53
1 TỔNG THUẬT SAU SỰ KIỆN

Tham luận của các diễn giả

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tham luận của các diễn giả

1

TỔNG THUẬT SAU SỰ KIỆN

Page 2: Tham luận của các diễn giả

2

TỔNG THUẬT

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Sự ra đời của diễn đàn

Mekong Connect – CEO Forum là diễn đàn thường niên dành cho các cấp quản lý và

lãnh đạo doanh nghiệp của ĐBSCL, cũng nhƣ các đối tƣợng có mối quan tâm và lợi ích

liên quan đến ĐBSCL.

Diễn đàn ra đời từ sáng kiến của mạng lƣới liên kết 4 tỉnh ĐBSCL ABCD Mekong (An

Giang – Bến Tre – Cần Thơ – Đồng Tháp). Đây là nơi gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ thông

tin, cơ hội kinh doanh, do mạng lƣới liên kết 4 tỉnh thành ABCD Mekong cùng Hội Doanh

nghiệp hàng Việt Nam chất lƣợng cao (DN.HVNCLC) và CLB Doanh nghiệp Dẫn đầu

(LBC), Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) đồng tổ chức.

Mekong Connect – CEO Forum đầu tiên đƣợc tổ chức vào tháng 9 năm 2015 với chủ

đề “Liên kết – Hội nhập – Phát triển”.

2. Tầm nhìn

• Đến 2020, trở thành diễn đàn uy tín nhất Việt Nam về kinh tế và kinh doanh

của ĐBSCL

• Đến 2030, trở thành diễn đàn quốc tế có uy tín về kinh tế và kinh doanh của

khu vực Tiểu vùng sông Mekong

Page 3: Tham luận của các diễn giả

3

3. Sứ mệnh

• Kiến tạo liên kết công bằng hƣớng đến hội nhập căn cơ và thúc đẩy phối

hợp hành động vì sự phát triển bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long,

của nền nông nghiệp và kinh tế Việt Nam

• Thu hút và tối ƣu hóa nguồn lực tri thức cho khu vực

• Khuyến khích và hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp dựa vào thế mạnh bản địa

II. BÁO CÁO TỔNG QUAN

1. Thành phần tham dự

Năm 2016, diễn đàn Mekong Connect – CEO Forum tiếp tục đƣợc tổ chức với chủ đề

“Tìm Cơ trong Nguy - Đối mặt Biến đổi khí hậu, Vấn nạn môi trƣờng và Thách thức hội

nhập”, với sự tham gia của gần 600 doanh nhân ĐBSCL, 30 doanh nghiệp dẫn đầu cả

nƣớc, 25 chuyên gia ngoài nƣớc và trong nƣớc (trong đó có 5 chuyên gia quốc tế về

biến đổi khí hậu, logistic, kỹ thuật nông nghiệp và an toàn thực phẩm toàn cầu, đến từ

Hoa Kỳ, Israel, Pháp và Singapore), 20 vị lãnh đạo TW và các địa phƣơng, hơn 30 chủ

các dự án xuất sắc khởi nghiệp nông nghiệp (đến từ Đồng Tháp, TP.HCM, Bến Tre, Cần

Thơ, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Ngãi, Hà Nội và Lào Cai), các vƣờn ƣơm

doanh nghiệp, gần 30 đại diện các Sở ban ngành và Hiệp hội, và 100 nông dân tiên tiến

(đến từ An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng) và

3 vị đại diện 3 hệ thống phân phối lớn: Coop Mart, Big C, Vinmart.

Đại diện Ban tổ chức và Ban điều phối ABCD Mekong bao gồm: Ông Lê Minh Hoan (Bí

thƣ Tỉnh ủy Đồng Tháp), ông Phan Văn Mãi (Phó Bí thƣ thƣờng trực Tỉnh ủy Bến Tre),

ông Trƣơng Quang Hoài Nam (Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ), ông Lê văn Nƣng (Phó

chủ tịch thƣờng trực tỉnh An Giang), ông Nguyễn Hữu Lập (Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Bến

Tre), ông Châu Hồng Phúc (Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp) và ông Phạm Phú Ngọc

Trai (Chủ tịch LBC) và bà Vũ Kim Hạnh (Chủ tịch Hội DN HVNCLC, Giám đốc Trung tâm

Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA).

Khách mời danh dự gồm có: Ông Trƣơng Vĩnh Trọng (nguyên Phó Thủ tƣớng), Ông

Nguyễn Quân (nguyên Bộ trƣởng KHCN), Ông Trần Văn Tùng (Thứ trƣởng KHCN), Ông

Phạm Văn Hiểu (Phó Bí thƣ thƣờng trực kiêm Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ, ông Võ Thành

Thống (Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ), Bà Phan Thị Hồng Nhung (UV BTV,CT MTTP TP

Cần Thơ); ông Tạ Việt Dũng (Cục trƣởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ

KH&CN)), Ông Võ Hùng Dũng (Giám đốc VCCI Cần Thơ), Ông Nguyễn Quang Dy

(nguyên cán bộ Bộ ngoại giao Việt Nam)…

Page 4: Tham luận của các diễn giả

4

Diễn đàn quy tụ hơn 20 diễn giả chuyên nghiệp, cả Việt Nam lẫn nƣớc ngoài, bao gồm

quan chức, chuyên gia, doanh nhân tiêu biểu với bề dày kiến thức và kinh nghiệm trong

những lĩnh vực khác nhau: Bà Phạm Chi Lan (Chuyên gia kinh tế), Ông Nguyễn Quân

(nguyên Bộ trƣởng KHCN), Ông Lê Minh Hoan (Bí thƣ Tỉnh ủy Đồng Tháp), Ông Phan

Văn Mãi (Phó Bí thƣ Thƣờng trực Tỉnh ủy Bến Tre), TS. Philip Zerillo (Giáo sƣ Đại học

SMU, Singapore), Ông Phạm Phú Ngọc Trai (Chủ tịch LBC, Chủ tịch Công ty tƣ vấn

GIBC), Ông Richard Gilmore (Chủ tịch Diễn đàn An toàn thực phẩm toàn cầu, Hoa Kỳ),

Ông Herb Cochran (Giám đốc Điều hành Amcham Vietnam tại TP.HCM), TS. Nguyễn

Thanh Mỹ (Tổng giám đốc Rynan Agrifoods), Ông Nguyễn Minh Toại (Giám đốc Sở Công

thƣơng TP. Cần Thơ, Giám đốc Vƣờn ƣơm công nghệ Việt Hàn – KVIP), TS. Lê Anh

Tuấn (Phó Viện trƣởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ), Ông Trần

Đức Viên (Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện nông nghiệp Việt Nam), Ông Hồ Quang

Xê (Bí thƣ xã Hòa Minh, Châu Thành, Trà Vinh), Bà Ngụy Thị Khanh (Giám đốc Điều

hành Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh), TS. Phạm Văn Tấn (PGĐ Phân viện Cơ điện

và Công nghệ sau thu hoach, TS. Trần Văn Ơn (Chủ tịch Công ty Dƣợc khoa, Giảng viên

Đại học Dƣợc Hà Nội), Ông Julien Brun (Đồng sáng lập Công ty tƣ vấn CEL Consulting,

Pháp), Bà Đỗ Thị Lan Nhi (Kiểm soát chất lƣợng VinEco), Ông Gal Yarden (Giám đốc

Đông Nam Á Công ty Netafim, Israel), Ông Phạm Thái Bình (Tổng Giám đốc Công ty CP

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An), Ông Nguyễn Trƣờng Thịnh (Phó Giám đốc Công

ty Lƣơng Quới), Ông Ngô Đình Đức (Tổng Giám đốc Công ty tƣ vấn Le & Associates),

Ông Phạm Minh Thiện (Giám đốc DNTN Cỏ May), Bà Vũ Kim Anh (Giám đốc Dự án Hỗ

trợ khởi nghiệp trong nông nghiệp – SKC) Ông Trần Vũ Nguyên (Giám đốc điều hành

Vƣờn ƣơm doanh nghiệp Đà Nẵng – DNES), Ông Nguyễn Khắc Minh Trí (Giám đốc điều

hành Công ty MimosaTek), Bà Lê Thị Tú Anh (Giám đốc Công ty Nông nghiệp GAP)-Đại

diện 3 hệ thống phân phối lớn: Coop Mart, Central, Vinmart.

2. Hiệu ứng truyền thông:

Diễn đàn năm nay thu hút sự tham gia và đƣa tin bài của 48 đơn vị truyền thông (81

người) từ TP.HCM, Hà Nội, ABCD Mekong, Vĩnh Long và một số tỉnh thành

khác. Trong đó, thấy xuất hiện các đơn vị lớn: Thông tấn xã (báo, truyền hình, báo

tiếng Anh), VTV (3 ekip), HTV (đƣa tin và ghi nhanh ngay trong ngày, trong chƣơng

trình thời sự), TH Vĩnh Long, báo đài các tỉnh thành ABCD Mekong; Tuổi Trẻ, VnExpress,

Thời báo KTSG, Dân Trí, NLĐ, Pháp luật, Công An... Tình hình đưa tin trên truyền hình

khá tốt. Riêng Vĩnh Long đi ekip 10 ngƣời, ghi hình tất cả các nội dung, sáng thứ Bảy

vừa qua (29/10) đã có tƣờng thuật 90 phút về toàn bộ Mekong Connect.

3. Nhận định chung (ghi nhận đến từ các khách tham dự)

Page 5: Tham luận của các diễn giả

5

Về hình thức tổ chức:

“Khẩu hiệu năm nay là “Tìm Cơ trong Nguy” để đối phó với “biến đổi khí hậu, vấn nạn

môi trƣờng, thách thức hội nhập”. Đó là tầm nhìn và định hƣớng đúng. Lâu nay các hội

thảo hay hội nghị nội dung thƣờng nhàm chán, nặng về hình thức (nhiều ngƣời gọi là

“cờ đèn kèn trống”), Nhƣng dự “Mekong Connect Forum 2016” là một trải nghiệm khác

biệt về cách thức tổ chức và chất lƣợng nội dung, thiết thực góp phần đối phó, để vƣợt

qua những thách thức đang đe dọa ĐBSCL.

Chất lƣợng phiên dịch tốt hơn nhiều sự kiện khác. Chất lƣợng tài liệu từ in ấn đến phân

phát cũng tốt. Song song với diễn đàn, còn có triển lãm giới thiệu sản phẩm, khá sinh

động và hấp dẫn.

Điều gây ấn tƣợng nhất là hầu hết khách đã dự đến cuối cùng, chứ không bỏ về sớm

nhƣ nhiều hội thảo khác (nặng hình thức, nhƣ “cƣỡi ngựa xem hoa”). Thái độ nghiêm

túc và sự quan tâm của khách chứng tỏ mấy điều: một là nhu cầu thực sự của ngƣời

dân, hai là bản tính chân thật của ngƣời miền Tây, ba là chất lƣợng tổ chức và nội dung

thiết thực.” (nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy)

Về nội dung:

-Tất cả các chuyên đề và phiên thảo luận đã đƣợc xác định đúng và thiết thực cho các

doanh nghiệp và các đối tác khác nhau trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên, có thể mỗi ngƣời

quan tâm đến nhiều lĩnh vực, hay nhiều đề tài khác nhau chứ không chỉ một vài đề tài

trong một phiên thảo luận tại chỉ một hội trƣờng.

Vì vậy, để kết quả của diễn đàn ngày một hiệu quả hơn, một ngƣời có thể nắm bắt

đƣợc các vấn đề khác nhau đƣợc thảo luận song song tại các hội trƣờng khác nhau thì

sau khi kết thúc các phiên thảo luận riêng rẽ nên có một phiên cuối cùng để tổng kết

chung tại Hội trƣờng lớn cho tất cả mọi ngƣời tham gia. Từ đây, có thể có những gợi

mở ra những vấn đề mới hay những vấn đề cần đƣợc thảo luận thêm trong các diễn

đàn kế tiếp hay đề ra kế hoạch hành động giữa kỳ (Ban tổ chức cũng thấy đây là điều

thiếu sót).

Về trưng bày triển lãm

Có 4 khu vực trƣng bày.

Khu vực trƣng bày của mạng lƣới Sáng tạo Khởi nghiệp (SKC) tƣơng đối đa dạng.

Những dự án đoạt giải của cuộc thi nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều khách tham

quan. Nhiều vị khách mặc dù đƣợc nhắc nhở đến giờ hội thảo và mời vào hội trƣờng

Page 6: Tham luận của các diễn giả

6

nhƣng vẫn cố nấn ná hỏi thêm các bạn khởi nghiệp về sản phẩm. Khi đi vào hội thảo có

ngƣời còn ngoái lại, hẹn lát nữa quay lại hỏi thêm.

Dự án gạo Tâm Việt (giải nhất Dự án Khởi nghiệp 2016) và nƣớc Thanh Long lên men

Talo (vào Chung kết) nhận đƣợc chú ý của đại diện của tập đoàn Central (chủ hệ thống

siêu thị Big C)

4 đơn vị tham gia triển lãm về các chƣơng trình hỗ trợ của Bộ KHCN là: Bóng đèn phích

nƣớc Rạng Đông, Trúc Anh, Lƣơng Quới và Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng

nhận đƣợc nhiều câu hỏi quan tâm từ phía khách tham quan. Nhiều phỏng vấn đến từ

các đài truyền hình đƣợc đặt cho đại diện của Viện lúa ĐBSCL.

Nhìn chung các DN có triển lãm đều hài lòng về lƣợng khách ghé thăm và tƣơng tác tại

gian hàng, Dƣợc Hậu Giang có lƣợng khách ghé gian hàng đông nhất do có phần dùng

thử sản phẩm Soda tảo.

Các DN nhận đƣợc nhiều đặt hàng ngay tại buổi triển lãm: Bizner của Thiên Long,

Rynan Agrifoods, Mobifone thì có chuẩn bị quà tặng cho khách khi đến tìm hiểu thông

tin và đăng ký dịch vụ (sáng 100 phần và chiều 100 phần) nhƣng hầu nhƣ cả 2 buổi sản

phẩm tặng đều cháy hàng trong nửa buổi đầu. Riêng Rynan Agrifoods còn kết nối đƣợc

với các gian hàng của các bạn khởi nghiệp đặt hàng làm bao bì và hộp đựng.

III. TỔNG HỢP NỘI DUNG THẢO LUẬN

1. Chủ đề chính và cấu trúc của diễn đàn

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong) có 13 tỉnh – thành phố, hơn 17 triệu dân,

đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 80% giá trị xuất

khẩu gạo và gần 60% giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nƣớc.

Tuy nhiên, đầu năm 2016, trong gần 100 năm, ĐBSCL lần đầu tiên đã hứng chịu những

ảnh hƣởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Năm nay, tại diễn đàn Mekong Connect 2016 nhiều hình thức thảo luận đã diễn ra: thảo

luận chung, thảo luận nhóm, triển lãm, gặp gỡ giao lƣu chuyên đề, phát triển thị

trƣờng, kết nối hành động...

Cụ thể, diễn đàn năm nay gồm 3 phần chính như sau:

Hội thảo chính (từ 08h00 đến 12h00): thảo luận về những giải pháp xoay quanh các vấn

đề sau:

- Tham luận đề dẫn: Từ các vấn đề thời sự của kinh tế và nông nghiệp Việt

Nam: Gợi ý các giải pháp đổi mới nông nghiệp

- Ý kiến chuyên gia quốc tế: Kinh nghiệm thích ứng và tận dụng biến đổi khí

hậu của các quốc gia trên thế giới, và những gợi ý áp dụng cho Việt Nam

Page 7: Tham luận của các diễn giả

7

- Thảo luận chung tại hội trƣờng với 3 diễn giả về 3 đề tài:Tác động của BĐKH

đến kinh tế ĐBSCL – Những kịch bản ngắn hạn và dài hạn; Cấu trúc nông

nghiệp trong kinh tế, vai trò của ĐBSCL – TP HCM và chiến lƣợc đầu tƣ nông

nghiệp; Lựa chọn và kỳ vọng mới cho nông nghiệp Việt Nam hội nhập: Coi

trọng chất lƣợng, liên kết đa ngành, đa chức năng.

- Thảo luận nhóm 1: Xây dựng và tối ƣu hóa chuỗi giá trị nông nghiệp

- Thảo luận nhóm 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới và mô hình nông

nghiệp thích ứng cho ĐBSCL

- Thảo luận nhóm 3: Giải bài toán nhân lực và “lò xo” khởi nghiệp cho nền

kinh tế xanh

Thảo luận chuyên đề (từ 14h00 đến 17h00):

- Chuyên đề 1: Gạo Việt sạch và ngon – những nỗ lực chinh phục thị trƣờng

- Chuyên đề 2: Giao lƣu giữa các dự án khởi nghiệp và nhà đầu tƣ.

- Chuyên đề 3: Công nghệ hỗ trợ nông nghiệp sạch – nông nghiệp thông minh

Triển lãm (cả ngày)

- Doanh nghiệp và Viện trƣờng & Trung tâm R&D đổi mới công nghệ trong

nông nghiệp

- Triển lãm của những doanh nghiệp đƣợc Bộ KHCN hỗ trợ đổi mới công nghệ

- Những dự án khởi nghiệp nông nghiệp đặc sắc của 3 miền gọi đầu tƣ

- Các loại gạo Việt sạch và ngon, kết nối thị trƣờng nội địa và xuất khẩu

2. Nội dung của các bài tham luận và phiên thảo luận:

Vui lòng xem biên bản các phiên đƣợc đính kèm.

IV. TỔNG HỢP KIẾN NGHỊ & CÁC GÓP Ý HÀNH ĐỘNG CHO ĐẾN MEKONG CONNECT

2017

Những ai tham dự diễn đàn thì hầu hết nhận xét tích cực về nội dung, cung cách tổ

chức và hiệu quả thấy đƣợc của diễn đàn: kết nối, cung cấp thông tin, cơ hội...

Điểm cần rút kinh nghiệm là không có Bộ NN-PTNT, Bộ TNMT và BCĐ Tây Nam Bộ dự.

Do vậy, sắp tới cần gửi tài liệu cho các cơ quan này.

Kiến nghị Chính Phủ chỉ đạo Bộ TNMT chủ trì cùng BCĐ Tây Nam Bộ và các tỉnh thành

ĐBSCL xây dựng kế hoạch liên kết vùng thích ứng BĐKH (thuỷ lợi, quản lý tài nguyên

nƣớc, quan trắc, bảo tồn sinh học...); chỉ đạo Bộ NN-ÔNG PP NGỌC TRAINT chủ trì

cùng BCĐ Tây Nam Bộ và các tỉnh thành ĐBSCL xây dựng kế hoạch liên kết vùng tái cơ

cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, đẩy mạnh liên kết chuỗi...

Muốn trở thành diễn đàn có uy tín nhất Việt Nam và quốc tế về Tiểu vùng Mekong, về

đối ngoại, cần biết cách kết nối hiệu quả với các cơ quan chỉ đạo của Trung ƣơng để

vận động chính sách cho ĐBSCL, cần kết nối với các tỉnh thành khác trong cả nƣớc để

Page 8: Tham luận của các diễn giả

8

hợp tác phát triển và phối hợp hành động, và cần có kênh hiệu quả để vận động các

chính phủ và nhà tại trợ quốc tế nhằm hậu thuẫn cho chiến lƣợc phát triển ĐBSCL.

Page 9: Tham luận của các diễn giả

9

TÓM TẮT NỘI DUNG

Thời gian Hoạt động / Nội dung Phụ trách thực hiện

08:00 – 08:05 Khai mạc chƣơng trình, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

08:05 – 08:10 Chiếu clip Nhìn lại ABCD Mekong và Mekong Connect 2015

08:10 – 08:20 Phát biểu khai mạc Ông Trƣơng Quang Hoài Nam

Phó Chủ tịch TP. Cần Thơ

8:20 – 3:30 Phát biểu chào mừng

Ông Trần Văn Tùng

Thứ trƣởng bộ Khoa học và

Công nghệ

08:30 – 09:00

Phát biểu đề dẫn

“Từ các vấn đề thời sự của kinh tế và nông

nghiệp Việt Nam: Gợi ý các giải pháp đổi mới

nông nghiệp” (xem thêm phụ lục bài trình bày)

Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia

kinh tế

09:00 – 09:30

Tham luận

“Kinh nghiệm thích ứng và tận dụng biến đổi

khí hậu của các quốc gia trên thế giới, và

những gợi ý áp dụng cho Việt Nam” (xem thêm

phụ lục bài trình bày)

TS. Philip Zerillo, Giáo sƣ Đại

học SMU (Singapore)

09:30 – 10:30

Phiên thảo luận toàn thể

Điều phối: Ông Trần Nguyên,

GĐ ĐH Vƣờn ƣơm doanh

nghiệp Thành phố Đà Nẵng

(DNES)

Tác động của Biến đổi khí hậu đến

kinh tế ĐBSCL – Những kịch bản

trong ngắn hạn và dài hạn

PGS. TS Lê Anh Tuấn, Phó

Viện trƣởng Viện Nghiên cứu

Biến đổi khí hậu, ĐHCT

Kinh tế tri thức và các ngành kinh tế

giá trị gia tăng, lựa chọn giải pháp

và chiến lược bền vững nào cho

ĐBSCL?

Ông Phạm Phú Ngọc Trai,

Chủ tịch GIBC, Chủ tịch LBC

Page 10: Tham luận của các diễn giả

10

Lựa chọn và kỳ vọng mới cho nông

nghiệp Việt Nam hội nhập: coi trọng

chất lượng, liên kết ngành, đa chức

năng

Ông Phan Mãi, Phó Bí thƣ Tỉnh

ủy Bến Tre

ÔNG TRẦN NGUYÊN: Ông nghĩ gì về chủ đề “Tìm Cơ trong Nguy”?

ÔNG PHAN MÃI: Cũng nhƣ ông bà mình nói, từ việc ngập mặn bắt đầu nghĩ giải pháp trữ

nƣớc, quy hoạch KT-XH

Thay đổi tâm thế, hệ thống, cơ cấu SX NN, và CC KT nói chung cũng đang đƣợc thực hiện

và đồng thuận và cả thu hút đầu tƣ và SXKD nhất là KV tƣ nhân.

ÔNG TRẦN NGUYÊN: Xếp hạng 3 cái nguy nhƣ thế nào?

ÔNG PHAN MÃI: Khó xếp cái nào ƣu tiên nhƣng tùy thời điểm Thách thức nội thân là chủ

động đón nhận (tâm thế) là cái thách thức lớn nhất là giải pháp cho những điều trên.

ÔNG TRẦN NGUYÊN: Khía cạnh DN nhìn nhƣ thế nào về chủ đề?

ÔNG PP NGỌC TRAI: Việc quản trị DN là quan trọng ko chỉ đối với biến đổi KH. Nên xem

xét mình đang ở đâu làm gì trong môi trƣờng kinh doanh đang thay đổi. Điều quan trọng

là quản trị rủi ro tốt để thực hiện chiến lƣợc.

ÔNG TRẦN NGUYÊN: Thấy sự thay đổi và quản trị sự thay đổi chi tiết nhƣ thế nào?

ÔNG PP NGỌC TRAI: Nguồn tài liệu nhận đƣợc hôm nay rất sâu và tốt. Cần quan tâm đến

sự hội nhập và BĐKH bởi lẽ sự thiệt hại từ nó rất lớn theo nhƣ thông tin của anh ÔNG

PHAN MÃI. Ngành chăn nuối đầu vào rất cao so với thế giới, trữ đƣờng của VN rất thấp so

với thế giới và Thái Lan dẫn đến năng lực cạnh tranh chúng ta kém hơn. Vì vậy cần phải ý

thức với mức đô thị hóa 50%, theo xu hƣớng đạm cần ăn nhiều hơn thì cần phải cân nhắc

khi đầu tƣ.

ÔNG TRẦN NGUYÊN: BĐKH đã ảnh Hƣởng đến kinh tế xã hội ra sao?

ÔNG ANH TUẤN: Nông nghiệp sản xuất KD thủy sản và các ngành liên quan dẫn đến các

thiệt hại rất lớn (150tr USD/ năm) về mặt Kinh tế và cả xã hội nhƣ vấn đề xóa nghèo

ÔNG TRẦN NGUYÊN: Có cơ hội trong BĐKH không?

ÔNG ANH TUẤN: Ngƣời dân có ý thức về điều này khiến cho hành vi họ đƣợc điều chỉnh

nhƣ giảm phát thải khí nhà kính, dùng ít năng lƣợng hơn ít thải rác hơn, khiến cho quốc tế

quan tâm đến vùng đồng bằng song cửu Long (làm case study) để nghiên cứu các giải

Page 11: Tham luận của các diễn giả

11

pháp về năng lƣợng tái tạo, cơ hội cho du lịch khi mùa khô dài hơn, các ngành tận dụng

sức nóng nhƣ phơi phóng, cơ hội liên kết cùng nhƣ chia sẻ nƣớc, giữ lũ thay vì thoát lũ,

hiệu quả hơn trong sản xuất với diện tích ít hơn…

ÔNG TRẦN NGUYÊN: Liên kết vùng đang là chủ đề nóng bỏng. TPHCM ở đâu trong chuỗi

cung ứng?

ÔNG PP NGỌC TRAI: Với GDP tăng trƣởng 17-18% của TPHCM, chuỗi giá trị có đƣợc của

HCM đều có sự đóng góp của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mặc dù, có những văn bản

những ký kết giữa TPHCM với ĐBSCL nhƣng nên chăng phải có những gắn kết cụ thể hơn,

đặc biệt là gắn kết kinh tế tri thức thông qua vai trò sáng tạo. Không thể phủ nhận sự

đóng góp về chất xám cho TPHCM từ ĐBSCL. Chính phủ cần phải có chƣơng trình liên kết

rõ nét TPHCM với ĐBSCL.

ÔNG TRẦN NGUYÊN: Đồng Khởi phát triển DN và khởi nghiệp, có những gì thay đổi?

ÔNG PHAN MÃI: Trong nguy có cơ chúng ta có thể tạo ra đƣợc môi trƣờng tốt thu hút

đƣợc nguồn lực từ bên ngoài. Điều quan trọng là mối liên kết vùng cần phải tốt hơn và

cũng cần đƣợc hỗ trợ điều tiết từ phía chính phủ và cần hành động/ chƣơng trình cụ thể

chứ ko giới hạn forum này.

Về đồng khời khởi nghiệp, cần tạo môi trƣờng cho các DN, đặc biệt là DN Nông nghiệp

phát triển và chúng tôi luôn nhận thức và liên tục điều chỉnh, nhất là cơ hội cho DN Tƣ

nhân để họ đạt đƣợc kêt quả cụ thể, ƣu tiên ngƣời trẻ và giải pháp cho môi trƣờng, thị

trƣờng, năng lực cạnh tranh ứng phó BĐKH.

Câu hỏi từ công chúng:

PGS - TS NGUYỄN VĂN SÁNH - Viện trƣởng Viện nghiên cứu Phát triển ĐBSCL: Quyết định

thủ tƣờng về liên kết vùng năm 1993:

Trong phạm vi đầu ra sắp tới từ quyết định này?

Theo quyết định 2014 về LK vùng, ông có đọc, cần phải dựa trên đều kiện của mình lựa

chọn theo ƣu tiên.

ÔNG PP NGỌC TRAI: DN thì không chờ đƣợc cần chủ động, DN cần nhìn nhận những cơ

hội từ cả chính phủ lẫn thị trƣờng, cần có một chiến lƣợc dựa trên những nguồn lực khả

thi và chính phủ cần mang cung ứng hỗ trợ dƣới dạng kiến tạo.

ÔNG PHAN MÃI: Chúng ta có những khuôn khổ pháp lý liên kết vùng nhƣng thực tế triển

khai chậm. Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đang chủ trì cần hỗ trợ thúc đầy nhiều hơn. Chủ động

của từng địa phƣơng là quan trọng nhƣ liên kết ABCD, cần bƣớc đi ngắn trong hành trình

Page 12: Tham luận của các diễn giả

12

dài cùng với chủ động của DN

ÔNG ANH TUẤN: Tôi quan tâm đến việc làm các bạn trẻ, SV và quan sát từ báo, khoảng

60% khởi nghiệp các bạn trẻ, họ mong muốn là LK vùng đƣợc mở rộng thì cơ hội cho các

nhà Khởi nghiệp trẻ với liên kết 4 nhà thì họ sẽ có việc làm ổn định hơn.

ÔNG PP NGỌC TRAI: Theo nhƣ anh Hoan chia sẻ, có mô hình khá hay trong vòng 2-3 năm

trong khu đất công nghệ cao có khu vực hỗ trợ cho các startups để họ vƣợt qua giai đoạn

đầu. Nếu Đồng Tháp làm tốt thì có thể nhân rộng, có thể chỉ vài công đất.

ÔNG TRẦN NGUYÊN: Quản trị sự thay đổi, thay đổi tâm thế qua các bạn khởi nghiệp. ông

có một sáng kiến mới CLB LBCD?

Ông Lê Minh Hoan, bí thư tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp: Tìm Cơ trong nguy, nên mới tìm

ra cách lập LBCD (Đồng Tháp Leading Business Club). Cộng đồng DN Đồng Tháp cũng có

những mong muốn hợp tác với nhau chứ không nhƣ tôi tự ti ban đầu là họ sẽ cạnh tranh

nên LBCD LBC Đồng Tháp ra đời với 9 thành viên.

Ngay sau đó là chương trình ra mắt LBC của Đồng Tháp. Giới thiệu tặng hoa

chúc mừng và chụp hình lưu niệm với BTC.

Page 13: Tham luận của các diễn giả

13

Phiên thảo luận theo chủ đề (10:45 12:30)

Nhóm 1:

Những giải pháp thu hẹp khoảng cách và tối ưu hóa chuỗi giá trị

nông nghiệp Điều phối: Ông Nguyễn Khắc Minh Trí, Tổng Giám đốc MimosaTek

Hiện thực hóa tƣ duy liên kết trong

chuỗi giá trị - mô hình liên kết nông trại

Ông Phạm Thái Bình,

Tổng Giám đốc Cty CP Nông nghiệp CNC Trung An

Tăng cƣờng năng lực kho vận cho nông

nghiệp Việt Nam

Ông Julien Brun,

Thành viên sáng lập và Đồng quản trị CEL

ConsuÔng ANH TUẤNing

Liện kết ngƣời sản xuất và hệ thống

phân phối

Bà Đỗ Thị Lan Nhi,

Trƣởng phòng Kiểm soát chất lƣợng VinEco, phụ

trách Dự án 1000 Hộ sản xuất liên kết

NỘI DUNG PHIÊN THẢO LUẬN:

Ông Trí mời các diễn giả giới thiệu về công việc của mình.

ÔNG BÌNH: Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, chuyên chế biến kinh

doanh xuất khẩu gạo, đã thành lập đƣợc 20 năm. Có giải pháp tối ƣu để rút ngắn chuỗi giá trị,

đạt hiệu quả tốt nhất và nhanh nhất để nông sản của VN cạnh tranh đƣợc với thế giới.

Cách làm của Trung An: liên kết với ngƣời nông dân, cung cấp giống, phân, thuốc BVTV và

giám sát. Tới ngày thu hoạch, Trung An gom lúa tận ruộng, kiểm soát chất lƣợng lúa gạo hoàn

toàn, tránh ảnh hƣởng đến chất lƣợng hạt gạo.

Hiện nay, thực phẩm sạch là tiêu chí hàng đầu của ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc. Trung

An trực tiếp xây dựng vùng nguyên liệu theo nhu cầu khách hàng trong nƣớc và quốc tế. Đất

của công ty hoặc của nông dân, sản xuất theo một chuỗi liên kết. Và chúng tôi chỉ sản xuất gạo

sạch, gạo hữu cơ, mà nếu sản xuất không sạch, không phải là hữu cơ, GlobalGap, VietGap thì

đó là gạo bẩn.

JULIEN BRUN:

Tôi đến sống và làm việc ở Việt Nam đƣợc 10 năm và là 1 doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực

kho vận và hậu cần, logistics. Và công ty của tôi có tên gọi là CEL ConsuÔng ANH TUẤNing.

Page 14: Tham luận của các diễn giả

14

Từ 10 năm trƣớc, Việt Nam chƣa biết về chuỗi cung ứng. Và chúng tôi nhìn thấy cơ hội đầu tƣ,

phát triển vào các dịch vụ của chuỗi cung ứng ở Việt Nam.

Nhƣ vậy, đến Việt Nam, chúng tôi tƣ vấn cho các nhà sản xuất, để xây dựng các chuỗi cung

ứng của mình.

CHỊ LAN NHI

Từ tháng 10.2015, tập đoàn có hoạt động động mới chính là Công ty VinEco, chuyên về sản

xuất nông nghiệp sạch. Ngày 01.10.2015, VinEco ra mắt loạt sản phẩm nông nghiệp đầu tiên là

các loại rau, củ quả. Đến tháng 9 năm nay, sau 1 năm hoạt động, VinEco tiếp tục triển khai 1

chƣơng trình khác là liên kết, hỗ trợ cho 1.000 hộ sản xuất liên kết tạo ra sản phẩm sạch, an

toàn cho xã hội và hỗ trợ để các hộ nông dân thay đổi tƣ duy tiến tới việc sản xuất hiện đại.

ANH MINH TRÍ

Chuỗi giá trị trong nông nghiệp phải đi từ khâu cơ bản nhất. Năm ngoái, qua cuộc trò chuyện

với anh Nguyễn Lâm Viên của Vinamit, anh nhận định, ngƣời nông dân nhìn thấy thị trƣờng chỉ

qua ông thƣơng lái tại vƣờn thôi. Cho nên họ không biết trồng cái gì, trồng nhƣ thế nào, sản

lƣợng bao nhiêu và nhất là khi thu hoạch có ngƣời thu mua thực sự hay không.

Chuỗi giá trị nhƣ VinEco đang làm là chuỗi khép kín. Đảm bảo đƣợc việc sản xuất, bao tiêu sản

phẩm của nông dân. Vậy chúng ta cần chia sẻ để có những định hƣớng, những bài học … để

tìm ra chuỗi giá trị lớn hơn nữa.

ÔNG BÌNH

Công ty chúng tôi chuyên về xuất khẩu gạo cho nên tôi chỉ nói về gạo thôi.

Trung An thực hiện mô hình liên kết với nông dân theo chuỗi sản xuất. Theo đó, chúng tôi ký

hợp đồng liên kết với tổ hợp tác, hợp tác xã hay nông dân.

Về phân bón, chúng tôi chọn ra những nhà máy có uy tín nhất Việt Nam có chất lƣợng tốt nhất.

Kể cả thuốc bảo vệ thực vật cũng thế, chúng tôi lựa chọn nhƣ là hãng thuốc Bayer của Đức,

hoặc của Nhật và tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng.

Sau đó, công ty chúng tôi thu mua bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa do nông dân ký kết làm ra.

Tất cả các khâu nhƣ vận chuyển lúa về, sấy, bảo quản sau thu hoạch là do công ty chúng tôi

thực hiện hết, sau đó chúng tôi chế biến, đƣa đến tay ngƣời tiêu dùng hoặc phân phối đi các

nơi, hoặc xuất khẩu là những công đoạn do công ty chúng tôi làm. Đây là quy trình mà chuỗi

liên kết của công ty chúng tôi thực hiện.

Page 15: Tham luận của các diễn giả

15

CHỊ LAN NHI Về VinEco thì trình tự có nhiều sự tƣơng đồng với gạo Trung An. Tuy nhiên

Trung An chỉ có một sản phẩm là gạo. Còn VinEco thì nhiều mặt hàng rau, quả, trong đó trái

cây rất đa dạng.

Về giống, phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật thì dự án chƣa thực hiện đƣợc bƣớc này nên bà

con nông dân họ tự làm. Tuy nhiên việc họ làm phải theo kiểm soát của công ty và phải bảo

đảm rằng đó là những sản phẩm đƣợc đăng ký chứ không phải là sản phẩm không có nguồn

gốc. Và đặc biệt là tuân theo thông tƣ 03 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thuốc

bảo vệ thực vật rất khắt khe.

Mô hình là ký giữa 3 bên (Công ty – đại diện tổ hợp tác, hợp tác xã – nông dân). Khi nông dân

ký nhƣ vậy thì họ có trách nhiệm cá nhân vì đang làm cho 1 dự án chứ không phải là trách

nhiệm của riêng hợp tác xã.

Và 1 trong những khó khăn mà VinEco đang gặp phải là vai trò cùa tổ hợp tác và hợp tác xã.

Hiện nay, VinEco đang có đội kiểm soát, đi đến từng ngƣời nông dân để hƣớng dẫn. Việc này

tốn rất nhiều công sức cũng nhƣ gặp phải nhiều vƣớng mắc.

Phần thứ 2 trong chuỗi đó là vấn đề minh bạch. Chúng tôi hay nói đùa là mọi ngƣời theo

Showbiz, muốn làm những ngƣời nổi tiếng cho nên chúng ta (nông dân) không ghi nhật ký mà

toàn làm hồi ký, mỗi tháng 1 lần chúng ta ngồi viết lại hồi ký chẳng hạn, mình tự ý sửa hay

sáng tác.

Trong vai trò của mình, VinEco không chỉ đem lại sản phẩm sạch mà còn phải thay đổi đƣợc tƣ

duy của ngƣời nông dân. Cho nên chúng tôi đang tổ chức 1 đội ngũ khoảng 300 ngƣời bao

gồm cả cán bộ kỹ thuật chuyên đi hƣớng dẫn và giám sát sự tuân thủ, tập cho nông dân hình

thành những thói quen ví nhƣ mỗi ngày phải ghi nhật ký.

Một khó khăn nữa cũng cần nhờ đến ông Julien hỗ trợ đó là phần tổ chức chuỗi logistics, kho

vận.

Cần tối ƣu hóa việc vận hành để đảm bảo sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng nằm ở ngƣỡng

nông sản sạch cho mọi nhà.

ANH MINH TRÍ:

Có hai mô hình chuỗi thú vị trong diễn đàn này:

Nếu nhƣ chuỗi của chú Bình thì đầu vào hỗ trợ cho nông dân rất tốt nhƣng đầu ra chú Bình

phải thông qua nhiều đối tác khác, thì chuỗi của VinEco, khó khăn trong kiểm soát đầu vào

nhƣng sản phẩm lại có luôn đầu ra cho chính VIN tổ chức. Chị Lan Nhi có thể chia sẽ kỹ hơn ở

phần đầu ra của sản phẩm?

Page 16: Tham luận của các diễn giả

16

CHỊ LAN NHI

Hiện nay VinEco cũng đang phân phối gạo của Trung An.

Ƣu thế của tập đoàn là đầu ra tƣơng đối ổn định thông qua hệ thống phân phối nội bộ: 80

VinMart, 800 Vinmart+, 4 Vinpearland, hệ thống Vinschool, VinMec… Đây là những đầu mối

đảm bảo sự tiêu thụ ổn định. Ngoài ra VinGroup đang hƣớng tới việc xuất khẩu nông sản ra thị

trƣờng quốc tế.

Ngƣời nông dân có thể yên tâm sản phẩm của họ đảm bảo đƣợc đầu ra.

Trong chƣơng trình hỗ trợ liên kết thì cũng có luôn chƣơng trình giúp ngƣời nông dân đạt đƣợc

các chứng nhận nhƣ VietGap, GlobalGap hoặc xây dựng thƣơng hiệu riêng.

ANH MINH TRÍ: Mời các diễn giả chia sẻ những khó khăn, thử thách mà mình phải đối mặt

trong việc quản lý chuỗi giá trị từ đầu đến cuối.

JULIEN BRUN

Cái cơ bản của chuỗi cung ứng, ngƣời quan trọng ở đây chính là ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu

dùng muốn cái gì thì nhà sản xuất, nhà cung cấp phải cung ứng cái đó. Khi không có sẵn cái họ

muốn thì họ sẽ mua, sẽ sử dụng cái có sẵn trên thị trƣờng.

Vai trò và ý thức của ngƣời tiêu dùng rất quan trọng. Ngƣời tiêu dùng muốn gì nhà sản xuất và

những ngƣời cung cấp phải đáp ứng.

Ngƣời tiêu dùng chính là động lực để phát triển chuỗi cung ứng ở Việt Nam. Ngƣời tiêu dùng đi

trƣớc và sau đó toàn bộ các thành phần của chuỗi cung ứng phải đi theo để xây dựng chuỗi

cung ứng cho đúng với yêu cầu của ngƣời tiêu dùng.

Trong 10 năm làm việc ở Việt Nam, tôi thấy thị trƣờng và thói quen của ngƣời tiêu dùng đã có

những sự thay đổi, nhận thức của ngƣời tiêu dùng tốt hơn, có yêu cầu rõ ràng hơn về sản

phẩm họ mua, họ sử dụng.

Những thách thức của chuỗi cung ứng ở Việt Nam: Thực ra, sản xuất nông nghiệp ở Việt

Nam có quy mô rất nhỏ, cái này là thực tế và nó không thay đổi nhanh chóng trong thời gian

tới. Mỗi hộ gia đình chỉ có vài sào đến nửa hecta sản xuất rau, sản xuất lúa là chuyện bình

thƣờng. Do đó cái quan trọng của chuỗi cung ứng là tìm cách xây dựng chuỗi cung ứng tốt

trong điều kiện sản xuất manh mún.

Page 17: Tham luận của các diễn giả

17

Tuy nhiến vấn đề sản xuất manh mún hay phân tán không phải tất cả đều dở. Nó giúp giảm

những rủi ro tập trung.

Tôi nghĩ đối với chuỗi cung ứng ở Việt Nam và chuỗi cung ứng trong ngành nông nghiệp ở Việt

Nam thì xu hƣớng chủ đạo sẽ theo chiều dọc. Chuỗi cung ứng tốt theo chiều dọc sẽ giúp giảm

bớt các công đoạn trung gian nhƣ thƣơng lái, những ngƣời thu mua nhỏ ở các vùng nông thôn

và cũng mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các thành phần tham gia chuỗi cung ứng.

Tôi có thể khẳng định rằng VN là nơi phù hợp cho việc phát triển logistics. Hệ thống sông ngòi

là 1 trong những tài sản rất lớn, chi phí rất tốt, thấp hơn rất nhiều so với loại hình vận tải

đƣờng bộ và các loại hình vận tải khác.

ANH MINH TRÍ: Nãy giờ Julien chia sẻ đều nói về những cái tốt, những tiềm năng của Việt

Nam và đúng với triết lý tìm cái cơ trong cái nguy. Tuy nhiên so sánh với các nƣớc nhƣ Lào,

Campuchia thì nhiều cái không bằng, vậy khó khăn thực sự chúng ta đang đối mặt là nhƣ thế

nào?

JULIEN BRUN

Tất nhiên là có nhiều lĩnh vực cần phải đƣợc cải thiện mà đối với ngành nông nghiệp là tốc độ

vận chuyển hàng hóa trong các chuỗi cung ứng.Tại vì các sản phẩm nông nghiệp dễ hƣ hỏng.

Vấn đề thất thoát trong quá trình vận chuyển ở chuỗi cung ứng từ 20 đến 40% sản lƣợng.

Hệ thống hậu cần ở Việt Nam phải tăng đƣợc tốc độ cả hai mạng lƣới thu mua và phân phối.

Điểm yếu ở đây đang nằm ở khâu thu mua do nhiều thƣơng lái rất nhỏ.

Nhƣ vậy, chúng ta phải nói đến 3 thành phần quan trọng trong mạng lƣới thu mua là nhà sản

xuất, ngƣời nông dân hay các tổ hợp tác liên kết giữa các mô hình sản xuất đồng sở hữu, giữa

các doanh nghiệp...

Thứ 2 là phần vận hành. Muốn tăng cƣờng dịch vụ logistics thành 1 chuỗi thì phải cần ngƣời có

chuyên môn, ngƣời chuyên nghiệp để đẩy nhanh tốc độc và biết kiểm soát chất lƣợng, tạo ra

giá trị lớn hơn.

Có 1 điểm nữa, chúng ta có thể mời thêm các công ty, đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ để đảm

bảo chất lƣợng, kiểm soát chất lƣợng đối với sản phẩm nông nghiệp. Hoặc là các công ty khoa

học công nghệ nhƣ công nghệ sinh học vì họ cần lƣợng khách hàng và hàng hóa tập trung lớn

để thử nghiệm các nghiên cứu về đổi mới sáng tạo liên quan đến bảo quản sau thu hoạch, chế

biến.

Page 18: Tham luận của các diễn giả

18

ÔNG BÌNH

Một là: Thách thức lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam là xuất phát điểm làm theo chuỗi cung

ứng trễ.

Thế giới ngƣời ta phát triển nền nông nghiệp rất cao, hàng hóa của ngƣời ta rất cạnh tranh.

Nhƣng nhìn vào hàng hóa nông nghiệp VN bây giờ thì hầu nhƣ chỉ là những dấu chấm nhƣ Vải

Thiều, Thanh Long, Xoài rồi Nhãn… và sản lƣợng vô cùng nhỏ.

Mà chúng ta muốn sản xuất sạch thì phải có liên kết giữa doanh nghiệp với ngƣời nông dân.

Đây là điều 5, 7 năm nay chúng tôi đi suốt ở ĐBSCL chúng tôi thấy rồi. Mà sản xuất theo chuỗi

thì chúng ta chuyển rủi ro từ ngƣời nông dân sang doanh nghiệp. Thách thức của chúng ta hiện

nay là rất ít doanh nghiệp tham gia sản xuất theo chuỗi. Cho nên hàng hóa của Việt Nam có rất

ít để cạnh tranh oặc thậm chí cung cấp cho ngƣời tiêu dùng, kể cả ngƣời tiêu dùng trong nƣớc.

Hai là: nhận thức của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng:

Báo chí gần đây đƣa thông tin ngƣời dân ở ĐBSCL sống ở vựa lúa nhƣng lại đi mua gạo của

Thái Lan và Campuchia để ăn. Mặc dù gạo của Thái Lan, Campuchia đƣợc báo chí nói thế thôi

chứ chƣa hẳn là sạch.

Thậm chí bây giờ Việt Nam chúng ta sản xuất đƣợc nhiều giống lúa tốt và ngon và có cả sạch

nữa nhƣng do nhận thức nên trở thành thách thức trong việc phân phối. Sản phẩm sạch và

ngon chỉ khi chúng ta biết đƣợc nguồn gốc xuất xứ của nó. Thế nên chúng tôi đề nghị phải có

cảnh báo, cái gì ngon và sạch phải biết đƣợc nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó ở đâu.

Ba là: thị trƣờng tiêu thụ.

Khi sản xuất theo chuỗi thì trách nhiệm tiêu thụ và phân phối đổ dồn về cho doanh nghiệp. Còn

liên kết ngang? Ví dụ nhƣ siêu thị, thì phải đủ độ tin cậy. Rồi có vấn đề về chiết khấu với siêu

thị, nhiều siêu thị thu chiết khấu cao nhƣng ít quan tâm đến chất lƣợng gạo.

CHỊ LAN NHI

Sau khi Julien trình bày thì VinEco thấy mình đang đi chính xác. Ví dụ chúng tôi sẽ xây dựng 6

điểm tập trung để có vùng tiêu thụ lớn, sau đó cũng có những hoạt động sơ chế, có những kho

để làm trung tâm phân phối. Từ đó đƣa đến các chuỗi siêu thị. Hiện giờ hệ thống đang đƣợc

triển khai nhƣ vậy nhƣ ở Hà Nội và TP.HCM là 2 trung tâm lớn và ở Đà Lạt là vùng rau, sau đó

ở Cần Thơ chẳng hạn là vựa trái cây của ĐBSCL, có thể ở Nha Trang, Quảng Ninh, những nơi

có mặt hàng đặc sản, nơi có dịch vụ du lịch.

Tuy nhiên mặt vận hành có những điểm vƣớng. Đầu tiên là vấn đề ổn định thời gian vận

chuyển. Một vài ngƣời trễ dẫn đến trễ cả dây chuyền. Ngoài ra còn vấn để vận chuyển, khoảng

cách giữa điểm sơ chế và điểm bán.

Page 19: Tham luận của các diễn giả

19

Phần thứ 2 là sản phẩm nông nghiệp hao hụt trong quá trình vận chuyển, sơ chế rất cao, có

thể lên tới 30, 40% cho những phần gốc, lá, rễ.. Và để có sản phẩm đẹp đến tay ngƣời tiêu

dùng thì điểm sơ chế phải gần điểm phân phối, gần nơi tiêu thụ để giảm hƣ hỏng trên đƣờng

vận chuyển. Ví dụ nếu sơ chế gần điểm thu mua thì rất nhanh nhƣng khi chở đến điểm tiêu

thụ, sản phẩm sẽ bị bầm dập, vàng là và mình phải mở ra để tái chế… Nhƣng nếu sơ chế gần

điểm bán thì chi phí sẽ tăng vì chúng ta phải chở thêm 40% phế phụ phẩm là rác trên suốt

chuỗi vận chuyển. Mà kênh tiêu thụ nằm trong đô thị chứ không phải vùng xa, vậy chúng ta

không thể chở rác vào. Và chúng ta phải lãnh phí thêm chi phí vận chuyển rác trở ra. Đây cũng

là khó khăn về phần logistics.

Thứ ba là đảm bảo minh bạch trong việc truy xuất nguồn gốc. VinEco đang áp dụng QR Code,

1 phát sinh là ngƣời nông dân cập nhật thông tin nguồn gốc sản phẩm cho mình, nhƣng việc sử

dụng máy tính, đƣờng mạng internet để họ có thể nhập thông tin chƣa đạt đƣợc, dẫn đến

chúng ta phải tổ chức những điểm tập trung, giống ATM để họ nhập dữ liệu. Việc này gây

phiền hà cho nông dân nên họ nghĩ: thôi bán cho thƣơng lái để khỏi phải rắc rối nhập những

thông tin truy xuất nhƣ vậy.

Khó khăn thứ 4 là về mặt an toàn và chất lƣợng sản phẩm. Hiện nay khi chúng ta nói về rau

sạch, trái cây an toàn thì ngoại hình không thể đạt đƣợc chuẩn gọi là đẹp, long lanh nhƣ những

sản phẩm sử dụng thuốc. Nên khi ngƣời tiêu dùng cầm sản phẩm lên, họ có sự so sánh và

mong đợi sản phẩm rất đẹp. Thế nên khi chúng ta loại những trái xấu bên ngoài nhƣng chất

lƣợng tốt thì sẽ dẫn đến sự hao phí. Do đó, mình phải liên kết với các nhà máy chế biến để đƣa

những sản phẩm loại thải này chế biến thành những sản phẩm khác nhƣ nƣớc ép chẳng hạn.

Khi triển khai chƣơng trình liên kết thì 1 trong những hoạt động khá mạnh của VinEco đang làm

là tạo ra đƣợc những trung tâm nghiên cứu và bộ phận kỹ thuật để giúp cho nông dân có

những giải pháp khác. Chúng ta không tranh luận việc sử dụng thuốc hay không mà phải đƣa

ra đƣợc giải pháp mở, giải pháp kỹ thuật hiện đại hơn để giúp sản phẩm đạt đƣợc ngoại hình

tƣơng đối mà ngƣời tiêu dùng chấp nhận đƣợc. Có thể đƣa về Việt Nam những giống ngoại

nhập đáp ứng đƣợc thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, để từ đó giá trị sản phẩm tăng lên, tạo đƣợc

sự đặc trƣng.

Cái cuối cùng là khi chúng ta muốn đảm bảo sự an toàn thì cần phải test, kiểm tra dƣ lƣợng

thuốc bảo vê thực vật tại những điểm nhận hàng. Khó khăn là thiết bị và công nghệ chúng ta

không thể test nhanh đƣợc dẫn đến việc chờ đợi và khi đến tay ngƣời tiêu dùng chúng ta vẫn

chƣa có đƣợc kết quả./.

Page 20: Tham luận của các diễn giả

20

Phiên thảo luận theo chủ đề (10:45 12:30)

Nhóm 2:

Ứng dụng kỹ thuật mới, công nghệ cao và mô hình nông nghiệp

thích ứng – những gợi ý cho ĐBSCL

“Thích ứng” và “Thông minh” có lẽ là hai phẩm chất quan trọng nhất để ĐBSCL có thể giảm

thiểu tác hại và tận dụng những cơ hội mới mà các tác động ngoại cảnh từ khí hậu và môi

trƣờng đem lại. Phiên thảo luận này đƣa ra những gợi ý từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau,

đã đƣợc triển khai trong thực tế.

Điều phối: Nhà báo Trần Phi Tuấn

Công nghệ thông minh cho nông nghiệp thích ứng TS. Nguyễn Thanh Mỹ,

Tổng Giám đốc Rynan Agrifoods

Tìm kiếm giá trị gia tăng để tham gia chuỗi cung ứng

toàn cầu

Ông Nguyễn Trƣờng Thịnh,

Phó GĐ công ty Lƣơng Quới

Mô hình canh tác thích ứng: Mô hình lúa-tôm và sản

xuất gạo hữu cơ ở Cồn Chim, Trà Vinh

Ông Hồ Quang Xê,

Bí thƣ xã Hòa Minh, Châu Thành,

Trà Vinh

Lựa chọn công nghệ năng lƣợng nào cho Nông nghiệp

thích ứng thông minh của đồng bằng Sông Cửu Long

Bà Ngụy Thị Khanh,

GĐ Điều hành Trung tâm Phát

triển Sáng tạo Xanh (GreenID)

Ông MỸ: Trong nguy có cơ, nguy cơ, đợt hạn vừa rồi cù lao Long trị sông Cổ chiên, xâm nhập

mặn không có nƣớc tƣới cây, không chấp nhận đƣợc vì mình sống giữa sông nƣớc mà không có

nƣớc tƣới cây. Cũng nhƣ Trà Vinh sống giữa kho thực phẩm mà phải ăn bẩn, không chịu đƣợc.

Những cái không chịu đƣợc lại biến thành cơ hội, thúc đẩy mình khởi nghiệp. Bây giờ, tìm cơ

trong nguy, chỉ cần làm đúng những gì đang bị làm sai, đó đã là cơ hội lớn.

Thiết bị quan trắc giúp biết lúc nào nƣớc ngọt, sông Cổ Chiên chỉ vài tiếng có nƣớc ngọt, đó là

lúc nào, cần biết để lấy, set phần mềm để lấy nƣớc tự động đúng khối lƣợng cần thiết.

Nhìn những vấn đề thiết thân chung quanh mình để giải quyết, sau đó tới vấn đề của làng, của

xã, của tỉnh, của đất nƣớc, của nhân loại, thế giới. Vòng tròn lan tỏa nhƣ vậy.

Ngƣời Mỹ có câu: Problem is a song in my ear: mặt tích cực của vấn đề, có vấn đề mới có việc

để làm .

Page 21: Tham luận của các diễn giả

21

Ông XÊ: Anh Mỹ ở thƣơng lƣu sông Cổ Chiên, tui ở hạ lƣu. Trong BĐKH, khi xâm mặn làm đảo

lộn đời sống, một số vùng rất khó khăn, nhƣng vùng tui vốn sống chung với lũ, tổ tiên tui sống

chung với mặn hàng trăm năm nay, nên chúng tôi tận dụng cái mặn này để mƣu sinh và làm

giàu. Tui có may mắn làm bí thƣ của cả 2 xã trên cù lao này, hiểu đất đai thổ nhƣỡng điều kiện

môi trƣờng. Vốn dĩ là mặn, nhƣng do trƣớc đây nhận thức chƣa có nên chƣa tận dụng đƣợc, từ

tháng 8-10 dân đói, hộ nghèo 50%, nhà nƣớc phải cứu đói, nay không còn vậy nữa. Đặc thù ko

xây nhà cao tầng, nhƣng nhà cấp 4 chiếm hơn 90%.

Trƣớc năng suất 2,5 tấn/ha, nay 5 tấn. Một ha thu nhập khoảng 2 tỷ/năm. Nƣớc mặn có lợi thế

của nƣớc mặn, nƣớc ngọt có lợi thế của nƣớc ngọt. Các bạn hãy yên tâm.

Điều kiện đặc thù, sau cơn bão 97 hậu quả rất khốc liệt, nhà nƣớc đầu tƣ vốn để tôn cao nền

nhà nhƣng chúng tôi không thể làm nhƣ Đồng Tháp. Nên chỉ đạo dân làm đê bao cục bộ, liên

hòan. Năm 2000, TW thấy hiệu quả nên khuyến khích. Nhà khoa học thì cho rằng phải bao toàn

bộ cù lao vì cho rằng đây là vùng nƣớc ngọt, nhƣng thực tế khiến chúng tôi phản biện là không

làm nhƣ vậy đƣợc vì gây ô nhiễm không thể nuôi tôm. Sau phải nhờ các trƣờng đại học góp

thêm tiếng nói để phá bỏ các vùng bao, mà chỉ bao cục bộ thôi, tận dung thủy triều để canh

tác. Hiện nay thời gian nƣớc ngọt ngắn hơn, mặn dài hơn mà cƣờng độ cao hơn Lựa lúa có

thời gian tăng trƣởng ngắn, khi mặn thì nuôi tôm. Hiện đang khuyến khích trồng lúa sạch và

nuôi tôm sạch (không dùng nhiều kháng sinh, ít dùng thức ăn CN, xay bột lúa trộn với ruốc cho

tôm ăn).

Ông THỊNH (đại diện cty Lương Quới, đang sản xuất nhiều sản phẩm từ dừa hữu

cơ): quê xứ dừa bến tre, 68.000 ha dừa, cây chủ lực của tỉnh. Khi bđkh cũng ảnh hƣởng rất

lớn, nhƣng ở mức độ nhất định, nhƣng cũng có khả năng chống chiu BĐKH. BT chƣa bao giờ

có mùa mặn nhƣ năm rồi lên đến 8-9/1000. Lƣơng Quới, đã nhìn thấy nông nghiệp manh mún,

chất lƣợng ko đồng đều, chỉ còn cách tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao để phục vụ nhu

cầu thị trƣờng.

3 yếu tố: nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến, và thị trƣờng đầu ra. Ở cây dừa yếu tố 1 tạm

đƣợc, quan trọng là cải thiện yếu tố 2 để phục vụ tốt hơn cho yếu tố 3. Khi gia nhập, nhận thấy

không thể xuất thô nhƣ trƣớc vì nhu cầu thị trƣờng cao hơn, vì vậy phải đổi mới công nghệ, tìm

kiếm và bán những gì thị trƣờng cần.

Trƣớc đây xuất cơm dừa sấy làm nguyên liệu cho chế biến bánh kẹo, nhƣng thị trƣờng nhu cầu

thấp. Sự hỗ trợ của Bộ KHCN, sản xuất dầu dừa nguyên chất ép lạnh, nƣớc dừa đóng lon.

Trƣớc năm 2000, nƣớc dừa đổ bỏ chỉ lấy cái ép dầu, sau đó có làm thạch dừa nhƣng rất ô

nhiễm và giá trị ko cao.

Mỹ và Châu Âu thị trƣờng nƣớc dừa rất nóng, tăng trƣởng 25% hàng năm, doanh thu thị

trƣờng nƣớc dừa ở Mỹ là 1 tỷ USD. Hiện đang sử dụng công nghệ đóng gói tetra-pak để đảm

bảo sự nguyên chất cao nhất. đó là xu hƣớng hƣớng về nguyên chất.

Page 22: Tham luận của các diễn giả

22

Mất 5 năm để tăng xuất khẩu từ 3tr USD thành 30tr USD.

ĐBSCL không có Formosa nhƣng có Lee&Man và gần hơn là nhiệt điện. VN nhập siêu than để

chạy các nhà máy này. Giái pháp năng lƣợng xanh nào cho ĐBSCL?

Bà KHANH: ĐBSCL có rất nhiều nguồn tiềm năng. 2007 khi nghe tin có rất nhiều thủy điện xây

trên dòng Mekong, tôi bắt tay nghiên cứu và cảnh báo, nhƣng phải mất 5 năm mới đƣợc nhìn

nhận. Nhƣng gần đây lại xuất hiện nhiệt điện 18.000 MGWatt, gây lo lắng cho giới nghiên cứu.

Đúng là ĐBSCL cần điện cho phát triển, nhƣng kv này cũng có nhiều tiềm năng cho năng lƣợng

tái tạo. Tốc độ giảm chi phí của loại năng lƣợng này đang tăng, năm ngoái lắp năng lƣợng mặt

trời cho 1 hộ gia đình là 100tr, nhƣng nay chỉ còn 50tr. Kinh nghiệm đầu tƣ năng lƣợng tái tạo

ở Dubai chỉ có 3 cent/??? Còn giá nhập than vào VN đã 8 cent, nhƣng thông tin này không hề

đƣợc ai phổ biến hay đề cập khi cố vấn cho VN, chỉ cho rằng nhiệt điện là lựa chọn duy nhất

cho ĐBSCL? Nghiên cứu quốc tế cho thấy công nghệ cao nhất cũng chỉ giảm đƣợc 10% ô

nhiễm do nhiệt điện gây ra.

Sản xuất dừa, nƣớc thải xử lý ra sao? Thụy Điển dùng CN biogas để kết nối giải quyết nƣớc thải

biến thành năng lƣợng ở ĐBSCL. Tiền đâu để làm những thứ thế này? VN đã tham gia Green

Climate Fund. Vậy các DN sẽ đƣợc tham gia nhƣ thế nào để tiếp cận nguồn tài chính. ODA là

nguồn tiềm năng nhƣng lại đang bị cắt giảm, chƣa kể phải trôi qua các bộ ngành. Ngày hôm

qua LHQ đƣa ra sáng kiến huy động tài chính cho năng lƣợng tái tạo, ở Châu Á thì Singapore

đang là quốc gia dẫn đầu.

Chúng tôi có dự án nhỏ làm ở xã Nguyễn Phích, U Minh, Cà Mau. Cùng địa phƣơng điều tra xây

dựng dữ liệu xem có thể dùng CN năng lƣợng gì để nâng cao đời sống ở đây, 5 xã đầu tiên

19.000 ngƣời. Bếp không khói. Biogas.

Ông MỸ: 92 tỷ đồng vietlott (Trà Vinh) không bằng với “1000 tỷ đồng” là gia tài mẹ để lại cho

con. Làm sao tìm 1.000 tỷ? Ở đây (chỉ vào đầu), mẹ để lại, đào ra mà xài. Có 4 hƣớng khởi

nghiệp: làm đúng cái đang sai, làm tốt hơn cái đang tốt, làm cho có cái chƣa có, làm cái gì để

lại cho thế hệ sau. Làm gì thì làm đều phải từ cái tâm tốt, và từ gia tài là trí não mình.

Bà TÚ ANH: viên nén gỗ thay than đá từ Hàn Quốc và TQ. VN là nguồn cung cấp viên nén gỗ

cho họ, vậy tại sao mình ko thay đổi mà mình cứ đi theo vết xe đổ của nhiệt điện và than đá.

Sau khi đốt thành tro dùng làm phân hữu cơ bón cho nông nghiệp, một cách tái tạo rất hay, tại

sao ko làm?.

Page 23: Tham luận của các diễn giả

23

Ông Nguyễn Thể Hà, Chủ tịch CLB Hỗ trợ nông gia: Nguy không từ thiên nhiên, mà từ

chính sách: Xây đê bao làm mất vùng đệm ngập mặn với loài cây đặc hữu là dừa nƣớc. Lá dừa

nƣớc còn còn tôm càng xanh, tép tranh trong vùng ngập mặn 200m từ mép biển trở vào.

Làm thủy lợi kiểu sông Hồng ko thể áp dụng cho ĐBSCL. Đê bao toàn bộ khiến ngọt hóa hoàn

toàn buộc phải trồng lúa phải trữ cho đến khi hƣ dùng không đƣợc. Sai dây chuyền.

Chính sách nhiệt điện lại sai, ngƣời dân có đƣợc lấy ý kiến không? Phải sửa những chính sách

sai này.

Bà KHANH: Kiến nghị 10 điểm về nhiệt điện than ở VN (*). Cách họ đang làm là vi phạm luật,

nhƣng chúng tôi là những nhóm rất đơn lẻ.

(*)10 kiến nghị do Liên minh Năng lƣợng bền vững Việt Nam (VSEA) và Liên minh Phòng chống

bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) phát ngày 25-10:

1. Chính phủ xem xét, đánh giá lại một cách cẩn trọng Quy hoạch điện VII điều chỉnh theo nguyên tắc

không đánh đổi môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng lấy dự án, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiệt điện

than và tham vấn rộng rãi với các bên liên quan để huy động các sáng kiến, giải pháp phát triển hiệu

quả, bền vững;

2. Chính phủ dừng các dự án nhiệt điện than trong quy hoạch chƣa xây dựng để xem xét kỹ lƣỡng hiệu

quả lợi ích và tác động, tổn thất đối với toàn xã hội và nền kinh tế;

3. Đánh giá tác động sức khỏe phải bắt buộc thực hiện trong quá trình đánh giá tác động môi trƣờng xã

hội và nguy cơ gia tăng bệnh không lây nhiễm của các dự án nhiệt điện đồng thời Bộ Y tế cần có vai trò

trong quá trình này;

4. Chính phủ sớm ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế và

ngƣời dân tham gia phát triển các nguồn năng lƣợng tái tạo, đƣa lại lợi ích kinh tế, y tế, xã hội, không

nguy hại tới môi trƣờng;

5. Bộ Công Thƣơng và Bộ Tài nguyên - môi trƣờng công bố các chỉ số vƣợt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

về ô nhiễm môi trƣờng của từng nhà máy cụ thể để đảm bảo minh bạch thông tin và giám sát hiệu quả;

6. Thông tin về kế hoạch quản lý môi trƣờng của dự án, kế hoạch giải quyết vấn đề tro xỉ của nhiệt điện

than của các công ty cần đƣợc công khai để chính quyền, hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, các tổ

chức khoa học phi lợi nhuận và ngƣời dân chủ động tham gia vào hoạt động giám sát việc tuân thủ;

7. Kết quả đo đạc từ hệ thống quan trắc tự động của các nhà máy nhiệt điện than cần phải đƣợc công

khai và cập nhật hàng ngày để các cơ quan địa phƣơng, tổ chức xã hội và ngƣời dân chủ động tham gia

vào hoạt động giám sát việc tuân thủ và bảo vệ sức khỏe cộng đồng;

8. Bộ Tài nguyên - môi trƣờng cần nâng cấp cập nhật các tiêu chuẩn phát thải của Việt Nam theo tiêu

chuẩn quốc tế và đƣa vào quá trình sửa đổi Luật bảo vệ môi trƣờng;

Page 24: Tham luận của các diễn giả

24

9. Bộ Công thƣơng và Bộ Tài nguyên - môi trƣờng thành lập đƣờng dây nóng để tiếp nhận và phản hồi

thông tin của công dân về việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng đối với nhiệt điện nói riêng và các

vấn đề nóng về ô nhiễm môi trƣờng nói chung của cả nƣớc.

10. Nếu các công ty nhiệt điện than có tên trong danh sách giám sát đặc biệt của Bộ Công thƣơng tiếp

tục không tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trƣờng và các yêu cầu đƣa ra trong chỉ thị của bộ này, cần

yêu cầu dừng vận hành nhà máy và không đƣợc phép tham gia đầu tƣ các dự án mới.

Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161025/kien-nghi-dung-cac-du-an-nhiet-dien-

than/1194499.html

Page 25: Tham luận của các diễn giả

25

Phiên thảo luận theo chủ đề (10:45 12:30)

Nhóm 3: Phép giải bài toán nhân lực cho nền kinh tế xanh và “lò xo” khởi nghiệp Tất cả những mô hình hay giải pháp đều trở nên vô nghĩa nếu đằng sau nó không có con ngƣời để thực hiện. ĐBSCL trong nhiều năm qua rơi vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực có chất lƣợng để tối ƣu hóa những lợi thế bản địa của mình. Trƣớc những thách thức do cạnh tranh và điều kiện tự nhiên mang lại, nhu cầu nhân lực càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Phiên thảo luận này xoay quanh những giải pháp khả thi để giải bài toán nhân lực này, đến từ những góc nhìn đa chiều của doanh nghiệp, nhà làm chính sách và tổ chức tƣ vấn. Điều phối : Ông Trần Nguyên, Giám đốc điều hành Vƣờn ƣơm doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng (DNES)

Tạo “lò xo” cho khởi nghiệp trong nông nghiệp Ông Lê Minh Hoan, Bí thƣ Tỉnh ủy Đồng Tháp

Xây dựng thƣơng hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp ĐBSCL

Ông Ngô Đình Đức, Tổng Giám đốc Le & Associates

Liên kết để phát triển nguồn nhân lực tại chỗ Ông Phạm Minh Thiện, Tổng Giám đốc DNTN Cỏ May

Lưu ý: Có sự tham gia của ông Tùng – Thứ trưởng Bộ KHCN

Ông TRẦN NGUYÊN: Giới thiệu mọi ngƣời. Ông Lê Minh hoan có một biệt danh mà giới khởi

nghiệp rát là yêu quý gọi là “Chú Xích Lô”, “Xích” là thứ Sáu thứ tự trong gia đình, “Lô” thứ là

lotus nghĩa là hoa sen. Ông Hoan có nhiều hoạt động ủng hộ phong trào khởi nghiệp của tỉnh.

Ông Ngô Đình Đức - Chuyên gia nhân sự số một của Câu lạc bộ LBC. Anh Phạm Minh Thiện

làm nấm rơm, chiết xuất tinh dầu từ cám và anh làm tất cả mọi thứ để tạo ra những giá trị gia

tăng cho thành phẩm sau nông nghiệp. Cỏ May có những chính sách thu hút đƣợc ngƣời tài về

cộng tác.

-ÔNG TRẦN NGUYÊN hỏi ông Lê Minh Hoan về tác động các hoạt động từ chỉ đạo của ông.

Ông HOAN: Đồng Tháp cố gắng bƣớc ra lời nguyền là “tỉnh khuất nẻo của Đồng bằng”. Lấy

một hình ảnh TS. Nguyễn Thanh Mỹ Việt kều Canada, Quê quán ở Trà Vinh, Lập nghiệp ở Trà

Page 26: Tham luận của các diễn giả

26

Vinh, những bây giờ anh nói anh là Ngƣời Đồng Tháp và đang làm nhiều công trình chuyển đổi

nên Nông nghiệp. Hàng ngày tôi đƣợc tƣ vấn của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, Doanh

nghiệp không phải trong tỉnh mà ở nhiều miền đất nƣớc. Các anh chị xem nhƣ mình là ngƣời

Đồng Tháp rồi.

Trƣờng hợp anh Nguyễn Thanh Mỹ thì chúng tôi chia sẻ với nhau những ý tƣởng hay và

cùng nhau hành động. tôi nghĩ Đồng Tháp không độc quyền nhƣng Đồng Tháp đang có điều

kiện, cơ hội, thì đẩy nhanh việc hợp tác. Là lãnh đạo hay thƣờng dân, tôi nghĩ, cứ cho đi thì sẽ

nhận lại.

Ông TRẦN NGUYÊN: Cƣơng vị và công việc rất bận, thời gian đâu mà ông chăm sóc từng bạn

trẻ khởi nghiệp?

Ông HOAN: Ngƣời ta nói trên thế giới này không có cái gì là bình đẳng hết ngoại trừ thời gian,

mỗi ngƣời có 24h, tôi cũng vậy. Vấn đề là chúng ta sắp xếp thời gian mà bản tính tôi rất thích

trao đổi và chia sẻ. Chính các bạn làm cho tôi hƣng phấn hơn, cả các bạn trẻ khởi nghiệp và

doanh nghiệp Đồng Tháp. Cứ thấy sự cần thiết, sự bổ ích mang lại giá trị gì đó thì chúng ta sẽ

sắp xếp đƣợc quỹ thời gian dù bận cách mấy. Với một phƣơng diện truyền thông,họp ở Hà Nội

tôi vẫn thấy gian hàng các em trên Ipad và vẫn chia sẻ đƣợc nhiều điều. Toi6 đang chuẩn bị

viết một bài báo xuân về trƣờng hợp bạn Võ Văn Tiếng ngƣời chuyển đổi mô hình canh tác

truyền thống gồm 3 chữ “LÚA - PHÂN - THUỐC” thành “LÚA _ VỊT _ CÁ”. Qua Ipad tôi thấy

Tiếng trƣng bày ở Mekong Connect chỉ có trứng vịt với gạo là thiếu cá rồi... Tôi nghĩ rằng mỗi

dịp tôi gặp đƣợc cái cộng đồng nhƣ thế này đó là điều khích lệ lớn cho tôi. Thâm chí là những

lúc tôi gặp trục trặc công việc thì chính ý tƣởng đâu đó đâu đó của cộng đồng doanh nghiệp,

của các bạn trẻ khởi nghiệp làm cho tôi không chùn bƣớc.

Ông TRẦN NGUYÊN: Ông bà mình dạy dùng nhân nhƣ dùng mộc. Quan niệm của Đồng Tháp

nhƣ thế nào về ngƣời Tài?

Ông HOAN: Từ Hà Nội về đây tôi đến mua quyển sách tặng các bạn trẻ của tôi đây, quyển

“Sức mạnh của những ƣớc mơ” (Soichiro Honda – Nhà sáng lập Honda). Ông viết một ý tƣởng

ngắn trên một trang giấy thôi “Bọn trẻ bây giờ ?! “”...” thƣờng ngƣời lớn bây giờ nhìn bọn trẻ

hay nói “sao bọn trẻ bây giờ...” nhắc đên những chuyện lôi thôi lếch thếch không tích cực.. Vậy

Page 27: Tham luận của các diễn giả

27

mà ông viết thêm “nhƣng bọn trẻ nó sáng tạo ra otô máy bay, chế tạo công nghệ thông tin cho

cả nhân loại này”. Hãy nhìn những hành động và hãy trao cho ngƣời ta những cơ hội. Thì tôi

thấy ông này có ý tƣởng rất hay và trùng hợp với tôi. Thƣờng chúng ta hay mang trong ngƣời

cái sự định kiến, thâm chí sự hẹp hòi. Sách quản trị cũng dạy mình nên nhìn chiều sâu, sự đam

mê, khát vọng của họ, Còn nếu họ thiếu cái gì thì đó là trách nhiệm của chúng ta, mà chƣa

chắc là thiếu, có khi do chúng ta không nhìn ra thôi.

Ông TRẦN NGUYÊN: Dạ thƣa Anh Ngô Đình Đức, xin cho biết anh nhìn Đồng Tháp nhƣ thế

nào với góc nhìn của một chuyên gia nhân sự?

Ông ĐỨC: Cao Lãnh có rất nhiều Donah nghiệp lớn: Cỏ May, Domesco, tạo nên cho Đồng

Tháp nhiều điểm nổi bật trên thị trƣờng lao động nói chung. Nhìn cả về hành vi ngƣời lao

động thì Đồng Tháp cũng nổi bật trong thị trƣờng lao động nói chung. Ở đây cũng có vai trò

của lãnh đạo nhà nƣớc và các doanh nghiệp. Tôi nghĩ đây rất là thành công.

Ông TRẦN NGUYÊN: Ngày xƣa đi làm ngƣời ta hay phân biệt đặc điểm ngƣời lao động 3

miền. Có ý kiến ĐT ruộng cò bay thẳng cánh, thò tay xuống đồng là có cá có gạo nên ham

nhậu dữ lắm. Ấn tƣợng đó bây giờ còn không anh?

Ông ĐỨC: Nói thực ra ở đây xin đừng buồn, có các khảo sát quan sát đối với thị trƣờng lao

động nói chung thì đặc biệc với lao động ĐBSCL phải nói rằng các bạn rất là thật thà, hiền hoà

nhƣng cũng có mặt trái nhƣ là: tác phong công nghiệp chƣa đƣợc, đôi lúc buồn buồn là nghỉ

việc ở nhà nhậu. Tôi có làm việc các KCN nhƣ VSIP, AMATA thì cũng có một góc nhìn nhƣ vậy.

Thứ hai là đối với các Doanh nghiệp, nhƣ Dƣợc Hậu Giang, XNK An Giang, thì cấp quản lý là

ngƣời ĐB hay thƣơng chiều công nhân nên việc rèn tính chuyên nghiệp, tính hệ thống thƣờng ít

chặt chẽ, phải cải tiến. ĐBSCL có rất nhiều DN lớn có doanh số lớn, lợi nhuận lớn, thƣơng hiệu

rất lớn nhƣng khi đi vào thị trƣờng lao động ở đây họ cũng thấy còn những hạn chế, cần nâng

tính chuyên nghiệp.

Ông TRẦN NGUYÊN: Nhƣng mà cụ thể thì việc đánh giá ngƣời lao động của một tỉnh theo

những tiêu chí nào?

Ông ĐỨC: Chƣa có cái khảo sát nghiên cứu định lƣợng nào về chỉ số này. Chúng tôi tìm kiếm

bổ sung những ngƣời đã làm công tác quản lý ở các Doanh nghiệp khác về làm việc cho các DN

Page 28: Tham luận của các diễn giả

28

ở ĐBSCL. Tác phong làm việc, kiến thức kinh nghiệm , khả năng chịu học hỏi và đổi mới đó là

những yếu tố ngƣời ta có thể đánh giá năng lực của ngƣời lao động.

Ông TRẦN NGUYÊN: Làm sao để các DN lớn ĐBSCL có tên trong danh sách nơi làm việc tốt

nhất VN?.

Ông ĐỨC: Các CT đa QG đặt thƣơng hiệu nhân sự là một yếu tố quan trọng. Là lãnh đạo DN

thì ai cũng biết ngƣời lao động, nguồn lực lao động là tài sản của doanh nghiệp. Phần lớn các

DN ở ĐBSCL chƣa có đầu tƣ lớn vào xây dựng thƣơng hiệu nhân sự. Ví dụ những website,

fanpage, social network giúp ngƣời có nhu cầu tìm việc có thể nhìn thấy hoạt động, chính sách,

chiến lƣợc phát triẻn về con ngƣời của DN thì DN miền tây mình chƣa làm chuyện đó. Các anh

chị thấy những công ty lớn tại thi trƣờng Việt nam đầu tƣ rất nhiều và các chƣơng trình phát

triển nguồn, có nghĩa là họ kết nối vào trong các trƣờng Đại học, xây dụng các đội ngũ thực tập

sinh va họ thu hút, họ đào tạo và dành những chƣơng trình phát triển 2 năm 3 năm hoặc

những chƣơng trình phát triển lãnh đạo. Nhờ cung cấp thong tin, nhiều bạn trẻ học xong ĐH có

thể tiếp cận xin về đầu quân cho DN.Tôi đề nghị, DN phải cân đối giữa chuyện xây dựng

thƣơng hiệu SP và thƣơng hiệu nhân sự. Chiến tranh sắp tới giữa các doanh nghiệp là cạnh

tranh về nguồn lực, về con ngƣời. Thực ra không tốn nhiều tiền mà cần một kế hoạch hành

động cụ thể và làm truyền thông về chiến lƣợc nhân sự.

Ông TRẦN NGUYÊN: Cỏ May nổi lên là đầu tƣ quá dài, vì đã xây nguyên một ký túc xá cho

sinh viên trƣờng nông lâm làm gì vậy anh? Làm cho vui hay sao

Ông THIỆN: Xin đính chính là KTX dành cho sinh viên tất cả các trƣờng chứ khong chỉ danh

cho SV trƣờng Nông Lâm. Dự kiến 1 năm sẽ cho ra trƣờng từ 100 em trở lên và Cỏ May không

có khả năng hấp thu hết, Đậy thực sự là trách nhiệm xã hội của DN.ệp.

Ông HOAN: Nãy tôi nói về bọn trẻ bây giờ đó, thì cách đây 15 năm thì anh Thiện cũng đƣợc

liệt vào danh sách “bọn trẻ bây giờ” đó. Nhƣng mà bây giờ anh Thiện nhìn rất là chững chạc,

rất là nhiều cái hoạt động và thành công trong sản xuất kinh doanh.

Ông ĐỨC: Tôi cũng biết Cỏ May thu hút đƣợc nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nƣớc về

làm việc, nghĩa là anh có hành động cụ thể xây dựng thƣơng hiệu nhân sự dù anh Thiện nói

cũng chƣa làm nhiều lắm. Nhƣng vậy là tốt, bên cạnh XD thƣơng hiệu sản phẩm.

Page 29: Tham luận của các diễn giả

29

Ông TRẦN NGUYÊN: Mọi ngƣời hay hỏi anh đề nghị chính sách thế nào cho các chuyên gia,

ngoài lƣơng thƣởng mà ai cũng có?

Ông THIỆN: tôi nghĩ ngoài thu nhập thì nhu cầu về môi trƣờng để sống và thỏa cái đam mê

khoa học. Tôi chỉ có lòng quý trọng và đối xử chân thành.

Ông TRẦN NGUYÊN: Xin kể anh mời đƣợc ai về và đề nghị cụ thể là gì?

Ông THIỆN: Hồi đầu 2015, tôi biết trƣờng CĐ Đồng Tháp có những du học sinh đƣợc nhà

nƣớc gửi đi đào tạo trong chƣơng trình Mekong 1000 đã trở về công tác với trƣờng. Tôi thấy

trƣờng chƣa có điều kiện, môi trƣờng cho các anh làm nghiên cứu thì tôi có nói với các anh về

Cỏ May, về mong muốn xây dựng Nông nghiệp Công Nghệ Cao. Sau đó, Ủy ban giúp cho Cỏ

May đƣợc “chia sẻ” với trƣờng, đƣợc mời các anh về công tác. Thu nhập thì Cỏ May cố gắng để

các anh đủ khả năng sắm xe hơi đi lại và có điều kiện làm nghiên cứu. Tới bây giờ thì dƣờng

nhƣ là lửa trong các anh đang cháy rất tốt.

Ông TRẦN NGUYÊN: Còn ý kiến Thứ trƣởng Trần Văn Tùng?

Thứ trưởng Trần Văn Tùng: Anh Hoan với tôi học cùng lớp cán bộ nguồn, tôi cũng có nghe

về chính sách của ĐT đã tạo điều kiện để tuyển dụng ngƣời tài. Tôi đánh giá rất cao cách làm

của Cỏ May. Tôi từng phụ trách tổ chức của bộ KH CN, tôi cảm nhận đƣợc là con ngƣời chúng

ta rất giỏi rất thông minh nhƣng chúng ta chƣa biết vận đụng, chƣa biết sử dụng và phát huy

hết nguồn lực ấy. Tôi cũng phụ trách khởi nghiệp của Bộ KHCN, khởi nghiệp gắn với đổi mới

sáng tạo , có ý tƣởng mới và cái khác biệt so với những ngƣời khác đang làm thì cái đó sẽ giúp

cho bạn thành công.

Ông TRẦN NGUYÊN: Chúng ta trở lại với phong trào khởi nghiệp của ĐT mà trong cuộc thi

khởi nghiệp nông nghiệp SKC, ĐT lấy gần hết giải. Ông LMH đang tính cái gì trong bài toán khởi

nghiệp ạ?

ÔNG HOAN: Tôi nghĩ đây là chuyện của cả hệ sinh thái, Tức là sự tƣơng tác cả cộng đồng,

chính quyền, Doanh nghiệp đang làm ăn tốt, doanh nghiệp mới bƣớc chân vào, nhờ sự tƣơng

tác của cả xã hội đối với SP của ngƣời khởi nghiệp. Phần là nhà quản lý, tôi hiểu nguyên lý rủi

ro trong khởi nghiệp để giúp các bạn giảm thiểu rủi ro. Cũng không nên đòi hỏi năng về khoa

học công nghệ hay so sánh thu nhập từ khởi nghiệp. Nhƣ bạn Quỳnh Nhƣ khởi nghiệp từ cái

Page 30: Tham luận của các diễn giả

30

khăn rằn, đã làm ra nhiều SP khác. Từ chất liệu này. Tôi “ khởi nghiệp làm giàu cho ngƣời dân”,

mở ra thêm nhiều cánh cửa cơ hội, mang cho họ những hơi ấm và nguồn lực.

Ông TRẦN NGUYÊN: Cỏ May là một đàn anh đã giúp một số bạn khởi nghiệp, mong anh kể

chuyện…

Ông THIỆN: Bên cạnh tình cảm đó còn là trách nhiệm xã hội của một DN đi trƣớc, do vậy

trong khi làm kinh doanh ở địa phƣơng, tôi có nhận hỗ trợ vài bạn khởi nghiệp. Cụ thể, ở góc

độ doanh nghiệp thì hỗ trợ kinh tế, cho mƣợn vốn là thích hợp nhất, cách này tốt nhất.

Ông TRẦN NGUYÊN. Anh không sợ mất tiền sao?

Ông THIỆN: Tôi xác định không sợ mất tiền mà cái tôi sợ là mất lòng tin. Về nguồn nhân lực

thì theo tôi, nguồn lực bên trong cũng quan trọng và hữu hiệu. Năm nay tôi có thành lập một

đôi trẻ Cỏ May, gom khoảng 10 bạn trẻ đang giữ các vị trí từ trƣởng phó phòng trở lên tổ chức

chƣơng trình đào tạo. Tôi cũng hy vọng trong cái chƣơng trình này có thể kéo dài 2 - 3 năm mà

tôi có thể thành công 3% thì trong đó có khoảng 3 bạn có thể đảm nhận vị trí lãnh đạo của Cỏ

May sau này thì tôi đã thành công.

ÔNG TRẦN NGUYÊN: Anh Đức thấy sao, câu chuyện rất hấp dẫn.

Ông ĐỨC: Tôi xin chia sẻ một số các mô hình. Hiện nay một số các công ty lớn, kể cả Việt

Nam họ dùng mô hình khởi nghiệp trong Doanh nghiệp. Hiện nay họ thành lập một trung tâm,

thay vì các đơn vị trong công ty cứ tiếp nhận nguồn lực từ CT thì họ tự lập trung tâm khởi

nghiệp để kích thích tính sáng tạo và áp dụng những cái mới. Chính cái này là Doanh nghiệp

đầu tƣ cho DN, họ kết nối trung tâm khởi nghiệp đi vào những phƣơng thức mớ. Tham gia vào

trung tâm này, nhân sự của công ty có thể tƣơng tác với số nguồn lực bên ngoài, thu những

giải pháp từ bên ngoài để tiếp cận những phƣơng pháp mới, cái mới sáng tạo để áp dụng trong

doanh nghiệp. Những mô hình khởi nghiệp trong doanh nghiệp làm cho Doanh nghiệp đi nhanh

hơn. Ngoài ra họ liên kết với các trƣờng đh, với chính quyền và lao động bên ngoài. Và những

tập đoàn trên thế giới đang áp dụng những cái này cực kỳ tốt.

Page 31: Tham luận của các diễn giả

31

Q&A. Có hai câu hỏi. Hỏi ông Trần văn Tùng, Thứ trưởng: Trong các phong trào khởi

nghiệp chúng ta chỉ nói về sự sáng tạo, chỉ chú trọng về những đổi mới thôi, vậy thì trong chiến

lƣợc phát triển khởi nghiệp của quốc gia, ta dự kiến có bao nhiêu DN khởi nghiệp sáng tạo và

có bao nhiêu DN khởi nghiệp bình thƣờng, và DN khởi nghiệp bình thƣờng có nằm trong kế

hoạch khởi nghiệp quốc gia hay không?

Thứ trưởng Tùng: Chính phủ đƣa chỉ tiêu: đến năm 2020 chúng ta cố gắng có 1.000.000 DN.

Hiện nay chúng ta có 500.000 doanh nghiệp vậy thì 4 năm nữa, làm sao có gấp đôi. Trong định

hƣớng phát triển đổi mới sáng tạo, chính phủ muốn 2020 có 5.000 DN đổi mới sáng tạo trong

1.000.000 doanh nghiệp.

Hỏi Anh Đức: Theo kinh nghiệm tƣ vấn nhân lực, thì anh thấy lao động ở ĐBSCL thích hợp với

loại hình kinh doanh sản xuất nào? Và nếu đào tạo thì anh sẽ đào tạo gì để giúp cải thiện tình

hình lao động nhƣ hiện nay?

Ông ĐỨC: Mội trƣờng sống làm nên con ngƣời. Không thế nói ngƣời ĐBSCL chỉ có thể làm

đƣợc một số ngành nàò đó, họ có thể làm tất. Vấn đề thứ hai khi bƣớc vào đại học thì môi

trƣờng trƣờng sống cần rèn họ về tác phong, tinh thần tự học hỏi. Nhà trƣờng và chính quyền

phải tạo điều kiện và ngƣời miền Tây cũng không thua ai hết.

Ông TRẦN NGUYÊN: Chúng tôi xin kết lại bằng một câu hỏi của chúng ta chủ để về giải bài

toán nhân lực và lò xo khởi nghiệp cho kinh tế. Xin mời chú Hoan ạ

Ông HOAN. Chúng ta hãy đừng đi tắt đón đầu mà phải bình tĩnh giải quyết từng công việc.

Tất cả chúng ta – xã hội, chính quyền, doanh nghiệp, cá nhân ai thấy cái gì không bằng long thì

hãy hành động. Bài toán nhân lực phải nằm trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng, nằm trong doanh

nghiệp. Đối với mặt vĩ mô thì ở chính quyền địa phƣơng định hƣớng những cơ sở giáo dục

nhƣng phải kết nối với Doanh nghiệp về bài toán nhân lực./.

Page 32: Tham luận của các diễn giả

32

MEKONG CONNECT 2016-Ba cuộc thảo luận chuyên đề trọn buổi chiều.

Chuyên đề 1:

Gạo Việt sạch và ngon – Những nỗ lực chinh phục thị trường (14:00 16:30)

Diễn giả:

Ông. Herb Cochran, Giám đốc Điều hành AÔng TRẦN

NGUYÊNham Vietnam

TS. Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện và

Công nghệ sau thu hoạch (trình bày bài của Ông Richard

Gilmore, Sáng lập viên và Chủ tịch Diễn đàn An toàn Thực

phẩm Toàn cầu)

ThS. Lê Thị Tú Anh, Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp GAP

Điều phối:

Bà Vũ Kim Hạnh,

Chủ tịch Hội DN HVNCLC

BÀ KIM HẠNH: Giới thiệu diễn giả và đề dẫn.

HERB COCHRAN (trình bày thay cho ông Richard Gilmore, Sáng lập viên và Chủ tịch Diễn

đàn An toàn Thực phẩm Toàn cầu)

Nhắc lại vụ việc 94 container gạo VN bị FDA phát hiện có dƣ lƣợng thuốc BVTV quá ngƣỡng. Và

trong vòng 90 ngày, 94 container này phải bị tiêu hủy hoặc đƣa ra khỏi nƣớc Mỹ. Đây là thực

trạng nổi bật về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bài trình bày này đƣa ra những lý do khiến nƣớc Mỹ tăng cƣờng kiểm soát thực phẩm nhập

khẩu vào Mỹ, trong đó lý do đầu tiên và lớn nhất là vì các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến

thực phẩm nhập khẩu tăng mạnh, phần nhiều đến từ Châu Á (vd nhƣ Trung Quốc), sau đó mới

đến các lý do khác về kinh tế. Bài trình này này chủ yếu tập trung giới thiệu Luật Hiện đại hoá

An toàn Thực phẩm FDA (FSMA). FSMA là biện pháp kiểm soát thực phẩm ngay từ khi nó chƣa

vào Mỹ - cập cảng Mỹ và lƣu hành trên thị trƣờng Mỹ. Bài trình bày cũng đƣa ra những lƣu ý

cho doanh nghiệp Việt khi muốn đƣa thực phẩm vào Mỹ. (xem thêm slide trình bày bằng tiếng

Việt)

BÀ TÚ ANH

Lo ngại việc sử dụng phân bón tràn lan trên đồng ruộng khiến lúa dƣ đạm sâu bệnh

nhiều sử dụng nhiều thuốc BVTV đất nhiễm độc, chết vi sinh vật sử dụng

thuốc nhiều hơn.

Page 33: Tham luận của các diễn giả

33

Lo ngại sự hiểu lầm của nhiều ngƣời Việt Nam là gạo Thái, gạo Campuchia an toàn hơn gạo

Việt. Thực tế, hiện nay CPC cũng bắt chƣớc ngƣời Việt, sử dụng nhiều hóa chất trên ruộng lúa

nên chất lƣợng gạo cũng không đảm bảo.

Vậy làm sao chứng minh cho ngƣời Việt là còn nhiều gạo Việt ngon, an toàn?

Cty Nông nghiệp GAP đƣợc Vinafood 2 chọn triển khai thực hiện lúa chất lƣợng cao, đƣợc

Saigon Co.op chọn triển khai gạo hữu cơ 100% mang tên Jasmin 100, đã bắt đầu bán ở hệ

thống Co.op Mart.

Cty Nông nghiệp GAP đang có hai dự án trồng gạo lớn trên các vùng luân canh lúa tôm mang

tên: “Tốt lúa Lợi tôm” và “Tốt lúa Lợi đất”. (xem thêm slide trình bày)

THẢO LUẬN:

Câu hỏi 1:

Diện tích ĐBSCL theo đà biến đổi khí hậu thì khả năng mở rộng diện tích lúa-tôm là

rất lớn, sắp tới là 200.000 ha. Theo ông Herb và chị Tú Anh, có thể liên kết được để

bán gạo ở Mỹ không? (TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trƣởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL)

Luật chống bán phá giá 1966 của Mỹ có liên hệ gì với luật ATVSTP mới của Mỹ không?

BÀ TÚ ANH

200.000 ha ở ĐBSCL có thể triển khai lúa tôm, hiện nay, theo thống kê đã có 180.000 ha ở Biến

Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, đã có từ lâu đời, ở các vùng ven biển, với diện tích trải

dài. Mùa nƣớc mặn nuôi tôm, mùa mƣa trồng lúa. Lúa tôm là giống dài ngày, tháng 8AL xuống

giống, tháng 12 thu hoạch, gạo bán vào dịp Tết.

Lúa tôm nhiều vùng chọn nhiều giống, nhƣ Bạc Liêu có 1 bụi đỏ, 4900…. Riêng Công ty NN

GAP chọn giống gạo thơm Sóc Trăng ST5, hữu cơ 100%. Thử đƣa qua Mỹ, ngƣời bên Mỹ chấp

nhận chất lƣợng hạt gạo. Về thị trƣờng Mỹ, tín hiệu thị trƣờng là ổn, không bị dƣ lƣợng.

Nhƣng rất cần nhiều ngân sách cho marketing.

Hẹn vài năm nữa, khi NN GAP marketing thành công sẽ mở rộng thêm diện tích lúa-tôm. Hiện

nay là vài trăm ha.

ÔNG HERB: Đạo luật 1966 và đạo luật mới ko liên quan.

1966: Dành cho thị trƣờng đồ tiêu dùng

Page 34: Tham luận của các diễn giả

34

SFMA: Dành cho thực phẩm. Mục đích lớn là đào tạo nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, đảm bảo an

toàn sức khỏe cho ngƣời Mỹ.

Câu hỏi 2: Lê Hiếu Hữu, kỹ sư trồng trọt, chuyên nghiên cứu lúa, sau này chuyển

sang mảng BVTV. Trong số xuất khẩu thì tỉ lệ trả về là bao nhiêu? Và những lý do nào để bị

trả lại? Nhƣ quy cách đóng gói, xay xát?

Tại sao ăn gạo xát trắng quá? Dân mình tiểu đƣờng quá trời. Một thế hệ tiểu đƣờng, thiếu B1,

vi chất… trong khi thành phần bổ dƣỡng trong cám rất nhiều, lại dành cho heo gà hết, ngƣời

chỉ ăn chất bột không xơ.

Mình SX ra hạt gạo, gạo có dinh dƣỡng, mà ko ăn. Làm sao cho hạt gạo bổ dƣỡng hơn?

ÔNG HERB: Tôi không rõ tỉ lệ 94 container bị trả về chiếm bao nhiêu trong số gạo vào Mỹ. Khi

tôi nói chuyện với các cơ quan quản lý về ATVSTP ở VN, tôi lấy ví dụ này để họ hiểu về tiêu chí

ATVSTP của Mỹ.

Chúng ta có thể lên trang web của FDA để truy xuất thông tin những lô hàng bị từ chối nhập

vào Mỹ. Họ thƣờng cập nhật vào đầu tháng.

Ví dụ tháng 8 thì có lô hàng về gạo, tháng 9 có lô hàng về thủy hải sản của VN bị trả lại.

Nói về SFMA, lần đầu tiên từ 2011, Quốc hội Mỹ mạnh tay đƣa ra luật về an toàn VSTP nhƣ

vậy.

BÀ TÚ ANH:

Trả lời việc xát cám: Là theo quy định của đơn vị nhập và nhu cầu thị trƣờng. Gạo xuất khẩu

qua Mỹ, Úc để cám nhiều dễ bị mối mọt khi tồn trữ. Đối tác kiểm tra, đƣa tay vào bao gạo rút

ra, thấy bụi cám trên tay là không nhận hàng.

Về việc gạo VN bị trả về vì dƣ lƣợng, theo quy định, Mỹ cấm 7 hoạt chất dễ có khả năng gây

bệnh cho ngƣời. Những hoạt chất này có nhiều trong các thuốc ngừa đạo ôn cổ bông… của VN)

Những thuốc mà nông dân mình đang sử dụng đều có 7 chất này.

BÀ KIM HẠNH:

Thất thoát sau thu hoạch tại VN rất lớn, có thể lên tới 40 -50% vì không có kho phù hợp, nhất

là kho lạnh. Số lƣợng kho lạnh trong Nam tăng gấp 4 lần thời gian qua, nhƣng để cho thủy sản,

không phải kho lúa gạo.

Page 35: Tham luận của các diễn giả

35

ÔNG PHẠM VĂN TẤN:

Vấn đề kho, trƣớc đây khi ĐBSCL xuất 7, 8 tấn gạo thì có kho 4 tấn. Nhƣng kho đó chỉ để tránh

mƣa, nhiệt độ môi trƣờng vẫn chi phối. Không thể bảo quản đƣợc trên 6 tháng.

Kho đạt yêu cầu là kho Silo, là phải kín, thông thoáng, kiểm soát đƣợc nhiệt độ.

Nhƣng VN mình bán gạo “xá”, giá gạo chỉ 375-400 đô, không đủ chi phí đầu tƣ kho Silo, phải

bán đƣợc từ 750 – 800 đô thì mới là có lời ngon lành. Hiện nay về kho Silo, An Giang mua của

TQ, có 1 doanh nghiệp mua kho công nghệ Châu Âu.

ÔNG JULIEN:

Kho là một vấn đề, nhƣng nếu có thể tăng tốc độ từ thu hoạch ra thị trƣờng nhanh hơn thì sẽ

giảm thất thoát nhiều hơn. Khi đó, nguồn lực đƣợc tập trung cho bao bì, tiếp thị để mang lại

giá trị cao hơn. Đó là lý do vì sao cần quản trị logistic thật tốt.

Câu hỏi 3&4: Công ty NN GAP xuất khẩu gạo lúa tôm qua Mỹ bằng thương hiệu gì?

Các chứng nhận cần thiết để vào thị trường này? Nói gạo lúa tôm của NN GAP là gạo

hữu cơ thì có cần xác nhận của USDA hay không? (Nguyễn Đức Tâm – PV Thời báo kinh

tế Sài Gòn).

Mô hình lúa không dùng thuốc BVTV và có dùng thuốc BTVT thì lợi nhuận khác nhau

ra sao? (Một DN khác)

BÀ TÚ ANH:

Xuất bằng thƣơng hiệu của NN GAP. Giống lúa mà cty dùng để làm thƣơng hiệu gạo Lúa Tôm

là giống ST5, đƣợc trồng theo phƣơng pháp hữu cơ, bón phân hữu cơ của Mỹ. Trồng trên đất

phèn mặn, nuôi tôm nên có vị ngọt, đậm đà, ngon nhƣ ST20.

Một kinh nghiệm đau thƣơng của NN GAP, đó là xuất hàng đi Mỹ và in xuất xứ là TP HCM (địa

chỉ công ty). Nên bị cộng đồng ngƣời Việt vƣợt biên đang sống tại Mỹ tẩy chay, gọi là “gạo Việt

Cộng”, rất vất vả trong bán gạo. Sau đó, phải sửa bao bì, chỉ để tên DN và địa chỉ website thôi.

Giá bán là 890$/tấn cho gạo vùng lúa tôm. Tuy cao so với gạo Việt thông thƣờng, nhƣng vẫn

thấp hơn gạo Thái (1100$/tấn).

Gạo lúa tôm vào Mỹ không gọi tên chính thức là gạo hữu cơ, mà chỉ để là trồng bằng phân hữu

cơ 100%, vì chƣa lấy chứng nhận của USDA. Nếu làm xong chứng nhận này, chi phí bị đội lên

và giá gạo đến tay ngƣời tiêu dùng lại bị cao lên.

Mô hình trồng lúa trong ruộng tôm sử dụng phân hữu cơ, không sd thuốc BVTV hóa học. Nếu

không cho nông dân sd thuốc thì họ không an lòng. Nên phải xài thuốc BVTV sinh học. Nếu sd

Page 36: Tham luận của các diễn giả

36

phân hữu cơ, cây không cao, ruộng không xanh mƣớt, nên sâu bệnh ít, sử dụng thuốc BVTV

sinh học để khống chế bệnh là dễ dàng. Nhƣng nếu xin chứng nhận hữu cơ của nƣớc ngoài thì

phải sử dụng đúng thuốc trong danh mục cho phép của Mỹ, chi phí rất cao. Trong khi sử dụng

thuốc BVTV sinh học do VN sản xuất thì chất lƣợng tốt mà giá cả lại hợp lý.

Câu hỏi 5: Hiện giờ gạo Việt Nam xuất khẩu chỉ 7 triệu tấn/năm. Bán trong nước có

lợi hơn sao không khai thác thị trường nội địa rộng lớn?

BÀ TÚ ANH:

Sản lƣợng gạo XK chỉ 155, 85% dùng nội đia. Nói thật tôi không ham xuất khẩu đâu. Nhƣng đó

là 1 cái PR. Để nói cho bà con mình biết, gạo tôi xuất khẩu qua Mỹ, là gạo chất lƣợng, để bà

con tin xài. Thị trƣờng nội địa mới là quyết định. Doanh nghiệp nào chinh phục đƣợc thị trƣờng

nội địa, doanh nghiệp đó sẽ thắng.

BÀ KIM HẠNH:

Để bán đƣợc ở thị trƣờng nội địa cần có thƣơng hiệu. Cách chúng ta bán gạo là gạo trộn, rồi

thƣơng lái tự đặt một loại tên cho nó, ví dụ gạo Thái, gạo Miên, gạo lài sữa… tùy theo “cảm

hứng”. Có khi gạo nội lại đổi bao bì ngoại thành gạo Thái và đem kiểm tra thì toàn gạo ST.

Ông Hồ Quang Cua tham dự hội chợ ở Thái Lan, cũng sampling bằng cách nấu cơm, ngƣời Thái

khen là ngon hơn gạo Thái

Câu chuyện của chúng ta không phải là không có gạo chất lƣợng. Mà gạo của chúng ta chƣa có

thƣơng hiệu. Những ngƣời chuyên môn làm marketing cho gạo thì chƣa thấy.

Câu hỏi 6: Tại sao chị Tú Anh chọn dùng phân hữu cơ nhập từ Mỹ mà không phải là

phân hữu cơ sản xuất trong nước?

Phải chọn phân hữu cơ nhập từ Mỹ (bang Floria) vì phân này rất tốt, là hữu cơ, do một nhà

khoa học của Mỹ nghiên cứu ra, giúp cây lúa bớt bệnh và năng suất lúa không thấp hơn nhiều

so với việc dùng phân hóa học. Ngoài ra, chúng tôi có làm việc với giáo sƣ Trần Kim Quy, và GS

cho biết, năm tới có thể sản xuất một loại phân bón hữu cơ Việt Nam tƣơng đƣơng chất lƣợng

với phân bón của Mỹ. Khi đó chúng ta sẽ thử xem có thể thay thế cho việc nhập phân Mỹ hay

không.

Nếu đƣợc, chúng ta sẽ có giá thành sản xuất thấp hơn, giá không chênh lệch nhiều, để nhiều

ngƣời đƣợc cùng ăn gạo ngon.

Hiện nay gạo hữu cơ Hoa Sữa đang xài phân hữu cơ VN, năng suất chỉ 2-3 tấn/ha. Thành ra giá

gạo sẽ cao. Còn khi sử dụng phân hữu cơ Mỹ, năng suất lên đến 5-6 tấn/ha. Chúng tôi có thể

bán cạnh tranh hơn.

Page 37: Tham luận của các diễn giả

37

Chúng tôi canh tác theo phƣơng thức hữu cơ, có sử dụng thêm phân hóa học theo chuẩn GAP,

tức là bón phân hóa học đầu vụ, giảm dần vào giữa vụ và đến cuối vụ thì hoàn toàn xài phân

hữu cơ.

Con đƣờng hữu cơ gian khổ, 5 năm lỗ 2 triệu đô la. Phải làm việc khác để bù lỗ cho việc này.

Tôi hy vọng năm tới sẽ không lỗ nữa.

Câu hỏi 7: Liệu lúa gạo có được sử dụng như một công cụ ngoại giao, trong bối cảnh

biến đổi khí hậu đe dọa an ninh lương thực không?

Ông Lê Anh Tuấn (Viện nghiên cứu BĐHK – ĐH Cần Thơ): Tôi xác nhận là có ngoại giao

lúa gạo. Và chính tôi đã làm. Đó là khi nói về các đập thủy điện ở thƣợng nguồn Mekong, tôi

thƣờng phân tích tác động của các đập này sẽ dẫn đến sụt giảm vùng lƣơng thực ở ĐBSCL, và

vì VN là nƣớc xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới, nên an ninh lƣơng thực toàn cầu sẽ bị đe dọa. Vì

vậy, thế giới cần quan tâm đến việc lên tiếng giảm thủy điện đầu nguồn Mekong./.

Page 38: Tham luận của các diễn giả

38

Chuyên đề 2: (14:00 – 17:00)

Giao lưu giữa các dự án khởi nghiệp và nhà đầu tư.

Điều phối: Ông Trần Nguyên, Giám đốc điều hành Vƣờn ƣơm doanh nghiệp Thành phố Đà

Nẵng (DNES)

Chủ trì: Ông Trần Văn Tùng, Thứ trƣởng Bộ KH&CN

Diễn giả:

Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thƣơng Cần Thơ, Giám đốc Vƣờn ƣơm công nghệ

công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (KVIP)

Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ

PGS.TS Trần Văn Ơn, Trƣởng bộ môn Thực vật, Trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội, Chủ tịch kiêm

Giám đốc Công ty Dƣợc Khoa (DKpharma)

Nội dung:

Giới thiệu một mô hình hỗ trợ khởi nghiệp

Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương Cần Thơ, nguyên Giám đốc Vườn

ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (KVIP)

- Sự ra đời Vƣờn Ƣơm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam – HQ

- Từ ý tƣởng của Tổng thống HQ Lee Muyng Bak và Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng

- HQ có 18 vƣờn ƣơm công nghệ công nghiệp lớn và hàng trăm vƣờn ƣơm nhỏ tạo động lực

phát triển

- HQ tặng cho VN 1 vƣờn ƣơm

- Khởi đầu từ 2011, bắt đầu xây dựng từ 2013, khánh thành 2015.

- Đã hoàn thành cơ bản xây dựng và nhân sự

- Trụ sở: KCN Trà Nóc, Cần Thơ

Page 39: Tham luận của các diễn giả

39

- Quy mô 4.5ha, xây dựng 13.000 m2 sàn, có 3 nhà xƣởng.

- DN tham gia đƣợc cấp phòng ở & làm việc

- 3 nhóm ngành đƣợc tham gia: Cơ khí chế tạo phục vụ nông nghiệp, Chế biến nông sản, Chế

biến thủy sản

- Để vào vƣờn ƣơm cần có ý tƣởng dự án kinh doanh, có hàm lƣợng KHCN nhất định, có khả

năng thƣơng mại hóa. Vƣờn ƣơm hỗ trợ dự án khởi nghiệp xây dựng quy trình, thí nghiệm và

thực hành tại nhà xƣởng, ra sản phẩm, thí nghiệm và cải tiến.

- Hiện nay đã có 10 ý tƣởng tham gia, xét đƣợc 3 dự án để vào vƣờn ƣơm.

- Kêu gọi các bạn trẻ đến tham quan, gửi dự án tham gia.

- Dành cho cả ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài, không giới hạn.

PGS.TS Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật, Trường đại học Dược Hà Nội, Chủ

tịch kiêm Giám đốc Công ty Dược Khoa (DK pharma)

- Vƣờn ƣơm ảo, không cần cơ sở vật chất

- Các HTX, công ty cổ phần của đồng bào các dân tộc miền núi

- Giấc mơ vƣờn thảo dƣợc xanh của Việt Nam, bắt nguồn từ thuốc thảo dƣợc của ngƣời Dao

- VN có rất nhiều lợi thế về sự đa dạng của các dân tộc và sản vật địa phƣơng, tìm ra các sản

phẩm để không thua trên sân nhà trƣớc khi phát triển ra thế giới

- Chƣơng trình One Community One Product

- Thảo dƣợc là một hƣớng phát triển tốt và phù hợp

- Xây dựng Thung lũng thảo dƣợc xanh của VN với cảm hứng từ Cosmetic Valley của Pháp

- Quan tâm đến vấn đề phát triển con ngƣời, huấn luyện những CEO chân đất

- Trƣờng hợp điển hình: Lý Láo Lở, Dao spa

Ông Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ KHCN

- Vui mừng vì Khởi nghiệp đã trở thành phong trào, đƣợc lãnh đạo Nhà nƣớc quan tâm.

- Mong muốn VN có bầu không khí khởi nghiệp sôi động nhƣ Israel.

Page 40: Tham luận của các diễn giả

40

- Khi khởi đầu còn nhiều khó khăn, vì chƣa có hệ sinh thái khởi nghiệp. Thiếu 2 yếu tố rất quan

trọng: nền tảng pháp lý, và quỹ đầu tƣ mạo hiểm cho khởi nghiệp.

- Chƣa có hệ thống luật dành cho khởi nghiệp.

- Đề nghị Bộ KHĐT bổ sung chƣơng về đầu tƣ mạo hiểm trong Luật hỗ trợ DN vừa và nhỏ.

- Đề nghị CP cho lập quỹ đầu tƣ mạo hiểm có sự hỗ trợ của NN.

- Bộ KHCN phê duyệt đề án thƣơng mại hóa sản phẩm công nghệ theo mô hình Silicon Valley:

Business Accelerator, Bootcamp, Demo

- Tạo môi trƣờng cho các dự án khởi nghiệp tiếp cận với nhà đầu tƣ

- NN đi trƣớc một bƣớc để làm mẫu và rút kinh nghiệm bằng quỹ đầu tƣ mạo hiểm có sự hỗ trợ

của ngân sách NN.

Q&A:

Ông Trần Nguyên: Lý do vì sao quan tâm tới khởi nghiệp?

Ông Nguyễn Quân:

- Cần phải khuyến khích khởi nghiệp để tạo động lực phát triển cho nền kinh tế

- Mong muốn tạo nền tảng pháp lý và các mô hình thí điểm

Ông Nguyễn Minh Toại:

- Dự án đƣợc giao cho UBND Cần Thơ, UB giao lại cho Sở Công Thƣơng Cần Thơ

- Mong muốn làm gia tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp

Về định hình khởi nghiệp của Cần Thơ:

- Làm sao cho vƣờn ƣơm phát triển và thu hút các bạn trẻ khởi nghiệp

- Quyết định của TTg cho thí điểm đặc thù, tạo điều kiện cho vƣờm ƣơm hoạt động

- Sau ƣơm tạo: thành lập nhà máy sau khi ƣơm tạo thành công. 5 năm đầu miễn tiền thuê đất,

5 năm sau đó giảm 50%, miễn giảm thuế TNDN, miễn thuế nhập khẩu khi mua máy móc thiết

bị

Page 41: Tham luận của các diễn giả

41

Ông Trần Vũ Nguyên: Thung lũng thảo dƣợc đang nằm ở đâu trong bức tranh khởi nghiệp

của VN?

Ông Trần Văn Ơn:

- Những sản phẩm tốt đã có từ lâu và có tiếng tốt trên thị trƣờng

- Thay vì từng ngƣời riêng lẻ thì tập hợp lại để có thể lập ra những tiêu chuẩn chất lƣợng của

sản phẩm

- Rất quan tâm đến những chính sách của nhà nƣớc để vận dụng cho phù hợp, nhƣng không

phụ thuộc vào nhà nƣớc mà phải chủ động.

Câu chuyện quan hệ với nhà đầu tư

Ông Trần Văn Ơn: Nặng về suy nghĩ chờ đợi

- Các bạn trẻ khởi nghiệp thƣờng nghĩ nhà đầu tƣ cho mình cái gì hơn là mình phải làm gì để

đƣợc đầu tƣ.

Câu chuyện về sức ép phải tìm kiếm các dự án tốt của nhà đầu tư

Ông Trần Vũ Nguyên:

- Phải tìm kiếm dự án/ sản phẩm có nhu cầu thị trƣờng thật dù có thể mô hình rất đơn giản.

- Có rất nhiều nhà đầu tƣ đang đi tìm dự án hấp dẫn để đầu tƣ.

Khán giả Nguyễn Thị Khanh, đang làm việc tại một NGO: làm sao tìm và kết nối các

cộng đồng phù hợp, giới thiệu đến với các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp

Ông Trần Văn Ơn:

- Tìm những trƣờng hợp điển hình để hỗ trợ, có uy tín tốt sẽ có thêm nhiều kết nối

- Tổ chức hệ thống, từ bí thƣ địa phƣơng đến chủ tịch và cán bộ quản lý

Khán giả Trương Hữu Thuận (dự án Trà khổ qua rừng vì sức khỏe cộng đồng):

1. Cần hỗ trợ về chế biến, có thể nhờ sự hỗ trợ của KVIP

2. Thung lũng dƣợc phẩm có cây khổ qua rừng chƣa? Có thể tham gia không?

Page 42: Tham luận của các diễn giả

42

Trả lời:

1. Ông Nguyễn Minh Toại: KVIP sẵn sàng hỗ trợ ở quy mô thử nghiệm, lò sấy quy mô nhỏ,

phòng thí nghiệm sinh hóa sinh lý…

2. Ông Trần Văn Ơn: Thung lũng dƣợc phẩm chƣa có khổ qua rừng. Sẵn sàng mời tham

gia. Hãy tập trung bán hàng, đặc biệt là công cụ story-telling.

Khán giả: Nguồn thuốc nam ở ĐBSCL như thế nào, có tiềm năng phát triển?

Ông Trần Văn Ơn:

- Cần nghiên cứu cơ bản tại cộng đồng và địa phƣơng, để bắt đầu không cần quy mô quá

hoành tráng mà cần chắc chắn.

Khán giả: đang xây dựng dự án phát triển sản phẩm từ cây getto kéo dài tuổi thọ,

xuất xứ từ Nhật. Khó khăn về trang thiết bị để sản xuất ra sản phẩm thương mại

hóa.

Ông Trần Văn Ơn:

- Có thể xem xét phƣơng án đặt gia công sản phẩm để test thị trƣờng trƣớc khi quyết định đầu

tƣ hoặc thuyết phục nhà đầu tƣ.

Khán giả Huỳnh Như (dự án sản phẩm handmade làng nghề khăn choàng Long

Khánh – Đồng Tháp):

- Giải pháp xử lý mùi của sợi?

- Chất chống nấm mốc tự nhiên?

- Có nên đầu tƣ trồng bông để lấy sợi, tạo thành câu chuyện cho sản phẩm?

Ông Trần Văn Ơn:

- Những vấn đề khó cần có thời gian nghiên cứu

- Nên tập trung vào việc thiết kế mẫu mã trƣớc để tạo những sản phẩm phù hợp với thị trƣờng

hơn là đầu tƣ vào một lĩnh vực chƣa có thế mạnh là trồng trọt./.

Page 43: Tham luận của các diễn giả

43

Chuyên đề 3:

Tư duy mới về nông nghiệp sạch – nông nghiệp thông minh

Điều phối: Nhà báo Trần Phi Tuấn

Diễn giả:

TS. Nguyễn Thanh Mỹ, TGĐ Rynan Agrifoods (TM)

GS.TS. Trần Đức Viên, GĐ Học viện Nông nghiệp VN (ĐV)

Ông Gal Yarden, Giám đốc điều hành Đông Nam Á của Công ty Netafim (Israel) (GY)

TS. Nguyễn Thanh Mỹ, TGĐ Rynan Agrifoods (TM)

- Nông nghiệp thông minh với khí hậu là nền nông nghiệp bảo đảm an ninh lƣơng thực,

phát triển kinh tế xã hội bền vững, với mục tiêu, tăng thu nhập cho ngƣời dân, giảm phát thải

khí nhà kính, tăng thu nhập, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)

- Cơ cấu về nông nghiệp năm 2013 Việt Nam đƣa ra là tập trung về chất lƣợng chứ không

phải số lƣợng. Cải tổ bằng cách tăng đầu ra và giảm đầu vào. Tạo ra nhiều cơ hội cho các bạn

trẻ. Hơn 60% ngƣời dân vẫn sống và làm nhà nông thì đó là một cơ hội.

- 5 năm vừa qua hàng loạt các siêu thị và cửa hàng tiện lợi mọc lên, nhiều trải nghiệm

mới.

- Hiện nay mình cần thực phẩm tƣơi ngon, an toàn, giá tốt hơn và cái này cần công nghệ

để làm và đã có hết các công nghệ này trên thế giới hay VN cũng vậy. Thách thức nông nghiệp

là dùng nhiều thuốc trừ sâu, canh tác nhỏ lẻ, tập trung số lƣợng hơn chất lƣợng. Chế biến thì

hơn 40% là hƣ hỏng về chất lƣợng vì vận chuyển, bảo quản không tốt, trong khi nhiều công

nghệ cho việc này đã có rồi. VN không có thực phẩm hƣ, chỉ có thực phẩm bẩn, họ sáng tạo

bằng cách lấy thực phẩm hƣ bỏ thêm hóa chất thành thực phẩm bẩn để bán.

- Phân phối thì nhiều lớp thƣơng lái trung gian, họ hƣởng nhiều so với ngƣời nông dân

trực tiếp làm. Nhƣng bây giờ thời đại công nghệ internet thì mình có thể thay đổi điều này…

Page 44: Tham luận của các diễn giả

44

- Chúng tôi có làm phân bón thông minh để làm tốt hơn cho bà con nông dân để không bị

rửa trôi, bốc hơi để không bị phát thải khí nhà kính. Ngoài ra có thể thêm thuốc diệt ốc bƣơu

vàng vào trong phân bón này. Cái này chúng tôi đã chứng minh là ốc bƣơu vàng chết mà lúa

vẫn an toàn…

- Mình còn dùng thuốc vi sinh, con thiên địch để trị bệnh trị con rầy mà không cần thuốc

hóa học… Bên Israel họ có những công ty nuôi những con này để bán còn Vn mua về sử dụng

rất khó vì thủ tục hành chính. Đây là cơ hội cho những ngƣời khởi nghiệp có thể nuôi những

con này để bán…

- Mùa khô vừa rồi nhiều ngƣời dân không có nƣớc tƣới cây, mình làm những trạm quan

trắc để biết khi nào nƣớc ngọt vào, nƣớc mặn vào… đây là cơ hội lớn cho ngƣời khởi nghiệp về

IT.

- Năm 2015 VN thải lên khí quyển 360 triệu tấn khí thải nhà kính, trong đó nông nghiệp

chiếm đến 43% và có đến 50,5% là từ canh tác lúa (tức là 78 triệu tấn khí nhà kính). Do đó

ngƣời nông dân mình không những kinh doanh bằng lúa gạo mà còn là bán chứng chỉ phát thải

khí nhà kính. Đây là 1 sản phẩm mới mà ngƣời nông dân có thể tính đến…

- Những thiết bị di động bây giờ không chỉ để nói và nghe nữa mà là để so sánh giá cả,

chống hàng giả, thanh toán tiền… in mã sản phẩm trên sản phẩm để biết sản phẩm đó mua ở

đâu, phân phối nhƣ thế nào, có giả không, truy nguồn gốc xuất xứ... Nó sẽ là cơ hội cho các

doanh nghiệp về công nghệ. Ở Trà Vinh chúng tôi làm đƣợc điều này…

- VN là nƣớc chịu ảnh hƣởng của BĐKH nên mình phải học cách ứng phó và tăng khả

năng thích ứng với nó. Tƣới nhỏ giọt, dinh dƣỡng, hệ thống kiểm tra …

Ông Gal Yarden, Giám đốc điều hành Đông Nam Á của Công ty Netafim (Israel)

- Ở Israel thách thức lớn là thiếu nƣớc, từ đó chúng tôi hình thành Netafim tại miền Nam

Israel và cải tiến công nghệ tƣới nhỏ giọt đến nay đã hơn 50 năm, những ngƣời nông dân là

ngƣời nghiên cứu ra điều này.

- Hiện nay chúng tôi đã chủ động đƣợc điều này và không thiếu nƣớc nữa, chúng tôi xử

lý nƣớc thải ở các khu dân cƣ để xử lý thành nƣớc tƣới cho cây, hay những hệ thống xử lý

nƣớc mặn thành nƣớc ngọt… ngoài tiết kiệm nƣớc qua hệ thống tƣới nhỏ giọt thì còn cung cấp

Page 45: Tham luận của các diễn giả

45

thêm các dinh dƣỡng cho cây qua hệ thống này. Điều này giảm thiểu việc chúng ta dùng thuốc

bảo vệ thực vật.

- Hệ thống này để nổi trên mặt đất hoặc chôn ngầm cũng đƣợc. công nghệ trồng trọt nhà

kính thì có nhiều thiết bị khác nhau hay cơ cấu cây trồng khác thì chúng ta có những hệ thống

tƣới khác nhau. Ngoài ra hệ thống trồng cây trong nhà kính thì cũng có nhiều thiết bị, hệ thống

điều khiển kèm theo để chúng ta kiểm soát khí hậu trong đó… bằng điện thoại thông minh…

- Chúng tôi đã làm những dự án từ Ấn Độ sử dụng nguồn nƣớc ở hồ, đập để thiết kế

phân phối cho các loại cây trồng khác nhau. Dự án giúp cho nông dân chuyển đổi từ cây trồng

có giá trị thấp qua những cây có giá trị cao và bền vững.

- Ở VN chúng tôi làm dự án cung cấp nƣớc ở Long Thành (Đồng Nai) Đà Lạt, Tây Nguyên

cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Chúng tôi làm cho VinEco, chúng tôi hoạt động hơn 15 năm

qua đại diện là công ty Khang Thịnh.

- Nhƣ những đợt hạn vừa rồi hệ thống tƣới nhỏ giọt của chúng tôi vẫn làm cho cây ra hoa

bình thƣờng.

TS.Trần Đức Viên (Học viện Nông nghiệp)

- Nói về cuộc cách mạng trong nông nghiệp đầu tiên. Những năm 1960, tuổi thọ trung

bình của các nƣớc thấp, Ấn Độ khoảng 35, VN 40, chứng tỏ nền nông nghiệp truyền thống

không đủ thích ứng để nuôi một số lƣợng ngƣời dân đang đông lên. Với hơn 7 tỉ ngƣời thì nông

nghiệp truyền thống không đủ để nuôi sống và Norman Borlaug đã tạo ra giống lúa mì thấp cây

năng xuất cao ngắn ngày, ông đƣợc giải Nobel về điều này và đó là cuộc cách mạng xanh, nó

đã cứu con ngƣời khỏi đói.

- Lúc này ngƣời ta mới ngộ ra một điều cần xem xét rằng, các nƣớc nghèo chuyển sang

phụ thuộc nƣớc ngoài về vật tƣ nông nghiệp. Kinh nghiệm rằng, nếu chúng ta không làm chủ

công nghệ thì chúng ta cũng chỉ là ngƣời làm thuê trên chính quê hƣơng mình, công nghiệp là

một bài học nhƣ thế.

- Cuộc cách mạng này để lại nhiều hệ lụy mà ta đang gánh chịu và ngƣời ta cho rằng

cuộc cách mạng nông nghiệp lần 2 sẽ sớm ra đời.

- Chủ đề nguy và cơ của hội thảo nhƣng tôi thấy mọi ngƣời dƣờng nhƣ cứ đổ tất cả cho

BĐKH. Đúng nhƣng chƣa đủ, vì nhƣ châu Âu, không có BĐKH thì làm gì có văn minh châu Âu,

vì tuyết tan, băng tan mà dòng ngƣời mới di chuyển và tạo ra châu Âu. Điều quan trọng ở đây

Page 46: Tham luận của các diễn giả

46

là tâm thế của chúng ta chƣa chuẩn bị và chƣa sẵn sàng. Thái Lan cũng hạn mặn, 13 tỉnh đông

bắc Thái Lan, họ không kêu than vì biến đổi khí hậu, chuẩn bị sẵn. Tôi cho rằng đây là cơ hội

để chúng ta thay đổi gốc rễ tƣ duy vấn đề này. Vậy cuộc cách mạng xanh lần 2 là về gì, đó là

dựa vào kỹ năng, kiến thức của ngƣời nông dân. Tôi ví dụ nhé, một ngƣời nông dân ÚC nuôi

190 ngƣời, cao hơn Mỹ. Vì sao, vì 31% ngƣời dân họ tốt nghiệp đại học, cao đẳng, họ là ngƣời

dân có tri thức, đƣợc đào tạo…vì một nền nông nghiệp tiến tiến không thể có những ngƣời

nông dân lạc hậu đƣợc mà phải đào tạo.

- Tại sao ta phải giữ nông nghiệp truyền thống trong sự xâm lấn hàng ngày của nông

nghiệp CNC? Nông nghiệp truyền thống chính là cái đẻ ra nền văn minh của một dân tộc, suy

cho cùng họ là những ngƣời tạo lập ra nền văn hóa từ cải lƣơng, hát chèo… nông nghiệp nhà

kính liệu có tạo ra đƣợc điều đó không. Văn hóa dân tộc là cái tạo ra sự khác biệt giữa các

vùng. Chúng ta không cẩn thận thì quá trình hội nhập sẽ nuốt chửng một nền văn hóa, tiêu diệt

một nền văn minh.

- Chúng ta phải để ý đến yếu tố kinh tế bản ngã, bản địa và kinh tế phát triển. Cái bản

địa là của mình có không vay mƣợn ai, điển hình của việc thành công trong tôn trọng kinh tế

bản ngã là ngƣời Nhật Bản. Họ có tôn ti trật tự, họ hƣớng nội rất mạnh, nên những sản phẩm

tốt nhất họ dùng nội địa

- Ngày bé tôi đi gặt lúa với gia đình tôi có thể vục nƣớc uống ngay tại ruộng, có thể nhổ

khoai lau qua rồi ăn ngay mà không sợ gì cả không bị gì hết, giờ có ai dám làm điều đó? Đó là

nông nghiệp sạch. Nhƣng nông nghiệp sạch lại không trụ đƣợc khi phải nuôi sống dân số tăng

lên quá nhiều và nhanh. Vì thế ta buộc ứng dụng công nghệ cao.

- Nhƣng bao nhiêu phần trăm nông dân có thể làm nông nghiệp CNC? Nó cần nhiều tiền,

do đó đa số nông dân bị gạt ra khỏi cuộc chơi này, họ phải làm thuê bằng sức lao động cho các

ông chủ lớn. Vì thế có luồng ý kiến cho rằng: “Nông nghiệp CNC là hình thức tích lũy tƣ bản cho

một nhóm ngƣời”.

- Quan trọng nhất của một Chính phủ là làm sao giữ đƣợc sự cân bằng giữa nông nghiệp

truyền thống và kinh tế phát triển. ít nhất trong 30 năm nữa nhiều nông dân vẫn phải giữ nông

nghiệp truyền thống.

- Do đó tôi nghĩ rằng việc phát triển nhƣ thế nào cũng phải cân nhắc tới yếu tố văn hóa,

thứ hai, một trong những việc phát triển của ĐBSCL bây giờ là việc bảo tồn các tài nguyên

Page 47: Tham luận của các diễn giả

47

nông nghiệp, và khôi phục các vùng đất bị suy thoái. Trong thời gian qua chúng ta quá say sƣa

với GDP, bóc lột đất quá nhiều và khẳng định vị thế VN trên trƣờng quốc tế.

Phiên thảo luận 3 người:

Ông Mỹ: Trả lời TS. Viên về vấn đề tích lũy tư bản: Tôi chỉ cố gắng làm để đem ứng dụng

những công nghệ mới, có sẵn giúp nông dân canh tác tốt hơn, đó là mục đích chính. Về tích lũy

tƣ bản đƣơng nhiên cần có những ngƣời tích lũy nhƣ tôi để kéo cho ngƣời khác đi theo. Cũng

đúng thôi vì phát triển về xã hội nó nhƣ thế, tôi không phản biện thêm điều này.

Vấn đề ở đây chúng ta lấy từ đất đai quá nhiều, tƣ cây lúa, rơm rạ, vậy chúng ta phải bỏ lại

phân bón cho đất, dinh dƣỡng cho đất. Phân bón thì ngƣời ta chia là phân bón hóa học, phân

bón hữu cơ và phân vi sinh. Tôi thì chƣa tin tƣởng phân bón hữu cơ vì chƣa làm đƣợc. Vì thế ta

phải cân bằng lại việc bón phân này để đất đừng bị nhƣ hiện nay. Hiện nay chủ trƣơng là giảm

canh tác lúa mà các tỉnh không biết sao. Có ngƣời nói cho đất nghỉ một thời gian thì nó sẽ đem

lại màu mỡ, và phát triển thì ta cũng phải bảo tồn văn hóa của mình.

Ông Phi Tuấn: Vậy giá những sản phẩm thông minh của Mỹ Lan có thông minh

không?

Ông Mỹ: Chúng tôi luôn bán thông minh với túi tiền của ngƣời tiêu dùng. Thông thƣờng tôi

bán nhiều hơn về giá trị sử dụng chứ không phải về giá cả. Tất cả những sản phẩm của chúng

tôi làm đều hƣớng đến điều đó, đó là định hƣớng của nông nghiệp thông minh ứng với khí hậu

của chúng tôi.

Ông Phi Tuấn: Không biết chi phí đầu vào để đầu tư những hệ thống của Netafim với

hiện trạng và mức thu nhập của ĐBSCL thì có phù hợp không?

Ông Gal Yarden: Trong các sản phẩm của chúng tôi có những hệ thống rất lớn có thể dùng

cho những quy mô từ 5 -10 ngàn hecta, cũng có sản phẩm ứng dụng cho nông dân có thể ứng

dụng ở quy mô nhỏ với các cây trồng khác nhau. Có những sản phẩm rất nhỏ chỉ cần xây một

bể nƣớc nhỏ là có thể tƣới và ứng dụng cho quy mô vài trăm mét vuông cho các hộ gia đình…

Các ứng dụng nhỏ chúng tôi thực hiện ở khắp nơi, các nông dân ở Ấn Độ, Thái Lan hiện nay

đến các cửa hàng mua rất nhiều hệ thống tƣới nhỏ giọt về dùng. Suất đầu tƣ hiện nay cho hệ

Page 48: Tham luận của các diễn giả

48

thống tƣới nhỏ giọt phụ thuộc vào nhiều loại cây trồng khác nhau và số lƣợng, mật độ, loại

thiết bị, trung bình nông dân đầu tƣ một hệ thống hoàn chỉnh khoảng 50 triệu/hecta.

Bà Bùi Trân Phượng: những ý tƣởng anh Viên trình bày, nó giống và khác, gần hay xa với

những ý tƣởng trong cuốn sách cuộc cách mạng một cọng rơm? Về khía cạnh văn hóa, tôi đồng

ý nông nghiệp lúa nƣớc tạo ra văn hóa tuồng, chèo… nhƣng cải lƣơng thì không thể ra đời nếu

không có ảnh hƣởng của văn minh phƣơng Tây, của chủ nghĩa tự do cá nhân và nhiều giá trị

khác. Thành ra văn hóa với tôi không phải là yếu tố nhất thành bất biến mà nó là những yếu tố

truyền thống lâu đời và những yếu tố ít lâu đời hơn. Thành ra nó động chứ không tĩnh. Thành

ra chúng ta nói chạy theo CNC thì chúng ta bớt phụ thuộc để mua gạo ăn nhƣng chúng ta phụ

thuộc về công nghệ, kỹ thuật từ nƣớc ngoài, vậy chúng ta có thể không phụ thuộc đƣợc

không? Hay chúng ta phải tìm đƣờng sống bằng cách chúng ta phụ thuộc cái này và bớt tự do

cái khác và không tránh khỏi mối quan hệ liên thuộc. Có cách hài hòa cái này không hay tìm

con đƣờng khác cân bằng?

TS. Viên: Ông Masanobu Fukuoka, tác giả cuốn sách cách mạng một cọng rơm thấy rằng nguy

cơ từ cuộc cách mạng nông nghiệp lần thứ 1 là sự nhãn tiền của nền nông nghiệp Nhật Bản. Và

ông ta tìm một nƣớc lạc hậu để thành lập một trang trại của ông ấy để áp dụng những điều

mình làm về nông nghiệp hữu cơ, với những giá trị truyền thống của nó. Kết luận của cuốn

sách rằng, về mặt lâu dài thì canh tác hữu cơ có lợi hơn vô cơ vì tính ổn định. Thứ 2 ông này

cũng phân tích một kalo năng lƣợng đầu tƣ ra đƣợc bao nhiêu kalo năng lƣợng trong thức ăn.

Tôi nhớ rằng ông ta nói 1 kalo đầu tƣ trong nông nghiệp hữu cơ thu đƣợc từ 20 – 50kalo trong

thức ăn. Còn 1 kalo trong nền nông nghiệp tiên tiến đầu tƣ thu đƣợc chỉ từ 2 – 3kalo trong

thức ăn. Ông ta kêu gọi các nƣớc nghèo đói, nợ nần nhiều hãy canh tác hữu cơ truyền thống.

Nhƣng nông nghiệp truyền thống nhƣ tôi nói không đáp ứng đủ nhu cầu dân số tăng do đó ta

phải chọn cái này hay cái kia.

Còn văn hóa là cốt cách ứng xử của một con ngƣời, một cộng đồng với thiên nhiên và với đồng

loại. Nó là một phạm trù biến động không ngừng vì mỗi khi một công nghệ ra đời nó làm thay

đổi. Nhƣ văn hóa ông bà ta xƣa thƣờng làm bậu cửa khiến ta vào phải cúi đầu, để tỏ lòng tôn

kinh tổ tiên (vì bàn thờ tổ thƣờng đặt ở gian chính của phòng khách), nhƣng giờ đây nhà chúng

ta đã cải tiến đi, không làm bậu cửa nữa, đó là sự thay đổi và là sự thu nạp và thay đổi.

Page 49: Tham luận của các diễn giả

49

Còn nền kinh tế chúng ta phải phụ thuộc là đúng, đó là sự phân công lao động, vừa rồi một số

ngƣời nói nền kinh tế chúng ta là nền kinh tế gia công, gia công theo tôi cũng quý, một chiếc

xe hơi ngƣời ta có thể làm ở hàng chục nƣớc khác nhau, đó là sự phân công lao động. Chỉ trừ

một số nƣớc lớn thì ở đó mới có nền kinh tế công xƣởng, tức họ làm tất từ đầu đến cuối. Cho

nên bây giờ mà nói nền kinh tế độc lập là không có, các nƣớc lớn nhỏ đều phụ thuộc nhau.

Ông Mỹ: những ngƣời trẻ hiện nay họ sống trong thế giới di động nên rất khác mình. Não họ

khác và văn hóa của họ cũng khác. Việt Nam với nền văn hóa 4000 năm rồi tôi nghĩ mình nên

hội nhập văn hóa Google nhiều hơn là cứ cố giữ những cái cũ. Tức là mình nên đón nhận

những công nghệ, văn minh mới hơn, quan trọng là khơi gợi đƣợc trí tuệ của ngƣời Việt Nam

nhiều hơn.

Trƣớc khi về Trà Vinh đầu tƣ tôi rất sợ ngƣời VN mình có đủ giỏi để làm không, nhƣng làm 1

vài năm tôi thấy ngƣời Việt rất thông minh nhƣng lại thiếu sáng tạo. Tại sao? Vì môi trƣờng ở

VN không tạo điều kiện cho họ sáng tạo, ở Mỹ Lan tôi làm cho họ môi trƣờng sáng tạo nhƣ

nƣớc ngoài.

Ông Nguyễn Thể Hà – Cty Bùi Văn Ngọ: Mọi thứ phải chủ động, chúng tôi làm xay xát lúa

gạo, có 2 công nghệ là của Nhật và Tây Âuu không phù hợp với ĐBSCL, và chúng tôi với 10

ngƣời thợ đã đi giữa 2 khe của Nhật Bản và Tây Âu và làm khác hết bằng công nghệ mà ngƣời

nông dân đã đặt hàng cho chúng tôi.

Hiện nay những thiết bị đó đƣa vào VN không đƣợc vì không phù hợp và họ chuyển qua dùng

sản phẩm của chúng tôi. Ngƣời Mỹ còn khen và không hiểu sao công nghệ của chúng tôi lại tốt

hơn Nhật và Châu Âu. Chúng tôi không phải gia công mà dùng công nghệ phụ trợ của thế giới

để phục vụ cho mục đích của chúng tôi. Và hoàn toàn chúng tôi cạnh tranh đƣợc toàn cầu.

Hiện tôi là chủ tịch Câu lạc bộ Hỗ trợ nông gia, tỉnh giao cho tôi 40 ngàn hecta để làm bằng cơ

giới hóa, nhƣng Netafim dùng hệ thống tƣới nhỏ giọt và công nghệ chỗ anh Mỹ tôi rất cần. Tôi

rất cần Netafim và anh Mỹ tƣ vấn cho tôi làm nhỏ theo kiểu 1 hecta và từng vùng lớn hơn. Và

tôi đảm bảo cách làm của chúng tôi là sản phẩm nông nghiệp truyền thống.

Nhƣ ngày xƣa cha ông ta trữ lúa có dùng trấu để hút ẩm có thể để lúa đƣợc 6 tháng không hƣ,

còn nhà nƣớc ta sai đi trữ gạo và chỉ để đƣợc 3 tháng. Đáng lẽ nên trữ lúa khô trong điều kiện

dƣới 13 độ ẩm phía trên và dƣới có hút ẩm.

Nhiều ngƣời không hiểu rằng, chính nƣớc mặn từ sông vào sẽ làm cho cây lá dừa nƣớc không

bị sâu, năm nào cây này bị sâu là năm đó nƣớc ngọt xuống, chính cây này sẽ giữ không sạt lở

bờ và môi trƣờng phía trong. Cho nên không làm theo truyền thống là có tác hại lớn. Cho nên

giữa nông nghiệp CNC và truyền thống không có gì mâu thuẫn cả.

Page 50: Tham luận của các diễn giả

50

TS. Viên: Ngƣời nông dân Israel khác với nông dân Việt, họ là ngƣời có tƣ duy công nghiệp và

làm việc theo kiểu công nghiệp. Còn VN mình thì là lựa theo tự nhiên với tính ứng biến cao cho

nên khi làm theo kiểu tƣ duy công nghiệp thì khả năng thích ứng chậm.

Tôi đã từng sang Israel không ít lần và chỉ tìm đƣợc 2 công nghệ phù hợp, một là công nghệ

làm tảo biển, vì họ tính hàng năm sẽ thu đƣợc khoảng 7 tỉ/hecta. Thứ hai là công nghệ làm ra

rau muối, họ bán loại rau này trên thế giới là 5usd, tôi đang nhờ nếu làm đƣợc cũng giúp ích

rất nhiều cho miền trung.

Tôi có một trung tâm nghiên cứu ở huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng do anh Hồ Quang Cua là giám đốc

trung tâm tại Sóc Trăng. Những loại gạo ST đa phần là do lại tạo giống nếp cẩm từ ngoài miền

Bắc, ngay cả ST 19, 20 cũng thế, hƣơng vị đều mang hƣơng vị gạo tám ngoài Bắc. Tại sao

chúng tôi chọn ST làm, vì ngoài Bắc 1 năm có 2 vụ, muốn làm phải đợi năm này qua năm kia

nhƣng vào trong đây thì nhanh hơn nhiều. Trƣờng tôi có 2 vị Phó GĐ đầu tiên đều là ngƣời

Nam bộ là cụ Lƣơng Định Của ngƣời Sóc Trăng và cụ Nguyễn Đăng ngƣời Tây Ninh vì thế bổn

phận với 2 tỉnh này là rất lớn.

Anh Nguyễn Trọng Huy - CT HĐQT Cty Huy Thuận

Tôi nghĩ nông nghiệp sạch, thông minh hay truyền thống không có gì mâu thuẫn cả chẳng qua

là dựa trên nông nghiệp truyền thống để mình ứng dụng KHCN nhằm tăng năng suất và sản

phẩm chất lƣợng tốt hơn. Nhƣng trong quá trình thực hiện ta sử dụng sai quá nhiều khi dùng

tràn lan thuốc BVTV.

Vấn đề là chúng ta phải chấn chỉnh lại. sửa nó đi, tôi đồng tình với TS Mỹ bởi ông không hẳn

dùng nguyên phân bón thông minh mà còn dùng cả các con thiên địch. Ta phải loại trừ những

sản phẩm sản xuất theo kiểu không phải là truyền thống, không phải là CNC mà nó nằm ở khúc

giữa, nó giống nhƣ mô hình của Trung Quốc, quá lạm dụng về sản phẩm hóa học để tạo ra

năng suất đột phá và dân đến hậu quả cho sức khỏe con ngƣời quá lớn.

Điều đó làm cho ngƣời VN bị ung thƣ quá cao. Tôi nghĩ có 2 cách tiếp cận, sản xuất hàng hóa

là phải dựa vào thị trƣờng nếu chúng ta đặt thị trƣờng là xuất khẩu thì phải xem họ cần tiêu

chuẩn gì, nhƣ thế nào… còn nếu chúng ta làm tại VN thì tôi thấy ý kiến của TS. Viên là đúng khi

phải đƣa vào yếu tố ngon. Trong nông nghiệp thì cần 1 nhà sản xuất có đạo đức. Nếu bác sĩ

tắc trách thì có thể giết chết 1 ngƣời nhƣng sản xuất nông nghiệp mà nhƣ thế thì giết chết cả

một cộng đồng và còn ảnh hƣởng đến con cháu sau này.

Page 51: Tham luận của các diễn giả

51

Sự dấn thân nhƣ TS Mỹ tôi rất ngƣỡng mộ và trân trọng. Tôi rất ấn tƣợng với sản phẩm đo đạc

nƣớc của TS Mỹ. Và nếu đƣợc ta có thể cho ngƣời dân thuê để họ đƣợc tiếp cận với những hệ

thống công cụ đó. Tôi sẵn sàng hợp tác nếu TS. Mỹ mở trƣờng học hay trung tâm về nông

nghiệp.

Ông Mỹ: Những phao quan trắc ý đồ của chúng tôi là lắp đặt khoảng cách 10km lắp 1 phao,

tất cả dữ liệu đó đƣợc chứa trong data center và mỗi ngƣời chỉ cần có 1 app là lấy xuống đƣợc

mà không cần tốn tiền. Đó là sự đi theo của TMĐT, mình sẽ cung cấp về chất lƣợng nƣớc, phân

bón thông minh… mình cung cấp những thiết bị rất rẻ tiền để nông dân có thể sử dụng qua

đtdđ, nếu nông dân không có tiền tôi sẽ tặng luôn. Vì khởi nghiệp nếu mình làm cho xã hội tốt

hơn thì tự nhiên tiền sẽ đi theo mình.

Ông Phi Tuấn: VN rất nhiều người trẻ ly hương lên TP kiếm việc, họ không làm nông,

anh có thể phác họa chân dung người nông dân của Israel như thế nào, công nghệ

của Israel là cao vậy làm sao họ có thể áp dụng được?

Ông Gal Yarden: Trong quãng đƣờng ngƣời nông dân Vn hiện nay theo không kịp có rất

nhiều công nghệ cải tiến ở Israel ngƣời nông dân phải đấu tranh để tồn tại, nguồn nƣớc khan

hiếm, đất đai thì ít, không màu mỡ, buộc họ phải có sự đáp ứng nhất định cho việc sử dụng

công nghệ để tồn tại.

VN thì để giữ những ngƣời trẻ ở lại làm nông nghiệp thì cơ sở hạ tầng phải tốt hơn, ở đây là sự

kết nối từ vùng nông thôn đến các khu đô thị thuận tiện hơn. Cơ sở hạ tầng là sự cung ứng cho

ngƣời nông dân, ở Israel nhà nƣớc lo việc cấp nƣớc đến từng vùng cho nông dân, nhƣng họ

phải trả tiền nhƣ thế họ sẽ sd có trách nhiệm. Ngoài ra là là sự hỗ trợ về tài chính để kết nối

với ngân hàng hay những khu vực tƣ nhân để giúp họ ứng dụng công nghệ.

Ông Khôi, Cty Mía đường Cần Thơ: Chúng tôi thấy công nghệ tƣới nhỏ giọt của Israel thì

hay, nhƣng ĐBSCL này dƣ nƣớc vậy nó có hiệu quả nhƣ Israel không? Sự tiếp cận của ngƣời

dân VN do vùng đất nhỏ, nhƣ ở Đà Lạt ai ra tiệm cũng mua đƣợc hệ thống tƣới nhỏ giọt, vậy ở

Cần Thơ có chƣa, chúng tôi muốn tƣới cho vùng trồng mía để có thêm dinh dƣỡng liệu có tốt

không. Chúng tôi đã đi tham trang trai của ông bầu Đức ở Lào và họ sd công nghệ này rất tốt,

không biết CT có áp dụng đƣợc không?

Page 52: Tham luận của các diễn giả

52

Ông Gal Yarden: Cây mía hiện nay với Netafim toàn cầu là cây số 1 cho việc úng dụng hệ

thống tƣới nhỏ giọt, chỉ cần cung cấp đủ nƣớc và dinh dƣỡng nó sẽ phát triển rất nhanh và

năng suất có thể tăng từ 50 – 100%. Nhƣ Indonexia, lƣợng mƣa từ 3000 – 4000mm/năm, nhu

cầu tƣới là không nhiều, nhƣng kết hợp với hệ thống tƣới nhỏ giọt nhƣ là 1 công cụ chính để

cây trồng hấp thu dinh dƣỡng trong điều kiện đất đai luôn thừa nƣớc nhƣ thế. Do đó khu vực

nhiều nƣớc cũng ứng dụng đƣợc tùy theo giống và điều kiện.

Trong vòng 3 năm tới chúng tôi mới đặt trọng tâm phát triển hệ thống tƣới nhỏ giọt cho

ĐBSCL, từ trƣớc với suy nghĩ truyền thống ở đây là nhiều nƣớc rồi không cần tƣới nữa nên chỉ

khu vực nào thiếu nƣớc chúng tôi mới phát triển. Nhƣng vừa qua hạn nhiều trong mấy năm

nên tôi nghĩ sử dụng hệ thống tƣới nhỏ giọt sẽ là biện pháp phổ biến nhất để giúp giảm thiểu

xâm nhập mặn trong việc tƣới cho cây trồng. Trong vòng năm sau chúng tôi sẽ phối hợp với

các sở nông nghiệp để làm mô hình thí điểm cho từng loại cây trồng ở các địa phƣơng để tiến

tới phát triển hệ thống này ở các tỉnh ĐBSCL.

Ông Phi Tuấn: Nhiều DN đồng bằng nói, ông Mỹ thì cao siêu rồi, họ mong ông Mỹ có

thể vạch ra một lộ trình để các doanh nghiệp khác theo cách làm nông nghiệp này

để họ không thấy ông ở cao quá trên mây còn họ ở quá thấp?

Ông Mỹ: Trong thời gian qua tôi đƣợc mời đi rất nhiều để nói về khởi nghiệp, mục đích của tôi

là muốn gặp gỡ tất cả những ngƣời muốn và đã khởi nghiệp hay muốn khởi nghiệp lần nữa, để

chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ mà mình có thể có để quảng bá. May mắn

nhờ BSA và HVNCLC mà tôi kết nối đƣợc rất nhiều anh em. Mục đích là làm sao đƣa đất nƣớc

mình đi lên để nông dân có thu nhập, hạnh phúc hơn.

Nói đến công nghệ cao thì mình nghĩ nó đơn giản thì nó sẽ không phức tạp lắm và ngƣời nông

dân có thể hiểu đƣợc. Vấn đề ở đây là mình có nhìn thấy cơ hội trƣớc mặt mình hay không.

Nhƣ chai nƣớc này là nửa đầy nửa cạn, nƣớc là những gì mình làm đƣợc còn không khí trống

này là cơ hội cho mình. Chúng tôi luôn muốn hợp tác với các bên để cho ngƣời dân đỡ khổ và

có thu nhập tốt hơn.

Ông Phi Tuấn: Thưa thầy Viên, nông nghiệp thông minh liệu có song hành cùng nông

nghiệp truyền thống được không để có thể phá vỡ bức tường văn hóa tạo ra một nền

nông nghiệp vừa thông minh vừa sạch để hài hòa trong nền văn hóa?

Page 53: Tham luận của các diễn giả

53

TS. Viên: Tôi có dẫn sv đi thực tập ở bản ngƣời Dao và các em nói ngƣời dân ở đây canh tác

lạc hậu, tôi từ trƣớc tới nay chƣa bao giờ nói nông dân nhƣ thế. Trong điều kiện đất xấu nhƣ

thế và để tồn tại thì họ phải canh tác nƣơng rẫy nhƣ thế. Cho nên khi dạy tôi luôn nói với các

em bao giờ nông dân cũng là ngƣời thầy của mình và phải học nông dân trƣớc.

Chúng ta vừa qua mất nửa thế kỷ để đi phát triển nền nông nghiệp thâm canh, sử dụng quá

nhiều thuốc BVTV, phân bón hóa học…Nông nghiệp truyền thống và CNC không triệt tiêu lẫn

nhau mà hỗ trợ nhau cùng tồn tại. Nhƣng gì thì gì nông nghiệp mà ngƣời nông dân gò lƣng ra

làm mà không đủ sống trên mảnh đất của họ thì ngƣời nông dân cha có thể sãn sàng lên chính

quyền cƣớp đất và ngƣời nông dân cha có thể sẵn sàng bỏ đi không ở đó nữa vì không đủ nuôi

họ.

Vấn đề đặt ra là DN, các nhà khoa học, ngƣời làm chính sách hãy thực tâm suy nghĩ cùng nông

dân, để tìm ra hƣớng đi mới, trong đó nông nghiệp thông minh là một trong những điều cần

hƣớng tới.

Sự quan tâm là có, nhƣng dƣờng nhƣ họ quan tâm đến miếng đất của nông dân hơn cuộc sống

ngƣời nông dân. Nên tôi muốn họ thật tâm là vì thế. Nên nhớ rằng ngƣời VN cứ bị dồn vào

đƣờng cùng thì càng bật lại mạnh hơn, theo nguyên tắc lo xo nhƣ ông Hoan nói.

Tại sao tôi tránh nói từ nông nghiệp CNC vì từ đó dễ làm ngƣời ta dị ứng, giống nhƣ dùng từ

HTX vậy. Vì CNC là tốn kém, khó với tới, nên ta dùng thông minh, hòa thuận với tự nhiên. Có

nhƣ thế bà con nông dân mới sống đƣợc tử tế trên chính mảnh đất của mình.

Tôi nghĩ để nông thôn VN tốt lên nhà nƣớc phải xem lại chính sách đầu tƣ công và chính sách

đầu tƣ cho KHCN. Chúng ta cứ chê KHCN trong nƣớc bao năm qua không làm đƣợc gì, không

phải, tôi tính bình quân trong công tác nghiên cứu tạo giống chỉ có 10.000 đồng/hecta thế làm

sao đòi đẳng cấp thế giới đƣợc. Không thể bắt ngƣời dân còng lƣng đóng tiền thuốc trừ sâu rồi

đóng tiền làm đƣờng, tiền làm điện…

Theo tôi ở nông thôn phải xây dựng đƣợc một thiết chế nông thôn, đó là xã hội dân sự và xã

hội thông tin. Ngƣời ta nói cuộc cách mạng xanh lần thứ 2 là cách mạng tạo ra mùa xuân mới,

trong đó ngƣời nông dân là làm chủ thông tin./.