19
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Khoa Công Nghệ Thông Tin Môn: Phương Pháp Dạy Học Môn Tin Học NỘI DUNG TỰ NGHIÊN CỨU Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Đức Long Sinh viên thực hiện – Nhóm 02: 1) Trần Thị Sương 2) Nguyễn Hồng Thanh Thảo Lớp: Sư phạm nghiệp vụ - Khóa 03 1

Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKhoa Công Nghệ Thông Tin

Môn: Phương Pháp Dạy Học Môn Tin Học

NỘI DUNG TỰ NGHIÊN CỨU

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Đức Long

Sinh viên thực hiện – Nhóm 02:

1) Trần Thị Sương

2) Nguyễn Hồng Thanh Thảo

Lớp: Sư phạm nghiệp vụ - Khóa 03

TP.Hồ Chí Minh – 2013

1

Page 2: Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2

MỤC LỤC

I. CHỦ ĐỀ 00..............................................................................................................3

Câu 1: ...............................................................................................................3

Câu 2: ...............................................................................................................5

Câu 3: ...............................................................................................................6

Câu 4: ...............................................................................................................6

II. CHỦ ĐỀ 01

III. CHỦ ĐỀ 02

2

Page 3: Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2

I. CHỦ ĐỀ 00

Câu 1: Các tác nhân trong hệ thống dạy học có những đặc điểm cơ bản gì?

Các tác nhân trong hệ thống dạy học bao gồm: Thầy (giáo viên), Trò (học sinh), tri thức và Môi trường.

Tri thức

Mục tiêu của quá trình dạy học là học sinh làm chủ được tri thức. Tri thức phải được biến đổi từ tri thức khoa học đến tri thức chương trình rồi đến tri thức dạy học để học sinh nắm vững. Đây là quá trình chuyển hoá sư phạm.

o Tri thức khoa học: những tri thức cần thiết trang bị cho học sinh ở từng lứa

tuổi.o Tri thức chương trình: những tri thức khoa học được sàng lọc để trở thành

những tri thức phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinho Tri thức dạy học: là tri thức chương trình được thể hiện trong mỗi lớp học với

những đối tượng cụ thể.

Thầy

Trong quá trình dạy học, thầy giáo đống vai trò chủ động, dẫn dắt, trước hết làm cho việc dạy và học tuân thủ các nguyên tắc dạy học sau đây:

o Đảm bảo sự thống nhất hài hoà giữa tính khoa học và tính sư phạm.

o Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.

o Đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hoá.

o Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức và yêu cầu phát triển.

o Đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động điều khiển của Thầy và hoạt động học

tập của TròNgười thầy phải thấy được các mâu thuẫn trong quá trình dạy học để tìm cách thực hiện đồng thời một số yêu cầu khác nhau

Trò

Để đạt được hiệu quả cao trong học tập, học sinh cũng phải có vai trò chủ động, vai trò trung tâm. Thầy giáo phải tổ chức những hoạt động trong lớp học để phát huy vai trò chủ động của học sinh. Trong hệ thống dạy học trò phải hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động

3

Page 4: Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2

Riêng đối với trường THPT, cần chú ý đến các đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh THPT sau:

o Tính chủ động trong quá trình nhận thức đã phát triển.

o Tri giác có mục đích đã đạt mức khá cao.

o Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo.

o Tư duy lí luận trừu tượng, độc lập và phát triển khá.

o Đã có óc phê phán trước các sự kiện.

o Ý thức đối với học tập rõ hơn ở cấp dưới.

o Hứng thú đối với các môn học đã phân hoá.

o Bước đầu hình thành khuynh hướng nghề nghiệp.

o Đối với học sinh Việt Nam: chưa có thói quen làm việc theo nhóm.

Môi trường

Sự hiểu biết hệ thống dạy học và đặc biệt là hiểu biết việc học của học sinh đòihỏi phải bổ sung vào yếu tố môi trường. Môi trường là hệ thống đối mặt với ngườihọc, những đối tượng mà học sinh tiếp xúc nhằm đi tới việc làm chủ kiến thức.Môi trường không chỉ đơn thuần là điều kiện vật chất, môi trường học tập, ảnhhưởng khách quan bên ngoài, mà còn là các tình huống có vấn đề cần giải quyếtdo Thầy đặt ra, các tình huống thực tế liên quan đến công việc, đời sống hàngngày mà học sinh phải đối mặt giải quyết, ...

Câu 2: Các thành tố cơ bản của dậy học bộ môn là gì?

Quá trình dạy học là một quá trình điều khiển các hoạt động và giao lưu của học sinh nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.

Bản chất của việc học tập là một quá trình xử lí thông tin.Các thành tố cơ bản của phương pháp dạy học bộ môn là:

o Hoạt động và hoạt động thành phần

o Động cơ

o Tri thức và tri thức phương pháp

o Sự phân bậc hoạt động

4

Page 5: Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2

Câu 3: Trong các bước tổ chức dạy trên lớp thì bước nào là quan trọng nhất?

Trong các bước tổ chức dạy học thi phần Tạo tiền đề xuất phát hay phần mở đầu bài dạy là quan trọng nhất.Những ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng, vì vậy một bài dạy trên lớp cần có phần mở đầu hấp dẫn (có thể chỉ trong vài ba phút) để tạo nhịp cho toàn bộ bài dạy.

Mở đầu một bài dạy nhằm:o Tập trung sự chú ý và khơi dậy sự hứng thú của HS

o Tạo ra mối liên kết giữa những bài học trước với bài học sau

o Đưa ra mục tiêu của bài dạy và những yêu cầu cần đạt được

o Chỉ ra những kỹ năng quan trọng

o Mô tả những gì cần đạt trong và sau bài học

Trong một bài dạy lí tưởng, nên phân chia nội dung học tập thành nhiều phần nhỏ hợp lí và áp dụng công thức sau: Mở đầu hấp dẫn + (Lí thuyết + Áp dụng + Tóm tắt)n + Kết luận Nhằm mục đích lôi cuốn sự chú ý, tham gia tích cực của người học trong suốt tiết học, buổi học.

Câu 4: Hồ sơ bài dạy là gì ? Bao gồm những gì ?

Hồ sơ bài dạy là: quá trình dạy học gồm hai giai đoạn cơ bản: thiết kế và thi công. Trong đó giai đoạn thiết kế là giai đoạn quan trọng, cần xác định rõ đầu vào (mục tiêu giảng dạy) và đầu ra (kết quả học tập của học sinh). Thiết kế bài dạy là soạn thảo một văn bản về quy trình tiến hành bài dạy cho một hoặc vài tiết lên lớp, trong đó nêu rõ: mục tiêu, phương pháp, phương tiện, nội dung, thời gian dạy học cho từng nội dung và kế hoạch đánh giá kết quả bài dạy. Đặc biệt phải nêu rõ sự phân vai và phối hợp hoạt động giữa giáo viên và học sinh trong từng hoạt động cụ thể.

Bao gồm: bài giảng, tài liệu hổ trợ giáo viên, tài liệu hổ trợ học sinh.o Bài giảng: là giáo án, kế hoạch dạy học

o Tài liệu hổ trợ giáo viên: là các nội dung cần thiết để hỗ trợ cho quá trình

dạy học của giáo viêno Tài liệu hổ trợ học viên: các nội dung cần thiết để hỗ trợ cho quá trình học

tập của học sinh như phiếu học tập, bài tập, bài kiểm tra đánh giá cuối tiết học, giáo trình….

5

Page 6: Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2

II. CHỦ ĐỀ 01

Câu 1: Who, What, và How trong mô hình dạy học mang ý nghĩa gì?

Hoạt động dạy của thầy và học của trò để đạt được mục tiêu dạy học sẽ dựa trên những câu hỏi đặt ra sau đây (the 8 Wh-questions):

1. Who trains the learners – Ai dạy? Ý nghĩa của Who2. What prior knowledge - Kiến thức nào cần biết trước? Ý nghĩa của What3. Which objectives are achieved - Mục tiêu đạt được sau bài học?4. Which contents are imparted - Nội dung nào cần dạy?5. Which methods are applied – Sử dụng phương pháp nào?6. Under which conditions are performed - Bằng các phương tiện nào?7. Which kind of organisation is to arrange – Hình thức tổ chức hoạt động?8. In which way results will be evaluated – Đánh giá kết quả bằng cách nào?

Câu 2: Bạn có suy nghĩ gì về hiện trạng việc dạy Tin học ở nước ta hiện nay?

Khảo sát đến thời điểm năm học 2006-2007

Giáo viên

- Đa số không được đào tạo bài bản và có hệ thống.- Các trường sư phạm chỉ mới đào tạo giáo viên chính quy ngành sư phạm Tin

trong vài năm trở lại đây và số lượng ra trường còn rất ít.- Những người thạo Tin học thì thường không có nghiệp vụ sư phạm.- Những giáo viên có nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm dạy học phần lớn từ

các chuyên môn khác (Toán, Lí,…) chuyển sang, sau khi đã học một số khoá đào tạo Tin học.

- Việc dạy Tin học vẫn được coi là hoạt động kiêm nhiệm, cải thiện cuộc sống, chứ không phải là một nghể nghiệp cần đầu tư có chiều sâu, nghiên cứu và rút kinh nghiệm

Chương trình và sách giáo khoa

- Các phương án đưa Tin học vào giáo dục thay đổi nhiều lần, không ổn định, do đó không có chương trình chính thức.

- Chỉ mới năm học 2006-2007, Bộ GD & ĐT chính thức đưa chương trình Tin học tự chọn (bắt buộc) cho cấp THCS và chính khoá cho cấp THPT. Tương ứng với chương trình này là các sách giáo khoa, sách giáo viên cho cấp lớp 6 và lớp 10.

6

Ý nghĩa của How

Page 7: Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2

- Các tài liệu về Tin học khác giảng dạy trong các nhà trường và các trung tâm còn lại không phải là các sách giáo khoa mà chỉ là dạng các tài liệu hướng dẫn sử dụng, do các nhà xuất bản in ấn cộng tác với một số người biên soạn Việt Nam biên dịch lại, hoặc là dạng giáo trình biên soạn nội bộ đem dạy cho người học.

Việc dạy và học

- Vì không có nghiệp vụ sư phạm, giáo viên trình bày từng bước theo tài liệu hướng dẫn hoặc sách tham khảo một cách máy móc và cứng nhắc.

- Tài liệu hướng dẫn thường dài, hoặc mới và khó mà thời lượng ở lớp ít nên giáo viên trình bày lướt qua rất nhanh, người học khó khăn nắm vấn đề, việc theo dõi trực tiếp các thao tác trên màn hình máy tính còn rất hạn chế.

- Giáo viên ít đầu tư chuẩn bị phương tiện - thiết bị dạy học, nên môn Tin học mà thường dạy “chay”, việc dạy ít được các cấp quản lí đầu tư tùy theo điều kiện của trường lớp, từng địa phương.

- Người học tốn công sức mày mò ở nhà hoặc thuê máy thực hành ở các điểm dịch vụ, do đó việc học không được định hướng đúng đắn, tự phát tùy theo yêu cầu của từng người học. Ngược lại, một số người học thiếu hẵn việc đầu tư cho thực hành do khách quan hoặc chủ quan nên không rèn luyện được kĩ năng cần thiết, chỉ biết lí thuyết không biết thực hành.

Câu 3: Với nội dung và chương trình tin học phổ thông hiện tại, theo bạn cần phải

dạy học như thế nào để phù hợp với xu thế thời đại và xã hội trong thế kỉ 21 hiện nay?

Với nội dung và chương trình tin học phổ thông hiện tại, để phù hợp với xu thế thời đại và xã hội trong TK21 chúng ta cần:

- Cung cấp các kiến thức phổ thông và hình thành các kỹ năng cơ bản của tin học và công nghệ thông tin cho học sinh làm cơ sở ban đầu cho việc đào tạo nguồn nhân lực tương lai, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa , hiện đại hóa ,hướng tới kinh tế tri thức , đồng thời , ứng dụng được các kiến thức và kỹ năng nói trên vào các hoạt động học tập , vào cuộc sống cá nhân trong bối cảnh một xã hội có những tác động ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin.

- Sử dụng công nghệ để nâng cao việc khám phá nội dung tri thức- Sử dụng công nghệ gắn kết và phù hợp với lớp học, người học- Làm chủ được nội dung tri thức cần phải dạy và khả năng ứng dụng phương

pháp sư phạm hiệu quả

7

Page 8: Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2

Hơn nữa quan điểm học của thế kỉ 21 đó là: “Học để biết, Học để làm, Học để hoàn thiện, Học để chung sống”=> Nên người giáo viên cần phải biết cải tiến thường xuyên trong công việc giảng dạy. Để cải tiến người giáo viên có thể dựa vào các tiêu chí sau:o Những vấn đề thực tiễn, thú vị mà học sinh sẽ giải quyết khi học bài này là gì?

Kiến thức liên quano Học sinh sẽ đạt được những tiêu chuẩn gì về kiến thức và kỹ năng của thế kỷ 21?

Mục tiêu bài dạyo Giáo viên sẽ hướng dẫn những gì và học sinh sẽ trải qua những bước nào để có thể

giải quyết vấn đề đặt ra trong bài? Kịch bản dạy học

o Công nghệ giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động dạy và học như thế nào và

bằng phương thức tiếp cận gì? Máy tính và Internet

o Thành công của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn nào?

Tiêu chí đánh giá

Câu 4: Bạn suy nghĩ như thế nào để vận dụng các bước tổ chức dạy học vào 1 bài

dạy được phân công? Kiểu dạy học và phương pháp dạy học bạn sẽ áp dụng là gì?

Để vận dụng các bước tổ chức dạy học vào 1 bài dạy được phân công :o Đầu tiên cần phải xác định được mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức. Từ đó

lập ra kế hoạch sao cho phù hợp với nội dung bài học để đạt được kết quả tốt.o Nghiên cứu phần trọng tâm, điểm quan trọng của bài dạy

o Hệ thống hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản: đã biết và khả năng biết về chủ

đề sắp họco Phân chia các hoạt động hợp lí phù hợp với nội dung bài học.

o Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ cho giáo viên và học sinh

Kiểu dạy học và phương pháp dạy học sẽ áp dụng là phương pháp dạy học tích cựco Kiểu dạy học mang tính tích cực

o Học sinh nắm tri thức vững chắc

o Học sinh nắm được phương pháp tự học , phát triển được tư duy.

o Học sinh xây dựng được niềm tin về khả năng của mình

o Học sinh giữ vị trí trung tâm, được hướng dẫn để tự mình khám phá và làm chủ

tri thức, có vai trò chủ động

8

Page 9: Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2

III. CHỦ ĐỀ 02

Câu 1: Thế nào là dạy học dùng lời (talk teaching)?

Dạy học dùng lời là phương pháp sử dụng lời nói và chữ viết để truyền đạt, tiếp nhận, chế biến và lưu trữ thông tin. Qua đó truyền đạt tri thức cho học sinh. . Đây là nhóm phương pháp được sử dụng thông dụng nhất (trung bình chiếm 60% số lượng các bài học của môn học/học phần) Giáo viên giao tiếp với người học qua giọng nói, ánh mắt, dáng điệu nét mặt. Ở lớp học truyền thống, dạy học dùng lời là tổng hợp của nghệ thuật diễn giải và nghệ thuật trình bày.

Câu 2: Nghệ thuật của sự diễn giải (The art of explaining) là gì? Ý nghĩa của nó

trong dạy học.

Nghệ thuật của sự diễn giải (The art explaining) có thể hiểu là:

Làm cho đối tượng dễ hiểu (make it understandable):- Dựa trên kiến thức đã có của học sinh (based on prior knowledge).- Sử dụng câu hỏi liên quan đến bài học .(use questioning)- Minh họa trực quan (visual representation)- Sử dụng phương pháp quy nạp (induction from the concrete)

Làm cho đối tượng dễ ghi nhớ (make it easy to remember):- Đơn giản hóa (simplyfy)- Tập trung vào điểm chính (focus on key points)- Nêu cấu trúc bài dạy (show the structure)- Tập trung (Focus)- Những từ khóa (A key phrase)- Chuỗi lý luận (chain of reasoning)

Ý nghĩa của nó trong dạy học:- Giúp cho học sinh hiểu sâu vấn đề- Giúp cho học sinh dễ ghi nhớ kiến thức cần thiết trong bài dạy.- Tạo hình mẫu cho việc phát triển kĩ năng diễn giải một vấn đề trong đời sống

của học sinh.

9

Page 10: Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2

Câu 3: Nghệ thuật của sự trình bày (The art of showing) là gì? Ý nghĩa của nó

trong dạy học.

Nghệ thuật của sự trình bày ( The art of showing) có thể hiểu là:

- Cơ bản là tạo sự “bắt chước” của học sinh từ hành động hay thao tác chuẩn của giáo viên trên lớp.

- Cách đơn giản là những ví dụ minh họa cụ thể sao những phần diễn giải lý thuyết của giáo viên vì nó kích thích sự tập trung của học sinh hơn là lời nói của giáo viên.

- Cần có sự chuẩn bị kĩ cho những minh họa đó trước tiết học.Nếu một bài dạy, giáo viên có những thí nghiệm hay những ví dụ mẫu cho

bài giảng thì người giáo viên cần phải thử thực hiện trước. Mục đích giúp cho giáo viên tránh những tình huống khó xử bất ngờ xảy ra vì giáo viên sẽ là chuẩn, là khuôn mẫu để học sinh noi gương mà thực hiên, học tập. Đồng thời giảm sự xôn xao, hỗn loạn của học sinh; tránh những nghi ngờ, hoang mang vào những kiến thức giáo viên đang truyền đạt.

- Cần có những câu hỏi trong suốt quá trình trình bày những ví dụ minh họa.- Cần phải làm từ tốn để học sinh có thể kịp quan sát.- Có những cách xây dựng những minh họa hợp lý, chuẩn xác:

o Kiểu minh họa yên lặng: Giáo viên sẽ không giải thích nhiều và bắt

buốc học sinh phải quan sát. Sau đó giáo viên sẽ đặt ra những câu hỏi liên quan đến thao tác thực hiện của giáo viên cho học sinh. Học sinh phải tập trung quan sát cao độ mới có thể đáp ứng được câu hỏi của giáo viên.o Kiểu minh họa “cách tránh việc thực hiện sai”: học sinh rút ra những

kinh nghiệm qua những ví dụ vận dụng kiến thức sai,….Lưu ý: cần cẩn thận khi sử dụng phương pháp này.o Kiểu minh họa Xô-crát: vừa làm, giáo viên vừa hỏi học sinh các bước

thực hiện tiếp theo. Có thể những bước tiếp theo này của học sinh đưa đến những kết quả đúng của minh họa. Điều này giúp học sinh lưu nhớ chính xác hơn kiến thức mới.

Ý nghĩa của nó trong dạy học:

- Giúp cho học sinh linh hoạt, lưu nhớ sâu hơn những kiến thức mới được giáo viên truyền đạt.

- Việc lưu nhớ kiến thức mới của học sinh có hệ thống và chuẩn xác hơn.- Giúp học sinh phần nào có những kinh nghiệm quý báu thông qua những lỗi đã

phạm phải trong quá trình học, nghiên cứu.- Giúp cho giáo viên cảm thấy an tâm về khả năng tiếp thu đúng hướng, chuẩn

xác vốn kiến thức mới của học sinh.

10

Page 11: Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2

- Giúp cải thiện kĩ năng trình bày của học sinh thông qua hình mẫu người giáo viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Giáo trình Phương pháp dạy học môn Tin học - Trần Văn Hạo, Lê Đức Long – 2007[2] Slide bài giảng Lecture 00; Lecture 01; Lecture 02

Tiếng Anh

[1] G. Petty, “Teaching Today - A Practical Guide” Fourth Edition Nelson Thomes Ltd. 2009

11