44
BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2010 BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2010, 5 NĂM 2006-2010 VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2011, 5 NĂM 2011-2015 Phần một ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2010 VÀ 5 NĂM 2006-2010 Năm 2010, năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch 5 năm 2006-2010, ngành nông nghiệp và PTNT đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: đầu năm khô hạn xảy ra gay gắt trên diện rộng ở miền Bắc và miền Trung, nước mặn xâm nhập sâu tại các tỉnh ĐBSCL; tháng 10, 11 liên tục xảy ra 3 trận lũ lụt lớn ở miền Trung; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi vẫn xảy ra ở nhiều địa phương với diễn biến phức tạp, nạn cháy rừng và chặt phá rừng trái pháp luật vẫn còn xảy ra nhiều; giá cả nguyên liệu, vật tư đầu vào tăng cao. Nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự hỗ trợ hiệu quả của các ngành và sự nỗ lực cao của toàn ngành trong việc triển khai mạnh mẽ Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15/1/2010 và Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2010, nên nông nghiệp, nông thôn nước ta tiếp tục phát triển khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009 và vượt mức kế hoạch 5 năm 2006-2010. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới còn tác động đến những tháng đầu năm 2010 và tác động của thiên tai, dịch bệnh

Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2010

BÁO CÁOTỔNG KẾT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2010, 5 NĂM 2006-2010

VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2011, 5 NĂM 2011-2015

Phần mộtĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2010

VÀ 5 NĂM 2006-2010

Năm 2010, năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch 5 năm 2006-2010, ngành nông nghiệp và PTNT đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: đầu năm khô hạn xảy ra gay gắt trên diện rộng ở miền Bắc và miền Trung, nước mặn xâm nhập sâu tại các tỉnh ĐBSCL; tháng 10, 11 liên tục xảy ra 3 trận lũ lụt lớn ở miền Trung; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi vẫn xảy ra ở nhiều địa phương với diễn biến phức tạp, nạn cháy rừng và chặt phá rừng trái pháp luật vẫn còn xảy ra nhiều; giá cả nguyên liệu, vật tư đầu vào tăng cao.

Nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự hỗ trợ hiệu quả của các ngành và sự nỗ lực cao của toàn ngành trong việc triển khai mạnh mẽ Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15/1/2010 và Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2010, nên nông nghiệp, nông thôn nước ta tiếp tục phát triển khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009 và vượt mức kế hoạch 5 năm 2006-2010.

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới còn tác động đến những tháng đầu năm 2010 và tác động của thiên tai, dịch bệnh nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành năm 2010 vẫn đạt 2,8% (năm 2009 đạt 1,83%). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 3,36%/năm, vượt mức mục tiêu 3-3,2%/năm của Đại hội Đảng X đề ra và kế hoạch phát triển 5 năm của ngành. Giá trị sản xuất toàn ngành ước tăng 4,69%, bình quân tăng 4,93%/năm (mục tiêu kế hoạch là 4,5%) trong giai đoạn 2006 - 2010.

Kết quả thực hiện mục tiêu tăng trưởng ngành

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Mục tiêu Ước TH

2010

So sánh thực hiện 2010 với mục tiêu

ĐH Đảng X

KH 5 năm 2006-2010

ĐH Đảng X KH 5 năm

1. Tốc độ tăng GDP % 3-3,2 3-3,2 2,8Đạt mức bình quân

3,36%/năm

Đạt mức bình quân

3,36%/năm2. Tốc độ tăng GTSX % 4,5 4,69   Đạt

Page 2: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

3. Tỷ lệ che phủ rừng % 42-43 42-43 39,5 Thấp hơn

2,5-3,5%Thấp hơn 2,5-3,5%

4. Sản lượng lúa Triệu tấn 38,8 39,0 39,8 Vượt 1,0 triệu tấn

Vượt 0,8 triệu tấn

5. SL lương thực bình quân/người Kg/người 470 515 Vượt 9,5% Vượt 9,5%

6. Kim ngạch XK Tr. USD 10.800 16.400 19.15 Vượt 77,3%

Vượt 16,8%

7. Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh

% 75 75 83 Vượt 8% Vượt 8%

Kết quả cụ thể từng lĩnh vực như sau:1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vượt qua khó khăn, đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2009

1.1. Nông nghiệpa. Trồng trọtNăm 2010, công tác chỉ đạo sản xuất đã tập trung hướng dẫn nông dân

®iÒu chØnh c¬ cÊu c©y trång, thời vụ phù hợp với diễn biến của thời tiết và né tránh sâu bệnh, tăng cường sử dụng giống mới, th©m canh, t¨ng n¨ng suất nên mặc dù hạn hán, bão lũ và sâu bệnh đã gây thiệt hại cục bộ tại một số địa phương, nhưng tính chung cả nước sản xuất lúa là một năm được mùa. Diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7,444 triệu ha, tương đương với năm 2009 (7,44 triệu ha). Sản lượng lúa cả năm ước đạt 39,8 triệu tấn, tăng khoảng 2,4% so với năm 2009 (38,895 triệu tấn). So với năm 2009, diện tích gieo trồng tăng 23 ngàn ha, sản lượng tăng hơn 900 ngàn tấn, vượt mức chỉ tiêu kế hoạch 5 năm và chỉ tiêu của Đại hội Đảng X. Ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, đã xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo, tăng 750 ngàn tấn so với năm 2009.

Diện tích ngô đạt khoảng 1,1 triệu ha tăng 1,2% so với năm 2009; sản lượng ngô ước đạt khoảng 4,620 triệu tấn, tăng 4,1 % so với năm 2009; sản lượng sắn ước đạt khoảng 10,9 triệu tấn tăng 11,68% so với năm 2009.

Diện tích gieo trồng các cây công nghiệp ngắn ngày đạt 658 ngàn ha, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rau đậu các loại khoảng 960 ngàn ha, tăng 9,1%. Các cây c«ng nghiÖp l©u n¨m chủ yếu đều có sản lượng thu hoạch tăng so với cùng kỳ năm 2009: chè búp tươi ước đạt 809,6 nghìn tấn, tăng 5%; cao su khoảng 761,1 nghìn tấn, tăng 7%; cà phê khoảng 1.084 nghìn tấn, tăng 2,5%; hồ tiêu khoảng 110,7 nghìn tấn, tăng 2,5%. Riêng cây điều sản lượng đạt khoảng 286 nghìn tấn, giảm 2% do một số diện tích già cỗi, đã được thanh lý.

Nhiều loại cây ăn quả cũng có sản lượng thu hoạch tăng so với năm trước: cam, quýt ước tăng 3,5%, bưởi tăng 3,2%, nhãn tăng 0,5%, dứa tăng 3,0%, chuối tăng 6,5%, xoài tăng 3,0%. Riêng sản lượng vải, chôm chôm giảm khoảng 7,5% do cây vải ở miền Bắc bị mất mùa.

2

Page 3: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

b. Chăn nuôiSản xuất chăn nuôi tiếp tục phát triển thông qua nhân rộng hình thức trang

trại, công nghiệp, sử dụng giống tốt, thức ăn công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi tăng khá.

Công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tiếp tục được Bộ và các địa phương quan tâm chỉ đạo. Trong năm, dịch bệnh vẫn xuất hiện ở nhiều địa phương (phổ biến là bệnh lở mồm long móng và bệnh tai xanh ở lợn), mặc dù không thành dịch lớn nhưng cũng đã ảnh hưởng đến phát triển của ngành.

Theo số liệu điều tra chăn nuôi ngày 1/10/2010 của TCTK: đàn trâu cả nước có 2,9 triệu con, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2009; đàn bò có 5,9 triệu con, giảm 3,1%; đàn lợn có 27,4 triệu con, giảm 1%; đàn gia cầm có 301 triệu con, tăng 7,5%. Tuy vậy, sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 4,02 triệu tấn, tăng 6,3%, sản lượng trứng đạt 5,96 tỷ quả tăng 10%, sản lượng sữa tươi đạt 300 ngàn tấn tăng 7,84% so với năm 2009. Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt 10,6 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2009. Dự kiến, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi cả năm đạt khoảng 7%.

1.2. Lâm nghiệpNăm 2010, điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho họat động trồng rừng, các

địa phương đã tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, hoàn thành sớm kế hoạch năm. Như vậy, đến hết năm 2010, ngành lâm nghiệp đã hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo theo Nghị quyết 73 /2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội về điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng 4%, đây là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2006-2010

Trong giai đoạn 2006-2010, diện tích rừng trồng mới đạt 1.091 ngàn ha, tăng 9% so với mục tiêu kế hoạch; trong đó: trồng rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 252.015 ha bằng 100,8% kế hoạch; trồng rừng sản xuất được 839.416 ha tăng 12% so với mục tiêu kế hoạch; diện tích bảo vệ rừng đạt 2.507.355 ha, vượt 67% kế hoạch; diện tích khoanh nuôi đạt 922.768 ha tăng 15% kế hoạch. Độ che phủ rừng đã tăng từ 37,1% năm 2005 lên 39,5% năm 2010, tăng 2,4% cả giai đoạn 2006-2010.

Công tác bảo vệ rừng đã thực sự có bước chuyển biến tích cực, số vụ vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng giảm 6.665 vụ so với năm 2009. Các điểm nóng về phá rừng trái phép được chỉ đạo và khống chế kịp thời.

1.3. Thủy sản- Hoạt động khai thác : Năm 2010, Chính phủ tiếp tục có nhiều chính

sách hỗ trợ cho hoạt động khai thác cộng với việc nâng cao chất lượng công tác dự báo, hướng dẫn ngư trường nên đã khuyến khích ngư dân trang bị tàu có công suất lớn, hiện đại hóa trang thiết bị chế biến, bảo quản phục vụ khai thác dài ngày trên biển. Hoạt động khai thác đang từng bước kết hợp được với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Ước sản lượng khai thác cả năm đạt 2.395 ngàn tấn, tăng 5,2% so với năm 2009; trong đó khai thác biển đạt 2.255 ngàn tấn, tăng 9%. Sản lượng thuỷ

3

Page 4: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

sản khai thác đã tăng 407 ngàn tấn giai đoạn 2006-2010, bình quân tăng 81.400 tấn/năm.

- Hoạt động nuôi trồng thủy sản: đã được chỉ đạo chặt chẽ về mùa vụ, tăng cường công tác quản lý chất lượng giống, thức ăn và vật tư đầu vào, bảo đảm an toàn vùng nuôi và vệ sinh sản phẩm, nâng cao chất lượng, hiệu quả cho hoạt động nuôi trồng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2.800 ngàn tấn, tăng 9% so với năm 2009.

Tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt 5.195 ngàn tấn, tăng 7,2% so với năm 2009 và tăng 30% so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010.

1.4. Sản xuất muốiThời tiết thuận lợi do có nhiều đợt nắng nóng kéo dài và giá muối năm

2009 tăng cao là nguyên nhân chính làm sản xuất muối năm 2010 tăng mạnh. Diện tích sản xuất muối cả năm đạt 15.106 ha, tăng 5% so với năm 2009; sản lượng đạt 1,2 triệu tấn, tăng 50%. Trong đó muối công nghiệp ước đạt 240.000 tấn; muối thủ công 960.000. Sản lượng muối tăng nhiều, giá muối sụt giảm, nên trong năm Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua tạm trữ muối, bảo đảm lợi ích cho diêm dân.

1.5. Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thônHiện nay, cả nước có khoảng 4.900 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản

quy mô vừa, lớn và hàng chục nghìn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản có bước phát triển khá trong thời gian qua, tuy nhiên năm 2010 tốc độ tăng trưởng ước chỉ đạt 5% (thấp hơn mức 10% kế hoạch đặt ra đầu năm). Nguyên nhân chủ yếu là do các lĩnh vực chế biến mía đường, chế biến điều, cà phê, rau quả bị giảm so với kế hoạch trong khi chế biến đồ gỗ và thủy sản đạt tốc độ tăng cao.

Chương trình công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông, thủy sản đã nâng được mức chế biến tập trung, công nghiệp đối với các loại nông, thủy sản có khối lượng hàng hóa lớn: sản lượng thóc được chế biến tập trung và tỷ lệ cà phê được chế biến hợp chuẩn đạt kế hoạch đặt ra; tỷ lệ chè và thủy sản được chế biến công nghiệp hợp chuẩn vượt kế hoạch, đạt 70% (kế hoạch theo thứ tự là 30%, 69,7%), riêng tỷ lệ rau được bảo quản theo tiêu chuẩn chỉ đạt 10% (kế hoạch là 40%).

Các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản theo Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 và Quyết định 63/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ đang kích thích doanh nghiệp, các cơ sở chế biến và nông dân đầu tư nâng cấp thiết bị, công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hoá, giảm sức ép tiêu thụ sản phẩm theo thời vụ.

Khối ngành nghề nông thôn và dịch vụ, nhất là làng nghề truyền thống tiếp tục được khôi phục và phát triển. Hiện cả nước có 2.971 làng nghề (có 6 làng nghề được khôi phục) thu hút khoảng 13 triệu lao động. Tỷ trọng giá trị sản

4

Page 5: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

xuất ngành nghề nông thôn trong giá trị sản xuất khu vực nông thôn năm 2010 khoảng 14 – 15%. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm làng nghề và thủ công mỹ nghệ ước đạt khoảng gần 1 tỷ USD.

2. Tiêu thụ nông lâm thủy sản thuận lợi, xuất khẩu tăng cao Năm 2010, kinh tế thế giới đã vượt qua khủng hoảng, thương mại trên thị

trường thế giới về hàng hóa nói chung, hàng nông lâm thủy sản nói riêng phục hồi, nhu cầu và giá cả tăng mạnh. Đồng thời với việc khai thác cơ hội thuận lợi từ thị trường thế giới, sản xuất trong nước được mùa nên nguồn hàng phục vụ xuất khẩu dồi dào, công tác quản lý chất lượng, vệ sinh ATTP và hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh đã tạo nên thắng lợi kép (tăng cả về lượng và giá trị) cho hoạt động xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt mức kỷ lục, ước đạt 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,6% so với năm 2009, vượt 77,3% so với mục tiêu Đại hội Đảng X đề ra (10,8 tỷ USD), tăng bình quân 17%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,95 tỉ USD, tăng 24,22% so với năm 2009; thuỷ sản đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16,3%. Lâm sản và đồ gỗ đạt 3,63 tỷ USD, tăng 29,8%. Đã có 3 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là thủy sản, đồ gỗ, gạo; 1 mặt hàng (cao su) có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD và 2 mặt hàng (cà phê và hạt điều) có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD.

Nhờ xuất khẩu tăng mạnh, nên tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trong nước nhất là những loại nguyên liệu phục vụ xuất khẩu đều thuận lợi về thị trường và giá cả. Năm 2010, ngoài các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, Chính phủ tiếp tục có các chính sách hỗ trợ cho tiêu thụ nông sản. Các loại nông sản có khối lượng hàng hóa lớn, khó tiêu thụ đã được hỗ trợ tạm trữ trong các thời điểm giá thế giới giảm hoặc khối lượng hàng hóa nhiều (cà phê, muối). Vì vậy, trong năm các loại nông lâm thủy sản đều được tiêu thụ kịp thời, là yếu tố quan trọng kích thích sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho nông dân.

3. Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được nâng cấp và từng bước hiện đại hóa

a. Phát triển thủy lợi: Năm 2010, thủy lợi là lĩnh vực tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét đe dọa đến sản xuất và đời sống người dân. Ước đến cuối năm 2010, tổng năng lực tưới thiết kế của các hệ thống thuỷ lợi đạt 3,45 triệu ha đất canh tác, tăng thêm 150 ngàn ha so với năm 2009; đảm bảo tưới cho 6,92 triệu ha gieo trồng lúa, khoảng 1,50 triệu ha rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày; tiêu thoát nước cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp. Các công trình thuỷ lợi còn góp phần ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha, duy trì cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trên 5,65 tỷ m3/năm. Qua 5 năm đầu tư đã tăng thêm năng lực tưới 450 ngàn ha so với kế hoạch 400 ngàn ha; tăng năng lực tiêu 243 ngàn ha so với kế hoạch 200 ngàn ha; tăng năng lực ngăn mặn 192 ngàn ha so với kế hoạch 200 ngàn ha.

5

Page 6: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

Công tác đê điều và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai: Công tác tu bổ, bảo dưỡng đê điều, nâng cấp công trình và chuẩn bị

phương án phòng chống lụt bão đã được chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng ở địa phương quan tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt để nâng cao năng lực phòng chống thiên tai.

Các địa phương có đê biển (từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang) đã thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ củng cố và nâng cấp các tuyến đê biển xung yếu; đồng thời kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê, xác định các công trình trọng điểm từng tuyến đê, từng khu vực, xây dựng phương án bảo vệ các công trình, chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra.

b. Hệ thống hạ tầng phục vụ khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đã được tập trung triển khai xây dựng, bao gồm các khu neo đậu tránh trú bão, bến cá, cảng cá, hệ thống hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản. Đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng 5 dự án đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tầu thuyền từ nguồn vốn WB4 và đang triển khai xây dựng 24 dự án đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tầu thuyền sử dụng Ngân sách Trung ương và nguồn vốn Biển Đông hải đảo (Cửa Tùng - Quảng Trị, Lý Sơn - Quảng Ngãi).

Các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp và giống thủy sản tiếp tục được đầu tư hiện đại về trang thiết bị và cơ sở vật chất; hệ thống quan trắc môi trường nông nghiệp theo từng lĩnh vực sản xuất của ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản đã được xây dựng hiện đại; nghiệm thu đưa vào sử dụng một số mô hình cấp xã về hệ thống xử lý nước thải; hiện đại hóa hệ thống cảnh báo cháy rừng và nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm, năng lực phòng cháy, chữa cháy.

c. Thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB của Bộ Năm 2010, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đầu tư cho các

công trình thuộc Bộ quản lý là 8.218,3 ngàn tỷ đồng, bằng 97,7% kế hoạch vốn năm 2009, bao gồm: 4.218,3 tỷ đồng vốn ngân sách tập trung và 4.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ. Vốn đầu tư đã được ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA thuỷ lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, cho các công trình trọng điểm cần hoàn thành, các công trình cấp bách.

Kết quả thực hiện: Đến hết tháng 11, khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành đạt 100% kế hoạch vốn được giao. Ước cả năm sẽ đạt 117% kế hoạch. Trong đó, vốn ngân sách tập trung đạt 5.596,5 tỷ đồng, tương đương 133% kế hoạch; vốn trái phiếu Chính phủ đạt 4.000 ngàn tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch. Các dự án vốn ODA vượt 73% kế hoạch Chính phủ giao.

4. Nông thôn từng bước được đổi mới và phát triển, điều kiện sống của dân cư nông thôn tiếp tục được cải thiện

Năm 2010, các chương trình lớn như Chương trình bố trí sắp xếp dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg, Chương trình 135 GĐ II theo quyết định 07/2006/QĐ-TTg, Chương trình 30a giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62

6

Page 7: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

huyện nghèo, Chương trình xóa bỏ, thay thế cây trồng có chứa chất ma túy… tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và đạt hiệu quả ở nhiều địa phương. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn dự kiến giảm còn 12% vào cuối năm 2010.

Hoạt động nổi bật trong năm về phát triển nông thôn đó là xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng 11 xã điểm về nông thôn mới, tất cả các địa phương đều đang hồ hởi chuẩn bị thực hiện Chương trình.

Về quy hoạch và điều chỉnh dân cư: các địa phương đã tập trung thực hiện bố trí ổn định dân cư ở các vùng có nguy cơ cao về thiên tai, những vùng đặc biệt khó khăn, bố trí dân cư biên giới và ổn định dân di cư tự do. Năm 2010, ước thực hiện bố trí dân cư khoảng 16.000 hộ trong đó: 11.200 hộ vùng thiên tai; 800 hộ vùng đặc biệt khó khăn; 3.000 hộ dân di cư tự do và 1.000 hộ vùng biên giới. Công tác di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La được thực hiện khẩn trương. Đến tháng 9, các địa phương đã di chuyển được 20.128/20.260 hộ, đạt 99,35 % số hộ phải di chuyển của Dự án; giải ngân đến hết tháng 9 năm 2010 được 8.529/20.293 tỷ đồng, đạt 42,03% tổng mức đầu tư của Dự án.

1. Thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, ước hết năm 2010 tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 83%, vượt mục tiêu (75%) kế hoạch 5 năm và mục tiêu của Đại Hội Đảng lần thứ X đề ra; tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh ước đạt 60%.

5. Các nguồn tài nguyên và môi trường nông nghiệp được bảo vệ và sử dụng theo hướng bền vững, có hiệu quả

Đất đai được sử dụng hiệu quả hơn, giá trị sản xuất nông nghiệp/ha canh tác tăng. Việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp đã được giám sát chặt chẽ hơn.

Rừng được bảo vệ tốt hơn, hệ sinh thái rừng được cải thiện và bảo vệ, tỷ lệ che phủ rừng từ 37,1% năm 2005 được nâng lên 39,5% năm 2010.

Tài nguyên nước được rà soát quy hoạch sử dụng theo hướng đa mục tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng. Hiệu suất tưới thực tế của hệ thống thuỷ lợi so với năng lực tưới thiết kế được nâng từ 67,5% năm 2006 lên 75,5% năm 2010, hiệu suất tiêu thực tế so với năng lực tiêu thiết kế tăng từ 85,4% lên 88,2%.

Tài nguyên biển cũng được chú trọng bảo vệ theo hướng giảm khai thác gần bờ, tăng khai thác xa bờ, từng bước kết hợp khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; hình thành các vùng bảo tồn nội địa và bảo tồn biển nhằm bảo tồn đa dạng thuỷ sinh.

6. Năng lực, hiệu lực quản lý ngành tiếp tục được nâng cao và phát huy hiệu quả

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, nhiều chương trình, hoạt động đã được triển khai:

7

Page 8: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

- Các hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến nông khuyến lâm tiếp tục được đẩy mạnh. Chương trình công nghệ sinh học được triển khai với nhiều hoạt động như đào tạo cán bộ, tăng cường nghiên cứu, tăng cường trang thiết bị...;

- Công tác quản lý chất lượng và VS ATTP được triển khai mạnh, chú trọng xây dựng các quy chuẩn quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ cở chế biến chè, điều, rau quả, cà phê, sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ và thuỷ sản, giám sát dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng và điều kiện VSATTP trong quá trình chế biến chè; xây dựng tài liệu hướng dẫn đánh giá hợp quy 4 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở chế biến cà phê, chè, điều, rau quả. Đặc biệt tập trung nhiều cho công tác quản lý chất lượng vật tư đầu vào nên đã giảm được tình trạng sản xuất, lưu thông và sử dụng các loại phân bón, thuốc thú y, thuốc BVTV, giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi giả, kém chất lượng hoặc độc hại.Trong năm đã triển khai các biện pháp mạnh chống bơm chích tạp chất trong tôm; thí điểm hệ thống mới về quản lý chất lượng và vật tư nông sản tại Tiền Giang và Thanh Hóa; bước đầu triển khai quản lý nhập khẩu nông sản có nguồn gốc động vật từ nơi sản xuất.

- Các hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai mạnh mẽ cả trong và ngoài nước. Trong năm đã tổ chức sự kiện quảng bá tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Bỉ, Ba Lan, Ai cập và Ả rập Xê út; Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế Agroviet, Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Hội chợ, triển lãm “làng nghề Việt Nam”,... hình thành và đưa vào hoạt động chợ Thương mại điện tử hàng nông lâm thủy sản tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương của doanh nghiệp, người sản xuất giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hợp tác quốc tế: nhiều hoạt động hợp tác quốc tế đã được triển khai nhằm tăng cường và khai thác các mối quan hệ hợp tác, đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, các hoạt động cụ thể đã thực hiện như sau:

Trong năm đã phê duyệt 33 dự án với tổng vốn ODA 490 triệu USD tăng 40% so với năm 2009 (17 dự án, kinh phí 348,8 triệu USD, hoàn thành 163% kế hoạch năm 300 triệu USD) và 14 dự án viện trợ phi chính phủ với kinh phí 3 triệu USD đạt 43% so với cùng kỳ 2009 (7 triệu USD).

Chuẩn bị, đàm phán và ký kết 27 điều ước, thoả thuận quốc tế, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Đảng, Chính phủ giao. Trong đó, nhiều văn kiện quan trọng về hợp tác với Châu phi, tăng cường hợp tác thuỷ sản trên biển đã được chuẩn bị và trình các cấp có thẩm quyền ký; tổ chức nhiều hoạt động hợp tác đa phương và song phương về hợp tác khoa học kỹ thuật, đào tạo, thương mại, đầu tư và bắt đầu đưa chuyên gia nông nghiệp sang Châu phi,...Chuẩn bị và tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn trong năm và tham gia tích cực các họat động khác góp phần hòan thành thắng lợi vai trò năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam.

- Chương trình xây dựng pháp luật: Thực hiện chương trình xây dựng văn bản pháp luật, các đơn vị được phân công đã nghiêm túc triển khai thực hiện theo Chương trình của Chính phủ và chương trình của Bộ. Đã xây dựng và trình

8

Page 9: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

Chính phủ ban hành 12 Nghị định, 14 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Bộ ban hành 70 thông tư. Tuy vậy, do một số chương trình, đề án chưa được chuẩn bị kỹ nên sẽ không hoàn thành kịp tiến độ được giao.

Đã triển khai xây dựng 06 dự án Luật gồm: Luật Thuỷ lợi đang hoàn thiện dự thảo 1, dự án Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thú y đang hoàn thiện dự thảo 2. Đối với dự án Luật Nông nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuỷ sản, Luật Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai đang hoàn thiện hồ sơ thuyết minh dự án để đăng ký vào chương trình xây dựng Luật của Quốc hội năm 2012 và Quốc hội khoá XIII.

- Công tác tổ chức bộ máy, cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý ngành: hoàn thành việc thành lập, cơ cấu tổ chức và bộ máy cho 03 Tổng cục (Lâm nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản), rà soát điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ cho phù hợp với bộ máy tổ chức mới của Bộ, hoàn thiện bộ máy quản lý ngành ở địa phương;

Công tác cải cách hành chính của Bộ thực hiện theo tiến độ kế hoạch. Việc triển khai giai đoạn II Đề án "30" của Bộ đã đáp ứng được yêu cầu của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Kế hoạch phòng, chống tham nhũng và kế hoạch hành động về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí được triển khai nghiêm túc. Bộ máy quản lý của Bộ hoạt động ngày càng minh bạch và có hiệu quả hơn.

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực quản lý của Bộ, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thông tin kết nối từ Bộ đến các địa phương và doanh nghiệp, thường xuyên cập nhật thông tin hai chiều phục vụ công tác chỉ đạo và sản xuất, kinh doanh góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.

Tóm lại, trong năm 2010, với nhiều cố gắng, toàn ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhiều chỉ tiêu chính tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2009, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng chung của cả nước.

Bên cạnh những kết quả đó, ngành nông nghiệp, nông thôn vẫn còn một số tồn tại chính cần được tiếp tục quan tâm xử lý đó là:

- Nông nghiệp phát triển kém bền vững, một số ngành hàng sức cạnh tranh thấp, tỷ lệ hàng hoá bán thô còn cao, giá trị gia tăng thấp.

- Sự biến đổi của khí hậu ngày càng rõ nét, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra với tần suất ngày càng cao, tầm ảnh hưởng rộng và mức độ gây hại lớn hơn luôn là mối nguy thường trực và tác động lớn nhất đến kết quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và đời sống của người dân trong khi năng lực ứng phó của ngành còn thấp.

- Công tác quản lý chất lượng vật tư đầu vào cho sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm đang còn nhiều bất cập, vẫn còn vật tư chất lượng kém, giả, độc hại lưu hành và sử dụng gây bức xúc trong xã hội, kiềm chế sự phát triển của một nền nông nghiệp an toàn, bền vững.

9

Page 10: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

- Tình trạng chặt phá rừng, cháy rừng còn xảy ra ở nhiều địa phương, nạn lâm tặc diễn ra với mức độ ngày càng liều lĩnh và táo tợn hơn;

- Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; môi trường ngày càng bị ô nhiễm.

- Đời sống của một bộ phận nông dân còn nhiều khó khăn, khả năng tái nghèo cao, nhất là trong đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi. - Công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL còn chậm so với kế hoạch, chất lượng chưa cao. Công tác thống kê, dự báo và thông tin chưa kịp thời, chính xác để phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo sản xuất.

10

Page 11: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

Phần haiĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

VÀ NHIỆM VỤ NĂM 2011

I. Một số dự báo chủ yếu 1. Tình hình thế giới

Theo dự báo của các tổ chức quốc tế (WB, IMF,..), từ sau năm 2010 kinh tế thế giới sẽ thoát khỏi khủng hoảng và phục hồi. Thương mại hàng hoá nói chung, hàng nông, lâm, thủy sản nói riêng sẽ tăng; nhu cầu nhập khẩu nông, lâm, thủy sản từ các nước phát triển (Mỹ, EU, Nhật) sẽ lấy lại nhịp độ và ổn định trở lại và từ các thị trường khác (Nam Phi, Trung Đông,…) tăng.

Tuy vậy, kinh thế thế giới được dự báo sẽ biến đổi nhanh, phức tạp và khó lường, mặc dù đã phục hồi nhưng chưa lấy lại đà tăng trưởng của các năm trước đó. Nhiều chuyên gia và tổ chức kinh tế (IMF, WB) cảnh báo sự phục hồi chậm chạp của kinh tế thế giới, đặc biệt là những diễn biến gần đây của châu Âu về khủng hoảng nợ của một số nước thành viên và được cho là có nguy cơ lan rộng khắp các nước sử dụng đồng euro sẽ ảnh hưởng đến Châu Á ở cả lĩnh vực thương mại và tài chính. IMF cho rằng, sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu mang nhiều rủi ro bởi sự bất ổn tài chính của Châu Âu. Nếu Châu Âu không có giải pháp xử lý hiệu quả, khủng hoảng nợ tiếp tục xấu đi, các nước cắt giảm thâm hụt ngân sách, sẽ kéo nền kinh tế toàn cầu trở lại tình trạng suy thoái.

IMF dự đoán tăng trưởng của các nước Châu Á sẽ chậm lại trong năm 2011. Năm nền kinh tế thành viên chủ chốt của khu vực Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam được dự đoán tăng trưởng trung bình 6,4% trong năm 2010 và 5,5% vào năm 2011.

2. Tình hình trong nướcThuận lợiNÒn kinh tÕ ®· vượt qua mét giai đọan phát triển với nhiều khó khăn

nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kh¸ cao, c¬ cÊu kinh tÕ nông nghiệp, nông thôn chuyển đổi râ rÖt theo híng n©ng cao chÊt lîng, hiệu quả. Những kết quả khả quan trong năm 2010 và giai đoạn 2006-2010 sẽ tạo tiền đề cho triển khai thực hiện kế hoạch 2011 và kế hoạch 5 năm 2011-2015.

Năm năm 2011-2015 tiếp tục triển khai Nghị quyết “Về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn”. Sau hai năm triển khai thực hiện, nhiều chính sách, đề án cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, xây dựng nông thôn mới đã được xây dựng và ban hành, sẽ phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của ngành nông nghiệp và cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.

Chính sách mở cửa và hội nhËp ngày càng sâu rộng sẽ tăng cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, đặc biệt trong việc xử lý các tranh chấp thương mại.

11

Page 12: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

Khó khănQuá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh sẽ dẫn đến tính cạnh tranh càng quyết

liệt. Các nước ngày càng áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng nhập khẩu chặt chẽ hơn, bảo hộ sản xuất trong nước thông qua hàng rào cản kỹ thuật tinh vi hơn. Đồng thời, các cam kết hội nhập giữa Việt Nam với các tổ chức kinh tế, các quốc gia trong khu vực và thế giới tiếp tục được thực hiện.Việc cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan đối với các mặt hàng nông lâm thuỷ sản và vật tư nông nghiệp hầu hết sẽ phải hoàn tất vào giai đoạn 2011-2015 đưa đến nhiều thách thức, thách thức lớn nhất là cạnh tranh ngay tại “sân nhà”.

Biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường với tầm ảnh hưởng rộng và mức gây hại lớn hơn. Vì vậy, đòi hỏi ChÝnh phñ vµ các địa phương phải có giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả để hạn chế thiệt hại cả trước mắt và lâu dài.

Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đã giảm với tốc độ khá nhanh trong thời gian qua, nhưng việc giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao và chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các vùng vẫn cao và có xu hướng doãng ra. II. Định hướng phát triển 5 năm 2011-2015 và nhiệm vụ kế hoạch 2011

1. Mục tiêu phát triển 1.1. Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 là “đạt được

sự tăng trưởng bền vững, chất lượng, cải thiện cơ bản điều kiện sống của dân cư nông thôn nhất là người nghèo, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường”.

Các mục tiêu cụ thểGiai đoạn 2011 - 2015, ngành nông nghiệp và PTNT tập trung vào 06 mục

tiêu cụ thể sau đây:(1) Tăng trưởng kinh tế ngành cao, bền vững và có chất lượng thông qua

nâng cao năng suất, sức cạnh tranh và chất lượng sản phẩm. (2) Cải thiện mức sống và điều kiện sống dân cư nông thôn, đặc biệt là

người nghèo. (3) Phát triển hệ thống hạ tầng đáp ứng kịp yêu cầu sản xuất, đời sống. (4) Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế (5) Sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường bền vững

có hiệu quả. (6) Nâng cao năng lực, thể chế để quản lý ngành năng động có hiệu quả.

1.2. Mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 2011

Năm 2011 có ý nghĩa rất quan trọng: là năm đầu tiên triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 và chiến lược phát triển 10 năm 2011-2020, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và là năm thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Vì vậy, mục tiêu chủ yếu của toàn ngành trong năm 2011 là: nỗ lực phấn đấu, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhằm duy trì mức tăng trưởng

12

Page 13: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

cao để góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung cho nền kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức cạnh tranh. Triển khai các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn, nhất là người nghèo.

Một số chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu

Stt Chỉ số đánh giá Đơn vị Ước thực hiện 2010

Chỉ tiêu KH 2011-

2015

Chỉ tiêu kế hoạch

2011

1 Tốc độ tăng GDP ngành % 2,8 3,5 – 3,8 3,5

2 Tốc độ tăng GTSX ngành % 4,69 4,5 – 5,0 4,5 - 5,0

3 Sản lượng lúa Triệu T 39,8 40 39

3 Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn % 12 7 11

4 Kim ngạch xuất khẩu NLTS tỷ USD 19,15 22 19,0

5 Tỷ lệ che phủ rừng % 39,5 43 40

2. Kế hoạch nhiệm vụ 2.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngành: Mục tiêu kế hoạch 5 năm

2011-2015 phấn đấu đạt mức tăng GDP toàn ngành là 3,5-3,8%/năm. Kế hoạch năm 2011 đạt mức tăng GDP là 3,5%, giá trị sản xuất tăng 4,5% - 5,0% so với năm 2010 trên cơ sở tập trung ưu tiên nguồn lực cho nâng cao năng suất chất lượng các sản phẩm chủ lực như cá tra, tôm nước lợ, lúa gạo, cao su, cà phê, điều, hạt tiêu, lạc, đậu tương, chăn nuôi lợn, gia cầm, bò thịt.

(1). Phát triển trồng trọt: Mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2011-2015 là 2,5-3,0%, trong năm 2011 đạt 2,5%.

- Về sản xuất lương thực: Đến năm 2015, ổn định diện tích đất lúa là 3,8 triệu ha, sản lượng khoảng 40 triệu tấn. Tổng sản lượng cây có hạt đạt 46,3 triệu tấn.

Năm 2011, giữ mức 7,37 triệu ha gieo trồng lúa, năng suất trên 53,1 tạ/ha, sản lượng khoảng 40 triệu tấn; bảo đảm đủ lúa gạo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên 6,0 triệu tấn gạo. Đồng bằng sông Hồng và nhất là đồng bằng sông Cửu Long tập trung nâng cao năng suất, chất lượng bằng việc sử dụng các giống mới năng suất cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Áp dụng đồng bộ các biện pháp đặc biệt là "3 giảm 3 tăng" để giảm giá thành sản xuất lúa gạo. Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục chuyển dịch cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng vụ thu đông, giảm vụ hè thu.

Ổn định diện tích ngô khoảng 1,1 triệu ha, hình thành các vùng sản xuất ngô hàng hóa, tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long và vụ đông vùng Đồng bằng sông Hồng; tập

13

Page 14: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

trung đưa các giống ngô lai mới có năng suất cao, kết hợp các biện pháp đầu tư thâm canh để đưa năng suất ngô bình quân đạt 48 tạ/ha, sản lượng trên 5,0 triệu tấn.

- Các loại cây công nghiệp: Ổn định diện tích 530 nghìn ha cà phê, 133 nghìn ha chè, 375 nghìn ha điều. Trồng thay thế điều và chè bằng các giống có năng suất, chất lượng cao hơn. Riêng đối với cao su dự kiến trồng mới 40 nghìn ha ở những nơi có điều kiện để đạt diện tích 740 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 830 nghìn tấn, mở rộng công suất chế biến lên 220 nghìn tấn.

Đối với cây công nghiệp hàng năm: ổn định 275 nghìn ha mía, thâm canh với bộ giống phù hợp, trữ đường cao và rải vụ để đạt sản lượng 16,5 triệu tấn, bảo đảm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đường; tăng diện tích lạc từ 250 nghìn ha lên 280 nghìn ha, đồng thời tăng năng suất để đạt sản lượng 602 nghìn tấn; mở rộng diện tích đậu tương từ 190 nghìn ha lên 220 nghìn ha nhằm đạt sản lượng 280 nghìn tấn, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế biến thức ăn chăn nuôi.

Phát triển rau và cây ăn quả: Tập trung phát triển các loại cây ăn quả có thị trường tiêu thụ thuận lợi, các cây làm thức ăn chăn nuôi; chú trọng chỉ đạo đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Hướng chính vẫn là đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá trị và hiệu quả sản phẩm; chú trọng phát triển sản xuất rau an toàn. Năm 2011, dự kiến diện tích rau, đậu các loại đạt khoảng 970 nghìn ha, tăng khoảng 10 nghìn ha so với năm 2010; sản lượng rau các loại đạt 12,3 triệu tấn, đậu đỗ các loại 237 nghìn tấn.

Đẩy mạnh áp dụng Vietgap để bảo đảm chất lượng đồng thời tăng hiệu quả sản xuất các lọai nông sản.

(2). Phát triển chăn nuôi, mục tiêu giai đọan 2011-2015 đạt mức tăng giá trị sản xuất chăn nuôi 6 -7%, riêng năm 2011 tăng 7,5 – 8% so với năm 2010; sản xuất 4,28 triệu tấn thịt hơi các loại, 6,53 tỷ quả trứng, 330 nghìn tấn sữa tươi, 12 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Tập trung đảm bảo về giống, kỹ thuật, chủ động nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm; tiếp tục hỗ trợ phát triển nuôi trang trại, công nghiệp, gắn với cơ sở chế biến và xử lý chất thải, đồng thời khuyến cáo đa dạng hóa các loài vật nuôi ở hộ gia đình.

Bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các phương án chủ động phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đặc biệt đối với bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh ở gia súc.

Tiếp tục thực hiện Chương trình cải tạo đàn bò và nạc hoá đàn lợn, Chương trình giống vật nuôi, Chương trình kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, triển khai quyết liệt phong trào “Hai không, ba có trong chăn nuôi”, Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi, Chương trình hỗ trợ có mục tiêu phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia cầm tập trung,

14

Page 15: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

phát triển thức ăn chăn nuôi, tập trung trồng cỏ và chế biến nâng cao giá trị dinh dưỡng nguồn phụ phẩm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

(3). Phát triển thuỷ sản: Triển khai thực hiện Chiến lược thủy sản đã được phê duyệt, phấn đấu đạt mục tiêu tăng giá trị sản xuất từ 6 - 7%/năm giai đoạn 2011-2015; riêng năm 2011 tăng 7% so với năm 2010; tổng sản lượng thủy sản khoảng 5,3 triệu tấn (khai thác 2,3 triệu tấn, nuôi trồng 3 triệu tấn); kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD.

Đối với khai thác thủy sản: tăng cường quản lý tàu thuyền, hướng dẫn và hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả khai thác; thực hiện khai thác bền vững; triển khai chương trình bảo tồn biển và bảo tồn thủy sản nội địa; đầu tư các khu neo đậu, cảng cá, bến cá gắn với hình thành các cụm dịch vụ hậu cần; tổ chức các tổ, đội tương trợ trên biển.

Đối với nuôi trồng thủy sản: nhiệm vụ trọng tâm là rà soát lại diện tích nuôi trồng, đảm bảo các điều kiện nuôi thâm canh, an toàn dịch bệnh. Tập trung phát triển nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra thâm canh cao; phát triển nuôi nghêu ở nơi có điều kiện; phát triển các loài nuôi đa dạng khác. Áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn Vietgap và Globalgap trong nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch và đầu tư nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giống chất lượng cao, giống sạch bệnh cung cấp đủ cho các vùng nuôi thuỷ sản của cả nước. Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản để tăng cường năng lực, tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc quản lý chất lượng giống, thức ăn và sản phẩm thuỷ sản. Đẩy mạnh áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa loài nuôi.

Xây dựng kế hoạch đổi mới thiết bị và công nghệ cho các cơ sở chế biến thuỷ sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng theo các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng xuất khẩu, tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng thị trường EU và các thị trường khó tính.

(4). Phát triển lâm nghiệp toàn diện: Mục tiêu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 1,5 – 2%/năm, trồng mới 200.000 ha, trong đó: rừng phòng hộ, đặc dụng 36.000 ha; trồng rừng sản xuất 164.000 ha, trồng cây phân tán 50 triệu cây, chăm sóc rừng trồng 118.000 ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 400.000 ha, khoán bảo vệ rừng 2.260.000 ha.

Năm 2011, ngành lâm nghiệp sẽ thực hiện trồng mới 200-250 nghìn ha (rừng sản xuất 164-214 nghìn ha, rừng phòng hộ và đặc dụng 36 nghìn ha); khoán bảo vệ rừng phòng hộ và đặc dụng 2,26 triệu ha, chăm sóc rừng 118 nghìn ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 400 nghìn ha, trồng 50 triệu cây phân tán; khai thác 6,5 triệu m3 gỗ (0,5 triệu m3 từ rừng tự nhiên và 6 triệu m3 gỗ rừng trồng). Tăng trưởng ngành đạt 3% so với năm 2010, tỷ lệ che phủ rừng đạt 40%, bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng hiện có, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, ngành lâm nghiệp tiếp tục triển khai công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, các cộng đồng và tổ chức quản lý bảo vệ; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình

15

Page 16: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

có khả năng đầu tư phát triển rừng; triển khai tổng điều tra, kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc, thiết lập hệ thống dữ liệu quản lý rừng thống nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến kết hợp điều tra thực địa đảm bảo độ tin cậy cao; đẩy mạnh áp dụng trồng mới và kỹ thuật để nâng cao năng suất, hiệu quả trồng, khai thác rừng và chế biến sản phẩm rừng.

(5). Phát triển chế biến NLTS và ngành nghề nông thônMục tiêu giai đọan 2011-2015, tốc độ tăng giá trị chế biến nông, lâm, thủy

sản tăng 15%/năm. Nhiệm vụ năm 2011 là tiếp tục ổn định và phát triển chế biến NLTS phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đảm bảo tốc độ tăng GTSX chế biến NLTS đạt 8% - 10%.

Để thực hiện mục tiêu trên, cần tập trung vào một số nội dung sau:+ Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 và

Quyết định 63/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản trên cơ sở đó đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, thủy sản tăng tỷ trọng nông, thủy sản được bảo quản, chế biến công nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của nông lâm thuỷ sản.

+ Hoàn thành chuyển đổi tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và xây dựng mới các TCVN về chế biến bảo quản thủy sản mà thực tế sản xuất kinh doanh cần thiết.

+ Tiếp tục thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020;

+ Nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở chế biến thủ công hộ gia đình sản xuất các mặt hàng truyền thống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và vệ sinh ATTP của thị trường trong và ngoài nước.

+ Tăng cường quản lý, giám sát việc xử lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm trong các cơ sở làng nghề, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản ở nông thôn.

2.2. Phát triển nông thôn, XĐGN với mục tiêu tăng thu nhập, cải thiện đáng kể mức sống và điều kiện sống dân cư nông thôn

Mục tiêu đến năm 2015: có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn xuống còn 7%, tỉ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%, tỷ lệ dân nông thôn có hố xí hợp vệ sinh đạt 85%.

Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 là:Tiếp tục triển khai xây dựng các Chương trình và đề án phát triển nông

thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được phân công.

- Tập trung chỉ đạo triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với các nội dung chính gồm:

16

Page 17: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

+ Tổ chức tuyên truyền sâu rộng giúp cho cư dân nông thôn hiểu và tự giác tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới;

+ Công tác tập huấn đào tạo đội ngũ cán bộ chỉ đạo và vận hành chương trình, xem đây là công tác tối quan trọng quyết định thành công và hiệu quả của Chương trình này;

+ Tập trung chỉ đạo thực hiện quy hoạch xã, đảm bảo cuối năm 2011 hoàn thành cơ bản công tác này;

+ Chỉ đạo các xã lập Đề án xây dựng nông thôn mới, trước hết tập trung vào các xã đã đăng ký phấn đấu hoàn thành vào năm 2015;

+ Chọn lọc, triển khai trước một số nội dung trọng yếu của chương trình (Về hạ tầng, đầu tư để hoàn thiện sớm các công trình giáo dục, y tế... Về sản xuất, lựa chọn 2-3 sản phẩm hoặc nghề là thế mạnh của xã để tập trung chỉ đạo nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất. Về văn hoá xã hội, tập trung chỉ đạo vệ sinh môi trường nông thôn, mỗi hộ có đủ 3 công trình vệ sinh đạt chuẩn; mỗi hộ tự cải tạo sửa sang nhà cửa, công trình vệ sinh. Cải tạo ao vườn để có thu nhập; Chỉnh trang tường rào, cổng ngõ để có cảnh quan đẹp. Xây dựng quy ước làng xã về xây dựng nếp sống văn minh, đảm bảo an ninh trật tự).

- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG về giảm nghèo, Chương trình 135 giai đoạn II, tập trung triển khai các đề án hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn xuống còn 11%.

- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho 1.788 xã và 2.701 thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi; hỗ trợ bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới để đạt năng suất cao, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững.

- Tập trung nguồn lực tiếp tục thực hiện chương trình bố trí dân cư (Dự kiến 16.000 hộ, trong đó bố trí vùng thiên tai 9.000 hộ, vùng đặc biệt khó khăn 600 hộ, vùng biên giới, hải đảo 3.000 hộ, vùng xung yếu, rất xung yếu, vùng bảo vệ nghiêm ngặt của rừng phòng hộ và đặc dụng là 400 hộ, và bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do 3.000 hộ); đẩy nhanh công tác lập, thẩm định, phê duyệt các dự án về công tác di dân, tái định cư của Dự án thủy điện Sơn La, công tác thu hồi đất, giao đất và hướng dẫn nhân dân sớm ổn định đời sống, tổ chức lại sản xuất.

- Hoàn thành mục tiêu Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006-2011, chuẩn bị Chương trình 2011-2015 với mục tiêu ưu tiên đầu tư các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, các vùng thường bị thiên tai hạn hán, thiếu nước, lũ lụt, vùng nguồn nước bị ô nhiễm, quan tâm hơn tới chất lượng nước, đảm bảo các mục tiêu về vệ sinh và môi trường. Thực hiện xã hội hoá mạnh mẽ cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để tăng thêm nguồn vốn và gắn trách nhiệm của người sử dụng đối với các công trình đã xây dựng, đảm bảo tính bền vững. Nâng tỷ lệ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 86%, số hộ dân có hố xí hợp vệ sinh lên 63%.

17

Page 18: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

- Đào tạo lao động nông thôn: Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai mạnh và hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản, khoa học công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân. Mục tiêu trong năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông nghiệp, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 18- 20%; đào tạo nghiệp vụ quản lý cho cán bộ HTX, chủ trang trại và doanh nghiệp vừa và nhỏ khoảng 25 - 30 nghìn lượt người.

2.3. Phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn(1) Phát triển thủy lợiMục tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015 phát triển hệ thống thủy lợi hướng

vào phục vụ đa mục tiêu, phấn đấu tăng thêm năng lực tưới 410 ngàn ha, năng lực tiêu 200 ngàn ha, năng lực ngăn mặn 218 ngàn ha, hiệu suất tưới thực tế đạt 80%, hiệu suất tiêu thực tế đạt 90%; tỷ lệ diện tích canh tác được tưới ổn định đạt 71,5%, tiêu ổn định đạt 83%; phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ ở miền núi và hải đảo.

Nhiệm vụ năm 2011: đảm bảo tưới cho trên 95% diện tích gieo trồng lúa, tưới cho rau màu, cây công nghiệp khoảng 1,7 triệu ha, duy trì tiêu thoát nước cho 1,75 triệu ha đất nông nghiệp, tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp và dân sinh, xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ cho các vùng nuôi trồng thủy sản để nâng năng suất nuôi lên gấp 1,5 lần so với hiện nay.

Để đạt được các mục tiêu trên, các nội dung chính cần tập trung là:- Hoàn thành các công trình dở dang, đặc biệt ưu tiên các công trình thuỷ

lợi ở những vùng còn khó khăn về nước tưới như miền Trung, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long, các công trình bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi và nạo vét các kênh trục phục vụ chống hạn đối với Đồng bằng sông Hồng; đầu tư các công trình thuỷ lợi phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất;

- Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả khai thác công trình thuỷ lợi sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi, chuyển giao cho các địa phương những dự án phù hợp với năng lực để quản lý. Tu bổ đê điều thường xuyên: Hướng ưu tiên đầu tư vào những địa bàn thực sự nguy hiểm, có nguy cơ uy hiếp đến an toàn của đê.

Tiếp tục triển khai Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang. Triển khai thực hiện Chương trình nâng cấp đê sông đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 09/12/2009.

(2) Phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ sản

18

Page 19: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

Đẩy nhanh tiến độ thi công các Trung tâm Quốc gia giống hải sản, giống nước ngọt; các Trung tâm thực hành nghề cá, các trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản; tiếp tục đầu tư các công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản tập trung, đầu tư các Trung tâm giống thủy sản cấp I ở các tỉnh, xây dựng Trung tâm giống các đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực như cá tra tại An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre và Cần Thơ; tôm sú, tôm chân trắng tại Cà Mau, Bạc Liêu; xây dựng các chợ cá đầu mối, các bến cá theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đầu tư dứt điểm các dự án khu neo đậu tránh trú bão để sớm đưa vào sử dụng phục vụ ngư dân tránh trú bão an toàn; xây dựng các cảng cá loại I, các dự án đang đầu tư dở dang, có tính cấp thiết và các cảng cá có thể kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão đã hoặc đang xây dựng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn bị đầu tư các cảng cá loại I theo Quyết định 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các cảng cá loại II do địa phương quản lý. Triển khai Đề án về Dịch vụ hậu cần nghề cá và chính sách khuyến khích khai thác, nuôi trồng hải sản vùng đảo.

(3). Phát triển hạ tầng nông, lâm nghiệp- Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học

công nghệ; nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, khảo, kiểm nghiệm, kiểm định sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, chất lượng phân bón, thức ăn chăn nuôi; nâng cao năng lực hệ thống bảo vệ thực vật, thú y để thực hiện có hiệu quả công tác dự báo, chẩn đoán và chủ động phòng trừ dịch bệnh.

- Tiếp tục nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, ưu tiên hệ thống đường lâm nghiệp tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia hoạt động lâm nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển các hoạt động trồng rừng và chế biến lâm sản; phát triển hệ thống các cơ sở nghiên cứu về lâm sinh, đầu tư xây dựng hệ thống rừng giống, vườn giống quốc gia nhằm đảm bảo một cách bền vững các nguồn giống có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh trưởng tại các vùng; xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai đa mục tiêu bao gồm hệ thống các trạm, trung tâm xử lý thông tin hiện đại và hệ thống cơ sở dữ liệu.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống kho tàng, trước hết đạt mục tiêu xây dựng 4 triệu tấn kho lúa, thực hiện các nhiệm vụ về cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch theo Nghị quyết 43 của Chính phủ. (4). Về hạ tầng vùng muối

Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, các địa phương quan tâm đúng mức và có chính sách quản lý diện tích sản xuất muối đã quy hoạch, đồng thời khẩn trương triển khai các nội dung về xây dựng dự án cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối, xây dựng các cơ sở chế biến muối...

19

Page 20: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư cải tạo, nâng cấp các đồng muối xuống cấp, tạo điều kiện cho diêm dân nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành muối, cải thiện thu nhập; nhanh chóng hoàn thiện đưa một phần đồng muối công nghiệp Quán Thẻ đi vào hoạt động, nâng cao công suất chế biến muối tinh, muối tinh trộn iốt thực hiện mục tiêu tòan dân sử dụng muối iốt; dự kiến sản lượng muối qua chế biến đạt trên 500.000 Tấn.

Đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tập trung triển khai các dự án phát triển nông thôn vùng muối, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước sạch, trường học theo Chương trình 134 giai đoạn II.

2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế (1). Kế hoạch hoạt động thực hiện chương trình Vệ sinh an toàn thực

phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu Mục tiêu chủ yếu là tăng nhanh tỷ lệ sản phẩm nông lâm thuỷ sản đảm bảo

vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước và đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông lâm thuỷ sản.

Năm 2011, tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm dưới Luật ATTP; kiện toàn hệ thống tổ chức và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về chất lượng ATVSTP nông lâm thủy sản từ Trung ương đến địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra có trọng điểm và hiệu quả; phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan trung ương và địa phương trong hoạt động quản lý chất lượng, VSATTP nhằm tạo bước chuyển biến rõ rệt về an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản trên phạm vi cả nước.

Tổ chức triển khai có hiệu quả các Chương trình giám sát, kế hoạch kiểm tra chất lượng nông lâm thủy sản: Chương trình giám sát dư lượng hoá chất độc hại trong thủy sản và sản phẩm thủy sản nuôi, Chương trình giám sát ATVS vùng thu hoạch NT2MV, Chương trình giám sát ATVSTP thủy sản tiêu thụ nội địa; các kế hoạch kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP nông lâm thủy sản theo qui định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu.

Nghiên cứu đề xuất các chương trình giám sát quốc gia về chất lượng vật tư nông nghiệp; tổ chức thống kê và lập hồ sơ tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; xây dựng quy chế và hướng dẫn các địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất kinh doanh, kiểm tra tăng cường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đạt yêu cầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Theo dõi, cập nhật kịp thời các quy định mới về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của thị trường nhập khẩu để phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện; giải quyết kịp thời các rào cản. Tiếp tục tăng cường kiểm tra chất lượng nông sản nhập khẩu từ nước sản xuất.

20

Page 21: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

(2). Nghiên cứu và chuyển giao KHCNTăng cường đầu tư nâng cao năng lực hệ thống khoa học, công nghệ và

chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tạo chuyển biến mới trong phát triển khoa học, công nghệ thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi. Tập trung nghiên cứu làm chủ công nghệ, tạo ra các tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất chính của ngành.

Tiếp tục phổ cập tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống mới, các quy trình ứng dụng công nghệ tiên tiến, các biện pháp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành trong lĩnh vực trồng trọt - bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y, lâm nghiệp, thủy sản … nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, nâng cao năng suất, đảm bảo sản xuất theo hướng an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động sở hữu trí tuệ, công nhận tiến bộ kỹ thuật của ngành.

Tăng cường chuyển giao công nghệ từ các dự án sản xuất thử nghiệm, nâng cao ý thức cho người dân trong việc sử dụng, tự sản xuất và giữ giống thuần, chất lượng cao để sản xuất, đồng thời nhân rộng các mô hình, kỹ thuật có hiệu quả cao.

Thực hiện Nghị định của Chính phủ về Khuyến nông, xây dựng và triển khai các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư phù hợp và hiệu quả, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về khuyến nông, khuyến ngư; Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, tổ chức đào tạo huấn luyện năng lực cho hệ thống khuyến nông, khuyến ngư các cấp.

Triển khai “Đề án thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù trong khoa học công nghệ của Bộ”; Hoàn thiện Chiến lược KHCN ngành Nông nghiệp.

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 115 và thí điểm đổi mới cơ chế chính sách trong hoạt động KHCN theo chỉ đạo của Chính phủ, nghiên cứu, đề xuất đổi mới cơ chế quản lý các hoạt động KHCN theo hướng tăng cường phân cấp, tăng tính độc lập tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị KHCN.

Đề xuất và thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao.

(3) Chương trình xúc tiến thương mại, phát triển thị trườngMục tiêu chung phát triển thị trường nông lâm thuỷ sản trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt là nâng cao chất lượng và uy tín thương mại nông lâm thuỷ sản trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm củng cố thị trường hiện có và mở rộng thị trường mới cho nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đề ra cần tập trung chỉ đạo:

- Hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản; phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng và quản lý chất lượng nông sản hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa.

- Thực hiện quảng bá các sản phẩm nông lâm thuỷ sản vào các thị trường quan trọng như Trung Quốc, EU, Châu Á, Bắc Mỹ; tiếp cận và thâm nhập thị trường Nam

21

Page 22: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

Mỹ, Trung Đông; chủ động điều tiết thị trường; đồng thời quảng bá, đưa các thông tin đúng nhằm lấy lại lòng tin của người tiêu dùng ở những thị trường bị ảnh hưởng bởi rào cản và tạo điều kiện để người tiêu dùng các nước hiểu đúng về sản phẩm nông lâm thuỷ sản Việt Nam.

- Củng cố và hoàn thiện hạ tầng thương mại, hoàn thiện hệ thống theo dõi diễn biến thị trường nông lâm thuỷ sản trong nước và quốc tế, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, muối, phân bón và thực phẩm trên cơ sở đó tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách nhằm bình ổn thị trường trong nước.

(4). Chương trình khuyến khích phát triển doanh nghiệp toàn ngành và sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp thuộc Bộ

Triển khai thực hiện Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Trên cơ sở chính sách khuyến khích vừa được ban hành, chỉ đạo các địa phương tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại sản phẩm có lượng hàng hoá lớn theo quy hoạch đã được duyệt. Các địa phương đặc biệt quan tâm chỉ đạo các ngành thực hiện nghiêm túc chính sách của Nhà nước để các doanh nghiệp, các cơ sở công nghiệp chế biến đầu tư phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch một cách hiệu quả.

Tiếp tục triển khai công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp thuộc Bộ: Tăng cường công tác giám sát doanh nghiệp; hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định 25/2010 của chính phủ; Tiếp tục cổ phần hóa những doanh nghiệp đủ điều kiện; hoàn thành hợp nhất 3 Tổng Công ty; hoàn thành quyết toán vốn từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty TNHH 1 thành viên cho 16 DN (gồm 11 Công ty mẹ và 5 Công ty thành viên); chuyển quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ Bộ sang Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) 3 doanh nghiệp; quyết toán vốn nhà nước sang công ty cổ phần 2 doanh nghiệp; tiếp tục sắp xếp đổi mới nông lâm trường quốc doanh theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tiếp tục đổi mới các nông lâm trường quốc doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất gần 4 triệu ha, đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của ngành.

(5) Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác và hợp tác xã: tiến hành điều tra, phân loại các tổ hợp tác, hợp tác xã để có biện pháp hỗ trợ cụ thể phù hợp cho từng nhóm; tập trung đào tạo cán bộ làm nòng cốt cho sự phát triển của hợp tác xã. (6). Kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế

Tích cực thực hiện kế hoạch hành động về hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, có tính cạnh tranh cao để kinh tế Việt Nam sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường.

22

Page 23: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

Tiếp tục tham gia đàm phán về mở cửa thị trường và hàng rào kỹ thuật, đầu tư và dịch vụ liên quan đến nông lâm, thuỷ sản trong các khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) song phương và đa phương. Đẩy nhanh tiến trình đàm phán các thoả thuận công nhận lẫn nhau về hàng rào kỹ thuật SPS để tăng cường mở rộng thị trường nông, lâm thuỷ sản của Việt Nam. Tiếp tục triển khai các sáng kiến, cam kết, tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế: UN, ASEAN, APEC, ASEM và WTO ...

Xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác quốc tế nhằm tăng cường hợp tác, thu hút các nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài để phục vụ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong năm 2011 huy động khoảng 5.000 tỷ đồng vốn ODA, tương đương 250 triệu USD, 160 tỷ đồng viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) tương đương 10 triệu USD, vốn đầu tư trực tiếp nước ngài (FDI) khoảng 50 triệu USD.

Triển khai chương trình hợp tác song phương đã ký kết, nhất là với Lào, Căm Pu Chia, Myanma, Cu Ba, Mozambique...

2.5. Sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, chuẩn bị tích cực để đối phó với biến đổi khí hậu.

(1). Bảo vệ, sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên rừng, nhất là các diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ xung yếu và rất xung yếu; khai thác lợi ích kinh tế từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo nguyên tắc bền vững. Triển khai hiệu quả sáng kiến REDD+ và Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng

(2). Bảo vệ và sử hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước trên cơ sở rà soát, điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi các lưu vực sông, hệ thống thuỷ nông nhằm khai thác, sử dụng tổng hợp, phát triển bền vững nguồn nước; Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng, vận hành các hệ thống thủy lợi, phân phối nước hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả…đồng thời chuẩn bị đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

(3). Bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên biển trên cơ sở rà soát lại nguồn lợi thủy sản gần bờ, có kế hoạch hướng dẫn ngư dân khai thác hợp lý. Triển khai thực hiện kế hoạch điều tra nguồn lợi xa bờ để có chính sách hỗ trợ ngư dân mở rộng đánh bắt xa bờ có hiệu quả và an toàn. Triển khai thực hiện Quyết định số 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch các khu bảo tồn biển và Quyết định số 1479/QĐ-TTg về bảo tồn thủy sản các vùng nước nội địa. Tăng cường công tác kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc khai thác thuỷ sản.

(4) Bảo vệ môi trường nông thôn, trọng tâm là tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ theo Luật Bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng thực hiện chương trình NS và VSMTNT; xử lý môi trường làng nghề, môi trường trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở giết mổ gia súc; quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.

(5) Từng bước triển khai các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

23

Page 24: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu; triển khai nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực của ngành; thực thi các dự án làm giảm phát thải từ ruộng lúa, chăn nuôi, phát triển rừng; nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy hoạch và thực thi các công trình hạ tầng cần thiết, nhất là đê điều và thủy lợi.

Tiếp tục thực hiện chiến lược về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực ở các cộng đồng theo phương châm “4 tại chỗ”.

2.6. Nâng cao năng lực, thể chế để quản lý ngànhTrong năm 2011, tập trung triển khai các chương trình trọng tâm sau:(1). Xây dựng văn bản pháp luật

Tiếp tục xây dựng 06 dự án Luật: Luật Thú y, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thuỷ lợi; Luật Nông nghiệp, Luật Thủy sản sửa đổi và Dự án Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai; xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 10 Nghị định, 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành 50 Thông tư của Bộ. Tổ chức phổ biến pháp luật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn từ Luật và Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(2). Kiện toàn tổ chức ngành và thực hiện mạnh mẽ phân cấp quản lý- Tập trung hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước 3

Tổng cục chuyên ngành ở Bộ và hệ thống ở các địa phương theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo sự chỉ đạo nhanh nhậy, thông suốt, chủ động và hiệu quả.

- Tiếp tục xem xét để phân cấp quản lý nhà nước về các cơ sở công nghiệp chế biến, đào tạo nghề; quản lý trực tiếp các dự án, công trình xây dựng cơ bản từ nguồn vốn đầu tư phát triển và trái phiếu chính phủ.

- Xây dựng quy chế quản lý theo hướng tiếp tục rà soát để có sự phân công, phân cấp hợp lý cho các Tổng cục, Cục chuyên ngành trong các lĩnh vực điều tra cơ bản, quy hoạch, dự báo ngắn hạn, khoa học công nghệ, tài chính, tổ chức. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của các Tổng cục, Cục về những lĩnh vực được phân công.

- Thực hiện triệt để về đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo đạo kiện cho các cơ sở, địa phương giải quyết nhanh các yêu cầu đáp ứng có hiệu quả sản xuất kinh doanh và các hoạt động trong các lĩnh vực khác. - Tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng, an toàn VSTP đối với vật tư, sản phẩm nông lâm thuỷ sản, diêm nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và nâng hiệu quả xuất khẩu.

(3). Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực

24

Page 25: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

Trong giai đoạn 5 năm 2011-2015, công tác đào tạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung vào: (1) chuyển hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo vị trí công việc và nhu cầu công việc, xây dựng quy định chế độ đào tạo, bồi dưỡng hàng năm bắt buộc đối với cán bộ, công chức; (2) chú trọng đào tạo nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề (3) tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đặc biệt trong đổi mới phương pháp dạy và học, (4) đẩy mạnh công tác đào tạo dựa trên nhu cầu xã hội và (5) đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Kế hoạch 2011: Tiếp tục ưu tiên đầu tư tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ sở đào tạo của ngành: tập trung đổi mới giáo trình, thiết bị giảng dạy, nâng cao trình độ giáo viên và nâng cấp cơ sở vật chất tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo sớm đạt chuẩn quốc gia và tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Mục tiêu đào tạo 125 tiến sỹ, 800 thạc sỹ, 8.110 sinh viên đại học, 14.738 học sinh cao đẳng, 1.300 học sinh trung cấp chuyên nghiệp và tham gia đào tạo 1 triệu lao động nông thôn, đào tạo nghiệp vụ quản lý cho cán bộ HTX, chủ trang trại và doanh nghiệp vừa và nhỏ khoảng 25 - 30 nghìn lượt người, nâng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề lên 25%.

(4). Cải cách tài chính côngTập trung hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công

lập sắp xếp lại công chức, viên chức và người lao động theo chức danh công việc gắn với tinh giảm biên chế, gọn nhẹ bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả, hiệu suất làm việc của cán bộ.

Rà soát các loại chi từ ngân sách nhà nước, đảm bảo đúng quy định hiện hành, đồng thời loại bỏ những khoản chi, chương trình kém hiệu quả. Ưu tiên cho các khoản chi rà soát, phổ biến và xây dựng ban hành các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách tạo động lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện chuyển đổi cơ chế hoạt động các cơ sở nghiên cứu khoa học theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Nghiên cứu cơ chế chính sách giao kinh phí nghiên cứu khoa học ổn định nhiều năm cho cán bộ khoa học có tâm huyết, đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho cán bộ khoa học giỏi được học ngoại ngữ để gửi đào tạo ở các nước, khuyến khích cán bộ khoa học về nông thôn,...

(5). Về hiện đại hoá công tác quản lý ngànhViệc chỉ đạo, điều hành của Bộ đảm bảo phải được công khai hoá, thống

nhất chung toàn ngành, chủ động xây dựng các chương trình công tác tháng, quý, năm, thông báo đến các đến đơn vị, địa phương ngay từ đầu năm.

Tranh thủ các dự án quốc tế để đầu tư, trang thiết bị văn phòng làm việc đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở Bộ và các Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố để thực hiện việc hiện đại hóa công sở làm việc.

Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa hệ thống thông tin từ Bộ đến các địa phương và doanh nhiệp, thường xuyên cập nhật cung

25

Page 26: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

cấp thông tin hai chiều. Tổ chức thường xuyên công tác giao lưu trực tuyến giữa Bộ và các địa phương, các doanh nghiệp. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành, chuyên lĩnh vực đáp ứng cho công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ và Chính phủ.

Kiện toàn hệ thống thống kê ngành thông suốt từ Bộ đến các địa phương và doanh nghiệp, tăng cường đầu tư trang thiết bị và cán bộ chuyên trách để theo dõi cập nhật số liệu, đảm bảo kịp thời, chính xác số liệu cho công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ.

(6). Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện luật thực hành tiết kiệm chống lãnh phí, phòng chống tham nhũng

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan thuộc Bộ, uốn nắn kịp thời các sai phạm, tạo điều kiện cho Bộ máy quản lý nhà nước của Bộ hoạt động có hiệu quả;

Dự kiến trong năm 2011, triển khai các cuộc thanh tra chủ động, thanh tra phòng chống tham nhũng, thanh tra đột xuất do Thanh tra Bộ, các Tổng cục, Cục chuyên ngành và các Tổng công ty thực hiện. Các lĩnh vực trọng tâm là quản lý tài chính; quản lý đầu tư xây dựng các dự án; quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ; quản lý, sử dụng đất đai; cổ phần hoá doanh nghiệp; quản lý giống cây trồng, vật nuôi; quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi...

Tiếp tục nghiêm túc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng.

(7). Công tác thông tin, thống kê và dự báoCủng cố và nâng cấp hệ thống thông tin từ Bộ xuống các địa phương và

các doanh nghiệp trong ngành; tăng cường năng lực cho công tác dự báo để thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về sản xuất, thiên tai, thị trường giá cả phục vụ cho công tác điều hành, quản lý và sản xuất kinh doanh.

Phát triển mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, nhất là trong lĩnh vực điều tra cơ bản, giám sát và đánh giá thực hiện, coi đây là một trong những khâu đột phá làm thay đổi phương thức sản xuất, quản lý và kinh doanh nông nghiệp, nông thôn.

Kiện toàn hệ thống thống kê ngành trên cơ sở quy trình nghiệp vụ và chế độ báo cáo thống kê ngành đã được chuẩn hóa, cơ cấu lại tổ chức, bộ máy thống kê ở các Tổng cục, Cục, Vụ; tập trung hoàn thành có trọng điểm các nội dung tăng cường năng lực hệ thống thống kê ngành theo đúng tiến độ; hoàn thiện hệ thống chế độ báo cáo thống kê toàn ngành, chuẩn hóa lại quy trình nghiệp vụ thống kê, xác định cụ thể nguồn số liệu và phương pháp thu thập báo cáo thông tin thống kê có mối quan hệ chặt chẽ từ các cơ quan của Bộ xuống các địa phương, phù hợp với kinh tế thị trường. Đẩy nhanh tiến độ thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý thông tin thống kê thuộc dự án Tăng cường năng lực thống kê ngành nông nghiệp và PTNT để đưa vào vận hành theo đúng kế hoạch.

26

Page 27: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

Xem xét, đưa vào áp dụng các phương pháp điều tra nhanh để thu thập thông tin hỗ trợ cho công tác dự báo sản xuất, dự báo thị trường của ngành với tần suất phù hợp đáp ứng công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan quản lý ngành; huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế để triển khai các hoạt động, các dự án nâng cao năng lực dự báo (ngắn hạn và dài hạn) trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

(8). Đổi mới công tác lập kế hoạch và giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch

Tiếp tục thực hiện việc đổi mới công tác xây dựng kế hoạch phát triển (dài hạn, trung hạn và hàng năm) của ngành trên cơ sở hoàn thiện thêm phương pháp phân tích dự báo, lựa chọn mục tiêu ưu tiên và xác định các Chương trình dự án ưu tiên, nhiệm vụ và các giải pháp triển khai, thời hạn, cơ quan chủ trì, nguồn lực và các chỉ số giám sát. Tiếp tục xem xét để làm rõ hơn mối quan hệ và cách thể hiện kế hoạch phát triển ngành (tiểu ngành/lĩnh vực) với kế hoạch thực hiện của cơ quan quản lý ngành.

Nâng cấp và mở rộng hệ thống giám sát đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, xem xét cập nhật bộ chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch ngành, kế hoạch các tiểu ngành và kế hoạch của các địa phương, đảm bảo tính thống nhất trong giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch của ngành, Bộ, các Tổng cục, Cục và các địa phương. Củng cố lại hệ thống thông tin hỗ trợ giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch thông qua tạo mối liên kết chia sẻ thông tin giữa các cấp kế hoạch và tích hợp thông tin kế hoạch với thông tin thống kê.

III. KIẾN NGHỊ

Để thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 và trước mắt hoàn thành kế hoạch năm bản lề 2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT kiến nghị:

(1) Chính phủ sớm ban hành chính sách khuyến khích ứng dụng các quy trình sản xuất tiến bộ (Viet GAP, Global GAP...) nhằm đạt năng suất hiệu quả cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp đảm bảo hiệu quả cao và an toàn dịch bệnh;

(2) Đề nghị Chính phủ phê duyệt Đề án "Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020" tạo cơ sở cho Ngành thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chúnh phủ phê duyệt; Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi"; Đề án "Xây dựng lực lượng kiểm ngư" để tăng cường quản lý ngành và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển;

(3) Ưu tiên đầu tư cho ngành, đặc biệt bố trí đủ nguồn lực để thực hiện:- Đề án "Bảo vệ và phát triển rừng với nhu cầu khoảng 2000 tỷ đồng/năm"

(Trong kế hoạch 2011 mới được cấp 750 tỷ đồng);- Chương trình Nông thôn mới với nhu cầu nguồn vốn rất lớn (Năm 2011,

nhu cầu vốn cho 5 hoạt động ưu tiên là xây dựng chính sách, hoàn thành quy hoạch cấp xã, đào tạo cán bộ triển khai chương trình, tuyên truyền, lựa chọn khởi

27

Page 28: Khung báo cáo kế hoạch 2010vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc 2010 Trien... · Web viewVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ((((( Hà

động một số nội dung trọng yếu của chương trình thì nhu cầu tối thiểu là trên 3.000 tỷ đồng. Kế hoạch 2011 mới được bố trí 1.600 tỷ đồng);

- Chương trình di chuyển và bố trí lại dân cư những nơi cần thiết với nhu cầu vốn bình quân năm gần 4 ngàn tỷ đồng, những năm vừa qua mới được bố trí bình quân là 600 tỷ đồng;

- Bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thuỷ lợi, Chương trình đê biển đê sông, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản, khu neo đậu tránh trú bão, bến cá cảng cá; tăng cường năng lực phòng chống thiên tai, dịch bệnh...

* **

Năm 2011 là năm đầu tiên triển khai kế hoạch 5 năm 2011-2015 với nhiều mục tiêu và chương trình lớn. Mặc dù tình hình trong nước, quốc tế còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Quốc hội và Chính phủ và với sự nỗ lực cao của toàn ngành nhất định ngành nông nghiệp và PTNT sẽ đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Chính phủ đã đặt ra, tạo tiền đề cho một giai đoạn mới trên con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với trọng tâm là cuộc vận động xây dựng nông thôn mới văn minh và phồn thịnh./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

28