35
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2015 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2015 Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015 Sáu tháng đầu năm 2015, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng, ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên làm nhiều diện tích gieo trồng không thể sản xuất do thiếu nước, vật nuôi phát triển chậm do thiếu thức ăn, nước uống; thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông, thủy sản gặp khó khăn ảnh hưởng đến xuất khẩu; dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi vẫn xảy ra ở một số nơi …. đã ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động và thực hiện kế hoạch của toàn ngành. Song, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành thực hiện Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 và Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết; đồng thời, triển khai mạnh mẽ các giải pháp tái cơ cấu trên tất cả các tiểu ngành, lĩnh vực… Vì vậy, 6 tháng đầu năm 2015, toàn ngành đã

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2015

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM,

NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2015

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015

Sáu tháng đầu năm 2015, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng, ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên làm nhiều diện tích gieo trồng không thể sản xuất do thiếu nước, vật nuôi phát triển chậm do thiếu thức ăn, nước uống; thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông, thủy sản gặp khó khăn ảnh hưởng đến xuất khẩu; dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi vẫn xảy ra ở một số nơi …. đã ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động và thực hiện kế hoạch của toàn ngành.

Song, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 và Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết; đồng thời, triển khai mạnh mẽ các giải pháp tái cơ cấu trên tất cả các tiểu ngành, lĩnh vực… Vì vậy, 6 tháng đầu năm 2015, toàn ngành đã vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 đạt 2,36%1; giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 489 nghìn tỷ đồng, tăng 2,41% so với cùng kỳ 2. Trong đó: nông nghiệp đạt 371,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,95% (cùng kỳ tăng 2,5%); lâm nghiệp đạt 12,6 nghìn tỷ đồng tăng 8,3% (cùng kỳ tăng 6%), thuỷ sản đạt 104,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,45% (cùng kỳ tăng 6%). Tốc độ tăng này tuy thấp hơn cùng kỳ năm 2014, nhưng cao hơn tốc độ tăng của Quý I/2015 và của cùng kỳ năm 2013.

Trồng trọt là lĩnh vực có tốc độ tăng thấp nhất 1,08% (mức tăng 6 tháng/2014 là 2,8%), nhưng chiếm tỷ trọng cao nhất (50,7%) nên đã kéo tốc độ

1 Tốc độ tăng GDP Quý I/2015: 2,14%; 6 tháng đầu năm 2014 đạt 2,96 %, năm 2013 đạt 2,14 %; 2 Tốc độ tăng GTSX Quý I/2015: 2,3%; 6 tháng năm 2014 tăng 3,4%, năm 2013 tăng 2,53%; năm 2012 tăng 2,81%; năm 2011: 2,08%

Page 2: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

tăng của ngành xuống thấp; lâm nghiệp và chăn nuôi có tốc độ tăng cao hơn nhiều so với mức tăng của 6 tháng/2014.

Kết quả trên các lĩnh vực cụ thể như sau:1. Sản xuất1.1. Trồng trọtDo thời tiết diễn biến phức tạp, mùa đông ấm ở miền Bắc, cộng với tiêu

thụ không thuận lợi nên vụ lúa Đông xuân năm nay kém hơn so với năm 2014. Tính đến 15/6, các địa phương đã cơ bản thu hoạch xong cây trồng vụ đông xuân và đang tiến hành xuống giống các loại cây trồng vụ hè thu. Ước tính: diện tích gieo cấy lúa Đông xuân cả nước đạt 3,112 triệu ha (-4,3 nghìn ha so với năm 2014), sản lượng ước đạt 20,7 triệu tấn, giảm 153 nghìn tấn (-0,7%); năng suất đạt 66,5 tạ/ha (-0,4 tạ/ha).

Trong đó, các tỉnh phía Bắc đã thu hoạch được 1.045,5 nghìn ha/1.161,8 nghìn ha gieo cấy, sản lượng ước đạt 7,2 triệu tấn (-36,5 nghìn tấn) và năng suất đạt 62,1 tạ/ha (-0,3 tạ/ha); các tỉnh phía Nam đã thu hoạch xong (1,95 triệu ha), sản lượng đạt 13,5 triệu tấn (-116,8 nghìn tấn), năng suất đạt 69,1 tạ/ha; riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 1,562 triệu ha, tương đương cùng kỳ năm trước; năng suất đạt 66,5 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha, sản lượng đạt 11,1 triệu tấn, giảm 61 nghìn tấn so với cùng kỳ (-0,5%).

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, Bộ đã phối hợp với các địa phương, hướng dẫn nông dân chuyển đổi trên 15 nghìn ha (các tỉnh phía Bắc 4,3 nghìn ha, DHNTB và Tây Nguyên: 4,8 nghìn ha, ĐBSCL: trên 6 nghìn ha) sang trồng rau, màu, cây CNNN (theo Thông tư hướng dẫn số 47/2013/TT-BNNPTNT của Bộ và thực hiện Chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây màu tại ĐBSCL theo Quyết định số 580/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

Đến nay, các địa phương cơ bản thu hoạch xong cây trồng ngắn ngày vụ Đông Xuân. Ước tính sơ bộ, đa số các loại cây trồng có diện tích và sản lượng giảm so với cùng kỳ năm trước: ngô đạt 579,7 nghìn ha, sản lượng đạt 2,5 triệu tấn (giảm lần lượt là 4,9%, 1,7%); đậu tương đạt 53 nghìn ha, sản lượng đạt 77,6 nghìn tấn (giảm 10% và 5,7%). Một số cây trồng khác tuy diện tích giảm, nhưng năng suất tăng nên sản lượng tăng: khoai lang đạt 82,3 nghìn ha (-0,7 nghìn ha); sản lượng đạt 856,9 nghìn tấn, tăng 14 nghìn tấn (+1,7%); lạc đạt 145,2 nghìn ha, giảm 7,5 nghìn ha; sản lượng đạt 354,6 nghìn tấn, tăng 2,7 nghìn tấn (+ gần 1%). Riêng rau các loại đạt 491,9 nghìn ha; sản lượng đạt 8.628 nghìn tấn, tăng 246 nghìn tấn (+2,9%).

Đối với các cây công nghiệp dài ngày, do thị trường tiêu thụ khó khăn nên chủ yếu tập trung thâm canh diện tích sẵn có, trồng mới không nhiều; tập trung trồng tái canh cây cà phê, cải tạo vườn điều. Sản lượng thu hoạch một số cây đạt khá hơn so với cùng kỳ năm trước: sản lượng chè ước đạt 442 nghìn tấn, tăng 2,4%; cao su ước đạt 315 nghìn tấn, tăng 0,6%; hồ tiêu ước đạt 126 nghìn tấn, tăng 5,4%; hạt điều đạt 336 nghìn tấn, tăng 1%. Sản lượng một số cây ăn

2

Page 3: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

quả tăng: cam ước đạt 249 nghìn tấn, tăng 1,4%; vải đạt 350,7 nghìn tấn, tăng 14%; sản lượng chuối, dứa tăng nhẹ.

1.2. Chăn nuôiSáu tháng đầu năm, dịch bệnh trên vật nuôi được khống chế tốt, không

xảy ra dịch nặng trên diện rộng, cộng với sức mua trong nước đã tăng trở lại, giá thức ăn chăn nuôi giảm (thức ăn hỗn hợp cho gà Broiler bình quân 10.742 đ/kg, giảm 7,4%; thức ăn hỗn hợp cho lợn giai đoạn từ 60kg đến xuất chuồng 9.556 đ/kg, giảm 8,9%...), nên sản xuất chăn nuôi phát triển khá tốt; đàn gia súc, gia cầm phát triển nhanh; giá các sản phẩm chăn nuôi ở mức ổn định, bảo đảm lợi nhuận cho người chăn nuôi.

Đàn vật nuôi cũng đang được điều chỉnh theo hướng phát triển các vật nuôi có thị trường và giá trị cao. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê đến nay: cả nước có 5,3 triệu con bò, tăng 2,7%; đàn bò sữa đạt 253,7 nghìn con, tăng 26,5% (tăng 53,2 nghìn con); đàn lợn có 27,2 triệu con, tăng 2,9%; đàn gia cầm có 327 triệu con, tăng 4,0% so với cùng kỳ; riêng đàn trâu giảm khoảng 0,4%. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 49,9 nghìn tấn, tăng 0,7%; thịt bò hơi ước đạt 179,8 nghìn tấn, tăng 1,9%; sản lượng sữa tươi ước đạt 355,2 nghìn tấn, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2014. Giá trị sản xuất chăn nuôi 6 tháng tăng 3,97% (6 tháng/2014 tăng 1,73%).

1.3. Lâm nghiệpThời tiết đầu năm khá thuận lợi, công tác chuẩn bị cây giống, hiện trường

và các điều kiện cho trồng rừng được thực hiện tốt, nên kết quả trồng rừng đạt cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến tháng 6, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 85 nghìn ha, tăng 19% so với cùng kỳ, diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 360 nghìn ha, tăng 16,2%; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh đạt 604,7 nghìn ha, rừng được giao khoán bảo vệ đạt 4.805,2 nghìn ha, tương đương cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 3.470 nghìn m3, tăng 11,7%.

Công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng tiếp tục được Bộ và các địa phương quan tâm chỉ đạo, tăng cường lực lượng tại các điểm trọng yếu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết khô hanh kéo dài nên đã xảy ra cháy rừng tại một số địa phương, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Tây nguyên và miền núi phía Bắc. Tính đến 15/6/2015, diện tích rừng bị thiệt hại là 842 ha3, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 556 ha (giảm 38%), diện tích rừng bị phá trái phép là 286 ha (giảm 11%). Lũy kế 6 tháng, cả nước có 9.483 vụ vi phạm lâm luật, giảm 2.174 vụ (-19%) so với cùng kỳ năm trước1, đã xử lý 8.985 vụ (-951 vụ), thu nộp ngân sách 93,6 tỷ đồng.

1.4. Thủy sản Thời tiết và ngư trường khá thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản,

cộng với giá xăng dầu và giá hải sản nguyên liệu tương đối ổn định, đã kích thích ngư dân tăng cường sản xuất. Tuy nhiên, tình hình Biển Đông luôn diễn biến phức tạp, cản trở hoạt động của ngư dân. Bộ và các địa phương đã tích cực

3 Nguồn số liệu Cục Kiểm Lâm –Tổng cục Lâm nghiệp

3

Page 4: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

triển khai các chính sách hỗ trợ chi phí xăng dầu; chế biến, bảo quản và triển khai quyết liệt Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ nên hoạt động khai thác vẫn diễn ra khá tốt.

Sản lượng khai thác 6 tháng đầu năm ước đạt 1,496 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: do thời tiết biến động bất lợi làm thay đổi môi trường ao nuôi, dẫn đến dịch bệnh trên tôm, cá tra và một số nhuyễn thể xuất hiện trở lại; khó khăn về thị trường tiêu thụ: các thị trường chính (EU, Mỹ) đều giảm nhập khẩu, nhiều quốc gia tăng sản xuất và xuất khẩu (Ấn Độ, Thái Lan,..). Mặc dù vậy, sản lượng thủy sản nuôi trồng 6 tháng đầu năm đạt 1,574 triệu tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó sản lượng tôm đạt 236 nghìn tấn, giảm 2,5%.

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 3,071 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2014.

1.5. Sản xuất muối, đườngThúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến cà phê, cao

su, sắn, thủy sản,...thực hiện Đề án tái cơ cấu lĩnh vực chế biến, đẩy mạnh chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng.

* Muối: Diện tích muối cả nước 6 tháng đạt 15.096 ha, tăng 275 ha so với cùng kỳ năm 2014 (muối thủ công đạt 11.184 ha); sản lượng ước đạt khoảng 1 triệu tấn, tăng 15,2% so với cùng kỳ 2014; trong đó, muối thủ công đạt 704 nghìn tấn, tăng 11,3%; muối công nghiệp đạt 298 nghìn tăng 25,5% so với cùng kỳ. Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất khoảng 500 nghìn tấn, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014. Giá muối vẫn giữ ở mức hợp lý, có lãi cho người sản xuất nên thu nhập và đời sống của diêm dân cơ bản ổn định.

* Đường: đến 15/6/2015, các nhà máy đường đã kết thúc vụ ép 2014-2015. Sản lượng ước đạt 1.416.980 tấn đường, giảm 173.490 tấn so với vụ trước. Lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 389.440 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 159.500 tấn. Giá bán đường trắng loại 1 đã có thuế VAT tại cửa kho nhà máy từ 14.000 – 14.500 đ/kg.

2. Tình hình tiêu thụ Sáu thàng đầu năm, toàn ngành đã tập trung thực hiện các giải pháp chủ

yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường để kịp thời định hướng sản xuất NLTS; cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu; điều hành xuất nhập khẩu đường, muối; xây dựng phương án thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông Xuân 2014-2015; phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng tổ chức các Hội nghị ngành hàng (cà phê, chè, đường, tôm, sản phẩm làng nghề), nắm bắt các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản để kịp thời có biện pháp tháo gỡ. Bộ đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân tiêu thụ vụ vải năm 2015 thành công.

4

Page 5: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

Do những thay đổi trong chính sách và cơ chế sản xuất, nhập khẩu nông sản của nhiều quốc gia (tăng sản xuất trong nước; sử dụng nhiều rào cản kỹ thuật..) nên nhìn chung tình hình xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm không được thuận lợi như năm 2014. Bộ đã phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan tích cực theo dõi sát sao diễn biến giá cả, tình hình tiêu thụ và có giải pháp cụ thể tháo gỡ. Vì vậy, tình hình đã được cải thiện đáng kể, xuất khẩu tăng dần (Quý I giảm 13,2%, 6 tháng giảm 2,8%). Tuy nhiên, vẫn còn 5/12 mặt hàng nông sản chủ lực giảm cả về lượng và giá đó là: chè, cao su, gạo, cà phê, thủy sản.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 6 tháng ước đạt 14,42 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 6,93 tỷ USD, giảm 5,7%, giảm ở mặt hàng: chè (-4,1%), cao su (-5,1%), gạo (-10,5%), cà phê (-35,1%), tăng ở các mặt hàng: hạt điều (+28,2%), tiêu (+6,1%), sắn và các sản phẩm từ sắn (+42,6%); Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,97 tỷ USD, giảm 16%; Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản chính ước đạt 3,29 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2014. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 3,05 tỷ USD, giảm 32,1% so với cùng kỳ.

Giá trị nhập khẩu NLTS và vật tư nông nghiệp 6 tháng ước đạt 11,36 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt 8,65 tỷ USD, tăng 4,5%.

3. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới - Về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới:Trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã phối hợp với các bộ ngành, địa phương

nghiên cứu, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, sửa đổi Thông tư bổ sung quy trình công nhận huyện đạt chuẩn NTM; nghiên cứu xây dựng chính sách liên kết hợp tác đa dạng giữa hộ nông dân với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác; hoàn thiện Bộ tài liệu chuẩn để tập huấn, nâng cao kiến thức xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ vận hành Chương trình từ Trung ương đến địa phương…

Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Tiếp tục có nhiều cơ chế, chính sách mới được ban hành thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện Chương trình; nội dung, hình thức tuyền truyền ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng; nhiều cách làm hay được phát huy và nhân rộng; phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” được triển khai rộng khắp.

Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, 6 tháng đầu năm các địa phương đã huy động được 260.684 tỷ đồng để thực hiện Chương trình, trong đó: Ngân sách NN 74.990 tỷ đồng, chiếm 28,77% (Ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp 5.990 tỷ đồng; lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 36.880 tỷ đồng; Ngân sách địa phương 32.119 tỷ đồng); Tín dụng 149.090 tỷ đồng, chiếm 57,19%; Doanh nghiệp 10.311 tỷ đồng, chiếm 3,96%; huy động từ dân 26.293 đồng,

5

Page 6: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

chiếm 10,09%, trong đó, cộng đồng dân cư đóng góp trực tiếp xây dựng hạ tầng 23.983 tỷ đồng.

Đến nay, đã có 864 xã4 đạt chuẩn, đạt 9,7% tổng số xã trên toàn quốc. Số xã đạt dưới 5 tiêu chí chỉ còn 714 xã (8,0%). Bình quân mỗi xã đạt 11,56 tiêu chí (tăng 1,56 tiêu chí so với năm 2014); có 04 đơn vị cấp huyện5 được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM mới, 04 huyện6 đang đề nghị công nhận đạt chuẩn NTM.

- Về thực hiện các Chương trình giảm nghèo và Phát triển nông thôn khácTiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình 135 giai

đoạn III và các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, trong đó tập trung các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 và Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời thực hiện công tác ổn định dân cư, di dân tự do, tái định cư các Dự án thủy lợi thủy điện.

Tiếp tục triển khai Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2011-2015 và chuẩn bị Chương trình giai đoạn 2016-2020; tiến hành đánh giá hiệu quả của các công trình cấp nước sạch nông thôn để xây dựng kế hoạch tổng thể nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình cấp nước sau đầu tư, xây dựng khung kế hoạch hành động quốc gia xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình… Chỉ đạo các địa phương liên quan thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA về cấp nước sạch và VSMTNT (Dự án Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng miền Trung (ADB); dự án nước sạch và vệ sinh cho trẻ em (UNICEF), dự án Cấp nước và vệ sinh vùng ĐBSCL (WB6); Chương trinh cấp nước và vệ sinh nông thôn 8 tinh đông băng sông Hông dựa trên kêt qua (PforR); Chuân bi Chương trinh nhân rộng cấp nước và vệ sinh cho 19 tinh miền nui phia Băc và Tây Nguyên (Chương trinh SupS)…) và phối hợp tổ chức các hoạt động phong trào vệ sinh nâng cao sức khỏe nhân dân. Kết quả đến tháng 6/2015, đã có khoảng 84,5% hộ dân được cấp nước hợp vệ sinh, 42% người dân được cấp nước đạt quy chuẩn 02/BYT, trong đó có 32% được cấp nước từ các công trình cấp nước tập trung.

4. Phát triển thuỷ lợi, phòng chống thiên taiTheo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, phối hợp tốt với các

ngành liên quan (khí tượng, điện) và các địa phương chỉ đạo triển khai các giải pháp tưới, thoát nước, vận hành hiệu quả hệ thống thuỷ lợi, đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân, Xuân Hè, Hè Thu; chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và vùng ĐBSCL; phối hợp với Tập đoàn điện lực Việt Nam thực hiện điều tiết các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ du; nắm sát thực tế và đề xuất các giải pháp phòng chống hạn hán cho các địa phương vùng Duyên hải

4 Cả nước còn 6 tỉnh chưa có xã đạt chuẩn: Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Yên và Đăk Nông5 Huyện Xuân Lộc, Long Khánh (Đồng Nai); Đông Triều (Quảng Ninh); Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh)6 Đan Phượng (Hà Nội), Nhà Bè (TP.Hồ Chí Minh), Hòa Vang (Đà Nẵng) và Hải Hậu (Nam Định)

6

Page 7: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

miền Trung và Tây Nguyên… Tổng hợp thực hiện và phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cấp hỗ trợ kinh phí khắc phục hạn hán và xâm nhập mặn cho 36 địa phương với tổng kinh phí là: 492,5 tỷ đồng.

Công tác phòng chống thiên tai, bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi đã được chuẩn bị ngay từ đầu năm; rà soát, hoàn thiện Chương trình an toàn hồ chứa; tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước lũ năm 2015 và xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm.

Tiến hành rà soát quy hoạch thủy lợi, điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ và các dự án đầu tư phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và khảo sát, nghiên cứu xây dựng các mô hình tưới cho cây trồng cạn (xoài, mía). Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình củng cố nâng cấp đê biển các tỉnh Quảng Ninh đến Quảng Nam và sơ kết 5 năm thực hiện chương trình đê biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang; đẩy nhanh tiến độ xây dựng bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống đối phó với bão mạnh, siêu bão; tiếp tục xây dựng và hoàn thành từng bước bản đồ ngập lụt hạ du 10 hồ chứa từ các nguồn vốn lồng ghép các dự án đầu tư XDCB; xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao (đã triển khai xây dựng 10 trạm thí điểm tại Đà Nẵng); chuẩn bị nội dung phương án tổ chức diễn tập phòng, tránh thiên tai năm 2015 tại các tỉnh Lào Cai, Thanh Hóa; tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, Đề án Xây dựng hệ thống thông tin giám sát hồ chứa phục vụ phòng, chống thiên tai…

5. Công tác quản lý chất lượng và vệ sinh ATTP Năm 2015, công tác quản lý chất lượng, vệ sinh ATTP tiếp tục được Bộ

chọn là năm “Chất lượng và an toàn thực phẩm”, nên Bộ và các địa phương đã chỉ đạo sát sao nhằm từng bước giải quyết các vấn đề bức xúc trong nước và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu. Sáu tháng đầu năm đã triển khai khối lượng công việc khá lớn, tạo sự chuyển biến tích cực, cụ thể:

Tiếp tục rà soát, sửa đổi hệ thống cơ chế chính sách quy định liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

Thực hiện nhiệm vụ của ngành trong Chương trình MTQG về An toàn thực phẩm, Bộ đã tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm NLTS, kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm NLTS theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011; tổ chức các đoàn kiểm tra về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và điều kiện đảm bảo ATTP tại một số cơ sở xuất khẩu sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vạt sang Việt Nam theo Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011  và Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4/2010, kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu theo Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013.

Đã tổ chức gần 200 lượt kiểm tra, điều kiện đảm bảo ATTP cơ sở sản xuất thủy sản xuất khẩu theo quy định. Kết quả xếp hạng: có 22 lượt cơ sở xếp hạng

7

Page 8: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

1; 107 lượt cơ sở xếp hạng 2 và 33 lượt cơ sở xếp hạng 3; 06 lượt cơ sở xếp hạng 4. Tỷ lệ lượt cơ sở không bảo đảm ATTP trong 6 tháng đầu năm 2015 (xếp hạng 4) là 3,6%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2014. Số cơ sở SXKD nông lâm thủy sản xếp loại C chiếm 10,9%, so với năm 2014 giảm 18,5%; số cơ sở SXKD vật tư nông nghiệp xếp loại C chiếm 15,9%, so với năm 2014 tăng 7,5%. Căn cứ kết quả kiểm tra, Bộ đã có những kiến nghị xử lý cụ thể.

Tiếp tục tập trung giải quyết vướng mắc về rào cản ATTP của các thị trường và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp xuất khẩu; tích cực đàm phán, thỏa thuận với các nước nhập khẩu công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, chất lượng tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản.

6. Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, nông lâm trường quốc doanh, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; các Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ đã tích cực chỉ đạo và triển khai thực hiện CPH doanh nghiệp nhà nước trực thuộc theo đúng tiến độ đề ra.

Đồng thời, nghiên cứu xây dựng và ban hành Thông tư số 02/2015 ngày 27/01/2015 về hướng dẫn xây dựng Đề án và Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 22/4/2015 hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; tiến hành thẩm định phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp; chỉ đạo các tổng công ty, công ty đã CPH hoàn thiện hồ sơ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước...

Nghiên cứu xây dựng Nghị định về Hợp tác xã; tổ chức thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg;

7. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản Việc phân giao kế hoạch vốn đầu tư do Bộ quản lý tiếp tục thực hiện

nghiêm quy định hiện hành; đặc biệt từ tháng 1/2015 thực hiện theo Luật Đầu tư công nên công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng đã được coi trọng; tập trung đầu tư vốn cho các công trình dở dang, các dự án cấp bách, quan trọng; kiên quyết khắc phục tình trạng dàn trải, kém hiệu quả trong phân bổ và sử dụng vốn đầu tư. Đồng thời, rà soát các dự án đầu tư, thường xuyên chỉ đạo chủ đầu tư lập tiến độ xây dựng phù hợp với kế hoạch vốn được giao...

8

Page 9: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

Năm 2015, Bộ được Chính phủ giao 7.908 tỷ đồng giảm 32,15% so với năm 2014, bao gồm: 3.195 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước, giảm 13,02% (trong đó có 2.075 tỷ đông vốn trong nước, 1.120 tỷ đông vốn ngoài nước)7; 4.713 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, giảm 40,95%. Đến 15/6/2015, ước thực hiện đạt 4625 tỷ đồng, bằng 58% kế hoạch, giải ngân đạt 3750 tỷ đồng, bằng 47,4% kế hoạch, trong đó thực hiện vốn ngân sách nhà nước ước đạt 2.662 tỷ đồng, bằng 68,7% kế hoạch, giải ngân đạt 2.219 tỷ đồng, bằng 57,3% kế hoạch (vốn trong nước đạt 604 tỷ đông, băng 29,1% kê hoạch, giai ngân đạt 408 tỷ đông, băng 19,7% kê hoạch; vốn nước ngoài đạt 1.918 tỷ đông, băng 171,2% kê hoạch, giai ngân đạt 1.720 tỷ đông, băng 153,6% kê hoạch); Vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện ước đạt 2.104 tỷ đồng, bằng 44,6% kế hoạch, giải ngân đạt 1.622 tỷ đồng, bằng 34,4% kế hoạch.

8. Công tác nghiên cứu và quản lý hoạt động khoa học Năm 2015, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ của Bộ tập trung vào

nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất l-ượng cao phục vụ TCC; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình chọn tạo giống; nghiên cứu phát triển các quy trình sản xuất nông lâm thủy sản sử dụng hiệu quả vật tư để đạt năng suất cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm phát thải nhà kính; phòng chống dịch bệnh... đảm bảo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 4/5/2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; đồng thời, thẩm định 37 tiêu chuẩn và 18 quy chuẩn; đề nghị công bố 16 tiêu chuẩn; ban hành 01 quy chuẩn và công bố 04 TCVN.

Đến nay đã cơ bản nghiệm thu xong các đề tài nghiên cứu KHCN, dự án SXTN kết thúc năm 2014, kết quả đã có 29 kết quả nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí quốc tế, có 05 sáng chế được đăng ký bảo hộ. Hiện nay, đang tích cực chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện các đề tài, dự án và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đã giao năm 2015 theo đúng tiến độ.

9. Hợp tác quốc tế Trong 6 tháng đầu năm, nhiều hoạt động hợp tác quốc tế đã được triển

khai thực hiện để thu hút nguồn vốn hỗ trợ và đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế đầu tư cho ngành. Đồng thời, tiếp tục triển khai kế hoạch hành động về hội nhập quốc tế giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh cơ chế phối hợp trong giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại giữa các cơ quan của Bộ với các Hiệp hội, ngành hàng và địa phương...

7 chủ yếu do TPCP giảm

9

Page 10: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

Đến nay, Bộ đã và đang đàm phán 2 dự án vay vốn của WB tài khóa 2015 với tổng vốn 346 triệu USD (dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững: 301 triệu USD; khoan vay bổ sung dự án LIPSAP: 45 triệu USD). Bên cạnh đó, đang tích cực chuẩn bị 2 dự án vốn vay WB tài khóa 2016 với tổng vốn đầu tư 620 triệu USD (dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập và Chương trinh Cấp nước: 420 triệu USD; dự án nhân rộng vệ sinh dựa trên kêt qua: 200 triệu USD); phê duyệt 05 dự án, 01 Hợp tác nghiên cứu bằng nguồn viện trợ PCPNN, bổ sung kinh phí 02 dự án....

Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước tổ chức và tham gia nhiều Hội nghị quốc tế: Hội nghị thường niên của Ủy ban Kỹ thuật nông nghiệp ASEAN; cuộc họp Nhóm Công tác ASEAN về Lương thực và Thức ăn chăn nuôi; chuẩn bị nội dung để Bộ trưởng tham dự Hội nghị toàn cầu về An ninh lương thực tại Berlin, Đức và làm việc song phương với Bộ Nông nghiệp Đức; tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (tháng 1/2015); tham dự Hội nghị WEF Đông Á và làm việc song phương với Bộ Nông nghiệp Indonesia (tháng 4/2015), Hội nghị của Hiệp hội các Quốc gia sản xuất Cao su thiên nhiên (ANRPC) và làm việc song phương với Bộ Nông nghiệp Malaysia (tháng 5/2015); tổ chức và tham dự các Kỳ họp liên Chính phủ như Việt Nam–Tanzania, Việt Nam-Cuba, Việt Nam-Đan Mạch...

Tích cực triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế hỗ trợ cho xuất khẩu nông sản: xây dựng các phương án đàm phán chuẩn bị cho các phiên đàm phán Hiệp định TPP, Việt Nam - EU, Việt Nam - EFTA, RCEP.... Tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên WTO; cung cấp thông tin và trả lời yêu cầu liên quan đến các quy định SPS của Việt Nam.

10. Phát triển nguồn nhân lực Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng nguồn nhân

lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế và Tái cơ cấu Ngành, Bộ đã triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thực hiện Đề án tái cơ cấu; Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2014-2020”, Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới”; xây dựng Quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo thuộc Bộ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ theo Luật Giáo dục nghề nghiệp….

Tổ chức rà soát chính sách đào tạo nghề nông nghiệp và triển khai nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; phối hợp và chỉ đạo các địa phương triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân theo kế hoạch 2015; triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao về chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

11. Nâng cao năng lực, thể chế và hiệu quả quản lý ngành

10

Page 11: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

- Công tác xây dựng văn bản pháp luật: Căn cứ Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Kế

hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2015, Bộ đã tích cực chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch đã đề ra. Tính đến ngày 15/6/2015, Bộ đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 03 Nghị định, 01 Đề án và 02 Quyết định, trong đó Chính phủ đã ban hành 01 Nghị định (Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản) và ban hành theo thẩm quyền 19 Thông tư, còn 12 Thông tư đang trong giai đoạn hoàn thiện và sẽ ban hành trong tháng 6/2015 theo kế hoạch.

- Công tác cải cách hành chính: Sáu tháng đầu năm 2015, Bộ đã tích cực triển khai thực hiện các nội dung

của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011–2020 và các nhiệm vụ trong Kế hoạch cải cách hành chính 5 năm (2011-2015) của Bộ, theo đó đã tập trung chỉ đạo thực hiện rà soát, đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính; tiếp tục rà soát các loại Giấy phép, Giấy chứng nhận…; tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy của ngành; chỉ đạo triển khai xây dựng và thực hiện Đề án vị trí việc làm đối với các đơn vị thuộc Bộ.

Ban hành Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, theo đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị rà soát, điều chỉnh các quy định quản lý chuyên ngành theo hướng minh bạch và phù hợp với cam kết quốc tế, nghiên cứu đề xuất đổi mới một số cơ chế chính sách thu hút đầu tư; lập Nhóm thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn gồm các đơn vị thuộc Bộ và 30 doanh nghiệp nòng cốt nhằm xây dựng cầu nối doanh nghiệp với các cơ quan quản lý của Bộ; đồng thời tập trung nghiên cứu tháo gỡ khó khăn, ách tắc cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng nông, lâm, thủy sản... Đến nay, 100% các Cục trực thuộc Bộ đã triển khai thực hiện chế độ "một cửa” và hoàn thiện các thủ tục, kết nối một cửa liên thông với hệ thống hải quan một cửa quốc gia; công khai 625 thủ tục hành chính công trên Cổng thông tin điện tử của Bộ. Trong đó có 121 dịch vụ công mức độ 1; 500 dịch vụ công mức độ 2; 4 dịch vụ mức độ 3. Dự kiến đến hết năm 2015, Bộ sẽ triển khai 6 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại 5 đơn vị trực thuộc.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 638-NQ/BCS ngày 18/3/2013 của Ban cán sự Đảng Bộ về một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức của Bộ, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các quy định về tuyển dụng công chức, viên chức theo hướng công khai, minh bạch và tăng tính cạnh tranh; triển khai xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của từng cơ quan, đơn vị; rà soát, sửa đổi, bổ sung

11

Page 12: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

hoặc ban hành mới các quy định thuộc thẩm quyền của Bộ về bổ nhiệm cán bộ, tiêu chuẩn, điều kiện của công chức, viên chức khi xem xét bổ nhiệm; xây dựng Quy chế đánh giá người đứng đầu cơ quan, đơn vị; quy định đánh giá kết quả công việc của công chức, viên chức...

Công tác lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch dựa trên kết quả tiếp tục được đổi mới, củng cố ở tất cả các đơn vị của Bộ và triển khai đến tất cả 63 Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đến nay, nhìn chung công tác cải cách hành chính của Bộ và các đơn vị đã được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Kế hoạch của Bộ về cải cách hành chính, bám sát các chủ trương Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

* Đánh giá chung:Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng 6 tháng đầu năm 2015 sản

xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vẫn vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện; các nhiệm vụ về phát triển thủy lợi, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, xây dựng cơ bản, xóa đói giảm nghèo, nghiên cứu khoa học và khuyến nông, vốn đầu tư công được điều chỉnh và quản lý chặt chẽ, hợp tác quốc tế, cải cách hành chính đều được tích cực thực hiện. Những nỗ lực đó đã góp phần duy trì tăng trưởng ngành, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, tiếp tục nâng cao đời sống nông dân, ổn định chính trị xã hội.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2015 ngành nông nghiệp và PTNT cũng còn một số hạn chế, tồn tại:

- Triển khai thực hiện tái cơ cấu còn chưa đồng bộ giữa các cấp và các địa phương; tốc độ tăng trưởng ngành thấp hơn cùng kỳ 2014 và chưa đạt mức kế hoạch đề ra.

- Một số nông sản tiêu thụ khó khăn, xuất khẩu giảm so với cùng kỳ; - Tình trạng lưu thông, sử dụng các loại vật tư phân bón, thuốc BVTV, thuốc

thú y và sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn chưa được ngăn chặn, tiếp tục là vấn đề gây bức xúc trong xã hội.

- Công tác cải cách hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện còn chậm; quá trình phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong xem xét giải quyết các vấn đề của nhà đầu tư còn chậm, hiệu quả chưa cao.

- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn chưa chặt chẽ (một số ngành sản xuất vượt quy hoạch), thiếu chế tài hiệu quả.

- Thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào ngành còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển của ngành.

12

Page 13: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

Phần thứ haiNHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM

Từ những kết quả đạt được của 6 tháng đầu năm, trên cơ sở đánh giá những khó khăn và thuận lợi đối với lĩnh vực nông nghiệp và PTNT cho thấy những nhiệm vụ còn lại từ nay đến cuối năm là rất lớn, đòi hỏi toàn ngành phải tập trung nguồn lực thực hiện các Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 và Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của toàn ngành.

Đồng thời, tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành, các Đề án, Kế hoạch/Chương trình tái cơ cấu cụ thể của các lĩnh vực, các địa phương đã được phê duyệt để tạo chuyển biến rõ nét trong thực tiễn.

Các nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm toàn ngành phải tập trung thực hiện như sau:

1. Triển khai quyết liệt tái cơ cấu ngành để phục hồi tốc độ tăng trưởng1.1. Trồng trọt Thực hiện chủ trương Tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt và đẩy mạnh triển khai

áp dụng Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT ngày 08/11/2013 của Bộ về hướng dẫn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, vùng đất lúa không chủ động tưới sang trồng các cây hàng năm (ngô, đậu tương, vừng, lạc và rau màu khác) có nhu cầu thị trường và cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân giảm thiệt hại do thời tiết, sâu bệnh và giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ nông sản … chỉ đạo sát thời vụ, cơ cấu giống lúa, tăng cường sử dụng các giống xác nhận, giống chất lượng cao trong các vụ hè thu, thu đông, vụ mùa.

Dự kiến từ nay đến cuối năm 2015, chỉ đạo tập trung nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng đối với cây lúa: triển khai tốt vụ Hè Thu, vụ Thu Đông và vụ Mùa trên cả nước; bàn các giải pháp tăng diện tích lúa Thu Đông ở những vùng có điều kiện đảm bảo an toàn, đồng thời tiếp tục tăng sử dụng các giống lúa có chất lượng nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng; chấn chỉnh công tác quản lý giống lúa. Hoàn thiện Đề án tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo; đề xuất chính sách hỗ trợ chuyển đổi trên phạm vi toàn quốc (mở rộng phạm vi thực hiện Quyết định 580/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ chuyển từ trồng lúa sang trồng cây màu ở ĐBSCL); chỉ đạo tăng nhanh sản lượng ngô, thúc đẩy việc đưa giống ngô biến đổi gen vào sản xuất trên diện rộng.

Đa dạng hóa các cây rau mầu, hoa, nấm ăn và nấm dược liệu theo yêu cầu thị trường; tập trung các sản phẩm đang nhập khẩu lớn, như ngô, đậu tương làm thức ăn chăn nuôi trên cơ sở diện tích hiện có và mở rộng diện tích trên đất trồng lúa kém hiệu quả, không chủ động tưới. Nâng cao năng suất, chất lượng mía để tăng khả năng cạnh tranh của đường Việt Nam; quy hoạch vùng sản xuất, thâm canh tăng năng suất sắn đáp ứng nguyên liệu chế biến tinh bột và sản xuất Etanol…

13

Page 14: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

Rà soát quy hoạch phát triển Cao su, Chè, Thanh Long cho phù hợp với thị trường, đảm bảo các điều kiện sản xuất hiệu quả, bền vững. Ưu tiên tâp trung tái canh cà phê, điều để duy trì năng suất, sản lượng; tập trung thâm canh tăng năng suất Chè; ổn định diện tích Cao su, hướng dẫn nông dân chăm sóc, khai thác hợp lý, giảm giá thành nhằm duy trì vườn cây trong điều kiện giá mủ còn thấp.

Mở rộng diện tích, thâm canh, rải vụ, tăng năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm đối với các cây ăn quả có thị trường tiêu thụ, trong đó tập trung vào các loại cây ăn quả chủ lực (như thanh long, xoài, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, vải, chuối...).

1.2. Chăn nuôiTập trung thực hiện Tái cơ cấu ngành chăn nuôi (theo Quyết định số

984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong đó sẽ xây dựng, triển khai một số chương trình, đề án phục vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi như: “Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn dịch bệnh gắn với giết mổ, chế biến và định hướng xuất khẩu”, “Đề án xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt” và các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người chăn nuôi.

Chỉ đạo các địa phương tập trung tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, trong đó có các loại thức ăn bổ sung và chất cấm sử dụng trong chăn nuôi do đang còn nhiều tồn tại, tiềm ẩn nguy cơ cao ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình nhập lậu gia súc, gia cầm nhằm ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất trong nước.

Tập trung chỉ đạo các biện pháp giám sát, chủ động phòng chống dịch bệnh; tiếp tục triển khai Chương trình hành động về vệ sinh ATTP, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo ổn định sản xuất chăn nuôi trong mùa mưa, bão; phòng chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm trong vụ Hè thu 2015 và phòng chống đói, chống rét cho đàn trâu, bò trong Vụ Đông Xuân 2015-2016; chỉ đạo quyết liệt dập dịch đối với những địa phương đang còn dịch, những địa phương đã hết dịch cần tập trung khôi phục, phát triển sản xuất; đảm bảo nguồn thực phẩm cho các dịp lễ, Tết cuối năm.

1.3. Thuỷ sản Tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch về nuôi trồng và khai

thác thủy sản; điều chỉnh cơ cấu giữa nuôi trồng và khai thác thủy sản, giữa các đối tượng thủy sản để phát huy lợi thế cạnh tranh theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Đối với nuôi trông thủy san: tăng cường hướng dẫn kế hoạch sản xuất, kiểm tra và giám sát thực hiện việc tuân thủ các quy định điều kiện về nuôi; kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào (thức ăn và con giống; chất lượng hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản).

Chỉ đạo điều chỉnh cơ cấu đối tượng nuôi, ưu tiên các đối tượng chủ lực như tôm nước lợ, cá tra, rô phi, nhuyễn thể. Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, ngao; tăng cường công tác quan trắc môi

14

Page 15: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

trường phục vụ NTTS. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế

biến, xuất khẩu sản phẩm cá Tra; Nghị định 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, đồng thời nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 36/2014/NĐ-CP và Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2014 cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Hoạt động khai thác thủy san: Tiếp tục theo dõi sát tình hình sản xuất, an ninh trên biển, hướng dẫn ngư dân các biện pháp phòng tránh rủi ro và động viên, bảo vệ ngư dân khai thác trên biển; tiến hành kiểm tra việc đăng ký, đăng kiểm tàu và tình hình thực hiện các qui định về khai thác trên vùng biển chủ quyền;

Triển khai có hiệu quả Đề án tổ chức lại khai thác hải sản (theo quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ); Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 và Quyết định số 38/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải trên các vùng biển xa; Tiếp tục chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ theo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị định 67; phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kịp thời giải quyết những khó khăn, vương mắc của địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị định "67". Chỉ đạo công tác tổ chức lại sản xuất trên vùng biển xa bờ theo mô hình tổ, đội sản xuất nhằm hỗ trợ ngư dân khai thác an toàn, hiệu quả và để ngư dân đủ điều kiện được hưởng các chính sách hỗ trợ theo qui định.

Tiếp tục triển khai hoạt động kiểm ngư để kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển theo kế hoạch; tổ chức trực, tiếp nhận thông tin đường dây nóng phục vụ chỉ huy điều hành và xử lý kịp thời tình hình diễn biến trên biển. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát biển và các lực lượng khác bảo vệ ngư dân, đồng thời tuyên truyền, xua đuổi tàu các phương tiện của nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam.

1.4. Lâm nghiệp Tiếp tục triển khai mạnh Quyết định số 57/QĐ-TTg, ngày 09/01/2012 của

Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020; đôn đốc, chỉ đạo các địa phương hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2015, đặc biệt là việc huy động các nguồn vốn để triển khai trồng rừng phòng hộ, đặc dụng; tăng cường công tác quản lý chất lượng giống lâm nghiệp; đẩy nhanh tiến độ trồng rừng thay thế, nhất là đối với các dự án thủy điện đã đưa vào vận hành, khai phải hoàn thành việc trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền trồng rừng thay thể trong năm 2015.

Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng và PCCCR, ngăn chăn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP, đảm bảo chi trả cho 4,1 triệu ha rừng thuộc đối tượng hưởng tiền DVMTR; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các ngành, các cấp và người dân về chi trả DVMTR.

15

Page 16: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu lĩnh vực Lâm nghiệp và đôc đốc các địa phương đẩy mạnh triển khai trên thực tế.

Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng theo kế hoạch, Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm, Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm giai đoạn 2014-2020, Đề án quản lý khai thác rừng tự nhiên…

1.5. Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn Phối hợp với các đơn vị, địa phương chỉ đạo phát triển chế biến nông lâm

thuỷ sản và nghề muối theo hướng bền vững, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm theo chuỗi từ khâu sản xuất nguyên liệu đến bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ; tập trung nghiên cứu xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định về sản xuất và kinh doanh muối, Nghị định về sản xuất và kinh doanh mía đường.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Chuẩn bị kế hoạch rà soát, bổ sung sửa đổi Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Chỉ đạo triển khai Quyết định 1373/QĐ-BNN ngày 22/6/2014 của Bộ về kế hoạch triển khai Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm” phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương.

2. Tháo gỡ khó khăn, tiêu thụ kịp thời, hiệu quả nông sản hàng hóa, bảo đảm lợi nhuận cho nông dân

Theo dõi sát diễn biến cung, cầu thị trường trong nước và thế giới; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường để đảm bảo tiêu thụ kịp thời, hiệu quả nông, thủy sản cho nông dân; trước mắt, đối với lúa Hè Thu, cá tra, tôm, thịt lợn, gia cầm, đường, mía….

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Chính phủ hỗ trợ nông dân theo hướng hỗ trợ chi phí sản xuất (trợ giống, chi phí bơm, tưới, lãi suất vay ngân hàng,…) để tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất.

Phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng lớn để nắm rõ tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản; nghiên cứu kỹ các thị trường lớn để đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích xuất khẩu để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân.

Đồng thời, rà soát, áp dụng các biện pháp để khuyến khích người dân tăng tiêu thụ các sản phẩm trong nước, củng cố niềm tin đối với thị trường trong nước

16

Page 17: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

3. Đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển nông thôn, trọng tâm là Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và hướng dẫn thực hiện Chương trình; trình phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số tiêu chí NTM, Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020,

Tập trung chỉ đạo hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2015, trong đó tăng cường thu hút các nguồn lực cho Chương trình, ưu tiên phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, thôn trực tiếp gắn với phát triển đời sống hàng ngày của người dân; đẩy mạnh chỉ đạo phát triển sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn; phát triển giáo dục, y tế và xây dựng đời sống văn hóa, giữ vững an ninh trật tự ở nông thôn.

Kiện toàn tổ chức bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo các cấp, tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức xây dựng nông thôn cho đội ngũ cán bộ vận hành Chương trình.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn III và Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ); các chính sách và giải pháp ổn định dân di cư tự do, ổn định đời sống, sản xuất sau tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện, các cụm, tuyến dân cư vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long.

4. Tăng cường công tác thủy lợi, phòng chống lụt bão và xây dựng cơ bản

Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, lượng mưa, mực nước các sông suối, lượng trữ của các hồ chứa; chỉ đạo phòng chống hạn hán, úng ngập phục vụ sản xuất đạt hiệu quả; đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ, giảm ngập lụt cho vùng hạ du các lưu vực sông.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển thủy lợi, Chiến lược phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; rà soát đánh giá thực hiện Chương trình nâng cấp đê sông, đê biển; Chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tập trung triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành và lĩnh vực thủy lợi; tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch thủy lợi phục vụ Tái cơ cấu; thực hiện tốt các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi.

Thực hiện nghiêm chế độ trực ban phòng chống lụt bão trên cả nước; tăng cường kiểm tra, xử lý sự cố kịp thời đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trong mùa mưa lũ; giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật đê điều và phòng chống lụt bão; đẩy nhanh tiến độ rà soát và phân cấp đê làm cơ sở tổ chức lực lượng quản lý đê thống nhất trên phạm vi cả nước.

17

Page 18: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình theo các quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình; kịp thời hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình, hạng mục quan trọng, cấp bách.

5. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng nông sản, vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm

Tiếp tục kiểm tra, đánh giá, phân loại, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư 01/2013/TT-BNNPTNT; công khai kết quả đánh giá, xếp loại; tái kiểm tra cơ sở xếp loại C và xử lý kiên quyết theo đúng qui định đối với các cơ sở không chịu khắc phục sai lỗi; lựa chọn triển khai xây dựng mô hình điểm chuỗi sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn đại diện cho các vùng sinh thái.

Chủ động, kịp thời giải quyết rào cản kỹ thuật; thường xuyên theo dõi, xử lý các lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo tại các thị trường, nhanh chóng thông báo cho Doanh nghiệp khi có cảnh báo; phối hợp, xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các thị trường lớn (Liên minh Hải quan, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ....).

Kiểm soát chặt chẽ các lô hàng nông sản nhập khẩu (kiểm tra kỹ về nguồn gốc xuất xứ, lấy mẫu kiểm tra tăng cường khi có dấu hiệu nghi ngờ ...), đặc biệt đối với gia súc, gia cầm nhập lậu tại cửa khẩu biên giới. Các trường hợp phát hiện lô hàng không đảm bảo an toàn, không đạt tiêu chuẩn theo quy định thì áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp (tái xuất, tiêu huỷ), đồng thời thông báo đến cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu yêu cầu điều tra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục nhằm tránh tái diễn.

6. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuấtTiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hợp tác, liên kết sản xuất

gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định 62/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2015 của Bộ; phối hợp với các địa phương xây dựng các mô hình điểm về kinh tế hợp tác và liên kết sản xuất, tập trung vào các ngành hàng lúa gạo, trái cây, thủy sản ở ĐBSCL; hồ tiêu, cà phê, rau, hoa ở Tây Nguyên; chè, cây ăn quả ở các tỉnh phía Bắc; đánh bắt thủy hải sản ở các tỉnh ven biển.

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước; tập trung chỉ đạo tổ chức lại HTX nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012; tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, gia trại, trang trại, doanh nghiệp tư nhân.

Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 của

18

Page 19: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT; thực hiện tốt Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về Quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với Công ty TNHH1TV do Nhà nước làm chủ sở hữu;

Thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đề xuất cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp.

7. Tăng cường hoạt động nghiên cứu, chuyển giao KHCN và đào tạoTiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công

nghệ để tạo đột phá trong tái cơ cấu; tập trung nguồn lực đầu tư nghiên cứu, giải quyết các vấn đề quan trọng bức thiết của ngành, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; nghiên cứu, chọn tạo và tổ chức sản xuất ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị thương phẩm cao; ưu tiên nguồn lực cho các sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh.

Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nhân lực phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tài chính phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao hơn sự tham gia của các doanh nghiệp.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, tập trung tạo ra sự chuyển biến rõ nét, trên diện rộng đối với các loại sản phẩm chính; từng bước xã hội hóa công tác khuyến nông.

Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (theo Quyết định số 968/QĐ-BNN-KHCN ngày 9/5/2014).

Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp (đề án 1956); triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và PTNT”, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015 (theo Quyết định số 819/BNN-TCCB ngày 26/3/2012); Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thực hiện theo Đề án tái cơ cấu (theo Quyết định số 2585/BNN-TCCB ngày 31/10/2013), Kế hoạch của Bộ thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

8. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

19

Page 20: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

Tích cực tham gia đàm phán, giải quyết các bất đồng trong đàm phán để hoàn thành sớm nhất 4 FTA đang đàm phán (TPP, RCEP, FTA Việt Nam – EU, Việt Nam – EFTA,), tham gia đàm phán FTA mới giữa ASEAN với Hongkong; đàm phán Công ước khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC); Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Công ước sa mạc hóa (UNCCC), Công ước Đa dạng sinh học (CBD)...

Đẩy mạnh công tác giám sát về việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm là thành viên của các tổ chức quốc tế như WTO, ASEAN, FTAs và các cam kết quốc tế,…

Tập trung nghiên cứu quy định và pháp luật, hàng rào thuế và phi thuế, cam kết quốc tế của Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU theo nhóm ngành hàng; nghiên cứu các cam kết quốc tế của Việt Nam và quy định hiện hành, bổ sung thông tin để xây dựng năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng như sức cạnh trạnh của thị trường trong nước với hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời, chuẩn bị nguồn lực và các cơ sở pháp lý tham gia giải quyết các vụ tranh chấp thương mại và bảo hộ nông sản hợp pháp, chống gian lận thương mại

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương với EU, Châu Mỹ, Châu Phi, Mỹ La tinh, Nhật để chuẩn bị cho các dự án cam kết trong giai đoạn sắp tới và tham gia các kỳ họp các ủy ban Liên chính phủ giữa Việt Nam với các nước.

Hoàn thiện danh mục các chương trình, dự án, làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, WB, ADB để tài trợ; triển khai các hoạt động của chương trình hỗ trợ nông nghiệp then chốt tiểu vùng sông Mê Công mở rộng...

9. Nâng cao năng lực, thể chế quản lý ngành, thực hành tiết kiệm; phòng chống tham nhũng

(1). Xây dựng văn ban pháp luật: đẩy mạnh tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản pháp luật của Bộ. (2). Kiện toàn tổ chức ngành và thực hiện mạnh mẽ phân cấp

Tiếp tục chỉ đạo kiện toàn, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngành.

Đẩy mạnh cải cách hành chính với nội dung trọng tâm là thực hiện Nghị quyết 19/2015/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đó, các đơn vị trong kế hoạch của Bộ phải kết nối và vận hành tốt hệ thống hải quan một cửa liên thông với hệ thống quốc gia.

(3). Hiện đại hoá công tác quan lý ngành từ Bộ đến các địa phương và doanh nghiệp.

Tiếp tục củng cố và nâng cấp hệ thống thông tin trong ngành; kiện toàn hệ thống thống kê ngành; tăng cường năng lực cho công tác dự báo để thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về sản xuất, thị trường phục vụ công tác điều hành, quản lý và sản xuất kinh doanh.

20

Page 21: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/20157141352_B… · Web viewBộ và các địa phương đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt đối với các Luật mới ban hành hoặc sửa đổi: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Thú y,…và các quy định khác.

(4). Công tác kê hoạch, tài chinhTiếp tục theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, thực

hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và Kế hoạch hành động của Bộ. Rà soát thực hiện kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu

tư phát triển; đôn đốc các chủ đầu tư đẩy mạnh tiến độ thực hiện. Hướng dẫn các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch phát triển, kế hoạch

đầu tư và dự toán thu chi ngân sách 2016; Hoàn thiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 theo đúng tiến độ

thời gian và yêu cầu chất lượng. (5). Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng:

nghiêm túc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng.

Tóm lại: Nhiệm vụ còn lại của ngành nông nghiệp và PTNT từ nay đến hết năm là rất lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, khả năng phục hồi chậm. Vì vậy, rất cần sự quyết tâm, nỗ lực của các cơ quan, đơn vị, các cấp, ngành với các chính sách, giải pháp toàn diện để hoàn thành kế hoạch năm 2015, đóng góp vào tăng trưởng chung của cả nước và bảo đảm an sinh xã hội./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

21