232
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG LA PHƯƠNG HIỀN ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM VÀ NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HUẾ - NĂM 2019

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ trƯỜng ĐẠi hỌc kinh tẾ hoÀng la phƯƠng hiỀn Ảnh hƯỞng cỦa

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG LA PHƯƠNG HIỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM VÀ NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH

NHÂN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUẾ - NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG LA PHƯƠNG HIỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM VÀ NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH

NHÂN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN

PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC

HUẾ - NĂM 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung và

kết quả nghiên cứu trong luận án được tổng hợp, phân tích và thực hiện một cách trung

thực, phù hợp với bối cảnh thực tế.

Nghiên cứu sinh

Hoàng La Phương Hiền

ii

LỜI CÁM ƠN

Luận án này không thể thực hiện và hoàn thành nếu thiếu đi sự đóng góp quan

trọng của các tổ chức và cá nhân. Do đó, tôi vô cùng cảm kích và trân quý sự hỗ trợ và

giúp đỡ tận tính của tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá

trình thực hiện luận án.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trương Tấn Quân và

PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc là những người đã tận tâm hướng dẫn, động viên và giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các Thầy, Cô, Cán bộ

Phòng Đào tạo sau Đại học; các Thầy cô, Anh chị em đồng nghiệp Khoa Quản trị kinh

doanh Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã đặc biệt dành cho tôi trong suốt quá

trình học tập và thực hiện luận án.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị tại Cục thuế, các

Chi cục thuế, Hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân trẻ, Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên

Huế; và đặc biệt là các doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, chia sẻ những thông tin, tư liệu hữu ích

để tôi có thể hoàn thành luận án.

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè thân thiết đã luôn động

viên, ủng hộ và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua.

Mặc dù bản thân đã nỗ lực hết mình nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế

và thiếu sót nhất định khi thực hiện luận án. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến

của quý Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học và bạn đọc gần xa.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận án

Hoàng La Phương Hiền

Hiền

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................... i

Lời cám ơn ....................................................................................................................... ii

Mục lục .......................................................................................................................... iii

Danh mục các bảng........................................................................................................ vii

Danh mục các hình ......................................................................................................... ix

PHẦN I. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3

3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4

5. Đóng góp của luận án .................................................................................................. 5

6. Kết cấu của luận án ...................................................................................................... 7

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC

ĐIỂM, NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN ĐẾN KẾT QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .......................................... 9

1.1 Cơ sở lý thuyết về doanh nhân .................................................................................. 9

1.1.1 Khái niệm về doanh nhân ....................................................................................... 9

1.1.2 Đặc điểm doanh nhân ........................................................................................... 10

1.1.3 Năng lực kinh doanh của doanh nhân .................................................................. 16

1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ .................................................. 24

1.2.1. Dịch vụ ................................................................................................................ 24

1.2.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ............................................... 25

1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ................................................ 28

1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................................... 34

1.3.1. Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.................................................................................................................. 34

1.3.2. Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp ................................................................................................ 39

1.4. Khoảng trống trong vấn đề nghiên cứu .................................................................. 46

iv

1.4.1. Khoảng trống nghiên cứu về lý thuyết và phương pháp tiếp cận đặc điểm, năng

lực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............................. 46

1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu về lý thuyết và phương pháp phân tích sự ảnh hưởng

của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp ........................................................................................................... 49

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ

VỪA TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 52

2.1 Khái quát về đặc điểm của doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực

dịch vụ ở Thừa Thiên Huế ............................................................................................. 52

2.1.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên

Huế ................................................................................................................................. 52

2.1.2 Đặc điểm của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch

vụ ở Thừa Thiên Huế .................................................................................................... 56

2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 57

2.2.1. Phương pháp tiếp cận và phân tích ảnh hưởng của của đặc điểm, năng lực kinh

doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong

lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế ............................................................................... 57

2.2.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu của luận án .................................................... 60

2.2.3. Nghiên cứu định tính ........................................................................................... 67

2.2.4. Nghiên cứu định lượng ........................................................................................ 71

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM VÀ

NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG

LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ ........................................................ 80

3.1. Kết quả khảo sát về đặc điểm doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh

vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế ...................................................................................... 80

3.1.1. Đặc điểm nhân chủng học của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế .................................................................... 80

3.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế . 81

3.2. Kiểm định thang đo các biến nghiên cứu ............................................................... 83

3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) .................... 83

3.2.2. Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA) ............... 83

v

3.3. Phân tích thực trạng đặc điểm tâm lý và năng lực kinh doanh của doanh nhân tại

các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế ..................... 86

3.3.1. Đặc điểm tâm lý của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực

dịch vụ ở Thừa Thiên Huế ............................................................................................. 86

3.3.2. Năng lực kinh doanh của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh

vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế ...................................................................................... 89

3.4. Kết quả phân tích ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân

đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ

ở Thừa Thiên Huế ........................................................................................................ 103

3.4.1. Kết quả phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý, năng lực kinh doanh của

doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh

vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế .................................................................................... 103

3.4.2. Kiểm định ước lượng mô hình bằng Boostrap .................................................. 104

3.4.3. Bình luận các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh

doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế ............................................................ 104

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH

DOANH CỦA DOANH NHÂN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ ...................................... 121

4.1. Đối với năng lực định hướng chiến lược .............................................................. 122

4.2. Đối với năng lực phân tích - sáng tạo ................................................................... 123

4.3. Đối với năng lực tổ chức - lãnh đạo ..................................................................... 125

4.4. Đối với năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội .................................................... 127

4.5. Đối với năng lực cam kết ..................................................................................... 128

4.6. Đối với năng lực thiết lập quan hệ ....................................................................... 129

4.7. Đối với năng lực chuyên môn nghiệp vụ ............................................................. 130

4.8. Đối với năng lực cá nhân ...................................................................................... 130

4.9. Đối với năng lực nắm bắt cơ hội .......................................................................... 131

4.10. Đối với năng lực học tập .................................................................................... 131

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 134

1. Kết luận .................................................................................................................... 134

2. Kiến nghị ................................................................................................................. 136

2.1. Đối với Nhà nước ................................................................................................. 136

vi

2.2. Đối với các cấp lãnh đạo của tỉnh, thành phố ....................................................... 137

2.3. Đối với các hiệp hội của tỉnh ................................................................................ 138

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .............................................. 140

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 141

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 151

PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ 152

PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................ 170

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng hợp các khái niệm về doanh nhân .................................................... 9

Bảng 1.2. Tổng hợp một số nhóm đặc điểm tâm lý doanh nhân ............................. 14

Bảng 1.3. Tổng hợp một số khái niệm về năng lực ................................................. 17

Bảng 1.4. Tổng hợp các hành vi phản ánh trong từng nhóm năng lực kinh doanh

thành phần cấu thành năng lực kinh doanh của doanh nhân từ nhiều tác

giả ............................................................................................................ 19

Bảng 1.5. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ..................................... 26

Bảng 1.6. Các khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp........ 28

Bảng 1.7. Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp ...................................................................................................... 29

Bảng 1.8. Tổng hợp các nội dung đo lường trong hệ thống đánh giá kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp ......................................................... 31

Bảng 1.9. Ảnh hưởng của một số đặc điểm tâm lý của doanh nhân đến kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp ......................................................... 37

Bảng 1.10. Tổng hợp một số nội dung và phương pháp nghiên cứu về mối quan hệ

giữa năng lực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp ...................................................................................................... 46

Bảng 2.1. Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo loại hình dịch vụ ở

Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2016 ................................................... 52

Bảng 2.2. Đặc điểm của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

năm 2016 ................................................................................................. 53

Bảng 2.3. Qui mô vốn, lao động và kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV

trong lĩnh vực dịch vụ phân theo ngành nghề kinh doanh trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế năm 2016 ...................................................................... 55

Bảng 2.4. Đặc điểm của đội ngũ doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch

vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 ...................................... 56

Bảng 2.5. Nhận diện phương pháp phân tích ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực

kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của DNNVV ......... 57

Bảng 2.6. Bảng phân bố tỷ lệ cỡ mẫu cần điều tra theo ngành dịch vụ ................... 72

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân chủng học của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh

vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế theo kết quả điều tra năm 2018 ............. 80

viii

Bảng 3.2. Qui mô và cơ cấu DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn Thừa

Thiên Huế theo loại hình, lĩnh vực hoạt động, qui mô lao động và địa bàn

hoạt động theo kết quả điều tra năm 2018 ............................................... 82

Bảng 3.3. Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình cấu trúc bậc 2 của các khái

niệm nghiên cứu ...................................................................................... 84

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả phân tích và đo lường mô hình cấu trúc bậc 2 cho các

biến nghiên cứu ....................................................................................... 85

Bảng 3.5. Đánh giá giá trị phân biệt cho thang đo các biến nghiên cứu .................. 86

Bảng 3.6. Tổng phương sai rút trích (AVE) của các khái niệm và ma trận tương

quan giữa các khái niệm .......................................................................... 86

Bảng 3.7. Kết quả phân tích ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của

doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trong lĩnh

vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế .............................................................. 103

Bảng 3.8. Kiểm định phân phối chuẩn cho các biến nghiên cứu ........................... 107

Bảng 3.9. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các nhóm đặc điểm

nhân chủng học của doanh nhân ............................................................ 108

Bảng 3.10. Năng lực kinh doanh của doanh nhân theo các nhóm đặc điểm nhân

chủng học ............................................................................................... 113

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mô hình Năng lực cá nhân (ASK) ........................................................... 16

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu .............. 67

Hình 2.2. Mô hình phân tích mức độ quan trọng và thực hiện (Importance –

Performance Analysis – IPA) .................................................................. 78

Hình 3.1. Đặc điểm tâm lý của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ

ở Thừa Thiên Huế .................................................................................... 86

Hình 3.2. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực kinh doanh của

doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế . 90

Hình 3.3. Kết quả phân tích tầm quan trọng và mức độ đáp ứng của các nhóm năng

lực kinh doanh thành phần theo mô hình IPA (Importance – Performance

Analysis) .................................................................................................. 91

Hình 3.4. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực định hướng

chiến lược của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa

Thiên Huế ................................................................................................. 92

Hình 3.5. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực phân tích –

sáng tạo của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa

Thiên Huế ................................................................................................. 95

Hình 3.6. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực tổ chức - lãnh

đạo của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên ở Thừa

Thiên Huế ................................................................................................ 95

Hình 3.7. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực thực hiện trách

nhiệm xã hội của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở

Thừa Thiên Huế ....................................................................................... 97

Hình 3.8. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực cam kết của

doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế . 98

Hình 3.9. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực thiết lập quan

hệ của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên

Huế ........................................................................................................... 99

Hình 3.10. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực chuyên môn

nghiệp vụ của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa

Thiên Huế ................................................................................................ 99

x

Hình 3.11. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực cá nhân của

doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

............................................................................................................... 101

Hình 3.12. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực nắm bắt cơ hội

của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên

Huế ......................................................................................................... 101

Hình 3.13. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực học tập của

doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

............................................................................................................... 102

xi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASK Thái độ - Kỹ năng – Kiến thức Attitude - Skill -

Knowledge

BSC Thẻ điểm cân bằng Balanced Scorecard

CNH-

HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CS Cộng sự

CFA Phân tích nhân tố khẳng định Confirmatory Factor

Analysis

CMNV Chuyên môn nghiệp vụ

DN Doanh nghiệp

DNNVV Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa

DM Xu hướng đổi mới

DTPT Đào tạo phát triển

EFA Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor

Analysis

HDDN Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp

DHCL Định hướng chiến lược

KH Khách hàng

KSNT Kiểm soát nội tại

NLDN Năng lực kinh doanh của doanh nhân

NLCN Năng lực cá nhân

NLHT Năng lực học tập

NLCK Năng lực cam kết

NBCH Năng lực nắm bắt cơ hội

NCTD Nhu cầu thành đạt

PTST Phân tích và sáng tạo

QTNB Quy trình nội bộ

RR Rủi ro

SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính Structural Equation Model

TL Tâm lý

TCLD Tổ chức và lãnh đạo

TC Tài chính

TNXH Trách nhiệm xã hội

TLQH Thiết lập quan hệ

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Hệ số tải nhân tố Factor loading

Alfa Hệ số Cronbach’s Alpha

C.R Độ tin cậy tổng hợp Composite Reliability

AVE Tổng phương sai rút trích Average Variance Extract

1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, đặc biệt là các địa phương miền Trung, các doanh nghiệp nhỏ và vừa

trong lĩnh vực dịch vụ được xem là động lực then chốt cho tăng trưởng kinh tế, tăng cơ

hội việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, đẩy mạnh xuất khẩu và tạo ra sự bùng nổ năng

suất địa phương và quốc gia. Số liệu cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2017) [1] cho

thấy trong năm 2016, toàn tỉnh có đến gần 64% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa

đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Tổng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp này trên địa bàn năm 2016 đạt gần 14.059 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 21.518 tỷ

đồng. Các doanh nghiệp này đã nộp ngân sách gần 1.023 tỷ đồng, trong tổng thu ngân

sách ước đạt 5.048,9 tỷ đồng của tỉnh. Ngoài ra, đã giải quyết việc làm cho 21.250 lao

động, trong đó các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy

và xe có động cơ khác; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải kho bãi đóng vai trò tích cực

nhất cho quá trình giảm bớt áp lực về tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều

vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động ở vùng sâu vùng xa.

Với đặc thù nhỏ bé về quy mô, có đến 79,71% doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ

trong tổng số các doanh nghiệp dịch vụ ở Thừa Thiên Huế nên các doanh nhân tại các

doanh nghiệp này đồng thời vừa là người chủ vừa trực tiếp tham gia vào hoạt động

điều hành quản lý doanh nghiệp. Thực tế quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa này

phản ánh tính tập quyền cao, hầu như mọi quyền ra quyết định đều tập trung trong tay

người chủ doanh nghiệp. Do đó, kết quả hoạt động kinh doanh, sự thành bại của các

doanh nghiệp này chịu sự chi phối rất lớn từ phía doanh nhân.

Các nghiên cứu trước đây về doanh nhân và doanh nghiệp cũng chỉ ra được

những kết quả tương tự khi cho rằng năng lực kinh doanh và một số đặc điểm cá nhân

khác của doanh nhân được xem như yếu tố tài sản vô hình, quý giá không chỉ với bản

thân doanh nhân mà còn của doanh nghiệp [16][96]. Vì vậy, những thành tựu đạt

được của doanh nghiệp phải kể đến vai trò và sự cống hiến của các doanh nhân - người

được xem là chủ thể của tiến trình khởi nghiệp và kinh doanh.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu thực nghiệm nào xây dựng và

phát triển thang đo đa chiều với các năng lực kinh doanh thành phần phù hợp để đo

lường năng lực kinh doanh của đội ngũ doanh nhân trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn

tỉnh Thừa Thiên Huế [32]. Các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành năng

2

lực kinh doanh chung của doanh nhân trong các tài liệu nghiên cứu liên quan rất đa

dạng và chưa thống nhất [141]. Hầu hết các thang đo năng lực kinh doanh đều được

nghiên cứu và phát triển trong bối cảnh xã hội phương Tây trong khi đó, Pearson và

Chatterjee (2001) [112] cho rằng năng lực kinh doanh của doanh nhân chịu sự chi phối

bởi một số điều kiện và hoàn cảnh nghiên cứu như văn hóa quốc gia, văn hóa doanh

nghiệp, môi trường kinh doanh… Bên cạnh đó, hầu hết các mô hình năng lực kinh

doanh được xây dựng và phát triển vào những năm 90 trong bối cảnh đặc thù của điều

kiện kinh tế, chính trị, xã hội… vào thời kỳ này. Theo Iverson (2000) [76] sẽ không

còn phù hợp nếu vẫn tiếp tục sử dụng các mô hình năng lực kinh doanh trước đó để

đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nhân thế kỷ 21. Tương tự, Temtime và

Pansiri (2005) [141] cho rằng trước bối cảnh các biến số môi trường kinh doanh ngày

càng trở nên phức tạp, áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên có sự phát triển và

mở rộng các nhóm năng lực kinh doanh cho phù hợp với hơi thở của thời đại. Điều

này đòi hỏi luận án cần có sự kế thừa và phát triển thang đo đa chiều với một số năng

lực kinh doanh thành phần mới cần bổ sung để đo lường năng lực kinh doanh mang

tính chất đặc thù của đội ngũ doanh nhân trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa

Thiên Huế.

Ngoài cách tiếp cận xã hội học, phương pháp tiếp cận tâm lý học cũng được sử

dụng và khai thác các yếu tố xúc cảm, nhận thức, động cơ, nhân cách như các tiền tố

của hành vi kinh doanh nên có thể giúp phản ánh trọn vẹn hơn bức chân dung của

doanh nhân trong quá trình hoạt động kinh doanh của họ [83]. Tuy nhiên, phương

pháp tiếp cận tâm lý, đặc biệt là tâm lý kinh doanh chưa được các nghiên cứu sử dụng

phổ biến như phương pháp tiếp cận xã hội học. Trong khi đó, không dễ để xây dựng

thang đo đa chiều phù hợp để đo lường đặc điểm tâm lý doanh nhân bởi vì có quá

nhiều đặc điểm tâm lý thành phần được các tác giả phân tích trong các nghiên cứu

khác nhau [71]. Đặc biệt, khai thác những đặc điểm tâm lý này đang là xu thế nghiên

cứu phổ biến hiện nay về doanh nhân, doanh nghiệp và kinh doanh [83]. Do đó, việc

xây dựng một thang đo đa chiều với các nhóm đặc điểm tâm lý thành phần phù hợp để

đánh giá đặc điểm tâm lý doanh nhân có tính cấp thiết cao trong luận án này.

Ngoài ra, để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì việc chỉ

sử dụng các chỉ tiêu tài chính không đảm bảo được sự cân bằng lợi ích giữa các đối tác

bên trong và bên ngoài, giữa mục tiêu ngắn hạn và chiến lược lâu dài, giữa các phương

diện hoạt động của doanh nghiệp [80]. Dù rằng các chỉ tiêu phi tài chính đã bắt đầu

3

nhận được sự quan tâm của một số nghiên cứu gần đây nhưng vẫn còn rất hạn chế và

chỉ có một số ít nghiên cứu sử dụng kết hợp đồng thời cả 2 nhóm chỉ tiêu trên để đo

lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [20]. Do đó, Kaplan và Norton

(1993) [80] cho rằng việc phát triển thang đo đa chiều để đo lường kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp dựa trên sự kết hợp đồng thời chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cân

bằng được các phương diện hoạt động của doanh nghiệp là rất cần thiết.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và

kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Man (2001) [96], Ahmad (2007)

[16], Zoysa & Herath (2007) [158] và một số tác giả khác đã kiểm chứng sự ảnh

hưởng riêng lẻ hoặc của đặc điểm doanh nhân, hoặc của năng lực kinh doanh của doanh

nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đồng thời

kiểm chứng sự tác động của đặc điểm doanh nhân (đặc điểm nhân chủng học, đặc

điểm tâm lý) và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp vẫn chưa phổ biến mặc dù hướng nghiên cứu này sẽ giúp mô

tả trọn vẹn bức chân dung của doanh nhân và giải thích tốt hơn vai trò của doanh nhân

trong việc tạo ra kết quả kinh doanh của doanh nghiệp [96].

Thực tiễn kinh doanh cho thấy, bên cạnh những thành công đạt được thì việc

nhận diện được những khoảng trống còn thiếu hụt về đặc điểm, năng lực kinh doanh

của đội ngũ doanh nhân tại các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa trên địa

bàn Thừa Thiên Huế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này giúp họ có được góc

nhìn tổng hợp hơn về viễn cảnh kinh doanh và có sự chuẩn bị tốt hơn về hành trang tri

thức, kỹ năng và thái độ khi khởi nghiệp và trong quá trình vận hành hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp để đạt được thành quả cao.

Từ những phân tích trên, nghiên cứu “Ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh

doanh của doanh nhân đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế” được lựa chọn bởi nó có tính cấp thiết cả

về mặt lý luận và thực tiễn trong bối cảnh kinh doanh của đội ngũ doanh nhân và doanh

nghiệp dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của luận án là phân tích và đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm và

năng lưc kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế và đề xuất một

số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của đội ngũ doanh nhân trên địa

bàn nghiên cứu.

4

Để đạt được mục tiêu này luận án hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và làm rõ khung lý thuyết để đo lường và đánh giá

đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân, kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của những yếu tố trên đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

- Đánh giá đặc điểm, mức độ quan trọng và khả năng đáp ứng đối với từng nhóm

năng lực kinh doanh thành phần của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Kiểm chứng và phân tích sự ảnh hưởng đồng thời của đặc điểm, năng lực kinh

doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh

vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu.

- Ðề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của doanh

nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, một số câu hỏi nghiên cứu được

đặt ra như sau:

- Lý thuyết/ khung nghiên cứu nào phù hợp để đo lường đặc điểm, năng lực kinh

doanh của doanh nhân, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ủng hộ cho

mối quan hệ giữa đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp?

- Đặc điểm, mức độ quan trọng và khả năng đáp ứng đối với từng nhóm năng lực

kinh doanh thành phần của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như thế nào?

- Đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân có ảnh hưởng đến kết quả

hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên

cứu?

- Làm thế nào để nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nhân tại các DNNVV

trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. 1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh

nhân và sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến kết quả hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa

Thiên Huế.

5

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung:

Luận án nghiên cứu đặc điểm doanh nhân, năng lực kinh doanh của doanh nhân,

mối quan hệ giữa đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động

kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên

Huế. Trong đó:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ được phân loại theo tiêu

thức về quy mô lao động theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính Phủ.

- Doanh nhân trong phạm vi luận án này là chủ doanh nghiệp và tham gia trực tiếp

vào hoạt động điều hành, quản lý doanh nghiệp.

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Firm Perfomance) được đo lường và

phản ánh thông qua chỉ tiêu kết quả và hiệu quả nhưng trong phạm vi của luận án này

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu, giới hạn và tiếp cận ở góc độ kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Luận án chỉ tập trung phân tích sự ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh

doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do đó, mối

quan hệ giữa đặc điểm tâm lý của doanh nhân và năng lực kinh doanh của doanh nhân

sẽ không được giải quyết trong luận án.

Về mặt không gian: Luận án thu thập dữ liệu về đội ngũ doanh nhân và

DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về mặt thời gian: Dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2013 – 2016 được thu thập để

phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập và phân tích trong

khoảng thời gian 2017-2018, hệ thống các hàm ý quản trị đề xuất đến năm 2025.

5. Đóng góp của luận án

Về mặt lý luận: Luận án này đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung những

tri thức mới vào hệ thống lý luận liên quan đến vấn đề khởi nghiệp và kinh doanh ở

Việt Nam. Cụ thể là:

Luận án đã tổng hợp, bổ sung và làm rõ các khái niệm nghiên cứu, khung lý

thuyết về doanh nhân, đặc điểm doanh nhân, năng lực kinh doanh của doanh nhân, kết

quả kinh doanh của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu này.

Trên cở sở kế thừa các nghiên cứu trước đây, tác giả đã xây dựng và phát triển

thang đo đa chiều để đo lường đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó:

6

- Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân được bổ sung 2 nhóm năng lực

kinh doanh thành phần mới để để phù hợp với bối cảnh hoạt động của doanh nhân tại

các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân ngoài 8 nhóm năng lực kinh doanh

thành phần (Năng lực định hướng chiến lược, năng lực cam kết, năng lực phân tích -

sáng tạo, năng lực học tập, năng lực nhận thức cơ hội, năng lực tổ chức – lãnh đạo,

năng lực thiết lập quan hệ, năng lực cá nhân) được tổng hợp từ các nghiên cứu liên

quan thì năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội và năng lực chuyên môn nghiệp vụ

được tác giả đề xuất bổ sung vào thang đo này. Do đó, thang đo năng lực kinh doanh

của doanh nhân được phát triển từ luận án vừa phản ánh tính đặc thù của các doanh

nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có

tính tổng hợp và cập nhật cao.

- Luận án cũng đã phát triển thang đo đa chiều để đo lường đặc điểm tâm lý của

doanh nhân với sự cấu thành của các nhóm các đặc điểm tâm lý thành phần có tính đại

diện cho doanh nhân như: Nhu cầu thành đạt, xu hướng chấp nhận rủi ro, xu hướng đổi

mới, xu hướng kiểm soát nội tại.

- Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng được tiếp cận

đa chiều gồm 4 phương diện: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập – phát

triển. Thông qua 4 phương diện này, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

được đánh giá một cách toàn diện hơn cả về chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, đảm

bảo được sự cân bằng giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt, giữa các

phương diện hoạt động của doanh nghiệp, giữa lợi ích của các đối tác hữu quan bên

trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Luận án đã tìm ra được những bằng chứng thống kê thuyết phục về sự ảnh hưởng

đồng thời của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động

kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ

việc khảo sát 418 doanh nhân. Đây là một đóng góp quan trọng của luận án giúp mô tả

trọn vẹn bức chân dung của doanh nhân và giải thích tốt hơn vai trò của doanh nhân

trong việc tạo ra kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Về mặt thực tiễn:

Đối với doanh nhân:

Luận án đã làm rõ được nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến đặc điểm doanh nhân,

mức độ quan trọng và khả năng đáp ứng của từng nhóm năng lực kinh doanh thành phần

7

của doanh nhân tại các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế.

Từ đó các doanh nhân và những người khởi nghiệp có được góc nhìn tổng hợp hơn về

viễn cảnh kinh doanh và có sự chuẩn bị hành trang tri thức, kỹ năng và thái độ phù hợp

khi khởi nghiệp kinh doanh và chinh phục các rào cản kinh doanh trên thương trường để

đạt được thành quả cao trong kinh doanh.

Luận án cũng đã đề xuất được các hàm ý quản trị quan trọng và phù hợp giúp các

doanh nhân và những người khởi nghiệp có cơ sở đáng tin cậy để hoàn thiện hơn về

năng lực kinh doanh, phát huy tốt hơn những lợi thế từ đặc điểm cá nhân và nâng cao

kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với nhà nghiên cứu khoa học, các viện và trung tâm đào tạo:

Đề tài là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu khoa học, các

giảng viên và sinh viên quan tâm đến chủ đề khởi nghiệp bởi vì rất nhiều các vấn đề lý

luận và thực tiễn còn rất mới mẻ và hấp dẫn ở Việt Nam liên quan đến doanh nghiệp,

doanh nhân, vai trò của doanh nhân đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp được tổng hợp trong luận án này.

Dựa vào kết quả của luận án, các viện, trung tâm đào tạo và trường đại học sẽ có

những định hướng thiết kế nội dung chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho

các học phần khởi sự doanh nghiệp phù hợp hơn với nhu cầu của nhà tuyển dụng,

người học và xã hội.

Đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách:

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở đáng tin cậy giúp các nhà quản lý và

hoạch định chính sách tại các sở ban ngành ban hành các chủ trương, chính sách phù

hợp, thiết thực giúp hoàn thiện năng lực kinh doanh cho đội ngũ doanh nhân và nâng

cao kết quả hoạt động kinh doanh các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới.

6. Kết cấu của luận án

Nội dung chính của luận án được kết cấu như sau:

Phần I. Mở đầu

Phần II. Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực

kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 2. Đặc điểm của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong

lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế và phương pháp nghiên cứu.

8

Chương 3. Kết quả phân tích sự ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh

doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và

vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế.

Chương 4. Một số hàm ý quản trị nâng cao năng lực kinh doanh của doanh

nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế.

Phần III. Kết luận và kiến nghị

9

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM,

NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Cơ sở lý thuyết về doanh nhân

1.1.1 Khái niệm về doanh nhân

Ahmad (2007) [16] cho rằng vẫn còn nhiều khác biệt trong các khái niệm về

doanh nhân và không có một khái niệm nào được xem là hoàn hảo để phản ánh đầy đủ

chân dung của một doanh nhân bởi sự đa dạng và phức tạp trong chức năng và nhiệm

vụ mà một doanh nhân phải thực hiện trên con đường khởi nghiệp. Một số tác giả thì

cho rằng sự đa dạng trong các định nghĩa là để mô tả một cách đầy đủ những phẩm

chất mà một doanh nhân cần có trong tiến trình kinh doanh [22]. Khái niệm doanh

nhân được phản ánh ở bảng 1.1 dựa trên các quan điểm và cách tiếp cận khác nhau của

nhiều tác giả.

Bảng 1.1. Tổng hợp các khái niệm về doanh nhân

Khái niệm doanh nhân Nguồn

Doanh nhân là người mua các yếu tố đầu vào ở một mức giá cụ thể rồi thông

qua quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường với những

mức giá khác nhau dựa trên cơ sở chi phí sản xuất

Cantillon (1755)

[42]

Doanh nhân là người đổi mới, năng động, biết tạo dựng sự nghiệp kinh

doanh và tận dụng cơ hội làm bệ đỡ cho những ý tưởng mới mẻ

Schumpeter (1934)

[126]

Doanh nhân là một cá nhân với tính cách năng động và là con người của

hành động

Hoselitz (1951) [72]

Doanh nhân là người sáng tạo nên cái mới, sự khác biệt, họ thay đổi giá trị…

và nhận thấy rằng sự thay đổi là một điều hiển nhiên

Drucker (1985) [54]

Doanh nhân là người chấp nhận rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn,

người cung cấp tài chính, người cải tiến, người ra quyết định, nhà lãnh đạo,

nhà quản trị, người tổ chức và kết hợp nguồn lực kinh tế, là chủ của doanh

nghiệp, là người tập hợp các yếu tố phục vụ sản xuất, nhà thầu, nhà đầu cơ,

người điều phối nguồn lực

Hébert & Link

(1989) [66]

Doanh nhân là người sáng tạo, người đổi mới, người tạo ra sự thay đổi và

cũng là người có năng lực nhận diện các cơ hội và tổ chức nguồn lực để đạt

được mục tiêu

O' Connor & Fiol

(2002) [109]

Doanh nhân là người có thói quen sáng tạo và cải tiến để tạo dựng điều gì đó

trên cơ sở của việc nhận thức những cơ hội có giá trị xung quanh

Bolton & Thompson

(2004) [34]

10

Doanh nhân là người tham gia vào tiến trình khởi sự kinh doanh trong bối

cảnh phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn nhằm đạt được

lợi nhuận và sự tăng trưởng thông qua việc xác định được những cơ hội quan

trọng và huy động những nguồn lực cần thiết.

Zimmerer &

Scarborough (2005)

[157]

Doanh nhân là người chủ của doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong

doanh nghiệp. Họ là những người có năng khiếu đặc biệt về kinh doanh, có

kỹ năng đặc biệt về kinh doanh, có kinh nghiệm phong phú để ứng dụng

trong kinh doanh.

Hoàng Văn Hoa

(2010) [4]

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Rõ ràng, mỗi nhóm tác giả có những cách định nghĩa khác nhau về doanh nhân

nhưng điểm chung lớn nhất giữa các khái niệm này đều cho rằng doanh nhân là người

kết hợp các yếu tố sản xuất và tổ chức quá trình sản xuất, kinh doanh để tạo ra giá trị

mới cao hơn, không phân biệt hình thức sở hữu, loại hình và quy mô kinh doanh. Họ

cũng là những người dám chấp nhận rủi ro và là người đổi mới sáng tạo.

Từ những phân tích trên, trong phạm vi luận án này để phù hợp với đặc trưng của

doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nhân được hiểu là người chủ, tham gia quản lý và điều

hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu lợi nhuận; phải luôn

đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn trong tiến trình kinh doanh để đạt được sự

tăng trưởng; đồng thời họ cũng phải là người gắn liền với quá trình sáng tạo và đổi mới

để thành công trên cơ sở của việc nhận thức những cơ hội kinh doanh có giá trị.

1.1.2 Đặc điểm doanh nhân

1.1.2.1 Khái niệm đặc điểm doanh nhân

Theo từ điển Oxford cho người học nâng cao [147], đặc điểm cá nhân là những

nét đặc trưng hoặc là phẩm chất của một người nào đó.

Từ sự kết hợp của định nghĩa về đặc điểm cá nhân trong từ điển Oxford cho

người học nâng cao [147] và những quan niệm về doanh nhân thì đặc điểm doanh

nhân được xem như là những nét đặc trưng hoặc là phẩm chất thuộc về doanh nhân.

1.1.2.2 Phân loại đặc điểm doanh nhân

Phương pháp tiếp cận đặc điểm cá nhân được đánh giá là phổ biến trong các

nghiên cứu về doanh nhân và khởi nghiệp kinh doanh. Phương pháp này cho rằng một

số đặc điểm cá nhân sẽ giúp tạo ra sự khác biệt giữa doanh nhân và các đối tượng khác.

Trong phương pháp phân tích đặc điểm cá nhân, phương pháp tiếp cận xã hội học và

phương pháp tâm lý học được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về chủ đề này. Theo

các phương pháp này có các nhóm đặc điểm cơ bản sau:

11

a. Đặc điểm nhân chủng học

Nhóm đặc điểm này bao gồm: tuổi tác, nền tảng gia đình, giới tính, kinh nghiệm

công việc, trình độ học vấn. Những đặc trưng này sẽ ảnh hưởng đến ý định và hành vi

kinh doanh của doanh nhân cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuổi tác

Tuổi tác được sử dụng như một trong những biến số quan trọng trong nghiên cứu

khoa học xã hội đương đại để phân loại và giải thích sự khác biệt trong hành vi và ý

định kinh doanh giữa các cá nhân. Tuổi tác tăng lên kéo theo là sự tích lũy của kỹ

năng, kiến thức và một số phẩm chất cá nhân khác. Khi người ta già đi thì ý định khởi

nghiệp có xu hướng giảm dần [139]. Ở các nước phát triển, độ tuổi khởi nghiệp phổ

biến từ 25-34, trong khi đó ở các nước đang phát triển thì độ tuổi từ 35-44 lại phổ biến

[35]. Ở Việt nam, theo báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam (2015) của VCCI (2016)

[15], nhóm người khởi nghiệp ở độ tuổi 25-34 là phổ biến nhất ở Việt Nam (chiếm

18%), xếp thứ hai là nhóm người ở tuổi 35-44 (chiếm 16%) và tiếp đến là nhóm tuổi

18-24, 45-54 và 55-65 chiếm tỷ lệ lần lượt là 13%, 8%, 8% trong tổng số 2000 người

tham gia khảo sát. Đây cũng là một thực trạng chung về độ tuổi khởi nghiệp kinh

doanh trên thế giới, riêng đối với nhóm người ở độ tuổi 45-54 xếp thứ 3 nhưng nhóm

tuổi này lại có tỷ lệ thấp nhất trong bối cảnh khởi nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, tổ chức

này cho thấy rằng so với nhóm doanh nhân từ trung niên trở lên 35-64 thì nhóm doanh

nhân trẻ tuổi từ 18-34 nhạy bén hơn với các cơ hội kinh doanh, có ý định khởi nghiệp

cao hơn, dám mạo hiểm hơn trong kinh doanh, tuy nhiên lại non kém hơn về năng lực

kinh doanh.

Nền tảng gia đình

Gia đình có truyền thống kinh doanh được xem là bệ đỡ đầu tiên, là nguồn động

viên khích lệ cho các doanh nhân khởi sự doanh nghiệp, và vai trò này càng đặc biệt

quan trọng trong bối cảnh kinh doanh của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong các

nghiên cứu của Davidsson (1995) [52] và Blackman (2003) [33] thì những doanh nhân

thành đạt phần lớn đều xuất thân từ những gia đình có bố mẹ hoặc người thân làm kinh

doanh và và khả năng sống sót cũng như cơ hội thành công trên thương trường của

nhóm doanh nhân này cũng sẽ cao hơn so với nhóm còn lại. Theo nghiên cứu của Pant

(2015) [110], có ít nhất 3 lý do chứng minh cho tầm quan trọng của nền tảng gia đình

đối với các quyết định kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp. Đầu tiên, khi tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp, gia đình tạo thành một

12

nhóm doanh nhân rất đặc thù. Vì có cùng huyết thống, sự gắn bó mật thiết, và chia sẻ

cùng một nền tảng giá trị và văn hóa nên mức độ cam kết gắn bó và niềm tin giữa các

thành viên trong doanh nghiệp sẽ cao hơn bất kỳ nhóm doanh nhân nào khác. Thứ hai,

gia đình cung cấp cho doanh nhân các nguồn lực cần thiết cho tiến trình kinh doanh và

để tạo đà và lợi thế tăng trưởng. Nguồn lực này có thể là nguồn nhân sự giá rẻ, trung

thành, tin cậy từ các thành viên trong gia đình; nguồn hỗ trợ tài chính; mạng lưới các

mối quan hệ với đối tác, khách hàng sẵn có của gia đình… Ngoài ra, kinh nghiệm

thương trường để lại từ thế hệ cha anh cũng là nguồn tài sản vô giá cho các doanh nhân.

Thứ ba, truyền thống kinh doanh của gia đình có thể được xem là một trong những yếu

tố tiếp lửa và truyền cảm hứng khởi nghiệp cho các thành viên. Người ta tin rằng nếu

một cá nhân trưởng thành trong một gia đình đề cao tinh thần và văn hóa đổi mới và nét

văn hóa này được chuyển đổi thành công thành một đế chế kinh doanh vĩ đại hoặc một

khối tài sản khổng lồ thì hậu duệ của gia đình có xu hướng tiếp bước và phát huy.

Truyền thống gia đình sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều người trong số họ tạo ra một

doanh nghiệp khởi nghiệp riêng, nơi họ không chỉ kế thừa truyền thống kinh doanh vẻ

vang mà còn có cơ hội để chứng minh khí phách của doanh nhân.

Giới tính

Giới tính có thể tạo nên sự khác biệt về năng lực, hành vi và ý định kinh doanh

của doanh nhân [55]. Các nghiên cứu cho thấy tinh thần khởi nghiệp của nam cao hơn

nữ doanh nhân [150] [52]. Ngoài ra, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

do nữ làm chủ không tốt bằng nam doanh nhân bởi vì phụ nữ thường khởi nghiệp ở độ

tuổi sớm hơn, thiếu kinh nghiệm thương trường, chiếm tỷ lệ lớn trong lĩnh lực bán lẻ

và dịch vụ, hạn chế về cơ hội tiếp cận các yếu tố nguồn lực kinh doanh do rào cản của

sự bất bình đẳng giới [43]. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng chẳng có sự khác biệt

nào giữa nữ và nam doanh nhân, thậm chí nữ doanh nhân thường có xu hướng quan

tâm đến chất lượng, sự cẩn trọng và tỉ mỉ của họ rất phù hợp để quản trị rủi ro trong

kinh doanh, không thua kém về kinh nghiệm quản lý, có năng lực thực hiện trách

nhiệm xã hội cao hơn, xem đổi mới như là xu hướng tất yếu để phát triển [44] [155].

Bên cạnh đó, ý định khởi nghiệp của nữ giới cũng rất quyết liệt ở các quốc gia đang

phát triển để thoát nghèo và có được sự tự chủ về mặt tài chính [44].

Kinh nghiệm kinh doanh

Kinh nghiệm có thể mang lại tác động tích cực hoặc tiêu cực hoặc không ảnh

hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nhân [77]. Kinh nghiệm có thể giúp

13

nhà quản trị né tránh hay giải quyết một số khó khăn một cách nhanh chóng và giúp

nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh [51] [87] [67] nhưng cũng có thể kìm hãm sự

sáng tạo và giảm đi khả năng thích nghi của doanh nhân bởi họ bị rập khuôn theo

những giải pháp đã từng thực hiện hay đã thử nghiệm trong quá khứ [40]. Mặt khác,

một số nghiên cứu thì cho rằng số năm kinh nghiệm không đóng vai trò quyết định đến

sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa [130].

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn được xem như nền tảng của kiến thức, kỹ năng, thái độ của

doanh nhân [51]. Do đó, đặc điểm này là một loại tài sản cá nhân đặc biệt quan trọng

cần được trau dồi và phát triển. Kết quả khảo sát của GEM (2016) cho thấy ở các nước

có thu nhập cao, 75% doanh nhân có trình độ từ cấp 2 trở lên và các chương trình đào

tạo kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp được trang bị rất sớm trong hệ thống giáo dục

của họ. Trong khi đó, một nửa doanh nhân ở các quốc gia có thu nhập thấp thì chưa

học hết cấp 2. Ở các nước có thu nhập trung bình, phần lớn trình độ học vấn của các

doanh nhân rơi vào khoảng giữa của 2 nhóm quốc gia trên và có xu hướng ngày càng

nâng cao về trình độ.

b. Đặc điểm tâm lý

Ngoài cách tiếp cận phổ biến về đặc điểm nhân khẩu học của doanh nhân thì

một số nghiên cứu khác dành sự quan tâm đặc biệt đến đặc điểm tâm lý để nhấn

mạnh vào khía cạnh cảm xúc và tinh thần của các doanh nhân trên cơ sở tiếp cận

động cơ, thuộc tính cá nhân, giá trị cá nhân, mục tiêu và thái độ [84]. Trong đó, mô

hình về hệ thống nhân cách doanh nhân (Entrepreneurial Personality System - EPS)

đóng vai trò là lý thuyết nền tảng cho các nghiên cứu về đặc điểm tâm lý doanh

nhân. Theo Timmons (2011) [143], mô hình này đã kết nối hai luồng nghiên cứu

riêng biệt liên quan đến tính cách doanh nhân: Nghiên cứu về các đặc điểm rộng

như mô hình 5 tính cách (Big Five Personality Model) của McCrae và Costa (1987)

và nghiên cứu về các đặc điểm cụ thể như nhu cầu thành đạt của McClelland (1987),

xu hướng chấp nhận rủi ro của Knight (1957), xu hướng kiểm soát nội tại của Rotter

(1954), xu hướng đổi mới sáng tạo của Schumpeter (1934).

Timmons và cộng sự (2011) [143] đã tổng hợp một số đặc điểm tâm lý của

doanh nhân dựa trên nền tảng của hệ thống nhân cách doanh nhân (EPS) trong bảng

1.2.

14

Bảng 1.2. Tổng hợp một số nhóm đặc điểm tâm lý doanh nhân STT Nhóm đặc điểm tâm lý Tác giả

1 Xu hướng chấp nhận rủi ro

Mill (1848), Palmer (1971), Thomas &

Mueller (2000), Casson (1982), Begley &

Boyd (1987), Thomas & Mueller (2000),

Begley & Boyd 1987); Lumpkin & Dess

(1996); Nandram & Samson (2000)

2 Tham vọng quyền lực

Weber (1917), Hartman (1959), Winter

(1973), Roper (1998), Gilin (2007), Hornaday

& Aboud (1971), Casson (1982), Gartner

(1985), Thomas & Mueller (2000)

3 Sáng tạo và đổi mới

Schumpeter (1936), Hornaday & Aboud

(1971), Casson (1982), Thomas & Mueller

(2000), Begley & Boyd(1987); Lumpkin &

Dess(1996); Nandram & Samson(2000)

4 Tinh thần trách nhiệm Sutton (1954), Davids (1963), Davids (1963)

5 Nhu cầu thành đạt

McClelland (1961), Davids (1963), Pickle

(1964), Caid (1988), Hornaday & Aboud

(1971), Mitchell, Frija & Mitchell (2005),

Begley & Boyd (1987); Lumpkin & Dess

(1996); Nandram & Samson (2000)

6 Xu hướng kiểm soát nội tại

Davids (1963), Borland (1974), Thomas &

Mueller (2000), Lee and Tsang (2001), Begley

& Boyd (1987); Lumpkin & Dess (1996);

Nandram & Samson (2000)

7 Sự tự chủ, hiếu chiến Hornaday & Aboud (1971)

8 Linh hoạt Gartner (1985)

9 Khả năng chấp nhận sự mơ hồ Begley & Boyd (1987)

10 Trực giác Mitchell, Frija & Mitchell (2005)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Timmons và cộng sự năm 2011[143])

Mặc dù có hơn mười nhóm các đặc điểm tâm lý được các nhà nghiên cứu quan

tâm, Korunka và cộng sự (2003) [83] cho rằng có bốn đặc điểm tâm lý nổi trội và kinh

điển bao gồm: Nhu cầu thành đạt, xu hướng kiểm soát nội tại, xu hướng chấp nhận rủi

ro, xu hướng đổi mới luôn được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu của Begley và

Boyd (1987), Brockhaus và Horwitz (1986); Duchesneau và Gartner (1990).

Nhu cầu thành đạt (Need for Achivement)

Đây là đặc điểm tâm lý có lịch sử lâu đời nhất và có mối quan hệ mật thiết với vấn

đề khởi nghiệp và kinh doanh [99]. Chell và cộng sự (1991) [47] nhấn mạnh rằng

những người có được nhu cầu này thì không thích sự thành công một cách ngẫu nhiên

hay may mắn mà họ luôn phấn đấu bằng chính năng lực của mình để đạt được mục tiêu.

Nhu cầu này có mối liên hệ với nhu cầu tự hoàn thiện trong tháp nhu cầu của Maslow và

nó được thừa nhận như là một yếu tố thôi thúc và tiếp lửa cho cá nhân trở thành doanh

nhân thành đạt. Đặc điểm này không chỉ đơn thuần là một đặc điểm cố hữu mà nó có thể

được rèn dũa và phát triển [148]. Theo Koh (1996) [82], những cá nhân có nhu cầu này

cao sẽ rất tập trung và mang trong mình những tham vọng mạnh mẽ để thành công và

15

điều này khiến họ sẵn sàng mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. Có từ 20 đến 23 nghiên cứu

quan trọng về vấn đề khởi nghiệp được tổng hợp bởi Koh (1996) [82] đề cập đến mối

quan hệ giữa nhu cầu thành đạt và vấn đề khởi nghiệp kinh doanh.

Xu hướng kiểm soát nội tại (Internal Locus of Control)

Rotter (1966) [122] đã phát triển quan điểm về xu hướng kiểm soát như một phần

quan trọng của lý thuyết xã hội học về con người. Đặc điểm này là mức độ mà các cá

nhân tin rằng hành động hoặc đặc điểm cá nhân của họ ảnh hưởng đến kết quả đạt được

[127]. Henry và cộng sự (2003) [67] tiến hành phân biệt giữa xu hướng kiểm soát nội

tại và xu hướng kiểm soát ngoại tại phát hiện rằng những cá nhân có xu hướng kiểm

soát nội tại cao thì tin vào khả năng, kỹ năng và nỗ lực của bản thân trong việc tạo ra

những tác động tích cực để vượt qua số phận và chinh phục mọi thách thức. Ngược lại,

những người có xu hướng kiểm soát ngoại tại cao thì tin rằng kết quả của cuộc đời họ

chủ yếu chịu sự định đoạt của các tác lực bên ngoài như là hoàn cảnh khách quan, số

phận. Những cá nhân có được xu hướng kiểm soát nội tại tốt sẽ có tinh thần trách nhiệm

cao với sự thành công hay thất bại của bản thân, có thể tạo ra những thành quả tốt đẹp

bằng khả năng và sự cố gắng của chính mình.

Xu hướng chấp nhận rủi ro (Risk- taking Propensity)

Xu hướng chấp nhận rủi ro được định nghĩa là khả năng mà một cá nhân chấp

nhận đối mặt với những những tình huống tiềm ẩn nhiều rủi ro hay nguy cơ thất bại

[37]. Doanh nhân là những người có khả năng chấp nhận rủi ro và khả năng đối đầu

với sự bất định hơn những người không phải là doanh nhân [49]. Brockhaus (1980)

[37] cho rằng những nhà sáng nghiệp sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong một hoạt

động hay lĩnh vực nào đó nếu họ có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đó và ngược lại.

Ngoài ra, những doanh nhân với đặc điểm này thì chấp nhận những rủi ro được tính

toán trước với một thái độ cẩn trọng và suy nghĩ thấu đáo khi họ quyết định tham gia

vào một hoạt động kinh doanh mạo hiểm [90]. Chiến lược của họ là cùng với nhà đầu

tư, nhà cung ứng, đối tác kinh doanh chia sẻ những rủi ro tài chính và kinh doanh.

Người có xu hướng chấp nhận rủi ro thì cũng biết cách giảm thiểu rủi ro và có khả

năng chịu đựng sự không chắc chắn. Những người này có khả năng thực hiện những

công việc trong những môi trường căng thẳng và điều này khiến họ trở nên thành công

hơn và khả năng sống sót cao hơn trong kinh doanh [90].

Xu hướng đổi mới (Innovativeness)

Xu hướng đổi mới là tâm điểm của doanh nhân và là đặc điểm kinh doanh thiết

yếu [126] [50]. Xu hướng này đề cập đến những nhận thức, nhu cầu thực hiện các

16

hoạt động mới mẻ, độc đáo và đột phá trong kinh doanh. Một số nghiên cứu cho thấy

rằng xu hướng này của doanh nhân cao hơn hẳn so với các đối tượng khác không phải

là doanh nhân [50]. Tuy nhiên, xu hướng đổi mới của các doanh nhân không đồng

nhất bởi sự khác biệt về trình độ, mức độ chấp nhận rủi ro và kinh nghiệm quản lý

[50]. Những điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động đổi mới thành công là: Phải có

có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, nguồn lực đủ lớn để đối mới sáng tạo, các thành

viên trong tổ chức phải có năng lực đổi mới, sự thấu hiểu nhu cầu thị trường, sự dự

báo nhu cầu tương lai, các tiêu chí đánh giá hoạt động cải tiến, khung thời gian cụ thể

cho từng hoạt động đổi mới [50].

1.1.3 Năng lực kinh doanh của doanh nhân

1.1.3.1. Khái niệm năng lực

Năng lực là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong khoa học quản trị từ rất lâu và

được định nghĩa rất đa dạng tùy thuộc vào đặc thù, tính chất công việc của các cá nhân ở

những bối cảnh khác nhau. Năng lực là yếu tố tiềm ẩn trong mỗi con người, nó có thể do

bẩm sinh và cũng có thể do quá trình học tập, tích lũy và rèn luyện mà có được. Có thể

chia năng lực thành nhiều nhóm như: năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, năng lực

tư duy… Tuy nhiên, cơ sở khoa học của các định nghĩa và các cách phân chia các nhóm

năng lực thành phần đều dựa trên cách tiếp cận mô hình năng lực cá nhân (mô hình

ASK). Trên cơ sở kế thừa kết quả xây dựng bước đầu về mô hình năng lực cá nhân

ASK, Bass (1990) [24] đã phát triển và sử dụng mô hình này trong quản trị nhân sự

nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân. Mô hình đưa ra các tiêu chuẩn nghề nghiệp

cho các chức danh công việc trong tổ chức dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính: Phẩm

chất hay thái độ (Attitude), kỹ năng (Skills) và kiến thức (Knowledges). Theo mô hình

này, năng lực là tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà một cá nhân cần có.

(Nguồn: Bass B.M.,1990 [24])

Hình 1.1. Mô hình năng lực cá nhân (ASK)

17

Chi tiết hóa phù hợp với bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu, dựa trên nền tảng của

mô hình năng lực cá nhân ASK, khái niệm về năng lực được phát triển khá đa dạng

như sau.

Bảng 1.3. Tổng hợp một số khái niệm về năng lực

Tác giả Khái niệm

Boyatzis (1982) [36] Năng lực là những thuộc tính của con người như là động cơ, kỹ năng, hình

ảnh cá nhân, vai trò xã hội hay kiến thức

Woodruffe (1993) [152]

Năng lực là tổng của những hành vi cần thiết để cá nhân hoàn thành nhiệm

vụ hay thực hiện những chức năng cần thiết phù hợp với vị trí công việc

Thompson & cs (1997) [142]

Năng lực là một tập thống nhất của hành vi mà có thể ảnh hưởng trực tiếp

đến sự hoàn thành một cách thành công mục tiêu đặt ra

Parry (1998) [111]

Năng lực là tổng hợp của kiến thức, thái độ, kỹ năng liên quan mà có thể :

(1) ảnh hưởng đến phần quan trọng của công việc, (2) tương quan với hiệu

quả công việc,(3) có thể phát triển thông qua quá trình đào tạo

Pickett (1998) [114] Năng lực là tổng của kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, gía trị và thái độ

mà mỗi một cá nhân đạt được trong suốt đời người

Brophy &

Kiely(2002) [38]

Năng lực là kỹ năng, kiến thức, hành vi và thái độ cần có để hoàn thành

nhiệm vụ một cách hiệu quả

Man & cs (2002) [95] Năng lực cá nhân là sự kết tinh của đặc điểm cá nhân, kiến thức, kỹ năng

và tính cách

Mitchelmore &

Rowley(2010) [104]

Năng lực còn được biết đến như những hành vi cá nhân mà họ nên có và

có thể đạt được

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Dựa trên các quan niệm hay định nghĩa về năng lực, có thể thấy rằng năng lực

được hiểu một cách tổng quát như sau: Năng lực là sự hợp nhất của kiến thức, kỹ

năng, thái độ, hành vi và một số phẩm chất cá nhân khác của con người nhằm đáp

ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả

cao. Sự kết hợp giữa các yếu tố này càng cao bao nhiêu thì năng lực càng cao bấy

nhiêu và ngược lại.

Khái niệm hay định nghĩa trên vừa là sự tổng hợp, kế thừa của các khái niệm,

vừa là gắn kết giữa các yếu tố cấu thành. Điều này làm cho khái niệm phản ánh có tính

bao quát và toàn diện hơn.

1.1.3.2. Khái niệm năng lực kinh doanh

Trên nên tảng lý thuyết về năng lực của Boyatzis (1982) [36], Bird (1995) [32]

đã định nghĩa năng lực kinh doanh của doanh nhân là những hành vi được kết tinh từ

một số đặc điểm cá nhân như là niềm tin, động cơ, vai trò xã hội, kiến thức, kỹ năng và

tính cách giúp doanh nhân thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và thành

công. Cũng theo quan niệm của Bird thì một số hành vi hay đặc điểm của năng lực

kinh doanh là bẩm sinh trong khi một số khác thì có thể được phát triển trong quá trình

học tập và đào tạo.

18

Tương tự, Man và cộng sự (2002) [95] cho rằng năng lực kinh doanh là sự tựu

trung của kiến thức, kỹ năng, tính cách được hình thành từ sự giáo dục, nền tảng gia

đình, kinh nghiệm và một số đặc điểm nhân chủng học khác để doanh nhân hoàn thành

được các mục tiêu kinh doanh và gặt hái được thành công.

Trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của Bird (1995) [32], Mitchelmore và Rowley

(2010) [104] định nghĩa năng lực kinh doanh là sự kết tinh của những đặc điểm cần

thiết như là kiến thức, động cơ, tính cách, hình ảnh cá nhân, vai trò xã hội và kỹ năng

giúp doanh nhân thành lập, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Một tiếp cận khác căn cứ theo sự phân biệt những đặc tính mang tính di truyền với

những đặc tính có thể đạt được của năng lực kinh doanh của doanh nhân thông qua đào

tạo, bồi dưỡng, Muzychenko và Saee (2004) [107]chia năng lực kinh doanh của doanh

nhân thành những nhân tố bên trong và những nhân tố bên ngoài. Nguồn gốc nguyên

thủy của tính cách, thái độ, hình ảnh cá nhân và vai trò xã hội được biết đến như là

“những nhân tố bên trong” nên chúng mang tính bẩm sinh. Những nhân tố như là kỹ

năng, kiến thức và kinh nghiệm hình thành thông qua quá trình trải nghiệm công việc,

lĩnh hội từ lý thyết hay thực hành thì được biết đến như là “những nhân tố bên ngoài”.

Tiếp cận theo góc độ tổng thể, Ahmad (2007) [16] cho rằng năng lực kinh doanh

của doanh nhân là sự tựu trung của thái độ và hành vi giúp doanh nhân đạt được và duy

trì sự thành công trong kinh doanh. Một trong những thách thức lớn nhất khi đánh giá

năng lực kinh doanh của doanh nhân là việc đo lường các thuộc tính cá nhân bên trong

góp phần định hướng hành vi. Bởi vì những thuộc tính này không thể quan sát trực tiếp

nên chúng thường được đo lường thông qua sự tường thuật cá nhân, phân tích nội tâm

và biểu hiện hành vi.

Đúc kết từ những khái niệm trên ta có thể thấy rằng năng lực kinh doanh của

doanh nhân có những đặc điểm cơ bản sau:

- Năng lực kinh doanh đề cập những đặc điểm tổng hợp của doanh nhân và có

ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nhân

- Năng lực kinh doanh được bộc lộ thông qua hành vi của doanh nhân do đó nó

có thể quan sát và đo lường được

- Năng lực kinh doanh giúp đạt được mục đích và hoàn thành mục tiêu kinh

doanh của doanh nhân

- Năng lực kinh doanh của doanh nhân là tài sản của tổ chức và năng lực kinh

doanh có thể được nuôi dưỡng và phát triển.

19

Trên cơ sở phân tích và tổng hợp những định nghĩa khác nhau về năng lực kinh doanh

của các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là cách tiếp cận hành vi của Bird (1995) [32], trong

khuôn khổ của luận án này “Năng lực kinh doanh là sự hợp nhất giữa kiến thức, kỹ năng,

thái độ, hành vi và một số phẩm chất cá nhân của doanh nhân nhằm đáp ứng những yêu

cầu của hoạt động kinh doanh và duy trì sự thành công trong kinh doanh”.

Sở dĩ cách tiếp cận trên được lựa chọn vì những lý do sau. Thư nhất, các thuộc

tính năng lực trên biểu hiện cụ thể qua hành vi nên có thể quan sát và đo lường được.

Điều này hoàn toàn phù hợp mục tiêu cuối cùng của các nghiên cứu đó là đo lường

hay lượng hóa được các thuộc tính cũng như từ đó xác định mối quan hệ của các thuộc

tính trên với các thuộc tính cần nghiên cứu khác. Thứ hai, đây chính là cách tiếp cận

được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây.

1.1.3.3. Các năng lực kinh doanh thành phần

Trên nền tảng của sự hợp nhất của thái độ, kiến thức, kỹ năng và một số phẩm

chất cá nhân khác của doanh nhân, năng lực kinh doanh của doanh nhân được phân

chia thành các năng lực thành phần khác nhau. Việc phân loại năng lực giúp doanh

nhân đồng thời hoàn thành vai trò của nhà kinh doanh, nhà quản lý và nhà chuyên môn

trong mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp [41].

Kết quả tổng hợp ở bảng 1.4 cho thấy, các nhóm năng lực kinh doanh thành

phần được đề xuất bởi Man (2001) [96] được sử dụng rất phổ biến ở các nghiên cứu.

Tuy nhiên, các nghiên cứu phát triển mô hình năng lực kinh doanh của doanh nhân

trong lĩnh vực dịch vụ vẫn còn rất hạn chế.

Bảng 1.4. Tổng hợp các hành vi phản ánh trong từng nhóm năng lực kinh doanh

thành phần cấu thành năng lực kinh doanh của doanh nhân từ nhiều tác giả

Năng lực kinh doanh Hành vi liên quan Nguồn

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Năng lực định hướng

chiến lượca

Phát triển tầm nhìn, xây dựng chiến lược,

chủ động lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu

và rao bán các ý tưởng

* * * * * *

Năng lực cam kếta

Có động lực mạnh mẽ để hoàn thành công

việc, kiên trì và bền bỉ theo đuổi mục tiêu

trong kinh doanh, nỗ lực và cống hiến hết

mình cho tiến trình khởi nghiệp

* * * *

Năng lực nhận thứca

(phân tích và sáng tạo)

Phân tích tình huống và ra quyết định, đánh

giá rủi ro và kỹ năng quản trị, phân tích,

cải tiến/sáng tạo

* * * * * * * *

Năng lực thiết lập

quan hệa

Tận dụng được các mối quan hệ cá nhân và

kỹ năng giao tiếp, khả năng ảnh hưởng và

hỗ trợ người khác

* * * * * * * *

20

Năng lực nắm bắt cơ

hộia

Phát hiện và nắm bắt cơ hội, xác định được

nhu cầu khách hàng

* * * * * *

Năng lực tổ chức –

lãnh đạoa

Lãnh đạo, gây ảnh hưởng, truyền cảm

hứng, thiết kế chương trình, lập kế hoạch

tài chính, tổ chức nguồn lực

* * * * * * * * *

Năng lực học tậpa Tìm kiếm thông tin, khám phá các tri thức

mới và học tập chủ động dưới mọi hình thức

* * *

Năng lực cá nhâna

Nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của

bản thân, có động cơ cá nhân mạnh mẽ, tự

tin, có tham vọng, có kỹ năng quản lý thời

gian, có trách nhiệm, bền bỉ và quyết tâm…

* *

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả) Ghi chú a: Những nhóm năng lực kinh doanh xác định bởi Man (2001) [96]

*: Nguồn tác giả: (1) Baum (1995) [25]; (2) Chandler & Jansen (1992) [46]; (3)

Georgellis & cs (2000) [60]; (4) Man (2008) [94]; (5) Martin & Staines (1994) [98]; (6)

McClelland (1987)[99]; (7) McGee & Peterson (2000) [101]; (8) Snell & Lau (1994) [132];

(9) Thompson & cs (1997) [142]; (10) Winterton (2002) [151].

Mô hình năng lực kinh doanh của doanh nhân trong luận án này cơ bản kế thừa

từ nghiên cứu của Man (2001) [96] với 8 nhóm năng lực kinh doanh thành phần.

Ngoài ra, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội

của doanh nhân được đề xuất bổ sung vào mô hình để phù hợp hơn với điều kiện và

bối cảnh nghiên cứu mới. Thông tin mô tả nội dung cụ thể của từng nhóm năng lực

kinh doanh thành phần như sau:

Năng lực nắm bắt cơ hội (Opportunitiy Competency): Khả năng nhận diện và

nắm bắt cơ hội được xem như là một trong những năng lực quan trọng quyết định sự

thành công của một doanh nhân. Năng lực này thể hiện ở khả năng phát hiện cơ hội, vẽ

ra viễn cảnh, xây dựng tầm nhìn để tận dụng các cơ may và vận hội trong môi trường

kinh doanh [25] [46] [96]. Ngoài ra, nhóm năng lực này cũng bao gồm những hành

động táo bạo của doanh nhân trong việc nắm bắt và đón nhận cơ hội hiếm hoi, chủ

động trong việc tìm kiếm và khai thác những cơ hội mới [99] [132] [142].

Năng lực tổ chức – lãnh đạo (Organizing – leading Competency): Năng lực

này có nhiều điểm tương đồng với năng lực quản trị [36] và bao gồm những khả năng

liên quan đến công tác hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và giám sát các yếu tố

nguồn lực bên trong và bên ngoài tổ chức [25] [46] [98] [99]. Cụ thể hơn, năng lực

này giúp doanh nhân tổ chức một cách hiệu quả các nguồn lực như con người, tài

chính, thông tin, công nghệ… Bên cạnh đó, hoạt động thiết lập nhóm, lãnh đạo, động

viên, khích lệ, huấn luyện, giải quyết xung đột và kiểm soát nhân sự cũng là một phần

không thể thiếu của nhóm năng lực này [101] [132] [142] [151].

21

Năng lực định hướng chiến lược (Strategic Competency) Một doanh nhân khi

vào vai người chủ doanh nghiệp thì phải là đầu tàu định hướng mọi hoạt động của toàn

bộ tổ chức. Nhóm năng lực này đòi hỏi doanh nhân phải có tầm nhìn hoặc là thấy

trước bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trong bối

cảnh tương lai xa để từ đó xây dựng các mục tiêu rõ ràng, thiết lập và ứng dụng chiến

lược kinh doanh một cách hợp lý [60] [96] [101]. Tóm lại, năng lực này liên quan đến

khả năng lập kế hoạch chiến lược, đánh giá và thực thi chiến lược cho doanh nghiệp

[132] [142] [151].

Năng lực thiết lập quan hệ (Relationship Competency): Năng lực này dựa vào

khả năng thiết lập mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân hay cá nhân với tập thể [46]

[60] [96] [98] [99]. Biểu hiện hành vi cụ thể của nhóm năng lực này là khả năng tạo

dựng được niềm tin và sự hợp tác, tận dụng được các mối quan hệ và tăng cường sự

kết nối, khả năng thuyết phục, kỹ năng giao tiếp [101] [132] [142] [151]. Bird (1995)

[32] mô tả những hoạt động hướng đến việc tạo dựng quan hệ như là khung xương

quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nghiệp chủ và năng lực này không chỉ

dừng lại ở việc kiến tạo mối quan hệ mà còn là quá trình tái cấu trúc những mối quan

hệ đó trong suốt tiến trình phát triển của tổ chức. Mạng lưới quan hệ xã hội là yếu tố

quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ để kêu gọi và tận dụng được

sự trợ lực của các chuyên gia như luật sư, kế toán viên, và tư vấn viên kinh doanh,

quan chức chính phủ, nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu - đào tạo và ngay cả nhà

cung ứng hay khách hàng [96].

Năng lực cam kết (Commitment Competencies): Một doanh nhân thành đạt

phải có thái độ làm việc chăm chỉ, chịu khó, chịu khổ, có ý chí mạnh mẽ, lập trường

kiên định với các mục tiêu đặt ra để hoàn thành nhiệm vụ và bổn phận của mình. Năng

lực này được kết tinh bởi một số phẩm chất như: Có động lực mạnh mẽ để hoàn thành

công việc; kiên gan, bền chí theo đuổi mục tiêu trong kinh doanh; nỗ lực và sẵn sàng

cống hiến hết mình cho tiến trình khởi nghiệp [46] [96] [99] [142]. Tóm lại, năng lực

này sẽ đồng hành, giúp các doanh nhân chinh phục khó khăn, đương đầu với thách

thức trên thương trường.

Năng lực phân tích – sáng tạo (Analytical and Innovative Competency):

Năng lực này được cho là những biểu hiện hành vi khó xác định nhưng lại là nhân tố

quan trọng để đương đầu với những tình huống kinh doanh phức tạp, bất ngờ và có

tính mới cao. Do đó, năng lực phân tích – sáng tạo giúp tạo sự khác biệt trong bối cảnh

hội nhập kinh tế sâu rộng và trước xu hướng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Năng lực

22

này bao gồm khả năng nhận thức và suy nghĩ biện chứng; khả năng học hỏi, ra quyết

định và giải quyết vấn đề; khả năng cải tiến, đổi mới, tiên phong; khả năng thích nghi

với những sự bất định và rủi ro kinh doanh [25] [46] [60] [96]. Năng lực này liên

quan đến những hoạt động nhận thức ở cấp độ cao và được phản chiếu thông qua hành

vi của doanh nhân khi họ phân tích tình huống, học hỏi, ra quyết định và giải quyết

vấn đề [98] [132] [142][151]. Tương tự như năng lực định hướng chiến lược, năng

lực này có mức độ trừu tượng cao hơn so với các năng lực khác. Tuy nhiên, năng lực

phân tích – sáng tạo lại liên quan đến những mục tiêu ngắn hạn, giải quyết những sự

kiện mang tính tức thời hoặc đòi hỏi những phản ứng mang tính trực giác.

Năng lực học tập (Learning Competency): Năng lực học tập là khả năng lĩnh

hội và vận dụng các kỹ năng cần thiết của doanh nhân vào thực tiễn kinh doanh. Theo

Man (2001) [96], McGee và Peterson (2000) [101], Snell và Lau (1994) [132] năng

lực này được biểu hiện thông qua khả năng học tập từ nhiều hình thức khác nhau (ví

dụ như: học tập từ trường lớp, sách vở và từ những trải nghiệm thực tế trong kinh

doanh…), chủ động tìm kiếm và sẵn lòng đón nhận những thông tin và tri thức mới.

Do đó, với năng lực này, doanh nhân có thể trang bị nền tảng kiến thức phù hợp để

ngày một hoàn thiện hơn các nhóm năng lực kinh doanh thành phần khác trong tiến

trình kinh doanh [101].

Năng lực cá nhân (Personal Competency): Là những phẩm chất và khả năng đặc

biệt của bản thân doanh nhân giúp tạo dựng sức mạnh cá nhân để chinh phục các rào cản

và thách thức trong kinh doanh và cũng đóng vai trò nền tảng cho việc phát triển, hoàn

thiện các nhóm năng lực khác của doanh nhân. Năng lực này giúp doanh nhân nhận thức

được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để đối đầu với thách thức và tận dụng các thời

cơ trên thương trường. Ngoài ra, việc sở hữu động cơ cá nhân mạnh mẽ, tự tin, có tham

vọng, có kỹ năng quản lý thời gian, có trách nhiệm, bền bỉ và quyết tâm cũng được

xem là các thuộc tính của nhóm năng lực này [94] [151].

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ (Technical Competency): Năng lực này bao

gồm khả năng sử dụng và ứng dụng các kỹ năng về kỹ thuật, công nghệ, kiến thức

chuyên môn, hiểu biết ngành và thị trường vào thực tiễn kinh doanh [46]. Quản trị nội

bộ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa

Thiên Huế thường mang tính gia đình, người chủ sở hữu thường đồng thời là người

quản lý, là người quản đốc, và kiêm luôn vị trí của người cán bộ kỹ thuật trong

doanh nghiệp. Nói cách khác, chủ DNNVV hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cùng

một lúc thực hiện quá nhiều chức năng và đảm nhận quá nhiều vai trò khác nhau

23

trong doanh nghiệp và trong đó không thể thiếu vai trò của nhà chuyên môn. Do đó,

việc trang bị các kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và các kỹ năng liên quan

đến kỹ thuật và công nghệ là cần thiết đối với đội ngũ doanh nhân tại các DNNVV trong

lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu. Có thể nói, với năng lực chuyên môn nghiệp

vụ, doanh nhân sẽ trở thành các chuyên gia trong mắt tập thể người lao động tại doanh

nghiệp và rất cần thiết trong quá trình triển khai và thực thi kế hoạch kinh doanh trong

phạm vi doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa [98]. Do đó, nhóm năng lực này của

doanh nhân được đề xuất như một nhóm năng lực thành phần trong mô hình năng lực

kinh doanh của doanh nhân.

Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội (Social Responsibility Competency):

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách

thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng năng suất, chất

lượng, hiệu quả mà còn bằng uy tín, thương hiệu được tạo dựng trên nền tảng bền

vững của đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hiện

nay, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ nhận

được sự quan tâm của các doanh nghiệp có quy mô lớn, có phạm vi hoạt động toàn cầu

và chủ yếu thông qua các hoạt động thiện nguyện. Ngoài ra, chiến lược kinh doanh của

doanh nghiệp này thì vẫn chưa có sự gắn kết và quan tâm đến lợi ích của các đối tác

hữu quan như người lao động, khách hàng, cộng đồng và xã hội. Nhiều công ty chỉ bỏ

ra các khoản chi phí lớn cho hoạt động từ thiện để thể hiện với cộng đồng về tinh thần

trách nhiệm xã hội của mình trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ phá hủy

một cách nghiêm trọng môi trường sinh thái. Trường hợp nhà máy giấy Việt Trì, công

ty Vedan Việt Nam đã xã thải làm ô nhiễm sông Đồng Nai, Miwon Việt Nam và

Formosa Việt Nam ở Hà Tĩnh là những ví dụ điển hình, đắt giá cho việc thiếu trách

nhiệm đối với cộng đồng và xã hội khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh.

Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân lần đầu tiên được đề

xuất vào mô hình đo lường năng lực kinh doanh của doanh nhân trong nghiên cứu của

Ahmad (2007) [16]. Theo Fülöp và cộng sự (2000) [58], năng lực này bao gồm những

hành vi tích cực của doanh nhân trong việc thể hiện trách nhiệm của họ đối với các đối

tác hữu quan như khách hàng, người lao động, cộng đồng và môi trường sinh thái. Với

năng lực này doanh nhân luôn nỗ lực để thiết lập sự cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận,

mục tiêu môi trường và mục tiêu xã hội để đạt được một kết quả hoạt động kinh doanh

mang tính bền vững và toàn diện. Do đó, để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu

và tạo dựng một tương lai phát triển bền vững thì việc nâng cao nhận thức và phát

24

triển năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội trong kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng đối với đội ngũ doanh nhân tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa trong

lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế. Nhận thức được vai trò to lớn này, năng lực thực

hiện trách nhiệm xã hội sẽ được đề xuất như một nhóm năng lực thành phần mới cấu

thành năng lực kinh doanh của doanh nhân tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa

trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ

1.2.1. Dịch vụ

Xuất phát từ hoạt động của các dịch vụ, một số nhà nghiên cứu, tác giả sách giáo

khoa, từ điển luật và từ điển tiếng Anh định nghĩa dịch vụ là các hoạt động, quá trình

thực hiện hoặc nỗ lực [125]. Hàm ý trong định nghĩa này là các hoạt động được thực

hiện sau khi người mua và người bán hoàn tất thỏa thuận, hành vi được thực hiện bởi

người bán hoặc đại lý của họ và các hoạt động này có tính phi vật chất [125].

Dựa vào việc không chuyển nhượng quyền sở hữu của dịch vụ, dịch vụ được

định nghĩa là giao dịch thị trường, trong đó đối tượng của giao dịch thị trường không

phải là chuyển quyền sở hữu của một hàng hóa hữu hình [125].

Căn cứ vào đặc điểm của dịch vụ, các dịch vụ được xác định bởi một tập hợp các

đặc điểm được coi là đặc trưng của nó. Các đặc trưng của dịch vụ là tính vô hình (dịch

vụ là phi vật chất), tính không đồng nhất (dịch vụ được tùy chỉnh), không thể tách rời

(dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ đồng thời) và tính dễ hỏng (dịch vụ không thể được

lưu trữ) [125].

Tổng hợp các quan điểm trên, trong phạm vi luận án này, dịch vụ với bản chất là

lĩnh vực không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và được tiếp cận theo hai hướng:

- Dịch vụ là lĩnh vực phục vụ bao gồm các ngành phi sản xuất, thuộc về quá trình

lưu thông hàng hóa và phục vụ nhu cầu con nguời

- Dịch vụ là một dạng hoạt động (giao dịch và phục vụ) nhằm thỏa mãn trực tiếp

những nhu cầu của từng cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư.

Cơ cấu các lĩnh vực dịch vụ hết sức phức tạp. Ở nhiều nước, người ta chia lĩnh

vực dịch vụ ra thành 3 nhóm: Các dịch vụ kinh doanh bao gồm: vận tải, thông tin liên

lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp...Các dịch

vụ tiêu dùng bao gồm: các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân

(như y tế, giáo dục, thể dục thể thao)...và các dịch vụ công bao gồm: các dịch vụ hành

chính công, các hoạt động đoàn thể... [2].

25

Luận án này cũng tiếp cận và phân tích các lĩnh vực dịch vụ cụ thể ở Thừa Thiên

Huế theo cách phân loại ngành kinh tế từ niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế và

cách phân loại này hoàn toàn tương đồng, phù hợp với 3 nhóm lĩnh vực dịch vụ cơ bản

trên.

1.2.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ

12.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ

DNNVV hay SMEs (Small and Medium Enterprises) là những doanh nghiệp có

số lao động hay doanh số ở dưới một mức giới hạn nào đó. Hiện nay, chưa có một

định nghĩa chung về DNNVV. Trên thế giới, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp,

đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, trình độ phát triển của vùng lãnh thổ, mặt bằng giá trị sức

lao động, trị giá tài sản, thiết bị hay mục đích xếp loại doanh nghiệp trong từng thời kỳ

nhất định mà các nước có những tiêu chí khác nhau để xác định DNNVV. Do đó, việc

xác định DNNVV này chỉ mang tính chất tương đối. Phần lớn khi xác định DNNVV,

các quốc gia đã dựa chủ yếu vào các tiêu chí sau: Số lượng lao động thường xuyên;

số lượng vốn góp; doanh thu hàng năm; đặc điểm ngành nghề kinh doanh.

Theo tiêu chí phân loại của Ngân hàng thế giới (World Bank), DNNVV có

số lao động dưới 300 người, tài sản dưới 15 triệu đô la, doanh thu hàng năm không quá

15 triệu đô la hoặc có quy mô vay trung bình dưới 1 triệu đô la (dưới $2 triệu đô la đối

với một số quốc gia tiên tiến).

Ngoài ra, tại mỗi quốc gia có nền kinh khác nhau, theo từng giai đoạn phát

triển kinh tế thì quan niệm về DNNVV cũng khác nhau. Chẳng hạn tại các quốc gia

thuộc khối Liên minh Châu Âu, DNNVV là những doanh nghiệp có số lượng nhân

viên dưới 250 người và doanh thu hàng năm là nhỏ hơn 50 triệu Euro. Còn tại Châu

Mĩ, cụ thể là Hoa Kỳ thì DNNVV là những doanh nghiệp có số lượng người lao động

dưới 500 người (cho phần lớn hoạt động sản xuất và khai thác) và có doanh thu

hàng năm là dưới 7 triệu đô la đối với đa số các ngành không liên quan tới sản xuất

(dao động tới mức tối đa là 35.5 triệu đô la) [75].

Tại Châu Á, các DNNVV tại HongKong được phân loại theo ngành sản xuất và

số lượng nhân viên. Theo đó, các DNNVV trong các ngành sản xuất có số nhân viên

dưới 100 người và ngành phi sản xuất có số nhân viên dưới 50 người. Bên cạnh

đó, từ góc độ là bên cung cấp dịch vụ, các ngân hàng tại HongKong còn đưa ra việc

phân loại dựa vào các tiêu chí như doanh thu hàng năm, mức độ tập trung tư bản, năng

lực tín dụng... [75].

26

Ở Việt Nam, theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30

tháng 6 năm 2009 [7] thì DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy

định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn

vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế

toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm. Trong đó, quy mô của

DNNVV cũng được xác định theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp (bảng 1.5).

Là một bộ phận của DNNVV, DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trong luận án này

được hiểu là cơ sở đã đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ theo quy định pháp

luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số

lao động bình quân năm, cụ thể như sau: Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ

có số lao động không vượt quá 10 người, doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực

dịch vụ có số lao động từ trên 10 đến 50 người hoặc tổng nguồn vốn không vượt quá 10

tỷ đồng, doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có số lao động từ trên 50

người đến 100 người hoặc tổng nguồn vốn từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng [7].

Bảng 1.5. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Quy mô

Lĩnh vực

Doanh

nghiệp siêu

nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động

(người) Tổng nguồn

vốn (tỷ đồng) Số lao động

(người) Tổng nguồn

vốn (tỷ đồng) Số lao động

(người)

I. Nông, lâm nghiệp

và thủy sản <10 <20 10 - 200 20 - 100 200 - 300

II. Công nghiệp và

xây dựng <10 <20 10 - 200 20 - 100 200 - 300

III. Thương mại và

dịch vụ <10 <10 10 - 50 10 - 50 50 - 100

(Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ –CP, ban hành ngày 30/6/2009 [7])

1.2.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ

Tuy cách định nghĩa DNNVV ở mỗi quốc gia khác nhau nhưng nhìn chung các

DNNVV ở các quốc gia đều có một số đặc điểm chung. Quy mô về vốn của DNNVV

nhỏ bé, gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức. Trình

độ khoa học công nghệ, tay nghề lao động, trình độ quản lý nói chung của DNNVV là

thấp so với các doanh nghiệp lớn. Thiếu thông tin, thị trường nhỏ bé, quan hệ kinh

doanh hạn hẹp. Sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất ra là thấp, khó tiêu thụ, độ rủi ro

cao. Hoạt động của các DNNVV lại phân tán, rải rác nên khó hỗ trợ.

Ngoài những đặc thù chung của hầu hết các DNNVV trên thế giới, DNNVV

Việt Nam cụ thể là DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ còn có những đặc thù riêng của nó.

27

Sau đây là các đặc thù của DNNVV hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam nói

chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng:

- Kinh tế tư nhân tuy rộng lớn nhưng về cơ bản là kinh tế hộ quy mô nhỏ và

đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nguyên nhân chủ yếu là do

DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ là những doanh nghiệp có qui mô khá khiêm tốn về

vốn, về lao động, về sản lượng, về ảnh hưởng thị trường… Chính vì vậy, DNNVV

hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khó khai thác lợi thế về qui mô, lợi thế về vốn, lợi thế

về đầu tư.

- Khả năng về công nghệ thấp. Nhìn chung trình độ công nghệ trong các

DNNVV hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ còn lạc hậu so với mức trung bình của thế

giới, hơn nữa tốc độ đổi mới lại quá chậm. Hạn chế về năng lực cán bộ, công tác

nghiên cứu trong doanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng trong sản xuất - kinh doanh.

Ngoài ra do hạn chế về vốn nên hầu hết các DNNVV này không có khả năng tiếp cận

với các công nghệ tiên tiến, hiện đại và cũng gần như chưa có hoạt động nghiên cứu

và phát triển dịch vụ mới.

- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động còn hạn chế. Thực tế cho

thấy khả năng quản lý của chủ DNNVV hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ không cao.

Quản trị nội bộ của các này thường mang tính gia đình, người chủ sở hữu thường đồng

thời là người quản lý, là người quản đốc, là người cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp.

Nói cách khác, chủ DNNVV hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt nam cùng một

lúc thực hiện quá nhiều chức năng và đảm nhận quá nhiều vai trò khác nhau trong

doanh nghiệp. Do vậy, chất lượng quản trị nội bộ rất yếu kém, thiếu cơ bản, chỉ dựa

vào kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Ngoài ra tuy Việt Nam có lực lượng lao

động dồi dào, trình độ học vấn tương đối cao so với các nước có cùng trình độ phát

triển, nhưng chủ yếu là lao động làm việc giản đơn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp,

hạn chế về sức khỏe, năng suất lao động không cao, thiếu kỹ năng…

- Sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ còn thấp. Nguyên nhân

là do trình độ công nghệ thấp dẫn đến chất lượng dịch vụ không cao, không đa dạng

khiến giá trị gia tăng của dịch vụ thấp. Hạn chế về thông tin, hạn chế về vốn… sự bảo

hộ của Nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước làm hạn chế năng lực cạnh tranh của

DNNVV này. Chính những điều này đã làm cho khả năng tiếp cận thị trường của

DNNVV hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kém. Các DNNVV gần như chưa nhận thức

được tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu thị trường, nhu

cầu khách hàng, tìm kiếm các thị trường tiềm năng cho sản phẩm của doanh nghiệp.

28

- Quản trị nội bộ doanh nghiệp còn yếu, nhất là quản trị tài chính; ý thức chấp

hành các chế độ chính sách chưa cao; còn lúng túng trong việc liên kết, nhất là liên

kết trong cùng một ngành nghề.

1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.3.1 Khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là thuật ngữ được hiểu và tiếp

cận từ nhiều phương diện và hoàn cảnh phân tích khác nhau nên khó định nghĩa một

cách chính xác và đầy đủ. Sau đây là một số khái niệm về kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp được tổng hợp từ nhiều tác giả.

Bảng 1.6. Các khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn Khái niệm

Euske, Lebas & McNair

(1993)

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tổng của tất cả các quy

trình tạo ra kết quả tiềm năng cho doanh nghiệp.

Bộ công nghiệp Pháp

(Ministe`re de

l’Industrie, 1993)

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu như là hệ thống

sản xuất tinh gọn, năng lực cạnh tranh, sự cắt giảm chi phí, việc tạo ra giá trị

và việc làm, sự phát triển và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp

Kaplan & Norton (1993) Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh thông qua

kết quả thực hiện bốn phương diện hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, bao

gồm: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập - phát triển. Nó xây

dựng cơ sở để chuyển nội dung chiến lược kinh doanh thành các điều kiện

thực hiện.

Corvellec (1994, 1995);

Bourguignon (1995)

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là sự tương quan giữa kết

quả khi đem so sánh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Neely & cs (1995) Kết quả hoạt động là một bộ tiêu chí nhằm định lượng tính hiệu quả và hiệu

lực của các mặt hoạt động trong doanh nghiệp. Nó được kiểm định bởi 03

cấp độ: cá nhân, mục tiêu của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các tiêu chí

đánh giá đó với môi trường hoạt động (văn hóa, thỏa mãn khách hàng, chiến

lược phát triển).

Stannack (1996) Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh thông qua

kết quả giao dịch và kết quả đầu vào và đầu ra

Smith & Reece (1999) Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là khả năng hoạt động của

doanh nghiệp nhằm hướng đến làm hài lòng những kỳ vọng của các cổ đông

chiến lược và được đánh giá thông qua việc đo lường những thành tựu của

doanh nghiệp.

Otley (1999) Đó là những chỉ tiêu giúp các nhà quản trị thực hiện nhiệm vụ duy trì và phát

triển các chuẩn hành vi trong hoạt động của doanh nghiệp.

Daft (2000), Richardo

(2001)

Việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp chính là kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp

Maisel (2001) Là chỉ tiêu giúp cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, đo lường, kiểm soát

kết quả của hoạt động bán hàng, marketing, công nghệ thông tin, ra quyết

định kinh doanh..... và các hoạt động khác của doanh nghiệp nhằm đạt mục

tiêu và tạo ra giá trị cho những người có lợi ích liên quan

Cascio (2006) Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh thông qua

việc hoàn thành sứ mệnh của doanh nghiệp

Heffernan & Flood

(2000)

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa ở góc

độ xác định vấn đề mà còn liên quan đến việc tìm ra giải pháp cho vấn đề

trong kinh doanh

(Nguồn: Tổng hợp bởi Monica, 2007 [105])

29

Như vậy, các khái niệm trên (bảng 1.6) hầu như không có sự thống nhất và tính

kế thừa. Trong đó, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể được phản

ánh thông qua việc hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu doanh nghiệp; là kết quả của việc sử

dụng các yếu tố nguồn lực trong kinh doanh; là khả năng hoạt động của doanh nghiệp

nhằm hướng đến làm hài lòng những kỳ vọng của các cổ đông chiến lược; được đánh

giá thông qua việc đo lường những thành tựu của doanh nghiệp; là tổng của tất cả các

quy trình tạo ra kết quả.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này thì kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp sẽ tiếp cận quan điểm và sử dụng các tiêu chí đo lường được đề xuất bởi

Kaplan và Norton (1993) [80] “ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được

phản ánh thông qua kết quả thực hiện bốn phương diện hoạt động cơ bản của doanh

nghiệp, bao gồm: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập - phát triển. Nó xây

dựng cơ sở để chuyển nội dung chiến lược kinh doanh thành các điều kiện thực hiện.

Cơ sở của việc lựa chọn này được giải thích ở mục 1.2.3.3.

1.2.3.2. Một số chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động đóng vai trò quan trọng, làm cơ sở

đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp trong chiến lược cạnh tranh của

mình. Sau đây là phần tổng hợp một số chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp được tổng hợp từ các nghiên cứu.

Bảng 1.7. Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp Chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn

Tài chính Doanh thu

Lợi nhuận

Tỷ suất Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Tỷ suất Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)

Tỷ suất Lợi nhuận trên vốn chủ (ROE)

Suất nội hoàn (IRR)

Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT)

Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu

Dựa trên kết

quả từ 50

nghiên cứu

liên quan được

tổng hợp bởi

Murphy,

Trailer & Hill

(1996) [106],

Wu (2006)

[153] Sự tăng trưởng

Sự tăng trưởng doanh số

Sự thay đổi lao động

Sự tăng trưởng thị phần

Sự phát triển sản phẩm/ quy trình mới

Sự phát triển nguồn vốn hiện tại

Sự tăng trưởng thu nhập

Quy mô/ khả năng

thanh khoản

Số lao động

Doanh thu gộp

Thị phần bán hàng

Dòng tiền ròng

Dòng tiền tương đối so với đối thủ cạnh tranh

30

Thành công/thất bại Thời gian tồn tại trên thị trường

Yếu tố khác Số lượng các sáng chế được áp dụng

Sự phát triển các đối tác chiến lược

Sự hài lòng của khách hàng

Sự ổn định tài chính

Phù hợp Sự hài lòng của ban quản trị

Sự gắn kết của người lao động

Ảnh hưởng của quản trị nhân sự đến ban quản trị

Sự tham gia của cấp dưới vào quy trình thực hiện kế hoạch

chiến lược

Các bộ phận khác tham gia vào quản trị nhân sự

Mitchell

(2002) [103]

Hiệu lực Kiến thức hiểu biết của người lao động về sứ mạng

Giá trị và chiến lược của tổ chức

Việc đầu tư vào phong cách lãnh đạo

Sự gắn kết của quản trị kết quả công việc với chiến lược

Quan hệ giữa thành tích hoạt động của người lao động và cơ

hội phát triển nghề nghiệp

Hiệu suất Tăng trưởng lợi nhuận/người lao động

Tăng trưởng doanh thu/người lao động

Chi phí tiền lương/ tổng chi phí

Tỷ lệ người lao động/ người quản lý

Chi phí cho quản trị nhân sự/ tổng chi phí

Khả năng tài chính Đầu tư cho những vấn đề về cơ sở hạ tầng và công nghệ

Đầu tư cho nguồn nhân lực

Đầu tư cho những yêu cầu xây dựng văn hóa tổ chức

Đầu tư cho đào tạo, tái đào tạo và R&D

Lợi nhuận Thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Thu nhập trên cổ phần (P/E)

Thu nhập trên vốn đầu tư (ROI)

Lãi trên doanh số bán (ROS)

Robert (2004)

[118]

Vận hành Chỉ số hài lòng của khách hàng

Hoạt động R&D

Đánh giá của cổ đông về ban điều hành

Đánh giá của ban lãnh đạo về thị phần và thị trường

Tăng trưởng Mở rộng thị trường

Tăng quy mô sản xuất và nguồn lực vật chất

Tăng chất lượng và số lượng nguồn nhân lực

Thanh khoản Tỉ trọng vốn bằng tiền mặt

Dòng tiền

Tỉ trọng tài sản

Có tính thanh khoản cao/nợ phải trả

Thị trường Lợi tức tăng thêm từ giá cổ phiếu cho cổ đông

Chỉ số Jensen’s Alpha

Giá trị sổ sách của cổ phiếu

Quy mô Tổng tài sản

Giá trị các nguồn lực

Số lượng người lao động

Hệ thống chi nhánh

Hệ thống phân phối

Lượng khách hàng

Khả năng tồn tại Khả năng cạnh tranh khi so sánh với các chỉ tiêu kinh doanh

trung bình của ngành

Tài chính Doanh thu Kaplan và

31

Lợi nhuận

Tỷ suất Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Tỷ suất Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)

Tỷ suất Lợi nhuận trên vốn chủ (ROE)

Suất nội hoàn (IRR)

Norton (1993)

[80], Nguyễn

Minh Tâm

(2009) [9], Lê

Thị Phương

Thảo (2016)

[6] Khách hàng Số lượng khách hàng trung thành

Thị phần của từng loại sản phẩm

Số lượng khách hàng mới

Quy trình nội bộ Chi phí cho nghiên cứu

Thời gian giải quyết đơn hàng

Công suất máy móc thiết bị

Thời gian bảo trì

Phục vụ hay khắc phục sản phẩm lỗi

Học tập – phát triển Năng suất lao động

Số lượng người lao động qua đào tạo

Đầu tư cho các chương trình huấn luyện

Số sáng kiến của người lao động được tiếp thu

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Khi tiến hành khảo sát 780 doanh nghiệp tại Hoa Kỳ về nội dung đo lường

trong hệ thống đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, Bernard (2005)

[30] ghi nhận được các chỉ tiêu như sau:

Bảng 1.8. Tổng hợp các nội dung đo lường trong hệ thống đánh giá kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ tiêu %

Tài chính 96

Khác hhàng 69

Quy trình nội bộ 64

Người lao động 52

Sức khỏe & an toàn lao động 24

Đổi mới 22

Các bên có lợi ích liên quan 10

(Nguồn: Tổng hợp bởi Bernard, 2005[30])

Tóm lại, việc đánh giá và đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp là không đơn giản bởi vì nó liên quan đến nhiều chỉ tiêu hoạt động của doanh

nghiệp và bao gồm cả yếu tố chủ quan như mục tiêu hay chiến lược của từng doanh

nghiệp trong từng giai đoạn cũng như các yếu tố khách quan. Trong đó, chỉ tiêu tài

chính bao gồm doanh thu, lợi nhuận, thị phần, ROA, ROI hay ROE được sử dụng rất

phổ biến [30]. Tuy nhiên việc sử dụng các chỉ tiêu này cũng như những phản hồi chủ

quan của chủ doanh nghiệp về các chỉ tiêu này chưa đủ khách quan và trọn vẹn để

đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV [45]. Một trong những

khó khăn nữa của việc quá phụ thuộc vào các chỉ tiêu tài chính để đánh giá kết quả

hoạt động của doanh nghiệp là sự hạn chế về độ tin cậy cũng như mức độ sẵn lòng

32

cung cấp thông tin liên quan đến các chỉ tiêu này [27]. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu

phi tài chính gồm có năng suất, chất lượng, hiệu suất và một số chỉ tiêu về thái độ và

hành vi như là sự cam kết, sự hài lòng hay ý định bỏ việc… cũng được sử dụng để đo

lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng không

cao trong các nghiên cứu. Một số ít nghiên cứu của Kaplan & Norton (1993) [80],

Nguyễn Minh Tâm (2009) [6], Lê Thị Phương Thảo (2016) [9] đo lường hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên lý thuyết các bên liên quan (hệ thống thẻ điểm

cân bằng) với sự quan tâm và cân nhắc đến các đối tượng hữu quan trong tiến trình

kinh doanh như người lao động, khách hàng, cổ đông, nhà cung ứng, chính phủ,

ngành và cộng đồng. Do đó, để đảm bảo tính đầy đủ và trọn vẹn, luận án sử dụng kết

hợp chỉ tiêu tài chính, phi tài chính và đồng thời quan tâm đến các đối tượng liên quan

cũng như các phương diện hoạt động của doanh nghiệp để đánh giá kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hệ thống thẻ điểm cân bằng. Trong đó, thẻ

điểm cân bằng là một hệ thống nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức

thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua việc thiết lập một hệ thống để

đo lường kết quả hoạt động trong một tổ chức trên bốn phương diện: tài chính, khách

hàng, qui trình hoạt động nội bộ và học hỏi và phát triển. Sau đây là các chỉ tiêu đo

lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên bốn phương diện của

thẻ điểm cân bằng (BSC) của Kaplan & Norton (1993) [80].

a. Phương diện tài chính

Phương diện này hướng đến đo lường khả năng cạnh tranh và dự báo mức độ

thành công của các chỉ tiêu chiến lược, cũng như đảm bảo lợi ích cho cổ đông. Các

thước đo chung về khía cạnh tài chính thường là về lợi nhuận đầu tư và giá trị kinh tế

gia tăng, tổng tài sản, doanh thu/tổng tài sản, khả năng thanh toán, tốc độ tăng doanh

thu, tốc độ tăng lợi nhuận, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài

sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, giá trị kinh tế tăng thêm (EVA), lợi

nhuận hoạt động tăng do năng suất, lợi nhuận hoạt động tăng do tăng trưởng, lợi

nhuận hoạt động tăng do giá, lợi nhuận còn lại (thặng dư) …

b. Phương diện khách hàng

Phương diện này được sử dụng để đánh giá sự hài lòng của khách hàng và được

xem là tiêu chí đánh giá quan trọng mức độ thành công của hầu hết các chiến lược của

tổ chức. Các chiến lược về nâng cao chất lượng phục vụ, quảng bá thương hiệu, mở

rộng kênh phân phối, đầu tư sản phẩm mới.... đều hướng đến sự hài lòng khách hàng.

33

Các chỉ tiêu phổ biến thường được thu thập để đánh giá kết quả hoạt động của phương

diện khách hàng là số lượng khách hàng trung thành, thị phần của từng loại sản phẩm,

số lượng khách hàng mới...

c. Phương diện quy trình nội bộ

Trong phương diện này, doanh nghiệp phải xác định được các quy trình nội bộ

mà doanh nghiệp cần đầu tư để trở nên vượt trội. Các quy trình nội bộ được xem là hoạt

động hiệu quả và vượt trội nếu nó giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng,

thỏa mãn những mong đợi của cổ đông về lợi nhuận tài chính. Các chỉ tiêu chi phí cho

nghiên cứu, thời gian giải quyết đơn hàng, công suất máy móc thiết bị, thời gian bảo

trì, phục vụ hay khắc phục sản phẩm lỗi... được xem như tiêu chí đo lường chất lượng

hệ thống quản trị và khả năng điều phối của tổ chức.

d. Phương diện học tập và phát triển

Các mục tiêu tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ trong thẻ điểm cân bằng

thường sẽ cho ta biết khoảng cách giữa năng lực con người, hệ thống và quy trình tổ

chức và những gì cần để đạt được sự đột phá về kết quả tổ chức. Để thu hẹp khoảng

cách này, doanh nghiệp sẽ phải nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo và nhân viên,

nâng cấp và khai thác hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin; liên kết các quy trình,

thủ tục của tổ chức; phát huy bản sắc văn hóa doanh nghiệp. Các mục tiêu này chính

là trọng tâm của phương diện học tập và phát triển.

1.2.3.3. Cơ sở lựa chọn các tiêu chí đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp trong luận án

Việc lựa chọn thang đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp của Kaplan và

Norton (1993) [80] thông qua 4 phương diện tài chính, khách hàng, quy trình, học tập

và phát triển trong nghiên cứu này dựa trên các lý do được tổng hợp bởi Ashu Sharma

(2009) [20] như sau:

- Đáp ứng được yêu cầu thực tế của nhiều tình huống trong hoạt động của tổ

chức, được định hướng lâu dài và dễ hiểu, dễ thực hiện.

- Đo lường các tiêu chí về tài chính và phi tài chính đảm bảo sự hài hòa, cân bằng

trong cấu trúc chiến lược thông qua việc đánh giá đồng thời kết quả thực hiện của 4

phương diện hoạt động: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập – phát triển.

- Đảm bảo được sự cân bằng lợi ích của các đối tượng liên quan bên trong và

bên ngoài doanh nghiệp

- Là công cụ để kiểm soát và kết nối giữa chiến lược và kết quả của tổ chức

34

- Linh hoạt thay đổi theo sự điều chỉnh của chiến lược

- Các chỉ tiêu đo lường được định nghĩa rõ và có mục tiêu cụ thể

- Khuyến khích được sự cải tiến liên tục của quy trình

- Đáp ứng nhanh và nghiêm ngặt với sự thay đổi của môi trường

- Dựa trên mục tiêu của công ty, các nhân tố thành công chủ chốt, sự thỏa mãn

của khách hàng và các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính

- Tạo được động lực và kết nối với chính sách khen thưởng.

Ngoài những lợi ích trên, việc sử dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng cho thấy sự phù hợp trong bối cảnh

hoạt động kinh doanh của các DNNVV ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói

riêng bởi vì khái niệm xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, mô hình kinh

doanh, môi trường kinh doanh và đặc điểm cấu trúc nội bộ của các doanh nghiệp này

cơ bản giống nhau ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo đó, hiện nay hầu hết các

doanh nghiệp vừa và nhỏ đều nhận thức được tầm quan trọng của bốn khía cạnh của

BSC nhưng hầu như chỉ tập trung mục tiêu đánh giá vào các chỉ tiêu tài chính, do đó,

kết quả kinh doanh chỉ đơn thuần phản ánh qua chỉ tiêu tài chính. Như vậy, để đảm

bảo được sự cân bằng, bền vững và toàn diện thì việc đánh giá và đo lường kết quả

hoạt động kinh doanh của các DNNVV ở Thừa Thiên Huế nên được thực hiện đồng

thời ở bốn phương diện của thẻ điểm cân bằng.

1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1. Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp

1.3.1.1. Ảnh hưởng của một số đặc điểm nhân chủng học đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp

Bàn luận về mối quan hệ giữa một số đặc điểm nhân chủng học và kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp thì trình độ, tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm kinh

doanh… được chứng minh là có sự ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp trong các công trình nghiên cứu của Bosma và Harding (2007) [35],

Wilson và cộng sự (2007) [150], Dyke và cộng sự (1992) [56], Stuart và Abetti (1990)

[137], Jo và Lee (1996) [79].

Ảnh hưởng của tuổi tác của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp

35

Tuổi tác được xem như là một biến quan trọng trong nghiên cứu khoa học - xã

hội và trong lĩnh vực kinh tế góp phần giải thích sự khác biệt trong thành quả hoạt

động kinh doanh tại các doanh nghiệp. Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về

chiều và mức độ ảnh hưởng của tuổi tác đến vấn đề khởi nghiệp và kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp. Bosma và Harding (2007) [35], Rose và cộng sự (2006)

[121] cho rằng tuổi tác của doanh nhân ảnh hưởng thuận chiều đến sự thành công

trong kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với tuổi tác là sự chín muồi và tích lũy một

số phẩm chất, kiến thức và kỹ năng trong kinh doanh của doanh nhân, kéo theo đó là

sự bùng nổ về năng suất, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh doanh trong

doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện ở Ấn độ bởi Sinha (1996) [131]

đã chứng minh rằng thành tích kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp của các doanh nhân trẻ tuổi sẽ cao hơn so với các doanh nhân

ở nhóm tuổi lớn hơn. Ủng hộ quan điểm này có Tanveer và cộng sự (2013) [139] cho

rằng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi

các doanh nhân trẻ tuổi với nhiệt huyết và năng lượng tràn trề. Đối lập với những nhận

định trên, Antoncic (2009) [19] cho rằng tuổi tác chẳng ảnh hưởng gì đến sự thành

công trong kinh doanh của doanh nghiệp, mà chính thời gian hoạt động của doanh

nghiệp mới thực sự quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó.

Mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm khác biệt về chiều và mức độ ảnh hưởng của tuổi

tác doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phần lớn đều

ủng hộ mối quan hệ thuận chiều giữa tuổi tác của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của giới tính doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp

Nhiều nghiên cứu cho rằng sự khác biệt giới dẫn đến sự khác biệt về khả năng,

tiềm lực và một số thuộc tính khác của doanh nhân và điều này kéo theo sự không

tương đồng trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần lớn các

nghiên cứu đều chứng minh rằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp do nam làm

chủ tốt hơn của nữ bởi tinh thần khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp, năng lực kinh doanh

của nam giới cao hơn [150] [61] [145]. Trong khi đó, Ferk và cộng sự (2013) [57] và

Madichie và Gallant (2012) [92] khi phân tích năng lực kinh doanh của doanh nhân thì

kết quả cho thấy thành tích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp do nữ làm chủ

tốt hơn so với nam bởi vì năng lực quản trị của họ tốt hơn. Tương tự, một vài nghiên

36

cứu gần đây dành nhiều sự quan tâm cho nữ doanh nhân và nhận thấy rằng lực lượng

nữ doanh nhân ngày nay có nhiều hứng thú trong khởi nghiệp kinh doanh và cơ hội

thành công của các doanh nghiệp do nữ làm chủ cũng cao hơn so với nam doanh nhân

ở Trung Đông và một số quốc gia đang phát triển [57] [92]. Tuy nhiên, Zeffane

(2012) [156] phát hiện rằng cả nam và nữ đều có năng lực kinh doanh như nhau do đó

kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp do nam và nữ doanh nhân làm chủ

đều không có sự khác biệt.

Tóm lại, vẫn còn nhiều khác biệt giữa nam và nữ doanh nhân về năng lực, hành

vi khởi nghiệp kinh doanh và sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động

kinh doanh của các doanh nghiệp do họ làm chủ.

Ảnh hưởng của trình độ học vấn của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp

Vai trò của trình độ học vấn của doanh nhân trong việc tạo ra sự tăng trưởng và

phát triển của doanh nghiệp đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Trình độ học

vấn được các doanh nhân South Pacific xem như là nhân tố quan trọng của sự thành

công trong kinh doanh của doanh nghiệp [154]. Dyke và cộng sự (1992) [56],

Robinson và Sexton (1994) [119] đã chứng minh được sự ảnh hưởng thuận chiều của

trình độ học vấn của doanh nhân với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tương tự, nghiên cứu tại 48 công ty khởi nghiệp ở Hàn Quốc được thực hiện bởi Jo và

Lee (1996) [79] cho thấy trình độ học vấn của doanh nhân là đặc điểm duy nhất của

doanh nhân ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận nhưng không ảnh hưởng đến sự tăng

trưởng chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Stuart và Abetti (1990) [137] phản ánh sự

ảnh hưởng không tích cực của trình độ học vấn của doanh nhân đến hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Tan và Tay (1994) [138] tiến

hành khảo sát 151 doanh nhân Singapore và kết quả cho thấy trình độ của các doanh

nhân tương quan ngược chiều với sự tăng trưởng doanh thu của công ty.

Dù rằng còn một số điểm chưa thống nhất giữa các công trình nghiên cứu về mối

quan hệ giữa trình độ học vấn của doanh nhân với kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp nhưng nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng trình độ của doanh nhân

nên được xem như một nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp bởi nó góp phần trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần

thiết trong kinh doanh cho doanh nhân.

37

Ảnh hưởng của kinh nghiệm doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp

Kinh nghiệm của doanh nhân có thể bao gồm kinh nghiệm kinh doanh, kinh

nghiệm quản lý và kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực hoạt

động. Kinh nghiệm kinh doanh có thể được đo lường thông qua số lượng các lần khởi

nghiệp kinh doanh được tiến hành trước đó của doanh nhân [137]. Kinh nghiệm

chuyên môn nghiệp vụ thì liên quan đến lĩnh vực và thị trường nơi mà doanh nghiệp

hoạt động và tương tác. Kinh nghiệm quản lý được tích lũy khi doanh nhân vào vai

nhà quản trị tại doanh nghiệp.

Phần lớn các nghiên cứu đểu ủng hộ mối quan hệ thuận chiều giữa kinh nghiệm

của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Stuart và Abetti

(1990) [137] chứng minh được sự ảnh hưởng tích cực của kinh nghiệm quản trị, Van de

Van và cộng sự (1984) [146] chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực của kinh nghiệm trong lĩnh

vực kinh doanh, Dyke và cộng sự (1992) [56] thì cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của

kinh nghiệm quản trị cũng như kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh đến kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Jo và Lee (1996) [79], kinh nghiệm quản trị

ảnh hưởng tiêu cực trong khi đó thì kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh thì lại ảnh

hưởng tích cực thuận chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.1.2. Ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp

Theo Littunen (2000) [89], đặc điểm tâm lý của doanh nhân là một trong

những đặc điểm quan trọng có mối quan hệ nhân quả với kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp. Bảng 1.9 tổng hợp một số nghiên cứu phân tích sự ảnh

hưởng của đặc điểm tâm lý đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Bảng 1.9. Ảnh hưởng của một số đặc điểm tâm lý của doanh nhân đến kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tác giả Kết quả hoạt động

kinh doanh

Đặc điểm tâm lý doanh nhân Mối quan hệ

Hornaday &

Bunker (1970)

[70]

Tồn tại sau 5 năm Nhu cầu thành đạt

Nhu cầu tự chủ

Nhu cầu quyền lực

Nhu cầu thiết lập quan hệ

Xu hướng kiểm soát nội tại

Xu hướng chấp nhận rủi ro

Ảnh hưởng cùng chiều

Ảnh hưởng cùng chiều

Ảnh hưởng cùng chiều

Ảnh hưởng trái chiều

Ảnh hưởng cùng chiều

Ảnh hưởng cùng chiều

Hornaday &

Aboud (1971)

[71]

Tồn tại sau 5 năm với

hơn 8 lao động

Nhu cầu thành đạt

Nhu cầu tự chủ

Nhu cầu thiết lập quan hệ

Ảnh hưởng cùng chiều

Ảnh hưởng cùng chiều

Không ảnh hưởng

38

Tác giả Kết quả hoạt động

kinh doanh

Đặc điểm tâm lý doanh nhân Mối quan hệ

Hiếu chiến Ảnh hưởng trái chiều

Ahmed (1985)

[18]

Khởi nghiệp thành

công

Nhu cầu thành đạt

Xu hướng kiểm soát nội tại

Xu hướng chấp nhận rủi ro

Ảnh hưởng cùng chiều

Ảnh hưởng cùng chiều

Ảnh hưởng trái chiều

Begley &

Boyd (1987)

[28]

Hiệu quả hoạt động tài

chính:

a. doanh thu

b. lợi nhuận trên tài

sản

c. tỷ lệ thanh toán nợ

Nhu cầu thành đạt

Xu hướng kiểm soát nội tại

Xu hướng chấp nhận rủi ro

Chấp nhận sự không chắc chắn

Tính cách loại A

Không ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh

toán nợ

Ảnh hưởng đến ROA

Không ảnh hưởng

Perry (1988)

[113]

Tăng trưởng thu nhập cá

nhân và lợi nhuận trên

đầu tư

Nhu cầu thành đạt

Xu hướng kiểm soát nội tại

Ảnh hưởng cùng chiều

Không ảnh hưởng

Hood &

Young

(1993) [69]

100 công ty phát triển

nhanh nhất ở Mỹ

Nhu cầu thành đạt

Xu hướng kiểm soát nội tại

Xu hướng chấp nhận rủi ro

Xu hướng đổi mới

Ảnh hưởng cùng chiều

Ảnh hưởng cùng chiều

Ảnh hưởng cùng chiều

Ảnh hưởng cùng chiều

Rauch &

Frese (1997)

[115]

Tăng trưởng lao động,

doanh số, thu nhập cá

nhân chủ doanh

nghiệp, sự hài lòng của

chủ doanh nghiệp

Nhu cầu thành đạt

Xu hướng chấp nhận rủi ro

Ảnh hưởng cùng chiều

Ảnh hưởng cùng chiều

Lee & Tsang

(2001) [87]

Sự tăng trưởng hoạt

động kinh doanh

Nhu cầu thành đạt

Xu hướng kiểm soát nội tại

Hướng ngoại

Sự tự tin

Xu hướng đổi mới

Ảnh hưởng cùng chiều

Ảnh hưởng cùng chiều

Không ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Ảnh hưởng cùng chiều

Wijewardena

&Zoysa

(2005) [149]

Kết quả hoạt động tài

chính (doanh thu, lợi

nhuận, khả năng thanh

khoản…)

Sự sáng tạo và năng động, trực

giác, xu hướng chấp nhận rủi ro,

nhu cầu thành đạt, sự tự tin, giá trị

cá nhân, lòng tự trọng, cá tính, sự

thích nghi, sự linh hoạt và sự nhạy

cảm với cơ hội kinh doanh

Ảnh hưởng cùng chiều

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Kết quả tổng hợp ở bảng 1.9 cho thấy trong số rất nhiều các đặc điểm tâm lý

được đề cập thì bốn nhóm đặc điểm điển hình như nhu cầu thành đạt, xu hướng kiểm

soát nội tại, xu hướng chấp nhận rủi ro, xu hướng đổi mới sáng tạo luôn được chứng

minh là có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy

nhiên, Ahmed (1985) [18] cho thấy mối quan hệ trái chiều giữa xu hướng chấp nhận

rủi ro và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, Perry (1988) [113] và Begley (1987)

[28] không tìm thấy được bằng chứng thống kê về sự ảnh hưởng của xu hướng kiểm

soát nội tại và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các chỉ tiêu

tài chính (doanh thu, lợi nhuận, khả năng thanh khoản…) được sử dụng phổ biến trong

các nghiên cứu này để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

39

Nhìn chung, không có nhiều các nghiên cứu về đặc điểm tâm lý doanh nhân và

rất ít các nghiên cứu thực nghiệm tìm ra được bằng chứng thống kê thuyết phục về sự

ảnh hưởng của nhóm đặc điểm này đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp. Chỉ có một số ít các tác giả đồng thời nghiên cứu sự tác động của các nhóm

đặc điểm doanh nhân bao gồm đặc điểm nhân chủng học và đặc điểm tâm lý đến kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ví dụ như nghiên cứu của Lee và Tsang

(2001) [87]). Vẫn còn một số điểm chưa thống nhất giữa các nghiên cứu khi bàn về

chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của một số đặc điểm tâm lý doanh nhân đến kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2. Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp

Quan điểm dựa vào nguồn lực (Resources Based View - RBV) cho rằng doanh

nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt vượt trội so với đối thủ cạnh tranh dựa vào nguồn lực

khan hiếm, vô giá và khó để bắt chước đó là vốn nhân lực [21]. Theo quan điểm của

các học giả của thuyết RBV thì vốn nhân lực là tài sản vô hình góp phần quyết định sự

thành công của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn nhân lực bao gồm các thuộc tính của

doanh nhân như là kiến thức, kỹ năng, thái độ kinh doanh đóng vai trò quan trọng

trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.

Năng lực kinh doanh của doanh nhân có thể được hiểu theo nhiều góc độ khác

nhau nhưng tựu chung lại là sự hợp nhất của thái độ, kiến thức, kỹ năng và một số

phẩm chất cá nhân khác nên được xem là nhân tố quan trọng cho việc khai sinh một

hoạt động kinh doanh mới cũng như quyết định kết quả và hiệu quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp đó [32]. Đây chính là lý do một số nghiên cứu của Chandler

và Jansen (1992) [46], Baum và cộng sự (2001) [26]; Sony và Iman (2005) [133],

Sánchez (2011) [124], Bendary & Minyawi (2015) [29], Tehseen và Ramayah (2015)

[140] đã dành sự quan tâm đặc biệt đến sự tồn tại của mối quan hệ giữa năng lực kinh

doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Năng lực kinh doanh của doanh nhân ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp [95]. Cũng theo Man và cộng sự (2002) [95], có 6 nhóm

năng lực kinh doanh thành phần cấu thành năng lực kinh doanh chung của doanh nhân

đó là: năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực phân tích, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực

cam kết, năng lực chiến lược và năng lực tổ chức – lãnh đạo. Trong đó, kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp được đo lường thông qua sự đổi mới, sự đảm bảo

chất lượng, sự tiết kiệm chi phí, chất lượng công tác tổ chức. Nghiên cứu này mặc dù

chỉ dừng lại ở việc đề xuất mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh

40

của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng đóng vai trò

quan trọng hình thành tiền đề cho các nghiên cứu định lượng tiếp theo.

Trong mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất bởi Man và cộng sự (2008) [60] trong

lĩnh vực dịch vụ thì năng lực kinh doanh của doanh nhân đóng vai trò then chốt quyết

định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này,

năng lực của tổ chức và mục tiêu cạnh tranh đóng vai trò là biến trung gian trong mối

quan hệ của năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp. Với sự tham gia của 153 doanh nhân trong lĩnh vực dịch vụ, nghiên cứu này

đóng góp quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện mô hình năng lực kinh doanh

của doanh nhân với 10 nhóm năng lực thành phần từ 53 biến quan sát bao gồm: Năng

lực nắm bắt cơ hội, thiết lập quan hệ, phân tích, đổi mới, sản xuất (hoạt động), nhân sự,

chiến lược, cam kết, học tập, và năng lực cá nhân. Thực hiên nghiên cứu thực nghiệm,

nhóm tác giả đã kiểm chứng mối quan hệ giữa năng lực doanh nhân và kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp được đo lường thông qua hiệu quả đầu tư, và sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Nghiên cứu này sử dụng đồng thời cả phương pháp nghiên cứu định tính thông qua

phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng hỏi bán cấu trúc để xây dựng và phát triển

thang đo, sau đó phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm phân tích nhân tố khám

phá (EFA) để khám phá thang đo các biến nghiên cứu và hồi quy tương quan dùng để

kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ

giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã

chỉ ra rằng trong số 10 năng lực kinh doanh thành phần thì năng lực cam kết có mối

quan hệ trực tiếp cùng chiều với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năng

lực định hướng chiến lược ảnh hưởng gián tiếp lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

thông qua 2 biến trung gian là năng lực của tổ chức và mục tiêu cạnh tranh.

Một tiếp cận khác của Baum và cộng sự (2001) [26] trên cơ sở số liệu điều tra

307 giám đốc điều hành (CEO) và 131 nhân viên trong lĩnh vực thiết kế và chế tác gỗ

gia dụng thì năng lực kinh doanh của doanh nhân được xem xét dưới 2 nhóm: nhóm

năng lực cụ thể của giám đốc điều hành bao gồm những hiểu biết về ngành nghề kinh

doanh và kỹ năng tác nghiệp; và nhóm năng lực kinh doanh chung bao gồm năng lực

nhận thức cơ hội và năng lực tổ chức. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp trong nghiên cứu này được phản ánh thông qua sự tăng trưởng doanh số, lao

động, lợi nhuận. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp gồm có định tính (phỏng

vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng hỏi bán cấu trúc) và định lượng (sử dụng phần mềm

41

LISREL, PRELIS để phân tích mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu), kết quả nghiên

cứu mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu chỉ ra rằng một số năng lực kinh doanh cụ

thể, động cơ kinh doanh của giám đốc điều hành và chiến lược cạnh tranh của doanh

nghiệp được xem như là các tiền tố của sự tăng trưởng kinh doanh. Kết quả trên cho

thấy năng lực cụ thể của giám đốc điều hành ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển

của tổ chức. Trong khi đó những năng lực kinh doanh chung, đặc điểm doanh nhân

và yếu tố môi trường lại ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Sony và Iman (2005) [133] về “vấn đề học tập, năng lực kinh

doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. Nghiên

cứu thực hiện trên 247 doanh nhân ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nhân vừa là

chủ vừa là nhà quản trị doanh nghiệp hoặc chỉ là chủ doanh nghiệp). Sử dụng mô hình

năng lực kinh doanh của doanh nhân được cấu thành bởi 4 nhóm năng lực thành phần

đó là năng lực quản lý, kiến thức về ngành nghề hoạt động, năng lực nắm bắt cơ hội,

năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Biến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

được đo lường thông qua sự tăng trưởng thu nhập, tăng trưởng doanh thu và doanh số

bán hàng. Phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm

chứng các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh được sự tồn

tại của mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, khi năng lực quản lý, kiến thức về

ngành nghề hoạt động, năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của

doanh nhân càng cao thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt hơn.

Đây là một trong số ít các nghiên cứu thực nghiệm hướng trọng tâm vào năng lực kinh

doanh của doanh nhân và mối quan hệ giữa năng lực doanh nhân và kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong một nghiên cứu của Ahmad và cộng sự năm 2010 [17], nhóm tác giả đã đề

xuất mối quan hệ trực tiếp giữa năng lực doanh nhân với kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua vệc cân nhắc nhiều vai trò khác nhau của

doanh nhân trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Kết nối những vai trò khác nhau

của doanh nhân (vai trò nhà quản lý, vai trò nhà kinh doanh và vai trò nhà chuyên

môn) với những năng lực kinh doanh cần thiết để đảm bảo sự thành công trong kinh

doanh của doanh nghiệp thì nhóm tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết cho những

nghiên cứu thực nghiệm sau này. Những mệnh đề được xây dựng thông qua việc tích

hợp những vai trò khác nhau của doanh nhân để nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực

42

kinh doanh của doanh nhân và hoạt kết quả động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và

vừa. Nghiên cứu này chưa tiến đến việc kiểm chứng thực nghiệm để tìm ra được

những bằng chứng thống kê cho sự tồn tại của mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh

của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức nhưng lại có ý nghĩa

quan trọng trong việc xây dựng và đề xuất mô hình năng lực kinh doanh gồm 8 yếu tố

thành phần: năng lực định hướng chiến lược, năng lực cam kết, năng lực nhận thức

(phân tích và sáng tạo), năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực tổ chức, năng lực thiết lập

quan hệ, năng lực cá nhân và năng lực chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở kế thừa và

phát triển nghiên cứu của Man (2001) [96] và Ahmad (2007) [16]. Trong nghiên cứu

này, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh thông qua chỉ tiêu

tài chính và phi tài chính.

Sánchez (2011) [124] đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của

doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua

việc xây dựng mô hình nhân quả sử dụng dữ liệu thu thập từ 450 doanh nhân Tây Ban

Nha (họ đều là chủ doanh nghiệp). Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân

được kế thừa từ nghiên cứu của Man, Lau và Snape (2008) [94] bao gồm 53 biến

quan sát chia thành 10 nhóm năng lực kinh doanh thành phần đó là: năng lực nắm bắt

cơ hội, thiết lập quan hệ, phân tích, sáng tạo, hoạt động, nhân sự, chiến lược, cam kết,

học tập và năng lực cá nhân. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được

phản ánh thông qua kết quả đầu tư, sự tăng trưởng trong kinh doanh, hiệu quả tương

đối. Thang đo cho biến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được kế thừa

từ nghiên cứu của Gupta và Govindarajan (1984) và Chandler và Hanks (1993). Trong

nghiên cứu này kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng

định (CFA) được sử dụng để phát triển thang đo các biến nghiên cứu và mô hình cấu

trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định các giả thuyết đề xuất. Kết quả cho

thấy rằng năng lực kinh doanh của doanh nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến

kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, năng lực doanh nghiệp

đóng vai trò là biến trung gian trong mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh

nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu này

đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm để giải thích bằng cách nào năng lực doanh nhân

ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông

qua biến trung gian là năng lực doanh nghiệp. Hơn nữa, những nghiên cứu tiếp theo

nên tiến hành phân tích sự ảnh hưởng dài hạn của năng lực doanh nghiệp và mục tiêu

cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách nghiên cứu

43

theo chuỗi thời gian. Đặc biệt trong nghiên cứu này mô hình năng lực doanh nhân dưới

dạng tích hợp được sử dụng để kiểm chứng mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của

doanh nhân, năng lực doanh nghiệp, mục tiêu cạnh tranh và kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu về “sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân

đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới sự tác động của văn hóa

doanh nghiệp”, Ng và Kee (2013) [108] đã xây dựng mô hình lý thuyết về mối quan

hệ giữa năng lực doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong

đó văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò như biến can thiệp. Trong nghiên cứu này, năng

lực kinh doanh của doanh nhân là sự kết tinh của kiến thức, thái độ và kỹ năng và

được cấu thành bởi các nhóm năng lực kinh doanh thành phần đó là nhóm năng lực hỗ

trợ hoạt động kinh doanh như: nắm bắt cơ hội, tạo lập giá trị; nhóm năng lực hỗ trợ

cho hoạt động quản trị như: hoạch định, tổ chức, phối hợp và kiểm tra và nhóm năng

lực hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ như: hiểu biết về công nghệ, nhu cầu khách hàng,

sáng tạo. Ba nhóm năng lực kinh doanh thành phần được đề xuất trong nghiên cứu này

tương đồng với nghiên cứu của Chandler và Hanks (1994) [45]. Hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp được đánh giá thông qua nhiều phương diện như hữu hình và vô

hình, tài chính và phi tài chính. Một trong những điểm mới của nghiên cứu này là đã

đưa biến văn hóa doanh nghiệp vào vai trò của biến điều tiết trong việc củng cố và

tăng cường mối quan hệ giữa năng lực doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp. Trong mô hình nghiên cứu được đề xuất thì năng lực doanh nhân

được thể hiện dưới dạng tích hợp và tác giả cũng đã kỳ vọng rằng các nghiên cứu tiếp

theo có thể đi sâu hơn vào việc làm rõ sự ảnh hưởng của từng yếu tố năng lực thành

phần đến hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu này

chỉ mới dừng lại ở việc xây dựng mô hình lý thuyết nhưng chưa đi sâu vào việc kiểm

chứng sự tồn tại của các mối quan hệ trong mô hình.

Đối với những lĩnh vực đặc thù, Bendary và Minyawi (2015) [29] thực hiện

nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua sự tác động của biến trung gian

thỏa ước tâm lý gia công phần mềm ở trong trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Kế

thừa mô hình năng lực kinh doanh của Man và cộng sự (2001) [96] bao gồm các thành

phần: Năng lực năng lực nhận thức (hay năng lực phân tích), năng lực thiết lập quan

hệ, năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực tổ chức, năng lực định hướng chiến lược, và

năng lực cam kết thì năng lực thiết lập quan hệ và năng lực phân tích – sáng tạo đóng

vai trò quan trọng trong mối quan hệ này. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

44

nghiệp được đo lường và đánh giá thông qua chỉ tiêu tài chính và phi tài chính như: sự

tăng trưởng lợi nhuận, lao động, các dự án và số năm kinh doanh quốc tế. Nghiên cứu

được thực hiện trên 200 CEO và các nhà quản trị tại Hy Lạp. Kết quả của nghiên cứu

này đã cung cấp những bằng chứng thống kê để chứng minh sự sự tồn tại của mối

quan hệ giữa năng lực doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

thông qua biến trung gian thỏa ước tâm lý gia công phần mềm. Trong nghiên cứu này,

biến thỏa ước tâm lý khi gia công đóng vai trò là biến trung gian, nó giúp giải thích tốt

hơn cơ chế ảnh hưởng của năng lực doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tehseen và Ramayah (2015) [140] dựa trên lý thuyết phụ thuộc tài nguyên

(Resource Dependence Theory - RDT) và quan điểm phụ thuộc tài nguyên (Resource

Based View - RBV) để tiến hành xây dựng mô hình lý thuyết về sự ảnh hưởng của

năng lực doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa ở Malaysia thông qua biến can thiệp là sự hợp tác của các đối tác bên ngoài (cụ

thể là sự hợp tác của khách hàng và nhà cung cấp) bởi vì 2 lý thuyết này cho rằng năng

lực kinh doanh của doanh nhân là nguồn lực vô hình và vô giá quyết định sự thành

công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu

trước đây của Bird (1995) [32], Man (2001) [96], năng lực kinh doanh của doanh

nhân trong nghiên cứu này được cấu thành bởi các năng lực kinh doanh thành phần

như: năng lực định hướng chiến lược, năng lực nhận thức, năng lực nắm bắt cơ hội,

năng lực học tập, năng lực cá nhân, năng lực đạo đức, năng lực thiết lập mối quan hệ.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đo lường thông qua chỉ tiêu tài

chính và phi tài chính. Thông qua việc khảo lược lý thuyết, nghiên cứu này đã cho

thấy được tầm quan trọng của năng lực doanh nhân đối với sự thành công trong hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng chỉ ra rằng mối quan hệ giữa hai biến

nghiên cứu này sẽ trở nên tốt hơn nếu có được sự hợp tác của các đối tác bên ngoài

như khách hàng và nhà cung cấp. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đề

xuất mô hình lý thyết và chưa tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng sự tồn

tại của các mối quan hệ được đề xuất và điểm mới trong nghiên cứu này là đã xây

dựng biến sự hợp nhất của các yếu tố bên ngoài (sự hợp tác của khách hàng và nhà

cung cấp) như là biến can thiệp giúp làm mới mô hình nghiên cứu.

Một trong số rất ít các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của

doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt nam, nghiên

cứu của Nguyễn Viết Lộc (2013) [12] về “doanh nghiệp với vấn đề nắm bắt cơ hội

kinh doanh” đã phân tích và lý giải những vấn đề sau: Khát vọng kinh doanh của

45

doanh nhân, cơ hội kinh doanh và mô hình quá trình nhận biết cơ hội kinh doanh của

doanh nhân, những nhận định về đặc trưng nắm bắt cơ hội kinh doanh của doanh nhân

Việt Nam. Đặc biệt nghiên cứu đi sâu phân tích những đặc trưng của con người Việt

Nam có tác động đến tư duy, hành động nói chung và vấn đề khát vọng kinh doanh,

nắm bắt cơ hội kinh doanh nói riêng làm cơ sở cho việc nhận thức điểm mạnh, điểm

yếu của doanh nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nghiên cứu này hướng đến phân

tích một số đặc điểm tâm lý cũng như năng lực kinh doanh của doanh nhân kèm theo

những bình luận và viện giải cho thực trạng về năng lực nắm bắt cơ hội của đội ngũ

doanh nhân Việt Nam thông qua phương pháp tổng hợp tài liệu và phân tích thống kê

mô tả dữ liệu sơ cấp thu thập từ các doanh nhân. Đây sẽ là bộ tài liệu tham khảo phù

hợp và có giá trị cho luận án trong việc xây dựng khung lý thuyết về đặc điểm và năng

lực kinh doanh của đội ngũ doanh nhân Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, một số nhóm

năng lực kinh doanh thành phần khác giúp cho các nghiệp chủ làm tròn vai trò của

doanh nhân chưa được đề cập và phân tích trong nghiên cứu này.

Nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2016) [11] về “vai trò của năng lực doanh

nhân, sáng nghiệp công ty và vốn xã hội đối với thành quả hoạt động của doanh

nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” hướng đến giải quyết mục tiêu nghiên cứu là khám

phá xem ba khái niệm năng lực doanh nhân, vốn xã hội của doanh nghiệp và sáng

nghiệp công ty quan hệ tác động với nhau như thế nào và có vai trò gì trong tạo dựng

thành quả hoạt động của DNVVN. Phương pháp luận - suy diễn (hypothetico-

deductive approach) được sử dụng cho nghiên cứu. Dựa trên lý thuyết năng lực doanh

nhân, vốn xã hội, sáng nghiệp công ty và các kết quả nghiên cứu trước, các giả thuyết

và mô hình nghiên cứu đã được xây dựng. Việc kiểm chứng định lượng được tiến hành

trong bối cảnh Việt Nam. Mẫu khảo sát gồm 198 DNVVN ở An Giang, Cân Thơ,

TPHCM, Đồng Tháp thuộc nhiều ngành khác nhau. Bằng việc đưa một tập năng lực

kinh doanh của doanh nhân điển hình kế thừa từ nghiên cứu của Man và cộng sự

(2008), sáng nghiệp công ty và vốn xã hội vào kiểm định trong một mô hình cấu trúc

tuyến tính, luận án cung cấp được các bằng chứng thuyết phục hơn, hệ thống hơn cho

mối quan hệ của bộ ba: doanh nhân, nguồn lực công ty và thành quả hoạt động

DNVVN. Cụ thể là, doanh nhân, trực tiếp tạo ra thành quả hoạt động bằng năng lực

chiến lược, và gián tiếp tạo ra thành quả hoạt động bằng năng lực quan hệ, nhân sự.

Nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2016) [11] cũng sử dụng khung lý thuyết mô

hình năng lực kinh doanh của doanh nhân được xây dựng bởi Man và cộng sự (2008)

vì một số ưu điểm vượt trội như đã đề cập trong luận án, thành quả được đo lường

thông qua chỉ tiêu tài chính, thị trường và tăng trưởng. Nhóm các chỉ tiêu đo lường

46

thành quả hoạt động của doanh nghiệp được sử dụng trong nghiên cứu này của tác giả

chưa có sự quan tâm đến các chỉ tiêu phi tài chính để đảm bảo tính toàn diện, tổng hợp

và cân bằng. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đã kiểm chứng mối quan hệ giữa năng lực

kinh doanh của doanh nhân và thành quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

nhưng chỉ có một yếu tố thành phần cấu thành năng lực kinh doanh của doanh nhân

được sử dụng để kiểm chứng mối quan hệ này là năng lực chiến lược.

Bảng 1.10. Tổng hợp một số nội dung và phương pháp nghiên cứu về mối quan hệ

giữa năng lực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tổng hợp về

phương pháp và

nội dung

Nguồn tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Phương pháp

nghiên cứu

Định tính * * * *

Định lượng * * *

Kết hợp (định tính + định lượng) * *

Năng lực kinh

doanh

Từng năng lực kinh doanh thành

phần

* * * * * * *

Năng lực kinh doanh tổng hợp * *

Đối tượng khảo

sát

Doanh nhân (vừa là chủ, vừa là

nhà quản trị doanh nghiệp)

* * * * * *

Nhà quản trị doanh nghiệp * *

Chủ doanh nghiệp *

Người lao động *

Kết quả hoạt động

kinh doanh của

doanh nghiệp

Chỉ tiêu tài chính * * * *

Chỉ tiêu phi tài chính

Kết hợp cả 2 loại chỉ tiêu * * * * *

Lĩnh vực nghiên

cứu

Dịch vụ * * *

Phi dịch vụ * * * * * *

Mối quan hệ Trực tiếp * * * * * * * *

Gián tiếp * * * *

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Ghi chú

*: Nguồn tác giả: (1) Man & cs (2002) [95]; (2) Man & cs (2008) [94]; (3) Baum & cs

(2001) [26]; (4) Sony & Iman (2005) [133]; (5) Ahmad & cộng sự (2010) [17]; (6) Sánchez

(2011) [124]; (7) Ng & Kee (2013) [108]; (8) Bendary & Minyawi (2015) [29]; (9) Tehseen

& Ramayah (2015) [140].

1.4. Khoảng trống trong vấn đề nghiên cứu

1.4.1. Khoảng trống nghiên cứu về lý thuyết và phương pháp tiếp cận đặc điểm,

năng lực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Từ kết quả tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về sự ảnh

hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp ta có thể nhận thấy một số khoảng trống về mặt lý thuyết và phương

47

pháp tiếp cận đặc điểm doanh nhân, năng lực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp như sau:

Khoảng trống về đặc điểm doanh nhân

Phương pháp tiếp cận xã hội học được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về

doanh nhân thông qua việc phản ánh những nét đặc trưng về độ tuổi, giới tính, trình độ,

kinh nghiệm, nền tảng gia đình…của doanh nhân và kiểm chứng sự ảnh hưởng của các

biến số nhân chủng học này của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Cùng với cách tiếp cận trên, phương pháp tiếp cận tâm lý học cũng được sử dụng và

khai thác các yếu tố xúc cảm, nhận thức, động cơ, nhân cách như các tiền tố của hành

vi kinh doanh nên có thể giúp phản ánh trọn vẹn hơn bức chân dung của doanh nhân

trong quá trình hoạt động kinh doanh của họ [83]. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận

tâm lý, đặc biệt là tâm lý kinh doanh chưa được các nghiên cứu sử dụng phổ biến như

phương pháp tiếp cận xã hội học. Trong khi đó, không dễ để xây dựng thang đo đa

chiều phù hợp để đo lường đặc điểm tâm lý doanh nhân bởi vì có quá nhiều đặc điểm

tâm lý thành phần được các tác giả phân tích trong các nghiên cứu khác nhau như là:

Xu hướng chấp nhận rủi ro, tham vọng quyền lực, sáng tạo và đổi mới, tinh thần trách

nhiệm, nhu cầu thành đạt, xu hướng kiểm soát nội tại, trực giác, sự tự chủ, hiếu chiến,

linh hoạt, khả năng chấp nhận sự mơ hồ [71]. Đặc biệt, việc khai thác những đặc điểm

tâm lý này đang là xu thế nghiên cứu phổ biến hiện nay về doanh nhân, doanh nghiệp

và kinh doanh [83]. Do đó, việc xây dựng một thang đo đa chiều với các nhóm đặc

điểm tâm lý thành phần phù hợp để đánh giá đặc điểm tâm lý doanh nhân là một

khoảng trống nghiên cứu cần được giải quyết.

Khoảng trống về năng lực kinh doanh của doanh nhân

Cho đến này chưa có một nghiên cứu thực nghiệm nào xây dựng và phát triển

thang đo đa chiều với các năng lực kinh doanh thành phần phù hợp để đo lường năng

lực kinh doanh của đội ngũ doanh nhân trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa

Thiên Huế [32]. Một số nguyên nhân có thể thảo luận như: (1) Các nhóm năng lực

kinh doanh thành phần cấu thành năng lực kinh doanh chung của doanh nhân trong

phần tổng quan tài liệu rất đa dạng và chưa thống nhất [141]. (2) Hầu hết các mô hình

(thang đo) năng lực kinh doanh đều được nghiên cứu và phát triển trong bối cảnh xã

hội phương Tây. Pearson và Chatterjee (2001) [112] cho rằng năng lực kinh doanh của

doanh nhân chịu sự chi phối bởi một số điều kiện và hoàn cảnh nghiên cứu như văn

hóa quốc gia, văn hóa doanh nghiệp, môi trường kinh doanh… Sự khác biệt về bối

48

cảnh kinh doanh đòi hỏi doanh nhân phải trang bị những kiến thức, kỹ năng và tố chất

kinh doanh phù hợp. Do đó, với đặc thù nhỏ lẻ về quy mô, chuyên biệt trong lĩnh vực

dịch vụ, trong bối cảnh khởi nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế, mô hình đo lường năng

lực kinh doanh của doanh nhân cần được phát triển và điều chỉnh để đem lại những

thành quả kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp. (3) Bên cạnh đó, hầu hết các mô hình

năng lực kinh doanh được xây dựng và phát triển vào những năm 90 trong bối cảnh

đặc thù của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… của thời kỳ này. Theo Iverson (2000)

[76] sẽ không còn phù hợp nếu vẫn tiếp tục sử dụng các mô hình năng lực kinh doanh

trước đó để đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nhân thế kỷ 21. Tương tự,

Temtime và Pansiri (2005) [141] cho rằng trước bối cảnh các biến số môi trường kinh

doanh ngày càng trở nên phức tạp, áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên có sự

phát triển và mở rộng các nhóm năng lực kinh doanh cho phù hợp với hơi thở của thời

đại bởi doanh nhân sẽ không thể vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

một cách hiệu quả nếu chỉ dừng lại ở một số kiến thức và kỹ năng đã được đề xuất từ

các nghiên cứu trước. Điều này đã mở ra cơ hội để luận án có thể kế thừa và phát triển

mô hình hay thang đo đa chiều bao gồm một số năng lực kinh doanh thành phần khác

cần bổ sung để đo lường năng lực kinh doanh mang tính chất đặc thù cho đội ngũ

doanh nhân trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các nghiên cứu này chưa đánh giá được thực trạng và làm rõ được những khoảng

trống còn thiếu hụt trong năng lực kinh doanh thông qua việc đánh giá mức độ quan

trọng và khả năng đáp ứng của doanh nhân để có những định hướng giải pháp cụ thể cho

doanh nhân phát triển và nâng cao năng lực kinh doanh của chính mình trong tương lai.

Khoảng trống về hệ thống các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đều được sử dụng để đo lường kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng rất phổ biên

bao gồm doanh thu, lợi nhuận, thị phần, ROA, ROI… [30]. Một số ít các nghiên cứu

dựa trên lý thuyết các bên liên quan (hệ thống thẻ điểm cân bằng) của Kaplan và

Norton (1993) [80], Nguyễn Minh Tâm (2009) [6], Lê Thị Phương Thảo (2016) [9]

sử dụng chỉ tiêu phi tài chính để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp thông qua năng suất, chất lượng, thái độ, hành vi (sự cam kết, ý định gắn bó, sự

hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp, sự hài lòng của khách hàng, của nhà

đầu tư…). Dù rằng các chỉ tiêu phi tài chính đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của

49

một số nghiên cứu gần đây nhưng các nghiên cứu khai thác chúng vẫn còn rất hạn chế

và chỉ có một số ít nghiên cứu sử dụng kết hợp đồng thời cả 2 nhóm chỉ tiêu trên để đo

lường kết quả hoạt động kinh doanh [20]. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng giữa lợi

ích của các đối tác bên trong và bên ngoài, giữa mục tiêu ngắn hạn và chiến lược lâu

dài, giữa các phương diện hoạt động của doanh nghiệp, giữa mục tiêu tài chính và phi

tài chính. Do đó, Kaplan và Norton (1993) [80] cho rằng việc phát triển thang đo đa

chiều để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên sự kết hợp đồng thời

chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cân bằng được các phương diện hoạt động của

doanh nghiệp là rất cần thiết.

1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu về lý thuyết và phương pháp phân tích sự ảnh

hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp

Nghiên cứu của Temtime (2005) [141], Yusuf (1995) [154], Wijewardena (2005)

[149], Lee và Tsang (2001) (2001) [85], Shane (2003) [127], Antoncic (2006) [19]

chỉ ra sự tác động của đặc điểm nhân chủng học (tuổi, giới, trình độ, kinh nghiệm,...)

đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống

nhất về chiều và mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm này đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa đặc điểm tâm lý của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp cũng đã nhận được sự quan tâm của một số tác giả nhất định như

nghiên cứu của Hornaday (1971) [71], Ahmed (1985) [18], Perry (1988) [113], Hood

(1993) [69]. Tuy nhiên, so với các đặc điểm khác thì đặc điểm tâm lý vẫn chưa được

nghiên cứu phổ biến và cũng không có nhiều bằng chứng thống kê từ các nghiên cứu thực

nghiệm chứng minh được sự ảnh hưởng của các đặc điểm tâm lý doanh nhân đến kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, vẫn còn nhiều khác biệt về chiều, mức

độ ảnh hưởng và chưa có sự thống nhất về nhóm đặc điểm tâm lý thành phần khi phân

tích ảnh hưởng của các đặc điểm này lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đã có một số nghiên cứu đồng thời phân tích sự tác động của các nhóm đặc điểm

nhân khẩu học và đặc điểm tâm lý đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

(ví dụ nghiên cứu của Lee và Tsang (2001) [87]) nhưng số lượng vẫn còn rất hạn chế.

Thông qua việc khảo lược lý thuyết và những nghiên cứu về mối quan hệ giữa

năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp ta có thể thấy rằng đây là một chủ đề đang rất được quan tâm bởi các học giả

50

và nhà nghiên cứu. Một số các tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để kiểm

chứng sự tồn tại của mối quan hệ giữa năng lực doanh nhân và kết quả hoạt động của

doanh nghiệp [46] [26] [133] [124]. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu thực nghiệm

về mối quan hệ này vẫn còn hạn chế trên phạm vi quốc tế [16] và vẫn chưa có một

nghiên cứu tương tự nào được thực hiện trong bối cảnh của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam. Ngoài ra, một số các nghiên cứu về mối quan

hệ giữa năng lực doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ

mới dừng lại ở việc đề xuất mô hình lý thuyết và các mệnh đề nghiên cứu mà chưa

tiến hành các kiểm chứng thực nghiệm để tìm ra bằng chứng thống kê thuyết phục cho

sự tồn tại của mối quan hệ này. Chỉ có một số ít các nghiên cứu của Ahmad (2010)

[17], Ng và Kee (2013) [108] và Tehseen và Ramayah (2015) [140] đã sử dụng

phương pháp nghiên cứu kết hợp (định lượng và định tính) để chứng minh mối quan

hệ giữa 2 nhóm biến này. Bên cạnh đó, năng lực kinh doanh của doanh nhân trong mối

quan hệ với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần lớn chỉ được xem

xét ở góc độ rời rạc của từng nhóm năng lực thành phần thay vì thừa nhận nó là một

khái niệm đa chiều tổng hợp.

Nhiều nghiên cứu phân tích sự ảnh hưởng hoặc của đặc điểm doanh nhân hoặc

năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đồng thời phân tích sự

ảnh hưởng của cả đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp cho đối tượng doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ và

vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế. Khoảng trống nghiên cứu về sự ảnh

hưởng đồng thời của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp nên được lấp đầy bởi:

Thứ nhất, xét về mối quan hệ nhân quả thì những biểu hiện hành vi của năng lực

kinh doanh của doanh nhân có mối quan hệ gần gũi và có thể dự báo tốt hơn cho kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp so với các đặc điểm khác của doanh nhân

như đặc điểm nhân chủng học hoặc đặc điểm tâm lý.

Thứ hai, nếu như đặc điểm nhân chủng học như giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm

kinh doanh, đặc điểm tâm lý bên trong doanh nhân… là những thuộc tính cố hữu thì

năng lực kinh doanh thì có thể được được phát triển và hoàn thiện thông qua quá trình

trải nghiệm và học tập [96]. Theo đó, để cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,

doanh nhân có thể tập trung vào việc nâng cao năng lực kinh doanh của bản thân.

51

Thứ ba, dựa vào quan điểm phụ thuộc nguồn lực (RBV), vốn nhân lực là một

trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại và kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp. Trong đó, vốn nhân lực bao gồm các đặc điểm cá nhân doanh nhân như:

giới tính, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ, kiến thức… Cho nên, việc đồng thời

kiểm chứng sự tác động của đặc điểm doanh nhân (đặc điểm nhân chủng học, đặc

điểm tâm lý) và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp sẽ giúp mô tả trọn vẹn bức chân dung của doanh nhân và giải

thích tốt hơn vai trò của doanh nhân trong việc tạo ra kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp [96].

Thứ tư, việc kết hợp đồng thời các phương pháp như phương pháp xã hội học

(đánh giá đặc điểm nhân chủng học của doanh nhân), phương pháp tâm lý học (đo lường

đặc điểm tâm lý doanh nhân) và phương pháp tiếp cận hành vi (đánh giá năng lực kinh

doanh của doanh nhân) sẽ giúp phát huy những ưu điểm nổi trội và khắc phục những

hạn chế mà mỗi phương pháp đang gặp phải khi kiểm chứng sự ảnh hưởng của các

thuộc tính cá nhân doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Những phân tích trên cho thấy những ưu điểm khi kiểm chứng đồng thời mối

quan hệ giữa đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh

doanh của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 thực hiện tổng quan tài liệu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của đặc

điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp đã làm rõ được một số nội dung quan trọng sau: Thứ nhất, giới thiệu

một số lý luận cơ bản về doanh nhân, đặc điểm doanh nhân, năng lực kinh doanh của

doanh nhân, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và

vừa trong lĩnh vực dịch vụ. Thứ hai, tổng quan một số tài liệu nghiên cứu trong và

ngoài nước về sự ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến

kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ ba, đã chỉ ra được các khoảng

trống nghiên cứu về lý thuyết và phương pháp phân tích sự ảnh hưởng của đặc điểm,

năng lực kinh doanh đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là cơ

sở để đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu, đồng thời thiết kế phương pháp

nghiên cứu ở chương 2.

52

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG

LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khái quát về đặc điểm của doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong

lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

2.1.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa

Thiên Huế

2.1.1.1. Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo loại hình dịch vụ ở Thừa

Thiên Huế

Bảng 2.1. Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo loại hình dịch vụ ở

Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2016

ĐVT: Doanh nghiệp

Tiêuchí Năm

2013 Năm

2014 Năm

2015 Năm

2016

2016/2013

+/- %

Tổng số 2060 1994 2064 2306 246 11,94

Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và xe

có động cơ khác 1036 977 985 1109 73 7,05

Vận tải kho bãi 228 230 234 238 10 4,39

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 339 315 331 337 -2 -0,59

Thông tin và truyền thông 18 25 34 43 25 138,89

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 7 12 15 21 14 200,00

Kinh doanh bất động sản 14 16 18 31 17 121,43

Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 247 252 267 303 56 22,67

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 81 79 87 104 23 28,40

Giáo dục và đào tạo 32 28 31 42 10 31,25

Y tế và cứu trợ xã hội 9 8 10 13 4 44,44

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 29 27 32 38 9 31,03

Hoạt động dịch vụ khác 20 25 20 27 7 35,00

(Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả năm 2017[1])

Kết quả thống kê bảng 2.1 cho thấy trong giai đoạn 2013 – 2016, số lượng

DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ phân theo quy mô lao động (số lao động không vượt

quá 100 người) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giảm từ 2060 doanh nghiệp năm

2013 xuống 1994 doanh nghiệp trong năm 2014 nhưng sau đó lại tăng lên trong 2 năm

tiếp theo và đạt được 2306 trong năm 2016. Trong đó, so với năm 2013 thì trong năm

2016 ngoại trừ sự giảm sút về số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực

lưu trú và ăn uống (giảm 2 doanh nghiệp, tương ứng giảm 0.59%), số lượng các doanh

nghiệp trong các lĩnh vực còn lại đều tăng lên. Đặc biệt đáng chú ý là sự tăng trưởng

nhanh của nhóm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và

bảo hiểm; thông tin và truyền thông; kinh doanh bất động sản với tỷ lệ tăng tương ứng

lần lượt là 200%, 138,89%, 121,43%.

53

2.1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa

Thiên Huế

Bảng 2.2. Đặc điểm của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

năm 2016

STT Tiêu chí Phân loại Tần số Tần suất

(%)

1 Quy mô lao động

Dưới 10 lao động 1838 79,71

Từ 11 đến 50 lao động 412 17,87

Từ 51 đến 100 lao động 56 2,43

2 Loại hình doanh

nghiệp

Doanh nghiệp Nhà nước 1 0,04

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân 891 38,64

Công ty TNHH 1181 51,21

Công ty Cổ phần 189 8,20

Hợp tác xã 30 1,30

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 14 0,61

3 Ngành nghề kinh

doanh

Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy

và xe có động cơ khác 1109 48,09

Vận tải kho bãi 238 10,32

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 337 14,61

Thông tin và truyền thông 43 1,86

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 21 0,91

Kinh doanh bất động sản 31 1,34

Hoạt động chuyên môn, khoa học công

nghệ 303 13,14

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 104 4,51

Giáo dục và đào tạo 42 1,82

Ý tế và cứu trợ xã hội 13 0,56

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 38 1,65

Hoạt động dịch vụ khác 27 1,17

4

Thành phố/Huyện

Thành phố Huế 1667 72,29

Huyện Phong Điền 51 2,21

Huyện Quảng Điền 36 1,56

Huyện Phú Vang 142 6,16

Huyện Hương Thủy 174 7,55

Huyện Hương Trà 85 3,69

Huyện A Lưới 24 1,04

Huyện Phú Lộc 112 4,86

Huyện Nam Đông 15 0,65

Tổng 2306 100,00

(Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017[1])

Xét về số lượng lao động, phần lớn các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 đều có số lao động không vượt quá 10 người

(1838 doanh nghiệp, tương ứng 79,71%) và số doanh nghiệp có quy mô lao động từ

51 đến 100 người chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (56 doanh nghiệp, tương ứng 2,43%).

54

Xét về loại hình doanh nghiệp, ngoài 1 doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn,

còn lại là các doanh nghiệp là ngoài nhà nước. Trong đó, số lượng công ty TNHH,

doanh nghiệp tư nhân, công ty Cổ phần là phổ biến với số lượng doanh nghiệp lần lượt

là 1181, 891, 189 doanh nghiệp. Số lượng hợp tác xã và doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài chỉ chiếm 1,91% trong tổng số 2306 doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.

Xét về lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh, có đến 1109 (tương ứng 48,09%)

doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và xe có

động cơ khác. Phổ biến tiếp theo là số lượng các doanh nghiệp trong các ngành dịch

vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; vận tải kho bãi,

hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ với tỷ lệ lần lượt là 14,61%; 13,14%; 10,32%;

4,51%. Chỉ có 13 doanh nghiệp trong ngành y tế và cứu trợ xã hội, chiếm tỷ lệ nhỏ

nhất (0,56%) trong tổng số.

Xét về phạm vi địa lý, phần lớn các doanh nghiệp chủ yếu phân bố trên địa bàn

thành phố Huế (1667 doanh nghiệp, tương ứng 72,29%), tiếp đến là huyện Hương

Thủy, Phú Vang, Phú Lộc với số doanh nghiệp lần lượt là 174, 142, 112. Số lượng các

doanh nghiệp ở 5 huyện khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm tỷ lệ nhỏ dưới

2,21%, trong đó, chỉ có 15 doanh nghiệp ở Huyện Nam Đông chiếm tỷ lệ nhỏ nhất

0.65% trong tổng số.

2.1.1.3. Qui mô và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

Sự tồn tại và phát triển của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn đóng

vai trò quan trọng cho việc gia tăng tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, huy

động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải

quyết các vấn đề xã hội. Cụ thể theo số liệu bảng 2.3, các doanh nghiệp này trên địa

bàn đã giải quyết việc làm cho 21.250 lao động, trong đó các doanh nghiệp trong lĩnh

vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác; dịch vụ lưu trú và

ăn uống, vận tải kho bãi và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đóng vai trò

tích cực nhất cho quá trình giảm bớt áp lực về việc làm và tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo

cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động ở vùng sâu vùng

xa, đối tượng lao động có trình độ tay nghề thấp.

55

Bảng 2.3. Qui mô vốn, lao động và kết quả hoạt động kinh doanh của các

DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ phân theo ngành nghề kinh doanh trên địa bàn

tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016

Ngành nghề kinh doanh Số lao

động

(Người)

Vốn sxkd

(Triệu

đồng)

Giá trị

TSCĐ

(Triệu đồng)

Doanh

thu thuần

(Triệu

đồng)

Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy

và xe có động cơ khác

9.029

6.715.424,2

1.216.571

18.342.595

Vận tải kho bãi 3.030 1.456.697,9 1.104.249 1.066.216,1

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3.585 2.152.360 1.369.509 715.149,9

Thông tin và truyền thông 474 206.671,9 28.839,7 102.354,4

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 142 376.339,7 2.627 43.839,7

Kinh doanh bất động sản 380 1.808.692,6 203.857,1 289.210,6

Hoạt động chuyên môn, khoa học công

nghệ khoa khoa học 2.279 532.013,8 134.091,2 434.570,4

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 926 140.195,2 43.038,5 165.465,3

Giáo dục và đào tạo 492 135.303 100.791 41.590,7

Ý tế và cứu trợ xã hội 335 332.453,7 260.384,2 68.399,4

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 412 181.762,7 57.386,1 233.703,8

Hoạt động dịch vụ khác 166 20.985,2 2.601 15.172,9

Tổng 21.250 14.058.899,9 4.523.944,8 21.518.268,2

(Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả năm 2017[1])

Về nguồn vốn sản xuất kinh doanh, tổng vốn sản xuất kinh doanh của các

DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 đạt gần

14.059 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong

lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác; dịch vụ lưu

trú và ăn uống; kinh doanh bất động sản; vận tải kho bãi cao hơn nhiều so với các

ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác với nguồn vốn tương ứng lần lượt là 6.715 tỷ

đồng, 2.152 tỷ đồng; 1.809 tỷ đồng; 1.457 tỷ đồng.

Xét về kết quả hoạt động kinh doanh thì tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhỏ

và vừa trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu đạt 21.518 tỷ đồng. Trong đó, các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có

động cơ khác; vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống và hoạt động chuyên môn đạt

được doanh thu cao với tỷ lệ tương ứng 85,24%; 4,95%; 3,32% trong tổng doanh thu

của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu.

Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn thiếu vốn sản xuất, chủ yếu dựa vào

vốn tự có, khó khăn và hạn chế trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Tài sản cố định và

56

đầu tư dài hạn còn hạn chế. Các DN cũng đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc

dân, tạo công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho hoạt động

sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội. Trong quá trình vận hành, các doanh

nghiệp này đã tạo ra một đội ngũ doanh nhân và công nhân với kiến thức và tay nghề

ngày càng được nâng cao và hoàn thiện tại các địa phương.

2.1.2 Đặc điểm của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực

dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

Theo kết quả khảo sát của cục thống kê Thừa Thiên Huế năm 2016, đội ngũ

doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

năm 2016 chủ yếu là nam giới (1553 nam doanh nhân; chiếm 67,35% trong tổng số).

Độ tuổi phổ biến của các doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu là từ 36 đến 50 tuổi

(1138 doanh nhân, tương ứng với 49,35%). Số doanh nhân có độ tuổi dưới 35 và trên

50 chiếm tỷ lệ ít hơn lần lượt là 19,51%; 31,14%.

Bảng 2.4. Đặc điểm của đội ngũ doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch

vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016

STT Tiêu chí Phân loại Tần số Tần suất (%)

1

Giới tính

Nam 1553 67,35

Nữ 753 32,65

2

Độ tuổi

Dưới 35 450 19,51

Từ 36 đến 50 tuổi 1138 49,35

Trên 50 tuổi 718 31,14

3

Trình độ

Chưa qua đào tạo 338 14,66

Đào tạo dưới 3 tháng 27 1,17

Sơ cấp 101 4,38

Trung cấp 308 13,36

Cao đẳng 170 7,37

Đại học 1135 49,22

Thạc sỹ 90 3,90

Tiến sỹ 4 0,17

Trình độ khác 133 5,77

Tổng

2306 100,00

(Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả năm 2017[1])

Nhìn chung, doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu có trình độ khá cao. Cụ thể là số

lượng các doanh nhân có trình độ từ đại học trở lên là 1.229 doanh nhân, tương ứng

với 53,29% trong tổng số. Trong khi đó, theo kết quả khảo sát năm 2012 của tổng cục

thống kê thì tỷ lệ doanh nhân Thừa Thiên Huế có trình độ từ đại học trở lên chỉ chiếm

6,7% trong tổng số. Điều này chứng tỏ trong những năm gần đây, đội ngũ doanh nhân

57

trên địa bàn nghiên cứu đã có những nỗ lực lớn trong việc nâng cao trình độ, kiến

thức của mình. Tiếp đến là số doanh nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp với

tỷ lệ tương ứng là 13,36%; 7,37%; 4,38%. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nhân chưa được qua

đào tạo vẫn còn cao 14,66% (tương ứng 338 doanh nhân).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận và phân tích ảnh hưởng của của đặc điểm, năng lực

kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

Quá trình tổng hợp các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận

thấy rằng các yếu tố thành phần trong mô hình về sự ảnh hưởng của của đặc điểm,

năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được

tiếp cận và đo lường bằng nhiều phương pháp khác nhau và dựa trên khung lý thuyết

khác nhau. Trên cơ sở mục tiêu đặt ra của luận án và thông qua việc nghiên cứu tài

liệu, tác giả đã nhận diện được các cơ hội trong phương pháp nghiên cứu của luận

án (bảng 2.5).

Bảng 2.5. Nhận diện phương pháp phân tích ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực

kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của DNNVV

Yếu tố Các phương pháp được sử dụng

trong các nghiên cứu trước

Nhận diện cơ hội nghiên cứu

trong luận án

Phương pháp

nghiên cứu

Định tính, định lượng, kết hợp Kết hợp (định tính + định lượng)

Cách thức thu

thập thông tin

Phỏng vấn định tính bằng bảng hỏi phi cấu trúc,

nhóm tiêu điểm, quan sát, phỏng vấn sâu.

Phỏng vấn định lượng bằng bảng hỏi cấu trúc.

Phỏng vấn định tính bằng bảng hỏi

phi cấu trúc, quan sát, phỏng vấn sâu

kết hợp với phỏng vấn định lượng

bằng bảng hỏi cấu trúc.

Đối tượng

khảo sát

Chủ doanh nghiệp, nhà quản trị doanh nghiệp, doanh

nhân vừa là chủ và nhà quản trị doanh nghiệp, người

lao động

Doanh nhân vừa là chủ và nhà quản

trị doanh nghiệp

Phương pháp

tiếp cận

Phương pháp kinh tế

Phương pháp tâm lý

Phương pháp xã hội học

Phương pháp hành vi

Kết hợp phương pháp tâm lý để phân

tích đặc điểm tâm lý, phương pháp

xã hội học để phân tích đặc điểm

nhân chủng học và phương pháp

hành vi để phân tích năng lực kinh

doanh của doanh nhân

Cơ sở lý thuyết Các mô hình nghiên cứu định tính về năng lực

kinh doanh

Các mô hình nghiên cứu định lượng về năng lực

Mô hình nghiên cứu định lượng về

năng lực kinh doanh

58

Yếu tố Các phương pháp được sử dụng

trong các nghiên cứu trước

Nhận diện cơ hội nghiên cứu

trong luận án

kinh doanh

Hướng đánh

giá

Đối với đặc điểm tâm lý:

- Phân tích sự ảnh hưởng của từng nhóm đặc điểm

tâm lý thành phần đến kết quả kinh doanh

- Phân tích sự ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý như

một khái niệm đa chiều đến kết quả kinh doanh

Đối với năng lực kinh doanh:

- Phân tích sự ảnh hưởng của từng nhóm năng lực

thành phần đến kết quả kinh doanh

- Phân tích sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh

như một khái niệm đa chiều đến kết quả kinh

doanh

- Phân tích sự ảnh hưởng của đặc

điểm tâm lý như một khái niệm đa

chiều, đồng thời cũng xem xét sự

ảnh hưởng của từng đặc điểm tâm lý

thành phần đến kết quả kinh doanh

- Phân tích sự ảnh hưởng của năng

lực kinh doanh như một khái niệm

đa chiều, đồng thời cũng xem xét sự

ảnh hưởng của từng năng lực kinh

doanh thành phần đến kết quả kinh

doanh

Mục đính

nghiên cứu

- Làm rõ những đặc điểm nổi trội, khác biệt của

doanh nhân; phân tích tác động của các đặc điểm

doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp, đến ý định, động cơ khởi

nghiệp, đến tiến trình khởi nghiệp

- Xây dựng thang đo năng lực kinh doanh của

doanh nhân, phân tích tác động của năng lực

kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt

động kinh doanh của các doanh nghiệp

- Xây dựng và phát triển thang đo đa

chiều cho đặc điểm tâm lý doanh

nhân, năng lực kinh doanh, kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp tại các

DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở

Thừa Thiên Huế

- Đánh giá thực trạng đặc điểm, năng

lực kinh doanh của doanh nhân và

làm rõ khoảng trống thiếu hụt trong

năng lực kinh doanh của doanh nhân

- Phân tích sự ảnh hưởng của đặc

điểm, năng lực doanh nhân đến kết

quả hoạt động kinh doanh của các

DNNVV trong lĩnh vực dịc vụ ở

Thừa Thiên Huế.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Luận án sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận để tiến hành phân tích đặc

điểm doanh nhân. Cụ thể đó là sự kết hợp giữa phương pháp xã hội học và phương

pháp tâm lý. Theo cách tiếp cận về xã hội học thì những nhóm đặc điểm sau sẽ được

nghiên cứu và đánh giá để phản ánh những nét đặc trưng của lực lượng doanh nhân

trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm: Giới tính, tuổi tác,

trình độ, kinh nghiệm. Theo cách tiếp cận tâm lý thì nhóm đặc điểm tâm lý của doanh

nhân có thể xem như là một khái niệm đa chiều được cấu trúc bởi các thành phần: Nhu

cầu thành đạt, điểm kiểm soát nội tại, xu hướng chấp nhận rủi ro, xu hướng đổi mới.

Theo kết quả tổng hợp của Korunka và cộng sự (2003) [83] thì đây là những đặc điểm

59

tâm lý nổi trội và kinh điển luôn được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu của Begley và

Boyd (1987), Brockhaus (1982), Duchesneau & Gartner (1990) và được cho là những

thuộc tính không thể thiếu giúp phân biệt doanh nhân với những người khác.

Mô hình năng lực kinh doanh được đề xuất bởi Man và cộng sự (2001) [96] với

tám năng lực thành phần sẽ được kế thừa và phát triển trong nghiên cứu này vì những ưu

thế vượt trội của nó (lý do lựa chọn được giải thích ở phần d của mục 2.4.2.1). Ngoài ra,

2 nhóm năng lực khác được đề xuất bổ sung vào mô hình là năng lực chuyên môn

nghiệp vụ và năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội để đảm bảo sự phù hợp của mô hình

trong bối cảnh nghiên cứu mới (lý do bổ sung thêm 2 nhóm năng lực này được giải thích

ở mục 1.1.3.3). Năng lực kinh doanh của doanh nhân cũng sẽ được phân tích như một

khái niệm đa chiều tổng hợp của các nhóm năng lực kinh doanh thành phần.

Như các nghiên cứu trước đây, luận án hướng đến việc đề xuất mô hình lý thuyết

và kiểm chứng mối quan hệ giữa đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến

kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, luận án này còn phân tích

thực trạng đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và sử dụng mô hình phân

tích mức độ quan trọng và khả năng đáp ứng IPA để làm rõ khoảng trống thiếu hụt

trong năng lực kinh doanh của đội ngũ doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực

dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu.

Hướng đến khắc phục sự hạn chế của một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp như đã đề cập trong chương 1 thì phương pháp thẻ điểm

cân bằng (Balance Scorecard) được đề xuất bởi Kaplan & Norton (1993) [80] sẽ được

sử dụng trong luận án. Phương pháp này giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển

một hệ thống đánh giá và đo lường kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn và toàn diện

hơn việc chỉ sử dụng các công cụ tài chính và định lượng.

Một số vấn đề khác về phương pháp phân tích sự ảnh hưởng của đặc điểm, năng

lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của DNNVV trong luận án

cũng được tổng hợp ở bảng 2.5.

Luận án sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng. Trong đó,

phương pháp định tính chủ yếu được sử dụng để xây dựng và phát triển thang đó các

biến nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá thực trạng đặc

điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và sự tác động của các yếu tố này đến kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa

Thiên Huế.

60

2.2.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu của luận án

2.2.2.1. Ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp

Đặc điểm tâm lý có thể xem như là một khái niệm đa chiều được cấu trúc bởi

nhu cầu thành đạt, xu hướng kiểm soát nội tại, xu hướng chấp nhận rủi ro, xu hướng

đổi mới. Kết quả tổng hợp của Korunka và cộng sự (2003) [83] chỉ ra rằng đây là

những đặc điểm tâm lý nổi trội và kinh điển luôn được đề cập trong rất nhiều nghiên

cứu. Theo Littunen (2000) [89] thì đặc điểm tâm lý của doanh nhân có thể được xem

như là những đặc điểm quan trọng có mối quan hệ nhân quả với kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc

điểm tâm lý doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được

phát biểu như sau:

H1: Đặc điểm tâm lý của doanh nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp

Lumpkin và Dess (1996) [91] chỉ ra rằng nhà quản trị và doanh nhân với nhu

cầu thành đạt cao thì định hướng kinh doanh tốt hơn và điều này sẽ giúp doanh nghiệp

đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh vượt trội. Trong phần tổng hợp lý thuyết của

Rauch và Frese (2000) [116] đã chỉ ra được những nghiên cứu chứng minh sự tồn tại

mối quan hệ giữa nhu cầu thành đạt của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp đó là nghiên cứu của Rauch và Frese (1997), Spencer và Spencer

(1993). Nghiên cứu gần đây của Lee và Tsang (2001) [87] và Di Zhang và Bruning

(2011) [53] cũng tìm ra được những bằng chứng thống kê thực nghiệm thuyết phục

cho sự tồn tại của mối quan hệ giữa 2 biến số này. Giả thuyết nghiên cứu được phát

biểu như sau:

H1.1: Nhu cầu thành đạt của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Về sự ảnh hưởng của xu hướng kiểm soát nội tại, theo Lee và Tsang (2001) [87]

và Di Zhang và Bruning (2011) [53], doanh nhân với xu hướng này cao tin rằng sự

thành công hay thất bại của doanh nghiệp là kết quả từ chính hành động của họ và họ có

thể chi phối được kết quả của các sự kiện có thể xảy ra trong tiến trình khởi nghiệp và

kinh doanh thông qua hành vi của bản thân. Với xu hướng này thì họ sẽ có ý thức và tinh

thần trách nhiệm cao đối với hành vi của bản thân trong việc tạo nên thành công vì vậy họ

sẽ nỗ lực hết sức để nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh và tìm mọi cách để thỏa

61

mãn khách hàng. Một số nghiên cứu của Hornaday (1970) [70], Begley (1987) [28],

Hood (1993) [69] cũng đã tìm được các bằng chứng thống kê về sự ảnh hưởng của xu

hướng kiểm soát nội tại của doanh nhân với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp. Giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

H1.2: Xu hướng kiểm soát nội tại của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều

đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với xu hướng chấp nhận rủi ro, Begley và Boyd (1987) [28] cho rằng xu

hướng tâm lý này của doanh nhân càng cao thì thành quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên nhưng chỉ đến một giới hạn nào đó thì đặc điểm tâm lý

này sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên,

theo kết quả được tổng hợp của Rauch & Frese (2000) [116] từ một số nghiên cứu

định lượng của Singh (1988), Duchesnau và Gartner (1990), và Rauch và Frese (1997)

đã chứng minh được sự tồn tại của mối quan hệ trái chiều giữa xu hướng chấp nhận rủi

ro với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nghĩa là doanh nhân càng mạo hiểm thì

đây không phải là đặc điểm tâm lý tích cực cho sự thành công trong hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp. Sự không thống nhất về chiều ảnh hưởng của mối quan hệ

giữa hai biến số này xuất phát từ những quan điểm khác nhau về rủi ro. Đứng trên lập

trường của một người quan sát thì một hành vi được cho là rủi ro nhưng đối với doanh

nhân thì đó là một hành vi cần thiết để đương đầu và chinh phục khó khăn trên thương

trường [47]. Những phân tích trên cho thấy rằng, mức độ ảnh hưởng của xu hướng

chấp nhận rủi ro đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn tùy thuộc

vào mức độ của rủi ro. Ở giai đoạn mức độ rủi ro vừa phải nằm trong khả năng kiểm

soát của doanh nhân, chấp nhận rủi ro chính là cơ hội để phát triển các ý tưởng mới,

đón nhận những cơ hội mới vì vậy có thể hỗ trợ hình thành và phát triển các hoạt động

khởi nghiệp hay mở rộng các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi rủi ro cao và vượt

ra khỏi khả năng kiểm soát của doanh nhân, sự đánh đổi này không đủ bù đắp cho

những mất mát mà rủi ro có thể gây ra vì vậy xu hướng chấp nhận rủi ro cao trong

trường hợp này bắt đầu có tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

H1.3: Xu hướng chấp nhận rủi ro của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều

đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Cuối cùng là xu hướng sáng tạo và đổi mới, kết quả nghiên cứu của

Wijewardena và Zoysa (2005) [149] đã chứng minh sự sáng tạo và đổi mới ảnh hưởng

62

một cách tích cực đến kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể là, nếu ông

chủ các doanh nghiệp có xu hướng sáng tạo và đổi mới càng mạnh mẽ khi doanh nghiệp

của họ trong giai đoạn bắt đầu hoặc suy thoái thì hiệu quả hoạt động tài chính của doanh

nghiệp càng cao. Lee và Tsang (2001) [87] cho rằng mối quan hệ giữa xu hướng sáng

tạo đổi mới và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chứng minh là có

ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu thực nghiệm của nhóm tác giả. Cho nên, giả thuyết

nghiên cứu được phát biểu như sau:

H1.4: Xu hướng sáng tạo và đổi mới của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều

đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.2.2. Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp

Quan điểm dựa vào nguồn lực (Resources Based View - RBV) cho rằng vốn

nhân lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ, thuộc tính cá nhân khác của doanh nhân) là tài

sản vô hình, quý giá giúp tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so

với các đối thủ. Do đó, Bird (1995) [32] cho rằng năng lực kinh doanh của doanh nhân

là một trong những yếu tố cần thiết để bắt đầu một hoạt động kinh doanh và đóng vai

trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

Trong vai trò tổng thể, Chandler và Jansen (1992) [46] cho rằng doanh nhân

trong các DNNVV phải đồng thời đảm trách ba vai trò cơ bản: Vai trò của nhà kinh

doanh, nhà quản lý và nhà chuyên môn. Do đó, việc phát triển một cách toàn diện các

các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành năng lực kinh doanh chung cho

đội ngũ doanh nhân tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa giúp đáp ứng tốt yêu

cầu của công việc kinh doanh đặc thù của họ và kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp cũng được nâng cao [46] [96] [17].

Từ nghiên cứu của Man và cộng sự (2002) [95], Ahmad và cộng sự (2010)

[17], Ng và Kee (2013) [108], Tehseen và Ramayah (2015) [140] đã sử dụng các

phương pháp nghiên cứu định tính để đề xuất các mô hình nghiên cứu lý thuyết. Dựa

trên khung lý thuyết đó, Man và cộng sự (2008) [94], Baum và cộng sự (2001) [26],

Sony và Iman (2005) [133], Sánchez (2011) [124], Bendary và Minyawi (2015) [29]

tiến đến kiểm chứng thực nghiệm để tìm ra bằng chứng thống kê thuyết phục về sự tồn

tại của mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp. Trong số đó, Man và cộng sự (2002) [95]; Man và cộng

sự (2008) [94]; Bendary và Minyawi (2015) [29] cũng đã chứng minh được sự ảnh

63

hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Từ kết quả tổng hợp trên, các giả

thuyết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phát biểu như sau:

H2: Năng lực kinh doanh của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhiều nghiên cứu cũng xuất phát từ quan điểm phụ thuộc nguồn lực (RBV) cho

rằng năng lực phân tích – sáng tạo, năng lực định hướng chiến lược, năng lực nắm bắt

cơ hội, năng lực học tập và năng lực cam kết là tâm điểm của mọi hoạt động doanh

nhân để đạt được kết quả cao trong kinh doanh [136] [46] [142] [63]. Thông qua các

nhóm năng lực này doanh nhân có thể làm tròn vai của nhà kinh doanh khi vận hành

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Năng lực định hướng chiến lược kinh doanh giúp doanh nhân nhận diện được

các cơ hội kinh doanh hấp dẫn, thấy được viễn cảnh, có được mục tiêu hành động rõ

ràng, biết cách kết nối giữa các nguồn lực doanh nghiệp với năng lực kinh doanh của

chính họ để tạo ra những chuyển biến tích cực trong kết quả hoạt động của doanh

nghiệp [11] [96]. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

H2.1: Năng lực định hướng chiến lược của doanh nhân ảnh hưởng cùng

chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Năng lực phân tích – sáng tạo bao gồm khả năng xác định vấn đề, khai sinh ra

các ý tưởng kinh doanh mới và triển khai cũng như thương mại hóa được những ý

tưởng kinh doanh này [94]. Do đó, với nhóm năng lực này thì các doanh nhân luôn tìm

cách tung ra thị trường những sản phẩm/ dịch vụ mới, những giải pháp kinh doanh ưu

việt hơn để làm hài lòng khách hàng và những nỗ lực này sẽ làm cho kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp được cải thiện và đột phá [124]. Do đó, giả thuyết nghiên cứu

về mối quan hệ giữa năng lực phân tích – sáng tạo và kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp được phát biểu như sau:

H2.2: Năng lực phân tích - sáng tạo của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều

đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Muzychenko và Saee (2004) [107] cho rằng đánh giá và khai

thác các cơ hội kinh doanh trên thị trường, tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ mới và thậm

chí là tạo ra xu hướng tiêu dùng mới là nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho người tiêu dùng

là việc mà các doanh nhân tại các DNNVV nên thực hiện. Năng lực này giúp doanh

64

nhân kịp thời chớp lấy thời cơ, nhận diện và né tránh được các rủi ro, bất trắc trong

quá trình tạo ra thành quả hoạt động của doanh nghiệp [95]. Do đó, giả thuyết nghiên

cứu được phát biểu như sau:

H2.3: Năng lực nắm bắt cơ hội của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến

kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, năng lực học tập từ môi trường kinh doanh, từ người khác và từ

những vấp ngã của bản thân trên thương trường sẽ giúp doanh nhân giảm thiểu được

rủi ro, nâng cao cơ hội thành công của các quyết định kinh doanh, từ đó giúp đạt được

kết quả cao trong kinh doanh [136] [63]. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu

như sau:

H2.4: Năng lực học tập của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Năng lực cam kết cũng được đánh giá là nhân tố then chốt giúp doanh nhân duy

trì được động lực để chinh phục khó khăn và tạo ra được những thành quả vượt trội

trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì năng lực này giúp doanh nhân thực

sự kiên trì tới cùng với mục tiêu, nỗ lực hết mình vì sự nghiệp kinh doanh và cam kết

bằng tất cả các nguồn lực của bản thân để theo đuổi khát vọng [46] [142]. Do đó, giả

thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

H2.5: Năng lực cam kết của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Năng lực thiết lập quan hệ cũng như năng lực tổ chức - lãnh đạo đóng vai trò

quan trọng không kém trong việc tạo ra kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV.

Với 2 nhóm năng lực này, doanh nhân có thể hoàn thành vai trò của nhà quản trị trong

doanh nghiệp. Một báo cáo được công bố bởi Productivity Commission of Australia

chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của các DNNVV ở quốc gia

này là sự hạn chế về kỹ năng tổ chức và quản lý của chủ doanh nghiệp [31]. Brush,

Greene và Hart (2001) [39] cho rằng tổ chức và quản lý các nguồn lực hữu hình cũng

như vô hình trong doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong

quá trình kinh doanh. Để làm được điều này thì đòi hỏi các doanh nhân cần phải có

năng lực thiết lập quan hệ để kết nối, duy trì mối quan hệ, tiếp nhận sự giúp đỡ của các

chuyên gia, nhà đầu tư, nhà cung ứng và các đối tượng hữu quan khác trong kinh

doanh. Ví dụ như một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp nhỏ gặp phải đó là

thu hút nguồn lao động có kỹ năng do đó để giải quyết khó khăn này thì mối quan hệ

65

sẽ giúp họ nhận được sự trợ lực từ các chuyên gia và các đối tác kinh doanh khác [39].

Do đó, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

H2.6: Năng lực thiết lập quan hệ của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều

đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Năng lực tổ chức-lãnh đạo cũng rất quan trọng. Cụ thể, Hartenian (2003) [64] cho

rằng năng lực động viên khích lệ tập thể người lao động trong doanh nghiệp là một trong

những kỹ năng cần thiết của doanh nhân khi phải vào vai nhà quản trị doanh nghiệp. Theo

Cooper (2006) [48] thì lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp sẽ được tối ưu hóa thông qua kỹ

năng làm việc nhóm và quản trị nhóm hoạt động trong doanh nghiệp của nhà quản trị.

Những bàn luận này cho thấy rằng, để hoàn thành xuất sắc vai trò của nhà quản trị doanh

nghiệp thì doanh nhân cũng cần trang bị năng lực tổ chức - lãnh đạo và thông qua đó góp

phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, giả thuyết nghiên

cứu được phát biểu như sau:

H2.7: Năng lực tổ chức - lãnh đạo của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều

đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Theo Baum và cộng sự (2001) [26] thì những kỹ năng về chuyên môn nghiệp

vụ và kiến thức liên quan đến ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp doanh nhân

hoàn thành vai trò chuyên gia tại doanh nghiệp và rất cần thiết để tạo ra những lợi thế

cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ. Đặc biệt là trong bối cảnh phải vận hành các

doanh nghiệp nhỏ bé về quy mô, hạn chế về nguồn lực, các doanh nhân này phải trực

tiếp thị phạm công việc, hỗ trợ chuyên môn cho người lao động, tự xây dựng và triển

khai thực thi kế hoạch kinh doanh tại doanh nghiệp. Do đó, giả thuyết nghiên cứu

được phát biểu như sau:

H2.8: Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của doanh nhân ảnh hưởng cùng

chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Man (2001) [96] cho rằng năng lực cá nhân là một trong những nhóm năng lực

không thể thiếu để các doanh nhân hoàn thành tốt mọi vai trò của mình trong doanh

nghiệp do đó, năng lực này là một trong những yếu tố quan trọng của doanh nhân

quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với năng lực này, các

doanh nhân thường rất tự tin vào bản thân cũng như năng lực của chính mình để đạt

được mục tiêu, rất dồi dào năng lượng, có động cơ kinh doanh mạnh mẽ, sức chịu

đựng áp lực và căng thẳng cao [144]. Họ cũng là những người có ý chí và bền bỉ với

mục tiêu đặt ra [142], có khát vọng được thử thách bản thân và theo đuổi mục tiêu tới

66

cùng để đạt được sự tăng trưởng và đột phá trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp [46]. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

H2.9: Năng lực cá nhân của doanh nhân ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bên cạnh những nhóm năng lực trên, năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội của

doanh nhân lần đầu tiên được Ahmad (2007) [16] bổ sung vào mô hình nghiên cứu về

sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp. Dựa theo đó, Jeppesen (2009) [78] cũng đồng quan điểm với Ahmad

(2007) [16] khi cho rằng việc quan tâm cân bằng lợi ích của các đối tác hữu quan

trong và ngoài doanh nghiệp, giữa mục tiêu lợi nhuận và môi trường sinh thái… trong

chiến lược kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững

trong mọi hoạt động kinh doanh. Tóm lại, năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội của

doanh nhân là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp [32] [16] [78]. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được phát

biểu như sau:

H2.10: Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân ảnh hưởng

cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nhân và kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp, phần lớn các đặc điểm nhân chủng học của doanh

nhân đều có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (xem

mục 1.3.1.1). Do đó, sau khi kiểm định các giả thuyết nghiên cứu chính, luận án cũng

sẽ tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của các đặc điểm nhân chủng học của doanh

nhân như: Giới tính, trình độ, độ tuổi… đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tóm lại, trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của luận án và nhận diện khung lý

thuyết về đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân tại các DNNVV trong

lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu, mô hình nghiên cứu của luận án được đề

xuất nhằm giải quyết sự ảnh hưởng đồng thời của đặc điểm và năng lực kinh doanh

của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực

dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu. Trong đó, đặc điểm doanh nhân bao gồm đặc điểm

nhân chủng học và đặc điểm tâm lý được đề xuất vào mô hình nghiên cứu.

67

Phương diện tài chính

Phương diện khách hàng

Phương diện quy trình nội bộ

Phương diện đào tạo – phát triển

Năng lực định hướng chiến lược H2.1(+)

Năng lực phân tích - sáng tạo H2.2(+)

Năng lực nắm bắt cơ hội H2.3(+)

Năng lực học tập H2.4(+)

Năng lực cam kết H2.5(+)

Năng lực thiết lập quan hệ H2.6(+)

Năng lực tổ chức - lãnh đạo H2.7(+)

Năng lực chuyên môn H2.8(+)

Năng lực cá nhân H2.9(+)

Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội H2.10(+)

NĂNG LỰC KINH DOANH

CỦA DOANH NHÂN H2(+)

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Nhu cầu thành đạt H1.1 (+)

Xu hướng kiểm soát nội tại H1.2(+)

Xu hướng chấp nhận rủi ro H1.3 (+)

Xu hướng đổi mới H1.4 (+)

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ

DOANH NHÂN H1(+)

ĐẶC ĐIỂM NHÂN CHỦNG HỌC

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

2.2.3. Nghiên cứu định tính

Trên cơ sở khảo lược và bình luận các nghiên cứu liên quan, đề tài này sẽ chủ yếu

kế thừa kết quả xây dựng thang đo đặc điểm tâm lý doanh nhân thông qua thang đo

định hướng thái độ doanh nhân (Entrepreneurial Attitude Orientation scale – EAO)

của Robinson và cộng sự (1991) [120], mô hình năng lực kinh doanh của doanh nhân

phát triển bởi Man (2001) [96] và hệ thống đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của

68

doanh nghiệp của Kaplan và Norton (1993) [80] và Lê Thị Phương Thảo (2016) [6] với

một số điều chỉnh nhất định để xây dựng và phát triển thang đo sơ bộ cho các biến

nghiên cứu.

Phương pháp phỏng vấn sâu (xem thêm phụ lục 2 về hướng dẫn thảo luận) được

sử dụng với sự hợp tác của 10 chuyên gia am hiểu về vấn đề nghiên cứu (2 cán bộ

giảng viên am hiểu về vấn đề nghiên cứu và 8 doanh nhân kinh doanh trong các lĩnh

vực bán buôn và bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống; dịch vụ vận tải và kho bãi; kinh

doanh bất động sản; thông tin và truyền thông; du lịch lữ hành). Thời gian trung bình

cho một cuộc thảo luận/phỏng vấn khoảng 60 phút

Nội dung thảo luận/phỏng vấn chuyên gia:

Phần thứ nhất: Khám phá thông tin chung về đặc điểm nhân khẩu học của đối

tượng phỏng vấn như là: giới tính, độ tuổi, trình độ, kinh nghiệm kinh doanh, truyền

thống kinh doanh của gia đình, động cơ khởi nghiệp và kinh doanh. Ngoài ra, một số

thông tin về doanh nghiệp cũng được đề cập như: loại hình doanh nghiệp, quy mô

doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh…

Phần thứ hai:

Đối tượng được khảo sát với kinh nghiệm kinh doanh của bản thân sẽ được yêu

cầu đề xuất một số góp ý với mục đích khám phá các khái niệm nghiên cứu, phát hiện

thêm những nhân tố và biến đo lường mới nhằm hoàn thiện thang đo về đặc điểm tâm

lý, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong phần này, các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như doanh nhân, đặc

điểm tâm lý, năng lực kinh doanh của doanh nhân, kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp sẽ được cung cấp giúp cho người được phỏng vấn nắm bắt rõ hơn vấn đề

nghiên cứu để có thể đóng góp tốt hơn cho việc hoàn thiện thang đo các biến nghiên

cứu của luận án.

Một số nội dung yêu cầu được cung cấp và chia sẻ thông tin từ phía đối tượng

được khảo sát:

- Đề xuất một số đặc điểm tâm lý cần có ở một doanh nhân để thành công trong

tiến trình kinh doanh.

- Đề xuất một số nhóm năng lực kinh doanh kèm theo yêu cầu cung cấp các

biểu hiện hành vi liên quan tương ứng với nhóm năng lực đó mà một doanh nhân cần

có để thành công trong tiến trình kinh doanh.

69

- Đề xuất một số chỉ tiêu nên được sử dụng và doanh nghiệp có thể cung cấp để

đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phần thứ 3: Dựa trên thang đo rút ra từ lý thuyết và đề xuất của cá nhân tác giả,

dưới sự dẫn dắt của người phỏng vấn (thành viên nhóm nghiên cứu), các nội dung sau

cần được triển khai:

- Trình bày cách hiểu, khái niệm đối với từng nhóm đặc điểm tâm lý, năng lực

kinh doanh thành phần và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời

tiến hành trao đổi những điểm mơ hồ cần làm rõ cho đối tượng được khảo sát.

- Tham khảo ý kiến về sự hợp lý của các nhóm đặc điểm tâm lý thành phần cấu

thành nên đặc điểm tâm lý doanh nhân, năng lực kinh doanh thành phần cấu thành

năng lực kinh doanh chung và các phương diện cần đo lường của kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp thông qua việc lấy ý kiến về mức độ quan trọng. Ngoài ra, các doanh

nhân và các chuyên gia cũng được yêu cầu đánh giá về tính hợp lý trong việc sắp xếp

các yếu tố (biến quan sát) vào các nhóm nhân tố (các nhóm đặc điểm tâm lý, các nhóm

năng lực kinh doanh thành phần, các nhóm phương diện của kết quả kinh doanh) cũng

thông qua việc lấy ý kiến về mức độ quan trọng

- Yêu cầu người trả lời đề xuất thêm các yếu tố để làm rõ hơn nội dung của các

nhóm nhân tố.

- Khám phá sơ bộ mức độ quan trọng của các nhóm đặc điểm tâm lý, năng lực

kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cuối cùng tác giả cùng thảo luận với người được phỏng vấn để đưa ra sự thống

nhất cuối cùng về từ ngữ sử dụng, các nhóm nhân tố và các yếu tố (biến đo lường) nên

thêm vào hay loại bỏ.

Mục đích của phần này là khám phá định tính thang đo lý thuyết để đảm bảo về

giá trị nội dung và cấu trúc.

Kết quả giai đoạn nghiên cứu định tính:

Đối với thang đo đặc điểm tâm lý doanh nhân:

- 4 nhóm đặc điểm tâm lý thành phần đều nhận được sự đồng ý của các đối tượng

tham gia khảo sát khi cho rằng đây là 4 nhóm đặc điểm tâm lý điển hình và đặc trưng

mà doanh nhân nên có để thực hiện hoạt động kinh doanh thành công.

- Không có sự điều chỉnh về từ ngữ sử dụng và không loại bỏ hay bổ sung các

biến quan sát cho từng nhóm đặc điểm tâm lý thành phần bởi theo các doanh nhân thì

nhóm biến này được xem là đã phù hợp về mặt nội dung và từ ngữ để mô tả các biến

quan sát (bảng 12, phần 2, phụ lục 1).

70

Đối với thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân:

- 10 nhóm năng lực kinh doanh thành phần đều được các đối tượng tham gia

khảo sát cho là quan trọng để một doanh nhân hoàn thành đồng thời vai trò của nhà

kinh doanh, nhà chuyên môn và nhà quản trị trong quá trình vận hành hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp. Trong đó, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực

hiện trách nhiệm xã hội được đề xuất vào mô hình đo lường năng lực kinh doanh của

doanh nhân cũng nhận được sự đồng ý cao của các doanh nhân và chuyên gia về tầm

quan trọng của chúng đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đối với nhóm năng lực cá nhân, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực

hiện trách nhiệm xã hội có sự điều chỉnh về từ ngữ sử dụng và bổ sung các biến quan

sát cho từng nhóm năng lực kinh doanh thành phần để đảm bảo phù hợp về mặt nội

dung và từ ngữ để mô tả các biến quan sát (bảng 13, phần 2, phụ lục 1).

Nhìn chung, vì thang đo này được kế thừa từ nghiên cứu tương tự trong lĩnh vực

dịch vụ được thực hiện bởi Man (2001) [96] nên đã nhận được sự đánh giá cao từ phía

các chuyên gia về sự phù hợp với bối cảnh nghiên cứu năng lực kinh doanh của doanh

nhân tại các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế.

Đối với thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Việc áp dụng thẻ điểm cân bằng BSC cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

là hoàn toàn khả thi. Đặc biệt, với quy mô nhỏ, khả năng phổ biến kiến thức về BSC

và hình thành các tuyến báo cáo bám sát vào chiến lược đã vạch ra là hoàn toàn phù

hợp. Tuy nhiên, để áp dụng thành công thì yêu cầu nhà quản lý phải có kiến thức cụ

thể về BSC và khả năng tuỳ biến BSC vào doanh nghiệp, đặc biệt là việc xây dựng và

phát triển các chỉ tiêu thuộc khía cạnh phi tài chính. Do đó, để phù hợp hơn với đặc thù

về quy mô và hoàn cảnh kinh doanh và nằm trong khả năng cung cấp thông tin của các

chủ DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn Thừa Thiên Huế, các chỉ tiêu đo

lường cụ thể trong mỗi phương diện được chọn lọc và đề xuất thông qua giai đoạn

khảo sát định tính các chuyên gia. Kết quả cho thấy:

- Các chỉ tiêu đo lường trong mỗi phương diện của kết quả hoạt động kinh doanh

đều được các đối tượng tham gia khảo sát cho là quan trọng, phù hợp và có khả năng

cung cấp thông tin từ phía doanh nghiệp.

- Đối với phương diện quy trình nội bộ có sự điều chỉnh về từ ngữ sử dụng để

đảm bảo phù hợp với đặc thù của lĩnh vực dịch vụ (bảng 14, phần 2, phụ lục 1).

71

2.2.4. Nghiên cứu định lượng

2.2.4.1. Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu trong nghiên cứu định lượng

a. Phương pháp chọn mẫu

Đối tượng được khảo sát trong đề tài này là các doanh nhân với tư cách là người

chủ của doanh nghiệp và đồng thời trực tiếp tham gia vào hoạt động điều hành quản lý

doanh nghiệp nên họ là những đối tượng rất bận rộn và khó tiếp cận. Do đó, để tăng khả

năng hợp tác của đối tượng khảo sát này trên quy mô lớn thì nghiên cứu sử dụng

phương pháp chọn mẫu phát triển mầm (một trong những kỹ thuật chọn mẫu phi xác

suất), thông qua sự hỗ trợ và giới thiệu của cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, hội doanh

nhân trẻ của tỉnh, và một số bạn bè, đồng nghiệp khác. Phần lớn phiếu khảo sát được

cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế giúp phân phát về các chi cục thuế tại các thành phố và

huyện, sau đó lại tiếp tục được các chuyên viên ở chi cục thuế thành phố và các huyện

gửi về các doanh nghiệp tại địa phương. Phiếu khảo sát được thu hồi lại sau những lần

cán bộ chi cục thuế đi kiểm tra hoặc tổ chức hội thảo, hội nghị, các buổi tập huấn…Để

tránh trùng lắp, hội doanh nhân trẻ của tỉnh hỗ trợ khảo sát đối với nhóm các doanh

nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, tài chính ngân hàng và bảo hiểm, nghệ

thuật vui chơi và giải trí, hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ phân bố chủ yếu trên

địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

b. Kích thước mẫu

Trong phân tích thống kê, mẫu phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy nhất định. Kích

thước mẫu đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ước lượng và phân tích kết quả

của mô hình phương trình cấu trúc (SEM) bởi vì kỹ thuật phân tích SEM thường đòi

hỏi một kích thước mẫu lớn để đạt được các ước lượng tham số ổn định [62] [81].

Theo Kline (2005) [81], một số kích thước mẫu chính xác trong các phương pháp ước

lượng có thể là nhỏ (N < 100), vừa (N từ 100 đến 200) và lớn (N > 200). Kích thước

mẫu nhỏ nhất được đề xuất để đảm bảo những giải pháp ổn định là 100 dến 150 và với

mẫu từ 200 trở lên có thể được đề xuất cho việc cung cấp một nền tảng vững chắc để

ước lượng [62].

Theo công thức tính mẫu trung bình thì kích thước mẫu tối thiểu được chọn là

418 doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu và với cỡ mẫu này cũng thỏa các điều kiện để

phân tích SEM theo như đề xuất của Kline (2005) [81]. Công thức chọn mẫu này được

thể hiện như sau:

72

𝑛 =

𝑍1−

𝑎2

2 × 𝜎2

𝑑2=

1.962 × 0.5212

0.052= 417.1

Trong đó:

n: Kích thước mẫu

z1-α/2: Giá trị tới hạn tương ứng với độ tin cậy (1 – α). Độ tin cậy là 95%

σ: Độ lệch chuẩn tổng thể. Độ lệch chuẩn tổng thể được tính trên độ lệch

chuẩn mẫu của các biến trên thang đo.

d: Sai số chọn mẫu

Để tăng tính đại diện của mẫu cho tổng thể, luận án sẽ tiến hành phân tầng khảo

sát theo tiêu thức lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh và phạm vi địa lý.

Tổng thể nghiên cứu: N = 2306 doanh nghiệp dịch vụ nhỏ và vừa (theo ngành

nghề kinh doanh) trên địa bàn Thừa Thiên Huế sẽ được phân thành 4 khối theo ngành

nghề (bảng 2.9) và số lượng 418 doanh nhân sẽ được chọn ra tương ứng với tỷ lệ của

khối đó trong tổng thể. Ở mỗi doanh nghiệp, luận án chỉ chọn ra một người vừa là chủ

doanh nghiệp và là người tham gia trực tiếp và hoạt động điều hành quản lý doanh

nghiệp đó. Tiếp đến, để đảm bảo về sự phân bổ hợp lý của các doanh nhân trên địa bàn

nghiên cứu, luận án tiến hành phân bổ số phiếu khảo sát theo tỷ lệ tương ứng phù hợp

với số doanh nghiệp tại các tỉnh và huyện trên địa bàn nghiên cứu. Theo kết quả của

cục thống kê Thừa Thiên Huế, năm 2016, tỷ lệ các doanh nghiệp thương mại dịch vụ

chủ yếu phân bố ở thành phố Huế (72,29%) và huyện Hương Thủy (7,55%), huyện

Phú Vang (6,16%), huyện Phú Lộc (4,86%) và còn lại ở 5 huyện khác trên địa bàn

Thừa Thiên Huế (9,52%).

Cỡ mẫu điều tra: n = 418 (doanh nhân)

Số lượng doanh nhân trong mỗi ngành i: Ni

Tỷ lệ doanh nhân trong mỗi ngành với tổng thể: 𝑁𝑖

𝑁 (%)

Số lượng doanh nhân cần điều tra ở mỗi ngành: ni = n x 𝑁𝑖

𝑁

Bảng 2.6. Bảng phân bố tỷ lệ cỡ mẫu cần điều tra theo ngành dịch vụ

STT Ngành nghề kinh doanh

Số doanh nhân

tương ứng trong

mỗi ngành

i: Ni

(người)

Tỷ lệ doanh

nhân trong

từng ngành so

với tổng thể:

(%)

Số lượng doanh

nhân cần điều tra

ở mỗi ngành: ni

(người)

1 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô,

xe máy và xe có động cơ khác 1109 48,09 201

2 Vận tải kho bãi 238 10,32 43

3 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 337 14,62 61

4 Dịch vụ khác 622 26,97 113

Tổng 2306 100 418

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Field Code Changed

73

Phần tử mẫu

Các doanh nhân đang thực hiện hoạt động kinh doanh tại các DNNVV trong lĩnh

vực dịch vụ trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế với một số đặc điểm như sau:

- Các doanh nhân là chủ doanh nghiệp và hoàn toàn chủ động trong việc thực

hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Các doanh nhân cũng tham gia vào hoat động điều hành, quản lý doanh nghiệp

- Doanh nghiệp do họ làm chủ phải có thời gian hoạt động ít nhất 2 năm trở lên

c. Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm những thông tin về đội ngũ doanh nhân và các DNNVV

trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguồn dữ liệu thứ cấp và

cách thu thập như sau:

- Nguồn dữ liệu thứ cấp về đặc điểm đội ngũ doanh nhân và tình hình các

DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu được thu thập thông qua niên

giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, các ấn phẩm, các số liệu thống

kê khác được cung cấp bởi Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế; các báo cáo điều tra

của GEM, kết quả báo cáo về tình hình doanh nghiệp và doanh nhân trên địa bàn từ

cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, các kết quả nghiên cứu của các cơ quan tổ

chức trong nước được công bố trên báo, tạp chí…

- Tổng quan các nghiên cứu trong nước và hệ thống cơ sở lý luận về các vấn đề

liên quan của luận án được tổng hợp từ nguồn sách, tạp chí và rất nhiều luận án, công

trình nghiên cứu được tác giả thu thập trực tiếp tại thư viện trường Đại học Kinh tế

Huế. Các nghiên cứu ở nước ngoài được tác giả tiếp cận với ngôn ngữ là tiếng Anh

dựa trên nguồn sách của nước ngoài, các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu

thông qua các tạp chí như Science direct, Proquest,…và các website trên Internet. Đây

là nguồn tài liệu chủ lực, phong phú và có giá trị đối luận án này.

- Ngoài ra, tác giả đã thu thập từ các nguồn tài liệu, công trình khoa học, các tạp

chí chuyên ngành, các bài viết hội thảo chuyên ngành và rất nhiều thông tin có giá trị

khác từ Internet.

Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện

thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc (câu hỏi đóng) bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp,

qua email và khảo sát trực tuyến các doanh nhân tại các DNNVV trên địa bàn nghiên

cứu. Trong đó, hình thức khảo sát qua email và khảo sát trực tuyến không hiệu quả với

tỷ lệ phản hồi bằng không nên tất cả phiếu khảo sát chỉ được thu hồi từ kênh phỏng

74

vấn trực tiếp thông qua sự tác động và hỗ trợ của cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, hội

doanh nhân trẻ Thừa Thiên Huế, người thân và đồng nghiệp.

Bảng hỏi có cấu trúc với ba loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dó là

thang đo quãng, định danh và thứ tự. Dạng thang do quãng Likert năm mức độ dùng để

ghi nhận sự đánh giá của các doanh nhân với các phát biểu về đặc điểm tâm lý, năng lực

kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, biến thiên

từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Dạng thang đo định danh nhằm mô tả

đặc điểm mẫu (VD: lĩnh vực kinh doanh, loại hình sở hữu...). Dạng thang do thứ tự nhằm

mô tả và cho biết sự hơn kém trong các biểu hiện của biến nghiên cứu của mẫu (VD: trình

độ học vấn, số năm kinh nghiệm, quy mô doanh nghiệp ...).

Bảng câu hỏi được thiết kế làm hai phần. Phần đầu nhằm thu thập ý kiến của các

đối tuợng khảo sát về đặc điểm tâm lý, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần thứ hai, nhằm thu thập thông tin chung

của các đối tuợng khảo sát về đặc điểm nhân chủng học như: giới, trình độ, nền tảng

gia đình, kinh nghiệm kinh doanh… và thông tin về doanh nghiệp như: quy mô, loại

hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh… để phục vụ cho công tác thống kê mô tả.

d. Thang đo các biến nghiên cứu

Thang đo đặc điểm tâm lý của doanh nhân được kế thừa và phát triển từ nghiên cứu

của Robinson và cộng sự (1991) [120] với 4 nhóm đặc điểm tâm lý điển hình của doanh

nhân được rút trích từ một số nhóm đặc điểm tâm lý trong nghiên cứu này bao gồm: Nhu

cầu thành đạt, xu hướng đổi mới, xu hướng kiểm soát nội tại, xu hướng chấp nhận rủi ro

(bảng 9, phần 2, phụ lục 1). Robinson và cộng sự (1991) [120] sử dụng thang đo tiếp

cận thái độ (Entrepreneurial Attitude Orientation scale – EAO) để xây dựng mô hình

đo lường đặc điểm tâm lý doanh nhân. Thang đo này được kế thừa và phát triển bởi

nhiều tác giả khác như Shanthakumar (1992) [128] và McCline và cộng sự (2000)

[100]. Thái độ bao hàm cả nhận thức (niềm tin), sự ảnh hưởng (cảm xúc) và hành vi

(hành động) [123]. Theo Shanthakumar (1992) [128] thái độ là tiến trình tâm lý cá

nhân giúp định hình hành vi trong những bối cảnh khác nhau. Do đó, việc thông qua

thái độ để đo lường và nắm bắt đặc điểm tâm lý doanh nhân được đánh giá là năng

động và phù hợp bởi thái độ có thể thay đổi và chịu sự chi phối bởi các tác nhân bên

ngoài [120].

Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân chủ yếu được kế thừa từ mô hình

nghiên cứu của Man (2001) [96] với 8 nhóm năng lực kinh doanh thành phần đó là:

75

Năng lực định hướng chiến lược, năng lực cam kết, năng lực nhận thức (hay năng lực

phân tích-sáng tạo), năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực tổ chức - lãnh đạo, năng lực thiết

lập quan hệ, năng lực học tập, năng lực cá nhân (bảng 10, phần 2, phụ lục 1). Thang đo

này được lựa chọn bởi một số ưu điểm vượt trội sau: (1) Nó được đánh giá là có tính

tổng hợp cao bởi các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cần thiết giúp doanh nhân

hoàn thành được mọi vai trò của mình với doanh nghiệp đều được đề cập và bao hàm

trong mô hình này, (2) mô tả đầy đủ cách thức mà các các biến nghiên cứu được triển

khai, (3) được sử dụng rất phổ biến trong nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng

lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [46]

[132] [25] [32] [59] [86]. Ngoài ra, (4) mô hình này cung cấp nền tảng cho sự phân

loại hành vi tương thích với từng nhóm năng lực kinh doanh thành phần. (5) Đây cũng

được xem như là một trong những mô hình đo lường năng lực kinh doanh của doanh

nhân được phát triển gần đây trong bối cảnh châu Á. (6) Đặc biệt là mô hình này được

Man (2001) [96] xây dựng trong lĩnh vực dịch vụ nên rất phù hợp để kế thừa khi luận án

này hướng đến đối tượng doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực

dịch vụ. Ngoài ra, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực hiện trách nhiệm xã

hội được tác giả đề xuất bổ sung vào thang đo năng lực kinh doanh chung dựa trên sự kế

thừa từ nghiên cứu của Chandler & Jansen (1992) [46], Ahmad (2007) [16]. Năng lực

chuyên môn nghiệp vụ giúp doanh nhân làm tròn vai nhà chuyên môn trong doanh

nghiệp và năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội có vai trò quan trọng trong việc đảm

bảo sự bền vững của tiến trình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được kế thừa từ mô hình lý thuyết

về thẻ điểm cân bằng của Kaplan & Norton (1993) [80] và thang đo cụ thể được phát

triển từ nghiên cứu của Lê Thị Phương Thảo (2016) [6] bao gồm bốn phương diện hoạt

động của tổ chức: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập - phát triển (bảng 11,

phần 2, phụ lục 1). Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể được đo

lường thông qua việc thu thập các con số cụ thể về các chỉ tiêu tài chính như doanh thu,

lợi nhuận… tại doanh nghiệp hoặc được lượng hóa thông quá việc đánh giá cảm nhận

của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào các con số tài chính cụ thể

không phải lúc nào cũng có được độ tin cậy cao và chủ các doanh nghiệp thường không

sẵn lòng cung cấp số liệu thực tế liên quan đến các chỉ tiêu này vì chúng được xem là

thông tin nhạy cảm và bí mật trong kinh doanh [27]. Do đó, cũng như các nghiên cứu

của Man (2001) [96], Ahmad (2007) [16], Baum và cộng sự (2001) [26], Sony và Iman

76

(2005) [133], Tehseen và Ramayah (2015) [140], Lê Thị Phương Thảo (2016) [6], luận

án này đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên bốn phương diện

hoạt động thông qua cảm nhận/ý kiến đánh giá của doanh nhân với thang điểm Likert 5

mức độ hoàn thành so với kế hoạch, mục tiêu đặt ra.

2.2.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập

được. Thống kê mô tả cũng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo.

Phân tích thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát theo các đặc

điểm cá nhân của doanh nhân. Ngoài ra, thông qua việc biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị có

thể giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát và so sánh được sự khác biệt trong mức độ đánh

giá giữa các nhóm đối tượng khác nhau.

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): Trong đề tài,

phân tích nhân tố khám phá nhằm phát hiện các nhân tố thành phần cấu thành nên đặc

điểm tâm lý, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp. Sau khi phân tích EFA, kết quả sẽ được sử dụng cho phân tích nhân

tố khẳng định CFA (Confirmatoty Factor Analysis) nên ta sử dụng phương pháp trích

Maximum Likelihood. Phân tích nhân tố được coi là phù hợp khi đạt các tiêu chuẩn:

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn nhất của mỗi hệ thang đo > 0.5, tổng

phương sai trích > 50%, hệ số KMO > 0.5, và kiểm định Bartlett có ý nghia thống kê.

Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến

thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có

Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

- Ðánh giá độ tin cậy thang đo thông qua đại luợng Cronbach Alpha. Theo nhiều

nhà nghiên cứu thì khi: Cronbach Alpha giao động trong khoảng 0.8 đến 1: Thang đo

lường tốt. Cronbach Alpha giao động trong khoảng 0,7 đến 0,8: Thang đo có thể sử

dụng được. Cronbach Alpha giao động trong khoảng 0,6 đến 0,7: Có thể sử dụng được

trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời

trong bối cảnh nghiên cứu.

Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmation Factor Analysis) được sử

dụng để kiểm tra các mô hình đo lường có đạt yêu cầu không, các thang đo có đạt yêu

cầu của một thang đo tốt hay không. Trong đó:

- Ðể đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, ta sử dụng

các chỉ số Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số

77

thích hợp so sánh CFI, chỉ số Tucker & Lewis TLI, chỉ số RMSEA. Mô hình được

xem là phù hợp với dữ liệu thị truờng khi kiểm định Chi-square có P-value < 0.05.

Nếu một mô hình nhận được các giá trị TLI, CFI > 0.9 ; CMIN/df < 2 hoặc có thể < 3;

RMSEA < 0.08 được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường. Ngoài ra khi phân tích

CFA còn thực hiện các đánh giá khác như đánh giá độ tin cậy thang đo, tính đơn

nguyên, đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo.

- Ðộ tin cậy tổng hợp: Trong phân tích nhân tố khẳng dịnh CFA, độ tin cậy của

thang đo được gọi là độ tin cậy tổng hợp (composite reliability). Ðây là chỉ số đánh giá

tốt hơn Cronbach alpha bởi vì nó không phạm sai lầm giả định độ tin cậy của các biến

là bằng nhau. Theo Hair & cs (2006) [62] thang đo đảm bảo tin cậy khi độ tin cậy tổng

hợp >0.6.

- Tính đơn hướng: Kiểm tra các thang đo về tính đơn hướng là quan trọng trước

khi kiểm tra độ tin cậy vì độ tin cậy không đảm bảo tính đơn hướng mà chỉ là giả định

tính đơn hướng đã tồn tại [62]. Trong CFA, độ phù hợp của mô hình với dữ liệu là

điều kiện cần và đủ để xác định một tập các biến có đạt tính đơn hướng hay không

[135]. Phương sai trích: Thang đo có giá trị nếu phương sai trích phải lớn hơn 0.5,

nếu nhỏ hơn có nghĩa là phương sai do sai số đo lường lớn hơn phương sai được giải

thích bởi khái niệm cần đo, do đó thang đo không đạt giá trị.

- Giá trị hội tụ: được đánh giá dựa vào hệ số hồi quy nhân tố của từng biến của khái

niệm tiềm ẩn nếu nó là đơn hướng. Nếu khái niệm tiềm ẩn là đa hướng thì giá trị hội tụ

của khái niệm tiềm ẩn sẽ đạt yêu cầu khi giá trị hội tụ cho từng thành phần đều đạt.

- Giá trị phân biệt: Giá trị phân biệt nhờ phân tích CFA sẽ đạt yêu cầu nếu thỏa

mãn các tiêu chí sau: tương quan giữa hai thành phần của một khái niệm hay giữa hai

khái niệm nhỏ hơn 1 một cách có ý nghia; mô hình thỏa mãn độ phù hợp với dữ liệu.

Kiểm định t- test và One-Way ANOVA nhằm phân tích sự ảnh hưởng của một số

đặc điểm nhân chủng học của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp. Kiểm dịnh One-Way ANOVA có thể sử dụng tốt khi dữ liệu của các tiêu chí

đưa vào kiểm định có phân phối chuẩn và phương sai các nhóm mẫu đồng nhất với

nhau (giá trị sig. trong Levene test lớn hơn 0.05).

Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Model - SEM) được sử dụng

để kiểm chứng sự ảnh hưởng của đặc điểm doanh nhân, năng lực kinh doanh của doanh

nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì ngoài việc có ưu điểm

hơn so với các phương pháp truyền thống như hồi quy đa biến do tính được sai số đo

78

lường, còn cho phép kết hợp các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng với mô hình

lý thuyết cùng một lúc [73]. Trong đó, các biến độc lập gồm “đặc điểm tâm lý doanh

nhân” và “năng lực kinh doanh của doanh nhân”, biến phụ thuộc là “kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp” đều là những khái niệm đa chiều ở dạng cấu trúc bậc 2

nên việc sử dụng phương pháp phân tích SEM là phù hợp. Trong phân tích SEM, các

chỉ số phù hợp của mô hình tổng thể và giá trị t của các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống

kê được xem như là cơ sở để đưa ra kết luận về các giả thuyết nghiên cứu.

Phương pháp phân tích mức độ quan trọng và thực hiện (IPA) để đánh giá

năng lực kinh doanh của doanh nhân

Mô hình IPA được phát triển và ứng dụng trong lĩnh vực marketing vào những

năm 70 của thế kỷ XX. Theo Martilla và James (1977) [97], IPA giúp doanh nghiệp xác

định tầm quan trọng của chỉ tiêu dịch vụ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm/

dịch vụ cung cấp trên thị trường. Cụ thể, quá trình phát triển IPA được thực hiện bằng

cách so sánh hai tiêu chuẩn hình thành nên quyết định lựa chọn khách hàng, cụ thể: (1)

Tầm quan trọng tương đối của các thuộc tính chất lượng và (2) Mức độ đáp ứng (mức

độ thực hiện) các thuộc tính chất lượng. Mức độ quan trọng thấp nhất của thuộc tính chỉ

ra khả năng ít làm ảnh hưởng tới nhận thức chung về chất lượng dịch vụ. Ngược lại,

thuộc tính có mức độ quan trọng cao thì sẽ ảnh hưởng lớn nhận thức của họ.

Hiệu số Chất lượng dịch vụ

P – I >= 0 Tốt

P – I < 0 Không tốt

Hình 2.2. Mô hình phân tích mức độ quan trọng và thực hiện (Importance –

Performance Analysis – IPA)

(Nguồn: Martilla và James, 1977[97])

79

Trên cơ sở vận dụng mô hình này vào phân tích và đánh giá năng lực kinh doanh

của doanh nhân thì các nhóm năng lực kinh doanh thành phần có thể được nhóm vào 4

góc phần tư của mô hình như sau:

- Phần tư thứ 1 (Tập trung phát triển): Những nhóm năng lực kinh doanh

thành phần nằm ở phần tư này được xem là rất quan trọng đối doanh nhân, nhưng mức

độ đáp ứng của họ vẫn còn hạn chế.

- Phần tư thứ 2 (Tiếp tục duy trì): Những nhóm năng lực kinh doanh thành

phần nằm ở phần tư này được xem là rất quan trọng đối doanh nhân, và mức độ đáp

ứng của họ thì rất tốt.

- Phần tư thứ 3 (Hạn chế phát triển): Những nhóm năng lực kinh doanh thành

phần nằm ở phần tư này được xem là ít quan trọng và mức độ đáp ứng của họ đối với

các năng lực này cũng không cao so với các nhóm năng lực khác.

- Phần tư thứ 4 (Giảm sự đầu tư): Những nhóm năng lực kinh doanh thành

phần nằm ở phần tư này được xem là ít quan trọng đối doanh nhân, nhưng mức độ đáp

ứng của họ thì rất tốt.

Trên cơ sở áp dụng mô hình IPA, người nghiên cứu có thể đề xuất các hàm ý

quản trị phù hợp để nâng cao và hoàn thiện năng lực kinh doanh của các doanh nhân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phần nào phản ánh được một số đặc điểm của đội ngũ doanh nhân và

các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế dựa trên số liệu thứ cấp thu thập

được. Phương pháp nghiên cứu trong chương này bao gồm mô hình và các giả thuyết

nghiên cứu về sự ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến

kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, thang đo các biến nghiên

cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, phương

pháp xử lý và phân tích dữ liệu cũng được trình bày trong phần này của chương.

80

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM VÀ NĂNG

LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG

LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Kết quả khảo sát về đặc điểm doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong

lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

3.1.1. Đặc điểm nhân chủng học của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

Với 700 bản hỏi được phát ra, tỷ lệ thực tế thu hồi gần 60% (418 bản hỏi được

phản hồi và hợp lệ để đưa vào xử lý dữ liệu). Cơ cấu phân bổ theo ngành dịch vụ và

địa bàn được thể hiện cụ thể trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân chủng học của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh

vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế theo kết quả điều tra năm 2018

Tiêu chí Phân loại Tần số

(người)

Tần suất

(%)

Giới tính Nam 334 79,9

Nữ 84 20,1

Tình trạng hôn nhân Độc thân 29 6,9

Đã kết hôn 389 93,1

Độ tuổi

Dưới 35 50 12

Từ 36 đến 50 tuổi 242 57,9

Trên 50 tuổi 126 30,1

Trình độ học vấn

Phổ thông trung học 170 40.7

Trung cấp, cao đẳng 68 16.3

Đại học 132 31.6

Thạc sỹ 12 2.9

Khác 36 8.6

Số năm tham gia hoạt động

kinh doanh

Dưới 5 năm 50 12

Từ 5 đến 10 năm 242 57,9

Trên 10 năm 126 30,1

Có người thân sở hữu doanh

nghiệp

Có 65 15,6

Không 353 84,4

Đã tham gia các chương

trình đào tạo

Có 386 92,3

Không 32 7,7

Đã từng làm công việc kinh

doanh

Có 65 15,6

Không 353 84,4

Đã từng khởi nghiệp Có 43 10,3

Không 375 89,7

81

Thời gian làm việc hàng ngày

Dưới 8 tiếng/ngày 14 3,3

Từ 8 đến 12 tiếng/ngày 383 91,6

Trên 12 tiếng/ngày 21 5

Tham gia công việc kinh

doanh khác

Có 347 83

Không 71 17

Động cơ khởi nghiệp kinh

doanh

Làm giàu và tận hưởng cuộc sống độc lập

về mặt tài chính 207 49,5

Tận hưởng cuộc sống tự do khi làm chủ 176 42,1

Thoát khỏi sự nhàm chán khi đi làm thuê 35 8,4

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

Từ kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (bảng 3.1), nam doanh nhân chiếm

đại đa số với 334 người tương ứng với 79,9%. Đội ngũ doanh nhân có độ tuổi phổ biến

vào khoảng từ 36 đến 50 tuổi là 242 người, chiếm 57,9% trong tổng số 418 doanh

nhân được khảo sát trên địa bàn nghiên cứu. Các doanh nhân này phần lớn chưa có

trình độ đại học (60%) trong tổng mẫu điều tra, có số năm hoạt động kinh doanh chủ

yếu trên từ 5 đến 10 năm (57,9%). Phần lớn các doanh nhân được khảo sát đều không

có người thân sở hữu doanh nghiệp (84,4%) trong khi đó Davidsson (1995) [52] cho

rằng phần lớn các doanh nhân đều xuất thân từ gia đình có truyền thống là bố mẹ hoặc

người thân làm kinh doanh. 92,3% đã tham gia một số chương trình đào tạo liên quan

đến lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, quản trị nhân sự, phổ cập kiến

thức luật lao động, luật doanh nghiệp tổ chức bởi hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thừa

Thiên Huế hoặc hội doanh nhân trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc tự tìm kiếm chương

trình; chưa từng làm công việc kinh doanh trước đây (84,4%); có thời gian trung bình

mỗi ngày dành cho hoạt động kinh doanh từ 8 đến 12 tiếng (91,6%); ngoài làm chủ

DN hiện tại thì có tham gia hoạt động kinh doanh khác (83,0%). Khi được điều tra về

động cơ khởi nghiệp kinh doanh thì 49,5% doanh nhân tham gia kinh doanh để làm

giàu và tận hưởng cuộc sống độc lập về mặt tài chính, 42,1% để tận hưởng cuộc sống

tự do khi làm chủ, 8,4% để thoát khỏi sự nhàm chán khi đi làm thuê. Khi được hỏi về

kinh nghiệm khởi nghiệp và kinh doanh trước đó thì chỉ có 10,3% doanh nhân đã tham

gia hoạt động kinh doanh và 15,6% đã khởi nghiệp làm chủ trước khi thực hiện hoạt

động kinh doanh hiện tại.

3.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

Xét về đặc điểm DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn Thừa Thiên Huế do

các doanh nhân làm chủ thì hình thức sở hữu công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân

là chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 51.7% và 34,9% trong mẫu khảo sát. Các doanh

nghiệp này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, lắp ráp, sửa chữa

82

phương tiện và máy móc thiết bị (44,3%) và dịch vụ lưu trú và ăn uống (23,7%) với

quy mô lao động phổ biến không quá 10 lao động (78,0%). 305 doanh nghiệp (tương

ứng 73,0%) phân bố trên địa bàn thành phố Huế, số còn lại chủ yếu ở huyện Hương

Thủy (7,6%), Phú Vang (6,2%) , Phú Lộc (4,8%) và các huyện khác (14,6%).

Bảng 3.2. Qui mô và cơ cấu DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn Thừa

Thiên Huế theo loại hình, lĩnh vực hoạt động, qui mô lao động và địa bàn hoạt

động theo kết quả điều tra năm 2018

Tiêu chí Phân loại Tần số Tần suất (%)

Loại hình doanh

nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân 146 34,9

Công ty cổ phần 56 13,4

Công ty trách nhiệm hữu hạn 216 51,7

Lĩnh vực hoạt động

của doanh nghiệp

Bán buôn, bán lẻ, lắp ráp, sửa chữa phương tiện

và máy móc thiết bị 185 44,3

Vận tải, kho bãi 31 7,4

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 99 23,7

Hoạt động giáo dục và đào tạo 10 2,4

Thông tin và truyền thông 19 4,5

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 10 2,4

Hoạt động kinh doanh bất động sản 7 1,7

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 7 1,7

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 21 5

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 17 4,1

Xây dựng 12 2,9

Quy mô doanh

nghiệp

Không quá 10 lao động 334 78,0

Từ 11 đến 50 lao động 75 19,8

Từ 51 đến 100 lao động 9 2,2

Thành phố/Huyện

Thành phố Huế 305 73,0

Huyện Phong Điền 13 3,0

Huyện Quảng Điền 6 1,5

Huyện Phú Vang 26 6,2

Huyện Hương Thủy 32 7,6

Huyện Hương Trà 15 3,7

Huyện A Lưới 4 1,0

Huyện Phú Lộc 20 4,8

Huyện Nam Đông 2 0,4

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

83

3.2. Kiểm định thang đo các biến nghiên cứu

Xuất phát từ khung nghiên cứu và giới hạn của nội dung nghiên cứu của luận án,

3 nhóm thang đo về đặc điểm tâm lý của doanh nhân, năng lực kinh doanh của doanh

nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là các thang đo cơ bản mà

luận án tập trung nghiên cứu, xây dựng và phát triển. Nghiên cứu tiến hành kiểm định

các thang đo dựa trên 2 phương pháp: Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

và phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA).

3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) (mục 1.1 ở phụ lục 1), cho thấy:

Thang đo đặc điểm tâm lý của doanh nhân, với 17 biến quan sát được đưa vào

phân tích, đã rút trích ra được 4 nhân tố cơ bản của mô hình nghiên cứu, gồm: Nhu cầu

thành đạt (NCTD) - 5 biến quan sát; xu hướng đổi mới (DM) - 5 biến quan sát; xu

hướng kiểm soát nội tại (KSNT) - 4 biến quan sát; xu hướng chấp nhận rủi ro (RR) - 3

biến quan sát. Tất cả các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát trong từng yếu tố được

rút trích đều lớn hơn 0,5.

Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân, với 58 biến quan sát được đưa

vào phân tích, kết quả phân tích EFA rút trích được 10 nhóm nhân tố tương ứng với 10

nhóm năng lực kinh doanh thành phần: Năng lực phân tích và sáng tạo (PTST) - 7

biến; năng lực cá nhân (NLCN) - 6 biến; năng lực định hướng chiến lược (DHCL) - 6

biến; năng lực tổ chức và lãnh đạo (TCLD) - 6 biến; năng lực thực hiện trách nhiệm xã

hội (TNXH) - 5 biến; năng lực thiết lập quan hệ (TLQH) - 5 biến; năng lực học tập

(NLHT)- 5 biến; năng lực cam kết (NLCK) - 4 biến; năng lực chuyên môn nghiệp vụ

(CMNV) - 4 biến; năng lực nắm bắt cơ hội (NBCH) - 3 biến. Tất cả các hệ số tải nhân

tố của các biến quan sát trong từng yếu tố được rút trích đều lớn hơn 0,5.

Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, với 13 biến quan sát

được đưa vào phân tích đã rút trích ra được 4 nhân tố bao gồm: Phương diện quy trình

nội bộ (QTNB) - 5 biến; phương diện khách hàng (KH) - 3 biến; phương diện đào tạo và

phát triển (DTPT) - 3 biến và phương diện tài chính (TC) - 2 biến. Tất cả các hệ số tải

nhân tố của các biến quan sát trong từng yếu tố được rút trích đều lớn hơn 0,5.

3.2.2. Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA)

3.2.2.1. Phân tích nhân tố khẳng định bậc một cho thang đo các biến nghiên cứu

Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (mục 1.2. ở phụ lục 1) cho thấy thang

đo các biến: Đặc điểm tâm lý doanh nhân (TLDN), năng lực kinh doanh của doanh nhân

84

(NLDN) và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (HDDN) đều phù hợp với

dữ liệu thị trường. Trong đó, thang đo đặc điểm tâm lý của doanh nhân có CMIN/DF=

2,054 (<3), GFI= 0,907(> 0,9), TLI=0,956 (> 0,9), CFI= 0,963 (> 0,9) và RMSEA= 0,070

(< 0,08). Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân có CMIN/DF= 2,175 (<3), GFI=

0,900(> 0,9), TLI= 0,900(> 0,9), CFI= 0,904(> 0,9) và RMSEA= 0,053 (< 0,08). Thang

đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có CMIN/DF= 2,504 (<3), GFI=

0,907(> 0,9), TLI=0,955 (> 0,9), CFI= 0,966 (> 0,9) và RMSEA= 0,077 (< 0,08).

Ngoài ra, thang đo các biến nghiên cứu này đều đảm bảo độ tin cậy; đạt được giá

trị hội tụ; đảm bảo được tính đơn nguyên và giá trị phân biệt.

3.2.2.2. Phân tích nhân tố khẳng định bậc hai cho thang đo các biến nghiên cứu

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khẳng định cho các mô hình cấu trúc bậc 1

(First Order Construct) ở trên nhằm đảm bảo rằng 18 khái niệm (biến tiềm ẩn) của mô

hình đạt được các yêu cầu về độ tin cậy, giá trị hội tụ và mức độ phân biệt. Nghiên cứu

sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định bậc hai (Second Order Construct

CFA) nhằm xem xét lại (re-examine) các mô hình đo lường ở trên vẫn bền vững dưới

dạng cấu trúc bậc hai (Second Order Construct). Kết quả thu được như sau:

Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy các chỉ số đánh giá trong từng mô hình cấu trúc bậc hai

của các khái niệm nghiên cứu được phân tích đều đạt yêu cầu, với các chỉ số CMIN/DF<

3; GFI ≈ 1; FI ≈ 1; chỉ số TLI ≈ 1và RMSEA < 0.08. Vậy nhìn chung các mô hình đều

phù hợp với dữ liệu thị trường.

Bảng 3.3. Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình cấu trúc bậc 2 của các

khái niệm nghiên cứu

Các khái niệm nghiên cứu CMIN/DF GFI TLI CFI RMSEA

Đặc điểm tâm lý doanh nhân 2,037 0,907 0,956 0,963 0,070

Năng lực kinh doanh của doanh nhân 2,258 0,890 0,893 0,898 0,055

Kết quả đoạt động kinh doanh 2,490 0,925 0,956 0,965 0,077

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2018)

Đánh giá độ tin cậy thang đo

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, mô hình cấu trúc bậc 2 của các khái niệm đặc

điểm tâm lý doanh nhân (TL), năng lực kinh doanh của doanh nhân (NLDN), kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (HDDN) đều có giá trị độ tin cậy tổng hợp

(CR) >0,7 và giá trị tổng phương sai rút trích (AVE)>0,5, nên có thể kết luận các

thang đo lường trong từng mô hình cấu trúc bậc 2 đều đáng tin cậy.

85

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả phân tích và đo lường mô hình cấu trúc bậc 2 cho

các biến nghiên cứu

Các khái niệm nghiên cứu Biến

nghiên cứu Factor loading CR AVE

Đặc điểm tâm lý doanh nhân (TL)

NCTD 0,687

0,770 0,556 DM 0,681

KSNT 0,701

RR 0,631

Năng lực kinh doanh của doanh

nhân (NLDN)

TNXH 0,685

0,777 0,534

DHCL 0,572

NLCK 0,098

PTBT 0,621

NBCH 0,680

TCLD 0,540

TLQH 0,725

NLHT 0,727

CMNV 0,529

NLCN 0,505

Kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp (HDDN)

TC 0,729

0,771 0,559 KH 0,658

QTNB 0,673

DTPT 0,738

Chú thích: Factor loading - Trọng số chuẩn hóa của hệ số tải nhân tố

CR (Composite Reliability) - Độ tin cậy tổng hợp

AVE (Average variance extracted) - Tổng phương sai rút trích

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2018)

Giá trị hội tụ

Theo kết quả phân tích cho thấy, tất cả các hệ số đã chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa

đều lớn hơn 0,5, đồng thời các giá trị AVE đều lớn hơn 0,5 (Bảng 3.4) nên có thể kết

luận các khái niệm đạt giá trị hội tụ.

Giá trị phân biệt

Bảng 3.5 cho thấy các hệ số tương quan giữa các cặp khái niệm đều nhỏ hơn 1 và

có ý nghĩa thống kê (P-value <0.05) nên các hệ số tương quan đều khác 1.

86

Bảng 3.5. Đánh giá giá trị phân biệt cho thang đo các biến nghiên cứu

Mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu Hệ số (r) S.E.(*) C.R. (**) P(***)

NLDN <--> HDDN 0,802 0,042 4,664 0,000

TL <--> NLDN 0,806 0,042 4,612 0,000

TL <--> HDDN 0,713 0,050 5,760 0,000

Chú thích: (*) - SE=SQRT((1-r2)/(N-2)) (**) - CR=(1-r)/SE

(***) - P-value=TDIST(|CR|, n-2, 2)

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2018)

Đồng thời, qua so sánh giá trị căn bậc 2 của AVE (giá trị đường chéo in nghiêng

ở bảng 3.6) với các hệ số tương quan giữa các khái niệm, có thể thấy AVE của từng

khái niệm lớn hơn bình phương các hệ số tương quan giữa khái niệm đó với các khái

niệm còn lại khác.

Bảng 3.6. Tổng phương sai rút trích (AVE) của các khái niệm và ma trận

tương quan giữa các khái niệm

NLDN HDDN TL

NLDN 0,846

HDDN 0,802 0,731

TL 0,806 0,713 0,748

Chú thích: ** - tương ứng với giá trị căn bậc hai AVE của từng khái niệm

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2018)

Từ những kết quả trên, ta có thể khẳng định rằng các khái niệm hay thang đo đạt

giá trị phân biệt.

3.3. Phân tích thực trạng đặc điểm tâm lý và năng lực kinh doanh của doanh

nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

3.3.1. Đặc điểm tâm lý của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh

vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

Hình 3.1. Đặc điểm tâm lý của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ

ở Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

87

Kết quả hình 3.1 cho thấy, trong 4 nhóm đặc điểm tâm lý thành phần điển hình

thì đội ngũ doanh nhân tại các DNNVV ở Thừa Thiên Huế thì nhu cầu thành đạt cao

nhất, tiếp đến là nhu cầu kiểm soát nội tại và thấp nhất là xu hướng đổi mới, và xu

hướng chấp nhận rủi ro với điểm trung bình đánh giá lần lượt là 4,37; 3,9; 3,67; 3,63.

Điểm đánh giá trung bình về nhu cầu thành đạt 4,37 cho thấy các doanh nhân

Thừa Thiên Huế có khát vọng thành đạt cao tức là họ không thích sự thành công một

cách ngẫu nhiên hay dựa vào may mắn mà họ luôn phấn đấu bằng tất cả năng lực của

mình để chạm vào hoài bão, nỗ lực hết mình để thỏa mãn khát vọng cháy bỏng, sẽ

không thấy hài lòng cho đến khi đạt được kết quả kỳ vọng, không bằng lòng với thực

tại và luôn đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng. Nhu cầu này có mối liên hệ với nhu cầu

tự hoàn thiện trong tháp nhu cầu của Maslow và được thừa nhận như là một yếu tố thôi

thúc và tiếp lửa cho cá nhân trở thành doanh nhân thành đạt. Đặc điểm này không chỉ

đơn thuần là một đặc điểm cố hữu mà nó có thể được rèn dũa và hoàn thiện [148].

Thừa Thiên Huế xuất phát điểm khó khăn do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt phải

hứng chịu nhiều thiên tai lũ lụt, càng thêm khó khi cơ sở hạ tầng chưa phát triển, thiếu

tầm nhìn, chưa xác định được lợi thế chuyên biệt, các chính sách hỗ trợ chưa thực sự

đột phá, công tác thu hút đầu tư vào các khu kinh tế tại khu vực chưa đạt được những

kết quả đáng khích lệ. Chính những khó khăn và thách thức này đã nhào nặn nên thế

hệ doanh nhân Thừa Thiên Huế luôn ấp ủ trong mình những hoài bão và khát vọng

vượt khó, vượt khổ để thành công.

Với điểm trung bình đánh giá khá cao về xu hướng kiểm soát nội tại (3,9 điểm),

chứng tỏ rằng đội ngũ doanh nhân Thừa Thiên Huế có niềm tin vào khả năng, kỹ năng

và nỗ lực bản để vượt qua số phận thay vì tin rằng kết quả của cuộc đời họ chủ yếu

chịu sự chi phối bởi các tác lực bên ngoài như là hoàn cảnh khách quan hay sự may

mắn. Do đó, họ sẽ có tinh thần trách nhiệm cao với sự thành bại của doanh nghiệp. Kết

quả này của luận án thể hiện quan điểm trái chiều với kết luận trong nghiên cứu của

Nobuaki Takada thuộc viện nghiên cứu Nomura (Nhật Bản) (dẫn theo bài báo của

Nguyễn Viết Lộc, 2013[12]) khi cho rằng tính phụ thuộc vào môi trường bên ngoài trở

thành yếu tố đầu tiên về sự nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam,

biểu hiện xu hướng gắn kết quả kinh doanh với tác động của môi trường bên ngoài

hoặc từ người khác hơn là do nỗ lực của chính mình. Đó là điểm yếu trong ý chí kinh

doanh tại Việt Nam, do đó có nhiều khả năng cản trở sự tăng trưởng, nắm bắt cơ hội

kinh doanh của doanh nghiệp.

88

Trong khi đó, xu hướng chấp nhận rủi ro và xu hướng đổi mới của đội ngũ doanh

nhân trên địa bàn nghiên cứu lại không cao (điểm trung bình đánh giá lần lượt là 3,63;

3,67). Kết quả này phản ánh, một bộ phận của đội ngũ doanh nhân tại các DNNVV ở

Thừa Thiên Huế tỏ ra có độ mạo hiểm không cao trên thương trường, chưa thực sự sẵn

lòng chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra với bản thân trong tiến trình kinh doanh, ít

hứng thú với những hoạt động kinh doanh mạo hiểm. Họ chỉ thực sự tham gia vào

kinh doanh khi nhận thấy khả năng thành công cao và chắc chắn. Tuy nhiên, độ quy

nạp rủi ro của họ tương đối cao do xuất phát điểm thấp về năng lực và kinh nghiệm

thực tế. Các cuộc phỏng vấn chỉ ra rằng niềm tin vào khả năng thành công cao là động

lực quan trọng của các doanh nhân. Thiếu nó, họ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong

việc tự thuyết phục mình và thuyết phục người khác khi tìm kiếm đối tác lập dự án

kinh doanh. Lộ trình khởi nghiệp của các chủ doanh nghiệp tỏ ra khá chắc chắn. Rất ít

người trở thành doanh nhân với những dự án rủi ro cao về tài chính. Về đặc điểm tâm

lý này thì Bolton và Thompson (2004) [34], Baron và Shane (2004) [23] cho rằng

một trong những tố chất quan trọng nhất của một doanh nhân là dám chấp nhận rủi ro.

Không biết được điều đó thì không có một DN lớn mạnh. Tâm lý không dám chấp

nhận rủi ro làm cho một bộ phận doanh nhân Thừa Thiên Huế thiếu hẳn sự sáng tạo,

đổi mới, dám nghĩ dám làm và tính tiên phong. Ðiều này thể hiện rõ nhất ở “tâm lý

bầy đàn” trong chứng khoán, trong bất động sản, trong các hoạt động kinh doanh theo

mô hình tập đoàn đa ngành nghề. Kết quả là không biết bao doanh nhân, DN đã bị đẩy

đến bờ vực phá sản và gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế. Trong khi, Miner và

Raju (2004) [102] không cho rằng mức độ chấp nhận rủi ro là một đặc điểm quan

trọng của doanh nhân. Theo họ, doanh nhân không phải là người dám chấp nhận rủi ro,

thậm chí còn có xu hướng né tránh rủi ro cao hơn những người khác. Trong khi đó

Hyrsky và Tuunanen (1999) [74] cho rằng những nhà sáng nghiệp sẽ sẵn sàng chấp

nhận rủi ro trong một hoạt động hay lĩnh vực nào đó nếu họ có kiến thức chuyên sâu

về lĩnh vực đó và ngược lại bởi vì doanh nhân là người hiểu hơn ai hết quyết định của

họ không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp bản thân mà còn ảnh hưởng đến sự sống còn

của doanh nghiệp và đời sống, công ăn, việc làm của toàn thể công nhân viên doanh

nghiệp. Do vậy, doanh nhân là người dám làm, dám chịu trách nhiệm song không thể

là người phiêu lưu, liều lĩnh, ra quyết định cảm tính.

Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy doanh nhân Thừa Thiên Huế cũng là những

người ngại đổi mới bởi họ chưa cho rằng mình là người sáng tạo, nhận thức chưa cao

89

về tầm quan trọng của đổi mới trong việc tạo ra sự khác biệt và đột phá trong kinh

doanh, chưa đóng vai trò người khởi xướng sự thay đổi trong kinh doanh, chưa ý thức

được tầm quan trọng của việc tạo lập môi trường khuyến khích sự sáng tạo. Nguyên

nhân một phần là do những hạn chế về trình độ học vấn, kỹ năng kinh doanh và kinh

nghiệm quản lý của một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ doanh nhân tại các doanh

nghiệp có quy mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn Thừa

Thiên Huế.

Theo Lumpkin và Dess (1996) [91], xu hướng đổi mới, đặc biệt là tính sáng tạo

và sự đột phá trong tính mới của sản phẩm hay dịch vụ chịu sự ảnh hưởng lớn từ mức

độ chấp nhận rủi ro của doanh nhân. Thực tế cho thấy tâm lý ăn chắc mặc bền, ngại

đổi mới sợ rủi ro và tâm lý sợ thất bại đã trở thành rào cản cho sự giải phóng và bùng

nổ của các ý tưởng sáng tạo trong kinh doanh của lực lượng doanh nhân này ở Thừa

Thiên Huế. Ho và Koh (1992) [68] và Cromie (2000) [50] cho rằng xu hướng đổi mới

là tâm điểm của doanh nhân và đặc điểm kinh doanh thiết yếu. Nhiều nghiên cứu cho

thấy rằng xu hướng này của doanh nhân cao hơn hẳn so với các đối tượng khác không

phải là doanh nhân, tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy xu hướng đổi mới sáng tạo của

đội ngũ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu không cao.

Từ những phân tích trên, có thể thấy xu hướng chấp nhận rủi ro và xu hướng đối

mới sáng tạo là hai đặc điểm khác biệt của doanh nhân Thừa Thiên Huế so với doanh

nhân ở các địa phương khác. Đặc tính này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm văn hóa

Huế nơi bị ảnh hưởng lớn bởi nền văn hóa của các triều đại phong kiến trị vì trong một

thời gian dài. Văn hóa có thể là một lợi thế để phát triển du lịch nhưng văn hóa cũng

có thể là rào cản cho những đổi mới, sáng tạo, nhận thức cơ hội mới trong kinh doanh.

Đặc điểm này nên rất cần được quan tâm và hoàn thiện hơn trong thời gian tới trước

bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và trước xu thế khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

3.3.2. Năng lực kinh doanh của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong

lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

Kết quả khảo sát các thành phần của năng lực kinh doanh của doanh nhân Huế

phản ánh ở Hình 3.2. Kết quả đó cho thấy đội ngũ doanh nhân tham gia khảo sát đã

thực sự đáp ứng tốt một số nhóm năng lực kinh doanh thành phần như năng lực nắm

bắt cơ hội, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực cá nhân, năng lực cam kết và năng lực

chuyên môn nghiệp vụ với điểm trung bình đánh giá từ 4,01 điểm trở lên. Các nhóm

năng lực còn lại gồm năng lực học tập, năng lực phân tích – sáng tạo, năng lực định

90

hướng chiến lược, năng lực tổ chức và lãnh đạo lần lượt có mức độ đáp ứng thấp hơn

so với các năng lực kể trên với điểm trung bình đánh giá từ 3,17 đến 3,82. Ngoài

nhóm năng lực cam kết, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ

có mức độ đáp ứng hiện tại cao hơn so với mức độ quan trọng của chúng đối với hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhóm năng lực còn lại đều có mức độ đáp

ứng thấp hơn so với mức độ quan trọng của chúng theo sự đánh giá của bản thân các

doanh nhân.

Hình 3.2. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực kinh doanh

của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

Kết hợp với mô hình phân tích tầm quan trọng và mức độ đáp ứng IPA về năng

lực kinh doanh của doanh nhân, kết quả phân tích cho thấy nhóm năng lực cá nhân và

năng lực nắm bắt cơ hội đều rơi vào góc phần tư thứ 2. Những nhóm năng lực nằm ở

phần tư này đều được doanh nhân đánh giá rất cao về mức độ quan trọng của chúng

trong tương lai (điểm trung bình đánh giá từ 4,2 trở lên) và mức độ đáp ứng hiện tại

của các nhóm năng lực này cũng khá tốt (điểm trung bình đánh giá từ 3,8 trở lên). Có

thể nói rằng đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy đội ngũ doanh nhân này đã có

những động thái phù hợp trong việc hoàn thiện và phát triển những năng lực kinh

doanh cần thiết để tạo đà và sự phát triển của tổ chức trong tương lai. Nhóm năng lực

chuyên môn nghiệp vụ, năng lực cam kết, năng lực thiết lập quan hệ lại rơi vào góc

phần tư thứ 3 mà ở đó khả năng đáp ứng hiện tại của các doanh nhân đối với nhóm

năng lực này là khá cao (điểm trung bình đánh giá từ 3,8 trở lên), trong khi đó mức độ

quan trọng của chúng được đánh giá là không cao so với các nhóm năng lực còn lại

91

(điểm trung bình đánh giá dưới 4,2). Do đó, các doanh nhân chưa nên phải quá tập

trung đầu tư phát triển nhóm năng lực này trong tương lai. Nhóm năng học tập rơi vào

góc phần tư thứ 4 với mức độ quan trọng và khả năng đáp ứng không cao so với các

nhóm năng lực khác nên các doanh nhân cũng không cần đầu tư phát triển nhóm năng

lực này theo đề xuất từ kết quả phân tích IPA. Đặc biệt đáng quan tâm là nhóm năng

lực rơi vào góc phần tư thứ nhất đó là năng lực phân tích - sáng tạo, năng lực định

hướng chiến lược, năng lực tổ chức - lãnh đạo, năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.

Ở góc phần tư này, các nhóm năng lực được đánh giá cao về tầm quan trọng trong

tương lai nhưng mức độ đáp ứng ở hiện tại lại không cao so với các nhóm năng khác.

Do đó, các doanh nhân cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để nâng cao khả

năng đáp ứng đối với các nhóm năng lực này trong tương lai.

Hình 3.3. Kết quả phân tích tầm quan trọng và mức độ đáp ứng của các nhóm năng lực

kinh doanh thành phần theo mô hình IPA (Importance – Performance Analysis)

3.3.2.1. Năng lực định hướng chiến lược

Dựa vào kết quả thống kê hình 3.2 và 3.4 ta thấy đội ngũ doanh nhân tại các

DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu đánh giá rất cao tầm quan trọng

của năng lực định hướng chiến lược trong việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp (điểm trung bình đánh giá là 4,43). Tuy nhiên, mức độ đáp ứng hiện

tại của các doanh nhân về năng lực này thì lại thấp nhất trong số các nhóm năng lực kinh

doanh thành phần (điểm trung bình đánh giá là 3,17). Cụ thể là khả năng xác định được

những cơ hội kinh doanh dài hạn, ưu tiên những công việc gắn liền với mục tiêu kinh

doanh, kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp với định hướng chiến lược, nhận

92

thức được xu hướng thay đổi của thị trường và những tác động của chúng lên kết quả

kinh doanh có mức độ đáp ứng thấp hơn mức độ quan trọng của chúng.

Hình 3.4. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực định hướng

chiến lược của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

Với quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa

Thiên Huế, kết quả luận án cho thấy các doanh nhân này ý thức rất cao vai trò quan

trọng của nhóm năng lực định hướng chiến lược đối với sự phát triển lâu dài và bền

vững của tổ chức nhưng khả năng đáp ứng hiện tại của họ đối với nhóm năng lực này

vẫn còn rất hạn chế. Điều này được giải thích bởi nhiều lý do khác nhau: Thứ nhất, ở

các doanh nghiệp nhỏ, người chủ doanh nghiệp thường là người điều hành trực tiếp, do

đó thời gian của họ chủ yếu được giành cho việc giải quyết những vấn đề tác nghiệp

hàng ngày và hầu như không còn thời gian để quan tâm tới việc hoạch định dài hạn.

Thứ hai, dù nhận thức rất cao về vai trò của công tác hoạch định chiến lược đối với với

kết quả hoạt động của doanh ngiệp nhưng các doanh nhân này vẫn chưa hình thành

thói quen với việc hoạch định chiến lược. Cụ thể là họ cũng xây dựng sứ mạng, tầm

nhìn, mục tiêu, kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn nhưng thực tế hoạt động thì

lại không có sự bám sát và kết nối giữa các hoạt động hiện tại, mục tiêu ngắn hạn với

các mục tiêu chiến lược lâu dài, các kế hoạch hành động vẫn mang tính tự phát và ứng

phó, các chiến lược kinh doanh chỉ là những ý tưởng của một nhóm nhỏ các nhà quản

trị doanh nghiệp, không được thể hiện chính thức bằng văn bản, thiếu sự truyền thông

và chia sẽ rộng rãi về mục tiêu và các nhiệm vụ chiến lược cho nhân viên các cấp. Thứ

ba, do những hạn chế về kiến thức và kỹ năng liên quan đến công tác hoạch định chiến

lược như: Hình thành sứ mạng, thiết lập mục tiêu, phân tích môi trường kinh doanh để

nắm bắt cơ hội và hạn chế rủi ro, xây dựng kế hoạch hành động và thích nghi, truyền

4,51

4,21

4,41

4,51

4,43

4,52

3,22

3,20

3,31

3,35

2,93

3,03

Xác định những cơ hội kinh doanh dài hạn

Điều chỉnh hoạt động kinh doanh để phù hợp hơn với mục tiêu dài hạn và sự thay đổi

Kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp với những mục tiêu chiến lược

Xây dựng chiến lược ứng phó với các thách thức và rủi ro kinh doanh

Tiên liệu và dự báo những xu hướng thay đổi của ngành và thị trường trong tương lai

Tạo ra được những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

Mức độ đáp ứng Tầm quan trọng

93

thông mục tiêu và các nhiệm vụ chiến lược trong tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện

kế hoạch và chiến lược, triển khai và thực thi chiến lược tại doanh nghiệp. Cuối cùng,

có nhiều chủ doanh nghiệp vốn rất nhạy cảm với những thông tin quan trọng liên quan

đến công việc kinh doanh của họ nên họ thấy không có niềm tin và không thoải mái

khi phải chia sẻ những tính toán chiến lược của mình cho nhân viên hoặc người ngoài.

Những lý do trên làm hạn chế cơ hội phát triển năng lực định hướng chiến lược và việc

việc hoạch định chiến lược ngày càng trở nên mờ nhạt trong quan niệm của các nhà

quản lý doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế.

Kết quả này cũng có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ

(2011) [13], Ðặng Ngọc Sự (2012) [3], Lê Quân và Nguyễn Quốc Khánh (2012) [5]

khi cho rằng các giám đốc điều hành, các nhà lãnh đạo, các doanh nhân Việt Nam vẫn

còn nhiều hạn chế về năng lực dự báo và định hướng chiến lược, thường có tầm nhìn

ngắn hạn, chạy theo lợi nhuận tức thời, chỉ sản xuất những gì mình có, ít quan tâm đến

nhu cầu thị trường,chưa thực sự hiểu được bản chất của tầm nhìn chiến lược, chưa thực

sự quan tâm đến năng lực về tầm nhìn chiến lược; chưa thấy được các yêu cầu cần có

đối với tầm nhìn chiến lược.

3.3.2.2. Năng lực phân tích – sáng tạo

Đây là nhóm năng lực có mức độ đánh giá về tầm quan trọng đối với sự thành

công trong kinh doanh là rất cao (4,62 điểm) trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của

nền kinh tế hội nhập và thách thức của cuộc cách mạng 4.0. Điều này chứng tỏ các

doanh nhân Thừa Thiên Huế đã ý thức được rằng trong bối cảnh nền kinh tế tri thức

phát triển mạnh, toàn cầu hóa sâu rộng, tài nguyên cạn kiệt, tiếp thị xanh được chú ý

nhiều thì lợi thế cạnh tranh nằm ở sự sáng tạo của sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh

doanh. Trong đó, năng lực phân tích và sáng tạo của người chủ doanh nghiệp là yếu tố

tiên quyết, vừa là nền tảng vừa là trung tâm cho toàn bộ hoạt động đổi mới sáng tạo

của doanh nghiệp.

Ngược lại với mức độ đánh giá tầm quan trọng, khả năng đáp ứng hiện tại của

các doanh nhân Thừa Thiên Huế đối với nhóm năng lực này vẫn còn hạn chế (3,52

điểm), cụ thể là khả năng đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, phát hiện được các cơ hội kinh

doanh từ sự thay đổi, chủ động và linh hoạt ứng phó trước sự thay đổi, ra quyết định,

khám phá các ý tưởng kinh doanh mới, áp dụng được các ý tưởng vào thực tiễn kinh

doanh, đổi mới và tạo sự khác biệt trong kinh doanh vẫn chưa tốt. Có thể nói, trong

thời gian qua doanh nhân trên địa bàn chỉ là đơn thuần đóng vai trò người nhận dạng

94

ra của cải hàng hóa ở nơi thừa để làm nhiệm vụ đáp ứng cho nơi thiếu và sao chép các

mô hình hay phương thức kinh doanh sẵn có ở nơi khác vào địa phương, vẫn chưa

thực sự chủ động, còn lúng túng trong tiến trình kinh doanh của họ. Hoạt động đổi mới

sáng tạo hiện nay chủ yếu mang tính cải tiến, rất ít doanh nghiệp phát triển sản phẩm,

dịch vụ hoàn toàn mới hay mang tính đột phá đối với thị trường.

Một số nguyên nhân được thừa nhận bởi các doanh nhân trong quá trình phỏng

vấn về thực trạng trên. Thứ nhất, đó là tâm lý kinh doanh “ăn chắc mặc bền”, “ngại

đổi mới, sợ rủi ro” nên họ không dám vượt qua ranh giới của sự an toàn trong kinh

doanh. Do vậy họ thường ưu tiên đầu tư vào những hoạt động thu hồi vốn nhanh và

mang lại lợi nhuận trước mắt, vì đầu tư vào đổi mới sáng tạo đòi hỏi phải có thời

gian và tính rủi ro cao. Thứ hai, những hạn chế về kiến thức và kỹ năng liên quan

đến hoạt động phân tích kinh doanh và đổi mới sáng tạo đã làm họ không đủ tự tin và

khả năng để hình thành, ứng dụng các ý tưởng và mô hình kinh doanh mới. Thứ ba,

những khó khăn về vốn, sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng của đội ngũ nhân sự

trước xu thế khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một trong những rào cản lớn cho hầu

hết các DNNVV này trong việc tiếp cận với các công nghệ và quy trình kinh doanh

tiên tiến, hiện đại. Thứ tư, đa phần doanh nghiệp được khảo sát chưa có bộ phận

nghiên cứu và phát triển (R&D). Thay vào đó, khi có ý tưởng mới về sản phẩm (chủ

yếu đến từ nội bộ lãnh đạo doanh nghiệp), họ sẽ đặt hàng các nhà sản xuất ở bên

ngoài để thiết kế, sản xuất. Thứ năm, quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và đơn vị

sản xuất tri thức (viện nghiên cứu, trường đại học) chưa được các doanh nhân định

hình rõ ràng và chưa được chú trọng tại doanh nghiệp.

Thực tế phân tích trên hoàn toàn phản ánh môi trường sáng tạo, đổi mới ở Thừa

Thiên Huế. Dù đã được nhìn nhận và đánh giá cao về tầm quan trong của đặc điểm

này đối với quá trình phát triển các doanh nghiệp cũng như kinh tế địa phương nhưng

đến năm 2018 và 2019 thì những chính sách thực tiễn của chính quyền địa phương

mới thực sự được triển khai ở Thừa Thiên Huế. Đây cũng chính là nhân tố khách

quan làm cho năng lực phân tích –sáng tạo của doanh nhân Huế khá hạn chế.

Kết quả nghiên cứu này có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu “Ðổi mới sáng

tạo của doanh nghiệp Việt Nam” của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013) [13] cho thấy

các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức khá rõ vai trò và lợi ích của đổi mới sáng tạo, tuy

nhiên chưa có nhiều chủ doanh nghiệp ban hành chính sách thúc đẩy hoạt động này.

95

Hình 3.5. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực phân tích –

sáng tạo của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

3.3.2.3. Năng lực tổ chức - lãnh đạo

Nhóm năng lực tổ chức và lãnh đạo, các doanh nhân Thừa Thiên Huế ý thức

được vai trò và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức nguồn lực,

phối hợp công việc, giám sát cấp dưới, lãnh đạo cấp dưới, động viên cấp dưới và ủy

quyền trong quản trị, nhưng khả năng đáp ứng hiện tại của họ đối với nhóm năng lực

này vẫn còn nhiều hạn chế trong thực tiễn kinh doanh (điểm trung bình đánh giá về khả

năng đáp ứng là 3,61). Một số doanh nhân cho rằng do đặc thù của doanh nghiệp mình

có qui mô nhỏ, siêu nhỏ, số quản trị cấp trung gian không nhiều nên công tác phân

quyền, ủy quyền, giao việc, lãnh đạo nhóm diễn ra khá đơn giản. Cơ chế quản lý chủ

yếu dựa vào sự thuận tiện, phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm của người đứng đầu

doanh nghiệp. Ngoài ra, quan điểm của một số doanh nhân khác lại cho rằng những kỹ

năng liên quan đến công tác tổ chức - lãnh đạo là chức trách, nhiệm vụ của những nhà

quản trị cấp cơ sở. Do đó, các doanh nhân tự nhận thấy rằng không cần thiết phải chú

trọng đầu tư để hoàn thiện năng lực này trong tương lai.

Hình 3.6. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực tổ chức - lãnh

đạo của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên ở Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

4,71

4,51

4,62

4,69

4,51

4,60

4,71

3,55

3,64

3,44

3,53

3,64

3,44

3,37

Chủ động và linh hoạt ứng phó với sự thay đổi

Áp dụng được các ý tưởng vào thực tiễn kinh …

Đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn

Cải tiến và tạo sự khác biệt trong kinh doanh

Khám phá các ý tưởng kinh doanh mới

Phát hiện được các cơ hội kinh doanh từ sự …

Ra quyết định nhanh chóng và phù hợp

Mức độ đáp ứng Tầm quan trọng

4,32 4,23 4,17 4,34 4,33 4,113,52 3,40 3,29 3,18 3,31 3,15

Lập kế hoạch kinh doanh

Tổ chức nguồn lực

Phối hợp công việc

Lãnh đạo cấp dưới

Động viên cấp dưới

Ủy quyền trong quản trị

Tầm quan trọng Mức độ đáp ứng

96

Kết quả đạt được của nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Ngô Quý Nhâm

(2013) khi chỉ ra rằng trong tất cả các kỹ năng tổ chức và lãnh đạo, kỹ năng trao quyền

cho cấp dưới được đánh giá là có mức độ đáp ứng, tần suất sử dụng chưa cao đối với

các giám đốc điều hành ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi tổ chức có sự phát triển và lớn

mạnh về qui mô, khối lượng công việc cần giải quyết ngày càng phức tạp hơn thì các

kỹ năng này của các doanh nhân khi tham gia vào công tác tổ chức lãnh đạo trong

doanh nghiệp cũng cần phải được chú trọng hơn nữa trong thời gian tới. Nếu nhà quản

trị doanh nghiệp không quan tâm đến công tác chuyển giao và chia sẻ quyền lực cho

cấp dưới thì sẽ khiến cho đội ngũ nhân lực không phát huy được tay nghề, tính sáng tạo,

phát kiến trong công việc, và hiệu quả công việc sẽ không cao.

3.3.2.4. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội

Kết quả khảo sát các doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu cho thấy đội ngũ doanh

nhân trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế tuy hoạt động kinh doanh trong phạm vi

quy mô nhỏ và siêu nhỏ nhưng đã nhận thức rất cao tầm quan trọng của nhóm năng lực

thực hiện trách nhiệm xã hội đối với sự thành công trong kinh doanh (điểm trung bình

đánh giá là 4,35). Tuy nhiên, mức độ đáp ứng hiện tại của họ đối với nhóm năng lực

này vẫn chưa cao so với tầm quan trọng của nó (điểm trung bình đánh giá là 3,40)

(Hình 3.7).

Kết quả này một lần nữa khẳng định sự đúng đắn khi đề xuất nhóm năng lực

thành phần này vào mô hình năng lực kinh doanh chung của doanh nhân bởi mức độ

quan trọng của nó đối với doanh nhân và doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy,

hiểu biết về trách nhiệm xã hội của doanh nhân vẫn chưa thực sự đầy đủ và chính xác.

Theo cách hiểu của phần lớn các doanh nhân trên địa bàn, thực hiện trách nhiệm xã

hội đơn thuần chỉ là bỏ tiền ra để thực hiện hiện các hoạt động từ thiện và thông qua

đó để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Dù các doanh nhân đã nhận thức được tầm

quan trọng của năng lực này nhưng do đặc thù quy mô hoạt động nhỏ lẻ, manh mún,

luôn phải đối mặt với sự hạn chế về vốn, kỹ thuật và các yếu tố nguồn lực kinh doanh

khác. Cùng với những khó khăn trên, các doanh nghiệp thường chịu áp lực của tăng

trưởng nhanh nên mục tiêu lợi nhuận tức thời thường được ưu tiên thực hiện mà bỏ

qua triển vọng và sự phát triển bền vững trong tương lai của doanh nghiệp, không

quan tâm đến quyền và lợi ích của người lao động, khách hàng, các đối tác kinh

doanh; hy sinh chất lượng của môi trường tự nhiên; thậm chí là vi phạm luật doanh

nghiệp, luật môi trường…

97

Hình 3.7. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực thực hiện

trách nhiệm xã hội của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở

Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

Trong nhóm năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội thì yếu tố quan tâm đến

quyền cơ bản và chế độ đãi ngộ nhân viên được các doanh nhân đánh giá là thực sự

quan trọng để đạt được sự thành công trong kinh doanh (4,41 điểm) nhưng khả năng

đáp ứng của họ đối với năng lực này thì chưa tốt (3,50 điểm). Kết quả này khá tương

đồng với các kết quả nghiên cứu khác về năng lực quan tâm đến quyền và lợi ích hợp

pháp của nhân viên của chủ DNNVV ở Việt Nam. Nghiên cứu của Ðặng Ngọc Sự

(2012) [3] cho rằng các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam còn có một số hạn chế,

trong số đó, nhà quản trị doanh nghiệp chưa thấy rõ đặc thù của ngành, của lĩnh vực

mà mình đang kinh doanh để có được cách thức đãi ngộ phù hợp. Một trong những

khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế nói riêng đó là chất lượng nguồn nhân lực thấp, không đáp ứng với

yêu cầu của môi trường kinh tế hội nhập như hiện nay. Ðiều đó đòi hỏi các doanh

nhân khi tham gia công tác quản trị doanh nghiệp phải hoàn thiện hơn nữa năng lực

quan tâm đến phúc lợi nhân viên, một mặt góp phần tăng năng suất lao động, mặt

khác có thể thu hút nhân tài cho doanh nghiệp của mình. Kết quả này của luận án lại

đối lập với nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ và Hồ Nhu Hải (2012) [14] khi cho rằng

yếu tố “Thực hiện trách nhiệm xã hội” xếp ở vị trí thấp nhất khi được yêu cầu đánh

giá mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp trong thời gian tới.

3.3.2.5. Năng lực cam kết

Nhìn chung, đây là nhóm năng lực có mức độ quan trọng không cao so với các

nhóm năng lực kinh doanh còn lại theo đánh giá của các doanh nhân trên địa bàn nghiên

cứu (điểm trung bình đánh giá là 3,94). Xét về khả năng đáp ứng, hầu hết các doanh

4,114,41 4,30 4,51 4,41

3,163,50 3,36 3,54 3,44

Tiên phong trong các hoạt động vì

cộng đồng

Tôn trọng các quyền cơ bản của người

lao động

Tạo ra cơ hội việc làm cho cộng đồng

Tuân thủ pháp luật và thông lệ kinh

doanh

Cân bằng giữa mục tiêu kinh doanh và

môi trường sinh thái

Tầm quan trọng Mức độ đáp ứng

98

nhân đều cho rằng họ đáp ứng tốt nhóm năng lực này (điểm đánh giá trung bình 4,16)

đặc biệt ở khả năng cống hiến hết mình cho sự nghiệp kinh doanh (4,26 điểm) và kiên trì

theo đuổi sự nghiệp kinh doanh (4,28 điểm) (hình 3.8). Nhìn chung, khả năng đáp ứng

của các doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu cao hơn so với mức độ quan trọng của

nhóm năng lực cam kết đối với sự thành công của tổ chức. Có thể nói rằng, Thừa Thiên

Huế với khí hậu khắc nghiệt, cùng với những khó nhọc, cay đắng của cuộc sống đã tạo

nên những người con xứ Huế, những doanh nhân ưu tú với đức tính kiên định, bền chí,

chịu thương chịu khó, luôn vững vàng để vượt qua nghịch cảnh.

Hình 3.8. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực cam kết của

doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

3.3.2.6. Năng lực thiết lập quan hệ

Năng lực thiết lập quan hệ được đánh giá là một trong những năng lực quan trọng

(điểm trung bình đánh giá 4,09) đối với sự thành công trong kinh doanh của doanh

nghiệp đồng thời đây cũng là một trong những nhóm năng lực mà các doanh nhân đáp

ứng tốt ở hiện tại (điểm trung bình đánh giá 4,18). Riêng đối với năng lực xây dựng

quan hệ lâu dài và đáng tin cậy với nhân viên và đối tác kinh doanh có mức độ đáp

ứng thấp hơn so với mức độ quan trọng, các năng lực còn lại như là giao tiếp, đàm

phán, duy trì các mối quan hệ cá nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh đều có

khả năng đáp ứng cao hơn so với mức độ quan trọng. Hay nói cách khác, các doanh

nhân được khảo sát trên địa bàn nghiên cứu có khả năng khá tốt trong giao tiếp, đàm

phán trong kinh doanh và biết cách duy trì các mối quan hệ cá nhân để phục vụ cho

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung, họ có ưu thế về khả năng dung

hòa các mối quan hệ, khéo léo và mềm mỏng trong phong cách lãnh đạo, trong quan

hệ với đối tác và khách hàng. Tính cách nhún nhường, mềm dẻo, hòa hiếu đặc trưng

3,99

3,82

4,01

3,92

4,26

4,04

4,28

4,04

Cống hiến hết mình cho sự nghiệp kinh doanh

Không để hoạt động kinh doanh thất bại khi vẫn còn khả

năng

Kiên trì theo đuổi sự nghiệp kinh doanh

Kiên định với các mục tiêu kinh doanh dài hạn đã được xây

dựng

Mức độ quan trọng

Mức độ đáp ứng

99

của con người xứ Huế đã tạo lợi thế và phù hợp với tinh thần “hài hòa, đôi bên cùng có

lợi” phổ biến ngày nay trong đàm phán, thương lượng kinh doanh.

Hình 3.9. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực thiết lập quan

hệ của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

3.3.2.7. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Các doanh nhân khi được hỏi đều đánh giá khá cao về sự cần thiết của nhóm năng

lực này (điểm trung bình đánh giá về mức độ quan trọng là 3,92) và khả năng đáp ứng

hiện tại của họ đối với nhóm năng lực này cũng rất cao với mức điểm trung bình đánh

giá là 4,43 và được xếp vào góc phần tư thứ ba trong mô hình phân tích IPA (hình 3.3).

Có thể nói, các doanh nhân ở Thừa Thiên Huế có kiến thức và am hiểu sâu về chuyên

môn, có nền tảng kiến thức kinh doanh phù hợp, đã thực sự áp dụng tốt kiến thức

chuyên môn vào thực tiễn hoạt động quản trị doanh nghiệp, có khả năng sử dụng kỹ

thuật, công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh.

Hình 3.10. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực chuyên môn

nghiệp vụ của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

4,19

4,12

4,024,17

3,97

4,014,21

4,304,39

4,00

Xây dựng mối quan hệ với nhân viên và đối tác kinh doanh

Đàm phán với đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Duy trì được các mối quan hệ với nhân viên và đối tác kinh

doanh

Giao tiếp với nhân viên và đối tác kinh doanh

Tạo ra môi trường làm việc hợp tác và hội nhập

Tầm quan trọng

Mức độ đáp ứng

3,823,92

4,033,90

4,51 4,40 4,514,30

Am hiểu về lĩnh vực chuyên môn và chức năng

Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và kỹ thuật phù hợp phục vụ cho hoạt

động kinh doanh

Có nền tảng kiến thức kinh doanh

Áp dụng được kiến thức chuyên môn vào thực tiễn

kinh doanh

Tầm quan trọng Mức độ đáp ứng

100

Trong bối cảnh vận hành hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có quy mô

nhỏ và siêu nhỏ, với sự hạn chế về nguồn lực kinh doanh thì chủ các doanh nghiệp

trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu thường phải là người dành nhiều thời

gian thị phạm, hướng dẫn và thậm chí là trực tiếp tham gia vào công việc chuyên môn

với người lao động trực tiếp. Ngoài ra, chính họ cũng là người thường xuyên phải đưa

ra các quyết định cho mọi hoạt động của doanh nghiệp mà thiếu đi sự hỗ trợ giúp việc

của nhà quản trị và chuyên viên từ các bộ phận chức năng. Do đó, các doanh nhân này

ý thức rất cao tầm quan trọng và luôn tìm cách hoàn thiện nhóm năng lực này trong

thực tiễn hoạt động kinh doanh.

Kết quả này của luận án có nhiều điểm tương đồng với Martin và Staines (1994)

[98] khi cho rằng nhóm năng lực chuyên môn nghiệp vụ là cần thiết để các doanh

nhân có thể vận hành doanh nghiệp nhỏ và vừa của mình một cách độc lập và thành

công. Trong nghiên cứu về sự tác động của nhóm năng lực cụ thể bao gồm kỹ năng

chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức ngành nghề kinh doanh đến kết quả hoạt động

doanh nghiệp thì Baum (2001) [26] cũng đã chứng minh được sự tác động tích cực của

kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đến sự phát triển của tổ chức. Kỹ năng và kiến thức

chuyên môn sẽ giúp họ trở thành các chuyên gia trong mắt tập thể người lao động tại

doanh nghiệp và rất cần thiết trong quá trình triển khai và thực thi kế hoạch kinh

doanh trong bối cảnh doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

3.3.2.8. Năng lực cá nhân

Kết quả phân tích của nghiên cứu cho thấy năng lực cá nhân được đánh giá cao

về mức độ quan trọng (điểm trung bình đánh giá 4,25) đối với sự thành công trong

kinh doanh của doanh nhân và xếp thứ 5 về khả năng đáp ứng (điểm trung bình đánh

giá 4,01). Nhìn chung, các doanh nhân đánh giá cao về tầm quan trọng và đáp ứng tốt

nhóm năng lực này cụ thể là họ đã biết cách cân bằng giữa gia đình và công việc kinh

doanh, có sự bền bỉ cả về thể chất lẫn tinh thần, nhận diện được điểm mạnh và điểm

yếu của mình trong kinh doanh, sử dụng hiệu quả thời gian của bản thân, duy trì được

thái độ lạc quan trong kinh doanh, biết lắng nghe những lời phê bình có tính chất xây

dựng để hoàn thiện bản thân, có động lực đủ lớn để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh

đầy gian truân. Theo Ahmad (2010) [17], đây là nhóm năng lực nền tảng cho việc

hoàn thành tốt các vai trò khác nhau của doanh nhân để từ đó có thể nâng cao kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp.

101

Hình 3.11. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực cá nhân của

doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

3.3.2.9. Năng lực nắm bắt cơ hội

Hình 3.12. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực nắm bắt cơ

hội của doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, các doanh

nhân trên địa bàn nghiên cứu đã nhận thức rất cao về tầm quan trọng và cũng đã đáp

ứng tốt năng lực nắm bắt cơ hội với điểm đánh giá trung bình cho mức độ quan trọng

là 4,51 và mức độ đáp ứng là 4,22. Có thể nói rằng đội ngũ doanh nhân này đã nhận

thức được nhu cầu thiếu hụt của khách hàng, xác định được hàng hóa/dịch vụ mà

khách hàng mong muốn và đã phần nào nắm bắt và tận dụng được các cơ hội kinh

doanh đã được nhận thức. Tăng trưởng kinh tế nhanh hiện nay của nước ta đang mang

lại rất nhiều kẽ hở thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ. Do vậy, các DNNVV tỏ ra có

nhiều thế mạnh với sự thích ứng nhanh, thay đổi nhanh. Chính vì vậy, rất nhiều doanh

nhân trẻ tỏ ra là những người biết nắm bắt cơ hội và thích ứng nhanh với môi trường

kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu cũng thừa nhận rằng,

do những hạn chế trong năng lực đổi mới – sáng tạo, xu hướng chấp nhận rủi ro không

cao nên có rất nhiều cơ hội lớn, hấp dẫn họ buộc phải từ bỏ và chỉ dám theo đuổi, khai

thác các cơ hội nhỏ bé, sức hấp dẫn và khả năng sinh lời không cao.

4,014,33

4,20

4,34

4,20

4,30

4,12

4,03

4,10

3,82

3,99

4,01

Duy trì thái độ lạc quan trong kinh doanh

Sử dụng hiệu quả thời gian của bản thân

Nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh

Bền bỉ cả về thể chất lẫn tinh thần

Cân bằng giữa gia đình và công việc kinh doanh

Mức độ quan trọng

Mức độ đáp ứng

102

3.3.2.10. Năng lực học tập

Trong 10 nhóm năng lực kinh doanh thành phần thì năng lực học tập không được

đánh giá cao về mức độ quan trọng (điểm trung bình đánh giá 3,95) và khả năng đáp

ứng hiện tại của các doanh nhân thì cũng chưa tốt đối với nhóm năng lực này so với

các nhóm năng lực kinh doanh khác (điểm trung bình đánh giá 3,82). Nhìn chung,

năng lực học tập từ nhiều hình thức khác nhau (học từ trường lớp, từ thực tế công

việc…) chưa tốt, các doanh nhân chưa thực sự chủ động lĩnh hội tri thức và cập nhật

những vấn đề mới trong kinh doanh, việc áp dụng một số kiến thức và kỹ năng cần

thiết cho hoạt động quản trị và kinh doanh vào thực tiễn chưa tốt và các năng lực này

đều có mức độ đáp ứng thấp hơn so với mức độ quan trọng của chúng đối với sự thành

công của doanh nghiệp theo đánh giá của các doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh

vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu. Ðiều này có thể do ở nước ta nói chung và Tỉnh

Thừa Thiên Huế nói riêng, các doanh nghiệp phần lớn đi lên từ các mô hình sản xuất

gia đình, cá thể nhỏ lẻ, khi có cơ hội làm ăn thì thành lập doanh nghiệp và các doanh

nhân trở thành chủ doanh nghiệp do đó họ chưa nhận thức được vai trò quan trọng của

nhóm năng lực học tập trong tiến trình hoàn thiện năng lực kinh doanh của bản thân và

tạo ra thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Một bộ phận khác dựa vào mối quan hệ

huyết thống “cha truyền con nối” nên trở thành người chủ và trực tiếp điều hành doanh

nghiệp mà chưa trải qua một trường lớp đào tạo bài bản nào, chưa có đủ thời gian để

trưởng thành từ những trải nghiệm trong kinh doanh. Con đường trở chủ doanh nghiệp

khá đơn giản này thường xuất hiện ở các loại hình DNNVV và khi đất nước hội nhập

họ sẽ bộc lộ những hạn chế về kiến thức, kỹ năng về quản trị và kinh doanh.

Hình 3.13. Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về năng lực học tập của

doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

3,53

3,32

3,61

3,61

3,56

3,50

3,71

3,73

Học tập từ nhiều cách thức khác nhau (học từ trường

lớp, học từ thực tế công việc)

Chủ động học tập

Luôn cập nhật những vấn đề mới của lĩnh vực kinh doanh

Áp dụng được những kiến thức và kỹ năng học được vào thực tiễn kinh doanh

Mức độ đáp ứng

Mức độ quan trọng

103

3.4. Kết quả phân tích ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh

nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh

vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

3.4.1. Kết quả phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý, năng lực kinh doanh của

doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong

lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

Mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng nhằm kiểm định các giả thuyết về ảnh

hưởng của đặc điểm tâm lý và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 3.7. Kết quả phân tích ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của

doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực dịch

vụ ở Thừa Thiên Huế

Mối quan hệ giữa các biến Hệ số

chuẩn hóa S.E. C.R. P Kết luận

H1. TL HDDN 0,623 0,124 6,588 *** Chấp nhận

H1.1.NCTD HDDN 0,168 0,017 2,832 0,005 Chấp nhận

H1.2. KSNT HDDN 0,178 0,019 2,959 0,003 Chấp nhận

H1.3. RR HDDN 0,341 0,023 5,078 *** Chấp nhận

H1.4. DM HDDN 0,170 0,018 2,839 0,005 Chấp nhận

H2. NLKD HDDN 0,450 0,115 4,913 *** Chấp nhận

H2.1. DHCL HDDN 0,543 0,025 6,914 *** Chấp nhận

H2.2. PTST HDDN 0,562 0,031 6,925 *** Chấp nhận

H2.3. NBCH HDDN 0,634 0,027 7,529 *** Chấp nhận

H2.4. NLHT HDDN 0,287 0,024 4,403 *** Chấp nhận

H2.5. NLCK HDDN 0,368 0,032 5,204 *** Chấp nhận

H2.6. TLQH HDDN 0,446 0,019 6,193 *** Chấp nhận

H2.7. TCLD HDDN 0,480 0,025 6,410 *** Chấp nhận

H2.8. CMNV HDDN 0,558 0,029 6,960 *** Chấp nhận

H2.9. NLCN HDDN 0,447 0,026 6,218 *** Chấp nhận

H2.10. TNXH HDDN 0,276 0,021 4,350 *** Chấp nhận

Ghi chú: S.E.: sai lệch chuẩn; C.R.: giá trị tới hạn

*** - tương đương với giá trị 0.000

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 2018)

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, các giả thuyết nghiên cứu H1, H1.1, H1.2, H1.3,

H1.4, H2, H2.1, H2.2, H2.3, H2.4, H2.5, H2.6, H2.7, H2.8, H2.9, H2.10 đều đã được

chấp nhận với P-value= 0,000 < 0,05 và các hệ số hồi quy chuẩn hóa đã được thể hiện

trong bảng.

104

3.4.2. Kiểm định ước lượng mô hình bằng Boostrap

Kiểm định Boostrap dùng để kiểm tra mức độ tin cậy của các hệ số ước lượng

trong mô hình. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Boostrap với số lượng mẫu lặp

lại là B=1000.

Giả thuyết H0 : Bias = 0, H1: Bias ≠0

Kết quả kiểm định Boostrap (bảng 15, phần 3, phụ lục 1) cho thấy các trị tới hạn

tuyệt đối C.R đều nhỏ hơn so với giá trị kiểm định 1,96; vậy nên có thể nói là độ chệch

là rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% , hay nói cách khác kết quả ước

lượng B=1000 lần từ mẫu ban đầu được tính trung bình và giá trị này có xu hướng gần

với ước lượng của tổng thể, kết quả độ chệch của ước lượng (bias) và sai lệch chuẩn

của nó có giá trị nhỏ và ổn định. Do đó, ta có thể kết luận các ước lượng trong mô hình

SEM ảnh hưởng của năng lực kinh doanh doanh nhân đến hoạt động của doanh nghiệp

ở trên là tin cậy được.

3.4.3. Bình luận các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực

kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

Sau khi xem xét độ phù hợp của mô hình, nghiên cứu thu được mô hình ước

lượng cuối cùng. Dựa trên kết quả trong bảng 3.8 ta thấy, các mối quan hệ được kiểm

định đều có ý nghĩa thống kê (P-value <0,05). Mặt khác, kết quả phân tích mô hình

cấu trúc tuyến tính cũng chỉ ra rằng nhóm biến đặc điểm tâm lý và năng lực kinh

doanh của doanh nhân đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp. Trong đó, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự chi phối

mạnh nhất của nhóm biến đặc điểm tâm lý và tiếp đến là nhóm năng lực kinh doanh

của doanh nhân với hệ số hồi quy chuẩn hóa lần lượt là 0,623 và 0,450.

3.4.3.1. Ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

Kết quả phân tích ở bảng 3.8 của luận án đã cho thấy bằng chứng thống kê thuyết

phục về sự ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý doanh nhân kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp (giả thuyết H1), với P-value= 0,000 < 0,05 và hệ số chuẩn hóa bằng 0,623, tức là

khi đặc điểm tâm lý doanh nhân thay đổi 1 đơn vị (trong thang đo Likert) thì kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi cùng chiều 0,623 đơn vị.

Trong đó, 4 đặc điểm tâm lý thành phần cấu thành nhóm biến này đều ảnh hưởng đến

kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là xu hướng chấp nhận rủi ro, xu hướng

105

kiểm soát nội tại, xu hướng đổi mới, nhu cầu thành đạt ảnh hưởng đến kết quả kinh

doanh với hệ số hồi quy chuẩn hóa lần lượt là 0,341; 0,178; 0,170; 0,168. Điều này được

giải thích như sau:

- Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ thuận chiều giữa xu

hướng chấp nhận rủi ro và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (giả thuyết H1.3).

Các doanh nhân tham gia khảo sát đều cho rằng xu hướng chấp nhận rủi ro là một một

xu thế tất yếu của doanh nhân trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và

trước những thách thức từ xu hướng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh đầy

biến động, thông tin thị trường để ra quyết định không thể chờ để có đầy đủ và chính

xác đối với DNVVN; việc ra quyết định trước một cơ hội kinh doanh phải được cân

nhắc giữa lợi nhuận kỳ vọng, tổn thất khả dĩ trong bất định và cả khả năng, cơ hội bị

bỏ qua hoặc bị tước mất. Sự nhạy cảm và táo bạo chấp nhận rủi ro của doanh nhân có

thể giúp doanh nghiệp giành lợi thế người dẫn đầu hoặc phản ứng nhanh. Tuy nhiên,

các doanh nhân này cho rằng họ chỉ chấp nhận rủi ro trong một hoạt động hay lĩnh vực

nào đó nếu họ có khả năng kiểm soát và am hiểu về nó bởi vì họ ý thức được rằng mọi

quyết định của họ không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp bản thân mà còn ảnh hưởng đến

sự sống còn của doanh nghiệp, toàn thể người lao động trong doanh ngiệp, thậm chí là

cộng đồng và xã hội. Do vậy, doanh nhân là người dám làm, dám chịu trách nhiệm

song không thể là người phiêu lưu, liều lĩnh và ra quyết định cảm tính. Trong khi đó,

theo kết quả tổng hợp của Rauch, A., & Frese, M. (2000) [115] từ một số nghiên cứu

định lượng của Singh (1988), Duchesnau & Gartner (1990), và Rauch, A., & Frese, M.

(1997) thì mối quan hệ giữa 2 biến số này là trái chiều nghĩa là doanh nhân càng mạo

hiểm thì đây không phải là đặc điểm tâm lý tích cực cho sự thành công trong hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Timmons, Smollen và Dingee (1985) [144]

thì doanh nhân thành đạt chỉ chấp nhận các rủi ro đã tính toán trước và mối quan hệ

giữa hai biến số này là mối quan hệ phi tuyến. Tương tự, Begley and Boyed (1987)

[28] cho rằng xu hướng chấp nhận rủi ro của doanh nhân càng cao thì thì thành quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên nhưng chỉ đến một giới hạn

nào đó thì đặc điểm tâm lý này sẽ có tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

- Sự ảnh hưởng của xu hướng kiểm soát nội tại của doanh nhân đến kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu này

(giả thuyết H1.2). Doanh nhân với xu hướng kiểm soát nội tại cao tin rằng sự thành

106

công hay thất bại của doanh nghiệp là do mình quyết định và chi phối. Với xu hướng

này thì họ sẽ có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao đối với hành vi của chính mình

trong tiến trình kinh doanh, do đó họ sẽ nỗ lực hết sức để đạt được những thành quả

cao trong kinh doanh. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu của Hornaday

(1970) [70], Begley (1987) [28], Hood (1993) [69], Lee &Tsang (2001) [87], Di

Zhang & Bruning (2011) [53] vì đã chứng minh được sự ảnh hưởng của xu hướng

kiểm soát nội tại đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Kết quả của luận án đã cho thấy xu hướng đổi mới của đội ngũ doanh nhân tại

các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế là phương tiện để khai thác các

cơ hội trên thương trường và cũng là nhân tố quan trọng quyết định kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng toàn cầu hóa (giả

thuyết H1.4). Sự đổi mới sản phẩm/dịch vụ không thể có nếu doanh nghiệp không ủng

hộ các ý tưởng mới, phát kiến mới trong tổ chức và nhanh chóng triển khai thực hiện

chúng. Không chỉ ở đầu ra, các ý tưởng đổi mới còn có thể là các quy trình công nghệ

mới, các quy trình này làm hạ thấp chi phí, tăng lợi thế dẫn đầu về chi phí cho doanh

nghiệp. Kết quả này của luận án cũng cho thấy nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu

của Wijewardena và Zoysa (2005) [149] khi cho rằng đặc điểm tâm lý của doanh nhân

(chủ các doanh nghiệp nhỏ và vừa) bao gồm sự sáng tạo ảnh hưởng một cách mạnh mẽ

đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể là, nếu các đặc điểm tâm lý trên của

chủ các doanh nghiệp càng mạnh mẽ khi doanh nghiệp của họ trong giai đoạn bắt đầu

hoặc suy thoái thì hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp càng cao. Lee và

Tsang (2001) [87] cũng cho rằng bên cạnh những đặc điểm nhân khẩu học thì xu

hướng đổi mới sáng tạo ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

- Với vai trò là một phần tất yếu của đặc điểm tâm lý doanh nhân, kết quả phân

tích của luận án cho thấy nhu cầu thành đạt ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên

Huế (giả thuyết H1.1). Khát vọng thành đạt được xem là nguồn cảm hứng của mọi

quyết định khởi nghiệp và là động cơ cho sự nỗ lực vượt khó của doanh nhân để gặt

hái được những thành công trong kinh doanh. Những người có được nhu cầu này thì

không thích sự thành công một cách ngẫu nhiên hay may mắn mà họ luôn phấn đấu

bằng chính năng lực của mình để đạt được mục tiêu. Các doanh nhân có nhu cầu này

cao sẽ rất tập trung và mang trong mình những tham vọng mạnh mẽ để thành công và

107

điều này khiến họ sẵn sàng mạo hiểm và chấp nhận rủi ro để đem lại kết quả kinh

doanh tốt nhất cho doanh nghiệp. Tương tự với kết quả đạt được của Lumpkin & Dess

(1996) [91], nghiên cứu này đã tìm ra được bằng chứng thống kê chứng minh rằng

doanh nhân với nhu cầu thành đạt cao thì định hướng kinh doanh tốt hơn và điều này

sẽ giúp doanh nghiệp đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh vượt trội. Sự tương

quan thuận chiều của 2 biến số này cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu của

Begley và Boyd (1987) [28] và Davidsson (1995) [52], Lee và Tsang (2001) [87].

Trong phần tổng hợp lý thuyết của Rauch và Frese (2000) [116] cũng đã hệ thống

được những nghiên cứu ủng hộ mối quan hệ thuận chiều giữa nhu cầu thành đạt và kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.4.3.2. Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân chủng học của doanh nhân đến kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa

Thiên Huế

Nhằm xem xét phân phối dữ liệu của các nhóm biến trong mô hình nghiên cứu

được xây dựng, nghiên cứu sử dụng bước kiểm định Kolmogorov-Smirnow. Dựa trên

cặp giả thuyết:

H0: Các nhân tố có phân phối chuẩn

H1: Các nhân tố không có phân phối chuẩn

Bảng 3.8. Kiểm định phân phối chuẩn cho các biến nghiên cứu

Biến nghiên cứu N Kolmogorov-

Smirnov Z Sig. (2-tailed)

Đặc điểm tâm lý doanh nhân (TL) 418 1,314 0,527

Năng lực kinh doanh của doanh nhân (NLDN) 418 1,296 0,619

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (HDDN) 418 1,289 0,660

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu 2018)

Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy, tất cả 3 nhóm biến nghiên cứu được kiểm

định đều có giá trị Sig.>0,05, tức là không đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, lần lượt: Đặc

điểm tâm lý doanh nhân (Sig. = 0.527); năng lực kinh doanh của doanh nhân (Sig. =

0.619) và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Sig. = 0.660). Vì vậy dữ liệu

của các biến nghiên cứu này đều có phân phối chuẩn, có thể sử dụng tốt trong các bước

kiểm định tham số.

108

Bảng 3.9. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các nhóm đặc

điểm nhân chủng học của doanh nhân

Đặc điểm nhân chủng học Sig. Levene’s test Sig. (P-value) Kết quả

kinh doanh

Giới tính** Nam

0,666 0,000 3,96

Nữ 3,59

Độ tuổi*

Dưới 35

0,151 0,000

3,07

36 – 50 3,92

Trên 50 4,13

Trình độ học vấn*

Dưới phổ thông trung học

0,055 0,030

3,51

Trung cấp, cao đẳng 3,61

Đại học 4,05

Thạc sĩ 3.91

Điều kiện có người thân

sở hữu DN**

Có 0,032 0,000

4,43

Không 3,79

Đã từng làm công việc

kinh doanh**

Có 0,725 0,000

4,43

Không 3,79

Xét về điều kiện đã từng

làm chủ DN**

Có 0,449 0,000

4,42

Không 3,83

Số năm hoạt động của

DN*

Dưới 5 năm

0,512 0,002

3,52

5 - 10 năm 3,91

trên 10 năm 4,45

Quy mô doanh nghiệp* Dưới 10 lao động

0,201 0,000

3,72

11 - 50 3,81

Trên 50 4,21

Ngành nghề kinh

doanh*

Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô,

xe máy và xe có động cơ khác

0,864 0,000

3,95

Vận tải kho bãi 3,79

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3,82

Khác 3,65

Chú thích: (*) Dùng kiểm định One Way Anova

(**) Dùng kiểm định Independent sample t-test

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy, ngoài biến tình trạng hôn nhân thì phần lớn các đặc

điểm nhân khẩu học của doanh nhân như trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính, đã từng

làm công việc kinh doanh trước khi làm chủ DN hiện tại, điều kiện có người thân sở

hữu DN, điều kiện đã từng khởi nghiệp, số năm hoạt động của DN, quy mô doanh

nghiệp, đều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong

lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với P-value <0,05.

Xét về sự ảnh hưởng của giới tính đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp. Kết quả kiểm định Independent sample t - test cho thấy kết quả hoạt động kinh

109

doanh của doanh nghiệp do nam doanh nhân làm chủ cao hơn so với nữ doanh nhân

với giá trị trung bình của kết quả kinh doanh lần lượt là 3,96 và 3,59. Môi trường đầu

tư kinh doanh của Việt Nam nhìn chung đang hỗ trợ phụ nữ làm kinh doanh. Việt Nam

tự hào có truyền thống lâu đời về phụ nữ tham gia hoạt động kinh doanh, và so với

nhiều nền kinh tế tương tự, Việt Nam có ít sự khác biệt giữa địa vị pháp lý của nam

giới và phụ nữ. Mặc dù cảm nhận chung là không có sự khác biệt giữa các thách thức

mà phụ nữ và nam giới phải đối mặt nhưng nữ doanh nhân Thừa Thiên Huế trong lĩnh

vực dịch vụ vẫn đang còn đối mặt với những thách thức và rào cản của sự bất bình

đẳng giới trong xã hội. Bên cạnh đó, thiên chức làm vợ, làm mẹ; gánh nặng công việc

gia đình vẫn còn nặng nề trên đôi vai của những người phụ nữ Huế đã trực tiếp tác

động tiêu cực đến khả năng tiếp cận nguồn tài trợ chính thức và các dịch vụ mong

muốn khác của phụ nữ. Do đó, phần lớn các nữ doanh nhân Thừa Thiên Huế chỉ có thể

tập trung vào các hoạt động kinh doanh nhỏ như “công việc tay trái”, ít có cơ hội tiếp

cận và sở hữu tài sản cũng như các yếu tố nguồn lực khác, hạn chế về cơ hội học tập

nâng cao kiến thức và kỹ năng kinh doanh. Thêm vào đó, mức độ hiểu biết về luật

pháp của phụ nữ thấp hơn so với nam giới, phụ nữ ít nhận thức được quyền của mình

và cách thực thi các quyền này.

Kết quả thu được của luận án có cùng quan điểm với nghiên cứu của Tkachev và

Kolvereid (1999) [145] cho rằng ý định khởi nghiệp của nam giới mạnh mẽ hơn so với

nữ giới do đó kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp của nam cũng tốt hơn so với của

nữ. Theo Reynolds và cộng sự (2002) [117], so với nam giới thì nữ giới có ít hơn 50%

khả năng khởi nghiệp thành công và kết quả kinh doanh của họ cũng kém hơn. Tuy

nhiên, kết quả nghiên cứu này đối lập với nghiên cứu của Ferk và cộng sự (2013) [57]

và Madichie và Gallant (2012) [92] khi cho rằng thành tích hoạt động kinh doanh của

các doanh nghiệp do nữ làm chủ tốt hơn so với nam bởi vì năng lực quản trị của họ tốt

hơn. Tương tự, một vài nghiên cứu gần đây dành nhiều sự quan tâm cho nữ doanh nhân

và nhận thấy rằng lực lượng nữ doanh nhân ngày nay có nhiều hứng thú trong khởi

nghiệp kinh doanh và cơ hội thành công của các doanh nghiệp do nữ làm chủ cũng cao

hơn so với nam doanh nhân ở Trung Đông và một số quốc gia đang phát triển [92].

Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu của Zeffane (2012) [156], cả nam và nữ đều có

tiềm năng kinh doanh như nhau do đó kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp do nam và nữ doanh nhân làm chủ đều không có sự khác biệt. Những phân tích

trên cùng với các kết quả nghiên cứu trước đây có thể khẳng định rằng giới tính ảnh

110

hưởng đến kết quả kinh doanh phụ thuộc vào bối cảnh và ngành nghề kinh doanh. Một

số môi trường và văn hóa có thể tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ nữ vì vậy họ có

điều kiện tốt hơn để dẫn dắt doanh nghiệp và ngược lại. Tương tự, một số ngành nghề

phù hợp hơn với sự kinh doanh và làm chủ của người phụ nữ trong khi đó nam giới lại

có lợi thế ở một số ngành nghề khác. Vì vậy, nghiên cứu vai trò giới tính cần chú trọng

đến bối cảnh và ngành nghề kinh doanh của doanh nhân.

Xét về sự ảnh hưởng của tuổi tác doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp. Kết quả kiểm định sâu (Post hoc test) ANOVA từ nghiên cứu cho

thấy có sự khác biệt về kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được vận

hành bởi các doanh nhân thuộc các nhóm tuổi khác nhau (P-value <0,05) . Cụ thể là

kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được quản lý bởi các doanh nhân trên 50

tuổi là 4,13 điểm đánh giá theo thang đo Liket 5 mức độ, cao hơn 2 nhóm tuổi còn lại

là nhóm 36 – 50 tuổi và dưới 35 tuổi với kết quả kinh doanh tương ứng là 3,92 và

3,07. Kết quả này của luận án có thể được giải thích rằng tuổi tác có mối liên hệ với

sự thành công trong kinh doanh bởi độ tuổi của doanh nhân cũng tương đồng với sự

gia tăng của kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng trong kinh doanh [134] do đó kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp do họ vận hành cũng tốt hơn. Henry và cộng sự (2003)

[67] cũng có chung quan điểm khi kết luận rằng doanh nhân càng trưởng thành thì

càng giàu kinh nghiệm nên cơ hội thành công cũng sẽ cao hơn, trong khi đó, các doanh

nhân trẻ tuổi thì có xu hướng chấp nhận rủi ro để tìm kiếm cơ hội trong kinh doanh.

Xét về sự ảnh hưởng của trình độ học vấn đến kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp. Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy trình độ học vấn của doanh nhân

có ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, kết quả hoạt

động kinh doanh của các doanh nghiệp được vận hành bởi các doanh nhân có trình độ

đại học (điểm trung bình 4,05) cao hơn so với kết quả hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp của các doanh nhân có trình độ trung cấp, cao đẳng (điểm trung bình

3,61) và nhóm có trình độ dưới phổ thông trung học (điểm trung bình 3,51). Ngoài ra

kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp của các doanh nhân có trình độ

thạc sĩ (điểm trung bình 3.91) cao hơn so với kết quả hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp của các doanh nhân có trình độ phổ thông trung học (điểm trung bình

3,51). Hay nói cách khác, trình độ học vấn của doanh nhân càng cao thì kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp cũng sẽ tốt hơn. Do đó, giáo dục nên được xem là nhân tố

quan trọng cho sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì

111

giáo dục là nền tảng cho doanh nhân lĩnh hội tri thức và kỹ năng cần thiết. Kết quả này

tương đồng với nghiên cứu của Robinson và Sexton (1994) [119] khi đã chứng minh

được sự ảnh hưởng của trình độ học vấn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu ở 48 công ty khởi nghiệp ở Hàn Quốc được thực

hiện bởi Jo và Lee (1996) [79] thì trình độ học vấn của doanh nhân là đặc điểm duy

nhất của doanh nhân ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận nhưng không ảnh hưởng đến sự

tăng trưởng chung của doanh nghiệp. Tương tự, trong nghiên cứu của Dyke và cộng sự

(1992) [56] thì trình độ học vấn của doanh nhân cũng tạo ra những tác động tích cực

đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một cuộc khảo sát 100

doanh nhân và giám đốc điều hành tại các công ty phát triển nhanh nhất ở Mỹ thì phần

lớn các đối tượng đều cho rằng những kiến thức cần thiết cho tiến trình khởi nghiệp và

kinh doanh đều có thể được trang bị thông qua quá trình học tập ở nhà trường [69]. Do

đó, trình độ học vấn của doanh nhân ngày càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa hơn

đối với việc tạo ra sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp khi có sự lớn

mạnh về quy mô.

Xét về sự ảnh hưởng của điều kiện có người thân sở hữu DN đến kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kiểm định Independent sample t - test cho

thấy kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của doanh nhân có người thân sở

hữu DN cao hơn so với các doanh nhân không có điều kiện này với giá trị trung bình

của kết quả kinh doanh lần lượt là 4,43 và 3,79. Xuất thân từ các gia đình có truyền

thống kinh doanh, phần lớn các doanh nhân này đều nhận được sự hậu thuẫn về mặt tài

chính, nguồn nhân lực, các mối quan hệ trong kinh doanh và sự truyền thụ về kinh

nghiệm kinh doanh. Ngoài ra, niềm tự hào về truyền thống kinh doanh của gia đình sẽ

là động lực cho doanh nhân khởi nghiệp và mang lại thành công cho doanh nghiệp.

Tương đồng với nghiên cứu của Davidsson (1995) [52] khi thừa nhận rằng những

doanh nhân thành đạt phần lớn đều xuất thân từ những gia đình có bố mẹ hoặc người

thân làm kinh doanh. Điều này một lần nữa củng cố kết quả nghiên cứu của Blackman

(2003) [33] khi tác giả phát hiện ra rằng những chủ doanh nghiệp có bố mẹ là doanh

nhân thì khả năng sống sót và cơ hội thành công trên thương trường của họ sẽ tốt hơn.

Rõ ràng, gia đình là bệ đỡ đầu tiên, là nguồn động viên khích lệ cho các doanh nhân

khởi nghiệp và giúp doanh nghiệp của họ đạt được kết quả kinh doanh cao.

Xét về sự ảnh hưởng của việc đã từng tham gia vào công việc kinh doanh trước

khi làm chủ DN hiện tại đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả

112

kiểm định Independent sample t - test cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp của doanh nhân đã từng trải nghiệm kinh doanh trước khi làm chủ DN

hiện tại cao hơn so với các doanh nhân khác với giá trị trung bình của kết quả kinh

doanh lần lượt là 4,43 và 3,79.

Một đặc điểm nhân chủng học khác đó là kinh nghiệm khởi nghiệp. Sự ảnh

hưởng điều kiện đã từng khởi nghiệp của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp. Kết quả kiểm định Independent sample t - test cho thấy kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của doanh nhân đã từng khởi nghiệp (đã

từng làm chủ một doanh nghiệp) trước khi làm chủ DN hiện tại cao hơn so với các

doanh nhân chưa từng khởi nghiệp trước đó với giá trị trung bình của kết quả kinh

doanh lần lượt là 4,42 và 3,83.

Xét về sự ảnh hưởng của số năm hoạt động của DN đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp. Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy có sự khác biệt trong

kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo số năm hoạt động của DN. Cụ

thể là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có số năm hoạt động trên 10

năm, từ 5 đến 10 năm, dưới 5 năm lần lượt là 4,45; 3,91 và 3,52. Có thể nói, doanh

nghiệp tồn tại lâu hơn trên thương trường thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp cũng cao hơn.

Tóm lại, kinh nghiệm của doanh nhân có thể được phản ánh thông qua việc đã

từng làm chủ doanh nghiệp, đã từng tham gia vào hoạt động kinh doanh trước đó hoặc

số năm hoạt động của doanh nghiệp do họ làm chủ. Với những trải nghiệm này trên

thương trường, các doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên

Huế có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đến ngành nghề

kinh doanh; tích lũy các yếu tố nguồn lực như tài chính, thông tin, công nghệ...; thiết

lập các mối quan hệ với các đối tác như khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, cơ quan

quản lý... Đây sẽ là những yếu tố tiền đề quan trọng để doanh nhân thực hiện hoạt

động kinh doanh và tạo đà tăng trưởng trong kết quả kinh doanh.

Xét về sự ảnh hưởng của quy mô DN đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp. Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy có sự khác biệt trong kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp theo quy mô. Trong đó, kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp có số lao động từ 11 đến 50 người cao hơn so với doanh nghiệp có số lao

động dưới 10 người. Giá trị trung bình về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có số

lao động từ 11 đến 50 người, dưới 10 người lần lượt là 3,81và 3,72. Điều khiến cho kết

113

quả kinh doanh của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thấp hơn so với nhóm doanh

nghiệp có quy mô lớn hơn tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ trên

địa bàn Thừa Thiên Huế là do cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh doanh không cao, trình độ

quản lý thấp, công nghệ lạc hậu và trình độ lực lượng lao động vẫn còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng hơn bởi những rào cản về chính sách. Đặc biệt, các

doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ thì càng phải chịu nhiều áp lực của thủ tục hành

chính phức tạp tốn kém, chưa bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực, hành lang pháp lý

kém an toàn.

Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong các nhóm

ngành dịch vụ cũng khác nhau. Cụ thể là, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác (điểm trung bình

3.95) và nhóm dịch vụ lưu trú và ăn uống (điểm trung bình 3.82) cao hơn so với nhóm

vận tải kho bãi (điểm trung bình 3.79) và các nhóm dịch vụ khác (điểm trung bình 3.65).

3.4.3.3. Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân chủng học của doanh nhân đến năng lực

kinh doanh của doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở

Thừa Thiên Huế

Bảng 3.10. Năng lực kinh doanh của doanh nhân theo các nhóm đặc điểm nhân

chủng học

Đặc điểm nhân chủng học Sig. Levene’s

test Sig. (P-value)

Năng lực

kinh doanh

Giới tính** Nam

0,754 0,000 3,94

Nữ 3,65

Độ tuổi*

Dưới 35

0,071 0,000

3,08

36 – 50 3,92

Trên 50 4,12

Trình độ học vấn*

Dưới phổ thông trung học

0,320 0,001

3,62

Trung cấp, cao đẳng 3,77

Đại học 3,97

Thạc sĩ 4,02

Điều kiện có người

thân sở hữu DN**

Có 0,000 0,002

4,09

Không 3,84

Đã từng làm công

việc kinh doanh**

Có 0,084 0,000

4,09

Không 3,84

Xét về điều kiện đã

tham gia chương

trình đào tạo**

0,059 0,005

3,89

Không 3,68

Xét về điều kiện đã

từng làm chủ DN**

Có 0,001 0,002

4,06

Không 3,86

114

Đặc điểm nhân chủng học Sig. Levene’s

test Sig. (P-value)

Năng lực

kinh doanh

Số năm hoạt động

của DN*

Dưới 5 năm

0,112 0,000

3,08

5 - 10 năm 3,92

trên 10 năm 4,12

Quy mô doanh

nghiệp*

Dưới 10 lao động

0,030 0,000

3,85

11 - 50 4,09

Trên 50 3,63

Ngành nghề

kinh doanh*

Bán buôn, bán lẻ; sửa

chữa ô tô, xe máy và

xe có động cơ khác

0,352 0,000

4,14

Vận tải kho bãi 3,66

Dịch vụ lưu trú và ăn

uống 3,91

Khác 3,59

Chú thích: (*) Dùng kiểm định One Way Anova

(**) Dùng kiểm định Independent sample t-test

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

Kết quả kiểm định Independent sample t - test và ANOVA ở bảng 3.12 cho thấy

có sự khác biệt về năng lực kinh doanh của doanh nhân theo một số đặc điểm nhân

chủng hoc như: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, điều kiện có người thân sở hữu

DN, đã từng làm công việc kinh doanh, đã tham gia chương trình đào tạo, đã từng làm

chủ DN. Ngoài ra, số năm hoạt động của DN, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh

doanh cũng ảnh hưởng đến năng lực kinh doanh của đội ngũ doanh nhân trong lĩnh

vực dịch vụ tại các DNNVV ở Thừa Thiên Huế. Trong đó, năng lực kinh doanh của

doanh nhân nam cao hơn so với nữ doanh nhân với giá trị trung bình của năng lực kinh

doanh của nam và nữ doanh nhân lần lượt là 3,94 và 3,65. Năng lực kinh doanh của

các doanh nhân có độ tuổi trên 50 (điểm trung bình 4,12) và từ 36 đến 50 (điểm trung

bình 3,92) cao hơn so với nhóm còn lại (điểm trung bình 3,08). Trình độ học vấn của

doanh nhân càng cao thì năng lực kinh doanh của họ cũng tốt hơn, năng lực kinh

doanh của các doanh nhân có trình độ thạc sỹ; đại học; trung cấp, cao đẳng; dưới phổ

thông trung học lần lượt là 4,02; 3,97; 3,77; 3,62. Các doanh nhân đã từng tham gia

các chương trình đào tạo kinh doanh và quản trị kinh doanh, tư vấn luật pháp, thuế…

có năng lực kinh doanh (điểm trung bình 3,89) tốt hơn so với nhóm chưa từng tham

gia một chương trình đào tạo nào (điểm trung bình 3,68). Các doanh nhân có người

thân sở hữu DN, đã từng làm kinh doanh, đã từng làm chủ doanh nghiệp cũng có năng

lực kinh doanh tốt hơn so với nhóm doanh nhân còn lại. Thời gian hoạt động của

doanh nghiệp trên thương trường cũng ảnh hưởng đến năng lực kinh doanh của doanh

115

nhân, năng lực kinh doanh của nhóm doanh nhân vận hành hoạt động của doanh

nghiệp trên 10 năm (điểm trung bình 4,12), từ 5 đến 10 năm (điểm trung bình 3,92)

cao hơn so với nhóm dưới 5 năm (điểm trung bình 3,08). Năng lực kinh doanh của các

doanh nghiệp có có quy mô lao động dưới 10 người (điểm trung bình 3,85) và trên 50

người (điểm trung bình 3,63) không cao bằng nhóm doanh nhân sở hữu doanh nghiệp

từ 11 – 50 người (điểm trung bình 4,09). Trong các nhóm ngành dịch vụ, năng lực

kinh doanh của nhóm doanh nhân bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có

động cơ khác (điểm trung bình 4,14) và nhóm dịch vụ lưu trú và ăn uống (điểm trung

bình 3,91) cao hơn so với nhóm vận tải kho bãi (điểm trung bình 3,66) và các nhóm

dịch vụ khác (điểm trung bình 3,59).

3.4.3.4. Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế

Bàn về sự tác động của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp thì nghiên cứu này một lần nữa khẳng định sự phù hợp của

quan điểm phụ thuộc vào nguồn lực (Resource Base View of Competencies – RBV) và

có nhiều điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu của Baum và cộng sự (2001) [26],

Sony và Iman (2005) [133], Man và cộng sự (2008) [94], Bendary và Minyawi (2015)

[29], Tehseen và Ramayah (2015) [140] khi cho rằng năng lực doanh nhân là nguồn lực

khan hiếm và vô giá của doanh nghiệp nên nó là một trong những nhân tố quan trọng

quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả phân tích ở bảng 3.8 của

luận án cũng đã chỉ ra những bằng chứng thống kê thuyết phục về sự ảnh hưởng của

năng lực kinh doanh của doanh nhân kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (giả thuyết

H2), với P-value= 0,000 < 0,05 và hệ số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,450; tức là khi năng

lực kinh doanh của doanh nhân thay đổi 1 đơn vị (trong thang đo Likert) thì kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp của họ cũng sẽ thay đổi cùng chiều 0,450 đơn vị.

Trong 10 nhóm năng lực kinh doanh thành phần tác động đến kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp thì năng lực nắm bắt cơ hội, phân tích – sáng tạo, chuyên môn nghiệp

vụ và định hướng chiến lược có mức độ ảnh hưởng lớn hơn so với các nhóm năng lực

kinh doanh còn lại với hệ số hồi quy lần lượt là 0,634; 0,562; 0,558; 0,543, Có thể nói

rằng, doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng và kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp trên mọi phương diện từ tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ đến

phương diện đào tạo - phát triển thì việc nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nhân

thông qua quá trình hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng và hành vi liên quan đến các

116

nhóm năng lực trên là cần thiết. Sự ảnh hưởng của từng nhóm năng lực kinh doanh

thành phần đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh như sau:

Tương đồng với một số nghiên cứu của Man và cộng sự (2002) [95], Sony và Iman

(2005) [133], Bendary và Minyawi (2015) [29], nghiên cứu này đã tìm ra được những

bằng chứng thống kê cho sự tồn tại của mối quan hệ giữa năng lực nắm bắt cơ hội và kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (giả thuyết H2.3), với P-value= 0,000 < 0,05

và hệ số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,634. Khi năng lực kinh doanh này của doanh nhân thay

đổi 1 đơn vị (trong thang đo Likert) thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

của họ cũng sẽ thay đổi cùng chiều 0,634 đơn vị. Thực tế cho thấy, các doanh nhân hoạt

động trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế khi vào vai người chủ của các doanh

nghiệp nhỏ và vừa thì bản thân họ phải trực tiếp gắn liền với những hoạt động đánh giá và

khai thác các cơ hội kinh doanh trên thị trường, tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ mới và

thậm chí là tạo ra xu hướng để nâng cao giá trị gia tăng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên,

việc phát hiện và khai thác được những cơ hội kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào năng lực

nắm bắt cơ hội của họ. Do đó, năng lực nắm bắt cơ hội của doanh nhân sẽ giúp cải thiện

các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho doanh nghiệp,

Các doanh nhân được khảo sát cho rằng để tạo ra sự tăng trưởng trong kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì năng lực phân tích - sáng tạo đóng vai trò

quan trọng. Kết quả phân tích SEM đã chứng minh được mối tương quan thuận chiều

giữa 2 biến số này (giả thuyết H2.2) với P-value= 0,000 < 0,05 và hệ số hồi quy chuẩn

hóa bằng 0,562. Khi năng lực phân tích - sáng tạo của doanh nhân thay đổi 1 đơn vị

(trong thang đo Likert) thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ

thay đổi cùng chiều 0,562 đơn vị. Năng lực phân tích – sáng tạo bao gồm khả năng xác

định vấn đề, khai sinh ra các ý tưởng kinh doanh mới và triển khai cũng như thương

mại hóa được những ý tưởng kinh doanh này. Do đó, để phát triển được nhóm năng

lực này thì các doanh nhân phải thực sự sáng tạo và thường xuyên hình dung ra những

cách thức tốt nhất để khai thác cơ hội hoặc tạo ra trào lưu hay xu hướng tiêu dùng mới.

Theo đó, họ sẽ luôn tìm cách tung ra thị trường những sản phẩm/ dịch vụ mới, những

giải pháp kinh doanh ưu việt hơn để làm hài lòng khách hàng và những nỗ lực này sẽ

làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện và đột phá. Kết quả trên

cũng phù hợp với kết quả của Man và cộng sự (2002) [95], Sánchez (2011) [124] khi

họ đã khẳng định được sự tồn tại của mối quan hệ giữa 2 biến nghiên cứu này trong

các nghiên cứu của họ.

117

Kết quả phân tích cũng cho thấy, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ

doanh nhân Thừa Thiên Huế tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ

ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp do họ vận hành (hệ số hồi

quy chuẩn hóa là 0,558) (giả thuyết H2.8). Kết quả này một lần nữa khẳng định tính

đúng đắn và phù hợp khi đề xuất bổ sung nhóm năng lực kinh doanh thành phần này

vào mô hình năng lực kinh doanh chung của doanh nhân. Nhóm năng lực này của

doanh nhân sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp dịch vụ đặc biệt là trong hoàn cảnh các doanh nhân tại doanh nghiệp có quy mô

nhỏ và vừa phải trực tiếp đảm trách vai trò hỗ trợ chuyên môn cho người lao động, tự

xây dựng kế hoạch kinh doanh và định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp. Có thể

nói rằng, kỹ năng kỹ thuật và kiến thức liên quan đến ngành nghề hay lĩnh vực kinh

doanh sẽ giúp họ trở thành các chuyên gia trong mắt tập thể người lao động tại doanh

nghiệp và rất cần thiết trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh của các doanh

nghiệp nhỏ và vừa.

Với hệ số hồi quy chuẩn hóa 0,543 cho thấy sự ảnh hưởng cùng chiều của năng

lực định hướng chiến lược của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

(giả thuyết H2.1). Chính doanh nhân là người sẽ xây dựng những chiến lược giúp kết

nối giữa các nguồn lực doanh nghiệp với năng lực kinh doanh của chính họ để tạo ra

những chuyển biến tích cực trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tương tự với

nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2016) [11] thì nghiên cứu này đã tìm ra được

bằng chứng thống kê thuyết phục về sự tác động trực tiếp của năng lực này đến kết quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Với P-value= 0,000 < 0,05 và hệ số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,446, kết quả

nghiên cứu này cho thấy, nếu khả năng đáp ứng của doanh nhân đối với nhóm năng

lực thiết lập quan hệ càng cao thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ được

cải thiện đáng kể (giả thuyết H2.6). Thực tế trên địa bàn nghiên cứu cho thấy hoạt

động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ thường phụ thuộc nhiều và

mạng lưới các mối quan hệ với các đối tác hữu quan như khách hàng, nhà cung ứng,

người lao động, quan chức chính quyền, đối thủ cạnh tranh, cổ đông hay nhà đầu tư để

nắm bắt thông tin và tiếp cận nguồn lực. Do đó, đội ngũ doanh nhân Thừa Thiên Huế

với lợi thế về năng lực thiết lập quan hệ sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao kết

quả kinh doanh cho doanh nghiệp, cụ thể là khách hàng và các đối tác hữu quan sẽ hài

118

lòng và trung thành, người lao động sẽ thỏa mãn và cam kết gắn bó lâu dài, quy trình

nội bộ sẽ được hoàn thiện trong phạm vi doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp chịu sự tác động của nhóm năng lực cá nhân của đội ngũ doanh nhân trên địa

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (giả thuyết H2.9) với P-value= 0,000 < 0,05 và hệ số hồi quy

chuẩn hóa bằng 0,447. Tương tự với nghiên cứu của Ahmad ( 2007) [16], năng lực cá

nhân của doanh nhân là chìa khóa thành công của doanh nghiệp và nó được biểu hiện

qua thái độ lạc quan trong kinh doanh, việc sử dụng hiệu quả thời gian của bản thân,

nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, dám chấp nhận rủi ro trong kinh

doanh, bền bỉ cả về thể chất lẫn tinh thần, cân bằng giữa gia đình và công việc kinh

doanh. Do đó, việc các doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn

Thừa Thiên Huế sở hữu nhóm năng lực cá nhân sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ

năng và thái độ phù hợp để khởi nghiệp và kinh doanh thành công.

Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân cũng ảnh hưởng thuận

chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (giả thuyết H 2.10) với P-value= 0,000

< 0,05 và hệ số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,276. Điều này cũng góp phần củng cố thêm

tính thuyết phục của quyết định bổ sung nhóm năng lực kinh doanh thành phần này

vào mô hình năng lực kinh doanh chung của doanh nhân bởi nó giúp tạo ra những

chuyển biến tích cực trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy rất

nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá đắt cho việc chỉ theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi

nhuận trước mắt của doanh nghiệp mà phương hại đến chất lượng của môi trường sinh

thái, bỏ rơi lợi ích của các đối tác hữu quan như khách hàng, người lao động và cộng

đồng xã hội. Do đó, với sự phát triển của trào lưu tiêu dùng xanh, sống xanh; việc

cộng đồng ngày càng quan tâm hơn đến các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh của

doanh nghiệp và xem đây như là một tiêu chuẩn để đầu tư, đánh giá hay tiêu dùng sản

phẩm thì đòi hỏi các doanh nhân phải nâng cao năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội

đối với đội ngũ của mình, với khách hàng, với các đối tác kinh doanh, với cộng đồng

và môi trường sinh thái. Tương tự, Jeppesen (2009) [78] cũng đã bàn luận rằng hành

vi thực hiện trách nhiệm xã hội trong kinh doanh là thành tố quan trọng của khung lý

thuyết về năng lực kinh doanh của doanh nhân và là nền tảng quyết định sự trường tồn

và phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng.

Theo kết quả nghiên, năng lực tổ chức – lãnh đạo là một trong những nhân tố

quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (giả thuyết H2.7) (P-

119

value= 0,000 < 0,05 và hệ số hồi quy chuẩn hóa = 0,480). Điều này được giải thích bởi

trong phạm vi DNNVV hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu, do

những hạn chế về quy mô và nguồn lực nên phần lớn chủ doanh nghiệp thường phải là

người trực tiếp tổ chức các nguồn lực doanh nghiệp, hướng dẫn và động viên người

lao động trong doanh nghiệp do đó kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

trực tiếp chịu sự chi phối bởi năng lực tổ chức – lãnh đạo của doanh nhân. Tương tự,

nghiên cứu thực hiện bởi Ahmad (2007) [16] cho thấy rằng phần lớn các doanh nhân ở

Australia và Malaysia dành nhiều thời gian cho công tác hoạch định và tổ chức nguồn

lực cho doanh nghiệp và họ cũng ý thức cao về vai trò quan trọng của nhóm năng lực

này trong việc tạo ra kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Năng lực cam kết là một trong những năng lực quan trọng của doanh nhân hoạt

động trong lĩnh vực dịch vụ tại các DNNVV ở Thừa Thiên Huế và ảnh hưởng trực tiếp

cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiêp (giả thuyết H2.5) (P-value=

0,000 < 0,05 và hệ số hồi quy chuẩn hóa = 0,368). Thương trường được ví như chiến

trường để mô tả bản chất cạnh tranh khốc liệt, sự tiềm ẩn của rất nhiều rủi ro đang đón

đợi doanh nhân và sẵn sàng quật ngã những ai không đủ can trường, quả cảm và thiếu

bản lĩnh kinh doanh. Đặc biệt trong bối cảnh khởi nghiệp và kinh doanh đổi mới sáng

tạo, sự thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ, xu hướng hội nhập kinh tế

quốc tế sâu rộng thì rất nhiều doanh nghiệp đã phải chết yểu trước khi có được chỗ

đứng trên thị trường do chủ doanh nghiệp không đủ năng lực kiên định để vượt qua

nghịch cảnh. Do đó, nếu các doanh nhân không thực sự kiên trì với mục tiêu, không nỗ

lực hết mình vì sự nghiệp kinh doanh và không cam kết bằng tất cả các nguồn lực của

bản thân để theo đuổi khát vọng thì thất bại là điều không thể tránh khỏi của doanh

nghiệp. Kết quả này có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu của Man và cộng sự

(2008) [94] khi cung cấp được bằng chứng thống kê ủng hộ sự tồn tại của mối quan hệ

giữa năng lực cam kết của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,

Cuối cùng, nghiên cứu cũng đã xác định được sự ảnh hưởng cùng chiều của năng

lực học tập đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên

địa bàn nghiên cứu (giả thuyết H2.4) (P-value= 0,000 < 0,05 và hệ số hồi quy chuẩn

hóa = 0,287). Chính năng lực này giúp đội ngũ doanh nhân Thừa Thiên Huế tiếp cận,

bổ khuyết và trang bị các kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp để vận hành hoạt động

kinh doanh và đạt được kết quả kinh doanh cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ 4 chứa đựng nhiều yếu tố bất định.

120

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đo lường và phản ánh thực trạng về đặc điểm, năng lực kinh doanh

của đội ngũ doanh nhân trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế trên cơ sở thang đo

các biến nghiên cứu được kế thừa, phát triển, kiểm chứng độ tin cậy trên 418 doanh

nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế. Tiếp đến, các giả

thuyết nghiên cứu về mối qua hệ giữa các biến nghiên cứu được kiểm chứng. Kết quả

cho thấy, đặc điểm tâm lý của doanh nhân và năng lực kinh doanh của doanh nhân đều

ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với hệ số hồi quy lần

lượt là 0,623 và 0,450. Đồng thời, chương này cũng đã bình luận và viện giải về sự

ảnh hưởng của đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu.

121

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA

DOANH NHÂN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH

VỰC DỊCH VỤ Ở THỪA THIÊN HUẾ

Kết quả phân tích trong chương 3 của luận án này đã tìm ra được những bằng

chứng thống kê về sự tác động thuận chiều của đặc điểm và năng lực kinh doanh của

doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu như

đặc điểm nhân chủng học và đặc điểm tâm lý doanh nhân được xem là những thuộc

tính bên trong, mang tính cố hữu và khó thay đổi thì năng lực kinh doanh của doanh

nhân là những biểu hiện hành vi bên ngoài, có thể phát triển thông qua quá trình học

tập và rèn luyện (Bird, 1995) [32]. Do đó, luận án tập này trung vào việc đề xuất một

số hàm ý quản trị nhằm hoàn thiện năng lực kinh doanh cho đội ngũ doanh nhân tại

các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế và cũng thông qua đó để nâng

cao kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Kết quả đánh giá thực trạng và mô hình phân tích tầm quan trọng, mức độ đáp ứng

IPA của năng lực kinh doanh của doanh nhân cũng cho thấy nhóm năng lực cá nhân và

năng lực nắm bắt cơ hội được doanh nhân đánh giá rất cao về mức độ quan trọng trong

tương lai (điểm trung bình đánh giá từ 4,2 trở lên) và mức độ đáp ứng hiện tại của các

nhóm năng lực này cũng rất tốt (điểm trung bình đánh giá từ 3,8 trở lên). Đây là một dấu

hiệu tích cực bởi vì doanh nhân đã có những nỗ lực và biện pháp phù hợp để hoàn thiện

và phát triển hơn nữa những nhóm năng lực quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Đối

với các nhóm năng lực học tập, thiết lập quan hệ, cam kết, chuyên môn nghiệp vụ thì

thuộc nhóm năng lực “phát triển quá mức” bởi vì các nhóm năng lực này không được

các doanh nhân đánh giá cao về tầm quan trọng đối với hoạt động kinh doanh trong

tương lai nhưng khả năng đáp ứng hiện tại của họ thì rất tốt. Do đó, lời khuyên đặt ra

cho các doanh nhân là chưa cần phải quá tập trung đầu tư phát triển các nhóm năng lực

này. Đặc biệt đáng quan tâm là nhóm năng lực phân tích - sáng tạo, năng lực định hướng

chiến lược, năng lực tổ chức - lãnh đạo, năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội bởi vì các

nhóm năng lực này được đánh giá cao về tầm quan trọng của chúng đối với kết quả hoạt

động kinh doanh trong tương lai nhưng mức độ đáp ứng ở hiện tại vẫn còn nhiều hạn

chế so với các nhóm năng khác. Do đó, luận án này ưu tiên tập trung đề xuất một số

hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực định hướng chiến lược, năng phân tích - sáng

122

tạo, năng lực tổ chức - lãnh đạo, năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội cho đội ngũ

doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

4.1. Đối với năng lực định hướng chiến lược

Kết quả phân tích cho thấy khả năng đáp ứng hiện tại của đội ngũ doanh nhân

trong lĩnh vực dịch vụ tại các DNNVV trên địa bàn nghiên cứu đối với nhóm năng lực

này là thấp nhất với điểm trung bình đánh giá là 3,17. Kết quả phân tích mức độ quan

trọng và thực hiện IPA cho thấy đây là nhóm năng lực nằm trong nhóm cần tập trung

đầu tư phát triển. Do đó, để hoàn thiện và phát triển năng lực này trong tương lai thì

các doanh nhân nên:

Dành nhiều thời gian hơn cho công tác hoạch định và quản trị chiến lược tại

doanh nghiệp. Cơ sở đề xuất hàm ý quản trị này là xuất phát từ thực tế tại các doanh

nghiệp dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn nghiên cứu, doanh nhân đồng thời

vừa vào vai nhà quản trị và nhà chuyên môn do đó, thời gian của họ chủ yếu được

giành cho việc giải quyết những vấn đề tác nghiệp hàng ngày mà ít có cơ hội quan tâm

tới việc hoạch định dài hạn.

Nên hình thành thói quen với việc hoạch định chiến lược. Cụ thể là các doanh

nhân không chỉ dừng lại ở việc xây dựng sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu, kế hoạch hành

động ngắn hạn và dài hạn mà thực tế hành động cần có sự bám sát và kết nối giữa các

hoạt động hiện tại, mục tiêu ngắn hạn với các mục tiêu chiến lược lâu dài; nghiêm túc

triển khai thực hiện các kế hoạch hành động; kêu gọi sự tham gia của tập thể những

người lao động, nhà quản trị các cấp vào việc xây dựng và thực thi chiến lược kinh

doanh; cần phải văn bản hóa một cách chính thức chiến lược kinh doanh của doanh

nghiệp; truyền thông và chia sẽ rộng rãi về mục tiêu và các nhiệm vụ chiến lược cho

nhân viên các cấp để đảm bảo sự đồng lòng và đồng bộ trong quá trình hiện thức hóa

chiến lược.

Nâng cao kiến thức và kỹ năng liên quan đến công tác hoạch định chiến lược

như: Hình thành sứ mạng, thiết lập mục tiêu, phân tích môi trường kinh doanh để nắm

bắt cơ hội và hạn chế rủi ro, xây dựng kế hoạch hành động, truyền thông mục tiêu và

các nhiệm vụ chiến lược trong tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và chiến

lược, triển khai và thực thi chiến lược tại doanh nghiệp. Quá trình này có thể được

thực hiện thông qua việc đăng kí và tham gia tham gia các khóa đào tạo, các hội

thảo, chuyên đề dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp một cách hệ thống để trang bị

các kiến thức liên quan đến tầm nhìn và chiến lược như: Tư duy chiến lược; tư duy

123

sáng tạo; quản trị chiến lược trong doanh nghiệp; lập chiến lược kinh doanh… Ngoài

kiến thức, các khóa đào tạo còn trang bị các phương pháp và kỹ thuật tư duy kinh

điển, vốn đã được kiểm chứng về tính hiệu quả trên phạm vi toàn cầu như: Kỹ thuật

vận não công (Brainstorming), phương pháp tư duy sáu chiếc nón (Six Thinking

Hats), phương pháp bản đồ tư duy (Mind Map), phương pháp tư duy đột phá

(Breakthrough Thinking)… Thông qua các khóa đào tạo này doanh nhân có thể phát

triển các kỹ năng như: Kỹ năng chia sẽ và truyền thông mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược

đến với người lao động và các đối tác hữu quan khác một cách hiệu quả và an toàn; kỹ

năng nắm bắt cơ hội và tạo dựng lợi thế cạnh tranh; kỹ năng triển khai chiến lược đến

từng đơn vị nhằm đảm bảo tính hiệu lực của chiến lược; kỹ năng đánh giá kết quả và

hiệu quả của chiến lược, kỹ năng điều chỉnh chiến lược nhằm thích ứng với điều kiện

kinh doanh thay đổi.

Việc thực hiện các hoạt động khảo sát, nghiên cứu trong kinh doanh cũng cần

nhận được quan tâm hơn nữa của các doanh nhân bởi vì những hoạt động này giúp họ

nâng cao sự hiểu biết về khách hàng, thị trường, đối tác và nắm bắt xu hướng thay đổi

của các biến số trong môi trường kinh doanh để từ đó hình thành những định hướng

đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

4.2. Đối với năng lực phân tích - sáng tạo

Kết quả khảo sát của luận án cũng cho thấy năng lực phân tích - sáng tạo trong

một bộ phân không nhỏ của đội ngũ doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch

vụ trên địa bàn nghiên cứu còn ở mức rất thấp trong khi năng lực này được đánh giá

cao về tầm quan trọng của chúng trong tương lai. Do đó, xuất phát từ thực trạng phân

tích về năng lực phân tích - sáng tạo ở chương 3, để nâng cao năng lực này cho đội

ngũ doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu thì bản

thân các doanh nhân nên quan tâm thực hiện một số vấn đề sau:

Các doanh nhân cần trang bị các kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động phân

tích kinh doanh và đổi mới sáng tạo để tự tin, chủ động, tiên phong và thành công

trong các hoạt động động đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp. Cụ thể là việc phát triển

các kiến thức và kỹ năng liên quan đến dự báo; đánh giá, lượng hóa và quản trị rủi ro;

rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy logic và biện chứng; kỹ năng phân tích tình huống

kinh doanh; kỹ năng hình thành và triển khai ý tưởng sáng tạo trong kinh doanh, kỹ

năng lập kế hoạch hành động để chủ động ứng phó với các tình huống bất ngờ từ môi

trường kinh doanh là cần thiết bởi đây là nhân tố đóng góp quan trọng trong việc phát

triển năng lực phân tích - sáng tạo của doanh nhân.

124

Doanh nhân phải là người tiên phong mở đường cho những ý tưởng mới về sản

phẩm hay dịch vụ, có tính đột phá dựa trên sự tiến bộ của khoa học và công nghệ,

nhưng các ý tưởng này cũng cần có tính lan tỏa nhanh trong cộng đồng và xã hội bởi

vì sản phẩm mới không dễ đáp ứng nhu cầu thị trường và tiềm ẩn nhiều rủi ro, kể cả

khả năng thất bại. Có rất nhiều điển hình về sự đổi mới đem lại thành công, nhưng

cũng có không ít trường hợp gây tổn thất cho DN.

Việc nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo nên được doanh nhân nhìn nhận và thực

hiện một cách đồng bộ và có sự chuẩn bị chu đáo. Không khó tìm ra giải pháp kỹ thuật

để tạo ra sản phẩm mới, nhưng làm thế nào để sản phẩm đó được chấp nhận rộng rãi

bởi khách hàng là việc không dễ. Để sản phẩm mới hay dịch vụ mới thành công, sản

phẩm hay dịch vụ đó vừa phải có tính thương mại hóa cao và cần đi kèm với chiến

dịch marketing, phương thức phân phối phù hợp, cũng như đảm bảo đội ngũ phải có

kỹ năng thực hiện phương thức kinh doanh mới.

Doanh nhân cần tạo điều kiện cho đội ngũ mạnh dạn đề đạt sáng kiến, tôn trọng

và hỗ trợ triển khai các đề xuất thông qua việc tạo dựng và thực hành nếp văn hóa

“dám thất bại” và “đổi mới sáng tạo” trong cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, khi

hành vi đổi mới được kích thích, doanh nhân cần trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng,

công cụ sáng tạo cho đội ngũ và có quy tắc rõ ràng hỗ trợ cho sáng tạo thì văn hóa và

bầu không khí đổi mới được hình thành trong doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa đặc

biệt quan trọng cho việc cổ vũ sự ra đời của các phát minh và sáng kiến kinh doanh

tiên phong, mới và đột phá. Chính “văn hóa dám thất bại” tạo ra những “đế chế” thành

công như Microsoft, Apple, Facebook, Tesla..., hình thành một hệ sinh thái ủng hộ,

động viên những phát minh, thử nghiệm mới, những đổi thay thực sự.

Việc hình thành và phát triển năng lực phân tích – sáng tạo là cả một quá trình

lâu dài và bền bỉ do đó, doanh nhân nên kiên định với mục tiêu đổi mới trong mọi hoạt

động của doanh nghiệp

Thành quả của đổi mới sáng tạo được phát triển qua hai con đường: sáng tạo từ

nghiên cứu và phát triển (R&D), sáng tạo nhờ vào năng lực thích ứng (các bộ phận có

năng lực nắm bắt và xử lý thông tin). Do đó, nếu thiết lập được các quy trình nắm bắt

và xử lý thông tin từ môi trường kinh doanh hiệu quả, sẽ có được nhiều giải pháp, cách

làm và phương thức kinh doanh tiến bộ. Chẳng hạn như khi trên thị trường xuất hiện

phương thức bán hàng, marketing, dịch vụ chăm sóc khách hàng mới thì bộ phận kinh

doanh, marketing phải sớm nắm bắt, phân tích và đề xuất giải pháp cải tiến phù hợp.

125

Bên cạnh đó, để tạo ra sản phẩm mới, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải quan tâm đầu tư

cho hoạt động R&D bởi vì khi trên thị trường xuất hiện công nghệ mới, đối thủ cạnh

tranh tung ra sản phẩm, dịch vụ mới, xuất hiện những sản phẩm thay thế đe dọa đến sự

tồn tại của doanh nghiệp thì lúc đó mọi sự cải tiến không còn tác dụng, cần đến hoạt

động R&D để sáng tạo ra sản phẩm mới giúp doanh nghiệp có được sự đột phá để

vượt qua thách thức, tiếp tục phát triển.

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn về tiềm lực tài chính trong kinh doanh nhưng các

chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nên hình thành, trích

lập một khoảng ngân sách hợp lý cho các hoạt động đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp.

Chủ các doanh nghiệp dịch vụ với quy mô nhỏ trên địa bàn cần tăng cường mối

quan hệ liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu, giữa các doanh nghiệp

với nhau để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo đồng thời tiết kiệm được chi phí. Để

tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin và hợp tác chuyển giao tri thức và công nghệ mới

thì bản thân doanh nhân có thể tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức: đối tác nghiên

cứu (cùng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu), cung cấp các dịch vụ nghiên cứu (tư

vấn kỹ thuật, đo lường, kiểm định chất lượng, phát triển sản phẩm mẫu,…), chia sẻ cơ

sở hạ tầng (phòng thí nghiệm, trung tâm ươm tạo, công viên công nghệ…), đào tạo và

chuyển giao nguồn nhân lực (đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp, triển khai các

chương trình đào tạo chuyên sâu, cử cán bộ từ tổ chức khoa học công nghệ sang làm

biệt phái tại các doanh nghiệp…), thương mại hóa các kết quả R&D (chuyển giao kết

quả nghiên cứu từ tổ chức khoa học công nghệ cho doanh nghiệp, cấp phép công

nghệ…), hình thành các mối quan hệ xã hội (hội nghị, hội thảo…).

4.3. Đối với năng lực tổ chức - lãnh đạo

Năng tổ chức - lãnh đạo bao gồm những kiến thức, kỹ năng, thái độ liên quan đến

việc quản lý các nguồn lực bên trong và bên ngoài tổ chức như là: nhân lực, tài chính,

thông tin, công nghệ… Ngoài ra, năng lực này còn liên quan đến khả năng tạo ra sức

ảnh hưởng lên thuộc cấp; khả năng định hướng, chỉ huy; khả năng tiếp lửa và truyền

cảm hứng cho người lao động trong doanh nghiệp. Đây cũng là nhóm năng lực nằm

trong nhóm cần được đặc biệt đầu tư phát triển theo kết quả phân tích IPA bởi vì nó

được đánh giá rất cao về tầm quan trọng nhưng khả năng đáp ứng hiện tại của doanh

nhân thì vẫn chưa tốt so với các nhóm năng lực còn lại. Do đó, để nâng cao năng lực

này thì bản thân các doanh nhân nên quan tâm thực hiện một số vấn đề sau:

126

Nâng cao kiến thức và kỹ năng về quản trị doanh nghiệp nói chung; hiểu và nắm

được một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến nhân sự, tài chính, sản xuất, thông

tin, marketing, … trong doanh nghiệp để tránh cơ chế quản lý tùy tiện và dựa vào kinh

nghiệm. Để làm được điều này đòi hỏi doanh nhân cần tham gia các chương trình học

về ngành quản trị kinh doanh tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học theo hình

thức các khóa đào tạo không tập trung; khóa bồi dưỡng ngắn hạn. Ngoài ra, các trung

tâm, hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các trung tâm đào tạo của Sở, ban ngành… cũng định

kỳ tổ chức các khóa học bồi dưỡng liên quan đến quản trị doanh nghiệp, quản trị tài

chính, thị trường, quản trị sản xuất, nhân sự… Ví dụ khóa đào tạo “Kỹ năng quản lý

doanh nghiệp vừa và nhỏ” của Viện quản lý tài chính AFC nhằm trang bị các kiến thức

về thị trường; kế hoạch kinh doanh và sản phẩm; tổ chức hệ thống kinh doanh, nhân sự

và tài chính DNNVV; xây dựng và quản lý đội ngũ DNNVV. Các khóa học này không

chỉ giúp các doanh nhân có thể nâng cao kiến thức về quản trị DNNVV mà còn tạo ra

cơ hội trao đổi với các đồng nghiệp và giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong quản

trị kinh doanh và tài chính; giao lưu với các doanh nghiệp khác, học hỏi từ những tấm

gương thành công. Ngoài những kiến thức về tổ chức nguồn lực, các doanh nhân nên

trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng liên quan đến công tác động viên khích lệ

nhân viên thông qua việc tham gia các khóa đào tạo dành cho các doanh nhân về các

lĩnh vực như hành vi tổ chức, tạo động lực làm việc, phương pháp động viên khuyến

khích nhân viên… Sau khi tham dự chương trình, các doanh nhân có thể nắm được

những mấu chốt quan trọng để hình thành và phát triển “năng lực tạo động lực làm

việc” với vai trò làm một nhà quản lý; thấu hiểu cội nguồn hình thành nên niềm đam

mê làm việc trong môi trường doanh nghiệp; nắm được những nguyên tắc quan trọng

trong việc tạo động lực làm việc; hiểu và biết cách vận dụng các công cụ, phương pháp

tạo động lực làm việc hiệu quả trong môi trường doanh nghiệp hiện nay. Các doanh

nhân cũng có thể tự tìm hiểu, tham khảo thêm các tài liệu, sách báo về nghệ thuật dùng

người, nghệ thuật thu phục lòng người như đắc nhân tâm, các bí quyết động viên khích

lệ nhân viên. Ngoài ra, họ có thể tham quan thực tiễn các doanh nghiệp có công tác

quản trị nhân sự hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm thành công, đặc biệt là các phương

pháp động viên khích lệ tại các doanh nghiệp ở Nhật Bản.

Thực tiễn quản trị đòi hỏi doanh nhân cần nâng cao năng lực lãnh đạo đội ngũ

thông qua việc tích cực thực hành các phương pháp nhằm tạo động lực làm việc cho

nhân viên như: Phương pháp thiết kế, định nghĩa lại công việc; phương pháp khích lệ,

127

hỗ trợ, phản hồi và biểu dương hiệu quả; phương pháp luân chuyển công việc; phương

pháp phát triển nhân viên; phương pháp định hướng theo các giá trị then chốt. Bên

cạnh đó, các doanh nhân tại DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ cần công bằng trong khen

thưởng, kết hợp hài hòa cả phần thưởng vật chất và tinh thần, kèm theo hướng dẫn

công việc rõ ràng cho nhân viên thực hiện. Thực hiện tốt công tác đãi ngộ trong doanh

nghiệp bằng cách đưa ra các hình thức đãi ngộ đáp ứng nhu cầu của cấp dưới, công tác

đãi ngộ phải được tiến hành kịp thời, đảm bảo công bằng và hợp lý. Tôn trọng sự khác

biệt cá nhân, có sự đồng cảm với nhân viên và quan tâm đến lợi ích của họ. Nắm bắt

quy trình, sử dụng đúng người đúng việc trong quá trình chuyển giao và chia sẻ quyền

lực thông qua quá trình phân quyền và ủy quyền để đạt được hiệu quả cao trong công

việc. Động viên tinh thần làm việc theo nhóm thông qua việc thiết lập các mục tiêu

chung, mục tiêu tập thể; có những phần thưởng cho những nỗ lực của nhóm, xây dựng

bộ tiêu chuẩn xác định cơ chế phối hợp và đánh giá hiệu quả của nhóm.

4.4. Đối với năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội

Theo kết quả đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nhân trên địa bàn nghiên

cứu thì đây là nhóm năng lực kinh doanh thành phần rất được các doanh nhân đề cao

về tầm quan trọng của nó cho sự thành công bền vững trong kinh doanh nhưng trên

thực tế, khả năng đáp ứng đối với nhóm năng lực này của họ vẫn còn rất hạn chế. Do

đó, để phát triển và hoàn thiện năng lực này trong tương lai các doanh nhân nên:

Nâng cao nhận thức về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Việc

thực hiện trách nhiệm xã hội không chỉ đơn giản là vấn đề đạo đức kinh doanh hay các

hoạt động từ thiện theo cách hiểu mang tính truyền thống, không phải là các hoạt động

đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ chi phí mà không đem lại lợi ích kinh tế, ngược lại, thực

hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp có được nhiều lợi thế trong cạnh

tranh trên thị trường. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân thể hiện

đầy đủ thông qua việc quan tâm và cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với các đối

tác hữu quan khác như người lao động trong doanh nghiệp, khách hàng, nhà đầu tư,

cộng đồng dân cư, môi trường sinh thái… Năng lực này cũng thể hiện ở khả năng cân

bằng giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Lợi ích lâu dài

chủ yếu của việc thực hiện trách nhiệm xã hội là cho chính nội bộ doanh nghiệp, như

cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng

năng suất lao động. Khi doanh nhân có được nhận thức đầy đủ và hành động phù hợp

với các chuẩn mực của trách nhiệm xã hội còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp

128

trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận

lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Không chỉ trang bị hành trang tri thức liên quan đến trách nhiệm xã hội mà doanh

nhân thời nay phải là những người có tầm nhìn xa, trông rộng để hướng tới mục tiêu

hoạt động toàn diện và bền vững, không chỉ giới hạn bởi thặng dư, lợi nhuận kinh tế đơn

thuần. Để đạt được điều này, doanh nhân cần tôn trọng và nghiêm túc thi hành các chính

sách, pháp luật do Chính phủ ban hành, lấy đó làm khung sườn định hướng và dẫn dắt

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, nên thực hiện đầy đủ trách nhiệm

đối với đội ngũ của mình bằng việc quan tâm, cân bằng, thỏa mãn các chế độ đãi ngộ vật

chất và tinh thần cho người lao động trong tổ chức. Bên cạnh đó, họ cũng cần quan tâm

đến việc tôn trọng quyền và lợi ích của khách hàng thông qua việc hoàn thiện chất lượng

sản phẩm/dịch vụ, công bằng về chính sách giá cả, trung thực trong xúc tiến quảng

cáo… Cuối cùng, đội ngũ doanh nhân trên địa bàn cũng không nên bỏ rơi quyền lợi của

các đối tác kinh doanh khác như là cổ đông, nhà đầu tư, nhà cung ứng… và đặc biệt là

cộng đồng và xã hội bởi họ là bệ đỡ vững chắc cho bản thân doanh nhân và doanh

nghiệp tiếp tục gặt hái được thành công và vượt qua các rào cản kinh doanh trên thương

trường. Đối với cộng đồng và xã hội thì doanh nhân nên quan tâm đến bảo tồn và cải

thiện môi trường sinh thái; tích cực đóng góp vào phúc lợi xã hội và nỗ lực tạo ra nhiều

hơn các cơ hội việc làm cho người dân trên địa bàn kinh doanh.

Trong thực tiễn kinh doanh, các doanh nhân cần xây dựng một lộ trình phù hợp

để từng bước thực hiện những nội dung trách nhiệm xã hội không chỉ phù hợp với các

chuẩn mực chung, mà còn được các chủ thể có liên quan chấp nhận, góp phần tích cực

vào sự phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình

hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu. Đề xuất này được đưa ra bởi việc thực hiện

trách nhiệm xã hội theo ý nghĩa đầy đủ và đích thực không phải là một vấn đề đơn

giản và nằm trong khả năng giải quyết nhanh chóng của phần lớn các doanh nghiệp

nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu, do những hạn chế về nhận

thức, về các yếu tố nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính, kỹ thuật, nhân lực trình

độ cao.

4.5. Đối với năng lực cam kết

Kết quả phân tích IPA cho thấy, nhóm năng lực này rơi vào góc phần tư thứ 3 mà

ở đó khả năng đáp ứng hiện tại của các doanh nhân là rất cao, trong khi đó mức độ

quan trọng của chúng được đánh giá là không cao so với các nhóm năng lực còn lại.

129

Do đó, các doanh nhân không cần phải quá tập trung đầu tư phát triển nhóm năng lực

này trong tương lai. Tuy nhiên, nhóm năng lực này cũng là một phần cấu thành năng

lực kinh doanh chung của doanh nhân và dựa vào kết quả phân tích SEM thì năng lực

cam kết sẽ giúp doanh nhân đứng vững và hiện thực hóa được ước mơ, hoài bão cũng

như đạt được các mục tiêu kinh doanh đặt ra. Do đó, để tiếp tục hoàn thiện và phát

triển hơn nữa năng lực này trong tương lai thì doanh nhân nên:

Tập trung cao độ vào các mục tiêu kinh doanh định sẵn, không để bị lay chuyển

hay bị lạc hướng khi đối mặt với các thách thức, khó khăn trong kinh doanh. Thất bại

là mẹ thành công nên các doanh nhân phải kiên cường đứng dậy và trưởng thành hơn

sau những lần vấp ngã trên thương trường. Theo đuổi đến cùng để hiện thực hóa các

mục tiêu cá nhân bởi đây cũng chính là thước đo cho sự kiên định trong tiến trình khởi

nghiệp đầy gian truân. Sẵn sàng cống hiến thời gian, sức lực và các nguồn lực khác

của cá nhân để đạt được mục tiêu, và nâng cao năng lực đối đầu với sự bất định trong

môi trường kinh doanh. Kiên trì và bền bỉ đến cùng với các mục tiêu dài hạn của

doanh nghiệp, cam kết thực hiện các kế hoạch chiến lược đã được xây dựng. Doanh

nhân cũng cần có niềm tin vào khả năng của bản thân và tập thể để từng bước đạt được

mục tiêu chiến lược.

4.6. Đối với năng lực thiết lập quan hệ

Tương tự như nhóm năng lực cam kết, nhóm năng lực thiết lập quan hệ rơi vào

góc phần tư thứ 3 trên ma trận phân tích IPA nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với

kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào kết quả phân tích SEM. Do đó, để tiếp

tục nâng cao năng lực này các doanh nhân nên:

Tăng cường hoạt động quảng bá, truyền thông hình ảnh cá nhân, chất lượng của

sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu doanh nghiệp để kết nối và thuyết phục người tiêu

dùng, nhà đầu tư, nhà cung ứng và một số đối tác hữu quan khác. Tích cực thực hiện

các hoạt động giao tiếp, truyền thông chính thức và phi chính thức với người lao động

trong tổ chức để chuyển tải và làm rõ mục tiêu, sứ mạng và tầm nhìn chung của tổ

chức. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe, sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đóng góp từ phía

tập thể những người lao động trong tổ chức và tạo môi trường dân chủ, thoải mái cởi

mở để dòng thông tin phản hồi từ cấp dưới lên cấp trên được thông suốt và thuận lợi.

Rèn luyện kỹ năng quản lý và giải quyết xung đột phát sinh từ bên trong và bên ngoài

tổ chức thông qua việc khuyến khích các hoạt động đối thoại để hướng đến khắc phục

và giảm thiểu xung đột từ các bên liên quan. Duy trì các mối quan hệ hiện tại, phát

130

triển các mối quan hệ tiềm năng và tìm cách khai thác sức mạnh của các mối quan hệ

để đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, việc tạo dựng niềm tin với

khách hàng và người lao động thông qua việc cung ứng những sản phẩm và dịch vụ

chất lượng, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ, lịch sự trong ứng xử ở mọi hoàn

cảnh đóng vai trò là nền tảng cho các mối quan hệ lâu dài.

4.7. Đối với năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Kết quả khảo sát của luận án cho thấy, có đến 78% các doanh nghiệp kinh doanh

trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu có quy mô siêu nhỏ với số lao động

không quá 10 người, do đó doanh nhân ngoài vai trò là người chủ doanh nghiệp họ còn

phải đồng thời đảm trách luôn vai trò của nhà chuyên môn. Hay nói cách khác, họ phải

trực tiếp thực hiện các công việc tác nghiệp với người lao động, trực tiếp quán xuyến

và chỉ đạo các vấn đề chuyên môn liên quan đến ngành nghề và hoạt động kinh doanh.

Để góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì các doanh

nhân nên tiếp tục duy trì và phát huy những lợi thế đạt được đối với năng lực này

thông qua các biện pháp sau:

Thường xuyên cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới liên quan đến ngành nghề,

lĩnh vực kinh doanh; kiến thức chuyên sâu trong quản trị kinh doanh như là quản trị tài

chính, quản trị nhân sự, Marketing, thương mại điện tử, luật kinh doanh quốc tế…

Nâng cao kỹ năng kỹ thuật nhằm phục vụ cho quá trình thị phạm, hướng dẫn và tác

nghiệp công việc chuyên môn tại doanh nghiệp bằng cách tham gia các chương trình

đào tạo tập trung hay phi tập trung, ngắn hạn hoặc dài hạn tại các đơn vị đào tạo hoặc

đúc rút kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế của bản thân, từ các tấm gương

doanh nhân tiêu biểu. Ngoài việc lĩnh hội tri thức thì doanh nhân cũng cần tăng cường

việc áp dụng những kiến thức chuyên môn vào thực tiễn kinh doanh để phát triển

những kỹ năng liên quan đến năng lực này.

4.8. Đối với năng lực cá nhân

Đây là nhóm năng lực “phát triển đúng hướng” nằm trong góc phần tư thứ 2 của

mô hình phân tích IPA. Ở góc phần tư này, các nhóm năng lực kinh doanh thành phần

then chốt đã được đáp ứng tốt. Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì và đạt được những tiến bộ

hơn nữa đối với nhóm năng lực cá nhân thì các doanh nhân nên quan tâm một số đề

xuất sau:

Thương trường được ví như chiến trường nên trước hết để tiếp tục vững vàng

theo đuổi và hiện thực hóa mục tiêu kinh doanh thì doanh nhân nên trang bị một ý

131

chí mạnh mẽ, tinh thần lạc quan khi đương đầu với khó khăn, thách thức trong quá

trình vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng nên quan

tâm đến việc nâng cao kỹ năng kiểm soát lo lắng, căng thẳng mỗi khi rơi vào thời kỳ

khủng hoảng. Rèn luyện tính kỹ luật đối với bản thân để theo đuổi ước mơ và khát

vọng cá nhân và thông qua đó để đạt được những mục tiêu lớn trong sự nghiệp kinh

doanh. Khoa học trong sắp xếp, bố trí công việc của cá nhân và tổ chức để sử dụng

hiệu quả thời gian cho công việc kinh doanh và cân bằng được cuộc sống. Rèn luyện

sức chịu đựng, sức bền để hoàn thành xuất sắc công việc của một người chủ doanh

nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy biến động, áp lực và căng thẳng. Nên thẳng

thắn và khách quan trong phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

để tận dụng điểm mạnh, đặc biệt là dám nhìn nhận vào những hạn chế của bản thân

để có giải pháp khắc phục và hoàn thiện. Nuôi dưỡng và vun đắp cho nhu cầu, khát

vọng thành đạt của doanh nhân vì đây là một trong những đặc điểm cá nhân nổi trội

góp phần quan trọng vào sự thành công của doanh nhân toàn cầu. Phải tự tin vào sức

mạnh và sự nỗ lực của bản thân trong việc đạt được những mục tiêu và hoài bão kinh

doanh bởi sự tự tin sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần giúp các doanh nhân chinh phục

mọi khó khăn và đạp bằng mọi thách thức trên con đường khởi nghiệp kinh doanh.

4.9. Đối với năng lực nắm bắt cơ hội

Tương tự nhóm năng lực cá nhân năng lực nắm bắt cơ hội cũng rơi vào góc phần

tư “phát triển đúng hướng” của mô hình phân tích IPA. Do đó, để tiếp tục phát huy

những thành tích đạt được của nhóm năng này thì các doanh nhân cần quan tâm một số

biện pháp sau:

Nên thường xuyên rà soát, phân tích môi trường kinh doanh để để chủ động dự

báo, kịp thời nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng và năng động trong việc cung

cấp các giải pháp, dịch vụ mang lại lợi ích cho khách hàng. Không ngừng hoàn thiện

các thế mạnh và nguồn lực của doanh nghiệp để khai thác triệt để các cơ hội kinh

doanh và né tránh, giảm thiểu rủi ro trên thương trường. Dám mạo hiểm và tiên phong

để tạo ra cơ hội, đón đợi và chớp lấy cơ may hiếm hoi. Ngoài ra, việc hoàn thiện năng

lực phân tích – sáng tạo, năng lực định hướng chiến lược cũng đóng vai trò quan trọng

để đội ngũ doanh nhân có thể nâng cao năng lực nắm bắt cơ hội của chính mình.

4.10. Đối với năng lực học tập

Kết quả phân tích mô hình IPA cho thấy năng lực học tập nằm ở góc phần tư thứ 4.

Điều này có nghĩa là đây là nhóm năng lực có mức độ đáp ứng không cao so với các

132

nhóm năng lực khác và cũng không được đánh giá cao về tầm quan trọng nên đây là

nhóm năng lực có mức độ ưu tiên phát triển không cao so với các nhóm năng lực trên.

Tuy nhiên, nhóm năng lực này cũng là một phần cấu thành năng lực kinh doanh chung

của doanh nhân và có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào kết

quả phân tích SEM. Do đó, để nâng cao năng lực học tập trong tương lai thì các doanh

nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trước tiên, đội ngũ doanh nhân cần nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan

trọng của năng lực này đối với sự thành công của bản thân doanh nhân và doanh nghiệp

trong thực tiễn kinh doanh bởi vì để đột phá, lớn mạnh và bền vững, doanh nhân tại các

DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế phải chọn con đường là hình thành

nhiều công ty tri thức và kiến tạo một nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế tạo ra giá trị

mới dựa trên chất xám và nền tảng văn hóa. Tiếp đến, các doanh nhân cần thường xuyên

đánh giá trình độ của bản thân để kịp thời bồi dưỡng, bổ sung những khoảng trống thiếu

hụt về tri thức chung và kiến thức, kỹ năng kinh doanh nói riêng. Ngoài ra, họ cũng cần

có thái độ học tập tích cực, chủ động và chọn lọc để nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp

thu kiến thức cũng như khả năng ứng dụng kiến thức vào quá trình vận hành hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp. Thường xuyên cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới

liên quan đến ngành nghề, môi trường kinh doanh, kiến thức chuyên sâu phục vụ cho

công tác quản trị và kinh doanh của doanh nhân như là: kiến thức về quản trị kinh

doanh, quản trị tài chính, quản trị nhân sự, Marketing, luật kinh doanh quốc tế… Việc

nâng cao kiến thức và kỹ năng kinh doanh của doanh nhân có thể được thực hiện thông

qua việc tham gia các chương trình đào tạo tập trung hay phi tập trung, ngắn hạn hoặc

dài hạn tại các đơn vị đào tạo; học tập từ việc đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong

quá trình quản trị kinh doanh; học tập từ các tấm gương doanh nhân thành công điển

hình; tích cực tham gia các diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức kinh

doanh được tổ chức bởi các hội, hiệp hội, sở ban ngành tại địa phương và trên cả nước.

Trong thời gian qua, để hưởng ứng và hiện thực hóa mục tiêu quốc gia khởi nghiệp thì

rất nhiều chương trình Khởi nghiệp được triển khai dưới sự hỗ trợ đắc lực của Đảng và

Nhà nước, trong đó phải kể đến các chương trình đào tạo trực tuyến trên nền tảng công

nghệ hiện đại để tạo ra sự thuận lợi cho các doanh nhân tiếp cận và lĩnh hội tri thức

trong phạm vi thời gian hạn chế của họ. Lợi ích to lớn của việc tham gia các chương

trình đào tạo là khả năng làm thay đổi nhận thức và hành vi của doanh nhân để từ đó dẫn

dắt hoạt động kinh doanh của họ đạt kết quả tốt hơn. Ngoài ra, các chương trình đào tạo

133

doanh nhân còn cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ các DNNVV như tư vấn xây dựng định

hướng kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, kỹ năng tìm kiếm thông tin và phát triển thị

trường, quản lý dự án, đàm phán, hoạch định chiến lược...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Dựa trên kết quả phân tích ở chương 3 về những hạn chế trong năng lực kinh

doanh của doanh nhân và vai trò quan trọng của năng lực kinh doanh của doanh nhân

đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chương 4 của luận án đã tập

trung đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm hoàn thiện năng lực kinh doanh cho đội

ngũ doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế, đặc biệt là

các hàm ý quản trị giúp nâng cao năng lực phân tích - sáng tạo, năng lực định hướng

chiến lược, năng lực tổ chức lãnh đạo, năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội. Các

nhóm năng lực này được đặc biệt quan tâm bởi vì chúng là các nhóm năng lực kinh

doanh thành phần được đánh giá là quan trọng đối với doanh nhân và kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp nhưng mức độ đáp ứng hiện tại của các doanh nhân trên địa

bàn nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế.

134

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Với vấn đề nghiên cứu được xác định “Ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh

doanh của doanh nhân đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong

lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế”, luận án này đã sử dụng phương pháp tiếp cận xã hội

học, tâm lý học và hành vi để phân tích một cách toàn diện, đa chiều sự ảnh hưởng đồng

thời của đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh

doanh của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế. Ngoài phương pháp

nghiên cứu định tính, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng như

phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu

trúc tuyến tính SEM… để xây dựng, phát triển thang đo các biến nghiên cứu và kiểm

định các giả thuyết nghiên cứu cho 418 doanh nhân tại các DNNVV trong lĩnh vực dịch

vụ ở Thừa Thiên Huế.

Sau đây là một số mục tiêu nghiên cứu đã đạt được của luận án:

Thứ nhất, thang đo đa chiều để đo lường đặc điểm tâm lý, năng lực kinh doanh

của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được kế thừa,

điều chỉnh và phát triển cho phù hợp với đặc thù của doanh nhân, DNNVV trong lĩnh

vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, ngoài một số biến quan sát

được bổ sung hay rút bỏ, điều chỉnh từ ngữ sử dụng thì nhóm năng lực thực hiện trách

nhiệm xã hội, năng lực chuyên môn nghiệp vụ được bổ sung vào thang đo năng lực

kinh doanh của doanh nhân cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu mới. Thang đo kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng đồng thời cả chỉ tiêu tài chính và

phi tài chính để phản ánh một cách khách quan, toàn diện và đảm bảo sự cân bằng

giữa các phương điện hoạt động.

Thứ hai, thực trạng về đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân trên địa

bàn nghiên cứu cũng được phân tích trong luận án. Cụ thể là trong 4 nhóm đặc điểm

tâm lý thành phần điển hình thì đội ngũ doanh nhân Thừa Thiên Huế có nhu cầu thành

đạt cao nhất, tiếp đến là nhu cầu kiểm soát nội tại và thấp nhất là xu hướng đổi mới, và

xu hướng chấp nhận rủi ro với điểm trung bình đánh giá lần lượt là 4,36; 3,9; 3,67;

3,63. Về năng lực kinh doanh, đội ngũ doanh nhân tham gia khảo sát đã thực sự đáp

ứng tốt năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực thiết lập quan hệ, năng lực cá nhân, năng lực

cam kết và năng lực chuyên môn nghiệp vụ với điểm trung bình đánh giá từ 4,01 điểm

trở lên. Các nhóm năng lực còn lại có mức độ đáp ứng thấp hơn so với các năng lực kể

135

trên với điểm trung bình đánh giá từ 3,17 đến 3,82. Ngoài ra, kết quả phân tích mức độ

quan trọng và mức độ đáp ứng IPA cho thấy nhóm năng lực định hướng chiến lược,

phân tích – sáng tạo, tổ chức – lãnh đạo, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nhân

cần được đặc biệt đầu tư phát triển trong tương lai vì chúng được đánh giá là quan

trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng mức độ đáp ứng hiện tại

thì chưa cao so với các nhóm năng lực còn lại. Năng lực cá nhân, cam kết, chuyên

môn nghiệp vụ là những nhóm năng lực phát triển quá mức bởi chúng không được

đánh giá cao về tầm quan trọng nhưng mức độ đáp ứng thì cao hơn so với các nhóm

năng lực còn lại. Cuối cùng là nhóm năng lực học tập được đánh giá không cao về tầm

quan trọng cũng như mức độ đáp ứng nên cũng chưa nên quá tập trung phát triển

nhóm năng lực này.

Thứ ba, luận án đã tìm ra được các bằng chứng thống kê thuyết phục về sự ảnh

hưởng đồng thời của đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh

doanh của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự chi phối mạnh nhất của điểm tâm lý và tiếp đến là

năng lực kinh doanh của doanh nhân với hệ số hồi quy chuẩn hóa lần lượt là 0,623 và

0,450. Ngoài ra, một số đặc điểm nhân chủng học như trình độ học vấn, độ tuổi, giới

tính, đã từng làm công việc kinh doanh trước khi làm chủ DN hiện tại, điều kiện có người

thân sở hữu DN, điều kiện đã từng khởi nghiệp, số năm hoạt động của DN, quy mô

doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh đều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các

DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế với P-value <0,05.

Cuối cùng, trên cơ sở phân tích thực trạng, luận án cũng đã đề xuất một số hàm

ý quản trị nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nhân tại

các DNNVV trong lĩnh vực dịch ở Thừa Thiên Huế. Một số kiến nghị đối với Nhà

nước, Sở ban ngành liên quan, các tổ chức và hiệp hội hữu quan trên địa bàn nghiên

cứu cũng được đề xuất nhằm tạo lập môi trường và hệ sinh khởi nghiệp tích cực cho

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nhân trong thời gian tới.

Tuy nhiên do những khó khăn về thời gian và nguồn lực nên luận án không thể

tránh khỏi một số hạn chế cần được khắc phục trong những nghiên cứu tiếp theo, đó là:

Sự phản hồi của cấp dưới, các đối tượng hữu quan khác về năng lực kinh doanh

của đội ngũ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu để đảm bảo tính khách quan và chính

xác trong đánh giá chưa được phân tích chi tiết và làm rõ trong luận án này.

136

Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nhân đến năng lực kinh doanh của doanh nhân

cũng nên được phân tích và kiểm chứng trong những nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra,

sự tác động của các biến số thuộc môi trường kinh doanh đến kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp chưa được đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu của luận án này nhưng lại

có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.

Cần phải mở rộng kích thước mẫu điều tra để tăng tính đại diện của mẫu cho

tổng thể nghiên cứu trong điều kiện số lượng biến quan sát của các thang đo khá lớn

của luận án.

Khi đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến

chỉ tiêu kết quả mà còn là hiệu quả. Các chỉ tiêu kết quả nên định lượng bằng con số

cụ thể về doanh thu, lợi nhuận đạt được chứ không chỉ dừng lại ở việc lượng hóa

thông qua 5 mức độ đo lường của thang đo Likert.

Hi vọng với những thành quả đạt được cũng như hạn chế mà luận án gặp phải sẽ

mở ra những cơ hội nghiên cứu cho các nhà khoa học quan tâm đến chủ đề khởi

nghiệp kinh doanh sau này.

2. Kiến nghị

Để hoàn thiện và phát triển năng lực kinh doanh của doanh nhân nhằm nâng cao

kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở tỉnh Thừa

Thiên Huế, luận án đề xuất một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với Nhà nước

Không chỉ đại diện cho sức sản xuất mới trong nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN, đội ngũ doanh nhân Việt Nam còn là một trong những nhân tố quan trọng để

thực hiện mục tiêu chiến lược CNH-HÐH và hội nhập quốc tế. Do đó, để xây dựng

đội ngũ doanh nhân đặc biệt là tầng lớp doanh nhân trong lĩnh vực dịch vụ tại các

DNNVV ở Thừa Thiên Huế có đủ phẩm chất và năng lực phù hợp trong thời gian

tới, Nhà nước nên quan tâm thực hiện một số nội dung sau:

Cần tiếp tục khuyến khích, cổ vũ tinh thần doanh nhân và hoạt động khởi

nghiệp kinh doanh trong xã hội thông qua các hoạt động tôn vinh doanh nhân, thừa

nhận sự cống hiến và đảm bảo thu nhập hợp pháp của doanh nhân. Xác định đúng

quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nhân đối với công cuộc phát triển đất nước.

Tiếp tục tạo dựng môi trường vĩ mô ổn định, thuận lợi nhằm tiếp thêm động lực

cho doanh nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp kinh doanh. Đặc biệt chú trọng

việc hoàn thiện hệ thống pháp lý theo hướng bền vững, chi tiết và hội nhập để điều

tiết các hành vi kinh doanh. Theo đó cần công khai minh bạch các định hướng, quy

137

hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các chính sách hỗ trợ để bảo đảm quyền lợi đầu tư và

giảm rủi ro kinh doanh cho doanh nhân. Chẳng hạn như cần có chính sách bình đẳng

trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng đối với các DN và các hộ kinh doanh cũng như

đổi mới chính sách đất đai theo hướng công bằng và sử dụng hiệu quả.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các biện pháp hỗ trợ doanh nhân tham gia khu

vực kinh doanh chính thức, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả DN, chú trọng phát

triển doanh nhân ở lĩnh vực dịch vụ. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ DNNVV,

quan tâm hỗ trợ khu vực hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành DN, trợ giúp nâng cao

khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nhân.

Nhà nước cũng nên định hướng đầu tư đổi mới và tiên phong trong công nghệ,

triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nhân đầu tư nghiên cứu phát triển, đổi mới

công nghệ, đổi mới sản phẩm dịch vụ và tăng cường liên kết DN.

Xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia về đào tạo doanh nhân, triển khai

rộng khắp chương trình đào tạo về khởi sự DN cho các cấp giáo dục sớm hơn nhằm tạo

chuyển biến căn bản trong đào tạo và bồi dưỡng doanh nhân.

Xây dựng những chuẩn mực của doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN như văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nhân; hướng

tới hình thành các phẩm chất quan trọng như lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, có

khát vọng kinh doanh, và trách nhiệm với người lao động, với cộng đồng và xã hội,

có văn hóa và tuân thủ pháp luật.

Phát huy vai trò của hệ thống các tổ chức đại diện của cộng đồng DN và đội

ngũ doanh nhân như VCCI và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội DN để thực

hiện tốt hơn các hoạt động vận động chính trị trong giới doanh nhân; tập hợp và

phản ánh nguyện vọng, ý kiến của doanh nhân về các chính sách kinh tế - xã hội

cho Ðảng và Nhà nước; thực hiện các biện pháp thúc đẩy phát triển DN, doanh nhân.

Khuyến khích việc ra đời những câu lạc bộ doanh nhân để tạo ra một sân chơi

cho giới doanh nhân Việt Nam, nơi chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức mới về kinh

tế, kinh doanh và quản trị DN; địa chỉ đáng tin cậy cho các doanh nhân có thể tìm

kiếm đối tác tác, liên kết trong kinh doanh, vì mục tiêu phát triển cộng đồng doanh

nhân và doanh nghiệp vững mạnh.

2.2. Đối với các cấp lãnh đạo của tỉnh, thành phố

Để góp phần nâng cao năng lực kinh doanh cho đội ngũ doanh nhân tại các

DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các cấp lãnh đạo của

138

tỉnh, thành phố, các sở ban ngành liên quan trên địa bàn cần quan tâm hỗ trợ một số vấn

đề sau:

Tiến hành khảo sát nhu cầu, đánh giá thực trạng năng lực kinh doanh của đội ngũ

doanh nhân nhằm kịp thời trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng phù hợp, gắn liền

với thực tiễn kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, pháp luật; nâng cao nhận thức và vai

trò của họ đối với người lao động, môi trường, cộng đồng và xã hội.

Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án của Nhà nước nhằm hỗ trợ

nâng cao năng lực đội ngũ doanh nhân cho các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ trên

địa bàn nghiên cứu căn cứ vào những đặc thù của đối tượng

Tỉnh, thành phố cần trực tiếp chỉ đạo các các trường học, các trung tâm đào tạo xây

dựng kế hoạch cũng như phối hợp với các đơn vị này để tiến hành hoạt động đào tạo

bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp kinh doanh cho các đối tượng tiềm

năng, đặc biệt là nâng cao năng lực kinh doanh cho đội ngũ doanh nhân tại các

DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ.

Các sở ban ngành trên địa bàn cần tham mưu xây dựng, ban hành chương trình,

chính sách hàng năm về kế hoạch huy động các nguồn vốn để đào tạo nguồn nhân

lực cho các DNNVV trong đó chú trọng đào tạo nâng cao năng lực, trình độ kiến

thức pháp luật, quản trị doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, ý thức trách nhiệm với

xã hội, kiến thức về hội nhập quốc tế cho doanh nhân, người quản lý doanh nghiệp.

Sở ban ngành trên địa bàn cần tiếp tục phối hợp trong việc thực hiện Nghị quyết

07-NQ/TU, ngày 21/7/2017 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi

nghiệp và đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) và đề

án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025" theo

Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Tỉnh cần phải có chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài một cách hiệu quả

và bài bản hơn như là tôn vinh các doanh nhân thành đạt có thành tích xuất sắc trong

hoạt động kinh doanh, trong hoạt động đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh công tác thông

tin tuyên truyền, nêu gương và nhân rộng những mô hình kinh doanh hiệu quả, có

nhiều đổi mới và đột phá trong kinh doanh.

2.3. Đối với các hiệp hội của tỉnh

Trong những năm gần đây, hội doanh nhân trẻ, hội doanh nghiệp của tỉnh đã

đóng vai trò tích cực trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp

thành viên phát triển. Các hoạt động của các hiệp hội hướng tới chia sẻ kiến thức, kỹ

năng và kinh nghiệm thông qua tổ chức hội thảo, đào tạo tư vấn, xúc tiến thương

139

mại. Do đó, để tiếp tục phát huy vai trò của các hiệp hội trong việc nâng cao năng lực

của đội ngũ doanh nhân trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới cần phải:

Là đại diện cho doanh nghiệp, các hiệp hội cần chủ động, thường xuyên đứng

ra tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các hội viên hoặc tổ chức các hoạt động

giao lưu truyền đạt kinh nghiệm giữa các hội viên với nhau.

Nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nhân và

DNNVV thông qua các hoạt động như hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường; hỗ trợ

nghiên cứu, chuyển giao và đổi mới công nghệ; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp

lý; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp

nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh…

Coi trọng công tác phát triển hội viên vì mục tiêu phát triển nhanh và bền

vững của hệ thống các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với sự đa dạng của các doanh

nghiệp tham gia sẽ góp phần đẩy mạnh các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn

nhau, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và hội nhập, hợp tác

trong nước, quốc tế.

140

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

1. Hoang La Phuong Hien, Truong Tan Quan, Duong Dac Quang Hao (2019).

Influence of entrepreneurial competencies of women entrepreneurs on the

performance of small and medium enterprises in Thua Thien Hue province, Hue

University Journal of Science, 128 (5B), 23–36. DOI: 10.26459/hueuni

jed.v127i5A.4610.

2. Hoàng La Phương Hiền, Trương Tấn Quân (2018). Phân tích vai trò của năng

lực kinh doanh đối với kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Công Thương, 3, 90-96.

3. Hoàng La Phương Hiền, Trương Tấn Quân (2017). Năng lực kinh doanh của

doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập. Tạp chí Khoa

học Ðại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 126 (5C), 61–74.

4. Trương Tấn Quân, Hoàng La Phương Hiền, Dương Đắc Quang Hảo (2018).

Mối quan hệ giữa đặc điểm tâm lý, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả

kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kỷ

yếu Hội thảo Quốc tế “Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với phát

triển kinh tế Việt Nam”. Nhà xuất bản Hà Nội, 2, 15-29.

5. Hoàng La Phương Hiền, Trương Tấn Quân (2017). Năng lực kinh doanh của

nữ doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Phát triển kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc

tế”. Nhà xuất bản Hà Nội, 2, 21-33.

141

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2017). Niên giám thống kê 2016. Thừa Thiên

Huế, NXB Thống kê.

2. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2012). Giáo trình kinh tế thương mại. Hà Nội,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Ðặng Ngọc Sự (2012). Năng lực lãnh đạo – Nghiên cứu tình huống của lãnh đạo các

doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế

Trung ương.

4. Hoàng Văn Hoa (2010). Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam giai đoạn 2011–

2020. Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia.

5. Lê Quân, Nguyễn Quốc Khánh (2012). Ðánh giá năng lực giám đốc điều hành doanh

nghiệp nhỏ Việt Nam qua mô hình ASK. Tạp chí Khoa học Ðại học Quốc gia Hà Nội,

Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, 28, 45-53.

6. Lê Thị Phương Thảo (2016). Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của giám đốc DNNV khu

vực Bắc Miền Trung. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế.

7. Nghị định số 56/2009/NÐ-CP về Trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

8. Ngô Quý Nhâm (2013). Những yêu cầu về năng lực lãnh đạo đối với giám đốc điều

hành ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Trường Ðại học Ngoại thương, 66, 35-47.

9. Nguyễn Minh Tâm (2009). Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động

của doanh nghiệp. Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại

học Kinh tế TP.HCM.

10. Nguyễn Thanh Cường (2014). Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ

và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Quốc

gia Hà Nội, Trường đại học Kinh tế.

11. Nguyễn Thành Long (2016). Vai trò của năng lực doanh nhân, sáng nghiệp công ty

và vốn xã hội đối với thành quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Luận án

Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Bách Khoa.

12. Nguyễn Viết Lộc (2013). Doanh nhân Việt Nam với vấn đề nắm bắt cơ hội kinh

doanh. Tạp chí Khoa học ÐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 29 (4), 35-43.

13. Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân (2013). Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam.

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 29 (4), 1-11.

14. Phùng Xuân Nhạ, Hồ Nhu Hải (2012). Báo cáo kết quả khảo sát lãnh đạo doanh

nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam 2012. Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam 2012, NXB Thông

tin và truyền thông.

15. VCCI (2016). Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015. Hà Nội, NXB Giao thông

vận tải.

142

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

16. Ahmad, N. H. (2007). A cross cultural study of entrepreneurial competencies &

Entrepreneurial success in SMEs in Australia & Malaysia. Doctorial theses. University of

Adelaide, Adelaide School of Business, Australia.

17. Ahmad, N.H., Halim, H.A., & Zainal, S.R.M., (2010). Is entrepreneurial

competency the silver bullet for SME success in a development nation?. International

Business Management, 4(2): 67-75.

18. Ahmed, S. (1985). N Ach, risk taking propensity, locus of control &

entrepreneurship. Personality & Individual differences, 6, 781-781.

19. Antoncic, B. (2006). Impacts of diversification & corporate entrepreneurship

strategy on growth & profitability: A normative model. Journal of Enterprising Culture,

14(1), 49-63.

20. Ashu, S. (2009). Implementing balance scorecard for performance

measurement. The Icfai University Press.

21. Barney, J. (1991). Firm resources & sustained competitive advantage. Journal of

Management, 17(1), 99-120.

22. Baron, R.A. & Markman, G.D. (2003). Beyond social capital: the role of

entrepreneurs. Social competence in their financial success. Journal of Business Venturing,

18, 41-60.

23. Baron, R.A., & Shane, S.A. (2004). Entrepreneurship: A process perspective. USA,

Thomson South Western.

24. Bass, B.M (1990). Handbook of leadership. Theory, research & managerial

application. New York, Free Press.

25. Baum, J. R. (1995). The relation of traits, competencies, motivation, strategy, &

structure to venture growth. Frontiers of entrepreneurship research, 5, 13-21.

26. Baum, J.R., Locke, E.A., & Smith K.G. (2001). A multidimensional model of

venture growth. Academy of Management Journal, 44(2), 292-303.

27. Beal, R.M. (2000). Competing effectively: Environmental scanning, competitive

strategy & organizational performance in small manufacturing firms. Journal of Small

Business Management, 38(1), 26-34.

28. Begley, T.M., & Boyd, D.P. (1987), Psychological characteristics associated with

performance in entrepreneurial firms & smaller businesses. Journal of Business Venturing,

2(1), 79-93.

29. Bendary, A. N., & Minyawi, E. A. (2015). Entrepreneurial competencies effect on

Small & Medium Enterprises performance through the mediation effect of psychological

contracting of outsourcing. International Journal of Business & Economic Development, 3(2),

165-176.

143

30. Bernard, M. (2005). Business performance measurement: an overview of the

current state of use in the USA. Measuring Business Excellence, 9(3),55-56

31. Bickerdyke, I., Lattimore, R., & Madge, A. (2000). Business failure and change:

An australian perspective. Productivity Commission Staff Research Paper. AusInfo.

Canberra. [online], http://129.3.20.41/eps/lab/papers/0105/0105002.pdf

32. Bird, B. (1995). Towards a theory of entreprenuerial competency. In Katz, J.A., &

Brockhaus, R.H., (Eds.) Advances in Entrepreneurship, Firm Emergence & Growth.

Middlesex, Jai Press Inc.

33. Blackman, A.J. (2003). Entrepreneurs: Interrelationships between their characteristics,

values, expectations, management practices & SME performance. School of business

department of management griffith university, gold coast campus. (Submitted in fulfilment of

the requirements of the degree of Doctor of Philosophy)

34. Bolton, B., & Thomson, J. (2004). Entrepreneur: Talent, temperament & techniques

(2nd edition). Butterworth- Heinemann, Elsevier.

35. Bosma, N., & Harding, R. (2007). Global Entrepreneurship: GEM 2006 summary

results. Babson College & London Business School, London, U.K. & Babson Park, MA.

36. Boyatzis, R.E., (1982). The competent manager: A model for effective performance.

Wiley, New York.

37. Brockhaus, R.H. (1980). Risk-taking propensity of entrepreneurs. Academy of

Management Journal. 23 (3), 509-520.

38. Brophy, M., & Kiely, T. (2002). Competencies: A new sector. Journal of European

Industrial Training. 26, 165-176.

39. Brush, C. G, Patricia G., & Myra, M. H. (2001). From initial idea to unique

advantage: The entrepreneurial challenge of constructing a resource base. The Academy of

Management Executive, 15(1), 64-78.

40. Brush, C.G. & Chaganti, R. (1998). Business without glamour? An analysis of

resources on performance by size & age in small service & retail firms. Journal of Business

Venturing. 14, 233-257.

41. Busenitz, L. W., & Barney J. B. (1997). Differences between entrepreneurs &

managers in large organizations: Biases & heuristics in strategic decision-making. Journal of

Business Venturing, 12(1), 9-30.

42. Cantillon, R. (1755), Essai sur la nature du commerce en general, Ed. By Higgs, H.

London: Macmillan.

43. Carter, S., Anderson, S., & Shaw, E. (2001). Women’s business ownership: A review

of the academic, popular & internet literature. A Report to the Small Business Service.

44. Chaganti, R., & Parasuraman, S. (1996). A study of the impacts of gender on

business performance & management patterns in small businesses. Entrepreneurship Theory

& Practice, 21, 73-75.

144

45. Chandler, G., & Hanks, S.H. (1994). Market attractiveness, resource-based capabilities,

venture strategies & venture performance. Journal of Business Venturing, 9, 331-349.

46. Chandler, G.N., & Jansen E. (1992). The founders self-assessed competence &

venture performance. Journal of Business Venturing, 7(3), 223-236.

47. Chell, E., Haworth, J., & Brearley, S. (1991). The Entrepreneurial personality:

Concepts, cases & categories. London & New York: Routledge.

48. Cooper, D. R, Pamela, S. S, & Jianmin S. (2006). Business research methods.

McGraw-hill: New York.

49. Cromie, S., & O’Donoghue, J. (1992). Assessing entrepreneurial inclinations.

International Small Business Journal, 10(2), 66-73.

50. Cromie, S. (2000). Assessing entrepreneurial inclination: Some approaches &

empirical evidence. European Journal of Work & Organisational Psychology, 9 (1), 7-30.

51. Dahlqvist, J., Davidsson, P. & Wiklund, J. (1999). Initial conditions as predictors of

new venture performance: a replication & extension of the Cooper et al. study. 44th World

Conference of the International Council for Small Business, Naples, 20-23 June.

52. Davidsson, P. (1995). Determinants of entrepreneurial Intention. Rent IX Workshop,

Workshop in Entrepreneurship Research. Piacenza, Italy, 23-24 November.

53. Di Zhang, D., & Bruning, E. (2011). Personal characteristics & strategic orientation:

entrepreneurs in Canadian manufacturing companies. International Journal of

Entrepreneurial Behaviour & Research, 17(1), 82-103.

54. Drucker, P.F. (1985). Innovation & Entrepreneurship: Practice & Principles.

London: Pan Books.

55. Du Rietz, A., & Henrekson, M. (2000). Testing the female underperformance

hypothesis. Small Business Economics, 14 (1), 1-10.

56. Dyke, L.S, Fische, E.M., & Reuber, A.R. (1992). An inter-industry examination of

the impact of owner experience on firm performance. Small Business Management, 30(4), 72-

87.

57. Ferk, M., Quien, M., & Posavec, Z. (2013). Female vs. Male Entrepreneurship, is

there a difference?. Studies of Organisational Management & Sustainability, 1(1), 67-77.

58. Fülöp, G., Robert, D., Hisrich & Krisztina, S. (2000). Business ethics & social

responsibility in transition economies. Journal of Management development, 19(1), 5-31.

59. Gasse, Y. (1982). Commentary elaboration: Elaborations on the psychology of the

entrepreneur. In: Kent, C.A, Sexton, D.L, Vesper, K.H, editors, Encyclopedia of

Entrepreneurship. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, 58-71.

60. Georgellis, Y., Paul, J., & Adrian W. (2000). Entrepreneurial action, innovation &

business performance: The small independent business. Journal of Small Business &

Enterprise Development, 7(1), 7-17.

61. Grilo, I., & Thurik, A. R. (2005). Entrepreneurial engagement levels in the

European Union (No. 2905). Papers on entrepreneurship, growth & public policy.

145

62. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E., & Tatham, R.L. (2006).

Multivariate data analysis (6th edn). Pearson Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ.

63. Harrison, Richard, T., & Claire, M. L. (2005). Entrepreneurial learning:

Researching the interface between learning and the entrepreneurial context.

Entrepreneurship theory and practice, 29(4), 351-371.

64. Hartenian, & Linda, S. (2003). Team member acquisition of team knowledge, skills,

and abilities. Team Performance Management: An International Journal, 9(1/2), 23-30.

65. Hatch, J.E., & Zweig, J. (2000). What is the Stuff of an Entrepreneur. Ivey Business

Journal, 65, 68-72.

66. Hébert, R. F., & Link, A. N. (1989). In Search of the Meaning of Entrepreneurship.

Small Business Economics, 1(1), 9-49.

67. Henry, C., Hill, F., & Leitch, C. (2003). Entrepreneurship: Education & Training.

England: Ash Gate Publishing Limited.

68. Ho, T.S., & Koh, H.C. (1992). Differences in psychological characteristics between

entrepreneurially inclined & non-entrepreneurially inclined accounting graduates in

Singapore. Entrepreneurship, Innovation & Change: An International Journal, 1, 43-54.

69. Hood, J.N., & Young, J.E. (1993). Entrepreneurship’s area of development: A

survey of top executives in succesful firms. Journal of Business Venturing, 8(1), 115-135.

70. Hornaday, J.A., & Bunker, C.S. (1970). The nature of the entrepreneur. Personnel

Psychology, 23, 47-54.

71. Hornaday, J.A., & Aboud, J. (1971). Characteristics of successful entrepreneurs.

Personnel Psychology, 24, 141-153.

72. Hoselitz, B. F. (1951), The Early History of Entrepreneurial Theory. In: J. Spengler

& W. Allen (eds.), Essays in Economic Thought: Aristotle to Marshall. 193-220. Rand-

McNally, Chicago, IL.

73. Hulland, J., Chow, Y., & Lam, S. (1996). Use of causal models in marketing

research: A review. International Journal of Research in Marketing, 13(2), 181–197.

74. Hyrsky, K., & Tuunanen, M. (1999), Innovativeness & Risk-taking Propensity: A

Cross-Cultural study of Finnish & U.S. entrepreneurs & small business owners [online].

75. IFC, (2009). Perspectives on SME Financing Difficuties in China.

76. Iverson, K., (2000). Managing for effective workforce diversity. Cornell Hotel &

Restaurant Administration Quarterly, 41 (2), 31–39.

77. Janssen, F. (2003). Determinants of SMEs employment growth relating to the

characteristics of the manager. Universite Catholique de Louvain, 1-29.

78. Jeppesen, S., (2009). Taking Stock of CSR & SMEs in development. BDS Working

Paper (No. 9). The International Research Network on Business, Development & Society

(BDS), Copenhagen: Copenhagen Business School.

79. Jo, H., Lee J. (1996). The relationship between an entrepreneur's background &

performance in a new venture. Technovation, 16, 161–71.

146

80. Kaplan, R. S., & Norton, D. P. (1993). Putting the balanced scorecard to work.

Harvard Business Review (September/October), 134-147.

81. Kline, R.B. (2005). Principles & practice of structural equation modeling. NY: The

Guilford Press.

82. Koh, C.H. (1996). Testing hypotheses of entrepreneurial characteristics: A study of

Hong Kong MBA students. Journal of Managerial Psychology, 11(3), 12-25.

83. Korunka, C., Frank, H., Luegler, M & Mugler, J. (2003). The entrepreneurial

personality in the context of resources, environment & the start-up process: A configurational

approach. Entrepreneurship: Theory & Practice, 28, 23-42.

84. Kotey, B., & Meredith, G.G. (1997). Relationships among owned manager personal

values, business strategies, & enterprise performance. Journal of Small Business

Management, 35(2), 37-64.

85. Kristiansen, S., Furuholt, B., & Wahid, F. (2003). Internet café entrepreneurs:

Pioneers in information dissemination in Indonesia. The International Journal of

Entrepreneurship & Innovation, 4(4), 251-263.

86. Lau, T., Chan, K. F., & Man, T. W. Y. (1999). Entrepreneurial & managerial

competencies: Small business owner-managers in Hong Kong. In: P. Fosh, A. W.Chan,

W.W.S. Chow, E. Snape, & R. Westwood (Eds.), Hong Kong management and labor: Change

and Continuity. London: Routledge.

87. Lee, D. Y., & Tsang, E. W. K. (2001). The effects of entrepreneurial personality,

background & network activities on venture growth. Journal of Management Studies, 38(4), 583-

602.

88. Li, X. (2009). Entrepreneurial Competencies as an entrepreneurial distinctive: An

examination of the competency approach in defining entrepreneurs. Dissertations & Theses

Collection. Institutional Knowledge at Singapore Management University.

89. Littunen, H. (2000). Entrepreneurship and the characteristics of the

entrepreneurial personality. International Journal of Entrepreneurial Behavior & Research,

(6), 295-309.

90. Longenecker, J.G., Moore, C.W., & Petty, J.W. (2006), Small Business

Management: An Entrepreneurial Emphasis (13th ed.). Mason, Ohio: South Western College

Publishing an International Thomson Publishing Company.

91. Lumpkin, G.T., & Dess, G.G. (1996). Clarifying the entrepreneurial construct &

linking it to performance. Academy of Management Review, 21(1), 135-172.

92. Madichie, N. O., & Gallant, M. (2012). Broken silence: a commentary on women's

entrepreneurship in the United Arab Emirates. The International Journal of Entrepreneurship

& Innovation, 13(2), 81-92.

93. Man, T.W.Y., & Lau, T. (2005). The Contect of Entrepreneurship in Hongkong: An

investigation through the patterns of entrepreneurial competencies in contrasting industrial

environments. Journal of Small Business & Enterprise Development, 12(4), 67-92.

147

94. Man, T.W. Y., Lau, T., & Snape E. (2008). Entrepreneurial competencies & the

performance of small & medium enterprises: An investigation through a framework of

competitiveness. Journal of Small Business & Entrepreneurship, 21(3), 257-276.

95. Man, T.W. Y., Lau, T., & Chan K. F. (2002). The competitiveness of small &

medium enterprises. A conceptualization with focus on entrepreneurial competencies. Journal

of Business Venturing, 17(2), 123-142.

96. Man, T.W. Y. (2001). Entrepreneurial competencies and the performance of small

& medium enterprises in the Hong Kong services sector. Ph.D., Hong Kong Polytechnic

University (Hong Kong). Management development, 13(7), 23-34.

97. Martilla J. A., James J. C. (1977). Importance performance analysis. Journal of

Marketing, 41, 77-79.

98. Martin, G., & Harry, S. (1994). Managerial competences in small firms. Journal of

Management Development, 13(7), 23 -34.

99. McClelland, D. C. (1987). Characteristics of successful entrepreneurs. Journal

of creative behaviour, 21(3), 219-233.

100. McCline, R., Bhat, S., & Baj, P. (2000). Opportunity recognition: An exploratory

investigation of a component of the entrepreneurial process in the context of the health care

industry. Entrepreneurship: Theory & Practice, 25(2), 81-94.

101. McGee, J. E., & Peterson, M. (2000). Toward the development of measures

of distinctive competencies among small independent retailers. Journal of small business

management, 38(2), 19-33.

102. Miner, J.B., & Raju, N.S. (2004). Risk propensity differences between managers &

entrepreneurs & between low- and high-growth entrepreneurs: A reply in a more conservative

vein. Journal of Applied Psychology, 89 (1), 3-13.

103. Mitchell, J.G., ( 2002). The never-ending quest: Effective strategy-making &

change management for high-performing Vet organisations. Canberra: DEST.

104. Mitchelmore, S. & J. Rowley (2010). Entrepreneurial Competencies: A Literature

Review & Development Agenda. International Journal of Entrepreneurial Behaviour &

Research, 16(2), 92-111.

105. Monica, F.S., Kennerley, M., Micheli, P., Martinez, V., Mason, S., Marr, B., Gray,

D., & Neely, A. (2007). Towards a definition of a business performance measurement system.

International Journal of Operations Production Management. 27(8), 784-801.

106. Murphy, G.B., Trailer, J.W., & Hill, R.C. (1996). Measuring performance in

entrepreneurship research. Journal of Business Research, 36(1), 15-23.

107. Muzychenko, O., & Saee, J. (2004). Cross cultural professional competence in

higher education, Journal of Management Systems, 16(4), 1-19.

108. Ng, H.S, Kee, D.M.H. (2013). Effect of entrepreneurial competencies on firm

performance under the influence of organizational culture. Life Sci J, 10(4), 2459-2466.

148

109. O' Connor, E.J., & Fiol, C.M. (2002). Mindful over mindless: Learning to think

like an entrepreneur. The Physician Executive, 28(4), 18-23.

110. Pant, S.K. (2015). Role of the family in entrepreneurship develoment in Nepali

society. The Journal of Nepalese Bussiness Studies, 4(1), 37-47.

111. Parry, S.B. (1998). Just what is a competency (and why should we care?). Training,

35(4), 58-64.

112. Pearson, C.A.L., Chatterjee, S.R. (2001). Perceived societal values of Indian

managers. International Journal of Social Economics, 28(4), 368-379.

113. Perry, C., Meredith, G.G., & Cunnington, H.J. (1988). Relationship between small

business growth & personal characteristics of owner/managers in Australia. International

Small Business Management, April, 76-79.

114. Pickett, L. (1998). Competencies & managerial effectiveness: Putting

competencies to work. Public Personnel Management, 27 (1), 103-116.

115. Rauch, A., & Frese, M. (1997). Does planning matter? Relations between planning

and success in small enterprises in Ireland and in Germany. Paper presented at the 42nd

World Conference of the ICSB International Council for Small Business, San Francisco.

116. Rauch, A., & Frese, M. (2000). Psychological approaches to entrepreneurial

success. A general model and an overview of findings. In C.L. Cooper & I.T. Robertson

(Eds.), International Review of Industrial & Organizational Psychology, 101-142.

117. Reynolds, P.D., Bygrave, W.D., Autio, E., Cox, L.W., & M. Hay. (2002). Global

Entrepreneurship Monitor, 2002 Executive Report, Babson College, London Business School

& Kauffman Foundation.

118. Robert, B.C. (2004). Measuring organizational performance: An exploratory

study. PhD Thesis. The University of Georgia, USA.

119. Robinson, P. B., & Sexton, E. A. (1994). The effect of education & experience on

self-employment success. Journal of Business Venturing, 9(2), 141-156.

120. Robinson, P.B., Stimpson, D.V., Huefner, J.C., & Hunt, H.K. (1991). An attitude

approach to the prediction of entrepreneurship. Entrepreneurship: Theory & practice, 15, 13-

31.

121. Rose, R.C., Kumar, N., & Yen, L.L. (2006). The Dynamics of Entrepreneurs

Success Factors in Influencing Venture Growth. The Journal of Asia Entrepreneurship &

Sustainability, 2(2), 101-142.

122. Rotter, J.B. (1966). Generalized expectancies for internal versus external control of

reinforcement. Psychological Monographs: General & Applied, 80(1), 609-620.

123. Rust, J., & Golombok, S. (1989). International library of psychology. Modern

psychometrics: The science of psychological assessment. Florence, KY, US: Taylor &

Frances/Routledge.

124. Sánchez, J. C., Carballo, T., & Gutiérrez, A. (2011). The Entrepreneur from a

cognitive Approach. Psicothema, 23(3), 433-438.

149

125. Sandeep, K. (2011). Defining Service and non-service exchanges. Service Science

3(4):313-324. https:// doi.org/10.1287/serv.3.4.313

126. Schumpeter, J. (1934). The Theory of economic development: An inquiry into profits,

capital, credits, interest & the business cycle. Cambridge, Mass: Harvard University Press.

127. Shane, S. (2003). A general theory of entrepreneurship: The individual opportunity

nexus. London: Edward Elgar.

128. Shanthakumar, D.K. (1992). Attitudinal Characteristics of male & female

entrepreneurs in India & a comparison with American entrepreneurs, unpublished Doctoral

Dissertation, Brigham Young University, UT.

129. Shaver, K.G., & Scott, L.R. (1991). Person, process, choice: the psychology of new

venture creation. Entrepreneurship Theory & Practice, 16, 23-45.

130. Siegel, R., Siegel, E & MacMillan, I.C. (1993). Characteristics distinguishing high-

growth ventures. Journal of Business Venturing, 8, 169-180.

131. Sinha, T. N. (1996). Human factors in entrepreneurship effectiveness. Journal of

Entrepreneurship, 5(1), 23-39.

132. Snell, R., & Lau. A. (1994). Exploring local competences salient for exp&ing

small businesses. Journal of Management development, 13(4), 4-15.

133. Sony, H. P., & Iman, S. (2005). Relationship between entrepreneurial learning,

entrepreneurial competencies & venture success: Empirical study on SMEs. J.

Entrepreneurship & Innovation Management, 5(5/6), 454-468.

134. Staw, B.M. (1991). Psychological dimensions of organisational behaviour. Sydney:

MacMillan. In Stewart, W.H. & Roth, P.L. 2001. Risk propensity differences between

entrepreneurs & managers: a meta-analytic review. Journal of Applied Psychology, 86(1), 145-53.

135. Steenkamp, J.E.M., & Van, Trijp, H.C.M. (1991). The use of LISREL in validating

marketing constructs. International Journal of Research in Maketing, 8, 283-299.

136. Stokes, D. (2006). Marketing and the small business. In Jones-Evans Carter, D.

(ed), Enterprise and small business: principles, practice and policy. Harrow, England,

Pearson Education Limited.

137. Stuart, R.W., & Abetti P.A. (1990). Impact of entrepreneurial & management

experience on early performance. Journal of Bussiness Venturing, 5, 151-62.

138. Tan, W.C.M., & Tay, R.S.T. (1994). Factors contributing to the growth of SMEs:

The Singapore case. Proceedings of Fifth ENDEC World Conference on Entrepreneurship,

Singapore, 150-161.

139. Tanveer, M. A., Akbar, A., Gill, H., & Ahmed, I. (2013). Role of personal level

determinants in entrepreneurial firm’s success. Journal of Basic & Applied Scientific

Research, 3(1), 449-458.

140. Tehseen, S., & Ramayah, T. (2015). Entrepreneurial competencies & SMEs

business success: The contingent role of external integration. Mediterranean Journal of Social

Sciences, 6(1), 50.

141. Temtime, Z. T., & Jaloni P. (2005). Managerial competency & organizational

flexibility in small & medium enterprises in Botswana. Problems & Perspectives in

Management, 2005(1), 25-36.

150

142. Thompson, J.L. (1997). A strategic perspective of entrepreneurship. International

Journal of Entrepreneurial Behaviour, 5(6), 279-285.

143. Timmons, J. A., & Spinelli, S. (2011). New venture creation: Entrepreneurship for

the 21st century. Boston: McGraw-Hill/Irwin.

144. Timmons, J., Smollen, L. & Dingee, A. (1985). New venture creation: A guide to

entrepreneurship. Hamate Ill : Irwin.

145. Tkachev, A., & Kolvereid, L. (1999). Self-employment intentions among Russian

students. Entrepreneurship & Regional Development, 11(3), 269-280.

146. Van de Ven, A.H., Hudson, R., Schroeder, D.M. (1984). Designing newbusiness

startups: Entrepreneurial, organizational, & ecological considerations. Journal of

Management, 10, 87-107.

147. Wehmeier, S., & Ashby, M. (2000). Oxford advanced Learner’s dictionary (6th

ed.). Oxford: Oxford University Press.

148. Wickham, P.A. (2001). Strategic entrepreneurship: a decision making approach to

new venture creation & management (2nd ed.). Financial Times prentice, Harlow.

149. Wijewardena, H., & De Zoysa, A., (2005). A Factor analytic study of the

determinants of success in manufacturing SMEs. 35th EISB Conference-Sustaining the

Entrepreneurial Spirit Over Time, Barcelona, Spain, 12-14 September, 2005.

150. Wilson, G. A. (2007). Multifunctional agriculture: A transition theory perspective.

CABI, Wallingford.

151. Winterton, Jonathan (2002). Entrepreneurship: Towards a competence

framework for developing SME managers. United States Association for Small Business &

Entrepreneurship Conference Proceedings.

152. Woodruffe, C. (1992). What is meant by a competency?. In: R. Boam & P. Sparrow

(eds.), Designing & Achieving Competency. Maidenhead: McGraw-Hill.

153. Wu, (2006). Benchmarking performance indicators for banks. Benchmarking: An

International Journal, 3 (Issue: 1/2), 147- 159.

154. Yusuf, A. (1995). Critical success factors for small business: Perceptions of South

Pacific entrepreneurs. Journal of Small Business Management, 33 (2), 68-73.

155. Zapalska, A.M. (1997). A profile of women entrepreneurs & enterprises. Journal

of Small Business Management, 35(4), 76-82.

156. Zeffane, R. (2012). Gender & youth entrepreneurial potential: Evidence from the

United Arab Emirates. International Journal of Business & Management, 8(1), 60-71.

157. Zimmerer T.W., & Scarborough, N.M. (2005). Essentials of Entrepreneurship &

Small Business management ( 4th edition). Upper saddle River, NJ: Prentice Hall. 3-270

158. Zoysa, A.D., & Herath, S.K. (2007). The impact of owner/manager mentality on

financial performance of SMEs in Japan: An empirical investigation. Journal of Management

Development, 26(7), 652-666.

151

PHỤ LỤC

152

PHỤ LỤC 1

1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) và

phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA) bậc một cho

thang đo các biến nghiên cứu

1.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) cho

thang đo các biến nghiên cứu

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến nghiên

cứu thành các khái niệm. Thông qua phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của

nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát.

Kết quả ở bảng 1 cho thấy, với kết quả kiểm định KMO lần lượt là 0,835;

0,940; 0,882 lớn hơn 0,5 và p – value (Sig.=0,000) của kiểm định Barlett đều bé hơn

0,05, tức cả 3 thang đo được kiểm định đều đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân

tích nhân tố khám phá EFA.

Cả 3 thang đo được kiểm định đều có tổng phương sai trích lớn hơn 50% , trong đó

thang đo đặc điểm tâm lý của doanh nhân là 81,751%, thang đo năng lực kinh doanh của

doanh nhân là 72,939% và thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là

83,936%. Tức mức độ giải thích cho biến thiên của các biến quan sát đưa vào phân tích

EFA của cả 3 thang đo này đều đảm bảo yêu cầu.

Cuối cùng, dựa vào giá trị hệ số tải nhân tố - factor loading và giá trị Eigenvalue

của các nhân tố được rút trích (phụ lục phân tích EFA), cho thấy:

Về thang đo đặc điểm tâm lý của doanh nhân, với 17 biến quan sát được đưa

vào phân tích, đã rút trích ra được 4 nhân tố cơ bản của mô hình nghiên cứu, gồm: Nhu

cầu thành đạt (NCTD) - 5 biến quan sát; xu hướng đổi mới (DM) - 5 biến quan sát; xu

hướng kiểm soát nội tại (KSNT) - 4 biến quan sát; xu hướng chấp nhận rủi ro (RR) - 3

biến quan sát. Tất cả các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát trong từng yếu tố được

rút trích đều lớn hơn 0,5.

Về thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân, với 58 biến quan sát được đưa

vào phân tích, kết quả phân tích EFA cho thấy một số biến không đảm bảo yêu cầu, cụ

thể: biến DHCL6, NBCH3, TCLD4 bị loại do có hệ số tải nhân tố bé hơn 0,5; biến

NLCN1, TNXH1 bị loại do mức độ khác biệt về hệ số tải giữa 2 nhóm nhân tố bé hơn

0,3; biến DHCL2 bị loại do chỉ có 1 biến trong nhóm nhân tố.

153

Bảng 1. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định đối với các thang đo các biến nghiên

cứu

Thang đo

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

KMO Sig. Barlet's test

Tổng phương

sai trích CMIN/DF GFI TLI CFI RMSEA

Đặc điểm tâm lý của doanh nhân (**) ,909 ,000 81,751 % 2,054 0,907 0,956 0,963 0,070

Năng lực kinh doanh của doanh nhân Trước loại biến ,894 ,000 72,540 %

2,175 0,900 0,900 0,907 0,053 Sau loại biến ,907 ,000 72,939 %

Hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp (**) ,859 ,000 83,936 % 2,504 0,907 0,955 0,966 0,077

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2018)

154

Kết quả rút trích lần cuối (lần 7) đối với thang này có 10 nhóm nhân tố được hình

thành, bao gồm: Năng lực phân tích và sáng tạo (PTST)- 7 biến; năng lực cá nhân

(NLCN)- 6 biến; năng lực định hướng chiến lược (DHCL)- 6 biến; năng lực tổ chức và

lãnh đạo (TCLD)- 6 biến; năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH)- 5

biến; năng lực thiết lập quan hệ (TLQH)- 5 biến; năng lực học tập (NLHT)- 5

biến; năng lực cam kết (NLCK)- 4 biến; năng lực chuyên môn nghiệp vụ (CMNV)- 4

biến; năng lực nắm bắt cơ hội (NBCH)- 3 biến. Tất cả các hệ số tải nhân tố của các

biến quan sát trong từng yếu tố được rút trích đều lớn hơn 0,5.

Về thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, với 13 biến

quan sát được đưa vào phân tích đã rút trích ra được 4 nhân tố bao gồm: Phương diện

quy trình nội bộ (QTNB) - 5 biến; phương diện khách hàng (KH) - 3 biến; phương

diện đào tạo và phát triển (DTPT) - 3 biến và phương diện tài chính (TC) - 2 biến. Tất

cả các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát trong từng yếu tố được rút trích đều lớn

hơn 0,5.

1.2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA)

cho thang đo các biến nghiên cứu

Kết quả phân tích nhân tố khẳng định bậc một

Trong luận án này, thang đo về đặc điểm tâm lý của doanh nhân- 4 nhân tố,

năng lực kinh doanh của doanh nhân - 10 nhân tốvà hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp- 4 nhân tố, sau khi đã tiến hành rút trích ở bước phân tích EFA được đưa vào

kiểm định tính phù hợp, độ tin cậy, độ hội tụ, tính đơn nguyên và độ phân biệt dựa trên

phương pháp phân tích CFA. Cụ thể, kết quả phân tích CFA như sau:

Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, nghiên cứu

này sử dụng các chỉ tiêu: Chi-bình phương (yêu cầu: p > 5%); Chi-bình phương điều

chỉnh theo bậc tự do (CMIN/DF < 3); Chỉ số GFI (Goodness-of-fit index ≈ 1); chỉ số

thích hợp so sánh CFI (comparative fit index > 0.9); chỉ số TLI (Tucker & Lewis index

> 0.9) và chỉ số RMSEA (root mean square error approximation < 0.08), (Browne và

Cudek, 1992).

Kết quả phân tích CFA lần đầu đối với 3 thang đo ở bảng 3.3, cho thấy cả 3

thang đo đặc điểm tâm lý của doanh nhân, năng lực doanh nhân và kết quả hoạt động

155

kinh doanh của doanh nghiệp có các chỉ số đảm bảo điều kiện và có thể kết luận mô

hình đã phù hợp với dữ liệu thị trường. Với thang đo đặc điểm tâm lý của doanh nhân,

CMIN/DF= 2,054 (<3), GFI= 0,907(> 0,9), TLI=0,956(> 0,9), CFI= 0,963(> 0,9) và

RMSEA= 0,070 (< 0,08). Với thang đo năng lực doanh nhân, CMIN/DF= 2,175 (<3),

GFI= 0,900(> 0,9), TLI= 0,900(> 0,9), CFI= 0,904(> 0,9) và RMSEA= 0,053 (<

0,08).Với thang đo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, CMIN/DF= 2,504 (<3),

GFI= 0,907(> 0,9), TLI=0,955(> 0,9), CFI= 0,966(> 0,9) và RMSEA= 0,077 (< 0,08).

Do vậy, có thể kết luận cả 3 mô hình này sau hiệu chỉnh đã phù hợp với dữ liệu

thị trường.

Đánh giá độ tin cậy thang đo

Độ tin cậy thang đo được xem xét qua 2 chỉ số: Độ tin cậy tổng hợp (Composite

reliability - CR), tổng phương sai rút trích (Average variance extracted -AVE) và hệ số

Cronbach’s Alpha.

Kết quả phân tích ở bảng 3 dưới đây cho thấy, tất cả giá trị độ tin cậy tổng hợp

(CR) của 18 khái niệm thuộc 3 thang đo đều lớn hơn 0.7; các giá trị tổng phương sai

rút trích (AVE) đều lớn hơn 0.5 và hệ số Cronbach's alpha đều rất cao, lớn hơn 0,7.

Vậy có thể kết luận cả 3 thang đo lường này đều đáng tin cậy.

Kiểm định giá trị hội tụ

Thang đo được xem là đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của các thang

đo lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê P–value < 0,05 (Gerbring & Anderson, 1988;

Hair & cộng sự, 2006). Ngoài ra, còn một tiêu chí khác để kiểm tra giá trị hội tụ đó là

tổng phương sai rút trích (AVE) của các khái niệm. Để khái niệm đạt giá trị hội tụ thì

AVE tối thiểu phải là 0,5 (Fornell và Larcker, 1981).

Theo kết quả phân tích ở bảng 2, 3, 4 cho thấy, tất cả các hệ số đã chuẩn hóa và

chưa chuẩn hóa của 81 biến quan sát, thuôc 18 khái niệm đều lớn hơn 0,5. Đồng thời,

giá trị tổng phương sai rút trích (AVE) của 18 khái niệm đều lớn hơn 0,5. Vậy nên có

thể kết luận các khái niệm thuộc 3 thang đo đều đạt giá trị hội tụ trong từng nhóm

thang đo.

156

Bảng 2. Tổng hợp kết quả phân tích thang đo đặc điểm tâm lý doanh nhân

Thang đo Factor

loading

Độ tin cậy thang đo

Alfa CR AVE

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA DOANH NHÂN

Nhu cầu thành đạt (NCTD) 0,852 0,931 0,698

NCTD1 0,944

NCTD2 0,897

NCTD4 0,893

NCTD5 0,891

NCTD3 0,827

Xu hướng đổi mới (DM) 0,826 0,927 0,617

DM1 0,892

DM4 0,865

DM3 0,839

DM5 0,824

DM2 0,800

Xu hướng kiểm soát nội tại (KSNT) 0,831 0,912 0,673

KSNT2 0,926

KSNT4 0,86

KSNT1 0,855

KSNT3 0,852

Xu hướng chấp nhận rủi ro (RR) 0,790 0,890 0,63

RR3 0,86

RR1 0,858

RR2 0,840

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2018)

Chú thích: Factor loading - Trọng số chuẩn hóa của hệ số tải nhân tố

Alfa - Hệ số Cronbach's alfa

CR (Composite Reliability) - Độ tin cậy tổng hợp

AVE (Average variance extracted) - Tổng phương sai rút trích

157

Bảng 3. Tổng hợp kết quả phân tích thang đo năng lực kinh doanh

của doanh nhân

Thang đo Factor

loading

Độ tin cậy thang đo

Alfa CR AVE

NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN

Năng lực phân tích và sáng tạo (PTST) 0,916 0,919 0,622

PTST1 0,852

PTST5 0,825

PTST6 0,807

PTST2 0,786

PTST4 0,736

PTST7 0,733

PTST3 0,725

Năng lực cá nhân (NLCN) 0,910 0,914 0,641

NLCN7 0,841

NLCN2 0,833

NLCN3 0,814

NLCN5 0,812

NLCN6 0,776

NLCN4 0,724

Năng lực định hướng chiến lược (DHCL) 0,910 0,911 0,631

DHCL5 0,864

DHCL3 0,821

DHCL4 0,788

DHCL1 0,779

DHCL8 0,747

DHCL7 0,717

Năng lực tổ chức và lãnh đạo (TCLD) 0,917 0,918 0,652

TCLD7 0,828

TCLD5 0,826

TCLD1 0,812

TCLD6 0,806

TCLD2 0,776

TCLD3 0,774

Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) 0,920 0,921 0,7

TNXH3 0,863

TNXH5 0,817

TNXH4 0,803

TNXH6 0,783

TNXH2 0,739

Năng lực thiết lập quan hệ (TLQH) 0,896 0,896 0,635

TLQH4 0,826

TLQH3 0,824

158

TLQH2 0,775

TLQH5 0,774

TLQH1 0,709

Năng lực học tập (NLHT) 0,903 0,906 0,659

NLHT2 0,876

NLHT5 0,833

NLHT1 0,768

NLHT4 0,761

NLHT3 0,705

Năng lực cam kết (NLCK) 0,848 0,851 0,588

NLCK4 0,829

NLCK3 0,783

NLCK1 0,733

NLCK2 0,71

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ (CMNV) 0,867 0,868 0,623

CMNV1 0,84

CMNV3 0,786

CMNV2 0,755

CMNV4 0,734

Năng lực nắm bắt cơ hội (NBCH) 0,874 0,876 0,703

NBCH4 0,828

NBCH2 0,824

NBCH1 0,818

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2018)

159

Bảng 4. Tổng hợp kết quả phân tích thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp

Thang đo Factor

loading

Độ tin cậy thang đo

Alfa CR AVE

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Phương diện quy trình nội bộ (QTNB) 0,824 0,928 0,622

QTNB2 0,92

QTNB5 0,875

QTNB4 0,851

QTNB1 0,801

QTNB3 0,79

Phương diện khách hàng (KH) 0,817 0,627 0,691

KH3 0,957

KH1 0,856

KH2 0,839

Phương diện đào tạo và phát triển (DTPT) 0,827 0,926 0,708

DTPT2 0,933

DTPT1 0,904

DTPT3 0,851

Phương diện tài chính (TC) 0,784 0,884 0,692

TC1 0,906

TC2 0,856

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2018)

Tính đơn nguyên

Theo Steenkamp & Van Trijp (1991) [135], mức độ phù hợp với mô hình với dữ

liệu thị trường cho chúng ta điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt được tính

đơn nguyên trừ trường hợp sai số của các biến quan sát có tương quan với nhau. Từ

kết quả thu được, mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường và không có

tương quan giữa các sai số đo lường nên có thể kết luận nó đạt tính đơn nguyên.

Giá trị phân biệt

Để xem xét giá trị phân biệt của tất cả các khái niệm trong mô hình tới hạn

(saturated model) của nghiên cứu, có 2 tiêu chí được sử dụng là:

(1) Đánh giá hệ số tương quan giữa các khái niệm có khác biệt với 1 hay không.

(2) So sánh giá trị căn bậc 2 của AVE với các hệ số tương quan của một khái

niệm với các khái niệm còn lại.

160

Bảng 5. Đánh giá giá trị phân biệt cho thang đo đặc điểm tâm lý doanh nhân

Mối quan hệ giữa các nhân tố Hệ số (r) S.E.(*) C.R. (**) P(***)

TÂM LÝ DOANH NHÂN NCTD <--> DM 0,439 0,064 8,786 0,000

NCTD <--> RR 0,465 0,063 8,503 0,000

NCTD <--> KSNT 0,487 0,062 8,265 0,000

DM <--> RR 0,438 0,064 8,797 0,000

DM <--> KSNT 0,501 0,062 8,113 0,000

RR <--> KSNT 0,406 0,065 9,146 0,000

Chú thích: (*) - SE=SQRT((1-r2)/(N-2)) (**) - CR=(1-r)/SE

(***) - P-value=TDIST(|CR|, n-2, 2)

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2018)

Bảng 6. Đánh giá giá trị phân biệt cho thang đo năng lực kinh doanh của

doanh nhân

Mối quan hệ giữa các nhân tố Hệ số (r) S.E.(*) C.R. (**) P(***)

NĂNG LỰC DOANH NHÂN DHCL <--> TNXH 0,371 0,066 9,531 0,000

NLHT <--> NLCN -0,316 0,067 19,518 0,000

NLCK <--> TNXH 0,057 0,067 19,518 0,000

PTBT <--> TNXH 0,446 0,071 13,291 0,000

NBCH <--> TNXH 0,470 0,064 8,710 0,000

TCLD <--> TNXH 0,475 0,063 8,449 0,000

TLQH <--> TNXH 0,533 0,063 8,395 0,000

NLHT <--> TNXH 0,483 0,060 7,766 0,000

DHCL <--> NLCK -0,180 0,070 16,880 0,000

DHCL <--> PTBT 0,285 0,068 10,496 0,000

DHCL <--> NBCH 0,326 0,067 10,032 0,000

DHCL <--> TCLD 0,373 0,066 9,509 0,000

DHCL <--> TLQH 0,460 0,063 8,558 0,000

DHCL <--> NLHT 0,484 0,062 8,297 0,000

DHCL <--> NLCN -0,234 0,069 17,860 0,000

NLCK <--> PTBT -0,013 0,071 14,255 0,000

NLCK <--> NBCH 0,151 0,070 12,085 0,000

NLCK <--> TCLD 0,000 0,071 14,071 0,000

NLCK <--> TLQH 0,161 0,070 11,962 0,000

NLCK <--> NLHT 0,059 0,071 13,264 0,000

NLCK <--> NLCN 0,088 0,071 12,883 0,000

PTBT <--> NBCH 0,485 0,062 8,287 0,000

PTBT <--> TCLD 0,330 0,067 9,987 0,000

PTBT <--> TLQH 0,435 0,064 8,829 0,000

PTBT <--> NLHT 0,453 0,063 8,634 0,000

PTBT <--> NLCN -0,183 0,070 16,932 0,000

NBCH <--> TCLD 0,262 0,069 10,760 0,000

NBCH <--> TLQH 0,509 0,061 8,027 0,000

NBCH <--> NLHT 0,491 0,062 8,222 0,000

NBCH <--> NLCN -0,172 0,070 16,741 0,000

TCLD <--> TLQH 0,327 0,067 10,021 0,000

TCLD <--> NLHT 0,392 0,065 9,300 0,000

TCLD <--> NLCN -0,149 0,070 16,350 0,000

TLQH <--> NLHT 0,470 0,063 8,449 0,000

161

TLQH <--> NLCN -0,188 0,070 17,020 0,000

CMNV <--> TNXH 0,160 0,070 11,974 0,000

CMNV <--> DHCL 0,215 0,069 11,310 0,000

CMNV <--> NLCK 0,310 0,068 10,212 0,000

CMNV <--> PTBT 0,300 0,068 10,325 0,000

CMNV <--> NBCH 0,414 0,065 9,059 0,000

CMNV <--> TCLD 0,314 0,067 10,167 0,000

CMNV <--> TLQH 0,437 0,064 8,808 0,000

CMNV <--> NLHT 0,373 0,066 9,509 0,000

CMNV <--> NLCN -0,155 0,070 16,451 0,000

NLCN <--> TNXH -0,193 0,070 17,109 0,000

Chú thích: (*) - SE=SQRT((1-r2)/(N-2)) (**) - CR=(1-r)/SE

(***) - P-value=TDIST(|CR|, n-2, 2)

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2018)

Bảng 7. Đánh giá giá trị phân biệt cho thang đo kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa các nhân tố Hệ số (r) S.E.(*) C.R. (**) P(***)

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TC <--> KH 0,444 0,064 8,731 0,000

TC <--> QTNB 0,420 0,064 8,993 0,000

DTPT <--> TC 0,563 0,059 7,440 0,000

KH <--> QTNB 0,430 0,064 8,884 0,000

DTPT <--> KH 0,486 0,062 8,276 0,000

DTPT <--> QTNB 0,384 0,066 9,388 0,000

Chú thích: (*) - SE=SQRT((1-r2)/(N-2)) (**) - CR=(1-r)/SE

(***) - P-value=TDIST(|CR|, n-2, 2)

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2018)

Từ kết quả ở bảng 5, 6, 7 cho thấy các hệ số tương quan giữa các cặp khái niệm

trong cả 3 nhóm thang đo đều nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê (P-value <0.05) nên

các hệ số tương quan đều khác 1. Thõa mãn điều kiện thứ nhất trong phân tích giá trị

phân biệt.

Bảng 8. Tổng phương sai rút trích (AVE) của các khái niệm và ma trận tương

quan giữa các khái niệm

TÂM LÝ DOANH NHÂN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DN

NCTD DM KSNT RR TC KH QTNB DTPT

NCTD 0,835(**)

TC 0,832

DM 0,439 0,785 KH 0,444 0,831

KSNT 0,465 0,438 0,820 QTNB 0,420 0,430 0,789

RR 0,487 0,501 0,406 0,794 DTPT 0,563 0,486 0,384 0,841

NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN

DHCL NLCK PTBT NBCH TCLD TLQH NLHT NLCN TNXH CMNV

DHCL 0,794

NLCK -0,180 0,767

PTBT 0,285 -0,013 0,789

NBCH 0,326 0,151 0,485 0,838

TCLD 0,373 0,000 0,330 0,470 0,807

162

TLQH 0,460 0,161 0,435 0,262 0,475 0,797

NLHT 0,484 0,059 0,453 0,509 0,327 0,533 0,812

NLCN -0,234 0,088 -0,183 0,491 0,392 0,470 -0,316 0,801

TNXH 0,371 0,310 0,446 -0,172 -0,149 -0,188 0,483 -0,155 0,837

CMNV 0,215 0,057 0,300 0,414 0,314 0,437 0,373 -0,193 0,160 0,789

Chú thích: ** - tương ứng với giá trị căn bậc hai AVE của từng khái niệm: sqrt(AVE)

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu năm 2018)

Từ kết quả ở bảng 8, so sánh giá trị căn bậc 2 của AVE của từng khái niệm với các

hệ số tương quan giữa các khái niệm, có thể thấy trong cả 3 thang đo được phân tích,

căn bậc 2 AVE của từng khái niệm đều lớn hơn bình phương các hệ số tương quan giữa

khái niệm đó với các khái niệm còn lại khác. Thõa mãn điều kiện thứ hai trong phân tích

giá trị phân biệt.

Tóm lại, qua việc thỏa mãn 2 điều kiện kể trên, có thể khẳng định rằng các khái

niệm hay mô hình tới hạn của cả 3 thang đo: Tâm lý doanh nhân (TLDN), năng lực

doanh nhân (NLDN)và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (HDDN) đều đã

đạt yêu cầu về giá trị phân biệt.

2. Thang đo các biến nghiên cứu và kết quả điều chỉnh thang đo các biến

nghiên cứu trong luận án

163

Bảng 9. Thang đo đặc điểm tâm lý của doanh nhân

Biến nghiên cứu Biến quan sát Nguồn

Nhu cầu thành đạt

1. Nỗ lực hết mình để thỏa mãn khát vọng cháy

bỏng

Robinson và cộng

sự (1991)

2. Sẽ không thấy hài lòng cho đến khi đạt được

kết quả kỳ vọng

3. Hiếm khi cảm thấy tự hào và viên mãn với

công việc của mình

4. Dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những mục

tiêu tương lai hơn là quan tâm đến thành tích quá

khứ

5. Đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng

Xu hướng đổi mới

1. Cho rằng mình là người sáng tạo và đổi mới Robinson và cộng

sự (1991) 2. Muốn là người khởi xướng sự thay đổi trong

công việc kinh doanh

3. Dùng những cách thức độc đáo để kinh doanh

4. Thích làm việc trong môi trường khuyến khích

sự sáng tạo

5. Quan niệm rằng việc tìm kiếm những cách thức

mới để thực hiện hoạt động kinh doanh là rất quan

trọng

Xu hướng kiểm soát nội

tại

1. Số phận là do bản thân định đoạt Robinson và cộng

sự (1991) 2. Sự thành bại trong kinh doanh là do bản thân

quyết định

3. Mọi tình huống kinh doanh có thể được kiểm

soát bởi bản thân

4. Hầu hết mọi tình huống tốt hay xấu trong kinh

doanh không phụ thuộc vào sự may mắn

Xu hướng chấp nhận

rủi ro

1. Sẵn lòng chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra với

bản thân để khởi nghiệp kinh doanh

Robinson và cộng

sự (1991)

2. Mua các loại bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp

3. Hứng thú với những hoạt động kinh doanh mạo

hiểm

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

164

Bảng 10. Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân

Biến nghiên cứu Biến quan sát Nguồn

Năng lực định hướng

chiến lược

1. Xác định những cơ hội kinh doanh dài hạn

Man(2001)

2. Ưu tiên những công việc gắn liền với mục tiêu

kinh doanh

3. Điều chỉnh hoạt động kinh doanh để phù hợp

hơn với mục tiêu dài hạn và sự thay đổi

4. Kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp

với những mục tiêu chiến lược

5. Xây dựng chiến lược ứng phó với các thách

thức và rủi ro kinh doanh

6.Giám sát quy trình hoạt động để đạt được mục

tiêu chiến lược

7. Tiên liệu và dự báo những xu hướng thay đổi

của ngành và thị trường trong tương lai

8. Tạo ra được những lợi thế cạnh tranh so với đối

thủ

Năng lực cam kết

1. Cống hiến hết mình cho sự nghiệp kinh doanh

Man (2001)

2. Không để hoạt động kinh doanh thất bại khi vẫn

còn khả năng

3. Kiên trì theo đuổi sự nghiệp kinh doanh

4. Kiên định với các mục tiêu kinh doanh dài hạn

đã được xây dựng

Năng lực phân tích -

sáng tạo

1. Chủ động và linh hoạt ứng phó với sự thay đổi

Man (2001)

2. Áp dụng được các ý tưởng vào thực tiễn kinh

doanh

3. Đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn

4. Cải tiến và tạo sự khác biệt trong kinh doanh

5. Khám phá các ý tưởng kinh doanh mới

6. Phát hiện được các cơ hội kinh doanh từ sự thay

đổi

7. Ra quyết định nhanh chóng và phù hợp

Năng lực nắm bắt cơ

hội 1. Xác định hàng hóa/dịch vụ

khách hàng muốn

Man (2001) 2. Nhận thức được nhu cầu thiếu hụt của khách

hàng

165

3. Chủ động tìm kiếm những sản phẩm/dịch vụ

mang lại lợi ích thực sự cho khách hàng

4. Chớp lấy thời cơ kinh doanh

Năng lực tổ chức và

lãnh đạo

1. Lập kế hoạch kinh doanh

Man (2001)

2. Tổ chức nguồn lực

3. Phối hợp công việc

4. Giám sát cấp dưới

5. Lãnh đạo cấp dưới

6. Động viên cấp dưới

7. Ủy quyền trong quản trị

Năng lực thiết lập

quan hệ

1. Xây dựng mối quan hệ với nhân viên và đối tác

kinh doanh

Man (2001)

2. Đàm phán với đối tác bên trong và bên ngoài

doanh nghiệp

3. Duy trì được các mối quan hệ với nhân viên và

đối tác kinh doanh

4. Giao tiếp với nhân viên và đối tác kinh doanh

5. Tạo ra môi trường làm việc hợp tác và hội nhập

Năng lực học tập

1. Học tập từ nhiều cách thức khác nhau (tự học,

học từ trường lớp, học từ trải nghiệm thực tế công

việc)

Man (2001) 2. Chủ động học tập

3. Mở rộng kiến thức trong kinh doanh

4. Cập nhật kiến thức trong kinh doanh

5. Áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được

vào thực tiễn kinh doanh

Năng lực cá nhân

1. Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu

Man (2001)

2. Duy trì thái độ lạc quan trong kinh doanh

3. Sử dụng hiệu quả thời gian của bản thân

4. Nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của

bản thân

5. Dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh

6. Bền bỉ cả về thể chất lẫn tinh thần

7. Cân bằng giữa gia đình và công việc kinh doanh

1. Am hiểu về lĩnh vực chuyên môn và chức năng

Chandler & Jansen 2. Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và kỹ

thuật phù hợp phục vụ cho hoạt động kinh doanh

166

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Bảng 11. Thang kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Biến nghiên cứu Biến quan sát Nguồn

Phương diện tài chính

1. Doanh số tăng Kaplan & Norton

(1993), Lê Thị

Phương Thảo

(2016) 2. Lợi nhuận tăng

Phương diện khách

hàng

1. Thị phần của doanh nghiệp tăng Kaplan & Norton

(1993), Lê Thị

Phương Thảo

(2016)

2. Số lượng khách hàng mới tăng

3. Số lượng khách hàng hài lòng về doanh nghiệp

tăng

Phương diện quy trình

nội bộ

1. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại Kaplan & Norton

(1993), Lê Thị

Phương Thảo

(2016)

2. Công suất trang thiết bị tăng

3. Thời gian chờ của khách hàng giảm

4. Số lượng sản phẩm mới, dịch vụ mới tăng

5. Các chương trình hoạt động xã hội của doanh

nghiệp tăng

Phương diện đào tạo -

phát triển

1. Số lượng người lao động đã qua đào tạo tăng Kaplan & Norton

(1993), Lê Thị

Phương Thảo

(2016)

2. Sự hài lòng của người lao động về doanh

nghiệp tăng

3. Số lượng các vụ sai phạm liên quan đến đạo

đức nghề nghiệp của người lao động giảm

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Năng lực chuyên

môn nghiệp vụ

3. Có nền tảng kiến thức kinh doanh (1992)

4. Áp dụng được kiến thức chuyên môn vào thực

tiễn kinh doanh

Năng lực thực hiện

trách nhiệm xã hội

1. Tôn trọng quyền lợi của khách hàng

Ahmad (2007)

2. Tiên phong trong các hoạt động vì cộng đồng

3. Tôn trọng các quyền cơ bản của người lao động

4. Tạo ra cơ hội việc làm cho cộng đồng

5. Tuân thủ pháp luật và thông lệ kinh doanh

6. Cân bằng giữa mục tiêu kinh doanh và môi

trường sinh thái

167

Bảng 12. Kết quả điều chỉnh thang đo đặc điểm tâm lý của doanh nhân dựa trên

nghiên cứu định tính

Thang đo từ lý thuyết Thang đo điều chỉnh Ghi chú Nguồn

1. Nhu cầu thành đạt

(Need for Achievement) (5

yếu tố - items)

1. Nhu cầu thành đạt

(Need for Achievement) (5

yếu tố - items)

Không chỉnh sửa từ

ngữ sử dụng

Giữ nguyên các yếu tố

Robinson và cộng

sự (1991)

2 Xu hướng đổi mới

(Innovative Propensity) (5

yếu tố)

2. Xu hướng đổi mới

(Innovative Propensity)

(5 yếu tố)

Không chỉnh sửa từ

ngữ sử dụng

Giữ nguyên các yếu tố

Robinson và cộng

sự (1991)

3. Xu hướng kiểm soát nội

tại (Internal Locus of

Control) (4 yếu tố)

3. Xu hướng kiểm soát

nội tại (Internal Locus of

Control) (4 yếu tố)

Không chỉnh sửa từ

ngữ sử dụng

Giữ nguyên các yếu tố

Robinson và cộng

sự (1991)

4. Xu hướng chấp nhận

rủi ro (Risk Taking

Propensity) (3yếu tố)

4. Xu hướng chấp nhận

rủi ro (Risk Taking

Propensity) (3yếu tố)

Không chỉnh sửa từ

ngữ sử dụng

Giữ nguyên các yếu tố

Robinson và cộng

sự (1991)

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Bảng 13. Kết quả điều chỉnh thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân dựa

trên nghiên cứu định tính

Thang đo từ lý thuyết Thang đo điều chỉnh Ghi chú Nguồn

1. Năng lực tư duy

chiến lược (Strategic

Competency) (8 yếu tố -

items)

1. Năng lực định hướng

chiến lược (Strategic

Competency) (8 yếu tố -

items)

Chỉnh sửa từ ngữ sử dụng

Giữ nguyên các yếu tố

Man (2001)

2. Năng lực cam kết

(Commitment

Competency) (4 yếu tố)

2. Năng lực cam kết

(Commitment

Competency) (4 yếu tố)

Không chỉnh sửa từ ngữ sử

dụng

Giữ nguyên các yếu tố

Man (2001)

3. Năng lực nhận thức

(Conceptual

Competency) (7 yếu tố)

3. Năng lực phân tích -

sáng tạo (Conceptual

Competency) (7 yếu tố)

Chỉnh sửa từ ngữ sử dụng

Giữ nguyên các yếu tố

Man (2001)

4. Năng lực nhận thức

cơ hội (Opportunity

competency) (4 yếu tố)

4.Năng lực nắm bắt cơ

hội (Opportunity

competency) (4 yếu tố)

Chỉnh sửa từ ngữ sử dụng

Giữ nguyên các yếu tố

Man (2001)

5.Năng lực tổ chức và

lãnh đạo (Organising

and leading

Competency) (10 yếu tố)

5. Năng lực tổ chức -

lãnh đạo (Organising

and leading

Competency) (10 yếu tố)

Không chỉnh sửa từ ngữ sử

dụng

Giữ nguyên các yếu tố

Man (2001)

6. Năng lực thiết lập

quan hệ (Relationship

Competency) (5 yếu tố)

6. Năng lực thiết lập

quan hệ (Relationship

Competency) (5 yếu tố)

Không chỉnh sửa từ ngữ sử

dụng

Giữ nguyên các yếu tố

Man (2001)

7. Năng lực học tập

(Learning Competency)

(5 yếu tố)

7. Năng lực học tập

(Learning Competency)

(5 yếu tố)

Không chỉnh sửa từ ngữ sử

dụng

Giữ nguyên các yếu tố

Man (2001)

8. Năng lực cá nhân

(Personal Competency)

(5 yếu tố)

Quản trị tốt thời gian của

8. Năng lực cá nhân

(Personal Competency)

(7 yếu tố)

Sử dụng hiệu quả thời

Chỉnh sửa từ ngữ sử dụng

Bổ sung 2 yếu tố:

Bền bỉ cả về thể chất lẫn tinh

thần

Man (2001)

168

Thang đo từ lý thuyết Thang đo điều chỉnh Ghi chú Nguồn

bản thân

gian của bản thân

Cân bằng giữa gia đình và

công việc kinh doanh

9. Năng lực kỹ

thuật(Technical

Competency) (4 yếu tố)

9. Năng lực chuyên

môn nghiệp vụ

(Technical Competency)

(4 yếu tố)

Chỉnh sửa từ ngữ sử dụng

Nhóm năng lực này được

đề xuất bởi tác giả và nhận

được sự ủng hộ từ các đối

tượng tham gia khảo sát

Chandler &

Jansen (1992)

10. Năng lực đạo đức

(Social Responsibility

Competency) (6 yếu tố)

10. Năng lực thực hiện

trách nhiệm xã hội

(Social Responsibility

Competency) (6 yếu tố)

Chỉnh sửa từ ngữ sử dụng

Nhóm năng lực này được

đề xuất bởi tác giả và nhận

được sự ủng hộ từ các đối

tượng tham gia khảo sát.

Ahmad (2007)

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Bảng 14. Kết quả điều chỉnh thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp dựa trên nghiên cứu định tính Thang đo từ lý thuyết Thang đo điều chỉnh Ghi chú Nguồn

1. Phương diện tài chính (2 yếu tố)

1. Phương diện tài chính (2 yếu tố)

Không chỉnh sửa từ

ngữ sử dụng

Giữ nguyên các yếu

tố

Kaplan & Norton

(1993), Lê Thị

Phương Thảo

(2016)

2. Phương diện khách

hàng (3 yếu tố) 2. Phương diện khách

hàng (3 yếu tố)

Không chỉnh sửa từ

ngữ sử dụng

Giữ nguyên các yếu

tố

Kaplan &

Norton (1993),

Lê Thị Phương

Thảo (2016)

3. Phương diện quy trình

nội bộ (5 yếu tố)

. Công suất máy móc thiết

bị đạt chỉ tiêu

. Hoạt động chăm sóc

khách hàng hiệu quả

3. Phương diện quy

trình nội bộ (5 yếu tố)

. Công suất trang thiết bị

đạt chỉ tiêu

. Thời gian chờ của khách

hàng giảm

Chỉnh sửa từ ngữ sử

dụng

Giữ nguyên các yếu

tố

Kaplan &

Norton (1993),

Lê Thị Phương

Thảo (2016)

4. Phương diện đào tạo –

phát triển (3 yếu tố) 4. Phương diện đào tạo

– phát triển (3 yếu tố)

Không chỉnh sửa từ

ngữ sử dụng

Giữ nguyên các yếu

tố

Kaplan &

Norton (1993),

Lê Thị Phương

Thảo (2016)

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

3. Kiểm định ước lượng mô hình bằng Boostrap

Kiểm định Boostrap dùng để kiểm tra mức độ tin cậy của các hệ số ước lượng

trong mô hình. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp boostrap với số lượng mẫu lặp

lại là B=1000.

Giả thuyết H0 : Bias = 0, H1: Bias ≠0

Bảng 15. Các trọng số chưa chuẩn hóa phân tích Bootstrap

Mối quan hệ giữa các biến Ước lượng Mean Bias SE-Bias C.R

TL HDDN 0,818 0,821 0,003 0,006 0,500

NCTD HDDN 0,034 0,046 0,001 -0,003 -0,333

DM HDDN 0,026 0,050 0,001 -0,001 -1,000

169

Mối quan hệ giữa các biến Ước lượng Mean Bias SE-Bias C.R

KSNT HDDN 0,031 0,060 0,001 0,002 0,500

RR HDDN 0,034 0,117 0,001 -0,001 -1,000

H2. NLKD HDDN 0,563 0,561 -0,002 0,005 -0,400

TNXH HDDN 0,035 0,087 0,001 -0,004 -0,250

DHCL HDDN 0,041 0,178 0,001 0,004 0,250

NLCK HDDN 0,048 0,162 0,001 -0,005 -0,200

TLQH HDDN 0,030 0,213 0,001 0,000 1,000

NBCH HDDN 0,032 0,203 0,001 -0,002 -0,500

TCLD HDDN 0,034 0,164 0,001 0,005 0,200

TLQH HDDN 0,032 0,122 0,001 0,003 0,333

NLHT HDDN 0,039 0,107 0,001 0,002 0,500

CMNV HDDN 0,029 0,197 0,001 -0,002 -0,500

NLCN HDDN 0,026 0,16 0,001 -0,002 -0,500

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2018)

170

PHỤ LỤC 2

1. Phiếu thăm dò ý kiến chuyên gia

1.1. Phiếu thăm dò ý kiến giảng viên am hiểu về kinh doanh và khởi nghiệp kinh

doanh

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Kính chào quý Thầy/Cô!

Tôi là Hoàng La Phương Hiền, giảng viên Đại học Kinh tế Huế, đang thực hiện

đề tài “Ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến hoạt

động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa

Thiên Huế”.

Để hoàn thiện khung lý thuyết và thang đo về đặc điểm tâm lý, năng lực kinh

doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, rất mong

quý Thầy/Cô góp ý xây dựng một số vấn đề sau:

Phần 1: Một số góp ý và đề xuất để hoàn thiện khung lý thuyết và thang đo về

đặc điểm tâm lý, năng lực kinh doanh của doanh nhân và hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

Trong phạm vi đề tài này:

Doanh nhân được hiểu là doanh nhân là người chủ, tham gia quản lý và điều

hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu lợi nhuận; phải luôn

đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn trong tiến trình kinh doanh để đạt được

sự tăng trưởng; đồng thời họ cũng phải là người gắn liền với quá trình sáng tạo và đổi

mới để thành công trên cơ sở của việc nhận thức những cơ hội kinh doanh có giá trị

Đặc điểm tâm lý là một trong số những đặc điểm quan trọng của doanh nhân

ngoài cách tiếp cận phổ biến về đặc điểm nhân chủng học. Nhóm đặc điểm này được

nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận động cơ, thuộc tính cá nhân, giá trị cá nhân,

mục tiêu và thái độ.

Năng lực kinh doanh được hiểu là Năng lực kinh doanh là sự hợp nhất giữa

kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi và một số phẩm chất cá nhân của doanh nhân

nhằm đáp ứng những yêu cầu của hoạt động kinh doanh và duy trì sự thành công

trong kinh doanh

171

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiếp cận ở góc độ là kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 1: Để thành công trong kinh doanh, theo quý Thầy/Cô thì doanh nhân cần

phải hội tụ một số đặc điểm tâm lý quan trọng nào?

Câu 2: Để thành công trong kinh doanh, theo quý Thầy/Cô thì doanh nhân cần

phải đáp ứng một số nhóm năng lực quan trọng nào trong kinh doanh?

Câu 3: Theo quý Thầy/Cô, một số chỉ tiêu nào nên được sử dụng để đo lường

kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Câu 4: Xin vui lòng xếp loại mức độ quan trọng (từ 1 đến 10) cho 10 nhóm

năng lực kinh doanh thành phần đối với sự thành công trong hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp:

Năng lực định hướng chiến lược

Năng lực này được thể hiện thông qua một số biểu hiện hành vi như là xây dựng tầm

nhìn và chiến lược, hoạch định, thiết lập mục tiêu, chào bán các ý tưởng

Năng lực cam kết

Năng lực này ám chỉ động cơ mạnh mẽ để cạnh tranh, động lực đủ lớn để vượt qua

sóng gió trên thương trường, có tiềm lực để tạo ra sự ảnh hưởng và cống hiến hết

mình cho hoạt động kinh doanh

Năng lực nhận thức (năng lực sáng tạo và phân tích)

Năng lực này được hiểu là sự tựu trung của khả năng nhận thức, kỹ năng ra quyết

định, khả năng lượng hóa rủi ro, suy nghĩ biện chứng, khả năng sáng tạo, cải tiến và

giảm thiểu rủi ro

Năng lực nắm bắt cơ hội

Năng lực này liên quan đến khả năng nhận diện và nắm bắt cơ hội, và dự báo, nắm

bắt nhu cầu khách hàng

Năng lực tổ chức và lãnh đạo

Năng lực này ám chỉ khả năng định hướng, lãnh đạo, động viên thuộc cấp, lập kế

hoạch công việc, phát triển chương trình hành động và chuẩn bị ngân sách

Năng lực thiết lập quan hệ

Năng lực này bao gôm kỹ năng giao tiếp, thiết lập quan hệ và khả năng tạo ra sức ảnh

hưởng để có được sự trợ lực trong kinh doanh

Năng lực học tập

Năng lực này liên quan đến khả năng học tập từ nhiều hình thức khác nhau (ví dụ

như: học tập từ trường lớp, sách vở và từ những trải nghiệm thực tế trong kinh

doanh), bền bỉ tìm kiếm và sẵn lòng đón nhận những thông tin và tri thức mới

Năng lực cá nhân

172

Năng lực này được thể hiện thông qua những con người sở hữu động cơ cá nhân

mạnh mẽ, tự tin, nhận thức được điểm mạnh của bản thân, có tham vọng, có kỹ năng

quản lý thời gian, có trách nhiệm, bền bỉ và quyết tâm

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Năng lực này được thể hiện thông qua kỹ năng thực hiện các hoạt động chuyên môn

nghiệp vụ, thể hiện được sự am hiểu về ngành và lĩnh vực kinh doanh mà bản thân

doanh nhân đang hoạt độn

Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội

Năng lực này được thể hiện thông qua khả năng thực hiện trách nhiệm của doanh

nhân không chỉ đối với hoạt động kinh doanh mà còn với các đối tác hữu quan bên

trong và bên ngoài doanh nghiệp như là người lao động, môi trường và cộng đồng

Phần 2: Đánh giá tầm quan trọng về các nội dung liên quan đến đặc điểm tâm

lý, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp nhỏ và vừa

Xin quý Thầy/Cô đánh giá tầm quan trọng về các nội dung sau bằng cách

đánh dấu “X” vào một ô thích hợp.

Một số đặc điểm tâm lý nổi trội và kinh điển luôn được đề cập trong rất nhiều

nghiên cứu về vấn đề doanh nhân và khởi nghiệp và đây cũng là những đặc điểm

không thể thiếu giúp phân biệt doanh nhân với những nhóm người khác đó là: Nhu cầu

thành đạt, xu hướng đổi mới, xu hướng kiểm soát nội tại, xu hướng chấp nhận rủi ro.

Đặc điểm tâm lý của doanh nhân

Tầm quan trọng

(1 là rất không quan trọng và 5

là rất quan trọng)

Nhu cầu thành đạt

Những cá nhân có nhu cầu này cao sẽ rất kiên định; nỗ lực một cách bền bỉ, liên tục, không

mệt mỏi để vượt khó và cống hiến hết mình cho định hướng tương lai; đặc biệt ưu tiên cho việc

hoàn thành nhiệm vụ và sẵn sàng hy sinh thời gian cũng như các yếu tố nguồn lực cá nhân vì

mục tiêu và tham vọng.

1. Nỗ lực hết mình để thỏa mãn khát vọng cháy bỏng 1 2 3 4 5

2. Sẽ không thấy hài lòng cho đến khi đạt được kết quả kỳ

vọng 1 2 3 4 5

3. Hiếm khi cảm thấy tự hào và viên mãn với công việc của

mình 1 2 3 4 5

4. Dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những mục tiêu tương

lai hơn là quan tâm đến thành tích quá khứ 1 2 3 4 5

5. Đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng 1 2 3 4 5

Xu hướng đổi mới

Những cá nhân có đặc điểm tâm lý này thì có xu hướng sáng tạo, khả năng khởi xướng các ý

mới và độc đáo, phát minh ra sản phẩm mới, và thường gắn liền với hoạt động cải tiến sản

173

phẩm, cải tiến quy trình hay nhận thức

1. Cho rằng mình là người sáng tạo và cải tiến 1 2 3 4 5

2. Muốn là người khởi xướng sự thay đổi trong công việc

kinh doanh 1 2 3 4 5

3. Dùng những cách thức độc đáo để kinh doanh 1 2 3 4 5

4. Thích làm việc trong môi trường khuyến khích sự sáng tạo

1 2 3 4 5

5. Quan niệm rằng việc tìm kiếm những cách thức mới để

thực hiện hoạt động kinh doanh là rất quan trọng 1 2 3 4 5

Xu hướng kiểm soát nội tại

Những cá nhân có xu hướng kiểm soát nội tại quan niệm rằng khả năng, kỹ năng và nỗ lực bản

thân sẽ có những tác động tích cực để giúp họ vượt qua số phận thay vì sự may mắn, có tinh

thần trách nhiệm cao với sự thành công hay thất bại của bản thân, có thể tạo ra những thành

quả tốt đẹp bằng khả năng và sự cố gắng của chính mình

1. Số phận là do bản thân kiểm soát 1 2 3 4 5

2. Sự thành bại trong kinh doanh là do bản thân quyết định 1 2 3 4 5

3. Mọi tình huống kinh doanh có thể được kiểm soát bởi bản

thân 1 2 3 4 5

4. Hầu hết mọi tình huống tốt hay xấu trong kinh doanh

không phụ thuộc vào sự may mắn 1 2 3 4 5

6. Mọi vấn đề xảy ra trong kinh doanh đều chịu sự chi phối

của của bản thân chứ không phải từ các tác nhân bên ngoài 1 2 3 4 5

Xu hướng chấp nhận rủi ro

Những cá nhân với tố chất này là những người biết chấp nhận rủi ro, biết giảm thiểu rủi ro và

có khả năng chịu đựng sự không chắc chắn. Họ có khả năng thực hiện những công việc trong

những môi trường căng thẳng và điều này khiến họ trở nên thành công hơn và khả năng tồn

tại cao hơn trên thương trường

1. Sẵn lòng chấp nhận mọi rủi ro để khởi nghiệp kinh doanh 1 2 3 4 5

2. Mua các loại bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp 1 2 3 4 5

3. Hứng thú với những hoạt động kinh doanh đầy mạo hiểm 1 2 3 4 5

4. Cần biết câu trả lời trước khi đặt câu hỏi 1 2 3 4 5

5. Chỉ sẵn lòng tham gia vào các hoạt động kinh doanh khi

biết rõ về nó 1 2 3 4 5

Năng lực kinh doanh của doanh nhân

Tầm quan trọng

(1 là rất không quan trọng và 5

là rất quan trọng)

Năng lực định hướng chiến lược

Năng lực này được thể hiện thông qua một số biểu hiện hành vi như là xây dựng tầm nhìn và

chiến lược, hoạch định, thiết lập mục tiêu, chào bán các ý tưởng

1.Xác định những cơ hội kinh doanh dài hạn 1 2 3 4 5

2. Nhận thức được những chiều hướng thay đổi của thị

trường 1 2 3 4 5

3. Ưu tiên những công việc gắn liền với mục tiêu kinh doanh 1 2 3 4 5

4. Điều chỉnh hoạt động kinh doanh để phù hợp hơn với mục

tiêu dài hạn và sự thay đổi 1 2 3 4 5

174

5. Kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp với những

mục tiêu chiến lược

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

6. Xây dựng chiến lược ứng phó với các thách thức và rủi ro

kinh doanh 1 2 3 4 5

7.Giám sát quy trình hoạt động để đạt được mục tiêu chiến

lược 1 2 3 4 5

8. Tiên liệu và dự báo những xu hướng thay đổi của ngành

trong tương lai 1 2 3 4 5

9. Tạo ra được những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ 1 2 3 4 5

Năng lực cam kết

Năng lực này bao gồm động cơ mạnh mẽ để cạnh tranh, động lực đủ lớn để vượt qua sóng gió

trên thương trường, có tiềm lực để tạo ra sự ảnh hưởng và cống hiến hết mình cho hoạt động

kinh doanh

1. Cống hiến hết mình cho sự nghiệp kinh doanh 1 2 3 4 5

2. Không để hoạt động kinh doanh thất bại khi vẫn còn khả

năng 1 2 3 4 5

3. Có động cơ mạnh mẽ bên trong để theo đuổi khát vọng 1 2 3 4 5

4. Kiên định với các mục tiêu kinh doanh dài hạn 1 2 3 4 5

Năng lực nhận thức (năng lực phân tích - sáng tạo)

Năng lực này được hiểu là sự tựu trung của khả năng nhận thức, kỹ năng ra quyết định, khả

năng lượng hóa rủi ro, suy nghĩ biện chứng, khả năng sáng tạo, cải tiến và đổi mới

1. Chủ động và linh hoạt ứng phó với sự thay đổi 1 2 3 4 5

2. Áp dụng được các ý tưởng vào thực tiễn kinh doanh 1 2 3 4 5

3. Đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn 1 2 3 4 5

4. Dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh 1 2 3 4 5

5. Cải tiến và tạo sự khác biệt trong kinh doanh 1 2 3 4 5

6. Khám phá các ý tưởng kinh doanh mới 1 2 3 4 5

7. Tận dụng được các cơ hội kinh doanh từ sự thay đổi 1 2 3 4 5

8. Ra quyết định nhanh chóng và kịp thời 1 2 3 4 5

Năng lực nắm bắt cơ hội

Năng lực này liên quan đến khả năng nhận diện, nắm bắt cơ hội và dự báo, xác định nhu cầu

khách hàng

1. Xác định hàng hóa/dịch vụ khách hàng muốn 1 2 3 4 5

2. Nhận thức được nhu cầu thiếu hụt của khách hàng 1 2 3 4 5

3. Chủ động tìm kiếm những sản phẩm/dịch vụ mang lại lợi

ích thực sự cho khách hàng 1 2 3 4 5

4. Chớp lấy thời cơ kinh doanh 1 2 3 4 5

Năng lực tổ chức và lãnh đạo

Năng lực này được thể hiện thông qua khả năng dẫn dắt, tiếp lửa, động viên thuộc cấp, lập kế

hoạch công việc, phát triển chương trình hành động và chuẩn bị ngân sách

1. Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh 1 2 3 4 5

2. Hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp 1 2 3 4 5

3. Vận hành doanh nghiệp 1 2 3 4 5

4. Tổ chức nguồn lực 1 2 3 4 5

175

5. Phối hợp công việc 1 2 3 4 5

6. Giám sát cấp dưới 1 2 3 4 5

7. Lãnh đạo cấp dưới 1 2 3 4 5

8. Bố trí con người cho phù hợp với công việc 1 2 3 4 5

9. Động viên cấp dưới 1 2 3 4 5

10. Ủy quyền trong quản trị 1 2 3 4 5

Năng lực thiết lập quan hệ

Năng lực này bao gồm kỹ năng giao tiếp, thiết lập quan hệ và khả năng tạo ra sức ảnh hưởng

để có được sự trợ lực trong kinh doanh

1. Xây dựng mối quan hệ với nhân viên và đối tác kinh

doanh 1 2 3 4 5

2. Đàm phán với đối tác bên trong và bên ngoài doanh

nghiệp 1 2 3 4 5

3. Tương tác với nhân viên và đối tác kinh doanh 1 2 3 4 5

4. Duy trì được các mối quan hệ với nhân viên và đối tác

kinh doanh 1 2 3 4 5

5. Giao tiếp với nhân viên và đối tác kinh doanh

6. Tạo ra môi trường làm việc hợp tác và hội nhập 1 2 3 4 5

Năng lực học tập

Năng lực này liên quan đến khả năng học tập từ nhiều hình thức khác nhau (ví dụ như: học tập

từ trường lớp, sách vở và từ những trải nghiệm thực tế trong kinh doanh), bền bỉ tìm kiếm và

sẵn lòng đón nhận những thông tin và tri thức mới

1. Học tập từ nhiều cách thức khác nhau (học từ trường lớp,

học từ thực tế công việc) 1 2 3 4 5

2. Chủ động học tập 1 2 3 4 5

3. Mở rộng kiến thức trong kinh doanh 1 2 3 4 5

4. Cập nhật kiến thức trong kinh doanh 1 2 3 4 5

5. Áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được vào thực

tiễn kinh doanh 1 2 3 4 5

Năng lực cá nhân

Năng lực này được thể hiện thông qua những con người sở hữu động cơ cá nhân mạnh mẽ, tự

tin, nhận thức được điểm mạnh của bản thân, có tham vọng, có kỹ năng quản lý thời gian, có

trách nhiệm, bền bỉ và quyết tâm

1. Duy trì được nguồn năng lượng dồi dào cho bản thân trong

kinh doanh 1 2 3 4 5

2. Động viên bản thân để đạt được hiệu quả cao trong công

việc 1 2 3 4 5

3. Sẵn sàng điều chỉnh bản thân trước những góp ý có tính

chất xây dựng 1 2 3 4 5

4. Duy trì thái độ lạc quan trong kinh doanh 1 2 3 4 5

5. Sử dụng hiệu quả thời gian của bản thân 1 2 3 4 5

6. Nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân 1 2 3 4 5

7. Phát triển được nghề nghiệp bản thân 1 2 3 4 5

8. Nhận thức và khắc phục được những thiếu sót của bản

thân 1 2 3 4 5

176

9. Bền bỉ cả về thể chất lẫn tinh thần 1 2 3 4 5

10. Cân bằng giữa gia đình và công việc kinh doanh 1 2 3 4 5

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Năng lực này được thể hiện thông qua kỹ năng thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ,

thể hiện được sự am hiểu về ngành và lĩnh vực kinh doanh mà bản thân doanh nhân đang hoạt

động

1. Am hiểu về lĩnh vực chuyên môn và chức năng 1 2 3 4 5

2. Sử dụng được các công cụ hay kỹ thuật phù hợp phục vụ

cho hoạt động kinh doanh 1 2 3 4 5

3. Có nền tảng kiến thức kinh doanh 1 2 3 4 5

4. Áp dụng được kiến thức chuyên môn trong kinh doanh 1 2 3 4 5

Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội

Năng lực này bao gồm khả năng thực hiện trách nhiệm của doanh nhân không chỉ đối với hoạt

động kinh doanh mà còn với các đối tác hữu quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như

là người lao động, môi trường và cộng đồng

1. Duy trì mối quan hệ với các tổ chức từ thiện 1 2 3 4 5

2. Tiên phong trong các hoạt động vì cộng đồng 1 2 3 4 5

3. Quan tâm đến phúc lợi của nhân viên 1 2 3 4 5

4. Tạo ra cơ hội việc làm cho cộng đồng 1 2 3 4 5

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong phạm vi nghiên cứu này hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp được tiếp cận ở góc độ là kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp và được đánh giá toàn diện

thông qua 4 phương diện sau:

Tầm quan trọng

(1 là rất không quan trọng và 5

là rất quan trọng)

Phương diện tài chính

1. Doanh số 1 2 3 4 5

2. Lợi nhuận 1 2 3 4 5

Phương diện khách hàng

1.Thị phần của doanh nghiệp 1 2 3 4 5

2. Số lượng khách hàng mới 1 2 3 4 5

3. Số lượng khách hàng hài lòng về doanh nghiệp 1 2 3 4 5

Phương diện quy trình nội

1. Hệ thống công nghệ thông tin 1 2 3 4 5

2. Công suất trang thiết bị 1 2 3 4 5

3. Hoạt động chăm sóc khách hàng 1 2 3 4 5

4. Số lượng sản phẩm mới, dịch vụ mới 1 2 3 4 5

5. Các chương trình hoạt động xã hội của doanh nghiệp 1 2 3 4 5

Phương diện đào tạo và phát triển

1.Số lượng người lao động đã qua đào tạo 1 2 3 4 5

2. Sự hài lòng của người lao động về doanh nghiệp 1 2 3 4 5

3. Số lượng các vụ sai phạm liên quan đến đạo đức nghề

nghiệp của người lao động 1 2 3 4 5

Xin trân trọng cám ơn!

177

1.2. Phiếu thăm dò ý kiến doanh nhân

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN DOANH NHÂN

Kính chào quý Ông/Bà doanh nhân – Chủ các DNNVV!

Tôi là Hoàng La Phương Hiền, giảng viên Đại học Kinh tế Huế, đang thực hiện

đề tài “Ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh doanh của doanh nhân đến hoạt

động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Thừa

Thiên Huế”.

Để hoàn thiện khung lý thuyết và thang đo về đặc điểm tâm lý, năng lực kinh

doanh của doanh nhân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, rất mong quý

Ông/Bà góp ý xây dựng một số vấn đề sau:

Phần 1. Thông tin chung

Vui lòng đánh dấu “X” vào ô phù hợp với ý kiến của Ông / Bà.

1. Giới tính

1. Nam 2. Nữ

2. Năm thành lập doanh nghiệp

…………………………..

3. Tình trạng hôn nhân

1. Độc thân 2. Đã kết hôn

4. Độ tuổi

1. Dưới 35 2. 36 – 50 tuổi 3. Trên 50 tuổi

5. Trình độ học vấn

1. Phổ thông trung học 2. Trung cấp, cao đẳng 3. Đại

học

4. Thạc sỹ 5. Tiến sỹ 6. Khác

6. Số năm tham gia hoạt động kinh doanh

1. Dưới 5 năm 2. 5 – 10 năm 3. Trên 10 năm

7. Loại hình doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp tư nhân 2. Công ty cổ phần

3.Công ty trách nhiệm hữu hạn 4. Khác

8. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

1.Bán buôn, bán lẻ, lắp ráp, sửa chữa phương tiện và máy móc thiết bị

2.Vận tải, kho bãi

3.Dịch vụ lưu trú và ăn uống

4.Hoạt động giáo dục và đào tạo

5.Thông tin và truyền thông

6.Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

7.Hoạt động kinh doanh bất động sản

8.Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

9.Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

10.Y tế và cứu trợ xã hội

178

11.Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

12. Xây dựng

13.Hoạt động khác: …………………..

9. Qui mô doanh nghiệp về số lao động

1. Dưới 10 lao động 2. 10 – 50 lao động

3.51 – 100 lao động

10. Có người thân sở hữu doanh nghiệp

1. Có 2. Không

11. Đã tham gia các chương trình đào tạo để phục vụ hoạt động kinh

doanh và quản trị doanh nghiệp

1. Có 2. Không

12. Ông/Bà đã từng làm công việc kinh doanh trước đây dù không phải

làm chủ

1. Có 2. Không

13. Ông/Bà đã từng thực hiện hoạt động khởi nghiệp (làm chủ một doanh

nghiệp khác) trước đây

1. Có 2.

Không

14. Thời gian trung bình mỗi ngày Ông/Bà cống hiến cho hoạt động kinh

doanh

1. Dưới 8 tiếng 2. 8 – 12 tiếng 3.Trên 12 tiếng

15. Ngoài làm chủ doanh nghiệp hiện tại, Ông/Bà có đồng thời thực hiện hoạt

động kinh doanh nào khác?

1. Có 2. Không

16. Động cơ khởi nghiệp kinh doanh của Ông/Bà là gì? (Có thể đồng thời lựa

chọn nhiều phương án)

1. Làm giàu và tận hưởng cuộc sống độc lập về mặt tài chính

2. Tận hưởng cuộc sống tự do khi làm chủ

3. Thoát khỏi sự nhàm chán khi đi làm thuê

4. Được nổi tiếng 5. Động cơ khác …………

179

Phần 2: Một số góp ý và đề xuất để hoàn thiện khung lý thuyết và thang đo về

đặc điểm tâm lý, năng lực kinh doanh của doanh nhân và hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

Trong phạm vi đề tài này:

Doanh nhân được hiểu là doanh nhân là người chủ, tham gia quản lý và điều

hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu lợi nhuận; phải luôn

đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn trong tiến trình kinh doanh để đạt được

sự tăng trưởng; đồng thời họ cũng phải là người gắn liền với quá trình sáng tạo và đổi

mới để thành công trên cơ sở của việc nhận thức những cơ hội kinh doanh có giá trị

Đặc điểm tâm lý là một trong số những đặc điểm quan trọng của doanh nhân

ngoài cách tiếp cận phổ biến về đặc điểm nhân chủng học. Nhóm đặc điểm này được

nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận động cơ, thuộc tính cá nhân, giá trị cá nhân,

mục tiêu và thái độ.

Năng lực kinh doanh được hiểu là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, hành vi,

thái độ và một số đặc điểm cá nhân khác của doanh nhân nhằm đáp ứng những yêu

cầu của hoạt động kinh doanh từ đó giúp họ đạt được và duy trì sự thành công trong

kinh doanh. Trong đó, doanh nhân trong các DNNVV phải đồng thời đảm trách ba vai

trò cơ bản đó là vai trò của nhà kinh doanh, nhà quản lý và nhà chuyên môn.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiếp cận ở góc độ là kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 1: Để thành công trong kinh doanh, theo quý Ông/Bà thì doanh nhân cần

phải hội tụ một số đặc điểm tâm lý quan trọng nào?

Câu 2: Để thành công trong kinh doanh, theo quý Ông/Bà thì doanh nhân cần

phải đáp ứng một số nhóm năng lực kinh doanh quan trọng nào trong kinh doanh?

Câu 3: Theo quý Ông/Bà, một số chỉ tiêu nào nên được sử dụng để đo lường

kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Câu 4: Xin vui lòng xếp loại mức độ quan trọng (từ 1 đến 10) cho 10 nhóm

năng lực kinh doanh thành phần đối với sự thành công trong hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp:

Năng lực định hướng chiến lược

Năng lực này được thể hiện thông qua một số biểu hiện hành vi như là xây dựng tầm

nhìn và chiến lược, hoạch định, thiết lập mục tiêu, chào bán các ý tưởng

180

Năng lực cam kết

Năng lực này ám chỉ động cơ mạnh mẽ để cạnh tranh, động lực đủ lớn để vượt qua

sóng gió trên thương trường, có tiềm lực để tạo ra sự ảnh hưởng và cống hiến hết

mình cho hoạt động kinh doanh

Năng lực nhận thức (năng lực sáng tạo và phân tích)

Năng lực này được hiểu là sự tựu trung của khả năng nhận thức, kỹ năng ra quyết

định, khả năng lượng hóa rủi ro, suy nghĩ biện chứng, khả năng sáng tạo, cải tiến và

giảm thiểu rủi ro

Năng lực nắm bắt cơ hội

Năng lực này liên quan đến khả năng nhận diện và nắm bắt cơ hội, và dự báo, nắm

bắt nhu cầu khách hàng

Năng lực tổ chức và lãnh đạo

Năng lực này bao gồm khả năng định hướng, lãnh đạo, động viên thuộc cấp, lập kế

hoạch công việc, phát triển chương trình hành động và chuẩn bị ngân sách

Năng lực thiết lập quan hệ

Năng lực này bao gôm kỹ năng giao tiếp, thiết lập quan hệ và khả năng tạo ra sức ảnh

hưởng để có được sự trợ lực trong kinh doanh

Năng lực học tập

Năng lực này liên quan đến khả năng học tập từ nhiều hình thức khác nhau (ví dụ

như: học tập từ trường lớp, sách vở và từ những trải nghiệm thực tế trong kinh

doanh), bền bỉ tìm kiếm và sẵn lòng đón nhận những thông tin và tri thức mới

Năng lực cá nhân

Năng lực này được thể hiện thông qua những con người sở hữu động cơ cá nhân

mạnh mẽ, tự tin, nhận thức được điểm mạnh của bản thân, có tham vọng, có kỹ năng

quản lý thời gian, có trách nhiệm, bền bỉ và quyết tâm

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Năng lực này được thể hiện thông qua kỹ năng thực hiện các hoạt động chuyên môn

nghiệp vụ, thể hiện được sự am hiểu về ngành và lĩnh vực kinh doanh mà bản thân

doanh nhân đang hoạt độn

Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội

Năng lực này được thể hiện thông qua khả năng thực hiện trách nhiệm của doanh

nhân không chỉ đối với hoạt động kinh doanh mà còn với các đối tác hữu quan bên

trong và bên ngoài doanh nghiệp như là người lao động, môi trường và cộng đồng

Phần 2: Đánh giá tầm quan trọng về các nội dung liên quan đến đặc điểm tâm

lý, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp nhỏ và vừa

Xin quý Ông/Bà đánh giá tầm quan trọng về các nội dung sau bằng cách

đánh dấu “X” vào một ô thích hợp.

Một số đặc điểm tâm lý nổi trội và kinh điển luôn được đề cập trong rất nhiều

nghiên cứu về vấn đề doanh nhân và khởi nghiệp và đây cũng là những đặc điểm

181

không thể thiếu giúp phân biệt doanh nhân với những nhóm người khác đó là: Nhu cầu

thành đạt, xu hướng đổi mới, xu hướng kiểm soát nội tại, xu hướng chấp nhận rủi ro.

Đặc điểm tâm lý của doanh nhân

Tầm quan trọng

(1 là rất không quan trọng và 5

là rất quan trọng)

Nhu cầu thành đạt

Những cá nhân có nhu cầu này cao sẽ rất kiên định; nỗ lực một cách bền bỉ, liên tục, không

mệt mỏi để vượt khó và cống hiến hết mình cho định hướng tương lai; đặc biệt ưu tiên cho việc

hoàn thành nhiệm vụ và sẵn sàng hy sinh thời gian cũng như các yếu tố nguồn lực cá nhân vì

mục tiêu và tham vọng.

1. Nỗ lực hết mình để thỏa mãn khát vọng cháy bỏng 1 2 3 4 5

2. Sẽ không thấy hài lòng cho đến khi đạt được kết quả kỳ

vọng 1 2 3 4 5

3. Hiếm khi cảm thấy tự hào và viên mãn với công việc của

mình 1 2 3 4 5

4. Dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những mục tiêu tương

lai hơn là quan tâm đến thành tích quá khứ 1 2 3 4 5

5. Đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng 1 2 3 4 5

Xu hướng đổi mới

Những cá nhân có đặc điểm tâm lý này thì có xu hướng sáng tạo, khả năng khởi xướng các ý

mới và độc đáo, phát minh ra sản phẩm mới, và thường gắn liền với hoạt động cải tiến sản

phẩm, cải tiến quy trình hay nhận thức

1. Cho rằng mình là người sáng tạo và cải tiến 1 2 3 4 5

2. Muốn là người khởi xướng sự thay đổi trong công việc

kinh doanh 1 2 3 4 5

3. Dùng những cách thức độc đáo để kinh doanh 1 2 3 4 5

4. Thích làm việc trong môi trường khuyến khích sự sáng tạo

1 2 3 4 5

5. Quan niệm rằng việc tìm kiếm những cách thức mới để

thực hiện hoạt động kinh doanh là rất quan trọng 1 2 3 4 5

Xu hướng kiểm soát nội tại

Những cá nhân có xu hướng kiểm soát nội tại quan niệm rằng khả năng, kỹ năng và nỗ lực bản

thân sẽ có những tác động tích cực để giúp họ vượt qua số phận thay vì sự may mắn, có tinh

thần trách nhiệm cao với sự thành công hay thất bại của bản thân, có thể tạo ra những thành

quả tốt đẹp bằng khả năng và sự cố gắng của chính mình

1. Số phận là do bản thân kiểm soát 1 2 3 4 5

2. Sự thành bại trong kinh doanh là do bản thân quyết định 1 2 3 4 5

3. Mọi tình huống kinh doanh có thể được kiểm soát bởi bản

thân 1 2 3 4 5

4. Hầu hết mọi tình huống tốt hay xấu trong kinh doanh

không phụ thuộc vào sự may mắn 1 2 3 4 5

6. Mọi vấn đề xảy ra trong kinh doanh đều chịu sự chi phối

của khả năng, sự kiểm soát và sự dẫn dắt của bản thân chứ 1 2 3 4 5

182

không phải từ các tác nhân bên ngoài

Xu hướng chấp nhận rủi ro

Những cá nhân với tố chất này là những người biết chấp nhận rủi ro, biết giảm thiểu rủi ro và

có khả năng chịu đựng sự không chắc chắn. Họ có khả năng thực hiện những công việc trong

những môi trường căng thẳng và điều này khiến họ trở nên thành công hơn và khả năng tồn

tại cao hơn trên thương trường

1. Sẵn lòng chấp nhận mọi rủi ro để khởi nghiệp kinh doanh 1 2 3 4 5

2. Mua các loại bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp 1 2 3 4 5

3. Hứng thú với những hoạt động kinh doanh đầy mạo hiểm 1 2 3 4 5

4. Cần biết câu trả lời trước khi đặt câu hỏi 1 2 3 4 5

5. Chỉ sẵn lòng tham gia vào các hoạt động kinh doanh khi

biết rõ về nó 1 2 3 4 5

Năng lực kinh doanh của doanh nhân

Tầm quan trọng

(1 là rất không quan trọng và 5

là rất quan trọng)

Năng lực định hướng chiến lược

Năng lực này được thể hiện thông qua một số biểu hiện hành vi như là xây dựng tầm nhìn và

chiến lược, hoạch định, thiết lập mục tiêu, chào bán các ý tưởng

1.Xác định những cơ hội kinh doanh dài hạn 1 2 3 4 5

2. Nhận thức được những chiều hướng thay đổi của thị

trường 1 2 3 4 5

3. Ưu tiên những công việc gắn liền với mục tiêu kinh doanh 1 2 3 4 5

4. Điều chỉnh hoạt động kinh doanh để phù hợp hơn với mục

tiêu dài hạn và sự thay đổi 1 2 3 4 5

5. Kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp với những

mục tiêu chiến lược

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

6. Xây dựng chiến lược ứng phó với các thách thức và rủi ro

kinh doanh 1 2 3 4 5

7.Giám sát quy trình hoạt động để đạt được mục tiêu chiến

lược 1 2 3 4 5

8. Tiên liệu và dự báo những xu hướng thay đổi của ngành

trong tương lai 1 2 3 4 5

9. Tạo ra được những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ 1 2 3 4 5

Năng lực cam kết

Năng lực này bao gồm động cơ mạnh mẽ để cạnh tranh, động lực đủ lớn để vượt qua sóng gió

trên thương trường, có tiềm lực để tạo ra sự ảnh hưởng và cống hiến hết mình cho hoạt động

kinh doanh

1. Cống hiến hết mình cho sự nghiệp kinh doanh 1 2 3 4 5

2. Không để hoạt động kinh doanh thất bại khi vẫn còn khả

năng 1 2 3 4 5

3. Có động cơ mạnh mẽ bên trong để theo đuổi khát vọng 1 2 3 4 5

4. Kiên định với các mục tiêu kinh doanh dài hạn 1 2 3 4 5

183

Năng lực nhận thức (năng lực sáng tạo và phân tích)

Năng lực này được hiểu là sự tựu trung của khả năng nhận thức, kỹ năng ra quyết định, khả

năng lượng hóa rủi ro, suy nghĩ biện chứng, khả năng sáng tạo, cải tiến và giảm thiểu rủi ro

1. Chủ động và linh hoạt ứng phó với sự thay đổi 1 2 3 4 5

2. Áp dụng được các ý tưởng vào thực tiễn kinh doanh 1 2 3 4 5

3. Đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn 1 2 3 4 5

4. Dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh 1 2 3 4 5

5. Cải tiến và tạo sự khác biệt trong kinh doanh 1 2 3 4 5

6. Khám phá các ý tưởng kinh doanh mới 1 2 3 4 5

7. Tận dụng được các cơ hội kinh doanh từ sự thay đổi 1 2 3 4 5

8. Ra quyết định nhanh chóng và kịp thời 1 2 3 4 5

Năng lực nắm bắt cơ hội

Năng lực này liên quan đến khả năng nhận diện và nắm bắt cơ hội, và dự báo, nắm bắt nhu

cầu khách hàng

1. Xác định hàng hóa/dịch vụ khách hàng muốn 1 2 3 4 5

2. Nhận thức được nhu cầu thiếu hụt của khách hàng 1 2 3 4 5

3. Chủ động tìm kiếm những sản phẩm/dịch vụ mang lại lợi

ích thực sự cho khách hàng 1 2 3 4 5

4. Chớp lấy thời cơ kinh doanh 1 2 3 4 5

Năng lực tổ chức và lãnh đạo

Năng lực này ám chỉ khả năng định hướng, lãnh đạo, động viên thuộc cấp, lập kế hoạch công

việc, phát triển chương trình hành động và chuẩn bị ngân sách

1. Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh 1 2 3 4 5

2. Hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp 1 2 3 4 5

3. Vận hành doanh nghiệp 1 2 3 4 5

4. Tổ chức nguồn lực 1 2 3 4 5

5. Phối hợp công việc 1 2 3 4 5

6. Giám sát cấp dưới 1 2 3 4 5

7. Lãnh đạo cấp dưới 1 2 3 4 5

8. Bố trí con người cho phù hợp với công việc 1 2 3 4 5

9. Động viên cấp dưới 1 2 3 4 5

10. Ủy quyền trong quản trị 1 2 3 4 5

Năng lực thiết lập quan hệ

Năng lực này bao gôm kỹ năng giao tiếp, thiết lập quan hệ và khả năng tạo ra sức ảnh hưởng

để có được sự trợ lực trong kinh doanh

1. Xây dựng mối quan hệ với nhân viên và đối tác kinh

doanh 1 2 3 4 5

2. Đàm phán với đối tác bên trong và bên ngoài doanh

nghiệp 1 2 3 4 5

3. Tương tác với nhân viên và đối tác kinh doanh 1 2 3 4 5

4. Duy trì được các mối quan hệ với nhân viên và đối tác

kinh doanh 1 2 3 4 5

5. Giao tiếp với nhân viên và đối tác kinh doanh

6. Tạo ra môi trường làm việc hợp tác và hội nhập 1 2 3 4 5

184

Năng lực học tập

Năng lực này liên quan đến khả năng học tập từ nhiều hình thức khác nhau (ví dụ như: học tập

từ trường lớp, sách vở và từ những trải nghiệm thực tế trong kinh doanh), bền bỉ tìm kiếm và

sẵn lòng đón nhận những thông tin và tri thức mới

1. Học tập từ nhiều cách thức khác nhau (học từ trường lớp,

học từ thực tế công việc) 1 2 3 4 5

2. Chủ động học tập 1 2 3 4 5

3. Mở rộng kiến thức trong kinh doanh 1 2 3 4 5

4. Cập nhật kiến thức trong kinh doanh 1 2 3 4 5

5. Áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được vào thực

tiễn kinh doanh 1 2 3 4 5

Năng lực cá nhân

Năng lực này được thể hiện thông qua những con người sở hữu động cơ cá nhân mạnh mẽ, tự

tin, nhận thức được điểm mạnh của bản thân, có tham vọng, có kỹ năng quản lý thời gian, có

trách nhiệm, bền bỉ và quyết tâm

1. Duy trì được nguồn năng lượng dồi dào cho bản thân trong

kinh doanh 1 2 3 4 5

2. Động viên bản thân để đạt được hiệu quả cao trong công

việc 1 2 3 4 5

3. Sẵn sàng điều chỉnh bản thân trước những góp ý có tính

chất xây dựng 1 2 3 4 5

4. Duy trì thái độ lạc quan trong kinh doanh 1 2 3 4 5

5. Sử dụng hiệu quả thời gian của bản thân 1 2 3 4 5

6. Nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân 1 2 3 4 5

7. Phát triển được nghề nghiệp bản thân 1 2 3 4 5

8. Nhận thức và khắc phục được những thiếu sót của bản

thân 1 2 3 4 5

9. Bền bỉ cả về thể chất lẫn tinh thần 1 2 3 4 5

10. Cân bằng giữa gia đình và công việc kinh doanh 1 2 3 4 5

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Năng lực này được thể hiện thông qua kỹ năng thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, thể

hiện được sự am hiểu về ngành và lĩnh vực kinh doanh mà bản thân doanh nhân đang hoạt động

1. Am hiểu về lĩnh vực chuyên môn và chức năng 1 2 3 4 5

2. Sử dụng được các công cụ hay kỹ thuật phù hợp phục vụ

cho hoạt động kinh doanh 1 2 3 4 5

3. Có nền tảng kiến thức kinh doanh 1 2 3 4 5

4. Áp dụng được kiến thức chuyên môn trong kinh doanh 1 2 3 4 5

Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội

Năng lực này bao gồm khả năng thực hiện trách nhiệm của doanh nhân không chỉ đối với hoạt

động kinh doanh mà còn với các đối tác hữu quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như

là người lao động, môi trường và cộng đồng

1. Duy trì mối quan hệ với các tổ chức từ thiện 1 2 3 4 5

2. Tiên phong trong các hoạt động vì cộng đồng 1 2 3 4 5

3. Quan tâm đến phúc lợi của nhân viên 1 2 3 4 5

4. Tạo ra cơ hội việc làm cho cộng đồng 1 2 3 4 5

185

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong phạm vi nghiên cứu này hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp được tiếp cận ở góc độ là kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp và được đánh giá

toàn diện thông qua 4 phương diện sau:

Tầm quan trọng

(1 là rất không quan trọng và

5 là rất quan trọng)

Phương diện tài chính

1. Doanh số 1 2 3 4 5

2. Lợi nhuận 1 2 3 4 5

Phương diện khách hàng

1.Thị phần của doanh nghiệp 1 2 3 4 5

2. Số lượng khách hàng mới 1 2 3 4 5

3. Số lượng khách hàng hài lòng về doanh nghiệp 1 2 3 4 5

Phương diện quy trình nội

1. Hệ thống công nghệ thông tin 1 2 3 4 5

2. Công suất trang thiết bị 1 2 3 4 5

3. Hoạt động chăm sóc khách hàng 1 2 3 4 5

4. Số lượng sản phẩm mới, dịch vụ mới 1 2 3 4 5

5. Các chương trình hoạt động xã hội của doanh nghiệp 1 2 3 4 5

Phương diện đào tạo và phát triển

1.Số lượng người lao động đã qua đào tạo 1 2 3 4 5

2. Sự hài lòng của người lao động về doanh nghiệp 1 2 3 4 5

3. Số lượng các vụ sai phạm liên quan đến đạo đức nghề

nghiệp của người lao động 1 2 3 4 5

Xin trân trọng cám ơn!

186

2. Phiếu khảo sát chính thức

Mã số phiếu...

PHIẾU KHẢO SÁT

Kính chào Quý Ông/Bà – Chủ các DNNVV!

Sự phát triển và tương lai của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế phụ thuộc lớn vào chính năng lực kinh doanh và sự cống hiến của

quý Ông/Bà. Tôi là nghiên cứu sinh của Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học

Kinh tế Huế đang thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của đặc điểm và năng lực kinh doanh

của doanh nhân đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong

lĩnh vực dịch vụ ở Thừa Thiên Huế” nhằm đánh giá thực trạng và kiểm chứng mối

quan hệ giữa đặc điểm, năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp từ đó định hướng các giải pháp hoàn thiện và nâng cao năng

lực kinh doanh của đội ngũ của doanh nhân trên địa bàn tỉnh. Những ý kiến đóng góp

của quý Ông/Bà là nguồn thông tin vô cùng quý giá giúp chúng tôi hoàn thành đề tài

này. Chúng tôi xin cam đoan những thông tin được cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích

nghiên cứu và được bảo mật tuyệt đối.

Xin trân trọng cám ơn sự hợp tác của quý Ông/Bà. Kính chúc quý Ông/Bà sức

khỏe và thành công trong sự nghiệp kinh doanh!

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA DOANH NHÂN

Xin Ông / Bà thể hiện mức độ đồng ý của mình đối với những nhận định về đặc

điểm tâm lý của doanh nhân bằng cách đánh dấu “X” vào một ô thích hợp. Với 1 là rất

không đồng ý đến 5 là rất đồng ý.

Đặc điểm tâm lý của doanh nhân Mức độ đồng ý (1: Rất không

đồng ý ; 5 :Rất đồng ý)

Nhu cầu thành đạt

1. Nỗ lực hết mình để thỏa mãn khát vọng cháy bỏng 1 2 3 4 5

2. Sẽ không thấy hài lòng cho đến khi đạt được kết quả kỳ

vọng 1 2 3 4 5

3. Hiếm khi cảm thấy tự hào và viên mãn với công việc của

mình 1 2 3 4 5

4. Dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những mục tiêu tương

lai hơn là quan tâm đến thành tích quá khứ 1 2 3 4 5

5. Đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng 1 2 3 4 5

187

Xu hướng đổi mới

1. Cho rằng mình là người sáng tạo và cải tiến 1 2 3 4 5

2. Muốn là người khởi xướng sự thay đổi trong công việc

kinh doanh 1 2 3 4 5

3. Dùng những cách thức độc đáo để kinh doanh 1 2 3 4 5

4. Thích làm việc trong môi trường khuyến khích sự sáng tạo 1 2 3 4 5

5. Quan niệm rằng việc tìm kiếm những cách thức mới để

thực hiện hoạt động kinh doanh là rất quan trọng 1 2 3 4 5

Xu hướng kiểm soát nội tại

1. Số phận là do bản thân định đoạt 1 2 3 4 5

2. Sự thành bại trong kinh doanh là do bản thân quyết định 1 2 3 4 5

3. Mọi tình huống kinh doanh có thể được kiểm soát bởi bản

thân 1 2 3 4 5

4. Hầu hết mọi tình huống tốt hay xấu trong kinh doanh

không phụ thuộc vào sự may mắn 1 2 3 4 5

Xu hướng chấp nhận rủi ro

1. Sẵn lòng chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra với bản thân

để khởi nghiệp kinh doanh 1 2 3 4 5

2. Mua các loại bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp 1 2 3 4 5

3. Hứng thú với những hoạt động kinh doanh mạo hiểm 1 2 3 4 5

PHẦN 2. NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN

Xin Ông/Bà đánh giá tầm quan trọng của các năng lực kinh doanh đối với sự

thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá mức độ đáp ứng

của bản thân đối với các năng lực kinh doanh dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào

một ô thích hợp ở mỗi phần.

Năng lực kinh doanh của

doanh nhân

Tầm quan trọng

(1 là rất không quan trọng

và 5 là rất quan trọng)

Mức độ đáp ứng

(1. Rất thiếu đến 5 là khả

năng đáp ứng hoàn toàn)

Năng lực định hướng chiến lược

1.Xác định những cơ hội

kinh doanh dài hạn 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

2. Ưu tiên những công việc

gắn liền với mục tiêu kinh

doanh

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

3. Điều chỉnh hoạt động

kinh doanh để phù hợp hơn

với mục tiêu dài hạn và sự

thay đổi

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

4. Kết nối những hoạt động

hiện tại cho phù hợp với 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

188

những mục tiêu chiến lược

5. Xây dựng chiến lược

ứng phó với các thách thức

và rủi ro kinh doanh

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

6.Giám sát quy trình hoạt

động để đạt được mục tiêu

chiến lược

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

7. Tiên liệu và dự báo

những xu hướng thay đổi

của ngành và thị trường

trong tương lai

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

8. Tạo ra được những lợi

thế cạnh tranh so với đối

thủ

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

Năng lực cam kết

1. Cống hiến hết mình cho

sự nghiệp kinh doanh 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

2. Không để hoạt động

kinh doanh thất bại khi vẫn

còn khả năng

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

3. Kiên trì theo đuổi sự

nghiệp kinh doanh 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

4. Kiên định với các mục

tiêu kinh doanh dài hạn đã

được xây dựng

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

Năng lực phân tích và sáng tạo

1. Chủ động và linh hoạt

ứng phó với sự thay đổi 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

2. Áp dụng được các ý

tưởng vào thực tiễn kinh

doanh

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

3. Đánh giá được các rủi ro

tiềm ẩn 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

4. Cải tiến và tạo sự khác

biệt trong kinh doanh 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

5. Khám phá các ý tưởng

kinh doanh mới 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

6. Phát hiện được các cơ

hội kinh doanh từ sự thay

đổi

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

7. Ra quyết định nhanh

chóng và phù hợp 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

Năng lực nắm bắt cơ hội

1. Xác định hàng hóa/dịch

vụ khách hàng muốn 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

2. Nhận thức được nhu cầu 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

189

thiếu hụt của khách hàng

3. Chủ động tìm kiếm

những sản phẩm/dịch vụ

mang lại lợi ích thực sự

cho khách hàng

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

4. Chớp lấy thời cơ kinh

doanh 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

Năng lực tổ chức và lãnh đạo

1. Lập kế hoạch kinh

doanh 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

2. Tổ chức nguồn lực 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

3. Phối hợp công việc 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

4. Giám sát cấp dưới 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

5. Lãnh đạo cấp dưới 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

6. Động viên cấp dưới 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

7. Ủy quyền trong quản trị 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

Năng lực thiết lập quan hệ

1. Xây dựng mối quan hệ

với nhân viên và đối tác

kinh doanh

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

2. Đàm phán với đối tác

bên trong và bên ngoài

doanh nghiệp

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

3. Duy trì được các mối

quan hệ với nhân viên và

đối tác kinh doanh

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

4. Giao tiếp với nhân viên

và đối tác kinh doanh 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

5. Tạo ra môi trường làm

việc hợp tác và hội nhập 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

Năng lực học tập

1. Học tập từ nhiều cách

thức khác nhau (tự học,

học từ trường lớp, học từ

trải nghiệm thực tế công

việc)

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

2. Chủ động học tập 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

3. Mở rộng kiến thức trong

kinh doanh 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

4. Cập nhật kiến thức trong

kinh doanh 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

5. Áp dụng những kiến

thức và kỹ năng học được

vào thực tiễn kinh doanh

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

Năng lực cá nhân

190

1. Hội nhập vào nền kinh

tế toàn cầu 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

2. Duy trì thái độ lạc quan

trong kinh doanh 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

3. Sử dụng hiệu quả thời

gian của bản thân 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

4. Nhận diện được điểm

mạnh và điểm yếu của bản

thân

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

5. Dám chấp nhận rủi ro

trong kinh doanh 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

6. Bền bỉ cả về thể chất lẫn

tinh thần 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

7. Cân bằng giữa gia đình

và công việc kinh doanh 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ

1. Am hiểu về lĩnh vực

chuyên môn và chức năng 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

2. Ứng dụng khoa học

công nghệ hiện đại và kỹ

thuật phù hợp phục vụ cho

hoạt động kinh doanh

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

3. Có nền tảng kiến thức

kinh doanh 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

4. Áp dụng được kiến thức

chuyên môn vào thực tiễn

kinh doanh

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội

1. Tôn trọng quyền lợi của

khách hàng 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

2. Tiên phong trong các

hoạt động vì cộng đồng 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

3. Tôn trọng các quyền cơ

bản của người lao động 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

4. Tạo ra cơ hội việc làm

cho cộng đồng 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

5. Tuân thủ pháp luật và

thông lệ kinh doanh 1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

6. Cân bằng giữa mục tiêu

kinh doanh và môi trường

sinh thái

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

191

PHẦN 3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Xin Ông / Bà thể hiện mức độ đồng ý của mình đối với những nhận định về kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của quý Ông / Bà năm nay so với kế

hoạch mục tiêu đặt ra bằng cách đánh dấu “X” vào một ô thích hợp. Trong đó:

Mức 1: Dưới mức 80% chỉ tiêu kế hoạch, mức 2: Từ mức 80% - 99% chỉ tiêu

kế hoạch, mức 3: Đúng 100% chỉ tiêu kế hoạch, mức 4: Từ 101% - 120% chỉ tiêu kế

hoạch, mức 5: Trên 120% chỉ tiêu kế hoạch.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Mức độ đánh giá

Phương diện tài chính

1. Doanh số tăng 1 2 3 4 5

2. Lợi nhuận tăng 1 2 3 4 5

Phương diện khách hàng

1. Thị phần của doanh nghiệp tăng 1 2 3 4 5

2. Số lượng khách hàng mới tăng 1 2 3 4 5

3. Số lượng khách hàng hài lòng về doanh nghiệp tăng 1 2 3 4 5

Phương diện quy trình nội

1. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại 1 2 3 4 5

2. Công suất trang thiết bị tăng 1 2 3 4 5

3. Thời gian chờ của khách hàng giảm 1 2 3 4 5

4. Số lượng sản phẩm mới, dịch vụ mới tăng 1 2 3 4 5

5. Các chương trình hoạt động xã hội của doanh nghiệp tăng 1 2 3 4 5

Phương diện đào tạo - phát triển

1. Số lượng người lao động đã qua đào tạo tăng 1 2 3 4 5

2. Sự hài lòng của người lao động về doanh nghiệp tăng 1 2 3 4 5

3. Số lượng các vụ sai phạm liên quan đến đạo đức nghề

nghiệp của người lao động giảm 1 2 3 4 5

PHẦN 4. THÔNG TIN CHUNG

Vui lòng đánh dấu “X” vào ô phù hợp với ý kiến của Ông / Bà.

8. Giới tính

1. Nam 2. Nữ

9. Năm thành lập doanh nghiệp

…………………………..

10. Tình trạng hôn nhân

1. Độc thân 2. Đã kết hôn

11. Độ tuổi

1. Dưới 35 2. 36 – 50 tuổi 3. Trên 50 tuổi

12. Trình độ học vấn

1. Phổ thông trung học 2. Trung cấp, cao đẳng 3. Đại học

4. Thạc sỹ 5. Tiến sỹ 6. Khác

192

13. Số năm tham gia hoạt động kinh doanh

1. Dưới 5 năm 2. 5 – 10 năm 3. Trên 10 năm

14. Loại hình doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp tư nhân 2. Công ty cổ phần

3.Công ty trách nhiệm hữu hạn 4. Khác

8. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

1.Bán buôn, bán lẻ, lắp ráp, sửa chữa phương tiện và máy móc thiết bị

2.Vận tải, kho bãi

3.Dịch vụ lưu trú và ăn uống

4.Hoạt động giáo dục và đào tạo

5.Thông tin và truyền thông

6.Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

7.Hoạt động kinh doanh bất động sản

8.Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

9.Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

10.Y tế và cứu trợ xã hội

11.Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

12. Xây dựng

13.Hoạt động khác: …………………..

9. Qui mô doanh nghiệp về số lao động

1. Dưới 10 lao động 2. 10 – 50 lao động

3.51 – 100 lao động

10. Có người thân sở hữu doanh nghiệp

1. Có 2. Không

11. Đã tham gia các chương trình đào tạo để phục vụ hoạt động kinh

doanh và quản trị doanh nghiệp

1. Có 2. Không

12. Ông/Bà đã từng làm công việc kinh doanh trước đây dù không phải

làm chủ

1. Có 2. Không

13. Ông/Bà đã từng thực hiện hoạt động khởi nghiệp (làm chủ một doanh

nghiệp khác) trước đây

1. Có 2.

Không

14. Thời gian trung bình mỗi ngày Ông/Bà cống hiến cho hoạt động kinh

doanh

193

1. Dưới 8 tiếng 2. 8 – 12 tiếng 3.Trên 12 tiếng

15. Ngoài làm chủ doanh nghiệp hiện tại, Ông/Bà có đồng thời thực hiện hoạt

động kinh doanh nào khác?

1. Có 2. Không

16. Động cơ khởi nghiệp kinh doanh của Ông/Bà là gì? (Có thể đồng thời lựa

chọn nhiều phương án)

1. Làm giàu và tận hưởng cuộc sống độc lập về mặt tài chính

2. Tận hưởng cuộc sống tự do khi làm chủ

3. Thoát khỏi sự nhàm chán khi đi làm thuê

4. Được nổi tiếng 5. Động cơ khác …………

17. Một số ý kiến đóng góp khác của quý Ông/Bà:

……………………………………………………………………………………

Xin trân trọng cám ơn!

Thông tin liên hệ:

Email: [email protected]

DĐ: 0905301357

194

PHỤ LỤC 3

1. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA)

1.1. Thang đo đặc điểm tâm lý doanh nhân

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .909

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 6335.77

3

df 136

Sig. .000

Total Variance Explained

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation

Sums of

Squared

Loadingsa

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total

1 7.975 46.912 46.912 7.742 45.540 45.540 5.872

2 2.391 14.065 60.977 2.158 12.693 58.232 5.500

3 1.879 11.051 72.029 1.646 9.681 67.913 5.209

4 1.653 9.722 81.751 1.392 8.189 76.103 4.200

5 .454 2.672 84.423

6 .352 2.069 86.492

7 .311 1.832 88.324

8 .292 1.719 90.043

9 .268 1.576 91.619

10 .236 1.389 93.008

11 .225 1.323 94.330

12 .195 1.146 95.476

13 .175 1.030 96.506

14 .167 .983 97.489

15 .162 .953 98.443

16 .136 .798 99.241

17 .129 .759 100.000

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a

total variance.

195

Pattern Matrixa

Factor

1 2 3 4

NCTD

1 .944

NCTD

2 .897

NCTD

4 .893

NCTD

5 .891

NCTD

3 .827

DM1 .892

DM4 .865

DM3 .839

DM5 .824

DM2 .800

KSNT

2 .926

KSNT

4 .860

KSNT

1 .855

KSNT

3 .852

RR3 .860

RR1 .858

RR2 .840

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

Rotation Method: Promax with Kaiser

Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

196

1.2. Thang đo năng lực kinh doanh của doanh nhân

Phân tích EFA lần 7 (loại biến DHCL2, DHCL6, NBCH3, TCLD4, NLCN1,

TNXH1)

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .907

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 15542.11

1

df 1275

Sig. .000

Total Variance Explained

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation

Sums of

Squared

Loadingsa

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total

1 13.445 26.362 26.362 13.129 25.743 25.743 7.628

2 4.263 8.358 34.720 3.914 7.675 33.418 6.924

3 3.795 7.440 42.160 3.454 6.772 40.190 4.955

4 3.356 6.580 48.741 3.016 5.914 46.105 7.148

5 3.083 6.044 54.785 2.755 5.401 51.506 7.607

6 2.551 5.002 59.787 2.245 4.402 55.908 8.110

7 2.031 3.982 63.769 1.700 3.334 59.241 7.941

8 1.798 3.525 67.294 1.428 2.801 62.042 5.222

9 1.499 2.939 70.233 1.192 2.338 64.380 3.033

10 1.380 2.706 72.939 1.053 2.064 66.444 6.324

11 .735 1.441 74.381

12 .696 1.364 75.745

13 .662 1.298 77.043

14 .614 1.204 78.247

15 .584 1.145 79.392

16 .564 1.106 80.498

17 .504 .988 81.485

18 .487 .956 82.441

19 .459 .900 83.342

20 .457 .896 84.238

21 .439 .860 85.098

22 .423 .829 85.927

23 .405 .795 86.722

197

24 .376 .737 87.459

25 .372 .730 88.188

26 .357 .700 88.888

27 .351 .688 89.577

28 .331 .650 90.227

29 .316 .621 90.847

30 .306 .600 91.447

31 .294 .576 92.023

32 .290 .569 92.592

33 .286 .561 93.153

34 .269 .527 93.680

35 .263 .516 94.196

36 .258 .505 94.702

37 .244 .479 95.180

38 .242 .475 95.656

39 .228 .447 96.103

40 .223 .437 96.540

41 .210 .411 96.951

42 .201 .394 97.345

43 .186 .365 97.709

44 .184 .361 98.070

45 .174 .341 98.411

46 .162 .318 98.729

47 .157 .308 99.037

48 .141 .277 99.314

49 .125 .245 99.560

50 .116 .227 99.787

51 .109 .213 100.000

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a

total variance.

Pattern Matrixa

Factor

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

DU.PTST1 .852

DU.PTST5 .825

DU.PTST6 .807

DU.PTST2 .786

DU.PTST4 .736

DU.PTST7 .733

DU.PTST3 .725

DU.TCLD7 .828

198

DU.TCLD5 .826

DU.TCLD1 .812

DU.TCLD6 .806

DU.TCLD2 .776

DU.TCLD3 .774

DU.NLCN7 .841

DU.NLCN2 .833

DU.NLCN3 .814

DU.NLCN5 .812

DU.NLCN6 .776

DU.NLCN4 .724

DU.DHCL5 .864

DU.DHCL3 .821

DU.DHCL4 .788

DU.DHCL1 .779

DU.DHCL8 .747

DU.DHCL7 .717

DU.TNXH3 .863

DU.TNXH5 .817

DU.TNXH4 .803

DU.TNXH6 .783

DU.TNXH2 .739

DU.NLHT2 .876

DU.NLHT5 .833

DU.NLHT1 .768

DU.NLHT4 .761

DU.NLHT3 .705

DU.TLQH4 .826

DU.TLQH3 .824

DU.TLQH2 .775

DU.TLQH5 .774

DU.TLQH1 .709

DU.CMNV1 .840

DU.CMNV3 .786

DU.CMNV2 .755

DU.CMNV4 .734

DU.NLCK4 .829

DU.NLCK3 .783

DU.NLCK1 .733

DU.NLCK2 .710

DU.NBCH4 .828

DU.NBCH2 .824

DU.NBCH1 .818

199

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 7 iterations.

1.3. Thang đo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .859

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 4411.13

3

df 78

Sig. .000

Total Variance Explained

Fact

or

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation

Sums of

Squared

Loadingsa

Total % of

Variance

Cumulativ

e %

Total % of

Variance

Cumulativ

e %

Total

1 6.163 47.410 47.410 5.937 45.672 45.672 4.665

2 2.234 17.184 64.593 1.998 15.369 61.041 4.007

3 1.503 11.564 76.157 1.303 10.023 71.064 3.885

4 1.011 7.779 83.936 .811 6.242 77.306 3.410

5 .410 3.151 87.087

6 .303 2.332 89.419

7 .290 2.229 91.648

8 .250 1.923 93.571

9 .223 1.718 95.290

10 .181 1.392 96.681

11 .162 1.243 97.924

12 .143 1.104 99.028

13 .126 .972 100.000

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a

total variance.

Pattern Matrixa

Factor

1 2 3 4

QTNB2 .920

QTNB5 .875

QTNB4 .851

200

QTNB1 .801

QTNB3 .790

DTPT2 .933

DTPT1 .904

DTPT3 .851

KH3 .957

KH1 .856

KH2 .839

TC1 .906

TC2 .856

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

Rotation Method: Promax with Kaiser

Normalization.

a. Rotation converged in 5 iterations.

2. Phân tích nhân tố khẳng định bậc 1 cho thang đo các biến nghiên cứu

(Confirmatory Factor Analysis - CFA)

2.1. Thang đo đặc điểm tâm lý doanh nhân

201

2.2. Thang đo đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nhân

2.3. Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

202

3.3. Phân tích nhân tố khẳng định bậc hai (Second Order CFA) cho thang đo các

biến nghiên cứu

Model Fit Summary

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 38 349.214 115 .000 3.037

Saturated model 153 .000 0

Independence model 17 6436.095 136 .000 47.324

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .034 .907 .876 .682

Saturated model .000 1.000

Independence model .421 .222 .125 .198

Baseline Comparisons

Model NFI

Delta1

RFI

rho1

IFI

Delta2

TLI

rho2 CFI

Default model .946 .936 .963 .956 .963

Saturated model 1.000

1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .070 .062 .078 .000

Independence model .333 .326 .340 .000

203

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

NCTD <--- TL 1.042 .113 9.256 ***

DM <--- TL 1.000

KSNT <--- TL .967 .103 9.410 ***

RR <--- TL .799 .092 8.677 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

NCTD <--- TL .687

DM <--- TL .681

KSNT <--- TL .701

RR <--- TL .631

Model Fit Summary

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 163 2741.436 1214 .000 2.258

Saturated model 1377 .000 0

Independence model 102 16236.476 1275 .000 12.734

204

Baseline Comparisons

Model NFI

Delta1

RFI

rho1

IFI

Delta2

TLI

rho2 CFI

Default model .831 .823 .898 .893 .898

Saturated model 1.000

1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .055 .052 .058 .002

Independence model .168 .165 .170 .000

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

TNXH <--- NLDN 1.533 .198 7.727 ***

DHCL <--- NLDN 1.314 .189 6.967 ***

NLCK <--- NLDN .160 .097 1.658 .097

PTBT <--- NLDN 1.198 .169 7.074 ***

NBCH <--- NLDN 1.543 .204 7.571 ***

TCLD <--- NLDN 1.191 .177 6.743 ***

TLQH <--- NLDN 2.001 .256 7.812 ***

NLHT <--- NLDN 1.460 .194 7.515 ***

CMNV <--- NLDN 1.000

NLCN <--- NLDN -.640 .131 -4.872 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

TNXH <--- NLDN .685

DHCL <--- NLDN .572

NLCK <--- NLDN .098

PTBT <--- NLDN .621

NBCH <--- NLDN .680

TCLD <--- NLDN .540

TLQH <--- NLDN .725

NLHT <--- NLDN .727

CMNV <--- NLDN .493

NLCN <--- NLDN -.314

205

Model Fit Summary

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 30 212.898 61 .000 3.490

Saturated model 91 .000 0

Independence model 13 4466.473 78 .000 57.262

RMR, GFI

Model RMR GFI AGFI PGFI

Default model .042 .925 .889 .620

Saturated model .000 1.000

Independence model .473 .278 .157 .238

Baseline Comparisons

Model NFI

Delta1

RFI

rho1

IFI

Delta2

TLI

rho2 CFI

Default model .952 .939 .966 .956 .965

Saturated model 1.000

1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .077 .066 .089 .000

Independence model .367 .358 .377 .000

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

TC <--- HDDN 1.030 .112 9.227 ***

KH <--- HDDN 1.000

QTNB <--- HDDN .948 .114 8.295 ***

DTPT <--- HDDN 1.098 .117 9.399 ***

206

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

TC <--- HDDN .729

KH <--- HDDN .658

QTNB <--- HDDN .573

DTPT <--- HDDN .738

Model Fit Summary

CMIN

Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF

Default model 264 9196.728 3138 .000 2.931

Saturated model 3402 .000 0

Independence model 162 34287.200 3240 .000 10.582

Baseline Comparisons

Model NFI

Delta1

RFI

rho1

IFI

Delta2

TLI

rho2 CFI

Default model .732 .723 .805 .799 .805

Saturated model 1.000

1.000

1.000

Independence model .000 .000 .000 .000 .000

207

RMSEA

Model RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE

Default model .068 .066 .070 .000

Independence model .152 .150 .153 .000

Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

TNXH <--- NLDN 1.348 .167 8.081 ***

DHCL <--- NLDN 1.638 .196 8.364 ***

NLCK <--- NLDN .301 .091 3.323 ***

PTBT <--- NLDN 1.276 .161 7.911 ***

NBCH <--- NLDN 1.515 .183 8.271 ***

TCLD <--- NLDN 1.327 .171 7.764 ***

TLQH <--- NLDN 1.862 .222 8.385 ***

NLHT <--- NLDN 1.334 .167 7.964 ***

CMNV <--- NLDN 1.000

NLCN <--- NLDN -.298 .106 -2.800 .005

TC <--- HDDN 1.103 .084 13.135 ***

KH <--- HDDN 1.000

QTNB <--- HDDN 1.045 .091 11.471 ***

DTPT <--- HDDN .924 .082 11.214 ***

NCTD <--- TL 1.339 .118 11.316 ***

DM <--- TL 1.000

KSNT <--- TL 1.082 .101 10.681 ***

RR <--- TL .951 .094 10.079 ***

Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)

Estimate

TNXH <--- NLDN .596

DHCL <--- NLDN .705

NLCK <--- NLDN .182

PTBT <--- NLDN .655

NBCH <--- NLDN .654

TCLD <--- NLDN .595

TLQH <--- NLDN .670

NLHT <--- NLDN .659

CMNV <--- NLDN .485

NLCN <--- NLDN -.145

TC <--- HDDN .756

KH <--- HDDN .657

QTNB <--- HDDN .637

DTPT <--- HDDN .624

NCTD <--- TL .766

DM <--- TL .591

KSNT <--- TL .671

RR <--- TL .645

208

4. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính về sự ảnh hưởng của đặc điểm và năng

lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp

4.1. Model 1

Regression Weights: (SEM - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

HDDN <--- TNXH .091 .021 4.350 ***

HDDN <--- DHCL .174 .025 6.914 ***

HDDN <--- NLCK .167 .032 5.204 ***

HDDN <--- PTBT .213 .031 6.925 ***

HDDN <--- NBCH .204 .027 7.529 ***

HDDN <--- TCLD .159 .025 6.410 ***

HDDN <--- TLQH .119 .019 6.193 ***

HDDN <--- NLHT .105 .024 4.403 ***

HDDN <--- CMNV .199 .029 6.960 ***

HDDN <--- NLCN .161 .026 6.218 ***

209

Estimate S.E. C.R. P Label

HDDN <--- NCTD .049 .017 2.832 .005

HDDN <--- DM .052 .018 2.839 .005

HDDN <--- KSNT .058 .019 2.959 .003

HDDN <--- RR .119 .023 5.078 ***

Standardized Regression Weights: (SEM - Default model)

Estimate

HDDN <--- TNXH .276

HDDN <--- DHCL .543

HDDN <--- NLCK .368

HDDN <--- PTBT .562

HDDN <--- NBCH .634

HDDN <--- TCLD .480

HDDN <--- TLQH .446

HDDN <--- NLHT .287

HDDN <--- CMNV .558

HDDN <--- NLCN .447

HDDN <--- NCTD .168

HDDN <--- DM .170

HDDN <--- KSNT .178

HDDN <--- RR .341

210

Regression Weights: (SEM -Default model)

Parameter SE SE-SE Mean Bias SE-Bias

HDDN <--- TNXH 0.035 0.001 0.087 -0.004 0.001

HDDN <--- DHCL 0.041 0.001 0.178 0.004 0.001

HDDN <--- NLCK 0.048 0.001 0.162 -0.005 0.002

HDDN <--- PTBT 0.03 0.001 0.213 0 0.001

HDDN <--- NBCH 0.032 0.001 0.203 -0.002 0.001

HDDN <--- TCLD 0.034 0.001 0.164 0.005 0.001

HDDN <--- TLQH 0.032 0.001 0.122 0.003 0.001

HDDN <--- NLHT 0.039 0.001 0.107 0.002 0.001

HDDN <--- CMNV 0.029 0.001 0.197 -0.002 0.001

HDDN <--- NLCN 0.026 0.001 0.16 -0.002 0.001

HDDN <--- NCTD 0.034 0.001 0.046 -0.003 0.001

HDDN <--- DM 0.026 0.001 0.05 -0.001 0.001

HDDN <--- KSNT 0.031 0.001 0.06 0.002 0.001

HDDN <--- RR 0.034 0.001 0.117 -0.001 0.001

Matrices (SEM - Default model) Total Effects (SEM - Default model)

RR DM NCTD CMNV TNXH NLCN NLHT TLQH TCLD NBCH PTBT NLCK DHCL KSNT

DTPT 0.105 0.046 0.044 0.176 0.08 0.142 0.092 0.105 0.141 0.18 0.188 0.147 0.154 0.051

QTNB 0.119 0.052 0.049 0.199 0.091 0.161 0.105 0.119 0.159 0.204 0.213 0.167 0.174 0.058

KH 0.11 0.048 0.046 0.184 0.084 0.149 0.097 0.11 0.147 0.189 0.197 0.154 0.161 0.053

TC 0.111 0.049 0.046 0.187 0.085 0.151 0.098 0.112 0.149 0.191 0.2 0.156 0.163 0.054

211

4.2. Model 2

Regression Weights: (SEM - Default model)

Estimate S.E. C.R. P Label

HDDN <--- TL .818 .124 6.588 ***

HDDN <--- NLDN .563 .115 4.913 ***

Standardized Regression Weights: (SEM - Default model)

Estimate

HDDN <--- TL .62

HDDN <--- NLDN .45

Regression Weights: (SEM - Default model)

Parameter SE SE-SE Mean Bias SE-

Bias CR

HDDN <--- TL 0.191 0.004 0.821 0.003 0.006 0.5

HDDN <--- NLDN 0.16 0.004 0.561 -0.002 0.005 0.4

212

Matrices (SEM - Default model)

Total Effects (SEM - Default model)

TL NLDN

DTPT 0.723 0.498

QTNB 0.818 0.563

KH 0.783 0.539

TC 0.864 0.595

5. Phân tích sự ảnh hưởng của biến nhân chủng học đến kết quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp

5.1. Giới tính

Group Statistics

TT1. Gioi

tinh

N Mean Std.

Deviation

Std. Error

Mean

HDDN1 nam 334 3.9638 .70002 .03830

nu 84 3.5925 .70225 .07662

Independent Samples Test

Levene's

Test for

Equality

of

Varianc

es

t-test for Equality of Means

F Sig

.

t df Sig.

(2-

tailed

)

Mean

Differen

ce

Std.

Error

Differen

ce

95%

Confidence

Interval of

the

Difference

Lowe

r

Uppe

r

HDDN

1

Equal

varianc

es

assume

d

.18

7

.66

6

4.34

3 416 .000 .37135 .08550

.2032

9

.5394

1

Equal

varianc

es not

assume

d

4.33

5

127.67

9 .000 .37135 .08566

.2018

5

.5408

5

213

5.2. Độ tuổi

Descriptives

HDDN1

N Mean Std.

Deviation

Std.

Error

95% Confidence Interval

for Mean

Minimu

m

Maximu

m

Lower

Bound

Upper

Bound

duoi

35 50 3.6453 .59369 .05289 3.5406 3.7500 1.00 4.69

36 - 50 242 3.9056 .77976 .05013 3.8069 4.0043 1.00 4.69

tren 50 126 .13390 .01894 4.3866 4.4627 4.15 4.77

4.4246 .13390 .01894 4.3866 4.4627 4.15 4.77

.13390 .01894 4.3866 4.4627 4.15 4.77

Total 418 3.8892 .71531 .03499 3.8204 3.9580 1.00 4.77

Test of Homogeneity of Variances

HDDN1

Levene

Statistic

df1 df2 Sig.

14.804 2 415 .151

ANOVA

HDDN1

Sum of

Squares

df Mean

Square

F Sig.

Between

Groups 21.894 2 10.947 23.727 .000

Within Groups 191.473 415 .461

Total 213.367 417

Multiple Comparisons

Dependent Variable: HDDN1

Tukey HSD

(I) TT4. Do

tuoi

(J) TT4. Do

tuoi

Mean

Difference

(I-J)

Std.

Error

Sig. 95% Confidence Interval

Lower

Bound

Upper

Bound

duoi 35 36 - 50 .51902* .10552 .000 .2708 .7672

tren 50 .77932* .11353 .000 .5123 1.0464

36 - 50 duoi 35 -.51902* .10552 .000 -.7672 -.2708

tren 50 .26030* .07462 .002 .0848 .4358

tren 50 duoi 35 -.77932* .11353 .000 -1.0464 -.5123

36 - 50 -.26030* .07462 .002 -.4358 -.0848

*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

214

5.3. Tình trạng hôn nhân

Group Statistics

TT3. Tinh trang hon

nhan

N Mean Std.

Deviation

Std. Error

Mean

HDDN1 doc than 29 4.4483 .12517 .02324

da ket hon 389 3.8475 .72366 .03669

Independent Samples Test

Levene's

Test for

Equality of

Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig.

(2-

tailed)

Mean

Difference

Std. Error

Difference

95%

Confidence

Interval of the

Difference

Lower Upper

HDDN1

Equal

variances

assumed

15.489 .000 4.461 416 .156 .60074 .13467 .33601 .86547

Equal

variances

not

assumed

13.831 235.760 .151 .60074 .04343 .51517 .68631

5.4. Có người than sở hữu doanh nghiệp

Group Statistics

TT10. Co nguoi than so

huu DN

N Mean Std. Deviation Std. Error

Mean

HDDN1 co 65 4.4308 .12669 .01571

khong 353 3.7895 .73424 .03908

Independent Samples Test

Levene's Test

for Equality of

Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig.

(2-

tailed)

Mean

Difference

Std. Error

Difference

95%

Confidence

Interval of the

Difference

Lower Upper

215

HDDN1

Equal

variances

assumed

31.815 .032 7.016 416 .000 .64127 .09141 .46160 .82095

Equal

variances

not

assumed

15.225 415.314 .000 .64127 .04212 .55848 .72407

5.5. Đã từng làm công việc kinh doanh

Group Statistics

TT12. Da tung lam cong

viec kd

N Mean Std. Deviation Std. Error

Mean

HDDN1 co 65 4.4308 .12669 .01571

khong 353 3.7895 .73424 .03908

Independent Samples Test

Levene's

Test for

Equality of

Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig.

(2-

tailed)

Mean

Difference

Std. Error

Difference

95%

Confidence

Interval of the

Difference

Lower Upper

HDDN1

Equal

variances

assumed

3.815 .725 7.016 416 .000 .64127 .09141 .46160 .82095

Equal

variances

not

assumed

15.225 415.314 .000 .64127 .04212 .55848 .72407

216

5.6. Đã từng khởi nghiệp

Group Statistics

TT13. Da tung khoi

nghiep

N Mean Std.

Deviation

Std. Error Mean

HDDN1 co 43 4.4329 .13536 .02064

khong 375 3.8269 .72839 .03761

Independent Samples Test

Levene's

Test for

Equality of

Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig.

(2-

taile

d)

Mean

Differe

nce

Std.

Error

Differe

nce

95% Confidence

Interval of the

Difference

Lower Upper

HDD

N1

Equal

variances

assumed

5.591 .449 5.440 416 .000 .60604 .11141 .38704 .82505

Equal

variances

not

assumed

14.125 350.287 .000 .60604 .04291 .52166 .69043

5.7. Trình độ học vấn

Descriptives

HDDN1

N Mean Std. Deviation Std.

Error

95% Confidence

Interval for Mean

Minimum Maximum

Lower

Bound

Upper

Bound

PTTH 170 3.6063 .96184 .07377 3.8087 4.0999 1.00 4.69

Trung

cap, cao

dang

68 3.9543

.33715 .04088 3.5247 3.6879 2.92 4.38

Dai hoc 132 4.0530 .29923 .02604 4.0015 4.1046 3.38 4.69

thac sy 12 3.9103 1.37285 .39631 3.0380 4.7825 1.00 4.77

khac 36 3.5085 .23995 .03999 3.4274 3.5897 2.85 3.85

Total 418 3.8892 .71531 .03499 3.8204 3.9580 1.00 4.77

Test of Homogeneity of

Variances

217

HDDN1

Levene

Statistic

df1 df2 Sig.

15.676 4 413 .000

ANOVA

HDDN1

Sum of

Squares

df Mean Square F Sig.

Between

Groups 22.903 4 5.726 12.416 .030

Within

Groups 190.463 413 .461

Total 213.367 417

Multiple Comparisons

Dependent Variable: HDDN1

Tukey HSD

(I) TT5.

Trinh do

hoc van

(J) TT5. Trinh do

hoc van

Mean

Difference

(I-J)

Std.

Error

Sig. 95% Confidence

Interval

Lower

Bound

Upper Bound

PTTH

Trung cap, cao dang .34796* .09946 .005 .0755 .6205

Dai hoc -.09873 .08041 .735 -.3191 .1216

thac sy .04404 .20704 1.000 -.5232 .6113

khac .44575* .12717 .005 .0973 .7942

Trung cap,

cao dang

PTTH -.34796* .09946 .005 -.6205 -.0755

Dai hoc -.44670* .10347 .000 -.7302 -.1632

thac sy -.30392 .21704 .628 -.8986 .2907

khac .09779 .14287 .960 -.2937 .4892

Dai hoc

PTTH .09873 .08041 .735 -.1216 .3191

Trung cap, cao dang .44670* .10347 .000 .1632 .7302

thac sy .14277 .20900 .960 -.4299 .7154

khac .54448* .13033 .000 .1874 .9016

thac sy

PTTH -.04404 .20704 1.000 -.6113 .5232

Trung cap, cao dang .30392 .21704 .628 -.2907 .8986

Dai hoc -.14277 .20900 .960 -.7154 .4299

khac .40171 .23106 .411 -.2314 1.0348

khac

PTTH -.44575* .12717 .005 -.7942 -.0973

Trung cap, cao dang -.09779 .14287 .960 -.4892 .2937

Dai hoc -.54448* .13033 .000 -.9016 -.1874

thac sy -.40171 .23106 .411 -1.0348 .2314

*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

218

5.8. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

Descriptives

HDDN1

N Mean Std.

Deviation

Std.

Error

95% Confidence

Interval for Mean

Minimum Maximum

Lower

Bound

Upper

Bound

duoi 5 50 3.5246 .13390 .01894 4.3866 4.4627 4.15 4.77

5 - 10 242 3.9056 .77976 .05013 3.8069 4.0043 1.00 4.69

tren 10 126 4.4453 .59369 .05289 3.5406 3.7500 1.00 4.69

Total 418 3.8892 .71531 .03499 3.8204 3.9580 1.00 4.77

Test of Homogeneity of Variances

HDDN1

Levene Statistic df1 df2 Sig.

14.804 2 415 .512

ANOVA

HDDN1

Sum of

Squares

df Mean Square F Sig.

Between Groups 21.894 2 10.947 23.727 .002

Within Groups 191.473 415 .461

Total 213.367 417

Multiple Comparisons

Dependent Variable: HDDN1

Tukey HSD

(I) TT6. So nam

tham gia hoat

dong kd

(J) TT6. So nam

tham gia hoat

dong kd

Mean

Difference

(I-J)

Std.

Error

Sig. 95% Confidence

Interval

Lower

Bound

Upper

Bound

duoi 5 5 - 10 .51902* .10552 .000 .2708 .7672

tren 10 .77932* .11353 .000 .5123 1.0464

5 - 10 duoi 5 -.51902* .10552 .000 -.7672 -.2708

tren 10 .26030* .07462 .002 .0848 .4358

tren 10 duoi 5 -.77932* .11353 .000 -1.0464 -.5123

5 - 10 -.26030* .07462 .002 -.4358 -.0848

*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

219

5.9. Số lao động trong doanh nghiệp (Quy mô)

Descriptives HDDN1

N Mean Std.

Deviation

Std.

Error

95% Confidence

Interval for Mean

Minimum Maximum

Lower

Bound

Upper

Bound

duoi

10 56 3.7286 .12943 .01730 4.3939 4.4632 4.15 4.77

10 - 50 358 3.8068 .73624 .03891 3.7303 3.8834 1.00 4.69

51 -

100 4 4.2115 .17057 .08528 3.4401 3.9829 3.46 3.85

Total 418 3.8892 .71531 .03499 3.8204 3.9580 1.00 4.77

Test of Homogeneity of Variances HDDN1

Levene

Statistic

df1 df2 Sig.

15.029 2 415 .321

ANOVA HDDN1

Sum of

Squares

df Mean Square F Sig.

Between Groups 18.847 2 9.423 20.104 .000

Within Groups 194.520 415 .469

Total 213.367 417

Multiple Comparisons Dependent Variable: HDDN1

Tukey HSD

(I) TT9. Quy mo

DN ve so lao dong

(J) TT9. Quy mo

DN ve so lao dong

Mean

Difference

(I-J)

Std.

Error

Sig. 95% Confidence

Interval

Lower

Bound

Upper

Bound

duoi 10 10 - 50 .62174* .09838 .000 .3903 .8532

51 - 100 .71703 .35433 .108 -.1164 1.5505

10 - 50 duoi 10 -.62174* .09838 .000 -.8532 -.3903

51 - 100 .09529 .34422 .959 -.7144 .9050

51 - 100 duoi 10 -.71703 .35433 .108 -1.5505 .1164

10 - 50 -.09529 .34422 .959 -.9050 .7144

*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

6. Kết quả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp

Statistics

TC KH QTNB DTPT HDDN1

N Valid 418 418 418 418 418

Missing 0 0 0 0 0

Mean 3.9402 3.8445 3.8665 3.9378 3.8892