33
Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com LỜI GIỚI THIỆU Việt Nam phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên vào 1990. Đến nay dịch HIV/AIDS đã lây lan khắp 64 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Tính đến ngày 30/8/2007, số người nhiễm HIV lên đến 132.682, trong đó số người chuyển sang giai đoạn AIDS là 26.828 và 15.007 người đã tử vong. Theo con số ước tính do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (tổ chức UNAIDS) công bố, trung bình mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 12.000 đến 18.000 người nhiễm mới. Dự báo năm 2010 Việt Nam sẽ có khoảng 310.975 trường hợp nhiễm HIV. Nhằm ngăn chặn và làm giảm tốc độ lây lan của đại dịch HIV/AIDS, ngày 29/6/2006, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật số 64/2006/QH11 về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (sau đây gọi tắt là Luật phòng, chống HIV/AIDS). Luật này đã chính thức có hiệu lực từ 1/1/2007. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật phòng, chống HIV/AIDS. Với mục đích cung cấp các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và các quy định pháp luật có liên quan đến HIV/AIDS, chúng tôi biên soạn tài liệu “Hỏi và Đáp Pháp luật về HIV/AIDS”. Quyển sách này chia thành các chương bao gồm: (1) Những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS; (2) Tư vấn, xét nghiệm và dự phòng lây nhiễm; (3) Chăm sóc, điều trị và hỗ trợ; (4) Giáo dục và đào tạo; (5) Lao động và việc làm; (6) Hôn nhân và gia đình; (7) Thông tin và truyền thông; (8) Một số quy định pháp luật liên quan và cuối cùng là Mục lục về các địa chỉ tư vấn và xét nghiệm và điều trị về HIV/AIDS. Chúng tôi hy vọng rằng, cuốn sách này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đông đảo bạn đọc về luật và các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS và mong sẽ nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện tốt hơn. Các bạn có thể liên lạc với đường dây nóng miễn phí 18001521 để có thêm thông tin chi tiết về Luật Phòng chống HIV/AIDS và các nội dung tư vấn miễn phí. Ngoài đường dây nóng, bạn cũng có thể tìm đến 2 Văn phòng tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí về HIV/AIDS tại TP.Hồ Chí Minh (tại địa chỉ số 11 Lê Thánh Tôn, Quận 1 TP HCM và tại Hà Nội tại địa chỉ số 1 ngõ 135 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội) để được tư vấn miễn phí về pháp luật phòng, chống HIV/AIDS hoặc tới các Văn phòng Luật sư, các hãng tư vấn Luật và các Trung tâm tư vấn và 1

LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

LỜI GIỚI THIỆU

Việt Nam phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên vào 1990. Đến nay dịch HIV/AIDS đã lây lan khắp 64 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Tính đến ngày 30/8/2007, số người nhiễm HIV lên đến 132.682, trong đó số người chuyển sang giai đoạn AIDS là 26.828 và 15.007 người đã tử vong. Theo con số ước tính do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (tổ chức UNAIDS) công bố, trung bình mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 12.000 đến 18.000 người nhiễm mới. Dự báo năm 2010 Việt Nam sẽ có khoảng 310.975 trường hợp nhiễm HIV.

Nhằm ngăn chặn và làm giảm tốc độ lây lan của đại dịch HIV/AIDS, ngày 29/6/2006, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật số 64/2006/QH11 về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (sau đây gọi tắt là Luật phòng, chống HIV/AIDS). Luật này đã chính thức có hiệu lực từ 1/1/2007. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật phòng, chống HIV/AIDS.

Với mục đích cung cấp các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và các quy định pháp luật có liên quan đến HIV/AIDS, chúng tôi biên soạn tài liệu “Hỏi và Đáp Pháp luật về HIV/AIDS”. Quyển sách này chia thành các chương bao gồm: (1) Những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS; (2) Tư vấn, xét nghiệm và dự phòng lây nhiễm; (3) Chăm sóc, điều trị và hỗ trợ; (4) Giáo dục và đào tạo; (5) Lao động và việc làm; (6) Hôn nhân và gia đình; (7) Thông tin và truyền thông; (8) Một số quy định pháp luật liên quan và cuối cùng là Mục lục về các địa chỉ tư vấn và xét nghiệm và điều trị về HIV/AIDS.

Chúng tôi hy vọng rằng, cuốn sách này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đông đảo bạn đọc về luật và các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS và mong sẽ nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện tốt hơn. Các bạn có thể liên lạc với đường dây nóng miễn phí 18001521 để có thêm thông tin chi tiết về Luật Phòng chống HIV/AIDS và các nội dung tư vấn miễn phí. Ngoài đường dây nóng, bạn cũng có thể tìm đến 2 Văn phòng tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí về HIV/AIDS tại TP.Hồ Chí Minh (tại địa chỉ số 11 Lê Thánh Tôn, Quận 1 TP HCM và tại Hà Nội tại địa chỉ số 1 ngõ 135 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội) để được tư vấn miễn phí về pháp luật phòng, chống HIV/AIDS hoặc tới các Văn phòng Luật sư, các hãng tư vấn Luật và các Trung tâm tư vấn và trợ giúp pháp lý trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam hoặc Hội Luật gia các tỉnh/Thành phố trong cả nước để được trợ giúp

Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS (CCLPHH) chân thành cảm ơn Dự án Sáng kiến Chính sách Y tế (HPI) Việt Nam đã giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính trong việc biên tập, in ấn và phát hành cuốn sách này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Huy Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, tiến sĩ Nguyễn Thanh Long - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, thạc sĩ Chu Quốc Ân - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, thạc sĩ Đặng Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hành chính - Hình sự - Bộ Tư pháp và các chuyên gia cùng các bạn đồng nghiệp đã trực tiếp tham gia xây dựng, góp ý để cuốn sách này được hoàn thiện.

Bác sĩ, Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm

Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật

1

Page 2: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS

2

Page 3: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

BAN BIÊN SOẠN

Bác sĩ, Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế;

Bác sĩ, Luật gia Đặng Tuấn Thanh - Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS;

Luật gia Ngô Thị Nhung - Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS.

BAN CỐ VẤN

Thạc sĩ Nguyễn Huy Quang - Phó Vụ trường Vụ Pháp chế - Bộ Y tế;

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long - Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam;

Thạc sĩ Chu Quốc Ân - Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam;

Thạc sĩ Đặng Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính - Bộ Tư pháp;

Ông Trần Tiến Đức - Giám đốc Dự án Sáng kiến Chính sách Y tế;

Tiến sĩ David Stephens - Cố vấn Kỹ thuật Dự án Sáng kiến Chính sách Y tế;

Thạc sĩ Trần Thị Thu Hương - Cố vấn Chương trình Dự án Sáng kiến Chính sách Y tế.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Anh - Cán bộ chương trình Dự án Sáng kiến Chính sách Y tế.

Tài liệu này do Trung tâm tư vấn về pháp luật và Chính sách Y tế và HIV/AIDS phối hợp với Dự án Sáng kiến về Chính sách Y tế, Task Order 1 Việt Nam của cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) biên soạn trình USAID phê duyệt. Các quan điẻm trong tài liệu này không thể hiện Quan điểm của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ hoặc của Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

3

Page 4: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU.......................................................1BAN BIÊN SOẠN......................................................2BAN CỐ VẤN............................................................2

Chương I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS 4Chương II: TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM VÀ PHÒNG CHỐNG 10Chương III: CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ VÀ HỖ TRỢ13Ch¬ng IV: GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO............20Chương V: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM................21Chương VI: HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH...............23Chương VII: THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 25Chương VIII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH SỰ................26PHỤ LỤC.................................................................30MỘT SỐ ĐỊA CHỈ TƯ VẤN, CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS..................................................................................30I. TƯ VẤN VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VỀ HIV/AIDS 30II. TƯ VẤN, CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS30

Chương INHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS

Câu 1. HIV/AIDS là gì? Trả lời:HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây

ra suy giảm miễn dịch ở người, làm suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể người.

AIDS là chữ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh (Accquired Immunodeficiency Syndrome) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, ung thư và có thể dẫn đến tử vong.

Câu 2 Xin cho biết thế nào là HIV dương tính? Trả lời:Người có HIV dương tính có nghĩa là kháng thể chống lại vi rút HIV được tìm thấy

trong máu/dịch sinh học của người đó. Xét nghiệm máu tìm HIV có thể xác định được điều này.

Câu 3. Xét nghiệm HIV là gì? Trong thời gian bao lâu thì biết được kết quả xét nghiệm?

Trả lời:

4

Page 5: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

Xét nghiệm HIV là việc lấy một mẫu máu/mẫu dịch sinh học và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định có kháng thể kháng vi rút HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể đó hay không. Nếu xét nghiệm dương tính với kháng thể HIV thì có nghĩa là có HIV tồn tại.

Tuỳ theo quy định từng cơ sở y tế, nhưng thông thường từ 3-10 ngày kể từ ngày lấy máu xét nghiệm, trong trường hợp kết quả xét nghiệm HIV âm tính (không phát hiện thấy có kháng thể) thì có thể được nhận kết quả sớm hơn. Để chắc chắn và yên tâm hơn nếu kết quả âm tính, bạn vẫn nên đi xét nghiệm lại sau 3 - 6 tháng. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, trong thời gian này, bạn nên tiếp tục thực hiện các hành vi dự phòng HIV thông thường như kiêng quan hệ tình dục, chung thuỷ với một bạn tình và luôn sử dụng và sử dụng bao cao su đúng cách và không dùng chung bơm kim tiêm…

Câu 4. Xin cho biết thế nào là giai đoạn cửa sổ?Trả lời   :Giai đoạn "cửa sổ" là khoảng thời gian từ lúc cơ thể nhiễm HIV cho đến khi cơ thể sinh

ra kháng thể chống lại HIV (gọi tắt là kháng thể HIV). Giai đoạn này xuất hiện vào khoảng 3 đến 6 tháng sau khi nhiễm HIV. Trong giai đoạn cửa sổ, hệ thống miễn dịch chưa sản sinh ra được kháng thể HIV hoặc chưa đủ số lượng kháng thể cần thiết nên các xét nghiệm để tìm kháng thể HIV sẽ không phát hiện được và kết quả trả lời là "âm tính".

Đây là giai đoạn "nguy hiểm" bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm tìm kháng thể HIV. Mặc dù thật sự họ đã bị nhiễm HIV và họ hoàn toàn có thể "vô tình" truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.

Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng tuỳ từng người. Vì vậy nên đi xét nghiệm máu lại sau 6 tháng để phát hiện tình trạng nhiễm HIV.

Câu 5. HIV có thể lây truyền qua những con đường nào?Trả lời:Virút HIV có mặt trong các dịch cơ thể và có thể truyền từ người này sang người khác

qua chất tiết, dịch âm đạo, máu bị nhiễm virút và sữa mẹ. HIV chủ yếu lây truyền qua 3 đường: Quan hệ tình dục không được bảo vệ với một người có HIV dương tính, dùng chung dụng cụ tiêm chính (bơm kim tiêm) và lây truyền từ mẹ có HIV dương tính sang con.

1. Lây truyền qua đường tình dụcHIV có thể truyền qua đường âm đạo hoặc hậu môn hoặc đường miệng khi quan hệ tình

dục với người nhiễm HIV nhưng không dùng bao cao su hoặc sử dụng bao cao su không đúng cách. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai có thể làm tăng khả năng lây nhiễm HIV và làm suy yếu hệ thống miễn dịch nhanh hơn (thúc đẩy nhanh quá trình từ nhiễm HIV sang giai đoạn AIDS).

Làm thế nào để dự phòng lây truyền HIV qua đường tình dục?Nguyên tắc chung là thực hiện hành vi tình dục an toàn và sử dụng đúng cách bao cao

5

Page 6: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

su khi có quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng.Nguy cơ lây truyền HIV có thể giảm nếu bạn:- Không quan hệ tình dục khi chưa lập gia đình, hoặc trì hoãn lần quan hệ tình dục

đầu tiên; Thực hiện nguyên tắc chung thủy một vợ một chồng;- Luôn sử dụng bao cao su và không quan hệ tình dục với nhiều người hoặc giảm

số bạn tình.2. Lây truyền qua đường máu

- HIV có thể dễ dàng lây truyền qua việc dùng chung các dụng cụ bơm kim tiêm với người nhiễm HIV. Dùng chung các vật dụng sắc nhọn khác (như dao cạo râu, bàn chải đánh răng ...) cũng có thể lan truyền HIV.

- Truyền máu và các chế phẩm máu có HIV (chưa qua xét nghiệm sàng lọc HIV hoặc có sàng lọc nhưng còn trong giai đoạn "cửa sổ").

- Sử dụng các dụng cụ tiêm, chích qua da đã có tiếp xúc với máu/dịch nhiễm HIV mà chưa được vô khuẩn triệt để như: Bơm kim tiêm, kim châm cứu, kìm nhổ răng, kim xăm, dụng cụ bấm lỗ tai, dao cạo râu hoặc những vật sắc nhọn khác khi tiếp xúc không may gây chảy máu hay trầy xước da.

- Bị dính máu của người nhiễm HIV vào da, niêm mạc, nhất là những nơi có vết thương hở hoặc xây sát là nơi HIV có thể xâm nhập trực tiếp vào máu…

Trong các nguyên nhân nêu trên thì nguyên nhân bị lây nhiễm do dùng chung bơm kim tiêm chích ma túy với người bị nhiễm HIV chiếm tỷ lệ cao nhất trong việc làm tăng tỷ lệ nhiễm HIV tại Việt Nam. Biện pháp phòng, chống lây truyền HIV qua đường máu:

- Không dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da đã tiếp xúc với máu và dịch sinh học;

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người khác;- 100% các túi máu, chế phẩm máu phải được xét nghiệm sàng lọc HIV;- Thực hiện nghiêm công tác vô trùng, tiệt khuẩn các dụng cụ y tế theo quy định.

3. HIV lây từ mẹ sang con như thế nào và cách dự phòng?

- Mẹ nhiễm HIV có khả năng truyền cho con trong thời gian mang thai, trong khi sinh hoặc cho con bú. Truyền từ mẹ sang con là đường truyền phổ biến nhất gây ra nhiễm HIV ở trẻ em. Mẹ truyền HIV cho con trong giai đoạn mang thai (trong tử cung), trong cuộc đẻ (khi bào thai tiếp xúc với máu và nước ối của mẹ trong khi đẻ tự nhiên) và qua sữa mẹ.

- Không phải bà mẹ nào nhiễm HIV cũng sẽ truyền vi rút cho con. Nếu không được điều trị thích hợp khoảng 25-30% (một trong 3 hoặc 4) bà mẹ mang thai có nhiễm HIV sẽ truyền vi rút cho con của họ. Rất may là hiện nay đã có thuốc kháng vi rút hoạt động rất tốt nhằm ngăn chặn sự lan truyền vi rút. Nếu bà mẹ sử dụng các thuốc này trong giai đoạn mang thai, sau khi sinh và con của họ khi sinh ra cũng được dùng thuốc ngay thì tỷ lệ truyền từ mẹ sang con sẽ có thể giảm từ 25% xuống còn khoảng 2% (ít hơn 2 trong 100 người). Thường xuyên xét nghiệm HIV cho phụ nữ có thai và cho họ thuốc kháng vi rút nếu bị nhiễm có thể

6

Page 7: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

làm giảm một cách đáng kể số trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV.

Câu 6. Xin cho biết khả năng tồn tại của HIV bên ngoài cơ thể người như thế nào? Làm thế nào để xử lý an toàn đối với những vật dụng có vi rút HIV?

Trả lời: 1. Khả năng tồn tại của vi rút HIV ngoài môi trường tự nhiên:- HIV là một vi rút yếu. Nó không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể. Trong một số điều

kiện phòng thí nghiệm nghiêm ngặt và có kiểm soát, vi rút HIV có thể tồn tại trong vài ngày thậm trí là vài tuần. Tuy nhiên HIV không thể nhân lên bên ngoài cơ thể sống, ngoại trừ trong một số điều kiện hết sức hạn chế do đó nó không có khả năng lây nhiễm khi ở ngoài cơ thể;

- Nếu một vật dụng hoặc một bề mặt bị nhiễm hoặc dính với các dịch thể sinh học như máu, thì có thể dễ dàng xử lý an toàn bằng các qui trình lý hoá như đun sôi, hấp, sấy hoặc sử dụng các hoá chất diệt khuẩn.

2. Xử lý đối với những vật dụng có chứa HIV (ví dụ như trong môi trường bệnh viện hay chăm sóc tại hộ gia đình):

Để đảm bảo an toàn, bất kỳ dụng cụ hay bề mặt nào bị nhiễm HIV cũng phải được xử lý bằng các chất diệt khuẩn có hiệu quả.

Bạn có thể áp dụng một trong các phương pháp tiệt khuẩn dưới đây:- Luộc sôi trong thời gian 20 phút kể từ khi nước sôi;- Hấp ướt ở nhiệt độ 121oC, 2 atm. trong 20 phút;- Hấp khô ở nhiệt độ 170oC trong 2 giờ;- Ngâm 30 phút trong các dung dịch hoá chất diệt khuẩn sẵn có như dung dịch có chứa

Clo (Chloramin B 0,5%) cồn Ethanol 70% hoặc Betadine (Providon Iodin 2,5%).

Câu 7. Ăn ở, sinh hoạt thông thường hàng ngày với người nhiễm HIV có bị lây nhiễm HIV không?

Trả lời:HIV không lây nhiễm qua sinh hoạt thông thường hàng ngày, trong giao tiếp, tiếp xúc

với người nhiễm HIV ví dụ như:- Ôm hôn nhẹ nhàng, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi…;- Tiếp xúc gần gũi xã giao với người nhiễm HIV (không quan hệ tình dục);- Ăn chung, dùng chung bát đũa, cốc chén;- Dùng chung nhà tắm, nhà vệ sinh, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế;- Côn trùng như ruồi, muỗi, chấy, rận… không phải là trung gian lây truyền HIV.

Câu 8. Có thể bị lây nhiễm HIV nếu bị phơi nhiễm với HIV không theo các đường lây truyền đã đề cập ở trên không?

Trả lời:Mặc dù không phải là phổ biến, nhiễm HIV thông qua việc vết thương hở tiếp xúc trực

tiếp với máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV vẫn có thể xảy ra (HIV không thể truyền qua làn da khỏe mạnh bình thường). Tuy nhiên các biện pháp thận trọng đơn giản vẫn được áp dụng trên toàn cầu để có thể bảo vệ chống lại khả năng lan truyền này.

7

Page 8: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

Lây nhiễm HIV trong cơ sở y tế có thể xảy ra khi làm các xét nghiệm có liên quan đến máu và dịch thể sinh học của bệnh nhân nhiễm HIV: khi làm các thủ thuật, phẫu thuật và khi chăm sóc. Do vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng để tránh lây nhiễm chéo HIV trong môi trường chăm sóc ở cơ sở y tế, cụ thể là:

+ Phải coi mọi bệnh phẩm có máu và dịch cơ thể đều có thể có nguy cơ lây nhiễm HIV;+ Luôn phải đeo găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể bệnh nhân.

Mang các phương tiện phòng vệ như kính, khẩu trang, mặc áo choàng khi có nguy cơ bị máu và dịch cơ thể bệnh nhân bắn phải;

+ Nếu vết thương hở ở tay, chân hoặc có tổn thương da rỉ nước, phải băng kỹ và tốt nhất không tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân cho đến khi tổn thương lành;

+ Khi trên mặt bàn, mặt sàn có máu hoặc dịch cơ thể bệnh nhân, phải đổ ngập tràn chỗ có máu và dịch bằng các dung dịch sát khuẩn như nước Javel, dung dịch có Clo..., để 20 phút sau đó dùng giẻ thấm khô rồi rửa sạch;

+ Đối với các đồ vải thấm máu và dịch, phải dùng kẹp để gắp cho vào túi riêng, nếu không có kẹp thì gấp phần có máu và dịch vào trong để tránh cầm phải chỗ có máu, sau đó vận chuyển đến nơi huỷ hoặc nhà giặt. Phải ngâm các đồ vải này trong các hoá chất sát trùng 20 phút trước khi giặt;

+ Đối với các chất thải (đờm, nước tiểu, phân... có máu hoặc các dịch cơ thể) cũng xử lý tương tự. Đổ ngập tràn vùng chất thải bằng các hoá chất sát trùng để 20 phút trước khi đổ vào nơi thải chung;

+ Luôn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đeo găng, trước và sau khi thăm khám bệnh nhân, sau khi giúp bệnh nhân đi vệ sinh.

Câu 9. Sau khi sinh con tôi mới phát hiện mình bị nhiễm HIV. Tôi rất sợ mình đã truyền HIV sang đứa con mới sinh. Để yên tâm, tôi muốn đưa cháu đi xét nghiệm HIV ngay có được không vì cháu mới được 01 tháng tuổi?

Trả lời:Xét nghiệm HIV ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi sẽ không cho kết quả chính xác. Vì vậy, để

có kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên đưa con bạn đi xét nghiệm HIV khi con của bạn đủ 18 tháng tuổi.

Ở một vài cơ sở y tế ở Việt Nam hiện đã có một loại xét nghiệm đặc biệt gọi là xét nghiệm PCR có thể xác định nhiễm HIV khi trẻ chưa đến 18 tháng tuổi, bạn hãy liên lạc với Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tại địa phương mình để tìm hiểu xem hiện xét nghiệm đó đã có ở nơi bạn sống hay chưa.

Câu 10. Xin cho biết, hiện tại đã có vắcxin và thuốc chữa HIV chưa? Tôi nghe nói người nhiễm HIV có thể được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV). Vậy thuốc kháng HIV (ARV) là thuốc gì và hiệu quả của việc điều trị ARV?

Trả lời:1. Hiện tại vẫn chưa có vắcxin và thuốc chữa HIV. Tuy nhiên, đúng như bạn hỏi, hiện

người nhiễm HIV đã và đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV). Thuốc kháng HIV

8

Page 9: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

(ARV) là thuốc đặc hiệu dùng cho người nhiễm HIV hoặc bị phơi nhiễm với HIV để hạn chế sự phát triển của vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người hoặc dự phòng lây nhiễm HIV và không phải là thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV.

2. Thuốc ARV được sử dụng để điều trị cho người nhiễm HIV theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu tuân thủ nguyên tắc và quy trình điều trị kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì thuốc ARV sẽ đạt được những kết quả như sau:

- Tăng cường chất lượng cuộc sống và tăng tuổi thọ;- Giảm nồng độ HIV nhanh, dẫn đến bệnh tiến triển chậm, nguy cơ kháng thuốc giảm,

nguy cơ nhiễm trùng cơ hội thấp, giảm mức độ lây lan cho cộng đồng;- Tái tạo và phục hồi chức năng của hệ thống miễn dịch.

9

Page 10: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

Chương IITƯ VẤN, XÉT NGHIỆM VÀ

PHÒNG CHỐNG

Câu 11. Nếu tôi muốn đi xét nghiệm HIV thì liệu tôi có nhận được tư vấn về xét nghiệm và về kết quả xét nghiệm hay không ?

Trả lời: Có, theo Điều 26 Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006, khi bạn yêu cầu được xét

nghiệm HIV thì bạn sẽ được tư vấn trước và sau xét nghiệm. Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định như sau:

“1. Các trường hợp xét nghiệm HIV đều phải được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.

2. Cơ sở y tế có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.3. Chỉ những người đã được tập huấn về tư vấn vấn phòng, chống HIV/AIDS mới được

thực hiện tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV”.

Câu 12. Xin cho biết có phải cơ sở y tế nào cũng được xét nghiệm HIV và công bố kết quả HIV dương tính không?

Trả lời: Không, xin khẳng định với bạn là “chỉ cơ sở xét nghiệm HIV đã được Bộ Y tế công

nhận đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính mới được quyền khẳng định các trường hợp HIV dương tính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đó” (Khoản 1 Điều 29 của luật Phòng, chống HIV/AIDS).

Câu 13. Xin cho biết việc xét nghiệm HIV trên cơ sở tự nguyện hay bắt buộc? Khi tôi vào bệnh viện để khám và điều trị, bệnh viện đã yêu cầu tôi làm một số xét nghiệm trong đó có xét nghiệm HIV. Xin hỏi, việc yêu cầu xét nghiệm HIV đối với bệnh nhân khi khám và điều trị như vậy có đúng không?

Trả lời: Không, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt đã được bộ Y tế qui định, bệnh viện không có

quyền đòi hỏi bệnh nhân phải xét nghiệm HIV nếu bạn không đồng ý làm điều đó.1. Theo quy định tại Điều 27 của luật Phòng, chống HIV/AIDS việc xét nghiệm HIV

phải dựa trên cơ sở tự nguyện:“ - Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân

sự.- Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự

chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

2. Khoản 2 Điều 28 Luật Phòng chống HIV/AIDS qui định rằng:“Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh”.

10

Page 11: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

Câu 14. Người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của mình không? Nếu phải thông báo thì phải thông báo cho ai? Tại sao?

Trả lời:Kết quả xét nghiệm HIV chỉ có thể được tiết lộ cho những người được chỉ ra dưới đây.

Những người được thông báo có nghĩa vụ giữ bí mật kết quả xét nghiệm dương tính của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, để phòng, chống lây nhiễm HIV sang cho người khác điểm b, Khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định Người nhiễm HIV có nghĩa vụ phải “thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết”.

Điều 30 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính như sau:

“ 1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây:a) Người được xét nghiệm;b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người

được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;c) Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV

dương tính cho người được xét nghiệm;d) Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao

gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;

e) Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;

f) Người đứng đầu, cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Câu 15. Xin hỏi, có quy định nào về qui trình truyền máu để đảm bảo máu an toàn và không nhiễm HIV khi truyền máu cho bệnh nhân không?

Trả lời:

Bạn yên tâm là pháp luật có quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho người được truyền các túi máu và chế phẩm máu không bị nhiễm HIV. Điều 31 của Luật Phòng, chống HIV/AIIDS đã quy định:

- “Các túi máu, chế phẩm máu đều phải được làm xét nghiệm HIV trước khi sử dụng kể cả trong trường hợp cấp cứu;

- Việc xét nghiệm sàng lọc HIV phải được thực hiện bằng các loại sinh phẩm chẩn đoán đã được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép lưu hành.

- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc xét nghiệm sàng lọc HIV, lưu trữ kết quả

11

Page 12: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

xét nghiệm, lưu trữ và tiêu huỷ các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV”.

Câu 16. Việc tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao cao su để dự phòng lây nhiễm HIV có vi phạm pháp luật không?

Trả lời: Không, Luật Phòng chống HIV/AIDS đã nhận thức tầm quan trọng của giáo dục truyền

thông trong dự phòng lây nhiễm HIV.Theo quy định tại Khoản 15 Điều 2 về giải thích từ ngữ của Luật Phòng, chống

HIV/AIDS bao cao su, bơm kim tiêm sạch là một trong các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Do vậy, nhà nước khuyến khích công dân tích cực tham gia công tác tuyền truyền này trong cộng đồng, bao gồm: tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV. Theo quy định nêu trên thì hoạt động tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bao cao su và bơm kim tiêm sạch không bị pháp luật nghiêm cấm.

12

Page 13: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

Chương IIICHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ VÀ HỖ TRỢ

Câu 17. Xin cho biết, có phải tất cả bác sĩ đều được kê đơn thuốc kháng HIV không?Trả lời: Không, tại Điều 15 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định về kê đơn, sử dụng

thuốc kháng HIV như sau:“1. Chỉ các bác sĩ đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS theo quy định của Bộ

trưởng Bộ Y tế mới được phép kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV.

2. Bác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều trị HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

3. Người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng HIV”.

Theo quy định nêu trên, các bác sĩ ở cơ sở y tế được kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm HIV nếu đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Do vậy, không phải bác sĩ nào cũng được kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV nếu không qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV.

Câu 18. Tôi muốn mua thuốc kháng HIV (ARV). Vậy tôi có thể mua thuốc này ở các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc được không? Pháp luật có quy định nào đối với các cơ sở bán thuốc này không?

Trả lời:Có, bạn có thể mua thuốc ARV tại các nhà thuốc đã có đăng ký. Theo qui định của Luật

thì các cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc được phép bán thuốc kháng HIV. Tuy nhiên, các cơ sở này chỉ được bán thuốc kháng HIV khi đã được cấp số đăng ký lưu hành. Do vậy, bạn nên mua thuốc ở các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành để đảm bảo chất lượng. Hãy đề nghị nhà thuốc cho xem giấy phép chứng nhận họ có đăng ký bán thuốc ARV.

Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS về Cung ứng thuốc kháng HIV quy định như sau:

“1. Các cơ sở bán buôn thuốc, bản lẻ thuốc được quyền cung ứng thuốc kháng HIV đã được cấp số lưu hành.

2. Các cơ sở bán lẻ thuốc chỉ được bán thuốc kháng HIV đã được cấp sổ đăng ký lưu hành cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV theo đơn của bác sĩ điều trị theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này”.

Câu 19. Nhà nước ta có chế độ đối với người nhiễm HIV trong việc tiếp cận thuốc kháng HIV miễn phí hoặc được trợ giá không?

13

Page 14: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

Trả lời:Có, để đảm bảo sẵn có ARV cung cấp miễn phí cho những người có nhu cầu thiết yếu

nhất, Chính phủ đã ra qui định về việc những người nào là đối tượng đủ điều kiện để sử dụng miễn phí các thuốc này. Theo quy định tại Điều 39 Luật Phòng, chống HIV/AIDS thì:

“1. Người nhiễm HIV được Nhà nước tạo điều kiện tiếp cận thuốc kháng HIV thông qua các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

2. Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV.

3. Thuốc kháng HIV do ngân sách nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV;b) Người nhiễm HIV tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS;c) Người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;d) Những người khác nhiễm HIV;.........”

Câu 20. Người đang tham gia Bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV có được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh không ?

Trả lời: Có, nếu bạn đang tham gia chế độ Bảo hiểm y tế của nhà nước. Theo quy định tại

Điều 40 của Luật phòng, chống HIV/AIDS thì người đang tham gia Bảo hiểm y tế mà bị nhiễm HIV thì được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Riêng đối với thuốc kháng HIV thì chỉ được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

Câu 21. Luật pháp có cho phép người nghiện hoặc lệ thuộc các chất dạng thuốc phiện như heroin được tham gia liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone không?

Trả lời :Luật pháp cho phép việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng liệu pháp điều

trị thay thế bằng methadone, tuy nhiên hiện nay chương trình cũng như các cơ sở cung cấp dịch vụ này còn rất hạn chế. Xin vui lòng liên lạc với các Sở Y tế địa phương để tìm hiểu xem các dịch vụ này tại địa phương bạn đã có chưa. Tại Điều 10 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:

1. Đối với cơ sở y tế:"Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện

tại các cơ sở y tế có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Không áp dụng biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại

14

Page 15: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính" (Khoản 1 Điều 10 của Nghị định).

2. Đối với người nghiện nghiện các chất dạng thuốc phiện:"Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện

khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trường hợp người nghiện các chất dạng thuốc phiện dưới 16 tuổi thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó phải tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế’’ (Khoản 2 Điều 10 của Nghị định).

"Khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện dùng thuốc thay thế phải có sự giám sát của nhân viên y tế’’ (Khoản 4 Điều 10 của Nghị định).

3. Đối với cán bộ y tế:

’’Chỉ các bác sĩ, y sĩ đã qua tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được các cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này phân công mới được quyền kê đơn thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi người đó có tên trong danh sách điều trị của chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" (Khoản 6 Điều 10 của Nghị định).

Câu 22. Xin hỏi, Nhà nước ta có chế độ, chính sách như thế nào với trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi và người nhiễm HIV không nơi nương tựa?

Trả lời:Luật phòng chống HIV/AIDS và Nghị đinh hướng dẫn thi hành luật đã có các biện pháp

cụ thể để hỗ trợ và chăm sóc trẻ em và người nhiễm HIV không nơi nương tựa. Điều 41 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định về chăm sóc người nhiễm HIV trong đó có các đối tượng mà bạn hỏi như sau:

“1. Người nhiễm HIV được chăm sóc tại gia đình, cơ sở y tế của Nhà nước.2. Trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả

năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.3. Tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác được thành lập cơ sở

chăm sóc người nhiễm HIV. 4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia tổ chức các

hình thức chăm sóc người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng............"Để thực hiện quy định tại Khoản 2 nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số

67/2007/NĐ-CP ngày13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Nghị định này đã quy định rõ chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Tại Điều 4 của Nghị định quy định như sau:

"1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha nhưng mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp

15

Page 16: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng, trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ gia đình nghèo.

……………”.Tại Điều 5 của Nghị định này cũng quy định: "Đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 của Điều 4 Nghị định

này thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng".

Câu 23. Xin hỏi người nhiễm HIV có được thành lập các nhóm, câu lạc bộ để hỗ trợ và giúp đỡ nhau không?

Trả lời: Có, theo quy định tại Điều 69 Hiến pháp năm 1992 thì: "...Công dân có quyền hội họp,

lập hội... theo quy định của pháp luật". Để thực hiện quy định của Hiến pháp, khoản 2 Điều 20 của Luật phòng, chống

HIV/AIDS quy định cụ thể về quyền này của người nhiễm HIV: "Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV tham gia các hoạt động: Nhóm giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác của người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật; tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; hỗ trợ chăm sóc người nhiễm HIV... ".

Như vậy, Nhà nước ta khuyến khích người nhiễm HIV thành lập các nhóm, câu lạc bộ để hỗ trợ và giúp đỡ nhau và tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS.

Câu 24. Xin cho biết Nhà nước ta có chính sách ưu tiên nào đối với phụ nữ bị nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ không?

Trả lời: Phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ bị nhiễm HIV là một trong những đối tượng được

Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Họ được hưởng chính sách ưu tiên như các bà mẹ mang thai khác theo quy định của Bộ Luật lao động và Luật Bảo hiểm xã hội: được nghỉ làm việc để đi khám thai, được hưởng chế độ thai sản nếu tham gia bảo hiểm xã hội... Ngoài ra, tại Điều 35 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định chính sách ưu tiên đối với các đối tượng này như sau:

“1. Phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí.2. Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm

HIV từ mẹ sang con.3. Phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú được tư vấn về phòng, chống

HIV/AIDS. 4. Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm

sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc chăm sóc và điều trị đối với phụ nữ nhiễm

HIV trong thời kỳ mang thai, người mẹ nhiễm HIV khi sinh con và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.”

16

Page 17: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

Câu 25. Nhân viên tiếp cận cộng đồng có quyền và trách nhiệm như thế nào trong các can thiệp giảm tác hại phòng, chống HIV/AIDS?

Trả lời:Nhân viên tiếp cận cộng đồng là những người tình nguyện hoặc được trả lương trực

tiếp tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV và được cấp thẻ theo quy định của pháp luật. Những người này bao gồm tuyên truyền viên đồng đẳng và những người tình nguyện khác (Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP). Quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng được quy định tại Điều 7 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP như sau:

“1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có các quyền sau:

a) Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

b) Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có trách nhiệm:

a) Thông báo với Ủy ban nhân dân và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trên địa bàn;

b) Sử dụng thẻ khi thực hiện nhiệm vụ đúng với phạm vi trách nhiệm được phân công".

Ngoài các nghĩa vụ nêu trên, tại mục a, khoản 2 điều 11 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP có qui định thêm về việc quản lý các hoạt động giảm tác hại trong đó qui định về Trách nhiệm thực hiện kiểm tra giám sát: “ Người đứng đầu chương trình, dự án và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng. Trường hợp phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các qui định của chương trình, dự án hoặc có hành vi vi phạm pháp luật phải lập tức đình chỉ hoạt động của nhân viên đó, thu hồi thẻ và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo đúng qui định của pháp luật".

Theo các qui định trên, nếu phát hiện bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào xảy ra thì sẽ có những biện pháp xử lý thích hợp tuỳ theo mức độ vi phạm.

Câu 26. Tôi là cán bộ y tế ở một bệnh viện. Xin hỏi Nhà nước có chế độ, chính sách hỗ trợ đối với nhân viên y tế phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hay không?

Trả lời: Có, luật pháp có qui định các biện pháp cụ thể hỗ trợ nhân viên y tế và những người

có thể bị nhiễm hoặc phơi nhiễm với HIV trong công việc.

17

Page 18: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

1. Điều 45 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về chế độ, chính sách đối với người trực tiếp làm xét nghiệm HIV, quản lý, chăm sóc điều trị người nhiễm HIV như sau:

"Người trực tiếp làm xét nghiệm HIV, quản lý, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở y tế của Nhà nước, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trại giam, trại tạm giam được ưu tiên các trang bị phương tiện, dụng cụ cần thiết để phòng, chống lây nhiễm HIV, hưởng các chế độ phụ cấp nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ".

2. Điều 36 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về dự phòng sau phơi nhiễm với HIV như sau:

"1. Người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tư vấn, hướng dẫn điều trị và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV.

2. Người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tư vấn và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định tại Điều 46 của Luật này".3. Điều 46 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về chế dộ đối với người bị phơi

nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp như sau:"1. Người bị phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật. 2. Người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được khám, chữa các bệnh

nhiễm trùng cơ hội và được cấp thuốc kháng HIV miễn phí..........."

18

Page 19: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

Chương IVGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Câu 27. Trẻ em và người nhiễm HIV có được đến trường và được học tập không? Trả lời:Có, xin khẳng định với bạn là người nhiễm HIV có quyền bình đẳng, quyền được học

văn hoá, học nghề như mọi công dân trong xã hội. Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã xác định: Người nhiễm HIV có quyền được học văn hoá, học nghề. Để đảm bảo được quyền này, khoản 2 Điều 15 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định các cơ sở giáo dục không được có các hành vi sau:

“a) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV; b) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;c) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động,

dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học

sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học”.

Câu 28. Xin hỏi việc nhà trường yêu cầu xét nghiệm HIV (hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV) đối với học sinh, sinh viên, học viên có đúng không?

Trả lời:Không, việc yêu cầu sinh viên phải xét nghiệm HIV là trái pháp luật.Theo quy định tại

điểm d, khoản 2 Điều 15 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS thì cơ sở giáo dục không được yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học. Do vậy, việc nhà trường yêu cầu xét nghiệm HIV với học sinh, sinh viên, học viên là không đúng theo quy định của pháp luật.

19

Page 20: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

Chương VLAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

Câu 29. Người nhiễm HIV có quyền được làm việc không? Người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS?

Trả lời:Ngoại trừ những qui định tại khoản 1 điều 20 Nghị định 108/2007/NĐ-CP, người nhiễm

HIV có quyền được bình đẳng, quyền được làm việc như mọi công dân trong xã hội. Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm giáo dục nhân viên của mình về HIV và không được kỳ thị phân biệt đối xử với nhân viên là người nhiễm HIV.

Quyền này đã được khẳng định tại điểm c Khoản 1 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, người sử dụng lao động có trách nhiệm:

“a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục các biên pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, đơn vị mình;

b) Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;

c) Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDSd) Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV theo quy định của pháp luật”.3. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, người sử

dụng lao động không được có các hành vi sau đối với người lao động:“a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình

làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV; b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì

lý do người lao động nhiễm HIV;c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của

người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự

tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này”.

Câu 30. Tôi mới tốt nghiệp ra trường, tôi nộp hồ sơ xin việc tại một công ty xuất khẩu may mặc. Ở vòng sơ tuyển, công ty đã yêu cầu tôi phải lấy máu để xét nghiệm HIV. Xin hỏi, xét nghiệm HIV có phải là điều kiện bắt buộc trước khi tuyển dụng lao động không?

Trả lời:Không, ngoại trừ 2 lĩnh vực nghề nghiệp được qui định dưới đây thì việc yêu cầu xét

nghiệm HIV/AIDS với người dự tuyển lao động là trái pháp luật. Theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 14 của Luật Phòng chống HIV/AIDS: “Người sử dụng lao động không được

20

Page 21: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động hoặc từ chối tuyển dụng người lao động vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV trừ một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ”.

Theo Khoản 1, Điều 20 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP, quy định như sau:“1. Danh mục nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng:

a) Thanh viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;

b) Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng...”Theo quy định nêu trên, nếu vị trí trong công ty mà bạn dự tuyển không thuộc danh

mục nghề nêu trên thì việc yêu cầu xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng với bạn là vi phạm pháp luật.

Câu 31. Tôi làm kế toán ở xí nghiệp X đã lâu. Khi biết tôi bị nhiễm HIV, giám đốc công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi. Xin hỏi, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc xí nghiệp có đúng không?

Trả lời:Không, hành động đó là trái pháp luật. Theo quy định tại Điều 14 khoản 2 điểm a của

Luật Phòng chống HIV/AIDS thì: “Người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động bị nhiễm HIV”.

Như vậy, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc đối với bạn vì lý do bạn bị nhiễm HIV là vi phạm pháp luật. Bạn được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định của giám đốc công ty theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.

21

Page 22: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

Chương VIHÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Câu 32. Người bị nhiễm HIV có quyền kết hôn không?Trả lời :

Có, người bị nhiễm HIV/AIDS có quyền được kết hôn như mọi người khác khi đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2000).

Tuy nhiên, vì HIV có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục cho nên nếu bị nhiễm HIV thì bạn cần phải thông báo cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết về tình trạng nhiễm HIV của mình. Tại điểm b khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng chống HIV/ AIDS đã quy định người nhiễm HIV phải có nghĩa vụ: "Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết". Sau khi được thông báo mà người đó vẫn đồng ý kết hôn thì cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Nếu sau khi được thông báo mà người đó không đồng ý kết hôn với bạn thì bạn cũng nên tôn trọng quyết định đó.

Câu 33. Vợ chồng tôi đều nhiễm HIV, chúng tôi có một cháu bé 24 tháng tuổi. Do mâu thuẫn nên tôi muốn ly hôn, nhưng tôi sợ không được quyền nuôi con vì chồng tôi và nhà chông muốn giành quyền nuôi cháu. Vậy xin hỏi, nếu ly hôn tôi có được quyền nuôi con không?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 92 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định:

“… Về nguyên tắc, con duới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”. Theo quy định này thì con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi con thuộc về người mẹ (trừ trường hợp người mẹ từ chối). Do vậy, theo quy định nêu trên, nếu ly hôn thì bạn có quyền nuôi con.

Câu 34. Vợ chồng tôi bị nhiễm HIV chồng tôi đã mất. Chúng tôi có 1 cháu nhỏ 04 tuổi (cháu không bị nhiễm HIV). Vì thiếu hiểu biết nên tôi không dám chăm sóc cháu mà để bà nội nuôi cháu từ năm 2003 đến nay. Nay tôi muốn được nuôi con nhưng bà nội cháu không đồng ý vì cho rằng tôi không có đủ điều kiện kinh tế để nuôi cháu. Tôi có được quyền nuôi con tôi không?

Trả lời:- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì quyền

và nghĩa vụ chăm sóc trẻ thuộc về bạn và chồng bạn. Khi chồng bạn mất thì việc nuôi con cũng là quyền và là nghĩa vụ của bạn. Bà nội của cháu chỉ được quyền nuôi con của bạn khi bạn không có điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng cháu và bạn có yêu cầu bà nội chăm sóc cháu. Xin hãy tham khảo thêm điều 34 và 36 của Luật Hôn Nhân và Gia đình năm 2000

22

Page 23: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

để có thêm thông tin về vấn để này hoặc liên hệ với Trung tâm tư vấn và trợ giúp pháp lý tại địa phương hoặc đường dây nóng về HIV để được tư vấn thêm.

- Để bảo vệ quyền nuôi con của mình, trước hết bạn nên gặp bà nội cháu phân tích cho bà cháu hiểu rằng: Việc bà không đồng ý cho bạn nuôi dưỡng cháu là không đúng theo quy định của pháp luật. Nếu sau đó, bà nội của cháu vẫn chưa đồng ý để bạn nuôi con thì bạn có thể nhờ uỷ ban nhân dân xã, phường nơi bà nội cháu sinh sống can thiệp. Nếu sự can thiệp của chính quyền địa phương không có hiệu quả thì bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi quyền nuôi con đến toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi bà nội cháu đang sinh sống.

23

Page 24: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

Chương VIITHÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Câu 35. Cơ quan thông tin đại chúng có được quyền đưa công khai về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV không? Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về vấn đề này như thế nào?

Trả lời:Không, cơ quan thông tin đại chúng không được quyền đưa công khai về tên, tuổi, địa

chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV. Khoản 5 Điều 8 Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định nghiêm cấm hành vi: "Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp Điều 30 của Luật này” (tham khảo câu 14 ở trên).

Câu 36. Công việc của tôi thường xuyên phải đi công tác và tôi thường sống xa gia đình. Tôi nghe mọi người nói những người như tôi có nguy cơ nhiễm HIV. Tôi có thể tìm hiểu thông tin về HIV ở đâu để tôi có thể tránh được các nguy cơ cho mình và những người khác?

Trả lời:Theo khoản 14 điều 1 của Luật phòng chống HIV/AIDS thì những người thường xuyên

di chuyển được xếp vào Nhóm người di biến động.“Nhóm người di biến động là những người thường xuyên sống xa gia đình và thay đổi

nơi ở và nơi làm việc”.Tại Điều 16 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định về phòng, chống HIV/AIDS

trong các nhóm người di biến động như sau: "1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền về phòng,

chống HIV/AIDS cho người ở nơi khác đến cư trú tại địa phương mình.2. Chủ, người quản lý điều hành cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, bến bãi đậu xe, đậu

tàu, thuyền, cơ sở kinh doanh du lịch hoặc dịch vụ văn hoá, xã hội khác có trách nhiệm phối hợp với cơ quan phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV thích hợp cho người sử dụng dịch vụ tại cơ sở của mình.

3. Người đứng đầu cơ quan kiểm dịch y tế tại cửa khẩu có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho người nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.

4. Cơ quan, tổ chức có hoạt động đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS đối với người lao động, người đi học".

24

Page 25: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

Chương VIIIMỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT DÂN SỰ, HÀNH

CHÍNH VÀ HÌNH SỰ

Câu 37. Xin cho biết những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống HIV/AIDS?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 8 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

“1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.

2. Đe dọa truyền HIV cho người khác.

3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.

5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.

6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.

7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.

8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.

9. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.

10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.

11. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.

12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật”.

Ngoài những hành vi nêu trên, theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định quy định những hành vi sau bị nghiêm cấm:

1. “Ngăn cản thực hiện các chương trình, dự án trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

2. Lợi dụng thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV để môi giới hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động mại dâm, buôn bán ma tuý.

25

Page 26: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

3. Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí”.

Câu 38. Tội lây truyền HIV cho người khác và tội cố ý lây truyền HIV cho người khác được quy định như thế nào trong Bộ luật Hình sự?

Trả lời:Tội lây truyền HIV cho người khác được quy định tại Điều 117 của Bộ luật Hình sự

như sau:"1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì sẽ bị

phạt tù. Thời gian nhận hình phạt từ một năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. phu thuộc vào một trong các trường hợp cụ thể khi hành động phạm tội xảy ra:

a) Đối với nhiều người;b) Đối với người chưa thành niên;c) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;d) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;e) Hoạt động có tổ chức;f). Lợi dụng nghề nghiệp.2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm

công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Câu 39. Chế độ giam giữ đối với phạm nhân là người nhiễm HIV được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Pháp lệnh Thi hành án phạt tù và các văn bản hướng dẫn thi hành thì phạm nhân

không bị giam riêng vì lý do bệnh tật. Khi ốm đau, họ được khám và chữa bệnh ở bệnh xá của trại giam, trường hợp bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của y tế trại giam thì được chuyển đến chữa trị ở các bệnh viện của Nhà nước. Quy chế phòng, chống HIV/AIDS trong trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được ban hành kèm theo Quyết định số 511/QĐ-BCA(V26) ngày 03/09/1999 của Bộ Trưởng Bộ Công an cũng đã quy định: “ Phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS không nhất thiết phải bố trí thành đội quản lý và cải tạo riêng” (Điều 5 của Quy chế).

Điều đó cũng phù hợp với nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS được quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS là đảm bảo không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Tuy nhiên, trại giam cũng cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục, tư vấn để từng phạm nhân hiểu biết về căn bệnh này để có ý thức chủ động phòng ngừa lây nhiễm nhằm tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ những người xung quanh.

Câu 40. Người phạm tội trong khi đang mắc bệnh AIDS giai đoạn cuối có được miễn

26

Page 27: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

truy cứu trách nhiệm hình sự không?Trả lời: Không, tuy nhiên toà án sẽ có thể có hình thức giảm hoặc hoãn thi hành án đối với

bệnh nhân AIDS. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự thì tình trạng nhiễm HIV của người phạm tội không thuộc một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cũng theo Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người phạm tội trong khi đang mắc bệnh AIDS không phải là trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà mình đã thực hiện.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 42 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với người bị xử lý hình sự, hành chính mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối như sau:

“1. Người đang bị điều tra, truy tố, xét xử mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được tạm đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

2. Người bị Toà án kết án mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt, được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án phạt tù.

3. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; hoãn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao quy định cụ thể điều kiện công nhận người bi bệnh AIDS giai đoạn cuối quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Câu 41. Pháp luật có hạn chế gì đối với việc cư trú, đi lại của người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ không?

Trả lời:Không có qui định nào hạn chế quyền của người sống chung với HIV/AIDS và gia đình

họ về nơi cư trú. Người sống chung với HIV có các quyền tương tự như mọi công dân Việt Nam khác liên quan đến việc quyết định nơi cư trú theo qui định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 62 Hiến pháp năm 1992 thì: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”. Hiến pháp cũng quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Để thực hiện các quy định của Hiến pháp, tại Điều 3 Luật Cư trú đã quy định:"Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của

pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.

Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định."

Quyền tự do cư trú của người nhiễm HIV cũng chỉ bị hạn chế như mọi người khác trong một số trường hợp theo quy định của Điều 10 của luật Cư trú nêu trên.

27

Page 28: LỜI GIỚI THIỆUluatsudongnama.com/images/news/content_images/43_cau_ho… · Web viewBác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật – http://luatsudongnama.com

Câu 42. Chồng tôi được dùng thuốc ARV miễn phí của nhà nước. Khi chồng tôi chết vẫn còn lại một ít thuốc ARV, tôi có thể lấy thuốc bán cho người khác được không ?

Trả lời:Không, bạn cần phải báo ngay cho cơ quan quản lý dự án có thẩm quyền về việc chồng

của bạn đã mất để cơ quan đó ngừng cấp thuốc cho chồng của bạn và nộp lại thuốc thừa.Tại Khoản 11 Điều 8 Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về những hành vi bị

nghiêm cấm. Theo đó, việc bán thuốc kể trên được coi là hành vi bị nghiêm cấm vì “Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật”.

Cũng tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau: “Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí” .

Câu 43. Bố mẹ chồng tôi mất năm 2003 nhưng không để lại di chúc. Cùng năm 2003, chồng tôi cũng bị mất vì AIDS. Vậy xin hỏi, con của chúng tôi có được hưởng thừa kế tài sản của ông bà nội để lại mà lẽ ra bố cháu được hưởng không?

Trả lời:Theo bộ luật Dân sự năm 2005 thì chồng bạn được hưởng thừa kế theo pháp luật tài sản

của bố mẹ để lại..Tại Điều 676 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế thế vị theo pháp luật như sau:

“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Chồng bạn đã chết cùng thời điểm với bố mẹ anh ấy. Do vậy, con của bạn sẽ được hưởng phần di sản (thừa kế thế vị) mà cha của cháu được hưởng.

28