165
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG VĂN THĂNG ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N H×NH Sù CñA TßA ¸N QU¢N Sù ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 62 38 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN CẢNH QUÝ HÀ NỘI - 2017

¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG VĂN THĂNG

¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM

C¸C Vô ¸N H×NH Sù CñA TßA ¸N QU¢N Sù

ë VIÖT NAM HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 62 38 01 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN CẢNH QUÝ

HÀ NỘI - 2017

Page 2: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định.

Tác giả luận án

Dương Văn Thăng

Page 3: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7 1.2. Những vẫn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án, giả

thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM 26

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự 26

2.2. Nội dung, qui trình áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự 39

2.3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự

50 2.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động áp dụng pháp luật trong xét

xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự 57

Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM 66

3.1. Khái quát về Tòa án quân sự Việt Nam 66 3.2. Những kết quả đạt được trong áp dụng pháp luật xét xử sơ

thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự ở Việt Nam và nguyên nhân 69

3.3. Những hạn chế về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự ở Việt Nam và nguyên nhân 83

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ 116

4.1. Quan điểm bảo đảm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự 116

4.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự 119

KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

Page 4: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADPL Áp dụng pháp luật

BLDS Bộ luật Dân sự

BLHS Bộ luật Hình sự

BLTTHS Bộ luật Tố tụng Hình sự

HĐXX Hội đồng xét xử

PLTCTAQS Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự

PLHS Pháp luật Hình sự

PLTTHS Pháp luật Tố tụng Hình sự

QĐADPL Quyết định áp dụng pháp luật

TTHS Tố tụng hình sự

TAND Tòa án nhân dân

TAQS Tòa án quân sự

TAQSTW Tòa án quân sự Trung ương

TAQSQK Tòa án quân sự Quân khu

TAQSKV Tòa án quân sự Khu vực

VAHS Vụ án hình sự

VKSQS Viện kiểm sát quân sự

VKSQSQK Viện kiểm sát quân sự Quân khu

VKSQSKV Viện kiểm sát quân sự Khu vực

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Page 5: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Thống kê số vụ án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra

bổ sung từ năm 2005-2015 74

Bảng 3.2: Tổng số án sơ thẩm bị cải sửa từ năm 2005-2015 78

Bảng 3.3: Tổng số án sơ thẩm có liên quan đến vấn đề tịch thu và bồi

thường từ năm 2005-2015 79

Bảng 3.4: Số vụ án phúc thẩm về nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, danh dự, nhân phẩm 88

Bảng 3.5: Số vụ án bị huỷ, cải sửa thuộc nhóm tội xâm phạm tính

mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm 88

Bảng 3.6: Số vụ án phúc thẩm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu trên

tổng số vụ án phúc thẩm 93

Bảng 3.7: Số vụ án phúc thẩm thuộc nhóm tội an toàn công cộng trật

tự công cộng trên tổng số vụ án phúc thẩm 97

Bảng 3.8: Số vụ án phúc thẩm thuộc nhóm tội xâm phạm nghĩa vụ

trách nhiệm quân nhân trên tổng số vụ án phúc thẩm 100

Bảng 3.9: Số vụ án có kháng cáo, kháng nghị liên quan đến vấn đề

tịch thu bồi thường 105

Bảng 3.10: Tổng số án bị sửa về phần dân sự 105

Page 6: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiến pháp năm 2013 đã xác định một cách rõ ràng chức năng thực hiện

quyền tư pháp và nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công

dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi

ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân của hệ thống Tòa án nhân dân. Xuất phát từ

chức năng, nhiệm vụ đó đòi hỏi Tòa án phải có sự chuyển mình mạnh mẽ, thể

hiện trước hết ở việc nâng cao chất lượng công tác xét xử, trong đó có hoạt động

xét xử các vụ án hình sự. Việc áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự

được bảo đảm áp dụng đầy đủ, chính xác, nhằm bảo đảm công lý, các quyền và

lợi ích của Nhà nước, xã hội, công dân được bảo vệ là yếu tố căn bản để nâng

cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự [51].

Tòa án quân sự là cơ quan xét xử của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa (XHCN) Việt Nam được tổ chức trong Quân đội nhân dân, thực hiện

quyền tư pháp thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự (VAHS). Xét xử sơ

thẩm các VAHS là một giai đoạn quan trọng của cả quá trình giải quyết một

VAHS, là giai đoạn tập trung cao nhất của việc thực hiện quyền tư pháp. Tòa án

quân sự nhân danh Nhà nước định tội danh, quyết định hình phạt và giải quyết

các vấn đề khác liên quan đến tội phạm. Đây được coi là thời điểm kết thúc một

quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra đến giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử.

Việc áp dụng pháp luật (ADPL) trong xét xử sơ thẩm các VAHS của Toà án

Quân sự (TAQS) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế XHCN,

tăng cường kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội, giáo dục quân nhân,

công chức, công nhân quốc phòng trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm

chỉnh pháp luật, điều lệnh của Quân đội, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống

xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật

khác. Vì vậy, ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS là vấn đề đòi

hỏi phải được chú trọng và nâng cao chất lượng mới đáp ứng yêu cầu của thực

tiễn đặt ra. Trong Nghị quyết số 08 - NQ/TW, ngày 20/01/2002 của Bộ Chính trị

về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới Đảng ta đã chỉ ra:

Page 7: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

2

… Khi xét xử, các Toà án phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình

đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội

thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Tòa án

phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở xem

xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của

người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những

người có quyền, lợi ích hợp pháp… để ra những bản án, quyết định

đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn quy định [1, tr.2].

Dưới góc độ lý luận: Trong những năm qua, áp dụng pháp luật trong xét

xử sơ thẩm các VAHS của TAQS đã được nghiên cứu ở khía cạnh này hoặc khía

cạnh khác. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách

đầy đủ, toàn diện, có hệ thống để làm cơ sở lý luận cho việc xét xử sơ thẩm các

VAHS của TAQS ở Việt Nam hiện nay.

Thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS

trong thời gian qua đã mang lại những kết quả, đó là chất lượng xét xử sơ thẩm

các VAHS ngày càng được nâng cao, các vụ án đã xét xử đảm bảo đúng người,

đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm,

không có vụ án nào có sai sót lớn.

Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của

TAQS vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém phần nào đó chưa đáp ứng được

yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay như: vi phạm về

xác định tư cách người tham gia tố tụng; vi phạm trong việc đánh giá chứng cứ; vi

phạm quy định về xử lý vật chứng, tịch thu tài sản; vi phạm quy định về viết bản án;

xác định sai vai trò đồng phạm; xác định không đúng hoặc không hết các tình tiết

tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; quyết định hình phạt chưa tương xứng với

tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội; xác định không đúng, không đầy

đủ thiệt hại; quyết định mức bồi thường không chính xác...

Trong xu thế đổi mới, hội nhập, mở cửa, việc ADPL trong xét xử sơ thẩm

các VAHS của TAQS cần được tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu những tinh hoa

trong cách thức ADPL của một số nước trên thế giới trong việc: Thụ lý vụ án; áp

Page 8: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

3

dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; chuyển vụ án; trả hồ sơ để điều

tra bổ sung và quan trọng nhất là ban hành bản án hình sự sơ thẩm. Qua đó để rút

kinh nghiệm ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS ở Việt Nam hiện

nay, nhất là những vụ án có yếu tố nước ngoài.

Xuất phát từ những phân tích trên đây, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn

đề "Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Toà án

Quân sự ở Việt Nam hiện nay" để làm đề tài nghiên cứu viết Luận án tiến sĩ

luật học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án có mục đích phân tích cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, xây

dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm ADPL trong xét xử sơ thẩm

các vụ án hình sự của TAQS ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề sau:

- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS của TAQS ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ lý luận Mác- Lênin về Nhà

nước và pháp luật như xây dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm và vai trò của

ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS; làm rõ nội dung, qui

trình ADPL và các yếu tố tác động tới hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS của TAQS.

- Nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

chế quản lý hệ thống TAQS. Phân tích, đánh giá thực trạng ADPL trong xét xử

sơ thẩm các VAHS của TAQS, từ đó chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu đã

đạt được, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém dẫn đến việc ban hành bản

án, quyết định của Tòa án còn oan sai làm ảnh hưởng đến chất lượng trong xét

xử sơ thẩm các vụ án hình sự.

- Hệ thống hóa, phân tích và xây dựng các quan điểm ADPL trong xét xử sơ

thẩm các VAHS của TAQS. Đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm bảo

đảm ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS ở Việt Nam hiện nay.

Page 9: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các quan điểm khoa học về lý luận lịch sử Nhà nước và pháp luật liên

quan đến ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS.

- Các quy định của Hiến pháp, Pháp luật hình sự, Tố tụng hình sự và văn

bản pháp luật được áp dụng trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.

- Thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

TAQS ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Trong khuôn khổ quy mô của luận án tiến sĩ luật học,

luận án tập trung làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn về ADPL trong

xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS. Dựa trên những số liệu cụ thể của

TAQS về ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, đề xuất các giải pháp

bảo đảm ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS.

Việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS được

thực hiện trong hai giai đoạn; giai đoạn chuẩn bị xét xử và giai đoạn xét xử sơ

thẩm VAHS tại phiên tòa (chủ yếu tập trung vào các tội thường gặp trong công

tác xét xử của Tòa án quân sự)

- Phạm vi không gian: Đề tài triển khai trên phạm vi tất cả các Tòa án

quân sự trong Quân đội.

- Phạm vi thời gian: Mốc thời gian nghiên cứu của đề tài luận án là hoạt

động xét xử của các TAQS từ năm 2005 - 2015.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về

Nhà nước và pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của

Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì

dân, đặc biệt là quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp theo tinh

thần Nghị quyết số 48-NQ/TW, số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị nhằm hoàn thiện

cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong giai đoạn hiện nay;

Page 10: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

5

quan điểm về tính độc lập tư pháp, độc lập xét xử của Tòa án. Tòa án xét xử độc

lập và chỉ tuân theo qui định của pháp luật.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được sử dụng bởi phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp như phương pháp lôgic và hệ

thống, phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn; phương pháp phân tích,

phương pháp tổng hợp và so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê.

Cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở chương 1.

Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, phương pháp lịch sử

được sử dụng ở chương 2, chương 4. Phương pháp hệ thống được sử dụng để

đảm bảo tính nhất quán trong kết cấu của toàn bộ luận án. Phương pháp luật học

so sánh được sử dụng để nghiên cứu về cơ sở lý luận ADPL trong xét xử các

VAHS sơ thẩm của TAQS ở Việt Nam hiện nay (Chương 2). Phương pháp thống

kê xã hội học được thực hiện để đánh giá thực trạng ADPL trong xét xử các

VAHS sơ thẩm của TAQS ở Việt Nam hiện nay (Chương 3).

5. Những điểm mới về khoa học của luận án

Một là, trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận liên quan áp dụng pháp

luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự, luận án đã xác

lập các khái niệm như khái niệm về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; khái niệm áp

dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAQS.

Hai là, luận án đã nhận diện được đặc điểm của việc áp dụng pháp luật

trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự có đặc điểm khác so

với Tòa án nhân dân như đặc điểm áp dụng pháp luật về thẩm quyền, về chủ thể,

đặc điểm về phạm vi áp dụng pháp luật.

Ba là, luận án đã phân tích những kết quả, hạn chế của hoạt động áp dụng

pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự, chỉ ra

những nguyên nhân hạn chế, yếu kém làm cơ sở cho việc bảo đảm nâng cao chất

lượng áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân

sự góp phần chống oan sai khi ban hành các quyết định, bản án của Tòa án quân

sự trong giai đoạn hiên nay.

Page 11: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

6

Bốn là, những giải pháp đề xuất của luận án nghiên cứu đề tài áp dụng

pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự góp phần

tích cực vào việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước

ta, trong đó có nội dung nâng cao chất lương hoạt động xét xử của Tòa án nhân

dân nói chung và Tòa án quân sự nói riêng.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung và

phát triển và làm phong phú thêm các vấn đề lý luận về ADPL trong xét sử sơ

thẩm các VAHS của TAQS. Góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà

nước về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của TAQS trong tiến

trình cải cách tư pháp, khẳng định về tính tất yếu chủ trương cải cách tư pháp

của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, bảo đảm TAQS luôn là cơ quan thực hiện

quyền tư pháp "Phụng công thủ pháp, chí công, vô tư".

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho các Tòa án và đội

ngũ Thẩm phán của TAQS đang hoạt động xét xử. Luận án là công trình khoa

học có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu giảng

dạy môn Nhà nước và pháp luật trong các Trường Đại học chuyên luật và không

chuyên luật, trong hệ thống các Trường chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Đặc biệt Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học về ADPL trong xét xử sơ

thẩm các VAHS cho những người làm công tác xét xử của TAQS.

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

luận án được kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết.

Page 12: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật

Nghiên cứu về ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS, góc

tiếp cận đầu tiên đều phải xuất phát từ việc tìm hiểu các kiến thức nền tảng lý

luận chung về ADPL. Trên phương diện này, có thể điểm danh một số công trình

nghiên cứu tiêu biểu sau:

- Đề tài khoa học cấp Bộ: "Cơ sở pháp lý bảo đảm sự độc lập xét xử của

Tòa án trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở

nhà nước ta hiện nay" của tác giả Bùi Nguyên Khánh [31]. Nội dung nghiên cứu

của đề tài gồm 4 phần, tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về độc

lập xét xử, cơ sở hiến định và pháp luật đảm bảo độc lập xét xử của tòa án trong

nhà nước pháp quyền, các yêu cầu độc lập xét xử trong điều kiện xây dưng nhà

nước pháp quyền ở Việt Nam, xu hướng và giải pháp đảm bảo độc lập xét xử ở

Việt Nam hiện nay.

- Đề tài nghiên cứu khoa học: "Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay"

của tác giả Nguyễn Thị Hồi [27] đã phân tích một số vấn đề lý luận chung về

ADPL như: khái niệm, đặc điểm, các trường hợp cần ADPL, quy trình ADPL,

quyết định ADPL, ADPL tương tự. Phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn

về ADPL một số lĩnh vực cụ thể như: hình sự, dân sự, hành chính... những thành

tựu đạt được, những hạn chế, tồn tại trong hoạt động này; những biện pháp cần

thực hiện để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện hệ thống

pháp luật, nâng cao hiệu quả ADPL đồng thời làm sáng tỏ và hoàn thiện thêm

những lý luận chung về ADPL.

- Cuốn: "Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và Pháp luật", Chương IX

"ADPL" của tác giả Đào Trí Úc [69]. Trong đó nêu lên khái niệm, phân tích vị

Page 13: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

8

trí của ADPL trong hệ thống pháp luật, luận giải vai trò tính chất của thực tiễn

ADPL trong xét xử ở Việt Nam, đặc biệt, tác giả nhấn mạnh việc ADPL trong

xét xử các VAHS để đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

- Ngoài ra còn có các sách chuyên khảo như: "Nhà nước và pháp luật của

chúng ta trong sự nghiệp đổi mới" của tác giả Đào Trí Úc [70]; "Xây dựng và

hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn" của

tác giả Lê Minh Tâm [57]; "Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam" của tác

giả Nguyễn Minh Đoan [17]; "Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt

Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" của tác

giả Nguyễn Minh Đoan [18]…

- "Giáo trình cao cấp lý luận chính trị" của Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh [25]. Trong giáo trình này, phần: "Áp dụng pháp luật" do tác giả

Nguyễn Cảnh Quý trình bày đã làm rõ khái niệm ADPL, phân tích các đặc điểm,

các giai đoạn của quá trình ADPL cũng như các trường hợp ADPL. …

- "Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật" của Trường Đại

học Luật Hà Nội [67].

- "Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật" của tác giả Hoàng

Thị Kim Quế [40].

- "Giáo trình lý luận chung về nhà nước và Pháp luật" của Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [24]. Trong đó phần Thực hiện pháp luật đã nêu

lên khái niệm thực hiện pháp luật; khái niệm ADPL; phân tích đặc điểm các

trường hợp ADPL; các giai đoạn ADPL; ADPL tương tự.

- Một số bài báo trong đó có bài báo: "Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện

nay một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả của Nguyễn Thị Hồi [27]. Bài

viết đã phân tích một số vấn đề lý luận như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của

ADPL, nêu lên thực tiễn ADPL trong một số lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực LHS

và TTHS, đưa ra quan điểm về thực tiễn ADPL trong các lĩnh vực này.

- Luận án tiến sĩ luật học: "Áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp

kinh tế ở nước ta hiện nay" của của tác giả Trần Minh Chất [11]. Luận án đã đưa

ra các khái niệm ADPL hình sự để giải quyết các tranh chấp kinh tế ở Việt Nam.

Page 14: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

9

Luận án cũng nghiên cứu thực trạng ADPL hình sự giải quyết các tranh chấp

kinh tế ở nước ta từ đó phát hiện những bất cập liên quan đến hệ thống pháp luật

về giải quyết tranh chấp kinh tế hiện nay. Luận án đưa ra các giải pháp khắc

phục hạn chế tình trạng ADPL hình sự trong giải quyết các tranh chấp kinh tế.

- Luận án tiến sĩ luật học "Áp dụng pháp luật trong quản lý Nhà nước về

đất đai của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" của tác giả Lê

Văn Thành [59]. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về ADPL và ADPL

trong quản lý Nhà nước về đất đai của UBND cấp tỉnh, công trình đã phân tích

đánh giá thực trạng và xây dựng các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm

quản lý Nhà nước về đất đai ở thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra có khá nhiều luận văn thạc sĩ được bảo vệ thành công tại nhiều

cơ sở đào tạo luật ở trong nước đã trực tiếp luận giải các khía cạnh lý luận và

thực tiễn liên quan đến hoạt động ADPL trên các lĩnh vực khác nhau.

1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật trong xét xử

các vụ án hình sự

Liên quan đến mảng vấn đề này, có thể kể đến một số công trình nghiên

cứu sau:

- Sách chuyên khảo: "Pháp luật hình sự - thực tiễn xét xử và án lệ" của

tác giả Đinh Văn Quế [41]. Cuốn sách gồm ba phần: Phần thứ nhất phân tích

một số vấn đề về LHS như: hiệu lực về thời gian của Bộ luật Hình sự

(BLHS); một số vấn đề về tội phạm trong BLHS năm 1999; quyết định hình

phạt quy định trong BLHS năm 1999, một số vấn đề về tổng hợp hình phạt tù

với hình phạt cải tạo không giam giữ. Phần thứ hai: phân tích một số vấn đề

về Luật Tố tụng hình sự (TTHS) như: Những quy định mới về người tiến

hành tố tụng trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003; một số vấn

đề cần chú ý về tư cách người tham gia tố tụng, người bào chữa, vai trò của

chủ tọa phiên tòa, những vấn đề về sửa bản án sở thẩm, những trường hợp tòa

án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, giải

quyết phần dân sự trong VAHS... theo quy định BLTTHS năm 2003. Phần thứ

ba: bình luận một số vụ án cụ thể.

Page 15: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

10

- Sách chuyên khảo: "Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự - Những vấn đề

lý luận và thực tiễn" của tác giả Đinh Văn Quế [42]. Cuốn sách gồm hai phần:

Phần thứ nhất đề cập đến một số vấn đề vướng mắc, bất cập của LHS hướng sửa

đổi bổ sung. Phần thứ hai đề cập một số vướng mắc, bất cập của BLTTHS và

hướng sửa đổi, bổ sung.

- Sách chuyên khảo: "Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp

luật Tố tụng hình sự ở Việt Nam" của Trần Minh Hưởng, Trịnh Tiến Việt [30].

Cuốn sách mở rộng các góc nhìn khác nhau, bình luận chuyên sâu về những tri

thức cơ bản của Luật Tố tụng hình sự; đồng thời phân tích nội dung cập nhật của

các văn bản mới nhất trong quá trình thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự; đặc biệt

các nội dung liên quan đến oan sai trong Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước

năm 2009, việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong Luật Thi hành án

hình sự năm 2010.

- Bài viết: "Một số vấn đề khi áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự" của tác

giả Nguyễn Minh Hải [21]. Bài viết phân tích Điều 47 của BLHS quy định về

việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS. Trên thực tế, việc áp

dụng Điều 47 của BLHS là không dễ dàng. Tác giả đưa ra ví dụ vụ án cụ thể và

phân tích về vấn đề này.

- Bài viết: "Đặc điểm của mô hình tranh tụng và phương pháp hoàn thiện

mô hình tố tụng hình sự ở Việt Nam" của Nguyễn Đức Mai [38]. Bài viết gồm

hai phần. Phần thứ nhất: phân tích đặc điểm của mô hình tố tụng tranh tụng, khái

quát các loại hình tố tụng, tố tụng tranh tụng, tố tụng thẩm vấn và tố tụng pha

trộn; bản chất của tố tụng tranh tụng, phạm vi và nội dung tranh tụng; địa vị

pháp lý và chức năng của các chủ thể trong tố tụng tranh tụng. Phần thứ hai:

phương hướng và giải pháp hoàn thiện mô hình TTHS ở Việt Nam đưa ra nhu

cầu và một số định hướng hoàn thiện mô hình tố tụng ở Việt Nam. Trên cơ sở đó

đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình tố tụng ở Việt Nam.

- Bài viết: "Trao đổi một số vấn đề về việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

của tác giả Phạm Thái Quý [55]. Bài viết phân tích thực tiễn một số vấn đề liên

quan đến hoạt động xét xử các VAHS sơ thẩm như: vấn đề bị cáo nói lời sau

Page 16: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

11

cùng khi kết thúc giai đoạn tranh luận; việc xác định tên gọi khác của bị cáo; có

gọi là người giám hộ hay không; về bản án hình sự sơ thẩm và vấn đề xác định

án trọng điểm và án mẫu.

- Bài viết: "Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về

chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự" của tác giả Vũ Gia Lâm [33]. Thực tiễn

áp dụng các quy định của BLTTHS trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vẫn còn tồn

tại những vướng mắc, bất cập như: một số quyết định mà Thẩm phán được phân

công chủ tọa phiên tòa có thể ban hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; việc giao

các quyết định của Tòa án khi mở phiên tòa. Tác giả đã phân tích thực trạng đó

và đưa ra phương hướng hoàn thiện các quy định của BLTTHS về giai đoạn

chuẩn bị xét xử.

- Bài viết: "Mấy vấn đề áp dụng pháp luật trong xét xử" của của tác giả

Quách Thành Vinh, Đàm Kim Yến [77]. Bài viết nêu nên những vướng mắc

trong việc ADPL về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra, trách

nhiệm bồi thường thiệt hại và án phí và quan điểm của tác giả về vấn đề này.

- Bài viết: "Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng,

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự" của tác giả Đinh Văn Quế [43]. Bài viết nêu lên

quan điểm trong việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình

sự; phân biệt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với các tình

tiết là yếu tố định tội; phân biệt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm

hình sự với các tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt..

- Bài viết: "Một số vấn đề khi áp dụng tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền

hạn để phạm tội" của tác giả Đinh Văn Quế [44]. Tác giả cho rằng: việc xác định

chính xác và áp dụng đúng tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội" là

vấn đề quan trọng, nó không chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, định

khung hình phạt hay chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, mà còn có ý

nghĩa quan trọng để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác cùng có tình tiết "

lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội".

- Bài viết: "Thực trạng và hướng hoàn thiện chức năng xét xử của Tòa án

trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003" của tác giả Nguyễn Hoài Nam [39].

Page 17: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

12

Bài viết phân tích thực trạng chức năng xét xử của Tòa án trong BLTTHS năm

2003 còn tồn tại những quy định không phù hợp với chức năng xét xử của Tòa

án, không làm rõ các chức năng buộc tội, gỡ tội và xét xử cũng như không phân

định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến

hành tố tụng, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, trên cơ sở

đó đưa ra kiến nghị phương hướng hoàn thiện chức năng xét xử của Tòa án.

- Bài viết: "Phương hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng

hình sự về xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự" của tác giả Đinh Văn Quế [45]. Bài

viết phân tích những vướng mắc trong xét xử sơ thẩm theo BLTTHS năm 2003

về thẩm quyền xét xử; giới hạn của việc xét xử; về người tiến hành tố tụng và

người tham gia tố tụng; hình thức và thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm. Trên cơ sở đó

tác giả đưa ra phương hướng hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm VAHS gồm các

giải pháp: xác định mô hình TTHS; xây dựng pháp luật; nâng cao trình độ, năng

lực cho Thẩm phán, công tố viên, Điều tra viên và Luật sư đáp ứng yêu cầu cải

cách tư pháp.

- Bài viết: "Bàn về việc sử dụng án lệ" của tác giả Ngô Cường [12]. Tác

giả phân tích chiến lược cải cách tư pháp và vấn đề sử dụng án lệ; khái niệm về

án lệ; so sánh việc sử dụng án lệ tại các hệ thống pháp luật Common law và

Civill law. Tác giả đưa ra vấn đề vì sao chúng ta cần phải sử dụng án lệ: sử dụng

án lệ đảm bảo cho việc ADPL thống nhất; giúp cho công tác hướng dẫn áp dụng

thống nhất pháp luật của Toà án nhân dân (TAND) Tối cao được kịp thời, đầy

đủ. Nêu lên quy trình hình thành án lệ.

- Bài viết: "Hoàn thiện một số quy định về xét xử sơ thẩm hình sự nhằm

thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử" của Vũ Gia Lâm [35]. Bài viết

phân tích bên cạnh kết quả khả quan đạt được trong việc thực hiện nguyên tắc

hai cấp xét xử, việc xét xử sơ thẩm vẫn còn có những tồn tại, vướng mắc đó là:

mặc dù chất lượng xét xử từng bước được nâng lên nhưng tỷ lệ bản án sơ thẩm

bị kháng cáo, kháng nghị còn tương đối cao; vẫn còn nhiều vụ án Tòa phúc thẩm

phải hủy, sửa và đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định về xét xử sơ thẩm để thực

hiện tốt nguyên tắc hai cấp xét xử.

Page 18: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

13

- Bài viết: "Một số ý kiến về vệc quy định và áp dụng chế tài pháp luật ở Việt

Nam hiện nay" của Nguyễn Minh Đoan [19]. Bài viết phân tích chế tài, tác dụng

của chế tài pháp luật; đưa ra một số nhận xét về chế tài pháp luật và việc áp dụng ở

Việt Nam hiện nay như: việc quy định chế tài trong pháp luật; thực tiễn áp dụng chế

tài pháp luật. Trên cơ sở đó, tác giả có kiến nghị về việc quy định và áp dụng chế tài

pháp luật. Việc quy định và áp dụng chế tài pháp luật ở Việt Nam cần phù hợp với

điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và lối sống của người Việt Nam.

- Bài viết: "Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Toà

án nhân dân các cấp - nhìn từ một địa phương" của Nguyễn Quang Vũ [79]. Bài

viết phân tích thực tiễn xét xử án hình sự của TAND tỉnh Phú Thọ chỉ ra những

sai sót thường mắc phải là: định tội danh không đúng; áp dụng không đúng các

điều, khoản của BLHS; áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS chưa phù

hợp dẫn đến xử bị cáo quá nhẹ hoặc quá nặng, cho hưởng án treo, xử dưới khung

hình phạt không đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các

giải pháp nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án các cấp.

- Luận án tiến sĩ luật học: "Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của

Toà án nhân dân ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Lê Xuân Thân [60]. Luận án

đã nêu lên cơ sở lý luận về ADPL trong hoạt động xét xử của TAND; Thực trạng

ADPL trong hoạt động xét xử của TAND ở Việt Nam; Quan điểm và giải pháp

nâng cao chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử của TAND ở Việt Nam.

- Luận án tiến sĩ luật học: "Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình

sự và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam" của tác giả Hoàng Anh Tuyên [68]. Thời

hạn TTHS là một nội dung quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự (PLTTHS),

có ý nghĩa trên cả hai phương diện bảo đảm quyền con người, quyền công dân,

đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Việc quy định thời hạn

TTHS hợp lý, khoa học là cơ sở quan trọng để bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích

hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ này, đồng thời tạo điều kiện cho các

cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng quy định này một

cách chính xác trong việc phát hiện và xử lý tội phạm nhằm nâng cao hiệu lực,

hiệu quả của hoạt động TTHS.

Page 19: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

14

- Luận án tiến sĩ luật học: "Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp

dụng tố tụng tranh tụng" của tác giả Nguyễn Thị Thủy [61]. Mô hình TTHS là

nội dung trong nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới và là

mục tiêu, đối tượng được các quốc gia hướng tới khi xem xét, hoàn thiện hệ

thống tư pháp hình sự. Tuy vậy, ở nước ta, mô hình TTHS và việc hoàn thiện mô

hình TTHS chưa được xem xét đúng mức cả trên phương diện nhận thức, lý

luận, thực tiễn xây dựng và ADPL.

- Luận văn thạc sĩ luật học: "Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án

hình sự của Toà án nhân dân ở tỉnh Ninh Bình" của tác giả Nguyễn Đức Hiệp

[22]. Luận văn đã phân tích cơ sở lý luận về ADPL trong hoạt động xét xử án

hình sự như: khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn ADPL và các tiêu chí đánh giá

việc ADPL trong hoạt động xét xử các VAHS; thực trạng ADPL trong hoạt động

xét xử án hình sự của TAND ở tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở đó đưa ra các quan

điểm và giải pháp bảo đảm việc ADPL trong hoạt động xét xử án hình sự của

TAND ở tỉnh Ninh Bình.

- Luận văn thạc sĩ: "Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự

của Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam" của tác giả Đặng Văn Hưng [29]. Luận văn

phân tích cơ sở lý luận về ADPL trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND

như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của ADPL trong hoạt động xét xử án hình sự

của TAND, các giai đoạn, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến ADPL trong

hoạt động xét xử của TAND. Nêu nên thực trạng ADPL trong hoạt động xét xử án

hình sự của TAND tỉnh Hà Nam, kết quả đạt được, những hạn chế trong hoạt động

xét xử án hình sự của TAND tỉnh Hà Nam cũng như nguyên nhân của những hạn

chế đó. Chỉ ra yêu cầu khách quan, phương hướng và giải pháp bảo đảm nâng cao

chất lượng trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND tỉnh Hà Nam.

1.1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu trực diện về áp dụng pháp luật

trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự

- Đề tài nghiên cứu khoa học: "Nâng cao chất lượng hiệu quả xét xử sơ

thẩm của Toà án Quân sự trong thời kỳ mới" của Tổng cục Chính trị [65]. Đề tài

đã nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chất lượng hoạt động xét xử

sơ thẩm các VAHS của TAQS. Đánh giá một cách khách quan thực trạng chất

Page 20: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

15

lượng hoạt động xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS, đưa ra những ưu điểm, hạn

chế và những nguyên nhân của thực trạng. Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi

nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS.

- Bài viết: "Về áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức và phạm

tội nhiều lần" của tác giả Vũ Thành Long [36]. Trong bài báo này, tác giả đưa ra

ví dụ các vụ án cụ thể để phân tích đặc điểm nhận biết tình tiết tăng nặng phạm

tội có tổ chức và phạm tội nhiều lần.

- Bài viết: "Mấy kiến nghị từ một số trường hợp áp dụng pháp luật" của tác

giả Quách Thành Vinh [76]. Tác giả đã phân tích những vướng mắc, bất cập từ thực

tiễn xét xử của TAQS và đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định của BLTTHS.

- Bài viết: "Một số vướng mắc khi áp dụng các quy định của pháp luật về

giám định tư pháp" của Nguyễn Văn Trượng [66]. Bài viết phân tích giám định

tư pháp là hoạt động bổ trợ tư pháp giữ vai trò quan trọng trong quá trình điều

tra, truy tố, xét xử các VAHS. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về

giám định tư pháp để trưng cầu giám định và sử dụng kết quả giám định phục vụ

cho việc giải quyết VAHS ở TAQS vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập về

việc giám định lại; yêu cầu về mặt pháp lý đối với các thành viên Hội đồng giám

định do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương thành lập; căn cứ để truy cứu trách nhiệm

hình sự đối với người thực hiện hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác khi

người bị hại từ chối giám định; việc triệu tập giám định viên đến phiên tòa trong

trường hợp người đã tiến hành giám định không còn là giám định viên nữa.

- Bài viết: "Mấy vấn đề về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành

niên phạm tội bị xử phạt tù" của tác giả Quách Thành Vinh [78]. Bài viết phân

tích về quyết định hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội do cấu

tạo các điều luật thuộc loại quy phạm viện dẫn nên trong thực tiễn xét xử các

VAHS của TAQS, chủ thể ADPL còn có nhiều sai sót trong việc áp dụng Điều

47 BLHS đối với người chưa thành niên phạm tội bị xử phạt tù.

- Bài viết: "Một số vấn đề về hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng

hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm" của Trần Văn Độ [20]. Bài viết nêu lên cơ sở

của việc hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm; quy định của BLTTHS về thủ tục xét

xử sơ thẩm và những bất cập như: bất cập ở quy định về giai đoạn chuẩn bị xét

Page 21: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

16

xử; các quy định về sự có mặt của những người tham gia tố tụng; về giới hạn của

việc xét xử; các quy định cụ thể về thủ tục phiên tòa. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra

một số kiến nghị hoàn thiện quy định của BLTTHS về thủ tục xét xử sơ thẩm.

- Bài viết: "Một số vấn đề về thẩm quyền xét xử các tội phạm ở địa bàn

thiết quân luật" của tác giả Vũ Thành Long [37]. Đề cập đến thẩm quyền xét xử

của TAQS trong địa bàn thiết quân luật, việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS đối với một số trường hợp cụ thể, đưa ra một số kiến nghị, đề xuất hoàn

thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự

trong thời gian và địa bàn thiết quân luật.

- Luận văn thạc sĩ: "Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án

hình sự của Toà án Quân sự ở Quân khu 3" của tác giả Hoàng Hữu Quý [54].

Luận văn phân tích làm sáng tỏ các khái niệm, đặc điểm áp dụng ADPL trong

xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS ở Quân khu 3, làm rõ những hạn chế,

nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm

nâng cao chất lượng ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS ở Quân

khu 3, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay.

- Luận văn thạc sĩ: "Chất lượng hoạt động xét sơ thẩm các vụ án hình sự

của Toà án Quân sự ở Quân khu 3- Quân đội nhân dân Việt Nam" của tác giả

Trần Thị Tuyết Lành [32]. Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận

về chất lượng hoạt động xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS trên địa bàn Quân

khu. Đánh giá một cách khách quan thực trạng chất lượng hoạt động xét xử sơ

thẩm các VAHS của TAQS ở Quân khu 3 trong giai đoạn 2009 - 2014, đưa ra

những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng. Đề xuất một số

giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xét xử sơ thẩm các

VAHS của ngành Toà án Quân sự Quân khu (TAQSQK3).

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về áp dụng pháp luật

- "General Theory of Law and State" (Lý luận chung về Nhà nước và

Pháp luật) của Hans Kelsen [83]. Đây là cuốn sách nghiên cứu về lý luận chung

Page 22: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

17

về Nhà nước và pháp luật, cung cấp cho người đọc những kiến thức chung nhất

về Nhà nước và pháp luật, trong đó có luận bàn về khái niệm và các nội dung

của áp dụng pháp luật.

- "Major Legal System in The World to day" (Những hệ thống pháp luật

trong thế giới đương đại) của David, Renes, John E.C. Brierley [82]. Cuốn sách

nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật chính trong thế giới ngày nay, phân tích

các đặc điểm chung, các nét đặc trưng của bốn hệ thống chính của thế giới như: hệ

thống pháp luật Châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, pháp luật XHCN

(chủ yếu là Liên Xô), và dựa trên các nguyên tắc tôn giáo hay triết học để phân biệt

(Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Trung Quốc, Nhật Bản, và châu Phi). Cuốn sách khái quát

hệ thống Tòa án của những nước tiêu biểu trong các hệ thống pháp luật này, cũng

như trình tự tố tụng, cách thức ban hành quyết định tố tụng ở các nước đó, nền tảng

lịch sử, nguồn và cấu trúc của pháp luật trong mỗi hệ thống.

- "The Civill Law Trandition: An introduction to The Legal system of

Westerm Europe and Latin America (Truyền thống dân luật: Giới thiệu về hệ

thống pháp luật Tây Âu và Châu Mỹ la tinh)" của Marryman, John Henry [84].

Cuốn sách giúp người nghiên cứu hiểu được một cách khái quát nhất hệ thống

pháp luật Châu Âu lục địa, trong đó chiếm ưu thế trong phần lớn của Tây Âu,

Mỹ Latinh và các bộ phận của châu Á, châu Phi, và Trung Đông cũng như

phương pháp thực hiện pháp luật và ADPL của các nước thuộc hệ thống pháp

luật Châu Âu lục địa để xét xử án hình sự cũng như các loại án khác.

1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật trong xét xử

sơ thẩm các vụ án hình sự

- "The English Legal System" (Hệ thống luật pháp Anh) của A. Alisdair

Gillespie [80]. Cuốn sách trình bày các lĩnh vực chính của hệ thống pháp luật

Anh, trình tự, cách thức tiến hành tố tụng ở Vương quốc Anh, cách thức viện dẫn

LHS, sử dụng án lệ trong tranh tụng, đưa ra các vụ án thực tế và sơ đồ giúp

người nghiên cứu hiểu một cách cơ bản về Hệ thống pháp luật Anh.

- "The Criminal Law Hanbook: Know Your Rights, Survive the System"

(Cẩm nang pháp luật hình sự: Biết các quyền của mình, tồn tại hệ thống) của

Page 23: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

18

Paul Bergman, J.D. and Sara J. Berman, J.D [85]. Cuốn cẩm nang LHS giải thích

tất cả các vấn đề, tiến trình của việc xét xử một VAHS ở Hoa Kỳ từ khi bắt giữ,

đến việc điều trần, các loại chi phí cho một vụ án, người bảo hộ, vấn đề buộc tội

tại phiên tòa hình sự, quy trình tìm kiếm, đưa ra chứng cứ buộc tội và chứng cứ

gỡ tội, việc tuyên án và quy trình xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội.

- "English Legal System in Context" (Hệ thống pháp luật Anh trong các

tình huống cụ thể) của Cownie, Bradney và Burton [81]. Cuốn sách gồm 9

chương, giới thiệu hệ thống pháp luật của nước Anh, tầm quan trọng của tòa án và

tòa án trong Hệ thống pháp luật Anh, trường đại học luật và sinh viên khoa luật,

nghề luật và luật sư. Đặc biệt, chương 5 và chương 6 của cuốn sách, tác giả giới

thiệu các vấn đề lý luận về pháp luật và việc sử dụng pháp luật trong các tình huống

cụ thể, khái niệm án lệ và sử dụng án lệ, tính độc lập của bộ máy tư pháp.

- "Masterring Criminal Procedure Volume 2 The Adjudicatory Stage"

(Tìm hiểu TTHS, Tập 2 Giai đoạn xét xử) của Peter J. Henning , Andrew Taslitz

, Margaret L. Paris, Cynthia E. Jones , Ellen S. Podgor [86]. Cuốn sách tập trung

viết về giai đoạn xét xử, mô tả các cách thức, phương thức, công việc của Tòa án

trong quá trình tiến hành tố tụng ADPL xét xử các VAHS, từ khi nộp đơn cáo

buộc đối với một bị cáo qua các giai đoạn trước khi xét xử, và sau đó kết thúc

bằng việc tuyên một bản án hình sự. Có thể nói cuốn sách cung cấp cho người

nghiên cứu hiểu một cách cơ bản về trình tự và cách thức tiến hành tố tụng trong

giai đoạn xét xử ở Mĩ.

- "Criminal Law: Theory and Doctrine" (LHS: Lý thuyết là một học

thuyết) của Simester, A.P. and Sullivan, G.R [87]. Đây là cuốn sách dành cho

sinh viên luật các Trường đại học ở Vương quốc Anh, kết hợp thuyết trình chi

tiết và phân tích việc ADPL hình sự ở Vương quốc Anh, trong cuốn sách có nêu

lên các tình huống phiên tòa giả định.

- "Criminal Law" (Luật Hình sự) của Smith, J.C. and Hogan, B [88]. Cuốn

sách này cung cấp cho người đọc tất cả các vấn đề ADPL trong xét xử án hình sự

của Vương quốc Anh, các kỹ năng cần thiết để nắm bắt đầy đủ vấn đề phức tạp

trong ADPL của Vương quốc Anh.

Page 24: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

19

1.1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật trong xét xử

các vụ án hình sự của Tòa án quân sự

- "Milytary courts and Article III" (TAQS và điều III) của Stephen I.

Vladeck [89], phân tích về giới hạn xét xử của TAQS trong một số trường hợp

không nằm trong quy định của Điều III, TTHS của Hoa Kỳ, trong những trường

hợp này việc ADPL trong xét xử án hình sự của TAQS Hoa Kỳ sẽ được tiến

hành như thế nào.

- "Manual For Courts Martial 2012" (Hướng dẫn xét xử đối với TAQS

năm 2012) của US Department of Defense (Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ) [90], quy

định trình tự, thủ tục xét xử của TAQS cũng như cách ban hành các bản án hình

sự của TAQS.

1.1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài rất lớn, phong

phú và đa dạng, được tiếp cận từ nhiều hướng với các mức độ liên quan khác

nhau. Đây là một thuận lợi nhưng cũng là một thách thức lớn đối với việc triển

khai nghiên cứu đề tài luận án.

Kết quả của các công trình nghiên cứu đã cung cấp một lượng kiến thức

quan trọng về các giá trị của ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAND

nói chung và TAQS nói riêng như: Khái niệm ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS; Đặc điểm ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS; Vai trò ADPL trong

xét xử sơ thẩm các VAHS; Nội dung ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS;

Trình tự ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS; Điều kiện bảo đảm ADPL

trong xét xử sơ thẩm các VAHS; Thực trạng pháp luật về xét xử sơ thẩm các

VAHS; Cơ cấu tổ chức và chức năng của TAQS Việt Nam; Thực tiễn ADPL

trong xét xử sơ thẩm các VAHS; Quan điểm bảo đảm ADPL trong xét xử sơ

thẩm các VAHS và giải pháp bảo đảm ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS.

Tuy nhiên, các quan điểm nghiên cứu về ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS của TAQS đang có nhiều khoảng trống, nhiều sự khác biệt, thậm chí trái

chiều nhau, thiếu thống nhất và tính phức tạp của vấn đề lại là những trở ngại

không nhỏ, đồng thời đặt ra trách nhiệm nặng nề cho việc nghiên cứu đề tài.

Page 25: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

20

1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên phương diện lý luận

Trên phương diện lý luận: Các công trình nghiên cứu đã cung cấp cho tác

giả những kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm, vai trò và các giai đoạn và

nội dung ADPL theo cách tiếp cận ở góc độ chung nhất về Lý luận chung Nhà

nước và Pháp luật. Đây là những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên

cứu lý luận ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS.

Những vấn đề đã được đặt ra nghiên cứu nhưng chưa được giải quyết

thỏa đáng: Các khái niệm xét xử sơ thẩm các VAHS; khái niệm ADPL trong xét

xử sơ thẩm các VAHS của TAQS; đặc điểm của ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS của TAQS; Nội dung và trình tự ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS

của TAQS. Đây chính là những vấn đề mà các nhà nghiên cứu vẫn còn có nhiều

quan điểm khác nhau, các tác giả chưa phân biệt được nội hàm của các khái

niệm này ở góc độ rộng hay hẹp, đa số quan điểm vẫn cho rằng ADPL trong xét

xử sơ thẩm các VAHS của TAQS chính là việc xét xử sơ thẩm VAHS tại phiên

tòa, chứ không cho rằng ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS là

một quá trình từ khi thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa xét xử, ban hành bản án

hình sự sơ thẩm, phán quyết đối với một hoặc nhiều bị cáo có tội hay không có

tội, hình phạt áp dụng đối với họ như thế nào. Chưa làm rõ được đặc điểm của

ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS, đặc điểm ADPL trong xét xử

sơ thẩm các VAHS của TAQS có đặc điểm gì khác so với ADPL trong xét xử sơ

thẩm các VAHS của Tòa án nhân dân, hay ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS với ADPL trong xét xử phúc thẩm các VAHS của TAQS.

Như trên đã phân tích do tồn tại các quan điểm khác nhau về khái niệm,

đặc điểm ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS, nhất là việc nghiên

cứu về ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS theo nghĩa rộng nên

các hướng nghiên cứu đều chưa nghiên cứu về nội dung ADPL trong xét xử sơ

thẩm các VAHS của TAQS một cách toàn diện.

1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên phương diện thực trạng

Những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu làm rõ: Các công trình

đã nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức của TAQS Việt Nam; chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của TAQS Việt Nam; thực trạng pháp luật về xét xử sơ thẩm các vụ

Page 26: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

21

án hình sự của TAQS ở Việt Nam ở một góc độ cụ thể; thực tiễn ADPL trong xét

xử sơ thẩm các VAHS của Tòa án nhân dân ở một địa phương, hoặc của TAQS

ở một Quân khu, Quân chủng.

Những vấn đề đã được nghiên cứu trên phương diện thực trạng nhưng

chưa được giải quyết thỏa đáng: Các tác giả thiên về sử dụng các số liệu báo cáo

trong các báo cáo tổng kết, chứ chưa phân tích rõ về thực tiễn ADPL trong xét

xử sơ thẩm các VAHS của TAQS, các số liệu đơn thuần được nêu ra trong thông

báo kiểm tra án, các sai sót trong xét xử sơ thẩm VAHS tại phiên tòa, chứ chưa

tiếp cận ở góc độ cả quá trình xét xử sơ thẩm các VAHS như: việc ADPL để thụ

lý, chuyển vụ án, áp dụng biện pháp ngăn chặn, tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, trả

hồ sơ cho viện kiểm sát để điều tra bổ sung và xét xử sơ thẩm các VAHS có gì

sai, những thuận lợi, khó khăn trong các quá trình này.

Những vấn đề trên phương diện thực trạng liên quan đến đề tài chưa từng

được đặt ra nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu chưa bao giờ đề cập đến việc

nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật về xét xử sơ thẩm, nhận xét đánh giá về

thực tiễn áp dụng pháp luật về xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS ở Việt Nam.

Đây chính là những vẫn đề đòi hỏi tác giả phải đầu tư thời gian nghiên cứu, đưa ra

những nhận xét, đánh giá chính xác trong đề tài nghiên cứu của tác giả.

1.1.3.3. Tình hình nghiên cứu trên phương diện giải pháp, kiến nghị

Những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu làm rõ trên phương

diện giải pháp, kiến nghị: Các nhà nghiên cứu đã làm rõ một số quan điểm và

giải pháp bảo đảm ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS, nhất là

những quan điểm về việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có

oan sai, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, phù hợp với tiến trình hội

nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Những vấn đề đã được nghiện cứu trên phương diện giải pháp,kiến nghị

nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng, đó là: Các vấn đề về ADPL trong xét xử

sơ thẩm các VAHS phải dựa trên cơ sở pháp luật và quán triệt các quan điểm

đường lối của Đảng và của Đảng ủy Quân sự Trung ương về hoạt động xét xử

của TAQS đây là vấn đề đã được một số công trình nghiên cứu đề cập đến

Page 27: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

22

nhưng chưa thỏa đáng dưới góc độ thấm nhuần nguyên tắc Đảng lãnh đạo; Hoàn

thiện các quy định của BLHS, BLTTHS năm 2015 và Hoàn thiện các văn bản

quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành BLHS, BLTTHS năm 2015. Đây là

những vấn đề đã được các nhà nghiên cứu đưa ra nhưng để giải quyết một cách

triệt để thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Luật sửa đổi, bổ sung

BLHS, BLTTHS năm 2015 sớm nhất cũng phải đến kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa

14 mới được thông qua, các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS, BLTTHS năm

2015, mới chỉ dừng lại ở việc ban hành Công văn của Tòa án nhân dân tối cao

thi hành những điểm có lợi. Vì vậy, việc hoàn thiện hai bộ luật này cũng là vấn

để đặt ra để nghiên cứu một cách toàn diện nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật

trong xét xử các vụ án hình sự nói chung, áp dụng pháp luật xét xử sơ thẩm các

vụ án hình sự của Tòa án quân sự nói riêng.

Những vấn đề chưa được nghiên cứu: ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS của TAQS phải tập trung vào việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của Quân đội,

bảo vệ sức chiến đấu của lực lượng vũ trang góp phần gìn giữ an ninh trật tự của đất

nước; Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy quân sự và các cấp ủy Đảng

đối với hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS.

Tóm lại, có thể nói các công trình nghiên cứu khoa học trên chỉ nghiên

cứu một số vấn đề có liên quan đến ADPL trong xét xử các VAHS chứ chưa có

một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, hệ thống các vấn đề

lý luận và thực tiễn về ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS

ở Việt Nam hiện nay.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG

LUẬN ÁN, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Qua nghiên cứu những công trình có liên quan tới đề tài cho thấy những

vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án đó là:

Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hình sự,

khái niệm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Kết quả nghiên

cứu phải đưa ra được các khái niệm và có căn cứ lập luận, khoa học thuyết phục.

Page 28: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

23

Thứ hai, nghiên cứu chỉ rõ đặc điểm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ

thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự. Những đặc điểm này có điểm gì

khác so với Tòa án nhân dân.

Thứ ba, phân tích vai trò của áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các

vụ án hình sự của Tòa án quân sự. Do tính chất đặc thù của Quân đội, việc áp

dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự có sự tác động ảnh hưởng

như thế nào trong việc xây dựng Quân đội.

Thứ tư, nghiên cứu phân tích nội dung áp dụng pháp luật trong xét xử sơ

thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự dựa trên cơ sở lý luận về Nhà nước

và pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật.

Thứ năm, nghiên cứu phân tích và luận giải qui trình áp dụng pháp luật

trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự. Đây là những vấn đề

lý luận quan trọng cần làm rõ để làm nền tảng cho việc đáng giá thực trạng và đề

xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án

hình sự của Tòa án quân sự ở Việt Nam.

Thứ sáu, nghiên cứu các yêu cầu có tính nguyên tắc và các yếu tố tác

động lên chất lượng áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

của Tòa án quân sự. Các yếu tố này cần phải được xem xét gắn với thực tiễn và

yêu cầu cụ thể bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật của Tòa án quân sự.

Thứ bảy, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các

vụ án hình sự của Tòa án quân sự ở Việt Nam. Nội dung nghiên cứu được triển

khai đối với việc áp dụng pháp luật từ khi chuẩn bị xét xử đến khi xét xử vụ án

tại phiên tòa. Kết quả nghiên cứu phải đánh giá được ưu điểm, hạn chế yếu kém

về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự

và rút ra được những nguyên nhân khách quan, chủ quan của kết quả đạt được

cũng như hạn chế yếu kém để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các quan

điểm, giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình

sự của Tòa án quân sự.

Thứ tám, nghiên cứu xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo

đảm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân

Page 29: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

24

sự. Kết quả nghiên cứu phải bảo đảm lập luận thuyết phục hơn về quan điểm,

giải pháp có liên quan đã được các công trình nghiên cứu khác đề cập, đồng thời

đề xuất giải pháp tổng thể mang tính chiến lược cho việc hoàn thiện công cuộc

cải cách tư pháp của Nhà nước ta.

1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án

Với kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu và căn cứ vào lý luận về việc

áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự,

luận án đặt ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án

quân sự có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền

con người, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,

tổ chức, bảo vệ kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Lý luận về áp dụng

pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự còn nhiều vấn đề chưa được

nghiêm cứu, giải quyết thoả đáng. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xét xử sơ

thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự trong thời gian qua còn những hạn

chế nhất định trên cả phương diện nhận thức, qui định pháp luật và thực tiễn

hoạt động. Trước yêu cầu thực tiễn của đời sống xã hội và yêu cầu nhiệm vụ xây

dựng Quân đội đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hoạt động xét xử các vụ án

hình sự. Yêu cầu nhận thức pháp luật và áp dụng pháp luật một cách đúng đắn

trong các trường hợp phạm tội cụ thể là một trong những yếu tố quyết định bảo

đảm chất lượng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự góp phần hoàn thành công

cuộc cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta.

Từ đó, luận án đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu quan trọng cần phải giải mã:

1. Nhận thức như thế nào là áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án

hình sự?

2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

nói chung, của Tòa án quân sự nói riêng là gì?

3. Các yếu tố tác động nào ảnh hưởng tới chất lượng áp dụng pháp luật

trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự?

Page 30: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

25

4. Nội dung của áp dụng pháp luật là gì? Quy trình áp dụng pháp luật thế

nào trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự?

5. Thực tiễn áp dụng pháp luật của các Toà án quân sự có những sai sót,

hạn chế gì và nguyên nhân nào dẫn đến những sai sót, hạn chế đó?

6. Cần các giải pháp nào để bảo đảm nâng cao chất lượng áp dụng pháp

luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự?

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận án có mục tiêu đánh giá đúng tình hình nghiên cứu của

đề tài, xác định đúng phạm vi nghiên cứu của luận án và khẳng định tính trung

thực cũng như những điểm mới trong kết quả nghiên cứu của luận án.

Một trong những nội dung của công việc cải cách tư pháp của Nhà nước

ta là nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết các vụ án trong đó có các vụ án

hình sự. Đi cùng với nó thì hoạt động nghiên cứu hướng tới mục tiêu tìm ra các

giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự diễn

ra đặc biệt sôi động trong những năm gần đây. Số lượng các công trình nghiên

cứu liên quan đến chủ đề này khó có thể liệt kê hết. Sản phẩm của các hoạt động

nghiên cứu được công bố dưới nhiều hình thức ấn phẩm khác nhau. Kết quả

nghiên cứu đã giải mã được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn có liên quan đến

chủ đề của luận án. Đây là các tư liệu rất cần thiết cho việc triển khai nghiên cứu

đề tài luận án.

Tuy nhiên thực trạng nghiên cứu cũng cho thấy còn nhiều vấn đề thuộc

chủ đề của luận án chưa được giải quyết thấu đáo hoặc chưa được đặt ra trong

các công trình nghiên cứu đã công bố.

Trên cơ sở cách nhìn tổng quan, tác giả đã xác định các nội dung cơ bản

cần tiếp tục nghiên cứu, đặt ra giả thuyết nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu

nhằm thực hiện mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, bảo đảm được giá trị

khoa học và thực tiễn của luận án.

Page 31: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

26

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ

THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ

2.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thầm vụ án hình

sự của Tòa án quân sự

2.1.1.1. Khái niệm xét xử sơ thầm vụ án hình sự của Tòa án quân sự

Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc nhằm

đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lý của vụ việc, từ đó nhân danh

Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không

trái pháp luật của vụ việc [73, tr.869].

Xét xử là chức năng thuộc về Tòa án, là một giai đoạn tố tụng quan trọng

được tiến hành dưới hình thức phiên tòa nhằm nhân danh Nhà nước đưa ra một

phán quyết theo một trình tự luật định những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Xét xử phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc luật định như: Tòa án

xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, xét xử tập thể, xét xử công khai, bảo đảm

quyền bình đẳng trước Tòa án, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo...

Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc

thẩm. Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm VAHS ở nước ta là các TAND cấp

huyện, TAND cấp tỉnh, Toà án Quân sự Khu vực (TAQSKV) và TAQS cấp

Quân khu [47].

Tòa án quân sự là cơ quan xét xử của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt

Nam thuộc hệ thống TAND được tổ chức trong quân đội có nhiệm vụ xét xử các

vụ án hình sự. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, các TAQS cần

tiến hành một hoạt động hết sức quan trọng đó là ADPL để xét xử sơ thẩm các

VAHS thuộc thẩm quyền.

Quá trình xét xử VAHS của TAQS phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt

qua các bước điều tra, truy tố, xét xử. Giai đoạn xét xử là một khâu đặc biệt quan

Page 32: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

27

trọng, là giai đoạn trọng tâm của quá trình giải quyết VAHS của TAQS. Các giai

đoạn tố tụng trước (điều tra, truy tố), các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ điều tra

thu thập chứng cứ làm cơ sở cho quá trình giải quyết vụ án, chưa thể quyết định

người đó có tội hay không có tội. Để xác định một người có tội hay không có tội

phải thông qua một phiên tòa, tại đó mọi chứng cứ tài liệu của vụ án do cơ quan

điều tra, truy tố thu thập trong quá trình điều tra đều được xem xét một cách

công khai, những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được nghe

trực tiếp lời khai của nhau được tranh luận chất vấn từ đó tạo điều kiện cho Tòa

án ra bản án đúng pháp luật. Có thể nói xét xử sơ thẩm được xác định như một

giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một VAHS là hình thức thực hiện

quyền tư pháp, tại phiên tòa quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và

tham gia tố tụng được thực hiện một cách công khai, đầy đủ nhất.

Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định về tính chất xét xử phúc thẩm,

giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng lại không quy định tính chất xét xử sơ thẩm để từ

đó làm cơ sở phân biệt rõ giữa xét xử sơ thẩm với xét xử phúc thẩm cũng như

phân biệt rõ xét xử với việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Về khái niệm xét xử sơ thẩm của Tòa án nói chung và TAQS nói riêng

hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: "xét xử sơ thẩm là việc xét xử lần thứ nhất

(cấp thấp nhất) do Tòa án được giao thẩm quyền thực hiện theo quy định của

pháp luật" [45, tr.07].

Quan điểm thứ hai cho rằng: "xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu, bản án và

quyết định của Tòa án sơ thẩm sau khi tuyên án 15 ngày nếu không có kháng cáo

và kháng nghị theo quy định của pháp luật thì sẽ có hiệu lực pháp luật được thi

hành" [34, tr.34].

Quan điểm thứ ba cho rằng: "xét xử sơ thẩm là việc xét xử vụ án ở Tòa án

cấp tỉnh, huyện mà bản án do các Tòa án này tuyên xử có thể bị kháng cáo,

kháng nghị theo trình tự phúc thẩm trong thời hạn luật định" [34, tr.34].

Xét xử sơ thẩm là một từ Hán Việt, có nghĩa là lần đầu tiên đưa vụ án ra

xét xử tại một Tòa án có thẩm quyền. Khi xét xử sơ thẩm, Tòa án xem xét và giải

Page 33: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

28

quyết mọi vấn đề của vụ án bằng việc ra bản án hoặc quyết định. Trong thời gian

kháng cáo, kháng nghị, bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật

có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Các khái niệm xét xử sơ thẩm nêu trên đều chứa đựng các nội dung về

tính chất xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, nếu xem xét riêng rẽ thì thấy rằng mỗi khái

niệm cụ thể chưa làm toát lên toàn bộ tính chất, đặc điểm của xét xử sơ thẩm.

Có thể khái quát các đặc điểm của xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS

như sau:

Một là, xét xử sơ thẩm VAHS của TAQS là việc xét xử vụ án lần đầu do Tòa

án được giao thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Mọi VAHS sau khi

kết thúc quá trình điều tra, hồ sơ vụ án được chuyển sang VKS để truy tố bằng bản

cáo trạng. Tòa án thụ lý, nghiên cứu hồ sơ vụ án và ra quyết định đưa vụ án ra xét

xử. Phiên tòa sơ thẩm sẽ được mở ra để kết thúc quá trình giải quyết VAHS.

Cũng có ý kiến đặt ra là những vụ án đã xét xử sơ thẩm do Toà án cấp

phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ để xét xử lại có thoả mãn đặc điểm này

hay không? Theo chúng tôi, khi bản án, quyết định sơ thẩm đã bị huỷ, thì Cáo

trạng của Viện kiểm sát chưa được xem xét bằng thủ tục xét xử sơ thẩm. Việc

nghiên cứu, xét xử lại vụ án được bắt đầu lại từ đầu. Cho nên, trong trường hợp

này, vụ án cũng được xem là được xét xử lần đầu.

Hai là, xét xử sơ thẩm là xét xử toàn bộ vụ án. Qua xét xử sơ thẩm, Toà

án có thẩm quyền phán quyết về tất cả các vấn đề của vụ án hình sự, bao gồm: có

tội hay không có tôi, tội phạm gì, hình phạt hoặc biện pháp trách nhiệm hình sự

khác được áp dụng, các biện pháp tư pháp (hình sự cũng như dân sự), xử lý vật

chứng và án phí... Chỉ trong trường hợp khi vấn đề dân sự chưa được xác định

đấy đủ và không ảnh hưởng đến các quyết định về hình sự, vấn đề dân sự như

bồi thường thiệt hại, hoàn trả tài sản... mới được tách ra, dành quyền cho nguyên

đơn dân sự khởi kiện bằng vụ kiện dân sự khác.

Tuy nhiên, do TAQS không có thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự và

vấn đề dân sự này lại phát sinh từ vụ án hình sự, cho nên trong điều tra, truy tố,

xét xử các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền TAQS, các vấn đề dân sự hầu như

Page 34: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

29

không được tách ra thành vụ kiện dân sự khác. Việc áp dụng pháp luật của Toà

án quân sự trong trường hợp này bao gồm cả áp dụng pháp luật hình sự, cả áp

dụng pháp luật dân sự.

Ba là, bản án hoặc các quyết định là kết quả của phiên tòa sơ thẩm của

TAQS được ban hành trên cơ sở hồ sơ vụ án và kết quả điều tra công khai tại

phiên tòa. Tòa án ra bản án và quyết định hình phạt đối với bị cáo nếu bị cáo có

tội hoặc ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, quyết định tạm đình chỉ, đình

chỉ vụ án khi có căn cứ pháp luật.

Bốn là, bản án hoặc quyết định sơ thẩm của TAQS chưa có hiệu lực pháp

luật ngay. Bởi vì đây là lần đầu, những vấn đề thuộc về nội dung VAHS được

giải quyết; bản án hoặc quyết định có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại

ở cấp phúc thẩm. Thời hạn kháng cáo của bị cáo và các đương sự như người bị

hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ

ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Thời hạn kháng nghị của

VKS cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày

tuyên án. Trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm hay Hội

đồng giám đốc thẩm, tái thẩm hủy án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại hoặc xét

xử lại ở cấp sơ thẩm thì kết quả hoạt động điều tra hoặc xét xử trước đó đều bị

phủ nhận và quá trình tố tụng sẽ phải tiến hành lại từ đầu.

Năm là, phiên tòa sơ thẩm có Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân tham

gia. Đây là nguyên tắc Hiến định được thể hiện cụ thể trong BLTTHS. Hội thẩm

quân nhân, Hội thẩm nhân dân là những người trực tiếp làm việc, sống và tham gia

sinh hoạt xã hội cùng quần chúng nhân dân, họ đem đến phiên tòa những suy nghĩ và

ý kiến của quần chúng nhân dân về vụ án góp phần giúp Tòa án xử lý vụ án chính

xác, công minh. Đây được coi là một trong những biểu hiện của dân chủ trong hoạt

động tư pháp, mọi vấn đề liên quan đến giải quyết vụ án đều phải được Thẩm phán

và Hội thẩm thảo luận và thông qua tại phòng nghị án trước khi quyết định.

Hội đồng xét xử gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm quân nhân,

trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp như vụ án liên quan

Page 35: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

30

đến nhiều ngành, nhiều địa phương, vụ án có nhiều bị cáo, các bị cáo phạm

nhiều tội, vụ án rất phức tạp về mặt chứng cứ, vụ án lớn dự kiến phải xét xử

trong thời gian dài...thì Hội đồng xét xử (HĐXX) có thể gồm 02 Thẩm phán và

03 Hội thẩm quân nhân. Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung

hình phạt có mức cao nhất là tử hình không phụ thuộc vào Tòa án sẽ quyết định

theo tội đó, theo khung hình phạt đó hay không thì HĐXX gồm 02 Thẩm phán và

03 Hội thẩm quân nhân. Nếu bị cáo là người chưa thành niên thì thành phần HĐXX

phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên.

Từ những đặc điểm nêu trên có thể đưa ra khái niệm xét xử sơ thẩm

VAHS của TAQS như sau: Xét xử sơ thẩm VAHS của TAQS là xét xử lần đầu,

toàn bộ VAHS; thông qua xét xử, TAQS có thẩm quyền phán quyết mọi vấn đề về

vụ án bằng việc ra bản án hoặc quyết định; bản án, quyết định sơ thẩm của

TAQS chưa có hiệu lực thi hành nếu bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc

thẩm trong thời hạn luật định.

2.1.1.2. Khái niệm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án

hình sự của Tòa án quân sự

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cơ quan Nhà

nước hoặc cá nhân có thẩm quyền có các hoạt động cá biệt hoá qui định của

pháp luật vào các sự kiện pháp lý cụ thể và trên cơ sở đó ra các quyết định làm

phát sinh, chấm dứt hay thay đổi một quan hệ pháp luật cụ thể đối với các đối

tượng cụ thể theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Từ nhận thức trên, có thể thấy áp dụng pháp luật có những đặc điểm như sau:

- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật. Pháp luật được cơ

quan lập pháp ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội, xử lý các vi phạm

pháp luật, các tranh chấp trong xã hội. Để các chức năng đó được thực hiện trên

thực tế, pháp luật phải được tổ chức thực hiện đi vào cuộc sống. Áp dụng pháp

luật là một hình thức để pháp luật đi vào cuộc sộng khi có các sự kiện pháp lý cá

biệt xảy ra;

- Khác với các hình thức thực hiện pháp luật khác, áp dụng pháp luật là

hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với quan hệ cụ thể, tức là đối với hành vi pháp

Page 36: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

31

lý cụ thể, chủ thể được áp dụng cụ thể. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, mang

tính khái quát cao. Cho nên, nhiệm vụ của áp dụng pháp luật là áp dụng quy tắc

xử sự chung đó đối với một sự kiện pháp lý cụ thể, đối với đối tượng cụ thể.

Không có sự kiện pháp lý thì không có việc áp dụng pháp luật;

- Hoạt động áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước. Hoạt động

này do cơ quan hoặc người có thẩm quyền thực hiện. Các phán quyết trong áp

dụng pháp luật luôn làm phát sinh hậu quả pháp lý (xác lập, thay đổi, đình chỉ,

chấm dứt một quan hệ pháp luật đối với chủ thể được áp dụng). Các phán quyết

đó được thi hành bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước nếu không được tự nguyện

thi hành;

- Là cá biệt hoá quy phạm pháp luật vào từng trường hợp cụ thể trong đời

sống xã hội, hoạt động áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo. Để được áp dụng

vào cuộc sống, với tư cách là quy tắc xử sự chung, các quy phạm thường mang

tính tuỳ nghi, tính lựa chọn. Vì vậy, nếu thiếu tính sáng tạo, phán quyết của cơ

quan, người có thẩm quyền sẽ mang tính cứng nhắc, thiếu mềm dẻo, hiệu quả;

- Hoạt động áp dụng pháp luật được thực hiện tuân theo một trình tự, thủ

tục chặt chẽ. Áp dụng pháp luật thông thường làm phát sinh hậu quả pháp lý đối

với người bị áp dụng. Vì vậy, việc tuân thủ các trình tự, thủ tục luật định trong

áp dụng pháp luật nội dung là rất cấn thiết để một mặt hạn chế người, cơ quan có

thẩm quyền lạm dụng quyền hạn của mình; đảm bảo tính chính xác, khách quan

trong phán quyết áp dụng pháp luật.

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS thuộc thẩm quyền của

TAQS là hoạt động của TAQS cấp quân khu và TAQS Khu vực tiến hành thông

qua các chủ thể có thẩm quyền (Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán và Hội

đồng xét xử) nhằm cá biệt hoá các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án

hình sự cụ thể và ra phán quyết đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức theo trình tự,

thủ tục do pháp luật tổ tụng hình sự quy định.

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS là

hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, dân sự và pháp luật khác trong trường hợp

có tội phạm xảy ra. Hoạt động đó thể hiện đầy đủ các yếu tố nội hàm đặc trưng

Page 37: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

32

của áp dụng pháp luật được cụ thể hoá trong lĩnh vực xét xử vụ án hình sự và do

các Toà án quân sự thực hiện. Cụ thể là:

- Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ được tiến hành khi có tội phạm được

thực hiện. Hành vi phạm tội được thực hiện là sự kiện pháp lý làm phát sinh quá

trình áp dụng pháp luật. Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự,

nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi

ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân... đòi hỏi mọi hành vi

phạm tội phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Hoạt động

khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử phải được thực hiện để áp dụng các quy định của

pháp luật hình sự và pháp luật khác xử lý người phạm tội. Không có hành vi

phạm tội xảy ra thì không có áp dụng pháp luật;

- Hoạt động áp dụng pháp luật của các Toà án quân sự là hoạt động nhận

thức và thực tiễn mang tính logic và sáng tạo. Hoạt động này bao gồm: 1/ xác

định các tình tiết khách quan của vụ án (hành vi phạm tội xảy ra, người phạm tội

và các tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án); 2/ Nhân thức các quy

định của pháp luật áp dụng; 3/ So sánh, xác định sự tương thích của các quy định

của pháp luật với các tình tiết của vụ án và 4/ Ra phán quyết giải quyết vụ án.

Thực tiễn cho thấy, các tình tiết của vụ án hình sự vô cùng phong phú;

trong khi đó các quy định của pháp luật có tính khái quát, tính lựa chọn và tuỳ

nghi cao; nhiều quy phạm có định lượng và định tính phải được đánh giá theo

nhận thức chủ quan của người áp dụng... Vì vậy, nếu thiếu tính sáng tạo, khả

năng suy luận lôgic, thì hoạt động áp dụng pháp luật sẽ khó tránh khỏi sai lầm,

thiếu tính thống nhất;

- Hoạt động ADPL xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS luôn luôn

mang tính quyền lực Nhà nước và nhân danh quyền lực Nhà nước. Hoạt động

ADPL này do Toà án quân sự nhân danh Nhà nước thực hiện"trong xét xử", tức

là trong cả giai đoạn chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa sơ thẩm. Trong giai đoạn

chuẩn bị xét xử sơ thẩm quyền áp dụng pháp luật do Thẩm phán tiến hành; tại

phiên toà, thẩm quyền này do Hội đồng xét xử (gồm Thẩm phán và các Hội thẩm

quân nhân) tiến hành.

Page 38: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

33

Nghiên cứu ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS phải nghiên cứu hoạt

động ADPL từ giai đoạn thụ lý cho đến lúc xét xử, có như vậy mới nghiên cứu

một cách toàn diện, khách quan hoạt động ADPL đối với các vụ án hình sự thuộc

thẩm quyền xét xử của TAQS.

- Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS là hoạt

động tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do BLTTHS quy định. Như tất cả các

loại hình ADPL nói chung bao giờ cũng phải tiến hành theo thủ tục pháp luật,

qui định. Việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS từ khi thụ lý hồ sơ vụ án

đến khi tuyên án đều được BLTTHS điều chỉnh và phải tuân thủ một cách

nghiêm ngặt trình tự, thủ tục tố tụng đó.

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Áp dụng pháp luật

trong xét xử sơ thẩm VAHS của TAQS là hoạt động nhận thức, thực tiễn mang

tính tổ chức, tính sáng tạo, tính quyền lực của các TAQS có thẩm quyền nhân

danh Nhà nước trên cơ sở xác định các tình tiết của VAHS, nhận thức các quy

định của pháp luật, so sánh, lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng với các

tình tiết của vụ án để ra phán quyết bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, lựa

chọn biện pháp trách nhiệm hình sự áp dụng đối với người bị kết tội và các vấn

đề khác liên quan đến vụ án theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật tố tụng

hình sự quy định.

2.1.2. Đặc điểm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án

hình sự của Tòa án quân sự

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án

quân sự có những đặc điểm chung như Tòa án nhân dân, tuy nhiên do tính chất

đặc thù của Quân đội nên việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án

hình sự của Tòa án quân sự có những đặc điểm riêng. Cụ thể:

Thứ nhất, đối tượng bị ADPL thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân

sự có tính chất đặc thù riêng của quân đội, dù cho họ phạm tội gì và phạm tội ở

đâu cũng thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS.

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án

quân sự là hoạt động của Tòa án quân sự cấp Quân khu và Tòa án quân sự Khu

Page 39: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

34

vực xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự mà bị cáo là những đối tượng riêng chỉ

thuộc thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự, đó là:

Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị

trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng

chiến đấu, dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu,

phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân

sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý... Những người không

thuộc các đối tượng qui định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội có liên

quan đến đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội [71, tr.8].

Ngoài ra, thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án quân sự

cấp Quân khu và Tòa án quân sự Khu vực được phân định không chỉ theo quy

định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền của Tòa án các cấp, mà còn

được phân định theo cấp bậc, chức vụ của người bị xét xử: Khi xét xử sơ thẩm

các vụ án hình sự về tội phạm có khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù (thuộc

thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án quân sự Khu vực) nhưng bị cáo có cấp

bậc quân hàm từ thượng tá trở hoặc có chức vụ Phó Sư đoàn trưởng, Phó Cục

trưởng và tương đương trở lên thì vụ án đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án

quân sự cấp Quân khu. Các đối tượng khác thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án

quân sự Khu vực.

Thứ hai, áp dụng pháp luật dựa trên thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của

các Tòa án quân sự không chỉ tuân theo các qui định của BLTTHS mà còn tuân

theo các quy định của Bộ Quốc phòng.

Trong hoạt động áp dụng pháp luật để xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

của Tòa án quân sự, ngoài việc phải căn cứ vào quy định của Bộ luật Tố tụng

hình sự về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ, các Tòa án quân sự còn phải căn cứ

vào đặc thù về tổ chức, phân chia địa giới hành chính quân sự do Bộ Quốc

phòng quy định. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qui định địa bàn xét xử của các Tòa

án quân sự. Theo đó, Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án

hình sự xảy ra trên địa bàn lớn hơn so với Tòa án nhân dân cùng cấp. Tòa án

quân sự cấp Quân khu có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự xảy ra

Page 40: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

35

trên địa bàn toàn bộ các tỉnh, thành phố thuộc Quân khu, còn Tòa án nhân dân

cấp tương đương là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố có thẩm quyền xét xử sơ

thẩm các vụ án hình sự xảy ra chỉ trên địa giới hành chính của tỉnh, thành phố

đó. Tòa án quân sự Khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

thuộc thẩm quyền xảy ra trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc khu vực quản

hạt, còn Tòa án nhân dân cấp tương đương là Tòa án nhân dân quận, huyện có

thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn quận, huyện đó.

Thứ ba, pháp luật áp dụng trong xét xử của các TAQS về cơ bản giống

như các Toà án khác nhưng cũng có các quy định luật nội dung chỉ có TAQS

mới áp dụng.

Ngoài thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình với nhiều loại tội danh

khác nhau được qui định trong BLHS như các Tòa án nhân dân, thì Tòa án quân

sự còn có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự với những tội danh riêng

được quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự quy định về các tội xâm

phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc

với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Về luật hình thức, ngoài các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, khi

xét xử vụ án hình sự thuộc thẩm quyền, các TAQS phải căn cứ vào Luật tỏ chức

Tòa án nhân dân, các quy định của pháp luật hình sự để xác định vụ án có thuộc

thẩm quyền xét xử của TAQS hay không. Chỉ khi vụ án hình sự thuộc thẩm

quyền xét xử được quy định, TAQS mới có thể áp dụng pháp luật nội dung

(BLHS, Bộ luật Dân sự (BLDS) và các văn bản luật khác) để phán quyết giải

quyết các vấn đề của vụ án.

Thứ tư, chủ thể áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

của các Tòa án quân sự có đặc thù riêng

Hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm của các Tòa án quân

sự được thực hiện bởi các Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân. Những người này

ngoài việc bảo đảm có đầy đủ về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán, Hội

thẩm thuộc Hệ thống Tòa án nói chung, thì họ còn phải là sỹ quan, quân nhân

chuyên nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam.

Page 41: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

36

Thứ năm, số lượng ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

TAQS không nhiều, các tội thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS chủ yếu là bốn

nhóm tội: xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân

phẩm; xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng: xâm pham nghĩa vụ,

trách nhiệm của quân nhân. Sở dĩ như vậy, bởi vì đặc trưng thẩm quyền của

TAQS gồm đối tượng bị ADPL như đã nêu trên là: Quân nhân tại ngũ, công

chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn

luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân, tự vệ phối thuộc với

Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm

nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý. Những người không

thuộc các đối tượng nêu trên mà phạm tội có liên quan đến đến bí mật quân sự

hoặc gây thiệt hại cho quân đội. Quân nhân khi nhập ngũ vào quân đội là những

người có ý thức pháp luật tốt nên các hành vi vi phạm pháp luật đều ít hơn so với

các đối tượng phạm tội nói chung.

2.1.3. Vai trò áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình

sự của Tòa án quân sự

Nghiên cứu ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS cho thấy

có các vai trò rất quan trọng như sau:

Thứ nhất, áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS

góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ lợi ích nhà nước, bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức.

Theo quy định của Hiến pháp, Tòa án nhân dân, trong đó có TAQS, có

nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của cơ quan, tổ chức. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng,

có tính quyết định của cả quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, xét xử sơ

thẩm có vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xét xử chung của Tòa án.

Bảo vệ công lý đòi hỏi TAQS thụ lý, xét xử kịp thời, đúng đắn, khách

quan vụ án hình sự từ góc độ thủ tục tố tụng cũng như phán quyết về mặt nội

dung; cả từ góc độ chứng minh tội phạm, người phạm tội lẫn áp dụng luật nội

dung để ra phán quyết về vụ án.

Page 42: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

37

Bảo vệ quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức đòi

hỏi TAQS áp dụng đúng đắn pháp luật, bảo vệ người, cơ quan, tổ chức bị tội

phạm xâm hại, mà cả bảo vệ người phạm tội, người tham gia tố tụng khác.

Thứ hai, áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS

góp phần xây dựng và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Quân đội như một xã hội thu nhỏ, do đó, trên phương diện thực tiễn, hoạt

động ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS chính là góp phần thực

thi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã

hội chủ nghĩa, quyền tự do dân chủ, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

của công dân; bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh, thống nhất.

Mọi tổ chức và công dân nói chung, đơn vị quân đội và quân nhân nói riêng đều

phải nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Chính vì vậy, ADPL trong xét xử sơ

thẩm các VAHS của TAQS có vai trò to lớn trong việc bảo đảm an ninh chính

trị, trật tự an toàn xã hội. Mọi hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà

pháp luật hình sự (PLHS) bảo vệ đều được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng

pháp luật thông qua hoạt động xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS.

Thứ ba, ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS góp phần duy

trì trật tự, kỷ luật quân đội, nâng cao sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu

của quân đội.

Thông qua hoạt động xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS, mọi hành vi

vi phạm pháp luật của quân nhân và những người khác thuộc diện quản lý của

quân đội, mọi hành vi xâm phạm đến bí mật quân sự, gây thiệt hại cho quân đội

đều bị trừng trị thích đáng và phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc

xử phạt người phạm tội ngoài mục đích trừng trị người đó, nó còn có tác dụng to

lớn trong việc giáo dục cho bộ đội ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành kỷ luật

quân đội. Đây là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, giúp cho bộ đội tránh được

những vi phạm pháp luật, kỷ luật xảy ra trong công tác, trong cuộc sống; bảo vệ

được các lợi ích hợp pháp của quân đội, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe,

tính mạng của bộ đội; giữ vững và tô thắm thêm hình ảnh anh bộ đội "Cụ Hồ",

giữ vững và xây đắp thêm tình đoàn kết quân dân; góp phần xây dựng Quân đội

Page 43: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

38

nhân dân Việt Nam ngày càng chính quy, tinh nhuệ, vững mạnh về chính trị, tư

tưởng, tổ chức và khả năng sẵn sàng chiến đấu, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn

của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS có vai trò kiểm

nghiệm các qui định pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trong thực tế, từ đó đề

xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật và đồng thời góp phần nâng cao sức

mạnh kỷ luật của quân đội.

Thông qua hoạt động xét xử sơ thẩm các VAHS củaTAQS, những tư duy

pháp lý mới được hình thành và chỉ có thông qua thực tiễn xét xử các quy phạm

pháp luật nói chung và các quy phạm PLHS nói riêng mới được kiểm nghiệm về

tính phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của xã hội. trên cơ sở đó phát hiện những

quy phạm pháp luật còn chung chung khó hiểu hoặc hiểu theo nhiều cách, những

quy phạm pháp luật không còn phù hợp để đề nghị sửa đổi, bổ sung. Mặt khác,

cũng qua hoạt động xét xử sơ thẩm cac VAHS của TAQS, những dạng tội phạm

mới (trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, môi trường…) mà

pháp luật hiện hành chưa có quy phạm điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa phù hợp

được phát hiện. Từ đó, tạo cơ sở cho việc đề xuất hướng bổ sung những tội phạm

mới hoặc sửa đổi những cấu thành tội phạm chưa phù hợp. Như vậy, ADPL trong

xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS chính là "mảnh đất" kích thích sự ra đời của

những tư duy pháp lý mới sinh động, phù hợp với thực tiễn xã hội. Hoạt động này

cũng là "chất liệu" thực tiễn phục vụ cho việc kiến nghị, đề xuất xây dựng, hoàn

thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và PLHS, TTHS nói riêng.

Bên cạnh đó, thông qua hoạt động xét xử của các TAQS còn giúp chỉ huy

các cấp trong quân đội phát hiện ra những kẽ hở, những quy định còn thiếu, còn

chưa phù hợp trong điều lệnh quản lý bộ đội, trong các quy định khác của quân

đội để từ đó bổ sung, hoàn thiện các quy định, góp phần nâng cao sức mạnh kỷ

luật của quân đội.

Thứ năm, ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS góp phần

phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật

cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên địa bàn.

Page 44: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

39

Phần lớn các phiên tòa sơ thẩm của các TAQS đều được xét xử lưu động

tại các đơn vị hoặc địa phương nơi xảy ra tội phạm. Thông qua các phiên tòa xét

xử công khai, đặc biệt là các phiên tòa xét xử lưu động, kiến thức pháp luật đã

được chuyển tải đến cán bộ, chiến sỹ và nhân dân. Việc thông báo nội quy phiên

tòa, giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, việc xét hỏi

để làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo, nội dung vụ án, việc tranh luận tại phiên

tòa và các phán quyết của TAQS là "kênh" chuyển tải kiến thức pháp luật một

cách trực tiếp, cụ thể, sinh động và hiệu quả nhất đến cán bộ, chiến sỹ và nhân

dân. Qua phiên tòa, họ nắm được các quy định của pháp luật, họ hiểu được

nguyên nhân, điều kiện phạm tội và hậu quả phải gánh chịu của việc phạm tội.

Từ đó, hình thành ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Vì vậy, việc mở rộng

tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002

của bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian

tới, đặc biệt là việc tăng cường xét xử lưu động của các TAQS có ý nghĩa hết sức

quan trọng trong việc phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao kiến thức pháp

luật, sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân.

2.2. NỘI DUNG, QUY TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ

SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ

2.2.1. Nội dung áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án

hình sự của Tòa án quân sự

Như đã phân tích, xét xử sơ thẩm VAHS của TAQS là xét xử lần đầu,

toàn bộ VAHS. Thông qua xét xử TAQS có thẩm quyền phán quyết mọi vấn đề

về vụ án bằng việc ra bản án hoặc quyết định. Các vấn đề của vụ án mà TAQS

phải ra phán quyết trong xét xử sơ thẩm là:

- Hành vi bị truy tố có phải là tội phạm hay không?

- Người bị truy tố có phải là người thực hiện hành vi phạm tội hay không?

- Hành vi bị truy tố cấu thành tội phạm gì?

- Khung hình phạt nào của điều luật quy định về tội phạm cần được áp dụng?

- Biện pháp trách nhiệm hình sự nào và mức độ ra sao cần được áp dụng

đối với bị cáo?

Page 45: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

40

- Các biện pháp khác (bồi thường, xử lý vật chứng, án phí…) cần được

giải quyết như thế nào?

Trong các nội dung phán quyết trên, trong khoa học pháp lý và thực tiễn,

các nội dung thứ nhất đến thứ tư được coi là nội dung định tội; hai nội dung sau

được coi là quyết định hình phạt. Việc định tội và quyết định hình phạt không

chỉ là các nội dung khác nhau của áp dụng pháp luật hình sự, mà còn khác nhau

ở chủ thể áp dụng và thủ tục áp dụng. Về chủ thể áp dụng, nếu như đối với định

tội, chủ thể áp dụng pháp luật có thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án,

thì đối với quyết định hình phạt chủ thể duy nhất là Hội đồng xét xử. Về thủ tục

áp dụng, việc định tội có thể được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau của quá

trình tố tụng hình sự như điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử, phiên tòa, thì quyết

định hình phạt chỉ do Hội đồng xét xử phán quyết duy nhất thông qua phiên tòa.

Các nội dung trên của việc áp dụng pháp luật được các TAQS thực hiện một

cách toàn diện, đầy đủ, khách quan, theo quy định của pháp luật thông qua phiên

tòa sơ thẩm theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

Từ góc độ áp dụng pháp luật, các nội dung trên được thực hiện theo một trật

tự logic chặt chẽ, có mối quan hệ biện chứng qua lại lẫn nhau. Khi áp dụng pháp

luật, giải quyết nội dung trước làm phát sinh yêu cầu giải quyết nội dung sau; việc

giải quyết nội dung sau xuất phát từ tiền đề của nội dung trước. Cụ thể là:

- Trong định tội, chỉ sau khi xác định có tội phạm xảy ra, cơ quan có thẩm

quyền mới xác định ai là người thực hiện tội phạm đó, tội phạm đó là tội gì,

được điều khoản pháp luật nào quy định (khung hình phạt)…

- Chỉ sau khi thực hiện việc định tội xong, xác định bị cáo có tội và khung

hình phạt được áp dụng, việc áp dụng pháp luật mới được tiến hành bằng quyết

định hình phạt và các biện pháp tư pháp khác.

Trên thực tế, nhất là trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, các nội

dung áp dụng pháp luật trên dường như được thực hiện một cách đồng thời,

không có phân biệt về mặt thời gian; nhưng về mặt tư duy logic, trật tự đó không

thể bị xem thường. Việc coi thường, phá vỡ trật tự logic khi giải quyết các nội

dung áp dụng pháp luật sẽ dẫn đến sai lầm trong áp dụng pháp luật. Không có sự

Page 46: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

41

kiện phạm tội thì không thể có người phạm tội; chưa xác định một người là có

tội thì không thể áp dụng hình phạt đối với người đó.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp TAQS không cần phải thông qua

phiên tòa để đi đến cùng giải quyết các nội dung đó. Ví dụ, trong giai đoạn

chuẩn bị xét xử, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án nếu có căn cứ luật định

[47]. Như vậy, Thẩm phán ra quyết định về vụ án không phải mở phiên tòa và

quyết định đó không liên quan đến toàn bộ nội dung áp dụng pháp luật trong xét

xử sơ thẩm. Trong trường hợp này, mặc dù vụ án bị đình chỉ, nhưng người thực

hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại… bằng áp

dụng pháp luật theo thủ tục tố tụng khác.

Cũng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án còn ra các quyết định khác

bảo đảm cho hoạt động xét xử như: 1/ trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có căn cứ

cho rằng cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể

bổ sung tại phiên tòa được, bị cáo phạm tội khác hoặc có đồng phạm khác hoặc khi

phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; 2/ áp dung, thay đổi hoặc hủy bỏ

biện pháp ngăn chặn khi có căn cứ cho là cần thiết bảo đảm cho vệc giải quyết vụ

án và phù hợp với hành vi phạm tội của bị can, bị cáo; 3/ tạm đình chỉ vụ án khi bị

can bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của hội đồng

giám định pháp y, khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can ở đâu; 4/

đưa vụ án ra xét xử khi hồ sơ vụ án đầy đủ, chứng cứ rõ ràng [47].

Từ nội dung áp dụng pháp luật trên, chúng ta cũng có thể xác định được

pháp luật cần áp dụng trong hoạt động áp dụng pháp luật của các TAQS. Đó là:

- Các quy định của BLHS. Tội phạm và hình phạt được quy định trong

BLHS, mà không được quy định trong văn bản pháp luât nào khác. Điều 2

BLHS quy định "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định

mới phải chịu trách nhiệm hình sự" [49]. Điều 26 BLHS cũng quy định "Hình

phạt được quy định trong BLHS và do Tòa án quyết định" [49]. Như vậy, BLHS

là văn bản pháp luật quan trọng nhất được Tòa án áp dụng trong xét xử sơ thẩm

mọi vụ án hình sự thuộc thẩm quyền. Các quy định của BLHS được áp dụng bao

gồm các quy phạm pháp luật quy định về tội phạm; các quy định về trách nhiệm

Page 47: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

42

hình sự, hình phạt; các quy định về biện pháp tư pháp hình sự cũng như dân sự…

Các quy định của BLHS có thể thuộc phần chung, phần các tội phạm đều là đối

tượng của áp dụng pháp luật;

- Các quy định của luật nội dung nhưng được đặt trong BLTTHS là luật

thủ tục như các quy định về án phí [47], các quy định về xử lý vật chứng qui

định của BLTTHS bảo đảm cho việc xét xử vụ án hình sự [47];

- Các quy định của BLDS về bồi thường ngoài hợp đồng, về trả lại tài sản,

về hoàn trả tài sản bị chiếm hữu ngay tình;

- Các văn bản pháp luật khác như Luật về án phí; các luật được quy phạm

pháp luật hình sự viện dẫn…

Tóm lại, nội dung chính áp dụng pháp luật của TAQS gồm sáu nhóm vấn

đề cần được giải quyết theo một trật tự logic xác định. Việc xác định đầy đủ,

chính xác nội dung vụ án hình sự cần giải quyết trong xét xử sơ thẩm vụ án hình

sự giúp cho việc xác định các chủ thể áp dụng pháp luật trong tố tụng hình sự nói

chung, trong xét xử sơ thẩm nói riêng; xác định pháp luật cần áp dụng để phán

quyết khách quan, toàn diện, đầy đủ về vụ án.

2.2.2. Quy trình áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án hình

sự của Tòa án quân sự

Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền theo thủ tục

luật định cá biệt hóa quy phạm pháp luật chung vào trường hợp pháp lý cụ thể.

Áp dụng pháp luật của TAQS trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt

động của TAQS do Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân thực hiện nhằm cá biệt

hóa các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và pháp luật khác vào

trường hợp phạm tội cụ thể để ra phán quyết về toàn bộ vụ án.

Như vậy, việc áp dụng pháp luật khách quan, chính xác, toàn diện, được

thực hiện theo một quá trình sau đây:

2.2.2.1. Xác định các tình tiết của vụ án

Để giải quyết khách quan, toàn diện vụ án, tức để định tội và quyết định

hình phạt đúng, Điều 63 BLTTHS quy định những vấn đề cấn phải chứng minh

trong vụ án hình sự. Đó là:

Page 48: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

43

- Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những

tình tiết khác của hành vi phạm tội;

- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do

cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích,

động cơ phạm tội;

- Những tình tết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của

bị can, bị cáo và những đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo;

- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra [47].

Những đối tượng chứng minh được quy định tại Điều 63 BLTTHS là căn

cứ thực tế để TAQS phán quyết về các vấn đề của vụ án, gồm cả định tội và

quyết định hình phạt.

Việc chứng minh các tình tiết của vụ án là trách nhiệm của cơ quan, người

tiến hành tố tụng và được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định. Giai đoạn xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự bao gồm hai giai đoạn nhỏ: chuẩn bị xét xử và xét xử

tại phiên tòa. Mỗi giai đoạn nhỏ đó có các hoạt động chứng minh khác nhau.

Trong chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa

nghiên cứu hồ sơ vụ án được tiếp nhận và xem xét kết quả chứng minh của Cơ

quan điều tra, Viện kiểm sát. Quá trình nghiên cứu hồ sơ có thể dẫn đến một

trong các kết quả: 1/ việc chứng minh được thực hiện khách quan, toàn diện,

chính xác; vụ án có thể ra phán quyết ngay (đình chỉ vụ án) hoặc đưa ra xét xử;

2/ hồ sơ còn thiếu một số chứng cứ, một số tình tiết chưa được chứng minh đầy

đủ, nhưng vụ án có thể được đưa ra xét xử vì các khiếm khuyết đó có thể khắc

phục tại phiên tòa bằng cách xét hỏi hoặc Tòa án tự mình xác minh; 3/ việc

chứng minh trong giai đoạn điều tra vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc

các tình tiết của vụ án chưa được làm sáng tỏ và không thể khắc phục tại phiên

tòa; vụ án cần được trả lại để điều tra bổ sung [47].

Có thể nói, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán nghiên cứu, kiểm

tra sơ bộ, chuẩn bị cho việc xét xử chính thức tại phiên tòa. Tuy nhiên, trong một

số trường hợp, nếu qua chứng cứ có được, Thẩm phán xác định được một trong

những căn cứ không được khởi tố vụ án quy định tại các điểm 3 đến 7 Điều 107

Page 49: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

44

BLTTHS thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án [47]. Trường hợp việc

chứng minh trong giai đoạn điều tra vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc

các tình tiết của vụ án chưa được làm sáng tỏ và Tòa án không thể khắc phục thì

Thẩm phán quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung [47]. Trường hợp việc chứng

minh trong giai đoạn điều tra đã được thực hiện khách quan, toàn diện, chính xác

hoặc một số tình tiết chưa được làm sáng tỏ nhưng có thể khắc phục được thì

Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử [47].

Phiên tòa nói chung, xét hỏi tại phiên tòa nói riêng là giai đoạn tố tụng

quan trọng trong áp dụng pháp luật của TAQS. Tại phiên tòa, các tình tiết của vụ

án được điều tra, xác định công khai bằng một thủ tục công khai, trực tiếp, dân

chủ. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử: 1/ kiểm tra lại toàn bộ chứng cứ đã được thu

thập trong giai đoạn điều tra, truy tố bằng cách hỏi người tham gia tố tụng, thậm

chí Điêu tra viên, xem xét vật chứng, công bố tài liệu, xem xét tại chỗ…; 2/ thu

thập thêm chứng cứ mới bằng cách tự mình xác minh hoặc do những người tham

gia tố tụng đưa ra tại phiên tòa; 3/ việc đánh giá chứng cứ của Hội đồng xét xử

không diễn ra một chiều, mang tính chủ quan mà được thực hiện trên cơ sở tranh

tụng của các bên, nhất là của bên buộc tội (đại diện Viện kiểm sát, người bị hại)

và bên gỡ tội (bị cáo, người bào chữa)...

Từ đó, để các tình tiết của vụ án được xác định chính xác, khách quan,

toàn diện, sự có mặt của những người tham gia tố tụng là rất cấn thiết; các chứng

cứ, tài liệu cũng cấn phải có để đưa ra xem xét tại phiên tòa; một phiên tòa dân

chủ, công khai; người tham gia tố tụng được tạo điều kiện để thực hiện quyền và

nghĩa vụ tố tụng, khai báo, trình bày ý kiến tại phiên tòa; việc tranh luận được

thực hiện không bị hạn chế… là điều kiện cấn thiết bảo đảm cho việc áp dụng

pháp luật của các TAQS đúng đắn, khách quan.

2.2.2.2. Nhận thức các quy định của pháp luật

Hoạt động thứ hai mà các Tòa án nói chung, TAQS nói riêng cần phải

thực hiện trong quá trình áp dụng pháp luật là nghiên cứu, nhận thức đầy đủ,

chính xác về các quy định của pháp luật cần phải áp dụng để giải quyết vụ án

hình sự.

Page 50: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

45

Như chúng tôi đã phân tích, khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, TAQS xem

xét và ra phán quyết về hình sự (tội phạm, hình phạt và các biện pháp tư pháp

hình sự khác), dân sự (bối thường thiệt hại, trả lại tài sản, trợ cấp nuôi dưỡng…),

xử lý vật chứng, án phí… Vì vậy, trong áp dụng pháp luật khi xét xử sơ thẩm,

Thẩm phán và Hội thẩm phải:

- Nhận thức đúng đắn quy định của BLHS về tội phạm, cấu thành tội phạm,

quy định về hình phạt và quyết địn hình phạt, quy định về các trường hợp phạm tội

và quyết định hình phạt đặc biệt… làm cơ sở pháp lý của hoạt động định tội danh;

nhận thức về các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS và các văn bản quy phạm pháp

luật khác có liên quan như Luật giao thông đường bộ, Luật giám định tư pháp, Luật

an ninh quốc gia... mà BLHS dẫn chiếu. Quá trình này dựa vào trình độ hiểu biết,

kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn và nhận thức xã hội sâu sắc.

- Nhận thức các quy định của pháp luật dân sự liên quan đến vấn đề giải

quyết dân sự trong vụ án hình sư. Đó là các quy định về bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng; các quy định về trả lại tài sản; các quy định về hoàn trả tài sản

bị chiếm hữu ngay tình…

- Nhận thức về các quy định khác như quy định về xử lý vật chứng, quy

định về án phí…

Nhận thức pháp luật là trình độ, năng lực chung của Thẩm phán, Hội

thẩm; đó là điều kiện chung để Thẩm phán được bổ nhiệm, Hội thẩm được cử,

được bầu. Trình độ, năng lực đó có được không chỉ qua đào tạo, mà còn qua

kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, tự học của bản thân, qua bồi dưỡng nghiệp vụ

qua từng thời ký.

Tuy nhiên, trong xét xử sơ thẩm một vụ án cụ thể, nhận thức pháp luật của

Thẩm phán, Hội thẩm được giới hạn trong phạm vi cụ thể nhất định tùy thuộc

vào nội dung vụ án. Ví dụ, trong vụ án mà bị can bị Viện kiểm sát truy tố về tội

giết người, thì về pháp luật hình sự, Thẩm phán, Hội thẩm cần nhận thức đấy đủ

các dấu hiệu cấu thành tội giết người [49], các tình tiết định khung tăng nặng

[49]; phân biệt tội giết người với một số tội phạm khác như vô ý làm chết người,

cố ý gây thương tích dẫn đến chết người…

Page 51: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

46

Để pháp luật được nhận thức đầy đủ, đúng đắn trong quá trình áp dụng

pháp luật, việc giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật là rất quan

trọng. Vì vậy, không ngẫu nhiên mà pháp luật quy định cho Tòa án nhân dân tối

cao chức năng bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong các Tòa án bằng các

biện pháp như ra nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, tổ chức tổng kết thực tiễn

xét xử, ban hành án lệ…

2.2.2.3. Xác định sự tương quan giữa quy định pháp luật với hành vi

phạm tội trên thực tế được chứng minh

Sau khi xác định được hành vi tội pham, người phạm tội, nhận thức các

quy định pháp luật liên quan, hoạt động tiếp theo trong quá trình áp dụng pháp

luật là so sánh, xác định sự tương quan các quy định pháp luật với sự việc phạm

tội được chứng minh trên thực tế.

Sự thật khách quan chỉ có một duy nhất. Vì vậy, Thẩm phán, Hội thẩm

phải nghiên cứu, so sánh đề tìm ra quy định pháp luật phù hợp nhất với hành vi

phạm tội khách quan đó mà không được làm ngược lại. Xác định được toàn bộ

sự thật của vụ án, hiểu đúng các quy định của pháp luật là điều kiện cần thiết để

hoạt động thứ ba này của áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

của TAQS.

Ba quá trình áp dụng pháp luật nêu trên được phân tích độc lập với nhau

về mặt lý thuyết, nhưng trong thực tế nó liên quan chặt chẽ với nhau, quan hệ

qua lại và hòa quyện với nhau thành một quá trình thống nhất được thực hiện

đồng thời trong cả quá trình áp dụng pháp luật mà không tách rời nhau.

Việc thực hiện đồng thời cả 03 quá trình trên trong việc định tội và quyết

định hình phạt nhằm đi đến kết luận: hành vi được thực hiện có cấu thành tội

phạm hay không hay nói cách khác người bị truy cứu TNHS có phạm tội hay

không? xác định tội danh đối với hành vi phạm tội, người bị truy cứu TNHS

phạm tội gì, điều luật nào của BLHS quy định về tội đó và biện pháp trách

nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự cần áp dụng.

Thông thường một hành vi cấu thành một tội phạm nhưng cũng có trường

hợp một hành vi cấu thành nhiều tội phạm. Cũng có trường hợp có sự tranh chấp

Page 52: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

47

về các cấu thành khác nhau về hành vi phạm tội thì Thẩm phán TAQS và Hội

thẩm quân nhân cần xác định cụ thể cấu thành tội phạm nào phù hợp nhất với

hành vi phạm tội được thực hiện để xác định tội danh cho chính xác và xác định

khung hình phạt: Sau khi xác định được tội danh (xác định tội phạm được thực

hiện vào điều nào của BLHS quy định) Thẩm phán TAQS và Hội thẩm quân

nhân tiếp tục xác định khung hình phạt cần áp dụng đối với người phạm tội. Để

xác định khung hình phạt tăng nặng, giảm nhẹ trước hết hành vi của người phạm

tội phải thỏa mãn các dấu hiệu đặc trưng của cấu thành tội phạm cơ bản [28].

Trên thực tế, trong quá trình xác định sự tương quan này, cũng xảy ra các

trường hợp một hành vi phạm tội được thực hiện có thể được quy định ở nhiều

quy phạm khác nhau. Hay nói cách khác, nhiều quy phạm pháp luật tương ứng

với một hành vi phạm tội xảy ra. Ví dụ: hành vi chống trả sự tấn công của người

khác có thể cấu thành hai tội, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính

đáng [49] hoặc tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh [49];

hành vi vi phạm các quy định về an toàn trong xây dựng làm chết người có thể

cấu thành hai tội, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp [49]

hoặc tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng [49]… Trong

những trường hợp này, theo chúng tôi, cần vận dụng các quy tắc áp dụng pháp

luật để quyết định như sau:

- Nếu có tranh chấp giữa quy phạm chung và quy phạm riêng thì áp dụng

quy phạm riêng. Trong ví dụ thứ hai nên trên, cần định tội theo Điều 229 BLHS

về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng;

- Nếu có tranh chấp giữa các quy phạm đều có tình tiết giảm nhẹ thì áp

dụng quy phạm có tình tiết nhẹ hơn. Trong ví dụ một nêu trên, cần áp dụng Điều

96 BLHS về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

- Nếu có tranh chấp giữa các quy phạm đều có tình tiết tăng nặng thì áp dụng

quy phạm có tình tiết nặng hơn, vì tình tiết này đã thu hút tăng nặng nhẹ hơn…

Ngoài việc xác định tội danh, nội dung cơ bản của quá trình giải quyết vụ

án, Thẩm phán TAQS và Hội thẩm quân nhân còn phải xem xét tình tiết tăng

nặng, giảm nhẹ quy định tại các điểm nào của Điều 46, Điều 47 và Điều 48

Page 53: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

48

BLHS, nhân thân người phạm tội để làm cơ sở cho việc quyết định hình phạt ở

giai đoạn sau.

Xem xét việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết vấn đề liên

quan việc bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng theo quy định của BLTTHS, tịch

thu sung quỹ Nhà nước, trả lại cho chủ sở hữu hay tịch thu tiêu hủy nếu vật

chứng không còn giá trị sử dụng.

Làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của quy phạm pháp luật được lựa chọn

là việc làm có mục đích bảo đảm áp dụng đúng đắn pháp luật. Đó là quá trình

vận dụng tổng hợp các tri thức chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là các tri thức

pháp lý [24, tr.227]. Việc làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của quy phạm pháp

luật được lựa chọn đưa ra áp dụng nhằm nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng

của quy phạm pháp luật đưa ra áp dụng thông qua trình độ của người có thẩm

quyền ADPL mà ở đây là Thẩm phán TAQS và các Hội thẩm quân nhân.

Để đảm bảo cho việc xem xét đánh giá các chứng cứ, tài liệu do cơ quan

điều tra, truy tố thu thập trong quá trình điều tra một cách khách quan, toàn diện

nhằm xác định sự thật vụ án cũng như khẳng định lại một lần nữa kết quả nghiên

cứu hồ sơ, một lần nữa HĐXX lại phải thông qua việc thẩm vấn, tranh luận tại

phiên tòa để xác định sự thật khách quan của vụ án.

2.2.2.4. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật của Tòa án (quyết định áp

dụng pháp luật)

Trên cơ sở kết quả của ba quá trình áp dụng pháp luật, Tòa án ra văn bản

áp dụng pháp luật. Tùy theo trường hợp và kết quả phán quyết của mình trong

quá trình áp dụng pháp luật mà TAQS ra quyết định hay bản án. Quyết định hay

bản án là văn bản pháp lý ghi nhận phán quyết của Tòa án về nội dung vụ án,làm

phát sinh hậu quả pháp lý đối với bị can, bị cáo và người tham gia tố tụng có

quyền hoặc lợi ích liên quan.

Bản án hình sự (Quyết định áp dụng pháp luật) do TAQS danh nước Cộng

hòa XHCN Việt Nam ban hành, nó là kết quả cuối cùng của cả một quá trình

ADPL theo trình tự, thủ tục tố tụng từ khi khởi tố vụ án đến khi TAQS tuyên án.

Bản án khi được ban hành có hiệu lực pháp luật bắt buộc tổ chức, cá nhân phải thi

Page 54: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

49

hành là hậu quả pháp lý rất lớn đối với bị cáo. Điều này thể hiện rõ ở chỗ: "Người

bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật

định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" [51, tr. 7].

Bản án có sự khác biệt với các văn bản khác của các cơ quan Nhà nước

ban hành về thủ tục và thẩm quyền sửa chữa khắc phục sai lầm của bản án. Đối

với các văn bản khác nếu cơ quan Nhà nước hay người có thẩm quyền ban hành

phát hiện thiếu sót, sai lầm thì cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền đó có thể

sửa chữa khắc phục những thiếu sót. Còn đối với bản án thì dù TAQS hay

HĐXX ra bản án phát hiện có sai lầm về nội dung thì cũng không có thẩm quyền

sửa chữa khắc phục sai sót. Thủ tục để sửa chữa khắc phục những sai sót của bản

án rất đặc biệt. Tùy thuộc vào từng trường hợp sai sót của bản án được khắc

phục trải qua thủ tục phúc thẩm hay thủ tục giám đốc thẩm.

Bản án quyết định rất lớn tới sinh mạng chính trị của quân nhân (nếu bị

cáo là quân nhân) nên yêu cầu đối với bản án rất cao. Bản án phải chính xác về

nội dung và chặt chẽ về hình thức pháp lý. Về mặt hình thức, bản án hình sự sơ

thẩm phải được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 224 của BLTTHS và phải

viết theo đúng mẫu bản án và hướng dẫn sử dụng mẫu bản án. Đối với mẫu bản

án hình sự sơ thẩm và hướng dẫn sử dụng mẫu bản án sơ thẩm, Hội đồng Thẩm

phán TAND Tối cao đã ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP

ngày 05/11/2004. Hình thức của bản án không chỉ theo mẫu của bản án mà phải

được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, theo đúng thể thức văn bản quy định, văn phong

pháp lý trong sáng dễ hiểu. Các vấn đề được trình bày, lập luận trong bản án phải

bảo đảm tính logic chặt chẽ, ngắn gọn, đầy đủ và chính xác. Về mặt nội dung,

bản án phải thể hiện đầy đủ, tính khách quan và đúng với nội dung vụ án, những

tài liệu chứng cứ được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa và kết quả tranh tụng mà

HĐXX căn cứ vào đó để ra quyết định. Cụ thể bản án phải trình bày sự việc

phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác

định không có tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo phạm tội

thì phạm tội gì theo điều khoản nào của BLHS, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm

nhẹ TNHS và cần phải xử lý như thế nào. Khi phân tích các nội dung trên, bản

Page 55: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

50

án cần lập luận chấp nhận hay bác bỏ các quan điểm của Viện Kiểm sát Quân sự

(VKSQS), người bào chữa và của những người tham gia tố tụng và nhận định

kết luận quan điểm đa số của HĐXX. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải

ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội lập luận bác bỏ ý kiến buộc tội

của VKSQS cũng như người bị hại. Trường hợp không đủ chứng cứ để buộc tội

bị cáo và không có căn cứ trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung thì bản án cũng

phải khẳng định bị cáo không phạm tội. Bởi vì TAQS chỉ ra quyết định buộc tội

hay quyết định không phạm tội chứ không có quyết định nào khác. Bản án là sự

thể hiện thái độ của Nhà nước đối với hành vi phạm tội và người phạm tội.

Thông qua bản án, TAQS áp dụng các quy định cụ thể của pháp luật đối với

người phạm tội thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta trong đấu tranh

phòng chống tội phạm qua đó có tác dụng răn đe giáo dục đối với người phạm

tội và những người tham gia tố tụng khác cũng như tất cả mọi người tham gia

phiên tòa. Việc ban hành bản án của TAQS là một thước đo quan trọng để đánh

giá chất lượng xét xử của TAQS cũng như trình độ năng lực của Thẩm phán chủ

tọa phiên tòa.

2.3. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM

CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ

Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015, Nghị quyết 08, Nghị quyết 49

của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp của nhà nước ta xác định, các cơ quan tư

pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con

người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN;

mọi phán quyết, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh

giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa…Xuất phát từ những quan điểm

nêu trên, yêu cầu đặt ra trong việc áp dụng pháp luật để xét xử sơ thẩm các vụ án

hình sự phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau: Tính tối cao của Hiến pháp

và luật; nguyên tắc suy đoán vô tội; bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc

tội; nguyên tắc bảo đảm quyền con người trong xét xử các vụ án hình sự; nguyên

tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm và đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết

định của Tòa án.

Page 56: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

51

2.3.1. Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

Tòa án quân sự phải bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật

Đây là nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất cho việc áp dụng pháp luật

trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của các Tòa án quân sự. Trong hệ thống

pháp luật, các văn bản pháp luật tồn tại trong mối quan hệ phụ thuộc và qui định

lẫn nhau. Hiến pháp là văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất. Hiến pháp quy

định những điều luật nền tảng cho toàn bộ nền luật pháp của chế độ xã hội của

nhà nước ta và những điều luật này vừa được thực hiện một cách trực tiếp, vừa

có thể được cụ thể hóa thành Bộ luật hoặc Luật để thực hiện tùy theo sự đòi hỏi

của thực tế xã hội. Do vậy những văn bản pháp luật kể cả Bộ luật hoặc luật đều

phụ thuộc vào hiệu lực của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở của Hiến pháp

và nhằm cụ thể hóa, thực hiện Hiến pháp và có nội dung không được trái với qui

định của Hiến pháp. Chính vì thế Điều 119 Hiến pháp năm 2013 của nhà nươc ta

đã khẳng định "Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ

bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản khác phải phù hợp

với Hiến pháp…" [51].

Nguyên tắc trên là điều kiện bảo đảm cho hoạt động áp dụng pháp luật

được đúng đắn, kịp thời, đúng thẩm quyền thể hiện ý chí và quyền uy của nhà

nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, yêu cầu bảo đảm tính tối của Hiến

pháp và luật đối với Thẩm phán cũng như Hội đồng xét xử trong quá trình

ADPL thể hiện ở chỗ : Các văn bản áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết

vụ án hình sự phải phù hợp với Hiến pháp, luật và có nội dung không được trái

qui định của Hiến pháp và luật. Quá trình giải quyết, xét xử các vụ án Hình sự,

nếu các quy định của BLHS, BLTTHS, BLDS .. còn mâu thuẫn, khác với qui

định của Hiến pháp hoặc có nội dung chưa được điều chỉnh thì các cơ quan áp

dụng pháp luật người áp dụng pháp luật (Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân)

phải căn cứ vào các quy định của Hiến pháp và các vấn đề có tính nguyên tắc

của Hiến pháp để giải quyết vụ án. Nếu nội dung văn bản trái với Hiến pháp và

văn bản luật thì phải áp dụng qui định của Hiến pháp và văn bản luật.

Page 57: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

52

2.3.2. Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

Tòa án quân sự phải tuân thủ nguyên tắc suy đoán vô tội

Suy đoán vô tội là nguyên tắc có tính chất nền tảng chi phối các nguyên

tắc khác trong pháp luật hình sự, thể hiện cô đọng nhất trong việc bảo vệ quyền

con người (quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo), Tại khoản 1

Điều 13 Hiến pháp năm 2013, quy định: "Người bị buộc tội được coi là không có

tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của

Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" [51]. Cụ thể hóa quan điểm tiến bộ này, Điều

13 BLTTHS 2015, quy định:

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng

minh theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và có bản án kết tội

của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm

sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do bộ luật này

quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết

luận người bị buộc tội không có tội [53].

Theo điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 qui định, người bị buộc

tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đều được suy đoán vô tội.

Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội có thể hiểu:

Một là, không ai có thể bị coi là có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa

được chứng minh theo đúng các quy định của BLTTHS và chưa được xác định

bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tức là, người bị buộc tội

chỉ có thể bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp

luật. Trong pháp luật hình sự, thuật ngữ "người bị buộc tội" dùng để chỉ người đã

thực hiện hành vi được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm, hành vi của người

đó đã cấu thành tội phạm.

Hai là, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan điều tra,

Viện kiểm sát, Tòa án, bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng

minh là mình vô tội. Như vậy, đồng nghĩa với việc tại phiên toà bị cáo có quyền

im lặng tức là không có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử.

Để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, trên cơ sở đó truy cứu, áp

Page 58: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

53

dụng trách nhiệm hình sự, Hội đồng xét xử phải chứng minh được người bị buộc

tội là người thực hiện hành vi phạm tội nào đó được quy định trong BLHS. Nếu

không chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì không thể kết tội

người đó. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu hoạt động tố tụng không chứng

minh được người đó đã thực hiện tội phạm thì không thể truy cứu, kết tội họ.

Ba là, bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra; cáo trạng của

Viện kiểm sát và bản án kết tội của Tòa án phải dựa trên các chứng cứ khẳng định

chắc chắn về hành vi khách quan, mối quan hệ nhân - quả, lỗi của người bị buộc tội

trong việc thực hiện tội phạm cụ thể. Nếu ở giai đoạn tố tụng nào (khởi tố, điều tra,

truy tố, xét xử) mà không thể thu thập được chứng cứ chứng minh tội phạm, không

thể kết luận được những nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 85 BLTTHS năm

2015, thì ở giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra không được ra kết luận điều tra, nếu

ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát không được ra bản cáo trạng truy tố bị can,

nếu ở giai đoạn xét xử thì Tòa án không được kết tội bị cáo.

2.3.3. Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

Tòa án quân sự phải bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội

Quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng của công dân khi tham

gia tố tụng và luôn được đề cập trong các đạo luật của mỗi quốc gia. Nguyên tắc

bảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc Hiến định, đồng thời là nguyên tắc đặc

thù của tố tụng hình sự. Việc ghi nhận và thực hiện nguyên tắc này góp phần

quan trọng vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, giúp

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án giải quyết vụ án khách quan, toàn diện

và chính xác. Tại khoản 4, Điều 31 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: "Người bị

bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa,

nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa" [51]. Như vậy Hiến pháp mới đã mở rộng

phạm vi các đối tượng được đảm bảo quyền bào chữa, không chỉ bị cáo mới có

quyền bào chữa như các bản Hiến pháp trước đây, mà ngay từ khi bị bắt, đã phát

sinh quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc người khác bào chữa đối với họ.

Bộ luật TTHS năm 2015 cũng đã sử dụng thuật ngữ pháp lý mới: "Người

bị buộc tội" [53], thuật ngữ thường chỉ được sử dụng trong các văn bản nghiên

Page 59: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

54

cứu khoa học pháp lý trước đây, theo đó, "Người bị buộc tội gồm người bị bắt,

người bị tạm giữ, bị can, bị cáo".

Trên cơ sở cụ thể hóa nguyên tắc quy định tại Điều 31 Hiến pháp năm

2013, Điều 16 BLTTHS năm 2015 quy định về bảo đảm quyền bào chữa của

người bị buộc tội như sau: "Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư

hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có

trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại,

đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ

theo quy định của Bộ luật này" [51; 53].

Trong những trường hợp luật định, nếu người buộc tội hoặc người đại

diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì các cơ quan nói trên phải

yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ. Mặt khác, để đảm bảo cho việc

giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ, không để lọt kẻ phạm

tội, không làm oan người vô tội thì việc bào chữa là cần thiết, giúp cơ quan tiến

hành tố tụng xác định sự thật khách quan của vụ án. Việc giải quyết vụ án hình

sự chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi tồn tại song song hai chức năng buộc tội

và gỡ tội. Đó cũng là một trong những cơ sở giúp Toà án giải quyết vụ án được

chính xác. Quán triệt tinh thần của Hiến pháp và qui định của BLTTHS, trong

quá trình giải quyết vụ án hình sự, Tòa án (thẩm phán và Hội đồng xét xử) phải

tạo mọi điều kiện để người bị buộc tội và các đương sự thực hiện quyền bào

chữa của mình.

2.3.4. Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

Tòa án quân sự phải tôn trọng, bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo

Bị can, bị cáo là những công dân bị nghi thực hiện hành vi nguy hiểm cho

xã hội, bị truy cứu TNHS. Vì chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của

Tòa án đối với họ, cho nên, bị can, bị cáo chưa phải là người phạm tội. Bởi vậy,

khi áp dụng pháp luật để xét xử vụ án hình sự, Tòa án (Thẩm phán, Hội đồng xét

xử) phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người nói chung và quyền, lợi ích của họ

liên quan đến việc truy cứu TNHS. Là công dân, bị can, bị cáo có quyền được

tôn trọng và bảo đảm các quyền được pháp luật quy định, trừ các trường hợp

Page 60: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

55

BLTTHS quy định khác nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ TTHS. Từ góc độ bảo

đảm quyền con người trong TTHS , Tòa án (Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử)

phải xác định đầy đủ, chính xác địa vị tố tụng (quyền và nghĩa vụ tố tụng) của

các chủ thể TTHS là bị can, bị cáo; xác định hợp lý sự cần thiết và mức độ sử

dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng, nhất là các biện pháp ngăn chặn đối với

họ; tạo điều kiện để họ có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm từ

phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Tòa án (Thẩm phán hoặc

Hội đồng xét xử) chỉ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khi có những căn cứ

nhất định theo quy định của pháp luật, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và

sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng. Khi những căn cứ áp dụng biện

pháp ngăn chặn không còn hoặc những biện pháp này không còn cần thiết nữa

thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế các biện pháp

đó. Điều đó phù hợp với qui định của Hiện pháp 2013 đã khẳng định: "Ở nước

cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về

chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo

đảm theo Hiến pháp và pháp luật" [51].

2.3.5. Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

Tòa án quân sự phải bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc tranh tụng trong

xét xử

Nguyên tắc tranh tụng thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch, khách

quan, bình đẳng trong tố tụng hình sự, đặc biệt là trong phiên tòa xét xử vụ án

hình sự.

Tranh tụng tạo điều kiện tối đa cho các bên tham gia tố tụng sử dụng các

phương pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Nguyên tắc

tranh tụng để cao vai trò của Luật sư, của cá nhân và đề cao các quyền cơ bản

của con người. Thẩm phán chỉ đóng vai trò trọng tài khách quan và công minh,

ra phán quyết trên cơ sở chứng cứ mà các bên chứng minh tại phiên tòa. Nguyên

tắc tranh tụng đòi hỏi việc chứng minh phải được thực hiện công khai ngay tại

phiên tòa dưới sự điều hành của Hội đồng xét xử. Vì vậy, mục đích của các bên

trong tranh tụng là phải tự chứng minh được lý lẽ phải thuộc về mình, nếu không

Page 61: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

56

họ sẽ là người thua cuộc. Nội dung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo

đảm bao gồm các nội dung sau:

Trong quá trình xét xử, kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và người

tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh

giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án

để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt

đầy đủ những người theo quy định của BLTTHS năm 2015, trường hợp vắng

mặt phải có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác

do BLTTHS năm 2015 quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm

sát viên, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ

quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước tòa.

Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng

nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ

luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại

đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ

án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.

Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cá vào kết quả kiểm tra, đánh giá

chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

2.3.6. Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

Tòa án quân sự phải bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

Bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được

nghiêm chỉnh chấp hành. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo

vị thế của Tòa án và vai trò của quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền, Chấp

hành các bán án, quyết định của Tòa án không chỉ bảo đảm hiệu lực pháp luật

của bản án, quyết định trên thực tế mà còn bảo đảm tính thượng tôn của pháp

luật, duy trì trật tự xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo được lòng

tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, công lý và cả chế độ, giữ vững an ninh

chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật

của nhân dân trong mọi mặt của đời sống xã hội. Ngược lại, nếu bản án, quyết

Page 62: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

57

định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được nghiêm chỉnh thi

hành, thì hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định cũng như hiệu lực quản lý của

Nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật bị xem thường, lòng tin của nhân dân

đối với với Đảng, Nhà nước, chế độ bị giảm sút.

Thực tiễn chúng ta thấy, nhà nước ta luôn thể chế hóa bằng nhiều qui

định pháp luật để bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án đều được thi hành

nghiêm chỉnh trên thực tế, đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nước, tính nghiêm

minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của

các tổ chức và mọi công dân, duy trì trật tự xã hội, giữ vững kỷ cương, phép

nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho sự ổn định và phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể.

Bộ luật TTHS năm 2015 trên cơ sở kế thừa quy định của BLTTHS năm

2003 đã tiếp tục ghi nhận nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định

của Tòa án, theo đó, nội dung của nguyên tắc này được thể hiện dưới một số

phương diện sau:

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan,

tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm

chỉnh chấp hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó;

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, cơ quan, tổ chức,

cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ

quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

2.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP

LUẬT XÉT XƯ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ

Các yếu tố tác động đến hoạt động áp dụng pháp luật xét xử sơ thẩm các

vụ án hình sự của Tòa án quân sự là tổng hợp các nhân tố (chủ quan, khách

quan) làm ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật xét xử sơ thẩm các vụ án

hình sự của Tòa án quân sự. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới áp dụng pháp luật xét

xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự, bao gồm:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các quy phạm

pháp luật khác có liên quan.

Page 63: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

58

Chất lượng hệ thống PLHS, TTHS và các văn bản pháp luật khác có liên

quan tới việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS là một

trong những điều kiện hàng đầu bảo đảm việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS của TAQS. Tòa án quân sự muốn ADPL trong xét xử VAHS thì trước hết

phải có các quy phạm pháp luật để làm căn cứ pháp lý cho việc ADPL. Vì vậy,

nếu các quy phạm PLHS,TTHS và các văn bản khác liên quan PLHS, TTHS đầy

đủ đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho TAQS xét xử vụ án được nhanh gọn, chính xác,

đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Ngược lại, các văn bản PLHS và các văn

bản khác liên quan PLHS chồng chéo, mâu thuẫn trùng lặp, không có tính khả

thi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc giải quyết VAHS của TAQS. Việc giải quyết

vụ án có thể phải kéo dài, bản án của TAQS có thể thiếu khách quan, không có

tác dụng đấu tranh phòng, chống tội phạm, không tạo được niềm tin của quần

chúng nhân dân vào nền công lý. Kể từ khi đất nước hoàn toàn độc lập đến nay

BLHS, BLTTHS đã được ban hành và được bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng yêu

cầu đặt ra trong việc xét xử các vụ án hình sự.

Bên cạnh BLHS, BLTTHS là những văn bản pháp luật quan trọng nhất

bảo đảm quá trình ADPL vào việc giải quyết các VAHS thì Nhà nước ta ban

hành các văn bản pháp luật khác có liên quan việc giải quyết VAHS như BLDS,

Luật tổ chức TAND, Pháp lệnh về lệ phí, án phí...

Ngoài các bộ luật, luật hoặc pháp lệnh, hệ thống các văn bản hướng dẫn

thi hành như Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Thông tư liên

tịch... cũng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm thống nhất ADPL vào

việc giải quyết các VAHS, bảo đảm chất lượng áp dụng pháp luật của TAQS. Vì

vậy, việc hoàn thiện,nâng cao chất lượng hệ thống PLHS, TTHS và các văn bản

pháp luật khác nhằm đảm bảo ADPL trong xét xử các VAHS của Tòa án nói

chung, TAQS nói riêng luôn là yêu cầu cấp thiết được đặt ra.

Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ở tính rõ ràng, minh

bạch, dễ hiểu, hiểu theo một nghĩa, phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội, với ý

thức pháp luật của nhân dân, thể hiện chính sách pháp luật, nhất là chính sách

hình sự của Nhà nước ta và có tính khả thi. Vì vậy, tính đúng đắn, phù hợp, khả

Page 64: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

59

thi về mặt nội dung, hợp lý về kỹ thuật lập pháp... luôn là tiêu chí cho việc ban

hành các văn bản pháp luật nói chung, các văn bản là cơ sở pháp lý cho việc áp

dụng pháp luật của các TAQS nói riêng.

Thứ hai, năng lực, trình độ, phẩm chất của các chủ thể áp dụng pháp luật

trong xét xử các vụ án hình sự

Để hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS được

khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, ngoài hệ thống

pháp luật hoàn chỉnh thì nhân tố có ý nghĩa quyết định tới việc ADPL là các chủ

thể có thẩm quyền ADPL. Trong quá trình xét xử các VAHS thì chủ thể có thẩm

quyền là Thẩm phán TAQS và Hội thẩm quân nhân. Những chủ thể này theo quy

định của pháp luật có quyền ADPL trong quá trình xét xử các VAHS. Chẳng

hạn, Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán có thẩm quyền ra quyết định

đình chỉ vụ án; tại phiên tòa HĐXX (bao gồm Thẩm phán TAQS và Hội thẩm

quân nhân) có quyền ra bản án quyết định bị cáo có tội hay không có tội, áp

dụng hình phạt và quyết định các vấn đề liên quan...Vì vậy, nếu các chủ thể nêu

trên có trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết sâu sắc pháp luật, có

phẩm chất đạo đức tốt thì việc ra các quyết định ADPL trong xét xử các VAHS

sẽ đúng đắn, khách quan và toàn diện; việc ban hành các văn bản ADPL trong

xét xử VAHS đối với người có hành vi phạm tội sẽ đúng người, đúng tội, đúng

pháp luật. Trái lại, nếu trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán,

Hội thẩm quân nhân của TAQS bị hạn chế, yếu kém, bản lĩnh thiếu vững vàng,

không có kiến thức về quân sự, không có sự hiểu biết sâu sắc đặc điểm về tổ

chức quản lý và hoạt động của Quân đội thì chất lượng các quyết định ADPL

của TAQS trong xét xử các VAHS sẽ thiếu chính xác, thậm chí có sai lầm bỏ lọt

người, lọt tội hoặc làm oan người vô tội, làm giảm uy tín của TAQS với tư cách

người đại diện cho công lý, người cầm cân nảy mực trong quân đội.

Thứ ba, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác xét xử

Công tác xét xử của các TAQS trong đó có hoạt động ADPL trong xét xử

sơ thẩm các VAHS luôn cần có được sự bảo đảm về chính trị - đó là sự lãnh đạo

của Đảng đối với TAQS các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng ủy các cấp đối với các

Page 65: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

60

TAQS được thể hiện thông qua nội dung các Quy định, Chỉ thị của Quân ủy

Trung ương về sự lãnh đạo của Đảng đối với các TAQS. Theo đó, Toà án Quân

sự Trung ương (TAQSTW) được đặt dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương;

các TAQS cấp Quân khu, khu vực được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân

khu hoặc tương đương.

Sự lãnh đạo của đảng ủy các cấp đối với công tác xét xử bảo đảm cho hoạt

động ADPL trong xét xử sơ thẩm VAHS của các TAQS đúng pháp luật. Theo

quy định về sự lãnh đạo của Đảng ủy các cấp đối với các TAQS: Trong các

trường hợp bị cáo giữ chức vụ chỉ huy trưởng, chính ủy Bộ chỉ huy quân sự, Bộ

chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương

đương hoặc có cấp bậc quân hàm thuộc diện quản lý của Quân ủy Trung ương

thì cấp ủy đảng có thẩm quyền cho chủ trương, quan điểm xử lý vụ án và TAQS

nơi giải quyết vụ án trao đổi ý kiến với Thường vụ Đảng ủy nơi quản lý bị cáo.

Chính từ quy định này, chủ thể áp dụng pháp luật để xét xử vụ án sẽ nắm được

đầy đủ về hậu quả của hành vi phạm tội, cũng như nhân thân của bị cáo. Quy

định này giúp cho việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS được

đúng đắn, thỏa đáng.

Sự lãnh đạo của đảng ủy các cấp đối với công tác xét xử nhằm mục đích

phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội cho địa

phương, đơn vị; giáo dục pháp luật, tăng cường kỷ luật, nâng cao sức mạnh của

lực lượng vũ trang. Bởi vì, bên cạnh việc cho chủ trương xử lý vụ án, cấp ủy đảng

có thẩm quyền còn cho ý kiến về thời điểm xét xử, công tác đảm bảo an ninh, trật

tự; công tác thông tin tuyên truyền trước, trong và sau xét xử vụ án. Sự lãnh đạo này

đảm bảo việc xét xử vụ án, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị, có tác dụng tuyên

truyền, giáo dục pháp luật thông qua việc xét xử vụ án có hiệu quả.

Thứ tư, mức độ phù hợp của cơ cấu tổ chức bộ máy Tòa án quân sự và các

cơ quan bổ trợ tư pháp

Hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của Tòa án nói chung

và TAQS nói riêng là hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực Nhà nước. Vì

vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành TAQS là điều kiên bảo đảm việc ADPL,

Page 66: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

61

quyết định đến khả năng hoàn thành chức năng nhiệm vụ của cơ quan xét xử của

Nhà nước trong Quân đội. Nếu cơ cấu tổ chức bộ máy ngành TAQS chặt chẽ,

hợp lý sẽ bảo đảm cho việc xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS thuận lợi

nhanh chóng. Chẳng hạn như việc phân định rõ ràng về thẩm quyền xét xử theo

đối tượng, phân công địa bàn xét xử theo đơn vị hành chính lãnh thổ sẽ tạo điều

kiện cho các TAQS xác định rõ thẩm quyền xét xử của mình. Trái lại, nếu cơ cấu

tổ chức bộ máy ngành TAQS không hợp lý, phân định không rõ ràng về thẩm

quyền thì việc xét xử các VAHS sẽ gặp khó khăn và hạn chế

Trong hoạt động xét xử của TAQS, các cơ quan bổ trợ tư pháp như Luật

sư, giám định, công chứng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ADPL của

TAQS. Hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp đã cung cấp bổ sung chứng cứ

quan trọng góp phần làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án. Chẳng hạn,

đối với các vụ án có Luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa sẽ bảo đảm cho việc

tranh tụng công khai tại phiên tòa giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, qua tranh luận

giữa VKSQS và Luật sư tạo điều kiện cho TAQS xác định sự thật vụ án.

Thông qua hoạt động giám định tư pháp, người giám định tư pháp sử

dụng kiến thức phương tiện khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên

môn những vấn đề liên quan đến VAHS như kết luận về tỷ lệ thương tích,

nguyên nhân chết người, giám định vân tay, dấu vết.. Kết luận giám định là

chứng cứ quan trọng để TAQS xem xét giải quyết đúng đắn vụ án. Điều đó

chứng tỏ rằng hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp tuy không trực tiếp

quyết định các vụ án nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với việc ADPL trong hoạt

động xét xử của TAQS. Ngược lại, hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp

hoạt động kém hiệu quả, chất lượng giám định chưa bảo đảm sẽ dẫn đến sự sai

lệch trong việc xác định hành vi phạm tội của bị can, bị cáo.

Thứ năm, quan hệ phối hợp và chế ước hiệu quả giữa các cơ quan tiến

hành tố tụng trong quân đội

Để giải quyết VAHS, BLTTHS của Nhà nước ta quy định trình tự, thủ tục

nghiêm ngặt (thủ tục điều tra, truy tố, xét xử). Ở mỗi một giai đoạn Nhà nước lại

trao quyền cho một cơ quan nhất định: cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động

Page 67: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

62

điều tra, VKSQS truy tố ra TAQS bằng bản cáo trạng, TAQS tiến hành xét xử vụ

án kết luận hành vi phạm tội hay không phạm tội.

Tuy pháp luật có quy định mỗi cơ quan đều có chức trách nhiệm vụ quyền

hạn khác nhau nhưng cả ba cơ quan này đều có chung một mục ích là xác định

sự thật vụ án, giai đoạn điều tra thu thập chứng cứ của Cơ quan điều tra, VKSQS

là tiền đề cho hoạt động xét xử của TAQS. Vì vậy, để đảm bảo giải quyết tốt

VAHS, đưa ra QĐADPL đúng đắn kịp thời TAQS phải chế ước, kiểm tra tính

đúng đắn, khách quan, hợp pháp của các hoạt động và văn bản tố tụng của Cơ

quan điều tra, Viện kiểm sát; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đó để

giải quyết vụ án nhanh chóng, theo đúng quy định của pháp luật.

Thực tiễn xét xử cho thấy nếu các cơ quan tiến hành tố tụng xây dựng mối

quan hệ chế ước và phối hợp chặt chẽ trên cơ sở quy định của pháp luật sẽ tạo

điều kiện cho TAQS giải quyết VAHS nhanh chóng thuận lợi, mọi vấn đề liên

quan chứng cứ, tài liệu của vụ án, các hoạt động tiến hành tố tụng sẽ được giải

quyết trên cơ sở quy định của pháp luật. Trong những năm qua, các cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng

quy định của pháp luật tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án áp dụng

thống nhất khi xảy ra tranh chấp liên quan xét xử VAHS. Ngược lại, nếu các cơ

quan điều tra, VKS, Tòa án đều thể hiện "quyền anh, quyền tôi", không phối hợp

nhịp nhàng sẽ ảnh hưởng tới việc giải quyết các VAHS của Tòa án trong việc

đưa ra các quyết định của mình.

Thứ sáu, cơ sở vật chất, trang thiết bị và chính sách đãi ngộ

Trong hoạt động ADPL để xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS,

yếu tố cơ sở vật chất, chính sách đãi ngộ cũng tác động không nhỏ tới việc ra

quyết định ADPL của TAQS. Hoạt động của TAQS cần phải có cơ sở vật chất

trang thiết bị phương tiện như trụ sở đạt tiêu chuẩn, trang bị âm thanh, loa đài,

phương tiện đi lại phục vụ cho hoạt động xét xử và các trang thiết bị khác bảo

đảm cho hoạt động ADPL của TAQS. Thực tiễn xét xử cho thấy đơn vị nào có

đủ điều kiện cơ sở vật chất thì ở nơi đó những phiên tòa được tổ chức tốt góp

phần nâng cao tính tôn nghiêm của TAQS và hiệu quả ADPL trong xét xử sơ

thẩm các VAHS.

Page 68: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

63

Do tính chất đặc thù của công việc, cán bộ pháp luật nói chung và TAQS

nói riêng phải thường xuyên tiếp xúc mặt trái của xã hội. Để tạo điều kiện cho

Thẩm phán, cán bộ TAQS tận tậm, tận lực đối với nghề nghiệp, yên tâm công tác

không bị tác động tiêu cực từ bên ngoài thì cần có chính sách đãi ngộ về chế độ

tiền lương, phụ cấp, bậc quân hàm với từng chức danh và chế độ khác bảo đảm

cho cán bộ TAQS sống được với nghề, thực thi pháp luật chí công vô tư.

Có thể nói rằng cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ góp phần quan trọng vào

việc nâng cao chất lượng xét xử của TAQS ra QĐADPL kịp thời, ngược lại nếu

thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính có thể ảnh hưởng tới

việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS.

Thứ bảy, sự giám sát của cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của

nhân dân

Bảo đảm sự giám sát của cơ quan tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt

động ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS là nhằm bảo đảm tính

công khai, rõ ràng minh bạch trong hoạt động ADPL xét xử của Tòa án quân sự

đồng thời phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân thông qua cơ quan Nhà nước,

tổ chức xã hội đại biểu dân cử. Qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử bảo

đảm cho hoạt động ADPL của Tòa án quân sự được chính xác, đúng pháp luật,

tránh bỏ lọt tội phạm làm oan người vô tội.

Việc giám sát đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án

hình sự sơ thẩm của TAQS được thực hiện hàng năm thông qua Hội nghị đại

biểu Hội đồng quân nhân để nghe TAQS báo cáo hoạt động của TAQS và trả lời

các câu hỏi của đại biểu. Thông qua hoạt động giám sát của Hội đồng quân nhân,

tổ chức xã hội, công dân đem lại hiệu quả rất lớn, bảo đảm chất lượng ADPL

trong hoạt động xét xử của Tòa án. Cũng thông qua hoạt động giám sát của cơ

quan dân cử và quần chúng nhân dân cũng đã chấn chỉnh hiện tượng vi phạm

pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật

để xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ngày càng tốt hơn.

Giám sát trong hoạt động áp dụng pháp luật xét xử sơ thẩm các vụ án hình

sự của Tòa án quân sự là một yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất

Page 69: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

64

lượng xét xử, bảo đảm chất lượng ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS, góp

phần xây dựng và củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào hoạt động xét

xử của ngành Tòa án.

Kết luận chương 2

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án

quân sự là hoạt động nhận thức thực tiễn, lý luận và pháp luật mang tính tổ chức

thể hiện quyền lực Nhà nước do TAQS thực hiện kể từ khi thụ lý hồ sơ vụ án

đến khi tòa phán quyết bằng một quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật

nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hình sự, pháp luật dân sự vào trường

hợp phạm tội cụ thể đối với cá nhân cơ quan, tổ chức.

Đặc điểm ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS có đặc

điểm riêng so với Tòa án nhân dân như đặc điểm về đối tượng bị xét xử; đặc

điểm về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ và thẩm quyền theo vụ việc đối với một

số tội riêng biệt, đặc điểm về chủ thể áp dụng pháp luật; đặc điểm về mối quan

hệ giữa Tòa án quân sự với Viện kiểm sát quân sự và đặc điểm về sự lãnh đạo

của Đảng trong áp dụng pháp luật để xét xử các vụ án hình sự. Nội dung ADPL

trong xét xử sơ thẩm của TAQS thể hiện trong định tội và quyết định hình phạt.

Theo đó, TAQS phán quyết bị can, bị cáo có phạm tội hay không; nếu bị cáo có

phạm tội thì phạm tội gì, khung hình phạt nào quy định; biện pháp trách nhiệm

hình sự cũng như hình phạt cần áp dụng với người bị kết tội ra sao, các biện

pháp tư pháp, xử lý vật chứng án phí quyết định như thế nào…

Qui trình áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

Tòa án quấn sự gồm: xác định tình tiết vụ án ; nhận thức các quy định pháp luật;

xác định sự tương quan giữa quy định pháp luật và hành vi phạm tội trên thực tế

được chứng minh và ban hành văn bản áp dụng pháp luật của Tòa án.

Khi áp dụng pháp luật xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân

sự phải quán triệt một số yêu cầu có tính nguyên tắc, đó là: phải đảm bảo tính tối

cao của Hiến pháp và luật; thực hiện đầy đủ nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên

tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội; nguyên tắc tranh tụng;

nguyên tắc bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo trong hoạt động xét xử;

bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án.

Page 70: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

65

Hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS chịu

nhiều sự tác động khác nhau, bao gồm chất lượng hệ thống pháp luật hình sự,

pháp luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan; chủ thể có

thẩm quyền áp dụng pháp luật; cơ cấu tổ chức bộ máy Tòa án quân sự và các cơ

quan bổ trợ tư pháp; sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật; cơ sở vật

chất, trang thiết bị đãi ngộ và sự giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy

quyền làm chủ của nhân dân.

Những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án

hình sự của Tòa án quân sự ở chương 2 là cơ lý luận cho việc đánh giá thực tiễn

áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự ở

Chương 3 và các giải pháp nâng cao chất lượng ADPL của các TAQS ở Chương

4 của Luận án.

Page 71: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

66

Chương 3

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM

CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM

3.1. KHÁI QUÁT VỀ TÒA ÁN QUÂN SỰ VIỆT NAM

3.1.1. Tổ chức các Tòa án quân sự Việt Nam

Hệ thống Tòa án quân sự tổ chức thành 03 cấp gồm: TAQSTW, các

TAQSQK và tương đương, các TAQSKV [52]; xét xử theo hai cấp, sơ thẩm và

phúc thẩm giống như TAND.

Tòa án quân sự trung ương thuộc cơ cấu tổ chức của TAND Tối cao, chịu

sự giám đốc xét xử và chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Chánh

án TAND tối cao. TAQS trung ương gồm: Ủy ban Thẩm phán TAQS trung

ương, Tòa phúc thẩm TAQS trung ương và Bộ máy giúp việc [48].

Tòa án quân sự cấp Quân khu và tương đương là Tòa án cấp thứ hai, gồm:

Ủy ban Thẩm phán và Bộ máy giúp việc (luật tổ chức TAND). Trong Quân đội

hiện nay có 09 TAQS cấp Quân khu và tương đương gồm: các TAQS Quân khu

1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, TAQS Thủ đô Hà Nội và TAQS Quân chủng Hải Quân.

Tòa án quân sự khu vực là Tòa án cấp thứ ba, tương đương với Tòa án cấp

quận, huyện. Trong Quân đội hiện nay có 17 TAQSKV (các Quân khu 1, 2, 3, 4,

5,7, 9 và Quân chủng Hải quân có 02 TAQSKV, TAQS Thủ đô Hà Nội có 01

TAQSKV). Mỗi TAQSKV có Chánh án, Phó Chánh án, các Thẩm phán, Thư ký

Tòa án và bộ máy giúp việc.

Tòa án quân sự Trung ương chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của

Đảng ủy Quân sự Trung ương. Về hành chính quân sự, TAQSTW thuộc quyền

chỉ huy, quản lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy

quyền cho Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị trực tiếp quản lý TAQSTW.

Tòa án quân sự quân khu, Quân chủng chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mọi

mặt của Đảng ủy Quân khu, Quân chủng, chịu sự chỉ huy, quản lý của Tư lệnh

Quân khu, Quân chủng. Hiện nay, Tư lệnh các Quân khu, Quân chủng ủy quyền

cho Cục Chính trị Quân khu, Quân chủng quản lý TAQSQK, Quân chủng về

hành chính quân sự.

Page 72: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

67

Tòa án quân sự khu vực cũng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy

Quân khu, Quân chủng. Toàn ngành TAQSQK thành lập một Đảng bộ trực

thuộc Đảng bộ Cục Chính trị Quân khu, gồm các Chi bộ của TAQSQK và các

Chi bộ TAQSKV. Về hành chính quân sự, TAQSKV cũng thuộc quyền chỉ huy

quản lý của Tư lệnh Quân khu, Quân chủng. Hiện nay, Tư lệnh Quân khu, Quân

chủng ủy quyền cho Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, Quân chủng và Bộ chỉ huy

quân sự tỉnh, thành phố, vùng hải quân nơi TAQSKV đóng trụ sở quản lý.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án quân sự Việt Nam

Các TAQS là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam,

thuộc hệ thống TAND, được tổ chức trong quân đội. Khác với TAND, TAQS

chỉ xét xử các VAHS và đồng thời là vấn đề dân sự phát sinh từ VAHS. TAQS

không giải quyết vụ án dân sự độc lập hoặc giải quyết vụ án về kinh tế, lao động,

hành chính, hôn nhân và gia đình. Do vậy, khi xét xử các TAQS phải chú ý giải

quyết triệt để các vấn đề về dân sự vì việc tách phần dân sự trong VAHS để giải

quyết riêng rất phức tạp, không kịp thời bảo đảm quyền lợi của đương sự. Trong

trường hợp đặc biệt không thể giải quyết được thì TAQS tách phần dân sự để xét xử

riêng, đồng thời phải hướng dẫn cho đương sự khởi kiện vụ án dân sự trước TAND.

Các TAQS có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ chế độ XHCN và

quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh

chiến đấu của Quân đội, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính

mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công chức,

công nhân quốc phòng và của công dân khác [71].

Bằng hoạt động của mình, các TAQS góp phần giáo dục quân nhân, công

chức, công nhân quốc phòng trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh

pháp luật, điều lệnh của Quân đội, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý

thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác [32].

Thông qua hoạt động xét xử, các TAQS giúp cho người chỉ huy các cấp

trong Quân đội thấy rõ nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm, từ đó tích cực

chủ động khắc phục những sơ hở, yếu kém về công tác quản lý con người, quản

lý tài sản...kịp thời có biện pháp hữu hiệu trong giáo dục quản lý bộ đội, quản lý

Page 73: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

68

tải sản góp phần xây dựng tổ chức, xây dựng con người, nâng cao sức mạnh

chiến đấu của mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng và của Quân đội nói chung.

Về thẩm quyền, TAQS chỉ xét xử các VAHS. Tuy nhiên, không phải là tất

cả các VAHS mà TAQS chỉ xét xử những VAHS mà bị cáo và tội phạm được

quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Pháp lệnh Tổ chức Toà án Quân sự

(PLTCTAQS) năm 2002.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh thì những VAHS mà người

phạm tội là các đối tượng sau đây thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS không

phụ thuộc vào việc họ phạm tội gì và phạm tội ở đâu:

Một là, quân nhân tại ngũ bao gồm sỹ quan, hạ sỹ quan, binh sỹ và quân

nhân chuyên nghiệp được quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sỹ quan

Quân đội nhân dân Việt Nam.

Hai là, công chức quốc phòng bao gồm những công dân được tuyển dụng

vào phục vụ trong Quân đội hoặc từ sỹ quan chuyển sang và do các đơn vị doanh

nghiệp quân đội trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về cán bộ công

chức và Luật sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ba là, công nhân quốc phòng bao gồm: những công dân được tuyển dụng

thuộc biên chế của các đơn vị doanh nghiệp; Những công dân có hợp đồng lao

động không xác định thời hạn trong các đơn vị, doanh nghiệp Quân đội, nếu họ

phạm tội khi đang thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo hợp đồng.

Bốn là, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập

hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng động viên, tình trạng sẵn sàng chiến đấu theo

quy định của pháp luật về lực lượng dự bị động viên.

Năm là, dân quân tự vệ trong thời gian phối thuộc với Quân đội trong

chiến đấu phục vụ chiến đấu theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.

Những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân

đội trực tiếp quản lý bao gồm những công dân do nhu cầu chiến đấu, phục vụ

chiến đấu hoặc do nhiệm vụ quân sự khác được các đơn vị quân đội trưng tập và

trực tiếp quản lý họ để đáp ứng các nhu cầu đó.

Những VAHS mà người phạm tội không thuộc các đối tượng quy định

nêu trên chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của VAHS nếu họ phạm tội có liên quan

Page 74: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

69

đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội [71]. Bí mật quân sự là bí

mật của Quân đội, bí mật về an ninh quốc phòng được xác định là bí mật quân sự

và được quy định trong các văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

ban hành; Gây thiệt hại cho Quân đội là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự

do, danh dự, nhân phẩm của những người quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Pháp

lệnh hoặc tài sản của những người này được Quân đội cấp phát để thực hiện

nhiệm vụ quân sự. Gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội. Tài

sản của quân đội là tài sản do Quân đội quản lý, sử dụng, kể cả trường hợp quân

đội giao tài sản đó cho dân quân, tự vệ hoặc bất kỳ người nào khác quản lý, sử

dụng để chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự. Cũng

được coi là gây thiệt hại cho Quân đội trong trường hợp người đang bị tạm giữ,

tạm giam và chấp hành hình phạt tù trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam

do Quân đội quản lý mà lại tiếp tục phạm tội.

Đối với những người không còn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện tội

phạm của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ Quân đội hoặc những người

đang phục vụ Quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trước khi

vào Quân đội thì TAQS chỉ xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân

sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội, những tội phạm khác do TAND xét xử [71].

3.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ Ở VIỆT

NAM VÀ NGUYÊN NHÂN

3.2.1. Những kết quả đạt được về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ

thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự

Nghiên cứu thực tiễn ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS

trong những năm qua cho thấy đã thu được những kết quả tích cực:

3.2.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử là khoảng thời gian theo quy định của pháp luật

để Tòa án thực hiện các hoạt động tố tụng và các công việc cần thiết khác chuẩn

bị cho việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự đạt chất lượng và hiệu quả cao

nhất.Trong thời hạn này, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải

Page 75: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

70

nghiên cứu hồ sơ, chứng minh, đánh giá các tình tiết có trong hồ sơ của vụ án và

trên cơ sở nhận thức các qui định của pháp luật để ra quyết định áp dụng pháp luật

đình chỉ vụ án hoăc các quyết định tố tụng khác bảo đảm cho việc giải quyết vụ án

như quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, quyết định áp

dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chăn, quyết định đưa vụ án ra xét xử:

Thứ nhất, ra quyết định ADPL đình chỉ vụ án, quyết định tố tụng tạm đình

chỉ vụ án

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi bị can bị

bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác khi có chứng nhận của Hội đồng giám

định pháp y hoặc khi không biết rõ bị can đang ở đâu khi đã hết thời hạn xét xử.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định ADPL đình chỉ vụ án khi

người bị hại rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa hoặc khi có căn cứ xác

định người thức hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách

nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định

đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm

hình sự; tội phạm được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã

chết. Thẩm phán cũng ra quyết đinh ADPL đình chỉ vụ án khi Viện kiểm sát

quân sự rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.

Căn cứ vào Điều 180 của BLTTHS, kể từ năm 2005 đến 2015, các TAQS

đã áp dụng các quy định pháp luật ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với 08

vụ/09 bị can, ra quyết định đình chỉ vụ án đối với 10 vụ/13 bị can,bị cáo. Do

nghiên cứu nắm chắc hồ sơ vụ án và các tình tiết thực tế liên quan đến vụ án,

nhận thức các qui định của pháp luật qui định về đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án

nên các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án mà TAQS ban hành cơ bản đều

bảo đảm có căn cứ trên cơ sở quy định của pháp luật. Trong số 09 bị can mà

TAQS ra quyết định tạm đình chỉ vụ án thì có 06 bị can bị mắc bệnh tâm thần,

03 bị can bỏ trốn. Cả 03 bị can bỏ trốn TAQS đều yêu cầu cơ quan điều tra truy

nã và đến hết thời hạn xét xử việc truy nã không có kết quả nên TAQS ra quyết

định tạm đình chỉ vụ án. Trong số 10 vụ/13 bị can, bị cáo mà TAQS ra quyết

định đình chỉ vụ án thì đa phần việc ra quyết định đình chỉ vụ án là do người bị

Page 76: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

71

hại đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa (07 vụ/09 bị can, bị

cáo); 03 vụ/04 bị can, bị cáo TAQS ra quyết định đình chỉ vụ án là do bị can, bị

cáo đã chết [64].

Các TAQS chưa ra quyết định đình chỉ vụ án nào trong trường hợp bị can,

bị cáo chưa đến tuổi chịu TNHS, hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc

quyết định có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu TNHS, tội phạm đã

được đặc xá hay VKSQS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.

Thứ hai, ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn:

Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo để ngăn chặn

hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh

pháp luật hoặc có hành vi gây cản trở cho việc xét xử vụ án. Tòa án phải xem xét

việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng nếu thấy biện pháp ngăn

chặn đang được áp dụng không còn cần thiết nữa; tiếp tục duy trì biện pháp ngăn

chặn đang được áp dụng đối với bị can, bị cáo nếu thấy cần thiết.

Thẩm phán TAQS được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định

việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh,

đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo.

Việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thuộc thẩm quyền

của Chánh án, phó Chánh án TAQS. Vì vậy, sau khi nhận hồ sơ vụ án, nếu thấy

có căn cứ để tạm giam, Thẩm phán phải báo cáo với Chánh án hoặc Phó chánh

án về việc áp dụng biện pháp tạm giam để Chánh án, Phó chánh án quyết định.

Trường hợp thấy biện pháp tạm giam mà cơ quan điều tra hoặc VKSQS đã áp

dụng không còn cần thiết, Thẩm phán TAQS đề xuất với Chánh án hoặc Phó

chánh án để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam.

Đối với việc thay đổi biện pháp ngăn chặn khác bằng biện pháp tạm giam,

TAQS phải ra các quyết định như: Quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn;

Lệnh bắt và tạm giam. Ngoài ra còn các văn bản phụ trợ khác như: Biên bản về

việc bắt người; Thông báo về việc tạm giam.

Đối với việc thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp ngăn

chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, TAQS phải ra các QĐADPL như: Quyết định thay

Page 77: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

72

đổi biện pháp ngăn chặn; Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Ngoài ra còn các văn bản

phụ trợ khác như: Bản cam đoan không đi khỏi nơi cư trú; Biên bản bàn giao bị

can cho chính quyền xã, phường thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Do nghiên cứu nắm chắc hồ sơ vụ án và các qui định của pháp luật về các

biện pháp ngăn chặn, chính vì vậy trong những năm qua chưa có quyết định áp

dụng biện pháp ngăn chặn nào của ngành TAQS bị VKSQS kháng nghị; ngành

TAQS chưa xảy ra trường hợp nào tạm giam người không có tội, tạm giam

không có lệnh của Chánh án, Phó Chánh án, của HĐXX.

Việc ra các quyết định để thực hiện các biện pháp ngăn chặn của ngành

TAQS trong những năm qua góp phần có hiệu quả vào việc đấu tranh phòng

chống tội phạm, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố

tụng được thuận lợi, nhanh chóng.

Tuy nhiên, các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS đều là

biện pháp lựa chọn, mặt khác nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng, người

tiến hành tố tụng ở mỗi người có sự khác nhau do đó trong thực tiễn áp dụng các

biện pháp ngăn chặn trong xét xử của ngành TAQS không tránh khỏi sai sót

trong việc xác định căn cứ áp dụng và lựa chọn các biện pháp ngăn chặn cho phù

hợp với đối tượng và nội dung của vụ án.

Thứ ba, ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung:

Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung là việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa

trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, HĐXX tại phiên tòa, ra quyết định trả hồ sơ

VAHS cho VKSQS đã truy tố khi có căn cứ pháp luật cho rằng việc điều tra,

truy tố vụ án còn thiếu sót, chưa bảo đảm khách quan, toàn diện, đúng theo quy

định pháp luật.

Toà án Quân sự có thể trả hồ sơ cho VKSQS để điều tra bổ sung trong giai

đoạn chuẩn bị xét xử hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại phiên tòa. Các quy

định của BLTTHS tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết vụ án một cách thuận lợi.

Trên thực tế ngành TAQS đã trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung nhiều vụ án.

Nhiều vấn đề, yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án đã được VKS chấp nhận bảo

đảm giải quyết vụ án khách quan, toàn diện đúng pháp luật, không bỏ lọt tội

phạm, không làm oan người vô tội.

Page 78: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

73

Theo Điều 179 BLTTHS, căn cứ để TAQS ra quyết định trả hồ sơ để điều

tra bổ sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm bao gồm: khi cần xem xét

thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên

tòa được; khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng

phạm khác; khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Theo Khoản 2 Điều 199 BLTTHS về việc ra bản án và các quyết định của

Tòa án quy định: Khi xét xử HĐXX sơ thẩm có quyền ra quyết định yêu cầu

điều tra bổ sung.

Trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Thẩm phán TAQS cần ghi

rõ những vấn đề cần điều tra bổ sung một cách cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng để việc

điều tra bổ sung được nhanh chóng, chính xác [76]. Nếu những vấn đề TAQS

yêu cầu điều tra bổ sung chưa được điều tra bổ sung hoặc đã điều tra nhưng chưa

làm rõ hoặc từ kết quả điều tra bổ sung xét thấy cần điều tra bổ sung những vấn

đề mới thì Thẩm phán TAQS căn cứ Điều 121 BLTTHS trả hồ sơ để điều tra bổ

sung lần hai. Nếu VKSQS không bổ sung được những vấn đề TAQS yêu cầu và

vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì TAQS vẫn tiến hành xét xử.

Trên cơ sở thực hiện các quy định của BLTTHS và hướng dẫn của các cơ

quan có thẩm quyền, kết quả các quyết định về TTHS trong trả hồ sơ để điều tra

bổ sung của ngành TAQS đạt kết quả tốt. Trong quá trình từ năm 2005- 2015

toàn ngành TAQS đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung 212 vụ/484 bị

cáo (chiếm 5,68% số vụ; 7, 62% số bị cáo) [64].

Trong tổng số các vụ án TAQS đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ

sung, về cơ bản các quyết định trả hồ sơ của TAQS đều có căn cứ được VKSQS

chấp nhận, số vụ án TAQS trả hồ sơ cho VKSQS không chấp nhận chỉ chiếm tỷ

lệ nhỏ 16/212 vụ (chiếm tỷ lệ 6,25%). Có nhiều vụ án sau khi TAQS trả hồ sơ,

quá trình điều tra bổ sung, cơ quan điều tra, VKSQS đã ra quyết định đình chỉ vụ

án do chưa đủ căn cứ kết tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm [64].

Page 79: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

74

Bảng 3.1: Thống kê số vụ án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung

từ năm 2005-2015

Năm Số vụ/bị cáo

trả

VKSQS

chấp nhận

(số vụ)

VKSQS không

chấp nhận (số vụ) Đình chỉ

2005 38/47 38 0 2/3

2006 29/60 26 3 3/3

2007 39/104 37 2 1/1

2008 22/52 22 0 3/3

2009 13/26 13 0 2/2

2010 25/49 23 2 1/1

2011 23/52 19 4 1/1

2012 21/42 18 3 ½

2013 16/44 16 0 0

2014 14/39 14 0 2/4

2015 10/16 08 2 0

Nguồn: Tòa án Quân sự Trung ương [64].

Cũng qua thực tiễn xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS trong 10 năm

qua cho thấy, lý do TAQS trả hồ sơ để điều tra bổ sung thường là để bổ sung

chứng cứ 60%, bổ sung về tố tụng 12% hoặc để yêu cầu khởi tố bổ sung hoặc

thay đổi tội danh 11%, trả hồ sơ để lý do khác chiếm tỷ lệ 17% [64].

Việc ra các quyết định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của ngành TAQS

trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực trong việc giải quyết VAHS

bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không làm oan người vô

tội. Thông qua các quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung còn làm tăng cường hơn

nữa trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong

quá trình giải quyết VAHS

Thứ tư, ra quyết định đưa vụ án ra xét xử:

Sau khi nghiên cứu hồ sơ, nếu thấy có đủ chứng cứ mà không có các căn cứ

trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Thẩm phán

TAQS ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp VKSQS đã điều tra bổ

sung theo yêu cầu của TAQS và hoàn trả hồ sơ, nếu thấy không cần thiết phải trả

Page 80: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

75

hồ sơ để điều tra bổ sung lần hai hoặc trường hợp không điều tra bổ sung được

và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Thẩm phán TAQS cũng ra Quyết định

đưa vụ án ra xét xử. Quyết định đưa vụ án ra xét xử có ý nghĩa pháp lý quan

trọng trong quá trình giải quyết vụ án của TAQS.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử có các nội dung sau: Vụ án được đưa ra xét

xử sơ thẩm công khai hay xử kín, ngày, giờ, tháng, năm địa điểm mở phiên tòa;

họ tên bị cáo (ghi cả tên bí danh nếu có) ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư

trú của bị cáo, nghề nghiệp của bị cáo; tên VKSQS ra cáo trạng truy tố bị cáo, tội

danh, điều khoản của BLHS mà VKSQS đã áp dụng để truy tố đối với hành vi

phạm tội của bị cáo; những người tiến hành tố tụng trong vụ án, trong đó ghi rõ

tên Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán TAQS (nếu HĐXX 05 người) và Thẩm phán

dự khuyết nếu có; ghi họ tên các Hội thẩm quân nhân (Hội thẩm quân nhân dự

khuyết); thư ký Tòa án và Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; những người tham

gia tố tụng, trong đó ghi họ tên người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của

đương sự, người phiên dịch (nếu có); họ tên những người được triệu tập để xét

hỏi tại phiên tòa như người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có

quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định (nếu

có); vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử là cơ sở để bị cáo, người đại diện hợp pháp

của họ, người bào chữa, người bị hại… có thể đề xuất thêm những người cần

triệu tập để xét hỏi tại phiên tòa đồng thời để họ thực hiện quyền đề nghị thay

đổi người tiến hành tố tụng đảm bảo cho việc xét xử khách quan. Bên cạnh đó,

ngày ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử là căn cứ để xác định thời hạn mở phiên

tòa sơ thẩm.

Kể từ năm 2005- 2015, toàn ngành TAQS đã ra Quyết định đưa vụ án ra xét

xử sơ thẩm VAHS đối với 2908 vụ/4917 bị cáo [64]. 100% các vụ án được đưa

ra xét xử đúng thời gian quy định của pháp luật, trong đó có nhiều vụ án được

đưa ra nghiên cứu xét xử nhanh, chỉ hết nửa thời gian quy định đặc biệt có vụ án

Tòa án mở phiên tòa xét xử trong vòng 15 ngày kể từ ngày thụ lý. Khi ra Quyết

định đưa vụ án ra xét xử, các TAQS căn cứ vào quy định của BLTTHS xác định

Page 81: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

76

đúng đủ căn cước của bị cáo bị đưa ra xét xử; thời gian, địa điểm xét xử; thành

phần những người tiến hành tố tụng; thành phần những người tham gia tố tụng

cũng như vật chứng xem xét tại phiên tòa (nếu có). Qua kết quả khảo sát ở các

TAQS toàn quân cho thấy, đối với việc ra quyết định quan trọng là Quyết định

đưa vụ án ra xét xử, các TAQS đều đảm bảo đúng nội dung quy định tại Điều

178 của BLTTHS, đảm bảo việc giao Quyết định đưa vụ án ra xét xử đúng thời

gian luật định cho bị cáo và VKSQS đảm bảo vụ án được giải quyết một cách

khách quan chính xác.

3.2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật tại phiên tòa của Tòa án quân sự

Quá trình diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là quá trình thực tế

của hoạt động chứng minh vấn đề tội phạm và quyết định hình phạt. Đây là quá

trình điều tra công khai do các chủ thể (Thẩm phán , Hội thẩm quân nhân, Kiểm

sát viên, người bào chữa...) cùng tiến hành dưới sự điều khiển của Hội đồng xét

xử. Việc đánh giá và sử dụng chứng cứ tại phiên tòa được tiến hành theo trình tự,

thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Thông qua việc xét hỏi bị cáo, người

bị hại, người làm chứng...; công bố lời khai có trong hồ sơ của những người

vắng mặt tại phiên tòa, các kết luận giám định, tài liệu liên quan và xem xét vật

chứng, HĐXX xác định có tội phạm xảy ra hay không? có đúng bị cáo là người

thực hiện hành vi phạm tội? Nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, động cơ mục

đích, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, thiệt hại xảy ra, các tình tiết tăng năng,

giảm nhẹ TNHS để từ đó có các quyết định đúng đắn trong bản án.

Qua thực tiễn xét xử cho thấy, các nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, nhân phẩm, danh dự con người; xâm phạm sở hữu; xâm phạm an toàn

công cộng và trật tự công cộng; xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm quân nhân là

những nhóm tội mà TAQS xét xử nhiều nhất trong giai đoạn từ 2005-2015

chiếm 91,6% trên tổng số vụ án đưa ra xét xử (2665 vụ/2908 vụ). Cụ thể, xét xử

662 vụ án về các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con

người, 620 vụ án về các tội xâm phạm sở hữu, 1318 vụ án xâm phạm an toàn

công cộng và trật tự công cộng, 65 vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ trách

nhiệm quân nhân.

Page 82: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

77

Kết quả khảo sát thực tiễn ADPL trong xét xử sơ thẩm ở các TAQS cho thấy:

Thứ nhất, thực hiện việc xét hỏi, điều tra, xác minh, đánh giá chứng cứ về

các tình tiết vụ án:

Việc điều hành phiên tòa, phương pháp xét hỏi để điều tra, xác minh các

tình tiết có liên quan đến vụ án, khả năng giải quyết các tình huống phát sinh

ngày càng có nhiều tiến bộ. Phần lớn các Thẩm phán TAQS đã đầu tư nghiên

cứu, nắm chắc hồ sơ, xây dựng kế hoạch xét hỏi khoa học, lôgic, phương pháp

xét hỏi hợp lý và khả năng ứng xử linh hoạt tại phiên tòa đã góp phần làm sáng

tỏ các tình tiết của vụ án, Trên cơ sở đó đã xác định được tội phạm và người đã

có hành vi phạm tội và các tình tiết có liên quan đến việc giải quyết vụ án.

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù chiến lược cải cách tư pháp của Đảng

chưa được thể chế hóa đầy đủ và toàn diện nhưng với tinh thần chủ động và tích

cực nhiều Thẩm phán TAQS đã thực hiện tốt các thủ tục tố tụng, đáp ứng yêu

cầu cải cách theo tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung

ương, đẩy mạnh tranh tụng, mạnh dạn đổi mới hình thức tổ chức phiên tòa, có

nhiều đổi mới trong việc xét hỏi để nâng cao tính dân chủ khách quan, bình đẳng

tại phiên tòa. Mọi phán quyết của HĐXX cơ bản căn cứ vào kết quả tranh tụng,

trên cơ sở các chứng cứ được thẩm tra công khai tại phiên tòa

Thứ hai, thực tiễn nhận thức pháp luật để ra các phán quyết:

Qua nghiên cứu các bản án sơ thẩm cho thấy, dựa vào trình độ hiểu biết,

kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn và nhận thức xã hội sâu sắc về cơ bản

HĐXX (Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân) đều nhân thức đầy đủ và chính xác

các quy định của BLHS về tội phạm, cấu thành tội phạm, hình phạt và quyết

định hình phạt; các qui định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,

án phí; các qui định của BLTTHS về xử lý vật chứng, tịch thu hoặc trả lại tài

sản… và các văn bản hướng dẫn liên ngành, văn bản của TAND tối cao và của

Ủy ban Thẩm phán TAQSTW trong việc định tội, quyết định hình phạt.

Thứ ba, thực tiễn phán quyết của Tòa án thông qua các bản án:

Về hình sự: Đa số các bản án sơ thẩm đều tuyên đúng người, đúng tội,

đúng pháp luật. Việc cá thể hóa TNHS phù hợp từng đối tượng, công bằng đạt

Page 83: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

78

được mục đích của hình phạt được dư luận đồng tình ủng hộ. Số án bị hủy mỗi

năm chỉ từ 01 đến 02 vụ. Tỷ lệ án sơ thẩm bị cải sửa theo trình tự phúc thẩm,

giám đốc thẩm chiếm tỷ lệ thấp [64].

Bảng 3.2: Tổng số án sơ thẩm bị cải sửa từ năm 2005-2015

%

Năm

Số án sơ thẩm

bị sửa

Sửa về hình

sự Sửa về dân sự

Sửa về nội

dung khác

2005 15,5 13,2 2,2 0

2006 11,6 5,7 5,9 0

2007 6,8 4,7 2,1 0

2008 6,6 4,1 2,5 0

2009 12,6 6,75 4,3 0,7

2010 7,54 6,13 0,94 0,47

2011 6,61 5,78 0,41 0,41

2012 5,9 5,1 0,8 0

2013 7,7 6,0 1,7 0

2014 8,14 7,12 1,02 0

2015 3,12 3,12 0 0

Nguồn: Tòa án quân sự Trung ương [64].

Qua nghiên cứu 2665 vụ án mà TAQS giải quyết có nhiều vụ án phức tạp,

phức tạp về tội danh, điều luật áp dụng và cả đường lối xử lý [64]. Quá trình giải

quyết các vụ án phức tạp, ngành TAQS đều phân công Thẩm phán dày dạn kinh

nghiệm có năng lực trình độ chuyên môn để tiến hành xét xử vụ án. Quá trình

nghiên cứu giải quyết án phức tạp Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa

đã luôn đề cao trách nhiệm, nghiên cứu tỷ mỷ hồ sơ, tranh thủ trí tuệ của đồng

nghiệp hoặc xin ý kiến của Tòa án cấp trên cùng HĐXX tổ chức phiên tòa bảo

đảm thời hạn tố tụng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đáp ứng đòi hỏi bức

xúc của đời sống xã hội.

Quán triệt nghiêm túc các nguyên tắc trong hoạt động xét xử, mọi phán

quyết của TAQS đều dựa trên cơ sở của pháp luật, trên cơ sở nội dung vụ án một

cách khách quan, toàn diện, không lệ thuộc vào bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng

như không lệ thuộc vào quan điểm của VKSQS... về tội danh, về các tình tiết tăng

nặng giảm nhẹ, về mức án, về bồi thường và các vấn đề khác có liên quan vụ án.

Page 84: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

79

Qua nghiên cứu 2665 bản án hình sự sơ thẩm, có nhiều vụ án TAQS quyết

định tội danh và hình phạt không theo quan điểm của VKSQS và quyết định đó

được khẳng định thông qua việc cấp phúc thẩm chấp nhận.

Về áp dụng các biện pháp tư pháp trong xét xử vụ án hình sự:

Theo con số thống kê của TAQSTW từ (2005- 2015) toàn ngành TAQS

đã xét xử sơ thẩm 2908 VAHS, trong đó có tới 2579 vụ (chiếm 90,3%) đồng thời

với các quyết định về hình sự, các TAQS cũng giải quyết vấn đề tịch thu và bồi

thường (biện pháp tư pháp). Do có sự chuyển biến của kinh tế, xã hội nên việc

giải quyết các vấn đề bồi thường cũng rất phức tạp (nhất là các vụ án kinh tế). Số

tiền liên quan đến vấn đề tịch thu bồi thường cũng ngày càng lớn, có những vụ

án việc bồi thường lên đến nhiều tỷ đồng [64], đòi hỏi người thẩm phán chủ tọa

phiên tòa phải có kiến thức tổng hợp về mọi lĩnh vực, mọi vấn đề về quản lý

kinh tế, để có cái nhìn khách quan, trung thực.

Bảng 3.3: Tổng số án sơ thẩm có liên quan đến vấn đề tịch thu và bồi

thường từ năm 2005-2015

Năm Số vụ án đã xét xử sơ

thẩm (1)

Số vụ án có giải quyết, tịch

thu bồi thường (2) Tỷ lệ 2/1

2005 303 260 85%

2006 346 311 90%

2007 386 355 92%

2008 286 251 88%

2009 288 262 91%

2010 264 227 86%

2011 322 286 89%

2012 284 247 87%

2013 153 142 93%

2014 165 145 88%

2015 111 93 84%

Cộng 2908 2579 973.00%

Nguồn: Tòa án quân sự Trung ương [64].

Qua nghiên cứu 2579 vụ án có liên quan tới việc giải quyết tịch thu và bồi

thường cho thấy, việc áp dụng các quy định về tịch thu và bồi thường có nhiều

Page 85: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

80

tiến bộ nhất là từ khi BLDS năm 2005 có hiệu lực thi hành và được các cơ quan

có thẩm quyền hướng dẫn nên những sai sót được hạn chế. Nhiều vụ án hình sự

việc giải quyết dân sự có liên quan rất phức tạp đã được TAQS xét xử sơ thẩm

đầu tư nghiên cứu kỹ, chủ động áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép

như: Thu thập thêm chứng cứ về tài sản, về hoàn cảnh, ra quyết định tạm giữ, kê

biên khi cần thiết, đảm bảo sự có mặt của các đương sự tại phiên tòa...vv. Khi

quyết định các vấn đề bồi thường, các Thẩm phán TAQS đều bám sát đặc điểm

của từng vụ án cụ thể, hoàn cảnh gia đình của các đương sự, phong tục tập quán

của từng địa phương để ra các quyết định hợp tình hợp lý được sự đồng tình của

nhân dân nói chung và đương sự nói riêng. Không ít trường hợp HĐXX sơ thẩm

đã áp dụng biện pháp thích hợp, tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận

trước và trong khi xét xử, giúp cho việc giải quyết dân sự trong VAHS được

nhanh chóng đạt hiệu quả cao và đúng pháp luật.

Tóm lại, có thể thấy trong những năm qua việc ADPL để xét xử sơ thẩm

các VAHS của TAQS đã đạt được những kết quả quan trọng. Việc ADPL để xét

xử sơ thẩm các VAHS của TAQS luôn đúng thời hạn xét xử theo quy định của

BLTTHS; chất lượng xét xử sơ thẩm các VAHS ngày càng được nâng cao, các

vụ án đã xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không làm oan

người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, không có vụ án nào có sai sót lớn, hạn chế đến

mức thấp nhất các sai sót nhỏ, sai sót lặp lại. Trong quá trình ADPL để xét xử sơ

thẩm các VAHS, các TAQS quán triệt sâu sắc quy trình ADPL, từ khi thụ lý

VAHS, phân công Thẩm phán TAQS nghiên cứu, giải quyết VAHS; áp dụng, thay

đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ VAHS; ra Quyết

định đưa vụ án ra xét xử; đặc biệt là xét xử sơ thẩm các VAHS trong đó trú trọng

đến việc ra QĐADPL quan trọng nhất đó là Bản án hình sự sơ thẩm. Các TAQS

quán triệt sâu sắc trong việc áp dụng hình phạt. Việc quyết định hình phạt được cá

thể hóa triệt để; xử phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội rất nghiêm trọng, đặc

biệt nghiêm trọng; khoan hồng đối với người phạm tội vô ý, phạm tội lần đầu thuộc

trường hợp ít nghiêm trọng; hạn chế áp dụng án treo... Việc ADPL trong xét xử sơ

thẩm các VAHS của TAQS đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc

phòng và đấu tranh phòng chống tội phạm trong quân đội.

Page 86: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

81

3.2.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Những kết quả đạt được như đã nêu trên về ADPL xét xử sơ thẩm các

VAHS của TAQS đều bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan

nhất định, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, về nguyên nhân khách quan:

Một là, do các TAQS trong toàn quân luôn nhận được sự quan tâm lãnh

đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng (Quân ủy Trung ương, Thủ

trưởng Bộ Quốc Phòng và Đảng ủy các cấp) đối với hoạt động của TAQS nói

chung và công tác xét xử nói riêng. Sự lãnh đạo đó được thể hiện thông qua việc

quan tâm xây dựng công tác tổ chức ngành TAQS, quan tâm công tác đào tạo

cán bộ, rèn luyện con người làm công tác xét xử; cho chủ trương giải quyết và

đường lối xét xử chung đối với các vụ án phức tạp. Sự lãnh đạo của các cấp ủy

Đảng đối với các TAQS được xác định bằng các quy chế lãnh đạo chặt chẽ cụ

thể nhưng vẫn bảo đảm cho Thẩm phán TAQS và Hội thẩm quân nhân khi xét

xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Hai là, do hệ thống pháp luật nói chung đặc biệt là BLHS, BLTTHS ngày

càng được hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng điều

tra, VKS, Tòa án ADPL để giải quyết các VAHS được thuận lợi. BLHS,

BLTTHS qua nhiều lần sửa đổi bổ sung với một hệ thống các quy phạm khá

hoàn chỉnh, đồng bộ, rõ ràng, thể hiện quan điểm đổi mới phù hợp với việc đấu

tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay góp phần quan trọng vào

việc bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước

Việt Nam XHCN, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công

dân, duy trì trật tự an toàn xã hội.

Ba là, do TAND Tối cao và các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã ban

hành nhiều văn bản hướng dẫn ADPL nhằm bảo đảm cho việc ADPL được

thống nhất. Theo thống kê từ năm 2005- 2015, TAND Tối cao đã ban hành 08

Nghị quyết hướng dẫn áp dụng PLHS và PLTTHS, đã cùng cơ quan hữu quan

ban hành 11 Thông tư liên tịch và nhiều văn bản hướng dẫn ADPL trong công

tác xét xử sơ thẩm các VAHS làm cho chất lượng xét xử sơ thẩm các VAHS

Page 87: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

82

không ngừng được nâng lên, các sai sót liên quan công tác xét xử sơ thẩm giảm

đi một cách đáng kể.

Bốn là, do các TAQS được Nhà nước và Quân đội không ngừng quan tâm

về điều kiện cơ sở vật chất từ trụ sở, phương tiện đi lại, các trang thiết bị phục vụ

hoạt động xét xử, quan tâm đào tạo xây dựng bồi dưỡng cán bộ và có chính sách

đãi ngộ đối với cán bộ làm tư pháp trong Quân đội theo quy định của Nhà nước

đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của ngành TAQS cũng như hoạt

động xét xử sơ thẩm các VAHS.

Năm là, do công tác triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị

về cải cách tư pháp và các Chỉ thị, Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Quân sự

Trung ương về triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách

tư pháp đã tạo tiền đề để các cơ quan tư pháp trong quân đội đổi mới kịp thời cả

về tổ chức và hoạt động. Trong hoạt động tố tụng các cơ quan tư pháp trong

Quân đội đã áp dụng nhiều hình thức, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt

động và đề cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố

tụng đã tạo được sự chuyển biến rõ nét trong các mặt công tác của các cơ quan

tư pháp trong quân đội nói chung và các TAQS nói riêng.

Thứ hai, về nguyên nhân chủ quan:

Một là, do Đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân và cán bộ các TAQS

làm nhiệm vụ xét xử ở các cấp TAQS đã nhận thức rõ được vị trí vai trò và tầm

quan trọng của xét xử sơ thẩm nên đã thường xuyên nêu cao tinh thần trách

nhiệm, tích cực nghiên cứu, học tập, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức

về pháp luật, rèn luyện về kỹ năng thực hành, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp

đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử nói chung, xét xử sơ thẩm nói riêng.

Hai là, do hoạt động của Ủy ban Thẩm phán TAQSTW và Ủy ban Thẩm

phán TAQSQK, Quân chủng có nề nếp. Công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm

và thống nhất ADPL được tiến hành hiệu quả. Hàng năm, từng TAQS và toàn

ngành đều tiến hành sơ kết, tổng kết chỉ ra những mạnh yếu trong xét xử nói

chung, xét xử sơ thẩm nói riêng và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất

lượng hiệu quả xét xử. Ngoài ra TAQSTW, các TAQSQK, Quân chủng còn tổ

chức tốt công tác giám đốc, kiểm tra phát hiện, uốn nắn kịp thời những sai sót

Page 88: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

83

trong ADPL và đường lối xét xử. Để đưa hoạt động xét xử vào nề nếp, Chánh án

TAQSTW đã ban hành 11 bộ quy chế (quy chế hoạt động của Ủy ban Thẩm

phán; quy chế hoạt động của TAQS quân khu, khu vực; quy chế kiểm tra án và

giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm; quy chế quản lý sử dụng cơ sở vật chất…)

làm cơ sở hoạt động cho các TAQS.

Ba là, do lãnh đạo, chỉ huy TAQS luôn quan tâm công tác đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ ngành TAQS về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo

đức, từng bước tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ tư pháp. Đa số Thẩm phán

ngành TAQS được đào tạo cơ bản về chuyên môn và chính trị, đã qua rèn luyện

thử thách trong cuộc sống có phẩm chất đạo đức tốt. Hàng năm các TAQS đều

chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và chính trị cho cán bộ

bằng nhiều hình thức khác nhau như gửi đi đào tạo ở các trường trong và ngoài

Quân đội, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hội thảo rút kinh nghiệm chuyên môn, xây

dựng các chuyên đề khoa học... Đội ngũ Hội thẩm quân nhân cũng được các

TAQS quản lý chặt chẽ. Hàng năm các Tòa đều tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho

Hội thẩm quân nhân tập trung hoặc kết hợp khi xét xử lưu động, điển hình hoặc

gửi tài liệu cho Hội thẩm quân nhân nghiên cứu.

Bốn là, do trong hoạt động xét xử sơ thẩm các VAHS, các TAQS đã xây

dựng được mối quan hệ tố tụng chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong

và ngoài Quân đội, xây dựng mối quan hệ tốt với đơn vị nơi có án xảy ra và nơi

có trụ sở của TAQS. Nhờ có mối quan hệ phối kết hợp chặt chẽ, bình đẳng đúng

pháp luật với cơ quan bảo vệ pháp luật và các đơn vị có liên quan nên góp phần

việc bảo đảm giải quyết tốt các VAHS.

3.3. NHỮNG HẠN CHẾ VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRÕNG XÉT XỬ

SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM VÀ

NGUYÊN NHÂN

3.3.1. Những hạn chế về áp dụng pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị

xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự

Bên cạnh những thành tích đã đạt được như đã nêu trên, việc ADPL trong

xét xử sơ thẩm các VAHS của các TAQS vẫn còn không ít những hạn chế, yếu

Page 89: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

84

kém chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn

hiện nay. Những hạn chế, yếu kém trong việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS của TAQS thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, những hạn chế yếu kém trong việc ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

Do nhận thức không đúng qui định của pháp luật về các căn cứ để ra

quyết định tạm đình chỉ vụ án nên lẽ ra trong trường hợp vụ án có nhiều bị can,

bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị

cáo thì chỉ có thể tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo nhưng có Tòa án

lại ra quyết định tạm đình đối với tất cả các bị can, bị cáo là không đúng với qui

định của pháp luật. Điều đó dẫn đến hậu quả bất cập khi xem xét thời hiệu truy

cứ trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo mà không có căn cứ tạm đình chỉ.

Trong trường hợp như vậy, Tòa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với

các bị can, bị cáo không có căn cứ tạm đình chỉ.

Thực tiễn công tác xét xử còn cho thấy, việc nhận thức căn cứ bị can, bị

cáo bị mắc bệnh tâm thần để ra quyết định tạm đình chỉ vụ án có trường hợp còn

chưa đúng. Trường hợp bị can, bị cáo bị mắc bệnh tâm thần phân liệt, theo kết

luận của Hội đồng giám định y khoa thì việc nhận thức của bị can, bị cáo chỉ bị

hạn chế một phần, bị can, bị cáo vẫn có khả năng nhận thức và điều chỉnh hành

vi của mình. Trong những trường hợp này, Thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ

án ra xét xử chứ không được ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

Thứ hai, hạn chế trong việc ra quyết định áp dung, thay đổi, hủy bỏ biện

pháp ngăn chăn.

Như đã phân tích ở phần trên, các biện pháp ngăn chặn được quy định

trong BLTTHS đều là biện pháp lựa chọn, tùy nghi tùy thuộc vào đánh giá, nhận

thức của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, mặt khác nhận thức

ở mỗi người có sự khác nhau do đó trong thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn

chặn trong xét xử các vụ án hình sự sẽ khó tránh khỏi sai sót trong việc xác định

căn cứ áp dụng và lựa chọn các biện pháp ngăn chặn cho phù hợp với đối tượng

và nội dung của vụ án.

Page 90: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

85

Thực tiễn công tác xét xử ở ngành Tòa án quân sự trong những năm qua

cho thấy các sai sót trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn chủ yếu ở biện pháp

ngăn chặn tạm giam. Theo qui định của pháp luật tố tụng hình sự, Tòa án áp

dụng biện pháp ngăn chăn tam giam đối với bị can, bị cáo phạm tội trong trường

hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, hoặc về tội nghiêm trọng,

ít nghiêm trọng có hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có

thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố,xét xử hoặc tiếp tục phạm tội. Do

nhận thức thế nào là có căn cứ bỏ trốn, tiếp tục phạm tội (qui định của pháp luật)

và hành vi thực tế không chính xác nên có trường hợp Tòa án cần bắt tạm giam

thì không tạm giam, trường hợp không cần bắt tạm giam thì lại tạm giam. Điều

này dẫn đến hệ quả, nếu bị cáo bị bắt tạm giam mà khi xét xử bị Hội đồng xét xử

tuyên hình phạt tù thì điều đó không cần phải bàn cãi, việc áp dụng biện pháp

ngăn chặn là chính xác; nếu bị cáo bị bắt tạm giam nhưng khi xét xử bị cáo được

Hội đồng xét xử áp dụng hình phạt không phải hình phạt tù hoặc bị phạt tù

nhưng cho hưởng án treo thì việc bắt bị cáo để tạm giam là không cần thiết,

không bảo đảm mục đích của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, ảnh hưởng

đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thứ ba, những hạn chế, yếu kém trong việc ra quyết định trả hồ sơ để

điều tra bổ sung

Theo số liệu thống kê của TAQSTW, trong tổng số các vụ án mà TAQS

trả hồ sơ cho VKSQS để điều tra bổ sung từ năm 2005 - 2015 thì có 16 vụ án

VKSQS không chấp nhận. Có những vụ án, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ

sung là không có căn cứ. Sai sót này là do Thẩm phán TAQS không nắm chắc

được hồ sơ tài liệu có trong vụ án, nên đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung .

Có những vụ án việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung là không cần thiết, nếu

có nội dung cơ quan điều tra chưa chứng minh mà tại phiên tòa có thể làm rõ

được thì không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Thực tiễn công tác xét xử cho

thấy việc xác định bị cáo cố ý phạm tội hay vô ý phạm tội có nhiều trường hợp

không phải do điều tra mà biết mà là do đánh giá thông qua hành vi khách quan

của bị cáo hoặc tình tiết giảm nhẹ TNHS, nhiều trường hợp có thể xác định tại

Page 91: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

86

phiên tòa. Thậm chí có những chứng cứ rất quan trọng nhưng vẫn có thể bổ sung

tại phiên tòa.

Ví dụ 1: Trường hợp không cần thiết trả hồ sơ cho viện kiểm sát (do xác

định, chứng minh các tình tiết liên quan đến vụ án không đúng)

Vụ án Cao Văn T của TAQSKV Quân khu B. Bị cáo Cao Văn T khai khi

thực hiện hành vi phạm tội có người yêu của bị cáo là chị Nguyễn Thị H cũng có

mặt tại hiện trường nhưng cơ quan điều tra chưa lấy lời khai của chị H mặc dù bị

cáo khai rõ địa chỉ của chị Nguyễn Thị H. Trong vụ án này lời khai của chị

Nguyễn Thị H không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật vụ án thì TAQS

không cần phải trả hồ sơ cho VKSQS để lấy lời khai của chị Nguyễn Thị H với

tư cách là người làm chứng mà chỉ cần triệu tập chị H ra Tòa với tư cách là

người làm chứng để xét hỏi. Trong vụ án này TAQSKV Quân khu B trả hồ sơ

cho VKS là không cần thiết [63].

Có một số vụ án do trình độ năng lực nên Thẩm phán không phân biệt

giữa chứng cứ và đánh giá chứng cứ nên đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ

sung không đúng với quy định tại Điều 179 BLTTHS.

Có một số Thẩm phán khi nghiên cứu hồ sơ thấy hành vi của bị cáo không

phải là hành vi phạm tội. Thay vì đưa vụ án ra xét xử để tuyên bố bị cáo không

phạm tội thì lại trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung một vài nội dung không cần

thiết hoặc sau khi đã trao đổi với VKSQS, VKSQS cũng thấy việc truy tố là

không đúng nên VKSQS đã làm công văn đề nghị Tòa án trả hồ sơ vụ án để xác

minh thêm một số vấn đề nhưng sau khi có hồ sơ vụ án thì VKSQS quyết định

đình chỉ vụ án.

Ví dụ 2: Trường hợp Thẩm phán nghiên cứu, giải quyết vụ án trả hồ sơ

cho viện kiểm sát quân sự để điều tra bổ sung không đúng quy định của BLTTHS

do nhận thức qui định của pháp luậ về đánh giá chứng cứ.

Vụ Trịnh Văn H (TAQSQK 7) bị can bị truy tố về hành vi bán ma túy.

Kết luận giám định của Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự Công an kết luận:

"Chất bột trắng chứa trong gói ni lon.... gửi đến giám định có chứa thành phần

hêrôin trọng lượng 12,1614g". TAQS yêu cầu trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung

Page 92: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

87

"giám định trọng lượng hêrôin có trong 12,1614g chất bột màu trắng...". Theo

quy định tại Điều 194 BLHS và các văn bản hướng dẫn được hiểu là: Việc xác

định trọng lượng hêrôin là toàn bộ trọng lượng chất có chứa hêrôin mà không

phải căn cứ vào hàm lượng tính chất hêrôin chứa trong chất đó. Do vậy, kết quả

giám định nêu trên của Công an tỉnh có trong hồ sơ vụ án đã cung cấp đầy đủ

căn cứ để định lượng (12,1614g) theo khung tương ứng của Điều 194 BLHS khi

xét xử bị cáo. Việc yêu cầu điều tra bổ sung đối với vụ án nêu trên là do việc

đánh giá chứng cứ của Thẩm phán còn có hạn chế [63].

Ngoài ra, trong quá trình ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS, đa số các

TAQS ra QĐADPL (Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung) đều nêu rõ những

vấn đề cần điều tra bổ sung trong Quyết định trả hồ sơ cho VKS. Tuy nhiên, qua

kiểm tra một số hồ sơ vụ án cho thấy có một số Quyết định trả hồ sơ để điều tra

bổ sung không ghi cụ thể những vấn đề cần điều tra bổ sung mà chỉ ghi chung

chung như: "hồ sơ chưa đủ những tài liệu chứng minh bị cáo phạm tội", "các tài

liệu có trong hồ sơ vụ án chưa đủ kết tội bị cáo, trả lại hồ sơ để VKSQS giải

quyết theo thẩm quyền" ,"trả hồ sơ theo yêu cầu của VKSQS".

3.3.2. Những hạn chế về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các

vụ án hình sự của Tòa án quân sự tại phiên tòa

Như trên đã đề cập, trong thực tiễn xét xử, các TAQS chủ yếu xét xử các

tội thuộc nhóm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con

người; nhóm tội xâm phạm sở hữu; nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật

tự công cộng và nhóm tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân.

Một là, nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của

con người:

Đây là nhóm tội mà các TAQS xét xử nhiều, chiếm tỷ lệ cao trong tổng

số vụ án toàn ngành TAQS đã xét xử hàng năm. Từ năm 2005- 2015, toàn ngành

có 207 vụ án/407 vụ án phúc thẩm (chiếm 30,2% số vụ, 30,5 % số bị cáo), có

kháng cáo, kháng nghị liên quan đến các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,

danh dự, nhân phẩm [64]. Bảng sau chứng minh cho nhận định trên.

Page 93: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

88

Bảng 3.4: Số vụ án phúc thẩm về nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,

danh dự, nhân phẩm

Tỷ lệ % Năm

Tổng số án phúc thẩm đã thụ lý (vụ/bị cáo)

Số vụ án xâm phạm TM, SK,

DD, NP Vụ Bị cáo

2005 91/142 17/27 18,7 19 2006 82/149 22/46 26,8 30,9 2007 88/143 27/44 30,7 30,8 2008 68/105 26/45 38,2 42,9 2009 59/110 19/31 32,2 28,2 2010 53/87 16/26 30,2 29,9 2011 56/89 17/26 30,4 29,2 2012 54/104 19/33 35,2 31,7 2013 58/111 17/64 29,3 57,65 2014 45/89 15/38 33,3 42,6 2015 30/50 12/27 40 54 Tổng 684/1179 207/407 30,2 34,5

Nguồn: Tòa án quân sự Trung ương [64].

Trong số các vụ án phúc thẩm đã thụ lý liên quan các tội xâm phạm tính

mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, số vụ bị Tòa án cấp phúc

thẩm hủy, số bị cáo cải sửa chiếm tỷ lệ thấp.

Bảng 3.5: Số vụ án bị huỷ, cải sửa thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, danh dự, nhân phẩm

Năm Số vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

có kháng cáo, kháng nghị

Số vụ bị hủy

Số bị sửa (bị cáo)

2005 17/27 1 6 2006 22/46 1 5 2007 27/44 0 17 2008 26/45 1 16 2009 19/31 1 14 2010 16/26 0 3 2011 17/26 0 14 2012 19/33 1 6 2013 17/64 1 1 2014 15/38 1 2 2015 12/27 2 2 Tổng 207/407 9 86

Nguồn: Tòa án quân sự Trung ương [64].

Page 94: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

89

Tuy nhiên, qua thực tiễn ADPL xét xử các VAHS thuộc nhóm tội này

thấy còn tồn tại những hạn chế, yếu kém sau:

- Nhận thức pháp luật không đúng nên không áp dụng tình tiết có tính chất

côn đồ là tình tiết định khung hình phạt hoặc tình tiết làm tăng nặng TNHS.

Qua nghiên cứu một số vụ án cho thấy bị cáo có nhân thân xấu, hành vi

của bị cáo thể hiện hung hãn ngang ngược, coi thường tính mạng, sức khỏe của

người khác, coi thường giá trị đạo đức xã hội, các quy tắc của cuộc sống XHCN,

coi thường pháp luật, sẵn sàng có hành vi gây thương tích cho người khác vì

những nguyên cớ va chạm mâu thuẫn nhỏ nhặt hoặc cố tình tạo ra lý do để đánh

gây thương tích cho người khác nhưng TAQS không áp dụng tình tiết phạm tội

có tính chất côn đồ để áp dụng vào hành vi phạm tội của bị cáo.

Ví dụ 3: Trường hợp không áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ

Vụ án Trần Thanh Q phạm tội Giết người của TAQSQK7. Trần Thanh Q

đã có hai tiền án. Ngày 24/12/2005, Q đưa bạn gái vào quán ăn uống. Bạn gái Q

đến nói chuyện với Trần Hữu Ngh (đang ngồi ăn với nhóm bạn ở quán). Bạn gái

Q quen biết Ngh từ trước. Thấy bạn gái nói chuyện với Ngh, Q lấy con dao bấm

ở trong túi ra, bấm cho lưỡi dao thò ra, thụt vào hai lần rồi lại cất vào túi áo. Khi

Q đi qua bàn ăn của nhóm Ngh, Ngh đập bàn làm nước mắm bắn vào người Q, Q

chửi và nói "Thằng nào đập bàn làm nước mắm văng vào người tao" rồi đi ra

phía ngoài đường. Ngh đứng dậy đi phía sau. Khi ra đến sát mép đường nhựa,

bất ngờ Q quay lại, tay phải rút dao bấm ra, bấm đẩy lưỡi dao lên và đâm vào

bụng Ngh khi Ngh bước đến đối diện với Q. Ngh không có phản ứng gì chống lại

mà bỏ chạy được khoảng 30 mét thì gục ngã. Sau khi đâm Ngh, Q cất dao vào túi

và đứng trước cửa quán. Bạn cùng ăn với Ngh nói với Q "bạn em nó xỉn rồi, lỡ đập

cái bàn, thôi anh bỏ qua". Q nói "tao đâm nó rồi, mày xin cái gì nữa". Hậu quả tuy

được đi cấp cứu kịp thời nhưng do vết thương quá nặng Trần Hữu Ngh đã tử vong.

Vụ án này cho thấy, hành vi của Q rõ ràng có tính chất côn đồ nhưng khi xét xử Tòa

án không áp dụng Q phạm tội có tính chất côn đồ là có sai sót [63].

- Xác định sự tương quan giữa qui định của pháp luật và hành vi phạm tội

trên thực tế chưa chính xác nên chưa phân biệt đâu là phạm tội "Giết người" đâu

Page 95: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

90

là phạm tội "Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người" dẫn đến việc

định tội danh đối với hành vi phạm tội không chính xác.

Ví dụ 4: Vụ án Quàng Văn Th và đồng phạm của TAQSKV Quân khu 2.

Ngày 02/9/2011, hai quân nhân là Lò Văn Tình và Cà Văn Thắng chiến sĩ

Phòng Tham mưu, BCHQS tỉnh Điện Biên được đơn vị cho phép đến nhà chị gái

của Cà Văn Thắng. Ăn cơm tối xong. Lò Văn Tình và Cà Văn Thắng ra về. Trên

đường về Cà Văn Thắng gặp anh Lê Văn Ph và hỏi đường về trường Y. Hỏi

đường xong, Lò Văn Tình và Cà Văn Thắng đi tiếp, vừa đi vừa nói chuyện và

cười to. Thấy vậy, Quàng Văn S đứng gần đó đi lại phía Lò Văn Tình và Cà Văn

Thắng nói : ‘ Hỏi đường xong mà thế à’, Cà Văn Thắng quay lại bắt tay xin lỗi

rồi cùng Lò Văn Tình tiếp tục đi theo đường bê tông ra quốc lộ 279. Lúc này,

Quàng Văn Th ngồi gần đó chứng kiến sự việc đã rút một thanh tre dài khoảng

1,3m, rộng 3 cm, dày 0,7cm ở phên tre nhà ông Việt đưa cho S và rút tiếp một

thanh tre nữa rồi bảo đi đánh Lò Văn Tình và Cà Văn Thắng. Cùng lúc đó,

Quàng Văn Ch cũng bẻ một thanh tre dài 72cm, rộng 2,5cm dày 1 cm đi với

Quàng Văn S và Quàng Văn Th. Khi đó Bạc Cầm T đang ở nhà ông Việt cũng ra

đi cùng. Đi được khoảng 30m thì dừng lại, Quàng Văn Th bảo Bạc Cầm T ‘Mày

có xe không chở bọn tao đi đánh 2 thằng kia ’’, Bạc Cầm T quay lại nhà ông

Việt lấy xe mô tô chở cả bọn đuổi theo. Khi còn cách Tình và Thắng khoảng 2-

3m thì T dừng xe, Th, Ch và S xuống xe đến chỗ Lò Văn Tình và Cà Văn Thắng.

Thấy vậy Cà Văn Thắng bỏ chạy xuống ruộng lúa, còn Lò Văn Tình đứng lại

trên đường. Quàng Văn Th lao vào, tay phải dùng thanh tre vụt một cái vào thái

dương bên trái Lò Văn Tình, Lò Văn Tình túm được thanh tre của Quàng Văn

Th, hai ngượi giằng co, Quàng Văn Th bỏ thanh tre dùng tay phải đấm một quả

vào vùng thái dương bên trái Lò Văn Tình rồi lùi ra. Đồng thời, Ch cũng dùng

tay phải cầm thanh tre vụt một cái vào vùng phía sau đầu Lò Văn Tình rồi lùi ra,

S lao vào đấm 01 quả vào vùng má bên trái Lò Văn Tình làm ngã ngửa đập đầu

xuống nền đường bê tông bất tỉnh. S dùng tay trái để sát mũi Lò Văn Tình thấy

Tình vẫn thở nhẹ thì S lùi lại đến chỗ Bạc Cầm T dừng xe. Khi thấy Lò Văn

Tình nằm ngửa ở đường bê tông tay vẫn cầm thanh tre của mình, Quàng Văn Th

Page 96: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

91

đến cúi xuống dùng hai tay giằng thanh tre và dùng chân phải đạp mạnh vào mặt

Lò Văn Tình, Lò Văn Tình bị đập phần chẩm đầu xuống đường bê tông. Lấy

được thanh tre, Quàng Văn Th dùng tay đẩy người Lò Văn Tình ra mép đường,

sau đó Quàng Văn Th, Ch lên xe Bạc Cầm T đi về, còn S đi bộ về. Khi bị Quàng

Văn Th đẩy ra mép đường, do bờ đường dốc, Lò Văn Tình bị lăn xuống mương

nước ven đường và tử vong. Nguyên nhân tử vong của Lò Văn Tình là do chấn

thương sọ não kín, chảy máu lan tỏa màng mềm, tụ máu nội sọ, phù não do

ngoại lực tác động. Hành vi trên của Quàng Văn Th, Quàng Văn Ch, Quàng Văn

S và Bạc Cầm T bị Viện Kiểm sát Quân sự khu vực (VKSQSKV) 23 Quân khu 2

truy tố về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 3 Điều 104 BLHS [63].

Qua vụ án này chúng tôi thấy các bị cáo đã vô cớ, hung hãn dùng các

thanh tre đánh mạnh vào đầu, dùng tay đấm vào mặt và dùng chân đạp mạnh vào

mặt nạn nhân khi nạn nhân đang nằm ngửa trong trạng thái bất tỉnh. Hành vi trên

của các bị cáo đã chứa đựng khả năng gây ra cái chết cho nạn nhân và thực tế

nạn nhân đã bị chấn thương sọ não kín chết ngay tại chỗ. Do vậy, hành vi phạm

tội của các bị cáo phải bị xét xử về tội "Giết người" mới chính xác [63].

Cũng tương tự như vậy do xác định sự tương quan giữa qui định của pháp

luật và hành vi phạm tội trên thực tế chưa chính xác nên trong nhóm tội này còn

có sự nhầm lẫn giữa tội "Cố ý gây thương tích" (Điều 104 BLHS) và tội "Cố ý

gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" (Điều 105 BLHS).

Do chưa đánh giá đúng thế nào là kích động, thế nào kích động mạnh về tinh

thần của người phạm tội, hành vi trái pháp luật của người bị hại nên có vụ án rõ

ràng người bị hại có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội

hoặc người thân thích của người đó đẩy người phạm tội lâm vào tình trạng

không thể tự chủ, tự kiềm chế hành vi phạm tội của mình nhưng TAQS lại xét

xử về tội "Cố ý gây thương tích" [63].

Chưa phân biệt được tình tiết giảm nhẹ TNHS người bị hại có lỗi theo

Khoản 2 Điều 46 BLHS và phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần

do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra theo Điểm đ

Khoản 1 Điều 46 BLHS nên có trường hợp lẽ ra bị cáo được áp dụng tình tiết

Page 97: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

92

giảm nhẹ ở Khoản 1 Điều 46 thì lại áp dụng Khoản 2 Điều 46 hoặc ngược lại bị

cáo chỉ được tình tiết giảm nhẹ ở Khoản 2 Điều 46 thì lại áp dụng Khoản 1 Điều

46 BLHS cho bị cáo, điều đó dẫn đến hậu quả việc quyết định hình phạt đối với

bị cáo không đúng.

Ví dụ 5: Vụ án Võ Bá L phạm tội "Giết người" của TAQS Quân khu 7.

Ngày 01/12/2009, sau khi uống bia xong L chở bạn gái ra về. Do hẻm

chật đường đông người, L nhấn còi nhằm làm cho mọi người tránh đường. Chị

Nguyễn Thị Ngọc A đang ngồi uống bia với một người đàn ông. Khi xe của L

chạy qua chỗ của chị A ngồi, chị A đứng lên nói "mày chạy xe kiểu gì đó, mày

giang hồ hả". L điều khiển xe cách bàn nhậu của chị A khoảng 05 mét thì dừng

lại và đi về phía chị A nói "tôi đi ngoài đường có làm phiền chị không". Nghe

vậy chị A cầm ly bia (loại có quai) đập thẳng vào mặt L gây ra 3 vết thương chảy

nhiều máu. Mọi người can ngăn thì L đi về phía chỗ dựng xe và nhìn qua gương

chiếu hậu thấy mặt chảy máu và chợt nhớ con dao để trong túi quần hàng ngày

vẫn mang theo đi làm liền lấy ra quay lại tiến về phía chị A trả thù. Thấy vậy chị

A bỏ chạy, L đuổi theo và đuổi kịp chị A tay phải cầm dao đâm thẳng vào người

chị A khiến chị A ngã gục và chết sau khi được đưa đi cấp cứu [63].

Theo quan điểm của chúng tôi do chưa đánh gia đúng tính chất và hậu quả

của hành vi do Nguyễn Thị Ngọc A gây ra cho L nên cấp sơ thẩm áp dụng pháp

luật xét xử cho bị cáo hưởng tình tiết giảm nhẹ TNHS "người bị hại có lỗi" theo

Khoản 2 Điều 46 BLHS là chưa chính xác. Trường hợp này bị cáo phải được

hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự "phạm tội trong trường hợp bị kích

động tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại" theo Điểm đ khoản 1

Điều 46 BLHS mới đúng [63].

Tội "Cố ý gây thương tích" theo Điều 104 BLHS đã được nhà làm luật

xây dựng dựa trên yếu tố định lượng tỷ lệ thương tích. Mỗi khung hình phạt đều

gắn với tỷ lệ thương tích nhất định từ cấu thành cơ bản đến cấu thành tăng nặng

theo trật tự từ thấp đến cao. Cấu thành cơ bản và cấu thành liền trước là cơ sở

tiền đề để xây dựng cấu thành sau. Mặt khác Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã

ban hành Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP, ngày 12/5/2006 hướng dẫn chi tiết

Page 98: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

93

áp dụng tội "Cố ý gây thương tích" nhưng trên thực tiễn áp dụng có một số bản

án áp dụng tình tiết định khung tăng nặng chưa đúng.

Hai là, những hạn chế, yếu kém trong việc ADPL xét xử sơ thẩm các

VAHS thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu.

Từ năm 2005- 2015, Tòa án phúc thẩm TAQS Quân khu và TAQSTW đã

thụ lý 118 vụ/251 bị cáo có kháng cáo, kháng nghị liên quan các tội xâm phạm

sở hữu [64].

Bảng 3.6: Số vụ án phúc thẩm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu

trên tổng số vụ án phúc thẩm

Tỷ lệ %

Năm

Tổng số án phúc thẩm

thụ lý (Số vụ/Số bị

can)

Số vụ án phúc

thẩm liên quan

nhóm tội sở hữu Vụ Bị cáo

2005 91/142 10/23 11 16,2

2006 82/149 9/25 11 16,8

2007 88/143 13/31 14,8 21,7

2008 68/105 9/20 13,2 19

2009 59/110 11/28 18,6 25,4

2010 53/87 10/18 18,9 20,7

2011 56/89 19/23 33,9 25,8

2012 54/104 10/21 18,5 20,2

2013 58/111 12/27 20,7 24,3

2014 45/89 8/21 17,7 23,6

2015 30/50 7/14 23,3 28

Tổng 684/1179 118/251 14,6 21,3

Nguồn: Tòa án quân sự Trung ương [64].

Qua thực tiễn ADPL xét xử các VAHS thuộc nhóm tội này thấy còn tồn

tại những hạn chế, yếu kém sau:

- Viêc xác minh, đánh giá các tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc định

tội danh chưa chính xác.

Một số tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu nhà làm luật xây dựng cấu

thành cơ bản, cấu thành tăng nặng dựa trên yếu tố định lượng (giá trị tài sản bị

Page 99: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

94

chiếm đoạt). Xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt là cơ sở cho việc định tội,

định khung hình phạt, từ đó làm cơ sở đến việc quyết định hình phạt đối với

hành vi phạm tội của bị cáo. Thực tiễn công tác xét xử các vụ án xâm phạm sở

hữu ở ngành TAQS trong năm qua cho thấy, việc xác định giá trị tài sản bị

chiếm đoạt còn có hạn chế sai sót thiếu khách quan như chỉ thông qua lời khai

của người bị hại về trị giá tài sản của mình; Tòa án tự đánh giá tài sản không

thông qua cơ quan chức năng; xác định giá trị tài sản đối với tài sản vẫn thuộc

quyền sở hữu của chủ sở hữu mà lẽ ra phải xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt

là lợi ích phát sinh từ tài sản đó bị thiệt hại; xác định trị giá tổng số tài sản qua

các lần giao dịch có yếu tố gian dối mà không xét khoản tiền bị cáo hoàn trả

trước khi vụ án bị phát hiện.

Ví dụ 6: Trường hợp vụ án có thiếu sót trong việc xác định, đánh giá

chứng cứ.

Vụ án Đỗ Thị V phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của TAQSQK 3.

Đỗ Thị V là nhân viên Ban hành chính tổng hợp BCHQS tỉnh Hải Dương. Từ tháng

7/2003 đến tháng 7/2005 lợi dụng sự quen biết và bằng thủ đoạn gian dối, thông qua

việc mua bán hàng hóa với những người quen, V đã nhận hàng và tiền của những

người này với tổng trị giá là 14.226.602.800 đồng. Trước khi bị phát hiện V đã trả

cho những người bị hại là 12.649.085.600 đồng. Bản án sơ thẩm xác định

14.226.602.800 đồng (số tiền và giá trị hàng hóa mà những người bị hại giao cho bị

cáo) là tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt, 12.649.085.600 đồng số tiền mà bị cáo đã

trả sau khi mua và bán hàng hóa cho người bị hại là khoản tiền khắc phục hậu quả

là không chính xác. Với hành vi nêu trên chỉ có 1.849.347.200 đồng sau khi vụ án

bị phát hiện mà bị cáo chưa trả cho người bị hại mới là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Do việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt không chính xác nên bản án sơ thẩm

quyết định hình phạt đối với bị cáo quá nặng [63].

- Nhận thức pháp luật về các tình tiết của vụ án chưa đúng nên dẫn đến

việc xác định tình tiết định khung của hình phạt không chính xác.

Việc áp dụng tình tiết "phạm tội có tổ chức" trong nhóm tội xâm phạm sở

hữu còn chưa thống nhất, do nhận thức tình tiết này chưa rõ nên có vụ án giữa

Page 100: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

95

các đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ cớ sự bàn bạc phân công vai trò thực hiện

tội phạm tương đối rõ ràng nhưng TAQS không áp dụng tình tiết phạm tội có tổ

chức hoặc ngược lại giữa các đồng phạm không có sự bàn bạc phân công trước

khi phạm tội hay chỉ tiếp nhận mục đích của nhau trong quá trình hành động

phạm tội thì lại cho rằng phạm tội có tổ chức.

Ví dụ 7: Không áp dụng tình tiết "phạm tội có tổ chức" là không chính xác.

Ngày 25/11/2010, Lê Hông C biết Lưu Ngọc S có nhu cầu mua xe máy

nên C nhận là mình có xe muốn bán. Sau khi trao đổi giá cả, S đồng ý mua với

giá 12,5 triệu đồng nhưng phải đưa trước cho C 1,5 triệu đồng để làm giấy tờ xe.

Ngày 03/12/2010, S đã đưa cho C 1,5 triệu đồng và C hẹn khoảng hai hôm sau

sẽ giao xe và lấy hết số tiền còn lại. Ngày 05/12/2010, C bàn với Nguyễn Ngọc

Q, Nguyễn Văn L, Nguyễn Văn Đ, Ngô Ngọc Q dùng xe máy của gia đình

Nguyễn Ngọc Q đem bán cho S lấy tiền rồi sau đó sẽ tổ chức cướp lại xe trả cho

Nguyễn Ngọc Q. Cả bọn đồng ý [63].

Bọn chúng bàn bạc cụ thể về cách thức giao xe, nhận tiền chuẩn bị

phương tiện dao phay, xe máy, khẩu trang để che mặt, dùng điện thoại di động

để liên lạc với nhau trong quá trình tổ chức cướp lại xe máy rồi phân công:

Nguyễn Ngọc Q có nhiệm vụ đi xe máy vào dốc Lim giao xe cho S rồi nhận tiền

cầm về, C có nhiệm vụ dẫn S vào dốc Lim để nhận xe và lái xe trên đường về, đi

chậm và khi bị đe dọa thì rút chìa khóa xe vứt xuống chỗ đầu xe máy còn Q, L,

Đ sẽ chặn đường đe dọa cho S sợ để cướp lại xe và L đuổi theo C. C và đồng

bọn tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch vạch ra [63].

Bản án của TAQS KV Quân khu D nhận định đây là vụ án đồng phạm

nhưng mang tính chất giản đơn, chưa có sự liên kết chặt chẽ, chưa phải là một tổ

chức chặt chẽ là không đúng vì hành vi phạm tội của các bị cáo được thực hiện

theo một kế hoạch vạch ra rất chi tiết, cụ thể, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các

đồng phạm trong quá trình thực hiện tội phạm. Do vậy, trong vụ án này phải áp

dụng tình tiết định khung phạm tội có tổ chức theo Điểm a Khoản 2 Điều 133

BLHS đối với các bị cáo mới chính xác [63].

Việc áp dụng tình tiết sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm đối với tội

cướp tải sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Mặc dù Nghị quyết số

Page 101: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

96

02/2003/NQ-HĐTP của TAND Tối cao đã hướng dẫn thế nào là vũ khí phương

tiện nguy hiểm nhưng trong quá trình ADPL có TAQS còn lúng túng trong việc

áp dụng tình tiết này "dùng" hay "sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm" nên

ADPL đối với các tội này không chính xác [63].

- Xác định sự tương quan giữa qui định của pháp luật và hành vi phạm tội

trên thực tế chưa chính xác.

Chưa phân biệt được giữa tội "Cướp tài sản" và tội "Cưỡng đoạt tài sản".

Hai cấu thành tội phạm này đều có dấu hiệu chung về việc đe dọa nhằm chiếm

đoạt tài sản nhưng trong tội "Cướp tài sản" thì hành vi đe dọa có tính chất và

mức độ đe dọa quyết liệt hơn đến mức khiến cho người bị đe dọa có căn cứ tin

rằng hành vi dùng vũ lực sẽ xảy ra ngay tức khắc. Còn trong tội "Cưỡng đoạt tài

sản" sự đe dọa sẽ dùng vũ lực chưa xảy ra ngay lập tức mà nó có khả năng xảy ra

trong tương lai gần hoặc xa. Do chưa nắm được bản chất của hai tội này trong

thực tiễn xét xử có vụ án hành vi phạm tội của các bị cáo phạm tội "Cướp tài

sản" lại xét xử về tội "Cưỡng đoạt tài sản".

Việc xác định thời điểm hoàn thành của tội "Cướp tài sản" còn chưa chính

xác. Tội cướp tài sản được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực

hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc có hành vi

khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được bất

kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không. Thực tiễn có vụ án

hành vi phạm tội của các bị cáo thực hiện hành vi dùng vũ lực đe dọa người bị

hại nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi mà các bị cáo thực hiện đã cấu thành tội

"Cướp tài sản" và tội phạm đã hoàn thành. Án sơ thẩm lại nhận định và kết luận

trường hợp phạm tội của các bị cáo là "chưa đạt" để áp dụng các quy định tại

Điều 18 và Khoản 1 Điều 52 BLHS trong việc định tội và quyết định hình phạt

đối với các bị cáo là không đúng [63].

Ba là, những hạn chế, yếu kém trong việc ADPL xét xử sơ thẩm các

VAHS thuộc nhóm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.

Theo số liệu thống kê của TAQSTW, từ năm 2005 - 2015, toàn ngành có

203 vụ/551 vụ án phúc thẩm (chiếm 36,8%) các vụ án có kháng cáo, kháng nghị

Page 102: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

97

đối với các tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng [64]. Bảng sau

chứng minh cho nhận định nêu trên.

Bảng 3.7: Số vụ án phúc thẩm thuộc nhóm tội an toàn công cộng trật tự

công cộng trên tổng số vụ án phúc thẩm

Tỷ lệ %

Năm

Số vụ án Tòa án phúc

thẩm thụ lý (Số vụ/Số

bị can)

Số vụ án xâm phạm

an toàn công cộng,

trật tự công cộng Vụ Bị cáo

2005 91/142 29/34 31,9 23,9

2006 82/149 43/58 52,4 38,9

2007 88/143 37/47 42 32,9

2008 68/105 22/28 32,4 26,7

2009 59/110 19/25 32,2 22,7

2010 53/87 20/31 37,8 35,6

2011 56/89 19/25 33,9 28,1

2012 54/104 14/21 25,9 20,2

2013 58/111 17/20 29,3 18,1

2014 45/89 19/21 42,3 23,6

2015 30/50 12/12 40 24

Cộng 684/1179 251/322 36,8 29

Nguồn: Tòa án quân sự Trung ương [64].

Qua thực tiễn quá trình ADPL xét xử các VAHS thuộc nhóm tội này thấy

còn tồn tại những hạn chế, yếu kém sau:

- Viêc xác minh, đánh giá các tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc định

tội, định khung hình phạt chưa chính xác.

Việc xác định thiệt hại về tài sản trong vụ án vi phạm quy định về điều

khiển phương tiện giao thông đường bộ đối với vụ án do nhiều bị cáo điều khiển

phương tiện tham gia giao thông gây thiệt hại cho nhau và được xét xử trong

cùng một vụ án, hay chính bị cáo, chủ phương tiện cũng bị thiệt hại về tài sản,

Tòa án sơ thẩm xác định hậu quả chung của tội phạm (Tổng thiệt hại về tài sản)

làm cơ sở định tội và định khung tăng nặng hình phạt. Theo quy định của điều

Page 103: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

98

luật chỉ những thiệt hại mà bị cáo gây ra cho người khác thì mới là hậu quả của

tội phạm để xem xét định tội, định khung hình phạt đối với họ.

Ví dụ 8: Xác định thiệt hại trong vụ án "Vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ"chưa chính xác

Vụ án Hoàng Văn T của TAQSKV Quân khu 3 phạm tội "Vi phạm quy

định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Hoàng Văn T lái xe thuê

cho Nguyễn Văn Lợi. Ngày 11/6/2008, T điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 35V-

6417 do không làm chủ tốc độ, phanh gấp đã đâm vào ô tô ngược chiều biển

kiểm soát KT-5559 do Trần Văn Đông điều khiển. Hậu quả Trần Văn Đông bị

thương với tỷ lệ thương tật 46% tạm thời. Theo kết luận của Hội đồng định giá

tài sản của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Liêm- Hà Nam tỷ lệ thiệt hại của hai

xe là 90.842.709 đồng [63].

Hội đồng xét xử cho rằng 90.842.709 đồng tổng thiệt hại của hai xe ô tô là

tình tiết định khung tăng nặng "gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điểm đ Khoản 2

Điều 202 BLHS là không đúng. Trong trường hợp này chỉ có thiệt hại của ô tô

biển kiểm soát KT-5559 do Trần Văn Đông điều khiển mới là tình tiết để xác

định hậu quả của tội phạm. Nếu không làm rõ thiệt hại của ô tô biển kiểm soát

KT-5559 là bao nhiêu thì HĐXX phải căn cứ vào Điều 179 BLTTHS để áp dụng

và ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung [63].

- Nhận thức pháp luật về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chưa đúng.

Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ "người bị hại có lỗi" theo Khoản 2 Điều

46 BLHS đối với các tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao

thông đường bộ chưa chính xác. Có rất nhiều vụ án HĐXX nhận định người bị

hại có lỗi là do họ không có bằng lái, là do uống rượu khi tham gia giao thông

mặc dù họ không vi phạm quy định khi tham gia giao thông. Việc người bị hại

không có bằng lái, uống rượu khi tham gia giao thông là lỗi vi phạm hành chính

chứ không phải là lỗi vi phạm khi tham gia giao thông nên họ không có lỗi đối

với các tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông do bị cáo thực hiện.

Có trường hợp HĐXX nhận định lỗi vi phạm giao thông của người bị hại chưa

chính xác nên đã cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ người bị hại có lỗi.

Page 104: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

99

- Xác định sự tương quan giữa qui định của pháp luật và hành vi phạm tội

trên thực tế chưa chính xác, nhận thức về pháp luật còn chưa đầy đủ.

Đối với tội phạm "Phá hủy công trình phương tiện quan trọng về an ninh

quốc gia", một số TAQS áp dụng tình tiết tăng nặng "Xâm phạm tài sản của Nhà

nước" theo Điểm i Khoản 1 Điều 48 BLHS đối với bị cáo là không đúng vì bản

thân đối tượng bị xâm hại chính là tài sản của Nhà nước rồi nên không áp dụng

tình tiết này. Chưa phân biệt được dấu hiệu của tội "Phá hủy công trình quan

trọng về an ninh quốc gia" với tội "Trộm cắp tài sản" nên có vụ án bị cáo có

hành vi chiếm đoạt các thiết bị của công trình, công trình đó chưa đưa vào khai

thác sử dụng, phạm vào tội "Trộm cắp tài sản" là không đúng. Theo hướng dẫn

của Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán

TAND Tối cao thì mọi hành vi xâm phạm các thiết bị của công trình thông tin

liên lạc đều bị xét xử về tội "Phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia"

không phân biệt công trình đã được đưa vào khai thác sử dụng hay chưa.

Còn có nhầm lẫn trong việc định tội danh về tội "Tổ chức đánh bạc" với

tội "Đánh bạc" nhầm lẫn giữa tội "Tổ chức đánh bạc" với tội "Gá bạc". Cụ thể:

Hành vi của bị cáo cho mượn địa điểm và chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho

việc đánh bạc. Như vậy, hành vi của bị cáo chỉ cấu thành tội "Gá bạc" nhưng án

sơ thẩm lại kết luận bị cáo phạm tội "Tổ chức đánh bạc" hay bị cáo có hành vi

bán đề qua điện thoại chỉ với một người án sơ thẩm xét xử bị cáo về tội "Tổ chức

đánh bạc" là không đúng. Hành vi này của bị cáo chỉ phạm tội "Đánh bạc" mới

chính xác [63].

- Quyết định hình phạt đối với hành vi phạm tội chưa đúng.

Chưa mạnh dạn áp dụng hình phạt bổ sung, cấm hành nghề lái xe trong tội

vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nên chưa

đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội

phạm của nhóm tội phạm này. Qua khảo sát một số vụ án hành vi phạm tội của

bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng gây chết người và thiệt hại nặng về tài sản hoặc

vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây tai nạn rồi bỏ chạy nhưng Tòa án không áp

dụng hình phạt bổ sung cấm hành nghề lái xe đối với bị cáo.

Page 105: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

100

Bốn là, những hạn chế, yếu kém trong việc ADPL xét xử sơ thẩm các

VAHS thuộc nhóm tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm quân nhân.

Theo số liệu thống kê của TAQSTW, từ năm 2005 - 2015 số vụ án về các

tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm quân nhân toàn ngành thụ lý 10 vụ/10 bị cáo

chỉ chiếm 1,5 % số vụ và 0,85% số bị cáo trên tổng số các vụ án có kháng cáo,

kháng nghị [64].

Bảng 3.8: Số vụ án phúc thẩm thuộc nhóm tội xâm phạm nghĩa vụ trách

nhiệm quân nhân trên tổng số vụ án phúc thẩm

Năm

Tổng số vụ án Tòa

án phúc thẩm thụ

Số vụ KC, KN liên

quan các tội xâm

phạm nghĩa vụ

trách nhiệm quân

nhân

Tỷ lệ %

vụ

Tỷ lệ %

bị cáo

2005 91/142 3/3 3,3 2,1

2006 82/149 2/2 2,4 1,3

2007 88/143 1/1 1,1 0,67

2008 68/105 0 vụ 00

2009 59/110 1/1 1,7 0,9

2010 53/87 2/2 3,8 2,3

2011 56/89 0 vụ 0 0

2012 54/104 1/1 1,9 0,96

2013 58/111 0 0 0

2014 45/89 0 0 0

2015 30/50 0 0 0

Tổng 684/1179 10/10 1,5% 0,85%

Nguồn: Tòa án quân sự Trung ương [64].

Qua thực tiễn ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS về các tội xâm phạm nghĩa

vụ trách nhiệm quân nhân chúng tôi thấy còn có những tồn tại, yếu kém sau:

- Việc chứng minh, đánh giá các chứng cứ tài liệu chưa toàn diện nên dẫn

đến việc xác định tội danh còn chưa chính xác.

Page 106: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

101

Ví dụ 9: Trường hợp định tội danh chưa chính xác, kết tội bị cáo chưa đủ

căn cứ pháp lý

Từ tháng 6/2003 đến tháng 9/2003, Nguyễn Văn H - Tiểu đoàn trưởng

Tiểu đoàn 207 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang đã có sáu lần ra lệnh cho cấp

dưới dùng còng sắt tự chế để còng chân các quân nhân dưới quyền khi họ mắc

khuyết điểm. Nguyễn Văn H đã cho còng các quân nhân cả trong khi ăn, còng

dưới trời mưa to gió lớn, còng dưới mương nước thải nhà vệ sinh gây bất bình

trong đơn vị và nhân dân nơi đóng quân. Ngoài ra, Nguyễn Văn H còn bắt quân

nhân không được ăn cơm mà đứng nhìn người khác ăn. Với hành vi phạm tội

nêu trên, án sơ thẩm áp dụng Khoản 1 Điều 320 BLHS; Điểm g Khoản 1 Điều

48; Điểm p, s Khoản 1 Điều 46 và Khoản 2 Điều 46 xử phạt bị cáo Nguyễn Văn

H 12 tháng tù về tội "Làm nhục và dùng nhục hình đối với cấp dưới" [63].

Án sơ thẩm xét xử Nguyễn Văn H với tội danh "Làm nhục và dùng nhục

hình đối với cấp dưới" là không đúng với quy định của Điều 320 BLHS. Theo

quy định của điều luật thì hành vi "Làm nhục" và hành vi "dùng nhục hình đối

với cấp dưới" là hai hành vi cấu thành hai tội được quy định trong một điều luật.

Trong vụ án này Nguyễn Văn H có 06 lần thực hiện hành vi "dùng nhục hình đối

với cấp dưới" và có một lần thực hiện hành vi "làm nhục đối với cấp dưới".

Hành vi "dùng nhục hình đối với cấp dưới" của H đã cấu thành tội "Dùng nhục

hình đối với cấp dưới" còn hành vi làm nhục đối với quân nhân (bắt đứng nhìn

người khác ăn cơm) chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Do vậy, trong vụ án này chỉ cần xét xử bị cáo về tội "Dùng nhục hình đối với cấp

dưới" và nhận định, phân tích về tính chất nguy hiểm của hành vi "làm nhục đối

với cấp dưới" để giáo dục và quyết định hình phạt đối với bị cáo là phù hợp. Án

sơ thẩm kết luận bị cáo phạm tội "Làm nhục và dùng nhục hình đối với cấp

dưới" là không chính xác. Bản án sơ thẩm đã bị Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy

để điều tra lại [63].

- Nhận thức pháp luật về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chưa đúng.

Việc nhận thức, đánh giá và áp dụng tình tiết định khung tăng nặng TNHS

như phạm tội có tính chất côn đồ, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng không

Page 107: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

102

đúng hoặc không áp dụng. Sai sót này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc cá thể hóa

hình phạt trong xử lý người có hành vi phạm tội. Qua nghiên cứu một số bản án cho

thấy hạn chế sai sót này thường xảy ra trong các tội hành hung đồng đội, tội làm

nhục hành hung người chỉ huy cấp trên.... Hành vi phạm tội của các bị cáo thể hiện

vô cớ, hung hãn, quyết liệt coi thường nhân phẩm sức khỏe của người khác nhưng

Tòa án sơ thẩm không áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội có tính chất côn đồ và

cố tình thực hiện tội phạm đến cùng theo Điểm d, c Khoản 1 Điều 48 BLHS.

Việc áp dụng Điều 46 BLHS về các tình tiết giảm nhẹ TNHS ở một số vụ

án vẫn còn có sai sót thể hiện ở việc áp dụng không có căn cứ, thiếu chính xác

dẫn đến các quyết định hình phạt không phù hợp. Một số Thẩm phán TAQS còn

lúng túng nhầm lẫn khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại Khoản

1 và Khoản 2 Điều 46 BLHS [63].

Ví dụ 10: Trường hợp áp dụng tình tiết giảm nhẹ chưa chính xác

Vụ án Nguyễn Trường V phạm tội "Dùng nhục hình đối với cấp dưới"

Huỳnh Văn H, Nguyễn Thành T phạm tội "Hành hung đồng đội" của TAQSKV

Quân khu 5. Hành vi phạm tội của các bị cáo đã khiến các chiến sỹ trong đơn vị

phẫn nộ, 10 chiến sỹ đã cùng nhau bỏ đơn vị về địa phương đến gặp Ban chỉ huy

quân sự phản ánh sự việc gây ảnh hưởng đến việc động viên tuyển quân, ảnh hưởng

đến bản chất truyền thống của Quân đội... Án sơ thẩm cho các bị cáo hưởng tình tiết

giảm nhẹ "phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng" quy định tại Điểm

h Khoản 1 Điều 46 BLHS là đánh giá chưa đúng tính chất hành vi phạm tội và hậu

quả của vụ án. Sai sót trên của án sơ thẩm đã được cấp phúc thẩm cải sửa [63].

- Xác định sự tương quan giữa qui định của pháp luật và hành vi phạm tội

trên thực tế chưa chính xác nên định tội danh không đúng.

Có trường hợp còn nhầm lẫn giữa tội làm nhục hành hung người chỉ huy

hoặc cấp trên, đồng đội, tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới, tội

làm nhục hành hung đồng đội với tội "Cố ý gây thương tích". Hành vi khách

quan cấu thành tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại Khoản 1 Điều 104

BLHS nhưng lại truy tố và xét xử tội "Hành hung đồng đội" ngược lại hành vi

khách quan cấu thành tội làm nhục người chỉ huy theo quy định tại Khoản 1

Page 108: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

103

Điều 319 BLHS nhưng lại bị truy tố về tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định

tại Khoản 1 Điều 104 BLHS.

Ví dụ 11: Trường hợp nhầm lẫn tội danh giữa tội "hành hung đồng đội"

và Cố ý gây thương tích"

Vụ án Trần Ngọc L và Phạm Bá T của TAQSKV Quân khu 9. Do trước

đây bị Nguyễn Hữu Ph cùng một số người khác vô cớ chặn đánh, Trần Ngọc L

rủ Phạm Bá T trả thù. Ngày 12/10/2007, khi cả đơn vị đang trên đường đi lao

động trở về thì Trần Ngọc L cầm ghế gỗ đập vào đầu Ph. Phạm Bá T cầm xẻng

cán gỗ dài 1,5m đánh vào tay Ph. Hậu quả làm Nguyễn Hữu Ph bị thương 10%

sức khỏe. VKSQS truy tố Trần Ngọc L và Phạm Bá T phạm tội "Hành hung

đồng đội" theo quy định tại Khoản 1 Điều 321 BLHS. Tòa án cũng đã xét xử các

bị cáo về tội "Hành hung đồng đội" theo Khoản 1 Điều 321 BLHS. Đối với vụ

án trên chúng tôi cho rằng hành vi của Trần Ngọc L và Phạm Bá T có đủ yếu tố

cấu thành tội "Cố ý gây thương tích" theo Khoản 1 Điều 104 BLHS. Việc xét xử

bị cáo về tội "Hành hung đồng đội" là không đúng với quy định tại Thông tư số

01/2003/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP-BQP ngày 11/8/2003 của Tòa

án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc

phòng hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XXIII "Các tội xâm phạm

nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân" của BLHS năm 1999. Hành vi dùng nhục hình

đối với cấp dưới, hành hung làm chết người (người chỉ huy, cấp trên hoặc đồng

đội) hoặc gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đến mức cấu

thành tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì người phạm tội bị

truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm tính mạng sức khỏe tương ứng

quy định tại Chương XII "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm

của con người" mà không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng quy

định tại Điều 319, Điều 320, Điều 321 BLHS [63].

- Việc chứng minh, đánh gía dấu hiệu phạm tội khách quan của tội đào

ngũ còn chưa đúng.

Việc ADPL để xét xử sơ thẩm các VAHS về tội "Đào ngũ" còn có hạn

chế, thiếu sót. Theo quy định tại Điều 325 BLHS, người nào rời bỏ hàng ngũ

Page 109: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

104

Quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi

phạm hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến thì phạm vào tội

đào ngũ.

Đối chiếu với quy định nêu trên, qua nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án

về tội đào ngũ, chúng tôi thấy rằng nhiều trường hợp kết án về tội đào ngũ còn chưa

đúng với quy định của điều luật về dấu hiệu khách quan của tội đào ngũ.

Ví dụ 12: Trường hợp kết án về tội đào ngũ còn chưa đúng với tội danh

Binh nhất Phạm Minh H chiến sĩ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Gia Định,

BCHQS thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ ngày 01/02/2005 đến

24/8/2005 đã bỏ đơn vị về nhà 06 lần, mỗi lần từ 15 đến 30 ngày. Sau mỗi lần

trở lại đơn vị H đều bị xử lý kỷ luật. Ngày 30/9/2005, H lại tiếp tục bỏ đơn vị về

nhà đến ngày 20/10/2005 thì trở lại đơn vị và bị truy cứu TNHS. TAQSKV 1

Quân khu 7 xử phạt bị cáo về tội "Đào ngũ" vì thực hiện hành vi đào ngũ nhiều

lần đã bị kỷ luật mà còn vi phạm.

Qua vụ án nêu trên, chúng tôi cho rằng Phạm Minh H chỉ thực hiện hành

vi vắng mặt trái phép. Tuy bị cáo bỏ đơn vị nhiều lần nhưng sau đó đều trở lại

đơn vị. Hành vi đó không được coi là hành vi rời bỏ hàng ngũ Quân đội nhằm

trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ phục vụ trong Quân đội. Do đó, việc kết án bị

cáo về tội "Đào ngũ" là không đúng với bản chất hành vi khách quan cũng như

mục đích của bị cáo khi thực hiện hành vi bỏ đơn vị về nhà. Nguyên nhân của

việc truy cứu TNHS người thực hiện hành vi vắng mặt trái phép về tội đào ngũ,

xuất phát từ việc BLHS năm 1999 đã bỏ tội "Vắng mặt trái phép" và sửa đổi bổ

sung tội "Đào ngũ" [63].

Năm là, những hạn chế, yếu kém trong việc ADPL để tịch thu, bồi thường

trong xét xử VAHS.

Theo số liệu thống kê của TAQSTW từ năm 2005 - 2015 toàn ngành có

454 vụ (chiếm 65,3%) có kháng cáo, kháng nghị liên quan đến vấn đề tịch thu

bồi thường [64].

Page 110: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

105

Bảng 3.9: Số vụ án có kháng cáo, kháng nghị liên quan đến vấn đề tịch thu

bồi thường

Năm Tổng số vụ án đã

thụ lý (1)

Số vụ án đã thụ lý có

tịch thu bồi thường (2) Tỷ lệ 2/1

2005 91 61 68%

2006 82 59 72%

2007 88 62 70,5%

2008 68 47 69,1%

2009 59 43 72,9%

2010 53 35 66%

2011 56 39 69,7%

2012 54 35 64,8%

2013 58 31 53,5%

2014 45 23 51,1%

2015 30 19 63,4%

Cộng 684 454 65,3%

Nguồn: Tòa án quân sự Trung ương [64].

Trong số các vụ án có kháng cáo, kháng nghị, số vụ án bị Tòa án cấp phúc

thẩm sửa phần dân sự cũng chiếm tỷ lệ tương đối.

Bảng 3.10: Tổng số án bị sửa về phần dân sự

Năm Tổng số vụ án có

kháng cáo, kháng nghị (1)

Số vụ án bị cải sửa về phần dân sự (2)

Tỷ lệ 2/1

2005 61 09 14% 2006 59 13 22% 2007 62 11 17% 2008 47 09 19% 2009 43 09 20% 2010 35 02 5,7% 2011 39 02 5,1% 2012 35 04 11,4% 2013 31 04 12,9% 2014 23 02 8,6%

2015 19 02 10,5% Cộng 454 67 13,3%

Nguồn: Tòa án quân sự Trung ương [64].

Page 111: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

106

Những hạn chế, sai sót trong ADPL liên quan tới vấn đề tịch thu và bồi

thường giải quyết các vụ án hình sự của TAQS thường thể hiện trên các nội dung sau:

- Nhận thức các qui định của pháp luật về tịch thu và bồi thường chưa đúng.

Một số vụ án trong quá trình ADPL do Thẩm phán nhận thức chưa đúng

qui định của pháp luật về các quy định vật, tiền bạc người phạm tội đã dùng vào

việc phạm tội (Điểm a Khoản 1 Điều 41 BLHS) và vật tiền bạc do phạm tội mà

có (Điểm b Khoản 1 Điều 41 BLHS) cho nên thường xảy ra việc trùng thu hoặc

thu không đúng đối tượng. Sai sót này xảy ra phổ biến đối với các trường hợp

mua bán trái phép vũ khí quân dụng, chất nổ, chất ma túy, tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có và thể hiện ở chỗ mặc dù tiền đã được người phạm

tội dùng để mua trái phép hàng hóa (đã trả tiền) nhưng Tòa án vẫn tịch thu số tiền

đó ở người mua. Trong trường hợp này người bán trái phép phải bị xử lý tịch thu số

tiền do phạm tội mà có (theo Điểm b Khoản 1 Điều 41 BLHS). Trong thực tiễn

ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS cũng cho thấy còn xảy ra nhiều trường

hợp trùng thu đối với các tội chiếm đoạt tài sản thông thường tức là những tài sản

được lưu thông trên thị trường, việc mua bán tài sản đó không cấu thành tội phạm.

Tuy nhiên, có vụ án bị cáo chiếm đoạt tài sản rồi bán đi lấy tiền, Tòa án đồng thời

áp dụng Khoản 1 Điều 41BLHS tịch thu số tiền đó và áp dụng khoản 1 Điều 42

BLHS bắt bị cáo bồi thường cho chủ sở hữu tài sản bị chiếm đoạt [63].

- Xác định sự phù hợp giữa qui phạm pháp luật và hành vi vi phạm trên thực

tế chưa đúng nên còn nhầm lẫn giữa tịch thu, trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại.

Việc giải quyết vấn đề tịch thu và bồi thường trong vụ án hình sự, sai sót

phổ biến nhất là các TAQS còn lẫn lộn giữa biện pháp tịch thu (Khoản 1 Điều

41BLHS) trả lại tài sản (Khoản 2 Điều 41 BLHS) và bồi thường thiệt hại (Khoản

1 Điều 42 BLHS). Trong nhiều vụ án có Tòa án còn chưa phân biệt được trường

hợp nào là tịch thu, trường hợp nào là trả lại tài sản, trường hợp nào là bồi

thường cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Trong thực tiễn xét xử các TAQS còn chưa phân biệt được khi nào áp dụng

Điều 41 BLHS, khi nào áp dụng Điều 76 BLTTHS để giải quyết việc tịch thu, trả lại

tài sản, xử lý vật chứng. Có những vụ án TAQS áp dụng Điều 41 BLHS, có vụ án

TAQS áp dụng cả hai điều luật Điều 41 BLHS và Điều 76 BLTTHS.

Page 112: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

107

- Quyết định về vấn đề bồi thường chưa thỏa đáng.

Việc giải quyết bồi thường không đúng với các quy định của BLDS năm

2005. Các sai sót này chủ yếu xảy ra trong những trường hợp quyết định bồi

thường thiệt hại khi tính mạng, sức khỏe bị xâm hại như xác định không đầy đủ

các khoản phải bồi thường hoặc buộc bị cáo phải bồi thường những khoản tiền

không hợp pháp như tiền xây mộ, tiền chi tiêu ăn uống, cúng tế... Xác định tiền

cấp dưỡng không thỏa đáng, phương thức cấp dưỡng không phù hợp với thực tế,

không xác định thời điểm cấp dưỡng; không buộc bị cáo phải bồi thường khoản

thu nhập bị giảm sút hoặc có nhưng xác định không thỏa đáng hoặc không xác

định thời gian bồi thường [63].

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế nêu trên do có nhiều nguyên nhân khác nhau, song theo

chúng tôi bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, bất cập, hạn chế của pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật hình

sự và văn bản pháp luật có liên quan

Pháp luật tố tụng hình sự quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan

tiến hành tố tụng có nội dung chưa phù hợp nên ảnh hưởng đến chất lượng hoạt

động của những người tiến hành tố tụng. Việc giao quyền cho Thẩm phán hạn

chế nên ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ xét xử vụ án. Chưa quy định một

số quyền quan trọng bảo đảm cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,

người bào chữa thực hiện tốt việc bào chữa, gỡ tội. Quy định về tạm giữ, tạm

giam còn định tính dẫn đến việc lạm dụng tạm giam trong thực tiễn. Quy định

một số biện pháp cưỡng chế chưa đầy đủ và cụ thể. Chế định thời hạn tố tụng

chưa hợp lý, thời hạn tạm giam còn dài. Chưa quy định thủ tục người chưa thành

niên là bị hại, người làm chứng và thiếu các biện pháp bảo vệ người làm chứng

và những người tham gia tố tụng khác.

Một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 không còn phù hợp với

điều kiện phát triển kinh tế thị trường, một số tội phạm mới phát sinh trong quá

trình vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được bổ

sung như hành vi lợi dụng bán hàng đa cấp để chiếm đoạt tài sản, các vi phạm

Page 113: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

108

trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, môi trường, công nghệ cao…

Sự phát triển, bổ sung đề cao quyền con người, quyền cơ bản của công dân được

nghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 đòi hỏi Bộ luật Hình sự phải tiếp tục hoàn

thiện để bảo vệ môi trường sống an lành, bảo vệ quyền con người, quyền tự do,

dân chủ của công dân. Bộ luật hình sự năm 1999 còn chưa phản ánh được những

đặc điểm và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện hội nhập

quốc tế…Bộ luật hình sự năm 2015 vừa mới được ban hành, chưa có hiệu lực thi

hành đã xuất hiện rất nhiều vấn đề (có 110 điều luật có vấn đề) cần phải sửa đổi,

bổ sung nên trong thời gian qua vẫn phải áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 và

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Thứ hai, hạn chế trong công tác tổng kết, hướng dẫn đảm bảo áp dụng

thống nhất pháp luật

Việc tổng kết kinh nghiệm xét xử và hướng dẫn bảo đảm áp dụng thống

nhất pháp luật trong ngành TAQS còn có hạn chế.. Theo quy định của

PLTCTAQS, Ủy ban thẩm phán TAQSTW và Ủy ban thẩm phán TAQSQK có

nhiệm vụ và quyền hạn tổng kết kinh nghiệm xét xử của các TAQS và trong nội

bộ ngành mình nhằm đánh giá lại quá trình ADPL theo từng chuyên đề và theo

thời gian nhất định. Hàng năm ngành TAQS đều tiến hành tổ chức hội nghị tập

huấn cho cán bộ ngành nhằm bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho

đội ngũ làm công tác xét xử nhưng thường là các vấn đề lớn mang tính phổ biến

để toàn ngành học tập rút kinh nghiệm như kỹ năng viết bản án, kỹ năng định tội

danh...nhưng mỗi năm chỉ được một lần. Đối với Ủy ban Thẩm phán TAQSQK

việc tổng kết rút kinh nghiệm bảo đảm cho việc ADPL thống nhất trong phạm vi

Quân khu còn chưa phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình. Việc tổng kết rút

kinh nghiệm ở các TAQSQK mới chỉ dừng lại thông qua việc tổng kết rút kinh

nghiệm cuối năm, qua công tác kiểm tra án khi phát hiện các vấn đề có sai sót

cần rút kinh nghiệm chưa đi sâu vào chuyên đề nhất định tại thời điểm nhất định.

Công tác giải thích và hướng dẫn ADPL chưa đầy đủ và kịp thời cũng làm

ảnh hưởng đến hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS.

Những quy phạm pháp luật có mâu thuẫn hoặc cách diễn đạt trong văn bản

Page 114: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

109

không rõ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau rất cần có sự giải thích hướng dẫn

của cơ quan có thẩm quyền, nếu các quy phạm pháp luật không được giải thích

hướng dẫn sẽ gây khó khăn cho người ADPL. Tuy nhiên, số văn bản hướng dẫn

áp dụng thống nhất pháp luật do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

ban hành trong 05 năm (2011 - 2015) còn khá khiêm tốn so với đòi hỏi của các

vấn đề thực tiễn công tác xét xử VAHS. Nguyên nhân của tình trạng trên là do

đội ngũ cán bộ khoa học xét xử còn thiếu và yếu; việc tổng kết thực tiễn công tác

xét xử trong toàn ngành còn hạn chế nên chưa kịp thời phát hiện để đề xuất

những vướng mắc, làm cơ sở cho việc ban hành các nghị quyết hướng dẫn áp

dụng thống nhất pháp luật của Hội đồng Thẩm phán. Bên cạnh đó, việc ban hành

các văn bản hướng dẫn luôn gắn với việc tổng kết các vấn đề vướng mắc nảy

sinh trong thực tiễn xét xử của Toà án các cấp, nên đòi hỏi phải có thời gian, vật

chất nhất định; đồng thời, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm

pháp luật phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức hữu

quan khác. Do đó, những trường hợp chậm nhận được ý kiến góp ý từ phía cơ

quan, tổ chức hữu quan cũng ảnh hưởng tới tiến độ ban hành văn bản quy phạm

pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao. Việc tổng kết thực tiễn xét xử chưa được

đổi mới và thực hiện một cách hiệu quả. Một số vướng mắc trong thực tiễn xét

xử còn chậm được hướng dẫn; việc trao đổi nghiệp vụ giữa Tòa án nhân dân tối

cao với các Tòa án cấp dưới trong một số trường hợp còn chậm. Công tác phối

hợp trong hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, nhất là giữa các đơn vị chức

năng của Tòa án nhân dân tối cao trong một số trường hợp chưa thực sự chặt

chẽ, nên hiệu quả chưa cao

Thứ ba, trình độ, năng lực nghiệp vụ, trách nhiệm của Thẩm phán, Hội

thẩm quân nhân

Một số chủ thể ADPL (Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân) còn hạn chế.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hạn chế việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS của TAQS là do năng lực nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của Thẩm

phán và Hội thẩm quân nhân. Đội ngũ Thẩm phán TAQS cho đến nay đều có

trình độ đại học đa phần đào tạo chính quy nhưng có một số Thẩm phán TAQS

Page 115: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

110

năng lực nghiệp vụ còn hạn chế và chưa tận tâm, đề cao tinh thần trách nhiệm

khi thực hiện nhiệm vụ xét xử. Khi nghiên cứu hồ sơ còn giản đơn, không thận

trọng tỷ mỉ, do vậy không làm chủ được hồ sơ vụ án, không khái quát được tổng

thể diễn biến của vụ án, tìm ra được điểm mấu chốt của vụ án, những vấn đề còn

mâu thuẫn để kiểm tra so sánh và đấu tranh tại phiên tòa. Do trình độ nghiệp vụ

còn non kém nên có Thẩm phán thiếu bản lĩnh nghề nghiệp khi xử lý các tình

huống phát sinh tại phiên tòa hoang mang trước quan điểm của VKSQS, của luật

sư hoặc chịu sự ảnh hưởng của VKSQS, luật sư mà không theo diễn biến khách

quan tại phiên tòa và quan điểm đánh giá của bản thân. Cá biệt có Thẩm phán

còn ỷ lại vào ý kiến của lãnh đạo, của Ủy ban Thẩm phán, của cơ quan nghiệp vụ

cấp trên nên không độc lập và không dám chịu trách nhiệm về các quyết định

của mình theo quy định của pháp luật. Thẩm phán TAQS không chỉ am hiểu

PLHS mà còn phải hiểu biết các chuyên ngành luật khác, đồng thời phải có kiến

thức sâu rộng về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để vận dụng trong việc xử lý

VAHS một cách khách quan toàn diện.

Đội ngũ Hội thẩm quân nhân là cán bộ kiêm nhiệm, trình độ kiến thức

pháp luật còn hạn chế, đa phần Hội thẩm quân nhân chưa có bằng đại học

Luật, kinh nghiệm xét xử còn ít, việc nghiên cứu ADPL khi xét xử cũng như

năng lực xét xử tại phiên tòa còn lệ thuộc nhiều vào Chủ tọa phiên tòa. Do

trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế có Hội thẩm quân nhân không dám bộc lộ

chính kiến của mình trong thảo luận và quyết định các vấn đề của nội dung vụ

án như việc quyết định hình phạt, vấn đề bồi thường...Có Hội thẩm quân nhân

có tư tưởng ỷ lại, phó mặc cho Chủ tọa quyết sao thì đồng ý vậy do đó không

phát huy được nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Cá

biệt có trường hợp Hội thẩm quân nhân dùng quyền biểu quyết để giải quyết

vụ án theo hướng chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị dẫn đến quyết định của bản

án thiếu khách quan.

Đánh giá về chất lượng công tác tư pháp nói chung và công tác cán bộ của

các cơ quan tư pháp nói riêng trong đó có ngành Tòa án, Nghị quyết 08-NQ/TW

ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ:

Page 116: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

111

...Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu

của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng,

yếu về trình độ, năng lực nghiệp vụ, một số bộ phận tiêu cực, thiếu

trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề

nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực

của bộ máy Nhà nước [1, tr.2].

Thứ tư, mức độ phù hợp cơ cấu tổ chức bộ máy Tòa án quân sự và các cơ

quan bổ trợ tư pháp

Hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp còn chưa tương xứng với chức

năng, nhiệm vụ do luật định. Hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp như luật

sư, giám định đóng vai trò quan trọng trong việc ADPL để xét xử sơ thẩm các

VAHS của TAQS. Các chứng cứ tài liệu của các cơ quan bổ trợ tư pháp là cơ sở

góp phần cho TAQS giải quyết vụ án một cách đúng đắn và kịp thời các VAHS.

Một số luật sư chưa thể hiện hết vai trò của mình trong việc chứng minh sự thật

khách quan của VAHS. Hoạt động giám định tư pháp cũng tồn tại nhiều hạn chế,

trong một số trường hợp chất lượng giám định pháp y chưa bảo đảm, kết luận

giám định pháp y không đầy đủ hoặc trong cùng một vụ án nhưng kết luận giám

định pháp y lại khác nhau, mâu thuẫn nhau, làm ảnh hưởng thời gian cũng như

chất lượng giải quyết vụ án. Thực tế công tác xét xử cho thấy có vụ án phải trả

hồ sơ để điều tra bổ sung do công tác giám định pháp y chưa đầy đủ, bị đình chỉ

do công tác giám định pháp y có sai lầm nghiêm trọng làm oan người vô tội.

Sự tham gia của người bào chữa người bảo vệ quyền lợi ích cho đương sự

vào hoạt động xét xử của TAQS còn hạn chế. Theo tinh thần của Nghị quyết 08-

NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công

tác tư pháp trong thời gian tới thì cần phải bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật

sư, người bào chữa và ý kiến của người bào chữa là một trong những căn cứ để

Tòa án phán quyết đối với bị cáo. Các cơ quan tư pháp cần tạo điều kiện để luật

sư tham gia vào quá trình tố tụng, sự tham gia của luật sư trong các VAHS cũng

tạo điều kiện cho TAQS giải quyết vụ án một cách khách quan toàn diện. Tuy

nhiên, trong thời gian qua số lượng các vụ án có sự tham gia của người bào

Page 117: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

112

chữa, người bảo vệ quyền lợi ích cho đương sự chiếm tỷ lệ thấp. Do đó hoạt

động tranh tụng tại phiên tòa không phát huy được hết ý nghĩa làm ảnh hưởng

đến việc ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS.

Thứ năm, hạn chế trong công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động của

Tòa án quân sự

Công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động của TAQS được thực hiện

bởi Quốc hội, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Hội đồng quân nhân cấp Quân khu

và hoạt động giám đốc kiểm tra của Phòng Thanh tra giám đốc TAQSTW và

công tác tự kiểm tra của các TAQS. Công tác giám sát kiểm tra đã góp phần

quan trọng vào việc xây dựng ngành TAQS vững về chính trị và tổ chức về chất

lượng ADPL trong hoạt động xét xử các VAHS. Tuy nhiên, thực tiễn công tác

kiểm tra giám sát đối với hoạt động xét xử của TAQS có cơ quan còn chưa thật

hiệu quả.

Có thể thấy, loại hình giám sát này có hạn chế ở chỗ mới chỉ chủ yếu

thông qua các hình thức nghe các báo cáo công tác của những người đứng đầu

các cơ quan, xem xét việc chất vấn và trả lời chất vấn đối với những chức danh

do Quốc hội bầu tại kỳ họp của Quốc hội hoặc tại phiên họp của UBTVQH;

chưa chủ động tìm kiếm, khai thác trên nhiều kênh thông tin mà vẫn chủ yếu dựa

vào thông tin do chính các cơ quan chịu sự giám sát cung cấp. Các cơ quan chịu

sự giám sát chưa thực hiện kịp thời, nghiêm túc các kiến nghị của chủ thể giám

sát. Bên cạnh đó, các cơ quan giám sát cũng chưa tích cực theo dõi, đôn đốc đến

cùng việc giải quyết các kiến nghị một cách triệt để

Thứ sáu, hạn chế trong quan hệ giữa Tòa án quân sự với Cơ quan điều

tra, Viện kiểm sát quân sự.

Các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung đều có chung nhiệm vụ là đấu

tranh, phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và cùng có

trách nhiệm là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện điều tra, truy tố, xét xử

nghiêm minh, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, tôn trọng

quyền và lợi ích của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính từ mục

đích chung đó đã hình thành nên mối quan hệ phối hợp trong tố tụng hình sự

Page 118: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

113

giữa Viện kiểm sát và Toà án như là một vấn đề tất yếu. Mối quan hệ phối hợp

đó cơ bản là quan hệ giữa chức năng xét xử và chức năng buộc tội. Bản thân hai

chức năng này có quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Không thể xét xử nếu

không có sự buộc tội, hay nói cách khác, ở đâu có buộc tội, thì ở đó phát sinh

hoạt động xét xử và bào chữa. Nếu Viện kiểm sát làm tốt chức năng buộc tội thì

hỗ trợ đắc lực cho chức năng xét xử và ngược lại thì tác dụng không tốt. Ngay từ

khi thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ nhằm xác định tội trạng và khung hình

phạt truy tố, cũng như thủ tục tố tụng được tiến hành chặt chẽ đặt nền móng cho

Toà án thực hiện hiệu quả hoạt động tố tụng. Tại phiên toà, nếu kiểm sát viên

làm tốt vai trò công tố nhà nước thì tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét xử.

Ngược lại Toà án thực hiện chức năng xét xử đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi

cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nhà nước và kiểm sát hoạt động tư

pháp. Trong quan hệ phối hợp cơ bản là để giải quyết những vướng mắc, bất cập

trong hoạt động tố tụng hình sự. Trong quan hệ chế ước, cơ bản là nhằm tránh

lạm quyền trong thực hiện chức năng tiến hành tố tụng đối với Toà án và Viện

kiểm sát. Trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay, thì mối quan hệ giữa Toà án

và Viện kiểm sát cần được xây dựng theo hướng phối hợp, chế ước nhưng phải

đảm bảo tính độc lập của người tiến hành và trên cơ sở đảm bảo thực hiện đúng

chức năng xét xử của Toà án và tăng cường yếu tố tranh tụng. Tuy nhiên, trong

thời gian qua, mỗi quan hệ phối hợp giữa TAQS và Viện Kiểm sát quân sự trong

quá trình ADPL xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, còn có lúc chưa thực sự vì

nhiệm vụ chung đấu tranh phòng chống tội phạm, còn xuất hiện tình trang

"quyền anh, quyền tôi", thậm chí có trường hợp lạm quyền.

Thứ bảy, hạn chế trong công tác bảo đảm cơ sở vật chất, chế độ cho các

Tòa án quân sự

Mặc dù đã được Nhà nước quan tâm và đổi mới bảo đảm điều kiện cho hoạt

động xét xử của Tòa án quân sự, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại trở ngại như:

trụ sở Tòa án quân sự Quân khu, Quân chủng được xây dựng từ lâu (1995) nay

đã xuống cấp chưa có điều kiện sửa chữa, mới chỉ có một số Tòa án quân sự cấp

quân khu được xây mơi, 17 TAQSKV mới chỉ có 02 TAQSKV được xây mới,

Page 119: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

114

còn các TAQSKV khác trụ sở chắp vá cũ kỹ chưa tương xứng hoạt động của cơ

quan công quyền và tiến trình đổi mới của các cơ quan tư pháp; kinh phí cho

hoạt động của TAQS vẫn còn hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị

chưa đồng bộ. Hoạt động xét xử của TAQS có đặc thù riêng, hầu hết các VAHS

sơ thẩm được xét xử lưu động ở các đơn vị quân đội nhằm phục vụ nhiệm vụ

chính trị giáo dục bộ đội nên việc đầu tư xe đặc chủng chở phạm nhân cho

TAQS là vấn đề bức thiết cần được giải quyết hiện nay.

Việc tổ chức lực lượng cảnh vệ bảo vệ trụ sở và phục vụ hoạt động xét xử

của TAQS còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ không

chuyên nghiệp, trình độ nghiệp vụ hạn chế, lực lượng luôn thay đổi không ổn

định, chưa có cơ chế quản lý, bồi dưỡng, huấn luyện hợp lý. Vì vậy, để bảo đảm

cho TAQS hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được Nghị quyết 49-NQ/TW đề ra thì cần

xúc tiến việc thành lập lực lượng cảnh vệ tư pháp trong Quân đội với cơ cấu tổ

chức độc lập và đội ngũ cán bộ, chiến sỹ chuyên ngành.

Các trang thiết bị, phương tiện làm việc và hệ thống máy tính, thông tin liên

lạc phục vụ hoạt động xét xử của TAQS các cấp xuống cấp cũng là nguyên nhân

không nhỏ ảnh hưởng đến công tác xét xử.

Kết luận chương 3

Nghiên cứu thực trạng ADPL trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

Tòa án quân sự cho thấy việc ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS trong

những năm qua luôn bảo đảm đúng thời hạn theo quy định của BLTTHS; chất

lượng xét xử sơ thẩm các VAHS ngày càng được nâng cao, các vụ án đã xét xử

về cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không làm oan người

vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

Tuy nhiên, việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của các TAQS

vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh

phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay như: Hạn chế, yếu kém trong

ADPL trả hồ sơ để điều tra bổ sung; ADPL để tạm đình chỉ vụ án; ADPL để áp

dụng các biện pháp ngăn chặn; ADPL để tịch thu bồi thường khi giải quyết

VAHS; ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS về nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức

Page 120: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

115

khỏe, nhân phẩm danh dự của con người; ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS

thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu; ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS thuộc nhóm

xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; ADPL xét xử sơ thẩm các

VAHS thuộc nhóm tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm quân nhân. Những hạn

chế, yếu kém nêu trên có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên

nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình

sự Tòa án quân sự là cả một quá trình khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có một

cách nhìn khách quan, khoa học và tổng thể các giải pháp hữu hiệu mới bảo đảm

áp dụng pháp luật trên thực tế. Thực trạng về những hạn chế trong ADPL xét xử

sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự trên đây là một trong những cơ sở

quan trọng để đưa ra giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo ADPL trong xét xử

sơ thẩm các vụ án hình sự của TAQS ở Việt Nam hiện nay.

Page 121: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

116

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VU ÁN HÌNH SỰ CỦA

TÒA ÁN QUÂN SỰ

4.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ

SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ

4.1.1. Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự phải

dựa trên quan điểm đường lối của Đảng và của Đảng ủy Quân sự Trung

ương về hoạt động xét xử của Tòa án quân sự

Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TAQS, ngày 12/12/1987

Đảng ủy Quân sự Trung ương ban hành Quy chế 365 quy định về sự lãnh đạo

của Đảng ủy các cấp đối với TAQS. Qua 12 năm thi hành, Quy chế 365 đã được

chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện bằng Quy chế 89/QC-ĐUQSTW ngày 15/3/1999

và hiện nay là Quyết định 27-QĐ/ĐU ngày 11/1/2012 của Đảng ủy Quân sự

Trung ương.

Từ vấn đề nêu trên cho thấy hoạt động của TAQS luôn gắn liền với sự

lãnh đạo của Đảng, không thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, trong quá

trình hoạt động nhằm bảo đảm thống nhất ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS cần quán triệt các quan điểm đường lối của Đảng và của Đảng ủy Quân

sự Trung ương đã được ghi trong các văn kiện, các Nghị quyết, các quy chế,

quyết định của Đảng. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ quan điểm Đảng lãnh đạo

công tác xét xử của TAQS không có nghĩa là Đảng can thiệp vào hoạt động xét

xử của TAQS mà sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện bằng đường lối xét xử

nghiêm minh, đúng pháp luật, bằng phương hướng tổ chức, bằng công tác cán bộ

sao cho hoạt động của TAQS ngày càng có hiệu quả hơn, được nhân dân tin hơn.

Còn vấn đề có tính chất chuyên môn nghiệp vụ như về tội danh, khung hình

phạt, mức án, biện pháp chấp hành hình phạt là do Tòa án xử lý theo quy định

của pháp luật.

Page 122: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

117

4.1.2. Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

Tòa án quân sự phải tập trung vào việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của

Quân đội, bảo vệ sức chiến đấu của lực lượng vũ trang góp phần gìn giữ an

ninh trật tự của đất nước

Trong hoạt động xét xử, các TAQS phải xuất phát từ quy định của pháp

luật và vận dụng phù hợp với đặc điểm riêng của Quân đội trong đó có đặc điểm

bao trùm nhất là: Quân đội là một tổ chức chiến đấu nên có yêu cầu về tổ

chức và kỷ luật rất cao, có các chế độ quản lý chặt chẽ, có chế độ chỉ huy và

phục tùng vô điều kiện, bảo đảm quyền chỉ huy tập trung thống nhất, hợp

đồng chính xác để hình thành sức mạnh chiến đấu và chiến thắng trong từng

thời gian, không gian cụ thể, từ đó hình thành các mối quan hệ có nội dung

khác hẳn các tổ chức khác. Vì vậy, hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS của TAQS một mặt phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhưng

không thoát ly những đặc điểm riêng là phải bảo vệ được các yếu tố tạo nên

sức mạnh chiến đấu của Quân đội.

Nắm vững chức năng chuyên môn, đi đôi với nắm vững nhiệm vụ chính

trị của Quân đội là căn cứ và điều kiện giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa

chính trị và chuyên môn khắc phục khuynh hướng chuyên môn đơn thuần hoặc

vi phạm chức năng nguyên tắc chuyên môn coi nhẹ pháp luật để không ngừng

nâng cao hiệu quả trong hoạt động xét xử của TAQS.

Để đạt được yêu cầu đó, các TAQS phải nắm vững đặc điểm, nội dung,

yêu cầu của nhiệm vụ chính trị chung và của từng đơn vị trong các giai đoạn ở

từng thời điểm khác nhau, đặc điểm tội phạm diễn ra trên từng địa bàn để xác

định phương hướng đấu tranh phòng, chống tội phạm cụ thể. Trong đó phải xác

định rõ phương hướng, tập trung đấu tranh chủ yếu vào các loại tội trọng điểm,

tạo nên hiệu quả xét xử ở những đối tượng và địa bàn cụ thể nhằm khắc phục

những chỗ yếu, phục vụ cho việc thực hiện những yêu cầu chính trị làm cho hoạt

động xét xử của TAQS tác động kịp thời vào các đối tượng, các Khu vực và

những sơ hở trở thành điều kiện và nguyên nhân phát sinh những vi phạm kỷ

luật và pháp luật.

Page 123: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

118

4.1.3. Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

Tòa án quân sự phải bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để

lọt tội phạm hoặc oan sai góp phần giáo dục đấu tranh phòng chống tội phạm

Tòa án quân sự nhân danh Nhà nước để xét xử, do vậy quyết định của

TAQS có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư tình cảm, đến sinh mạng chính trị, của

cải vật chất của bị can, bị cáo và gia đình họ, đến kết quả phòng chống tội phạm.

Vì vậy, việc ADPL để xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS phải có độ chính

xác rất cao đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS không chỉ

nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm giáo dục họ trở thành người có ích

cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội,

ngăn ngừa họ phạm tội mới. ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS, cụ thể là

hình phạt do TAQS quyết định còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp

luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS của TAQS đúng người, đúng tội, đúng pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan

trọng đối với việc giáo dục, cải tạo người bị kết án.

4.1.4. Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

Tòa án quân sự phải đáp ứng quá trình hội nhập của Việt Nam với các nước

trong khu vực và trên thế giới

Đất nước ta đang trong giai đoạn mở cửa, hội nhập với các nước trong

khu vực và trên thế giới, việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của Tòa án

nói chung, TAQS nói riêng một mặt dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam,

mặt khác phải phù hợp với các quy định trong các công ước quốc tế, các hiệp

định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Trong quá trình áp

dụng PLHS phải đấu tranh với các loại tội xuyên quốc gia, tội phạm quốc tế, tội

phạm mới phát sinh trong quá trình hội nhập, phải tham khảo luật pháp các nước

trong khu vực và trên thế giới để đấu tranh có hiệu quả với các loại hình tội

phạm này. Trong ADPL để xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS phải đúng

pháp luật, đảm bảo tính khoa học, hình phạt không quá nhẹ hoặc không quá

nặng. Nếu quyết định hình phạt quá nặng sẽ không đảm bảo được yêu cầu bảo vệ

Page 124: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

119

quyền con người không phù hợp xu hướng hội nhập quốc tế. Đối với những vụ

án liên quan dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các giao dịch thương mại

với các nước tránh việc hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế nhằm thể hiện

quan điểm của Nhà nước ta tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư, góp phần thu

hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

4.2. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ

SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ

4.2.1. Hoàn thiện pháp luật

Qua thực tiễn xét xử của các TAQS trong những năm qua cho thấy, một

trong những nguyên nhân làm hạn chế đến chất lượng ADPL trong xét xử sơ thẩm

các VAHS của TAQS là do các quy định của BLHS, BLTTHS chưa phù hợp với

thực tiễn, việc hướng dẫn ADPL còn chưa kịp thời dẫn đến những vướng mắc, bất

cập và cách áp dụng khác nhau khi xét xử. Vì vậy, để nâng cao chất lượng xét xử sơ

thẩm các VAHS của TAQS cần phải tiếp tục sửa đổi hoàn thiện một số nội dung

của BLHS, BLTTHS năm 2015 cho phù hợp với thực tiễn xét xử.

4.2.1.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự

Mặc dù BLHS năm 2015, đã khắc phục những nhược điểm của những

BLHS năm 1999 về mặt lập pháp như: mô hình hóa lại các cấu thành tội phạm,

tạo thuận lợi cho quá trình định tội danh, giảm bớt khung hình phạt tối đa quá

cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh

tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Quy định là tội phạm đối với những hành

vi nguy hiểm cho xã hội mới phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội,

khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện chính sách hình sự đối với

người dưới 18 tuổi. Cụ thể hóa các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng", "gây

hậu quả rất nghiêm trọng", " gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng", "số lượng lớn",

"số lượng đặc biệt lớn"; "thu lợi bất chính lớn", "thu lợi bất chính rất lớn", "thu

lợi bất chính đặc biệt lớn"; "đất có diện tích lớn"... là các tình tiết định tội, định

khung tăng nặng của các điều luật có các quy định tình tiết này, nhằm tháo gỡ

các khó khăn, vướng mắc tồn tại trong BLHS năm 1999. Tuy nhiên, việc vẫn

tiếp tục quy định các yếu tố định lượng trong các điều luật của BLHS năm 2015

Page 125: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

120

bằng các mức cụ thể là chưa phù hợp (Có hơn 100 điều luật có yếu tố định lượng

cụ thể), điều này làm cho tính ổn định của BLHS không cao, thường xuyên phải

sửa đổi, bổ sung điều luật do sự biến động của kinh tế thị trường, sự biến động,

thay đổi của nền tài chính tiền tệ, các yếu tố định lượng không còn phù hợp nữa.

Chúng tôi cho rằng: việc lấy căn cứ tính định lượng trong các điều luật là

lương tối thiểu sẽ phù hợp hơn cho việc hoàn thiện các điều luật trong BLHS.

Nếu lương tối thiểu tăng thì mức định lượng cũng tăng, đảm bảo cho BLHS

không phải thay đổi quy định về yếu tố định lượng trong các điều luật phù hợp

với thực tiễn xã hội, sự biến động, thay đổi của nền tài chính, tiền tệ làm cho

BLHS có tính ổn định và bền vững hơn.

Bênh cạnh đó Bộ luật hình sự năm 2015 cũng xuất hiện rất nhiều vấn đề

(có khoảng 110 điều luật có vấn đề phải sửa đổi, bổ sung). Vì vậy, Quốc hội đã

quyết định sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2015 ngay khi nó chưa có hiệu

lực thi hành (một việc làm chưa có tiền lệ).

Mặc dù BLDS đã quy định về vấn đề bồi thường nhưng thiệt hại ở đây do

hành vi phạm tội gây ra, liên quan chặt chẽ đến vấn đề hình sự cho nên cần quy

định việc bồi thường thiệt hại như là biện pháp tư pháp trong PLHS. Trong

BLHS chỉ cần quy định nguyên tắc chung nhất về trách nhiệm bồi thường, còn

nội dung các quy định cụ thể về bồi thường thì nên viện dẫn các quy định của

BLDS, bởi vì chỉ cần một vài điều luật thì không thể quy định hết các trường

hợp bồi thường rất phong phú do tội phạm gây ra.

Điều 47 BLHS năm 2015 quy định về việc tịch thu vật, tiền trực tiếp liên

quan đến tội phạm. Theo Khoản 1 Điều 47 BLHS 2015, Tòa án tịch thu vật, tiền

bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm (vật, tiền bạc của người phạm tội dùng vào

việc thực hiện tội phạm; vật, tiền bạc do thực hiện tội phạm, do mua bán, đổi

chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; vật thuộc

loại Nhà nước cấm lưu hành). Thực tế áp dụng cho thấy, Tòa án chỉ tuyên tịch

thu những cái mà cơ quan pháp luật đã thu giữ, vậy những cái không thu được

thì Tòa án có tuyên tịch thu không? Mặt khác ta không thể tuyên tịch thu những

cái không có, không nhất thiết phải là vật, tiền bạc đã thu được.

Page 126: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

121

Khoản 3 Điều 47 BLHS 2015 quy định, Tòa án có thể quyết định tịch thu

sung quỹ Nhà nước những vật, tiền bạc thuộc tài sản của người khác nếu người

này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm.

Khoản 3 Điều 47 BLHS nên sửa đổi, bổ sung theo hướng nếu lỗi cố ý thì tịch thu

còn lỗi vô ý thì không nên tịch thu.

Điều (…). Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Những

phần in nghiêng là phần sửa đổi, bổ sung).

"Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được

áp dụng với:..

...Tòa án có thể tuyên bố tịch thu những vật dù chưa sử dụng vào việc

thực hiện tội phạm nhưng được xác định vào việc thực hiện tội phạm hay những

vật đã dùng cho mục đích của việc thực hiện tội phạm.

…3.Tòa án quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước những vật, tiền bạc

thuộc tài sản của người khác nếu người này cố ý trong việc để cho người phạm

tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm".

Điều (…). Bồi thường thiệt hại.

"Người phạm tội và người gây thiệt hại khác liên quan đến tội phạm phải

bồi thường thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần theo các quy định của BLDS"

Trong các Điều 168, 169, 170, 171, 172 và 173 BLHS năm 2015 cần mô

tả cụ thể rõ ràng về hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm cũng như các

yếu tố khác của cấu thành tội phạm tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành tố tụng

ADPL một cách thống nhất vì trong số các tội phạm nói trên có tội nhà làm luật

không mô tả hành vi khách quan, hoặc có mô tả hành vi khách quan nhưng

không rõ ràng cụ thể; quy định các yếu tố cấu thành tội phạm của một số tội gần

như giống nhau nên trên thực tế khó phân biệt.

Chẳng hạn Khoản 1 Điều 168 BLHS năm 2015 quy định về tội "Cướp tài

sản" dựa vào yếu tố dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có hành vi khác làm

cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể kháng cự nhằm chiếm đoạt

tài sản; Khoản 1 Điều 170 BLHS năm 2015 quy định về tội "Cưỡng đoạt tài sản"

dựa vào yếu tố dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác

Page 127: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

122

nhằm chiếm đoạt tài sản. Việc quy định các tình tiết "có hành vi khác", " có thủ

đoạn khác" ở các điều luật này rất khó hiểu và dễ gây nhầm lẫn nên có nhiều

quan điểm khác nhau trong việc định tội.

Điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản năm 2015 quy định:

"1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài

sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng... thì bị

phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của

người khác bằng các hình thức hợp đồng... đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có

điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;..."

So với BLHS năm 1999 thì đây là trường hợp điều luật bổ sung hành vi

phạm tội mới theo hướng bất lợi cho người phạm tội. Việc chứng minh thế nào

là: "đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình

không trả" làm cho người tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn.

Cấu thành tội phạm của tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", nhà

làm luật dựa vào dấu hiệu "dùng thủ đoạn gian dối", "sử dụng vào mục đích bất

hợp pháp" chưa phù hợp với thực tế, khó chứng minh. Trên thực tế có nhiều

trường hợp không thể chứng minh được nên không xử lý được tội phạm. Đa số

các nước trên thế giới, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ là một hành

vi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, việc mô hình hóa tội lừa đảo chiếm đoạt tài

sản thành nhiều tội khác nhau trong BLHS như: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,

mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản làm những người

tiến hành tố tụng gặp khó khăn trong việc định tội danh. Vì vậy, cần đưa hành vi

các tội danh này vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau:

(...) .Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

"1. Người nào có hành vi dùng thủ đoạn gian dối hay lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm tháng lương tối thiểu đến

dưới năm mươi tháng lương tối thiểu hoặc dưới năm tháng lương tối thiểu

Page 128: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

123

nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội

này hoặc về một trong các tội...., chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài

sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc

biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị cải tạo không giam giữ đến 03

năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai

năm đến bảy năm:

...e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi tháng lương tối thiểu đến

dưới hai trăm tháng lương tối thiểu;...

...3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ

bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm tháng lương tối thiểu đến dưới

năm trăm tháng lương tối thiểu;...

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười

hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm tháng lương tối thiểu trở lên;...

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm tháng lương tối thiểu đến

năm mươi tháng lương tối thiểu".

Qua phân tích thực trạng ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS về nhóm

tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng, nhằm khắc phục bất cập

trong thực tiễn xét xử chúng tôi đề nghị:

Điều 260 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa những hướng dẫn của Thông tư

liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28

tháng 8 năm 2013 hướng dẫn áp dụng quy định tại Chương XIX của BLHS năm

1999 về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông. Tuy nhiên, Điều 260

BLHS năm 2015 không có quy định những trường hợp: Hậu quả làm chết một

người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm

b,c,d Khoản 1 và gây thương tích cho người khác tỷ lệ 31 % trở lên, hoặc trường

hợp: hậu quả làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường

hợp quy định tại các điểm b,c,d Khoản 1 và gây thương tích cho người khác tỷ lệ

Page 129: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

124

31 % trở lên thì sẽ phạm vào khoản nào; điều luật không quy định " Người điều

khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi

thở có nồng độ cồn. Điều này sẽ dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống

nhất. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung Điều 260 BLHS năm 2015 cho phù hợp với

thực tế.

Nghiên cứu các quy định của BLHS năm 2015 về các tội xâm phạm nghĩa

vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội

trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu chúng tôi thấy:

Tên chương quy định vừa dài lại không chính xác và đầy đủ, không phản

ánh hết nội hàm cần đề cập, theo chúng tôi, chương này chỉ cần đặt tiêu đề: "các

tội xâm phạm hoạt động quân sự" là chính xác và đầy đủ nhất, theo đó Điều 392

BLHS năm 2015 cần được sửa đổi như sau:

(...). Khái niệm tội xâm phạm hoạt động quân sự

"Các tội xâm phạm hoạt động quân sự là những hành vi xâm phạm chế độ

hoạt động quân sự do những người sau đây thực hiện:

a) Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng;

b) Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra

tình trạng sẵn sàng chiến đấu;

c) Dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc

với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu;

d) Công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng dài hạn vào phục

vụ trong quân đội".

4.2.1.2. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Bộ luật TTHS năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 27

tháng 11 năm 2015, đã thể chế hóa đầy đủ các chủ trương cải cách tư pháp của

Đảng và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được

phát hiện và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời, chống bỏ lọt tội phạm,

chống làm oan sai người vô tội; tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cơ

quan tố tụng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; cụ thể hóa các

trình tự, thủ tục tố tụng, xác định đầy đủ quyền và trách nhiệm luật định, hạn chế

Page 130: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

125

tối đa các quy định chung, phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành; khẳng định tiếp

tục duy trì và phát huy những ưu điểm của mô hình tố tụng thẩm vấn; đồng thời,

tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của

mô hình tố tụng tranh tụng, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đảm bảo

nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. Tuy nhiên, qua nghiên cứu BLTTHS năm

2015 thấy còn những tồn tại sau, cần phải sửa đổi, bổ sung:

Điểm c Khoản 2 Điều 268 BLTTHS năm 2015 quy định về thẩm quyền

xét xử của Tòa án tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu trong trường hợp:

"c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp

huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh

giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ

án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ

chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực

thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân

tộc ít người."

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là BLTTHS năm 2015 không quy định rõ cán

bộ, lãnh đạo chủ chốt của cấp huyện bao gồm những ai?, Chủ tịch huyện, Phó

chủ tịch hay cả trưởng phó các phòng của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc

tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương người có chức sắc tôn

giáo được quy định như thế nào? người có uy tín cao trong dân tộc ít người bao

gồm những ai?

Vì vậy, Điểm c Khoản 2 Điều 268 BLTTHS năm 2015 cần được sửa đổi,

bổ sung như sau:

"...c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp

huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh

giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ

án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, chủ tịch, phó chủ tịch ở

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc

trung ương, chủ trì chùa, linh mục đứng đầu giáo xứ hoặc già làng, trưởng bản

trong dân tộc ít người."

Page 131: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

126

Khoản 3 Điều 298 BLTTHS năm 2015 quy định giới hạn của việc xét xử:

"...3.Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh

VKS truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để VKS truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị

cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu VKS vẫn giữ tội

danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó".

Quy định về việc xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn như BLTTHS năm

2015 là không hợp lý. Quá trình tranh tụng tại phiên tòa là để làm rõ người phạm

tội và hành vi của họ phạm tội gì theo quy định của BLHS, tội bị cáo vi phạm có

khác tội bị cáo bị VKS truy tố không, nếu khác thì quan điểm của đại diện VKS

tại phiên tòa và những người tham gia tố tụng như thế nào? Nếu hành vi của bị

cáo được làm rõ tại phiên tòa chứng minh bị cáo phạm tội nặng hơn, đại diện

VKS có mặt tại phiên tòa cũng đồng ý với quan điểm của chủ tọa xét xử bị cáo

về tội nặng hơn thì có cần thiết phải trả hồ sơ cho VKS để truy tố lại hay không?

Nếu trả hồ sơ để truy tố lại sẽ lại dẫn đến phải mở một phiên tòa khác, tốn thời

gian và kinh phí nhà nước. Nếu hành vi của bị cáo mới chỉ xác định có căn cứ

khẳng định bị cáo phạm tội nặng hơn cần trả hồ sơ choVKS để điều tra bổ sung

thì Khoản 3 Điều 298 BLTTHS năm 2015 không quy định. Để quy định về giới

hạn xét xử mang tính khoa học, tiến bộ, linh hoạt đề cao trách nhiệm của các cơ

quan tiến hành tố tụng và người tham gia phiên tòa trong việc tranh tụng tại

phiên tòa. Mặt khác, bảo đảm cho việc xét xử của Tòa án được chủ động, khách

quan đồng thời hạn chế tối đa các sai sót không đáng xảy ra, Khoản 3 Điều 298

BLTTHS năm 2015 cần được sửa đổi, bổ sung như sau:

"...3. Tại phiên tòa xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội

danh VKS truy tố, đại diện VKS đồng tình với quan điểm của Chủ tòa phiên tòa

thì Tòa án tiếp tục xét xử bị cáo với tội danh nặng hơn đó.

4. Tòa án có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc trả hồ sơ để truy tố lại

bị cáo về tội danh nặng hơn, nếu VKS vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có

quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó".

Điều 307 BLTTHS năm 2015 quy định về trình tự xét hỏi, cũng đã quán

triệt tinh thần và nội dung của nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa. Tuy nhiên,

Page 132: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

127

Điều luật quy định việc xét hỏi vẫn thiên về tố tụng thẩm vấn, nguyên tắc thực

sự tranh tụng chưa được áp dụng một cách triệt để. Để tăng cường tranh tụng, thì

cần thiết phải thực sự thay đổi trình tự xét hỏi, tránh việc thẩm vấn một chiều,

tốn nhiều thời gian. Điều luật nên bổ sung nội dung, trong trường hợp tình tiết

của vụ án đã rõ ràng thì HĐXX hỏi bị cáo đồng ý với nội dung nào của bản cáo

trạng, còn những vấn đề chưa đồng ý thì chủ tọa đề nghị Kiểm sát viên hỏi trước

để chứng minh làm rõ nội dung đó. Bị cáo có thể đặt câu hỏi đối với những

người tham gia tố tụng khác; Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ điều khiển việc

xét hỏi, đặt câu hỏi khi cần thiết, chấp nhận hoặc bác bỏ những câu hỏi hoặc yêu

cầu người bị hỏi không phải trả lời vì có thể làm lộ bí mật nhà nước, hoặc

xâm phạm nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục. Trường hợp bị cáo đồng ý

với toàn bộ nội dung của bản cáo trạng thì Hội đồng xét xử xét hỏi trước để

thẩm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật trong hồ sơ vụ án làm căn cứ để kết tội bị

cáo. Vì các căn cứ nêu trên, Điều 307 BLTTHS năm 2015 cần được sửa đổi,

bổ sung như sau:

(...) Trình tự xét hỏi

"1. Chủ tọa phiên tòa điều khiển, quyết định việc xét hỏi theo trình tự hợp lý

nhằm đảm bảo xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án.

2. Khi xét hỏi nếu bị cáo đồng ý với toàn bộ nội dung của bản cáo trạng

thì Hội đồng xét xử xét hỏi trước để thẩm tra các chứng cứ, tài liệu, đồ vật trong

hồ sơ vụ án làm căn cứ để kết tội bị cáo; nếu bị cáo không đồng ý với nội dung

nào của bản cáo trạng thì chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên hỏi để chứng

minh, làm rõ nội dung đó, người bào chữa hỏi các tình tiết liên quan đến việc gỡ

tội cho bị cáo, người bảo vệ quyền lợi đương sự hỏi các tình tiết liên quan đến

việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Hội đồng xét xử chỉ hỏi những điểm chưa

rõ, chưa đầy đủ hoặc mâu thuẫn.

Bị cáo được đặt câu hỏi với người bị hại, người đại diện bị hại, người làm

chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người giám định, Điều tra viên

khi được Chủ tọa phiên tòa đồng ý.

Page 133: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

128

Những người tham gia phiên tòa có quyền đề nghị Hội đồng xét xử hỏi

thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.

Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề liên

quan đến việc giám định, định giá tài sản.

3. Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa có quyền đưa ra tài

liệu vật chứng để chứng minh sự thật khách quan của vụ án"

4.2.1.3. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi

hành Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015 quy định hiệu lực của BLHS về thời

gian: "3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng,

quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm

vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn

hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy

định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội

đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành". Điều này có nghĩa là kể

từ khi BLHS được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký lệnh công bố thì

những quy định có lợi cho người phạm tội được thực hiện ngay trước khi các

điều luật của BLHS mới có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, Nghị quyết số

109/2015 của Quốc hội đã có thiếu sót khi không liệt kê các tội mà BLHS 2015

đã tăng định lượng trong cấu thành cơ bản của điều luật thuộc các trường hợp

được áp dụng ngay cho người phạm tội đang bị điều tra truy tố xét xử, người

phải thi hành án như tội đánh bạc ... và một số nội dung không phù hợp với Điều

7 BLHS đã được Quốc hội thông qua như:

- Việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với trường hợp khi phạm

tội và bị kết án lần thứ nhất người bị kết án là người chưa thành niên, nhưng khi

phạm tội và bị kết án lần thứ hai thì người bị kết án là người đã thành niên.

- Theo quy định của Điều 190 BLHS năm 2015 (Tội buôn bán hàng cấm)

thì hàng phạm pháp trên 100 triệu đồng mới bị xử lý. Vậy việc định giá đối với

hàng phạm pháp là pháo nổ thì như thế nào?

Page 134: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

129

- Việc xử lý các trường hợp thực hiện hành vi mà theo quy định của

BLHS năm 1999 là tội phạm nhưng theo quy định của BLHS năm 2015 thì hành

vi đó chưa cấu thành tội phạm do có bổ sung, thay đổi các yếu tố định tội và cấu

thành tội phạm đó, điển hình là hành vi đánh bạc dưới 05 triệu đồng và tàng trữ

trái phép hêrôin dưới 0,1 gam.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 322 BLHS năm 2015 thì:

"1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong

các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng

hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để

cho từ 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc...;". Như vậy, tổ chức đánh

bạc cho 10 người nhưng tổng tiền trên chiếu bạc dưới 5 triệu đồng có bị xử lý

hình sự trong thời điểm hiện nay không?

- Khoản 2 Điều 75 BLHS năm 2015 quy định: "Việc pháp nhân thương

mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân".

Quy định như vậy được hiểu như thế nào? Có phải mọi trường hợp đều truy tố

đồng thời hai chủ thể này không? Nếu cùng truy tố, xét xử thì áp dụng hình phạt

đối với cá nhân như thế nào?

Bộ luật TTHS năm 2015 có nội dung sửa đổi bổ sung rất lớn (176 điều

mới, 317 điều sửa đổi, 17 điều giữ nguyên). Tuy nhiên qua nghiên cứu và thực

tiễn thi hành BLTTHS năm 2015 thấy còn nhiều vướng mắc, bất cập như sau:

- Điểm a khoản 1 Đều 76 BLTTHS 2015 quy định: "Bị can, bị cáo bị khởi

tố, truy tố và xét xử về tội mà BLHS năm 2015 quy định mức cao nhất của

khung hình phạt là 20 năm tù thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định

người bào chữa cho họ". Vấn đề đặt ra: Đa số các vụ án hình sự đều phải chỉ

định luật sư, với số lượng Luật sư hiện nay có đáp ứng đủ yêu cầu không, đặc

biệt các tỉnh vùng sâu vùng xa. Mặt khác, thực tế hiện nay còn có nhiều luật sư

từ chối các vụ án chỉ định, đối với các vụ án này thường là các luật sư mới vào

nghề, ít việc mới thường xuyên tham gia.

Page 135: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

130

- Tại khoản 6 Điều 252 BLTTHS năm 2015 quy định: Trường hợp Tòa án

đã yêu cầu VKS bổ sung chứng cứ nhưng VKS không bổ sung được thì Tòa án

có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án. Quy

định như vậy thì việc hoàn trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung sẽ không bao

giờ được chấp nhận, vì VKS cho rằng luật đã quy định Tòa án có quyền bổ sung

chứng cứ thì Tòa án thực hiện quyền đó. Từ đó sẽ gây rất nhiều khó khăn trong

việc giải quyết vụ án; Thủ tục thực hiện quy định tại điều 252, 253 BLTTHS

2015 về việc Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tiếp nhận chứng cứ,

tài liệu, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án như thế nào? Các biểu mẫu tố tụng áp

dụng sau ngày 1-7-2016 cần được Tòa án tối cao hướng dẫn?

- Trường hợp bị cáo thực hiện tội phạm ở nhiều địa phương khác nhau. Cơ

quan tiến hành tố tụng chưa trích xuất được bị cáo về để xét xử, thời hạn giải quyết

vụ án đã vi phạm nhưng không có căn cứ để tạm đình chỉ (luật chưa quy định).

- Điểm c khoản 1 Điều 251 BLTTHS năm 2015 quy định nếu vắng mặt

thư ký Tòa án thì phải ngừng phiên tòa. Khoản 2 Điều 251 lại quy định, việc tạm

ngưng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Vậy ai là người ghi biên

bản phiên tòa khi mà thư ký Tòa án vắng mặt?

Tóm lại, để đảm bảo áp dụng đầy đủ các quy định của BLHS, BLTTHS

năm 2015, thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải ban hành Nghị

quyết hướng dẫn thi hành và phải rà soát hệ thống văn bản dưới luật để bãi bỏ,

sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản hướng dẫn thi hành các phần của

BLHS, BLTTHS năm 2015.

4.2.2. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy quân sự và các

cấp ủy Đảng đối với Tòa án quân sự

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động ADPL của TAQS là

một giải pháp cần thiết vì nó bảo đảm cho hoạt động ADPL của TAQS đi đúng

hướng, ngày càng hiệu quả, tạo điều kiện cho TAQS hoàn thành chức năng

nhiệm vụ của mình.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc ADPL trong xét xử của TAQS được

thể hiện trên các mặt từ định hướng hoạt động chung đến việc giải quyết các vụ

Page 136: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

131

án cụ thể, từ việc lãnh đạo các TAQS thực hiện các nguyên tắc theo quy định của

pháp luật đến việc xây dựng các mối quan hệ với các cơ quan đơn vị. Sự lãnh

đạo của Đảng đối với TAQS được thể hiện tập trung trong việc xây dựng tổ chức

TAQS vững mạnh và đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử có chất lượng.

Trong những năm qua các cấp ủy Đảng nơi có TAQS đặt trụ sở đã lãnh

đạo chặt chẽ hoạt động TAQS, xây dựng tổ chức TAQS vững mạnh, xây dựng đội

ngũ cán bộ chuyên ngành đủ sức hoàn thành nhiệm vụ, phù hợp với yêu cầu phát

triển. Các cấp ủy Đảng không bao biện làm thay nhưng không buông lỏng sự lãnh

đạo của Đảng trong hoạt động xét xử của TAQS. Cấp ủy Đảng đã tăng cường

công tác kiểm tra giám sát chỉ thị, Nghị quyết của Đảng vào hoạt động xét xử.

Trong xây dựng tổ chức, khâu then chốt là lãnh đạo xây dựng tổ chức

Đảng về chính trị tư tưởng trong các tổ chức TAQS, trên cơ sở thường xuyên

quán triệt quan điểm, đường lối, nhiệm vụ và không ngừng nâng cao phẩm chất

cách mạng, tính tiền phong gương mẫu, tính tổ chức kỷ luật. Lãnh đạo xây dựng

đội ngũ cán bộ TAQS có đủ số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao, phù

hợp với yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Có chính sách quản lý bồi

dưỡng, sử dụng cán bộ để có đội ngũ cán bộ TAQS thực sự chuyên ngành, có

trình độ chuyên môn cao, tích lũy kinh nghiệm có hệ thống, lãnh đạo xây dựng

các mối quan hệ giữa TAQS với các cơ quan bảo vệ pháp luật và giữa TAQS với

người chỉ huy, bảo đảm sự phối kết hợp vừa chặt chẽ theo chức năng thẩm

quyền, vừa chủ động tạo điều kiện để tôn trọng lẫn nhau để cùng hoàn thành

nhiệm vụ.

Thực hiện Quyết định 27-QĐ/ĐU của Đảng ủy Quân sự Trung ương quy

về sự lãnh đạo của Đảng ủy các cấp đối với TAQS, trong những năm qua, các

TAQS trong toàn quân đã thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối

với công tác TAQS. Định kỳ 3 tháng 1 lần, các TAQS đều báo cáo cấp ủy Đảng

lãnh đạo mình về công tác chuyên môn, phương hướng hoạt động và đề xuất ý

kiến xin chỉ đạo. Đối với những vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia có

mức cao nhất của khung hình phạt đến tử hình, những vụ án có liên quan đến

đường lối chính trị, chính sách đối ngoại, chính sách dân tộc, chính sách tôn

Page 137: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

132

giáo, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước, những vụ án

phức tạp có liên quan đến nhiều người, nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngoài

Quân đội có ảnh hưởng chính trị lớn trong Quân đội và nhân dân, những vụ án

có yếu tố nước ngoài hoặc những vụ án mà bị cáo khi phạm tội là cán bộ thuộc

diện quản lý của Đảng ủy Quân sự Trung ương, các bị cáo là nhân sỹ, trí thức,

văn nghệ sỹ có danh tiếng lớn, các vụ án có ý kiến khác nhau về chủ trương xử

lý giữa TAQS và VKSQS…các TAQS trong toàn quân đều xin ý kiến chỉ đạo và

được Đảng ủy Quân sự Trung ương và Đảng ủy các Quân khu, Quân chủng lãnh

đạo kịp thời nên đã phát huy được hiệu quả cao thông qua việc xét xử các đối

tượng phạm tội.

Đối với công tác cán bộ, các cấp ủy Đảng TAQS các cấp đã phối hợp

chặt chẽ với cấp ủy Đảng, các cơ quan có liên quan giúp đỡ để thống nhất quản

lý đội ngũ cán bộ ngành TAQS về cơ cấu, số lượng, chất lượng, nghiên cứu đề

xuất quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng sắp xếp, sử dụng đội

ngũ cán bộ trong ngành theo đúng quy định về công tác cán bộ của Đảng, Nhà

nước và Quân đội. Các cấp ủy Đảng đã định hướng giới thiệu những đồng chí

đảng viên ưu tú có trình độ năng lực công tác, uy tín bản lĩnh chính trị bầu vào

cấp ủy và giữ chức vụ lãnh đạo của TAQS các cấp.

Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng lãnh đạo Quân đội

cũng như lãnh đạo cơ quan TAQS tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt, trong những

năm qua các TAQS đã trưởng thành về mọi mặt, chất lượng hiệu quả không

ngừng nâng lên. Các VAHS được đưa ra xét xử kịp thời nghiêm minh đúng

pháp luật được cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đồng tình, đội ngũ cán bộ ngành

được tôi luyện trưởng thành có phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ chuyên

môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng mọi nhiệm vụ được

giao. Tuy nhiên, trước yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp trong Quân

đội, sự lãnh đạo của Đảng đối với TAQS cần có sự đổi mới cho phù hợp với

cơ cấu tổ chức TAQS, phù hợp nhiệm vụ của TAQS trong giai đoạn mới đặc

biệt đổi mới công tác Đảng tại TAQSKV bảo đảm tính độc lập của Tòa án

trong hoạt động xét xử.

Page 138: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

133

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với TAQSKV và hoạt động của cấp ủy

Đảng tại Tòa án cấp này. Thực tế cho thấy khi nói về sự lãnh đạo của Đảng đối

với TAQS người ta chỉ hiểu đó là sự lãnh đạo của cấp ủy lãnh đạo TAQS là

Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu, Đảng ủy Cục Chính trị Quân khu nơi

có trụ sở Tòa án mà không nghĩ đến vai trò lãnh đạo của cấp ủy, Chi bộ tại

TAQSKV. Cách hiểu như trên là không đúng, nhưng đáng tiếc nó lại chỉ ra thực

trạng là vai trò của cấp ủy Đảng tại các TAQSKV còn mờ nhạt. Cấp ủy Đảng

TAQSKV mới chỉ làm tốt việc triển khai các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng ủy

cấp trên. Việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của TAQSKV đều do Chánh án chịu

trách nhiệm thực hiện. Thông thường mỗi TAQSKV đều thành lập một Chi bộ

do Chánh án là Bí thư. Nếu Chánh án là Bí thư Chi bộ của TAQSKV thì khi

triển khai điều hành công việc thì Chánh án vẫn lãnh đạo chỉ đạo vẫn với tư cách

là Chánh án.

Bản chất của việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với TAQSKV là tăng

cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng theo phương châm Đảng lãnh đạo bằng

Nghị quyết, bằng chủ trương, đường lối, bằng công tác cán bộ...Đảng không bao

biện làm thay hay nói cách khác không "can thiệp" vào hoạt động xét xử của Tòa

án. Cấp ủy Đảng tại TAQSKV phải giữ vai trò là "rào cản" hữu hiệu ngăn chặn

các tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến tính độc lập của hoạt động xét xử.

Từ những phân tích nêu trên và nội dung của yêu cầu của tiến trình cải

cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và

Nghị quyết 67/NQ-ĐUQSTW ngày 08/3/2007 của Đảng ủy Quân sự Trung

ương, việc đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của

TAQS cần quán triệt các nguyên tắc và tập trung vào một số nội dung sau:

* Về nguyên tắc:

Phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng và yêu cầu quản lý

về tổ chức của Quân đội; Bảo đảm cho TAQS khi xét xử độc lập và chỉ tuân theo

pháp luật; Phù hợp với mô hình tổ chức TAQS theo định hướng cải cách tư pháp

gồm 03 cấp (TAQSKV, TAQSQK và TAQSTW), thu gọn đầu mối không phụ

thuộc vào đơn vị hành chính.

Page 139: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

134

* Một số nội dung cần thực hiện:

Các cấp ủy Đảng cần có đường lối chính sách, phương thức lãnh đạo tạo

mọi điều kiện để hoạt động xét xử của Tòa án độc lập, bảo đảm xét xử đúng

người, đúng tội, đúng pháp luật, các cấp ủy Đảng không bao biện làm thay hoặc

buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử của Tòa án, tăng

cường công tác kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bảo đảm

cho hoạt động xét xử của TAQS đúng đường lối chính trị của Đảng và chính

sách pháp luật của Nhà nước.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của TAQS

cần quan tâm đúng mức tới công tác tổ chức, công tác cán bộ của các TAQS bảo

đảm mỗi tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ đủ sức hoàn thành tốt mọi nhiệm

vụ được giao.

Thành lập Ban cán sự Đảng TAQSTW, giúp Đảng ủy Quân sự Trung

ương lãnh đạo trực tiếp công tác TAQS và công tác cán bộ ngành TAQS. Mô

hình trong tương lai do tổ chức thu gọn cần xây dựng tổ chức Đảng theo

ngành dọc, toàn ngành TAQS thành một Đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Quân sự

Trung ương.

Đối với cấp ủy Đảng tại TAQSKV phải đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng

đối với hoạt động xét xử của Tòa án, đấu tranh với tình trạng vì trình độ non

kém, sợ trách nhiệm nên vụ án nào cũng xin ý kiến hoặc tranh thủ sự lãnh đạo

của cấp ủy Đảng hay tình trạng lợi dụng vị trí lãnh đạo để can thiệp vào việc giải

quyết vụ án. Về tổ chức cơ sở Đảng ở TAQSKV, trước mắt cũng nên theo mô

hình quản lý hành chính, Chi bộ TAQSKV là Chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ

Cục Chính trị như vậy mới khẳng định được địa vị pháp lý của TAQSKV. Trong

công tác cán bộ, cấp ủy Đảng tại TAQSKV không nên thụ động trông chờ cấp

trên, phải chủ động phát hiện, giới thiệu đảng viên ưu tú có năng lực phẩm chất

để bổ nhiệm làm Thẩm phán TAQS hoặc giữ vai trò lãnh đạo tại TAQS các cấp.

Bên cạnh đó cấp ủy Đảng tại các TAQSKV phải nâng cao vai trò giám sát, kiểm

tra, bảo đảm đội ngũ Thẩm phán TAQS là những người có đủ bản lĩnh chính trị,

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức xứng đáng là những người

Page 140: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

135

bảo vệ công lý góp phần bảo đảm cho hoạt động xét xử được thực hiện một cách

độc lập, vô tư khách quan, đúng pháp luật; phải có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo

cán bộ đảng viên, một mặt không can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án,

mặt khác phải giữ vững lập trường quan điểm, có niềm tin nội tâm trong công

tác, không bị tác động từ bên ngoài.

4.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của Thẩm

phán Tòa án quân sự và Hội thẩm quân nhân

Đội ngũ cán bộ, công chức và Thẩm phán TAQS có chức năng ADPL xét

xử sơ thẩm các VAHS là những người trực tiếp giải quyết nhiệm vụ của TAQS,

do vậy chất lượng của đội ngũ này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng ADPL

xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS. Các nước trên thế giới đều có quy định về

tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, chính trị đối với

Thẩm phán và công chức TAQS cao hơn hẳn so với cán bộ công chức hành

chính khác.

Phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ

xét xử là tiền đề bảo đảm cho hoạt động ADPL của TAQS. Người cán bộ có đạo

đức thì mới phát huy được chuyên môn, tức là đem năng lực tài năng của mình

cống hiến có ích cho dân, cho nước. Phẩm chất đạo đức của người cán bộ làm

nhiệm vụ xét xử phải bao gồm những đức tính thẳng thắn, trung thực, lòng nhân

ái, công bằng, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, những đức tính

này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ADPL trong xét xử các VAHS của

TAQS. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ Tòa án nói chung, TAQS nói

riêng phải: "Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư".

Phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức và Thẩm phán TAQS

có chức năng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS biểu hiện trước hết ở việc giác

ngộ chính trị, có lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, nắm vững đường lối

quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Người cán bộ, công chức và Thẩm phán TAQS có chức năng ADPL xét

xử sơ thẩm các VAHS phải thành thạo về nghiệp vụ xét xử, phải hiểu sâu về lĩnh

vực xét xử thông qua việc nhận thức, nắm vững và vận dụng có hiệu quả các quy

Page 141: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

136

định của pháp luật nhất là PLHS, PLTTHS, PLDS vào việc giải quyết VAHS để

xác định tội danh điều luật quyết định mức hình phạt phù hợp và giải quyết các

vấn đề bồi thường bảo đảm quyền lợi của các đương sự theo đúng quy định của

pháp luật.

Công tác xét xử là hoạt động đặc thù liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời

sống xã hội do vậy đòi hỏi người cán bộ làm công tác xét xử phải có kiến thức

toàn diện, am hiểu thực tế, có kinh nghiệm sống và vốn sống phong phú. Chính

sự am hiểu đời sống xã hội, cùng với kinh nghiệm sống, vốn sống giúp cho

người cán bộ làm công tác xét xử xử lý linh hoạt, nhanh nhạy, chính xác các tình

huống trong quá trình xét xử các VAHS.

Cùng với việc nâng cao kiến thức đòi hỏi người cán bộ, công chức và

Thẩm phán TAQS có chức năng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS phải có năng

lực thực hành và kỹ năng nghề nghiệp. Nếu như người cán bộ TAQS chỉ có kiến

thức nhưng chưa có năng lực thực hành và kỹ năng nghề nghiệp thì chất lượng

hiệu quả xét xử sẽ không cao. Chính năng lực thực hành và kỹ năng nghề nghiệp

sẽ tạo cho cán bộ làm nhiệm vụ xét xử có phong cách làm việc đĩnh đạc, tự tin,

quyết đoán và chính xác và khoa học khi thao tác các quy trình ADPL vào giải

quyết một vụ án cụ thể. Năng lực thực hành và kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ

làm nhiệm vụ xét xử được thể hiện ở khả năng vận dụng quy định của pháp luật,

khả năng nắm vững chuyên môn khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, khả năng tổ chức

điều hành phiên tòa, phương pháp xét hỏi, xử lý nhanh nhạy các tình huống phát

sinh tại phiên tòa, xây dựng bản án và tuyên án. Nếu như người Thẩm phán nắm

bắt vững chắc trình tự, thủ tục phiên tòa sẽ gây ấn tượng ban đầu đối với những

người tham gia tố tụng và những người theo dõi phiên tòa.

Để thực hiện tốt những yêu cầu nêu trên, lãnh đạo các TAQS phải tổ chức

thực hiện tốt quy chế tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ, công chức và Thẩm

phán TAQS, quy chế tuyển chọn Hội thẩm quân nhân. Các cấp ủy Đảng cần lãnh

đạo tốt công tác tuyển chọn, bảo đảm đầu vào phải là những người có đủ các tiêu

chuẩn về nhận thức chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ

chuyên môn và các tiêu chuẩn có tính đặc thù khác như hình thức, giọng nói, chữ

Page 142: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

137

viết và khả năng giao tiếp....Đồng thời phải có quy hoạch cán bộ khoa học, hợp

lý, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng toàn diện, kiên quyết không bố

trí cán bộ quá yếu về chuyên môn mặc dù có đủ các tiêu chuẩn khác làm Thẩm

phán TAQS.

Để nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức và Thẩm phán

TAQS có chức năng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS, các tổ chức Đảng ở

TAQS các cấp phải hết sức coi trọng công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư

tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

quán triệt quan điểm đường lối của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước.

Ngoài ra lãnh đạo TAQS cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện

uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc, đồng thời phải làm tốt công tác chính

sách cán bộ, loại trừ các tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Để nâng cao kiến thức pháp luật, kiến thức chính trị, kiến thức xã hội cho

cán bộ, công chức và Thẩm phán TAQS có chức năng ADPL xét xử sơ thẩm các

VAHS, các TAQS phải tích cực liên hệ với các trường đào tạo chuyên ngành

trong và ngoài quân đội để gửi cán bộ đi học. Đây là hình thức đào tạo cơ bản

nhất để nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ hiệu quả nhất, nhanh nhất. Sau

khi cán bộ được đào tạo cơ bản trở lại công tác, lãnh đạo TAQS phải bố trí đúng

chức danh, kịp thời tận dụng kiến thức của họ phục vụ nhiệm vụ xét xử. Ngoài

việc cử cán bộ đi học tại các trường để nâng cao kiến thức cho cán bộ, lãnh đạo

các TAQS cần thường xuyên tổ chức tốt việc học tập tại chức thông qua các hình

thức sau:

Tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên ngành giúp cho cán bộ , công chức và

Thẩm phán TAQS nắm vững các văn bản pháp luật và hướng dẫn ADPL nhất là

văn bản mới ban hành hoặc tập huấn chuyên sâu về một nội dung nào đó mà

thực tiễn áp dụng còn nhiều sai sót.

Tích cực nghiên cứu xây dựng các đề tài khoa học, các chuyên đề về xét

xử sơ thẩm như phương pháp nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng xét hỏi tại phiên

tòa...Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên môn, rút kinh nghiệm xét xử với

nhiều phạm vi đối tượng khác nhau.

Page 143: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

138

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các Thẩm phán và cán bộ, công chức của

TAQS tự nghiên cứu học tập, nâng cao nhận thức trình độ cho bản thân.

Để nâng cao năng lực thực hành cho cán bộ, công chức và Thẩm phán

TAQS có chức năng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS, lãnh đạo TAQS cần thực

hiện tốt các biện pháp như: tích cực luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ

được trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn, mạnh dạn giao cho Thẩm phán nhất

là Thẩm phán mới được bổ nhiệm làm Chủ tọa phiên tòa để từng bước nâng cao

trình độ của họ; thường xuyên tổ chức các phiên tòa xét xử điển hình do Thẩm

phán có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm xét xử để các Thẩm phán khác học

tập rút kinh nghiệm.

4.2.4. Tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm áp dụng pháp luật

của Tòa án quân sự

Tổng kết kinh nghiệm xét xử sơ thẩm là việc đánh giá lại các quá trình

ADPL để ban hành bản án, quyết định của TAQS trong thời gian qua để từ đó

tìm ra được những nguyên nhân của thực trạng quá trình ADPL trong xét xử các

VAHS, cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, trên cơ sở đó

hình thành những quan điểm lý luận, những hướng dẫn đúc kết từ thực tiễn

ADPL đảm bảo cho hoạt động ADPL được thống nhất.

Công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử và bảo đảm ADPL thống nhất là

một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của Ủy ban thẩm phán

TAQSQK, Quân chủng và nhất là của Ủy ban thẩm phán TAQSTW đã được

pháp luật quy định; vai trò chỉ đạo tổ chức hoạt động xét xử của Chánh án, Phó

Chánh án các TAQS đối với hoạt động xét xử của toàn ngành.

Việc tổng kết kinh nghiệm xét xử sơ thẩm bảo đảm ADPL thống nhất có ý

nghĩa rất quan trọng trong hoạt động xét xử của ngành TAQS. Qua công tác tổng

kết kinh nghiệm xét xử, cán bộ ngành TAQS đặc biệt là Thẩm phán TAQS có

những bài học bổ ích để nâng cao kỹ năng ADPL trong xét xử các VAHS. Đồng

thời qua công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, chúng ta sẽ kiểm nghiệm những

quy phạm pháp luật đã ban hành có phù hợp với thực tiễn không để từ đó có kiến

nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thức tiễn.

Page 144: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

139

Thực trạng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS trong những năm

qua cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến sai sót khi xét xử là do còn

có Ủy ban thẩm phán TAQSQK còn chưa làm hết nhiệm vụ, quyền hạn theo quy

định của pháp luật, có lãnh đạo TAQS còn chưa quan tâm đến công tác giải

quyết án. Mặt khác, do pháp luật nước ta còn chưa hoàn chỉnh đồng bộ, trong

Quân đội lại có đặc thù riêng, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm ở từng

đơn vị, từng địa phương có hình thức khác nhau, trình độ nhận thức, hiểu biết và

vận dụng pháp luật của cán bộ làm công tác xét xử chưa thật đồng đều dẫn đến

việc hiểu và ADPL không thống nhất là điều không tránh khỏi. Vì vậy, để nâng

cao hiệu quả, chất lượng xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS chúng ta cần làm

một số việc sau:

Nâng cao vai trò của Ủy ban thẩm phán TAQSQK, Quân chủng phát huy

trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ủy ban thẩm phán,

tập trung làm tốt công tác bảo đảm cho TAQS cấp mình và TAQS cấp dưới áp

dụng thống nhất pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xét xử. Ủy ban thẩm phán

TAQSQK căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao

hướng dẫn cụ thể các TAQS áp dụng thống nhất pháp luật, phù hợp đặc điểm

Quân đội.

Ủy ban thẩm phán TAQSQK, Quân chủng phải thực hiện nghiêm chỉnh

Điều 27 PLTCTAQS, nghiên cứu cho chủ trương giải quyết các vụ án theo quy

chế chung và các vụ án phức tạp do các TAQS cấp dưới xin ý kiến, kịp thời giải

đáp các vướng mắc và uốn nắn những nhận thức lệch lạc, những sai sót, vi phạm

pháp luật của TAQS cấp mình và TAQS cấp dưới.

Trong công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, Ủy ban thẩm phán

TAQSQK, Quân chủng phải đánh giá được thực trạng xét xử sơ thẩm của Tòa án

mình và các TAQS cấp dưới thực hiện trong một giai đoạn nhất định, về những

vấn đề nhất định, làm rõ những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, chỉ

ra nguyên nhân mạnh, yếu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết.

Ủy ban thẩm phán TAQSTW căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Thẩm

phán TAND tối cao hướng dẫn cụ thể các TAQS áp dụng thống nhất pháp luật

Page 145: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

140

trong Quân đội, tiến hành công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử. Từ việc tổng kết

kinh nghiệm xét xử, Ủy ban thẩm phán TAQS phải tập hợp hệ thống được các vấn

đề còn hạn chế tìm ra nguyên nhân và phổ biến trong toàn ngành vì đó là bài học bổ

ích không chỉ dành riêng cho một Tòa án hay một thẩm phán nào. Cũng từ việc

tổng kết thực tiễn xét xử, Ủy ban thẩm phán TAQSTW cần tăng cường hơn nữa

việc hướng dẫn giải thích việc ADPL đối với các vấn đề còn bất cập trong quá trình

xét xử, phối hợp với các cơ quan bảo vệ trong Quân đội ra các văn bản hướng dẫn

liên ngành về những vấn đề không trái với nội dung của quy phạm pháp luật.

Ủy ban thẩm phán TAQS phải nắm chắc tình hình xét xử, ưu điểm, khuyết

điểm và những vướng mắc trong xét xử sơ thẩm của TAQS cấp mình và TAQS

cấp dưới thông qua hoạt động giám đốc xét xử như: kiểm tra các bản án, quyết

định đã có hiệu lực pháp luật, trực tiếp kiểm tra công tác xét xử ở cơ sở, trao đổi

với thẩm phán, cán bộ TAQS…

4.2.5. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Tòa án quân sự với các cơ

quan tiến hành tố tụng và các đơn vị trong Quân đội

Trong hoạt động ADPL để xét xử các VAHS, TAND cũng như TAQS

phải thiết lập rất nhiều mối quan hệ, trong đó quan trọng nhất là quan hệ giữa

Tòa án với các cơ quan bảo vệ pháp luật và giữa TAQS với cơ quan đơn vị nơi

đặt trụ sở. Mối quan hệ giữa TAQS với VKSQS, cơ quan Điều tra hình sự là

quan hệ giữa các giai đoạn của một quá trình tố tụng để giải quyết VAHS đúng

đắn, khách quan theo luật định nhằm bảo vệ chế độ Nhà nước, bảo vệ nhân dân,

bảo vệ quân đội và tăng cường pháp chế XHCN. Nhận thức rõ tầm quan trọng

của mối quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan tiến hành tố tụng trong đấu tranh

phòng, chống tội phạm, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ

Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã

nhấn mạnh: "Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong hoạt động

tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ

quan, không hữu khuynh hoặc đùn đẩy trách nhiệm" [1, tr.3].

Để ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS có chất lượng, hiệu quả

không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của TAQS mà còn phụ thuộc vào chất

Page 146: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

141

lượng hồ sơ do Cơ quan điều tra và VKS xác lập. Thực trạng xét xử sơ thẩm các

VAHS thời gian qua cho thấy chất lượng, hiệu quả xét xử sơ thẩm của một số vụ

án của TAQS chưa cao là do giữa cơ quan điều tra, VKSQS và TAQS chưa có

sự thống nhất về nhận thức trong việc ADPL đặc biệt trong các trường hợp pháp

luật còn có sự bất cập chưa hoàn thiện, chất lượng hồ sơ chưa tốt, việc rút kinh

nghiệm giữa các cơ quan chưa thường xuyên, quan hệ giữa các cơ quan tiến

hành tố tụng chưa thật mật thiết, thậm chí còn thể hiện "quyền anh, quyền tôi"

trong hoạt động tố tụng...Do đó để nâng cao chất lượng ADPL để xét xử sơ thẩm

các VAHS của TAQS trong thời gian tới, các TAQS cần xây dựng tốt mối quan

hệ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá trình giải quyết án.

Muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật

và các cơ quan đơn vị trong quân đội cần tập trung vào các vấn đề sau:

Thứ nhất, phải tạo được thống nhất về quan điểm là mỗi cơ quan TAQS,

VKSQS, Điều tra hình sự quân đội có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác

nhau nhưng đều có chung nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững

an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ Nhà nước, kỷ luật Quân đội và

sức mạnh chiến đấu của Quân đội và nhiệm vụ cụ thể nhất là giải quyết VAHS

đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không làm oan người vô tội, tôn trọng và

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Quan hệ giữa Tòa án và các cơ

quan khác trong hoạt động tố tụng còn có mục đích chung khác tìm ra nguyên

nhân và điều kiện phạm tội, kiến nghị hoặc yêu cầu các cơ quan hữu quan áp

dụng các biện pháp khắc phục phòng ngừa. Chính từ mục đích chung đó đã hình

thành nên mối quan hệ phối hợp trong TTHS giữa TAQS, VKSQS, Điều tra hình

sự quân đội như là một vấn đề tất yếu. Mối quan hệ phối hợp giữa TAQS,

VKSQS, Điều tra hình sự quân đội cơ bản là quan hệ giữa chức năng xét xử và

chức năng buộc tội. Tòa án không thể xét xử nếu không có sự điều tra, truy tố

của cơ quan điều tra và VKS truy tố người có hành vi phạm tội hay nói cách

khác ở đâu có buộc tội thì ở đó phát sinh hoạt động xét xử. Nếu cơ quan điều tra

làm tốt công tác điều tra, thu thập chứng cứ làm rõ các tình tiết của vụ án, xác

định tội danh khung hình phạt đề nghị truy tố, cũng như tiến hành các thủ tục

Page 147: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

142

chặt chẽ sẽ giúp cho VKS truy tố chính xác và TAQS xét xử đúng người, đúng

tội, đúng pháp luật. Việc giải quyết đúng đắn VAHS là trách nhiệm không chỉ

của TAQS mà còn là của VKSQS và Cơ quan điều tra hình sự quân đội.

Trong mối quan hệ giữa TAQS, VKSQS và Cơ quan điều tra hình sự quân

đội cần khắc phục tình trạng bao biện lẫn nhau dẫn đến thỏa hiệp, hiệp thương

trong quá trình ADPL để giải quyết VAHS, quyết định hình phạt đối với bị can,

bị cáo để không cơ quan nào phải chịu trách nhiệm đối với các QĐADPL của

mình. Sau khi có sự thống nhất về nhận thức các VKSQS và Cơ quan điều tra

hình sự quân đội cần làm tốt các công việc theo chức năng và nhiệm vụ của mình

có như vậy mới tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định

của pháp luật trong mỗi giai đoạn tố tụng.

Xây dựng tốt mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong ADPL

xét xử sơ thẩm các VAHS phải thể hiện ở sự đoàn kết, hợp tác, phối hợp chặt

chẽ, tôn trọng hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng đề cao trách nhiệm vì mục đích

chung là giải quyết vụ án đúng đắn chính xác, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính

trị của Quân đội. Trong quá trình giải quyết vụ án nếu gặp khó khăn vướng mắc thì

từng cơ quan chủ động gặp nhau bàn bạc, thống nhất hướng giải quyết trên cơ sở

tôn trọng các nguyên tắc tố tụng mà vẫn bảo đảm tính độc lập của mỗi cơ quan.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật liên ngành tư pháp Trung ương xác định

về các nội dung phối hợp giải quyết những vấn đề trong VAHS, các cơ quan tiến

hành tố tụng ở Trung ương cũng như ở các Quân khu, Quân chủng, Khu vực cần

xây dựng kế hoạch liên ngành phối hợp giải quyết những vấn đề cụ thể về tư pháp

hình sự, định kỳ họp liên ngành giữa cơ quan điều tra hình sự Quân khu, Viện Kiểm

sát Quân sự Quân khu (VKSQSQK) và TAQSQK và Khu vực thống nhất giải

quyết những vướng mắc trong hoạt động tố tụng và rút kinh nghiệm trong công tác

phối hợp giải quyết án. Nếu các vướng mắc mang tính chất phổ biến thì lãnh đạo

các cơ quan cần trao đổi thảo luận để ra văn bản hướng dẫn liên ngành.

Thứ hai, phải có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị nơi có vụ án xảy ra

và đơn vị nơi TAQS đặt trụ sở. Để xây dựng các mối quan hệ này ngày càng mật

thiết thì các TAQS phải xuất phát từ mục đích đấu tranh phòng, chống tội phạm,

Page 148: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

143

bảo vệ kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội, chủ động liên hệ, phối kết

hợp chặt chẽ với chỉ huy các đơn vị nơi có án xảy ra để tranh thủ đồng tình giúp

đỡ của họ trong quá trình giải quyết vụ án cũng như khi tổ chức phiên tòa xét xử

lưu động nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục pháp luật.

Thứ ba, các TAQS cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với chỉ huy đơn vị

nơi TAQS đóng trụ sở. Theo quy định hiện hành thì TAQS là một đầu mối trực

thuộc người chỉ huy đơn vị sở tại về mặt hành chính quân sự nên trước hết cần

phải chấp hành tốt quy định, chế độ chung, phải hòa mình với các bộ phận trong

cùng đơn vị. Trong công tác chuyên môn cần phải nhận thức thống nhất là hoạt

động của TAQS và hoạt động của đơn vị tuy có vị trí chức năng nhiệm vụ khác

nhau nhưng đều có nhiệm vụ chung là phối hợp đấu tranh phòng, chống tội

phạm, bảo vệ kỷ luật, sức chiến đấu của Quân đội và hỗ trợ nhau cùng hoàn

thành nhiệm vụ. TAQS muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ xét xử thì phải thiết lập

mối quan hệ chặt chẽ với đơn vị sở tại, tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của họ từ

nơi xét xử, phương tiện làm việc, cảnh vệ phục vụ phiên tòa đến việc bảo đảm

chế độ chính sách cho cán bộ Tòa án.

4.2.6. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử sơ

thẩm của các Tòa án quân sự

Để ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS ngày một tốt hơn

thì tăng cường công tác kiểm tra, giám sát là việc làm cần thiết. Nó không chỉ

giúp cho cán bộ, Thẩm phán Tòa án có trách nhiệm hơn trong công việc mà còn

phát hiện những sai sót, những tiêu cực trong hoạt động ADPL để khắc phục,

sửa chữa kịp thời.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xét xử các

VAHS của TAQS theo hướng:

- Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội. Hoạt động giám sát của Quốc hội

(hiểu theo nghĩa là bao gồm cả hoạt động giám sát của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc

và các Uỷ ban và đại biểu Quốc hội) bao hàm các nội dung sau: Giám sát việc thi

hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của Nhà nước trong hoạt động xét xử. Tuy

không trực tiếp làm thay đổi nội dung các bản án, quyết định của TAQS, Quốc hội có

Page 149: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

144

quyền yêu cầu cấp chịu trách nhiệm cao nhất của Tòa án phải báo cáo, giải trình về

tất cả các nội dung giám sát thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Quốc hội có thể sử

dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các chính sách, pháp luật về lĩnh vực tư pháp,

điều chỉnh tổ chức của TAQS, điều chỉnh lại các nguồn lực (lao động, ngân sách) của

nhà nước để đảm bảo cho các TAQS hoạt động có hiệu quả.

- Tăng cường công tác giám đốc kiểm tra đối với hoạt động xét xử các

VAHS của TAQS cấp dười để kịp thời phát hiện và khắc phục ngay đối với

những sai sót trong quá trình giải quyết các loại vụ án. Đối với những bản án,

quyết định bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán, Hội đồng xét xử,gây thiệt hại

nghiêm trọng tới lợi ích của nhà nước, tập thể; quyền và lợi ích hợp pháp của

công dân, gây bất bình trong dư luận thì phải tổ chức ngay việc kiểm điểm, làm

rõ trách nhiệm để có biện pháp xử lý nghiêm khắc. Tăng cường công tác kiểm

tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, nhất là đối với Thẩm

phán. Thường xuyên tiến hành việc kiểm điểm trách nhiệm đối với Thẩm phán

về các sai sót trong hoạt động xét xử.

- Xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện công vụ của cán bộ, Thẩm phán

để nắm bắt thông tin, thông qua đó xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm.

Đánh giá chất lượng công tác xét xử của các Thẩm phán còn để tham mưu cho

các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trong việc tái bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm ở

cấp cao hơn đối với Thẩm phán

4.2.7. Cải thiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán, Hội

thẩm quân nhân các Tòa án quân sự

Bên cạnh việc tăng cường điều kiện, phương tiện cơ sở vật chất cho hoạt

động của TAQS đồng thời cũng phải chú trọng đến việc hoàn thiện các chế độ

chính sách đối với Thẩm phán và cán bộ công chức Tòa án. Nghề Thẩm phán là

một nghề đặc thù, yêu cầu tiêu chuẩn để tuyển chọn Thẩm phán cao hơn đối với

công chức, viên chức khác. Đây là một nghề vất vả, khó khăn phức tạp, phải

chịu nhiều áp lực có khi còn gặp nguy hiểm cho bản thân và gia đình của họ do

vậy để tạo điều kiện xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Tòa án bảo đảm tiêu chuẩn

về chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, thu hút nguồn nhân lực có

Page 150: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

145

chất lượng cao thì cần phải xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách ưu đãi đối

với cán bộ công chức TAQS theo hướng: Cải cách chế độ tiền lương phụ cấp để

cán bộ TAQS có thu nhập khá trong xã hội. Đây là yếu tố phòng chống tham

nhũng tiêu cực trong nội bộ Tòa án và điều kiện thu hút nguồn nhân lực cao cho

ngành TAQS. Hiện nay phụ cấp trách nhiệm của cán bộ TAQS thấp hơn TAND;

các chế độ ưu đãi khi thi hành công vụ, chế độ bảo vệ an ninh đối với Tòa án,

bảo vệ an toàn cho Thẩm phán và gia đình trong trường hợp cần thiết. Nhà nước

và xã hội cần nhìn nhận Thẩm phán là một nghề chứ không chỉ đơn thuần là một

chức danh được bổ nhiệm từ đó nên kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán phù hợp

với yêu cầu thực hiện nguyên tắc độc lập khi xét xử và công tác điều động luân

chuyển cán bộ trong ngành Tòa án (hiện nay nhiệm kỳ của Thẩm phán là 05

năm). Tăng trần quân hàm đối với Thẩm phán TAQSKV cho phù hợp nhiệm kỳ

Thẩm phán để Thẩm phán TAQSKV yên tâm công tác, tu dưỡng, tích lũy kinh

nghiệm xét xử ở cấp Khu vực rồi mới phát triển lên cấp Quân khu.

Có chính sách đãi ngộ, bồi dưỡng hợp lý đối với Hội thẩm quân nhân, cán

bộ, chiến sỹ phục vụ cho việc ADPL để xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS

như đảm bảo chế độ bồi dưỡng hợp lý cho những ngày Hội thẩm quân nhân

nghiên cứu hồ sơ, tham gia HĐXX sơ thẩm các VAHS, đảm bảo phương tiện đi

lại đối với những Hội thẩm quân nhân công tác tại những địa bàn xa trụ sở

TAQS, đảm bảo chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác áp

giải phạm nhân, bảo vệ phiên tòa, phục vụ công tác xét xử.

Về trang phục xét xử của cán bộ TAQS như hiện nay vẫn mặc tiểu lễ phục

chung như đối với tất cả sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp chưa có trang phục đặc

thù nên chưa thể hiện được tính uy nghiêm của HĐXX của TAQS khi nhân danh

Nhà nước xét xử người phạm tội. Do vậy, trong tiến trình cải cách tư pháp cần nghiên

cứu kiểu dáng trang phục đáp ứng yêu cầu của cơ quan xét xử trong Quân đội.

4.2.8. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm

quân nhân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước; phán

quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội,

Page 151: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

146

các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, công tác xét xử phải tuân

thủ pháp luật, đảm bảo khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, không để

lọt tội phạm, không xét xử oan người không có tội.

Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo

pháp luật thể hiện tư tưởng pháp lý khi xét xử các vụ án, Thẩm phán và Hội

thẩm tự mình quyết định và chịu trách nhiệm về bản án, quyết định của mình mà

không phụ thuộc vào quan điểm, ý kiến của bất kỳ cá nhân, cơ quan tổ chức nào,

không bị chi phối bởi ý kiến của nhau và chỉ căn cứ vào các quy định của pháp

luật để xem xét và quyết định từng vấn đề của vụ án.

Tuy nhiên, từ thực tiễn công tác xét xử cũng cho thấy có Thẩm phán do

không nắm chắc và đầy đủ quy định của pháp luật, không nắm chắc nghiệp vụ và

thiếu kinh nghiệm nên chưa có quan điểm của mình khi quyết định các vấn đề

liên quan đến việc xét xử vụ án mà còn phải thỉnh thị cơ quan nghiệp vụ cấp trên

đã hạn chế tính độc lập khi xét xử. Hội thẩm quân nhân chưa phát huy được vai

trò, trách nhiệm mà pháp luật quy định cũng như sự kỳ vọng của nhân dân đối

với họ. Nhiều Hội thẩm không nắm chắc quy định của pháp luật liên quan đến

công tác xét xử, nên không có đủ lập luận, không đủ bản lĩnh để bảo vệ quan

điểm của mình, họ thường chấp thuận theo quan điểm của Thẩm phán chủ tọa

phiên tòa khi quyết định các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Đồng thời, Hội

thẩm quân nhân là những người đang công tác trong cơ quan, tổ chức đơn vị

ngoài TAQS. Do đó, họ không có nhiều động lực để phát huy tốt tinh thần trách

nhiệm, thực hiện tốt tính độc lập trong công tác xét xử.

Từ những phân tích trên để hoàn thiện cơ chế Thẩm phán và Hội thẩm

quân nhân độc lập tuân theo pháp luật cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, thực hiện mô hình tổ chức TAQS theo thẩm quyền xét xử đã được

Quân ủy Trung ương thông qua. Với mô hình TAQS như vậy, mối quan hệ giữa

TAQS cấp trên với TAQS cấp dưới chỉ là quan hệ tố tụng, do đó sẽ tăng tính độc

lập của Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân cũng như hạn chế sự can thiệp vào

hoạt động xét xử của TAQS.

Page 152: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

147

Hai là, nâng cao tính độc lập của Thẩm phán thông qua việc đổi mới công

tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán; tham khảo kinh nghiệm của một số nước,

thẩm phán khi được bổ nhiệm thì nhiệm kỳ không có thời hạn, cho đến hết đời.

Như vậy, sẽ tránh được sức ép tâm lý cho Thẩm phán khi bổ nhiệm lại, làm cho

Thẩm phán được độc lập khi xét xử, yên tâm công tác lâu dài.

Ba là, đổi mới công tác Hội thẩm quân nhân theo hướng nâng cao trình độ

hiểu biết pháp luật và các lĩnh vực của đời sống xã hội, kỹ năng xét xử, tăng phụ

cấp trách nhiệm đối với Hội thẩm quân nhân tại các đơn vị do họ phải kiêm nhiệm,

tăng cường tuyên truyền, đề cao tính độc lập của họ trong công tác xét xử.

Bốn là, để hạn chế sự can thiệp của cấp uỷ Đảng vào công tác xét xử, tổ

chức đảng trong các Toà án cần được tổ chức theo hệ thống các Toà án, ban

hành quy định về sự lãnh đạo của đảng đối với công tác xét xử theo hướng Đảng

lãnh đạo công tác xét xử về đường lối, chủ trương mà không được can thiệp vào

hoạt động xét xử của Tòa án.

Kết luận chương 4

Nâng cao chất lượng hoạt động xét xử các vụ án, trong đó có xét xử các

án hình sự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình cải cách tư

pháp mà Đảng và nhà nước ta hướng tới. Áp dụng pháp luật đầy đủ, đúng người,

đúng tội, đúng pháp luật bảo đảm tối đa quyền lợi của Nhà nước, tổ chức, công

dân là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự.

Để đạt được nhiệm vụ nêu trên trong việc áp dụng pháp luật phải định hình được

các quan điểm hướng tới và đặt ra các giải pháp cụ thể đồng bộ để thực hiện, có

như vậy chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật mới được nâng lên.

Trên cơ sở lý luận, thực tiễn về các VAHS thuộc thẩm quyền xét xử của

TAQS, việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS cần phải dựa trên

quan điểm đường lối của Đảng, phải tập trung vào việc phục vụ nhiệm vụ chính trị

mà Đảng, Nhà nước, Quân đội đã giao nhằm bảo vệ sức chiến đấu của lực lượng vũ

trang, góp phần gìn giữ an ninh trật tự của đất nước, bảo đảm xét xử đúng người,

đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm hoặc oan sai và phải đáp ứng quá

trình hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Page 153: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

148

Trước yêu cầu của nhiệm vụ cải cách tư pháp trong thời gian tới, đảm bảo

cho việc ADPL để xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS một cách có hiệu quả

cần tiến hành đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện một số nội dung quy định của

BLTTHS, BLHS; đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy quân sự và

các cấp ủy Đảng đối với Tòa án quân sự; xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các

cơ quan tiến hành tố tụng và các đơn vị trong Quân đội; nâng cao năng lực trình

độ, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán Tòa án quân sự và Hội thẩm quân nhân;

tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử sơ thẩm của các Tòa

án quân sự; cải thiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán Tòa án quân

sự và Hội thẩm quân nhân; tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm áp dụng

pháp luật của Tòa án quân sự cho đến hoàn thiện cơ chế đảm bảo khi xét xử

thẩm phán, Hội thẩm quân nhân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trong mỗi

giải pháp, việc hoàn thiện các quy định để thiết lập cơ sở pháp lý cho hành động

thực tiễn là một yêu cầu quan trọng.

Page 154: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

149

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài luận án tiến sỹ "Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ

thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự ở Việt Nam hiện nay" cho phép

chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS là hoạt

động nhận thức thực tiễn mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực Nhà nước do

TAQS thực hiện từ khi thụ lý hồ sơ vụ án đến khi xét xử tại phiên tòa và phán

quyết ra một bản án hoặc một quyết định có hiệu lực pháp luật nhằm cá biệt hóa

các quy định pháp luật hình sự, pháp luật dân sự vào các trường hợp phạm tội cụ

thể đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS có đặc

điểm riêng so với Tòa án nhân dân ở đặc điểm về thẩm quyền xét xử theo đối

tượng (TAQS có đối tượng bị xét xử riêng), thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ,

thẩm quyền xét xử theo vụ việc đối với một số tội danh riêng, đặc điểm về chủ

thể áp dụng pháp luật và đặc điểm về sự lãnh đạo của Đảng trong ADPL để xét

xử các vụ án hình sự.

Nội dung ADPL trong xét xử sơ thẩm của TAQS thể hiện trong định tội

và quyết định hình phạt. Theo đó, TAQS phán quyết bị can, bị cáo có phạm tội

hay không; nếu bị cáo có phạm tội thì phạm tội gì, khung hình phạt nào quy

định; biện pháp trách nhiệm hình sự cũng như hình phạt cần áp dụng với người

bị kết tội ra sao, các biện pháp tư pháp, xử lý vật chứng án phí quyết định như

thế nào.

Qui trình áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của

Tòa án quấn sự gồm: xác định tình tiết vụ án; nhận thức các quy định pháp luật;

xác định sự tương quan giữa quy định pháp luật và hành vi phạm tội trên thực tế

được chứng minh và ban hành văn bản áp dụng pháp luật của Tòa án.

Việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS trong những năm

qua luôn đúng thời hạn xét xử theo quy định của BLTTHS; chất lượng xét xử sơ

thẩm các VAHS ngày càng được nâng cao, các vụ án đã xét xử đảm bảo đúng

Page 155: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

150

người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các

VAHS của các TAQS vẫn còn những hạn chế, yếu kém chưa đáp ứng được yêu

cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay.

Trước yêu cầu nâng cao chất lượng giải quyết các VAHS đáp ứng yêu cầu

của tiến trình cải cách tư pháp, việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các

vụ án hình sự của Tòa án quân sự phải hướng tới mục tiêu:

- Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS phải dựa trên quan

điểm, đường lối của Đảng.

- Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS phải phục vụ nhiệm

vụ công tác của Quân đội, bảo vệ sức chiến đấu của lực lượng vũ trang giữ gìn

an ninh trật tự của đất nước.

- Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS phải bảo đảm đúng

người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội hoặc làm oan sai góp phần đấu

tranh phòng, chống tội phạm.

- Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS phải đáp ứng yêu

cầu hội nhập của Việt Nam đối với các nước trong khu vực và thế giới.

Để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS

của các Tòa án quân sự một cách có hiệu quả thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chế

độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật và

sức mạnh chiến đấu của Quân đội, các giải pháp do luận án đề xuất bao gồm:

+ Hoàn thiện một số nội dung của BLTTHS, BLHS;

+ Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy quân sự và các cấp ủy

Đảng đối với Tòa án quân sự.

+ Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán Tòa án

quân sự và Hội thẩm quân nhân.

+ Tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm áp dụng pháp luật của Tòa

án quân sự.

+ Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Tòa án quân sự với các cơ quan

tiến hành tố tụng trong Quân đội.

Page 156: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

151

+ Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử sơ thẩm của

các Tòa án quân sự.

+ Cải thiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán, Hội thẩm quân

nhân các Tòa án quân sự.

+ Hoàn thiện cơ chế đảm bảo khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân

độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Các đề xuất nêu trên chỉ là định hướng chủ quan của tác giả luận án trên

cơ sở giải mã các vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật trong xét xử

sơ thẩm các VAHS của TAQS. Vì vậy rất có thể còn phiến diện hoặc chưa đầy

đủ. Tác giả luận án hy vọng các nỗ lực nghiên cứu theo hướng này sẽ góp phần

nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử trong đó có hoạt động áp dụng pháp luật để

xét xử sơ thẩm các VAHS ngày càng tốt hơn./.

Page 157: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Dương Văn Thăng (2012), "Một số vướng mắc, bất cập về hoãn phiên tòa

hình sự", Tạp chí Nghề luật, (3), tr.27-31.

2. Dương Văn Thăng (2012), "Hoàn thiện các quy định tại phần chung và phần

xét xử sơ thẩm của Bộ luật Tố tụng hình sự", Tạp chí Nghề luật, (6),

tr.31-37.

3. Dương Văn Thăng (2013), "Hoàn thiện các quy định tại Phần các tội phạm

của Bộ luật Hình sự", Tạp chí Nghề luật, (5), tr.22- 25.

4. Dương Văn Thăng (2014), "Một số vấn đề trao đổi về nguyên tắc: Khi xét

xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", Tạp

chí Nghề luật, (3), tr.25-27.

5. Dương Văn Thăng (2014), "Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy

định tại Phần chung của Bộ luật Hình sự", Tạp chí Kiểm sát, (16),

tr.13- 17.

6. Dương Văn Thăng (2015), "Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự - vướng

mắc và kiến nghị hoàn thiện", Tạp chí Toà án nhân dân, (01), tr.31- tr.35.

Page 158: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 20/01/2002 về một số

nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 04/5/2005 của Bộ

Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt

Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ

Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong

tình hình mới, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình triết học Mác- Lênin, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp (1997), Bộ luật Hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, (Tài

liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (1997), Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga, (Tài liệu tham

khảo dịch), Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (1997), Bộ luật Tố tụng Cộng hòa Pháp, (Tài liệu tham khảo

dịch), Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp (1997), Bộ luật Tố tụng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, (Tài liệu

tham khảo dịch), Hà Nội.

10. Lê Cảm (2005), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

11. Trần Minh Chất (2009), Áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh

tế ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

12. Ngô Cường (2011), "Bàn về việc sử dụng án lệ", Tạp chí Toà án nhân dân,

(22), tr.20-22.

Page 159: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

154

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

17. Nguyễn Minh Đoan (2010), Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Minh Đoan (2011), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Minh Đoan (2012), "Một số ý kiến về việc quy định và áp dụng chế

tài pháp luật ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Toà án nhân dân, (8),

tr.46-48.

20. Trần Văn Độ (2012), "Một số vấn đề về hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố

tụng hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm", Tạp chí Kiểm sát, (08), tr.51-53.

21. Nguyễn Minh Hải (2009), "Một số vấn đề khi áp dụng Điều 47 Bộ luật

Hình sự", Tạp chí Toà án nhân dân, (18), tr.25-28.

22. Nguyễn Đức Hiệp (2004), Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án

hình sự của Toà án nhân dân ở tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ Luật

học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

23. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

24. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Giáo trình lý luận chung

về Nhà nước và Pháp luật, Tập 1, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

25. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình cao cấp lý

luận chính trị, Tập 11, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

Page 160: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

155

26. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số

04/2004/NQ - HĐTP ngày 05/11/2004, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Hồi (2009), "Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay một số vấn

đề lý luận và thực tiễn", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (9), tr.41-44.

28. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2009), Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ án

hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

29. Đặng Văn Hưng (2011), Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình

sự của Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học

viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

30. Trần Minh Hưởng, Trịnh Tiến Việt (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn

áp dụng pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

31. Bùi Nguyên Khánh (2014), Cơ sở pháp lý bảo đảm sự độc lập xét xử của

Tòa án trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập

quốc tế ở nhà nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nhà

nước và pháp luật, Hà Nội.

32. Trần Thị Tuyết Lành (2015), Chất lượng hoạt động xét sơ thẩm các vụ án

hình sự của Toà án Quân sự ở Quân khu 3- Quân đội nhân dân Việt

Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

33. Vũ Gia Lâm (2009), "Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình

sự về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự", Tạp chí Toà án nhân

dân, (13), tr.26-29.

34. Vũ Gia Lâm (2010), "Bàn về tính chất của xét xử sơ thẩm và thời điểm bản

án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật", Tạp chí Toà án nhân

dân, (01), tr.32-35.

35. Vũ Gia Lâm (2011), "Hoàn thiện một số quy định về xét xử sơ thẩm hình sự

nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử", Tạp chí Toà án

nhân dân, (21), tr.34-36.

36. Vũ Thành Long (2006), "Về áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức

và phạm tội nhiều lần", Tạp chí Toà án nhân dân, (21), tr.19-23.

Page 161: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

156

37. Vũ Thành Long (2017), "Một số vấn đề về thẩm quyền xét xử các tội phạm

ở địa bàn thiết quân luật", tại trang http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc

/Pages/dien-dan-cong-tac-tu-phap.aspx?ItemID=15, [truy cập ngày

11/4/2017].

38. Nguyễn Đức Mai (2009), "Đặc điểm của mô hình tranh tụng và phương

pháp hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự ở Việt Nam", Tạp chí Toà án

nhân dân, (23), tr.18-21.

39. Nguyễn Hoài Nam (2010), "Thực trạng và hướng hoàn thiện chức năng xét

xử của Tòa án trong Bộ luật Tố tụng hình sự", Tạp chí Toà án nhân

dân, (16), tr.39-41.

40. Hoàng Thị Kim Quế (Chủ biên) (2005), Giáo trình lý luận chung về nhà

nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

41. Đinh Văn Quế (2005), Pháp luật hình sự - thực tiễn xét xử và án lệ, Nxb

Lao động xã hội, Hà Nội.

42. Đinh Văn Quế (2010), Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự - Những vẫn đề

lý luận và thực tiễn, Nxb Phương Đông, Hà Nội.

43. Đinh Văn Quế (2010), "Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết

tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự", Tạp chí Toà án nhân dân,

(4), tr.13-15.

44. Đinh Văn Quế (2010), "Một số vấn đề khi áp dụng tình tiết lợi dụng chức

vụ, quyền hạn để phạm tội", Tạp chí Toà án nhân dân, (6), tr.17-19.

45. Đinh Văn Quế (2011), "Phương hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật

Tố tụng hình sự về xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự", Tạp chí Toà án

nhân dân, (17), tr.52-55.

46. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật Hình

sự năm 1999, Hà Nội.

47. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật Tố

tụng hình sự năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân

sự năm 2005, Hà Nội.

Page 162: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

157

49. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật Hình

sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Hà Nội.

50. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật thi hành

án hình sự, Hà Nội.

51. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp

năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

52. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Tổ chức

Toà án nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

53. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố

tụng hình sự năm 2015, Hà Nội.

54. Hoàng Hữu Quý (2013), Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án

hình sự của Toà án Quân sự ở Quân khu 3, Luận văn thạc sĩ Luật học,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

55. Phạm Thái Quý (2009), "Trao đổi một số vấn đề về việc xét xử sơ thẩm vụ

án hình sự", Tạp chí Toà án nhân dân, (19), tr.23-26.

56. Đặng Văn Quý (2011), "Hoàn thiện quy định về chuyển vụ án tại Điều 174

Bộ luật Tố tụng hình sự", Tạp chí Toà án nhân dân, (14), tr.22-25.

57. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

58. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), "Những hạn chế trong quy định của Bộ luật

Tố tụng hình sự về giới hạn xét xử sơ thẩm", Tạp chí Toà án nhân dân,

(2), tr.11-13.

59. Lê Văn Thành (2012), Áp dụng pháp luật trong quản lý Nhà nước về đất

đai của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận án

tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

60. Lê Xuân Thân (2004), Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà

án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Page 163: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

158

61. Nguyễn Thị Thủy (2014), Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp

dụng tố tụng tranh tụng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nôi.

62. Toà án Quân sự Trung ương (2007), Hệ thống mẫu biểu ngành Toà án

Quân sự, Hà Nội.

63. Toà án Quân sự Trung ương (2015), Thông báo kiểm tra án, các quý từ năm

2005 đến năm 2015, Hà Nội.

64. Toà án Quân sự Trung ương (2015), Báo cáo tổng kết từ năm 2005 đến năm

2015, Hà Nội.

65. Tổng Cục chính trị (2001), Nâng cao chất lượng hiệu quả xét xử sơ thẩm

của Toà án Quân sự trong thời kỳ mới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Tổng cục, Hà Nội.

66. Nguyễn Văn Trượng (2011), "Một số vướng mắc khi áp dụng các quy định

của pháp luật về giám định tư pháp", Tạp chí Toà án nhân dân, (02),

tr.9-11.

67. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận chung về Nhà

nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

68. Hoàng Anh Tuyên (2014), Thời hạn tố tụng trong Pháp lệnh tố tụng hình

sự và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học

Quốc gia, Hà Nội, Hà Nội.

69. Đào Trí Úc (1995), Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và Pháp luật, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

70. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và Pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp

đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

71. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh tổ chức Toà án Quân sự,

Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

72. Phùng Thế Vắc, Trần Văn Luyện (2000), Bình luận khoa học Bộ luật Hình

sự 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

73. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư

pháp, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

Page 164: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

159

74. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Phương

Đông, Hà Nội.

75. Viện Nhà nước và pháp luật (2014), Cơ sở pháp lý bảo đảm độc lập xét xử

của Tòa án đúng điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội

nhập quốc tế ở Nhà nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.

76. Quách Thành Vinh (2007), "Mấy kiến nghị từ một số trường hợp áp dụng

pháp luật", Tạp chí Toà án nhân dân, (6), tr.33-35.

77. Quách Thành Vinh, Đàm Kim Yến (2010), "Mấy vấn đề áp dụng pháp luật

trong xét xử", Tạp chí Toà án nhân dân, (19), tr.35-38.

78. Quách Thành Vinh (2011), "Mấy vấn đề về áp dụng pháp luật đối với người

chưa thành niên phạm tội bị xử phạt tù", Tạp chí Toà án nhân dân,

(03), tr.24-26.

79. Nguyễn Quang Vũ (2013), "Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án

hình sự của Toà án nhân dân các cấp - nhìn từ một địa phương", tại

trang http://www.thuvienluanvan24h.com/luan-van/de-tai-ap-dung-

phap-luat-trong-hoat-dong-xet-xu-an-hinh-su-cua-toa-an-nhan-dan-

cac-cap-nhin-tu-mot-dia-phuong-28696/, [truy cập ngày 16/5/2017].

Tiếng Anh

80. A. Alisdair Gillespie (2007), The English Legal System, Oxford University Press.

81. Cownie, Bradney và Burton (2010), English Legal System in Context,

Oxford University Press.

82. David, Renes, John E.C. Brierley (1985), Major Legal System in The World

to day, Third Edition, Stevens.

83. Hans Kelsen (1946), General Theory of Law and State, Harvard University Press.

84. Marryman, John Henry, The Civill Law Trandition (1985), An introduction

to The Legal system of Westerm Europe and Latin America, Second

Edition.

85. Paul Bergman, J.D. and Sara J. Berman, J.D, The Criminal Law Hanbook

(2012), Know Your Rights, Survive the System, Newyork.

Page 165: ¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N … an anh Thang sua 28.8.pdf · thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22 ... BLDS Bộ luật Dân sự

160

86. Peter J. Henning, Andrew Taslitz , Margaret L. Paris, Cynthia E. Jones ,

Ellen S. Podgor (2012), Masterring Criminal Procedure, Volume 2

The Adjudicatory Stage, Carolina Academic Press.

87. Simester, A.P. and Sullivan, G.R, Criminal Law (2003), Theory and

Doctrine, Oxford: Hart Publishing, 2nd ed.

88. Smith, J.C. and Hogan, B, Criminal Law (2005), Oxford: Oxford University

Press, 11th ed.

89. Stephen I. Vladeck (2015), "Milytary courts and Article III" , at page:

http://gpeorgetownlawjournal.org/files/2015/04/Vladeck, [date 23/6/2017].

90. US Department of Defense (2012), Manual For Courts Martial 2012, Newyork.