8
triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 5 năm qua, khoa học công nghệ đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh không ngừng phát triển. Nhiều thành tựu khoa học công nghệ ứng dụng vào thực tiễn làm thay đổi mọi mặt đời sống. Khai thông thị trường khoai tây Đà Lạt TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Người tiên phong đưa cây ớt chuông về đất Nam Ban TRANG 7 KINH TẾ Nông nghiệp sạch vì lợi ích cộng đồng TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4903 - THỨ HAI NGÀY 23/10/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Hoạt động Đoàn - Hội để hoàn thiện bản thân TRANG 5 Một công ty kinh doanh phân bón giả bị lực lượng chức năng phát hiện, xử phạt. Ảnh: D.Thương Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật TRANG 5 TRANG 4 TRANG 3 Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu. Có như thế mới thắng được địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng. (ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, 12/1958, T. 9, TR. 285, 286, 288, 290) Ngày 1/11/2012, Ban Chấp hành TW Đảng ban hành Nghị quyết số 20/NQ-TW về phát 5 năm khoa học công nghệ đồng hành cùng sự phát triển TRANG 6 TRANG 2 XEM TIẾP TRANG 2 Siết chặt quản lý phân bón, xăng dầu Lãnh đạo tỉnh thăm và tặng hoa chúc mừng đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng hoa chúc mừng đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ Lâm Đồng tại Văn phòng Hội LHPN tỉnh. Ảnh: A.Nhiên Sáng 20/10, nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo tỉnh gồm có: Bà Nguyễn Thị Lệ - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban vì sự tiến bộ phụ nữ Lâm Đồng và lãnh đạo UB MTTQ VN tỉnh đã đến thăm và tặng hoa chúc mừng đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ tại Văn phòng Hội LHPN Lâm Đồng. Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN tỉnh, ông Phan Văn Đa đã phát biểu chúc mừng cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh nhiều hạnh phúc, vui vẻ trong cuộc sống. Đồng chí mong rằng trong thời gian tới, đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ tiếp tục phát huy tốt vai trò, vị trí của mình, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; giỏi việc nước, đảm việc nhà; Hội tiếp tục phát huy tốt vai trò tham mưu với chính quyền về các đề án, chính sách liên quan đến phụ nữ... “Dân vận khéo” lan tỏa trong đời sống Quan điểm “Dân vận khéo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng trong vận động, tập hợp, tạo ra sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả, toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ảnh: A.Nhiên Siết chặt quản lý phân bón, xăng dầubaolamdong.vn/upload/others/201710/26072_Bao_Lam_Dong_ngay_23_10_2017.… · Có như thế mới thắng được

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ảnh: A.Nhiên Siết chặt quản lý phân bón, xăng dầubaolamdong.vn/upload/others/201710/26072_Bao_Lam_Dong_ngay_23_10_2017.… · Có như thế mới thắng được

triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 5 năm qua, khoa học công nghệ đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh không ngừng phát triển. Nhiều thành tựu khoa học công nghệ ứng dụng vào thực tiễn làm thay đổi mọi mặt đời sống.

Khai thông thị trườngkhoai tây Đà Lạt

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCNgười tiên phong đưa cây ớt chuông về đất Nam Ban

TRANG 7

KINH TẾNông nghiệp sạchvì lợi ích cộng đồng

TRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4903 - THỨ HAI NGÀY 23/10/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIHoạt động Đoàn - Hội để hoàn thiện bản thân

TRANG 5

Một công ty kinh doanh phân bón giả bị lực lượng chức năng phát hiện, xử phạt. Ảnh: D.Thương

Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

TRANG 5

TRANG 4

TRANG 3

Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu. Có như thế mới thắng được địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng.

(ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, 12/1958, T. 9, TR. 285, 286, 288, 290)

Ngày 1/11/2012, Ban Chấp hành TW Đảng ban hành Nghị quyết số 20/NQ-TW về phát

5 năm khoa học công nghệ đồng hành cùng sự phát triển

TRANG 6

TRANG 2

XEM TIẾP TRANG 2

Siết chặt quản lý phân bón, xăng dầu

Lãnh đạo tỉnh thăm và tặng hoa chúc mừng đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ

Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng hoa chúc mừng đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ Lâm Đồng tại Văn phòng Hội LHPN tỉnh. Ảnh: A.Nhiên

Sáng 20/10, nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo tỉnh gồm có: Bà Nguyễn Thị Lệ - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban vì sự tiến bộ phụ nữ Lâm Đồng và lãnh đạo UB MTTQ VN tỉnh đã đến thăm và tặng hoa chúc mừng đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ tại Văn phòng Hội LHPN Lâm Đồng.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN tỉnh, ông Phan Văn

Đa đã phát biểu chúc mừng cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh nhiều hạnh phúc, vui vẻ trong cuộc sống. Đồng chí mong rằng trong thời gian tới, đội ngũ cán bộ, hội viên phụ nữ tiếp tục phát huy tốt vai trò, vị trí của mình, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; giỏi việc nước, đảm việc nhà; Hội tiếp tục phát huy tốt vai trò tham mưu với chính quyền về các đề án, chính sách liên quan đến phụ nữ...

“Dân vận khéo” lan tỏa trong đời sốngQuan điểm “Dân vận khéo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng trong vận động, tập hợp, tạo ra sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả, toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Page 2: Ảnh: A.Nhiên Siết chặt quản lý phân bón, xăng dầubaolamdong.vn/upload/others/201710/26072_Bao_Lam_Dong_ngay_23_10_2017.… · Có như thế mới thắng được

2 THỨ HAI 23 - 10 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

LÂM HÀ: Trao tặng Kỷ niệm chương cho 169 cựu thanh niên xung phong

Ban Liên lạc thanh niên xung phong tiền trạm huyện Lâm Hà vừa tổ chức lễ trao tặng

Kỷ niệm chương “Thanh niên xung phong” của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho 169 cựu

thanh niên xung phong đã có công khai hoang mở đất vùng kinh tế mới Lán Tranh - Lâm Hà.

Trong 3 năm 1976 - 1979, gần 600 thanh niên xung phong của tỉnh Hà Tây (cũ) đã

hăng hái rời quê hương đến Lâm Hà đổ mồ hôi trên những cánh rừng, những vùng cỏ

tranh hoang vắng chưa có dấu chân người. Sức trẻ của họ đã mở ra vùng đất màu mỡ

làm nên khu kinh tế mới Lán Tranh đặt “nền” cho cụm xã Tân Hà - Hoài Đức -

Phúc Thọ - Tân Thanh trù phú hôm nay. Kỷ niệm chương “Thanh niên xung

phong” do TW Đoàn trao tặng là sự tri ân công lao đóng góp của một thế hệ thanh

niên đã cống hiến sức trẻ trong công cuộc khai hoang mở đất, xây dựng đất nước. Qua đó nhằm tôn vinh lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, đồng thời phát huy tinh thần

xung kích “Tuổi trẻ đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần”, từ đó tiếp

tục thắp sáng ngọn lửa nhiệt tình cách mạng của thế hệ trẻ trong công cuộc phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương. QUỲNH UYỂN

Hà n g n ă m , B a n Dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường vụ chỉ đạo

triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống chính trị. Trong đó, chọn nội dung “Dân vận khéo xây dựng nông thôn mới” làm trọng tâm. Qua đó, đã triển khai xây dựng được 2.524 mô hình, điển hình về dân vận khéo. Bình quân, mỗi thôn, tổ dân phố, mỗi cơ quan, đơn vị gần như đều có mô hình dân vận khéo.

“Dân vận khéo” trong phát triển kinh tế thể hiện ở biện pháp phối hợp tích cực hiệu quả giữa MTTQ với các đoàn thể chính trị - xã hội vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh giỏi, tham gia xóa đói giảm nghèo làm giàu chính đáng, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiện đại, khoa học. Tại cơ sở, xuất hiện nhiều mô hình “nhà lồng, nhà kính sản xuất rau, hoa công nghệ cao” ở Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương; mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, mô hình “Hai lúa, một bắp” ở các huyện phía Nam; mô hình tái canh cà phê ở các huyện trọng điểm cà phê như Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng, Lâm Hà; mô hình “Chăn nuôi bò sữa” ở Đơn Dương, Đức Trọng… góp phần tăng thu nhập, tăng năng suất, tăng sản lượng và chất lượng cây trồng đáng kể. Góp phần vào thành công chung của tỉnh là nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch trên đơn vị diện tích hàng năm cao hơn mức bình quân chung cả nước.

Trên lĩnh vực văn hóa xã hội, những năm qua phong trào thi đua “Dân vận khéo”, thi đua thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ, các đoàn thể phát động đã đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng. Đó là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư” nay chuyển thành cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh”, cuộc vận động

“Ngày vì người nghèo”, phong trào “Nông dân sản xuất giỏi”, “Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào “Lập thân lập nghiệp” trong đoàn viên, thanh niên… góp phần tích cực cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Nội dung vận động Nhà nước và nhân dân cùng làm, làm cho chính mình và chính mình phải làm để xây dựng các công trình dân sinh, kinh tế ở địa bàn dân cư đã được lan tỏa rộng khắp các xã, phường, thị trấn.Việc vận động nhân dân đóng góp bê tông, nhựa hóa đường giao thông nông thôn, lắp đặt đèn điện chiếu sáng, xây dựng được nhiều mô hình ý nghĩa như mô hình “Tuyến đường không rác”, “Khu phố không rác”, mô hình “Vần công đổi công”, “Vận động học sinh không bỏ học”… được hình thành và nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Phong trào dân vận khéo trên lĩnh vực văn hóa - xã hội đã góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, giảm nghèo, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, các thiết chế văn hóa, thể thao được bổ sung, công tác bảo vệ môi trường được chú trọng. Các giá trị di sản văn hóa, bản sắc dân tộc được giữ gìn, phát huy. Công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng được chú trọng, tăng cường sử dụng

nước sạch hợp vệ sinh, nhiều nghĩa trang được chỉnh trang quy hoạch trang nghiêm, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh từng bước xây dựng đạt tiêu chuẩn về xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh thực phẩm…

Cán bộ “Dân vận khéo”, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó phải là những người có kỹ năng nghiệp vụ. Kỹ năng ấy bao gồm: “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Nghĩa là phải vận dụng “ngũ quan”, hiểu rõ thực tế, nói phải đi đôi với làm; phải có óc nghiên cứu để nắm vững bản chất của con người, của sự việc. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhắc nhở: “Dân vận khéo” là phải tránh bệnh chủ quan, phải phát huy dân chủ. Bởi theo Người: “Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến” .

Tuy nhiên, thực tế ở không ít nơi, việc tiến hành công tác dân vận của chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập như chưa gần dân, sát dân, chưa nắm được hết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; có biểu hiện mất dân chủ; một bộ phận cán bộ, công chức ở cơ sở làm việc quan liêu, hách dịch, mệnh lệnh, xa dân, chưa vận dụng thành thạo quy trình tiến hành dân vận… Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống, chấp hành pháp

“Dân vận khéo” lan tỏa trong đời sốngQuan điểm “Dân vận khéo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng trong vận động, tập hợp, tạo ra sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả, toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

luật đạt hiệu quả thấp. Một số địa bàn cơ sở xảy ra tình trạng mất ổn định do nhân dân chưa đồng thuận, vi phạm dân chủ, khiếu kiện về tranh chấp đất đai kéo dài… Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay và về sau, “Dân vận khéo” vẫn được xem như phương thức hiệu quả trong việc vận động, quán triệt đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ công quyền. MTTQ và các đoàn thể vận động, tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân được phát huy dân chủ, trực tiếp tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh. Các cấp ủy đảng, người đứng đầu cần nêu cao vai trò gương mẫu trong thực thi công vụ, tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, nêu cao tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, tổ chức tốt các cuộc đối thoại, hòa giải, tiếp dân, hướng đến tạo sự đồng thuận trong giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm, phức tạp liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Công tác Dân vận khéo cần tiếp tục đi vào trọng tâm là xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực đời sống xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2016 - 2020.

NGUYỆT THU

Hội thi “Dân vận khéo” tạo sức lan tỏa trong đời sống. Ảnh:N.Thu

... Bà Phạm Thị Mỹ Huyền - Chủ tịch Hội LHPN Lâm Đồng đã thay mặt toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo tỉnh và hứa sẽ phát huy tốt vai trò của Hội LHPN tỉnh trong việc tham mưu cho tỉnh về công tác phụ nữ, đặc biệt là các đề án lớn của Chính phủ liên quan đến phụ nữ được triển khai tại Lâm Đồng, vận động chị em tham gia đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. AN NHIÊN

Lãnh đạo tỉnh... TIẾP TRANG 1

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và UBND Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị Báo cáo việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016

- 2020; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2017 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2018.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan liên quan và UBND Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị Nghị quyết về cơ chế, chính sách để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ, thủ tục phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm

thành viên Chính phủ (Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ).

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về tình hình xử lý các vụ việc mà dư luận xã hội quan tâm trong thời gian vừa qua liên quan đến bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, kê khai tài sản và việc xử lý những trường hợp có sai phạm và đã bị kỷ luật về Đảng.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Phân công chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV

Đoàn ĐBQH tiếp xúc cử tri tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Chiều ngày 19/10, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV, đơn vị tỉnh Lâm Đồng

do ông Nguyễn Tạo - Phó trưởng đoàn chuyên trách chủ trì đã có buổi tiếp xúc cử

tri tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Dự thảo Luật Quốc phòng lần này được

thông qua gồm 7 chương, 46 điều quy định chính sách quốc phòng, tình trạng chiến

tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, lực lượng vũ trang nhân dân, đảm bảo quốc

phòng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng. Mục tiêu của luật nhằm hướng

đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp

của đất nước để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước

và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ

nền văn hóa dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia,

trật tự, an toàn xã hội. Các ý kiến góp ý thiết thực đã được

Đoàn ĐBQH tiếp thu, Thư ký đoàn sẽ tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban Thường vụ

Quốc hội trong phiên họp sắp tới.NGUYỆT THU

Page 3: Ảnh: A.Nhiên Siết chặt quản lý phân bón, xăng dầubaolamdong.vn/upload/others/201710/26072_Bao_Lam_Dong_ngay_23_10_2017.… · Có như thế mới thắng được

3 THỨ HAI 23 - 10 - 2017KINH TẾ

Khoai tây Đông Xuân nhiều, Hè Thu ítTheo Chi cục Trồng trọt và Bảo

vệ thực vật (TT&BVTV) Lâm Đồng, hàng năm, Đà Lạt và các huyện phụ cận Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương (gọi thương hiệu chung là khoai tây Đà Lạt) sản xuất tập trung từ 1.350 - 1.600 ha, năng suất bình quân 21-25 tấn/ha, nhân thành tổng sản lượng 30.000 - 34.000 tấn. Trong đó, vụ Đông Xuân trồng nhiều nhất với tổng diện tích 1.000 - 1.250 ha, tổng sản lượng 23.000 - 29.000 tấn. Trừ ra, còn lại vụ Hè Thu trồng ít hơn nhiều với diện tích trung bình khoảng 350 ha, tổng sản lượng 5.000 - 7.000 tấn.

Tính riêng trong năm 2017, khoai tây Đà Lạt sản xuất vụ Đông Xuân khoảng 1.155 ha, năng suất 23 - 25 tấn/ha. Địa bàn thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương chiếm nhiều diện tích nhất từ hơn 460 ha đến gần 610 ha; các địa bàn Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà trồng lần lượt 50 ha, 28 ha và 6 ha. Và vụ Hè Thu năm 2017 chỉ sản xuất gần 330 ha khoai tây, năng suất chưa đến 19 tấn/ha. Những địa bàn phân bổ diện tích trồng khoai tây Hè Thu gồm: Đà Lạt (203 ha), Đơn Dương (100 ha), Đức Trọng (gần 25 ha) và Lạc Dương hơn (2 ha).

Khoai tây Đà Lạt vụ Đông Xuân kéo dài từ tháng 10 năm trước đến

Khai thông thị trường khoai tây Đà Lạt Sản lượng khoai tây Đà Lạt chiếm 35 - 40% hợp đồng tiêu thụ ổn định ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội… Còn lại đến 60 - 65% tiêu thụ bấp bênh qua kênh thương lái, chưa kể áp lực cạnh tranh giáp vụ (tháng 6 - 9 hàng năm) khi khoai tây Trung Quốc nhập khẩu. Để khai thông thị trường khoai tây Đà Lạt, nhiều giải pháp cơ cấu thời vụ, giống mới, chuỗi giá trị… cần được phối hợp triển khai hữu hiệu hơn.

tháng 5 năm sau, được trồng khá nhiều diện tích nêu trên là nhờ phần lớn diễn biến thời tiết khô ráo, ôn hòa. Còn lại thời gian vụ Hè Thu từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, khoai tây Đà Lạt sinh trưởng chủ yếu trong mùa mưa, nhiều dịch bệnh xảy ra, dẫn đến diện tích và năng suất rất hạn chế. Do đó, tình trạng khoai tây được mùa giảm giá và mất mùa tăng giá vẫn diễn ra hàng năm ở Đà Lạt và vùng phụ cận.

Cụ thể, khoai tây Đà Lạt vụ Đông Xuân tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm an toàn đến các thị trường lớn

ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… trong năm 2017 với giá ổn định từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Trong khi khoai tây Đà Lạt vụ Hè Thu là vụ nghịch, năng suất thấp, nên giá bán không qua hợp đồng phải lên đến 20.000 - 25.000 đồng/kg mới bù đắp các chi phí đầu tư và một phần lợi nhuận tương xứng. Tận dụng lúc khan hiếm hàng, giá cả lên cao như vậy, đội ngũ thương lái chen nhau mua khoai tây Trung Quốc về bán với giá “bắt đáy”, tạo nên cán cân cung - cầu bất lợi cho khoai tây Đà Lạt…

Tìm giải pháp khai thông Thống kê của Chi cục TT&BVTV

Lâm Đồng cho thấy: Gần 4 năm qua, lượng khoai tây Trung Quốc nhập về chợ đầu mối Đà Lạt hơn 2.280 tấn, thời điểm nhập về từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm - đúng vào lúc khoai tây Đà Lạt trái vụ ít ỏi nói trên. Với giá thu mua “đổ đồng” từ 2.000 - 3.500 đồng/kg, khoai tây Trung Quốc sau khi phân loại, thương lái Đà Lạt bán được từ 8.000 - 9.000 đồng/kg. Trừ ra, lợi nhuận trung bình một ký khoai tây Trung Quốc từ 6.000 - 6.500 đồng,

gấp hơn 5 lần lợi nhuận kinh doanh khoai tây Đà Lạt trong cùng thời điểm. Hơn nữa với giá bán ra chưa bằng phân nửa giá khoai tây Đà Lạt, cộng với cách trộn đất đỏ Đà Lạt đã “kích cầu” khoai tây Trung Quốc vẫn hiện diện nhiều nơi trong nước, gây ngộ nhận cho người tiêu dùng ham giá rẻ.

Để khai thông thị trường khoai tây Đà Lạt, nhất là vào những tháng mùa mưa, Chi cục TT&BVTV Lâm Đồng đề xuất cơ chế khuyến khích các trung tâm nghiên cứu, nhà doanh nghiệp, nhà nông tích cực khảo nghiệm, chọn tạo giống khoai tây mới năng suất cao, có khả năng đề kháng dịch bệnh trong mùa mưa, nhất là dịch bệnh mốc sương để nhân rộng thời vụ đồng đều diện tích trong năm trên từng vùng chuyên canh, từ đó tăng nhanh diện tích và sản lượng, giảm giá thành nhằm nâng cao sức cạnh tranh với “đối thủ” khoai tây giá rẻ Trung Quốc.

Về lâu dài cần chính sách hỗ trợ xây dựng các vùng chuyên canh khoai tây Đà Lạt đạt chuẩn VietGAP gắn với thị trường tiêu thụ thông qua các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp đầu mối… Đồng thời tăng cường công tác quản lý, phát triển nhãn hiệu khoai tây Đà Lạt trên thương trường, cương quyết xử lý những trường hợp giả mạo khoai tây Đà Lạt để trục lợi, góp phần lập lại môi trường kinh doanh bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Lâm Đồng nói riêng, trong nước và ngoài nước nói chung. VĂN VIỆT

Ông Trần Văn Hiếu, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nam Ban cho biết, hiện

sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chí sạch (VietGAP trong trồng trọt và nhóm tiêu chí VietGAPH trong chăn nuôi) đang được người dân trên địa bàn chú trọng thực hiện, hướng đến mục tiêu cung cấp các sản phẩm sạch, an toàn đến người tiêu dùng.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, từ năm 2010, nằm trong Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm Lifsap (Dự án Lifsap), toàn thị trấn đã hình thành 6 nhóm chăn nuôi heo VietGAPH với 120 hộ thành viên. Trên cơ sở đó, năm 2016 đã hình thành 4 tổ hợp tác (THT) chăn nuôi heo VietGAPH với 51 thành viên, bình quân mỗi tổ nuôi khoảng 600 con heo.

Ông Lê Thanh Chương (Tổ trưởng THT chăn nuôi Từ Liêm 3) cho biết, từ khi tham gia Dự án Lifsap, quy trình chăn nuôi heo của gia đình ông và các thành viên trong THT được tiến hành theo 29 tiêu chí cụ thể, từ đó hạn chế đến mức tối đa những tác động đến môi trường bởi

Nông nghiệp sạch vì lợi ích cộng đồngNhận thấy sự thay đổi từ thói quen của người sử dụng nên ngày càng nhiều hộ dân ở thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà) đã chú trọng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chí sạch, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

mùi hôi, chất thải… ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ chăn nuôi và khu dân cư. Bên cạnh đó, việc rủi ro hao hụt số lượng đàn heo cũng từ đó giảm đi đáng kể bởi những quy trình nghiêm ngặt về vệ sinh chuồng trại, thức ăn, thuốc thú y… “Không chỉ mang lại lợi ích cho kinh tế gia đình, mà hướng đến an toàn cho môi trường và cả cộng đồng vì sản phẩm heo đưa ra thị trường sạch, chất lượng”,

Ý thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp đang dần được thay đổi

nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.Ảnh: H.Thắm

tiêu chuẩn VietGAP, và nhiều hộ đã sản xuất theo quy trình này nhưng chưa tiến hành làm thủ tục đăng ký chứng nhận.

“Ý thức của người nông dân đã thay đổi rất nhiều. So với sản xuất truyền thống thì rõ ràng sản xuất theo các tiêu chí sạch đem lại nhiều lợi ích. Quan trọng hơn cả là lợi ích dành cho cộng đồng khi các sản phẩm sạch, an toàn và có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ rõ ràng”, ông Hiếu đánh giá.

Tuy nhiên, ông Hiếu cho biết, hiện người nông dân đang gặp phải khó khăn lớn, đó là sản phẩm dù đã được cấp giấy chứng nhận an toàn nhưng khi đưa ra thị trường thì giá thành cũng chỉ bằng hoặc cao hơn không đáng kể so với mặt bằng chung. Đây thực sự là một sự thiệt thòi lớn và là “bài toán” khó không chỉ của người sản xuất và của cả địa phương.

HỒNG THẮM

Khoai tây Đà Lạt rất cần những nguồn giống kháng bệnh trong mùa mưa. Ảnh: V.Việt

BẢO LÂM: Giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản đạt 75% kế hoạch

Văn phòng UBND huyện Bảo Lâm cho biết, theo kế

hoạch, trong năm 2017, nguồn vốn do huyện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cho

143 công trình (gồm 76 công trình chuyển tiếp và 67 công trình khởi công mới) có tổng mức đầu tư 166,044 tỷ đồng. Đến nay, khối lượng thi công

đạt giá trị 132,668 tỷ đồng, đạt 80% KH, đã giải ngân

được 124,64 tỷ đồng, đạt gần 94% giá trị khối lượng và

75% KH vốn.Một số công trình trọng

tâm, trọng điểm của huyện Bảo Lâm đang lập thủ tục

trình UBND tỉnh phê duyệt dự án, hoặc đang lập thủ tục

khởi công đầu tư như: Đường giao thông Lộc An - Tân Lạc

- Lộc Thành, tổng mức đầu tư 177,814 tỷ đồng, công trình

vòng xoay ngã 5 Lộc Thắng, tổng mức đầu tư dự kiến 38

tỷ đồng, công trình nâng mực nước hồ Lộc Thắng và đường

bao quanh hồ Lộc Thắng, tổng mức đầu tư dự kiến 380

tỷ đồng.HOÀNG VƯƠNG MỸ

ông Chương nói.Tương tự, nhóm hộ sản xuất rau

VietGAP do anh Trần Xuân Kỳ (Tổ dân phố Từ Liêm 4) làm nhóm trưởng được cấp giấy chứng nhận từ tháng 4/2017 với sản phẩm chủ lực là ớt chuông trồng trong nhà kính. Quá trình sản xuất theo các tiêu chí an toàn đã được anh Kỳ ứng dụng trong sản xuất từ hơn 3 năm trước bằng cách tìm hiểu trên các phương tiện thông tin.

Theo anh Kỳ, để sản xuất theo quy trình VietGAP thì buộc người nông dân phải bỏ ra chi phí đầu tư cao hơn nhiều, nhưng cũng nhờ vậy mà không chỉ chất lượng, năng suất trên 1 đơn vị diện tích cũng tăng lên đáng kể. Thêm vào đó, là sản phẩm sạch nên khi đưa ra thị trường nhanh chóng tìm được đầu mối tiêu thụ ổn định, hàng hóa được thu mua ngay tại vườn sau thu hoạch. Dù bán theo giá của thị trường thì vẫn được cam kết thu mua, không còn xảy ra tình trạng bị ép giá khi rộ mùa như trước đây nữa.

Thống kê của UBND thị trấn cho thấy, hiện đã có khoảng 10 hộ sản xuất rau đã có giấy chứng nhận đạt

Page 4: Ảnh: A.Nhiên Siết chặt quản lý phân bón, xăng dầubaolamdong.vn/upload/others/201710/26072_Bao_Lam_Dong_ngay_23_10_2017.… · Có như thế mới thắng được

4 THỨ HAI 23 - 10 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 20 của TW Đảng và Kế hoạch 65 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, toàn tỉnh đã đẩy nhanh việc nghiên cứu, ứng dụng kết quả KHCN phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều đề tài, dự án KHCN được triển khai tại địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, làm thay đổi nhận thức trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế; trình độ sản xuất, kiến thức khoa học kỹ thuật của người dân và doanh nghiệp đã được nâng lên rõ nét. Mối quan hệ gắn kết giữa nhà khoa học, người dân, doanh nghiệp không ngừng được thắt chặt, bước đầu đã hình thành thị trường công nghệ. Các kết quả nghiên cứu ngày càng đi vào thực tiễn, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đạt được những bước tiến mạnh mẽ, làm thay đổi đời sống nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

Trong 5 năm, toàn tỉnh đã thực hiện 56 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, 144 nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở, tập trung trên các lĩnh vực: nông - lâm nghiệp, xã hội nhân văn, môi trường.

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KHCN và đổi mới công nghệ cho 55 đơn vị, doanh nghiệp; hỗ trợ về tiêu chuẩn chất lượng cho 70 doanh nghiệp; hỗ trợ xây dựng, phát triển tài sản trí tuệ và thương hiệu cho các địa phương gắn với các sản phẩm là đặc sản nông nghiệp, làng nghề truyền thống; xây dựng 145 điểm thông tin KHCN.

Từ đó thành tựu KHCN đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trên mọi mặt đời sống: nông nghiệp, môi trường, điều tra cơ bản, xã hội nhân văn, công nghiệp, công nghệ thông tin. Cụ thể, những thành tựu nổi bật là: ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP; xây dựng quy trình trồng cà chua theo hướng nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng mô hình cà phê Arabica cho năng suất trên 3 tấn/ha; nghiên cứu phòng ngừa bệnh thối rễ vàng lá trên cây cà phê; lai tạo các giống bò thịt cao sản với bò vàng địa phương phù hợp với điều kiện chăn nuôi; nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo giống cá hồi vân; nghiên cứu các giải pháp phòng trị bệnh tổng hợp cho cá tằm, cá hồi nuôi tại Lâm Đồng; xây dựng quy trình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo, sản xuất nấm dược liệu quý (linh chi), nấm ăn cao cấp. Các mô hình trồng dâu nuôi tằm, trồng nấm ăn, nấm dược liệu, cà phê, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm được chuyển giao cho nông dân các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm thay đổi đời sống. Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng cây hoàng liên ô rô, bá bệnh và đẳng sâm dưới tán rừng thông 3 lá; nghiên cứu về bạch tùng và thông 5 lá bổ sung tập đoàn cây trồng rừng kinh tế tại Lâm Đồng.

5 năm khoa học công nghệ đồng hành cùng sự phát triểnNgày 1/11/2012, Ban Chấp hành TW Đảng ban hành Nghị quyết số 20/NQ-TW về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 5 năm qua, khoa học công nghệ (KHCN) đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh không ngừng phát triển. Nhiều thành tựu khoa học công nghệ ứng dụng vào thực tiễn làm thay đổi mọi mặt đời sống.

Ứng dụng công nghệ thủy canh cho phép trồng rau không cần đất(Ảnh chụp tại Cầu Đất Farm). Ảnh: Q.U

Ý tưởng sáng tạocủa phụ nữ Lâm Đồngvào top 3 cuộc thi NgàyPhụ nữ Sáng tạo năm 2017

Vượt qua 95 ý tưởng, đề án sáng tạo của các cá nhân, tập thể từ 59 tỉnh, thành phố và đơn vị trực thuộc trên cả nước, ý tưởng “Thiết kế túi màng lọc ứng dụng công nghệ thẩm thấu thuận (Forward Osmosis) cho xử lý nước vùng lũ và nhiễm mặn” của nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu - Giảng viên Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Đà Lạt là 1 trong 3 ý tưởng sáng tạo được nhận hỗ trợ để hiện thực hóa của Ngày Phụ nữ Sáng tạo năm 2017.

Ý tưởng về màng lọc thẩm thấu thuận hoạt động theo nguyên lý nước bẩn có nồng độ thấp sẽ qua màng và vào bên trong túi lọc, nơi có nồng độ cao. Thông qua cơ chế thẩm thấu này, với những lỗ màng nhỏ, các chất bẩn như ion kim loại nặng, vi khuẩn, chất hữu cơ... sẽ bị giữ lại ở bề mặt ngoài màng, do đó nguồn nước sạch thấm qua màng có thể uống được. Với việc thực hiện thành công ý tưởng này sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước khẩn cấp trong và sau thời gian xảy ra lũ lụt cho bà con vùng lũ các tỉnh miền Trung và đặc biệt là các vùng bị xâm nhập mặn như Ninh Thuận, Bình Thuận, đồng bằng sông Cửu Long.

AN NHIÊN

Năm học 2017 - 2018 tăng 1.794 học sinh

Theo số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng, tổng số học sinh từ mầm non đến phổ thông năm học 2017 - 2018 là 310.834 học sinh, tăng 1.794 học sinh so với năm học trước. Số học sinh tăng chủ yếu ở bậc tiểu học. Do vậy, năm học này, trên địa bàn tỉnh đã tăng thêm 2 trường tiểu học. Hiện toàn tỉnh có 700 trường từ mầm non đến phổ thông. Trong đó, mầm non 228 trường, tiểu học 256 trường, THCS 159 trường, THPT 58 trường. Công tác tuyển sinh đầu cấp thực hiện đủ chỉ tiêu theo kế hoạch được phê duyệt. Hiện nay, các trường mầm non đang tiếp tục huy động học sinh ra lớp nhằm đảm bảo kế hoạch.

T.HƯƠNG

Giải quyết việc làm cho hơn 23 ngàn lao động

Theo số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, 9 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh có 23.500 lao động được giải quyết việc làm, đạt 80% kế hoạch. Trong đó, xuất khẩu lao động 285 người, đạt 47,5% kế hoạch, giảm 3,4% so với cùng kỳ. Do vậy, nhiều địa phương đang tích cực tổ chức các hội chợ việc làm và tư vấn xuất khẩu lao động với sự tham gia của nhiều công ty, doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội cho người lao động được tiếp xúc trực tiếp để tìm kiếm cơ hội việc làm và xuất khẩu lao động. Ngoài các doanh nghiệp trực tiếp tham gia tại hội chợ việc làm, nhiều doanh nghiệp giao dịch gián tiếp thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lâm Đồng để tuyển dụng lao động. VIỆT HÙNG

Về công nghiệp, nghiên cứu công nghệ và thiết bị sấy Atiso phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đã chuyển giao mô hình máy sấy bông Atiso xắt lát, máy sấy thân rễ năng suất 200 kg/mẻ cho Công ty Dược Lâm Đồng đưa vào sử dụng. Nghiên cứu về công nghệ rút ngắn thời gian sấy gỗ và tiết kiệm năng lượng trong sấy gỗ, sản phẩm được ứng dụng thí điểm tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh. Đã tiến hành nghiên cứu chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại những nơi tập trung dân cư ở Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, xây dựng mô hình xử lý ô nhiễm cho các hộ dân; đánh giá các nguồn cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt tại hồ chứa lớn: Tuyền Lâm, Đankia - Suối Vàng, Chiến Thắng, đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước. Đồng thời nghiên cứu tai biến địa chất ở vùng có nguy cơ nứt đất, trượt lở, sụp lún, lũ quét, đưa ra các biện pháp ngăn ngừa khắc phục, xây dựng bản đồ địa chất, địa mạo; xây dựng bản đồ ngập lụt và hệ thống tháp cảnh báo lũ 3 huyện phía Nam; nghiên cứu trữ lượng và chất lượng các nguồn nước khoáng cacbonic trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu phát huy sản phẩm du lịch đặc thù, các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch thể thao nhằm thu hút du khách. Nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn và phát huy hoa văn trang trí của các dân tộc Mạ, K’Ho, Churu góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa; nghiên cứu về đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nghiên cứu vai trò của các chức sắc tôn giáo trong việc củng cố và tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc...

Không ngừng phát triển thị trường KHCN, Sở KH - CN đã hỗ trợ ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, xây dựng phát triển thương hiệu tăng sức cạnh tranh, chủ động hội nhập. Hướng dẫn 64 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN, trong đó có 42 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 1400, HACCP, GMO, GAP, ISO 17025... Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và thương hiệu, đã hỗ trợ cho các địa phương xây dựng các nhãn hiệu sở hữu cộng đồng như nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý

gắn với các sản phẩm là đặc sản nông nghiệp, làng nghề truyền thống, như: Cá nước lạnh Đà Lạt, Rượu Cát Quế Bảo Lâm, Diệp hạ châu Cát Tiên, Dâu tây Đà Lạt; đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hoa Đà Lạt”, “Trà B’Lao” ra nước ngoài.

KHCN đã thực sự đi vào khai thác được tiềm năng thế mạnh tại địa phương, qua đó năng suất và sản lượng cây trồng tăng bình quân hàng năm 8 - 10%, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm - thủy sản tăng trung bình 8,4%/năm; giá trị sản xuất trên diện tích thu hoạch đến nay đạt 150 triệu đồng/ha. KHCN thúc đẩy nền nông nghiệp Lâm Đồng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trình độ canh tác phát triển vượt bậc, chất lượng sản phẩm được nâng cao; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Hoạt động KHCN đã thiết thực phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng như: xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, phát triển sản xuất và các sản phẩm đặc thù, cung ứng và đa dạng nguồn giống tại chỗ, nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất...

Tuy nhiên, theo đánh giá của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Liêm, tỉnh chưa có nhiều đề tài khoa học lớn, chưa có các nghiên cứu toàn diện để giải quyết những vấn đề quan trọng và theo chuỗi giá trị sản phẩm, thiếu các nhiệm vụ KHCN có tính đột phá, tính liên vùng để có thể triển khai ở quy mô lớn. Nguồn vốn để duy trì và nhân rộng các mô hình từ kết quả nghiên cứu còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả và sức lan tỏa của các mô hình sau khi kết thúc đề tài, dự án. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm nông - lâm nghiệp sau thu hoạch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu. Đó cũng là những vấn đề KH-CN Lâm Đồng đang đặt ra trong thời gian tới.

QUỲNH UYỂN

Page 5: Ảnh: A.Nhiên Siết chặt quản lý phân bón, xăng dầubaolamdong.vn/upload/others/201710/26072_Bao_Lam_Dong_ngay_23_10_2017.… · Có như thế mới thắng được

5 THỨ HAI 23 - 10 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Gặp Thảo Nguyên trong buổi Liên hoan gặp mặt Thanh niên dân tộc, tôn giáo tiêu

biểu trong phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2017, khi em là đại diện duy nhất của Trường Đại học Yersin vinh dự được tuyên dương trong dịp này, ấn tượng đầu tiên về Nguyên là một cô gái nói chuyện nhỏ nhẹ và hiền lành. Ít ai nghĩ rằng, cô gái nhỏ ấy lại đã có thời gian gần 3 năm làm Bí thư chi đoàn Điều dưỡng K12 và là Ủy viên Ban Chấp hành đoàn Khoa Điều dưỡng, với danh sách dài những phong trào em từng tham gia và đạt thành tích tốt.

Ngay từ những năm học THPT, Thảo Nguyên đã có niềm đam mê với các phong trào Đoàn - Hội. Nhận thức được rằng, bên cạnh việc học tập (kỹ năng cứng) thì kỹ năng mềm cũng là yếu tố quan trọng đối với cuộc sống sau này, Nguyên đã luôn cố gắng tham gia tích cực các phong trào hoạt động của Đoàn - Hội sinh viên trong trường để tự rèn luyện bản thân, trau dồi các kỹ năng cần thiết.

Với tư cách là một Bí thư chi đoàn và là sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt, Thảo Nguyên đã tích cực tham gia vào nhiều hoạt động như: Tham gia cuộc thi SV cấp

Hoạt động Đoàn - Hội để hoàn thiện bản thânVới Ngô Trần Thảo Nguyên (sinh năm 1997) - cô sinh viên lớp Điều dưỡng K12, Trường Đại học Yersin, việc tham gia vào các câu lạc bộ, các hoạt động Đoàn - Hội là cơ hội để em được thể hiện cá tính và khả năng của bản thân, đồng thời cũng là nơi giúp em dần hoàn thiện các kỹ năng cần thiết.

trường 2015 đoạt giải nhất; tham gia chương trình hưởng ứng chiến dịch “Giờ Trái Đất” năm 2016 được tổ chức tại Trường Đại học Yersin Đà Lạt; đoạt giải bộ ảnh “Trong sáng” trong cuộc thi “Yersin tự tin cùng vest trường”; là thành viên của đội Gió tham gia Vietnam’s got talent; tham gia quảng bá cuộc thi Yersin Wisdom 2016 tại các trường THPT trên địa bàn TP Đà Lạt và công tác tư

vấn tuyển sinh năm học 2016-2017; đoạt giải nhất trong cuộc thi “Tìm hiểu an toàn giao thông” 2016 do Tỉnh Đoàn tổ chức,...

Năm học này, Thảo Nguyên bước sang năm thứ 3 làm Bí thư của một chi đoàn có hơn 90 đoàn viên, trong đó có 80 đoàn viên nữ. Hỏi Nguyên có khó khăn gì không khi một cô gái lại làm thủ lĩnh của nhiều cô gái khác như vậy, em vẫn

cười rất hiền lành, bảo rằng: “Với những kinh nghiệm đã có được khi làm Bí thư lớp trong 3 năm học cấp III, em tự tin rằng mình có thể làm tốt nên mới sẵn sàng tự ứng cử ngay từ khi mới bước vào năm nhất đại học. Nguyên tắc của em là tôn trọng mỗi cái tôi cá nhân để xây dựng sức mạnh tập thể”. Điều quan trọng nhất khi tham gia gia hoạt động Đoàn, theo Thảo Nguyên

là phải biết sắp xếp thời gian hợp lý để không bị ảnh hưởng đến việc học. Chính vì vậy, Nguyên luôn duy trì được thành tích là học sinh giỏi trong 3 năm học cấp III, giành được học bổng toàn phần trong 4 năm học tại Trường Đại học Yersin, và hiện tại vẫn duy trì được kết quả học tập tốt trong thời gian theo học tại đây.

Thảo Nguyên - trong mắt nhiều thầy cô và bạn bè - là một con người dám đánh đổi và dám mạo hiểm. Bởi 4 tháng nữa, cô gái nhỏ này sẽ chính thức sang Nhật để tham gia vào khóa thực tập kéo dài 6 tháng - chương trình lần đầu tiên dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp, và Thảo Nguyên là sinh viên đầu tiên, cũng là duy nhất của Trường Đại học Yersin tham gia lần này. Với Nguyên, có thể khi làm Bí thư, làm “thủ lĩnh” của một hoạt động, một phong trào, em mất nhiều thời gian và công sức hơn các thành viên khác. Tuy nhiên, tất cả những điều đó giúp em được nhận lại nhiều hơn là mất đi. Nguyên chia sẻ: “Từ việc hay áp đặt suy nghĩ của mình lên mọi người như trước đây, việc làm thủ lĩnh giúp em học được tính kiên trì, nhẫn nại, quan trọng nhất là tiết chế cái tôi quá lớn của bản thân để dung hòa với mọi người. Bên cạnh đó là rèn luyện cho mình sự cố gắng, bởi nếu gặp khó khăn mà thủ lĩnh cũng vội nản chí thì các bạn làm sao có động lực để vượt qua khó khăn”.

VIỆT QUỲNH

Với Thảo Nguyên (ngoài cùng,bên phải),việc mạo hiểm đánh đổimang lại cho em nhiều cơ hộitrải nghiệmquý giá.Ảnh: V.Q

Thay đổi nhận thứcTrong câu chuyện kể về những

học sinh khuyết tật theo học tại Trường Thiểu năng Hoa Phong Lan, cô Phó Hiệu trưởng Võ Thị Tuyết nhắc đi nhắc lại nhiều lần về cậu học trò Lê Minh Sang. Sang bị thiểu năng trí tuệ và vào trường từ năm 6 tuổi. Tuy nhiên, sau một thời gian, nhà trường nhận thấy Sang có thể theo học hòa nhập ở trường bình thường. Kết quả là Sang đã tốt nghiệp cấp 3 bổ túc và hiện đang có một công việc với mức thu nhập ổn định ở Công ty Thắng Lợi.

Theo thầy Phan Linh Khánh - Phó trưởng Phòng Giáo dục Trung học (Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng), việc thay đổi nhận thức của cộng đồng là yếu tố đầu tiên để trẻ khuyết tật có điều kiện được học hòa nhập. Trong đó, nhận thức của phụ huynh là quan trọng nhất bởi việc này sẽ giúp trẻ khuyết tật được hòa nhập sớm, được phát hiện sớm, từ đó can thiệp sớm để cải thiện tình trạng. Có những gia đình không chấp nhận việc con em mình bị khuyết tật nên khả năng chữa trị gặp nhiều khó khăn.

Cùng với đó, nhận thức của hiệu trưởng, giáo viên và học sinh trường bình thường cũng ảnh hưởng đến

Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tậtTừ năm học 2017 - 2018, công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật được ngành Giáo dục Lâm Đồng đưa vào kế hoạch nhiệm vụ năm học với mục tiêu: giúp cho người khuyết tật được hưởng quyền giáo dục bình đẳng và tạo điều kiện học văn hóa, học nghề, phục hồi chức năng và phát triển khả năng của bản thân để hòa nhập cộng đồng.

việc học hòa nhập của học sinh khuyết tật. Thầy Khánh chia sẻ, năm học vừa rồi có một trường hợp học sinh dân tộc thiểu số ở Lâm Hà học hòa nhập ở Trường THCS Phan Chu Trinh (Đà Lạt) luôn được bạn bè quan tâm, hỗ trợ nên em học khá tốt. Nhưng khi học hết cấp 2, lên cấp 3 em đã nghỉ học vì bị các bạn xa lánh, kỳ thị. Không những vậy, đầu năm học 2017 - 2018 này, một số hiệu trưởng đã từ chối không nhận học sinh khuyết tật. Sở GDĐT đã gửi văn bản yêu cầu các trường này tạo điều kiện học tập cho học sinh khuyết tật, vì theo quy định đối tượng này được quyền ưu tiên xét tuyển, kể cả việc chọn trường trái tuyến.

Tuy chưa có đợt tập huấn chính thức nào về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật do Sở GDĐT tổ chức, nhưng qua nghiên cứu ở một số địa phương làm tốt như thành phố Hồ

Chí Minh, Đồng Nai..., Sở đã xây dựng kế hoạch phù hợp với địa phương cho các trường; đồng thời, gửi tài liệu tập huấn của Hàn Quốc thông qua Trung tâm giáo dục đặc biệt được Hàn Quốc tài trợ cho các trường nghiên cứu và thường xuyên nhắc nhở vấn đề học sinh khuyết tật được quyền ưu tiên đối với các trường có đối tượng này. Theo thầy Khánh, giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ngoài việc tạo điều kiện cho các em hòa nhập cộng đồng thì còn giáo dục học sinh bình thường tình yêu thương, chia sẻ đối với người kém may mắn hơn, qua đó, giáo dục nghị lực vươn lên cho học sinh.

Chủ động triển khaiThầy Khánh cho biết: Từ năm

học 2013 - 2014, trên địa bàn tỉnh bắt đầu triển khai công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Từ đó,

nhiều trường học đã nhận học sinh khuyết tật học vào học.

Tuy nhiên, trước đó một số trường đã nhận học sinh khuyết tật học hòa nhập như Trường THCS Phan Chu Trinh (Đà Lạt) thực hiện từ năm học 2008 - 2009. Cô Nguyễn Thị Hồng Thắm - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Tuy chưa có văn bản chính thức của Sở GDĐT về việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, nhưng trường vẫn nhận một số học sinh khuyết tật vào học. Đây cũng là khó khăn của trường vì chưa nắm bắt được phương pháp giáo dục cho học sinh khuyết tật. Sau đó, cán bộ quản lý và một số giáo viên nhà trường được Sở GDĐT cử đi tập huấn do Bộ GDĐT tổ chức. Về trường, những người này triển khai lại cho giáo viên trong toàn trường sao cho phù hợp với thực tế của trường. Một niềm vui lớn là có em học sinh khuyết tật đã đoạt giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học”.

Cô Thắm cho hay, năm học 2017 - 2018 này, trường có 20 học sinh khuyết tật học hòa nhập. Nhà trường luôn quan tâm đến đối tượng này như xem xét miễn giảm một số môn học không phù hợp với các em. Việc đánh giá kết quả học tập cũng chỉ dựa vào sự tiến bộ, tiếp

thu của các em chứ không xét theo yêu cầu như học sinh bình thường. Đồng thời, khuyến khích học sinh khuyết tật có điều kiện mang máy ghi âm đến lớp thu lại bài giảng của giáo viên để về nhà phụ huynh có thể chỉ bày thêm cho con em. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chú trọng việc giáo dục lòng yêu thương, chia sẻ của học sinh bình thường đối với học sinh khuyết tật.

Năm học 2017 - 2018, toàn tỉnh có hơn 870 học sinh khuyết tật học hòa nhập ở các trường học từ mầm non, tiểu học, trung học và giáo dục thường xuyên. Đầu năm học, Sở GDĐT đã có văn bản hướng dẫn giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật. Công tác này được đưa vào kế hoạch nhiệm vụ năm học để triển khai thực hiện từ năm học này. Trong đó, công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ phải đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật (tối thiểu 60% người khuyết tật được giáo dục hòa nhập). Đồng thời, phân công hợp lý các giáo viên đứng lớp hỗ trợ, giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập, tổ chức dạy học kiểm tra đánh giá học sinh theo chương trình giáo dục hòa nhập bậc THCS của Bộ GDĐT hướng dẫn. Và quan trọng nhất là tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các lực lượng cộng đồng để chăm sóc, giáo dục cho học sinh khuyết tật.

TUẤN HƯƠNG

“Xã hội phát triển thì phải quan tâm đến đối tượng yếu thế. Việc phát hiện, can thiệp và chữa trị sớm đối với trẻ khuyết tật sẽ giúp các em có điều kiện hòa nhập cộng đồng, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội”.

(Theo thầy Phan Linh Khánh - Phó trưởng Phòng Giáo dục Trung học -Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng)

Page 6: Ảnh: A.Nhiên Siết chặt quản lý phân bón, xăng dầubaolamdong.vn/upload/others/201710/26072_Bao_Lam_Dong_ngay_23_10_2017.… · Có như thế mới thắng được

6 THỨ HAI 23 - 10 - 2017

Ông Kiều Xuân Việt - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Phó Giám

đốc Sở Công thương Lâm Đồng cho biết: Hiện, trên địa bàn tỉnh có hơn 200 cơ sở, đại lý kinh doanh phân bón. Trong đó vẫn còn tồn tại một số cửa hàng, đại lý làm ăn “chộp giựt” theo thời vụ. Chọn địa điểm hẻo lánh, tổ chức phối trộn trái phép, lén lút. Khi cơ quan chức năng phát hiện ra thì một lượng lớn phân bón giả, kém chất lượng đã tuồn ra thị trường, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Lực lượng Quản lý thị trường cũng gặp không ít khó khăn trong công tác kiểm soát và xử lý. Trên thực tế, khi người dân mua phải phân giả về sử dụng, cây trồng không phát triển, bị chết. Sau đó báo với cơ quan chức năng nhưng phân thì đã sử dụng hết, không còn lưu giữ lại mẫu bao bì và cũng không có hóa đơn chứng từ mua bán. Do đó, không có cơ sở pháp lý để cơ quan chức năng xử lý những trường hợp này.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa, chuyên gia nông Nghiệp Việt Nam, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới (TARCC), vừa tham gia các buổi tập huấn Phổ biến pháp luật về sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và xăng dầu tại các huyện Lâm Hà, Đức Trọng… chia sẻ: Việt Nam là nước có chủng loại phân bón nhiều bậc nhất trên thế giới, với vô vàn kiểu dáng bao bì, nhãn mác. Trong khi nhận thức của người nông dân còn hạn chế, tâm lý chọn giá rẻ, bao bì bắt mắt. Lợi dụng điều đó, các doanh nghiệp, cơ sở nhỏ lẻ làm giả bao bì nhãn mác các thương hiệu có uy tín, sử dụng nguồn nguyên liệu không nguồn gốc. Đặc biệt là những thông tin thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc xuất xứ in khống trên bao bì khi mang đi kiểm tra thì chỉ

Siết chặt quản lý phân bón, xăng dầuTập trung quản lý chặt 2 mặt hàng phân bón và xăng dầu nhằm hạn chế nạn phân bón giả, kém chất lượng và gian lận về xăng dầu diễn ra trong thời gian qua là vấn đề mà Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lâm Đồng coi là trọng tâm trong việc chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tiếp tục quản chặt hai mặt hàng thiết yếu này là nhiệm vụ trọng tâm trong quý cuối năm 2017.

đạt không quá 50% chỉ tiêu chất lượng đã công bố. Do đó, để người nông dân tìm được phân bón thật không chỉ là trách nhiệm của nhà quản lý, mà chính họ cũng cần trang bị kiến thức, tham gia tích cực các lớp tập huấn để tự mình phân biệt và mua đúng phân chất lượng.

Riêng về lĩnh vực xăng dầu, lực lượng Quản lý thị trường, kiểm tra liên ngành tỉnh cũng đã thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất các cây xăng, điểm bán xăng dầu trên toàn tỉnh. Theo số liệu từ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trong 9 tháng đầu năm, đã phối hợp với Thanh tra Sở Khoa học Công nghệ, Chi cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh tiến hành thanh - kiểm tra trên 50 đơn vị kinh doanh, cửa hàng bán xăng dầu, đơn vị kinh doanh khí hóa lỏng (LPG)… Qua đó, đã lấy 28 mẫu để thử nghiệm chất lượng, kết quả có 14 mẫu không đạt yêu cầu về chất lượng. Các cơ quan chức năng đã xử phạt

vi phạm hành chính đối với 21 trường hợp với tổng số tiền phạt gần 140 triệu đồng. Đồng thời, kiến nghị với UBND tỉnh xử phạt 10 trường hợp vi phạm về chất lượng xăng với tổng số tiền phạt trên 2,86 tỷ đồng. Trong tháng 10 vừa qua, đã có 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH Mai Hoa (kinh doanh xăng, dầu tại địa chỉ 705 QL20, thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng) và Doanh nghiệp tư nhân Lục Nam (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) đã bị xử phạt hành chính với số tiền phạt 1,3 tỷ đồng và 300 triệu đồng về hành vi mua, bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy định, tước giấy phép kinh doanh 1 tháng đối với doanh nghiệp.

Để giải quyết dứt điểm những hành vi vi phạm, từng bước đưa hoạt động kinh doanh xăng dầu, phân bón đảm bảo đúng pháp luật và an toàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, UBND tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo ngành chức năng

tiếp tục phổ biến cụ thể các tiêu chuẩn, điều kiện và quy định của pháp luật có liên quan để nhân dân chấp hành và không tự ý mở cửa hàng khi chưa được cấp phép.

Ông Huỳnh Ngọc Hải - Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng cũng nhấn mạnh: Từ đây đến cuối năm, Sở Công thương sẽ liên tục phối hợp tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cửa hàng về việc chấp hành quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu, phân bón của tỉnh; các quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu và phòng - chống cháy nổ. Bên cạnh đó, lực lượng Quản lý Thị trường tỉnh tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, phân bón của các doanh nghiệp đầu mối, các tổng đại lý, các cơ sở kinh doanh, đại lý, dịch vụ vận chuyển các mặt hàng này, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

DIỄM THƯƠNG

Một công ty kinh doanh phân bón giả bị lực lượng chức năng phát hiện, xử phạt. Ảnh: D.Thương

BẢO LỘC: Tiêm phòng vaccine đợt II cho vật nuôi

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, Trung tâm Nông nghiệp TP Bảo Lộc đã triển khai công tác tiêm phòng đợt II năm 2017. Theo đó, bắt đầu từ ngày 15/10 đến 13/11/2017, cán bộ thú y Trung tâm Nông nghiệp thành phố, nhân viên thú y cấp xã, phường, nhân viên và cộng tác viên khuyến nông sẽ tiến hành ra quân tiêm phòng vaccine cho đàn vật nuôi.

Các loại vaccine tiêm phòng bệnh đợt này gồm: Vaccine tuyến huyết trùng và lở mồm long móng cho trâu, bò, heo; vaccine cúm gia cầm cho đàn thủy cầm. Tất cả số lượng vaccine tiêm phòng do Chi cục Thú y tỉnh Lâm Đồng cấp miễn phí.

Trong đợt tiêm vaccine lần này, TP Bảo Lộc phấn đấu tỷ lệ tiêm phòng đạt 70% tổng đàn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm. Được biết, hiện toàn TP Bảo Lộc có khoảng 60.000 con gia súc và 190.000 con gia cầm.

QUANG NGỌC

Hơn 215 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp giao thông Đà Lạt

Thống kê 5 năm qua, thành phố Đà Lạt đã tiến hành duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống đường giao thông đô thị với tổng kinh phí hơn 215 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Đà Lạt còn đầu tư gần 100 tỷ đồng kinh phí “Nhà nước và nhân dân cùng làm” xây dựng nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, đường hẻm phố trên địa bàn. Trong đó gồm những hạng mục chính như: tưới nhựa nóng hơn 136.000 m2 mặt đường; dặm vá gần 35.750 m2 bê tông nhựa nguội; sửa chữa hơn 15.200 m2 vỉa hè; lắp đặt hơn 5.700 tấm đan, biển báo…

Ngoài ra, Đà Lạt đã đầu tư hơn 25 tỷ đồng sửa chữa biển báo, vạch sơn đường, xử lý các điểm đen giao thông… Đáng kể còn phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành nâng cấp, sửa chữa 46 km Quốc lộ 20 - đoạn từ chân đèo Prenn đến ngã ba D’Ran, tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng…

Những hạng mục trên đã góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông từ 22 vụ (22 người chết) năm 2012 xuống còn 13 vụ (13 người chết) 9 tháng đầu năm 2017.

MẠC KHẢI

Đức Trọng tổ chức 5 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Từ đầu năm đến nay, huyện Đức Trọng đã tổ chức 5 lớp đào tạo nghề cho 117 lao động nông thôn. Trong đó, có 4 lớp dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp tại các xã Tà Năng, Ninh Loan (25 người/lớp/xã) và xã Tà Hine, N’Thol Hạ (20 người/lớp/xã); 1 lớp chế biến món ăn tại xã Đà Loan có 27 học viên. Tổng kinh phí đào tạo nghề 5 lớp là 250 triệu đồng từ nguồn kinh phí của Sở Lao động - TBXH phân bổ cho huyện.

AN NHIÊN

Nhờ được người của khách sạn phát hiện sớm, đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, một nam thanh niên dùng dao tự vẫn đã được cứu…

Ngày 20/10, tin từ cơ quan chức năng của huyện Đức Trọng cho biết, vụ việc trên xảy ra tại một khách sạn nằm trên địa bàn thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng), nhưng nhờ được phát hiện, cứu chữa kịp thời, một nam thanh niên đã thoát chết khi dùng dao cắt cổ tay tự vẫn.

Theo thông tin ban đầu, sau hai ngày thuê phòng lưu trú tại Khách sạn H.D (thị trấn Liên Nghĩa), đến khoảng 7g30 sáng 20/10, Phạm Công Huynh (24 tuổi, ngụ xã Đạ Rsah, huyện Đam Rông, Lâm Đồng), đã tự

dùng dao cắt tay trái của mình tự tử. Rất may, người của khách sạn kịp thời phát hiện, đưa Huynh đến Trung tâm Y tế Đức Trọng cấp cứu kịp thời nên đã giữ được tính mạng. Theo hồ sơ bệnh án của Trung tâm Y tế Đức Trọng, bệnh nhân Huynh nhập viện cấp cứu vào lúc 8 giờ cùng ngày trong tình trạng tay trái có 2 vết thương dài hơn 3 cm ở cổ tay và mặt trong cánh tay nơi nếp gấp. Lúc nhập viện nạn nhân bị mất máu khá nhiều và có các biểu hiện choáng, người lơ mơ... Sau khi được cấp cứu, chữa trị sức khỏe Huynh đã dần ổn định.

Bước đầu khai nhận với cơ quan chức năng, Huynh cho biết đang sống cùng cha mẹ tại

Cứu sống một nam thanh niên dùng dao tự vẫn

xã Đạ Rsah, hằng ngày đi làm vườn cà phê; do buồn chuyện tình cảm và chuyện gia đình nên muốn tìm đến cái chết.

Hiện Công an huyện Đức Trọng đã thông báo vụ việc cho gia đình bệnh nhân.

THỤY TRANG

Phạm Công Huynh đang được điều trị tại Trung tâm Y tế Đức Trọng.

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Page 7: Ảnh: A.Nhiên Siết chặt quản lý phân bón, xăng dầubaolamdong.vn/upload/others/201710/26072_Bao_Lam_Dong_ngay_23_10_2017.… · Có như thế mới thắng được

Hơn 50 kiểm lâm địa bàn tỉnh Lâm Đồng vừa kết thúc đợt tập huấn kỹ thuật nghiệp vụ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng do Chi cục Kiểm lâm Vùng IV và Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng phối hợp tổ chức tại Đà Lạt. Chi cục phó Kiểm lâm Vùng IV - Tô Xuân Đam và Chi cục trưởng Kiểm lâm Lâm Đồng - Nguyễn Khang Thiên đã dự khai giảng và quán triệt các học viên tham gia nghiêm túc, thu hoạch kiến thức chất lượng cao nhất. Ông Thiên nhận xét: Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là nhiệm vụ chuyên môn hàng đầu quan trọng bậc nhất của kiểm lâm địa bàn. Thực hiện đúng quy trình, quy phạm, chính xác hệ

thống hóa nghiệp vụ không chỉ phục vụ trước mắt mà lâu dài. Nhiều nơi để mất rừng do không cập nhật kịp thời diễn biến tài nguyên rừng, khi kiểm tra phát hiện được thì nhiều cán bộ kiểm lâm, chủ rừng bị kỷ luật.

Tại những ngày tập huấn, các học viên được ban tổ chức cấp phát miễn phí tài liệu và hỗ trợ sinh hoạt phí. Rất nhiều chuyên đề thiết thực, bổ ích đã được tổ chức trình bày, thảo luận như: Cách thức sử dụng GPS cầm tay, từ đo và lưu đến dẫn đường...; Sử dụng hệ thống theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; Cập nhật diễn biến rừng vào phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp ... M.ĐẠO

Theo Chi cục phó Kiểm lâm tỉnh Phạm Văn Huy, đến nay, tổng hợp báo cáo từ các Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố, toàn tỉnh Lâm Đồng đã trồng được 94.016 cây phân tán, cây che bóng; so với kế hoạch 140.906 cây hiện đã đạt 66,7%. Đến nay, mới chỉ có 7/12 địa phương thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao về phân bố chi tiết dự toán kinh phí trồng cây phân tán, cây che bóng năm 2017 trên địa bàn; gồm các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm và Đạ Huoai. Còn 2 thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và 3 huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh và Lâm Hà chưa hoàn thành.

Đối với việc khôi phục rừng và

phát triển vành đai xanh dọc hai bên đường cao tốc Liên Khương - Prenn (theo Văn bản số 1910/UBND-LN ngày 3/4/2017 của UBND tỉnh) diện tích trồng xen cây lâm nghiệp trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp lấn chiếm là 97 ha và diện tích trồng rừng vành đai 6,2 ha; tuy nhiên còn chậm tiến độ, UBND tỉnh đang chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương khẩn trương triển khai thực hiện. Theo kế hoạch thiết kế đã phê duyệt, phương pháp trồng xen bằng cây muồng đen, mật độ 150 cây/ha; còn trồng rừng bằng Thông 3 lá, mật độ 3.330 cây/ha. Tổng số lượng cây phân tán phải trồng là 16.700 cây Thông 3 lá.

M.ĐẠO

Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho kiểm lâm địa bàn Mới đạt 66,7% kế hoạch trồng cây phân tán, cây che bóng

Tháng 8/1992, anh Trường Xuân Kỳ cùng gia đình từ tỉnh Hà Nam vào lập

nghiệp trên mảnh đất Lâm Đồng và chọn thị trấn Nam Ban làm nơi sản xuất và canh tác diện tích 8.000 m2 đất nông nghiệp. Ban đầu, gia đình anh trồng một số loại cây như cà phê, lúa nước, xen canh thêm dâu tằm và một số loại rau, hoa... Anh Kỳ chia sẻ: “Ngày đấy gia đình tôi chỉ mong có đủ thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình vì bản thân những cây đó giá trị không cao. Sau thời gian trồng những cây trên, năm 1998, tôi quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tôi chuyển 4.500 m2 trồng cà phê sang trồng rau, hoa và đặc biệt chú trọng là trồng ớt chuông ứng dụng công nghệ cao, tôi thấy rất phấn khởi và hiệu quả mang lại ngoài sức tưởng tượng”.

Để tìm hiểu về cây ớt chuông, anh Kỳ phải sang huyện Đơn Dương, Đức Trọng để tìm gặp những chủ vườn có kinh nghiệm và kỹ năng trồng, xuất khẩu ớt chuông. Nói về giai đoạn đầu khi quyết định đưa giống ớt chuông về trồng ở mảnh đất nhà mình anh Kỳ cho biết: “Khó khăn của tôi trong bước đầu với cây ớt chuông là kinh nghiệm, trồng và chăm sóc chưa nắm bắt hết được nên tôi thấy rất vất vả”.

Sự cố gắng của anh và các thành viên trong gia đình càng được củng cố khi được Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ, từ đó cũng được dự án triển khai công nghệ, tư vấn cách trồng và chăm bón các loại rau hoa trong đó có đề cập đến ớt chuông. Theo anh Kỳ, việc chăm sóc cây dâu tằm và cà phê khác xa so với trồng rau, hoa ứng dụng công nghệ cao, bởi rau hoa là cây ngắn ngày chăm sóc phải cẩn thận, tỉ mỉ hơn, hiệu quả mang lại cao hơn rất nhiều so với cây truyền thống của địa phương.

Người tiên phong đưa cây ớt chuông về đất Nam BanTừ vườn cà phê lâu năm già cỗi, giá trị kinh tế không cao, anh Trường Xuân Kỳ (SN 1974, ngụ tại Tổ dân phố Từ Liêm 4, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc đầu tư trồng ớt chuông mang lại thu nhập cao.

Bắt tay vào trồng ớt chuông, gia đình anh Trường Xuân Kỳ phải bỏ ra số tiền khá lớn để đầu tư làm nhà kính, thiết kế mạng lưới tưới tiêu nhỏ giọt theo công nghệ nước ngoài. “So với cây trồng lâu năm thì tỉ lệ rủi ro thấp, còn riêng cây ngắn ngày tiêu biểu là cây ớt chuông thì tỉ lệ rủi ro cao, vì nếu không chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sẽ xuất hiện bệnh, năng suất sẽ giảm”, anh Kỳ cho hay.

Với mỗi 1.000 m2 nhà kính anh Kỳ đầu tư khoảng 200 triệu đồng, để đầu tư cho diện tích 4.500 m2 đất, gia đình anh Kỳ phải bỏ ra hơn 800 triệu đồng. Những đầu tư mạnh tay của anh nhưng đã không mang lại kết quả như mong muốn.

Năm 2012, vườn ớt chuông của anh Kỳ cho thu nhập lứa đầu tiên, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc lại gặp sâu bệnh nên thu nhập không được cao. Để có được quả ớt chuông là chuyện khó nhưng để vận chuyển ớt ra cho thương lái ở TP Đà Lạt là điều hết sức khó khăn vì ngày đó xe cộ ít. “Chính vì gian nan nên đôi khi tôi nghĩ bỏ cuộc

giữa chừng, được sự động viên an ủi phía gia đình nên tôi tiếp tục cố gắng trau dồi kinh nghiệm và tự bản thân tìm tòi, học hỏi và cuối cùng thành công đã mỉm cười với tôi”, anh Kỳ vui mừng chia sẻ.

Nối tiếp thành công, anh Kỳ còn tạo ra cây giống ớt chuông để trồng trên giá thể khu vườn của gia đình mình. Tiếng lành đồn xa, nhiều người địa phương và các xã lân cận đến học hỏi kinh nghiệm từ anh và họ cũng đặt mua giống ớt chuông của gia đình. Ngoài ra, vườn ớt chuông còn tạo công ăn việc làm cho một số người trong vùng.

Hiện tại, trong vườn nhà anh Nguyễn Xuân Kỳ có 3 loại ớt chuông là: ớt xanh, ớt Mỹ và ớt Hà Lan. Cầm quả ớt chuông trên tay anh Kỳ nói, yếu tố để quyết định thắng lợi đó là đầu ra và giá cả thị trường, nhưng vấn đề đó đã được giải quyết, nhiều nơi đặt hàng mà anh Kỳ không kịp thu hoạch để bán. Hộ anh Kỳ trồng ớt chuông mỗi năm 1 vụ, sau 3 tháng phát triển từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng được 7 tháng.

Hiện tại, thương lái thu mua ớt

tại gia đình anh Kỳ là trên dưới 20.000 đồng/kg, có những thời điểm giá ớt chuông lên tới 30.000 đồng, đợt cao điểm là 40.000 đồng, theo dự đoán của anh Kỳ thì vụ này gia đình anh phải thu từ 70-80 tấn ớt chuông và bán giá trung bình khoảng 15.000 đồng/kg thì gia đình anh thu về hơn một tỉ đồng.

Ông Nguyễn Phúc Thái, Chủ tịch UBND thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà cho biết: “Anh Trường Xuân Kỳ là người đi đầu của thị trấn đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng theo hướng công nghệ cao và đã mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, là nơi để bà con muốn trồng loại cây này tới tham quan, học hỏi cũng như chia sẻ giống, kinh nghiệm. Địa phương cũng đang có những định hướng nhân rộng và phát triển nhằm đảm bảo chất lượng. Nhờ trồng ớt chuông công nghệ cao, không những giúp gia đình anh Kỳ có thu nhập ổn định mà còn giúp cho người dân địa phương của thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà vươn lên, làm giàu.

VĂN BÁU

Vườn ớt chuông của gia đình anh Trường Xuân Kỳ.Ảnh: Văn Báu

BẢO LỘC: Sẽ có bãi đậu xe quy mô gần 2.300 m2

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định số 2208/QĐ - UBND ngày

13/10/2017 về việc chấp thuận để Công ty TNHH Vạn Khang Thịnh (trụ sở đóng tại phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc) thực hiện

dự án đầu tư xây dựng bãi đậu xe Hồ Tùng Mậu (TP Bảo Lộc).

Theo đó, bãi đậu xe sẽ được xây dựng tại đường Hồ Tùng Mậu (Phường 1, TP

Bảo Lộc) có tổng diện tích 2.272 m2, với các hạng mục được xây dựng như nhà điều

hành, nhà bảo dưỡng, bãi đậu xe và khu bốc dỡ hàng hóa. Dự án có tổng vốn đầu tư 8 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ được triển khai xây

dựng vào quý II, năm 2018 và hoàn thành đưa vào sử dụng quý I, năm 2019. Bãi đậu xe có sức chứa khoảng 200 ô tô các loại và 400 xe máy/ngày đêm. Trong quá trình xây

dựng dự án, Công ty Vạn Khang Thịnh (chủ đầu tư) sẽ được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ

đầu tư về thuế, tiền thuê đất... theo quy định của Nhà nước.

Sau khi bãi đậu xe được hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ khắc phục được tình trạng

khách du lịch và người dân địa phương đậu xe không đúng nơi quy định dưới lòng,

lề đường gây mất an toàn giao thông như hiện nay. KHÁNH PHÚC

Diễn tập phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư

Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn số 2 tỉnh Lâm Đồng

(trụ sở đóng tại TP Bảo Lộc) đã phối hợp với UBND phường Lộc Phát (TP Bảo Lộc)

đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại khu dân cư.

Tình huống giả định được đưa ra là do sự cố chập điện đám cháy bùng phát rồi lan ra diện rộng. Phát hiện có cháy, người dân địa phương đã tự chữa cháy; đồng thời, thông

báo khẩn cấp đến cơ quan chữa cháy. Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn số 2 nhanh chóng tiếp cận hiện trường, rồi cùng với

lực lượng chữa cháy tại chỗ, tổ chức chữa cháy, cứu người và sơ tán tài sản đến nơi

an toàn. Khoảng 20 phút sau, đám cháy đã hoàn toàn bị khống chế.

Được biết, từ đầu năm 2017 đến nay, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn số 2 tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hơn 40 đợt diễn tập phương án chữa

cháy, cứu nạn, cứu hộ tại các huyện Di Linh, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc. T.CHU

Trên 2.500 tổ tiết kiệm vay vốn được thành lập

Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh (2002 - 2017), đến nay, các tổ chức Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,

Hội Cựu chiến binh… cùng với chính quyền địa phương đã thành lập trên 2.500

tổ tiết kiệm vay vốn theo địa bàn các thôn, buôn, tổ dân phố để chuyển tải vốn tín

dụng đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Hoạt động của các tổ tiết kiệm vay và vay vốn theo nguyên tắc tự nguyện, tương

trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích trả nợ, trả lãi đúng thời hạn có sự chỉ đạo trực tiếp của tổ chức hội, có quy chế

hoạt động được qui định rõ ràng.Thông qua các tổ tiết kiệm này, các chính sách tín dụng ưu đãi, quy chế cho vay…

đã đến với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách và được sử dụng đúng mục đích, góp phần lớn vào việc xóa đói giảm nghèo.

NGUYỄN NGHĨA

7 THỨ HAI 23 - 10 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Page 8: Ảnh: A.Nhiên Siết chặt quản lý phân bón, xăng dầubaolamdong.vn/upload/others/201710/26072_Bao_Lam_Dong_ngay_23_10_2017.… · Có như thế mới thắng được

8 THỨ HAI 23 - 10 - 2017

QUỐC TẾ

THÔNG BÁO CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNGNgân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)- Chi nhánh Lâm Đồng tuyển dụng các vị trí:Kiểm soát viên, Chuyên viên khách hàng, Chuyên viên

hành chính - nhân sự, Chuyên viên hỗ trợ phát triển kinh doanh, Chuyên viên tổ quản lý PGD Bưu điện, Chuyên viên Giám sát hoạt động, Kiểm ngân, Lái xe, Bảo vệ.

- Phòng giao dịch Bưu Điện Đà Lạt, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai tuyển dụng các vị trí: Giám đốc PGD Bưu điện, Kiểm soát viên, Chuyên viên khách hàng, Chuyên viên Giám sát hoạt động, Giao dịch viên, Lái xe, Bảo vệ.

Ưu tiên ứng viên tại địa phươngTrân trọng kính mời các ứng viên có nhu cầu nộp hồ sơ

dự tuyển tại trang web Ngân hàng hoặc trụ sở Chi nhánh: Số 33 Bùi Thị Xuân, Phường 2, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 16/10/2017 đến hết ngày 15/11/2017.

Thông tin chi tiết các vị trí, lịch tuyển dụng vui lòng truy cập website: http://jobs.lienvietpostbank.com.vn

Điện thoại liên hệ: 0633 555 668 (máy lẻ 114).

Hộ ông Nguyễn Quang Lập được UBND huyện Bảo Lâm cấp GCN số hiệu: T 243028, số vào sổ cấp giấy: 04477, ngày 7/12/2000.

Năm 2002, hộ ông Nguyễn Quang Lập sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Trần Đức Đào và bà Nguyễn Thị Xuân; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: T 243028 cho ông Trần Đức Đào và bà Nguyễn Thị Xuân để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ ông Nguyễn Quang Lập ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn

phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện

truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Trần Đức Đào và bà Nguyễn Thị Xuân tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Hộ ông Nguyễn Quang Lập được UBND huyện Bảo Lâm cấp GCN số hiệu: T 243028, số vào sổ cấp giấy: 04477, ngày 7/12/2000.

Năm 2002, hộ ông Nguyễn Quang Lập sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Võ Hồng Thức và bà Lê Thị Hương; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: T 243028 cho ông Võ Hồng Thức và bà Lê Thị Hương để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ ông Nguyễn Quang Lập ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn

phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện

truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Võ Hồng Thức và bà Lê Thị Hương tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Mỹ thắt chặt quản lý các chương trình quảng bá chính trị trực tuyếnNgày 19/10, các nghị sĩ Mỹ đã đệ trình dự

luật kiểm soát hoạt động quảng bá trực tuyến với mục đích vận động chính trị, trong đó yêu cầu công khai nguồn gốc của các quảng cáo chính trị trên mạng Internet.

Cụ thể, đạo luật “Quảng bá trung thực” yêu cầu các trang mạng có tối thiểu 50 triệu người dùng phải duy trì và công bố thông tin về những chương trình quảng cáo có giá thành từ 500 USD trở lên dành cho các ứng cử viên của các cuộc bầu cử.

Ngoài ra, những trang mạng này cũng phải tuân thủ các quy định liên quan tương tự như đã được áp dụng với các kênh truyền hình và

các đài phát thanh. Các Thượng nghị sĩ Mỹ khẳng định đây là

vấn đề an ninh quốc gia, có thể ảnh hưởng tới tương lai chính trị của đất nước.

Cho rằng luật pháp Mỹ tuy đã có những quy định về tính minh bạch trong các chiến dịch bầu cử nhưng chưa chặt chẽ trong bối cảnh công nghệ đang tiến bộ nhanh chóng, các nghị sĩ nhấn mạnh đây là thời điểm quan trọng để tăng cường quản lý nhằm ngăn chặn nguy cơ nước ngoài can thiệp vào chính trị Mỹ. Biện pháp tương tự đã nhận được sự ủng hộ của các nghị sĩ tại Hạ viện.

Dự luật được công bố trong bối cảnh dư

luận Mỹ liên tục đưa các cáo buộc về việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ, lợi dụng các trang mạng để đưa thông tin sai lệch tới cử tri. Phía Nga vẫn một mực phủ nhận những cáo buộc này.

Dự luật đã vấp phải sự phản đối từ một số công ty công nghệ lớn nhưng quá trình đàm phán vẫn đang diễn ra. Một số “ông lớn” như Facebook và Internet Asociation dù đang đánh giá nội dung dự luật nhưng vẫn thể hiện sự ủng hộ đối với những nỗ lực từ phía các nghị sĩ nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động quảng bá, vận động chính trị trực tuyến. TTXVN

KHOA HỌC

Lý giải nguyên nhân một số người bị các vết thương rất lâu lành

Các nhà khoa học Anh mới đây đã phát hiện ra nguyên nhân một số người bị các vết thương rất lâu lành.

Trong nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Manchester, các nhà khoa học đã phát hiện một loại vi khuẩn, sống ký sinh trên da gây ra tình trạng vết thương lâu lành. Theo đó, trên cơ thể có một cơ quan cảm thụ chuyên nhận diện loại vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa này. Tuy nhiên, nếu cơ quan này bị tổn thương, cơ thể sẽ mất chức năng này, dẫn đến mất cân bằng và vết thương khó lành.

Theo Tiến sỹ Sheena Cruickshank, tác giả công trình nghiên cứu do Hội đồng Nghiên cứu Y học tài trợ, tình trạng mất cân bằng này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục hồi của vết thương, xảy ra đối với khoảng 10% bệnh nhân.

Tiến sĩ Cruickshank cho rằng cần tăng cường nghiên cứu về hệ vi khuẩn sống ký sinh trên da và việc nghiên cứu những loại vi khuẩn ảnh hưởng đến tốc độ lành vết thương này sẽ giúp ích cho việc xem xét trước khi chữa trị vết thương.

Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trước đây được biết có liên quan đến sự nhiễm trùng của vết thương mà nhiễm trùng là một trong những vấn đề chính khiến da không thể lành, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng và gây tử vong.

TTXVN

Thụy Sĩ có thể là quốc gia đầu tiên ký FTA với Anh sau BrexitThụy Sĩ đang chuẩn bị cho tương lai mối

quan hệ của nước này với Vương quốc Anh, một trong những đối tác thương mại chính của Thụy Sĩ.

Trong hai ngày 18-19/10, một đoàn đại biểu nghị sĩ Thụy Sĩ đã có chuyến công du tới London. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của các nghị sĩ Thụy Sĩ tới Anh kể từ cuộc trưng cầu dân ý về Brexit vào tháng 6/2016.

Đoàn đại biểu nghị sỹ Thụy Sĩ đã gặp gỡ, làm việc với các nghị sĩ, đại diện các đảng phái, các tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp Thụy Sĩ đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tại Anh.

Một trong những người dẫn đầu đoàn nghị sĩ Thụy Sĩ trong chuyến công du tại Anh lần này, bà Karin Keller-Sutter cho biết: "Chúng tôi cố gắng để hiểu chiến lược của người Anh, để xem họ hành động như thế nào trong mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) và mặt khác, phải đảm bảo mối quan hệ giữa Thụy Sĩ và Vương quốc Anh sau Brexit".

Một thành viên khác của đoàn đại biểu, nghị sĩ Didier Berberat nhấn mạnh mục đích chuyến công du không phải là đàm phán hay thương lượng mà để đồng hành với các cuộc thảo luận đang diễn ra giữa London và Berne, giữa hai chính phủ của hai nước.

Đoàn đại biểu nghị sĩ Thụy Sĩ trao đổi về những đường hướng có thể có của những thảo luận giữa London và Berne.

Về phía các nghị sĩ Anh, ông Jonathan Djanogly, nghị sĩ Đảng Bảo thủ nói: "Chúng tôi hy vọng rằng Thụy Sĩ có thể là quốc gia đầu tiên ký kết một hiệp định thương mại tự do với Vương quốc Anh sau Brexit”.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, đoàn đại biểu nghị sĩ Thụy Sĩ cũng đã gặp gỡ Quốc vụ khanh Bộ Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh, ông Greg Hands, để tìm hiểu về lịch trình và phương thức đàm phán liên quan đến việc Anh rời khỏi EU.

TTXVN