227
Nhng phóng s- ký sđăng báo 1 N N H H N N G G P P H H Ó Ó N N G G S S - - K K Ý Ý S S T T R R Ê Ê N N B B Á Á O O

Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

1

NNNHHHỮỮỮNNNGGG PPPHHHÓÓÓNNNGGG SSSỰỰỰ --- KKKÝÝÝ SSSỰỰỰ TTTRRRÊÊÊNNN BBBÁÁÁOOO

Page 2: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

2

Tác giả: QUỐC VIỆT

TRONG THẾ GIỚI SÁCH CŨ (Phóng sự: báo Tuổi Trẻ từ 15/05 đến 20/05/08)

Page 3: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

3

Thứ Năm, 15/05/2008

Kỳ 1: Hiệu sách cũ của "gã ngông"

TT - Có người đã rơi nước mắt khi bất ngờ thấy bút tích của mình trên quyển sách đã bị thất lạc bao năm đang bày bán ở vỉa hè. Có người quyết dốc hết lương hưu dành dụm để mua cho được một độc bản sách. Cũng có người mừng như vớ được vàng khi chỉ trả vài ngàn đồng cho bộ sách cổ nằm lẫn trong đống giấy vụn ve chai...

Đó chỉ là những chi tiết nhỏ trong thế giới sách cũ chứa đựng bao thế thái nhân tình. Trong thế giới sách cũ, có người lấy đó để làm giàu, cũng có nhiều người xem là thú chơi, là đạo của đời mình.

Tôi vừa bước vào hiệu sách số 180 Bà Triệu thì bị gọi giật: "Đi đâu đấy?". Một người đàn ông trung niên đang nhìn tôi lừ lừ. Cảm giác ban đầu của tôi thật sốc với tiệm sách cũ có tiếng ở Hà Nội này. Nhưng rồi sau vài câu qua lại hiểu ý khách lạ, ông chủ nhà sách đã nhẹ giọng xuống mặc dù vẫn còn chút bất cần đời. "Anh cứ gọi tôi là gã gàn dở hay gã ngông cũng được. Tôi mới đuổi thẳng cổ mấy cặp sinh viên đấy. Ai đời đi mua sách mà đứa con trai thì tay nhét túi quần, tay phì phèo điếu thuốc, còn con gái vừa xỉa tăm tanh tách vừa trả giá leo lẻo như mua cá” - ông chủ tiệm sách cũ Lương Ngọc Dư lại tự giới thiệu mình bằng một tràng khinh khỉnh.

Page 4: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

4

Ông Lương Ngọc Dư (phải) và người bạn trẻ mê sách cũ

"Tôi sẳn sàng tặng không"

Nhưng chỉ nhìn thoáng qua "gia sản" sách quí trong ngôi nhà phố trung tâm Hà Nội này cũng biết ông Dư không phải là kẻ gàn. Những hàng kệ sách cao bằng cả hai thân người chồng lên nhau. Các lối đi ở giữa hẹp đến mức khách lạ phải nghiêng người len vào để không chạm rơi sách.

Ấn tượng đập ngay vào mắt là cuốn An Nam tạp chí có ảnh hành quyết tướng sĩ Hoàng Hoa Thám đã ố vàng màu thời gian nhưng vẫn còn rõ mặt những người yêu nước chí lớn không thành. Bộ Thú xem truyện Tàu của lão gia Vương Hồng Sển được đánh số thứ tự, in từ năm 1970 nằm ngay ngắn ở vị trí trang trọng trên kệ sách. Đặc biệt là cuốn Hồng Đức bản đồ của tủ sách Viện khảo cổ, Bộ Quốc gia giáo dục (Sài Gòn - 1962) có nhiều bản đồ minh chứng chủ quyền của VN với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…

Ai biết đọc, biết viết với chút vốn lận lưng cũng có thể buôn sách cũ. Nhưng sẽ không thể có một tiệm sách cũ đàng hoàng nếu như chủ nhân của nó không có vốn đọc đàng hoàng

Ông Lương Ngọc Dư

Page 5: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

5

Ông chủ tiệm sách Dư bắt đầu ý hợp với kẻ hậu bối lạ hoắc đến từ miền Nam như tôi. Vừa dẫn tôi đi tham quan "gia sản" sách, ông vừa vui vẻ leo trèo cầu thang để lấy những quyển sách trên cao mà tôi yêu cầu. Người đàn ông tưởng như bất cần đời này cực kỳ nâng niu sách. Nhẹ nhàng lần giở từng trang trong quyển sách ảnh bìa đỏ Chiến tranh giải phóng Việt Nam do Nhật in tặng nhân dân VN, ông rưng rưng kể sách này có những hình ảnh đặc biệt từ cuộc chiến chống Mỹ đến chiến tranh biên giới phía Bắc. Và ông xúc động nhất là chính nhiếp ảnh gia người Nhật đã bỏ mình ở Lạng Sơn để nhân dân VN có quyển sách ảnh quí hiếm.

Bây giờ, ngồi nhớ lại chuyện xưa, ông Dư trầm ngâm: "Ai biết đọc, biết viết với chút vốn lận lưng, cũng có thể buôn sách cũ. Nhưng sẽ không thể có một tiệm sách cũ đàng hoàng nếu như chủ nhân của nó không có vốn đọc đàng hoàng". Ông chủ tiệm sách cũ đầy cá tính này cực kỳ khó tính với những kẻ giả cận thị, giả mê sách để "lấy màu" trí thức, nhưng cũng rất quí những người thật sự mê sách.

Tiệm sách cũ 180 phố Bà Triệu từng bị tiếng tai "máy chém", ông không thanh minh mà còn hãnh diện, vì ông tin rằng sách quí thì vô giá. Vả lại, đôi khi ông cũng muốn hét giá để những kẻ giả vờ mê sách đừng mua về nhà xếp xó. Tuy nhiên, nhiều người cũng đã tận mắt chứng kiến ông bán rẻ, thậm chí tặng không sách quí cho những người nghèo mê sách và cần sách.

Những tủ sách, đời người

Ông Dư là kỹ sư xây dựng. Thời bao cấp túng thiếu, ông đành phải bán chính mớ sách cũ của mình. Một vài lần riết rồi quen, ông đã biết mua lại

Quyển Hồng Đức bản đồquí hiếm của ông Dư

Page 6: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

6

sách cũ để bán cho người có nhu cầu. Có vốn đọc từ hồi đi học, ông tự nhiên vào nghề buôn sách cũ và càng ngày càng thấm dần chữ nghĩa.

Những lúc nhàn rỗi, ông miên man đọc hết quyển này đến quyển khác. Ông lặng lẽ trở thành mọt sách lúc nào không biết, thấm thía với từng trang sách hay và xúc động với cả thủ bút của những người đã từng nâng niu nó trước ông.

Thời kỳ bao cấp, nhiều trí thức, kể cả chức sắc, tướng lĩnh gặp khó khăn kinh tế, nhà cửa chật hẹp đành phải rời tủ sách. Biết ông Dư là người kinh doanh sách cũ chuyên nghiệp nhưng không xem sách là món hàng nên họ mời ông. "Nhiều lần tôi không kìm nổi xúc động khi đứng trước những tủ sách quí, đặc biệt là sự giữ gìn, nâng niu sách của chủ nhà. Tôi khuyên họ nếu chưa cần phải bán thì cố giữ lại, vì có thể cả đời người chưa tích lũy nổi tủ sách quí giá như vậy" - ông Dư kể. Sau đó một số người quyết định không bán nữa, nhưng đa số vẫn đành phải ngậm ngùi chia tay nó.

Một học giả tóc bạc phơ vừa tẩn mẩn phủi từng nếp bụi trên những quyển sách văn học cổ trước khi rời chúng đưa cho ông vừa nghèn nghẹn tâm sự: "Tôi giữ lại thì chưa biết lúc mình chết tủ sách sẽ thế nào. Chuyển cho anh, tôi tin những quyển sách đáng kính này sẽ đến người đọc đáng kính".

Ngoài số sách cũ kinh doanh, ông Dư giờ cũng đã có tủ sách của đời mình. Trong đó có một cuốn đặc biệt in ở Pháp vào thế kỷ 18, nội dung viết về địa chí Đông Dương mà nhiều người mê sách cổ trả vàng lượng ông vẫn không bán. Hầu hết chủ nhân những tủ sách quí gia đình đều yêu cầu ông Dư phải xóa dấu tích, thủ bút của họ trên sách. Với ông Dư, "sách quí mà có thêm chữ ký tay, con dấu hay hình ảnh của tên tuổi được xã hội kính trọng thì giá trị của sách sẽ tăng gấp nhiều lần. Nhưng tôi tôn trọng nguyện vọng của những người đã nuốt nước mắt rời nó”. Ông Dư vẫn tâm sự rằng ngày cuối đời nào đó, nếu phải trao lại tủ sách này cho người đọc đáng kính, ông sẽ xóa hết thủ bút khẳng định chủ nhân của mình trên đó.

Page 7: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

7

Thứ Sáu, 16/05/2008 Kỳ 2: Thư phòng trầm mặc

TT - Những ngày lang thang tìm hiểu thế giới sách cũ ở Hà Nội, tôi được nghe kể nhiều về nhà sách số 5 Bát Đàn của ông Phan Trác Cảnh.

Ông Phan Trác Cảnh: "Tôi tin sách cũng có hồn" - Ảnh: Quốc Việt

Nhà sách không trưng bày bất cứ quyển nào ra mặt tiền và ông chủ cũng là người kiệm lời, trầm tính. Nhưng những người nghiện sách khoa học xã hội, đặc biệt là sách địa chí, lịch sử các dân tộc VN, đều phải gõ cửa nhà sách này.

Cả đời cho sách cũ

Vợ ông Phan Trác Cảnh nhẹ nhàng mời khách: "Chú muốn mua hay chỉ tham quan cũng được". Mặt tiền tầng trệt không trưng quyển sách nào, nhưng vừa dợm chân bước lên cầu thang lên tầng trên, tôi đã thấy từng dãy sách xếp dọc lối đi. Ông Cảnh đang nghe nhạc Phạm Duy và xem tài liệu dày gần 2.000 trang về hát ả đào, quan họ do chính mình sưu tầm. Thấy khách ghé thăm, ông mỉm cười: "Gần 10 tấn sách, không còn chỗ để chứa nên đành để tạm ra ngoài".

Không gian phảng phất mùi giấy cũ. Sách bày kín giá kệ khắp các tường và tầng trên vẫn còn các phòng sách khác. Cuốn Souvernirs de Hue in bằng tiếng Pháp từ năm 1867 của tác giả Michel Duc Chaigneau viết kỷ niệm về Huế đã sờn rách được bọc lại cẩn thận. Các quyển Hán văn tân giáo khoa thư xuất bản năm 1928 và Ngũ thiên tự năm 1929 cũng còn nguyên vẹn.

Page 8: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

8

Nhiều báo, tạp chí đầu thế kỷ trước như Phong Hóa, Phụ Nữ Tân Văn, Gia Định Báo, Gió Mới, Văn Mới, Nông Cổ Mín Đàm, Nam Phong... vẫn đang nằm trên kệ thách thức thời gian…

Thấy tôi mải mê với kệ sách nghiên cứu 54 dân tộc VN, ông Cảnh chỉ cho xem bộ tài liệu đồ sộ gồm 11 tập chuyên nghiên cứu về người Hoa ở VN và những cuốn sách quí viết về người Mường cổ. Người đã dành cả đời cho sách cũ này kể rằng lúc đầu ông còn tập hợp chung các loại sách, nhưng bây giờ tập trung vào nội dung nghiên cứu cổ xưa. "Tác phẩm văn học hay có thể được tái bản. Nhưng các sách nghiên cứu cổ rất kén người đọc, nên hiếm hoi lắm. Nó đang tuyệt bóng dần trên thị trường", ông Cảnh ưu tư, rồi cho tôi xem bộ nghiên cứu lịch sử quân đội VN gồm hàng trăm quyển xếp cả một dãy kệ lớn.

Chủ nhân của nhà sách số 5 Bát Đàn này do quá mê văn chương Tự Lực Văn Đoàn mà thành nghiện sách. Nửa chừng xuân của Khái Hưng là quyển sách đầu đời làm ông Cảnh mê mẩn, đó cũng là bản in đầu tiên mà ông vẫn gìn giữ đến giờ như kỷ vật của đời mình. Ngay thời gian còn làm việc ở Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ông đã xây dựng "gia tài" sách cũ. Những ngày đầu khó khăn, ông phải nhịn cả suất ăn sáng, gói thuốc lá quen thuộc để có tiền mua sách. Bạn bè tưởng ông đã đổi nghề buôn ve chai khi thấy ông cứ lẽo đẽo đi cùng họ để lùng sách quí trong giấy vụn.

Những người đọc đáng kính

Báo của đầu thế kỷ trước vẫn được nâng niu ở tiệm sách số 5 Bát Đàn - Ảnh: Quốc Việt

Page 9: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

9

"Hình như sách cũ cũng có linh hồn. Mình quí nó thì nó sẽ tìm mình" - ông chủ tiệm sách Bát Đàn nói. Ông Cảnh kể qua thời đầu chật vật, nhiều người đã tự tìm đến mua bán, trao đổi sách. Thậm chí, một số người ở miền Nam cũng cung cấp sách cũ cho ông. Họ quí ông vì không chỉ bán sách, ông còn là người đọc sâu, biết trọng sách quí.

Họ thêm nể ông vì nhà sách không kinh doanh bát nháo mà được nâng niu cẩn thận như thư viện quí. Chính vì vậy, một số người trong những tên tuổi vang bóng như Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Trần Quốc Vượng, Vương Hồng Sển, Hà Văn Tấn, Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm, Phan Ngọc đã xúc động khi thấy tác phẩm mình được nâng niu ở vị trí trang trọng trên kệ sách nhà ông. Và một số người trong họ đã dần trở thành bạn tâm giao của ông.

Ngoài nhiều quyển đặc biệt không bán, tiệm sách số 5 Bát Đàn còn hai thứ được ông Cảnh lưu giữ kỹ là cuốn thư mục sách do mình biên soạn và bút tích, hình ảnh những người đọc đáng kính. Giáo sư Nhật Yao Takao lần đầu ghé đây khi còn là sinh viên và nhà sách này còn là ngôi nhà cấp bốn với mái tôn thấp nóng, nhưng Takao đã tìm thấy những cuốn sách văn hóa, văn học cổ mình cần. Đến nay đã 17 năm và dù đã là tiến sĩ, nhưng năm nào ông cũng sang VN để tìm sách và gặp bạn tri kỷ là ông Cảnh. Nhiều chuyến ông còn dẫn theo sinh viên để họ tiếp tục đọc sách quí nơi này.

Một người bạn khác của ông Cảnh là nghiên cứu sinh tiến sĩ Imamura. Lần đầu đến từ 15 năm trước, Imamura còn là cựu nhân viên sứ quán Nhật. Mê sách, anh say sưa với các tài liệu quí ở đây. Đến khi nghỉ việc ở sứ quán, anh chọn đề tài lịch sử người Hoa ở VN để nghiên cứu, và nguồn tài liệu từ nhà sách này. Bạn bè anh như vợ chồng nhà khảo cổ nổi tiếng Kikuchi Seichi và Abe Yuriko cũng thành bạn tâm giao của ông Cảnh trong những lần ghé thăm, tìm tài liệu khảo cổ về gốm sứ VN.

Ông có hàng trăm bạn quốc tế đến từ Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp..., nhiều người là giáo sư, nhà ngoại giao, khách du lịch. Nhưng ông cũng có những người bạn VN mê sách ở khắp đất nước. Ông cứ nhớ mãi hình ảnh cụ già 80 tuổi từ ngoại thành Hà Nội lọ mọ đến nhà sách vào tối mưa dông tầm tã. Thấy tội cụ già, ông hỏi cần sách gì để giúp nhưng cụ không trả lời. Rồi bất ngờ, cụ ôm lấy một quyển sách sờn ố bật khóc: "Quyển sách này là của bố tôi. Nó đã thất lạc gần 30 năm rồi. Tôi cứ đi tìm mãi".

Page 10: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

10

Ông Cảnh tâm sự chính những người đọc đáng kính đã giúp mình quyết tâm theo nhà sách đến cùng. Ông bạn Takao hay nhắc nhở bạn: "Ông không có quyền nghỉ hưu, ông chưa được chết, để còn giữ nhà sách này cho đến khi tìm được người xứng đáng nhận lại nó”.

Người con trai định theo nghiệp sách của bố và đã được ông gửi gắm niềm tin, nhưng thật buồn là anh bất ngờ qua đời. Đến giờ, ông vẫn chưa tìm được người nào ưng ý. Bởi theo ông, kiếm được người nặng lòng với sách cũ không dễ. Họ phải là người thích đọc, có kiến thức sâu rộng, mà đặc biệt là không mê tiền. "Tôi nghĩ sách có hồn. Nó biết tìm đến người đáng kính hoặc người đáng kính sẽ tìm đến nó” - ông Cảnh nói. Nắng chiều đã tắt sau khe cửa. Thư phòng chìm dần trong bóng tối trầm mặc.

Thứ Bảy, 17/05/2008 Kỳ 3: Thư viện bách khoa ở vỉa hè

TT - Cơn mưa áp thấp nhiệt đới bất ngờ giăng mờ đường phố TP.HCM, tôi trú mưa trong tiệm sách cũ nhỏ bé quen thuộc trên đường Cách Mạng Tháng Tám. Cô Nguyên bán sách từ hơn mười năm trước vẫn ngồi lặng lẽ trên chiếc ghế xưa. Tuổi xuân đã qua đi, cô không còn trẻ nữa. Nhưng nhà sách thì vẫn nhỏ bé, bạc màu thời gian như thuở tôi còn là sinh viên hay lọ mọ đến nơi này.

Từ sách kén người đọc

Bất ngờ, tôi tìm lại được cuốn Martin Iden của nhà văn nổi tiếng Jack London mà tôi đã tặng một người bạn. Sách chỉ có chữ lớn làm hình bìa, in trên giấy rơm vàng, do Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội in năm 1985. Cảm xúc xa xưa chợt sống lại. Tiệm sách nhỏ bé này bị tiệm thời trang to đùng kế bên như đè lấp, nhưng lại có nhiều sách văn học đã làm say mê bao thế hệ. Bên cạnh cuốn Martin Iden, quyển Chuông nguyện hồn ai của nhà văn lừng danh Hemingway đang dựa cùng bộ hai tập Quo Vadis của tác giả người Ba Lan Henryk Sienkievich... Tất cả đều là sách cũ, in trên giấy rơm thô nồng mùi thời gian. Thậm chí nó còn cũ kỹ, sờn rách đến mức cô chủ nhà sách phải tỉ mẩn ngồi dán cả bìa. Bất ngờ lại tiếp tục khi tôi phát hiện trọn bộ hai tập Chùm nho uất hận của John Steinbeck đang nằm lặng lẽ trên góc kệ mờ bụi. Sách có đóng dấu nhà sách Khai Trí cũ, trong tủ sách Gió bốn phương, in từ năm 1972.

Page 11: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

11

Sách cũ bày bán nhiều trên các vỉa hè nhưng người đọc đang vắng dần - Ảnh: QUỐC VIỆT

Theo giới mê sách cũ, TP.HCM hiện nay là trung tâm lớn nhất nước về loại sách bạc màu thời gian này, dù nó cũng không được sầm uất với nhiều người bán, người mua như xưa nữa. Đường Cách Mạng Tháng Tám bây giờ còn hai tiệm sách cũ nhỏ bé nằm kế bên hai shop thời trang sặc sỡ. Đường Điện Biên Phủ nay cũng còn vài nhà sách cũ đối diện với cổng công viên Lê Văn Tám. Vẫn gương mặt điềm đạm của những người bán xưa thấp thoáng sau kệ sách mốc meo, vẫn còn rất nhiều sách quí, nhưng họ không bày bán tràn ra hè như ngày nào nữa mà thu gọn lại trong nhà và con hẻm nhỏ. Kinh doanh sách cũ sầm uất nhất TP.HCM hiện nay vẫn là hai con đường quen thuộc Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Huy Liệu với tầm vài chục tiệm sách lớn, nhỏ nằm liền nhau.

Những người mê đọc cho rằng các sách cũ giá trị đang vắng dần trên kệ bán TP.HCM. Một phần vì sau thời gian khó khăn phải bán sách lấy miếng ăn, nhiều người thích đọc đã và đang thu hồi sách quí cho tủ sách gia đình. Nguyên nhân khác do nhiều Việt kiều cũng muốn tìm lại kỷ niệm quê hương của mình nên mua rất nhiều sách quí cũ đưa ra nước ngoài.

Tuy nhiên, những ngày lang thang trong thế giới sách cũ, tôi vẫn phát hiện rất nhiều sách quí đang ẩn hiện lặng lẽ trong các tiệm sách cũ. Người bán cho rằng họ không cần trưng bày loại sách này ra ngoài nhiều, vì người cần mua sẽ tự biết tìm, biết hỏi, còn mặt tiền phải dành cho những loại sách phổ

Page 12: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

12

thông dễ bán hơn. Giá cả những loại sách này thường cũng không đắt nếu khách mua quen biết chút ít với nhà sách hoặc đừng quá mù mờ để bị hớ. Tôi mua được cả hai tập Văn minh Tây phương của ba giáo sư nổi tiếng Cran Brinton, John B. Christopher, Robert Lee Wolff, do Nguyễn Văn Lương dịch và Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản năm 1972 có dòng chữ in đậm "ấn bản đặc biệt" ở bìa sau, với giá chỉ 60.000 đồng. Kẻ mua ngẩn ngơ mừng, người bán cũng mỉm cười vì đẩy được bộ sách kén người đọc.

Đến niềm vui phổ thông

Khác với ngày trước, hầu hết tiệm sách cũ bây giờ đều trưng bày sách, báo phổ thông, dễ đọc ra ngoài để tìm kiếm số đông khách hàng. Trong những ngày mày mò tìm sách cũ, tôi thấy phần đông khách vẫn là các em nhỏ đi mua truyện tranh Nhật Bản, các bà nội trợ say mê tạp chí giới mình, các cô công nhân thích đọc sách phóng sự vụ án xã hội, hoặc cao hơn một chút là tiểu thuyết tình cảm, truyện kiếm hiệp...

Cô chủ tiệm sách Phạm Thị Nguyên trên đường Cách Mạng Tháng Tám cho biết bây giờ rất hiếm tiệm sách nào chỉ chuyên doanh các loại sách cao cấp vì quá kén người đọc. Họ phải mở rộng mua vào, bán ra tất cả các loại sách báo mà xã hội đang có nhu cầu. Vừa nói, cô vừa cho xem một loạt sách, báo có giá chỉ 2.000-10.000 đồng đang được xếp ở vị trí kinh doanh đẹp bên ngoài các sách có giá trị. Ngay cả một số tiệm sách cũ lớn và lâu năm ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Hưng Đạo, Điện Biên Phủ, Trần Huy Liệu cũng tràn ngập các loại sách báo có giá tiền cỡ này.

Anh Huỳnh Thanh Huy, chủ tiệm sách cũ ở đường Điện Biên Phủ, ước tính cứ ít nhất ba người đi mua các loại sách báo rẻ tiền này mới có một người đến tìm các loại sách cao cấp hơn. Đầu vào của nguồn sách cũng rất dễ kiếm, chủ các tiệm sách cũ chẳng cần mày mò khổ cực đi đâu vì ngày nào cũng có những người gánh ve chai đến bán lại, kể cả các cô cậu học sinh, sinh viên, bà nội trợ muốn bán lại cái mình đã đọc chán để có tiền mua sách, báo mới.

Bây giờ, nhiều người ví von rằng các tiệm sách cũ đang dần trở nên giống thư viện bách khoa ở vỉa hè hơn. Ở đó, người mê sách có thể tìm thấy những cuốn sách quí thách thức thời gian và trị giá tiền bạc có thể lên đến hàng triệu đồng. Nhưng ở đó, những người đọc phổ thông khác cũng dễ dàng

Page 13: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

13

chọn lựa các sách, báo rẻ tiền phù hợp với sở thích của mình. Người thì mải mê sưu tập cho được những cuốn sách quí hiếm vang bóng một thời, người thì lê la sách cũ chỉ vì giá rẻ và có nhiều sách hợp với "gu" đọc của mình. Chính vì vậy, nhiều tiệm sách cũ đủ loại thượng vàng hạ cám.

--------------

Có rất nhiều người phải bỏ công và tốn tiền để tìm những cuốn sách quí. Muốn sở hữu được sách quí phải có vốn đọc sâu sắc, phải hiểu biết về giá trị thật trong thị trường sách đặc biệt này để khỏi bị hớ.

Chủ Nhật, 18/05/2008

Kỳ 4: Săn lùng "sách độc"

TT - Một đời sách trải nhiều đời người như bộ Kinh Dịch in mùa hạ năm Tân Dậu 1681 triều vua Khang Hy lại đang trong tủ sưu tầm sách cổ ở TP.HCM. Muộn hơn, bộ sách học các ngôn ngữ Á Đông nổi tiếng của Trương Vĩnh Ký in năm 1868 có con dấu của ông cũng đang được nâng niu nguyên vẹn...

Linh mục Nguyễn Hữu Triết với những cuốn Hán văn từ thế kỷ 17, 18 - Ảnh: QUỐC VIÊT

Để sở hữu những quyển sách cực "độc" này, nhiều người đã cả đời săn lùng và trả giá vàng lượng, nhưng đôi khi cũng đến nhanh như duyên số khó ngờ.

Page 14: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

14

Nghệ thuật săn lùng

Suốt cả buổi chiều, dịch giả Vũ Anh Tuấn kể tôi nghe chuyện sưu tầm sách quí của mình. Với ông, tủ sách quí không cần nhiều, mà quan trọng là sách có đáng quí hay không. Bộ sưu tập đặt ở tầng một. 400 quyển sách Pháp ngữ thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mà ông quí nhất được cất kỹ trong tủ kính dựng ngay cửa. Vài ngàn quyển giá trị còn lại được ông xếp ngăn nắp trong phòng làm việc rộng khoảng 30m2, nơi vẫn còn chiếc máy chữ có cách nay nửa thế kỷ.

Nhìn hàng gáy sách vang bóng một thời, tôi cảm nhận được ông Tuấn là nhà sưu tầm sách tinh hoa. Ông kể mình không săn sách kiểu bạ gì ôm nấy hay chờ may mắn, mà dựa vào "kim chỉ nam" là những cuốn từ điển tiểu sử và thư tịch tổng quát bằng tiếng Pháp in từ nửa đầu thế kỷ trước. Những người mê sách cổ đều hiểu rằng nếu sách VN không quá xưa để viết bằng chữ Hán Nôm thì rất nhiều cuốn sử dụng Pháp ngữ, nhất là giai đoạn nhiều biến động thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Từ những cuốn từ điển như quyển Dictionnaire Bio - Bibliographie Générale Ancienne Et Moderne De L’Indochine Franc5aise mà ông có thể dò biết các tác giả và nội dung họ viết để thẩm định, chọn hướng sưu tầm giá trị.

Quyển sách học ngoại ngữ in năm 1868 vẫn còn con dấu của Trương Vĩnh Ký

Page 15: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

15

Trong bộ sưu tầm của ông Tuấn, nhiều sách xưa quí hiếm viết về VN bằng tiếng Pháp. Từ tác giả linh mục Cadière viết hàng chục sách văn hóa, lịch sử, phong tục VN, hay hai tác giả Pierre Huard và Maurice Durand ở Trường Viễn Đông Bác Cổ với cuốn sách nổi tiếng Connaissance du Viet Nam, đến Nguyễn Phan Long sâu lắng viết Đời cô Huệ, in từ năm 1921 ở Nhà xuất bản Bắc Kỳ. 20 năm trước, ông Tuấn đã tìm được sách Pháp ngữ đặc biệt viết về phụ nữ VN thời mới của tác giả người Việt này đang lặng lẽ nằm trong bụi phủ. Nhưng thấy ông quá mê nó, người bán đã ra giá bằng hơn 1 triệu đồng bây giờ...

Một số người dư dả như thương gia Nguyễn Văn An, Việt kiều Pháp, có thú chơi sách quí của quê hương thì dùng tiền sưu tập. Từ Pháp, ông nhờ bạn bè trong nước săn tìm hộ với giá nào cũng mua. Những lần về nước, chính ông cũng lê la săn lùng. Hơn năm năm trước, ông đã làm giới bán sách cũ ở Sài Gòn xôn xao khi dám bỏ ra 1.000 USD để ẵm trọn bộ ba cuốn thượng, trung, hạ Việt Nam thi nhân tiền chiến của Phan Canh, Nguyễn Tấn Long, trong khi lúc ấy có thể mua giá 1 triệu đồng.

Lặng lẽ hơn và cũng mới chơi sách thật sự từ năm 1995, nhưng linh mục Nguyễn Hữu Triết đã gầy dựng một bộ sưu tập sách cổ, đặc biệt là sách Hán Nôm, khiến giới mê sách phải nể phục. Một chiều trong nhà thờ Tân Sa Châu, linh mục đã cho tôi xem bộ hai quyển diễn giải Kinh Dịch triều Khang Hy in năm 1861 ở Trung Hoa. Bìa đã sờn rách, nhưng các chữ Hán bên trong vẫn còn rõ nét. Ngoài ra, tủ sách cổ của linh mục còn rất nhiều sách có tuổi gấp nhiều lần tuổi 65 của ông như bộ sách đồ sộ mười quyển Thọ Thế Bảo Nguyên xuất bản năm Đồng Trị nguyên niên Nhâm Tuất 1862. Đặc biệt, bộ hơn 800 cuốn sách quí gồm đủ ngôn ngữ Hán, Pháp, Việt, Anh có thủ bút những nhân vật nổi tiếng từ triều nhà Nguyễn đến nay. Trong đó, một số cuốn có cả bút tích của Trương Vĩnh Ký xưa và Trần Huy Liệu sau này.

Duyên số với sách "độc"

Linh mục Nguyễn Hữu Triết tâm sự ông thiếu điều kiện để sưu tầm sách quí bài bản, nhưng ông có nhiều bạn bè tốt và uyên thâm kiến thức giúp đỡ. Chính thầy dạy Hán Nôm Nguyễn Văn Thoa đã nhiệt tình hỗ trợ sưu tập sách Hán Nôm cổ, ngôn ngữ mà ông không thạo để tự thực hiện. Bạn bè người trực tiếp tặng sách cho linh mục, người săn tìm giùm. Trong đó, một

Page 16: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

16

người bạn Việt kiều Mỹ đã tặng quyển Lục Vân Tiên được cho là cổ nhất từ năm 1865, một cuốn sách linh mục mơ ước mà không thể tìm được.

"Sách quí có duyên đến tay người biết đọc, biết trọng nó”, đó là câu tôi thường nghe từ những người mê sách cũ. Ông Vũ Anh Tuấn, người thường đề cao việc sưu tầm sách theo bài bản khoa học, nhưng cũng kể nhiều sách báo quí hiếm bất ngờ đến tay ông như duyên định. Mê thi văn Tản Đà, thích truyện đường rừng Thế Lữ, ông Tuấn từ trước năm 1975 đã ngẩn ngơ với bộ sưu tập trọn 190 số báo Phong Hóa của cụ Đ.B.Đ.. Nhưng ông không dám mơ bộ sưu tập về tay mình vì cụ Đ.B.Đ. rất quí sách. Bất ngờ một chiều mưa năm 1976, người bán sách cũ gọi ông đến lấy bộ báo xưa này. Thì ra sau năm 1975, cụ Đ.B.Đ. không dám tàng trữ sách báo văn hóa cũ trong nhà nên nó trôi nổi qua chiếu sách cũ, rồi đến đúng tay người đang ngóng trông.

Về sau, con trai cụ Thế Lữ là tiến sĩ Nguyễn Thế Học từ Mỹ về xin mua lại bộ sưu tập Phong Hóa có đăng nhiều tác phẩm của cha mình. Tiếc đứt ruột, nhưng ông Tuấn quyết định trao cho con trai nhà thơ. Ông tin có duyên đến mình, nhưng con của Thế Lữ còn có duyên hơn mới biết gõ cửa nhà ông. Lần khác, ông Tuấn tình cờ kiếm được quyển Tôi với Tản Đà của Nguyễn Văn Phúc in tại Nhà xuất bản Đời Mới năm 1944. Ngày ấy, ông về Mỹ Tho "thanh lý” sách cũ nhưng không có gì quí. Trên đường về qua tiệm sách cũ nhỏ bé vắng khách, ông định liếc đỡ buồn thì kết duyên ngay với cuốn sách hiếm này.

Ngoài duyên số với sách quí, dân sưu tập sách còn "đãi vàng trong cát". Linh mục Triết có duyên lắm mới được "thanh lý” tủ sách quí của cụ N.V.Y.. Nhưng ông cũng kể mình đã mua được rất nhiều sách quí từ những bao sách mớ, trong đó có bộ Kinh Dịch in từ đời Khang Hy ở Trung Hoa. Ban đầu chưa đọc được nội dung, nhưng linh mục cảm nhận sự đặc biệt toát ra từ bìa sách sờn rách và mùi giấy xưa này. Đến khi nghe bạn dạy Hán Nôm diễn giải, linh mục ngẩn ngơ xúc động. Bao thời cuộc thăng trầm, bao phận người lên xuống rồi tan đi như mây gió, nhưng quyển sách cổ vẫn còn đó với thời gian.

___________________

Ở Huế có hai người bạn thân cùng tên Phan, cùng có thú đam mê sách cũ, sách quí, sách hay. Người sở hữu một tủ sách khổng lồ, người có tủ sách quí được bồi đắp qua hai thế hệ.

Page 17: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

17

Thứ Hai, 19/05/2008 Kỳ 5: "Cặp bài trùng" mê sách quí

TT - Ông Nguyễn Hữu Châu Phan và ông Hồ Tấn Phan là hai nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử uy tín thuộc Trung tâm Nghiên cứu Huế. Họ ngoài 70 tuổi, chơi thân với nhau từ hồi còn thanh niên, khi bắt đầu có xu hướng nghiên cứu văn hóa lịch sử.

Ông Nguyễn Hữu Châu Phan (trái) và ông Hồ Tấn Phan đang trao đổi chuyện sách vở tại thư viện gia đình Nguyễn Hữu - Ảnh: Thái Lộc

Tủ sách hai thế hệ

Thư phòng của ông Châu Phan nằm trên tầng hai khu biệt thự giữa một khu vườn rộng rợp bóng cây lâu năm ở đường Nguyễn Huệ, nơi đặt thư viện gia đình Nguyễn Hữu đồng thời là tủ sách của Trung tâm Nghiên cứu Huế do ông Phan chủ trì. Yên tĩnh, sạch sẽ và ngăn nắp. Nhiều tủ gương cao hơn 2m và rất nhiều kệ cao phân chia thư phòng theo từng ô, trong đó đặt từng loại sách khác nhau.

Ông Châu Phan cho biết tủ sách hiện hơn 1 vạn cuốn, trong đó thân sinh của ông để lại khoảng 4.500 cuốn và số còn lại do ông sưu tập. "Nhưng chính bộ sách của ông cụ mới là vô song vì là sách quí, chuyên dùng, trong đó có hai loại đặc biệt là sách thủy lâm và sách mỹ thuật - văn học, nhiều quyển hiện nay rất hiếm và rất có giá trị vì ấn hành ít, khó có thể in lại" - ông nói.

Page 18: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

18

Trong gia sản sách vở do cụ thân sinh ông để lại, được xem rất quí giá và đầy đủ là khoảng 100 bộ từ điển, trong đó có những bộ rất quí như trọn bộ Bách khoa từ điển về cây ở Đông Dương xuất bản liên tục tại Paris từ năm 1908-1942, bộ cá, bộ chim ở Đông Dương, xuất bản tại Pháp đầu thế kỷ 20. Có ba cuốn hồi ký của các vị linh mục bằng tiếng Pháp, một cuốn xuất bản vào thế kỷ 17, hai cuốn xuất bản thế kỷ 18 và rất nhiều cuốn sách xuất bản vào thế kỷ 19.

Đặc biệt là bộ sưu tập với rất nhiều văn bản, hồ sơ về địa bạ, văn bản trao đổi, sang nhượng đất dưới triều Nguyễn, cổ nhất trong số đó là những văn bản dưới thời Tự Đức (1847-1883) mà dấu điểm chỉ được thể hiện bằng cách đo dấu đốt lóng tay trỏ cho đến cách dùng dấu điểm chỉ bằng dấu vân tay thời Bảo Đại... Tủ sách của ông đã đoạt giải nhất cuộc thi tủ sách gia đình lần 2 do Nhà xuất bản Văn Nghệ tổ chức vào tháng 3-2008.

Trước đây ông Châu Phan vốn là một phụ khảo đại học lớp tốt nghiệp đầu tiên của Viện đại học Huế, trước năm 1975 từng cùng cụ thân sinh Nguyễn Hữu Đính chủ trương thành lập NXB Sùng Chính Huế và tập san Nghiên Cứu VN, đồng thời ấn hành nhiều công trình nghiên cứu lịch sử.

Những năm 1990, Trung tâm Nghiên cứu Huế đã được thành lập tại gia đình Nguyễn Hữu nhằm tạo điều kiện cho những ai có thể đi sâu vào công cuộc nghiên cứu văn hóa Huế, cụ Nguyễn Hữu Đính là giám đốc đầu tiên, cùng con trai là Châu Phan cũng là thành viên sáng lập, đồng thời là người hoạt động tích cực. Cho đến nay, dưới sự kiên trì của ông Châu Phan là người thực hiện chính, Trung tâm Nghiên cứu Huế đã cho ra đời năm cuốn Nghiên Cứu Huế và đang sắp sửa ra mắt cuốn thứ sáu. Nhiều độc giả là các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một trong những tạp chí xứng đáng, uy tín và rất được dư luận ủng hộ.

"Cái gì tìm không có thì về ông Phan"

Năm 2005, khi quay một bộ phim về giai đoạn thanh niên xuống đường đấu tranh tại miền Nam VN trước năm 1975 có cảnh cậu bé bán báo dạo cầm trên tay tờ báo đương thời có những bài viết về sự kiện trên, nhà làm phim tìm tờ báo nhiều nơi mà không có. Đến ông Tấn Phan, ngay tức thì họ được đáp ứng.

Page 19: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

19

Câu nói "Cái gì không có thì cứ về ông Phan" có lẽ xuất phát từ đó. Chỉ có điều tủ sách đồ sộ của ông đã bị cơn lũ lịch sử năm 1999 tàn phá đi phần lớn những "hàng độc".

Là một giáo viên dạy tiểu học nhưng ông Tấn Phan có thiên hướng nghiên cứu văn hóa lịch sử, đặc biệt là văn bản học từ khá sớm, nhất là giai đoạn trước năm 1975, khi có điều kiện ông thường xuyên sưu tầm, trao đổi sách với một số nhà nghiên cứu kỳ cựu chủ sở hữu những tủ sách lớn ở Huế.

Cuốn sách giáo khoa về lịch sử của tác giả Charles B-Maybon xuất bản năm 1919, là quà tặng đầu đời của cụ Nguyễn Hữu Đính cho con trai là

Nguyễn Hữu Châu Phan khi đỗ vào ban văn - sử - địa của Trường ĐH Sư phạm Huế năm 1958 - Ảnh: Thái Lộc

Sau năm 1975, cầm trong tay mấy lượng vàng, ông lên máy bay ra Hà Nội tìm sách. Trong nhiều tháng trời, ông liên hệ tìm tòi ở các trung tâm lưu trữ, thư viện lớn, các tủ sách lớn và các hiệu sách cũ đất Hà thành, phần thì mua, phần trao đổi, phần thì bằng nhiều mối quan hệ nhờ vả tìm kiếm. Ông chuyển về Huế 14 thùng lớn chứa sách, tạp chí đủ loại mà phần lớn dân chơi sách không có.

Ngày nay toàn bộ các bộ sử lớn, những bộ sách văn hóa, nghệ thuật phục vụ công việc nghiên cứu mà ông có từ trước năm 1975 đều được in và tái bản mới và nhiều người có. Nhưng những cổ bản bằng chữ Hán được in trên giấy bổi, hoặc những sách xuất bản trước năm 1975, thậm chí trước năm 1945 và trong thế kỷ 19 do những nhà xuất bản nổi tiếng nước ngoài xuất bản lần thứ nhất, nhì, ba... thì không phải tủ sách hoặc thư viện lớn nào cũng

Page 20: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

20

có nhiều như trong các tủ sách và nằm la liệt trên tầng gác của ông Tấn Phan.

Nhưng đó chưa phải là những "hàng độc" của ông, bởi trong tay ông hiện còn lưu giữ những tập sách, tài liệu, văn bản vô cùng quí giá, độc đáo. Thuộc vào hàng cực hiếm có thể kể đến bộ sử Thực lục đệ thất kỷ phụ biên bản chép tay của Quốc Sử quán triều Nguyễn thực hiện dưới triều Khải Định (1916-1924). Từ lâu nay, bộ Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn đã được Viện Sử học VN phiên dịch thành 38 tập để lưu hành, và người ta tin rằng đó là toàn bộ thực lục của triều Nguyễn.

Thực tế đến thời Khải Định, Quốc Sử quán cũng soạn thêm Đệ thất kỷ và hai phụ biên là triều Thành Thái và Duy Tân. Chỉ có điều do triều đình Huế đương thời "thiếu tiền" nên không được khắc bản gỗ để in ra và nó được tổ chức chép tay thành sáu bản. Thời gian dài loạn lạc lưu tán, đến sau năm 1975 các sử gia VN sang Pháp và tiếp cận với một bản gốc đầy đủ, và chỉ được phép photocopy mang về. Vậy mà một trong sáu bản chép tay ấy đang nằm trong tay ông Tấn Phan.

Chưa kể đến những châu bản - văn bản các nghị sự quan trọng của triều đình có châu phê (chữ phê của vua) - trong giai đoạn rối ren của lịch sử triều Nguyễn cuối thế kỷ 19 mà ông nói chưa đến thời điểm công bố, trong tay ông Phan hiện còn tập các lời ai điếu cụ Phan Bội Châu của vị thư ký tòa soạn báo Tiếng Dân được xem độc nhất vô nhị. Ngay sau khi cụ Phan mất tại Huế năm 1940, phụ trách tờ Tiếng Dân lúc ấy là Huỳnh Thúc Kháng nhận được rất nhiều lời ai điếu cụ Phan.

Tất cả những lời ấy được cụ Huỳnh chủ trương đăng, nhưng trước khi cho đăng chính quyền thực dân đã kiểm duyệt vô cùng nghiêm ngặt, cắt từng câu, từng chữ. Vị thư ký tòa soạn báo Tiếng Dân lúc ấy đã cắt tất cả những đoạn được đăng trên báo dán vào một cuốn tập, đồng thời viết xen kẽ vào đó những câu, chữ, thậm chí cả dấu chấm câu đã bị kiểm duyệt bởi chính quyền thực dân để làm tư liệu cho tòa soạn.

Nhiều người gọi họ là “bác sĩ” của sách cũ. “Chữa bệnh” cho sách cổ, với họ, đó là tấm lòng dành cho hậu thế.

Page 21: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

21

Thứ Ba, 20/05/2008 Kỳ cuối: Giữ lại cho mai sau

TT - Họ ngồi tỉ mẩn phục chế những trang sách xưa. Thời gian như ngừng trôi trên quyển sách đã sờn rách, bạc màu theo năm tháng. Có người gọi họ là "bác sĩ” của sách. Còn họ chỉ mỉm cười nhẹ nhàng: "Tôi cố gắng giữ lại những cuốn sách quí này cho mai sau"…

Linh mục Nguyễn Hữu Triết: "Tôi muốn sách quí được đến với nhiều người đọc"

Gìn giữ với thời gian

Những ngày lạc bước trong thế giới sách cũ, tôi được nghe nhiều người tâm sự chơi sách cũ là đam mê, nhưng giữ cuộc sống lâu dài cho sách cũ là một nghệ thuật. Việc phục chế, giữ gìn sách không chỉ là lòng nhiệt tình, mà đòi hỏi cả kinh nghiệm và kỹ thuật chuyên môn. Một chiều trong Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, anh Huỳnh Trung Quý lặng lẽ lật giở từng trang sách ảnh Elizabeth Arden chụp đền đài Angkor xưa mà anh đã tự phục chế.

Người đàn ông trầm lặng này có rất nhiều năm kinh nghiệm làm "sống" lại những quyển sách hư nát tưởng đã "chết" theo thời gian... Vừa rồi, anh cùng trưởng phòng bảo quản Nguyễn Thanh Đào đã mất sáu tháng ròng rã phục chế bộ sách cổ hơn 4.000 tấm ảnh về đất nước, con người VN xưa. Lần đầu mở quyển sách quí này, ai cũng ngán ngẩm: vừa bị côn trùng phá hoại vừa bị khí hậu khắc nghiệt tác động. Đầu tiên, phải khéo léo tháo rời hơn 700 trang mà không để bị hư hỏng thêm, sau đó mới tỉ mẩn kiểm tra hàng ngàn vết ố, lấm lem trên trang giấy tìm hiểu nguyên nhân gì. Nếu vì mực thì đành

Page 22: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

22

bó tay, nhưng với những vết do phân côn trùng hay đất cát dính vào, họ nhẹ nhàng dùng gôm tẩy chuyên dụng xóa đi.

Tất cả đều làm bằng tay. Công việc được tiến hành tỉ mỉ trên từng centimet. Không ai nói ra nhưng đều hiểu lỡ tay làm hư thêm bộ sách ảnh quí hiếm này thì có lỗi với tiền nhân và cả thế hệ mai sau. Có ngày suốt từ sáng đến chiều họ chỉ làm được vài trang... Sau xử lý vết lấm, việc khắc phục các trang giấy nhăn nheo hay bị rách bươm cũng rất phức tạp.

Anh Quý cho biết mình phải thử nghiệm tạo độ ẩm trung gian phù hợp để ép phẳng từng trang giấy. Rồi họ dùng giấy dó cẩn thận dán đỡ phía sau làm nền mới cho những trang rách. Đặc biệt với những trang rách nát, cần phải sử dụng cả phương pháp dán nhiệt để tạo chất lượng hơn. Riêng loại sách in hai mặt giấy thì sử dụng loại giấy chuyên dụng trong mỏng nhập khẩu để dán bồi...

Công đoạn đóng lại sách cũng rất công phu: phải dùng tay kết chỉ từng xấp 10 trang, sau đó mới đóng lại nguyên quyển để chắc chắn và không làm rách giấy sau này. Với sách hư hỏng quá nặng, không thể phục chế, họ đành phải làm hộp chắc chắn để bảo quản sách theo nguyên trạng với suy nghĩ rằng dù có thể không đọc được, nhưng ít ra mai sau còn biết từng có những quyển sách quí này. Vừa rồi, các chuyên gia Mỹ qua huấn luyện kỹ thuật cho phòng bảo quản Thư viện Khoa học tổng hợp đã khen những người ở đây khéo tay, nhưng phương tiện làm việc còn rất thiếu.

Hiện ngoài kỹ thuật khoa học, hầu như nhà sưu tập sách cũ nào cũng có những kinh nghiệm phục chế, bảo quản sách riêng của mình. Dịch giả Vũ Anh Tuấn cho biết năm 1969, ông tình cờ được đọc tờ báo Pháp Le Magasin Pittoresque in năm 1832 do Eduard Charton làm chủ bút. Trong đó có bài khen Thư viện Bắc Kinh bảo quản sách tốt. Phóng viên báo Pháp hỏi thì người thủ thư trả lời chỉ để hạt tiêu sọ vào kệ sách.

Áp dụng bí quyết này, ông Tuấn cho tiêu sọ hạt vào bọc vải để trong bộ sưu tập sách. Hai năm khi hạt tiêu đã tơi thành bột, ông mới thay tiêu mới. Và bộ sưu tập nhiều sách của ông vẫn được bảo quản tốt đến ngày nay. Về sau, ông Tuấn trao đổi phương pháp bảo quản sách độc đáo này với cụ Vương Hồng Sển, để lão gia đáng kính gìn giữ bộ sưu tập của mình...

Page 23: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

23

Hãy cho sách cuộc sống

"Hãy cho sách quí có cuộc sống. Hãy cho nó được mở ra, được có người đọc, nâng niu, kính trọng...". Nhiều nhà sưu tập sách đã tâm sự với tôi câu này. Điều đáng mừng là thú đọc sách đang có dấu hiệu trở lại không chỉ với người đứng tuổi mà cả với người trẻ. Nhưng một số người mê đọc cũng có nhận xét: "Rất nhiều sách quí vẫn đang bị chủ nhân ích kỷ cất im lìm sau các cánh cửa tủ khóa kín".

Anh Quý kiểm tra lại từng trang sách quí mà mình tự phục chế...

Họ ngậm ngùi cho rằng sách không được đọc là "sách chết", vì chẳng đem lợi ích cho ai. Buồn hơn, nhiều sách quí còn đang được người mạnh tiền mua sử dụng như vật trưng bày sang trọng trong tủ kính, không được mở ra và chẳng bao giờ được đọc...

Tuy nhiên cũng có rất nhiều người đang làm ngược lại. Họ xem sách của mình là của mọi người và xa hơn là cho thế hệ mai sau. Nhiều lần linh mục Nguyễn Hữu Triết hỏi tôi chắc cũng như từng hỏi bao người khác thủ tục tổ chức trưng bày sách báo cũ của mình; bởi đời ông rồi cũng sẽ qua đi nhưng đời sách thì vẫn còn dài. Sách phải tiếp tục được mở ra, đem lại lợi ích cho người khác.

Page 24: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

24

Dịch giả Vũ Anh Tuấn cũng có tấm lòng này. Lần nào gặp tôi, ông cũng "khoe" quyển từ điển Quid Pháp ngữ cập nhật mọi điều mới mẻ của nhân loại. Ông đang dùng nó như "kim chỉ nam" để sưu tầm sách, kể cả nhiều lĩnh vực khác. Và ông muốn mọi người cũng biết nó.

Gần đây, nhiều nơi lan truyền phong trào hiến tặng sách cũ quí hiếm cho thư viện. Hơn 5.000 sách của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng được trao tặng cho Thư viện Quốc gia. Gần 500 sách của họa sĩ Phan Doãn, hơn 1.000 sách của giáo sư Phan Hữu Dật cũng đã đến tay người đọc... Nhiều bất ngờ đã xảy ra khi những người quê nghèo lâu nay lại cất giữ những bộ sách cực kỳ quí giá.

Vừa rồi, cụ ông Trần Hiêng gần 90 tuổi, ở tận xóm Mò Đỏ, huyện Yên Thành, Nghệ An đã tìm đến thư viện tỉnh để trao tặng hàng trăm pho sách cổ từ đời ông nội cụ. Đó là những quyển sách hàng trăm năm tuổi cực kỳ quí hiếm như Khang Hy tự điển, Luận ngữ Khổng Tử, Việt Nam quốc sử... Người nhận xúc động, còn cụ cũng rơm rớm nước mắt: "Chia tay tủ sách từ đời cha ông mình, tôi cũng bùi ngùi. Nhưng tôi không muốn những quyển sách quí này chỉ thuộc mỗi gia đình tôi!".

Ở nước Pháp, Việt kiều mê sách Nguyễn Văn An cũng tâm sự cuối đời sẽ về yên nghỉ cùng tổ tiên ở quê hương. Và tâm nguyện lớn nhất của ông là được tặng lại toàn bộ 3.000 quyển sách quí cho những người thật sự yêu sách trong nước. "Người đến và đi trong cõi đời này có mang theo được gì đâu. Hãy trao lại sách quí của mình cho nhiều người đọc tiếp nối để nó càng được yêu quí hơn" - ông trầm ngâm tâm sự.

Và đó cũng đang là tâm nguyện của bao nhiêu người mê sách, biết kính trọng sách khác!

QUỐC VIỆT

Page 25: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

25

Tác giả: HOÀNG HẢI VÂN

Thiền sư LÊ MẠNH THÁT và những phát hiện lịch sử chấn động

(Phóng sự: báo Thanh Niên từ 26/02/08 đến 12/03/08)

Page 26: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

26

26/02/2008 Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tư liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước...

Thiền sư Lê Mạnh Thát - Ảnh: Ngọc Hải

Là một nhà tu hành xuất gia từ bé, nhưng Thượng tọa Thích Trí Siêu (tức giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát) vẫn để tóc. Thú thật là quá tò mò về chuyện đó, tôi mạnh dạn hỏi ông vì sao như vậy. Ông cười phá lên, chỉ vào bức ảnh Đức Bồ đề Đạt Ma: "Ông ấy có cạo đầu đâu! Tôi còn thua ông ấy một bộ râu". Tôi ngộ ra rất nhiều điều trong tiếng cười của ông.

Tôi đã gặp ông nhiều lần, trước hết là để viết bài về Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (VESAK) được tổ chức tại Việt Nam sắp tới mà ông là Chủ tịch Ủy ban quốc tế (IOC) đồng thời là Tổng thư ký Ủy ban điều phối quốc gia Đại lễ này. Tôi cũng đã đọc nhiều sách ông viết. Nhưng với trình độ nông cạn của tôi, hiểu về con người cùng sở học mênh mông vi diệu của vị cao tăng này thật không dễ chút nào.

Ông không chỉ là một thiền sư, là nhà khoa học có nhiều bằng tiến sĩ, thông thạo hơn 15 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Do Thái, Hy Lạp, Ả Rập, Tây Tạng, chữ Phạn, chữ Hán cổ...), ông còn là một người Việt Nam "nguyên chất" với tất cả lòng tự trọng tự hào về dân tộc

Page 27: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

27

mình, thể hiện một cách lạ lùng ngoạn mục ở tất cả các công trình khoa học của ông.

Trước khi nói về VESAK, tôi xin ghi lại một vài điều tâm đắc sau khi đọc, sau khi nghe ông nói và hỏi lại thật rõ những khám phá của ông về cội nguồn dân tộc, về nhiều sự thật của lịch sử nước nhà hàng ngàn năm bị che lấp hoặc bị hiểu sai lệch.

"Ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá !"

Xin chép ở đây hai bài thơ chữ Hán, theo tôi bài nào cũng hay đến "lạnh cả người":

Nhị bát giai nhân thích tú trì

Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly

Khả liên vô hạn thương xuân ý

Tận tại đình châm bất ngữ thì

(Tạm dịch nghĩa: Người đẹp mười sáu tuổi nhẹ tay thêu trên gấm

Dưới khóm hoa tử kinh con chim hoàng ly đang chuyền

Thật đáng thương nỗi lòng vô hạn đối với mùa xuân

Ngưng đọng nơi mũi kim, lặng lẽ không nói)

Đó là bài Xuân nhật tức sự, được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục và ghi là của thiền sư Huyền Quang thời nhà Trần (1254-1334). Từ đó nhiều thế hệ học giả đã dẫn giải, bình luận, coi là một kiệt tác thi ca chữ Hán của Việt Nam. Trên tạp chí Văn học số 1-1984, lần đầu tiên giáo sư Lê Mạnh Thát đã đưa ra tài liệu chứng minh bài thơ trên không phải của thiền sư Huyền Quang mà của thiền sư Ảo Đường Trung Nhân (?-1203) thời nhà Tống bên Trung Quốc.

Một bài khác:

Page 28: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

28

Nhạn quá trường không

Ảnh trầm hàn thủy

Nhạn vô di tích chi ý

Thủy vô lưu ảnh chi tâm

(Tạm dịch nghĩa: Chim nhạn bay dài qua không trung

Ảnh chìm dưới dòng sông lạnh

Nhạn không có ý để lại dấu tích

Sông không có lòng lưu lại bóng hình)

Bài thơ này cũng được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục, ghi là của Hương Hải thiền sư thời nhà Lê. Nhưng trong công trình nghiên cứu rất công phu về thiền sư Hương Hải (Toàn tập Minh Châu Hương Hải), giáo sư Lê Mạnh Thát cũng đã “trả" bài thơ này lại cho tác giả thật của nó là thiền sư Thiên Y Nghĩa Hoài bên Trung Quốc thời Tống. Nhưng không chỉ có vậy. Giáo sư Thát còn liệt kê trong số 59 bài thơ được coi là của thiền sư Hương Hải do học trò của thiền sư chép trong Hương Hải thiền sư ngữ lục, có đến 47 bài không phải của thiền sư. Từ đó, Lê Quý Đôn đã chép lại 43 bài trong Kiến văn tiểu lục, cả 43 bài đều của các thiền sư Trung Quốc. Ông đã chỉ rõ từng bài, là của ai, ở trong tài liệu nào, tờ số mấy. "Ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá!", ông cười cười nói với tôi. Là ông nói đùa thôi, chứ ông biết rõ Lê Quý Đôn là người rất cẩn trọng. Ông bảo sở dĩ có sai sót này là do Lê Quý Đôn chắc chắn không biết, tức không có dịp đọc các bộ chính sử thiền tông Trung Quốc. "Hơn nữa, Lê Quý Đôn, với tư cách là một Phật tử, có thể đã quá tin tưởng vào bản in Hương Hải thiền sư ngữ lục, nghĩ rằng các thơ kệ và ngữ lục trong đó là đúng của Minh Châu Hương Hải, vì chúng đã được môn đồ của vị thiền sư này cho khắc in, nên đã không tiến hành kiểm tra, tìm hiểu và so sánh", ông viết.

Toàn tập Minh Châu Hương Hải là một trong rất nhiều công trình sử học của giáo sư Lê Mạnh Thát. Trong khi sưu tầm, đối chiếu, xác minh và giới thiệu những cống hiến quan trọng về lịch sử tư tưởng, văn học và Phật giáo Việt Nam của vị thiền sư lỗi lạc này, ông đồng thời đã cẩn trọng "trả lại cho

Page 29: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

29

người khác" những gì không phải của thiền sư, dù đó là những viên ngọc quý (như bài thơ nói trên). Đối với những nhân vật khác, ông cũng làm tương tự. Ông bảo những nhầm lẫn trong các công trình sử học kiểu đó không những không làm vinh dự thêm cho dân tộc mà còn rất tai hại, nó khiến cho người ta nghi ngờ chính những cống hiến quan trọng của các nhân vật lịch sử nước ta, đặc biệt khi các bậc thức giả nước ngoài tiếp cận những tài liệu này.

Dẫn ra chi tiết nhỏ trên đây để thấy sự nghiêm cẩn trong nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát. Nhưng ngoài sự nghiêm cẩn, ông còn có một lợi thế tự nhiên khó có học giả nào có được. Là một thiền sư, ông đã đọc hết những bộ kinh sách đồ sộ như Đại tạng kinh và Tục tạng kinh chữ Hán, ông đọc trước hết là "để thưởng thức". Chính vì vậy mà chẳng hạn như đối với trường hợp hai bài thơ nói trên, ông đã biết đến khi đọc bộ sử thiền tông Trung Quốc (trong Tục tạng kinh), nên khi nghiên cứu về Huyền Quang và Hương Hải ông đã phát hiện ngay sự nhầm lẫn.

Lịch sử dân tộc bảo tồn trong kinh Phật

Lục độ tập kinh là một tập kinh quan trọng trong Đại tạng kinh của Phật giáo thế giới. Tập kinh này được dịch ra chữ Hán vào thế kỷ thứ 2, truyền bản của nó đến ngày nay gồm 8 quyển, 91 truyện, trình bày sáu hạnh vượt bờ của Bồ tát gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Các vị cao tăng đông tây kim cổ đều biết đến tập kinh này và từ lâu nó đã được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Nhật.

Lần đầu tiên sau gần hai ngàn năm lưu truyền của Lục Độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát có những phát hiện cực kỳ quan trọng từ tập kinh này. Ông khẳng định tập kinh đó là của Việt Nam, nó được dịch ra chữ Hán từ một bản tiếng Việt chứ không phải từ bản tiếng Phạn; Tăng Khương Hội, người dịch bản kinh đó, người mà sử sách cổ Trung Quốc coi là "bậc thánh hiền", là một người Việt Nam (ít nhất là sinh ra, lớn lên, học hành, theo đạo Phật, hành đạo và trước tác đều tại Việt Nam). Bằng kiến thức uyên bác về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ, ông đã truy tận gốc tất cả những tài liệu cổ xưa nhất có liên quan, tiến hành khảo sát, đối chiếu, giám định và đưa ra một loạt những kết luận với các chứng cứ không thể phản bác. Ông bảo tập kinh đó chứa đựng "một lượng bất bình thường" các tư tưởng, quan điểm và đạo lý mang sắc thái chính trị và lịch sử Việt Nam.

Page 30: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

30

Phát hiện đầu tiên là Lục độ tập kinh chứa đựng truyền thuyết khởi nguồn của dân tộc, đó là chuyện một trăm trứng. Điều này hết sức có ý nghĩa, là vì truyền thuyết đó được ghi vào sử sách bắt đầu từ bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên. Truy lùi lại thì thấy chuyện này được chép trong Lĩnh Nam chích quái. Truy nữa thì "bó tay", không biết nó xuất phát từ đâu, chỉ thấy nó liên quan tới truyện Liễu Nghi đời... Đường bên Trung Quốc. Từ trước tới nay mọi bàn cãi đều tập trung vào việc chấp nhận hay không truyền thuyết đó, mà chấp nhận hay phủ nhận nó không phải là vấn đề của lịch sử. Dân tộc nào cũng có truyền thuyết khởi nguyên, mà đã là truyền thuyết thì ít nhiều đều mang yếu tố hoang đường, nhưng đó là hồn thiêng dân tộc. Với Lục độ tập kinh, chúng ta đã truy ra thời điểm khởi nguồn của hồn thiêng dân tộc của mình.

Trong khi phát hiện truyền thuyết trăm trứng nằm trong Lục Độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát còn khám phá một sự thật lịch sử thú vị liên quan đến An Dương Vương và Triệu Đà. Từ truyền thuyết trăm trứng nằm trong truyện 23 của Lục Độ tập kinh, ông đối chiếu với một dị bản bằng tiếng Phạn và lại phát hiện truyền thuyết An Dương Vương giống như câu chuyện về trận đánh quyết định trong anh hùng ca Mahàbhàrata giữa hai anh em Pandu và Duryodhana. Đối chiếu với tất cả những gì được ghi trong Sử Ký của Tư Mã Thiên và các tài liệu cổ sử khác của Trung Quốc, ông khẳng định truyền thuyết An Dương Vương đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 rồi lập nên một triều đại (dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư) là không có thật, nó chẳng qua chỉ là một phiên bản của câu chuyện Mahàbhàrata từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam thời Hùng Vương mà thôi. Ông cũng tiếp tục đối chiếu sử sách và khẳng định không những không có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương (vì làm gì có An Dương Vương mà đánh!) mà nước ta cũng không bao giờ bị Triệu Đà chiếm. Nước Nam Việt của Triệu Đà chưa bao giờ bao hàm nước ta trong đó cả. Có nghĩa là, cho đến năm 43 (sau dương lịch), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, nước ta vẫn là một nước độc lập. Đó là triều đại Hùng Vương, là nhà nước Hùng Vương. Nhà nước đó đã được xây dựng trên một nền văn hiến với điển chương riêng của nó, có luật pháp, có chữ viết, có lịch số, có âm nhạc, có văn học... Nhà nước đó, nền văn hiến đó hoàn toàn không do người Trung Quốc đến "khai hóa" mà có. Nó có đủ bản lĩnh, đủ sức mạnh để tiếp thu những gì là tinh hoa và để tự vệ trước âm mưu nô dịch của ngoại bang. Nó có đủ sự nổi trội để đóng góp vào nền văn minh chung của nhân loại mà Lục Độ tập kinh là một trong những dẫn chứng

Page 31: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

31

sống động. Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tài liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước...

28/02/2008

Nếu nói các truyền thuyết An Dương Vương là không có thật thì phải giải đáp như thế nào về Loa thành? Nếu nói nước ta đến năm 43 vẫn là nước độc lập thì các "thái thú" Tích Quang, Nhâm Diên sang "cai trị" ở đâu?

Thiền sư Lê Mạnh Thát - ảnh:Ngọc Hải

Tất cả những kết luận của giáo sư Lê Mạnh Thát đều được đưa ra kèm theo sự so sánh đối chiếu hết sức cẩn thận, kèm theo là các tài liệu dẫn chứng cụ thể có thể tra cứu đến tận gốc. Rất tiếc giới hạn của một bài báo không cho phép chúng tôi dẫn ra đây, vì nó quá nhiều. Về vấn đề chúng tôi đang đề cập, có thể xem: Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta - Lê Mạnh Thát, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2006.

Page 32: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

32

Làm trong sạch những trang sử của tổ tiên bờ cõi

Như chúng tôi đã đề cập, giáo sư Lê Mạnh Thát đề nghị dứt khoát loại bỏ truyền thuyết An Dương Vương và nước Nam Việt của Triệu Đà ra khỏi lịch sử nước ta. Cần biết, toàn bộ cơ sở để dựng lên thời kỳ An Dương Vương và Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ Đại Việt sử lược, rồi Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục... cho đến sử sách ngày nay mà chúng ta biết, là lấy từ 4 tài liệu cổ sử Trung Quốc, đó là Giao châu ngoại vức ký, Quảng Châu ký, Nam Việt chí và Nhật Nam truyện. Theo giáo sư Lê Mạnh Thát, trong 4 tài liệu đó, 3 tài liệu không rõ nguồn gốc và niên đại (chỉ phỏng đoán được đại khái là vào thế kỷ thứ VI, thứ VII), riêng Nam Việt chí thì có nguồn gốc niên đại rõ ràng (thế kỷ thứ V), nhưng tất cả đều mơ hồ, mâu thuẫn và không đáng tin cậy. Trong khi đó, căn cứ vào những tài liệu lịch sử chính thống xưa nhất của Trung Quốc, cụ thể là Sử ký của Tư Mã Thiên và Tiền Hán thơ, chúng ta hoàn toàn không thấy có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương hay tương tự, mà các tài liệu đó còn có những thông báo xác định rõ ràng là cho đến hết thời Triệu Đà cùng cháu chắt ông ta làm vua Nam Việt bên đất Trung Quốc, nước ta vẫn đang có vua và đang là một nước độc lập. Nước ta chưa bao giờ thuộc Nam Việt của Triệu Đà bên Trung Quốc là điều đã rõ. Vấn đề là xác định đất đai Nam Việt của Triệu Đà đến đâu? Kết luận là: Nước Nam Việt không bao giờ lan ra khỏi địa phận tỉnh Quảng Đông, một phần tỉnh Hồ Nam và Quí Châu cũng như Quảng Tây ngày nay. Ông bảo kết luận này cũng không phải mới. "Tư không Trương Hoa đời Tấn viết Bác vật chí 2 tờ 4b11-12 cũng nói: "Nước Nam Việt cùng tiếp với Sở, Ngũ lĩnh về trước đến tới Nam hải, là nước tiếp giáp biển. Đất Giao chỉ gọi là Nam duệ". Viết như thế, Giao chỉ rõ ràng không thuộc đất Nam Việt. Một khi đã kết luận như vậy, Triệu Đà dĩ nhiên không quan hệ gì đến nước ta. Phần gọi là "Triệu kỷ" trong các cuốn sử ta từ Đại Việt sử lược trở đi do thế đáng nên loại bỏ" (sách đã dẫn).

Việc dùng những tài liệu không đáng tin cậy để ghi vào sử sách nước nhà, rồi cứ đinh ninh như vậy cho đến ngày nay, từ Đại Việt sử lược trở đi, theo giáo sư Lê Mạnh Thát, là do "những người viết sử đã không bao giờ chịu nghiên cứu và cân nhắc một cách kỹ càng những sử liệu mà họ dùng". Ông cho rằng, để viết lịch sử nước ta vào những thế kỷ trước và sau công nguyên, phải dùng "những báo cáo của Sử ký và Tiền Hán thơ như những tài liệu cơ bản cho việc kiểm soát..., dù biết rằng sự kiện của mọi cuốn sử chính thống Trung Quốc từ Sử ký trở đi không nên được chúng ta tin cậy

Page 33: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

33

hoàn toàn" (như trường hợp về Nhâm Diên, Tích Quang nói dưới đây và nhiều trường hợp tương tự khác). Tuy nhiên, theo ông, "nó vẫn có giá trị và đáng tin gấp bội lần" so với những thứ như 4 tài liệu đã dẫn, bởi vì ngay cả tài liệu có nguồn gốc rõ ràng như Nam Việt chí, nó cũng xuất hiện sau Sử ký đến những sáu trăm năm (sách đã dẫn).

Với những sử liệu đã dẫn, vấn đề An Dương Vương đã rõ là một phiên bản Việt Nam trong bản anh hùng ca Mahãbhãrata, thế thì xử lý như thế nào về quan hệ giữa An Dương Vương với thành Cổ loa? Giáo sư Lê Mạnh Thát viết: "Để trả lời câu hỏi đó, trước hết cần có một ý niệm tổng quát về quá trình hình thành quan hệ giữa các kỳ quan tự nhiên hay nhân tạo với các nhân vật kỳ vĩ, cụ thể là chuyện con trâu vàng của Không Lộ với Hồ tây. Không Lộ là vị thiền sư mất năm 1119, thế mà lại có một kết nối việc hình thành Hồ tây trong truyền thuyết dân gian như Lĩnh Nam chích quái và Việt điện u linh đã ghi lại. Vậy, việc kết nối An Dương Vương với thành Cổ loa trong truyền thuyết không nhất thiết là một sự thật lịch sử, dù sau Lĩnh Nam chích quái, một kết nối như thế đã được Ngô Sỹ Liên đưa vào Đại Việt sử ký toàn thư và khoác cho nó một bộ áo lịch sử chính thức". Dĩ nhiên triều đại Hùng Vương của chúng ta không thể nào không có thành quách, nên chắc chắn chúng ta có một cái thành như vậy, nhưng 4 tài liệu đã dẫn nói về An Dương Vương cũng không nói gì về tên thành Cổ loa, do đó Cổ loa chẳng qua là một tên gọi được Ngô Sỹ Liên lấy từ truyền thuyết của Lĩnh Nam chích quái để đưa vào Đại Việt sử ký toàn thư gắn vào An Dương Vương mà thôi.

Như vậy, các triều đại An Dương Vương và Triệu Đà đã được các sử gia Việt Nam từ Lê Văn Hưu đến Ngô Sỹ Liên dựng lên từ những tài liệu không đáng tin cậy, kiểm chứng tới đâu thấy sai tới đó. Nay với những sử liệu tin cậy có thể kiểm chứng được đến tận gốc mà giáo sư Lê Mạnh Thát đã chỉ ra, chúng ta có đủ cơ sở loại chúng ra khỏi lịch sử, để làm trong sạch tổ tiên bờ cõi chúng ta. Một người thì tiêu diệt vua Hùng (An Dương Vương), một người thì chiếm nước ta (Triệu Đà), khi đã có đủ chứng cứ là không đúng sự thật, thì vinh dự gì mà vẫn để tồn tại trong những trang sử của dân tộc?

Nhưng khi khẳng định nước ta là nước độc lập cho đến năm Mã Viện đánh bại cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, thì giải quyết như thế nào đối với các nhân vật như Tích Quang, Nhâm Diên được coi là các "thái thú" Trung Quốc cai trị nước ta trước đó? Hai nhân vật này được sử sách Trung Quốc cho là những người đến "khai hóa" dân tộc ta, bằng những lời lẽ vô cùng

Page 34: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

34

xấc xược, coi dân tộc ta là "mọi", là "cầm thú", là "sâu bọ chồn cáo" (lời trong Hậu Hán thơ). Bằng những sử liệu khó chối cãi, giáo sư Lê Mạnh Thát chứng minh Tích Quang, Nhâm Diên chưa bao giờ làm thái thú ở nước ta cả, đó chỉ là sự "hư cấu lố bịch khôi hài". Lấy thí dụ như Nhâm Diên, Hậu Hán thơ viết ông này được cử làm thái thú Cửu Chân (nước ta) vào năm Kiến vũ thứ nhất (năm 25 sau dương lịch), nhưng thời điểm đó cũng theo Hậu Hán thơ, tình hình chính trị Trung Quốc từ sông Dương Tử về phía nam cực kỳ phức tạp, các tướng mỗi nơi chiếm một phương, thiên hạ loạn lạc đến nỗi "vua tự đem quân thân chinh mà còn bị cản đường, xe ngựa không tiến lên được", thì làm sao Nhâm Diên đến được Cửu Chân để làm thái thú ? Vả lại, chứng cứ đanh thép nhất mà sử gia Lê Mạnh Thát tiếp tục dẫn ra là, sau khi Mã Viện "chém Trưng Trắc, Trưng Nhị, đưa đầu về Lạc Dương", Hậu Hán thơ viết: "Viện (Mã Viện) điều tấu Việt luật cùng Hán luật, sai hơn 10 việc, bèn cùng người Việt nói rõ để ước thúc". Như vậy rõ ràng nước ta đã có luật pháp. Bộ luật đó một chính quyền ngắn ngủi không làm nổi, nó phải là sản phẩm của một nhà nước độc lập tồn tại từ lâu đời. Nếu nói nước ta lúc đó chỉ là quận, huyện của Trung Quốc, do các thái thú của Trung Quốc sang cai trị, thì chỗ đâu để có bộ Việt luật cho Mã Viện điều tấu? Mà nếu có Việt luật, nghĩa là có một nhà nước độc lập, thì Tích Quang, Nhâm Diên "cai trị" ở đâu?

29/02/2008

Lê Thánh Tôn nói: Một tấc đất của tổ tiên cũng không để mất! Kèm theo câu nói đó là việc dựng lại Ngọc phả Hùng Vương...

Tiếp tục hành trình về thời đại Hùng Vương

Cho đến nay, với nhiều nỗ lực nghiên cứu, các nhà sử học nước ta đã phát hiện rất nhiều tài liệu quan trọng về nền văn minh của nước ta thời đại Hùng Vương, đặc biệt là đã thu thập, giám định, phân tích một khối lượng đồ sộ các di chỉ khảo cổ học từ văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun đến văn hóa Đông Sơn. Những nỗ lực đó cho phép phác thảo bước đầu diện mạo của thời đại khởi nguồn của dân tộc, đủ để bác bỏ những mưu đồ phủ nhận hoặc hạ thấp công lao dựng nước của tổ tiên. Ghi nhớ lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Các vua Hùng có công dựng nước...", Nhà nước ta đã chính thức quyết định lấy ngày Giỗ tổ Hùng Vương làm Quốc Giỗ.

Page 35: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

35

"Sau ngày độc lập, cụ Hồ Chí Minh rất chính xác khi lấy tên Hùng Vương đặt cho con đường chính giữa thủ đô, ngang qua Hội trường Ba Đình, đó là điều hết sức có ý nghĩa", giáo sư Lê Mạnh Thát nói với chúng tôi. Ông lưu ý rằng, không phải ngẫu nhiên mà trong khi Ngọc phả nhà Lý mất, Ngọc phả nhà Trần mất, Ngọc phả nhà Lê cũng mất thì Ngọc phả Hùng Vương lại được lưu giữ, hiện còn 3 truyền bản, 2 truyền bản có từ thời Tiền Lê (Lê Đại Hành) và 1 có từ thời Lê Thánh Tôn. "Lê Đại Hành dựng lại Ngọc phả Hùng Vương giữa lúc chuẩn bị đánh Tống. Đánh Tống là cuộc kháng chiến chống một cường quốc chứ không phải chống đội quân lèo tèo như Nam Hán. Lê Thánh Tôn nói: Một tấc đất của tổ tiên cũng không để mất! Kèm theo câu nói đó là việc dựng lại Ngọc phả Hùng Vương". Ông nói tiếp: "Giữa lúc người Mỹ tuyên bố đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá thì Việt Nam lại có một cuộc khảo sát lớn nhất về thời đại Hùng Vương do chính Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đạo. Giữa cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã thực hiện 4 tập sách về thời đại Hùng Vương. Đó là một cuộc nghiên cứu nghiêm túc nhất từ trước tới nay. Lần đầu tiên chúng ta có một cuộc nghiên cứu khoa học về thời đại Hùng Vương với quy mô lớn, do Nhà nước chủ trương, chứ không phải là nghiên cứu lẻ tẻ. Chúng ta thu được những thành quả quan trọng về khảo cổ học và tập hợp được một số tài liệu chữ Hán giai đoạn đầu. Điều đó rất có ý nghĩa và cần được tiến hành tiếp tục".

Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề quan trọng về lịch sử của thời đại này vẫn đang bị bỏ ngỏ hoặc bế tắc, trong đó có vấn đề chữ viết, luật pháp cùng những vấn đề căn bản khác của một nhà nước mà chắc chắn là nó phải có trong thời đại Hùng Vương. Bởi vậy, những khám phá của giáo sư Lê Mạnh Thát có ý nghĩa vô cùng.

Sau khi đưa ra các minh chứng để đề nghị loại bỏ hai triều đại An Dương Vương và Triệu Đà ra khỏi lịch sử và xác định thời đại Hùng Vương tồn tại cho đến năm 43, giáo sư Lê Mạnh Thát tiếp tục phát hiện thêm những tài liệu quan trọng có thể khai thông những bế tắc từ bấy lâu nay.

Việc tồn tại của Việt luật (mà Mã Viện "điều tấu"), theo giáo sư Lê Mạnh Thát, cho phép chúng ta giả thiết rằng tiếng nước ta vào thời điểm đó (thời Hai Bà Trưng) đã phát triển đến một mức độ chính xác nhất định và có một hệ thống chữ viết đủ rõ ràng để ghi chép các quy định của luật pháp.

Vấn đề là Việt luật hiện nay không còn, điều đó không có gì là lạ, vì chính Hán luật cũng không còn. Chúng ta cũng chưa tìm được chữ viết trong các

Page 36: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

36

di chỉ khảo cổ học. Điều đó cũng không có gì lạ và chưa tìm được không có nghĩa là nó không có, bởi ngay đến chữ viết thời Lý - Trần mà vẫn không tìm được trên các di chỉ khảo cổ học khai quật tại Hà Nội, trừ bia Lý Thường Kiệt và vài tấm bia ít ỏi khác tìm được ở rất xa ngoài Thăng Long. "Lịch sử Lý - Trần rực rỡ như vậy mà không còn một tấm bia nào ở thủ đô hết, chúng (nhà Minh) nhất định không để lại một vết tích nào của lịch sử. Đến nỗi, ông Hoàng Xuân Hãn phải đề nghị một hướng mới là tìm nó dưới nước, tức là khảo sát dưới hồ Tây", thiền sư Lê Mạnh Thát bức xúc. Nói thế để thấy kẻ thù thâm độc như thế nào trong mưu đồ triệt hạ văn hóa của dân tộc ta, triệt hạ tận gốc để dân ta không biết gốc tích của mình.

Truy lại chữ viết của tổ tiên vì vậy mà trở nên thiên nan vạn nan. Nhưng không phải không có cách. Giáo sư Lê Mạnh Thát nói đầu thế kỷ trước, người Pháp đã khai quật một ngôi mộ cổ ở Bắc Ninh, phát hiện một thứ chữ viết trên gốm, "giống chữ Hán nhưng người Hán không đọc được", nghĩa là một thứ chữ viết theo kiểu Hán nhưng không phải chữ Hán, đó rất có thể là chữ Việt.

Theo ông, chúng ta hiện có hai nguồn tư liệu cơ bản: Nguồn thứ nhất là Lục độ tập kinh cùng các dịch phẩm khác của Khương Tăng Hội là Cựu tập thí dụ kinh, An ban thủ ý kinh chú giải và Tạp thí dụ kinh do một tác giả vô danh thực hiện. Ông đã khảo cứu một cách công phu tường tận ngữ âm tiếng Việt còn lưu giữ trong những tập kinh này. Chẳng hạn, để diễn tả ý niệm "trong lòng", Lục độ tập kinh có hai dạng cấu trúc. Dạng thứ nhất tập trung ở quyển 7 có 7 trường hợp dùng "tâm trung" (cấu trúc ngữ âm tiếng Trung Quốc), dạng thứ hai có 8 trường hợp rải đều trên 6 quyển dùng từ "trung tâm" (cấu trúc ngữ âm tiếng Việt). Khảo sát tiếp Kinh Thi do Khổng Tử san định, trong 305 bài thì có 15 bài dùng "trung tâm". Sau Kinh Thi là Lễ ký do ảnh hưởng của Kinh Thi có 4 lần sử dụng "trung tâm". Và trong 300 năm đầu sau dương lịch, dạng "trung tâm" hầu như không được các học giả Trung Quốc dùng tới, nếu có vài trường hợp thì đều là ở dạng trích từ Kinh Thi hoặc nhái theo Kinh Thi mà thôi. Thế mà Lục độ tập kinh, với 91 truyện, có 8 lần sử dụng cấu trúc đó, tỷ lệ gần 1/10, cao hơn nhiều so với Kinh Thi (15/305). Trong 7 lần sử dụng dạng "tâm trung", có khả năng ban đầu cũng dùng dạng "trung tâm", sau bị điều chỉnh lại, là do nó chỉ tập trung trong quyển 7, là quyển chủ yếu trình bày về thiền, chắc chắn do nhu cầu tìm hiểu về thiền nên nó được lưu hành rộng rãi qua nhiều tay người đọc Trung Quốc và quá trình đó đã được nhuận sắc cho đến khi được khắc bản vào năm 927, trong khi cấu trúc dạng "trung tâm" tiếp tục tồn tại trong các

Page 37: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

37

quyển kia của Lục độ kinh. Trong Lục độ kinh còn có một số cấu trúc ngữ âm tương tự, ví dụ như cấu trúc "thần thọ" có nghĩa là "thần cây" chứ không phải "cây thần" như tiếng Trung Quốc...

03/03/2008

"Bộ Việt luật còn đó. Bài Việt ca còn đó. Truyện trăm trứng còn đó... Thế mà cứ nhắm mắt nói càn nước ta thành ra nước văn hiến từ Sỹ Vương. Thật khốn nạn hết chỗ nói !" (Thiền sư Lê Mạnh Thát).

Thiền sư nổi giận

Ngoài việc phát hiện việc Lục độ tập kinh chữ Hán "không chấp hành" nguyên tắc ngữ âm tiếng Trung Quốc như trường hợp cấu trúc "trung tâm", trong khi dịch tập kinh này ra tiếng Việt hiện nay, giáo sư Lê Mạnh Thát còn phát hiện các trường hợp Khương Tăng Hội dùng "tá âm" hoặc dùng thuần túy tiếng Việt, chỉ phiên âm ra nó lập tức biến thành những câu tiếng Việt dễ hiểu. Ông lưu ý do Khương Tăng Hội "sinh ra, lớn lên và đào tạo thành tài ở nước ta" cho nên khi phiên dịch và trước tác dứt khoát không thể nào không chịu ảnh hưởng của tiếng Việt trên cả ba mặt ngữ vựng, ngữ pháp và cú pháp, song Khương Tăng Hội lại là người sử dụng tiếng Trung Quốc tới mức "nhuần nhuyễn của một diệu thủ" thì lẽ ra những ảnh hưởng đó phải bị hạn chế tối đa, thế thì tại sao Lục độ tập kinh tồn tại nặng nề và sâu đậm đến vậy những "tàn dư" của ngữ vựng, ngữ pháp và cú pháp tiếng Việt ? Chỉ có thể giải thích là tập kinh đó đã được dịch ra chữ Hán bằng một nguyên bản tiếng Việt.

Tôi hỏi giáo sư Lê Mạnh Thát: "Khi đối chiếu cấu trúc "trung tâm" trong Lục độ tập kinh chữ Hán với ngôn ngữ của Trung Quốc, thầy viết rằng, "kiểm soát toàn bộ văn liệu" tiếng Trung Quốc (do người Trung Quốc viết) từ đầu thế kỷ thứ I sau dương lịch trở về sau cho đến thế kỷ thứ III, trong khoảng thời gian 300 năm, cấu trúc "trung tâm" chỉ được dùng đúng 3 lần, trong khi cấu trúc này được dùng phổ biến trong Lục độ tập kinh. Nói như vậy có nghĩa là để đối chiếu chỉ hai chữ "trung tâm", thầy đã phải đọc hết tất cả của Trung Quốc trong 3 thế kỷ?". Ông bảo: "Đúng vậy. Không đọc hết thì làm sao mà khảo sát, đối chiếu được!". Liên quan đến tiếng Việt trong Lục độ tập kinh, ông còn chỉ ra một nguồn tài liệu quan trọng thứ hai. Đó là sách Thuyết Uyển của Lưu Hướng, tồn tại từ năm 16 trước dương lịch mà "không có nhà nho nào là không biết". Đây là bộ sách duy nhất chép lại

Page 38: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

38

nguyên văn một tác phẩm văn học khác với tiếng Trung Quốc, đó là bài Việt ca. Thuyết Uyển không phải là một cuốn sách thường, nó là cuốn sách được viết để "dâng vua", cho nên tài liệu được nó sử dụng phải là những tài liệu được kiểm chứng, trong đó có tài liệu lấy từ "Trung thư", tức là một loại thư viện của hoàng gia. Điểm hết sức thú vị của bài Việt ca chép trong Thuyết Uyển là nó "ghi bằng chữ Hán mà người Hán không đọc được", phải "dịch ra tiếng Sở", tức là kèm theo một bản dịch tiếng Trung Quốc. Dù Lưu Hướng nói rõ đó là bài ca "do người Việt ôm mái chèo mà ca", nhưng hơn hai ngàn năm nay chưa một ai nghiên cứu giải mã bài ca này, ngoài sự cố gắng tìm hiểu của Quách Mạt Nhược (từng là Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc) cho rằng bài ca này là của người Choang vùng Quảng Tây Trung Quốc ngày nay, và một học giả người Nhật cho bài ca đó là của... Chiêm Thành. Giáo sư Lê Mạnh Thát đã dành nhiều thời gian, thông qua nhiều tài liệu để giải mã và bước đầu phục chế diện mạo tiếng Việt của bài Việt ca này (xem Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguồn của dân tộc ta, chương IV, sđd, và Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát, NXB Tổng hợp TP.HCM, trang 41-47).

Như đã nói, mỗi lần tràn sang là mỗi lần kẻ xâm lược hủy diệt một cách tàn độc tất cả những gì có thể để cho văn hóa được lưu truyền, đặc biệt là việc tận diệt bia đá một cách có hệ thống sau khi "thu gom" hết sách vở, nhưng với những gì còn lưu lại của bốn ngàn năm văn hiến và những nỗ lực mới nhất của những nhà khoa học đầy tâm huyết và trách nhiệm với tổ tiên như Lê Mạnh Thát, chúng ta có cơ sở để khẳng định chắc chắn là chúng ta đã có chữ viết từ thuở các vua Hùng. Kẻ xâm lược quyết không cho người Việt biết đến "mặt chữ" của tổ tiên, nhưng dấu tích nó vẫn còn đó: trong kinh Phật, trong chính sách vở của Trung Quốc và còn lẩn khuất ở đâu đó nữa. Cùng với việc khảo sát trong lòng đất và "dưới nước" như hướng mà giáo sư Hoàng Xuân Hãn đề nghị, hướng nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát rất cần được sự đồng hành, phối hợp của nhiều nhà sử học khác.

Tôi hỏi ông: "Thầy nghĩ gì về ý kiến cho rằng có thể tìm vết tích chữ viết thời Hùng Vương trên mặt trống đồng?". Ông nói: "Có giả thiết như vậy, nhưng khảo sát những hoa văn trên trống đồng chúng ta không thấy chúng có liên quan đến chữ viết, vì chữ viết phải có quy luật về cấu trúc của nó. Suy đoán từ những giả định không có cơ sở sẽ khó có sức thuyết phục". Việc nghiên cứu ngôn ngữ cổ, nhất là ngữ âm cổ rất phức tạp. Chẳng hạn người Trung Quốc cũng như người Việt 2.000 năm trước phát âm như thế nào ngày nay chúng ta không biết được, để nghiên cứu nó giáo sư Lê Mạnh

Page 39: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

39

Thát đã phải dùng hệ phát âm tiếng Trung Quốc thời Hán của Karlgren, là công cụ mà các nhà Hán học đều thống nhất, rồi đối chiếu với những tài liệu đánh dấu sự biến đổi ngôn ngữ để truy lùi về thời điểm nghiên cứu, và cũng bằng phương pháp tương tự, ông đối chiếu những mối liên hệ giữa tiếng Trung Quốc, tiếng Việt và các loại ngôn ngữ khác trong vùng (chữ Phạn, Chăm, Khmer, tiếng nói các dân tộc Trung Quốc giáp giới với Việt Nam...) để phác thảo diện mạo tiếng Việt của bài Việt ca, bác bỏ kết luận sai trái của Quách Mạt Nhược và học giả người Nhật nói trên... (bạn đọc muốn tìm hiểu sâu hơn, xin xem các sách đã dẫn).

Thiền sư Lê Mạnh Thát - Ảnh: Ngọc Hải

Tiếp theo và cùng với chữ viết là lịch pháp. Lâu nay chưa ai biết dân tộc ta thời đại Hùng Vương sắp xếp ngày tháng như thế nào. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn từng đoán: "Văn hóa Trống đồng của nước Văn Lang chắc đã dùng năm 12 tháng, tháng lần lượt 29-30 ngày cũng không hẳn là vô lý" (Lịch và lịch Việt Nam, Tập san Khoa học xã hội, Paris, 1982, trích từ Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, NXB Tổng hợp TP.HCM 2006, trang 71). Nay những phát hiện trong Lục độ tập kinh cho phép khẳng định được lời đoán của giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Những câu chuyện ghi trong tập kinh này cho thấy, nước ta thời Hùng Vương đã dùng hệ thống lịch chia năm ra 360 ngày, phân bổ thành 4 mùa, mỗi mùa có 3 tháng và đã dùng đơn vị tuần, mỗi tuần 7 ngày. Đối chiếu với những tài liệu cổ Trung Quốc thì thấy hệ thống lịch nước ta khác với lịch Trung Quốc cùng thời, vì lịch Trung Quốc thời đó mỗi năm 366 ngày và một đơn vị tuần của họ có tới 10 ngày. Nó cũng không giống Ấn Độ, vì tuần của Ấn Độ thời đó có 15 ngày. Phát hiện này cho phép kết luận nước ta thời Hùng Vương đã có lịch pháp

Page 40: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

40

riêng của một nhà nước độc lập. Giáo sư Lê Mạnh Thát cho rằng, để bảo lưu được một hệ thống lịch pháp như thế, các câu chuyện trong Lục độ tập kinh chắc chắn phải được lưu truyền "vào thời hệ thống lịch đó còn hiệu lực", tức là từ năm 43 trở về trước, bởi vì sau năm đó nhà Hán đã chiếm nước ta, một sự bảo lưu như thế dứt khoát không thể nào xảy ra dưới bộ máy đàn áp của Mã Viện...

Những kết luận của giáo sư Lê Mạnh Thát có thể và cần được các nhà sử học tiếp tục bổ sung, nhưng không có gì thái quá khi nói rằng với phát hiện đó trên nền tảng những thành quả quan trọng trong cuộc nghiên cứu lớn về thời Hùng Vương trong thời gian chống Mỹ, chúng ta có thể và phải dựng lại lịch sử thời đại Hùng Vương với những sự thật của nó. Nó một lần nữa chứng minh việc Nhà nước ta lấy ngày giỗ tổ Hùng Vương làm Quốc Giỗ là vô cùng đúng đắn.

Là nhà tu hành nhưng thiền sư Lê Mạnh Thát đã không kìm nén tức giận khi thấy người ta "thóa mạ làm nhục tổ tiên mình với kiểu ăn nói của Ngô Sỹ Liên: Nước ta hiểu thi, thơ, tập Lễ Nhạc thành ra nước văn hiến, bắt đầu từ Sỹ Vương. Bộ Việt luật còn đó. Bài Việt ca còn đó. Truyện trăm trứng còn đó... Thế mà cứ nhắm mắt nói càn nước ta thành ra nước văn hiến từ Sỹ Vương. Thật khốn nạn hết chỗ nói!". Sự nổi giận của vị thiền sư này rất cần được sự hưởng ứng của tất cả những ai còn coi mình là con cháu Lạc Hồng...

04/03/2008

Không có cái gọi là thời kỳ "Bắc thuộc lần thứ nhất". Việc lập 9 quận, trong đó có Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam thuộc Hán chỉ là sự "đoạt khống" đất đai nhằm thỏa mãn não trạng và ao ước bành trướng của nhà Hán mà thôi.

Nhà Hán "đoạt khống" đất đai nước ta

- Nếu nước ta thời Hùng Vương vẫn là một nước độc lập kéo dài cho đến năm 43, nghĩa là giai đoạn “Bắc thuộc lần thứ nhất” không tồn tại? - Tôi hỏi giáo sư Lê Mạnh Thát.

Page 41: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

41

- Đúng vậy. Phải loại phần đó ra khỏi lịch sử. Chúng ta có đủ chứng cứ để làm như vậy.

- Nhưng sử sách vẫn còn ghi: năm 214 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng đem quân đánh lấy đất Bách Việt, sau đó chia làm ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Quận mà Tượng Quận là nước ta?

- Nam Hải, Quế Lâm ngày nay nằm trong hai tỉnh Quảng Đông và Quý Châu Trung Quốc thì đã rõ rồi, nhưng Tượng Quận thì không phải. Một số tài liệu Trung Quốc có chép một cách lầm lạc rằng nó là Nhật Nam (nước ta) sau này, nhưng đối chiếu với những tài liệu tin cậy cũng của chính Trung Quốc, từ rất sớm người ta đã biết Tượng Quận nằm giữa hai quận Uất Lâm và Tường Kha của Trung Quốc chứ không phải nước ta.

- Sử Trung Quốc cũng ghi rõ, năm 111 trước công nguyên, Hán Vũ đế đã chiếm nước Nam Việt của Triệu Đà và đặt 9 quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai và Đàm Nhĩ thuộc Hán. Nếu cho đến năm 43 nước ta vẫn độc lập thì giải thích làm sao việc nước ta gồm ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nằm trong đất nhà Hán trước đó?

- Đối chiếu với chính sử Trung Quốc ta đã thấy Triệu Đà chưa bao giờ chiếm Tây Âu lạc cả và Hán Vũ đế cũng chỉ chiếm Nam Việt của Triệu Đà. Rõ ràng là họ đã gom Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam vào đất Hán một cách vô căn cứ. Việc này không có gì lạ, sử Trung Quốc còn chép rằng năm 202 (trước CN) Hán Cao tổ Lưu Bang, ông cố của Hán Vũ đế lấy các đất Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải của Triệu Đà phong cho Ngô Nhuế, nhưng ba nơi đó là của Triệu Đà. "Đà chưa hàng, xa đoạt khống, lấy phong cho Nhuế vậy". Đất chưa lấy được mà "đoạt khống" làm đất của mình, chuyện đó là bình thường, không chỉ Lưu Bang mà trở thành thói quen cho các triều đại về sau này nữa... Bởi vậy việc "đoạt khống" ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam của ta không có gì lạ. Việc "đoạt khống" này có ba chứng cứ: Thứ nhất, Tiền Hán thơ ghi rõ rằng Thứ sử Giao Chỉ "đóng ở Thương Ngô", nghĩa là quân Hán chưa bao giờ đặt chân tới Giao Chỉ. Thứ hai, sử liệu Trung Quốc cũng cho thấy, việc đưa những người phạm tội đi đày thời đó chỉ đưa tới Hợp Phố chứ không hề thấy đưa đi xa hơn, tuy chưa phải là chứng cứ quyết định, nhưng cũng biểu thị rằng biên cương cực nam của nhà Hán chưa qua khỏi Hợp Phố, là vùng giáp giới với nước ta. Chứng cứ thứ ba là việc sử liệu Trung Quốc ghi "Phiên Ngung là một đô hội", đây

Page 42: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

42

là chi tiết khá khác thường, bởi Tiền Hán thơ đưa ra con số thống kê nhân khẩu cho thấy quận Nam Hải có 6 huyện chỉ vỏn vẹn có 94.253 dân, bình quân mỗi huyện, trong đó có Phiên Ngung, có trên dưới 15 ngàn dân, trong khi số dân Giao Chỉ 10 huyện số dân lên tới 764.237 người, bình quân mỗi huyện trên 75 ngàn dân, gần bằng số dân của cả Nam Hải. Đó là chưa kể Cửu Chân và Nhật Nam, dân số cộng lại cũng có trên 200.000 người. Thế mà lại nói "Phiên Ngung là một đô hội". Điều không hợp lý này chỉ có thể được giải thích là 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam trong thực tế không thuộc đất Hán. Có thể hỏi tại sao ba quận này không phải của nhà Hán mà nhà Hán lại có số liệu về "hộ khẩu", câu trả lời cũng thật đơn giản: Đọc trong Tiền Hán thơ, ta có thể bắt gặp một loạt tên các quốc gia độc lập ở Trung Á, chưa bao giờ "thuộc Hán", nhưng vẫn có số liệu hộ khẩu như thường. Cho nên, nhà Hán có số liệu về hộ khẩu không nhất thiết nó thuộc nhà Hán.

Dù là Âu Lạc, Tây Âu, Tây Âu Lạc, Tây Vu, Việt Thường Thị hay Giao Chỉ - Cửu Chân - Nhật Nam, cũng đều là những tên gọi khác nhau của nước ta. Cần biết, các triều đại phong kiến Trung Quốc không bao giờ muốn nước ta độc lập cả, ngay cả khi nước ta có quốc hiệu đàng hoàng như Vạn Xuân (Lý Nam Đế), Đại Cồ Việt (Đinh Tiên Hoàng) hay Đại Việt (Lý-Trần), sử sách Trung Quốc vẫn tiếp tục dùng những cái tên Giao Chỉ, An Nam để gọi một cách tùy tiện. Việc "đoạt khống" đất đai, theo giáo sư Lê Mạnh Thát, là "nhằm thỏa mãn não trạng và ao ước bành trướng" của họ.

Trao đổi với chúng tôi, giáo sư Lê Mạnh Thát cho rằng chỉ riêng văn minh trống đồng thôi mà chúng ta đã có chứng cứ rành rành. Với một nền khoa học kỹ thuật phát triển rất cao thời đó như vậy, một nền kỹ thuật không ai có thể chối cãi, thì không có lý gì mà chúng ta lại không có một nền văn hóa - giáo dục tương ứng.

Nền văn hóa đó vẫn được bảo tồn. Trung Quốc có Thi Thơ Lễ Nhạc. "Nếu nói Thi chúng ta có cùng chùm truyện trong Lục độ tập kinh, Cựu tạp thí dụ kinh và bài Việt ca. Nếu nói Thơ chúng ta có truyền thuyết trăm trứng. Nếu nói Lễ chúng ta có bộ Việt luật. Nếu nói Nhạc ta không chỉ có bài Việt ca mà còn có trống đồng...". Nói thêm về văn học, ông cho rằng "nền văn học thành văn của dân tộc ta không phải bắt đầu từ Trần Nhân Tông và Nguyễn Trãi, hay Khuông Việt và Từ Đạo Hạnh... mà nó đã bắt đầu từ thời Hùng Vương mà bằng chứng còn lại là bài Việt ca, cụm chuyện thần thoại và cổ tích đầu tiên tìm thấy trong Lục độ tập kinh. Phân tích trong Lục độ tập

Page 43: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

43

kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát chỉ ra 5 truyện trong tập kinh này tương đương với 5 truyện cổ tích do Nguyễn Đổng Chi tập hợp trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, như vậy "chúng ta không còn bàn cãi một cách tùy tiện không có cơ sở về nền văn học "dân gian" chung chung phi thời gian, phi lịch sử".

Như vậy là từ thời Hùng Vương chúng ta đã có một nền văn hóa riêng, tạo nên bản lĩnh dân tộc. Đó là nền tảng cho những cuộc đấu tranh trường kỳ, khốc liệt bảo vệ đất nước, bảo vệ nòi giống. Dân tộc ta không những không bị đồng hóa, mà nền văn hóa của dân tộc ta còn được du nhập vào văn hóa Trung Quốc mà Lục độ tập kinh - không chỉ là kinh Phật mà còn là tác phẩm của "bậc thánh hiền" như chính người Trung Quốc gọi - là một trong những ví dụ.

Nhưng không chỉ có vậy. Theo giáo sư Lê Mạnh Thát, từ sau khi Mã Viện đánh bại Hai Bà Trưng cho đến khi Chu Phù, Sỹ Nhiếp cai trị nước ta, lịch sử cũng có nhiều vấn đề cần đặt lại. Và trong thời gian này xuất hiện một nhân vật lớn là Mâu Tử, một người Việt Nam, với tác phẩm nổi tiếng Lý hoặc Luận được lưu truyền trong nền văn hóa điển chương Trung Quốc, một bằng chứng hùng hồn về sự nổi trội của văn hóa Việt Nam...

05/03/2008

"Giả như người nước ta không ghi lại những sự việc của Lê Hoàn (hoàng đế Đại Hành) và chúng ta phải nghiên cứu qua tư liệu của người Trung Quốc, thì một đoán án đương nhiên phải xảy ra, đó là Lê Hoàn không xưng đế xưng vương hay đặt quốc hiệu lập xã tắc gì hết, ngược lại chỉ là một tiết độ sứ, một quan chức của nhà Tống" (thiền sư Lê Mạnh Thát).

Sỹ Nhiếp là ai?

Có thể có ai đó trong giới sử học "ý kiến ra ý kiến vào" về những phát hiện của giáo sư Lê Mạnh Thát mà chúng tôi đang giới thiệu một phần hết sức tóm lược. Mong rằng những người quan tâm có thể tìm đọc các công trình của ông để trao đổi học thuật. Chúng tôi xin lưu ý, những gì mà chúng tôi giới thiệu ở đây, giáo sư Lê Mạnh Thát đã công bố từ cách đây trên dưới 40 năm, nay được in lại trong hai bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam (tập 1) và Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập 1), đều do NXB Tổng hợp TP.HCM

Page 44: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

44

phát hành năm 2006, ngoài sách Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta mà chúng tôi đã dẫn. Trong những công trình này, mỗi một vấn đề đưa ra ông đều dẫn kèm theo tất cả các tài liệu có liên quan bằng những ngôn ngữ gốc. Những tài liệu đó được ông giới thiệu cụ thể, chỉ rõ số trang, số tờ, nơi ấn hành hoặc lưu trữ, nếu ai nghi ngờ thì có thể tra tận gốc, bằng tiếng Việt, chữ Hán cổ và chữ Trung Quốc hiện nay, cùng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, chữ Phạn cổ...

Ông dẫn việc nhà Tống với Lê Hoàn như trên để nói rằng những sử liệu từ Trung Quốc là "không hoàn toàn đáng tin cậy", ví dụ như chính sử Trung Quốc ghi nhiều thứ sử Giao Châu (nước ta) nhưng thực tế những người đó chỉ được "phong khống" chứ chưa bao giờ bước chân qua nước ta. Việc nghiên cứu lịch sử nước nhà phải sử dụng tất cả những tài liệu của tổ tiên ta để lại, rồi đối chiếu với chính sử Trung Quốc để thẩm định, xác minh tìm ra sự thật. Cho nên, mỗi một cuộc truy tìm, mỗi một phát hiện được tài liệu của tổ tiên đều khiến cho lịch sử nước nhà trở nên sáng rõ.

Ông bảo nói "một ngàn năm đô hộ giặc Tàu" như lời bài hát của Trịnh Công Sơn là cách nói đau buồn mà không chính xác. Cuộc đấu tranh của dân tộc ta từ sau khi cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng thất bại chưa bao giờ ngưng nghỉ. Bởi chưa đầy 60 năm sau, cuộc khởi nghĩa Tượng Lâm lần thứ nhất đã nổ ra vào năm 100, dẫn tới việc người anh hùng Khu Liên lập khu tự do vào năm 138, làm hậu phương cho các cuộc khởi nghĩa về sau, cho đến thời Chu Phù, Sỹ Nhiếp. Thực chất trong hơn 150 năm bị các thái thú Trung Quốc đến đô hộ, chúng ta "mất nước chứ không mất hạnh", nghĩa là dân tộc vẫn còn, nền văn hóa dân tộc được xây dựng từ thời Hùng Vương vẫn được bảo tồn và phát triển. Sự quật cường của dân tộc chính người Trung Quốc cũng phải thừa nhận: "Trưởng lại đặt ra, tuy có cũng như không".

Có một nhân vật lạ lùng trong lịch sử nước ta, đó là Sỹ Nhiếp. Cả sử Trung Quốc và sử ta đều nói ông là thái thú Giao Chỉ (sau đổi thành Giao Châu). Tuy là một "thái thú" đến cai trị, nhưng các sử gia Việt Nam đều dành những lời lẽ mến mộ khi nói về Sỹ Nhiếp. Lê Văn Hưu viết: "Sỹ Vương biết lấy khoan hậu khiêm tốn để kính trọng kẻ sĩ, được người thân yêu mà đạt đến thịnh một thời". Ngô Sỹ Liên cũng vậy. Trần Trọng Kim thì viết: "Sỹ Nhiếp trị dân có phép tắc, và lại chăm sự dạy bảo dân cho nên lòng người cảm mộ công đức, mới gọi tên là Sỹ Vương". Khi nhân dân gọi Sỹ Nhiếp là "Sỹ Vương", tức là vua của mình, còn có lý do nào nữa không?

Page 45: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

45

Phần trước chúng tôi có nêu sự "nổi giận" của giáo sư Lê Mạnh Thát khi trích lời Ngô Sỹ Liên "Nước ta hiểu thi thơ, tập Lễ Nhạc thành ra nước văn hiến, bắt đầu từ Sỹ Vương", cần nói rõ là ông bất bình với việc cho rằng nước ta hiểu thi thơ, tập Lễ Nhạc mới thành ra nước văn hiến, chứ hoàn toàn không xem thường Sỹ Nhiếp. Cũng như Trần Trọng Kim viết: "Nhà làm sử thường cho nước ta có văn học là khởi đầu từ Sỹ Nhiếp. Cái ý kiến ấy có lẽ không phải" (Việt Nam sử lược).

Đưa ra nhiều tài liệu dẫn chứng, giáo sư Lê Mạnh Thát cho rằng, trong thực tế chính quyền Sỹ Nhiếp (từ 187), cũng như trước đó là Chu Phù (khoảng 180), là "chính quyền Việt Nam độc lập". Sử Trung Quốc chép rõ Chu Phù "vứt điển huấn tiền thánh, bỏ pháp luật Hán gia". Còn đối với Sỹ Nhiếp, sử Trung Quốc (Ngô chí) viết rằng: "(Sỹ Nhiếp) tổ tiên vốn người Mấn Dương nước Lỗ, đến loạn Vương Mãng tỵ nạn Giao Châu, tới Nhiếp là sáu đời". Ông cho rằng một người có tổ tiên 6 đời ở Việt Nam thì đã "Việt Nam hóa", trở thành người Việt Nam rồi. Cũng theo Ngô chí: "Sỹ phủ quân (Sỹ Nhiếp) của Giao Chỉ học vấn đã ưu bác, lại thành công về chính trị, ở trong đại loạn, bảo toàn một quận hơn 20 năm, cương trường vô sự, dân không thất nghiệp, những bọn lệ thuộc đều được nhờ ân"; "Anh em Nhiếp đều là người hùng các quận, làm tướng một châu, riêng ở vạn lý, uy tôn vô thượng. Ra vào đánh chuông khánh, đầy đủ uy nghi, kèn sáo cổ xuy, xe ngựa đầy đường. Người Hồ theo sát đốt hương, thường có mấy mươi. Thê thiếp đi xe màn, tử đệ theo lính kỵ. Đương thời quý trọng, chấn phục trăm mọi. Úy Đà cũng không đủ hơn". Từ tài liệu trên, theo giáo sư Lê Mạnh Thát: "Sỹ Nhiếp dẫu được đào tạo trong khuôn mẫu Trung Quốc, đã có những hành vi xa lạ với phong tục tập quán Trung Quốc. Nói rõ ra, ông đã được Việt hóa. Việc Ngô chí so sánh Sỹ Nhiếp với Triệu Đà cho thấy nền cai trị nước ta thời bấy giờ độc lập tới mức nào. Thực tế có thể nói chính quyền độc lập đầu tiên sau chính quyền Hai Bà Trưng là chính quyền Chu Phù - Sỹ Nhiếp". Theo ông, dưới thời Sỹ Nhiếp, nước ta đã có một nền nông nghiệp rất phát triển. "Lúa Giao Chỉ mùa hè chín, nông dân một năm trồng hai lần" (theo Kinh Dương dĩ nam dị vật chí). "Một năm tám lứa kén tằm đến từ Nhật Nam" (Văn tuyển 5 tờ 9b4). "Nhiếp mỗi khi sai sứ đến Quyền đều dâng tạp hương, vải mỏng thường tới số ngàn. Món quý minh châu, sò lớn, lưu ly, lông thú, đồi mồi, sừng tê, ngà voi, các thứ vật lạ quả kỳ như chuối, dừa, long nhãn, không năm nào không đưa đến" (Ngô chí 4 tờ 8b1-3 nói về những cống vật mà Sỹ Nhiếp gửi đến Tôn Quyền).

Page 46: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

46

Giáo sư Lê Mạnh Thát dẫn giải tiếp: Sau khi Sỹ Nhiếp chết (226), lúc ấy Tôn Quyền đã chiếm cứ phía Nam Trung Quốc để tranh hùng với Tào Tháo và Lưu Bị, nên nhân cái chết của Sỹ Nhiếp tiến hành thôn tính nước ta, lúc đó "là một nước độc lập dựa trên điển huấn và pháp luật của người Việt". Con Sỹ Nhiếp là Sỹ Huy nối nghiệp cha, chống lại Tôn Quyền, tuy nhiên do mất cảnh giác, nên đã thất bại, Sỹ Huy bị bắt và bị giết, Tôn Quyền chiếm nước ta. Nhưng do bị chống đối quyết liệt, nền cai trị của Tôn Quyền không bền vững và không lâu dài, vì chỉ 18 năm sau, Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) cùng anh là Triệu Quốc Đạt nổi lên khởi nghĩa giành lại chính quyền.

Về sự kiện Bà Triệu khởi nghĩa, giáo sư Lê Mạnh Thát cho rằng đây là cuộc "khởi nghĩa thành công". Ông viết: "Tôn Quyền sai Lục Dận làm An nam hiệu úy và thương thảo với quân khởi nghĩa bằng ấn tín và tiền của. Đây là lối đánh dẹp khá lạ kỳ, hiếm thấy trong lịch sử Trung Quốc đối với nước ta. Và cuối cùng Lục Dận cũng có thể báo cáo là đã "dẹp yên được giặc Giao Chỉ" và được phong làm thứ sử Giao Châu. Nhưng châu trị của Giao Châu lần này không phải ở nước ta, mà phải ở Quảng Châu, vì nó ngó ra biển (lâm hải), như bài biểu của Hoa Thạch trong Ngô chí tờ 10b3 đã ghi nhận. Nói cách khác, nước ta từ năm 248 tiếp tục là một nước độc lập và Bà Triệu tiếp tục đứng đầu đất nước, cho đến khi Tôn Hựu sai Đặng Tuân (Ngụy chí 4 tờ 27a3 viết là Đặng Cú) đến Giao Chỉ vào năm 257, ra lịnh cho thái thú Giao Chỉ bắt dân đưa lên Kiến Nghiệp làm lính. Và như Thiên Nam ngữ lục đã ghi nhận là Bà Triệu đã bị tử trận trong một cuộc chiến đấu với chính Đặng Tuân sau khi đã tiêu diệt Lục Dận (...). Những mô tả này (trong Thiên Nam ngữ lục) hoàn toàn phù hợp với tư liệu của Ngụy chí 4 tờ 27a2-27b5, đặc biệt là tờ chiếu năm Hàm Hi thứ nhất (264) của Tào Hoán..." (Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, trang 385-386)...

06/03/2008

Mỗi một di sản của tổ tiên đều phải được truy tìm, cũng như mỗi một tấc đất của tổ tiên đều phải được gìn giữ.

Một minh chứng văn hóa

Những phát hiện nói trên của giáo sư Lê Mạnh Thát cho phép dựng lại lịch sử dân tộc trong thời kỳ nước nhà không có sử liệu, sử sách được viết chủ yếu căn cứ theo các tài liệu của Trung Quốc. Việc khẳng định chủ quyền của dân tộc thời trước Hai Bà Trưng, thời Sỹ Nhiếp và sau đó nữa là có cơ

Page 47: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

47

sở. Những phát hiện về văn hóa, bắt đầu từ Khương Tăng Hội với Lục độ tập kinh và Mâu Tử với Lý hoặc Luận, đặc biệt là sự kiện 6 lá thư đề cập dưới đây càng minh chứng cho điều đó.

Lý hoặc Luận của Mâu Tử là một tác phẩm nổi tiếng, được viết vào cuối thế kỷ thứ II (198) và được lưu hành tại Trung Quốc bắt đầu từ thế kỷ thứ V, có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Nó còn là "sách gối đầu giường" của người Phật tử Viễn Đông, cụ thể là Trung Quốc và Nhật Bản. Đến nửa đầu thế kỷ XX, một loạt những nghiên cứu của các học giả Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp được công bố về tác phẩm này, gây nên một cuộc tranh biện sôi nổi và hào hứng, bắt đầu từ công trình của Lương Khải Siêu, tiếp đó là của H.Maspéro, Tokiwa Daijo, P.Pelliot, Chu Thúc Ca, Hồ Thích, Matsumoto Bunzaro, Dư Gia Tích và Fukui Kojun (dẫn theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1). Ở Việt Nam, nó cũng được coi là cuốn sách lý luận được quan tâm từ hơn 1.000 năm trước, đặc biệt từ năm 1932 khi Trần Văn Giáp giới thiệu Mâu Tử là "người đầu tiên truyền bá đạo Phật ở Việt Nam", cuốn sách đó được sự quan tâm rộng rãi của giới học giả và nhiều người dân. Trong khi nghiên cứu Lục độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát đã phát hiện những mối liên hệ thú vị và trên cơ sở một cuộc khảo sát hết sức công phu, ông đã tìm ra bằng chứng khẳng định Mâu Tử là người Việt Nam và Lý hoặc Luận chính là tác phẩm của Việt Nam truyền sang Trung Quốc. Công trình nghiên cứu này của ông đã được công bố một phần trước năm 1975 và công bố toàn bộ sau này (xem Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam, tập 1).

Theo giáo sư Lê Mạnh Thát: "Trong bối cảnh văn hóa thời Mâu Tử, Lý hoặc Luận không phải viết để xiển dương Phật giáo, mà là một cuộc tổng kết cuộc đấu tranh về văn hóa, giữa văn hóa Việt Nam đối với văn hóa phương Bắc". Phải có một bề dày văn hóa như thế nào mới có thể có được một bản lĩnh văn hóa như vậy. Một bên thì áp đặt Thi Thư như chân lý, Trung Hoa là trung tâm, một bên Mâu Tử đáp trả "Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất", "năm kinh chưa hẳn là lời của thánh hiền". Tiếp cận tác phẩm của Mâu Tử, chúng ta còn thấy dân tộc ta đã bảo tồn văn hóa của mình như thế nào, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo để phát triển nền văn hóa của mình như thế nào và truyền bá văn hóa của mình ra nước ngoài ra sao.

Page 48: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

48

Sáu lá thư và một vị vua

Một phát hiện cực kỳ quan trọng khác của giáo sư Lê Mạnh Thát là 6 lá thư nằm trong Đại tạng kinh chữ Hán. Đó là 6 lá thư trao đổi giữa hai pháp sư Đạo Cao và Pháp Minh với một "sứ quân" của Giao Châu tên là Lý Miễu. Trước khi ông công bố 6 lá thư này, chưa có một tài liệu nào đề cập tới. Từ điểm gây tò mò đầu tiên trong 6 lá thư là địa danh "Giao Châu", ông đã tiến hành một cuộc truy tìm ngoạn mục. Trước hết là tìm nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố lịch sử, tìm nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố thư tịch, kế đó là tìm niên đại và tung tích tác giả 6 bức thư.

Khó khăn nhất là tìm ra tác giả của chúng. Ông bảo tung tích của những người mang tên Đạo Cao, Pháp Minh và Lý Miễu ngày nay chúng ta không biết một tí gì hết.

Ông "kiểm soát toàn bộ" những tư liệu lịch sử Trung Quốc và Phật giáo Trung Quốc, cũng như tư liệu lịch sử Việt Nam và Phật giáo Việt Nam, cũng không tìm thấy những người có các cái tên ấy. Ông lục tìm trong Tấn thư, Tống thư, Nam Tề thư, Lương thư, Ngụy thư, Bắc sử, Nam sử và Tư trị thông giám sử cũng như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng không gặp một "sứ quân" (hoặc chức vụ tương đương) nào với cái tên Lý Miễu; lục tìm trong Cao tăng truyện và Tục cao tăng truyện cũng như Thiền Uyển tập anh, cũng không tìm thấy một pháp sư nào có tên Đạo Cao hay Pháp Minh. Chỉ duy nhất trong Toàn Tấn văn 157 tờ 15a12-2 có liệt ra tên một Thích Đạo Cao, nhưng kiểm tra bản mục lục của văn liệu này cũng như xuất xứ của tên ấy dẫn từ Cao tăng truyện 5 tờ 255b15-17 thì thấy là Thích Đạo Tung chứ không phải Đạo Cao, sự khác nhau đó là do Toàn Tấn văn khắc nhầm.

Ông mở rộng việc truy tìm sang các tài liệu Nhật Bản và Triều Tiên. Trong khi khảo sát toàn bộ tài liệu liên quan của Nhật, ông đọc kỹ lại Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục (là sách được Vũ Điền thiên hoàng cho viết nhằm ghi lại tất cả những bộ sách Trung Quốc còn sót lại trong Thư viện hoàng gia sau vụ cháy năm 887), tìm thấy một dữ kiện lôi cuốn. Dưới mục thứ mười mang tên Tiểu học gia, liệt ra một bộ sách nhan đề "Tá âm, một quyển, Thích Đạo Cao soạn" và dưới mục Biệt tập lại ghi "Đạo Cao pháp sư tập, một quyển". Vấn đề là Đạo Cao tác giả của hai cuốn sách Tá âm và Đạo Cao pháp sư tập này có phải là Đạo Cao pháp sư trong 6 lá thư hay không?

Page 49: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

49

Đối chiếu thì thấy hai tác phẩm này chắc chắn không phải do người Nhật biên soạn mà phải là từ Trung Quốc mang về, vì khảo sát toàn thể tài liệu Phật giáo Nhật Bản ông không thấy tăng sĩ Nhật Bản nào mang tên Đạo Cao cả. Vấn đề là họ mang về Nhật từ lúc nào. Một cuộc kiểm soát tiếp vẫn không cho biết một tí gì cả, chỉ biết chắc chắn là nó phải được mang về trước năm 887 để có thể ghi vào bản thư mục nói trên. Ông cũng kiểm soát những bản thư tịch liệt kê những tư liệu liên quan tàng trữ ở các nước Anh, Pháp, Liên Xô, cũng không tìm thấy gì hết.

Tuy nhiên, ở đây xuất hiện một vấn đề mới. Trước hết về cuốn Tá âm. Nó được liệt vào loại Tiểu học gia, mà căn cứ vào định nghĩa của Tùy thư kinh tịch chí, nó là loại sách ngôn ngữ. Cần nói thêm, một chú giải trong tài liệu Nhật Bản còn ghi "Kinh tịch chí của Tùy thư có ghi Tá âm tự một quyển, nhưng không ghi họ tên người viết". Ghi chú này đã được xác nhận từ tài liệu Trung Quốc và từ dẫn giải của các tài liệu Trung Quốc cũng như Nhật Bản, có thể coi Tá âm tự là một tác phẩm khác nữa của Thích Đạo Cao. Như vậy là ít nhất Thích Đạo Cao cũng có 3 tác phẩm được nhắc đến. Vấn đề đặt ra là tại sao những tác phẩm đó được Nhật Bản đem về từ Trung Quốc mà Trung Quốc lại không ghi một cách đàng hoàng trong các tài liệu chính thống của mình, mà chỉ ghi một cách sơ sài khuyết danh trong Tùy thư? Tiếp tục nghiên cứu và đối chiếu, ông xác định rằng sở dĩ như vậy là vì những sách đó chắc chắn không phải tiếng Trung Quốc mà là tiếng nước ngoài.

Những khảo sát như vậy dẫn đến kết luận, Đạo Cao chắc chắn không phải là người Trung Quốc, Nhật Bản hay Triều Tiên, trong khi người mang tên đó là một trong hai tác giả các bức thư trao đổi với Lý Miễu, "sứ quân" Giao Châu. Bởi vậy Đạo Cao chắc chắn là người Việt Nam. Và từ nhân vật này, ông phát hiện một chứng cứ quan trọng khác về một cột mốc phát triển ngôn ngữ dân tộc: Tá âm là một quyển sách ngữ học về quốc âm, còn Tá âm tự là một cuốn tự điển về thứ tiếng quốc âm đó. Rất tiếc là chúng đã thất lạc, nhưng chắc chắn là có những cuốn sách đó. Ông bảo trong sưu tập Stein tàng trữ tại Bảo tàng viện Anh Quốc có một thủ bản mang ký hiệu S.5731, mô tả một tài liệu giống như vậy, nhưng vì ông "chưa có trong tay" thủ bản đó nên chưa thể khẳng định.

Chúng tôi dẫn chứng dài dòng đoạn trên, tuy rất sơ lược, để bạn đọc phần nào thấy được cách làm việc cẩn trọng của giáo sư Lê Mạnh Thát. Những

Page 50: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

50

khảo sát như vậy đã được tiến hành và dễ dàng tìm ra tông tích Việt Nam của người thứ hai là Pháp Minh.

Đối với nhân vật Lý Miễu, nội dung 6 lá thư cho thấy Lý Miễu được gọi là "sứ quân" và lời lẽ của nhị vị pháp sư trong 6 lá thư coi ông "ở địa vị của một bậc thiên tử". Đối chiếu danh sách những chức danh tương đương với "sứ quân" như "thái thú", "thứ sử" Trung Quốc cử sang thì không thấy tên Lý Miễu. Toàn bộ sử sách Trung Quốc cũng như Việt Nam đều không có tên Lý Miễu. Với một khảo sát văn liệu tương tự cùng những phân tích chính trị, xã hội đến tận ngọn nguồn, ông kết luận Lý Miễu chính là một vị vua của Việt Nam. Một nhân vật xưng vương xưng đế trên một đất nước độc lập mà Trung Quốc không với tới thì sử sách Trung Quốc không chép là không có gì lạ. Còn việc sử ta không chép cũng là đương nhiên, vì không không có sử liệu. Ông ước đoán 6 lá thư đó được viết vào những năm 435-440, nằm trong thời kỳ Nam Bắc triều (420-588) của Trung Quốc. Niên đại của Lý Miễu nằm trong khoảng 390-470, của Đạo Cao khoảng 365-455 và Pháp Minh khoảng 370-460. 6 lá thư chứa đựng những sử liệu vô cùng quý giá cho việc nghiên cứu nghệ thuật, âm nhạc, văn học, Phật giáo, chính trị và tư tưởng (bạn đọc quan tâm vấn đề này xin đọc Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, trang 427-582).

Xin tạm dừng loạt bài này ở đây. Thiền sư Lê Mạnh Thát đã thực hiện một loạt các công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo, về văn học, triết học... Riêng các công trình lịch sử văn học của ông được tập hợp thành Tổng tập văn học Phật giáo khoảng 50 tập (đã in 3 tập). Chúng tôi giới thiệu sơ lược một số trong rất nhiều phát hiện lịch sử của thiền sư với mong muốn những người quan tâm đến lịch sử nước nhà biết đến. Đối với các cơ quan quản lý ngành lịch sử và những nhà sử học - những người đang nghiên cứu lịch sử, chúng tôi thiết nghĩ nó có lợi chứ hoàn toàn không gây thiệt hại gì cho việc nghiên cứu, vì nghiên cứu thì cần có những tài liệu mới do chính mình hoặc do người khác phát hiện ra. Các cơ quan nghiên cứu lịch sử hoặc các nhà sử học có thể xem xét, đánh giá, tranh biện, cái gì có tài liệu chứng minh là không đúng thì nói là không đúng, cái gì cần tiếp tục làm rõ thì cùng nhau tìm tòi làm rõ, nhưng cái gì thấy có cơ sở là đúng rồi thì cần thừa nhận để đưa vào dòng chính thống. Tất cả đều nhằm mục đích tìm ra sự thật để tôn vinh dân tộc chúng ta. Mỗi một di sản của tổ tiên đều phải được truy tìm, cũng như mỗi một tấc đất của tổ tiên đều phải được gìn giữ.

Page 51: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

51

11/03/2008 Trong và sau khi Thanh Niên đăng loạt bài Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động, đã có nhiều nhà nghiên cứu và bạn đọc gửi thư, viết bài hưởng ứng và tranh biện. Một số báo như Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Thể Thao & Văn hóa, Nhà báo & Công luận... cũng đã đăng bài trao đổi. Để rộng đường dư luận và trao đổi học thuật, chúng tôi sẽ lần lượt đăng một số bài viết thể hiện các ý kiến khác nhau.

Chúng tôi mong muốn những phát hiện mới về lịch sử cũng như những ý kiến tranh luận sẽ sớm được các cơ quan khoa học về lịch sử thẩm định, đánh giá, kết luận, nhằm góp phần làm sáng rõ những trang sử vẻ vang của dân tộc, nhất là vào các thời kỳ nước ta không có hoặc có rất ít sử liệu. Số báo này xin giới thiệu nguyên văn bài viết của ông Trương Thái Du và bài viết của nhà giáo Hà Văn Thịnh.

Đôi lời với những phát hiện lịch sử chấn động

Từ ngày 27.2.2008 đến 6.3.2008, Báo Thanh Niên liên tiếp đăng loạt bài Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động của tác giả Hoàng Hải Vân. Vì yêu thích cổ sử và ít nhiều đã có những biên khảo nhỏ ở góc độ nghiệp dư, tôi đặc biệt chú ý và theo dõi rất kỹ vấn đề ông Thát theo đuổi. Từ gợi ý của Thanh Niên, tôi đã vừa đọc báo, vừa tìm hiểu quyển Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta của tác giả Lê Mạnh Thát. XNB Tổng hợp TP.HCM - 2006 (LĐTK).

Một số điểm nổi bật

Xuyên suốt loạt bài báo và quyển LĐTK, có thể nhận ra ngay mấy vấn đề rất mới ông Thát đưa ra là:

1. Truyện mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng nở trăm con có nguồn gốc từ nước Phật.

2. Truyền thuyết An Dương Vương không có thật, nó là phiên bản của một câu chuyện Ấn Độ.

3. Triệu Đà chưa từng xâm lược nước Việt cổ.

Page 52: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

52

4. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam trước thời Hai Bà Trưng là những quận mà triều đình Hán "đoạt khống", tức đặt tên trên bản đồ nhưng không chiếm đóng trực tiếp.

Kết hợp với việc giải mã lịch sử ẩn trong kinh Phật, ông Thát chứng minh từ Vua Hùng đến Hai Bà Trưng nước ta hoàn toàn độc lập, có đầy đủ chữ viết, luật tục, thi thơ lễ nhạc.

Quan điểm của ông Lê Mạnh Thát thiên về tính bản địa của văn minh Việt Nam, nó tương đồng với các nghiên cứu của nhiều sử gia lớn như Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn... Đúng là không thể phủ nhận truyền thuyết An Dương Vương có cái vỏ Mahãbhãrata. Tuy vậy ông Thát đã bỏ qua vài chi tiết rất quan trọng góp phần tạo dựng truyền thuyết An Dương Vương: Tích Trương Nghi theo đường rùa bò xây thành tại nước Thục (TK 4 TCN). Theo sách "Đông Kinh hoa mộng lục", thời Hậu Chu (951-959) tại Trung Quốc có xây dựng Loa thành hình xoáy trôn ốc, có ba vòng là Thành ngoại, Thành nội và Hoàng thành. Thành này hiện vẫn còn di tích tại thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đó là chưa kể truyện dân gian "Thần cung bảo kiếm" của người Choang ở Quảng Tây có motip rất "An Dương Vương".

Bằng việc rút mắt xích An Dương Vương và Triệu Đà khỏi chuỗi Vua Hùng - An Dương Vương - Triệu Đà - Hai Bà Trưng, ông Thát bắt buộc phải bẻ cong sử liệu để nối Vua Hùng trực tiếp với Hai Bà Trưng. Phương pháp luận này lập tức tạo ra một lỗ hổng lớn như sau:

Thời Hùng Vương qua truyền thuyết nước ta chỉ có thể đang ở chế độ Phụ hệ hoặc Mẫu hệ với lãnh tụ là nam giới. Trong khi đó thời Hai Bà Trưng thì chắc chắn nước ta ở chế độ Mẫu quyền. Nội hàm mẫu quyền bao gồm mẫu hệ và lãnh tụ là nữ giới.

Chuỗi Hùng Vương - Hai Bà Trưng của ông Thát sẽ phô ra sự thụt lùi phi thực tế của văn minh Việt cổ, đi ngược lại hình thái phát triển chung của nhân loại là Mẫu quyền đến Mẫu hệ rồi mới đến Phụ quyền. Hơn nữa, dù tham khảo thêm khái niệm "Mô hình xã hội lưỡng hệ" của GS sử học Hàn Quốc In Sun Yu trong quyển "Việt Nam học, kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất, Hà Nội 15-17.7.1998 tập 4 (NXB Thế giới 2001)", ta vẫn thấy sự bất cập của chuỗi Hùng Vương - Hai Bà Trưng.

Page 53: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

53

Nhằm cởi bỏ mâu thuẫn này, không ít học giả xưa nay nghi ngờ đã có những cuộc di cư lớn của người Lạc Việt từ miền nam Trung Hoa đến đồng bằng sông Hồng, dưới sức ép bành trướng lãnh thổ cũng như xâm lăng văn hóa của văn minh Hoa Hạ. Hệ lụy của cuộc di tản bất đắc dĩ đã khiến xã hội Lạc Việt đi giật lùi, trở ngược về hình thái xã hội Mẫu quyền. Tiếc là hướng nghiên cứu ấy sẽ phủ nhận thuyết bản địa của văn minh Việt Nam, điều mà toàn bộ quyển sách LĐTK nói riêng và nền sử học Việt Nam không đồng tình.

Vì cố gắng khỏa lấp lỗ hổng này, Lê Mạnh Thát đã mạnh dạn "Xác định Việt Thường là Cửu Chân" và "Nói thẳng ra, nước ta gồm 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam cho đến năm 43 sdl vẫn là một nước độc lập, các vua Hùng vẫn cai trị và nước có tên là Việt thường hay Việt thường thị" (LĐTK trang 318, 319). Nghĩa là ông Lê Mạnh Thát chia cho vua Hùng quận Cửu Chân, Hai Bà Trưng quận Giao Chỉ (!?). Xin các bạn tự kết luận sau khi cùng tôi tham khảo Đào Duy Anh, Lịch sử cổ đại Việt Nam, NXB VHTT 2005, trang 218, 219: "Sách Điền Hệ của Súy Phạm viết về các dân tộc thiểu số ở miền Vân Nam cho biết rằng một dân tộc thiểu số tên là Sản Lý hay Xa Ly, có truyền thuyết nói rằng đời Chu Thành vương họ sai xứ giả đến triều cống, khi về được Chu công cho xe chỉ nam, vì thế họ lấy tên là Xa Lý. Lại có một dân tộc khác là Lão Qua có truyền thuyết rằng ở thời nhà Chu, tổ tiên của họ là nước Việt Thường. Sách Điền nam tạp chí thì nói Diến Điện là nước Việt Thường xưa. Những dân tộc kể trên nhận Việt Thường là tổ tiên xa của mình đều có thể là di duệ của người Di Việt, tức của người Việt tộc xưa cả. Do đó chúng ta có thể đoán rằng nước Việt Thường xưa, một nước của Việt tộc ở miền nam Dương Tử, có thể tồn tại thực, cho nên một số dân tộc di duệ của Việt tộc ngày nay, trong ấy có Việt Nam, vẫn còn ghi nhớ mà xem như nước tổ của mình".

Nghi ngờ trên phương diện văn bản học khái niệm "Đoạt khống"

Gút mắc lớn nhất và chấn động lớn nhất theo tôi, là việc ông Lê Mạnh Thát khẳng định ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là "... "đoạt khống" đất đai nhằm thỏa mãn não trạng và ao ước bành trướng của nhà Hán mà thôi". Lập luận của bài báo là: Tượng Quận nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam hiện đại. Trích báo: "Một số tài liệu Trung Quốc có chép một cách lầm lạc rằng nó là Nhật Nam (nước ta) sau này, nhưng đối chiếu với những tài liệu tin cậy cũng của chính Trung Quốc, từ rất sớm người ta đã biết Tượng Quận nằm giữa hai quận Uất Lâm và Tường Kha của Trung Quốc chứ không phải

Page 54: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

54

nước ta". Quan điểm này đã có hàng trăm năm nay với những cái tên quen thuộc như Maspero, hoặc hoàn toàn xa lạ như Guime Saeki (Tạp chí Nam Phong, số 133, năm 1928). Thực ra Nguyễn Văn Tố (1) đã bác bỏ Maspero một cách thuyết phục như sau: Hán Thư chép năm 76 TCN bỏ Tượng Quận, lấy đất ấy nhập vào Uất Lâm và Tường Kha. Đây là Tượng Quận của đời Hán chứ không phải của đời Tần. Quyển Lĩnh Ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi có đoạn nói Hán Vũ Đế chiếm Nam Hải đã tách Tượng Quận của Tần làm ba Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, lại cắt một ít Nam Hải và Tượng Quận để thành Hợp Phố. Nguyễn Văn Tố đã đi xa hơn khi khẳng định "...người Tần bấy giờ mới đi đến Quế Lâm, còn từ Quế Lâm trở vào chẳng biết rộng hẹp thế nào, cứ đặt một quận để gọi là có tên..." (2).

Trước tháng 10 năm 2004, trước khi sách của ông Thát ra đời gần 2 năm, trong nhiều bài khảo cứu đăng trên mạng tôi đã chứng minh bằng thiên văn một cách có hệ thống tính khái niệm của ba từ Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Nó tương đồng hoàn toàn với định nghĩa "đoạt khống" của ông Thát. Về phần tôi, khó ai có thể quy kết tôi đã tham khảo ông Thát khi dùng thuật toán thiên văn rất riêng của một người đi biển yêu cổ sử. Trên giấy trắng mực đen của văn bản học, người nêu ra vấn đề trước (2004) có quyền nghi ngờ người in sách sau (2006). Nếu độc giả tin tưởng ông Thát, xin vui lòng giúp ông Thát chứng minh giữa sách in và bản thảo có khoảng cách "an toàn", giúp hai hướng nghiên cứu này cùng góp phần làm sáng tỏ lịch sử Việt Nam.

Về sử liệu ông Lê Mạnh Thát sử dụng

Sử liệu về cổ sử Việt Nam thật ít ỏi, phần lớn là sách Trung Quốc và truyền thuyết dân gian. Đến thời đại văn minh mạng máy tính hôm nay, chúng ta không những có nhiều công trình biên khảo của người Việt xuất bản liên tục, mà còn có thể truy đến nguyên văn Hoa ngữ khá đầy đủ, hệ thống và khoa học trên các trang web Trung Quốc cũng như Đài Loan. Tiếc là phần lớn LĐTK của ông Thát viết cách đây đã 40 năm, sử liệu Trung Hoa ông dùng thiếu độ liền lạc, đầy đủ cũng như không được cập nhật. Hơn nữa ông chỉ dịch cắt khúc từ những nguồn rất cũ như Tiền Hán thơ 44 7al-11a13, hoặc Sử Ký 112 tờ 7b10-8a3.v.v... mà không hề có bản tiếng Hoa kèm theo. Phần dịch sử liệu chiếm hơn một phần ba của LĐTK dày 365 trang. Điều này gây khó khăn cho người khảo cứu và các sinh viên khoa sử muốn xem sách của ông như một tài liệu tham khảo hữu dụng, và lại càng đánh đố

Page 55: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

55

những ai muốn "tra tận gốc" sử liệu của ông Thát như gợi ý của Báo Thanh Niên.

Ngoài ra có thể nói ông Lê Mạnh Thát đã khai thác một chiều sử liệu Trung Hoa: Suốt LĐTK, ông sử dụng khá nhiều văn bản Trung Hoa, nhưng đáng tiếc phương pháp của ông rất cảm tính. Thứ gì có lợi cho thuyết của ông thì ông xem như chân lý và không thèm nhìn nhận nó dưới nhiều góc độ. Việc "phân đất" Cửu Chân cho vua Hùng ở trên là ví dụ thứ nhất. Ví dụ thứ hai: Trong mục "Về vấn đề chín quận" trang 319 đến 327, ông Thát dẫn từ Tiền Hán Thư các con số thống kê dân số năm thứ 2 sau công nguyên. Ông xem nó đúng một cách tuyệt đối và dông dài phân tích các con số. Ở đây tôi muốn trích lời Stephen O'Harrow, trong quyển Những vấn đề lịch sử Việt Nam, NXB Trẻ 2001, trang 30, bình luận trên cùng những con số này: "Vào đầu thế kỷ I sau công nguyên, người Trung Hoa nói chung cũng không thật giỏi giang và chính xác lắm, chưa kể họ còn sử dụng tri thức vì lợi ích của họ".

Một dẫn chứng nữa: Ngày nay, dưới nhãn quan thiên văn hiện đại, người ta phát hiện rất nhiều ghi chép thiên văn cổ Trung Hoa có những sai lệch khá ngờ nghệch. Chẳng hạn các sao hung cát đã không ít lần được các sử quan cho chiếu xuống Trung Quốc không theo chu kỳ mà đa số sử quan đã rất am tường. Giả thiết là, đây hẳn nhiên mang dấu ấn chính trị nhằm tác động đến nhóm người mê tín nào đó có quyền đưa ra các quyết sách quan trọng.

Nếu lật ngược con số nhân khẩu Giao Chỉ rất lớn ở Tiền Hán Thư, ta hoàn toàn có thể đưa ra giả thiết: Nhóm mang dã tâm bành trướng trong triều đình Hán muốn kê dân số Giao Chỉ lên cao để chứng minh nơi này đất rộng người đông, sản vật phong phú, nếu chiếm đóng sẽ mang nhiều lợi ích cho Hán tộc. Đọc truyện Giả Quyên Chi trong Hán thư ta sẽ thấy triều Hán lúc nào cũng có hai nhóm ủng hộ và phản bác việc mở rộng và trực trị cương giới phía nam.

Tạm kết luận

Trong khuôn khổ một bài báo ngắn mà tôi muốn viết, chỉ ra bất cập trong các nghiên cứu "chấn động" của ông Lê Mạnh Thát không thể quá dài dòng và truy đủ cước chú. Mặc dù còn khá nhiều lỗ hổng, nhưng tôi tin công trình của ông Thát cũng như tất cả công trình khảo sử của bất cứ ai đều đáng trân trọng và cần được đưa ra công luận một cách bình đẳng. Càng nhiều cày

Page 56: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

56

xới, càng nhiều suy biện thì người đọc càng có cơ hội tiếp cận gần nhất sự thật lịch sử.

Trương Thái Du Thảo Điền

6.3.2008

----------------

1 Đại Nam dật sử - Sử ta so với sử Tàu. Hội KHLS VN 1997, lược nội dung trang 481, 482.

2 Sách đã dẫn, trang 488.

Page 57: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

57

Hãy trân trọng những phát hiện mới về lịch sử dù nhỏ nhất!

Loạt bài về Những phát hiện lịch sử chấn động của thiền sư Lê Mạnh Thát đăng trên Báo Thanh Niên trong mấy ngày vừa qua được dư luận đặc biệt quan tâm.

1. Người viết bài này đã đọc và trích dẫn từ các công trình nghiên cứu của Lê Mạnh Thát (LMT) khá nhiều, đặc biệt là qua hai bài đã công bố trên Kiến thức Ngày nay số 258, 10.4.2005: Trần Nhân Tông với chữ Nhân và Ngoại giao Trần Nhân Tông. Chính vì thế, về linh cảm và từ niềm tin đã có sẵn, chúng tôi tin những công bố của LMT là có cơ sở nhất định. Tuy nhiên, khoa học không thể bắt đầu bằng cách thức cảm nhận như thế nên chúng tôi mong muốn các nhà sử học hãy quan tâm đến vấn đề này. Dù không thể tránh khỏi sai sót, những ý kiến của thiền sư LMT là cực kỳ ấn tượng và nhất là, mang tính dự báo cho bước đột phá quan trọng đối với việc dựng lại những trang sử của dân tộc trong các thời kỳ không có hoặc thiếu sử liệu. Hội Sử học Việt Nam, các trường ĐH và các trung tâm nghiên cứu phải vào cuộc vì đó là trách nhiệm của các vị. Có như thế thì chúng ta mới có thể tập hợp được ý kiến để đề nghị Nhà nước thành lập một hội đồng thẩm định nhằm xem xét và đánh giá một cách khách quan, cẩn thận toàn bộ tư liệu mà LMT có - dù chưa hoặc đã công bố.

2. Không ít nhà sử học từ lâu đã nghi ngờ lịch sử giai đoạn Triệu Đà - An Dương Vương lâu nay được viết chủ yếu bằng truyền thuyết và những chứng cứ muộn màng, sai lệch. Thậm chí, trong toàn bộ Bộ Lịch sử Việt Nam - kể cả SGK cho học sinh lẫn chính sử đều có không ít những nhầm lẫn đáng tiếc. Nhưng, tất cả những lời phàn nàn hay than vãn từ báo chí đều trôi tuột theo độ nghiêng của nhận thức hay nói theo cách của Đức Phật (Budha): "Lặng im như một bếp lửa vừa tàn". Và cũng vì thế, hết năm này sang năm khác chúng ta cứ mãi hoài kêu ca về tình trạng con cháu không thích học sử dân tộc, thi môn sử phần nhiều là điểm kém. Vì vậy, tôi nghĩ đóng góp to lớn và nhiều ý nghĩa nhất của thiền sư LMT là ở chỗ ông đã bổ nhát cuốc đầu tiên để khai phá rồi ươm trồng những hạt giống nhận thức mới về lịch sử. Có thể ý kiến của LMT có rất nhiều chỗ đáng bàn, chẳng hạn như đoạn viết về Việt luật (mà thật ra là luật tục) hay kết luận hơi sớm khi cho rằng bài Việt ca do Lưu Hướng chép (thế kỷ I tr.CN) là Việt ca của Việt Nam trong khi nhiều nghiên cứu nói rằng Việt ca đó của người Bách Việt ở vùng Giang Tô - Hán Thủy... (Hai điểm cần bàn mà tôi vừa dẫn là ý kiến của TS Nguyễn Việt, GĐ Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đăng trên Báo

Page 58: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

58

TT&VH ngày 11.3.2008). Các ý kiến khác như của nhà sử học Dương Trung Quốc và nhà biên khảo lịch sử Trương Thái Du (cũng đăng trên TT&VH trong mấy ngày gần đây), có một điểm chung là sự dè dặt, vừa phải trong đánh giá, công nhận hoặc phê phán. Sự cẩn trọng trong khoa học là tiêu chí cần phải có nhưng ngược lại, nếu cái gì cũng chung chung, từ từ thì làm sao chúng ta cùng nhau tiến hành tìm tòi, nghiên cứu một cách nghiêm túc những điều còn mơ hồ trong lịch sử? Cái đáng quý và cần được ghi nhận một cách trân trọng là ở chỗ, thiền sư LMT đã buộc tất cả những nhà nghiên cứu lịch sử nước ta và cả những ai quan tâm đến lịch sử phải có một thay đổi thật sự trong cách tiếp cận, cách hiểu và diễn giải lịch sử.

3. Thiền sư LMT đã "biết mình, biết người" nên mới công bố một cách gián tiếp quan điểm lịch sử mới của mình. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các giáo sư như Đinh Xuân Lâm, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê đã dạy chúng tôi rằng chỉ cần một phát hiện nhỏ thôi nhưng mới, như thế cũng đáng để bỏ ra tâm nguyện cả đời. Thiền sư LMT và cuốn sách nghiên cứu về Lục độ tập kinh (và nhiều cuốn khác, chẳng hạn như Toàn tập Trần Nhân Tông, NXB TP.HCM, 2000) của ông có một vị trí đặc biệt. Đừng vội chê trách thiền sư LMT không phải là một nhà sử học chuyên nghiệp để ngụ ý phủ định đóng góp của thiền sư. Tôi từng biết rất nhiều nhà sử học không chuyên nghiệp nhưng lại cực giỏi như Nguyễn Đắc Xuân, Dương Phước Thu, Phan Thuận An ở Huế. Mặt khác, khoảng cách giữa lịch sử và tư liệu lịch sử là điều ai cũng biết nhưng dám và biết nhận ra điều đó mới là điều khó.

Đã tới lúc các nhà sử học phải đặt câu hỏi rằng tại sao dân tộc Việt Nam phi thường và vinh quang như thế, quật cường và giàu vị tha như thế, mà nhiều trang sử lại được viết sơ sài và khô khan đến thế?

Hà Văn Thịnh

(Giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế)

Page 59: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

59

Làm gì trước những phát hiện mới về lịch sử? 12/03/2008

* Hội Khoa học lịch sử sẽ tổ chức tranh luận khoa học những vấn đề mà thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra

Còn rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu và bạn đọc tham gia trao đổi loạt bài Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động. Số báo này chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, nhà báo Trần Đức Chính, ý kiến của tiến sĩ Hoàng Ngọc Kỷ và đăng lại bản tin của Báo SGGP "Sẽ tổ chức tranh luận khoa học những vấn đề mà Thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra". Chúng tôi xin tạm dừng cuộc trao đổi ở đây để dành cho sự đánh giá, thẩm định của các nhà khoa học.

Làm gì trước những phát hiện mới về lịch sử?

Những ai từng nghiên cứu lịch sử hẵn đã thấy việc khám phá được một sự kiện lịch sử mới nó khó khăn, quý giá biết chừng nào. Có bao nhiêu nhà sử học đã nghiên cứu, phát hiện được các sự kiện để hiệu đính những sai lầm, giải mã một bí ẩn hay bổ sung một thiếu sót trong lịch sử dân tộc? Ít người có câu trả lời chính xác.

Công việc khó và hiếm hoi như vậy theo tôi có nhiều lý do nhưng lý do quan trọng nhất là thiếu tư liệu. Sau chiến tranh, ít có sử gia Việt Nam có đủ điều kiện tiếp cận được các kho tư liệu của các nước đã có mối quan hệ lịch sử với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha..v.v. (Ví dụ tư liệu mới về thời Tây Sơn chỉ có thể tìm được ở Trung Quốc, Tây Ban Nha, Vatican). Không có tư liệu mới để khảo chứng thì không khám phá được những sự kiện mới.

Quan niệm như thế cho nên tôi hết sức trân trọng, cảm phục những phát hiện lịch sử cực kỳ mới mẻ của Thầy Lê Mạnh Thát diễn giải trong bộ Tổng tập Văn học Phật giáoViệt Nam và bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam (NXB Tổng hợp TP.HCM) và nhiều tác phẩm khác của ông. Không cómột sức học uyên bác, không có một kho tư liệu phong phú mới lạ, không có một sức làm việc phi thường thì không thể có được những phát hiện ấy. Tuy nhiên vì không chuyên về cổ sử Việt Nam nên lâu nay tôi chờ ý kiến thẩm định của các chuyên gia cổ sử và các cơ quan chức năng về những tài liệu đã được công bố này. Rất tiếc là mấy năm nay điều tôi mong chờ vẫn im hơi lặng tiếng. May sao 7 số báo Thanh Niên vừa qua đã giúp những phát hiện lịch

Page 60: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

60

sử của Thầy Lê Mạnh Thát bật dậy và gâychấn động không ít trong giới sử học.

Sáng hôm 11.3, sau buổi giao lưu với độc giả về cuốn sách “Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương-sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung” của tôi trong Hội sách lần thứ V tại Công viên Lê Văn Tám, nhiều bạn thanh niên đã vây quanh hỏi ý kiến tôi về “Những phát hiện lịch sử chấn động” của Thầy Thát trên báo Thanh Niên. Tôi đã trả lời và xin ghi lại sau đây để bạn đọc Thanh Niên tham khảo:

1. Đây là những phát hiện lịch sử. Muốn biết những phát hiện của Thầy Lê Mạnh Thát giá trị như thế nào phải kiểm tra nguồn tư liệu mà Thầy đã dùng. Nếu tư liệu đúng, phương pháp nghiên cứu đúng thì phải công nhận kết quả nghiên cứu của Thầy. Một đời cầm bút mà chỉ cần đính chính được bài thơ Xuân nhật tức sự, được Lê Quý Đôn chép trong Kiến Văn Tiểu Lục nói là của thiền sư Huyền Quang thời Trần (1254-1334) mà sự thực là của thiền sư Ảo Đường Trung Nhân (?-1203) thời nhà Tống bên Trung Quốc là đã có công lớn rồi. Xưa nay ai dám động đến Lê Quý Đôn ? Việc kiểm tra đúng sai chuyện nầy bây giờ quá dễ. Chỉ cần đến 750 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận TP.HCM, đề nghị Thầy Lê Mạnh Thát cho sao lại tài liệu Thầy đã dùng và đem đối chiếu với nguồn gốc của nó (cũng được Thầy chỉ rõ) là xong ngay. Nhiều phát hiện khác cũng có thể kiểm tra theo cách này. Tôi không hiểu đã có ai làm việc đó chưa ! Không phản bác được tư liệu đã khảo chứng của Thầy Lê Mạnh Thát thì phải chấp nhận thông tin lịch sử mà Thầy đưa ra. Đây là lịch sử, không thể có ý kiến khi chưa khảo về tư liệu. Mọi ý kiến về nghiên cứu lịch sử mà không căn cứ trên tư liệu thì chỉ nghe chơi thôi.

2. Những phát hiện mới mẻ mà chưa có tài liệu trực tiếp chứng minh như không có sự kiện “An Dương Vương đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 rồi lập nên một triều đại như Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên đã viết”, “Cổ Loa chẳng qua chỉ là một tên gọi được Ngô Sỹ Liên lấy từ truyền thuyết của Lĩnh Nam Chích Quái để đưa vào Đại Việt sử ký toàn thư gắn vào An Dương Vương mà thôi” v.v... ta xem như những phát hiện còn phải tiếp tục chứng minh, chứ không loại bỏ. Không nên vì những cái chưa được rõ ràng mà làm ngơ trước những phát hiện đã rõ ràng.

3. Những phát hiện mới của Thầy Lê Mạnh Thát có đầy đủ tư liệu chứng minh rõ ràng thì các ngành chức năng phải tiếp nhận ngay, không những để tưởng thưởng cho tác giả, khuyến khích các nhà nghiên cứu khác đi tìm cái mới, mà còn liên quan đến việc sửa sách giáo khoa, sách sử dân tộc...

Page 61: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

61

4. Qua tiếp xúc với một số nhà Việt Nam học ở nước ngoài, tôi thấy họ rất quan tâm đến các công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Họ có nhận xét là sự đổi mới về nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam quá chậm so với văn học, báo chí. Đặc biệt họ rất quan tâm đến trách nhiệm của các ngành chức năng đối với các phát hiện mới về lịch sử, đến tâm và trí của các nhà sử học qua các phản biện lịch sử. Giữa thời đại bùng nổ thông tin nầy mà Những phát hiện lịch sử gây chấn động của Thầy Lê Mạnh Thát vẫn rơi vào im lặng được sao ? Vẫn để cho sử gia các nước đối tác với chúng ta xem thường chúng ta được sao?

Nguyễn Đắc Xuân (Nhà nghiên cứu)

Sẽ tổ chức tranh luận khoa học những vấn đề mà thiền sư Lê Mạnh Thát đã đưa ra

Xung quanh những vấn đề lịch sử dân tộc được cho là của thiền sư Lê Mạnh Thát mà Báo Thanh Niên đưa ra trong thời gian gần đây, chiều qua 11.3, lãnh đạo Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã có cuộc họp để thảo luận về những vấn đề liên quan. Quan điểm của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam là tất cả những phát hiện mới về lịch sử dân tộc đều đáng trân trọng, tuy nhiên để khẳng định một vấn đề cần có những tranh luận công khai, minh bạch về mặt khoa học, cần có những cứ liệu khoa học xác đáng, đủ sức thuyết phục. Vì vậy, với trách nhiệm của mình, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam sẽ tiến hành tranh luận công khai về những vấn đề mà thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra theo 2 hướng: Tổ chức hội thảo bàn tròn với sự có mặt của thiền sư và những nhà khoa học đầu ngành lịch sử, qua đó thực hiện việc chất vấn khoa học cũng như phản biện một cách công bằng, minh bạch; tổ chức tranh luận trên Tạp chí Xưa và Nay (cơ quan của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam). Tại đây các học giả có thể tham dự bằng các bài viết xung quanh vấn đề này, sau đó Hội Khoa học lịch sử Việt Nam sẽ thực hiện tổng kết một cách công khai, theo đúng tinh thần tranh luận khoa học, cả đồng thuận lẫn phản biện; tôn trọng các ý kiến khác nhau, đồng thời qua đó tìm ra được những vấn đề có tính khoa học cao nhất, thuyết phục nhất. Nội dung tranh luận khoa học mà Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức là dựa vào những công trình, nghiên cứu của thiền sư Lê Mạnh Thát đã công bố, chứ không phải chỉ dựa vào những nội dung mà Báo Thanh Niên đã nêu ra.

Về vấn đề này, trong một cuộc trả lời báo chí gần đây, nhà sử học Dương Trung Quốc (với tư cách cá nhân) cho rằng, tất cả những cái đó phải được xem xét cụ thể trên nhiều phương diện như độ tin cậy của sử liệu, phương

Page 62: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

62

pháp phân tích của tác giả và phải đặt trong tổng thể với các nguồn tư liệu khác. Các bộ kinh Phật đương nhiên là hết sức quý, nhưng nó cần được giải thích sự khác biệt với các nguồn tư liệu khác cũng có giá trị riêng của nó, kể cả truyền thuyết và dã sử. Không phải cứ nói đến “chính sử” của triều Lê (Đại Việt Sử ký toàn thư) do những sử gia tên tuổi biên soạn đã là chân lý tuyệt đối. Bởi trước hết, nó là sản phẩm của những cá thể hay triều đại, dù uyên thâm đến mấy thì cũng vẫn có thể có sai sót và nhiều khi xuất phát từ những lợi ích không thể gọi là tuyệt đối vì dân tộc mà căn bản là của giới cầm quyền. Đương nhiên, cũng không chỉ dựa vào một bộ kinh dù vô cùng quý giá trong kho tàng Phật giáo mà phủ định, đơn giản những nguồn sử liệu khác. Càng ngày các khoa học càng cần một tư duy tổng hợp và tri thức liên ngành. Sử học cũng vậy. Theo ông Dương Trung Quốc, về khoa học, người ta cần tìm tính biện chứng của những luận điểm; còn về nghề nghiệp thì người ta cần đến sự tranh biện, cầu thị.

Trần Lưu (Tin đăng trên Sài Gòn Giải Phóng, 12.3.2008)

Tôi sẽ cung cấp thêm tài liệu về cổ địa lý

Tôi đã đọc bài Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động đăng trên Báo Thanh Niên. Tôi rất tâm đắc với những vấn đề được nêu ra. Chỉ có báo chí mới có thể giới thiệu với bạn đọc về những phát hiện mới trong khoa học của những người say mê nghiên cứu.

Về thời kỳ Hùng Vương, tôi xin giới thiệu: Năm 1977, trong quá trình nghiên cứu địa chất đồng bằng Bắc bộ, tôi đã phát hiện biển tiến đột biến cách đây 4.100 năm. Sự biển tiến đột biến này có thể là nguồn gốc của truyền thuyết "Sơn Tinh - Thủy Tinh" và có liên quan đến quá trình dựng nước thời đại Hùng Vương và các thời kỳ sau này. Cổ địa lý thời Hùng Vương chúng ta chưa từng biết đến. Hồi còn công tác ở miền Bắc, chúng tôi đã cùng với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo, khi đó Viện Khảo cổ học đang chủ trì chương trình nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương. Trong một chuyên khảo mới về địa chất đang chuẩn bị xuất bản có chương "Biển tiến đột biến Holoxen, xuất xứ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh và điều kiện ra đời Nhà nước Hùng Vương phát triển cho đến nay".

Những vấn đề về cổ địa lý có thể góp vào nghiên cứu lịch sử mà thiền sư Lê Mạnh Thát đã nêu. Tôi sẽ tặng tài liệu cho Báo Thanh Niên và thiền sư để nghiên cứu.

Page 63: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

63

Mong muốn của những người nghiên cứu khoa học là làm sao kết quả nghiên cứu đến được với người đọc để sử dụng nó vào trong thực tiễn phát triển kinh tế và xã hội.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Kỷ (660 Nguyễn Văn Quá, quận 12, TP.HCM)

Phản biện

Thông tin mới lạ, nhanh nhạy, chính xác làm nên sự hấp dẫn của báo chí. Thế nhưng những thông tin mang tính phản biện lại thể hiện sức mạnh của truyền thông, tỏ rõ bản lĩnh của nhà báo và là một trong những yếu tố cấu thành cái mà chúng ta vẫn (nói riêng với nhau), đẳng cấp của cơ quan báo chí.

Tuần này có hai phản biện tầm cỡ. Thứ nhất là loạt bài trên Báo Thanh Niên của Hoàng Hải Vân giới thiệu những phát hiện lịch sử chấn động của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Đây là một vấn đề lớn ngoài tầm hiểu biết của chúng ta, của cả những người viết sử đã từ bao đời nay về lịch sử 4.000 năm của dân tộc Việt Nam. Đã có lúc chúng ta cảm thấy con số 4.000 năm có vẻ mung lung, chập chờn, thậm chí gần đây nhiều người ngại nói đến. Thì nay, công trình nghiên cứu của Lê Mạnh Thát đã khơi dậy với những chứng minh đang hé mở một chân trời mới về thời đại Hùng Vương, về một nền văn hiến trước Bắc thuộc của người Việt, mà đến cỡ nhà sử học Ngô Sĩ Liên ngày xưa cũng nói không đúng.

Phản biện thứ hai là bài báo của TS Vũ Quang Việt gửi từ New York đăng trên Lao Động 3.3.2008. Bài báo lấy tít một bài của Tuổi Trẻ 29.2, dẫn lời Bộ trưởng Tài chính nước ta "Không sai lầm về chính sách, nhưng yếu kém trong dự báo". Có điều đằng sau câu nói này của TS Vũ Quang Việt đã đặt thêm một dấu hỏi (?). Đơn giản là tác giả đã chứng minh có những sai lầm trong chính sách năm 2007 vừa qua, có liên quan đến cơn "bão giá" và lạm phát hiện nay.

Chúng tôi không đi sâu vào hai phản biện này vì nó đang nóng trên báo chí những ngày vẫn còn rét đậm đầu tháng 3.2008. Điều muốn nói là công chúng ngày nay rất cần những thông tin phản biện trên cơ sở tin cậy như thế. Phản biện chỉ làm vấn đề sáng tỏ hơn, dù có

Page 64: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

64

phải phủ nhận một cái gì đó, một ai đó, âu cũng là chuyện thường tình. Những ngày này Đài TH Hà Tây đang phát lại bộ phim dài Bao Thanh Thiên. Bài hát của phim có câu "chỉ có thể biết nhiều, biết ít, chứ không bao giờ biết đủ". Nếu chúng ta càng có nhiều thông tin trên báo chí có tính phản biện thì sức mạnh nghề báo sẽ càng được tăng cường. Cũng cần nói thêm, trước các phản biện, nên nhớ lời người xưa: "Tri bất tri, bất tri vi tri" (biết điều mình chưa biết tức là chưa biết mà biết vậy).

Trần Chinh Đức *

(Bài đăng trên Nhà báo &Công luận, 7.3.2008)

--------------

* Tác giả là Trần Đức Chính (bút danh khác: Lý Sinh Sự), Tổng biên tập Báo Nhà báo & Công luận, nguyên Phó tổng biên tập Báo Lao Động.

Page 65: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

65

14/03/2008

Sau khi đọc loạt bài "Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử" và những ý kiến trao đổi đăng trên các báo, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) Nguyễn Khoa Điềm đã gọi điện thoại hoan nghênh Báo Thanh Niên về loạt bài này. Tiếp đó, trong cuộc gặp gỡ trực tiếp với Báo Thanh Niên, ông đã chính thức bày tỏ quan điểm của mình.

"Tôi không phải là người nghiên cứu lịch sử, tuy nhiên tôi đã đọc bộ Lịch sử Phật Giáo Việt Nam và Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta của thiền sư Lê Mạnh Thát. Với cảm nhận của bản thân, tôi cho rằng những giả thiết mà thiền sư đặt ra là rất đáng trân trọng. Trước hết phải ghi nhận là thiền sư đã có một tinh thần dân tộc, luôn mong muốn làm sáng tỏ lịch sử nước nhà. Thiền sư đã cất công tìm tòi, dò sâu vào lịch sử, đọc những tài liệu, những công trình khoa học từ nhiều nguồn, nhiều quốc gia, nhất là trong các tạng kinh Phật. Đây là một cơ duyên mà không phải ai cũng có được. Trong bối cảnh mà nhiều nguồn tài liệu khác đã bị tiêu hủy, thì việc phát hiện những vấn đề lịch sử tiềm tàng trong kinh Phật là điều rất quý.

Riêng về mối quan hệ giữa Triệu Đà và An Dương Vương, đây là giai đoạn lịch sử cho đến nay vẫn còn nhiều điều lờ mờ. Trước đây các bậc tiền bối cũng đã có nhiều cách lý giải khác nhau. Ngô Sỹ Liên cho rằng Triệu Đà là tổ tiên của người Việt. Nhưng thái độ của Ngô Sỹ Liên cũng rất đáng để chúng ta suy nghĩ vì ông chỉ cho giai đoạn này là "ngoại kỷ". Trong khi đó, Ngô Thời Sĩ lại cho rằng Triệu Đà không phải là tổ tiên nước ta. Quan niệm của Ngô Thời Sĩ đã được giới sử học thời Tây Sơn thừa nhận. Nay thiền sư Lê Mạnh Thát đặt vấn đề Triệu Đà hoàn toàn không liên quan gì đến lịch sử nước ta cũng là một kiến giải mới. Câu chuyện Trọng Thủy được cử sang làm rể An Dương Vương để đánh cắp bí mật quân sự, tôi cũng có nhiều suy nghĩ. Bởi trong bối cảnh hai nước ở cạnh nhau, thế lực Triệu Đà lại lớn mạnh hơn ta, nhưng lại cử con trai sang làm rể, việc này ít thấy xảy ra trong lịch sử. Tôi đã có dịp đến Bảo tàng Triệu Văn Đế (tức Triệu Hồ, con trai Trọng Thủy (?), gọi Triệu Đà là ông nội) tại Quảng Châu, Trung Quốc. Bảo tàng được xây dựng sau khi các nhà khảo cổ học tìm thấy ngôi mộ của Triệu Văn Đế. Đây là ngôi mộ của một bậc đế vương còn giữ được nguyên vẹn di cốt lẫn những hiện vật tùy táng. Xem những hiện vật tại bảo tàng, tôi ngạc

Page 66: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

66

nhiên vì nó chứng tỏ một nền văn hóa phát triển cao, tuy nhiên nó không hề giống với những gì của chúng ta trong cùng thời kỳ ấy.

Tôi tán thành ý kiến của tác giả Hà Văn Thịnh nêu trên Thanh Niên, ngày 12.3.2008. Tôi hoan nghênh loạt bài viết của tác giả Hoàng Hải Vân, đã hâm nóng một thời kỳ lịch sử còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Thực ra, sách của thiền sư Lê Mạnh Thát đã xuất bản từ lâu. Tuy nhiên, vấn đề dường như đã bị chìm lắng. Loạt bài viết đã khơi dậy trong tất cả mọi người khát khao tìm hiểu và mong muốn làm sáng tỏ lịch sử của dân tộc.

Đây là một vấn đề lịch sử cần trao đổi cởi mở, rộng rãi để nhân dân được nghe, được biết. Qua đó, biết đâu chúng ta sẽ có thêm được nhiều nguồn thông tin mới khác nữa từ trong nhân dân".

Nguyễn Khoa Điềm (Bùi Ngọc Long ghi, đã được ông Nguyễn Khoa Điềm xem lại và đồng ý cho

đăng báo)

Page 67: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

67

Tác giả: HOÀNG HẢI VÂN

“Giải mã” Phạm Xuân Ẩn

(Phóng sự: báo Thanh Niên từ 08/04/08 đến 28/04/08)

Page 68: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

68

08/04/2008

Kỳ 1: Sự lợi hại của tiếng Anh

Cố vấn Mỹ George Melvin đập bàn nói: "Tao tiếc rằng mày chỉ có cấp bậc thượng sĩ, chứ mày mà là sĩ quan thì tao đã đề nghị với Trần Trung Dung cho mày làm Trưởng phòng quân huấn ngay!".

Phạm Xuân Ẩn - (Ảnh do gia đình cung cấp)

Chuyện ông Ẩn bắt đầu làm tình báo như thế nào chúng tôi đã từng đề cập. Từ nhân viên của Hãng xăng Caltex, chuyển sang làm việc cho Hải quan Pháp ở Cảng Sài Gòn, ông đã "chép được hầu hết các tài liệu về chuyên chở tiếp tế, vũ khí trang bị của quân đội Pháp gửi về trên" và học được nhiều kinh nghiệm bước đầu của công tác tình báo. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp sắp kết thúc, ông được chỉ thị "chuyển vào mục tiêu mới, nhưng không bỏ mục tiêu cũ". Mục tiêu nhắm tới là quân sự. Bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của ông là thời điểm "chuyển giao" giữa Pháp và Mỹ ở Việt Nam. Trước khi ký Hiệp định Genève, cấp trên của ông - ông Phạm Ngọc Thạch chỉ dặn: "Cố gắng không để bị bắt lính, nếu bị bắt lính thì ít nhất phải làm đến chức tiểu đoàn trưởng".

Page 69: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

69

Trước khi loạt ký sự Tướng tình báo chiến lược đăng trên Thanh Niên vào năm 2001, chúng tôi đã gặp Phạm Xuân Ẩn rất nhiều lần. Càng nói chuyện với ông càng thất vọng, vì không thể "moi” được bất cứ một điệp vụ nào. Đọc cuốn sách rất hay của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải, cũng chỉ thấy cuộc đời và những triết lý của ông cùng sự thán phục của bạn bè nước ngoài, chứ không thấy ông làm những gì cụ thể. Chúng tôi buộc phải tiến hành một loạt các "điệp vụ" để phăng ra các đầu mối, gặp những "cấp trên" của ông và hầu hết những người còn sống trong mạng lưới, rồi đem những điều biết được ra hỏi ông, lúc đó ông mới chịu "mở miệng". Chúng tôi biết tới đâu viết tới đó, đăng feuilleton hằng ngày, xen kẽ giữa những tài liệu là những cuộc phỏng vấn chính ông và một loạt các phỏng vấn các người khác. Mỗi buổi sáng ông đọc báo, lại tiếp tục trao đổi, qua điện thoại hoặc chúng tôi đến nhà ông. Ông nhắc đi nhắc lại "không nên tô vẽ", thỉnh thoảng ông hỏi: "Cái đó ở đâu cậu có ?". Ông bảo không nên viết dài quá, đến kỳ cuối cùng, ông gọi điện bảo: "Như vậy là được rồi". Ông đề nghị nên in thành một cuốn sách nhưng "giá phải thật rẻ để người nghèo có thể mua đọc".

Chúng tôi đã ký hợp đồng với Công ty Văn hóa Phương Nam để xuất bản cuốn sách đó, song phải tiếp tục thu thập tài liệu để có một cuốn sách đầy đủ nhất về ông, nên chúng tôi vẫn chưa làm xong, nhưng Nhà xuất bản Thế giới đã xin phép Báo Thanh Niên lược dịch loạt ký sự đó ra tiếng nước ngoài và in thành sách,

Page 70: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

70

một bản bằng tiếng Anh (Phạm Xuân Ẩn - A General of the Secret Service) và một bản bằng tiếng Tây Ban Nha. Tiếp đó, một nhà xuất bản của Đức (GNN Verlag) đã in cuốn sách đó bằng tiếng Đức (Pham Xuan An: Kundschafter für die Befreiung Vietnams). Chúng tôi biết bản tiếng Đức này là do thấy người ta rao bán trên mạng chứ trước đó chúng tôi hoàn toàn không biết gì.

Nhiều nhân vật như ông Mai Chí Thọ, Mười Nho, ông Sáu Trí, ông Tư Cang... xuất hiện với tư cách là những người liên quan trực tiếp với hoạt động của ông Ẩn là từ loạt ký sự và những cuốn sách đó. Một số tác giả nước ngoài viết về ông Ẩn đến phỏng vấn những người này. Ông Ẩn bảo chúng tôi: "Từ cuốn sách của cậu mà họ lần ra được những người đó".

Sau loạt ký sự nói trên, chúng tôi có viết thêm bài Tầm vóc Phạm Xuân Ẩn đăng trên Thanh Niên Xuân 2004, bài đó ông Ẩn vẫn đọc. Bài duy nhất chúng tôi viết mà ông Ẩn không đọc được là bài Vĩnh biệt nhà tình báo vĩ đại Phạm Xuân Ẩn đăng ngay sau ngày ông qua đời.

Giờ đây chúng ta thật vui mừng vì đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước viết về nhà tình báo vĩ đại của chúng ta. Loạt bài này chúng tôi viết tiếp để tưởng nhớ Phạm Xuân Ẩn, với tất cả sự chân thực và cẩn trọng đúng như ông mong muốn.

H.H.V

Page 71: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

71

Ông Ẩn có người anh họ là đại úy Phạm Xuân Giai, lúc đó là Trưởng phòng 5 Bộ Tổng tham mưu "quân đội quốc gia Việt Nam" (do Pháp dựng lên). Đại úy Giai là người quen thân với tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng và thiếu tá Trần Đình Lan, Trưởng phòng 6 (phản gián), nên đây là cơ hội thuận lợi. Ông nhờ đại úy Giai và được ông Giai xin vào làm việc tại Phòng 5. Trước khi vào làm việc ở đây, ông đã chọn được một người "bạn tốt", là ông Tư An, thay thế ông tại Hải quan. Ông Tư An đã cung cấp đầy đủ tin tức như ông Ẩn đã làm, cho đến khi Hiệp định Genève được ký kết.

Phòng 5 của Bộ Tổng tham mưu là phòng phụ trách huấn luyện và chiến tranh tâm lý, nên còn gọi là Phòng quân huấn. Tháng 4.1954, ông Ẩn được tướng Hinh ký quyết định vào làm việc tại phòng này với quân hàm thượng sĩ đồng hóa. Ông được bố trí làm bí thư cho ông Giai thay cho người bí thư cũ.

Khi người Mỹ bắt đầu can thiệp để hỗ trợ cho quân Pháp, họ thâm nhập vào quốc phòng và tất nhiên là thâm nhập vào Bộ Tổng tham mưu. Hầu hết các sĩ quan của Bộ Tổng tham mưu đều biết tiếng Pháp, ít người biết tiếng Anh, trừ đại úy Giai có thời gian đi tu nghiệp tại Mỹ (học chiến tranh tâm lý tại trường Ford Bragg, California). Bởi vậy, khi còn làm Tổng tham mưu trưởng, tướng Hinh giao cho ông Giai trực tiếp liên lạc làm việc với đại tá Mỹ Edward Lansdale, một nhân vật khét tiếng từng đóng vai trò chính trong việc dựng lên và củng cố chính quyền Ngô Đình Diệm. Ông Ẩn là người thạo tiếng Anh nên được đại úy Giai giao nhiệm vụ giao dịch với các sĩ quan cấp dưới của Lansdale như đại úy Rufus Philips, đại úy Roderick, đại úy Sharp... Ban đầu Phạm Xuân Ẩn chưa tạo được quan hệ với Lansdale, nhưng đã làm quen với nhiều sĩ quan Mỹ và biết làm theo cách của Mỹ.

Sau Hiệp định Genève, Pháp và Mỹ thỏa thuận trao lại "quyền tự trị hoàn toàn" cho "quân đội quốc gia" vào tháng 5.1955 để Mỹ huấn luyện và xây dựng lại theo phương hướng của Mỹ. Phái bộ huấn luyện quân sự hỗn hợp Pháp-Mỹ (TRIM) lập ra trước đây được chuyển thành Phái bộ huấn luyện tác chiến lục quân (CATO) và nằm trong MAGG (Phái bộ cố vấn và viện trợ quân sự). Tháng 10.1955, Mỹ đề ra cho Ngô Đình Diệm cải tổ quân đội, tập hợp các tiểu đoàn bộ binh và khinh quân để lập ra 6 sư đoàn khinh quân và bắt đầu huấn luyện theo chương trình của Mỹ tại trường Võ bị Thủ Đức. Phạm Xuân Ẩn trở thành một hạ sĩ quan duy nhất đi với các sĩ quan "quân đội quốc gia" đến trường Võ bị Thủ Đức làm phiên dịch cho cố vấn Mỹ. Và

Page 72: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

72

từ một thông dịch viên, nhưng do "biết cách làm việc với Mỹ", ông được giao làm nhiệm vụ của sĩ quan liên lạc giữa Phòng 5 với CATO, thay cho viên sĩ quan liên lạc cũ không được người Mỹ chấp nhận, vì anh ta "quá nặng ảnh hưởng của Pháp".

Tuy cấp bậc thấp, nhưng làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc với CATO, lại thông minh, nhạy bén, nên ông Ẩn được thảo luận với các sĩ quan Mỹ về mọi chương trình, kế hoạch huấn luyện, tuyển chọn người đi học ở Mỹ hoặc các nước khác. Thời điểm này, CATO đưa ra kế hoạch huấn luyện biệt kích để đưa ra phá hoại miền Bắc. Tất nhiên ông chép ngay kế hoạch này để báo về cấp trên.

Vấn đề rắc rối xảy ra là các sĩ quan ở Phòng quân huấn hầu hết do Pháp đào tạo và làm việc theo kiểu Pháp. Họ chưa chấp nhận kế hoạch này cũng như chưa chấp nhận kiểu huấn luyện của Mỹ. Trong tình thế đó, Phạm Xuân Ẩn tự xác định mình là người "đứng giữa", vừa phải làm hài lòng Phòng quân huấn, vừa phải làm hài lòng các sĩ quan Mỹ, dứt khoát không thể để phía nào chê trách. Nếu làm mất lòng một trong hai bên, ông sẽ bị loại ngay.

Trưởng nhóm cố vấn Mỹ, trung tá George Melvin hỏi ông: "Anh thấy kế hoạch này thế nào?". Phạm Xuân Ẩn trả lời: "Kế hoạch hay lắm, rất mới mẻ. Nhưng tôi sợ các sĩ quan ở Bộ Tổng tham mưu khó chấp nhận, vì họ cho rằng đã đình chiến rồi mà còn thả biệt kích ra miền Bắc thì khác gì làm chuyện không đâu". Melvin đập bàn nói: "Tao tiếc rằng mày chỉ có cấp bậc thượng sĩ, chứ mày mà là sĩ quan thì tao đã đề nghị với Trần Trung Dung (Tổng trưởng quốc phòng) cho mày làm Trưởng phòng quân huấn ngay!". Ông Ẩn nói: "Chết chết, đừng nói thế. Nói thế nhỡ cấp trên tôi nghe được tưởng tôi muốn làm to, chắc tôi bị đày ra Bến Hải mất. Để tôi cố thuyết phục coi". Melvin vui vẻ: "Anh mà làm được, tôi sẽ chiêu đãi anh".

Ông Ẩn xin gặp trực tiếp Trần Văn Đôn, lúc này là Tổng tham mưu trưởng. Ông nói với tướng Đôn: "Thưa thiếu tướng, kế hoạch huấn luyện biệt kích Phòng quân huấn bác bỏ, nhưng tôi thấy làm như thế không những mất mặt cho George Melvin mà mất mặt luôn cả tướng Williams nữa. Thiếu tướng nên cho phép chấp thuận kế hoạch trên nguyên tắc để giữ thể diện cho họ, sau đó mình sẽ có cách hoãn không thi hành thì có sao đâu. Đến lúc đó thì họ đã đổi người khác rồi". Trần Văn Đôn thấy có lý, liền tán thành và ra lệnh cho Phòng quân huấn chấp thuận (đúng như ông Ẩn nói, kế hoạch này

Page 73: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

73

được trì hoãn kéo dài cho tới năm 1960 mới bắt đầu tổ chức triển khai ở Dục Mỹ).

Phạm Xuân Ẩn gọi điện cho Melvin: "Trung tá chuẩn bị tiền chúng mình đi ăn đi". Melvin biết đã thành công. Thay vì dẫn ra tiệm ăn, ông ta mời Phạm Xuân Ẩn về nhà. Một bữa tiệc long trọng diễn ra để đón tiếp Phạm Xuân Ẩn, có Lansdale, Philips, tướng Williams, đại tá Phi Luật Tân Benson... cùng dự. Mối thân tình và sự tin cậy của một nhân vật đầy thế lực là Lansdale dành cho Phạm Xuân Ẩn bắt đầu từ đó...

10/04/2008

Kỳ 2: Thân với Lansdale được lợi gì?

"Tốt lắm, anh muốn sang Mỹ học về quân sự hay về dân sự đều được cả. Tôi hoàn toàn ủng hộ", Lansdale nói với Phạm Xuân Ẩn.

Phạm Xuân Ẩn đạp xích lô chở tiến sĩ Hildreth ở California

(Ảnh do gia đình cung cấp)

Page 74: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

74

Tướng tình báo Mỹ Edward Geary Lansdale (1908-1987) là chuyên gia lật đổ và chống nổi dậy "thượng thặng" của CIA. Từng là chuyên viên quảng cáo thương mại trước khi vào quân đội phục vụ trong cơ quan tình báo OSS của Mỹ, chuyên về chiến tranh tâm lý từ chiến tranh thế giới lần thứ hai, sau đó từng đến Philippines tổ chức đánh bại phong trào du kích và "dựng lên" Tổng thống Ramon Magsaysay, Lansdale được Stanley Karnow mô tả (trong sách Vietnam, a history) là người "sử dụng đòn chiến tranh tâm lý tương tự như những mánh lới quảng cáo". Cựu Giám đốc CIA Colby ca ngợi Lansdale là "một trong những nhà tình báo lớn nhất trong lịch sử", "là chất liệu của những huyền thoại". Có lẽ vì vậy mà sau này Lansdale trở thành nguyên mẫu của các nhân vật: Alden Pyle trong cuốn sách nổi tiếng The Quiet American (Người Mỹ trầm lặng) của Graham Greene, đại tá Edwin Hillendale trong cuốn The Ugly American (Người Mỹ xấu xí) của Willam Lederer và Eugene Burdick...

Lansdale bí ẩn đến mức cả Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk (thời Kenedy) chỉ biết bộ mặt thật khi đích thân Tổng thống Kenedy giao cho Landsdale thực hiện kế hoạch Mongoose, một kế hoạch ám sát Fidel Castro vào năm 1961. Và mãi cho đến năm 1971 công chúng mới biết hành tung của ông ta khi tài liệu mật Lầu năm góc về chiến tranh Việt Nam bị đưa lên báo chí.

Lansdale được coi là "kiến trúc sư" của chế độ Ngô Đình Diệm. Đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1953 trong phái đoàn của tướng O'Daniel, và vào khoảng giữa năm 1954, Lansdale được Giám đốc CIA Allen Dulles chính thức cử đến Việt Nam để làm "như đã làm ở Philippines". Nói một cách tóm tắt, nhiệm vụ của Lansdale là tổ chức đánh phá, làm suy yếu miền Bắc và thiết lập, tăng sức mạnh cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Lansdale đã tiếp xúc với Ngô Đình Diệm từ trước và chỉ 3 tuần sau khi đến Sài Gòn, Ngô Đình Diệm (lúc này là Thủ tướng) mời ông ta vào ở hẳn với mình, tất nhiên Lansdale từ chối vì bất tiện. Lansdale đến Việt Nam với tư cách là tùy viên Không quân trong Phái bộ viện trợ và cố vấn quân sự (MAAG), nhưng CIA lập ra một cơ quan tình báo hỗn hợp mang tên Saigon Military Misson (SMM) do Lansdale phụ trách. Về danh nghĩa, tất cả các chuyên viên quân sự Mỹ đều thuộc MAAG, nhưng SMM chỉ nhận nhiệm vụ và báo cáo trực tiếp với giám đốc CIA tại Mỹ. Cả Chỉ huy trưởng MAAG lẫn Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn đều không biết và không có quyền chỉ đạo các hoạt động của SMM, dưới quyền họ có một nhóm CIA khác.

Page 75: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

75

Các quyết sách của chính quyền Mỹ đối với chính quyền Sài Gòn lúc này chủ yếu xuất phát từ những nhận định và kiến nghị của Lansdale. Lansdale đã giúp Ngô Đình Diệm tạo dựng và củng cố thế đứng, là cố vấn cho chính Ngô Đình Diệm. Ông ta "bóp chết" cuộc nổi loạn của tướng Nguyễn Văn Hinh, dẹp tan quân đội của các giáo phái bằng cách vừa chi tiền mua chuộc vừa tổ chức tấn công.

Lansdale là kẻ chủ mưu chính trong cuộc di cư ồ ạt của gần một triệu người từ Bắc vào Nam sau Hiệp định Genève. "Cộng đồng Công giáo tháo chạy, đi đầu là các linh mục. Số khác là những người thuộc các phe phái chống đối Việt Minh. Mỹ và Pháp cung cấp tàu và máy bay cho họ. Những người di cư từ miền Bắc vào sẽ là những cử tri chống cộng quyết liệt của Diệm tại miền Nam, do đó cuộc di cư có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị (đối với Diệm). Lansdale đã cổ vũ, động viên tinh thần những người Công giáo bằng cách cho lan truyền những khẩu hiệu như "Đức Mẹ Maria đang đi về phía Nam". Nhưng còn có tác động khác của ông ta nữa, như sau này Lansdale giải thích với tôi: Người ta không bao giờ nhổ rễ rồi trồng lại chỉ vì những khẩu hiệu. Họ thực sự sợ những gì có thể xảy ra với họ. Cảm xúc ấy một khi đủ mạnh có thể vượt qua những sợi dây liên kết với quê hương, tổ quốc và cả mồ mả ông cha. Vì vậy họ chủ động. Chúng tôi chủ yếu hỗ trợ việc di chuyển" (Stanley Karnow, sách đã dẫn).

Tướng tình báo Mỹ Edward Geary Lansdale

Page 76: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

76

Lansdale là người như thế đó. Cho nên trở thành thân thiết với Lansdale có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong bước ngoặt hoạt động tình báo của Phạm Xuân Ẩn.

Lúc này cấp trên xét thấy, ở vị trí sĩ quan liên lạc, tuy Phạm Xuân Ẩn cung cấp được các tin tức về cải tổ quân đội và kế hoạch huấn luyện quân sự, việc này phục vụ "có chừng mức nhất định" cho cấp trên, nhưng về chiến lược thì cần phải đi sâu hơn mới đạt yêu cầu. Ông Mười Hương, Cục phó Cục Tình báo chiến lược được cử vào Nam năm 1952 và ở lại miền Nam sau Hiệp định Genève, lúc này là người phụ trách Phạm Xuân Ẩn. Ông Mười Hương phân tích tình hình, phổ biến chủ trương và quyết định cho Phạm Xuân Ẩn bỏ vị trí cũ để chuẩn bị cho chiến lược lâu dài. Quan hệ rất tốt giữa Phạm Xuân Ẩn với người Mỹ lúc này đúng là thời cơ cần tận dụng: tìm cách sang Mỹ học.

Ông đến gặp Lansdale, đề đạt nguyện vọng muốn được sang Mỹ học tập. Sẵn lòng quý mến chàng trai đầy ấn tượng này, Lansdale vui vẻ nói: "Tốt lắm, anh muốn sang Mỹ học về quân sự hay về dân sự đều được cả. Tôi hoàn toàn ủng hộ". Lansdale liền giới thiệu Phạm Xuân Ẩn với tiến sĩ Elon E.Hildreth, Trưởng phòng giáo dục Cơ quan Viện trợ Mỹ (USOM, sau gọi là USAID). Hildreth gợi ý Phạm Xuân Ẩn nên đi học với tư cách là dân sự hơn là quân nhân. Ông đề nghị được đi học chính trị học, môn phụ là báo chí. Hildreth chấp nhận và lo thủ tục xin cho Phạm Xuân Ẩn một học bổng để học ở Đại học Columbia.

Ông Ẩn gặp tướng Trần Văn Đôn nói nguyện vọng và xin được giải ngũ. Tướng Đôn đặt điều kiện là ông Ẩn phải tìm giới thiệu một người có đủ năng lực để thay thế và người đó phải được người Mỹ chấp nhận. Phải mất hơn 3 tháng ông mới thuyết phục được trung úy Thường làm ở Bộ Tổng tham mưu chịu thay thế cho ông. Sau đó ông phải nhờ Lansdale can thiệp mới nhận được lệnh giải ngũ vào tháng 2.1957.

Nhưng lại gặp rắc rối. Hildreth cho ông Ẩn biết hồ sơ của ông đưa qua Hội đồng du học không được chấp nhận với hai lý do: Một, Phạm Xuân Ẩn chưa có văn bằng tú tài. Hai, phải chọn một ngành mà Đại học ở Sài Gòn chưa có. Vì vậy, ông phải đề nghị xin đi học tự túc và học ngành báo chí. Người ta chấp nhận nguyện vọng này và yêu cầu sát hạch Anh văn, mặc dù trước đó ông đã được USOM đưa qua Hội Việt-Mỹ kiểm tra Anh văn rồi. Chính Huỳnh Văn Điểm, Tổng giám đốc kế hoạch của chính quyền Ngô Đình

Page 77: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

77

Diệm kiểm tra. Tiếng Anh ông trôi chảy. Nhưng cuối cùng Huỳnh Văn Điểm vẫn phê một câu trong hồ sơ: "Ngành báo chí chưa cần thiết cho quốc gia". Và hồ sơ được xếp sang một bên.

Lúc này Lansdale đã về Mỹ chưa sang lại. Ông phải chạy đến gặp tùy viên quân lực Mỹ, đại tá Woodburry, để nhờ can thiệp. Woodburry là bạn thân của Lansdale nên cũng quý mến ông Ẩn. Woodburry giao cho đại úy Jack Horner đến gặp Bùi Quang Ân, đổng lý văn phòng của Bộ trưởng Bùi Hữu Châu tại Phủ Tổng thống (ông Châu là anh rể của Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu) để yêu cầu giúp đỡ. Khi nghe ông Ân trình bày, ông Châu ký ngay giấy tờ cho Phạm Xuân Ẩn đi học, với phương thức tự túc. Hildreth nói với ông Ẩn: "Lẽ ra anh được học bổng, nhưng vì khó khăn nội bộ". Sau đó Horner còn đưa Phạm Xuân Ẩn đến gặp tiến sĩ Parker, Giám đốc Cơ quan văn hóa Á Châu, để xin học bổng tư nhân. Parker ủng hộ nhưng ngại làm mất mặt Huỳnh Văn Điểm và Hội đồng du học, nên khuyên ông Ẩn "cứ đi học đi, rồi sẽ giải quyết sau".

Và Phạm Xuân Ẩn đã đến học báo chí tại trường Orange Coast (California) vào năm 1957. Nếu không tạo được mối quan hệ thân tình với một người có thế lực như Lansdale, việc đi học này khó có thể diễn ra...

11/04/2008

Kỳ 3: Lời dặn của cấp trên

"Phải học cho giỏi về nghiệp vụ, đồng thời tìm hiểu kỹ về nước Mỹ, về nền văn hóa Mỹ, về phong tục tập quán, về cách làm việc, về tâm lý, cá tính của người Mỹ. Phải tư duy và làm việc như người Mỹ".

Phạm Xuân Ẩn chính thức hoạt động trong ngành tình báo từ tháng 2.1952. Trước đó ông tham gia Vệ quốc đoàn, rồi tham gia phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên chống Pháp. Tóm tắt kết quả từ khi hoạt động tình báo cho đến thời điểm trước khi đi học ở Mỹ, cấp trên của ông nhận xét: "Về tin tức, Phạm Xuân Ẩn lấy được đầy đủ số liệu vận chuyển quân sự từ Marseilles (Pháp) sang Việt Nam trước Hiệp định Genève, tài liệu huấn luyện của Phòng quân huấn và tài liệu huấn luyện đầu tiên của Mỹ (huấn luyện biệt kích). Tài liệu lúc bấy giờ chủ yếu phục vụ chiến dịch và chiến đấu phù hợp với vị trí thấp và khả năng nghiệp vụ ban đầu của Phạm Xuân

Page 78: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

78

Ẩn, song các báo cáo đều trung thực, nguyên bản, chính xác" (theo ông Mười Nho, người phụ trách công tác tổng kết tình báo chiến lược trong kháng chiến).

Phạm Xuân Ẩn hồn nhiên với những người bạn Mỹ tại California (Ảnh do gia đình cung cấp)

Cấp trên của ông Ẩn cũng ghi nhận, ba má của Phạm Xuân Ẩn là những người yêu nước liên hệ với cách mạng nhưng không để lộ vết tích. Phụ thân của Phạm Xuân Ẩn là một công chức có nhiều bạn bè và họ hàng là công chức, sĩ quan cấp trung, cấp cao trong chế độ cũ. Đó là điều kiện thuận lợi để kẻ địch không nghi ngờ tung tích, lý lịch của Phạm Xuân Ẩn, nhờ đó mà Phạm Xuân Ẩn vào được "những vị trí tốt" và mở rộng quan hệ.

Tuy nhiên các cấp trên của ông cũng lưu ý đến nhược điểm quan trọng của Phạm Xuân Ẩn trong thời gian này. Đó là khi đã nhận nhiệm vụ tình báo rồi mà ông "vẫn lui tới thăm viếng" số anh chị em cùng hoạt động trong phong trào đấu tranh của học sinh trước kia, thậm chí còn giúp đỡ họ việc này việc khác, trong đó có những người sau này làm đến đại tá cảnh sát chế độ Sài Gòn như Phạm Kim Quy hoặc làm đến tỉnh trưởng Phước Long như Nguyễn Minh Mẫn. Điều này cực kỳ nguy hiểm, nhưng "rất may là những người này không theo dõi hoạt động của Phạm Xuân Ẩn". Được chấn chỉnh ngay nên từ đó về sau ông Ẩn "tuyệt đối không chơi với những người có cảm tình với cộng sản".

Thời gian này cũng để lại một bài học quý giá. Ban đầu ông Ẩn dựa vào thế của đại úy Phạm Xuân Giai để vào làm ở Phòng quân huấn, mà đại úy Giai là người thân tín của tướng Nguyễn Văn Hinh thân Pháp. Khi tướng Nguyễn

Page 79: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

79

Văn Hinh và nhóm thân Pháp bị "bóp chết" trong âm mưu lật Diệm không thành, Phạm Xuân Ẩn gặp khó khăn không ít, ông bị nghi ngờ thuộc nhóm thân Pháp. Nhờ có quan hệ rất tốt với Lansdale và được các sĩ quan Mỹ quý mến nên ông mới đứng vững. Nếu như ông không biết tiếng Anh và không có được quan hệ tốt với người Mỹ thì chắc chắn đã bị lực lượng thân Mỹ "cho ra rìa" rồi. Kinh nghiệm ban đầu này đã giúp cho Phạm Xuân Ẩn xử lý tốt những tình huống các phe phái lật nhau liên tiếp sau này để giữ được thế đứng vững chắc của mình.

Thật ra, thời điểm sau khi ký Hiệp định Genève, do chưa được phổ biến kịp thời chủ trương của trên, nên Phạm Xuân Ẩn chưa nhận định nổi tình hình, chưa thấy hết sự tranh chấp kịch liệt giữa lực lượng thân Pháp và thân Mỹ ở miền Nam và chưa thấy hết âm mưu lâu dài của người Mỹ. Vượt qua được tình thế này chủ yếu là do ông thông minh, nhạy bén. Sau khi nhóm thân Pháp thất bại, ông Mười Hương chỉ ra cho Phạm Xuân Ẩn thấy tình hình và lưu ý: Người Mỹ không có đủ tay chân để làm việc cho họ, nên họ vẫn sử dụng những người ít thân Pháp mà họ có thể lôi kéo được. Cho nên, ông Mười Hương chỉ thị, phải tiếp tục bám sát người Mỹ và làm thân với những người trong lực lượng thân Mỹ. Thực hiện chỉ thị đó, Phạm Xuân Ẩn tiếp tục làm thân với nhiều sĩ quan Mỹ ở CATO và suốt năm 1956, Phạm Xuân Ẩn đã "làm đủ mọi việc", từ "dàn xếp mọi chuyện lủng củng giữa các sĩ quan Bộ Tổng tham mưu với tòa đại sứ Mỹ" đến việc lo giấy tờ an ninh, thông hành, tiền bạc, đưa đi thi tiếng Anh, đưa đi khám sức khỏe cho các sĩ quan được đưa tu nghiệp ở Mỹ, khi họ đi học về ông đến thông báo cho gia đình họ, rồi trực tiếp ra sân bay đón, thu xếp với các nhân viên thuế quan khi hàng hóa quà cáp họ mang về vượt quá quy định. Nhờ những việc cụ thể đó mà ông lấy được cảm tình của các sĩ quan và gia đình họ. Phạm Xuân Ẩn và cấp trên của ông ý thức được rằng, những sĩ quan đó 5-7 năm sau sẽ vọt lên cấp cao, sẽ trở thành "nguồn tin" của ông.

Trong khi Phạm Xuân Ẩn sang Mỹ học báo chí tại trường Orange Coast, thì ở miền Nam phong trào yêu nước của nhân dân bị dìm trong biển máu. Trước đó, ngày 20.7.1956 Ngô Đình Diệm công khai tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève và đưa các chiến dịch "tố cộng, diệt cộng" (bắt đầu triển khai từ tháng 5.1955) lên hàng "quốc sách" trên toàn miền Nam. Tính đến cuối năm 1958, chúng đã giết hại gần 70 ngàn cán bộ, đảng viên, bắt giam gần nửa triệu người và tra tấn thành thương tật gần 700 ngàn người. Ông Mười Hương, người chỉ huy ông Ẩn bị bắt vào tháng 6.1958.

Page 80: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

80

Thời kỳ này các cơ sở Đảng bị đánh phá tan nát, cách mạng lâm vào thoái trào. Kẻ địch ngày càng được trang bị các phương tiện chiến tranh hiện đại, tiến hành các chiến dịch "tố cộng, diệt cộng" với quy mô lớn, trong khi những người yêu nước miền Nam trong tay hầu như không có vũ khí. Tuy nhiên cuộc chiến về tình báo lại khác.

Lansdale đã đem hết tài năng và kinh nghiệm hoạt động tình báo của mình ra áp dụng tại Việt Nam. Ngoài việc kích động và tổ chức cho đồng bào Công giáo di cư, Lansdale còn lợi dụng thời gian tự do đi lại (300 ngày) theo quy định của Hiệp định Genève, Lansdale đưa người cài vào hạ tầng chính quyền một số nơi sẽ chuyển giao cho Việt Nam dân chủ cộng hòa, chuyên chở vũ khí giấu ở các địa điểm bí mật, chuẩn bị nơi trú ẩn trước, sau đó huấn luyện và đưa biệt kích, đưa các điệp viên ra miền Bắc. Đồng thời tiến hành chiến tranh tâm lý, kích động, phao tin gây hoang mang trong nhân dân, thậm chí còn cài gián điệp trà trộn trong các nhóm tập kết để tung tin hòng làm mất tinh thần cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra Bắc. Và như chúng ta đã biết, toàn bộ các ổ gián điệp cài lại và đưa ra miền Bắc "đều bị hốt sạch", một phần do nhân dân tố giác, một phần do hiệu lực phản gián của các lưới tình báo chúng ta, điển hình là anh hùng Đặng Trần Đức (Ba Quốc) với việc phát hiện 42 ổ gián điệp...

Về phía cách mạng, trong dầu sôi lửa bỏng, các lưới tình báo của ta tuy có bị tổn thất nặng nề do mất cảnh giác trong thời gian đầu, nhưng các chiến sĩ tình báo của ta được nhân dân che chở, vẫn tồn tại và phát triển. Ngoài tình báo chiến thuật và tình báo nhân dân thiên la địa võng, chúng ta đã tổ chức được một mạng lưới tình báo chiến lược thành công ngoạn mục. Những người trở thành ngôi sao tình báo như Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo, Đặng Trần Đức, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Nguyễn Xuân Hòe... đã được cài sâu trong lòng địch chính trong thời kỳ này. Họ không được trả lương, không được đào tạo chuyên nghiệp về tình báo, họ chỉ được cấp trên bảo: "Hãy tự tìm sách vở của phương Tây mà học, xem cái gì áp dụng được thì đem ra áp dụng. Phải tự lực cánh sinh" (lời bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nói với Phạm Xuân Ẩn). Họ chỉ có một tấm lòng đối với Tổ quốc. Sức mạnh của họ, sự mưu trí của họ bắt đầu từ tấm lòng đó.

Phạm Xuân Ẩn chưa bao giờ căm thù nước Mỹ. Cấp trên của Phạm Xuân Ẩn cũng chưa bao giờ căm thù nước Mỹ. Cụ Hồ bảo "chống Mỹ, cứu nước", nghĩa là chỉ chống những người Mỹ đến xâm lăng thôi, hết xâm lăng rồi thì thành bạn bè. Trước khi đi Mỹ, cấp trên ông Ẩn dặn: "Phải học cho giỏi về

Page 81: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

81

nghiệp vụ, đồng thời tìm hiểu kỹ về nước Mỹ, về nền văn hóa Mỹ, về phong tục tập quán, về cách làm việc, về tâm lý, cá tính của người Mỹ. Phải tư duy và làm việc như người Mỹ". Lời dặn đó ngoài việc mục tiêu tạo thế đứng vững chắc để hoạt động tình báo "chống Mỹ, cứu nước", còn hàm chứa ý nghĩa hòa bình thân thiện với nước Mỹ. Bởi vậy, ý kiến của một số tác giả nước ngoài cho rằng sau chiến tranh ông Ẩn "không được chế độ tin dùng" vì ông bị "ảnh hưởng Mỹ quá sâu" là không có cơ sở...

11/04/2008 Kỳ 4: Đường vào cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống

"Sở Nghiên cứu chính trị xã hội cũng đang muốn đặt người của Sở sang Việt tấn xã để theo dõi hoạt động của số nhân viên được gửi đi làm tình báo ở các nước, dưới danh nghĩa Việt tấn xã. Tôi sẽ bàn với ông Tuyến bố trí anh vào làm việc này" (lời Lê Văn Thái nói với Phạm Xuân Ẩn)

Chuyện ông Ẩn đi học ở Mỹ 2 năm (*) và thời điểm ông Ẩn về nước, chúng tôi đã đề cập qua trước đây theo lời kể của ông. Nay xin nói kỹ hơn theo báo cáo của ông với cấp trên mà ông Mười Nho đã ghi chép lại.

Phạm Xuân Ẩn về đến Sài Gòn vào ngày 10.10.1959. Dù ông tin chắc là các cán bộ cấp trên của ông không bao giờ khai báo, nhưng biết đâu địch có thể

Ảnh Phạm Xuân Ẩn trên một tờ báo Mỹ

Page 82: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

82

lần ra những sơ hở của đường dây, nên ông bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất với tâm trạng bồn chồn lo lắng. Nhưng sau khi gặp mẹ và em trai, ông biết tung tích của ông chưa bị lộ. Nếu ông Ẩn không có niềm tin chắc chắn vào cấp trên thì có lẽ cuộc đời ông đã rẽ sang một ngã khác, vì có thể ông đã bỏ học và tìm cách trốn sang một nước khác rồi (cuối năm 1958 ông đã biết những cán bộ cấp trên của ông là ông Mười Hương, ông Dương Minh Sơn và ông Nguyễn Vũ đều bị bắt, qua một bức thư có ám hiệu của người em trai).

Biết mình vẫn an toàn, ông đi chào hỏi bà con và gặp gỡ cám ơn những người đã giúp ông đi học, cả người Việt lẫn người Mỹ. Tiếp đó, ông phải "tự lực cánh sinh", vì không còn ai chỉ đạo.

Theo kế hoạch dự định từ trước, nhiệm vụ của ông là trở thành nhà báo để tiếp tục hoạt động. Ông hướng tới một trong hai nơi: Việt tấn xã hoặc The Time of Việt Nam - tờ báo tiếng Anh duy nhất ở Sài Gòn hồi đó. Nhưng trước tiên ông phải đến gặp Giám đốc Quỹ Á châu (The Asia Foundation) là ông Howard Thomas. Vì mùa hè năm 1959 Quỹ này đã cấp cho ông một học bổng ba tháng để thực tập tại báo Sacramento Bee để chuẩn bị cho một chương trình huấn luyện các ký giả Việt Nam viết báo theo kiểu Mỹ. Ông Thomas nói với ông: "Chương trình mà tôi đã trao đổi với anh trước đây, tôi đã thảo luận và đề nghị ông Nguyễn Thái, Tổng giám đốc Việt tấn xã, hợp tác. Việt tấn xã sẽ đứng ra tổ chức, còn chúng tôi tài trợ về tài chính cho

Thẻ hoạt động báo chí khi ông Ẩn thực tập tại Sacramento Bee

Page 83: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

83

chương trình. Anh nên gặp ông Nguyễn Thái, ông ta sẽ đón tiếp anh nồng hậu, vì chúng tôi đã thống nhất cử anh phụ trách chương trình này". Như vậy là Quỹ Á châu đã theo dõi chặt chẽ để sử dụng người được đào tạo từ Mỹ về.

Đúng như ông Thomas nói, ông Nguyễn Thái đã tiếp đón Phạm Xuân Ẩn một cách trọng thị. Ông Thái nói: "Chúng tôi đang chờ anh về và sẽ giao công việc cho anh ngay. Nhưng chúng tôi đang gặp một khó khăn. Đó là Việt tấn xã chưa được phép tuyển thêm người cho đến khi có lệnh mới. Nếu anh có quen ai bên Phủ Tổng thống thì anh nên xin vào làm ở đó, rồi Phủ Tổng thống biệt phái sang đây là ổn nhất".

Trong khi đó, USOM cũng cho ông Ẩn biết, nếu ông chưa tìm được chỗ làm việc thích hợp thì họ sẽ giới thiệu cho ông vào làm cho các cơ quan của Mỹ ở Sài Gòn, chẳng hạn như làm cho phái đoàn Michigan State Univercity... Nhiều tờ báo Việt ngữ cũng ngỏ ý mời ông về làm với họ.

Như vậy là ông đang có nhiều hướng lựa chọn, chỗ nào cũng thuận lợi cả. Nhưng ông nghĩ, phải chọn một nơi có thể làm bình phong tốt nhất, ở đó vừa có điều kiện quan hệ rộng mà không bị các cơ quan an ninh nhòm ngó. Ông thấy đề nghị của ông Nguyễn Thái là tối ưu.

Ông điểm lại các quan hệ đang có thế lực ở Phủ Tổng thống. Bùi Quang Ân thì bị Ngô Đình Diệm cho "ra rìa" rồi, Nguyễn Đình Thuần cũng vậy... Cuối cùng ông tìm được một người mà ông thân quen 1 năm trước khi đi Mỹ. Đó là Lê Văn Thái (thường gọi là "Thái Trắng"). Ông Thái lúc này đang làm ở Sở Nghiên cứu chính trị xã hội, tức cơ quan mật vụ Phủ Tống thống do Trần Kim Tuyến đứng đầu.

Ông trình bày câu chuyện cho Lê Văn Thái nghe. Ông Thái nói: "Vấn đề của anh rất dễ giải quyết". Coi Phạm Xuân Ẩn là người tin cậy của mình, Lê Văn Thái tiết lộ: "Sở Nghiên cứu chính trị xã hội cũng đang muốn đặt người của Sở sang Việt tấn xã để theo dõi hoạt động của số nhân viên được gửi đi làm tình báo ở các nước, dưới danh nghĩa Việt tấn xã. Tôi sẽ bàn với ông Tuyến bố trí anh vào làm việc này". Tuy nhiên, ông Thái cũng nói thật cho ông Ẩn biết là hiện có mâu thuẫn nội bộ khá nặng giữa nhóm mật vụ của Ngô Đình Nhu (Sở Nghiên cứu chính trị của Trần Kim Tuyến) và nhóm mật vụ của Ngô Đình Cẩn (Đoàn công tác đặc biệt của Dương Văn Hiếu). Ông Thái vừa ngẫm nghĩ vừa nói với Phạm Xuân Ẩn: "Tôi biết anh là người

Page 84: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

84

chân thật, nên tôi đang nghĩ không biết có nên để anh dính với nhóm của Trần Kim Tuyến hay không. Tôi sợ có chuyện gì anh sẽ bị vạ lây". Qua Lê Văn Thái, Phạm Xuân Ẩn cũng được biết Tổng giám đốc Việt tấn xã Nguyễn Thái thuộc nhóm Ngô Đình Cẩn. Ông Ẩn nói: "Không sao đâu. Tôi có một người anh rể họ là Lê Khắc Duyệt, Giám đốc Công an cảnh sát Trung phần được ông Ngô Đình Cẩn tin lắm, dù tình huống nào thì chắc cũng không có vấn đề gì xảy ra. Vả lại, tôi chỉ theo nghề làm báo chứ không thích làm chính trị".

Bằng lái quân xa lúc ông Ẩn làm việc cho Phòng Quân huấn

Qua mối quan hệ đó, ít lâu sau Trần Kim Tuyến mời Phạm Xuân Ẩn đến. Trùm mật vụ Trần Kim Tuyến chắc chắn biết rõ "lý lịch trong sạch" của ông Ẩn, vì chính cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống và An ninh quân đội đã thẩm tra cẩn thận nhân thân của ông trước khi cấp giấy tờ cho ông sang Mỹ học. Trần Kim Tuyến chấp nhận ngay đề nghị của ông, bố trí ông làm việc ở cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống, ăn lương chỉ số 420, tức lương cấp cử nhân, và biệt phái sang Việt tấn xã.

Sau khi gặp Trần Kim Tuyến, Phạm Xuân Ẩn báo cho Nguyễn Thái biết. Ông Thái niềm nở nói thêm với Phạm Xuân Ẩn: "Ngoài việc ông Thomas đề nghị, bác Ngạc (tức kỹ sư Lê Sĩ Ngạc, là bạn của ba Phạm Xuân Ẩn) có gửi gắm anh với tôi. Bác Ngạc coi anh như người trong nhà, nên anh với tôi từ nay trở thành người thân. Chúng mình tin tưởng cộng tác với nhau. Ngoài ra, có anh ở đây bác sĩ Tuyến cũng không hiểu lầm là tôi chống bác sĩ".

Page 85: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

85

Đến đây, Phạm Xuân Ẩn bắt đầu trở thành "người nhà" của một nhân vật đặc biệt, nhân vật quyền lực số 3 của chế độ Ngô Đình Diệm: bác sĩ Trần Kim Tuyến.

Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ chống cộng khét tiếng, người gắn liền với những câu chuyện giật gân rùng rợn và đầy mâu thuẫn. Nhưng lạ lùng nhất, Trần Kim Tuyến cũng là người gắn chặt và là "chỗ dựa" của ba nhà tình báo lừng danh nhất của "Việt cộng" là thiếu tướng anh hùng Phạm Xuân Ẩn, thiếu tướng anh hùng Đặng Trần Đức và đại tá anh hùng Phạm Ngọc Thảo, là người mà chính Phạm Xuân Ẩn đã "giải cứu" vào ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến. Nếu đánh giá một cách đơn giản về Trần Kim Tuyến thì không thể hiểu đúng bản chất của các hoạt động của ba nhà tình báo của chúng ta, không thể hiểu được tính logic của các điệp vụ ngoạn mục mà họ đã làm.

Khi nói chuyện với chúng tôi, Phạm Xuân Ẩn rất ít nói về các hoạt động cũng như con người Trần Kim Tuyến, thỉnh thoảng ông đề cập đến nhân vật này qua một số chuyện cụ thể. Còn ông Ba Quốc thì nói với chúng tôi khá nhiều những chuyện "thâm cung bí sử" của cơ quan mật vụ mà Trần Kim Tuyến trực tiếp chỉ huy nhưng cũng không bình luận nhiều về con người Trần Kim Tuyến.

Vì vậy muốn "giải mã" Phạm Xuân Ẩn (cũng như Ba Quốc và Phạm Ngọc Thảo) thì không thể không "giải mã" Trần Kim Tuyến...

(*) Mới đây tác giả Larry Berman đã cung cấp nhiều thông tin về thời gian ông Ẩn học ở trường Orange Coast trong cuốn Điệp viên hoàn hảo.

13/04/2008

Kỳ 5: Bác sĩ Trần Kim Tuyến

Bruce Russell, thông tín viên thường trú của Reuters tại Sài Gòn gọi điện thoại cho ông Ẩn: "Anh có nghe thấy gì không?". Phạm Xuân Ẩn: "Có nghe tiếng súng nổ nhỏ, sau tiếng nổ lớn". Russell: "Anh liên lạc ngay với các nguồn tin". Ông Ẩn gọi điện cho Trần Kim Tuyến. Bác sĩ Tuyến nói không biết gì hết.

Page 86: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

86

Trần Kim Tuyến sinh năm 1925 ở Nga Sơn, Thanh Hóa trong một gia đình Công giáo. Thời nhỏ ông học trường dòng ở Thanh Hóa, năm 1943 ra Hà Nội có một thời gian học ở Đại Chủng viện, sau khi đỗ tú tài về lại Thanh Hóa dạy học cũng tại một trường dòng. Năm 1949 lại ra Hà Nội học Luật và Y khoa. Tốt nghiệp khoa Luật nhưng về Y khoa ông chưa học xong thì bị động viên vào quân đội (thuộc Pháp), vào học trường Quân Y và ra trường với cấp bậc trung úy (trình độ chuyên môn tương đương y sĩ). Gọi là "bác sĩ" nhưng thực ra ông chưa có bằng bác sĩ và chưa bao giờ hành nghề y cả.

Trong thời gian ở Hà Nội ông kết thân với Ngô Đình Nhu, lúc đó đang làm việc ở Viện Viễn đông bác cổ, và làm nhiều việc để giúp đỡ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm. Sự gắn bó giữa ông Tuyến với ông Nhu bắt đầu từ đó.

Khi Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng vào năm 1954, Ngô Đình Nhu lập đảng Cần lao để làm lực lượng chính trị hậu thuẫn cho anh mình. Trần Kim Tuyến gia nhập đảng này và trở thành cộng sự thân tín của Ngô Đình Nhu. Khi Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, cố vấn Ngô Đình Nhu trở thành nhân vật có thực quyền lớn nhất của chế độ. Trần Kim Tuyến được cử làm Giám đốc Sở nghiên cứu chính trị xã hội, thực chất là trùm mật vụ Phủ Tổng thống, quyền hành chỉ đứng sau ông Diệm, ông Nhu.

Trần Kim Tuyến tổ chức và chỉ huy toàn bộ mạng lưới tình báo chiến lược, hệ thống mật vụ, các đơn vị đặc nhiệm, cài cắm gián điệp ra miền Bắc... Hai

Thẻ nhà báo của Phạm Xuân Ẩn khi làm việc cho Reuters - Ảnh: do gia đình cung cấp

Page 87: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

87

mục tiêu chính của Sở Nghiên cứu chính trị là: chống phá cách mạng và kiểm soát, thanh trừng lực lượng chống đối để bảo vệ chế độ.

CIA cung cấp tài chính cho Sở Nghiên cứu chính trị, chủ yếu để phục vụ cho mục tiêu thứ nhất. Tuy nhiên, thiếu tướng anh hùng tình báo Đặng Trần Đức (Ba Quốc), người từng làm việc trong Sở Nghiên cứu chính trị xã hội của Trần Kim Tuyến kể với tôi: Năm 1956, Mỹ cấp cho Sở Nghiên cứu chính trị xã hội 50 triệu đồng (tiền Sài Gòn lúc đó) để tổ chức biệt kích đưa ra đánh phá miền Bắc. Biệt kích thì bác sĩ Tuyến chọn trong những người Công giáo di cư, hầu hết là người Bùi Chu - Phát Diệm để người Mỹ huấn luyện. Số tiền 50 triệu đó được dùng để mua một chiếc tàu viễn dương loại tốt dùng cho hoạt động này, nhưng "bác sĩ Tuyến lại quan tâm đến việc khác nhiều hơn", nên ông ta đã dùng đến 30 triệu để chi cho công việc của Đảng Cần lao và tài trợ để củng cố Tổng liên đoàn lao động của Bùi Lượng chống lại Tổng liên đoàn lao công của Trần Quốc Bửu do Mỹ khống chế. 20 triệu còn lại dùng vào việc mua tàu, nhưng người của Sở này ăn bớt một ít, người đi mua ăn bớt một ít nữa, thực tế không còn bao nhiêu nên chỉ mua được một chiếc tàu cũ nát không ra gì. Sau khi mua tàu và trong khi triển khai chương trình, CIA vẫn nhận được tin tức miền Bắc. Nhưng đùng một cái, người Mỹ sinh nghi, bởi họ kiểm tra những tin tức được gửi về, thấy không phải gửi trực tiếp từ Hà Nội hoặc các nơi khác ở miền Bắc mà từ những người của Trần Kim Tuyến được cài ở Lào và Campuchia gửi về. Bởi vậy, đến năm 1958, người Mỹ yêu cầu kiểm soát chương trình này. Để đối phó, Trần Kim Tuyến chỉ đạo tạo ra sự cố cho chiếc tàu này nổ luôn ở ngoài khơi, phi tang luôn chiếc tàu kém chất lượng này và cho phép thuyền trưởng, thuyền phó nhảy khỏi tàu để thoát nạn.

Chuyện đó cho thấy ông Tuyến lợi dụng người Mỹ, việc làm theo người Mỹ chỉ làm lấy lệ. Nhưng ban đầu Phạm Xuân Ẩn chưa đánh giá được thực chất quan hệ giữa Trần Kim Tuyến với CIA.

Phải đến ngày 11.11.1960, lúc này Phạm Xuân Ẩn đã làm thêm cho hãng tin Anh Reuters (nhưng vẫn còn làm cho Sở Nghiên cứu chính trị xã hội và Việt tấn xã), ông mới biết một tin tức quan trọng về Trần Kim Tuyến. 4 giờ sáng ngày hôm đó, Bruce Russell, thông tín viên thường trú của Reuters tại Sài Gòn gọi điện thoại cho ông Ẩn: “Anh có nghe thấy gì không?”. Phạm Xuân Ẩn: “Có nghe tiếng súng nổ nhỏ, sau tiếng nổ lớn”.

Page 88: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

88

Russell: “Anh liên lạc ngay với các nguồn tin”. Ông Ẩn gọi điện cho Trần Kim Tuyến. Bác sĩ Tuyến nói không biết gì hết. Ông gọi cho Lê Văn Thái, ông Thái cũng không biết gì. Ông gọi cho Nguyễn Chánh Thi, chỉ huy trưởng Lữ đoàn dù nhưng điện thoại của Nguyễn Chánh Thi đã bị cắt. Gọi cho Bùi Huy Lợi, trưởng phòng tác chiến thì viên sĩ quan trực bảo Lợi đang họp.

Lúc đó Tổng giám đốc Nguyễn Thái gọi điện cho ông, bảo: “Có đảo chính” và nói với Phạm Xuân Ẩn rằng ông ta phải đổi chỗ ở, sẽ liên lạc lại sau khi tình hình tạm yên. Ông ta còn dặn thêm ông Ẩn “nhớ viết tin cho đúng đường lối”. Sau này ông Ẩn mới biết ông Thái “có quan hệ” với CIA và người tham gia vào cuộc đảo chính đó.

Phạm Xuân Ẩn lái xe đến nhà Bruce Russell trao đổi tin tức và khẳng định cuộc đảo chính do quân nhảy dù tiến hành chống Ngô Đình Diệm. Hai người đến Bưu điện để đánh điện tín gửi tin về Reuters, nhưng Bưu điện đã bị quân dù chiếm. Hai người đến nhờ người chỉ huy tình báo Anh ở tòa đại sứ Anh gửi điện dùm. Sau đó Phạm Xuân Ẩn ghé qua nhà Trần Kim Tuyến, lúc đó trời rạng sáng, ông Tuyến vẫn đang ở nhà. Ông Ẩn nói: “Bác sĩ ơi. Đang đảo chính. Ông phải chạy đi và nhớ đưa vợ con lánh nạn. Lính dù bao vây đến dinh Tổng thống rồi, chính mắt tôi trông thấy. Bác sĩ đi đâu nhớ gọi điện và cho tôi số điện thoại để liên lạc”. Tiếp đó ông Ẩn đến nhà Lê Văn Thái, ông Thái cũng đang ở nhà. Ông khuyên ông Thái như đã khuyên ông Tuyến.

Trở lại tòa đại sứ Anh để đón Bruce Russell, ông Ẩn bất ngờ thấy vợ con ông Tuyến vừa đi xe đến tá túc tại nhà viên chỉ huy tình báo mà ông vừa nhờ gửi điện. Một ý nghĩ lập tức hiện ra trong đầu Phạm Xuân Ẩn: Trần Kim Tuyến không phải làm cho CIA. Ông ta làm cho tình báo Anh.

Rời tòa đại sứ Anh, Phạm Xuân Ẩn đi vòng quanh để thu lượm tin tức về cuộc đảo chính. Gặp đại tá Nguyễn Chánh Thi đang chỉ huy quân dù, ông bảo: “Đại tá còn đợi gì mà chưa ra lệnh tấn công vào dinh Tổng thống?”. Nguyễn Chánh Thi nói: “Anh làm báo mà nóng nảy hơn tui làm nhà binh. Cần chờ lệnh trên và cần thương thuyết với ông Diệm”. Tiếp đó ông còn liên lạc được với thiếu tá Bùi Huy Lợi đang cùng với đại tá Vương Văn Đông chỉ huy cuộc đảo chính.

Page 89: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

89

Trong một thời gian ngắn diễn ra cuộc đảo chính, Phạm Xuân Ẩn đã nhanh chóng liên lạc được với cả hai phe đảo chính, chống đảo chính và thực hiện một tác nghiệp nổi trội. Đối với nghề báo, ông đã cung cấp cho hãng Reuters những tin tức đầy đủ và chính xác nhất từ đầu cho đến khi đảo chính thất bại. Đối với Nguyễn Thái, khi biết chắc chắn cuộc đảo chính không thành, ông Ẩn tìm gặp ông ta để đưa về lại Việt tấn xã và chuẩn bị phát bản tin ngay sau đó. Sự chu đáo này làm Nguyễn Thái cảm động nên về sau ông Nguyễn Thái đã giúp rất nhiều cho ông. Đối với các sĩ quan đảo chính, Phạm Xuân Ẩn cũng gây được cảm tình.

Đặc biệt đối với Trần Kim Tuyến (cũng như Lê Văn Thái), ông thể hiện sự quan tâm lo lắng đến sinh mạng của họ và gia đình họ, củng cố sự tin cậy lâu dài về sau. Và qua đây ông đã biết rõ về bản chất mối quan hệ chính trị của Trần Kim Tuyến. Nếu không biết rõ về con người này, Phạm Xuân Ẩn đã không thực hiện thành công những điệp vụ ngoạn mục vào đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước.

Khi nói với tôi về bác sĩ Trần Kim Tuyến, ông Ẩn dùng từ thận trọng. Ông bảo nói cho đúng là ông Tuyến "cộng tác" với tình báo Anh, vì ông ta có mục đích riêng. Trao đổi chuyện này với ông Mười Nho, tôi hỏi tình báo Anh cần gì ở ông Tuyến, ông Mười Nho nói: “Người Anh muốn biết mưu đồ của Mỹ ở Việt Nam để đối phó với Mỹ trên thế giới”.

Như vậy là Trần Kim Tuyến cũng cần đến Phạm Xuân Ẩn để “biết Mỹ”…

14/04/2008

Kỳ 6: Sự trùng hợp thú vị

Ông Ẩn bảo, có một nguyên tắc trong nghề tình báo là cấp dưới không được tự động tìm liên lạc với cấp trên, nếu rủi mà mất liên lạc thì phải ráng mà chờ chứ không được tự tiện. Tuy nhiên, quá sốt ruột và lo lắng, ông quyết định vi phạm nguyên tắc này...

Page 90: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

90

Chuyện liên quan đến bác sĩ Trần Kim Tuyến chúng tôi sẽ lần lượt đề cập trong những điệp vụ của ông Ẩn. Lúc mới đến làm việc ở Việt tấn xã với tư cách là người của cơ quan mật vụ cử sang, Phạm Xuân Ẩn có 5 nhiệm vụ chính: thứ nhất là theo dõi, đốc thúc các điệp viên được Sở Nghiên cứu chính trị đưa đi làm tình báo ở nước ngoài dưới vỏ bọc của Việt tấn xã. Thứ hai, đọc các tin tức lấy từ báo chí từ các tòa đại sứ ở nước ngoài gửi về, rồi phân tích, tổng hợp thành báo cáo để Tổng giám đốc Việt tấn xã gửi cho Văn phòng báo chí Ngô Đình Diệm. Thứ ba, giúp Việt tấn xã viết cho xong cuốn sách về nghề báo lấy tên là "Săn tin" được các cố vấn Mỹ cùng các biên tập viên ở đây đang soạn thảo. Thứ tư, thay mặt tổng giám đốc đi họp hàng ngày với Giám đốc báo chí Bộ Thông tin, Giám đốc Phòng Thông tin Mỹ, Giám đốc Phòng Thông tin Anh, khi Nguyễn Thái bận việc. Thứ năm, lo việc giao tế với các cơ quan nước ngoài, nhất là Mỹ, Anh và Phủ Tổng thống về những tin tức va chạm đến các cơ quan này.

Trong loạt ký sự trước đây (Tướng tình báo chiến lược, kỳ 5: Từ mật vụ đến nhà báo), chúng tôi đã nói về chuyện ông Ẩn "trị" đám điệp viên mang danh nhà báo của Trần Kim Tuyến như thế nào. Nhóm này được CIA huấn luyện gồm 4 người là Nguyễn Sơn, Nguyễn Thúy Phượng, Lê Đức Đạt và Nguyễn Trọng. Họ lấy danh nghĩa nhà báo mà không có bài vở gì cả, chẳng khác gì "la lên cho cả làng biết là tôi làm tình báo đây", lại coi thường Tổng giám

Phạm Xuân Ẩn đang hành nghề báo chí - Ảnh do gia đình cung cấp

Page 91: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

91

đốc Việt tấn xã, nhưng ông Nguyễn Thái không dám trị vì sợ đụng chạm với Trần Kim Tuyến. Việc ông Ẩn chấn chỉnh đám này (buộc họ phải viết bài nghiêm chỉnh, có định mức) không những khiến cho ông Thái hả dạ mà còn làm cho Trần Kim Tuyến tâm phục khẩu phục.

Có lẽ bị ám ảnh từ chuyện này mà Phạm Xuân Ẩn coi thường các điệp viên trong các cơ quan tình báo của chế độ Sài Gòn. Do vậy mà sau này có một vài tin tức ông lấy từ các điệp viên của Đặc ủy Trung ương tình báo báo về được gửi về từ Tokyo, nhưng do đánh giá thấp trình độ các điệp viên này nên ông đã không báo về trên, khi sự kiện xảy ra mới biết đó là các tin tức quan trọng.

Phạm Xuân Ẩn trở thành phóng viên của Hãng Reuters là do ông Nguyễn Thái ráp nối. Nguyên do ban đầu là Reuters có hợp đồng trao đổi tin tức với Việt tấn xã, sau đó họ cần người chuyên trách để mở đại diện ở Việt Nam phụ trách luôn cả 3 nước Đông Dương, nên ông Thái giới thiệu ông Ẩn. Cũng qua ông Thái, Phạm Xuân Ẩn quen với trùm CIA Colby và một loạt các chuyên viên CIA cấp dưới khác. Từ Lansdale đến Colby, Phạm Xuân Ẩn đã thiết lập được một mối quan hệ vững chắc với người Mỹ. Về phía chính quyền Sài Gòn, thời gian này ông cũng tạo được quan hệ tin cậy với các chính khách, tướng tá của chế độ thông qua Trần Kim Tuyến và những "người quen cũ" nay đã có nhiều vai vế. Lúc này ông không những "đọc được tất cả các bản tin mật của Bộ Quốc phòng" mà đã có thể "lên trực thăng của Phủ Tống thống đi khắp mọi nơi", thông qua Tổng giám đốc chiến tranh tâm lý Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Châu - người của đảng Cần Lao, được Trần Kim Tuyến giới thiệu.

Trong một thời gian, Phạm Xuân Ẩn "ăn 3 lương": Cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống, Việt tấn xã và Reuters. Để tránh sự phức tạp khó lường sau này, ông đề nghị Trần Kim Tuyến cho ông thôi làm việc ở Sở Nghiên cứu chính trị và Việt tấn xã. Trần Kim Tuyến và Nguyễn Thái đều vui vẻ đồng ý. Tuy ông phải "cáo từ" hai nơi này, nhưng quan hệ giữa ông với Trần Kim Tuyến và Nguyễn Thái vẫn tiếp tục được duy trì, thậm chí phát triển tốt hơn.

Tạo được một chỗ đứng rất tốt, với các quan hệ vững chắc và các nguồn tin phong phú rồi, nhưng ông vẫn chưa liên lạc được với tổ chức. Biết bao nhiêu điều cơ mật mà Phạm Xuân Ẩn vẫn không biết báo cho ai. Ông Ẩn bảo, có một nguyên tắc trong nghề tình báo là cấp dưới không được tự động tìm liên lạc với cấp trên, nếu rủi mà mất liên lạc thì phải ráng mà chờ chứ

Page 92: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

92

không được tự tiện. Tuy nhiên, quá sốt ruột và lo lắng, ông quyết định vi phạm nguyên tắc này: ông tìm cách bắt liên lạc thông qua bà Huỳnh Tấn Phát, nhưng chưa kịp nhờ thì bà Huỳnh Tấn Phát đã bị bắt...

Đó là thời kỳ cuộc Đồng Khởi của nhân dân miền Nam bùng lên mạnh mẽ. Đến nỗi trong một báo cáo gửi về tổng hành dinh CIA, Lansdale phải thừa nhận: "Đến tháng 12.1960 có thể có chưa đầy 15.000 Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam, thế mà họ đã kiểm soát được nửa nước (miền Nam) vào ban ngày và hơn thế nữa vào ban đêm". Hệ thống công tác tình báo, đã được củng cố sau tổn thất nặng nề những năm 1957-1958. Phụ trách an ninh và tình báo của Xứ ủy lúc này là ông Mai Chí Thọ và ông Cao Đăng Chiếm (sau này là thượng tướng). Ông Mười Nho, trước đó hoạt động tình báo ở miền Nam, sau sang Lào và Campuchia, được điều về phụ trách Ban tình báo của Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, mật danh là I4. I4 đặt dưới sự lãnh đạo của Bí thư Đặc khu ủy lúc đó là ông Võ Văn Kiệt vừa nhận chỉ thị của tình báo Xứ ủy, trực tiếp là ông Cao Đăng Chiếm. Yêu cầu về tin tức tình báo chiến lược lúc này rất khẩn trương.

Ông Mười Nho có tổ chức cơ sở học sinh ở Phnom Penh đưa về hoạt động ở Sài Gòn. Khi về phụ trách I4, có lần liên lạc đưa một cơ sở học sinh tên là Tâm về căn cứ làm việc, anh Tâm cho ông Mười Nho biết anh có một người chị tên Bùi Thị Nga, trước đây là cán bộ phụ nữ hồi chống Pháp. Chị Nga có quen với một người tên là Phạm Xuân Ẩn, vừa học ở Mỹ về. Chị Nga cũng quen với chị Tám Thảo, một người có tham gia kháng chiến về đang sống với cha mẹ và chị Thảo cũng quen với anh Ẩn. Theo anh Tâm thì "anh Ẩn là người rất tốt"... Từ tin tức sơ bộ đó, ông Mười Nho báo cáo với ông Võ Văn Kiệt và Cao Đăng Chiếm. Ông Cao Đăng Chiếm là người biết rất rõ Phạm Xuân Ẩn, nên nghe tin ông mừng quá, ông nói với ông Mười Nho: "Ẩn là người của ngành được cử đi học ở Mỹ năm 1957, nhưng bấy lâu nay không biết tin tức".

Sau đó, ông Cao Đăng Chiếm từ chiến khu Dương Minh Châu về Củ Chi gặp ông Võ Văn Kiệt để trao đổi và giao cho ông Mười Nho tổ chức bắt liên lạc với Phạm Xuân Ẩn. Bà Tám Thảo, lúc này đang hoạt động trong tổ chức phụ nữ của Thành ủy, lập tức được tách khỏi tổ chức này và được điều động về I4 làm nhiệm vụ liên lạc với Phạm Xuân Ẩn.

Cuối năm 1960, bà Tám Thảo đã dẫn Phạm Xuân Ẩn về căn cứ Phú Hòa Đông, Củ Chi. Đây là một "lõm giải phóng" mà I4 đã xây dựng được một

Page 93: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

93

cụm liên lạc an toàn. Đối với ông Ẩn, việc đi lại cũng không khó khăn, vì ông có giấy công vụ do Trần Kim Tuyến cấp, "đủ hiệu lực không bị ai theo dõi hoặc cản trở".

Tại đây, lần đầu tiên ông gặp ông Mười Nho, còn ông Cao Đăng Chiếm thì Phạm Xuân Ẩn đã gặp từ năm 1953. Ông Ẩn ở lại đây 3 ngày, báo cáo đầy đủ tất cả những gì diễn ra trong thời gian trước, trong và sau khi ông đi học ở Mỹ về cùng những tin tức, những nhận định, phân tích của ông về tình hình và biến động nội bộ của đối phương. Ông Cao Đăng Chiếm và ông Mười Nho đã báo cáo lại cho ông Võ Văn Kiệt biết toàn bộ. Qua cuộc làm việc này, cấp trên nhận định Phạm Xuân Ẩn là "điệp viên có tầm cỡ trong tương lai".

Có một sự trùng hợp thú vị: Giữa lúc ông tìm cách liên lạc với tổ chức thì tổ chức cũng đang tìm cách liên lạc với ông. Phạm Xuân Ẩn vô cùng phấn chấn. Đó là những ngày vui mà ông không bao giờ quên được. Từ đây, ông bắt đầu thực hiện các điệp vụ ngoạn mục, dày đặc và cấp tập...

15/04/2008

Kỳ 7: Điệp vụ đầu tiên

Trong quá trình trao đổi, thấy Phạm Xuân Ẩn có những kiến thức sâu sắc về quân sự, chính trị, kinh tế, tư duy đúng như tư duy của người Mỹ, nên Staley đã thuyết trình cho Phạm Xuân Ẩn nghe toàn bộ ý đồ, mục tiêu của kế hoạch trước khi nó trở thành chính thức...

Phạm Xuân Ẩn (bìa trái) ở Sài Gòn những năm đầu thập niên 1960 - Ảnh do gia đình cung cấp

Page 94: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

94

Trong 3 ngày làm việc với Phạm Xuân Ẩn, các cán bộ chỉ huy tình báo đánh giá được thế đứng, các mối quan hệ và khả năng tiếp cận nguồn tin của ông, trong đó quan trọng nhất là khả năng tiếp cận các cơ quan đầu não của Mỹ ở Sài Gòn và chính quyền Ngô Đình Diệm. Cấp trên giao cho ông các nhiệm vụ:

+ Điều tra các tin tức chiến lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòn cả về quân sự và chính trị.

+ Tiếp tục giữ thế nghề nghiệp, củng cố bình phong hiện có để hoạt động lâu dài. Củng cố, mở rộng các quan hệ xã hội và nghề nghiệp với các quan chức người Mỹ, người Việt trong các cơ quan của Mỹ, Phủ Tổng thống, Bộ Tổng tham mưu "các tác dụng khai thác các tài liệu chiến lược".

+ Bảo đảm an toàn lâu dài, cắt các quan hệ với những người kháng chiến cũ từng biết ông Ẩn có quan hệ trước đây với kháng chiến.

+ Giữ vững liên lạc, bảo đảm an toàn và thường xuyên, liên tục. Tạm thời để nữ đồng chí Tám Thảo làm liên lạc với Phạm Xuân Ẩn từ Sài Gòn vào căn cứ, nhưng sẽ nhanh chóng thay người liên lạc khác vì bà Tám Thảo "có vết tích tham gia kháng chiến 9 năm".

Ngay sau khi nối được liên lạc, Phạm Xuân Ẩn đã gửi về một tài liệu quân sự quan trọng. Đó là tài liệu "Technics and Tactics of Counter Insurgency" (Kỹ thuật và chiến thuật chống nổi dậy) do chính tướng Mỹ Lioenel Mc Garr, Chỉ huy trưởng MAAG ký. Cần biết, các tướng chỉ huy MAAG trước đó như O'Daniel và Williams không đủ kinh nghiệm ứng phó với cuộc Đồng Khởi, nên từ tháng 8.1960, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã cử Mc Garr, một viên tướng có kinh nghiệm nhiều năm chỉ huy chiến trường và có kinh nghiệm "chống nổi dậy" sang thay thế. Tài liệu của Mc Garr chính là tài liệu triển khai kế hoạch "Chống nổi dậy" do Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ phê duyệt ngày 29.4.1961, tăng lực lượng cố vấn và các đơn vị đặc biệt Mỹ, tăng thêm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn để đẩy mạnh xây dựng quân đội, tăng cường phong tỏa miền Nam Việt Nam, kể cả biên giới và vùng biển, xúc tiến các hoạt động phá hoại bí mật ở miền Bắc. Kế hoạch này là một "khúc dạo" cho "Chiến lược chiến tranh đặc biệt".

Page 95: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

95

Ông Ẩn hoàn toàn không "lấy cắp" bản tài liệu đó. Chính bác sĩ Trần Kim Tuyến sai Lê Văn Thái mang tài liệu đó cho ông và đề nghị ông "đọc, nghiên cứu, tóm tắt và đề xuất ý kiến" để ông Tuyến hiểu chiến lược quân sự mới của người Mỹ, vì ông Tuyến không có kinh nghiệm mấy về vấn đề này. Như bạn đọc đã biết, Phạm Xuân Ẩn được Trần Kim Tuyến tin cậy, sự tin cậy này càng được củng cố sau vụ đảo chính hụt, ông trở thành người thân tín của ông Tuyến. Hơn nữa, bác sĩ Tuyến còn biết rõ mối quan hệ thân thiết của Phạm Xuân Ẩn với người Mỹ và biết trình độ phân tích chính trị - quân sự của ông, nên mặc nhiên ông trở thành “tham mưu" trong những lĩnh vực mà Trần Kim Tuyến không biết rõ, nhất là về lĩnh vực quân sự.

Việc đầu tiên khi nhận được tài liệu là ông chụp tất cả thành 24 cuốn phim "gửi về trên", thông qua đường dây và phương thức liên lạc vừa mới thiết lập. Cấp trên nhận đủ 24 cuộn phim, nhưng do chưa có kinh nghiệm chụp phim nên toàn bộ 24 cuộn phim đó "không đọc được". Nhận được thông báo của cấp trên cho biết là phim bị hỏng, ông lập tức tự mình đánh máy sao nguyên tài liệu đó ra và đích thân mang tài liệu về căn cứ. Sở dĩ ông phải đích thân mang đi vì giao liên không thể mang một tài liệu kềnh càng như vậy, đi là rất không an toàn, còn ông thì có "Sự vụ lệnh" của Trần Kim Tuyến nên không sợ ai kiểm soát. Tất nhiên đây là việc "chữa cháy", nếu lặp lại thì sẽ nguy hiểm ngay.

Đồng thời với việc gửi tài liệu đi, ông đã giữ thêm bản gốc trong nhiều ngày để nghiên cứu. Ông biết, một khi một tài liệu như thế, do chính Mc Garr đưa ra, thì "sức mấy" mà ông Diệm ông Nhu dám phản đối, nên ông dịch và tóm tắt những nội dung quan trọng để giao cho bác sĩ Tuyến mà không đưa ra ý kiến riêng...

Phạm Xuân Ẩn nối được liên lạc với tổ chức chỉ mấy tháng sau khi Ngô Đình Diệm ban hành Luật 10/59 "đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật", lê máy chém đi khắp miền Nam, dù trước đó Chủ tịch Hội đồng tố cộng trung ương Trần Chánh Thành tuyên bố "hoàn toàn tiêu diệt ảnh hưởng áp đảo của cộng sản trong 9 năm trước đây". Tuy nhiên, người Mỹ lại ghi nhận: "Vô luận nó đã đóng góp như thế nào vào nền an ninh nội bộ của chính quyền Nam Việt Nam, chiến dịch tố cộng đã làm kinh hoàng những người nông dân Việt Nam và làm cho dân chúng thêm ghét chế độ" (theo Nhật ký Lầu Năm góc). Cũng chính người Mỹ chua xót: "Hoa Kỳ tìm cách tiêu diệt tổ chức Việt Minh cũ và đặt cho cái tên mới Việt Cộng. Nhưng quá trình đó,

Page 96: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

96

Hoa Kỳ lại tạo ra một Việt Minh mới còn lợi hại hơn rất nhiều cái tổ chức Việt Minh cũ mà người Pháp đã phải đương đầu".

Cao trào Đồng Khởi đã dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20.12.1960) và tiếp đó Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Từ đấu tranh chính trị chuyển thành đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang và tiến tới "chân vũ trang" đưa lên ngang với "chân chính trị".

Giữa lúc Quân giải phóng cùng với nhân dân toàn miền Nam tiến hành khởi nghĩa phá kềm, giành quyền làm chủ khắp nơi thì nội bộ chính quyền Ngô Đình Diệm trở nên lủng củng, cuộc đảo chính hụt do Vương Văn Đông và Nguyễn Chánh Thi cầm đầu là biểu hiện đầu tiên.

Để đối phó với cuộc Đồng Khởi, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh bãi bỏ các quân khu và thành lập 4 vùng chiến thuật, áp dụng chính sách quân phiệt ở miền Nam. Đầu năm 1961, trong khi tiếp tục tăng viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm, Chính phủ Mỹ đồng thời yêu cầu Ngô Đình Diệm tiến hành "cải cách". Mỹ đề nghị cải tổ hệ thống chỉ huy quân đội, "cải sửa" chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên ông Diệm vẫn chần chừ không muốn làm theo ý người Mỹ. Đến giữa tháng 5.1961, Phó tổng thống Lyndon Johnson sang. Một thông cáo chung xác nhận Mỹ tiếp tục tăng viện trợ "để chiến thắng cộng sản" và ông Diệm hứa sẽ tiến hành "cải cách".

Tiếp theo phái đoàn của Johnson, từ tháng 6 đến tháng 10.1961, Mỹ cử hai phái đoàn quan trọng sang. Thứ nhất là phái đoàn do giáo sư Eugene Staley, Viện nghiên cứu Stanford (Đại học Stanford, California), đến Sài Gòn vào tháng 6.1961 để xem xét những nhu cầu kinh tế cho "cuộc chiến chống cộng trong giai đoạn mới". Tiếp theo là phái đoàn do tướng Maxwell Taylor, cố vấn quân sự đặc biệt của Tổng thống Kennedy, cầm đầu. Edward Lansdale lúc này đã được thăng quân hàm cấp tướng và làm phụ tá đặc biệt cho Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, cũng tham gia phái đoàn này.

Page 97: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

97

Tướng Maxwell Taylor và Tổng thống Kennedy, tháng 5.1961 - Nguồn: history.sandiego.edu

Hai phái đoàn này đến Sài Gòn nhằm nghiên cứu triển khai "Chiến lược chiến tranh đặc biệt", lấy Việt Nam làm thí điểm chiến lược toàn cầu "Phản ứng linh hoạt" của Mỹ. Kết quả là kế hoạch Staley - Taylor ra đời.

Do thiết lập được các quan hệ từ trước và sau một thời gian làm nghề báo với những phân tích quân sự - chính trị sắc sảo, lại được đào tạo từ Mỹ, nên các chuyên gia Mỹ rất quan tâm đến Phạm Xuân Ẩn và coi ông là "người của Mỹ". Vì vậy, chính Staley đã nhiều lần gặp ông để tham khảo ý kiến của ông nhiều lần trong quá trình chuẩn bị kế hoạch nói trên. Trong quá trình trao đổi, thấy Phạm Xuân Ẩn có những kiến thức sâu sắc về quân sự, chính trị, kinh tế, tư duy đúng như tư duy của người Mỹ, nên Staley đã thuyết trình cho Phạm Xuân Ẩn nghe toàn bộ ý đồ, mục tiêu của kế hoạch trước khi nó trở thành chính thức, mục đích là thông qua Phạm Xuân Ẩn để biết phản ứng của giới cầm quyền Sài Gòn và qua đó Staley cũng muốn Phạm

Page 98: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

98

Xuân Ẩn có những bài viết trên Reuters theo "định hướng" thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch này. Vì vậy mà ông đã biết được ý đồ của người Mỹ "ngay từ trong trứng nước" trước khi ông lấy được nguyên bản kế hoạch đó một cách dễ dàng...

16/04/2008

Kỳ 8: Những điệp vụ cấp tập

Quả nhiên Vũ Quốc Thúc đã giao bản kế hoạch theo yêu cầu của bác sĩ Tuyến để "nghiên cứu và trình cố vấn Ngô Đình Nhu". Nhận được bản kế hoạch, bác sĩ Tuyến liền đưa cho Phạm Xuân Ẩn. Ngay lập tức, nguyên bản kế hoạch Staley-Taylor đã được chuyển về Tổng hành dinh của kháng chiến, trước khi nó được triển khai thực hiện.

Kế hoạch Staley - Taylor bao gồm 3 giải pháp chiến lược: 1- Tăng cường sức mạnh quân đội Sài Gòn do cố vấn Mỹ chỉ huy, sử dụng "trực thăng vận", "thiết giáp vận" để nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng vũ trang cách mạng. 2- Xây dựng bộ máy chính quyền Sài Gòn mạnh, giữ vững thành thị, dập tắt phong trào cách mạng ở nông thôn bằng "bình định" và lập "ấp chiến lược". 3- Ngăn chặn biên giới, kiểm soát vùng ven biển, cắt đứt nguồn chi viện từ miền Bắc, cô lập cách mạng miền Nam. Kế hoạch được triển khai từ 1961 đến 1965 theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, bình định miền Nam trong vòng 18 tháng tính từ giữa năm 1961 với hai biện pháp: tăng nhanh lực lượng và khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn (theo công thức: Quân

Phạm Xuân Ẩn (thứ 3 từ phải sang) tại Sài Gòn những năm đầu thập niên 60 - Ảnh do gia đình cung cấp

Page 99: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

99

đội Sài Gòn + vũ khí trang bị Mỹ + cố vấn Mỹ); thực hiện cho được "quốc sách ấp chiến lược", dự kiến đưa 10 triệu dân vào 16 - 17.000 ấp chiến lược. Giai đoạn 2, từ đầu năm 1963: khôi phục kinh tế, tăng cường lực lượng quân đội, hoàn thành công cuộc bình định. Giai đoạn 3, thực hiện từ đầu năm 1965: phát triển kinh tế, ổn định miền Nam và kết thúc chiến tranh.

Tham gia soạn thảo kế hoạch này, trong nhóm của Eugene Staley về phía Sài Gòn còn có Vũ Quốc Thúc. Tất nhiên trong quá trình trao đổi với tiến sĩ Eugene Staley và những chuyên gia khác của hai phái đoàn, trong đó có cả tướng Lansdale, Phạm Xuân Ẩn đã liên tục gửi các báo cáo phân tích những nội dung cơ bản về trên. Tuy nhiên, cấp trên cần có ngay "nguyên bản".

Kế hoạch Staley-Taylor được soạn thảo bí mật đến mức cho tới khi đã soạn thảo xong rồi mà ngay cả Trần Kim Tuyến cũng không biết. Phạm Xuân Ẩn hỏi bác sĩ Tuyến thì ông Tuyến nói chưa có văn bản. Ông Ẩn cho ông Tuyến biết Vũ Quốc Thúc có tham gia soạn thảo kế hoạch này và đề nghị ông Tuyến yêu cầu ông Thúc cung cấp văn bản. Ông Ẩn biết chắc rằng, nếu bác sĩ Tuyến có bản kế hoạch này thì ông ta sẽ đưa ngay cho ông để "đọc, dịch, tóm tắt nội dung và cho ý kiến". Quả nhiên Vũ Quốc Thúc đã giao bản kế hoạch theo yêu cầu của bác sĩ Tuyến để "nghiên cứu và trình cố vấn Ngô Đình Nhu". Nhận được bản kế hoạch, bác sĩ Tuyến liền đưa cho Phạm Xuân Ẩn. Ngay lập tức, nguyên bản kế hoạch Staley-Taylor đã được chuyển về Tổng hành dinh của kháng chiến, trước khi nó được triển khai thực hiện.

Để cụ thể hóa kế hoạch Staley - Taylor, Ngô Đình Nhu chỉ đạo xây dựng "Kế hoạch Ấp chiến lược", đây thực chất là giải pháp chiến lược chống chiến tranh du kích. Tài liệu thảo xong ông Nhu giao cho Sở Nghiên cứu chính trị bổ sung, sau đó trình lại cho ông Nhu duyệt. Duyệt xong, tài liệu này được chuyển lại sang Sở Nghiên cứu chính trị dịch ra tiếng Anh để trình cho người Mỹ.

Bác sĩ Tuyến lại giao cho ông Ẩn dịch tài liệu này. Tất nhiên ông Ẩn chụp phim để báo cáo về trên trước khi dịch. Đây là tập tài liệu khá dày, lúc đó ông Ẩn được cấp trên giao điều tra một số tin tức cấp bách, nên ông phải nhờ Peter Roberts, người của cơ quan tình báo Anh (BIS) tham gia dịch cùng ông. Roberts với ông Ẩn có quan hệ thân tình, thường trao đổi tin tức. Roberts nhận lời dịch ngay, vì đây là tài liệu mà Tòa đại sứ Anh cũng cần theo dõi. Tuy biết tài liệu này để lộ ra ngoài là rất nguy hiểm cho ông, nhưng ông nghĩ rằng tình báo Anh không dại gì để mất nguồn tin nên không

Page 100: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

100

bao giờ họ để lộ. Bản dịch được giao cho bác sĩ Tuyến, chuyển cho ông Nhu giao cho người Mỹ. Người Mỹ đánh giá cao bản dịch. Và tiếp đó, ông Ẩn lại được giao dịch tiếp "Kế hoạch Ấp chiến đấu".

Vậy là ông lấy gọn luôn 2 tài liệu nữa gửi về cơ quan chỉ huy tình báo.

Quân đội Sài Gòn phát triển rất nhanh dưới kế hoạch này. Đến năm 1962, quân số tăng lên 354 ngàn, trong đó có 200 ngàn quân chủ lực được trang bị hiện đại, có 257 máy bay chiến đấu, 346 xe thiết giáp. Cố vấn Mỹ được tăng lên 2.630, ngoài ra còn có 8.280 lính Mỹ thuộc lực lượng đặc nhiệm.

Ngày 8.2.1962, Bộ Tư lệnh quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV) được thành lập do đại tướng Paul Harkins làm Tư lệnh, thay cho phái đoàn MAAG. Như vậy là Mỹ sẽ trực tiếp nắm quyền chỉ huy chiến tranh, thông qua hai bộ phận chủ yếu là lực lượng yểm trợ và lực lượng cố vấn trong MACV.

Tham mưu trưởng của Harkins là tướng Richard Stillwell, một chuyên viên về tình báo quân sự. Một loạt các sĩ quan thân cận của Lansdale và là những người quen của Phạm Xuân Ẩn như Rufus Philips, Ogy Williams, Leonard Maynard và David Hudson giúp Harkin lập một cơ quan yểm trợ cho

Một ấp chiến lược thời Ngô Đình Diệm -

Nguồn: History.navy.mil

Page 101: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

101

chương trình ấp chiến lược. Rufus Philips được chỉ định làm trưởng cơ quan này.

Sang Việt Nam, tướng Harkins tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch quân sự của Mỹ mà trước đó tướng Mc Garr đã triển khai thí điểm (kế hoạch chống nổi dậy). Năm 1962, một kế hoạch quân sự mới của Mỹ, kế hoạch Harkins - Mc Garr, được đem ra áp dụng. Đây là kế hoạch quân sự tập trung lực lượng càn quét đánh phá mức độ ngày càng tăng, với chi viện hỏa lực mạnh, với chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận nhằm đối phó với các cuộc tấn công ngày càng mạnh của ta. Mục tiêu của kế hoạch quân sự này là nhanh chóng tiêu diệt lực lượng vũ trang còn non trẻ của ta để giành lại thế chủ động trên chiến trường, chiếm lại những vùng đã giải phóng.

Toàn bộ kế hoạch quân sự này của Mỹ cũng được ông Ẩn "lấy gọn".

Ngoài những kế hoạch quan trọng nói trên, cùng thời gian này Phạm Xuân Ẩn còn gửi về hàng loạt các báo cáo:

+ Tổ chức lực lượng của quân đội Sài Gòn tăng cường quân số theo kế hoạch của Mỹ

+ Vũ khí, trang bị mới

+ Chiến thuật "bủa lưới, phóng lao" (Net and Spear)

+ Chiến thuật "Diều hâu" (Eagle Flight)

+ Chiến thuật thiết vận xa M113...

Nhưng chưa hết, ông còn có những báo cáo dồn dập về các hoạt động tình báo của Mỹ, về mâu thuẫn giữa Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, mâu thuẫn trong nội bộ chế độ Sài Gòn...

17/04/2008

Kỳ 9: Tình huống nguy hiểm

Giữa lúc ông thực hiện các điệp vụ cấp tập thì xảy ra một sự cố. Tài liệu đầu tiên của Mỹ mà ông gửi về - tài liệu Mc Garr "Kỹ thuật và chiến

Page 102: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

102

thuật chống nổi dậy" - do sự thiếu cẩn trọng của cấp trên, nên cơ quan tuyên huấn miền đã trích in ra... phổ biến cho các tỉnh. Hậu quả là địch nhặt được tài liệu này trong một cuộc hành quân càn quét ở khu 9. Nó đã được báo cáo lên Trần Kim Tuyến. Bác sĩ Tuyến liền cho ông Ẩn biết việc này.

Phạm Xuân Ẩn là nhà tình báo duy nhất cung cấp đầy đủ toàn bộ tài liệu "Chiến lược chiến tranh đặc biệt" cùng các kế hoạch cụ thể triển khai chiến lược đó của Mỹ và của chính quyền Ngô Đình Diệm, mặc dù ông Ẩn thường nhắc chúng tôi "tình báo chiến lược ta có hàng trăm, tôi chỉ là một đầu mối". Ông không những cung cấp các tài liệu nguyên bản mà còn có nhiều báo cáo phân tích khi những kế hoạch đó "còn trong trứng nước" cũng như quá trình triển khai chúng. "Cấp trên cần cái gì, tôi cung cấp cái đó", ông nói.

Ông cũng báo cáo phân tích những mâu thuẫn giữa Mỹ với chính quyền Ngô Đình Diệm trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, trong đó có những thông tin quan trọng: Cuối năm 1961, miền Tây bị lụt lớn, Taylor thừa cơ hội muốn đưa quân sang lấy cớ cứu lụt cho dân, nhưng Ngô Đình Diệm không đồng ý. Trước đó Mỹ định đưa cố vấn Mỹ đến cấp sư đoàn, trung đoàn nhưng Ngô Đình Diệm không chấp nhận... Nói chung là Ngô Đình Diệm không muốn Mỹ xen sâu vào nội bộ chế độ. Mâu thuẫn Mỹ - Diệm

Phạm Xuân Ẩn (bìa trái) giữa các quan hệ xã

hội...

Page 103: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

103

mỗi lúc một thêm gay gắt. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc người Mỹ "thay ngựa giữa dòng".

Đối với tình báo Mỹ, Phạm Xuân Ẩn đã kịp thời báo cáo về trên những tin tức quan trọng: hoạt động của CIA núp trong các tổ chức (mới thành lập và đang hoạt động); hoạt động của biệt kích CIA thả ra miền Bắc; việc thả biệt kích của hãng "Flying Tiger" ("Cọp bay"); hoạt động của lực lượng đặc biệt "Mũ nồi xanh" ở Tây Nguyên... Trong khi đó, CIA hầu như không nắm được gì hoặc, như sau này chính CIA thừa nhận, họ "nắm không chính xác" về lực lượng và hoạt động của Quân Giải phóng.

Từ năm 1961, kết hợp với đấu tranh chính trị được triển khai rộng khắp, các lực lượng vũ trang của ta đã lớn mạnh nhanh chóng, bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích để đối phó với "Chiến tranh đặc biệt".

Trong khi vùng giải phóng liên tiếp được mở rộng, ấp chiến lược bị phá hủy hàng loạt thì đến giữa năm 1962 tướng Harkins báo cáo với Bộ Quốc phòng Mỹ: "Quân Nam Việt Nam đang đẩy lùi Việt Cộng và mở rộng vành đai kiểm soát ở nông thôn... Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang ở thế chiến thắng". "Trên đà thắng lợi" đó, Mỹ tăng gấp đôi viện trợ quân sự, từ 321,7 triệu USD tài khóa 1961-1962 lên 675 triệu USD tài khóa 1962-1963. Dưới sự chỉ huy của các cố vấn Mỹ, tính đến năm 1962 quân đội Diệm đã tiến hành 4.000 cuộc hành quân càn quét tấn công vào vùng giải phóng.

Quân Giải phóng đã đáp trả. Trận Ấp Bắc (diễn ra ngày 2.1.1963 tại Ấp Bắc, xã Tân Phú Trung, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) là trận mở đầu đánh bại hai chiến thuật chủ yếu "trực thăng vận" và "thiết xa vận" của đối phương, được báo chí thế giới miêu tả kỹ lưỡng cho thấy Quân Giải phóng không còn là nhóm nhỏ bất lực trước "trực thăng vận" và "thiết xa vận" nữa, mà đã lớn mạnh "đủ để đánh bại quân cơ động của đối phương". Phong trào "thi đua với Ấp Bắc" được phát động, quân và dân miền Nam đã tấn công và nổi dậy, phá gần 3.000 trong số hơn 6.000 ấp chiến lược. "Chiến lược chiến tranh đặc biệt" cuối cùng bị phá sản, đánh dấu bằng trận Bình Giã (Bà Rịa, tháng 12-1964), tại đây lần đầu tiên bộ đội chủ lực Quân Giải phóng mở chiến dịch tấn công cấp trung đoàn và cấp tiểu đoàn, tiêu diệt 2 tiểu đoàn chủ lực, 1 tiểu đoàn thiết giáp, bắn rơi và bắn hỏng 35 máy bay trực thăng.

Page 104: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

104

Như chúng tôi đã đề cập trong loạt bài trước, phóng viên Hãng tin Anh Reuters Phạm Xuân Ẩn đã đến "thị sát chiến quả" trận Ấp Bắc, bằng máy bay trực thăng Mỹ. Trận đó ông được thưởng Huân chương Chiến công.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, một cái tin "Nhật không mở mặt trận phía đông" do nhà tình báo vĩ đại Richard Sorge báo về, chỉ với một cái tin đó thôi cũng đã làm cho cục diện chiến tranh thay đổi, vì Hồng quân Liên Xô không cần phải để lại quân đối phó với Nhật, do đó mấy chục sư đoàn phía đông đã được điều về mặt trận chống Đức. Bởi vậy mà các nhà nghiên cứu cho rằng cái tin đó của Sorge có giá trị bằng mấy chục sư đoàn. Ngày nay chúng ta đã biết những thông tin của Phạm Xuân Ẩn khiến cho các nhà lãnh đạo kháng chiến không chỉ biết kế hoạch này kế hoạch kia của Mỹ mà biết rõ Mỹ "như ngồi giữa tổng hành dinh của Mỹ". Và chúng tôi nghĩ, các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự rồi sẽ định lượng giá trị chiến lược của những thông tin đó, không phải chỉ để vinh danh ngành tình báo và vinh danh ông Ẩn, mà quan trọng hơn, để bổ sung vào lý luận quân sự, làm dày thêm bài học giữ nước...

Trở lại chuyện của 1961. Giữa lúc Phạm Xuân Ẩn thực hiện các điệp vụ cấp tập thì xảy ra một sự cố. Tài liệu đầu tiên của Mỹ mà ông gửi về - tài liệu Mc Garr "Kỹ thuật và chiến thuật chống nổi dậy" - do sự thiếu cẩn trọng của cấp trên, nên cơ quan tuyên huấn miền đã trích in ra... phổ biến cho các tỉnh. Hậu quả là địch nhặt được tài liệu này trong một cuộc hành quân càn quét ở khu 9. Nó đã được báo cáo lên Trần Kim Tuyến. Bác sĩ Tuyến liền cho ông Ẩn biết việc này.

Máy bay Mỹ bị bắn hỏng trong trận Ấp Bắc, năm 1963 - Nguồn:

wikipedia

Page 105: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

105

Phạm Xuân Ẩn báo ngay về trên. Để bảo đảm an toàn cho ông, cấp trên chỉ thị cho ông tạm ngưng hoạt động. Mọi liên lạc cũng tạm ngưng để theo dõi.

Sự cố này quá nguy hiểm. Từ tài liệu này đối phương có thể khoanh vùng, điều tra và cuối cùng có thể lần ra ông, bởi những người tiếp cận nó là không nhiều. Vấn đề là làm sao có thể biết đối phương có lần ra được ông hay không, làm sao biết đối phương nghi ngờ cho ai. Nếu có dấu hiệu lộ thì đương nhiên ông phải chạy về căn cứ. Phức tạp nhất là không biết có bị lộ hay không. Tự ông phải điều tra việc này.

Trước hết tại cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống. Những người thân tín của Trần Kim Tuyến ở đây đều quen thân với ông, ông khéo léo thăm dò coi họ nghi ngờ những đối tượng nào. Không thấy biểu hiện nghi ngờ gì hết, càng không có chút biểu hiện nghi ngờ đối với bản thân ông. Họ chỉ muốn "xóa vết tích" để khỏi lôi thôi, khỏi phải chịu trách nhiệm.

Ông thăm dò những người quen ở cơ quan an ninh quân đội. Tại đây họ "hoàn toàn không biết gì".

Thăm dò phía tình báo Mỹ. Không thấy có gì nguy hiểm. Qua một người quen là ông Đặng Đức Khôi, làm cho CIA, ông được biết CIA kết luận đây là tài liệu "ngụy tạo" nhằm gây chia rẽ trong nội bộ, họ không coi đây là tài liệu của Việt Cộng. Để xác minh cho chắc, ông hỏi thẳng Trần Kim Tuyến và Lê Văn Thái. Cả hai người này đều trả lời tương tự. Thế là yên tâm.

Khi đã biết chắc là đối phương không có chút nghi ngờ đến mình, Phạm Xuân Ẩn báo cáo về trên, xin tiếp tục hoạt động, tiếp tục liên lạc lại bình thường. Cấp trên đồng ý.

Cơ quan chỉ huy tình báo đã rút kinh nghiệm nghiêm khắc về sự cố này. Chỉ một sơ suất về nguyên tắc sử dụng tài liệu cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Nếu Phạm Xuân Ẩn không có mối quan hệ sâu với hệ thống phản gián của đối phương để tự mình điều tra thì việc quyết định cho ông tiếp tục hoạt động bình thường trở lại là không dễ dàng đối với cấp trên. Ông thoát hiểm không phải là do may mắn. Ông thoát hiểm là do ông chuyên nghiệp. Ông phải tự kiểm tra sự an toàn của bản thân...

18/04/2008

Page 106: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

106

Kỳ 10: Bản lĩnh trước biến cố

"Thời gian này công việc của tôi rất căng thẳng. Một mặt phải ứng phó khôn khéo trước các biến cố phức tạp. Mặt khác cấp trên cần tin tức gấp rút, các chuyến liên lạc dày lên. Mặt khác nữa là đòi hỏi của Reuters rất cao, tin tức phải đánh đi liên tục", ông Ẩn nói.

Cần biết, anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu trước những năm 1960 đã "ngoan cố" không chịu để Mỹ đưa cố vấn đến cấp sư đoàn, trung đoàn, nhưng do "sự lớn mạnh của cộng sản miền Nam", nên họ đã "thay đổi lập trường" không những chấp nhận Mỹ đưa cố vấn xuống sâu trong quân đội mà còn tuyên bố "cần có sự giúp đỡ của quân đội Hoa Kỳ". Tuy nhiên, họ đã bằng mặt mà không bằng lòng.

Trong khi ngoài chiến trường bị thất bại liên tiếp, trên chính trường thì siết chặt chế độ độc tài gia đình trị. Sau cuộc đảo chính hụt năm 1960, các phe phái đối lập bị khủng bố. Phong trào đấu tranh của nhân dân nổi lên khắp nơi. Phật giáo bị đàn áp nên nổ ra đấu tranh mà đỉnh cao là vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức (11.6.1963).

Phạm Xuân Ẩn trong những năm đầu thập niên 60 - Ảnh: Do gia đình cung cấp

Page 107: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

107

Để đẩy mạnh "Chiến tranh đặc biệt", người Mỹ muốn tăng quân tham chiến và thọc sâu bàn tay điều khiển chế độ, nhưng vấp phải sự phản đối của Ngô Đình Nhu. Ngô Đình Nhu rất khó chịu với đám cố vấn Mỹ và không muốn quân Mỹ tham chiến. Bực tức với thái độ của Ngô Đình Nhu và thấy việc triển khai các kế hoạch của "Chiến tranh đặc biệt" có nguy cơ biến thành công cốc, tháng 6.1963, Henry Cabot Lodge được chính phủ Mỹ cử sang làm đại sứ thay cho Frederick Nolting, với "sứ mệnh" gây áp lực để Ngô Đình Diệm chấp nhận cho Mỹ tăng quân tham chiến và loại bỏ Ngô Đình Nhu, nếu ông Diệm không chấp nhận thì loại bỏ luôn Ngô Đình Diệm. Tình hình nội bộ chế độ Sài Gòn rối như canh hẹ.

Phạm Xuân Ẩn đã có nhiều báo cáo phân tích tình hình chính trị ở Sài Gòn. Qua các nguồn tin, ông cho cấp trên biết có nhiều nhóm âm mưu đảo chính: Nhóm thứ nhất do Trần Kim Tuyến, Trần Thiện Khiêm, Phạm Ngọc Thảo (là cán bộ tình báo của ta, dĩ nhiên lúc này ông Ẩn không thể biết) và Đỗ Mậu. Nhóm thứ hai do Trần Văn Đôn, Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim và Phạm Văn Đổng cầm đầu. Nhóm thứ ba của Đại Việt do Nguyễn Tôn Hoàng, Chung Tấn Cang, Phan Huy Quát cầm đầu và nhiều nhóm nhỏ khác. Tất cả các nhóm đều có tay chân của CIA cài vào và đều liên hệ với phong trào Phật giáo miền Trung.

Về âm mưu của Trần Kim Tuyến, điều kỳ lạ là có liên quan đến hai nhà tình báo "Việt cộng". Đó là Phạm Ngọc Thảo và Đặng Trần Đức (Ba Quốc). Bác sĩ Tuyến bàn trực tiếp với ông Phạm Ngọc Thảo (lúc này đã được thăng quân hàm đại tá) lợi dụng một số tướng lãnh đang có âm mưu đảo chính để lên một kế hoạch tiến hành một cuộc đảo chính "hòa bình", nghĩa là vừa giữ được mạng sống anh em ông Diệm vừa "cải sửa" chế độ, thoát khỏi sự lệ thuộc của người Mỹ. Sau này ông Ba Quốc xác nhận với chúng tôi rằng, là người cầm đầu cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống và có công lớn trong việc củng cố chính quyền Ngô Đình Diệm nhưng Trần Kim Tuyến bị Ngô Đình Cẩn tìm cách loại bỏ, cho nên bác sĩ Tuyến bắt đầu chán ghét gia đình họ Ngô. "Bác sĩ Tuyến không giấu tôi quan điểm chính trị của ông ta. Ông ta không tán thành chế độ gia đình trị và cho rằng Ngô Đình Nhu phạm nhiều sai lầm, đàn áp Phật giáo, không được lòng dân. Ông ta giao cho tôi liên lạc với các lãnh tụ Phật giáo để phát động phong trào chống Diệm-Nhu và lên kế hoạch hoạt động lật đổ. Nhưng kế hoạch bị lộ, bác sĩ Tuyến bị chuyển đi làm đại sứ ở Le Caire (Ai Cập)", ông Ba Quốc nói.

Page 108: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

108

Ngô Đình Diệm quay lưng với Ngô Đình Nhu - Ảnh tư liệu Đại sứ Henry Cabot Lodge (10.1963) - Ảnh tư liệu

Là người thân với bác sĩ Tuyến, nhưng tất nhiên Phạm Xuân Ẩn không tham gia vào các âm mưu này. Phạm Ngọc Thảo và Đặng Trần Đức là các nhà tình báo "hành động", còn nhiệm vụ của ông Ẩn thì khác.

Ông phải giữ được thế đứng lâu dài của mình trong bất kỳ tình huống nào, bất kỳ ai lên cầm quyền. Nhưng trong bối cảnh "rối như canh hẹ" này, ông Ẩn đứng trước một tình thế quá phức tạp. Nếu đảo chính xảy ra, những người cũ bị loại bỏ thì ông mất các "nguồn tin" quan trọng, nhưng lúc này ông không thể "quay lưng" lại với họ, vì như vậy không những mất "nguồn tin" mà bản chất con người tình nghĩa của ông cũng không cho phép ông làm điều đó. Đối với những người mới, trong cuộc chơi này ông chưa biết ai thắng ai thua. Bởi vậy ông chơi thân với tất cả và giữ ý không để phe này nghĩ ông là người của phe kia, ông giữ vững "bình phong" Reuters để chứng minh cho các phe phái rằng ông chỉ là một nhà báo. "Thời gian này công việc của tôi rất căng thẳng. Một mặt phải ứng phó khôn khéo trước các biến cố phức tạp. Mặt khác cấp trên cần tin tức gấp rút, các chuyến liên lạc dày lên. Mặt khác nữa là đòi hỏi của Reuters rất cao, tin tức phải đánh đi liên tục", ông nói với chúng tôi.

Nhưng đây cũng là thời cơ để mở rộng quan hệ, vì phe phái nào cũng cần Reuters nói tốt về họ. Do đứng ở "trung tâm thời cuộc", tiếp cận được rất

Page 109: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

109

nhiều nguồn tin đa dạng, phong phú, lại là người phân tích sắc sảo, nên các tướng lĩnh, chính khách đã hướng về ông, để qua ông mà họ nhận định tình hình, mà thay đổi thái độ, mà củng cố địa vị. Ông đã khôn ngoan "chia cắt" các quan hệ, để nhóm này không biết ông "tư vấn" cho nhóm kia. Thời điểm này báo chí nước ngoài bắt đầu tập trung rất đông ở Sài Gòn, Phạm Xuân Ẩn cũng trở thành "nguồn tin" của họ. CIA cài người dày đặc, các loại tình báo quốc tế cũng hút vào đây. Ông Ẩn không chỉ mở rộng quan hệ với CIA để tăng thêm nguồn tin mà còn quan hệ với tình báo Anh, Tây Đức, Phòng nhì Pháp và tùy viên của nhiều sứ quán nước ngoài tại Sài Gòn... Những quan hệ đó ông đều báo cáo về trên.

Tình hình khủng hoảng chính trị ở Sài Gòn và mâu thuẫn giữa Mỹ với anh em Ngô Đình Diệm ông đều “nắm chắc chắn và báo cáo đầy đủ về trên”. Qua ông Ẩn và các lưới tình báo khác lúc này đã phát huy hiệu lực, Tổng hành dinh kháng chiến ở Hà Nội và miền biết rõ việc Mỹ chuẩn bị "thay ngựa giữa dòng", do đó đã điều chỉnh chiến lược, chiến thuật ứng phó. Riêng thời điểm diễn ra cuộc đảo chính 1.11.1963 dẫn đến cái chết của Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, ông biết trước 1 ngày, nhưng do lệch với thời gian liên lạc nên đã không báo cáo kịp về trên.

Như vậy là Phạm Xuân Ẩn đã thể hiện xuất sắc bản lĩnh và tính chuyên nghiệp của một nhà tình báo chiến lược tại một trong những thời điểm phức tạp nhất. Tuy nhiên, ai đó trong Phủ Tổng thống đã phát hiện Phạm Xuân Ẩn đã có những động thái bất lợi cho chế độ Ngô Đình Diệm. Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, ký giả tạp chí TIME Merton Perry (sau này làm cho Newsweek) nói với ông: "Nếu cuộc đảo chính không xảy ra thì có lẽ anh đã bị mất việc ở Reuters rồi". Perry cho ông Ẩn biết ông ta đã nhìn thấy một công văn trong dinh Tổng thống ra lệnh cho cố vấn chính trị Tòa Đại sứ chính quyền Sài Gòn ở Anh vận động chủ hãng Reuters rút nhà báo Nick Turner, trưởng đại diện Reuters tại Sài Gòn, về nước, vì "Reuters ở Sài Gòn cung cấp thông tin đồn đại không xác thực". Mà Reuters thì thừa biết tất cả tin tức đó đều từ Phạm Xuân Ẩn. Do đảo chính xảy ra nên Reuters đã bỏ qua việc này...

Page 110: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

110

20/04/2008

Kỳ 11: Tin tức tối quan trọng

Đến đầu tháng 3.1964, Johnson thông qua một kế hoạch quân sự mới - kế hoạch McNamara - Taylor với các nội dung chính: Tăng cường sự chỉ huy trực tiếp của các cố vấn Mỹ, tăng viện trợ quân sự và tăng quân số quân đội Sài Gòn; đẩy mạnh các chiến dịch bình định nông thôn, đặc biệt là các khu vực quanh Sài Gòn; dùng không quân đánh phá miền Bắc và Lào, buộc miền Bắc phải ngưng tăng viện cho "Việt cộng".

Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cả ba nhà tình báo "Việt cộng" gắn với bác sĩ Trần Kim Tuyến đều an toàn. Ông Phạm Ngọc Thảo bắt đầu lao vào những cơn bão táp khuynh đảo chính trường. Ông Ba Quốc được "đưa vào máy kiểm tra nói dối" trước khi chuyển sang làm ở Đặc ủy Trung ương tình báo. Còn Phạm Xuân Ẩn thì tiếp tục phát huy các lợi thế chiến lược...

Anh em Ngô Đình Diệm chết, nhóm tướng lĩnh Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim... được người Mỹ ủng hộ, lên cầm quyền. Một số sĩ quan từ Pháp cũng lần lượt về giữ các vị trí trong quân đội, trong đó có những người quen cũ của Phạm Xuân Ẩn như Nguyễn Huy Lợi,

Phạm Xuân Ẩn gặp lại nhà báo

Robert Shaplen - Ảnh do gia đình cung cấp

Page 111: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

111

Nguyễn Chánh Thi... và có cả ông Phạm Xuân Giai, người anh họ của Phạm Xuân Ẩn.

Những người mới lên cầm quyền rất cần "sự hợp tác" của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài. Do đó ông Ẩn được họ ân cần săn đón. Một loạt các quan hệ "nguồn tin" mới được thiết lập, qua những người như Phạm Văn Đổng (là sĩ quan được người Mỹ tín nhiệm), Nguyễn Huy Lợi (là "cánh tay mặt" của tướng Nguyễn Văn Vỹ ở Bộ Tổng tham mưu), Nguyễn Bé (tham mưu trưởng lực lượng đặc biệt), Nguyễn Chánh Thi... Song ông Ẩn không quên duy trì các quan hệ cũ, với những người có vai vế thời Ngô Đình Diệm nay đã bị thất thế, như nhóm đàn em của bác sĩ Tuyến. Điều đó không đơn giản là ông "tính chiến lược" lâu dài vì có thể sau này họ sẽ trở lại cầm quyền, mà còn vì tình nghĩa bạn bè. Bạn bè cũ của họ ai cũng "sợ liên lụy" không dám đến gần, còn ông thì không ngại, ông vẫn thăm viếng bình thường, ông an ủi và làm những gì có thể làm được để giúp đỡ họ, bởi vậy ai cũng yêu mến nể phục ông.

Về phía Mỹ, thông qua các mối quan hệ đặc biệt, ông kết thân thêm với Robert Shaplen, một nhà báo Mỹ (làm cho tờ NewYorker) nổi tiếng và có thế lực. Ông cũng quen với Lucian Conein, trùm CIA ở Sài Gòn. Shaplen và Conein là hai bạn thân và hai người đều trở thành bạn thân của ông Ẩn. Conein từng đóng vai trò liên lạc giữa CIA và các tướng lĩnh Sài Gòn, và thông qua Conein, các tướng này nhận được sự đồng ý ngầm của Mỹ khi họ lên kế hoạch đảo chính Ngô Đình Diệm ngày 1.11.1963. Conein "lừng danh" đến mức Stanley Karnow, tác giả cuốn sách Vietnam - a History từng dành 70 tiếng đồng hồ phỏng vấn với dự định viết tiểu sử, là người được Karnow nhận xét là "một người lính đánh thuê đầy chất giang hồ hảo hán, một nhân vật chỉ chết trong tiểu thuyết". Còn Robert Shaplen, theo đánh giá của New York Times, "là một tượng đài của báo chí Mỹ". Ông có mặt khắp nơi, từ những chiến trường trong chiến tranh thế giới thứ hai, từ Triều Tiên, Việt Nam đến những khu rừng già ở Lào, Campuchia, đến những khu phố đông người ở Hồng Kông, Singapore... Đối với các phóng viên trẻ, "việc đến thăm Robert Shaplen được xem như bắt buộc trước khi đến châu Á". Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, ngòi bút của ông ôn hòa, ít chỉ trích chính quyền Mỹ so với các đồng nghiệp, mặc dù rốt cuộc ông cũng phê phán gay gắt cuộc chiến do người Mỹ gây ra.

Page 112: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

112

Giới thiệu đôi dòng như vậy để thấy mối quan hệ của ông Ẩn với hai nhân vật này không chỉ quan trọng về tin tức mà thông qua hai người này, ông có thể mở rộng và thắt chặt quan hệ sâu rộng với rất nhiều người trong giới chức Mỹ cũng như giới cầm quyền mới ở Sài Gòn.

Thời gian sau đảo chính, cấp trên chỉ thị cho ông đi sâu vào các kế hoạch quân sự, kế hoạch ấp chiến lược và tình hình biến động chính trị nội bộ giữa Mỹ và giới cầm quyền mới ở Sài Gòn.

Nhóm tướng lĩnh cầm quyền mới chưa làm được gì mà nội bộ lủng củng triền miên. Không bao lâu sau, vào cuối tháng 1.1964, nhóm tướng lĩnh do Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm đứng đầu đã đảo chính lật đổ Dương Văn Minh (gọi là "Chỉnh lý I"), Nguyễn Khánh lên làm Thủ tướng kiêm Tổng tư lệnh quân đội. Tiếp đó, ngày 27.8.1964, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm tiến hành cuộc "Chỉnh lý II", lập "tam đầu chế" với Dương Văn Minh làm Quốc trưởng, Nguyễn Khánh làm Thủ tướng, Trần Thiện Khiêm làm Tổng trưởng Quốc phòng. (Phạm Ngọc Thảo lúc đó cũng được Nguyễn Khánh tin cậy kéo vào làm Giám đốc báo chí Phủ Thủ tướng).

Phạm Xuân Ẩn tận dụng các quan hệ rất khôn khéo gián tiếp chứng minh cho Nguyễn Khánh thấy mình chỉ là một ký giả chứ không làm chính trị. Và đặc biệt thông qua Conein và các đàn em của ông ta để thiết lập thế đứng của mình trong quan hệ với nhóm Nguyễn Khánh.

Lính Mỹ tham chiến tại VN được máy bay trực thăng sơ tán khỏi một vị trí quân sự năm 1965 - Ảnh: AFP

Page 113: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

113

Trong khi đó, cũng vào tháng 1.1964, Tổng thống Mỹ Johnson cử tướng William C.Westmoreland sang miền Nam thay Harkins làm Tư lệnh MACV. Trước đó, vào giữa tháng 12.1963, Johnson đã cử McNamara và Taylor sang Sài Gòn để khảo sát tình hình thực tế, với một kết quả bi quan rằng các tướng lĩnh mới lên cầm quyền "chỉ muốn làm chính trị ở Sài Gòn hơn là tham gia các chiến dịch trên chiến trường". Đến đầu tháng 3.1964, Johnson thông qua một kế hoạch quân sự mới - kế hoạch McNamara - Taylor với các nội dung chính: Tăng cường sự chỉ huy trực

tiếp của các cố vấn Mỹ, tăng viện trợ quân sự và tăng quân số quân đội Sài Gòn; đẩy mạnh các chiến dịch bình định nông thôn, đặc biệt là các khu vực quanh Sài Gòn; dùng không quân đánh phá miền Bắc và Lào, buộc miền Bắc phải ngưng tăng viện cho "Việt cộng". Tháng 7.1964, Cabot Lodge bị triệu hồi về nước, đại tướng Maxwell Taylor, Tổng tham mưu trưởng liên quân được cử sang làm Đại sứ ở Sài Gòn.

Trên chiến trường, Quân giải phóng đang tấn công tới tấp. Câu hỏi cấp bách mà cấp trên đặt ra với Phạm Xuân Ẩn lúc bấy giờ là: "Mỹ có đem quân sang cứu nguy cho chế độ Sài Gòn hay không?".

Tình hình của đối phương ông Ẩn nắm hết. Ông báo cáo nội dung kế hoạch McNamara - Taylor, những ý đồ của Mỹ và nguyên bản các tài liệu quan trọng:

+ Chương trình biệt chính.

+ Kế hoạch bổ sung xây dựng biệt kích dù.

+ Kế hoạch tình báo dân ý vụ.

+ Chương trình bình định vùng ven Sài Gòn và vùng xung yếu (PICA).

+ Kế hoạch quân sự mùa khô 1964-1965 mang tên "Anh dũng 8" (AD8)...

Tin tức tối quan trọng mà ông Ẩn báo về trên là: Mỹ sẽ đem quân sang Việt Nam...

Page 114: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

114

21/04/2008

Kỳ 12: Trở thành nhà báo Mỹ

Yêu cầu khẩn thiết của cấp trên lúc này là: Phải nắm được ý đồ mở rộng chiến tranh, các biện pháp chiến lược, các kế hoạch quân sự của Mỹ trong từng thời gian, trên các chiến trường Việt Nam và Đông Dương... Và Phạm Xuân Ẩn đã gửi về nguyên bản Kế hoạch quân sự của Mỹ do tướng Westmoreland ký, tiếp đó là nguyên bản Kế hoạch bình định mới mang tên Kế hoạch "Ấp tân sinh"...

Trong những tài liệu nguyên bản gửi về thời điểm này, hầu hết là do Phạm Xuân Ẩn tự lấy thông qua giới chức cao cấp Mỹ và những người cầm quyền mới. Riêng tài liệu AD8, do em ruột ông Ẩn lấy giúp. Người em của Phạm Xuân Ẩn làm việc tại Văn phòng của Hoàng Xuân Lãm, sư trưởng Sư đoàn 2 đóng ở Kontum, nhân lúc trực đêm thấy tài liệu này, biết là anh mình rất cần giao cho cách mạng, nên đã chép nguyên văn rồi mang về Sài Gòn giao cho Phạm Xuân Ẩn.

"Không báo cáo theo khẩu vị cấp trên", là nhận xét của thiếu tướng Nguyễn Đức Trí (Sáu Trí) nguyên Thủ trưởng cơ quan tình báo miền về Phạm Xuân Ẩn mà chúng tôi đã đề cập trong loạt bài trước đây. Thời kỳ này (1964) trên

Phạm Xuân Ẩn và các đồng nghiệp tại văn phòng của The New York Herald Tribune ở Sài Gòn - Ảnh do gia đình cung cấp

Page 115: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

115

chiến trường, Quân giải phóng phát triển ngày càng mạnh sau chiến thắng Ấp Bắc. Địch ngày nào cũng mất một vài đồn bót, tuần nào cũng mất một quận lỵ hoặc ít nhất 1 tiểu đoàn bị loại khỏi vòng chiến đấu. Ở Sài Gòn, các cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ. Theo ông Sáu Trí, do đà thắng lợi trên chiến trường, nên việc chỉ đạo công tác tình báo hồi đó có khuynh hướng nhấn mạnh đến việc Mỹ thua, nhưng Phạm Xuân Ẩn trong các báo cáo của mình, đã thẳng thắn nói rằng ông không thấy dấu hiệu gì là Mỹ chịu thua cả.

Ông khẳng định dứt khoát trong báo cáo gửi về cấp trên: Mỹ sẽ đưa quân sang. Thông tin này ông đã lấy được từ Rufus Philips và các sĩ quan CIA trong Bộ Chỉ huy MACV, có phối kiểm qua các nguồn tin cao cấp khác của Bộ Tổng Tham mưu quân đội Sài Sòn. Thông tin này ban đầu cũng có người chưa tin, nhưng những tài liệu tiếp theo ông gửi về đã chứng minh chắc chắn.

Nội bộ chính quyền Sài Gòn lúc này hết sức lủng củng, giới cầm quyền bị thay đổi xoành xoạch. Sau hai cuộc "Chỉnh lý" của Nguyễn Khánh, ngày 13.9.1964, tướng Dương Văn Đức tiến hành đảo chính lật đổ Nguyễn Khánh nhưng thất bại, tạo thêm cơ hội cho Nguyễn Khánh thâu tóm luôn 3 ghế quyền lực cao nhất: Chủ tịch Hội đồng quân lực, Thủ tướng Chính phủ và Tổng trưởng Quốc phòng.

Thẻ hoạt động báo chí của Phạm Xuân Ẩn do Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ (MACV) cấp

Page 116: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

116

Nhưng do sức ép của người Mỹ, ngày 1.11.1964, Nguyễn Khánh buộc phải thành lập chính phủ dân sự do Trần Văn Hương làm Thủ tướng, Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng.

Tiếp đó, ngày 19.2.1965, thiếu tướng Lâm Văn Phát và đại tá Phạm Ngọc Thảo tiến hành đảo chính nhưng không thành công. Các tướng Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ chống lại đảo chính. Sự thất bại của cuộc đảo chính này đã đưa trung tướng Nguyễn Văn Thiệu nắm chức Chủ tịch Hội đồng quân lực và đưa bác sĩ Phan Huy Quát lên làm Thủ tướng thay Trần Văn Hương...

Sở dĩ các cuộc đảo chính, các biến cố xảy ra triền miên và tất cả các biến cố đó đều có bàn tay của CIA, là do người Mỹ vẫn chưa chọn được một nhân vật có thể "bình ổn" được chính trường để thực hiện các kế hoạch của Mỹ. Về phía ta, các điệp viên (như Phạm Ngọc Thảo) được chỉ thị tham gia khoấy động chính trường nhằm làm suy yếu cơ quan đầu não chính quyền Sài Gòn để hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân, tạo thế tấn công cho Quân Giải phóng trên chiến trường. Nói về sự biến động hồi đó, ông Ẩn bảo nếu người Mỹ không muốn thì không có cuộc đảo chính nào diễn ra được, bằng chứng là sau này khi đã "chọn được Nguyễn Văn Thiệu" thì tất cả các cuộc đảo chính đều bị "bóp chết trong trứng nước".

Rút kinh nghiệm những biến cố xảy ra dồn dập, Phạm Xuân Ẩn thấy rằng nếu đi sâu vào một phe nhóm nào đều hết sức nguy hiểm, mặc dù ông có "bình phong" khá an toàn. Đồng thời ông cũng nhận thấy rằng, khi Mỹ đưa quân xâm lược vào thì "bình phong" Reuters của ông sẽ không còn thích hợp, vì lúc đó thế lực của truyền thông Mỹ sẽ mạnh áp đảo. Nếu ông làm báo Mỹ thì điều kiện tiếp cận với các tướng lĩnh Mỹ cũng như với giới cầm quyền Sài Gòn sẽ tốt hơn, không chỉ đối với tin tức mà cả với việc mở rộng quan hệ. Vì vậy, ông chuyển sang làm phóng viên cho nhật báo The NewYork Herald Tribune, cùng với một đồng nghiệp người Mỹ - nữ ký giả Bervely Deepe.

Vừa nhận việc với tờ The NewYork Herald Tribune thì Giám đốc Quỹ Á châu Thomas Howard thuyết phục ông Ẩn về làm phụ tá cho ông ta. Ông Thomas Howard nói với Phạm Xuân Ẩn rằng cơ quan này đang mở rộng phạm vi hoạt động và rất cần một người cộng sự tin cậy như ông Ẩn. Ông Ẩn biết cơ quan này được CIA yểm trợ, nên hẹn sẽ nghiên cứu rồi trả lời. Mấy hôm sau, Howard mời ông đi ăn để thảo luận, nhưng trước giờ hẹn,

Page 117: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

117

ông ta đã bị thương nặng do một cuộc đánh bom của đặc công ta vào Sài Gòn, cuộc đánh bom đó được coi là "món quà dành cho Westmoreland" mới sang nhậm chức chỉ huy quân đội Mỹ.

Trở thành một nhà báo Mỹ, hoạt động của Phạm Xuân Ẩn thuận lợi hơn nhiều so với trước, nhất là trong quan hệ đối với những người cầm quyền mới đang bị "thay đổi xoành xoạch". Chẳng hạn như đối với Nguyễn Khánh. Khi còn làm Chủ tịch Hội đồng quân lực, Nguyễn Khánh "rất tín nhiệm" ký giả Bervely Deepe, do đó cũng tín nhiệm ông Ẩn. Ông Ẩn bảo những bài viết của nữ ký giả này là "rất chính xác" nên có ảnh hưởng trong dư luận Mỹ, được Quốc hội Mỹ quan tâm. Nguyễn Khánh coi trọng bà vì ông ta cần tiếng nói của báo chí Mỹ bênh vực quan điểm của ông ta đối phó lại tướng Maxwell Taylor. Khi cần, Nguyễn Khánh đích thân gặp bà Deepe hoặc sai Phạm Quang Tước, người chỉ huy tình báo đến gặp bà Deepe hoặc ông Ẩn để cung cấp tin tức.

Sau khi dựng lên "sự kiện Vịnh Bắc Bộ", ngày 7.8.1964, Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết cho phép chính quyền Johnson leo thang chiến tranh, ném bom miền Bắc. Và ngày 8.3.1965, 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn viễn chinh thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, mở đầu việc Mỹ trực tiếp xâm lược Việt Nam, đánh dấu việc chuyển từ chiến lược chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ. Những tin tức mà Phạm Xuân Ẩn gửi về là hoàn toàn chính xác.

Lính Mỹ đổ bộ vào bờ biển Đà Nẵng năm 1965 -

(Nguồn: talkingproud.us)

Page 118: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

118

Yêu cầu khẩn thiết của cấp trên lúc này là: Phải nắm được ý đồ mở rộng chiến tranh, các biện pháp chiến lược, các kế hoạch quân sự của Mỹ trong từng thời gian, trên các chiến trường Việt Nam và Đông Dương... Và Phạm Xuân Ẩn đã gửi về nguyên bản Kế hoạch quân sự của Mỹ do tướng Westmoreland ký, tiếp đó là nguyên bản Kế hoạch bình định mới mang tên Kế hoạch "Ấp tân sinh"...

22/04/2008

Kỳ 13: Phạm Xuân Ẩn dưới mắt một cựu phó Thủ tướng chính quyền Sài Gòn cũ

"Ẩn là một nhân tài. Ảnh chọn chính nghĩa đi theo và lúc nào cũng trọng nhân cách. Ảnh không bao giờ làm hại ai và luôn làm người ta cảm thấy yên lòng" - (lời tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo).

Trước khi tiếp tục đề cập đến các điệp vụ của Phạm Xuân Ẩn, xin trở lại câu chuyện về nhân cách của ông. Trong loạt bài trước đây, lần đầu tiên Báo Thanh Niên gọi Phạm Xuân Ẩn là nhà tình báo vĩ đại. Sự vĩ đại đó bao hàm tài năng và nhân cách.

TS Nguyễn Văn Hảo - ảnh: H.H.V

Page 119: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

119

Trả lời những người bạn Mỹ, ông Ẩn nói ông không bao giờ ân hận về những gì ông đã làm. Sở dĩ ông Ẩn phải khẳng định như vậy vì sách báo nước ngoài có những đánh giá khác nhau về cuộc đời ông, họ chưa hiểu hết chân lý giản dị của người dân ở một đất nước bị ngoại bang xâm lược. Phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc thì dĩ nhiên không có gì phải ân hận, bất cứ người Việt Nam yêu nước nào cũng đã làm và sẽ làm khi có ngoại xâm. Mỗi người làm theo mỗi cách, tùy theo điều kiện, tùy theo hoàn cảnh.

Trong dịp về xã Điện Tiến (Điện Bàn, Quảng Nam) để viết bài về anh hùng Mười Khôi, tôi đã nghe nhiều câu chuyện về hành động yêu nước của những người dân bình thường nhất, trong đó có câu chuyện huyền thoại về một người phụ nữ. Đó là chuyện của bà Đặng Thị Dũng. Đầu năm 1971, lúc đó nhiều chiến sĩ đặc công đang ở trong nhà bà. Bất ngờ một toán lính Mỹ xuất hiện. Chúng xả súng bắn chết chồng bà và cô con gái lớn 13 tuổi ngay tại chỗ. Bà Dũng lúc này đang mang thai, nhưng vẫn xông lên ôm chặt khẩu trung liên mà tên lính Mỹ đang bắn, bà dùng hết sức bình sinh đẩy nòng súng chĩa lên trời để các chiến sĩ giải phóng nhân đó mà chạy thoát. Chúng bắn bà bị thương vỡ một mảng đầu. Chúng bắt bà, tra tấn dã man, rồi thả bà ra. Bà vẫn sinh con, 5 mẹ con tiếp tục về quê trụ bám. Bà Dũng giờ đây đã ngoài 80 tuổi, trên đầu bà vết sẹo vẫn còn lõm sâu... Bà Dũng đã "chống Mỹ, cứu nước" như vậy đó.

Kết thúc chiến tranh, mặc dù chồng con bị giặc giết, mặc dù bản thân bị thương tật vì súng đạn giặc, vì những đòn tra tấn của giặc, nhưng bà Dũng và những người như bà Dũng không còn thù oán ai, miễn là được hồn nhiên lam lũ trên đồng ruộng là tốt rồi. Tất nhiên Phạm Xuân Ẩn không biết bà Dũng, nhưng ông biết rõ mình đang chiến đấu trong thế trận chiến tranh nhân dân với rất nhiều những người dân hiền lành và quật cường như bà Dũng. Ông Ẩn không muốn ai đề cao mình, một mặt do bản tính ông khiêm tốn, mặt khác ông ý thức được đằng sau ông còn có rất nhiều người như bà Dũng và gần ông hơn là hàng chục chiến sĩ đã thầm lặng hy sinh để bảo vệ sự an toàn của cụm tình báo mà ông là

Bà Đặng Thị Dũng

Page 120: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

120

trung tâm.

"Không ân hận", điều đó còn hàm chứa một ý nghĩa khác. Do đặc điểm nghề nghiệp và công việc của ông, ông có nhiều bạn bè ở "phía bên kia", gồm cả người Mỹ và các tướng tá, chính khách chế độ Sài Gòn. Theo chúng tôi, ông Ẩn biết rõ rằng nếu tất cả những bí ẩn của cuộc đời ông đều được công khai hết thì cũng không có bất cứ điều gì khiến ông phải xấu hổ trong quan hệ với bạn bè. Vì ông là nhà phân tích quân sự - chính trị sắc sảo, lại có quan hệ sâu rộng, nên họ cần tham khảo ý kiến, tranh thủ chất xám của ông. Họ giao tài liệu cho ông là vì mục đích của họ. Ông giúp họ những gì ông có thể, miễn là sự giúp đỡ đó không có hại cho cách mạng. Ông thu thập những tài liệu đó gửi về Tổng hành dinh kháng chiến để có đối sách thích hợp nhằm bẻ gãy ý đồ xâm lược, làm thất bại các kế hoạch chiến tranh. Không có ai "phía bên kia" bán tài liệu cho ông, ông cũng không "lấy cắp", không lợi dụng để làm hại bạn bè. Sau này biết việc ông làm, những bạn bè của ông "phía bên kia", những người hiểu được những sai lầm của người Mỹ khi gây ra cuộc chiến phi nghĩa chống Việt Nam, không ai phiền trách gì ông. Họ đều nể phục ông Ẩn.

Người ta thường gọi nghề báo là một "vỏ bọc" của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, người ta cũng gọi ông có cuộc đời "hai mặt". Nhưng sự thật thì ông đã làm báo một cách chuyên nghiệp, làm báo một cách chính trực. Nếu nói "hai mặt" thì mặt nào trong cuộc đời ông cũng chính trực cả. Sự chính trực đó làm nên tầm vóc của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn và tầm vóc của ký giả Phạm Xuân Ẩn.

Thẻ hoạt động báo chí của Tổng cục Chiến tranh chính trị quân đội Sài Gòn cấp cho Phạm Xuân Ẩn

Page 121: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

121

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, cựu Phó thủ tướng chính quyền Sài Gòn cũ, là một trong những người bạn thân của Phạm Xuân Ẩn. Ngày 30.4.1975 ông Hảo quyết định không ra đi, mặc dù ông là một quan chức cấp rất cao của chế độ cũ và không có một mối liên hệ nào với cách mạng. Ông sẵn sàng chờ đợi điều xấu nhất xảy ra với ông, nhưng không có điều xấu nào xảy ra cả...

Nói chuyện với chúng tôi về Phạm Xuân Ẩn, tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo cho biết: "Tôi quen anh Ẩn khi tôi làm Phó thủ tướng chế độ cũ. Sau 30.4.1975, tôi và ảnh gặp nhau thường xuyên với tư cách bạn bè, hầu như tuần nào cũng gặp, mãi cho tới lúc tôi rời khỏi Việt Nam năm 1982...".

Ông Hảo đã dành những lời thật tốt đẹp để nói về Phạm Xuân Ẩn: "Chúng tôi quen nhau bắt đầu từ một cuộc phỏng vấn. Hồi đó ảnh là ký giả Báo TIME, gặp tôi để phỏng vấn về kinh tế. Gặp con người này, tôi vừa tò mò vừa thích thú: Sao Việt Nam có thể có một người đủ trình độ và uy tín làm phóng viên một tờ báo tầm cỡ của Mỹ, lại được người Mỹ nể trọng như vậy! Trong câu chuyện trao đổi, anh Ẩn cởi mở, thoải mái, thỉnh thoảng lại chen một chuyện trào phúng, rất dễ thông đạt. Tôi cảm nhận được con người ảnh ngay thật, không có thủ đoạn, không có hậu ý gì. Sau đó ảnh viết một bài trên Báo TIME, tuần đó có chuyên đề về Việt Nam. Hồi đó khi tiếp xúc với Phạm Xuân Ẩn, không có ai nghi ngờ ảnh là tình báo cho bên kia hết. Ảnh có nghệ thuật ẩn giấu vai trò bí mật của mình một cách tuyệt vời. Ảnh chân thành, thân thiện thực sự, không hề giả dối" .

Về quan hệ với Phạm Xuân Ẩn sau giải phóng, ông Hảo kể: "Sau 1975, tôi với anh Ẩn thân thiết lắm. Chúng tôi rất hợp tánh nhau, mở hết lòng ra chơi với nhau, không có giới hạn. Cho đến khi rời khỏi Việt Nam năm 1982 tôi vẫn không biết anh Ẩn là tình báo. Ra nước ngoài rồi tôi mới nghe nói. Lúc đó tôi mới hỡi ôi... Tôi tự hỏi, anh ta làm tình báo, có phải là từ 1975 đến lúc đó anh ta đã nhận nhiệm vụ theo dõi tôi hay không. Tôi ấm ức đến mức độ 10 năm sau khi trở về Việt Nam, tôi mời ảnh đi ăn cơm để hỏi cho ra lẽ. Anh Ẩn nói: Moa có thể lấy danh dự nói với toa là không bao giờ moa làm chuyện đó. Bạn là bạn, không thể nào moa làm chuyện đó được. Nghe Ẩn nói, tôi tin ngay. Sau này tôi cũng biết chắc chắn là không có chuyện đó".

Page 122: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

122

"Ẩn là một nhân tài. Ảnh chọn chính nghĩa đi theo và lúc nào cũng trọng nhân cách. Ảnh không bao giờ làm hại ai và luôn làm người ta cảm thấy yên lòng", tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo nhận xét...

24/04/2008

Kỳ 14: Giữa thời điểm lịch sử

Trong thời điểm lịch sử đó, sau khi gửi nguyên bản kế hoạch quân sự của tướng Westmoreland và kế hoạch bình định mới về Tổng hành dinh kháng chiến, tức là nội dung của hai gọng kìm chiến lược "tìm diệt" và "bình định", Phạm Xuân Ẩn đã tiếp tục cung cấp những tin tức hết sức quan trọng...

Sự phá sản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đánh dấu bằng chiến thắng Bình Giã của Quân giải phóng, trận đánh mà chính tướng Westmoreland sau này cũng thừa nhận là "thất bại có tính báo trước rõ nhất của quân đội Nam Việt Nam" (Westmoreland, A Soldier Reports). Cựu tham mưu phó lục quân Mỹ, tướng Bruce Palmer cũng khẳng định: "Nếu trong năm 1965, Mỹ không đưa các lực lượng chiến đấu trên bộ vào tham chiến thì chắc chắn Nam Việt Nam đã sụp đổ và Bắc Việt Nam đã chiếm lấy nó ngay rồi" (Bruce Palmer,

Phạm Xuân Ẩn

Page 123: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

123

Vai trò quân sự của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, dẫn theo quansuvn.net). Chiến lược "chiến tranh cục bộ" được Mỹ triển khai ở Việt Nam trong bối cảnh như vậy. Đến cuối năm 1965 đã có hơn 20 vạn quân Mỹ và chư hầu, trong đó có hơn 18 vạn quân Mỹ, cộng với quân đội Sài Gòn, hợp thành một đội quân trên 72 vạn. Đội quân này vào cuối năm 1967 đầu năm 1968 lên tới hơn 1 triệu, gồm 486.000 lính Mỹ, 58.800 lính các nước chư hầu và 650.000 lính quân đội Sài Gòn. Các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất được đem ra sử dụng, trong đó lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom B52. "Tìm diệt" và "bình định" là hai gọng kìm được áp dụng ở miền Nam, đồng thời leo thang chiến tranh ra miền Bắc với cường độ dữ dội (chỉ tính riêng năm 1965, Mỹ đã sử dụng 55.000 phi xuất đánh ra miền Bắc). Vừa triển khai lực lượng và bố trí chiến trường, Mỹ mở ngay chiến lược phản công mùa khô 1965-1966 nhằm "tìm diệt" quân giải phóng tại hai chiến trường trọng điểm là khu V và Đông Nam bộ với 450 cuộc hành quân càn quét, trong đó có 20 cuộc hành quân quy mô lớn...

Ngày 17.7.1966, trong lời kêu gọi toàn dân chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sắt đá: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do!".

Năm 1967, sư đoàn bộ binh số 1 của Mỹ mang tên Anh Cả Đỏ (Big Red One) tham gia một cuộc hành quân lớn đánh vào Khu Tam Giác Sắt Củ Chi. Đó là cuộc hành quân Cedar Falls. Cuộc hành quân đã bị thất bại, không thể tiêu diệt được chủ lực của Quân giải phóng mà ngược lại quân Mỹ còn bị thiệt hại nặng nề trước cách đánh khôn khéo, chủ động của Quân giải phóng. Phạm Xuân Ẩn đã báo trước cuộc hành quân này.

Page 124: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

124

Trong thời điểm lịch sử đó, sau khi gửi nguyên bản kế hoạch quân sự của tướng Westmoreland và kế hoạch bình định mới về Tổng hành dinh kháng chiến, tức là nội dung của hai gọng kìm chiến lược "tìm diệt" và "bình định", Phạm Xuân Ẩn đã tiếp tục cung cấp những tin tức hết sức quan trọng:

+ Báo trước các cuộc hành quân lớn của Mỹ và quân đoàn 3 quân đội Sài Gòn, như các cuộc hành quân Cedar Falls, Birmingham...

+ Báo cáo chi tiết về bố trí, sử dụng lực lượng Mỹ và chư hầu.

+ Kế hoạch xây dựng quân đội Sài Gòn.

+ Kế hoạch quân sự AB142 (1966).

+ Kế hoạch quân sự AB 143 (1967).

+ Diễn biến trước cuộc bầu cử tổng thống năm 1967, tranh chấp giữa các phe nhóm trong chính quyền Sài Gòn...

Những tin tức từ Phạm Xuân Ẩn đã giúp cho Tổng hành dinh kháng chiến đánh giá đúng ý đồ của Mỹ.

Để thấy hết ý nghĩa của hoạt động tình báo kháng chiến nói chung và của Phạm Xuân Ẩn nói riêng, cần biết qua về hoạt động tình báo của Mỹ vào thời điểm này. Theo tướng B.Palmer thì: "Hoạt động hành quân không đạt kết quả nếu tin tức tình báo thiếu chất lượng". Mặc dù Tổng thống Mỹ và các nhà hoạch định chính sách ở Washington "có quá thừa các bản nghiên cứu và ước tính tình báo về Việt Nam", nhưng hệ thống tình báo Mỹ trong chiến tranh Việt Nam có quá nhiều nhược điểm. Ông Palmer cho rằng, trong thời chiến, tư lệnh chiến trường thường là viên tư lệnh thống nhất, có quyền điều khiển tất cả các nguồn cung cấp tình báo, tuy nhiên chiến trường Việt Nam là trường hợp duy nhất mà tổ chức thời chiến nói trên không được áp dụng. Hậu quả là 1 tỉnh lỵ hoặc 1 huyện lỵ mà có đến 2 trung tâm thẩm vấn, 1 dành cho cơ quan tình báo trung ương (CIA), một dành cho MACV. MACV quan tâm đến các khía cạnh tình báo trực tiếp cho cuộc chiến, CIA lại chú ý đến khía cạnh chiến lược dài hạn. Nhưng vấn đề mà tướng Palmer cho là đặc biệt phức tạp và gây tranh cãi trong cộng đồng tình báo Mỹ suốt cuộc chiến tranh là “ước tính số quân và xác định thành phần các đơn vị lớn của địch”. "Đó là sự xét đoán về tình báo quân sự khó khăn nhất, nhất là

Page 125: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

125

trong chiến tranh nhân dân ở Việt Nam, một cuộc chiến mà quân chính quy rất khó phân loại các lực lượng trực tiếp chiến đấu với các lực lượng gián tiếp. Lại còn rất khó ước tính thương vong của bộ đội địch vì lực lượng tham chiến có cả dân thường, quân chính quy, quân địa phương và dân quân. Ước tính giữa CIA và MACV về số đơn vị địch tham chiến phải trải qua thời gian lâu dài mới nhích lại gần nhau, còn với lực lượng quân du kích thì khác xa nhau một trời một vực" (tài liệu đã dẫn). Liên quan đến vấn đề này là hội chứng "đếm xác". Tướng Palmer viết tiếp: "Phân biệt được số quân trực tiếp tham chiến là chính quy hay không chính quy rất khó khăn nên có xu hướng gây thương vong cho dân thường để làm tăng số "địch" bị chết. Nó (hội chứng "đếm xác") khuyến khích các đơn vị chiến đấu vừa thổi phồng con số và thêm thắt vào báo cáo số địch thương vong làm cho hội chứng "đếm xác" gay gắt thêm".

Đề cập đến những yếu kém về phản tình báo của Mỹ, tức là những nỗ lực để ngăn chặn không cho đối phương biết về các kế hoạch quân sự và các vấn đề quân sự khác, tướng Palmer cho rằng việc bảo đảm an toàn thông tin liên lạc của Mỹ ở Đông Nam Á là không hoàn hảo. "Do thói quen cẩu thả, nói thẳng (không dùng mật mã) qua máy điện thoại hoặc máy vô tuyến không an toàn, nên địch thường biết trước kế hoạch của Mỹ rất rõ, kể cả các cuộc ném bom của Bộ Tư lệnh không quân chiến lược nên đã có biện pháp báo động cho bộ đội và người của họ. Hậu quả là Mỹ đã bỏ mất nhiều cơ hội và lợi thế quý giá gây bất ngờ cho địch".

Nhận xét đó là đúng trên lý thuyết, nhưng thực tế thì khác. Việc dò được những thông tin rò rỉ do sự "cẩu thả" của đối phương là có, nhưng rất ít. Trường hợp của Phạm Xuân Ẩn có lẽ là rất khó hiểu đối với các nhà phân tích quân sự phương Tây...

Page 126: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

126

25/04/2008

Kỳ 15: "Việt Nam hóa chiến tranh" - Hà Nội biết trước Nguyễn Văn Thiệu

Năm 1969, Nixon lên làm Tổng thống Mỹ, kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh" mà các nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị từ năm 1968 được Nixon chấp nhận trên căn bản. Ông Ẩn đã có được một bản dự thảo kế hoạch. Ông đã tiến hành xác minh rất công phu, sau khi biết chắc chắn đó chính là tài liệu về căn bản đã được Nixon duyệt ông mới gửi về trên.

Năm 1966 nhật báo New York Herald Tribune bên Mỹ phải đóng cửa. Nữ ký giả Berverly Deepe và ông Ẩn có một thời gian cộng tác cho một số tờ báo, cho Hãng truyền hình NBC, sau đó làm chính thức cho tờ Christian Science Monitor. Đây cũng là một tờ báo có uy tín của Mỹ.

Lúc này đồng thời với việc đưa quân vào miền Nam, người Mỹ đã gạt tướng Nguyễn Khánh, gạt luôn các ông Phan Khắc Sửu và Phan Huy Quát, tạo điều kiện cho các tướng Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ dùng quân đội nắm chính quyền, tiếp tay cho quân đội Mỹ tiến hành các chiến dịch "tìm diệt" và "bình định". Từ đây nội bộ chính quyền Sài Gòn tuy vẫn còn

Phạm Xuân Ẩn

Page 127: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

127

mâu thuẫn đấu đá nhau, nhưng không còn xảy ra đảo chính, vì người Mỹ đã "chọn được" Nguyễn Văn Thiệu.

Phạm Xuân Ẩn tiếp tục thắt chặt quan hệ sâu hơn, rộng hơn với giới chức có thế lực Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn. Lúc này ngoài Phạm Xuân Ẩn, nhiều lưới tình báo chiến lược khác cũng phát huy hiệu lực, tin tức các lưới bổ sung cho nhau, phục vụ một cách toàn diện yêu cầu của kháng chiến.

Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 của Mỹ thất bại. Mùa khô 1966-1967, Mỹ huy động 20 sư đoàn, 10 lữ đoàn và trung đoàn cùng 4.000 máy bay, 2.500 xe bọc thép, 2.540 khẩu pháo, 500 tàu chiến lớn nhỏ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai quy mô lớn hơn với 895 cuộc hành quân càn quét (nhiều gấp đôi cuộc phản công lần trước). Cuộc phản công tập trung chủ yếu vào chiến trường Đông Nam Bộ với mưu đồ tiêu diệt các cơ quan đầu não của quân giải phóng, trong đó lớn nhất là cuộc hành quân Junction City với 45.000 quân tham chiến đánh đi đánh lại chiến khu Dương Minh Châu (bắc Tây Ninh) và tam giác sắt Củ Chi suốt hơn 50 ngày. Cuộc phản công chiến lược này cũng thất bại.

Về phía quân giải phóng, đến cuối năm 1967 bộ đội chủ lực có 7 sư đoàn, 15 trung đoàn, 50 tiểu đoàn độc lập, bộ đội địa phương có 55 tiểu đoàn, 17 đại đội, 144 trung đội độc lập cùng 300.000 dân quân du kích. Lực lượng này kết hợp với phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân đã bẻ gãy hai cuộc phản công chiến lược của Mỹ, tạo thế trận vững chắc cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy lịch sử Tết Mậu Thân 1968.

Mỹ phản công

vào mùa khô

1965 - 1966 –

Ảnh: tư liệu

Những năm 1966, 1967, 1968 công việc của Phạm Xuân Ẩn rất căng thẳng. Lúc này ông không chỉ cung cấp tin tức tình báo chiến lược mà còn cung

Page 128: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

128

cấp các tin tức chiến dịch, những điều tra cụ thể phục vụ chiến đấu. Liên lạc mỗi tháng tăng lên đến 4-5 lần.

Trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân, cả đợt 1 và đợt 2, ông đều cung cấp những tin tức về diễn biến ở mặt trận và tình hình nội bộ của đối phương.

Sau đợt 2 chiến dịch Mậu Thân, tướng Westmoreland bị mất chức và bị triệu hồi về nước, tướng Abrams lên thay. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đưa sang Sài Gòn 3 nhóm nghiên cứu chiến lược:

- Nhóm của Donald Marshall với khoảng 25 sĩ quan, có 7 tiến sĩ nhiều ngành khác nhau.

- Nhóm của giáo sư Guy Pauker, Giám đốc Á châu của Rand Corporation.

- Nhóm của giáo sư Hermann Kahn của Hãng nghiên cứu Hudson Institute.

Ông Ẩn được bạn bè đồng nghiệp giới thiệu với các nhóm nghiên cứu đó, bản thân ông cũng có một số người bạn Mỹ là thành viên các nhóm này, nên ông có dịp tham gia trao đổi nhiều vấn đề. Qua đây ông nắm được những nội dung của kế hoạch xuống thang chiến tranh mà sau này gọi là kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh". Một báo cáo chi tiết về kế hoạch này đã được ông viết gửi về trên. Những nội dung của nó đã được ông xác minh từ ba nhóm nghiên cứu. Như vậy là ông Ẩn đã cho lãnh đạo kháng chiến biết trước ý đồ của Mỹ trong giai đoạn này.

Năm 1969, Nixon lên làm Tổng thống Mỹ, kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh" mà các nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị từ năm 1968 được Nixon chấp nhận trên căn bản. Ông Ẩn đã có được một bản dự thảo kế hoạch. Ông đã tiến hành xác minh rất công phu, sau khi biết chắc chắn đó chính là tài liệu về căn bản đã được Nixon duyệt ông mới gửi về trên.

Cần biết, cũng trong năm 1969, Nixon đã gặp Nguyễn Văn Thiệu ở đảo Midway để thuyết minh cho Nguyễn Văn Thiệu về kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh", điều thú vị là nội dung đó Hà Nội đã biết trước.

Cuối năm 1969, xảy ra một chuyện phức tạp. Hai vụ địch đem xử cán bộ tình báo của ta là Trần Ngọc Hiền và Huỳnh Văn Trọng. Ông tìm cách tiếp cận các tài liệu của vụ án và thấy những người này nằm trong một lưới tình

Page 129: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

129

báo chiến lược, trong tài liệu mà lưới này thu được có kế hoạch quân sự AB144. Tài liệu này chính ông cũng đã gửi một bản về trên vào cuối năm 1968. Biết việc này ông Ẩn rất lo lắng. Việc lưới tình báo kia để lộ ra một tài liệu như vậy sẽ ảnh hưởng đến ông, vì nếu biết tin này thì người đưa cho ông tài liệu đó sẽ rất ngán không dám đưa nữa, dù họ không hề nghĩ ông có liên quan gì đến cộng sản.

Đối với ông Huỳnh Văn Trọng, ông nhớ lại đã có ăn cơm với vợ chồng ông Trọng hai lần, cả hai lần đều có các quan chức Mỹ và Việt dự, riêng lần thứ hai có chụp hình kỷ niệm. Ông Huỳnh Văn Trọng là cố vấn chính trị của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đương nhiên cả ông Trọng và ông Ẩn người này không thể biết người kia là tình báo của ta. Qua người quen, ông Ẩn biết bức ảnh kỷ niệm này đã được đưa lên Phủ Tổng thống. Ông lo không biết bọn an ninh có đưa bức ảnh này cho bọn chiêu hồi và tù binh nhìn mặt không và những người cho nhìn mặt không biết có ai biết ông hay không. Suốt thời gian này ông phải bám sát để theo dõi bên an ninh để nghe động tĩnh. Do vậy mà ông đã bị hạn chế mất một thời gian, cho đến khi ông biết chắc là mình an toàn.

Vì hạn chế đó nên đến cuối năm 1969 ông vẫn chưa lấy được kế hoạch quân sự AB145, cho đến đầu năm 1970 ông mới chép được nội dung kế hoạch này và 1 tháng sau mới lấy được nguyên bản. Khi ông chụp phim xong chuẩn bị gửi về thì được lệnh hủy phim vì tài liệu này lưới tình báo khác đã gửi về rồi. Chúng tôi nêu chi tiết này để thấy tính kỷ luật cao và sức làm việc phi thường của Phạm Xuân Ẩn...

Page 130: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

130

26/04/2008

Kỳ 16: Giữa những cuộc săn đón của tình báo quốc tế

CIA và tình báo Anh, tình báo Đài Loan... đều đề nghị Phạm Xuân Ẩn làm cho họ. Ông báo cáo cấp trên. Cấp trên bảo: "Nếu thấy có lợi cho cách mạng thì cứ làm !".

Vào đầu năm 1969, lúc này Phạm Xuân Ẩn đã chuyển hẳn sang làm cho báo TIME, một loạt các tổ chức tình báo quốc tế "săn đuổi", lôi kéo ông làm cho họ.

Trước hết là CIA. Mặc dù ông Ẩn có mối quan hệ thân tình với các nhân vật CIA đầy thế lực như Lansdale và Conein..., song những người này không bao giờ đề nghị ông làm việc hoặc cộng tác với CIA. Nhưng cấp dưới của họ thì có hai người đề nghị.

Thứ nhất là một trùm CIA ở miền Trung tên là Harper, đề nghị ông vừa làm việc cho báo TIME vừa làm việc cho CIA với mức lương rất hậu. Ông hỏi nếu ông nhận lời thì ông hoạt động theo hướng nào, Harper đề nghị ông thâm nhập vào tổ chức công đoàn của Trần Quốc Bửu để "phát hiện những phần tử Việt cộng" trong tổ chức này. Ông báo cáo với cấp trên chuyện này. Ý kiến của cấp trên là: "Nếu xét thấy làm cho CIA có lợi cho cách mạng thì cứ làm". Tuy nhiên, ông Ẩn đã từ chối Harper.

Phạm Xuân Ẩn

Page 131: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

131

Người thứ hai là David Hudson, phụ tá của Lansdale. Người này đề nghị ông Ẩn bỏ nghề làm báo để chuyển sang kinh doanh. Ông ta đề nghị ông Ẩn mở một trang trại nuôi bò sữa ở Bình Long. CIA sẽ cho ông Ẩn mượn tiền đầu tư, "lời thì trả, lỗ thì thôi", với một điều kiện là trang trại của ông Ẩn phải nhận một số nhân viên người Kinh và người Thượng vào làm. Ông Ẩn từ chối, lý do là ông không thể bỏ nghề báo - nghề mà ông say mê theo đuổi. Ít lâu sau người này lại đề nghị ông Ẩn đứng ra làm chủ một nhà máy cá hộp, cũng với phương thức như trên. Ông từ chối nốt.

Đối với tình báo Đài Loan. Francis Cao, trùm tình báo Đài Loan ở Sài Gòn đề nghị ông làm tình báo cho "Trung Hoa dân quốc". Cao giới thiệu với ông Ẩn tướng Wang Tchen, người từ Mỹ sang sắp thay thế ông ta. Ông Ẩn vẫn làm quen với tướng Tchen, chứ ông không nhận lời làm tình báo.

Đối với tình báo Anh. Trùm tình báo Anh ở Sài Gòn lúc đó là Fordaz, người từng đóng vai trò quan trọng của cơ quan tình báo Anh cộng tác với CIA lật đổ Mossadegh ở Iran, đến gặp ông để đề nghị cộng tác bằng cách "trao đổi tin tức hai bên cùng có lợi". Fordaz nói với ông Ẩn: "Nhân viên tình báo thường méo mó nghề nghiệp, nhiều báo cáo không khách quan bằng tin tức của các ký giả. Các ký giả có uy tín thường có đủ các loại tin tức rất phong phú, nhưng không bao giờ sử dụng hết, ngoại trừ ký giả đó có tham vọng viết sách. Chúng tôi sẽ trả tiền thù lao cho ông về những tin tức chúng tôi cần chứ không phải mướn ông làm tình báo cho Anh quốc. Tôi biết, nhiều ký giả không thích làm tình báo". Đứng trước một chuyên gia tình báo già dặn như Fordaz, ông Ẩn hết sức cảnh giác và khéo léo từ chối. Đến cuối năm 1969, người này đã đổi đi nơi khác...

Tất cả những lời mời nói trên đều được ông Ẩn báo cáo về trên nghiêm túc và cấp trên để ông tự quyết định có nên làm hay không. Vì vậy câu chuyện về cuộc đời "hai mang" của ông Ẩn mà một số tác giả nước ngoài phỏng đoán là không đúng sự thật.

Thời kỳ này Mỹ áp dụng "học thuyết Nixon", đang tiến hành "Việt Nam hóa chiến tranh". Quân Mỹ triệt thoái dần, quân Sài Gòn được tăng cường, từ 1969 đến 1971 quân chính quy tăng từ 700 ngàn lên 1,1 triệu, lực lượng bán vũ trang tăng từ 1,5 triệu lên 2 triệu. Địch vừa đẩy mạnh chiến tranh với một quân đội hùng hậu được trang bị vũ khí và phương tiện hiện đại nhất Đông Nam Á. Mặc dù viện trợ Mỹ vẫn giữ vị trí số 1, nhưng chính quyền Sài Gòn đã áp dụng một loạt các biện pháp nhằm phát triển kinh tế để thực hiện

Page 132: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

132

chính sách "bình định", coi bình định là biện pháp then chốt của "Việt Nam hóa chiến tranh".

Mặc dù Phạm Xuân Ẩn có quen với Nguyễn Văn Thiệu từ trước, nhưng cho đến năm 1969 ông vẫn "có khoảng cách" với các thuộc hạ thân tín của Nguyễn Văn Thiệu. Lúc này lại xảy ra một sự cố. Giữa năm 1970, ký giả Larsen, con của chủ báo TIME, được phái qua làm Trưởng văn phòng báo TIME ở Sài Gòn. Mặc dù là con của một triệu phú, nhưng có đầu óc phản chiến, Larsen viết bài chỉ trích Nguyễn Văn Thiệu và có xu hướng bênh những người chủ trương hòa bình như Dương Văn Minh. Bộ máy của Nguyễn Văn Thiệu bực tức, Hoàng Đức Nhã đổ tội cho Phạm Xuân Ẩn xúi Larsen chống Thiệu. Hoàng Đức Nhã đâm ra ghét Phạm Xuân Ẩn. Phải mất một thời gian, qua nhiều mối quan hệ giải thích, Hoàng Đức Nhã mới thay đổi thái độ, chuyển sang tin cậy ông. Mối quan hệ này được thắt chặt. Phạm Xuân Ẩn đã giúp rất nhiều tướng tá, chính khách trong việc thiết lập quan hệ với người Mỹ và giới cầm quyền mới để họ củng cố địa vị. Bởi vậy họ đều coi ông là "người nhà", sẵn sàng tạo những điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ cho nghề báo của ông. Đối với các tướng lĩnh, chính khách chống Thiệu, ông vẫn giữ thái độ hòa nhã, mực thước.

Bước vào "Việt Nam hóa chiến tranh", sau khi lấy được từ trong trứng nước chiến lược này cũng như các kế hoạch quân sự hằng năm, ông đã cung cấp về trên nhiều tài liệu quan trọng, đặc biệt là:

Máy bay Mỹ bị bắn rơi tại Khe Sanh trong chiến dịch “Bình định cấp tốc” năm 1968 - Ảnh: AFP

Page 133: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

133

+ Báo trước kế hoạch đưa quân đội Sài Gòn lên Campuchia đánh vào vùng Ba Thu và dùng không quân yểm trợ cho cuộc hành quân này.

+ Báo trước thời điểm rút quân Mỹ khỏi Campuchia.

+ Báo trước kế hoạch tấn công Hạ Lào mùa khô 1970 -1971 từ đường 9.

+ Kế hoạch bình định.

+ Kế hoạch cải tổ quân đội Sài Gòn.

+ Ý đồ của Mỹ xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Sài Gòn 1971.

+ Báo trước tin Mỹ ném bom trở lại miền Bắc năm 1972...

Thời điểm này có vài tin tức quan trọng ông biết nhưng không báo cáo kịp thời, chủ yếu là do đánh giá thấp nguồn tin. Quan trọng nhất là Mỹ âm mưu đảo chính lật đổ hoàng thân Sihanouk. Tin này ông biết lúc ăn cơm tại nhà một tướng lĩnh quân đội Sài Gòn, có ký giả Shaplen và Sơn Ngọc Thành (Campuchia) dự nhân dịp tất niên. Tại đây, Sơn Ngọc Thành nói ông Sihanouk đang đi Paris chữa bệnh, đây là dịp tốt để lật đổ. Ông ta còn hứa sẽ ưu tiên dành mọi tin tức cho Shaplen - Phạm Xuân Ẩn và đề nghị hai ký giả ủng hộ ông ta. Tại cuộc gặp này, Phạm Xuân Ẩn tập trung chú ý đến một tin tức khác, đó là tin Mỹ thuyết phục Sihanouk không để phía ta sử dụng cảng Sihanoukville. Ông đã không coi trọng tin về âm mưu lật đổ Sihanouk, vì ông coi thường Sơn Ngọc Thành, không nghĩ là Sơn Ngọc Thành được người Mỹ trọng dụng. Vì vậy mà tin tức quan trọng này ông đã lơ đi không báo cáo...

28/04/2008

Kỳ cuối: Di sản

Ông quang minh chính đại và tận tình tận nghĩa với bạn bè, dù họ là đồng đội hay trong hàng ngũ đối phương. Ông bảo ông không bao giờ ân hận những gì mình đã làm, nghĩa là ông không có ảo tưởng làm vừa lòng tất cả.

Page 134: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

134

Trong thời kỳ từ 1973 đến kết thúc chiến tranh, bên cạnh các lưới tình báo khác, Phạm Xuân Ẩn vẫn cung cấp những tin tức chiến lược quan trọng. Sau khi ký Hiệp định Paris, trên chiến trường có xu hướng cả tin, rằng đối phương thi hành hiệp định, nên mất cảnh giác để địch lấn chiếm nhiều nơi. Trong báo cáo về trên, Phạm Xuân Ẩn khẳng định dứt khoát rằng đối phương không thi hành hiệp định, kèm theo nhận định đó là các kế hoạch quân sự tấn công vùng giải phóng mang tên Kế hoạch Lý Thường Kiệt 73, 74 và 75. Các kế hoạch này đều được Mỹ tán thành thông qua cơ quan DAO (Defence Attache Office). Tiếp đó, ông cung cấp nhiều tài liệu quan trọng:

+ Tài liệu cải tổ quân đội Sài Gòn.

+ Kế hoạch bình định dài hạn.

+ Kế hoạch "hậu chiến phát triển trường kỳ" của Vũ Quốc Thúc - David Lilienthal

+ Kế hoạch bảo vệ Sài Gòn. Kế hoạch này được Nguyễn Văn Thiệu bàn với Đặc ủy trưởng Trung ương tình báo Nguyễn Khắc Bình và Tư lệnh biệt khu thủ đô kiêm Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định Nguyễn Văn Minh cùng một số tướng thân tín ở Bộ Tổng tham mưu. Thời gian này Nguyễn Văn Thiệu không muốn các đơn vị quân đội tập trung nhiều ở Sài Gòn vì sợ đảo chính, nên đây thực chất là kế hoạch chống đảo chính nhiều hơn là đối phó với sự tấn công của quân giải phóng.

+ Tin về việc Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn đã lấy được tài liệu về quyết tâm của ta chấm dứt chiến tranh năm 1975.

+ Tin về Đại sứ Mỹ Martin tìm cách thương thuyết để đi đến một giải pháp chính trị về việc viện trợ khẩn cấp cho chính quyền Sài Gòn và Mỹ sẽ không viện trợ trong trường hợp quân đội Sài Gòn thua.

+ Tin về nội bộ chính quyền Sài Gòn ép Nguyễn Văn Thiệu từ chức để mở đường cho thương thuyết...

Hai tin tức có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng trong thời gian này là: Đối phương không thi hành Hiệp định Paris và Mỹ sẽ không tham chiến nếu quân đội Sài Gòn thua (nhiều lưới tình báo khác cũng khẳng định tương tự).

Page 135: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

135

Sự khẳng định này đã củng cố quyết tâm mở chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975 lịch sử.

Liên tục hơn hai mươi năm sống trong hoàn cảnh cực kỳ căng thẳng để làm tất cả những gì mà mình có thể làm được cho Tổ quốc, Phạm Xuân Ẩn không có mong muốn nào hơn là trở thành một người bình thường.

Câu chuyện "giải cứu" bác sĩ Trần Kim Tuyến vào ngày cuối cùng của chiến tranh chúng tôi công bố chi tiết trên Thanh Niên năm 2002 với việc phỏng vấn Phạm Xuân Ẩn và các cấp trên của ông. Làm chuyện này ông không báo cáo, chuyện xảy ra rồi cũng không ai hỏi ông, không ai bắt ông phải "kiểm điểm", "giải trình", càng không có chuyện "gây khó dễ" cho ông như một số tác giả nước ngoài phỏng đoán.

Ngày xưa khi Lưu Bị còn yếu thế, Quan Công nhận lệnh mai phục bắt Tào Tháo sau trận Xích Bích. Quan Công vì nghĩa mà vi phạm quân lệnh, tha cho Tào Tháo. Khổng Minh cảm động với cái nghĩa đó mà không bắt tội Quan Công, để cho Quan Công có dịp trả ơn Tào Tháo. Tất nhiên chuyện ông Ẩn với Trần Kim Tuyến không giống câu chuyện này, nhưng cái nghĩa thì giống nhau. Vì thế mà khi chúng tôi hỏi đến sự kiện Phạm Xuân Ẩn "giải cứu" bác sĩ Tuyến, Đại tướng Mai Chí Thọ không ngần ngại nói ngay: "Nhân Trí Dũng!". Đó cũng là đánh giá chung của các nhà lãnh đạo cấp trên về ông Ẩn.

Giáo sư Larry Berman, tác giả cuốn Điệp viên hoàn hảo, đã dành những lời thật tốt đẹp ca ngợi Phạm Xuân Ẩn, ca ngợi các hoạt động tình báo của Phạm Xuân Ẩn phục vụ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, ông Larry đã có những phỏng đoán không đúng thực tế về nhiều chi tiết liên quan đến cuộc đời Phạm Xuân Ẩn sau chiến tranh. Chẳng hạn: "Thật trớ trêu, khi cuộc chiến tranh đã chấm dứt và Việt Nam không còn bị chia cắt nữa, thì lại có một số người trong cơ quan công an Việt Nam tin rằng quan hệ của Phạm Xuân Ẩn với người của tình báo Mỹ và CIO (Đặc ủy Trung ương tình báo chế độ Sài Gòn cũ - HHV) vẫn còn quá thân thiết. Và rằng, người anh hùng tình báo của họ tồn tại được lâu như vậy là vì đã làm việc cho các bên khác nhau nên rất có thể Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên đồng thời cho cả ba cơ quan tình báo. Sự rắc rối đối với Phạm Xuân Ẩn bắt nguồn từ việc ông luôn luôn dùng những lời lẽ thân thiết để nói về những người bạn của mình từng làm việc cho CIA và CIO" (Larry Berman, Điệp viên hoàn hảo, bản tiếng Việt, NXB Thông tấn, Hà Nội 2007,

Page 136: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

136

tr.34-35). "Trong thời kỳ 1975 - 1986, khi Phạm Xuân Ẩn đang bị theo dõi chặt chẽ..." (sđd, tr.468). Chuyện ông đi học ở học viện quân sự cao cấp, được lý giải là (một phần của lý do) "vì ông đã sống quá lâu với người Mỹ" (sđd, tr.406)...

Như chúng tôi đã trình bày, tất cả những quan hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài và của chế độ Sài Gòn cũ ông Ẩn đều báo cáo đầy đủ, cấp trên của ông đã ghi nhận. Ông Mười Nho, người tổng kết toàn bộ hoạt động của Phạm Xuân Ẩn, nhớ lại nhận xét của cơ quan tình báo quốc phòng về ông Ẩn như sau: "Là một cán bộ trung thực, báo cáo rõ ràng, đầy đủ trong quan hệ rất phức tạp với người Mỹ và tướng tá, chính khách chính quyền Sài Gòn cho tổ chức hiểu rõ và tin cậy đồng chí". Chúng tôi chưa thấy bất cứ biểu hiện nào của bất cứ ai gây "rắc rối" cho ông Ẩn cả.

Trong những lần trao đổi với chúng tôi, giáo sư Larry Berman có đề cập đến những "rắc rối" đó. Tôi nói với ông Larry: Việt Nam có những quy định rất nghiêm ngặt đối với việc phong anh hùng và việc thăng quân hàm. Dù anh có công lớn, nhưng nếu như anh có những biểu hiện không đáng tin cậy thì anh cũng không được phong danh hiệu anh hùng. Dù anh có tài, có công nhưng anh không có đức, nghĩa là anh không đáng tin cậy, anh vẫn không được thăng cấp. Ông Ẩn đã được phong anh hùng đợt đầu tiên sau ngày kết thúc chiến tranh. Và hồi đó cấp bậc ông chỉ là trung tá, sau đó thăng dần lên đến thiếu tướng. Điều đó chứng minh không ai nghi ngờ hay làm khó gì cho ông Ẩn.

Còn việc ông Ẩn phải đi học, theo quy định của quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan mỗi cấp phải qua các trường đào tạo tương ứng, nếu không đi học thì không được phong quân hàm. Ông Ẩn là trung tá mà chưa học trường lớp sĩ quan nào cả thì việc ông đi học là lẽ đương nhiên. Những chuyện tưởng như đơn giản dễ hiểu đó lại hóa thành rắc rối.

Phạm Xuân Ẩn là một nhân cách lớn. Ông là đảng viên cộng sản đến trọn đời và sự trung thành là thuộc tính của nhân cách Phạm Xuân Ẩn. Ông quang minh chính đại và tận tình tận nghĩa với bạn bè, dù họ là đồng đội hay trong hàng ngũ đối phương. Ông bảo ông không bao giờ ân hận những gì mình đã làm, nghĩa là ông không có ảo tưởng làm vừa lòng tất cả.

Phạm Xuân Ẩn là sản phẩm của chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm. Không có những người lãnh đạo kháng chiến tầm vóc, không có những bà

Page 137: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

137

Ba anh hùng và những người dân anh hùng thì không thể có sự vĩ đại của Phạm Xuân Ẩn. Và ông trở thành một trong những di sản vô giá của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn

Page 138: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

138

BÙI THANH

Câu chuyện 16 tấn vàng Tháng 4-1975

(Phóng sự: báo Tuổi Trẻ từ 26/04/06 đến 01/05/06)

Page 139: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

139

Thứ Tư, 26/04/2006

TT - 16 tấn vàng - đó là khoản dự trữ nằm trong Ngân hàng quốc gia vào tháng 4-1975. Và báo chí thời đó đã đưa tin về kế hoạch tẩu tán số vàng ấy ra nước ngoài. Sự thật ra sao?

Kỳ 1: Ông Thiệu đã chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ?

16 tấn vàng - đó là khoản tài sản dự trữ còn lại của chính quyền Sài Gòn vào tháng 4-1975, trị giá khoảng 120 triệu USD vào lúc đó, tức khoảng 320 triệu USD thời điểm hiện nay.

Có khá nhiều "dị bản" xung quanh câu chuyện 16 tấn vàng suốt hơn 30 năm qua kể từ khi báo chí Sài Gòn đầu tháng 4-1975 đưa tin: tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tìm cách tẩu tán 16 tấn vàng thuộc tài sản quốc gia ra nước ngoài. Đặc biệt, vào đầu năm 2006, Đài BBC đã "xới" lên câu chuyện này bằng một bản tin dẫn từ nguồn tài liệu của Bộ Ngoại giao Anh.

Sự thật ra sao? Tuổi Trẻ lật lại hồ sơ vụ việc này, 31 năm trước...

Trụ sở Ngân hàng quốc gia (nay là Ngân hàng Nhà nước VN tại TP.HCM) - nơi cất giữ 16 tấn vàng vào tháng 4-1975 - Ảnh: N.C.T.

Page 140: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

140

Từ một bản tin trên BBC

Ngày 29-12-2005, trong chương trình phát thanh Việt ngữ và trên trang web BBC, hãng thông tấn này đã loan một bản tin đáng chú ý về chuyện ra đi của ông Nguyễn Văn Thiệu vào tháng 4-1975 sau khi từ chức tổng thống VN cộng hòa. Bản tin khá dài nói trên, theo BBC, được trích từ hồ sơ mới công bố của Cục Văn khố quốc gia Anh:

"Chính phủ Anh hôm thứ năm đưa ra các văn bản cho biết về chuyến bay rời khỏi Sài Gòn của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cách đây hơn 30 năm.

Theo phóng viên BBC Rick Fountain từ Cục Văn khố quốc gia Anh, ông Thiệu được máy bay trực thăng chở tới một tàu chiến của Mỹ, và sau đó ông tới Đài Loan cùng với vợ và phụ tá của mình.

Cuối cùng ông Thiệu bắt đầu cuộc sống mới không phải ở Mỹ như nhiều người tưởng, mà ở London.

Các tường thuật của báo chí nói ông Thiệu đã bỏ trốn với một số lượng vàng lớn lấy đi từ ngân khố quốc gia của chính quyền Nam VN".

Mặc dù trong bản tin này BBC có phỏng vấn một nhân chứng là tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (Mỹ), phụ tá đặc biệt của tổng thống Thiệu vào năm 1975, nhưng vẫn không ngăn được làn sóng tranh luận ngay trên trang web BBC và các diễn đàn khác trên mạng. Bởi TS Hưng đã bay sang Mỹ công cán từ giữa tháng 4-1975 và kẹt luôn ở đó, nên ông không phải là nhân chứng trong câu chuyện 16 tấn vàng tại Sài Gòn vào cuối tháng 4-1975 được.

Do vậy, chi tiết về 16 tấn vàng tài sản quốc gia tháng 4-1975 đã dẫn tới cuộc bàn thảo trên mạng xung quanh câu hỏi: có hay không kế hoạch tẩu tán số lượng vàng khá lớn nói trên? Chẳng hạn, một bạn trẻ tên Hưng đã đặt câu hỏi trên trang web BBC: "Từ trước tới nay người ta đều nói ông Thiệu mang theo 18 tấn vàng (chính xác là khoảng 16 tấn) ra nước ngoài. Giờ đây lại có thông tin ông ta không mang theo vàng ra nước ngoài. Vậy số vàng ấy có tồn tại hay không và nếu có thì đã nằm trong tay ai?".

Page 141: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

141

Trong khi đó, một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Mai nhớ lại bản tin 31 năm trước của BBC rằng: "Hồi ông Thiệu đi Đài Loan, BBC tường thuật là có nghe tiếng kim loại lẻng xẻng trong vali, ám chỉ ông Thiệu đã mang 16 tấn vàng trong ngân hàng quốc gia đi...".

Bản tin cuối năm 2005 của BBC do vậy đã gây sự chú ý của nhiều người. Thứ nhất, nó liên quan đến khoản tài sản lớn của quốc gia. Thứ hai, nó khiến nhiều người đặt dấu hỏi về sự chính xác của những "hồ sơ Anh" vừa được giải mật. Vậy chuyện gì đã xảy ra 31 năm trước?

"Lời bác bỏ" gây nghi vấn

Tìm đọc lại những nhật báo Sài Gòn tháng 4-1975, thấy trên mặt báo tràn ngập tin tức chiến sự và di tản. Đột nhiên, nhiều báo ra giữa tháng tư đã đồng loạt đăng một bản tin đáng chú ý về 16 tấn vàng. Như tờ Chính Luận ngày 16-4 đã đăng như sau:

“Phát ngôn viên chính phủ:

Hoàn toàn bác bỏ tin 16 tấn vàng.

Sáng nay, được hỏi về vụ có 16 tấn vàng của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tổng thống Kampuchia Lon Nol chở từ Việt Nam ra ngoại quốc do Hãng AP (Mỹ) loan tin (chi tiết hóa tin của đài BBC loan tải trước đây), phát ngôn viên chính phủ tuyên bố: “Hoàn toàn là tin thất thiệt, đầy ác ý, cố ý bôi lọ”. Phát ngôn viên nhấn mạnh: “Tình trạng loan tin thất thiệt và cố ý bôi lọ của các hãng thông tấn và báo chí ngoại quốc loan đi không phải mới xảy ra mà đã kéo dài từ lâu”.

Tin đồn về việc "ông Thiệu cuỗm 16 tấn vàng tài sản quốc gia" ngày càng lan rộng vào thời điểm ấy. Trong khi đó, báo chí Sài Gòn, vì nhiều lý do khác nhau, đã không có thông tin gì rõ ràng, và dân chúng hoàn toàn không biết thực hư câu chuyện đó như thế nào cho đến ngày 30-4-1975.

Page 142: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

142

Lời bác bỏ nói trên dường như xác nhận một điều là vào lúc đó, nhiều hãng tin nước ngoài và các tờ báo lớn có phóng viên thường trú tại Sài Gòn đã cùng đưa tin “tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị mang 16 tấn vàng ra khỏi VN”. Không chỉ BBC, AP mà nhiều tờ báo lớn khác ở Mỹ như Los Angeles Times lúc đó đã đăng tin như sau: “Công ty vận chuyển đường không Balair của Thụy Sĩ vào hôm thứ hai đã xác nhận rằng: họ đã từ chối chở 16 tấn vàng, dường như thuộc quyền sở hữu của tổng thống Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu, từ Sài Gòn sang Thụy Sĩ”.

Những thông tin có dẫn nguồn rõ ràng như thế đã tạo ra nhiều nghi vấn, dù nó đã bị chính quyền Sài Gòn lúc đó bác bỏ. Có lẽ giới báo chí quốc tế ngày ấy đã biết sơ qua về một kế hoạch bí mật từ dinh Độc Lập, và kế hoạch bí mật đó dường như đã bị “xì” ra ngoài “Radio Catinat” - tức các quán cà phê Givral, Brodard... (trên đường Đồng Khởi ngày nay), nơi tụ tập thường xuyên của các nhà báo, dân biểu, chính khách Sài Gòn lúc bấy giờ.

Trong khi dư luận còn bán tín bán nghi thì báo Độc Lập ngày 28-4 đã đăng một bản tin về chuyến ra đi bí mật của ông Nguyễn Văn Thiệu với chi tiết như sau: “Theo tin UPI, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã đến Đài Bắc bằng phi cơ quân sự Mỹ vào lúc 4 giờ sáng thứ bảy 26-4 với 16 viên chức Việt Nam cộng hòa cùng thân nhân tháp tùng. Tin Reuters ghi nhận liền sau khi đoàn người xuống phi cơ và được đưa vào phòng khách danh dự, một số hàng hơn 10 tấn cũng đã được cất xuống theo”.

... Có quá ít tài liệu trong nước đề cập một cách chính xác và đầy đủ về chuyện này sau năm 1975. Trong một cuốn sách khá nổi tiếng đã được tái bản khá nhiều lần trong hơn 20 năm qua, người ta đọc được một đoạn “có vẻ chắc chắn” như sau: “Thiệu và Khiêm đáp máy bay rời Sài Gòn sang Đài Loan, nơi anh ruột của Thiệu đang còn làm đại sứ (tức ông Nguyễn Văn Kiểu - NV). Thiệu mang theo năm vali chứa đầy đôla. Trước đó, Thiệu đã mướn một chiếc máy bay chở hành khách cỡ lớn của Mỹ, đưa khỏi VN 17 tấn vàng bạc, châu báu, tài sản quí mà gia đình y đã vơ vét được sau hai nhiệm kỳ làm tổng thống”.

Còn trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia trên mạng Internet, một “sử gia” nào đó đã cung cấp những thông tin “giật gân” hơn nữa: “Martin (đại sứ Mỹ tại Sài Gòn - NV) giúp gia đình Thiệu ra đi, nhưng chỉ cho mang theo đồ vật cá nhân nhỏ. Thế là tay cựu tổng thống và bà vợ phải tính đến cách

Page 143: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

143

khác. Mai Anh (vợ Thiệu) đã xoay xở lấy được 16 tấn vàng ra khỏi ngân hàng quốc gia bằng cách ép dọa thuộc cấp. Bà ta cho chuyển phần lớn số vàng thỏi ấy lên một chiếc máy bay thuê của Hãng hàng không Thụy Sĩ. Nhưng các phi công, sau khi khám phá ra đó là vàng, đã hỏi sứ quán Thụy Sĩ và cuối cùng từ chối không chở nữa. Lý Long Thân (chồng em nuôi vợ Thiệu) nhảy vào cứu nguy. Thân ra lệnh chở vàng bằng tàu Trương Tinh đi Pháp, để sau này Thiệu nhận lại ở đó”.

Có khá nhiều “dị bản” như thế xung quanh chuyện ra đi và tẩu tán vàng của ông Nguyễn Văn Thiệu năm 1975. Trong đó, “dị bản” của BBC là mới nhất và bị phê phán nhiều nhất.

________________________________

Vậy chuyện gì đã xảy ra với 16 tấn vàng tài sản quốc gia? Những nhân chứng sẽ cho biết về chuyến ra đi đầy bí mật của ông Nguyễn Văn Thiệu do CIA tổ chức vào một đêm cuối tháng 4-1975.

Thứ Năm, 27/04/2006 Kỳ 2: Chuyến ra đi bí mật

TT - Kỳ trước, chúng tôi đã thuật lại tin tức trên báo chí Sài Gòn và những “dị bản” về chuyện 16 tấn vàng tài sản quốc gia. Những thông tin đó vào cuối tháng 4-1975 đã gắn chặt với chuyến ra đi bí mật của ông Thiệu. 16 tấn vàng đã lên máy bay cùng ông Thiệu? Vào lúc đó không ai được biết.

Ông Thiệu đã từ chức ra sao?

Vào đầu tháng tư, sau khi quân giải phóng tiến vào Đà Nẵng và hành quân thần tốc về phía Nam, chiếc ghế tổng thống của ông Thiệu đã bắt đầu lung lay.

Page 144: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

144

Lúc đó, người Mỹ, kể cả những người Pháp ở sứ quán Sài Gòn, đang toan tính về một giải pháp thương lượng với Hà Nội. Ông Thiệu trở thành vật cản lớn cho những toan tính đó. Theo hồi ký của nhân viên CIA tại Sài Gòn Frank Snepp, ngày 13-4 trùm CIA tại Sài Gòn Thomas Polgar đã gửi về Washington một bản tường trình có chủ ý: "Nhiều sĩ quan cao cấp và nhân vật chính trị muốn tổng thống Thiệu từ chức để tránh một thất bại quân sự hoàn toàn". Bản tường trình đó có nhắc đến hai từ "đảo chính".

Và tấm bia mộ chính trị của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã được tạc vào chiều 17-4 khi đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin quyết định đề nghị với Nhà Trắng một phương án: Thiệu phải ra đi! Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (người sau này đã phỏng vấn Martin nhiều lần tại Mỹ), đại sứ Martin đã gửi mật điện cho ngoại trưởng Kissinger như sau: "Tôi sẽ cho ông Thiệu rõ tôi đã đi đến một kết luận vô tư là nếu ông ta không chịu xuống thì các tướng lĩnh dưới quyền ông ta sẽ bắt buộc ông ta làm điều này. Có một cách rút lui êm đẹp nhất là tự ý ông từ chức…".

Ba ngày sau, đại sứ Martin đến gặp ông Thiệu để nói thẳng điều đó, trong cuộc trò chuyện căng thẳng kéo dài hơn một giờ rưỡi.

... Tối đó (tức ngày 20-4), tổng thống Thiệu quyết định từ chức. Và trưa ngày hôm sau, ông ta triệu tập phó tổng thống Trần Văn Hương và tướng Trần Thiện Khiêm đến dinh Độc Lập, báo cho hai người đó biết ông ta sẽ

Ông Thiệu lên tivi tuyên bố từ chức và chửi Mỹ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo" - Ảnh tư liệu

Page 145: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

145

tuyên bố từ chức tối nay. Thiệu chỉ có một yêu cầu: việc chuyển giao quyền lực được thực hiện theo đúng hiến pháp để tránh lộn xộn...

Tại sao Frank Snepp biết chính xác nội dung cuộc gặp đó và thuật lại như trên trong cuốn Decent Interval (đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề Cuộc tháo chạy tán loạn)? Câu trả lời thật đáng kinh ngạc: máy nghe lén của CIA đặt bí mật trong phòng làm việc của tổng thống Thiệu tại dinh Độc Lập đã truyền đi từng lời nói về trụ sở CIA tại Sài Gòn.

Tối 21-4, sau khi tuyến phòng thủ quan trọng nhất của quân đội Sài Gòn là Xuân Lộc đã bị quân giải phóng chọc thủng, ông Nguyễn Văn Thiệu lên tivi tuyên bố từ chức tổng thống. Trong cuộc diễn thuyết kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, ông ta vừa khóc lóc bảo vệ mình trước lịch sử, vừa lên án gay gắt sự phản bội của chính quyền Mỹ:

... Nếu tôi không nói rằng các ông đã bị cộng sản đánh bại ở VN thì tôi cũng xin thưa rằng các ông cũng không thắng được họ. Nhưng các ông đã tìm được một lối tháo lui trong danh dự. Và bây giờ khi quân đội chúng tôi thiếu súng ống, đạn dược, trực thăng, phi cơ và B52, các ông lại bắt chúng tôi làm một việc như lấp cạn bể Đông, tỉ như các ông cho tôi ba đồng bạc mà bắt chúng tôi lấy vé máy bay hạng nhất, thuê phòng ngủ 30 đồng một ngày, ăn bốn năm miếng bít-tết và uống bảy tám ly rượu vang một ngày. Thật là phi lý !... (trích nguyên văn)

Và trong cuộc diễn thuyết cuối cùng trên tivi đó, ông Thiệu cũng đã chửi thẳng Hoa Kỳ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo".

Ông Thiệu đã ra đi như thế nào?

Sau khi từ chức tổng thống, ông Thiệu dọn về ở nhà quốc khách trong khu Hải quân (nay là đường Tôn Đức Thắng). Tài sản riêng của gia đình ông đã được chuyển đi trước đó. Dù không còn quyền hành gì, nhưng sự có mặt của ông Thiệu tại Sài Gòn trong những ngày căng thẳng nhốn nháo đó không phải là một điều hay ho đối với nhiều người.

Page 146: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

146

Theo lời kể của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng trong cuốn The Palace File (Hồ sơ mật dinh Độc Lập), tân tổng thống Trần Văn Hương đã gọi điện thoại khuyên ông Thiệu nên sớm rời khỏi VN. Ông Hương cũng đề nghị đại sứ Mỹ Martin dàn xếp giùm cho chuyến ra đi của ông Thiệu.

Cùng lúc ấy, ông Nguyễn Văn Kiểu, em ông Thiệu, cũng bay về nước khuyên ông Thiệu sớm ra đi và địa chỉ đến an toàn nhất là Đài Loan (vì ông Kiểu đang làm đại sứ VN cộng hòa tại Đài Loan). Cũng theo tiến sĩ Hưng, để sự ra đi của ông Thiệu được hợp pháp, tổng thống Hương đã ký quyết định cử ông Thiệu làm đặc sứ của VN cộng hòa đi Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (ông Tưởng Giới Thạch mất ngày 5-4).

Ngày 25-4, ông Thiệu ra đi lặng lẽ không cờ không trống. Và cũng không có một quan chức người Việt nào tiễn đưa ông cựu tổng thống hết thời. Trớ trêu thay, những người đưa ông ra sân bay lại là các nhân viên CIA Mỹ tại Sài Gòn, trong đó có Frank Snepp. Frank Snepp chính là người lái xe đưa ông Thiệu ra phi trường Tân Sơn Nhất.

Đó là một chuyến ra đi bí mật trong đêm. Nhưng ông Thiệu có mang theo 16 tấn vàng không? Theo lời Frank Snepp thuật lại trong cuốn Decent Interval, vào chiều 25-4, nhóm CIA tại Sài Gòn bất ngờ nhận được lệnh đưa cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra nước ngoài trên một chuyến bay đặc biệt của quân đội Mỹ.

Giây phút "nồng ấm" của ông Nguyễn Văn Thiệu và tổng thống Mỹ Lyndon Johnson - Ảnh tư liệu

Page 147: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

147

...Khoảng 20g30, bốn người chúng tôi (tức bốn tay nhân viên CIA tại Sài Gòn: Charles Timmes, Thomas Polgar, Joy Kingsley và Frank Snepp - NV) đi ba xe đến bộ tổng tham mưu Nam Việt Nam. Nhà Khiêm nằm trong khu vực này. Chúng tôi không thể không tính đến việc tái diễn cuộc ám sát như đã xảy ra đối với anh em Diệm - Nhu trước đó. Chúng tôi vạch kế hoạch: nếu có những sĩ quan trẻ nào đó trong quân đội Sài Gòn ngăn chúng tôi lại trên đường đi và có ý định bắt, tức thì chúng tôi sẽ nổ súng…

Hơn 21 giờ, đoàn xe CIA dừng trước nhà ông Khiêm, đợi ở đó. Một lát sau, chiếc Mercedes đưa đến "một người tầm thước, tóc bạc và chải lật ra sau, mặt bôi kem, quần áo chỉnh tề". Đó là ông Nguyễn Văn Thiệu, mà theo Frank Snepp, trông giống một người mặc quần áo quảng cáo trên một tạp chí châu Á hơn là một nguyên thủ quốc gia.

...Ít phút sau, có mấy người lực lưỡng, mỗi người xách một vali nặng đi đến chỗ xe chúng tôi và xếp vali vào.

Tiếp đó Thiệu, Khiêm, Polgar, Timmes cùng một vài nhân vật người Việt (phụ tá và cận vệ) bước nhanh ra khỏi cửa nhà Khiêm rồi chui vào xe. Thiệu ngồi xe tôi, ở ghế đằng sau, giữa Timmes và một người Việt. Timmes khuyên ông Thiệu: tổng thống ngồi thấp xuống để được yên ổn!

Đoàn xe lao nhanh về phía sân bay Tân Sơn Nhất. Trên đường băng, một chiếc máy bay bốn động cơ C118 của không quân Mỹ đang đậu ở đấy. Đại sứ Mỹ Martin và các tay súng thủy quân lục chiến Mỹ mặc thường phục đã có mặt ở đó từ lâu. Ông Thiệu và ông Khiêm rời xe, lặng lẽ lên máy bay. Những nhân viên tùy tùng theo sau, tay xách vali…

Như vậy, theo Frank Snepp, chuyến bay đặc biệt đêm 25-4 chở ông Thiệu qua Đài Loan không mang theo 16 tấn vàng. Bởi không thể nào nhét số lượng vàng thỏi khổng lồ ấy vào mấy chiếc vali xách tay được. Còn trước đó một ngày, bà Mai Anh, vợ ông Thiệu, cũng đã bay sang Bangkok (Thái Lan) trên một chuyến bay thương mại bình thường.

Vậy 16 tấn vàng ở đâu? Hay chuyện tẩu tán tài sản quốc gia vào thời điểm Sài Gòn lộn xộn đó chỉ là tin vịt trên báo chí?

Page 148: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

148

Không, đó là một kế hoạch có thật, được vạch ra bí mật tại dinh Độc Lập từ đầu tháng 4-1975. Kế hoạch đó được vạch ra nhằm tìm kiếm một chút ánh sáng cuối đường hầm.

Thứ Sáu, 28/04/2006 Kỳ 3: Không có ánh sáng cuối đường hầm

TT - Trong những ngày tháng 4-1975, trước bước tiến thần tốc của quân giải phóng, chính quyền Sài Gòn ra sức tìm kiếm những nguồn tài chính mới để mua thêm đạn dược, vũ khí. Nhưng tiền ở đâu ra? Viện trợ của Mỹ, những mỏ dầu hay vàng dự trữ?

“Nắm lấy bất cứ cái phao nào...”

Ngày 25-3-1975, ông vua Faisal của Saudi Arabia bị cháu mình ám sát chết.

Nhiều tờ báo ở Sài Gòn lúc ấy đã đưa chi tiết chuyện này ở mục thời sự quốc tế, như một “breaking news” (tin nóng) ở xứ người. Chỉ vậy thôi.

Từ phải sang: Tổng thống Gerald Ford, phó tổng thống Nelson Rockefeller và ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Một không khí căng thẳng bao trùm Nhà Trắng vào những ngày cuối tháng 4-1975 trước những tin tức liên quan đến VN. Ảnh tư liệu

Page 149: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

149

Trong khi đó, lật lại những chồng báo cũ tháng ba, tháng tư năm ấy, người ta thấy mục quảng cáo rao vặt “bán nhà ở Sài Gòn” tăng vọt, đồng thời xuất hiện một mục mới chiếm nhiều diện tích trên các nhật báo: “Tìm người thân mất tích” trong các đợt di tản từ miền Trung vào Sài Gòn.

Nhưng cái chết của vua Faisal lại làm choáng váng tổng thống VN cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu và các cộng sự ở dinh Độc Lập!

Vì sao vậy? Vì nó liên quan đến những cam kết bí mật về tài chính của ông vua xứ dầu lửa này với chính quyền Sài Gòn. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, tổng trưởng kế hoạch VN cộng hòa lúc ấy, đã nói về sự cam kết đó rằng: “Khi sắp chết đuối, ta nắm lấy bất cứ cái phao nào nổi!”.

Có nghĩa là chính quyền Sài Gòn lúc đó đang “sắp chết đuối” về mặt tài chính. Các tài liệu lưu trữ cho biết rằng cái túi viện trợ khổng lồ của Mỹ ngày càng xẹp đi nhanh chóng và sắp sửa trống rỗng. Để làm đầy lại cái túi đó, ông Thiệu trông chờ vào những cái phao.

Và một cái phao có thể nổi như dầu là vua Faisal. Cuốn Hồ sơ mật dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L.Schecter viết: Đầu năm 1975 vua Faisal đã bí mật đồng ý trên nguyên tắc cho chính quyền Sài Gòn vay dài hạn mấy trăm triệu USD với lãi suất thấp.

Số tiền này được dùng để vực dậy nền kinh tế và mua thêm nhiên liệu, đạn dược cho quân đội Sài Gòn. Một cách thức khác cũng được thỏa thuận với Faisal: Saudi Arabia sẽ đứng ra bảo đảm cho VN cộng hòa vay viện trợ quân sự của Mỹ để mua thêm súng đạn từ Mỹ (cho tương thích với vũ khí Mỹ đã đổ vào miền Nam trước đó).

Đùng một cái, vua Faisal bị ám sát chết. Kế hoạch đó đã bị phá sản ngay khi bắt đầu thực thi.

Nhưng thật ra cái phao lớn nhất mà ông Thiệu cố vói tới lúc đó chính là Quốc hội Mỹ. Trong những ngày hấp hối của chế độ VN cộng hòa tháng 4-1975, ông Thiệu đã tiếp đón tham mưu trưởng lục quân Mỹ Frederick C. Weyand tại Sài Gòn. Vị tướng Mỹ cùng êkip sang VN để tìm biện pháp khẩn cấp cứu lấy chính quyền VN cộng hòa.

Page 150: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

150

Theo nhân viên chiến lược CIA Frank Snepp trong cuốn Decent interval (Cuộc tháo chạy tán loạn), trong cuộc gặp với tướng Weyand, ông Thiệu đã đề nghị Mỹ tăng viện trợ quân sự khẩn cấp để chặn bước tiến của quân giải phóng. Ngoài ra, ông Thiệu còn có thêm một yêu cầu đáng sợ: cho máy bay B-52 của quân đội Mỹ ném bom rải thảm để bảo vệ Sài Gòn.

Sau đó, tướng Weyand bay về California tường trình với tổng thống Gerald Ford và ngoại trưởng Henry Kissinger: phải viện trợ quân sự khẩn cấp cho chính quyền Sài Gòn 722 triệu USD.

... Ngày 10-4 giờ Washington, tổng thống Ford đọc bài diễn văn quan trọng trước quốc hội về tình hình VN và Campuchia. Ông ta yêu cầu quốc hội chấp thuận ngân khoản 722 triệu USD để viện trợ khẩn cấp cho VN cộng hòa và còn ấn định hạn chót để quốc hội đưa ra quyết định là 19-4-1975. “Đúng như dự đoán của đại sứ VNCH Trần Kim Phượng trong bức điện đánh về cho ông Thiệu: thỉnh cầu một ngân khoản lớn như thế chắc chắn sẽ “gây ra kinh hoàng và la ó tại Quốc hội Mỹ” - tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nhớ lại như thế trong Hồ sơ mật dinh Độc Lập.

Còn thượng nghị sĩ Mỹ Jackson đã tuyên bố thẳng thừng về yêu cầu của tổng thống Ford trên tờ New York Times ngày 12-4: “Yêu cầu đó chết rồi! Không một ai trong phe mà tôi biết lại ủng hộ nó”.

... Ở đây xin mở ngoặc nói thêm một chút về những giếng dầu đầu tiên. Việc thăm dò và khai thác dầu khí ở miền Nam bắt đầu từ năm 1973. Rất nhiều hãng dầu quốc tế nhảy vào. Chỉ qua hai vòng đấu thầu năm đó, chính phủ VN cộng hòa đã thu được 17 triệu USD và đến năm 1974, số tiền thu được lên đến 30 triệu USD. Việc phát hiện mỏ dầu ở vùng biển VN đã làm nức lòng bao người VN (nhưng ngay sau đó, vào tháng 1-1974, Trung Quốc đã đưa hải quân tấn công quân đội Sài Gòn và xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa cho tới nay). Ngày 17-8-1974, Hãng Pecten khoan trúng dầu ở lô 08-LTD, đặt tên là Hồng-X, rồi giếng thứ hai là Dừa 1-X. Tới tháng 10-1974, Hãng Mobil khoan mỏ Bạch Hổ 1. Hãng Marathon và Union Texas quyết định khoan dầu vào cuối năm 1974, còn Hãng Esso và Sunningdale dự định bắt tay vào tháng 4-1975...

Thế chấp cả mỏ dầu và vàng dự trữ

Thế là xong, cái phao của chú Sam đã tự xì trước khi ông Thiệu với tới nó.

Page 151: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

151

Nhưng còn nước còn tát. Ngay sau khi được tin vua Faisal bị ám sát chết, tổng thống Thiệu đã chỉ thị cho ngoại trưởng Vương Văn Bắc bay sang Saudi Arabia. Trong cuốn sách Khi đồng minh tháo chạy xuất bản ở Mỹ năm 2005, TS Nguyễn Tiến Hưng cho biết mục đích chuyến đi của ngoại trưởng Bắc là xin quốc vương Haled (vừa kế vị vua Faisal) tiếp tục đồng ý cho VN cộng hòa vay tiền như phụ vương của ông ta đã hứa trước khi bị hạ sát.

Trong bức điện gửi về cho ông Thiệu ngày 14-4, ông Bắc thông báo là đã “nhận được những bảo đảm vững chắc từ phía quốc vương mới và thủ tướng Saudi Arabia”. “Tôi hi vọng là quyết định về khoản tiền và phương thức của viện trợ sẽ được Chính phủ Saudi Arabia cứu xét sớm” - ngoại trưởng Bắc lạc quan như vậy.

Cũng theo TS Nguyễn Tiến Hưng, ông Thiệu biết rõ rằng việc thương thuyết vay tiền của Saudi Arabia phải mất ít nhất ba bốn tháng, trong khi “số mạng” của VN cộng hòa lúc đó đang được tính từng ngày một. Do đó, tổng thống Thiệu bèn tính tới một nước cờ khác: bắt tay vào kế hoạch vay nợ của Mỹ, với số vay khổng lồ - 3 tỉ USD. Cần nói rõ đây là vay, chứ không phải xin viện trợ Mỹ như trước đó.

TS Nguyễn Tiến Hưng nhớ lại:

“... Ngày 14-4-1975, ông Thiệu bảo tôi thảo gấp một lá thư cho tổng thống Ford đề nghị vay 3 tỉ USD trong ba năm, chia ra mỗi năm 1 tỉ USD. Theo kế hoạch, nếu tại Washington tôi dò xét thấy có triển vọng về khoản vay đó thì đánh điện về ngay để ông Thiệu ký thư và trao cho đại sứ Mỹ Martin”.

Ngày hôm sau, 15-4-1975, tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng bay sang Mỹ để cùng ngoại trưởng Vương Văn Bắc xúc tiến “lobby” (vận động hành lang) vụ vay 3 tỉ USD nói trên. Ông Hưng đã mang theo lá thư của ông Thiệu gửi tổng thống Ford, trong đó có đoạn: “Tôi trân trọng thỉnh cầu ngài kêu gọi quốc hội cho VN cộng hòa vay dài hạn 3 tỉ USD, chia làm ba năm, lãi suất do quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hỏa và canh nông của VN cộng hòa sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này”.

Page 152: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

152

Tài nguyên canh nông nói trên chính là tiềm năng xuất khẩu gạo của miền Nam. Còn tài nguyên dầu hỏa? Đó là mỏ dầu có trữ lượng lớn vừa phát hiện ở thềm lục địa VN.

Tuy nhiên, ngoài tiềm năng dầu lửa và xuất khẩu gạo, trong cuốn Khi đồng minh tháo chạy, TS Nguyễn Tiến Hưng đã khẳng định thêm hai khoản thế chân khác được đưa ra khi mặc cả với người Mỹ.

Đó là số tiền mấy trăm triệu USD mà quốc vương Haled hứa cho vay. Còn khoản thế chân cuối cùng chính là 16 tấn vàng dự trữ đang nằm trong hầm của Ngân hàng Quốc gia ở bến Chương Dương.

Nhưng dù kế hoạch vay nợ đó có thành công hay không, số vàng dự trữ ấy cũng đã được ấn định cho một mục đích bí mật: chuyển ra nước ngoài, dùng số vàng ấy mua vũ khí đạn dược để phòng thủ Sài Gòn.

Đây chính là đầu dây mối nhợ của tin “ông Thiệu mang 16 tấn vàng ra nước ngoài” vào tháng 4-1975.

Page 153: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

153

Thứ Bảy, 29/04/2006 Kỳ 4: Kế hoạch bí mật từ dinh tổng thống

TT - Kế hoạch chuyển 16 tấn vàng ra nước ngoài được bí mật bàn thảo và quyết định từ đầu tháng 4-1975 tại dinh Độc Lập.

Mục đích của nó là để khối tài sản khổng lồ đó không lọt vào tay Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam? Không hẳn như thế.

Thụy Sĩ hay New York?

Dinh Độc Lập, ngày 1-4-1975. Một không khí nặng nề và căng thẳng bao trùm cuộc họp của các nhân vật chóp bu chính quyền Sài Gòn trước tin tức nghiêm trọng về việc quân giải phóng đã tiến vào giải phóng Đà Nẵng.

Tự thuật trong cuốn Hồ sơ mật Dinh Độc Lập (The Palace File), tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng cho biết trong cuộc họp đó tướng Cao Văn Viên đã đề nghị dùng hỏa lực mạnh, vũ khí hạng nặng để ngăn bước tiến của "Việt Cộng".

Nhưng trong tình hình tài chính cạn kiệt lúc đó, ông Hưng đã đề nghị "dùng số dự trữ của Ngân hàng quốc gia, bằng vàng hay ngoại tệ, để mua thêm đạn dược" cho quân đội Sài Gòn. Không ai thảo luận tiếp.

Tổng thống Trần Văn Hương (giữa) ngày 27-4-1975 - một ngày trước khi trao quyền cho ông Dương Văn Minh - Ảnh tư liệu

Page 154: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

154

Sang hôm sau, 2-4, nội các nhóm họp. Ông Nguyễn Tiến Hưng lại nêu tiếp việc di chuyển và sử dụng số vàng dự trữ vào "nỗ lực phòng thủ cuối cùng".

Ông ta cũng trình bày với nội các về thông lệ của các quốc gia trên thế giới thường ký thác dự trữ vàng tại Ngân hàng Thanh toán quốc tế ở Thụy Sĩ hoặc Ngân hàng Dự trữ liên bang tại New York. Nội các đã đi đến quyết định chuyển vàng một cách bí mật ra nước ngoài. Nơi đến là Thụy Sĩ - Ngân hàng Bank of International Settlement.

Thống đốc Ngân hàng quốc gia lúc đó là ông Lê Quang Uyển đã được lệnh thi hành nhiệm vụ bí mật này và không cho người Mỹ biết. Ông Uyển lập tức liên lạc với các hãng hàng không TWA, Pan Am và Hãng bảo hiểm Lloyd's ở London (Anh).

Nhưng thật không ngờ, kế hoạch tuyệt mật đó ngay lập tức đã lọt ra "radio catinat" và đến tai các phóng viên nước ngoài thường trú tại Sài Gòn. Và từ ngày 5-4, một số tờ báo nước ngoài đã bắt đầu đăng tải những bản tin sốt dẻo đó, với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Ai đã "xì" tin đó ra ngoài? Không ai biết, nhưng có một điều chắc chắn là phòng làm việc của ông Thiệu ở dinh Độc Lập đã bị cài rất nhiều "rệp" nghe lén. Nhưng CIA có can dự vào vụ nghe lén và làm lộ kế hoạch bí mật này?

Trong cuốn Decent Interval (Cuộc tháo chạy tán loạn), nhân viên CIA tại Sài Gòn Frank Snepp đã tiết lộ: "Trước khi 16 tấn vàng được chuyển đi Thụy Sĩ, có một người đã báo tin cho sứ quán Mỹ biết. Một cộng tác viên của đại sứ Martin cho là không thể tin được ông Thiệu nên đã tố cáo với giới báo chí".

Nhưng cũng có tài liệu cho rằng chính những người chống đối lại việc đưa 16 tấn vàng tài sản quốc gia ra nước ngoài đã bắn tin cho giới báo chí. Như vậy, tin tức về việc chuyển vàng đi Thụy Sĩ mà báo chí loan tin lúc đó là sự thật, mặc dù chính quyền Sài Gòn đã liên tục bác bỏ.

Kế hoạch chuyển vàng đi Thụy Sĩ vì thế đã bị vỡ. Các hãng hàng không và bảo hiểm quốc tế từ chối phi vụ này vì sợ báo chí công kích.

Page 155: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

155

Cuối cùng, dù không muốn, dinh Độc Lập vẫn buộc phải nhờ cậy đến người Mỹ. Theo Frank Snepp, đại sứ Mỹ Martin đã đề nghị ông Thiệu chuyển số vàng đó sang Mỹ. Ông Thiệu đồng ý.

Ngày 16-4, đại sứ Martin đã điện về Washington xin một chuyến bay quân sự đặc biệt được bảo hiểm để chở số vàng đó đi New York. Nhưng không quân Mỹ và Ngân hàng dự trữ liên bang New York đã không dễ dàng tìm được hợp đồng bảo hiểm cho một khối tài sản lớn như thế từ một nước đang có chiến tranh. Cuối cùng thì Bộ Ngoại giao Mỹ cũng dàn xếp xong vấn đề bảo hiểm.

Cái gì của Việt Nam phải để lại Việt Nam!

Ngày 25-4-1975, một chiếc máy bay quân sự từ căn cứ Clark (Philippines) đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất và sẵn sàng bốc 16 tấn vàng ra khỏi VN "trước 7 giờ sáng 27-4".

Nhưng tình thế đã đổi thay: lúc chiếc máy bay đó đáp xuống Tân Sơn Nhất, ông Thiệu đã từ chức tổng thống và ông Trần Văn Hương lên nắm quyền. Những người có thẩm quyền lúc đó đã không chịu làm theo ý ông Thiệu nữa! Các tài liệu lưu trữ nhắc nhiều đến cái tên Nguyễn Văn Hảo - phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ.

Ông Nguyễn Văn Hảo lúc đó là người giữ liên lạc giữa chính quyền Sài Gòn và sứ quán Mỹ, hoàn toàn không muốn chuyển 16 tấn vàng ra khỏi VN.

Trong Hồ sơ mật dinh Độc Lập, TS Nguyễn Tiến Hưng mô tả như sau: Hảo vào gặp tổng thống Trần Văn Hương và dọa rằng: "Nếu tổng thống cho phép chuyển số vàng ấy ra ngoại quốc thì trong trường hợp tướng Minh (tức ông Dương Văn Minh) lên thay, tổng thống sẽ bị lên án là phản quốc!".

Ông Hương hoảng sợ và đồng ý phải giữ vàng lại. Ngay sau đó, Hảo điện cho cố vấn kinh tế đại sứ quán Mỹ Denny Ellerman, nói rằng: tổng thống Trần Văn Hương đã quyết định không chuyển vàng ra khỏi VN!...

Đại sứ Martin bất ngờ trước tin này. Theo hồi ký của Frank Snepp, đại sứ Martin đã yêu cầu máy bay tiếp tục nằm chờ ở Tân Sơn Nhất, đồng thời cố thuyết phục ông Hương hủy bỏ lệnh ấy. Không có kết quả.

Page 156: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

156

Thậm chí trong một cuộc họp, ông Hương còn nói: "Cái gì của VN phải để lại VN!". Martin xoay qua tác động ông Nguyễn Văn Hảo nhưng cũng không thành công. "Hảo đã không muốn chuyển vàng đi, có thế thôi. Ông ta đã tưởng tượng là có thể sống chung được với những người cộng sản", Martin sau này kể lại.

Quả thật lúc ấy đại sứ Mỹ Martin rất điên khi không lấy được 16 tấn vàng chở qua Mỹ. Đến mức, trong cuộc trả lời phỏng vấn TS Nguyễn Tiến Hưng ngày 27-3-1985, Martin thú nhận một điều điên rồ: "Vào lúc chót, tôi (tức Martin - NV) có nghĩ đến việc liên lạc với người bạn cũ ở Thái Lan là tư lệnh không quân Dhawee Chulasapaya. Sau đó, kêu gọi thêm một số thủy quân lục chiến Thái Lan bay qua Sài Gòn để giải phóng số vàng, mang nó đi. Nhưng chỉ nghĩ thế thôi… Vàng vẫn còn lại ở đó".

Vàng còn ở đó là ở đâu, khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn? Theo TS Nguyễn Tiến Hưng, 16 tấn vàng đã được đóng thùng sẵn ở ngân hàng. Còn theo Frank Snepp, "16 tấn vàng nằm trong khoang một chiếc máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất lúc quân của tướng Dũng (tức đại tướng Văn Tiến Dũng - NV) tràn vào Sài Gòn".

Cả hai đều không chính xác. Vàng không đóng thùng gì cả và cũng không nằm ở sân bay Tân Sơn Nhất. Vậy nó ở đâu? Những nhân chứng của ngày 30-4 sẽ trả lời câu hỏi này trong số báo tới.

Ngày 27-1-1976, cựu đại sứ Martin đã giải trình về chuyện 16 tấn vàng trước Quốc hội Mỹ như sau:

"...Những sắp xếp tạm thời đã được thực hiện để chuyển số vàng dự trữ của VN cộng hòa sang Ngân hàng Bank of International Settlement (BIS) ở Basel bên Thụy Sĩ nhằm có thể làm thế chấp cho một khoản vay mua đạn dược tại châu Âu. Khi tin này lộ ra thì không có cách nào chở vàng đi bằng đường hàng không thương mại được nữa.

Bởi vậy đã có những sắp xếp tiếp theo để chuyển nó sang tài khoản (của VN cộng hòa - NV) tại Ngân hàng Dự trữ liên bang New York (Federal Reserve Bank of New York).

Chẳng may, đang khi có sự chậm trễ về phía Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm

Page 157: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

157

nguồn bảo hiểm (cho việc chuyên chở số vàng) thì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra đi. Ông phó thủ tướng (Nguyễn Văn Hảo) và tổng trưởng tài chính đã không xin được phép của tân tổng thống (Trần Văn Hương) để chuyển số vàng này đi...".

(Nguồn: Khi đồng minh tháo chạy, Nguyễn Tiến Hưng)

Page 158: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

158

Chủ Nhật, 30/04/2006 Kỳ 5: Vàng đổi chủ

TT - Kế hoạch chuyển 16 tấn vàng ra khỏi VN đã không thành. Chiếc máy bay của không quân Mỹ cất cánh từ Tân Sơn Nhất quay lại căn cứ Clark (Philippines) ngày 27-4 hoàn toàn trống rỗng. Đó cũng là lúc quân giải phóng tiến sát Sài Gòn.

16 tấn vàng vẫn nằm trong kho cho đến trưa 30-4-1975.

“Tôi đến đây vì 16 tấn vàng...”

Khoảng 8g ngày 30-4, những chiếc xe tăng T54 đầu tiên thuộc lữ đoàn 203 của quân giải phóng lao nhanh về hướng cầu Sài Gòn.

Cùng lúc đó, tổng thống Dương Văn Minh (lên nắm quyền thay ông Trần Văn Hương ngày 28-4), phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, thủ tướng Vũ

Từ trái sang: ông Nguyễn Văn Binh, ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Hảo (đứng phía sau ông Minh) và ông Vũ Văn Mẫu đang nói chuyện với đại diện quân giải phóng trưa 30-4-1975. (Ảnh do gia đình nhà báo Boris Gallash tặng đại tá chính ủy Bùi Văn Tùng)

Page 159: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

159

Văn Mẫu, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, tổng trưởng thông tin Lý Quí Chung cùng những người thuộc “nhóm ông Minh” và lực lượng thứ ba đang có mặt đông đủ tại phủ thủ tướng (số 7 Lê Duẩn hiện nay). Công việc quan trọng nhất của ông Minh và cộng sự lúc này là soạn thảo và thu âm lời tuyên bố về việc ngưng bắn, chờ bàn giao chính quyền cho chính phủ cách mạng.

Trong khi thủ tướng Vũ Văn Mẫu đang thảo lời tuyên bố nói trên thì có một nhân vật xuất hiện. Đó là tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Hảo. Ông Hảo là phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ của chính phủ Nguyễn Bá Cẩn, nên khi ông Minh lên làm tổng thống, ông Hảo sẽ không còn quyền hành chức trách nữa. Vậy ông đến đây để làm gì? Dân biểu Nguyễn Văn Binh (có mặt tại phủ thủ tướng và dinh Độc Lập ngày 30-4-1975) kể lại với Tuổi Trẻ vào tháng 4-1995:

“...Lúc đó tôi đang trò chuyện với tổng thống Dương Văn Minh. Cuộc trò chuyện phải tạm dừng vì có người cần gặp tôi ngoài cổng. Đó là tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo. Ông Hảo lúc đó đang phân bua gì đó với tốp lính gác. Thấy tôi bước ra, ông Hảo liền nói:

- Anh Binh, tôi cần gặp đại tướng có chuyện quan trọng, liên quan đến khoản tài sản lớn của quốc gia.

- Tài sản gì?

- Vàng! Tôi đến đây vì chuyện đó...

Tôi đưa ông Hảo vào gặp tổng thống Dương Văn Minh và tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Diệp. Sau đó, ông Hảo và ông Diệp trao đổi khá lâu về chuyện 16 tấn vàng mà ông Hảo biết rất rõ”.

9g30, đoàn xe đưa ông Dương Văn Minh và cộng sự từ phủ thủ tướng về dinh Độc Lập. Ông Nguyễn Văn Hảo cũng đi theo.

Gần hai tiếng đồng hồ sau, xe tăng quân giải phóng tiến vào sân dinh. Ông Minh, ông Huyền, ông Mẫu, ông Binh và hơn 10 người khác (kể cả ông Nguyễn Văn Hảo) bị tạm giữ cho đến chiều 2-5-1975, sau khi đại diện Ủy ban quân quản tuyên bố: “Kể từ giờ phút này, các anh là khách của chúng tôi, các anh sẽ được tự do về nhà sống trong hòa bình”.

Page 160: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

160

Nhưng trước khi được trả tự do vào tối 2-5, ông Nguyễn Văn Hảo cứ đi đi lại lại trong phòng, với “tâm sự” về 16 tấn vàng chưa được ai lưu ý. Khi biết ông Minh, ông Huyền, ông Mẫu được mời lên gặp gỡ riêng với tướng Trần Văn Trà, ông Hảo cũng đã đề nghị được làm việc về một chuyện quan trọng. Cuối cùng, ông Hảo đã được mời lên lầu gặp lãnh đạo Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định. Câu chuyện liên quan đến 16 tấn vàng đã được ông Hảo trình bày chi tiết và đề nghị Ủy ban quân quản tiến hành tiếp quản và kiểm kê ngay.

Tiếp quản kho vàng 16 tấn vàng lúc đó nằm ở đâu?

Vẫn nằm ở trụ sở Ngân hàng Quốc gia. Cả hai chi tiết mà Frank Snepp và tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nêu ra trong Cuộc tháo chạy tán loạn và Hồ sơ mật dinh Độc Lập đều thiếu chính xác. Không có chuyện 16 tấn vàng đã được đóng thùng sẵn (chờ chở đi) và lại càng không có chuyện “số vàng ấy nằm ở sân bay khi quân của tướng Dũng tràn vào Tân Sơn Nhất”.

Nó vẫn nằm nguyên vẹn dưới tầng hầm ở số 17 Bến Chương Dương.

Vào chiều 30-4, sau khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và Sài Gòn được giải phóng hoàn toàn, trụ sở Ngân hàng Quốc gia vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các nhân viên ngân hàng và các cảnh sát viên, dưới sự chỉ huy của một thiếu tá. Họ đã không rời vị trí vì nhiệm vụ của họ là bảo vệ an toàn kho tiền và vàng dự trữ, không để nó bị xâm nhập, cướp phá giống như nhiều tòa nhà và trụ sở lân cận. Họ giữ vị trí cho đến khi những người lính giải phóng xuất hiện.

Người kể chi tiết đó là ông Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia. Là chuẩn úy thuộc lực lượng công an vũ trang, ông Duyệt được điều động vào Tây Ninh, công tác tại đơn vị C282 Q.

Ông Hoàng Minh Duyệt - Ảnh: T.T.D.

Page 161: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

161

“Chúng tôi được giao nhiệm vụ vào tiếp quản các ngân hàng ở Sài Gòn - Gia Định. Chiều tối 30-4, đơn vị chúng tôi vào tới nội thành và tạm trú tại Trường Cao Thắng. Lúc đó trong Trường Cao Thắng có rất đông đồng bào miền Trung di tản cũng tạm trú ở đó. Thoạt đầu bà con rất sợ chúng tôi (chắc do tin đồn Việt cộng sẽ “tắm máu”), nhiều thiếu niên bỏ trốn khi chúng tôi vào. Nhưng rồi tối đó, chúng tôi cùng đồng bào trò chuyện ca hát suốt đêm...

Sáng 1-5, theo phân công, đơn vị chúng tôi đến trụ sở Ngân hàng Quốc gia số 17 Bến Chương Dương. Trước cửa trụ sở lúc đó ngổn ngang súng ống, quần áo, đồ đạc nhà binh. Chúng tôi tiến vào bên trong ngân hàng. Các nhân viên bảo vệ ngân hàng vẫn còn đó, kể cả viên thiếu tá cảnh sát.

Chúng tôi cho họ về nhà và triển khai đội hình bảo vệ tòa nhà. Lúc ấy, thú thật là chúng tôi không hề biết trong đó có 16 tấn vàng, chỉ biết đây là mục tiêu cần bảo vệ nghiêm ngặt trong những ngày đầu giải phóng. Tôi cũng không biết ông Nguyễn Văn Hảo là ai, nhưng chúng tôi được lệnh của cấp trên là phải cử hai chiến sĩ đi bảo vệ ông Hảo. Vào thời gian ấy, tôi thấy ông Hảo thỉnh thoảng có đến ngân hàng làm việc gì đó.

Tôi chỉ biết được tầng hầm chứa vàng ở đây khi tham gia nhóm kiểm kê. Nhóm kiểm kê lúc đó có tôi, anh Lân và anh em trong đơn vị; về phía Ban kinh tài có anh Huỳnh Kỳ Thanh, cô Tiếp... Về phía Ngân hàng Quốc gia có hai anh viên chức cũ ở đây là anh Huỳnh Bửu Sơn và anh Lê Minh Kiêm.

Tầng hầm chứa vàng sáng choang, khá rộng, rộng đến mức có thể... đá bóng được. Tiền và vàng được cất giữ trong những tủ sắt đặt trong các hầm. Mỗi cửa hầm đều có ổ khóa riêng, sau lớp cửa đó là cửa hầm tự động với khóa bằng mã số. Lần đầu tiên tôi thấy vàng nhiều như thế, thấy được những thỏi vàng như thế.

Tôi thò tay định cầm thử một thỏi lên, anh Huỳnh Bửu Sơn thấy vậy phì cười: “Không lấy thế thì khó mà nhấc được”. Quả thật, một thỏi vàng coi nhỏ vậy mà nặng khoảng 13kg. Tôi lại thấy nhiều loại đồng tiền vàng rất đẹp, rất lạ và nghe nói rất quí, cả những cúc áo bằng vàng thật độc đáo.

Chúng tôi nhìn rất thích nhưng chẳng ai “xơ múi” dù chỉ một đồng tiền vàng. Mà thật ra không ai trong chúng tôi có ý nghĩ gì bậy bạ, bởi mọi người đều rất vô tư và trong sáng. Cả những anh em viên chức cũ của ngân

Page 162: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

162

hàng cũng vậy, như anh Huỳnh Bửu Sơn chẳng hạn. Tôi và Sơn lúc ấy còn rất trẻ và cùng lứa tuổi với nhau.

Chỉ cách đó vài hôm, chúng tôi là hai người thuộc hai chế độ khác nhau, còn bây giờ chúng tôi hay ngồi đánh cờ và tâm sự với nhau trong hòa bình... Sơn nói: “Mình sẽ không ra đi, mình ở lại VN và góp chút sức mình cho xứ sở...”.

Chúng tôi lúc ấy ngồi trên một đống vàng, nhưng những khao khát xen lẫn suy tư về ngày mai còn nặng hơn số vàng 16 tấn kia”.

Ông Hoàng Minh Duyệt đã nhắc đến ông Huỳnh Bửu Sơn, người quản lý kho vàng nhiều năm với tư cách là lãnh đạo Nha phát hành Ngân hàng Quốc gia. Trong số báo tới, chúng ta sẽ nghe câu chuyện và tâm sự của ông Huỳnh Bửu Sơn trong những ngày đó, cũng như chi tiết về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng trước khi giao cho chính quyền cách mạng.

------------

Page 163: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

163

Thứ Hai, 01/05/2006 Kỳ cuối: Người giữ chìa khóa kho vàng

TT - Người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn - làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia. Dưới đây là hồi ức của ông về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng trước khi bàn giao cho chính quyền cách mạng.

Khi lịch sử sang trang Sài Gòn ngày 30-4-1975.

Đó là những giờ phút mà sau này tôi mới thấy hết ý nghĩa trọng đại của nó đối với lịch sử dân tộc, nhưng vào lúc đó tôi vẫn còn chưa hết bàng hoàng.

Những ngày đầu tháng 5-1975, tôi vào trình diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn - hiện là giám đốc đối ngoại Pepsi Co.VN - Ảnh: T.T.D.

Page 164: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

164

Phải nói đó là những ngày rất thảnh thơi đối với tất cả anh em chúng tôi, hầu hết ở độ tuổi trên dưới ba mươi. Chúng tôi vui vẻ, yên tâm. Thái độ của các anh cán bộ trong Ban Quân quản rất lịch sự, đúng mực nhưng khá xa cách. Vào thời điểm đó, nhiều người trong chúng tôi chưa nghĩ đến tương lai như thế nào. Mong muốn của tôi cũng như những người khác vào lúc đó là an ninh trật tự sẽ được vãn hồi, mỗi người sẽ có một vị trí làm việc trong chế độ mới và tiếp tục đóng góp theo khả năng của mình cho xứ sở.

Cuối tháng 5-1975, chúng tôi được lệnh trình diện tập trung đi học tập cải tạo tại Trường nữ trung học Gia Long (bây giờ là Trường Nguyễn Thị Minh Khai). Nhóm viên chức Ngân hàng Quốc gia được xếp vào mấy tổ, tôi thuộc tổ 32. Trong ba ngày tập trung tại Trường Gia Long, chúng tôi được phục vụ ăn uống khá chu đáo. Chiều ngày thứ ba, sau khi dùng cơm chiều xong, vào khoảng 6 giờ, loa phóng thanh đọc danh sách những người phải thu dọn đồ đạc và tập trung tại sân cờ nghe lệnh. Tên tôi có trong danh sách đó.

Lúc đó tôi cảm thấy rất lo lắng, không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra, nhất là khi thấy danh sách người được gọi tên chiếm không đến 10% sĩ số. Nhưng khi đến tập trung tại sân cờ, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe ban chỉ huy trại thông báo là do số người trình diện quá đông nên một số được cho về nhà vào tối đó, hôm sau đến để nhận giấy tờ tùy thân và trình diện cơ quan đang công tác, chờ lệnh tập trung mới. Bảy giờ sáng hôm sau, tôi quay trở lại Trường Gia Long, thấy ngôi trường vắng lặng như tờ.

Như vậy là trong đêm trước mọi người đã di chuyển. Một lần nữa số mệnh đã cho tôi ở lại. Tôi đến trình diện tại Ngân hàng Quốc gia và được phân công tác tại Vụ Phát hành và kho quĩ. Những ngày tiếp theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh.

Sau này, vào cuối tháng tám, khi có lệnh gọi tập trung lần thứ hai cho những người được trả về đợt trước, tôi có đến gặp và hỏi ý kiến anh Ba Sáng, cán bộ Ban Quân quản. Sau khi tham khảo ý kiến Ban Quân quản, anh thông báo cho tôi biết trường hợp của tôi đã được Ban Quân quản xem xét, tôi được bố trí tham gia chiến dịch đổi tiền Sài Gòn cũ và cải tạo tư sản nên không phải đi trình diện học tập tập trung.

Lần kiểm kê cuối cùng

Page 165: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

165

Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân hàng Quốc gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.

Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên cảm thấy không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho chính quyền mới. Tôi không lo âu gì cả vì biết chắc rằng số tiền và vàng nằm trong kho sẽ khớp đúng với sổ sách.

Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân hàng Quốc gia vẫn được chúng tôi quản lý một cách tuyệt đối an toàn. Cần nói thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cửa nặng trên 1 tấn.

Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Anh hay nắm tay tôi khi trò chuyện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt - chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia.

Số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân hàng Quốc gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất. Có ba loại vàng thoi: vàng thoi mua của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED); vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi - Công ty Montagu; và vàng thoi được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào.

Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.

Page 166: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

166

Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.

Chúng tôi thực hiện công tác kiểm kê trong hai ngày liền. Thật ra công việc cũng khá đơn giản. Số giấy bạc dự trữ giữ trong các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm chì, mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện toán hóa là biết khớp đúng ngay.

Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000 đồng, thuộc xêri mới phát hành, có in hình các con thú hoang dã trong rừng rậm Việt Nam. Ngoài ra vẫn còn tồn kho và tiếp tục phát hành loại giấy bạc nổi tiếng có in hình danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500 đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó (nếu tôi nhớ không lầm) khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam vào thời điểm giải phóng.

Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi đã kiểm kê xong số lượng giấy bạc dự trữ. Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có khớp đúng với sổ sách hay không.

Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản lý nghiêm túc của những người đã từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia.

HÙYNH BỬU SƠN

Page 167: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

167

Bảng kê thoi vàng đựng trong các tủ sắt

Hầm số 3 Hầm số 6

Tủ số 40: 80 thoi

Tủ số 41: 80 thoi

Tủ số 42: 80 thoi

Tủ số 43: 80 thoi

Tủ số 44: 80 thoi

Tủ số 45: 80 thoi

Tủ số 46: 80 thoi

Tủ số 47: 73 thoi

Tủ số 202: 35 thoi

Tủ số 203: 80 thoi

Tủ số 204: 80 thoi

Tủ số 205: 80 thoi

Tủ số 206: 79 thoi

Tủ số 207: 89 thoi

Tủ số 215: 88 thoi

Tủ số 216: 70 thoi 633 thoi 601 thoi

Tổng cộng: 1.234 thoi vàng

(Nguồn: Nha Phát hành, tháng 4-1975)

Page 168: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

168

DANH ĐỨC

Nhà lao An Nam ở Guyane (Phóng sự: báo Tuổi Trẻ từ 26/04/06 đến 01/05/06)

Page 169: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

169

Thứ Sáu, 25/04/2008

(Kỳ 1): Con cháu các tù nhân biệt xứ

TT - Năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại, 525 tù nhân Việt Nam bị bắt đày đi Côn Đảo, sau đó bị đày biệt xứ sang Guyane thuộc Pháp và giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne, gọi là nhà lao An Nam. Gần 80 năm qua, sự kiện đó dường như ít còn được mấy ai nhắc đến nữa.

Vừa qua, có mặt tại Guyane nhân dịp VN phóng vệ tinh Vinasat-1, phóng viên Tuổi Trẻ đã tìm đến nhà lao An Nam, vùng đất khổ sai của nhiều tù

Ông Trần Văn Cân với tấm thẻ đeo trên ngực áo

Page 170: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

170

nhân biệt xứ người Việt trước đây. Con cháu những cựu tù ái quốc năm xưa lần đầu tiên có dịp nói về cội nguồn của mình.

Từ khi lên kế hoạch sang Guyane để đưa tin sự kiện VN phóng vệ tinh Vinasat-1, tôi cứ ám ảnh làm sao tìm lại được con cháu của những người tù khổ sai đi đày ở đây từ năm 1931, sau khởi nghĩa Yên Bái. Những tưởng mọi chuyện không thể, vì gần 80 năm đã qua…

Những người Việt ở Guyane

Trong cơn mưa như trút nước, tôi đứng tại địa điểm quan sát dịch chuyển tên lửa Ariane-5 chở vệ tinh Vinasat-1 ra đến bãi phóng, bất chợt nghe ai đó hỏi bằng tiếng Pháp: "Ông là người Việt à?". Hóa ra là một nhân viên an ninh của Trung tâm không gian Kourou từ xa quan sát các nhà báo đang tác nghiệp. Đó là một người đàn ông đứng tuổi, da hơi ngăm đen, trong ánh mắt ông hiện lên nét mừng rỡ. "Đúng thế. Chào ông", tôi trả lời. "Tôi tên là Trân Van Cân", ông ta phát âm không dấu, song cũng phát âm được chữ "â”, "Cha tôi, ông nội tôi là người Việt. Tất cả đều tên là Trân Van Cân". Thật mừng rỡ! Một trong những "đối tượng tìm kiếm" của tôi đây rồi.

Và ông đưa tôi đi gặp những người Việt ấy. Họ sống rải rác ở Guyane. Họ tự giới thiệu là con cháu của những tù nhân biệt xứ năm xưa. Bác sĩ Kim, một bác sĩ chuyên khoa dạ dày - đường ruột, sinh sống ở Guyane từ tám năm qua, nồng hậu tiếp đón tôi trong nhà ông. Ông cho biết: "Ở đây có nhiều người mang họ tên Việt, song da thì đen và không nói được một từ tiếng Việt. Hỏi họ, họ chẳng nhớ gì về gốc gác Việt của mình. Họ là con cháu của các tù nhân thuở trước".

Bác Vũ, một chuyên gia nông nghiệp quốc tịch Pháp về hưu, sang Pháp cùng gia đình từ thời Ngô Đình Diệm, sau này dọn sang Guyane, cũng nói: "Họ không biết nhiều về gốc gác Việt. Song cũng có một số người tết đến là đón tết Việt". Ông Nghĩa, chủ một nhà hàng ở Kourou, kể: "Mỗi năm, chúng tôi đều tổ chức đón tết. Cũng có những người da đen họ Việt đến ăn tết cùng chúng tôi".

Không chỉ có 525 tù nhân biệt xứ?

Đầu tháng 3-2008, lục lọi trên các website của Pháp tìm tài liệu chuẩn bị cho chuyến đi Guyane, bất ngờ tôi tìm được không ít tài liệu về việc có đến

Page 171: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

171

525 tù nhân người Việt đi đày sang nhà lao Guyane năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại trước đó một năm. G.Marchal, một nhà sử học Pháp, có lưu lại trên website của mình bức ảnh chụp tài liệu sau:

"Chủ nghĩa dân tộc và nổi dậy ở Đông Dương.

- Các nhóm cực đoan nổi lên tại các xứ bảo hộ của Pháp ở Đông Dương.

- Tháng hai, đồn binh Yên Bay nổi dậy, ném bom trong các phố phường Hà Nội. Cuộc thử sức đẫm máu này thất bại trong trứng nước và các nhà dân tộc chủ nghĩa bị bắt sau đó bị gửi ra Côn Đảo.

- Quan toàn quyền e sợ một cuộc nổi dậy mới, đã quyết định tống các phần tử khuynh đảo đến một vùng đất xa thẳm. Tháng 4-1931, 525 tù chính trị Đông Dương xuống tàu sang Cayenne".

Tôi gửi thư điện tử cho nhà sử học G. Marchal hỏi thăm về con số 525 tù chính trị Đông Dương này, một tháng sau nhận được câu trả lời vắn tắt: "Danh sách các tù nhân này hiện đang lưu tại văn khố ở Aix-en-Provence. Đường mòn đến nhà lao An Nam đã được san ủi và đánh dấu mũi tên". Chìm đắm trong mớ thông tin mới tìm ra về "hậu khởi nghĩa Yên Bái" và nhà lao Guyane, tôi cứ đinh ninh rằng những tù nhân biệt xứ VN đầu tiên sang Guyane là vào năm 1931, cho đến khi gặp ông Trần Văn Cân ở bãi phóng tên lửa Ariane:

- Ông năm nay bao nhiêu tuổi?

- Tôi sinh năm 1948.

- Có phải cha ông đã sang đây vào khoảng những năm 1930 không?

Tài liệu của nhà sử học Marchal về các tù nhân yêu nước Việt Nam

Page 172: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

172

- Không, vì cha tôi sinh năm 1922 ở Guyane này. Ông nội tôi, cũng tên Trân Van Cân, phải đến đây trước đó. Đến lúc nào thì tôi không biết, chỉ biết rằng sau đó ông lấy bà nội tôi rồi sinh ra cha tôi năm 1922.

Chợt nhớ lại một tài liệu của Pháp ghi rằng vào cuối thế kỷ 19 đã có những tù chính trị người Việt bị đưa sang Guyane. Trần Văn Cân bằng xương, bằng thịt trước mặt tôi là con cháu của những người tù ái quốc người Việt đầu tiên đi đày biệt xứ ở Guyane này, từ cuối thế kỷ 19, trước cả khởi nghĩa Yên Bái. Nếu đúng như ông Cân nói, nhà lao An Nam đã "đón" tù nhân VN từ trước năm 1931, và ở đó sẽ không chỉ là mảnh đất khổ sai của 525 tù nhân người Việt.

Khởi nghĩa Yên Bái

Ngày 26-1-1930, tại Mỹ Xá (Nam Sách, Hải Dương), hội nghị đại biểu toàn quốc của Việt Nam Quốc dân đảng quyết định khởi nghĩa đồng loạt ở một số tỉnh Bắc kỳ vào đêm 9 rạng ngày 10-2-1930. Do quá trình chuẩn bị gặp nhiều trắc trở, Nguyễn Thái Học quyết định hoãn ngày khởi nghĩa đến 15-2. Nhưng ở nhiều địa phương, khởi nghĩa vẫn bắt đầu vào đêm 9 rạng 10-2. Nơi nổ súng đầu tiên và quyết liệt nhất là Yên Bái (do đó có tên gọi chung là khởi nghĩa Yên Bái).

Ở Yên Bái, Phú Thọ, nghĩa quân chiếm một số nơi nhưng không giữ được, ngay sáng 10-2 bị dập tắt. Ở Hà Nội chỉ kịp tạo ra một số vụ nổ bom ở sở cảnh sát, sở mật thám... Ở Kiến An, Hải Dương, mãi đến ngày 15-2 mới nổi dậy, chiếm được Vĩnh Bảo (Hải Dương) và Phụ Dực (Thái Bình), nhưng không đánh chiếm được Phả Lại, Hải Dương. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, những người lãnh đạo chủ chốt (Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp...) bị bắt và bị kết án tử hình.

(Nguồn: Từ điển Bách khoa Việt Nam)

Page 173: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

173

Giám đốc văn khố lưu trữ tỉnh Guyane nói: "Một số tù nhân sau này ra trại, sống tập trung thành khu người Đông Dương, lập gia đình với người bản xứ thường là người da đen, họ không còn nguyên thủy nữa".

Thứ Bảy, 26/04/2008 Kỳ 2: Những số phận lưu lạc

TT - Trong số 525 tù nhân người Việt bị đưa đi đày sang Guyane năm 1931 sau khởi nghĩa Yên Bái, ngoài những người bỏ mình trong thời gian bị giam giữ, còn có những người trong sổ ghi là được trả tự do, thậm chí có người ghi là được trả về VN như ông Vũ Văn Ninh.

Cũng như số tù nhân bị đi đày sang Guyane trước họ, từ cuối thế kỷ 19. Họ là ai? Số phận họ ra sao? Tôi tìm Sở văn khố lưu trữ tỉnh Guyane, những tài liệu ở đó của các nhà nghiên cứu người Pháp nói lên nhiều điều.

Khai hoang

Theo Danielle Donet-Vincent (Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp) trong "Nhà tù cho người Đông Dương tại Guyane" (Les bagnes des Indochinois en Guyane 1931-1963), tù nhân Đông Dương đến Cayenne (thủ phủ của Guyane) ngày 30-6-1931. Theo Daniel Ballof trong sách Hiện tượng đày

Sở Văn khố lưu trữ Guyane và những tài liệu về các tù nhân người Việt -Ảnh: D.Đức

Page 174: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

174

biệt xứ tù nhân Đông Dương và các cơ sở lao tù (La deportation des Indochinois en Guyane et les etablissements penitentiaires), khi tàu cập bến có hai trường hợp tử vong trong chuyến hành trình dài 35 ngày. Ngay khi đến đó, có 30 tù nhân bị bệnh quai bị được phát hiện. Rồi các bệnh đường hô hấp, đường ruột khiến 137 người phải nhập viện, sáu người trong số họ không qua khỏi. Trong hai năm 1934-1936, 20 người đã chết vì bệnh, một số khác tự tử.

Cũng theo Danielle Donet-Vincent, nghị định ngày 18-9-1936 ấn định việc cấp đất rừng cho tù nhân mãn hạn khai hoang canh tác. Qua năm sau, bảy tù nhân trại Crique Anguille (Suối Lươn) được trả tự do, được giao đất để phá rừng canh tác. Bốn tù nhân khác của trại Saut Tigre (Cọp Vó) cũng được cấp rừng để khai hoang canh tác. Một người được cho phép làm việc trong các mỏ vàng của Công ty Société Nouvelle de Saint-Élie (Guyane ngày nay cũng đang khai thác vàng). Bốn người khác đi làm thuê cho các đồn điền (nông trường) và làm nghề đánh cá.

Tuy được trả tự do song họ bị hạn chế di chuyển, tạo ra tâm lý bi quan về chương trình cấp đất rừng để khai hoang canh tác. Tôi đọc thấy trên một tấm biển trong trại Crique Anguille thông điệp đại ý như sau: Chương trình cấp đất rừng khai hoang là để cho các tù nhân có cơ hội làm lụng sinh nhai sau khi mãn hạn tù. Họ hi vọng sẽ có ngày hồi hương với chút ít của cải dành dụm. Nhưng do không thấy ngày về nên sau này họ bỏ bê việc canh tác.

Danielle Donet-Vincent cho biết khi chính phủ Mặt trận Bình dân nắm quyền ở Pháp sau cuộc bầu cử năm 1936, 19 người được trả về nguyên

Page 175: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

175

quán. 19 trên tổng số gần 500 người còn lại là quá ít, khiến họ càng thêm thất vọng. Tuy vậy, trong thực tế đã chỉ có 15 người được về quê hương, qua ngả các cảng Saint-Nazaire và Marseilles của Pháp. Rồi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Tình hình quản lý tù tại Guyane có phần khó khăn nên đây cũng là giai đoạn các tù nhân mọi quốc tịch trốn trại nhiều nhất. Chính quyền Pháp quyết định giải thể các nhà tù hải ngoại bằng nghị định ngày 4-5-1944. Các tù nhân trước kia được phân tán trong ba trại Crique Anguille, Saut Tigre và La Forestière sau đó được tập trung về Le Bagne (nhà lao An Nam).

Guyane (Pháp) - Ảnh: Wikipedia

Guyane là một tỉnh hải ngoại của Pháp, nằm ở bờ bắc của Nam Mỹ. Nhà lao An Nam nay chỉ là một trong số 30 nhà lao rải rác trên lãnh thổ Guyane. Trong gần một thế kỷ, từ khi được thành lập vào năm 1854, các nhà lao ở Guyane đã chứa tổng cộng khoảng 70.000 người, đa số là người Pháp. Đến Thế chiến thứ hai, do chiến tranh và đường sá xa xôi không có tiếp tế nên công tác quản lý bị thả nổi. Nhiều tù nhân đã bỏ trốn qua nước láng giềng Surinam, lúc đó là thuộc địa Hà Lan. Năm 1953, không còn tù nhân biệt xứ nào ở Guyane nữa.

Page 176: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

176

Khu người Đông Dương

Giám đốc Sở Văn khố lưu trữ tỉnh Guyane, ông Guyot, cho tôi biết: "Một số sau này ra trại, sống tập trung ở khu vực Saint-Laurent du Maroni, tạo thành khu gọi là Quartier chinois (khu người Hoa) mà thật ra là rút ngắn từ cụm từ quartier Indochinois nghĩa là khu người Đông Dương. Họ trồng trọt, chăn nuôi, trồng lúa... Họ lập gia đình với người bản xứ, thường là người da đen hay người lai. Lần hồi, khu người Đông Dương bị pha trộn dòng máu, không còn "nguyên thủy" nữa. Con cháu họ cứ mang tên họ cha ông mà không nhớ gì về cha ông. Hiện tại trong hội đồng thành phố có một người mang họ Việt". Danielle Donet-Vincent viết về một đặc điểm của những người tù Đông Dương sau khi ra trại như sau: "Tại Guyane ngày nay, các phương pháp đánh cá của tù nhân Đông Dương vẫn còn được sử dụng".

Rồi thì tất cả cũng qua đời. Theo tác giả nêu trên, người tù của chuyến tàu năm 1931 cuối cùng sống cho đến đầu năm 2000. Sau khi ra tù, ông làm lụng vất vả trong các mỏ vàng và nhận Guyane là quê hương thứ hai. Năm 2006, các đài truyền hình ARTE - RFO và France 3 của Pháp có chiếu một bộ phim tư liệu tựa đề là Bóng tối của ngục tù (Les ombres du bagne) của Patrick Barberis và Tancrède Ramonet. Bộ phim nói về các trại tù ở Guyane qua số phận bốn tù nhân tên là Charles Hut (người Bỉ), René Belbenoit (người Pháp), Jassek Baron (người Ba Lan gốc Do Thái) và Tran Khac Man (người Việt). Đây có thể là tù nhân cuối cùng còn sống sót ở Guyane mà Danielle Donet-Vincent đã nêu ở trên.

Bác Đinh Vũ, một chuyên viên nông nghiệp của Pháp sang Guyane sau khi về hưu, nói với tôi: "Có lẽ người Việt thuần túy ở Guyane là những người mới đến, còn con cháu các cụ thì dù mang họ tên Việt nhưng không còn nhớ nhiều về tổ tiên". Chủ nhật, chúng tôi lên chợ Cacao. Một chị tuổi xấp xỉ 60 lặng lẽ bán bánh cuốn cho chúng tôi. Chợt nghe chị nói tiếng Việt với một ai đó, mới hay chị cũng là người Việt. Hỏi chuyện, chị cho biết chị từ Hà Nội sang Lào năm 1954, rồi sang Pháp, rồi sang đây phụ bán cho cô em vài tháng. Gần chợ có một ông thầy dạy võ Việt cổ truyền, miệng hô "Dam thang. Dam vong" không bỏ dấu cho nhóm trẻ ngoại quốc, nghe cũng ấm lòng khi thấy có VN ở nơi xa xôi này.

Quả là những số phận lưu lạc!

Page 177: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

177

Giữa rừng Amazon, nhà lao năm xưa nay chỉ còn lại hai dãy "chuồng cọp" và vài mảnh vụn các nền nhà. Đã lâu lắm rồi, hương khói mới thắp lên ở đây…

Chủ Nhật, 27/04/2008 Kỳ 3: Đường vào nhà lao

TT - Bác sĩ Kim và bác sĩ Danh, hai bác sĩ Việt kiều Pháp tại Guyane, là hai người đồng hành quí báu của tôi. Từ cả tháng trước, qua liên lạc thư điện tử, tôi đã hỏi thăm bạn bè ở Guyane về địa danh nhà lao An Nam.

Bác sĩ Hi, tháng 11-2007 còn sinh sống tại Guyane trước khi dời sang đảo La Réunion tận châu Phi, đã giới thiệu tôi cho bác sĩ Kim và dặn dò: "Hãy đến thăm nhà lao An Nam và viết bài cho dân VN biết". Bác sĩ Kim cho biết ông có nghe nói đến nhà lao song chưa đi đến đó, ông nhắc: "Làm sao đưa hài cốt các cụ về nước". Sau đó, ông liên lạc với bác sĩ Danh (sang Pháp năm 1990 làm thực tập bác sĩ nội trú) và trả lời với tôi: "Anh Danh đã từng đi đến nhà lao An Nam rồi, nên sẽ dẫn đường cho chúng ta".

Giữa rừng già

Tấm bảng ghi "Nhà lao An Nam" ở gần cửa rừng lối vào nhà lao - Ảnh: D.Đức

Page 178: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

178

Suốt từ trưa 16-4 đến sáng 18-4, trời mưa tầm tã không ngớt trên khắp Guyane. Bác sĩ Kim bảo: "Mưa này không tài nào vô rừng đến nhà lao được". Đến tối 18-4, tên lửa Ariane chở vệ tinh Vinasat-1 phóng lên không gian trong bầu trời trong vắt, chả bù với sáng hôm trước phải di chuyển vệ tinh ra bãi phóng trong cơn mưa tầm tã. Vụ phóng vừa được loan báo thành công, mọi người từ phòng chỉ huy của trung tâm không gian xuống đất, chưa kịp nâng ly rượu mừng trời đã lại mưa. Trong bụng chúng tôi lại thầm lo. Kim bảo: "Điệu này thua rồi". Nào ngờ, trên suốt con đường về lại Cayenne thấy thật khô ráo, chẳng thấy một giọt mưa.

Sáng 19-4 cũng thế, không hẳn là trời quang mây tạnh, song không có gì đe dọa rằng sẽ có mưa. 10 giờ, bác sĩ Danh đưa chúng tôi đi trên chiếc xe Peugeot phục chế của anh: "Đi xe này các anh ạ. Chú đi xe BMW của anh Kim, đến đó bỏ xe ngoài đường, tránh bị kẻ xấu lấy mất xe giữa rừng". Trước đó, lúc 8 giờ, trời còn mưa vài hạt. Giờ thì trời quang mây tạnh trên con đường từ Cayenne đi Kourou.

Đường vào nhà lao An Nam là một con đường mòn giữa rừng già Amazon, tại một khu vực mang tên Montsinéry - Tonnégrande. Montsinéry là tên của một làng ở bìa rừng, còn Tonnégrande là tên của một dòng sông, nghĩa là "sấm to, sét lớn". Đến ngã ba Montsinéry cách Cayenne 30km thì quẹo trái. Chạy được 3km, qua hai cái cầu thì đến lối vào nhà lao.

Phải loay hoay tìm tới tìm lui mới tìm ra lối vào nhà lao An Nam. Một tấm bảng chữ được chữ mất "Bagne des Anamites" ở gần cửa rừng. Ai đó ghi thêm "45 phút đi bộ", bên cạnh một tấm bảng khác ghi "Propriété privée. Defense dentrer", xác định đây là "tài sản tư nhân, cấm vào". Nghĩa là giữa cánh rừng già bao la, nhà lao này thuộc về một ai đó và ai đó ra lệnh cấm vào. Nhưng đã vượt cả nửa vòng trái đất qua đây rồi, không ai ngăn được chúng tôi vai đeo balô, tay cầm gậy và mã tấu mà xông vào rừng. Rừng già Amazon là đây. Nhà lao An Nam là đây. Ráng lội bộ vào thôi.

"Chuồng cọp"

Page 179: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

179

Từ cửa rừng đi vào là những bãi sình lầy lội. Muốn di chuyển cho dễ phải tránh đi vào giữa đường mòn bùn sình nhão nhoẹt, mà đi sát vào ven đường. May là hôm nay không mưa nên bùn không qua mắt cá chân.

Sau những bãi sình còn có thể lội qua được là những đoạn sình lầy nhất được phủ bằng những thanh gỗ ngang khoảng 60cm, như một con đường bằng gỗ. Càng vào sâu đường mòn càng hẹp lại. Có những đoạn trên nền cát và đất không sình lầy nên bước chân không vất vả.

Thỉnh thoảng một thân cây to trốc gốc vắt ngang đường, những cành cây nằm ngang mặt đường tạo thành một mạng lưới chằng chịt. Bác sĩ Danh dùng mã tấu chặt những cành nhỏ dọn đường cho tôi leo qua dễ dàng hơn. Con đường thoai thoải xuống dốc. Đi mãi, hơn một giờ rưỡi thấy một tấm bảng chỉ dẫn vẽ bản đồ nhà lao, khu vực nhà lao nay còn được gọi là La crique danguille (suối Lươn). Danh cho biết người ta hay gọi đây là những con lươn điện (anguilles electriques) có thể phóng ra những tia điện lên đến 700volt. Rẽ trái chúng ta sẽ đến khu vực nhà lao. Chẳng còn gì ngoài dãy chuồng cọp bằng bêtông từng nhốt các tù nhân VN bất khuất.

Khu vực nhà lao An Nam xuất hiện trước chúng tôi bằng một hiện vật khá bất ngờ: hai hố xí (cầu tiêu) bằng ximăng xây cao khoảng 1m, không có vách, "trần truồng" để lính canh có thể quan sát xem tù nhân đang làm gì, có giấu giếm gì không, có mưu đồ gì không... Gần đó là hai dãy "chuồng cọp". Mỗi bên 16 cái, mỗi "chuồng cọp" kích thước 1x2m, cao 2m. Trên trần là song sắt, không có mái che, để lính canh có thể đi bộ phía trên mà quan sát tù nhân. Quang cảnh lạnh lẽo thê lương, nhất là trong một buổi trưa trời muốn mưa giữa rừng già.

Sau khởi nghĩa Yên Bái, có 525 người Việt bị bắt và đưa đi đày ở Côn Đảo, sau đó họ bị đưa sang tận Guyane. Đó là lý do giải thích trong truyện Papillon, người tù khổ sai, Henri Charrière có nhắc đến các bạn tù

Một phần nền nhà còn sót lại của nhà lao An Nam - Ảnh: D.Đức

Page 180: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

180

Đông Dương của mình tên là Chang và Văn Huê cùng các tù nhân An Nam khác.

"- Anh là bạn thân của Chang à?

- Phải, anh ấy báo tôi đến kiếm Quých - Quých để cùng vượt ngục với nhau. Tôi đã có lần vượt ngục đi rất xa, đến tận Colombia. Tôi đi biển giỏi lắm, vì vậy Chang muốn tôi đưa anh của anh ấy đi. Anh ấy tin tôi.

- Tốt lắm. Chang xăm những gì trên người?

- Ở ngực, một con rồng; bàn tay trái, ba dấu chấm. Anh nói ba cái dấu đó chỉ rõ anh ấy là một trong các thủ lĩnh cầm đầu cuộc nổi loạn ở Côn Đảo. Người bạn thân nhất của anh ấy cũng là một người chỉ huy cuộc nổi loạn, anh này tên là Văn Huê, anh này bị cụt một tay".

(Trích Papillon - người tù khổ sai)

Và những nén hương được phóng viên Tuổi Trẻ thắp lên, cả khu vực "chuồng cọp" dường như trở nên ấm cúng, xua đi cái lạnh lẽo của rừng già và sự lãng quên suốt gần thế kỷ qua.

Thứ Hai, 28/04/2008 Kỳ 4: Hương khói giữa rừng Amazon

TT - "Chúng ta chia nhau thắp hương từng chuồng cọp. Chắc đã từng có tù nhân qua đời trong các chuồng cọp này", tôi nói và mọi người đồng ý ngay. Tôi lấy từ trong balô bó nhang Bắc chia cho các bạn đồng hành. Các chiến sĩ tham gia khởi nghĩa Yên Bái phần lớn là người Bắc nên tôi mang nhang Bắc sang. "Cắm nhang vào các bản lề ở cửa dãy này", bác sĩ Kim bảo.

Page 181: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

181

Gần 80 năm rồi, mục nát hết, chỉ những bản lề bằng sắt này còn lại. Các cánh cửa đâu mất hay là người ta đã tháo gỡ đi, chỉ còn trơ lại các bản lề to tướng này? Nhà lao An Nam đã bị đóng cửa từ năm 1945. Vào thời điểm đó, xứ Guyane còn thưa thớt, hoang sơ, những cánh cửa bằng sắt đó có thể đã bị gỡ để dùng vào việc khác. Trong "chuồng cọp" thứ ba bên trái còn sót lại những tấm ván mục mà trước đây là "giường" cho các tù nhân ngủ. "Theo bài báo cáo của một Việt kiều lâu năm ở Guyane mà tôi từng được nghe ở một hội nghị, trong nhà lao có một nghĩa địa chôn các tù nhân qua đời, song lâu quá cỏ mọc đầy nên mất dấu luôn", bác sĩ Danh nói.

Khói hương xua đi cái lạnh lẽo của rừng già và sự lãng quên suốt gần thế kỷ qua

Page 182: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

182

Tôi lấy từ trong balô ra cái lư hương mang từ quê nhà sang. Hôm nọ, qua đến nơi lấy ra từ vali, tuột tay nên lư hương rơi xuống đất vỡ thành chục mảnh. Sáng nay 6 giờ thức dậy lấy băng keo dán lại. Tôi lấy nhang cắm vào lư hương. Khói hương nghi ngút từ cửa "chuồng cọp", mỗi "chuồng cọp" ba cây nhang. Trong chốc lát, cả khu vực "chuồng cọp" trở nên ấm cúng hẳn. Mùi nhang Bắc xông lên thơm phức đánh bạt cái mùi ngai ngái của lá cây mục, thật ấm áp, xua đi cái lạnh lẽo của rừng già và sự lãng quên suốt gần thế kỷ qua.

Lúc nãy trên đường vào nhà lao, chúng tôi gặp hai người đàn ông Tây phóng xe từ bên trong đi ra. Một người quốc tịch Ireland, tên John McLellan, sống và làm việc ở Paris, rôm rả trò chuyện với chúng tôi. Người kia quốc tịch Tây Ban Nha; không nói được tiếng Pháp nên không tham gia câu chuyện. "Các anh vào thăm đồng hương của các anh là đúng lắm đấy. Tôi làm việc trong thế giới nhà tù nên hiểu thế nào là lao tù”, ông John McLellan bảo như thế trước khi chia tay.

Quả thật, nếu không có chuyến đi Guyane để đưa tin về phóng vệ tinh Vinasat-1, có lẽ chẳng bao giờ tôi lục lọi trên Internet để phát hiện ra có một nhà lao An Nam ở xứ Guyane này đã từng là nơi giam cầm 525 tù nhân ái quốc Việt Nam và hầu hết đã bỏ xương nơi đất khách quê người trong cô độc.

Bên trong "chuồng cọp"

Ở nhà lao An Nam, chẳng mấy tù nhân tin rằng mình có thể quay lại quê nhà, đạo luật "gấp đôi bản án" (Ll loi du "doublage") buộc các tù nhân sau khi được phóng thích phải ở lại châu lục này một khoảng thời gian dài bằng thời gian thi hành án phạt, nếu như họ chỉ bị án dưới 8 năm. Còn nếu bị kêu án trên 8 năm thì phải bị biệt xứ suốt đời.

(Trích "Le bagne de Guyane", tư liệu của đài phát thanh nước Pháp hải ngoại RFO)

Page 183: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

183

Từ trong balô tôi lôi ra chai rượu nếp mới Hà Nội mang từ quê nhà sang, rót vào ba cái chung cùng một bộ với lư hương. Tất cả chúng tôi chỉ biết khấn thầm trong lòng: "Các cụ sống khôn chết thiêng, xin về nhấm chút rượu thành kính con cháu mang sang kính các cụ”.

Cả một trại tù năm xưa nay chỉ còn lại hai dãy chuồng cọp và vài mảnh vụn của các nền nhà cùng mấy cái hố xí!

Thế còn các cựu tù nhân đâu, các cụ đang nằm ở nơi nào?

Có m�t nhà nho tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa th�c t�i t�nh Phúc Yên b� b�t và b� đày sang Guyane. Ông đã v�t ng�c, tr� v quê h�ng ti�p t�c tham gia phong trào đ�u tranh yêu n�c.

Một hố xí còn lại ở nhà lao An Nam

Page 184: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

184

Thứ Ba, 29/04/2008 Kỳ 5: Vượt ngục về nước tiếp tục đấu tranh

TT - "Địa ngục trần gian" ở Guyane giam cầm không chỉ 525 chí sĩ ái quốc của cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1931. Trước đó, vào ngày 15-12-1930, một trong các cựu tù người Việt từng vượt ngục Guyane qua đời tại tỉnh Bạc Liêu.

Ông là Đỗ Văn Phong, lãnh đạo địa phương của phong trào Đông Kinh nghĩa thục tại tỉnh Phúc Yên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), và cũng là người khai sinh thương hiệu Mai Lĩnh một thời lừng lẫy.

Bí mật từ cuốn gia phả

Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn còn giữ cuốn sách Nhà xuất bản Mai Lĩnh viết về một thương hiệu in ấn - xuất bản có tên tuổi giai đoạn 1936-1945. Trong một bài viết in trong sách, cố GS.TS Đỗ Tất Lợi - nguyên chủ tịch Hội Dược liệu VN - đề cập câu chuyện vượt ngục Guyane của chính ông nội mình là Đỗ Văn Phong.

Ông Đỗ Văn Phong (thứ ba từ trái sang, ngồi) ẵm con trai út Đỗ Như Ngọc (cha của kỹ sư Đỗ Thái Bình) trước khi bị lưu đày biệt xứ sang Guyane

Page 185: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

185

Ông Đỗ Thái Bình - kỹ sư đóng tàu ngụ ở đường Nguyễn Tất Thành (quận 4, TP.HCM) và cũng là cháu nội của ông Phong, người đang giữ cuốn gia phả của đại gia đình Mai Lĩnh - cho biết ông Phong sinh năm 1860 trong một gia đình Nho giáo tại xã Xuân Mai (Kim Anh, Phúc Yên cũ). Ông thường giao du với các nhà nho yêu nước và đã tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Kỹ sư Đỗ Thái Bình (trái) và nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn với các tấm ảnh về gia đình Mai Lĩnh và ông Đỗ Văn Phong

Thời bấy giờ, Đông Kinh nghĩa thục là phong trào chấn hưng dân trí bằng cách thay đổi tư tưởng, cách thức học tập do các nhà nho có tư tưởng tiến bộ khởi xướng vào đầu năm 1907. Nhận thấy đây là một mối nguy đối với chế độ thuộc địa, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, ông Phong và một số đồng chí bị lưu đày sang Guyane.

Cuốn gia phả ghi rằng vào năm 1924, gia đình nhận được tin ông Phong đã về lại Việt Nam. Hai người con trai Đỗ Văn Kiêm và Đỗ Văn Năm cùng cháu đích tôn Đỗ Văn Thụ (con ông Đỗ Văn Nghệ - con trai trưởng của ông Phong) lên đường tìm gặp ông Phong tại nhà ông Võ Hoành - một trong các nhân vật quan trọng của phong trào Đông Kinh nghĩa thục tại khu vực núi Sập (tỉnh Long Xuyên, nay thuộc tỉnh An Giang).

Ông Phong đã cùng 12 người khác vượt ngục trên một chiếc bè và trôi dạt vào đảo Trinitrad (lúc bấy giờ là thuộc địa của Anh), sau đó được một số người Hoa che chở. Sau khi bắt được liên lạc với tổ chức, tổ chức thu xếp cho ông nhập quốc tịch Trung Hoa và cải dạng như một người Hoa sang VN

Page 186: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

186

hành nghề chữa bệnh. Trên chuyến tàu hỏa từ Vân Nam (Trung Hoa) về Hải Phòng, khi ngang qua Phúc Yên, ông ứa nước mắt dõi trông cánh đồng làng, lũy tre xanh, nhà cửa, vợ con sau hơn 10 năm biệt xứ. Từ Hải Phòng, ông đi tàu thủy vào Sài Gòn và được tổ chức đưa về nhà ông Võ Hoành.

Nhưng hoạt động của các nhà nho yêu nước tại Long Xuyên không qua mắt được mật thám Pháp. Thấy không ổn, các ông bèn xé lẻ xuống nhiều địa phương: Vĩnh Long, Rạch Giá, Châu Đốc, Trà Vinh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bạc Liêu… Khi ông Phong được phân công xuống tỉnh Bạc Liêu hoạt động, ông Đỗ Văn Năm cùng vợ tiếp tục đi theo làm lụng mua bán, hỗ trợ cha mình tổ chức hoạt động yêu nước cho đến lúc ông Phong trút hơi thở cuối cùng vào ngày 15-12-1930 tại Bạc Liêu. đến năm 1943, gia đình về Bạc Liêu bốc mộ, sau đó tổ chức cải táng và thờ phụng tại Xá Lợi Phật Đài (Sài Gòn).

Nỗi khắc khoải hậu thế

Không chỉ dành cả cuộc đời hoạt động yêu nước, nhà nho Đỗ Văn Phong còn là người sáng lập thương hiệu Mai Lĩnh nổi tiếng. Theo các ghi chép của con cháu ông Đồ Chưng (một thành viên của phong trào Đông Kinh nghĩa thục), trong thời gian cùng ở tù, biết mình mang án nặng không biết sống chết ra sao nên ông Phong có ý gửi gắm ông Đồ Chưng cưu mang, dẫn dắt con cháu mình đừng bỏ chính theo tà.

Ông Phong mong muốn mọi hoạt động của con cháu đều thống nhất mang một tên chung là Mai Lĩnh để nhắc nhở đùm bọc lấy nhau, nhớ về nguồn cội (thôn Mai, núi Lĩnh) và xây dựng cơ nghiệp bền vững lâu dài (đọc ngược lại thành Linh Mãi).

Thương hiệu Mai Lĩnh lần đầu tiên xuất hiện với một tiệm tạp hóa ở khu phố chợ thị xã Phúc Yên. Cách đó khoảng 200m là Trường tư thục Mai Lĩnh do người con thứ sáu của ông Phong là Đỗ Xuân Mai đứng tên hiệu trưởng. Đến năm 1932, thêm cửa hiệu Mai Lĩnh ra đời ở Hải Phòng. Vào năm 1936,

Ông Đỗ Văn Phong cải dạng người Trung Hoa khi trở về VN hoạt động cách mạng

Page 187: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

187

ông Mai cho ra tờ Hải Phòng Tuần Báo, đến khi nhà Mai Lĩnh "lấn sân" lên Hà Nội thì Nhà in - xuất bản Mai Lĩnh chính thức ra đời.

Sách của Mai Lĩnh được độc giả đón nhận nồng nhiệt bởi hướng mạnh về văn hóa dân tộc, khơi gợi lòng yêu nước. Đó là những cuốn Đông Kinh nghĩa thục, Đời cách mạng Phan Bội Châu của Đào Trinh Nhất; đó là Tắt đèn, Việc làng của Ngô Tất Tố; là hàng loạt tác phẩm nặng ký khác gắn với các tên tuổi lớn như Trần Trọng Kim, Nguyễn Lân, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng… Sau năm 1944, vì nhiều lý do, sách của Mai Lĩnh không còn được xuất bản.

Một ngày giữa tháng 4-2008, trong lúc vệ tinh Vinasat-1 đang sắp được phóng lên quĩ đạo từ vùng đất khi xưa là "địa ngục trần gian" Guyane, thì tại một căn nhà ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) có hai người đàn ông đang khắc khoải hướng về phương trời xa lắc đó: kỹ sư Đỗ Thái Bình và nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, thế hệ thứ 3 và thứ 4 của nhà Mai Lĩnh.

Bên tấm bản đồ thế giới trải trên bàn, hai ông chụm đầu vẽ lộ trình thực hiện ước mơ được một lần trong đời đặt chân đến nhà tù ở Guyane. Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn bộc bạch: "Đến lúc từ giã cõi đời, ông ngoại, mẹ và cả bố tôi vẫn ôm ấp ước mơ một ngày nào đó cụ Đỗ Văn Phong không còn vô danh nữa, và đóng góp của nhà Mai Lĩnh cho kháng chiến, cho ngành xuất bản cũng được ghi nhận".

HUỲNH THANH BÌNH

Page 188: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

188

Qua tư liệu do bạn đọc cung cấp, phóng viên Tuổi Trẻ lần theo một câu chuyện kỳ lạ: cháu của một quan thượng thư triều đình nhà Nguyễn xuống đường biểu tình ở Thái Bình năm 1930, bị đày đi Guyane, sau đó về nước trở thành đại biểu Quốc hội.

Thứ Tư, 30/04/2008 Kỳ 6: Từ Thái Bình đến Guyane

TT - Nằm bình yên giữa cánh đồng lúa ở rìa thôn Tứ, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là một nghĩa trang nhỏ. Trong nghĩa trang ấy có ngôi mộ của một số phận lớn - ông Lương Duyên Hồi, sinh năm 1903, người tù từng bị đày đi Guyane. Cách mộ chừng 500m là ngôi nhà ông ngày trước (hiện con trai thứ sáu của ông đang ở).

Con nhà nho

Tại ngôi nhà đó, vào năm 1925, ông Hồi đã cùng hai người bạn mở thư viện làm nơi trao đổi thông tin, kiến thức, thể hiện tinh thần yêu nước, lấy tên là

Chân dung ông Lương Duyên Hồi chụp năm 1960 khi trở thành đại biểu Quốc hội khóa II, là bức ảnh được chụp sớm nhất về ông hiện gia đình còn lưu được (ảnh nhỏ) Bút tích của ông Lương Duyên Hồi do gia đình lưu giữ

Page 189: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

189

Đông Anh thư viện. Đông Anh thư viện từng tổ chức lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh (năm 1926), sắp xếp những cuộc nói chuyện bổ ích cho người dân quanh vùng. Sau đó, vào năm 1927, ông Hồi xin mẹ bán đi hai mẫu ruộng để mở trường tư thục lấy tên là Minh Thành học hiệu ở thị xã Thái Bình, nhận dạy cho học sinh nghèo bậc tiểu học và trung học. Trường cũng là nơi ra đời chi bộ đầu tiên của VN Thanh niên cách mạng đồng chí hội vào nửa cuối năm 1927.

Họ kết bạn từ khi trọ học cùng nhau ở thị xã Thái Bình. Mối quan hệ giữa họ được thể hiện trong bút tích hồi ký của ông Lương Duyên Hồi do gia đình ông còn lưu lại được. Việc ông Hồi đi theo cách mạng có thể được báo trước, không chỉ do ông được những người bạn hướng đạo, mà còn do ông vốn xuất phát từ một dòng họ có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Ông nội của Lương Duyên Hồi là cụ Lương Quy Chính, thông minh ham học, thi đậu cử nhân, làm đến chức quan thượng thư văn võ song toàn, trải qua các đời vua Tự Đức, Hàm Nghi, Đồng Khánh và Thành Thái. Cha ông là nhà nho học, thông hiểu chữ Hán, uất hận vì đất nước bị Pháp chiếm đoạt, thường lưu bạn Đông Du trong nhà, không muốn con theo học và làm việc với Pháp. Từ nhỏ, ông Hồi được học chữ nho và chữ quốc ngữ từ các ông giáo lân cận. Cha ông bắt cưới vợ, ông bèn ra điều kiện: "Đồng ý cưới vợ sau khi được lên tỉnh học để mở mang đầu óc, nắm được tình hình trong nước và thế giới". Năm 1920, ông lên tỉnh học và gặp các bạn Diên, Năng. Chuyện cưới vợ gác qua một bên.

Biểu tình, bị bắt và bị đi đày

"Bắt Pháp đế quốc phải giảm thuế, miễn sưu! Năm nay cho cấp thóc gạo cho dân! Tha những người bị bắt ra! Đền tiền các làng bị tàn phá! Để tự do đi lại và hội họp!", đó là những dòng khẩu hiệu nổi bật trong cuộc biểu tình ở Thái Bình vào ngày 1-5-1930 với gần 1.000 người tham gia, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Đảng bộ Thái Bình giai đoạn 1927-1954.

Cuộc biểu tình do ông Lương Duyên Hồi tổ chức và lãnh đạo, đây là cuộc biểu tình nông dân lần đầu tiên của hai huyện Duyên Hà - Tiên Hưng do ông Hồi làm bí thư liên chi ủy. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp, hơn 200 người bị bắt. Tháng 9-1930, tòa thượng thẩm Pháp đã tiến hành xử vụ "Cộng sản ở Thái Bình", ba người lãnh đạo cuộc biểu tình là Bùi Hữu Diên, Lương Duyên Hồi và Trần Văn Ngọ bị kết án nặng nhất: mười năm phóng trục do tội "âm mưu đánh đổ chính phủ bảo hộ và Nam triều". Không chỉ có vậy,

Page 190: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

190

theo hồi ký của ông Lương Duyên Hồi, sau khi bị áp giải lên Hỏa Lò (Hà Nội), ông và các đồng chí cấp ủy, các đảng viên bị tăng lên án khổ sai và án tù, mỗi người kèm thêm năm năm quản thúc.

Bị giam ở Hỏa Lò một thời gian, họ bị đày ra Côn Đảo vào đầu tháng 1-1931. Số tù chính trị ở Côn Đảo tăng lên nhanh chóng trong cao trào cách mạng 1930 - 1931. Ông Lương Duyên Hồi ghi: "Không đủ chỗ chứa tù, Pháp chuẩn bị đưa tàu Martinière từ Pháp sang để đưa chúng tôi sang đày Nam Mỹ. Tàu M. được dùng để chở tù Âu Phi và tù Đông Dương sang Guyane. Tàu M. dài vài trăm mét, có bảy tầng; hàng rào chắn song sắt bao quanh, còn kiên cố hơn chỗ nhốt thú dữ ở vườn Bách thảo Hà Nội".

Rồi cuộc đi đày khổ ải đã đến: "Chiều 17-5 -1931, tàu M. đi lấy tù từ Bắc kỳ, qua Trung kỳ, vào Nam kỳ đã xong. Tàu ghé vào gần Côn Đảo để lấy bọn chúng tôi thì bắt đầu vượt biên đi đày sang châu Mỹ Latin. Chiều hôm ấy, tại Côn Đảo như sắp có chiến tranh xảy ra. Chúng bố trí súng máy gác các ngả đường như dàn thành trận thế. Rồi từng đơn vị lính lê dương súng gắn lưỡi lê và nạp đạn sẵn, đưa anh em tù đến tận sà lan, cho ca nô máy dẫn sà lan ra tàu Martinière. Khổ cực cho anh tù khi ấy vừa bước chân xuống sà lan xong thì trời đổ mưa như trút nước, quần áo mỗi người chỉ có nhất bộ đều bị ướt cả”.

Thế là tám người anh em trong vụ án biểu tình cùng bị đày ra Côn Đảo. Đến đây, năm người loại nhẹ hơn ở lại, ba người loại mười năm phải đi Nam Mỹ.

UYÊN LY

Page 191: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

191

Một nhà nho yêu nước bị giam cầm hơn 24 năm ở Guyane

Anh Lương Như Khôi (sinh 1968, ở quận 3, TP.HCM) cung cấp cho Tuổi Trẻ sổ passport và một xấp hồ sơ tiếng Pháp và Việt về cha ruột của mình là nhà nho Lương Như Truật (sinh năm 1905, người Trà Kiệu), tham gia khởi nghĩa Yên Bái bị kết án chung thân khổ sai đày đi Côn Đảo, sau đó bị lưu đày sang Guyane năm 1931.

Do nói giỏi tiếng Pháp nên sau một thời gian bị giam cầm, ông Truật được đặc cách cho đến phục dịch tại nhà các công chức Pháp. Trong thời gian này, ông được cho lập gia đình với vợ góa một sĩ quan Pháp. Đến ngày 22-1-1955, ông được trả tự do. Cũng trong năm 1955, ông đưa vợ và sáu con về nhà tại 329/6D đường Phan Thanh Giản (nay là 329/29

đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP.HCM).

Từ khi trở về VN, ông Truật được chế độ Sài Gòn tuyển dụng làm công chức tại Bộ Cải tiến nông thôn. Đặc biệt, do đã từng tham gia khởi nghĩa Yên Bái và bị lưu đày biệt xứ nên ông còn được chính quyền Sài Gòn cho hưởng "biệt lệ mặc nhiên lưu dụng cho đến khi nào không còn đủ sức khỏe". Ông Truật mất vào tháng 2-1984 tại địa chỉ nói trên. Ngoài sáu con ở Guyane, ông còn hai con trai ở quê Quảng Nam và năm con ở TP.HCM, trong đó có cậu út Lương Như Khôi.

THÁI BÌNH

Ông Lương Như Truật trước căn nhà 329/6D Phan Thanh Giản (ảnh chụp trước năm 1960)

-----------------------------------

Hàng chục ngày lênh đênh trên biển, họ bị đối xử ra sao? Điều gì thật sự đã diễn ra trên hòn đảo xa xôi Guyane? Hàng chục trang hồi ký của ông Lương Duyên Hồi về chuyến đi sẽ trả lời tất cả.

Page 192: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

192

Thứ Năm, 01/05/2008 Kỳ 7: Cuộc đày ải giữa đại dương

TT - Chiều 17-5-1931, con tàu Martiniere chở Lương Duyên Hồi cùng bạn bè đồng chí rời Côn Đảo ra đi. Dưới đây là những trang viết thuật lại hàng chục ngày lênh đênh trên sóng nước được trích từ hồi ký viết tay Từ Đảng ra đời cho đến khi đi đày Guyane của ông Lương Duyên Hồi, sau khi nhận được đề nghị kể lại cuộc đi đày từ Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương vào tháng 12-1969.

Chiếc tủ kính trưng bày những kỷ vật của hai nhà cách mạng, hai người bạn Lương Duyên Hồi và Bùi Hữu Diên tại Bảo tàng tỉnh Thái Bình.

Trong tủ là chiếc hòm gỗ (lớn, bên phải) được cho là của ông Lương Duyên Hồi mang về từ Guyane, chiếc tráp gỗ của ông Hồi được đặt sau chiếc vali gỗ được cho là của ông Bùi Hữu Diên, mặt trước chiếc hòm là cây đèn dầu ông Diên sử dụng trước năm 1930 - Ảnh: U.LY

Page 193: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

193

Giữ tư thế người Việt Nam

Chuyến tàu này tất cả có 537 người. Anh em chính trị phạm có hơn 100 người, đa số là anh em tham gia các vụ bạo động Yên Bái, Phú Thọ, Kiến An, Vĩnh Bảo, Phụ Dực... Hầu hết bị kết án tù chung thân, 20 năm, 15 năm cho đến 10 năm.

Lên tàu xong, vào chuồng xí tôi thấy có máy nước biển đưa lên bèn cởi quần áo ướt ra, giũ cho hết nước mưa. Vô tình cái quần bị nước biển cuốn đi mất! Thế là duy nhất tôi còn một cái áo. Đang lúc khó nghĩ thì anh Uẩn, một bạn tù người Vĩnh Bảo, để lại quần cho tôi. Rồi chúng phát cho chúng tôi mỗi người một chăn đơn, một võng dệt có vòng sắt mắc lên mạn tàu. Cứ sau bữa ăn xong hoặc khi có sóng gió to mới được mắc võng lên nằm. Anh em còn tự động nhắc nhở nhau về cách giữ vệ sinh và đối xử với binh lính địch phải giữ tư thế con người Việt Nam trong cao trào mới.

Tàu Martiniere có bảy tầng, chúng tôi ở tầm ngang mặt biển, có ba khoang. Toa tầng dưới là chỗ chứa đồ vật để thức ăn, nuôi dê, cừu, bò, lợn... Ba tầng trên là chỗ đại đội lính thủy đóng, có một quan năm chỉ huy và đại đội lính lê dương do một tên quan ba điều khiển, là đơn vị áp tải chúng tôi.

Đội lính thủy là đơn vị làm chủ tàu, mỗi khi đi sửa chữa máy móc trên tàu phải qua chỗ chúng tôi ở, không tỏ thái độ gì. Còn đội lê dương đa số là người có tư tưởng phân biệt màu da, có đầu óc chính quốc với bản xứ, nhất là bộ phận quân y thiếu lương tâm nhà nghề. Chẳng hạn như tên đội thuốc, mỗi khi đến lấy, anh em tù khai ốm, đi khám bệnh, nó hoạnh họe đủ trò, nói năng thô bỉ. Tụi canh gác đa số ra vẻ cừu thị anh em. Có đêm chúng tiêu khiển bằng lối múc nước hắt vào võng anh em đang ngủ. Mỗi tuần lễ một lần chúng vào khám chỗ anh em nằm, chúng nắn từng củ tỏi của anh em trong túi.

Không quên tuyên truyền vận động

Page 194: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

194

Tàu Martiniere của Pháp chuyên chở tù nhân sang Mỹ châu, không chở thuê hành khách. Khi ấy chúng sợ anh em thợ thuyền các bến ghé qua biểu tình phản đối việc đưa chúng tôi đi đày nên chúng không dám cho tàu cập bến nào cả.

Tàu khởi hành từ Côn Đảo trong bờ biển Đông (Thái Bình Dương), qua Ấn Độ Dương sang Đại Tây Dương, chiếu đường biển đi Cayenne, thủ phủ của Guyane, ròng rã 45 ngày đêm, 25.920 cây số mới tới. Khi còn trên mặt biển Ấn Độ Dương, chúng đậu lại ngoài khơi, phía nam châu Phi gần thuộc địa Anh, độ hai cây số để chuyển than và lấy nước ngọt.

Sóng biển Đại Tây Dương thật là hùng vĩ, không sóng biển đại dương nào bì kịp. Qua Đại Tây Dương có rất nhiều anh em bị say sóng. Có người không ăn uống mà vẫn bị nôn mửa. Có người nằm yên trên võng không sao, trở dậy đi ngoài, đi tiểu lại bị nôn mửa. Bản thân tôi bấy giờ tuy còn tuổi thanh niên, nhưng không phải là loại tráng kiện gì, nghe nói đến bị say sóng biển cũng thấy hoang mang. Hay đâu tôi vẫn bình thường, không bị say sóng, không bỏ bữa cơm nào. Có một số anh em cũng tương tự.

Sóng biển càng to thì số phận anh em trên tàu càng bị đe dọa, cả tụi lính gác cũng vậy. Những đồ vật trên tàu nếu không có cữ, có nắp hãm lại, thì nó vẫn bị xô đẩy hoài, tiếng va chạm vào nhau gây thành náo động cả tàu, làm cho người bị say sóng cảm thấy rất khó chịu.

Bạn cùng thuyền, cùng bến, cùng đi, nhiều anh em bị đau ốm, phần nhiều do say sóng bị nôn mửa sinh bệnh. Thân tù đày bị bệnh nặng, gặp tụi quân y không phải là lương y, không quan tâm cứu chữa, cho nên đã xảy ra tình trạng mấy người bị thiệt mạng. Khi chết rồi, chúng cho bó người cùng thanh

Ảnh ông Lương Duyên Hồi chụp ngày 2-9-1985 nhân dịp ông được trao tặng Huân chương độc lập hạng 3, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng 2, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng 3, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Một năm sau đó ông qua đời

Page 195: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

195

sắt rồi thổi một hồi còi tàu chào vĩnh biệt, thả cần cẩu từ từ đưa người xấu số xuống biển! Thật là "Tây tha sa miệng cá” kiếp tù đày!

Chuyến đi này ba anh em chúng tôi (Lương Duyên Hồi, Bùi Hữu Diên, Trần Văn Ngọ - tức Cận) cùng chung một vụ án biểu tình, cùng ở chung với nhau trong khoang mũi, thường để tâm vào công tác tuyên truyền vận động anh em chính trị phạm cũng như thường phạm, cùng nhau trao đổi tâm tình ý thức, để cùng nhau giữ gìn phẩm cách con người trong lúc phương trời đày đọa.

Sáng sớm nào cũng vậy, ba khoang trại đều có người đi lấy bánh mì và nước uống về để anh em ăn sáng thì bạn Diên nảy ra một ý nghĩ: nếu chúng ta biết đoàn kết gây thành lực lượng chặt chẽ, chúng ta có thể nhân cơ hội buổi sáng sớm, chúng có tình trạng sơ hở, chúng ta cùng nhau nổi dậy, tính việc chớp nhoáng, chiếm lấy tàu này, bắt chúng phải quay tàu trở lại, theo lệnh của ta điều khiển. Anh em bàn tính lại thấy rằng lực lượng chúng ta còn non yếu, chưa cho phép chúng ta làm được việc táo bạo này.

Sang ngày thứ 45, trông ra xa vẫn thấy còn xa, chưa in rõ màu xanh của cỏ cây đất nước. Anh em đều mong muốn được chóng vào bờ, cho gần khí đất với cỏ cây. Vì đã trải qua nhiều ngày đêm lênh đênh trên mặt biển dưới trời, trong đầu óc người nào cũng hình như thiếu một vật gì mà chưa có thể hình dung ra được.

Rồi sóng biển Đại Tây Dương dịu lại, lộ rõ màu đất nước với cỏ cây.

UYÊN LY ghi

_______________

Đến Guyane, các tù nhân Việt Nam phải lao động cực khổ không kể xiết, nhưng họ vẫn tranh thủ hoàn cảnh để tranh đấu, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước.

Page 196: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

196

Thứ Sáu, 02/05/2008 Kỳ 8: Tranh đấu trong rừng già

TT - (Trích hồi ký Lương Duyên Hồi)

Rồi sóng biển Đại Tây Dương dịu lại, lộ rõ màu đất nước với cỏ cây. Thủ phủ Cayenne của Guyane thuộc Pháp đã hiện ra trước mặt mọi người. Tàu cập bến, ba tên đội mặt đen, răng và mắt trắng dã ra hiệu tay chỉ trỏ để anh em lên. Lên hết rồi, chúng xếp vào hàng năm người một, cho lính đen đi kèm dẫn về trại giam đã bố trí sẵn trong thủ đô Cayenne.

Đấu tranh phủ đầu

Anh em nhiều người bỡ ngỡ, vào trại rồi còn đứng lại nhìn, một bạn tù bị tên đội xếp đen tát cho một cái điếng người. Thái độ tàn nhẫn ấy đã gây nên

Ảnh chụp tại Guyane trong lễ kỷ niệm 13 năm ngày quốc khánh 2-9, do cựu tù nhân Nguyễn Đắc Bằng gửi cho Lương Duyên Hồi. đằng sau tấm ảnh có dòng chữ viết tay: "Tôi thay mặt Việt kiều đọc diễn văn chào mừng các đại diện cơ quan, đoàn thể và chính đảng địa phương đến dự lễ kỷ niệm"

Page 197: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

197

một làn sóng căm phẫn trong anh em bạn tù, đều đồng thanh nhao nhao phản đối: "Nếu không đuổi tên đội xếp này đi, chúng ta sẽ bãi thực để phản đối lại". Sau tên toàn quyền Guyane buộc phải can thiệp khéo, đổi tên đội xếp kia đi, bầu không khí căng thẳng trong anh em mới được trở lại bình thường.

Nhà tù Guyane trong các đô thị như Cayenne, Xanh-lô-răng, Xanh-giăng… để nhốt những tù Âu Phi và tù ta đày sang ba chuyến trước. Chuyến chúng tôi có lẽ do cao trào cách mạng 1930-1931 có tầm quan trọng hơn, cũng như có nhiều người Đông Dương hơn, cho nên chúng bố trí vào khu vực riêng biệt trong rừng rú (Y-ni-ni) thuộc khu rừng của Guyane, chúng không cho chúng tôi gần gũi với tù Âu Phi và tù người Việt sang trước.

Đáng lẽ ra anh em chúng tôi còn được nghỉ lại Cayenne một thời gian nữa chúng mới phân bố đi đến chỗ ở nhất định. Nhưng vì mới bước chân lên đất, chúng tôi đã tổ chức đấu tranh phủ đầu ngay thì chúng lấy làm hoảng sợ sự đoàn kết đấu tranh của anh em lắm, cho nên mặc dù là nơi ở nhất định chưa chuẩn bị kịp, chúng đã vội chia rẽ lực lượng đoàn kết của anh em bằng cách chuyển 200 anh em (trong đó có bạn Bùi Hữu Diên và tôi, còn bạn Trần

Ảnh chụp tại Guyane vào ngày 22-12-1958 do cựu tù nhân Nguyễn Đắc Bằng gửi cho ông Lương Duyên Hồi. đằng sau tấm ảnh ghi: "Anh chị em ký quyết nghị phản đối vụ thảm sát Phú Lợi, tôi ngồi giữa, vợ chồng Ký Ngữ ngồi hai bên"

Page 198: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

198

Văn Ngọ ở lại) đi Phô-rét-che, là một khu vực riêng biệt ở phía tây Guyane. Còn hơn 300 anh em tù các loại (thường phạm) còn ở lại Cayenne một thời gian, rồi chúng cho chuyển đi Kích-ăng-ghi, gần Cayenne hơn so với chỗ chúng tôi.

Vì chuẩn bị chỗ ở chưa kịp, trên đường đi Phô-rét-che, chúng tạm cho anh em vào Xanh-lô-răng nghỉ mấy tuần. Trong lúc này, bạn Diên thấy có hoàn cảnh mới đề ra việc viết báo Nhân Hòa để giáo dục anh em.

Trên phi lộ của Nhân Hòa có đoạn viết: "Nhân Hòa ra đời kêu gọi tất cả anh em bạn tù chúng ta bị đọa đày sang xứ này, dù là chính trị phạm hay thường phạm, là người theo chủ nghĩa quốc gia hay chủ nghĩa xã hội có khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều bị bọn thực dân Pháp áp bức và bạc đãi. Vậy chúng ta phải đoàn kết lại, không thể vì tư hiềm, vì chính kiến có khác nhau mà chia lìa Nam Bắc, ngại bước đấu tranh để cho chúng khinh thường!"... Sau khi đến Phô-rét-che, bị hoàn cảnh ngặt nghèo hơn, tờ báo Nhân Hòa không còn tiếp tục ra mắt anh em nữa.

Tổ quốc - mãi mãi một con đường

Những dòng hồi ký của Lương Duyên Hồi do gia đình lưu giữ ngừng lại trước thời điểm năm 1938, là năm ông và những người bạn được ân xá sau khi Mặt trận Bình dân Pháp lên nắm quyền. Nhưng Bùi Hữu Diên, bạn thân của Lương Duyên Hồi, đã không còn được chứng kiến ngày tự do, ông đã mất do ốm đau tại Guyane chỉ vài năm sau khi bị đi đày. Một số bạn tù đã quyết định ở lại Guyane. Tuy mỗi người một sự lựa chọn, những cựu tù VN cùng hướng về tình yêu lớn: Tổ quốc.

Ông Hồi tích cực hoạt động cách mạng sau khi về nước, ông tham gia phong trào mặt trận Việt Minh khởi nghĩa cướp chính quyền tại phủ lỵ Tiên Hưng, rồi trở thành ủy viên Huyện ủy Tiên Hưng (1948-1949), lãnh đạo chống càn tại địa phương (1950-1954), được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình đề cử và trúng cử đại biểu Quốc hội khóa II (1960-1964). Về hưu năm 1964, ông từ chối tiêu chuẩn căn nhà riêng được cấp ở thị xã Thái Bình, về quê sống giản dị và tiếp tục tham gia công tác mặt trận tại xã nhà (Hồng Việt) và bốn khóa ủy viên mặt trận huyện Đông Hưng. Ông qua đời năm 1986.

Page 199: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

199

Gia đình ông Lương Duyên Hồi cho biết một người được thả về cùng với ông Hồi là Trần Văn Ngọ sau này trở thành phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Vĩnh Phú. Ở lại Guyane, một người bạn của ông Hồi là ông Nguyễn Đắc Bằng đã lập gia đình, sinh con đẻ cái với người bản xứ nhưng vẫn tiếp tục cùng với các cựu tù Việt Nam tổ chức và tham gia các hoạt động yêu nước. Căn cứ vào những tấm ảnh ông Nguyễn Đắc Bằng gửi tặng gia đình ông Hồi trong những năm 1960, những người Việt tại Guyane đã thành lập Hội liên hiệp Việt kiều, tổ chức kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9, ký quyết nghị phản đối vụ thảm sát Phú Lợi, đả đảo chính sách tàn bạo của Mỹ - Diệm... Gia đình hai người bạn Lương Duyên Hồi và Nguyễn Đắc Bằng thư từ qua lại cho nhau đến khoảng năm 1968-1969 thì chấm dứt do chiến tranh chống Mỹ.

Câu chuyện cuộc đời, quá trình đấu tranh cách mạng do Lương Duyên Hồi viết trong hồi ký cho thấy ông và những người bạn coi sự nghiệp chung là lẽ sống, nghĩ đến Tổ quốc trước khi nghĩ đến bản thân mình. Có lẽ bởi vậy mà con cháu ông còn nhớ mãi cách sống của ông: nghiêm khắc, liêm khiết, tiết kiệm, không ngừng học hỏi.

UYÊN LY

__________________________

Có một chí sĩ của phong trào Đông Du bị đày sang Guyane đã vượt ngục, trở về tiếp tục phong trào đấu tranh yêu nước.

Page 200: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

200

Thứ Bảy, 03/05/2008 Kỳ 9: Một kiếp thề ghi với nước non

TT - Trong cuốn Đông Kinh nghĩa thục, học giả Nguyễn Hiến Lê viết một đoạn ngắn nhưng có khả năng gây xúc động mạnh về ông Nguyễn Quang Diêu: "Người nghe nói có phong trào Đông Du thì hăm hở xuất dương, tới Hương Cảng bị Pháp bắt rồi đày đi Guyane ở Nam Mỹ.

Sau cụ Diêu trốn thoát, về Trung Hoa, rồi cả gan dám về ngay Cao Lãnh, tổ chức một đảng cách mạng. Việc thất bại, phải trốn lên dạy học ở một miền giáp ranh Miên - Việt. Về sức vùng vẫy và tính mạo hiểm của cụ, ít ai bì kịp". Lần theo lịch sử, ông Diêu quả là người như thế.

Chí tang bồng

Ông Nguyễn Quang Diêu sinh năm 1880 trong một gia đình khá giả lại có truyền thống Nho học ở Cao Lãnh (Đồng Tháp). Năm 6 tuổi, ông học vỡ lòng chữ Nho. Năm 10 tuổi học chữ quốc ngữ. Cụ thân sinh và các thầy dạy đều là người yêu nước. Được tiếp xúc với những người có chí khí, thương nòi yêu nước, ông Diêu sớm thấm thía được nỗi nhục mất nước của cả dân tộc, sớm mang lấy mộng dời non lấp bể vào mình. Ông ngày đêm đèn sách, nhưng cũng nhận ra việc theo đòi từ chương sẽ không cứu được nước. Tính tình sôi nổi và có phần nóng nảy, cậu Năm Diêu để tâm theo dõi thời cuộc để tìm một con đường mới.

Vừa khi ấy, phong trào Đông Du lan đến miền Nam.

Ông Nguyễn Quang Diêu (họa sĩ Hà Khê vẽ theo tường thuật của môn sinh Nguyễn Chính Giáo)

Page 201: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

201

Nguyễn Quang Diêu lập tức thâm nhiễm những tư tưởng và chủ trương của Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, và ngay lập tức đứng vào hàng ngũ những người đi tiên phong trên đường đấu tranh cứu nước. Có tài hùng biện và giao du rộng, việc đầu tiên của Năm Diêu là tham gia cùng với Nguyễn Thần Hiến vận động tài lực, vật lực ủng hộ phong trào Đông Du. Được nhiều người hưởng ứng, Năm Diêu càng hăng hái. Các buổi nhóm họp bí mật trong các đình chùa, các buổi vận động trong các cửa tiệm, các chợ không thỏa chí ông nữa, ông muốn xuất ngoại. Thân phụ đã đồng ý nhưng các đồng chí muốn giữ ông lại để thúc đẩy phong trào tại địa phương, ông sốt ruột thổ lộ trong một bài thơ tự thuật: Tuổi tác đã vừa ba chục chẵn/Công danh chưa có ít nhiều khi/Rừng cao yến đỗ nương nhờ chô/Gió thuận hồng mong gặp gỡ khi/Xem khắp thế tình rồi nghĩ nghị/ Muốn noi thánh trước cưỡi bè đi.

Cơ hội đến vào đầu năm 1913, Cường Để, một hậu duệ của hoàng tử Cảnh, về Nam bộ tìm cách khơi cho phong trào bùng nổ. Tài liệu của Nguyễn Văn Hầu tìm được cho biết: "Cuối tháng năm, sau khi giáp mặt cụ Cường Để tại một địa điểm bí mật ở Long Xuyên, một nhóm cán bộ trong đó có Nguyễn Quang Diêu, Đinh Hữu Thuật chỉ định ngay một phái đoàn sang Trung Hoa với mục đích lãnh "chỉ lệ tín phiếu", mua vũ khí, đưa thêm học sinh đi du học và tìm gặp cụ Nguyễn Thần Hiến. Phái đoàn khởi hành trong tháng ấy, gồm mười người lớn và hai thiếu niên. Nguyễn Quang Diêu được cử làm lãnh đạo". Luôn bị lính kín Tây theo dõi sát sao, không thể về từ biệt gia đình, Năm Diêu tìm cách gửi về cho vợ mấy vần thơ mang tâm nguyện: Trăm năm ngồi đứng trong trời đất/Một kiếp thề ghi với nước non/Ai ôi hãy nếm mùi ly biệt/Có nếm ra rồi mới biết ngon.

Đến Hong Kong, cả đoàn dành mấy ngày cho việc bàn định quốc sự với Nguyễn Thần Hiến và Huỳnh Hưng. Mấy ngày sau mua được một ít tạc đạn, đoàn người dự định chia làm hai: một tốp đi Hàng Châu để hội kiến các lãnh tụ cách mạng, một tốp chờ tàu để mang tạc đạn và tín phiếu về Sài Gòn. Chưa kịp lên đường thì cảnh sát Anh bao vây nhà Huỳnh Hưng, tất cả bị bắt.

Tìm phương về nước

Ra tòa của Anh ở Hong Kong, bị trục xuất, áp giải về nhà lao Hỏa Lò ở Hà Nội. Năm 1913, khởi nghĩa Yên Thế kết thúc, Pháp tăng cường đàn áp, bắt bớ, Hỏa Lò chật những người yêu nước. Năm 1914, cùng với các đồng chí, Nguyễn Quang Diêu bị kết án 10 năm khổ sai và bị đày đi Guyane. Qua

Page 202: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

202

muôn trùng sóng gió, đặt chân lên xứ sở xa lạ, ông cảm tác thành thơ: Bể rộng mênh mông dòng nước biển/Nội bằng mờ mịt mạn rừng xanh/Dã man thảm hại cho người đo/Tân khổ nài bao cái lũ mình.

Những ngày tháng dài nhọc nhằn, thỉnh thoảng niềm hi vọng lại lóe sáng lên cùng những tin tức bạn tù nghe ngóng được mang về. Nhưng vận hội chưa tới, những tin tức lạc quan ấy mau chóng vỡ tan như bong bóng. Cố quốc vẫn cứ mù xa mà lòng yêu nước trong các bậc chí sĩ ngày một thêm cháy bỏng. Mọi người bàn nhau tìm cách vượt ngục.

Trong nhóm có Lý Liễu thông minh, tháo vát, lại biết tiếng Anh, tiếng Pháp nên được cai tù vị nể cho đi lại tự do, làm nhiệm vụ quản lý nhà lao An Nam. Ông nhân đó tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của một số kiều dân người Hoa, tổ chức những cuộc vượt ngục đơn lẻ vài người một bằng cách gửi bạn

Ảnh chụp trong những năm 1960 tại Guyane, cựu tù nhân Nguyễn Đắc Bằng ghi sau tấm ảnh: "Tôi cùng thanh niên địa phương đứng trước Việt Nam khách sạn tại Guyane"

Page 203: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

203

tù xuống thuyền đánh cá của thổ dân, giong buồm sang đảo Trinidad. Nguyễn Quang Diêu hăng hái làm người tiên phong đi chuyến đầu tiên.

Lần lượt từng người một đến đảo và tìm kế sinh nhai dưới vỏ bọc người Hoa, cuộc sống dần ổn định. Lý Liễu còn lấy được vợ Anh và sinh được hai con. Tình hình cách mạng ở VN vẫn cứ mãi im hơi lặng tiếng, mọi người họp nhau lại, Năm Diêu đưa ý kiến: "Chúng ta vượt ngục sang đây, nay thể chất được sung túc mà tâm hồn thì quằn quại khổ đau không hơn gì ở Guyane, phỏng có ích gì. Tôi đề nghị anh em tìm phương về nước".

Nói là làm, Nguyễn Quang Diêu lại là người ra đi đầu tiên. Năm 1920, ông đáp tàu vượt qua hai đại dương mênh mông về tới Trung Quốc, gia nhập ngay các nhóm đấu tranh yêu nước. Năm 1927, ông bí mật về nước, tiếp tục gây dựng cơ sở, sáng tác thơ văn ái quốc, mở trường học khai thông dân trí...

Ông được người dân, nhân sĩ địa phương kính phục và hết lòng che chở, bảo bọc. Những hoạt động chính trị và thơ văn yêu nước của Nguyễn Quang Diêu trong 10 năm hoạt động bí mật ở Nam bộ đã trở thành những pho sách để đời. Nhà cách mạng Duy Tân - Đông Du qua đời ngày 15-5 năm Bính Tý (1936), chưa kịp nhìn thấy những ngày rực rỡ của lịch sử VN. Câu thơ ông khóc Nguyễn Thần Hiến trong lao tù năm nào nay vận vào chính mình: Chín suối có thiêng hồn tổ quốc/Trăm năm còn tạc gánh tang bồng.

NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU

-------------------------------------

Nhiều người đã biết về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám, nhưng ít ai biết rằng nhiều nghĩa quân của Đề Thám đã bị đày đi Guyane sau cuộc kháng chiến trường kỳ hơn một phần tư thế kỷ.

Page 204: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

204

Chủ Nhật, 04/05/2008 Nghĩa quân Đề Thám đi đày ở Guyane

TT - Đầu năm 1913, nghĩa quân Đề Thám bị bắt giam chật cứng Hỏa Lò Hà Nội. Đó là lúc lãnh tụ Hoàng Hoa Thám - mệnh danh Đề Thám - vừa bị tay sai thực dân Pháp ám hại hèn hạ trong rừng Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang đương thời.

Trong hơn một phần tư thế kỷ kháng chiến trường kỳ, Đề Thám đã lãnh đạo nghĩa quân, chỉ huy đánh Pháp nhiều trận ác liệt, tiêu biểu là các trận ở thung lũng Hố Chuối (12-1890) và Đồng Hom (2-1892). Pháp phải hai lần giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 và 1897.

Những năm 1898-1908, Đề Thám xây dựng Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến vững mạnh. Đồng thời Đề Thám bí mật liên hệ với các lực lượng yêu nước ở ngoài Phồn Xương. Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên... đã hội kiến với Đề Thám và tìm cách phối hợp hành động.

Anh hùng Đề Thám (chụp giữa năm 1898 và 1905)

Page 205: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

205

Đầu năm 1909, Pháp mở cuộc tấn công qui mô lớn nhằm tiêu diệt nghĩa quân, vì Pháp căm phẫn nghĩa quân Đề Thám đã liều về Hà Nội đánh thuốc độc quân nhân Pháp và mưu tính chiếm cứ thủ phủ thực dân. Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế, di chuyển lên Thái Nguyên, Tam Đảo. Lực lượng nghĩa quân suy giảm dần và tới cuối năm 1909 thì tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong rừng Yên Thế, rồi bị tay sai của Pháp sát hại ngày 10-2-1913.

Từ 1909-1913, Pháp bắt bớ được nhiều nghĩa quân, kể cả cán bộ chỉ huy và thành viên gia đình Đề Thám. Pháp không phân biệt tù binh hay hàng binh mà đem nhốt chung vào nhà pha Hà Nội, rồi đưa ra xử cho có hình thức pháp lý và đưa sang đày tại Guyane.

Nhiều sách báo đã nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Đề Thám với những thông tin và hình ảnh khá phong phú. Tuy nhiên, còn cần thêm những thông tin để biết rõ thân phận các nghĩa quân bị lưu đày ở Guyane rồi một phần trở về đời sống thường nhật ra sao.

NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU

Nghĩa quân Đề Thám bị bắt làm tù binh

Page 206: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

206

Tù binh Đề Thám tới hải cảng Alger

Nghĩa quân Đề Thám trên hải cảng Alger trước khi bị đưa đến Guyane

Một nghĩa quân trong nhóm Đề Thám bị hỏi cung

Những tấm ảnh này do ông Nguyễn Tấn Lộc, một người Việt sống tại Pháp, sưu tầm. Ông Lộc là người sưu tầm nhiều bức ảnh về quê hương, đất nước VN. Đặc biệt, mảng sưu tầm những bức ảnh về VN giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 của ông rất có giá trị.

--------------

Page 207: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

207

Để việc khai thác tài nguyên thuận tiện hơn, một con đường đá dài 300km được xây bằng sức lực tù nhân. 500 mạng người đổi 8km đường. Tù nhân phải đãi cát tìm vàng...

Thứ Hai, 05/05/2008

Kỳ 11: Con đường xương máu

TT - Tại Guy-An, Pháp dự định làm một con đường dài chừng 300km xuyên I-ni-ni nối liền khu La-Phô với Ăng-Ghi xuyên qua Xanh-Ti thẳng về Cay-En. Đây là con đường chiến lược và là con đường đá lớn thứ nhì ở Guy-An.

Có con đường này sẽ giúp việc khai thác tài nguyên các cánh rừng ở I-ni-ni tiện lợi hơn, các lâm đặc sản được vận chuyển ra tàu biển nhanh chóng hơn. Đặc biệt, nhờ con đường này mà các lực lượng vũ trang của Pháp khỏi lo bị bắt sống trọn ổ mỗi khi có chiến tranh.

500 mạng người đổi 8km đường

Tù nhân bị bắt đi đào vàng ở Guyane. Ảnh của tạp chí France d outre Mer. Ảnh do ông Bùi Văn Toản, chủ biên nhóm nghiên cứu "Sử liệu Côn Đảo", cung cấp cho Tuổi Trẻ

Page 208: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

208

Chính vì lẽ đó, chính quyền Pháp tại Guy-An đã huy động tất cả các sắc phạm nhân từ đen, trắng, đỏ, vàng tại bốn ngục thất bắt tay vào mở đường. Riêng số phạm nhân tại ngục thất Ăng-Ghi (dành riêng cho phạm nhân thuộc địa Đông Dương) được chia làm 12 kíp, mỗi kíp 50 người. Nhóm một gồm sáu kíp đầu bắt đầu từ hướng La-Phô, nhóm hai gồm sáu kíp còn lại bắt đầu từ bờ sông Sin-Na-Ma-Ri. Cả hai nhóm sẽ gặp nhau trên bờ sông Ma-Ra để cùng kiến thiết cây cầu cuối cùng của tuyến đường.

Mỗi phạm nhân được phát cho một dụng cụ lao động để mở đường. Cứ thế kẻ phát cỏ, cưa gỗ, người cuốc đất phá đá, những mét đường đầu tiên bắt đầu hé lộ. Nhưng vì gai góc quá nhiều, khí hậu lại ẩm thấp, lương thực chỉ là cơm nắm ăn với lá chua, trái đắng rừng... nên chẳng bao lâu đã có vài người bắt đầu gục ngã. Người sình bụng lên như cái trống. Chỉ cần thế, đám lính Pháp lập tức ném xuống sông làm mồi cho cá sấu.

Để khủng bố tinh thần, bọn lính da đen còn dùng lưỡi lê đâm xuyên qua bụng những người bị ốm không làm được việc một cách tận lực rồi dìm xuống suối cho cá sấu, lươn điện (một loại lươn phóng ra điện) ăn, rỉa.

Bài này được trích từ sách Từ Yên Bái đến các ngục thất Hỏa-Lò, Côn-Nôn, Guy-An của tác giả Hoàng Văn Đào, do NXB Sống Mới (Sài Gòn) ấn hành cuối năm 1957.

Cuốn sách này do ông Nguyễn Sinh Duy (Đà Nẵng) cung cấp cho Tuổi Trẻ sau khi đọc loạt bài "Nhà lao An Nam tại Guyane". Ông Duy cho biết ngay sau khi NXB Sống Mới phát hành cuốn sách này, chính quyền Ngô Đình Diệm đã ban lệnh thu hồi và tiêu hủy cuốn sách. "Là một người yêu sử nên tôi đã tìm mọi cách lùng mua. Cuối cùng tôi cũng sở hữu được cuốn tư liệu lịch sử quí hiếm này" - ông Duy nói.

ĐẮNG NAM

Page 209: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

209

Trong quá trình lao động khổ sai, không ít người đã bỏ mạng giữa rừng sâu vì bị rắn độc cắn, cọp, beo vồ ăn thịt mất xác.

Công việc đang tiến hành thì phát sinh một bệnh dịch kỳ quái. Trước hết người bệnh bị nóng hầm, mắt đỏ ngầu, sau đó đi tiểu ra nước đỏ như máu. Bệnh dịch không trừ một ai từ phạm nhân da màu đến lính Pháp da trắng. Cứ thế ngày nào cũng có canô chở xác phạm nhân và lính về Cay-En. Một bác sĩ đã được phái đến tìm hiểu bệnh tình nhưng rồi cũng đành bó tay.

Thời gian trôi qua, vì dịch bệnh mà chẳng mấy chốc người vơi đi trông thấy. Đầu năm 1938, khi viên toàn quyền mới của Guy-An tên Masson de Saint Félix nhận thấy số phạm nhân bị sút mất quá nhiều, nhất là số lính trông coi phạm nhân, nên ông ra lệnh đình chỉ việc phá rừng mở con đường nói trên. Tính ra con đường ấy mới làm xong chưa đầy 8km nhưng số phạm nhân bỏ mạng lên đến gần 500 người.

"Khẩu hiệu của ngục thất Guy-An là phải làm cho phạm nhân biết làm việc bằng chân tay, làm việc cho mệt nhừ, cho ê ẩm thân xác. Có như thế, chúng mới im cái mồm nói chính trị, xúi giục dân chúng làm loạn" - một tên lính da đen rạch mặt đã nói với chúng tôi như vậy.

Đi đào vàng

Vàng, vàng ở trong nước suối, vàng lẫn vào cát ở hai bên bãi con sông, vàng chìm trong đất sỏi ở các đồi cao, ở khe đá. Vàng ở khắp nơi I-ni-ni, Guy-An. Vào thời ấy, từng đoàn người dân xứ Guy-An đã lần ngược theo các con sông Ma-rô-ni, Ma-Na, Approvagne, Oyapek để đãi cát tìm cho bằng được thứ kim loại ấy. Lợi nhuận kếch sù từ vàng đã hối thúc viên toàn quyền Guy-An hạ lệnh cho Chúa ngục bắt tất cả phạm nhân phải đi đãi cát tìm vàng.

Nhưng nước suối lạnh như băng giá, tất cả mọi người phải đứng ngâm nửa thân mình dưới nước. Ngày nào cũng từ sáng đến tối và chỉ được nghỉ 15 phút vào hồi 12 giờ trưa để ăn cơm mà thôi. Trên đầu, từng đàn mòng xanh, mòng đỏ, mòng vàng bay như ong vỡ tổ, chỉ cần chờ cơ hội là xông xuống ghim vào đầu, vào cổ mọi người để hút máu.

Ngoài lũ mòng hút máu thì giống muỗi vàng cũng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các phạm nhân xứ Đông Dương. Chỉ cần 20 giây, nếu không cử động,

Page 210: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

210

lập tức những cánh tay dùng để đãi vàng sẽ nhuốm một màu vàng của muỗi. Đến nước đó chỉ còn cách dìm mình xuống dòng suối mới mong thoát khỏi nạn ruồi vàng. Cứ làm việc ròng rã như thế suốt đúng một tuần lễ thì có đoàn người khác đến thay.

Chúng tôi được phép nghỉ xả hơi hai tuần nhưng không quên đem vàng về cống nạp cho chúa ngục. Cứ thế mỗi tuần chúng gửi về chính quốc 50-60kg vàng do phạm nhân kiếm được. Cứ mỗi ngày, mỗi phạm nhân mang về một gram vàng cống nộp thì sẽ thoát khỏi mười hèo mây quất túi bụi vào đầu, cổ. Còn nếu không sẽ bị chúa ngục xua chó béc-giê cắn đến tử thương. Xác phạm nhân chết chúng đem ra làm mồi nhử cọp hoặc cá sấu để bắt lấy da đem bán nhằm bù vào số tiền thiếu hụt của chúng. Với chúng, "không lấy được vàng thì da cọp vậy".

Trước cảnh tàn bạo dã man ấy, chúng tôi nhiều lần bàn tính với nhau tìm biện pháp thoát khỏi tai nạn đãi cát tìm vàng. Và rồi, trong một lần ngồi quan sát lũ chim bồ câu, một người trong hội đã phát hiện loài chim này thường xuyên ăn những vật dụng có màu sáng tựa mạt vàng. Lập tức chiêu thức "tìm vàng bằng chim bồ câu" đã được tính đến. Một kế hoạch huấn luyện lũ chim bồ câu tìm vàng thay người đã được vạch ra. Theo đó, chúng tôi lén lút lấy 150 gram vàng đãi được dụ mua một đôi chim bồ câu từ một tên giám thị Pháp - chủ nhân của 50 con chim bồ câu. Dần dần hắn ta đồng ý cho chúng tôi toàn quyền sử dụng lũ chim. Có chim, cả nhóm bắt tay vào việc.

Trước tiên là đi lượm lặt sái thuốc phiện của các quan Pháp vứt, đem về nấu thành nước rồi trộn lẫn với gạo sau đó cho lũ chim ăn. Dần dần chim quen hơi. Cứ thế sau một ngày đi kiếm ăn trên khắp các bãi vàng, đúng 5 giờ chiều khi tiếng kẻng nhà tù vang lên, lập tức lũ chim tụ bay về không thiếu một con. Phân chim được thu dọn kỹ càng, sau đó đem ra ngâm nước đãi lọc lấy vàng. Nhưng rồi số vàng mà lũ chim đem về vẫn kém nên con người vẫn phải tiếp tục đi đãi vàng. Nhưng dù sao lũ chim cũng đã làm giúp bớt một phần việc nặng nhọc cho chúng tôi.

HOÀNG VĂN ĐÀO

_________________________

Page 211: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

211

Cuối năm 1934 đầu 1935, toàn thể phạm nhân người Việt đã tuyệt thực kéo dài hơn một tháng. Tất cả anh em đều giữ vững tinh thần cách mạng.

Thứ Ba, 06/05/2008 Kỳ 12: Tuyệt thực để tranh đấu

TT - Chủ trương của thực dân Pháp ở xứ Guy-An là phải giữ lại tất cả những phạm nhân bị lưu đày trong xứ để có công nhân khai thác thuộc địa Guy-An, dù đó là phạm nhân đã được ân xá hay mãn hạn tù đày. Bởi vậy một số phạm nhân người Việt dù được ân xá ra khỏi khám đường nhưng vẫn bị bắt buộc ở trên phần đất Guy-An để lập gia đình sinh sống đồng hóa với dân bản xứ. Trên thực tế con số ấy không ít.

Phải trả lại tù nhân cho Việt Nam

Quá phẫn uất, cuối năm 1934 đầu năm 1935, toàn thể phạm nhân người Việt đã tổ chức một cuộc tuyệt thực kéo dài hơn một tháng để phản đối nhà cầm quyền Pháp yêu cầu phải trả lại những người Việt đã mãn án tù đày để họ được trở về bản xứ. Sở dĩ cuộc tuyệt thực kéo dài là nhờ chúng tôi dự trữ được một phần lương thực.

Ảnh chụp những người Việt và gia đình tại Guyane năm 1958 trong lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

Page 212: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

212

Trước đó, trong những ngày bị giam cầm ở ngục thất Ăng-Ghi, dù hoàn cảnh vô cùng đau thương, tột bậc, nhưng tất cả anh em vẫn giữ vững tinh thần cách mạng. Mỗi buổi tối, mọi người ở các lao tù đều tổ chức nói chuyện, tranh luận về các vấn đề chính trị, học tập thêm văn hóa, tu dưỡng đạo đức, giữ vững tinh thần. Mọi sinh hoạt trong nhà lao đều được phân công trách nhiệm rõ ràng. Dần dần những hình ảnh ấy đã lấy được cảm tình của lính cai ngục.

Ngay sau đó Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp lên nắm quyền đã ân xá và giảm án cho một số phạm nhân, đồng thời cho phép họ được trở về Đông Dương. Đầu năm 1935, hơn 30 anh em vừa tù chính trị, vừa thường phạm được đáp tàu trở về xứ sở. Tiếp đến trong các năm từ 1936-1938, triều đình Huế liên tục gửi thư đòi Chính phủ Pháp phải trả lại cho Việt Nam những phạm nhân đã mãn hạn tù hoặc đã được ân xá. Nhưng rồi Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ đã khiến đường về quê mẹ của nhiều người con đất Việt trở nên xa mù hơn.

Dù nhiều lần tranh đấu đòi được trở về nước, thế nhưng trên thực tế số người Việt được đáp tàu trở về xứ sở chiếm không bao nhiêu. Phần lớn họ phải tiếp tục lao động khổ sai trong sâu thẳm những cánh rừng già để khai thác gỗ quí hay đi đào vàng, kim cương. Không chịu nổi sự khổ ải tù đày, nhiều người trong số đó đã nung nấu ý chí vượt ngục.

Những cuộc vượt ngục

Một đêm tối trời vào cuối mùa thu năm 1940, hai chiến sĩ cách mạng Việt Nam tên là H. và C. vượt ngục, đi sâu vào rừng thẳm. Ngày đi đêm nghỉ, hai người cứ thế cắt rừng già mà đi. Mọi việc đều suôn sẻ. Nhưng sang ngày thứ 11 thì cả hai bị lạc giữa khu rừng già, không hề tìm được hướng đi. Đúng lúc ấy thì C. lên cơn sốt cực độ. Đến lúc bệnh tình của C. thuyên giảm, cả hai tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng khi vừa đặt chân lên đất Hà Lan (thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ) thì bất ngờ cảnh sát xuất hiện.

Không giấy tờ tùy thân, không người bảo lãnh lại thêm lệnh tróc nã phạm nhân trốn tù được phát đi từ xứ Guy-An đến khắp các thuộc địa. Lập tức chính phủ Hà Lan tống cổ C. và H. trở lại ngục thất Cay-En. Tại đây chúa ngục đã "ban" cho hai người những chiếc gông gỗ đeo cổ và những cặp xích xiềng nặng cả 10kg đeo vào chân. Bảy ngày sau, tòa án Cay-En tuyên án khổ sai chung thân đối với hai người.

Page 213: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

213

Không hề nản chí, cả hai tiếp tục bàn kế tìm cách vượt ngục lần hai. Một sớm mai, nhân cơ hội được đi làm ngoài, cả hai người đã tìm đường trốn thoát và được một vị thương khách Trung Hoa quen biết giới thiệu xuống gặp một đầu bếp làm việc cho một thương thuyền Hà Lan đang cập tại Cay-En. Nghe qua tình cảnh của hai người, vị đầu bếp liền đồng ý nhận lời sẽ giấu họ xuống hầm tàu: "Sáng mai tàu sẽ nhổ neo đi Tinh-Châu (Singapore)". Nghe vậy cả hai mừng rỡ khôn xiết. Nhưng rồi đến phút cuối, một trục trặc đã xảy ra, vị đầu bếp chỉ đồng ý tiếp nhận một trong hai người. Thương bạn sức lực quá yếu, C. đã nhường cho H. đi trước, còn mình đợi chuyến sau. Buổi chia tay nghẹn ngào đầy nước mắt.

Xuống tàu, vị đầu bếp người Trung Hoa đã giấu H. trong một bao bố đặt cạnh bếp. Trên đường về Tinh-Châu, tàu ghé đảo Mác-ti-ních (Martinique) để chở mật mía. Tại đây sau khi nghe bảo "nhà đương cuộc trên đảo sắp xuống kiểm tàu", H. liền được vị đầu bếp "tốt bụng" cho chui vào hòm rương của mình ẩn trốn. Nhưng đen đủi thay, sau 10 giờ nằm trong rương, khi mở ra, trước mắt H. là hàng trăm lính da đen. "Con khỉ ốm này mà thằng Tàu kia bán đến 150 quan. Nếu vài tháng sau nó chết thì lỗ vốn bỏ mẹ”. Thì ra H. đã bị gã đầu bếp lừa bán cho một sở trồng mía ở đảo Mác-ti-ních.

Làm nô lệ đằng đẵng 18 tháng trời, một ngày kia H. được ông chủ gọi lên: "Ông không muốn dùng mày nữa. Giờ mày muốn đi đâu?". Như mở cờ trong bụng, H. ấp úng: "Cho xin được trở về quê hương xứ sở". Nghe vậy viên chủ sở mía mỉm cười một cách chế nhạo. Đúng một tuần sau, H. được "mãn nguyện" trở về nhưng không phải là quê hương An Nam bản quán mà chính là ngục thất Guy-An ngày nào.

HOÀNG VĂN ĐÀO

Page 214: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

214

Nguyễn Hữu Huân - người Việt đầu tiên bị đày ở Guyane?

Nguyễn Hữu Huân sinh năm 1830 tại thôn Tịnh Giang, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, trấn Định Tường (nay là xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Năm 1852, ông đỗ thủ khoa kỳ thi tại trường thi hương Gia Định. Sau đó, ông ra làm quan, được bổ làm giáo thọ phủ Kiến An.

Sau khi Pháp hạ thành Gia Định (tháng 2-1859), giữa năm 1859, ông hợp lực với Võ Duy Dương chiêu mộ nghĩa dũng, phất cờ khởi nghĩa. Tháng 7-1862, ông đến căn cứ Tân Hòa (Gò Công) bàn việc thống nhất lực lượng nghĩa quân với Trương Định nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu chống quân Pháp.

Tháng 7-1864, quan tổng đốc An Giang là Phan Khắc Thận đã nhu nhược bắt ông giao nộp cho quân giặc. Ngày 22-8-1864, ông bị chính quyền thực dân kết án khổ sai chung thân, đày đi Cayenne thuộc Guyane. Phải chăng lãnh tụ nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân là người Việt đầu tiên bị đày ở Guyane?

Tháng 2-1869, ông được thả về nước tìm cách liên lạc với những người yêu nước và mưu tính phát động một cuộc khởi nghĩa mới. Rồi ông bị bắt, bị xử chém ngày 15-4 năm Ất Hợi (19-5-1875). Tấm gương sáng ngời của ông vẫn được lưu giữ mãi trong ký ức của nhân dân và của hồn thiêng sông núi, đúng như một câu ca dao ở địa phương ca ngợi: Một lòng đền nợ nước non, Ngàn năm vẫn đỏ tim son anh hùng.

TS sử học NGUYỄN PHÚC NGHIỆP

Tượng Thủ Khoa Huân tại công viên Thủ Khoa Huân, thành phố Mỹ Tho

Thứ Tư, 07/05/2008

Lập bia tưởng niệm các chiến sĩ ái quốc tại Guyane

Page 215: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

215

TT - Sau loạt bài "Nhà lao An Nam ở Guyane" và từ đề xuất tâm huyết của rất nhiều bạn đọc, Tuổi Trẻ sẽ phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xúc tiến xây dựng bia tưởng niệm những chiến sĩ ái quốc năm xưa bị lưu đày nơi đây. Hi vọng bạn đọc đồng hành cùng Tuổi Trẻ với hoạt động nhiều ý nghĩa này.

Ông Đỗ Văn Phong (thứ ba từ trái sang, ngồi) ẵm con trai út Đỗ Như Ngọc (cha của kỹ sư Đỗ Thái Bình) trước khi bị lưu đày biệt xứ sang Guyane

Page 216: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

216

Kỳ cuối: Chúng tôi đã đến đây

TT - LTS: Trong thời gian tác nghiệp tại Guyane, phóng viên Danh Đức đã bị tai nạn và phải cấp cứu tại đây. Nhưng hành trình Guyane không vì thế mà dừng lại. Anh vẫn tiếp tục để có những tư liệu mới cung cấp cho bạn đọc. Trở về sau chuyến đi, anh kể lại câu chuyện của mình.

Khuôn mặt ai đó chồm lên trên đầu tôi. Một người lạ, một ông Tây da trắng.

- Ông ta đã tỉnh lại rồi kìa - người đàn ông lạ đó reo lên.

Cái gì vậy? Đầu óc choáng váng, chẳng biết mình đang ở đâu, làm gì... Bóng dáng những người thân bên cạnh nhân viên cứu hộ của đảo Ile du Salut, hòn đảo của người tù khổ sai Papillon.

Hóa ra tôi đã té trên các tảng đá này rồi bất tỉnh. Chỗ tôi trượt chân là một bãi đá gọi là hồ tắm của các tù nhân (La piscine des bagnards) trên bờ biển đảo Ile du Salut, gần hòn đảo Ile du Diable (hòn Quỉ). Hòn Quỉ này là nơi cuối cùng mà "người tù khổ sai Papillon" sống chung với Chang và Văn Lê, hai tù nhân đã từng nổi loạn ở Côn Đảo trước cuộc vượt ngục cuối cùng của mình. Hôm thứ ba 24-4-2008 ấy, tôi đã đáp tàu ra đây để tìm đến càng gần nơi mà hai cựu tù Chang và Văn Lê đã từng sống càng tốt, đã lò mò xuống bãi đá trơn trượt và bị té.

Nhân viên cứu hộ cố định cổ tôi lại bằng cái nịt cứng cho cổ và cột sống khỏi thêm chấn thương, rồi chở đến trạm xá. Các thủ tục đo huyết áp, nhịp tim: kết quả bình thường. Chờ tàu về lại đất liền. Trên chuyến tàu trở về, lần này tôi nằm dài sõng sượt chứ không thể đứng đón sóng như ban sáng lúc ra. Vào Bệnh viện Kourou, chụp scanner xem có chấn thương gì trong não: kết quả tốt. Song vẫn phải ở lại 24 giờ để theo dõi. Huyết áp cả đêm vẫn 120/80 trên màn hình monitor. Chỉ có đầu là đau vì bị đập vào đá.

Phóng viên Danh Đức được những người cứu hộ dùng nẹp cố định cổ và cột sống rồi đưa đến trạm xá ở Guyane

Page 217: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

217

Cuối buổi sáng hôm sau, giám đốc bệnh viện ghé vào bảo:

- Cho ông ra viện để chiều nay còn kịp chuyến bay về Pháp. Chỗ ông té trước đây ba năm đã có một quan chức cao cấp Trung Quốc trượt chân té rồi chết, ông có biết không?

- Có thể ông ấy đợi tôi đến thế chỗ ông ấy, nhưng số tôi chưa đến nên tôi chưa nằm lại - tôi đùa trả lời.

Nằm trên giường bệnh, trong sự bảo vệ của bao máy móc và nhân viên y tế theo dõi, tuy đã qua khỏi ranh giới nguy hiểm, song đầu óc không thể không miên man kiểu "giờ lâm chung". Nếu không tỉnh dậy, chắc người ta sẽ thiêu xác rồi hồi hương! Nay yên ổn nằm đây, chả bù với các cụ tù nhân ái quốc ngày xưa sống chết ở đây như thế nào! Mấy mươi cụ đã bỏ mình vì bệnh sốt vàng da, có ai than khóc gì đâu!

77 năm sau chuyến tàu định mệnh của các cựu tù năm 1931, tôi đi máy bay Air France, một chuyến bay hầu như "trên đầu" lộ trình của con tàu La Martinière năm ấy: từ Singapore vượt eo biển Malacca rồi Ấn Độ Dương trước khi đến Pháp đáp một chuyến Air France khác bay đến Guyane.

Tổng cộng bay ba chuyến và đợi ở sân bay là hơn một ngày rưỡi, trong tiện nghi của Air France (chọn khẩu phần ăn kiêng, thực đơn ghi rõ bao nhiêu calorie...) mà còn than mệt! Thế tám mươi mấy năm trước, các cụ "chết gí” vì nóng bức và ngột ngạt trong hầm con tàu hơi nước La Martinière suốt một tháng rưỡi thì sao? Nay sung sướng đến thế sao lại than vãn?

Miên man nghĩ ngợi kèm theo những mặc cảm hối lỗi vì trưa hôm qua lè phè, đau bụng nên đã không nấn ná ở Sở Văn khố lưu trữ để chụp cho hết hồ sơ các cụ tù nhân, hẹn hôm nay đi đảo về, mai sẽ quay lại chụp tiếp cho hết lô tài liệu về các cụ. Giờ nằm bẹp ở đây, mai phải chuyển về Pháp để nếu có gì xấu hơn còn tiện đưa về nước thì làm sao chụp xong số hồ sơ?

Chùa Một Cột do trung đoàn 9 lính thủy đánh bộ Pháp (đã từng đồn trú tại VN cuối thế kỷ 19) xây dựng tại Guyane

Page 218: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

218

Ở quê nhà biết bao người, gia đình con cháu các cụ, đọc bài của mình sẽ mong mỏi tìm lại gốc tích tổ phụ họ như thế nào. Đừng có đổ thừa bị đau bụng mà hôm qua bỏ dở công việc chụp lại hồ sơ về sớm. Đã có bác sĩ Kim, chuyên gia bệnh tiêu hóa, ở đây chữa rồi, còn phàn nàn gì nữa. Ngày xưa bao nhiêu cụ bị tả, lỵ giữa chốn rừng thiêng nước độc ở nhà lao An Nam? Đã chẳng đọc trong một số hồ sơ các cụ, phần ghi chú của bác sĩ nhà lao ghi cụ nào chết vì bệnh gì hay sao mà còn than với vãn! Thậm chí có cụ hồ sơ ghi được trả tự do mà vẫn không sống được để ra trại, vì đã bị bệnh quật ngã rồi.

***

Về đến quê nhà, lật lại xem loạt bài "Nhà lao An Nam ở Guyane", đọc những ý kiến phản hồi của bạn đọc, nhất là thân quyến các cụ, lòng tôi càng ân hận hơn vì đã không chụp hết toàn bộ hồ sơ các cụ. Xin hẹn dịp khác vậy. Dẫu sao, nay các cụ có còn nằm lại ở đó cũng không còn "vô danh" nữa vì bây giờ đã có nhiều người ở quê nhà biết rồi, nhiều người tỏ lòng tri ân các cụ rồi. Trong rừng già Amazon ấy, trước những di tích còn sót lại của các cụ, lòng thầm nghĩ: các cụ thuộc về lịch sử. Con cháu nào được phép quên. Tôi cũng đã kịp để lại dưới lư hương và ba chung rượu kính các cụ một tấm danh thiếp báo Tuổi Trẻ, bọc plastic và bỏ trong một lớp bao nilông, ghi ít chữ bằng tiếng Pháp: "Sommes venus commémorer nos aieux. Guyane, le 19 avril 2008" (Chúng tôi đã đến đây tưởng nhớ các cụ. Guyane ngày 19-4-2008).

Dẫu sao, tôi cũng đã chụp được vài chục hồ sơ các cụ để sớm trình cho gia quyến các cụ. Đã đến viếng tại chùa Một Cột ở Guyane. Cũng đã tìm ra vài tông tích của những binh lính người Việt đầu tiên ngay từ đầu thế kỷ 20 đã sang đến tận Sibérie lạnh giá chiến đấu và bỏ mình ở đó. Cũng đã tìm ra dấu vết của một "cảng Bắc kỳ” xưa ở một thành phố cảng trên đất Pháp, gần cảng mà các cụ đã phải ghé trước khi sang Guyane.

Tất cả xin sẽ lần lượt trình với bạn đọc trong một ngày gần đây.

DANH ĐỨC

Page 219: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

219

Không chỉ có nhà lao ở Guyane

Tổ chức những hoạt động tôn vinh lòng yêu nước

TT - Trong niềm xúc động thật sự, tôi nhiệt thành hưởng ứng hồ sơ "Nhà lao An Nam ở Guyane" (khởi đăng trên Tuổi Trẻ từ 25-4). Qua đó, chúng ta hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn những giai đoạn đấu tranh anh dũng giành độc lập dân tộc của ông cha ta; những hi sinh, tổn thất lớn lao trong phong trào yêu nước của các bậc tiền nhân, mà trong nhiều thập niên qua, nội dung các sách giáo khoa đã không đề cập một cách thấu đáo khi truyền đạt, giảng dạy.

Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha khi đánh vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), đạp vết giày xâm lược lên mảnh đất VN đã bắt đầu xây dựng một hệ thống nhà tù để giam cầm các chiến sĩ cách mạng, hòng đè bẹp phong trào đấu tranh yêu nước. Trong đó phải kể tới những nhà tù như khám lớn Chí Hòa (Sài Gòn), Côn Đảo, Hỏa Lò (Hà Nội), Lao Bảo (miền Trung)... Ở nước ngoài, ngoài An Nam (Guyane), còn có Toulon, Nouvelle - Calédonie (trên đảo Nou - Tân Đảo), Algers, đảo Réunion...

Đó là những nhà lao có qui mô lớn, chưa kể đến những nhà tù nhỏ rải rác ở nhiều nơi khác trên thế giới. Trong thời gian tới, khi có điều kiện, Tuổi Trẻ hãy viết về những nhà lao này. Hi vọng trong hành trình tìm kiếm những thông tin, dấu tích của những người tù yêu nước VN, chúng ta sẽ nhận được sự hưởng ứng, đồng lòng của toàn xã hội.

Nhân đây, thiết nghĩ với những nội dung của loạt bài "Nhà lao An Nam ở Guyane", để khắc ghi sự kiện 150 năm (1858-2008) ngày Pháp và Tây Ban Nha đánh chiếm VN, chúng ta nên tổ chức những hoạt động văn hóa mang tính xã hội nhằm tôn vinh lòng yêu nước, ý chí quật cường chống ngoại xâm của dân tộc ta, âu cũng là một trong những cách dạy và học sử ta một cách sinh động và hiệu quả.

TRIỀU ANH (Bruxelles, Bỉ)

Tìm hiểu thêm bước đường lưu đày của cha ông các thời kỳ

Loạt bài "Nhà lao An Nam ở Guyane" được nhiều người đọc đặc biệt quan tâm. Đây là những câu chuyện dường như chưa từng được ai nhắc đến hay

Page 220: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

220

tìm hiểu một cách kỹ lưỡng trước đây. Nhờ vậy, nó làm người đọc khao khát muốn biết, muốn hiểu một cách tường tận. Nhiều người đã nhắc đến một sự khơi gợi lòng yêu nước thiết thực, có ý nghĩa, thay vì chỉ những trang sách đầy sự kiện khô cứng.

Nhưng thật ra Guyane không phải là nơi duy nhất mà những người VN yêu nước bị người Pháp chọn làm nơi giam cầm đày đọa. Từ năm 1885, gia đình phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường đã bị người Pháp đày sang đảo Tahiti trên Thái Bình Dương vì có xu hướng ủng hộ vua Hàm Nghi chống Pháp. Sau đó ít lâu, cuối năm 1888, vua Hàm Nghi sau khi thất bại trong phong trào Cần Vương cũng bị người Pháp đày sang Algeria, một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi. Trong hoàng tộc, còn có cha con vua Thành Thái và Duy Tân cùng một số thành viên gia đình cũng đã bị đày đến đảo Réunion thuộc Pháp vào tháng 11-1916 vì những hoạt động chống Pháp...

Chắc hẳn còn không ít địa danh khác ở nước ngoài cũng từng là nơi giam hãm nhiều thế hệ người Việt yêu nước khác trong suốt gần 100 năm chống Pháp. Họ là một phần của những trang sử bi hùng của dân tộc ta trong thời kỳ mất nước.

Nếu có dịp, Tuổi Trẻ nên tìm hiểu thêm những bước đường lưu đày của cha ông trong các thời kỳ. Hẳn những câu chuyện này sinh động, có sức hấp dẫn và có tính giáo dục lòng yêu nước tốt hơn những bài học lịch sử đầy sự kiện trong sách giáo khoa các bậc học.

NGUYỄN MINH HẢI

Thư tòa soạn: Tiếp nối trang sử Việt tại Guyane

Những ngày qua, ngay sau khi khởi đăng loạt bài "Nhà lao An Nam ở Guyane", Tuổi Trẻ đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ bạn đọc. Tất cả đều xúc động trước trang sử Việt tại Guyane, câu chuyện của trăm năm trước bây giờ lại rung động bao trái tim.

Có rất nhiều bạn đọc đã nhiệt tình cung cấp cho Tuổi Trẻ những tài liệu liên quan đến các tù nhân ái quốc ở Guyane. Những nhân chứng sống động, nhiều tư liệu quí của bạn đọc đã được Tuổi Trẻ thể hiện phần nào trong các số báo vừa qua. Chính bạn đọc đã cùng Tuổi Trẻ bổ sung thêm

Page 221: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

221

trang sử của cha ông mình.

Loạt bài "Nhà lao An Nam ở Guyane" tạm khép lại, nhưng câu chuyện về lòng yêu nước vẫn sẽ được tiếp nối.

Từ những đề xuất tâm huyết của bạn đọc những ngày qua đã thúc giục ban biên tập Tuổi Trẻ đi đến quyết định: lập một bia tưởng niệm những chiến sĩ ái quốc năm xưa bị lưu đày ở Guyane.

Phối hợp với Hội Khoa học lịch sử VN, những ngày tới Tuổi Trẻ sẽ đưa một đoàn công tác đặc biệt sang Guyane để xúc tiến việc xây dựng bia tưởng niệm, tri ân những người đã ngã xuống nơi xứ người vì nền độc lập toàn vẹn của đất nước. Chuyến về nguồn này sẽ thêm nhiều ý nghĩa khi có sự tham gia của bạn đọc, của hậu duệ những tiền nhân ái quốc năm xưa. Tuổi Trẻ sẵn sàng tiếp nhận sự hỗ trợ và đóng góp của các doanh nghiệp và bạn đọc cho hoạt động ý nghĩa này.

Cũng theo yêu cầu của bạn đọc, câu chuyện về nhà lao An Nam ở Guyane sẽ bước vào trang sách. Tất cả những tư liệu do bạn đọc cung cấp và những bài viết đã đăng tải sẽ được tiếp tục tập hợp thành sách để tiện việc lưu giữ.

Mong bạn đọc cùng đồng hành với Tuổi Trẻ trong hoạt động nối dài trang báo này, để trang sử Việt tại Guyane vẫn luôn tươi mới và đầy ý nghĩa.

Ý tưởng lập bia của Tuổi Trẻ làm chúng tôi bớt ray rứt

TTO - Tôi hoàn toàn ủng hộ kế hoạch của báo Tuổi trẻ đề xuất. Đây là việc làm thiết thực tri ân những bậc tiền bối đã nằm xuống vì độc lập dân tộc.

Cám ơn nhà báo Danh Đức và báo Tuổi trẻ đã cung cấp thêm nhiều tư liệu quý báu về lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, hé lộ những khoảng trống sách sử hiện nay. Chúc anh Danh Đức chóng hồi phục sức khỏe để tiếp tục các công việc còn dang dở của anh.

Page 222: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

222

LÝ AN THÀNH

Tuổi trẻ ơi ! Tôi quá xúc động ! Tôi đang khóc! Khóc thật nhiều khi đọc loạt bài của phóng viên Danh Đức viết về "Nhà lao An Nam ở Guyane". Cám ơn lời hứa của Tuổi trẻ: "Sẽ đưa một đoàn công tác đặc biệt sang Guyane để xúc tiến việc xây dựng bia tưởng niệm, tri ân những người đã ngã xuống nơi xứ người vì nền độc lập toàn vẹn của đất nước".

Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không bao giờ quên các vị cách mạng tiền bối đã hi sinh anh dũng ở Guyane xa xôi. Hãy hưởng ứng cuộc vận động của Báo Tuổi trẻ " hành quân về nguồn" tri ân các anh hùng vô danh tại Guyane , về để nhớ lại một thời kỳ hào hùng nhưng cũng lắm bi thương của dân tộc.

Chúc phóng viên Danh Đức chóng bình phục. Cám ơn Ban Biên tập Báo Tuổi Trẻ! Kính mong quý báo đăng nhiều thông tin về đề tài này nhiều hơn nữa. Thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay muốn biết nhiều hơn về quá khứ hào hùng và bi tráng đó của dân tộc

TAM CAM

Báo Tuổi trẻ đã đưa ra được sáng kiến rất tuyệt khi quyết định lập bia tưởng niệm các anh hùng "Nhà lao An Nam ở Guyane".

Tôi vui không thể tả nổi khi báo Tuổi trẻ đưa tin này lên báo. Tôi vui là vì có được bia tưởng niệm như thế là để ghi lại những tấm gương anh dũng của các bậc tiền nhân, cũng là làm cho thế hệ trẻ chúng tôi luôn ghi sâu trong lòng những hy sinh lớn lao của các vị anh hùng dân tộc, đồng thời cũng làm cho tôi cảm thấy bớt đi nỗi hổ thẹn trong lòng khi những hy sinh của các vị anh hùng như thế mà đến giờ thế hệ cháu con mới biết. Tôi rất cám ơn báo Tuổi Trẻ đã làm một việc rất ý nghĩa này.

NGUYỄN VĂN NGA

Chúng cháu là những du học sinh trên khắp thế giới thật xúc động khi được đọc loạt bài của chú Danh Đức trên Tuổi Trẻ online. Thật bi hùng và thật đau thương cho một thời kỳ bi thương của dân tộc. Đây là link mà chúng cháu đưa tin lọat bài viết của chú Danh Đức trên website của sinh viên du học để du học sinh cùng đọc:

Page 223: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

223

www.svduhoc.com/forum/index.php?showtopic=26024. Một lần nữa cảm ơn loạt bài ký sự của chú Danh Đức và cảm ơn Tuổi trẻ online.

HỒ NGUYỄN ANH MINH

Page 224: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

224

Thứ Bảy, 26/04/2008 Hãy gìn giữ dòng máu Lạc Hồng

TT - Ngay sau khi Tuổi Trẻ khởi đăng hồ sơ "Nhà lao An Nam ở Guyane" (25-4), tòa soạn đã nhận được nhiều ý kiến bạn đọc gửi về, trong đó có nhiều bạn đọc cung cấp thêm cho tòa soạn nhiều tư liệu quí giá về những tù nhân ái quốc năm xưa. Dưới đây là một số ý kiến.

"...Biết bao người anh hùng đã bị bắt và bị lưu đày biệt xứ hòng tiêu diệt tận gốc những mầm mống anh hùng của dân tộc ta. Nhưng dòng máu của tổ tiên con Hồng cháu Lạc thì không bao giờ ngừng chảy trong trái tim và huyết quản của họ cũng như con cháu họ” - đó là một đoạn trong nhiều ý kiến của bạn đọc Tuổi Trẻ, sau khi đọc bài đầu tiên của hồ sơ "Nhà lao An Nam ở Guyane"...

* Tôi thật cảm động khi biết rằng có phóng viên Tuổi Trẻ nhân chuyến đi công tác đến đảo Guyane để đưa tin về việc phóng vệ tinh VINASAT-1 đã có kế hoạch và tìm được những người mang dòng máu của những người anh hùng năm xưa.

Trong lịch sử nhiều lần bị đô hộ bởi các thế lực ngoại xâm, đã có bao nhiêu chiến sĩ cách mạng từ thời khởi nghĩa trong thời kỳ Bắc thuộc, nhất là từ khi giặc Pháp xâm lược như các phong trào khởi nghĩa Duy Tân, Ba Đình, Yên

PV Tuổi Trẻ thành kính thắp nén hương tưởng nhớ những người anh hùng trước dãy chuồng cọp ở Guyane

Page 225: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

225

Thế, Yên Bái... bị bắt và bị lưu đày biệt xứ hòng tiêu diệt tận gốc những mầm mống anh hùng của dân tộc ta. Những người anh hùng đó đã phải chịu bao cực hình và cuộc sống gian khổ, nhưng dòng máu của tổ tiên con Hồng cháu Lạc thì không bao giờ ngừng chảy trong trái tim và huyết quản của họ, cũng như con cháu họ.

Trước đây, tôi đã có dịp tiếp xúc với một số nhà khoa học da đen ở các lãnh thổ đảo thuộc Thái Bình Dương tại các diễn đàn và hội nghị khoa học. Khi biết tôi đến từ Việt Nam, họ đến làm quen và nói rằng họ có dòng máu Việt vì cha ông họ là những người bị thực dân Pháp lưu đày sang châu Phi hoặc Guyane, sau đó họ di cư đến một số nơi khác. Những cuộc hội ngộ ấy thường mang lại cho tôi rất nhiều cảm xúc.

Trước tiên tôi hiểu được rằng còn rất nhiều anh hùng đã hi sinh cuộc đời của họ cho Tổ quốc chúng ta, cuộc sống của chúng ta. Nhưng trên hết tôi vẫn thấy dường như chúng ta còn có quá nhiều thiếu sót nếu các thế hệ người Việt hôm nay không tìm đến, ít nhất là nói lời tri ân với những người đã khuất qua con cháu họ, sau nữa là để cho những người con người cháu của họ được tìm thấy cội nguồn, được tự hào ngẩng mặt với nhân loại với giống nòi về gương hi sinh của cha ông. Dù nay họ mang màu da gì thì dòng máu của họ vẫn là dòng máu Việt Nam, dòng máu Lạc Hồng.

Tôi đã được nghe một anh bạn da đen người Guyane kể cha của anh phải chờ con của bạn lớn mới cưới làm vợ vì không thể tìm được vợ ở nơi lưu đày như thế vì dân bản địa cũng rất hiếm. Anh nói anh chỉ biết cha nói quê ở Thái Bình, còn không biết cụ thể ở đâu. Anh không nói được tiếng Việt. Không còn mang họ tên và cả màu da của người Việt, nhưng tôi biết dòng máu anh vẫn là dòng máu Việt vì khi gặp tôi, anh quyến luyến như tìm được chính họ hàng.

Page 226: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

226

Nhà lao An Nam năm xưa nay chỉ còn lại hai dãy “chuồng cọp” và vài mảnh vụn nền nhà. Còn các cựu tù năm xưa bây giờ nằm ở đâu? Trong ảnh: bên trong “chuồng cọp” –

Ảnh: poudrenguyane.bloq.sot.com

Chính vì thế, để tưởng nhớ công lao những người con ưu tú nhất của dân tộc vì nghĩa dân tộc mà đã hi sinh, cháu con của họ nay còn tản mát khắp nơi, chúng ta không thể để mất dòng dõi của họ một lần nữa.

Tôi đề nghị báo Tuổi Trẻ kiến nghị với Nhà nước tổ chức bằng mọi con đường ngoại giao, thông tin và xã hội tìm lại hậu thế của những chiến sĩ các thế hệ năm xưa, tiến tới tổ chức vinh danh họ và tổ chức cho con cháu họ được về họp mặt với đồng bào, Tổ quốc. Đây là một cầu nối đặc biệt của lịch sử, một phần của lịch sử và truyền thống rất nên làm.

PGS - TS HÀ XUÂN THÔNG (nguyên viện trưởng Viện Kinh tế và qui hoạch thủy sản)

* Đây là tư liệu rất quí về các tù nhân người Việt mà thực dân Pháp giam tại đây từ thế kỷ trước. Nếu Tuổi Trẻ cho đăng tên tuổi và quê quán của các tù

Page 227: Phong Su Ky Su Quyen 1 2

Những phóng sự - ký sự đăng báo

227

nhân (còn hậu duệ tại Guyane) để sau này có dịp họ về Việt Nam tìm lại thân tộc của mình thì quả là rất tốt!

PHAN THÀNH DANH

* Bài viết "Nhà lao An Nam ở Guyane" rất hấp dẫn chúng tôi. Chúng tôi đang nghiên cứu và lập danh sách những chiến sĩ yêu nước và cách mạng tại nhà tù Côn Đảo từ năm 1862 - 1975. Được biết rất nhiều nhà yêu nước trước khi bị đày đi Guyane đã từng bị giam tại Côn Đảo. Không phải chỉ sau khởi nghĩa Yên Bái, chính quyền thuộc địa ở Đông Dương và Chính phủ Pháp mới đẩy những người Việt yêu nước tới Guyane, mà từ trước đã có nhiều người Việt bị đày đến đó.

Nếu Tuổi Trẻ đăng danh sách những người bị giam ở Guyane sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cận đại, để người đọc có thể hiểu thêm về một thời thế hệ cha anh đã hi sinh, lưu đày biệt xứ để đấu tranh cho một mục đích duy nhất là độc lập dân tộc, để con cháu các tù nhân ái quốc tìm lại cội nguồn, gốc rễ của mình. Âu đó cũng là chúng ta báo đáp phần nào sự hi sinh của những người yêu nước năm xưa.

TRẦN TRỌNG THƠ (Hà Nội)

Những dãy chuồng cọp này tại Guyane là nơi thực dân Pháp dùng để tiêu diệt những mầm mống anh hùng Việt Nam - Ảnh: DANH ĐỨC