92
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới BAN HƯỚNG DẨN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI CALIFORNIA 1246 S. Huron Dr Santa Ana CA 92704 , ĐT & Điện Thư:714-545-0105 _____________________________________________________ ___________ Tài liệu huấn luyệnTrại A Dục Đề Tài : 1 Tinh thần huấn luyện Trại A-Dục. 2 Ý nghiả việc chia ngành trong GĐPT 3 Cách thức điều khiển một buổi sinh hoạt Đoàn 4 Lý tưởng cuả người Huynh Trưởng. 5 Tâm lý ngành Thiếu. 6 Nguyên lý huân tập trong phương pháp giáo dục GĐPT 7 Tổ Chức & Quản Trị Hành Chánh Đoàn. 8 Mục đích & phương pháp giáo dục trong GĐPT 9 Báo chí trong GĐPT. 10 Phân tích chương trình tu học. 11 Họp Đoàn Oanh Vũ 12 Tổ chức du ngoạn. 13 Văn Nghệ trong GĐPT 14 Tổ Chức và điều khiển trò chơi lớn. 15 Tổ Chức Trại Gia đình. 16 Tư cách và nhiệm vụ Đoàn Trưởng. 17 Cuộc vận động cho tự do tín ngưởng cuả PGVN năm 1963 18 Lục Hoà 19 Tứ Nhiếp Pháp. 20 Tứ Diệu Đế 21 Thiện Ác Nghiệp Báo 22 Lý Tưởng và sứ mệnh của GĐPT VN Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 1

gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế GiớiBAN HƯỚNG DẨN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TẠI CALIFORNIA

1246 S. Huron Dr Santa Ana CA 92704 , ĐT & Điện Thư:714-545-0105________________________________________________________________

Tài liệu huấn luyệnTrại A Dục

Đề Tài :1 Tinh thần huấn luyện Trại A-Dục.2 Ý nghiả việc chia ngành trong GĐPT3 Cách thức điều khiển một buổi sinh hoạt Đoàn4 Lý tưởng cuả người Huynh Trưởng.5 Tâm lý ngành Thiếu.6 Nguyên lý huân tập trong phương pháp giáo dục GĐPT7 Tổ Chức & Quản Trị Hành Chánh Đoàn.8 Mục đích & phương pháp giáo dục trong GĐPT9 Báo chí trong GĐPT.10 Phân tích chương trình tu học.11 Họp Đoàn Oanh Vũ12 Tổ chức du ngoạn.13 Văn Nghệ trong GĐPT14 Tổ Chức và điều khiển trò chơi lớn.15 Tổ Chức Trại Gia đình.16 Tư cách và nhiệm vụ Đoàn Trưởng.17 Cuộc vận động cho tự do tín ngưởng cuả PGVN năm 196318 Lục Hoà19 Tứ Nhiếp Pháp.20 Tứ Diệu Đế21 Thiện Ác Nghiệp Báo22 Lý Tưởng và sứ mệnh của GĐPT VN

01 A-Dục V ươngTài liệu Huấn Luyện Trại A-Dục

A-Dục Vương là một vị vua trị vì xứ Ấn Độ thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch. Từ một vị vua hung bạo chinh phục xứ Kalinga, A-Dục-Vương đã giác ngộ để trở thành một vị vua hiền, đem hết cả cuộc đời để phụng sự Phật Pháp.

I TIỀN THÂN CỦA A DỤC VƯƠNG : Vào một buổi sang, Đức Phật cùng hang đệ tử đi khất thực tại thành Vương Xá (Radjagaha) Đi

đến đâu Ngài cũng được mọi người mến phục với oai-nghi chỉnh tề, dung mạo đẹp đẻ. Lúc bấy giờ có hai Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 1

Page 2: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

đứa bé tên là Java và Gijaya đang dùng đất cát để xây đắp lên một đô thị giả, có cả đền đài dinh thự, có cả kho tàng ngũ cốc. Khi Đức Thế Tôn đi ngang qua, Cậu Jaya lật đật lấy một chén ngũ cốc giả ấy cung kính cúng dường Đức Phật. Đức Phật nhận sự cúng dường ấy rất vui vẻ. Tôn giả A-Nan –Đà ngạc nhiên trước thái độ của Đức Phật liền được Ngài khai thị :” Nầy A-Nan-Đà sau khi Như Lai nhập diệt khoảng hai trăm năm , đứa trẻ ấy ( Jaya ) sẽ được thọ sanh làm một vị thánh quân đóng tại thành Patalitutra và lấy vương hiệu là A-Dục “

II HÀNH VI HUNG BẠO CỦA A-DỤC :Để kế nghiệp vua cha, A-Dục đã dung mưu kế hết sức độc ác để hại người anh khác mẹ tên là

Susina. Sauk hi diệt xong hoàng than Susina, A-Dục lại tìm cách hành phạt các quan lại lúc trước có ý khinh thường nhà vua (vì tướng mạo xấu xí). Chưa hết, A-Dục lại tạo ra một điạ ngục Bồng Lai. Bên trong là địa ngục, nhưng bên ngoài thì được kiến tạo chẳng khác gì chốn Bồng Lai tiên cảnh. Điều khiển điạ ngục bồng lai ấy là một tên đại ác trứ danh tên là Girika. Địa ngục là một mồi câu những ai đã bước chân đến đó dù chỉ để nghỉ mát cũng bị hình phạt thảm khốc. Trước những hành vi hung bạo A-Dục Vương được dân chúng tặng cho danh hiệu Ác-Vương (kandagoka)

III A-DỤC-VƯƠNG TRỞ VỀ VỚI CHÁNH PHÁP :Căn cứ vào những lời mà chính nhà vua cho khắc trên đá : Sauk hi lên ngôi được 8 năm, Vua A-

Dục dung vũ lực chiếm cứ vùng Kalinga trên vịnh Bengane Máu chảy, đầu rơi hang vạn sanh linh vô tội chon thây nơi chiến địa, làng mạc bị thiêu rụi. Nơi đâu có dấu chân A-Dục, nơi đó có cảnh tang thương diển ra. Nhưng rồi một chiều kia, một mình trên chiến địa, cảnh giết choc tàn phá đã làm nhà vua giật mình và tỉnh ngộ “ Dầu cho số người bị sát hại đoạ đày trong việc xâm chiếm xứ Kalinga nhiều đến thế mấy, cũng không sánh bằng sự đau khổ cuả Trẩm hôm nay”

Từ đó, Vua A-Dục trở về với chánh pháp và nhất tâm hộ-trì cũng như hoằng dương giáo lý. Điều làm cho chúng ta ngày nay ngưởng phục là tuy Ngài là một Phật Tử, quy y Phật Pháp, nhưng Ngài cũng là một đấng quân vương công bằng không thiên vị, không bao giờ dùng uy-quyền để bắt buột người khác phải theo.

Điều nửa, khi trở về với chánh pháp, Ngài thực hiện cuộc đời mình giống như chánh pháp và khuyên mọi người khác làm lành lánh dữ.

IV CÔNG NGHIỆP CỦA VUA A-DỤC :Nói đến công nghiệp cuả Vua A-Dục không thể nào kể hết, chỉ đơn cử những việc sau đây :

Thăm viếng các nơi có di tích Đức Phật, xây dựng những trụ đá hay bảo tháp hiện nay vẩn còn. Chính những di tích nầy đã giúp không ít cho các nhà khảo cổ khi cần tìm hiểu đời sống Đức Phật.

Chủ trương kỳ kết tập tam tạng kinh điển lền thứ ba tại thành Pataputra. Dựng lên khắp xứ Ấn Độ 84,000 bảo tháp để thờ xá-lợi Phật. Xây dựng nhiều đền thờ có chạm trổ những sự tích về Phật Giáo và xây nhiều bia đá có khắc

nhiều chỉ dụ của nhà vua khuyên bảo dân chúng ăn ở theo chánh đạo. Sa thải những phần tử không chính đáng đã làm hoen ố Phật Giáo. Cho con Ngài là Đại Đức Mahinda mang Tam-Tạng kinh để truyền bá trên đảo Tích Lan. Thỉnh nhiều vị A-La-Hán đi truyền bá Phật-Pháp tại nhiều xứ miền Tây Bắc Ấn-Độ như

Cashemire, Grandhara, và nhiều nơi khác như Mahisanandala ( Mairsur hiện nay) Vanavasa… Gom góp các phần Xá-Lợi tại các chư-hầu lại và chia (84.000) tám vạn 4ngàn để thờ khắp nơi

( cứ chổ nào có 10 triệu dân trở lên thì được thờ một hộp xá lợi )Các sự kiện trên đây chứng minh tinh thần hộ trì và hoằng dương chính pháp của Vua A-Dục biết ngần nào.

V A-DỤC VƯƠNG MỘT GƯƠNG SÁNG ;Chúng ta đã thấy gì trong cuộc đời của Ngài? Cuộc đời ấy cho ta những suy nghĩ gì ?

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 2

Page 3: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

* Trước hết, kết thiện duyên với Đức Phật không phải căn cứ trên số lương tuổi tác hay vào phẩm chất của sự cúng dường. Một đứa trẻ như Jaya, gập Đức Phật mà phát tâm hoan hỷ cung kính cũng đủ kết được thiện duyên, cho dù vật cúng dường chỉ là đất cát nhưng được thúc đẩy bởi thiện tâm bởi long thành kính cũng được thọ ký.* Thứ đến, con người không ác muôn đời cũng không phải sinh ra toàn thiện. Một A-Dục ác đến thế mà nhờ chánh pháp để trở thành một minh quân, một vị hộ pháp rất đắc-lực cho chúng ta tin tưởng rằng xấu có thể trở thành tốt.

“ Tội từ tâm khởi, từ tâm sám. Tâm sám thì tội liền tiêu…”Cho nên gập kẻ ác chúng ta đừng tuyệt vọng và đừng nản chí. Biết đâu một ngày nào đó kẻ kia lại

không như A-Dục.* Thứ nửa Dức tính rộng rãi của vua A-Dục. Khi đã phát nguyện quy-y thọ giới Phật giáo, A-Dục vẫn giữ tâm bình đẳng và khoan hồng đối với các tôn giáo khác.* Kế đến và quan trọng hơn cả là sự truyền bá Phật Pháp của A-Dục, không bằng lý thuyết mà bằng tấm gương sáng của chính nhà vua, là hiện than của tinh thần Phật Giáo nên ảnh hưởng của Ngài thật sâu đậm bền chắc, mà các nhà khảo cứu trên thế giới khi nhắc đến ngài đều tỏ long cung kính. Một cuộc đời như thế đáng cho chúng ta chiêm ngưởng.

Tinh thần A Dục Vương Ðại đế xưa và nay  (Thích Như Ðiển)

Trước khi Ðức Phật thị tịch Niết Bàn, Ngài đã huyền ký lại rằng 200 năm sau hoặc nhiều năm sau nữa, có vị nào đó ra đời và trụ thế để xiển dương phật pháp; trong đó Vua A Dục là một.

Khởi đi từ chỗ một con người lạnh nhạt, độc ác, chỉ cậy vào quyền uy để thống trị thiên hạ, cũng đã có không biết bao nhiêu con người chết dưới gót chân của bạo chúa A Dục Vương; nhưng nhờ một nhân duyên lành, sau khi đã nghe được giáo pháp giác ngộ giải thoát của Ðức Phật qua một vị tỳ kheo đệ tử Phật. Thế là bắt đầu từ đó, vua A Dục đã quy y Tam Bảo và trở thành một người Phật tử thuần thành.

Vua A Dục ra đời sau Phật độ 300 năm; nhưng đã có công rất nhiều trong việc xiển dương đạo pháp bằng cách áp dụng Tam quy ngũ giới để trị dân; cho xây 84.000 ngọn tháp khắp nơi tại Ấn độ để tôn thờ xá lợi Phật cũng như các vị A La Hán. Trong lúc nhà vua trị vì; một kỳ Ðại kết tập kinh điển cũng đã được tổ chức, ngoài ra nhà vua cũng đã ban ra không biết bao nhiêu chỉ dụ để khuyến khích dân chúng làm lành lánh dữ. Ngay cả Chư Tăng ni cũng vậy. Nếu ai phạm luật và làm hại đến Tăng đoàn thì nhà vua cũng đã áp dụng những hình phạt đích đáng.

Ngày nay các A Dục vương như thế thấy còn xuất hiện rất ít. Tại Ðông Nam Á châu chỉ còn vua chúa Thái Lan là còn sùng mộ đạo Phật và đã làm cho đạo Phật đi vào đến hang cùng ngỏ hẽm nơi xứ chùa tháp này. Hầu như tất cả những công trình lớn của Phật giáo đều có sự trợ lực của chính phủ. Mới đây vào năm 1999 tại Thái Lan đã xây cất xong một trung tâm chuyển pháp luân rất to lớn, gồm một triệu tượng Phật bằng đồng thép vàng và cả hàng trăm ngàn tu sĩ đến dự lễ khánh thành, kể cả vua và hoàng hậu. Cách kiến trúc chia làm bốn phần chính. Bên trên cùng là tháp thờ xá lợi, từng thứ hai tượng trưng cho Phật, từng thứ ba tượng trưng cho Pháp, từng thứ tư dưới cùng tượng trưng cho Tăng Bảo và sát đất dành cho cư sĩ nam và cư sĩ nữ. Diện tích của nơi cầu nguyện này là bốn cây số vuông. Ðây là một công trình kiến trúc có một không hai trên thế giới. Nếu không có sự hổ trợ của nhà vua và chính phủ thì chắc rằng công trình này đã không thành tựu rồi. Ðây có thể nói rằng A Dục đại đế của thời đại ngày nay là vị vua Thái Lan vậy.

Tinh thần ấy di chuyển về Tây phương thì ngày nay chính giáo đã được phân ly, nghĩa là chính trị và tôn giáo không cùng đứng chung trên một đường lối nữa, mà phần ai nấy làm và tự phát triển lấy. Do vậy mà sự phát triển của đạo Phật ngày nay tại các xã hội Âu Mỹ không như tại Á châu ngày xưa hay những nước còn chế độ Quân chủ như Thái Lan mà Phật giáo vẫn còn được xem là Quốc giáo nữa.

Ngàn năm thứ ba của Phật giáo dĩ nhiên sự phát triển không giống như ngàn năm thứ nhất hoặc ngàn năm thứ hai, nhưng tinh thần phụng sự đạo pháp và dân tộc ở mỗi người con Phật vẫn không thay

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 3

Page 4: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

đổi. Vì lẽ, giáo lý của đạo Phật chỉ có một hương vị duy nhất là làm sao cho tất cả chúng sanh khỏi khổ được vui. Ðấy mới là điều căn bản cần phải làm để cứu vớt nhân sanh ra khỏi bể khổ trầm luân. 

Có thể mai này Phật giáo không còn có những kiến trúc cực kỳ vĩ đại như xưa nữa nhưng nhờ ở thông tin tin học cũng như sự phát triển của khoa học mà nhà nhà, người người ở bất cứ nơi đâu trên hành tinh này đều cũng có thể tìm hiểu và thực hành được lời dạy của Ðức Phật vậy.

Tinh thần của A Dục vương đại đế bây giờ đã biến thân và hóa hiện ra nhiều hình thức khác nhau, không nhất thiết tạo nên những cây trụ đá khổng lồ như xưa nữa, mà đã phân thân vô số phương hướng và đã đi vào từng sát na hữu thể trong sự sinh hoạt của con người.

Ngày nay người Phật tử, nhất là giới trẻ, khi hướng về tinh thần của vua A Dục mong rằng sẽ thông suốt cho được tất cả những kỹ năng hiện đại để làm cho Phật giáo đuợc phát triển nơi nội tâm của mọi người. Quả là điều đáng khích lệ biết bao nhiêu.

Vua A Dục đã mất đi tại Ấn Ðộ hơn 2200 năm về trước, nhưng tinh thần của A Dục vương vẫn còn tồn tại đâu đây; nhất là ở những người trẻ trong Gia Ðình Phật Tử khi hướng về vị Vua có công nhất nhì trong vấn đề truyền thừa Phật giáo qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử vậy.

Cầu mong cho tất cả chúng ta và mọi người có được tinh thần A Dục như thế để chấn chỉnh gia phong và Tổ nghiệp--nhất là những gì có liên hệ đến sự xây dựng và phát triển Phật Giáo Việt Nam tại ngoại quốc ngày nay.

Mong lắm thay! 

02 CÁC NGÀNH TRONG GIA ÐÌNH PHẬT TỬ(Ý nghĩa chia Ngành)

Ngày nay trên phương diện giáo dục thanh thiếu nhi người ta thường chia ra làm ba ngành, vì ba trạng thái sinh họat tâm lý khác nhau: - Ðồng niên ( hay Oanh Vũ ) từ 6 đến 12 tuổi. - Thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi. - Thanh niên từ 18 đến 35 tuổi. Sự phân chia như vậy dựa theo đặc thức tâm lý (Typepyschologie) trong các giai đoạn phát triển của tâm lý trẻ. Sơ lược sự phân chia như sau: - Từ sơ sinh cho đến 6 tuổi: thời kỳ quan năng (Périodesensorielle). - Từ 6 đến 12 tuổi: thời kỳ lệ ứơc (Bắt chước) (Périodeimitative). - Từ 12 đến 18 tuổi: thời kỳ trực giác (Périodeintuitive) - Từ 18 đến 20 tuổi: thời kỳ lý tính (Périoderationelle) Aldophe Ferrère, một nhà xã hội học cho rằng sự tiến phát tâm lý của một con người là sự tiến phát của lịch sử xã hội loài người thu ngắn lại, đại để:

Thời kỳ quan năng (Khả năng quan sát) là rút lại thời kỳ cổ sơ, thời kỳ săn bắn của con người thượng cổ thời đại, thời kỳ quan năng của con người rất tinh vi, tai mắt mũi rất tinh, rất thính cũng giống như sắc dân sống theo từng bộ lạc ngày xưa.

Thời kỳ lệ ước (Bắt chước rập khuôn theo cái đã có trước) khuôn rập với thời đại canh tác của con người cổ bắt đầu từ những Bộ lạc lưu động đến họp nhóm, vì vậy trong giai đọan này trẻ em thích trồng trọt, làm vườn, xây dựng nhà cửa, về tinh thần cũng là giai đọan tín ngưỡng thần thọai cho nên tâm hồn của các em chứa đầy những ý thức huyền hoặc nhìn sự vật một cách kỳ bí. Thời kỳ này cũng là thời kỳ phát minh lối vẽ, chữ viết, thương mại và đổi chác cho nên cũng là hoa tay và tính toán của trẻ.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 4

Page 5: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Thời kỳ trực giác là thời kỳ trung cổ thời đại, giai đoạn phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã, Ấn Ðộ.Trung Hoa, giai đoạn này có nhiều biến động xã hội và tín ngưỡng, biến chuyển đột ngột trong lãnh vực văn hóa, chính trị, xã hội: Ðặc biệt là sự phát triển tinh thần văn nghệ (văn hóa lãng mạng) cho nên tâm hồn thiếu niên trong giai đoạn này cũng nhiều biến chuyển, tư tưởng bộc phá, giao động dễ cảm. Thời kỳ lý tính là thời kỳ văn minh cận đại, triết học hệ thống được xây dựng, khoa học đựơc mở mang và cũng là thời kỳ phát triển toàn diện lý trí của con người. Thực ra chủ thuyết này chưa hẳn là chính xác; tuy nhiên, đó là những đặc tính tâm lý phổ quát nơi tất cả mọi người, ngọai trừ những trường hợp đặc biệt gây nên những dị đồng hy hữu mà thôi.

LẬP THUYẾT THEO TÔN GIÁOKinh Mahvagga kể lại câu chuyện khi đức Phật ngộ đạo dưới gốc cây Bồ đề. Ngài lưỡng lự giữa hai con đường: truyền giáo và im lặng đi vào Niết Bàn, vì Ngài thấy giáo pháp của Ngài thì cao siêu, mà tâm địa của chúng sanh thì muôn màu, muôn sắc, chênh lệch nhau, làm sao nhận chân được Chánh pháp vô cùng thâm sâu của Ngài. Ðứng trước một hồ sen, thấy có những hoa sen đang chìm dưới nước, lại có những hoa sen trỗi lên và nở thơm ngào ngạt. Ngài quyết định tùy thuận căn cơ chúng sanh mà hướng dẫn lần lần đến giải thóat, như tất cả hoa sen đều cố gắng vươn lên để đón nhận ánh sáng mặt trời. Thêm vào đó, Ngài đã nhận ra rằng những tâm hồn thiếu niên là những tâm hồn trong sáng, rất dễ cảm hóa. Chính trước đây Sujata (Tuxàđa), một bé gái 13 tuổi đã dâng sữa cho Ngài, khi Ngài tu khổ hạnh bị ngất xỉu. Svastica (Vathica), bé trai 11 tuổi cúng dường cỏ mềm cho ngài làm nệm khi tu Thiền định. Sau ngày thành đạo, Ngài ở lại rừng một tuần, tiếp xúc giáo hóa các mục đồng ở ven rừng (thường là những chuyện tiền thân, các em rất thích thú). Căn cứ vào sự hiểu biết, vào trình độ của mỗi lớp người. Ngành Gia Ðình Phật Tử cũng tùy thuận căn cơ, tâm lý, tùy thuận nghiệp cảm con người trong từng lứa tuổi. Theo các đặc thức tâm lý phổ quát để hướng dẫn cho phù hợp với tâm lý, sinh lý và khả năng phát triển tâm linh của Ðoàn sinh chúng ta. Thử phát họa một vài nét căn bản về phương thức hướng dẫn từng ngành:

Ngành Ðồng: ( Oanh Vũ )Dung hòa giữa thời kỳ quan năng và thời kỳ lệ ước.Ðặc tính tâm lý là bắt chước.

Thời kỳ này chú trọng rèn luyện các cơ năng giác quan thật tinh tế, vì đây là thời kỳ huân tập giác quan rất dễ dàng bén nhạy. Qua thời kỳ này sự rèn luyện cơ năng giác quan trở thành khó khăn và chậm chạp hơn.

Trong thời kỳ này cũng chú trọng đặt trẻ vào đời sống tập thể, một cuộc sống tin yêu, hòa thuận, sẽ gieo cho các em những đức tính tốt; cần thiết phải có những Huynh trưởng gương mẫu, thân cận để các em bắt chước, vì bắt chước là đặc tính tâm lý giai đọan của sự phát triển tâm lý của các em.

Ngành thiếu: Thời kỳ trực giác, cũng là thời kỳ phát hiện những bản hửu chủng tử đã tích lũy qua các đời kiếp

và biểu lộ thành xu hướng, cá tính hay ý dục của mình. Kích thích cho những bản hửu chủng tử vô lậu phát triển và huân tập cho những chủng tử tân huân vào ý thức. Bởi vậy các họat động văn nghệ, gây cảm xúc theo chiều hướng thanh cao, sẽ là những cơ duyên cho những chủng tử vô lậu phát sinh.

Cũng trong thời kỳ này, phải để cho các em tập quản trị lấy mình. Tập quen với sự chịu đựng gian khổ. Sự chịu đựng như thế rất cần thiết đề rèn luyện nghị lực. Sự sinh động và biến hóa vô cùng của những chủng tử gây nên những đam mê tha thiết cả về hai phương diện thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, tùy thuận theo căn cơ, có thể gây được những tác dụng mạnh mẽ. Ðây là thời kỳ hoạt động nhất và cũng dễ rèn luyện nhất nếu biết đưa vào tâm lý các em.

Ngành thanh: Thời kỳ lý trí nảy nở, giảo nghiệm theo trực giác hay theo luận lý thuần túy để đi dần đến khả

năng phân tích và tổng hợp Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 5

Page 6: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Thời kỳ này thích ứng theo các pháp môn Thiền định, dựa trên cơ sở trực quan nội tâm. Chỉ trong sự trực giác nội tâm, trong đời sống tâm lý ổn định, người ta mới hy vọng dễ nhập chân lý cuộc đời Tất Ðạt Ða, qua thời kỳ này, trí tuệ mới phát triển đầy đủ để thông đạt được chân lý giác ngộ.

KẾT LUẬN: Ý nghĩa việc chia Ngành, chia ngành trong Gia Ðình Phật Tử thật là quan trọng, để chúng ta tùy

thuận căn cơ áp đặt phương pháp và ứng dụng chương trình cho phù hợp với sự tiến triển trong các giai đoạn tiến phát của đoàn sinh chúng ta.

Sự chuyển ngành trở nên vô cùng cần thiết để khỏi đi ngược lại sự tiến triển tâm sinh lý của Ðoàn sinh. Phải đi sâu vào ngành mới nắm vững được yếu tố cần thiết cho sự giáo dục các em. Nếu không có ý thức được tầm quan trọng của việc chia ngành sự giáo dục sẽ lệch lạc và không mang đến những hiệu quả thiết thực.

Ngoài ra trong đơn vị Gia Ðình Phật Tử còn có hai ngành Nam, Nữ cùng sinh họat song hành với nhau. đây là sự phân ngành theo giới tính để các anh chị có thể dễ dàng giáo dục luân lý, đạo đức, thuận hợp với sự phát triển tâm sinh lý của đoàn sinh.

03 CÁCH THỨC ÐIỀU KHIỂN MỘT BUỔI SINH HOẠT ÐOÀN

Ðiều khiển một buổi sinh hoạt Ðoàn là nhiệm vụ của Huynh trưởng đoàn (gồm Ðoàn trưởng và phó) công việc này đòi hỏi nhiều cố gắng, thiện tâm, thiện chí và nhất là có óc tổ chức, sáng tạo.

I. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SINH HOẠT ÐOÀN VÀ HỌP ÐOÀN: - Sinh hoạt Ðoàn là việc làm thường kỳ của Huynh trưởng đoàn đã được ấn định trước và tính cách thường lệ.Trong phần này Huynh trưởng sẽ điều khiển chương trình sinh hoạt học tập về Phật Pháp, Hoạt Ðộng Thanh Niên, Văn Nghệ, Trò Chơi. - Họp đoàn là một buổi họp nhằm giải quyết những vấn đề cần thiết cho đoàn. Thí dụ: Họp bàn về việc tổ chức đi trại họp bạn ngành thiếu toàn miền; họp tổ chức du ngoạn Thông thường trong cương vị một đoàn, buổi họp Ðoàn được thực hiện sau phần sinh hoạt vì nó không đòi hỏi giải quyết vấn đề quá lớn lao, mà phần chính của Ðoàn là xem xét lại việc thực hiện chương trình tu học.

II. PHẦN CHUẨN BỊ: Nhìn vào buổi sinh hoạt Ðoàn ta có thể định giá trị của tổ chức. Vì vậy, Huynh trưởng đoàn phải

làm thế nào để buổi sinh hoạt có một luồng sinh khí, hào hứng, linh động. Ðoàn sinh hăng say. Muốn được vậy, Huynh trưởng phải có tinh thần vững chải hiểu biết những vấn đề căn bản, có tổ chức, chuyên môn (phải dự các trại huấn luyện, học hỏi với các Huynh trưởng khác, trong sách vở).

Khi đến với đoàn ta phải tự hỏi: Hôm nay đến sinh hoạt ta sẽ phải làm gì ? cho các em học tập những gì ? Tài liệu đó lấy ở đâu ?

Chỉ có thể trình bày, giảng giải cho các em khi chúng ta đã sữa soạn chuẩn bị trước chớ không nên gặp đâu làm đó. Ðó là điều căn bản, là điều kiện quyết định thành công trong một buổi sinh hoạt. ·         Chú ý: Huynh trưởng bao giờ cũng đến sớm hơn Ðoàn sinh.

Tóm lại ta cần phải: - Sắm sửa dụng cụ (cần vật dụng gì để dạy gút, trò chơi) - Tìm kiếm tài liệu (tham khảo các tài liệu, hoc hỏi các Huynh trưởng khác) - Soạn bài là công việc cần thiết sau cùng, căn cứ trên các tài liệu mà soạn thảo.

III. PHẦN THỰC HIỆN: Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 6

Page 7: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Một buổi sinh hoạt có kết quả không những do ở sự chuẩn bị kỹ lưỡng mà còn phải cần thực hiện theo những phần có tính cách trình tự tức là chương trình buổi sinh hoạt1. Tập họp:

Tùy theo khung cảnh, địa thế ta có thể tập họp hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn, chữ U (sau khi tập họp dành 5 phút cho các đội. chúng, đàn trưởng kiểm điểm đội, chúng, đàn của mình).

2. Ðiểm danh và trình diện: Các đơn vị (đội, chúng hay đàn) điểm danh lại đội, chúng, đàn của mình vắng mặt có phép, không phép trước khi trình diện báo cáo

3. Lễ Phật: Nếu tại Niệm Phật đường hay chùa thì cho Ðoàn vào chánh điện hành lễ theo nghi thức thường lệ (xem phần nghi thức tụng niệm trong Gia Ðình Phật Tử) đây là trường hợp Ðoàn sinh hoạt riêng rẽ (thường thường Gia trưởng tổ chức lễ Phật chung cho toàn Gia đình sau đó lễ gia đình (cử bài ca chính thức sen trắng) Nếu tại một địa điểm khác (không có chùa hay Niệm Phật Ðường) thì lễ Phật đơn giản bằng niệm 3 lần hồng danh đức Phật Trường hợp Ðòan sinh hoạt chung với gia đình thì dĩ nhiên lễ Phật theo nghi thức chung, nếu có Niệm Phật Ðường hay chùa.

4. Lễ Ðoàn: hô khẩu hiệu của Ðoàn, cử bài ca chính thức của Ðoàn (lưu ý không phải là bài ca chính thức sen trắng của Gia Ðình Phật Tử).

5. Học Phật Pháp: Các đề tài Huynh trưởng soạn sẵn trước ở nhà. 6. Học Hoạt Ðộng Thanh Niên : Các đề tài Huynh trưởng soạn sẵn trước ở nhà. 7. Văn Nghệ: Các đề tài Huynh trưởng soạn sẵn trước ở nhà. 8. Dặn dò của Huynh trưởng:

- Bổ khuyết những điểm trong phần sinh hoạt nhằm về tu học, kỷ luật. - Dặn dò những điều cần thiết cho buổi sinh hoạt sau

9. Dây thân ái: Sau khi hát bài dây thân ái là không còn nói thêm gì nữa, mà chỉ tan hàng.

* Chú ý: 1. Xen giữa những phần bài học là những mẫu chuyện đạo, trò chơi nhỏ, bài hát. 2. Ta có thể ấn định giờ học:

Phật pháp: 45 phút Hoạt Ðộng Thanh Niên : 30 phút Văn nghệ : 30 phút (thời gian này có thể thêm bớt tùy theo đề tài và tùy theo Ðoàn, ngành)

IV KẾT LUẬN: Với kinh nghiệm cho ta thấy rằng: Một Huynh trưởng chuẩn bị dụng cụ, tài liệu, sọan bài đầy đủ và cố gắng hướng dẫn Ðoàn theo những trình tự trên đây thì buổi sinh hoạt thế nào cũng cho kết quả tốt. Mong rằng tòan thể quý anh chi hoàn thành nhiệm vụ của mình.

04 Lý Tưởng cuả người Huynh Trưởng

Lý tưởng là con đường tươi sang, cao đẹp nhất mà mình phải mất công tìm kiếm, lựa chọn để hướng đến, theo đuổi tới cùng. Lý tưởng cần thiết cho con người, nhất là thanh niên. Vì sống mà không có lý tưởng, không biết mình làm gì, đi đâu, về đâu, giống như ngựa không cương, thuyền không lái, cuộc sống thật là vô ích, nhàm chán.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 7

Page 8: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Đối với chúng ta, người Huynh Trưởng GĐPT , khi vào đoàn không phải vì danh lợi, vì tình cảm riêng tư, nhưng chúng ta đã thấy điều gì thiêng liêng đáng tôn thờ, theo đuổi và phụng sự hơn là sống bơ vơ lạc lỏng trong cuộc đời ô trọc nầy. Như vậy chúng ta đã lựa chọn lý tưởng.

A Lý Tưởng cuả chúng ta:Trong bản Nôi quy GĐPT phần Mục đích ghi : “ Đào luyện Thanh Thiếu Niên thành những Phật

Tử chân chánh góp phần xây dựng xả hội theo tin thần Phật Giáo”. Như vậy chúng ta thấy lý tưởng cuả người Huynh Trưởng GĐPT phải theo đuổi phụng sự là :

1 Phụng sự đạo pháp.2 Phụng sự dân tộc.3 Phụng sự con người.

Phụng sự đạo pháp :Cuộc đời nầy vốn đã ô trọc, bất công, đau thương công them vào đó văn minh vật chất ngày càng

thăng tiến, khiến cho cuộc đời lại them nhiều bi thảm, bệnh tật, chết choc. Ngọn lửa si mê sân hận cố chấp lại càng bốc cao. Trong thảm trạng nầy, không có gì đũ dũng lực để dập tắt, ngọn lửa hung tàn đó không có gì có thể thổi vào một luồng sinh khí , một hương thơm để giảm đi phần nào đau khổ cuả nhân sinh ngoài giáo lý Phật Đà, đã ra đời trên 2500 năm mà ánh sang ngày nay vẩn còn rực rở, hương thơm vẫn còn ngào ngạt. Trong ý hướng làm đẹp cuộc đời, không gì bằng chúng ta phải làm thế nào cho đạo pháp ngày càng phát huy, lan rộng. Vì chỉ có đạo Phật đến đâu thì tình thương mới thể hiện, hoà bình mới ló dạng ở đó.

Phụng Sự Dân Tộc :Huynh trưởng GĐPT cũng là một công dân. Một Huynh Trưởng có tư cách, có thiện chí là một

công dân xứng đáng. Chúng ta có bổn phận xây dựng đạo pháp như thế nào thì cũng phải thiết tha phụng sự quốc gia dân tộc như thế đó. Trong phạm vi tôn giáo và tổ chức, người Huynh Trưởng có nhiệm vụ giáo dục thanh thiếu niên thành những công dân yêu nước hết long phụng sự quốc gia dân tộc.

Để chứng tỏ lòng tri ân sâu xa các bậc tiền nhân đã dầy công dựng nước, xây bờ tạo cho mình một nền văn hoá riêng biệt, người Huynh Trưởng phải biết gợi lên lòng tri ân đó nơi mọi người, nhất là nơi đàn em mà mình đang đào luyện. Để bảo vệ tinh thần dân tộc, người Huynh Trưởng phải tự mình không bao giờ có hành vi hay tư tưởng vọng ngoại, vong bản, nô lệ và cũng xây dựng tinh thần đẹp đẻ đó cho đàn em cuả mình nửa.

Phụng sự con người : Như trên chúng ta đã nói là người có lý tưởng phụng sự đạo pháp, nhưng thật sự chính là Chánh

Pháp được khai sinh để phụng sự con người, để giác bgộ con người, hoán chuyển cảnh đời đau khổ, ô trược nầy thành thế giới an lành, tịnh độ. Trong đó con người được hưởng hạnh phúc an vui, tự tại.

Vì vậy trong phạm vi trách nhiệm, người Huynh Trưởng có nhiệm vụ giáo dục thanh thiếu niên trở thành những con người xứng đáng đúng nghiả. Người Huynh Trưởng căn cứ trên giáo điển, giáo pháp làm phương tiện để hoàn thành mục đích giáo dục. Luôn luôn ghi nhớ mình phụng sự con người, nên phải biết tôn trọng hoàn toàn nhân vị cuả từng em mà mình đang hướng dẩn.

B Làm Thế nào để thực hiện Lý-Tưởng :Lý tưởng cuả chúng ta cao cả, đẹp đẻ thực, nhưng làm thế nào để chúng ta có thể thực hiện được

lý-tưởng cuả mình? Trước hết chúng ta phải có đức tin vửng chắc vào Đức Phật, vào giáo lý cuả Ngài. Có niềm tin vững chắc chúng ta mới mạnh dạn tiến bước trên đường phụng sự đạo pháp được.. Nếu không, chúng ta sẽ bị thối chuyển trước muôn ngàn lý thuyết đang tranh giành ảnh hưởng. Phải tu học để tiến bộ. Thực hiện những điều đã học vào đời sống thường nhật. Đó là phương tiện hoằng hoá, giáo dục hửu hiệu và sâu đậm ý nghiả nhất.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 8

Page 9: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Đem sinh hoạt GĐPT hoà mình vào xả hội, vào quần chúng trong mục đích đồng sự, lợi hành để chuyển hoá chúng sanh.

C Kết Luận :Nhìn lại quá khứ và nhận xét hiện tại, chúng ta có thể hảnh diện và lại càng tin tưởng them con

đường Lý Tưởng chúng ta đang đi.Với lý tưởng cao đẹp, một sứ mệnh thích hợp với tuổi trẻ và người dân Việt yêu đạo, yêu nước. Chúng ta, người Huynh Trưởng GĐPT sẽ phải cố gắng bằng mọi cách, thể hiện cho mình một cuộc sống lý-tưởng cao đẹp để làm tròn sứ mệnh phụng sự đạo pháp, xây dựng quốc gia và dẩn dắt đàn em.

05 Tâm Lý Thiếu Niên

I Lời Nói đầu : Trong một đơn vị Gia-Đình có ba ngành Thanh, Thiếu và Oanh Vũ, vì vậy muốn điều khiển ngành nào ta cần tìm hiểu tâm lý cuả các em thuộc ngành ấy. Nói đến tâm lý là cả một vấn đề cần phải nghiên cứu nhiều và không phải chỉ một hai giờ là ta hiểu rỏ được tâm lý các em.. Nó cần đòi hỏi nhiều thời gian và kinh nghiệm.

Nhưng muốn thâu được kết quả khả quan trong việc điều khiển của chúng ta thì vấn đề tâm lý là một vấn đề không thể không có được. Người xưa thường nói “ Muốn trăm trận trăm thắng phải hiểu mình hiểu người”.II Tâm Lý Thiếu Niên : Là một thế giới lạ-lùng kỳ ảo và phức tạp.

1- Tánh thông thường :Thiếu Nam :* Ưa hoạt động. * Ồn ào.* Mạo hiểm * Ưa kỷ-luật.* Có sáng kiến * Biết nhận xét.* Bồng bột, ganh đua.Thiếu Nử :* Yên lặng, đầm thắm, dịu dàng * Ít nói, kín đáo.* Nhát gan, rụt rè * Thiếu sang kiến,, do dự.* Không quả quyết, nhiều tình cảm. * E sợ.* Hay buồn, nhiều xúc cảm.

2- Tánh Tốt của các em : Chịu đựng, hy-sinh. Mạo hiểm. Ít giận dổi. Dể dãi. Vui vẻ, ít buồn. ( Thiếu nữ hay khó tính, thầm lặng )

3- Tánh Xấu của các em : Ồn ào, bồng bột. Ganh tỵ * Nóng nảy * Thù hận.

III Ảnh Hưởng Sinh Lý : Tánh tình và tâm trạng của các em cũng do ảnh hưởng tâm lý của các em. Tùy theo nhiều hạng tuổi.- Từ 8 đến 12 tuổi : Vô tư, thích nghịch ngợm, nô đùa.- Từ 12 đến 16 tuổi : Bắt đầu lớn, thể xác thay đổi, nên tánh tình cũng thay đổi. Vì sự chuyển lớn nên

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 9

Page 10: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

bộ thần kinh kích thích mạnh, do đó tánh tình thay đổi bất thường, có đôi khi bức rức, dã-dượi, mơ-mộng.. Là thời kỳ tánh tình các em rất phức tạp, các Trưởng cần chú ý về hai phương diện tinh thần và vật chất ( nhất là thiếu nử ).a/ Tinh Thần : Cần phải chú ý .

Ngăn cản các em lúc các em quá hăng hái, say mê làm việc quá độ hay ăn ngũ thất thường.b/ Vật Chất : * Cho vận động nhiều để khí huyết lưu thông điều hoà.* Khuyến khích các em hoạt động để phát triển thể xác lẩn tinh-thần.* Tránh cho các em đừng mơ-mộng, đưa các em vào những việc làm thực tế, bổ ích và vui vẻ.* Giữ tâm lý các em luôn trong sạch, mạnh mẻ, tránh những sự khủng hoảng tinh thần.

- Từ 16 đến 20 tuổi : * Tuổi vừa sức lớn, qua cơn khủng hoảng tinh thần. * Sức lớn được cầm chừng. * Tánh tình trở lại bình thường. * Đứng đắn .IV Vài phương pháp để hiểu các Em :

a/ Vì sao cần phải hiểu các em : Vì muốn dạy các em được dể dàng. Vì muốn điều khiển các em có kết quả. Vì muốn tạo tánh tốt cho các em. Vì muốn trừ bỏ tánh xấu.

b/ Làm thế nào để hiểu các em: * Bền chí * Chịu đựng.

* Gần gủi * Cởi mở và thành thật.* Đối với tự thân : bỏ tánh tự ái, nên tin các em và sống gần gủi với các em.* Đối với các Em : Biết rỏ hoàn cảnh và đời sống riêng cuả các em.

V Phương Pháp Sửa đổi các em :a/ Áp dụng luân-lý đạo Phật : Dạy các em .

Tinh Tấn : sáng suốt cho các em. Hỷ xả : : diệt phiền nảo, gây vui tươi. Từ bi : làm lành lánh dử.

b/ Kể Mẩu Chuyện Đạo : gây thêm tinh tưởng và khuyến khích đời sống rộng rải cho các em.c/ Luôn luôn nhắc nhở châm ngôn và luật, kêu gọi ý niệm Đạo và nhiệm vụ của các em.d/ Tập cho các em sống tự lập :

Chia hàng đội tự trị ( tự điều khiển.) Giao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo vát hoạt động. Gây tinh thần làm việc để tránh ỷ lại.

e/ Tự mình làm gương mẩu.VI Kết Luận : Trách nhiệm của người Đoàn Trưởng trong công việc điều khiển các em : Các Em là những tâm hồn trong trắng, chứa đầy tư tưởng đẹp nên điều khiển rất khó và trách nhiệm rất nặng. Chúng ta cần phải có nhiều ý chí, tận tụy, hy sinh. Trong công việc điều khiển các em ta có 2 điểm lợi : tự lợi và lợi tha.

Chúng ta sẽ vấp phải nhiều khó khăn và muốn đạt được nhiều kết quả ta phải mất nhiều thì giờ và tâm trí. Nhưng với bổn phận người Huynh Trưởng và lý tưởng cao đẹp, người đoàn trưởng phải nhẩn nại và cố gắng, có như thế mới đem lại ý-nghỉa. Chiến đấu không khó khăn thì chiến thắng không vinh dự,

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 10

Page 11: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

06 NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GIA ÐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Là phật tử chúng ta ai cũng phải luôn luôn trau dồi tư cách đạo đức cho xứng đáng danh nghĩa ấy. Ngoài ra, chúng ta cũng nhận thấy có nhiều bổn phận đối với đạo.

Khi làm Huynh trưởng GÐPT lại cần phải chú trọng tu sửa chăm lo tư cách từng li từng tí, phải cẩn thận hơn, bởi chúng ta có một đàn em nhỏ đang chăm chú nhìn vào. Các em đang trông cậy, tin tưởng và bắt chước chúng ta. Vì thế người Huynh trưởng có nhiều trách nhiệm nặng nề, nhiều bổn phận lớn lao.

Muốn hoàn thành những nhiệm vụ và bổn phận ấy trước tiên người Huynh trưởng phải luôn luôn nhớ mình là tấm gương. Hằng ngày phải gìn giữ lau chùi.1. Người huynh trưởng là phải làm gương: a. Gương về thể chất: Muốn các em bắt chước thì người Huynh trưởng phải: - Giữ sức khỏe để cho người minh mẫn - Giữ gìn vệ sinh, sạch sẽ về thân thể mặt mày, râu, tóc. - Y phục chỉnh tề, sạch sẽ hợp nơi, hợp thời và tùy lúc tùy chỗ mà ăn mặc cho đúng cách. vận dụng trang sức không xa hoa, lòe loẹt và không luộm thuộm, không đua đòi theo thời trang. Nữ Huynh trưởng phải ăn mặc kín đáo. - Ăn uống điều độ. Không uống rượu. Nhất thiết không dùng cần sa, ma túy, không nên hút thuốc (nếu đã hút thuốc thì hạn chế), vì thuốc lá có độc, rất hại cho sức khỏe b. Gương về tinh thần: Người HT phải luôn luôn nhã nhặn, vui vẻ. Phải có tinh thần trách nhiệm giữ đúng lời hứa, luôn siêng năng, không sanh nạnh, không ích kỷ hẹp hòi, biết hòa mình trong mọi sinh họat. Khi giao tiếp nói năng với kẻ dưới phải dịu dàng. nhã nhặn, với người trên phải từ tốn, lễ độ, với kẻ thân, sơ đều phải thật tình rõ ràng không hoa mỹ. Người Huynh trưởng cần phải cương nghị và thẳng thắn. c. Gương về tu sửa: Huynh trưởng là người quy y Tam Bảo là luôn luôn giữ gìn 5 giới: - Biết chịu nhận những lời phê bình về sai trái của mình mà sửa đổi, học hỏi ý kiến mọi người, không cố chấp bảo thủ ý kiến cá nhân mình. - Thường xuyên tu học để trau dồi trí tuệ, kiến thức. - Người Huynh trưởng có tư cách sẽ gây được cảm tình với mọi người, được mọi người kính mến và tất nhiên ảnh hưởng rất lớn trong việc giáo dục các em, làm gương tốt là một bài dạy kinh nghiệm hơn cả (thân giáo).

2. Người Huynh trưởng là người hiểu và tự nhận bổn phận của mình: Làm HT là nhận bổn phận, trách nhiệm góp phần bảo vệ chánh pháp, làm sáng tỏ và giữ gìn đạo

giáo cổ truyền, bởi thế: a. Ðối với đòan sinh: Khi nhận con em đạo hữu gởi đến cho chúng ta dìu dắt thì phải săn sóc, thương lo và tận tụy. Huynh trưởng phải tìm hiều các em của mình về tâm tính, về trình độ và sức khỏe. b. Ðối với gia đình phật tử: GÐPT là một tổ chức cho các em, vì các em, bởi thế khi ta nhận chăm lo cho các em thì phải chăm lo cho cái tổ chức của các em được phát triển tinh tấn. GÐPT mà càng đi đến chỗ hoàn bị thì việc dạy dỗ đàn em chúng ta càng được tăng phần hiệu quả. Huynh trưởng phải lo cho Gia Ðình Phật Tử cả hình thức lẫn nội dung như Qui chế đã định Việc lo này chỉ có kết quả khi gia đình triệt để tuân theo luật và những điều cấp trên giao phó. Vậy Huynh trưởng phải giữ đúng kỷ cương và nội quy của Gia Ðình Phật Tử. c. Ðối với Ðạo pháp:

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 11

Page 12: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Chúng ta phải lo lắng chăm sóc cho các em từ nội dung đến hình thức, như thế là mình lo tương lai của Ðạo pháp. Người Huynh trưởng là người trước hết phải lo học Ðạo, tìm hiểu Ðạo. Chỉ có hiểu rõ đạo mới biết điều đúng, điều sai, mới biết lẽ phải, việc trái, việc lợi, việc hại. Chăm sóc các em mà không phân biệt được như thế nào là trái, như thế nào là phảI thì chỉ làm hỏng tâm hồn trẻ thơ. Hướng dẫn các em mà không hiểu đạo thì chỉ đưa các em lầm đường lạc lối.. Có hiểu Ðạo thì mới thấy được chân giá trị của gia đình, xã hội, mới biết theo đạo là không xa gia đình, xã hội, thế gian và sau cùng mới hiểu rõ nghĩa của việc mình làm, việc dìu dắt các em. Tóm lại, người Huynh trưởng có bổn phận tìm hiểu Ðạo, phải tu học Ðạo. Tự mình trau dồi nhân cách, tác phong người Huynh trưởng, chính là đã làm sáng tỏ Ðạo. Truyền thụ giáo lý cho các em là một cách duy trì Ðạo pháp. 3 KẾT LUẬN:

Khi chúng ta nhận làm Huynh trưởng là ta nhận bổn phận dìu dắt trẻ thơ, cái bổn phận thiêng liêng đó đòi hỏi ta phải gắn liền cá nhân mình với Gia Ðình Phật Tử, với Ðạo nên còn có bổn phận với Gia Ðình Phật Tử với đạo pháp. Bổn phận càng nhiều, trách nhiệm càng cao thì tư cách tác phong cần chuẩn mực, nên người Huynh trưởng phải tu dưỡng thân tâm cho xứng đáng là “ Huynh trưởng Gia Ðình Phật Tử Việt Nam".

07 NGUYÊN LÝ HUÂN TẬP TRONG

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIA ÐÌNH PHẬT TỬ

I. KHÁI NIỆM: Một nguyên lý giáo dục rút từ duy thức luận trong hệ tư tưởng triết học Phật giáo.

Là phương pháp giáo dục chính yếu trong giáo pháp Phật đà.

II. DUY THỨC LUẬN VỚI KHÁI NIỆM HUÂN TẬP:

a. THỨC trong kinh Lăng nghiêm: Ngũ ấm: 5 yếu tố hợp thành con người

1. Sắc: vật chất, tế bào cơ thể gồm 6 quan năng: nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, ý (6 giác quan) 2. Thọ: cảm giác (phát sinh do sự tiếp xúc giữa giác quan với đối tượng của chúng) 3. Tưởng: ấn tượng hay khái niệm nhận thức của tri giác (perecption) 4. Hành: các họat động của tâm lý 5. Thức: nhận thức, ý thức nhận biết

b. THỨC trong Duy thức luận:Thức: có 6 thức (Căn kết hợp với Trần thành Thức)

1. Nhãn căn kết với Sắc trần thành Nhãn thức 2. Nhỉ căn kết hợp với Thanh trần thành Nhỉ thức 3. Tỷ căn kết với Hương trần thành Tỷ thức 4. Thiệt căn kết hợp với Vị trần thành Thiệt thức

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 12

Page 13: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

5. Thân căn kết hợp với Xúc trần thành Thân thức 6. Ý căn kết hợp với Pháp thành Ý thức. Pháp là những khái niệm nhận thức về sự vật.7. Mạt na thức: Ðịnh nghĩa theo chử Hán là "tư lương", là sự suy nghĩ, đắn đo phân biệt phải

trái, là bản ngã cuả mình (do tư tưởng tác động lên các tế bào chất xám trong trung khu thần kinh hệ phát sinh)

8. A lại ya thức: Ðịnh nghĩa theo tiếng Hán là “chấp trì”, còn gọi là tàng thức hay đại biên tỉnh trí. Sinh vật học hiện đại có thể xem là những Gene (chủng tử: hạt giống nhân tế bào cơ thể).

Thức A lại ya được xem là “Tâm Vương” tức là chủ thể duy trì sắc thân và nghiệp lực tinh thần của sinh động vật, với đặc tính đó, ta có thể thấy sự phù hợp giửa thức A lại ya với những chủng tử trong tâm sinh lý học hiện đại, vì chỉ có chủng tử mới có thể vận hành tuần hoàn các đặc tính vật thể và tinh thần (tư tưởng, tính nết) của thế hệ trước cho thế hệ sau (qua định luật di truyền).

Thức A Lại Ya là một thức kết lập những chủng tử sinh, tâm vật lý tạo nên đời sống của sinh động vật

c. Chủng tử: (Hạt giống A Lại Ya) Chủng tử có hai lọai: - Câu sinh bản hửu (những hạt giống đã có từ trước) đặc tính bẩm sinh. - Tân huân chủng tử (những hạt giống ý thức được huân tập) un đúc thêm trong đời sống hiện tại. Theo DUY THỨC LUẬN, những sinh họat tinh thần (tư tưởng, tình cảm) đều có thể biến thành những chủng tử huân tập vào tâm thức để biến thành hành động bẩm sinh. * Ví dụ:

- Danh thân: khái niệm về tên gọi. - Cú thân: khái niệm về mệnh đề - Văn thân: khái niệm về câu, văn chương nghệ thuật - Thời : khái niệm về thời gian - Phương : khái niệm về không gian, phương hướng - Số : khái niệm về số lượng - Tốc: khái niệm về vận tốc - Thứ tự : khái niệm về sau trước trên dưới..vv..

Những khái niệm ấn tượng, ảnh hưởng này tùy theo sự huân tập nhiều hay ít tạo thành những năng khiếu bẩm sinh (trong đó có chủng tử bản hửu và tân huân cộng lại)

III. VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ HUÂN TẬP: 1. Quy luật vận hành:

* Chủng tử sinh hiện hành. * Hiện hành huân tập thành chủng tử (Có thể hiểu đơn giản.Tư tưởng phát sinh thành hành

động, hành động lại huân tập chủng tử vào tâm thức, để từ đó phát sinh thành hành động nối tiếp).

* Ngoài ra, người Huynh trưởng còn phải khéo léo huân tập cho các em qua tất cả cửa ngõ của tâm (nhãn, nhĩ, tỷ, thân, ý),không phải chỉ có đôi mắt mới là cửa sổ của tâm hồn như một thi sĩ đã nói.

* Người Huynh trưởng phải làm gương cho các em về mọi mặt (thân giáo), các em luôn luôn nhìn ở anh chị trưởng.Tấm gương sáng của các em : qua cửa ngõ "nhãn". Nên phải luôn luôn chú trọng tác phong của mình. * Các anh chị làm sao cũng luyện tập cho các em mùi hương trầm thanh thoát trong điện Phật trang nghiêm thay cho mùi nước hoa khêu gợi ở thế gian (nhất là các em nữ): cửa ngõ “tỷ”. * Và lần lần huân tập cho các em "mùi hương giải thóat": cửa ngõ của “ý” * Lời nói của anh chị cũng lọt qua cửa ngõ “nhĩ” đấy. Các anh chị phải luôn luôn nói hòa nhã,

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 13

Page 14: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

dịu dàng, hợp chánh pháp. Còn biết bao nhiêu nữa nói sao cho hết, chỉ còn chờ ở sự nhận thức và nghệ thuật của các

anh chị. Các môn Họat Ðộng Thanh Niên, Văn Nghệ, những trò chơi, bài hát cũng là vận dụng phương pháp huân tập đấy, các bài hát là những lời giáo pháp, hoặc là những lời nói lên tinh thần GÐPT. Trò chơi tuy là phương pháp hoạt động nhưng đồng thời cũng là phương pháp huân tập. Người Huynh trưởng khéo léo sẽ huân tập được cho các em (qua trò chơi) các đức tính thật thà, dũng cảm (đương nhiên là cả lanh lẹ nữa nhưng lanh lẹ là do phương pháp hoạt động)

2. Nguyên lý huân tập vận dụng trong các phương pháp giáo dục Gia Ðình Phật Tử: Nguyên lý huân tập cần được đặt lên trên tất cả các phương pháp giáo dục Nói cách khác phương pháp nào cũng cần vận dụng nguyên lý huân tập.a. Lý giải: tập cho các em tập trung tư tưởng, suy luận, chuyên chú vào các vấn đề theo luận lý Nhân Minh: Tôn - Nhân - Dụ. Những chủng tử huân tập trong quá trình suy luận tạo cho các em trí thông minh sắc bén trong lý luận, diễn đạt ngôn ngữ, thấu hiểu nguyên lý sự vật.b. Quán tưởng: tập cho các em tập trung tinh thần quan sát, suy luận theo một đối tượng (hiện tượng cụ thể) để từ đó rút ra một chân lý của sự vật. Sự tập trung tinh thần này có thể tạo ra những ảnh tượng tâm thức vô cùng sinh động, màu nhiệm. c. Huân tập: vận dụng sự chú niệm hay chú nguyện tạo nên những "ấn tượng tâm lý" mạnh, sâu sắc, hun đúc những tâm lý tín ngưỡng và biến nó thành hạt giống tâm thức để chuyển biến thành hành động tốt. d. Họat động: đặt các em vào các họat động cơ thể, tập thói quen tốt, qua định luật "thần kinh tập quan", tạo những đường liên hệ thần kinh tạm thời để có thể phản ứng nhanh nhẹn, nhạy cảm trước bất kỳ một tình huống nào (những phản xạ mang tính tự nhiên). Rèn luyện năng khiếu trên nhiều lĩnh vực: văn nghệ, họat động thanh niên, võ thuật, kỹ thuật cơ giới, thông tin.

V. KẾT LUẬN: Mục đích của phương pháp huân tập là làm tăng trưởng các chủng tử thiện, loại trừ các chủng tử

ác để hoàn thành nhân cách tương đối, một mặt giúp cho các em tiến dần trong đạo nghiệp giải thoát, mặt khác rèn luyện các kỷ năng cần thiết để các em có thể ứng dụng vào đời sống xã hội của các em.

08 TỔ CHỨC & QUẢN TRỊ HÀNH CHÁNH ÐOÀN

Ðối với một tổ chức,vấn đề quản trị bao giờ cũng là vấn đề then chốt. Bởi vậy, phần quản trị đoàn, một đơn vị quan trọng của gia đình cần phải được tổ chức và phân nhiệm cho thích hợp thì mới dung hòa được sự sinh hoạt và Ðoàn mới tiến mạnh được. I. TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ:

1. Thành phần quản trị đoàn: a.  Thành phần Huynh Trưởng gồm:

- Một Ðoàn trưởng.- Một hay hai Ðoàn phó trợ tá. Nếu có nhiều Huynh trưởng thì Ðoàn có thể phân công một hai Huynh trưởng khác giúp

về chuyên môn hay lo về hành chánh của Ðoàn như thư ký, thủ quỷ. Những Huynh trưởng này vẫn phải sinh hoạt với Ðoàn chứ không phải chỉ giữ nhiệm vụ.b. Thành phần Ðoàn:

- Từ 2 đến 4 Ðội, Chúng, Ðàn. - Mỗi Ðội, Chúng có một Ðội, Chúng trưởng hay Ðầu đàn và một Ðội Chúng phó hay Thứ đàn phụ giúp.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 14

Page 15: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

- Mỗi Ðoàn thong thường chỉ đến 4 đội, chúng, đàn là tối đa và đặt dưới sự điều khiển của HT đoàn gồm Ðoàn Trưởng và Ðoàn Phó.

2. Sinh hoạt và hội họp: a. Sinh hoạt:

Ðoàn sinh hoạt hàng tuần. Thời gian do BHT sắp đặt tùy theo hoàn cảnh địa phương. b. hội họp:

Mỗi tháng Huynh trưởng Ðoàn họp một lần (sau khi họp Ban Huynh trưởng của gia đình) để kiểm điểm việc trong tháng, dự án công tác của gia đình, giao phó, vạch chương trình cho tháng kế. Khi có Phật sự bất thường cũng có thể họp Huynh trưởng Ðoàn bất thường để bàn bạc, phân công và vạch kế họach thực hiện. Họp Ðoàn lúc chuẩn bị trại hay công tác xã hội phải họp toàn Ðoàn để phổ biến rõ ràng. Họp Ðội, Chúng trưởng (và phó) mỗi tháng một lần để Ðội, Chúng trưởng báo cáo tình hình Ðội, Chúng; nhất là báo cáo những đội chúng cá biệt, phổ biến trước cho Ðội, Chúng trưởng nắm những điều cần thiết trong kế họach tháng trước.

3. Trách nhiệm: Ðoàn trưởng và Ðoàn phó chịu trách nhiệm về việc điều động chương trình hàng tuần, hàng tháng với Liên Ðoàn Trưởng; nhất là sự sống còn của Ðoàn và thi hành mọi quyết định của Ban Huynh trưởng gia đình.

II GIAO TIẾP: 1. Ðối nội:

- Thư từ liên lạc trong Ðoàn giữa các Ðội, Chúng - Thư từ giao tiếp với các Ðoàn khác cùng (GÐ) - Thư từ liên lạc với Liên Ðoàn Phó ngành liên hệ (LÐP Nam hay LÐP Nữ)

2. Ðối ngoại: Ðoàn không có quyền đối ngọai. Việc liên lạc với các Gia đình khác phải do Liên Ðoàn trưởng và Gia trưởng đảm nhiệm

3. Hành chánh: Sổ sách của đoàn gồm:* Ðoàn phả:

- Ghi lại khái quát những lễ lược, những trại hay du ngoạn mà Ðoàn đã tổ chức.- Ghi lại những thành tích của Ðoàn đã đạt được. - Sơ lược sách tịch của Huynh trưởng trong Ðoàn (cùng với sự thay đổi của Huynh trưởng Ðoàn) - Sơ lược những vị ân nhân của Ðoàn - Ghi lại những Ðội, Chúng, Ðàn hay những Ðoàn sinh xuất sắc theo từng thời gian.

* Sách tịch đòan sinh * Sổ thu chi * Sổ khí mảnh * Sổ biên bản họp đoàn * Sổ điểm danh * Sổ tường thuật (có tính cách nội bộ). * Sổ lưu văn thư

III KẾT LUẬN: Ðoàn là một đơn vị chính của Gia Ðình Phật Tử. Sự sinh hoạt của Ðoàn có ảnh hưởng rất lớn đến

sự lớn mạnh của gia đình. Công việc của Ðoàn thật phức tạp, khó khăn về tổ chức cũng như về giao tiếp và hành chánh, đòi hỏi người Ðoàn trưởng cũng như người Ðoàn phó một tinh thần trách nhiệm rất lớn lao.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 15

Page 16: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

9 Mục Đích Và Phương Pháp Giáo Dục Trong GĐPT

Đạo Phật vạch một con đường sống cho người đời, bởi thế nên trong Phật-Pháp có rất nhiều phương pháp huấn luyện cho con người trở nên có giá trị.

I TÍNH CÁCH TÌM GIÁ TRỊ CON NGƯỜI : :Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, dân tộc nào cũng chú trọng việc đào luyện con người ở xứ sở

của họ. Nhưng vì mỗi nơi đặt giá-trị cuộc sống mỗi khác, cho nên phương pháp giáo dục không giống nhau.

a- Nền giáo dục ở các nước văn minh tiền tiến Tây Phương : Cũng như ở bất cứ quốc gia nào khác,nền giáo dục Tây phương khởi thủy chỉ là sự trao đổi kinh nghiệm, kiến thức từ thế hệ trước truyền đạt cho thế hệ sau. Những kiến thức nầy phân ra làm hai loại :

1- Loại kiến thức về vật chất ( hay là Cách Trí, viết tắc của thành ngử “cách vật trí tri” trong đạo Khổng ) nay gọi là khoa học.

2- Loại kiến thức về đạo lý, về lẻ sống ở đời tìm sự hoà hợp giửa con người và thiên nhiên. Ở mỗi quốc gia Tây Phương đều có một sắc thái giáo dục riêng biệt tuỳ theo chế độ chính trị, xả hội cuả quốc gia đó :

* Ở Pháp : Truyền thống đạo lý căn bản cổ truyền là Gia-Tô-Giáo, nhưng tiêm nhiểm tinh thần tự do phóng khoáng cuả văn hoá Hy-Lạp, các học thuyết và tôn phái được tự do khai triển. Vì sự phát triển cuả văn minh kỹ-thuật, chương trình giáo dục quốc gia chú trọng về mặt kiến thức khoa học, nên giáo dục ở Pháp thiên về học hơn là luyện.

* Ở Đức : Vì nằm trong vị thế cạnh tranh với các quốc gia khác, hơn nữa chịu ảnh hưởng văn hoá xả hội của chủng tộc SPARTAN, một chủng tộc tổ chức đời sống theo chế độ tập-thể quân-sự , đặt ưu quyền cho sức mạnh xả hội, cho nên nền giáo dục trong chế-độ quốc xã hướng theo đó mà rèn luyện con người trở thành những công dân hoàn toàn hiến mình phụng sự cho quốc gia, hy sinh cá tính, quyền lợi riêng tư cho lý tưởng xả-hội. Nền giáo dục bởi vậy nhằm mục đích rèn luyện con người đầu óc kỹ-luật, sức chịu đựng, có nghị lực, quả-cảm sẳn sàng chiến đấu, sẳn sang hy-sinh. Giáo dục trong chế-độ nầy nhằm rèn luyện nhiều hơn là dạy.

Chủ trương giáo dục ở các nước cộng sản ngày nay cũng rặp theo khuôn mẩu nầy.* Ở Anh : Sự giáo dục tuy cũng thiên trọng về mặt khoa học nhưng theo truyền thống tinh thần

của dân Anh. Những hạng người có tánh khí thường được gọi là hiệp-sĩ rất được tôn trọng và sung thượng. Hiệp sỉ là những con người mẩn cảm, tháo vát, trầm tỉnh, hào hiệp, sẳn sang hy-sinh than mình để cứu giúp người, đặc-biệt là rất đề cao danh dự và phẩm giá . Bởi truyền thống tinh thần đó nên Anh Quốc là nơi phát sinh phong trào Hướng-Đạo ngày nay, nhằm rèn luyện cho thanh thiếu niên một cuộc sống can trường, một lý-tưởng hào-hiệp, biết phụng sự quốc gia và giúp ích cho xả-hội.

* Ở Hoa-Kỳ : Là một quốc gia có nhiều tài nguyên phong phú, chứa đựng những yếu tố kích thích cho sự phát triển các năng khiếu và cá tính ( do sự tập hợp nhiều giống dân cùng chung sống với nhau, phải điều hoà và bảo vệ quyền lợi chung của nhau ) nên nền giáo dục vì vậy cũng chú trọng phát huy và khai triển tột độ các năng khiếu chuyên môn và thực tiển. Đó là hai đặc điểm của nền giáo dục Hoa Kỳ.

b- Nền giáo dục ở các nước Văn minh cổ truyền Đông Phương :Về các nước văn minh cổ truyền Đông Phương, trước hết nói đến các nước chịu ảnh hưởng cuả

Nho giáo.Đối với Nho Giáo, giá trị con người không ở những kiến thức chuyên môn, những Bác-sỉ, kỹ-sư

cuả thời đại chúng ta. Con người có giá trị là những con người biết đạo lý : “Nhân Nghỉa Lể Trí Tín”. Đạt nhân quân tử là mục đích của nền giáo dục Nho Giáo.

Sau nữa chúng ta nói đến các nước chịu ảnh hưởng của Phật Giáo. Phật giáo nhằm rèn luyện con người theo một lý-tưởng giác ngộ, tự tại và giải thoát.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 16

Page 17: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Giác ngộ là hiểu rỏ thực tánh của sự vật và cuộc đời. Tự tại là chủ động, chuyển xoay hoàn cảnh mà không để hoàn cảnh xoay đổi đời mình. Giải thoát là vượt ra khỏi những phiền trược và khổ nảo về bản thân con người cũng như xả hội loài người. Khi hiểu rỏ thực tánh của cuộc đời con người sẽ chủ động hoàn cảnh để hướng đến lý-tưởng giải thoát cho mình và cho xả hội mình.

Phương pháp giáo dục cuả Phật Giáo cũng thiên biến vạn hoá tùy thuận theo căn cơ và nghiệp cảm để giáo hoá chúng sanh. Các phương pháp được chú ý nhất lâu nay là :

Phương pháp huân tập. Phương pháp lý giải. Phương pháp quán niệm. Phương pháp hoạt động.

II PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ ::GĐPT là một cơ cấu cuả Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, chuyên chú về việc giáo dục và đã đem

các phương pháp của Phật Giáo để rèn luyện các em theo lý tưởng của đạo Phật theo bốn phương pháp nêu trên .1/ PHƯƠNG PHÁP HUÂN TẬP :

Huân là un đúc, chứa vào. Tập là bắt chước làm theo. Huân tập là sự chất chứa các chủng tử, những hạt giống tâm lý để phát sinh ra hiện hạnh. ( thái độ và cử chỉ bộc phát ra ngoài ) A-Lại-Gia thức như một đám đất, những hạt giống tâm-lý được gọi là chủng tử. Chủng tử có hai loại “

* Bản hửu chủng tử : là những chủng tử sẳn có từ vô thỉ tới nay.* Tân huân chủng tử : là những chủng tử mới huân tập vào.a/ Tương quan giửa chủng tử và hiện hành:- Sự huân tập và sinh trưởng của chủng tử : Chủng tử huân tập vào tâm thức, gập cơ duyên phát

hiện ra hiện hành tức là hành động và tâm lý con người.- Sự mau chóng của hiện hành : bởi sự thành thục hay chưa thục của chủng tử mà mình định

đoạt sự mau chậm của hiện hành. Các chủng tử đã thuần thục mới phát sinh ra hiện hành.- Hiện hành huân tập thành chủng tử : Hiện hành cũng có công năng tạo thành chũng tử để huân

tập vào ý thức. Bởi vậy cho nên con người thường có những đam mê ý-thức trong những hành động của mình.

- Chủng tử sinh chủng tử : Chủng tử của giai đoạn trước dẩn khởi cho chủng tử giai đoạn sau.- Hiện hành sinh hiện hành : hiện hành tương quan hổ trợ cho nhau.b/ Nguyên tắc giáo-dục theo phương pháp huân tập :Con người là biểu tượng hiện hành của các chủng tử. Chủng tử biến cải, thái độ và hành động sẽ biến cải theo. Do đó giáo dục một mặt ngăn chận không cho những chủng tử hủ-lậu ( xấu ác) phát hiện bằng cách huân tập them những chủng tử vô lậu ( thiện, tốt ) là kích thích cho những chủ chủng tử vô-lậu phát triển lên.c/ Nhận xét tổng quát :- Con người là kết tinh của di truyền của sự phát hiện các bản hửu chủng tử.- Không có một sự huân tập chủng tử nào không có tác dụng. Không có chủng tử nào tiêu mất,

khả năng huân tập của A-Lại-Gia thức rất mảnh liệt và trường tồn.- Tất cả chúng sanh đều có Phật tính, chủng tử vô lậu. Có thể huân tập và phát triển các chủng tử

đó đến mức toàn thiện.- Con người có thể uốn nắn bằng huân tập, vì khả năng huân tập rất mạnh.d/ Áp dụng phương pháp huân tập trong Gia Đình Phật Tử :- Áp dụng khung cảnh và thời gian thuận tiện để đi họp, đi trại, cư trú để khỏi bị chi phối tư

tưởng , để dể dàng cho sự huân tập các chủng tử vào tâm thức, phấn khởi tâm hồn.- Nghi lể đúng chánh pháp.- Kiểm soát bạn bè giao thiệp, đọc sách báo để khỏi bị ảnh hưởng xấu.- Gương mẩu, nêu những điển hình tốt cho các em bắt chước.- Vun trồng và phát triển đức tin hướng thiện.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 17

Page 18: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

2/ PHƯƠNG PHÁP LÝ GIẢI : a/ Định nghỉa : là khai sáng trí óc con người ra khỏi nhận định sai lầm và giác ngộ theo con đường chân chính.b/ Phương pháp lý giải : Theo quy tắc luận lý Tôn Nhân Dụ của Phật Giáo trong Nhân Minh Luận

tức là xét đoán cái tôn chỉ, cái nguyên nhân và các sự kiện diển biến phù họp nhau, không có nghịch lý mâu thuẩn.

Đối chiếu Nhân Minh Luận của Phật Giáo với các luận-lý học hình thức của Tây Phương hiện nay, ta thấy Nhân Minh Luân có nhiều uyển chuyển, khoa học và đi sát với chân lý, với sự thật hơn.

3/ Nguyên tắc phương pháp giáo dục theo Phương Pháp Lý-Giải :- Chỉ rỏ làm lành lánh dũ không phải là vấn đề đạo-đức mà là vấn đề trí tuệ, chân lý giải thoát.- Mê là nguồn gốc tội lổi.- Phải tập nhận xét, suy luân đúng luận lý và học hỏi.- Giúp cho các em và khuyến khích cho các em tìm hiểu bản tính các pháp ( sự vật và cuộc đời)

tìm hiểu các định lý và nguyên nhân chi phối các hiện tượng, các sự vật.

3/ PHƯƠNG PHÁP QUÁN NIỆM :a/ Định nghỉa :Quán là quan sát hiện cảnh, xét rỏ các nguyên nhân đã tạo nên hiện cảnh và làm cho hiện cảnh ấy

hiện ra trước mắt.Niệm là ghi nhớ, huân tập ý-tưởng, tâm niệm thuần chánh vào tâm thức để tạo nên chủng tử cho

hiện hành.b/ Phương pháp áp dụng :

* Quán Tưởng : Chiêm ngưởng hình ảnh tốt đẹp trang nghiêm của Đức Phật, xét đến các nguyên nhân kết tạo nên hình tướng tốt đẹp và trang nghiêm ấy.

* Quán Tánh : Chiêm ngưởng và suy nghiệm đến bản tánh các pháp, đến các nguyên lý khổ, không, vô thường, vô ngã vv…luôn luôn suy nghỉ để khỏi hành động trái với chánh pháp, giữ một tâm niệm thuần chánh vửng bền.

* Áp-Dụng : - Tập các em thường xuyên niệm Phật và chime ngưởng than tướng Phật.- Tập các em quán xét nội tâm,tìm hiểu tư tưởng ý nghỉ & kiểm điểm kết quả việc làm của mình.- Cho các em đi du ngoạn, tìm hiểu và quán xét phong thái uy-nghi của các vị Tăng-già đạo hạnh.

4/ PHƯƠNG PHÁPHOẠT ĐỘNG :Phương pháp hoạt động dựa trên ý niệm căn bản : “Sự Phát triển tâm lý là một sự phát triển từ bên

trong chứ không do từ bên ngoài đưa đến” những sự giáo dục cố ý nhét vào tâm trí trẻ những điều trái với sự phát triển từ bên trong tâm trí của nó trở thành vô hiệu quả, vì vậy người ta tìm mọi cách giúp cho năng lực cơ thể và tâm trí phát triển bằng phương pháp hoạt động. Vì cơ thể và tâm trí trẻ cần hoạt động để nẩy nở và phát triển.

Phương pháp áp dụng : * Thúc đẩy cho sự phát triển của cơ thể.* Thúc đẩy cho sự phát triển về trí giác.* Đặt các em trong sự hoạt động cho các em thật sự tiếp xúc va chạm, sống trong cảnh ngộ để tự học

hỏi và thích ứng với cảnh ngộ.* Tập quen với việc làm và sức bền bỉ chịu đựng.

III CÁCH ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP :Mỗi phương pháp gồm nhiều điều phức tạp tế nhị. Ở đây mới chỉ trong phạm vi giới thiệu khái

quát. Tuy nhiên dù sơ lược chúng ta cũng phải tìm cách ứng dụng trong tổ chức của chúng ta để thâu đạt

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 18

Page 19: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

được nhiều kết quả trên phương diện giáo dục các em theo tinh thần đạp pháp. Cần chú trọng những điều kiện cần thiết khi áp dụng.

a/ Nguyên tắc chung : * Chia ngành và sinh hoạt theo ngành.* Dựa theo sinh lý và tâm lý mà áp dụng các phương pháp đã áp dụng nêu ra.* Phát huy nhận xét,trau đổi sáng kiến và kinh nghiệm trong phương thức áp dụng phương pháp.* Luôn luôn gần các em và tìm hiểu các em và kết quả mà phương pháp mang lại.

b/ Áp dụng vào các ngành :* Tuổi Oanh Vủ :

- Chú trọng phương pháp huân tập và hoạt động.- Cho trẻ chơi đùa nhiều, để tìm học trong sự chơi đùa ấy .- Anh chị trưởng làm gương cho các em bắt chước.

* Tuổi Thiếu Nam, Thiếu Nử :- Vẫn tiếp tục áp dụng 2 phương pháp trên nhưng bắt đầu chú trọng đến phương pháp lý giải.- Anh chị trưởng tập cho các em quy thức luận lý.- Tập các em tìm hiểu và giải thích sự vật ( Phương pháp luận lý ở đây cần được sự hướng dẩn, nếu cần nhờ các vị am hiểu về Nhân Minh Học hướng dẩn )

* Tuổi Nam Nử Phật Tử:- Chú trọng phương pháp lý giải và quán niệm triệt để.- Thực hiện các buổi học thảo luận chung.- Tập nghiên cứu thuyết trình.- Tập ngồi thiền-quán theo đúng phương pháp.

IV KẾT LUẬN :Việc giáo dục nhất thiết phải có phương pháp vì đó là kim chỉ nam cho các Anh Chị Huynh

Trưởng. Càng nghiên cứu càng có kinh nghiệm, càng dể thành công trong sứ mệnh. Đây chỉ là sơ lược kết duyên để các Trưởng bước vào cuộc đời phụng sự thật sự cho lý tưởng Gia Đình Phật Tử, phụng sự chánh pháp.

10 Báo Chí Trong GĐPT

Báo chí trong GĐPT có mục đích phản-ảnh trung thực đời sống tập thể, vừa là phương tiện giáo dục đoàn-sinh, phổ biến giáo lý truyền đạt lý-tưởng tốt đẹp cho nhau vừa là phương tiện khai thác khả-năng của các em.

Như vậy, báo chí trong GĐPT phải có một sắc thái khác hơn báo chí ngoài đời từ nội dung đến hình thức. Chúng ta phân biệt hai loại báo : Báo tập và Bích báo.

I BÁO TẬP : Trong báo tập, chúng ta chia ra làm nhiều loại khác nhau :a/ Tuần San, Bán Nguyệt San, Nguyệt San : Những tập báo copy hay in ấn, phát hành theo định

kỳ hằng tuần , nữa tháng hay một tháng, mỗi lần phát hành nhiều bản.b/ Đặc San : Bằng nhiều phương tiện in ấn nhiều ấn bản, được phát hành vào những dịp đặc biệt

như chu-niên, tất niên, các ngày lể lớn…Điều mà phần đông chưa thực hiện đúng là đặc san nào cũng bị bịnh tham lam, vơ vét đủ thứ,

không phân biệt và chọn lọc chủ đề, và thiếu những điểm đặc thù cuả đơn vị.c/ Giai Phẩm : Đặc tính cuả giai-phẩm giống như đặc san, chỉ khác là một công phu tuyển lựa và

chọn lọc lấy những phần đặc sắc, tiêu biểu mà thôi

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 19

Page 20: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

II BÍCH BÁO : Bích báo có nghỉa là báo dán lên tường, treo lên tường hay thực hiện ngay trên tường. Cùng loại

như bích báo ta có báo chiếu, báo bản , báo nia… có nghỉa là thực hiện trên bất cứ cái gì thì gọi tên cái đó. Như báo tập, chép tay gọi là báo-tay.

Bích báo là loại thông dụng nhất, có tác dụng mạnh, dể thực hiện, ít tốn kém và đòi hỏi ít công phu nhất. Một Đoàn hay ( Đội Chúng ) mà thực hiện được bích báo hằng tuần hoặc nửa tháng, thường xuyên và đều đặn thì thật đáng khâm phục. Bởi tuy đơn giản, ít phương tiện nhưng công phu mới làm nổi.

Tất cả những loại báo nầy đối với GĐPT đều là nội san nghiả là tờ báo chỉ phổ biến trong nội bộ chúng ta chỉ lưu hành trong các đoàn của một đơn vị mà thôi. Nếu muốn phổ biến sang các đơn vị GĐPT khác phải có sự chấp thuận cuả Gia-Trưởng. hoặc phổ biến ra các miền khác phải có sự chấp thuận của Ban Hướng Dẩn. điạ phương kiểm duyệt.III ĐIỀU HÀNH MỘT TỜ BÁO :

Ở đây chỉ nói về điều hành tờ báo trong phạm vi một đoàn hay một đơn vị Gia Đình mà thôi ( vì phạm vi của một Huynh Trưởng A-Dục). Nhóm người chịu trách nhiêm thực hiện tờ báo thong thường được gọi là Ban Biên Tập. Đơn giản hơn chúng ta phân nhiệm như sau :* Huynh Trưởng Chủ Trương :

Hay gọi là chủ biên, do một Trưởng trách nhiệm đúc-kết và nhuận sắc các bài vở được chọn đăng. Có thể có một hay hai Trưởng phụ tá ( nếu là báo Gia Đình ) Nếu là cấp Ngành hay Đoàn thì một hoặc hai Đội, Chúng Trưởng phụ tá. Riêng ngành Oanh Vũ thì việc chủ biên chỉ có Huynh Trưởng mà thôi.* Ban Thực Hiện.

Tuỳ theo khả năng nhân sự, ban thực hiện do một Huynh Trưởng và một số đoàn sinh có khả năng phụ trách các công việc : - Trình bày, Minh họa. - Đánh máy, copy, biên chép…

- Công việc sắp xếp, đóng tập thì mọi đoàn sinh đều làm được.* Các Cộng Tác Viên :

Là những cây bút đóng góp bài vở. Việc quan trọng là làm sao cho tất cả mọi người đều đóng góp để xoá bỏ mặc cảm : Chỉ có văn sỉ với thi sỉ mới viết báo được còn mình thì không. Tất cả đều phải viết báo đươc. Huynh Trưởng phải hướng dẩn bằng mọi cách, cho đề tài, hoặc có khi kể câu chuyện nhỏ cho các em viết lại. Nhiều cây bút cộng tác là sự thành công cuả chúng ta đó.

IV PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN :1 Tên Báo :

Ban biên tập chọn, hoặc dành cho cả Đoàn, cả Gia Đình đề nghị và biểu quyết. Tất cả những tờ Báo đều cùng một tên, chỉ đánh số và ghi them chủ đề cho từng tờ.

Tên báo phải gợi lên được cho mọi người hình ảnh kỷ niệm để các em yêu thương nó như một vật trân quý trong tầm tay. Tên báo phải nhắc nhở được các em cũng như các Huynh Trưởng long hăng say, tinh tấn và ý thức phải vun quén cho nó. Tên báo phải thế nào cho bất cứ ai nhìn vào cũng sinh thiện cảm ngay. Tuy là Nội San, nhưng được những người ngoài GĐPT yêu thích thì đó hẳn là một việc làm lợi lạc chúng sanh vậy. Thông thường các GĐPT lấy tên cuả Gia Đình làm tên báo (như Trú-Lâm, Hương Tích, Vô-Ưu…) hoặc dùng một tên cũ cuả Gia Đình để nhắc nhở nguồn gốc và công ơn cuả các Anh Chị Trưởng đi trước như Hương Đàm ( cuả GĐPT Từ Đàm) hoặc dùng châm ngôn như DŨNG của Thiếu Nam, GẮNG cuả Thiếu Nử

Phần chủ đề dưới tên báo có đơn vị ghi :- Tiếng nói cuả Đoàn Thiếu Nữ Hương Tích.( cho Bích Báo hằng tuần )- Dấu vết ghi lại mỗi tuần của GĐPT Trúc Lâm .- Kỹ NIệm một mùa Chu-Niên…

2 Tiêu Chuẩn :Ban Biên Tập đừng quên đối tượng của chúng ta là các em là những người bạn Huynh Trưởng

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 20

Page 21: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

cùng đi. Từng chủ đề sẽ là giới hạn cho chúng ta tuần tự trình bày, hướng dẩn chỉ bảo cho nhau, cho các em. Thường tiêu chuẩn được toàn thể Huynh Trưởng cùng xác nhận và cũng thực hiện theo mùa không chỉ trong báo chí mà ngay cả trong sinh hoạt hằng tuần nửa, để có sự thống nhât cho các em khỏi bở ngở. Báo chí vốn là một trong những phương tiện để Huynh Trưởng nói với các em hay các em nói với nhau những điều mà trong những giờ sinh hoạt không kịp nói, nói không đủ, hay không tiện nói.

3 Thực hiện, lưu hành và khuyến khích đọc :Ban thực hiện do một nhóm phụ trách thực hiện, hoặc tất cả các em đều chung thực hiện. Ở Bích

Báo nên để tất cả chung lo, tuy không đẹp bằng một nhóm lo nhưng các em lại thích hơn. Tùy theo khả năng và phương tiện, đơn vị nên chọn một loại báo thích hợp để dể thực hiên và đều đăng thường xuyên. Ta cần sự thường xuyên, bởi đây là phương tiện giáo dục.

Việc lưu hành và phổ biến : Có nhiều đơn vị Gia Đình mỗi lần in được một số báo trong dịp lể viá hay chu niên thường chú trọng đến việc biếu quan khách mà quên rằng báo đó dành cho các em. Xin nhắc nhở các Trưởng là phải nghĩ đến các em mình trước, dù có phải dành cho quan khách một số nhưng cũng không thể để các em thiếu báo. Nếu là Bích Báo, trong các buổi sinh hoạt nên dành thời giờ cho các em đọc báo. Lúc đầu phải bắt buộc các em đọc, sau dần thành thói quen cho đến khi nào không có tờ báo các em thấy thiếu thiếu. Lúc ấy Ban Biên Tập có thể nói là mình đã thành công. Và nên tiếp tục làm như vậy. Cho nên viện khuyến khích, lưu hành là nhiệm vụ của tất cả Huynh Trưởng chứ không phải của nhóm chủ trương mà thôi.

Đừng bao giờ nghĩ rằng việc báo chí đã phân công cho Anh A, Chị B nào đó rồi mình không lo gì nữa. Tất cả còn phải nhắc nhở cho các em viết, thâu bài vở chuyển choc ho Ban chủ trương đều đặn. Tờ báo chết là trách nhiệm cuả tất cả các Huynh Trưởng cầm Đoàn.

4 Hình thức của Bích Báo :Hằng tuần mỗi Đội, Chúng hay cả Gia-Đình mà thực hiện được một tở Bích Báo trên một tờ giấy

bìa cứng ( giấy Croquis) là đã quá tốt rồi. Một người chép tay lên bìa và phụ trách luôn mấy bức minh hoạ, các chữ đầu đề. Việc nầy có thể chia cho một vài HT khác nhưng không làm một lần được.Cách nầy thông thường nhất, nhưng bất tiện vì lở có chổ không đẹp, phải bỏ luôn tờ bìa biên chép gần xong. Lại mất thì giờ bởi người nầy làm xong mới đến người khác.

Dùng những tờ giấy nhỏ, ( khổ 8 x 11 chẳng hạn ) giao cho các Trưởng hoặc các em tự biên chép trình bày. Xong tập trung lại và dán lên một tờ giấy bìa cứng lớn đã trình bày tên Báo và phân định khung để dán các bài báo lên. Lối nầy rất tiện nếu trang nào không đẹp hay hư rách thì chỉ sửa lại khung đó thôi.

Có khi thay tờ bìa bằng một tấm bảng gổ có trình bày tên báo và phân chia các khung sẳn, mỗi tuần chỉ việc dán cáctrang báo lên, cũng tiện và đở tốn kém.( nhưng khó lưu trử )

Trong những dịp kỷ-niệm như chu niên, Bích Báo có thể dài hơn bình thường, ở Việt Nam có đơn vị đã thực hiện bích báo bằng cách xếp nối tiếp nhiều tờ giấy croquis dài đến 30 thước. Có đơn vị thực hiện bích báo trên vải trắng dài tới 8 hay 10 thước. Các loại giấy, vải, khăn trải bàn đều có thể dùng làm bích báo, vật liệu càng lạ mắt các em càng chú ý, thích đọc và rồi các em sẽ thích viết.

5 Sáng tác : Tất cả sáng tác của các Trưởng phải nhớ đối tượng là các em, đừng cầu kỳ với những vấn đề cao

xa mà các em đọc như nhìn vào một bức tranh lập thể. Mọi thể tài đều được xử dụng, nhưng nội dung phải đi vào chủ đề, phải là chuyện cuả các em và tác động được tâm tính cuả các em.

Phổ biến chủ đề trong Ban Huynh Trưởng, Các Anh Chị nầy sẽ tìm đề tài hướng dẩn cho các em mình sang tác. Ban chủ biên cần chú ý đến sáng tác cuả các em, bởi đó là tiếng nói trung thực nhất của tờ báo, phản ảnh đúng đắn nhất của sinh hoạt đơn vị.

Sáng tác bích báo dể được chú ý nhất là những bức tranh hí hoạ, chuyện bằng tranh. Những thể tài khác không nên quá 500 chữ mỗi kỳ, chỉ nên để một hoặc hai bài có ghi chữ “còn tiếp” ngoài ra nên trình bày vấn đề gọn gang trong một kỳ.

Lưu ý những minh hoạ có hình Đức Phật, nếu không diển tả được những nét hoan hỷ, hiền hoà, uy nghi của Đức Phật thì tốt hơn là đừng vẻ diện của Ngài. Có thể tượng trưng bằng đoá sen vươn lên có hào quang, bàn tay Phật thật đẹp, hoặc nhiều lắm là bóng hình thanh thoát của Ngài.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 21

Page 22: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

V KẾT LUẬN :Thực hiện được một tờ báo, công việc giáo dục của Huynh Trưởng gởi gấm vào đó được nhiều.

Với bất cứ hình thức nào, cũng đòi hỏi ở Huynh Trưởng một cố gắng, thận trọng, lưu tâm, kiên nhẩn, nhất là một tờ bích báo thường xuyên và định kỳ.

Tuy nhiên, điều đáng lo hơn hết là phải làm sao cho tất cả đều đọc, tất cả đều đóng góp, tham gia. Nhiệm vụ nầy là của toàn Ban Huynh Trưởng, chứ không riêng gì Huynh Trưởng chủ trương. Có như vậy, tờ báo mới sống lâu và lợi ích cho các em.

11 Phân tích ChÜÖng Trình Tu H†c cûa ñoàn Sinh  A. Mª ñÀu:

ChÜÖng trình tu h†c cûa ñoàn sinh nói chung và chÜÖng trình PhÆt pháp nói riêng Çã ÇÜ®c áp døng tØ 1951. Tài liŒu ÇÜ®c b° sung tåi Çåi h¶i Huynh Trܪng (HTr) næm 1970 ª Qui NhÖn. LÀn thÙ nhÃt chÜÖng trình ÇÜ®c sºa Ç°i là vào næm 1973 ª ñà n¤ng và 1974 ª Saigon trong các Çåi h¶i HTr Gia ñình PhÆt Tº (GñPT); lÀn thÙ hai là vào næm 1989, 1990 do H¶i ñÒng Cao niên và tài liŒu do các tråi sinh các tråi Vån Hånh cûa thành phÓ Sài gòn và các TÌnh biên soån. Sau Çó, khi Çã có Ban Hܧng DÅn Trung ÐÖng (BHD/TU) thì Ñy Viên Nghiên HuÃn cûa BHD lo viŒc tu chính tài liŒu tu h†c tØ ngành Oanh lên ljn ngành Thi‰u, ngành Thanh và Huynh Trܪng. Tuy nhiên chÜÖng trình không ÇÜ®c ph° bi‰n trên toàn quÓc nên không ÇÜ®c áp døng ÇÒng ÇŠu và thÓng nhÃt. Do Çó, hiŒn nay ª häi ngoåi, chúng ta cÛng không theo Çúng h£n m¶t chÜÖng trình nào. Có Gia ñình áp døng ChÜÖng Trình PhÆt Pháp BÓn CÃp, có Gia ñình áp døng chÜÖng trình næm 1970 và cÛng có Gia ñình áp døng chÜÖng trình m§i hiŒn Çang dùng tåi ViŒt Nam. ñ‹ ti‰n ljn thÓng nhÃt chÜÖng trình tu h†c cho ñoàn sinh, và ÇŠ nghÎ m¶t chÜÖng trình thích h®p v§i hoàn cänh, môi trÜ©ng cûa các em ª Çây, chúng ta thº xem låi toàn b¶ n¶i dung chÜÖng trình và phÜÖng pháp truyŠn Çåt cûa HTr chúng ta cho Çoàn sinh. 

ThÆt ra, công viŒc l§n lao này Çáng lë phäi ÇÜ®c thäo luÆn trܧc trong tØng nhóm, trong m¶t th©i gian tÜÖng ÇÓi, trao Ç°i kinh nghiŒm, nh»ng thuÆn l®i khó khæn v.v... rÒi m§i ÇÜa ra áp dụng. Tuy nhiên, tÃt cä chúng ta ai cÛng bÆn r¶n, quá bÆn r¶n là khác. M‡i tuÀn chÌ có 2 ngày cuÓi tuÀn thì sinh hoåt ÇÖn vÎ GñPT mình Çã chi‰m h‰t ngày Chû NhÆt, có khi thÙ Bäy còn h†p HTr cho công viŒc m‡i tháng, tu h†c, công tác Chùa v.v... chúng ta không th‹ Çòi hÕi hÖn. Do vÆy chúng ta phäi dùng ljn phi‰u tham khäo Ç‹ thu thÆp š ki‰n cûa các ÇÖn vÎ , chúng ta có th‹ thäo luÆn và Çúc k‰t, và ÇÜa ra m¶t chÜÖng trình áp døng , rút Üu khuy‰t Çi‹m trong khi áp døng, và nhÜ vÆy chúng ta së Çi ljn m¶t ch†n l¿a chung trong ñåi h¶i Htr GñPT. 

VŠ PhÜÖng pháp giäng dåy, chúng ta d¿a trên bài thuy‰t trình PhÜÖng Pháp Dåy ñåo PhÆt Cho Thi‰u Nhi cûa Ti‹u Ban Giáo Trình ñåi H¶i GñPT toàn quÓc ngày 28/5/1951 nhÜ m¶t phÜÖng pháp cæn bän Ç‹ sºa Ç°i. VŠ tài liŒu chúng ta d¿a trên ChÜÖng Trình PhÆt Pháp 4 CÃp dành cho ngành Thi‰u và chÜÖng trình PhÆt Pháp

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 22

Page 23: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

ngành Oanh cûa Ban Hܧng DÅn Trung ÐÖng ViŒt Nam Ç‹ sºa Ç°i và s¡p x‰p. Hai tÆp tài liŒu này Çã ÇÜ®c Ban Huynh Trܪng GñPT Viên Giác chuy‹n dÎch sang Anh ng» tØ næm 1995. B. ViŒc giäng dåy PhÆt Pháp: 

Phäi công nhÆn r¢ng m¥c dù Çã cách Çây hÖn 40 næm, Ban soån thäo Çã có m¶t cái nhìn sâu s¡c, giá trÎ. Quä thÆt Çàn Anh cûa chúng ta thÆt giÕi! ñi sâu vào tØng ti‰t møc, chúng ta thÃy các Anh Çã nghï ljn Çôi m¡t ÇÙc PhÆt, Çã nghï ljn nghŒ thuÆt giäng dåy - mà không chÌ là phÜÖng pháp - Çã nghï ljn tác døng cûa ti‰ng chuông ngân, tøng kinh ÇÀy nhåc Çåo. Các Anh Çã nh¡c chúng ta dùng cänh chùa thanh tÎnh trang nghiêm làm khung cänh, phÜÖng tiŒn giäng dåy m¶t bài PhÆt pháp, nh¡c chúng ta ÇØng tåo ra hình änh m¶t l§p h†c ª nhà trÜ©ng mà các em Çã träi qua 5 ngày dài ª Çó v.v... và vì các em Çi sinh hoåt GñPT là h†c mà chÖi, chÖi mà h†c. Các Anh cÛng Çã d¥n dò chúng ta: muÓn t¿ nhÆn trách nhiŒm HTr phäi nghiên cÙu, h†c hÕi nhiŠu, phäi t¿ thân làm gÜÖng cho các em. Do Çó, tuy Çã träi qua gÀn nºa th‰ k› mà nh»ng ÇiŠu ghi chú này vÅn còn l®i ích trong viŒc giúp Ç«, hܧng dÅn và nh¡c nhª chúng ta trong viŒc dåy PhÆt pháp cho các em. Tuy nhiên, bÃt cÙ m¶t phÜÖng pháp giäng dåy, m¶t chÜÖng trình nào cÛng không th‹ g†i là mÅu m¿c hoàn toàn cho m†i lúc, m†i nÖi. Do vÆy, chúng ta cÀn thäo luÆn Ç‹ tìm nh»ng gì cÀn phäi thay Ç°i, phäi b° sung cho thích h®p v§i cæn cÖ trình Ƕ, hoàn cänh, môi trÜ©ng các em sÓng. Có vÆy m§i mong Çem låi nh»ng l®i ích thi‰t th¿c cho các em. VŠ lš do và phÜÖng pháp giäng dåy Çã ghi trong bài thuy‰t trình quá ÇÀy Çû cho chúng ta bây gi©. Riêng trong phÀn "Cách Dåy ñåo PhÆt", chúng ta nên Ç¥t thêm vÃn ÇŠ song ng». ThÆt vÆy, các em Çoàn sinh cûa chúng ta phÀn l§n sinh trܪng ª Çây, ti‰ng MÏ là ngôn ng» chính cûa các em. Do vÆy, vÃn ÇŠ chuy‹n ng» các bài h†c PhÆt Pháp là ÇiŠu cÀn phäi làm. ViŒc Çào tåo l§p Huynh Trܪng m§i vØa có cæn bän PhÆt Pháp vØa có trình Ƕ diÍn Çåt PhÆt pháp b¢ng Anh ng» là ÇiŠu rÃt quan tr†ng. Trong phÀn "Nh»ng L‡i LÀm Phäi Tránh" ª Çoån "ñØng phän låi v§i nh»ng tánh tình trong ÇËp cûa các em", viŒc ÇØng dåy cho các em quá nhiŠu nh»ng n‡i Çau kh° cûa cu¶c Ç©i, ÇØng trình bày quá sÓng sÜ®ng các vÃn ÇŠ Ç‹ tránh cho các em s¿ mÃt tin tܪng, sinh hoài nghi, chán nän là ÇiŠu phäi làm. Tuy nhiên, viŒc hܧng dÅn các em trong vÃn ÇŠ tình cäm nam n», vÃn ÇŠ luy‰n ái, vÃn ÇŠ tình døc cÛng nhÜ các vÃn ÇŠ ÇÜa ljn các t¶i ác nhÜ ma túy, uÓng rÜ®u ... cÛng cÀn phäi lÜu tâm cûa Ban Huynh Trܪng Gia ñình. HŒ thÓng giáo døc cûa Hoa Kÿ cÛng Çã ÇÜa các chÜÖng trình này vào các trÜ©ng h†c có nÖi tØ l§p 6. Các anh chÎ HTr hiŒn là giáo viên tåi các trÜ©ng ti‹u h†c có th‹ Çóng góp nhiŠu vŠ vÃn ÇŠ này.   C. Thº ÇŠ nghÎ m¶t chÜÖng trình phù h®p: I T°ng quát: 

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 23

Page 24: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

PhÆt pháp không bao gi© cÛ. Các ÇŠ tài dù trong chÜÖng trình nào vÅn không bao gi© l‡i th©i, vÅn áp døng ÇÜ®c cho các PhÆt tº Ç‹ làm an låc cu¶c sÓng. Tuy nhiên, có nh»ng tài liŒu Çã gÀn 50 næm cÀn phäi ÇÜ®c soån thäo låi cho h®p v§i giai Çoån hiŒn tåi, nhÃt là các danh tØ ch» Hán, tuy không nhiŠu nhÜng räi rác trong các bài cÛng Çã gây khó khæn cho các HTr trong lúc hܧng dÅn (ngay cä HTr có lúc cÛng không hi‹u!). PhÜÖng pháp H†c và Dåy PhÆt Pháp ÇŠu d¿a trên cæn bän Væn, TÜ, Tu. Væn là nghe, TÜ là suy gÅm, tÜ duy, quán chi‰u nh»ng ÇiŠu nghe ÇÜ®c, Tu là th¿c hành, áp døng vào cu¶c sÓng hàng ngày. Vì vÆy, trong bÃt cÙ bài PhÆt Pháp nào cÛng có ÇÀy Çû quá trình væn, tÜ, tu ho¥c Än ho¥c thÃy ÇÜ®c rõ ràng. NgÜ©i HTr phäi hܧng dÅn các em trong quá trình này. Ví dø: Phäi nghe Kinh nhÜ th‰ nào? Phäi suy gÅm, quán chi‰u ra sao? và Phäi tu tÆp, áp døng vào Ç©i sÓng nhÜ th‰ nào? ChÜÖng trình PhÆt pháp cûa các BÆc ngành Thi‰u bao gÒm 4 phÀn:a.      PhÀn Giáo lš PhÆt pháp cæn bän.b.      PhÀn Ki‰n thÙc vŠ t° chÙc GñPT, vŠ Giáo H¶i, vŠ nghi lÍ v.v...c.      PhÀn nghiên cÙu, tham khäo bao gÒm nh»ng ki‰n thÙc phø nhÜ các mÅu chuyŒn Çåo, chuyŒn tiŠn thân, chuyŒn các ThiŠn sÜ, s¿ tích các vÎ T°, các PhÆt quá khÙ, các vÎ ÇŒ tº PhÆt, các vÎ Låt Ma, các tác phÄm væn chÜÖng liên quan ljn ÇŠ tài PhÆt Giáo, các tôn giáo khác, các tri‰t thuy‰t ph° bi‰n khác v.v...d.      PhÀn th¿c hành. Ba phÀn a, b, c là do quí ThÀy hay Anh, ChÎ Trܪng hܧng dÅn giäng dåy. PhÀn d là do các em t¿ th¿c hành ª nhà. ñ†c sách hay ª hai bÆc Hܧng và SÖ ThiŒn do Huynh trܪng hܧng dÅn, džc và giäng cho các em; còn ª Trung và Chánh ThiŒn các em t¿ tìm džc ho¥c Huynh trܪng cung cÃp tài liŒu, ch‡ nào th¡c m¡c Çem ljn hÕi và n‰u g¥p nh»ng vÃn ÇŠ ph° bi‰n, hÃp dÅn s¿ chú š cûa các em, HTr có th‹ cho cä ñoàn cùng ngÒi låi thäo luÆn. Trong s¿ th¿c hành PhÆt Pháp, quan tr†ng nhÃt là ThiŠn TÆp: NgÒi ThiŠn, ThiŠn hành, ˆn trong chánh niŒm, tham d¿ Ngày Quán niŒm, tham d¿ nh»ng khóa tu h†c cûa Chùa, cûa Gia ñình t° chÙc v.v... NhÆt kš cá nhân cÛng là m¶t trong nh»ng viŒc làm rÃt có l®i ích vì các em ÇÓi diŒn v§i chính mình, t¿ soi r†i låi mình Ç‹ can Çäm nhÆn l‡i và chân thành sám hÓi. Tùy theo, có th‹ g†i là s° ViŒc ThiŒn, s° Hånh, s° Hi‰u, s° DÛng v.v... hay g†i chung s° NhÆt kš cÛng ÇÜ®c. Các anh chÎ Huynh trܪng nên hܧng dÅn các em cách vi‰t. TÆp cho các em vi‰t thành thói quen. Thi Çua, khen thܪng các em nào vi‰t nhÆt kš ÇŠu Ç¥n.  II VŠ ÇŠ tài LÎch Sº ñÙc PhÆt Thích Ca: ñŠ nghÎ ª bÆc nào cÛng ÇÜ®c h†c toàn b¶ LÎch sº ñÙc PhÆt nhÜng tØ sÖ lÜ®c (bÆc Hܧng ThiŒn) ljn chi ti‰t (bÆc Trung ThiŒn) chÙ không chia tØ SÖ Sanh ljn XuÃt Gia, tØ XuÃt Gia ljn Thành ñåo và tØ Thành Çåo ljn NhÆp DiŒt nhÜ trong chÜÖng trình cÛ vì lš do cho các em hi‹u rõ s¿ liên tøc toàn b¶ câu chuyŒn trong th©i gian m¶t næm h†c và phäi h†c Ç‹ bi‰t lÎch sº ÇÙc Th‰ Tôn, toàn b¶ lÎch sº cu¶c Ç©i ñÙc PhÆt nhÜ là m¶t cu¶c cách mång bän thân vï Çåi nhÃt cûa con ngÜ©i, khi các em ljn v§i Çåo PhÆt. ñ‹ soån bài tùy theo trình Ƕ, ví dø ª

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 24

Page 25: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

bÆc Hܧng ThiŒn, ta có th‹ k‹ chuyŒn, lÜ®c truyŒn d¿a vào tác phÄm Ánh ñåo Vàng cûa Võ ñình CÜ©ng, lên Trung ThiŒn, ta có th‹ dùng tài liŒu cûa PhÆt Pháp 4 CÃp do quš ThÀy Minh Châu, Thiên Ân, ñÙc Tâm và ChÖn Trí soån, ljn Trung ThiŒn có th‹ dùng tài liŒu chi ti‰t hÖn trong quy‹n ñÙc PhÆt và PhÆt Pháp (Buddha and His Teachings by Narada Maha Thera) do Phåm Kim Khánh dÎch.  III VŠ nghi thÙc sám hÓi trong bu°i lÍ PhÆt hàng tuÀn: Vài GñPT nghï r¢ng bài tøng Sám hÓi có nhiŠu tØ Hán ViŒt, các em - nhÃt là Oanh VÛ - không hi‹u ÇÜ®c nên ÇŠ nghÎ thay vào Çó bài væn Quy NguyŒn cûa ThÀy NhÃt Hånh soån. (ñŠ nghÎ này không ÇÜ®c chÃp thuÆn ).  IV. ChÜÖng trình ÇŠ nghÎ cø th‹ cho 4 bÆc ngành Thi‰u: Trong khi ch© Ç®i chÜÖng trình thÓng nhÃt được phát hành, chÜÖng trình cø th‹ cho 4 bÆc cûa ngành Thi‰u ÇÜ®c s¡p x‰p nhÜ sau  1.      BÆc Hܧng ThiŒn (tØ 14-15 tu°i)a.     Giáo lš:1)     Thu¶c và hi‹u bài Sám HÓi2)     Ba ngôi báu và ba phép quy y (ÇÜa xuÓng tØ BÆc SÖ ThiŒn)3)     Ba th٠Ƕc: Tham, sân, si (m§i)4)     ˆn chay (ÇÜa xuÓng tØ BÆc SÖ ThiŒn)5)     NiŒm PhÆt (ÇÜa xuÓng tØ BÆc SÖ ThiŒn)6)     Chánh niŒm và tÌnh thÙc (m§i)7)     Hi‹u và thÜÖng (m§i)b.     Ki‰n ThÙc:1)     Møc Çích t° chÙc GñPT2)     Châm ngôn Bi Trí DÛng3)     LuÆt ñoàn4)     Ý nghïa màu lam5)     Ý nghïa và cách vë huy hiŒu Hoa Senc.     Nghiên cÙu, tham khäo:1)     LÜ®c sº ñÙc PhÆt Thích Ca2)     Bi‰t hai mÅu chuyŒn Çåo hay tiŠn thân3)     ñ†c sách hay: (m§i)-        Kinh thÜÖng yêu-        Kinh tu°i trÈ và Hånh phúc-        An låc tØng bܧc chân (ThÀy Thích NhÃt Hånh)-        TØng bܧc nª Hoa Sen (ThÀy Thích NhÃt Hånh)-        SÓng trong hiŒn tåi (H.E. LIM- TrÀn Minh Tài dÎch)d.      Th¿c hành: (m§i)1)     MÆt niŒm ba danh hiŒu PhÆt trܧc khi æn cÖm, Çi ngû.2)     ˆn chay m‡i tháng ít nhÃt 1 ngày (tùy š ch†n)3)     Th¡p hÜÖng bàn th© PhÆt4)     TÆp vi‰t NhÆt kš ñoàn

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 25

Page 26: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

5)     Th¿c hành tinh thÀn Hòa ThuÆn - Tin Yêu - Vui vÈ trong gia Çình, trong ñoàn, l§p h†c.6)     Vi‰t s° viŒc ThiŒn. 2.      BÆc SÖ ThiŒn (15-16 tu°i)a.     Giáo lš:1)     Sáu phép hòa kính2)     BÓn ân (ÇÜa xuÓng tØ BÆc Trung ThiŒn)3)     Næm gi§i (ÇÜa xuÓng tØ BÆc Trung ThiŒn)4)     BÓn nhi‰p pháp (ÇÜa xuÓng tØ BÆc Trung ThiŒn)5)     Hi‹u và thu¶c nghi thÙc thông thÜ©ng6)     Hånh l¡ng nghe (m§i)7)     NghŒ thuÆt nghe pháp thoåi (m§i)b.      Ki‰n ThÙc:1)     C© PhÆt giáo (ÇÜa lên tØ BÆc Hܧng ThiŒn)2)     CÖ cÃu t° chÙc m¶t GñPT (m§i)3)     Ý nghïa và cÃp hiŒu tØ SÖ Sanh ljn Chánh ThiŒn (m§i)4)     Ch» Hi‰u trong Çåo PhÆt. (m§i)c.     Nghiên cÙu, tham khäo:1)     LÎch sº ÇÙc PhÆt Thích Ca (chi ti‰t hÖn ª bÆc Hܧng ThiŒn)2)     S¿ tích ÇÙc PhÆt A Di ñà và ÇÙc Quán Th‰ Âm3)     Bi‰t thêm ba mÅu chuyŒn Çåo hay tiŠn thân.4)     SÖ lÜ®c vŠ sáu vÎ T° Trung Hoa (tØ T° BÒ ñŠ ñåt Ma ljn Løc T° HuŒ Næng) (m§i)5)     ñ†c sách hay: (m§i)-        Kinh diŒt trØ phiŠn giÆn-        Bài tøng hånh phúc-        Kinh Phܧc ñÙcd.      Th¿c hành: (m§i)1)     Bi‰t xº døng chuông mõ2)     Bi‰t thi‰t bàn th© PhÆt ª nhà và ª Tråi3)     NgÒi ThiŠn m‡i Çêm 5 phút trܧc khi ngû (hay m‡i sáng s§m sau khi thÙc dÆy)4)     Th¿c hành tinh thÀn Løc Hòa ª ñoàn, gia Çình, trÜ©ng h†c...5)     ˆn chay m‡i tháng ít nhÃt 2 ngày (tùy š ch†n)6)     Vi‰t nhÆt kš, t¿ mình nhìn låi bän thân mình m‡i ngày. 3.      BÆc Trung ThiŒna.     Giáo lš:1)     Lš Nhân Quä2)     Lš Luân HÒi3)     Lš Nhân Duyên Sanh4)     MÜ©i ñiŠu ThiŒn5)     An cÜ ki‰t hå6)     Con ngÜ©i ngÛ uÄn. (m§i)b.     Ki‰n ThÙc: (m§i)1)     CÖ cÃu t° chÙc Ban Hܧng DÅn MiŠn2)     NhÆn bi‰t š nghïa cÃp hiŒu và phù hiŒu cûa Huynh Trܪng, ban viên Ban Hܧng DÅn3)     Các GñPT thu¶c Giao Hội PGVNTTG

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 26

Page 27: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

4)     Các Tông Phái PhÆt Giáo có m¥t tåi Hoa Kÿ5)     LÎch sº thành lÆp và sinh hoåt cûa GñPTVN tåi Hoa Kÿc.     Nghiên cÙu, tham khäo:1)     LÎch sº ÇÙc PhÆt Thích Ca (Chi ti‰t hÖn bÆc SÖ ThiŒn) (m§i)2)     S¿ tích ñÙc PhÆt Di L¥c3)     S¿ tích Ngài Væn Thù SÜ L®i BÒ Tát4)     LÎch sº Çåo PhÆt ViŒt Nam tØ th©i du nhÆp ljn Ç©i Lš5)     Bi‰t thêm 5 mÅu chuyŒn Çåo6)     Vua TrÀn Nhân Tôn và Trúc Lâm Yên Tº (m§i)d.     Th¿c hành: (m§i)1)     Bi‰t nghi lÍ Vu Lan, báo Hi‰u2)     H†c thu¶c bài Chú ñåi Bi, chú Cát TÜ©ng, chú Vãng Sanh3)     NgÒi thiŠn m‡i ngày 10 phút4)     ˆn chay m‡i tháng 2 ngày, cÓ g¡ng vào R¢m và mÒng M¶t Âm LÎch.5)     ñ†c sách hay:-        Trái Tim Cûa Bøt (ThÀy Thích NhÃt Hånh)-        ñÜ©ng XÜa Mây Tr¡ng (ThÀy Thích NhÃt Hånh)-        M¥t HÒ Tïnh L¥ng (A Chaan Chah - TrÀn Minh Tài dÎch)6)     Vi‰t nhÆt kš (hay s° Hi‰u, s° Hånh, s° DÛng) ÇŠu Ç¥n, ít nhÃt m‡i ngày 1 lÀn.7)     Tham d¿ ngày tøng gi§i hay th† Bát quan trai hàng tháng.8)     Th¿c hành tinh thÀn bÓn nhi‰p ÇÓi v§i m†i ngÜ©i chung quanh v§i châm ngôn: Sáng cho ngÜ©i thêm niŠm vui, chiŠu giúp ngÜ©i b§t kh°. 4.      BÆc Chánh ThiŒna.     Giáo lš:1)     BÓn ñ‰2)     MÜ©i hai nhân duyên3)     Tám Chánh ñåo4)     ThiŒn Ác NghiŒp Báo5)     Sáu ñ¶6)     Quán Tܪng và NiŒm PhÆt7)     Tám quan traib.     Ki‰n ThÙc: (m§i)1)     CÖ cÃu t° chÙc Ban Hܧng DÅn Trung ÐÖng2)     Các GñPT n¢m ngoài hŒ thÓng BHD 3)     PhÆt giáo là m¶t tôn giáo hay là m¶t h†c thuy‰t4)     Nhân sinh quan và vÛ trø quan PhÆt giáo (quan Çi‹m cûa PhÆt giáo vŠ con ngÜ©i và vÛ trø)5)     Tinh thÀn tùy duyên bÃt bi‰n, không chÃp thû. c.     Nghiên cÙu, tham khäo:1)     S¿ tích Ngài Ma Ha Ca Di‰p2)     S¿ Tích Ngài A Nan3)     S¿ Tích Ngài Nguyên ThiŠu4)     S¿ Tích Ngài LiÍu Quán5)     LÎch sº Çåo PhÆt ViŒt Nam tØ Ç©i TrÀn ljn CÆn Çåi.d.     Th¿c hành: (m§i)1)     Tu bát quan trai hàng tháng2)     NgÒi thiŠn m‡i ngày ít nhÃt 15 phút

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 27

Page 28: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

3)     ˆn chay m‡i tháng ít nhÃt 4 ngày (cÓ g¡ng vào 1, 8, 14 và r¢m Âm LÎch)4)     Bi‰t hܧng dÅn m¶t cu¶c di dåo (thiŠn hành) hay m¶t bu°i thiŠn trà cho ñ¶i Chúng5)     Bi‰t làm chû lÍ m¶t bu°i lÍ PhÆt bình thÜ©ng cho ñoàn6)     Vi‰t nhÆt kš m‡i ngày Ç‹ t¿ soi r†i mình.7)     ñ†c sách hay:-        SÙ MŒnh cûa GñPT (NgÜ©i Áo Lam)-        ñ¡c Nhân Tâm-        Qu£ng Gánh Lo ñi và Vui SÓng (Dale Carnegie - NguyÍn Hi‰n Lê dÎch)-        Nܧc Tôi và Dân Tôi (ñÙc ñåt Lai Låt Ma - HÒng Hà dÎch)-        30 ngày ThiŠn quán (Joseph Goldstein, NguyÍn Duy Nhiên dÎch)8)     Th¿c hành hånh tinh tÃn và nhÅn nhøc trong cu¶c sÓng, luôn t¿ mình làm gÜÖng cho các bån nhÕ hÖn, giúp Ç« các anh chÎ Trܪng trong các sinh hoåt. A. ChÜÖng Trình Tu h†c PhÆt Pháp ngành Oanh HÀu h‰t các Gia ñình ÇŠu dùng tài liŒu PhÆt Pháp cûa Ban Hܧng DÅn Trung ÐÖng ViŒt Nam. Chúng ta hãy ti‰p tøc dùng và ghi nhÆn nh»ng Üu khuy‰t Çi‹m trong khi áp døng Ç‹ Çóng góp v§i BHD khi ÇÜ®c tham khäo š ki‰n. B. ChÜÖng trình tu h†c cûa ngành Thanh: có hai bÆc Hòa và Tr¿c. HiŒn nay không thÃy có GñPT nào trong MiŠn có ngành Thanh, do Çó không có ai xº døng nh»ng tài liŒu giäng dåy này và chúng ta không thäo luÆn vŠ chÜÖng trình cûa các BÆc này. Tuy nhiên, muÓn có chÃt liŒu Ç‹ giäng dåy tÓt cho các em, và Ç‹ thÓng nhÃt, Huynh trܪng chúng ta cÛng cÀn có chÜÖng trình tu h†c dài hån chung Ç‹ cùng thæng ti‰n ÇÒng b¶ và sách tÃn nhau tu h†c. Ch¡c ch¡n trong tÜÖng lai, BHDsë có tài liŒu ÇÀy Çû cho vÃn ÇŠ tu h†c cûa Huynh trܪng. Ngoài ra, chúng ta cÛng xin mª m¶t ngo¥c ÇÖn nhÕ Ç‹ t¿ nh¡c nhª mình: phäi tåo ngành Thanh, Çó là ngành k‰ thØa Huynh trܪng sau này và trܧc m¡t là m¶t l¿c lÜ®ng rÃt Ç¡c l¿c cho m†i công tác PhÆt s¿ cûa Gia ñình, Chùa cÛng nhÜ Ban Hܧng DÅn. Chúng ta nhÆn thÃy m¶t sÓ Çoàn sinh vào GñPT sinh hoåt ljn h‰t các BÆc cûa ngành Thi‰u là nghÌ ho¥c Çi vào các nhóm sinh hoåt khác. N‰u chúng ta quy tø các em Çó, thành lÆp ÇÜ®c nh»ng ñoàn Thanh Nam, Thanh N» và có chÜÖng trình tu h†c cÛng nhÜ có Çû các HTr hܧng dÅn Ç‹ duy trì ÇÜ®c cho ljn ngày h† s¤n sàng Lên ñÜ©ng, ra làm Huynh trܪng thì nh»ng ngÜ©i này së là nh»ng Huynh trܪng v»ng vàng, tài sän quš báu trong l¿c lÜ®ng k‰ thØa GñPT vÆy.

12 Họp Đoàn Oanh VũÍt nhất mỗi tuần các em đến họp đoàn một lần, nói cho đúng là các em đến chơi để học. Tất cả các

Oanh Vũ đều đi học, sau những ngày trong tuần ngồi ở lớp học nghe thầy giảng bài, về nhà đôi khi phải nghiêm nghị nghe những lời răng dạy của cha, anh chị, các em cảm thấy thích hoạt động hơn, bởi thế khi các em đến chơi với đoàn, chúng ta cần đổi ra hình thức họp vui, than mật, cho phép các em phát biểu ý-kiến và làm việc dưới sự hướng dẩn khéo léo của người Anh, người Chị. Chính hình thức học hỏi mới lạ

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 28

Page 29: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

của GĐPT đã lôi cuốn các em đến với đoàn. Bởi vậy cho nên chúng ta cần phải cố gắng thế nào cho buổi họp đoàn của GĐPT càng ngày càng vừa vui, vừa bổ ích.

* Điạ Điểm :Chơi với Oanh Vũ, Huynh Trưởng nên cố gắng để ý lựa địa-điểm cho thích hợp. Khung cảnh rừng

núi, tuyết sơn rất quan trọng. Một rặng thong, một luống cây, một đồi núi , nơi họp tạo cho Oanh Vũ một khung cảnh riêng biệt. Họp xa các đoàn khác nhất là các đoàn Thiếu, để các em tự do chơi và tự do cho các em long ham thích lên thêm.

* Trước giờ họp:Trưởng nên đến trước 10 phút để liểm soát công việc của các Đàn phụ trách : Thí dụ Đàn Hồng

Vũ phụ trách bàn Phật, Đàn Bạch Vũ phụ trách phòng học…* Lể Phật:

Nhiều nhất là 50 phút, Em phụ trách Mỏ thắp sẳn 3 cây hương, xong trình cho Đoàn Trưởng, hoặc Gia Trưởng . Em phụ trách chuông sau khi thắp nhang các bàn thờ trong chùa đánh 3 tiếng chuông để thong báo cho các Đàn đang sắp hàng chờ bên ngoài lần lượt im lặng chấp tay trang nghiêm vào vị trí hành lể trước điện Phật. ( Chân không, đầu trần, y phục chỉnh tề) Đầu Đàn dẩn đầu, thứ Đàn đi sau cùng.

Chủ lể niêm hương theo đúng nghi thức của Oanh Vũ, Đoàn phải lạy theo người Chủ Lể.Trường hợp quá đông không đủ chổ thì một mình Chủ Lể lạy, Đoàn chỉ xá. Nghi Thức gồm có :a/ Tịnh độ :

Đảnh lể. Bài Sám Hối. Niệm danh hiệu Phật và Bồ Tát. Tư quy và đảnh lể. Hồi hướng ( im lặng một phút ) Đọc ba điều luật.( theo chủ lể ) Hát bài trầm hương đốt..

b/ Cầu Siêu : Đảnh lể. Quy y linh. Niệm danh hiệu Phật và Bồ Tát. Quy y và đảnh lể. Chú vảng sanh và hồi hướng.

c/ Cầu An : Đảnh lể. Chú Chuẩn-Đề. Niệm Danh hiệu Phật và Bồ Tát. Tự quy và đảnh lể. Hồi hướng, trừ nghiệp chướng.

* Chú Ý: Trong khi lể Oanh Vũ nên làm theo chủ lể : - Phải quỳ khi tụng bài sám hối , danh hiệu Phật và Bồ Tát. - Khi tụng danh hiệu và muốn qua danh hiệu khác phải đánh một tiếng chuông.- Khi tụng bài Tam tự quy y đến chử thứ 3 của mỗi câu phải đánh một tiếng chuông để mọi người cùng lạy và tụng đến chử thứ 8 thì nhập chuông để mọi người biết cùng đứng lên cho đều.- Hai người phụ trách chuông mỏ, chờ cho mọi người ra khỏi chánh điện xong, tắt đèn, kiểm điểm mọi thứ sạch sẽ rồi mới ra sau.- Khi vào chánh điện, Nam vào cửa bên trái, và nử vào cửa nên phải, và phải giữ im lặng.

* Họp Đoàn :Thời gian không được quá một giờ 30 phút. Vì nếu nhiều hơn sẽ mất hết hiệu quả của nó. Chính vì sự

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 29

Page 30: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

mệt nhọc gây nên sự uể oải, kém vui. Buổi họp kéo dài các em có cảm tưởng bị bắt buộc họp. Họp vừa đủ, hay ít thì giờ sẽ gây cho các em sự thích thú, luyến tiếc, thích đi họp, trông cho đến buổi họp (ăn no mất ngon ) Lể Phật xong, các em họp Đàn (độ 5 phút ) tiếp đến Trưởng cho họp Đoàn. Mỗi Đàn lần lược điểm số, hô khẩu hiệu của Đàn và đứng nghiêm, Đầu Đàn báo cáo tình hình trong Đàn tuần qua. Phần báo cáo xong cho tất cả Đoàn hát bài ca chính thức của Đoàn. Tiếp đến Đoàn Trưởng mở đầu câu chuyện ( Câu chuyện nầy phần nhiều là nhắc lại các câu chuyện vê Phật Pháp. Trong giờ nầy các Huynh Trưởng trong Đoàn nên đi một vòng để kiểm soát các em. Tiếp đến Ban Huynh Trưởng phân công để hướng dẩn các em về Hoạt Động Thanh Niên và tập hát những bài hát sinh hoạt. Chia ra mỗi môn độ 15 đến 20 phút. Giảng liên tục, hấp dẩn và nếu được nên nhắm vào bài Phật Pháp mấy em vừa học xong. Các Trưởng nên chú ý đến Đầu Đàn, vì chúng ta không thể theo dỏi từng em một cho chu đáo được. Việc giao cho Đầu Đàn và Thứ Đàn (đã được các Anh Chị dặn trước ) . Huấn Luyện lấy Đàn mình ( dỉ nhiên là có các Huynh Trưởng Đoàn giúp đở và kiểm soát) Các Đầu Đàn sẽ cố gắng, các em sẽ thâu thập nhiều kinh nghiệm và vui thích được hân hạnh huấn luyện một số đàn sinh. Trước mỗi buổi họp, Đoàn Trưởng phải để ý nhận xét tất cả mọi chi tiết hợp với chương trình buổi họp. Chương trình cần phải liên tục nhắm vào chủ điểm là bài Phật Pháp. Một chương trình rời rạc làm cho buổi họp mất hứng thú, gây nên những khoảng trống, đứt đoạn nửa chừng. Sau một mục, Đoàn Trưởng không nên để cho các em tự do chơi đùa và chạy đến hỏi Trưởng “ Bây giờ làm gì đây Anh ?”Nên để cho các em thấy rằng Trưởng phải cắt đứt vì đã đến giờ, hơn là để các em chơi cho đến chán. Trưởng không nên để cho các em một phút rảnh rang. Các Anh Chị Trưởng không nên bao giờ tự bảo: Chơi với Oanh Vũ dể quá mà, đến đâu hay đến đó, nên cứ nạt bừa là các em im ngay. Một chương trình đầy đủ chi tiết hằng tuần lập trên một quyển sổ riêng của Ban Huynh Trưởng.. Một chương trình tổng quát về mỗi bậc đã chia ra hằng tháng, hằng tuần để niêm yết tại góc Đoàn ở trụ sở của gia-đình. Bài vở về Phật-Pháp, hoạt động thanh niên, văn nghệ đều phải soạn kỷ càng tuỳ theo trình độ hiểu biết của các em. Xen vào những ví dụ cụ thể, cố tránh những danh từ khó hiểu. Trước khi dạy phải sửa soạn đủ các dụng cụ, gút, dây, cứu thương, băng… Trong khi dạy phải để ý từng em một, giảng thật kỷ cho các em hiểu, nêu những công dụng thực tế, kiểm soát thì dung hình thức trò chơi lớn. Tránh những sự sát hạch khô khan. Nên nhớ chúng ta dự một buổi họp vui của Oanh vũ chứ không phải ở lớp học với kỷ luật để đàn áp. Không nên đòi hỏi các em ngồi hang giờ. Nói vậy không phải lúc nào các anh chi Trưởng cũng cho các em chơi ( lấy cớ chơi để học) nhất là các em học để thi lên bậc. các em thích học thật sự chứ không phải vừa học vừa chơi. Để giải trí, có thể cho chơi nhưng lựa những trò chơi ôn lại những điều đã học. Các em sẽ chơi hăng như lúc cố gắng học. Khi dạy xong một môn học nên tóm tắt một vài câu, tiếp theo là một bài hát, hay một tiếng reo, xong xếp đặt các vật dụng có thứ tự mới cho chuyển sang học môn khác. Trước khi về nên dành năm mười phút kiểm điểm buổi họp vừa xong, dặn dò đôi điều về buổi họp sắp đến, hay công việc sắp làm trong tuần tới. Muốn có sự họp ý chung và nhất là để việc kiểm điểm được ích lợi, Đoàn Trưởng nên cho các em trọn quyền đề nghị, yêu cầu, phê bình.. Tùy theo trường hợp, sự quyết định sẽ do buổi họ hay chỉ riêng Ban Huynh Trưởng của Đoàn.. Trước khi cho các em ra về nên cho các em xem lại y phục sạch sẽ, sách vở dụng cụ và dặn dò những điều cần thiết: không nên lêu lỏng ngoài đường…

* Sau giờ họp : Huynh Trưởng phải ở lại để xếp đặt cẩn thận các vật dụng của góc đoàn, của trụ sở,đóng cửa, nghỉa

là làm thế nào không có một vết tích gì để người sau biết là có một buổi họp đoàn xong. Nên có nửa giờ để họp ban Huynh Trưởng để lấy kinh nghiệm buổi họp vừa rồi, phân công cho buổi họp sau.

* Những điều cần thiết :* Chương trình nên vạch trước, sửa soạn kỷ lưởng.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 30

Page 31: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

* Theo đúng giờ.* Tuỳ theo hoàn cảnh hoặc trường hợp mà thay đổi cho phù hợp.* Đi đúng giờ đã định đến giờ bắt đầu họp.* Nếu thấy các em uể oải cho bắt một bài hát vui, hùng.* Ồn ào nên cho trò chơi im lặng.* Muốn cho các em chú ý nên hô khẩu hiệu.* Đừng cho trò chơi trong lúc các em đang hăng.* Nên họp ngoài trời.* Thưởng phạt khách quan,công bình (khen nhiều ) gây được không khí lưu luyến khi gần về* Không nên lợi dụng các em đang hăng mà cho họp liền nhiều buổi họp gần nhau.* Cố gắng không bỏ một buổi họp nào, nếu trường hợp phải nghỉ một buổi họp phải báo trước cho

các em., đừng để cho các em như gà mất mẹ hoặc tìm công việc cho các em làm ở nhà.

13 Tổ Chức Du Ngoạn

I Mục Đích* Thay đổi không khí cho Đoàn, Đội, Chúng, Đàn.* Mở rộng kiến thức cho đoàn sinh.* Giải trí lành mạnh cho tinh thần lẩn vật chất.

II Hình Thức Du Ngoạn:* Một cuộc chơi từng Đội, hoặc từng Đoàn.* Một cuộc thám hiểm, thăm một di tích lịch sử, một cuộc thăm đường hay một buổi sinh hoạt

ngoài trời ( Pic-nic)

III Điều Kiện Cần Thiết Cho một Cuộc Du Ngoạn :Trước khi đi Đoàn Trưởng phải vạch sẳn một chương trình nhằm mục đích chuẩn bị những điều

kiện cần yếu cho cuộc du ngoạn.* Phải thám sát địa thế trước nơi sẽ đem các em đến du ngoạn.* Phải tìm tòi những cái hay, cái lạ để có câu chuyện hứng thú giảng giải cho các em, gây

một không khí mới lạ, hấp dẩn và hoạt động.* Phải hiểu rỏ lịch sử nơi đến thăm, tìm hiểu những đặc biệt quanh vùng du ngoạn.* Tập cho các em quan sát, sống gần thiên nhiên.* Theo sát chương trình đã vạch sẳn và quyết thực hiện cho bằng được.* Nắm chắc được tinh thần của cuộc du ngoạn.* Điều cần tránh : Không bao giờ liều lỉnh, phó mặc cho sự rủi may đến đâu hay đến đó,

chìu theo ý muốn của các em mà không sắp đặt hoặc chuẩn bị trước.

IV Chuẩn Bị :* Định ngày giờ đi. điạ điểm, mục đích.* Trình cho BHT Gia Đình biết trước 15 ngày để kịp thời giờ xin phép Ban Hướng Dẩn.* Đến thăm trước vùng sắp đi du ngoạn.* Soạn những tài liệu cần thiết cho cuộc du ngoạn.* Lo việc vận chuyển, cơm nước, chổ nghỉ, và việc làm cho các em.* Kiểm soát chặt chẻ về kỷ-luật, cử chỉ, sức khoẻ, y-phục của các em lúc bắt đầu đi.* Vạch chương trình đầy đủ cho cuộc du ngoạn. Chú Ý : Đi phải trình, về phải thưa. Nếu không đủ điều kiện tổ chức thì đừng tổ chức còn hơn

tổ chức một cuộc du ngoạn không bổ ích, mà hại cho hoạt động sau nầy.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 31

Page 32: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

V KẾT LUẬN :Tổ chức một cuộc du ngoạn là một công cuộc chuẩn bị chu đáo, cố gắng thi hành đúng đắn, hoạt

động thật vui vẻ, sống động. Cuộc du ngoạn chỉ có ý nghỉa và đem lại kết quả khi nó đạt tới mục đích giáo huấn.

14 Văn Nghệ Trong Gia Đình Phật Tử

I Văn Nghệ :Gồm văn chương và nghệ thuật, chỉ một số hình thức sinh hoạt tinh thần của con người. Những

sinh hoạt tinh thần nầy có mục đích phô diển tình cảm, hay trình bày một tư-tưởng dựa trên các hình thức như văn tự, âm thanh, đường nét, ngôn ngữ…

II Văn Nghệ với Đời song Con Người :1/ Đối với người sang tác : Văn nghệ là một nguồn hoan lạc, một sự cởi mở cho tâm hồn, một

phương tiện giải trí và cũng là phương tiện giáo dục.2/ Đối với người thưởng ngoạn : Văn nghệ là một cơ hội giải trí, một niềm thong cảm giúp đời

sống them mhiều ý nghỉa.3/ Tính chất phổ cập của Văn Nghệ : Ngày nay văn nghệ phổ cập trong đại chúng và là món ăn

tinh thần cần thiết cho con người.

III Các Bộ Môn Văn Nghệ :1/ Văn nghệ tỉnh :

o Văn xuôi, thơ.o Hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh.o Báo chí.

2/ Văn nghệ động :o Ca, vũ.o Hùng biện, hay kể chuyện.o Thoại kịch và điện ảnh.

IV Văn nghệ và Gia Đình Phật Tử : Vị trí văn nghệ trong GĐPT : Văn nghệ đứng sau giáo lý và đi song song với hoạt động thanh niên

và xả-hội.- Về hình thức : Văn nghệ là một phương tiện giải trí thanh nhả cho đoàn viên, mang lại nguồn

vui, điểm them tươi trẻ cho sinh hoạt GĐPT.- Về Tinh THần : Văn nghệ là một lợi khí giáo dục, dìu dắt thanh niên đến với giáo lý Phật Đà,

bảo vệ và cũng cố đức tin, đề cao lý tưởng phong trào, đào tạo thành con người chân chính.

V Đặc tính Văn Nghệ trong GĐPT :Văn nghệ trong GĐPT phải đạt đến năm đặc tính :1/ Dựa trên nguyên tắc căn bản:

o Mục đích GĐPT đào tạo thanh thiếu đồng niên thành Phật Tử chân chánh, xây dựng xả hội theo tinh thần Phật Giáo.

o Châm ngôn Bi, Trí, Dũng : phát huy tinh thần Bi Trí Dũng của GĐPT.2/ Tôn trọng và thể hiện Chân Thiện Mỹ : loại bỏ thứ văn nghệ trử tình, sa đoạ, ly khai văn chương dâm uế, ủy mỵ, khêu gợi dục vọng, hận thù….

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 32

Page 33: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

3/ Phát huy dân tộc tính : làm sống lại lể nhạc Phật Giáo và tinh thần bất khuất cuả dân tộc, ly khai các loại ca nhạc vong quốc, khích động ngoại lai làm mất bản sắc dân tộc.4/ Nghiêng về hiện thực xả hội : cố gắng thực hiện sự thực trong cuộc sộc sống đau khổ của cá nhân và xả hội ,của dân tộc không đi xa ngoài niềm đau khổ của nhân sinh.5/ Nhắm tới cứu cánh siêu thoát : Văn nghệ trong GĐPT phát xuất từ thực tại nhân sinh, nhưng phải vượt khỏi cái giả ảnh hư-huyển của cuộc đời mà hướng thiện, hướng thượng, theo cứu cánh giải thoát, đem vui cứu khổ.

VI Đề Tài Văn Nghệ GĐPT :1/ Rút từ trong giáo lý Phật Đà : từ đời sống cao đẹp của chư Phật và chư Bồ-Tát.2/ Rút từ luật của GĐPT, từ sinh hoạt, từ tình thương GĐPT, đây là địa hạt được khai thác quan

trọng nhất.3/ Rút từ đề tài trong lịch sử dân tộc trong cuộc sống gia đình, học đường, xả hội, trong niềm yêu

thương quê hương xứ sở…

VII Kết Luận :Tuy không đặt tầm quan trọng của văn nghệ quá mức, nhưng văn nghệ vốn thường xuyên trợ giúp

cho sự tu học Phật Pháp, góp sức hằng ngày trong việc giáo dục đoàn sinh. Thực hiện được đầy đủ chương trình văn nghệ trong GĐPT còn đòi hỏi ở Huynh Trưởng nhiều thiện chí, thận trọng và cố gắng thường xuyên.

15 Tổ Chức và Điều Khiển Trò Chơi LớnI Trò Chơi lớn là gì ?

Trò chơi lớn là sự kết hợp nhiều trò chơi dưới một đề mục, diển tiến trên một điạ bàn, thời gian dài, người chơi cần phải có sức khoẻ để hoạt động liên tục. Bởi thế việc tổ chức trò chơi lớn phải được nghiên cứu kỷ lưởng và tuỳ theo khả năng cũng như sức khoẻ cuả đoàn sinh để ấn định những hoạt động thích hợp. Tuy nhiên đối với trẻ dưới 12 tuổi ( Oanh Vũ) không nên cho chơi trò chơi lớn vì tính cách trò chơi không thích hợp với hang tuổi nầy.II Lợi ích của trò chơi lớn.

Trò chơi lớn mang lại cho đoàn sinh tham dự những lợi ích sau : Vui, thoả mản tính hiếu động và óc mạo hiểm cuả trẻ. Luyện tính khí : nẩy nở sang kiến, sự vâng lời, tinh thần thượng vỏ, tinh thần kỷ luật, đức

tính hy sinh, phát huy tinh thần đồng đội, tập kiên nhẩn, chịu đựng quả cảm, tháo vát và tự chủ.

Nẩy nở cơ thể, vì trò chơi lớn là một môn thể thao tự nhiên, trong đó các em vận động tất cả các bộ phận trong cơ thể.

Thực hành các bài học chuyên môn đã học như truyền tin, dấu đi đường, gút, phương hướng, dấu chân vật, cấp cứu.

Đối với Huynh Trưởng thì trò chơi lớn giúp cho người Huynh Trưởng có cơ hội quan sát tìm hiểu tâm lý, tính tình, khả năng chuyên môn và sức khoẻ cuả đoàn sinh.

Vì lợi ích như thế nên ông Baden Powell, người sang lập ra phong trào Hướng Đạo đã hết lời xưng tụng :” Trò chơi là một phương tiện giáo dục hửu hiệu. Người điều khiển nó là một nhà giáo dục đại tài”

III Tổ Chức và điều khiển trò chơi lớn.Trò chơi lớn là một lợi khí giáo dục. Muốn đạt được kết quả tốt, người điều khiển phải

khéo léo tổ chức và điều khiển. Sau đây là những điểm cần lưu ý :Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 33

Page 34: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

1- Ph ầ n T ổ ch ứ c. a/ Mục đích trò chơi : Phải nhắm trước mục đích muốn đạt đến.b/ Thời gian : Tùy theo trình độ sức khoẻ và khả năng cuả người chơi, một trò chơi lớn có thể kéo dài từ 1 đến 2 giờ ( trường hợp trại một ngày) hoặc từ sang đến chiều( trại nhiều ngày ) Ngoài ra cũng có thể tổ chức kéo dài chơi suốt tuần nếu thời gian trại có đủ ..c/ Đề tài trò chơi lớn. : Có thể khai thác trong phạm vi đạo, lịch sử nước nhà, chuyện phiêu lưu mạo hiểm hoặc có tính chất xả hội… nên thay đổi luôn đề tài để lôi cuốn trò chơi.d/ Đất chơi. Phải nghiên cứu địa thế . Rừng núi nhiều cây cối là nơi thích hợp nhất để tổ chức trò chơi lớn. Bờ bể, làng mạc, thành phố cũng là nơi có thể bố trí trò chơi lớn được.e/ Các giai đoạn trong trò chơi : Thường diển tiến qua 3 giai đoạn : giai đoạn trình bài giải thích trò chơi, giai đoạn trò chơi khởi diển và giai đoạn diển tiến. Cần giải thích rỏ ràng, phân công hợp lý, bố trí khéo léo, đề phòng trước mọi trở ngại có thể xảy ra.f/ Các hoạt động trong trò chơi lớn : Tuỳ sang kiến và kinh nghiệm cuả Huynh Trưởng :

Hoạt động luyện trí : Dịch mật thư, ấn định chiến thuật thủ thành, khi tấn công, bố trí, phân công nội bộ, ẩn núp, cải trang…

Hoạt động luyện sức : Vượt núi, băng song, nhảy hố, cầm cự phe địch… Hoạt động thử thách tinh thần : Phát huy tinh thần đồng đội, tinh thần hiệp sỉ, tinh thần

tong trọng kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, quả cảm. Hoạt động kiểm soát chuyên môn và Phật Pháp : Cấp cứu, thắt nút, tìm hướng đi, đọc bản

đồ, giải đáp các câu hỏi về giáo lý…Những hoạt động nêu trên sẽ tuỳ theo mục đích mình muốn đạt mà Huynh Trưởng tuỳ nghi lựa chọn, phối hợp để trò chơi có những đặc điểm cần thiết : Vui, hoạt động, liên tục, hửu ích và có tính cách giáo dục.

2- Ph ầ n đ i ề u khi ể n : Sau khi đã chọn đất, ấn định thời gian, sắp đặt, nghiên cứu đề tài, đất chơi, lựa chọn hoạt động và mọi vật dụng cần thiết cho trò chơi, nghiả là hoàn thành phần chuẩn bị. Bây giờ đến giai đoạn thực hiện, vấn đề then chốt là điều khiển mà người Hunh Trưởng cần phải am tường.a/ Phân công Huynh Trưởng : Cần phân nhiệm Huynh Trưởng trong đoàn tuỳ theo trò chơi, phải cần có nhiều Huynh Trưởng phụ giúp. Phân công cần rỏ ràng và giử bí mật để gây hào hứng cho các em.b/ Trình bày trò chơi : Trình bày, giải thích rõ-ràng các chi tiết. Nội dung trò chơi cần lồng dưới một mẩu chuyện đạo, lịch sử, xả hội…c/ Theo dỏi và kiểm soát trò chơi : Nên nhờ vài Huynh Trưởng phụ trách theo dỏi các em để giải quyết kịp thời những bất trắc. Mang theo một hộp cứu thương.d/ Kết thúc trò chơi : Khi kết thúc trò chơi, nên để cho đoàn sinh nghỉ ngơi chừng 15 phút, trong lúc đó các HT điều khiển trò chơi họp riêng để thảo luận và quyết định công bố kết quả trò chơi cùng với những nhận xét. Nên nhớ khuyến khích các đơn vị kém cỏi.

3- L ờ i d ặ n thêm .a/ Đối với người chơi : Trước khi vào cuộc chơi, Huynh Trưởng nên nhắc cho các em rỏ :

Chơi thật là chơi ngay thẳng, không gian xảo, chơi đúng luật, chơi cho đến mãn cuộc, phải thắng hoặc thua trong danh dự : dắt khăn đúng cách, mang bảng số rõ ràng, kêu trúng số thì nhận.

Phải mang theo hộp cứu thương đội, và hộp cứu thương cá nhân, mang theo đủ đồ dùng.

b/ Đối với người điều khiển:

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 34

Page 35: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Cẩm Nang : Nên cho mật thư sát với trình độ đoàn sinh, tuy nhiên để tránh tình trạng bế tắc vì không dịch nổ mật thư, Huynh Trưởng nên dự liệu trước mỗi mật thư một cẩm nang, ấn định giờ mở và số điểm sẽ bị trừ.

Hồi Sinh : Có thể cho them trường hợp hồi sinh một lần khi bị loại lần thứ nhất để các em tiếp tục cuộc chơi bằng cách tìm một Huynh Trưởng ( Vị Tiên, Bồ-Tát, Thái Tử…) hướng dẩn để qua cuộc thử thách về Phật Pháp hay chuyên môn.

Trình bày trò chơi : Nên trình bày một cách tự nhiên, lời lẻ hấp dẩn, danh từ thong dụng để các em dể hiểu và thích thú. Cũng có thể trình bày bằng cách dùng lời lẻ và điệu bộ thích hợp với nội dung trò chơi. Thể lệ chơi nên giản dị, dể hiểu và giải thích rõ ràng.

Dấu hiệu : Nên ấn định trước những dấu hiệu cần thiết trong khi chơi ( bằng thủ lệnh ). Đối với Oanh Vũ : Nếu có cho Oanh Vũ chơi trò chơi lớn thì không nên dung những hoạt

động quá mạnh và kéo thời gian quá dài làm hại sức khoẻ các em.

IV Kết Luận : Trò chơi lớn có thành công là do người điều khiển soạn trò chơi kỷ càng, phối hợp các

hoạt động khéo léo, phù họp với trình độ người chơi, bố trí các trạm, phân công người phụ trách đúng chổ, trình bày hấp dẩn. Kiểm soát chặt chẽ kết thúc hay thì sẽ gặt hái kết quả tốt.

Đừng dạy các em bằng lời nói suông mà phải dạy chính bằng cuộc sống cuả mình. Đó là phương pháp Thân Giáo thần hiệu cuả nghề Huynh Trưởng GĐPT vậy.

16 Tổ Chức Trại Gia Đình

I LỜI NÓI ĐẦU :Theo tâm lý tuổi thiếu niên là tuổi của vui vẻ và hoạt động, hăng hái mà mạo hiểm. Mỗi một hạng

tuổi có một lối sống riêng biệt. Biết được lối sống đó là giúp cho sự phát triển của lớp tuổi được hợp thời và theo đúng chánh pháp.

Chương trình hoạt động thanh niên nói chung, trại nói riêng áp dụng trong đường lối giáo dục cho GĐPT là ứng dụng những phương pháp sống động để lành mạnh tổ chức, để đào tạo những thanh thiếu niên Phật Tử chơn chánh. Vì thế mỗi tổ chức đều được theo hạng tuổi, có chương trình hoạt động riêng cho lứa tuổi đó. Do đó sự sinh hoạt của Thiếu Niên phải hợp với tuổi của Thiếu Niên.

Thiếu Niên ưa hoạt động nhiều, cần nhiều sức lực, cần bồi bổ sức khoẻ, nhiều không khí trong lành, đất rộng trời cao, cần dẻo dai bền bỉ và sức chịu đựng. Ngoài những bộ môn hoạt động của Thiếu Nhi, chỉ có trại, du ngoạn mới đáp ứng với nhu cầu và sở thích của thiếu niên trong tuổi hoạt động.

II MỤC ĐÍCH VÀ ĐỊNH NGHỈA :Trại là một trường huấn luyện thanh thiếu chung cả 3 phương diện : Trí, Đức và Thể dục. Chính

những ngày ở trại họ mới có những thú vui hồn nhiên và trong sạch. Và chỉ có trại mới tập cho thanh thiếu niên một đời sống thực tế, độc lập, sáng kiến, cao thượng và trong sạch, huân tập những đức tính tốt, một đời sống hợp quần.

III LỢI ÍCH :a/ Thể Dục :

* Có một thân thể cường tráng, một sức khoẻ bền bỉ dẻo dai và chịu đựng.* Chịu đựng sự khó nhọc của đường trường, sự cứng rắn của đất đai.* Dùng đôi bàn tay trở thành lanh lẹ và khéo léo.

b/ Trí Dục :* Tận dụng khả năng của mỗi giác quan, biết tháo vát, óc tìm tòi, sang kiến ứng đáp cho nhu cầu.* Phán đoán công việc mau lẹ, xử trí nhiều công việc. Đặc biệt học hỏi những điều mới lạ trong

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 35

Page 36: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

khi giao tiếp với vạn vật.* Có thể nhìn xa thấy rộng.

c/ Đức Dục : * Huấn luyện chí khí, tập chịu đựng, tập kiên nhẩn, biết quên mình.* Trao dồi trí-huệ và sự hiểu biết.* Huân tập những đức tánh tốt, dẻo dai, bền bỉ, lanh lẹ tháo vát.* Thấy rỏ giá trị của sự sống trước thiên nhiên.* Ý thức được sự hợp quần để tranh đấu.* Biểu lộ tinh thần đồng đội, tinh thần đoàn kết.* Đề cao tinh thần trách nhiệm, óc tự tin và tôn trọng kỷ luật.* Loại bỏ tánh ỷ-lại, hèn nhác.* Xa lìa tánh ích kỷ, tập theo hạnh nguyện lợi tha của Bồ Tát.* Tăng trưởng lòng yêu quê hương và tổ quốc.

IV CÁC LOẠI TRẠI VÀ THỜI GIAN :a/ Các Loại Trại : Ngoài những loại trại Đội, trại Đoàn, trại Du-Ngoạn còn có thể có :

* Trại hằng tháng : Mỗi tháng chọn một ngày trại giờ. Trại có tính cách dưởng sức cho đoàn sinh. Thường tổ chức tại một chổ, ở luôn một chổ cố định.

* Trại Bay : Không đóng một chổ nhất định mà lại dời đi nhiều nơi và nhiều đêm nhiều ngày.* Trại Hè : Trại nhiều ngày từ 5 đến 7 ngày, phải có chương trình tổ chức hẳn hòi, chuẩn bị thật

chu đáo, nhằm mục đích bồi bổ sức khỏe, bổ túc tinh thần cho đoàn sinh.* Trại Huấn Luyện : Đặc biệt về huấn luyện.* Trại Tết : Còn gọi là trại đầu Xuân, hay một cuộc họp mặt các Doàn, gia-đình hay ngành dưới

hình thức Trại đầu năm.* Trại Họp Bạn hay Ngành : Gồm nhiều Đoàn của một hay nhiều gia đình đồng chung một địa

phương. Trại nầy có một Ban Quản Trại do các đơn vị gia-đình bầu ra.Ngoài ra còn có những cuộc thám hiểm, thăm đường cũng được tổ chức dưới hình thức trại.

b/ Thời gian trại : * Trại 12 giờ : Sáng đi chiều tối về, không quá 10 miles , đi và về đúng giờ đã định.* Trại 24 giờ : Ở lại qua đêm, địa điểm phải được thám sát cẩn thận và do những Huynh Trưởng

có kinh nghiệm điều khiển.

V TỔ CHỨC TRẠI :a/ Thời gian chuẩn bị : 1- Xem đất trại :

* Phải đến tận địa điểm định đi trại thám sát địa thế. Đất phải rộng rãi đủ chổ cho các Đội đóng trại ( xa nhau ít nhất 50 thước ) có nơi tập họp chung.* Xa thành phố, xa những nơi đô thị.* Ở những khu rừng nhỏ, cảnh trí thanh tịnh, vườn rộng có bóng mát , bên bờ sông, ven suối hoặc nơi danh lam thắng cảnh.* Có chổ ẩn núp khi trời mưa hoặc quá nắng.* Có nước uống tốt .

Nên tránh :* Gần ao tù nước đọng.* Nơi nhiều cây cỏ khô, dể cháy.* Tránh ruồi muổi.* Gần đường xe lửa, nhà máy (ồn ào chi phối tinh thần các em )* Gần làng mạc, phố xá đông người ( sự dòm ngó của mọi người làm trở ngại cho sự sinh hoạt của các em.)

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 36

Page 37: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

* Những cây to lớn giửa đồng dể bị sét đánh khi có mưa giông.* Những nơi trống trải quá sẻ có nhiều gió..* Gần cây trốc gốc hay bức tường đổ.* Giửa các thung lủng ( sẽ bị ngập nước )Thám sát đất trại xong phải vẻ bản đồ đất trại và phân chia vị trí.

2- Hành Chánh :* Đoàn Trưởng xin phép Liên Đoàn Trưởng , rồi Gia Trưởng và rồi chuyển đơn lên Ban Hướng Dẩn ít nhất 15 ngày trước.* Giử đất trại ( nếu không người khác sẽ dành mất đất trại.)

3- Họp Hội Đồng Đoàn :* Mỗi trại nên nhắm một mục đích chính, có một trọng điểm như về sinh hoạt chuyên môn, hay khảo sát một ngôi làng, hay làm một công tác xả-hội…* Chương trình phải được lập trước, phổ biến cho các đội chúng để thực hiện ở trại.

b/ Lúc ở trại : - Phải thực hiện cho được chương trình trại.- Nắm vững được tinh thần trại.- Chú trọng đến đời sống trại : Kỷ-luật - Vệ-sinh – Vâng lời.

c/ Lúc ra về và sau ngày trại : Nguyên tắc là :- Không để lại dấu vết gì cả.- Để lại lời cám ơn.- Lúc đến đất trại thế nào thì khi ra về phải sạch sẽ hơn, hố vệ sinh, hố rác, hố bếp cho đến những rảnh lều phải được lấp bằng cẩn thận. - Đừng quên cám ơn các vị ân nhân đã giúp cho trại hoàn thành..- Ngày sau trại , cùng các Đội chúng trưởng thăm viếng và hỏi thăm sức khoẻ các em.

VI CHƯƠNG TRÌNH TRẠI :Phải được sửa soạn thật chu đáo, vừa sức các em và cũng không nên để thì giờ trống để làm các

em uể oải tinh thần.Một chương trình mẩu cho một trại 12 giờ :Chủ Đích : Chuyên Môn

- 06.00 giờ : Họp chung., kiểm điểm.: Bạch Phật – lên đường.

- 08.00 giờ : Đến đất trại, dựng lều.- 08.45 giờ : Thượng Đoàn kỳ - Bài ca chính thức – Câu chuyện dưới cờ.- 09.00 giờ : Sinh hoạt chung – chuyên môn – trò chơi nhỏ - hát.- 11.00 giờ : Bếp.- 12.00 giờ : Cơm trưa, nghỉ.- 14.00 giờ : Trò chơi lớn.- 16.00 giờ : Họp chung, tuyên bố kết quả - Vài lời nhắn nhủ.- 16.15 giờ : Lên đường về.

VII ĐỜI SỐNG TRẠI : Sự hoạt động ở trại phải gây được không khí vui-vẽ và sống động : Giờ im lặng phải tuyệt đối im lặng, giờ chơi phải thật hăng sai, thật vui. Phải thật theo đúng kỷ luật trại đừng để cho các em chỉ trích. Gây không khí thi đua trong trò chơi lớn, nhưng đừng quá trớn sẽ đi đến ganh ghét. Kỷ luật trại phải được đặc biệt chú trọng. Phải thi hành đúng đắn chương trình đã vạch. Phải hoạt động suốt ngày, đừng để trống thời giờ, ai cũng phải có việc làm, đúng giờ đúng

việc.Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 37

Page 38: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Tuyệt đối không ai được nằm dài, hát nghêu ngao, đờn ca xướng hát, xem sách trong khi những người khác đang làm việc, không có sự cười đùa vô ý thức.

Vâng lời, tuyệt đối chấp hành lệnh của Trại-Trưởng.o Mệnh lệnh là mệnh lệnh.o Chơi là chơio Học là học.

Sạch sẻ trong sự ăn mặc, ngôn ngữ, y-phục luôn luôn tươm tất gọn gàng. Xây dựng tình thương yêu giúp đở lẩn nhau. Phát huy đời sống tập đoàn. Áp dụng sáu phép hoà kính.

VIII KẾT LUẬN :Tổ chức một cuộc cắm trại, một cuộc du ngoạn là một công cuộc chuẩn bị chu đáo, một sự thi

hành triệt để. Hoạt động của trại phải thật vui vẽ, sống động từ sinh hoạt Đoàn,sinh hoạt đội chúng. Nó phải có một cái gì bảo đảm cho kết quả của ngày trại nói chung và của riêng từng đội chúng nói riêng.

Không thể trong sự vui vẽ sống động ở trại mà thiếu trật tự, vô kỷ luật, thì việc làm chẳng những đã không đạt được mục đích giáo huấn mà còn sẽ biến ra những tổ chức vô bổ, nông nổi.Do đó nếu những buổi du ngoạn, trại,Đoàn không chuẩn bị chu đáo, sẽ không đạt được kết quả mong muốn, tất nhiên sẽ không hợp với không khí của thiếu niên. Các em sinh ra chán nản, uể oải mà còn là một nguyên nhân cho sự thụt lúi của tổ chức nữa.

17 Tư Cách Và Nhiệm Vụ Đoàn TrưởngLàm một người đoàn sinh ngoan ngoãn, tinh tấn, thuần thành đã là một việc khó. Làm Huynh

trưởng với trách nhiệm chăn dắt, dạy dỗ và làm gương mẫu cho các em lại còn khó hơn vạn bội.Để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng và cao cả đó, người Huynh trưởng cần phải có đủ tư cách và

hiểu rõ nhiệm vụ của mình.   I. Tư Cách Người Huynh trưởng Đoàn Trưởng: Tư cách của người Huynh trưởng gồm có: - Tác phong bên ngoài - Đạo đức bên trong   Tác phong: là những biểu hiện bên ngoài mà người khác có thể nhìn thấy, biết một người có đứng đắn, khiêm nhường, lễ độ hay không. Tác phong được thể hiện qua: * Cách phục sức:-         Nón đội ngay, giày buộc kỹ, thắt lưng không cầu kỳ -         Áo quần không diêm dúa, đắt tiền, chỉ cần sạch sẽ, thẳng thơm -         Phù hiệu, cấp hiệu, chỉ đeo cấp hiệu và chức vụ của mình, không đeo những thứ trang hoàng không cần thiết * Ngôn ngữ, cử chỉ, đi đứng:-         Nói năng vui vẻ, lễ độ, dùng lời từ tốn ôn hòa -         Cử chỉ nhã nhặn -         Đi đứng chững chạc

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 38

Page 39: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Người Huynh trưởng phải luôn luôn để ý, giữ gìn ngôn ngữ, cử chỉ của mình. Không tự do quá mức, người ngoài nhìn vào sẽ đánh giá cả tổ chức. Áp dụng được những điều trên thì người Huynh trưởng nói riêng và tổ chức GĐPT nói chung sẽ tạo được uy tín và ấn tượng tốt đối với cộng đồng chung quanh.   Đức Độ: Tác phong bên ngoài chỉ là một phần biểu lộ của người lịch sự. Người Huynh trưởng GĐPT còn cần ở bên trong một đức độ khả dĩ cho mọi người chung quanh nhìn vào chúng ta để tin tưởng và mến phục. Đức độ là những đức tính tốt làm cho con người ăn ở hiền lành và hợp với đạo lý, nhất là hợp với tinh thần Từ Bi của Đạo Phật. Những đức tính tốt thường do nghiệp lành sinh ra, một phần phải do công đức tu tập mới có được.   Người Huynh trưởng cần có những đức tính như:

Tình thương : Người Huynh trưởng có thương các em, các em mới thương lại và từ đó có sự gắn bó với nhau. Đây là vật xứng đáng, tốt nhất để người Huynh trưởng truyền đạt cho các em những điều mình muốn dạy. Chính tình thương này làm cho người Huynh trưởng khác với một nhà Giáo dục ngoài đời. Cũng từ tình thương các em, người Huynh trưởng dễ dàng phát triển lòng Từ Bi.

Hy sinh : Người Huynh trưởng đôi khi bỏ qua những cơ hội, những danh vọng hay quyền lợi riêng tư để sống cho các em, hy sinh cả thì giờ hay tiền bạc cũng chỉ vì thương các em, muốn tạo cho các em sự an vui trong tu tập cũng như dạy dỗ cho các em thành người đạo đức, hữu dụng cho Quốc gia, Xã hội.

Kiên nhẫn : Trong hoàn cảnh không thuận tiện, đàn em nghỗ nghịch, các bậc phụ huynh khó khăn, khi vui cũng như lúc buồn, lúc Gia Đình thịnh cũng như suy, người Đoàn Phó luôn kiên trì sát cánh chung lo với anh hay chị Đoàn trưởng để cho việc của Đoàn được trôi chảy và tìm mọi cách để khắc phục trở ngại, không thối chí ngã lòng.

Trung kiên: là hậu thuẫn của tánh kiên nhẫn, nhờ kiên nhẫn lâu ngày ta tập được tánh trung kiên. Khi dấn thân vào Đạo cũng như vào Đời, người Huynh trưởng có bổn phận trung kiên với tổ chức cũng như với Đạo Pháp và Tổ Quốc; đó là người có lý tưởng. Cũng nhờ có tinh thần trung kiên và lý tưởng mà trên 50 năm qua tổ chức GĐPT với bao nhiêu thăng trầm vẫn tồn tại đến nay. Đó là do công gây dựng, tô bồi và gìn giữ của những Huynh trưởng Phật tử trung kiên.

Gương mẫu: Tuổi trẻ hay bắt chước và nhìn vào gương anh, chị Trưởng trước hết. Vì vậy ngoài các ăn mặc, đi đứng, nói năng v. v... Người Đoàn Phó cần cho các em thấy gương vâng lời Huynh trưởng cấp trên, không biện bác, tập cho các em sống trong tinh thần Lục Hòa. Người Đoàn Phó sống gần với các em hơn người Đoàn trưởng. Đoàn Phó làm sao gieo cho các em cái Phật tính trong mọi sinh hoạt và sống trong tinh thần văn hóa Đạo Phật của người Việt Nam.   II. Nhiệm Vụ của Đòan Trưởng :   - Nhiệm vụ đối với Đạo và tìm hiểu Đạo Phật: Đạo Phật là Đạo của lý trí, bởi thế người Huynh trưởng không những chỉ theo Đạo Phật mà thôi còn phải dùng trí phán xét để tìm hiểu một cách sâu xa Giáo lý của Đạo Phật. Khi thấu triệt được ý nghĩa thâm diệu của Giáo lý, lúc đó chúng ta mới xây dựng được một đức tin mạnh mẽ để phục vụ lý tưởng và có thể nhận được chân giá trị của sự sống.   - Nhiệm vụ đối với Giáo hội và Đạo Pháp: Tổ chức của chúng ta là một Đoàn thể của Giáo hội. Trong các Đoàn thể Thanh, Thiếu niên, Học sinh Phật tử thì Gia Đình Phật Tử là một tổ chức lớn mạnh nhất. Người Huynh trưởng trực tiếp hay gián tiếp làm hư hỏng Gia Đình Phật Tử tại địa phương không những chịu trách nhiệm trước GĐPT mà còn chịu trách nhiệm đối với Giáo Hội, đối với Đạo Pháp và tiếng xấu lại cho những người đồng chí hướng, trách nhiệm về tương lai rất nặng nề.   - Nhiệm vụ đối với Gia Đình Phật Tử: Đối với Đoàn, người Đoàn Phó thay mặt anh chị Đoàn Trưởng những lúc vắng mặt để điều khiển Đoàn. Đoàn Phó là sợi giây liên lạc mật thiết giữa Đoàn trưởng và Đoàn sinh. Phải giữ uy tín cho anh, chị Đoàn trưởng dù anh chị Đoàn trưởng có kém hơn mình. Cũng không ỷ lại, không khinh khi và tránh những việc làm mà thiếu hội ý với anh, chị Đoàn trưởng. Ngoài ra

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 39

Page 40: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Đoàn Phó còn đóng một vai trò dung hòa giữa anh, chị Đoàn trưởng và Đoàn sinh trong những lúc anh, chị Đoàn trưởng cảnh cáo một Đoàn sinh bị phạm lỗi.   - Đối với Phụ Huynh Đoàn sinh: Những Phụ Huynh đã gửi con em đến với Đoàn thể chúng ta là họ đã tin tưởng chúng ta là một Đoàn thể Giáo dục và có thể đào tạo các em thành những người hữu ích. Sống trong Đoàn thể chúng ta, các em được sống hòa hợp, thương yêu, được phát triển năng khiếu, được tạo nếp sống tự lập để chuẩn bị cho các em khi vào đời có đầy đủ khả năng đối phó mọi mặt. Chúng ta phải làm sao cho xứng đáng lòng tin cậy đó.   - Đối với các em: Trong Đoàn có 24 hoặc 32 em (tùy theo ngành) để dạy dỗ trực tiếp. Quý mến các em chúng ta phải làm sao cho những mầm non đó phát triển, không bị cằn cỗi hay ung thối. Đừng làm gì để chúng trở thành vô giáo dục trong khi chúng ta nói có giáo dục các em. Nếu không thể làm đúng nhiệm vụ mình thì hãy trả các em về với Gia Đình, nếu không chúng ta sẽ có tội với các em.   - Đối với người công tác: Phải biết phân biệt, phối trí công tác một cách hợp lý, hợp khả năng từng Đội, từng Chúng, từng Đoàn sinh để có thể đạt được kết quả tốt đẹp. Luôn luôn theo dõi, thi hành các công tác Phật sự của từng người để kiểm soát, đôn đốc và giúp đỡ nếu cần.   - Đối với cấp lãnh đạo: Người Huynh trưởng cần phải thành tâm cộng tác trong mọi Phật sự đã được cấp lãnh đạo phối trí, luôn luôn làm gương cho các em thấy. Gặp trường hợp cấp lãnh đạo phối trí công tác không sát hợp với khả năng thì phải nhã nhặn, nêu rõ lý do trong mọi hoàn cảnh thích hợp, không nên phản ứng trực tiếp làm cho các em thấy rõ bản chất mình và làm giảm uy tín chính mình cũng như của cấp lãnh đạo. Nói tóm lại người Huynh trưởng khi điều khiển, tập cho các em vâng lời theo quyền điều khiển của mình thì luôn luôn chính mình lúc nào cũng phải tuân theo sự điều khiển của cấp lãnh đạo. Người Huynh trưởng là phản ảnh trung thành của nếp sống kỷ luật, tự giác, giác tha của người Phật tử. Nhiệm vụ của người Huynh trưởng càng nặng thì giá trị hành động của người Huynh trưởng càng cao. Phần thưởng cao quý nhất của người Huynh trưởng là công việc làm có kết quả. Để thực hiện lý tưởng cao quý mà chúng ta hy vọng đạt tới đích, đó là công việc xây dựng một ngày mai huy hoàng, rực rỡ cho Giáo hội, Dân tộc và Đạo Pháp chúng ta.

18 Cuộc Vận Động cho Tự Do Tín Ngưởng của PGVN năm 1963

CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAMĐòi tự do và bình đẳng Tôn Giáo năm 1963

Tài LiŒu Tu-h†c Tråi HuÃn-LuyŒn Huynh-Trܪng A-Dục

1 Nguyên nhân và th¿c chÃt :Th‰-Chi‰n II chÃm dÙt, sau khi m¥t trÆn kháng Pháp tåi các thành phÓ bÎ

tan vª, ÇÃt nܧc chúng ta bΠǥt dܧi hai vùng ki‹m soát : Vùng giäi-phóng ÇÜ®c ki‹m soát bªi chính quyŠn ViŒt-Minh bÎ C¶ng sän thao túng, và Vùng ‘’quÓc gia’’ ÇÜ®c ki‹m soát bªi quân Ƕi Pháp và chính quyŠn bù nhìn do Pháp d¿ng lên k‹ tØ næm 1948. Các chánh phû do các Ông Nguy‹n Væn Xuân, Nguy‹n Phan Long,TrÀn Væn Hºu,Nguy‹n Væn Tâm, Bºu L¶c và Ngô ñình DiŒm ti‰p nÓi cai trÎ dܧi quyŠn QuÓc Trܪng Bäo-ñåi cho ljn næm 1954 HiŒp-ñÎnh Geneve chia c¡t VN thành hai miŠn Nam B¡c.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 40

Page 41: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Trong các khu giäi-phóng,mÜ®n lš do tÃt cä cho kháng chi‰n, ngÜ©i PhÆt-Tº không có ÇiŠu kiŒn t° chÙc sinh hoåt tôn-giáo cho riêng mình. Tuy lŒnh chính phû ÇÜa ra tôn tr†ng t¿-do tín ngܪng, nhÜng trên th¿c t‰ PhÆt-Giáo vÅn bÎ chèn ép.

Tåi các‘’vùng quÓc-gia’’, các PhÆt tº có nhiŠu t¿ do hÖn, nhiŠu cÖ h¶i hÖn Ç‹ dÓc lòng hoåt Ƕng phát tri‹n các cÖ sª PhÆt giáo, tuy r¢ng m†i ngÜ©i ÇŠu š thÙc rÕ rŒt vŠ cu¶c kháng chi‰n chÓng Pháp Çang ti‰p di‹n trên kh¡p m†i nÈo ÇÜ©ng ÇÃt nܧc. Nh»ng tang thÜÖng do chi‰n tranh gây ra và nhÃt là s¿ tàn ác cûa quân Ƕi vi‹n-chinh Pháp Çã làm cho gi§i PhÆt-T» quy‰t tâm ÇÙng vŠ phe kháng chi‰n dù r¢ng h† vÅn hi‹u các ngÜ©i länh-Çåo kháng chi‰n không mÃy bao dung ÇÓi v§i PhÆt-Giáo.

Th¿c dân Pháp bi‰t rÕ ÇiŠu Çó, tay sai th¿c dân bi‰t rÕ ÇiŠu Çó, h† t° chÙc nh»ng mÆt thám theo dÕi các hoåt Ƕng cûa chùa chiŠn. Không th‹ thu phøc ÇÜ®c nhân tâm,ngÜ©i Pháp tìm cách khÓng ch‰ b¢ng biŒn pháp khác. H† cho ra Ç©i Çåo-dø sÓ 10 và b¡t ép vua Bäo-ñåi kš ngày 6 tháng 8 næm 1950, quy ÇÎnh các h¶i Çoàn tôn giáo tÜÖng ÇÜÖng nhÜ m¶t hiŒp h¶i thông thÜ©ng ngoåi trØ Çåo Gia-Tô.

ñåo dø sÓ 10 cho m†i ngÜ©i thÃy rÕ døng š cûa th¿c dân Pháp và chính quyŠn bù-nhìn cûa h† chÌ tin tܪng vào s¿ trung thành cûa tín ÇÒ Thiên chúa giáo ÇÓi v§i ch‰ Ƕ thu¶c Çiå cûa h† và càng Çào sâu thêm hÓ chia rÈ vÓn Çã s£n có giÜä tín ÇÒ Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác, cÛng nhÜ s¿ bÃt män cûa dân chúng ÇÓi v§i chính quyŠn cûa Bäo-ñåi.

Ngày 7 tháng 5 næm 1954 Pháp bÎ båi trÆn ª ñiŒn Biên Phû dÄn ljn hiŒp ÇÎnh Geneve ngày 20 tháng 7 næm 1954.Theo hiŒp ÇÎnh nÀy, ViŒt Nam bÎ phân chia thành hai miŠn: miŠn Nam theo ch‰-Ƕ t¿ do, miŠn B¡c theo c¶ng sän, lÃy sông B‰n-Häi làm gi§i tuy‰n.Trܧc ngày kš hiŒp-ÇÎnh, dܧi áp l¿c cÛa Hoa-Kÿ, Pháp và Bäo-ñåi phäi ÇÒng š Ç‹ ông Ngô-ñình-Diêm,m¶t tín ÇÒ Thiên chúa giáo La-Mä, làm Thû-Tܧng vào ngày 8 tháng 7 næm 1954. Sau khi l¿c lÜ®ng vi‹n chinh Pháp rút khÕi ñông-DÜÖng, v§i s¿ toa rÆp cûa Hoa Kÿ Ç‹ xây d¿ng tiŠn ÇÒn chÓng c¶ng tåi VN, Ông Ngô ñình DiŒm th£ng tay Çàn áp và tiêu-diŒt các l¿c-lÜ®ng giáo phái chÓng ÇÓi, Çòi hÕi cäi t° chính phû gia-Çình trÎ cûa ông nhÜ Bình-Xuyên,Cao-ñài, Hoà-Häo ( Ông Ngô ñình DiŒm, Ngô ñình Nhu, Ngô ñình CÄn và TrÀn LŒ Xuân n¡m h‰t tÃt cä quyŠn hành vŠ chính trÎ, kinh t‰, nh»ng ngÜ©i giúp h† cÛng cÓ Çiå vÎ lúc ban Çàu nhÜ truÃt ph‰ vua Bäo-ñåi... ÇŠu bÎ thanh toán). Ông cÛng Çã t° chÙc truÃt ph‰ vua Bäo-ñåi b¢ng cu¶c trÜng cÀu dân š ngày 23 tháng 10 và t¿ lên làm T°ng ThÓng ngày 26 tháng 10 næm 1955.

2 Ch‰ Ƕ Ngô-ñình DiŒm và tình trång kÿ thÎ tôn-giáo.Ông Ngô ñình DiŒm lên n¡m chính quyŠn tØ næm 1954 nhÜng mãi t§i 9 næm

sau PhÆt giáo ÇÒ m§i ÇÙng lên chÓng ÇÓi ông, dù r¢ng ngay tØ bu°i ÇÀu h† Çã nhÆn ra chính sách kÿ thÎ PhÆt-Giáo cûa ông. Trong th©i gian Çó ông bÎ nhiŠu l¿c lÜ®ng chÓng ÇÓi nhÜng ông Çã khôn khéo vÜ®t qua. Ông Çã loåi ÇÜ®c Trung-Tܧng Nguy‹n Væn Hinh, Tham MÜu Trܪng quân-Ƕi miŠn Nam,truÃt ph‰ vua Bäo-ñåi,th£ng tay Çàn-áp l¿c lÜ®ng Bình-Xuyên, giáo phái Cao-ñài và Hoà Häo.

Ông bÎ ám sát høt ª Ban Mê Thu¶t ngày21/ 5/1957,vÜ®t qua cu¶c Çäo chánh ngày 11/11/1960 và thoát ch‰t trong cu¶c d¶i bom dinh ñ¶c-LÆp ngày 27/ 2/1962 cuä hai sÌ-quan VN C¶ng Hoà.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 41

Page 42: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

ñ‹ cÛng-cÓ ch‰-Ƕ,Ông thành lÆp Çäng CÀn Lao Nhân VÎ nh¢m møc Çích triŒt hå tÃt cä nh»ng Çäng phái quÓc-gia ÇÓi lÆp, hÀu h‰t công chÙc ÇŠu phäi gia nhÆp Çäng n‰u không së ch£ng ÇÜ®c an thân. VŠ chính trÎ ông d¿a vào m¶t triŒu ngÜ©i Công-Giáo di cÜ. VŠ quân s¿ ông nuôi dܪng mÜ©i vån lính Bäo An di cÜ Ça-sÓ là ngÜ©i Nùng, sau khi loåi ÇÜ®c tܧng Hinh ông thu phøc ÇÜ®c quân Ƕi miŠn Nam b¢ng cách vÕ trang h† v§i viŒn tr® cuä Hoa-Kÿ. Ngoài ra ông còn thành lÆp t° chÙc MÆt-Vø kinh khi‰p nh¢m møc Çích dò xét, b¡t b§, tra tÃn và thû-tiêu nh»ng thành phÀn chÓng ÇÓi. VŠ phÜÖng diŒn chû thuy‰t ,ông dùng chû thuy‰t Nhân VÎ Duy Linh, m¶t chû thuy‰t góp nh¥t tØ giáo lš Duy ThÀn CÖ-ñÓc và Nhân-VÎ cûa tri‰t gia Emmanuel mà ông b¡t bu¶t tÃt cä quân nhân , công chÙc dù không phäi là thiên chúa giáo ÇŠu phäi h†c tÆp, nh»ng ai có š-ki‰n phê bình h†c thuy‰t nÀy ÇŠu bÎ sa thäy hay trä thù.

Trong niŠm tin chÌ có CÖ ñÓc giáo m§i chÓng C¶ng, dù Bäo ñåi Çã bÎ truÃt ph‰, Ngô ñình DiŒm vÅn duy trì Çåo-dø sÓ 10 nh¢m xi‹n dÜÖng Çåo Thiên chúa La-Mä lên ÇÎa vΠǶc tôn tåi VN và triŒt hå tÃt cä các tôn giáo c°-truyŠn cûa dân t¶c b¢ng m†i thû Çoån tàn båo nhÃt nhÜ b¡n pháo binh vào các chùa làng,vu cáo là c¶ng sän rÒi b¡t Çem tra tÃn... DiŒm &Nhu Çã ban phát ân huŒ thæng thܪng cho các quân nhân công chÙc nào cäi Çåo theo Chúa,trù dÆp nh»ng thành phÀn không tin theo, bí mÆt tài tr® thành lÆp các giáo h¶i gia-nô, và cái g†i là quÓc sách ‘’ƒp Chi‰n LÜ®c’’ ( k‰-hoåch Stanley-VÛ QuÓc Thúc) là m¶t k‰-hoåch vô cùng tinh vi và ác-Ƕc Ç‹ triŒt hå PhÆt-Giáo b¢ng tiŠn viŒn tr® cûa M›.NhÜng cÛng ch£ng làm ÇÜ®c trò gì bªi không ÇÜ®c s¿ Ûng h¶ cûa quÀn chúng.

Næm 1957, NñD ra lÎnh hu› bÕ ngày l‹ PhÆt-ñän ra khÕi danh sách các ngày nghÌ l‹ cûa quÓc gia. PhÆt giáo ÇÒ triŒu tÆp Çåi h¶i toàn quÓc ngày 10/ 3/ 1957 tåi chùa TØ-ñàm gÒm 565 ÇÖn vÎ Çã phän ÇÓi quy‰t liŒt và næm sau chính phû phäi rút låi quy‰t-ÇÎnh. Xa hÖn nºa, chính quyŠn NñD còn khûng bÓ các Tæng SÌ, và cÜ-sÌ hoåt Ƕng cho giáo-hôi PhÆt-Giáo, cܪng ép các PhÆt-Tº bÕ Çåo Ç‹ theo công giáo, thû tiêu, chôn sÓng các PhÆt-Tº thuÀn thành không chÎu cäi Çåo ( Hai tÆp tài-liŒu dÀy 147 trang do Ñy Ban Liên Phái Bäo VŒ PhÆt-Giáo sÜu tÆp Çày Çû dº kiŒn và chÙng c§, gªi cho ông NñD næm 1963) và còn không bi‰t bao nhiêu viŒc làm m© ám thÃt nhân tâm khác nºa.

Ngày 5 tháng 10 1963,Ông DiŒm còn ra lŒnh cho ñåi-Úy Phi-Công Huÿnh Minh ñÜ©ng Çánh ÇÃm chi‰c tàu chª nh»ng tù-nhân chính trÎ ra Côn ñäo nhÜng viên phi công nÀy không thi hành và lái chi‰c phi cÖ sang tÎ-nån chính trÎ tåi Campuchia.

Nh»ng ngÜ©i thu¶c Çäng cÀn-lao Thiên Chúa Giáo, Ç‹ nh§ Ön chû cû, h¢ng næm t° chÙc l‹ gi° ông DiŒm tåi khu phÓ Bolsa nÀy thÜ©ng rêu-rao Ç° l°i ‘’MiŠn Nam søp Ç° vì không còn Ông DiŒm ‘’. Th¿c s¿, không phäi vÆy,nh»ng s¿ cai-trΠǶc tài tàn ác, tra tÃn thû-tiêu dä-man, giam cÀm ngÜ©i trái phép, bÀu cº gian lÆn cûa ch‰-Ƕ DiŒm làm cho m†i ngÜ©i chán ghét, và chính NñD Çã tåo ÇiŠu kiŒn d‹ dàng cho C¶ng sän phát tri‹n tåi miŠn Nam. Joseph Buttinger, m¶t h†c giä Tây PhÜÖng, næm 1963 nhÆn xét ch‰ Ƕ NñD:’’ BÎ gi§i trí thÙc chÓng ÇÓi, gi§i trung-lÜu khinh miŒt,gi§i doanh thÜÖng tØ bÕ, tu°i trÈ và các nhà chánh-trÎ ghét bÕ , chính phû Ngô ñình DiŒm thi‰u mÃt s¿ ûng h¶ cûa nhân dân, chÌ còn có cách là dùng b¶ máy kŠm kËp.’’

3 C© PhÆt-Giáo bÎ triŒt hå và bi‰n cÓ PhÆt-ñän 1963.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 42

Page 43: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

C© PhÆt-giáo là m¶t lá c© ngû s¡c tÜÖng trÜng cho sÙc månh cûa ngÛ cæn : Tín (ÇÙc tin) TÃn (s¿ cÀn mÄn) NiŒm ( phép quán ) ñÎnh ( tÆp trung tâm š) TuŒ ( ánh sáng giác ng¶) do m¶t PhÆt-Tº ngÜ©i M› là ñåi Tá Henry Steel Olcott ÇŠ nghÎ vào cuÓi th‰ k› 19. Là m¶t lá c© có màu s¡c tÜÖi vui r¿c-rª , thÜ©ng ÇÜ®c các PhÆt-tº VN th¿c hiŒn h¢ng triŒu lá Ç‹ trang hoàng trong nh»ng ngày l‹ h¶i hay Çám rܧc PhÆt-Giáo. LŒnh hu› bÕ ngày l‹ PhÆt-ñän næm 1957 là m¶t thách thÙc ÇÓi v§i PhÆt-Giáo ÇÒ và là Ƕng l¿c thúc ÇÄy h† kiŒn toàn t° chÙc. S¿ bi‹u dÜÖng l¿c lÜ®ng cûa hàng PhÆt-Tº trܧc các Óng kính cuä các quan sát viên quÓc t‰ càng làm ngÙa m¡t thêm cho ch‰ Ƕ và nhÃt là trong lúc Ngô-ñình Thøc Çang vÆn Ƕng và báo cáo láo khoét Ç‹ Vatican phong cho ông chÙc HÒng-Y.

Tåi cÓ Çô Hu‰,ngày 7 tháng 5 næm 1963 (tÙc là ngày 14 tháng 4 âl) L‹ PhÆt ñän ÇÜ®c trÀn thi‰t r¿c rª b¢ng c© PhÆt-Giáo,Çèn lÒng, hoa giÃy kh¡p m†i nhà, kh¡p các ÇÜ©ng phÓ. Tåi các công trÜ©ng các l‹ Çài l¶ thiêng, hÜÖng trÀm nghi ngút toä kh¡p mÜ©i phÜÖng. ñúng 5 gi© chiŠu Cänh sát ÇÜ®c lÎnh tØ Sài gòn Çánh ÇiŒn ra b¡t bu¶t phäi triŒt hå tÃt cä c© PhÆt Giáo trong thành phÓ. Lúc 6.30 chiŠu, Hoà-ThÜ®ng Thích TÎnh Khi‰t và Hoà ThÜ®ng Thích Giác Nhiên Çã ljn TÌnh ÇÜ©ng cùng v§i trên 5,000 PhÆt tº phän-ÇÓi và chÃt vÃn vŠ lŒnh triŒt hå c© PhÆt-Giáo.TÌnh Trܪng Nguy‹n Væn ñ£ng tuyên bÓ cänh sát thi hành sai và cho phép PhÆt-Tº ti‰p tøc treo c© và cº hành l‹ PhÆt-ñän nhÜ thÜ©ng lŒ.

Sáng ngày hôm sau, l‹ PhÆt-ñän ÇÜ®c cº hành trang nghiêm và êm th¡m tåi chùa TØ-ñàm dܧi s¿ chû trì cuä ThÜ®ng Toå ñôn-HÆu và Çày Çû các bÆc tôn túc. Trong bu°i l‹ có treo các bi‹u ngº ‘’C© PhÆt-Giáo QuÓc T‰ không th‹ bÎ triŒt hå’’ ‘’Çã ljn lúc chúng tôi b¡t bu¶t phäi tranh Çãu cho bình Ç£ng tôn giáo’’... ThÜ®ng Toå Trí-Quang thuy‰t giäng vŠ vÃn ÇŠ triŒt hå c© PhÆt-Giáo tuyên bÓ: ‘’ NguyŒn v†ng cûa PhÆt-Giáo ÇÒ phát bi‹u rÃt chính Çáng, có l®i ích cho PhÆt Giáo và tÃt cä các tôn giáo khác.’’

4 Vø tàn-sát trܧc Çài phát-thanh Hu‰ ( 9 tháng 5 ):Theo thông lŒ, bu°i l‹ ÇÜ®c thu-bæng và bu°i tÓi ÇÜ®c phát thanh låi vào

lúc 8 gi© tÓi trên Çài phát thanh Hu‰. NhÜng hôm Ãy ñài Hu‰ không phát thanh chÜÖng trình PhÆt-Giáo. QuÀn chúng tø tÆp quanh Çài phát thanh tÕ š bÃt-män, ÇÒng bào ª nhà không nghe phát thanh chÜÖng trình bu°i l‹, lÃy làm lå,nhiŠu ngÜ©i tìm t§i Çài Ç‹ tìm hi‹u nguyên do. Phút chÓc quanh Çài có trên 10,000 ngÜ©i tø tÆp. Thi‰u Tá ñ¥ng SÌ, phó TÌnh Trܪng ThØa Thiên cho xe cÙu hoä xÎt nܧc giäi tán Çám Çông, ÇÒng th©i ra lŒnh cho l¿c lÜ®ng Bäo-an tùng thi‰t,Cänh sát dä-chi‰n,Quân cänh, Hi‰n binh bao vây sÓ ngÜ©i tø tÆp quanh Çài mà h† g†i là ‘’Çám bi‹u-tình’’.

ThÜ®ng Toå Trí Quang ljn ÇÜ®c Çài, ngài Çã len vào giºa Çám Çông ljn gÆp ban quän ÇÓc Çài Ç‹ chÃt vÃn. Ban ÇÀu h† chÓi quanh trøc tr¥c k› thuÆt, nhÜng sau cùng h† thú nhÆn chính quyŠn ngæn cÃm truyŠn thanh chÜÖng trình phát thanh PhÆt-Giáo.

Ông TÌnh Trܪng ljn, cùng ThÜ®ng Toå Trí-Quang Çi vào Çài. Trong lúc bên ngoài viên Phó tÌnh Trܪng ñ¥ng SÌ ra lŒnh b¡n Çån mä-t», l¿u Çån khói ,l¿u Çån thÆt tung vào Çám Çông rÓi loån. ñÒng th©i, súng trÜ©ng và xe thi‰t-giáp cÛng ÇÜ®c xº døng Ç‹ Çàn áp. Lúc Çó là 9 gi© tÓi, ti‰ng la hét cûa ÇÒng bào át cä ti‰ng súng, ti‰ng lÜø Çån.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 43

Page 44: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Khi ThÜ®ng Toå Trí-Quang và viên TÌnh Trܪng trª ra thì máu Çã Ç°, thÎt Çã rÖi. 8 ngÜ©i Çã gøt ch‰t vì l¿u Çån, trong Çó 3 thi‰u nhi bÎ xe thi‰t giáp cán vª s†, 14 ngÜ©i khác bÎ thÜÖng trÀm tr†ng.

Xe cÙu thÜÖng t§i chª nh»ng ngÜ©i ch‰t và bÎ thÜÖng Çi bŒnh viŒn. QuÀn chúng phÄn-uÃt tø-tÆp càng lúc càng Çông. ñ‰n 2 gi© sáng, sau nhiŠu lÀn khuyên nhû cûa ThÜ®ng Toå Trí-Quang,quÀn chúng m§i chÎu giäi tán ra vŠ.

Sáng ngày hôm sau,chính quyŠn TÌnh loan báo: ViŒt-C¶ng trà-tr¶n trong Çám Çông trܧc Çài phát thanh ném l¿u-Çån làm cho 8 ngÜ©i ch‰t và 4 bÎ thÜÖng,ÇÒng th©i ban hành lŒnh thi‰t quân luÆt và ÇiŠu Ƕng m¶t sÓ các ÇÖn vÎ quân-Ƕi và cänh sát vÕ trang tuÀn ti‹u kh¡p trong thành-phÓ.

5 Công cu¶c vÆn-Çông Çòi hÕi t¿-do tín-ngܪng và công b¢ng xä-h¶i.Ngày 10 tháng 5 næm 1963, Các nhà länh-Çåo PhÆt-Giáo h†p tåi chùa TØ-ñàm,

hoåch ÇÎnh ÇÜ©ng lÓi & phÜÖng pháp tranh-Çãu bäo-vŒ PhÆt-Giáo và Çòi-hÕi công b¢ng xä-h¶i v§i bän tuyên ngôn ÇÜ®c soån thäo nêu lên næm nguyŒn v†ng cûa PhÆt-Giáo-ñÒ gªi T°ng ThÓng Ngô ñình DiŒm:a Yêu cÀu chính-phû VNCH thu-hÒi vïnh-viÍn công-ÇiŒn triŒt-hå c© PhÆt-Giáo.b Yêu cÀu PhÆt-Giáo phäi ÇÜ®c hܪng ch‰-Ƕ Ç¥c-biŒt nhÜ các H¶i truyŠn

giáo Thiên-Chúa ÇÜ®c ghi trong trong Çåo-dø sÓ 10.c Yêu cÀu chính phû chÃm dÙt tình-trång b¡t b§ và khûng-bÓ các tín ÇÒ PhÆt-

Giáo.d Yêu cÀu cho các Tæng-Ni và PhÆt-Tº t¿-do hành Çåo và truyŠn Çåo.e Yêu cÀu chính phû bÒi thÜ©ng xÙng Çáng cho nh»ng ngÜ©i ch‰t oan vô t¶i

và trØng phåt Çích-Çáng nh»ng kÈ chû mÜu tåi Çài phát thanh Hu‰.Tåi Sàigòn, ngày 11 tháng 5, PhÆt-Giáo mª cu¶c h†p báo tåi chùa Xá-L®i

công bÓ bän tuyên ngôn gÒm 5 nguyŒn v†ng cûa PhÆt-Giáo ñÒ và tÓ-cáo trܧc dÜ-luÆn quÓc t‰ và quÓc n¶i vŠ nh»ng vø Çàn áp, tra tÃn, và thû tiêu các tín-ÇÒ PhÆt-Giáo trong nh»ng næm cÀm quyŠn cûa ch‰-Ƕ Ngô ñình DiŒm.

Ngày 20 tháng 5, bän tuyên ngôn và m¶t tÆp tài-liŒu dÀy 45 trang liŒt-kê tÃt cä d»-kiŒn vŠ nh»ng vø Çàn áp PhÆt-Giáo ñÒ ÇÜ®c phái Çoàn PhÆt-Giáo trao tÆn tay cho Ngô-ñình DiŒm và chÌ ÇÜ®c T°ng ThÓng hÙa hËn vu vÖ.

Ngày 21 tháng 5, Hoà-ThÜ®ng TÎnh-Khi‰t, ThÜ®ng-Thû T°ng-H¶i PhÆt-Giáo ViŒt-Nam ra lŒnh cº hành Çåi l‹ cÀu-siêu trên toàn quÓc cho các nån nhân vø thäm sát tåi Hu‰. M¥c dù chính quyŠn tìm ÇÛ m†i cách Ç‹ ngæn cän nhÜng bu°i l‹ cÀu siêu vÅn ÇÜ®c cº hành tr†ng th‹ kh¡p m†i nÖi. Tåi chùa ƒn Quang trên m¶t ngàn Tæng-Ni và nhiŠu ngàn PhÆt-Tº tràn ngÆp ngôi chùa, sau l‹ cÀu siêu là l‹ rܧc Linh-VÎ các nån-nhân tØ chùa ƒn Quang vŠ chùa Xá-L®i v§i s¿ tham d¿ cûa h¢ng ngàn Tæng Ni và PhÆt-Tº. QuÀn chúng chào Çón Çám rܧc chÆt cä hai bên ÇÜ©ng trܧc h†ng súng cûa cänh sát dã-chi‰n, cänh sát áo tr¡ng, cänh sát Ç¥c biŒt và mÆt-vø v§i các thi‰t vÆn xa h¶ tÓng. Trong khi Çó, m¶t Çoàn khoäng 350 vÎ Tæng Ni khác b¡t Çàu di‹n hành tØ chùa Xá-L®i Çi ljn trø-sª QuÓc-H¶i. Tåi Hu‰, sau l‹ cÀu-siêu, trên 2000 Tæng-Ni và PhÆt-Tº, gÒm cä các giáo sÜ và sinh-viên, b¡t Çàu cu¶c tuyŒt-th¿c.

6 U› Ban Liên Phái bäo vŒ PhÆt-Giáo và s¿ tham-gia r¶ng l§n cûa quÀn chúng vào phong trào vÆn Ƕng Çãu-tranh:

Ngày 25/5/ 1963,H¶i Chû T°ng-H¶i PhÆt-giáo ViŒt-Nam,Hoà-ThÜ®ng Thích TÎnh

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 44

Page 45: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Khi‰t, triŒu tÆp Çåi h¶i các tÆp Çoàn PhÆt-Giáo tr¿c thu¶c T°ng H¶i và Çåi-diŒn các Tông Phái PhÆt-Giáo ngoài T°ng H¶i nhÜ Giáo H¶i Nguyên Thu›, ThiŠn TÎnh ñåo-Tràng, Giáo H¶i Theravada... Ç‹ thäo-luÆn k‰-hoåch Çãu-tranh. ñåi-h¶i ÇÒng š thành lÆp Ñy-Ban Liên-Phái Bäo-VŒ PhÆt-Giáo Ç‹ chÌ-Çåo công cu¶c Çãu tranh chung và ThÜ®ng Toå Thích Tâm Châu ÇÜ®c ÇŠ-cº làm Chû-TÎch dܧi s¿ länh Çåo tÓi cao cûa Hoà-ThÜ®ng Thích-TÎnh Khi‰t.

7 Các hình thái Çãu tranh bÃt båo-Ƕng.Ngày 26 / 5/ 1963 m¶t phái-Çoàn Ñy-Ban liên phái bäo-vŒ PhÆt-Giáo thông báo

cho T°ng ThÓng Ngô-ñình-DiŒm bi‰t PhÆt-Giáo së phát Ƕng phong trào Çãu tranh bÃt båo Ƕng trên toàn quÓc b¡t Çàu b¢ng cu¶c tuyŒt-th¿c 48 gi© k‹ tØ 2 gi© chiŠu ngày 30/ 5 Ç‹ Çòi hÕi chính quyŠn thoä-mãn næm nguyŒn v†ng tÓi thi‹u cûa PhÆt-Giáo-ñÒ. Vào 10,00 gi© sáng ngày 30/ 5 , Ç‹ chuÄn bÎ cho cu¶c tuyŒt th¿c,352 vÎ Tæng Ni xuÃt phát tØ chùa ƒn-Quang di‹n hành t§i trø-sª QuÓc H¶i trao thÌnh nguyŒn thÜ cûa UBLP cho chû-tÎch QuÓc H¶i là Ông TrÜÖng Vïnh L‹ yêu cÀu xác ÇÎnh lÆp trÜ©ng ÇÓi v§i nguyŒn v†ng cuä PhÆt-Giáo ñÒ. Tåi Hu‰ trܧc gi© tuyŒt th¿c, ñoàn Sinh Viên PhÆt Tº tung ra m¶t bÙc thÜ kêu g†i sinh viên h†c-sinh toàn quÓc si‰t ch¥t hàng ngÛ sau lÜng chÜ tôn túc länh Çåo cu¶c tranh Çãu, và l©i kêu g†i nÀy ÇÜ®c toàn quÓc hܪng Ùng mau lË.Ngày 1 tháng 6 sinh viên h†c sinh toàn quÓc t° chÙc tuyŒt-th¿c ª kh¡p m†i nÖi bao gÒm luôn cä m†i gi§i trí thÙc, công nhân, lao-Ƕng...

Trܧc khí th‰ Çãu tranh Çó, chính quyŠn tæng cÜ©ng l¿c lÜ®ng cänh sát, công an, mÆt-vø và ÇiŠu Ƕng m¶t sÓ nh»ng ÇÖn vÎ quân Ƕi vÕ trang Çày Çû v§i lܪi lê, l¿u Çån cay,canh gát kh¡p nÈo ÇÜ©ng ª Thû-ñô,ª các thành phÓ l§n, chÆn b¡t tÃt cä Tæng Ni và PhÆt-Tº di chuy‹n,bao vây các chuà trø sª cûa T°ng H¶i nhÜ ƒn Quang, Xá-L®i, TØ Quang, Giác Minh, TØ-ñàm, Bäo-QuÓc, Linh-Quang...nh¢m ngæn chÆn không cho PhÆt-Tº các tÌnh vân tÆp vŠ các trung tâm nói trên. Không vào ÇÜ®c trong chuà tÃt cä quÀn chúng ngÒi ngay trên l¶, trên ÇÜ©ng phÓ chÃp tay hܧng vŠ chùa tøng niŒm.

Ngày 31 tháng 5, Cø Chánh Trí Mai Th† TruyŠn, H¶i Trܪng H¶i PhÆt-H†c Nam ViŒt ra væn thÜ kêu g†i các TÌnh H¶i tham gia vào công tác Çãu tranh. H¶i PhÆt H†c các nÖi b¡t ÇÀu c¶ng tác v§i các Giáo-h¶i Tæng-Già Çiå phÜÖng t° chÙc các cu¶c Çãu tranh tåi các TÌnh miŠn Nam.

Ngày 4 tháng 6,cänh sát dä-chi‰n ra tay Çàn áp, tung l¿u-Çån cay,l¿u Çån khói vào Çám Çông và thä m¶t Çàn chó Berger hung-hæng tÃn công, c¡n xé . K‰t quä trên 142 ÇÒng bao bÎ thÜÖng trong sÓ Çó có 45 ngÜ©i thÜÖng tích trÀm tr†ng.Quân Ƕi ÇÜ®c Ç¥t trong tình trång báo Ƕng. MÆt vø và công an theo dÕi khûng bÓ, b¡t giam, tra tÃn nh»ng ngÜ©i bÎ tình nghi là tranh Çãu.

Nh»ng biŒn pháp trên cûa Chính Phû DiŒm ch£ng nh»ng không dÆp t¡t ÇÜ®c lºa Çãu tranh cûa quÀn chúng mà còn làm cho nó bùng månh thêm. Kh¡p nÖi trên Th‰-Gi§i, báo chí Çâu Çâu cÛng nói ljn cu¶c tranh Çãu, Quan sát viên và kš giä quÓc-t‰ Ç° xô ljn Sài-Gòn càng lúc càng Çông. Ý-thÙc ÇÜ®c tÀm mÙc quan-tr†ng cûa dÜ-luÆn quÓc t‰, Ñy Ban Liên Phái Bäo VŒ PhÆt-Giáo Çã cho Ãn hành các bän tin tÙc nh© các Çài BBC, VOA và các häng thông-tÃn quÓc t‰ truyŠn Çi nhanh chóng. Các nܧc trong khÓi PhÆt-Giáo ÇŠu lên ti‰ng Ûng h¶ cu¶c tranh Çãu cûa PhÆt-Giáo ÇÒ ViŒt-Nam.

Trong khi Çó, m¶t m¥t chính phû DiŒm tæng cÜ©ng hŒ thÓng ki‹m soát, m¶t m¥t tìm cách xoa dÎu tình hình b¢ng cách thành lÆp Ñy Ban liên B¶ phÓi

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 45

Page 46: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

h®p v§i UBLP Ç‹ thoä män nguyŒn v†ng cuä quÀn chúng. Dù bi‰t rÕ s¿ dÓi trá mua th©i gian cûa chính quyŠn DiŒm, nhÜng UBLP vÅn chÃp nhÆn s¿ h®p tác cûa UBLB theo Çúng ÇÜ©ng lÓi bÃt båo-Ƕng. UBLP kêu g†i quÀn-chúng trª låi Ç©i sÓng bình thÜ©ng và kiên nhÄn ch© Ç®i thiŒn chí giäi quy‰t cûa phía chính quyŠn.

9 Ng†n lºa Thích Quäng ñÙc.Tuy th‰, s¿ l¡ng diø không quá m¶t tuÀn l‹ . NhÆn thÃy tình trång không

thay Ç°i, s¿ ÇÓi thoåi v§i UBLB không Çi ljn Çâu. Trong khi Çó chính quyŠn ngày càng si‰t ch¥t s¿ ki‹m soát, UBLP ra lŒnh ti‰p tøc tranh Çãu. Ngày 11/ 6/ 1963 tåi ngä tÜ Phan-ñình Phùng & Lê-Væn DuyŒt, Çúng 10 gi© sáng, m¶t vÎ ThiŠn-SÜ ngÒi trong tÜ-th‰ Ki‰t-Già, lÃy dÀu xæng tÄm ܧt áo Cà-Sa mình Çang m¥c và châm lºa t¿ thiêu, t¿ bi‰n mình thành ng†n ÇuÓc, trܧc s¿ kinh ngåc cuä các kš giä và quan sát viên quÓc t‰.

‘’ NguyŒn Çem thân làm ÇuÓc. Soi kh¡p nÈo U-minh. Cho lòng ngÜ©i thÙc tÌnh. Cho ViŒt-Nam hoà-bình ’’

Lºa cháy trܧc niŠm xót thÜÖng và kính cÄn ngܪng m¶ cûa m†i ngÜ©i. BÒ Tát Quäng ñÙc, trong tÜ th‰ Ki‰t-Già tay b¡t Ãn Cam-L¶, Ngài ngÒi v»ng nhÜ m¶t pho tÜ®ng ÇÒng trong ng†n lºa bÓc cháy cao gÀn 4 thܧc phû tr†n thân hình . MÜ©i læm phút sau nhøc thân cûa Ngài ngã xuÓng, tÃt cä m†i ngÜ©i xung quanh quÿ låy và niŒm kinh. Vài gi© sau, tin tÙc và hình änh Hoà-ThÜ®ng Thích Quäng-ñÙc t¿ thiêu Çã tràn ngÆp trên các hŒ-thÓng truyŠn thanh ,truyŠn-hình và báo chí quÓc t‰. NhÆt báo nào cÛng Çæng hình änh m¶t ThiŠn SÜ t¿ thiêu ª Sài-gòn nÖi trang ÇÀu v§i tiêu ÇŠ l§n. Th‰ gi§i chÃn Ƕng, dÒn h‰t s¿ chú-š vŠ phiá tr©i ñông-Á. Không m¶t ai trên quä ÇÃt nÀy còn có th‹ hºng h© vŠ cu¶c Çãu tranh cûa PhÆt-Tº ViŒt-Nam.

‘’ Lºa, lºa cháy ngÃt toà Sen Tám chín phÜÖng nhøc th‹ trÀn tâm hiŒn Thành thÖ, quÿ cä xuÓng Hai vÀng sáng rÜng rÜng ñông Tây nhoà lŒ ng†c. ChÃp tay Çón m¶t m¥t tr©i m§i m†c Ánh Çåo vàng phÖi-ph§i Çang bØng lên dâng lên...

Ôi ng†n lºa huyŠn vi Th‰ gi§i ba ngàn, phút giây ngÖ ngát. TØ cÕi vô-minh Hܧng vŠ c¿c låc. VÀn ÇiŒu thi-nhân chÌ còn là rÖm rác. ThÖ cháy lên theo v§i l©i kinh Tøng cho nhân loåi hoà-bình...’’ VÛ Hoàng ChÜÖng.

Ng†n lºa Thích Quäng ñÙc làm chÃn Ƕng dÜ-luÆn quÓc t‰, và rung chuy‹n ch‰-Ƕ Ngô-ñình-DiŒm. Hoäng kinh, chiŠu ngày 11/ 6 / 1963 chính quyŠn ra lŒnh phong toä tÃt cä chùa chiŠn nhÃt là chùa Xá-L®i, nÖi an-trí di th‹ BÒ-Tát Quäng-ñÙc. Cänh sát chÆn kh¡p các nÈo ÇÜ©ng dÄn ljn chùa Xá-L®i nh¢m ngæn chÆn không cho làn sóng PhÆt-Tº ljn chiêm bái. BÃt chÃp s¿ ngæn chÆn cûa các l¿c-lÜ®ng cänh-sát, quÀn chúng ào-åt Ç°-xô vŠ chùa Xá-L®i nhÜ

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 46

Page 47: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

thác lû tràn ngÆp cä sân chùa Ç‹ nghiêng mình trܧc di-th‹ BÒ-Tát Quäng-ñÙc. Trong nhiŠu ngày liên ti‰p chùa Xá-L®i lúc nào cÛng Çông Ç¥c hàng chøc ngàn PhÆt-Tº túc tr¿c.L‹ di quan nhøc thân BÒ-Tát Quäng-ñÙc d¿ trù vào ngày 16/6/1963. Các nhà länh-Çåo tranh-Çãu d¿-ÇÎnh nhân dÎp nÀy th¿c hiŒn m¶t cu¶c bi‹u-dÜÖng Çoàn k‰t l§n .

Lo ngåi s¿ viŒc së bùng n° l§n vào ngày 16/ 6. Ngô ñình Diêm ra lÎnh cho UBLB do Phó T°ng ThÓng Nguy‹n Ng†c ThÖ làm Trܪng ñoàn h†p khÄn cÃp v§i UBLP do ThÜ®ng Toå Thích ThiŒn Minh làm Trܪng ñoàn Ç‹ giäi quy‰t các nguyŒn v†ng chính Çáng cûa PhÆt-Giáo ñÒ.

Næm ti‰ng ÇÒng hÒ trܧc gi© tang l‹, m¶t bän thông cáo chung ÇÜ®c kš k‰t, chánh quyŠn cam k‰t tôn tr†ng và giäi quy‰t thoä-män tÃt cä næm nguyŒn v†ng cûa PhÆt-Giáo. Hoà ThÜ®ng TÎnh Khi‰t cÛng vØa vào ljn Sài Gon, theo s¿ khÄn khoäng yêu cÀu cûa phía chính quyŠn và Ç‹ khÕi phäi t°n håi ljn tinh thÀn bän Thông Cáo Chung Ngài Çã ÇÒng š d©i ngày tang l‹.

10Phong trào bÎ Çàn-áp và bi‰n cÓ 20/8/1963.Ngày 18/ 6/ 63, M¶t bÙc mÆt ÇiŒn mang sÓ 1342/ VP/ TT do Chánh-væn-

phòng Phû T°ng-ThÓng Çánh Çi gªi cho các Toà Çåi-bi‹u chánh phû , các TÜ-Lênh vùng chi‰n thuÆt và 1 bÙc mÆt ÇiŒn nÀy l†t vào tay UBLP n¶i dung nhÜ sau:’’ ñ‹ tåm th©i làm l¡ng diø tình hình, và khí th‰ Çãu tranh quá quy‰t liŒt cûa b†n Tæng-Ni và PhÆt-giáo phän-Ƕng. T°ng ThÓng và Ông CÓ-VÃn ra lŒnh tåm th©i nhún-nhÜ©ng h†. Các nÖi nhÆn theo Çúng chû trÜÖng trên mà Ç®i lŒnh. M¶t k‰ hoåch Çói phó thích nghi sÈ ÇÜ®c gªi ljn sau. Ngay bây gi© chuÄn bÎ dÜ luÆn cho giai-Çoån tÃn công m§i. Häy theo dÕi, ÇiŠu tra và thanh trØng nh»ng phÀn tº PhÆt-Giáo bÃt mãn trình thÜ®ng cÃp k‹ cä nh»ng sÌ-quan và công chÙc cao cÃp ‘’.

CÛng ngày 18/ 6 Ông Ngô ñình Nhu thÜÖng lÜ®ng v§i m¶t vài phÀn tº Tæng-SÌ trong phái Løc-Hoà Tæng cÃp tÓc thành lÆp T°ng-H¶i PhÆt-Giáo C°-SÖn-Môn Ç‹ chÓng låi Phong trào PhÆt-Giáo.Ngày 20/ 6 nhøc thân cûa BÒ-Tát Quäng ñÙc ÇÜ®c rܧc vŠ làm l‹ trà-tÿ tåi An-Dܪng ñiå Phú-Lâm. L¶ trình và sÓ ngÜ©i tham d¿ bÎ chánh quyŠn thay Ç°i và hån ch‰. Tuy nhiên d†c ÇÜ©ng nhà nhà ÇŠu bày hÜÖng án trܧc nhà Ç‹ cung ti‹n. Ng†n lºa hoä thiêu Çã không ÇÓt cháy ÇÜ®c quä tim cûa BÒ-Tát. Quä tim nÀy ÇÜ®c Çem thiêu låi dܧi ng†n lºa nóng ljn 4,000 Ƕ nhÜng vÅn không cháy.

Sau ngày thông cáo chung, v® chÒng Ngô ñình Nhu , cÓ vÃn cho Ông DiŒm,vÅn quy‰t tâm tiêu-diŒt PhÆt Giáo. Ông bà d¿ ÇÎnh dùng l¿c lÜ®ng Thanh-Niên C¶ng Hoà t° chÙc m¶t cu¶c bi‹u tình l§n Çòi chánh phû duyŒt låi bän thông cáo chung, cÃm báo chí ph° bi‰n nh»ng tin tÙc và thông cáo cûa UBLP. Ÿ các Çiå phÜÖng chính quyŠn cÃm ph° bi‰n tin tÙc vŠ Bän Thông Cáo Chung.

Ch© Ç®i 3 tuÀn l‹ trôi qua,không thÃy phiá chính quyŠn bày tÕ thiŒn chí mà còn gây ra thêm nhiŠu vø trä thù, ép bu¶c các PhÆt-Tº Çiå phÜÖng kš tên vào ki‰n nghÎ chÓng låi UBLP, cho các cán b¶ Xây-D¿ng Nông-Thôn lén bÕ tài liŒu VC vào chuà Ç‹ bôi l† và vu khÓng các nhà länh Çåo PhÆt-Giáo... Ngày 14 tháng 7, Hoà ThÜ®ng TÎnh Khi‰t gªi væn thÜ lên T°ng ThÓng DiŒm trình bày s¿ thÆt và cho bi‰t PhÆt-Giáo quy‰t ÇÎnh ti‰p tøc tranh Çãu bÃt båo Ƕng. Ngài ra m¶t thông båch kêu g†i PhÆt-Tº ti‰p tøc tranh Çãu. Ngày 15 tháng 7 PhÆt giáo ÇÒ toàn quÓc t° chÙc liên tøc bi‹u tình, tuyŒt th¿c kh¡p nÖi :Trܧc sÙ quán M› , chùa Giác Minh, Chuà Xá-L®i, tåi ch® B‰n Thành, Trø sª QuÓc H¶i. NÖi Çâu cänh sát cÛng Çàn áp dä-man, h† Çánh ÇÆp, ném l¿u Çån cay, cho chó c¡n...Báo

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 47

Page 48: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

chí và các Çài truyŠn thanh quÓc t‰ nhÜ VOA, BBC loan tin tÙc Çày ÇÛ vŠ các cu¶c tranh Çãu cûa quÀn chúng. Trong suÓt th©i gian nÀy, ngày nào PhÆt-Tº cûng tø-tÆp ljn các chùa rÃt Çông Ç‹ l‹ PhÆt và ûng-h¶ UBLP. Các ñåi ñÙc Thích Giác-ñÙc và Thích H¶-Giác là nh»ng vÎ sÜ trÈ, có tài hùng biŒn, các vÎ thuy‰t giäng trong các bu°i tuyŒt th¿c: giäi thích vŠ lÆp trÜ©ng bÃt båo Ƕng cûa PhÆt-Giáo, thái Ƕ tráo trª cûa chính quyŠn và tÓ cáo trܧc dÜ luÆn quÓc t‰ vŠ hành Ƕng vi phåm bän thông cáo chung.

Trong khi các vÎ länh Çåo phong trào trong UBLP ti‰p tøc tuyŒt th¿c tåi chùa Xá L®i, ngày 23 tháng 7, SÜ Bà DiŒu HuŒ ( mË cûa nhà bác h†c Bºu H¶i) h†p báo tuyên bÓ s£n-sàng t¿ thiêu. Ngày 4/8/63 ñåi ñÙc Nguyên HÜÖng t¿ thiêu ª Bình ThuÆn,ngày 13 / 8 ñåi ñÙc Thanh TuŒ t¿ thiêu tåi ThØa Thiên,ngày 15/ 8 Ni-Cô DiŒu Quang t¿ thiêu tåi Nha-Trang.

Ngày 16 tháng 8, tåi Hu‰, tÃt cä l¿c lÜ®ng th® thuyŠn , ch® buá, trÜ©ng h†c ÇŠu nhÃt loåt Çình công theo l©i kêu g†i cûa chÜ vÎ länh Çåo PhÆt-Giáo, Linh Møc Cao Væn LuÆn, viŒn trܪng ñåi-H†c Hu‰ bÎ bäi chÙc vì chÌ trích ÇÜ©ng lÓi vô nhân Çåo cûa chính quyŠn. TÃt cä các giáo chÙc viŒn ñåi-H†c Hu‰ ÇÒng loåt tØ chÙc. Cùng ngày ñåi ñÙc Thich Tiêu-Diêu t¿ thiêu tåi chuà TØ-ñàm lúc 4 gi© sáng.

Ngày 17 tháng 8, l‹ cÀu siêu cho chÜ ñåi-ñÙc t¿ thiêu ÇÜ®c t° chÙc tåi chùa Xá-L®i. Trên 10,000 Sinh-viên, H†c-sinh PhÆt-Tº tham gia tuyŒt-th¿c và trên 30,000 ÇÒng bào h° tr® tràn ngÆp cä các khu phÓ quanh chùa. ñåi-ñÙc Giác-ñÙc lên máy vi âm di‹n bày tánh cách phi nhân cûa ch‰ Ƕ,và lên án g¡t gao nh»ng l©i nói phÌ-bán læng må Phât-Giáo cûa Ông,Bà Ngô-ñình-Nhu.( Ông Nhu nói chuyŒn v§i ñåi-SÙ MÏ ‘’n‰u các nhà sÜ muÓn có thêm m¶t màn nܧng thÎt nºa thì tôi s£ng sàn cung cÃp xæng và diêm quËt’’. Trong khi bà Nhu h†p báo nói r¢ng’’ tÃt cä các nhà sÜ ÇŠu là c¶ng-sän,các ngÜ©i bi‹u tình së phäi bÎ Çánh 10 lÀn hÖn th‰ nºa và tôi së v° tay khi có m¶t vø t¿ thiêu khác.’’)

Tåi M› Ông-Bà TrÀn Væn ChÜÖng và hÀu h‰t nhân viên sÙ quán VN tåi M› ÇŠu tØ chÙc. Ông bà ñåi-SÙ TrÀn Væn ChÜÖng là cha mË cûa bà Ngô-ñình Nhu. Ông tuyên bÓ: ‘’bây gi© không có lÃy 1/100 hy-v†ng chi‰n th¡ng c¶ng sän n‰u v® chÒng con gái tôi và Anh chÒng nó còn tåi vÎ ª ViŒt-Nam’’.

Chính quyŠn DiŒm không lùi bܧc, ChiŠu ngày 20 tháng 8,UBLP ÇÜ®c mÆt báo tÃt cä các chùa së bÎ Çánh úp trong Çêm nay. Sau khoá l‹ 8.30 gi© tÓi, tÃt cä PhÆt-Tº ÇÜ®c yêu cÀu r©i chùa lúc 9 gi© s§m hÖn lŒ thÜ©ng. Khoäng 10 gi© cänh chuà trª nên yên tÌnh. Các ti‹u ban yên l¥ng làm viŒc. 0.15 gi© chuông ÇiŒn thoåi reo, có ti‰ng ngÜ©i không xÜng danh,cho bi‰t chùa Xá-L®i s¡p bÎ tÃn công, tÃt cä chÜ Tæng länh Çåo PhÆt-Giáo së bÎ b¡t cóc.TÃt cä Tæng Ni trong chùa im l¥ng niŒm PhÆt ch© Ç®i. ñúng 0.30 gi©, m¶t hÒi còi rú lên bên ngoài c°ng chùa, khoäng trên 200 Cänh sát Ç¥c biŒt, và L¿c LÜ®ng ñ¥c-BiŒt ( Các ÇÖn vÎ nÀy do CIA t° chÙc, huÃn luyŒn và trang bÎ tÓi tân Ç‹ xº døng trong các công tác chÓng du-kích c¶ng-sän, hay nhäy toán thu thÆp tin tÙc tình-báo bên Lào,hay B¡c ViŒt.. nhÜng gia-Çình DiŒm xº døng nhÜ gia-nô Ç‹ canh gát nhà cºa cûa Vua) xông vào tÃn công và bao vây chùa. Dây ÇiŒn thoåi, dây Çèn ÇŠu bÎ c¡t ÇÙt, bàn th© bÎ ÇÆp phá, tÜ®ng PhÆt nÖi chính ÇiŒn bÎ xâm phåm, móc m¡t . Trong chùa chiêng trÓng khÄn cÃp vang d¶i, các vÎ Tæng trÈ chÓng trä mänh liŒt, Cänh sát tung l¿u Çån khói ,l¿u Çån cay dº d¶i sau gÀn m¶t gi© chÓng c¿, cänh sát làm chû tình hình, ChÜ Tæng ngÜ©i bÎ ngÃt xÌu, ngÜ©i bÎ thÜÖng tích trÀm tr†ng. Hoà-ThÜ®ng TÎnh Khi‰t bÎ xô ngä và Çánh ÇÆp bÎ thÜÖng nÖi m¡t trái. TÃt cä trên 250 vÎ Tæng Ni bÎ b¡t dÒn lên 5 chi‰c xe GMC

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 48

Page 49: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

chª Çi vào ngøc tÓi. 7 vÎ Tæng bÎ thû-tiêu mÃt xác. Chùa Xá-L®i bÎ tàn phá tan hoang. Trong khi chùa Xá-L®i bÎ tÃn công,trên toàn quÓc tÃt cä các chùa trø-sª cûa giáo h¶i ÇÒng loåt cÛng bÎ tÃn công luôn . Sau Çêm 20/ 8 tÃt cä các chùa ÇŠu hoang tàn v¡ng lånh, chính quyŠn ra lŒnh thi‰t quân luÆt và tuyên bÓ:’’ Çã diŒt g†n b†n phän Ƕng’’. TÃt cä các cÃp länh Çåo PhÆt-Giáo ÇŠu bÎ b¡t gi» trên 1400 vÎ,gÀn 40 vÎ Tæng Ni và PhÆt-Tº bÎ thû-tiêu mÃt xác, s¿ ÇÓi kháng cûa PhÆt-Tº dÜ©ng nhÜ không còn n»a.

11Sinh-Viên H†c-Sinh ÇÙng lên:Sáng ngày hôm sau 21/ 8, Ông Ngô ñình Diêm h†p N¶i-Các khoe thành

tích’’Çã thi‰t quân luÆt trên toàn quÓc vì c¶ng sän Çã vào tÆn Thû-ñô Sài-Gòn, Çã chi‰m giº các chùa chiŠn và b†n Tæng Ni làm loån Çã bÎ b¡t gi» ’’. Ngoåi trܪng VÛ-Væn MÄu tÙc giÆn, ÇÆp bàn lên ti‰ng phän ÇÓi hành Ƕng dã-man cûa chính quyŠn và bÕ h†p ra vŠ. Ông cåo ÇÀu Ç‹ bày tÕ lÆp trÜ©ng cûa mình và gªi thÜ xin tØ chÙc B¶-Trܪng B¶ Ngoåi Giao. Hành Ƕng quä cäm cûa Ngoåi Trܪng VÛ-Væn Mäu Çã châm ngòi cho phong trào Sinh-Viên H†c Sinh bùng cháy trên toàn quÓc và Phong Trào Trí-ThÙc chÓng Ƕc tài gÒm các vÎ Khoa-Trܪng các phân khoa Çåi-h†c Saìgòn thành hình.

B¡t ÇÀu chiŠu ngày 21/ 8 các sinh viên K› ThuÆt bäi-khoá ra tuyên cáo lên án chính sách tàn båo cûa chính quyŠn . Các ngày sau Çó lan dÀn ljn các phân khoa Çåi h†c khác, các vÎ khoa trܪng tØ chÙc . ChiŠu ngày 23 tháng 8 , H¶i ÇÒng ChÌ-Çåo Sinh-viên Liên khoa ra Ç©i. Sinh Viên LuÆt Tô-Lai Chánh làm Chû-TÎch phát Ƕng phong trào bäi khoá. Vài tuÀn sau phong trào bäi khoá lan r¶ng ra ljn kh¡p các trÜ©ng Trung-H†c trên toàn quÓc.

Sáng ngày 24/ 8 trên 3000 sinh viên tÆp h†p tåi TrÜ©ng LuÆt, h† ti‰p Çón giáo-sÜ VÛ-Væn MÄu và hoan hô Ông vang v¶i nhÜ m¶t Anh-Hùng. ñÒng th©i Ñy Ban ChÌ-ñåo Sinh-Viên H†c-Sinh ra m¶t tuyên cáo 4 Çi‹m Çòi hÕi chính quyŠn :

Th¿c s¿ tôn tr†ng và bäo vŒ t¿-do tín ngܪng. Trä t¿ do cho tÃt cä Tæng-Tín ÇÒ PG,Giáo-SÜ,Sinh-Viên,H†c-Sinh Çang bÎ

giam gi». ChÃm dÙt tình trång khÛng bÓ, b¡t b§, hành hå tín ÇÒ PhÆt-Giáo. Giäi-toä chuà chiŠn và ban bÓ t¿ do ngôn luÆn.‘’Sinh viên H†c sinh ViŒt-Nam nguyŒn Çem mÒ-hôi và xÜÖng máu Ç‹ Çãu

tranh cho bÓn nguyŒn v†ng khÄn thi‰t trên. ñÒng bào häy sát cánh cùng chúng tôi s£n sàng hy-sinh cho t¿ do và Çòi ÇÜ®c quyŠn phøng s¿ T°-QuÓc’’.

ChÌ 3 ngày sau khi chính quyŠn DiŒm tÃn công các chuà , phong trào sinh-viên h†c sinh lan r¶ng làm rung-Ƕng thû-Çô Sài-gòn. Sáng ngày 25/ 8, khoäng 300 sinh viên và h†c sinh bÃt thÀn xuÃt hiŒn bi‹u-tình trܧc ch® B‰n-Thành trong khi toàn quÓc còn Ç¥t trong tình-trång thi‰t quân luÆt. Cänh Sát Dä-Chi‰n tÙc tÓc ÇÜ®c ÇiŠu Ƕng t§i th£ng tay Çàn áp, h† b¡n l¿u-Çån cay, l¿u Çån khói và Çån thÆt , b¡n xÓi xä ngay vào Çám sinh viên h†c sinh cæng bi‹u ngº phän ÇÓi s¿ dä-man cûa ch‰ Ƕ DiŒm. M¶t Nº-Sinh Çã gøt ngã, máu Çã Ç°, Em Quách ThÎ Trang Çã bÎ Cänh Sát b¡n gøt giºa Công TrÜ©ng Ch® B‰n Thành. Khoäng 200 ngÜ©i khác bÎ b¡t giº, xác em Quách ThÎ Trang bÎ Cänh Sát cܧp mang Çi mÃt. Sau cu¶c bi‹u tình ngày 25 tháng 8, Sinh Viên H†c-Sinh trª thành ÇÓi tÜ®ng khûng bÓ Çàn áp cûa chánh quyŠn. Các trÜ©ng Trung h†c l§n ª Sài-Gòn ÇŠu ÇÜ®c rào b¢ng nh»ng cu¶n dây kÈm gai và hàng rào cänh-sát. ñ‹ Çáp låi biŒn pháp nÀy các Sinh-viên h†c sinh t° chÙc bäi khoá. TØ ngày 7 tháng 9, h†c sinh

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 49

Page 50: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

các trÜ©ng Trung-H†c Sài-Gòn nhÜ Gia-Long, TrÜng VÜÖng, VÕ TrÜ©ng Toän, Chu Væn An, M›-ThuÆt Gia ñÎnh, K› ThuÆt Cao Th¡ng, HÒ Ng†c CÄn, b¡t Çàu liên tøc bäi khoá ngay trong sân trÜ©ng. H†c-sinh không vào l§p h†c, kê bàn ngay trong sân trÜ©ng di‹n thuy‰t và tÓ cáo t¶i-ác cûa chính phû DiŒm. Bi‹u ngº h† vi‰t lên tÜ©ng, b¢ng giÃy bià cÙng...giæng lên kh¡p nÖi. NhiŠu trÜ©ng,h†c sinh kéo nhau ra ÇÜ©ng Çøng Ƕ v§i cänh sát, h¢ng ngàn h†c sinh bÎ b¡t. Tåi các TÌnh, h†c sinh các trÜ©ng Trung-H†c cÛng b¡t Çàu ÇÙng lên bäi khoá Çãu tranh tÜÖng t¿.

Trong khi Ãy, tÃt cä m†i gi§i ÇÒng bào cÛng ÇŠu tham gia tranh Çãu, cuÓi tháng 9, nhiŠu gi§i th® thuyŠn, công nhân, các chÎ hàng rong cÛng b¡t Çàu tham d¿ các cu¶c bi‹u tình cûa thanh niên. Ngày 7 tháng 10 ThÜ®ng Toå NhÃt Hånh nhân danh Çåi diŒn UBLP h†p báo và tuyŒt-th¿c tåi trø-sª Liên HiŒp QuÓc ª New York yêu cÀu LHQ gªi phái Çoàn sang VN ÇiŠu tra. Vào trÜa ngày 18/ 10 ñåi ñÙc Quäng HÜÖng t¿ thiêu ngay trܧc ch® B‰n Thành. Ngày 21/10 ñåi H¶i ñÒng LHQ gªi phái Çoàn 7 ngÜ©i do ông Abdul Rahman, ngÜ©i Afghanistan cÀm ÇÀu sang ViŒt-Nam.

Tåi Sài Gòn, UBLP bí mÆt trao cho Ông trܪng phái Çoàn LHQ m¶t lá thÜ cûa ñåi Läo Hoà-ThÜ®ng TÎnh Khi‰t ngay khi h† vØa ljn Sài-gòn. ñúng 10 gi© sáng ngày 27/10 ñåi ñÙc ThiŒn M› t¿ thiêu tåi trܧc nhà th© ñÙc Bà Sài-Gòn. Ngài Ç‹ låi 4 lá thÜ gªi cho Hoà ThÜ®ng Tinh-Khi‰t, Ông NñD, Ông T°ng ThÜ Kš LHQ và PhÆt Giáo ñÒ. Ng†n lºa Thích ThiŒn M› là ng†n lºa sau cùng làm søp Ç° båo quyŠn Ngô-ñình DiŒm.Cùng ngày, phái Çoàn LHQ Çã Çánh låc hܧng s¿ theo dÕi cûa mÆt-vø và ljn chùa ƒn-Quang ti‰p xúc riêng v§i Hoà ThÜ®ng TÎnh Khi‰t.

12Cu¶c Çäo chánh ngày 1/11/1963 và s¿ Søp-ñ° cûa Ch‰ ñ¶ Ngô ñình DiŒm.

Phái Çoàn Liên HiŒp QuÓc chÜa hoàn tÃt viŒc ÇiŠu tra, thì ngày 1/ 11/ 1963 Quân l¿c ViŒt-Nam Công-Hoà Çã ÇÙng lên th¿c hiŒn cu¶c Çäo chánh lÆt Ç° chính quyŠn Ngô-ñình-DiŒm.

Chính phû DiŒm thÃy lòng dân câm-phÄn, Ông Çã chuÄn bÎ ÇÓi phó rÃt k›-lÜ«ng Ç‹ ngæn ngØa Çäo chánh. Ông Çã quán chuy‹n tÃt cä TÜ-LŒnh Vùng Chi‰n ThuÆt. Nh»ng tܧng länh mà Ông nghi-ng© ÇŠu bÎ triŒu hÒi vŠ Sài-Gòn, tܧc h‰t binh quyŠn.Hai l¿c lÜ®ng hùng hÆu ÇÜ®c Ông tin-tܪng là L¿c-LÜ®ng ñ¥c-BiŒt do ñåi -Tá Lê-Quang-Tung làm ChÌ Huy Trܪng và Lº-ñoàn Liên Minh Phòng VŒ phû T°ng-ThÓng Çóng tåi thành C¶ng Hoà. Dinh Gia-Long là nÖi cÜ ngø cûa Ông, Ông Ngô ñình Nhu và Dinh ñ¶c LÆp ÇÜ®c bÓ phòng ch¥t-chÈ, Çû sÙc chÓng låi cä chi‰n xa và tr†ng pháo cuä quân Çäo-chính ít nhÃt cÛng 12 gi©.

Sáng ngày 1/11/1963 Trung Tܧng TrÀn Væn ñôn, triŒu tÆp m¶t bu°i h†p Ç‹ cÀm chân các vÎ ChÌ-Huy các ÇÖn vÎ trÃn Çóng quanh Thû-ñô Sài-Gòn mà ông nghi ng© h† còn trung thành v§i ch‰ Ƕ.Trong bu°i h†p nÀy Ông ÇŠ nghÎ các vÎ ChÌ-Huy tham gia vào cu¶c lÆt-Ç° ch‰ Ƕ Gia-ñình TrÎ cûa Ngô ñình DiŒm, m†i ngÜ©i v° tay ÇÒng š, ñåi-Tá Lê Quang Tung phän ÇÓi và bÎ b¡t giº ngay. Trong khi Çó Tܧng Tôn ThÃt ñính, TÜ LŒnh Quân ñoàn 3 ra lŒnh cho các ÇÖn vÎ tr¿c thu¶c án ngº tÃt cä trøc l¶ có th‹ ti‰n quân vào Thû-ñô Sài-Gòn.

Vào lúc 1.30 gi© chiŠu hôm 1/11/63, ti‰ng súng cách mång Çàu tiên n°.Thi‰u Tܧng Mai Hºu Xuân ch‰ ng¿ ngay m¶t ÇÖn vÎ L¿c-LÜ®ng ñ¥c-BiŒt ÇÒn trú ngay sân bay Tân SÖn NhÃt. Chi‰n ñoàn Thu›-Quân Løc-Chi‰n d†c theo Xa-

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 50

Page 51: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

L¶ Biên Hoà rÀm r¶ kéo vào Thû ñô ti‰n chi‰m ñài Phát Thanh, T°ng Nha Cänh Sát, Cänh Sát ñô-Thành, B¶ Nôi-Vø, Nha Vi‹n-Thông..ÇÒng th©i vây häm Thành C¶ng Hoà.

Tåi Thành C¶ng Hoà, vào lúc 5.50 gi©, phe Cách mång b¡t ÇÀu tÃn công dº-d¶i, bên trong chÓng trä mänh liŒt. ñ‰n 7.00 gi© chiŠu, L¿c lÜ®ng phòng vŒ Çàu hàng.

Tåi Dinh Gia-Long, hai Anh Em ông DiŒm ÇÜ®c tin Çäo-chính vào lúc 12gi©10 phút. LÆp tÙc T°ng ThÓng và Ông cÓ vÃn Nhu xuÓng ngÒi dܧi hÀm bí-mÆt. Cæn hÀm nÀy vØa ÇÜ®c hoàn tÃt ngày 28/10/63, ÇÜ®c trang bÎ tÓi tân, Çày Çû tiŒn nghi và có ÇÜ©ng hÀm bí mÆt thông ra bên ngoài. TØ hÀm bí mÆt,Ông ra lŒnh cho các Tܧng TrÀn ThiŒn Khiêm , Tôn ThÃt ñính Çem quân vŠ cÜú viŒn. Mãi ljn 4 gi© chiŠu khi nghe ñài Sài-Gòn loan báo danh-sách H¶i-ñÒng Quân Nhân Cách Mång v§i ti‰ng nói cûa tØng ngÜ©i, ông m§i bi‰t không còn hy v†ng nh»ng vÎ nÀy nºa. H¶i ñÒng Quân Nhân Cách-Mång kêu g†i anh em Ông DiŒm tØ chÙc và ra Çàu hàng së ÇÜ®c bäo toàn tánh-mång và ÇÜa ra ngoåi quÓc.

NhÜng ông DiŒm còn liên låc ÇÜ®c v§i ñåi-Tá HÒ TÃn QuyŠn,TÜ-LŒnh Häi-Quân. Ông Nhu ra lŒnh cho ñåi-Tá QuyŠn chuÄn bÎ Çem 2 chi‰n håm vŠ Sài-Gòn và dàn x‰p Ç‹ ÇÜa Anh Em ông ra Phܧc Tuy, ÇÒng th©i liên låc v§i m¶t ÇÖn vÎ chÓng Çäo-chánh vØa m§i thành lÆp ngày 28/10/63,ÇÒn trú tåi Thû-ñÙc Çem quân vŠ cÙu viŒn.

ñ‰n 8 gi© tÓi, khi bi‰t sÙ-mång cûa ñåi-Tá QuyŠn bÃt thành, Ông DiŒm và ông Nhu theo ÇÜ©ng hÀm ra khÕi dinh Gia-Long ljn trÓn ª nhà m¶t Hoa-KiŠu tên là Mã-Tuyên. Và tØ Çó h† sang Än ª m¶t nhà th© g†i là nhà th© Cha Tam do m¶t linh-møc lai Pháp tên Jean chû trì.

Tåi nhà Th© Cha Tam, vào lúc 7 gi© sáng ngày 2/11, Ông DiŒm g†i liên låc v§i Tܧng Minh ÇÒng š gÆp các Tܧng Länh tåi Dinh Gia Long Ç‹ Çàu hàng và tØ chÙc nhÜng ông không ljn. TrÜa ljn, khi bi‰t 2 anh em ông Çang ª tåi nhà th©,m¶t ÇÖn-vÎ thi‰t vÆn xa M113 ÇÜ®c phái t§i b¡t giº hai ngÜ©i trong lúc Çang cÀu nguyŒn. Trên ÇÜ©ng vŠ B¶ T°ng Tham MÜu, hai Anh Em ông bÎ hå-sát trong tÜ th‰ bÎ trói.

S¿ hå sát T°ng ThÓng DiŒm và ông Ngô ñình Nhu trong cu¶c cách mång ngày 1/11/63 là hành Ƕng Çáng ti‰c. Dù có ra lŒnh gi‰t hay không, H¶i ÇÒng Tܧng Länh cÛng phäi nhÆn lÃy trách nhiŒm vŠ viŒc không th¿c hành ÇÜ®c l©i hÙa bäo toàn tánh mång cho h†.

Ngày 2/11/63, tin cách mång thành công ÇÜ®c loan truyŠn trên Çài phát thanh làm cho toàn th‹ quÓc dân vui mØng. H† Ç° xuÓng ÇÜ©ng,tràn ngÆp thành phÓ sài gòn, leo lên xe thi‰t giáp ôm lÃy các anh quân nhân nô nÙc reo hò.

Tåi chuà Xá l®i, hàng chøc ngàn PhÆt Tº tø tÆp quanh các nhà länh Çåo UBLP, ThÀy trò mØng rª. Các chính trÎ phåm ÇÜ®c thä ra, các sÌ quan xܧng xuÃt cu¶c Çäo chánh ngày 11/11/60 ( ñåi Tá Nguy‹n Chánh Thi ), ñåi Úy ñÜ©ng ( viên phi công tØ chÓi lŒnh Çánh ÇÃm chi‰c tàu chª chính trÎ phåm ra Côn ñäo) lÜu-vong trên xÙ chùa tháp cÛng cùng vŠ t§i sàigòn. Ngày 4 tháng 11, m¶t hi‰n ܧc tåm th©i ÇÜ®c ban hành, Tܧng DÜÖng Væn Minh ÇÜ®c ÇŠ cº làm QuÓc trܪng, Ông Nguy‹n Ng†c ThÖ làm Thû-Tܧng thành lÆp chính phû.

13ñåi h¶i thÓng nhÃt PGVN : Giáo H¶i PGVN ThÓng NhÃt ra Ç©i.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 51

Page 52: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Ngày 31/ 12/ 1963 Các Çoàn th‹ PhÆt-Giáo trong Çó có T°ng H¶i PhÆt-Giáo ViŒt

Nam khai måc Çåi-h¶i PhÆt-Giáo ViŒt-Nam ThÓng NhÃt tåi chùa Xá-L®i. ñåi h¶i nÀy ÇÜa ljn quy‰t-nghÎ thÓng nhÃt PhÆt-Giáo trong m¶t giáo-h¶i duy-nhÃt g†i là Giáo-H¶i PhÆt-Giáo ViŒt-Nam ThÓng-NhÃt suy tôn Hoà-ThÜ®ng Thích TÎnh Khi‰t làm Tæng-ThÓng, ThÜ®ng Toå Thích Tâm Châu làm ViŒn Trܪng ViŒn Hoá-ñåo. Hi‰n chÜÖng m§i cûa Giáo-H¶i ÇÜ®c công bÓ ngày 4 tháng 1 næm 1964.

Чc v†ng thÓng nhÃt PhÆt-Giáo tØng ÇÜ®c gi§i PhÆt-tº ôm Ãp tØ 50 næm qua, nay Çã th¿c hiŒn ÇÜ®c. Các tÆp Çoàn riêng lÈ thÆt s¿ xoá bÕ và trø sª cûa giáo-h¶i ÇÜ®c Ç¥t tåi chuà ƒn Quang.

19 LỤC HÒA

DẪN NHẬP : Lục hòa tức là sáu quy tắc của đức Phật dạy cho Tăng chúng sống hòa hợp với nhau. Tăng chúng là một tập thể xuất gia tu theo đạo Phật, gồm 4 người trở lên cùng chung sống tu tập với nhau. Chung sống với nhau nhiều người thì phải có những quy tắc đặt ra mới có thể duy trì được sự hòa hợp và hổ trợ cho nhau tu học. Mãi đến bây giờ, hàng xuất gia phải giữ đúng sáu phép hòa kỉnh này. Trong các Tòng lâm hàng trăm hàng ngàn vị xuất gia cũng sống theo sáu quy tắc này. Tổ chức Gia Ðình Phật tử. Ngành Oanh, mỗi Ðàn từ 4 đến 6 em. Ngành thiếu, mỗi đội chúng từ 6 đến 8 em cũng áp dụng Lục hòa và cho đến cả Ðòan, Gia đình và tập thể Huynh trưởng, trong những kỳ trại, những lúc hội học cũng áp dụng 6 phép hòa kính này. Không những thế, trong một gia đình, cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh chị em chung sống với nhau, nếu áp dụng đúng 6 quy tắc này thì chắc chắn cũng đem lại hòa khí tươi vui cho gia đình, tạo nên một gia đình hạnh phúc.

NỘI DUNG : A. NỘI DUNG LỤC HÒA: Như trên đã nói, Lục hòa là sáu phép tắc hay quy tắc chung sống hòa hợp với nhau, tôn kính lẫn nhau. Sáu phép đó là:      1. Thân hòa đồng trú.      2. Khẩu hòa vô tránh.      3. Ý hòa đồng duyệt.      4. Giới hòa đồng tu.      5. Kiến hòa đồng giải.      6. Lợi hòa đồng quân. Thân hòa đồng trú: (Thân cùng ở với nhau hòa hiệp ), cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà (mái chùa ) hôm sớm có nhau, phải hòa thuận thương yêu nhau:giúp đỡ lẫn nhau. Không đánh đập nhau. Ở Gia Ðình Phật tử, cùng sinh họat dưới một mái chùa, mái Ðoàn quán hoặc chung sống bên nhau trong những ngày trại, chúng ta phải thương yêu gắn bó nhau, sống hòa đồng, bình đẳng với nhau ( dù ngòai xã hội mỗi nghề nghiệp khác nhau, mỗi chức vụ khác nhau ). Trong gia đình thế tục, cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh chị em đều cùng sống hòa hiệp với nhau trong một mái nhà phải trên kính dưới nhường, thương yêu hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau, chia sẽ công việc cho nhau, không bao giờ đánh đập nhau.

Khẩu hòa vô tránh: (Miệng hòa hiệp, không bao giờ cãi cọ, lớn tiếng, mắng nhiếc nhau ). Trong một gia đình đôi khi chỉ vì một lời nói không hòa mà anh em xa lìa nhau, cha con ngoảnh mặt với nhau, vợ chồng

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 52

Page 53: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

"quay lưng sấp mặt" với nhau; dù có sống chung trong một nhà mà mỗi người là một thế giới. Như vậy nếu không giữ được "khẩu hòa vô tránh" thì cũng không thể nào có "Thân hòa đồng trú".

Ý hòa đồng duyệt: (Ý hòa hiệp, cùng vui vẻ với nhau). Ngay trong ý nghĩ bao giờ cũng nghĩ đến sự hòa hiệp, vui vẻ với nhau, phải nghĩ đến làm sao cho đẹp lòng nhau. Nếu trong ý nghĩ, trong thâm tâm còn thắc mắc, ganh tỵ nhau, ghét bỏ nhau thì làm sao nói với nhau được lời ôn hòa, dịu ngọt ? Làm sao sống với nhau hòa nhã êm đềm ? Nếu có chăng chỉ là miễn cưỡng, giả dối, che đậy bên ngòai hoặc phải đè nén, dằn ép sự giận giữ, bực tức bên trong. Dẫu có đè nén chỉ một thời gian ngắn, dồn ép quá cũng phải "nổ" khi đã không giữ được nữa thì sẽ lớn tiếng chưỡi mắng nhau, đánh đập nhau. Và như vậy Khẩu cũng không hòa. Thân cũng không hòa. Ý là hệ trọng hơn cả, nó có động cơ thúc đẩy miệng và thân, kể công thì nó đứng đầu, kể tội thì nó đứng trước (Công vi thủ, tội vi khôi). "ý dẫn đầu các pháp" "Ý làm chủ, ý tạo tác" (Pháp Cú).  Muốn thực hiện được "Ý hòa đồng duyệt", chúng ta phải tập tành hạnh Hỷ xả. Phải biết vui vẻ không chấp trước mà cần buông bỏ. Buông bỏ tất cả sự buồn phiền hờn giận, buông bỏ tất cả những quyền lợi riêng tư, chung lo cho tập thể, vun xới cho sự hòa đồng. Nhưng nhớ là : Buông bỏ một cách vui vẻ tự nguyện chứ không phải buông bỏ một cách gò ép miễn cưỡng. Nếu buông bỏ một cách miễn cưỡng thì rõ ràng "tâm" ta chưa buông bỏ chút nào.Ngoài ra, ai có ý kiến gì cũng nên đưa ra bàn bạc, đa số nhất trí rồi ta mới thực hiện và nêu ý kiến của cá nhân mình là ý kiến của thiểu số thì ta củng sẵn sàng dứt bỏ ý kiến đó chứ không nên cố chấp, bảo thủ. Trong gia đình,vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em và cũng giữ được như thế thì làm sao có sự bất hòa được ?. Một gia đình được như thế thì lo gì không hạnh phúc.

Giới hòa đồng tu ( Giới luật, cùng hòa hợp tu tập với nhau ): Trong một đòan thể phải có kỷ luật, đã sống hòa hợp với nhau thì phải nhắc nhở nhau giữ kỷ luật. Trong một Gia đình Phật tử có 5 điều luật, chúng ta phải luôn luôn nhắc nhở nhau sống đúng theo 5 điều luật của gia đình phật tử. người phật tử tại gia có 5 giới, chúng ta phải nhắc nhở, đôn đốc nhau một cách hòa nhã giữ gìn Giới luật. Tăng chúng cũng sách tấn nhau một cách ôn hòa sống trang nghiêm theo giới luật.Trong một gia đình cũng thế, nếu biết đặt ra những quy luật cho mọi người trong gia đình để giữ kỷ cương nề nếp gia đình thì mọi người trong gia đình đều phải có bổn phận nhắc nhở nhau, đôn đốc nhau một cách hòa hiệp. Lại nữa nếu trong gia đình đều quy y Tam bảo thì cũng phải khuyến khích, đôn đốc nhau tu tập theo 5 giới. Có được như vậy thì không những sống vui tươi hòa hợp với nhau mà còn giúp nhau thăng tiến trên bước đường giải thoát. Ðó mới chính là hạnh phúc thật sự.

Kiến hòa đồng giải (Những điều thấy biết cùng hòa hợp, giải bày cho nhau ): Những điều gì mình thấy rõ, hiểu sâu nhưng trong tập thể có người chưa thấy biết hoặc chưa hiểu rõ thì cùng giải bày cho nhau trong sự hòa hợp dịu dàng. Như vậy mới là hỗ trợ nhau khai sáng trí tuệ, việc tu học nhờ đó mà cùng tiến bộ đồng đều. Là Huynh trưởng khi giảng dạy cho Ðoàn sinh cùng dựa trên tinh thần này không vì một sự chậm hiểu của một đòan sinh nào đó mà đâm ra gắt gỏng hay chán nản. Ở gia đình, cha mẹ dạy bảo con cái, anh chị dạy bảo các em cũng cần vui vẻ nhã nhặn và kiên nhẫn tránh sự nóng nảy bực bội. Lợi hòa đồng quân ( Những lợi lộc cùng chia hòa đồng ): Trong tăng chúng khi có thí chủ cúng đường vật phẩm, thuốc men, đồ dùng … thì cùng dùng chung, không một ai được sử dụng như của riêng. Trong Gia Ðình Phật Tử, có ai ủng hộ những vật phẩm, dụng cụ, tiền bạc thì cũng được sử dụng chung cho tập thể hoặc bỏ vào quỹ của gia đình, nếu quà tặng là sách vở, bánh kẹo thì phân chia đồng đều cho từng đoàn viên nếu đủ hoặc phân chia cho các Ðội, Chúng, Ðàn hay bỏ vào tủ sách Gia Ðình Phật Tử. Không một ai được sử dụng như của riêng, dù là Gia trưởng, Liên đòan trưởng hay Ðòan trưởng.Ở gia đình cũng thế, mọi nguồn lợi của gia đình phải được chi tiêu theo kế họach chung, không thể chồng hay vợ tùy ý chi riêng cho bản thân của mình. Việc mua sắm may mặc cho mỗi cá nhân trong gia đình cũng phải được đề ra trong kế hoặch chi tiêu của gia đình. Rất nhiều gia đình xảy ra sự bất hòa cũng vì

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 53

Page 54: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

vấn đề này. Chồng tha hồ ăn tiêu xài phí mà không có kế hoạch thu chi chung hàng tháng của gia đình hoặc ngược lại, vợ mua sắm may mặc thỏa thích mà không nói gì với chồng.  Những gia đình nghèo khó túng thiếu thường cảm thấy khổ cực vì thiếu thốn vật chất đã đành, những gia đình giàu sang có nhiều khi lại bất hạnh hơn là vì tranh giành nhau quyền lợi vật chất, chi tiêu không điều hòa đưa đến sự gây gỗ hàng ngày lắm lúc dẫn đến sự đỗ vỡ hạnh phúc.

B LỤC HÒA TRONG PHẠM VI QUỐC GIA, XÃ HỘI : Trong một quốc gia, nếu áp dụng được sáu phép hòa kỉnh như trên; cùng chung sống trong một nước biết yêu thương đùm bọc nhau, cùng gìn giữ quê hương đất nước. Biết gìn giữ lời nói hòa nhã, không lớn tiếng cãi vả nhau. Bao giờ cũng có ý niệm hòa hiệp vui vẻ với nhau. Mọi người đều răn bảo, khích lệ nhau giữ gìn pháp luật nhà nước và khuyến hóa nhau tu tập bồi dưỡng đạo đức. Lại còn biết cùng nhau học hỏi nâng cao trình độ văn hóa, mở mang kiến thức, người giàu biết giúp đỡ người nghèo, biết điều hòa kinh tế, giữa nông thônvà thành thị, giữa miền núi với đồng bằng hoặc ven biển, thì làm sao mà dân chúng không an vui hạnh phúc, nước nhà không thịnh vượng ?. Nếu cả xã hội áp dụng được sáu phép hòa hợp này thì chắc chắn phải xây dựng được một xã hội an lạc hòa bình. KẾT LUẬN: Lục hòa ban đầu chỉ là sáu quy tắc, đức Phật chế ra để áp dụng cho tăng chúng khi cùng sống chung tu tập với nhau. Sáu quy tắc này đã đem lại sự hòa hợp an lành cho cả Tăng đoàn, có lúc đến hàng ngàn người. Ngày nay Gia Ðình Phật Tử đã đem áp dụng vào tổ chức của mình và cũng chính bằng quy tắc này, hơn nữa thế kỷ nay. Gia Ðình Phật Tử sống với nhau như một tổ ấm trong cái không khí hòa hợp vui tươi, mọi người đều thương yêu nhau chân tình.      Và cũng có rất nhiều anh chị trưởng chúng ta, đem sáu quy tắc về trong gia đình đã xây dựng được những gia đình hạnh phúc. Vậy người Huynh trưởng chúng ta không những triệt để áp dụng : "LỤC HÒA trong Gia Ðình Phật Tử mà còn vận dụng vào đời sống của gia đình mình để xây dựng một gia đình an vui thanh thản".      Ðã 25 thế kỷ rồi, lục hòa vẫn có một giá trị thực tế sáng ngời cho đến nay, nếu muốn xây dựng một "thế giới đại đồng" thì LỤC HÒA phải là cương lĩnh.

GHI CHÚ : Có những tài liệu trước đây ghi là "Khẩu hòa vô tranh" và giải thích là không tranh cãi lẫn nhau. Nhưng dùng theo từ hán : Tranh có nghĩa là giành cho hơn, cố lấy của người. Còn Tránh có nghĩa là ngăn cản, kiện cải ( có chữ Ngôn ở trước ). Vậy thì, "Khẩu hòa vô tránh" là đúng hơn. Cũng trước đây có tài liệu giải thích : "Ý hòa đồng duyệt" là ý kiến của một cá nhân được đưa ra tập thể duyệt lại. Như vậy chữ Duyệt đó có nghĩa là xem xét. Chữ này cũng đã được việt hóa ( duyệt lại một văn bản, một điều khỏan hay một sự việc gì ). Còn chữ duyệt đúng trong tiêu đề "Ý hòa đồng duyệt" là có nghĩa là : đẹp lòng, vui thích. Vậy, giải thích đúng như trong bài này. Lợi hòa đồng quân : đồng quân : chia đều. Chia đều không có nghĩa là ai cũng như ai. Quý ngài Hòa thượng, già cả cần thức ăn mềm nhiều chất bổ dưỡng hơn; các chú Sa di trẻ có thể dùng các thức ăn cứng và chưa cần mức độ bồi dưỡng như quý ngài Hòa thượng chứ ?. Như thế mới đúng là bình đẳng phải không ?. Bình đẳng đâu phải là quý ngài già cả cũng dùng thức ăn như các chú trẻ trung.Mức độ dùng vở viết của Oanh vũ phải ít hơn của Thiếu nam, Thiếu nữ chứ ?. Như vậy nếu có trường hợp phân phát vở viết mà phân phát cho oanh vũ phải như các em ngành Thiếu mới là "đồng quân" ư ?. Trong gia đình cũng vậy, có ai biếu cho gia đình những thức ăn gì thì phải dành thức ăn ngon vật lạ cho cha mẹ, như vậy mới đúng nghĩa là "đồng quân" chứ không phải yêu sách cha mẹ phải chia đều tất cả cho con cái. Ðến cả trong một quốc gia cũng thế, không thể bảo Tổng Thống hay Chủ Tịch nước cũng hưởng đồng lương như những nhân viên khác mới là "đồng quân" mà vì nhu cầu lớn hơn phải có đồng lương lớn hơn. Như vậy, phải là "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu", chứ không thể "làm theo năng lực hưởng theo lao động" vì như vậy thì những ông bà già sẽ chết sớm Câu hỏi:Xin anh chị cho biết những lợi lạc của việc giữ gìn sáu phép hòa kính? (Phân biệt rõ ràng lợi lạc của từng phép)

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 54

Page 55: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Năm điều luật của huynh trưởng có liên hệ gì với sáu phép lục hòa không? Tại sao? Trong một tập thể, nếu chỉ có một hoặc hai người giữ phép lục hòa thôi thì liệu có mang gì lợi lạc cho tập thể đó không? Giải thích? Sống trong xã hội mạnh được yếu thua như hiện nay, sáu phép hòa kính đem đến cho anh chị được những gì, nếu không nói là thua thiệt?

20 bÓn NHI‰P PHáP(VPS Font)

I. L©i nói ÇÀu:ñÙc PhÆt ra Ç©i v§i m¶t š-niŒm l®i sanh; cho nên trong tÃt cä phÜÖng tiŒn

giáo hóa khuy‰n tu cûa Ngài, không m¶t pháp môn nào ra ngoài møc Çích Ãy. PhÆt-tº cÛng vÆy, h†c PhÆt không chÌ riêng giác-ng¶ cho mình mà còn giác ng¶ cùng kh¡p tÃt cä, nghïa là phäi l®i sanh. MuÓn th¿c-hiŒn tinh-thÀn l®i-sanh cûa ÇÙc PhÆt, chúng ta cÀn phäi h†c BÓn Nhi‰p Pháp.

II. ñÎnh-Nghïa:BÓn Nhi‰p Pháp là bÓn phÜÖng-pháp nhi‰p hóa chúng-sanh, là nh»ng

phÜÖng tiŒn giän dÎ, cæn cÙ vào lòng tØ-bi giáo hóa chúng-sanh bÕ tà theo chánh. PhÜÖng-pháp nÀy Ùng-døng trong m†i trÜ©ng h®p và hoàn-cänh, có công næng giác-ng¶ chúng-sanh.

III. Hành tܧng BÓn Nhi‰p Pháp:BÓn Nhi‰p Pháp gÒm có: BÓ-thí, ái-ng», l®i-hành và ÇÒng-s¿.

BÓ-thí: BÓ thí là Çem nh»ng gì mình có cho nh»ng ngÜ©i khác. BÓ thí có ba cách:

Tài thí: Nghïa là Çem cûa cäi giúp Ç« Ç©i sÓng thi‰t-th¿c cho chúng-sanh. NhÜ tiŠn båc, cÖm áo, nhà cºa, thuÓc thang v.v.., Çó là ngoåi-tài. Ho¥c nhÜ thân mång, sÙc l¿c, l©i nói, tÜ-tܪng, š-ki‰n v.v.., Çó là n¶i tài.

Pháp thí: Nghïa là Çem giáo-pháp chân-chính ban cho ngÜ©i khác, giäng dåy cho chúng-sanh, ho¥c tøng kinh niŒm PhÆt Ç‹ hÒi-hܧng công ÇÙc cho tÃt cä chúng-sanh.

Vô úy thí: Nghïa là dùng tÃt cä phÜÖng-tiŒn mình có Ç‹ giúp chúng sanh an tâm trܧc m†i s¿ nguy-hi‹m và bi‰n-cÓ. Khi g¥p s¿ Çói kém ta Çem cûa cäi, áo cÖm Ç‹ cho. Khi g¥p ngÜ©i kh° Çau ta tìm l©i khuyên nhû. Khi g¥p ngÜ©i hoån nån ta tìm cách cÙu giúp. Không bao gi© làm nh»ng gì có håi ljn m†i ngÜ©i. Ta hãy bÓ-thí b¢ng sÙc l¿c, š-ki‰n hay cûa cäi Ç‹ cho m†i viŒc ÇÜ®c thành-t¿u. G¥p nh»ng tai-nån khûng-khi‰p ta hãy tìm phÜÖng cách giäi cÙu. S¿ kh° sÓng trong sanh tº luân-hÒi ta phäi giáo hóa khuy‰n tu Ç‹ cÀu giäi thoát.

Ái ng»: Nghïa là dùng l©i nói hiŠn-hòa, thân mÆt, sáng-suÓt, rõ-ràng Ç‹ cäm-hóa ngÜ©i. Nói l©i thành-thÆt, ngay th£ng không xäo quyŒt Ç‹ cäm hóa tæng trܪng lòng tôn kính PhÆt-Pháp-Tæng.

L®i hành: Là tÃt cä nh»ng hành Ƕng có l®i ích nhÜ: Th¿c hành tài thí Ç‹ tÜÖng-tr® Ç©i sÓng vÆt chÃt cho chúng-sanh, th¿c hành pháp thí Ç‹ giáo hóa và th¿c hành hånh vô úy thí Ç‹ loåi bÕ nh»ng tÜ-tܪng khi‰p nhÜ®c cho chúng-sanh;

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 55

Page 56: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

gi» gi§i thanh-tÎnh siêng-næng tu-hành, diŒt trØ tham døc và si-mê Ç‹ l®i ích cho s¿ tu tÆp. L®i hành trong công viŒc chÌ Çem låi l®i-ích tr¿c ti‰p tåm th©i cho chúng-sanh, nhÜng l®i hành trong s¿ tinh-tÃn tu tÆp m§i tích c¿c l®i ích chúng-sanh m¶t cách sâu r¶ng.

ñÒng s¿: Là cùng sÓng v§i m†i ngÜ©i trong m†i công viŒc, m†i hoàn cänh không phân biŒt giàu nghèo, sang hèn, chÙc tܧc, quyŠn hån, tÜ-tܪng v.v...

IV. S¿ l®i ích cûa BÓn Nhi‰p Pháp:Ngoài công viŒc nhi‰p hóa, BÓn Nhi‰p Pháp còn có công næng Çem låi

s¿ l®i ích hoàn-toàn cho chúng-sanh:BÓ thí: Giäi thoát cänh kh° bÀn cùng, t¶i chܧng trong Ç©i nÀy và nhiŠu Ç©i,

giäi thoát m†i n‡i lo s®.Ái ng»: TÃt cä kinh Çi‹n huyŠn diŒu së ÇÜ®c thÃu hi‹u sâu xa, phiŠn não Çau

kh° së ÇÜ®c tÆn diŒt, Çem låi s¿ an vui, công ÇÙc ÇÜ®c tæng trܪng.L®i hành: Chúng-sanh së ÇÜ®c tæng ti‰n phܧc thiŒn trong tÃt cä hành vi,

tæng ti‰n ÇÙc Ƕ trong tÃt cä š-niŒm.ñÒng s¿: Chúng-sanh ÇÜ®c cäi thiŒn tÃt cä hành Ƕng và š nghï xÃu Ç‹ trª

thành ngÜ©i hoàn toàn.

V. K‰t luÆn:BÓn Nhi‰p Pháp là m¶t pháp môn rÃt cø th‹. Cæn cÙ vào lòng tØ-bi vô-

lÜ®ng cûa ÇÙc PhÆt, thì hånh l®i sanh là hånh chính trong tÃt cä các hånh cûa ÇÙc PhÆt. Vì th‰ BÓn Nhi‰p Pháp có m¶t giá trÎ siêu viŒt và tiêu bi‹u š-chí cao r¶ng cûa ÇÙc PhÆt.

21 TỨ DIỆU ÐẾ

I DUYÊN KHỞI

       Nguyên nhân và hoàn cảnh đức Phật thuyết giảng Tứ Diệu Ðế. Sau khi thành đạo, đức Phật Thích Ca liền nghĩ đến việc đem giáo lý mà ngài vừa chứng ng được truyền bá cho chúng sanh. Nhưng giáo lý quá cao siêu thâm diệu, chúng sanh căn cơ còn thấp kém, khó khai ngộ. Ngài nghĩ đến cách trình bày thế nào cho hợp với trình độ tư duy và căn cơ của chúng sanh để chúng sanh dễ bề tiếp thu và tu tập. Giáo pháp Ngài giảng đầu tiên ấy chính là "Tứ Diệu Ðế" (Nói gọn là Tứ Ðế) và Ngài giảng trước hết cho năm anh em ông Kiều trần Như (Trước đây Ngài cùng tu khổ hạnh với họ nhưng phép tu ấy không được giải thoát). Sau khi nghe Pháp Tứ Diệu Ðế, năm anh em đã giác ng, chứng nhập quả vị A-La-Hán và trở thành những đệ tử đầu tiên của Ðức Phật. Trong các Kinh điển đều ghi rõ: Thời Pháp này là thời "So chuyển pháp luân". Thực ra trong buổi thuyết pháp này, ngoài năm anh em Kiều Trần Như, còn có hàng vạn chư thiên đến nghe pháp và chứng đắc quả Tư đà Hoàn (Trưởng lão tăng kế).

II Ðịnh nghĩa Tứ Diệu Ðế: Diệu là hay đẹp, quý báu, hoàn toàn. Ðế là sự thật chắc chắn. Chữ Phạn là Ariya Saccani. Tứ Diệu Ðế là bốn sự thật chắc chắn hay đẹp hoàn toàn, cũng còn gọi là "Bốn sự thật cao thượng". Với bốn sự thật chắc chắn hay đẹp này, người tu hành có thể từ chỗ tối tăm, mê mờ đến chỗ

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 56

Page 57: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

sáng suốt, giác ngộ. Pháp này có lợi ích như vậy nên gọi là Diệu. Ðây cũng chính là giáo lý căn bản của người tu hành theo đạo Phật. Tứ Diệu Ðế còn gọi là Tứ Thánh Ðế, vì giáo lý này đưa đến giải thoát khổ đau.

III Nội Dung Tứ Diệu Ðế:

A Khổ Ðế:        Trước hết Ðức Phật chỉ cho chúng sanh thấy rõ thảm cảnh đau thương, sầu khổ của cuộc đời. Ngài cũng từng nói: "Nước mắt chúng sanh nhiều hơn cả nước trong bốn đại dương". Cái khổ ấy được Ngài hệ thống lại trong tám loại Ðây là một sự thật vững chắc không ai chối bỏ được.

Sanh khổ: Sống là khổ. Vừa chào đời, đứa bé đã chịu bao nhiêu đau khổ. Khi còn trong bụng mẹ, được che chở bởi thân thể mẹ, thai nhi không chịu trực tiếp áp suất của khí quyển; khi vừa lọt lòng phải chịu một áp suất bằng một át-mốt-phe, tất nhiên nó phải la khóc. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã có nhận xét: "Thoạt sinh ra thì đã khóc chóe, Trần có vui sao chẳng cười khì?" Và Ôn Như Hầu đã than: "Thảo nào khi mới chôn nhau, Ðã mang tiếng khóc ban đầu mà ra". Ngay cả khi còn trong bụng mẹ, thai nhi cùng phải chịu cảnh tù túng, chật chội, tối tăm hơn cả ngục thất. Còn người mẹ thì từ khi mang thai cho đến khi sanh nở phải chịu bao nhiêu đau đớn "Xẻ thịt, banh da"... Ðó là chưa nói đến trường hợp khó sanh. Khi đứa bé vừa lọt lòng là bà mẹ chết ngất, vì không còn đủ sức nữa. Rồi suốt cả cuộc đời dồn dập bao nhiêu là đau khổ.

Về vật chất, phải làm lụng cực nhọc mới có đủ nhu cầu cho sự sống (ăn mặc, nhà ở). Gặp lúc tai ương, chiến tranh phải sống trong lo âu, sợ hãi, thiếu thốn mọi bề.

Về tinh thần thiếu sự nâng đỡ thương yêu của người thân thích hoặc bị áp bức, bóc lột của kẻ cường bạo, độc tài, bị lường gạt, cướp giựt của bọn bất lương, côn đồ. Rồi cảnh vợ chồng không chung thủy, phản bội nhau, con cái ngỗ nghịch phá tán.

Lão khổ: Thân thể mòn mỏi, tinh thần suy yếu khi đã về già. Ðau nhức xương gân, mắt mờ, tai điếc, muốn đi đâu cũng không nhấc nỗi bước chân, quên trước quên sau, lẩm ca lẩm cẩm. Có khi bị những người xung quanh ruồng bỏ, hất hủi: "Ða thọ, đa nhục".

Bệnh Khổ: Khi con bệnh hành hạ xác thân, đau đớn vô cùng chỉ một bệnh rất nhỏ nhặt như đau mắt, đau răng hay bị đứt tay cũng đã thấy đau đớn rồi, huống chi những bệnh trầm trọng, những thương tích do chiến tranh hoặc tai nạn gây nên.

Tử Khổ: Chết là giai đoạn làm cho con người kinh hãi nhất trong cuộc đời, ngay cả người đau khổ, đói rét, không mảnh vải che thân, không củ khoai lót dạ cũng phải sợ cái chết, không dám nghĩ đến cái chết (Trừ nhừng kẻ thất vọng, chán đời). Thật ra thì cái chết làm khổ cho con người thế nào, chưa ai biết được, vì người đã biết trạng thái chết thì đâu còn trên đời này để nói lại cho chúng ta hay. Nhưng chỉ mục kích con người khi hấp hối (Trợn mắt cho con lệ trào... Có những người khi sắp chết vật mình lăn lóc, rên riết...)

Dựa vào tâm lý ta cũng biết khi sắp chết tâm thần rối loạn, sợ hãi kinh hoàng vì phải vĩnh viễn xa rời mọi người thân yêu như cha mẹ, vợ (chồng) con cái anh em... dứt bỏ tài sản, một mình một thân, hai bàn tay trắng, đi vào thế giới xa lạ mà chưa hề hình dung được. Cũng có khi quá kinh hoàng bởi ám ảnh của ngạ quỷ, địa ngục. Có nhiều người trước khi chết lo cho con còn quá bé bỏng không biết nương tựa vào đâu để sống, nên đau đớn, thổn thức, tâm trạng bị dày vò...

Cầu bất đắc Khổ: Ðiều gì mong cầu mà không đạt là một đau Khổ. Trước mắt ta biết bao nhiêu người đã đớn đau thất vọng vì tình ái không thành, công danh không đạt sự nghiệp không nên. Ðã từng có kẻ điên loạn tâm thần, quyên sinh, tự vận.

Ái biệt ly Khổ: yêu thương nhau mà phải ly biệt nhau là Khổ. Ðang sống trong gia đình yên vui, đầm ấm nhưng vì lý do nào đó phải chia ly là cả một sự đau khổ. Ðôi tình nhân, cặp vợ chồng đang sống khắn khít yêu đương mà phải xa cách nhau là cả một sự đau khổ. Chiến tranh đã gây ra biết bao nhiêu cảnh vợ xa chồng, cha xa con. Ôi đau dớn biết bao!

Oán tắng hội Khổ: Ngược lại những người mình ghét cay ghét đắng mà phải sống chung với họ hoặc phải gặp gỡ hàng ngày cũng làm cho mình bực bi khổ sở.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 57

Page 58: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Ngũ ấm xí thạnh Khổ: Thân con người do năm món che đậy đó là Sắc, Thọ, Tưởng Hành, Thức: năm món này gọi là Ngũ ấm (Còn gọi là ngũ uẩn). Ngũ uẩn do Nhân Duyên sinh nên vô ngã, vô thường, luôn luôn biến hoại, đi ngược với tham ái, chấp thủ của con người nên đau khổ. Các đau khổ trên có thể được biểu hiện qua ba hình tướng.

Khổ Khổ: cái Khổ chồng chất lên cái Khổ. Bản thân đã Khổ, hoàn cảnh chung quanh lại thiếu thốn, khó khăn, ngang trái đắng cay. (Thí dụ trong trường hợp cuc sống thực tế)

Hoại khổ: Vì Vô thường, tất cả những gì ta ưa thích đều dần dần tan rã, hủy diệt nên cũng làm ta đau khổ.

Hành Khổ: Cũng do Vô thường: về phương diện vật chất, ta bị ngoại cảnh, thời gian chi phối, phá hoại, về phương diện tinh thần, tâm ta không yên ổn, thường bị dục vọng dằn vặt, lôi cuốn từng phút từng giây (Tâm Viên, ý mã) nên phải Khổ (nêu ví dụ chứng minh).

Tóm lại, ta không được tự do mà bị chi phối bởi những tư tưởng dục vọng, tiềm thức, ý thức ta luôn luôn theo mệnh lệnh của nó. Ðức Phật nêu rõ Khổ đế để làm gi? Không phải Ðức Phật nêu rõ khổ đế của cuộc đời cho chúng ta thêm bi quan thêm chán nản mà cốt để cho ta được tỉnh thức. Biết bao nhiêu người đang sống trong khổ đau mà cứ ngỡ mình đang sung sướng. Như người nằm ngủ say trong ngồi nhà đang bốc cháy mà đang ở trong một giấc mộng đẹp đẽ thần tiên, có biết đâu tài sản của ta đang bị thiêu rụi, thân mạng ta đang lâm nguy. Ðức Phật đã đánh thức chúng ta, đưa chúng ta trở về với thực tại, để ta thấy được thực tại kinh hoàng mà mau mau tìm đường giải thoát khỏi lâm nguy. (nêu một ví dụ nữa như người nghiện rượu, nghiện thuốc phiện...) Trong lĩnh vực tình ái, sự nghiệp, sự sống hằng ngày, kể cả những người giàu sang phú quí cũng không phải là không đau khổ (Nêu ví dụ). Ðúng ra đây chỉ là nhận thức về cuộc đời ta chỉ có thể dựa vào thực tế cuộc sống phê phán, nhận thức, đánh giá nhận thức ấy đúng hay sai, còn lạc quan hay bi qua là do thái độ sống của mỗi con người. Hơn nữa, nhận chân được cái khổ ở đời, chúng ta mới chịu khó tìm hiểu nguyên nhân nào gây nên đau khổ đó. Sau khi nêu lên rõ sự khổ đau. Ðức Phật lại chỉ cho chúng ta thấy nguyên nhân nào đưa đến khổ đau ấy. Ðó chính là Tập Ðế. UJ890BB Tập Ðế:

Những nhân duyên kết tập lâu đời, lâu kiếp, những khổ đau phiền não gọi là Tập Ðế. Những nguyên nhân của khổ đau thì nhiều mà nguyên nhân chính là vô thường, ở đâu có vô thường, ở đó có khổ đau, từ địa ngục đến cõi Trời phi tưởng, phi phi tưởng xứ. Nhưng sự thật không phải vì vô thường mà khổ đau, mà do chính con người ái sắc, ái thọ, ái tưởng, ái hành, ái thức nên khổ. Sắc, Thọ, Tưởng, hành, thức, biến đổi, hoại diệt, thì con người sinh ra ưu sầu, bi, khổ, não. Vậy nguyên nhân đau khổ chính là lòng khát ái. Phân tích sâu hơn ta thấy rằng: Nguyên nhân khổ đau là do Kiết sử phiền não của chúng sanh (Kiết là cột chặt, không buông tha, sử là diều khiển, sai khiến). Kiết sử là các món phiền não ràng buộc trong ba giới, phải chịu luân hồi sanh tử. Phiền não tuy nhiều nhưng có thể phân làm mười món căn bản sau :

Năm món Ðộn sử: Nhừng phiền não nặng nề sanh khởi một cách ngấm ngầm chậm chạp nhưng rất mãnh liệt, khó dứt trừ.

* Tham: Ham muốn, luyế ái thân, cảnh * Sân: giận dữ, nóng nảy. * Si: Si mê, ngu mui, không thấy được sự thật. * Mạn: Ngã mạn, kiêu căng, tự cao, khinh người. * Nghi: Là ngờ vực, nghi kỵ. Gồm ba nghi: Nghi pháp, tự nghi nghi nhơn (nghi ngờ giáo

pháp, nghi ngờ khả năng giác ngộ của mình, nghi ngờ người). Năm món lợi sử: Nhừng món phiền não có tác dụng nhanh dễ sanh khởi mà cũng dễ trừ bỏ. Ðó là

những nhận thức sai lầm. * Thân kiến: Chấp thân này là thật có, trường tồn. * Biên kiến: Cố chấp mt bên không đúng sự thật như chấp đoạn, chấp thường. * Tà kiến: Kiến giải tà bậy, không hợp chánh lý. * Kiến thủ: Bảo thủ chổ kiến giải của mình, không chịu tin chánh lý. * Giới cấm thủ: Tin tưởng và thực hành những giới điều sai lầm của ngoại đạo.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 58

Page 59: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

C Diệt đế: Tìm ra nguyên nhân dau khổ không phải để rồi thất vọng chán chường, như một số người hiểu

nông cạn về đạo Phật, cho đạo Phật là tiêu cực, yếm thế. Có cảnh giới đau khổ thì phải có cảnh giới an vui. Có tối thì phải có sáng. Nếu tập đế là tham ái thì diệt đế là tham ái diệt, khổ diệt tức Niết Bàn. Niết bàn hay Nê Hoàn là do dịch âm của tiếng Phạn: "Nirvana". Nết (nir) là ra khỏi hay rơi rụng. Bàn (Vana) là mọc lên lăng xăng. Luôn luôn an trú trong cảnh thanh tịnh, dứt sạch sanh nhân, không còn thọ thân chịu khổ. Thực ra không có đủ ngôn từ để diễn giải về cảnh Niết bàn mà chỉ có ai đã chứng ngộ mới hiểu được (câu chuyện "Rùa và Cá" ). Niết bàn mà chúng ta đề cập là Niết bàn có thoát ly ý niệm nên ở ngoài không gian và thời gian, nên hẳn nhiên Niết bàn không phải là nơi chốn, không phải là sớm muộn, không có vận chuyển, không phải là kết quả hay hậu quả của bất cứ gì, không phải là tương đối hay tuyệt đối, không phải là thường hay vô thường. Chỉ có thể nói Niết bàn là thực tại như thật, biết được bằng thể nhập do ái diệt, khổ diệt. Dù không thể diễn tả được nhưng quyết định Niết bàn có thực, nó là thực tại có thực. Không thể cho Niết bàn chính là cuộc đời này, cũng không cho Niết bàn ngoài cuộc đời này. Ở nơi nào có mặt tuệ giác vô ngã hoàn toàn giải thoát, ở đó có Niết bàn. Như vậy, ta có thể hiểu Niết bàn:

* Bất Sanh: Không mọc lên, không sanh lại vì sanh nhân đã đoạn. * Tịch Diệt: Thanh tịnh vắng lặng, dứt sạch tất cả các nguồn gốc mê lầm. * Giải Thoát: Thoát ra được, cởi ra được, sự trói buc bởi phiền não Kiết sử; ra khỏi rừng mê,

thân tâm tự tại, không còn bị đau khổ. Tuỳ theo công hạnh tu chứng, quả vị Niết bàn có sai khác: - Tu Ðà Hoàn (dự lựu quả): Những vị này đã rõ chân lý Bốn Ðế nên đi ngược dòng đời và để dự nhập Thánh Lưu. - Tư Ðà Hàm (nhứt sanh): còn một phen thác sanh vào Dục Giới. - A-Na-Hàm (bất lai): không trở về dục giới nhưng sanh nhân vẫn còn (Từ Tu Ðà Hoàn đến A-Na-Hàm an vui chưa hoàn toàn, phiền não và báo thân còn sót lại, nên gọi là Hữu dư y Niết Bàn). - A-la-Hán (Bất sanh): Ðây là quả vị cứu cánh của Tiểu thừa. Quả vị này không còn sanh tử trong ba giới và an trú vào cảnh Vô dư y Niết bàn.

D Ðạo đế: Nhưng cách nào để đi đến cảnh giới an vui đó? Như ta đã biết, Ðức Phật không phải là đấng

Thượng Ðế, Thần quyền, đứng trên tột đỉnh của an vui để nhìn chúng sanh quần quại trong đau khổ để rồi giữ độc quyền ban phước, giáng họa, mà Ngài đã vì lòng thương vô biên đối với chúng sanh quyết tìm ra nguyên nhân của đau khổ, quyết tìm ra con đường đưa đến an vui, giải thoát để giáo hóa chúng sanh. Nếu chúng ta đi theo con đường của Ngài dạy thì đến Niết Bàn an vui còn không đi theo con đường đó phải triền miên trong thống khổ luân hồi thế thôi.

Con đường đó tức là "Ðạo đế" Hầu hết các kinh đều nói đến Bát chánh đạo, như là con đường tận diệt khổ đau. Con đường chánh ấy có tám nhánh.

1 Chánh tri kiến: Biết thấy đúng chánh pháp. 2 Chánh tư duy: Biết suy nghĩ đúng chánh pháp. 3 Chánh ngữ: Nói lời nói chân chính hợp chánh pháp. 4 Chánh nghiệp: ý tưởng hành đng chơn chính hợp chánh pháp. 5 Chánh mạng: Làm ăn sinh sống một cách chơn chánh chánh pháp. 6 Chánh tin tấn: Tinh cần nổ lực trong việc làm, trong tu tập đúng chánh pháp. 7 Chánh niệm: nhớ nghĩ suy tưởng đúng đắn theo chánh pháp. 8 Chánh định: Thiền định đúng chánh pháp.

(Sẽ học kỹ ở bài "Bát Chánh đạo" trong chương trình Bậc Ðịnh). Trong đó Chánh tinh tấn là nội dung của Tứ Chánh cần. Chánh niệm là nội dung của Tứ Niệm xứ. Chánh định là Tứ Thiên sắc (Theo đề phân biệt tâm kinh trung bô III). Theo kinh của NiKaya và A-hàm thì Ðạo đế gồm 37 phẩm trợ đạo, chia làm 7 loại:

Bốn niệm xứ (Tứ niêm xứ) Bốn chánh cần (Tứ chánh cần)

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 59

Page 60: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Bốn món như ý túc (Tứ như ý túc) Năm căn (Ngũ căn) Năm lực (Ngũ lực) Bảy phần bồ đề (Thất bồ đề phần) Tám phần chánh đạo (Bát chánh đạo phần) (Sẽ được học kỹ từng loại trong những bài sau). Tất cả giáo lý tu tập đều xây dựng trên căn bản của Giới Ðịnh Tuệ. Giới như là nền tảng từ đó

Ðịnh và Tuệ được xây dựng. Nếu thiếu căn bản Giới thì Ðịnh và Tuệ không vận dụng được. Giới là phương tiện giữ gìn ba nghiệp: Thân, Khẩu, Ý thanh tịnh, rời khỏi tham lam, sân hận, si mê; ngõ hầu tạo điều kiện tốt đi vào tâm lý ly Tham, ly Sân, ly Si của Ðịnh và Tuệ. Thiền định là lĩnh vực đối mặt với tâm lý đông để loại bỏ các triền cái: Dục, Sân, Nghi, Trạo cử và Hôn trầm để đi sâu vào tâm lý Hỷ, Lạc, Xả và Nhất Tâm.

IV KẾT LUẬN: "Tứ Thánh Ðế" (Tứ Diệu Ðế) là giáo lý nền tảng, tối trọng của Phật giáo, của con đường đi vào

giải thoát. Trên con đường này hành giả đi những bước an tĩnh, hỷ lạc cho đến đích giải thoát, đạt đến tri biến giải thoát chứ không đi đến ưu tư, sầu não hay bi quan, yếm thế. Người học Phật pháp ý thức sâu xa rằng Tứ Thánh Ðế chẳng những là giáo lý nền tảng mà là nền tảng nhất của giáo lý nền tảng về mặt tôn chỉ. Vậy chúng ta phải học và ứng dụng vào đời sống để đoạn trừ Tập đế dứt tân khổ quả, phải thực hành "Ðạo Ðế" ngõ hầu chứng quả "Diệt Ðế" an tịnh Niết Bàn. Ðể thay đổi không khí, Bài này chúng ta không trả lời câu hỏi nữa mà tổ chức hội thảo từng nhóm những HTR. cùng bậc Học hay khác cũng được, cố gắng tìm được nhóm 4 ngườI trở lên, ghi biên bản hội thảo, ghi ý kiến của cá nhân, rút ra bài học tự thân v..v..và trả lời câu hỏi mà đề tài thảo luận nêu ra: (thời gian cho Bài Tứ Diệu Ðế này là 2 tuần)

Ðề tài hội thảo.Có người cho rằng: Ðạo Phật là yếm thế vì nêu lên cái khổ của cuộc đời chỉ gieo vào lòng người sự chán nản bi quan mà thôi. Anh/Chị nghĩ thế nào? Có phải vì vô thường cho nên chúng sanh đau khổ không? (Ðể thảo luận đề tài thứ hai cần xem lại bài "Vô Thường" và nắm vững phần "Tập đế") trong bài này.

22 Thiện ác Nghiệp Báo

Con người ở đời vui buồn, sang giàu, ngu dốt, mỗi ngươi, mỗi tính tình, mỗi người mỗi hoàn cảnh riêng biệt. Nguyên nhân chỉ vì mỗi người tạo nghiệp riêng và chính nghiệp tác động và chí phối tất cả.

I. Định Nghĩa: - Thiện nghĩa là lành, là tốt nghĩa là việc gì đó có lợi cho mình và cho người ở hiện tại và tương lai. - Ác nghĩa là dữ, nghĩa là xấu, nghĩa là những việc gì trái lý, có hại cho mình ở hiện tại và tương lai. - Nghiệp là những hành động về thân, miệng, ý tạo thành những sức mạnh chi phối tự thân và hoàn cảnh. - Báo là quả báo.   II. Nghĩa Chữ Thiện, Ác: Nghĩa chữ Thiện, Ác không được minh định rõ ràng, Thiện, Ác theo nghĩa thế gian và quán niệm Thiện Ác theo đạo Phật có thể sai khác.   Thiện, Ác theo nghĩa thế gian:

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 60

Page 61: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Thiện, Ác theo phong tục: Tùy theo phong tục, đúng với thói quen thì cho là Thiện dù trái với lẽ phải. Như ở Phi châu, con giết cha mẹ ăn thịt là Thiện. Ở xứ mình cha mẹ mất, giết trâu bò tế lễ cho là việc phải, thành thử đối với phong tục là Thiện mà xét theo lý luận đứng đắn thì phải là Ác. Phong tục mỗi xứ mỗi khác nhau, phán đoán về phương diện phong tục thì nhắm mắt theo phong tục là Thiện, trái với phong tục là Ác. Lời phán đoán như vậy không có chủ đích, không thể vững được. Thiện, Ác theo hình luật: Hình luật cốt đem lại sự trị an trong một nước, những gì trái với hình luật thì cho là Ác và bị trách phạt. Như vậy những gì Ác trong tâm thì ra ngoài phạm vi hình luật vì không có bằng cớ rõ ràng... Hơn nữa hình luật đặt ra để mưu sự trị an và sự phồn thịnh cho một nước thì rất có thể những hình luật ấy mưu hại nước khác hoặc dung túng sự sai lầm cho dân trong nước, miễn rằng việc ấy đem lại lợi ích cho nước mình là được. Do đó nghĩa chữ Thiện, Ác không được rốt ráo. Thiện, Ác theo Thần giáo: Lại như các Thần giáo tuy rất chú trọng các điều Thiện, Ác và muốn chửa trị tâm bệnh loài người nhưng phần nhiều cũng chỉ phán đoán sự Thiện, Ác trong phạm vi nhân loại. Các Thần gíao thường dạy rằng: ,,Kính mến các vị Thiên thần Tạo hóa là Thiện, không tin các vị Tạo hóa Thiên thần là Ác. Nếu kính mến các vị Tạo hóa, các vị Thiên thần mà phản lại lợi ích chung, làm tổn hoại cho các sinh vật khác thì không thể gọi là Thiện. Trái lại đánh đổ những lỗi lầm, tín ngưỡng mơ hồ làm cho nhân loại biết đường chơn chánh mà xu hướng thì không thể gọi là Ác được. Như vậy lời phán đoán Thiện, Ác theo Thần giáo cũng chưa được hoàn thành. Thiện, Ác theo đạo Phật: Đạo Phật định nghĩa Thiện là những việc gì hợp lý có lợi cho mình, cho người trong hiện tại và tương lai. Ác là những việc gì trái lý, có hại cho mình, cho người trong hiện tại và tương lai. Theo thế gian pháp và xuất thế gian pháp có thể chia việc Thiện, Ác ra ba loại: Hữu lậu ác, Hữu lậu thiện, Vô lậu thiện. - Hữu lậu ác: Là những hành động độc ác khiến loài người bị đọa lạc trong vòng luân hồi sanh tử. Hữu lậu ác thì nhiều nhưng không ngoài 5 điều Nghịch và 10 điều Ác. 5 điều Nghịch là: Giết cha, giết mẹ, giết các vị A La Hán, phá hòa hợp Tăng và làm thân Phật ra máu.10 đièu Ác là: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, nói lưỡi hai chiều, nói thêu dệt, nói lời độc ác, tham, sân, si. 5 điều Nghịch và 10 điều Ác này nhất định làm tổn hại cho mình và người, phải đọa trong sự khổ sở luân hồi cho nên gọi là Hữu lậu ác. - Hữu lậu thiện: Là những điều lành tuy có thể làm cho mình và người được hưởng những quả báo lành nhưng chưa có thể giải thoát con người khỏi đọa lạc trong vòng sanh tử nên gọi là Hữu lậu thiện. Hữu lậu thiện có thể chia làm hai: Chữ Thiện có nghĩa là không làm việc Ác. Tất Thiện nghĩa là làm mười điều lành: Phóng sanh, bố thí, tịnh hạnh, nói lời chân thật, nói lời ngay thẳng, nói lời dịu ngọt, nói lời phân giải, từ bi, nhẫn nhục, suy nghĩ chân lý. Vô lậu thiện: Các việc Lành trên đối đãi các việc Ác nên gọi là Thiện nhân nhưng còn ngã chấp chủ động, còn hy vọng quả báo có thể làm người khỏi phải sống chết luân hồi nên chưa rốt ráo là Thiện. Chỉ có những việc Thiện tuyệt đối không có ngã chấp chủ động, không hy vọng có quả báo, thuần tánh khởi dụng hiệp với thực tướng là Thiện. Trái với thực tướng là Ác. Chỉ có hàng Duyên Giác, Bồ Tát và chư Phật mới hành Thiện một cách rốt ráo chân thật.   III. Nghĩa chữ Nghiệp: Định Danh: Nghiệp tiếng Phạn gọi là Karma, Tàu dịch là tạo tác, nghĩa là những tác động về thân, về miệng, về ý tạo thành những sức mạnh chi phối tự thân và hoàn cảnh. Các Món Nghiệp: Nghiệp về nhân có ba: Ý nghiệp là ý suy nghĩ, Khẩu nghiệp là miệng nói ra tiếng, thân nghiệp là tham lam các việc. Nghiệp có Hữu lậu nghiệp là những nghiệp khiến con người trôi lăn trong biển sanh tử. Bất động nghiệp là nghiệp của hàng chư Thiên ở sắc giới và vô sắc giới, thiện tâm thường thiền định tùy theo sức định mà thụ quả trên thượng giới, quyết không biến động bất tư nghì. Nghiệp là nghiệp của các vị thấu rõ chơn tâm, tuy không mắc vào một nghiệp nào mà có thể hiện ra hóa thân trong vô số nghiệp mà độ sanh, không thể suy nghĩ đo lường được.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 61

Page 62: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Sức Mạnh của Nghiệp: Các Nghiệp tạo tác, huân tập thành những sức mạnh chi phối mọi người, mọi hoàn cảnh. Hành động và tính tình của con người đều do nghiệp lực chi phối. Tính tình của mỗi người không phải tự nhiên mà có, mà là do những hành động, những nghiệp của người ấy đã tạo tác ra từ trước tới nay. Hoàn cảnh của cả dân tộc hay của một người đều do nghiệp lực chi phối. Một người Thiện, một dân tộc Thiện đều tạo tác những hạnh nghiệp Thiện, sức mạnh của cái Thiện ấy tạo thành hoàn cảnh Thiện tốt đẹp. Nghiệp lực chi phối sự đi đầu thai. Chính sức mạnh của Nghiệp bắt buộc và chi phối con người phải luân hồi trong biển sanh tử. Bốn Nghiệp dắt con người phải đi đầu thai là: Tích lũy nghiệp, là những Nghiệp tích chứa từ đời này sang đời khác. Tập quán nghiệp, là những Nghiệp tạo thành tập quán trong một đời. Cực trọng nghiệp, là những Nghiệp đặc biệt quan trọng lấn lướt tất cả các Nghiệp khác. Cận tử nghiệp, là Nghiệp khi gần chết.   IV. Nghĩa Chữ Quả Báo:   Định Danh: Quả báo là kết quả báo ứng của các nghiệp nhân đã tạo tác.   Các Món Quả Báo:- Chánh Báo: Là kết quả báo ứng về tư thân. - Y Báo: Là kết quả báo ứng về hoàn cảnh của từng người, hoặc từng dân tộc phải sống trong hoàn cảnh xấu hoặc tốt.   Thời Gian Trong Quả Báo: Có những Nghiệp nhân có ngay quả báo trong một đời gọi là hiện báo. Có những Nghiệp nhân ở nhiều kiếp trước, đến đời này hay đời sau mới có quả báo thì gọi là hậu báo. Những sự hình thành của quả báo căn cứ trên sự thuần thục của Nghiệp nhân chứ không căn cứ trên ý niệm thời gian.   Quả Báo Với Ảnh Hưởng Của Tự Tâm: Quả báo có thể chia thành quả báo tự tâm và quả báo đối đãi. Như người bắn chết con chim thì hành vi ấy huân tập tánh háo sát nơi tự tâm. Trong một đời khác, nếu có đủ điều kiện thì con chim sát hại lại để trả oán, đó là quả báo đối đãi. Vô Tâm: Làm một việc lành nhưng vô tâm mà làm thì không có kết quả lành nơi tự tâm. Nếu vô tâm làm lành, sau lại hối tiếc thì chỗ huân tập nơi tự tâm lại về phần Ác. Làm một việc Ác nếu vô tâm mà làm thì không có quả báo nơi tự tâm. Nếu vô tâm làm Ác sau lại biết hối hận, phát tâm đại bi thì chỗ huân tập về tự tâm về phần Thiện. Hữu Tâm: Cố ý làm lành để trông cầu danh lợi, tuy quả báo vẫn đối đãi là Thiện nhưng tự tâm bị huân tập về đường Ác. Trái lại một vị quan tòa vì Luật pháp phải kết án tội nhân thì tuy cố ý làm tổn hại người khác nhưng chỗ huân tập về tự tâm vẫn là Thiện. Lại có người tin vào nhân quả nên cố ý làm Thiện thì tuy cố ý nhưng chỗ huân tập lại là thuần thiện. Trái lại những người cố ý làm Ác vì danh lợi, thù hiềm thì chỗ huân tập về tự tâm rất nặng về đường Ác.   V. Sự Liên Lạc Của Nghiệp Nhân Thiện, Ác Và Quả Báo Thiện, Ác:   Lý quả báo Thiện, Ác là một định luật tự nhiên, chi phối hành vi con người và chỉ là một chi tiết của lý nhân quả. Con người vẫn có quyền và có thể thay đổi quả báo của mình. Nếu làm Ác mà hối hận rồi cố gắng làm lành thì có thể chuyển được Nghiệp trước và khỏi chịu những quả báo dữ.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 62

Page 63: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

23 Lý Tưởng và Sứ Mệnh của GĐPT VN

I. Lời Mở Đầu: Hơn một phần tư thế kỷ đầy biến chuyển của đất nước, GĐPT từ ngày thành lập cho tới nay, có lẽ cả trong tương lai vẫn giữ vững lý tưởng, hoài bảo và sứ mệnh bảo vệ Đạo Pháp, bảo vệ Dân Tộc và Hòa Bình.   II. Sứ Mệnh Của GĐPT:   Thực hiện mục tiêu của GĐPT: Mục đích của GĐPT là đào tạo những Thanh, Thiếu nhi thành những Phật tử chân chánh và góp phần xây dựng Xã hội theo tinh thần Phật Giáo, gồm có hai phần: -         Phần xây dựng Cá nhân -         Phần xây dựng Xã hội.   Về Cá nhân, GĐPT cố gắng đào tạo những con người có đủ ba đức tính căn bản: Bi,Trí, Dũng, nhưng con người lấy tình thương làm động lực, lấy trí tuệ làm ngọn đèn hướng dẫn, lấy dũng lực làm đà tiến lên. Những con người biết yêu thương đồng bào, đồng loại như yêu thương mình, biết khoan hòa, tha thứ, biết nhận rõ đâu là phải, đâu là trái, đâu là ánh sáng, đâu là bóng tối cuộc đời. Những con người không nề gian khổ, không sợ gian nguy trong khi làm nhiệm vụ của mình.   Về phần Cộng đồng GĐPT cố gắng góp sức với các đoàn thể khác, xây dựng một Xã hội cộng đồng người Việt tha hương yên vui, lành mạnh, lấy tình thương làm chất liệu keo sơn giữa người với người, lấy chính nghĩa làm tiêu chuẩn kết giao, lấy cần lao làm chất men để tiến bộ.   Góp phần bảo vệ Đạo Pháp, Dân Tộc và Hòa Bình:   Góp phần bảo vệ Đạo Pháp: Gia Đình Phật Tử lấy Đạo Pháp làm nền tảng thì tất nhiên phải bảo vệ nền tảng đó. Tuy nhiên trong lúc bảo vệ Đạo Pháp, chúng ta phải có thái độ sáng suốt chứ không cố chấp, hẹp hòi, mù quáng. - Phải quan niệm rằng Đạo phục vụ cho Đời chứ không phải Đời phục vụ cho Đạo. Đạo là phương tiện, Đời là cứu cánh. Đạo là cỗ xe Đại Thừa, Tiểu Thừa để cho người đến bờ giác, chứ không phải người bị cột vào bánh xe để đẩy nó đi. Nếu chúng ta cần bảo vệ Đạo thì phải quan niệm rằng đó là vì ta cần đem nó như cần một chuyến bè để qua sông và phải bảo vệ khi sóng gió nổi lên, để nó đủ công dụng đưa chúng ta đến bờ bên kia. - Ta phải tránh sự kỳ thị Tôn Giáo, chỉ biết có Tôn Giáo mình mà chống đối tất cả những Tôn Giáo khác, học thuyết khác, không công kích, thủ chứ không tấn. Thái độ chúng ta là không chỉ trích ai, mà chỉ lo sao cho ai đừng chỉ trích mình. Cho nên cái phương sách hữu hiệu nhất là bảo vệ Đạo Pháp và phát huy Giáo lý của đức Phật là gắng sống đúng theo lời Phật dạy. - Điều làm cho Phật Giáo suy đồi không phải do bên ngoài tấn công, mà chính là do những người tự xưng là con Phật mà không giữ đúng giới luật của đức Phật để lại, nhất là những vị Trưởng tử Như Lai, chính thân pháp của những vị truyền giáo, những vị lãnh tụ Tôn Giáo là điều quan trọng nhất. Dù Giáo lý hay ho bao nhiêu mà không sống đúng theo Giáo lý thì cũng không lôi kéo được ai. Thanh niên ngày nay ít đến với Đạo vì họ đã mất đi nhiều tin tưởng đối với cấp lãnh đạo.   Góp phần bảo vệ Dân Tộc:  

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 63

Page 64: gdptvnac.cluster015.ovh.netgdptvnac.cluster015.ovh.net/2013/bhd-nauy/tai-lieu-a-duc... · Web viewGiao trách nhiệm cho đúng khả năng của các em. Tập cho các em tháo

Bảo vệ Dân Tộc tức là bảo vệ mình, bảo vệ bà con thân thuộc, đồng bào, đồng loại của mình. Dân Tộc có nhiều hình thái khác nhau, bảo vệ Dân Tộc cũng có nhiều phương cách. Không phải chỉ cầm súng đuổi ngoại xâm, hay trở về Việt Nam giải phóng Quê hương mới là bảo vệ Dân Tộc. Chúng ta có thể bảo vệ Dân Tộc bằng Văn Hóa, Chính trị, Kinh tế, Giáo dục và bảo tồn Văn Hóa Dân Tộc Việt v. v... Từ trước đến nay qua các cuộc xâm lăng của ngoại bang, đã có nhiều Phật tử vác súng ra Tiền tuyến nhưng cũng có những Phật tử khác đã phục vụ Dân Tộc một cách đắc lực về phương diện Văn Hóa bằnh những cách nói trên thì chưa chắc ai đã có công hơn ai. Chúng ta không nên có cái quan niệm nhún nhường trong cục diện đất nước hiện tại. Phật tử Hải ngoại chúng ta là kẻ bàng quan, bất lực, chỉ biết khoanh tay đứng nhình những người thống trị đất nước bằng những phương sách dã man. Tại Quốc nội 80000 quần chúng Phật tử là một sự tuyên truyền phóng đại hay có thật? Nếu có thật thì số lượng quần chúng đồng bào ấy đang làm gì? đang ở đâu? Họ không phải là những người yêu nước hay sao? Hô không đóng góp gì trong công cuộc cứu Quốc hiện hay sao? Nếu họ không làm gì thì cả đất nước chúng ta đã rơi vào tay ngoại bang từ lâu rồi. Sở dĩ hôm nay, mặc dù đất nước thân yêu đang ở trong cảnh tang thương rách nát, nồi da xáo thịt do bọn Cộng sản khát máu thống trị. Nhưng chúng ta vững lòng tin chắc rằng, một ngày gần đây Độc Lập và Chủ Quyền Quốc Gia sẽ về tay chúng ta, chúng ta là người tha hương một lòng yêu nước và bên kia bờ đại dương nước Việt Nam thân yêu của chúng ta đang đói rách, chúng ta là người con dân Việt và đại đa số là Phật tử, chúng ta phải giữ gìn giang sơn yêu quý, gia tài, vật chất và tinh thần của cha, ông bằng phương tiện quân sự hay Văn Hóa, Chính trị, Ngoại giao, Kinh tế hay Giáo dục. Nói một cách khác cụ thể hơn, những cuộc vận động chống độc tài của nhà Ngô, vận động quyền bình đẳng Tôn giáo, Dân chủ và Dân tộc. Vận động Hòa bình của Phật Giáo trong 20 năm qua và trong hiện tại, không phải là những đóng góp lớn lao trong sứ mệnh cứu Quốc và kiến Quốc đó sao? Trong những cuộc vận động ấy GĐPT chúng ta có thể tự hào đã đóng góp một cách đắc lực và đã không hỗ thẹn với những bậc đàn anh đi trước.  Góp phần bảo vệ Hòa Bình:   Đạo Phật là đạo Hòa Bình, người Phật tử mà không tha thiết đến Hòa Bình thì chưa phải là một Phật tử chân chánh. Bảo vệ Hòa Bình cũng chính là bảo vệ Đạo Pháp và Dân tộc, bởi vì chiến tranh càng phát triển thì Đạo Pháp càng suy đồi, Dân tộc càng điêu linh, thống khổ.   III. Kết Luận: Nhìn về quá khứ, nhận xét hiện tại, chúng ta vẫn tin rằng tổ chức GĐPT của chúng ta tại Hải ngoại, trong tương lai với một lý tưởng cao đẹp, một sứ mệnh thích hợp với tuổi trẻ và người dân Việt yêu Đạo, yêu Nước. Gia Đình Phật Tử là một tổ chức Thanh niên tiến bộ của Phật Giáo, của xứ sở và chắc chắn sẽ làm tròn sứ mệnh của mình đối với Dân tộc và Lịch sử.

Tài liệu huấn luyện Trại A-Dục 64