17
Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 20 Tân Ban Liên Đoàn với anh LĐT Minh Trường (phía ngoài bên phải) Ngày sinh hoạt đầu năm với chương trình bàn giao BLĐ cũ và mới Nguyên Huệ Hôm nay Chủ Nhật 29.01.2019 là ngày sinh hoạt đầu năm của GĐPT Thiện Trí, cũng là ngày bàn giao chính thức của BLĐ cũ và mới. Nhìn lại hơn 25 năm qua, một tổ chức như GĐPT Thiện Trí cho đến nay vẫn tồn tại, cũng nhờ tình gắn bó thương yêu nhau, đoàn kết, và cùng chia sẻ những kỷ niệm vui buồn. Trên hết, Ban Điều hành, gồm những Huynh Trưởng biết phụng sự cho tổ chức, đã hết lòng cùng nhau xây dựng, đóng góp ý kiến, thay đổi phương pháp sinh hoạt cho phù hợp với mọi thành viên trong gia đình. Ban Liên Đoàn, điều hành tổ chức GĐPT Thiện Trí, bầu cử 3 năm một lần. Năm nay, nhiệm kỳ của anh cựu LĐT đã mãn hạn và anh tân LĐT sau khi đã được bầu vào dịp cuối năm, lên đảm trách công việc mà tổ chức đã giao phó. Anh cựu LĐT Quảng Thuận đã giữ chức Liên Đoàn Trưởng từ 3 năm qua (2016-2018). Anh đã hướng dẫn, chỉ đạo để tổ chức GĐPT Thiện Trí vẫn bền vững như ngày hôm nay. Trong buổi lễ bàn giao, với sự bùi ngùi, anh đã gợi lại những công việc trong chủ đề "Ba năm nhìn lại", như một đóng góp nhỏ nhoi của người Huynh Trưởng đối với một tổ chức mình đã gắn bó. Cũng trong niềm xúc cảm đó, anh Thị Trực, thay mặt các anh chị em GĐPT Thiện Trí đã có một món quà nhỏ trao tặng cho anh cựu LĐT. Sau cùng là phần giới thiệu Tân Liên Đoàn, gồm đầy đủ các chức vụ như trong tổ chức GĐPT đã ban hành, gồm anh Liên Đoàn Trưởng, hai Liên Đoàn Phó, Thư Ký, Thủ Quỹ và các Đoàn trưởng. Với mong ước duy trì đoàn thể, phụng sự tổ chức, tân Liên Đoàn sẽ thực hiện những kế hoạch để tạo sự đoàn kết, vạch rõ chương trình tu học và sinh hoạt, để các ngành, các đội, cũng như từng cá nhân đều có sự đóng góp tích cực của mình cho tổ chức.

Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 20

Tân Ban Liên Đoàn với anh LĐT Minh Trường (phía ngoài bên phải)

Ngày sinh hoạt đầu năm với chương trình bàn giao BLĐ cũ và mới

Nguyên Huệ

Hôm nay Chủ Nhật 29.01.2019 là ngày sinh hoạt đầu năm của GĐPT Thiện Trí, cũng là ngày bàn giao chính thức của BLĐ cũ và mới. Nhìn lại hơn 25 năm qua, một tổ chức như GĐPT Thiện Trí cho đến nay vẫn tồn tại, cũng nhờ tình gắn bó thương yêu nhau, đoàn kết, và cùng chia sẻ những kỷ niệm vui buồn. Trên hết, Ban Điều hành, gồm những Huynh Trưởng biết phụng sự cho tổ chức, đã hết lòng cùng nhau xây dựng, đóng góp ý kiến, thay đổi phương pháp sinh hoạt cho phù hợp với mọi thành viên trong gia đình. Ban Liên Đoàn, điều hành tổ chức GĐPT Thiện Trí, bầu cử 3 năm một lần. Năm nay, nhiệm kỳ của anh cựu LĐT đã mãn hạn và anh tân LĐT sau khi đã được bầu vào dịp cuối năm, lên đảm trách công việc mà tổ chức đã giao phó. Anh cựu LĐT Quảng Thuận đã giữ chức Liên Đoàn Trưởng từ 3 năm qua (2016-2018). Anh đã hướng dẫn, chỉ đạo để tổ chức GĐPT Thiện Trí vẫn bền vững như ngày hôm nay. Trong buổi lễ bàn giao, với sự bùi ngùi, anh đã gợi lại những công việc trong chủ đề "Ba năm nhìn lại", như một đóng góp nhỏ nhoi của người Huynh Trưởng đối với một tổ chức mình đã gắn bó. Cũng trong niềm xúc cảm đó, anh Thị Trực, thay mặt các anh chị em GĐPT Thiện Trí đã có một món quà nhỏ trao tặng cho anh cựu LĐT. Sau cùng là phần giới thiệu Tân Liên Đoàn, gồm đầy đủ các chức vụ như trong tổ chức GĐPT đã ban hành, gồm anh Liên Đoàn Trưởng, hai Liên Đoàn Phó, Thư Ký, Thủ Quỹ và các Đoàn trưởng. Với mong ước duy trì đoàn thể, phụng sự tổ chức, tân Liên Đoàn sẽ thực hiện những kế hoạch để tạo sự đoàn kết, vạch rõ chương trình tu học và sinh hoạt, để các ngành, các đội, cũng như từng cá nhân đều có sự đóng góp tích cực của mình cho tổ chức.

Page 2: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

21 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Các em Thiếu nữ ngồi chung trò chuyện

Anh tân LĐT trò chuyện cùng

Huynh Trưởng Diệu Tâm

Sau khi dùng trưa thì bắt đầu cuộc họp và nêu

ra sự nhận xét chung, ưu và khuyết điểm của

năm qua và tìm giải đáp tốt hơn

Ngày tu dưỡng 13.01.2019 tại tư gia Huynh Trưởng Diệu Tâm ở Dulliken

Năm nay ngày tu dưỡng được mời đến nhà Huynh trưởng Diệu Tâm, một người em đã đi sinh hoạt từ lúc Oanh Vũ nay đã có nhà riêng và mời quý ACE Thiện Trí ghé thăm. Buổi sáng, ace có mặt tương đối đúng giờ. Sau vài lời chào hỏi, ace lên lầu tụng 1 thời kinh cầu an ngắn cho gia đình em Diệu Tâm và GĐPT Thiện Trí. Sau giờ tụng kinh, ngành thiếu tự trị riêng, còn các ac Htr. thì trò chuyện và giải quyết 1 vài vấn đề. Ngày tu dưỡng năm nay anh Tân Liên Đoàn Trưởng Thiện Trí muốn thay đổi cách sinh hoạt trong tương lai một cách phù hợp nhất. Anh Minh Trường đưa ra với chỉ mục đích, mọi người đều thích đi sinh hoạt. Anh đã nêu ra những điểm thay đổi trong tương lai để đi đến mục đích với những điểm như sau: * Chương trình sinh hoạt phải làm lại một cách thích hợp với mong muốn của các em được nêu ra. * Mỗi ace trong GĐPT đều có việc làm, từ BCV đến các em OV. *Đặt phần quan trọng các em lên đầu tiên nên vạch ra chương trình tu học cho ngành Thiếu và Oanh Vũ rõ ràng.

* Những ACE nào vắng mặt trong ngày sinh hoạt các AC Đoàn Trưởng gọi điện thoại hỏi thăm. * Trách nhiệm người đã được phân công có nhiệm vụ phải được hoàn thành dù người khác làm thay thế làm sao cho trách nhiệm đã nhận phải làm tròn.

Page 3: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

22 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Rất vui có các anh Nguyên Hòa, anh Nhuận Điệp, anh Thị Trực

và anh Minh Trường đến xem để ủng hộ tinh thần các em

Các em trên sân trượt băng

Chơi xong mệt... đói… vô tiệm ăn... PIZZA!!!

Ba em

Oanh Vũ

thật dễ

thương

của

Thiện Trí

Cuối cùng trở về phố ăn kem… rồi ra về

Ngày du ngoạn của ngành Thiếu và Oanh Vũ - GĐPT Thiện Trí

Quảng Tú Em xin kể lại 1 ngày du ngoạn của ngành Thiếu và Oanh Vũ của GĐPT Thiện Trí để chia sẻ cùng với các ace Lam viên ở Âu Châu mình. GĐPT Thiện Trí một năm có 2 ngày du ngoạn cho các em Thiếu và Oanh Vũ, hy vọng rằng nó sẽ là ngày truyền thống của GĐPT Thiện Trí. Năm nay các em được đi chơi trượt băng là do các em tự chọn, các em rất hào hứng chọn ngày và lên chương trình đi chơi. Làm cho đoàn trưởng như em thật là bất ngờ luôn. Sáng 17 tháng 2, các em đã được cha mẹ chở đến điểm hẹn. Các anh chị đoàn trưởng đã chuẩn bị bánh ngọt và nước uống cho các em vừa chơi vừa ăn sáng. Các em chơi chung với nhau thật vui. Quý vị xem hình sẽ thấy . Sau khi chơi trượt băng xong, các em đi bộ đến tiệm pizza để ăn trưa. Ăn trưa xong, các em đi dạo 1 vòng xem phong cảnh và trò chuyện. Hôm đó trời nắng ấm rất đẹp, các em đi dạo thật lâu và xém quên quay trở lại phố để được anh Thị Trực đãi ăn kem. Ăn kem xong thì cũng hơn 16 giờ, cũng đã đến lúc ba mẹ các em đến đón về. Các em rất thích đi du ngoạn như ngày hôm nay, và các em cũng muốn được đi thêm lần nữa. Em cùng với các đoàn trưởng đã hứa trong tháng 6 tới sẽ dẫn các em đi núi 1 ngày. Mời quý vị xem hình các em đi du ngoạn sau đây:

Page 4: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

23 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Lễ Phật, viếng Chùa Trí Thủ, đảnh lễ Thầy ngày đầu

năm Tết Kỷ Hợi

Gia đình anh LĐT trong ngày đầu năm tại Chùa Viên

Minh- Thụy Sĩ

Nhận lộc ngày Tết tại Chùa Viên Đức (Germany)

Các Huynh Trưởng GĐPT Thiện Trí họp mặt tại

chùa Viên Minh ngày mồng 1 Tết Kỷ Hợi

Mồng Một Tết đến Chùa Nguyên Trí- Thu Huy

„Một hôm, một hôm mồng một đến chùa...“ Lời bản nhạc „Em đến Chùa“ của tác giả Dương Thiện Hiền được các em Oanh Vũ hát, từ thời xưa, thời xửa, thời xưa, đến nay thỉnh thoảng vẫn được nhắc lại trong ký ức của một „Oanh vũ đã già“. Mồng một Tết năm nay (Kỷ Hợi) nhằm ngày thứ ba 05.02.2019. Oh là la! Ngày thứ ba là ngày phải đi làm, phải đi học! Có ai rảnh không, chúng ta hẹn nhau đến Chùa nha! Lời kêu gọi vừa ra, đã có hơn mười Huynh Trưởng của GĐPT Thiện Trí dơ tay hoan hỷ. Các anh chị đã lấy hè, đã xin nghỉ từ năm ngoái, một số các em tuy còn đi học cũng cố gắng xin Thầy cô giáo cho nghỉ để tháp tùng. Điều này nói lên lòng yêu quê hương, lòng tôn trọng phong tục tập quán dân tộc, và sự kính ngưỡng Phật, Pháp, Tăng của các Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT Thiện Trí. Vâng! Anh Chị Em đều đồng lòng đến chùa lễ Phật, lễ Thầy và nghe Pháp trong ngày đầu năm, nhưng với hoàn cảnh, với địa thế của Thụy sĩ không đơn giản. Các anh chị em rất gần nhau trong tâm hồn, nhưng người này muốn gặp người kia phải từ một giờ đến ba giờ lái xe, muốn gặp nhau lúc tám giờ sáng phải thức dậy trước năm giờ sáng để chuẩn bị đi. Chùa thì gồm có ba ngôi chùa. Chùa Linh Phong ở vùng nói tiếng Pháp, chùa Trí Thủ ở thủ đô Bern, chùa Viên Minh trong Kanton Luzern. Từ chùa này đến chùa kia cũng phải một vài giờ lái xe. Vậy phải làm sao?! Sau nhiều tin ngắn bàn luận, anh chị em đồng ý, ai gần nơi nào đến nơi ấy, một người đại diện cho cả gia đình (GĐPT Thiện Trí) có một số anh chị cũng qua Chùa Viên Đức tại Đức quốc ranh giới Thụy Sĩ. „Đến Chùa, đến Chùa dâng cả hồn em, lên trên, trên Đức Phật, lòng em kính thành“. Ngày xưa, theo Mẹ mồng một đến chùa đã có nhiều xúc động như thế. Hôm nay, cùng chung với anh chị em trong gia đình tâm linh mồng một Tết đến Chùa, niềm xúc động thiêng liêng không thể diễn tả được. Với tràn đầy cảm xúc, người viết bài không dám trải lòng mình vào trang giấy, vì không muốn đem tình cảm riêng của mình đại

diện cho tình cảm của các anh chị em Thiện Trí thân thương. Sau đây vài tấm hình ít ỏi vì bận lạy Phật, kính Thầy, chúc Tết các vị Phật tử đến Chùa v.v… nên QUÊN chụp hình.

Page 5: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

24 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Ai thả mai vàng theo cánh gió

Cho hồn quay ngược với thời gian

Tim vui rộn rã khi Xuân đến

Lộc nở chồi non khắp xóm làng

Ai đón em về vui với Xuân

Ly hương mấy chục trăng tròn khuyết

Mong ngày đoàn tụ với người thân

Ngóng mãi mà sao chẳng được gần?

Trên đồng ruộng có còn bầy trẻ

Khoe giày áo mới lúc Xuân về?!

Như ngày nào thuở em còn bé

Chạy nhảy vui mừng đón Tết quê

Làm sao Xuân đến giữa trời Đông

Hoa tuyết bay bay lạnh cả lòng

Quê Mẹ nhà nhà chừ thống nhất

Cớ sao có kẻ lệ thành sông!

Sang năm mới ước niềm vui tới

Ngày lận đận rồi sẽ phải qua

Tất cả dân Nam đều ngóng đợi

Mùa Xuân đoàn tụ sẽ không xa...

Diệu Đạo/Phổ Hiền_Xuân Kỷ Hợi

SP

Page 6: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

25 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Đêm nằm chợt thấy gió Xuân Nhẹ lay rèm cửa đến gần báo Xuân

*** Thì thầm tiến gió vẳng bên tai Em hỡi nhanh lên nâng gót hài Cất cánh bay về miền nắng ấm Phương Nam chào đón tiết Xuân lai Đào, Mai e ấp nụ bên thềm Vàng, đỏ rực màu khi nửa đêm Chào đón giao thừa mừng Tết đến Hương hoa thơm ngát thấm vào tim

Bầy chim ríu rít khúc hoan ca Mừng đón Xuân vui đến mọi nhà Bánh, mức, dưa, hành, mâm ngũ quả Mùi hương trầm thoảng nhẹ lan xa... Em hỡi gió Xuân đã đến đây Dìu em bay bỗng lướt ngàn mây Đem hoa Xuân rải đầy muôn lối Năm mới chúc người được thái lai... 14.01.2019 Diệu Đạo - Phổ Hiền/Pháp

Page 7: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

26 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Mỗi người một trú xứ Trên địa bàn châu Âu Nhưng sợi dây thân ái Kết chúng ta liền nhau Dẫu không thường gặp mặt Nhưng cảm thấy gần bên Mặc dầu địa lý cách Tình Lam mãi vững bền Ta cùng chung lý tưởng Rèn luyện đàn em ngoan Có được nhân cách tốt Tài Trí Đức vẹn toàn Lại thêm một lần nữa Ta đón Tết phương Nam Trên khung trời Paltalk Đầm ấm buổi trà đàm Âu châu đang lạnh giá Xuân đâu giữa mùa Đông Vậy mà lòng ấm lạ Tình Lam sưởi ấm nồng Dẫu đi đâu cũng nhớ Đến đàn em thân yêu Nào ngại gì gian khổ Hay khó nhọc đủ điều Ngày nay vườn Sen Trắng Nơi hải ngoại châu Âu Vươn nở thêm nhiều cánh Lung linh khắp địa cầu Một ước mơ nho nhỏ Mong đàn em lớn lên Việt Nam quê ta đó Mãi khắc ghi tim mình Dòng đời luôn biến đổi Vừa mới thấy đã qua Chuyện ngày mai chưa tới Hiện tại sống an hòa

À... Ơi...! Ta như cánh lục bình trôi Sóng đời xô đẩy tận trời châu Âu Đêm nằm khắc khoải u sầu Hướng về quê mẹ ruột đau chín chiều Sợ đàn em dại thân yêu Quên nguồn quên cội dắt dìu tận tâm Những điều huynh trưởng ta làm Đền ơn Tiên Tổ nước Nam Lạc Hồng

14.01.2019 Diệu Đạo - Phổ Hiền/Pháp

Page 8: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

27 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Những Cung Đường Bhutan

Mùa Thu, 20.-26.10.2018 Trong cuộc sống bạn luôn mơ ước những cuộc phiêu du về miền đất mới như một trải nghiệm, một khám phá, học hỏi. Đi là để trở về. Đức Đạt Lai Lạt Ma có khuyên chúng ta mỗi một năm bạn nên đến thăm một đất nước hay một nơi nào đó khác nhau. Những bề bộn của cuộc sống cũng khép lại sau lưng khi Hồng Hạnh (HH) và những người bạn áo Lam, chị Quảng Tú (QT) và Thanh My (TM), cùng nhau hội tụ cho cuộc hành trình mới, tại vùng đất mới. Phái đoàn hành hương kỳ này do anh Quảng Tráng tổ chức kết hợp với hai anh Triều và Ngọc tại Việt Nam „được biết là anh tổ chức rất nhiều tour du lịch cho những bác lớn tuổi có cơ hội chiêm ngưỡng những thánh tích cũng như những vẻ đẹp thế giới“. Chị em Âu châu qua sự ‘rủ rê’ của Sư cô Phổ Châu cũng có cơ duyên tháp tùng cùng đoàn. Đặc biệt đoàn này là đoàn international từ các quốc gia Mỹ, Úc, Canada, Việt Nam, Đan Mạch, Pháp, Thụy Sĩ. Từ Thái đoàn đã bay sang thành phố Paro của Bhutan ‘con rồng sấm sét’. Khi nghe đến đất nước Bhutan trong tầm nhìn của mọi người sẽ có những khái niệm mà tất cả những ai đã từng đi qua hay báo chí khen ngợi. Đây là đất nước hạnh phúc nhất thế giới, „người hướng dẫn viên lại giới thiệu cho đoàn là chúng ta đang đến nơi có thiên đường hạ giới“ và chúng ta hãy cùng khám phá nhé. Khi đôi cánh phi cơ Druk air uốn lượn trên bầu trời Paro, mọi người trên chuyến bay đã trầm trồ với vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc. Ánh nắng chiều đã làm tăng thêm những khung màu thiên nhiên khác hẳn với những tòa nhà cao ốc mà chúng ta đang sinh sống. Sân bay Paro nhỏ đã chào đón phái đoàn với những làn gió mát dịu, thay cho những sự mệt mỏi là những nụ cười thật xinh tươi. Thủ tục nhập cảnh nơi đây cũng nhanh gọn lẹ, vì hầu như chỉ có một chuyến bay duy nhất đáp xuống vào giờ này nên số lượng người khá là khiêm tốn so với những sân bay vĩ mô khác, và đây cũng là sân bay quốc tế với một đường băng duy nhất.

Đón tiếp phái đoàn là đội ngũ tài xế và hướng dẫn viên 6 người. Mỗi người trong đoàn đều được họ tặng chiếc khăn trắng choàng qua cổ như một sự chào đón tại đất nước này. Ba chiếc xe bus loại nhỏ nên đoàn đành phải tách ra thành ba nhóm. Điều đặc biệt là tất cả hành lý đều được đưa lên mui xe. Chị em Âu Châu bảo nhau là mình leo lên xe ba nhưng khi lên xe thì lại không xem số xe, cứ bước lên, khi nhìn lại hóa ra mình có duyên với xe số hai, mà sau này mỗi lần gặp bác tài xế là HH cứ bảo tôi ở xe number ‘tu’ (two). Từ phi trường xe chạy qua những cung đường hai bên là đồi núi và thỉnh thoảng xuất hiện những dòng suối thật lạ mắt. Về Thimphu, thủ đô trung tâm chính phủ, tôn giáo và thương mại của đất nước Bhutan, người hướng dẫn viên của đoàn là một em trẻ rất dễ thương tên Chen Cho. Sau khi về đến khách sạn, mọi người nhận phòng và cất hành lý. Khách sạn này không có thang máy, nên mọi di chuyển hành lý khá là vất vả cho những người hướng dẫn viên. Thung lũng phố Thimphu về đêm rất là đẹp, một vẻ đẹp trầm lặng, không chợ búa, không ồn ào, không người qua lại. Tự dưng thấy mình như lạc vào một thế giới đầy bí ẩn so với thành phố nhộn nhịp Thái Lan mà đoàn vừa nán lại vài ngày. Buổi ăn tối đầu tiên tại nhà hàng nơi khách sạn cũng đạm bạc với cơm, rau, củ quả và những ai dùng mặn thì được thêm một món gà kho, ‘đó là những món ăn được lập đi lập lại trong vòng sáu ngày của đoàn tại đất nước này’. Được biết người dân nơi đây chỉ cần có cơm và ớt đem xào là họ có một bữa ăn qua ngày, vì thế trên đường đi có rất nhiều nhà phơi ớt đỏ trên mái nhà. Buổi tối đầu tiên dùng cơm tại đây, chúng tôi lại nhận được câu hỏi thắc mắc từ một em hướng dẫn viên và một số cô chú trong đoàn là: “Chúng tôi có phải mặc đồng phục của trường học không?” - Không phải đồng phục trường học, chị em Âu Châu đang khoác là đồng phục của Gia đình Phật tử. Vì thói quen của HH ở mỗi chuyến hành hương hay là đi xa, đều mang theo đồng phục GĐPT. Thứ nhất, trên con đường tâm linh đi để trở về và mình đang trở về với chính tự thân, cội nguồn tâm linh, mặc chiếc áo lam con người sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và là nhìn vào đó cho mình thấy có anh, có chị, có em đang hòa mình đồng hành vào chuyến đi với mình. Thứ hai, khi đi xa

Page 9: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 28

Sân bay Paro

Hoàng đế Goyozer đang học thiền với thiền sư Gudo Toshoku. - Bạch thầy, sau khi chết, người ta đi về đâu? - Tôi không biết. - Tại sao thầy không biết? - Vì tôi chưa chết. - ??? ***

Thức dậy thấy mình còn Thấy sự sống trong thân Thấy tế bào sinh diệt Mỗi hơi thở vào, ra. Cảm ơn đời mầu nhiệm Cho sự sống hiển bày Trong chồi non, ngọn cỏ Trong hạt nắng ban mai. An trú trong hiện tại Đón ngày mới tinh khôi Nụ cười cùng hơi thở Xin dâng trả cho đời.

Tâm Hùng

mang theo đồng phục hay lễ phục GĐPT là việc nên làm, vì có hữu sự gì trong tổ chức mà mình có thể sắp xếp được để di chuyển, ít nhất bộ đồng phục, lễ phục cũng có sẵn bên mình. Thứ ba là để cho mọi người biết đến tổ chức màu Lam, mục đích và lý tưởng của nhà Lam. Cảm ơn hai chị Quảng Tú và Thanh My, những người bạn đồng hành rất dễ thương nhất của HH trong chuyến đi này. Hai chị đã chia sẻ cho nhau nhiều kỷ niệm đẹp, chăm sóc cho nhau, sự có mặt của hai chị trong mọi lúc mọi nơi làm cho bước chân HH thêm ấm áp. Sáng hôm sau phái đoàn được thông báo là sẽ bắt đầu cuộc hành trình tham quan Tango Monastery. Mọi người cố gắng dù nhanh hay chậm thì cũng từng bước một mà sải chân, có những anh chị rất nhanh chân, thoắt một cái là không thấy bóng dáng, người thì vừa đi vừa trải nghiệm con đường và cảnh vật xung quanh, tiếp xúc với thiên nhiên. Thú vật nơi đây rất là hiền hòa, những chú chó vừa gặp mà tưởng chừng như đã duyên nhau từ kiếp nào. Khi Thầy Từ Lực và Sư Cô Phổ Châu vừa đến là chú đã đến giơ chân lên chào rất thân thiện. Trên đường, HH đi và dừng lại nhìn ra xa xăm bên kia là núi đồi, phía dưới là thung lũng xanh, đôi lúc là những giọng hát thánh thoát từ các cô Hương, cô Hằng và cô Lệ với những tình khúc Trịnh Công Sơn làm cho con dốc như gần lại. Tu viện nằm chót vót trên cao đẹp một cách lạ lùng. Khi bước vào trong là những tượng Phật cổ kính, mùi trầm hương đã ngang nhiên hiện hữu trên những thân gỗ từ bao giờ làm cho nơi điện thờ thêm vẻ trang nghiêm tôn kính. Phải nói thêm, điều đặc biệt là khi những người hướng dẫn viên bản địa tiếp xúc với chư tăng, họ đều dùng chiếc khăn của mình che miệng lại như một sự kính trọng. Hay là khi đi vào những nơi cơ quan làm việc của chính phủ, tất cả đều choàng một chiếc khăn màu kem xéo ngang người; đó là một luật lệ họ tuân thủ rất nghiêm mật.

Những ngày nắng đẹp nán lại thành phố này đoàn đã tham quan rất nhiều tu viện khác nhau như Tượng Phật Ngồi, memorial Chorten, Punakha Dzong hay cổng trời Dochula với 108 trụ cột. Nếu ngồi bên đồi từ bên trái nhìn vào thì sẽ thấy xa xa ngọn Hy Mã Lạp Sơn sừng sững. Hay khi tham quan tu viện Punakha Field phải băng qua cánh đồng bát ngát hương lúa từ những ruộng lúa bậc thang đẹp như một bức tranh sống. Mùi đất, mùi lúa tạo nên một khung

Sau khi chết, người ta đi về đâu?

Page 10: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 29

Chuẩn bị lên xe bus về Thimphu

Ba chị em Áo Lam Âu Châu trước khách sạn tại Thimphu

cảnh không thể nào tả được. Cảm giác được đứng lại ngay trên ruộng lúa hay từ trên cao nhìn xuống vừa lạ lẫm, vừa thân thuộc, tâm hồn bay bổng nhớ đến những cánh đồng cò bay thẳng cánh của quê hương Việt Nam mình … Chợt nhớ … Ngoài ra, phái đoàn còn được đưa thăm ngôi làng mà theo tín ngưỡng nếu ai muốn cầu con thì hãy đến đây. Những hình thù được vẽ trên những ngôi nhà này tuy là văn hóa người bản địa nhưng cũng khiến hầu hết đoàn hành hương cảm thấy khá ngượng ngùng!! „Ai hiếu kỳ thì hãy tham quan đất nước này chắc chắn sẽ hiểu còn phải kể thì e là khó mà viết thành văn!“ Hầu như đất nước này được bao bọc bởi thiên nhiên núi đồi trùng điệp. Phái đoàn được đến nơi có cây cầu Punakha suspention bridge, được bắc ngang rất là chắc chắn qua một dòng sông uốn lượn rất là hoài hòa. Khi sang bên kia cầu là những ngôi nhà của người dân. Mùa này là vào mùa người dân đang thu hoạch lúa. Trên đường trở lại bên kia cầu chợt nghe tiếng ai đó thở dài buông lỏng một câu tưởng vô thưởng vô phạt nhưng làm xoáy động lòng người: „Đất nước này nhỏ bé cách biệt với thế giới bên ngoài, nhu cầu phát triển của người dân nơi đây còn thô sơ, vậy mà họ xây dựng những cây cầu cho dân làng thật là tốt đẹp, nhìn lại các em mình ở những vùng núi phải đu dây mỗi ngày qua sông đi học mà xót thương!“ Ngày gần cuối trở về lại Paro. Paro là thành phố rất lâu đời của Bhutan và người mang Phật giáo đến đất nước này đó là hiền triết Guru Padmasambhava, còn gọi là ngài Liên Hoa Sanh từ thế kỷ thứ 8. Các tín đồ xem Ngài như Phật thứ hai và là hiện thân của Phật A Di Đà. Theo truyền thuyết được kể, ngài Liên Hoa Sanh được

cho là đã có tám biểu hiện, bao gồm cả hình thức hòa bình và tức giận. Ví dụ, ông cưỡi trên một con hổ mang thai trong hình dạng quyết liệt của Dorje Drolo, mà Ngài cho là để đưa các vị thần địa phương và người giám hộ của Bhutan dưới sự kiểm soát của Ngài. Ngài còn là người cho xây cất tu viện Paro Taktsang trên vách đá cao khoảng 900m nằm trên độ cao của thung lũng Paro khoảng 3200m vào năm 1962, được gọi là Tiger’s Nest, một điểm đến quan trọng nhất của tất cả người dân nơi đây cũng như du khách. Người ta đùa rằng đến Bhutan mà chưa leo lên được tu viện này thì chưa thật sự đến Bhutan. Trên xe nhỏ của HH đi ngày hôm trước, một số cô chú anh chị đã đồng ý dùng ngựa đi khoảng một phần ba đoạn đường cho bận đi, vì đi lên và xuống theo dự đoán là khoảng 6h. Sau khi đến nơi khá sớm, Thầy, Sư Cô và một số Phật tử khác đã lên đường, còn ai đi ngựa thì ở lại chờ sắp xếp. „Coi vậy chứ việc đã quyết định đi hay không đi vào sáng nay vẫn vô cùng khó khăn cho một số anh chị vì những lý do chỉ có anh chị đó mới hiểu!!“ Một số còn lại đã quyết chí đồng hành cùng đàn ngựa thì không thay đổi ý định. Quá trình chinh phục một phần ba dốc núi cùng người bạn đường quả là một trải nghiệm đáng nhớ. Nhóm 4 người sau cùng còn lại để chọn ra bạn của mình, khi xuất phát thì tất cả bầy ngựa cùng nhau chen lấn mà đi, dù đã được dặn trước là phải bình tĩnh trước mọi tình huống, không được hoảng sợ hay la hoảng, vậy mà khi lên dốc cao cũng đủ cho mình hồi hộp và sợ, nhất là khi ngựa và mình chỉ cách sườn núi là vài gang tay. Thăm thẳm chiều sâu, chỉ cần nhìn xuống là tay chân rụng rời, vậy mà ai cũng cố gắng bình tĩnh mà run , tự nhủ lòng là đặt chọn niềm tin nơi con vật đang cưu mang mình. Chúng thật tuyệt

Page 11: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 30

Chú chó chạy đến mừng Sư Phụ Từ Lực và Cô Phổ Châu

Cánh đồng dưới chân núi đang đến tu viện Punakha field

vời khi đưa mọi người an toàn đến nơi. Cô Cúc trong đoàn nói với ba chị em là đi một đoạn cô cảm thấy không sợ nữa mà đặt tất cả lòng tin vào con ngựa nên cô cảm thấy rất là an tâm và người điều khiển bầy ngựa cũng quả là giỏi khi điều khiển chúng một cách tài tình. Cảm ơn người bạn đường với cả tấm lòng chân thành đã đưa mọi người đến nơi. Trên đoạn 1/3 này là chỗ dừng chân. Một quán nhỏ phục vụ mọi người trà, càfê và bánh ngọt miễn phí, buổi trưa khi đi xuống cũng dùng trưa phong phú miễn phí tại đây. Hầu như các nơi tham quan tại đất nước này không có vé vào cửa như những nơi khác, tạo cho du khách một cảm giác thoải mái chiêm ngưỡng thánh tích mà không nghĩ đến việc phải cứ mỗi nơi đến phải chờ đợi soát vé, cứ thong dong khi đến cũng như khi ra về vì những phí này đã được tính vào thủ tục nhập cảnh. Từ quán nhỏ này xuyên qua những cánh hoa trước mặt mọi người, đã nhìn thấy tu viện bên sườn núi đang chễm trệ hiên ngang dưới bầu trời xanh ngát. Ly càfê ấm đã tiếp sức cho mọi người sau một cuộc vật lộn tâm lý với sự sợ hãi cùng các chú ngựa. Từ đoạn 1 và 2 là đường dốc cát nên khói bụi đôi lúc mịt mờ. Chị QT và HH cùng Sư Cô Phổ Châu đuổi kịp bước chân nhẹ nhàng thư thái của Thầy Từ Lực ở đoạn hai này. Thầy dặn dò khi nào đi thấy mệt thì tìm bóng mát mà ngồi xuống ‘điều chỉnh hơi thở, lấy lại năng lượng rồi đi tiếp’. Đến đoạn thứ ba là những bậc thang cao thấp. Đây quả thật là những cung đường rất khó khăn cho người lớn tuổi, có những bác tuổi cao được những anh hướng dẫn viên nhiệt tình đưa đến 80% đoạn đường nhưng không thể tiếp tục mà chỉ đứng ớ dưới hướng về tu viện.

Khi đi thì ai cũng trùm áo, khăn choàng cổ, găng tay, trên đường thì trời nóng nên lại cởi ra, lên đỉnh núi tham quan tu viện thì lại mặc vào vì trên đây khí hậu có gió khá là lạnh. Các túi xách, điện thoại đều gởi bên ngoài. Không được chụp ảnh tại đây hay các tu viện khác cũng vậy. Khung cảnh từ ngọn núi này nhìn xuống và cách xây cất tu viện phải khiến người đặt chân đến đây quên cả đoạn đường khó nhọc, một kiệt tác mà khó nơi nào có được. Ngoài việc thăm viếng các tu viện, đoàn còn được xem những bài múa mang âm hưởng văn hóa nơi đây do những anh hướng dẫn trong đoàn tổ chức, cũng như được đến một ngôi làng nhỏ mặc thử trang phục Bhutan, thử làm các cô gái chàng trai nơi đây. Đêm cuối, đoàn lại tổ chức một buổi tâm tình với sự hỗ trợ của người tổ chức du lịch tại đây, dưới sự chứng minh của Thầy Từ Lực, Sư cô Phổ Châu và quý bác trong đoàn, đã nói lên cảm nhận của mình đối với đất nước này và sự nhiệt tình đối với khách du lịch của những anh hướng dẫn tour và tài xế, hầu như ai cũng mong muốn trở lại đất nước này một lần nữa. Ngoài món quà nhỏ tour du lịch dành tặng cho từng người hàm chứa rất nhiều sự thương yêu mà có lẽ mỗi người trong đoàn không thể nào quên được chuyến đi đầy ý nghĩa và lợi lạc này. Điều mà làm cho ba chị em Âu Châu và cô Diệu Âm chú ý là người trưởng đoàn du lịch còn là bộ trưởng bộ du lịch tại đây rất hòa đồng và cởi mở. Ông đã từng sang Việt Nam và một số nước tại Châu Á để quảng bá ngành du lịch. Ông đã thuyết phục được 4 cô cháu phải mặc chiếc áo dài truyền thống Việt Nam. Đó là một dấu ấn rất dễ thương khi áo dài

Page 12: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 31

Đoàn ngựa khởi hành từ chân núi

Ly cà phê và

trà nóng

cùng chị

Quảng Tú

tại trạm

dừng chân,

phía sau là

tu viện

Taktsang

quê hương đã xuyên quốc gia để đến một đất nước thật hài hòa này. Cũng nói thêm, đoàn cũng ghé thăm một số tu viện có nhiều điệu được nuôi dưỡng đào tạo làm tăng sĩ, xuất gia từ nhỏ được nuôi ăn nuôi ở nơi các tu viện cách biệt với thế giới bên ngoài vốn dĩ đã là một thế giới ẩn mình tại một đất nước không có nhiều nhu cầu, hầu như người dân ở đây bằng lòng với đời sống họ đang có, không bị ràng buộc vào vật chất, trẻ em đến trường bằng những bộ đồng phục đồng bộ như thể hiện sự bình đẳng, một số anh hướng dẫn viên sau khi hoàn thành tour sẽ trở về cùng với gia đình, và họ sống trong các tu viện. HH để ý những cửa hàng bán đồ lưu niệm, nhà hàng hay những quán cóc bên đường cũng khá là đơn giản và bình dị, họ treo hình của gia đình Hoàng Gia khắp nơi không phải vì bắt buộc mà là vì lòng tôn kính thương yêu của họ dành cho gia tộc Hoàng Gia. Tuy nói rằng quốc gia này có nhiều tôn giáo nhưng ở khắp nơi chúng ta thấy biểu tượng của Phật giáo là chính, từ những tượng Phật, cờ treo khắp nơi cho thấy sự hiện hữu của Phật giáo nơi đây vô cùng quan trọng và song hành cùng văn hóa lễ nghi truyền thống tại đất nước này. Kể về chuyến xe nhỏ number two nhưng quậy lại là number one, mỗi sáng sớm trước khi khởi hành đều có một thời kinh ngắn cầu Chư Phật gia hộ cho ngày mới thật tốt đẹp dưới sự hướng dẫn của Thầy Cô. Vì đường đi có lúc khá dài nên cần có chương trình giúp vui văn nghệ, không biết hai xe kia như thế nào chứ xe n° 2 này quy tụ dàn ca sĩ hùng hậu từ những bài vọng cổ cải lương của Thầy Từ Lực ‘Thầy hát hay hơn ca sỹ luôn làm mọi người phải kinh ngạc’, Sao mà Thầy hát hay quá! Thầy lại có tâm hồn ca sỹ nữa,

nhưng mấy ngày sau thì giọng ca chính của xe 2 bị ‘bắt cóc’ qua xe khác . Kế đến là các cô chú cũng tham gia hết mình qua những câu chuyện vui, nhất là cô Hương đạo diễn kiêm ca sỹ của xe số 2 đặc biệt này, chị em Âu Châu thì không kêu cũng tự động cầm mic góp vui và xe này còn anh Ngọc mang theo cả đàn guitar từ Việt Nam sang nữa. Một kỷ niệm đáng nhớ của xe 2 này là khi đi lên núi thăm ngôi chùa Punakha Field, một bác trong xe 1 hay xe 3 gì đó đã bỏ quên chiếc túi nhưng người tài xế của xe 2 lại quay trở lại tìm, thế là xe 2 nằm lại đợi trong khi hai xe kia đi đến điểm khác trước. Mọi người đã biến sự chờ đợi thay vì ‘khó chịu’ thành một buổi văn nghệ bỏ túi ngoài trời, cũng là những giọng hát quen thuộc trong xe và tiếng đàn điêu luyện của Ngọc đã vang lên làm cho núi đồi thêm sinh động. Những người nước ngoài thấy vui quá cũng tham gia hò hát cùng nhau. Mỗi một bước chân, mỗi một điểm đến trong hành trình tâm linh đều mang một ý nghĩa linh thiêng, chúng con trân trọng từng giây phút, từng gương mặt của Chư Tôn Đức, cô chú, anh chị em trong đoàn. Thầy Từ Lực mà HH đã gặp được lần hai, lần đầu tại Paris Thầy tặng cho cuốn ‘Đậm nét tình lam, Thầy bảo mong muốn của Thầy là mỗi GĐPT có một anh chị đi xuất gia’ và lần gặp này trước khi thăm viếng Thái Lan buổi sáng và rời đất nước này qua Bhutan. Buổi sáng khi HH xuống ăn sáng mà Thầy còn ngồi dùng, HH đều đến đảnh lễ chào Thầy và Cô, sáng hôm nay vừa đến chào, Thầy đã trao tặng quyển kỷ yếu 66 năm ngày tiếp nối của Thầy. Quả thật đây là món quà vô cùng quý báu, trên chuyến bay HH đã lật từng trang xem bài viết và hình ảnh, hầu như toàn quyển kỷ yếu đều gắn liền với GĐPT. Có những người viết văn, làm thơ trong kỷ yếu này là được quen sau đó và có cả bài viết của chị cả Tâm Minh.

Page 13: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 32

Áo dài Việt Nam

Nghỉ chân trước khi chinh phục đoạn đường

còn lại, bên kia núi là Tiger’s Nest

Xe number 3 nhìn ai cũng dễ ‘sương’ chắc không

quậy như xe 2

Xe number 2 quậy number 1

Cảm ơn Thầy với lòng bi mẫn đã, đang và luôn theo dõi hành trình sinh hoạt cũng như nâng đỡ bước chân của chúng con trên từng nẻo đường. Sư Cô Phổ Châu, cựu huynh trưởng GĐPT. Cô rất nhẹ nhàng ấm áp và vui tính, là người đã bén duyên cùng HH từ lúc hành hương Ấn Độ, Đài loan, Hồng Kông đến nay đã nhiều lần gặp trong những đoạn đường hành hương khác nhau, nhờ Cô tặng quyển 50 năm GĐPT mà HH vô cùng trân quý lịch sử của tổ chức mình đã hình thành và khởi điểm như thế nào. HH có những chuyến đi và quen biết thêm nhiều cô bác anh chị mới trong đoàn. Từ cô Diệu Âm rất vui tính ở Úc, anh Quảng Tráng trưởng đoàn, Triều và Ngọc thật chu đáo cho đoàn, hay một số quý bác dù lớn tuổi nhưng vẫn cố gắng từng bước từng bước không bỏ cuộc trừ ngọn núi Tiger’s Nest. Quý bác làm cho chúng con vô cùng khâm phục trước sự nhẫn nại kiên trì đó. Và những anh chị dù đã có tiếp xúc ít hay nhiều, nhưng qua hành động cử chỉ thì cũng là những người mang cho ba chị em Âu Châu những kinh nghiệm cá nhân đáng được học hỏi và trân trọng nhất. Hành trình khép lại sau khi đưa đoàn ra sân bay. Mọi người từ giã nhau, xin số điện thoại liên lạc nhau, chụp ảnh lưu niệm từng xe và trở về Bangkok, nơi thế giới động hay tĩnh đang chờ đón chúng ta. Liệu một tuần lễ vừa qua với cái an nhiên tự tại thảnh thơi của đất nước này có làm cho chúng ta thay đổi được điều gì chăng?

Một đất nước không hút thuốc, không có đèn xe giao thông hay không xử dụng bọc ni lông thay thế cho bọc cotton, những người dân nơi đây bảo vệ thiên nhiên bằng hành động mỗi anh hướng dẫn viên có thói quen lượm rác xả trên đường vào chiếc túi bên mình. Nhà cửa theo một khuôn mẫu trang trí khá là giống nhau. Và ít hay nhiều, mỗi người đã có câu trả lời cho chính mình trong hành trình kế tiếp. Đi dù chậm hay mau thì cũng về đến đích, quan trọng là chúng ta đã đi như thế nào? Sân bay Bangkok chào đón đoàn trở lại sau một cơn mưa, những vội vã tấp nập của đường phố xen lẫn mùi hương bình an Bhutan như hòa quyện vào nhau, mọi người lại tiếp tục chuẩn bị cho cuộc hành trình ngày mai, một số vào Làng Mai thăm viếng tu tập, một số trở lại trụ xứ của mình tiếp tục công việc cho ngày mới với nhiều kỷ niệm thân thương của chuyến đi. Không thấy xe số 1 „anh Quảng Tráng dấu ở đâu rồi!!“

Hồng Hạnh Lyon 25/11/2018

Page 14: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

33 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Chiếc mũ vẫn còn đây Anh đã về cõi khác Dây Thân Ái chiều nay Sao chẳng còn ai hát. Chiếc còi vẫn nằm im Trên bàn xưa trống trải Khi giọt máu từ tim Vừa ra đi, đi mãi. Anh sống một cuộc đời Âm thầm như ngọn núi Ôm ấp nỗi niềm riêng Nghe đau mà không nói. Giọt nước mắt mùa xuân Nhỏ trên từng phiến đá Như hạt bụi thời gian Phai theo màu chiếc lá. Đoàn các em hôm nay Còn rất nhiều khốn khó Nhìn chiếc áo màu Lam Thấy tình anh trong đó. Anh sẽ là mũi tên Trên quãng đường còn lại Để mai mốt các em Biết lối về đất trại. Anh sẽ là mật thư Giấu trong vườn Sen Trắng Chỉ vỏn vẹn một câu: Tình thương rồi sẽ thắng. Anh sẽ là tiếng còi Thổi lên lời hy vọng Để em biết ngày mai Trời không còn biển động. Anh sẽ là bài ca Giữa đêm dài hiu hắt Để em biết hôm qua Đau thương và nước mắt. Anh sẽ là củi khô Đốt lên từng ngọn lửa Sưởi ấm mãi Tình Lam Và đừng xa nhau nữa.

Thị Nghĩa Trần Trung Đạo

Giọt nước mắt mùa xuân Nhỏ trên từng phiến đá Ngơ hạt bụi trần gian Phai theo màu chiếc lá… Như cây chuối quê nhà Lớn lên cung năm tháng Trong một chiếc lá già Cuộn tròn bao tiếp nối. Ngày này anh ra đi Tình thương còn để lại Đoàn chung em hôm nay Hát bài ca Thân Ai. Nhìn thấy anh trong nhau Nghe tiếng còi anh thổi Nhận mật thư anh trao Đi quãng đường còn lại. Anh mãi là mũi tên Đưa chung em về trại Anh mãi là ngọn nui Vững chãi trong tim em.

Tâm Hung

GIỌT NƯỚC MẮT MÙA XUÂN – 10 năm ngày giô anh Tâm Huệ Cao Chánh Hựu … Tuyết rơi nhẹ. Một lớp tuyết mỏng phủ lên khu vườn trơ trọi còn mang nhiều vết tích của mùa đông. Nhìn tuyết rơi trên những tảng đá lớn sau vườn chợt nhớ những câu thơ viết sau ngày Huynh Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu qua đời. Ngày anh ra đi tuyết cũng rơi như thế này nên tôi có viết “Giọt nước mắt mùa xuân, nhỏ trên từng phiến đá”. Bước ra chụp vài tấm ảnh để nhắc nhở mình và anh chị em, hôm nay, 23 tháng 3, tròn 10 năm ngày giỗ Anh.

Tiễn Biệt Huynh Trưởng GĐPT Tâm Huệ Cao Chánh Hựu

Tưởng nhớ Huynh Trưởng GĐPT Tâm Huệ Cao Chánh Hựu

Page 15: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

34 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 34 Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019

Phái đoàn vận động

Bản Tin ngắn: Tường thuật những ngày điều trần về nhân quyền và tự do Tôn Giáo (ICCPR-International Convenant on Civil and Political Rights) của cộng sản Việt Nam tại Geneve Thụy Sĩ ngày 11. và 12.3.2019

Thích Như Điển Nhận được tin từ anh Dr. Nguyễn Đình Thắng thuộc CEO & Chủ Tịch của Boat People SOS từ Virginia Hoa Kỳ, chúng tôi đã cùng với Thầy Viên Giác (đến từ Na Uy) đã đến Geneve, Thụy Sĩ ngày 10.03.2019 cùng với hơn 30 người Việt Nam đến từ Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kỳ, Pháp, Hòa Lan, Na Uy và Đức Quốc để tham gia hai ngày điều trần của những người đại diện luật pháp của chính phủ Việt Nam điều trần trước ủy ban nhân quyền và tự do Tôn Giáo tại Việt Nam tại lâu đài Wilson 3 lần vào ngày 11 và 12 tháng 3 năm 2019 vừa qua. Bên phía Việt Nam, họ cử đi tất cả 23 quan chức đương quyền cả nam lẫn nữ liên quan về Tư Pháp và những bộ liên hệ để trả lời những chất vấn của Liên Hiệp Quốc về vấn đề những luật dân sự mà chính phủ Việt Nam đã ứng dụng với dân chúng theo sau việc đã đồng ý ký kết vào công ước của bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Ngoài ba buổi điều trần chính nầy ra, Phái Đoàn của chúng tôi đã được anh Trưởng Đoàn đã phân chia ra nhiều toán khác nhau như: đặc trách về Tự Do Tôn Giáo, nhóm lo về vấn đề bị tra tấn tại Việt Nam, nhóm bênh vực cho tù nhân lương tâm; nhóm vô Tổ Quốc của người Hmong đại diện các dân tộc thiểu số của Việt Nam v.v… Bên Tôn Giáo thì có cả đại diện của Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo và Tin Lành. Chúng tôi chia nhau ra tham dự tất cả các diễn đàn nầy, nhằm thu phục nhân tâm của những người đại diện về Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, trình bày những vấn đề về nhân quyền và tự do Tôn Giáo tại Việt Nam để họ nắm bắt dễ dàng hơn. Trước đó cả năm, những người thuộc phạm vi chuyên

môn của mình đã liên lạc với những người có trách nhiệm tại Geneve và khi chúng tôi đến, chỉ nhằm nhắc nhở họ lại những gì chúng tôi cần sự hỗ trợ của họ mà thôi. Đúng 11g30 ngày 11 tháng 3 năm 2019 tại Hội trường trong lâu đài Wilson đã có mặt đầy đủ những người đại diện cho nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tham gia, ngồi đó lắng nghe về mỗi phân ban của chúng tôi báo cáo trong vòng 3 phút. Phía Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị đàn áp tại quê nhà do Cô Diệu Thủy đến từ Hoa Kỳ trình bày ngắn gọn về những gì mà Giáo Hội đã phải gánh chiụ suốt từ sau năm 1975 đến nay dưới chế độ cộng sản, mà Hòa Thượng Thích Quảng Độ và một số chư Tăng, Ni ở một số chùa rải rác khắp nơi tại Việt Nam bị hứng chịu các việc bị bắt bớ, tra tấn,. tù đày, chùa viện, đất đai bị tịch thu v.v... Phía bên Thiên Chúa Giáo có một vị Linh Mục đến từ Việt Nam cũng đã trình bày về những thảm trạng của Giáo Hội Thiên Chúa đã gặp phải như vụ Formosa, vườn rau Lộc Hưng v.v… Bên Tin Lành thuộc nhóm người Hmong Thiểu Số tại Việt Nam cũng đã trình bày về vấn đề vô tổ quốc khi con cái của họ sinh ra không được khai sinh, không có quốc tịch và không được đi học v.v…, rồi những nhóm khác như nói về việc tra tấn, tù đày, nữ quyền v.v… cũng được trình bày một cách rất mạch lạc. Ngoài ra một số quý Sư người Cao Miên cũng hiện diện, họ cáo buộc cộng sản Việt Nam đã đàn áp và xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tại Cam Bốt v.v….

Page 16: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 35

Kiểm điểm

Tiếp xúc với tổ chức nhân quyền quốc tế

Đây chính là cái nhân tố để buổi chiều cùng ngày vào lúc 3 đến 6 giờ, những người đại diện Việt Nam có cả Thứ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Đại Sứ tại Liên Hiệp Quốc: ông Dương Chí Dũng, Giám Đốc liên hệ luật quốc tế thuộc Bộ Tư Pháp: ông Bạch Quốc An, Ông Trần Văn Dũng thuộc về hình sự. Bà Hoàng Thị Thanh Nga, liên hệ Quốc Tế thuộc bộ ngoại giao; ông Nguyễn Văn Bình thuộc bộ lao động, ông Chu Trung Dũng thuộc tòa án nhân dân tối cao, bà Ngô Thị Xuân Lan thuộc Bộ Tôn Giáo; ông Phạm Văn Công thuộc bộ công an v.v…, ngoài ra còn 12 nhân vật nữa có tham dự; nhưng không phát biểu. Từ 3 đến 4 giờ 15 phút chiều ngày 11.03.2019 là những chất vấn của những người thuộc Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đặt ra những câu hỏi liên quan về việc đàn áp, bắt bớ, giam cầm trái phép, án tử hình, đàn áp các dân tộc thiểu số, quyền không được lập Hội và các đảng phái, quyền không được thăm viếng tù nhân lương tâm, thăm nuôi, luật đất đai đền bù, luật an ninh mạng, tử hình, phá thai, quyền phụ nữ v.v… Những người đại diện cho Việt Nam ngồi đó hứng chịu những cơn bão dữ mà họ chẳng ngờ đến. Có lẽ họ nghĩ rằng ít ai biết sâu về nội bộ của họ; nhưng họ đã lầm, vì tất cả những dữ kiện nầy Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã có đầy đủ chứng cứ cũng như hình ảnh trong những bản thuyết trình của họ; nên sau khi giải lao 15 phút, số thời gian còn lại hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ là giờ trả lời những vấn nạn đã được Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc nêu ra; nhưng hầu như họ chỉ đọc lại những gì đã soạn sẵn; chứ ít có quan chức nào trả lời trực tiếp vào những câu hỏi đã được nêu ra. Nếu có, cũng chỉ là những sự gượng ép mà thôi, như ông Thứ Trưởng đã trả lời vậy.

Sang ngày hôm sau 12.03.2019 cũng tại lâu đài Wilson nầy Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền và những người đại diện cho chính phủ Việt Nam lại đối diện với nhau trong 3 tiếng đồng hồ nữa từ lúc 10 giờ sáng đến 13 giờ chiều. Thể thức cũng giống như hôm qua là ông Chủ Tọa nhắc lại cho Phái Đoàn Việt Nam là những gì hôm qua Phái Đoàn chưa trả lời hết thì hôm nay tiếp tục trả lời, sau khi những câu hỏi tiếp theo của Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền gồm 18 chuyên gia cứ tiếp tục lật ván cờ ngửa của cộng sản Việt Nam cho thế giới thấy bản chất thực sự của họ và cuối cùng thì ông Thứ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Khánh Ngọc cáo buộc những người đại diện cho Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc là do nghe theo nhiều nguồn tin ít được kiểm chứng; nên mới có những câu hỏi làm khó họ như vậy. Trên thực tế thì chính những người đại diện cho Việt Nam không nghe, không hiểu những gì đã xảy ra chung quanh mình, trên quê hương đất Việt; hay chính họ là những người cố tình để không quan tâm về những sự kiện như vậy; chứ thế giới biết về người cộng sản Việt Nam quá nhiều rồi. Tôi chỉ ghi nhận phần Tự Do Tôn Giáo qua các câu hỏi của Ủy Ban Quốc Tế về nhân quyền đặt thẳng với phái đoàn của cộng sản Việt Nam như sau:

- Đoạn 69 trong Hiến Pháp, quý vị nói yêu cầu các Tôn Giáo bắt buộc phải ghi tên khai báo vì vấn đề an ninh quốc gia và sự đoàn kết của dân tộc; nhưng những khái niệm như vậy có dẫm lên quyền của con người không?

Page 17: Ngày sinh hoạt đầu ă v ới chươg trìh bà giao ...gdptvnac.cluster015.ovh.net/2014/images/ban-tin/BT-2019-03-phan-2… · năm qua và tìm giải đáp tốt hơn Ngày

Bản Tin Lam Viên Âu Châu - 03/2019 36

Họp Báo

- Theo điều 18 của Công Ước thì địa vị pháp lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Cao Đài, Thiên Chúa Giáo v.v.. như thế nào, mà hầu hết những tổ chức nầy đều bị những cơ quan thẩm quyền của nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ?

- Việt Nam có quan tâm xem xét, đánh giá luật tín ngưỡng Tôn Giáo rộng rãi hơn cho cộng đồng hay không?

- Nhà nước Việt Nam có tránh việc can dự vào tự do Tôn Giáo không?

- Nhà nước Việt Nam có thực hiện những biện pháp rõ ràng cho các dân tộc thiểu số về những khuyến nghị về tự do Tôn Giáo không?

- Luật lập hội tại Việt Nam chưa được ban hành thì dựa trên cơ sở nào để trừng phạt họ, trong đó có các Tôn Giáo?

- Trong 195 quốc gia có mặt trong Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam bị xếp vào nước thứ 125 của Quốc Gia không tôn trọng về vấn đề nhân quyền và tự do Tôn Giáo, thì Quý Vị nghĩ sao về vấn đề nầy?

Đó là những câu hỏi về vấn đề tự do Tôn Giáo tại Việt Nam và bà Ngô Thị Xuân Lan đại diện cho Ban Tôn Giáo của chính phủ đọc lại nguyên văn đã được soạn trước như sau:

- Năm 2016 chính phủ đã ban hành luật về tự do Tôn Giáo và tự do không tin theo một tín ngưỡng nào.

- Năm 2017 Việt Nam đã thực hiện luật về tự do tín ngưỡng nầy.

- Cho đến hôm nay có 25,3 triệu người có ghi danh thuộc Tôn Giáo của họ và nhà nước Việt Nam đã cấp phép hoạt động Tôn Giáo.

- Có 4.000 Chức sắc Tôn Giáo, 695 cơ sở Tôn Giáo được cấp phép xây dựng.

- Có 43 tổ chức thuộc 16 Tôn Giáo hiện có mặt trên đất nước Việt Nam đã được cấp phép hoạt động.

- Gần 50% sinh họat của Tôn Giáo phải khai báo mọi việc.

- Những tổ chức chưa được công nhận vẫn được đảm bảo sinh hoạt tại gia đình.

- Hai tổ chức Tôn Giáo mới, được công nhận; trong đó có một tổ chức Tôn Giáo của người ngoại quốc.

- Những người tin theo một Tôn Giáo nào, không đặc miễn về nghĩa vụ quân sự.

Rõ ràng là những câu trả lời về tự do Tôn Giáo ở Việt Nam hầu như nó không liên quan gì đến những câu hỏi ở trên hết. Do vậy những phần khác cũng giống như thế thôi. Vào lúc 14:00 cùng ngày 12.03.2019 vừa qua chúng tôi đã có cuộc họp báo tại Swiss Press Conference gần lâu đài Wilson. Đại diện trên bàn chủ tọa có đại diện của Thiên Chúa, Tin Lành, Phật Giáo, Dr. Nguyễn Đình Thắng đai diện cho CEO & chủ tịch SOS của thuyền nhân Việt Nam. Cô Michelle Nguyễn đại diện cho việc bị bắt bớ tra tấn. Cô Lữ Thị Tường Uyên đại diện trả lời về quyền làm người ở Việt Nam. Cô Tuyết nói về nữ quyền tại Việt Nam. Lần lượt theo thứ tự của bảy vị có mặt trên bàn chủ tọa đã trình bày về những thảm trạng của Formosa, vườn rau Lộc Hưng, tình trạng của GHPGVNTN bị đàn áp trong thời gian qua; người Hmong không có quốc tịch, không có khai sinh, không được đi đọc; giống như những người vô tổ quốc mặc dầu được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Anh Thắng đóng vai trò là một người điều hành chương trình và những vị liên hệ đã trình bày những thảm trạng đang xảy ra cho Việt Nam, cho tù nhân, cho người phụ nữ, cho những người bị tù đày, bắt bớ vô tội v.v… Sau cùng là những câu hỏi và trả lời cho những nhà báo địa phương và buổi họp báo đã chấm dứt sau hai tiếng đồng hồ với sự cảm thông cũng như ngưỡng mộ những người đang sống xa quê hương; nhưng không bao giờ quên được nơi mà đồng bào mình vẫn còn bị áp bức giam cầm dưới sự cai trị của người cộng sản Việt Nam.