28

Tin cải cách hành chính - isos.gov.vnisos.gov.vn/Portals/0/ThongTinCCHC/CCHC112013.pdf · chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: tái cấp vốn, lãi suất, tỷ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tin cải cách hành chính

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 11/2013

1

Ngày 01/11/2013, Chính phủ ban hànhNghị định số 150/2013/NĐ-CP sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 củaChính phủ quy định danh mục các vị trí côngtác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí côngtác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, thờihạn chuyển đổi vị trí công tác là 3 năm đốivới cán bộ, công chức, viên chức chuyênmôn, nghiệp vụ có liên quan đến việc quản lýngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếptiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan,tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Còn tại Nghị định số 150/2013/NĐ-CP,quy định trên được sửa đổi như sau: thời hạnchuyển đổi vị trí công tác là từ 2 năm (đủ 24tháng) đến 5 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thùcủa từng ngành, lĩnh vực.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và thủtrưởng các cơ quan: Văn phòng Chủ tịchnước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhànước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhândân các cấp, Tòa án quân sự, Viện kiểm sátquân sự các cấp ban hành văn bản quy địnhcụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí côngtác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ,cơ quan.

Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ cómột vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổivị trí công tác, mà vị trí này có yêu cầuchuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị tríkhác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việcđịnh kỳ chuyển đổi vị trí công tác do ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụngcán bộ, công chức, viên chức đề nghị với cơquan có thẩm quyền quản lý cấp trên trực tiếpquyết định chuyển đổi.

Nghị định số 150/2013/NĐ-CP cũng nêurõ, việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trícông tác đối với viên chức ngoài việc thựchiện theo các quy định chung còn phải căn cứ

vào hợp đồng làm việc đã ký với đơn vị sựnghiệp công lập.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày20/12/2013.

(Nguồn: Nghị định số 150/2013/NĐ-CP)

Ngày 11/11/2013, Chính phủ ban hànhNghị định số 156/2013/NĐ-CP quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộcủa Chính phủ, Ngân hàng Trung ương củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiềntệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thựchiện chức năng của Ngân hàng Trung ươngvề phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chứctín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ choChính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụcông thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàngNhà nước.

Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ xâydựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trìnhChính phủ; sử dụng các công cụ thực hiệnchính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: tái cấpvốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc,nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biệnpháp khác để thực hiện chính sách tiền tệquốc gia.

Bên cạnh đó, quyết định áp dụng biệnpháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụngvi phạm nghiêm trọng các quy định của phápluật về tiền tệ và ngân hàng gặp khó khăn vềtài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệthống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổchức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễnnhiệm chức vụ người quản lý, người điềuhành của tổ chức tín dụng; quyết định sápnhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặttổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặcbiệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Sửa đổi thời hạn điều chuyểncán bộ quản lý ngân sách,

tài sản Nhà nước

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 11/20132

theo quy định của pháp luật về phá sản đốivới tổ chức tín dụng.

Đồng thời, kiểm tra, thanh tra, giám sátngân hàng; kiểm tra, thanh tra đối với hoạtđộng ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng;kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi viphạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạtđộng ngân hàng và ngoại hối theo quy địnhcủa pháp luật; tổ chức, quản lý, vận hành vàgiám sát bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệthống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụthanh toán cho các ngân hàng; giám sát hoạtđộng cung ứng dịch vụ trung gian thanhtoán; quản lý các phương tiện thanh toántrong nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước còn có nhiệm vụquản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt độngngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng; ổnđịnh hệ thống tiền tệ, tài chính.

Ngoài ra, thực hiện các nghiệp vụ Ngânhàng Trung ương: Tổ chức in, đúc, bảoquản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại;thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thaythế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại; thựchiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứngvốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán chocác tổ chức tín dụng; tổ chức, điều hành vàphát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý,vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoạitệ liên ngân hàng.

Về cơ cấu tổ chức, Ngân hàng Nhà nướccó 27 đơn vị, gồm: 1- Vụ Chính sách tiền tệ;2- Vụ Quản lý ngoại hối; 3- Vụ Thanh toán;4- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; 5- Vụ Dựbáo, thống kê; 6- Vụ Hợp tác quốc tế; 7- VụỔn định tiền tệ - tài chính; 8- Vụ Kiểm toánnội bộ; 9- Vụ Pháp chế; 10- Vụ Tài chính -Kế toán; 11- Vụ Tổ chức cán bộ; 12- Vụ Thiđua - Khen thưởng; 13- Văn phòng; 14- CụcCông nghệ tin học; 15- Cục Phát hành và khoquỹ; 16- Cục Quản trị; 17- Sở Giao dịch; 18-Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; 19-Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương; 20- Văn phòng đại diện tạithành phố Hồ Chí Minh; 21- Viện Chiến lượcngân hàng; 22- Trung tâm Thông tin tín dụngQuốc gia Việt Nam; 23- Thời báo Ngân hàng;24- Tạp chí Ngân hàng; 25- Trường Bồidưỡng cán bộ ngân hàng; 26- Trường Đại học

Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh; 27- Họcviện Ngân hàng.

(Nguồn: Nghị định số 156/2013/NĐ-CP)

Ngày 31/10/2013, Thủ tướng Chính phủban hành Quyết định số 1987/QĐ-TTg

phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Kếtluận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hộinghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khoá XI về “Một số vấn đề về cải cáchchính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợcấp ưu đãi người có công và định hướng cảicách đến năm 2020”.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ phân côngcác bộ, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạoTrung ương về cải cách chính sách tiềnlương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người cócông thực hiện các nhiệm vụ từ năm 2013 vàcác năm tiếp theo.

Cụ thể, trong Quý I/2014, Bộ Nội vụ trìnhChính phủ ban hành Nghị định về chính sáchtinh giản biên chế. Năm 2014 và các năm tiếptheo, Bộ Nội vụ trình Chính phủ xem xétmức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức,viên chức và lực lượng vũ trang trên cơ sởkhả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêudùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Về chính sách tiền lương đối với khu vựcdoanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ giao BộLao động - Thương binh và Xã hội trìnhChính phủ để trình Quốc hội ban hành LuậtTiền lương tối thiểu vào năm 2015. Sau khiLuật Tiền lương tối thiểu được Quốc hộithông qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn thihành Luật này.

Đối với chính sách bảo hiểm xã hội, Thủtướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội trong Quý IV/2013trình Chính phủ Quyết định triển khai thựchiện thí điểm bảo hiểm hưu trí bổ sung ởViệt Nam.

Tin cải cách hành chính

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch triển khai cải cách

chính sách tiền lương

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 11/2013

3

Trong tháng 12/2013, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội trình Chính phủ đểtrình Quốc hội Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.Sau khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đượcQuốc hội thông qua, Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội trình Chính phủ Nghị địnhhướng dẫn thi hành Luật này.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tàichính trình Chính phủ Nghị định về đổi mớicơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiềnlương gắn với kết quả hoạt động của đơn vịsự nghiệp công lập.

Trong Quý II/2014, các bộ, cơ quan ngangbộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương banhành kế hoạch triển khai thực hiện đổi mới cơchế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lươnggắn với kết quả hoạt động của đơn vị sựnghiệp công lập và thực hiện các giải pháptạo nguồn cải cách tiền lương thuộc phạm viquản lý.

Cũng tại Kế hoạch này, Thủ tướng Chínhphủ giao các bộ, ngành, cơ quan xây dựng 4Đề án về cải cách chính sách tiền lương, bảohiểm xã hội và ưu đãi người có công với cáchmạng đến năm 2020 trình Hội nghị Trungương gồm: 1- Đề án cải cách chính sách tiềnlương đối với cán bộ, công chức, viên chức,lực lượng vũ trang và người lao động trongcác doanh nghiệp đến năm 2020; 2- Đề án đổimới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiềnlương gắn với kết quả hoạt động của đơn vịsự nghiệp công lập; 3- Đề án cải cách chínhsách bảo hiểm xã hội đến năm 2020; 4- Đề áncải cách chính sách ưu đãi người có công vớicách mạng đến năm 2020.

(Nguồn: Quyết định số 1987/QĐ-TTg)

Ngày 11/11/2013, Thủ tướng Chính phủđã đồng ý triển khai thực hiện dự án

"Phát triển hệ thống thông tin quản lý vănbản tích hợp trong toàn quốc cho các cơ quan

Chính phủ (e-Doc)" theo hình thức hợp tácNhà nước - Doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tinvà Truyền thông làm việc, thống nhất vớidoanh nghiệp được lựa chọn thực hiện Dự ánvề mức cước thanh toán sử dụng dịch vụ theohình thức trả cước tập trung; bảo đảm việctriển khai hệ thống e-Doc hiệu quả, tiết kiệmhơn so với việc gửi văn bản giấy hiện hành.

Bộ Thông tin và Truyền thông chi trả cướcdịch vụ của hệ thống e-Doc từ nguồn dự toánchi ngân sách hàng năm được giao (nguồnchi thường xuyên không tự chủ). Căn cứ tìnhhình triển khai thực tế, nhu cầu sử dụng củacác cơ quan nhà nước, Bộ Thông tin vàTruyền thông báo cáo về việc chuyển đổihình thức trả cước sang trả cước phân tán vàthời điểm chuyển đổi cụ thể.

Thủ tướng Chính phủ lưu ý về nguồn vốnđầu tư, Ngân sách Nhà nước không đóng gópxây dựng hệ thống e-Doc; doanh nghiệpđược lựa chọn thực hiện Dự án sử dụng vốncủa mình để tổ chức xây dựng, triển khai hệthống e-Doc.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thôngtin và Truyền thông tổ chức đấu thầu lựachọn doanh nghiệp thực hiện Dự án theo quyđịnh pháp luật về đấu thầu; xây dựng lộ trìnhtriển khai và chỉ đạo việc thực hiện Dự ánđúng tiến độ; chịu trách nhiệm trước Thủtướng Chính phủ về hiệu quả đầu tư Dự án.

Đồng thời Bộ Thông tin và Truyền thôngchủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ

Tin cải cách hành chính

Triển khai hệ thống thông tinquản lý văn bản tích hợp cho

các cơ quan Chính phủ

Hệ thống e-Doc tiết kiệm cho Nhà nướcnhiều tỷ đồng.

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 11/20134

Tin cải cách hành chínhquan liên quan xây dựng và ban hành các vănbản để thể chế hóa việc sử dụng hệ thống e-Doc trong các cơ quan nhà nước từ Trungương tới địa phương. Trường hợp vượt quáthẩm quyền, Bộ nghiên cứu, báo cáo Thủtướng Chính phủ xem xét, quyết định; địnhkỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủviệc triển khai Dự án.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Kếhoạch và Đầu tư cấp kinh phí cho Bộ Thôngtin và Truyền thông để triển khai Dự án theohình thức hợp tác Nhà nước – Doanh nghiệp.

Ban Cơ yếu Chính phủ (Bộ Quốc phòng)phát triển, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho hệthống chứng thực chữ ký số chuyên dùngphục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị,bảo đảm việc cung cấp dịch vụ chứng thựcchữ ký số phục vụ yêu cầu trao đổi văn bảnđiện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nướccác cấp.

Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBNDcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉđạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tham giasử dụng hệ thống e-Doc theo lộ trình triểnkhai Dự án do Bộ Thông tin và Truyền thôngxây dựng.

Hệ thống e-Doc tiết kiệm cho Nhà nướcnhiều tỷ đồng

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hệthống e-Doc là hệ thống thông tin kết nối liênthông các hệ thống quản lý văn bản và điềuhành đang sử dụng độc lập trong nội bộ cácbộ, các tỉnh, cơ quan nhà nước trong toànquốc, cùng với các hệ thống nội bộ này tạo rahệ thống thống nhất trong toàn quốc, để traođổi văn bản điện tử chính thức cho các cơquan nhà nước.

Theo Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin- Bộ Thông tin và Truyền thông, đơn vị chủtrì dự án e-Doc, hệ thống e-Doc được pháttriển không hướng đến thay thế các hệ thốngquản lý văn bản và điều hành nội bộ của cáccơ quan nhà nước, mà kết nối liên thông cáchệ thống này hướng đến đạt được mục tiêu60% các văn bản tài liệu chính thức trao đổigiữa các cơ quan nhà nước được trao đổihoàn toàn dưới dạng điện tử đến năm 2015.

Phạm vi triển khai của hệ thống đến tất cảcác cơ quan cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấpquận, huyện, cấp xã phường với khoảng32.994 đầu mối. Theo khảo sát, đánh giá vềhiện trạng trao đổi văn bản giấy và phát triểnhệ thống quản lý văn bản điện tử và điềuhành trong cơ quan nhà nước, tổng số vănbản giấy các cơ quan nhà nước gửi đi vàokhoảng 20 triệu văn bản/năm, tương đươngchi phí 130 tỷ đồng/năm. Thời gian gửi nhậnvăn bản giấy từ 1-7 ngày.

Theo đánh giá của Cục Ứng dụng Côngnghệ thông tin, hệ thống e-Doc nếu đượctriển khai thành công với tỉ lệ trao đổi vănbản điện tử lớn sẽ tiết kiệm cho Nhà nướchàng triệu giờ và nhiều tỷ đồng từ việc gửivăn bản chính thức giữa các cơ quan nhànước mỗi năm.

(Nguồn: Công văn 1907/TTg-KGVXnăm 2013)

Ngày 26/11/2013, Thủ tướng Chính phủcó quyết định về việc phê duyệt biên chế

công chức hưởng lương từ ngân sách nhànước của các cơ quan hành chính nhà nước,biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạtđộng trong phạm vi cả nước năm 2014.

Theo quyết định này, tổng biên chế côngchức hưởng lương từ ngân sách nhà nướcnăm 2014 của các cơ quan, tổ chức hànhchính nhà nước, cơ quan đại diện của ViệtNam ở nước ngoài là 281.714.

Cụ thể, biên chế công chức trong các cơquan hành chính nhà nước là 275.107; biênchế công chức dự phòng là 6.607.

Tổng biên chế của các Hội có tính chất đặcthù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686.Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm giaobiên chế công chức đối với từng bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chứcdo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lậpmà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, các

Phê duyệt biên chế công chức hưởng lương

nhà nước năm 2014

5 Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 11/2013

Tin cải cách hành chính

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giaobiên chế đối với từng Hội có tính chất đặc thùhoạt động trong phạm vi cả nước trong tổngbiên chế công chức năm 2014.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từngày ký.

(Nguồn: TTXVN)

Ngày 27/11/2013, tại trụ sở Chính phủ,Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân

Phúc chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tụchành chính (CCHC) trong lĩnh vực Thuế, Hảiquan, Kho bạc.

Trên cơ sở kết quả Đề án 30 về cải cáchthủ tục hành chính (TTHC), Bộ Tài chính đãban hành 3 quyết định về kiểm soát TTHC,thực hiện đầy đủ các báo cáo kết quả nhiệmvụ kiểm soát TTHC và tổ chức kiểm tra tạicác cơ quan như Hải quan, Thuế, Uỷ banChứng khoán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quanNguyễn Ngọc Túc cho biết ngành Hải quanđang xây dựng chiến lược cải cách và hiệnđại hoá hải quan. Hiện có hơn 95% doanhnghiệp thực hiện hải quan điện tử với 92%số tờ khai được thực hiện bằng hải quanđiện tử…

Từ tháng 4/2014, ngành Hải quan sẽ chínhthức chạy hệ thống thông quan tự động,chỉ cần 3 giây là giải quyết xong một tờkhai “luồng xanh”; không thu phí của cácdoanh nghiệp sử dụng phần mềm thôngquan điện tử.

Trong lĩnh vực thuế, Phó Tổng Cục trưởngTổng cục Thuế Lê Hồng Hải cho biết đã thíđiểm tự nộp thuế từ năm 2004. Tiếp theo,ngành Thuế áp dụng cơ chế để người nộpthuế tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu tráchnhiệm. Đây là một trong những cải cách lớncủa ngành Thuế thời gian qua.

Bên cạnh đó, bộ phận “một cửa” củangành Thuế cũng được các doanh nghiệpđánh giá cao trong cải cách TTHC; đẩy mạnhviệc hình thành đại lý thuế để tăng cườngcông tác tư vấn cho người nộp thuế, kê khaithuế qua mạng internet với 274.000 doanhnghiệp tham gia và hiện đang thực hiện thíđiểm nộp thuế qua mạng, trả lời và hướngdẫn qua e-mail cho doanh nghiệp. Đặc biệt,tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡvướng mắc cho doanh nghiệp. Tăng cườngthanh tra, kiểm tra công tác thu và nộp thuế;đã cấp gần 20 triệu mã số thuế cá nhân.

Ông Nguyễn Quốc Vinh, Phó Tổng Giámđốc Kho bạc Nhà nước, cho biết Kho bạcNhà nước áp dụng thông thoáng thủ tụcnhưng kiểm soát chi chặt chẽ vẫn bảo đảmviệc chi đơn giản, nhanh gọn nhất đối với cáccơ quan, tổ chức.

Hiện Kho bạc Nhà nước đã mở các điểm

Tổng biên chế công chức hưởng lương từngân sách nhà nước năm 2014 là 281.714.

Ảnh: TL

Đẩy mạnh cải cách hành chínhlĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc

Từ tháng 4/2014, ngành Hải quan sẽ chínhthức chạy hệ thống thông quan tự động.

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 11/20136

thu ngoài trụ sở như mở tại Ngân hàng Côngthương 550 điểm, BIDV mở 150 điểm…

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánhgiá cao sự chủ, động tích cực của Bộ Tàichính và các Tổng cục đã góp phần khôngnhỏ vào sự phát triển của các doanh nghiệpvà đất nước. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng chorằng, cần thẳng thắn nhìn nhận cải cáchTTHC vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu pháttriển, còn nhiều yếu kém so với các nướctrong khu vực; vẫn còn tiêu cực, nhũng nhiễutrong một bộ phận cán bộ của ngành Thuế,Hải quan, Kho bạc.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh hoạt động cảicách TTHC phải có quyết tâm chính trị củangười lãnh đạo và cán bộ, công chức. Bộ Tàichính cần có những đề án để cải tiến cáchlàm, phát hiện hạn chế và bất cập; rà soátTTHC theo 4 nhóm trọng tâm, công bố kếtquả rà soát và tổ chức thực thi; công khaiminh bạch ngay từ đầu tất cả các TTHC và cóđánh giá tác động cụ thể một cách mạnh mẽ.

Đồng thời chú ý áp dụng công nghệ thôngtin qua môi trường mạng internet, chủ độngxây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việctriển khai cải cách thủ tục hành chính đối vớicác ngành này; triển khai tích cực hơn nữa“một cửa” và “một cửa liên thông” và luânchuyển cán bộ làm việc ở môi trường nhạycảm, cũng như tiến hành giám sát, xử lýnghiêm cán bộ nhũng nhiễu, tiêu cực.

(Nguồn: www.chinhphu.vn)

Tại Thông báo 403/TB-VPCP về công táccải cách hành chính (CCHC) và tổ chức,

hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách hànhchính của Chính phủ, Phó Thủ tướng NguyễnXuân Phúc chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ trì, phốihợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ vàcác cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác

kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi nhũngnhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanhnghiệp của cán bộ, công chức, viên chức đượcgiao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, trên cơ sởNghị quyết 30c/NQ-CP Ban hành Chươngtrình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn2011- 2020 của Chính phủ, đến nay các bộ,ngành, địa phương đã tiến hành xây dựng kếhoạch cải cách hằng năm và kế hoạch 2011-2015. Hiện đã xây dựng và phê duyệt được7/14 đề án về CCHC quy mô quốc gia để cócơ sở triển khai Chương trình tổng thể CCHC.

Trong đó, có một số đề án quan trọng đãđược phê duyệt như xác định chỉ số CCHCcủa các bộ, ngành, UBND các tỉnh; đề án xâydựng phương pháp đo lường sự hài lòng củangười dân đối với sự phục vụ của cơ quanhành chính nhà nước; nâng cao chất lượngcán bộ công chức viên chức làm công tácCCHC; đề án cải cách tổng thể chính sáchtiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãingười có công; đề án đo lường sự hài lòngcủa người dân với dịch vụ giáo dục công…

Theo Phó Thủ tướng, thời gian quaCCHC tuy đạt được một số kết quả nhất địnhnhưng thực tế cuộc sống cho thấy người dânvẫn còn kêu ca nhiều về thủ tục hành chính,sự phối hợp giữa các bộ, ngành vẫn còn “đẩyqua, đẩy lại”, chưa đặt mục đích cao nhất làlợi ích của người dân trong quá trình phụcvụ. Vẫn còn 8 Đề án, dự án chương trình đặt

Tin cải cách hành chính

Đẩy mạnh công tác kiểm tra,xử lý các hành vi gây

khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý nghiêmcác hành vi gây khó khăn cho người dân,doanh nghiệp.

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 11/2013

7

ra chưa được phê duyệt đòi hỏi sự nỗ lựckhông ngừng của các bộ, ngành được giaonhiệm vụ.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủtịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương cần đặc biệt quan tâm đến công tácCCHC, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm,xuyên suốt của bộ, ngành, địa phương.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phốihợp với bộ, cơ quan có liên quan xác định vàcông bố trong năm 2014: Chỉ số CCHC năm2013 của các bộ, ngành, địa phương; chỉ số vềsự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sựphục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước; chỉsố về sự hài lòng của người dân đối với dịchvụ y tế công; chỉ số về sự hài lòng của ngườidân đối với dịch vụ giáo dục công.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ triểnkhai Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ côngvụ, công chức” đã được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt tại Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012; trong đó cần khẩntrương xác định danh mục vị trí việc làm vàcơ cấu công chức theo ngạch trong các cơquan, tổ chức.

Đồng thời chọn một số vụ, cục của một sốbộ để làm thí điểm, rút kinh nghiệm, nhânrộng ra cả nước; hoàn thiện hệ thống tiêuchuẩn, chức danh công chức; đổi mới côngtác tuyển chọn, bổ nhiệm công chức lãnh đạo,quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng theo hướngthi tuyển; đổi mới công tác đánh giá côngchức trên cơ sở kết quả công việc.

Bộ Tư pháp đôn đốc các bộ, cơ quan hoànthành dứt điểm việc đơn giản hóa các thủ tụchành chính đã được Chính phủ thông qua tại25 Nghị quyết.

(Nguồn: Thông báo 403/TB-VPCP )

Ngày 18/11/2013, Bộ trưởng Bộ Nội vụ,Trưởng ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách

chế độ công vụ, công chức Bộ Nội vụ đã kýQuyết định số 02/QĐ- BCĐCCCĐCVCCban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạođẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chứccủa Bộ Nội vụ (Quy chế) và Quyết định số03/QĐ-BCĐCCCĐCVCC ban hành Kếhoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ,công chức của Bộ Nội vụ giai đoạn 2013-2015 (Kế hoạch).

Theo Quy chế, Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cảicách chế độ công vụ, công chức của Bộ Nộivụ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm Trưởng ban,Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ tập thể,thảo luận và quyết định các nội dung thuộctrách nhiệm của Ban Chỉ đạo theo kế hoạchđược cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban Chỉđạo được huy động các công chức, viên chứccủa các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụđể thành lập các nhóm công tác hoặc nhómnghiên cứu chuyên đề về đẩy mạnh chế độcông vụ, công chức.

Quy chế cũng quy định nhiệm vụ, quyềnhạn cụ thể của Trưởng ban, các Phó Trưởngban, các thành viên và Tổ giúp việc Ban Chỉđạo. Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo làm việc theochế độ kiêm nhiệm.

Kế hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2015,Bộ Nội vụ hoàn thiện việc mô tả, xác định vịtrí việc làm và cơ cấu công chức, viên chứctrong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ vàbắt đầu tổ chức quản lý, sử dụng đội ngũcông chức, viên chức trên cơ sở vị trí việclàm và cơ cấu công chức, viên chức đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt; đổi mới côngtác đánh giá công chức, viên chức hàng nămcủa Bộ theo hướng đề cao trách nhiệm củangười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sửdụng và căn cứ vào vị trí việc làm và lấy hiệuquả công việc làm cơ sở để đánh giá côngchức, viên chức…; thí điểm thi tuyển đối vớimột số chức danh lãnh đạo quản lý cấp vụ,cấp phòng và tương đương; đổi mới công tácđào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viênchức Bộ theo hướng gắn với yêu cầu của vịtrí việc làm…

Trong giai đoạn 2013-2015, Bộ Nội vụ sẽđẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ: thực hiệnviệc mô tả vị trí việc làm, xác định vị trí việclàm và cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức

Tin cải cách hành chính

Bộ Nội vụ: Đẩy mạnh cải cáchchế độ công vụ, công chức

giai đoạn 2013-2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 11/20138

danh nghề nghiệp đối với viên chức; đổi mớivà nâng cao chất lượng tuyển dụng, thi tuyểnvà thi nâng ngạch công chức, viên chức củaBộ Nội vụ; xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệuvề đội ngũ công chức, viên chức Bộ Nội vụ;đổi mới công tác đánh giá công chức, viênchức hàng năm gắn với việc thực hiện chínhsách tinh giản biên chế… ; thí điểm thi tuyểnmột số vị trí lãnh đạo, quản lý trong đơn vịthuộc Bộ; xây dựng và ban hành Quy chế bổnhiệm Hàm tại Bộ Nội vụ…

Để đảm bảo cho việc đẩy mạnh cải cáchcông vụ, công chức hiệu quả, Kế hoạch đã đềra 5 giải pháp thực hiện bao gồm: tăng cườngchỉ đạo, điều hành công tác đẩy mạnh cảicách chế độ công vụ, công chức;thườngxuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá côngtác cải cách chế độ công vụ, công chức củacác đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ để có giảipháp phù hợp, có hiệu quả đẩy mạnh cải cáchchế độ công vụ, công chức; thực hiện ứngdụng công nghệ thông tin trong việc cải cáchvà giám sát chất lượng thực thi nhiệm vụ,công vụ của công chức, viên chức Bộ Nội vụ;bố trí đẩy đủ kinh phí thực hiện Kế hoạch;tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác cảicách công vụ, công chức.

(Tin: Thu Hà – Viện Khoa học tổ chứcnhà nước)

Ngày 31/10/2013, tại Hà Nội, Bộ Nội vụđã phối hợp với Chương trình Phát triển

Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổchức Hội nghị Tổng kết Dự án Tăng cườngnăng lực các cơ quan Chính phủ Việt Namnhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu lực, hiệuquả cải cách hành chính giai đoạn 2009 –2013 (gọi tắt là Dự án hỗ trợ CCHC –

UNDP) và Hội nghị Khởi động Dự án Cảicách hành chính Bộ Nội vụ giai đoạn 2013 –2016 (Hội nghị).

Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban BanChỉ đạo Dự án Hỗ trợ CCHC – UNDP giaiđoạn 2009 – 2013, Phụ trách Ban Quản lýDự án CCHC Bộ Nội vụ giai đoạn 2013 -2016 Nguyễn Duy Thăng chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị còn có Bà PatricaBarandun, Trợ lý Giám đốc quốc gia, Trưởngban Ban Quản lý Nhà nước UNDP ViệtNam; đại diện Cơ quan phát triển quốc tếĐan Mạch, Thụy Sỹ, Pháp; Đại diện Vănphòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Dulịch; đại diện ban Quản lý Dự án CCHC cáctỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Cần Thơ, BắcGiang, Hà Tĩnh.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứtrưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nhấnmạnh sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả củaCơ quan phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)và cộng đồng quốc tế thông qua cácchương trình, dự án về CCHC tại ViệtNam, qua đó đã giúp cho việc thực hiện cácmục tiêu CCHC của Chính phủ, các bộ,ngành, địa phương trong từng giai đoạn đạtđược nhiều kết quả tích cực, từng bước xâydựng một nền hành chính trong sạch, vữngmạnh, hiện đại, hoạt động hiệu quả, phụcvụ lợi ích của người dân và toàn xã hội.Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng đánh giá

Tin cải cách hành chính

Bộ Nội vụ: Tổng kết Dự án Hỗ trợ CCHC – UNDP giai đoạn

2009 – 2013 và Khởi động Dự ánCải cách hành chính Bộ Nội vụ

giai đoạn 2013 – 2016

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăngphát biểu khai mạc Hội nghị.

Ảnh: TL

Tin cải cách hành chínhcao những kết quả tích cực mà Chính phủViệt Nam với sự hỗ trợ của UNDP đã đạtđược sau khi Dự án hỗ trợ CCHC – UNDPgiai đoạn 2009 – 2013 kết thúc.

Về Dự án CCHC Bộ Nội vụ giai đoạn2013 – 2016, Thứ trưởng Bộ Nội vụ NguyễnDuy Thăng khẳng định Bộ Nội vụ sẽ triểnkhai đầy đủ, có hiệu quả các hoạt động đãđược thống nhất tại Văn kiện Dự án. Thứtrưởng thể hiện mong muốn nhận được sựquan tâm, phối hợp chặt chẽ với UNDP, cácnhà tài trợ quốc tế, các bộ, ngành, địaphương, đặc biệt là 4 địa phương có Dự ánCCHC do UNDP tài trợ để kết quả triển khaicác Dự án Giai đoạn 2013 – 2016 có tácdụng, tạo động lực thúc đẩy công cuộcCCHC chung của cả nước.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được ngheVụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nộivụ Đinh Duy Hòa trình bày Báo cáo nhữngkết quả, tác động chính mà Dự án Hỗ trợCCHC – UNDP giai đoạn 2009 – 2013 đãđạt được. Theo đó nhìn chung, những kếtquả Dự án đề ra về cơ bản đã đạt được,những kết quả, tác động này không chỉ dừnglại khi Dự án kết thúc mà còn tiếp tục pháthuy tác dụng lâu dài, có hiệu quả trong triểnkhai CCHC ở Việt Nam trong thời gian tới.Cụ thể là:

- Dự án đã hỗ trợ các cơ quan Chính phủđánh giá việc thực hiện Chương trình CCHCgiai đoạn 2001 – 2010 và xây dựng Chươngtrình CCHC giai đoạn 2011 – 2020 (Chươngtrình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 – 2020đã được Chính phủ phê duyệt). Dự án đã đãxác định, tìm ra cách tiếp cận, phương pháptiếp cận đúng để xây dựng một chương trình,kế hoạch CCHC dài hạn và trung hạn củaChính phủ. Chính nhờ có cách tiếp cận nàymà Chương trình tổng thể CCHC 2011 –2020 được đánh giá là có chất lượng hơn sơvới Chương trình 10 năm trước đây và cònphát huy tác dụng về lâu dài cho các Chươngtrình, kế hoạch CCHC của Chính phủ.

- Hàng loạt chỉ số đo lường, đánh giáCCHC được xây dựng, đáng chú ý là Chỉ sốCCHC PAR INDEX. Hiện tại, kết quả củaPAR INDEX 2012 đã được xác định, 19 bộ,cơ quan ngang bộ cũng như 63 tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương đã được xếp hạngtrong triển khai CCHC. Căn cứ vào PARINDEX, hiện nay đã có 23 tỉnh xây dựng vàban hành PAR INDEX để theo dõi, đánh giákết quả CCHC của các sở, huyện, xã thuộctỉnh; Chỉ số đo lường sự hài lòng hành chínhcũng như Chỉ số đo lường sự hài lòng vềdịch vụ giáo dục công đã được xây dựng vàthông qua; Chỉ số một cửa cấp huyện sau quátrình xây dựng, triển khai thí điểm cũng đangđược hoàn thiện để chính thức phê duyệt đưavà thực hiện.

- Dự án tăng cường năng lực công chứcchuyên trách CCHC đã được phê duyệt. Lầnđầu tiên, đội ngũ công chức chuyên tráchCCHC ở các bộ, địa phương được đánh giámột cách có hệ thống. Dự án đang đượctriển khai và khẳng định rõ sự cần thiết, yêucầu về năng lực, trình độ của công chứcchuyên trách CCHC tại các bộ và địaphương, qua đó khắc phục sự không thốngnhất trong quản lý và sự dụng đội ngũ côngchức này.

Hội nghị cũng được nghe Ông ĐặngCông Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵngtrình bày về kết quả thí điểm đánh giá cán bộcông chức của thành phố Đà Nẵng và Bộ chỉsố CCHC Đà Nẵng, giới thiệu mô hình đánhgiá kết quả làm việc của công chức mà ĐàNẵng đã và đang áp dụng, lấy đó làm bàihọc, kinh nghiệm thực tiễn để các bộ, ngành,địa phương học hỏi, áp dụng vào công tácđánh giá cán bộ công chức của địa phương,đơn vị mình.

Đà Nẵng đã triển khai đánh giá kết quảlàm việc của công chức với các cách đánhgiá mới, chủ yếu dựa trên cơ sở kết quả, sảnphẩm của công chức. Thí điểm thành công ởĐà Nẵng tạo ra những cơ sở tốt, có ý nghĩađể xây dựng thể chế khung về vấn đề này đểáp dụng trong cả nước thời gian tới.

Tại Hội nghị, Ông Phạm Minh Hùng, PhóVụ trưởng Vụ Cải cách hành chính Bộ Nộivụ, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Hỗ trợtriển khai các Dự án cải cách hành chính ởBắc Giang, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hà Tĩnhđã trình bày mục tiêu và kết quả dự kiến,cách tiếp cận và cơ chế phối hợp thực hiệnDự án CCHC – Bộ Nội vụ (2013 – 2016).

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 11/2013

9

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 11/201310

Theo đó, Dự án CCHC Bộ Nội vụ giaiđoạn 2013 – 2016 có mục tiêu hỗ trợ triểnkhai thành công các Dự án CCHC ở thànhphố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, tỉnh BắcGiang và tỉnh Hà Tĩnh với các kết quả dựkiến được đề ra bao gồm: hợp tác, đốithoại chính sách giữa Trung ương và địaphương được tăng cường; kinh nghiệm vàbài học về CCHC ở các cấp địa phươngđược chia sẻ với các địa phương khác vàvới các cơ quan Trung ương có liên quanđến xây dựng và hoạch định chính sách;kinh nghiệm, bài học và thực tiễn tốt nhấtcủa các nước trên thế giới và khu vực vềCCHC được tài liệu hóa, tham khảo vàchia sẻ.

Nội dung và cơ chế thực hiện của Dự ánnhư sau:

- Tập trung hỗ trợ kỹ thuật cho 4 Dự ánCCHC tập trung vào cải cách và quản lýnguồn nhân lực với các hoạt động: xây dựngcơ cấu công chức, vị trí việc làm; xây dựngcơ chế trả lương theo kết quả công việc;quản lý nguồn nhân lực; tuyển chọn cán bộ,công chức; xây dựng tài liệu đào tạo theo vịtrí chức danh và chuyên ngành.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả củadịch vụ hành chính công thông qua bộphận một cửa, một cửa liên thông: xâydựng phần mềm dùng chung; xây dựng tàiliệu và tập huấn tăng cường năng lực chocán bộ tại bộ phận một cửa; thực hiện dịchvụ công trực tuyến cấp độ 3; công cụ đánhgiá sự hài lòng của công dân, tổ chức đốivới dịch vụ công.

Dự án cũng đặt ra một số yêu cầu về cơchế thực hiện và phối hợp giữa các đơn vịnhư sau: yêu cầu cam kết hỗ trợ, tham giamạnh mẽ của lãnh đạo Bộ Nội vụ, UNDP vàchính quyền tại 4 tỉnh. Dự án CCHC Bộ Nộivụ chủ trì đối thoại chính sách, chia sẻ kinhnghiệm, bài học; nghiên cứu, tập hợp và tàiliệu hóa những bài học, thực tiễn tốt nhấtchia sẻ với các địa phương; hỗ trợ kỹ thuậtđầu vào; chủ trì rút kinh nghiệm thí điểm, bàihọc và quyết định nhân rộng cũng như sửađổi chính sách cho phù hợp; đảm bảo sự kếtnối giữa các Dự án tại 04 tỉnh.

(Nguồn: www.moha.gov.vn)

Với việc khai trương dịch vụ “Phát trả kếtquả hồ sơ hành chính công tận nhà” tại

quận Bình Tân, quận Phú Nhuận và quận 7 từngày 22/11/2013, hiện dịch vụ này đã đượcBưu điện TP. Hồ Chí Minh cung cấp tại UBND17/24 quận, huyện của TP. Hồ Chí Minh.

Theo đó, bắt đầu từ ngày 22/11/2013, khiđến UBND 3 quận nêu trên để thực hiện cácthủ tục hành chính công, nếu có nhu cầu đượcnhận kết quả tại địa chỉ của mình, người dânchỉ cần đăng ký sử dụng dịch vụ “Phát trả kếtquả hồ sơ hành chính công tận nhà” với nhânviên làm thủ tục tại trụ sở UBND, sau khi đãhoàn tất hồ sơ hành chính.

Đến hạn trả kết quả, Bưu điện TP. Hồ ChíMinh sẽ chịu trách nhiệm tổ chức chuyểnphát kết quả hồ sơ hành chính đến tận địa chỉngười dân yêu cầu trong vòng 1 ngày (tính từngày ghi trên phiếu hẹn, giấy biên nhận hồsơ) đối với khu vực nội thành và tối đa 2 ngàyđối với địa bàn 2 huyện ngoại thành Củ Chivà Cần Giờ.

Về phí dịch vụ, tương tự như với 14 quận,huyện đã triển khai trong giai đoạn trước,mức phí đối với địa chỉ phát trả kết quả thuộc

Tin cải cách hành chínhTP. Hồ Chí Minh:

Thêm 3 quận trả kết quả dịch vụ công tận nhà

Đến nay, dịch vụ “Phát trả kết quả hồ sơhành chính công tận nhà” đã được Bưuđiện TP. HCM triển khai cung cấp tại 17/24quận, huyện của TP. HCM.

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 11/2013

11

nội quận là 20.000 đồng/bộ hồ sơ; đối với địachỉ phát tại các quận, huyện khác phí dịch vụsẽ là 30.000 đồng/bộ hồ sơ. Riêng địa chỉphát thuộc hai huyện Củ Chi và Cần Giờ,mức phí người dân phải trả là 40.000 đồng/bộhồ sơ. Từ bộ hồ sơ thứ hai trở lên có cùng địachỉ nhận trong một lần phát, người dân sẽ chỉphải trả thêm 10.000 đồng/bộ hồ sơ. Các hồsơ có thu hộ lệ phí khi phát tận nhà, cước phíthu thêm là 10.000 đồng/bộ hồ sơ.

Trong thời gian khai trương dịch vụ “Pháttrả kết quả hồ sơ hành chính công tận nhà” tạiba quận: 7, Bình Tân và Phú Nhuận, đểkhuyến khích người dân làm quen với dịchvụ tiện ích này, 100 khách hàng đầu tiên sửdụng dịch vụ sẽ nhận được quà tặng của Bưuđiện TP. Hồ Chí Minh.

Dịch vụ “Phát trả kết quả hồ sơ hànhchính công tận nhà” được Bưu điện TP. HồChí Minh triển khai từ đầu tháng 8/2013. Từđó đến đầu tháng 11/2013, đơn vị này đã lầnlượt mở dịch vụ tại UBND 14 quận, huyệncủa TP. Hồ Chí Minh là: quận 8, quận 3,huyện Củ Chi, quận Tân Phú, quận BìnhThạnh, quận Gò Vấp, quận 3, quận 10, quận1, quận 12, quận 5, quận 9, quận Thủ Đức vàhuyện Bình Chánh.

Theo thống kê của Bưu điện TP. Hồ ChíMinh, thời gian qua, Bưu điện đã tổ chứcphát trả an toàn, đúng thời gian cam kết hơn45.000 bộ hồ sơ hành chính đến địa chỉ kháchhàng, đạt tổng doanh thu dịch vụ trên 2 tỷđồng. Mục tiêu của Bưu điện TP.HCM là đếncuối năm nay sẽ mở rộng phạm vi cung cấpdịch vụ “Phát trả kết quả hồ sơ hành chínhcông tận nhà” trên toàn địa bàn TP.HCM.

(Nguồn:www.ictnews.vn)

Ngày 08/11/2013, UBND tỉnh Hậu Giangchính thức cho áp dụng thống nhất phần

mềm một cửa điện tử trong các cơ quan nhànước trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, qua vận hành thí điểm tại 11đơn vị cho thấy việc sử dụng phần mềm một

cửa điện tử đã đạt hiệu quả về các mặt kinhtế, quản lý và xã hội. Vấn đề giải quyết cácthủ tục hành chính được công khai, minhbạch, nhanh gọn, cung cấp thông tin chínhxác, cá nhân và tổ chức có thể tra cứu tìnhtrạng hồ sơ qua mạng và nhắn tin SMS.

UBND tỉnh Hậu Giang đã ra quyết địnhcông bố cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính dùngchung 3 cấp trên địa bàn tỉnh có tên miềnhttp://thutuchanhchinh.haugiang.gov.vnvới 2.744 thủ tục hành chính, trong đó cấptỉnh 2.215 thủ tục hành chính, cấp huyện 389và cấp xã là 140 thủ tục hành chính.

Ông Trần Thành Lập, Phó Chủ tịch tỉnh đãgiao Văn phòng UBND tỉnh tiếp tục kiểm tra,điều chỉnh tích hợp phần mềm liên quan, bổsung thêm tiện ích; Sở Thông tin và Truyềnthông tổ chức tập huấn, hướng dẫn áp dụngcho cán bộ, công chức.

(Nguồn: www.thanhnienonline.com)

Cùng với chủ trương rà soát, loại bỏ, đơngiản hóa các thủ tục hành chính (TTHC)

là việc quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại,

Tin cải cách hành chính

Tỉnh Bạc Liêu: Mô hình một cửa, một cửa liên thôngtạo thuận lợi cho người dân

ở TP. Bạc Liêu

Tỉnh Hậu Giang: Áp dụng phần mềm “một cửa”

Quang cảnh Hội nghị “Triển khai áp dụngphần mềm một của điện tử” .

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 11/201312

phương tiện vật chất cho bộ phận một cửa,một cửa liên thông (gọi tắt là bộ phận mộtcửa) của các đơn vị huyện, thành phố. Quamột thời gian thực hiện cho thấy, công tácgiải quyết TTHC ở bộ phận một cửa bướcđầu mang lại hiệu quả thiết thực…

Khi đến liên hệ giao dịch tại bộ phận mộtcửa TP. Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu, người dânđược tạo mọi điều kiện thuận lợi. Cơ sở vậtchất, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp,xây dựng khang trang, quy định, có đầy đủghế ngồi, nước uống cho người dân ngồichờ nộp hồ sơ hay nhận kết quả; được trangbị máy vi tính, máy phô-tô, máy in…. Cácquy trình, thủ tục, phí, lệ phí đều được niêmyết công khai để người dân tiện theo dõi,thực hiện. Hồ sơ, thủ tục cũng đơn giản, rõràng và được giải quyết nhanh chóng, minhbạch. Tinh thần trách nhiệm và năng lực làmviệc của cán bộ, công chức được nâng cao,kỹ năng giao tiếp tốt hơn, người dân đến vớicơ quan nhà nước tự tin, thân thiện và đượcđón tiếp, phục vụ tốt hơn trước rất nhiều.Những điều người dân chưa thấu đáo thìđược cán bộ bộ phận một cửa niềm nởhướng dẫn tận tình.

“Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngườidân đến liên hệ giao dịch, bộ phận một cửaTP. Bạc Liêu được lãnh đạo UBND tỉnh vàUBND thành phố quan tâm đầu tư trang bịphương tiện, thiết bị làm việc khang trang,đầy đủ và hiện đại. Ngoài cơ sở vật chất như

bàn ghế, máy lạnh phục vụ cho tổ chức, cánhân đến liên hệ giao dịch, bộ phận một cửaTP. Bạc Liêu còn là 1 trong 3 đơn vị đượcUBND tỉnh đầu tư trang thiết bị điện tử giảiquyết TTHC, tạo điều kiện thuận lợi chongười dân đến tìm hiểu, tra cứu. Tính từ đầunăm đến nay, bộ phận một cửa TP. Bạc Liêuđã giải quyết hơn 18.000 TTHC, trong đó cóhơn 1/3 trả kết quả trước hẹn, chỉ có 22trường hợp trễ hẹn có liên quan đến lĩnh vựcđất đai (xin cấp lại, cấp đổi, cấp mới Giấychứng nhận quyền sử dụng đất) do “vướng”chữ ký giáp ranh của người kế cận, nguồngốc đất phức tạp…” - bà Hà Kim Tuyến, PhóVăn phòng UBND TP. Bạc Liêu, phụ tráchbộ phận một cửa cho biết.

Bộ phận một cửa còn bố trí 9 cán bộ, côngchức có tinh thần trách nhiệm và trình độchuyên môn cao để hướng dẫn, giải quyếtcông việc cho cá nhân, tổ chức. Từ đó, giúprút ngắn thời gian hoàn thành các TTHC liênquan đến lĩnh vực đất đai, kinh doanh, xâydựng… theo quy định.

Có thể nói, việc thực hiện cơ chế một cửa,một cửa liên thông ở TP. Bạc Liêu đã tạo sựhài lòng của người dân bởi cách thức, quytrình giải quyết các TTHC được thực hiệnkhép kín, rút ngắn và đơn giản hóa. Tinh thầnthái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, côngchức đã thể hiện được tính chuyên nghiệp,trách nhiệm, tạo sự gần gũi hơn trong quan hệgiữa cơ quan hành chính Nhà nước với các tổchức và cá nhân.

Tuy nhiên, ngoài những điều kiện thuận lợithì hiện bộ phận một cửa TP. Bạc Liêu vẫncòn gặp một số khó khăn như: công chứcđược bố trí từ nhiều cơ quan, đơn vị khácnhau, chịu sự quản lý cùng lúc của 2 nơi nênảnh hưởng nhiều đến kết quả giải quyết côngviệc. Một số trang thiết bị điện tử (phần cứng)xuống cấp, không có đường truyền mạng; sửdụng phần mềm trang bị cũ trong khi văn bảncủa Trung ương ban hành có liên quan trêncác lĩnh vực thay đổi nhưng không được sửachữa thay đổi... Thiết nghĩ, những khó khănnày cần sớm tháo gỡ để bộ phận một cửa TP.Bạc Liêu ngày càng văn minh, hiện đại, xứngtầm với thành phố đô thị loại II.

(Nguồn: www.baobaclieu.vn)

Tin cải cách hành chính

Người dân đến liên hệ giao dịch tại bộ phậnmột cửa TP. Bạc Liêu.

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 11/2013

13

Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL)trong hoạt động của các cơ quan hành

chính nhà nước theo tiêu chuẩn TCVN ISO làmô hình về phương pháp quản lý, là công cụhỗ trợ để các cơ quan kiểm soát và đạt hiệuquả cao trong hoạt động của mình; tạo dựngmột phương pháp làm việc khoa học: xácđịnh rõ việc (làm gì); rõ người (ai làm), và rõcách làm (theo trình tự nào, theo quy trìnhnào, theo biểu mẫu nào...); rõ thời gian thựchiện từng công đoạn (bao nhiêu ngày làmviệc) nhằm khắc phục nhược điểm phổ biếnlâu nay của quản lý hành chính là làm theothói quen, kinh nghiệm, tuỳ tiện…

Xây dựng và áp dụng HTQLCL theo tiêuchuẩn TCVN ISO 9001 vào hoạt động củacác cơ quan hành chính nhà nước là yêu cầubắt buộc tại Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 và Quyết định số118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 của Thủtướng Chính phủ.

Qua bảy năm triển khai thực hiện Quyếtđịnh số 144/2006/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ, việc áp dụng HTQLCL theoTCVN ISO 9001 vào hoạt động của Bộ Nội vụđã mang lại hiệu quả thiết thực, hỗ trợ đắc lựcmục tiêu cải cách hành chính trong nội bộ cơquan, nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức,công dân - chính là các "khách hàng" - trongquá trình thực hiện "giao dịch" với Bộ Nội vụ.

1. Kết quả đạt được trong xây dựng vàáp dụng HTQLCL tại Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ là một trong những Bộ đầu tiêntriển khai xây dựng và áp dụng HTQLCLtheo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 trong toànkhối cơ quan Bộ. Đây là một quá trình baogồm nhiều bước, từ đào tạo nâng cao nhậnthức về ISO; đào tạo kỹ năng xây dựng các

văn bản, quy trình trong HTQLCL; xác địnhphạm vi của HTQLCL; soạn thảo và xem xét,phê duyệt các tài liệu, quy trình trongHTQLCL đến đánh giá nội bộ, đánh giáchứng nhận và duy trì, cải tiến HTQLCL.

HTQLCL hiện nay của cơ quan Bộ Nội vụbao gồm 41 tài liệu, quy trình phù hợp vớitiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Hệ thốngnày được áp dụng cho hoạt động quản lý nhànước về một số lĩnh vực thuộc phạm vi quảnlý nhà nước của Bộ, bao gồm: tổ chức bộmáy hành chính nhà nước; tổ chức chínhquyền địa phương; quản lý địa giới hànhchính; quản lý hội và các tổ chức phi chínhphủ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứcnhà nước.

Về phạm vi áp dụng, 15 đơn vị tại cơ quanBộ Nội vụ gồm Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộvà các Vụ thuộc Bộ phải áp dụng toàn bộ cáctài liệu, quy trình trong HTQLCL; đối vớimột số quy trình liên quan tới công tác quảnlý, điều hành trong nội bộ Bộ Nội vụ như cácquy trình do Văn phòng Bộ và Vụ Tổ chứccán bộ chủ trì xây dựng, ngoài các đơn vịthuộc khối cơ quan Bộ, các đơn vị sự nghiệpthuộc Bộ và các cơ quan, đơn vị trực thuộcBộ, các tổ chức như Văn phòng chuyên tráchĐảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Bộđều phải áp dụng trong quá trình thực thinhiệm vụ được giao.

a) Kết quả đạt được trong triển khaixây dựng các quy trình trong HTQLCL

Với tổng số 41 tài liệu, quy trình ISO nhưhiện nay, Bộ Nội vụ đã xây dựng và áp dụngISO vào giải quyết một số thủ tục hành chínhtrong phạm vi Đề án 30 theo chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ.

Việc xây dựng các quy trình ISO của BộNội vụ trong khoảng thời gian tương đối

Ứng dụng Hệ thống quản lý chất lượng theotiêu chuẩn TCNVN ISO 9001:2008 trong

công tác quản lý nhà nước của Bộ Nội vụThS. Nguyễn Thị Trà Lê – Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 11/201314

ngắn; tiến độ đề ra được đảm bảo. Các tàiliệu, quy trình bắt buộc nhằm duy trì, cải tiếnHệ thống được xác định và xây dựng phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ.

Chất lượng các quy trình về cơ bản đảmbảo được ba yêu cầu của tiêu chuẩn TCVNISO là: rõ trách nhiệm của từng người, rõ thờigian giải quyết từng việc, rõ trình tự thựchiện từng bước. Đặc biệt, thời gian giải quyếttừng công đoạn trong một quy trình giảiquyết công việc cơ bản được xác định theotinh thần cải cách hành chính, quy định thờigian ngắn nhất có thể để đáp ứng tốt nhấtmong đợi của tổ chức, cá nhân có liên quan,nâng cao trách nhiệm của công chức, viênchức cơ quan Bộ Nội vụ. Đồng thời, các quytrình này cũng tuân thủ và kịp thời cập nhậtcác quy định hiện hành.

Ngoài ra, kỹ thuật trình bày và nội dungcủa các quy trình đảm bảo yêu cầu theohướng dẫn của Bộ tiêu chuẩn ISO. Các quytrình về cơ bản đều có lưu đồ và diễn giải, rấtrõ ràng và thuận lợi cho người lần đầu tiếpcận. Do đó, các quy trình này rất dễ theo dõi,giám sát quá trình thực hiện.

Từ phạm vi của HTQLCL, có thể thấyrằng Hệ thống này bao gồm rất nhiều quytrình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của BộNội vụ mà không thuộc diện bắt buộc phảixây dựng và áp dụng ISO theo Quyết định số118/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ. Trong đó, có các quy trình rất nhạy cảmvà đòi hỏi phải nêu cao trách nhiệm của Lãnhđạo Bộ như Quy trình trình ký văn bản, Quytrình xử lý công văn đi.... Các quy trình nàyđược duy trì, đánh giá và sửa đổi, bổ sunghàng năm, chứng tỏ quyết tâm của Bộ Nội vụtrong việc gương mẫu đi đầu áp dụng ISO,nâng cao chất lượng cải cách hành chínhtrong nội bộ cơ quan.

b) Kết quả trong việc áp dụng các quytrình trong HTQLCL

Nhờ áp dụng các quy trình ISO trongHTQLCL của cơ quan Bộ, nhận thức, tráchnhiệm của công chức, viên chức và chấtlượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cácđơn vị đã nâng lên rõ rệt. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các đơnvị thuộc cơ quan Bộ có thể điều hành công việc

nội bộ trôi chảy và có hiệu quả hơn nhờ thiếtlập cơ chế giải quyết công việc rành mạch vàthống nhất, xác định rõ trách nhiệm của lãnhđạo và công chức trong quy trình xử lý côngviệc; kiểm soát được toàn bộ quá trình xử lýcông việc tại cơ quan, đơn vị; nắm rõ công việcai đang làm và có đúng tiến độ hay không; hạnchế được cách thức giải quyết công việc tuỳtiện theo chủ quan của công chức, viên chứccấp dưới; có thể đánh giá được mức độ hoànthành công việc của công chức, viên chức cấpdưới, từ đó làm căn cứ cho công tác bình bầuthi đua khen thưởng, đánh giá nhận xét cuốinăm đối với công chức, viên chức một cáchcông bằng, khách quan, xác thực hơn.

Thứ hai, nhờ áp dụng các quy trình ISO,đã góp phần giúp công chức, viên chức cơquan Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện công việckhoa học hơn; bước đầu tạo sự chuyển biếntrong nhận thức về vai trò của công chức,viên chức khi thi hành nhiệm vụ: công chứclà cầu nối giữa luật pháp và tổ chức, côngdân, có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, côngdân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quyđịnh của pháp luật, cần có thái độ ân cần, cởimở khi giao tiếp với tổ chức, công dân.

Thứ ba, các đơn vị thuộc khối cơ quan Bộđã có ý thức hơn trong việc tổ chức thu thập,sắp xếp, lưu trữ các loại văn bản quy phạmpháp luật, văn bản hướng dẫn của cơ quancấp trên làm căn cứ thực hiện công việc theochức năng, nhiệm vụ được phân công, đểtham chiếu khi cần; hồ sơ tài liệu được sắpxếp ngăn nắp và có hệ thống theo từng lĩnhvực công việc. Áp dụng ISO là tiền đề, gópphần tạo điều kiện thuận lợi để triển khai việcứng dụng công nghệ thông tin trong quá trìnhquản lý và tác nghiệp hồ sơ.

Thứ tư, công chức, viên chức cơ quan BộNội vụ được đào tạo, tập huấn hoặc bắt buộcphải tự tìm hiểu để nâng cao về kiến thứcchuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêucầu công việc theo các quy trình ISO; dođược phân công rõ ràng trách nhiệm nên việcđánh giá năng lực chuyên môn, kết quả côngviệc khách quan hơn.

Thứ năm, các tổ chức, công dân - những"khách hàng" của Bộ Nội vụ nhận đượcnhững "dịch vụ” tốt hơn, không mất nhiều

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 11/2013

15

thời gian đi lại, chờ đợi, sự hài lòng về chấtlượng phục vụ của Bộ Nội vụ ngày càngđược nâng cao; đồng thời áp dụng HTQLCLlàm giảm thiểu sự nhũng nhiễu, gây phiền hàcủa công chức, viên chức trong thực thinhiệm vụ. Tổ chức, công dân đến cơ quan Bộđược hướng dẫn, trả kết quả xử lý đúnghẹn… là một bước tiến rất quan trọng trongtiến trình cải cách thủ tục hành chính ở BộNội vụ; đây là biện pháp để kiểm tra, giámsát việc thực hiện trên thực tế các văn bảnquy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lýnhà nước của Bộ Nội vụ, đặc biệt là với cácquy định về thời gian xử lý hồ sơ, về phí, lệphí, về việc áp dụng thống nhất các biểumẫu… từ đó nghiên cứu, kiến nghị sửa đổihoặc sửa đổi cho phù hợp với đặc điểm từngđịa phương, ban ngành, tránh bị chồng chéo,rườm rà các thủ tục, giấy tờ không cần thiết.

Đặc biệt, đối với Bộ Nội vụ, các thủ tụchành chính trong một số lĩnh vực vô cùngnhạy cảm như công chức, viên chức, quản lýhội và tổ chức phi chính phủ, quỹ xã hội vàquỹ từ thiện... thì việc áp dụng HTQLCL theotiêu chuẩn TCVN ISO càng mang lại ý nghĩato lớn và có tác động trở lại đối với quá trìnhthực hiện cải cách thủ tục hành chính của BộNội vụ nói riêng và trong toàn quốc nói chung.

Thứ sáu, áp dụng HTQLCL tại cơ quan BộNội vụ giúp tìm ra biện pháp để cải cách thủtục hành chính của Bộ Nội vụ; việc công bốcông khai các yêu cầu về hồ sơ, tài liệu, côngkhai quy trình xử lý công việc, công khai kếtquả xử lý cuối cùng, công khai yêu cầu vềthời gian giải quyết thủ tục hành chính đã tạođiều kiện để người dân cùng giám sát côngchức, viên chức; giám sát các thủ tục hànhchính có được thực hiện theo đúng quy địnhcủa pháp luật hay không, từ đó kiến nghị sửađổi, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật chophù hợp với tình hình thực tế.

2. Thuận lợi và khó khăn trong quátrình xây dựng và áp dụng HTQLCL tạiBộ Nội vụ

a) Thuận lợiTrong quá trình xây dựng và áp dụng

HTQLCL, Bộ Nội vụ có những thuận lợinhư sau:

Thứ nhất, Lãnh đạo Bộ Nội vụ luôn xácđịnh phải thực hiện nghiêm, có hiệu quả việcxây dựng và áp dụng ISO trong cơ quan Bộtheo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ để góp phần cải tiến lề lối làmviệc của công chức, góp phần làm tốt côngtác cải cách hành chính trong nội bộ cơ quanBộ. Do đó, Bộ trưởng đã giao cho 01 đồngchí Thứ trưởng làm Trưởng Ban trực tiếp chỉđạo thực hiện nhiệm vụ này. Sự quan tâm vàquyết tâm thực hiện của lãnh đạo cao nhấtchính là một yếu tố quan trọng, thuận lợi choquá trình xây dựng và áp dụng HTQLCL tạicơ quan Bộ.

Thứ hai, ngay từ năm 2004, khi Thủtướng Chính phủ chưa có chỉ đạo về việc bắtbuộc áp dụng ISO trong các cơ quan hànhchính nhà nước, Văn phòng Bộ Nội vụ đãtriển khai thí điểm việc xây dựng và áp dụngHTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với các công việc thuộc phạm vichức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ.HTQLCL này đã được Tổng cục Tiêu chuẩnĐo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học vàCông nghệ cấp Giấy chứng nhận phù hợptiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 từ năm2006. Do đó, Văn phòng Bộ với vai tròthường trực Ban Chỉ đạo ít nhiều đã có kinhnghiệm trong việc triển khai xây dựng và ápdụng ISO. Đây là một yếu tố thuận lợi giúpcho Bộ Nội vụ có thể giảm được phần nào sựbỡ ngỡ và có thái độ chủ động hơn, tự tin,mạnh dạn trong xây dựng và áp dụng ISOtrên phạm vi toàn cơ quan.

Thứ ba, do được quán triệt tốt, về cơ bản,lãnh đạo và công chức ở các đơn vị thuộc cơquan Bộ có xây dựng, áp dụng HTQLCL theotiêu chuẩn ISO bước đầu đều nhận thức đượcý nghĩa, vai trò tích cực của hoạt động này vàquyết tâm thực hiện tốt.

Thứ tư, bên cạnh kinh nghiệm của Vănphòng Bộ với vai trò Thường trực Ban Chỉđạo, nhìn chung công chức, viên chức cơquan Bộ Nội vụ được đào tạo bài bản, cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nắm bắtnhanh các kiến thức về ISO và áp dụng ISOvào công việc của cơ quan, đơn vị. Đây cũnglà một lợi thế trong quá trình xây dựng và ápdụng ISO vào hoạt động của Bộ Nội vụ.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 11/201316

b) Khó khănBên cạnh những thuận lợi, Bộ Nội vụ cũng

gặp không ít khó khăn trong quá trình xâydựng và áp dụng HTQLCL như:

Thứ nhất, HTQLCL theo tiêu chuẩnTCVN ISO 9001 là HTQLCL khoa học, phùhợp để áp dụng cho các quy trình sản xuất cácsản phẩm hữu hình, dễ đo lường kết quả. Điềunày đã được chứng minh với hàng loạt sảnphẩm hàng hoá trên thế giới, khu vực và trongnước đạt tiêu chuẩn ISO.

Tuy nhiên, đối với các cơ quan hành chínhnhà nước nói chung và Bộ Nội vụ nói riêng,xây dựng và áp dụng HTQLCL theo tiêuchuẩn TCVN ISO 9001 là một công việc khámới và khó khăn. Mới vì đây là yêu cầu mớiđược đặt ra trong một nền hành chính ở trìnhđộ phát triển chưa cao như Việt Nam, kinhnghiệm ở trong nước và ngoài nước về thựchiện nhiệm vụ này chưa nhiều. Khó khăn vì"sản phẩm" của các cơ quan hành chính hầuhết là các văn bản quản lý nhà nước nên việcđo lường "chất lượng" của các văn bản nàycũng như đo lường "sự hài lòng của kháchhàng" - những đối tượng phục vụ của cơ quanhành chính nhà nước - chỉ mang tính tươngđối, rất khó định lượng.

Thứ hai, đội ngũ công chức được phâncông thực hiện nhiệm vụ triển khai Đề án ISOcủa Bộ Nội vụ mỏng, làm việc không chuyêntrách nên đôi khi không chủ động về thờigian; kiến thức, kỹ năng về ISO còn hạn chế,chưa được cập nhật thường xuyên, kịp thờicũng ảnh hưởng tới chất lượng xây dựng, ápdụng HTQLCL.

Thứ ba, nhận thức về ISO 9000, ISO 9001và tầm quan trọng của việc xây dựng và ápdụng ISO trong giải quyết công việc của cácđơn vị, các công chức, viên chức Bộ Nội vụnhìn chung còn ở mức độ chưa cao. Do đó, cótình trạng một vài đơn vị đôi khi chưa thật sựtrách nhiệm, chủ động và nhiệt tình trong triểnkhai xây dựng, áp dụng các quy trình ISO, còncó hiện tượng trông chờ, dựa dẫm, "khoántrắng" cho đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo.

Việc xây dựng và áp dụng ISO tại cơ quanBộ Nội vụ được triển khai trong bối cảnh vừacó những thuận lợi, vừa có những khó khănđan xen nhau. Bộ Nội vụ đã cố gắng phát huy

tối đa mặt thuận lợi và hạn chế thấp nhấtnhững khó khăn, vướng mắc khi tiến hànhxây dựng, áp dụng HTQLCL và đã đạt đượcnhững kết quả đáng ghi nhận.

3. Một số tồn tại, hạn chếPhạm vi áp dụng của HTQLCL chưa đầy

đủ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủTheo quy định tại Quyết định số

118/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,các cơ quan hành chính nhà nước bắt buộcphải xây dựng và áp dụng ISO vào giải quyếttoàn bộ các thủ tục hành chính được công bốtheo Đề án 30 sau khi các thủ tục này đượcđơn giản hoá. Tuy nhiên, phạm vi áp dụngHTQLCL của cơ quan Bộ Nội vụ chỉ là mộtphần trong toàn bộ các hoạt động liên quanđến giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân,tổ chức tại cơ quan Bộ.

Các thủ tục hành chính chưa xây dựng vàáp dụng ISO tại cơ quan Bộ Nội vụ là các thủtục hành chính trong lĩnh vực hội, tổ chức phichính phủ, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Chất lượng của một số quy trình ISO trongHTQLCL chưa thật sự đảm bảo theo yêu cầu

Trên thực tế có một số quy trình trongHTQLCL của cơ quan Bộ Nội vụ được quyđịnh chưa thật sự hợp lý, hoặc chưa thật sựmang tinh thần cải cách nhằm nâng cao hiệuquả công việc mà chỉ để phù hợp với nguồnlực hiện có, đảm bảo các đơn vị và cá nhân cóthể hoàn thành công việc, không bị "bắt lỗi"khi đánh giá nội bộ hoặc đánh giá giám sát.Do đó, phần nào việc thực hiện các quy trìnhnày chỉ mang tính hình thức và chưa thật sựmang lại hiệu quả như mong muốn.

Một số quy trình còn chưa thể hiện đượctổng thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúccông việc, mà chỉ đo lường được thời gian cụthể của từng bước, từng công đoạn trong quytrình. Do đó, khó có thể xác định và quy tráchnhiệm cho cán bộ, công chức trong trườnghợp thời gian này bị kéo dài. Có một số quytrình tuy được xây dựng dựa trên các quy địnhpháp luật hiện hành nhưng khi đi vào thựchiện trên thực tế khó có thể đảm bảo đượcthời gian do quy định này có phần bất hợp lý.

Mục tiêu chất lượng của Bộ chưa xây dựngđược theo từng năm và các đơn vị thuộc cơ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 11/2013

17

quan Bộ chưa thiết lập Hệ thống mục tiêu chấtlượng của riêng mình. Các biện pháp theo dõimức độ đạt được của Mục tiêu chất lượngchưa được đề cập trong HTQLCL của cơquan Bộ.

Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân cóliên quan trong việc xây dựng và áp dụngHTQLCL chưa cao

Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộđôi khi không đủ thời gian để xử lý công việcđảm bảo thời hạn, trình tự của các quy trìnhISO trong HTQLCL của cơ quan Bộ. Điềunày thể hiện ở chỗ, đôi khi văn bản trình kýxử lý chậm hơn so với thời gian quy định dolãnh đạo đơn vị bận đi công tác dài ngày, hoặccó quá nhiều công việc cần xử lý.

Lãnh đạo các đơn vị đôi khi không chútrọng tới việc phổ biến, tuyên truyền và quántriệt các công chức, viên chức cấp dưới tuânthủ nghiêm các quy trình ISO trongHTQLCL; không đánh giá chất lượng côngviệc thông qua các quy trình, không thực hiệnviệc thi đua khen thưởng căn cứ vào kết quảthực thi công việc theo quy trình ISO.

Việc tuân thủ các quy định về thông tin báocáo tình hình và kết quả thực hiện ISO của cácđơn vị chưa tốt; các báo cáo hầu hết chỉ đưara những nhận định chung chung, kết quảthực hiện mang tính định tính; các đơn vịkhông chú trọng việc theo dõi và có nhữngghi chép cụ thể, lưu giữ những bằng chứng cụthể liên quan tới việc thực hiện các quy trìnhtrong HTQLCL của công chức, viên chức đơnvị mình. Đôi khi, các công việc này chỉ đượcthực hiện mang tính hình thức, đối phó khi cóyêu cầu của Ban Chỉ đạo hoặc Lãnh đạo Bộ.

Thường trực Ban Chỉ đạo không được bốtrí công chức chuyên trách thực hiện nhiệmvụ này, hoạt động duy trì và cải tiến Hệ thốngchỉ được thực hiện khi có đánh giá nội bộhoặc đánh giá giám sát, không mang tínhthường xuyên, liên tục.

4. Một số kinh nghiệm triển khai ứngdụng có hiệu quả HTQLCL theo tiêuchuẩn TCVN ISO 9001: 2008 trong các cơquan hành chính nhà nước

Xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiếnHTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:

2008 là một yêu cầu bắt buộc và là một chỉ sốđánh giá cải cách hành chính của các cơ quanhành chính nhà nước; từ kinh nghiệm của BộNội vụ cho thấy để thật sự đảm bảo hiệu quảcủa HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO9001: 2008, các cơ quan hành chính nhànước cần lưu ý các nội dung sau:

- Lãnh đạo cao nhất của cơ quan cần nhậnthức đúng đắn tầm quan trọng và hiệu quảmang lại cho công tác quản lý khi áp dụngHTQLCL; cần có quyết tâm cao và quyết liệttrong công tác chỉ đạo, điều hành thực thinhiệm vụ này;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổbiến để nâng cao hơn nữa trách nhiệm củathủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan, tráchnhiệm của công chức, viên chức cơ quantrong tuân thủ các quy trình ISO;

- Trong quá trình triển khai xây dựng cácquy trình ISO, cần cân nhắc kỹ để tránh haixu hướng: (1) xây dựng các quy trình theohướng quá "chuẩn" về thời gian thực hiện,dẫn tới thực tế triển khai công việc không thểđáp ứng được quy định nêu tại quy trình; (2)xây dựng các quy trình giải quyết công việctheo hướng diễn giải lại những gì đang diễnra trên thực tế của cơ quan, đơn vị mình đểtránh bị "bắt lỗi" trong quá trình đánh giá,dẫn tới không nâng cao được trách nhiệm củacán bộ, công chức trong giải quyết công việcvà không phát huy được hết ưu điểm củaHTQLCL;

- Cần phân công trách nhiệm phù hợp đểđảm bảo HTQLCL được xây dựng và ápdụng mang lại hiệu quả cao nhất; trong đócần gắn liền công tác xây dựng và áp dụngHTQLCL với công tác kiểm soát thủ tục hànhchính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhànước của cơ quan, đơn vị; gắn liền tráchnhiệm kiểm soát thủ tục hành chính với tráchnhiệm chủ trì xây dựng, áp dụng HTQLCLtheo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008;

- Cần có cơ chế, chính sách phù hợp nhằmnâng cao trách nhiệm và tính chủ động của bộphận Thường trực Ban Chỉ đạo ISO cũng nhưcác đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tụchành chính theo Đề án 30 để đẩy nhanh việcđưa các thủ tục hành chính này vào phạm viHTQLCL của cơ quan, đơn vị;

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 11/201318

Tự đánh giá để đổi mới - Công cụ hoàn thiện hoạt động của cơ quan nhà nước

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Giang - Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ

- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá nội bộ;kiểm soát tốt hơn nữa việc thực hiện các quytrình ISO của các đơn vị; đề xuất kịp thời,chính xác việc khen thưởng, phê bình đối vớicác đơn vị, cá nhân nhằm động viên, khuyếnkhích các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt và xửlý thích đáng các đơn vị, cá nhân thực hiệnchưa tốt;

- Kết nối HTQLCL của các cơ quan, đơnvị có liên quan trong cùng hệ thống thànhmột Hệ thống thống nhất, hoàn chỉnh và cótính liên thông;

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cầnkhuyến khích các đơn vị sự nghiệp trực

thuộc, nhất là các đơn vị sự nghiệp phục vụchức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành,địa phương xây dựng và áp dụng HTQLCLđể nâng cao hiệu quả thực thi nhiệm vụđược giao;

- Các cơ quan hành chính nhà nước cầntích cực học hỏi kinh nghiệm, giao lưu, traođổi chuyên môn nghiệp vụ về HTQLCL vớicác cơ quan, đơn vị có liên quan, nhất là cáccơ quan có HTQLCL được đánh giá là hiệulực, hiệu quả;

- Tăng cường đào tạo, nâng cao kiến thức,kỹ năng xây dựng và áp dụng HTQLCL chobộ phận thường trực Ban Chỉ đạo ISO của cơquan, đơn vị và các công chức có liên quan.

Quản lý chất lượng trong khu vựccông, cùng với xu hướng phát triểnnền dịch vụ công theo định hướng

khách hàng, không chỉ là yếu tố chiến lượcquyết định hiệu quả quản lý và cung ứng dịchvụ công của nhà nước mà còn là biện phápsống còn để tối ưu hoá cung, cầu và chi phícủa các loại hình dịch vụ của khu vực công.Đối với những nền công vụ hiện đại ở châuÂu như Anh, Pháp, Đức… và một số nền côngvụ ở các nước đang phát triển như TrungQuốc và Braxin, CAF là một công cụ đánhgiá hiệu quả hoạt động tiết kiệm về mặt chiphí, bền vững về mặt nguồn lực và cung cấpsản phẩm đầu ra có tính khả thi cao thể hiệnqua khung đánh giá đi kèm bộ phương pháp10 bước kiện toàn tổ chức. Mô hình CAF vừacho phép thực hiện đánh giá chất lượng vàhiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nướcthông qua tự đánh giá, vừa cho phép thựchiện phân tích so sánh và trao đổi kinhnghiệm giữa các cơ quan nhà nước trongphạm vi quy mô quốc gia và liên quốc gia.Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin giớithiệu sơ lược về Khung đánh giá tổng hợpCAF,các tiêu chí đánh giá CAF và quy trìnhhoàn thiện hoạt động 10 bước căn cứ trên kết

quả tự đánh giá CAF dành cho khối các cơquan nhà nước và nêu ra một số điểm cần lưuý khi áp dụng mô hình này vào Việt Nam.

1. Giới thiệu chung về Khung đánh giátổng hợp CAF

Năm 2000, Viện Hành chính công châu Âu(European Institute of Public Administration–EIPA) đã xây dựng thành công Khung đánhgiá tổng hợp (Common AssessmentFramework, gọi tắt là CAF). Hội nghị lần thứ5 về chất lượng công vụ ở các quốc gia châuÂu tổ chức vào ngày 27 - 28/9/2012 tại thànhphố Oslo (Na-uy) đã công bố phiên bản CAF2013 với chủ đề “CAF – công cụ quản lý chấtlượng cho các nền công vụ tương lai” (Staes,2012). Hiện nay, CAF được sử dụng rộng rãiở hơn 27 quốc gia châu Âu với hơn 3.000 cơquan trong khu vực công đã chính thức ứngdụng mô hình này và xem đây là một trongnhững chương trình, nội dung quan trọngtrong cải cách hành chính (Staes, 2012, p.3).Mô hình đánh giá này cũng là một trong số ítcác mô hình được ứng dụng thành công ở cácquốc gia đang phát triển như Trung Quốc,Đôminica, Bra-xin… và do đó có thể là mộtgợi ý hay đối với Việt Nam.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 11/2013

19

Luận đề nghiên cứu để xây dựng nên môhình CAF là đề cao vai trò chiến lược củacông tác lãnh đạo trong việc cung ứng dịch vụcông cho người dân/khách hàng và trong côngtác quản lý nội bộ, phát triển đội ngũ. Ngườiđứng đầu tổ chức không chỉ lãnh đạo đơn vịxây dựng và thực thi các chiến lược, kế hoạchmà còn tạo động lực cho nhân viên, thu hútnhân tài phát triển đội ngũ, mở rộng các mốiquan hệ đối tác, phân bổ nguồn lực hiệu quảvà đảm bảo đơn vị vận hành thông suốt. (ViệnHành chính công châu Âu - EIPA, 2013).

Trong công tác quản lý hành chính, nếuứng dụng CAF ta có thể sử dụng phươngpháp tự đánh giá đổi mới theo hướng chuyểntừ chu trình “Lập kế hoạch và thực hiện”sang chu trình “Lập kế hoạch – Thực hiện –Kiểm tra – Điều chỉnh” (sau đây gọi tắt là chutrình PDCA). CAF còn có chức năng đánhgiá để dự báo và cải thiện hoạt động của tổchức, đồng thời cho phép tích hợp các môhình quản lý chất lượng khác và tạo ra cơ chếtrao đổi kinh nghiệm và nghiên cứu thực tiễntốt nhất giữa các tổ chức trong khu vực công.

CAF được xây dựng trên cơ sở các nguyêntắc như sau: (i) kết hợp được với nhiều môhình tổ chức của các nền hành chính nhà

nước khác nhau, (ii) có thể ứng dụng được đểđánh giá tính đặc thù về chất lượng và hiệuquả hoạt động công vụ của các cơ quan nhànước và các đơn vị sự nghiệp công lập và (iii)hướng đến kết quả và định hướng kháchhàng, đảm bảo vai trò của người lãnh đạo vàtính hướng đích, cách tiếp cận theo quá trìnhtrong công tác quản lý căn cứ vào các dữ liệuđáng tin cậy về phát triển và thu hút nhân lực,đào tạo thường xuyên, đổi mới cải tiến; pháttriển các mối quan hệ đối tác; trách nhiệm đốivới xã hội và đối với tổ chức.

2. Hệ thống đánh giá CAF 2013Một trong những yếu tố cơ bản của CAF

là hệ thống đánh giá. Hệ thống đánh giá hoạtđộng của tổ chức của CAF hoạt động dựatrên cơ chế tự đánh giá theo các tiêu chí. Bảnchất của hệ thống đánh giá hoạt động của tổchức là tự đánh giá hai nhóm nội dung baogồm nhóm “Các khả năng” (enablers) vànhóm “Các kết quả” (results). So với bảnCAF 2006, phiên bản CAF mới nhất hiệnnay, CAF 2013 đã phát triển hệ thống đánhgiá một cơ quan hành chính/đơn vị sự nghiệpcông lập trên hai nhóm nội dung thông qua 9tiêu chí lớn như sau:

Mô hình CAF

1. Lãnh đạo 5. Các quytrình

4. Hợp tác& nguồnlực

2. Chiếnlược & lậpkế hoạch

3. Conngười

Các khả năng Các kết quả

7. Các kếtquả về mặtcon người

6. Các kết quảtheo địnhhướng ngườidân/khách hàng

8. Các kết quảvề trách nhiệmxã hội

9. Các kếtquả hoạtđộng chủchốt

Các kết quả và trách nhiệm

Bảng 1: Mô hình CAF 2013

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 11/201320

Thông qua các tiêu chí này, một cơ quanhành chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lậpcó thể tự đánh giá các kết quả trên nhiều mặtcủa đơn vị mình thông qua các chỉ số địnhtính và chỉ số nội bộ đối với ngườidân/khách hàng, công chức, viên chức và xã

hội cũng như các kết quả chính của hoạtđộng. Mỗi tiêu chí gồm nhiều tiêu chí thànhphần. Tổng cộng 28 tiêu chí thành phần của9 tiêu chí xác định các lĩnh vực trọng tâmcần được đánh giá khi phân tích hoạt độngcủa tổ chức.

STT Tên tiêu chí Diễn giải Tiêu chí thành phần1 Lãnh đạo Tiêu chí “lãnh đạo” đánh giá

công tác lãnh đạo, chỉ đạo,điều hành về các nội dung cơbản như sứ mệnh của tổ chức,chiến lược phát triển và thúcđẩy thực hiện chiến lược, xâydựng các giá trị cần thiết đểđạt được mục tiêu dài hạn, đềra các biện pháp cần thiết, nêugương bản thân, bảo đảm nângcao chất lượng cung ứng cácdịch vụ của tổ chức

1.1. Xác định hướng phát triển của tổchức thông qua sứ mạng, tầm nhìn và giátrị tổ chức, 1.2. Xây dựng và phát triển hệ thống quảnlý và thực hiện các thay đổi trong tổ chức1.3. Tạo động lực và hỗ trợ cho nhânviên; thể hiện những nỗ lực hoàn thiện tổchức bằng việc tự nêu gương của cá nhânnhà lãnh đạo1.4. Kiểm soát các mối quan hệ tương hỗgiữa nhóm lợi ích và các bên liên quankhác để chia sẻ trách nhiệm

2 Chiến lược vàkế hoạch

Thu thập thông tin hiện tại,dự đoán kết quả tương lai đểlập kế hoạch và xác định cácyếu tố then chốt để có đượcthành công

2.1. Xác định những nhu cầu tương lai vàmong muốn của các bên liên quan2.2. Xây dựng, phân tích và kiểm tra lạichiến lược và các kế hoạch dựa trên nhucầu của các bên liên quan và nguồn lực có sẵn2.3. Thực hiện chiến lược và kế hoạchcủa tổ chức2.4. Lập kế hoạch, thực hiện và phân tíchcác thay đổi và đổi mới

3 Con người Thu thập thông tin hiện tại,dự đoán kết quả tương lai đểlập kế hoạch và xác định cácyếu tố then chốt để có đượcthành công

3.1. Kế hoạch hóa, quản lý và phát triểnđội ngũ3.2. Xác định, phát triển và hỗ trợ kiếnthức, năng lực của nhân viên, gắn liền mụctiêu cá nhân với nhiệm vụ của tổ chức3.3. Khuyến khích nhân viên cải tiếncông việc và trao cho họ những quyềnhạn cần thiết.

4 Các quá trình Tiêu chí này đánh giá về cáchthức xây dựng mối quan hệ vớicác đối tác bên ngoài và cáchthức lập kế hoạch, sử dụng cácnguồn lực để bảo đảm tổ chứchoạt động hiệu quả.

4.1. Xây dựng và phát triển mối quan hệvới các đối tác bên ngoài4.2. Thiết lập và phát triển quan hệ đối tácvới người dân/khách hàng4.3. Quản lý nguồn tài chính4.4. Quản lý thông tin và tư liệu4.5. Quản lý công nghệ4.6. Quản lý cơ sở vật chất

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 11/2013

21

5 Các quá trình Tiêu chí này đánh giá về mứcđộ chuẩn hóa, quản lý và hoànthiện các quy trình hoạt độngđể đạt được mục tiêu đáp ứngmột cách hiệu quả nhất cácnhu cầu và mong muốn của tấtcả các bên liên quan.

5.1. Xây dựng hệ thống các quy trình vàquản lý các quy trình đó5.2. Cung cấp dịch vụ dựa trên sự mongđợi của người dân/khách hàng5.3. Đổi mới trong quy trình hoạt độngvới sự tham gia của người dân/kháchhàng

6 Các kết quảtheo định

hướng ngườidân/ khách

hàng

Tiêu chí này đánh giá mức độđạt được kết quả từ góc độ đápứng lợi ích của người dân, cácnhóm khách hàng và các bênliên quan của tổ chức (Ví dụ:các tổ chức kinh doanh, tổchức xã hội, tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức khác)

6.1. Kết quả khảo sát sự hài lòng củangười dân/khách hàng6.2. Chỉ số về mức độ đáp ứng các yêucầu của người dân/khách hàng

7 Các kết quảvề mặt con

người

Chỉ số này xác định dựa trênkhảo sát nhân viên, phỏng vấn,thăm dò ý kiến. Đây là các chỉsố đo lường hoạt động bêntrong của tổ chức, dùng đểkiểm tra định lượng, nắmđược, dự đoán và nâng caohiệu quả của tổ chức nhằm đápứng mong đợi của đội ngũnhân viên

7.1. Kết quả đo sự hài lòng và tạo độnglực cho nhân viên;7.2. Các chỉ số liên quan đến nhân viên(mức hài lòng chung về điều kiện làmviệc, về văn hoá công sở, luân chuyển cánbộ, kết quả kiểm tra năng suất lao động,mức độ sử dụng CNTT của chuyên viên,các chỉ số phát triển kỹ năng, chi phí đàotạo nhân viên, chỉ số động lực và thu hútnhân viên...)

8 Các kết quảvề mặt xã hội

Tiêu chí này đánh giá các kếtquả liên quan đến mức độ đápứng lợi ích xã hội ở cấp địaphương, khu vực, quốc gia vàquốc tế

8.1. Các kết quả đo mức độ hài lòng củaxã hội;8.2. Kết quả đo các chỉ số hoạt động ảnhhưởng đến xã hội

9 Các kết quảchủ chốt

Tiêu chí này đánh giá nhữngkết quả chính trong việc tổchức thực hiện kế hoạch chiếnlược và kế hoạch ngắn hạn,bao gồm cả việc giải quyết cácvấn đề chính trị.

9.1. Kết quả bên ngoài9.2. Kết quả nội bộ

Bảng 2: Các tiêu chí đánh giá CAF2013

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 11/201322

Quy trình kiện toàn hoạt động của tổ chứcCAF trải qua 3 giai đoạn và thực hiện tuần tựtheo 10 bước như nêu trong hình ở trên. Giaiđoạn 1 là giai đoạn chuẩn bị đánh giá để bắtđầu hoàn thiện hoạt động của cơ quan, gồm 2bước là bước 1 và bước 2. Giai đoạn 2 là giaiđoạn triển khai tự đánh giá, gồm các bước 3,4, 5 và 6. Giai đoạn 3, căn cứ trên kết quả tựđánh giá của giai đoạn 2, lãnh đạo đơn vị tiếnhành kiện toàn hoạt động của đơn vị qua cácbước 7, 8, 9 và 10.

Trong quy trình kiện toàn hoạt động củamột cơ quan hoặc đơn vị, không chỉ lãnhđạo mà công chức, viên chức và các bênliên quan đều cần nắm vững 10 bước nêutrên. Thứ tự thực hiện các bước phải đảmbảo tuần tự từ 1 đến 10 và lưu ý rằng trongtất cả các giai đoạn tự đánh giá luôn cầntương tác với thông tin phản hồi từ các bênliên quan.

“Bước 1 - Xây dựng kế hoạch và tổ chứctự đánh giá” bao gồm các hoạt động cụ thểnhư sau (i) họp toàn đơn vị và các bên liênquan để thống nhất thực hiện tự đánh giá, (ii)xác định quy mô và các phương pháp tự đánhgiá, (iii) lựa chọn thang điểm đánh giá và (iv)chỉ định người chủ trì đề án đánh giá.

“Bước 2 – Xây dựng và/hoặc phát triểncác kênh truyền thông” bao gồm các hoạt

động (i) lập kế hoạch truyền thông, (ii) tuyểnchọn thành viên tham gia nhóm đánh giá.

“Bước 3 – Thành lập một hoặc nhiềunhóm tự đánh giá” gồm các hoạt động (i) xácđịnh số nhóm đánh giá, (ii) lập nhóm đánhgiá có kiến thức sâu rộng về tổ chức và cáckỹ năng tự đánh giá theo mô hình, (iii) lựachọn chủ trì nhóm đánh giá và (iv) quyết địnhliệu có cần lãnh đạo đơn vị tham gia vàonhóm không.

“Bước 4 – Tổ chức đào tạo” gồm (i) tổchức đào tạo lãnh đạo, (ii) đào tạo nhóm tựđánh giá, (iii) bảo đảm cung cấp đủ thông tincần thiết cho những người tham gia nhómđánh giá và (iv) lập danh sách các bên liênquan và mô tả các tiêu chí đánh giá và cácquy trình chủ đạo.

“Bước 5 – Thực hiện tự đánh giá” baogồm thực hiện đánh giá theo cá nhân, tổnghợp điểm số trong nhóm và tính toán số điểmđánh giá.

“Bước 6 – Xây dựng báo cáo đánh giá”.Thông thường một báo cáo tự đánh giá theocấu trúc tiêu chuẩn của CAF phải đảm bảo cácyếu tố sau: Một là, nêu rõ các mặt mạnh vàmặt hạn chế cần phải cải tiến trong mỗi thànhphần kèm theo các luận chứng; Hai là, phảinhận định đánh giá tổng thể theo số điểm củacác thành phần do nhóm tự đánh giá thực

3. Quy trình hoàn thiện hoạt động của tổ chức CAF 2013

Giai đoạn 1. Chuẩn bị đánh giá

Bước 1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tựđánh giá

Bước 2. Xây dựng và/hoặc phát triển các kênhtruyền thông

Giai đoạn 2. Tiến hành tự đánh giáBước 3. Thành lập mộthoặc nhiều nhóm tựđánh giá

Bước 4. Tổ chức đàotạo

Bước 5. Thực hiện tựđánh giá

Bước 6. Xây dựng báocáo dựa trên kết quả tựđánh giá

Giai đoạn 3. Kiện toàn hoạt động của tổ chức sau đánh giáBước 7. Lập kế hoạchkiện toàn hoạt độngtổ chức

Bước 8. Thông báo kếhoạch kiện toàn đếncác bên liên quan

Bước 9. Thực hiện kếhoạch kiện toàn cácmặt tổ chức

Bước 10. Lập kếhoạch tự đánh giá tiếptheo

Bảng 3: Quy trình hoàn thiện hoạt động của tổ chức CAF 2013

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 11/2013

23

hiện; Ba là, phải đề xuất được các chươngtrình hành động để cải thiện tình hình.

“Bước 7 – Lập kế hoạch kiện toàn hoạtđộng của tổ chức” bao gồm các hoạt động (i)căn cứ trên điểm số phản ánh mức độ hoànthiện của các hoạt động, xác định thứ tự ưutiên của các hoạt động trong tổ chức gắn liềnvới mục tiêu chiến lược của tổ chức, (ii) giớihạn thời gian kiện toàn mỗi hoạt động và (iii)tích hợp kế hoạch kiện toàn hoạt động vào kếhoạch phát triển chung của tổ chức.

“Bước 8 – Thông báo kế hoạch kiện toànđến các bên liên quan”.

“Bước 9 – Tiến hành kiện toàn các mặthoạt động của tổ chức” bao gồm (i) củng cốhệ thống giám sát và đánh giá các hoạt độngcải tiến trên cơ sở chu trình PDCA, (ii) quyđịnh người chịu trách nhiệm thực hiện cáchoạt động và (iii) áp dụng các biện pháp vàcông cụ cần thiết để hỗ trợ thực hiện kiệntoàn hoạt động tổ chức.

Cuối cùng là “Bước 10 – Lập kế hoạch tựđánh giá tiếp theo”. Bước 10 vừa là bướctổng kết một chu trình CAF vừa là tiền đề mởra chu trình CAF tiếp theo. Để đảm bảo cácmặt hoạt động của cơ quan thực sự được cảithiện về chất lượng và hiệu quả, cần thựchiện tự đánh giá CAF theo nhiều lần. 44%các tổ chức sử dụng CAF thường xuyên sửdụng CAF để tự đánh giá hai năm một lần vìđây là khoảng thời gian thích hợp nhất về mặtchi phí thời gian, tiền bạc.

4. Kinh nghiệm áp dụng cho Việt NamMột trong những điều kiện quan trọng để

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là nângcao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước.Xã hội hiện đại đòi hỏi các cơ quan nhà nướcthực hiện chức năng quản lý và cung cấp dịchvụ công một cách hiệu quả và trách nhiệmcao. Ngoài ra, một nền công vụ hiệu quả cầnbảo đảm xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức được đào tạo một cách bàibản, chuyên sâu để thực thi các quyết địnhchính trị. Nghiên cứu ứng dụng mô hình nàycó ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng caochất lượng, hiệu quả quản lý của cơ quan nhànước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý của bộ máy nhà nước đã nêu trong

Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trungương khoá X. Tuy nhiên, cũng có một sốđiểm cần lưu ý khi áp dụng mô hình này vàobối cảnh Việt Nam, cụ thể như sau:

1. Cần phải bám sát yêu cầu “Xây dựng hệthống các cơ quan hành chính nhà nước…thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại,hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và phápquyền trong hoạt động điều hành của Chínhphủ và của các cơ quan hành chính nhà nước”(CPVN, 2011) để xác định các ưu tiên, nhữnglĩnh vực cần hoàn thiện và kế hoạch thực hiệncác biện pháp hoàn thiện, tránh dàn trảinguồn lực, đầu tư tản mát, thiếu đồng bộtrong quá trình kiện toàn tổ chức và hoạtđộng tại đơn vị. Đây là mục đích quan trọngnhất của quá trình tự đánh giá.

2. Khi so sánh giữa các tổ chức, mục đíchchính không phải là để biết kết quả so sánhtheo điểm số xếp hạng mà chính là thông quađó tìm hiểu các phương thức khác nhau màcác tổ chức áp dụng để hoàn thiện hoạt động,từ đó có thể học hỏi và rút ra kinh nghiệm tốtnhất cho tổ chức của mình.

3. Kế hoạch truyền thông là một yếu tốquan trọng trong quá trình lập kế hoạch tựđánh giá. Kế hoạch truyền thông xây dựnghoặc củng cố các kênh giới thiệu, tuyêntruyền với tất cả các bên liên quan trongkhuôn khổ đề án tự đánh giá, đặc biệt là giữalãnh đạo, quản lý đơn vị với công chức, viênchức của đơn vị. Thực hiện tốt bước 2 sẽgiúp tất cả các thành viên trong tổ chức vàcác bên liên quan ý thức được rằng tự đánhgiá theo CAF là vì mục đích chung nhằmhoàn thiện hoạt động của tổ chức, đảm bảoquyền lợi chính đáng cho tất cả mọi người,tăng hiệu quả hoạt động chung và điều chỉnhmục đích của mỗi cá nhân lại gần với mụcđích chung của tổ chức. Thực hiện CAFgiảm đáng kể những yếu tố cản trở đến quytrình tự đánh giá, nhất là sức ì không chịuthay đổi hoặc lập lờ thông tin để tranh thủlàm lợi cho bản thân.

4. Trong bước 3, “Thành lập một hoặcnhiều nhóm tự đánh giá”, cần có sự linh hoạtvà đảm bảo tính khách quan. Kinh nghiệmthực tiễn cho thấy số lượng thành viên tối ưu

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 11/201324

đảm bảo hiệu quả làm việc cao nhất của mộtnhóm là 10 người. Nếu tổ chức có quy môlớn và có cấu trúc phức tạp thì nên lập ra mộtvài nhóm tự đánh giá. Chủ trì đề án haytrưởng nhóm đánh giá có thể là thủ trưởngđơn vị hoặc do thành viên trong nhóm tự bầu.Nếu chủ trì là thủ trưởng đơn vị thì nhóm sẽcó thuận lợi là có thể tiếp cận được nhiềuthông tin hơn và đảm bảo rằng kết quả tựđánh giá và các kết luận của nhóm sẽ đượcđưa vào các kế hoạch nâng cao hiệu quả làmviệc của đơn vị. Tuy nhiên, cũng có trườnghợp, do văn hóa và cấu trúc của tổ chức, nhấtlà các cơ quan thuộc khu vực công lập làmviệc theo chế độ thủ trưởng, có nguy cơ chấtlượng đánh giá giảm đáng đáng kể vì thànhviên trong nhóm đánh giá e ngại không dámphát biểu ý kiến cá nhân của mình.

5. Yêu cầu cơ bản khi tiến hành đánh giátheo điểm số cho mỗi tiêu chí CAF là phảiđảm bảo các mục tiêu: (i) xác định nhữnghướng ưu tiên của tổ chức cần phải được xâydựng và hoàn thiện trước tiên; (ii) đo lườngcác tiến bộ mà cơ quan đạt được bằng cáchxây dựng Đề án tự đánh giá hàng năm theocác tiêu chí CAF; (iii) xác định những lĩnhvực có điểm số cao nhất để đánh giá được thếmạnh của tổ chức để phát huy và (iv) so sánhchất lượng và hiệu quả hoạt động với các tổchức tương đồng về tính chất, lĩnh vực hoạtđộng và rút ra những bài học kinh nghiệmphù hợp có tính khả thi cao nhất để xem xétđưa vào áp dụng, không vội vã áp dụng khichưa đánh giá tác động.

Tóm lại, CAF là công cụ hữu hiệu để cáccơ quan nhà nước tự đánh giá và qua đó đềxuất các biện pháp nâng cao chất lượng quảnlý, điều hành; nâng cao chất lượng dịch vụ vàhiệu quả. Là một hệ thống tự đánh giá, CAFtiết kiệm về mặt chi phí, ổn định về mặtnguồn lực và cung cấp sản phẩm đầu ra cótính khả thi cao thể hiện qua khung đánh giáđi kèm bộ phương pháp 10 bước kiện toàn tổchức, đảm bảo dân chủ, khách quan, phát huytối đa quyền của người lao động trong nềncông vụ của một nhà nước pháp quyền. Hivọng rằng, bài viết giới thiệu về hệ thốngđánh giá trong Khung đánh giá tổng hợp CAFcủa Liên minh châu Âu sẽ gợi mở ra nhữnghướng đi mới góp phần thực hiện thành côngChương trình tổng thể cải cách hành chínhnhà nước giai đoạn 2011 – 2020 và nâng caochất lượng, hiệu quả quản lý của cơ quan nhànước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý của bộ máy nhà nước đã nêu trongNghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trungương khoá X của Đảng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. CPVN. (2011, 8 11). Nghị quyết

30c/NQ-CP. Hà Nội, Việt Nam.2. Staes, P. (2012, 9 27-28). CAF 2013

The quality tool for the public sector of thefuture. Oslo, Norway.

3. Viện Hành chính công châu Âu EIPA.(2013). EIPA. Retrieved 10 12, 2013, fromhttp://www.eipa.eu/en/pages/show/&tid=67.

Xã hội hiện đại đòi hỏi các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý và cung cấp dịchvụ công một cách hiệu quả và trách nhiệm cao.

Ảnh: TL