21
1 TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ (Ban hành theo Quyết định số /QĐ-ĐHĐL, ngày / /2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Điện lực Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Mã ngành: D510303 Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ tự động Mã chuyên ngành: Loại hình đào tạo: Chính quy 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ tự động trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có năng lực chuyên môn để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Về phẩm chất đạo đức: Sinh viên cần được trang bị tốt: phẩm chất đạo đức lối sống lẫn đạo đức nghề nghiệp. 1.2.2. Về kiến thức: Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ. Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ thuật điện, lý thuyết mạch, cơ sở về điều khiển tự động, đo lường, điện tử…. . Hướng sinh viên tiếp cận dần với kiến thức về điện tử công suất, truyền động điện, trang bị điện, điều khiển logic và lập trình PLC, thiết bị đo và điều khiển công nghiệp… ; những kiến thức có tính ứng dụng cao trong ngành tự động; các kiến thức chuyên sâu về điều khiển như: điều khiển nâng cao, điều khiển thích nghi và tối ưu. 1.2.3. Về kỹ năng: a. Kỹ năng cứng: Thiết kế các hệ thống tự động, hệ thống đo lường, tích hợp hệ thống tự động, sử dụng tốt các thiết bị điện, các phần tử khí cụ điện. Vận hành các hệ thống tự động, các trạm tự động, bảo dưỡng, sửa chữa công nghiệp.

Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

1

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-ĐHĐL, ngày / /2013 của

Hiệu trưởng trường Đại học Điện lực

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Mã ngành: D510303

Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ tự động

Mã chuyên ngành:

Loại hình đào tạo: Chính quy

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ tự động trình độ đại học nhằm

trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, có phẩm chất chính

trị, đạo đức, có năng lực chuyên môn để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức:

Sinh viên cần được trang bị tốt: phẩm chất đạo đức lối sống lẫn đạo đức nghề

nghiệp.

1.2.2. Về kiến thức:

Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong

lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt

các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ thuật điện, lý thuyết mạch, cơ sở về

điều khiển tự động, đo lường, điện tử…. . Hướng sinh viên tiếp cận dần với kiến thức về

điện tử công suất, truyền động điện, trang bị điện, điều khiển logic và lập trình PLC, thiết

bị đo và điều khiển công nghiệp… ; những kiến thức có tính ứng dụng cao trong ngành tự

động; các kiến thức chuyên sâu về điều khiển như: điều khiển nâng cao, điều khiển thích

nghi và tối ưu.

1.2.3. Về kỹ năng:

a. Kỹ năng cứng:

Thiết kế các hệ thống tự động, hệ thống đo lường, tích hợp hệ thống tự động, sử dụng

tốt các thiết bị điện, các phần tử khí cụ điện.

Vận hành các hệ thống tự động, các trạm tự động, bảo dưỡng, sửa chữa công nghiệp.

Page 2: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

2

Có khả năng xây dựng hệ thống điều khiển cơ bản, lập trình điều khiển các đối tượng

thông dụng trong công nghiệp, tích hợp được từ các hệ thống đơn giản đến hệ thống phức

tạp.

b. Kỹ năng mềm:

Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu trong nước và quốc tế thuộc chuyên ngành công

nghệ tự động.

Viết , thuyết trình rõ ràng mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các nguồn

tài liệu khác.

1.2.4. Về khả năng và vị trí công tác sau khi tốt nghiệp

Kỹ sư công nghệ tự động có thể đảm nhận với vai trò là:

Kỹ sư, trưởng nhóm kỹ thuật quản lý của các dự án về thiết kế hệ thống tự động.

Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng trong các dây truyền sản xuất tự động.

Giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực công nghệ tự động ở các trường Đại học, Cao

đẳng.

Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực công nghệ tự động ở các Viện nghiên cứu, các

trường Đại học và Cao đẳng.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm 6 tháng

3.Khối lượng kiến thức toàn khóa (tính bằng đơn vị tín chỉ): 149,5 tín chỉ.

(không kể môn Giáo dục thể chất: 5 tín chỉ và môn Giáo dục quốc phòng: 7 tín chỉ)

4. Đối tượng tuyển sinh.

Văn hoá: Tốt nghiệp THPT hoặc THBT

Sức khỏe: Theo tiêu chuẩn quy định của liên Bộ Y tế - Giáo dục & Đào tạo

Độ tuổi: Từ 18 tuổi trở lên

5. Qui trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp và điểm đánh giá học phần, tốt nghiệp:

Tổ chức thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế đào tạo hiện hành của Bộ giáo

dục và Đào tạo.

6. Cấu tạo chương trình

TT Nội dung kiến thức Số tín chỉ (TC) Tỷ lệ %

A Khối kiến thức giáo dục đại cương 41

A.1. Khối kiến thức giáo dục chung (KH Mác

Lê, Ngoại ngữ) 17 11,37

A.2. Khối kiến thức Toán, KHTN 20 13,37

A.3. Khối kiến thức KHXH-NV 4 2,67

B. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 73,5

B.1. Khối kiến thức cơ sở của khối ngành, nhóm

ngành 18 12

B.2. Khối kiến thức ngành, chuyên ngành 45 30

B.3. Khối kiến thức bổ trợ, thực tập nghề nghiệp 10,5 7

Page 3: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

3

C. Khối kiến thức tự chọn 21

C.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương tự chọn 4 2,67

C.2. Khối kiến thức giáo dục cơ sở ngành tự

chọn 4 2,67

C.3. Khối kiến thức giáo dục chuyên ngành tự

chọn 13 8,69

D. Thực tập tốt nghiệp, Đồ án tốt nghiệp 14

D.1. Thực tập tốt nghiệp 4 2,67

D.2. Đồ án tốt nghiệp 8 5,35

D.3. Thi thực hành 2 1,33

149,5

7. Nội dung chương trình:

TT TÊN HỌC PHẦN

SỐ

TC

LOẠI GIỜ TÍN CHỈ

Ghi chú Lên lớp

TH

Tự

học,

tự NC LT BT TL

A Khối kiến thức giáo dục đại cương 41

A.1 Các môn khoa học Mác Lê nin 10

A.1.1 Những Nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác – Lênin 1 2 27 3 60

A1.2 Những Nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác – Lênin 2 3 40 5 90

A.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 27 3 60

A.1.4 Đường lối cách mạng của Đảng CS

Việt nam 3 40 5 90

A.2 Ngoại ngữ 7

A.2.1 Tiếng Anh 1 4 40 10 10 120

A.2.2 Tiếng Anh 2 3 30 10 5 90

A.3 Các môn Toán, KHTN 20

A.3.1 Toán cao cấp 1 2 20 5 5 60

A.3.2 Toán cao cấp 2 2 20 5 5 60

A.3.3 Toán cao cấp 3 2 20 5 5 60

A.3.4 Hàm phức và phép biến đổi Laplace 2 20 5 5 60

A.3.5 Cơ học kỹ thuật 1 2 20 10 60

A.3.6 Vật lý 3 30 10 5 90

A.3.7 Hóa học 2 20 5 5 60

A.3.8 Vẽ kỹ thuật 1 2 10 5 3 12 60

A.3.9 Nhập môn tin học 3 30 5 10 135

A.3.10 Matlab cơ ban 2 15 5 5 5 60

Page 4: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

4

A.4 Các môn KHXH - NV 4

A.4.1 Pháp luật đại cương 2 27 3 60

A.4.2 Kinh tế học đại cương 2 18 12 60

A.5 Giáo dục thể chất 5

A.6 Giáo dục quốc phòng 7

B Khối kiến thức giáo dục chuyên

nghiệp 73,5

B.1 Khối kiến thức cơ sở ngành 18

B.1.1 Kỹ thuật nhiệt 1 2 25 5 60

B.1.2 Lý thuyết mạch 1 2 20 5 5 60

B.1.3 Máy điện 1 2 20 5 5 60

B.1.4 Kỹ thuật an toàn 2 26 4 60

B.1.5 Lý thuyết mạch 2 2 20 5 5 60

B.1.6 Điện tử công nghiệp 1 2 21 6 3 60 Tiếng

Anh

B.1.7 Lý thuyết điều khiển tự động 1 2 21 6 3 60 Tiếng

Anh

B1.8 Điện tử công suất 2 21 6 3 60

B1.9 Kỹ thuật đo lường điện 2 21 6 3 60

B.2 Khối kiến thức chuyên ngành 45

B.2.1 Điện tử công nghiệp 2 2 21 6 3 60

B.2.2 ĐA môn học LTĐKTĐ 1 1 15 30

B.2.3 Cung cấp điện 3 37 8 90

B.2.4 Vi xử lý trong đo lường điều khiển 3 33 9 3 90 Tiếng

Anh

B.2.5 Khí cụ điện 1 2 24 6 60

B.2.6 Điều khiển các bộ biến đổi 2 21 6 3 60

B.2.7 Tiếng Anh chuyên ngành 2 24 6 60

B.2.8 Lý thuyết điều khiển tự động 2 3 33 9 3 90 Tiếng

Anh

B.2.9 Kỹ thuật đo lường các đại lượng

không điện 2 21 6 3 60

B.2.10 Hệ thống thông tin công nghiệp 2 21 6 3 60

B.2.11 Truyền động điện 1 3 33 9 3 90

B.2.12 ĐA môn học Vi xử lý trong đo lường

điều khiển 1 15 30

Tiếng

Anh

B.2.13 Trang bị điện 1 2 24 6 60

B.2.14 Điều khiển Logic và PLC 1 2 21 6 3 60 Tiếng

Anh

B.2.15 Rôbốt công nghiệp và CNC 2 21 6 3 60 Tiếng

Anh

B.2.16 Truyền động điện 2 3 33 9 3 90

Page 5: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

5

B.2.17 Điều khiển Logic và PLC 2 2 21 6 3 60

B.2.18 Tự động hoá quá trình công nghệ 3 36 9 90

B.2.19 Trang bị điện 2 2 24 6 60

B.2.20 Thiết bị đo và điều khiển công

nghiệp 2 21 6 3 60

B.2.21 ĐA môn học truyền động điện 1 15 30

B.3 Khối kiến thức bổ trợ, thực tập nghề

nghiệp 10,5

B.3.1 Thực tập mạch điện trên máy công cụ 2 30 120

B.3.2 Thực tập nguội cơ bản 1 15 60

B.3.3 TT Gia công trên máy cắt gọt 1 15 60

B.3.4 Thực tập điện tử cơ bản 1 15 60

B.3.5 TT điện công nghiệp và dân dụng 2 30 120

B.3.6 TT lắp mạch nhị thứ 1,5 22,5 90

B.3.7 Thực tập PLC, HT ĐKTĐ và mạng

CN 2 30 120

C Khối kiến thức tự chọn 21

C.1 Các môn đại cương tự chọn 4

Chọn 2 trong 4 học phần: TC1

C.1.1 Xác suất thống kê 2 20 5 5 60 TC1.1

C.1.2 Quy hoạch tuyến tính (*) 2 20 5 5 60 TC1.1

C.1.3 Phương pháp tính (*) 2 20 5 5 60 TC1.2

C.1.4 Quản trị doanh nghiệp 2 22 8 60 TC1.2

C.2 Các môn cơ sở ngành tự chọn 4

Chọn 2 trong 4 học phần: TC2

C.2.1 Kỹ thuật lập trình (*)

2 21 6 3 60 TC2.1

C.2.2 Kỹ năng tìm kiếm tổng hợp tài liệu 2 8 22 60 TC2.1

C.2.3 Chuẩn trong thiết kế và thi công các

công trình điện (*) 2 24 6 60 TC2.2

C.2.4 Kỹ thuật thuỷ khí 2 20 10 60 TC2.2

C.3 Các môn chuyên ngành tự chọn 13

Chọn 6 trong 12 học phần: TC3

C.3.1 Điểu khiển mờ và mạng nơron(*) 2 24 6 60 TC3.1

C.3.2 Công nghệ vi hệ thống 2 24 6 60 TC3.1

C.3.3 Xử lý tín hiệu số 3 35 10 90 TC3.2

C3.4 Hệ thống điều khiển bằng thủy lực

khí nén (*) 3 36 9 90 TC3.2

C.3.5 Mô hình hoá và Mô phỏng (*) 2 21 6 3 60 TC3.3

C.3.6 Các hệ thống giám sát môi trường

công nghiệp 2 24 6 60 TC3.3

C.3.7 Hệ DCS và SCADA (*) 2 24 6 60 TC3.4

C.3.8 Đo và kiểm tra không phá hủy 2 24 6 60 TC3.4

C.3.9 Điểu khiển tối ưu và thích nghi (*) 2 24 6 60 TC3.5

C.3.10 Điều khiển phi tuyến 2 24 6 60 TC3.5

C3.11 Điều khiển nhà máy điện (*) 2 24 6 60 TC3.6

Page 6: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

6

C.3.12 Tự động hóa và điều khiển thiết bị

điện 2 24 6 60 TC3.6

C.3.13 Hệ thống BMS 2 24 6 60 TC3.7

C.3.14 Hệ thống bảo vệ thiết bị điện 3 33 9 3 90 TC3.8

D Thực tập tốt nghiệp, ĐA/KLTN,

thi TNTH

14

D.1 Thực tập tốt nghiệp 4 60 320

D.2 ĐA/KLTN 8 90 180

D.3 Thi TH tốt nghiệp 2 60

Tổng 149.5

Ghi chú:

- Môn tự chọn được chọn từ 1 trong 2 môn (môn tự chọn được ký hiệu TC):

8210004 Xác suất thống kê 2 TC1.1

8210006 Quy hoạch tuyến tính (*) 2 TC1.1

8210005 Phương pháp tính (*) 2 TC1.2

8207058 Quản trị doanh nghiệp 2 TC1.2

8204039 Chuẩn trong thiết kế và thi công các công trình

điện (*) 2 TC2.1

8206022 Kỹ thuật thuỷ khí 2 TC2.1

8204020 Kỹ thuật lập trình (*)

2 TC2.2

8204016 Kỹ năng tìm kiếm tổng hợp tài liệu 2 TC2.2

8204007 Điểu khiển mờ và mạng nơron(*) 2 TC3.1

8204042 Công nghệ vi hệ thống 2 TC3.1

8205032 Xử lý tín hiệu số 3 TC3.2

8204012 Hệ thống điều khiển bằng thủy lực khí nén (*) 3 TC3.2

8204023 Mô hình hoá và Mô phỏng (*) 2 TC3.3

8204036 Các hệ thống giám sát môi trường công nghiệp 2 TC3.3

8204011 Hệ DCS và SCADA (*) 2 TC3.4

8204018 Đo và kiểm tra không phá hủy 2 TC3.4

8204010 Điểu khiển tối ưu và thích nghi (*) 2 TC3.5

8204009 Điều khiển phi tuyến 2 TC3.5

8204008 Điều khiển nhà máy điện (*) 2 TC3.6

8204034 Tự động hóa và điều khiển thiết bị điện 2 TC3.6

- Số tiết thực hành, thí nghiệm trong bảng trên được tính theo giờ chuẩn

. Kế hoạch học tập dự kiến :

Page 7: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

7

STT M HP TÊN HỌC PHẦN Điều kiện

tiên quyết

Đơn vị

QLMH

SỐ

TC

LOẠI GIỜ TÍN CHỈ Kế hoạch chi tiết th o t ng k

Lên lớp TT,

TN

Tự

học,

tự

NC LT BT TL I II III IV V VI VII

VII

I IX

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20)

1 8211001

Những Nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác – Lênin 1

KHCT 2 27 3 60 2

2 8210011 Tiếng Anh 1 KHCB 4 40 10 10 120 4

3 8210001 Toán cao cấp 1 KHCB 2 20 5 5 60 2

4 8210002 Toán cao cấp 2 KHCB 2 20 5 5 60 2

5 8210009 Hóa học KHCB 2 20 5 5 60 2

6 8211005 Pháp luật đại cương KHCT 2 27 3 60 2

7 8203001 Nhập môn tin học CNTT 3 30 5 10 135 3

8

8211002

Những Nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác – Lênin 2

8211001 KHCT 3 40 5 90 3

9 8210012 Tiếng Anh 2 8210011 KHCB 3 30 10 5 90 3

10 8210003 Toán cao cấp 3 8210001

8210002

KHCB 2 20 5 5 60 2

11 8210010 Vật lý KHCB 3 30 10 5 90 3

12 TC1.1 8210002 KHCB 2 60 2

13 TC1.2 8210002 KHCB 2 60 2

14 8211003 Đường lối cách mạng của Đảng CS

Việt nam

8211001 KHCT 3 40 5 90 3

15 8206003 Vẽ kỹ thuật 1 CNCK 2 10 5 3 12 60 2

16 8209023 Kỹ thuật nhiệt 1 8210010 CNNL 2 25 5 60 2

Page 8: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

8

17 8201011 Lý thuyết mạch 1 HTĐ 2 20 5 0 5 60 2

18 8211004 Tư tưởng Hồ Chí Minh 8211003 KHCT 2 27 3 60 2

19 8210007

Hàm phức và phép biến đổi Laplace 8210003

KHCB 2 20 5 5 60 2

20 8206001 Cơ học kỹ thuật 1 CNCK 2 20 10 60 2

21 8202004 Kinh tế học đại cương QLNL 2 18 12 60 2

22 8204001 Điện tử công nghiệp 1 8210010 CNTĐ 2 21 6 3 60 2

23 8201006 Kỹ thuật an toàn 8201011 HTĐ 2 26 4 0 0 60 2

24 8201012 Lý thuyết mạch 2 8201011 HTĐ 2 20 5 0 5 60 2

25 8201014 Máy điện 1 8201011 HTĐ 2 20 5 0 5 60 2

26 8204021 Lý thuyết điều khiển tự động 1 8201011 CNTĐ 2 21 6 3 60 2

27 8292002 Thực tập nguội cơ bản XTH 1 15 60 1

29 8210015 Giáo dục thể chất KHCB 0

30 8210014 Giáo dục quốc phòng KHCB 0

31 8204019 Kỹ thuật đo lường điện 8201011 CNTĐ 2 21 6 3 60 2

32 8205058 Thực tập điện tử cơ bản 8204001 ĐTVT 1 15 60 1

33 8204002 Điện tử công nghiệp 2 8204001 CNTĐ 2 21 6 3 60 2

34 8204049

ĐA môn học LTĐKTĐ 1 8204021 CNTĐ 1 15 30 1

35 TC2.1

8203001 CNTĐ 2 60 2

36 8201001 Cung cấp điện 8201012 HTĐ 3 37 8 90 3

Page 9: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

9

37 8204014 Khí cụ điện 1 8201011 CNTĐ 2 24 6 60 2

38 8204022 Lý thuyết điều khiển tự động 2 8204021 CNTĐ 3 33 9 3 90 3

39 8292013

TT Gia công trên máy cắt gọt 8292002

XTH 1 15 60 1

40 8204019

Kỹ thuật đo lường các đại lượng

không điện

8201011 CNTĐ 2 21 6 3 60 2

41 8204035 Vi xử lý trong đo lường điều khiển 8204002 CNTĐ 3 33 9 3 90 3

42 8204004 Điều khiển các bộ biến đôỉ 8204003 CNTĐ 2 21 6 3 60 2

43 8204026 Tiếng Anh chuyên ngành 8211011 CNTĐ 2 24 6 60 2

44 TC2.2 2 60 2

45 8204052 ĐA môn học Vi xử lý trong đo

lường điều khiển

8204035 CNTĐ 1 15 30 1

46 8204005 Điều khiển Logic và PLC 1 8204035 CNTĐ 2 21 6 3 60 2

47 8292005 TT lắp mạch nhị thứ 8204014 1,5 22,5 90 1,5

48 8204013 Hệ thống thông tin công nghiệp 8204035

8204005

CNTĐ 2 21 6 3 60 2

49 8204029 Truyền động điện 1 8201014 CNTĐ 3 33 9 3 90 3

50 8204027 Trang bị điện 1 8204029 CNTĐ 2 24 6 0 60 2

51 8204024 Rôbốt công nghiệp và CNC 8206001

8204052

CNTĐ 2 21 6 3 60 2

52 8204006 Điều khiển Logic và PLC 2 8204005 CNTĐ 2 21 6 3 60 2

53 8292010

Thực tập mạch điện trên máy công

cụ

8204027 XTH 2 30 120 2

54 8204031 TT điện công nghiệp và dân dụng 8205058 CNTĐ 2 30 120 2

55 TC3.1 CNTĐ 2 2

Page 10: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

10

56 TC3.2 CNTĐ 2 3

57 8204030 Truyền động điện 2 8204029 CNTĐ 3 33 9 3 60 3

58 8204028 Trang bị điện 2 8204027 CNTĐ 2 24 6 60 2

59 8204050 ĐA môn học truyền động điện 8204029 CNTĐ 1 15 30 1

60 8204033 Tự động hoá quá trình công nghệ 8204005 CNTĐ 3 36 9 90 3

61 8204025 Thiết bị đo và điều khiển công

nghiệp

8204021 CNTĐ 2 21 6 3 60 2

62 8204032 Thực tập PLC, hệ thống điều khiển

tự động và mạng công nghiệp

8204013

8204006

CNTĐ 2 30 120 2

63 TC3. 3 CNTĐ 2 2

64 TC3.4 CNTĐ 2 2

65 TC3.5 CNTĐ 2 2

66 TC3.6 CNTĐ 2 2

67 Thực tập tốt nghiệp CNTĐ 4 60 320 4

68 Đồ án tốt nghiệp CNTĐ 8 120 480 8

69 Thi TN thực hành CNTĐ 2 60 2

Cộng số TC 149,5 17 18 16 17 18 17,5 16 16 14

Page 11: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

11

9. Mô tả vắn tắt các học phần trong chương trình giáo dục:

9.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin 1. Số TC : 2

Nội dung bao gồm: Phần thứ nhất có chương trình mở đầu và 3 chương bao quát những nội

dung cơ bản về thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin.

9.2. Tiếng Anh 1. Số TC : 4

Học phần trang bị các kiến thức Anh văn cho học sinh ở trình độ B năm học thứ nhất. Cung

cấp vốn từ vựng khoảng 1500 từ và chương trình ngữ pháp trình độ B. Các thì hiện tại đơn

giản, hiện tạo tiếp diễn, quá khứ đơn giản, hiện tại hoàn thành.

9.3. Toán cao cấp 1. Số TC : 2

Học phần giới thiệu cơ bản về Đại số tuyến tính như : không gian véctơ, ma trận, hệ phương

trình tuyến tính, định thức… môn học chú trọng vào việc ứng dụng của ma trận và làm nền

cho các môn học khác.

9.4. Toán cao cấp 2. Số TC : 2

Giới hạn hàm số, phép tính vi phân tích phân hàm một biến, các phương pháp tính tích phân

hàm một biến, các phương pháp tính tích phân xác định, tích phân suy rộng hàm một biến số.

9.5. Hóa học. Số TC : 2

Học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn, nhiệt động

hóa học, các quá trình chuyển pha, động hóa học, dung dịch các chất điện li, các quá trình

điện hóa.

9.6. Pháp luật đại cương. Số TC :2

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật. Ngoài ra còn giáo dục

ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên, để góp phần vào việc xây dựng ý thức sống và học

tập theo Hiến pháp và pháp luật.

9.7. Nhập môn tin học. Số TC : 3

Học phần gồm 2 phần chính : Phần tin học cơ bản trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản

về máy tính, tư duy chung về thuật toán, các vấn đề cơ bản nhất của ngôn ngữ lập trình C.

9.8. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin 2. Số TC : 3

Nội dung gồm 2 phần. Phần 2 có 3 chương : trình bày những nội dung trọng tâm của học

thuyết kinh tế Mác-Lênin về PTSX TBCN và phần thứ 3 có 3 chương.

9.9. Tiếng Anh 2. Số TC : 3

Học phần trang bị các kiến thức Anh văn cho học sinh ở trình độ B năm học thứ hai. Cung

cấp vốn từ vựng khoảng 2000-3000 từ và chương trình ngữ pháp trình độ B. Các thì tương lai

gần, tương lai đơn giản, qúa khứ hoàn thành, thể bị động, cấu trúc used to.

Page 12: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

12

9.10. Toán cao cấp 3. Số TC : 2

Học phần gồm các phép tính : vi tích phân hàm nhiều biến, tích phân đường, tích phân mặt, lý

thuyết chuỗi…

9.11. Vật lí. Số TC : 3

Học phần gồm 7 phần : phần cơ học cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ học cổ điển. Phần

nhiệt học cung cấp kiến thức về chuyển động nhiệt của các phân tử, các nguyên lí nhiệt động

lực học.

9.12. TC1.1

9.12.1. Xác xuất thống kê. Số TC :2

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất : các khái niệm và định lí về

xác suất và biến ngẫu nhiên một chiều. Phần lý thuyết về thống kê toán học gồm lý thuyết

mẫu, ước lượng, kiểm định giả thiết thống kê.

9.12.2. Qui hoạch tuyến tính. Số TC :2

Học phần bao gồm giải các bài toán qui hoạch tuyến tính, bài toán vận tải…

9.13. TC1.2

9.13.1. Phương pháp tính. Số TC: 2

Học phần gồm các phần : giải gần đúng phương trình, hệ phương trình, tính gần đúng đạo

hàm tích phân, lý thuyết nội suy, giải gần đúng phuong trình vi phân.

9.13.2. Quản trị doanh nghiệp. Số TC: 2

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về quản lí doanh nghiệp như khái niệm và các loại

hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lí của doanh nghiệp, , các hoạt động quản lí cơ bản

trong doanh nghiệp : quản lí sản xuất, tài chính

9.14. Đường lối cách mạng của Đảng CS Việt Nam. Số TC : 3

Nội dung học phần đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam, trong đó chủ yếu tập

trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội

phục vụ cho cuộc sống và công tác.

9.15. Vẽ kĩ thuật 1. Số TC : 2

Học phần giới thiệu các kiến thức về phép chiếu, phương pháp biểu diễn các yếu tố hình học

trong không gian lên trên mặt vẽ bản vẽ. Những kiến thức cơ bản về VKT, phương pháp lập

và đọc được bản vẽ.

9.16. Kỹ thuật nhiệt 1. Số TC : 2

Học phần gồm 2 phần: Nhiệt động kỹ thuật và truyền nhiệt. Nhiệt động kỹ thuật là phần

nghiên cứu các qui luật biến đổi năng lượng giữa nhiệt và công trong các quá trình và trong

chu trình động cơ nhiệt và máy lạnh.

Page 13: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

13

9.17. Lý thuyết mạch 1. Số TC : 2

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về mô hình mạch và các phần tử của mạch

điện, các định luật cơ bản trong mạch điện, mạch điện một chiều, các phương pháp phân tích

mạch điện tuyến tính một pha và ba pha ở chế độ xác lập điều hòa.

9.18. Tư tưởng Hồ Chí Minh. Số TC : 2

Cung cấp các nội dung có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh.

9.19. Hàm phức và phép biến đổi laplac . Số TC : 2

Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về số phức, mặt phẳng phức, hàm biến phức, các

phép tính vi phân của hàm biến phức, lý thuyết thặng dư, phép biến đổi Laplace…..

9.20. Cơ học kỹ thuật 1. Số TC : 2

Học phần giới thiệu các kiến thức về cơ học lý thuyết (các bài toán về tĩnh học) và sức bền vật

liệu (bài toán nén đúng tâm, xoắn thuần túy và uốn)

9.21. Kinh tế học đại cương. SốTC : 2

Trang bị cho sinh viên các khái nhiệm cơ bản về kinh tế vĩ mô như quy luật cung cầu, lý

thuyết hành vi của người tiêu dùng và của doanh nghiệp, lý thuyết về sản xuất, chi phí, các

cấu trúc thị trường.

9.22. Điện tử công nghiệp 1. Số TC : 2

Giới thiệu các linh kiện bán dẫn, các sơ đồ nối - phân cực cho các linh kiện bán dẫn, các mạch

khuyếch đại tuyến tính, mạch phản hồi dương, các máy phát tín hiệu sin và không sin, các

mạch khuyếch đại thuật toán và các bộ nguồn nuôi một chiều cho thiết bị điện tử.

9.23. Kỹ thuật an toàn. Số TC : 2

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về : Bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn

điện, kỹ thuật an toàn ngành nghề cơ khí, kỹ thuật an toàn nhiệt, phòng cháy chữa cháy.

9.24. Lý thuyết mạch 2. Số TC : 2

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về mạng 2 cửa, quá trình quá độ trong mạch điện

tuyến tính, Mạch điện phi tuyến.

9.25. Máy điện 1. Số TC : 2

Môn học cung cấp cho sinh viên các khái nhiệm chung, cấu tạo, nguyên lí làm việc, đặc tính

làm việc của : Máy điện một chiều, máy biến áp, máy điện đồng bộ, máy điện không đồng bộ.

9.26. Lý thuyết điều khiển tự động 1. Số TC: 2

Trang bị các kiến thức cơ bản về lý thuyết điều khiển tự động như: Khái niệm về hệ tuyến

tính liên tục, khảo sát tính ổn định và chất lượng quá trình quá độ của hệ thống điều khiển,

tổng hợp các quy luật điều khiển hệ tuyến tính.

Page 14: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

14

9.27. Thực tập nguội. Số TC: 1

Sinh viên được thực tập giũa một mặt phẳng, hai mặt phẳng song song đúng kích thước, hai

mặt phẳng vuông góc; vận hành máy khoan đứng để khoan kim loại theo yêu cầu; cắt ren

ngoài trên trục vít; cắt ren trong đai ốc.

9.28. Giáo dục thể chất. Số TC :5

9.29. Giáo dục quốc phòng. Số TC :7

9.30. Điện tử công suất. Số TC : 2

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản, nguyên lý làm việc, đặc tính cơ bản của các

phần tử bán dẫn công suất, và hoạt động của các bộ biến đổi công suất bán dẫn như: Bộ chỉnh

lưu, bộ nghịch lưu, biến tần, các bộ biến đổi điện áp một chiều, xoay chiều.

9.31. Kỹ thuật đo lường điện. Số TC: 2

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về đo lường, giới thiệu các phương pháp đo và

dụng cụ đo điện thông dụng nhất và cách sử dụng chúng.

9.32. TT điện tử cơ bản. Số TC : 1

Giúp sinh viên kỹ năng sử dụng các thiết bị đo hỗ trợ trong quá trình kiểm tra, sửa chữa mạch

điện tử, kỹ năng thực hành về thiết kế, lắp ráp, hàn các mạch điện tử cơ bản trên bo mạch.

9.33. Điện tử công nghiệp 2. Số TC : 2

Giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về các mạch cổng logic, cơ sở đại số logic, mạch

logic tổ hợp, logic tuần tự, tri-gơ, các mạch phát xung và tạo dạng xung, cùng với các bộ nhớ

điện tử thông dụng, thường được sử dụng trong công nghiệp, DAC và ADC, vi điều khiển.

9.34. ĐA môn học LTĐKTĐ 1. Số TC: 1

Giúp sinh viên biết ứng dụng các kiến thức đã học của môn Lý thuyết điều khiển để phân tích,

thiết kế một hệ thống điều khiển.

9.35. TC2.1 Số TC :2

9.35.1. Chuẩn trong thiết kế và thi công các công trình điện, số TC : 2

Học phần này trang bị cho sinh viên các chuẩn của Việt nam cũng như của thế giới đang dùng

trong thiết kế các công trình điện.

9.35.2. Kỹ thuật thủy khí. Số TC : 2

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về thủy tĩnh, thủy động và động lực học lưu chất.

Các đặc trưng của chất khí và giải các bài toán về đường dòng trong các hệ thống điều khiển

thủy khí cơ bản và hệ thống điều khiển điện, thủy khí kết hợp PLC.

9.36. Cung cấp điện. Số TC: 3

Giới thiệu những khái niệm cơ bản, ý nghĩa, yêu cầu, thủ tục thiết kế cung cấp điện.

Đặc điểm của các thiết bị tiêu thụ điện, cách lựa chọn phương pháp tính toán và dự báo phụ

tải điện.

Page 15: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

15

Giới thiệu đặc điểm của bài toán tối ưu trong hệ thống điện, các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của

mạng điện, các phương pháp tính toán tối ưu, phương pháp lựa chọn các tham số của sơ đồ

cung cấp điện.

Cung cấp điện cho các điểm dân cư nông thôn và miền núi.

Cung cấp điện cho các khu nhà ở, khách sạn và công sở.

Cung cấp điện cho các xí nghiệp công nghiệp.

Cung cấp điện thành phố.

Cung cấp điện cho các xí nghiệp hầm mỏ.

9.37. Khí cụ điện 1. Số TC: 2

Giới thiệu một số dạng khí cụ điện thông dụng nhất dùng để đóng cắt, bảo vệ và điều khiển

trong lưới điện hạ áp.

9.38. Lý thuyết điều khiển tự động 2. Số TC: 3

Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và thực tế ứng dụng điều khiển số như: Khái

niệm về hệ điều khiển số, mô tả toán học, khảo sát tính ổn định và chất lượng quá trình quá độ

của hệ thống điều khiển, tổng hợp các quy luật điều khiển.

9.39. Thực tập gia công trên máy cắt gọt. Số TC : 1

Sinh viên được tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số máy công cụ trong thực

tế. Sinh viên được thực tập các qui trình bảo dưỡng, qui trình công nghệ vận hành máy tiện

vạn năng, máy phay van năng, máy bào….. .

9.40. Kỹ thuật đo lường đại lượng không điện. Số TC : 2

Trình bày các nguyên lý đo các đại lượng như : nhiệt độ, áp suất, lưu lượng…; giới thiệu một

số dụng cụ đo thông dụng nhất và cách sử dụng chúng.

9.41. Vi xử lý trong đo lường điều khiển. Số TC: 3

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về ứng dụng các họ vi xử lý trong các hệ thống

đo lường công nghiệp và hệ thống điều khiển công nghiệp. Cung cấp kiến thức về kết nối vi

điều khiển cùng các tài nguyên có sẵn của nó với các ngoại vi mở rộng như: bộ nhớ ROM,

RAM, các port vào/ra, LCD, LED,…từ đấy đưa vào các ứng dụng cụ thể trong đo lường các

đại lượng điện và không điện, trong điều khiển các loại động cơ, van chấp hành

9.42. Điều khiển bộ biến đổi. Số TC: 2

Cung cấp cho sinh viên các phương pháp cơ bản để điều khiển, thiết kế các bộ biến đổi trong

công nghiệp ( chỉnh lưu, xung áp, biến tần…).

9.43. Tiếng Anh chuyên ngành. Số TC : 2

Môn học định hướng cho sinh viên kiến thức Anh ngữ theo hướng kỹ thuật, trang bị cho sinh

viên các thuật ngữ và cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh từ cơ bản đến quan trọng thuộc lĩnh vực

Page 16: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

16

:kỹ thuật điện, điều khiển, đo lường, tự động hoá. Bên cạnh đó môn học cũng trang bị cho

sinh viên kỹ năng đọc (reading) và kỹ năng dịch (translating) các tài liệu tiếng Anh thuộc

chuyên ngành sang tiếng Việt. Kỹ năng viết (writing) một đoạn báo cáo ngắn bằng tiếng Anh

liên quan đến chuyên ngành cũng được trình bày và luyện tập cho sinh viên trong học phần

này.

9.44. TC2.2

9.44.1. Kỹ thuật lập trình. Số TC: 2

Trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình Matlab, các công cụ ứng dụng

của Matlab trong điều khiển và tự động hóa. Học xong môn học này học sinh có đủ năng lực

dùng ngôn ngữ lập trình Matlab này để lập các chương trình điều khiển, mô phỏng hệ thống

điều khiển tự động.

9.44.2. Kỹ năng tìm kiếm tổng hợp tài liệu. Số TC : 2

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp tìm kiếm và cách thức

tổng hợp tài liệu kỹ thuật.

9.45. ĐA môn học Vi xử lí trong đo lường điều khiển. Số TC : 1

Đồ án vi xử lý trong đo lường điều khiển hướng dẫn sinh viên cách thiết kế một hệ thống đo

lường và điều khiển trong công nghiệp sử dụng các bộ vi xử lý.

9.46. Điều khiển Logic và PLC 1. Số TC : 2

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về điều khiển lập trình, nắm được cấu tạo phần

cứng và phần mềm của hệ điều khiển lập trình PLC S7-200. Thực hiện được một số bài toán

ứng dụng PLC trong công nghiệp.

9.47. Thực tập lắp đặt mạch nhị thứ. Số TC :1

Lắp các mạch đo dòng phụ tải, đo công suất tiêu thụ bằng phương pháp trực tiếp, gián tiếp

qua máy biến dòng điện trên các công tơ điện một pha, ba pha. Lắp mạch điện điều khiển

động cơ.

9.48. Hệ thống thông tin công nghiệp. Số TC : 2

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc, nguyên lý của các hệ thống mạng

công nghiệp. Các hệ thống điều khiển phân tán (DCS), các hệ thống điều khiển giám sát và

thu thập số liệu (SCADA).v.v.

9.49. Truyền động điện 1. Số TC : 3

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về đặc tính cơ của động cơ điện, cách điều chỉnh

tốc độ trong truyền động điện, cách khởi động và hãm động cơ điện, cách tính chọn công suất

động cơ điện trong truyền động điện

9.50. Trang bị điện 1. Số TC : 2

Page 17: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

17

Giới thiệu các mạch điện điều khiển: Khởi động, hãm, đảo chiều quay các loại động cơ điện.

Giới thiệu các mạch điều khiển dùng rơle, công tắc tơ cho các máy cắt gọt kim loại.

9.51. Rô bốt công nghiệp và CNC. Số TC: 2

Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết và thực tế về cấu tạo, mô tả toán học và điều

khiển robot công nghiệp, nguyên lý cấu tạo, lập trình, khai thác, vận hành và bảo trì máy

CNC.

9.52. Điều khiển logic và PLC 2. Số TC: 2

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về điều khiển lập trình, nắm được cấu tạo phần

cứng và phần mềm của hệ điều khiển lập trình PLC S7-300.Thực hiện được một số bài toán

ứng dụng PLC trong công nghiệp.

9.53. Thực tập mạch điện trên máy công cụ. Số TC: 1

Sinh viên được tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số máy công cụ thông dụng.

Sinh viên được tìm hiểu mạch điện thực tế trên máy mài, máy khoan đứng, máy cưa, máy cắt

thủy lực, máy hàn điểm, máy tiện vạn năng.

9.54. Thực tập điện công nghiệp và dân dụng. Số TC: 2

Trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong công tác tính toán, vận hành, bảo dưỡng,

sửa chữa thiết bị và mạng lưới điện trong công nghiệp và dân dụng.

9.55. TC 3.1. Số TC: 2

9.55.1.Điều khiển mờ và mạng nơ ron. Số TC : 2

Sau khi học xong môn học, học viên sẽ nắm được những kiến thức cơ bản của điều khiển mờ

và cấu trúc mạng nơ ron để xây dựng các hệ thống điều khiển mờ, mờ - nơ ron.

9.55.2. Công nghệ vi hệ thống. Số TC : 2

Cung cấp các kiến thức về công nghệ vi chế tạo ứng dụng trong thiết kế cảm biến và vi chấp

hành.

9.56. TC 3.2.

9.56.1. Xử lý số tín hiệu. Số TC : 3

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về:

- Tín hiệu và hệ thống rời rạc (khái niệm tín hiệu rời rạc, năng lượng, công suất tín hiệu, hệ

thống tuyến tính bất biến, phương trình sai phân tuyến tính hệ số hằng, tương quan tín

hiệu,…).

- Biểu diễn hệ thống và tín hiệu rời rạc trong miền Z, miền tần số , miền tần số rời rạc k,

các biến đổi: Z, Fourier, Fourier rời rạc.

Page 18: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

18

- Tổng hợp các bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài hữu hạn (các đặc trưng và đáp ứng tần số

của bộ lọc FIR pha tuyến tính, các phương pháp tổng hợp bộ lọc FIR pha tuyến tính,…).

- Tổng hợp các bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài vô hạn (các tính chất của bộ lọc IIR, các

phương pháp tổng hợp,…).

- Biến đổi Fourier nhanh (biến đổi Fourier rời rạc, biến đổi Fouriernhanh phân thời gian, biến

đổi Fourier nhanh phân tần số,…).

9.56.2. Hệ thống điều khiển thủy lực khí nén. Số TC: 3

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các thiết bị trong hệ điều khiển bằng khí

nén, thuỷ lực: Cơ cấu biến đổi năng lượng và hệ thống xử lý dầu; các phần tử của hệ điều

khiển thủy lực; điều chỉnh và ổn định vận tốc; hệ thống điều khiển khí nén và hệ điện khí

nén….

9.57. Truyền động điện 2. Số TC : 3

Khái niệm chung về hệ điện cơ; các loại bộ nguồn và các loại hệ thống điều chỉnh tự động

truyền động điện động cơ một chiều; hệ điều chỉnh tốc độ nhiều mạch vòng, hệ truyền động

đảo chiều; hệ truyền động động cơ một chiều sử dụng bộ biến đổi xung áp điều chế độ rộng

xung (PWM); hệ tùy động; điều tốc động cơ xoay chiều bằng phương pháp thay đổi tần số.

9.58. Trang bị điện 2. Số TC : 2

Giới thiệu chung về hệ thống Trang bị điện – tự động hoá trên các máy công nghiệp, những

yêu cầu cơ bản đối với hệ thống Trang bị điện – tự động hoá trên các máy công nghiệp; phân

tích đặc điểm, yêu cầu công nghệ và các thiết bị gia công bằng áp lực, gia công bằng nhiệt,

máy nâng - vận chuyển, các máy khai thác xây dựng, các thiết bị trong ngành hoá chất, máy

bơm và quạt gió,...

9.59. ĐA môn học truyền động điện. Số TC : 1

Thiết kế một hệ thống điều chỉnh tự động truyền động điện với các yêu cầu cho trước: Thiết

kế sơ đồ nguyên lý của hệ điều chỉnh tự động truyền động điện; tính chọn các thiết bị điện cơ

bản trên sơ đồ nguyên lý; xây dựng đặc tính và kiểm tra chất lượng của hệ điều chỉnh tự động

truyền động điện; thuyết minh nguyên lý làm việc và thực hiện một số bản vẽ về sơ đồ

nguyên lý mạch điện và các đặc tính chủ yếu của hệ điều chỉnh tự động truyền động điện.

9.60. Tự động hóa quá trình công nghệ. Số TC : 3

Giới thiệu đặc điểm công nghệ và thiết bị của các dây chuyền sản xuất công nghiệp, đồng thời

giới thiệu và phân tích nguyên lý làm việc của các hệ thống tự động trong một số nhà máy sản

xuất. Kết thúc môn học, sinh viên có khả năng đọc các bản vẽ thiết kế chi tiết của nhà máy,

sửa chữa, vận hành quá trình sản xuất.

Page 19: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

19

9.61. Thiết bị đo và điều khiển công nghiệp. Số TC : 2

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các

thiết bị đo và điều khiển thường dùng trong công nghiệp.

9.62. Thực tập PLC, hệ thống điều khiển tự động và mạng công nghiệp. Số TC : 2

Giúp cho sinh viên nắm được cấu tạo của CPU, các cổng vào/ra, ngôn ngữ lập trình, các phần

tử của PLC như các timer, counter, kết nối PLC với các thiết bị chức năng khác; thực hiện

được các bài thực hành của giảng viên đề ra như một số bài toán ứng dụng PLC trong công

nghiệp.

9.63.1. TC3.3

9.63.1. Mô hình hóa và mô phỏng. Số TC : 2

Trang bịcác kiến thức cơ bản về xây dựng mô hình và mô phỏng các hệ thống điều khiển. Các

phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển quá trình.

9.63.2. Các hệ thống giám sát môi trường công nghiệp. Số TC : 2

Trang bị các kiến thức về các hệ thống giám sát môi trường như khói, bụi… tại các nhà máy

nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường

9.64. TC3.4

9.64.1 Hệ DCS và SCADA. Số TC: 2

Trang bị cho sinh viên các kiến thức về điều khiển giám sát, điều khiển phân tán trong các nhà

máy xí nghiệp công nghiệp. Trong đó nêu lên các hệ thống điển hình làm ví dụ.

9.64.2 Đo và kiểm tra không phá hủy. Số TC : 2

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp và các thiết bị được sử

dụng trong lĩnh vực đo và kiểm tra không phá huỷ.

9.65. TC3.5

9.65.1. Điều khiển tối ưu và thích nghi. Số TC : 2

Khái niệm về cực trị của hệ thống khi xây dựng bài toán tối ưu, thành lập hàm chỉ tiêu chất

lượng và hàm Hamilton. Các phương pháp tối ưu được tìm hiểu là phương pháp biến phân cổ

điển, qui hoạch động Belman và điều khiển tối ưu tuyến tính dạng toàn phương LQR. Khái

niệm về điều khiển thích nghi, ước lượng tham số và phân loại hệ thích nghi. Tìm hiểu các hệ

điều khiển: Điều khiển theo mô hình chuẩn, hệ thích nghi theo mô hình chuẩn, điều khiển tự

chỉnh định….

9.65.2. Điều khiển phi tuyến. Số TC : 2

Giới thiệu đặc điểm tính chất hệ phi tuyến và các phương pháp khảo sát hệ phi tuyến trong

miền thời gian và miền tần số. Phương pháp mặt phẳng pha, phương pháp tuyến tính hóa gần

Page 20: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

20

đúng, phương pháp Lyapunov, điều khiển trượt … .Thiết kế hệ thống dùng phương pháp điều

khiển trượt và tuyến tính hóa hồi tiếp.

9.66. TC3.6

9.66.1. Điều khiển nhà máy điện. Số TC: 3

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hệ thống điều khiển trong các nhà máy

nhiệt điện và thuỷ điện. Hệ thống điều khiển nồi hơi, bao hơi và hệ thống cung cấp hơi cho

tua bin. Điều khiển tốc độ quay của tuốc bin và điện áp phát máy phát.v.v.

9.66.2. Tự động hóa và điều khiển thiết bị điện. Số TC : 2

Trang bị cho sinh viên các kiến thức về tự động hoá trong các thiết bị điện, máy điện, các

nguyên lý, cấu tạo của các bộ điều khiển cho các thiết bị điện, nguyên tắc xây dựng hệ thống

tự động điều khiển, các phần tử trong hệ thống tự động điều khiển, một số hệ thống điều

khiển có và không có tiếp điểm, điều khiển một số thiết bị, ổn định nguồn cấp, và nguyên tắc

điều khiển số máy điện.

9.67. Thực tập tốt nghiệp. Số TC: 4

Giúp cho sinh viên làm quen với môi trường thực tế, vận dụng những kiến thức lý thuyết đã

học để tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật chuyên ngành tại các cơ sở sản xuất; tìm hiểu các vấn đề

liên quan đến lĩnh vực chuyên môn để có thể ứng dụng làm đề tài tốt nghiệp.

9.68. Đồ án tốt nghiệp. Số TC: 8

Học phần Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ tự động bao gồm những nội dung kiến

thức: Thiết kế một hệ thống tự động hoàn chỉnh cho một thiết bị, cho một dây chuyền sản

xuất... Ví dụ như: thiết kế hệ thống tự động ổn định điện áp máy phát; thiết kế các bộ nguồn

công suất lớn có chất lượng cao phục vụ cho công nghệ điện hóa; thiết kế trang bị điện và tự

động hóa cho lò điện... .

9.69. Thi thực hành tốt nghiệp. Số TC: 2

Sinh viên thi môn thực hành tổng hợp để rèn luyện kỹ năng thực hành.

10. Hướng dẫn thực hiện chương trình

Phòng Đào tạo Trường Đại học Điện lực tổ chức điều phối, triển khai thực hiện cụ thể

theo các mục sau.Trong quá trình thực hiện nếu có những đề xuất thay đổi về nội dung kiến

thức sẽ đề xuất Hội đồng khoa học nhà Trường điều chỉnh.Trong từng giai đoạn cụ thể, các

khoa chuyên môn đề xuất phòng đào tạo thay đổi các học phần tự chọn sao cho phù hợp với

sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Mỗi năm học được chia thành hai học kỳ. Mỗi học kỳ có ít nhất 15 tuần dành cho học lý

thuyết, thí nghiệm, thực hành môn học và 2 đến 6 tuần dành cho các đợt thực tập.

Page 21: Nội dung chi tiết các môn học tín chỉ mà Khoa Công nghệ tự động sẽ

21

Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được qui định

bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 tiết thực hành, thí nghiệm; 60 giờ thực tập tay nghề; 80 giờ thực

tập tại cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp.

Giờ tín chỉ tại Đại học Điện lực được tính như sau:

+ Giờ tín chỉ lên lớp: gồm 1 tiết giảng lý thuyết, hướng dẫn làm bài tập; thảo luận;

+ Giờ tín chỉ thực hành, thí nghiệm: gồm 2 tiết hướng dẫn thực hành, thí nghiệm.

Một tiết học được tính bằng 45 phút.

Đối với những giờ tín chỉ lên lớp tiếp thu được một giờ tín chỉ sinh viên phải dành 02 giờ

chuẩn bị cá nhân; đối với tín chỉ thực hành, thí nghiệm để tiếp thu được một giờ tín chỉ sinh

viên phải dành 01 giờ chuẩn bị cá nhân.

HIỆU TRƯỞNG

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

CHỊU TRÁCH NHIỆM BIÊN SOẠN