66
HỒ SƠ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THÔNG QUA NGHIÊN CỨU, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GÓI TÀI TRỢ: CHUYÊN GIA GIỎI NƯỚC NGOÀI Tên dự án đề xuất: Tiếp thu và làm chcông nghdbáo bão hn mùa bng mô hình động lc, phc vcông tác bo đảm an toàn cho các hot động kinh tế - xã hi và an ninh trên khu vc Bin Đông - Vit Nam Cơ quan đề xut: Trường Đại hc Khoa hc Tnhiên, Đại hc Quc gia Hà Ni Cá nhân đề xut: GS. TS. Phan Văn Tân Địa chcơ quan: 334 Nguyn Trãi, Thanh Xuân, Hà Ni HÀ NỘI, 11-10-2016

THÔNG QUA NGHIÊN CỨU, KHOA HỌC VÀ CÔNG …danida.vnu.edu.vn/cpis/files/FIRST/Docs/FIRST_VN_2016Oct...4) Hỗ trợ đào tạo 02 nghiên cứu sinh và 02 học viên cao

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỒSƠĐỀXUẤTDỰÁNĐẨYMẠNHĐỔIMỚISÁNGTẠO

THÔNGQUANGHIÊNCỨU,KHOAHỌCVÀCÔNGNGHỆGÓITÀITRỢ:CHUYÊNGIAGIỎINƯỚCNGOÀI

Têndựánđềxuất:Tiếp thu và làm chủ công nghệ dự báo bão hạn

mùa bằng mô hình động lực, phục vụ công tác bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh tế - xã hội và

an ninh trên khu vực Biển Đông - Việt Nam

Cơ quan đề xuất: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Cá nhân đề xuất: GS. TS. Phan Văn Tân

Địa chỉ cơ quan: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

HÀNỘI,11-10-2016

2

MỤC A

ĐƠN DỰ NỘP ĐỀ XUẤT

“Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài

về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo”

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2016

Kính gửi: Ban Quản lý Dự án FIRST-Bộ Khoa học và Công Nghệ

Sau khi xem xét, nghiên cứu thư mời và hồ sơ hướng dẫn tham gia nộp “Đề xuất tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo” của Dự án FIRST, chúng tôi xin gửi kèm thư này là Đề xuất tham dự cho Dự án FIRST như sau:

- Tên Đề xuất xin tài trợ: Tiếp thu và làm chủ công nghệ dự báo bão hạn mùa bằng mô hình động lực, phục vụ công tác bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh tế - xã hội và an ninh trên khu vực Biển Đông - Việt Nam

- Tên tổ chức và cá nhân tham gia Đề xuất:

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

GS. TS. Phan Văn Tân

- Tổ chức được chỉ định chịu trách nhiệm quản lý tài chính khoản tài trợ:

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nếu đề xuất của chúng tôi được lựa chọn, chúng tôi cam kết sẽ thực hiện Đề xuất tài trợ theo đúng các nội dung nêu trong Đề xuất và tuân thủ các nội dung quy định trong thỏa thuận tài trợ.

Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin cung cấp trong Đề xuất xin tài trợ là trung thực và chính xác. Đề xuất xin tài trợ của chúng tôi chưa nhận được bất cứ khoản kinh phí tài trợ nào khác.

Chúng tôi cam kết đã có thỏa thuận thống nhất hợp tác với các chuyên gia giỏi nước ngoài tham gia Đề xuất này.

Đại diện bên Đề xuất tài trợ

HIỆU TRƯỞNG

PGS. TS. Nguyễn Văn Nội

3

MỤC B

THUYẾT MINH ĐỀ XUẤT

“Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài

về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo”

Lưu ý:

- Trước khi điền form, cần đọc kỹ Mẫu hồ sơ hướng dẫn lập đề xuất tài trợ cho các chuyên gia giỏi nước ngoài về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

- Thông tin của form này có thể được chuyển cho bên thứ 3 để phục vụ mục đích đánh giá.

I. Thông tin chung về đề xuất

1. Tên của dự án đề xuất xin tài trợ:

Tiếp thu và làm chủ công nghệ dự báo bão hạn mùa bằng mô hình động lực, phục vụ công tác bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh tế - xã hội và an ninh trên khu vực Biển Đông - Việt Nam

2. Hình thức hợp tác của đề xuất xin tài trợ (ứng viên có thể chọn nhiều phương án)

Kiến tạo và chuyển giao tri thức

Triển khai thực hiện các dự án Nghiên cứu & Phát triển (R&D)

Phát triển doanh nghiệp

3. Lĩnh vực tham gia đề xuất tài trợ

Công nghệ thông tin và truyền thông

Công nghệ sinh học và nông nghiệp

Vật liệu mới

Cơ khí và tự động hóa

Hàng hóa và dịch vụ công ích

Lĩnh vực khác

4. Tóm tắt ngắn gọn đề xuất [bao gồm mục tiêu, kết quả đầu ra, phương pháp luận/cách tiếp cận và tính bền vững của Đề xuất;]

Tầm quan trọng, sự cần thiết và lý do đề xuất dự án

Bão nói riêng, xoáy thuận nhiệt đới nói chung, là một trong những hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3000 km, chạy theo hướng bắc - nam, hàng năm phải chịu ảnh hưởng của khoảng 10-12 cơn bão trên Biển Đông (Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu, 2013; Phan VT và CS, 2015). Sự xuất hiện của bão thường kéo theo mưa lớn, gió mạnh, sóng to, nước dâng ven bờ, có thể gây nên những thiệt hại lớn về tài sản và con người ở những nơi mà nó đi qua. Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có khoảng 100.000 tàu thuyền đánh cá, trong đó khoảng 95% được làm bằng gỗ và hầu hết là cỡ nhỏ. Sự xuất hiện của bão trên biển là mối đe doạ khủng khiếp đối với ngư dân đang đánh bắt hải sản, nhất là những trường hợp đánh bắt xa bờ. Bão cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các lực

4

lượng tuần tra, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ,... trên biển cũng như hoạt động kinh tế - xã hội của các cộng đồng sinh sống trên các hải đảo xa xôi. Bởi vậy, những thông tin dự báo và cảnh báo bão luôn là mối quan tâm của toàn xã hội.

Trong dự báo thời tiết, dự báo bão là dự báo quĩ đạo và cường độ của một cơn bão cụ thể sau khi nó đã hình thành và đang trong quá trình di chuyển, với hạn dự báo thường là 2-3 ngày. Dự báo bão thời tiết có thể cung cấp thông tin cho việc ứng phó kịp thời với tác động của cơn bão đang hoạt động.

Khác với dự báo bão thời tiết, dự báo bão hạn mùa không dự báo cho một cơn bão cụ thể, mà cung cấp thông tin dự báo về quĩ đạo và cường độ của các cơn bão có thể xuất hiện trong mùa tới, hoặc chi tiết hơn trong 1, 2, 3, 4, 5, 6 tháng tới.

Rõ ràng, đối với những hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra nhiều ngày, thậm chí hàng tháng, trên biển, như hoạt động đánh bắt hải sản, tuần tra, tìm kiếm cứu nạn, lập kế hoạch hành động ứng phó với thiên tai nói chung, bão nói riêng, thì hạn dự báo của các bản tin dự báo thời tiết không còn khả năng đáp ứng. Trong trường hợp này dự báo bão hạn mùa là cực kỳ quan trọng và cần thiết, vì nó có thể cho thông tin dự báo về số lượng, thời gian và vùng hoạt động của bão (Kim và CS, 2016; Huang và CS, 2013).

Ở Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau, cho đến nay chưa có một hệ thống nghiệp vụ dự báo bão hạn mùa nào. Một vài thông tin về sự hoạt động của bão cho 3 tháng tới mới chỉ được đề cập đến trong “Thông báo khí hậu” do Viện Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu (VKTTV) xuất bản hàng tháng dựa trên trung bình khí hậu và sự hoạt động của El Nino, La Nina (ENSO) (chẳng hạn, xem http://www.imh.ac.vn/nghiep-vu/cat50/34/GIOI-THIEU-BAN-TIN-THONG-BAO-VA-DU-BAO-KHI-HAU). Tình hình hoạt động của bão cũng được đề cập đến trước mùa bão hàng năm dưới dạng “một số nhận định” của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia (TT KTTVQG). Trước nhu cầu cấp thiết của thực tiễn về thông tin dự báo bão hạn mùa phục vụ hoạt động kinh tế - xã hội trên biển và trên đất liền cũng như phục vụ công tác chủ động phòng tránh thiên tai, một số nghiên cứu đã được triển khai và đã thu được một số kết quả bước đầu (Phan VT và CS, 2015). Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ để Việt Nam có được một hệ thống dự báo bão hạn mùa nghiệp vụ.

Trong quá trình hợp tác nghiên cứu khoa học với Trung tâm nghiên cứu Khí quyển - Đại dương (CMAR) thuộc Tổ chức nghiên cứu khoa học và kỹ nghệ (CSIRO), Australia, từ đầu những năm 2000 đến nay, và đặc biệt là trong khuôn khổ dự án hợp tác ba bên giữa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU), CSIRO và VKTTV (http://vnclimate.vn/), nhóm đề xuất dự án này đã tìm hiểu và biết được rằng hệ thống mô hình của họ hoàn toàn có thể ứng dụng được cho bài toán dự báo bão hạn mùa ở Việt Nam. Đây là hệ thống mô hình số toàn cầu nhưng có thể tăng độ phân giải cho một miền tuỳ ý. Chúng tôi đã mạnh dạn đặt vấn đề và họ sẵn sàng chuyển giao trọn gói toàn bộ hệ thống, bao gồm cả công nghệ vận hành hệ thống mô hình theo chế độ nghiệp vụ và đào tạo cán bộ.

Nhận thấy rằng, đây là cơ hội hết sức thuận lợi để Việt Nam có được một hệ thống dự báo bão hạn mùa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, rút ngắn được thời gian và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi đề xuất dự án này.

Mục tiêu của dự án

Mục tiêu chính của dự án là:

1) Tiếp thu và làm chủ được một hệ thống dự báo bão hạn mùa (HTDBBHM) nghiệp vụ cho

5

Việt Nam với hạn dự báo đến 6 tháng, góp phần bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh tế - xã hội và an ninh trên biển và trên đất liền, tăng cường tính chủ động trong công tác phòng tránh thiên tai;

2) Góp phần đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường năng lực trong nghiên cứu dự báo bão cho Việt Nam

Kết quả, sản phẩm dự kiến của dự án

1) Một HTDBBHM bao gồm bộ mô hình dự báo bão hạn mùa (phần mềm) và hệ thống tính toán hiệu năng cao cùng với hệ thống lưu trữ dữ liệu (HPC - phần cứng) hoạt động ở chế độ nghiệp vụ, có khả năng cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo số lượng, thời gian và vùng hoạt động của bão trên khu vực Biển Đông và đất liền Việt Nam với hạn dự báo đến 6 tháng;

2) Ít nhất có 02 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín (ISI) và các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc gia, các bài đăng trên các kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế;

3) 03 cán bộ được cử đi đạo tạo ngắn hạn (3 tháng) tại CSIRO về hệ thống mô hình 4) Hỗ trợ đào tạo 02 nghiên cứu sinh và 02 học viên cao học

Phương pháp luận và cách tiếp cận

Dự báo bão hạn mùa có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, như phương pháp thống kê (chẳng hạn, Nath và CS, 2016), phương pháp động lực hay mô hình số (chẳng hạn, Huang và CS, 2013), hoặc kết hợp giữa thống kê và động lực (ví dụ, Kim và CS, 2016). Trong phương pháp thống kê (STAT), một số đặc trưng của bão, như số lượng bão, số ngày bão hoạt động, vùng hoạt động,… được xem là các yếu tố dự báo (YTDB); các đặc trưng biến đổi chậm như nhiệt độ mặt nước biển (SST), các chỉ số ENSO hoặc các chỉ số khí hậu, hoặc số liệu tái phân tích được sử dụng như là những nhân tố dự báo (NTDB). Trên cơ sở mối quan hệ thống kê giữa YTDB và NTDB trong quá khứ, các phương trình dự báo sẽ được xây dựng và được sử dụng trong tương lai. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, không đòi hỏi nguồn tài nguyên máy tính mạnh. Nhược điểm cơ bản nhất của nó là cho sai số lớn trong trường hợp YTDB có tính biến động mạnh.

Phương pháp động lực dựa trên việc giải hệ phương trình thuỷ động lực học khí quyển (và đại dương nếu là mô hình kết hợp) toàn cầu (hoặc khu vực trong trường hợp hạ qui mô động lực) khi cho trước điều kiện ban đầu và điều kiện biên. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp tất định hay mô hình tất định (DETER). Kết quả của mô hình là các trường khí quyển trên các mực mô hình. Số lượng, thời gian và vùng hoạt động (hoặc tập hợp các quĩ đạo và các đặc trưng phản ánh cường độ bão) sẽ được xác định từ các trường đầu ra của mô hình. Ưu điểm chính của phương pháp này là tất cả các biến mô hình đều liên hệ với nhau thông qua các định luật bảo toàn vật lý (năng lượng, khối lượng và động lượng) nên không bị chi phối bởi những qui luật thống kê trong quá khứ. Nhược điểm chính của phương pháp này là phải tính toán nhiều nên đòi hỏi phải có máy tính mạnh, đặc biệt trong trường hợp sử dụng mô hình kết hợp Khí quyển - Đại dương. Hơn nữa, kết quả dự báo của mô hình phụ thuộc vào năng lực của chính mô hình cũng như độ chính xác của điều kiện ban đầu và điều kiện biên, nên sản phẩm dự báo luôn tiềm ẩn tính bất định.

Phương pháp kết hợp giữa thống kê và động lực có thể được áp dụng theo hai hướng chính là 1) Ứng dụng phương pháp thống kê như trên đây nhưng các NTDB chính là sản phẩm dự báo của mô hình động lực. Cách tiếp cận này còn được gọi là “Thống kê trên sản phẩm mô hình” (MOS); và 2) Tổ hợp các kết quả dự báo của mô hình (ENS). Trong trường hợp này phải có

6

nhiều sản phẩm mô hình thành phần, chúng có thể được lấy từ nhiều mô hình khác nhau hoặc cùng một mô hình nhưng với nhiều đầu vào khác nhau, hoặc nhiều mô hình và nhiều đầu vào. Mỗi mô hình chạy với một đầu vào lập thành một thành phần tổ hợp. Các đặc trưng bão dự báo nhận được trên cơ sở tổ hợp từ các đặc trưng thành phần. Đây là phương pháp được ưa thích nhất hiện nay, vì nó khắc phục được tính bất định trong phương pháp tất định. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi lượng tính toán lớn gấp nhiều lần phương pháp tất định.

Nhận thấy rằng, CSIRO đã có hệ thống mô hình kết hợp Khí quyển - Đại dương toàn cầu (AOGCM) với ưu điểm vượt trội là có thể tăng độ phân giải tuỳ ý cho một miền được chọn. Do đó, trong dự án này chúng tôi đề xuất sử dụng phương pháp ENS trên cơ sở AOGCM. Cách tiếp cận mà chúng tôi lựa chọn ở đây là: Tổ hợp sản phẩm dự báo bão hạn mùa từ các dự báo thành phần của AOGCM, trong đó các dự báo thành phần của AOGCM được tạo ra bởi các điều kiện ban đầu khác nhau. Bão từ các dự báo thành phần được xác định thông qua bộ chương trình dò tìm xoáy. Như vậy, cốt lõi của hệ thống dự báo bão hạn mùa ở đây sẽ gồm ba khối chính: 1) Bộ mô hình AOGCM; 2) Bộ chương trình dò tìm xoáy; và 3) Tổ hợp sản phẩm bão dự báo.

Với sự hỗ trợ và giúp đỡ của các chuyên gia từ CSIRO, hệ thống dự báo nói trên sẽ được phát triển, cải tiến cho phù hợp với điều kiện địa lý khu vực Biển Đông - Việt Nam và sẽ được chuyển giao công nghệ bao gồm cả đào tạo nhân lực. Hệ thống phải đáp ứng được yêu cầu chạy dự báo nghiệp vụ trên hệ thống máy tính của Việt Nam, đảm bảo sau khi dự án kết thúc Việt Nam sẽ có một hệ thống dự báo bão hạn mùa trong đó các nhà khoa học Việt Nam làm chủ hoàn toàn và có thể tự cải tiến, phát triển.

Tính bền vững của dự án

Về mặt thực tiễn, HTDBBHM sẽ cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo hạn mùa sự hoạt động của bão một cách liên tục theo chế độ nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu an toàn cho các hoạt động kinh tế - xã hội và an ninh trên biển, góp phần tăng cường tính chủ động ứng phó với thiên tai do bão, chủ động trong việc ra quyết định, xây dựng kế hoạch hành động của cộng đồng cư dân và các nhà quản lý trong sản xuất và đời sống.

Về mặt khoa học, sau khi có được công nghệ của HTDBBHM, các nhà khoa học Việt Nam có thể tiếp tục nghiên cứu và phát triển, cải tiến để nâng cao chất lượng dự báo bão hạn mùa. Các nhà khoa học Việt Nam có điều kiện để nâng cao trình độ, tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế. Hệ thống mô hình dự báo còn có thể được sử dụng trong công tác đào tạo, đặc biệt đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

5. Thời gian thực hiện đề xuất:

Từ tháng 04/2017 đến tháng 03/2019 (24 tháng)

6. Tổng kinh phí đề xuất xin tài trợ:

Bằng số

4.026.167.900,00 VNĐ Bằng chữ

Bốn tỷ không trăm hai mươi sáu triệu một trăm sáu mươi bảy nghìn chín trăm đồng Việt Nam.

7. Tên tổ chức và các cá nhân tham gia đề xuất xin tài trợ

7

7.1. Tên tổ chức Việt Nam tham gia đề xuất (cung cấp thông tin cơ bản về tình trạng pháp lý, lĩnh vực hoạt động, số năm kinh nghiệm, tóm tắt thông tin (nếu có) về nguồn lực, quan hệ với các tổ chức nghiên cứu nước ngoài, các kết quả, công trình nghiên cứu)

Cơ quan đề xuất là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Trường ĐHKHTN là một trường thành viên của ĐHQGHN, tiền thân là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội danh tiếng, được thành lập vào năm 1956. Trường ĐHKHTN bao gồm 8 khoa (Toán - Cơ - Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Địa chất, và Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học) và một số Trung tâm trực thuộc.

Trường ĐHKHTN có đội ngũ cán bộ hùng hậu hàng đầu cả nước với gần 600 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu (chưa tính số cán bộ làm công tác hành chính và các phòng thí nghiệm). Trong số đó, khoảng 80% có trình độ Tiến sỹ và Tiến sỹ Khoa học, 35-40% có học hàm GS và PGS. Nhiều cán bộ của Trường là những nhà khoa học đầu ngành, có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ trong nước mà cả trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết cán bộ khoa học của trường ĐHKHTN đều có bề dày kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu, đã từng chủ trì nhiều đề tài, dự án cấp Nhà nước, hợp tác quốc tế. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã được đăng tải trên các Tạp chí khoa học quốc tế và quốc gia. Hiện tại Trường đang hợp tác liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều tổ chức của các nước tiên tiến trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức, Hàn Quốc,...

Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học (KTTV&HDH) của Trường là cơ sở đào tạo Đại học và Sau đại học các chuyên ngành Khí tượng và Khí hậu học, Thuỷ văn học, và Hải dương học đầu tiên của Việt Nam. Trong khoảng 10 năm gần đây các cán bộ của Khoa đã chủ trì 15 đề tài cấp Nhà nước. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học cũng là một trong những thế mạnh của khoa KTTV&HDH.

Trung tâm Động lực học Thuỷ Khí Môi trưởng của Trường ĐHKHTN là đơn vị có lĩnh vực hoạt động chuyên môn gắn liền với Khoa KTTV&HDH. Trung tâm đã và đang triển khai nhiều đề tài dự án quốc gia, quốc tế. Hiện nay Trung tâm đang triển khai thực hiện một dự án thành phần “Tăng cường năng lực hệ thống cảnh báo sớm và dự báo thời tiết” (Strengthening Weather Forecasting and Early Warning System) của dự án quốc gia “Quản lý hiểm hoạ thiên nhiên” (A National project of Managing Natural Hazards - VN-Haz WB5) do Ngân hàng Thế giới tài trợ (2014-2018).

Nhóm nghiên cứu “Mô hình hoá khí hậu khu vực và Biến đổi khí hậu” (REMOCLIC) do GS Phan Văn Tân làm Trưởng nhóm, được thành lập bởi ĐHQGHN nhưng đồng thời cũng là một bộ phận của Khoa KTTV&HDH. REMOCLIC cũng chính là đơn vị đề xuất dự án này. Nhóm gồm nhiều nhà khoa học trẻ được đào tạo từ nước ngoài, các nghiên cứu sinh, học viên cao học cũng như mạng lưới cộng tác viên trong nước và quốc tế. Trong gần 10 năm trở lại đây nhóm đã chủ trì 3 đề tài cấp Nhà nước, 2 dự án hợp tác quốc tế, 2 đề tài nghiên cứu cơ bản (Nafosted) và một số đề tài cấp ĐHQGHN khác (http://www.hmovnu.com/vn/u/ tanpv), trong đó có 2 đề tài liên quan trực tiếp đến dự án này là “Nghiên cứu xây dựng hệ thống mô hình dự báo hạn mùa một số hiện tượng khí hậu cực đoan phục vụ phòng tránh thiên tai ở Việt Nam. Đề tài cấp Nhà nước, mã số ĐT.NCCN-ĐHUD.2011-G/09” và “Đánh giá khả năng dự báo mưa hạn mùa cho Việt Nam bằng các mô hình khí hậu khu vực, Mã số 105.06-2014.44. Đề tài NAFOSTED” do GS. Phan Văn Tân làm chủ nhiệm. Số lượng công trình công bố trên các Tạp chí quốc tế uy tín (danh mục ISI) tăng đều đặn hàng năm. Sản phẩm nghiên cứu của nhóm thường là mang tính mở đường cho việc nghiên cứu triển khai ứng dụng thực tiễn.

Về quan hệ quốc tế, REMOCLIC hiện đang hợp tác chặt chẽ trong nghiên cứu khoa học với

8

các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Cologne, Viện Công nghệ Karlsruhe (KIT), Viện Khí tượng Max Planck (MPI-M) (Cộng hoà Liên bang Đức), CSIRO (Australia), Trung tâm Vật lý lý thuyết Quốc tế (ITCP) (Italy) và các nước Đông Nam Á. Trong quá trình cộng tác làm việc với nhau, các chuyên gia nước ngoài sẽ đến Việt Nam, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với các nhà khoa học Việt Nam; các nhà khoa học Việt Nam cũng sẽ có những chuyến công tác, đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài. Hiệu quả mang lại từ hợp tác quốc tế là các bài báo khoa học đồng tác giả, các dự án hợp tác. Một trong những minh chứng điển hình là REMOCLIC hiện đang là thành viên chủ chốt của “Sáng kiến khí hậu khu vực Đông Nam Á” (The South East Asia Regional Climate Initiative – SEARCI), và đang cùng thực hiện dự án “Thực nghiệm hạ qui mô khí hậu Đông Nam Á” (Southeast Asia Climate Downscaling Experiment - SEACLID) (http://www.ukm.my/seaclid-cordex/) do Mạng lưới nghiên cứu biến đổi toàn cầu Châu Á - Thái Bình dương (APN) tài trợ. Dự án hợp tác ba bên giữa Trường ĐHKHTN (do REMOCLIC đại diện), CSIRO và VKTTV (http://vnclimate.vn/) là một bằng chứng khác.

7.2. Tên tổ chức Việt Nam được chỉ định quản lý tài chính khoản tài trợ của Đề xuất (tóm tắt kinh nghiệm về năng lực quản lý tài chính các khoản tài trợ, nếu có)

Cơ quan quản lý tài chính khoản tài trợ sẽ là Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Trường ĐHKHTN đã từng quản lý tài chính nhiều đề tài, dự án cấp Nhà nước và cấp quốc tế. Toàn bộ các đề tài, dự án đều được quản lý, giám sát theo đúng qui định của pháp luật. Về mặt khoa học, các đề tài, dự án chịu sự giám sát, quản lý của Phòng Khoa học và Công nghệ. Các khoản tài trợ của các đề tài, dự án đều chịu sự giám sát, quản lý của Phòng Kế hoạch - Tài vụ của Trường. Mọi khoản thu - chi đều tuân thủ nguyên tắc tài chính và các qui định của pháp luật Nhà nước.

7.3. Tên chuyên gia giỏi người nước ngoài tham gia đề xuất (cung cấp thông tin tóm tắt về trình độ, năng lực, kinh nghiệm, các kết quả, công trình nghiên cứu đã thực hiện thành công có liên quan đến nội dung đề xuất)

Dự án đề xuất 3 chuyên gia đến từ Trung tâm Đại dương - Khí quyển (CMAR) thuộc Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Liên bang Australia (CSIRO) là TS Jack Katzfey, TS. John McGregor và TS. Nguyễn Kim Chi. Cả 3 chuyên gia này đều làm việc cùng một nhóm. Họ là những chuyên gia đã xây dựng và phát triển hệ thống mô hình AOGCM, thành phần quan trọng nhất của HTDBBHM dự kiến sẽ được chuyển giao. Họ cũng là những người đã từng ứng dụng và chuyển giao mô hình của họ cho một số nước như Indonesia, Nam Phi, New Zealand,… Hệ thống mô hình của họ cũng đã được IPCC lựa chọn là một trong các mô hình cung cấp thông tin dự tính biến đổi khí hậu. Trong 5 năm gần đây họ đã công bố được khoảng 60 bài báo trên các tạp chí quốc tế uy tín. Sau đây sẽ lần lượt giới thiệu về các chuyên gia và vai trò của họ trong phạm vi dự án.

1) TS. Jack Katzfey: TS Jack Katzfey là một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực phát triển và ứng dụng mô hình khí quyển độ phân giải cao, chú trọng vào việc mô phỏng biến đổi khí hậu và dự báo khí hậu khu vực, đáp ứng nhu cầu khách hàng sử dụng thông tin về gió và năng lượng gió và lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu. Thế mạnh của TS Jack Katzfey là phân tích, đánh giá sản phẩm mô hình, dự báo tổ hợp và hướng dẫn người khác trong việc ứng dụng mô hình. Ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các dự án và đã kết thúc thành công các hợp đồng ứng dụng mô hình khu vực của CSIRO, mô hình CCAM, để mô phỏng khí hậu theo các kịch bản khí nhà kính, bao gồm mô phỏng khí hậu 140 năm (1961-2100) cho vùng Đông Australia với độ phân giải 60 km,

9

phát triển các công nghệ tiên tiến để hiệu chỉnh sai số và kiểm chứng mô hình. Với tư cách là Chủ nhiệm dự án, TS Katzfey đã ứng dụng các mô hình vào thị trường phái sinh thời tiết, như dự báo thời tiết cho Weather News International và cho America's Cup, và đã làm việc với các cơ quan viện trợ quốc tế về dự án hợp tác quy mô lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình dương để cung cấp thông tin chi tiết về biến đổi khí hậu và tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho khu vực dễ bị tổn thương này. Chi tiết về TS Katzfey có thể xem lý lịch khoa học của ông được kèm theo sau đây.

Là chuyên gia giỏi trong lĩnh vực phát triển và ứng dụng mô hình, trong phạm vi dự án này, TS. Jack Katzfey sẽ thực hiện các nội dung chính là thiết kế hệ thống qui trình công nghệ dự báo nghiệp vụ, xây dựng các chương trình tiền xử lý và xử lý sau mô hình, tổ hợp sản phẩm dự báo và kết xuất thông tin dự báo lên website. Với vai trò là trưởng nhóm chuyên gia, TS. Jack Katzfey cũng sẽ chịu trách nhiệm về việc đào tạo cán bộ Việt Nam và chuyển giao công nghệ.

2) TS. John McGregor: TS. McGregor là một chuyên gia tại CSIRO chuyên phát triển của các mô hình dự báo khí hậu. Ông đã làm việc trong lĩnh vực này trong hơn hai thập kỷ, phát triển cả mô hình khí hậu khu vực và toàn cầu trong suốt sự nghiệp của mình. Ông đã phát triển mô hình khí quyển bảo giác lập phương (the Conformal Cubic Atmospheric Model - CCAM), là một mô hình toàn cầu nhưng có thể cung cấp độ phân giải cao tuỳ ý cho một khu vực được lựa chọn. Tiến sĩ McGregor cũng đã nghiên cứu cải tiến các sơ đồ tham số hoá cho mô hình để mô phỏng lượng mưa chính xác hơn, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới. Ông đã phát triển sơ đồ tham số hoá đối lưu của riêng mình. Tiến sĩ McGregor đã từng làm việc tại Việt Nam như là một thành viên trong dự án Dự tính khí hậu độ phân giải cao cùng với các đồng nghiệp ở HUS và IMHEN. Kết quả của dự án này đã được ứng dụng trong việc cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam. Chi tiết về TS. John McGregor có thể xem lý lịch khoa học của ông được kèm theo sau đây.

Là tác giả chính của hệ thống mô kết hợp Khí quyển - Đại dương, những nội dung chính mà TS. McGregor thực hiện trong phạm vi dự án này bao gồm việc khu vực hoá các mô hình thành phần (Khí quyển và Đại dương) của hệ thống AOGCM, thiết kế và tiến hành các mô phỏng và dự báo thử nghiệm cũng như kiểm định, đánh giá sai số và hiệu chỉnh mô hình. TS. McGregor cũng sẽ tham gia đào tạo cán bộ Việt Nam.

3) TS. Nguyễn Kim Chi: TS. Nguyễn Kim Chi là chuyên gia về phân tích kết quả từ các mô hình khí hậu phân giải cao, đặc biệt là những biến đổi trong hoạt động của bão - xoáy thuận nhiệt đới và gió mùa trên khu vực Đông Nam Á. Gần đây bà đã hướng dẫn một nhóm cán bộ trẻ Việt Nam trong việc phân tích, khảo sát kỹ thuật dò tìm bão từ sản phẩm mô hình số. Với vai trò là một thành viên chính của dự án hợp tác giữa CSIRO, HUS và IMHEN “Dự tính khí hậu phân giải cao cho Việt Nam”, TS. Nguyễn Kim Chi đã từng làm việc với các cộng sự Việt Nam, phân tích kết quả từ các mô hình khí hậu mà nó đã được sử dụng để cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam. Chi tiết về TS. Nguyễn Kim Chi có thể xem lý lịch khoa học của bà được kèm theo sau đây.

Là một chuyên gia trong lĩnh vực phân tích dữ liệu mô hình và dự báo bão đồng thời cũng là người am hiểu hệ thống gió mùa Châu Á, trong phạm vi dự án này TS. Nguyễn Kim Chi sẽ đảm nhiệm việc xây dựng, phát triển các sơ đồ dò tìm xoáy bão từ sản phẩm mô hình, xây dựng các chương trình tính toán, thiết kế và tiến hành thử nghiệm, đánh giá sai số và hiệu chỉnh, xây dựng được các bộ chỉ tiêu tuỳ chọn cho việc dò tìm xoáy. TS. Nguyễn Kim Chi cũng sẽ kết hợp cùng TS. McGregor thực hiện việc khu vực hoá hệ thống mô

10

hình AOGCM cho vùng Biển Đông và Việt Nam. Ngoài ra TS. Nguyễn Kim Chi cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo các nhà khoa học Việt Nam.

II. Nội dung chi tiết của đề xuất

1. Lý do đề xuất Dự án là gì? (Chỉ ra tính cần thiết của dự án; xác định các đối tượng thụ hưởng dự án, chỉ ra các đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề của đơn vị nói riêng và sự phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam nói chung)

Tầm quan trọng và sự cần thiết của dự án

Nằm trong khu vực gió mùa Châu Á, có đường bờ biển dài trên 3000 km, trải dài theo hướng Bắc - Nam, liền kể ổ bão lớn nhất thế giới Tây Thái Bình dương, hàng năm Việt Nam phải hứng chịu ảnh hưởng của khoảng 10-12 cơn bão hoạt động trên khu vực Biển Đông, trong số đó trung bình có khoảng 5-7 cơn bão, 1-2 áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền. Bão xuất hiện gây mưa to, gió mạnh, sóng lớn, nước biển dâng ven bờ,... có thể gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung, các hoạt động của tàu thuyền, an ninh trên biển nói riêng. Bởi vậy, bài toán dự báo bão và nâng cao chất lượng dự báo bão luôn là một trong những vấn đề được toàn xã hội quan tâm đặc biệt.

Thông tin dự báo bão có thể được cung cấp ở các qui mô thời gian (tức hạn dự báo) khác nhau, nhưng phổ biến hiện nay là qui mô thời tiết (dưới một tuần) và qui mô mùa (dưới một năm).

Ở qui mô thời tiết, dự báo bão là dự báo quĩ đạo và cường độ của một cơn bão cụ thể sau khi nó đã hình thành và đang trong quá trình di chuyển. Hạn dự báo trong trường hợp này thông thường là 2-3 ngày, hoặc dài hơn là 5-7 ngày. Thông tin dự báo bão ở qui mô thời tiết có thể được cập nhật thường xuyên, chẳng hạn từng 3 giờ, 6 giờ hoặc từng nửa ngày tuỳ thuộc vào mức độ khẩn cấp. Dự báo bão thời tiết có thể cung cấp thông tin cho việc ứng phó kịp thời với tác động của cơn bão đang hoạt động.

Khác với dự báo bão thời tiết, dự báo bão hạn mùa không dự báo cho một cơn bão cụ thể, mà cung cấp thông tin dự báo về quĩ đạo và cường độ của các cơn bão có thể xuất hiện trong mùa tới, hoặc chi tiết hơn trong 1, 2, 3, 4, 5, 6 tháng tới.

Rõ ràng, đối với những hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra nhiều ngày, thậm chí hàng tháng, trên biển, như hoạt động đánh bắt hải sản, tuần tra, tìm kiếm cứu nạn, lập kế hoạch hành động ứng phó với thiên tai nói chung, bão nói riêng, thì hạn dự báo của các bản tin dự báo thời tiết không còn khả năng đáp ứng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có khoảng 100.000 tàu thuyền đánh cá, trong đó khoảng 95% được làm bằng gỗ và hầu hết là cỡ nhỏ. Sự xuất hiện của bão trên biển là mối đe doạ khủng khiếp đối với ngư dân đang đánh bắt hải sản, nhất là những trường hợp đánh bắt xa bờ. Bão xuất hiện cũng làm ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí gây nguy hiểm, đến các hoạt động kinh tế - xã hội, của các lực lượng tuần tra, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ,... trên biển, cũng như của các cộng đồng sinh sống trên các hải đảo xa xôi. Trong trường hợp này thông tin dự báo bão hạn mùa là cực kỳ quan trọng và cần thiết, bởi nó có khả năng cung cấp thông tin về số lượng, thời gian và vùng hoạt động của bão cho 1, 2, 3, 4, 5, 6 tháng tới.

Lý do đề xuất dự án

Cho đến nay, Việt Nam chưa từng có một hệ thống nghiệp vụ dự báo bão hạn mùa. “Thông báo khí hậu” do Viện Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu (VKTTV) xuất bản hàng tháng

11

cũng chỉ mới cung cấp một vài thông tin về sự hoạt động của bão cho 3 tháng tới dựa trên trung bình khí hậu và sự hoạt động của El Nino, La Nina (ENSO) (chẳng hạn, xem http://www.imh.ac.vn/nghiep-vu/cat50/34/GIOI-THIEU-BAN-TIN-THONG-BAO-VA-DU-BAO-KHI-HAU). Tình hình hoạt động của bão cũng được đề cập đến trước mùa bão hàng năm dưới dạng “một số nhận định” của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia (KTTVQG). Những thông tin như vậy là chưa đủ chi tiết và còn mang tính chủ quan.

Trước nhu cầu cấp thiết của thực tiễn về thông tin dự báo bão hạn mùa phục vụ hoạt động kinh tế - xã hội trên biển và trên đất liền, cũng như phục vụ công tác chủ động phòng tránh thiên tai, một số nghiên cứu của nhóm đề xuất dự án (REMOCLIC) đã được triển khai và đã thu được một số kết quả bước đầu (Phan VT và CS, 2015). Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ để có xây dựng một hệ thống dự báo bão hạn mùa nghiệp vụ.

Trong quá trình hợp tác nghiên cứu khoa học với nhóm các nhà khoa học CSIRO, Australia, từ đầu những năm 2000 đến nay, và đặc biệt là trong khuôn khổ dự án hợp tác ba bên giữa Trường ĐHKHTN, CSIRO và VKTTV (http://vnclimate.vn/), nhóm đề xuất dự án đã tìm hiểu và biết được rằng, hệ thống mô hình của họ hoàn toàn có thể ứng dụng được cho bài toán dự báo bão hạn mùa ở Việt Nam. Đây là hệ thống mô hình số toàn cầu nhưng có thể tăng độ phân giải cho một miền tuỳ ý.

Nhận thấy rằng, đây là cơ hội hết sức thuận lợi để Việt Nam có được một hệ thống dự báo bão hạn mùa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, chúng tôi đã mạnh dạn đặt vấn đề và họ sẵn sàng chuyển giao trọn gói toàn bộ hệ thống, bao gồm cả công nghệ vận hành hệ thống mô hình theo chế độ nghiệp vụ và đào tạo cán bộ. Vì vậy, chúng tôi đề xuất dự án này.

Đối tượng hưởng lợi của dự án

Sản phẩm quan trọng nhất của dự án là một HTDBBHM cùng với hệ thống tính toán hiệu năng cao đặt tại Trường ĐHKHTN và một số cán bộ khoa học đã được đào tạo. Điều đó sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của của Trường ĐHKHTN nói riêng, Việt Nam nói chung, trên trường quốc tế.

Dự án cũng sẽ tạo cơ hội để các nhà khoa học của Trường ĐHKHTN nói chung, nhóm REMOCLIC nói riêng, có được một bộ công cụ nghiên cứu hiện đại, toàn diện mà nhờ đó họ sẽ phát huy được tính sáng tạo của mình trong nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo lại cho các đồng nghiệp, cho các thế hệ sau cũng như sẵn sàng chuyển giao cho các cơ quan khác có nhu cầu.

Một khi hệ thống được đưa vào chạy dự báo nghiệp vụ, thông tin dự báo bão hạn mùa sẽ trực tiếp phục vụ cộng đồng người dân đang sinh sống hoặc đang tham gia các hoạt động dài ngày trên biển như đánh bắt hải sản, tuần tra, tìm kiếm cứu nạn,... cũng như cư dân ở những nơi bão có thể đi qua hoặc ảnh hưởng, phục vụ công tác chủ động ứng phó với thiên tai do bão.

Đóng góp của dự án cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Về mặt khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, sự thành công của dự án sẽ:

1) Góp phần làm sáng tỏ bản chất, tính dự báo được của hiện tượng (bão) ở qui mô hạn mùa trên khu vực Biển Đông và Việt Nam;

2) Tạo cơ hội để Việt Nam lần đầu tiên có và làm chủ được về mặt công nghệ một HTDBBHM cung cấp thông tin dự báo và cảnh báo sớm sự hoạt động của bão trên khu vực Biển Đông và Việt Nam;

12

3) Góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực dự báo bão, tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt hơn cho công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo;

4) Trang bị cho các nhà khoa học Việt Nam một HTDBBHM tiên tiến, hiện đại tạo động lực thúc đẩy công tác nghiên cứu, phát triển và cải tiến nhằm nâng cao độ chính xác thông tin dự báo bão hạn mùa ở Việt Nam.

2. Đề xuất mang tính đổi mới sáng tạo như thế nào? (Mức độ mới và khác biệt của các ý tưởng đề xuất so với các phương pháp hiện có, số tiền đề xuất tài trợ càng lớn thì ý tưởng đề xuất càng được kỳ vọng sẽ mang tính đổi mới sáng tạo cao)

Tính đổi mới sáng tạo của đề xuất nằm ở chỗ, dự án sẽ tạo cơ hội để lần đầu tiên Việt Nam tiếp thu công nghệ của một HTDBBHM hoàn chỉnh đã được cài đặt, thiết kế trên một HPC có thể ứng dụng vào dự báo nghiệp vụ và một đội ngũ các nhà khoa học trẻ được đào tạo và làm chủ công nghệ của HTDBBHM này. Cụ thể:

Về mặt khoa học và công nghệ:

1) Cho đến nay, Việt Nam chưa từng có một HTDBBHM nào. Trước nhu cầu thực tiễn, một số nghiên cứu thử nghiệm về vấn đề này cũng đã được thực hiện bởi nhóm REMOCLIC, Trường ĐHKHTN. Tuy nhiên kết quả nhận được còn rất hạn chế và mới chỉ dừng lại ở các bài báo khoa học (Phan VT và CS, 2015). Những thông tin dự báo hiện nay mới chỉ dựa vào kinh nghiệm của các nhà chuyên môn nên còn sơ sài, chưa chính thống (xem mục II.1).

2) HTDBBHM của CSIRO là một hệ thống tiên tiến, hiện đại gồm nhiều thành phần liên kết với nhau rất phức tạp bao gồm các khối chính là (1) Bộ mô hình kết hợp AOGCM; (2) Bộ chương trình dò tìm xoáy bão (TC-Detect); (3) Bộ chương trình dự báo tổ hợp (TC-Ens); (4) Bộ các chương trình xử lý đầu vào, đầu ra (Pre-Pos); và (5) Hệ thống điều khiển tự động chạy dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope). Trong đó, nội dung khoa học của HTDBBHM là các thành phần (1), (2) và (3) còn các thành phần (4) và (5) mang nặng tính kỹ thuật - công nghệ.

3) Việc xây dựng một HTDBBHM như của CSIRO là một bài toán lớn và khó, đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giỏi với kiến thức sâu, rộng về mặt khoa học - công nghệ như mô hình số, phương pháp tính, kỹ năng lập trình tính toán song song, ngôn ngữ hệ điều hành và năng lực tính toán của máy tính, trong khi trình độ nghiên cứu cũng như cơ sở vật chất của Việt Nam chưa đáp ứng được.

4) Vì vậy, việc triển khai dự án sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam có được một HTDBBHM, tạo ra một bước đột phá về mặt khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dự báo bão hạn mùa, cũng như tạo tiền đề cho những nghiên cứu phát triển tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng dự báo.

Về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng lan toả của dự án:

1) Việc có được một HTDBBHM sẽ tạo điều kiện cho các nhà khoa học Việt Nam tiến hành các nghiên cứu, phát triển và cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dự báo bão hạn mùa, phục vụ nhu cầu cấp thiết của thực tiễn hiện nay trong việc bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh biển và chủ động ứng phó với thiên tai do bão, đặc biệt ở những vùng biển đảo xa xôi.

2) Việc tiếp thu và làm chủ công nghệ HTDBBHM là một cách “đi tắt, đón đầu” giúp các nhà khoa học Việt Nam tiệm cận nhanh hơn với trình độ của các nước tiên tiến trong lĩnh vực dự báo hạn mùa bằng mô hình số nói chung và dự báo bão hạn mùa nói riêng.

13

3) HTDBBHM sau khi được chuyển giao có thể được sử dụng trong đào tạo và nghiên cứu khoa học ở Trường ĐHKHTN cũng như có thể được chuyển giao và đào tạo cho các tổ chức khác của Việt Nam như các trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, TT KTTVQG, VKTTV,...

4) Các trường dự báo của AOGCM, một thành phần của HTDBBHM, cũng có thể được ứng dụng nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm dự báo hạn mùa khác như dự báo lượng mưa tháng, dự báo hạn hán, dự báo nhiệt độ,... cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan. Điều đó cũng có nghĩa là dự án sẽ tạo cơ hội để cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam mở rộng đối tượng nghiên cứu dự báo ngoài dự báo bão trên cơ sở sản phẩm HTDBBHM của dự án.

3. Giải thích tại sao lại cần đến sự tham gia của chuyên gia giỏi nước ngoài trong việc thực hiện dự án đề xuất (Đơn vị tham gia đã nỗ lực tìm kiếm các chuyên gia giỏi ở Việt Nam chưa? Nếu có thì có đáp ứng được yêu cầu hay không...)

Như đã đề cập trên đây, Việt Nam chưa từng có một HTDBBHM trong khi thông tin dự báo bão hạn mùa lại cực kỳ quan trọng và cấp thiết. HTDBBHM là một hệ thống phức tạp gồm bộ mô hình kết hợp Khí quyển - Đại dương (AOGCM), các bộ chương trình dò tìm xoáy bão (TC-Detect), dự báo tổ hợp (TC-Ens), xử lý đầu vào, đầu ra (Pre-Pos), và hệ thống điều khiển tự động dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope). Nguyên lý hoạt động của HTDBBHM này là từ số liệu điều kiện ban đầu và điều kiện biên (ICBC) nhận được qua Pre-Pos, AOGCM sẽ được tích phân cho khoảng thời gian bằng hạn dự báo (6 tháng). Kết quả của AOGCM sẽ được xử lý qua Pre-Pos làm đầu vào cho TC-Detect. Các sản phẩm của TC-Detect sẽ được tổ hợp bởi TC-Ens, sau đó lại đưa vào Pre-Pos để tạo ra sản phẩm dự báo. Toàn bộ qui trình hoạt động đó sẽ được điều khiển bởi AUTO-Ope. Ở đây Pre-Pos là hệ thống gồm nhiều chương trình thực hiện việc xử lý đầu vào, đầu ra của cả AOGCM, TC-Detect và TC-Ens. Cốt lõi của HTDBBHM là ba thành phần AOGCM, TC-Detect và TC-Ens được gắn kết với nhau một cách lôgic và cực kỳ phức tạp mà trong điều kiện hiện nay cũng như ít nhất 10-15 năm tới Việt Nam chưa thể tự xây dựng và phát triển được.

Trong khi đó, nhóm các chuyên gia từ CSIRO chính là tác giả của HTDBBHM. Họ đã xây dựng và phát triển mô hình CCAM, mô hình khí quyển của AOGCM, từ đầu những năm 2000 cho mục đích dự báo thời tiết và sau đó là cho mục đích dự báo và mô phỏng khí hậu. Hệ thống mô hình của họ đã từng được ứng dụng và chuyển giao cho nhiều nước trên thế giới như Indonesia, Nam Phi, New Zealand,… và cũng đã được IPCC lựa chọn là một trong các mô hình cung cấp thông tin dự tính biến đổi khí hậu.

Quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa các chuyên gia CSIRO và chúng tôi, nhóm đề xuất dự án (REMOCLIC), bắt đầu từ đầu những năm 2000 và đang hợp tác chặt chẽ với nhau. Hai bên đã từng cùng nhau thực hiện dự án “Dự tính khí hậu phân giải cao cho Việt Nam” (http://vnclimate.vn/). Qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi đã nắm bắt được những ưu điểm của hệ thống mô hình nói trên cho mục đích ứng dụng nó trong điều kiện Việt Nam. Sau khi chúng tôi đề xuất việc chuyển giao HTDBBHM của họ cho Việt Nam thì các chuyên gia CSIRO đã nhận lời và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, đồng thời cam kết chuyển giao trọn gói và sẽ đào tạo cán bộ cho Việt Nam.

Nhận thấy rằng đây là thời điểm thích hợp và thuận lợi để đề xuất dự án này, vì: 1) Sự cần thiết của HTDBBHM; 2) Việt Nam chưa đủ khả năng để tự phát triển một HTDBBHM của chính mình; 3) Các chuyên gia CSIRO đã có một HTDBBHM có thể đáp ứng được yêu cầu của Việt Nam và sẵn sàng chuyển giao công nghệ có đào tạo cho Việt Nam; 4) Với đội ngũ

14

cán bộ hiện tại và những kiến thức và kinh nghiệm nhất định đã có, các nhà khoa học Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp thu và làm chủ được HTDBBHM này.

Tuy nhiên, để dự án thành công nhất thiết phải có sự tham gia của nhóm chuyên gia của CSIRO.

4. Kế hoạch thực hiện Đề xuất (Mô tả các hoạt động chính và khung thời gian trong Kế hoạch triển khai thực hiện Đề xuất bao gồm cả các hoạt động triển khai nghiên cứu thử nghiệm, huy động và sử dụng chuyên gia, dự kiến các kết quả thu được có tính logic và nhất quán)

Nguyên lý hoạt động của HTDBBHM trong đề xuất này được minh hoạ trên hình 1. Những hoạt động của dự án nhằm tiếp thu HTDBBHM này và chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho quá trình chạy dự báo nghiệp vụ trong và sau khi dự án kết thúc.

Dự án dự kiến thực hiện trong 2 năm (24 tháng), do đó các hoạt động của dự án sẽ được phân bổ thời gian cho từng ba tháng một.

Hình 1. Sơ đồ minh hoạ nguyên lý hoạt động của hệ thống dự báo bão hạn mùa

I. Mô tả tóm tắt những hoạt động chính của dự án:

WP1. Phát triển hệ thống mô hình kết hợp AOGCM cho khu vực Biển Đông và Việt Nam

Đây là một trong ba bộ phận cốt lõi của hệ thống mô hình. Nó bao gồm hai mô hình thành phần là mô hình khí quyển (AGCM) và mô hình đại dương (OGCM) chạy song song và tương tác với nhau thông qua một bộ phận kết nối (COUPLE). Do đặc thù của khác nhau của khí quyển và đại dương nên mỗi mô hình thành phần sẽ có những đặc điểm khác nhau khá phức tạp. Việc nghiên cứu lựa chọn sự tương thích giữa hai thành phần này cho khu vực Biển Đông và Việt Nam vì vậy nhất thiết phải được thực hiện. Chẳng hạn, cần phải xác định được độ phân giải ngang sao cho phù hợp giữa mô hình khí quyển và mô hình đại dương, số mực thẳng đứng của mỗi mô hình thành phần, các dòng trao đổi giữa các mô hình thành phần, độ phân giải của số liệu địa hình đáy biển cũng như lục địa trong khu vực,…

WP2. Xây dựng bộ chương trình dò tìm xoáy (TD-Detect) từ đầu ra của AOGCM

15

Khác với bài toán dự báo thời tiết, sản phẩm đầu ra của mô hình dự báo hạn mùa là cực kỳ lớn. Chẳng hạn, với trường hợp dự báo thời tiết, hạn dự báo 3 ngày, mỗi ngày kết xuất 4 lát cắt thời gian, sẽ có tất cả 13 lát cắt, kể cả thời điểm ban đầu. Trong khi đó, với dự báo hạn mùa 6 tháng, trung bình mỗi tháng 30 ngày, mỗi ngày cũng kết xuất 4 lát cắt thời gian thì tống số sẽ là 6 x 40 x 4 + 1 = 721 lát cắt. Hơn nữa, bão không phải là biến dự báo của mô hình, nên trong trường hợp dự báo thời tiết, bão có thể được phát hiện “bằng mắt” thông qua việc xem xét các trường dự báo. Đối với bài toán dự báo mùa, bão được phát hiện một cách khách quan nhờ bộ chương trình dò tìm xoáy. Các xoáy bão được phát hiện sẽ được lưu và hiển thị thông tin về thời điểm hình thành, thời điểm kết thúc và quĩ đạo chuyển động của chúng. Dự án sẽ tiến hành xây dựng các thuật toán dò tìm xoáy bão, xây dựng chương trình thực hiện việc dò tìm từ sản phẩm đầu ra của hệ thống mô hình.

WP3. Xây dựng và phát triển phương pháp tổ hợp sản phẩm dự báo bão (TC-Ens)

Trong dự báo hạn mùa nói chung, dự báo bão nói riêng, thời điểm làm dự báo sẽ là một tháng, nghĩa là mỗi ngày có thể chạy mô hình dự báo tối đa đến 4 lần, tổng cộng mỗi tháng có khoảng 120 lần dự báo. Các lần dự báo này được xem là các dự báo thành phần. Phụ thuộc vào năng lực tính toán, số thành phần này có thể giảm đi, chẳng hạn mỗi ngày là một thành phần. Dù là trong trường hợp nào thì cuối mỗi tháng sẽ có một loạt sản phẩm dự báo thành phần. Dự án sẽ xây dựng phương án tổ hợp các thành phần dự báo này sao cho phù hợp nhất với điều kiện thực tế về năng lực tính toán cũng như mức độ sai số của mô hình.

WP4. Chuẩn bị dữ liệu và xây dựng các chương trình tiền xử lý và xử lý đầu ra của mô hình

Số liệu được sử dụng làm điều kiện ban đầu và điều kiện biên cho hệ thống mô hình có thể được khai thác từ nhiều nguồn miễn phí khác nhau. Cho mục đích xây dựng, phát triển và thử nghiệm hệ thống mô hình, các nguồn số liệu tái phân tích và số liệu phân tích sẽ được lựa chọn. Mỗi một loại số liệu có thể có định dạng và cấu trúc khác nhau, do đó cần phải xây dựng các chương trình xử lý chúng để nhận được bộ số liệu có cấu trúc và định dạng phù hợp với hệ thống mô hình dự kiến sẽ được xây dựng và ứng dụng. Các chương trình này làm thành bộ chương trình tiền xử lý (PreProc).

Sản phẩm đầu ra của AOGCM là các trường khí quyển, đại dương. Tuy nhiên, cho mục đích dự báo bão không phải tất cả các trường đều được sử dụng mà chỉ có một số trường nhất định nào đó. Việc trường nào được sử dụng phụ thuộc vào sơ đồ thuật toán và các tiêu chí dò tìm xoáy. Nói cách khác, để phục vụ cho việc dự báo bão, ở đây cần phải xây dựng được bộ chương trình xử lý và kết xuất sản phẩm mô hình làm đầu vào cho chương trình dò tìm xoáy (TD-Detect). Tập hợp các chương trình này làm thành bộ xử lý sản phẩm sau mô hình hay hậu xử lý (PosProc).

Hai bộ chương trình PreProc và PosProc được gọi là bộ Pre-Pos.

WP5. Xây dựng và phát triển hệ thống điều khiển tự động dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope)

Để HTDBBHM có thể hoạt động ổn định và chính xác, nó phải được vận hành theo một qui trình chặt chẽ và phải đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ. Qui trình đó được mô tả như trên hình 1. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động có thể xảy ra những sự cố không mong muốn như việc

16

lấy số liệu có thể bị gián, lỗi của số liệu đầu vào, lỗi trong quá trình tính toán,… Chỉ cần một sự cố nào đó xảy ra sẽ làm hệ thống ngừng hoạt động. Bởi vậy cần có một bộ chương trình điều khiển sao cho vừa đảm bảo đúng qui trình hoạt động của HTDBBHM vừa có thể tự động xử lý những sự cố bất thường và thông báo đến người giám sát về tình trạng hiện tại. Đó là bộ chương trình AUTO-Ope.

WP6. Thử nghiệm mô phỏng và dự báo bằng HTDBBHM và đánh giá sai số

Mỗi hệ thống mô hình đều có những ưu nhược điểm vốn có của nó. Để đánh giá được những ưu nhược điểm này cần phải tiến hành thử nghiệm và đánh giá năng lực của nó trước khi đưa vào ứng dụng nghiệp vụ. Dự án dự kiến sẽ tiến hành các thử nghiệm sau:

1) Thử nghiệm mô phỏng với AOGCM (Si-AOGCM): Trong thử nghiệm này hệ thống AOGCM sẽ chạy với số liệu tái phân tích dùng làm điều kiện ban đầu và điều kiện biên. Dự án dự kiến chạy AOGCM mô phỏng cho khoảng 30 năm (1981-2010). Kết quả thử nghiệm sẽ được kiểm chứng với số liệu quan trắc. Các trường khí quyển (hoàn lưu, nhiệt, ẩm) và đại dương (chủ yếu nhiệt độ bề mặt biển) sẽ được đánh giá sai số.

2) Thử nghiệm chương trình TC-Detect với bộ số liệu mô phỏng của Si-AOGCM, đánh giá hiệu quả và hiệu chỉnh các tham số (Si-TC-Detect): Việc dò tìm xoáy bão từ sản phẩm mô hình phụ thuộc chủ yếu vào thuật toán. Mỗi thuật toán sẽ đưa ra một bộ tiêu chí phát hiện bão. Dự án sẽ tiến hành thử nghiệm bộ chương trình TC-Detect từ kết quả của Si-AOGCM và kiểm chứng với số liệu quan trắc bão. Thông qua quá trình thử nghiệm này, các tham số, tiêu chí phát hiện bão sẽ được hiệu chỉnh sao cho tối ưu.

3) Thử nghiệm dự báo lại bằng AOGCM và đánh giá sai số (Ref-AOGCM): Dự báo lại tức là thực hiện bài toán dự báo tương tự như dự báo thời gian thực nhưng lùi thời gian về quá khứ. Dự án sẽ tiến hành dự báo lại với AOGCM cho khoảng 10 năm gần đây (2007-2016) với hạn dự báo 6 tháng. Kết quả dự báo sẽ được đánh giá bằng cách so sánh với số liệu quan trắc.

4) Thử nghiệm chương trình TC-Detect với sản phẩm của Ref-AOGCM, đánh giá hiệu quả và hiệu chỉnh các tham số (Ref-TC-Detect): Thử nghiệm này tương tự như Si-TC-Detect nhưng áp dụng với bộ số liệu dự báo lại của Ref-AOGCM.

5) Thử nghiệm dự báo thời gian thực bằng HTDBBHM: Bài toán dự báo thời gian thực đòi hỏi nghiêm ngặt về tính ổn định của hệ thống mô hình, hệ thống tính toán, thời gian thu nhận số liệu cũng như phải đáp ứng được thời gian cung cấp thông tin dự báo. Dự án dự kiến sẽ chạy dự báo HTDBBHM theo chế độ nghiệp vụ cho một mùa bão qua đó đánh giá sai số, phân tích khả năng đáp ứng của hệ thống mô hình và nhu cầu tính toán. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn phương án tối ưu cho công tác dự báo nghiệp vụ trong tương lai.

WP7. Đào tạo nguồn nhân lực, hội nghị hội thảo, viết bài báo khoa học

Để có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và kinh nghiệm trong việc duy trì, phát triển và cải tiến hệ thống mô hình trong tương lai, dự án dự kiến gửi 03 cán bộ trẻ đi đào tạo tại CSIRO. Tại đó, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia CSIRO, họ sẽ từng bước tiếp thu công nghệ, học tập và làm chủ tất cả các mô hình thành phần của hệ thống mô hình về mặt khoa học và công nghệ. Điều đó sẽ đảm bảo sau khi hệ thống được chuyển giao và ứng dụng nghiệp vụ tại Việt Nam họ sẽ là những người tiếp tục cải tiến, phát triển và sẽ đào tạo, chuyển giao lại

17

cho các các bộ khác cũng như các thế hệ khác. Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ đào tạo 1-2 nghiên cứu sinh và 2-3 học viên cao học thực hiện luận án, luận văn theo hướng nghiên cứu của dự án.

Trong quá trình triển khai dự án, một số hội nghị, hội thảo, seminar khoa học sẽ được thực hiện. Các hội nghị, hội thảo, seminar khoa học này sẽ là cơ hội để các nhà khoa học, các nhà quản lý chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thông qua đó những vấn đề khoa học, công nghệ liên quan đến hệ thống mô hình sẽ được cải thiện. Hội nghị, hội thảo cũng có thể là nơi quảng bá các hoạt động và sản phẩm của dự án.

Dự án cũng dự kiến sẽ có 2-3 bài báo quốc tế đăng trên các tạp chí ISI trên cơ sở những kết quả nghiên cứu. Điều đó sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

WP8. Mua sắp trang thiết bị, phần mềm máy tính

Việc triển khai ứng dụng hệ thống mô hình vào dự báo bão hạn mùa nghiệp vụ sau này đòi hỏi phải có hệ thống tính toán hiệu năng cao cùng với hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn. Dự án sẽ trang bị một hệ thống như vậy và đặt tại Trường ĐHKHTN trong phạm vi kinh phí cho phép đồng thời phải bảo đảm tối thiểu điều kiện dự báo nghiệp vụ ở Việt Nam. Một số phần mềm biên dịch mô hình cũng sẽ được trang bị và cài đặt trên hệ thống máy tính này.

II. Dự kiến thời gian, kế hoạch triển khai và kết quả thu được:

Dự kiến thời gian và kế hoạch triển khai dự án được trình bày trong bảng dưới đây, trong đó mỗi năm chia thành 4 quí (Q1-Q4).

TT Nội dung công việc Năm thứ

nhất Năm thứ hai Kết quả, sản phẩm

Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4

WP1

Phát triển hệ thống mô hình kết hợp AOGCM cho khu vực Biển Đông và Việt Nam

Bộ mô hình AOGCM phù hợp cho khu vực Biển Đông và Việt Nam

WP2

Xây dựng bộ chương trình dò tìm xoáy (TD-Detect) từ đầu ra của AOGCM

Bộ chương trình dò tìm xoáy (TC-Detect) phù hợp với sản phẩm của AOGCM

WP3

Xây dựng và phát triển phương pháp tổ hợp sản phẩm dự báo bão (TC-Ens)

Bộ chương trình tạo ra sản phẩm dự báo tổ hợp (TC-Ens)

WP4

Chuẩn bị dữ liệu và xây dựng các chương trình tiền xử lý và xử lý đầu ra của mô hình (PrePos)

Dữ liệu và bộ chương trình tiền xử lý và xử lý sau mô hình (PrePos)

WP5

Xây dựng và phát triển hệ thống điều khiển tự động dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope)

Bộ chương trình điều khiển tự động hệ thống dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope)

18

WP6

Thử nghiệm mô phỏng và dự báo bằng HTDBBHM và đánh giá sai số

Hệ thống HTDBBHM đã được thử nghiệm chạy dự báo nghiệp vụ với cấu hình tối ưu và kết quả đánh giá sai số

WP7 Đào tạo nguồn nhân lực, hội nghị hội thảo, viết bài báo khoa học

Các khoá đào tạo được hoàn tất và các nhà khoa học Việt Nam có thể làm chủ được HTDBBHM. Các bài báo đã được gửi đăng

WP8 Mua sắp trang thiết bị, phần mềm máy tính

Hệ thống tính toán hiệu năng cao đã được cài đặt các phần mềm và hệ thống mô hình

III. Khung thời gian huy động chuyên gia nước ngoài:

Tất cả các hoạt động trên đây đều có sự tham gia của các chuyên gia CSIRO và các nhà khoa học Việt Nam. Tuy nhiên, theo dự kiến, các chuyên gia CSIRO sẽ đến làm việc với các nhà khoa học Việt Nam 4 lần, mỗi lần ước tính 10 ngày vào các khoảng thời gian: Quí 1 và quí 2 năm thứ nhất, quí 1 năm thứ hai và quí 4 năm thứ ba.

5. Mục tiêu và kết quả đầu ra của Dự án đề xuất là gì? [Dự án sẽ đạt được những kết quả gì khi dự án kết thúc: các Kết quả về KHCN, thương mại hóa, chuyển giao tri thức, nâng cao năng lực, các ấn phẩm, quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm, v.v]

Mục tiêu của dự án:

1) Mục tiêu tổng quát: • Thiết lập được một hệ thống nghiệp vụ dự báo bão hạn mùa cho Việt Nam, góp phần hỗ

trợ ra quyết định trong việc lập kế hoạch phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh trên biển và trên đất liền;

• Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dự báo bão cho đội ngũ cán bộ Việt Nam, góp phần mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

2) Mục tiêu cụ thể: • Xây dựng và phát triển được một hệ thống nghiệp vụ dự báo bão hạn mùa (HTDBBHM)

cho Việt Nam với hạn dự báo đến 6 tháng; • Thiết lập được một hệ thống tính toán hiệu năng cao (HPC) kèm theo các phần mềm

chuyên dụng và HTDBBHM đã được cài đặt và chạy dự báo ở chế độ nghiệp vụ; • Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia dự án thông qua các đợt

thực tập ở nước ngoài và làm việc cùng chuyên gia ở Việt Nam; • Góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế, tăng cường cơ sở vật chất

phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Kết quả, sản phẩm của dự án:

1) Một HTDBBHM đã được thử nghiệm và đánh giá trên các bộ số liệu tái phân tích, số liệu dự báo lại và dự báo thời gian thực;

19

2) Một hệ thống tính toán hiệu năng cao đã được cài đặt các phần mềm chuyên dụng và HTDBBHM chạy ở chế độ nghiệp vụ;

3) Bộ các chương trình dò tìm xoáy, tiền xử lý và xử lý sau mô hình cung cấp sản phẩm dự báo cho người dùng và bộ chương trình điều khiển tự động chạy HTDBBHM nghiệp vụ;

4) Ba (3) cán bộ được gửi đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài, hỗ trợ đào tạo 2 nghiên cứu sinh, 2 học viên cao học;

5) 2 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế ISI và 2-3 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước;

6) Trang web hoạt động của dự án và công bố các sản phẩm dự án.

6. Dự án đề xuất sẽ có đóng góp gì cho sự phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam? (Nêu tác động tích cực, lan tỏa của Đề xuất khi kết thúc, khả năng giảm chi phí ứng dụng công nghệ mới của các tổ chức/doanh nghiệp khác trong ngành, nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị)

Dự báo bão hạn mùa là vấn đề mới ở Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á. Do vậy, sự thành công của dự án sẽ tạo một bước đột phá là lần đầu tiên Việt Nam có được một hệ thống dự báo bão hạn mùa nghiệp vụ có khả năng cung cấp thông tin dự báo với hạn đến 6 tháng. Đây cũng sẽ là hệ thống dự báo bão hạn mùa bằng mô hình động lực đầu tiên ở Đông Nam Á, và có thể so sánh được với các hệ thống hiện có, ít nhất với hệ thống dự báo ở Hồng Kông (http://weather.cityu.edu.hk/).

Dự án sẽ tạo cơ hội cho một hướng nghiên cứu mới được mở ra, trong đó các nhà khoa học Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp tục nghiên cứu, cải tiến hệ thống mô hình để nâng cao chất lượng dự báo bão hạn mùa, thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển khoa học công nghệ cũng như hiểu biết sâu sắc hơn về tính dự báo được của hiện tượng.

Dự án sẽ góp phần đào tạo đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam có khả năng làm chủ, có thể đào tạo và chuyển giao HTDBBHM cho các cơ quan khác như Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc gia, Viện khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu và các trường Đại học, viện nghiên cứu khác ở Việt Nam.

Dự án cũng sẽ tạo điều kiện để các nhà khoa học Việt Nam gia tăng số lượng công trình công bố trên các tạp chí quốc tế, củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác với CSIRO.

Một khi đã được đưa vào nghiệp vụ, HTDBBHM sẽ cung cấp thông tin dự báo về số lượng, vùng hoạt động và thời gian hoạt động của bão, góp phần hỗ trợ công tác chủ động ứng phó với thiên tai do bão, hỗ trợ ra quyết định trong việc lập kế hoạch hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt đối với những hoạt động dài ngày trên biển cũng như đối với quân và dân đang sinh sống và làm việc trên các vùng biển đảo xa xôi.

Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là, trong số các thành phần của HTDBBHM có hệ thống mô hình kết hợp AOGCM mà sản phẩm dự báo của nó là các trường khí quyển, đại dương. Các trường dự báo này cũng có thể được ứng dụng nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm dự báo hạn mùa khác như dự báo lượng mưa tháng, dự báo hạn hán, dự báo nhiệt độ,... cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan. Điều đó cũng có nghĩa là dự án sẽ tạo cơ hội để cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam mở rộng đối tượng nghiên cứu dự báo ngoài dự báo bão trên cơ sở sản phẩm HTDBBHM của dự án.

7. Dự án hỗ trợ sự hình thành các cơ hội kết nối mạng lưới trong tương lai như thế nào? (Đề xuất có tạo ra các cơ hội đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài hay không? có khuyến khích trao đổi tri thức với mạng lưới chuyên gia giỏi tài năng quốc tế hay không?)

20

Trước hết, dự báo bão là một trong những vấn đề được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt ở những nơi chịu ảnh hưởng của bão hoạt động. Bài toán dự báo bão là một trong những bài toán khó nhất, hóc búa nhất bởi cơ chế hình thành và phát triển của nó vô cùng phức tạp. Bởi vậy nó đã thu hút một lực lượng đông đảo các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về dự báo bão hạn mùa trên khu vực Biển Đông và Việt Nam. Bởi vậy, việc triển khai thực hiện dự án này chắc chắn sẽ được nhiều nhà khoa học quan tâm, ít nhất là nhóm các nhà khoa học trong khu vực chịu ảnh hưởng của ổ bão Tây Bắc Thái Bình dương và Biển Đông, như Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Trung Quốc và một số vùng lãnh thổ khác. Điều đó cũng có nghĩa là dự án sẽ tạo cơ hội hình thành một cộng đồng quốc tế các nhà khoa học trong đó thông tin, kinh nghiệm, tri thức sẽ được chia sẻ cùng nhau, dẫn đến sự hình thành các dự án liên quốc gia thu hút đầu tư từ các nguồn ngân sách khác như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Mạng lưới nghiên cứu biến đổi toàn cầu Châu Á - Thái Bình dương (APN) hay Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP),...

Ngoài ra, dự án cũng sẽ tạo điều kiện để các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội hợp tác với nhau, tiếp xúc, hợp tác với các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi đến từ các nước phát triển, qua đó có thể hình thành những ý tưởng mới cho những dự án khác.

8. Đề xuất có tuân thủ theo các tiêu chuẩn an toàn về môi trường và xã hội không? (Trình bày ngắn gọn sự tuân thủ với các quy định biện pháp an toàn về môi trường và xã hội của Dự án FIRST)

Tất cả các hoạt động của dự án không liên quan đến hoá chất, chất thải, không có các đợt điều tra, khảo sát thực địa nên hoàn toàn không có bất cứ một tác động, ảnh hưởng nào đến môi trường và xã hội.

Hệ thống tính toán hiệu năng cao là phương tiện duy nhất để thực hiện các nhiệm vụ của dự án sẽ được đặt tại phòng máy chủ ở Trường ĐHKHTN và hoạt động theo qui định chung về an toàn phòng cháy, chữa cháy nên sẽ không có rủi ro về vấn đề môi trường và xã hội.

9. Các cá nhân và đơn vị tham gia có chấp thuận cho Dự án FIRST công bố thông tin (ngoại trừ thông tin tài chính) về hồ sơ đề xuất này không?

Không

10. Các thông tin khác liên quan đến Đề xuất, nếu có

21

MỤC C

BẢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ XUẤT

“Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo”

Lưu ý: Kế hoạch phải được lập cung cấp đầy đủ chi tiết các hoạt động triển khai thực hiện Dự án đề xuất theo mẫu bảng dưới đây.

Số

TT Nội dung hoạt động triển khai thực hiện

Thời gian bắt đầu

(tháng /201--)

Độ dài (tháng)

Thời gian kết thúc

(tháng /201--)

Kết quả

đầu ra dự kiến

WP1 Phát triển hệ thống mô hình kết hợp AOGCM cho khu vực Biển Đông và Việt Nam

07/2017 9 03/2018 Bộ mô hình AOGCM phù hợp cho khu vực Biển Đông và Việt Nam

WP2 Xây dựng bộ chương trình dò tìm xoáy (TD-Detect) từ đầu ra của AOGCM

07/2017 9 03/2018 Bộ chương trình dò tìm xoáy (TC-Detect) phù hợp với sản phẩm của AOGCM

WP3 Xây dựng và phát triển phương pháp tổ hợp sản phẩm dự báo bão (TC-Ens)

10/2017 9 06/2018 Bộ chương trình tạo ra sản phẩm dự báo tổ hợp (TC-Ens)

WP4 Chuẩn bị dữ liệu và xây dựng các chương trình tiền xử lý và xử lý đầu ra của mô hình (PrePos)

04/2017 9 12/2017 Dữ liệu và bộ chương trình tiền xử lý và xử lý sau mô hình (PrePos)

WP5 Xây dựng và phát triển hệ thống điều khiển tự động dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope)

10/2018 6 03/2019 Bộ chương trình điều khiển tự động hệ thống dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope)

WP6 Thử nghiệm mô phỏng và dự báo bằng HTDBBHM và đánh giá sai số

10/2017 18 12/2018 Hệ thống HTDBBHM đã được thử nghiệm chạy dự báo nghiệp vụ với cấu hình tối ưu và kết quả đánh giá sai số

22

WP7 Đào tạo nguồn nhân lực, hội nghị hội thảo, viết bài báo khoa học

04/2017 6 03/2019 Các khoá đào tạo được hoàn tất và các nhà khoa học Việt Nam có thể làm chủ được HTDBBHM. Các bài báo đã được gửi đăng

WP8 Mua sắp trang thiết bị, phần mềm máy tính 04/2017 3 06/2017 Hệ thống tính toán hiệu năng cao đã được cài đặt các phần mềm và hệ thống mô hình

23

MỤC D

BẢNG DANH MỤC ĐỀ XUẤT TÀI TRỢ

(MÁY MÓC THIẾT BỊ/DỊCH VỤ/ HỘI NGHỊ HỘI THẢO… ĐỀ XUẤT TÀI TRỢ)

“Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo”

Lưu ý: Căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện ở Mục C, theo từng hoạt động triển khai đơn vị lập Dự án/Đề xuất xác định các danh mục máy móc trang thiết bị, dịch vụ hỗ trợ, hội nghị hội thảo, các chuyến công tác ở trong và ngoài nước… đề xuất Dự án tài trợ.

Số TT Tên các hoạt động/danh mục yêu cầu tài trợ theo từng hoạt động

Mô tả phạm vi yêu cầu đối danh mục tài trợ (đơn vị tham gia phải cung cấp tóm tắt (i) thông số kỹ thuật đối với máy móc TB, vật tư, hóa chất mua sắm (ii) phạm vi công việc/dịch vụ tư vấn

(iii) thời gian, địa điểm các chuyến công tác/hội nghị/ hội thảo/khóa đào tạo tổ chức, số lượng

người tham gia…)

Đơn vị tính Số lượng

Ghi chú (Cung cấp phụ lục, tài liệu giải trình và làm rõ nếu cần

thiết)

WP1 Phát triển hệ thống mô hình kết hợp AOGCM cho khu vực Biển Đông và Việt Nam

Hội thảo về lựa chọn cấu hình thích hợp của AOGCM cho khu vực Biển Đông và Việt Nam: Miền tính, độ phân giải, các sơ đồ tham số hoá,...; các phương pháp, thuật toán và các chỉ tiêu dò tìm xoáy từ sản phẩm mô hình AOGCM (Kết hợp với nội dung WP2)

Thởi gian và số người tham dự hội thảo: 07/2017, Hà Nội, 70 người/lần Lần 1

Chuyên gia sang làm việc với các nhà khoa học Việt Nam để thống nhất các phương án khu vực hoá AOGCM cho Việt Nam. Thời gian lưu lại: 10 ngày

Người/Lần 3

24

WP2 Xây dựng bộ chương trình dò tìm xoáy (TD-Detect) từ đầu ra của AOGCM

Hai nhà khoa học Việt Nam sang CSIRO làm việc với chuyên gia về các sơ đồ dò tìm xoáy, kết hợp với các nội dung trong WP3 và WP5

Người/Lần 2

Thởi gian dự kiến: 4 tuần (1 tháng) vào 12/2017

WP3 Xây dựng và phát triển phương pháp tổ hợp sản phẩm dự báo bão (TC-Ens)

Hội thảo về các phương án tổ hợp sản phẩm bão dự báo nhằm lựa chọn phương án tối ưu

Thởi gian và số người tham dự hội thảo: 03/2018, Hà Nội, 50 người/lần Lần 1

Chuyên gia sang làm việc với các nhà khoa học Việt Nam về các phương pháp tổ hợp dự báo. Thời gian lưu lại: 10 ngày

Người/Lần 3

WP4 Chuẩn bị dữ liệu và xây dựng các chương trình tiền xử lý và xử lý đầu ra của mô hình (PrePos)

Hội thảo khởi động dự án và thảo luận kế hoạch chi tiết triển khai dự án

Thởi gian và số người tham dự hội thảo: 04/2017, Hà Nội, 70 người/lần Lần 1

Chuyên gia sang dự hội thảo và làm việc với các nhà khoa học Việt Nam về các kế hoạch triển khai dự án. Thời gian lưu lại: 10 ngày

Người/Lần 3

WP5 Xây dựng và phát triển hệ thống điều khiển tự động dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope)

WP6 Thử nghiệm mô phỏng và dự báo bằng HTDBBHM và đánh giá sai số

WP7 Đào tạo nguồn nhân lực, hội nghị hội thảo, viết bài báo khoa học

Gửi cán bộ đi đào tạo ở CSIRO, thời gian đào tạo là 3 tháng Người 3

25

Hội thảo báo cáo tổng kết dự án. Chuyển giao công nghệ, bàn giao hệ thống HTDBBHM. Thởi gian và số người tham dự hội thảo: 03/2019, Hà Nội, 70 người/lần

Lần 1

Chuyên gia sang dự hội thảo thực hiện các thủ tục chuyển giao công nghệ, công bố sản phẩm dự án.

Người/Lần 3

WP8 Mua sắp trang thiết bị, phần mềm máy tính

Trang thiết bị sẽ mua sắm ở đây là hệ thống tính toán hiệu năng cao và hệ thống lưu trữ dữ liệu phục vụ việc thử nghiệm hệ thống mô hình dự báo (STCPS) trong quá trình triển khai dự án đồng thời sẽ là hệ thống chạy dự báo nghiệp vụ sau khi dự án kết thúc. Về nguyên tắc hệ thống tính toán càng mạnh thì càng hiệu quả. Trong phạm vi dự án này hiệu năng tính toán của hệ thống được ước lượng ở mức tối thiểu.

Bộ 1

26

MỤC E

BẢNG DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ XUẤT TÀI TRỢ

“Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo”

Lưu ý: Căn cứ theo Bảng Danh mục đề xuất tài trợ theo từng hoạt động (Mục D) nói trên, Đơn vị lập đề xuất phài lập dự toán chi tiết từ đó đưa ra được dự toán kinh phí đề xuất tài trợ. Các hội nghị hội thảo/chuyến công tác, định mức theo các quy định của Bộ Tài chính áp dụng cho Dự án, các máy móc TB/vật tư hóa chất/dịch vụ/thuê tư vấn thì căn cứ theo yêu cầu thực tế phù hợp với mức giá thực tế trên thị trường.

Số TT Tên các hoạt động/danh mục yêu cầu tài trợ theo từng hoạt động

Mô tả phạm vi yêu cầu đối danh mục tài trợ (đơn vị tham gia phải cung cấp tóm tắt (i) thông số kỹ thuật đối với máy móc TB, vật tư, hóa chất mua sắm (ii) phạm vi công việc/dịch vụ tư vấn (iii) thời gian, địa điểm các chuyến công tác/hội nghị/ hội thảo/khóa đào tạo tổ chức, số lượng người tham gia…)

Đơn vị tính Số lượng Kinh phí

(VNĐ)

Ghi chú (Cung cấp phụ lục tài liệu giải trình và làm rõ kinh

phí cần thiết)

WP1 Phát triển hệ thống mô hình kết hợp AOGCM cho khu vực Biển Đông và Việt Nam

Hội thảo về lựa chọn cấu hình thích hợp của AOGCM cho khu vực Biển Đông và Việt Nam: Miền tính, độ phân giải, các sơ đồ tham số hoá,...; các phương pháp, thuật toán và các chỉ tiêu dò tìm xoáy từ sản phẩm mô hình AOGCM (Kết hợp với nội dung WP2)

Thởi gian và số người tham dự hội thảo: 07/2017, Hà Nội, 70 người/lần Lần 1 70,020,225 Giải trình chi tiết ở

Phụ lục 1

Chuyên gia sang làm việc với các nhà khoa học Việt Nam để thống nhất các phương án khu vực hoá AOGCM cho Việt Nam. Thời gian lưu lại: 10 ngày

Người/Lần 3 213,075,900 Giải trình chi tiết ở Phụ lục 3

27

WP2 Xây dựng bộ chương trình dò tìm xoáy (TD-Detect) từ đầu ra của AOGCM

Hai nhà khoa học Việt Nam sang CSIRO làm việc với chuyên gia về các sơ đồ dò tìm xoáy, kết hợp với các nội dung trong WP3 và WP5

Người 2 258,192,600 Giải trình chi tiết ở Phụ lục 4

Thởi gian dự kiến: 4 tuần (1 tháng) vào 12/2017

WP3 Xây dựng và phát triển phương pháp tổ hợp sản phẩm dự báo bão (TC-Ens)

Hội thảo về các phương án tổ hợp sản phẩm bão dự báo nhằm lựa chọn phương án tối ưu

Thởi gian và số người tham dự hội thảo: 03/2018, Hà Nội, 50 người/lần Lần 1 56,172,525 Giải trình chi tiết ở

Phụ lục 2

Chuyên gia sang làm việc với các nhà khoa học Việt Nam về các phương pháp tổ hợp dự báo. Thời gian lưu lại: 10 ngày

Người/Lần 3 213,075,900 Giải trình chi tiết ở Phụ lục 3

WP4 Chuẩn bị dữ liệu và xây dựng các chương trình tiền xử lý và xử lý đầu ra của mô hình (PrePos)

Hội thảo khởi động dự án và thảo luận kế hoạch chi tiết triển khai dự án

Thởi gian và số người tham dự hội thảo: 04/2017, Hà Nội, 70 người/lần Lần 1 70,020,225 Giải trình chi tiết ở

Phụ lục 1

Chuyên gia sang dự hội thảo và làm việc với các nhà khoa học Việt Nam về các kế hoạch triển khai dự án. Thời gian lưu lại: 10 ngày

Người/Lần 3 213,075,900 Giải trình chi tiết ở Phụ lục 3

WP5 Xây dựng và phát triển hệ thống điều khiển tự động dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope)

WP6 Thử nghiệm mô phỏng và dự báo bằng HTDBBHM và đánh giá sai số

WP7 Đào tạo nguồn nhân lực, hội nghị hội thảo, viết bài báo khoa

Gửi cán bộ đi đào tạo ở CSIRO, thời gian đào tạo là 3 tháng Người 3 970,232,400 Giải trình chi tiết ở

Phụ lục 5

28

học

Hội thảo báo cáo tổng kết dự án. Chuyển giao công nghệ, bàn giao hệ thống HTDBBHM. Thởi gian và số người tham dự hội thảo: 03/2019, Hà Nội, 70 người/lần

Lần 1 70,020,225 Giải trình chi tiết ở Phụ lục 1

Chuyên gia sang dự hội thảo thực hiện các thủ tục chuyển giao công nghệ, công bố sản phẩm dự án.

Người/Lần 3 213,075,900 Giải trình chi tiết ở Phụ lục 3

WP8 Mua sắp trang thiết bị, phần mềm máy tính

Trang thiết bị sẽ mua sắm ở đây là hệ thống tính toán hiệu năng cao và hệ thống lưu trữ dữ liệu phục vụ việc thử nghiệm hệ thống mô hình dự báo (STCPS) trong quá trình triển khai dự án đồng thời sẽ là hệ thống chạy dự báo nghiệp vụ sau khi dự án kết thúc. Về nguyên tắc hệ thống tính toán càng mạnh thì càng hiệu quả. Trong phạm vi dự án này hiệu năng tính toán của hệ thống được ước lượng ở mức tối thiểu.

Bộ 1 1,679,206,100 Giải trình chi tiết ở Phụ lục 6

Tổng Kinh phí đề xuất tài trợ 4,026,167,900

Ghi chú:

Mức phí trên bao gồm tất cả các loại thuế và phí liên quan mà Bên nộp đề xuất phải trả để thực hiện công việc.

29

MỤC F

THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ/ TỔ CHỨC TRONG NƯỚC

Tham gia “Đề xuất tài trợ cho các chuyên gia giỏi nước ngoài về

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo”

Lưu ý:

- Trước khi điền form, cần đọc kỹ Mẫu hồ sơ hướng dẫn lập đề xuất tài trợ cho các chuyên gia giỏi nước ngoài về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

- Thông tin của form này có thể được chuyển cho bên thứ 3 để phục vụ mục đích đánh giá.

I. Thông tin chung

1. Loại hình đơn vị

Viện nghiên cứu

Trường đại học

Doanh nghiệp

2. Tên đơn vị theo đăng ký hoạt động

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Tên giao dịch (nếu có)

4. Tên người đại diện pháp luật và tên người trực tiếp tổ chức triển khai đề xuất

Người đại diện pháp luật: PGS. TS. Nguyễn Văn Nội, Hiệu trưởng

Người trực tiếp tổ chức triển khai đề xuất: GS. TS. Phan Văn Tân, Giảng viên Cao cấp

5. Địa chỉ liên lạc (E-mail, Điện thoại, Fax, Địa chỉ bưu điện)

Địa chỉ bưu điện: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại cố định: +84 4 35583811 Điện thoại di động: +84 912 066 237

Fax: +84 4 38583061

Email: [email protected] hoặc [email protected]

6. Ngày bắt đầu hoạt động

Tháng 10 năm 1956

7. Lĩnh vực và chức năng hoạt động

Đào tạo các bậc Đại học và Sau đại học và Nghiên cứu khoa học

30

MỤC G

LÝ LỊCH CỦA CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI

Tham gia nộp “Đề xuất tài trợ cho các chuyên gia giỏi nước ngoài về

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo”

Lưu ý: - Trước khi điền form, cần đọc kỹ Mẫu hồ sơ hướng dẫn lập đề xuất tài trợ cho các chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

- Thông tin của form này có thể được chuyển cho bên thứ 3 để phục vụ mục đích đánh giá, kết nối mạng lưới chuyên gia.

I. Thông tin chung

1. Họ và tên (bao gồm cumg cấp email, địa chỉ liên lạc)

Jack Katzfey

[email protected]

107 Station Street, Aspendale, Vic, Australia, 3195

2. Ngày, tháng năm sinh

7/11/1953

3. Giới tính

Nam

4. Quốc tịch

Australia và Hoa Kỳ

5. Ngôn ngữ sử dụng và mức độ thành thạo

Tiếng Anh bản ngữ

II. Giáo dục và bằng cấp

1. Quá trình đào tạo

Ph.D. (Meteorology) University of Wisconsin, Wisconsin, USA. 1983 M.S. (Meteorology) UW-Madison, 1978.

B.Sc. (Meteorology) UW-Madison, 1975.

2. Các khóa huấn luyện đã trải qua, các kỹ năng khác được đào tạo

31

III. Kinh nghiệm, quá trình làm việc

2014-present Team Leader, Regional Climate Variability and Extremes Team, CSIRO, Aspendale, Victoria.

2007-2014: Team Leader, Dynamical Downscaling Team, CSIRO Marine and Atmospheric Research, Aspendale, Victoria.

2004-2007: Weather Forecaster, contracted to Alinghi, twice winner of the America’s Cup Sailing Regatta.

2001-2004: Team Leader, Weather Applications Team, CSIRO Atmospheric Research, Aspendale, Victoria.

1990-2001: Research Scientist, CAR, Aspendale, Australia.

1984-1990: Meteorologist, Geophysical Fluid Dynamics Laboratory, Princeton, New Jersey, USA.

1982-1984: Assistant Professor, State University of New York-Oswego, Oswego, New York, USA.

IV. Các sản phẩm, các công trình, kết quả do chuyên gia thực hiện/ tham gia thực hiện đã được công bố

1. Các bài báo, bài tham luận

Jack KATZFEY, Kim NGUYEN, John MCGREGOR, Peter HOFFMANN, Suppiah RAMASAMY, Hiep Van NGUYEN, Mai Van KHIEM, Thang Van NGUYEN, Kien Ba TRUONG, Thang Van VU, Hien Thuan NGUYEN, Tran THUC, Doan Ha PHONG, Bang Thanh NGUYEN, Tan PHAN-VAN3, Trung NGUYEN-QUANG, Thanh NGO-DUC, Long TRINH-TUAN. High-resolution simulations for Vietnam – Methodology and evaluation of current climate. Asia-Pac. J. Atmos. Sci., 2016, 52(2), 1-16.

Qian Li, Shuyu Wang, Dong-Kyou, Steven Lee, Jianping Tang, Xiaorui Niu, Pinhong Hui, William J. Gutowski, Koji Dairaku, John L. McGregor, Jack Katzfey, Xuejie Gao, Jia Wu, Song-You Hong, Yuqing Wang, Hidetaka Sasaki. Building Asian climate change scenario by multi-regional climate models ensemble. Part II: Mean precipitation. 2016, International Journal of Climatology, DOI: 10.1002/joc.4633

Qian Li, Shuyu Wang, Dong-Kyou, Steven Lee, Jianping Tang, Xiaorui Niu, Pinhong Hui, William J. Gutowski, Koji Dairaku, John L. McGregor, Jack Katzfey, Xuejie Gao, Jia Wu, Song-You Hong, Yuqing Wang, Hidetaka Sasaki. Building Asian climate change scenario by multi-regional climate models ensemble. Part II: Mean precipitation. 2016, International Journal of Climatology, DOI: 10.1002/joc.4633

Jianping Tang, Shuyu Wang, Dong-Kyou Lee, Pinhong Hui, William J. Gutowski, Koji Dairaku, Jack Katzfey, Xuejie Gao, Jia Wu, Song-You Hong, Hidetaka Sasaki. Building Asian climate change scenario by multi-regional climate models ensemble. Part I:

32

Surface air temperature. 2016. International Journal of Climatology ·DOI: 10.1002/joc.4628

Alvaro Salazar, Jack Katzfey, Marcus Thatcher, Jozef I Syktus, Kenneth Wong, Clive Mcalpine. Deforestation changes land–atmosphere interactions across South American biomes. 2016. Global and Planetary Change 139(April):97–108. DOI: 10.1016/j.gloplacha.2016.01.004

Dewi G.C. Kirono, James R.A. Butler, John L. McGregor, Adi Ripaldi, Jack Katzfey, Kim C. Nguyen. Historical and future seasonal rainfall variability in Nusa Tenggara Barat Province, Indonesia: Implications for the agriculture and water sectors. 2016. Climate Risk Management 12(C). DOI: 10.1016/j.crm.2015.12.002

John L. McGregor, Kim C. Nguyen, Dewi G.C. Kirono, Jack Katzfey. High-resolution climate projections for the islands of Lombok and Sumbawa, Nusa Tenggara Barat Province, Indonesia: Challenges and implications. 2016. Climate Risk Management 12(C). DOI: 10.1016/j.crm.2015.10.001

Jaclyn Brown, Richard Matear, Josephine R. Brown, Jack Katzfey. Precipitation projections in the tropical Pacific are sensitive to different types of SST bias adjustment. 2015. Geophysical Research Letters 42(24):n/a-n/a. DOI: 10.1002/2015GL066184

Jason P. Evans, Kat J Bormann, Jack Katzfey, S. Dean, R. Arritt. Regional climate model projections of the South Pacific Convergence Zone. 2015. Climate Dynamics. DOI: 10.1007/s00382-015-2873-x.

Francois Engelbrecht, Jimmy O. Adegoke, Mary-Jane Bopape, Mogesh Naidoo, Rebecca M Garland, Marcus Thatcher, John McGregor, Jack Katzfey, Micha Werner, Charles Ichoku, Charles Gatebe. Projections of rapidly rising surface temperatures over Africa under low mitigation. 2015. Environmental Research Letters 10(8). DOI: 10.1088/1748-9326/10/8/085004

Marcus Thatcher, John McGregor, Martin Dix, Jack Katzfey. A New Approach for Coupled Regional Climate Modeling Using More than 10,000 Cores. 2015. IFIP Advances in Information and Communication Technology 448:599-607. DOI: 10.1007/978-3-319-15994-2_61

Xiaorui Niu, Shuyu Wang, Jianping Tang, Dong‐Kyou Lee, William J. Gutowski, Koji Dairaku, John McGregor, Jack Katzfey, Xuejie Gao, Jia Wu, Songyou Hong, Yuqing Wang, Hidetaka Sasaki. Projection of Indian Summer Monsoon Climate in 2041-2060 by Multiregional and Global Models. 2015. Journal of Geophysical Research Atmospheres.

Xiaorui Niu, Shuyu Wang, Jianping Tang, Dong‐Kyou Lee, William J. Gutowski, Koji Dairaku, John McGregor, Jack Katzfey, Xuejie Gao, Jia Wu, Songyou Hong, Yuqing Wang, Hidetaka Sasaki. Projection of Indian Summer Monsoon Climate in 2041-2060 by Multi-Regional and Global Climate Models. 2015. JGR-Atmospheres, DOI: 10.1002/2014JD022620

Michael R Grose, Aurel F Moise, Bertrand Timbal, Jack Katzfey, Marie Ekström, PH Whetton. Climate projections for southern Australian cool-season rainfall: insights from a downscaling comparison. 2015. Climate Research 62(3):251-265. DOI: 10.3354/cr01276

33

Pandora Hope, Michael R Grose, Bertrand Timbal, Andrew J. Dowdy, Jonas Bhend, Jack Katzfey, Tim Bedin, Louise Wilson, Penny Whetton. Seasonal and regional signature of the projected southern Australian rainfall reduction. 2015. Australian Meteorological and Oceanographic Journal 65(1):54-71

Chattopadhyay, Mohar; Katzfey, Jack. Simulating the climate of South Pacific islands using a high resolution model. International Journal of Climatology. 2015; 35(6):1157-1171.

Niu, Xiorui; Wang, Shuyu; Tang, Jianping; Lee, Dong-Kyou; Gutowski, William; Dairaku, Koji; McGregor, John; Katzfey, Jack; Gao, Xuejie; Wu, Jia; Hong, Songyou; Wang, Yuqing; Sasaki, Hidetaka. Projection of Indian summer monsoon climate in 2041-2060 by multiregional and global climate models. Journal of Geophysical Research – Atmospheres. 2015; 120(5):1776-1793.

Thatcher, Marcus; McGregor, John; Dix, Martin; Katzfey, Jack. A new approach for coupled regional climate modelling using more than 10,000 cores. IFIP Advances in Information and Communication Technology. 2015; 448:599-607.

A Thevakaran, JL McGregor, J Katzfey, P Hoffmann, R Suppiah, DUJ Sonnadara. An assessment of CSIRO Conformal Cubic Atmospheric Model simulations over Sri Lanka. Climate Dynamics, 1-15, 2015

Grose, Michael; Moise, Aurel; Timbal, Bertrand; Katzfey, Jack; Ekstrom, Marie; Whetton, Penny. Climate projections for southern Australian cool-season rainfall: insights from a downscaling comparison. Climate Research. 2015; 62:15.

Bennett, James; Grose, Michael; Corney, Stuart; White, Chris; Holz, G; Katzfey, Jack; et al. Performance of an empirical bias-correction of a high-resolution climate dataset. International Journal of Climatology. 2014; 34(7):2189–2204.

Nguyen, Kim C; Katzfey, Jack J; McGregor, John. Downscaling over Vietnam using the stretched-grid CCAM: verification of the mean and interannual variability of rainfall. Climate Dynamics. 2014; 43(3-4):861-879

Perkins, Sarah E; Moise, Aurel; Corney, Whetton, Penny; Katzfey, Jack. Regional changes of climate extremes over Australia – a comparison of regional dynamical downscaling and global climate model simulations. International Journal of Climatology. 2014; 34(12):3456-3478

Corney, Stuart; Grose, Michael; Bennett, James; White, Christopher; Katzfey, Jack; McGregor, John; et al. Performance of downscaled regional climate simulations using a variable-resolution regional climate model: Tasmania as a test case. Journal of Geophysical Research-Atmospheres. 2013; 118(21):11936-11950.

Grose, Michael; Corney, Stuart; Katzfey, Jack; Bennett, James; Holz, G; White, Christopher; et al. A regional response in mean westerly circulation and rainfall to projected climate warming over Tasmania, Australia. Climate Dynamics. 2013; 40(7-8):2035-2048.

Hemer, Mark; Hotan, Claire; Katzfey, Jack. Global dynamical projections of surface ocean wave climate for a future high greenhouse gas emission scenario. Ocean Modelling. 2013; 70:221-245.

Smith, Ian; Moise, Aurel; Katzfey, Jack; Nguyen, Kim; Colman, Rob. Regional-scale rainfall projections: Simulations for the New Guinea region using the CCAM model.

34

Journal of Geophysical Research-Atmospheres. 2013; 118(3):1271–1280.

White, Christopher; McInnes, Kathleen; Cechet, Bob; Corney, Stuart; Grose, Michael; Holz, G; Katzfey, Jack; Bindoff, Nathaniel. On regional dynamical downscaling for the assessment and projection of temperature and precipitation extremes across Tasmania, Australia. Climate Dynamics. 2013; 41(11-12):3145-3165.

Bennett, James; Ling, Fiona; Post, David; Grose, Michael; Corney, Stuart; Graham, Bryce; Hotz, GK; Katzfey JJ; Bindoff, NL. High-resolution projections of surface water availability for Tasmania, Australia. Hydrology and Earth Systems Science. 2012; 16:1287-1303.

Nguyen, Kim; McGregor, John; Katzfey, Jack. Global 60 km simulations with CCAM: evaluation over the tropics. Climate Dynamics. 2012; 39(3-4):637-654.

2. Sách và chương sách đã xuất bản

Katzfey, Jack. Regional Climate Modelling for the Energy Sector. In: Alberto, T; Dubus, L; Haupt S E, editor/s. Weather Matters for Energy. New York: Springer; 2014. 319-333.

3. Các bằng sáng chế, phát minh, các nguyên mẫu (patterns) đã được công nhận về sở hữu trí tuệ

4. Các kết quả kinh doanh đã đạt được (nếu thích hợp)

5. Các giải thưởng khác đã đạt được (nếu có)

2015: NRM Climate Projections Team Performance Cash Reward (CSIRO)

2012: ICT Centre Divisional Award for Teamwork (CSIRO)

South Esk Hydrological Sensor Web: Next Generation River Catchment Management

2011: 11th Asia Pacific ICT Alliance (APICTA) Awards

Category Winner: Sustainability and Green IT for the South Esk Hydrological Sensor Web

2005: CSIRO Look Out Award

For outstanding innovative development of weather applications and for pioneering new commercial markets in weather applications. Awarded to Weather applications team for significant applications of CCAM to commercial (ERisk) and other applications (such as forecasting for the America’s Cup).

2003: Chief’s Commendation

For innovative new model development (CCAM), and exploration of new applications.

6. Các bằng chứng khác về khả năng đóng góp cho lĩnh vực của đề xuất (nếu có)

35

MỤC G

LÝ LỊCH CỦA CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI

Tham gia nộp “Đề xuất tài trợ cho các chuyên gia giỏi nước ngoài về

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo”

Lưu ý: - Trước khi điền form, cần đọc kỹ Mẫu hồ sơ hướng dẫn lập đề xuất tài trợ cho các chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

- Thông tin của form này có thể được chuyển cho bên thứ 3 để phục vụ mục đích đánh giá, kết nối mạng lưới chuyên gia.

I. Thông tin chung

1. Họ và tên (bao gồm cumg cấp email, địa chỉ liên lạc)

John Leonard McGregor

[email protected]

CSIRO Oceans and Atmosphere, PB1 Aspendale, Vic. 3195, AUSTRALIA

2. Ngày, tháng năm sinh

22/3/1947

3. Giới tính

Nam

4. Quốc tịch

Australian

5. Ngôn ngữ sử dụng và mức độ thành thạo

Tiếng Anh bản ngữ.

II. Giáo dục và bằng cấp

1. Quá trình đào tạo

Đại học (loại xuất sắc) Đại học Tổng hợp Quốc gia Australia: 1967

Tiến sỹ (Toán ứng dụng): 1974

2. Các khóa huấn luyện đã trải qua, các kỹ năng khác được đào tạo

36

III. Kinh nghiệm, quá trình làm việc

7/1984 - 6/1997: Nghiên cứu viên (sau đó lên nghiên cứu viên chính và nghiên cứu viên cao cấp), CSIRO Marine and Atmospheric Research

7/1997 - 9/2014: Nghiên cứu viên cao cấp, CSIRO Marine and Atmospheric Research

9/2014: Trở thành cán bộ danh dự (Honorary Fellow) của CSIRO

IV. Các sản phẩm, các công trình, kết quả do chuyên gia thực hiện/ tham gia thực hiện đã được công bố

1. Các bài báo, bài tham luận Katzfey, J.J., Nguyen, K.C., McGregor, J., Hoffmann, P., Ramasamy, S., Hiep Van Nguyen,

Main Van Khiem, Thang van Nguyen, Kien Truong Ba, Thang vu Van, Hien Thuan Nguyen, Tran Thuc, Doan Ha Phong, Bang Thanh Phong, Bang Thanh Nguyen, Tan Van Phan, Trung Quang Nguyen, Thanh Ngo-Duc, Long Tuan Trinh, 2016: High-resolution projections for Vietnam - Methodology and evaluation of current climate simulations. Asia Pacific J. Atmos. Sci., in press.

McGregor, J.L.,Nguyen, K.C., Kirono, D.G.C., Katzfey, J.J., 2016: High-resolution climate projections for the islands of Lombok and Sumbawa, Nusa Tenggara Barat Province, Indonesia: Challenges and implications. Climate Risk Management, 12, 32-44, doi:10.1016/j.crm.2015.10.001

Kirono, D.G.C., James R.A. Butler, J.R.A., McGregor, J.L., Ripaldi, A., Katzfey, J., Nguyen,K., 2016: Historical and future seasonal rainfall variability in Nusa Tenggara Barat Province, Indonesia: Implications for the agriculture and water sectors. Climate Risk Management, 12, 45-58, doi.org/10.1016/j.crm.2015.12.002

McGregor J.L., 2015: Recent developments in variable-resolution global climate modelling. Climatic Change, 129, DOI 10.1007/s10584-013-0866-5, 369-380.

Corney, S., M Grose, JC Bennett, C White, J Katzfey, J McGregor, G Holz, 2013: Performance of downscaled regional climate simulations using a variable-resolution regional climate model: Tasmania as a test case. J. Geophys. Res. 118 (21), 11,936-11,950

Luo Q., Wen L., McGregor J.L., Timbal B., 2013: A comparison of downscaling techniques in the projection of local climate change and wheat yields. Climatic Change, 118, DOI 10.1007/s10584-013-0802-8.

Blackburn, M., D. L. Williamson, K. Nakajima, W. Ohfuchi, Y. O. Takahashi, Y.-Y. Hayashi, H. Nakamura, M. Ishiwatari, J. McGregor, H. Borth, V. Wirth, H. Frank, P. Bechtold, N. P. Wedi, H. Tomita, M. Satoh, M. Zhao, I. M. Held, M. J. Suarez, M.-I. Lee, M. Watanabe, M. Kimoto, Y. Liu, Z. Wang, A. Molod, K. Rajendran, A. Kitoh, and R. Stratton, 2013: The Aqua Planet Experiment(APE): Control SST simulation. J. Meteor. Soc. Japan, 91A, doi:10.2151/jmsj.2013-A02.

37

Williamson, D. L., M. Blackburn, K. Nakajima, W. Ohfuchi, Y. O. Takahashi, Y.-Y. Hayashi, H. Nakamura, M. Ishiwatari, J. McGregor, H. Borth, V. Wirth, H. Frank, P. Bechtold, N. P. Wedi, H. Tomita, M. Satoh, M. Zhao, I. M. Held, M. J. Suarez, M.-I. Lee, M. Watanabe, M. Kimoto, Y. Liu, Z. Wang, A. Molod, K. Rajendran, A. Kitoh, and R. Stratton, 2013: The Aqua Planet Experiment(APE): Response to changed SST fields. J. Meteor. Soc. Japan, 91A, doi:10.2151/jmsj.2013-A03.

Nelson, P.F., A.L. Morrison, H.J. Malfroy, M. Cope, S. Lee, M.L. Hibberd, J McGregor, and M. Meyer, 2012: The atmospheric mercury emissions in Australia from anthropogenic, natural and recycled sources. Atmos. Env., 62, DOI:10.1016/j.atmosenv.2012.07.067, 291-302.

Nguyen, K.C., J.J. Katzfey, and J.L. McGregor, 2011: Global 60 km simulations with CCAM: Evaluation over the tropics Climate Dynamics, doi 10.1007/s00382-011-1197-8.

Feng, J., Lee, D.-K., Fu, C., Tang, J., Sato, Y., Kato, H., McGregor, J.L., and Mabuchi, K., 2011: Comparison of four ensemble methods combining regional climate simulations over Asia. Meteorol. Atmos. Phys., 111, 41-53.

Matthews, S., Nguyen, K., and McGregor, J.L., 2011: Modelling fuel moisture under climate change. Int. J. Climate Change Strategies and Management, 3, 6-15.

Frost, A.J., Charles, S.P., Timbal, B., Chiew, F.H.S., Mehrotra, R., Nguyen, K.C., Chandler, R.E., McGregor, J.L., Fu, G., Kirono, D.G.C., Fernandez, E., Kent, D.M., 2011: A comparison of multi-site daily rainfall downscaling techniques under Australian conditions, J. Hydrology, doi: 10.1016/j.jhydrol.2011.06.021

Cruz, F. T., A. J. Pitman, and J. L. McGregor, 2010: Probabilistic simulations of the impact of increasing leaf-level atmospheric carbon. Climate Dynamics, 24, DOI: 10.1007/s00382-008-0497-0

Cruz, F. T., Pitman, A. J., McGregor, J. L., and Evans, J. P., 2010: Contrasting regional responses to increasing leaf-level atmospheric carbon dioxide over Australia. J. Hydrometeor., 11, 296-314.

Thatcher, M., and J. L. McGregor, 2010: A technique for dynamically downscaling daily-averaged GCM datasets over Australia using the Conformal Cubic Atmospheric Model. Mon. Wea. Rev., 139, 79-95.

Engelbrecht, F. A., J. L. McGregor, and C. J. Engelbrecht, 2009: Dynamics of the Conformal-Cubic Atmospheric Model projected climate-change signal over southern Africa. Int. J. Climatol., DOI: 10.1002/joc., 29, 1013-1033.

Nguyen, K. C., and J. L. McGregor, 2009: Modelling the Asian summer monsoon using CCAM. Climate Dynamics, 32, 219-236.

Thatcher, M., and J. L. McGregor, 2009: Using a scale-selective filter for dynamical downscaling with the conformal cubic atmospheric model. Mon. Wea. Rev., 137, 1742-1752

Lal, M., J. L. McGregor, and K. C. Nguyen, 2008: Very high-resolution climate simulation over Fiji using a global variable-resolution model. Climate Dynamics, 30, 293-305.

Fox-Rabinovitz, M., J. Côté, B. Dugas, M. Déqué, J. L. McGregor, and A. Belochitski, 2008: Stretched-Grid Model Intercomparison Project: decadal regional climate simulations

38

with enhanced variable and uniform-resolution GCMs. Meteor. Atmos. Phys., 100, 159-178.

Jimi, S. I., S. T. Siems, J. L. McGregor, J. L. Gras , and J. J. Katzfey, 2008: An investigation into the origin of aerosol nucleation events observed in the Southern Ocean boundary layer. Aust. Meteor. Mag., 57, 85-93.

Watterson, I. G., J. L. McGregor, and K. C. Nguyen, 2008: Changes in extreme temperatures of Australasian summer simulated by CCAM under global warming, and the roles of winds and land-sea contrasts. Aust. Meteor. Mag., 57, 195-212.

Nunez, M., and J. L. McGregor, 2007: Modelling future water environments of Tasmania, Australia. Climate Research, 34, 25-37.

Fox-Rabinovitz, M., J. Côté, B Dugas, M. Déqué, and J. L. McGregor, 2006: Variable resolution general circulation models: Stretched-grid model intercomparison project (SGMIP), J. Geophys. Res., 111, D16104, doi:10.1029/2005JD006520.

Guo, Z., P. A. Dirmeyer, R. D. Koster, G. Bonan, E. Chan, P. Cox, C. T. Gordon, S. Kanae, E. Kowalczyk, D. Lawrence, P. Liu, C-H. Lu, S. Malyshev, B. McAvaney, J. L. McGregor, K. Mitchell, D. Mocko, T. Oki, K. W. Oleson, A. Pitman, Y. C. Sud, C. M. Taylor, D. Verseghy, R. Vasic, Y. Xue, and T. Yamada, 2006: GLACE: The Global Land-Atmosphere Coupling Experiment. Part II: Analysis. J. Hydromet., 7, 611-625.

Engelbrecht, F. A., J. L. McGregor, and C. J. de W. Rautenbach, 2006: On the development of a new nonhydrostatic atmospheric model in South Africa. South African Journal of Science, 103, 127-134.

Abramson, D., J. Kommineni, J. L. McGregor, and J. J. Katzfey, 2005 : An atmospheric sciences workflow and its implementation with Web services. Future Generation Computer Systems, 21, 69-78.

McGregor, J. L., 2005: Geostrophic adjustment for reversibly staggered grids. Mon. Wea. Rev., 133, 1119-1128.

Fu, C., S. Wang, Z. Xiong, W. J. Gutowski, D.-K. Lee, J. L. McGregor, Y. Sato, H. Kato, J.-W. Kim, and M.-S. Suh, 2005: Regional Climate Model Intercomparison Project for Asia. Bull. Amer. Meteor. Soc., 86, 257-266.

Walsh, K. J. E., K.-C. Nguyen, and J. L. McGregor, 2004: Fine-resolution regional climate model simulations of the impact of climate change on tropical cyclones near Australia. Climate Dyn., 22, 47-56.

Zhang, H., J. L. McGregor, A. Henderson-Sellers, and J. J. Katzfey, 2004: Impacts of land-surface model complexity on a regional simulation of a tropical synoptic event. J. Hydrometeor., 5, 180-198.

Hope, P. K., N. Nicholls, and J. L. McGregor, 2004: The rainfall response to permanent inland water in Australia. Aust. Meteor. Mag., 53, 251-262.

Wang, Y., L. R. Leung, J. L. McGregor, D.-K. Lee, W.-C. Wang, Y. Ding, and F. Kimura, 2004: Regional climate modeling: progress, challenges, and prospects. J. Meteor. Soc. Japan, 82, 1599-1628.

39

Wang Y. P., and J. L. McGregor, 2003: Estimating regional terrestrial carbon fluxes for the Australian continent using a multiple-constraint approach: II. The atmospheric constraint. Tellus, 55B, 290-304.

Koe, L. C. C., A. F. Arellano Jr., and J. L. McGregor, 2003: Application of DARLAM to regional haze modeling. Pure and Applied Geophys., 160, 189-204. Reprinted in Air Quality, ed. G.V. Rao, S. Raman and M. P. Singh 551.510.42 Ai.

Finkele, K., J. J. Katzfey, E. A. Kowalczyk, J. L. McGregor, L. Zhang, and M. R. Raupach, 2003: Modelling of the OASIS energy flux measurements using two canopy concepts. Boundary-Layer Meteorology, 107, 49-79.

Anderson, C. J., R. W. Arritt, E. S. Takle, Z. Pan, W. J. Gutowski, R. da Silva, D. Caya, J. H. Christensen, D. Lüthi, M. A. Gaertner, F. Giorgi, G. Grell, S.-Y. Hong, C. Jones, H.-M. H. Juang, J. J. Katzfey, W. Lapenta, R. Laprise, G. Liston, J. L. McGregor, R. A. Pielke, J. A. Prego, J. O. Roads, and J. Taylor, 2003: Hydrologic processes in regional climate model simulations of the central United States flood of June-July 1993. J. Hydromet., 4, 584-598.

Nicolini, M., P. Salio, J. J. Katzfey, J. L. McGregor and A. C. Saulo, 2002: January and July regional climate simulation over South America. J. Geophys. Res.,107, 4637, doi:10.1029/2001JD000736.

Engelbrecht, F. A., C. J. D. Rautenbach, J. L. McGregor, and J. J. Katzfey, 2002: January and July climate simulations over the SADC region using the limited-area model DARLAM. Water SA, 28, 361-374. <http://www. wrc. org. za/wrcpublications/wrcwatersa/WSA2002/October/1514. pdf>

Zhang, H., A. Henderson-Sellers, A. J. Pitman, J. L. McGregor, C. E. Desborough, and J. Katzfey, 2001: Limited-area model sensitivity to the complexity of representation of the land-surface energy balance . J. Climate, 14, 3965-3986.

Whetton, P. H., J. J. Katzfey, K. J. Hennessy, X. Wu, J. L. McGregor, and K. C. Nguyen, 2001: Developing scenarios of climate change for Southeastern Australia: an example using regional climate model output. Climate Research, 16, 181-201.

Nagata, M., L. M. Leslie, H. Kamahori, R. Nomura, H. Mino, Y. Kurihara, E. Rogers, R. L. Elsberry, B. K. Basu, A. Buzzi, J. Calvo, M. Desgagné, M. D'Isidoro, S.-Y. Hong, J. J. Katzfey, D. Majewski, P. Malguzzi, J. L. McGregor, A. Murata, J. Nachamkin, M. Roch, and C. Wilson, 2001: A mesoscale model intercomparison: a case of explosive development of a tropical cyclone (COMPARE III). J. Meteor. Soc. Japan, 79, 999-1033.

Koe, L. C. C., A. F. Arellano, Jr., and J. L. McGregor, 2001: Investigating the haze transport from 1997 biomass burning in Southeast Asia: its impact upon Singapore. Atmospheric Environment, 35, 2723-2734.

Georgelin, M., P. Bougeault, T. Black, N. Brzovic, A. Buzzi, J. Calvo, V. Casse, M. Desgagne, R. El-Khatib, J-F. Geleyn, T. Holt, S-Y. Hong, T. Kato, J. Katzfey, K. Kurihara, B. Lacroix, F. Lalaurette, Y. Lemaitre, J. Mailhot, D. Majewski, P. Malguzzi, V. Masson, J. McGregor, E. Minguzzi, T. Paccagnella, and C. Wilson, 2000: The second COMPARE exercise: A model intercomparison using a case of a typical mesoscale orographic flow,

40

the PYREX IOP3. Quart. J. Roy. Meteor. Soc., 126, 991-1029.

Nagata, M., L. Leslie, Y. Kurihara, R. Elsberry, M. Yamasaki, H. Kamahori, R. Abbey Jr., K. Bessho, J. Calvo, J. Chan, P. Clark, M. Desgagne, S.-Y. Hong, D. Majewski, P. Malguzzi, J. McGregor, H. Mino, A. Murata, J. Nachamkin, M. Roch, and C. Wilson, 2000: Third COMPARE Workshop: A model intercomparison experiment of tropical cyclone intensity and track prediction 13-15 December 1999, Tokyo, Japan. Bull. Amer. Meteor. Soc., 82, 2007-2020.

Kowalczyk, E. A., and J. L. McGregor, 2000: Modeling trace gas concentrations at Cape Grim using the CSIRO Division of Atmospheric Research Limited Area Model (DARLAM). J. Geophys. Res., 105, 22167-22183.

Koe, L. C. C., A. F. Arellano, and J. L. McGregor, 2000: Southeast Asia regional haze modeling. J. Inst. Engineers, Singapore, 40, 50-57.

Takle, E. S., Gutowski, W. J., Arritt, R. W., Pan, Z., Anderson, C. J., da Silva, R. R., Caya, D., Chen, S.-C., Giorgi, F., Christensen, J. H., Hong, S.-Y., Juang, H.-M. H., Katzfey, J. J., Lapenta, W. M., Laprise, R., Liston, G. E., Lopez, P., McGregor, J. L., Pielke, R. A., and Roads, J. O., 1999: Project to intercompare Regional Climate Simulations (PIRCS): description and initial results. J. Geophys. Res., 104, 19443-19461.

Joubert, A. M., Katzfey, J. J., McGregor, J. L., and Nguyen, K. C., 1999: Simulating midsummer climate over southern over southern Africa using a nested regional climate model. J. Geophys. Res., 104, 19015-19025.

Lau, L., R. A. Young, G. McKeon, J. Syktus, F. Duncalfe, N. Graham, J. McGregor, 1999: Downscaling global information for regional benefit: coupling spatial models at varying space and time scales. Environmental Modelling and Software, 14, 519-529.

Renwick, J. A., J. J. Katzfey, J. L. McGregor, and K. C. Nguyen, 1999: On regional model simulations of climate change over New Zealand. Weather and Climate, 19, 3-14.

Renwick, J. A., J. J. Katzfey, K. C. Nguyen, and J. L. McGregor, 1998: Regional model simulations of New Zealand climate. J. Geophys. Res., 103, 5973-5982.

Walsh, K., and J. L. McGregor, 1997: An assessment of simulations of climate variability over Australia with a limited area model. Int. J. Climatol., 17, 201-233.

McGregor, J. L., 1997: Regional climate modelling. Meteor. Atmos. Phys., 63, 105-117.

McGregor, J. L., 1997: Semi-Lagrangian advection on a cubic gnomonic projection of the sphere. In Numerical Methods in Atmospheric and Oceanic Modelling. The André J. Robert Memorial Volume. C. Lin, R. Laprise and H. Ritchie, Eds., Canadian Meteorological and Oceanographic Society, Ottawa, Canada, (companion volume to Atmos.-Ocean), 153-169.

O'Farrell, S. P., J. L. McGregor, L. D. Rotstayn, W. F. Budd, C. Zweck, and R. Warner, 1997: Impact of transient increases in atmospheric CO2 on the accumulation and mass balance of the Antarctic ice sheet. Ann. Glaciol., 25, 137-144.

McGregor, J. L., 1996: Semi-Lagrangian advection on conformal-cubic grids. Mon. Wea. Rev., 124, 1311-1322.

41

Walsh, K., and J. L. McGregor, 1996: Simulations of Antarctic climate using a limited area model. J. Geophys. Res., 101, 19093-19108.

Gyakum, J. R., M. Carrera, D-L. Zhang, S. Miller, J. Caveen, R. Benoit, T. Black, A. Buzzi, C. Chouinard, M. Fantini, C. Folloni, J. J. Katzfey, Y-H. Kuo, F. Lalaurette, S. Low-Nam, J. Mailhot, P. Malguzzi, J. L. McGregor, M. Nakamura, G. Tripoli, C. Wilson, 1996: A regional model intercomparison using a case of explosive oceanic cyclogenesis. Wea. Forecasting, 11, 521-543.

Watterson, I. G., M. R. Dix, H. B. Gordon and J. L. McGregor, 1995: The CSIRO nine-level atmospheric general circulation model and its equilibrium present and doubled CO2 climates. Aust. Meteor. Mag., 44, 111-125.

Walsh, K., and J. L. McGregor, 1995: January and July climate simulations over the Australian region using a limited area model. J. Climate, 8, 2387-2403.

Schlünzen, K. H., J. L. McGregor, and K. J. Walsh, 1995: Regional climate model results for the Weddell Sea area. Annalen Der Meteorologie. 1995(31):141- 142.

Evans, J. L., B. F. Ryan and J. L. McGregor, 1994: A numerical exploration of the sensitivity of tropical cyclone rainfall intensity to sea surface temperature. J. Climate, 7, 616-623.

McGregor, J. L., and K. Walsh, 1994: Climate change simulations of Tasmanian precipitation using multiple nesting. J. Geophys. Res., 99, 20889-20905.

McGregor, J. L., 1993: Economical determination of departure points for semi- Lagrangian models. Mon. Wea. Rev., 121, 221-230.

McGregor, J. L., and K. Walsh, 1993: Nested simulations of perpetual January climate over the Australian region. J. Geophys. Res., 98, 23283-23290.

Hart, T. L., W. Bourke, B. J. McAvaney, B. W. Forgan and J. L. McGregor, 1990: Atmospheric general circulation simulations with the BMRC global spectral model: the impact of revised physical parameterizations. J. Climate, 3, 436-459.

McGregor, J. L., and F. Kimura, 1989: Numerical simulation of mesoscale eddies over Melbourne. Mon. Wea. Rev., 117, 50-66.

McGregor, J. L., and W. Bourke, 1988: A comparison of vertical mode and normal mode initialization. Mon. Wea. Rev.,116, 1320-1334.

McGregor, J. L., and D. J. Abbs, 1988: Modelling mesoscale effects in the Latrobe Valley with a nested model. Clean Air, 22, 153-156.

McGregor, J. L., 1987: Accuracy and initialization of a two-time-level split semi-Lagrangian model. Short- and Medium-Range Numerical Weather Prediction, T. Matsuno, Ed., Special Volume of the J. Meteor. Soc. Japan, 233-246.

Leslie, L. M., G. A. Mills, L. W. Logan, G. A. M. Kelly, J. L. McGregor, D. J. Gauntlett, J. M. Sardie and M. J. Manton, 1985: A high resolution primitive equations NWP model for operations and research. Aust. Meteor. Mag., 33, 11-35.

Mills, G. A., and J. L. McGregor, 1983: Vertical mode initialization in a limited-area data assimilation experiment. Mon. Wea. Rev., 111, 2110-2121.

42

Bourke, W., and J. L. McGregor, 1983: A nonlinear vertical mode initialization scheme for a limited area prediction model. Mon. Wea. Rev., 111, 2285- 2297.

Gauntlett, D. J., L. M. Leslie, J. L. McGregor and D. R. Hincksman, 1978: A limited area nested numerical weather prediction model: formulation and preliminary results. Quart. J. Roy. Meteor. Soc., 104, 103-117.

McGregor, J. L., L. M. Leslie and D. J. Gauntlett, 1978: The ANMRC limited-area model: Consolidated formulation and operational results. Mon. Wea. Rev., 106, 427-438.

Downey, W. K. and J. L. McGregor, 1978: Some diagnostic aspects of a model retained baroclinic zone. Aust. Meteor. Mag., 26, 95-105.

McGregor, J. L., and L. M. Leslie, 1977: On the selection of grids for semi-implicit schemes. Mon. Wea. Rev., 105, 236-238.

Pearson R. A., and J. L. McGregor, 1976: An open boundary condition for models of thermals. J. Atmos. Sci., 33, 447-455.

McGregor, J. L., 1970: The application of the minimal energy hypothesis to a Casson fluid. Bull. Math. Biophys., 32, 249-262.

2. Sách và chương sách đã xuất bản

Thatcher, M., McGregor, J., Dix, M., and Katzfey, J., 2015: A New Approach for Coupled Regional Climate Modelling Using More than 10,000 Cores. ISSESS 2015, IFIP AICT 448. R. Denzer et al. (Eds.). 599-607.

Salinger, M.J., M.L. Shrestha, Ailikun, W. Dong, J.L. McGregor, and S. Wang, 2014: Climate in Asia and the Pacific: Climate variability and change. In “Climate in Asia and the Pacific: Security, Society and Sustainability”, Manton, M., and L.A. Stevenson (Eds.), Springer, 17-57.

Evans, J.P., J.L. McGregor, and K. McGuffie, 2012: Future regional climates. In “Future of the World’s Climate” eds. A. Henderson-Sellers and K. McGuffie. Elsevier, Amsterdam, 223-250.

McGregor, J. L., and M. R. Dix, 2008: An updated description of the Conformal-Cubic Atmospheric Model. In High Resolution Simulation of the Atmosphere and Ocean, eds. K. Hamilton and W. Ohfuchi, Springer, 51-76.

McGregor, J. L., and M. R. Dix, 2001: The CSIRO conformal-cubic atmospheric GCM. In IUTAM Symposium on Advances in Mathematical Modelling of Atmosphere and Ocean Dynamics, P. F. Hodnett (Ed.), Kluwer, Dordrecht, 197-202.

Kowalczyk, E. A., and McGregor, J. L., 2001: The impact of the representation of soil-vegetation-atmosphere interaction upon snow processes. In Soil-Vegetation-Atmosphere Transfer Schemes and Large-Scale Hydrological Models, Eds. A. J. Dolman, A. J. Hall, M. L. Kavvas, T. Oki and J. W. Pomeroy. Int. Assoc. of Hydrological Sciences Publication no. 270, 307-315.

Giorgi, F., and Hewitson, B., 2001: Regional climate information-evaluation and projections. In: Climate change 2001: the scientific basis : contribution of Working Group I to the third assessment report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. J. T. Houghton, and others (editors). J. Christensen, M. Hulme, H. Von Storch, P. H. Whetton, R. N. Jones, L. Mearns, C. Fu, R. Arritt, B. Bates, R. Benestad, G. Boer, A. Buishand, M. Castro, D. Chen,

43

W. Cramer, R. Crane, J. F. Crossley, M. Dehn, K. Dethloff, J. Dippner, S. Emori, R. Francisco, J. Fyfe, F. W. Gerstengarbe, W. Gutowski, D. Gyalistras, I. Hanssen-Bauer, M. Hantel, D. C. Hassell, D. Heimann, C. Jack, J. Jacobeit, H. Kato, R. Katz, F. Kauker, T. Knutson, M. Lal, C. Landsea, R. Laprise, L. R. Leung, A. H. Lynch, W. May, J. L. McGregor, N. L. Miller, J. Murphy, J. Ribalaygua, A. Rinke, M. Rummukainen, F. Semazzi, K. J. Walsh, P. Wemer, M. Widmann, R. Wilby, M. Wild, Y. Xue, M. Mietus, and J. Zillman (Lead and contributory authors, review editors). New York: Cambridge University Press, p. 583-638.

McGregor, J. L., K. J. Walsh and J. J. Katzfey, 1993: Nested modelling for regional climate studies. Modelling Change in Environmental Systems, A. J. Jakeman, M. B. Beck and M. J. McAleer, Eds., Wiley, 367-386.

3. Các bằng sáng chế, phát minh, các nguyên mẫu (patterns) đã được công nhận về sở hữu trí tuệ

1978 Reformulated the dynamical core of the Australian Region Primitive Equations (ARPE) model which was used for some years as the BOM operational regional NWP model.

1983 Developed (with W. Bourke) the new technique of vertical mode initialization, appropriate for limited-area models.

1990 Wrote the Limited-Area Dispersion Model (LADM) at CSIRO.

1992 Wrote the Division of Atmospheric Research Limited Area Model (DARLAM), and commenced pioneering studies of regional climate modelling.

1997 Developed the semi-Lagrangian advection treatments for the dynamical core for the Conformal Cubic Atmospheric Model (CCAM)

2001 Successfully used a variable-resolution global model (CCAM) for regional dynamical downscaling.

2003 Produced a new mass-flux convection scheme

2004 Devised the reversible-interpolation procedure for staggering winds, giving excellent dispersion characteristics.

2008 Devised the digital filter approach (with M. Thatcher) as the preferred approach for dynamical downscaling to fine resolution with variable-resolution global models.

2012 Made improvements to the mass-flux convection scheme to handle both deep and shallow convection

2015 Developed VCAM, the Variable Cubic Atmospheric Model, formulated on the gnomonic cubic grid.

4. Các kết quả kinh doanh đã đạt được (nếu thích hợp)

5. Các giải thưởng khác đã đạt được (nếu có)

CSIRO Medal as member of Air Pollution Meteorology Team, given for development and

44

application of LADM, 1992

Chief’s Commendation: For innovative new model development (CCAM) and exploration of new applications, 2003

CSIRO Look Out Award: Awarded to Weather Applications Team for outstanding innovative development of weather applications and for pioneering new commercial markets in weather applications, 2005

Shared Nobel Peace Prize 2007 for contributions to IPCC

6. Các bằng chứng khác về khả năng đóng góp cho lĩnh vực của đề xuất (nếu có)

Development of the Conformal Cubic Atmospheric Model (CCAM), a Global Model which can provide higher resolution over any selected region, and to be used in this project.

45

MỤC G

LÝ LỊCH CỦA CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI

Tham gia nộp “Đề xuất tài trợ cho các chuyên gia giỏi nước ngoài về

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo”

Lưu ý: - Trước khi điền form, cần đọc kỹ Mẫu hồ sơ hướng dẫn lập đề xuất tài trợ cho các chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

- Thông tin của form này có thể được chuyển cho bên thứ 3 để phục vụ mục đích đánh giá, kết nối mạng lưới chuyên gia.

I. Thông tin chung

1. Họ và tên (bao gồm cumg cấp email, địa chỉ liên lạc)

Nguyễn Kim Chi

Email: [email protected]

171-120 Station Street Aspendale Victoria 3195 Australia

Phone: (+613) 9239 4417

2. Ngày, tháng năm sinh

01/12/1956

3. Giới tính

Nữ

4. Quốc tịch

Việt Kiều ở Australia

5. Ngôn ngữ sử dụng và mức độ thành thạo

Tiếng Việt và Tiếng Anh

II. Giáo dục và bằng cấp

1. Quá trình đào tạo

1994: Tiến sỹ Động lực học chất lỏng, Đại học Tổng Hợp Monash, Australia

1984: Bachelor of Science with Distinction, Chisholm Institute of Technology, Australia

1979: Bachelor of Science (chemistry), Vietnam

2. Các khóa huấn luyện đã trải qua, các kỹ năng khác được đào tạo

46

1995- : Project Scientist, Climatic Modelling Program, Ocean and Atmospheres, CSIRO.

1993-1995: Post Doctoral Fellow, Air Pollution Program, CMAR, CSIRO.

1985-1989: Research Assistant, Mathematics Department, Monash University.

1983-1985: Computer programmer, Physics Department, Monash University.

1979-1980: Teaching chemistry, Vietnam.

III. Kinh nghiệm, quá trình làm việc

1995- : Project Scientist, Climatic Modelling Program, Ocean and Atmospheres, CSIRO.

1993-1995: Post Doctoral Fellow, Air Pollution Program, CMAR, CSIRO.

1985-1989: Research Assistant, Mathematics Department, Monash University.

1983-1985: Computer programmer, Physics Department, Monash University.

1979-1980: Teaching chemistry, Vietnam.

IV. Các sản phẩm, các công trình, kết quả do chuyên gia thực hiện/ tham gia thực hiện đã được công bố

1. Các bài báo, bài tham luận

Kim C. Nguyen, Jack J. Katzfey, John Riedl, Alberto Troccoli (2016) Potential impacts of solar arrays on regional climate and on array efficiency. International Journal of Climatology. In press

Kim C. Nguyen, Marcus Thatcher, Tony Rafter, Sally Lavender, Debra Abbs (2016) Simulation of mean, inter-annual and extreme rainfall for the current climate over Australia by the global atmospheric model CCAM using different forcing methods and boundary conditions. Draft ready for internal reviews.

Dewi G.C. Kirono, James R.A. Butler, John L. Mcgregor, Adi Ripaldi, Jack J. Katzfey, Kim Nguyen (2016). Climate Risk Management. http://dx.doi.org/10.1016/j.crm.2015.12.002 2212-0963/_ 2016 The Authors. Published by Elsevier B.V. This is an open access article under the CC BY-NC-ND license (http://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0/).

Jack J. Katzfey, Kim C. Nguyen, John L. McGregor and 15 others (2016). High-resolution simulations for Vietnam - methodology and evaluation of current climate. Asia-Pacific Journal of the Atmospheric Sciences 52(2):91-106

John L. McGregor, Kim C. Nguyen, Dewi G.C. Kirono, Jack J. Katzfey (2015). High-resolution climate projections for the islands of Lombok and Sumbawa, Nusa Tenggara Barat Province, Indonesia: Challenges and implications. Published by Elsevier B.V. This is an open access article under the CCBY-NC-ND license (http://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0/).

47

Kim C. Nguyen, Jack J Katzfey, John L. McGregor (2013). Downscaling over Vietnam using the stretched-grid CCAM: verification of the mean and interannual variability of rainfall (2013). Climate Dynamics DOI 10.1007/s00382-013-1976-5

Smith I, Moise A, Katzfey K, Nguyen KC, Colman R (2013) Regional-scale rainfall projections: Simulations for the New Guinea region using CCAM model. J. Geo Res Atmos. 118:1271-1280, doi:10.1002/jgrd.50139.

Kim C. Nguyen, Jack J Katzfey, John L. McGregor (2011). Global 60 km simulations with CCAM: evaluation over the tropics. Climate Dynamics DOI 10.1007/s00382-011-1197-8

Frost AJ, Charles SP, Timbal B, Chiew FHS, Mehotra R, Nguyen KC, Chandler RE, McGregor JL, Fu G, Kirono DGC, Fernandez E and Kent DM (2011) A comparison of multi-site daily rainfall downscaling techniques under Australian conditions. Journal of Hydrology 408: 1–18, doi:10.1016/j.jhydrol.2011.06.021

Nguyen, K. C., and J. L. McGregor, 2009: Modelling the Asian summer monsoon using CCAM. Climate Dynamics, 32, 219-236.

Lal, M., J. L. McGregor, and K. C. Nguyen, 2008: Very high-resolution climate simulation over Fiji using a global variable-resolution model. Climate Dynamics, 30, 293-305

Watterson, I. G., J. L. McGregor, and K. C. Nguyen, 2008: Changes in extreme temperatures of Australasian summer simulated by CCAM under global warming, and the roles of winds and land-sea contrasts. Aust. Meteor. Mag., 57, 195-212.

Walsh, K. J. E., K.-C. Nguyen, and J. L. McGregor, 2004: Fine-resolution regional climate model simulations of the impact of climate change on tropical cyclones near Australia. Climate Dyn., 20, 47-56.

Nguyen, K.C. and Walsh, K.J.E, 2001: Interannual, decadal and transient greenhouse simulation of tropical cyclone-like vortices in a regional climate model of the South Pacific. Journal of Climate, 14, 3043-3054.

Whetton, P. H., J. J. Katzfey, K. J. Hennessy, X. Wu, J. L. McGregor, and K. C. Nguyen, 2001: Developing scenarios of climate change for Southeastern Australia: an example using regional climate model output. Climate Research, 16, 181-201

Renwick,J.A.; Katzfey J.J.; McGregor, J.L. and Nguyen, K.C., 1999: On regional model simulations of climate change over New Zealand. Weather and Climate, 19, 3-14

Joubert A.M.; Katzfey, J.J.; McGregor, J.L. and Nguyen, K.C., 1999: Simulating midsummer climate over southern Africa using a nested regional climate model. Journal of Geophysical Reasearch, 104 (D16), 19015-19025.

Renwick,J.A.; Katzfey J.J.; McGregor, J.L. and Nguyen, K.C., 1998: Regional model simulations of New Zealand climate. Journal of Geophysical Research, (103 D6), 5973-5982

Nguyen, K.C.; Noonan, J.A.; Gabally, I.E., and Physick, W.L., 1997: Predictions of plume dispersion in complex terrain: Eulerian versus Lagrangian models. Atmospheric Environment, 31, 947-958.

Walsh, K. J. E., K. C. Nguyen, and J. L. McGregor, 2005: Analysis of high-resolution climate change simulations of tropical cyclones. In: 16th Conference on Climate Variability and Change, San Diego, Calif. (Combined Preprints 85th AMS Annual Meeting CD-ROM. Boston, Mass.: American Meteorological Society. p. 3.9 - 3.10.

48

McGregor, J. L., and Nguyen, K. C., 2003: Simulations of the East Asian and Australian monsoons using a variable-resolution models. In: Proceedings of the 2nd Workshop on Regional Climate Modeling for Monsoon System, Yokohama, Japan (GAME Publication, no. 39). Yokohama: FRSGC and GAME International Science Panel. p. 117-120. 176 pp.

Snidvongs, A., J. L. McGregor, K. C. Nguyen, W. Weerakant, 2003: Rainfall patterns for mainland Southeast Asia under different atmospheric CO2 levels. International START Secretariat AIACC Notes, 2 (2), 5-6.

McGregor, J. L., K. C. Nguyen, and J. J. Katzfey, 2002: Regional climate simulations using a stretched-grid global model. Research Activities in Atmospheric and Oceanic Modelling Report No. 32 (ed. H. Ritchie), WMO/TD-No. 1105, 3.15-3.16. (GAME Publication, no. 39). Yokohama: FRSGC and GAME International Science Panel. p. 117-120. 176 pp.

Whetton, P. H., K. J. Hennessy, J. J. Katzfey, J. L. McGregor, R. N. Jones and K. Nguyen, 2000: Climate averages and variability based on a transient CO2 simulation. CSIRO report for the Vic. Dept. of Natural Resources and Environment. (Fine resolution assessment of enhanced greenhouse climate change in Victoria annual report, 1997-98), 38 pp.

Whetton, P. H., K. J. Hennessy, X. Wu, J. L. McGregor, J. J. Katzfey and K. Nguyen, 2000: Climate averages based on a doubled CO2 simulation. CSIRO report for the Vic. Dept. of Natural Resources and Environment. (Fine resolution assessment of enhanced greenhouse climate change in Victoria annual report, 1995-96), 43 pp.

Whetton, P. H., J. J. Katzfey, K. Nguyen, J. L. McGregor, C. M. Page, T. I. Elliott and K. J. Hennessy, 2000: Climate averages and variability based on a doubled CO2 simulation. CSIRO report for the Vic. Dept. of Natural Resources and Environment. (Fine resolution assessment of enhanced greenhouse climate change in Victoria annual report, 1996-97), 48 pp.

McGregor, J. L., J. J. Katzfey, and K. C. Nguyen, 2000: Analysis of climate change simulations of Southeast Asia. Final Report to Asia-Pacific Network for Global Change Research. CSIRO, Aspendale, March 2000, 12 pp.

McGregor, J.L.; Katzfey, J.J. and Nguyen, K.C., 1999: Recent regional climate modelling experiments at CSIRO. In: Research activities in atmospheric and ocean modelling. H. Ritchie (editor). (CAS/JSC Working Group on Numerical Experimentation Report; 28; WMO/TD-no. 942)[Geneva]: WMO. p. 7.37-7.38.

McGregor, J.L.; Hirst, A.C.; Hunt, B.G.;Katzfey J.J., and Nguyen, K.C., 1999: Progress report for the SARCS modelling project using CSIRO models [restricted access]. Melbourne: CSIRO Division of Atmospheric Research, 79 pp.

McGregor, J. L., J. J. Katzfey and K. C. Nguyen, 1999: Recent regional climate modelling experiments at CSIRO. Research Activities in Atmospheric and Oceanic Modelling Report No. 28 (ed. H. Ritchie). WMO/TD-No. 942, 7.37-7.38.

Hennessy, K. J., P. H. Whetton, J. J. Katzfey, J. L. McGregor, R. N. Jones, C. M. Page and K. C. Nguyen, 1998: Fine resolution climate change scenarios for New South Wales: annual report 1997-98. CSIRO report for NSW Environment Protection Authority, 48 pp.

Hennessy, K. J., P. H. Whetton, J. J. Katzfey, J. L. McGregor, R. N. Jones, C. M. Page and K. C. Nguyen, 1998: Fine resolution climate change scenarios for New South Wales: summary report 1995-98. CSIRO report for NSW Environment Protection Authority, 20 pp.

McGregor, J. L., J. J. Katzfey, and K. C. Nguyen, 1998: Fine resolution simulations of climate

49

change for Southeast Asia: final report for a research project commissioned by Southeast Asian Regional Committee for START (SARCS). Aspendale, Vic. CSIRO Atmospheric Research, 35 pp.

Whetton, P. H., X. Wu, J. L. McGregor, J. J. Katzfey, and K. Nguyen, 1997: Fine resolution assessment of enhanced greenhouse climate change in Victoria. CSIRO report for Victorian Environment Protection Authority, 34 pp.

Hennessy, K. J., P. H. Whetton, X. Wu, J. L. McGregor, J. J. Katzfey, and K. Nguyen, 1997: Fine resolution climate change scenarios for New South Wales. CSIRO report for NSW Environment Protection Authority, 42 pp.

Whetton, P. H., J. J. Katzfey, K. Nguyen, J. L. McGregor, C. M. Page, T. I. Elliott, and K. J. Hennessy,1997: Fine resolution climate change scenarios for New South Wales - part 2: Climatic variability. CSIRO report for NSW Environment Protection Authority, 51 pp.

McGregor, J. L., A. C. Hirst, B. G. Hunt, J. J. Katzfey, and K. C. Nguyen, 1997: Progress report for the SARCS modelling project using CSIRO models. CSIRO report, December 1997.

Whetton, P., X. Wu, J. McGregor, J. Katzfey, and K. Nguyen, 1996: A high resolution climate change scenario for Victoria based on the results of a CSIRO limited area model experiment. In. 3rd National AMOS Conference: Hobart: 1996: 90. (AMOS publication. v. 11): p. 114.

McGregor, J. L., J. J. Katzfey and K. C. Nguyen, 1995: Seasonally-varying nested climate simulations over the Australian region. In: ThirdInternationalConferenceonModellingofClimateChangeandVariability.Hamburg: abstracts.

2. Sách và chương sách đã xuất bản

Kim C. Nguyen and John McGregor (2012) Numerical simulation of current climate conditions for South East Queensland. Technical Report No. 78

Kim C. Nguyen and John McGregor (2012) Future climates of South East Queensland: Results from high-resolution climate modelling. Technical Report No. 79

McGregor, J. L., K. C. Nguyen, and J. J. Katzfey, 2008: A variety of tropical simulations using CCAM. In "High resolution modelling – the second CAWCR modelling workshop”. The Centre for Australian Weather and Climate Research Technical Report 6, 29-32.

Nguyen, K. C., and J. L. McGregor, 2009: Dynamical downscaling of the Mk 3.0 GCM simulation of the A2 scenario over the Australian region using CCAM. CSIRO Technical Report, 978-1-921605-09-3 PDF version, 30pp.

Nguyen, K. C., and J. L. McGregor, 2009: Analyses of climate change for South East Queensland. CSIRO Technical Report, 978-1-921605-11-6 PDF version, 43pp.

Nguyen, K. C., and J. L. McGregor, 2009: Report to the client “Urban Water Security Research Alliance and the South Eastern Australian Climate Initiative”.

Nguyen, K. C., and J. L. McGregor, 2008: Simulation of rainfall and pan evaporation over Australia. In "High resolution modelling – the second CAWCR modelling workshop”. CAWCR Technical Report 6, 37-40.

McGregor, J. L., K. C. Nguyen, and M. Thatcher, 2008: Regional climate simulation at 20 km using CCAM with a scale-selective digital filter. Research Activities in Atmospheric and Oceanic Modelling Report No. 38 (ed. J. Cote), WMO/TD, 7-17

50

Cope, M., S. Lee W. Physick, D. Abbs, K.C. Nguyen and J. McGregor, 2008: A metheodology for determining the impact of climate change on ozone levels in urbane area

Abbs, D. J., S. Ayral, E. Campbell, J. L. McGregor, K. C. Nguyen, M. Palmer, A. S. Rafter, I. G. Watterson, B. and Bates, 2006: Projections of extreme rainfall and cyclones final report to the Australian Greenhouse Office. Aspendale: CSIRO Marine and Atmospheric Research. 97 pp.

3. Các bằng sáng chế, phát minh, các nguyên mẫu (patterns) đã được công nhận về sở hữu trí tuệ

4. Các kết quả kinh doanh đã đạt được (nếu thích hợp)

2010 : give lecture to Indonesian scientists at workshop in Melbourne (AusAid Climate Adaptation Vulnerability project)

2009 : tutor to Indonesian and the Southeast Asian scientists at workshop in Melbourne

2006-2008: Co-supervised Master student from Monash University. This student was from Vietnam

2005 : tutor to Vietnamese scientists in Melbourne

5. Các giải thưởng khác đã đạt được (nếu có)

2004 : “Look OUT!!!!” Award

2003 : Chief’s Commendation Award “For innovative new model development (CCAM), and the exploration of new applications”

6. Các bằng chứng khác về khả năng đóng góp cho lĩnh vực của đề xuất (nếu có)

Expertise and Interest

My expertise is running numerical models (CCAM) and analysing results from CCAM and other models such as CMIP5. My interests are on validating models and study extreme events such as tropical cyclones (I am the author of Chapter 7 in the Vietnam project in 2013, two publications in 2001 and 2004), heatwaves (Vietnam project) and hailstorms.

Currently I am working on future changes for fire conditions over Australia using fire extreme index (FFDI) computed for CMIP5 and CCAM 50 km.

I had also involved in geo-engineering of solar array study using CCAM model. We studied potential impact of large solar farms on the regional climate. The paper is in press (please see list of publications) in which I am the chief investigator.

51

MỤC H

THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN CỦA DỰ ÁN ĐỀ XUẤT

“Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo”

Các đề xuất sẽ được sàng lọc và đánh giá tính hợp lệ của đề xuất về chính sách an toàn của dự án, do đó Bên nộp đề xuất cần phải cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin theo bảng sau:

BQLDA FIRST sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá đề xuất, các đề xuất kích hoạt bất cứ chính sách an toàn nào ngoài chính sách Đánh giá Môi trường OP4.01 sẽ được coi là không hợp lệ (dựa trên khung quản lý môi trường (ESMF) đã được phê duyệt của dự án):

Chính sách an

toàn môi trường

Xác định các vấn đề về an toàn môi trường có thể phát sinh Hãy đánh dấu vào ô phù hợp

Cung cấp thêm trả lời của bạn ở đây, nếu thích hợp

Đánh giá môi trường

Đề xuất có các rủi ro tiềm ẩn có hại cho môi trường hoặc xã hội hay không, và các tác động trong phạm vi ảnh hưởng của đề xuất này như thế nào?

Không

Hệ thống tính toán hiệu năng cao là phương tiện duy nhất để thực hiện các nhiệm vụ của dự án sẽ được đặt tại phòng máy chủ ở Trường ĐHKHTN và hoạt động theo qui định chung về an toàn phòng cháy, chữa cháy nên sẽ không có rủi ro về vấn đề môi trường và xã hội.

Môi trường sinh thái tự nhiên

Đề xuất có tác động tiêu cực (làm suy thoái hoặc làm biến đổi) lên những vùng rừng quốc gia, khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước cần phải bảo tồn không.

Các hoạt động của đề xuất có khả năng gây ra sự biến đổi (mất mát) nghiêm trọng hoặc suy thoái cho môi trường sinh thái tự nhiên (đồng cỏ, khu đất hoang có lớp phủ thực vật dày, môi trường sống của sinh vật hoang dã....) không?

Các tác động của đề xuất có thể trực tiếp bởi hoạt động thi công

Không

Các hoạt động của dự án đều thực hiện trong phòng, sử dụng máy tính là chủ yếu, không có hoạt động điều tra, khảo sát thực địa nên không có bất cứ một tác động, ảnh hưởng nào đến môi trường sinh thái.

52

hoặc tác động gián tiếp bởi hoạt động của con người thực hiện dự án

Quản lý sâu bệnh, côn trùng

Đề xuất có tài trợ cho việc mua các loại thuốc trừ sâu, diệt côn trùng hoặc mua sắm các thiết bị được sử dụng với mục đính trừ sâu, diệt côn trùng không?

Không

Hoạt động của dự án không liên quan đến vấn đề sâu bệnh, côn trùng

Đề xuất có đề ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, côn trùng mới hoặc mở rộng hay thay đổi các biện pháp quản lý sâu bệnh, côn trùng hiện thời hay không?

Không

Có hoạt động nào của đề xuất có thể làm tăng mức độ (khối lượng, nồng độ) sử dụng thuốc trừ sâu không?

Không

Đề xuất có bao gồm việc sản xuất hoặc thải bỏ một khối lượng lớn các sản phẩm phòng ngừa sâu bệnh ra môi trường không?

Không

Rừng Đề xuất có khả năng tác động lên sức sống và chất lượng của các khu rừng, hoặc tác động lên các quyền lợi và sức khỏe của con người và hay quan hệ tương hỗ của họ đối với các khu rừng không?

Không

Hoạt động của dự án không liên quan đến rừng.

Đề xuất có dự kiến có gây ra những thay đổi trong quản lý, bảo vệ hay sử dụng các khu rừng tự nhiên hoặc rừng trồng hay không?

Không

Sự an toàn cho các đập nước

Có bất kỳ hoạt động đề xuất nào liên quan đến xây dựng và ảnh hưởng lên hoạt động của các đập nước lớn không?

Không

Có Hoạt động của dự án không liên quan đến các đập nước.

Di sản văn hóa

Các hoạt động đề xuất có khả năng tác động một cách tiêu cực lên các tài nguyên văn hóa truyền thống hay không? Các tài nguyên

Không

Hoạt động của dự án không liên quan đến di sản văn hoá.

53

này có thể gồm đền chùa, di tích chôn cất hay các di tích khảo cổ

Các đề xuất trong vùng đường thủy quốc tế.

Các hoạt động của đề xuất có được diễn ra trong tuyến đường thủy quốc tế hay không?

Không

Hoạt động của dự án không liên quan đến việc khảo sát, đi lại trên các vùng biển nói chung, tuyến đường thuỷ quốc tế nói riêng.

Tái định cư không tự nguyện.

Các hoạt động của đề xuất có khả năng làm cho con người phải di chuyển chỗ ở trên tinh thần không tự nguyện hay không? Xin lưu ý rằng việc mất đất hay mất các tài sản khác được gây ra bởi: (i) di dời hay mất nơi cư trú; (ii) mất đường dẫn đến các tài sản và gây ra các tác động bất lợi cho việc kiếm sống; (iii) mất các nguồn thu nhập hoặc các phương tiện kiếm sống, dù những người bị ảnh hưởng phải hoặc không phải di chuyển đến nơi khác.

Nếu thu hồi đất mà người dân tự nguyện di dời thì chính sách này không được kích hoạt

Không

Hoạt động của dự án không liên quan đến vấn đề tái định cư.

Dân tộc thiểu số

Đề xuất có khả năng tác động tiêu cực lên các dân tộc thiểu số hoặc có khả năng tạo ra các lợi ích tích cực cho các dân tộc thiểu số hay không?

Không

Hoạt động của dự án không liên quan đến vấn đề dân tộc thiểu số.

54

MỤC I

THỎA THUẬN TÀI TRỢ

“Khoản tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài

về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo”

Hà Nội, ngày _____ tháng_____ năm_____

Thỏa thuận tài trợ số: ------ /FIRST/FT/GRANT

Tên Đề xuất: Tiếp thu và làm chủ công nghệ dự báo bão hạn mùa bằng mô hình động lực, phục vụ công tác bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh tế - xã hội và an ninh trên khu vực Biển Đông - Việt Nam

Thuộc dự án: FIRST (khoản tín dụng số 5257-VN)

- Căn cứ Nội dung Hiệp định tài trợ ký ngày 25/07/2013 (Khoản tín dụng số 5257-VN) giữa Chính phủ Việt Nam với Hiệp hội Phát triển Quốc tế (sau đây gọi tắt là Hiệp Hội) về việc tài trợ cho Dự án "Đẩy mạnh Đổi mới Sáng tạo Thông qua nghiên cứu Khoa học và Công nghệ”;

- Căn cứ vào quyết định số [Ghi số quyết định và ngày quyết định] của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện Đề xuất;

- Căn cứ theo Nội dung quy định chi tiết trong cuốn “Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án”(sau đây gọi tắt là PIM).

Chúng tôi, đại diện cho các bên dưới đây gồm có:

Ban Quản lý Dự án FIRST (Bên Tài trợ) Đại diện là ông/bà: ____________ Chức vụ: ______ Địa chỉ: ______ Điện thoại: ______ Fax: ______ E-mail: ______ Tài khoản: ______ Mã số thuế: ______ Tên Tổ chức nhận tài trợ (Bên thụ hưởng) [Ghi tên từng thành viên] Đại diện là ông/bà: ____________ Chức vụ: ______ Địa chỉ: ______ Điện thoại: ______ Fax: ______ E-mail: ______ Tài khoản: ______ Mã số thuế: ______

55

Trên cơ sở thỏa thuận thống nhất giữa Ban QLDA FIRST với đơn vị thụ hưởng[Ghi tên đơn vị nộp Đề xuất được lựa chọn], các bên liên quan thống nhất các nội dung chi tiết Thỏa thuận Tài trợ cho Đề xuất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội như sau:

Điều 1. Nội dung Đề xuất tài trợ

Ban QLDA FIRST đồng ý tài trợ cho Bên thụ hưởng thực hiện Đề xuất [ghi tên Đề xuất của Bên Thụ hưởng]. Nội dung chi tiết của Đề xuất của Bên thụ hưởng được coi là Phụ lục 1 đính kèm thỏa thuận này.

Tổng số tiến tài trợ:

Thời gian thực hiện Đề xuất:

Điều 2. Trách nhiệm Thực hiện Đề xuất tài trợ của Bên thụ hưởng

Mục 1. Thực hiện Đề xuất tài trợ

Bên thụ hưởng có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề xuất tài trợ theo đúng các nội dung trong Đề xuất tài trợ (nội dung chi tiết Đề xuất tài trợ xem Phụ lục số 1 đính kèm Thỏa thuận này) và tuân thủ các nội dung quy định trong Hiệp định tài trợ ký ngày 25/07/2013 (Khoản tín dụng số 5257-VN) giữa Chính phủ Việt Nam với Hiệp hội Phát triển Quốc tế, và “Hướng dẫn Chống Tham nhũng” nghĩa là “Hướng dẫn về Phòng ngừa và Đấu tranh chống Gian lận và Tham nhũng trong các Dự án được tài trợ bởi các Khoản vay IBRD và các Khoản tín dụng và Tài trợ IDA”, ngày 15 tháng 10 năm 2006 và sửa đổi tháng 01 năm 2011.

Đồng thời Bên thụ hưởng đảm bảo thực hiện Đề xuất tài trợ tuân thủ các nội dung và quy định hướng dẫn trong cuốn “Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án” của Dự án FIRST đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt ngày [ghi số quyết định và ngày phê duyệt của Bộ KH&CN] bao gồm cả việc tuân thủ các quy định về an toàn tại “Khung an toàn môi trường và xã hội của Dự án” đã được Bộ KH&CN phê duyệt ngày 01/04/2013 tại quyết định số 683/QĐ-BKHCN.

Mỗi tổ chức và cá nhân liên quan đứng tên trong Đề xuất tài trợ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và công việc đã được phân công và quy định trong Đề xuất tài trợ.

Mục 2. Đơn vị được chỉ định quản lý tài chính khoản tài trợ

Bên thụ hưởng chỉ định [ghi tên đơn vị được chỉ định làm đại diện quản lý tài chính số tiền của Khoản tài trợ cho Đề xuất được thực hiện]. Theo đó đơn vị được chỉ định cam kết thực hiện việc (i) bổ nhiệm (và đào tạo) cán bộ quản lý tài chính đạt yêu cầu (ii) áp dụng thực hiện Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án (iii) có hệ thống kế toán đạt yêu cầu (bao gồm cả việc sử dụng phần mềm kế toán của Dự án FIRST.

Mục 3. Kinh phí tài trợ và quản lý tài chính khoản tài trợ.

Bên tài trợ sẽ tài trợ cho Bên Thụ hưởng thực hiện Đề xuất tài trợ với số tiền là: [ghi tổng số tiền tài trợ].

Đơn vị thụ hưởng thông qua đơn vị được được chỉ định tại Mục 2 của Điều 2 nói trên sẽ duy trì đầy đủ chứng từ và sổ sách để phản ánh các hoạt động, các nguồn lực và chi tiêu phát sinh hợp lý trong quá trình thực hiện Đề xuất trên cơ sở phù hợp với các quy trình kế toán.

56

Bên thụ hưởng phải lập các báo cáo tài chính nộp lên Bên tài trợ cho mỗi kỳ báo cáo như được quy định trong PIM (Chương hướng dẫn quản lý tài chính).

Theo yêu cầu của Bên tài trợ hoặc Hiệp Hội, Bên thụ hưởng sẽ hợp tác và cho phép Kiểm toán độc lập của Dự án FIRST tiến hành kiểm toán các chứng từ và sổ sách phù hợp với các nguyên tắc kiểm toán thích hợp được thống nhất áp dụng.

Mục 4. Mua sắm đấu thầu

Công tác mua sắm đấu thầu tuân thủ các quy định của Ngân hàng Thế giới trong Tài liệu “Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về: Đấu thầu Mua sắm Hàng hóa, Công trình và Dịch vụ phi tư vấn trong các Khoản vay của IBRD và Tín dụng & Tài trợ không hoàn lại của IDA cho các Bên vay vốn Ngân hàng Thế giới” ban hành tháng 01/2011 (Hướng dẫn đấu thầu) và “Hướng dẫn: Tuyển chọn và thuê tư vấn trong các Khoản vay của IBRD và Tín dụng & Tài trợ không hoàn lại của IDA cho các Bên vay vốn Ngân hàng Thế giới” ban hành tháng 01/2011 (Hướng dẫn thuê tư vấn) và các nội dung quy định trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án (PIM).

Mục 5. Báo cáo và giám sát.

Báo cáo tình hình thực hiện Đề xuất: Bên thụ hưởng có trách nhiệm lập báo cáo tình hình thực hiện các hoạt động của Đề xuất. Đối với các khoản tài trợ dưới 50.000 USD, Bên thụ hưởng sẽ nộp một báo cáo hoàn thành dự án đã thực hiện. Đối với các khoản tài trợ từ 50.000 – 100.000 USD, Bên thụ hưởng sẽ nộp một báo cáo giữa kỳ và báo cáo kết thúc dự án. Đối với các khoản tài trợ từ 100.000 – 200.000 USD: Bên thụ hưởng sẽ nộp báo cáo 6 tháng một lần.

Báo cáo tiến độ dự án phải bao gồm nội dung báo cáo về tài chính để nộp cho Bên tài trợ.

Đơn vị thụ hưởng sẽ: (i) thiết lập và/hoặc duy trì các chính sách và thủ tục mà sẽ cho phép Bên Tài trợ và/hoặc Hiệp hội thực hiện các hoạt động giám sát và theo dõi đối với việc thực hiện Đề xuất tài trợ; (ii) chuẩn bị và cung cấp cho Bên Tài trợ và/hoặc Hiệp hội, tất cả các thông tin mà Bên Tài trợ, và/hoặc Hiệp hội có thể sẽ yêu cầu một cách hợp lý có liên quan đến đề xuất; và (iii) đồng ý việc thanh tra thực tế hoặc trên sổ sách ngẫu nhiên và/hoặc đột xuất bởi Bên Tài trợ và/hoặc Hiệp hội.

Điều 3. Quyền đình chỉ và chấm dứt thỏa thuận tài trợ Đề xuất

Mục 1. Bên Tài trợ có quyền đình chỉ hoặc chấm dứt quyền của đơn vị thụ hưởng trong việc sử dụng các khoản tiền Tài trợ cho Đề xuất nếu Bên thụ hưởng không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo quy định trong Thỏa thuận Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Mục 2. Trường hợp nếu quyền rút vốn từ tài khoản chỉ định của Việt Nam theo Hiệp định tài trợ bị tạm hoãn hay chấm dứt vì bất kỳ lý do gì thì thỏa thuận tài trợ cho Đề xuất của Bên thụ hưởng cũng sẽ đồng thời có hiệu lực bị tạm hoãn trong cùng khoảng thời gian đó hoặc chấm dứt tương ứng.

Điều 4. Quản lý tài sản Dự án

Mục 1: Tài sản (máy móc, thiết bị) được Dự án FIRST tài trợ mua sắm trong quá trình thực hiện dự án chỉ được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động của dự án đề xuất.

Sau khi kết thúc Thỏa thuận tài trợ, Bên thụ hưởng được tiếp tục giao quyền quản lý và sử dụng tài sản máy móc thiết bị được tài trợ mua sắm và có trách nhiệm sử dụng, quản lý tài sản máy móc, thiết bị đúng với nội dung và mục tiêu của Dự án. Khi thực hiện xử lý tài sản (bán, thanh lý, chuyển giao tài

57

sản cho bên thứ 3), Bên thụ hưởng có trách nhiệm tuân thủ theo quy định hướng dẫn của Bên Tài trợ và các văn bản hướng dẫn theo quy định áp dụng cho khoản tài trợ của Dự án.

Mục 2: Tài sản trí tuệ nếu được hình thành và là kết quả của Dự án như: bản quyền về thương hiệu, phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu thương mại, bí quyết kỹ thuật, quy trình sản xuất, kết quả các nội dung nghiên cứu… được giao cho Bên thụ hưởng được quyền sở hữu, quản lý và sử dụng, làm các thủ tục đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền.

Điều 5. Điều chỉnh thỏa thuận tài trợ cho Đề xuất

Trong quá trình thực hiện thỏa thuận tài trợ, các nội dung liên quan đến Đề xuất nếu cần phải bổ sung và điều chỉnh thì sẽ được 2 bên trao đổi thống nhất bằng văn bản và được cả 2 bên cùng thống nhất ký. Tài liệu được ký sẽ được coi là phụ lục bổ sung đính kèm Thỏa thuận tài trợ.

Điều 6. Các quy định khác

Mục 1: Luật áp dụng

Luật áp dụng cho thỏa thuận tài trợ này áp dụng theo Luật Việt Nam, trên có sở tuân thủ Hiệp định tài trợ đã ký với Hiệp hội.

Trong quá trình thực hiện Thỏa thuận tài trợ, bất kỳ tranh chấp nào phát sinh nếu có sẽ được các bên liên quan cùng nhau thương lượng và thống nhất giải quyết. Trường hợp tranh chấp không thể thống nhất giải quyết thì sẽ được đưa ra phân xử theo các quy định của Luật Việt Nam.

Mục 2. Hiệu lực của Thỏa thuận tài trợ.

Thỏa thuận Tài trợ này có hiệu lực kể từ ngày 2 bên thống nhất ký và được lập thành [ghi số bản] và có giá trị pháp lý như nhau. Bên tài trợ giữ [ghi số bản] và Bên thụ hưởng giữ [ghi số bản].

Đại diện hợp pháp của Ban QLDA FIRST

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu bởi người có thẩm quyền hợp lệ

Đại diện hợp pháp của Bên thụ hưởng

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu bởi người có thẩm quyền hợp lệ của Tổ chức trong nước chỉ

định quản lý tài chính khoản tài trợ]

58

MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC SỬ DỤNG

Huang Wan-Ru, Johnny C. L. Chan, 2013: Dynamical downscaling forecasts of Western North Pacific tropical cyclone genesis and landfall. Clim Dyn, DOI 10.1007/s00382-013-1747-3

Kim Ok-Yeon, Hye‐Mi Kim, Myong‐In Lee, Young‐Mi Min, 2016: Dynamical–statistical seasonal prediction for western North Pacific typhoons based on APCC multi‐models. Clim Dyn, DOI 10.1007/s00382-016-3063-1

Nath Sankar, S. D. Kotal, P. K. Kundu, 2016: Seasonal prediction of tropical cyclone activity over the north Indian Ocean using three artificial neural networks. Meteorol Atmos Phys. DOI 10.1007/s00703-016-0446-0

Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu, 2013: Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2013. 296 trang.

Phan VT, Long TT, Hai BH, Kieu C, 2015: Seasonal forecasting of tropical cyclone activity in the coastal region of Vietnam using RegCM4.2. Clim Res 62:115-129

Website Viện Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu: http://www.imh.ac.vn/

Website Dự án “Dự tính khí hậu phân giải cao cho Việt Nam”: http://vnclimate.vn/

Website Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học: http://hmo.hus.vnu.edu.vn/

59

PHỤ LỤC 1 DỰ TOÁN KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI THẢO Ở HÀ NỘI

(Khoảng 70 người tham dự) Tỷ giá: 01 USD = 22335 VND

STT Tên hoạt động và các khoản chi Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (USD) Số ngày

Thành tiền

(USD) Ghi chú

1 Thuê hội trường (giá bao gồm hệ thống âm thanh, ánh sáng, màn chiếu …) Phòng 1 650 1 400

Giá thuê phòng có thể thay đổi phụ thuộc vào thời điểm và địa điểm tổ chức

2 Giải khát giữa giờ (cà phê, bánh ngọt …) Người/ngày 70 3 1 210 Theo hạn mức quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC

3 Văn phòng phẩm (giấy, bút …) Bộ 70 1.5 1 105 Giá mua phụ thuộc vào thời gian tổ chức hội thảo

4 In ấn (thẻ tên ...), photo tài liệu hội thảo Bộ 70 6 1 420 Giá mua phụ thuộc vào thời gian tổ chức hội thảo

5 In Banner và Backdrop trang trí hội thảo Bộ 1 140 1 140 Giá mua phụ thuộc vào thời gian tổ chức hội thảo

6 Chi thù lao cho đại biểu Việt Nam tham gia hội thảo Người/ngày 70 8.5 1 595 Theo hạn mức quy định tại

55/2015/TTLT-BTC-BKHCN

7 Chi thù lao cho báo cáo viên trình bày tại hội thảo

Người/báo cáo 4 85 1 340 Theo hạn mức quy định tại

55/2015/TTLT-BTC-BKHCN

8 Chi thù lao cho người chủ trì hội thảo Người/buổi 1 65 1 65 Theo hạn mức quy định tại 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN

9 Chi thù lao cho thư kí hội thảo Người/buổi 1 20 1 20 Theo hạn mức quy định tại 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN

10 Chi phí tổ chức ăn buffet vào buổi trưa Người/bữa 70 12 1 840 Theo hạn mức quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC

Tổng kinh phí dự toán (USD) 3,135 Tổng kinh phí dự toán (VND) 70,020,225

60

PHỤ LỤC 2 DỰ TOÁN KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI THẢO Ở HÀ NỘI

(Khoảng 50 người tham dự) Tỷ giá: 01 USD = 22335 VND

STT Tên hoạt động và các khoản chi Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (USD) Số ngày

Thành tiền

(USD) Ghi chú

1 Thuê hội trường (giá bao gồm hệ thống âm thanh, ánh sáng, màn chiếu …) Phòng 1 500 1 400

Giá thuê phòng có thể thay đổi phụ thuộc vào thời điểm và địa điểm tổ chức

2 Giải khát giữa giờ (cà phê, bánh ngọt …) Người/ngày 50 3 1 150 Theo hạn mức quy định tại

Thông tư số 01/2010/TT-BTC

3 Văn phòng phẩm (giấy, bút …) Bộ 50 1.5 1 75 Giá mua phụ thuộc vào thời gian tổ chức hội thảo

4 In ấn (thẻ tên ...), photo tài liệu hội thảo Bộ 50 6 1 300 Giá mua phụ thuộc vào thời gian tổ chức hội thảo

5 In Banner và Backdrop trang trí hội thảo Bộ 1 140 1 140 Giá mua phụ thuộc vào thời

gian tổ chức hội thảo

6 Chi thù lao cho đại biểu Việt Nam tham gia hội thảo Người/ngày 50 8.5 1 425 Theo hạn mức quy định tại

55/2015/TTLT-BTC-BKHCN

7 Chi thù lao cho báo cáo viên trình bày tại hội thảo

Người/báo cáo 4 85 1 340 Theo hạn mức quy định tại

55/2015/TTLT-BTC-BKHCN

8 Chi thù lao cho người chủ trì hội thảo Người/buổi 1 65 1 65 Theo hạn mức quy định tại 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN

9 Chi thù lao cho thư kí hội thảo Người/buổi 1 20 1 20 Theo hạn mức quy định tại 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN

10 Chi phí tổ chức ăn buffet vào buổi trưa Người/bữa 50 12 1 600 Theo hạn mức quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC

Tổng kinh phí dự toán (USD) 2,515 Tổng kinh phí dự toán (VND) 56,172,525

61

PHỤ LỤC 3 DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ 01 CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI SANG VIỆT NAM

(Tính cho một lần đi công tác) Tỷ giá: 01 USD = 22335 VND

STT Tên hoạt động và các khoản chi

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (USD)

Thành tiền

(USD)

Thành tiền (VND) Ghi chú

1 Vé máy bay khứ hồi Hà Nội - Melbourne - Hà Nội Lần 1 1,200 1,200 26,802,000 Chú ý: Giá vé có thể thay đổi phụ

thuộc vào thời điểm chuyến đi

2 Thuê phương tiện đi lại sân bay - khách sạn Lần 1 100 100 2,233,500

Mức hỗ trợ nằm trong hạn mức quy định đối cán bộ Việt Nam đi công tác ở nước ngoài (phụ lục 102/2012/TT-BTC)

3 Thuê phương tiện đi lại làm việc hàng ngày tại nơi công tác Lần 1 80 80 1,786,800

Mức hỗ trợ nằm trong hạn mức quy định đối cán bộ Việt Nam đi công tác ở nước ngoài (102/2012/TT-BTC)

4 Tiền bảo hiểm Lần 1 50 50 1,116,750

Mức hỗ trợ nằm trong hạn mức quy định đối cán bộ Việt Nam đi công tác ở nước ngoài (102/2012/TT-BTC)

Tổng khoản 1 (cho một lần đi về) 1,430 31,939,050

5 Thuê khách sạn (*) Ngày/phòng 10 55 550 12,284,250

Giá thuê phòng có thể thay đổi phụ thuộc vào thời điểm và địa điểm thuê

6 Tiền thù lao (**) Ngày 10 120 1,200 26,802,000 Giá thuê chuyên gia có thể thay đổi phụ thuộc vào tính chất công việc

Tổng khoản 2 (cho 10 ngày) 1,750 39,086,250

(*), (**): Các hạng mục này mới chỉ tính đơn giá cho một đợt công tác 10 ngày lưu lại Việt Nam. Nếu thời gian lưu lại dài hơn sẽ được tính cộng thêm

62

PHỤ LỤC 4 DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO 01 CÁN BỘ VIỆT NAM ĐI CÔNG TÁC TẠI CSIRO

(Tính cho một đợt 1 tháng = 30 ngày) Tỷ giá: 01 USD = 22335 VND

STT Tên hoạt động và các khoản chi

Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

(USD) Số ngày Thành tiền (USD)

Thành tiền (VND) Ghi chú

1 Vé máy bay khứ hồi Hà Nội - Melbourne - Hà Nội Đợt 1 1,200 1,200 26,802,000

Hạng ghế thường (Economy class hoặc Y

class) theo 102/2012/TT-BTC

(Chú ý: Giá vé có thể thay đổi phụ thuộc vào thời điểm chuyến đi)

2 Thuê phương tiện đi lại sân bay - khách sạn Đợt 1 100 100 2,233,500

Theo định mức quy định trong phụ lục

102/2012/TT-BTC

3 Thuê phương tiện đi lại làm việc hàng ngày tại nơi công tác

Đợt 1 80 80 1,786,800 Theo định mức quy định

trong 102/2012/TT-BTC

6 Tiền bảo hiểm Người/đợt 1 50 50 1,116,750 Theo định mức quy định

trong 102/2012/TT-BTC

Tiền thuê phòng nghỉ Ngày 30 75 2,250 50,253,750 Tiền ăn và tiêu vặt Ngày 30 70 2,100 46,903,500

Tổng cộng 5,780 129,096,300

63

PHỤ LỤC 5 DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO 01 CÁN BỘ VIỆT NAM ĐI ĐÀO TẠO TẠI CSIRO

(Tính cho một đợt 3 tháng = 90 ngày) Tỷ giá: 01 USD = 22335 VND

STT Tên hoạt động và các khoản chi

Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

(USD) Số ngày Thành tiền (USD)

Thành tiền (VND) Ghi chú

1 Vé máy bay khứ hồi Hà Nội - Melbourne - Hà Nội Đợt 1 1,200 1,200 26,802,000

Hạng ghế thường (Economy class hoặc Y

class) theo 102/2012/TT-BTC

(Chú ý: Giá vé có thể thay đổi phụ thuộc vào thời điểm chuyến đi)

2 Thuê phương tiện đi lại sân bay - khách sạn Đợt 1 100 100 2,233,500

Theo định mức quy định trong phụ lục

102/2012/TT-BTC

3 Thuê phương tiện đi lại làm việc hàng ngày tại nơi công tác

Đợt 1 80 80 1,786,800 Theo định mức quy định

trong 102/2012/TT-BTC

6 Tiền bảo hiểm Người/đợt 1 50 50 1,116,750 Theo định mức quy định

trong 102/2012/TT-BTC

Tiền thuê phòng nghỉ Ngày 90 75 6,750 150,761,250 Tiền ăn và tiêu vặt Ngày 90 70 6,300 140,710,500

Tổng cộng 14,480 323,410,800

64

PHỤ LỤC 6 DỰ TOÁN KINH PHÍ MUA HỆ THỐNG TÍNH TOÁN HIỆU NĂNG CAO (HPC)

Tỷ giá: 01 USD = 22335 VND

# Hạng mục Mô tả Số lượng Giá thành Thành tiền

(VND) Thành tiền

(USD)

1

Máy chủ lưu trữ 1 400,700,000 400,700,000 17,940.45

Supermicro SSG-6048R-E1CR36N

- Single socket R3 (LGA 2011) supports Intel® Xeon® processor E5-2600 v3 family; QPI up to 9.6GT/s - Up to 512GB ECC DDR4 2133MHz; 8x DIMM sockets - 1 PCI-E 3.0 x4 (in x8), 1 PCI-E 3.0 x8 (in x16), 2 PCI-E 3.0 x8, 1 PCI-E 2.0 x2 (in x4), 1 PCI-E 2.0 x4 (in x8) - Intel® i350-AM4 Quad port GbE LAN - 36x 3.5" Hot-swap SAS3 HDD Bays (24 front + 12 rear); Opt. 2x 2.5" Hot-swap HDD bays (rear) - SAS3 via LSI 3008 controller; IR mode - Dual JBOD expansion ports - Server remote management: IPMI 2.0 / KVM over LAN / Media over LAN - 7x 80mm middle cooling fans - 1280W Redundant Power Supplies Platinum Level (94%)

1

CPU Intel Xeon E5-2620 v3 Haswell 2.4 GHz 6 x 256KB L2 Cache 15MB L3 Cache LGA 2011-3 85W Server Processor 1

HDD 3TB Enterprise Seagate 128MB Cache, 7200RPM, 3.5" 36 RAM 8GB DDR4 ECC Registered, 2133MHz 8

Raid Controller

MegaRAID SAS 9280-24i4e. LSISAS2108 RAID-on-Chip (ROC) 512MB 800MHz DDR II SDRAM, Up to 6Gb/s per port 1

SAS Cable External mini SAS cable 1

2 FDR IB Switch

Mellanox MSX6036F 36-port 56Gb/s InfiniBand/VPI Switch Systems 4.032Tb/s switching capacity

1 325,000,000 325,000,000 14,551.15

65

3 Card IB Mellanox MCB191A-FCAT Connect-IBHost Channel Adapter Single-Port QSFP FDR 56Gb/s PCIe3.0 x8 8 23,190,000 185,520,000 8,306.25

4 Cáp IB Mellanox MC2207130-002 Passive Copper Cable VPI Up To 56Gb/s QSFP 2m 8 2,290,000 18,320,000 820.24

5

Máy chủ tính toán và điều khiển 7 69,160,000 484,120,000 21,675.40

Supermicro SYS-6018R-TDW

- Dual socket R3 (LGA 2011) supports Intel® Xeon® processor E5-2600 v4/v3 family; QPI up to 9.6GT/s - Up to 2TB† ECC 3DS LRDIMM , up to DDR4- 2400†MHz ; 16x DIMM slots - 2x PCI-E 3.0 x16 (FHHL) slots 1x PCI-E 3.0 x8 (LP) slot - 4x 3.5" Hot-swap SATA3 Drive Bays - Intel® i350 Dual-Port 1GbE LAN - I/O ports: 1x VGA, 2x USB 3.0, 2x USB 2.0 - 600W High-Efficiency Power Supply Platinum Level Certified - 2x SuperDOM (Disk on Module) ports - IPMI 2.0 + KVM with Dedicated LAN

1

CPU Intel® Xeon® Processor E5-2630 v4 (10 cores, 25M Cache, 2.20 GHz) 2

RAM 8GB DDR4 ECC Registered, 2133MHz 4 HDD SSD 120GB Intel 540 2

6 Gigabit switch Cisco SG200-26 26-port 10/100/1000M Gigabit Rackmount Switch 1 5,540,000 5,540,000 248.04

7 Smart UPS Santak C6KR 6KVA/4.2KW, Web power card 1 63,351,000 63,351,000 2,836.40 8 Rack 42U 1 11,000,000 11,000,000 492.50

9 KVM switch CL1008M-AT-AE 8 port PS/2, 17 inch LCD + 8 PS/2 cables 1 31,000,000 31,000,000 1,387.96

66

10 Phụ kiện khác Gigabit cables, power cables, Aptomat, ... 1 2,000,000 2,000,000 89.55

Tổng thành tiền (chưa VAT) 1,526,551,000 68,347.93 VAT (10 %) 152,655,100 6,834.79

Tổng thành tiền (có VAT) 1,679,206,100 75,182.72