14
Hthng bài tp môn: Nghip vngân hàng thương mi FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208 1 HTHNG BÀI TP MÔN: NGHIP VNGÂN HÀNG THƯƠNG MI Bài 1: Mt ngân hàng đang tiến hành huy động Tiết kim 9 tháng, 0,65%/tháng, trlãi 3 tháng/ln. Kphiếu ngân hàng 12 tháng, lãi sut 8%/năm, trlãi trước. Tiết kim 12 tháng, lãi sut 8,5%/năm, trlãi 6 tháng/ln. Biết tldtrbt buc 5%, dtrvượt mc 5%. Hãy so sánh chi phí ca các cách huy động. Bài 2: NHTMCP Quc tế mđợt huy động vi nhng phương thc thanh toán như sau: Tin gi loi 18 tháng. Trlãi 6 ln trong k, lãi sut 0,7%/tháng. Trlãi cui k, lãi sut 0,75%/tháng. Trlãi trước, lãi sut 0,68%/tháng. Biết tldtrbt buc vi tin gi 18 tháng là 5%. Hãy so sánh chi phí huy động ca ngân hàng gia các hình thc trlãi đối vi tng loi tin gi và nêu ưu thế ca tng cách thc trlãi. Bài 3: Đầu tháng 5/2010, doanh nghip X. xut trình hsơ vay NH A. để mua hàng xut khu trong quý III/2010, các sliu được cán btín dng thu thp như sau: Giá trhàng hóa thanh toán cho nhà cung cp theo hp đồng là 1.200 trđ (trong đó thanh toán ngay 70%, phn còn li được trsau khi đã tiêu thxong toàn bhàng hóa). Chi phí tiêu thbng tin đi kèm: 150 trđ Chi phí khu hao cơ bn: 250 trđ Np thuế TNDN ca quý II: 370trđ VLĐ tcó ca DN: 220 trđ TS đảm bo nvay được định giá là (tlcho vay ti đa là 70%): 1.900 trđ Yêu cu: Xác định mc cho vay vn lưu động đối vi DN nếu các quy định khác vđiu kin vay và ngun vn ca NH đều tha mãn. Bài 4: Ngân hàng A có các sliu sau: (sdư bình quân năm, lãi sut bình quân năm, đơn v: tđồng). Tài sn Sdư Lãi sut (%) Ngun vn Sdư Lãi sut (%) Tin mt 1.050 Tin gi thanh toán 3.550 2 Tin gi ti NHNN 580 1 Tin gi tiết kim ngn hn 3.850 6,5 Tin gi ti TCTD khác 820 2 TGTK trung và dài hn 3.270 7,5

HỆ THỐNG BÀI TẬP MÔN: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIeldata9.topica.edu.vn/FIN603/Pdf/05-FIN603_Bai tap... · Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng

  • Upload
    others

  • View
    27

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208 1

HỆ THỐNG BÀI TẬP MÔN: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bài 1: Một ngân hàng đang tiến hành huy động

Tiết kiệm 9 tháng, 0,65%/tháng, trả lãi 3 tháng/lần.

Kỳ phiếu ngân hàng 12 tháng, lãi suất 8%/năm, trả lãi trước.

Tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 8,5%/năm, trả lãi 6 tháng/lần.

Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc 5%, dự trữ vượt mức 5%. Hãy so sánh chi phí của các cách huy động.

Bài 2: NHTMCP Quốc tế mở đợt huy động với những phương thức thanh toán như sau: Tiền gửi loại 18 tháng.

Trả lãi 6 lần trong kỳ, lãi suất 0,7%/tháng.

Trả lãi cuối kỳ, lãi suất 0,75%/tháng.

Trả lãi trước, lãi suất 0,68%/tháng.

Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi 18 tháng là 5%.

Hãy so sánh chi phí huy động của ngân hàng giữa các hình thức trả lãi đối với từng loại tiền gửi và nêu ưu thế của từng cách thức trả lãi.

Bài 3: Đầu tháng 5/2010, doanh nghiệp X. xuất trình hồ sơ vay NH A. để mua hàng xuất khẩu trong quý III/2010, các số liệu được cán bộ tín dụng thu thập như sau:

Giá trị hàng hóa thanh toán cho nhà cung cấp theo hợp đồng là 1.200 trđ (trong đó thanh toán ngay 70%, phần còn lại được trả sau khi đã tiêu thụ xong toàn bộ hàng hóa).

Chi phí tiêu thụ bằng tiền đi kèm: 150 trđ

Chi phí khấu hao cơ bản: 250 trđ

Nộp thuế TNDN của quý II: 370trđ

VLĐ tự có của DN: 220 trđ

TS đảm bảo nợ vay được định giá là (tỷ lệ cho vay tối đa là 70%): 1.900 trđ

Yêu cầu: Xác định mức cho vay vốn lưu động đối với DN nếu các quy định khác về điều kiện vay và nguồn vốn của NH đều thỏa mãn.

Bài 4: Ngân hàng A có các số liệu sau: (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị: tỷ đồng).

Tài sản Số dư Lãi suất

(%) Nguồn vốn Số dư

Lãi suất (%)

Tiền mặt 1.050 Tiền gửi thanh toán 3.550 2

Tiền gửi tại NHNN 580 1 Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn 3.850 6,5

Tiền gửi tại TCTD khác 820 2 TGTK trung và dài hạn 3.270 7,5

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

2 FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208

Tài sản Số dư Lãi suất

(%) Nguồn vốn Số dư

Lãi suất (%)

Chứng khoán ngắn hạn kho bạc 1.480 5,5 Vay ngắn hạn 2.030 6

Cho vay ngắn hạn 4.850 9,5 Vay trung và dài hạn 2.450 8,1

Cho vay trung hạn 3.250 10,5 Vốn chủ sở hữu 650

Cho vay dài hạn 3.250 11,5

Tài sản khác 520

Tổng TS Tổng NV

Biết nợ quá hạn 7%, thu khác = 45 tỷ đồng, chi khác = 35 tỷ đồng; tỷ lệ thuế thu nhập là 28%.

Tính:

a) Thu lãi, chi trả lãi, chênh lệch lãi suất, chênh lệch lãi suất cơ bản;

b) Tính lãi suất bình quân tổng nguồn, lãi suất bình quân tổng tài sản, lãi suất bình quân tổng tài sản sinh lãi.

c) Tính ROA, ROE.

Bài 5: NHTM A có các số liệu sau (số dư bình quân năm, LS bình quân năm, đơn vị: tỷ đồng)

Tài sản Số dư LS (%) Nguồn vốn Số dư LS

(%)

Tiền mặt 12.500 TG thanh toán 26.100 3

TG tại NHNN 7.600 1,2 Tiết kiệm ngắn hạn 35.700 12,5

TG tại TCTD khác 17.000 10,5 Tiết kiệm trung – dài hạn 3.650 13,5

Chứng khoán chính phủ 5.100 11,5 Vay ngắn hạn 12.400 14,2

Cho vay ngắn hạn 25.700 17,5 Vay trung – dài hạn 2.620 16,1

Cho vay trung hạn 9.600 18,7 Vốn chủ sở hữu 4.580

Cho vay dài hạn 6.800 19,5

Tài sản khác 750

Biết thu từ hoạt động dịch vụ 33 tỷ đồng, thu lãi từ hoạt động đầu tư góp vốn 12 tỷ đồng, chi phí khác không kể dự phòng RRTD là 45 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn không thu được lãi 5%, thuế suất thuế thu nhập là 25%.

Nhóm % Tổng dư nợ Giá trị TSĐB

1 75% 28.000

2 10% 3.800

3 8% 1.200

4 5% 900

5 2% 500

Số dư dự phòng RRTD năm trước là 1121 tỷ đồng.

1) Tính chênh lệch lãi suất cơ bản.

2) Tính lãi suất huy động vốn trung bình đối với nguồn vốn huy động từ bên ngoài.

3) Tính lãi suất cho vay trung bình để ROE = 30%

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208 3

Bài 6:

Ngân hàng B có các số liệu sau: (Sè d− b×nh qu©n, l·i suÊt b×nh qu©n n¨m, ®¬n vÞ: tû ®ång)

Tài sản Số dư Lãi suất (%) Nguồn vốn Số dư Lãi suất (%)

Tiền mặt 620 Tiền gửi thanh toán 1500 1,4

Tiền gửi tại NHNN 880 1,2 Tiết kiệm ngắn hạn 1820 4,8

Tiền gửi tại TCTD khác 250 2,7 TGTK trung và dài hạn 1410 7,5

Tín phiếu KB ngắn hạn 420 4,2 Vay ngắn hạn 620 5,6

Cho vay ngắn hạn 1900 9,8 Vay trung và dài hạn 1200 7,8

Cho vay trung hạn 1570 12,5 Vốn chủ sở hữu 350

Cho vay dài hạn 850 13,5

Tài sản khác 410

Tổng Tài sản 6900 Tổng Nguồn vốn 6900

Biết nợ quá hạn của các khoản cho vay ngắn hạn là 5%, của các khoản cho vay trung và dài hạn là 10%, thuế suất thuế TNDN là 28%, thu kh¸c = 15, chi kh¸c = 20.

a) Tính lãi suất bình quân tổng nguồn, lãi suất bình quân tổng tài sản, lãi suất bình quân tổng tài sản sinh lãi.

b) Tính chênh lệch thu chi từ lãi, chênh lệch lãi suất, chênh lệch lãi suất cơ bản, ROA, ROE.

Bài 7: NHTM A có các số liệu sau (Số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị: tỷ đồng).

Tài sản Số dư LS (%) Nguồn vốn Số dư LS (%)

Tiền mặt 1.220 TG thanh toán 3.210 3

TG tại NHNN 760 1,2 Tiết kiệm ngắn hạn 3.970 13,5

TG tại TCTD khác 2.100 7,5 Tiết Kiệm T – DH 1.650 13,5

C.khoán chính phủ 780 11,5 Vay ngắn hạn 1.240 13,2

Cho vay ngắn hạn 2.570 17,5 Vay T – DH 620 17,1

Cho vay trung hạn 2.360 18,7 Vốn chủ sở hữu 530

Cho vay dài hạn 680 20

Tài sản khác 750

Biết thu từ hoạt động dịch vụ 33 tỷ đồng, thu lãi từ hoạt động đầu tư góp vốn 12 tỷ đồng, chi phí khác không kể dự phòng RRTD là 45 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn không thu được lãi 5%, thuế suất thuế thu nhập là 25%.

Nhóm % Tổng dư nợ Giá trị TSĐB

1 80% 2.800

2 10% 380

3 3% 120

4 5% 90

5 2% 50

Số dư Dự phòng RRTD năm trước là 171 tỷ đồng.

1) Tính chênh lệch lãi suất cơ bản.

2) Tính lãi suất huy động vốn trung bình đối với nguồn vốn huy động từ bên ngoài.

3) Tính LS cho vay trung bình để ROE = 25%

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

4 FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208

Bài 8: Ngân hàng B đang theo dõi hợp đồng tín dụng sau:

Cho vay 170 triệu đồng, lãi suất 12%/năm, thời hạn 12 tháng, trả gốc và lãi cuối kỳ. Hết 12 tháng, khách hàng đã mang 90 triệu đồng đến trả và xin gia hạn nợ 6 tháng. Ngân hàng có cách thu gốc và lãi nào? Hãy bình luận về cách xử lý mà anh/chị đưa ra. Biết lý do không trả được nợ là khách quan, ngân hàng đã đồng ý cho gia hạn. Qua 6 tháng gia hạn, khách hàng vẫn không trả được nợ. Sau 12 tháng tiếp theo, biết không thể thu được khoản nợ này, ngân hàng đã bán tài sản thế chấp và thu được 150 triệu đồng (sau khi trừ chi phí bán). Mức lãi suất áp dụng trong thời gian quá hạn là 150% lãi suất trên hợp đồng tín dụng. Tiền thu được từ tài sản thế chấp có đủ bù đắp lãi và gốc không?

Bài 9: Ngân hàng B đang theo dõi hợp đồng tín dụng sau:

Cho vay 70 triệu, lãi suất 11%/năm, thời hạn 12 tháng, trả gốc cuối kỳ, trả lãi 2 lần trong kỳ. Đến tháng 12, khách hàng mang 50 triệu đồng đến trả, phần còn lại ngân hàng chuyển nợ quá hạn. Sau 12 tháng tiếp theo, biết không thể thu được khoản nợ này, ngân hàng đã bán tài sản thế chấp và thu được 65 triệu đồng (sau khi trừ chi phí bán). Ngân hàng có cách thu gốc và lãi nào? Giả thiết khách hàng đã trả lãi 6 tháng đầu năm. Mức lãi suất áp dụng trong thời gian quá hạn là 140% lãi suất trên hợp đồng tín dụng. Tiền thu được từ tài sản thế chấp có đủ bù đắp lãi và gốc không?

Bài 10: Một khách hàng gửi chứng từ lên vay ngân hàng 20 tỷ đồng vào ngày 15/5/X. Khách hàng này đã ký hợp đồng tín dụng từ đầu năm với mức hạn tín dụng là 40 tỷ đồng, thời hạn 1 năm. Vào ngày 15/5/X, dư nợ của khách hàng này tại ngân hàng là 16 tỷ đồng , đồng thời cán bộ tín dụng cũng biết được rằng dư nợ của khách hàng này tại các ngân hàng khác là 10 tỷ đồng . Ngân hàng có những cách xử lý như thế nào?

Bài 11: Để thực hiện kế hoạch kinh doanh quý III năm 2007, doanh nghiệp Minh Trang đã gửi hồ sơ vay vốn lưu động đến NH NN&PTNT M kèm kế hoạch kinh doanh. Trong giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, mức vay là 500 triệu đồng. Qua thẩm định hồ sơ vay vốn, ngân hàng xác định được các số liệu sau

Giá trị vật tư hàng hoá cần mua vào trong quý: 800 triệu đồng

Chi phí trả lương nhân viên: 560 triệu đồng

Chi phí quản lý kinh doanh chung: 120 triệu đồng

Chi phí khấu hao nhà xưởng và thiết bị: 240 triệu đồng

Tổng số vốn lưu động tự có của khách hàng: 720 triệu đồng

Giá trị tài sản thế chấp: 700 triệu đồng

Theo anh/chị, ngân hàng có thể duyệt mức cho vay theo như doanh nghiệp đề nghị không? Tại sao?

Giả định ngân hàng có đủ nguồn vốn để thực hiện cho vay doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ vay ngân hàng M để thực hiện phương án kinh doanh này. Ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70% giá trị của TSTC.

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208 5

Bài 12: Công ty lắp máy điện nước có nhu cầu vay để thực hiện một hợp đồng nhận mua và lắp đặt trạm biến áp theo phương thức cho vay từng lần. Tổng giá trị hợp đồng khoán gọn trị giá 5 tỷ đồng (giả thiết hợp đồng đảm bảo nguồn thanh toán chắc chắn), thời gian thực hiện hợp đồng từ 1/4/200X đến 1/10/200X. Bên A ứng trước 1,5 tỷ đồng , số tiền còn lại sẽ được thanh toán làm 2 lần bằng nhau, lần đầu vào cuối tháng 8, lần thứ 2 sau khi công trình bàn giao 1 tháng. Trong tháng 3, công ty có xuất trình một hợp đồng đã ký để mua máy biến áp trị giá 3,8 tỷ đồng , phải thanh toán tiền ngay trong tháng sau. Biết vốn tự có công ty tham gia vào công trình là 300 triệu đồng, tổng chi phí cho vận chuyển và lắp đặt thiết bị là 450 triệu đồng; lãi suất cho vay hiện hành 1,7%/tháng.

Yêu cầu:

a) Đưa ra quyết định/kiến nghị về việc cho vay đối với Công ty. Giải thích.

b) Nếu cho vay, xác định quy mô, thời hạn cho vay, số tiền lãi và gốc được trả mỗi lần, biết rằng gốc được trả làm 2 lần bằng nhau khi Công ty có nguồn thu.

Bài 13: Công ty thiết kế và xây dựng số 3 có nhu cầu vay ngân hàng X 3,7 tỷ đồng để thi công công trình đã trúng thầu (công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách đã được duyệt). Công ty đề nghị được vay 7 tháng, từ tháng 6/200X, lãi suất 1,75%/tháng. Giá trị hợp đồng là 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng theo kế hoạch từ 1/6 đến 1/11/200X. Chủ đầu tư ứng trước 10% giá trị hợp đồng và giữ lại 15% đến khi hết hạn bảo hành (1 năm). Phần còn lại thanh toán làm 2 lần bằng nhau, lần đầu vào cuối tháng 8, lần thứ 2 sau khi công trình được bàn giao 1 tháng. Lãi định mức xây lắp là 10% giá trị hợp đồng. Đơn vị đã có sẵn máy móc để thi công, chi phí khấu hao máy móc chiếm 40% tổng chi phí.

Ngân hàng có duyệt mức vay vốn mà công ty đề nghị không? Nếu có, mức cho vay là bao nhiêu? Thời hạn vay tối đa là bao lâu? Thu nợ vào những thời điểm nào và số gốc, lãi thu được mỗi lần biết vốn vay sẽ được trả làm 2 lần bằng nhau khi công ty có nguồn thu.

Bài 14: Công ty thương mại Sao mai muốn xin hạn mức vay vốn lưu động ngân hàng NN&PTNT X là 18 tỷ đồng. Công ty trình bản báo cáo tài chính gần nhất (số dư bình quân cả năm, đơn vị tính: tỷ đồng)

TÀI SẢN Số dư NGUỒN VỐN Số dư

1. TSLĐ 32,5 1. Nợ phải trả 22,5

– Vốn bằng tiền 0,5 – Các khoản phải trả 10

– Các khoản phải thu 2 – Vay ngắn hạn ngân hàng X 12,5

– Hàng dự trữ 30

2. TSCĐ 90 2. Vốn chủ sở hữu 100

– Nguyên giá 250

– Hao mòn luỹ kế (160)

Tổng Tài sản 122,5 Tổng Nguồn vốn 122,5

Doanh thu thuần: 190

Thu nhập ròng sau thuế: 12,3

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

6 FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208

Hiện tại Công ty đang vay ngân hàng theo phương thức cho vay từng lần. Phương thức này gây nhiều khó khăn cho công ty, hơn nữa nhu cầu vay phát sinh thường xuyên nên công ty đề nghị ngân hàng chuyển thành phương thức cho vay theo hạn mức. Công ty cũng trình phương án mở rộng dự trữ để tăng thêm doanh thu 10% trong năm sau. Hãy phân tích và đưa ra phán quyết. Biết vòng quay vốn lưu động năm sau của Công ty không thay đổi.

Bài 15: Đầu tháng 5/2011, doanh nghiệp X xuất trình hồ sơ vay NH A để mua hàng xuất khẩu trong quý III/2011, các số liệu được cán bộ tín dụng thu thập như sau:

Giá trị hàng hóa thanh toán cho nhà cung cấp theo hợp đồng là 1.200 trđ (trong đó thanh toán ngay 65%, phần còn lại được trả sau khi đã tiêu thụ xong toàn bộ hàng hóa).

Chi phí tiêu thụ bằng tiền đi kèm: 100 trđ

Chi phí khấu hao cơ bản: 150 trđ

Nộp thuế TNDN của quý II: 270trđ

VLĐ tự có của DN: 200 trđ

TS đảm bảo nợ vay được định giá là (tỷ lệ cho vay tối đa là 50%): 1.900 trđ

Yêu cầu: Xác định mức cho vay vốn lưu động đối với DN nếu các quy định khác về điều kiện vay và nguồn vốn của ngân hàng đều thỏa mãn.

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208 7

ĐÁP ÁN

Bài 1 a) Tiết kiệm 9 tháng, 0,65%/tháng, trả lãi 3 tháng/lần

ik = 0,65% 3 = 1,95%/3th = 0,65%

NECchưa có dự trữ = (1 + ik)n – 1 = (1 + 1,95%)3 – 1 = 5,96%

NECcó dự trữ = NEC chưa có dự trữ / (1 – 10%) = 6,63%

i hàng tháng = (1 + NEC có dự trữ)1/9 – 1 =

b) Kỳ phiếu ngân hàng 12 tháng, lãi suất 8%/năm, trả lãi trước

NEC = I/(1 – I) = 8% / (1 – 8%) =

NECcó dự trữ = NEC chưa có dự trữ / (1 – 10%) =

ihàng tháng = (1 + NEC có dự trữ)1/12 – 1 =

c) Tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 8,5%/năm, trả lãi 6 tháng/lần

ik = 8,5%/2 = 4,25%/6th

NECchưa có dự trữ = (1 + ik)n – 1 = (1 + 4,25%)2 – 1

NECcó dự trữ = NEC chưa có dự trữ / (1 – 10%)

ihàng tháng = (1 + NEC có dự trữ)1/12 – 1

Bài 2 Tiền gửi loại 18 tháng

Trả lãi 6 lần trong kỳ, lãi suất 0,7%/tháng:

NECchưa có dự trữ = (1 + 0,7% × 3)6 – 1 = 13,28%

Trả lãi cuối kỳ, lãi suất 0,75%/tháng

NECchưa có dự trữ = 0,75% × 18 = 13,5%

Trả lãi trước, lãi suất 0,65%/tháng

NECchưa có dự trữ = i/(1 – i) = (0,68% × 18)/(1 – 0,68% × 18)= 13,95%

So sánh ưu thế:

1) Trả lãi nhiều lần trong kỳ:

Khách hàng có thể nhận được lãi định kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên. Nếu không rút ra, tiền lãi chưa rút vẫn tiếp tục sinh lãi.

Lãi suất (tương đương cuối kỳ) thấp hơn hình thức trả lãi cuối kỳ.

2) Trả lãi cuối kỳ:

Khách hàng nhận được lãi cao hơn nhưng đến cuối kỳ mới nhận được. Nếu trong kỳ cần tiền chi tiêu thì không có hoặc phải rút trước hạn, hưởng LS thấp.

3) Trả lãi trước:

Về bản chất tương tự như trả lãi sau vì gửi vào 1 khoản tiền và rút ra một số tiền lớn hơn, mặc dù LS danh nghĩa niêm yết (LS trả trước) thấp hơn LS niêm yết trả sau.

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

8 FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208

Bài 3 Nhu cầu vốn lưu động của DN = 1200 ×70% + 150 = 990 trđ

Nhu cầu vay vốn = 990 – 220 = 770 trđ

Mức cho vay tối đa trên giá trị TSĐB = 1900 70% = 1330 trđ

Ngân hàng cho vay 770 trđ

Bài 4

a) Thu lãi = 580 × 1% + 820 × 2% + 1480 × 5,5% + 4850 × (1 – 7%) × 9,5% + 3250 × (1 – 7%)

10,5% + 3250 × (1 – 7%) × 11,5% = 1 197,05

Chi lãi = 3550 × 2% + 3850 × 6,5% + … + 2450 × 8,1% = 886,75

Chênh lệch thu chi từ lãi = Thu lãi – Chi lãi = 1 197,05 – 886,75 = 310,3

CLLS = Chênh lệch thu chi từ lãi /TS = 310,3/15800 = 1,96 (%)

CLLSCB = Chênh lệch thu chi từ lãi /TSSL = 310,3/(15800 – 1050 – 520) = 2,18 (%)

b) LS bq TNV = Chi lãi/ NV = 886,75/15800 = 5,61%

LS bq TTS = Thu lãi / TS = 1197,05/15800 = 7,58%

LS bq TSSL = Thu lãi / TSSL = 1197,05/(15800 – 1050 – 520) = 8,41%

c) LNTT = Chênh lệch thu chi từ lãi + (Thu khác – chi khác) = 310,3 + (45 – 35) = 320,3

LNST = 310,3 × (1 – 0,28) = 230,61

ROA = 230,61/ 15800 = 1,46%

ROE = 230,61/ 650 = 35,48%

Bài 5 1) Tính chênh lệch lãi suất cơ bản:

Thu lãi = 7600 × 1,2% + 17000 × 10,5% +5100 × 11,5% + 25700 × (1 – 5%)

× 17,5% + 9600 × (1 – 0,5%) × 18,7% + 6800 × 19,5% × (1 – 5%) = 9700,465 tỷ đồng

Chi lãi = 26100 × 3% + 35700 × 12.5% + 3650 × 13.5% + 12400 × 14.2% + 2620 × 16.1%

= 7920,87 tỷ đồng

Tổng TS sinh lãi = 7600 + 17000 + 5100 + 25700 + 9600 + 6800 = 71800 tỷ đồng

Chênh lệch lãi suất cơ bản = (Thu lãi – Chi lãi)/Tổng TSSL

= (9700,465 – 7920,87)/71800 = 2,48%

2) Tĩnh lãi suất huy động trung bình:

Tổng nguồn vốn huy động = 26100 + 35700+3650+12400+2620 = 80470 tỷ đồng

Lãi suất huy động vón trung bình = Chi lãi/Tổng nguồn vốn huy động

= 7920,87/80470 = 9,84%

3) ROE = 30%

VCSH = 4580 tỷ đồng

LNST = 4580 tỷ đồng 30% = 1374 tỷ đồng

LNTT = 1374/(1 – 25%) = 1832 tỷ đồng

Tổng dư nợ = 25700 + 9600 + 6800 = 42100 tỷ đồng

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208 9

Nhóm % tổng dư nợ TSĐB Giá trị khoản nợ DPRR

1 75% 28000 31575 0

2 10% 3800 4210 20.5

3 8% 1200 3368 433.6

4 5% 900 2105 602.5

5 2% 500 842 343

DPRR chung = 0,75% × (42100 – 842) = 309,435 tỷ đồng

Tổng DPRR = DPCT + DPC = 1709,035 tỷ đồng

DP phải trích trong năm = 1709,035 – 1121 = 587,035 tỷ đồng

Để LNTT = 1832 tỷ đồng : 7600 × 1,2% + 17000 × 10,5% + 5100 × 11,5% + lãi suất cho vay

trung bình × 42100 × (1 – 5%) + 33 + 12 – (7920.87 + 45 + 587,035) = 1832

Lãi suất cho vay trung bình = 19,695%

Bài 6

a) Thu lãi = 880 1,2% + 250 2,7% + 420 4,2% + 1900 (1 – 5%) 9,8% + 1570

(1 – 10%) 12,5% + 850 (1 – 10%) 13,5% = 491,74

Chi lãi = 1500 1,4% + 1820 4,8% + … + 1200 7,8% = 342,43

LS bq TNV = Chi lãi/ NV

LS bq TTS = Thu lãi / TS

LS bq TSSL = Thu lãi / TSSL

b) Chênh lệch thu chi từ lãi = Thu lãi – Chi lãi = 491,74 – 342,43 = 149,31

CLLS = Chênh lệch thu chi từ lãi /TS = 149,31/6900 = 2.077 (%)

CLLSCB = Chênh lệch thu chi từ lãi /TSSL = 149,31/(6900 – 620 – 410)

LNTT = Chênh lệch thu chi từ lãi + (Thu khác – chi khác) = 149,31 + (15 – 20) = 144,31

LNST = 144,31 (1 – 0,28) = 103,903

ROA = 103,903/ 6900

ROE = 103,903/ 350

Bài 7

1) Thu lãi = 760 1,2% + 2100 7,5% + 780 11,5% + 2570 (1 – 5%) 17,5% + 2360

(1 – 5%) 18,7% + 680 (1 – 5%) 20% = 1232,0365 tỷ đồng

Chi lãi = 3210 3% + 3970 13,5% + 1650 13,5% + 1240 13,2% + 620 17,1%

= 1124,7 tỷ đồng

CL thu chi từ lãi = Thu lãi – chi lãi = 107,3365 tỷ đồng

Tổng TSSL = 760 + 2100 + 780 + 2570 + 2360 + 680 = 9250 tỷ đồng

CL lãi suất cơ bản = CL thu chi từ lãi/ Tổng TSSL = 1,16%

2) Tổng NV huy động từ bên ngoài = 3210 + 3970 + 1650 + 1240 + 620 = 10690 tỷ đồng Lãi suất HĐV bình quân đối với vốn huy động từ bên ngoài = chi lãi/Tổng NV huy động từ bên ngoài = 1124,7/10690 = 10,521%.

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

10 FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208

3) ROE = LNST/VCSH = 25%

LNST = 25% VCSH = 25% 530 = 132,5 tỷ đồng

LNTT = 132,5/(1 – 25%) = 176,67 tỷ đồng

Tổng dư nợ = 2570 + 2360 + 680 = 5610 tỷ đồng

DPRR nhóm 1 = 0 tỷ đồng

DPRR nhóm 2 = (5610 10% – 380) 5% = 9,05 tỷ đồng

DPRR nhóm 3 = (5610 3% – 120) 20% = 9,66 tỷ đồng

DPRR nhóm 4= (5610 5% – 90) 50% = 95,25 tỷ đồng

DPRR nhóm 5 = (5610 2% – 50) 100% = 62,2 tỷ đồng

Tổng DPCT = 176,16 tỷ đồng

DPC = 0.75% (5610 – 5610 2%) = 41,2335 tỷ đồng

Tổng DP phải trích = DPCT + DPC – số dư quỹ DPRR= 176.16 + 41.2335 – 171 = 46,3935

Gọi lãi suất cho vay TB là y%

LNTT = (thu lãi – chi lãi) + Doanh thu khác – chi phí khác – DPRR

Thu lãi = LNTT + DPRR + chi phí khác – doanh thu khác + chi phsi khác

= 176,67 + 46,3935 + 45 – 33 – 12 + 1124,7 = 1347,7635 tỷ đồng

Trong đó: thu lãi = 760 1,2% + 2100 7,5% + 780 11,5% + 5610 Y% (1 – 5%)

Y = 20,48%

Bài 8

Đến tháng thứ 12, khách hàng phải trả:

Gốc = 170trđ

Lãi = 170 12% = 20,4trđ

Tổng (Gốc + Lãi) = 190,4

Nhưng khách hàng mang đến có 90trđ, NH có 3 cách thu nợ gốc và lãi như sau:

Cách 1: Thu toàn bộ lãi trước, còn lại thu gốc

Lãi thu được = 20,4trđ

Gốc thu được = 90 – 20,4 = 69,6trđ Dư nợ = 170 – 69,6 = 100,4trđ

Cách này áp dụng với những khách hàng có khả năng trả nợ tốt, nợ quá hạn chỉ là tạm thời vi không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NH (vẫn thu đủ lãi), mà nợ quá hạn lại không tồn tại lâu trên Bảng cân đối kế toán.

Cách 2: Thu gốc trước, còn lại thu lãi

Gốc thu được = 90trđ Dư nợ = 170 – 90 = 80trđ

Lãi thu được = 0trđ Lãi treo (Lãi chưa trả) = 20,4trđ

Cách này áp dụng với những khách hàng không có khả năng trả nợ. NH tận dụng thu hết gốc để giảm nợ quá hạn.

Cách 3: Thu 1 phần gốc và lãi tương ứng trong tổng số tiền phải trả

Lãi thu được = (20,4/190,4) 90 = 9,64trđ Lãi treo = 20,4 – 9,64 = 10,76trđ

Gốc thu được = (170/190,4) 90 = 90 – 9,64 = 80,36trđ Dư nợ = 170 – 80,36 = 89,64trđ

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208 11

Cách này áp dụng với những khách hàng có khả năng trả nợ bình thường

Giả sử, NH thu nợ theo cách 3, sau 6 tháng gia hạn (đến tháng thứ 18), khách hàng phải trả:

Gốc = 89,64trđ

Lãi phát sinh = 89,64 12%/2 = 5,38trđ

Lãi treo = 20,4 – 9,64 = 10,76trđ

Sau 12 tháng quá hạn (đến tháng thứ 30), khách hàng phải trả:

Gốc = 89,64tr

Lãi phát sinh = 89,64 12% 150% = 16,16trđ

Lãi treo = 10,76 + 5,38 = 16,14trđ

Tổng Gốc và Lãi phải trả = 89,64 + 16,16 + 16,14 = 121,94trđ

Giá trị tài sản thế chấp bán được = 150trđ

NH phải trả lại cho khách hàng = 150 – 121,94 = 28,06trđ

Bài 9 Khách hàng đã trả đủ lãi 6 tháng đầu năm. Đến tháng thứ 12, khách hàng phải trả:

Gốc = 70trđ

Lãi = 70 11%/2 = 3,85trđ

Tổng (Gốc + Lãi) = 73,85trđ

Nhưng khách hàng mang đến có 50 trđ, NH có 3 cách thu nợ gốc và lãi như sau:

Cách 1: Thu toàn bộ lãi trước, còn lại thu gốc

Lãi thu được = 3,85trđ

Gốc thu được = 50 – 3,85 = 46,15trđ Dư nợ = 70 – 46,15 = 23,85trđ

Cách 2: Thu gốc trước, còn lại thu lãi

Gốc thu được = 50trđ Dư nợ = 70 – 50 = 20trđ

Lãi thu được = 0trđ Lãi treo (Lãi chưa trả) = 3,85 trđ

Cách 3: Thu 1 phần gốc và lãi tương ứng trong tổng số tiền phải trả

Lãi thu được = (3,85/73,85) 50 = 2,61trđ Lãi treo = 3,85 – 2,61 = 1,24trđ

Gốc thu được = (70/73,85) 50 = 50 – 2,61 = 47,39trđ Dư nợ = 70 – 47,39 = 22,61trđ

Giả sử, NH thu nợ theo cách 3, sau 12 tháng quá hạn (đến tháng thứ 24), khách hàng phải trả:

Gốc = 22,61trđ

Lãi phát sinh = 22,61 × 11% × 140% = 3,48trđ

Lãi treo = 1,24 trđ

Tổng Gốc và Lãi phải trả = 22,61 + 3,48 + 1,24 = 27,33trđ

Giá trị tài sản thế chấp bán được = 65trđ NH phải trả lại cho khách hàng = 65 – 27,33 = 37,67trđ

Bài 10 Hạn mức tín dụng = Nhu cầu về vốn kinh doanh – Nguồn vốn sẵn có (Vốn tự có, vay ngân hàng khác, Tín dụng nhà cung cấp, Vay cán bộ nhân viên…).

Một DN có thể vay vốn tại nhiều ngân hàng để tài trợ cho các phương án KD khác nhau, hoặc cùng 1 phương án kinh doanh. Vì vậy có thể xảy ra các tình huống sau:

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

12 FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208

TH1: DN vay vốn 10 tỷ đồng tại ngân hàng khác để tài trợ cho phương án kinh doanh khác không liên quan gì đến phương án kinh doanh đang vay vốn theo HMTD tại ngân hàng này vẫn giải ngân 20 tỷ đồng.

TH 2: DN vay vốn 10 tỷ đồng tại ngân hàng khác cùng để tài trợ cho phương án KD đang vay vốn theo HMTD tại ngân hàng này và có thông báo trước cho ngân hàng, ngân hàng đã xét đến khả năng vay vốn tại ngân hàng khác trước khi duyệt hạn mức 40tỷ Nhu cầu giải ngân tiếp 20 tỷ đồng là hợp lý vẫn giải ngân 20 tỷ đồng.

TH 3: DN vay vốn 10 tỷ đồng tại ngân hàng khác cùng để tài trợ cho phương án kinh doanh đang vay vốn theo HMTD tại ngân hàng này mà không thông báo trước cho ngân hàng, ngân hàng không biết đến khả năng vay vốn tại ngân hàng khác trước khi duyệt hạn mức 40 tỷ đồng

DN có dấu hiệu che giấu thông tin khi vay vốn để chiếm dụng vốn ngân hàng, nếu tiếp tục giải ngân DN có thể chiếm dụng số vốn nhiều hơn cần thiết hoặc giảm phần vốn tự có góp vào rủi ro tín dụng đối với DN tăng lên. Vì vậy tùy theo đánh giá mức độ rủi ro của cán bộ tín dụng mà có cách xử lý phù hợp:

Giảm hạn mức tín dụng

Không cho vay tiếp

Không cho vay tiếp và thu hồi vốn vay trước hạn

Bài 11

Nhu cầu vốn để thực hiện phương án kinh doanh = 1480 trđ

Nguồn vốn tự có = 720 tỷ đồng Nhu cầu vay vốn NH = 1480 – 720 = 760 trđ

70% giá trị TSĐB = 490 trđ

Nếu cho vay 760 trđ thì quá rủi ro.

Nếu cho vay 490 trđ thì không đủ để thực hiện phương án kinh doanh, ảnh hưởng đến sự thành công của phương án và khả năng thu nợ của ngân hàng.

Ngân hàng sẽ xét các trường hợp sau:

1) Đề nghị DN bổ sung tài sản đảm bảo với giá trị tối thiểu bằng 400trđ (270/0,7= 385trđ). Nếu được, ngân hàng giải ngân cho vay 760trđ.

2) Đề nghị DN tìm các nguồn tài trợ khác (Vốn tự có, vay ngân hàng khác, Tín dụng nhà cung cấp, Vay cán bộ công nhân viên…). Nếu được, ngân hàng giải ngân cho vay 490trđ.

3) Đề nghị DN tìm người bảo lãnh cho giá trị món vay 270trđ. Nếu được, ngân hàng giải ngân cho vay 760trđ.

4) Xem xét lại quan hệ tín dụng trong quá khứ với DN và tính khả thi, khả năng sinh lời của phương án vay vốn để cho vay tín chấp với giá trị món vay 270 trđ. Nếu được, ngân hàng giải ngân cho vay 760trđ.

5) Nếu không thể áp dụng giải pháp nào trong các giải pháp trên, ngân hàng từ chối cho vay vì quá rủi ro.

Chú ý: Mặc dù trên đơn xin vay DN chỉ đề nghị vay 500trđ, nhưng sau khi thẩm định lại thông tin trên hồ sơ tín dụng, ngân hàng tính toán lại nhu cầu là 760trđ, mà DN lại không vay tại ngân hàng khác, không có các nguồn tài trợ khác thì nếu ngân hàng cho vay 500trđ cũng không đủ để thực hiện phương án kinh doanh trên ảnh hưởng đến sự thành công của phương án và khả năng thu nợ của ngân hàng nên ngân hàng cũng không nên cho vay 500trđ.

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208 13

Bài 12 Nhu cầu vốn để thực hiện phương án KD = 3,8 tỷ đồng + 0,45 tỷ đồng = 4,25 tỷ đồng

Nguồn vốn tự có = 0,3 tỷ đồng

Chủ đầu tư ứng trước = 1,5 tỷ đồng

Nhu cầu vay vốn NH = 4,25 tỷ đồng – 1,8 tỷ đồng = 2,45 tỷ đồng

Thực hiện hợp này nhà thầu có lãi 0,75 tỷ đồng (= 5tỷ – 4,25 tỷ đồng), nguồn thanh toán chắc

chắn, nên ngân hàng nên cho vay số tiền là 2,45 tỷ đồng.

Với giá trị hợp đồng là 5 tỷ đồng, nhà thầu sẽ nhận được 1,5 tỷ đồng vào 1/4, 1,75 tỷ đồng (= 3,5

tỷ đồng/2) vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 và 1,75 tỷ đồng vào 1/11 thời gian cho vay là 7 tháng

từ 1/4 đến 1/11, thu nợ vào 1/9 và 1/11

Tại 1/9, Gốc thu được = 2,45 tỷ đồng/2 = 1,225 tỷ đồng

Lãi thu được = 2,45 tỷ đồng × 1,7% × 5th

Tại 1/11, Gốc thu được = 2,45 tỷ đồng/2 = 1,225 tỷ đồng

Lãi thu được = 1,225 tỷ đồng × 1,7% × 2th

Bài 13

Nhu cầu vốn để thực hiện phương án kinh doanh = 5 tỷ đồng – 10% × 5 tỷ đồng (lãi định mức)

= 4,5 tỷ đồng = Tổng chi phí

Nguồn vốn tự có = Chi phí khấu hao máy móc = 40% × 4,5 tỷ đồng = 1,8 tỷ đồng

Chủ đầu tư ứng trước = 0,5 tỷ đồng

Nhu cầu vay vốn NH = 4,5 tỷ đồng – 2,3 tỷ đồng = 2,2 tỷ đồng

Thực hiện hợp này nhà thầu có lãi 0,5 tỷ đồng (= 5 tỷ đồng – 4,5 tỷ đồng), nguồn thanh toán

chắc chắn vì đầu tư bằng ngân sách đã được duyệt, nên NH nên cho vay số tiền là 2,2 tỷ đồng .

Với giá trị hợp đồng là 5 tỷ đồng , nhà thầu sẽ nhận được 0,5 tỷ đồng vào 1/6, 1,875 tỷ đồng vào

cuối tháng 8 đầu tháng 9, 1,875 tỷ đồng vào 1/12, và 0,75 tỷ đồng vào 1/11/200X + 1 thời

gian cho vay là 6 tháng từ 1/6 đến 1/12, thu nợ vào 1/9 và 1/12

Tại 1/9, Gốc thu được = 2,2 tỷ đồng/2 = 1,1 tỷ đồng

Lãi thu được = 2,2 tỷ đồng × 1,75% × 3th

Tại 1/12, Gốc thu được = 2,2 tỷ đồng/2 = 1,1 tỷ đồng

Lãi thu được = 1,1 tỷ đồng × 1,75% × 3th

Bài 14

Năm nay:

Vốn chủ sở hữu 100 tỷ đồng dùng để tài trợ TSCĐ (90tỷ) và TSLĐ (10 tỷ)

Nguồn để tài trợ cho TSLĐ (32,5 tỷ đồng) gồm có VCSH (10 tỷ đồng), tín dụng thương mại

(10 tỷ đồng) và vay NH X (12,5 tỷ đồng)

Năm sau:

Công ty cần vay NH để tài trợ cho các chi phí của mình nhưng không cần tài trợ cho toàn bộ chi phí trong năm mà chỉ cần đủ cho 1 vòng quay vốn. Vậy trước hết tính số vòng quay vốn năm nay

bằng năm sau:

VVLĐ = Doanh thu/TSLĐ = 190/32,5 = 5,8 vòng hay 6 vòng.

Hệ thống bài tập môn: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

14 FIN603_Bai tap va dap an_v1.0012102208

Năm sau doanh thu tăng 10% nhưng vòng quay VLĐ không thay đổi, nên TSLĐ cần có là

TSLĐ = (190 × 1,1) / 6 = 34,8 tỷ đồng

Vậy nhu cầu vốn lưu động của DN năm sau là 34,8 tỷ đồng, nhưng DN đã có VCSH (10 tỷ

đồng), tín dụng thương mại (10 tỷ đồng), nên chỉ cần vay thêm NH 14,8 tỷ đồng.

Ngân hàng xét đến các chỉ tiêu tài chính như ROA, ROE, vòng quay vốn, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán,... và lịch sử tín dụng của DN để xem xét việc chuyển hình thức vay vốn từ trực tiếp

từng lần sang HMTD. Nếu được thì HMTD được duyệt sẽ là 15 tỷ đồng.

Bài 15 Nhu cầu vốn để thực hiện phương án: = 1200 × 65% + 100 = 880 trđ

Nhu cầu vay vốn NH = Nhu cầu vốn để thực hiện phương án – Vốn Tự có = 880 – 200 = 680trđ

Mức cho vay tối đa trên giá trị TSĐB = 1900 × 50% = 950trđ > 680trđ

Ngân hàng duyệt mức cho vay vốn lưu động của DN là 680trđ