45
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN --------------------- Trần Văn An NGHIÊN CỨU HIN TRẠNG VÀ ĐỀ XUT SDỤNG AN TOÀN NƢỚC MƢA CHO SINH HOẠT TI MT SHUYN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Ni - 2016

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG AN TOÀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33515/1/01050003439(1).pdfĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Trần Văn An

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT

SỬ DỤNG AN TOÀN NƢỚC MƢA CHO SINH HOẠT

TẠI MỘT SỐ HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

LUÂN VĂN THAC SĨ

Hà Nội - 2016

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Trần Văn An

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT

SỬ DỤNG AN TOÀN NƢỚC MƢA CHO SINH HOẠT

TẠI MỘT SỐ HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng

Mã số: 60520320

LUÂN VĂN THAC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ HÀ

Hà Nội - 2016

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, động viên của các

thầy cô giáo, bạn bè, gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ

môn Công nghệ môi trƣờng, các thầy cô giáo và các cán bộ của Khoa Môi trƣờng,

Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn

thành đƣợc đề tài nghiên cứu này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn đến cô giáo hƣớng dẫn, PGS.TS Nguyễn Thị Hà

đã hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và có nhiều góp ý quý báu cho tôi trong quá trình

nghiên cứu.

Tôi xin cảm ơn Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi

thực hiện các phân tích chất lƣợng nƣớc tại Trung tâm.

Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp trong Khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế

dự phòng Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.

Do thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không thể

tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp để đề tài

nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Học viên

Trần Văn An

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3

1.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sinh hoạt, ăn uống và ảnh hƣởng đến sức

khỏe con ngƣời .......................................................................................... 3

1.1.1. Hiện trạng các nguồn nƣớc sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt ............ 3

1.1.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mƣa sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt ..... 7

1.1.3. Ảnh hƣởng của chất lƣợng nƣớc ăn uống đến sức khỏe con ngƣời .. 13

1.2. Các phƣơng pháp thu, tích chứa và xử lý nƣớc mƣa trên thế giới và Việt

Nam .......................................................................................................... 19

1.2.1. Phƣơng pháp thu nƣớc mƣa .............................................................. 19

1.2.2. Phƣơng pháp lƣu chứa nƣớc mƣa ...................................................... 23

1.2.3. Phƣơng pháp xử lý làm sạch nƣớc mƣa ............................................ 29

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 34

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 34

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 34

2.2.1. Kế thừa, thu thập tài liệu, thông tin, số liệu ...................................... 34

2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực tế, lấy mẫu nghiên cứu hiện trƣờng ...... 34

2.2.3. Các thông số phân tích chất lƣợng nƣớc mƣa ................................... 39

2.2.4. Mô hình bể lƣu chứa nƣớc mƣa bằng các loại vật liệu ..................... 40

2.2.5. Đánh giá, xử lý số liệu ....................................................................... 40

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 42

3.1. Thực trạng hệ thống thu và lƣu chứa nƣớc mƣa tại khu vực nghiên cứu 42

3.1.1. Thực trạng hệ thống thu nƣớc mƣa ................................................... 42

3.1.2. Thực trạng hệ thống lƣu chứa nƣớc mƣa .......................................... 42

3.2. Thực trạng chất lƣợng nƣớc mƣa tại khu vực nghiên cứu ....................... 47

3.2.1. Đánh giá cảm quan về chất lƣợng nƣớc mƣa .................................... 47

3.2.2. Thông số giá trị pH ............................................................................ 47

3.2.3. Chỉ số pecmanganat ........................................................................... 49

3.2.4. Các thông số hóa học khác (nitrit, nitrat, amoni, sắt tổng số, độ cứng

tổng số, clorua, asen) ......................................................................... 50

3.2.5. Thông số vi sinh vật (Tổng coliforms và E. Coli) ............................. 51

3.3. Đánh giá sơ bộ nguyên nhân chất lƣợng nƣớc mƣa không đạt tiêu chuẩn

................................................................................................................. 54

3.3.1. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến giá trị pH ............................................ 54

3.3.2. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến chỉ số pecmanganat ............................ 57

3.3.3. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến thông số vi sinh vật ............................ 57

3.4. Đề xuất mô hình thu và lƣu chứa nƣớc mƣa an toàn ............................... 58

3.4.1. Khoảng thời gian thu nƣớc mƣa thích hợp trong năm ...................... 58

3.4.2. Thời điểm thu nƣớc trong các trận mƣa ............................................ 58

3.4.3. Hệ thống thu và lƣu chứa nƣớc mƣa ................................................. 59

3.4.4. Hệ thống xử lý nƣớc mƣa đảm bảo an toàn cho ăn uống .................. 63

3.4.5. Lƣu chứa nƣớc mƣa vào lòng đất để sử dụng lâu dài ....................... 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 69

Kết luận: ................................................................................................................ 69

Kiến nghị:.............................................................................................................. 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 71

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 73

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Một số nguồn nƣớc trên trái đất .................................................................. 3

Bảng 2. Hiện trạng khai thác sử dụng nƣớc dƣới đất ở Đồng bằng Bắc bộ, Hà Nội

và toàn lãnh thổ Việt Nam ........................................................................... 4

Bảng 3. Kết quả phân tích nƣớc mƣa tại làng Lai Xá và Cự Khê sau khi lắp bộ lọc

năm 2011 .................................................................................................... 10

Bảng 4. Các nhóm và nguồn vi sinh vật gây bệnh có thể đƣợc tìm thấy trong hệ

thống thu và lƣu chứa nƣớc mƣa ............................................................... 12

Bảng 5. Số liệu chất lƣợng nƣớc mƣa tại vùng Tây Nam nƣớc Pháp .................... 13

Bảng 6. Một số đƣờng phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ sinh vật trong nƣớc ......... 15

Bảng 7. Một số sinh vật gây bệnh lây qua đƣờng nƣớc ăn uống ............................ 16

Bảng 8. Hệ số thu nƣớc của các loại mái thu .......................................................... 20

Bảng 9. Các thông số của hệ thống thu gom nƣớc mƣa bổ sung vào tầng nƣớc

ngầm ........................................................................................................... 29

Bảng 10. Công nghệ lọc và các dạng vi sinh vật có thể bị loại bỏ ......................... 31

Bảng 11. Liều lƣợng tia UV cần thiết để bất hoạt Cryptosporidium, Giardia, Virus

.................................................................................................................... 31

Bảng 12. Thời gian cần thiết để chlorine có tác dụng đối với Cryptosporidium,

Giardia, Virus (nồng độ chlorine tự do = 1,0 mg/L; pH = 7,0, nhiệt độ

=200C) ........................................................................................................ 32

Bảng 13. Hiệu quả bất hoạt Giardia ở nồng độ 3-log (99,9%) đối với sự thay đổi

pH, nhiệt độ, nồng độ chlorine tự do ......................................................... 32

Bảng 14. Vị trí lấy mẫu nƣớc mƣa tại ba huyện Đan Phƣợng, Phúc Thọ và Ứng

Hòa ............................................................................................................. 34

Bảng 15. Các thông số khảo sát hệ thống thu gom và lƣu chứa nƣớc mƣa ............ 38

Bảng 16. Các thông số phân tích chất lƣợng nƣớc mƣa ......................................... 39

Bảng 17. Phân loại các biến số nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập ................... 40

Bảng 18. Tỷ lệ thống kê các thông số của hệ thống thu và lƣu chứa nƣớc mƣa tại

Ứng Hòa, Đan Phƣợng và Phúc Thọ ......................................................... 45

Bảng 19. Thống kê số năm, thể tích bể của hệ thống thu và lƣu chứa nƣớc mƣa tại

Ứng Hòa, Đan Phƣợng và Phúc Thọ ......................................................... 46

Bảng 20. Tỷ lệ số thông số đạt tiêu chuẩn trong đợt khảo sát 1 ............................... 52

Bảng 21. Tỷ lệ số thông số đạt tiêu chuẩn trong đợt khảo sát 2 ............................... 53

Bảng 22. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mƣa lấy theo các thời gian khác nhau

tính từ đầu trận mƣa ................................................................................... 59

Bảng 23. Tỷ lệ số mẫu đạt trong mẫu nƣớc giếng của các hộ dân tự khai thác tại

huyện Ứng Hòa .......................................................................................... 65

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Tỷ lệ phân bố nước ở các lưu vực sông [3] ................................................... 6

Hình 2. Thiết bị loại bỏ nước mưa đầu trận ............................................................ 21

Hình 3. Kết cấu hố đào thu nước mưa [4] ................................................................ 28

Hình 4. Kết cấu hệ thống thu nước mưa bằng hố đào kết hợp ống đóng cho quy mô

hộ gia đình [4] ........................................................................................... 28

Hình 5. Đồ thị tỷ lệ % các loại mái thu nước mưa ................................................... 42

Hình 6. Đồ thị tỷ lệ % các loại vật liệu làm bể chứa nước mưa ............................... 43

Hình 7. Đồ thị tỷ lệ % vị trí đặt bể lưu chứa nước mưa ........................................... 43

Hình 8. Đồ thị tỷ lệ % cách lấy nước mưa từ bể ....................................................... 44

Hình 9. Đồ thị giá trị pH của mẫu nước mưa tại huyện Phúc Thọ ........................... 47

Hình 10. Đồ thị giá trị pH của mẫu nước mưa tại huyện Đan Phượng ................... 48

Hình 11. Đồ thị giá trị pH của mẫu nước mưa tại huyện Ứng Hòa ......................... 48

Hình 12. Đồ thị giá trị chỉ số pecmanganat của nước mưa tại huyện Phúc Thọ ..... 49

Hình 13. Đồ thị giá trị chỉ số pecmanganat của nước mưa tại huyện Đan Phượng 49

Hình 14. Đồ thị giá trị chỉ số pecmanganat của mẫu nước mưa tại huyện Ứng Hòa

.................................................................................................................... 50

Hình 15. Sự biến thiên giá trị pH theo thời gian chứa trong một số loại bể ............ 55

Hình 16. Mô hình bể nước mưa chát xi măng và ốp gạch men ................................ 56

Hình 17. Mẫu nước mưa lấy theo thời gian từ lúc bắt đầu mưa .............................. 59

Hình 18. Mô hình thu nước mưa có loại bỏ nước mưa đầu trận .............................. 61

Hình 19. Mô hình thu nước mưa kết hợp bỏ nước mưa đầu trận và lọc cát sỏi trước

khi vào bể lưu chứa .................................................................................... 61

Hình 20. Mô hình bể lọc nước mưa trước khi vào bể lưu chứa nước ....................... 62

Hình 21. Mô hình sử dụng nước mưa bổ sung nhân tạo cho nước ngầm qua hố thấm

.................................................................................................................... 66

Hình 22. Mô hình sử dụng nước mưa bổ sung nhân tạo cho nước ngầm qua giếng

đào.............................................................................................................. 66

Hình 23. Mô hình sử dụng nước mưa bổ sung nhân tạo cho nước ngầm qua giếng

khoan .......................................................................................................... 67

Hình 24. Màng chắn lá và màng trượt lá .................................................................. 89

Hình 25. Rổ thu mảnh tạp và thiết bị loại bỏ dòng nước mưa đầu ........................... 89

Hình 26. Mô hình thu trữ nước mưa hộ gia đình vùng ĐB sông Cửu Long [8] ....... 90

Hình 27. Mô hình thu trữ nước mưa tại làng Lai Xá và Cự Khê [17] ...................... 90

Hình 28. Bể chứa nước mưa ..................................................................................... 91

Hình 29. Bể lưu chứa nước được ốp gạch men giảm sự tiếp xúc của nước mưa với

xi măng tại vị trí mẫu P14 ......................................................................... 91

CHỮ VIẾT TẮT

BYT Bộ Y tế

DALY Năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật (disability adjusted live

years)

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

SOCs Hợp chất hữu cơ nhân tạo (synthetic organic chemical)

TCN Trƣớc công nguyên

TCVN Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam

TOC Tổng cacbon hữu cơ (total organic carbon)

UV Tia cực tím (ultraviolet)

VOCs Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic chemical)

WHO Tổ chức Y tế thế giới (world health organization)

1

MỞ ĐẦU

Việc thu gom và sử dụng nƣớc mƣa không phải là mới. Rất lâu trƣớc khi hệ

thống cung cấp nƣớc và xử lý tập trung đƣợc xây dựng, loài ngƣời biết rằng việc

tiếp cận với nguồn nƣớc là một điều cần thiết cơ bản cho sự sống còn. Bằng chứng

khảo cổ học đã chứng minh các kỹ thuật thu nƣớc mƣa đã có ít nhất 4.000năm. Vết

tích của bể chứa nƣớc đã đƣợc tìm thấy ở Israel, đƣợc cho là từ 2.000 trƣớc công

nguyên (TCN) [16]. Thu nƣớc mƣa là một cách để làm lợi từ các dạng nƣớc trong

khí quyển theo mùa, nếu không thu lƣợng nƣớc này sẽ biến thành dòng chảy hoặc

bay hơi. Trong khi nƣớc mƣa có thể cung cấp cho nhiều mục đích sử dụng, thông

dụng nhất là tƣới trong nông nghiệp và sử dụng cho nhu cầu trong gia đình (cho cả

mục đích để uống và không uống).

Việt Nam có tài nguyên nƣớc khá phong phú gồm tài nguyên nƣớc mƣa, tài

nguyên nƣớc mặt, tài nguyên nƣớc ngầm,… nhƣng phân bố không đều về mặt

không gian và thời gian. Trong đó, tài nguyên nƣớc mƣa ở Việt Nam với lƣợng mƣa

tƣơng đối phong phú, lƣợng mƣa trung bình hàng năm đạt 1960 mm. So với lƣợng

mƣa trung bình cùng vĩ độ (100-20

0 Bắc) thì ở nƣớc ta có lƣợng mƣa khá dồi dào,

gấp 2,4 lần [10]. Bắc Bộ, mùa mƣa thƣờng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng

năm; lƣợng mƣa trong mùa mƣa chiếm từ 70-90% tổng lƣợng mƣa hàng năm [10].

Mùa khô kéo dài 5-6 tháng, có khi tới 7-8 tháng, có nơi 2-3 tháng không có mƣa, là

nguyên nhân chính gây thiếu nƣớc, hạn hán nghiêm trọng. Tiêu biểu là đợt hạn hán

diễn ra ở khu vực Nam bộ và Tây nguyên vào cuối năm 2015.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội năm 2015 tính đến hết

năm 2014 thành phố Hà Nội có 119 cơ sở cấp nƣớc tập trung, cung cấp nƣớc máy

cho 51% hộ gia đình sử dụng, 49% hộ gia đình còn lại sử dụng nguồn nƣớc tự khai

thác (chủ yếu ở khu vực ngoại thành). Trong 137 cơ sở cấp nƣớc tập trung có 45 cơ

sở cấp nƣớc có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên với tổng công suất khoảng

914.000 m3/ngày đêm và 74 cơ sở cấp nƣớc có công suất dƣới 1.000 m

3/ngày đêm

với tổng công suất khoảng 28.000 m3/ngày đêm. Các cơ sở cấp nƣớc có công suất

trên 1.000 m3/ngày đêm cấp nƣớc chủ yếu cho khu vực các quận nội thành, các cơ

2

sở có công suất dƣới 1.000 m3/ngày đêm phân bố ở các huyện ngoại thành và cấp

nƣớc cho một số cụm dân cƣ nhƣ trung tâm huyện, một số làng nghề. Giám sát chất

lƣợng nƣớc 3 tháng cuối năm 2014 tại 92 cơ sở cấp nƣớc có công suất dƣới 1.000

m3/ngày đêm, tổng số mẫu nƣớc lấy từ 92 cơ sở là 64 mẫu thì chỉ có 12 mẫu đạt tiêu

chuẩn, 52 mẫu không đạt tiêu chuẩn (QCVN 01:2009/BYT). Trong đó các thông số

không đạt chủ yếu là: chỉ số pecmanganat, nitrit, sắt, amoni, asen, vi sinh vật. Trung

tâm Y tế dự phòng Hà Nội cũng đã xét nghiệm 46 mẫu nƣớc sinh hoạt ở 46 hộ dân tự

khai thác ở huyện Sóc Sơn theo QCVN 02:2009/BYT thì đã có tới 42 mẫu có thông

số sắt không đạt, 22 mẫu có thông số Coliforms và E.coli không đạt[13]. Vì vậy, việc

có một nguồn nƣớc hợp vệ sinh của ngƣời dân khu vực nông thôn ngoại thành Hà

Nội là một đòi hỏi chính đáng và cấp thiết. Do vậy, cần phải mở rộng và tăng cƣờng

các cơ sở cấp nƣớc tập trung để đáp ứng nhu cầu sử dụng của ngƣời dân. Tuy nhiên,

việc này cần phải thực hiện theo lộ trình, cần có thời gian và nguồn lực. Do đó, song

song với việc mở rộng phạm vi cấp nƣớc từ các nhà máy thì cũng cần một nguồn

nƣớc hợp vệ sinh khác mà ngƣời dân ngoại thành Hà Nội có thể tiếp cận đƣợc.

Nội dung nghiên cứu gồm:

- Điều tra, đánh giá thực trạng chất lƣợng nƣớc mƣa dùng cho sinh hoạt

tại ba huyện Đan Phƣợng, Phúc Thọ và Ứng Hòa.

- Đánh giá một số yếu tố liên quan đến chất lƣợng nƣớc mƣa dùng cho

sinh hoạt tại một số huyện ngoại thành Hà Nội.

- Đề xuất mô hình sử dụng an toàn nƣớc mƣa cho sinh hoạt tại một số

huyện ngoại thành Hà Nội.

Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất sử dụng an toàn nước mưa cho

sinh hoạt tại một số huyện ngoại thành Hà Nội” đƣợc tiến hành với mục đích đánh

giá hiện trạng và mức độ an toàn của nƣớc mƣa sử dụng cho sinh hoạt tại ba huyện

Đan Phƣợng, Phúc Thọ và Ứng Hòa nhằm đề xuất giải pháp cải thiện.

3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sinh hoạt, ăn uống và ảnh hƣởng đến

sức khỏe con ngƣời

1.1.1. Hiện trạng các nguồn nƣớc sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt

Bề mặt trái đất có diện tích khoảng 510 triệu km2, trong đó biển và đại dƣơng

chiếm khoảng 71% và lục địa chiểm khoảng 29%. Theo tính toán của các nhà địa

chất Mỹ, ƣớc tính tổng lƣợng nƣớc trên trái đất khoảng 1,4 tỷ km3. Trong tổng

lƣợng nƣớc này có khoảng 3% là nƣớc ngọt, phần còn lại 97% là nƣớc mặn trong

các đại dƣơng. Trong số tổng số 3% nƣớc ngọt trên trái đất có 69% trong số này là

băng vĩnh cửu ở hai cực của trái đất, khoảng 1% nƣớc trong các ao hồ, sông suối,

khoảng 30% là nƣớc ngầm[19].

Bảng 1. Một số nguồn nƣớc trên trái đất

Nguồn nƣớc Thể tích (km3)

Chiếm tỷ lệ %

của nƣớc ngọt

(%)

Chiếm tỷ lệ % của

tổng nguồn nƣớc

(%)

Nƣớc biển 1.338.000.000 - 96,5

Băng vĩnh cửu hai cực 24.064.000 68,7 1,74

Nƣớc ngầm: 23.400.000 - 1,69

Nước ngọt 10.530.000 30,1 0,76

Nước mặn 12.870.000 - 0,93

Hơi ẩm trong đất 16.500 0,05 0,001

Băng vĩnh cửu trong đất 300.000 0,86 0,022

Nƣớc hồ: 176.400 - 0,013

Nước ngọt 91.000 0,26 0,007

Nước mặn 85.400 - 0,006

Nƣớc trong khí quyển 12.900 0,04 0,001

Nƣớc trong đầm lầy 11.4700 0,03 0,0008

Nƣớc sông 2.120 0,006 0,0002

Nƣớc trong sinh quyển 1.120 0,003 0,001

Nguồn: [19]

4

Nƣớc ngầm

Tổng trữ lƣợng nƣớc ngầm tại Việt Nam có thể khai thác khoảng 172 triệu

m3/ngày, tại Hà Nội lƣợng nƣớc ngầm có thể khai thác khoảng 8,4 triệu m

3/ngày. So

với lƣợng nƣớc ngầm đang khai thác trên toàn quốc là khoảng 8,4 triệu m3/ngày và

tại Hà Nội là khoảng 1,8 triệu m3/ngày thì lƣợng nƣớc ngầm ở Việt Nam nói chung

và tại Hà Nội nói riêng vẫn còn rất phong phú, tỷ lệ lƣợng nƣớc khai thác trên tiềm

năm trên phạm vi toàn quốc là khoảng 4,85%, tại Hà Nội là 21,27% [6].

Bảng 2. Hiện trạng khai thác sử dụng nƣớc dƣới đất ở Đồng bằng Bắc bộ,

HàNội và toàn lãnh thổ Việt Nam

TT Khu vực

Lƣợng nƣớc

đang khai

thác, m3/ngày

Trữ lƣợng nƣớc

khai thác tiềm

năng, m3/ngày

% khai thác

so với tiềm

năng

1 Đồng bằng Bắc Bộ 2.264.898 17.191.102 13,17

2 Đồng bằng Nam Bộ 2.700.000 23.800.000 11

3 Hà Nội 1.779.398 8.362.000 21,27

4 Toàn lãnh thổ Việt Nam 8.364.513 172.599.897 4,85

Nguồn:[6]

Ở nƣớc ta, trong quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc, tốc độ đô thị hóa

nhanh thì nhu cầu về nƣớc đang tăng nhanh chóng. Để giải quyết vấn đề này thì có

một giải pháp thƣờng đƣợc sử dụng là tăng lƣợng nƣớc ngầm khai thác. Tính trung

bình cả nƣớc có khoảng 50% lƣợng nƣớc cung cấp cho các khu đô thị là từ nguồn

nƣớc ngầm. Các thành phố nhƣ Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Vĩnh Yên

100% lƣợng nƣớc khai thác sử dụng là từ nƣớc ngầm. Tại Hà Nộitính đến hết năm

2016, trong tổng số 139 cơ sở cấp nƣớc tập trung với công suất thiết kế

1.165.000m3/ngày đêm thì chỉ có nhà máy nƣớc Vinaconex đặt tại Kỳ Sơn, Hòa

Bình nhƣng cấp nƣớc cho Hà Nội có công xuất thiết kế 300.000m3/ngày đêm là sử

dụng nguồn nƣớc mặt, còn lại các nhà máy khác đều sử dụng nguồn nƣớc ngầm

(danh sách các nhà máy nƣớc tại Hà Nội xem phụ lục 7, 8).

5

Nƣớc ngầm là một nguồn nƣớc phong phú, dễ khai thác và chi phí thấp. Tuy

nhiên, việc khai thác không hợp lý sẽ gây ra những hậu quả không thể khắc phục

đƣợc nhƣ hạ thấp mực nƣớc ngầm, ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm và sụt lún đất. Khai

thác nƣớc ngầm ở Hà Nội bắt đầu từ năm 1894 đến nay đã hình thành một phễu hạ

thấp mực nƣớc ngầm rộng lớn, ngày càng lan rộng và sâu hơn. Hiện tƣợng này

không phải hoàn toàn do cạn kiệt tài nguyên nƣớc hay nguồn tài nguyên nƣớc của

Hà Nội không đủ cung cấp. Hiện tƣợng hạ thấp mực nƣớc ngầm này là do việc quy

hoạch vị trí các giếng khai thác không hợp lý. Các giếng khoan khai thác phân bố

sâu trong nội thành thành phố, xa nguồn cung cấp nƣớc là các con sông, trong đó

nguồn cung cấp chính là sông Hồng. Tại khu vực Đồng bằng Nam Bộ, mực nƣớc

ngầm cũng có xu hƣớng đi xuống nhƣng mạnh mẽ hơn, diễn biến phức tạp hơn.

Cùng với sự hạ thấp mực nƣớc ngầm ở khu vực này là cơ chế thủy động lực thay

đổi, dẫn đến bức tranh thủy địa hóa cũng thay đổi [4].

Nƣớc mặt

Chiếm không tới 1% tổng lƣợng nƣớc ngọt trên trái đất nhƣng tài nguyên

nƣớc mặt trong các con sông, hồ đang đóng góp nhiều ý nghĩa trong sinh hoạt cũng

nhƣ phát triển kinh tế của con ngƣời. Đây là một tài nguyên tái tạo, dễ khai thác và

sử dụng. Nếu biết khai thác một cách hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả lớn và rất ít

gây tác động cho các hệ sinh thái trên hành tinh của chúng ta. Tuy lƣợng nƣớc này

không lớn so với nƣớc ngầm nhƣng nó có ý nghĩa rất quan trọng cho các hệ sinh

thái trên đất liền, nhất là hệ sinh thái nƣớc ngọt và đây cũng là nguồn nƣớc chính

cung cấp cho các hoạt động sống của con ngƣời.

Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có

109 sông chính. Toàn quốc có 16 lƣu vực sông có diện tích lƣu vực lớn hơn 2.500

km2, 10/16 lƣu vực có diện tích trên 10.000 km

2. Tổng diện tích lƣu vực sông trên

cả nƣớc là 1.167.000 km2, trong đó phần nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm 72%.

60% lƣợng nƣớc của cả nƣớc tập trung ở lƣu vực sông Mê Công, 16% tập trung ở

lƣu vực sông Hồng- Thái Bình, khoảng 4% ở lƣu vực sông Đồng Nai, các lƣu vực

sông khác có tổng lƣợng nƣớc không đáng kể. Tổng lƣợng nƣớc mặt của nƣớc ta

6

phân bố không đều giữa các mùa một phần là do lƣợng mƣa phân bố không đều cả

về không gian và thời gian. Tổng lƣợng nƣớc mặt của các lƣu vực sông trên lãnh

thổ Việt Nam khoảng 830-840 tỷ m3/năm, nhƣng chỉ có 37% là nƣớc nội sinh, còn

lại 63% là nƣớc chảy từ các nƣớc láng giềng vào lãnh thổ Việt Nam [3].

Hình 1. Tỷ lệ phân bố nước ở các lưu vực sông [3]

Các hồ chứa tự nhiên và nhân tạo ở nƣớc ta có tổng dung tích chứa khoảng 37

tỷ m3 (chiếm khoảng 4,5%) tổng lƣợng nƣớc mặt trung bình năm. Trong đó, trên 45%

nằm trong lƣu vực sông Hồng – Thái Bình, 22% ở lƣu vực sông Đồng Nai và 5-7%

nằm ở lƣu vực sông Cả, Ba và Sê San [3]. Lƣợng nƣớc lƣu trữ trong các hồ này là

nguồn nƣớc quan trọng phục vụ sinh hoạt và sản xuất của chúng ta. Tại các hồ chứa

nƣớc đƣợc lƣu lại, lƣợng cặn lơ lửng trong nƣớc đƣợc lắng xuống đáy hồ làm chất

lƣợng nƣớc đƣợc cải thiện và chi phí xử lý nƣớc sẽ giảm so với xử lý nƣớc sông.

Nƣớc mƣa

Đây là nguồn nƣớc có lịch sử sử dụng lầu đời, phù hợp cho những vùng khô

hạn, nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm khan hiếm hoặc có chất lƣợng thấp. Ở Việt Nam,

số hộ dân sử dụng nƣớc mƣa chiếm một tỷ lệ nhỏ. Theo kết quả điều tra vệ sinh môi

trƣờng nông thôn của Bộ Y tế năm 2007 cho thấy cơ cấu nguồn nƣớc ăn uống, sinh

hoạt chính ở các hộ gia đình vùng nông thôn hiện nay nhƣ sau: 33,1% giếng khoan,

7

31,2% giếng khơi, 1,8% nƣớc mƣa, 11,7% nƣớc máy, 7,5% nƣớc suối đầu nguồn,

11% nƣớc ao hồ, 3,7% nguồn nƣớc khác [1]. Số hộ có sử dụng nƣớc mƣa chiếm

1,8% cho thấy chúng ta đang sử dụng rất lãng phí nguồn tài nguyên nƣớc mƣa.

1.1.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mƣa sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt

Nƣớc mƣa, tuyết tan là nguồn gốc cho các nguồn nƣớc sử dụng cho ăn uống

trên hành tinh của chúng ta. Nƣớc mƣa rơi trên bề mặt đất và đƣợc chảy vào các con

sông, con suối, tích tụ trong các hồ chứa tạo nên các hệ sinh thái nƣớc ngọt và từ

đây sẽ cung cấp cho các nhà máy xử lý nƣớc hoặc cung cấp cho ngƣời dân sử dụng

trực tiếp. Nƣớc mƣa ngấm vào đất và bổ sung cho các tầng chứa nƣớc dƣới đất, đây

là nguồn cung cấp nƣớc cho các giếng và dự trữ để sử dụng sau này.

Nƣớc từ các trận mƣa là một nguồn nƣớc dễ tiếp cận nhất và chúng có ở mọi

nơi. Sau khi bốc hơi và di chuyển trong khí quyển nƣớc có thể hòa tan các khí nhƣ

carbon dioxide, oxygen, nitrogen dioxide và sulfur dioxide từ khí quyển. Chúng

cũng có thể hấp thu các hạt cỡ nhỏ và các vi sinh vật khi nó di chuyển trong khí

quyển. Nếu không hấp thụ những thứ này, nƣớc mƣa sẽ là nƣớc tinh khiết 100%

trƣớc khi chúng tiếp xúc với mặt đất.

Nƣớc mƣa có thể hấp thụ hoặc hòa tan các thành phần từ hầu hết mọi thứ mà

nó tiếp xúc. Nƣớc mƣa thu đƣợc có thể chứa các thành phần nhƣ các mảnh tạp, các

thành phần hóa học khác do bị hòa tan hoặc hấp thụ vào nƣớc, các vi sinh vật từ

không khí hay trên bề mặt tiếp xúc.

Ô nhiễm do cặn rác và thành phần chất rắn không tan

Là các thành phần mà chúng ta có thể nhìn thấy đƣợc. Các thành phần chất

rắn không tan bao gồm lá, cành cây, bụi, phân của các động vật, côn trùng và các

mảnh tạp có thể nhìn thấy đƣợc khác. Mặc dù, các chất rắn không tan này chỉ làm

giảm chất lƣợng về mặt cảm quan nhƣng chúng cũng có thể chứa đựng những hóa

chất và các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe. Ví dụ, lá và bụi chứa các thành phần hóa

chất nhƣ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Hay trong phân chim và trong phân các động

vật khác chứa các vi sinh vật gây bệnh.

8

Khi lƣu trữ nƣớc mƣa lâu dài, các mảnh tạp này có thể bị phân hủy thành các

hợp chất hóa học đi vào trong nƣớc, làm nƣớc có màu, mùi, thành phần hòa học của

nƣớc bị thay đổi. Cách mảnh tạp hữu cơ cũng có thể là môi trƣờng và thức ăn cho

các vi sinh vật phát triển trong nƣớc mƣa đã thu đƣợc.

Ô nhiễm các thành phần hóa học

Các chất ô nhiễm trong nƣớc mƣa do hai nguồn chính là hấp thụ từ không

khí và nhiễm bẩn từ hệ thống thu nƣớc. Các chất ô nhiễm thƣờng gặp trong nƣớc

mƣa nhƣ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), các hợp chất hữu cơ nhân tạo

(SOCs), các kim loại nặng, các hợp chất hình thành do hòa tan của các khí trong khí

quyển, ... Các chất ô nhiễm từ hệ thống thu nƣớc mƣa có thể khắc phục đƣợc bằng

cách thiết kế hệ thống thu nƣớc mƣa hợp lý, thƣờng xuyên vệ sinh hệ thống thu

nƣớc hoặc loại bỏ phần nƣớc mƣa bị ô nhiễm.Hàm lƣợng các chất ô nhiễm từ không

khí thì rất khó phòng tránh. Tùy thuộc vào sự ô nhiễm không khí của từng khu vực,

sự di chuyển của các khối không khí mang mƣa, thời gian mƣa trong năm mà thành

phần các chất ô nhiễm trong nƣớc mƣa sẽ rất khác nhau.

Theo số liệu quan trắc của Viện Khí tƣợng Thủy văn Trung Ƣơng về chất

lƣợng nƣớc mƣa tại Hà Nội năm 2012 và 2013, chất lƣợng nƣớc mƣa biến đổi rất

lớn theo thời gian trong năm. Đây là số liệu chất lƣợng nƣớc mƣa thu tại lều khí

tƣợng, chất lƣợng nƣớc mƣa không bị ảnh hƣởng bởi hệ thống thu. Các chất ô

nhiễm trong nƣớc mƣa do ảnh hƣởng của khí quyển. Chất lƣợng nƣớc mƣa quan

trắc tại Hà Nội đƣợc thể hiện qua Phụ lục 1.

Nƣớc mƣa có tính axit nhẹ, giá trị pH trung bình trong nƣớc mƣa khu vực Hà

Nội năm 2012 là 6,3 và của năm 2013 là 6,2; giá trị pH thấp nhất năm 2012 đo đƣợc

là 4,9, năm 2013 là 4,61; giá trị pH cao nhất năm 2012 là 7,2, năm 2013 là 7,31.

Nƣớc mƣa có tính axit nhẹ do sự hòa tan của các khí trong khí quyển nhƣ SO2, NOx,

CO2. Do tính axit nhẹ của nƣớc mƣa, nên nƣớc mƣa có thể dễ dàng hòa tan một số

kim loại và một số muối của chúng trong các vật liệu làm bề mặt thu nƣớc và bể lƣu

trữ nƣớc mƣa.

9

Trong thành phần nƣớc mƣa ở Hà Nội, hàm lƣợng amoni cũng khá cao trong

những giai đoạn có lƣợng mƣa thấp khoảng từ tháng 1 đến tháng 4. Trong giai đoạn

mùa mƣa hàm lƣợng amoni có giá trị thấp hơn giới hạn cho phép của nƣớc ăn uống

theo QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế.

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi gây nhiễm bẩn cho nƣớc khi nƣớc mƣa tiếp xúc

với vật liệu chứa đựng các hợp chất này. Các nguồn chứa đựng hợp chất này bao gồm

nhựa, keo, dung môi hoặc khí ga, dầu, mỡ. Hầu hết các vật liệu có khả năng gây

nhiễm bẩn VOCs đối với hệ thống thu gom nƣớc mƣa xuất hiện do sản xuất bởi các

nguyên liệu không đƣợc phép sử dụng cho mục đích ăn uống; các vật liệu này không

đƣợc sử dụng cho sản xuất sản phẩm chứa đựng nƣớc uống và có khả năng thôi

nhiễm các chất VOCs vào trong nƣớc. Mặc dù hầu hết các chất VOCs nhiễm bẩn này

là kết quả từ việc xây dựng không phù hợp. Các chất VOCs này cũng có thể xuất hiện

khi mƣa dơi qua vùng khí quyển có chứa các khí gas hoặc dung môi bay hơi.

Khoáng chất

Khoáng chất là các vật liệu vô cơ đƣợc tìm thấy trong môi trƣờng tự nhiên.

Hầu hết các khoáng chất này là muối vô cơ (nhƣ calcium carbonate, sodium

bicarbonate, magnesium sulfate, sodium chloride) ảnh hƣởng đến vị của nƣớc

nhƣng không gây hại cho sức khỏe, ngoại trừ asbestos là muối dạng sợi thƣờng

đƣợc sử dụng trong nhiều sản phẩm. Các khoáng, đặc biệt là muối calcium và

magnesium, là thành phần chính tạo nên thông số độ cứng của nƣớc. Thực tế, nƣớc

mƣa thu đƣợc không chứa khoáng và là nƣớc rất mềm.

Kim loại

Các kim loại thƣờng xuất hiện trong nƣớc mƣa nhƣ chì, asen, đồng, sắt và

mangan. Một số kim loại, đặc biệt là chì và asen, có thể gây hại cho sức khỏe trong

một thời gian dài nếu chúng xuất hiện với nồng độ đủ lớn. Các kim loại khác nhƣ sắt,

mangan có thể ảnh hƣởng tới màu và mùi của nƣớc nhƣng chúng không ảnh hƣởng

tới sức khỏe. Để các kim loại này hòa tan vào nƣớc mƣa sẽ cần thời gian. Do đó, các

10

dạng nhiễm bẩn này chỉ xuất hiện khi các vật liệu kim loại làm mái thu, làm ống, làm

bể chứa có thời gian tiếp xúc với nƣớc mƣa, có thể trong vài giờ hoặc lâu hơn.

Theo nghiên cứu của Y. H. Kim và nnktại Đại học Tự nhiên Seoul về hệ thống

thu là lƣu trữ nƣớc mƣa ở làng Cự Khê và làng Lai Xá tại Hà Nội từ năm 2009 đến

2012. Sau khi lắp đặt hệ thống loại bỏ nƣớc mƣa đầu trận và bộ lắng cặn, chất lƣợng

nƣớc mƣa thu đƣợc có các thông số về pH, độ đục, As, Fe, Ni, Pb, Zn, NO2, NO3 đều

đạt tiêu chuẩn so với QCVN 01:2009/BYT về chất lƣợng nƣớc ăn uống.

Bảng 3. Kết quả phân tích nƣớc mƣa tại làng Lai Xá và Cự Khê sau khi lắp

bộ lọc năm 2011

Thông số pH Độ đục As Fe Ni Pb Zn NO2-

NO3-

(NTU) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) (ppm)

Vị trí 3 6,5 0,57 0,001 0,029 0,003 0,001 0,070 0,01 0,74

Vị trí 4 7,37 0 0,002 0,024 0,003 0,001 0,013 0,01 1,29

Vị trí 5 8,06 0 0,001 0,021 0,002 0,001 0,006 0,01 2,32

Tiêu

chuẩn

6,5-

8,5 2 0,05 0,3 0,02 0,01 0,3 3 50

Nguồn:[17]

Ô nhiễm vi sinh vật

Nƣớc mƣa thƣờng là tinh khiết, vi sinh vật xuất hiện trong nƣớc mƣa thƣờng

do quá trình thu gom và lƣu trữ nƣớc mƣa. Có hai loại vi sinh vật trong nƣớc mƣa:

vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật không gây bệnh. Một số vi sinh vật không gây

bệnh có thể xuất hiện với số lƣợng lớn bao gồm một số loài trong nhóm động vật

nguyên sinh, tảo, vi khuẩn, virut. Mặc dù chúng không gây hại đến sức khỏe nhƣng

cũng làm giảm chất lƣợng nƣớc về mặt cảm quan và gây trở ngại cho việc quản lý

nƣớc mƣa đã thu và các thiết bị xử lý. Sự có mặt của vi sinh vật làm tăng chi phí

quản lý và vận hành hệ thống. Khi mật độ tảo lớn sẽ làm tắc màng lọc của thiết bị

xử lý nƣớc hoặc khi mật độ nấm và vi khuẩn lớn sẽ làm cho nƣớc có màu.

Các vi sinh vật gây bệnh thƣờng ít đƣợc tìm thấy trong nƣớc mƣa trƣớc khi

tiếp xúc với hệ thống thu. Tuy nhiên, vi sinh vật có thể xuất hiện trong nƣớc mƣa đã

11

thu khi các dụng cụ thu và chứa nƣớc mƣa bị nhiễm bẩn bởi phân chim và các động

vật khác. Vi sinh vật gây bệnh có trong nƣớc mƣa gây ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe

hơn hầu hết sự nhiễm bẩn do các hợp chất hóa học khác [20]. Cụ thể nhƣ sau:

- Các vi sinh vật gây bệnh có thể gây ảnh hƣởng tới sức khỏe ngay sau khi

sử dụng nƣớc trong khi tác nhân hóa học có thể cần vài tháng hoặc vài năm mới gây

hại đến sức khỏe.

- Các vi sinh vật gây bệnh thƣờng không ảnh hƣởng tới màu, mùi, vị của

nƣớc. Một số tác nhân hóa học gây màu, mùi, vị cho nƣớc nên việc nhận biết dễ

dàng hơn.

- Mật độ các vi sinh vật gây bệnh có thể tăng rất nhanh, trong khi nồng độ

các tác nhân hóa học thƣờng duy trì khá ổn định. Do đó, sẽ dễ dàng khi kiểm tra

nồng độ các tác nhân hóa học và sẽ khó xác định đƣợc mật độ các tác nhân vi sinh

vật gây bệnh.

- Một bệnh do vi sinh vật gây nên có thể truyền từ ngƣời này sang ngƣời

khác, trong khi ảnh hƣởng tới sức khỏe của tác nhân hóa học chỉ liên quan đến

ngƣời sử dụng trực tiếp.

- Các bệnh tật do nƣớc nhiễm vi sinh vật gây bệnh có thể sẽ rất nguy hiểm

đặc biệt cho các đối tƣợng nhạy cảm nhƣ ngƣời già, trẻ nhỏ.

Các vi sinh vật gây bệnh nhiễm bẩn vào nƣớc mƣa bao gồm các dạng: động

vật ký sinh, vi khuẩn, vi rút. Mức độ cần thiết để gây bệnh và độc tính là rất rộng

phụ thuộc vào loại vi sinh vật gây bệnh và hệ thống miễn dịch của ngƣời tiếp xúc.

Thông thƣờng những ngƣời có sức đề kháng yếu thƣờng dễ mắc hơn.Một số vi sinh

vật gây bệnh có thể xuất hiện trong hệ thống thu và lƣu chứa nƣớc mƣa do việc thiết

kế và vận hành không hợp lý thể hiện trong bảng 4.

12

Bảng 4. Các nhóm và nguồn vi sinh vật gây bệnh có thể đƣợc tìm thấy trong hệ

thống thu và lƣu chứa nƣớc mƣa

Các nhóm vi sinh

vật gây bệnh Các loài vi sinh vật Nguồn lây nhiễm

Động vật ký sinh

Giardia lamblia Các động vật hoang dã nhƣ chó,

mèo, …

Cryptosporidium parvum Chó, mèo, chim, động vật găm

nhấm, các loài bò sát

Toxoplasma gondii Mèo, chim, động vật gặm nhấm

Vi khuẩn

Campylobacter spp. Chim, chuột

Salmonella spp. Mèo, chim, động vật gặm nhấm,

các loài bò sát

Leptospira spp. Động vật có vú

Escherichia coli Chim, động vật có vú

Vi rút Hantavirus spp. Động vật găm nhấm

Nguồn:[20]

Theo nghiên cứu “Đánh giálượng vi sinh vật của nước mưa thu từ mái nhà

và rủi ro đến sức khỏe” của W.Ahmed và nnk(2010) đã cho rằng: ô nhiễm vi sinh

vật trong nƣớc mƣa thu từ mái nhà ít hơn chúng ta thƣờng nghĩ. Kết quả nghiên cứu

cũng cho thấy lƣợng vi sinh vật trong nƣớc mƣa thu đƣợc chịu ảnh hƣợng mạnh của

các yếu tố: mùa, số ngày không mƣa trƣớc đó, hoạt động chăn thả động vật gần mái

thu, bể nƣớc, vị trí địa lý và các yếu tố khác. Có ít thông tin về sự hiện diện của các

vi sinh vật gây bệnh.

Theo nghiên cứu “Quan trắc chất lượng nước thu từ mái nhà: Giải thích

bằng cách sử dụng phân tích đa biến”của nhóm tác giả C. Vialle và nnk (2011) thực

hiện ở vùng Tây Nam nƣớc Pháp đã quan trắc hệ thống thu nƣớc mƣa hàng tuần

trong thời gian một năm. Nƣớc mƣa thu đƣợc có chất lƣợng tốt về mặt lý hóa nhƣng

về các thông số vi sinh vật vẫn không đáp ứng tiêu chuẩn về nƣớc uống. Chất lƣợng

nƣớc mƣa có sự biến đổi lớn về mặt không gian và thời gian. Trong những cơn bão,

chất lƣợng nƣớc mƣa thay đổi rất lớn đặc biệt là lƣợng nƣớc mƣa đầu tiên. Chất

lƣợng nƣớc mƣa trong những tháng mùa hè có lƣợng vi sinh vật cao. Chất lƣợng

nƣớc mƣa biến đổi lớn và cần lắp đặt thiết bị khử trùng trong hệ thống thu nƣớc

13

mƣa. E.coli và enterococci luôn hiện diện đồng thời trong mẫu thu. Những số liệu

này cho thấy dòng chảy từ mái nhà mang theo chất ô nhiễm do phân và lƣợng vi

sinh vật phân hủy trong quá trình lƣu trữ. Việc lắp đặt thiết bị loại bỏ dòng nƣớc

mƣa đầu tiên sẽ cải thiện chất lƣợng nƣớc mƣa thu đƣợc.

Bảng 5. Số liệu chất lƣợng nƣớc mƣa tại vùng Tây Nam nƣớc Pháp

Thông số Đơn vị Số

mẫu

Nhỏ

nhất

Lớn

nhất

Trung

bình

Trung

vị

Độ

lệch

chuẩn

Tiêu chuẩn

khuyến cáo

về nƣớc

uống của

Pháp

pH - 55 5,6 10,4 6,5 6,2 1,1 6,5 – 9,0

Nhiệt độ 0C 55 7,8 22,4 14,9 13,5 4,8 25

Độ dẫn µS.cm-1

55 13,5 235,0 56,2 38,2 45,5 180 – 1000

Màu mg Pt.L-1

55 <5 39 18 19 10 2

Độ đục NTU 53 0,50 6,1 2,4 2,0 1,4 15

TOC mg.L-1

55 0,50 5,1 2,3 2,2 1,0

Độ cứng mmol.L-1

55 <0,01 0,58 0,16 0,11 0,13

AT mmol.L-1

55 <0,20 0,9 0,10 <0,20 0,20

CAT mmol.L-1

55 <0,40 1,1 0,30 0,30 0,30

Cl-

mg.L-1

54 0,55 4,0 1,9 1,7 0,98 250

SO42-

mg.L-1

54 0,50 6,6 1,9 1,8 0,92 250

NO3-

mg.L-1

54 0,54 7,8 2,8 2,4 1,6 50

PO43-

mg.L-1

54 <0,10 0,54 0,17 0,19 0,14

Mg2+

mg.L-1

54 <0,10 0,71 0,27 0,24 0,15

Ca2+

mg.L-1

54 1,0 19 4,4 2,9 4,0

Na+

mg.L-1

54 0,30 2,9 1,1 0,93 0,59 200

K+

mg.L-1

54 0,15 4,9 1,2 0,78 1,1

NH4+

mg.L-1

54 <0,10 1,7 0,58 0,32 0,57 0,10

Coliforms

tổng số CFU/100ml 40 <10 >10000 656 40 2189

E. Coli CFU/100ml 53 <10 5500 148 2 757

Enterococci CFU/100ml 54 <10 >10000 322 45 1359

Tổng flora

ở 220C

CFU/100ml 52 10 632000 45486 9700 108954

Tổng flora

ở 360C

CFU/100ml 51 25 368000 26651 4500 67906

Ghi chú: nghiên cứu không nói đến giá trị nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn hơn giá

trị lớn nhất là giới hạn của phương pháp phân tích hay là khoảng giá trị được chọn để tính toán

thống kê.

Nguồn:[21]

1.1.3. Ảnh hƣởng của chất lƣợng nƣớc ăn uống đến sức khỏe con ngƣời

Trong cơ thể con ngƣời, nƣớc chiếm khoảng 60-70% thể trọng. Chất lỏng

trong cơ thể nhƣ máu, tuyến dịch… là do nƣớc và một số chất khác tạo nên nhằm

14

giúp vận chuyển chất dinh dƣỡng đến các cơ quan của cơ thể. Nƣớc tham gia vào

việc hình thành các dịch tiêu hóa, giúp con ngƣời hấp thu chất dinh dƣỡng, cũng

nhƣ tạo thành các chất lỏng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nƣớc là

chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng

trong cơ thể, đồng thời là một dung môi hòa tan các chất dinh dƣỡng đƣợc đƣa vào

cơ thể. Nƣớc còn giúp cho các phế nang luôn ẩm ƣớt, có lợi cho việc hô hấp và là

chất bôi trơn của toàn bộ khớp xƣơng trong cơ thể.

Khi cơ thể mất khoảng 1-2% lƣợng nƣớc sẽ ảnh hƣởng tới sức khỏe và cảm

thấy khát, mất khoảng 5-8% lƣợng nƣớc trong cơ thể có thể gây hôn mê và mất từ

10-25% lƣợng nƣớc là có thể gây tử vong[9]. Khoảng 80% thành phần mô não đƣợc

cấu tạo bởi nƣớc, việc thƣờng xuyên thiếu nƣớc làm giảm sút tinh thần, khả năng

tập trung kém và đôi khi mất trí nhớ. Ngoài ra, nƣớc còn có nhiệm vụ thanh lọc và

giải phóng những độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đƣờng tiêu hóa và hô hấp một

cách hiệu quả. Uống đủ nƣớc làm cho hệ thống bài tiết đƣợc hoạt động thƣờng

xuyên, bài thải những độc tố trong cơ thể, có thể ngăn ngừa sự tồn đọng lâu dài của

những chất gây ung thƣ. Uống nƣớc nhiều hằng ngày giúp làm loãng và gia tăng

lƣợng nƣớc tiểu bài tiết cũng nhƣ góp phần thúc đẩy sự lƣu thông toàn cơ thể, từ đó

ngăn ngừa hình thành của các loại sỏi: đƣờng tiết niệu, bàng quang, niệu quản…

Tùy vào cân nặng của cơ thể, giới tính, lứa tuổi, hoạt động thể lực, điều kiện thời

tiết… mà lƣợng nƣớc cần uống vào có thể nhiều hay ít.

Theo Tổ chức Y tế thế giới tính đến năm 2012, tỷ lệ dân số ở Việt Nam đƣợc

dùng nƣớc hợp vệ sinh là 75% và 25% còn lạivẫn sử dụng nguồn nƣớc không hợp

vệ sinh; tỷ lệ này ở thành thị là 93% và 7%; ở khu vực nông thôn là 67% và 33%

[24].Nƣớc ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo chất lƣợng đã và đang ảnh hƣởng lớn

tới sức khỏe con ngƣời. Theo Tổ chức Y tế thế giới (2006), nguy cơ sức khỏe lớn

nhất liên quan tới vi sinh vật trong nƣớc là do ăn, uống nƣớc bị nhiễm phân ngƣời

và động vật. Các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng là rất phổ

biến và phần lớn là do phơi nhiễm với các mầm bệnh trong nƣớc ăn uống, sinh hoạt.

Gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, khả

15

năng lây nhiễm và quần thể phơi nhiễm. Nếu hệ thống cấp nƣớc sạch bị gián đoạn

hoặc không đảm bảo sẽ có nguy cơ xảy ra các vụ dịch do các bệnh tật liên quan tới

nƣớc. Phần lớn các bệnh này có thể dự phòng đƣợc thông qua hệ thống cấp nƣớc

sạch cho ngƣời dân, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, các

bệnh liên quan đến nƣớc không chỉ là những bệnh do phơi nhiễm với mầm bệnh

trong nƣớc ăn uống mà còn có thể do hít phải hơi nƣớc chứa mầm bệnh hay do tiếp

xúc với mầm bệnh khi bơi lội dƣới nƣớc. Bảng 6 dƣới mô tả một số đƣờng truyền

bệnh do vi sinh vật liên quan tới nƣớc và các sinh vật gây bệnh điển hình.

Bảng 6. Một số đƣờng phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ sinh vật trong nƣớc

Đƣờng nhiễm Hoạt động Vi sinh vật gây bệnh

Đƣờng ruột Ăn uống

Vi khuẩn: Campylobacter spp, E. coli, Salmonella

spp, Shigella spp, Vibria cholerae, Yersinia spp

Vi rút: Adenoviruses, Astroviruses, Enteroviruses,

Hepatitis A viruses, Hepatitis E viruses,

Noroviruses, Rotaviruses, Sapoviruses

Đơn bào, ký sinh trùng: Cryptosporidium parvum,

Dracunculus medinensis, Entamoeba histolytica,

Giardia intestinalis, Toxoplasma gondii

Hô hấp Hít thở

Legionella pneumophila, Mycobacteria (non-

tuberculous), Naegleria fowleri, nhiều loại vi rút

gây bệnh.

Da (đặc biệt nếu

bị xƣớc), màng

nhầy, vết thƣơng,

mắt

Tiếp xúc

(tắm rửa)

Acanthamoeba spp, Aeromonas spp, Burkholderia

pseudomallei, Mycobacteria (non-tuberculous),

Leptospira spp, Pseudomonas aeruginosa,

Schistosoma mansoni

Nguồn:[22]

Theo Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015 Việt Nam đã đạt Mục

tiêu Thiên niên kỷ liên quan đến bảo đảm nguồn nƣớc sạch và hố xí hợp vệ sinh, số

ngƣời đƣợc sử dụng nƣớc sạch là 95% và 75% ngƣời dân sử dụng hố xí hợp vệ

16

sinh. Gánh nặng bệnh tật liên quan đến sử dụng nƣớc sạch và hố xí hợp vệ sinh ở

Việt Nam chỉ chiếm 0,2% tổng tử vong và 0,4% DALY gây ra bởi các yếu tố nguy

cơ này[2].Tác động của nƣớc sạch và vệ sinh đến tỷ lệ tử vong này mới chỉ tính tới

các bệnh tiêu chảy và thƣơng hàn, chƣa tính tác động tới các bệnh khác nhƣ giun

sán, viêm gan A, đau mắt hột, bệnh do muỗi truyền.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2006), mức độ ảnh hƣởng tới cộng đồng và khả

năng lây nhiễm của các loài vi sinh vật có mặt trong nƣớc ăn uống và sinh hoạt là

rất khác nhau. Khả năng tồn tại trong nƣớc cấp và khả năng kháng clo dƣ trong

nƣớc cũng tùy thuộc vào loài. Bảng 7 thể hiện mức độ ảnh hƣởng tới sức khỏe, khả

năng lây nhiễm và kháng clo dƣ của một số loài vi sinh vật trong nƣớc ăn uống.

Bảng 7. Một số sinh vật gây bệnh lây qua đƣờng nƣớc ăn uống

Sinh vật gây bệnh

Mức độ

ảnh hƣởng

tới sức

khỏe cộng

đồng

Khả

năng/thời

gian tồn tại

trong nƣớc

cấp *

Khả

năng

kháng

clo

Khả

năng

lây

nhiễm

**

Nguồn ô

nhiễm

từ động

vật

Vi rút

Adenoviruses Vừa Dài Vừa Cao Không

Enteroviruses Cao Dài Vừa Cao Không

Astroviruses Vừa Dài Vừa Cao Không

Hepatitis A vi rút Cao Dài Vừa Cao Không

Hepatitis E vi rút Cao Dài Vừa Cao Có thể

Noroviruses Cao Dài Vừa Cao Có thể

Sapoviruses Cao Dài Vừa Cao Có thể

Rotaviruses Cao Dài Vừa Cao Không

Vi khuẩn

Burkholderia

pseudomallei Cao

Có thể nhân

lên Thấp Thấp Không

Campylobacter

jejuni, C.coli Cao Vừa Thấp Vừa Có

Escherichia coli-

Pathogenic Cao Vừa Thấp Thấp Có

E.coli-

Enterohaemorrhagic Cao Vừa Thấp Cao Có

Egionella spp. Cao Có thể nhân

lên Thấp Vừa Không

Pseudomonas Vừa Có thể nhân Vừa Thấp Không

17

Sinh vật gây bệnh

Mức độ

ảnh hƣởng

tới sức

khỏe cộng

đồng

Khả

năng/thời

gian tồn tại

trong nƣớc

cấp *

Khả

năng

kháng

clo

Khả

năng

lây

nhiễm

**

Nguồn ô

nhiễm

từ động

vật

aeruginosa lên

Salmonella typhi Cao Vừa Thấp Thấp Không

Shigella spp. Cao Ngắn Thấp Cao Không

Vibrio cholera Cao Thƣờng là

ngắn Thấp Thấp Không

Yersinia

enterocolitica Vừa Dài Thấp Thấp Có

Đơn bào

Acanthamoeba spp. Cao Có thể nhân

lên Thấp Cao Không

Cryptosporidium

parvum Cao Dài Vừa Cao Có

Cyclospora

cyaetanensis Cao Dài Vừa Cao Không

Entamoeba

histolytica Cao Vừa Vừa Cao Không

Giardia intestinalis Cao Vừa Vừa Cao Có

Naegleria fowleri Cao Có thể nhân

lên Thấp Vừa Không

Toxoplasma gondii Cao Dài Vừa Cao có

Giun sán

Dracunculus

medinensis Cao Vừa Vừa Cao Không

Schistosoma spp. Cao Ngắn Vừa Cao Có

* = Thời gian sinh vật tồn tại trong nước (ở thể có khả năng lây nhiễm): Ngắn: ≤1 tuần; vừa: 1-4

tuần; dài ≥4 tuần.

** = Từ thí nghiệm trên tình nguyện viên, kết quả của nghiên cứu dịch tễ học cũng như nghiên cứu

trên động vật: tính lây nhiễm cao có nghĩa là liều lây nhiễm tối thiểu từ 1 đến 100 sinh vật; mức

vừa: 100-10.000 sinh vật; mức thấp: >10.000 sinh vật.

Nguồn:[22]

Bệnh lây lan qua đƣờng nƣớc ăn uống là những bệnh do ăn, uống phải nƣớc có

chứa các mầm bệnh, ví dụ: bệnh tả, bại liệt, viêm gan A, các bệnh tiêu chảy do rota vi

rút, Salmonella, Cryptosporidium, Giardia… Những bệnh này xảy ra trong cộng

18

đồng và có liên quan mật thiết với chất lƣợng nƣớc ăn uống và để lại gánh nặng bệnh

tật rất lớn. Khi thiếu nƣớc sạch và các công trình vệ sinh, những bệnh này lây lan rất

nhanh chóng. Vì các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong phân ngƣời và động vật nên

nếu phân không đƣợc quản lý tốt sẽ làm ô nhiễm các nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm và

dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nƣớc ăn uống, sinh hoạt cũng nhƣ ô nhiễm thực phẩm.

Một số bệnh lây lan qua nƣớc ăn uống nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn

tới tử vong nhƣ bệnh tả, thƣơng hàn, viêm gan A và các bệnh tiêu chảy do Shigella

spp, E. coli 0157… Nhiều mầm bệnh khác thƣờng chỉ gây tiêu chảy và có thể tự

khỏi nhƣ bệnh tiêu chảy do Noro vi rút và Cryptosporidium. Tác động đến sức khỏe

của các mầm bệnh trong nƣớc ăn uống là không giống nhau giữa các cá thể trong

cộng đồng cũng nhƣ giữa các quần thể. Những ngƣời thƣờng xuyên phơi nhiễm với

các mầm bệnh có thể đƣợc miễn dịch và trong một vụ dịch có thể không mắc bệnh,

hoặc nếu mắc thì mức độ trầm trọng có thể thấp hơn so với những ngƣời chƣa từng

bị phơi nhiễm. Thông thƣờng, cũng giống nhƣ nhiều bệnh tật khác, bệnh lây lan qua

nƣớc ăn uống cũng thƣờng để lại tác động lớn tới những nhóm nhạy cảm, nhƣ: trẻ

em, ngƣời già, phụ nữ mang thai và những ngƣời bị suy giảm miễn dịch. Những

nhóm ngƣời này thƣờng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và khi mắc bệnh thì nguy cơ

bị tử vong cũng cao hơn so với những nhóm ít nguy cơ.

Ngoài các bệnh lây truyền qua ăn uống và tiếp xúc với nƣớc, còn một nhóm

bệnh liên quan đến côn trùng có một phần vòng đời sống trong nƣớc truyền. Phổ

biến nhất trong nhóm này là các bệnh do muỗi truyền nhƣ sốt xuất huyết Dengue,

sốt rét, viêm não Nhật Bản B, sốt vàng, giun chỉ… Số ca mắc các bệnh do muỗi

truyền đang ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ khả năng

kháng thuốc của muỗi, gia tăng tốc độ đô thị hóa, gia tăng dân số và quản lý nguồn

nƣớc không đảm bảo, giao thông đi lại phát triển… Ở Việt Nam, nhóm bệnh do véc

tơ có một phần vòng đời sống trong nƣớc truyền ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe của

cộng đồng. Hàng năm có hàng trăm nghìn ca mắc sốt xuất huyết Dengue, sốt rét và

viêm não Nhật Bản và để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, kinh tế và xã hội. Quản

lý hiệu quả các nguồn nƣớc góp phần kiểm soát véc tơ truyền bệnh.

19

Ngoài yếu tố vi sinh vật, các yếu tố hóa học trong nƣớc cũng ảnh hƣởng đến

sức khỏe con ngƣời. Các kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật có trong nƣớc ăn

uống là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ƣng thƣ của con ngƣời. Ở

những vùng sản xuất nông nghiệp, việc lạm dụng phân bón hóa học cũng làm ảnh

hƣởng đến chất lƣợng nƣớc của khu vực đó và các khu vực lân cận.

1.2. Các phƣơng pháp thu, tích chứa và xử lý nƣớc mƣa trên thế giới

và Việt Nam

Trên thế giới việc thu nƣớc mƣa khá phổ biến ở những vùng thiếu nƣớc nhƣ

những vùng khô hạn, các vùng gần biển hay vùng có nguồn nƣớc bị ô nhiễm. Các

nghiên cứu cũng tập trung cho các vùng này nhƣ khu vực phía Tây của nƣớc Úc,

các Bang khô hạn ở phía Nam và các đảo của nƣớc Mỹ, ở các khu vực thiếu nƣớc

của Ấn Độ, các nƣớc Châu Phi. Các nghiên cứu đều chỉ ra các thành phần chính của

một hệ thống thu và tích chứa nƣớc mƣa gồm các thành phần chính: mái thu, ống

dẫn, bể lƣu chứa nƣớc, các thiết bị xử lý nƣớc.

1.2.1. Phƣơng pháp thu nƣớc mƣa

1.2.1.1. Vùng thu

Là một vùng đƣợc xác định là một mặt phẳng, đặc trƣng nhƣ một mái nhà,

khi mƣa rơi xuống sẽ đƣợc thu lại. Thu nƣớc mƣa với mục đích không sử dụng cho

ăn uống có thể sử dụng nhiều loại vật liệu làm mái. Trong trƣờng hợp nƣớc mƣa

đƣợc sử dụng cho mục đích ăn uống thì vật liệu làm mái tốt nhất là làm bằng kim

loại, đất sét, bê tông và các loại vật liệu không làm ô nhiễm nƣớc. Nƣớc đƣợc thu

cho mục đích ăn uống sẽ không đƣợc thu từ những vật liệu nhƣ kẽm, đồng hoặc có

thành phần asphaltic. Mái có tấm chì hay sơn mái có thành phần chì sẽ không đƣợc

sử dụng. Mái nhà là vùng thu đặc trƣng. Ngoài ra, nƣớc mƣa còn đƣợc thu từ các khu

vực khác nhƣ bãi đỗ xe, đƣờng đi,… Tuy nhiên, bởi lƣợng bẩn lớn hơn nên việc thu

nƣớc mƣa từ những vùng này sẽ không đƣợc sử dụng cho mục đích ăn uống [16].

Chất lƣợng của nƣớc mƣa thu đƣợc phụ thuộc vào cấu trúc vùng thu: chất

lƣợng tốt nhất từ vật liệu làm mái trơn nhẵn và không thấm nƣớc. Chất lƣợng nƣớc

mƣa cũng đƣợc quyết định bởi kiểu mƣa và tần suất mƣa. Phạm vi mƣa và cƣờng

20

độ mƣa đều lớn hơn trong các trận bão, thời gian giữa các lần mƣa ảnh hƣợng để độ

sạch của mái thu.

Lƣợng nƣớc thu đƣợc từ một vùng thu đƣợc tính theo công thức [16]:

(CA) x (R) x (E) x (7,48) = lƣợng nƣớc thu đƣợc (gallons)

Trong đó:CA: Diện tích vùng thu (ft2)

R: Lƣợng mƣa (feet)

E: Hiệu quả của bề mặt

7.48: Quy đổi từ ft3 ra gallons

Bảng 8. Hệ số thu nƣớc của các loại mái thu

E Vùng thu

0,9 Mái phẳng không thấm nƣớc của: kim loại, ngói, bê tông, tấm

phủ nhựa đƣờng.

0,8 Bề mặt đƣợc lát

0,6 Đất đã đƣợc xử lý

0,3 Đất tự nhiên

Nguồn:[16]

1.2.1.2. Vận chuyển nước mưa

Một hệ thống vận chuyển nƣớc mƣa thông thƣờng bao gồm một máng thu

nối với một ống dẫn hoặc xích mƣa. Máng thu và ống dẫn đƣa nƣớc mƣa trực tiếp

từ vùng thu vào bể. Xích mƣa là một đoạn xích dài nối từ máng thu và dẫn trực tiếp

nƣớc mƣa theo chiều dài, theo đó giảm sự bắn tóe. Xích mƣa có thể đƣợc sử dụng

trong việc thu nƣớc mƣa không đòi hỏi chất lƣợng cao.

Vật liệu làm máng thu và ống dẫn thƣờng từ nhựa PVC, vinyl, thép mạ, nhôm,

đồng và thép không rỉ. Máng thu có hình dạng khác nhau nhƣng thƣờng là hình nửa

tròn và nghiêng về phía máng xối 1/6 đến 1/4 inches trên 10foot chiều dài của máng.

Đối với các hệ thống thu nƣớc mƣa nhỏ có thể sử dụng vật liệu PVC. PVC chỉ đƣợc

dùng loại gốc không phải là vật liệu tái chế chứa đựng các chất bẩn có thể cuốn vào

bể nƣớc. Các vật liệu đồng, chì không đƣợc sử dụng cho nƣớc ăn uống [16].

21

Có hai hệ thống vận chuyển nƣớc, ƣớt và khô. Một hệ thống ƣớt bao gồm

ống dẫn dẫn nƣớc vào hệ thống lƣu chứa, ống dẫn đi theo tƣờng, xuống dƣới mặt

đất rồi đi vào bể. Trong hệ thống khô, ống dẫn dẫn nƣớc đi xuống bể, qua đó loại bỏ

sự ứ đọng nƣớc trong ống dẫn sau mỗi trận mƣa. Hệ thống vận chuyển khô sẽ giảm

khả năng là nơi đẻ trứng của muỗi.

Giữ máng thu sạch và không có mảnh tạp để duy trì tuổi thọ của máng, làm

sạch máng sau mỗi trận mƣa, để làm cho các mảnh tạp khác không vào máng. Máng

thu cần có tấm chắn, kích thƣớc đƣờng kính lỗ của tấm chắn khoảng 1inch có khung

bao quanh và đặt trên toàn bộ chiều dài của máng (hình 24).

Lắp màng chắn lá, trƣợt lá sẽ giúp giảm chất nhiễm bẩn vào hệ thống thu

nƣớc mƣa, loại bỏ vật liệu dễ cháy ở mái, loại bỏ nơi đẻ trứng của muỗi và nơi cƣ

trú của côn trùng.

1.2.1.3. Rửa mái

Rửa mái là công đoạn ban đầu giảm các mảnh tạp và chất ô nhiễm hòa tan có

thể đi vào hệ thống thu nƣớc mƣa. Hệ thống rửa mái có thể sử dụng là một hoặc một

tập hợp các hợp phần để lọc hoặc thu mảnh tạp và chất ô nhiễm hòa tan, bao gồm

màng ngăn lá ở máng thu, thiết bị loại bỏ nƣớc đầu trận mƣa. Sử dụng thiết bị loại bỏ

nƣớc mƣa đầu trận là quan trọng khi không sử dụng màng chắn ngăn lá, trƣợt lá ở

trận mƣa đầu mùa hoặc nƣớc đƣợc sử dụng cho tiêu thụ của con ngƣời (hình 2,25).

Hình 2. Thiết bị loại bỏ nước mưa đầu trận

22

Mái thu và các vùng thu khác phơi ra ngoài ánh sang nên luôn có sự phân

hủy lá, mảnh vụn, bùn và chất ô nhiễm trên bề mặt chúng. Tất cả nƣớc mƣa đi ra và

mang theo các chất phân hủy từ đây. Nhƣng trong suốt trận mƣa, nƣớc mƣa đầu tiên

mang theo nồng độ cao nhất các mảnh tạp và chất ô nhiễm. Thiết bị loại bỏ dòng

nƣớc mƣa đầu sẽ thu và loại bỏ lƣợng nƣớc nhiễm bẩn này trƣớc khi nó đi vào bể.

Có thể liệt kê một số tác dụng của thiết bị loại bỏ dòng nƣớc mƣa đầu tiên [16]:

- Giảm tần suất vệ sinh bể

- Giảm lƣợng vi khuẩn thƣờng bám trong các hạt rắn đi vào trong bể

- Giảm mức độ dinh dƣỡng trong bể và sẽ làm giảm hoặc loại bỏ ấu trùng

muỗi phát triển

- Giảm dòng vật chất hữu cơ vào bể, dẫn đến giảm điều kiện kị khí và mùi

trong bể

Hệ thống rửa mái cung cấp một ý nghĩa hoàn hảo cho những mục tiêu này. Hệ

thống rửa mái đơn giản là thiết bị loại bỏ dòng nƣớc mƣa đầu, nó bao gồm một ống

đứng, một thùng đựng nƣớc mƣa đầu trận và một ống nhận nƣớc từ máng thu có đấu

nối với đầu vào của bể. Trong ống thẳng đứng có một quả bóng phao nhƣ một van

khóa tự động, khi dòng nƣớc mƣa đầu trận làm đầy thùng chứa, quả bóng phao sẽ nổi

lên và khóa nƣớc không cho nƣớc chảy vào thùng, nƣớc sạch sẽ chảy vào bể. Sau mỗi

trận mƣa, nƣớc trong thùng sẽ đƣợc tháo ra để chuẩn bị cho trận mƣa sắp tới. Có các

dạng thiết bị loại bỏ dòng nƣớc đầu tiên khác đƣợc cải tiến để dễ dàng hơn cho việc

vận hành. Tùy theo điều kiện nhiễm bẩn của vùng thu nƣớc mƣa, thời điểm mƣa

trong mùa mƣa và khoảng cách giữa các trận mƣa mà thể tích của thùng chứa trong

thiết bị loại bỏ dòng nƣớc mƣa đầu trận sẽ khác nhau. Ở những mái bị nhiễm bẩn

nhiều, trận mƣa đầu mùa, khoảng thời gian giữa hai trận mƣa lớn thì thể tích thùng

chứa nƣớc trong thiết bị loại bỏ dòng nƣớc mƣa đầu trận sẽ lớn hơn.

Tùy thuộc vào độ dốc, nhám của mái, cƣờng độ mƣa, thời gian giữa hai trận

mƣa có thể thiết kế thể tích thiết bị loại bỏ nƣớc mƣa đầu trận ít nhất từ 1-2 gallons1

nƣớc cho mỗi 100 feet2 vuông diện tích mái [20].

11 gallon = 3,79 lít

23

1.2.2. Phƣơng pháp lƣu chứa nƣớc mƣa

a. Lưu chứa nước mưa trong các bể

Thiết kế thể tích của bể chứa nƣớc phụ thuộc vào lƣợng mƣa của khu vực,

diện tích của mái thu và nhu cầu sử dụng nƣớc của hộ gia đình. Các bƣớc tính toán

thể tích của bể thu nƣớc [20]:

Bước 1. Xác định nhu cầu sử dụng nước của gia đình.

Đầu tiên cần tính lƣợng nƣớc sử dụng trong gia đình trong một ngày. Nhu

cầu sử dụng nƣớc này phụ thuộc vào số lƣợng thành viên trong gia đình và mục

đích sử dụng nƣớc. Thông thƣờng mỗi ngƣời một ngày cần một lƣợng nƣớc khoảng

50 gallons.

Tuy nhiên, lƣợng nƣớc cần thiết cho mỗi gia đình là khác nhau. Đối với

những gia đình chỉ cần cho mục đích ăn uống sẽ cần ít hơn nhiều so với những gia

đình sử dụng cho cả các mục đích khác, giặt quần áo bằng máy sẽ khác so với giặt

bằng tay, tắm bằng vòi sẽ khác so với tắm bằng bồn. Nếu tính trung bình một ngƣời

một ngày sử dụng 50 gallons nƣớc, tính cho một gia đình 4 ngƣời thì một năm cần

một lƣợng nƣớc nhƣ sau:

4 ngƣời x 50 gallons = 200 gallons/ngày

200 gallons x 365 ngày = 73.000 gallons/năm

Bước 2. Tính toán lượng nước mưa có thể thu được

Hình dạng của mái và vật liệu làm mái có ảnh hƣởng tới hiệu quả của việc

thu nƣớc. Tuy nhiên, yếu tố ảnh hƣởng nhiều nhất là diện tích mái thu, mỗi inch3

cƣờng độ mƣa sẽ tạo ra xấp xỉ ½ gallon nƣớc cho mỗi ft2 mái thu. Để tính lƣợng

nƣớc thu đƣợc cần biết đƣợc lƣợng mƣa trung bình của năm. Ví dụ tính lƣợng nƣớc

thu đƣợc cho một khu vực có lƣợng mƣa trung bình năm là 40 inches, và diện tích

mái thu hiệu dụng là 2.500 ft2 :

40 inches (lƣợng mƣa của năm) x 0,5 gallons (cho 1 inch mƣa) = 20 gallons

(cho 1 ft2)

21 feet = 0,3 mét

31 inch = 25,4 mm

24

20 gallons x 2.500 ft2 = 50.000 gallons/năm

Trƣờng hợp lƣợng nƣớc thu đƣợc không đủ so với nhu cầu của gia đình, có

thể chon một trong hai cách. Cách một là tăng kích thƣớc hệ thống thu và lƣu chứa,

cách hai là tăng nguồn nƣớc thay thế.

Bước 3. Xác định kích thước bể lưu chứa cần thiết

Thể tích của bể lƣu chứa cần đƣợc thiết kế để đảm bảo đủ lƣợng nƣớc dùng

cho thời gian ít mƣa hoặc không mƣa. Trƣớc tiên cần xác định số ngày dài nhất

không mƣa trong một năm, từ đó xác định thể tích bể lƣu chứa cần thiết. Ví dụ xác

định thể tích bể lƣu chứa nƣớc mƣa cho gia đình 4 ngƣời, thời gian dài nhất không

mƣa trong năm là 50 ngày:

4 ngƣời x 50 gallons = 200 gallons/ngày

200 gallons x 50 ngày không mƣa = 10.000 gallons

Nếu hộ gia đình có nguồn nƣớc thay thế thì có thể sử dụng bể nƣớc mƣa có

thể tích nhỏ hơn.

Bể trữ nƣớc mƣa đƣợc chia làm 3 dạng: bể ngoài trời nổi trên mặt đất, bể

ngầm và bể trong nhà. Kích cỡ của bểtích trữ phụ thuộc vào lƣợng mƣa, nhu cầu

nƣớc, thời gian lƣu trữ nƣớc, diện tích bề mặt thu. Mỗi bể đƣợc chia làm 3 phần

riêng và đều không đƣợc thấm qua: nền bể, lớp xung quanh và mái. Bể chứa nƣớc

mƣa đƣợc làm từ các vật liệu: đá, thép, bê tông, nhựa, sợi thủy tinh đảm bảo độ bền

và không chứa các chất độc hại. Một nắp bể kín là cần thiết để ngăn cản bay hơi,

ngăn muỗi đẻ trứng, ngăn côn trùng, chim, thằn lằn, các loài gặm nhấm đi vào bể.

Bể chứa nƣớc phải ngăn ánh sáng đi vào để tránh sự phát triển của tảo. Bểlƣu chứa

nƣớc cần có khoang lắng để loại bỏ cặn bẩn trong bể. Bể có thể kết nối với một bộ

lọc cát để loại bỏ mảnh tạp, có một ống chảy tràn để bỏ nƣớc trong trƣờng hợp quá

tải. Đầu chảy tràn này có thể nối với một giếng để bổ sung cho nƣớc ngầm hoặc nối

với một ao hồ.

Nƣớc trong bể lƣu chứa sẽ đặc trƣng của 3 lớp thành phần. Lớp vùng trên

hiếu khí có thời gian phát triển ổn định, lớp giữa đang ổn định và lớp đáy là vùng kị

khí chứa hầu hết các chất rắn. Để lấy đƣợc lớp nƣớc có chất lƣợng tốt nhất, một

25

bơm phao đƣợc lắp đặt để lấy lớp nƣớc phía trên nhƣng tránh lớp màng trên bề mặt.

Một hệ thống tốt sẽ có hai đƣờng lấy nƣớc. Một bơm phao lấy nƣớc phía trên để

phục vụ ăn uống và một bơm lấy nƣớc ở vùng thấp trong bể phục vụ cho các mục

đích không ăn uống. Dòng chảy tràn nên lấy nƣớc ở vùng đáy nơi tập trung các cặn

bẩn, khi nƣớc chảy tràn ra ngoài sẽ kéo theo cặn bẩn trong bể [16].

Một bể mát và không có ánh sáng mặt trời chất lƣợng nƣớc sẽ tăng theo thời

gian. Khi quang hợp không thể thực hiện, hầu hết các vi sinh vật sẽ chết do nguồn hữu

cơ cạn kiệt. Sau mỗi trận mƣa, một nguồn cặn và chất hữu cơ mới sẽ đƣợc bổ sung.

Lƣợng cặn này nếu không đƣợc thƣờng xuyên loại bỏ sẽ làm nƣớc có màu và mùi.

b. Tích nước mưa trong các tầng chứa nước ngầm

Bổ sung nhân tạo nƣớc dƣới đất nhằm mục đích tăng lƣợng nƣớc dƣới đất

thông qua việc hạn chế sự vận động tự nhiên của nƣớc trên bề mặt trái đất bằng các

kỹ thuật xây dựng phù hợp. Mục đích của bổ sung nhân tạo là [4]:

- Để ổn định lƣợng nƣớc ngầm ở những khu vực mà tầng chứa nƣớc bị

khai thác quá mức làm cạn kiệt.

- Bảo tồn và lƣu chứa lƣợng nƣớc dƣ thừa trền bề mặt cho những nhu cầu

sau này.

- Cải thiện chất lƣợng nƣớc dƣới đất qua lọc.

- Nhằm loại bỏ những vi khuẩn và những chất độc, chất bẩn có trong nƣớc

cống và nƣớc thải để có thể tái sử dụng một cách phù hợp những loại

nƣớc này.

Bổ sung nƣớc nhân tạo có tác dụng cải tạo và ổn định chất lƣợng nƣớc. Khi

nƣớc trên bề mặt chảy qua một tầng chứa nƣớc sẽ xuất hiện sự thấm. Quá trình này

giúp loại bỏ một phần các chất lơ lửng, giảm số lƣợng vi sinh vật và một số thành

phần hóa học cũng sẽthay đổi. Các tầng chứa nƣớc hoạt động nhƣ những bộ lọc cát

chậm, khi khoảng cách và thời gian di chuyển đủ dài nƣớc sẽ sạch về mặt cặn lơ

lửng và vi sinh vật, có thể sử dụng nhƣ một nguồn nƣớc cho ăn uống. Khi thời gian

di chuyển trong đất đủ lâu sẽ làm ổn định chất lƣợng nƣớc về mặt hóa học.

26

Các phƣơng pháp bổ sung nƣớc nhân tạo bảo gồm: làm ngập, đập cát, bổ

sung bằng bồn thấm, bổ sung bằng hố đào kết hợp giếng khoan, bổ sung bằng lỗ

khoan ép nƣớc.

Phƣơng pháp làm ngập: có thể áp dụng trên diện phân bố tầng chứa nƣớc

không áp hoặc tầng chứa nƣớc có áp nằm nông, mái của các tầng chứa nƣớc đƣợc

cấu thành từ các thành phần thấm nƣớc tốt. Bề mặt địa hình có độ dốc thoải nhẹ từ 1

đến 3 %. Nƣớc mƣa rơi trên mặt đất hoặc dòng chảy trên mặt đƣợc chặn lại bằng

những đê đập đơn giản để chúng tràn trên một diện tích rộng, tạo điều kiện cho

nƣớc thấm xuống đất đƣợc lâu và nhiều hơn.

Phƣơng pháp đập cát (hồ cát): áp dụng ở các vùng núi và ven biển Việt Nam,

nhiều sông suối không có dòng chảy thƣờng xuyên, nƣớc chỉ chảy khi có mƣa và

khô hầu nhƣ quanh năm. Một lƣợng nƣớc nhỏ đọng lại sẽ bốc hơi nhanh chóng. Để

lƣu trữ lƣợng nƣớc ít trên dòng mặt có một giải pháp đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế

giới sử dụng rất hiệu quả là xây dựng các đập cát. Đập cát đƣợc xây dựng bằng cách

chặn dòng nƣớc lại bằng đập đất, đá, bê tông phía thƣợng lƣu của đập đƣợc lấp đầy

bằng cát. Nƣớc sẽ đƣợc lƣu trữ lại trong lớp cát này. Nƣớc từ lớp cát này sẽ từ từ

thấm vào nƣớc ngầm, chuyển từ dòng chảy mặt thành dòng chảy ngầm. Lớp cát tích

nƣớc này sẽ ngăn cản nƣớc bốc hơi và ngăn sự nhiễm bẩn từ phân gia súc, gia cầm,

từ cành lá cây.

Bổ sung nhân tạo bằng bồn thấm: Nƣớc mƣa đƣợc chuyển tới một công trình

trung gian là một bồn chứa nƣớc có kích thƣớc thích hợp từ đó chúng thấm xuống

và hình thành hoặc bổ sung nƣớc dƣới đất.

Bổ sung nhân tạo bằng các hố đào, hào rãnh kết hợp giếng khoan hấp thu

nƣớc: Khi tầng chứa nƣớc phân cách mặt đất không sâu thì có thể sử dụng hố đào,

hố móng hoặc hào rãnh kết hợp giếng khoan hấp thu nƣớc để bổ sung nhân tạo

nƣớc dƣới đất. Phƣơng pháp này cũng có thể đƣợc áp dụng khi các hố móng hoặc

moong khai thác đã có sẵn, các giếng khơi không sử dụng. Khi tầng chứa nƣớc ở

sâu, phƣơng pháp này kết hợp với các giếng hấp thu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

27

Bổ sung nhân tạo bằng lỗ khoan ép nƣớc: Trong trƣờng hợp tầng chứa nƣớc

có áp phân bố ở sâu, có thể đƣa nƣớc mƣa, nƣớc mặt vào tầng chứa nƣớc thông qua

các lỗ khoan ép nƣớc.

Giải pháp công nghệ thu gom nƣớc mƣa thoát xuống lòng đất bổ sung nhân

tạo nƣớc dƣới đất có thể đƣợc sử dụng nhƣ sau:

- Thu nước mưa từ mái nhà đưa xuống lòng đất qua hố đào, giếng khoan

Trong các diện tích đất đá có tính thấm tốt lộ trên mặt hoặc năm ở độ sâu

không lớn, thu gom nƣớc mƣa có thể thực hiện trong qua các hố đào (hình 3), hoặc

hố đào kết hợp ống đóng (hình 4). Công nghệ này thích hợp với những mái nhà có

diện tích nhỏ (khoảng dƣới 100m2) và đƣợc xây dựng để bổ sung nƣớc cho các tầng

chứa nƣớc nằm nông.

Các hố đào có hình dạng và kích thƣớc bất kỳ, thƣờng có chiều rộng 1-2m và

chiều sâu 2-3m đƣợc lấp bằng cuội (kích thƣớc 5-20mm), sỏi (kích thƣớc 5-10nn)

và cát thô (1,5-2mm). Cuội ở đáy hố, sỏi ở giữa và cát ở trên cùng để các cặn lơ

lửng trong dòng chảy trên mặt của lớp cát thô và có thể loại bỏ dễ dàng. Đối với

diện tích mái nhà nhỏ, các hố này có thể đƣợc lấp bằng gạch, đá vỡ [4].

Nên lắp đặt những tấm lƣới ngăn trên mái nhà để ngăn cản lá cây hoặc chất

thải rắn đi vào trong hố. Định kỳ vệ sinh bề mặt của lớp cát trên cùng để duy trì tốc

độ bổ sung nƣớc. Nên loại bỏ nƣớc mƣa đầu mỗi trận trƣớc khi đi vào hố.

28

a. Kết cấu hố đào thu nước mưa cho

hộ gia đình kích thước

1,5x1,5x2,0m

b. Kết cấu hố đào thu nước mưa cho

hộ gia đình kích thước

1,0x1,0x1,5m

Hình 3. Kết cấu hố đào thu nước mưa [4]

Hình 4. Kết cấu hệ thống thu nước mưa bằng hố đào kết hợp ống đóng cho quy mô

hộ gia đình [4]

29

- Thu nước mưa thông qua các lỗ khoan, giếng đào có sẵn

Trong vùng có sẵn những lỗ khoan, giếng đào đang khai thác nƣớc hoặc các

lỗ khoan hỏng bỏ đi, thu gom nƣớc mƣa từ mái nhà có thể thông qua các lỗ khoan,

giếng đào sẵn có để đƣa nƣớc mƣa vào tầng chứa nƣớc.

Hệ thống ống dẫn bằng nhựa PVC đƣờng kính 10cm nối với máng từ mái

nhà để gom nƣớc mƣa. Sau khi bỏ một nƣớc mƣa đầu tiên của mỗi trận, nƣớc mƣa

đƣợc đƣa qua một thiết bị lọc và sau đó vào lỗ khoan. Thiết bị lọc bao gồm các lớp

cát, sỏi, cuội lớn. Nếu diện tích mái nhà lớn, có thể cần lắp đặt thêm bể chứa, nƣớc

từ bể chứa đƣợc cho qua bộ lọc để vào các giếng khoan.

Bảng 9. Các thông số của hệ thống thu gom nƣớc mƣa bổ sung vào tầng nƣớc ngầm

Diện tích

mái thu, m2

Lƣợng

nƣớc thu

gom, m3

Kiểu thu

gom và bổ

sung

Kích thƣớc

của hố thu

(m)

Vận tốc

thấm

(L/phút)

Thời gian để

bổ sung

nƣớc (phút)

50 1 Hố thấm Ø 0,5,

cao: 1,2 20 50

100 2

Hố thấm Ø 1,0,

cao: 1,2 80 25-50 150 3

200 4

500 10 Hố thấm kết

hợp ống đóng

Ø 1,2,

cao: 1,2m 113 90-180

1000 20

Nguồn:[4]

1.2.3. Phƣơng pháp xử lý làm sạch nƣớc mƣa

Làm sạch nƣớc hay xử lý nƣớc mƣa để đáp ứng tiêu chuẩn cho các mục đích

sử dụng khác nhau. Nếu nƣớc mƣa thu đƣợc sử dụng cho nguồn nƣớc ăn uống,

nƣớc sẽ đƣợc bơm từ bể tới hệ thống xử lý nƣớc và sau đó phân phối tới điểm sử

dụng. Trong trƣờng hợp nƣớc mƣa không đƣợc sử dụng cho các mục đích ăn uống,

công đoạn xử lý nƣớc có thể không cần thiết. Hệ thống xử lý nƣớc uống thông

thƣờng bao gồm: lọc, khử trùng, điều chỉnh pH. Lọc có thể bao gồm nhiều hợp

phần: trên cùng một đƣờng (in-line) hoặc nhiều ống nối tiếp (multi-cartridge),

carbon hoạt tính, thẩm thấu ngƣợc (RO), lọc nano (nano-filtration), lọc đa vật liệu

(mixed media), hoặc lọc cát chậm (slow sand). Khử trùng bao gồm: đun sôi, xử lý

hóa chất (clo), tia UV, ozon. Nƣớc mƣa dùng cho sinh hoạt đƣợc xử lý qua các

30

bƣớc: lắng, lọc, khử trùng. Lọc và khử trùng sẽ đƣợc cân nhắc hơn khi nƣớc mƣa

đƣợc dùng cho mục đích ăn uống.

Phương pháp xử lý vi sinh vật trong nước mưa

Nƣớc mƣa sau khi đƣợc thu có thể chứa đựng nhiều vi sinh vật gây bệnh.

Mặc dù nƣớc mƣa thu từ hệ thống mái thu ít nhiễm bẩn vi sinh vật hơn các loại mái

thu khác, nhƣng chúng ta vẫn cần xử lý loại nƣớc này nhƣ các dạng nƣớc nhiễu bẩn

cao. Xử lý ở mức độ này để đảm bảo rằng nƣớc sử dụng trong các gia đình đƣợc

bảo vệ khỏi các vi sinh vật gây bệnh.

Việc loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh đƣợc thực hiện bằng cách lọc qua vật

liệu lọc có kích thƣớc màng nhỏ hoặc sử dụng hóa chất diệt khuẩn. Mỗi vùng có

một yêu cầu khác nhau về chỉ tiêu vi sinh vật đối với hệ thống nƣớc công cộng sử

dụng nƣớc mƣa cũng nhƣ các nguồn nƣớc khác. Tại Việt Nam có hai tiêu chuẩn áp

dụng cho nƣớc ăn uống QCVN 01:2009/BYT và nƣớc sinh hoạt QCVN

02:2009/BYT. Sẽ là khó khăn để thiết kết một hệ thống đơn có thể bảo vệ một cách

toàn diện khỏi các vi sinh vật gây bệnh. Mặc dù, một hệ thống lọc hoặc một hệ

thống khử trùng có thể bảo vệ nguồn nƣớc khỏi các vi sinh vật gây bệnh, chúng ta

nên kết hợp hai hệ thống lọc và khử khuẩn để tạo ra hai hàng rào ngăn cản và bảo

vệ khỏi các dịch bệnh từ nguồn nƣớc.

a. Công nghệ lọc

Có thể sử dụng nhiều công nghệ lọc để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong nƣớc

đã thu đƣợc. Một số loại lọc chỉ loại bỏ đƣợc các hạt cỡ lớn, nhƣ các loài ký sinh

trùng, công nghệ khác có thể loại bỏ đƣợc những hạt có kích thƣớc rất nhỏ nhƣ virut.

Nếu sử dụng khử trùng bằng tia UV liều lƣợng cao, có thể không cần thiết

phải sử dụng phƣơng pháp lọc. Tuy nhiên, phải sử dụng một màng lọc đƣợc lắp đặt

phía trƣớc để loại bỏ những hạt rắn, bởi vì tia UV không thể diệt đƣợc những vi

sinh vật gây bệnh bị che khuất bởi những hạt rắn. Khử trùng bằng tia UV đạt hiệu

quả cao nhất khi kết hợp với một màng lọc hoặc cột lọc có kích cỡ lỗ từ 3-5 microns

hoặc nhỏ hơn [20].

31

Bảng 10. Công nghệ lọc và các dạng vi sinh vật có thể bị loại bỏ

Hệ thống lọc Các dạng vi sinh vật bị loại bỏ

Các dạng túi lọc Các ký sinh trùng (Crytosporidium, Giardia, Toxoplasma)

Các dạng cột lọc Các ký sinh trùng

Màng lọc micro Các ký sinh trùng, hầu hết các vi khuẩn

Màng siêu lọc Các ký sinh trùng, vi khuẩn, một số vi rút

Màng lọc cỡ nano Các ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút

Nguồn: [20]

b. Công nghệ khử khuẩn

Mặc dù có rất nhiều công nghệ khử trùng, nhƣng công nghệ khử khuẩn dùng

chlorine và dùng tia UV là phổ biến hơn đối với quy mô hộ gia đình. Việc kết hợp

sử dụng cả khử khuẩn bằng UV và bằng chlorine sẽ có một số lợi ích sau:

- Tia UV rất có hiệu quả đối với Crytosporidium, nhƣng để tiêu diệt một số

vi rút thì đòi hỏi ở liều lƣợng cao. Hơn nữa, khử khuẩn bằng tia UV không duy trì

đƣợc tác dụng sau khi tiếp xúc.

- Dùng chlorine tự do rất hiệu quả đối với vi rút nhƣng không hiệu quả đối

với Cryptosporidium. Thêm vào đó, dùng chlorine tự do sẽ vẫn duy trì đƣợc khả

năng khử khuẩn trong hệ thống bơm và đƣờng ống.

Bảng 11. Liều lƣợng tia UV cần thiết để bất hoạt Cryptosporidium, Giardia, Virus

Mức độ bất hoạt đạt đƣợc Liều lƣợng tia UV (mJ/cm

2) đối với các tác nhân

gây bệnh

Log Phần trăm (%) Cryptosporidium Giardia Virus

0,5 67 1,6 1,5 39

1,0 90 2,5 2,1 58

1,5 96,7 3,9 3,0 79

2,0 99 5,8 5,2 100

2,5 99,67 8,5 7,7 121

3,0 99,9 12 11 143

3,5 99,97 15 15 163

4,0 99,99 22 22 186

Nguồn: [20]

32

Bảng 12. Thời gian cần thiết để chlorine có tác dụng đối với Cryptosporidium,

Giardia, Virus (nồng độ chlorine tự do = 1,0 mg/L; pH = 7,0, nhiệt độ =200C)

Mức độ bất hoạt đạt đƣợc Thời gian tiếp xúc cần thiết (phút) của chlorine đối

với các vi sinh vật gây bệnh

Log Phần trăm (%) Cryptosporidium Giardia Virus

0,5 67

Không có tác dụng

9 0,25

1,0 90 19 0,5

1,5 96,7 28 0,75

2,0 99 37 1

2,5 99,67 47 1,5

3,0 99,9 56 2

3,5 99,97 65 2,5

4,0 99,99 75 3

Nguồn: [20]

Khử trùng bằngchlorine có hiệu quả đối với một số nguồn vi sinh vật gây

bệnh này và ít có hiệu quả đối với một số nguồn gây bệnh khác. Tuy nhiên, sự khác

nhau của phƣơng pháp khử trùng bằng tia UV và chlorine ở một số điểm sau:

- Chlorine có hiệu quả đối với vi rút hơn là đối với ký sinh trùng, trong khi

tia UV có hiệu quả đối với ký sinh trùng hơn là vi rút.

- Tia UV có khả năng bất hoạt các nguồn vi sinh vật gây bệnh trong một vài

phần mƣời của giây, trong khi chlorine cần một vài phút để có tác dụng.

- Khử trùng bằng UV chỉ có hiệu quả ở nƣớc trong, chlorine có thể khử

trùng đối với cả nƣớc đục.

- Hiệu quả khử trùng của UV không bị ảnh hƣởng bởi pH và nhiệt độ của

nƣớc, hiệu quả khử trùng của chlorine sẽ bị ảnh hƣởng bởi pH, nhiệt độ của nƣớc và

nồng độ chlorine trong nƣớc.

Bảng 13. Hiệu quả bất hoạt Giardia ở nồng độ 3-log (99,9%) đối với sự thay đổi

pH, nhiệt độ, nồng độ chlorine tự do

Nhiệt độ của nƣớc

(0C)

pH của nƣớc

Thời gian tiếp xúc cần thiết (phút) của

chlorine tự do ở các nồng độ

1,0 mg/L 2,0 mg/L

25 6,5 31 17,5

8,0 54 30,5

5 6,5 125 69

8,0 216 121,5

Nguồn:[20]

33

Xử lý pH của nước mưa

Nƣớc mƣa có tính acid nhẹ, chứa rất ít khoáng và có thể có tính ăn mòn cao.

Các thiết bị bằng nhựa không bị ảnh hƣởng bởi sự ăn mòn này. Nếu các thiết bị sử

dụng trong hệ thống thu và lƣu chứa nƣớc mƣa đều bằng nhựa thì việc xử lý sự ăn

mòn này sẽ không cần thực hiện ngay. Tuy nhiên, xử lý tính ăn mòn của nƣớc mƣa

sẽ rất quan trọng nếu hệ thống đƣờng ống hoặc thiết bị tiếp xúc với nƣớc bằng đồng

và các vật liệu dễ bị ăn mòn khác, vật liệu này khi bị ăn mòn sẽ tạo ra các vị trí rò rỉ

nƣớc. Có một vài cách mà có thể sử dụng để quản lý sự ăn mòn này là thêm sodium

bicarbonate vào bể chứa nƣớc mƣa và cho nƣớc mƣa chảy qua lớp lọc bằng các hạt

đá vôi (calcium carbonate) hoặc calcium oxide, hoặc sodium carbonate. Nƣớc mƣa

sau khi chảy qua lớp lọc, nó sẽ hòa tan một phần đá vôi và làm pH tăng, và giảm sự

ăn mòn thiết bị. Khi sử dụng lớp lọc đá vôi kết hợp với dùng tia UV khử trùng nên

đặt lớp lọc này sau đèn UV. Nếu trƣờng hợp đặt lớp lọc đá vôi trƣớc đèn UV, các

khoáng trong đá vôi, ví dụ calcium, khi bị hòa tan sẽ lắng đọng và làm cản trở tia

UV, hiệu quả khử trùng giảm xuống.

Xử lý VOCs/SOCs trong nước mưa

Nƣớc mƣa có thể có một lƣợng nhỏ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) hoặc

hợp chất hữu cơ nhân tạo (SOCs). Để xử lý các hợp chất có thể có này, chúng ta có

thể lắp đặt thêm một lớp lọc than hoạt tính có tác dụng hấp phụ các hợp chất VOCs

và SOCs này.

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2011), Báo cáo đánh giá lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường

Việt Nam.

2. Bộ Y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014.

3. Bộ Tài nguyên môi trƣờng (2012), Môi trường nước mặt, Báo cáo môi trƣờng

Quốc gia.

4. Đoàn Văn Cánh, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2008), Thu gom nước mưa đưa

vào lòng đất bổ sung nhân tạo nước dưới đất và chống úng ngập thành

phố, Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội.

5. Đoàn Văn Cánh (2008), Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp

thoát nước mưa vào lòng đất nhằm chống ngập úng thành phố đồng thời

bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất áp dụng cho thành phố Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo trung gian kết quả thực hiện Đề tài

NCCB.

6. Đoàn Văn Cánh (2014),Tài nguyên nƣớc dƣới đất Đồng bằng Nam Bộ những

thách thức và giải pháp,Tạp chí Khoa học và Công nghệ thủy lợi, (20), 89-

96.

7. Đinh Viết Cƣờng (2016), Nghiên cứu đề xuất phương pháp tính toán thiết kế mái

nhà xanh thu giữ nước mưa trong công trình xanh, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng

Đại học Xây dựng, Hà Nội.

8. Đoàn Thu Hà, Nguyễn Hoàng Hồ (2014), “Đề xuất giải pháp thu trữ nƣớc mƣa

hộ gia đình vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật

thủy lợi và môi trường, (44), 121-125.

9. Nguyễn Huy Nga (2014), Sức Khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

10. Nguyễn Thanh Sơn (2005), Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, Nhà xuất

bản Giáo dục.

11. Tống Ngọc Thanh (2002), Hiện trạng môi trƣờng nƣớc dƣới đất vùng Đồng

bằng Bắc Bộ,

http://www.idm.gov.vn/nguon_luc/Xuat_ban/2004/A280/a21.htm.

72

12. Giang Thu Thảo, Phạm Tất Thắng, Nguyễn Thế Anh (2013), “Đánh giá hiệu quả

đầu tƣ của mô hình trình diễn sử dụng nƣớc mƣa khu vực công sở và hộ gia

đình”,http://hoithaokhcn.tlu.edu.vn/Portals/7/3-08.pdf.

13. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội (2016), Báo cáo kết quả giám sát vệ sinh, chất

lượng nước ăn uống và sinh hoạt năm 2014-2015 và quý I năm 2016.

Tiếng Anh

14. Ahmed W., Gardner T.,Toze S. (2010), Microbiological Quality of Roof-

Harvested Rainwater and Health Risks: A Review.

15. Brad Lancaster (2006), Rainwater Harvesting for Drylands and Beyond,

Rainsource Press.

16. Heather Kinkade-Levario (2007), Design for Water: Rainwater Harvesting,

Stormwater Catchment, and Alternate Water Reuse, New Society Publishers.

17. KimY. H., KumS. Y., DzungD. A., Han M. Y. (2012), Analysis of rainwater

using potential as water supply in a developing country – A case study of

Laixa and Cukhe in Vietnam, http://www.editorialmanager.com/iwa-

conferences/download.aspx?id=56054&guid=d24b58d8-5bcf-45a7-a760-

95b13271a799&scheme=1.

18. Patricia S.H. Macomber (2001), Guidelines on Rainwater Catchment Systems for

Hawaii, College of Tropical Agriculture and Human Resourses.

19. Peter H. Gleick (1993), Water in crisis: A guide to the World’s fresh water

resources, Oxford University Fress.

20. TCEQ (2007), Harvesting, Storing, and Treating Rainwater for Domestic Indoor

Use, Texas Commission on Environmental Quality.

21. Vialle C.,Sablayrolles C., Lovera M., Jacob S., Huau M. –C.,

MontrejaudVignoles M. (2011), Monitoring of water quality from roof

runoff: Interpretation using multivariate analysis.

22. WHO (2006), Guidelines for drinking-water quality.

23. WHO (2013), WHO methods and data sources for global burden of disease

estimates 2000-2011.

24. WHO (2014), Progress on drinking water and sanitation 2014 update.