32
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH AN GIANG ________ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo QĐ số: 669/2004/QĐ-UB ngày 20/4/2004 của UBND tỉnh An Giang) _____________ An Giang có những nét đặc trưng so các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (đồng bằng và núi rừng, biên giới, hai sông Tiền và Hậu trãi dài...), nhất là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng lúa và chăn nuôi thủy sản, nên ngay từ đầu khi khai phá - năm 1700, cây lúa đã trở thành cây trồng đầu tiên và là cây trồng chính của vùng này. Quá trình hơn 300 năm xây dựng và phát triển, nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của địa phương; từ đó, nông nghiệp-nông thôn luôn là vấn đề chiến lược có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh qua các thời kỳ. Chuyển sang thời kỳ đổi mới, nông nghiệp-nông thôn An Giang có bước phát triển rỏ nét và đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào sự ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - chính trị của tỉnh cũng như vùng, tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo. Chiến lược phát triển nông thôn An Giang là sự tổng kết bước đầu về những thành tựu và kinh nghiệm có tính đặc trưng của thời kỳ đổi mới (1986-2000), xây dựng nhiệm vụ-giải pháp có tính dài hơi cho thời

TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTỈNH AN GIANG

________Độc lập - Tự do - Hạnh phúc________________________

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AN GIANG ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo QĐ số: 669/2004/QĐ-UB ngày 20/4/2004 của UBND tỉnh An Giang) _____________

An Giang có những nét đặc trưng so các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (đồng bằng và núi rừng, biên giới, hai sông Tiền và Hậu trãi dài...), nhất là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng lúa và chăn nuôi thủy sản, nên ngay từ đầu khi khai phá - năm 1700, cây lúa đã trở thành cây trồng đầu tiên và là cây trồng chính của vùng này. Quá trình hơn 300 năm xây dựng và phát triển, nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của địa phương; từ đó, nông nghiệp-nông thôn luôn là vấn đề chiến lược có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh qua các thời kỳ. Chuyển sang thời kỳ đổi mới, nông nghiệp-nông thôn An Giang có bước phát triển rỏ nét và đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào sự ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - chính trị của tỉnh cũng như vùng, tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo.

Chiến lược phát triển nông thôn An Giang là sự tổng kết bước đầu về những thành tựu và kinh nghiệm có tính đặc trưng của thời kỳ đổi mới (1986-2000), xây dựng nhiệm vụ-giải pháp có tính dài hơi cho thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới (2001-2020) để tạo ra bước ngoặc, sự chuyển biến về chất cho nền kinh tế của tỉnh.

PHẦN THỨ NHẤTTÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

AN GIANG 1986 - 2000

I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN AN GIANG 1986-2000

Thời kỳ 1986-2000 là giai đoạn chuyển từ quản lý nền kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng từ kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang cung cách quản lý mới: kế hoạch hướng dẫn, tự chủ sản xuất, tự do lưu thông đi đến kinh tế thị trường có định hướng Xã hội Chủ nghĩa.

Page 2: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

1. Thực trạng của việc cơ bản hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp năm 1985:

Thời kỳ trước đổi mới (1976-1986), tỉnh tập trung cho phát triển nông nghiệp - mặt trận hàng đầu, chủ yếu là đầu tư phát triển thủy lợi, chuyển đổi lúa mùa nổi thành lúa cao sản 2 vụ ngắn ngày; diện tích canh tác tăng 1,2 lần, trong đó diện tích lúa 2 vụ tăng gấp 3 lần.

Đến 30/4/1985 An Giang công bố hoàn thành cơ bản hợp tác hóa nông nghiệp với gần 80% ruộng đất được tập thể hóa với khái niệm HTX, TĐSX là đơn vị kinh tế, đơn vị sản xuất; quá trình đó đã điều chỉnh và phân chia ruộng đất cũng như đã mang lại cho nhiều nông dân nghèo có đất để sản xuất. Tuy nhiên, do nặng về cải tạo quan hệ sản xuất, thực chất là chia bình quân ruộng đất cho mọi người theo kiểu “cào bằng”, lấy ruộng của trung nông đem chia mà không tính đến việc bồi hoàn, chia cho cả những người không biết làm ruộng, tư tưởng cát cứ - cắt xâm canh... Những năm này sản xuất nông nghiệp trì trệ nhất, ruộng đất bị bỏ hóa thường xuyên trên 30.000 ha, sản lượng lương thực tăng rất chậm, năm 1976 đạt 508.470 tấn và trong suốt 10 năm (1976-1986) chỉ tăng 300.000 tấn (bình quân hàng năm tăng khoảng 30.000 tấn), ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Trung ương liên tục bao cấp tài chính, hàng hóa công nghiệp; tổng giá trị hàng hóa nhận của Trung ương đưa về tỉnh nhiều gấp 7 lần hàng hóa của tỉnh điều về Trung ương.

2. Những chủ trương, giải pháp đột phá của tỉnh An Giang từ 1986 - 1990:

Khắc phục tình hình trên, tháng 12/1986 UBND tỉnh có Chỉ thị 49/CT-UB giải quyết hợp lý tư liệu sản xuất-máy móc của các tập đoàn máy nông nghiệp, nơi nào đã thanh toán sòng phẳng với chủ máy thì kiện toàn tổ chức đưa vào hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất, nơi nào chưa thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán thì giao máy lại cho chủ cũ - là người biết sử dụng, biết phát huy. Kết quả chủ trương này đã tạo sức bật mới, hầu hết khi nhận lại chủ máy sửa chữa và đưa vào hoạt động ngay. Cuối năm 1987 các tập đoàn máy cơ bản tự giải thể, nông dân mạnh dạn mua sắm máy nông nghiệp ngày càng nhiều, góp phần đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa nông nghiệp ở địa phương.

Trải qua một thời kỳ phân chia đất bình quân, sản xuất nông nghiệp đình đốn; xác định kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ sở - hộ là đơn vị sản xuất, bởi vấn đề cốt tử đầu tiên là quyền tự chủ sản xuất của hộ nông dân, quyền tự chủ gắn liền với quyền sử dụng đất dài lâu và quyền quyết định sản xuất cây, con gì phù hợp, hiệu quả; tháng 10/1988 UBND tỉnh ra Quyết định 303/QĐ-UB tôn trọng quyền sử dụng hợp pháp ruộng đất lâu dài và ổn định để phát huy năng lực sản xuất thực sự của người nông dân; và chủ trương

2

Page 3: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

cho các tập đoàn sản xuất chuyển sang làm dịch vụ (không thu công gián tiếp).

Do vấn đề đặt ra quá mới, nên hầu hết các HTX nông nghiệp kiểu cũ, tập đoàn sản xuất đã có, không thích ứng được và tự tan rả. Tương tự lĩnh vực nông nghiệp, hầu hết các HTX mua bán, HTX tín dụng đều giải thể do không thích ứng với cơ chế mới. Tuy nhiên, về phát triển kinh tế hộ, kết quả chủ trương này cũng đã khắc phục có hiệu quả tình trạng bỏ hoang hóa đất đai, những tiêu cực, cũng như tránh được những bất công khác về lợi ích giữa những người nông dân với nhau. Từ đó, nông dân mạnh dạn đầu tư, thâm canh trên thửa ruộng của họ.

Đặc biệt, An Giang đã sớm chuyển sang cơ chế thị trường; những năm 1981-1982 tỉnh chủ trương thực hiện theo 2 giá, ngoài giá trao đổi vật tư với nhà nước (giá bao cấp) còn có thêm giá thỏa thuận. Thời kỳ 1982-1986 chủ trương thực hiện hợp đồng kinh tế 2 chiều, gồm giá trong nghĩa vụ (1 kg urê = 4 kg lúa; 1 lít xăng = 8 kg lúa...) và giá khuyến khích. Từ năm 1987 trở đi, tỉnh mạnh dạn chủ trương thực hiện cơ chế một giá (giá thị trường), sản phẩm nông dân làm ra, xong phần nghĩa vụ thì được tự do bán hoặc bán theo giá thỏa thuận, tức là Nhà nước bán vật tư cho nông dân theo giá kinh doanh, Nhà nước mua lương thực, nông sản của nông dân theo giá thỏa thuận; nhờ vậy, năm 1987 tỉnh đã mua gần 242.000 tấn lương thực quy lúa, nộp Trung ương đạt theo chỉ tiêu kế hoạch (161.298 tấn), phần còn lại dùng để xuất khẩu và bán cho thị trường trong nước.

3. Thành quả của 15 năm đầu đổi mới (1986-2000)Kết quả thực hiện đổi mới từ 1986-2000, An Giang đã hoàn thành việc

đưa ruộng đất về hộ. Riêng trong 3 năm ( 1988 - 1990) tỉnh tập trung giải quyết căn bản dứt điểm trên 30.000 đơn khiếu nại ( thực hiện theo Quyết định 303/QĐ-UB của UBND tỉnh - có tính đến thành quả “nhường cơm xẻ áo”, chủ cũ chủ mới đều có đất sản xuất hoặc có vốn để chuyển ngành, chứ không chỉ trả về chủ củ). Do quyền lợi đất đai được giải quyết thỏa đáng, nông dân phấn khởi cải tạo đất, thực hiện thâm canh - tăng vụ, và khai hoang, phục hóa, tạo nên sinh khí sôi động phấn khởi trong cả tỉnh. Từ đó, tỉnh đã đạt được những bước đáng kể về sản xuất lương thực và thực phẩm. Đây là giai đoạn tập trung cho khai hoang, phục hóa và chuyển vụ phát triển theo chiều rộng. Trong đó, từ 1991-1995 là khoảng thời gian được đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy lợi, nhất là vùng Tứ giác Long xuyên, đến năm 2000 đã thực hiện được trên 2.610 km kênh cấp I + II, gần 4.500 km kênh cấp III, và thủy lợi nội đồng, đảm bảo tưới tiêu cho hầu hết diện tích; về cơ bản, việc khai hoang phục hóa gần như hoàn tất trong thời gian này.Trong giai đoạn 1996-2000, chỉ tính riêng cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn như thủy lợi, giao thông nông thôn, điện nông thôn, nước sạch, chợ nông thôn thì tổng vốn đầu tư là 1.067 tỷ đồng, trong đó nhân

3

Page 4: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

dân đóng góp 359 tỷ đồng (tỷ lệ 33,6%).Kết quả hệ số sử dụng đất từ 1,16 lần (1986) lên 1,95 lần (2000). Riêng vùng tứ giác Long Xuyên trong 10 năm đầu khai thác (1987-1997) sản lượng lúa đã tăng trên 3 lần, đến năm 2000 đạt trên 1,52 triệu tấn, chiếm 65% sản lượng lúa toàn tỉnh.

Năm 1988, lần đầu tiên sản lượng lương thực của tỉnh vượt qua ngưỡng cửa 1 triệu tấn, và đến năm 1994 - tức 6 năm sau tiếp theo đã vượt qua ngưỡng cửa 2 triệu tấn, đến năm 2000 đạt trên 2,4 triệu tấn. Trong vòng 15 năm (1986-2000) sản lượng lương thực tăng 1,5 triệu tấn, bình quân hàng năm tăng 100.000 tấn, hơn 3 lần so với bình quân hàng năm của 10 năm trước đó (1976-1986). Bình quân lương thực đầu người trong giai đoạn này tăng từ 515 kg/người (1986) lên 1.142 kg/người (2000), gấp 2,22 lần. Từ một tỉnh thiếu gạo cho dân ăn bước sang một tỉnh có dư thừa lương thực, hàng năm có khoảng 1,4-1,6 triệu tấn lương thực hàng hóa phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu và góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.

Sau thời kỳ đổi mới, nền kinh tế tỉnh An Giang liên tục tăng trưởng qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh bước đầu đạt 10,1 triệu USD (1986); lên 132,2 triệu USD (1995); 168,5 triệu USD (1997); 107,5 triệu USD (2000). Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 1986 đạt 2,3 tỷ đồng - trong đó thuế nông nghiệp 99,4 triệu đồng; năm 1995 lên 654 tỷ đồng - trong đó thuế nông nghiệp 72 tỷ đồng; năm 2000 lên 792,6 tỷ đồng - trong đó thuế nông nghiệp 95,5 tỷ đồng. Nhà nước và nông dân đã có tích lũy dần.

Thời kỳ 1991-1995 tăng trưởng kinh tế bình quân 10,86%/năm; thời kỳ 1996-2000 tăng bình quân 6,86%/năm; tính chung thời kỳ 1991 - 2000 GDP tăng bình quân 8,63%/năm. Cơ cấu kinh tế chung có bước chuyển dịch đáng kể, năm 1990 khu vực nông-lâm-thủy sản 59,4%, năm 1995 giảm còn 53,6%, và năm 2000 tiếp tục giảm còn 41,6%; bù vào đó là phát triển nhanh khu vực thương mại - dịch vụ, và chuyển động gia tăng khu vực công nghiệp - xây dựng. Mặt khác, bản thân cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất kinh doanh tổng hợp, đa canh trong trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là khai thác phát triển mạnh lợi thế đăc trưng về chăn nuôi thủy sản; từ đó hiệu quả mang lại đã làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu của tỉnh với tỷ trọng xuất khẩu thủy sản những năm gần đây chiếm khoảng 40%-50%. GDP bình quân đầu người từ 0,64 triệu đồng/năm (1990) lên 2,8 triệu đồng/năm (1995) và 4,56 triệu đồng/năm (2000).

Qua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát triển của tỉnh An Giang; góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; tạo tiền đề cơ bản để tiến đến CNH - HĐH và hội nhập kinh tế nhanh hơn trong thời gian tới. Đời sống nhân dân trong tỉnh nói chung, nông dân nói riêng ngày một nâng cao, tỷ lệ hộ khá và giàu tăng lên mau. Đến năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo còn 8,38% (năm 1996 là 10,6%), hộ dùng điện chiếm 80%, hộ dùng nước sạch

4

Page 5: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

chiếm 70% (năm 1996 là 25,5%), và 100% xã, phường có trạm y tế và có đường ô tô đến tận trung tâm ...

Những thành tựu đáng phấn khởi trên là kết quả của quá trình quán triệt, vận dụng đường lối đổi mới của Đảng và phấn đấu gian khổ của nhân dân trong tỉnh nói chung, nông dân nói riêng. Đảng bộ đã sớm xác định khâu đột phá của tỉnh là phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới cùng với phương châm “sống chung với lũ”. Các chủ trương đó là từ cuộc sống và đã đi vào cuộc sống, phát huy được tính tích cực, cởi mở, tác phong thực tiễn, nhạy bén và dễ tiếp cận được với nền sản xuất tiến bộ của người nông dân - là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp - nông thôn tỉnh An Giang.

II. CHÍNH SÁCH “ TAM NÔNG” VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TẦM CHIẾN LƯỢC CẤP TỈNH

Sau Đại hội Đảng CSVN toàn quốc lần thứ VI khởi xướng sự nghiệp đổi mới; và trong suốt thời kỳ cải tạo nông nghiệp, từ những bất cập trong thực hiện chính sách đất đai, cải tạo máy nông nghiệp và phân phối sản phẩm, Đại hội tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IV (tháng 10/1986) đã đánh dấu mở đầu cho thời kỳ đổi mới ở An Giang bằng chính sách “Tam nông”, trong đó nông nghiệp được xác định là nền tảng - là mặt trận hàng đầu, nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới, và nông thôn là địa bàn chiến lược.

1. Về cách nhìn và thái độ mới với nông dân: nông dân- là lực lượng cách mạng trong dân tộc, dân chủ qua các thời kỳ và là chổ dựa, là chủ thể của quá trình đổi mới ở nông thôn hiện nay. Nông dân phải là chủ đất - có đất canh tác và có quyền sử dụng đất, có quyền định đoạt sản xuất và quyền định đoạt sản phẩm do mình làm ra khi nhìn thấy được lợi ích, nghĩa là được tự chủ trong sản xuất và kinh doanh. Do đó, nông dân phải là người tự do có lãnh đạo (chứ không phải bị quản lý); nông dân không thích bị “dẫn dắt" mà họ thích (Đảng và Nhà nước) cùng họ đi lên CNXH giàu có - cùng đi, có nghĩa là đi lên dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng không có khoảng cách.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy những thành tựu trong phát triển nông nghiệp - nông thôn chính là nhờ phát huy tốt vai trò của nông dân trong sự nghiệp đổi mới; quá trình đó đã minh chứng năng lực làm ra của cải của nông dân, và điều đó cho thấy nông dân sẽ tạo ra được định mệnh cho chính họ.

2. Xem nông nghiệp là nền tảng - là mặt trận hàng đầu : bởi bản thân địa bàn tỉnh An Giang là nông nghiệp và nông nghiệp An Giang là lúa và cá ... (và cả núi, rừng sinh thái, biên giới ...). Thực tiễn cho thấy nông nghiệp ở An Giang là tiềm năng, thế mạnh vốn có, và có thế cạnh tranh. Trước mắt, đã giải quyết được vấn đề thiếu đói lương thực ở thời kỳ đầu, và làm giàu cũng từ bước đầu tiên này xuất phát từ việc tạo ra được vùng

5

Page 6: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

nguyên liệu nông - thủy sản phong phú phục vụ cho chế biến, tiêu dùng, xuất khẩu... Do đó, xác định nông nghiệp là nền tảng, là cơ sở để phát triển công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Từ đó, có chính sách sát hợp để khai thác tối ưu đất, nước và kinh nghiệm người nông dân.

3. Xác định nông thôn là địa bàn chiến lược : Hầu hết dân cư là ở nông thôn (hiện nay gần 80%). Về lịch sử, nông thôn từng là địa bàn chiến lược bảo vệ tổ quốc. Do đó, xây dựng và phát triển nông thôn mới là lo cho nông dân (lực lượng cách mạng), là đền ơn đối với quá khứ; là yên dân,ổn định chính trị trong hiện tại; và là tiền đề để tiến lên văn minh, giàu có trong tương lai. Chính vì vậy, trong thời gian qua tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng như thủy lợi, giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, điện, nước sạch, nhà ở cho dân nghèo, nhà vượt lũ, nhà văn hóa xã...Thực hiện các chính sách để xóa đói giảm nghèo, kế hoạch hóa dân số, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ... nhằm rút ngắn khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị, từng bước thực hiện đô thị hóa và hiện đại hóa nông thôn.

4. Những kinh nghiệm thực tiễn :- Mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát từ thực tiễn cách mạng và

lòng dân. An Giang đã vì nông dân “dám” làm những việc chưa có chủ trương ở trên, thậm chí xem là “ làm trái”.

Thuận mua vừa bán. Cấp vốn - cho vay, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân

thành khuyến nông, sau này là “5 Khuyến” (Khuyến nông, Khuyến công, Khuyến thương, Khuyến học, Khuyến thiện).

Hộ là đơn vị sản xuất thay thế cho HTX, TĐSX là đơn vị sản xuất.

Đất thật sự là của nông dân chứ không phải của HTX, TĐSX (Quyết định 303/QĐ-UB) mà vẫn giữ thành quả cải tạo XHCN (“nhường cơm xẻ áo”).

Đã nói nông dân là chủ thì nông dân phải có quyền: sản xuất, phân phối, và quyền giữ đất.

Tin dân - tin ở năng lực sáng tạo của nông dân, với truyền thống đoàn kết cộng đồng và ý chí vươn lên, không chấp nhận hoàn cảnh - số phận.

- Phải sòng phẳng với nông dân: xin, cho, mua,bán, tịch thu, trưng thu,....rõ ràng, rành mạch, không để nông dân mơ hồ, hiểu lầm, khó xử vì những khái niệm trừu tượng, chung chung, hoặc đa nghĩa.

- Nhà nước quản lý sản xuất, kinh doanh bằng pháp luật, chính sách và trực tiếp đầu tư cơ sở hạ tầng, và chỉ trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh

6

Page 7: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

những gì mà xã hội không có ai làm hoặc chưa có ai có khả năng làm, hoặc luật pháp chưa cho phép.

- Đầu tư phải lấy hiệu quả kinh tế làm đầu. Cái giá phải trả là nôn nóng đầu tư trực tiếp cho giải quyết vấn đề xã hội trước, có khi mang lại hệ quả do không phát huy được. An Giang đầu tư thủy lợi nơi làm ruộng trúng nhất, sẽ sinh lợi sớm nhất và do đó có điều kiện để đầu tư vùng nghèo, vùng sản xuất kém hiệu quả, chỉ sau 5 năm là tỉnh phát triển được đồng đều (điển hình là đầu tư các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú trước; các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn sau).

- Nội bộ phải thống nhất cao. Cả hệ thống chính trị đều một tiếng nói, một hành động. Đặc biệt, những lúc giao thời, khó khăn, muốn tập thể có sức bật tốt thì vai trò người “cầm cờ” có ý nghĩa rất quyết định. Nổi rõ là thời kỳ 1986-1990.

Kết luận: 1986-2000 có thể xem là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, đã thành công. Kinh nghiệm học được, lớn nhất là: Kiên định lập trường cách mạng là vì nhân dân. Nhân dân trong giai đoạn này - nông dân chiếm từ hơn 90% cho đến nay còn gần 80%. Do đó, chính sách “Tam nông” của Đảng bộ An Giang đã được ban hành và thực hiện có hiệu quả trong suốt giai đoạn này đã hoàn thành, nay cần nâng lên một tầm cao mới để đưa nông dân và kinh tế nông nghiệp - nông thôn An Giang thật sự hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; rút ngắn khoảng cách để đến 2020 An Giang cùng cả nước đứng vào hàng ngũ các nước công nghiệp hóa của khu vực.

7

Page 8: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

PHẦN THỨ HAITÍNH TẤT YẾU VÀ BA NHIỆM VỤ THEN CHỐT CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AN GIANG

GIAI ĐOẠN 2001 - 2020

I. TÍNH TẤT YẾU

Trên cơ sở tư tưởng “lấy dân làm gốc”, “dân giàu nước mạnh” và chuyển từ nền kinh tế kế họach tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của Đại hội Đảng CSVN tòan quốc lần thứ VI, Đại hội Đảng CSVN toàn quốc lần thứ IX đã tiếp tục xác định đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là: “Đẩy mạnh CNH - HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh”.

Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (1991-1995) tiếp tục khẳng định: “Vận dụng và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách kinh tế phù hợp nhằm phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để khai thác tốt nhất tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Hướng tập trung là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu, gắn với công nghiệp bảo quản và chế biến”. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (1996-2000) khẳng định mục tiêu tổng quát là: “Tập trung khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cao hơn thời kỳ 1991-1995; đồng thời kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc về văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng theo hướng CNH-HĐH, trọng yếu là CNH-HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, bảo đảm phát triển ổn định và vững chắc”.

Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp-nông thôn thời kỳ 2001 - 2010; Tỉnh ủy An Giang cũng đã có Nghị quyết về đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn An Giang thời kỳ 2001-2010. trong đó nhấn mạnh mục tiêu là “Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến;....; khẳng định được vị trí của một số sản phẩm chủ yếu trên thị trường trong nước và thế giới. ngành nghề và dich vụ ở nông thôn phát triển với cơ cấu hợp lý; quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hoàn chỉnh, giảm bớt

8

Page 9: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nông thôn”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết nguồn lực cho CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn như: tri thức - tay nghề; vốn; đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất nông nghiệp; tập trung tích tụ ruộng đất gắn với phát triển ngành nghề; xây dựng mối liên kết, quan hệ gắn bó giữa bốn nhà; tiếp tục thực hiện theo phương châm “sống chung với lũ an toàn”; khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; giữ vững ổn định chính trị xã hội nông thôn để phát triển...

Quá trình phát triển ở địa phương, thực hiện những quy định của Trung ương, An Giang đã có nhiều chủ trương, quyết sách phù hợp và kịp thời với yêu cầu thực tiễn như: Chỉ thị 49/CT-UB của UBND tỉnh ngày 18/12/1986 về việc quản lý sử dụng máy phục vụ sản xuất nông nghiệp; Quyết định 303/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày 04/10/1988 về việc ban hành các quy định cụ thể thực hiện Chỉ thị 47/CT-TW của Bộ Chính trị về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất; Quyết định số 40/QĐ-NN ngày 01/6/1989 của Giám đốc Sở Nông nghiệp về việc thành lập Chương trình khuyến nông tỉnh, và sau đó nâng lên thành Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang theo Quyết định số 203/QĐ-UB-TC ngày 27/3/1995 của UBND tỉnh; Chỉ thị số 25/CT-UB của UBND tỉnh ngày 27/11/1991 về việc xây dựng các hình thức tổ chức nông dân trong sản xuất nông nghiệp; Quyết định số 244/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày 12/12/1991 về việc ban hành kèm theo bản Quy định về hiệp thương khai thác và sử dụng đường nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (về đấu thầu đường nước); Quyết định 469/QĐ-UB của UBND tỉnh tháng 11/1987 quy định các chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, và Quyết định số 275/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày 23/6/1992 ban hành chính sách trồng và bảo vệ rừng phòng hộ trên đồi núi; Đề án phát triển HTX giai đoạn 2001-2005 ngày 18/9/2001 của UBND tỉnh mà nội dung là Tổ chức lại sản xuất (nông nghiệp) theo hướng hợp tác hóa và mối liên kết bốn nhà; Đề án số 31/ĐA-BCS ngày 18/10/2002 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân trong mùa nước nổi.

Những chủ trương, chính sách cùng các giải pháp sát hợp ở địa phương đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển đồng thời với việc tổ chức lại sản xuất, khôi phục và bảo vệ môi trường sống nông thôn; hiệu quả cho thấy: năm 2003 hệ số sử dụng đất đã lên đến 2,09 lần; sản lượng lương thực đạt trên 2,7 triệu tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 1.275 kg. GDP trong 3 năm (2001-2003) tăng bình quân 8%/năm, riêng 2 năm 2002 và 2003 tăng vọt 10,54% và 9,13%; tăng thu ngân sách liên tục khoảng 10%/năm, riêng năm 2003 thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.080 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu từ 119 triệu USD năm 2001 lên 147 triệu USD năm 2002 và 182 triệu USD năm 2003. Đặc biệt, thực hiện Đề án 31/ĐA-BCS trong mùa nước nổi

9

Page 10: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

năm 2002 giải quyết việc làm cho gần 100 ngàn lao động, tạo thêm thu nhập 520 tỷ đồng (chiếm 15,5% so 2 vụ sản xuất chính trong năm), năm 2003, giải quyết việc làm cho trên 150 ngàn lao động, tạo thêm thu nhập 630 tỷ đồng (chiếm 18,7% so 2 vụ sản xuất chính trong năm, và tăng 21,2% so mùa nước nổi năm 2002). Tính chung, GDP bình quân đầu người năm 2003 đạt 6,15 triệu đồng; giá trị GDP bình quân đầu người năm 2001 so năm 2000 tăng thêm 240.000 đồng, năm 2002 so năm 2001 tăng thêm 610.000 đồng, và năm 2003 so năm 2002 tăng thêm 740.000 đồng. Cơ cấu kinh tế chung của tỉnh tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, khu vực nông-lâm-thủy sản giảm còn 37,65%.

Điểm đáng chú ý là tỷ trọng nông - thủy sản xuất khẩu chiếm rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, năm 2003 trên 80%, cho thấy một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. Nhưng trình độ sản xuất và trình độ tổ chức còn rất đơn giản, thực trạng lực lượng sản xuất còn nhiều bất cập về tính ổn định, năng suất, chất lượng, sản lượng, độ đồng đều và tính cạnh tranh của sản phẩm; sản xuất không theo quy hoạch, kế hoạch; về khoa học công nghệ và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát v.v... nặng yếu tố tự phát, chưa đảm bảo tính bền vững.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội nông thôn đã được xây dựng một bước cơ bản: phủ lưới điện quốc gia 100% xã, ấp (từ năm 1995), đến năm 2003 hộ dùng điện đạt 90%; hộ dùng nước sạch 80%; hệ thống đường nông thôn đến tận xã, ấp, khu dân cư; hệ thống y tế, trường học khá hoàn chỉnh. Tình trạng ngập lụt hàng năm được cải thiện. Hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,2%.v.v...là một sự thay đổi về chất trong đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn An Giang. Song, so với yêu cầu cuộc sống mới thì còn phải tiếp tục nỗ lực tập trung đầu tư nhiều hơn nữa.

Từ hàng loạt những chủ trương, giải pháp có tính tình thế đã đưa đội ngũ nông dân với nền sản xuất tự cấp tự túc vươn lên thành nền nông nghiệp hướng ngoại, tạo tiền đề cho chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, đưa tỷ trọng thương mại - dịch vụ lên hàng đầu sau 15 năm là một bước tiến dài, năm 2003 chiếm 49,62% trong nền kinh tế của tỉnh. Nhưng muốn duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng một cách bền vững và hội nhập thành công, UBND tỉnh An Giang ban hành Chiến lược phát triển nông thôn An Giang đến năm 2020 một cách toàn diện. Từ tiền đề là chính sách “Tam nông” nâng lên thành chiến lược “ Ba hóa” cho phù hợp thời đại công nghiệp hóa , hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới.

10

Page 11: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

II. BA NHIỆM VỤ THEN CHỐT CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN AN GIANG GIAI ĐỌAN 2001- 2020

Ba nhiệm vụ then chốt của chiến lược phát triển nông thôn An Giang giai đoạn 2001-2020 là trí thức hóa nông dân, hợp tác hóa sản xuất và công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn; gọi tắt là chiến lược “Ba hóa”.

1. Trí thức hóa nông dân :Nâng cao mặt bằng dân trí nông dân là chìa khóa của vấn đề chiến

lược phát triển nông thôn An Giang trong thời kỳ mới. Do đó, yêu cầu bức xúc hiện nay là phải phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo đủ các trình độ, ngành nghề theo nhu cầu của xã hội và theo yêu cầu của CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn.

Theo số liệu Thực trạng Lao động - Việc làm ở Việt Nam năm 2000 (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội): đối với số lao động ở khu vực nông thôn An Giang đủ 15 tuổi trở lên (chiếm 80,5% trong tổng số lao động của tỉnh) đạt lớp học cao nhất đã qua tính bình quân 1 người (lớp/12) là 4,7; trong khi bình quân vùng Đồng bằng sông Cửu Long 5,6; bình quân cả nước 7,0; và An Giang đứng vị trí thứ 11/12 so các tỉnh ĐBSCL - chỉ cao hơn Sóc Trăng là 4,4.

Tỷ lệ lao động khu vực nông thôn An Giang chưa biết chữ là 11,08%; trong khi bình quân vùng ĐBSCL là 6,96%, bình quân cả nước là 4,79%. Tỷ lệ lao động khu vực nông thôn An Giang chưa tốt nghiệp cấp I lên đến 42,47%.

Tỷ lệ lao động khu vực nông thôn An Giang đã tốt nghiệp cấp III mới chỉ đạt 3,53%; và đứng vị trí thứ 10/12 so các tỉnh ĐBSCL - chỉ cao hơn Sóc Trăng là 2,52%, và Kiên Giang là 2,97%.

Số lao động khu vực nông thôn An Giang có chuyên môn kỹ thuật (từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên) là 5,37%; và từ sơ cấp, học nghề trở lên là 8,06%. Số lao động khu vực nông thôn An Giang không có chuyên môn kỹ thuật chiếm đến 91,94%, và con số tuyệt đối - 743.763 lao động, cao nhất so các tỉnh trong vùng ĐBSCL.

Thực trạng số lượng và chất lượng của lực lượng lao động khu vực nông thôn An Giang theo số liệu năm 2000 như trên là một thách thức lớn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng CNH-HĐH ở địa phương; cho thấy yêu cầu hội nhập và thực trạng đang còn nhiều bất cập, khoảng cách còn khá xa. Chương trình “5 Khuyến“ hiện nay của tỉnh cũng chỉ là giải pháp tình thế, chưa bền vững, mà yêu cầu là lực lượng lao động trong nông thôn phải có trình độ cơ bản hơn, cao hơn.

11

Page 12: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

Trước đây, bước vào thời kỳ đổi mới, nông dân đã được trao cho quyền làm chủ đất đai, tư liệu sản xuất, quyền quyết định sản xuất và định đoạt sản phẩm. Nông dân từ chỗ chỉ biết sản xuất ra sản phẩm, mua tại nhà, bán tại đồng, ít quan tâm đến yếu tố kinh tế thị trường. Nay, với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông phải học tập để chuyển thành người lao động có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, có kiến thức và biết nắm bắt thông tin thị trường để chủ động điều chỉnh sản xuất, có khả năng quản lý và có tinh thần cộng đồng cao, chủ động liên kết với nhà doanh nghiệp đưa sản phẩm tham gia hội nhập - đủ khả năng cạnh tranh với các nước có nền nông nghiệp phát triển (như Thái Lan, Malaysia....).

Yêu cầu đặt ra đến năm 2020 mức nâng cao là phải tạo ra được một thế hệ nông dân mới với cái nền phổ thông trung học để đào tạo được 50% nông dân tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc tương đương, 10% nông dân có trình độ đại học, cao đẳng; và đã là người sản xuất kinh doanh trong tư thế hội nhập, người nông dân phải được thông qua các lớp huấn luyện chuyên ngành và tất cả đều là nông dân khá, giỏi. Do đó, phải nâng cao trình độ học vấn của nông dân cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đào tạo nông dân chẳng những có kiến thức cao về kỹ thuật nông nghiệp và còn có trình độ khá về quản trị kinh doanh, tiếp thị; biết sử dụng tin học trong công tác quản lý và truy cập thông tin từ Internet; có trình độ tham gia quản lý và xây dựng nông thôn. 100% Chủ nhiệm HTX, Giám đốc HTX phải có trình độ đại học hoặc cao đẳng.

Ngày nay, trên thế giới, vấn đề phát triển ở khu vực nông thôn được chuyển từ phương thức trợ giúp vốn cho nông dân sang phương thức dạy nghề. Dạy nghề thực chất là giúp điều kiện cho người nông dân tự tạo việc làm cho chính mình. Dạy nghề cho nông thôn phải được coi là một bộ phận trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đó chính là trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông thôn thiết thực và hữu hiệu nhất.

Do đó, cùng với việc nâng cao dân trí, cần kết hợp giữa giáo dục với dạy nghề cho khu vực nông thôn. Tuy việc đầu tư cho một trường dạy nghề tập trung là rất tốn kém và thường hạn chế cơ hội tiếp cận của đa số lao động ở nông thôn; song, các đơn vị huyện, thị, thành trong tỉnh cần phát triển hệ thống trường dạy nghề (dựa vào cơ sở trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên...) thích ứng trên từng địa bàn, phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất của từng nơi; đồng thời, có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế lập các trường dạy nghề nhằm xã hội hóa lĩnh vực này. Cơ cấu dạy nghề phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn; chú ý các ngành nghề có liên quan đến nông - ngư nghiệp, chế biến công nghiệp - TTCN và công tác quản lý (kể cả trình độ quản lý HTX, trang trại).vv.. Đặc biệt, phải chú ý đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn giỏi về phát triển nông thôn; một đội ngũ cán bộ quản trị các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế giỏi về

12

Page 13: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

kinh doanh, tiếp thị, thích nghi với quá trình hội nhập kinh tế. Đây cũng là “bộ máy cái” góp phần quan trọng trong việc trí thức hóa nông dân. Trường Đại học An Giang có vai trò đầu đàn, được xem là trung tâm của quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn trong mối liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, trong nước và quốc tế. Chương trình khuyến nông, Chương trình khuyến công ...Có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nâng trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nông dân. Chương trình đưa Internet về nông thôn, Chương trình xúc tiến thương mại được triển khai mạnh và đồng bộ về nông thôn.

Chiến lược trí thức hóa nông dân còn bao hàm một nội dung quan trọng cốt yếu là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Văn minh nông thôn phải trên cơ sở truyền thống văn hóa làng xóm Nam bộ, văn hóa gia đình Việt Nam. Hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa, tiếp nhận tinh hoa của loài người chứ không tiếp nhận "văn hóa ăn cắp", "văn hóa bắt chước", "văn hóa giả" và các thứ "văn hóa rác rưởi" mà các thành phố đang tẩy trừ. Nghiên cứu thành lập Trung tâm Nghiên cứu văn hóa-xã hội thuộc tỉnh để phục vụ cho nhiệm vụ này.

2. Hợp tác hóa sản xuấtHợp tác hóa sản xuất là quá trình hợp tác trong tổ chức sản xuất, lưu

thông và phân chia lợi nhuận dựa trên cơ sở lao động quản lý, lao động chân tay, tiền vốn và thiết bị, máy móc của các thành viên tham gia không đồng đều nhưng bình đẳng về trách nhiệm chính trị và ý thức cộng đồng. Sản xuất và lưu thông trước đây thường tách rời thành hai quá trình; nhưng, đến thời hội nhập toàn cầu như hiện nay thì sản xuất lưu thông là một quá trình mở rộng, nghĩa là sản xuất cho đến khi bán xong sản phẩm thì mới kết thúc quá trình ấy.

Chỉ thị 68/CT-TW ngày 24/5/1996 của Ban Bí thư Trung ương Đảng nêu rỏ: “Nhận thức rỏ kinh tế hợp tác là yêu cầu và xu thế tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN”, và “... kinh tế HTX là một bộ phận quan trọng, cùng với kinh tế Nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế, đó cũng là nền tảng chính trị - xã hội của đất nước để đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.

Kinh tế hợp tác là nền sản xuất lớn và hiện đại, có nhiều thị trường, được thể hiện dưới các hình thức tổ chức phù hợp từng thời kỳ và trình độ sản xuất nói chung. Qua hơn 2 năm thực hiện Đề án phát triển HTX giai đoạn 2001-2005 (tổ chức lại sản xuất), có mấy loại tổ chức có tính hợp tác:

- Hợp tác xã kiểu mới- Công ty cổ phần nông thôn- Các tổ hợp tác tiểu - thủ công nghiệp- Trang trại

13

Page 14: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

Trong đó HTX kiểu mới là nền tảng của chiến lược phát triển hợp tác hóa trong nông nghiệp. HTX kiểu mới và trang trại là 2 hình thức cơ bản còn tồn tại theo mục tiêu đến năm 2020. Quá trình đi lên sản xuất lớn, tất yếu định hình tổ chức HTX và trang trại.

Hợp tác xã kiểu mới và trang trại là 2 hình thức tổ chức lại sản xuất chủ yếu và cơ bản để đưa nền kinh tế và nông dân tỉnh nhà thực sự hội nhập, tức là phải tổ chức nông dân thuộc từng nhóm ngành hàng vào những tổ chức cụ thể để có thể tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn trên cơ sở lấy yêu cầu của thị trường tiêu thụ làm “kim chỉ nam” cho sản xuất; từ đó mới tạo được sự liên kết bốn nhà: Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học, và Nhà quản lý (Nhà nước).

Sự liên kết bốn nhà là yếu tố bền vững và thúc đẩy HTX phát triển. HTX phải tự mình tổ chức sản xuất, mua gom, chế biến, tồn trữ và tiêu thụ sản phẩm của xã viên và nông dân trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa Ban quản lý (Giám đốc) và xã viên, giữa Giám đốc và các doanh nghiệp. Nghĩa là một quá trình mở rộng: Sản xuất - Chế biến - Lưu thông - kể cả xuất nhập khẩu.

Hợp tác hóa là hình thức tổ chức và trình độ sản xuất ở mức độ cao. Trong đó, yếu tố quy hoạch, kế hoạch sản xuất và thị trường gắn chặt với nhau để đảm bảo sự ổn định, tính bền vững và quy luật cung cầu; trình độ khoa học công nghệ phải ngang tầm với khu vực hội nhập để đảm bảo tính cạnh tranh cao; mọi nguồn lực, từ nông dân, thương lái cho đến lao động làm thuê và mọi phương tiện, thiết bị, tiền vốn trong dân cần được huy động để phát huy (nội lực), vừa đảm bảo tính tập thể - cộng đồng trên cơ sở quan hệ kinh tế. Không chỉ sản xuất mà còn kinh doanh; không chỉ nuôi trồng mà còn phải tổ chức chế biến, tồn trữ; không chỉ trong nông nghiệp mà còn lan sang công nghiệp,TTCN, xây dựng và dịch vụ, nhất là các dịch vụ vận tải, tín dụng, y tế, giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi trường v.v…

Trang trại là "hộ sản xuất lớn", là hình thức kinh tế tư bản tư nhân trong nông nghiệp nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước XHCN. Ở trang trại, có sự quản lý khoa học và chính quy hơn trung nông có nhiều ruộng đất, có trình độ khoa học-kỹ thuật cao, có tính chất tổng hợp ngành nghề, nhất là biết tổ chức các khâu đầu vào sản xuất, tạo ra giá thành có tính cạnh tranh nhất, đồng thời biết tổ chức cho đầu ra sản phẩm với giá tốt và ổn định nhất. Nhưng, trang trại là nơi hợp tác lao động, giải quyết việc làm và phân chia lợi ích (trả công cho người làm thuê) không chỉ trên yếu tố sòng phẳng mà còn thể hiện tính nhân văn, tính tương trợ trên tinh thần dòng họ và cộng đồng nông thôn mang tính truyền thống. Đây là nét khác biệt với kinh tế tư nhân ở thành thị. Là nhân tố tích cực sau hình thức tổ chức HTX kiểu mới. Cần ủng hộ và tạo điều kiện phát triển nhanh.

14

Page 15: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

3. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp - nông thônChiến lược phát triển nông thôn An Giang đến năm 2020 đặt trên nền

tảng phát triển nông nghiệp. Tức là phải thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp để từ đó tạo tiền đề thực hiện CNH-HĐH nông thôn. Lấy tích lũy từ nông nghiệp để hiện đại hóa nông thôn.

Xây dựng nền nông nghiệp An Giang trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hướng về xuất khẩu là chính (đồng thời với phát triển thị trường nội địa) mang tính chất công nghiệp, có quy mô lớn, có năng suất và chất lượng, có hiệu quả và tính cạnh tranh cao, phát triển ổn định và bền vững, đủ sức hội nhập với khu vực và quốc tế. Lúa và thủy sản vẫn là 2 thế mạnh và là mặt hàng chiến lược trong nông nghiệp. Do đó, trong định hướng phát triển phải xây dựng quy mô công nghiệp chế biến nông - thủy sản có tầm cở (thuộc loại lớn của cả nước) theo hướng tăng sản phẩm có hàm lượng chế biến cao, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thị trường.

Tiến hành công nghiệp hóa nông thôn đồng thời với công nghiệp hóa nông nghiệp là 2 nội dung chính nhằm tạo điều kiện tích lũy tư bản từ nông nghiệp để phát triển công nghiệp ở nông thôn và tìm thị trường cho đầu ra; sau đó là phát triển các mối liên hệ mật thiết giữa nông nghiệp và công nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, “sống chung với lũ an toàn”. Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp nhất là công nghệ sinh học, công nghệ tin học, khoa học quản lý; đẩy mạnh cơ khí hóa trong nông nghiệp gắn với điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, xây dựng lực lượng sản xuất mới và hiện đại trong nông nghiệp. Xác định nhu cầu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và lựa chọn kỹ thuật hoặc công nghệ phù hợp. Những nội dung chủ yếu là tạo điều kiện cho nông dân tích lũy tư bản tái sản xuất đầu tư mở rộng và thay đổi công nghệ; tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận và tiếp thu có hiệu quả với các thành tựu khoa học công nghệ mới.

Thúc đẩy sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn gắn với HTX vùng nguyên liệu (tính đến 30/9/2003, tỉnh An Giang có bình quân 1.900 người dân/1 doanh nghiệp, trong khi đó cả nước tỷ lệ này là 660 người dân/1 doanh nghiệp); những cơ sở công nghiệp phù hợp với môi trường nông thôn, lợi thế và tiềm năng có sức cạnh tranh của địa phương - vùng biên giới - cửa khẩu. Từ đó tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động, giảm bớt lao động thủ công trong nông nghiệp sang các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, xây dựng, và nhất là thương mại - dịch vụ.

15

Page 16: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

Điều kiện tiên quyết để hiện đại hóa nông thôn là phải xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội: cầu, đường giao thông, trường học, trạm xá, chợ, khu dân cư, điện, nước sạch, các lĩnh vực văn hóa ..., nhất là những vùng nông thôn sâu, vùng núi, vùng dân tộc, vùng biên giới. Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển cộng đồng.

Mục tiêu cuối cùng của chiến lược phát triển nông thôn là từng bước xóa ranh giới và khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Yêu cầu đặt ra đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa nông thôn đạt 40%. Do đó, phải kết hợp quá trình CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn, trí thức hóa nông dân, hợp tác hóa với quá trình đô thị hóa, hình thành các đô thị ở nông thôn. Tiến hành các quy hoạch bố trí hợp lý các khu đô thị lớn, trung bình, nhỏ thành một mạng lưới với bán kính hợp lý trong mối tác động hỗ tương, cân đối giữa các vùng lãnh thổ trong tỉnh và lân cận.

Nông thôn hiện đại có các tiêu chuẩn: trình độ học vấn cao (theo yêu cầu phổ cập trung học phổ thông, có trình độ chuyên môn cao trong sản xuất và quản lý (trung cấp, cao đẳng, đại học), có cơ sở văn hóa - thể thao, công nghệ thông tin phù hợp, có các khu dân cư và đô thị, thị tứ theo quy hoạch, có nền sản xuất nông - công nghiệp và thương mại - dịch vụ phát triển. Người nghèo ở nông thôn sẽ vẫn còn, nhưng mức thu nhập phải ổn định và không ngừng nâng cao, có khả năng tiếp cận các dịch vụ về học hành, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí như dân nghèo thành thị.

** *

Ba nhiệm vụ then chốt vừa là mục tiêu vừa là động lực xây dựng và phát triển nông thôn mới trong điều kiện đã và đang diễn ra quá trình hội nhập thế giới và khu vực rất khẩn trương và cũng rất gay gắt. Thành quả mang lại sẽ càng thắt chặt mối quan hệ liên minh công - nông - trí từ lĩnh vực chính trị ở tầm cao sẽ bền vững trên nền tảng kinh tế và xuống tận cơ sở xã, ấp, cho đến hộ sản xuất. Chúng ta sẽ biến nền nông nghiệp tỉnh nhà hiện nay với thành phần nông dân thuần túy có trình độ giáo dục phổ thông tiểu học và một phần trung học là phổ biến thành nền nông nghiệp hiện đại, nông dân có trình độ tri thức cao hơn, có năng lực hoạt động đa ngành (nông, công, thương) và khả năng quản lý tổng hợp (sản xuất - lưu thông - dịch vụ); một bộ phận ưu tú, có điều kiện tham gia quản lý: chính trị - hành chính (chính quyền, đoàn thể xã, ấp), sản xuất - lưu thông (Chủ nhiệm HTX, Giám đốc công ty cổ phần nông thôn, ...), và một bộ phận trở thành chủ trang trại, doanh nhân ở nông thôn. Một bộ phận đông đảo lao động dịch vụ giản đơn, bằng sức lao động cơ bắp, lao động thời vụ sẽ chuyển sang làm công nhân, làm lao động dịch vụ có kỹ thuật và tay nghề cao, có thời gian làm việc ổn định trong năm.

16

Page 17: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

Quá trình thực hiện Chiến lược phát triển nông thôn đến 2020 (hay chiến lược "Ba hóa") là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch thành phần lao động xã hội và tổ chức lại nền sản xuất nông-công nghiệp và dịch vụ hiện đại trên địa bàn một tỉnh nông nghiệp. Trong đó, vai trò chủ thể là con người từ chỗ là một xã hội nông dân thuần nhất, chúng ta sẽ có một xã hội nông thôn hiện đại, mà trong đó người nông dân tự chuyển mình thành nhà trí thức, nhà buôn, nhà quản lý (cả kinh tế và hành chính), nhà nông có kỹ thuật và đội ngũ công nhân, lao động dịch vụ "bất ly hương". Đó là chưa kể một bộ phận nông dân ưu tú sau khi được chuyển hóa nghề nghiệp đã rời xa đồng ruộng, làng xóm, và làm cho con số tuyệt đối về nhân khẩu nông thôn giảm mạnh.

Kết quả thực hiện 3 nhiệm vụ then chốt, dự báo đến năm 2020 tích lũy 17-20 triệu đồng/hộ/năm, GDP bình quân đầu người 25-30 triệu đồng/năm (theo giá hiện hành).

III. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BA NHIỆM VỤ THEN CHỐT:

1. Công tác tư tưởng và truyền thông làm thấm nhuần quan điểm, chủ trương, chính sách thực hiện chiến lược “Ba hóa”. Phải khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ và phải có quá trình bằng lộ trình cụ thể hằng năm, 5 năm.... đến năm 2020.

2. Phải kiên quyết khẩn trương hoàn thành phổ cập giáo dục cấp II vào năm 2007 rồi đến cấp III - để đến năm 2015 phổ cập trung học phổ thông cho toàn dân (NQ Hội nghị lần thứ 2 BCH TW khóa VIII: Phổ cập THCS vào năm 2010, phổ cập THPT vào năm 2020). Người lao động và quản lý đều phải qua học tập: lớp nông dân tuổi trung niên qua đào tạo cấp tốc, ngắn hạn (bồi dưỡng). Lớp trẻ qua trung cấp, cao đẳng và đại học. Người lao động nghề gì phải được học nghề đó.

3. Năm chương trình: Khuyến nông, Khuyến công, Khuyến thương, Khuyến học và Khuyến thiện phải được tổ chức thực hiện thường xuyên, lồng ghép trong các hoạt động truyền thông, tổ chức và hành động trong các mặt công tác, góp phần nâng cao kiến thức phổ thông, kiến thức khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức sản xuất, ý thức học tập và thái độ trách nhiệm đối với cộng đồng. Từ sự chuyển biến nhận thức và trách nhiệm sẽ tạo ra một bước chuyển dịch lớn trong nông dân về tư tưởng - văn hóa, về kinh tế - đời sống và về chuyển dịch thành phần xã hội (một bộ phận nông dân sẽ trở thành công nhân, doanh nhân, trí thức,...)

4. Gắn Chiến lược phát triển nông thôn với Chiến lược phát triển thị trường - Hội nhập kinh tế Quốc tế. Càng mở rộng thị trường theo định hướng chiến lược đã xây dựng càng thúc đẩy tiến độ thực hiện chiến lược phát triển nông thôn trong mối quan hệ tương hỗ, thúc đẩy nhau để đi đến mục tiêu là công nghiệp hóa và hiện đại hóa theo Nghị quyết của Đảng.

17

Page 18: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

Có thể hình dung theo mô hình được thiết kế dưới đây để cho ra đời nền kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại: dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp, như sau:

Đến 2020

Cơ cấu KT (%)

DV NN CN

60-70 20-10 20

GDP bq/ng

(1000đ)25.000-30.000 (*)

Đô thị hóa nông thôn (%)

40

Tích lũy 1000đ/hộ

17.000-20.000 (*)

Nông dân được đào tạo nghề

(%)

50

Nông dân có trình độ đại

học (%)

10

* Theo giá hiện hành Từ mô hình này nổi lên: Trí thức hóa nông dân là nền tảng, tiền đề;

công tác thị trường là khâu đột phá; tổ chức sản xuất phù hợp (từ quy hoạch, kế hoạch đến xây dựng HTX và các loại hình thích hợp) là then chốt và quyết định. Kết quả cuối cùng được thể hiện là: nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững với cơ cấu tiến bộ; nền an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội được bảo đảm, nền văn hóa - giáo dục được phát huy trên cơ sở truyền thống và hiện đại.

5. Gắn công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, xã hội hóa các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, nghiên cứu khoa học... với quá trình xóa bỏ độc quyền, xóa bỏ bao cấp và bình quân chủ nghĩa... để hình thành một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có tính cạnh tranh cao; một xã hội công bằng và dân chủ mà trong đó, người thu nhập thấp vẫn được bảo đảm các điều kiện cơ bản: việc làm, thu nhập, được chăm sóc sức khỏe, học hành và các dịch vụ thiết yếu khác của đời sống văn minh. Một xã hội kinh tế phát triển dựa trên nội lực, mỗi thành viên trong xã hội cũng đều phải tự đứng vững trên đôi chân của mình trong mối quan hệ hợp tác cộng đồng chứ không phải chỉ biết nương tựa vào Nhà nước, thậm chí ỷ lại vào Nhà nước.

18

Mô hình gắn kết chiến lược phát triển nông thôn và chiến lược thị trường thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới được xây dựng từ 2001

Thị trường (nội, ngoại

thương)

Trí thức hóa nông dân

Quy hoạch, KH ngành hàng và tổ chức SX

HTX sản xuất và

lưu thông

Đội ngũ thương nhân

CNH, HĐH nông

nghiệp- nông thôn

Page 19: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

PHẦN THỨ BATỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

------------------

1. Chiến lược này có tính chất bao quát cho cả quá trình hoàn thành giai đoạn đầu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa IX. Chiến lược này là xương sống được thể hiện trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội của một tỉnh nông nghiệp như An Giang. Do đó, phải có kế hoạch cho từng giai đoạn và phân kỳ thực hiện với các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp... từng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của các cấp, các ngành trong việc cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh và các Nghị quyết của Trung ương hàng năm.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Thương mại và Du lịch, Sở Công nghiệp, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học An Giang cử một đồng chí trong lãnh đạo và một số chuyên viên có trình độ, năng lực hình thành nhóm tư vấn cùng các Sở, ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Tỉnh Ủy, UBND tỉnh hoàn thiện các chủ trương, chính sách, giải pháp trong quá trình lãnh đạo điều hành xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng Chiến lược này bằng những Chương trình, Đề án, Dự án cụ thể.

3. Ngành Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng kế hoạch dài hạn phục vụ cho Chiến lược này, trong đó: phải khẳng định mốc thời gian hoàn thành Chương trình phổ cập giáo dục trung học phổ thông, mở rộng hệ thống giáo dục dạy nghề (trung cấp), trường Đại học An Giang mở rộng đào tạo hệ cao đẳng, đại học theo yêu cầu của Chiến lược phát triển nông thôn và Chiến lược phát triển thị trường-Hội nhập kinh tế Quốc tế. Khuyến khích mạnh các thành phần trong xã hội tham gia vào lĩnh vực giáo dục và dạy nghề trên tinh thần xã hội hóa một cách cụ thể và quyết liệt hơn nữa.

4. Ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn phải xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn một cách cụ thể theo từng kế hoạch hàng năm, 5 năm, tập trung cho việc quy hoạch các vùng sản xuất cây - con, công - nông nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa, kế hoạch

19

Page 20: TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbpq.nsf... · Web viewQua 15 năm đầu đổi mới, có thể nói đây là thành quả vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp và đào tạo-huấn luyện ngành nghề cho nông dân.

5. Ủy ban nhân dân các cấp, nhất là cấp huyện, thị xã, thành phố phải tạo mọi điều kiện cho đầu tư phát triển trên địa bàn, mở rộng mọi hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (ngoài quốc doanh), các loại hình kinh tế hợp tác như: HTX, trang trại..., các cơ sở dịch vụ kinh tế, xã hội thuộc thành phần tập thể và tư nhân. Tích cực tổ chức xuất khẩu lao động ra khỏi địa bàn xã, huyện, tỉnh và lao động ở ngoài nước.

6. Việc khen thưởng và đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức phải nhắm vào các ưu điểm, thành tích cụ thể, góp phần thực hiện chiến lược “Ba hóa”. Trong kiểm điểm công tác và xây dựng kế hoạch hàng năm, các ngành, các cấp phải căn cứ vào yêu cầu nội dung Chiến lược này làm cơ sở.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Minh Nhị

20