tối đa; hai là, không chịu để ai đồng hành, dù đó

là những con chim đồng loại; ba là, nó hƣớng mỏ về

phía gió; bốn là, nó không có một màu sắc cố định;

năm là, nó hót thánh thót dịu dàng. Đó là những điều

một linh hồn chiêm niệm phải có: Phải vƣơn lên

vƣợt khỏi mọi sự mau qua, coi nhẹ chúng dƣờng nhƣ

không có; phải yêu mến sự cô tịch và thinh lặng đến

độ không chịu để bất cứ thụ tạo nào đồng hành; phải

hƣớng hẳn về Chúa Thánh Thần để hít lấy hơi thở,

tức là những gợi hứng của Ngài để, nhờ nhƣ thế,

đƣợc xứng đáng với sự đồng hành của Ngài hơn; và

không đƣợc có một màu sắc cố định nghĩa là không

đƣợc để cho mình bị đinh đoạt bởi bất cứ điều gì

khác ngoài ý muốn Thiên Chúa; và phải hót thánh

Page 279: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

279

thót dịu dàng trong sự chiêm niệm và trong tình yêu

của Đức Tình Quân.

121. Những thói quen do những bất toàn hữu ý mà ngƣời

ta chẳng bao giờ tự thắng cho dứt, không chỉ cản trở

sự kết hợp với Thiên Chúa mà còn cản trở sự tiến tới

hoàn thiện; chẳng hạn nhƣ: Thói quen nói nhiều, một

chút quyến luyến thiếu kiềm chế nào đó đối với một

ngƣời, một bộ quần áo, một căn phòng, một cuốn

sách, một loại thức ăn, một buổi đàm thoại, hoặc là

những tâm hƣớng hơi nghiêng chiều muốn nếm

hƣởng sự vật, muốn biết, muốn nghe và những điều

khác tƣơng tự (1Lên 11,3-4).

122. Nếu bạn muốn vênh vang mà không muốn bị coi là

điên khùng, hãy rút khỏi bạn những gì không phải

của bạn, rồi hãy vênh vang với những gì còn lại (Rm

3,27); thế nhƣng chắc hẳn, nếu tất cả những gì không

phải của bạn đều bị lấy hết, bạn sẽ trở thành không

còn gì; và nhƣ thế, nếu không muốn rơi vào hƣ danh

thì bạn đừng vênh vang điều gì cả.

Còn nói riêng về những ƣu ái làm cho con ngƣời nên

duyên dáng dễ thƣơng trƣớc mắt Thiên Chúa, bạn

càng không nên tự hào, bởi lẽ bạn không biết đƣợc

mình có những ơn ấy hay không nữa.

123. Ôi lạy Chúa là sự thiện tối cao, sự hiện diện của

Chúa sẽ êm ái cho con biết mấy ! Con sẽ thinh lặng

tiến lại gần Chúa và sẽ tìm đƣợc đôi chân Chúa (Rt

3, 4) để Chúa đoái thƣơng kết hợp con với Chúa

trong cuộc hôn phối Chúa dành cho con. Con sẽ

không yên nghỉ cho đến lúc đƣợc hoan lạc trong

vòng tay Chúa; và bây giờ, lạy Chúa, con nài xin

Page 280: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

280

Chúa đừng bao giờ bỏ con cô đơn một giây phút nào,

kẻo linh hồn con héo hon tiều tụy.

124. Thoát khỏi ràng buộc của những điều bên ngoài,

buông bỏ những điều bên trong và để cho mình bị

tƣớc lột cả những điều thuộc về Thiên Chúa, thì

thịnh vƣợng vinh hoa không cầm giữ đƣợc bạn và

nghịch cảnh không khiến bạn nao núng.

125. Linh hồn nào kết hợp với Thiên Chúa, ma quỷ sợ nó

nhƣ sợ chính Thiên Chúa.

126. Sự chịu đựng càng tinh tuyền thì sự hiểu biết nó đem

lại càng tinh tuyền.

127. Linh hồn nào muốn Thiên Chúa ban trọn mình Ngài

cho nó, thì phải trao hiến trọn bản thân nó cho Ngài,

không giữ lại cho mình một mảy may.

128. Linh hồn nào đã ở trong sự kết hợp tình yêu thì

không màng tới những động tác khởi đầu nữa.

129. Những ngƣời bạn lâu năm của Thiên Chúa thật khó

mà xúc phạm đến Thiên Chúa, bởi vì họ đã vƣợt lên

trên tất cả những gì có thể khiến họ xúc phạm.

130. Lạy Đấng Chí Ái của con, con muốn dành cho con

tất cả những gì chua chát và lao nhọc, và dành cho

Chúa tất cả những êm ái ngọt ngào.

131. Điều cần kíp nhất để ta đƣợc tiến bộ là giữ thinh lặng

trƣớc vị Thiên Chúa cao cả ấy, giữ thinh lặng cả về

miệng lƣỡi và sở thích, vì chỉ có tình yêu yên lặng

mới là ngôn ngữ đƣợc Ngài lắng nghe hơn cả.

Page 281: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

281

132. Có đức tin là đủ 40

để tìm kiếm Thiên Chúa. Đối với

việc bên ngoài, ánh sáng thật ích lợi để ta khỏi vấp

ngã, nhƣng đối với những điều thuộc Thiên Chúa thì

ngƣợc lại, đến nỗi tốt hơn là đừng thấy, linh hồn sẽ

đƣợc an toàn hơn.

133. Làm việc của Chúa thì trong một giờ có thể thu

hoạch đƣợc nhiều hơn làm việc riêng của ta suốt cả

một đời.

134. Hãy yêu thích đừng đƣợc ai biết đến, bị chính mình

và ngƣời khác bỏ quên. Đừng bao giờ bận tâm đến

điều tốt và điều xấu nơi ngƣời khác.

135. Bƣớc đi một mình với Thiên Chúa, hành động ở mức

trung dung, giữ kín các ơn lành của Chúa .

136. Có tìm cách thua và để cho mọi ngƣời thắng, mới

đƣợc thuộc vào số những linh hồn dũng cảm, những

tấm lòng quảng đại, những trái tim hào hiệp, đặc

điểm của họ là cho hơn nhận, đến nỗi đi đến chỗ cho

hết cả bản thân, bởi vì họ coi việc tự sở hữu bản thân

là một gánh nặng, nếu bị chiếm hữu và trở thành xa

lạ với chính mình, họ thích hơn, có thế ta mới đƣợc

thuộc về Đấng Chí Thiện hơn là thuộc về mình.

137. Thật là một tai hoạ lớn nếu chăm chú vào những ơn

lành của Thiên Chúa hơn vào chính Thiên Chúa: Cầu

nguyện phải đi liền với lột bỏ.

40 Câu này khởi đầu bằng một tiếng mà ngày nay người ta không hiểu. Mỗi bản ghi một khác, bản thì ghi “Desonsillar” và giữ nguyên, không dịch; bản Madrid 1958 đề nghị đọc là “Fosoncilla”, và có nghĩa là “có đức tin là đủ”; Mẹ Marie du Saint Sacrement dịch là “Trở nên đơn sơ”; Cha Kavanaugh dịch là “Tuân phục như tôi tớ”.

Page 282: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

282

138. Hãy nghĩ đến sự hiểu biết vô cùng và sự kín nhiệm

ẩn giấu (nơi Đức Kitô). Trong cõi lòng Thiên Chúa

có biết bao bình an, tình yêu và yên lặng; và môn

khoa học Ngài dạy ở đó cao vời biết bao ! Đó là điều

ta gọi là những tác động bí nhiệm, đốt cháy cõi lòng

biết mấy !

139. Điều kín nhiệm của lƣơng tâm sẽ hỏng mất và suy

giảm rất nhiều mỗi lần ta bày tỏ cho ngƣời đời biết

những hoa quả của nó, bởi vì khi ấy ta đã nhận đƣợc

hoa quả của hƣ danh chóng tàn làm phần thƣởng rồi.

140. Nói ít và đừng xen vào những gì ngƣời ta không hỏi

đến.

141. Luôn cố gắng bƣớc đi trƣớc nhan Thiên Chúa và giữ

lấy cho mình sự tinh tuyền Thiên Chúa dạy. (St 17,

1)

142. Đừng chữa lỗi và cũng đừng ngại để cho mọi ngƣời

sửa lỗi cho; hãy nghe mọi lời quở trách với vẻ mặt

trong sáng; hãy nghĩ rằng đó là Thiên Chúa đang nói

với bạn.

143. Hãy sống nhƣ thể trên đời chỉ có Thiên Chúa và bạn,

để lòng bạn không thể bị điều gì của con ngƣời cầm

giữ.

144. Hãy coi là do lòng Thiên Chúa thƣơng xót mà thỉnh

thoảng có đôi ngƣời nói với bạn một lời tốt đẹp, vì

bạn không đáng nhận một lời nào.

145. Đừng bao giờ để lòng bạn bị đổ ra ngoài, dù chỉ

trong khoảng thời gian (đọc) một kinh tin kính.

146. Đừng bao giờ nghe nói những yếu đuối của ngƣời

khác, và nếu có ai than phiền với bạn về ngƣời khác,

Page 283: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

283

có thể lấy lòng khiêm nhƣờng xin họ đừng nói gì với

bạn.

147. Đừng than phiền ai, và đừng hỏi điều gì; nếu cần hỏi

hãy thật ít lời.

148. Đừng từ chối lao nhọc, dù có vẻ bạn không làm nổi:

Ƣớc gì mọi ngƣời đều gặp thấy lòng tốt nơi bạn.

149. Đừng ăn nói mâu thuẫn. Dù gì đi nữa cũng đừng nói

những lời không trong sáng. (201)

150. Khi nói, hãy nói sao để đừng xúc phạm đến ai, và

hãy nói những điều mà bạn sẽ không hối tiếc khi mọi

ngƣời đều hay biết.

151. Đừng từ chối khi ngƣời ta xin điều bạn có, dù bạn

đang cần đến nó.

152. Hãy giữ kín về điều Thiên Chúa sẽ ban cho bạn, và

hãy nhớ lời của Tình nƣơng: “Điều bí mật của tôi, tôi

giữ kín”.

153. Hãy cố giữ cho lòng đƣợc bình an, đừng để bất cứ

một biến cố nào của thế gian khiến bạn giao động,

hãy nghĩ rằng mọi sự rồi sẽ phải kết thúc.

154. Đừng bận tâm, dù nhiều hay ít, về việc ai chống đối,

ai ủng hộ. Hãy luôn gắng sức làm đẹp lòng Thiên

Chúa của bạn; hãy xin Ngài thực hiện ý Ngài nơi

bạn; hãy yêu mến Ngài nhiều, vì bạn mắc nợ Ngài

điều ấy.

155. Mƣời hai ngôi sao để đạt tới hoàn thiện tột đỉnh:

Mến Chúa, yêu ngƣời bên cạnh, vâng lời, khiết tịnh,

nghèo khó, tham dự giờ kinh, thống hối, khiêm

nhƣờng, hy sinh, cầu nguyện, thinh lặng, bình an.

Page 284: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

284

156. Khi phải làm gì, đừng bao giờ lấy ngƣời phàm làm

mẫu, dù ngƣời ấy thánh thiện đến đâu, vì quỉ dữ sẽ

bày ra trƣớc mắt bạn những bất toàn của ngƣời ấy.

Hãy bắt chƣớc Đức Kitô thôi, chỉ một mình Ngài

mới hoàn hảo và thánh thiện tột bậc, và bạn sẽ không

bao giờ sai.

157. Khi đọc hãy cố tìm và bạn sẽ gặp đƣợc nhờ suy

niệm; hãy gõ cửa bằng cầu nguyện, ngƣời ta sẽ mở

cho bạn trong chiêm niệm.

Page 285: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

285

3.

NHỮNG CHÂM NGÔN GOM GÓP

DO CHỊ MAĐALÊNA CỦA CHÖA THÁNH LINH,

ĐAN NỮ CÁT MINH CHÂN TRẦN Ở ĐAN VIỆN BÉAS

158. Kẻ hành động cho Thiên Chúa với tình yêu tinh

ròng, chẳng những không tìm cách để cho ngƣời đời

thấy, mà cả đến không nhằm cho chính Thiên Chúa

biết; bởi lẽ ngay cả khi Thiên Chúa chẳng bao giờ

biết đến, ngƣời ấy vẫn không thôi dành cho Ngài

những việc phục vụ y nhƣ thế với cùng một niềm vui

và một tình yêu y nhƣ thế.

159. Một điều nữa để thắng đƣợc các thèm khát: Hãy có

một thèm khát thƣờng xuyên là thèm bắt chƣớc Đức

Giêsu Kitô trong mọi công việc Ngài, đồng hoá với

cuộc sống Ngài, cuộc sống mà bạn phải ngắm nghía

kỹ để biết mà bắt chƣớc và để ứng xử trong mọi sự

nhƣ Ngài ứng xử.

160. Để có thể hành động nhƣ thế, cần từ chối tất cả

những thèm khát và sở thích nào không thuần túy

nhắm đến danh dự và vinh quang Thiên Chúa và cần

giữ cho lòng đƣợc trống rỗng dành chỗ cho tình yêu

của Đấng suốt đời đã chẳng muốn điều gì khác hơn

là thực hiện ý của Chúa Cha, mà Ngài gọi là lƣơng

thực nuôi sống Ngài. (Ga 4, 34)

Page 286: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

286

161. Muốn đạt kết quả trong việc hãm dẹp bốn kích tình

tự nhiên (pasiones naturales) là vui, buồn, sợ và hy

vọng, cần phải cố gắng luôn nghiêng về:

- Không phải cái dễ hơn nhƣng cái khó hơn,

- Không phải cái ngọt ngào hơn nhƣng cái nhạt nhẽo hơn;

- Không phải cái dễ chịu hơn nhƣng cái không dễ chịu;

- Không phải nghiêng về sự nghỉ ngơi nhƣng về cái vất

vả;

- Không phải nghiêng về sự an ủi nhƣng về điều không an

ủi;

- Không phải nghiêng về cái hơn nhƣng về cái kém;

- Không phải về cái cao hơn và đƣợc quý trọng hơn nhƣng

về cái thấp hơn và bị khinh dể hơn;

- Không phải nghiêng về việc muốn một điều gì nhƣng về

việc không muốn gì cả;

- Không săn tìm cái tốt nhất nhƣng là cái xấu nhất trong

mọi chuyện;

- Và vì Đức Giêsu Kitô mà kiên trì chịu trần trụi, trống

trơn và nghèo túng về bao chuyện xảy ra trên cõi

đời.

162. Đối với dục vọng: 1) Trong việc làm, hãy liệu hành

động cách trần trụi nghèo khó và ƣớc ao những

ngƣời khác giúp mình làm nhƣ thế; 2) trong lời nói,

hãy làm sao tỏ ra xem nhẹ mình và ao ƣớc mọi ngƣời

đều làm nhƣ thế; 3) trong suy nghĩ, hãy đánh giá

thấp về mình và ƣớc ao những ngƣời khác cũng làm

nhƣ thế.

Page 287: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

287

163. Hãy củng cố sức mạnh của cõi lòng chống lại tất cả

những gì hƣớng ta đến điều không phải là Thiên

Chúa, và hãy yêu mến việc chịu thƣơng khó vì Đức

Kitô.

164. Mau mắn trong vâng phục, vui vẻ trong đau khổ,

hãm dẹp cái nhìn, không muốn biết điều gì cả, hãy

thinh lặng và hy vọng.

165. Hãy quyết liệt kìm hãm miệng lƣỡi và tƣ tƣởng, hãy

liên lỉ xoay hƣớng tình cảm về Thiên Chúa và Thánh

Thần Ngài sẽ nung nấu bạn. Hãy đọc lời này nhiều

lần.

4.

NHỮNG LỜI KHUYÊN

DO CHỊ MARIA CỦA CHÖA GIÊSU NHỚ ĐƢỢC

166. Chỗi dậy vƣợt khỏi mình, đừng ngồi lại với thụ tạo.

167. Bạn hãy chống lại chính mình, thật quyết liệt và

đừng bao giờ ngừng nghỉ.

168. Đóng cửa lại với tất cả và chạy trốn.

169. Hãy giữ cho mình sạch mọi quyến luyến, tƣ tƣởng và

hình ảnh, rồi bạn sẽ cảm nghiệm đƣợc bài ca dịu

dàng cùng với lòng ăn năn và nƣớc mắt.

Page 288: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

288

5.

NHỮNG LỜI KHUYÊN KHÁC

170. Bạn càng xa lánh những sự trần gian, càng tiến gần

tới những sự trên trời, và càng gặp đƣợc những sự

phong phú nơi Thiên Chúa.

171. Ai biết chết cho mọi sự, sẽ có đƣợc sự sống trong

mọi sự.

172. Hãy lánh dữ làm lành và tìm kiếm bình an. (Tv. 33,

15)

173. Ai than phiền hoặc lẩm bẩm thì chẳng trọn lành mà

cũng chẳng phải là Kitô hữu tốt.

174. Kẻ khiêm nhƣờng là kẻ ẩn mình trong sự hƣ vô của

mình và biết phó thác cho Thiên Chúa.

175. Kẻ hiền lành là kẻ biết chịu đựng ngƣời bên cạnh và

chịu đựng chính mình.

176. Nếu bạn muốn nên trọn lành, hãy bán hết ý riêng và

bố thí cho những ngƣời có tinh thần nghèo khó, rồi

lấy lòng hiền lành và khiêm nhƣợng mà đến với Đức

Kitô, và theo Ngài cho đến núi Sọ và huyệt đá.

177. Kẻ tin cậy vào chính mình thì xấu hơn cả quỷ dữ.

178. Kẻ nào không yêu ngƣời bên cạnh thì đã thù ghét

Thiên Chúa.

179. Hành động cách hững hờ thì gần sa ngã.

180. Chạy trốn cầu nguyện là chạy trốn tất cả những gì tốt

lành.

Page 289: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

289

181. Thắng miệng lƣỡi tốt hơn nhịn ăn nhịn uống.

182. Chịu khổ vì Chúa tốt hơn làm phép lạ.

183. Ôi làm sao nói nổi những tốt lành ta đƣợc vui hƣởng

khi chiêm ngắm Ba Ngôi Chí Thánh ?

184. Đừng nghi ngờ gì ngƣời anh em của bạn, kẻo sẽ

đánh mất sự thanh khiết của cõi lòng.

185. Nói về lao nhọc thì: càng nhiều càng tốt.

186. Kẻ không biết chịu khổ vì Đức Kitô, thử hỏi còn biết

đƣợc điều gì ?

Page 290: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

290

NHỮNG BIỆN PHÁP

PHÕNG CHỐNG

Lời giới thiệu

Thánh Gioan Thánh Giá viết các biện pháp phòng

chống cho các đan nữ ở Beas trong thời gian ngài sống ở

El Calvario (1578-1579) sau khi trốn khỏi phòng giam

Toledo. Những lời cảnh báo này tiêu biểu cho một số hoa

trái của thời gian ngài làm linh hƣớng tại Avila. Các đan

nữ đã sao chép lại và gửi cho các nhà khác. Một số thủ

bản thích nghi cách xƣng hô cho nam giới, có nghĩa là các

tu huynh cũng đã quan tâm và sao chép lại để dùng.

Đây chỉ là một bản văn ngắn, cô đọng giáo huấn

phong phú. Đƣợc viết cho những đan nữ hƣởng ứng

đƣờng lối Thánh nữ Têrêxa Avila, những khẳng định chắc

nịch này nói với những phụ nữ nhiệt thành đang miệt mài

trên đƣờng tâm linh. Họ muốn chỉ trong một thời gian

ngắn mà đạt đƣợc sự khó nghèo tinh thần, hiệp nhất với

Thiên Chúa và đƣợc sự an ủi thanh thản của Chúa Thánh

Thần. Tình yêu không thích trì hoãn chút nào. Phải làm

Page 291: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

291

sao để vƣợt khỏi mọi trở ngại và tiến bộ thật nhanh.

Những ngƣời ít háo hức đạt tới mục tiêu hơn có thể chọn

cách khác. Còn ở đây, để đáp ứng khát vọng tránh khỏi

mọi chƣớng ngại, bản văn mang một cung giọng tiêu cực.

Tính cách cô đọng và mục tiêu đặc thù của bản văn

này đòi ta phải đọc nó dƣới ánh sáng những tác phẩm

khác của Thánh Gioan Thánh Giá. Trong các tác phẩm

này, ngài sẽ diễn tả chi tiết cho thấy ta sẽ đạt đƣợc sự hiệp

nhất với Thiên Chúa không phải do tuân thủ các biện

pháp phòng chống nhƣng là do sống hiệp thông với Thiên

Chúa qua cuộc sống hƣớng thần của ba nhân đức tin, cậy,

mến. Các biện pháp phòng chống vẫn rất giá trị vì luôn

thúc đẩy cuộc sống hƣớng thần ấy cách hữu hiệu.

Linh đạo Kitô giáo, bén rễ từ Kinh thánh, nói đến ba

kẻ thù tâm linh là thế gian, xác thịt và ma quỷ. Thánh

Gioan Thánh Giá đã dựa theo truyền thống ấy để sắp đặt

bài viết của ngài: Ba biện pháp chống lại từng kẻ thù

trong ba kẻ thù ấy. Dựa trên cái khung ấy, ngài nêu lên

cách ứng xử đối phó trong từng lãnh vực cuộc sống. Ngài

mô tả những thiệt hại và nguy cơ sẽ gặp phải do không

cẩn thận đề phòng. Ngài tán dƣơng những ích lợi do áp

dụng các biện pháp phòng chống. Việc trình bày nội dung

gối đầu lên nhau vì tác giả muốn nhấn mạnh rằng hễ đánh

bại đƣợc một kẻ thù là sẽ đánh bại luôn cả hai thứ kia,

làm suy yếu đƣợc một thì cả ba sẽ cùng suy yếu.

(Kieran Kavanaugh, ocd, và Otilio Rodriguez, ocd)

Page 292: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

292

NHỮNG CHỈ THỊ VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP

PHÒNG CHỐNG CẦN DÙNG CHO BẤT CỨ AI

MUỐN TRỞ THÀNH NGƢỜI TU SĨ CHÂN CHÍNH VÀ

SỚM ĐẠT TỚI HOÀN THIỆN,

1. Là tu sĩ nếu bạn muốn chỉ trong một thời gian

ngắn mà đạt đƣợc cái lắng thánh, sự thinh lặng tâm linh,

sự trần trụi và nghèo khó tinh thần, để hƣởng đƣợc sự mát

mẻ bình an của Chúa Thánh Thần, đạt tới chỗ nên một với

Thiên Chúa và giải thoát mình khỏi những trở ngại do mọi

thụ tạo trên thế gian này, để giữ mình tránh khỏi những

âm mƣu lừa dối của ma quỷ, và để giải thoát khỏi chính

mình, thì bạn cần thực hiện nhƣng chỉ thị sau đây, với ý

thức rằng mọi thiệt hại mà linh hồn mắc phải đều phát

xuất từ những kẻ thù đã nói, tức là thế gian, ma quỷ và xác

thịt,

2. Thế gian là kẻ thù ít khó khăn nhất, ma quỷ là kẻ

thù khó nhận ra nhất ; còn xác thịt là kẻ thù thô bạo hơn

tất cả và bao lâu con ngƣời cũ còn đó thì nó vẫn còn tiếp

tục tấn công.

3. Muốn hoàn toàn chế ngự đƣợc bất cứ kẻ thù nào

trong ba thứ trên đây, bạn đều cần phải chế ngự cả ba. Một

thứ nào đã bị yếu thì cả hai thứ kia sẽ yếu theo. Khi bạn đã

thắng đƣợc cả ba thứ thì sẽ không còn phải chiến đấu nữa,

Page 293: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

293

CHỐNG LẠI THẾ GIAN

4. Muốn hoàn toàn tự giải thoát khỏi những điều tai

hại thế gian có thể gây ra cho bạn, bạn cần theo ba biện

pháp sau đây:

Biện pháp phòng chống thứ nhất. 5. Biện pháp thứ nhất là bạn cần biết yêu mến mọi

ngƣời nhƣ nhau và biết quên hết mọi ngƣời nhƣ nhau, bất

kể ngƣời thân hay không thân. Bạn cần biết dứt lòng

quyến luyến41

đối với thân nhân cũng nhƣ đối với ngƣời

khác, và một cách nào đó, càng đối với ngƣời thân ruột

thịt càng cần phải dứt bỏ hơn, vì sợ rằng trong quan hệ

máu mủ tình cảm tự nhiên có thể bén nhạy hơn những

trƣờng hợp khác, cho nên cần phải hy sinh từ bỏ để đƣợc

sự hoàn thịên tâm linh. Hãy coi họ nhƣ ngƣời xa lạ thì bạn

sẽ chu toàn bổn phận đối với họ tốt hơn là khi bạn dành

cho họ lòng yêu mến mà bạn phải dành cho Thiên Chúa.

6. Đừng yêu mến ngƣời này hơn ngƣời nọ, để bạn

khỏi lạc đƣờng. Chỉ ngƣời nào Thiên Chúa yêu mến hơn

thì mới đáng đƣợc bạn yêu mến hơn, thế nhƣng bạn đâu

có biết ai là ngƣời đƣợc Thiên Chúa yêu mến hơn. Tốt

hơn, cứ quên hết mọi ngƣời nhƣ nhau, đó là điều cần để

bạn giữ đƣợc sự lắng lòng thánh thiêng, và bạn sẽ thoát

khỏi cái sai lầm là thƣơng kẻ này nhiều, kẻ kia ít.

Đứng nghĩ gì về họ, đừng xét đoán gì về họ, bất kể là

chuyện tốt hay chuyện xấu. Hãy cứ thoát khỏi họ ngần nào

có thể. Nếu bạn không giữ nhƣ thế, bạn sẽ không biết

đƣợc cách trở thành một tu sĩ, cũng sẽ không đạt tới đƣợc

cái lắng thánh, và không thoát khỏi đƣợc những sự bất

41 Các Phật tử gọi là “ly gia cát ái”.

Page 294: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

294

toàn. Nếu bạn muốn châm chƣớc chút gì trong việc ấy, thì

ma quỉ sẽ lừa gạt bạn không cách này thì cách khác, hoặc

chính bạn sẽ lừa gạt bạn dƣới nhãn hiệu điều tốt hoặc điều

xấu.

Hãy làm nhƣ tôi nói, bạn sẽ đƣợc an toàn, vì chẳng

có con đƣờng nào khác có thể giúp bạn tự giải thoát khỏi

những sự bất toàn và tệ hại do các thụ tạo gây ra.

Biện pháp phòng chống thứ hai. 7. Biện pháp thứ hai để phòng chống thế gian liên hệ

đến các của cải trần thế. Để thực sự giải thoát mình khỏi

các tệ hại gây nên do thứ của cải này và kiềm chế đƣợc mê

muốn thái quá của bạn, bạn nên ghê sợ mọi hình thức

chiếm hữu và đừng bận tâm gì đến những của cải ấy.

Đừng bận tâm đến cơm ăn, áo mặc hay bất cứ một thụ tạo

nào khác, hay là mối bận tâm lo cho ngày mai. Hãy hƣớng

thẳng nỗi bận tâm của bạn tới một cái gì cao cả hơn, tức là

tìm kiếm Nƣớc Thiên Chúa, tìm kiếm để khỏi bắt hụt

Thiên Chúa; còn thì nhƣ Chúa Chí Tôn đã nói, mọi sự

khác sẽ đƣợc ban thêm cho chúng ta (Mt 6, 33), bởi lẽ

Đấng hằng chăm sóc cho cầm thú sẽ chẳng quên bạn đâu.

Hãy cứ thực hành nhƣ vậy, bạn sẽ đƣợc sự thinh lặng và

bình an nơi các giác quan,

Biện pháp phòng chống thứ ba, 8. Biện pháp phòng chống thứ ba rất cần thiết để bạn

có thể biết cách giữ mình trong cộng đoàn, tránh khỏi mọi

thứ tệ hại có thể nảy sinh trong quan hệ với anh em tu sĩ.

Lắm ngƣời vì không chịu giữ điều này cho nên không

những đã đánh mất sự bình an và sự tốt lành của linh hồn

Page 295: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

295

mình, mà còn rơi vào và tiếp tục rơi vào nhiều điều xấu xa

và tội lỗi,

Biện pháp này là bạn cần hết sức cẩn thận giữ mình,

tránh đừng suy nghĩ dông dài và hơn nữa đừng nói gì về

những gì xảy đến trong cộng đoàn cả chuyện quá khứ hay

chuyện hiện tại liên quan đến một anh em nào đó: hoặc về

tính tình, hoặc về cách ứng xử hoặc là những việc làm của

ngƣời ấy, dù những chuyện ấy có vẻ hệ trọng đến đâu đi

nữa. Đừng nói với bất cứ ai điều gì vịn cớ do lòng nhiệt

thành hoặc vì muốn sửa chữa một điều sai lệch, nhƣng bạn

chỉ nói đúng lúc và nói với ngƣời mà luật dạy bạn phải

nói. Đừng bao giờ lấy làm gai chƣớng khó chịu hoặc sửng

sốt về bất cứ điều gì bạn thấy hoặc nghe biết, nhƣng hãy

ra sức giữ cho linh hồn bạn quên đi tất cả,

9. Thật vậy, nếu bạn thích để ý đến chuyện xung

quanh thì dù bạn sống giữa các thiên thần bạn cũng sẽ

thấy lắm chuyện không hay, bởi một lẽ đơn giản là bạn

đâu có hiểu rõ về bản chất những chuyện ấy. Cứ thử lấy

chuyện vợ ông Lót (St 19, 26) làm thí dụ thì biết. Bà này

chỉ vì tò mò muốn biết Thiên Chúa tàn phá thành Sôđôma

nhƣ thế nào và đã ngoảnh cổ lại nhìn, nên đã bị Chúa phạt

biến thành một tƣợng muối. Nhƣ thế bạn hãy biết rằng, dù

bạn có sống giữa bầy quỷ, Chúa cũng không muốn bạn

ngoảnh cổ lại trong tƣ tƣởng để suy nghĩ dông dài về

chuyện của chúng, nhƣng hãy bỏ mặc tất cả những chuyện

ấy ở đó và để cho linh hồn bạn hƣớng hẳn về Thiên Chúa

một cách tinh tuyền và trọn vẹn không để bị quấy rối vì

bất cứ một ý nghĩ nào về chuyện này chuyện nọ.

Để giữ vững điều này, bạn hãy xác tín rằng tại các tu

viện và các cộng đoàn, chẳng bao giờ thiếu những lỗ hổng

và cũng chẳng bao giờ thiếu những tên quỷ đang rình mò

Page 296: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

296

tìm cách lôi đầu các vị thánh xuống. Thiên Chúa cho phép

nhƣ vậy là để thử thách và thanh luyện các tu sĩ.

Nếu bạn không cẩn thận giữ mình, hành động một

cách lơ đãng, thì dù bạn có làm gì đi nữa cũng chẳng biết

cách trở thành một tu sĩ, và cũng chẳng đạt đƣợc sự trần

trụi tâm linh và sự lắng lòng thánh thiêng, và cũng chẳng

tự giải thoát đƣợc khỏi những tệ hại do những tƣ tƣởng

nhƣ thế gây ra. Nếu bạn không cẩn thận đề phòng trong

việc này, thì bạn có đạt tới một mục đích tốt đẹp hoặc sự

nhiệt thành, ma quỷ vẫn bắt đƣợc bạn không cách này thì

cách khác. Mà quả thật bạn đã thực sự bị nó bắt giữ khi

bạn tự cho phép mình lơ là trong việc này.

Hãy nhớ lại lời thánh Giacôbê Tông đồ đã nói: “Ai

cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lƣỡi, là tự

dối lòng mình, vì đó chỉ là thứ đạo đức hão” (1, 26). Điều

này đƣợc hiểu cả về miệng lƣỡi bên trong chứ không phải

chỉ về miệng lƣỡi bên ngoài.

CHỐNG LẠI MA QUỶ

10. Là ngƣời khao khát đạt tới hoàn thiện, bạn cần sử

dụng ba biện pháp phòng chống để giữ mình thoát khỏi

ma quỷ là kẻ thù thứ hai. Cần lƣu ý rằng giữa rất nhiều

mƣu chƣớc ma quỷ vẫn dùng để lừa gạt những ngƣời đang

tiến trên đƣờng tâm linh, mƣu chƣớc thông thƣờng nhất là

nó hay lừa gạt họ bằng những điều có vẻ tốt lành hơn là

bằng những điều xấu xa, bởi lẽ nó quá rõ rằng ít khi họ lại

chọn một điều xấu mà họ đã kịp nhận biết. Do đó bạn cần

phải luôn tỉnh táo dè chừng những gì có vẻ tốt lành, nhất

là khi đó không phải là điều đức vâng phục đòi buộc. Để

Page 297: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

297

hành động đúng và để đƣợc an toàn, bạn hãy hỏi ý kiến

nơi ngƣời mà bạn cần bàn hỏi.

Biện pháp phòng chống thứ nhất. 11. Vậy biện pháp thứ nhất là, ngoài những gì bổn

phận bậc mình đòi buộc, nếu không đƣợc lệnh phải vâng

lời, bạn đừng bao giờ dây mình vào một việc gì, mặc dù

nó có vẻ tốt lành và đầy tính bác ái, hoặc là vì bạn hoặc là

vì một ai khác ở trong hoặc ở ngoài cộng đoàn. Giữ nhƣ

thế, bạn sẽ đƣợc công phúc và đƣợc an toàn.

Từ chối nhƣ thế, bạn sẽ thoát khỏi ma quỷ và những

sự dữ mà bạn không ngờ trƣớc đƣợc. Đó là điều sẽ đến

ngày Thiên Chúa đòi bạn phải trả lời. Nếu bạn không theo

đúng biện pháp phòng chống này, cả trong chuyện nhỏ lẫn

chuyện lớn, dù bạn có thấy nó đúng tới đâu đi nữa, thì bạn

cũng sẽ không thể tránh khỏi bị ma quỷ lừa gạt, hoặc

nhiều hoặc ít. Mặc dù bạn chẳng chểnh mảng gì khác hơn

là tránh né vâng lời, thì bạn cũng đã sai lạc một cách đáng

trách, bởi lẽ Thiên Chúa muốn sự vâng lời hơn của lễ

(1Sm 15, 22). Mọi hành động của một tu sĩ đều phải là

việc của đức vâng phục chứ không thể là việc riêng của

ngƣời ấy, cho nên nếu bạn tách nó khỏi đức vâng phục thì

kể nhƣ bạn đã đem vất nó đi.

Biện pháp phòng chống thứ hai. 12. Biện pháp phòng chống thứ hai là bạn luôn luôn

nhìn vào bề trên nhƣ nhìn vào Thiên Chúa, cho dù bản

thân bề trên có ra sao cũng thế, bởi lẽ bề trên thay mặt

Thiên Chúa. Hãy lƣu ý rằng kẻ thù của đức khiêm nhƣờng

là ma quỷ là một kẻ xúc xiểm chuyên nghiệp và xảo quyệt

trong lĩnh vực này. Bạn sẽ đƣợc rất nhiều ích và lợi khi

Page 298: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

298

nhìn bề trên theo ánh sáng trên đây, còn nếu không nhìn

theo ánh sáng ấy, bạn sẽ bị mất mát thiệt thòi rất trầm

trọng. Do đó, cần phải hết sức cảnh giác, đừng bận tâm

đến tính tình, cách ứng xử, khả năng hoặc phƣơng pháp

hành động của ngài. Bận tâm đến những chuyện ấy, bạn sẽ

tự làm hại mình vì đã biến đức vâng phục từ chỗ là một

chuyện của Thiên Chúa trở thành một chuyện của loài

ngƣời, bởi lẽ chỉ dựa vào những cái hữu hình nơi bề trên

chứ không còn dựa vào Thiên Chúa vô hình, Đấng mà bạn

đang phụng sự ngang qua vị bề trên.

Đức vâng phục của bạn sẽ chẳng có ý nghĩa gì và sẽ

hoàn toàn vô ích nếu bạn cho phép mình đƣợc bất mãn vì

tính khó chịu của bề trên hoặc đƣợc cảm thấy hạnh phúc

khi bề trên xử sự khéo léo và làm đẹp lòng bạn. Tôi xin

nói để bạn hay, bằng cách xúi giục các tu sĩ xét nét cách

xử sự của bề trên, ma quỷ đã làm hại đƣợc không biết bao

nhiêu tu sĩ đang trên đƣờng tiến tới hoàn thiện. Kể từ khi

họ để cho những nhận xét kiểu ấy xen vào sự vâng phục

thì đức vâng phục của họ chẳng còn đƣợc mấy chút giá trị

trƣớc mặt Chúa.

Chắc hẳn bạn phải có những cảm nghĩ riêng tƣ,

nhƣng nếu bạn không biết cố gắng để chẳng bận tâm gì

đến chuyện ngƣời này hay ngƣời nọ làm bề trên, thì chẳng

thể nào trở thành một ngƣời có chiều sâu tâm linh, mà

cũng chẳng thể nào giữ các lời khấn của bạn cho tốt đƣợc.

Biện pháp phòng chống thứ ba. 13. Biện pháp phòng chống thứ ba, thẳng thừng

chống lại ma quỷ, là bạn hãy luôn hết lòng tìm cách tự hạ

trong lời nói cũng nhƣ trong hành động, vui mừng vì sự

may lành của ngƣời khác nhƣ thể đó là sự may lành của

Page 299: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

299

chính bạn, ao ƣớc cho họ đƣợc trổi vƣợt hơn bạn trong

mọi chuyện, và ao ƣớc nhƣ vậy với tất cả tấm lòng. Làm

nhƣ thế, bạn sẽ lấy sự lành mà thắng sự dữ (Rm 12, 21),

bạn sẽ đuổi ma quỷ chạy xa và lòng bạn sẽ đầy an vui

hạnh phúc. Bạn càng ít thiện cảm với ngƣời nào thì càng

phải cố gắng thực tập nhƣ vậy với ngƣời ấy. Hãy nhớ rằng

nếu bạn không bắt mình làm nhƣ vậy, bạn sẽ chẳng đạt

đƣợc đức ái đích thật và cũng sẽ không tiến bƣớc đƣợc gì

trên đƣờng đức ái. Bạn hãy thích đƣợc mọi ngƣời dạy

khôn bạn hơn là mong muốn đƣợc dạy khôn một ngƣời

nào, dù là ngƣời bé nhỏ nhất.

CHỐNG LẠI CHÍNH MÌNH VÀ SỰ XẢO TRÁ

CỦA TÍNH XÁC THỊT

14. Và sau đây là ba biện pháp phòng chống dành

cho những ai muốn chiến thắng kẻ thù thứ ba tức là chính

bản thân mình và tính xác thịt của mình.

Biện pháp phòng chống thứ nhất. 15. Biện pháp phòng chống thứ nhất là hãy hiểu rằng

bạn vào dòng là để cho mọi ngƣời xài xể bạn và thử thách

bạn. Vậy, nếu bạn muốn giải thoát mình khỏi những sự

bất toàn và rầy rà phát xuất từ những lề lối cũng nhƣ thái

độ của các tu sĩ và rút đƣợc ích lợi nơi mọi chuyện, thì bạn

nên nghĩ rằng mọi ngƣời trong cộng đoàn đều là tay thợ

hiện diện ở đó để thử luyện bạn. Mà quả có thế thật. Một

số ngƣời sẽ xài xể bạn bằng lời nói, một số khác bằng

hành động và một số khác bằng những suy nghĩ chống lại

Page 300: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

300

bạn. Hãy nhớ rằng trong tất cả những chuyện ấy bạn đều

phải phục tùng nhƣ thể một pho tƣợng đang ở trong tay

ngƣời nhào nặn ra nó, trong tay một họa sĩ đang sơn phết

nó và trong tay một kẻ gọt đẽo đang trau chuốt lại nó.

Nếu bạn không chịu tuân theo biện pháp phòng

chống này, bạn sẽ không biết cách chiến thắng tính xác

thịt cũng nhƣ tình cảm của bạn, bạn sẽ không hài hoà

đƣợc với các tu sĩ trong cộng đoàn, và sẽ không đạt đƣợc

sự bình an thánh thiêng và cũng sẽ không giải thoát đƣợc

mình khỏi những trở ngại và những sự dữ.

Biện pháp phòng chống thứ hai. 16. Biện pháp phòng chống thứ hai là bạn đừng bao

giờ nên bỏ dở công việc chỉ vì không đƣợc thoả mãn và

hứng thú trong việc ấy, nếu đó là việc phải làm để phụng

sự Thiên Chúa.

Bạn cũng đừng bao giờ nên mải mê với các công

việc chỉ vì chúng đem lại cho bạn sự thoả mãn và hào

hứng, nhƣng bạn nên làm những việc ấy nhƣ thể đang

phải làm những việc chán ngấy. Nếu không, bạn sẽ không

đạt đƣợc sự kiên tâm và chiến thắng đƣợc sự yếu đuối của

mình

Biện pháp phòng chống thứ ba 17. Biện pháp phòng chống thứ ba là một ngƣời nội

tâm không bao giờ nên dán mắt vào những cảm nghiệm

thích thú gặp đƣợc trên đƣờng tập luyện tâm linh, trở

thành quá dính bén với những cảm nghiệm ấy và say sƣa

tập luyện chỉ vì sự thỏa mãn ấy. Đàng khác cũng không

nên chạy trốn những sự cay đắng gặp trên đƣờng tập luyện

ấy, nhƣng tốt hơn nên tìm kiếm những gì là cam go và

Page 301: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

301

chán ngán để ôm chầm lấy. Làm nhƣ thế, bạn sẽ khống

chế đƣợc tính xác thịt; còn nếu không, bạn sẽ chẳng bao

giờ diệt trừ đƣợc lòng yêu mình và cũng chẳng bao giờ đạt

đƣợc lòng yêu Chúa.

Page 302: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

302

NHỮNG LỜI KHUYÊN GỞI MỘT TU

SĨ NHẰM GIÖP ĐẠT TỚI HOÀN THIỆN

Lời giới thiệu

Những lời khuyên viết cho một tu sĩ có nội dung và giọng

văn tƣơng tự những biện pháp phòng chống trên đây. Điều đó

cho thấy cả hai đƣợc biên soạn vào cùng một thời điểm. Nó chỉ

khác ở chỗ không theo sát cấu trúc của các biện pháp phòng

chống.

Bản văn đƣợc coi là xác thực nhất lấy theo một thủ bản

cổ đƣợc giữ tại đan viện Cát Minh ở Bujalance. Trong thủ bản

này, liền sau Những lời khuyên là Những cấp độ của sự hoàn

thiện, là phần thƣờng đƣợc xếp chung với các Châm ngôn. Tuy

nhiên ngày nay ngƣời ta có khuynh hƣớng xếp nó liền sau

Những lời khuyên, vì có lẽ cả hai đƣợc viết cho cùng một tu

huynh.

(Kieran Kavanaugh, ocd, và Otilio Rodriguez, ocd)

Jesus Mariae Filius

1. Thƣa anh, trong một vài lời ngắn ngủi anh đã hỏi

tôi một vấn đề lớn. Muốn trả lời cặn kẽ, cần phải có nhiều

thời gian và giấy bút. Do cả hai thứ ấy tôi đều thiếu, cho

Page 303: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

303

nên tôi sẽ cố gắng cô đọng và chỉ ghi lại một số điểm và

lời khuyên ngắn gọn nhƣng hàm chứa nhiều chuyện, ngõ

hầu bất cứ ai giữ những điều này cho hoàn hảo thì đều sẽ

đạt đƣợc một mức cao trên đƣờng hoàn thiện.

Nhiều ngƣời ƣớc ao trở thành tu sĩ chân chính, làm

tròn những điều đã khấn hứa, tiến bƣớc trên đƣờng nhân

đức và đƣợc vui hƣởng những an ủi và hoan lạc trong

Chúa Thánh Thần, thế nhƣng họ sẽ không thể đạt đƣợc

nhƣ vậy nếu không cố gắng thực hiện một cách hết sức

chuyên cần bốn lời khuyên sau đây, liên hệ đến sự dè dặt,

sự hy sinh hãm mình, sự luyện tập các nhân đức và giữ sự

cô tịch cả về mặt bên ngoài lẫn về mặt tâm linh.

2. Để thực hành lời khuyên thứ nhất là sự dè dặt, bạn

hãy sống trong tu viện nhƣ thể ở đó chẳng có ai khác

ngoài bạn. Nhƣ thế, bạn đừng bao giờ nên xen vào những

chuyện xảy ra trong tu viện, bằng lời nói hay bằng ý nghĩ,

cũng đừng bao giờ phê phán những cá nhân sống trong tu

viện, đừng bận tâm dò xét xem họ tốt hay xấu hoặc họ xử

sự ra sao. Để giữ đƣợc sự yên tĩnh trong tâm hồn, thì dù cả

thế giới này có sụp đổ, bạn cũng đừng thèm lên tiếng hoặc

xía vào, hãy nhớ lại vợ ông Lót đã bị biến thành tƣợng

muối chỉ vì bà đã ngoảnh đầu lại để nhìn xem những

ngƣời đang bị tiêu diệt giữa bao tiếng kêu la ầm ĩ (St 19,

26).

Bạn nên thực hành sự dè dặt này một cách hết sức

kiên quyết, vì nhờ đó bạn sẽ giữ mình thoát khỏi rất nhiều

tội lỗi cũng nhƣ những sự bất toàn, và sẽ giữ đƣợc tâm

hồn bình an thanh thản với rất nhiều lợi ích trƣớc mặt

Thiên Chúa và ngƣời ta.

Page 304: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

304

Hãy thƣờng xuyên nhớ đến điều này vì nó hết sức

quan trọng. Rất nhiều tu sĩ chỉ vì không giữ sự dè dặt nhƣ

thế nên chẳng những không tiến đƣợc trong các nhân đức

khác mà còn thụt lùi, càng lúc càng hƣ hỏng xấu xa.

3. Để thực hành lời khuyên thứ hai, liên hệ đến sự hy

sinh hãm mình và nhờ đó mà đƣợc tiến bộ, bạn nên ghi

khắc sự thật này vào lòng. Đó là bạn vào dòng không

nhằm điều gì khác hơn là để đƣợc đẽo gọt và tôi luyện

trên đƣờng nhân đức, bạn chẳng khác nào khối đá cần bị

chẻ, bị chặt cho vừa vặn trƣớc khi có thể đem xây nhà.

Cho nên bạn cần hiểu rằng mọi ngƣời ở trong tu viện

đều là những tay thợ đục đá đƣợc Chúa đặt ở đó để đục,

để đẽo, để làm cho bạn chết luôn. Một số ngƣời sẽ giũa

bạn bằng lời nói, trút lên bạn những điều mà lẽ ra bạn

không nên nghe; một số ngƣời khác sẽ xài xể bạn bằng

việc làm, làm đủ thứ chuyện trái ngƣợc với bạn; một số

ngƣời khác lại hành hạ bạn bằng tính khí của họ, chỉ

nguyên thấy bộ mặt hoặc cách hành động của họ thôi cũng

đủ cho bạn bực bội chán ngán; và một số ngƣời khác lại

hành hạ bạn bằng tƣ tƣởng, chẳng kính trọng cũng chẳng

yêu thƣơng gì bạn.

Bạn phải gánh chịu những sự hành hạ và quấy rầy ấy

với sự kiên nhẫn bên trong, giữ thinh lặng vì lòng yêu mến

Chúa và hiểu rằng bạn vào trong dòng không nhằm

chuyện gì khác hơn là để cho thiên hạ hành xách bạn kiểu

đó, và có vậy bạn mới đáng hƣởng phúc thiên đàng. Nếu

bạn đi tu mà không nhắm chuyện đó thì đừng đi tu làm gì,

tốt hơn là cứ ở ngoài thế gian mà tìm kiếm tiện nghi, vinh

dự, danh giá và những sự dễ dãi khác.

Page 305: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

305

4. Lời khuyên thứ hai này hoàn toàn cần thiết cho

một tu sĩ, để có thể chu toàn các nghĩa vụ bậc mình và tìm

đƣợc sự khiêm nhƣờng sâu thẳm, sự bình an nội tâm và

niềm vui trong Chúa Thánh Thần. Nếu bạn không làm

theo lời khuyên này, bạn sẽ không biết đƣợc làm sao để

thực sự là tu sĩ, cũng không biết đƣợc mình đi tu để làm

gì. Bạn cũng không biết đƣợc cách tìm kiếm Chúa Kitô

(nhƣng chỉ lo tìm kiếm chính mình), cũng chẳng tìm đƣợc

sự bình an tâm hồn, chẳng tránh đƣợc tội lỗi và thƣờng

không tránh khỏi cảm thấy bị âu lo.

Trong đời tu chẳng bao giờ thiếu thử thách, mà

Thiên Chúa cũng không muốn cho thiếu thử thách. Ngài

đã đem các linh hồn vào đó để thử thách và tôi luyện nhƣ

thử vàng trong lửa, thì việc họ gặp thử thách và cám dỗ do

ngƣời ta và do ma quỷ, việc họ bị lửa âu lo phiền muộn

nung nấu, là chuyện thƣờng.

Ngƣời tu sĩ cần phải trải qua những thử thách ấy, và

nên biết gánh chịu một cách kiên nhẫn và hợp với ý Chúa,

đừng miễn cƣỡng chấp nhận, kẻo thay vì đƣợc Chúa thử

luyện trong phiền muộn, lại thoái thác không chịu kiên trì

vác thập giá Chúa Kitô.

Bởi lẽ nhiều tu sĩ đã không hiểu rằng mình vào dòng

là để vác thập giá Chúa Kitô, cho nên đã không sống hài

hòa đƣợc với ngƣời khác. Những ngƣời ấy khi tới ngày

Chúa phán xét sẽ phải xấu hổ bẽ bàng.

5. Để thực hành lời khuyên thứ ba, liên hệ tới việc

tập nhân đức, bạn nên kiên trì sống đạo đức và sống trong

sự vâng phục, đừng bận tâm gì đến thế gian nhƣng chỉ bận

tâm đến Thiên Chúa. Để đạt đƣợc điều đó và tránh khỏi bị

thất vọng, bạn đừng bao giờ nên dán mắt vào chuyện công

Page 306: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

306

việc mình làm khiến mình đƣợc thỏa mãn hay không, nhƣ

thể đó là động cơ khiến bạn làm điều ấy hoặc bỏ không

làm, nhƣng chỉ dán mắt vào chuyện mình làm việc ấy chì

vì Chúa. Nhƣ thế, bạn phải đảm nhận mọi chuyện, thích

thú hoặc không thích thú, chỉ vì một mục tiêu duy nhất là

làm đẹp lòng Thiên Chúa.

6. Để thực hiện điều ấy cách mạnh mẽ và kiên trì và

sớm đạt đƣợc các nhân đức, bạn nên luôn luôn lo sao để

hƣớng về cái khó hơn là hƣớng về cái dễ, hƣớng về cái

cứng cỏi sù sì hơn là cái mềm mại, hƣớng về cái gay go và

chán nản trong công việc hơn là hƣớng về những khía

cạnh hứng thú dễ chịu của nó, và đừng đi đến chỗ tìm cái

gì ít có vẻ thập giá hơn, vì thập giá là một gánh nhẹ nhàng

(x. Mt 11,30). Nên nhớ rằng một cái gánh nặng hơn sẽ trở

nên nhẹ hơn khi mình mang lấy vì Chúa Kitô.

7. Để thực hành lời khuyên thứ tƣ, liên hệ đến sự cô

tịch, bạn nên coi nhƣ thể mọi sự trên đời đều đã chấm dứt.

Nhƣ thế, mỗi khi vì không sao tránh đƣợc mà phải nhúng

tay vào chuyện gì, bạn sẽ làm một cách siêu thoát nhƣ thể

là không làm.

8. Đừng bận tâm gì đến chuyện thế gian, bởi lẽ

Thiên Chúa đã tách riêng bạn, đã giải thoát bạn khỏi

những chuyện ấy. Đừng có đích thân lo một chuyện gì mà

bạn có thể nhờ một ngƣời khác lo giúp. Tốt nhất là bạn

nên ao ƣớc sao để khỏi phải nhìn thấy ai và cũng không để

cho ai nhìn thấy bạn.

Hãy hết sức lƣu ý rằng nếu Chúa sẽ chất vấn mọi tín

hữu về những lời vô ích họ nói ra, thì Chúa còn nghiêm

khắc hơn biết bao đối với ngƣời tu sĩ đã tận hiến tất cả đời

Page 307: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

307

sống và mọi công việc của mình cho Chúa. Vào ngày phán

xét, Thiên Chúa sẽ chất vấn về tất cả những điều đó.

9. Ở đây tôi không muốn nói rằng bạn hãy bỏ đừng

làm tròn tất cả các bổn phận bậc mình với tất cả sự tận tụy

cần có và với hết khả năng bạn, hoặc hãy bỏ một việc gì

mà đức vâng phục bảo bạn làm, nhƣng tôi chỉ muốn nói

rằng bạn hãy thi hành các trách vụ của bạn sao cho thật

hoàn hảo, không có một sai lỗi nào, bởi lẽ cả Thiên Chúa

và cả đức vâng phục đều không muốn bạn sai lỗi.

Do đó, bạn nên cố gắng để cầu nguyện không ngừng,

và ngay cả khi tập luyện thân thể cũng đừng bỏ việc cầu

nguyện. Dù bạn ăn, uống, nói, chuyện vãn với ngƣời đời

hay là làm bất cứ điều gì khác, bạn luôn nên làm nhƣ thế

với lòng khao khát Chúa và hƣớng hết lòng trí của bạn vào

Ngài. Điều đó hết sức cần thiết để có đƣợc sự cô tịch bên

trong, sự cô tịch này đòi hỏi linh hồn phải đẩy lùi bất cứ tƣ

tƣởng nào không trực tiếp hƣớng tới Thiên Chúa. Rồi hãy

quên hết mọi sự đang có hoặc đang xảy ra trong cuộc đời

ngắn ngủi và đáng thƣơng này, và đừng khao khát biết bất

cứ chuyện gì bằng bất cứ cách nào ngoại trừ một điều là

biết cách phụng sự Thiên Chúa cho tốt hơn và giữ luật

dòng cho tốt hơn.

10. Nếu bạn cẩn thận giữ bốn lời khuyên ấy, bạn sẽ

đạt tới hoàn thiện trong một thời gian ngắn. Các lời

khuyên này tuỳ thuộc lẫn nhau, cho nên nếu bạn bỏ một

điều nào trong bốn điều ấy, thì rồi bạn cũng sẽ đánh mất

những lợi ích mà lẽ ra bạn phải có đƣợc khi thực hành

những điều kia.

Page 308: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

308

NHỮNG CẤP ĐỘ HOÀN THIỆN

1. Dù lợi đƣợc hết mọi sự trên thế gian cũng đừng vì

thế mà phạm một tội nào. Đừng phạm một tội cố tình nào,

dù nhẹ đến đâu. Điều mình đã biết là bất toàn thì đừng

làm.

2. Hãy cố gắng luôn sống trong sự hiện diện của

Thiên Chúa, sự hiện diện thật, sự hiện diện trong tâm

tƣởng hay sự hiện diện hiệp nhất, tùy thực tế công việc

cho phép.

3. Đừng làm gì hay nói gì mà nếu Đức Kitô ở trong

hoàn cảnh tôi, vào tuổi tôi và với sức khỏe nhƣ tôi, chắc

hẳn Ngài đã không làm.

4. Trong mọi sự hãy lo tìm cho Thiên Chúa đƣợc

danh dự lớn nhất và vinh quang lớn nhất.

5. Đừng vì bất cứ bận rộn nào mà bỏ tâm nguyện vì

đó là chỗ dựa nâng đỡ linh hồn.

6. Đừng vì bất cứ bận rộn nào mà bỏ việc xét mình,

cũng đừng quên buộc mình làm đôi việc đền tội khi lỗi bất

cứ điều gì.

7. Hãy hối tiếc sâu xa về bất cứ khoảnh khắc nào đã

bị mất hoặc đã qua đi mà không yêu mến Thiên Chúa.

Page 309: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

309

8. Nơi mọi việc dù cao hay thấp, hãy luôn nhắm tới

cùng đích là Thiên Chúa, vì bạn không có cách nào khác

để lớn lên về công đức và sự hoàn thiện.

9. Đừng bao giờ bỏ cầu nguyện. Hãy coi sự khô khan

hoặc khó khăn nhƣ lý do khiến bạn phải kiên trì cầu

nguyện. Thƣờng thì Thiên Chúa muốn thấy linh hồn bạn

đã yêu mến Ngài tới mức nào rồi. Ngài không thử thách

tình yêu bằng sự dễ dãi hoặc sự thỏa lòng.

10. Cả trên thiên đàng cũng nhƣ dƣới trần thế, hãy

luôn chọn chỗ đứng cũng nhƣ phần việc thấp nhất và chót

hết.

11. Đừng xen mình vào điều gì ngƣời ta không bảo

bạn làm. Đừng cố chấp về bất cứ điều gì, cả khi bạn có lý.

Hãy coi chừng, nhƣ thiên hạ vẫn nói, đừng có “đƣợc đằng

chân, lân đằng đầu”. Nhiều ngƣời lầm to kiểu đó, cứ

tƣởng mình phải làm điều mà, nếu họ tỉnh táo, họ sẽ thấy

rằng chẳng có gì buộc phải làm.

12. Đừng bận tâm tới việc ngƣời khác, dù đó là việc

tốt hay việc xấu, vì chẳng những bạn sẽ có nguy cơ lỗi

phạm mà còn dễ bị chia trí và giảm sút nhiệt tình.

13. Hãy luôn cố gắng xƣng thú lỗi lầm cách rõ ràng,

chân thật và hết sức ý thức về sự khốn cùng của mình.

14. Dù gặp những bổn phận và nghĩa vụ khó khăn và

cay đắng, đừng nản lòng, vì mọi sự rồi sẽ qua đi. Sau khi

thử thách linh hồn ít lâu bằng cách biến lệnh truyền thành

nặng nề khó nhọc, Thiên Chúa sẽ cho linh hồn nếm đƣợc

phúc lành và ơn ích.

15. Hãy luôn nhớ rằng mọi sự xảy đến cho bạn, dù

vừa ý hay trái ý, đều do Thiên Chúa, thì bạn sẽ không tự

Page 310: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

310

hào khi đƣợc thịnh đạt, cũng không nản lòng vì nghịch

cảnh.

16. Hãy luôn nhớ rằng bạn đến đây không vì lý do

nào khác hơn là để nên một vị thánh. Vì thế, đừng để điều

gì khiến bạn bận tâm mà lại không dẫn đƣa bạn tới sự

thánh thiện.

17. Hãy luôn sẵn sàng làm hài lòng ngƣời khác hơn

là hài lòng mình, thì bạn sẽ không còn ghen tị hay ích kỷ

đối với ngƣời bên cạnh. Hãy hiểu điều đó từ góc độ sự

hoàn thiện, vì Thiên Chúa phẫn nộ với những ai tìm làm

đẹp lòng ngƣời đời hơn đẹp lòng Thiên Chúa.

Soli Deo honor et gloria.

Chỉ để suy tôn và vinh danh một mình Thiên Chúa.

Page 311: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

311

BẢN KIỂM XÉT VÀ NHẬN ĐỊNH

[Bản kiểm xét và nhận định của Thánh Gioan Thánh Giá về tinh thần

và tình trạng cầu nguyện của một đan nữ Cát Minh. Segovia, 1588-

1591.]

Lời giới thiệu

Vào thời cha Nicolás Doria làm đại diện Tổng quyền,

ngài nhờ Cha Gioan Thánh Giá khảo sát một bản tƣờng trình

do một nữ tu Cát Minh viết và cho nhận định về tinh thần của

chị này. Chúng ta không biết nữ tu này là ai, cũng không biết

chị ở cộng đoàn nào, chúng ta chỉ biết là đã có nhiều vị học

thức tán thành bản tƣờng trình của chị. Thế nhƣng cha Gioan

Thánh Giá sau khi đọc đã nêu ra năm khiếm khuyết trong đó

và đã cho một lƣợng giá tiêu cực về tinh thần của chị nữ tu,

qua bản nhận định dƣới đây mà ngài đã viết để trình cha đại

diện Tổng quyền. (Kieran Kavanaugh và Otilio Rodriguez)

Trong cung cách nặng cảm tính mà linh hồn này

đang theo, lộ ra năm khiếm khuyết khiến tôi không thể

cho là có tinh thần chân thật.

Page 312: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

312

Trƣớc hết, hầu nhƣ ngƣời này mang nhiều ham

muốn chiếm hữu, đang khi tinh thần chân thật thì lúc nào

cũng trần trụi, không dính bén các thèm khát.

Thứ hai, ngƣời này quá tự tin và rất ít sợ bị sai lỗi

bên trong, mà khi ngƣời ta thiếu sự kính sợ này, Thần khí

Thiên Chúa không bao giờ đồng hành để giữ linh hồn cho

khỏi bị hại, nhƣ Hiền nhân xƣa đã nói (x. Cn 15,33; 16,6).

Thứ ba, hầu nhƣ chị này ao ƣớc thuyết phục ngƣời ta

cho rằng các kinh nghiệm của chị là tốt và đáng áp dụng

cho nhiều ngƣời. Những ngƣời có một tinh thần đích thật

thì không có não trạng ấy nhƣng, ngƣợc lại, ao ƣớc cho

kinh nghiệm mình bị đánh giá thấp và bị xem thƣờng, và

chính họ cũng tự đánh giá nhƣ thế.

Điều thứ tƣ và chính yếu là trong cung cách của chị

này, các hiệu quả của đức khiêm nhƣờng không lộ rõ. Khi

các đặc ân có tinh chân thật, nhƣ chị này nói ở đây, thì

chúng chẳng bao giờ đƣợc thông truyền cho một linh hồn

mà trƣớc hết lại không hƣ vô hóa linh hồn ấy bằng sự triệt

hạ từ bên trong để nó đƣợc khiêm nhƣờng. Nếu những đặc

ân chị này nghĩ mình có, đã phát sinh hiệu quả ấy nơi chị,

hẳn chị đã không quên nói đôi điều về nó ở đây, thậm chí

còn nói nhiều là khác. Vì, trong những trƣờng hợp tƣơng

tự, chính tâm tình khiêm nhƣờng là điều đầu tiên linh hồn

nôn nóng muốn nói và nói rõ; hiệu quả của lòng khiêm

nhƣờng nơi những tâm tình ấy thƣờng mạnh đến độ ngƣời

ta không thể che giấu đƣợc. Vì mặc dù có thể không phải

nơi mọi nhận thức về Thiên Chúa chúng đều quá nổi bật

nhƣ thế, tuy nhiên những nhận thức mà ở đây chị ấy gọi là

ơn hiệp nhất chẳng bao giờ lại vắng những hiệu quả ấy

của lòng khiêm nhƣờng: “Đức khiêm tốn đem lại vinh

Page 313: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

313

quang” (Cn 18,12). “Đau khổ quả là điều hữu ích, để

giúp con học biết thánh chỉ Ngài” (Tv 118/119,71).

Thứ năm, giọng văn và lối nói của chị này không có

vẻ gì là đến từ cái tinh thần mà chị muốn cho thấy, bởi lẽ

tinh thần chân thật tự nó luôn dạy cho ngƣời ta dùng lối

nói đơn giản, không màu mè hoặc phóng đại nhƣ chị dùng

ở đây. Và tất cả những điều mà “chị đã nói với Chúa” hay

“Chúa đã nói với chị” ở đây đều có vẻ lủng củng.

Tôi xin khuyến cáo là không nên yêu cầu hoặc cho

phép chị viết gì về việc này, và cha giải tội của chị không

nên tỏ ra là muốn nghe chị nói về chuyện đó, tốt hơn nên

đánh giá thấp và nói ngƣợc lại. Cần thử thách chị, buộc

chị luyện tập những nhân đức có vẻ khô khẳng, cách riêng

là tự khinh chê mình, sống khiêm nhƣờng và vâng phục.

Nếu những đặc ân ấy có thật, chúng sẽ gây nên nơi linh

hồn ấy sự thuận phục; đây chính là viên đá thử vàng. Và

phải thử thách thật cứng rắn, vì đã nhắm tới cái vinh dự ấy

thì không có thứ quỷ nào mà không sẵn lòng chịu đấm ăn

xôi.

Page 314: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

314

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ 16

DẪN VÀO VIỆC ĐỌC CÁC TÁC PHẨM CỦA THÁNH GIOAN

THÁNH GIÁ 71 Lm Lucien Marie de Saint Joseph, ocd 71 GHI CHÚ 119

NHỮNG BÀI THƠ 122

DẪN VÀO CÁC BÀI THƠ 123 1. Các bài thơ và lịch sử 123 2. Những bài thơ và văn chƣơng 129 3. Giáo thuyết của các bài thơ 138

ĐÊM DÀY 162 NHỮNG CA KHÖC TÂM LINH PHIÊN BẢN A 165 NHỮNG CA KHÖC TÂM LINH PHIÊN BẢN B 173

NGỌN LỬA NỒNG 182

ĐOẢN KHÖC 1 184

ĐOẢN KHÖC 2 188

ĐOẢN KHÖC 3 192

CHÖ BÉ CHĂN CỪU 195

DÕNG SUỐI 198

ĐIỂM TỰA 202

ĐIỀU TÌNH CỜ GẶP ĐƢỢC 205

CÁC TÌNH KHÚC 210 Tình khúc 1 VỀ ĐOẠN TIN MỪNG “LÖC KHỞI NGUYÊN ĐÃ CÓ

LỜI”TRONG LIÊN HỆ VỚI BA NGÔI CHÍ THÁNH. 212 Tình khúc 2 VỀ SỰ CHUYỂN THÔNG GIỮA BA NGÔI 215 Tình khúc 3 VỀ SÁNG TẠO 217 Tình khúc 4 VỀ SÁNG TẠO (tiếp theo) 219 Tình khúc 5 NHỮNG KHÁT VỌNG CỦA CÁC TỔ PHỤ 224 Tình khúc 6 NHỮNG KHÁT VỌNG CỦA CÁC TỔ PHỤ (tiếp theo)

226 Tình khúc 7 VỀ NHẬP THỂ 228 Tình khúc 8 VỀ NHẬP THỂ (tiếp theo) 231

Page 315: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

315

Tình khúc 9 GIÁNG SINH 233 Tình khúc 10 MỘT TÌNH KHÖC KHÁC VỀ THÁNH VỊNH “TRÊN

SÔNG BABYLON‟ 235

NHỮNG CHÂM NGÔN CỦA ÁNH SÁNG VÀ TÌNH YÊU 239

LỜI DẪN NHẬP 240 GHI CHÚ 257

LỜI MỞ ĐẦU 258 1. PHẦN GHI LẠI THEO THỦ BÖT ANDUJAR 259 LỜI NGUYỆN CỦA LINH HỒN SAY ĐẮM 263 2. NHỮNG ĐIỂM YÊU 273 3. NHỮNG CHÂM NGÔN GOM GÓP DO CHỊ MAĐALÊNA CỦA

CHÚA THÁNH LINH, ĐAN NỮ CÁT MINH CHÂN TRẦN Ở ĐAN

VIỆN BÉAS 285 4. NHỮNG LỜI KHUYÊN DO CHỊ MARIA CỦA CHÖA GIÊSU

NHỚ ĐƢỢC 287 5. NHỮNG LỜI KHUYÊN KHÁC 288

Page 316: TOÀN VĂN SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM

316

NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 290

NHỮNG LỜI KHUYÊN GỞI MỘT TU SĨ NHẰM GIÖP ĐẠT TỚI

HOÀN THIỆN 302 NHỮNG CẤP ĐỘ HOÀN THIỆN 308 BẢN KIỂM XÉT VÀ NHẬN ĐỊNH 311