6
SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT GIO LINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 255/KH-THPT Gio Linh, ngày 16 tháng 9 năm 2020 KẾ HOẠCH Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo năm học 2020-2021 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Công tác kiểm tra nội bộ trong trường học là một hoạt động quản lý thường xuyên của hiệu trưởng; là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lý hiện nay. Công tác nhằm giúp hiệu trưởng tìm ra những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra; góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường. Công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ trường học phải đảm bảo tính đại trà, toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng, nhằm mục đính: Đối với giáo viên, thông qua việc kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra thường xuyên, nhà trường đánh giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đối với các tổ chức, bộ phận trong nhà trường: Thông qua việc kiểm tra các nội dung, đối chiếu với các quy định để hiệu trưởng đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ, từ đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy cá nhân, tập thể; hiệu trưởng tự kiểm tra và tự điều chỉnh quá trình công tác… góp phần thực hiện các nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường. II. NHIỆM VỤ 1. Nhiệm vụ trọng tâm Công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ trường học năm học 2020-2021 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành và việc đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó trọng tâm nhất là việc kiểm tra hoạt động và chất lượng dạy học đối với mỗi giáo viên. 2. Nhiệm vụ cụ thể 2.1. Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống - Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động. - Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh. b) Kết quả công tác được giao - Thực hiện quy chế chuyên môn.

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT GIO LINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 255/KH-THPT Gio Linh, ngày 16 tháng 9 năm 2020

KẾ HOẠCH

Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo

năm học 2020-2021

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Công tác kiểm tra nội bộ trong trường học là một hoạt động quản lý thường

xuyên của hiệu trưởng; là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lý hiện

nay. Công tác nhằm giúp hiệu trưởng tìm ra những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và

điều chỉnh đối tượng kiểm tra; góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà

trường.

Công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ trường học phải đảm bảo tính đại trà, toàn

diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng, nhằm mục đính: Đối với giáo viên, thông

qua việc kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra thường xuyên, nhà trường đánh giá

được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ

từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đối

với các tổ chức, bộ phận trong nhà trường: Thông qua việc kiểm tra các nội dung,

đối chiếu với các quy định để hiệu trưởng đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ, từ

đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy cá nhân, tập thể; hiệu trưởng tự kiểm tra và

tự điều chỉnh quá trình công tác… góp phần thực hiện các nhiệm vụ, hoàn thành

mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường.

II. NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ trọng tâm

Công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ trường học năm học 2020-2021 tiếp tục đẩy

mạnh thực hiện có hiệu quả việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua

của ngành và việc đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong

đó trọng tâm nhất là việc kiểm tra hoạt động và chất lượng dạy học đối với mỗi giáo

viên.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp

hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất

lượng ngày, giờ công lao động.

- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực;

sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung

thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.

b) Kết quả công tác được giao

- Thực hiện quy chế chuyên môn.

2

- Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ 2 tiết/1 giáo viên.

- Kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh: Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá

môn học của học sinh trong các bài kiểm tra tập trung; kiểm tra viên khảo sát chất

lượng; so sánh kết quả học sinh do nhà giáo giảng dạy với các lớp khác trong

trường (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học).

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: Thực hiện công tác chủ nhiệm, công

tác kiêm nhiệm khác, tham gia các cuộc vận động, các phong trào của ngành và xã

hội.

2.2. Ý nghĩa của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

Hoạt động sư phạm của giáo viên là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp

của người giáo viên, từ việc chuẩn bị bài, giảng dạy, giáo dục học sinh ở trong và

ngoài lớp đến việc thực hiện các quy định về chuyên môn như: thực hiện chương

trình, kiểm tra và chấm bài học sinh, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ chuyên

môn, tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ…và thực hiện

các công việc chuyên môn khác theo yêu cầu của các cấp quản lý. Kiểm tra hoạt

động sư phạm của giáo viên có ý nghĩa:

- Giúp Hiệu trưởng nhà trường có thông tin đầy đủ, chính xác về thực trạng

hoạt động sư phạm của GV trong đơn vị mình, là cơ sở trong việc phân công, bố trí

sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý.

- Phát hiện, lựa chọn, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục, tạo nội lực

cho giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình đồng thời uốn nắn, điều chỉnh

những sai sót lệch lạc trong quá trình giảng dạy, giáo dục nhằm nâng cao năng lực

sư phạm, giữ gìn đạo đức, nhân cách của nhà giáo, nâng cao chất lượng đào tạo của

nhà trường.

- Tạo động lực để GV có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CM nghiệp vụ

và tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp Hiệu trưởng nhận rõ kế hoạch, việc phân công, điều hành, chỉ đạo… có

khoa học, khả thi hay không, từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu

quả quản lý hoạt động dạy học, giáo dục.

2.3. Ý nghĩa của kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn

Hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn là hoạt động của tổ chức nghề

nghiệp trong nhà trường nhằm trao đổi, thống nhất trong việc thực hiện chương

trình giảng dạy, chuẩn bị bài lên lớp, làm đồ dùng dạy học, tổ chức cho giáo viên

nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học mới vào các giờ dạy, tổ chức kiểm

tra, đánh giá kết quả học tập bộ môn của học sinh, tổ chức các hoạt động ngoại

khoá cho học sinh, tổ chức phụ đạo học sinh kem, bồi dưỡng học sinh gioi, tổ chức

bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, nhóm…Kiểm tra hoạt

động SP của tổ CM giúp cho:

- Hiệu trưởng thấy được toàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của tập thể giáo

viên trong một tổ CM, trong đó bộc lộ tất cả các khâu của quá trình giảng dạy giáo

3

dục, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân và mối quan hệ tương tác giữa các

thành viên trong tập thể, thấy được điểm mạnh, điểm yếu của từng tổ CM trong nhà

trường.

- Phát hiện và phổ biến nhân rộng những mô hình hoạt động của tổ CM có hiệu

quả trong nhà trường, tạo mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên trong tổ, phát huy

sự hỗ trợ, trao đổi học tập lẫn nhau trong tập thể đồng thời phát hiện kịp thời những

mặt hạn chế để có hướng xử lý, điều chỉnh. Từ đó, có biện pháp nâng cao chất

lượng hoạt động của tổ CM.

- Hiệu trưởng đánh giá được kết quả công việc với cơ cấu nhân sự do mình đề

ra.

III. BIỆN PHÁP KIỂM TRA

1. Đối với giáo viên

NỘI DUNG KIỂM TRA CÔNG VIỆC/BIỆN PHÁP KIỂM TRA

Phẩm chất chính trị, đạo đức,

lối sống

Trao đổi với GV được KT, BCH CĐ, Chi đoàn, tổ

chức Đảng, tổ CM tìm hiểu về tư tưởng, chính trị,

về việc chấp hành quy chế của GV;

Thăm dò dư luận, địa phương nơi cư trú, CMHS,

HS (nếu cần) tìm hiểu về nhân cách, lối sống, sự tín

nhiệm, việc thực hiện đường lối, chính sách…);

Xem hồ sơ quản lý (bảng chấm công, bài thu

hoạch của GV...), giấy chứng nhận gia đình văn

hóa, ý kiến của địa phương nơi cư trú (nếu GV là

đảng viên)...

Quan sát thực tế; có thể tạo tình huống có vấn đề

để dự giờ.

Kết quả công tác được giao:

* Thực hiện nhiệm vụ giảng

dạy

- Thực hiện quy chế CM

- Trình độ nghiệp vụ sư phạm

- Kết quả giảng dạy, giáo dục

(Xem KT việc thực hiện quy chế CM)

Dự giờ (quan sát hoạt động của thầy, trò và các

mối quan hệ trong giờ dạy).

Trao đổi với TTCM, GV, GV khác, HS (nếu cần);

Khảo sát chất lượng giờ dạy (nếu cần)

Kiểm tra HS của GV.

Xem kết quả giảng dạy của GV ở năm học trước;

xem sổ điểm; Kết quả học tập, rèn luyện của HS lớp

GV dạy so với kết quả kiểm tra chung của toàn

khối, sự tiến bộ của HS từ khi GV nhận lớp; Trao

4

* Thực hiện nhiệm vụ khác

được giao

- Công tác CN

- Công tác kiêm nhiệm khác

đổi với TTCM, GVCN, GV, HS, CMHS (nếu cần).

Kết quả bài làm của HS sau giờ lên lớp của GV.

Xem sổ CN, dự tiết sinh hoạt CN, xem kết quả

các mặt GD, kết quả thực hiện các phong trào thi

đua của lớp CN, tham khảo ý kiến BCS lớp, HS.

Xem giáo án hoạt động NGLL.

Xem kế hoạch công tác và việc thực hiện trên

thực tế.

Tham khảo ý kiến của BCH đoàn thể và các bộ

phận liên quan. Kết quả việc thực hiện của GV.

2. Đối với Tổ chuyên môn

NỘI DUNG KIỂM TRA CÔNG VIỆC/BIỆN PHÁP KIỂM TRA

Công tác quản lý của tổ trưởng

(nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín,

khả năng lãnh đạo, việc thực hiện

công tác quản lý…)

Xem KH cá nhân của TT, KH của tổ CM.

Kết quả giảng dạy của tổ trưởng.

Dự sinh hoạt tổ CM, dự họat động chuyên đề;

Xem biên bản họp tổ CM, các HSSS khác của

tổ.

Xem biên bản kiểm tra tổ CM trước đây, đặc

biệt là lần gần nhất.

Trao đổi với TT, GV trong tổ và các bộ phận

liên quan.

Hồ sơ chuyên môn của tổ (số lượng,

chất lượng các hồ sơ CM)

Xem các hồ sơ CM của các cá nhân trong tổ

(giáo án, sổ điểm…), KH hoạt động của tổ,

biên bản họp tổ, các sản phẩm CM của tổ: sáng

kiến kinh nghiệm, giáo án soạn chung…

Trao đổi với TT, GV khác.

Việc thực hiện công tác giảng dạy,

giáo dục của tổ chuyên môn (thực

hiện CT, chuẩn bị bài, chất lượng

dạy học, đổi mới phương pháp, sử

dụng ĐDDH, kiểm tra, đánh giá học

sinh…)

Xem sổ đầu bài, giáo án, vở ghi của HS

Xem giáo án của GV, sổ điểm, thống kê kết

quả giảng dạy bộ môn.

Dự giờ dạy của GV.

Xem sổ theo dõi mượn ĐDDH, sổ theo dõi

của phòng TN, thực hành.

Xem một số bài KT đã chấm, ma trận đề, đáp

án.

Xem xet phong trào đổi mới PPGD của tổ.

Trao đổi với PHT chuyên môn, TTCM,

CMHS, HS (nếu cần).

Khảo sát chất lượng HS.

5

Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ của tổ chuyên môn

Xem KH và kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

của các GV trong tổ.

Xem kế hoạch dự giờ của tổ CM, sổ dự giờ,

tài liệu tích lũy, kinh nghiệm của GV trong tổ.

N/c sáng kiến kinh nghiệm của GV trong tổ

Trao đổi với TT, GV.

Nề nếp sinh hoạt chuyên môn của

tổ (thời gian, nội dung, hình thức)

Xem biên bản họp tổ (thời gian, nội dung,

các ý kiến tham gia…), xem một số sổ công tác

của GV trong tổ. Dự sinh hoạt tổ.

Trao đổi với TT, GV khác.

Việc chỉ đạo phong trào học tập, rèn

luyện của học sinh (bồi dưỡng HS

gioi, phụ đạo HS kem, ngoại khóa,

kết quả học tập rèn luyện của

HS…)

Xem KH chuyên môn của tổ, KH bồi dưỡng

HS gioi, phụ đạo HS kem.

Phân tích kết quả học tập bộ môn của HS.

Xem vở ghi, các sản phẩm hoạt động học tập

của HS.

Dự hoạt động ngoại khóa, chuyên đề

Trao đổi với TT, GV, CMHS, HS (nếu cần).

Dự giờ dạy của GV.

IV. DANH SÁCH GV SẼ ĐƯỢC KIỂM TRA NĂM HỌC 2020-2021

STT Họ và tên giáo viên được

kiểm tra Bộ môn

Thời gian

kiểm tra Ghi chú

1 Nguyễn Thị Hậu CN 10/2020

2 Phùng Thị Sơn Tùng CN 11/2020

3 Võ Thị Quỳnh Như Hoá học 12/2020

4 Hoàng Xuân Hiền Tin học 01/2021 .

5 Hoàng Văn Quynh Toán 02/2021

6 Hoàng Chiếm Thọ Vật lí 03/2021

7 Nguyễn Thị Hoài Phương Sinh học 04/2021 .

8 Trần Thị Quý Phương Tiếng Anh 10/2020

9 Nguyễn Thị Thủy Ngữ Văn 11/2020 .

10 Tô Ngọc Dũng GDQP-AN 12/2020 .

11 Trần Thị Hải Hậu Tiếng Anh 02/2021

12 Trương Công Hiệp GDCD 03/2021

13 Trần Thị Hoài Như Lịch sử 04/2021 .

14 GV mới

6

V. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SAU KIỂM TRA

Sau kiểm tra các nội dung trên, ngoài việc nhận xet, đánh giá ưu điểm, nhược

điểm một cách kỹ lưỡng, đưa ra các kiến nghị, đề xuất các nội dung cho đối tượng

kiểm tra phải thực hiện, kiểm tra viên xếp loại mức độ hoàn thành các nội dung theo

4 mức: Tốt, Khá, Trung bình, Kem; có các mẫu biên bản tuỳ theo. Riêng kiểm tra

hoạt động sư phạm của giáo viên, Hiệu trưởng vận dụng các văn bản về đánh giá

xếp loại theo từng cấp học để đánh giá cho phù hợp, nhất là các văn bản sau đối với

giáo viên trường trung học phổ thông:

- Văn bản số 1027/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT “Hướng dẫn đánh

giá và xếp loại giờ dạy ở bậc trung học Phổ thông”;

- Văn bản 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ GD&ĐT về

“Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-

BGD&ĐT”.

- Công văn số 232/ SGD ĐT- GDTrH ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Sở giáo

dục đào tạo Quảng Trị về việc hướng dẫn, đánh giá xếp loại tiết dạy.

- Ngoài ra, cần tham khảo các văn bản quy định chung về đánh giá, xếp loại:

Quy chế đánh giá công chức hàng năm (Ban hành kèm theo Quyết định số

11/1998/TCCP-CCVC ngày 05/12/1998 của Bộ Nội vụ).

Trên đây là kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo năm học 2020-

2021, yêu cầu các bộ phận liên quan nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - BGH (chỉ đạo);

- BCHCĐ (phối hợp);

- TTCM;

- Lưu: VT.

Nguyễn Xuân Chiến