81
MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................1 1. Lý do chọn đề tài...............................1 2. Mục đích nghiên cứu.............................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................2 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................4 1. Cơ sở khoa học..................................4 1.1. Cơ sở lý luận.................................4 1.1.1. Khái niệm về làng nghề......................4 1.1.2. Khái niệm về dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề.......................................4 1.1.3. Khái niệm về năng lực.......................5 1.1.4. Quan điểm về dạy học theo định hướng phát triển năng lực.....................................5 1.2. Cơ sở thực tiễn..............................6 1.2.1. Ý nghĩa tầm quan trọng của các làng nghề trên địa bàn thị xã Cửa Lò đối với việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.............6 1.2.2. Công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm phát triển năng lực cho học sinh tại trường THPT Cửa Lò trong năm học 2018-2019 và 2019-2020.......................................7 1.2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường và đối tượng học sinh trường THPT Cửa Lò........................7 1.2.2.2. Công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm phát triển năng lực cho học i

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

MỤC LỤC

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2

Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................4

1. Cơ sở khoa học..............................................................................................4

1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................4

1.1.1. Khái niệm về làng nghề...........................................................................4

1.1.2. Khái niệm về dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề....................4

1.1.3. Khái niệm về năng lực.............................................................................5

1.1.4. Quan điểm về dạy học theo định hướng phát triển năng lực...................5

1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................6

1.2.1. Ý nghĩa tầm quan trọng của các làng nghề trên địa bàn thị xã Cửa Lò đối với việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh...........6

1.2.2. Công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm phát triển năng lực cho học sinh tại trường THPT Cửa Lò trong năm học 2018-2019 và 2019-2020...................................................................................7

1.2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường và đối tượng học sinh trường THPT Cửa Lò...............................................................................................................7

1.2.2.2. Công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm phát triển năng lực cho học sinh tại trường THPT Cửa Lò trong năm học 2018-2019 và 2019-2020...................................................................................8

2. Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò.....................................................................................................................11

2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của công tác dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề12

2.1.1. Mục tiêu.................................................................................................12

2.1.2. Nội dung................................................................................................12

2.1.3 Cách thức tiến hành:...............................................................................13

i

Page 2: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

2.2. Xây dựng kế hoạch khoa học cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và điều kiện của các cơ sở sản xuất, làng nghề tại địa phương....13

2.2.1. Mục tiêu:................................................................................................13

2.2.2. Nội dung:...............................................................................................13

2.2.3. Cách thức tiến hành:..............................................................................14

2.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tham gia công tác dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm phát triển năng lực học sinh....................................................................................15

2.3.1.Mục tiêu:.................................................................................................15

2.3.2. Nội dung:...............................................................................................15

2.3.3. Cách thức tiến hành:..............................................................................16

2.4. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong thực hiện dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề................................................................17

2.4.1.Mục tiêu:.................................................................................................17

2.4.2. Nội dung:...............................................................................................17

2.4.3. Cách thức tiến hành:..............................................................................17

2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa giáo dục nhà trường - gia đình và xã hội trong dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh......................................................................................18

2.5.1.Mục tiêu:.................................................................................................18

2.5.2. Nội dung:...............................................................................................18

2.5.3. Cách thức tiến hành:..............................................................................18

3. Kết quả thực hiện dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương trong năm học 2018-2019, 2019-2020...............................................19

3.1. Đối với nhà trường...................................................................................19

3.1.1. Làm thay đổi nhận thức về dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương trong cán bộ, giáo viên , học sinh và phụ huynh.....................20

3.1.2. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Ban giám hiệu nhà trường........................20

3.1.3. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường.............21

3.1.4. Xây dựng được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề...................................................22

ii

Page 3: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

3.1.5. Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn Thị xã Cửa Lò..................................................22

3.2. Đối với giáo viên......................................................................................23

3.3. Đối với học sinh.......................................................................................23

3.3.1. Hình thành và phát triển các năng lực chung........................................23

3.3.2. Giúp học sinh có cách nhìn nhận thiết thực hơn trong việc lựa chọn hướng đi cho tương lai....................................................................................25

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................27

1. Kết luận:......................................................................................................27

2. Kiến nghị:....................................................................................................27

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................28

iii

Page 4: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Ý kiến của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương trước khi thực hiện.............................................................................................................................20Bảng 2. Ý kiến của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương sau khi thực hiện. .20Bảng 3. Kết quả khảo sát trước khi các em được trải nghiệm ở các làng nghề. .24Bảng 4. Kết quả khảo sát sau khi các em được trải nghiệm ở các làng nghề......24Bảng 5. Kết quả khảo sát trước khi các em được trải nghiệm ở các làng nghề. .25Bảng 6. Kết quả khảo sát sau khi các em được trải nghiệm ở các làng nghề......25

iv

Page 5: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tàiNghị quyết 29, Hội nghị Trung ương 8, khóa XI của Đảng đã xác định rõ

phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã chỉ rõ mục tiêu đổi mới là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.

Cụ thể hóa Nghị quyết, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đưa ra mục tiêu của cấp THPT đó là:“giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.”

Để thực hiện được mục tiêu, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đầu tư trang thiết bị dạy học trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục, chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học với rất nhiều hình thức khác nhau. Một trong những hình thức đó là dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ, làng nghề tại địa phương.

Từ năm 2018 sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ, làng nghề tại địa phương đã được áp dụng ở một số trường trên cả nước,trong đó có trường THPT Cửa Lò chúng tôi.

1

Page 6: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương vẫn còn khá mới mẻ không chỉ đối với các em học sinh mà còn đối với cả các thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục.

Từ những lý do đã nêu trên, tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò - Tỉnh Nghệ An” để chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp, mong có được những ý kiến đóng góp, từ đó lựa chọn, điều chỉnh phù hợp, áp dụng vào những năm tiếp theo hiệu quả hơn.2. Mục đích nghiên cứu

Với nội dung về công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề đề tài hoàn toàn có tính mới mẻ. Nghiên cứu đề tài với mục đích nâng cao chất lượng quản lý việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò- Tỉnh Nghệ An.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đưa ra một số quan điểm và kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò- tỉnh Nghệ An.4. Tính mới của đề tài Đây là đề tài hoàn toàn mới. Đã có một số đề tài bàn về việc dạy học gắn với thực tiễn sản xuất, dịch vụ…ở những môn học cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay tại Nghệ An chưa có đề tài nào đề cập đến công tác chỉ đạo việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Chính vì thế, trong đề tài tôi đã đưa ra một cách rất cụ thể những việc chúng tôi đã thực hiện trong công tác chỉ đạo tại trường trong 2 năm qua. Thành công của đề tài sẽ có những đóng góp thiết thực cho công tác quản lý chỉ đạo trong các trường THPT trong những năm tới, đặc biệt đối với việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

2

Page 7: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

3

Page 8: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở khoa học1.1. Cơ sở lý luận1.1.1. Khái niệm về làng nghề

Theo từ điển Wikipedia tiếng Việt thì “làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”. 

Từ định nghĩatrên, căn cứ vào thực tế phát triển hiện nay, cho thấy có những làng nghề mới và làng nghề truyền thống, mà ở đó chắc chắn phải có các hoạt động sản xuất ra cùng một hay nhiều loại sản phẩm về cơ bản cùng theo phương pháp sản xuất giống nhau.

Ngoài ra, hiện nay, cũng có nhiều định nghĩa về làng nghề khác nhau:“Làng nghề là làng có hoạt động sản xuất các nghề tiểu thủ công nghiệp

hoặc ngành nghề truyền thống”.Hay: “Làng nghề mới là làng nghề được hình thành do yêu cầu phát triển

sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương”.“Làng nghề truyền thống là làng nghề đã được hình thành từ lâu đời, sản

phẩm được sản xuất có tính riêng biệt, còn tồn tại cho đến ngày nay và chủ yếu vẫn sản xuất theo cách truyền thống”.

Theo điểm 3, điều 5, chương II, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn thìLàng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:

- Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

- Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.1.1.2. Khái niệm về dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề

4

Page 9: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

Dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề là quá trình cho học sinh tiếp cận, tìm hiểu thực tế và làm quen việc sản xuất ra các sản phẩm của các làng nghề tại địa phương. Ngoài ra, đây cũng là cách để học sinh liên hệ những kiến thức đã được thầy cô cung cấp với thực tiễn thông qua nắm bắt quá trình cũng như cách thức sản xuất ở các làng nghề.Với những kiến thức, kinh nghiệm các em thu được qua các buổi học các em sẽ có cách nhìn nhận tích cực về các hoạt động sản xuất kinh doanh và vận dụng vào thực tiễn tại địa phương.1.1.3. Khái niệm về năng lực

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó. Năng lực là cái “có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu (đặc điểm sinh lí của con người, trước hết là của hệ thần kinh trung ương), song không phải là bẩm sinh, mà là kết quả phát triển của xã hội và của con người (đời sống xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân)”

Theo Từ điển tiếng Việt, thì : “Năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.

Tóm lại, có thể hiểu năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. 1.1.4. Quan điểm về dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một nội dung mang tính thời sự, phù hợp với xu thế và mục tiêu của giáo dục trong bối cảnh hiện nay.

Với định nghĩa về năng lực như trên chúng ta có thể hình dung việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh phải là một quá trình dạy học chú trọng tổ chức hoạt động cho học sinh. Thông qua hoạt động, bằng hoạt động, học sinh có thể hình thành, phát triển năng lực, bộc lộ được tiềm năng của bản thân; nhận biết được giá trị cá nhân, tự tin để đạt được mục tiêu và tiếp tục phát triển.

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực được coi là mô hình dạy học nhằm phát triển tối đa năng lực của học sinh trong đó học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô giáo.Đây là quá trình dạy học từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất học sinh trên nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”.

5

Page 10: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

Do vậy, để hình thành, phát triển năng lực cho học sinh, việc dạy học trong nhà trường không chỉ dừng ở nhiệm vụ trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng thái độ sống đúng đắn mà còn phải làm cho những kiến thức sách vở trở thành hiểu biết thực sự của mỗi học sinh; làm cho những kĩ năng được rèn luyện trên lớp được thực hành, ứng dụng trong đời sống ngay khi còn đi học; làm cho thái độ sống được giáo dục qua mỗi bài học có điều kiện, môi trường để bộc lộ, hình thành, phát triển qua các hành vi ứng xử, trở thành phẩm chất bền vững của mỗi học sinh. Việc đánh giá, vì vậy, sẽ phải chuyển từ kiểm tra kiến thức, thao tác kĩ thuật và nhận thức tư tưởng đơn thuần sang đánh giá sự hiểu biết, khả năng thực hành - ứng dụng và hành vi ứng xử của của học sinh trong cuộc sống.1.2. Cơ sở thực tiễn1.2.1. Ý nghĩa tầm quan trọng của các làng nghề trên địa bàn thị xã Cửa Lò đối với việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Thị xã Cửa Lò được thành lập năm 1994 bằng cách tách toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của thị trấn Cửa Lò và 4 xã: Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải cùng với 50 ha diện tích tự nhiên và 2.291 nhân khẩu của xã Nghi Quang thuộc huyện Nghi Lộc. Hiện nay,thị xã Cửa Lò có 7 phường, tổng diện tích (bao gồm cả Đảo Ngư và đảo Mắt) là 28km2 với tổng dân số trên 50.000 người (nguồn: https://dulichbiencualo.org/thi-xa-cua-lo-nghe-an-n.html).

Thị xã Cửa Lò được biết đến là khu đô thị du lịch biển với bãi biển phẳng, cát trắng trải dài bên những rặng phi lao tự nhiên, từ đây du khách có thể ngắm hòn đảo Lan Châu bí ẩn hoặc đi thuyền tới Đảo Ngư, đảo Mắt để chiêm ngưỡng sự kỳ thú hoang sơ của tự nhiên. Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức hương vị biển qua các sản vật biển, từ những mẻ lưới lấp lánh nào tôm, nào cá, nào mực cho đến những giọt nước mắm đậm đà từ các làng nghề ven biển.

Gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Cửa Lò, nghề truyền thống chế biến nước mắm, nghề đánh bắt, bảo quản và chế biến hải sản của bà con nhân dân nơi đây luôn được gìn giữ và phát huy. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Cửa Lò có 4 làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận bao gồm: Làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 (phường Nghi Hải) với 180 cơ sở sản xuất; Làng nghề bảo quản, chế biến hải sản ở phường Nghi Tân với 323 cơ sở sản xuất; Làng nghề đánh bắt và chế biến hải sản ở phường Nghi Thủy với 240 cơ sở sản xuất và làng nghề bánh bún Đông Khánh, phường Nghi Thu với 16 cơ sở sản xuất(nguồn: Võ Văn Hùng- Báo cáo tình hình kinh tế thị Xã Cửa lò năm 2019). Các làng nghề này đềuđã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bảng độc quyền- một yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển, và xây dựng thương hiệu

6

Page 11: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

của các làng nghề. Sản phẩm của các làng nghề ngày càng có giá trị trong phát triển kinh tế thị xãCửa Lò, góp phần thu hút ngày càng đông các du khách đến từ trong và ngoài nước. Chính vì thế, việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề cho học sinh vùng biển thị xã Cửa Lò là hết sức cần thiết. Hơn bất cứ ai, các em học sinh phải hiểu được giá trị của các làng nghề, hiểu được công việc mà ông bà, bố mẹ, anh chị mình đang làm. Các em chính là những người kế tục, gìn giữ và phát huy truyền thống của các làng nghề. Thông qua các làng nghề, các em học sinh có thể vận dụng và mở rộng kiến thức, kỹ năng trong nhà trường vào thực tế sản xuất, dịch vụ, kinh doanh của địa phương. Nếu như ở trường, các em được làm quen với những khái niệm về các hoạt động sản xuất, về các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế, các quy luật trong sản xuất hàng hóa hay cáckhái niệm về doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh doanh thì các làng nghề sẽ là nơi để các em thẩm thấu những khái niệm này một cách trực quan nhất và đây cũng chính là nơi để các em trải nghiệm, để rồi các em có thể hình thành những dự định, những định hướng trong việc chọn ngành nghề trong tương lai.1.2.2. Công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm phát triển năng lực cho học sinh tại trường THPT Cửa Lò trong năm học 2018-2019 và 2019-2020.1.2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường và đối tượng học sinh trường THPT Cửa Lò

Là trường THPT công lập đầu tiên của thị xã Cửa Lò, trường THPT Cửa Lò đã có gần 25 năm xây dựng và phát triển. Tuy “sinh sau đẻ muộn” so với một số trường lớn trong tỉnh Nghệ An, nhưng trường THPT Cửa Lò luôn được ghi nhận là một trong những trường tốp đầu về các mặt, đặc biệt là chất lượng giáo dục. Hiện nay, trường có tập thể sư phạm gồm 70 cán bộ, giáo viên nhân viên với chất lượng đội ngũ: 100% đạt chuẩn, trong đó có 35 thạc sỹ, 37 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Toàn thể cán bộ viên chức nhà trường luôn đoàn kết thống nhất cao trong ý chí và hành động, luôn nhiệt tình, tận tâm, yêu nghề,có trách nhiệm trong giảng dạy và công tác. Đó chính là điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Với quy mô vừa phải, nhà trường có 28 lớp với số lượng trên dưới 1100 học sinh, hầu hết các em đến từ các gia đình nông ngư dân của các làng chài ven biển, một số ít các em là con em viên chức và những gia đình buôn bán nhỏ. Nhìn chung các em học sinh chăm ngoan, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào nông nghiệp và ngư nghiệp nên khả năng bứt phá để có được chỗ đứng, công việc sau khi tốt nghiệp các trường Đại học là không hề dễ.Hơn nữa, môi trường sống khiến cho

7

Page 12: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

các em học sinh còn rất nhiều e dè, thụ động trong việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức đặc biệt làkỹ năng thực hành và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

Thấy được những vướng mắc và những lo lắng của các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh, nhà trường xác định việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh là hết sức cần thiết.1.2.2.2. Công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm phát triển năng lực cho học sinh tại trường THPT Cửa Lò trong năm học 2018-2019 và 2019-2020

* Lập kế hoạch: Khi thực hiện bất cứ công việc nào, đặc biệt là trong công tác chỉ đạo của người quản lý thì việc lập kế hoạch là điều kiện đặc biệt quan trọng và cần thiết.

- Bắt đầu cho việc lập kế hoạch, Ban chuyên môn đã họp cùng các tổ/ nhóm chuyên môn để lựa chọn những bài học thích hợp. Căn cứ vào thực tế địa phương, cơ cấu và tính hiệu quả của các làng nghề trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, chúng tôi đi đến quyết định chọn môn Công nghệ 10 và môn Tiếng Anh 12 để thực hiện dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề.Ngoài ra, chúng tôi cũng cho lồng ghép nội dung này trong chương trình giáo dục hướng nghiệp và công tác tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh khối 12.

- Từ bản kế hoạch chỉ đạo của nhà trường,nhóm Tiếng Anh 12 và nhóm Công nghệ 10 xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết.

Nhóm tiếng Anh 12 sẽ thực hiện chủ đề “Future jobs” (nghề nghiệp trong tương lai) ở bài 6.

Nhóm Công nghệ 10 thực hiện chủ đề “Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh” với các bài học có nội dung liên quan, cụ thể:

- Bài 43: Bảo quản các loại sản phẩm nông, ngư nghiệp; - Bài 46: Chế biến sản phẩm chăn nuôi thủy sản; - Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; - Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh; - Bài 52: Thực hành lựa chọn cơ hội kinh doanh.Trong bản kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, phương pháp tổ chức, thời

gian thực hiện, các hoạt động dạy học, các yêu cầu và nhiệm vụ của học sinh trong quá trình tham gia,… (Phụ lục 1).

Ban Chuyên môn chịu trách nhiệm phê duyệt bản kế hoạch của cả 2 nhóm Công nghệ 10 và tiếng Anh 12.Về cơ bản, kế hoạch của các nhóm đã đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cần có:

8

Page 13: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

+ Xác định rõ mục tiêu chung cần hướng tới của chủ đề dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương là nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về các công việc cũng như dịch vụ trong các làng nghề tại địa phương, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đồng thời tạo hứng thú cho các em trong các bài học gắn với thực tiễn.

+ Thời lượng cho mỗi chủ đề là phù hợp. Thời gian tổ chức cho học sinh tham quan tại các làng nghề cụ thể.

+ Phương pháp tổ chức chủ yếu là giảng dạy bằng những kiến thức giáo viên đọc trong tài liệu và qua tìm hiểu thực tế từ những người dân trong làng nghề và được trình bày sinh động trong các tiết học sử dụng máy chiếu và các hình ảnh minh hoạ.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch:Đây là bước Ban giám hiệu sắp xếp thời gian, bố trí các điều kiện thiết

yếu,cơ sở vật chất, phương tiện, phân công nhân lực cho việc lên lớp cũng như quá trình đến các cơ sở sản xuất, các làng nghề trên địa bàn thị xã.

- Ban chuyên môn cử giáo viêncùng với đại diện Hội Cha mẹ học sinh nhà trường khảo sát cơ sở, liên hệ với một số hộ gia đình, một số cơ sở sản xuất ở các làng nghề xin phép cho học sinh thăm quan, tìm hiểu về công việc của họ.

- Ban lao động cơ sở vật chất - An ninh trường học rà soát các phương tiện, hỗ trợ giáo viên và học sinh trong các hoạt động tại lớp cũng như tại các cơ sở sản xuất, làng nghề.

- Nhà trường giao cho GVCN các lớp 10, 12 quán triệt các quy định đảm bảo kỷ luật, an toàn và hiệu quả trong quá trình đi thực tế tại các làng nghề. Đồng hành với các giáo viên giảng dạy là các thầy cô giáo trong chi đoàn giáo viên, điều này tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi lớp. Dưới đây là một số hình ảnh của các nhóm học sinh đi tham quan, tìm hiểu tại các làng nghề trên địa bàn thị xã.

Học sinh quan sát khu bể chứa nước mắm Học sinh tìm hiểu chu trình đóng gói sản phẩm

9

Page 14: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

Học sinh tham quan một xưởng chế biến mắm ruốc Học sinh nghe giới thiệu về quy trình chế biến nước mắm

Học sinh trực tiếptham gia vào quá trình chế biến tôm nõn

Học sinh tham quan cơ sở chế biến mực khô

Học sinh tìm hiểu bể lắng nước mắm thành phẩm

Học sinh tại một cơ sở sản xuất mắm ruốc

Học sinh trò chuyện với chủ cơ sở ở làng nghề Sau một buổi trải nghiệm tại làng nghề

10

Page 15: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

* Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:Sau khi sắp xếp tổ chức các điều kiện cho việc triển khai dạy học, nhà

trường chỉ đạo giáo viên và các cá nhân được phân công thực hiện kế hoạch.- Đầu tiên, chúng tôi tiến hành chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm(chỉ đạo

ở một lớp của khối 10 và 1 lớp khối12)- Sau khi rút kinh nghiệm qua các tiết dạy thí điểm, nhà trường chỉ đạo

triển khai thực hiện ở các lớp còn lại.- Trong quá trình thực hiện dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề

tại địa phương, nhà trường đã thường xuyên giám sát, theo dõi để nắm bắt tình hình. Các đồng chí trong Ban giám hiệu (BGH) luân phiên tham gia dự giờ. Nếu có những tình huống phát sinh, phải có những trợ giúp, những điều chỉnh hay bổ sung kịp thời có thể về mặt kỹ thuật, về nhân lực về thời gian,…vv.

- Với tư cách là nhà quản lý, BGH nhà trường đã có những động thái khích lệ động viên giáo viên học sinh cũng như các cách ứng xử linh hoạt đối với các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề. Điều này là động lực để học sinh cũng như giáo viên có thêm hào hứng, phấn chấn hơn trong dạy học, tăng thêm sự nhiệt tình hợp tác của các chủ cơ sở sản xuất.

* Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch:- Khi kết thúc việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ ở các làng nghề,

giáo viên phụ trách và học sinh phải viết báo cáo. Nhà trường đối chiếu với kết quả báo cáo của giáo viên và học sinh với bản kế hoạch để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch. Ngoài ra đại diện BGH nhà trường còn trực tiếp xin ý kiến từ các cơ sở sản xuất như ý kiến của chủ cơ sở, ý kiến của các công nhân tại các làng nghề về ý thức thái độ tinh thần học hỏi của học sinh cũng như phương pháp làm việc, tinh thần trách nhiệm của giáo viên.

- Sau khi kiểm tra, đánh giá sơ bộ và thẩm định kết quả, BGH nhà trường đưa ra được những kết luận cần thiết làm cơ sở cho việc thực hiện trong những năm tiếp theo, như phát huy thành tích, uốn nắn sửa chữa hay bổ sung, điều chỉnh kế hoạch nếu thấy cần thiết.

- Trong hai năm học 2018-2019 và 2019-2020, dựa trên kết quả kiểm tra chúng tôi đã đánh giá được chất lượng và tính hiệu quả của việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ ở các làng nghề cho học sinh nhà trường.2. Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò.

11

Page 16: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

Có thể nói rằng, việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò bước đầu có những kết quả tích cực.

Từ thực tiễn công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm phát triển năng lực cho học sinh của trường THPT Cửa Lò trong hai năm qua, với cương vị là người phụ trách chuyên môn, trực tiếp chỉ đạo, tôi rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa trong quá trình chỉ đạo thực hiện. Tôi xin được trao đổi, chia sẻcùng các nhà quản lý, quý thầy cô 5 kinh nghiệm như sau:2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của công tác dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề2.1.1. Mục tiêu

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, cũng như học sinh và cha mẹ các em về công tác dạy học gắn với sản xuất, dịch vụlàng nghề nhằm phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh hiện nay, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.2.1.2. Nội dung

Giúp cán bộ, giáo viên, các em học sinh và phụ huynh thấy được sự quan trọng và cần thiết của công tác dạy học gắn với sản xuất dịch vụ làng nghề trong việc phát triển năng lực học sinh.

- Đối với cán bộ quản lý: Phải quán triệt một cách đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ thị của Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8, khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo cũng như mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, qua đó làm nổi bật sự cần thiết của việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhắm phát triển năng lực học sinh.

- Đối với giáo viên: Phải xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác tuyên truyền, giáo dục cũng như hướng dẫn, hỗ trợ các em trong vấn đề nhận thức. Như vậy, trước hết giáo viên phải đồng tỉnh ủng hộ và thấm nhuần các chủ trương, đường lối và quyết sách trong công tác giáo dục, đặc biệt là thấy được ưu điểm của việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề trong việc phát triển năng lực học sinh, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Đối với học sinh: Học sinh vừa là một nửa chủ thể vừa là đối tượng trong quá trình dạy học, đặc biệt đối với dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm phát triển năng lực cho các em thì nhiệm vụ và lợi ích của các em rất

12

Page 17: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

lớn. Các em cần phải hiểu lao động trong lĩnh vực nào cũng cần thiết, được tôn trọng và đãi ngộ xứng đáng nếu có tay nghề cao, làm việc hết mình.Chính vì thế, chúng ta phải làm cho học sinh nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, để từ đó các em có ý thức và thực sự nghiêm túc trong quá trình tham gia học tập.

- Đối với phụ huynh học sinh: Phải có tinh thần hợp tác, phối hợp với nhà trường trong các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nói riêng. Họ phải nhận thức thật đầy đủ và chính xác về tác dụng của hoạt động này trong việc phát triển năng lực cho con em mình. Ngoài ra cần phải để phụ huynh thấy nghĩa vụ và quyền lợi của mình để có sự khích lệ, tạo điều kiện cho con em họ trong quá trình học tập.2.1.3 Cách thức tiến hành:

Ban Giám hiệu nhà trường cần chú ý những vấn đề sau:Thứ nhất: Thường xuyên quán triệt đầy đủ, cụ thể các văn bản mới về

giáo dục về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về yêu cầu của Giáo dục hiện nay, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng cho cán bộ giáo viên thông qua các buổi học tập chính trị, sinh hoạt hội đồng.

Thứhai: Tổ chức nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 về chương trình tổng thể cũng như chương trình của các bộ môn.

Thứba: Trong các giờ giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 10, 11 và tư vấn tuyển sinh cho học sinh khối 12, cần có những định hướng và những chia sẻ thiết thực để học sinh thấy rõ sự cần thiết của việc học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề.

Thứ 3: Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh để trao đổi về các nội dung, về mục tiêu giáo dục cũng như các kế hoạch hoạt động của nhà trường từ đó có được sự đồng tình ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh.2.2. Xây dựng kế hoạch khoa học cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và điều kiện của các cơ sở sản xuất, làng nghề tại địa phương2.2.1. Mục tiêu:

Nhằm chỉ đạo việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương đạt chất lượng và hiệu quả cao. 2.2.2. Nội dung:

Đưa ra một cách đầy đủ, cụ thể các nội dung và công việc cần làm cũng như cách thức, thời gian và chi phí để tiến hành việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương.

13

Page 18: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

- Kế hoạch của nhà trường: Phải đảm bảo được vai trò chỉ đạo chung, đồng thời cũng phải thể hiện được những yêu cầu cụ thể cho quá trình thực hiện. Trong bản kế hoạch của nhà trường phải có những yếu tố sau:

+ Chỉ rõ những căn cứ để lập kế hoạch, các yếu tố trong và ngoài nhà trường với những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi và khó khăn đối với việc thực hiện dạy học gắn với sản xuất, làng nghề, xác định mục tiêu cần đạt.

+ Nêu rõ nhiệm vụ, các tiêu chí về dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề.

+Các biện pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra.+ Xác định cụ thể thời gian tiến hành các hoạt động, dự trù các nguồn tài

lực, vật lực để thực hiện kế hoạch, gắn mỗi công việc với cá nhân hay bộ phận phụ trách,…

- Kế hoạch của nhóm/ giáo viên thực hiện: Đây là bản kế hoạch dạy học chi tiết, thể hiện đầy đủ các nội dung của việc thực hiện chủ đề dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề trên cơ sở, nội dung môn học.Trong bản kế hoạch cần nêu rõ:

+ Chủ đề và các bài học có nội dung liên quan đến việc dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh làng nghề tại địa phương.

+ Những công việc cần chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học bao gồm các hoạt động trong tiến trình bài học.

+ Ma trận các mức độ nhận thức và hệ thống các câu hỏi để kiểm tra, đánh giá.

+ Tiến trình thực hiện dạy học.+Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.

2.2.3. Cách thức tiến hành:Để xây dựng được kế hoạch có tính khả thi, tính thực tiễn cao, người quản

lý cần chú ý những điểm sau:Thứ nhất: Phải nghiên cứu kỹ các văn bản mang tính căn cứ tiền đề cho

kế hoạch dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề, phân tích những thuận lợi khó khăn đối với quá trình thực hiện.

Thứ 2: Thảo luận, bàn bạc với các tổ / nhóm chuyên môn cũng như các tổ chức trong nhà trường để đi đến thống nhất các nội dung cần thực hiên, các phương án cần có trong bản kế hoạch.

Thứ 3: Chỉ đạo việc lập kế hoạch dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề cảu các nhóm môn một cách sát sao. Cung cấp đầy đủ các thông tin, dữ liệu cũng như các tài liệu cần thiết.

14

Page 19: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

Thứ 4: Xem xét thật kỹ, trao đổi trực tiếp với giáo viên về những chi tiết còn băn khoăn trong kế hoạch nếu có. Tư vấn, điều chỉnh khi cần thiết trước khi phê duyệt bản kế hoạch của nhóm môn.2.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tham gia công tác dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm phát triển năng lực học sinh2.3.1.Mục tiêu:

Theo tinh thần Nghị quyết TW2 khóa VIII “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục” nên việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là việc hết sức cần thiết, nhằm giúp giáo viên ngày càng vững vàng hơn trong công tác giảng dạy của mình.2.3.2. Nội dung:

Trong công tác dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ, làng nghề, giáoviên không chỉ phải có đầy đủ kiến thức mà phải thành thạo các kỹ năng cần thiết. Chính vì thế bồi dưỡng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên là phải trang bị, nâng cao cho họ những mặt sau:

* Về kiến thức: Bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức bộ môn chính của mình, cần phải chú ý đến những kiến thức sau:

- Kiến thức về nội dung giáo dục nghề nghiệp trong nhà trường phổ thông:+ Thông tin về “thế giới nghề nghiệp” theo phân loại nghề. Giáo viên phải

nắm được các tiêu chí phân loại nghề và các yêu cầu của nghề/nhóm nghề.+ Thông tin về các kiểu khí chất-tính cách của con người với sự phù hợp

môi trường làm việc. Một môi trường phù hợp cho phép bản thân thể hiện được kĩ năng, thái độ và hệ thống giá trị của mình. Nói cách khác, những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình, hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc.

+ Thông tin về hệ thống các trường ĐH, CĐ, TCCN, trường dạy nghề. Lưu ý đến điều kiện tuyển sinh, chỉ tiêu, điểm tuyển, thời gian học tập và điều kiện phát triển của nghề trong tương lai.

+ Thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển chọn nhân lực của xã hội và của địa phương, ở các khu chế xuất, các nhà máy, các xí nghiệp, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng,...

- Kiến thức về tâm lý học: tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học lao động, tâm lý học xã hội, tâm lý học giao tiếp, tâm lý học ứng xử,...

15

Page 20: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

- Kiến thức về các phương pháp giảng dạy phù hợp với việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề : Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, diễn kịch, mô phỏng,...

- Kiến thức về tư vấn nghề nghiệp:tư vấn sơ bộ và tư vấn chuyên sâu. Tuy nhiên đối với các trường THPT thì việc tư vấn cho học sinh chỉ dừng ở mức độ giúp các em nhận thức về bản thân (sở trường, năng lực, sức khỏe) từ đó đối chiếu với yêu cầu của các nghề dự định chọn để bản thân các em có kế hoạch rèn luyện những năng lực, phẩm chất còn thiếu.

*Về kỹ năng: - Thiết kế bài giảng;- Kỹ năng tổ chức các buổi dạy, các buổi tọa đàm, hội thảo về nghề

nghiệp;- Kỹ năng lồng ghép những kiến thức hướng nghiệp vào bộ môn;- Kỹ năng sử dụng CNTT trong quá trình dạy học gắn với sản xuất, làng

nghề (máy tính, máy chiếu, mạng internet, khai thác tìm kiếm thông tin...);- Kỹ năng hướng dẫn, tư vấn cho học sinh lựa chọn hướng đi phù hợp;- Kỹ năng giao tiếp, phối hợp giữa nhà trường và các chủ cơ sở sản xuất

tại các làng nghề trên địa phương.*Về thái độ:- Luôn quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp cho học sinh dưới mọi hình

thức, trong mọi hoạt động sư phạm mà mình phụ trách;- Tích cực tham gia việc tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ nhiệm vụ của

việc dạy học gắn với sản xuất , làng nghề nhằm phát triển năng lực học sinh, sẵn sàng tư vấn và hướng dẫn học sinh trong việc chọn ngành nghề phù hợp cho tương lai.

- Thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống và xây dựng thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp cho học sinh.2.3.3. Cách thức tiến hành:

- Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, trong đó xác định rõ mục tiêu theo nội dung bồi dưỡng đã nêu để giáo viên hiểu rõ trách nhiệm và công việc của mình cần làm trong quá trình dạy học gắn với sản xuất, làng nghề nhằm phát triển năng lực học sinh.

- Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các khóa tập huấn, các lớp bồi dưỡng do Sở Giáo dục và Bộ Giáo dục tổ chức.

-Triển khai một cách nghiêm túc và đầy đủ cho giáo viên học tập tinh thần các văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT.

16

Page 21: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

- Tạo điều kiện, hướng dẫn và khích lệ giáo viên truy cập vào mạng để tìm hiểu thêm về giáo dục hướng nghiệp, dạy học gắn với thực tiễn sản xuất

- Phải tin tưởng và tạo độ tin cậy cho giáo viên, phải cho họ cơ hội để chủ động trong công việc.

- Phải biết khơi gợi ý thức tự giác sự nhiệt tình cống hiến vì mục tiêu đề ra, động viên khích lệ kịp thời để tăng thêm tính sáng tạo của giáo viên trong quá trình thực hiện dạy học.

- Tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để giáo viên phát huy tốt năng lực làm việc, khả năng tổ chức các hoạt động cho học sinh

- Tăng cường thêm sách báo, tài liệu, băng hình...về các làng nghề, về các mô hình dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ,….cho GV tự nghiên cứu, tìm hiểu.2.4.Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong thực hiện dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề2.4.1.Mục tiêu:

“Học sinh là chủ thể của nhà trường; là đối tượng của quá trình dạy học, giáo dục; là chủ thể của quá trình nhận thức” (Tuyển tập tác phẩm bàn về giáo dục ViệtNam, - Nguyễn Cảnh Toàn-NXB Lao động, Hà nội). Có thể nói rằng, vai trò của học sinh trong các hoạt động dạy học nói chung và dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nói riêng là rất quan trọng.Đối tượng chúng ta hướng đến là học sinh, là nhận thức là năng lực của các em, vì thế để thực hiện thuận lợi và có kết quả việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề chúng ta cần phải khơi gợi tính chủ động, tinh thần làm việc sáng tạocủa các em học sinh. 2.4.2. Nội dung:

Các em học sinh được quyền sử dụng không hạn chế các nguồn thông tin chính thống, các tài liệu liên quan tới việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề. Trong quá trình học, các em vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức về sản xuất, các làng nghề vào các hoạt động. Ngoài ra, các em học sinh được sáng tạo trong cách tìm hiểu, tiếp cận với các cơ sở sản xuất theo cách riêng của mình.2.4.3. Cách thức tiến hành:

- Tạo môi trường học tập thật thân thiện, thoải mái, cởi mở phù hợp với tính năng động, sôi nổi của học sinh. Tránh cảm giác áp lực gò bó cho học sinh. Học sinh sẽ cảm thấy thích thú để có nhiều sáng tạo hơn trong việc hoạt động nhóm, chủ động hơn trong việc khám phá, trong tiếp thu bài học.

17

Page 22: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

- Khuyến khích học sinh chủ động trình bày ý tưởng, trong phản biện cũng như trong đánh giá và tự đánh giá bằng cách cho học sinh cái quyền “bình đẳng trong học tập”

- Biểu dương kịp thời những em học sinh có ý tưởng sáng tạo, thái độ tự giác tích cực trong quá trình học tập để khích lệ và động viên các em, giúp các em không ngừng cố gắng, nỗ lực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa giáo dục nhà trường - gia đình và xã hội trong dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục. Cũng như trong các hoạt động giáo dục khác, việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh rất cần đến sự phối kết hợp này.2.5.1.Mục tiêu:

Phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhà trường- gia đình- xã hội, cộng đồng trách nhiệm chăm lo đến sự phát triển năng lực học sinh và phát huy những nguồn lực của toàn xã hội (tài lực cũng như trí lực) tham gia vào công tác giáo dục thế hệ trẻ. 2.5.2. Nội dung:

Với mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh ngoài các hình thức dạy học tích cực khác thì việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương cũng rất quan trọng.Vì vậy, hoạt động này là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò trung tâm giáo dục và phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng ngoài nhà trường cùng quan tâm giáo dục học sinh.2.5.3. Cách thức tiến hành:

Sự phối hợp thống nhất giáo dục giữa nhà trường – gia đình và xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN, nó là yếu tố cần thiếtđể tạo ra môi trường thuận lợi cho việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm phát triển năng lực học sinh.

Với vai trò trung tâm của mình, người quản lý giáo dục cần phải chú ý những vấn đề sau:

-Đối với cha mẹ học sinh:+ Đầu mỗi năm học nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh xây dựng tổ

chức ban đại diện cha mẹ học sinh đồng thời qua đó bàn bạc thống nhất các nội dung phối hợp giáo dục giữa nhà trường với hội phụ huynh, thông tin những vấn

18

Page 23: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

đề cơ bản về học sinh cho phụ huynh và định hướng những giải pháp phối hợp giáo dục.

+ Xây dựng quy chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh; giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm, với Đoàn thanh niên, ban thi đua kỷ luật học sinh; các quy tắc và chế độ thông tin hai chiều giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.

+ Nhà trường tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường - gia đình và xã hội, tham gia vào quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh, thống nhất mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương.

+ Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường thường xuyên thông tin những kết quả, những nhận xét trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó cần tổ chức các cuộc họp phụ huynh học sinh theo định kỳ và đột xuất khi cần thiết. Ở các cuộc họp này GVCN có điều kiện thuận lợi tìm ra các giải pháp giáo dục tốt, động viên được cha mẹ học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

-Đối với chính quyền địa phương , các tổ chức ngoài nhà trường và các cơ sở sản xuất tại các làng nghề

+ Nhà trường chủ động phối hợp với các ban ngành chức năng như công an, y tế, Ban quân sự, hội cựu chiến binh v.v... trong vấn đề giao pháp luật, an toàn giao thông, thông tin về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS; giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục môi trường, bảo vệ biển, giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử địa phương v.v...Đây là nội dung có tính quyết định khi cho học sinh đên với các cơ sở sản xuất, dịch vụ làng nghề trên địa phương, bởi các em đã được trang bị đầy đủ các kiến thức về xã hội nâng cao ý thức kỷ luật trong các hoạt động.

+ Xây dựng cam kết phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; cam kết phối hợp giải quyết các sự vụ gây mất an ninh nhà trường.

+ Ngoài ra, nhà trường phải liên hệ trực tiếp với các cơ sở sản xuất tại các làng nghề ở địa phương để xác định vai trò và trách nhiệm của họ trong công tác giáo dục học sinh. Học sinh nhà trường chính là con em của họ, chính vì thế hơn ai hết cần phải có được sự đồng thuận, sự kết hợp chặt chẽ của họ để có môi trường và điều kiện tốt nhất khi cho học sinh đến thăm quan, tìm hiểu và học hỏi.

Tóm lại:Chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực học sinh là một trong những nhiệm vụ của người quản lý trong công tác quản lý các hoạt động giáo dục nhà trường. Nó

19

Page 24: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

được coi như là một mắt xích trong chuỗi các công việc của nhà quản lý giáo dục. Chính vì thế, đòi hỏi nhà quản lý phải thực sự quyết tâm, phải vận dụng khéo léo, khoa học và hiệu quả các phương pháp chỉ đạo. 3. Kết quả thực hiện dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương trong năm học 2018-2019, 2019-20203.1. Đối với nhà trường3.1.1. Làm thay đổi nhận thức về dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương trong cán bộ, giáo viên , học sinh và phụ huynh

- Trước và sau khi áp dụng hình thức dạy học này, chúng tôi đã phát phiếu khảo sát ý kiến của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh . Cụ thể như sau:Bảng 1. Ý kiến của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh về sự

cần thiết của dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương trước khi thực hiện

Dạy học gắn với SX, DV LN tại địa phương

Số ý kiến Tỷ lệCán bộ-

giáo viênPhụ

huynhHọc sinh

Tổng

Rất cần thiết 13/ 62 10/90 72/370 95/522 18,20%

Cần thiết 17/62 25/90 79/370 121/522 23,18%

Có cũng được, không cũng được

24/62 27/90 95/370 146/522 27,97%

Không cần thiết 8/62 28/90 124/370 160/522 30,65%

Bảng 2. Ý kiến của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương sau khi thực hiện

Dạy học gắn với SX, DV LN tại địa phương

Số ý kiếnTỷ lệCán bộ-

giáo viênPhụ

huynhHọc sinh

Tổng

Rất cần thiết 39/ 62 35/90 108/370 182/522 34,86%

Cần thiết 23/62 43/90 241/370 307/522 58,81%

Có cũng được, không cũng được

0/62 6/90 14/370 20/522 3,83%

Không cần thiết 0/62 6/90 7/370 13/522 2,5%

Ta có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức của những đối tượng được hỏi ý kiến. Rõ ràng là mô hình dạy học này đã có những tác động đáng kể trong quan niệm, trong suy nghĩ của mọi người, điều này chính là

20

Page 25: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

hiệu quả lớn nhất của chủ trươngnhà trường, là thành công quan trọng trong công tác chỉ đạo.3.1.2. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Ban giám hiệu nhà trường.

- Chủ động trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch + Xác định vai trò “đầu tàu” trong các hoạt động nhà trường, Ban giám

hiệu đã nghiêm túc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo và các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, chúng tôi nhìn nhận đánh giá thật chính xác về tình hình thực tế của nhà trường để từ đó có các căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch.

+ Tuy trên tinh thần chủ động, nhưng sau khi có kế hoạch dự thảo, chúng tôi chuyển đến cán bộ giáo viên thông qua tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể để xin ý kiến . Và bản kế hoạch chính thức là bản kế hoạch sau khi xem xét, tiếp thu các ý kiến đóng góp của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường. Trong quá trình thực hiện, nếu có những phát sinh, Ban giám hiệu sẽ có những điều chỉnh hợp lý.

- Làm tốt vai trò định hướng, giám sát, hỗ trợ giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ

+ Trước khi thực hiện dạy học gắn với sản xuất, làng nghề Ban giám hiệu phải là người định hướng cho giáo viên để đáp ứng được mục tiêu đề ra trong kế hoạch.

+ Khi mới áp dụng giáo viên rất cần có sự hỗ trợ từ Ban giám hiệu nhà trường, vì thế với vai trò người trực tiếp chỉ đạo tôi thường xuyên đồng hành, sát sao để có những hỗ trợ kịp thời giúp giáo viên hoàn thiện hơn trong công việc để đảm bảo đúng về thời gian và đạt chất lượng cao nhất.

- Ban giám hiệu có tầm nhìn xa hoạch định chiến lược phát triển, đảm bảo mọi điều kiện để quản lý chỉ đạo thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018 trong thời gian tới.

+ Trang bị cho cán bộ quản lý những cách thức, biện pháp quản trị nhà trường đáp ứng được các yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018

+ Chuẩn bị tốt cho đội ngũ giáo viên về kiến thức cũng như tâm thếsẵn sàng đón nhận nhiệm vụ3.1.3. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường

Trường THPT Cửa Lò là một trong những trường trên toàn Tỉnh được biết bởi chất lượng giáo dục.

21

Page 26: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

+ Về kết quả thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, trường luôn xếp ở vị thứ của 10 trường đầu bảng A, với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ chung của toàn Tỉnh, đặc biệt có năm trường đạt 100%, một tỷ lệ mà ngay cả trường chuyên Phan Bội Châu cũng chưa từng có.

+ Trong cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh trường luôn có học sinh đạt giải, riêng năm 2018 nhà trường có 2 giải nhì, trong đó đề tài “Kết hợp tách Chitin từ vỏ tôm và sản xuất phân bón từ nguồn rác thải sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ” của học sinh Hà Gia Bảo được chọn dự thi cấp Quốc gia.

+ Kết quả giáo dục toàn diện hàng năm đều được nâng cao, hướng tới mục tiêu học sinh được phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Có được những kết quả đó, ngoài việc chú trọng hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên, nhà trường đã phát huy tốt hoạt động trải nghiệm của học sinh và hoạt động tự học, tự giáo dục của học sinh thông qua việc vân dụng dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ, làng nghề tại địa phương.

Như vậy, có thể khẳng định rằng dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề góp phần quan trong trong sự hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực, phát triển hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy cao nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của học sinh.3.1.4. Xây dựng được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề

Qua 2 năm vận dụng dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương, nhà trường đã chú ý bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho nhóm giáo viên thực hiện. Bản thân các đồng chí được giao nhiệm vụ cũng luôn cố gắng tự học, tự bồi dưỡng bằng cách tìm hiểu, khai thác, cập nhật các thông tin về nghề nghiệp, về giáo dục gắn với thực tiễn sản xuất của địa phương, về các làng nghề về đặc điểm tâm lý lứa tuổi ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh,….

Hiện nay, nhà trường đã có được nhóm giáo viên đảm bảo kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết để tổ chức dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương cho những năm tới.3.1.5. Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn Thị xã Cửa Lò

Nhà trường và các cơ sở sản xuất tại các làng nghề có mối quan hệ biện chứng với nhau trong việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ.

22

Page 27: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

- Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề chính là nơi để học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm, là nơi để các em vận dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn sản xuất.

- Bằng những hoạt động thực tế ở các làng nghề học sinh được giáo dục thêm về thái độ, ý thức kỷ luật trong lao động, từ đó tăng thêm lòng yêu lao động, yêu quê hương, yêu đất nước.

- Mặt khác, khi học sinh được tham gia vào các hoạt động ở các làng nghề các em đã có cách nhìn nhận khác đi về nghề nghiệp. Các em đã thực tế hơn trong việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai, cũng như việc làm thêm cho thời gian nghỉ. Các em sẵn sàng xin vào làm việc tại các cơ sở chế biến và bảo quản hải sản. Một số em gia đình khó khăn vẫn thường xuyên tham gia tại cơ sở chế biên tôm nõn của gia đình chị Lý, phường Nghi Thủy như em: Nguyễn Thị Khánh Ly lớp 11D1, em Hoàng Thị An lớp 10D2, em Hoàng Thị Lý lớp 12C, em Phùng Thị Thùy Linh lớp 10T1, Vũ Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Hương lớp 11D1,… Đây chính là nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất trong những lúc cao điểm của mùa khai thác và mùa du lịch.3.2. Đối với giáo viên

- Thay đổi cách nhìn nhận về dạy học gắn với thực tiễn sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương.

Trước khi thực hiện việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề, phần lớn giáo viên đều cho rằng việc dạy học gắn với sản xuất, làng nghề là có cũng được , không cũng được hoặc là không cần thiết (32/62~ 58,62%), nhưng sau khi thực hiện thì 100% đều khẳng định là cần thiết và rất cần thiết.

- Được nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng, kỹ thuật dạy học tích cực.

+ Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm. Nhờ vậy, giáo viên ngày càng vững vàng hơn, chuyên nghiệp hơn trong việc vận dụng các kỹ thuật dạy học.

+ Bên cạnh đó, khi tham gia hướng dẫn học sinh tiếp cận với các làng nghề, điều tra, tìm hiểu quy trình sản xuất, giáo viên đã vận dụng tốt các kỹ năng như kỹ năng tư vấn, kỹ năng hướng dẫn, kỹ năng đánh giá,

- Chủ động hơn, nhiệt tình hơn trong việc tổ chức các hoạt động trong tiến trình dạy học.

Khi cùng học sinh đến với các làng nghề để thực hiện hoạt động trải nghiệm thực tế có nghĩa là môi trường dạy học thay đổi đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học phù hợp, sao cho tập thể học sinh được lôi cuốn vào công việc tìm hiểu, trải nghiệm với các làng nghề.

23

Page 28: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

Lúc này giáo viên vừa là người đồng hành, vừa là người hướng dẫn, vì thế họ đã luôn chủ động để có được kết quả tốt nhất cho học sinh.

- Phát huy hiệu quả công tác tự học tự bồi dưỡng.+ Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các kiến thức không những

chỉ trong phạm vi chuyên môn mà còn ở các lĩnh vực khác, nhóm môn khác. + Chủ động nắm bắt thực tế, tình hình sản xuất của các làng nghề+ Thành thạo hơn trong việc sử dụng và khai thác công nghệ thông tin

qua việc tìm kiếm, thu thập tài liệu phục vụ cho bài giảng.3.3. Đối với học sinh3.3.1. Hình thành và phát triển các năng lực chung

- Có thể nói rằng qua việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề trên địa bàn thị xã Cửa Lò, học sinh nhà trường đã trở nên hào hứng hơn, thích thú hơn với các môn học. Các em đã chủ động hơn, tích cực hơn trong việc tìm hiểu nội dung bài học.

- Tại các làng nghề các em biết chú ý lắng nghe, biết trao đổi, chủ động đặt các câu hỏi về những điều các em muốn biết như: quy trình chế biến nước mắm, hàm lượng đạm cần đạt, tỷ lệ giữa các thành phần nguyên liệu, thời gian để nước mắm đủ độ chín,…vv. Ngoài ra, bằng việc chứng kiến tận mắt việc chế biến và bảo quản tôm nõn các em đã biết vận dụng vào việc chọn lựa tôm tươi như thế nào, hoặc cách bóc vỏ tôm thế nào cho hiệu quả, thời gian hấp tôm thế nào cho hợp lý, cách bảo quản tôm ở nhiệt độ nào là thích hợp,…vvv. Từ những hoạt động cụ thể và thực tế như thế, học sinh đã được hình thành năng lực giao tiếp, năng lực tự học cũng như năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

* Năm học 2018-2019Bảng 3. Kết quả khảo sát trước khi các em được trải nghiệm ở các

làng nghề

Lớp Sĩ số

Số học sinh có hứng thú với môn học, tự tìm hiểu bài trước

khi học

Số học sinh tìm ra được các nội dung liên hệ thực tiễn

Số học sinh có khả năng đặt câu hỏi hoặc mạnh dạn trình bày

vấn đề trước lớp

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

10D2 45 7 15,56 % 4 8,88 % 5 11,11 %

10D3 44 6 13,63 % 4 9,09 % 3 6,81 %

12A4 33 9 27,27 % 5 15,15 % 4 12,12 %

12A5 31 6 19,35 % 4 12,9 % 3 9,67 %

Tổng 153 28 18,3 % 17 11,11 % 15 9,8 %

24

Page 29: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

Bảng 4. Kết quả khảo sát sau khi các em được trải nghiệm ở các làng nghề

Lớp Sĩ số

Số học sinh có hứng thú với môn học, tự

tìm hiểu bài trước khi học

Số học sinh tìm ra được các nội dung liên hệ thực tiễn

Số học sinh có khả năng đặt câu hỏi hoặc mạnh dạn trình bày

vấn đề trước lớp

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

10D2 45 39 86,66 % 36 80 % 31 68,88 %

10D3 44 37 84,09 % 35 79,54 % 27 61,36 %

12A4 33 28 84.84 % 26 78,78 % 26 78,78 %

12A5 31 28 90,32 % 24 77,41 % 22 70,96 %

Tổng 153 132 86,27 % 121 79,08 % 104 67,96 %

* Năm học 2019-2020Bảng 5. Kết quả khảo sát trước khi các em được trải nghiệm ở các

làng nghề

Lớp Sĩ số

Số học sinh có hứng thú với môn học, tự

tìm hiểu bài trước khi học

Số học sinh tìm ra được các nội dung liên hệ thực tiễn

Số học sinh có khả năng đặt câu hỏi

hoặc mạnh dạn trình bày vấn đề trước lớp

Số Lượng Tỷ lệ Số Lượng Tỷ lệ Số Lượng Tỷ lệ

10A1 44 9 20,45 % 9 20,45 % 8 18,18 %

10T1 44 9 20,45 % 6 13,63 % 7 15,90 %

12T1 37 11 29,72 % 8 21,62 % 10 27,02 %

12T2 32 7 21,87 % 2 6,25 % 3 9,37 %

Tổng 187 36 19,25 % 25 13,36 % 28 14,97 %

Bảng 6. Kết quả khảo sát saukhi các em được trải nghiệm ở các làng nghề

Lớp Sĩ số

Số học sinh có hứng thú với môn học, tự tìm hiểu bài trước

khi học

Số học sinh tìm ra được các nội dung liên hệ thực tiễn

Số học sinh có khả năng đặt câu hỏi hoặc mạnh dạn trình bày vấn đề

trước lớp

Số Lượng Tỷ lệ Số Lượng Tỷ lệ Số Lượng Tỷ lệ

10A1 44 41 93,18 % 38 86,38 % 37 84,09 %

10T1 44 39 88,63 % 36 81,81 % 32 72,72 %

12T1 37 34 91,89 % 33 89,18 % 34 91,89 %

12T2 32 28 87,5 % 25 78,12 % 21 65,62 %

25

Page 30: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

Tổng 157 142 90,44 % 132 84,07 % 124 78,98%

Như vậy, học sinh trường THPT Cửa Lò đang ngày càng tiếp cận được mục tiêu của chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 hướng tới hình thành và phát triển các năng lực chung cho học sinh đó là: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.3.3.2. Giúp học sinh có cách nhìn nhận thiết thực hơn trong việc lựa chọn hướng đi cho tương lai

Trước đây, hầu hết học sinh khối 12 đều chỉ nghĩ sẽ đi học Đại học sau khi tốt nghiệp THPT. Đây là nguyện vọng chính đáng, nhưng có nhiều bất cập với thực tế. Rất nhiều em sau khi học xong Đại học không tìm được việc làm, lại quay sang học nghề hoặc ở nhà phụ giúp gia đình, tham gia lao động sản xuất. Không phủ nhận những gì các em thu được từ các trường Đại học, nhưng rõ ràng có sự lãng phí về thời gian và tiền bạc đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” khá phổ biến. Và rồi, mô hình dạy học gắn với sản xuất làng nghề, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường đã có ảnh hưởng nhất định đến việc lựa chọn công việc cho học sinh khối 12. Số học sinh xác định sau khi học xong phổ thông sẽ đi học nghề thay vì tham gia xét tuyển vào trường Đại học có phần tăng lên trong năm học 2019-2020 ( sau 1 năm thực hiện). Cụ thể năm học 2017-2018 có 60 em chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp và sau đó đi học nghề; năm học 2018-2019 có 104 em thuộc diện này.

* Tóm lại: Với những kết quả đạt được trong việc chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm phát triển năng lực cho học sinh, nhà trường đã được đoàn công tác của Vụ Trung học- Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận, đánh giá cao trong dịp về công tác tại trường vào tháng 5 năm 2019. Phòng Giáo dục Trung học của Sở Giáo dục- Đào tạo Nghệ An cũng đã chọn cách làm của trường để báo cáo tại Bộ vào cuối tháng 7 năm 2019.

26

Page 31: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:Qua 2 năm triển khai thực hiện dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng

nghề tại địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT Cửa Lò với những kết quả bước đầu đạt được, tôi thấy: Nhà trường đã xác định đúng vai trò và ý nghĩa của việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề trên địa bàn Thị xã Cửa Lò nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh và đã có những biện pháp chỉ đạo khoa học, hiệu quả.

Dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh là nội dung mới, tiến bộ. Mô hình dạy học này đã giúp cho Ban giám hiệu nhà trường định hướng được công việc trong quản lý các hoạt động giáo dục mới. Bên cạnh đó còn giúp giáo viên nâng cao năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần to lớn vào sự phát triển của nhà trường. Ngoài ra, dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề đã giúp các em học sinh có cơ hội được trực tiếp tìm hiểu, trải nghiệm để có thể vận dụng những kiến thức từ sách vở vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Từ đó giúp hình thành và phát triển năng lực cho các em học sinh.2. Kiến nghị:

Với những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm định hướngphát triển năng lực cho học sinh trường THPT Cửa Lò, tôi có một vài kiến nghị như sau:

- Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An nên chỉ đạo các trường thực hiện dạy học gắn với thực tiễn địa phương một cách tích cực hơn.

- Trong quá trình chỉ đạo ở các trường, các nhà quản lý cần chủ động và khéo léo để kết hợp các biện pháp một cách hiệu quả và khoa học. Ngoài ra, cần có sự quan tâm, động viên kịp thời và thiết thực về cả tinh thần lẫn vật chất của nhà trường để giáo viên có thể yên tâm phát huy hết khả năng, dành trọn tâm huyết với công việc được giao.

- Các giáo viên cần tự giác và nhiệt tình với các nhiệm vụ được phân công và có sự đầu tư về thời gian trong việc hướng dẫn tổ chức thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp mang lại kết quả tốt nhất cho học sinh.

27

Page 32: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018;2.Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011;3. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ. Những bài giảng về quản lý trường học. Nhà xuất bản Hà Nội, 1985;4. Phạm Minh Hạc.Phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2001;5. Từ điển WikipediaTiếng Việt.

28

Page 33: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA CÁC NHÓM CHUYÊN MÔN

TRƯỜNG THPT CỬA LÒNHÓM : CÔNG NGHỆ 10

KẾ HOẠCH DẠY HỌCGẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH LÀNG NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG

Chủ đề:Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh kết nối với các làng nghề tại địa phương

BÀI HỌC LIÊN QUAN:Bài 43: Bảo quản các loại sản phẩm nông, ngư nghiệpBài 46: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sảnBài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpBài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanhBài 52: Thực hành lựa chon cơ hội kinh doanh

1. XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN HỆ NỘI DUNG BÀI HỌC VỚI CÁC LÀNG NGHỀ KINH DOANH SẢN XUẤT TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Các phương pháp bảo quản chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản như: bảo quản cá, chế biến cá, tôm… là các công việc hằng ngày của rất nhiều hộ gia đình trên địa bàn thị xã Cửa Lò.

Kinh doanh hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các làng nghề tại địa bàn thị xã Cửa Lò.

Các lĩnh vực kinh doanh được bắt nguồn từ các nguyên liệu có sẵn tại địa phương.

Trên địa bàn Thị xã Cửa Lò đa số là con em của các ngư dân có mô hình sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình hoặc một số các gia đình có các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên dễ dàng tìm hiểu được cách thức tổ chức các hoạt động kinh doanh gắn liền với các làng nghề truyền thống trên địa bàn như: Làng nghề chế biến nước mắm, làng nghề chế biến hải sản, làng nghề tôm nõn hải sản khô,….

HS có thể vận dụng những kiến thức về doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh,…2.NHỮNG CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHO PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC DẠY HỌC

Page 34: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

- Đối với giáo viên:+ Bước 1: Khảo sát cơ sở: Liên hệ với một số hộ gia đình, các cơ sở kinh

doanh vừa và nhỏ ở các làng nghê: Làng nghề chế biến nước mắm ở Hải Giang I- Phường Nghi Hải; Làng nghề chế biến bảo quản hải sản ở Nghi Thủy; Làng nghề tôm nõn hải sản khô ở Nghi Tân

+ Bước 2: Lựa chọn nội dungBài 50: Kinh doanh hộ gia đình

Doanh nghiệp nhỏBài 51: Xác định lĩnh vực kinh doanh

Lựa chọn lĩnh vực kinh doanhBài 52: Đánh giá một số tình huống kinh doanh+ Bước 3: Lập kế hoạch dạy học.Thời gian thực hiện chủ đề dạy học: 4 tiết.- Hoạt động khởi động: 0,5 tiết, thực hiện trên lớp+ Giáo viên giới thiệu một số các hoạt động kinh doanh tại địa phương+ Đưa ra những yêu cầu cho học sinh / nhóm học sinh thực hiện trong

thời gian 1 tuần.+ Giáo viên liên hệ với các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề chế

biền nước mắm hoặc chế biển hải sản, tôm nõn gần trường học nhất để đưa học sinh đến tham quan, tìm hiểu: Đặc điểm các các các sở sản xuất kinh doanh, cách thức tổ chức các hoạt động kinh doanh, cách xác định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh của các cơ sở sản xuất…

- Hoạt động hình thành kiến thức mới: 1,5 tiết, thực hiện trên lớp Giáo viên dạy 1,5 tiết trên lớp để tìm hiểu về: Kinh doanh hộ gia đình

(đặc điểm, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh); Doanh nghiệp nhỏ (Đặc điểm, thuận lợi khó khăn, các lĩnh vực kinh doanh); Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh (xác định lĩnh vực kinh doanh, các bược lựa chọn lĩnh vực kinh doanh)

- Hoạt động trải nghiệm thực tế: (1 tiết - Thời gian thực hiện: tháng 1)

+ Dưới sự chỉ đạo của nhà trường,giáo viên phối hợp với hội cha mẹ học sinh đưa học sinh đến làng nghề có các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương.

+ Học sinh sẽ được nghe báo cáo của chủ cơ sở sản xuất báo cáo về quy mô, quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn đo lường chất lượng mà cơ sở cam kết

Page 35: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

thực hiện, giá trị thương mại của sản phẩm, hiệu quả kinh tế, triển vọng phát triển trong tương lai.

+ Học sinh tham quan cơ sở sản xuất, tìm hiểu về đặc điểm của cơ sở sản xuất,quy mô, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh, những thuận lợi khó khăn của các cơ sở sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất : công tác chuẩn bị nguyên liệu, cơ sở vật chất, máy móc, kĩ thuật sản xuất …

- Hoạt động báo cáo nghiệm thu kết quả: 0,5 tiết, thực hiện trên lớp.+ Các nhóm học sinh báo cáo kết quả thu thập được sau khi trải nghiệm

thực tế.+ Hình thức báo cáo: bản báo cáo trên giấy hoặc bản powerpoint.+ Cho học sinh thảo luận giữa các nhóm.+ Giáo viên tổng hợp, chốt nội dung kiến thức cần lưu ý.- Hoạt động vận dụng, mở rộng: 0,5 tiết, thực hiện trên lớp+ Giáo viên hướng dẫn HS lựa chọn lĩnh vực kinh doanh theo quy mô hộ

gia đình.+ Thảo luận nhóm, lớp để cùng tìm ra các lĩnh vực kinh doanh hiệu quả,

khả năng áp dụng cao.Đối với học sinh:- Tìm hiểu về các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề tại địa

phương thông qua báo chí, khảo sát thực tế.- Chuẩn bị bút, vở ghi chép, máy ảnh, bảng thu thập số liệu,…3. KẾ HOẠCH DẠY HỌCChủ đề: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệpI. Mục tiêu1.1. Kiến thức- Biết được một số khái niệm liên quan đến kinh doanh và doanh nghiệp- Biết được các hoạt động tổ chức kinh doanh hộ gia đình- Biết được những lĩnh vực kinh doanh: sản xuất, thương mại, dịch vụ1.2. Kĩ năng- Vận dụng kiến thức đã học để có thể lựa chọn một số lĩnh vực hay cơ

hội kinh doanh tốt và cùng gia đình kinh doanh đạt hiệu quả cao.1.3. Thái độ- Có hứng thú tìm hiểu hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh- Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

Page 36: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

- Chia sẻ hợp tác có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học1.4. Năng lựcHọc xong chủ đề này phải hình thành được ở học sinh những năng lực

sau:+ Năng lực tự học: Học sinh tự tìm hiểu các kiến thức liên quan đến chủ

đề bằng các thông tin từ Internet, sách báo...+Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Phát hiện các vấn đề trong quá

trình thực hiện dự án và đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề+ Năng lực tính toán: Áp dụng khả năng tính toán + Năng lực ngôn ngữ: Phát huy năng lực ngôn ngữ trong quá trình thuyết

trình trước đám đông+ Năng lực giao tiếp: Rèn kĩ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô và chủ các

cở kinh doanh+ Năng lực hợp tác, làm việc nhóm: Phát huy hiệu quả làm việc nhómII. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 2.1. Chuân bị của GV và HS.2.1.1. Chuân bị cua GV:- Bài thiết kế chuyên đề và các phiếu học tập....- Tranh ảnh, vi deo và các video liên quan đến hoạt động kinh doanh...- Đọc thêm tài liệu tham khảo liên quan đến công tác kinh doanh.2.1.2. Chuân bị cua HS:- Tài liệu học tập (SGK)- Tham gia sưu tầm một số tranh ảnh, các video về các doanh nghiệp,

công ty, thị trường kinh doanh...2.2. Tiến trình dạy học:

HOAT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG- Cho HS xem tranh ảnh liên quan đến nội dung chuyên đề (Chiếu tranh ảnh về các hoạt động kinh doanh như: quán ăn, quán tạp

hóa, chế biến nước mắm, chế niến hải sản, sản xuất ngô, đậu , lạc..., các siêu thị, trường học... Yêu cầu học sinh nhận xet)

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụGV chiếu phim, ảnh về làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 và yêu

cầu HS trả lời

Page 37: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

Em có nhận xét gì qua đoạn video về làng nghề nước mắm ở Hải Giang 1 trên?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụGV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân để suy nghĩ và tìm câu trả lời, sau

đó thảo luận với nhauBước 3. Báo cáo, thảo luận- HS trình bày ý kiến của mình. Sau đó thảo luận trong lớp- GV nhận xét và dẫn dắt sang hoạt động 2.

Page 38: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

HOAT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨCNội dung 1: Tìm hiểu về kinh doanh hộ gia đình, cách thức tổ chức

vốn cũng như lao động trong kinh doanh hộ gia đình.Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu mục I SGK để trả lời các câu hỏi sau:

1. Nêu các đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình?

2. Tæ chøc ho¹t ®éng kinh doanh gia ®×nh3. Nêu các cách xây dựng kế hoạch KD hộ gia đình?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.

- GV thực hiện kỹ thuật tia chớp để yêu cầu học sinh trả lời nhanh câu hỏi của GV.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận.

- Học sinh trả lời câu hỏi, góp ý

- Giáo viên nhận xét, kết luận nội dung

1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình:

- Quy mô nho - Vốn ít - Công nghệ kinh doanh đơn giản - Lao động thường là thân nhân trong gia đình

- Chủ sở hữu là cá nhân trong gia đình

2. Tổ chức hoạt động kinh doanh hộ gia đìnha. Tổ chức vốn kinh doanh- Vốn cố định: Nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị...- Vốn lưu động: Hàng hóa, tiền mặt, công cụ lao động...b. Tổ chức sử dụng lao động:- Lao động trong kinh doanh hộ gia đình được tổ chức linh hoạt3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đìnha. Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất rab. Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán

Nội dung 2: Tìm hiểu về đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ, những khó khăn, thuận lợi hay các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.

- Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ

Page 39: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

- Những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ- Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà các nội dung sau:

1. Nêu đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ?

2. Những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ?

3. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ?

4. Hoàn thành bảng phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TÂP SỐ 1

Nội dung KD hộ gia đình Doanh nghiệp nhỏ

Giống nhau

Khác nhau

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

HS nghiên cứu tài liệu SGK Công nghệ và một số tài liệu khác ở nhà, hoàn thành nội dung

Bước 3. Báo cáo, thảo luận.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm đã làm ở nhà.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- Nhóm khác bổ sung, thảo luận

- GV nhận xét, tổng kết nội dung

1. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ:

- Vốn ít

- Công nghệ kinh doanh đơn giản

- Quy mô nhỏ

- Doanh thu thấp

- Lao động có trình độ thấp...

- Chủ sở hữu của tư nhân

2. Những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ

* Khó khăn:

- Vốn ít khó đầu tư đồng bộ

- Trình độ lao động thấp.

- Khả năng quản lí doanh nghiệp chưa cao

- Thiếu thông tin về thị trường

Page 40: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

* Thuận lợi:

- Tổ chức hoạt động linh hoạt, đễ thay đổi phù hợp với nhu cầu thi trường.

- Dể quản lí chặt chẻ và hiệu quả.

- đễ dàng đổi mới công nghệ

3. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ?

a. Hoạt động sản xuất hàng hóab. Hoạt động thương mạic. Hoạt động dịch vụ

4. Hoàn thành bảng phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TÂP SỐ 1

Nội dung KD hộ gia đình Doanh nghiệp nhỏ

Giống nhau -Vốn ít

-Công nghệ KD đơn giản

-Quy mô nhỏ

-Doanh thu thấp

-Lao động có trình độ thấp...

Khác nhau -Vốn của gia đình

-Chủ sở hữu là người trong gia đình.

- Lao động là thân nhân trong gia đình

- Vốn của chủ DN

- Chủ sở hữu là cá nhân

- Lao động có trình độ thấp có bằng cấp, phải thuê

Nội dung 3:Các căn cứ để xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu chuẩn bị trước ở nhà:

- HS nghiên cứu SGK Công nghệ 10 bài 50, 51 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Doanh nghiệp thích hợp với lĩnh vực nào?2. Tại sao DN chỉ được KD cái thị trường có nhu cầu? Có khi nào nhu cầu không

cần mà vẫn KD?3.Mục tiêu của DN là gì?

Page 41: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

4.DN nên huy đọng nguồn lực ở đâu? Nguồn lực là gì?5. Tại sao căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp lại phải hạn chế

thấp nhất những rủi ro?Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

* Ở nhà: HS nghiên cứu nội dungSGK Công nghệ 10 bài 50,51 và vận dụng kiến thức thực tế, hoàn thành nội dung.

* Tại lớp: Chuẩn bị lên bảng báo cáo kết quả

Bước 3. Báo cáo, thảo luận.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm đã làm ở nhà.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- Nhóm khác bổ sung, thảo luận

- GV nhận xét, tổng kết.

Nội dung 4:Các căn cứ để xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

1. Khi phân tích các yếu tố xung quanh việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có ý nghĩa gì?

2. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

* Ở nhà: HS nghiên cứu nội dung SGK Công nghệ 10 bài 50,51 và vận dụng kiến thức thực tế, hoàn thành nội dung.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm đã làm ở nhà.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- Nhóm khác bổ sung, thảo luận

- GV nhận xét, tổng kết.

HOAT ĐỘNG 3: TRẢI NGHIỆM THỰC TẾHọc sinh được tham quan tìm hiểu các cơ sở sản xuất tại các làng nghề

dưới sự hướng dẫn của giáo viên HOAT ĐỘNG 4: BÁO CÁO , NGHIỆM THU KẾT QUẢ T Ì M HIỂU VỀ

HOAT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH GẮN LIỀN VỚI L À NG NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG.

- Học sinh báo cáo kết quả tham quan học tập tại cơ sở SXKD về sự ra đời của cơ sở SXKD, ảnh hưởng của làng nghề, đặc điểm của CSSXKD những thuận lợi và khó khan …

Page 42: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

- Giáo viên lắng nghe những ý kiến thảo luận của học sinh và những kết quả thu được tại cơ sở tham quan để từ đó chốt lại những nội dung kiến thức cần hình thành cho học sinh.

HOAT ĐỘNG 5: CỦNG CỔ LUYỆN TẬPGV giao các bài tập sau cho HS: Tìm hiểu một số tình huống trong sách giáo khoa hay trong thực tế về

việc lựa chọn cơ hội kinh doanh phù hợp và không phù hợp trong kinh doanh dẫn đễn việc kinh doanh hiệu quả hay thua lỗ.

GV cho HS hoạt động theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học ở hoạt động 2 làm các bài tập trên.

- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả làm bài tập. Các nhóm khác lắng nghe, phản biện hoặc bổ sung ý kiến.

- HS tự nhận xét, đánh giá kết quả dựa vào mức độ làm đúng các bài tập.- GV nhận xét chung, khen ngợi, động viên những HS, nhóm HS hoàn

thành các nhiệm vụ học tập và bài tập.HOAT ĐỘNG 6: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG

GV hướng dẫn, yêu cầu HS về nhà thực hiện những công việc sau:- HS về nhà chia sẽ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu

biết của kinh doanh hộ gia đình.- Tìm hiểu xem ở gia đình hoặc địa phương đã kinh doanh những lĩnh vực

hay mặt hàng nào đạt hiệu quả cao.- Cùng với mọi người trong gia đình, địa phương thực hiện tốt một số hoạt

động kinh doanh.

Page 43: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

TRƯỜNG THPT CỬA LÒTỔ: Ngữ văn – Ngoại ngữ

KẾ HOẠCH DẠY HỌCGẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH LÀNG NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG

Chủ đề:Nghề nghiệp tương laiBÀI HỌC LIÊN QUAN:

Bài 6: Future Jobs – Lesson B: Speaking1. XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN HỆ NỘI DUNG BÀI HỌC VỚI CÁC LÀNG NGHỀ KINH DOANH SẢN XUẤT TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, giáo dục gắn với sản xuất kinh doanh dịch vụ tại các làng nghề ở địa phương có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng giúp các em định hướng được nghề nghiệp trong tương lai đồng thời góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả cho học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 12 nói riêng.

Kinh doanh hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ trong các làng nghề tại địa bàn thị xã Cửa Lò chiếm tỷ lệ tương đối cao: Làng nghề chế biến nước mắm, làng nghề chế biến hải sản, làng nghề tôm nõn hải sản khô, Làng nghề làm bánh bún….

. Đa số học sinh là con em của các ngư dân và các gia đình có mô hình sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên dễ dàng tìm hiểu được cách thức tổ chức các hoạt động kinh doanh gắn liền với các làng nghề truyền thống trên địa bàn như

HS có thể vận dụng những kiến thức về doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh vào bài luyện nói tiếng Anh để các bài học trở nên sinh động, gần gũi với thực tế cuộc sống hơn, từ đó tạo hứng thú học tập cho các em.2.NHỮNG CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHO PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC DẠY HỌC

Đối với giáo viên:Bước 1: Khảo sát cơ sở: Liên hệ với một số hộ gia đình, các cơ sở kinh

doanh vừa và nhỏ ở các làng nghê: Làng nghề chế biến nước mắm ở Hải Giang I- Phường Nghi Hải; Làng nghề chế biến bảo quản hải sản ở Nghi Thủy; Làng nghề tôm nõn hải sản khô ở Nghi Tân

Page 44: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

Bước 2: Lựa chọn nội dungBài 6: Future Jobs – Lesson B: Speaking

Bước 3: Lập kế hoạch dạy học.Thời gian thực hiện chủ đề dạy học: 3 tiết.- Hoạt động khởi động: 0,5 tiết, thực hiện trên lớp+ Giáo viên giới thiệu một số các hoạt động kinh doanh tại địa phương+ Đưa ra những yêu cầu cho học sinh / nhóm học sinh thực hiện trong

thời gian 1 tuần.+ Giáo viên liên hệ với các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề chế

biền nước mắm hoặc chế biển hải sản, tôm nõn gần trường học nhất để đưa học sinh đến tham quan, tìm hiểu: Đặc điểm các các các sở sản xuất kinh doanh, cách thức tổ chức các hoạt động kinh doanh, cách xác định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh của các cơ sở sản xuất…

- Hoạt động hình thành kiến thức mới: 1 tiết, thực hiện trên lớp Giáo viên dạy 1 tiết trên lớp để học sinh nắm được các từ vựng và cấu

trúc liên quan chủ đề như: Kinh doanh hộ gia đình (family business); Doanh nghiệp nhỏ (enterprise, local company), tiếp quản (take over); Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh (business area selection)

- Hoạt động trải nghiệm thực tế: (1 tiết - Thời gian thực hiện: tháng 11)

+ Với sự chỉ đạo của nhà trường giáo viên phối hợp với chi đoàn giáo viên đưa học sinh đến làng nghề có các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương.

+ Học sinh sẽ được nghe báo cáo của chủ cơ sở sản xuất báo cáo về quy mô, quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn đo lường chất lượng mà cơ sở cam kết thực hiện, giá trị thương mại của sản phẩm, hiệu quả kinh tế, triển vọng phát triển trong tương lai.

+ Học sinh tham quan cơ sở sản xuất, tìm hiểu về đặc điểm của cơ sở sản xuất,quy mô, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh, những thuận lợi khó khăn của các cơ sở sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất : công tác chuẩn bị nguyên liệu, cơ sở vật chất, máy móc, kĩ thuật sản xuất …

- Hoạt động báo cáo nghiệm thu kết quả: 0,5 tiết, thực hiện trên lớp.+ Các nhóm học sinh báo cáo kết quả thu thập được sau khi trải nghiệm

thực tế.+ Hình thức báo cáo: bản báo cáo trên giấy hoặc bản powerpoint.+ Cho học sinh thảo luận giữa các nhóm.

Page 45: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

+ Giáo viên tổng hợp, chốt nội dung kiến thức cần lưu ý.3. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Bài 6: Future Jobs – Lesson B: SpeakingI. Mục tiêu1. Kiến thức- Biết được một số từ vựng liên quan đến kinh doanh và doanh nghiệp- Biết được các hoạt động tổ chức kinh doanh hộ gia đình- Biết được những lĩnh vực kinh doanh: sản xuất, thương mại, dịch vụ và

diễn đạt được bằng tiếng Anh- Biết cách bày tỏ quan điểm về nghề nghiệp tại các làng nghề.2. Kĩ năng- Vận dụng kiến thức đã học để nói về một số lĩnh vực hay cơ hội kinh

doanh tốt và cùng gia đình kinh doanh đạt hiệu quả cao.3. Thái độ- Có hứng thú tìm hiểu hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh- Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn- Chia sẻ hợp tác có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học4. Năng lực

Học xong chủ đề này phải hình thành được ở học sinh những năng lực sau:

+ Năng lực tự học: Học sinh tự tìm hiểu các kiến thức liên quan đến chủ đề bằng các thông tin từ Internet, sách báo...

+Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Phát hiện các vấn đề trong quá trình thực hiện dự án và đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề

+ Năng lực ngoại ngữ: Phát huy năng lực ngoại ngữ trong quá trình thuyết trình trước đám đông

+ Năng lực giao tiếp: Rèn kĩ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô và chủ các cở kinh doanh

+ Năng lực hợp tác, làm việc nhóm: Phát huy hiệu quả làm việc nhóm4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC1. Chuân bị của GV và HS.2.1. Chuân bị cua GV:- Bài thiết kế chuyên đề và các phiếu học tập....- Tranh ảnh, vi deo và các video liên quan đến hoạt động kinh doanh...- Đọc thêm tài liệu tham khảo liên quan đến công tác kinh doanh.

Page 46: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

2.2. Chuân bị cua HS:- Tài liệu học tập (SGK)- Tham gia sưu tầm một số tranh ảnh, các video về các doanh nghiệp,

công ty, thị trường kinh doanh...2. Tiến trình dạy học

Teacher’s activities Students’ activities

Warm-up: (5 minutes)- Ask Ss some questions about jobs:1. What would you like to become in the future?2. Would you like to take over your family

business or work in the enterprises in your local area after graduating from university?

- Show Ss some pictures of local enterprises in Cua Lo Town and ask Ss to predict where these enterprises are.

- Listen to the questions.- Discuss the question.- Stand up, answer the

questions.

Example: I would like to work as a doctor. Working as a doctor would be fascinating job because I would have a chance to take care of people health.

Page 47: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

- Get feedback.- Lead Ss to the new lesson.Pre-speaking: (12 minutes)Task 1- Introduce the task: Work in pairs. Match a job in A with the suitable picture above.

A

- processing and preserving seafood- production of salty sauce- production of rice noodle

- Ask Ss to match a job in A with the suitable picture above.- Go around class and help Ss if they need.- Call on Ss to give their answers.- Correct mistakes.While-speaking: (15 minutes)Task 2+ Introduce the vocabulary: - processing and preserving seafood- production of salty sauce/ rice noodle- family business- take over- management- local enterprise- business strategy- Guide students how to practise the vocabulary.- Ask students to work in pairs to introduce what they know about local enterprises in their village.- Help the students with new structures.- Walk around and help them.

- Work in groups. And discuss the answers.

- Listen to the teacher

- Do the task

- Take note

Page 48: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

- Call some student to stand up and report before the class.- Correct their mistakesPost-speaking: (10 minutes)Ss work in groups of four. Talk about a job in local enterprise in your village you may do after you finish school, using the following cues. • Where you will work • Who you will work with • The salary you may get paid • The working conditions - Let them work in groups- Ask some students to stand up and tell loudly- Walk round and help them- Listen and correct mistakesHomework: (3 minutes)- Assign homework. - Ask students to prepare Part C- Listening and do homework

- Discuss in pairs

- work in groups-Write down the homework

Page 49: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

PHỤ LỤC 2MỘT SỐ BẢN SAO BÁO CÁO THU HOẠCH CỦA HỌC SINH SAU CÁC

BUỔI TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ Ở CÁC LÀNG NGHỀ TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Page 50: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề
Page 51: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

PHỤ LỤC 3MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC LÀNG NGHỀ TẠI THỊ XÃ CỬA LÒ

Page 52: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề
Page 53: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

PHỤ LỤC 4

PHIẾU KHẢO SÁT(Dùng cho cán bộ giáo viên)

Thưa các đồng chí! Dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh là 1 mô hình giáo dục theo mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Xin các đồng chí trả lời câu hỏi dưới đây về mô hình dạy học này.( Đánh dấu x vào phương án trả lời)

Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết của việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

Dạy học gắn với SX, DV LN nhằm phát triển năng lực cho học sinh Đồng ý Không đồng ý

Rất cần thiết

Cần thiết

Có cũng được, không cũng được

Không cần thiết

PHIẾU KHẢO SÁT(Dùng cho Phụ huynh học sinh)

Thưa các bậc phụ huynh! Dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh là 1 mô hình giáo dục theo mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Xin các bậc phụ huynh vui lòng trả lời câu hỏi dưới đây về mô hình dạy học này. ( Đánh dấu x vào phương án trả lời)

Ông/ Bà hãy cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết của việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

Dạy học gắn với SX, DV LN nhằm phát triển năng lực cho học sinh

Đồng ý Không đồng ý

Rất cần thiết

Cần thiết

Có cũng được, không cũng được

Không cần thiết

Page 54: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀnghean.edu.vn/upload/21411/20201012/30__Nguyen_Thi_Tuan... · Web view2020/10/12  · MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 1. Lý do chọn đề

PHIẾU KHẢO SÁT

(Dùng cho học sinh)Các em thân mến! Dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa

phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh là 1 mô hình giáo dục theo mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Xin các em vui lòng trả lời câu hỏi dưới đây về mô hình dạy học này. ( Đánh dấu x vào phương án trả lời)

Em hãy cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết của việc dạy học gắn với sản xuất, dịch vụ làng nghề tại địa phương nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

Dạy học gắn với SX, DV LN nhằm phát triển năng lực cho học sinh

Đồng ý Không đồng ý

Rất cần thiết

Cần thiết

Có cũng được, không cũng được

Không cần thiết