92
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Long Xuyên, tháng 05 năm 2011 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Long Xuyên, tháng 05 năm 2011

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG

Page 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Long Xuyên, tháng 05 năm 2011

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trí Tâm SVTH: Nguyễn Quốc Duy Khương Lớp: DH8NH MSSV: DNH073305

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG

Page 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Page 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học An Giang, hôm nay, với kiến thức đã học được ở trường và những bài học thực tế trong quá trình thực tập tại NHNo – Chi nhánh An Giang, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô của trường Đại học An Giang, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế – QTKD đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học tập tại trường.

Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo NHNo – Chi nhánh An Giang cùng các cô, chú, anh, chị ở phòng Tín dụng và các phòng ban khác tại ngân hàng đã tạo điều kiện để tôi được thực tập và có số liệu hoàn thành khóa luận này.

Đặc biệt, tôi xin được gửi lời tri ân thành kính nhất đến thầy Nguyễn Trí Tâm, mặc dù rất bận rộn với công tác của ngân hàng nhưng cũng đã có những chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận của mình.

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập nên khóa luận này không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý ngân hàng, quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế hơn.

Cuối lời, tôi xin kính chúc quý thầy cô của trường Đại học An Giang cùng các cô, chú, anh, chị tại NHNo – Chi nhánh An Giang thật nhiều sức khỏe và thành công trong công việc.

Trân trọng kính chào!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quốc Duy Khương

Page 5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 5

TÓM TẮT Cho vay là một trong những nghiệp vụ mang lại thu nhập chủ yếu cho các TCTD. Vì thế, NHNo – Chi nhánh An Giang đã có những chính sách linh hoạt, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động này. Trong những năm qua, với những thành tựu đã đạt được, NHNo – Chi nhánh An Giang đã khẳng định được vị trí và vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng tại tỉnh nhà, thị phần tín dụng cao hơn hẳn so với các TCTD khác trên địa bàn.

Kết quả phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang trong ba năm qua cho thấy, ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ doanh nghiệp đều tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, nợ xấu doanh nghiệp lại có xu hướng tăng lên. Song, nếu xét về tỷ trọng của nợ xấu này trong dư nợ doanh nghiệp thì NHNo – Chi nhánh An Giang đã cho vay khá hiệu quả khi tỷ trọng này không cao và thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu NHNo Việt Nam quy định. Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp cũng tăng lên thể hiện qua tỷ lệ dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động tăng, tỷ lệ nợ xấu có giảm, vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ cao. Qua đó cho thấy, hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang đang được mở rộng theo hướng an toàn, hiệu quả và đạt chất lượng cao.

Từ thực tế trên, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang, đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu về: chính sách tín dụng doanh nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực; công tác thẩm định tín dụng và giám sát khách hàng; chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng; công tác thu hồi nợ,…

Page 6: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang i

MỤC LỤC Mục lục .......................................................................................................................... i

Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... v

Danh mục các bảng ..................................................................................................... vi

Danh mục biểu đồ ...................................................................................................... vii

Danh mục các hình .................................................................................................... vii

Chương 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1

1.1. Cơ sở hình thành đề tài .......................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.5. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 3

1.6. Cấu trúc của khóa luận .......................................................................................... 3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................ 4

2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng .......................................................................... 4

2.1.1. Khái niệm tín dụng .......................................................................................... 4

2.1.2. Phân loại tín dụng ............................................................................................ 4

2.1.2.1. Theo thời hạn cho vay ............................................................................... 4

2.1.2.2. Theo mục đích sử dụng vốn ....................................................................... 4

2.1.2.3. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng ..................................................... 5

2.1.2.4. Theo phương thức cho vay ........................................................................ 5

2.1.2.5. Theo tính chất luân chuyển vốn ................................................................. 5

2.1.2.6. Theo chủ thể .............................................................................................. 5

2.1.3. Vai trò của tín dụng ......................................................................................... 6

2.1.4. Chức năng của tín dụng ................................................................................... 6

2.1.5. Nguyên tắc và điều kiện của tín dụng .............................................................. 6

2.1.5.1. Nguyên tắc ................................................................................................ 6

2.1.5.2. Điều kiện ................................................................................................... 7

2.1.6. Các phương thức cho vay ................................................................................ 7

2.1.6.1. Cho vay từng lần ....................................................................................... 7

2.1.6.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng.................................................................. 7

2.1.6.3. Cho vay theo dự án đầu tư ......................................................................... 7

2.1.6.4. Cho vay hợp vốn........................................................................................ 7

2.1.6.5. Cho vay trả góp ......................................................................................... 7

Page 7: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang ii

2.1.6.6. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng .................................................. 7

2.1.6.7. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng ............... 7

2.1.6.8. Cho vay theo hạn mức thấu chi .................................................................. 8

2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng .......................................................... 8

2.2.1. Khái niệm liên quan đến hoạt động tín dụng .................................................... 8

2.2.1.1. Doanh số cho vay ...................................................................................... 8

2.2.1.2. Doanh số thu nợ......................................................................................... 8

2.2.1.3. Dư nợ cho vay ........................................................................................... 8

2.2.1.4. Nợ quá hạn ................................................................................................ 8

2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ..................................................... 8

2.2.2.1. Dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn huy động ................................................... 8

2.2.2.2. Hệ số thu nợ .............................................................................................. 9

2.2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn ........................................................................................ 9

2.2.2.4. Vòng quay vốn tín dụng ............................................................................. 9

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NHNo – CHI NHÁNH AN GIANG ........................... 10

3.1. Tổng quan về NHNo – Chi nhánh An Giang ....................................................... 10

3.1.1. Giới thiệu sơ lược về NHNo – Chi nhánh An Giang ....................................... 10

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo – Chi nhánh An Giang ............. 11

3.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban ............................... 11

3.2.1. Cơ cấu tổ chức: ............................................................................................. 11

3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban ..................................................... 13

3.2.2.1. Giám đốc ................................................................................................. 13

3.2.2.2. Phó giám đốc ........................................................................................... 13

3.2.2.3. Phòng Tín dụng ....................................................................................... 14

3.2.2.4. Phòng Kế toán - ngân quỹ ........................................................................ 14

3.2.2.5. Phòng Kế hoạch tổng hợp ........................................................................ 14

3.2.2.6. Phòng Điện toán ...................................................................................... 15

3.2.2.7. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ ............................................................ 15

3.2.2.8. Phòng Hành chánh - nhân sự.................................................................... 15

3.2.2.9. Phòng Dịch vụ - marketing ...................................................................... 16

3.2.2.10. Phòng Kinh doanh ngoại hối .................................................................... 16

3.3. Chính sách tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang ......................................... 16

3.3.1. Điều kiện vay vốn, nguyên tắc cho vay, thể loại, mức cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay ................................................................................................................. 16

Page 8: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang iii

3.3.1.1. Điều kiện vay vốn .................................................................................... 16

3.3.1.2. Nguyên tắc cho vay ................................................................................. 18

3.3.1.3. Thể loại cho vay ...................................................................................... 18

3.3.1.4. Mức cho vay ............................................................................................ 19

3.3.1.5. Thời hạn cho vay ..................................................................................... 19

3.3.1.6. Lãi suất cho vay ....................................................................................... 20

3.3.2. Quy trình xét duyệt cho vay ........................................................................... 20

3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo – Chi nhánh An Giang qua ba năm (2008-2010) ................................................................................................................. 21

3.5. Thuận lợi và khó khăn ......................................................................................... 24

3.5.1. Thuận lợi ........................................................................................................ 24

3.5.2. Khó khăn........................................................................................................ 25

3.6. Định hướng phát triển năm 2011 (Phương hướng kinh doanh năm 2011) ............ 25

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NHNo – CHI NHÁNH AN GIANG QUA BA NĂM (2008-2010) ........................................... 27

4.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang............................................... 27

4.2. Tình hình tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang ........................................... 27

4.2.1. Khái quát tình hình tín dụng năm 2010 của một vài ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang .................................................................................................. 27

4.2.2. Đánh giá chung về tình hình huy động vốn tại NHNo – Chi nhánh An Giang qua ba năm (2008-2010) .............................................................................................. 29

4.2.3. Tình hình tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang giai đoạn 2008-2010 ..... 32

4.3. Thực trạng cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang qua ba năm (2008-2010) ................................................................................................................. 37

4.3.1. Phân tích doanh số cho vay ............................................................................ 37

4.3.1.1. Theo thể loại cho vay ............................................................................... 37

4.3.1.2. Theo thành phần kinh tế ........................................................................... 39

4.3.1.3. Theo ngành kinh tế .................................................................................. 41

4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ .............................................................................. 44

4.3.2.1. Theo thể loại cho vay ............................................................................... 44

4.3.2.2. Theo thành phần kinh tế ........................................................................... 46

4.3.2.3. Theo ngành kinh tế .................................................................................. 48

4.3.3. Phân tích dư nợ ............................................................................................. 51

4.3.3.1. Theo thể loại cho vay ............................................................................... 51

4.3.3.2. Theo thành phần kinh tế ........................................................................... 52

Page 9: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang iv

4.3.3.3. Theo ngành kinh tế .................................................................................. 54

4.3.4. Phân tích nợ xấu ............................................................................................ 57

4.3.4.1. Theo thể loại cho vay ............................................................................... 57

4.3.4.2. Theo thành phần kinh tế ........................................................................... 58

4.3.4.3. Theo ngành kinh tế .................................................................................. 59

4.4. Đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang ......... 60

4.4.1. Phân tích dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động ........................................... 63

4.4.2. Phân tích hệ số thu nợ .................................................................................... 63

4.4.3. Phân tích vòng quay vốn tín dụng .................................................................. 65

4.4.4. Phân tích tỷ lệ nợ xấu .................................................................................... 65

4.5. Kết quả đạt được và hạn chế trong cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang ..................................................................................................................... 67

4.5.1. Kết quả đạt được ........................................................................................... 67

4.5.2. Hạn chế ......................................................................................................... 68

4.6. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang ...................................................................... 68

4.6.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ..................................................... 68

4.6.2. Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp ...................................... 69

4.6.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng doanh nghiệp linh hoạt, phù hợp ............... 69

4.6.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ....................................................... 69

4.6.2.3. Công tác thẩm định tín dụng và giám sát khách hàng ............................... 71

4.6.2.4. Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng ................................ 71

4.6.2.5. Công tác thu hồi nợ ................................................................................. 72

4.6.2.6. Các giải pháp khác .................................................................................. 73

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 75

5.1. Kết luận .............................................................................................................. 75

5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 76

5.2.1. Đối với NHNN Việt Nam ............................................................................ 76

5.2.2. Đối với NHNo ............................................................................................. 76

5.2.3. Đối với UBND tỉnh An Giang ...................................................................... 76

5.2.4. Đối với NHNN tỉnh An Giang...................................................................... 77

5.2.5. Đối với NHNo – Chi nhánh An Giang.......................................................... 77

5.2.6. Đối với các doanh nghiệp ............................................................................. 77

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 78

Page 10: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nguyên văn

ĐVT Đơn vị tính

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHNo Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

TCTD Tổ chức tín dụng

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

UBND Ủy ban nhân dân

Page 11: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng số Tên Trang

3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo – Chi nhánh An Giang ............... 22

4.1 Dự ước tăng trưởng GDP của tỉnh An Giang cả năm 2010 .......................... 27

4.2 Tình hình tín dụng năm 2010 trên địa bàn tỉnh An Giang ............................ 28

4.3 Tình hình huy động vốn tại NHNo – Chi nhánh An Giang (2008-2010) ...... 29

4.4 Tình hình tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang (2008-2010) ............... 32

4.5 Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010) ............. 37

4.6 Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010) ......... 39

4.7 Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010) ................ 41

4.8 Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010) ............... 44

4.9 Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010) ........... 46

4.10 Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010) .................. 48

4.11 Dư nợ doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010)............................... 51

4.12 Dư nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010)........................... 52

4.13 Dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010) .................................. 54

4.14 Nợ xấu doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010) ............................. 57

4.15 Nợ xấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010) ......................... 58

4.16 Nợ xấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010)................................. 59

4.17 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi

nhánh An Giang .......................................................................................... 62

Page 12: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ số Tên Trang

3.1 Lợi nhuận kinh doanh của NHNo – Chi nhánh An Giang ............................ 23

4.1 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn gửi của NHNo – Chi nhánh An Giang

(2008 – 2010).............................................................................................. 30

4.2 Cơ cấu vốn huy động theo tính chất tiền gửi của NHNo – Chi nhánh An

Giang (2008 – 2010) ................................................................................... 31

4.3 Doanh số cho vay tại NHNo – Chi nhánh An Giang (2008-2010) ................ 33

4.4 Doanh số thu nợ tại NHNo – Chi nhánh An Giang (2008-2010) .................. 34

4.5 Dư nợ tại NHNo – Chi nhánh An Giang (2008-2010).................................. 35

4.6 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại NHNo – Chi nhánh An Giang (2008-2010) ...... 36

4.7 Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010) ............. 38

4.8 Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010) ......... 39

4.9 Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010) ................ 41

4.10 Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010) ............... 45

4.11 Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010) ........... 46

4.12 Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010) .................. 49

4.13 Dư nợ doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010)............................... 51

4.14 Dư nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010)........................... 53

4.15 Dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010) .................................. 55

4.16 Nợ xấu doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010) ............................. 58

4.17 Nợ xấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010) ......................... 59

4.18 Nợ xấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010)................................. 60

4.19 Dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động (2008-2010) .................................. 63

4.20 Hệ số thu nợ (2008-2010) ........................................................................... 64

4.21 Vòng quay vốn tín dụng (2008-2010) .......................................................... 65

4.22 Tỷ lệ nợ xấu (2008-2010) ............................................................................ 66

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình số Tên Trang

3.1 Trụ sở NHNo – Chi nhánh An Giang .......................................................... 10

3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo – Chi nhánh An Giang .............................. 12

Page 13: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 1

Chương 1

GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở hình thành đề tài:

Sau những tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 – 2008, kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi và tăng trưởng trở lại. Hòa cùng với cả nước, tình hình kinh tế – xã hội tỉnh An Giang trong năm 2010 cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể: “GDP bình quân đầu người đạt 21 triệu đồng (năm 2009 là 18,4%); sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 17,5%; nhiều doanh nghiệp thành lập mới đã đi vào hoạt động, các khu, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đưa vào sử dụng; giá trị ngành xây dựng cũng tăng 16,1%; sản xuất nông nghiệp trên lĩnh vực trồng trọt đạt kết quả khả quan, thắng lợi toàn diện trên cả 03 mặt: diện tích, năng suất, sản lượng…” (Cục Thống kê An Giang, 2010: 1-2). Để đạt được những kết quả trên, An Giang đã từng bước khắc phục những hậu quả sau cuộc khủng hoảng, đẩy mạnh phát triển, nhất là những lĩnh vực thuộc thế mạnh của tỉnh bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến mở rộng quy mô sản xuất… để kịp thời cung ứng đủ nguyên liệu, hàng hóa cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, đem lại thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà; đồng thời cũng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật trong tỉnh. Để đáp ứng được những yêu cầu này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn.

Với thế mạnh là ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng, NHNo với chức năng, nhiệm vụ là một ngân hàng kinh doanh đa năng, có nhiều hình thức kinh doanh, cung cấp dịch vụ tiện ích khác nhau cho nền kinh tế và cho xã hội. Tuy nhiên hoạt động cho vay từ nguồn vốn huy động được vẫn là hình thức kinh doanh phổ biến nhất để cung cấp vốn cho tất cả các thành phần kinh tế, đồng thời mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.

Vì thế, trước những yêu cầu cấp thiết của tỉnh nhà, NHNo – Chi nhánh An Giang đã xác định nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh tế, đặt biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua việc cấp vốn ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn An Giang.

Song, với quy luật chọn lọc khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp – các khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ khi môi trường kinh doanh phải cạnh tranh gay go, khốc liệt. Do đó rủi ro mà các ngân hàng gặp phải thường rất phức tạp, đa dạng với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, trong đó rủi ro tín dụng giữ vị trí trọng yếu. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, làm cho nợ xấu gia tăng, nguy cơ không thu hồi được vốn khá cao.

Cho nên, khi cho vay doanh nghiệp – nghiệp vụ chiếm gần 1/3 doanh số cho vay của ngân hàng – đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xem xét kỹ trước khi kiến nghị cho vay và quản lý các khoản cho vay như thế nào cho tốt, vừa đảm bảo được lợi ích của ngân

Page 14: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 2

hàng, hạn chế được rủi ro vừa thu hút và giữ chân khách hàng trong bối cảnh thị phần giữa các TCTD trong địa bàn tỉnh ngày càng bị chia nhỏ.

Từ thực tế trên, đề tài “Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh An Giang” sẽ phần nào giúp hiểu rõ được thực trạng cho vay doanh nghiệp tại các ngân hàng nói chung, NHNo – Chi nhánh An Giang nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang trong giai đoạn 2008 – 2010.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh.

1.3. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang trong giai đoạn 2008-2010 để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này tại ngân hàng.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:

- Khảo cứu cơ sở lý thuyết bao gồm lý thuyết thuần và các nghiên cứu trước.

- Sử dụng các loại dữ liệu thứ cấp là những báo cáo tài chính của NHNo – Chi nhánh An Giang trong các năm 2008-2010.

- Sử dụng những phương pháp: thống kê, phân tích và so sánh số liệu, dữ liệu thu thập được.

Sơ đồ nghiên cứu:

Sử dụng các dữ liệu thứ cấp: - Các báo cáo tài chính của ngân hàng

qua các năm 2008-2010. - Các bài viết về ngân hàng, về ngành;

tin tức về thị trường chứng khoán; các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.

- Lý thuyết thuần - Các nghiên cứu trước về tín dụng, chỉ

tiêu đánh giá hoạt động tín dụng…

- Làm sạch dữ liệu và thống kê lại theo từng nhóm dữ liệu.

- Phân tích dữ liệu.

- Tổng kết kết quả nghiên cứu - Đưa ra các kiến nghị.

ÝÝ ttưưởởnngg hhììnnhh tthhàànnhh đđềề ttààii pphhâânn ttíícchh ttììnnhh hhììnnhh cchhoo vvaayy ddooaannhh nngghhiiệệpp ttạạii

NNHHNNoo

KKhhảảoo ccứứuu llýý tthhuuyyếếtt

TThhuu tthhậậpp ddữữ lliiệệuu

XXửử llýý,, pphhâânn ttíícchh ssốố lliiệệuu

KKếếtt lluuậậnn

Page 15: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 3

1.5. Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phần nào cho thấy thực trạng cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang. Thông qua đó, đề tài sẽ giúp ngân hàng nhận định được những mặt mạnh cần phát huy cũng như khắc phục những khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong lĩnh vực này. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sâu hơn về hoạt động tín dụng doanh nghiệp.

1.6. Cấu trúc của khóa luận:

Khóa luận gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu. Chương này sẽ nêu lên cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này sẽ giới thiệu tổng quát những vấn đề cơ bản về tín dụng và các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Chương 3: Giới thiệu về NHNo – Chi nhánh An Giang. Chương này sẽ giới thiệu về quá trình hình thành và hoạt động của ngân hàng, tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Chương 4: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang qua ba năm (2008-2010). Chương này chủ yếu trình bày kết quả phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp và dựa vào một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả, kết quả đạt được và những hạn chế của hoạt động này tại ngân hàng. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng lĩnh vực này.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này sẽ tổng kết lại những kết quả nghiên cứu ở các chương trước. Từ đó rút ra các hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề ra những kiến nghị.

Page 16: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 4

Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng:

2.1.1. Khái niệm tín dụng:

Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.

Một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng khi nào chứa đựng đầy đủ 3 nội dung:

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng.

- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.

- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.

(Nguyễn Minh Kiều và Phan Chung Thủy, Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006: 95-96)

2.1.2. Phân loại tín dụng:

Tín dụng có nhiều loại hay nhiều hình thức khác nhau. Việc phân loại tín dụng nhằm hiểu rõ sự khác biệt của từng loại tín dụng và qua đó chúng ta có thể sử dụng hoặc hiểu được tín dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Phân loại tín dụng thường căn cứ vào những tiêu thức cụ thể sau (Nguyễn Minh Kiều và Phan Chung Thủy, Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006: 95-96):

2.1.2.1. Theo thời hạn cho vay:

Theo tiêu tức này, tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:

- Cho vay ngắn hạn: là những khoản tín dụng có thời hạn đến 12 tháng, chủ yếu được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

- Cho vay trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đầu tư thiết bị cộng nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng dự án mới có qui mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.

- Cho vay dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, chủ yếu được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu như: xây dựng nhà cửa, xây dựng xí nghiệp và các công trình mới.

2.1.2.2. Theo mục đích sử dụng vốn:

Dựa vào tiêu thức này, tín dụng được phân thành:

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng thường được cung cấp cho các nhà doanh nghiệp để họ tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Page 17: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 5

- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại này thường được cung cấp cho việc mua sắm xe cộ, các thiết bị gia đình (tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh…), vốn vay được cấp phát bằng tiền hoặc hàng hóa. Việc cấp bằng tiền thường do ngân hàng và các TCTD cung cấp.

2.1.2.3. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng:

Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được phân thành hai loại sau:

- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.

- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất.

2.1.2.4. Theo phương thức cho vay:

Các loại hình cho vay được phân loại theo tiêu thức này là:

- Cho vay từng lần: phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.

2.1.2.5. Theo tính chất luân chuyển vốn:

Theo tiêu thức này, tín dụng gồm các loại sau:

- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được cung cấp để hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp hay cho vay để bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Loại này thường được thể hiện dưới các hình thức như: cho vay để dự trữ hàng hóa, cho vay để trang trải chi phí sản xuất, cho vay để thu mua, để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu các chứng từ có giá…

- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốn cố định của doanh nghiệp. Loại này thường dùng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp, những công trình mới,…

2.1.2.6. Theo chủ thể:

Dựa vào tiêu thức này, tín dụng được phân chia thành các loại sau:

- Tín dụng thương mại: là mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu về vốn cho những doanh nghiệp đang tạm thời thiếu hụt vốn; đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình. Mặc dù tín dụng thương mại đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế, song nó vẫn có các mặt hạn chế như: quy mô tín dụng, thời hạn cho vay và phương thức hoạt động.

Page 18: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 6

- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các TCTD với doanh nghiệp và cá nhân.

- Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước là người đi vay để đảm bảo các khoản chi tiêu cho ngân sách nhà nước; đồng thời Nhà nước là người cho vay để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý kinh tế - xã hội và phát triển quan hệ đối ngoại. Hình thức biểu hiện bên ngoài của tín dụng Nhà nước là sự vay mượn tạm thời một số hiện vật vay tiền, nhưng bản chất bên trong chứa đựng nhiều mối quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể khác.

2.1.3. Vai trò của tín dụng:

Tín dụng được xem như mạch máu của nền kinh tế và khi một nền kinh tế phát triển mạnh cũng có nghĩa các chức năng của tín dụng đã được thực hiện và nó sẽ phát huy tác dụng đối với nền kinh tế.

- Tín dụng là công cụ thực hiện tích tụ, tập trung vốn và tài trợ vốn cho các ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

- Tín dụng là công cụ góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả .

- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội.

- Tín dụng là một trong những phương tiện kết nối nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế cộng đồng thế giới, góp phần phát triển nền kinh tế đối ngoại.

(Dương Thị Bình Minh, 1999: 113)

2.1.4. Chức năng của tín dụng:

Trong nền kinh tế hàng hoá, tín dụng thực hiện ba chức năng cơ bản sau:

- Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng.

- Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.

- Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế.

(Dương Thị Bình Minh, 1999: 113)

2.1.5. Nguyên tắc và điều kiện của tín dụng:

2.1.5.1. Nguyên tắc:

Tín dụng tại Việt Nam được thực hiện theo hai nguyên tắc sau đây:

- Một là: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế.

- Hai là: Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng.

(Nguyễn Đăng Dờn, 2009: 55-56)

Page 19: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 7

2.1.5.2. Điều kiện:

Khách hàng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Người vay vốn có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Thống đốc NHNN Việt Nam.

(Nguyễn Đăng Dờn, 2009: 56-57)

2.1.6. Các phương thức cho vay:

2.1.6.1. Cho vay từng lần:

Mỗi lần vay vốn khách hàng và TCTD thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. (Nguyễn Đăng Dờn, 2009)

2.1.6.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng:

TCTD và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian xác định. (Nguyễn Đăng Dờn, 2009)

2.1.6.3. Cho vay theo dự án đầu tư:

TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. (Nguyễn Minh Kiều và Phan Chung Thủy, Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006)

2.1.6.4. Cho vay hợp vốn:

Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. (Nguyễn Minh Kiều và Phan Chung Thủy, Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006)

2.1.6.5. Cho vay trả góp:

Khi vay vốn, TCTD cùng khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. (Nguyễn Đăng Dờn, 2009)

2.1.6.6. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:

TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. TCTD và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng và mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. (Nguyễn Minh Kiều và Phan Chung Thủy, Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006)

2.1.6.7. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:

TCTD chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền

Page 20: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 8

tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, TCTD và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. (Nguyễn Đăng Dờn, 2009)

2.1.6.8. Cho vay theo hạn mức thấu chi:

Là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. (Nguyễn Đăng Dờn, 2009)

2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng:

Để đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng ta dùng các chỉ tiêu sau:

2.2.1. Khái niệm liên quan đến hoạt động tín dụng:

2.2.1.1. Doanh số cho vay:

“Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay trong năm tài chính, không kể món vay đó đã được thu hồi hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm” (Lê Xuân Huyên, 2010).

2.2.1.2. Doanh số thu nợ:

“Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về trong năm tài chính, kể cả các khoản khách hàng đã thanh toán cho toàn bộ hợp đồng hay một phần hợp đồng” (Lê Xuân Huyên, 2010).

2.2.1.3. Dư nợ cho vay:

“Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản ngân hàng cần phải thu về trong tương lai” (Lê Xuân Huyên, 2010).

2.2.1.4. Nợ quá hạn:

“Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng, nếu không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn” (Lê Xuân Huyên, 2010).

2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng:

Ngoài các chỉ tiêu trên, ta còn dùng một số chỉ tiêu sau để đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng:

2.2.2.1. Dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn huy động:

Dư nợ cho vay/Tổng nguồn vốn huy động = Dư nợ cho vay

x 100 Tổng nguồn vốn huy động

“Tỷ số này giúp ngân hàng đo lường được khả năng cho vay từ một đồng vốn huy động. Tỷ số này còn cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số vốn huy động. Nếu hệ số này càng cao thì vốn huy động tham gia vào dư nợ càng ít” (Nguyễn Thị Ngọc Diễm, 2009)

Page 21: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 9

2.2.2.2. Hệ số thu nợ:

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ

x 100 Doanh số cho vay

“Hệ số này phản ánh độ an toàn về vốn cho vay của ngân hàng, hệ số này càng lớn cho thấy hiệu quả tín dụng càng tốt. Vì thế, ngân hàng rất coi trọng hệ số này, họ luôn tìm mọi cách để hệ số này càng cao càng tốt” (Nguyễn Thị Ngọc Diễm, 2009).

2.2.2.3. Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

x 100 Tổng dư nợ

“Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán của khách hàng đi vay đối với ngân hàng, cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Qua hệ số này có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng” (Nguyễn Thị Ngọc Diễm, 2009).

2.2.2.4. Vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ

x 100 Dư nợ bình quân

Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm

2

“Tỷ số này phản ánh việc thu hồi nợ của ngân hàng hay còn gọi là tốc độ lưu chuyển vốn tín dụng trong cho vay. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả cao, đồng vốn lưu chuyển nhanh, rủi ro được hạn chế, đảm bảo an toàn vốn tín dụng” (Nguyễn Thị Ngọc Diễm, 2009).

Page 22: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 10

Chương 3

GIỚI THIỆU VỀ NHNo – CHI NHÁNH AN GIANG

3.1. Tổng quan về NHNo – Chi nhánh An Giang:

3.1.1. Giới thiệu sơ lược về NHNo – Chi nhánh An Giang:

Hình 3.1: Trụ sở NHNo – Chi nhánh An Giang

(Ảnh chụp ngày 02/05/2011)

- Địa chỉ: 51B, Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, AG

- Điện thoại: 076. 3856425 - 3852688

- Fax: 076. 3856748 - 3853785

-Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for Agriculture and rural development – An Giang province branch

- Tên gọi tắc: Agribank An Giang

Page 23: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 11

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo – Chi nhánh An Giang:

Thực hiện Nghị định số 153/NĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng thương mại chuyên doanh, hệ thống Ngân hàng Phát triển nông thôn được thành lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, ngày 14/07/1988 Tổng giám đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 53/NH-TCCB thành lập chi nhánh Ngân hàng Phát triển nông thôn tỉnh An Giang. Ngày 15/08/1988 Ngân hàng Phát triển nông thôn An Giang chính thức đi vào hoạt động. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng lúc bấy giờ gồm 01 hội sở chính và 08 chi nhánh huyện trực thuộc. Ngân hàng Phát triển nông thôn là một trong những chi nhánh ngân hàng thương mại được thành lập sớm nhất trên địa bàn tỉnh An Giang.

Ngân hàng đã trải qua 02 lần đổi tên:

- Ngày 31/10/1994 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp An Giang trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

- Đến ngày 08/07/1998 đổi tên thành NHNo tỉnh An Giang.

Lịch sử hoạt động của NHNo – Chi nhánh An Giang chưa thật lâu nhưng sự có mặt và hoạt động của nó luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế toàn diện của tỉnh, đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, khai phá vùng Tứ giác Long Xuyên, thâm canh tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển cây con ngành nghề, khai thác lợi thế so sánh… ngày càng hiệu quả. Với sự nổ lực và phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm, nên ngân hàng đã trở thành một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả hàng đầu trong hệ thống NHNo.

(NHNo – Chi nhánh An Giang, 2008)

3.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

3.2.1. Cơ cấu tổ chức:

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, ngày 07/01/2011, Phòng Kế hoạch tổng hợp, NHNo – Chi nhánh An Giang)

- NHNo – Chi nhánh An Giang có mạng lưới cơ sở được phân bố đều khắp tỉnh với 25 điểm giao dịch, trong đó gồm:

+ 01 Hội sở chính

+ 14 chi nhánh loại 3

+ 10 phòng giao dịch

Ta sẽ thấy rõ hơn cơ cấu tổ chức của ngân hàng này thông qua sơ đồ bên dưới:

Page 24: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 12

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Phòng Tín dụng Phòng Kinh

doanh ngoại hối Phòng Dịch vụ -

marketing Phòng Điện toán

Phòng Kế toán -ngân quỹ

Phòng Kế hoạch tổng hợp

Phòng Hành chánh - nhân sự

Chi nhánh Long Xuyên

Chi nhánh Châu Thành

Chi nhánh Tri Tôn

Chi nhánh Chợ Mới

Chi nhánh Thoại Sơn

Chi nhánh Phú Tân

Chi nhánh Chi Lăng

Phòng giao dịch Bình Khánh

Phòng giao dịch Vĩnh Bình

Phòng giao dịch Hòa Lạc

Phòng giao dịch Ba Chúc

Phòng giao dịch Vọng Thê

Phòng giao dịch Phú Hòa

Phòng giao dịch Long Bình

Phòng giao dịch Tân Châu

Phòng giao dịch Xuân Tô

Chi nhánh Châu Phú

Chi nhánh Châu Đốc

Chi nhánh Tịnh Biên

Chi nhánh Tân Châu

Chi nhánh Mỹ Luông

Chi nhánh An Phú

Chi nhánh Chợ Vàm

Phòng giao dịch Hòa Bình

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo – Chi nhánh An Giang

Page 25: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 13

- Hiện nay, nguồn nhân lực của ngân hàng khá đông, gồm: 517 cán bộ nhân viên (trong đó có 249 nữ, chiếm tỷ lệ 48,16%/ tổng số nhân viên).

- Về trình độ chuyên môn có:

+ Tiến sĩ: 02 người;

+ Đại học: 374 người;

+ Cao đẳng, cao cấp: 09 người;

+ Trung học: 37 người;

+ Sơ học, nghiệp vụ khác hoặc chưa qua đào tạo: 95 người;

3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

3.2.2.1. Giám đốc:

Giám đốc: TS. Nguyễn Trí Tâm

- Trực tiếp điều hành và thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo.

- Phụ trách chung. Trực tiếp đảm nhiệm các mặt công tác tổ chức, cán bộ, hành chánh quản trị và kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Xem xét và quyết định:

+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, điều động, kỷ luật các trưởng phòng, phó phòng NHNo tỉnh; Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh loại 3 và phòng giao dịch; nhân viên cấp dưới. Ngoại trừ các chức danh do NHNo quản lý (Phó giám đốc NHNo tỉnh; Trưởng phòng Kế toán – ngân quỹ và Trưởng phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ).

+ Cử cán bộ đi học, khảo sát trong và ngoài nước.

+ Kế hoạch hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

(NHNo – Chi nhánh An Giang, 2011)

3.2.2.2. Phó giám đốc:

Phó giám đốc (phụ trách phòng Kế toán – ngân quỹ, phòng Điện toán): bà Nguyễn Thị Dung.

Phó giám đốc (phụ trách phòng Tín dụng, phòng Kinh doanh ngoại hối): ông Nguyễn Tấn Phước.

Phó giám đốc (phụ trách phòng Dịch vụ - marketing): ông Nguyễn Văn Sơn

- Được thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc theo ủy quyền khi Giám đốc vắng mặt và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.

- Giúp Giám đốc điều hành, chỉ đạo một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình.

- Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ một thủ trưởng.

(NHNo – Chi nhánh An Giang, 2011)

Page 26: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 14

3.2.2.3. Phòng Tín dụng:

Trưởng phòng: ông Huỳnh Hữu Lộc

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng, đề xuất từng chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng, nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất lưu thông với tiêu dùng.

- Phân tích khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn hiệu quả.

- Thẩm định, đề xuất cho vay dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.

- Thẩm định dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền.

- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm nhiệm vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế khác trong và ngoài nước.

- Tổng hợp các báo cáo và chuyên đề theo quy định.

(NHNo – Chi nhánh An Giang, 2011)

3.2.2.4. Phòng Kế toán – ngân quỹ:

Trưởng phòng: bà Nguyễn Thị Kim Phụng

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo.

- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn ngân hàng cấp trên phê duyệt.

- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo trên địa bàn.

- Tổng hợp, lưu trữ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

- Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.

- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định.

- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.

(NHNo – Chi nhánh An Giang, 2011)

3.2.2.5. Phòng Kế hoạch tổng hợp:

Trưởng phòng: ông Lê Hồng Thu

- Nghiên cứu đề xuất chiến lược kinh doanh, chiến lược huy động vốn tại địa phương.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo.

Page 27: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 15

- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến từng chi nhánh trên địa bàn.

- Tổng hợp phân tích các hoạt động kinh doanh theo quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.

- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng.

(NHNo – Chi nhánh An Giang, 2011)

3.2.2.6. Phòng Điện toán:

Trưởng phòng: ông Trần Chí Bình

- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ dữ liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến hạch toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng.

- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.

- Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị tin học.

- Làm dịch vụ thông tin.

(NHNo – Chi nhánh An Giang, 2011)

3.2.2.7. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Phó phòng, phụ trách phòng: bà Châu Hoàng Oanh

- Xây dựng chương trình công tác quý, năm phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo và kế hoạch của đơn vị.

- Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm.

- Tổ chức kiểm tra, xác minh tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư khiếu tố thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị.

(NHNo – Chi nhánh An Giang, 2011)

3.2.2.8. Phòng Hành chánh – nhân sự:

Trưởng phòng: ông Nguyễn Văn Thu

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng của chi nhánh và đôn đốc thực hiện.

- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHNo trực thuộc.

- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng.

- Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến công tác và làm việc tại chi nhánh.

Page 28: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 16

- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lễ tân…

- Thực hiện công tác xây dựng văn bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động,…

(NHNo – Chi nhánh An Giang, 2011)

3.2.2.9. Phòng Dịch vụ - marketing:

Phó phòng, phụ trách phòng: ông Nguyễn Văn Khoái

- Đề xuất kế hoạch tiếp thị thông tin tuyên truyền, quảng bá các hoạt động của chi nhánh, dịch vụ cung ứng trên thị trường.

- Triển khai phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền chỉ đạo của NHNo và Giám đốc chi nhánh.

- Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí, truyền thông, quảng bá hoạt động của ngân hàng.

- Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm, catalog, lịch, sách,…

- Phục vụ hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị thông tin tuyên truyền của tổ chức Đảng, Công đoàn, các đoàn thể quần chúng tại đơn vị.

(NHNo – Chi nhánh An Giang, 2011)

3.2.2.10. Phòng Kinh doanh ngoại hối:

Phó phòng, phụ trách phòng: bà Nguyễn Trúc Nguyên

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối (mua, bán, chuyển đổi), thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.

- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT.

- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế.

- Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng ở nước ngoài.

- Thực hiện quản lý thông tin, lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật.

(NHNo – Chi nhánh An Giang, 2011)

3.3. Chính sách tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang:

3.3.1. Điều kiện vay vốn, nguyên tắc cho vay, thể loại, mức cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay:

Theo Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của Chủ tịch HĐQT NHNo về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo như sau:

3.3.1.1. Điều kiện vay vốn:

NHNo nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

Page 29: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 17

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam:

Tổ chức là pháp nhân: phải được công nhận là pháp nhân và có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: phải có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật.

Đối với công ty hợp danh: thành viên của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Hộ gia đình, cá nhân:

Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) nơi chi nhánh NHNo cho vay đóng trụ sở.

Trường hợp người vay ngoài địa bàn nói trên giao cho Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh xem xét, quyết định. Nếu người vay ở địa bàn liền kề (thôn, làng, bản) ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khi cho vay Giám đốc NHNo nơi cho vay phải thông báo bằng văn bản cho Giám đốc NHNo nơi người vay cư trú biết.

Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với NHNo là chủ hộ hoặc người đại diện của hộ; chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Tổ hợp tác:

Hoạt động theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Đại diện của Tổ hợp tác phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

+ Đối với tổ chức là pháp nhân; cá nhân nước ngoài:

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Page 30: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 18

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:

+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống (Sẽ nêu cụ thể ở điểm 3.3.1.4 phía sau).

+ Kết quả kinh doanh có hiệu quả, có lãi; trường hợp lỗ (do mới thành lập và đi vào hoạt động hoặc lỗ lũy kế) thì phải có tài liệu chứng minh được phương án khắc phục lỗ khả thi và khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn trong thời hạn cam kết.

Đối với khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ.

+ Không có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại NHNo (trừ các khoản nợ được khoanh, nợ chờ xử lý của hộ gia đình, sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng) và các TCTD khác ở thời điểm xem xét, quyết định cho vay.

Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, giao cho Giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét, quyết định có thể không khai thác, thu thập thông tin về tình hình nợ nhóm 4, nhóm 5 tại các TCTD khác.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo.

- Đối với doanh nghiệp Việt Nam vay vốn để đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam, các điều kiện vay vốn theo Quy định này và hướng dẫn của NHNo.

3.3.1.2. Nguyên tắc cho vay:

Khách hàng vay vốn của NHNo phải đảm bảo 02 (hai) nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

3.3.1.3. Thể loại cho vay:

NHNo nơi cho vay xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm bổ sung nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:

Page 31: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 19

- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;

- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng.

3.3.1.4. Mức cho vay:

- NHNo nơi cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ (%) được cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của NHNo để quyết định mức cho vay.

Trường hợp định giá lại tài sản bảo đảm, nếu giá trị tài sản giảm thấp so với lần định giá ban đầu thì mức cho vay hoặc dư nợ cũng phải giảm theo tương ứng.

- Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần cho 1 dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, cụ thể như sau:

+ Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn.

Trường hợp khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, khách hàng là doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác vay vốn có bảo đảm bằng tài sản, nhưng được xếp hạng A theo quy định của NHNo, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho Giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét, quyết định.

+ Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.

+ Trường hợp khách hàng vay để thực hiện các dự án (xây dựng nhà máy điện độc lập, khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp…) mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chủ đầu tư dự án phải có vốn tự có cao hơn mức quy định “Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn” thì phải thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.3.1.5. Thời hạn cho vay:

NHNo nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

- Chu kỳ sản xuất, kinh doanh;

- Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư;

- Khả năng trả nợ của khách hàng;

- Nguồn vốn cho vay của NHNo;

- Thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam (Đối với tổ chức Việt Nam và nước ngoài) hoặc thời hạn

Page 32: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 20

được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam (Đối với cá nhân nước ngoài) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

3.3.1.6. Lãi suất cho vay:

- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc quy định mức lãi suất cho vay phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam, lãi suất thị trường, thể loại vay và thông lệ quốc tế.

- NHNo nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về mức lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, thời hạn điều chỉnh (tối thiểu 3 tháng hoặc 6 tháng một lần) phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường từng thời kỳ và quy định của NHNo.

- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh trực thuộc Trụ sở chính ấn định nhưng tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng theo quy định của NHNN Việt Nam và NHNo.

3.3.2. Quy trình xét duyệt cho vay:

Theo Điều 17 Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo thì quy trình xét duyệt cho vay đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh và Phòng giao dịch như sau:

- Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, căn cứ kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.

- Trường hợp khoản vay thuộc quyền phán quyết theo phân cấp của cán bộ tín dụng/Trưởng phòng Tín dụng hoặc phòng Kế hoạch kinh doanh: Cán bộ tín dụng/Trưởng phòng trực tiếp phê duyệt khoản vay và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (theo ủy quyền – nếu có).

- Trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết của cán bộ tín dụng/Trưởng phòng thì Trưởng phòng Tín dụng/Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, thẩm định lại (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định và trình Giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét, quyết định.

- Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng, phòng Tín dụng/phòng Kế hoạch kinh doanh trình, quyết định cho vay hoặc không cho:

+ Nếu đồng ý cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản);

+ Nếu không đồng ý cho vay thì phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết.

Page 33: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 21

- Hồ sơ khoản vay sau khi được ký duyệt cho vay, được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán (chuyển cho đơn vị thụ hưởng/chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán) hoặc chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).

Trường hợp giao dịch một cửa: NHNo nơi cho vay thực hiện theo hướng dẫn riêng của NHNo.

- Thời gian thẩm định cho vay:

+ Các dự án, phương án trong quyền phán quyết: trong thời gian không quá 05 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng.

+ Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết:

Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình NHNo cấp trên.

Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do chi nhánh trình, NHNo cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận cho vay.

- NHNo nơi cho vay có trách nhiệm niêm yết công khai thời hạn tối đa thẩm định cho vay theo quy định.

- Tùy theo từng khoản vay và điều kiện cụ thể, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc NHNo nơi cho vay có thể triệu tập họp Ủy ban quản lý rủi ro hoặc Hội đồng tư vấn tín dụng để tham khảo ý kiến các thành viên (các thành viên Hội đồng tư vấn tín dụng do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc, Giám đốc triệu tập từng lần) trước khi quyết định phê duyệt khoản vay.

- Hội đồng quản trị quy định về quy trình xét duyệt cho vay phù hợp với từng loại khách hàng và đề án hiện đại hóa hệ thống thanh toán ngân hàng (IPCAS).

3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo – Chi nhánh An Giang qua ba năm 2008-2010:

Mục tiêu phấn đấu mà các tổ chức kinh tế nói chung, NHNo – Chi nhánh An Giang nói riêng chính là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố cơ bản để nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trên cơ sở định hướng của NHNo và chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, NHNo – Chi nhánh An Giang đã luôn bám sát mục tiêu, phương hướng đề ra và triển khai thực hiện khá tốt. Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ viên chức, NHNo – Chi nhánh An Giang đã đạt được những kết quả sau:

Page 34: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 22

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo – Chi nhánh An Giang

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền %

1. Thu nhập 1.092,00 100,00 825,00 100,00 1.057,00 100,00 -267,00 -24,45 232,00 28,12

- Thu từ lãi cho vay 979,00 89,65 730,00 88,48 953,00 90,16 -249,00 -25,43 223,00 30,55

- Thu dịch vụ 7,40 0,68 16,30 1,98 14,80 1,40 8,90 120,27 -1,50 -9,20

- Thu khác 105,60 9,67 78,70 9,54 89,20 8,44 -26,90 -25,47 10,50 13,34

2. Chi phí 974,00 100,00 717,00 100,00 884,00 100,00 -257,00 -26,39 167,00 23,29

- Chi trả lãi 804,00 82,55 594,00 82,85 667,00 75,45 -210,00 -26,12 73,00 12,29

- Chi khác 170,00 17,45 123,00 17,15 217,00 24,55 -47,00 -27,65 94,00 76,42

3. Lợi nhuận 118,00 - 108,00 - 173,00 - -10,00 -8,47 65,00 60,19

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009, ngày 09/01/2009, Phòng Kế hoạch tổng hợp, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, ngày 09/01/2010, Phòng Kế hoạch tổng hợp, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, ngày 07/01/2011, Phòng Kế hoạch tổng hợp, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

Ba năm qua, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tương đối khả quan. Tuy nhiên, kết quả có sự biến động và không theo một chiều hướng nhất định. Các khoản mục: thu nhập, chi phí, lợi nhuận đều tăng trưởng không ổn định, có lúc tăng, lúc giảm. Nhìn chung các khoản có xu hướng giảm xuống trong năm 2009 và sau đó tăng lên vào năm 2010.

Ta thấy ở từng năm, thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn đạt tỷ lệ cao (khoảng 90%) so với tổng thu nhập. Thế nhưng chi phí trả lãi cho việc huy động vốn cũng chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 82%) trong tổng chi phí. Vì thế để tăng thu nhập cho ngân hàng thì công tác tín dụng phải được thực hiện một cách có hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tăng cả số lượng lẫn chất lượng; đồng thời để có vốn đầu tư, ngân hàng cần tăng cường khai thác triệt để các thế mạnh về nguồn nhân lực, tài sản, mạng lưới hoạt động thông qua đó thu hút lượng tiền gửi ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn mà ngân hàng phải thực hiện để ổn định lợi nhuận hàng năm.

Page 35: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 23

Biểu đồ 3.1: Lợi nhuận kinh doanh của NHNo – Chi nhánh An Giang

Qua biểu đồ trên ta thấy cuối năm 2008, lợi nhuận đạt được 118 tỷ đồng. Sang năm 2009, kinh tế Việt Nam nói chung, An Giang nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng sâu rộng từ cuộc khủng hoảng kéo theo sự biến động phức tạp của giá vàng,USD; bên cạnh đó, lãi suất cơ bản liên tục giảm từ đó làm chênh lệch lãi suất “đầu vào” và “đầu ra” co hẹp lại đáng kể. Cụ thể, chênh lệch lãi suất năm 2008 là 0,35%/tháng nhưng sang năm 2009 chỉ còn 0,11%/tháng, giảm 0,24%/tháng so với năm trước (Báo cáo tổng kết chuyên đề Kế toán Ngân quỹ năm 2008, ngày 08/01/2009, Phòng Kế toán – Ngân quỹ, NHNo – Chi nhánh An Giang; Báo cáo tổng kết chuyên đề Kế toán Ngân quỹ năm 2009, ngày 06/01/2010, Phòng Kế toán – Ngân quỹ, NHNo – Chi nhánh An Giang). Kết quả là năm 2009, lợi nhuận ngân hàng giảm 8,47%, tức 10 tỷ đồng so năm 2008.

Năm 2010, cạnh tranh về lãi suất huy động giữa các TCTD trên địa bàn diễn ra hết sức gay gắt; bên cạnh đó tỷ giá ngoại tệ, giá vàng tăng liên tục ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người gửi tiền nên chi phí cho việc huy động vốn cũng tăng lên đáng kể. Điều này dẫn đến tổng chi phí năm 2010 là 884 tỷ đồng, tăng 167 tỷ đồng (+23,29%) so năm 2009. Trước tình hình trên, Ban giám đốc NHNo – Chi nhánh An Giang đã kịp thời chỉ đạo, điều hành bám sát định hướng đã đề ra, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, đồng thời dự đoán đúng tình hình nên đã tận dụng được thời cơ cả trong huy động vốn lẫn sử dụng vốn. Ngoài ra, trong năm 2010, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, vừa nới lỏng vừa thắt chặt để kiềm chế lạm phát, nhất là chính sách lãi suất thỏa thuận đối với cho vay tiêu dùng đã tháo gỡ nhiều khó khăn về “đầu ra” đối với các TCTD, trong đó có NHNo – Chi nhánh An Giang. Do vậy nếu năm 2009 chênh lệch lãi suất là 0,11%/tháng thì sang năm 2010 đã tăng vọt lên 0,39%/tháng, gấp 3,55 lần so với năm trước (Báo cáo tổng kết chuyên đề Kế toán Ngân quỹ năm 2010, ngày 04/01/2011, Phòng Kế toán – Ngân quỹ, NHNo – Chi nhánh An Giang). Vì vậy thu nhập tăng 28,12% so năm 2009 (+232 tỷ đồng), đạt mức 1.057 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2010 vì thế tăng lên 65 tỷ đồng, đạt mức 173 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất so với cả trước khi có khủng hoảng kinh tế.

118

108

173

0 40 80 120 160

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Lợi nhuận (tỷ đồng)

Page 36: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 24

Nhìn chung qua ba năm, lợi nhuận của ngân hàng có sự biến động nhưng với sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám đốc và sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên NHNo – Chi nhánh An Giang đã giúp ngân hàng vượt qua những khó khăn, thử thách do cuộc khủng hoảng kinh tế mang đến, đồng thời hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu cơ bản do NHNo giao.

3.5. Thuận lợi và khó khăn:

Là một ngân hàng thương mại nhà nước giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tài chính ở nông thôn, thực hiện tốt chủ trương “Tam nông” của Đảng và Chính phủ, góp phần tích cực ngăn chặn suy giảm kinh tế… NHNo – Chi nhánh An Giang đã có được nhiều thuận lợi cũng như gặp phải không ít khó khăn, cụ thể là:

3.5.1. Thuận lợi:

NHNo – Chi nhánh An Giang là một trong những ngân hàng thương mại ra đời sớm trên địa bàn tỉnh với mạng lưới hoạt động rộng khắp nên bước đầu đã tạo nên hình ảnh quen thuộc đối với mọi người dân và các tổ chức kinh tế. Điều này mang đến cho ngân hàng nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra cho nó những thách thức, đặt biệt là phải luôn tự đổi mới mình:

- Với đội ngũ cán bộ chủ chốt được sự đào tạo bài bản, có hệ thống, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cùng với sự nhiệt tình, năng động của lực lượng cán bộ trẻ đã tạo nên nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cho ngân hàng. Chính nhân tố này đã góp phần to lớn hoàn thành các chỉ tiêu, định hướng mà ngân hàng đề ra.

- NHNo – Chi nhánh An Giang luôn chú trọng thực hiện tốt 10 chữ “vàng” – Văn hóa Agibank. Đó là: Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu quả. Từ đó văn hóa doanh nghiệp trở thành nguồn sức mạnh nội lực trong kinh doanh, góp phần củng cố niềm tin bền vững của khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng của các dịch vụ sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn cũng như thu hút thêm lượng khách hàng mới, NHNo – Chi nhánh An Giang luôn đầu tư đổi mới cơ sở vật chất để tạo bộ mặt ngân hàng văn minh hiện đại: Cơ sở hạ tầng được trang bị khá đầy đủ và hiện đại. Máy ATM đã được lắp đặt tại 100% chi nhánh loại 3, tạo điều kiện để thanh toán tiền lương cho cán bộ viên chức hưởng lương từ ngân sách theo Chỉ thị 20 của Chính phủ…

- Ngoài những nổ lực của chính ngân hàng thì từ khi thành lập đến nay, NHNo – Chi nhánh An Giang luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp, NHNN Việt Nam – Chi nhánh An Giang trong quá trình triển khai và thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Có được những thuận lợi trên là kết quả của quá trình phấn đấu và khẳng định mình của tập thể cán bộ viên chức NHNo – Chi nhánh An Giang. Trong đó, không thể không kể đến sự nỗ lực của tập thể cán bộ lãnh đạo đã thực hiện công tác lãnh đạo ngày càng hoàn thiện, thông suốt và chặt chẽ hơn; biết tiếp thu, triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả những chỉ đạo của cấp trên một cách phù hợp với điều kiện riêng có của chi nhánh, của địa phương, nhất là biết dự đoán, phân tích đúng tình hình, nắm bắt thời cơ trong hoạt động kinh doanh.

Page 37: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 25

3.5.2. Khó khăn:

Bên cạnh các thuận lợi trên, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, thử thách:

- Mặc dù là TCTD có quy mô lớn nhất về nguồn vốn, trong đó vốn huy động tăng trưởng cao hàng năm, tuy nhiên nếu đi vào cụ thể thì còn khá nhiều hạn chế. Chẳng hạn, mức tăng trưởng còn chưa đồng đều ở các chi nhánh trực thuộc, một số chi nhánh chưa chủ động và có giải pháp tốt trong huy động vốn nên đã gây ra khó khăn cho việc cân đối vốn toàn chi nhánh. Điều này đôi khi có làm mất cơ hội kinh doanh tốt do khách hàng chuyển sang quan hệ với TCTD khác.

- Giá vàng và giá Đôla biến động tăng rất lớn, gây tâm lý tích trữ vàng hoặc bán Đôla lấy tiền đồng kinh doanh sẽ lời hơn khi gửi tiền vào ngân hàng.

- Với sự cạnh tranh gay gắt của 55 TCTD trên địa bàn, để giữ chân được khách hàng truyền thống, NHNo – Chi nhánh An Giang phải điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi liên tục, trong khi lãi suất cho vay lại bị khống chế bởi lãi suất cơ bản của NHNN Việt Nam và phải giảm xuống theo chỉ đạo của NHNo nhằm thực hiện chủ trương chia sẽ khó khăn với nền kinh tế, nên chênh lệch lãi suất “đầu ra”, “đầu vào” có năm rất thấp.

Những khó khăn, thử thách trên đòi hỏi ngân hàng không ngừng nỗ lực hơn nữa để tìm ra hướng đi riêng và ngày càng khẳng định thương hiệu của mình.

3.6. Định hướng phát triển năm 2011 (Phương hướng kinh doanh năm 2011):

Nhiệm vụ trọng tâm số 1 và xuyên suốt của NHNo – Chi nhánh An Giang trong năm 2011 là tập trung sức huy động vốn không chỉ nhằm đảm bảo tính thanh khoản, góp phần tích cực kiềm chế lạm phát mà còn tạo điều kiện để giữ vững và tăng trưởng dư nợ đầu tư phát triển kinh tế, phấn đấu cung ứng đủ vốn cho sự nghiệp “Tam nông” …; Thứ đến là nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng, tiếp tục khẳng định thu nhập từ tín dụng là nguồn thu chủ yếu của NHNo – Chi nhánh An Giang, nó quyết định trực tiếp đến thu nhập cán bộ viên chức; Cuối cùng là tích cực thu nợ xử lý rủi ro một cách có hiệu quả, góp phần lập lại trật tự , kỷ cương, ý thức “thượng tôn pháp luật” của khách hàng vay vốn và nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng.

Xuất phát từ nhiệm vụ trên, NHNo – Chi nhánh An Giang dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu sẽ được triển khai, tổ chức thực hiện trong năm 2011 là:

- Tổng nguồn vốn huy động:

+ Nội tệ: tối thiểu đạt 4.095 tỷ, tăng 17% (+595tỷ) so năm trước, trong đó vốn huy động từ dân cư chiếm tối thiểu 90% tổng vốn huy động.

+ Ngoại tệ: tối thiểu đạt 11,7 triệu USD, tăng 17% (+1,7 triệu USD) so năm 2010, trong đó vốn huy động từ dân cư chiếm tối thiểu trên 85% tổng vốn huy động.

- Tổng dư nợ (không tính nợ ủy thác đầu tư):

+ Nội tệ: 6.933 tỷ tăng gần 7,4% (+476 tỷ) so năm trước; trong đó tỷ lệ cho vay “Tam nông” phấn đấu đạt 86% dư nợ, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn 21,4% dư nợ, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% dư nợ.

+ Ngoại tệ (ngắn hạn): 8,76 triệu USD, tăng 18,38% (+1,36 triệu USD) so năm 2010, tỷ lệ nợ xấu dưới 1% dư nợ.

Page 38: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 26

(Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, ngày 07/01/2011, Phòng Kế hoạch tổng hợp, NHNo – Chi nhánh An Giang).

Page 39: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 27

Chương 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NHNo – CHI NHÁNH AN GIANG

QUA BA NĂM 2008-2010 4.1. Khái quát tình hình kinh tế – xã hội tỉnh An Giang:

Năm 2010 tình hình kinh tế của tỉnh được phục hồi và phát triền sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, hoạt động sản xuất, mua bán trên thị trường sôi động, văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội được tập trung đầu tư, an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Sản xuất nông nghiệp có mức tăng trưởng trở lại. Các ngành sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh có thị trường tiêu thụ ổn định và tiếp tục tiến triển khả quan, các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng về lượng các mặt hàng chủ lực: lúa, cá tạo điều kiện cho khu vực công nghiệp sản xuất chế biến phát triển theo.

Tổng sản phẩm trên địa bàn cả năm 2010 tăng 10,12% so năm 2009. Trong 10,12% tăng trưởng chung: khu vực dịch vụ đóng góp lớn nhất 6,8%, khu vực công nghiệp xây dựng 2,17%, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp 1,15%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 21 triệu đồng (năm 2009 là 18,4 triệu đồng).

Cụ thể qua bảng sau (Thông báo tình hình Kinh tế – xã hội năm 2010, ngày 28/12/2010, Cục Thống kê An Giang):

Bảng 4.1: Dự ước tăng trưởng GDP của tỉnh An Giang cả năm 2010

ĐVT: %

Khu vực GDP

(Giá so sánh 1994) Đóng góp vào

tăng trưởng 2010 Cơ cấu GDP

Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp 110,12 1,15 33,46

Khu vực công nghiệp - xây dựng 104,19 2,17 12,82

Khu vực dịch vụ 112,24 6,80 53,72

Tổng số 110,39 10,12 100,00

Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh trong năm qua đã có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng tại NHNo – Chi nhánh An Giang. Nắm bắt và dự đoán được tình hình này sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, góp phần gia tăng thu nhập tại đơn vị.

4.2. Tình hình tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang:

4.2.1. Khái quát tình hình hoạt động tín dụng năm 2010 của một vài ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang:

Trước sự cạnh tranh giữa 55 TCTD hoạt động trên địa bàn tỉnh, NHNo – Chi nhánh An Giang luôn bám sát diễn biến kinh tế trong nước và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2010 của tỉnh để triển khai thực hiện thật tốt chiến lược tín dụng mang tính cạnh tranh của mình. Để thấy rõ quy mô tín dụng của NHNo – Chi nhánh An

Page 40: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 28

Giang, ta sẽ so sánh hoạt động tín dụng của NHNo – Chi nhánh An Giang với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và Ngân hàng Á Châu. So với NHNo – Chi nhánh An Giang, MHB cũng là ngân hàng thương mại nhà nước, còn Sacombank và Ngân hàng Á Châu là 02 ngân hàng thương mại cổ phần có vị thế cao về chất lượng phục vụ các dịch vụ ngân hàng.

Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.2: Tình hình tín dụng năm 2010 trên địa bàn tỉnh An Giang

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Agribank Sacombank MHB Á Châu Toàn tỉnh

Tổng doanh số cho vay 11.082,23 7.704,23 1.078,97 546,76 77.653,00

- Trong đó: Ngắn hạn 10.170,48 6.686,01 326,83 387,93 65.714,00

Tổng doanh số thu nợ 10.060,83 7.728,01 1.255,21 492,61 66.970,00 - Trong đó: Ngắn hạn 9.242,29 6.186,01 615,05 370,15 59.888,00

Tổng dư nợ 6.610,55 1.447,94 1.078,97 480,09 33.795,00 - Trong đó: Ngắn hạn 5.197,56 1.181,58 326,83 320,07 23.164,00

Nợ xấu 66,62 30,71 26,52 0,43 488,00 - Trong đó: Ngắn hạn 39,11 17,38 11,02 0,27 274,00

Dư nợ/Toàn tỉnh (%) 19,56 4,28 3,19 1,41 100 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 1,01 2,12 2,46 0,09 1,44

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, ngày 07/01/2011, Phòng Kế hoạch tổng hợp, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011, ngày 04/01/2011, Phòng Kế toán và Quỹ, Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, ngày 10/02/2011, Phòng Kinh doanh, Ngân hàng MHB – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011, ngày 08/01/2011, Phòng Kế toán, Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh An Giang.

Thông báo tình hình Kinh tế – xã hội năm 2010, ngày 28/12/2010, Cục Thống kê An Giang.)

Nhìn chung, NHNo – Chi nhánh An Giang có thị phần tín dụng cao hơn hẳn so với các TCTD khác. Dư nợ của NHNo – Chi nhánh An Giang chiếm khoảng 19,56% dư nợ của các TCTD trong toàn tỉnh, trong khi đó tỷ lệ này của Sacombank là 4,28%, MHB là 3,19%, Á Châu là 1,42%. Vì có dư nợ tín dụng cao nên nợ xấu của NHNo – Chi nhánh An Giang về số tuyệt đối cũng khá lớn (66,62 tỷ đồng). Tuy nhiên, nếu xét tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thì NHNo – Chi nhánh An Giang đã quản lý khá tốt chỉ tiêu nợ xấu, đảm bảo được chất lượng hoạt động tín dụng cao, cụ thể chỉ tiêu này của NHNo – Chi nhánh An Giang là 1,01%, của Sacombank là 2,12%, của MHB là 2,46%, của Á Châu là 0,09%. Hơn thế chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ của NHNo – Chi nhánh An Giang còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ này của các TCTD trên toàn tỉnh (1,44%). Để đạt được kết quả như thế, NHNo – Chi nhánh An Giang luôn thực hiện phương châm “Chất

Page 41: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 29

lượng và hiệu quả tín dụng quyết định cho sự tồn tại và phát triển bền vững của từng chi nhánh”. Từ đó, NHNo – Chi nhánh An Giang luôn chủ động nắm bắt và vận dụng nhanh nhạy, linh hoạt các cơ chế, chính sách ưu đãi về tín dụng, lãi suất, phí,… đối với khách hàng để khẩn trương điều chỉnh, đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động này.

4.2.2. Đánh giá chung về tình hình huy động vốn tại NHNo – Chi nhánh An Giang qua ba năm 2008-2010:

Để hoạt động kinh doanh thông suốt và mang lại hiệu quả thì nguồn vốn, nhất là vốn huy động là một yếu tố rất quan trọng nếu không muốn nói là quyết định đối với hoạt động ngân hàng. Nguồn vốn mạnh và ổn định sẽ giúp tăng sức cạnh tranh, tạo thế đứng vững chắc cho ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của NHNo – Chi nhánh An Giang trong giai đoạn 2008-2010, ta theo dõi bảng sau:

Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn tại NHNo – Chi nhánh An Giang (2008-2010)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền %

Theo kỳ hạn gửi

+ Tiền gửi không kỳ hạn 323,00 11,10 355,00 11,65 364,00 9,87 32,00 9,91 9,00 2,54

+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 1.984,00 68,18 2.151,00 70,59 2.730,00 74,00 167,00 8,42 579,00 26,92

+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 603,00 20,72 541,00 17,76 595,00 16,13 (62,00) (10,28) 54,00 9,98

Theo tính chất tiền gửi

+ Tiền gửi dân cư 2.588,00 88,93 2.816,00 92,42 3.447,00 93,44 228,00 8,81 631,00 22,41

+ Tiền gửi tổ chức kinh tế, tổ chức khác 322,00 11,07 231,00 7,58 242,00 6,56 (91,00) (28,26) 11,00 4,76

Tổng vốn huy động 2.910,00 100,00 3.047,00 100,00 3.689,00 100,00 137,00 4,71 642,00 21,07

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009, ngày 09/01/2009, Phòng Kế hoạch tổng hợp, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, ngày 09/01/2010, Phòng Kế hoạch tổng hợp, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, ngày 07/01/2011, Phòng Kế hoạch tổng hợp, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

Qua ba năm, nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trưởng. Năm 2009, tổng vốn huy động được 3.047 tỷ đồng, tuy có tăng so với năm 2008 nhưng với tốc độ thấp 4,71%, tương ứng tăng 137 tỷ đồng, song nếu so với chỉ tiêu phấn đấu 3,479 tỷ đồng thì ngân hàng không đạt (thấp hơn kế hoạch 12,42%). Nguyên nhân chủ yếu do năm 2009 tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh biến động phức tạp, thể thức huy động vốn tuy có cải tiến, đa dạng nhưng vẫn chưa đáp ứng được tình hình thực tế, đặc biệt là những biến động của giá vàng, giá USD tăng lên dẫn đến khách hàng có xu hướng rút tiền mua vàng hoặc đầu tư vào những lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, cùng với sự chủ quan trong chỉ đạo, điều hành của một số chi nhánh trực thuộc nên sáu tháng cuối năm 2009, vốn huy động có chiều hướng sụt giảm so với

Page 42: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 30

đầu năm. Trước tình hình đó, phần lớn các chi nhánh đã cố gắng duy trì số dư và tăng trưởng trở lại, song vẫn còn một vài đơn vị chưa có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và phục hồi, điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng nguồn vốn của toàn chi nhánh, do vậy tuy có cao hơn năm trước 137 tỷ đồng nhưng vẫn không đạt chỉ tiêu đã đề ra.

Năm 2010, tuy còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thử thách nhất là những tháng đầu năm nhưng NHNo – Chi nhánh An Giang đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu huy động vốn đã đề ra. Cụ thể, nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 3.689 tỷ đồng, tăng 642 tỷ đồng (tức +21,07%) so với năm 2009. Để đạt được kết quả đáng khích lệ này, từng cán bộ nhân viên ngân hàng luôn quán triệt phương châm “Không có nguồn vốn huy động lớn sẽ không có một ngân hàng mạnh” và “Quy mô vốn huy động quyết định quy mô kinh doanh và đời sống cán bộ viên chức”. Theo đó, từ tình hình thực tế địa phương, NHNo – Chi nhánh An Giang đã triển khai và thực hiện có hiệu quả các hình thức huy động vốn mới như: tiền gửi tiết kiệm dự thưởng TW và chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng NHNo,… đạt 360 tỷ đồng, tiền gửi tiết kiệm dự thưởng của NHNo – Chi nhánh An Giang đạt 806 tỷ. Tổng cộng doanh số huy động của các thể thức này là 1.166 tỷ đồng góp phần tăng trưởng nguồn vốn 642 tỷ đồng.

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn gửi của NHNo – Chi nhánh An Giang (2008 – 2010)

Qua biểu đồ trên, ta thấy trong cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn gửi, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 71%). Đây là nguồn vốn quan trọng để cho vay ngắn hạn – hoạt động chiếm hơn 75% tổng dư nợ cho vay. Qua các năm 2008, 2009, 2010, lượng tiền gửi này lần lượt là: 1.984 tỷ đồng, 2.151 tỷ đồng, 2.730 tỷ đồng. Để có được kết quả tăng trưởng cao như thế, NHNo – Chi nhánh An Giang đã có những chính sách phù hợp với thị hiếu người gửi nên huy động được một nguồn vốn lớn. Bên cạnh đó, khách hàng cũng nhận ra được ưu điểm của loại tiền gửi này là lãi suất cao, có những loại hình sản phẩm tiết kiệm thích hợp với nhu cầu của họ.

323

355

364

1.984

2.151

2.730

603

541

595

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Tiền gửi không kỳ hạn (tỷ đồng)

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng (tỷ đồng)

Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (tỷ đồng)

Page 43: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 31

Do đó, lượng khách hàng tham gia gửi tiền loại kỳ hạn này tăng khá cao và luôn chiếm tỷ trọng lớn.

Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, đây là nguồn vốn mà ngân hàng cần có biện pháp tăng cường hơn nữa. Đặc điểm của loại tiền gửi này là do có kỳ hạn dài nên sẽ tạo cho ngân hàng nguồn vốn tương đối ổn định, giúp ngân hàng thuận tiện hơn trong việc sử dụng vốn, đáp ứng cho nhu cầu vốn vay trung, dài hạn của khách hàng vay. Thế nhưng loại tiền này rất khó huy động. Nguyên nhân chủ yếu do nền kinh tế còn biến động phức tạp, lạm phát đã và đang phát sinh, đồng tiền mất giá gây bất lợi cho người gửi tiền có kỳ hạn dài.

Loại tiền gửi tiếp theo mà ngân hàng rất quan tâm là tiền gửi không kỳ hạn. Qua ba năm loại tiền gửi này không ngừng tăng lên và đạt giá trị 364 tỷ đồng vào năm 2010. Loại này rất có ý nghĩa đối với ngân hàng vì đây là nguồn vốn đem lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận do lãi suất của nó thấp. Còn đối với khách hàng, lựa chọn gửi tiền không kỳ hạn nhằm sử dụng những tiện ích của ngân hàng trong thanh toán. Do đó, ngân hàng cần khai thác triệt để nguồn vốn này từ các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế trên địa bàn để mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Để biết rõ hơn về cơ cấu vốn huy động theo tính chất tiền gửi từ các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế trên địa bàn của NHNo – Chi nhánh An Giang (2008 – 2010) như thế nào, ta xem biểu đồ bên dưới:

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu vốn huy động theo tính chất tiền gửi của NHNo – Chi nhánh An Giang (2008 – 2010)

Quan sát biểu đồ trên ta thấy, tiền gửi từ dân cư tăng đáng kể qua các năm và vẫn chiếm tỷ trọng lớn (giao động khoảng 88% – 93%) trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể ở thời điểm năm 2009 tiền gửi dân cư tăng 8,81% so năm 2008, tương đương 228 tỷ đồng. Năm 2010, chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng đáng kể với tốc độ 22,41%, tức 631 tỷ đồng và đạt 3.447 tỷ đồng. Theo kết quả nhiều nghiên cứu, tâm lý chung của dân cư là trữ tiền nhàn rỗi ở nhà dưới hình thức tiền mặt hay mua vàng nhưng với sự biến động của kinh tế nói chung, giá vàng thế giới nói riêng dẫn đến giá vàng trong nước tăng giảm bất thường khiến nhiều khách hàng đã chọn giải pháp an toàn là gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi. Biết được tâm lý đó, NHNo – Chi nhánh An Giang đã nắm bắt thời cơ, đưa

2.588

2.816

3.447

322

231

242

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Tiền gửi dân cư Tiền gửi tổ chức kinh tế, tổ chức khác

Page 44: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 32

ra nhiều chính sách, chương trình khuyến mãi lớn, cũng như vận dụng công cụ lãi suất tiền gửi linh hoạt mang tính cạnh tranh hơn. Nhờ thế, nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng này tăng lên đáng kể qua các năm.

Tuy nhiên, tiền gửi các tổ chức kinh tế, tổ chức khác đã giảm từ 322 tỷ đồng còn 231 tỷ đồng, giảm 91 tỷ đồng(-28,26%) của năm 2009 so năm 2008. Nguyên nhân sụt giảm là do trong năm 2009 các tổ chức kinh tế cần vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhiều hơn sau khủng hoảng kinh tế. Sang năm 2010, tiền gửi loại này có tăng hơn so năm trước và đạt 242 tỷ đồng, mặc dù có tăng so năm 2009 nhưng về số tuyệt đối chỉ tiêu này vẫn còn thấp so năm 2008. Sở dĩ lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tổ chức khác chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn là do mục đích gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của các tổ chức này là để phục vụ cho nhu cầu thanh toán. Do đó để tăng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tổ chức khác về lượng lẫn về tỷ trọng thì ngân hàng cần chú ý hơn nữa đến chiến lược khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, từ đó vừa giúp ổn định tiền tệ quốc gia, vừa an toàn, thuận lợi cho khách hàng và vừa tăng thu nhập cho ngân hàng.

4.2.3. Tình hình tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang giai đoạn 2008-2010:

Nếu nói nghiệp vụ huy động vốn là khởi đầu của ngân hàng thì nghiệp vụ tín dụng nói chung là điểm kết cho đồng vốn huy động được. Ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ lớn để đảm bảo cho những người có nhu cầu vay vốn rằng ngân hàng có thể đáp ứng các yêu cầu tín dụng của họ ngay cả trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn. Thực chất nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau và luôn bổ sung cho nhau trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng không chỉ huy động thật nhiều vốn mà còn phải chú ý đầu tư và cho vay có hiệu quả, nếu không thì nguồn vốn sẽ bị ứ đọng, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ba năm qua, với quyết tâm cao, luôn bám sát định hướng phát triển của tỉnh nhà, chủ động trong việc bố trí vốn đầu tư, hoạt động tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang đã đạt được một số thành quả khả quan như sau:

Bảng 4.4: Tình hình tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang (2008-2010):

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền %

Tổng doanh số cho vay 9.347,00 100,00 10.989,00 100,00 11.168,00 100,00 1.642,00 17,57 179,00 1,63

- Trong đó: Doanh nghiệp 2.613,01 27,96 2.882,63 26,23 3.970,48 35,55 269,62 10,32 1.087,85 37,74

Tổng doanh số thu nợ 8.493,00 100,00 9.926,00 100,00 10.190,00 100,00 1.433,00 16,87 264,00 2,66

- Trong đó: Doanh nghiệp 2.440,01 28,73 2.549,01 25,68 3.301,03 32,39 109,00 4,47 752,02 29,50

Tổng dư nợ 4.559,00 100,00 5.628,00 100,00 6.606,00 100,00 1.069,00 23,45 978,00 17,38

- Trong đó: Doanh nghiệp 759,91 16,67 1.180,71 20,98 1.471,49 22,28 420,80 55,37 290,78 24,63

Nợ xấu 35,80 100,00 38,70 100,00 66,11 100,00 2,90 8,10 27,41 70,83

- Trong đó: Doanh nghiệp 0,00 0,00 2,04 0,05 9,50 0,14 2,04 - 7,46 365,69

Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,79 - 0,69 - 1,00 - - - - -

Page 45: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 33

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009, ngày 09/01/2009, Phòng Kế hoạch tổng hợp, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, ngày 09/01/2010, Phòng Kế hoạch tổng hợp, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, ngày 07/01/2011, Phòng Kế hoạch tổng hợp, NHNo – Chi nhánh An Giang)

Trong ba năm qua, tuy tình hình kinh tế – xã hội trong tỉnh diễn biến hết sức phức tạp, gây khó khăn rất lớn cho các thành phần kinh tế, thế nhưng các chỉ số doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều có xu hướng tăng. Điều này phản ánh hoạt động của ngân hàng đang trên đà phát triển cùng với nhịp độ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà. Nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng đã sử dụng, bố trí nhân sự hiệu quả, đúng người đúng việc. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có những chính sách khen thưởng cho các cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ nhân viên chưa hoàn thành công việc được giao. Từ các biện pháp trên, ngân hàng đã tạo động lực mạnh mẽ cho nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình, góp phần làm cho hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét từng khoản mục trên qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay tại NHNo – Chi nhánh An Giang (2008-2010)

Ta nhận thấy, doanh số cho vay các năm 2008, 2009, 2010 có sự tăng trưởng từ 9.347 tỷ đồng (năm 2008) lên 10.989 tỷ đồng (năm 2009) với tỷ lệ tăng 17,57%. Đến năm 2010, khoản mục này tăng lên 179 tỷ đồng (+1,73%) so với năm trước và đạt giá trị 11.168 tỷ đồng. Tuy có gia tăng về số tuyệt đối so với năm 2009, nhưng doanh số cho vay năm 2010 tăng với tốc độ chậm hơn so với năm 2009. Sở dĩ có kết quả đó là do trong bối cảnh kinh tế biến động phức tạp, khó lường, đất nước bị lạm phát, NHNN Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng vào cuối năm 2009 và cả năm 2010, NHNo – Chi nhánh An Giang đã tập trung

9.347

10.989 11.168

2.613 2.883

3.970

0

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng doanh số cho vay (tỷ đồng) Doanh số cho vay doanh nghiệp (tỷ đồng)

Page 46: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 34

sức nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện nghiêm túc “tín dụng có chọn lọc” (đối tượng cho vay, khách hàng vay, thể loại cho vay) nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong lĩnh vực này do đó dẫn đến doanh số cho vay tăng với tốc độ vừa phải nhưng bền vững và an toàn hơn. Qua biểu đồ trên ta cũng nhận thấy, doanh số cho vay doanh nghiệp cũng có sự tăng trưởng và chiếm tỷ trọng gần 1/3 tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Từ năm 2008 đến năm 2010, doanh số cho vay doanh nghiệp lần lượt là 2.613,01 tỷ đồng, 2.882,63 tỷ đồng và 3.970,48 tỷ đồng. Điều này cho thấy có sự sụt giảm nhỏ về tỷ trọng cho vay doanh nghiệp trong tổng doanh số cho vay vào năm 2009. Bên cạnh đó, trong năm 2010, kinh tế Việt Nam nói chung, tỉnh An Giang nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vốn phát triển sản xuất và các doanh nghiệp mới cũng được thành lập nhiều hơn. Do nhận ra nhu cầu vốn của các doanh nghiệp đó là rất lớn, nguồn lợi nhuận thu từ đối tượng này cũng rất cao nên ngân hàng đã có những chủ trương đúng đắn nhằm làm tăng doanh số cho vay từ đối tượng này khiến tỷ trọng của nó cũng tăng đến 35,55% trong tổng doanh số cho vay của năm 2010 so năm 2009. Đây là một chính sách đúng đắn đã góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Bên cạnh việc cho vay, công tác thu hồi nợ cũng rất quan trọng. Một hợp đồng tín dụng chỉ thực sự hoàn thành khi ngân hàng cho vay đã thu về được món vay đó (cả gốc và lãi). Vì thế, NHNo – Chi nhánh An Giang đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm thu nợ đạt kết quả cao.

Biểu đồ 4.4: Doanh số thu nợ tại NHNo – Chi nhánh An Giang (2008-2010)

Ba năm qua doanh số thu nợ của ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ cao so với số vốn đã giải ngân: năm 2008 là 8.493 tỷ đồng, năm 2009 là 9.926 tỷ đồng , năm 2010 là 10.190 tỷ đồng. Đạt được kết quả đó là do quá trình thẩm định tín dụng được thực hiện nghiêm túc nhằm xác định chính xác khả năng trả nợ của từng khách hàng; bên cạnh đó là các biện pháp xử lý kiên quyết và có hiệu quả những khoản nợ khê đọng, khó đòi của ban lãnh đạo ngân hàng và đội ngũ cán bộ tín dụng, từ đó góp phần vào tăng trưởng qua các năm của doanh số thu nợ nói chung, doanh số thu nợ doanh nghiệp nói riêng. Cụ thể, doanh số thu nợ doanh nghiệp năm 2008 đạt 2.440,01 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 28,73%

8.493

9.926 10.190

2.440 2.5493.301

0

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng doanh số thu nợ (tỷ đồng) Doanh số thu nợ doanh nghiệp (tỷ đồng)

Page 47: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 35

trong tổng doanh số thu nợ); năm 2009 đạt 2.549,01 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 25,68%); sang năm 2010 đạt 3.301,03 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 32,39%). Điều này cho thấy việc thu hồi nợ được ngân hàng quan tâm đúng mức, công tác quản lý vốn vay được thực hiện nghiêm túc. Song song đó còn do các doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Cùng với doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ cũng gia tăng liên tục với tỷ lệ cao.

Biểu đồ 4.5: Dư nợ tại NHNo – Chi nhánh An Giang (2008-2010)

Dư nợ năm 2008 là 4.559 tỷ đồng; năm 2009 là 5.628 tỷ đồng (tăng 1.069 tỷ đồng so năm 2008, tốc độ tăng là 23,45%); năm 2010 là 6.606 tỷ đồng (tăng 978 tỷ đồng so năm 2009, tốc độ tăng 17,38%). Do thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ về việc khống chế tăng trưởng tín dụng trong năm 2010 ở mức 25% nên NHNo – Chi nhánh An Giang đã đặc biệt quan tâm đến chất lượng tăng trưởng tín dụng, do đó có sự giảm nhẹ về tốc độ gia tăng dư nợ so với năm trước nhưng về số tuyệt đối vẫn có giá trị rất lớn. Qua các năm, mặc dù trong điều kiện khó khăn, song NHNo – Chi nhánh An Giang vẫn chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu ổn định và phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp. Dư nợ doanh nghiệp vì vậy đã tăng lên với tốc độ cao. Doanh số cho vay doanh nghiệp tăng mạnh vào năm 2010, khiến dư nợ doanh nghiệp tăng lên và chiếm tỷ trọng 22,28% trong tổng dư nợ. Đạt được kết quả cao này là do từng chi nhánh trong tỉnh đã biết tận dụng thời cơ, thế mạnh tại địa bàn, thực hiện tốt chỉ đạo của Ban giám đốc NHNo – Chi nhánh An Giang khi thời cơ đến để tăng dư nợ.

Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến trên 2/3 nguồn thu của ngân hàng. Đồng thời, rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng có xu hướng tập trung vào danh mục cho vay. Tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi. Qua bảng 4.4 ta thấy cùng với sự tăng trưởng về dư nợ tín dụng thì nợ xấu cũng gia tăng đáng kể. Cụ thể, nợ xấu 35,8 tỷ đồng năm 2008 thì sang năm 2009 tăng 2,9 tỷ đồng, tức đạt mức 38,7 tỷ đồng (+8,1%); nó tiếp tục tăng cao với tốc độ 70,83%, nợ xấu năm

4.559

5.628

6.606

759,911.180,71 1.471,49

0

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ (tỷ đồng) Dư nợ doanh nghiệp (tỷ đồng)

Page 48: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 36

2010 là 66,11 tỷ đồng, tăng 27,41 tỷ đồng so năm 2009. Tuy tốc độ và giá trị tăng lên qua mỗi năm của nợ xấu khá cao nhưng so với tốc độ và giá trị tăng lên của tổng dư nợ thì con số nợ xấu này khá nhỏ. Để biết rõ hơn về vấn đề này, ta theo dõi biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại NHNo – Chi nhánh An Giang (2008-2010)

Ta thấy, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại NHNo – Chi nhánh An Giang có sự tăng, giảm qua ba năm. Năm 2008 tỷ lệ này là 0,79%, đến năm 2009 giảm xuống còn 0,69% và năm 2010 lại tăng lên 1%. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá thấp so với chỉ tiêu NHNo – Chi nhánh An Giang đã đặt ra cho năm 2009, 2010 là 2% và rất thấp so với chỉ tiêu NHNo giao cho chi nhánh An Giang là nhỏ hơn 5%. Song, với sự tăng lên từ 0,69% (năm 2009) đến 1% (năm 2010) là một dấu hiệu mà ngân hàng cần đặt biệt chú ý.

Như phần trên đã trình bày, do cán bộ tín dụng NHNo – Chi nhánh An Giang đã làm rất tốt công tác thẩm định tín dụng và quản lý nợ nên trong năm 2008 không phát sinh nợ xấu doanh nghiệp. Hai năm 2009, 2010, nợ xấu doanh nghiệp cũng được quản lý khá chặt chẽ nhưng do diễn biến phức tạp của nền kinh tế, một vài doanh nghiệp có gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nên đã phát sinh nợ xấu, cụ thể là 2,04 tỷ đồng vào năm 2009 (chiếm tỷ trọng 0,05% trong tổng nợ xấu); 9,50 tỷ đồng vào năm 2010 (chiếm tỷ trọng 0,14% trong tổng nợ xấu). Chính vì vậy ngân hàng cần có những chính sách phòng ngừa rủi ro hữu hiệu hơn, nhất là khi nền kinh tế có biến động để hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai.

Tóm lại, tuy có sự gia tăng nợ xấu nhưng nhìn chung, hoạt động tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang đang đi theo chiều hướng tốt, biểu hiện cụ thể qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ đều tăng trưởng đã cho thấy hoạt động này ngày càng được mở rộng. Góp phần vào hiệu quả chung của hoạt động tín dụng, cho vay doanh nghiệp cũng đã tăng trưởng mạnh mẽ và ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Để hiểu rõ hơn về sự phát triển trong cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang trong ba năm qua, tiếp theo đây chúng ta sẽ đi sâu phân tích về hoạt động tín dụng này.

0,79

0,69

1,00

0,00

0,20

0,40

0,60

0,80

1,00

1,20

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ xấu/tổng dư nợ (%)

Page 49: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 37

4.3. Thực trạng cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang qua ba năm 2008-2010:

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, nền kinh tế An Giang đang có nhiều thay đổi. Để có được những thành tựu này là nhờ sự nỗ lực vươn lên của tất cả các thành phần kinh tế, trước tiên phải phải kể đến sự đóng góp quan trọng của những doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư khai thác mọi tiềm năng kinh tế của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Vì thế, các cấp chính quyền của An Giang đã đề ra những chính sách, chủ trương hỗ trợ kịp thời để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Trên tinh thần đó, NHNo – Chi nhánh An Giang là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc mở rộng cho vay doanh nghiệp với nhiều đối tượng vay vốn, phương thức cho vay đa dạng, phong phú; thêm vào đó doanh nghiệp còn là thị trường tiềm năng mà ngân hàng đang hướng đến để khai thác các dịch vụ ngoài tín dụng. Sau đây là tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang qua ba năm 2008-2010.

4.3.1. Phân tích doanh số cho vay:

Ta sẽ lần lượt phân tích cho vay doanh nghiệp theo thể loại cho vay, theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế để thấy được trong những năm qua NHNo – Chi nhánh An Giang đã giải ngân vốn cho các doanh nghiệp theo từng tiêu thức trên như thế nào, qua đó đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với từng tiêu thức này.

4.3.1.1. Theo thể loại cho vay:

Đối với doanh nghiệp, do mục đích hoạt động khác nhau nên nhu cầu về vốn cũng khác nhau. Tùy theo mục đích vay vốn của mỗi doanh nghiệp, ngân hàng sẽ xem xét cho vay với thể loại ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.

Bảng 4.5: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010):

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 2.476,92 2.745,43 3.824,66 268,51 10,84 1079,23 39,31

Trung, dài hạn 136,09 137,20 145,82 1,11 0,82 8,62 6,28

Tổng cộng 2.613,01 2.882,63 3.970,48 269,62 10,32 1087,85 37,74

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009, ngày 15/01/2009, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định hướng hoạt động năm 2010, ngày 10/01/2010, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010, ngày 23/02/2011, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

Page 50: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 38

Biểu đồ 4.7: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010)

Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang nhìn chung đều là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Đặc thù của loại hình doanh nghiệp này là quy trình sản xuất kinh doanh ngắn, vốn vay ngân hàng dùng để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt. Mặt khác, cho vay ngắn hạn với thời gian thu hồi vốn nhanh sẽ giúp hạn chế rủi ro tín dụng, đảm bảo được khả năng thanh khoản cho ngân hàng khi nguồn vốn huy động ngắn và trung hạn trên thực tế thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Vì các nguyên nhân khách quan trên nên doanh số cho vay doanh nghiệp ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 94%) trong doanh số cho vay doanh nghiệp. Qua biểu đồ 4.7, ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn trong thời gian qua ngày càng tăng nhanh: năm 2008 đạt 2.476,92 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 94,79% doanh số cho vay doanh nghiệp); năm 2009 tăng lên 2.745,43 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 95,24%), tăng 10,84% so năm 2008; sang năm 2010, tăng vọt lên 39,32%, tức tăng 1.079,23 tỷ đồng và đạt giá trị 3.824,66 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng đến 96,33%).

Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung, dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp (không quá 6%) trong doanh số cho vay doanh nghiệp nhưng cũng tăng trưởng qua các năm. Năm 2009, doanh số cho vay trung, dài hạn 137,20 tỷ đồng, tăng 1,11 tỷ so năm 2008 với tốc độ tăng khá nhỏ 0,82%. Nguyên nhân chủ yếu, một mặt do nền kinh tế trong năm này không thuận lợi, nhiều doanh nghiệp đã hạn chế triển khai các dự án trung và dài hạn, không mở rộng quy mô sản xuất; mặt khác ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn dài hạn (chi tiết xem mục 4.2.2 về đánh giá hoạt động vốn huy động giai đoạn 2008-2010), thêm vào đó NHNo quản lý rất chặt chẽ thể loại cho vay này nên NHNo – Chi nhánh An Giang đã hạn chế cho vay doanh nghiệp thể loại này. Tuy nhiên, doanh số cho vay doanh nghiệp trung, dài hạn có sự tăng mạnh vào năm 2010, đạt 145,82 tỷ đồng, tăng 6,28% so năm 2009. Kết quả này một phần là do số doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn tỉnh có nhu cầu vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị…; phần khác tình hình kinh tế phát triển nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, chế biến, xây dựng… cũng mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nhà xưởng, cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhìn chung, cho vay trung, dài hạn có nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn do thời gian thu hồi vốn dài nên

2.476,92

2.745,43

3.824,66

136,09

137,20

145,82

0,00 1.000,00 2.000,00 3.000,00 4.000,00 5.000,00

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Ngắn hạn Trung, dài hạn

Page 51: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 39

dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, do đó ngân hàng cũng cẩn trọng khi quyết định cho vay nhằm đảm bảo nó tăng trưởng trong sự ổn định và an toàn.

4.3.1.2. Theo thành phần kinh tế:

Bắt kịp chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước, NHNo – Chi nhánh An Giang đã chú ý bố trí vốn tín dụng cho nhiều thành phần kinh tế để vừa góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng, vừa hạn chế rủi ro do quá tập trung đầu tư vào một thành phần kinh tế. Khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã.

Bảng 4.6: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010):

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Công ty cổ phần 1.354,80 1.436,34 1.976,39 81,54 6,02 540,05 37,60

Công ty TNHH 464,91 685,67 975,70 220,76 47,48 290,03 42,30

Doanh nghiệp tư nhân 498,90 568,90 809,86 70,00 14,03 240,96 42,35

Doanh nghiệp nhà nước 236,99 157,22 170,68 (79,77) (33,66) 13,46 8,56

Hợp tác xã 57,41 34,50 37,86 (22,91) (39,91) 3,36 9,74

Tổng cộng 2.613,01 2.882,63 3.970,48 269,62 10,32 1087,85 37,738

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009, ngày 15/01/2009, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định hướng hoạt động năm 2010, ngày 10/01/2010, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010, ngày 23/02/2011, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

Biểu đồ 4.8: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010)

1.354,801.436,34

1.976,39

464,91

685,67

975,70

498,90568,90

809,86

236,99157,22 170,68

57,41 34,50 37,86

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

0,00

500,00

1.000,00

1.500,00

2.000,00

Công ty cổ phần Công ty TNHH Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước Hợp tác xã

Page 52: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 40

Nhìn chung, doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm đều tăng dần qua các năm. Đây cũng chính là những khách hàng đầy tiềm năng mà các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần. Doanh số cho vay công ty cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể là 51,85% vào năm 2008, 49,83% vào năm 2009 và 49,78% vào năm 2010. Tuy có sự sụt giảm chút ít qua các năm nhưng doanh số cho vay vẫn tăng trưởng cao. Doanh số cho vay đối với công ty cổ phần năm 2009 là 1.436,34 tỷ đồng, tăng 6,02% so năm 2008; năm 2010 là 1.976,39 tỷ đồng, tăng 37,60% so năm 2009. Các công ty cổ phần vay vốn tại NHNo – Chi nhánh An Giang phần lớn là những công ty có cổ phần của Nhà nước tham gia vào và thường vay với doanh số lớn (số lượng các công ty này thường chỉ từ 20-35 đơn vị) nên chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay doanh nghiệp.

Công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay cao nhất qua các năm, cụ thể năm 2010 tốc độ tăng trưởng đạt xấp xỉ 42% so năm 2009. Trong những năm qua, đặc biệt là vào năm 2010, kinh tế của tỉnh ta có nhiều chuyển biến tốt nên số lượng các công ty mới được thành lập ngày càng nhiều, đa số là những công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân nên nhu cầu về vốn sản xuất, kinh doanh rất lớn. Do vậy, doanh số cho vay loại hình này có bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên quy mô của từng món vay thường không cao (chỉ từ 1 – 5 tỷ đồng).

Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp trên, doanh nghiệp nhà nước là khách hàng vay vốn chiếm tỷ trọng đứng thứ tư trong doanh số cho vay doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này đến quan hệ vay vốn đa số là theo chính sách hỗ trợ của Chính phủ, đối tượng đề nghị vay phần lớn tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển ngành nghề ở nông thôn, thu mua lương thực, nông sản, chế biến, xuất khẩu cá tra, cá ba sa, vật tư nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và xây dựng.

Hợp tác xã vay vốn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các loại hình doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại NHNo – Chi nhánh An Giang. Hợp tác xã là doanh nghiệp vừa hoạt động theo luật Doanh nghiệp, vừa hoạt động theo luật Hợp tác xã. Loại hình này thường được Nhà nước ưu đãi nên thường quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại nhà nước. Tuy nhiên, doanh số cho vay hợp tác xã có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2008, doanh số cho vay là 57,41 tỷ đồng, sang năm 2009 giảm xuống 34,50 tỷ đồng, đến năm 2010 thì tăng nhẹ lên 37,86 tỷ đồng. Nguyên nhân là cuối năm 2008, trong năm 2009, tình hình sản xuất nông, thủy sản của tỉnh gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, sản lượng cá nguyên liệu tồn đọng nhiều, giá cả tiêu thụ sụt giảm… nên các hợp tác xã có xu hướng giảm nguồn vốn vay. Sang năm 2010, do được thuận lợi về giá lúa xuất khẩu nên các hợp tác xã đã tăng cường vay vốn để đầu tư vào sản xuất; thêm vào đó nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã hiệu quả còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng đến việc đầu tư của ngân hàng.

Tóm lại, doanh số cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang đều có sự tăng trưởng qua các năm và chiếm tỷ trọng hợp lý ở từng loại hình. Đây là chiến lược phát triển đúng đắn nhằm phân bố rủi ro trong kinh doanh, giảm thiệt hại thấp nhất cho ngân hàng. Với sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trên địa bàn như hiện nay, ngân hàng cần có chính sách đầu tư phát triển hợp lý các loại hình doanh nghiệp tiềm năng mà ngân hàng đã xác định để tăng thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thường xuyên xem xét cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế một cách hợp lý, không tập trung vào một lĩnh vực, ngành nghề để chủ động trong phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng.

Page 53: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 41

4.3.1.3. Theo ngành kinh tế:

Các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh ở An Giang hoạt động trong nhiều ngành nghề nhưng chủ yếu tập trung ở một số lĩnh vực như: nông, ngư nghiệp, công nghiệp sản xuất và chế biến, xây dựng, thương mại, dịch vụ…

Bảng 4.7: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010):

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Nông, lâm nghiệp 39,66 11,80 25,18 (27,86) (70,25) 13,38 113,41

Thủy sản 581,72 91,13 34,17 (490,59) (84,33) (56,96) (62,50)

Xây dựng 8,26 21,02 14,32 12,76 154,48 (6,71) (31,90)

CN sản xuất và chế biến 709,40 1.993,37 2.283,69 1.283,97 180,99 290,32 14,56

Thương mại, dịch vụ 612,49 740,76 845,89 128,27 20,94 105,13 14,19

Khác 661,48 104,56 767,23 (556,92) (84,19) 662,67 633,77

Tổng cộng 2.613,01 2.882,63 3.970,48 269,62 10,32 1.087,85 37,74

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009, ngày 15/01/2009, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định hướng hoạt động năm 2010, ngày 10/01/2010, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010, ngày 23/02/2011, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

Biểu đồ 4.9: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010)

661,48

104,56

767,23

612,49

740,76

845,89

709,40

1.993,37

2.283,69

8,26

21,02

14,32

581,72

91,13

34,17

39,66

11,80

25,18

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

0,00 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00

Nông, lâm nghiệp Thủy sản Xây dựng

CN sản xuất và chế biến Thương mại, dịch vụ Khác

Page 54: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 42

An Giang là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nhiều ngành nghề nên doanh số cho vay doanh nghiệp theo các ngành kinh tế cũng đa dạng, biểu hiện cụ thể như sau:

- Ngành nông, lâm nghiệp:

Đây là ngành thế mạnh của An Giang nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Tuy nhiên, do số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này không nhiều ( chủ yếu là hộ nông dân trực tiếp trồng trọt và vay vốn ngân hàng) nên doanh số cho vay doanh nghiệp đối với ngành này rất thấp. Thời gian qua, ngân hàng đã hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp (trong đó có hợp tác xã) trên địa bàn mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu,… Năm 2008, cho vay đạt 39,66 tỷ đồng, năm 2009 là 11,80 tỷ đồng, giảm 70,25% so với năm 2008; sang năm 2010, doanh số này tăng lên 25,18 tỷ đồng. Để thực hiện tốt dự án 661 về chương trình trồng 5 triệu ha rừng, nên doanh số đã giải ngân 3,32 tỷ đồng góp phần vào sự tăng trưởng doanh số cho vay năm 2010.

- Ngành thủy sản:

Đây cũng là sản xuất thuộc thế mạnh của tỉnh, với hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho việc khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trong năm 2009, ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới nên sản xuất thủy sản gặp nhiều khó khăn: thị trường xuất khẩu thu hẹp, sản lượng cá tồn đọng nhiều, giá cả tiêu thụ giảm, tình trạng “treo ao” kéo dài, sản lượng nuôi sụt giảm (Thông báo tình hình Kinh tế – xã hội năm 2009, ngày 22/12/2009, Cục Thống kê An Giang). Trước tình hình bất lợi đó, các doanh nghiệp đã thu hẹp quy mô nuôi trồng, hạn chế vay vốn tại ngân hàng. Vì thế, doanh số cho vay doanh nghiệp ngành này giảm đáng kể: năm 2008 đạt 581,72 tỷ đồng; năm 2009 giảm mạnh chỉ còn 91,13 tỷ đồng, tức giảm 84,33% so năm 2008; sang năm 2010, giá cá nguyên liệu trong tỉnh luôn dao động ở mức thấp hơn giá thành nên việc sản xuất không hiệu quả, nhiều doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản phải tiếp tục tình trạng “treo ao” trong thời gian dài. Để đảm bảo thực hiện được các hợp đồng đã ký kết, các doanh nghiệp này đã hết sức thận trọng khi vay vốn ngân hàng để tiếp tục đầu tư vào nguồn nguyên liệu, thức ăn, nên doanh số cho vay đạt 34,17 tỷ đồng, tức giảm 62,50% so năm 2009.

- Ngành xây dựng:

Trong nhiều năm nay, tốc độ đô thị hóa tại An Giang có xu hướng tăng cao, nhu cầu về nhà ở của người dân liên tục tăng nên nhu cầu vay vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng cũng tăng đáng kể, đặc biệt là trong năm 2009, giá của một số nguyên, vật liệu xây dựng như: sắt, thép, xi măng, gạch,… tăng cao nên nhiều doanh nghiệp đã chủ trọng vay vốn để dự trữ hàng hóa. Vì vậy năm 2009, ngành xây dựng đạt doanh số cho vay 21,02 tỷ đồng, tăng 154,48%, tức tăng 12,76 tỷ đồng so năm 2008; sang năm 2010, do thị trường nhà đất diễn biến xấu nên các dự án xây dựng nhà ở bị “khựng” lại dẫn đến doanh số cho vay ngành này giảm nhẹ xuống còn 14,32 tỷ đồng, giảm 6,71 tỷ đồng so năm 2009.

- Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến:

Thế mạnh công nghiệp của tỉnh ta là chế biến thủy sản, nông sản, thực phẩm xuất khẩu. Trong những năm qua tuy giá cá nguyên liệu đầu vào tăng cao (sản xuất không hiệu quả, nhiều diện tích nuôi vẫn tiếp tục “treo ao” trong thời gian dài, sản lượng nuôi sụt giảm mạnh”, nguồn nguyên liêu thủy sản hiện khá khan hiếm nhưng sản lượng chế biến thủy sản toàn tỉnh trong năm 2009 vẫn đạt 135 ngàn tấn; năm 2010 đạt 174,4 tấn,

Page 55: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 43

tăng 20,8% so năm 2009. Bên cạnh đó, các cơ sở xay xát, lau bóng gạo phục vụ những hợp đồng xuất khẩu gạo đang hoạt động mạnh, sản lượng gạo xay xát 2.053,4 ngàn tấn, tăng gần 3% so năm 2009 (Thông báo tình hình Kinh tế – xã hội năm 2009, ngày 22/12/2009, Cục Thống kê An Giang; Thông báo tình hình Kinh tế – xã hội năm 2010, ngày 28/12/2010, Cục Thống kê An Giang). Để các thương lái tiến hành thu mua lúa, gạo từ các hộ sản xuất về bán lại cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải ứng trước 70% giá trị những hợp đồng thu mua này, do đó lượng vốn cần cho sản xuất, kinh doanh rất lớn. Nắm bắt được tình hình trên, trong các năm qua, NHNo – Chi nhánh An Giang đã rất chú trọng cho vay đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cụ thể doanh số cho vay năm 2008 là 709,4 tỷ đồng; năm 2009 tăng vọt lên 1.993,37 tỷ đồng (tăng 180,99% so năm 2008, tức tăng 1.283,97 tỷ đồng); sang năm 2010, tăng thêm 290,32 tỷ đồng, đạt giá trị 2.283,69 tỷ đồng so năm 2009.

Kết quả trên cho thấy ngân hàng đã có chiến lược bố trí nguồn vốn hợp lý, mang lại hiệu quả cao, góp phần phát huy mạnh mẽ tiềm năng và lợi thế của ngành kinh tế mũi nhọn này. Trong những năm tới, ngân hàng cần tiếp tục phát huy tốt chiến lược nói trên với những biện pháp cụ thể nhằm giữ chân khách hàng cũ, mở rộng đối tượng khách hàng mới.

- Ngành thương mại, dịch vụ:

Trong cơ cấu GDP, lĩnh vực thương mại, dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 50% trong tổng GDP của tỉnh ta. Với thế mạnh là một tỉnh biên giới có nhiều cửa khẩu, An Giang đã đẩy mạnh quan hệ giao lưu với nước bạn Campuchia trên nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt chú trọng quan hệ thương mại hàng hóa, dịch vụ. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp tại An Giang với nhiều chủng loại hàng hóa có quy mô mua bán khác nhau, như: bách hóa tổng hợp, siêu thị miễn thuế, chợ biên giới…

Bên cạnh đó, tiềm năng du lịch của tỉnh ngày càng được khai thác có hiệu quả. Là tỉnh có nhiều lễ hội và địa điểm du lịch nổi tiếng như: lễ hội vía Bà Chúa xứ núi Sam là lễ hội cấp quốc gia, khu du lịch núi Cấm, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư,… đặc biệt An Giang còn là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng nên hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Do vậy, các mặt hàng đặc sản của tỉnh có thêm thị trường tiêu thụ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi…

Với hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng phát triền mạnh nên nhu cầu về vốn phục vụ cho ngành này cũng theo đó tăng lên. Có thể thấy rõ điều này qua kết quả ba năm như sau: năm 2008, ngân hàng đã phát vay 612,49 tỷ đồng; năm 2009 là 740,76 tỷ đồng, tăng 20,94%, tức tăng 128,27 tỷ đồng so năm 2008; sang năm 2010 là 845,89 tỷ đồng, tăng 14,19%, tức tăng 105,13 tỷ đồng so năm 2009.

- Ngành khác:

Ngoài các ngành trọng điểm nói trên vẫn còn một số ngành kinh tế khác góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc,… Thông qua việc đẩy mạnh đầu tư các ngành này sẽ tạo thêm điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Nhìn vào biểu đồ 4.9 ta thấy, doanh số ngành này đạt giá trị khá cao vào năm 2008 (661,48 tỷ đồng); nhưng sang năm 2009, do hậu quả của suy thoái kinh tế sau cuộc khủng hoảng dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình đốn nên các doanh

Page 56: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 44

nghiệp hạn chế vay thêm, chủ yếu tập trung trả nợ, điều này thể hiện qua doanh số cho vay năm này là 104,56 tỷ đồng, giảm 556,92 tỷ đồng (tốc độ giảm 84,19% so năm 2008); sang năm 2010, thị trường chứng khoán vẫn chưa phục hồi nên các doanh nghiệp muốn có vốn sản xuất “buộc” phải cầm cố các giấy tờ có giá cho ngân hàng để lấy vốn kinh doanh, bên cạnh đó là sự phát triển nhanh của các công ty vận tải hành khách, hàng hóa… Chính vì vậy, doanh số cho vay ngành này tăng 633,77% so năm 2009, đạt 767,23 tỷ đồng.

Tóm lại, qua phân tích trên, doanh số cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang được thể hiện khá rõ nét qua ba góc độ: thể loại cho vay, thành phần kinh tế và ngành kinh tế. Qua đó ta thấy cho vay doanh nghiệp tăng trưởng khá nhanh chứng tỏ hoạt động tín dụng trong lĩnh vực này ngày càng được quan tâm đúng mức.

4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ:

Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và mang tính bền vững cao thì ngoài việc đẩy nhanh doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ. Kết quả thu hồi nợ cũng trực tiếp nói lên hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.

4.3.2.1. Theo thể loại cho vay:

Để đánh giá công tác thu nợ doanh nghiệp theo thể loại cho vay, chúng ta quan sát bảng sau:

Bảng 4.8: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010):

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 2.402,61 2.479,54 3.226,34 76,93 3,20 746,80 30,12

Trung, dài hạn 37,40 69,47 74,69 32,07 85,75 5,22 7,51

Tổng cộng 2.440,01 2.549,01 3.301,03 109,00 4,47 752,02 29,50

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009, ngày 15/01/2009, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định hướng hoạt động năm 2010, ngày 10/01/2010, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010, ngày 23/02/2011, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

Page 57: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 45

Biểu đồ 4.10: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010)

Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ doanh nghiệp cũng tăng nhanh qua các năm. Trong sự gia tăng của tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn và tăng trưởng nhanh.

Thời gian qua, công tác thu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có tiến triển tốt và đạt được những thành công nhất định. Doanh số thu nợ không ngừng tăng trưởng qua mỗi năm, năm sau cao hơn năm trước. Đặt biệt là vào năm 2010 đạt 3.226,34 tỷ đồng, tăng 30,12% (tức 746,80 tỷ đồng) so năm 2009. So với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp năm 2010 là 39,31% thì doanh số thu nợ này khá hợp lý vì có những khoản vay giải ngân vào những tháng cuối năm nên thời gian thu nợ phải qua năm sau, do đó doanh số thu nợ có thấp hơn doanh số cho vay. Qua kết quả trên ta thấy công việc làm ăn của các doanh nghiệp đã phát triển thuận lợi và ngày càng có hiệu quả nên thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của đội ngũ cán bộ tín dụng thì ta nên đi vào phân tích hệ số thu nợ, tức tỷ lệ % giữa doanh số thu nợ trên cho vay của ngân hàng tại mục 4.4.2 Hệ số thu nợ của khóa luận này.

Doanh số cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tín dụng trung, dài hạn nên doanh số thu nợ của nó cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp. Những khoản vay trung, dài hạn thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, chu trình sản xuất kinh doanh dài, vì vậy doanh số thu nợ thường có xu hướng tăng trưởng khá chênh lệch so với doanh số cho vay. Doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2008, 2009, 2010 tăng trưởng lần lượt là 37,40 tỷ đồng; 69,47 tỷ đồng (tăng 85,75% so năm 2008); 74,69 tỷ đồng (tăng 7,51 % so năm 2009). Trong khi đó, doanh số cho vay trung, dài hạn qua các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 136,09 tỷ đồng; 137,20 tỷ đồng; 145,82 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các dự án đầu tư được giải ngân của năm trước dần đi vào hoạt động và đem về nguồn thu đáng kể cho doanh nghiệp hoàn trả nợ vay ngân hàng nên góp phần tăng doanh số thu nợ của năm sau.

2.402,61

2.479,54

3.226,34

37,40

69,47

74,69

0,00 1.000,00 2.000,00 3.000,00 4.000,00

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Ngắn hạn Trung, dài hạn

Page 58: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 46

4.3.2.2. Theo thành phần kinh tế:

Tình hình thu nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.9: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010):

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Công ty cổ phần 1.256,99 1.436,82 1.706,97 179,83 14,31 270,15 18,80

Công ty TNHH 434,21 506,33 777,65 72,12 16,61 271,32 53,59

Doanh nghiệp tư nhân 489,70 456,87 624,00 (32,83) (6,70) 167,13 36,58

Doanh nghiệp nhà nước 211,83 124,52 188,12 (87,31) (41,22) 63,60 51,08

Hợp tác xã 47,28 24,47 4,30 (22,81) (48,24) (20,17) (82,44)

Tổng cộng 2.440,01 2.549,01 3.301,03 109,00 4,47 752,02 29,50

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009, ngày 15/01/2009, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định hướng hoạt động năm 2010, ngày 10/01/2010, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010, ngày 23/02/2011, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

Biểu đồ 4.11: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010)

Qua biểu đồ trên, ta thấy, doanh số thu nợ đối với công ty cổ phần, công ty TNHH tăng đều qua các năm, trong khi ở doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có

1.256,99

1.436,82

1.706,97

434,21506,33

777,65

489,70456,87

624,00

211,83124,52

188,1247,28 24,47 4,30

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

0,00

500,00

1.000,00

1.500,00

2.000,00

Công ty cổ phần Công ty TNHH Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước Hợp tác xã

Page 59: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 47

xu hướng giảm vào năm 2009 và tăng nhẹ vào năm 2010, đối với hợp tác xã thì doanh số thu nợ giảm dần qua các năm.

Công ty cổ phần và công ty TNHH luôn có doanh số thu nợ cao hơn các loại hình doanh nghiệp còn lại. Công ty cổ phần có doanh số thu nợ tăng liên tục nhưng không cao: năm 2009 thu nợ công ty cổ phần đạt 1.436,82 tỷ đồng, tăng 179,83 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 14,31% so năm 2008; sang năm 2010 đạt 1706,97 tỷ đồng, tăng 270,15 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 18,88% so năm trước. Song song đó, doanh số thu nợ công ty TNHH cũng tăng lên qua các năm: năm 2008 là 434,21 tỷ đồng, năm 2009 là 506,33 tỷ đồng (tăng 16,61% so năm 2008), năm 2010 tăng vọt lên 777,65 tỷ đồng (tăng 53,59% so năm 2009). Các công ty cổ phần và công ty TNHH vay vốn tại NHNo – Chi nhánh An Giang phần lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất và chế biến gạo, thủy sản, may mặc… Nhu cầu lúa gạo trên thế giới trong thời gian qua luôn tăng cao, giá cả trong nước tăng mạnh: giá gạo nguyên liệu loại I khoảng 7.700đ/kg, loại II khoảng 7.500đ/kg vào cuối năm 2009 thì đến cuối năm 2010 là 8.500đ/kg cho gạo loại I và 8.200đ/kg cho loại II (Thông báo tình hình Kinh tế – xã hội năm 2009, ngày 22/12/2009, Cục Thống kê An Giang; Thông báo tình hình Kinh tế – xã hội năm 2010, ngày 28/12/2010, Cục Thống kê An Giang). Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu thủy sản tương đối ổn định và có chuyển biến tích cực, mặc dù nguồn cá nguyên liệu đang khan hiếm, giá cả tăng cao nhưng lượng cá xuất khẩu vẫn được duy trì và có sự tăng trưởng. Từ đó các công ty này đã đẩy mạnh việc thu mua lúa, gạo; chế biến thủy sản để xuất khẩu và đạt lợi nhuận cao, do đó luôn giữ uy tín trong việc trả nợ nên kết quả thu nợ của ngân hàng luôn cao hơn so với các loại hình khác. Đạt được thành quả đó còn do trong những năm qua, ngân hàng đã có nhiều chính sách nhằm thu hút đối với 02 loại hình doanh nghiệp này như: chủ động cân đối nguồn vốn để luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sản suất cho các doanh nghiệp; áp dụng những biện pháp ưu đãi về tài sản bảo đảm; hỗ trợ lãi suất cho vay theo Quyết định 131, 443, 497 của Chính phủ đối với các doanh nghiệp thu mua lúa gạo, thủy sản xuất khẩu…

Không tăng trưởng ổn định qua các năm như công ty cổ phần và công ty TNHH, doanh số thu nợ của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có sự giao động lên xuống. Năm 2009, doanh số thu nợ của doanh nghiệp tư nhân giảm 6,70%, doanh nghiệp nhà nước giảm 41,22% so năm 2008; năm 2010, doanh số này lại tăng lên ở doanh nghiệp tư nhân 35,58%, doanh nghiệp nhà nước 51,08% so năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu của sự giao động trên là do năm 2008, 2009 nền kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp có quy mô như doanh nghiệp tư nhân đã gặp phải nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, về vốn hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn như công ty cổ phần. Nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp sản xuất lại, hoạt động “cầm chừng” nên thu nợ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, các doanh nghiệp nhà nước đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hiệu quả; hạn chế, thu hẹp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, từ đó dẫn đến giảm doanh số thu nợ doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành. Sang năm 2010, nhiều ngành kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ, vận tải,… đã chủ động vay vốn ngắn hạn để kinh doanh và đạt hiệu quả cao; các công ty bảo vệ thực vật, phân bón, may mặc thuộc sở hữu nhà nước cũng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh, tất cả điều đó đã khiến cho doanh số thu nợ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có sự tăng trưởng như trên.

Page 60: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 48

Cùng với sự giảm đều của doanh số cho vay hợp tác xã, doanh số thu nợ doanh nghiệp này cũng giảm dần qua các năm và đạt giá trị 4,3 tỷ đồng vào năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm gần đây, hoạt động của hợp tác xã kém hiệu quả do gặp nhiều bất lợi về giá giống, phân bón, thuốc trừ sâu tăng cao, thời tiết xấu, dịch bệnh...; ngoài ra còn phải kể đến năng lực điều hành, tác nghiệp của bộ máy quản lý hợp tác xã còn nhiều hạn chế.

4.3.2.3. Theo ngành kinh tế:

Mỗi biến động của nền kinh tế đều có tác động ít nhiều đến các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có chiến lược thu nợ đối với từng ngành kinh tế như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

Bảng 4.10: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010):

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Nông, lâm nghiệp 39,25 15,90 18,62 (23,35) (59,49) 2,72 17,12

Thủy sản 565,42 82,70 19,45 (482,72) (85,37) (63,25) (76,48)

Xây dựng 65,15 32,61 10,87 (32,54) (49,95) (21,74) (66,66)

CN sản xuất và chế biến 649,02 1.569,34 2.152,91 920,32 141,80 583,57 37,19

Thương mại, dịch vụ 683,15 740,10 987,40 56,95 8,34 247,30 33,41

Khác 438,02 78,36 111,78 (359,66) (82,11) 33,42 42,64

Tổng cộng 2.440,01 2.549,01 3.301,03 109,00 4,47 752,02 29,50

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009, ngày 15/01/2009, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định hướng hoạt động năm 2010, ngày 10/01/2010, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010, ngày 23/02/2011, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

Page 61: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 49

Biểu đồ 4.12: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010)

Qua biểu đồ, ta thấy sự tăng giảm của thu nợ cũng khá tương ứng với cho vay, trong đó ngành công nghiệp sản xuất và chế biến cùng ngành thương mại, dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ doanh nghiệp.

- Ngành nông, lâm nghiệp:

Doanh số thu nợ ba năm qua của ngành này không ổn định và chiếm tỷ trọng rất thấp: năm 2008 đạt 39,25 tỷ đồng (với tỷ trọng 1,61%); sang năm 2009 là 15,90 tỷ đồng (với tỷ trọng 0,62%), giảm 59,49% so năm 2008; năm 2010 là 18,62 tỷ đồng (với tỷ trọng 0,56%), tăng 17,12% so năm 2009. Do doanh nghiệp chủ yếu vay vốn lưu động để mua nông sản, lúa gạo,… còn hợp tác xã thì cần vốn để thanh toán cho những khoản chi phí “đầu vào” cho sản xuất, thời gian thu hồi vốn nhanh nên doanh số thu nợ biến động tương ứng với doanh số cho vay.

- Ngành thủy sản:

Doanh số cho vay năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 581,72 tỷ đồng, 91,13 tỷ đồng, 34,17 tỷ đồng. Song song đó, doanh số thu nợ ngành này là 565,42 tỷ đồng, 82,70 tỷ đồng, 19,45 tỷ đồng. Ta thấy doanh số cho vay năm 2009 chỉ là 91,13 tỷ đồng nhưng doanh số thu nợ lại là 112,70 tỷ đồng. Nguyên nhân là các khoản vay thủy sản năm 2008 phát sinh nhiều trong những tháng cuối năm nên công tác thu nợ theo hợp đồng tín dụng thường là ở đầu năm sau, bên cạnh đó trong năm 2008, nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi khiến số lượng cá nguyên liệu tồn đọng nhiều, phải đến năm 2009 mới tiêu thụ được nên dẫn đến doanh số thu nợ năm 2009 tăng lên cao.Qua ba năm, tỷ trọng thu nợ đối với ngành thủy sản đã có xu hướng giảm xuống, điều này đã phản ánh tình hình thực tế của ngành này là: không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu nên khi có biến động thì công tác thu nợ gặp khó khăn. Vì vậy, cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra sau khi cho vay một cách cẩn thận để không phát sinh nợ quá hạn đối với ngành này.

438,02

78,36

111,78

683,15

740,10

987,40

649,02

1.560,34

2.152,91

65,15

32,61

10,87

565,42

82,70

19,45

39,25

15,90

18,62

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

0,00 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00Nông, lâm nghiệp Thủy sản Xây dựngCN sản xuất và chế biến Thương mại, dịch vụ Khác

Page 62: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 50

- Ngành xây dựng:

Các phương án vay vốn ngành xây dựng thường có chu kỳ kinh doanh trung, dài hạn. Các dự án, công trình xây dựng phải mất một thời gian dài mới hoàn thành và đưa vào sử dụng. Do đó tuy nguồn vốn giải ngân cho ngành này qua các năm tương đối lớn nhưng doanh số thu nợ thì ở mức khá thấp. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2008 là 65,15 tỷ đồng; năm 2009 là 32,61 tỷ đồng, giảm 32,54 tỷ đồng so năm 2008; năm 2010 là 10,87 tỷ đồng, giảm 21,74 tỷ đồng so năm 2009.

- Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến:

Tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành này trong tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp qua các năm có xu hướng tăng lên rõ rệt. Năm 2008 doanh số thu nợ là 649,02 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 26,60% tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp); năm 2009 tăng vọt lên 1.569,34 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 61,57% tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp), tăng 141,80% so năm 2008; sang năm 2010, doanh số này đạt 2.152,91 tỷ đồng, tăng 37,19% so năm 2009. Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến đang có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong cơ cấu kinh tế tỉnh ta, do đó, ngân hàng không chỉ thành công trong việc giữ chân được khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới trong ngành này.

- Ngành thương mại, dịch vụ:

Đây là ngành mang lại lợi nhuận nhanh, dễ thu hồi được vốn nếu như gặp thị trường thuận lợi. Do đó, doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm: năm 2008 là 683,15 tỷ đồng, năm 2009 là 740,10 tỷ đồng (tăng 56,95 tỷ đồng so năm 2008); năm 2010 là 987,40 tỷ đồng (tăng 247,30 tỷ đồng so năm 2009). Đạt được thành tích trên do đa số doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này tương đối ổn định và có tăng trưởng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đã mang lại hiệu quả cao, thời hạn trả nợ được đảm bảo. Điều này củng cố thêm quyết định đúng đắn của ngân hàng khi mở rộng cho vay ngành này, vừa mang về lợi nhuận cho ngân hàng vừa thúc đẩy kinh tế địa phương đi lên.

- Ngành khác:

Doanh số thu nợ ngành khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp. Thu nợ ngành này đạt 438,02 tỷ đồng năm 2008, chiếm tỷ trọng 17,95% doanh số thu nợ doanh nghiệp; năm 2009 giảm xuống còn 78,36 tỷ đồng, tốc độ giảm 83,11% so năm 2008, tỷ trọng chỉ còn 3,07%, đây cũng là xu hướng của nhiều ngành khi nền kinh tế An Giang nói riêng, cả nước nói chung trong bối cảnh khủng hoảng. Năm 2010, do sự phục hồi của nền kinh tế An Giang sau cuộc khủng hoảng nên các doanh nghiệp tăng cường hoạt động giao thương, buôn bán giữa các huyện, thị trong tỉnh, từ đó nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa, kho bãi… tăng hơn so năm 2009. Nắm bắt được tình hình trên, NHNo – Chi nhánh An Giang đã kịp thời hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vận tải, kho bãi khắc phục tình trạng khó khăn về nguồn vốn trước mắt. Từ đó, doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận và trả nợ đúng hạn nên kéo theo sự thay đổi của doanh số thu nợ năm 2010 đạt 111,78 tỷ đồng, tăng 33,42 tỷ đồng so năm 2009 và chiếm tỷ trọng 3,39% doanh số thu nợ doanh nghiệp.

Nhìn chung, tuy có những bất ổn từ nền kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế nhưng do các dự án kinh doanh của những doanh nghiệp phù hợp với xu thế phát triển, sản phẩm ngày càng mang tính cạnh tranh, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; đồng thời nhờ quản lý vốn chặt chẽ, thực hiện tốt các khâu của quá trình cho vay và thu nợ nên ngân hàng đã đạt được

Page 63: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 51

những kết quả đáng khích lệ nêu trên. Tuy nhiên, ngân hàng cần khắc phục sự sụt giảm sút trong thu nợ của ngành thủy sản để công tác này ngày càng hoàn thiện hơn.

4.3.3. Phân tích dư nợ:

Dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, do nó phản ánh thực trạng cho vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ còn là chỉ tiêu để xác định việc hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng mà ngân hàng đã đề ra. Dư nợ doanh nghiệp càng cao cho thấy phạm vi hoạt động tín dụng ở thành phần này càng rộng, thị phần của ngân hàng càng tăng.

4.3.3.1. Theo thể loại cho vay:

Tình hình dư nợ doanh nghiệp theo thể loại cho vay qua ba năm như sau:

Bảng 4.11: Dư nợ doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010):

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 615,74 962,58 1.265,03 346,84 56,33 302,45 31,42

Trung, dài hạn 144,17 218,13 206,46 73,96 51,30 (11,67) (5,35)

Tổng cộng 759,91 1.180,71 1.471,49 420,80 55,37 290,78 24,63

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009, ngày 15/01/2009, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định hướng hoạt động năm 2010, ngày 10/01/2010, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010, ngày 23/02/2011, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

Biểu đồ 4.13: Dư nợ doanh nghiệp theo thể loại cho vay (2008-2010)

615,74

962,58

1.265,03

144,17

218,13

206,46

0,00 300,00 600,00 900,00 1.200,00 1.500,00 1.800,00

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Ngắn hạn Trung, dài hạn

Page 64: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 52

Biểu đồ trên cho ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung, dài hạn. Năm 2009, dư nợ ngắn hạn đạt 962,58 tỷ đồng, tăng 346,84 tỷ đồng (tức tăng 56,33%) so năm 2008; sang năm 2010 là 1.265,03 tỷ đồng, tăng 302,45 tỷ đồng (tức tăng 31,42%) so năm 2009 và chiếm tỷ trọng 85,97% tổng dư nợ doanh nghiệp. Do có sự tăng lên vế số lượng doanh nghiệp vào năm 2009, 2010; thêm vào đó, ở thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp gia tăng sản xuất, kinh doanh để phục vụ Tết Nguyên đán làm cho việc thanh toán cho phí nguyên vật liệu cũng tăng, vì vậy nhu cầu vay vốn ngắn hạn rất lớn.

Doanh số cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp nên dư nợ trung, dài hạn của doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng thấp (không quá 20%) trong tổng dư nợ doanh nghiệp. So năm 2008, dư nợ trung, dài hạn năm 2009 có sự tăng trưởng từ 144,17 tỷ đồng lên 218,13 tỷ đồng, tăng 73,96 tỷ đồng (tức tăng 51,30%) so với năm 2008. Tuy nhiên, sang năm 2010, dư nợ này lại giảm nhẹ xuống còn 206,46 tỷ đồng (tức giảm 5,35%) so năm 2009. Có sự sụt giảm này là do trong năm 2010, kinh tế tuy có sự tăng trưởng nhưng doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá cả leo thang nên các doanh nghiệp đã cân nhắc kỹ hơn khi đầu tư trung, dài hạn để tránh sự mất giá của đồng vốn.

4.3.3.2. Theo thành phần kinh tế:

Mở rộng đối tượng khách hàng là phương hướng kinh doanh mà hầu hết các ngân hàng đang tiến hành. Mức dư nợ doanh nghiệp của từng thời điểm sẽ giúp ngân hàng biết được việc cho vay ở những đối tượng nào là nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhất trong những năm qua.

Sau đây là kết quả dư nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế:

Bảng 4.12: Dư nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010):

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Công ty cổ phần 283,69 481,95 573,29 198,26 69,89 91,34 18,95

Công ty TNHH 189,16 253,25 460,20 64,09 33,88 206,95 81,72

Doanh nghiệp tư nhân 207,44 350,20 402,69 142,76 68,82 52,49 14,99

Doanh nghiệp nhà nước 72,61 82,50 25,29 9,89 13,62 (57,21) (69,35)

Hợp tác xã 7,01 12,81 10,02 5,80 82,74 (2,79) (21,78)

Tổng cộng 759,91 1.180,71 1.471,49 420,80 55,37 290,78 24,63

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009, ngày 15/01/2009, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định hướng hoạt động năm 2010, ngày 10/01/2010, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010, ngày 23/02/2011, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

Page 65: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 53

Biểu đồ 4.14: Dư nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010)

Qua biểu đồ 4.14 cho thấy, cơ cấu dư nợ doanh nghiệp theo thành phần kinh tế nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao là công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân.

Dư nợ công ty cổ phần năm 2009 có mức tăng trưởng so năm 2008 khá cao (69,89%) và đạt giá trị 481,95 tỷ đồng. Đạt được kết quả này là do các doanh nghiệp đã chủ động trả nợ vay trước hạn vào cuối năm 2008 để được hỗ trợ lãi suất theo Chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 4% áp dụng từ ngày 01/02/2009 đến 31/12/2009 của Chính phủ. Từ đó khiến dư nợ loại hình doanh nghiệp này tăng mạnh trong năm 2009. Sang năm 2010, tuy dư nợ công ty cổ phần vẫn có sự tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng có phần giảm thấp chỉ còn 18,95% so năm trước và đạt 573,29 tỷ đồng.

Công ty TNHH có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2008 dư nợ 72,61 tỷ đồng; năm 2009 là 253,25 tỷ đồng, tăng 33,88% (bằng 64,09 tỷ đồng) so năm 2008; năm 2010 có tốc độ tăng trưởng cao nhất, dư nợ đạt 469,20 tỷ đồng, tăng 81,72% (bằng 206,95 tỷ đồng) so năm 2009. Trong những năm gần đây, loại hình doanh nghiệp này ngày càng tăng thêm về số lượng cũng như về quy mô vốn đầu tư. Do đó NHNo – Chi nhánh An Giang rất chú trọng cho vay đối với loại hình này và xem đây là khách hàng tiềm năng mà ngân hàng cần nhắm tới trong những năm tiếp theo.

Bên cạnh công ty cổ phần, công ty TNHH thì doanh nghiệp tư nhân cũng là đối tượng mà NHNo – Chi nhánh An Giang rất chú trọng cho vay. Trong những năm qua, ngân hàng đã tăng cường công tác tiếp thị ở các doanh nghiệp loại này, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa kinh doanh vật tư nông nghiệp, lúa gạo, vật liệu xây dựng thuộc thế mạnh của tỉnh. Tuy dư nợ của mỗi khách hàng này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ doanh nghiệp nhưng do đặc thù của An Giang, đại bộ phận doanh nghiệp là nhỏ và vừa nên dư nợ doanh nghiệp tư nhân trong cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế cũng chiếm tỷ trọng khá lớn (gần 30%). Qua ba năm, dư nợ

283,69

481,95

573,29

189,16

253,25

460,20

207,44

350,20

402,69

72,61 82,50

25,297,01 12,81 10,02

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

0,00

100,00

200,00

300,00

400,00

500,00

600,00

Công ty cổ phần Công ty TNHH Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước Hợp tác xã

Page 66: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 54

ngành này cũng có sự tăng trưởng. Năm 2008, dư nợ 207,44 tỷ đồng; năm 2009 đạt 350,20 tỷ đồng, tăng 68,82% so năm 2008; năm 2010, tình hình kinh tế trong tỉnh có nhiều tiến triển tốt nên các doanh nghiệp tư nhân đã chủ động vay ngân hàng để phát triển kinh doanh, dư nợ đạt 402,69 tỷ đồng, tăng 52,49 tỷ đồng so năm 2009.

Doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng, giảm qua ba năm. Cụ thể, trong năm 2009, dư nợ 02 loại hình này có tăng so năm 2008, nhưng sang năm 2010, chúng lại giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do giảm cho vay thu mua lương thực của Công ty Lương thực và Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.

Như vậy, trong những năm qua, chính sách tín dụng của ngân hàng đã có nhiều thay đổi, không chỉ bó hẹp trong cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà ngân hàng còn mở rộng cho vay đối với những công ty có quy mô lớn, điển hình là dư nợ công ty cổ phần chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng qua các năm.

4.3.3.3. Theo ngành kinh tế:

Trong thời gian qua, NHNo – Chi nhánh An Giang đã cung ứng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau để họ tổ chức sản xuất, kinh doanh nhằm khẳng định vị thế của mình trên thương trường, góp phần mang lại thu nhập cao cho ngân hàng.

Tình hình dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế trong ba năm 2008-2010 tại NHNo – Chi nhánh An Giang được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.13: Dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010):

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Nông, lâm nghiệp 0,80 1,70 3,59 0,90 112,50 1,89 111,24

Thủy sản 58,70 210,86 122,80 152,16 259,22 (88,06) (41,76)

Xây dựng 85,00 102,04 96,56 17,04 20,05 (5,48) (5,37)

CN sản xuất và chế biến 367,76 393,31 707,99 25,55 6,95 314,68 80,01

Thương mại, dịch vụ 240,21 307,71 408,13 67,50 28,10 100,42 24,60

Khác 57,44 65,09 132,42 7,65 13,32 67,33 50,85

Tổng cộng 759,91 1.180,71 1.471,49 420,80 55,38 290,78 24,63

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009, ngày 15/01/2009, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định hướng hoạt động năm 2010, ngày 10/01/2010, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010, ngày 23/02/2011, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

Page 67: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 55

Biểu đồ 4.15: Dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010)

Qua cơ cấu dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế thể hiện ở biểu đồ trên, nhìn chung chúng đều có sự gia tăng. Trong đó, công nghiệp sản xuất và chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao nhất; kế đến là thương mại, dịch vụ; nông, lâm nghiệp có tỷ trọng thấp nhất.

- Ngành nông, lâm nghiệp:

Tuy có sự tăng trưởng rất cao qua mỗi năm: năm 2009 tỷ lệ tăng trưởng đạt 112,50%, năm 2010 tỷ lệ này là 111,24% nhưng do chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ nên mức tăng này ảnh hưởng không đáng kể đến giá trị tổng dư nợ doanh nghiệp. Dư nợ ngành này năm 2008 là 0,80 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 0,11% tổng dư nợ doanh nghiệp); năm 2009 là 1,70 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 0,14%), tăng 0,90 tỷ đồng; năm 2010 là 3,59 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 0,24%), tăng 1,89 tỷ đồng. An Giang có thế mạnh về nông nghiệp, nhưng sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này chủ yếu là hộ gia đình và cá nhân; doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động khá ít, nhu cầu vốn vay thấp. Chủ yếu ngân hàng cung cấp vốn cho các doanh nghiệp này mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu,… là chính. Dư nợ tăng chủ yếu trong năm 2009 là do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp vay để thực hiện dự án trồng 5 triệu ha rừng.

- Ngành thủy sản:

Qua các năm, dư nợ ngành thủy sản có sự biến động tăng, giảm không đồng đều. Năm 2008, dư nợ 58,7 tỷ đồng; năm 2009 là 210,86 tỷ đồng, tăng 152,16 tỷ đồng so năm 2008; sang năm 2010 là 122,80 tỷ đồng, giảm 88,06 tỷ đồng so năm 2009. Tuy đây là thế mạnh của tỉnh nhưng trong những năm qua, giá cá nguyên liệu mua tại các ao nuôi luôn biến động ở mức thấp hơn giá thành chăn nuôi, do đó nhiều doanh nghiệp đã phải hoạt động cầm chừng, thu hẹp số ao nuôi hoặc “treo ao” không nuôi nữa. Do đó, dư nợ ngành này trong năm 2010 có sự sụt giảm đáng kể. Tuy vậy, ngân hàng cần có

57,44

65,09

132,42

240,21

307,71

408,13

367,76

393,31

707,99

85,00

102,04

96,56

58,70

210,86

122,80

0,80

1,70

3,59

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

0,00 100,00 200,00 300,00 400,00 500,00 600,00 700,00 800,00

Nông, lâm nghiệp Thủy sản Xây dựng

CN sản xuất và chế biến Thương mại, dịch vụ Khác

Page 68: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 56

biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này như gia hạn nợ, cung ứng thêm vốn để giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt.

- Ngành xây dựng:

Dư nợ năm 2008 là 85,00 tỷ đồng, sang năm 2009 lên đến 102,04 tỷ đồng, tức tăng 17,04 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 20,05%) so năm 2008. Trong những năm 2007,2008, nhu cầu xây dựng nhà ở, nâng cấp cầu đường, văn phòng làm việc,… của các cá nhân và tổ chức trong tỉnh ngày càng tăng cao. Nắm bắt được xu thế đó nên các doanh nghiệp đã tiến hành vay vốn ngân hàng để thực hiện các hợp đồng xây dựng. Do đó, doanh số cho vay ngành xây dựng các năm này tăng lên cao, ngoài phần trả nợ hàng năm của doanh nghiệp, phần phải thu từ phía các doanh nghiệp này cũng tăng lên. Tuy nhiên, sang năm 2009, 2010, do lạm phát nên chi phí xây dựng tăng khiến các doanh nghiệp thu hẹp quy mô để vượt qua khủng hoảng, từ đó dư nợ ngành này sang năm 2010 đã giảm xuống 5,48 tỷ đồng, đạt giá trị 96,56 tỷ đồng.

- Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến:

Dư nợ công nghiệp sản xuất và chế biến có nhiều khởi sắc và luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2009 dư nợ đạt 393,31 tỷ đồng, tăng 6,95% (bằng 25,55 tỷ đồng) so năm 2008. Đặc biệt qua năm 2010, nó tăng lên 80,01%, tức 314,68 tỷ đồng và đạt giá trị cao nhất 707,99 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu tốt vì theo định hướng của tỉnh, ngành này sẽ là một trong những ngành quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh nhà. Điều này cho thấy NHNo – Chi nhánh An Giang đã làm tốt vai trò trung gian của mình, giúp những doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất, nâng cao được sức cạnh tranh, từ đó thu hút thêm nhiều đơn đặt hàng, tạo được thế mạnh cho sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Ngành thương mại, dịch vụ:

Dư nợ thương mại, dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ doanh nghiệp, chỉ sau ngành công nghiệp sản xuất và chế biến. Dư nợ ngành này đều có sự tăng trưởng qua mỗi năm. Dư nợ đạt từ 240,21 tỷ đồng (năm 2008) tăng lên 307,71 tỷ đồng (năm 2009) và tiếp tục tăng lên đạt mức 308,13 tỷ đồng (năm 2010). Góp phần vào sự tăng lên của dư nợ là nhờ chủ trương khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, kích cầu nền kinh tế trong nước với khẩu hiệu “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, do đó các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân. Về tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2010 đạt 24,60%, nhỏ hơn so với tốc độ này năm 2009 là 28,10%. Sở dĩ có sự sụt giảm nhỏ về tốc độ là do các doanh nghiệp mặc dù nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các ban ngành địa phương nhưng hiện nay ngành thương mại, dịch vụ phát triển không đồng bộ và chưa có ngành hàng chất lượng cao, mạng lưới thương mại, dịch vụ còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có nhiều kênh phân phối. Do đó, khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ cũng bị ảnh hưởng theo.

- Ngành khác:

Dư nợ có mức tăng trưởng ổn định và chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ doanh nghiệp. Năm 2008, dư nợ ngành khác 57,44 tỷ đồng, năm 2009 là 65,09 tỷ đồng (tăng 13,32% so năm 2008), năm 2010 tăng vọt lên 132,42 tỷ đồng (tăng 50,85% so năm 2009). Nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự tăng trưởng này là do các doanh nghiệp

Page 69: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 57

vận tải, kho bãi, truyền thông… kinh doanh đạt kết quả tốt, sử dụng vốn vay rất hiệu quả, trả nợ đúng hạn nên ngân hàng đã mở rộng tín dụng cho những doanh nghiệp này.

Nhìn chung, qua ba năm, dư nợ doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang đã gặt hái được những thành quả nhất định, góp phần vào sự tăng trưởng tín dụng chung toàn ngân hàng. Để đạt được những thành quả đó là do ngân hàng đã luôn bám sát định hướng phát triển của cấp ủy, chính quyền địa phương và định hướng của NHNo trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh bằng nhiều biện pháp như: cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay ưu đãi lãi suất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn… để giữ chân và thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đến quan hệ tín dụng tại ngân hàng.

4.3.4. Phân tích nợ xấu:

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Với chức năng nhận tiền gửi và cho vay, ngân hàng lại càng có nhiều rủi ro hơn. Một trong những rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng, đó là rủi ro tín dụng. Biểu hiện của rủi ro này trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Để biết cụ thể rủi ro này như thế nào, ta sẽ xem xét chỉ tiêu nợ xấu tại ngân hàng. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam thì nợ xấu bao gồm 3 nhóm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

4.3.4.1. Theo thể loại cho vay:

NHNo – Chi nhánh An Giang cho vay doanh nghiệp với thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Do vậy, nợ xấu phát sinh (nếu có) cũng sẽ tập trung ở ba thể loại nói trên thể hiện qua bảng thống kê bên dưới:

Bảng 4.14: Nợ xấu doanh nghiệp theo kỳ hạn (2008-2010):

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 0,00 2,04 8,91 2,04 - 7,03 373,94

Trung, dài hạn 0,00 0,00 0,59 0,00 - 0,59 -

Tổng cộng 0,00 2,04 9,50 2,04 - 7,46 365,69

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009, ngày 15/01/2009, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định hướng hoạt động năm 2010, ngày 10/01/2010, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010, ngày 23/02/2011, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

Page 70: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 58

Biểu đồ 4.16: Nợ xấu doanh nghiệp theo kỳ hạn (2008-2010)

Cán bộ tín dụng đã thực hiện công tác quản lý trước, trong và sau khi cho vay đối với các khoản vay của doanh nghiệp trong năm 2008 đạt được kết quả rất tốt. Điều này thể hiện cụ thể qua nợ xấu không phát sinh. Tuy nhiên, đến năm 2009, nợ xấu tăng lên 2,04 tỷ đồng và tất cả nợ xấu này đều nằm ở thể loại cho vay ngắn hạn. Sang năm 2010, nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tăng thêm 7,03 tỷ đồng và đạt giá trị 8,91 tỷ đồng. Điều đặc biệt là nợ xấu trung, dài hạn cũng phát sinh 0,59 tỷ đồng vào năm này. Tuy nợ xấu không lớn, nhưng qua diễn biến đó cho thấy chất lượng tín dụng cần phải quan tâm, nhất là trong cho vay ngắn hạn.

4.3.4.2. Theo thành phần kinh tế:

Bảng 4.15: Nợ xấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010):

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Doanh nghiệp tư nhân 0,00 0,00 0,00 0,00 - 0,00 -

Hợp tác xã 0,00 0,00 0,00 0,00 - 0,00 -

Công ty cổ phần 0,00 0,00 0,00 0,00 - 0,00 -

Công ty TNHH 0,00 2,04 9,50 2,04 - 7,46 365,69

Doanh nghiệp nhà nước 0,00 0,00 0,00 0,00 - 0,00 -

Tổng cộng 0,00 2,04 9,50 2,04 - 7,46 365,69

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009, ngày 15/01/2009, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định hướng hoạt động năm 2010, ngày 10/01/2010, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010, ngày 23/02/2011, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

0,00

2,04

8,91

0,00

0,00

0,59

0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Ngắn hạn Trung, dài hạn

Page 71: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 59

Biểu đồ 4.17: Nợ xấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế (2008-2010)

Trong năm 2009, có 02 doanh nghiệp phát sinh nợ xấu với số tiền 2,04 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 5% trên tổng nợ xấu của ngân hàng. Hai công ty TNHH này do gặp khó khăn trong vấn đề xoay vòng vốn vào cuối năm nên đã chậm trễ trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng. Sang năm 2010, với tốc độ tăng là 365,69%, nợ xấu của công ty TNHH tăng vọt lên là 9,50 tỷ đồng. Qua vấn đề này, ngân hàng cần chú ý thẩm định kỹ các công ty TNHH khi đến vay vốn tại ngân hàng.

4.3.4.3. Theo ngành kinh tế:

Bảng 4.16: Nợ xấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010):

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

Nông, lâm nghiệp 0,00 0,00 0,00 0,00 - 0,00 -

Thủy sản 0,00 0,00 4,00 0,00 - 4,00 -

Xây dựng 0,00 0,00 0,00 0,00 - 0,00 -

CN sản xuất và chế biến 0,00 0,00 0,00 0,00 - 0,00 -

Thương mại, dịch vụ 0,00 2,04 5,50 2,04 - 3,46 169,61

Khác 0,00 0,00 0,00 0,00 - 0,00 -

Tổng cộng 0,00 2,04 9,50 2,04 - 7,46 365,69

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009, ngày 15/01/2009, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định hướng hoạt động năm 2010, ngày 10/01/2010, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.

Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010, ngày 23/02/2011, Phòng Tín dụng, NHNo – Chi nhánh An Giang.)

0,00 0,00 0,000,00

2,04

9,50

0,00 0,00 0,000,00 0,00 0,000,00 0,00 0,00

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

0,00

2,00

4,00

6,00

8,00

10,00

Công ty cổ phần Công ty TNHH Doanh nghiệp tư nhânDoanh nghiệp nhà nước Hợp tác xã

Page 72: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 60

Biểu đồ 4.18: Nợ xấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế (2008-2010)

Qua biểu đồ trên ta thấy nợ xấu doanh nghiệp không phát sinh trong năm 2008. Đến năm 2009, nợ xấu doanh nghiệp đã phát sinh 2,04 tỷ đồng và đều tập trung ở ngành thương mại, dịch vụ. Sang năm 2010, nợ xấu thương mại, dịch vụ lại tăng thêm 3,46 tỷ đồng và đạt 5,50 tỷ đồng. Sở dĩ nợ xấu phát sinh ở ngành thương mại, dịch vụ là do hàng hóa tồn kho, không tiêu thụ được, vốn bị ứ đọng; bên cạnh đó, các doanh nghiệp này lại bị chiếm dụng vốn từ các khách hàng của mình khi bán hàng theo dạng ký gửi, gối đầu.

Năm 2010, nợ xấu phát sinh ở ngành thủy sản 4,00 tỷ đồng. Sở dĩ thế do doanh nghiệp gặp khó khăn về giá cá tiêu thụ thấp hơn giá thành, một số công ty TNHH đã gặp khó khăn trong thanh toán nợ khiến nợ xấu phát sinh.

Tóm lại, mặc dù rất cố gắng trong công tác thu hồi nợ nhưng do những biến động ở tầm vĩ mô, hợp cùng sự thiếu ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng đã khiến nợ xấu phát sinh trong năm 2009,2010, cụ thể ở các công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và thủy sản. Vì vậy, ngân hàng cần có biện pháp giảm thấp nợ xấu này đến mức có thể được để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu chỉ thuần túy dựa vào nợ xấu thì chưa thể kết luận đúng đắn về hiệu quả tín dụng mà còn cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu khác mới có thể đánh giá xác thực.

4.4. Đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang:

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập này mang lại nhiều thời cơ cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Thị trường tài chính nói chung, các trung gian tài chính nói riêng bên cạnh những thuận lợi cũng gặp không ít những khó khăn. Hoạt động của các TCTD ngày càng phát triển, tạo sự

0,00

0,00

0,00

0,00

2,04

5,50

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

4,00

0,00

0,00

0,00

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00

Nông, lâm nghiệp Thủy sản Xây dựng

CN sản xuất và chế biến Thương mại, dịch vụ Khác

Page 73: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 61

cạnh tranh gay gắt trên từng địa bàn. Để có thể hoạt động tốt và nâng cao vị thế của mình trên thị trường, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải thường xuyên đánh giá hoạt động kinh doanh của mình; đề ra phương hướng hoạt động linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh bên trong và sự thay đổi bên ngoài. Riêng trong lĩnh vực tín dụng, chất lượng tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì thế muốn quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao thì phải chú trọng đến chất lượng tín dụng.

Qua việc phân tích chi tiết doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu doanh nghiệp, chúng ta đã thấy được khá rõ nét công tác tín dụng đối với khách hàng này trong ba năm qua. Tuy nhiên, việc phân tích ấy chưa cho thấy được hiệu quả mà chủ yếu chỉ phản ánh thực trạng cũng như phần nào xu hướng hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế này. Chính vì thế, cần phải xem xét một số chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa các tiêu chí nói trên; thêm vào đó, cũng cần đánh giá một cách toàn diện thông qua việc so sánh các chỉ tiêu này với chỉ tiêu chung của ngân hàng. Từ đó chúng ta mới có thể đưa ra những nhận định khách quan hơn về chất lượng và hiệu quả tín dụng trong cho vay doanh nghiệp.

Dưới đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang qua ba năm 2008-2010:

Page 74: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 62

Bảng 4.17: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

Khoản mục

ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh nghiệp Toàn chi nhánh Doanh nghiệp Toàn chi nhánh Doanh nghiệp Toàn chi nhánh

Vốn huy động (1) tỷ đồng 2.910,00 2.910,00 3.047,00 3.047,00 3.689,00 3.689,00

Doanh số cho vay (2) tỷ đồng 2.613,01 9.347,00 2.882,63 10.989,00 3.970,48 11.168,00

Doanh số thu nợ (3) tỷ đồng 2.440,01 8.493,00 2.549,01 9.926,00 3.301,03 10.190,00

Dư nợ (4) tỷ đồng 759,91 4.559,00 1.180,71 5.628,00 1.471,49 6.606,00

Dư nợ bình quân (5) tỷ đồng 617,65 4.131,86 970,31 5.093,5 1.326,10 6.117,00

Nợ xấu (6) tỷ đồng 0,00 35,80 2,04 38,70 9,50 66,11

Dư nợ trên vốn huy động (7)=(4)/(1) % 26,11 156,57 38,75 184,71 39,89 179,07

Hệ số thu nợ (8)=(3)/(2) % 93,38 90,86 88,43 90,33 83,14 91,24

Vòng quay vốn tín dụng (9)=(3)/(5) vòng 3,95 2,06 2,63 1,95 2,49 1,67

Tỷ lệ nợ xấu (10)=(6)/(4) % 0,00 0,79 0,17 0,69 0,65 1,00

Page 75: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 63

Ta sẽ đi vào phân tích cụ thể từng chỉ tiêu trên qua phần trình bày dưới đây:

4.4.1. Phân tích dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động:

Biểu đồ 4.19: Dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động (2008-2010)

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tự đáp ứng nhu cầu cho vay bằng nguồn vốn huy động của ngân hàng; nói cách khác, nó giúp đánh giá tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt, vì nếu quá cao thể hiện công tác huy động vốn chưa tốt, nhưng nếu quá thấp chứng tỏ việc sử dụng vốn huy động chưa hiệu quả, còn tình trạng thừa vốn.

Qua các năm chỉ tiêu này đều tăng dần, nhưng tỷ lệ này còn rất thấp so với tỷ lệ chung của ngân hàng. Cụ thể, năm 2008, dư nợ trên vốn huy động của cho vay doanh nghiệp là 26,11%, trong khi chỉ tiêu này của ngân hàng là 156,57%. Điều đó có nghĩa là bình quân cứ 156,57 đồng dư nợ của ngân hảng, trong đó có 26,11 đồng dư nợ doanh nghiệp, thì có 100 đồng vốn huy động tại địa phương tham gia. Sang năm 2009, với các biện pháp kích cầu của chính phủ trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất 4%/năm đã khiến dư nợ ngân hàng tăng lên, do tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng vốn huy động đã làm tỷ lệ này tăng lên cao hơn năm 2008. Đến năm 2010, với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp là 24,63%, trong khi, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chỉ 21,07%, điều này đã khiến tỷ lệ dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động giảm xuống còn 39,89%, giảm 1,14% so với tỷ số này năm trước. Thực trạng này đòi hỏi ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa trong thời gian tới nhằm thu hút được tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, góp phần đưa hoạt động cho vay doanh nghiệp đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

4.4.2. Phân tích hệ số thu nợ:

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Nó nói lên hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của đội ngũ cán bộ tín dụng, đồng thời nó cũng phản ánh ý thức và khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này có ý nghĩa đặc biệt do nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là đi vay trong dân cư, vì thế nếu

26,1138,75 39,89

156,57

184,71 179,07

0

30

60

90

120

150

180

210

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

%

Doanh nghiệp Toàn chi nhánh

Page 76: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 64

thu hồi nợ không tốt sẽ làm tăng mức độ rủi ro mất vốn. Từ đó sẽ làm giảm độ an toàn, tín nhiệm với khách hàng; nghiêm trọng hơn là ngân hàng sẽ có thể đánh mất khả năng hoàn trả vốn cho người gửi và lâm vào tình trạng phá sản.

Biểu đồ 4.20: Hệ số thu nợ (2008-2010)

Qua biều đồ trên ta thấy hệ số thu nợ trong cho vay doanh nghiệp là khá cao (trên 80%) nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2008, hệ số này là 93,38%, trong khi tất cả các thành phần kinh tế của toàn chi nhánh chỉ là 90,86%. Nhưng đến năm 2009, tình hình có nhiều thay đổi, hệ số này đều giảm ở cả cho vay doanh nghiệp lẫn toàn chi nhánh; tuy nhiên hệ số thu nợ của toàn chi nhánh chỉ giảm nhẹ xuống còn 90,33%, trong khi cho vay doanh nghiệp giảm xuống còn 88,43% (tức giảm 4,95%). Sang năm 2010, trong khi hệ số này của toàn chi nhánh có xu hướng tăng lên 91,24% thì cho vay doanh nghiệp lại tiếp tục giảm xuống còn 83,14% (tức giảm 5,29%). Nguyên nhân của sự sụt giảm là do trong năm 2009, 2010, một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh nên ngân hàng không thu hồi nợ đúng hạn được.

Để đạt hệ số thu nợ cao và ổn định, ngân hàng cần duy trì sự tăng trưởng cân đối giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Ngoài ra, cần phải xem xét đến thời điểm giải ngân tín dụng, nếu tập trung giải ngân vào quý IV hoặc những tháng cuối năm sẽ làm hệ số này giảm.

Như vậy, nếu so sánh với toàn chi nhánh thì hệ số thu nợ của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng thấp. Do đó trong thời gian tới để hoạt động cho vay doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, đòi hỏi bộ phận tín dụng cần tăng cường công tác tổ chức, theo dõi việc quản lý, thu hồi nợ, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng để không ngừng nâng cao hệ số thu nợ, đảm bảo an toàn vốn.

93,38

88,43

83,14

90,8690,33

91,24

80

82

84

86

88

90

92

94

96

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

%

Doanh nghiệp Toàn chi nhánh

Page 77: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 65

4.4.3. Phân tích vòng quay vốn tín dụng:

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó cho thấy vốn tín dụng xoay vòng nhanh, ngân hàng cho vay nhiều hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

Biểu đồ 4.21: Vòng quay vốn tín dụng (2008-2010)

Các năm qua, vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp và toàn chi nhánh đều có khuynh hướng giảm dần. Chẳng hạn năm 2008 chỉ tiêu này ở cho vay doanh nghiệp 3,95 vòng, sang năm 2009 còn 2,63 vòng và đến năm 2010 giảm nhẹ còn 2,49 vòng. Vòng quay vốn tín dụng của toàn chi nhánh qua ba năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 2,06 vòng, 1,95 vòng và 1,67 vòng. Điều này cho ta thấy, tuy có khuynh hướng giảm qua các năm nhưng vòng quay vốn tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vẫn đạt mức cao và cao hơn vòng quay vốn tín dụng chung của toàn chi nhánh. Do những năm qua, ngân hàng ngày càng mở rộng cho vay nên dư nợ bình quân ngày càng tăng; bên cạnh đó, cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác, NHNo – Chi nhánh An Giang tập trung đầu tư vào thể loại cho vay ngắn hạn mà đặc điểm của nó là có vòng quay vốn nhanh, khoản vay nói chung được thu hồi trong năm, từ đó làm cho vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp đạt mức cao. Tuy nhiên, do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, tốc độ tăng thu nợ doanh nghiệp có phần chậm lại và thấp hơn dư nợ bình quân nên làm vòng quay vốn tín dụng giảm nhẹ xuống từ 2,63 vòng (năm 2009) còn 2,49 vòng (năm 2010). Để khắc phục tình trạng này và nâng cao hơn nữa số vòng quay vốn đòi hỏi ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đến công tác thu hồi nợ để kịp thời phát hiện và xử lý các khoản nợ có nguy cơ quá hạn hoặc việc thu hồi gặp khó khăn.

4.4.4. Phân tích tỷ lệ nợ xấu:

Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tập trung nhất về hiệu quả tín dụng cũng như đo lường rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu này càng thấp, chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

3,95

2,63 2,49

2,061,95

1,67

1

1,5

2

2,5

3

3,5

4

4,5

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Vòng

Doanh nghiệp Toàn chi nhánh

Page 78: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 66

Biểu đồ 4.22: Tỷ lệ nợ xấu (2008-2010)

Mục tiêu đã đề ra trong định hướng hoạt động tín dụng năm 2009, 2010 của NHNo – Chi nhánh An Giang là tỷ nợ xấu doanh nghiệp phải dưới 1%. So với mục tiêu này, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp qua ba năm 2008, 2009, 2010 luôn đạt và thấp hơn chỉ tiêu đã đề ra; đặc biệt là không phát sinh nợ xấu trong năm 2008. Ba năm qua, dư nợ cho vay doanh nghiệp không ngừng tăng lên, nợ xấu tuy có tăng nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 0%, 0,17%, 0,65%. Tuy có tăng lên nhưng nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp luôn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ này của toàn chi nhánh, cho thấy rủi ro với loại hình cho vay doanh nghiệp luôn thấp hơn nhiều so với cho vay ở thành phần kinh tế khác. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả tích cực, rủi ro tín dụng mặc dù còn tiềm ẩn nhưng trong khả năng kiểm soát của ngân hàng. Tuy nhiên, không vì thế mà ngân hàng chủ quan trong việc quản lý nợ xấu, bởi lẽ qua các năm chỉ tiêu này có xu hướng gia tăng, nếu không được quản lý tốt thì rủi ro sẽ có khả năng tăng cao và vượt ra ngoài sự kiểm soát của ngân hàng.

Một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại ngân hàng:

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

+ Trong quá trình thẩm định đôi khi cán bộ tín dụng còn chưa sâu sát, còn chủ quan như: một số cán bộ còn áp dụng hồ sơ cho vay cũ theo quyết định 72; hồ sơ đảm bảo tiền vay thiếu tính pháp lý; quy trình quản lý món vay còn thiếu nghiêm túc, nhất là khâu kiểm tra sử dụng vốn vay (kiểm tra qua loa, chiếu lệ, chung chung, không rõ ràng).

+ Việc điều hành công tác tín dụng ở nhiều chi nhánh chưa sâu sát trong việc giao chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu hồi nợ xấu.

+ Một số chi nhánh định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi chưa đúng quy định (định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi để đề phòng chương trình IPCAS chuyển nợ quá hạn) đối với loại cho vay ngắn hạn ở lĩnh vực kinh doanh, có thu nhập thường xuyên… Do đó nếu không định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi phù hợp với chu kỳ SXKD thì nợ xấu sẽ phát sinh.

0,00

0,17

0,65

0,79

0,69

1,00

0,00

0,20

0,40

0,60

0,80

1,00

1,20

1,40

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

%

Doanh nghiệp Toàn chi nhánh

Page 79: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 67

- Nguyên nhân từ phía khách hàng: đa số doanh nghiệp vay vốn đều có quy mô nhỏ và vừa nên một bộ phận trong số này một phần do trình độ, một phần còn xem nhẹ công tác quản lý làm thất thoát tài sản, kinh doanh không hiệu quả dẫn đến tình trạng nợ xấu.

- Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan khác như: giá dầu thô tăng giảm bất thường, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp, tình hình tiêu thụ cá tra, cá ba sa, lương thực tồn đọng không bán được… làm thu nhập của các doanh nghiệp không ổn định nên không thanh toán được nợ đúng hạn cho ngân hàng.

4.5. Kết quả đạt được và hạn chế trong cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang:

4.5.1. Kết quả đạt được:

Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu của tỉnh, NHNo – Chi nhánh An Giang đã và đang không ngừng nỗ lực hết mình trong công tác cấp tín dụng nói chung, cho vay doanh nghiệp nói riêng, và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.

- Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Nghị quyết của Hội đồng quản trị NHNo; Ban Giám đốc NHNo – Chi nhánh An Giang đã kịp thời triển khai đến các cán bộ tín dụng trong toàn chi nhánh để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác này; trong đó việc tăng trưởng tín dụng phải trên cơ sở thực hiện “tín dụng có chọn lọc” cả về khách hàng lẫn đối tượng đầu tư, thể loại tín dụng. Từ đó ngân hàng đã chủ động ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là thực hiện tốt sự chỉ đạo của cấp trên trong cho vay thu mua lương thực, cá tra, cá basa; đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cho ưu đãi xuất khẩu…

- Về công tác chỉ đạo, điều hành, ngân hàng luôn bám sát định hướng, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, đồng thời dự đoán đúng tình hình nên đã tận dụng được thời cơ trong cho vay nói chung, cho vay doanh nghiệp nói riêng, nắm bắt kịp thời diễn biến lãi suất, biện pháp ưu đãi của các TCTD khác để từ đó có chỉ đạo đúng lúc, có hiệu quả.

- Để khắc phục rủi ro lãi suất, các chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Giám đốc NHNo tỉnh, từ đó lãi suất cho vay được điều chỉnh kịp thời (cả năm 2010 đã điều chỉnh tăng, giảm lãi suất cho vay 19 lần). Trên cơ sở đó đã thu hút và giữ chân được các khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng.

- Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngay từ đầu, các chi nhánh đã xem khâu thẩm định phương án sản xuất kinh doanh (kiểm tra trước), cùng với việc thường xuyên kiểm tra trong và sau khi cho vay là điều kiện hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh rủi ro do chủ quan. Xuất phát từ quá trình trên, NHNo – Chi nhánh An Giang đã đánh giá kịp thời, đầy đủ, chính xác công tác tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng để chủ động quản trị rủi ro, bố trí lại cán bộ tín dụng…

- Từ khi áp dụng đến nay, chương trình IPCAS đã phát huy được hiệu quả, giúp cán bộ tín dụng xử lý nhanh hơn các thủ tục trong quy trình tín dụng nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, hầu hết các giấy tờ, biểu mẫu đều được in sẵn, không phải viết tay nhằm đơn giản cho khách hàng khi thực hiện thủ tục vay vốn.

- Công tác thi đua trong hoạt động tín dụng được tổ chức thường xuyên, sáng tạo, có trọng tâm nên hoạt động này ngày càng đi vào chiều sâu. Từ đó khiến cán bộ tín

Page 80: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 68

dụng tại ngân hàng luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ.

4.5.2. Hạn chế:

Bên cạnh các thành tích trên, hoạt động cho vay doanh nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tuy có đạt yêu cầu, tỷ lệ nợ xấu có thấp so với chỉ tiêu đã đặt ra, song chất lượng tín dụng ở một vài chi nhánh trực thuộc cải thiện còn chậm.

- Một số chi nhánh không sử dụng hết chỉ tiêu dư nợ trung, dài hạn trong khi nền kinh tế rất cần, do vậy “buộc” NHNo – Chi nhánh An Giang phải trình lên Trung ương chuyển sang vốn ngắn hạn để cho vay.

- Trình độ cán bộ tín dụng đã được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều bất cập, khả năng thẩm định món vay lớn của cán bộ tín dụng chưa cao, một bộ phận lại thiếu nghiên cứu các văn bản, chế độ của Ngành dẫn đến thiếu nhanh nhạy trong xử lý tình huống ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng và sức cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn.

- Các doanh nghiệp vay vốn hoạt động trên nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau, có những ngành nghề cán bộ tín dụng chưa thật sự am hiểu nên ít nhiều gây khó khăn trong việc thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, để xác định khả năng tài chính của khách hàng là doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nếu báo cáo này thiếu trung thực thì sẽ đưa đến nhận xét sai lệch so với thực tế.

.- Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, nhưng tài sản bảo đảm thông thường không đầy đủ về giấy tờ quyền sở hữu, báo cáo tài chính không kịp thời, chính xác, hệ thống thông tin cập nhật không thường xuyên, do đó hạn chế khả năng đánh giá doanh nghiệp của cán bộ tín dụng để mạnh dạn đề xuất cho vay.

- Một số doanh nghiệp tuy có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, nhưng khi đi vào thực hiện thì do những biến động bất lợi, không lường trước của nền kinh tế khiến cho hiệu quả mang lại không cao.

- Tiềm năng kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản nhưng nguyên liệu “đầu vào” cao và “đầu ra” không ổn định, bấp bênh.

4.6. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang:

4.6.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn:

Để hoạt động tín dụng được thực hiện có hiệu quả thì công tác huy động vốn phải được chú trọng đầu tư đúng mức nhằm góp phần tạo nguồn vốn ổn định khi cho vay.

- Chủ động thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động (khi NHNo cho phép), các kỳ hạn, phương thức trả lãi. Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất, hình thức khuyến mãi phù hợp với từng đối tượng khách hàng, trong từng thời điểm nhằm tăng trưởng vốn huy động.

- Bên cạnh việc quan tâm đẩy mạnh huy động tiền gửi dân cư, tiền gửi các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp; ngân hàng cần chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện việc huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, thông qua việc vận động mở tài khoản tiền gửi thanh toán nhằm tạo một bước chuyển biến về chất đối

Page 81: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 69

với loại hình này. Để làm được điều này phải gắn huy động vốn với tín dụng, giao chỉ tiêu cụ thể cho đội ngũ cán bộ tín dụng trong việc huy động vốn đối với các tổ chức kinh tế, đánh giá cán bộ tín dụng ở cả hai mặt: cấp tín dụng và huy động vốn.

- Kết hợp thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất kèm với các biện pháp khác đối với khách hàng gửi tiền có số lượng lớn, thời hạn gửi lâu dài để giữ chân khách hàng này; đồng thời chú trọng đẩy mạnh huy động vốn nhàn rỗi ở nông thôn bằng nhiều biện pháp khuyến mãi, cụ thể: gửi tiền một lần nhưng được ba sự ưu đãi như: tặng hiện vật ngay lúc gửi, quay số trúng thưởng hàng tháng, và được quay số trúng thưởng vào cuối kỳ.

- Chủ động nắm bắt các khoản tiền lớn trước khi đáo hạn để đến tận nhà của khách hàng vận động, thuyết phục họ tiếp tục gửi tiền tại ngân hàng.

4.6.2. Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay doanh nghiệp:

4.6.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng doanh nghiệp linh hoạt, phù hợp:

Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến mở rộng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã được hoạch định của ngân hàng thương mại đó và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, việc xây dựng một chính sách tín dụng là nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của chi nhánh, đồng thời hình thành cơ chế để bảo đảm nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một chính sách tín dụng cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận liên quan tại chi nhánh dưới hình thức văn bản cụ thể.

Do nền kinh tế luôn biến động đòi hỏi ngân hàng cần có chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, như: lãi suất cho vay phải phù hợp với biến động thị trường và có tính cạnh tranh với các ngân hàng khác nhằm duy trì thị phần hiện có và phát triển thêm thị phần mới trên địa bàn; duy trì các khoản dự phòng hợp lý để đối phó với rủi ro. Hơn lúc nào hết, ngân hàng cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả “tín dụng có chọn lọc” (đối tượng cho vay, khách hàng vay, thể loại cho vay) nhằm chủ động trong cạnh tranh, trong bố trí vốn và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong tín dụng.

- Nhằm tạo sự cân bằng và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp, chi nhánh không chỉ tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn cần quan tâm thu hút những công ty lớn để giúp nâng cao doanh số, dư nợ lên cao hơn.

- Nên mở rộng hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay nhằm tháo gỡ những khó khăn về tài chính đối với doanh nghiệp lớn muốn thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại nhằm tạo quy mô lớn hơn.

- Ngân hàng nên đầu tư tín dụng theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung cho các chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương, những dự án, phương án có hiệu quả; ưu tiên bố trí vốn cho khu vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến, xuất khẩu lương thực, thủy sản (nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu).

4.6.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Nguồn lực con người là một tài nguyên vô cùng quý giá bởi vì con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của một tổ chức. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các TCTD thì nguồn nhân lực có tri thức ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong mọi lĩnh vực, là yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng.

Page 82: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 70

Nếu có được nguồn nhân lực tốt sẽ tạo nên một sức mạnh nội tại to lớn để phát triển lâu dài, bền vững.

- Định kỳ, ngân hàng nên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, những lớp tập huấn về nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp, về thẩm định, quản lý các món vay lớn, chia sẻ về kinh nghiệm, xử lý tình huống…, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng ở chi nhánh loại 3, phòng giao dịch nhằm giúp trình độ cán bộ tăng lên một cách đồng đều, có chất lượng cao.

- Khuyến khích cán bộ tín dụng quan tâm theo dõi tin tức liên quan đến công việc trên báo, đài, internet và quan trọng hơn là khảo sát thực tế lĩnh vực hoạt động. Cần có kế hoạch phối hợp với những đơn vị bên ngoài để có các chuyến tham quan những nhà máy sản xuất lớn, khu công nghiệp, quy trình sản xuất mới để tạo thêm kinh nghiệm, hiểu biết.

- Ngân hàng nên giao chỉ tiêu thi đua hàng tháng cho từng cán bộ tín dụng để trên cơ sở đó có sự phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Qua thi đua tiến hành tổng kết và khen thưởng kịp thời.

- Ngân hàng cũng cần có kế hoạch xây dựng văn hóa công sở theo 10 chữ “vàng” - Văn hóa Agribank là “Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu quả” với những quy định cụ thể phù hơp với điều kiện chi nhánh để từng cán bộ cố gắng phấn đấu hoàn thiện mình.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc tham quan, du lịch vào các dịp lễ, tết cho nhân viên tín dụng để họ được nghỉ ngơi thư giản, thoải mái tinh thần, tăng cường đoàn kết nội bộ, từ đó năng suất làm việc sẽ tốt hơn.

- Nghiên cứu, xem xét lại việc bố trí cán bộ tín dụng (theo địa giới hành chính, theo loại hình doanh nghiệp, theo món lớn, món nhỏ…) để chọn lấy một phương thức bố trí cho phù hợp với thực tế tại từng chi nhánh để vừa tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả thiết thực.

- Cần thường xuyên và định kỳ tổ chức các buổi giáo dục tư tưởng về đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng để từng cán bộ tín dụng phải luôn nhận thức rằng nếu không có cái “tâm” trong sáng sẽ gây nên hậu quả rất nghiêm trọng cả về tài sản lẫn niềm tin, uy tín của từng chi nhánh và toàn chi nhánh NHNo. Kiên quyết xử lý ngay, thậm chí loại khỏi tổ chức những cán bộ viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, vòi vĩnh khách hàng.

- Duy trì hàng năm và đưa vào nề nếp “Hội thi cán bộ tín dụng giỏi”, từ chi nhánh loại 3 đến Hội sở NHNo tỉnh:

+ Cần mở rộng đối tượng tham gia là tất cả cán bộ tín dụng chứ không chỉ là đại diện cho đội ngũ này ở từng chi nhánh để từ đó kích thích tinh thần tự nổ lực phấn đấu vươn lên của từng cán bộ, tránh để một bộ phận cán bộ tự thấy năng lực mình không cao thì chắc chắn sẽ không được đại diện tham gia, từ đó họ sẽ buông xuôi hoặc làm việc cầm chừng.

+ Hình thức đánh giá thi nên xét cả một quá trình phấn đấu trong một giai đoạn chứ không nên gói gọn trong kết quả một bài thi.

Page 83: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 71

+ Đề bài thi nên có một phần giải quyết tình huống mang tính thực tế để từ đó Ban tổ chức có thể đánh giá được năng lực cũng như cách ứng phó của cán bộ tín dụng để có hướng đào tạo sau này.

4.6.2.3. Công tác thẩm định tín dụng và giám sát khách hàng:

Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong quy trình cho vay, thẩm định tốt sẽ nâng cao được chất lượng các khoản cho vay, hạn chế được nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng vững chắc. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay cũng không kém phần quan trọng. Do đó cần thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay cho đến khi tất toán hợp đồng tín dụng.

- Cán bộ tín dụng cần thường xuyên khai thác sử dụng một cách có hiệu quả nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN để phục vụ công tác tín dụng, đặc biệt là cần xem xét kỹ thông tin về các khách hàng mới đặt quan hệ tín dụng lần đầu.

- Trong cho vay doanh nghiệp, cán bộ tín dụng cần nghiên cứu kỹ Điều lệ của công ty và lưu lại bản sao nhằm tránh những trường hợp hợp đồng bị vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ khi ngân hàng vi phạm Điều lệ trong quá trình cho vay khiến ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được nợ. Nếu Điều lệ của công ty có thay đổi thì cán bộ tín dụng phải cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác.

- Thủ tục, hồ sơ vay vốn phải được thực hiện chặt chẽ, rõ ràng, chính xác; phòng khi trường hợp xấu nhất xảy ra phải thanh lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thì không gặp khó khăn, trở ngại, nhất là về mặt pháp lý.

- Khi thẩm định, cần quan tâm nhiều hơn đến việc nhận xét, đánh giá về uy tín, năng lực quản lý của chủ dự án, thiện chí trả nợ của người vay, đặc biệt là những khoản vay lớn, các khách hàng mới giao dịch lần đầu.

- Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, qua đó nắm rõ năng lực tài chính, tình hình hoạt động, … nhằm hạn chế sai sót, giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng.

- Cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi tài sản bảo đảm nợ, nhất là giá trị thực của tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài sản thế chấp, cầm cố bị giảm không còn đủ khả năng bảo đảm cho khoản vay thì lập tức đề nghị khách hàng bổ sung tài sản khác.

- Khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có nguy cơ làm ăn thua lỗ, cán bộ tín dụng nên khéo léo giảm dần dư nợ và kiên quyết thu hồi vốn trước hạn.

4.6.2.4. Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng:

Xây dựng một phong cách giao dịch thật tốt, thật ấn tượng để tạo niềm tin, dấu ấn tốt đẹp nơi khách hàng là điều cực kỳ quan trọng đối với ngân hàng.Vì thế các cán bộ tín dụng nói riêng, cán bộ nhân viên ngân hàng nói chung cần phải tự rèn luyện bản thân mình, tự xây dựng cho mình một kỹ năng giao tiếp thật tốt để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Mỗi cán bộ tín dụng cần có cách phục vụ tốt, nhanh chóng, luôn niềm nở, nhã nhặn, thân thiện, nhiệt tình hướng dẫn và chia sẽ cùng khách hàng. Ban lãnh đạo cũng cần có phương pháp theo dõi để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những cán bộ có thái độ giao tiếp không tốt, thiếu tế nhị nhằm mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Page 84: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 72

- Một bộ phận khách hàng doanh nghiệp có trình độ chưa cao nên cán bộ tín dụng cần giải thích một cách đơn giản nhưng phải cụ thể, rõ ràng và chính xác về các điều khoản trong hợp đồng, những quy định và thay đổi trong chính sách tín dụng, nhất là lãi suất và cách tính, thu lãi trong quá trình vay vốn nhằm tránh gây mâu thuẫn, xung đột về sau do sự hạn chế hiểu biết của khách hàng gây ra.

- Trên cơ sở phân loại khách hàng, ngân hàng nên có chính sách cấp “Giấy chứng nhận khách hàng thân chủ” để từ đó có cơ sở áp dụng các biện pháp ưu đãi về lãi suất, về hồ sơ vay vốn, đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn để động viên, khuyến khích và có thể cho vay một phần không bảo đảm bằng tài sản. Đây cũng là động lực thúc đẩy các khách hàng khác trở thành khách hàng tốt. Bên cạnh đó, cần có sự ưu tiên phục vụ trước đối với các khách hàng này, đảm bảo mọi giao dịch với ngân hàng luôn nhanh chóng, chính xác. Việc rút ngắn thời gian giao dịch đến mức thấp nhất là điều mà các khách hàng rất quan tâm, điều này giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức của cả ngân hàng và khách hàng, đồng thời công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

- Ban lãnh đạo cần thường xuyên thăm hỏi khách hàng, quan tâm đến đời sống cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Qua đó vừa tìm hiểu thêm về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, vừa tìm kiếm khách hàng mới thông qua sự giới thiệu của khách hàng này.

- Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngân hàng nên chủ động tìm đến khách hàng. Nên tăng cường công tác tiếp thị trực tiếp đến các doanh nghiệp tiềm năng, tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu của họ… nhằm thu hút nhiều hơn số lượng doanh nghiệp đến giao dịch với ngân hàng cũng như giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp một cách kịp thời.

- Định kỳ có kế hoạch tổ chức các buổi hội thảo với doanh nghiệp, qua đó vừa tri ân đến những khách hàng đã gắn bó lâu dài với chi nhánh, vừa tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng vay vốn của họ, vừa đánh giá được mức độ hài lòng của họ trong thời gian qua để từ đó đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới tốt hơn, phù hợp hơn.

4.6.2.5. Công tác thu hồi nợ:

Thu hồi nợ là công tác quan trọng đối với ngân hàng vì có thu hồi nợ tốt thì nợ quá hạn, nợ xấu mới được hạn chế tối đa, chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao hơn.

- Tăng cường công tác theo dõi nợ đến hạn của khách hàng để chủ động nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Sớm phát hiện những dấu hiệu khoản vay có vấn đề để hành động kịp thời và hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn, nợ xấu.

- Thường xuyên đánh giá rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế, địa giới hành chính, thể loại cho vay… để chủ động ngăn chặn rủi ro, bảo đảm thu hồi được vốn vay.

- Ngân hàng cần có sự kết hợp với các công ty bảo hiểm để giới thiệu cho khách hàng mua bảo hiểm đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản… nhằm giúp các doanh nghiệp đỡ thiệt hại khi gặp sự cố, đảm bảo công tác thu nợ đúng hạn.

- Xử lý những khoản nợ quá hạn một cách thận trọng:

+ Phân tích các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, căn cứ vào việc kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và điều tra tình hình thực tế toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của

Page 85: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 73

khách hàng để xác định nguyên nhân khách quan hay chủ quan từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.

+ Xác định nguồn tài chính của khách hàng sẽ thu hồi được khi xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, bao gồm cả những nguồn thu nhập khác mà người vay có thể dùng để trả nợ cho ngân hàng.

+ Khi đã xác định được nguyên nhân cần lựa chọn phương án xử lý cụ thể để đạt kết quả tối ưu: thu hồi được vốn và không mất khách hàng:

Đối với khách hàng quá hạn có tính chất tạm thời do đồng vốn chưa quay vòng kịp thì ngân hàng nên có chính sách gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Đối với khách hàng quá hạn do bị ảnh hưởng từ thiên tai, hỏa hoạn thì nên có kế hoạch xem xét khoanh nợ và cho vay tiếp để khách hàng phục hồi lại sản xuất và trả nợ cũ

Đối với khách hàng cố tình không trả nợ thì kiên quyết xử lý, thậm chí phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan pháp luật đẩy mạnh việc thu hồi nợ nếu xét thấy cần thiết.

- Cần xử lý kiên quyết và có hiệu quả nợ khê đọng, khó đòi, nợ xử lý rủi ro. Phải có biện pháp xử lý cụ thể từng món nợ, từng khách hàng, tránh xử lý chung chung. Cần giao chỉ tiêu thu nợ này một cách cụ thể để tăng tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng.

4.6.2.6. Các giải pháp khác:

- Ngân hàng cần giao cụ thể một bộ phận cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, rà soát lại, loại bỏ những văn bản không còn hiệu lực thi hành; cập nhật các văn bản mới sắp có hiệu lực để phổ biến lại cho cán bộ tín dụng biết và chấp hành, tránh tình trạng nhầm lẫn, sai phạm.

- Trong dài hạn, ngân hàng cần xem xét thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo tình hình kinh tế vĩ mô. Bộ phận này sẽ tiến hành thống kê, phân loại tin tức từ báo, đài, chính sách, văn bản pháp luật mới để phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng của các ngành, thành phần kinh tế, trên cơ sở đó ngân hàng có thể mở rộng hoặc thu hẹp nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn – hiệu quả – bền vững.

- Để giảm bớt gánh nặng cho cán bộ tín dụng, cần xem xét thành lập tổ thẩm định giá trị tài sản bảo đảm để từ đó có sự chuyên môn hóa trong công việc. Cán bộ tổ này sẽ chuyên sâu, am hiểu về các quy trình sản xuất, máy móc thiết bị, thị trường nhà đất để có thể đánh giá một cách khá chính xác các tài sản bảo đảm nợ.

- Cần có giải pháp mở rộng phòng Tín dụng tại Hội sở như xây dựng một phòng mới với diện tích lớn hơn hoặc bố trí thêm phòng để tạo sự thông thoáng, thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, vay vốn với ngân hàng.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban để giới thiệu thêm cho khách hàng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Từ đó phòng Tín dụng sẽ có được những khách mới thông qua sự giới thiệu của những khách hàng này.

- Cần đưa ra chính sách hợp lý nhằm tăng cường tính hợp tác giữa ngân hàng với cơ quan chính quyền tại địa phương nơi chi nhánh đóng trụ sở như: đối với người đại diện ở xã, ấp thì chi nhánh nên áp dụng trích một khoản tiền hoa hồng từ nguồn thu thực

Page 86: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 74

tế để thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ, Tết… nhằm kích thích họ tích cực và tận tình giúp đỡ cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ.

- NHNo – Chi nhánh An Giang nên có các hình thức liên kết giữa chi nhánh NHNo các tỉnh với nhau như: thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu, hội thảo giữa NHNo – Chi nhánh An Giang và chi nhánh NHNo tỉnh bạn để đề phòng các doanh nghiệp lừa đảo đến vay vốn gây tổn hại cho lợi ích ngân hàng.

- Quan tâm đầu tư phát triển công nghệ thông tin đối với hoạt động tín dụng như: nâng cấp chương trình mạng nội bộ, cải tiến phần mềm hỗ trợ soạn thảo hợp đồng nhanh chóng, chính xác, cần có kế hoạch xây dựng trang web của NHNo – Chi nhánh An Giang để giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng nói chung, sản phẩm tín dụng nói riêng. Từ đó thu hút được lượng khách hàng mới, nâng doanh số hoạt động kinh doanh lên.

Page 87: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 75

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:

Doanh nghiệp là đối tượng khách hàng có nhu cầu về vốn khá lớn, kể cả những doanh nghiệp nhỏ và vừa lẫn các doanh nghiệp lớn. Do đó, để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đến giao dịch với ngân hàng cần có sự quan tâm đặc biệt ở cả hai lĩnh vực: huy động vốn và cấp tín dụng. Thông qua hoạt động tín dụng, bên cạnh việc thu lãi từ cho vay, tín dụng doanh nghiệp còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng như: mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền, trả lương qua thẻ,… Vì thế, ba năm qua, với những nỗ lực, cố gắng của mình, NHNo – Chi nhánh An Giang đã đạt được những kết quả hết sức khả quan về hoạt động cho vay doanh nghiệp.

Qua phân tích cho thấy doanh số cho vay doanh nghiệp đã không ngừng tăng lên theo thời gian và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh. Phần lớn cho vay doanh nghiệp tập trung vào thể loại ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động cho họ nên doanh số cho vay thể loại này tăng mạnh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, cho vay doanh nghiệp trung, dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp, song cũng được ngân hàng chú ý đầu tư nên doanh số cho vay cũng tăng lên qua các năm. Trong các loại hình doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì công ty cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, các công ty này không ngừng tăng trưởng mạnh về doanh số cho vay và đa số hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, chế biến, thương mại, dịch vụ… Từ đó khiến doanh số cho vay theo ngành kinh tế tăng trưởng cao qua các năm ở những ngành này. Tuy nhiên, ở đây cần có sự lưu ý là cho vay ngành thủy sản có khuynh hướng giảm dần trong thời gian qua.

Song song với sự gia tăng doanh số cho vay là sự gia tăng doanh số thu nợ. Tuy doanh số thu nợ tăng liên tiếp qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng không theo kịp doanh số cho vay. Từ đó khiến tỷ trọng doanh số thu nợ doanh nghiệp trong tổng doanh số thu nợ có sự biến động tăng, giảm trong ba năm qua. Bên cạnh đó, do sự tác động của doanh số cho vay, thu nợ nên dư nợ doanh nghiệp cũng đã tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ toàn chi nhánh. Góp phần không nhỏ vào sự tăng lên của dư nợ này là dư nợ cho vay ngắn hạn, qua đó cho thấy trong thời gian qua chi nhánh đã tập trung cho vay ngắn hạn và duy trì tỷ trọng cho vay thể loại này cao và ổn định trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay doanh nghiệp cũng tập trung ở công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến, thương mại, dịch vụ,…

Nợ xấu cho vay doanh nghiệp đã phát sinh và tăng lên trong ba năm qua. Tuy chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ nhưng nợ xấu này cũng là vấn đề được ngân hàng đặc biệt quan tâm và tìm hướng khắc phục. Điều này cho thấy, công tác quản lý nợ tại ngân hàng nên ngày càng được nâng cao và đạt hiệu quả hơn nữa.

Nhìn chung, hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang đã và đang phát triển mạnh. Cùng với việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, đội ngũ cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao về chuyên môn, chính sách chăm sóc khách hàng ngày càng được hoàn thiện, do vậy việc phát triển hoạt động cho

Page 88: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 76

vay doanh nghiệp tại ngân hàng trong thời gian tới chắc chắn sẽ còn tiến xa hơn và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn.

5.2. Kiến nghị:

5.2.1. Đối với NHNN Việt Nam:

Đây là cơ quan quản lý cao nhất trong ngành ngân hàng, mọi chính sách điều hành của NHNN đều có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, với vai trò, chức năng của mình, NHNN Việt Nam cần thực hiện tốt các công việc sau:

- Xây dựng chính sách,quy chế, quy định cho hoạt động ngân hàng ngày càng chặt chẽ hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế theo cam kết trong lộ trình gia nhập WTO.

- Cần theo dõi và cảnh báo kịp thời những tín hiệu của thị trường, về lãi suất, lạm phát,… để từ đó có những chính sách điều chỉnh cụ thể, hợp lý, tránh làm tổn hại đến lợi ích của các ngân hàng.

- Củng cố hoạt động của Trung tâm thông tin khách hàng CIC để giúp các ngân hàng thương mại nắm bắt được tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro cho các TCTD.

5.2.2. Đối với NHNo:

- Các chính sách của NHNo nên dựa vào đặc điểm riêng có của từng vùng để kích thích các chi nhánh tận dụng tối đa nguồn lực địa phương hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực mang tính dài hạn thông qua hình thức đào tạo tập trung trong nước và nước ngoài.

- Trang bị bổ sung 01 xe ô tô chuyên dùng cho chi nhánh loại 3 Mỹ Luông (chi nhánh mới nâng cấp năm 2009), nhằm đảm bảo công tác điều chuyển an toàn theo đúng quy định của NHNN Việt Nam, NHNo.

5.2.3. Đối với UBND tỉnh An Giang:

- Với chức năng, nhiệm vụ của mình, UBND tỉnh nên có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho các TCTD trong tỉnh nói chung, NHNo – Chi nhánh An Giang nói riêng trong quá trình phổ biến kịp thời những chính sách mới, tăng cường khả năng thông tin thị trường,… để các ngân hàng hoạt động tốt thông qua đó tích cực hỗ trợ nền kinh tế phát triển bền vững theo định hướng chung của tỉnh.

- Trong thời buổi kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, UBND tỉnh cần có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp về giá, về “đầu ra” của sản phẩm,… tạo điều kiện cho họ làm ăn có hiệu quả, từ đó họ có niềm tin để đầu tư mở rộng sản xuất.

- Hiện nay, đối với những khoản vay có thế chấp, khách hàng phải làm hồ sơ với thời gian đăng ký giao dịch có bảo đảm dài và phải tập trung lại Sở/Phòng Tài nguyên môi trường làm phát sinh nhiều khoản chi phí, mất thời gian. Vì vậy, xin kiến nghị với UBND tỉnh có những giải pháp nhằm đơn giản hóa thủ tục như việc đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến qua hệ thống mạng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và sẽ không có sự nhầm lẫn.

- Do tài sản thế chấp cho các khoản vay có thể là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản nên các cơ quan chức năng cần nhanh chóng hoàn thành thủ tục và cấp giấy

Page 89: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 77

chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản để các doanh nghiệp có thể vay vốn kịp thời, tận dụng được thời cơ kinh doanh.

5.2.4. Đối với NHNN tỉnh An Giang:

- Nhằm hoàn thiện thông tin của khách hàng để phục vụ tốt cho nhu cầu thẩm định của cán bộ tín dụng, NHNN tỉnh An Giang cần tạo cơ chế thông thoáng cho cán bộ tín dụng dễ dàng tiếp cận hệ thống Thông tin tín dụng CIC của NHNN Việt Nam, cần có chính sách về phí truy cập hợp lý.

- Cần xây dựng hệ thống các báo cáo thống nhất để tiện cho NHNo – Chi nhánh An Giang theo dõi và thực hiện báo cáo kịp thời.

5.2.5. Đối với NHNo – Chi nhánh An Giang:

- Là đơn vị chịu trách nhiệm tối hậu tại địa phương đối với hoạt động của NHNo, NHNo – Chi nhánh An Giang nên có các biện pháp nhằm hỗ trợ các chi nhánh cấp 3, phòng giao dịch phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,…

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng.

- Cần xây dựng chính sách hợp lý nhằm tăng cường tính hợp tác giữa ngân hàng với cơ quan chính quyền tại địa phương nơi chi nhánh đóng trụ sở, những hình thức liên kết giữa chi nhánh NHNo các tỉnh với nhau nhằm hỗ trợ nhau cùng phát triển.

- Chi nhánh cần có kế hoạch xây dựng trang web của NHNo – Chi nhánh An Giang để giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng nói chung, sản phẩm tín dụng nói riêng. Từ đó thu hút được lượng khách hàng mới, nâng cao doanh số cho vay.

- Hội sở cần trang bị thêm máy photocopy đặt tại phòng Tín dụng nhằm tiết kiệm được thời gian cán bộ tín dụng phải đến phòng khác photocopy, từ đó giúp quá trình giải quyết hồ sơ cho khách hàng được nhanh chóng, không để khách hàng phải đợi lâu.

- Chi nhánh cần có giải pháp mở rộng phòng Tín dụng tại Hội sở như xây dựng một phòng mới với diện tích lớn hơn hoặc bố trí thêm phòng để tạo sự thông thoáng, thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, vay vốn với ngân hàng.

- Để có sự chuyên môn hóa trong công việc, giảm bớt gánh nặng cho cán bộ tín dụng, Hội sở cần xem xét thành lập tổ thẩm định giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng.

- NHNo – Chi nhánh An Giang cần có sự kết hợp với các công ty bảo hiểm để giới thiệu cho khách hàng mua bảo hiểm đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản… nhằm giúp các doanh nghiệp đỡ thiệt hại khi gặp sự cố, đảm bảo thu nợ đúng hạn đồng thời, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng qua hoa hồng được hưởng từ các công ty này.

5.2.6. Đối với các doanh nghiệp:

- Để tạo được uy tín nơi ngân hàng, doanh nghiệp cần phải luôn thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng như: đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, thanh toán nợ gốc và lãi theo đúng cam kết,…

- Nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định, xem xét, đề xuất cho vay, các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị: tài sản bảo đảm có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, hợp pháp, báo cáo tài chính kịp thời; hệ thống thông tin cập nhật thường xuyên…

Page 90: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO Công đoàn cơ sở NHNo – Chi nhánh An Giang. 31.12.2010. Báo cáo hoạt động công

đoàn cơ sở NHNo An Giang năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.

Cục Thống kê An Giang. 22.12.2009. Thông báo tình hình Kinh tế – xã hội năm 2009.

Cục Thống kê An Giang. 28.12.2010. Thông báo tình hình Kinh tế – xã hội năm 2010.

Dương Thị Bình Minh. 1999. Lý thuyết tài chính – tiền tệ. TP Hồ Chí Minh: NXB Giáo Dục.

Lê Xuân Huyên. 2010. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Tài chính doanh nghiệp. Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học An Giang.

Nguyễn Đăng Dờn. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Minh Kiều (Chủ biên) và Phan Chung Thủy, Nguyễn Thị Thùy Linh. 2006. Tiền tệ ngân hàng. TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê.

Nguyễn Thị Ngọc Diễm. 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương, chi nhánh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kế toán doanh nghiệp. Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học An Giang.

NHNo – Chi nhánh An Giang. Kỷ yếu NHNo – Chi nhánh An Giang. 2008. 20 năm hình thành và phát triển.

Phòng Kế hoạch tổng hợp. 09.01.2009. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009. NHNo – Chi nhánh An Giang.

Phòng Kế hoạch tổng hợp. 09.01.2010. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010. NHNo – Chi nhánh An Giang.

Phòng Kế hoạch tổng hợp. 07.01.2011. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011. NHNo – Chi nhánh An Giang.

Phòng Kế toán. 08.01.2011. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011. Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh An Giang.

Phòng Kế toán – Ngân quỹ. 08.01.2009. Báo cáo tổng kết chuyên đề Kế toán Ngân quỹ năm 2008. NHNo – Chi nhánh An Giang.

Phòng Kế toán – Ngân quỹ. 06.01.2010. Báo cáo tổng kết chuyên đề Kế toán Ngân quỹ năm 2009. NHNo – Chi nhánh An Giang.

Phòng Kế toán – Ngân quỹ. 04.01.2011. Báo cáo tổng kết chuyên đề Kế toán Ngân quỹ năm 2010. NHNo – Chi nhánh An Giang.

Phòng Kế toán và Quỹ. 04.01.2011. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011. Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh An Giang.

Phòng Kinh doanh. 10.02.2011. Báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011. Ngân hàng MHB – Chi nhánh An Giang.

Page 91: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 79

Phòng Tín dụng. 15.01.2009. Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2008, định hướng hoạt động năm 2009. NHNo – Chi nhánh An Giang.

Phòng Tín dụng. 10.01.2010. Báo cáo hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm 2009, định hướng hoạt động năm 2010. NHNo – Chi nhánh An Giang.

Phòng Tín dụng. 23.02.2011. Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010. NHNo – Chi nhánh An Giang.

Trương Ngọc Bích Trâm. 2010. Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHNo tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Tài chính doanh nghiệp. Khoa Kinh tế - QTKD, Đại học An Giang.

Một số trang web tham khảo:

Ban biên tập báo Đầu tư chứng khoán. 07.04.2011. Lợi nhuận ngân hàng: Kỳ vọng nguồn nào? [trực tuyến]. Báo Đầu tư chứng khoán. Đọc từ: http://wss.com.vn/Tintuc/Chitiettintuc/tabid/315/mid/512/ArticleID/74002/tid/327/dnnprintmode/true/Default.aspx?SkinSrc=%5BG%5DSkins%2F_default%2FNo+Skin&ContainerSrc=%5BG%5DContainers%2F_default%2FNo+Container (đọc ngày 15.02.2011).

Ban Biên Tập CafeF. 27.12.2010. 9 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng tài chính năm 2010. Báo CafeF [trực tuyến]. Đọc từ: http://cafef.vn/2010122611163697CA34/9-su-kien-noi-bat-nganh-ngan-hang-tai-chinh-nam-2010.chn (đọc ngày 15.02.2011).

Ban Biên Tập CafeF. 15.03.2010. Fitch nhìn lại ngành ngân hàng Việt Nam năm 2009 và dự báo cho năm 2010. Báo StockViet [trực tuyến]. Đọc từ: http://stockviet.com.vn/1396/fitch-nhin-li-nganh-ngan-hang-vit-nam-nm-2009-va-d-bao-cho-nm-2010 (đọc ngày 15.02.2011).

Minh Đức. 23.12.2009. 10 điểm nổi bật trong hoạt động ngân hàng năm 2009. VnEconomy [trực tuyến]. Đọc từ: http://cafef.vn/20091223071240710CA0/10-diem-noi-bat-trong-hoat-dong-ngan-hang-nam-2009.chn (đọc ngày 15.02.2011).

Nguyễn Thị Phi Phượng. 01.10.2010. An Giang trên đường hội nhập kinh tế quốc tế. Cổng thông tin điện tử An Giang [trực tuyến]. Đọc từ: http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwML_wBzA09_r0BnE18nIwNHM_2CbEdFAIy2rWE!/ (đọc ngày 15.02.2011).

Phòng Quản lý Xuất Nhập khẩu và Thị trường. 26.01.2010. Kinh tế biên giới, phát huy thế mạnh của An Giang. Sở Công Thương Tỉnh An Giang [trực tuyến]. Đọc từ: http://socongthuong.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN_XydzA0__MD8vd9dQQ_8wc_2CbEdFAEj9B54!/ (đọc ngày 15.02.2011).

Tấn Sang. 22.09.2010. Tình hình kinh tế - xã hội An Giang qua 9 tháng thực hiện. Cổng thông tin điện tử An Giang [trực tuyến]. Đọc từ: http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwML_wBzA09_r0BnE18nIwNPY_2CbEdFAFhpjwI!/ (đọc ngày 15.02.2011).

Thanh Miêng. 13.04.2010. An Giang: Các chỉ số kinh tế đã tăng trưởng trở lại. Báo An Giang [trực tuyến]. Đọc từ:

Page 92: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · tẠi ngÂn hÀng nÔng nghiỆp vÀ

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHNo – Chi nhánh An Giang

GVHD: TS. NGUYỄN TRÍ TÂM SVTH: NGUYỄN QUỐC DUY KHƯƠNG Trang 80

http://www.baoangiang.com.vn/newsdetails.aspx?id=200 &newsid=13574 (đọc ngày 15.02.2011).

Thanh Nguyên. 31.12.2010. An Giang: Vững tin trong mối liên kết hợp tác khu vực và quốc tế. Trung tâm hỗ trợ thương mại trực tuyến [trực tuyến]. Đọc từ: http://angiang.officeonline.vn/?page=news&act=detail&newsid=552804 (đọc ngày 15.02.2011).