6
Sản xuất phân hữu cơ sinh học một công đôi - ba việc Đời sống con người khi khá giả đòi hỏi dùng rau sạch, trái cây sạch, thực phẩm sạch, nước sạch…, có ý nghĩa là không có “dư lượng thuốc trừ sâu, phân hóa học” qua kiểm nghiệm trong các loại thực phẩm đó! Nhất là đối với “Các mặt hàng xuất khẩu”. Yêu cầu phải thay dần phân bón hóa học bằng phân bón hữu cơ sinh học cũng như thuốc trừ sâu sinh học. Lợi thế của nước ta là lượng chất hữu cơ phát sinh hàng năm rất lớn và được liên tục tái tạo: rơm, rạ… không dưới 15 triệu tấn; 2,5 triệu tấn bã mía; 250.000 tấn bã bùn sau khi ép mía; 250.000 tấn mật rỉ; lục bình (bèo tây) phát triển rất nhanh, có thể đạt trên 150 tấn/ha/năm. Ngoài việc lấy cọng phơi khô làm đồ thủ công, mỹ nghệ xuất khẩu, các phần còn lại đem băm, ủ làm phân hữu cơ, bởi trong bèo tây có đến 16 chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cây trồng mà phân hóa học không có được, hàng triệu tấn lá, cỏ các phế thải từ các loại cây ăn trái, cây lấy hạt như cà phê, ca cao, điều… đều có thể trở thành phân hữu cơ sinh học… Biến các chất hữu cơ thành phân bón hữu cơ sẽ làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình chúng tự phân hủy làm trái đất nóng lên, khí hậu biến đổi: mưa, bão, ngập lụt, hạn hán, nước biển dâng cao…, lại tạo được nguồn phân bón có thể thay thế được 30 – 70% phân hóa học, với giá thành rẻ. Bởi từng gia đình, từng nhóm có thể tự sản xuất được phân hữu cơ sinh học bằng những phế liệu phát sinh ngay trên mảnh đất, trên sông rạch của mình. Chúng ta biết rằng tác dụng của phân hữu cơ vi sinh chậm hơn nhiều so với phân hóa học, nhưng về lâu dài hết sức có lợi là làm cho đất ngày càng tơi xốp. Ngược lại, nếu dùng phân hóa học, dùng lâu ngày đất sẽ bị chai cứng, bạc màu… mất dần các loại côn trùng có ích trong đất, nếu phải dùng ngày càng nhiều hơn, hậu quả là dư lượng phân hóa học ngày càng nhiều trong rau, quả, lúa… mà thế giới văn minh rất kiêng, kỵ. ở Việt Nam, gia đình nào có đất, có vườn… đều có thể tự sản xuất phân hữu cơ vi sinh, bằng cách đắp cao đất xung quanh (nơi không bị ngập nước)

super mario flash

Embed Size (px)

DESCRIPTION

super mario flash game

Citation preview

Page 1: super mario flash

Sản xuất phân hữu cơ sinh học một công đôi - ba việc      

Đời sống con người khi khá giả đòi hỏi dùng rau sạch, trái cây sạch, thực phẩm sạch, nước

sạch…, có ý nghĩa là không có “dư lượng thuốc trừ sâu, phân hóa học” qua kiểm nghiệm trong các loại

thực phẩm đó! Nhất là đối với “Các mặt hàng xuất khẩu”. Yêu cầu phải thay dần phân bón hóa học bằng

phân bón hữu cơ sinh học cũng như thuốc trừ sâu sinh học.

Lợi thế của nước ta là lượng chất hữu cơ phát sinh hàng năm rất lớn và được liên tục tái tạo:

rơm, rạ… không dưới 15 triệu tấn; 2,5 triệu tấn bã mía; 250.000 tấn bã bùn sau khi ép mía; 250.000

tấn mật rỉ; lục bình (bèo tây) phát triển rất nhanh, có thể đạt trên 150 tấn/ha/năm. Ngoài việc lấy cọng

phơi khô làm đồ thủ công, mỹ nghệ xuất khẩu, các phần còn lại đem băm, ủ làm phân hữu cơ, bởi

trong bèo tây có đến 16 chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cây trồng mà phân hóa học không có

được, hàng triệu tấn lá, cỏ các phế thải từ các loại cây ăn trái, cây lấy hạt như cà phê, ca cao, điều…

đều có thể trở thành phân hữu cơ sinh học…

Biến các chất hữu cơ thành phân bón hữu cơ sẽ làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn

chế khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình chúng tự phân hủy làm trái đất nóng

lên, khí hậu biến đổi: mưa, bão, ngập lụt, hạn hán, nước biển dâng cao…, lại tạo được nguồn

phân bón có thể thay thế được 30 – 70% phân hóa học, với giá thành rẻ. Bởi từng gia đình,

từng nhóm có thể tự sản xuất được phân hữu cơ sinh học bằng những phế liệu phát sinh ngay

trên mảnh đất, trên sông rạch của mình.

Chúng ta biết rằng tác dụng của phân hữu cơ vi sinh chậm hơn nhiều so với phân hóa

học, nhưng về lâu dài hết sức có lợi là làm cho đất ngày càng tơi xốp. Ngược lại, nếu dùng

phân hóa học, dùng lâu ngày đất sẽ bị chai cứng, bạc màu… mất dần các loại côn trùng có ích

trong đất, nếu phải dùng ngày càng nhiều hơn, hậu quả là dư lượng phân hóa học ngày càng

nhiều trong rau, quả, lúa… mà thế giới văn minh rất kiêng, kỵ.

ở Việt Nam, gia đình nào có đất, có vườn… đều có thể tự sản xuất phân hữu cơ vi sinh,

bằng cách đắp cao đất  xung quanh (nơi không bị ngập nước) khoảng 0,5 – 1m3, trải ni lông,

làm mái che mưa rồi tiến hành ủ phân hữu cơ vi sinh… theo gợi ý như sau:

- Phân gia súc (bò, trâu, heo, gà…): 30 – 40%.

- Xác bã thực vật (băm nhỏ) như bã rơm sau khi trồng nấm, bèo tây cả rễ, bèo hoa dâu,

lá cây điền thanh (điên điển) phát triển nhanh, giàu dinh dưỡng, lá cây khô, cỏ…: 60 – 70%.

- Super lân: 2-3%.

- Men Trichoderma, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Phế phẩm ở các cơ sở chế biến thủy sản.

Tất cả trộn đều, phun nước có pha 1% urê, lèn đống để ủ có độ ẩm 50 – 55%, dùng ni

lông hoặc bùn non trát kín, chừa lỗ để thoát khí độc. Sau 25 – 30 ngày đảo lên, nếu thấy còn

khô thì phun thêm nước (có thể dùng nước rửa chuồng trại, nước tiểu để hả hơi… càng tốt).

Tiếp tục ủ thêm khoảng 30 ngày, phân vừa đủ hoai thì đem ra dùng được.

Page 2: super mario flash

Có người còn pha thêm nước cám gạo (loại cám xấu), nước đường hủ hoặc nước rỉ

đường… để tưới vào đóng phân ủ, giúp cho các vi sinh vật phát triển nhanh, chất lượng của

phân bón sẽ cao hơn. ở những gia đình có hầm nuôi cá thâm canh, bùn ở các hầm này rất

nhiều chất dinh dưỡng, dùng nó để trát lên đống phân ủ càng tốt.

Dùng phân đã hoai để bón: các loại cây ăn trái; rau màu; lúa… (do chưa được kiểm

nghiệm lượng dinh dưỡng) lần đầu có thể giảm khoảng 30% phân hóa học, nếu hiệu quả có

thể tiếp tục giảm 40 – 60 – 70% qua mỗi lần bón.

Đối với các loại cây ăn trái, cần xới đất chung quanh gốc cây (theo tán lá của cây) rồi

mới rải đều phân, dùng rơm hoặc bèo tây phủ lên trên…, nếu được thả thêm các loại trùn đất:

trùn hổ, trùn cơm, trùn quắn, trùn chuối… trùn sẽ tiếp tục làm tơi xốp đất, thải ra phân trùn là

một loại NPK giàu dinh dưỡng, giúp cây trồng phát triển nhanh.

Khi đã dùng phân hữu cơ vi sinh bón cho cây ăn trái thì phải hạn chế tối đa dùng thuốc bảo vệ

thực vật có nguồn gốc hóa học, thay bằng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Khôi phục việc

“nuôi kiến vàng” ở những vườn cây có múi, cây xoài… ở những liếp vườn riêng biệt cần thả và nuôi cóc

là loại động vật ăn sâu bọ, rầy, muỗi… rất có ích cho con người (Mỹ đã khoanh một vùng rộng đến

200.000 ha đất để nuôi cóc, sau đó bắt đưa đi thả ở nhiều vùng canh tác đất nông nghiệp khác).

Xung quanh gốc cây ăn trái có thể trồng các cây họ đậu, càng làm cho đất ngày càng giàu dinh

dưỡng, bởi trong rễ đậu có loại vi sinh cố định đạm từ không khí.

Trường hợp sản xuất phân hữu cơ vi sinh thành hàng hóa, cần phải kiểm nghiệm, phân tích

khoa học để xác định cụ thể lượng dinh dưỡng (NPK) cũng như các nguyên tố vi lượng khác trong

phân. Từ đó mà điều chỉnh hỗn hợp sao cho đạt chất lượng tốt nhất. Tất nhiên để trở thành hàng hóa

cần phải có những trang thiết bị cần thiết như: máy băm, máy nghiền, thiết bị đo độ ẩm, cân tạ, thiết bị

sấy…

Tận dụng thời gian nhàn rỗi của nông dân cùng với nguyên liệu để sản xuất phân hữu

cơ vi sinh hết sức phong phú. Chính quyền và Hội nông dân mở cuộc vận động sâu rộng để

mọi người cùng tham gia vì lợi ích đã quá rõ ràng: giảm tiền mua phân bón hóa học; nâng cao

độ màu mỡ của đất; giảm ô nhiễm môi trường… chính là thiết thực góp phần “phát triển nông

nghiệp bền vững” mà Nhà nước và thế giới đang kêu gọi.

(Phan Phùng Sanh)

1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ  Những năm qua, để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và giảm bớt khó khăn cho nông dân một số nhà sản xuất phân bón đã cùng với những nhà khoa học nghiên cứu sản xuất nhiều loại phân hữu cơ sinh học và được đưa vào sử dụng nhiều nơi, nhiều vùng trong cả nước, qua thực tế sử dụng cho thấy, phân bón hữu cơ chế biến từ các nguồn phế phẩm vi sinh là một trong những loại phân bón có chất lượng tốt. Ngoài các nguyên tố đa lượng quan trọng như đạm, lân, kali, nó còn có nhiều nguyên tố vi lượng khác giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển bền vững.      Phân hữu cơ chế biến từ các nguồn phế thải hữu cơ và các chế phẩm vi sinh không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây trồng mà nó còn tác dụng phòng chống thoái hóa, ô nhiễm đất đai và góp phần bảo vệ

Page 3: super mario flash

môi trường. Đặc biệt còn góp phần giúp cho sản xuất nghiệp bớt lệ thuộc một phần vào việc sử dụng nhiều phân vô cơ mà giá cả thường xuyên biến động, nhất là những năm gần đây phân Urea, DAP, … tăng giá kỷ lục. Năm 2005 tăng trên 100% phải tốn nhiều ngoại tệ để nhập khẩu.    Ngoài ra quá nhiều phân đạm (N) tới mức lạm dụng đã làm tăng dần sự mất cân đối giữa các dưỡng chất trong đất. Điều này sẽ dần hình thành các yếu tố dinh dưỡng hạn chế đến năng suất và chất lượng nông sản. Mặt khác, việc sử dụng quá cao lượng N sẽ gây khó khăn trong việc bảo quản nông sản cũng như việc tích lũy hàm lượng Nitrat (NO3

- ) trong rau và các loại cây thực phẩm sẽ là nguy cơ đe dọa sức khỏe của con người và vật nuôi. Việc sử dụng phân hữu cơ cũng không gây độc hại cho con người cũng như các loại sinh vật, thực vật khác. Nó còn góp phần cải tạo đất, môi trường và đảm bảo về nhu cầu  thâm canh lâu dài, tạo thêm tính bền vững cho nền sản xuất Nông Nghiệp Việt Nam.   Một điều cần lưu ý khi sử dụng gia tăng lượng NPK thì lâu dài sẽ xảy ra hiện tượng hiệu lực của chúng sẽ suy giảm. Điều này dễ hiểu khi chúng ta thấy hàm lượng chất hữu cơ trong trong đất nông nghiệp ở nước ta còn ở mức từ trung bình đến quá thấp. Vì vậy, việc sử dụng phân hữu cơ đúng phương pháp sẽ khắc phục được sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất, gia tăng hiệu quả của phân hóa học, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường và đặc biệt là việc gia tăng chất lượng nông sản, đảm bảo tính bền vững của nông nghiệp. Nhất là trong xu thế hiện nay, việc sản xuất nông sản hữu cơ đang được quan tâm ở các nước phát triển, vì vậy việc sử dụng nguồn hữu cơ thiên nhiên và phân hữu cơ chế biến sẽ đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và đảm bảo việc mở rộng, ổn định thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam.   Trong những năm gần đây, khi nghiên cứu về độ phì nhiêu đất và dinh dưỡng cây trồng nhiều nhà khoa học đã tập trung theo hướng quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng nhằm mục đích làm tăng hiệu suất sử dụng phân khoáng thông qua vai trò của phân hữu cơ. Như vậy sẽ giảm được lượng phân khoáng cần đưa vào đất, tăng khả năng hoạt động của hệ vi sinh vật đất và làm thay đổi một số tính chất lý hóa học đất theo hướng tốt hơn. Tổng lượng chất hữu cơ trong đất thường bị mất đi thông qua nhiều cơ chế khác nhau: rửa trôi xói mòn, sự hấp phụ của cây, quá trình khoáng hóa hữu cơ trong đất… Chính vì vậy, nguồn bổ sung hữu cơ cho đất chủ yếu phải do con người thực hiện thông qua quá trình canh tác: bón phân hữu cơ, bón phân xanh, tàn dư thực vật…    Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các chất hữu cơ có vai trò hết sức quan trọng đối với độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng. Nó có ảnh hưởng quyết định đến sự  tạo thành và làm bền vững tới cấu trúc đất. Chất hữu cơ có khả năng tương tác với các chất dinh dưỡng, điều phối theo nhu cầu của cây trồng đồng thời giữ độ ẩm tối ưu cho cây trồng, khử nhiều loại độc tố, tạo thành hệ tổng thể đảm bảo duy trì độ phì nhiêu của đất và sự phát triển của cây trồng. Chất hữu cơ là bản thể chi phối các yếu tố về độ phì nhiêu của đất và tính ổn định trong sản xuất nông nghiệp.   Mặt khác, xét về mặt kinh tế hiện nay giá phân vô cơ đang ở mức cao và có xu hướng tăng hơn nữa. Do đó, chi phí đầu tư cho cây trồng ngày càng cao mà giá cả nông sản thì rất bấp bênh. Trong khi đó, Nhà nước chưa có chính sách bảo hộ cho các mặt hàng nông sản, đặt người nông dân vào tình trạng thiếu tự tin khi muốn đầu tư vào sản xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Khi các sản phẩm hữu cơ ra đời sẽ góp phần làm giảm giá thành đầu tư nhờ tận dụng hiệu quả các phế phẩm trong nông nghiệp cũng như các phụ phẩm của ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi…

2. TÁC DỤNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH   Khi được sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Phân hữu cơ vi sinh sẽ có các tác dụng sau:1. Cung cấp ngay lượng mùn hữu cơ cho đất để bổ sung cho lượng mùn đã bị khoáng hóa do các hoạt động của vi sinh vật. Do đó đất duy trì được các ưu điểm về lý, hóa và sinh học như đã nêu ở trên.2. Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, vừa là các dinh dưỡng dẫn xuất từ các nguyên liệu hữu cơ vừa được tổng hợp hoặc chuyển hoá do sự hoạt động của các vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa lân được cấy vào trong sản phẩm trong qúa trình sản xuất. Theo các kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm đã được thi hành tại nhiều nơi trên thế giới và riêng ở tại Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ phân hữu cơ vi sinh đã cung cấp một lượng dinh dưỡng đáng kể cho cây trồng và ta có thể bớt đi 20% lượng phân hóa học cần phải bón mà năng suất cây trồng vẫn cao hơn so với bón đầy đủ phân bón hoá học theo nhu cầu dinh dưỡng của cây.3. Bên cạnh các đặc tính đã nêu của các thành phần hữu cơ trong đất, mùn hữu cơ còn có khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, giảm thiểu sự rửa trôi ảnh hưởng đến môi trường, giảm thiểu sự mất dinh dưỡng dẫn đến giảm thiểu chi phí phân bón.4. Mùn hữu cơ làm gia tăng khả năng trao đổi chất dinh dưỡng.  Khoảng từ 20 đến 70% khả năng trao đổi

Page 4: super mario flash

của các loại đất là do chất keo trong các hợp chất humic tạo nên. Điều này làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cây sẽ phát triển tốt hơn làm gia tăng năng suất.5. Việc tận dụng các nguyên liệu hữu cơ và áp dụng công nghệ sinh học để chế biến làm phân bón sẽ đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường do các nguyên liệu này gây ra. Một thí dụ điển hình của vấn nạn này là lượng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày, phân gia súc trong các trại chăn nuôi và dư chất của các công nghệ thực phẩm.

3. ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN PHÂN BÓN HỮU CƠ CỦA CÔNG TY HIẾU GIANG 3.1. Mục đích: Với mục tiêu góp phần ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm hữu cơ có chất lượng cao, an toàn phục vụ cho nhu cầu của nhân dân và sự phát triển của doanh nghiệp.3.2. Định hướng phát triển của công ty Hiếu Giang:Trên cơ sở thực tiễn của khu vực, Công Ty TNHH Hiếu Giang đã và đang tiến hành nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, xây dựng dự án sản xuất phân hữu cơ vi sinh theo quy trình khép kín kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi và tuân theo tiêu chuẩn của Bộ NN& PTNT theo quy mô công nghiệp theo ba công đoạn sau:1. Lựa chọn các nguyên liệu hữu cơ giàu dinh dưỡng hoặc có tiềm năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, phối trộn các nguyên liệu này dựa trên tính toán tỷ lệ C/N thích hợp.2. Ứng dụng công nghệ sinh học để ủ với các chủng loại vi sinh vật chọn lọc để đẩy nhanh quá trình phân hủy chuyển các nguyên liệu hữu cơ sang trạng thái mùn. Trong qúa trình xử  lý các nguyên liệu hữu cơ thành cơ chất mùn, các vi sinh vật khi hoạt động đẩy nhanh quá trình phân hủy và chuyển hóa chất dinh dưỡng sang dạng dễ tiêu, đồng thời làm giảm thiểu sự phát triển của các nấm gây bệnh hại cây trồng hoặc các hạt mầm cỏ dại bằng nhiệt lượng sinh ra đẩy nhiệt độ đống ủ lên cao và duy trì trong thời gian dài ngày. Việc này loại trừ khả năng lây nhiễm mầm bệnh như khi các nguyên liệu hữu cơ được đưa thẳng xuống đất theo cách bón phân trong dân gian từ trước đến nay, nhất là đối với các nguyên liệu hữu cơ có tiềm năng chứa các ký sinh trùng hoặc các vi khuẩn E. Coli như phân súc vật và rác thải chẳng hạn.3. Cuối cùng là phối trộn các nhóm vi sinh vật có ích và được định hướng như các nhóm vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa lân, vi sinh vật phân hủy chất xơ và các vi sinh vật có tính đối kháng với các vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng… Sản phẩm cuối cùng phải bảo đảm độ mùn hữu cơ tối thiểu là 23% và các nhóm vi sinh vật phải đạt mật độ tối thiểu 106 cho mỗi nhóm.Với quy trình trên thì những sản phẩm hữu cơ do công ty Hiếu Giang sẽ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, công nghệ và đảm bảo chất lượng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như xuất khẩu.  Cụ thể công ty Hiếu Giang đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ sinh học và giá thể trồng cây (một loại đất sạch, hàm lượng hữu cơ cao) tại Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng với công suất 15.000 tấn phân phân hữu cơ vi sinh / năm, 5.000 tấn giá thể trồng cây/ năm. Sau đó sẽ dần dần mở rộng quy mô cũng như năng lực sản xuất của nhà máy.  Trong tương lai công ty Hiếu Giang sẽ phấn đấu mở rộng mạng lưới sản xuất phân bón hữu cơ sinh học đến một số tỉnh miền Tây Nam bộ với công suất 10.000 đến 15.000 tấn/ năm mục đích tận dụng tối đa các phụ phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, chế biến thực phẩm… và cung cấp tại chỗ để giảm thiểu chi phí vận chuyển nhằm hạ giá thành sản phẩm đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân.  Song song với việc phát triển sản xuất, công ty Hiếu Giang tiến hành soạn và phát hành một số tài liệu kỹ thuật và tổ chức những cuộc hội thảo nhỏ cho người dân nhằm hướng dẫn sử dụng các sản phẩm hữu cơ giúp cho người nông dân nắm vững những kiến thức cơ bản nhất về chủng loại phân bón này.  Các sản phẩm phân hữu cơ sinh học của Công ty Hiếu Giang sẽ được cập nhật trên chuyên mục “sản phẩm” của trang website này. Rất mong được sự tham gia góp ý của Quý khách hàng nhằm giúp Công ty đa dạng hóa sản phẩm và phục vụ tốt nhất các nhu cầu của Quý khách hàng.