37
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2010 BÁO CÁO TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NĂM 2010 Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT TOÀN NGÀNH NĂM 2009 Ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai kế hoạch 2009 trong điều kiện có nhiều khó khăn: khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tiếp tục lan rộng và tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp Việt Nam vốn là ngành sản xuất hướng mạnh ra xuất khẩu; thị trường thế giới biến động mạnh, giá cả các loại hàng nông sản tiếp tục đà suy giảm, mặc dù có hồi phục vào cuối năm nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức bình quân năm 2008; biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét và phức tạp, đặc biệt các trận bão số 9, 11 và lũ lụt đã gây hậu quả nặng nề cho sản xuất và đời sống của người dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Tuy nhiên, nhờ sự được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đồng thời với sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành, kinh nghiệm chỉ đạo nhiều năm của Bộ và các địa phương, sự nỗ lực của nông dân và các doanh nghiệp cả nước, toàn ngành đã duy trì được tốc độ tăng trưởng, góp phần ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng chung của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2009 theo giá so sánh 1994 ước đạt 219.887 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2008; trong đó nông nghiệp đạt 160.081 tỷ đồng, 1

BỘ NÔNG NGHIỆPvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/Bc trien khai KH... · Web viewChăn nuôi năm 2009 tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất qui mô lớn,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2010

BÁO CÁOTRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP,

NÔNG THÔN NĂM 2010

Phần thứ nhấtĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT TOÀN NGÀNH NĂM 2009

Ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai kế hoạch 2009 trong điều kiện có nhiều khó khăn: khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tiếp tục lan rộng và tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp Việt Nam vốn là ngành sản xuất hướng mạnh ra xuất khẩu; thị trường thế giới biến động mạnh, giá cả các loại hàng nông sản tiếp tục đà suy giảm, mặc dù có hồi phục vào cuối năm nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức bình quân năm 2008; biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét và phức tạp, đặc biệt các trận bão số 9, 11 và lũ lụt đã gây hậu quả nặng nề cho sản xuất và đời sống của người dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Tuy nhiên, nhờ sự được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đồng thời với sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành, kinh nghiệm chỉ đạo nhiều năm của Bộ và các địa phương, sự nỗ lực của nông dân và các doanh nghiệp cả nước, toàn ngành đã duy trì được tốc độ tăng trưởng, góp phần ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng chung của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2009 theo giá so sánh 1994 ước đạt 219.887 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2008; trong đó nông nghiệp đạt 160.081 tỷ đồng, tăng 2,2%, lâm nghiệp đạt 7.008 tỷ đồng, tăng 3,8%, thuỷ sản đạt 52.798 tỷ đồng tăng 5,4%.

Kết quả cụ thể như sau:I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN

1. Nông nghiệp a. Trồng trọtTổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 43,3 triệu tấn, tăng 24 nghìn

tấn (+0,1%) so với năm 2008; trong đó: Lúa cả năm: Diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7.440,1 nghìn ha,

tăng 39,9 nghìn ha (+0,5%) so năm 2008. Năng suất đạt 52,3 tạ/ha, tương đương mức năng suất năm 2008. Tổng sản lượng lúa đạt 38,9 triệu tấn, tăng 165,7 nghìn tấn (+ 0,4%) so với năm 2008.

1

Lúa đông xuân: Sản lượng lúa đông xuân đạt 18,7 triệu tấn, tăng 369 nghìn tấn (+2,0%) so với vụ đông xuân năm 2008 do diện tích tăng 47,6 nghìn ha (+1,6%) và năng suất tăng 0,3tạ/ha (+0,5%).

Lúa hè thu và thu đông: Diện tích gieo trồng đạt 2.358,3 nghìn ha, giảm 10,4 nghìn ha (-0,4%), năng suất đạt 47,4 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha (-1,4%). Sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 211,6 nghìn tấn (-1,9%) so với vụ hè thu và thu đông năm 2008.

Lúa mùa: Diện tích gieo trồng ước đạt 2.021,1 nghìn ha, tăng 2,7 nghìn ha (+ 0,13%), năng suất ước đạt 44,6 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 9,0 triệu tấn, tương đương vụ mùa năm 2008.

Cây ngô: Diện tích ngô đạt 1.086,8 nghìn ha, giảm 53,4 nghìn ha (- 4,7%) do ngô vụ đông ở các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng nặng bởi trận lụt lịch sử cuối năm 2008 (sản lượng ngô vụ đông giảm 271 nghìn tấn). Năng suất ước đạt 40,8 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha (+1,7%). Tổng sản lượng ước đạt 4,43 triệu tấn, giảm 141,3 nghìn tấn (- 3,1%) so với năm 2008.

Cây sắn: Diện tích đạt 508,8 nghìn ha, giảm 45,2 nghìn ha (- 8,2%); năng suất đạt 168,2 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha. Sản lượng đạt 8,5 triệu tấn, giảm 753,0 nghìn tấn (- 8,1%) so với năm 2008.

Cây hàng năm khác: Mặc dù năng suất nhiều loại cây hàng năm khác tăng nhẹ nhưng sản lượng giảm so với năm 2008 do vụ đông bị ảnh hưởng nặng bởi thời tiết. Sản lượng khoai lang đạt 1.207,6 nghìn tấn, giảm 118,0 nghìn tấn (- 8,9%) do diện tích giảm 16,2 nghìn ha (-10%). Sản lượng đỗ tương đạt 213,6 nghìn tấn, giảm 54 nghìn tấn (- 20,2%) do diện tích giảm 45,9 nghìn ha (-23,9%). Sản lượng lạc đạt 525,1 nghìn tấn, giảm 5,1 nghìn tấn (- 1,0%) do diện tích giảm 2,4%.

Diện tích mía 260 ngàn ha, năng suất đạt 586,2 tạ/ha, sản lượng đạt 15,24 triệu tấn, giảm 899 nghìn tấn (- 5,6%) so với năm 2008 do diện tích giảm 10,6 nghìn ha (- 3,9%), năng suất giảm 10,2 tạ/ha (- 1,7%).

Sản xuất rau tăng khá: diện tích rau các loại đạt 734,5 ngàn ha tăng 1,7%, năng suất bình quân đạt 162 tạ/ha, tăng 1,6%; tổng sản lượng rau các loại đạt 11.897 ngàn tấn, tăng 3,3%. Sản xuất đậu các loại bị giảm 3,2% về diện tích (đạt 191,2 ngàn ha) nhưng sản lượng vẫn tăng 2,5% (đạt 191,6 ngàn tấn) do năng suất tăng 5,9%.

Cây công nghiệp lâu năm: So với năm 2008 giá cả các cây công nghiệp lâu năm giảm sút, tuy vậy vẫn có lãi nên đã kích thích nông dân sản xuất, tốc độ tăng trưởng khá: cây cao su ước đạt 674,2 nghìn ha và sản lượng 723,7 nghìn tấn, tăng 6,8% về diện tích và 9,7% về sản lượng; cây hồ tiêu đạt 50,5 nghìn ha và 105,6 nghìn tấn, tăng tương ứng 1,3% và 7,2%; cây chè ước đạt 128,1 nghìn ha và 798,8 nghìn tấn chè búp tươi, tăng tương ứng 2,1% và 7%; cây cà phê ước đạt 537 nghìn ha, tăng 1,1% nhưng sản lượng ước đạt 1.045 nghìn tấn, giảm 1% do thời tiết không thuận trong kỳ sinh trưởng làm năng suất giảm 1,7%; riêng cây điều đạt khoảng 398,1 nghìn ha, giảm 2,1% do đang trong giai đoạn thay

2

đổi, cải tạo giống năng suất thấp bằng giống mới năng suất cao và khả năng cạnh tranh thấp hơn so với một số cây trồng khác ở vùng Nam Trung bộ.

Cây ăn quả: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả tăng nhẹ so với năm 2008: cây cam quýt tăng 1,4% về diện tích và 2% về sản lượng; bưởi tăng 3,7% và 8,5%; xoài tăng 2% về diện tích. Trong khi đó một số cây ăn quả chủ lực của các tỉnh phía Bắc như nhãn, vải, chuối giảm sản lượng do thời tiết không thuận lợi: cây nhãn đạt 95,7%; cây vải đạt 83%; cây chuối bằng 98,3%.

b. Chăn nuôiChăn nuôi năm 2009 tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất qui mô lớn,

tập trung; các trang trại chăn nuôi có xu hướng tăng, các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ giảm dần. Theo kết quả điều tra trang trại, số trang trại chăn nuôi tại thời điểm 1/7/2009 tăng 18,5% so với thời điểm 1/7/2008, đáng chú ý là nhiều tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ số trang trại chăn nuôi tăng trên 50% so với năm 2008.

Theo thống kê tại thời điểm 1/10/2009: đàn trâu đạt 2.886,6 nghìn con, giảm 0,38%, đàn bò đạt 6.103,3 nghìn con, giảm 3,7% so với thời điểm 1/10/2008. Tuy nhiên, sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng vẫn tăng khá: sản lượng thịt trâu ước đạt 75 nghìn tấn, tăng 4,8%, sản lượng thịt bò ước đạt 257,8 nghìn tấn, tăng 13,7% so với năm 2008. Đàn lợn đạt 27.627,7 nghìn con, tăng 3,5%, sản lượng thịt xuất chuồng ước đạt 2.931,4 nghìn tấn, tăng 4,5% so với năm 2008.

Đàn gia cầm phát triển nhanh, tổng đàn đạt 280,2 triệu con, tăng 12,8%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 502,8 nghìn tấn, tăng 12,2%; sản lượng trứng ước đạt 5.952,1 triệu quả, tăng 9% so với năm 2008.

Năm 2009, công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đã được thực hiện tốt nên mặc dù trong năm dịch bệnh vẫn xuất hiện rải rác ở nhiều địa phương nhưng Bộ đã phối hợp với các địa phương áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả nên đã khống chế được sự lây lan, mức độ thiệt hại không lớn.

2. Thuỷ sản: Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 4.847,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước; trong đó cá đạt 3.654,1 nghìn tấn, tăng 5,3%; tôm đạt 537,7 nghìn tấn, tăng 7,2%.

a. Nuôi trồng thuỷ sảnMặc dù bị tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến thị trường

xuất khẩu thủy sản, nhất là mặt hàng cá tra và tôm sú, nhưng nuôi trồng thủy sản vẫn tăng so năm 2008. Nguyên nhân do các địa phương tiếp tục thực hiện chủ chương chuyển đổi và mở rộng các diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo hướng đa canh, đa con kết hợp hướng vào thị trường nội địa, tăng năng suất nuôi trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Thêm vào đó, nuôi thuỷ sản hình thức lồng, bè phát triển khá ở các vùng với tổng số lồng, bè nuôi các loại tăng 14,7% (+12.600 chiếc) so cùng kỳ năm trước, trong đó tăng mạnh ở hình thức nuôi biển (Kiên Giang tăng gấp 2,18 lần; Phú

3

Yên tăng 53%, Quảng Nam 87,9%, Ninh Thuận 76,2%, Hải Phòng 46,4% với các loại nuôi cá mú, cá giò, tôm hùm,…).

Tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ước đạt 2.569,9 nghìn tấn, tăng 4,2% so cùng kỳ năm trước.

b. Khai thác thủy sản Trong năm thời tiết ngư trường bị ảnh hưởng nhiều bởi bão và áp thấp

nhiệt đới, đặc biệt các cơn bão số 9, 11 đã gây thiệt hại nhiều cho bà con ngư dân các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, do 9 tháng đầu năm thời tiết ngư trường tương đối thuận lợi, các loại cá xuất hiện nhiều và kéo dài, cá ngừ đại dương được mùa, được giá. Mặt khác, các chính sách hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu khai thác hải sản từ 90 CV trở lên đã làm tăng số lượng tàu, thuyền cơ giới khai thác hải sản.

Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác ước đạt 2.277,7 nghìn tấn, tăng 6,6% so với năm trước, đạt tốc độ tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây; trong đó sản lượng khai thác biển đạt 2.086,7 nghìn tấn, tăng 7,2%.

3. Lâm nghiệp: Năm 2009, công tác trồng và chăm sóc rừng gặp thuận lợi về thời tiết và

tiếp tục được quan tâm đầu tư thông qua các chương trình dự án, trong đó trọng tâm là Dự án 5 triệu ha rừng (tổng vốn đầu tư năm 2009 là: 1.180 tỷ đồng), tăng 43,9% so năm 2008. Mặt khác, chính sách giao đất, giao rừng đảm bảo quyền lợi lâu dài cho người sản xuất đã khuyến khích nhân dân tự bỏ vốn trồng rừng.

Ước năm 2009, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 212 nghìn ha, tăng 5,9% (+12 nghìn ha) so năm 2008. Công tác chăm sóc rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng được quan tâm thực hiện đảm bảo cho rừng trồng phát triển tốt, tái sinh rừng nghèo để nâng độ che phủ rừng. Diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 486 nghìn ha, tăng 4,3% (+19,9 nghìn ha) so năm 2008; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 1.032 ha, tăng 5,2% (+51,1 nghìn ha). Trồng rừng phân tán đạt 180,4 triệu cây, bằng 98,2% so năm 2008. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 3.766,7 nghìn m3, tăng 5,7% so năm 2008.

Công tác bảo vệ và tuyên truyền phòng chống cháy rừng được các địa phương quan tâm thực hiện, triển khai rộng rãi đến các xã, thôn bản và nhân dân nên đã hạn chế tình trạng cháy, phá rừng. Tuy nhiên, cháy rừng và nạn chặt phá rừng làm nương rẫy và khai thác lâm sản trái phép còn xảy ra, có nơi nghiêm trọng. Theo báo cáo của các địa phương, diện tích rừng bị thiệt hại 3.221 ha, giảm 18,8% so với năm 2008, trong đó diện tích rừng bị cháy 1.658 ha, giảm 1,2%, diện tích rừng bị chặt phá 1.563 ha, giảm 30,3%.

4. Chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ngành nghề nông thônNăm 2009, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản được quan tâm hỗ trợ

phát triển. Các chính sách kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản theo Quyết định 497/QĐ - TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 và Nghị

4

quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp và nông dân hiện đại hóa công nghệ, thiết bị và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đến nay, cả nước đã có 4.100 cơ sở chế biến công nghiệp ở nông thôn; trong đó có 1.253 nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản với quy mô vừa và lớn. Nhiều nhà máy và cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đã áp dụng công nghệ và dây truyền chế biến hiện đại, đã tạo bước đột phá trong phát triển của ngành; riêng chế biến thủy sản đã có 568 nhà máy, cơ sở, với công suất đạt gần 2,5 triệu tấn/năm.Trong đó có 432 cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành đảm bảo ATVSTP. Số cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp vào EU là 310, Hàn Quốc là 442, Trung Quốc là 444, Nga 30, Brazin 60, Nhật 355.v.v.

Giá trị chế biến nông lâm thủy sản năm 2009 chiếm khoảng 29% trong cơ cấu giá trị sản xuất và chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Tăng trưởng công nghiệp nông thôn đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; đã hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề nông thôn. Ở nhiều địa phương thuần nông trước đây, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa, tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ trong GDP ngày càng tăng.

Các làng nghề đã vượt qua khó khăn trong thời kỳ suy giảm kinh tế, phục hồi sản xuất. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn trong giá trị sản xuất khu vực nông thôn chiếm khoảng 14 – 15%. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm làng nghề và thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 900 triệu USD.

Một số lĩnh vực ngành nghề nông thôn đã tìm lại được thị trường và sản xuất đạt kết quả như gốm sứ, mây tre đan, đồ gỗ, sơn mài, chế biến lương thực, thực phẩm và sinh vật cảnh. Tuy nhiên, vẫn có một số lĩnh vực ngành nghề còn khó khăn về sản xuất như kim hoàn, tái chế kim loại, cói…

5. Sản xuất muốiNăm 2009, sản xuất muối không đạt kế hoạch sản lượng do thời tiết bất lợi,

mưa nhiều tại các tỉnh phía Nam và miền Trung. Vì vậy, diện tích sản xuất muối toàn quốc năm 2009 đạt 14.476 ha, tăng gần 16 % so với năm 2008 nhưng sản lượng ước tính đạt 800.000 tấn, chỉ bằng 95,2% của năm 2008.

Tiêu thụ muối trong năm tương đối thuận lợi, giá ổn định ở mức cao. Ước đến nay lượng muối tồn trong cả nước vào khoảng trên 120.000 tấn.

6. Thuỷ lợiVề công tác thủy lợi: Năm 2009, diễn biến thời tiết bất lợi đối với sản

xuất, thiếu nước trong mùa khô, ngập lụt do mưa bão trong mùa mưa, áp thấp nhiệt đới xảy ra thường xuyên, đặc biệt trong các tháng 9,10/2009 ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.

Bộ đã phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, nguồn nước và chỉ đạo triển khai các giải pháp thủy lợi, vận hành hệ thống thủy lợi an tòan, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông

5

nghiệp; Phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều tiết tăng lượng xả nước bảo đảm đủ nước tưới vụ Đông xuân ở các tỉnh Trung du, đồng bằng Bắc Bộ, nhất là giai đoạn đổ ải đại trà, 100% diện tích có đủ nước; Chỉ đạo bơm rút nước, đắp bờ bao bảo vệ lúa hè thu cuối vụ và bảo đảm điều kiện thuận lợi cho gieo xạ lúa thu đông ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; Chỉ đạo quản lý vận hành công trình thuỷ lợi hợp lý, hạn chế xâm nhập mặn phục vụ gieo trồng vụ Đông Xuân và Hè Thu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Về công tác đê điều và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai: Vốn đầu tư tu bổ đê điều thực hiện đạt 100% kế hoạch (262 tỷ đồng), tập trung nâng cao chất lượng đê ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, xoá dần các trọng điểm xung yếu nhằm đảm bảo an toàn cho đê trong mùa lụt bão. Tuy nhiên, do nguồn vốn được phân bổ trong năm có hạn nên nhiều trọng điểm xung yếu chưa thể giải quyết triệt để.

Chương trình nâng cấp, củng cố đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, số vốn 510 tỷ đồng được phân bổ năm 2009 cho các địa phương nhằm tiếp tục nâng cấp, củng cố các tuyến đê biển, đê cửa sông tạo thành các tuyến đê khép kín, kết hợp làm đường giao thông vành đai ven biển nhằm bảo vệ dân sinh, tạo cơ sở phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Năm 2009, Chính phủ cũng đã hỗ trợ 570 tỷ đồng cho các địa phương để triển khai các công trình tránh trú bão, chậm lũ, phân lũ nhằm giảm nhẹ thiên tai.

II. TIÊU THỤ NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN

1. Thị trường trong nướcNăm 2009, mặc dù kinh tế có khó khăn, nhưng được hỗ trợ từ chính sách

kích cầu của Chính phủ nên hầu hết các loại nông lâm thủy sản tiêu thụ tương đối thuận lợi, bảo đảm có lãi cho người sản xuất.

Trong năm, đã phối hợp tốt với Bộ Công Thương, Ban điều hành thị trường trong nước theo dõi chặt chẽ tình hình cân đối cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu và vật tư sản xuất quan trọng (gạo, đường, muối, thịt, sữa và phân bón) bảo đảm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, ngăn chặn các cơn “sốt” về giá gạo, đường, ổn định thị trường.

Đến nay, tiêu thụ các loại nông sản, thực phẩm tiếp tục thuận lợi đặc biệt vào những tháng cuối năm nhu cầu tiêu dùng trong các ngày lễ Tết tăng cao, giá các loại lương thực, thực phẩm đang có xu hướng tăng.

2. Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2009 chịu tác động mạnh

của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, gây suy giảm nhu cầu và giá cả hàng nông sản. Nhiều nước thực hiện chính sách cắt giảm tiêu dùng từ nhập khẩu, quay về khai thác tiêu dùng nội địa. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch xuất hiện dưới nhiều hình thức, nhiều rào cản kỹ thuật được dựng lên làm cho hàng nước ngoài trong đó có hàng xuất khẩu Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt.

6

Để thúc đẩy xuất khẩu, Bộ đã triển khai mạnh các hoạt động nhằm giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới, tổ chức thành công các hoạt động quảng bá thương hiệu nông lâm thủy sản vào các thị trường Trung Quốc, Nga, Ucraina, Đức; chủ trì tổ chức thực hiện quảng bá thương hiệu nông lâm thủy sản vào thị trường Dubai và Ai Cập.

Công tác quản lý chất lượng và giải quyết các vướng mắc, rào cản kỹ thuật với các đối tác thương mại được triển khai tích cực và đạt kết quả tốt, góp phần đảm bảo ổn định xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các thị trường truyền thống (EU, Liên bang Nga, Trung Quốc...) và khai thông một số thị trường mới (Ucraina, Iran, Indonesia, Đài Loan, New Zealand...); xử lý kịp thời các các thông tin sai lệch về VSATTP thủy sản Việt Nam trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở Italia, Ai Cập, các tiểu vương quốc Ả Rập, Hoa Kỳ và các lô hàng bị cảnh báo ở các thị trường nhập khẩu.

Nhờ đó, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã khắc phục được đà sụt giảm của những tháng cuối năm. Hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu đều tăng mạnh về số lượng. Tuy nhiên, do giá nông, lâm, thủy sản thị trường thế giới giảm mạnh nên mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng nhưng vẫn không bù đắp được sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu.

Kết quả chung, tổng kim ngạch xuất khẩu khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm ước đạt 15,46 tỉ USD, giảm 6% so với năm 2008 nhưng vượt mức chỉ tiêu 14 tỷ USD Chính phủ giao. Các mặt hàng nông sản đạt 7,9 tỷ USD giảm 9,5%, các mặt hàng lâm sản và gỗ đạt 2,74 tỷ USD, giảm 11%; mặt hàng thuỷ sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 6,7%; các mặt hàng nông lâm sản khác đạt gần 600 triệu USD, bằng 4 lần so với năm 2008. Có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trở lên là: gạo (2,66 tỷ USD), cà phê (1,71 tỷ USD), cao su (1,2 tỷ USD), đồ gỗ (2,55 tỷ USD), tôm (1,7 tỷ USD), cá tra (1,3 tỷ USD).

III. VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Nhiệm vụ trong tâm về phát triển nông thôn trong năm 2009 là triển khai việc xây dựng và thực hiện các Chương trình, Đề án và chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã đề ra trong Nghị quyết 26. Bộ đã thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan thường trực giúp Ban chỉ đạo và Ban soạn thảo xây dựng Chương trình hoạt động của Chính phủ (Nghị quyết số 24/2009/NQ-CP), phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg). Đồng thời, ban hành Thông tư hướng dẫn Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Thông tư số 54/2009/TT-BNN); chuẩn bị xây dựng bộ tiêu chuẩn về "Làng nông thôn mới", "Hộ nông thôn mới" phục vụ cho phát động phong trào "Toàn dân xây dựng nông thôn mới"; hướng dẫn các địa phương triển khai xây dựng 11 mô hình nông thôn mới cấp xã (Do Ban bí thư chỉ đạo) và 17 mô hình nông thôn mới cấp thôn bản.

Bộ đã xây dựng trình Chính phủ 12 đề án, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề cho nông dân. Chính phủ

7

đã có Nghị quyết về ANLT, giảm tổn thất sau thu hoạch, Quyết định về Chương trình giống...

Các cơ chế, chính sách hỗ trợ các huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo của Chính phủ tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Bộ đã thành lập Ban chỉ đạo và ban hành Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết 30a. Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị quyết của Chính phủ. Đến tháng 9/2009, toàn bộ các Đề án giảm nghèo của 62 huyện nghèo đã được UBND các tỉnh phê duyệt và bắt đầu triển khai thực hiện. Đời sống nông dân ở hầu hết các vùng được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân một nhân khẩu nông thôn tăng khá; tỷ lệ hộ nghèo đói ở nông thôn năm 2009 ước tính còn 12,3% theo tiêu chí mới.

Chương trình chuyển đổi cây trồng thay thế cây có chứa chất ma túy thuộc Chương trình Quốc gia phòng chống ma túy tiếp tục được thực hiện một cách hiệu quả ở nhiều địa phương.

Trong năm đã xây dựng 26 mô hình phát triển ngành nghề (Khuyến công), 23 mô hình khuyến nông thuộc các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để chuyển giao khoa học, kỹ thuật tiên tiến cho nông dân;

Về phát triển kinh tế hợp tác và trang trại Tập trung hướng dẫn các địa phương thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW của Ban

Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; xây dựng kế hoạch trung hạn của HTX nông nghiệp, thuỷ sản, tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác trong nông nghiệp; biên soạn tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực thuỷ sản, nông nghiệp; áp dụng chế độ quản lý tài chính trong HTX ..., tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về HTX, trang trại để rút kinh nghiệm nhân rộng...

Về công tác quy hoạch bố trí dân cưTổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo

Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện chương trình trong những năm tiếp theo.

Hướng dẫn các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư trên địa bàn; rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La, trình Thủ tướng Chính phủ.

Công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La đã hoàn thành trước kế hoạch của Dự án. Kết quả đến ngày 18/12/2009, các tỉnh di chuyển được 16.271/20.240 hộ đạt 81,07% số hộ phải di chuyển của Dự án.

Về Công tác dân tộc, miền núi: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Dân tộc và các Bộ, ngành hướng dẫn và chỉ đạo hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008-2010. Phối hợp với

8

Uỷ ban Dân tộc trong công tác điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các chính sách về phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tiếp tục triển khai chương trình nước sạch nông thôn. Năm 2009, tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh ước đạt 79%, trong đó có khoảng 40% người dân được dùng nước đạt Tiêu chuẩn 09 của Bộ Y tế; tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh ước đạt 60%.

IV. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN.

1. Kế hoạch được giao: Thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư, năm 2009 Chính phủ đã tăng bố trí vốn đầu tư cho Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tổng kế họach vốn năm 2009 Bộ được giao gần 10 ngàn tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với các năm trước, bao gồm: 5.783 tỷ đồng vốn ngân sách tập trung và 4.150 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ. Vốn đầu tư đã được tập trung bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA thuỷ lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm cần hoàn thành, các công trình cấp bách có liên quan đến hoạt động sản xuất nông, lâm thuỷ sản và thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư của Chính phủ.

2. Kết quả thực hiện: Với kế hoạch vốn đầu tư năm 2009 lớn, cộng với lượng vốn năm 2008

chưa thực hiện hết được kéo dài đến hết năm 2009 đã đưa nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ trong năm 2009 tăng lên nhiều so với các năm trước. Để thực hiện, Bộ đã phân cấp tối đa cho địa phương, chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư bên cạnh việc hòan thành khối lượng năm 2008, khẩn trương thực hiện kế họach năm 2009; Thường xuyên nắm chắc tình hình và tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư. Phần lớn, các công trình đều đảm bảo tiến độ, kịp đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.

Đến hết tháng 12/2009, khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản đã hòan thành đạt 9.917,2 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch, trong đó vốn ngân sách tập trung đạt 5.767,2 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch; vốn trái phiếu Chính phủ năm 4.150 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Các dự án vốn ODA đạt 3.279 tỷ đồng, vượt 79% kế hoạch Chính phủ giao.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1. Công tác quản lý chất lượng và an tòan vệ sinh thực phẩmThực hiện chủ trương của Bộ lấy năm 2009 là năm “Chất lượng - Hiệu

quả”, trong năm Bộ đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản góp phần thúc đẩy xuất khẩu và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.

Trước hết, để hoàn thiện khung pháp lý về quản lý chất lượng, VSATTP nông lâm sản và thủy sản, Bộ đã tập trung nguồn lực xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản QPPL trong lĩnh vực quản lý chất lượng. Các văn bản được ban

9

hành đã đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường năng lực quản lý chất lượng, VSATTP toàn ngành từ nay đến năm 2020; kiện toàn bộ máy tổ chức phân công rõ trách nhiệm quản lý các cấp từ trung ương tới địa phương góp phần triển khai đồng bộ, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Quốc hội, Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, VSATTP.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp, địa phương được đặc biệt chú trọng với hình thức phong phú, đa dạng, phạm vi và đối tượng tuyên truyền rộng khắp cả nước; phối hợp với các cơ quan truyền thông phát sóng 31 phóng sự ngắn, 6 cuộc toạ đàm trên truyền hình, 24 phóng sự dài chuyên mục “Từ trang trại đến bàn ăn” trên kênh truyền hình chuyên sâu về sức khỏe và cuộc sống (O2TV,VTV2) đài truyền hình Việt Nam; 18 chương trình “Sản xuất thực phẩm an toàn”,...

Các chương trình thanh tra, giám sát chất lượng, VSATTP được triển khai mạnh: Chương trình kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi; Chương trình giám sát VSATTP rau, quả, chè, thịt; tổ chức kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP 428 cơ sở trồng rau, sơ chế và chợ đầu mối tại 41 tỉnh và thành phố. Các hoạt động thanh, kiểm tra năm 2009 đã được tổ chức bài bản và quy củ hơn so với năm trước; góp phần phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm cũng như tăng cường tính hiệu lực trong công tác chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền

Song song với việc tăng cường hoạt động của các cơ quan nhà nước, Bộ cũng đã chú trọng việc huy động các nguồn lực từ các tổ chức chứng nhận, đánh giá sự phù hợp để từng bước xã hội hóa hoạt động quản lý chất lượng. Đến nay, đã tổ chức kiểm tra và chỉ định tạm thời 07 tổ chức chứng nhận, 11 phòng kiểm nghiệm phân tích các chỉ tiêu an toàn, chất lượng gạo xuất khẩu sang Liên bang Nga, tổ chức đánh giá 06/15 phòng kiểm nghiệm ngoài hệ thống và chỉ định 03 phòng kiểm nghiệm là phòng kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản,...Công tác xã hội hóa hoạt động quản lý chất lượng bước đầu góp phần giảm áp lực cho các Trung tâm vùng và tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp.

2. Nghiên cứu khoa học công nghệTiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 115 cho 15 đơn vị nghiên cứu

khoa học còn lại thuộc Bộ và xây dựng đề án thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù trong hoạt đồng KHCN của Bộ Nông nghiệp và PTNT trình Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, cải tiến một cách đáng kể việc triển khai thực hiện kế hoạch KHCN nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, tăng cường phân cấp cho các đơn vị nghiên cứu, từng bước áp dụng chế độ khoán trong nghiên cứu khoa học theo Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 4/10/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Trong năm, đã triển khai mới 126 đề tài, dự án cấp nhà nước, bao gồm 71 đề tài, dự án thuộc Chương trình CNSH; 8 dự án, 32 đề tài độc lập; 15 nhiệm vụ Hợp tác quốc tế theo Nghị định thư; 31 dự án, 268 đề tài cấp Bộ, 504 đề tài cơ sở và

10

nhiệm vụ thường xuyên, 35 nhiệm vụ Quỹ gen; xây dựng 344 tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, ...

Công tác xây dựng tiêu chuẩn, qui chuẩn đã được cải thiện, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tham gia công tác này bước đầu được nâng cao. Nội dung dự thảo các TCVN và QCKT đạt chất lượng. Trong năm, đã ban hành 22/33 quy chuẩn gửi Tổng cục thẩm định gồm 02 QCKT về Bảo vệ thực vật, 03 quy chuẩn về thú y, 13 quy chuẩn thủy sản và 04 QCKT về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nông sản; công bố 07 TCVN về bảo vệ thực vật; nghiệm thu 68 dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và 33 dự thảo quy chuẩn quốc gia thực hiện năm 2008; phê duyệt 340 đề cương tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn quốc gia giao cho các đơn vị triển khai thực hiện năm 2009.

Bên cạnh việc xây mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, Bộ cũng đã chú trọng việc rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn ngành, xây dựng mới tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia để đảm bảo tính hài hòa với tiêu chuẩn, quy định của khu vực và quốc tế, tuân thủ đúng nguyên tắc của Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế và đảm bảo ổn định sản xuất trong nước.

3. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác quốc tế

Nhiều hoạt động đã được triển khai nhằm tăng cường và khai thác các mối quan hệ hợp tác, mở rộng quan hệ với nhiều đối tác cung cấp viện trợ ODA và viện trợ phi chính phủ, đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn; phối hợp tổ chức các nghiên cứu, hội thảo quốc tế về tăng cường năng lực, bảo vệ thiên nhiên, phòng chống giảm nhẹ thiên tai; đồng thời triển khai thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết với các tổ chức, quốc gia trên thế giới. Các hoạt động hợp tác quốc tế và hội nhập cụ thể đã thực hiện như sau:

- Năm 2009 phê duyệt 17 dự án ODA với tổng vốn là 348,8 triệu USD (trong đó ODA hỗn hợp, vay: 333,5 triệu USD, ODA không hoàn lại: 15,3 triệu USD), tăng 14 % so với năm 2008 (305 triệu USD), hoàn thành 152% kế hoạch năm 2009 Bộ giao (200 triệu USD); phê duyệt 11 dự án viện trợ phi chính phủ (NGO) trị giá 4,6 triệu USD, đạt 66% so với cùng kỳ 2008 (7 triệu USD)...

- Triển khai tích cực các chương trình hợp tác với Lào, Căm Pu Chia, một số nước nước châu Phi, Châu Mỹ Latinh, trong đó có Benanh, Môdambíc, Angola, Cuba, Venezuela; đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp với Trung Quốc, Nga, Mỹ và EU.

- Theo dõi và hướng dẫn thực hiện các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ cam kết với ASEAN và WTO như: Trong nhiệm kỳ Chủ tịch AMAF 30 đã điều phối tốt các vấn đề hợp tác trong khuôn khổ AMAF và tiếp tục vai trò Chủ tịch của AMRDPE 6; Tổ chức thành công các hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo lần thứ 6, Hội nghị Các quan chức cấp cao ASEAN+3 lần thứ 2 về PTNT và XĐGN, Hội nghị Nhóm công tác Nghề cá ASEAN lần thứ 17, Nhóm công tác Khuyến nông và đào tạo ASEAN lần thứ 16, Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Châu Á , Hội nghị Các quan chức cấp cao đặc biệt Nông lâm ASEAN (Special SOM), …

11

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương và Bộ Tài chính tiếp tục tham gia đàm phán xây dựng Khu vực mậu dịch tự do (FTA) giữa ASEAN với các nước đối tác trong lĩnh vực nông nghiệp như với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc/New Zealand, Ấn Độ, EU, Chi Lê, ...

Triển khai thực hiện Chương trình hành động của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2007-2010.

VI. NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HIỆU LỰC QUẢN LÝ NGÀNH

1. Về xây dựng văn bản pháp luậtTrong năm 2009, các đơn vị thuộc Bộ được giao xây dựng 6 đề án chiến

lược và chiến lược phát triển; rà soát và xây dựng 7 quy hoạch; xây dựng 5 chương trình, đề án về phát triển sản xuất NLNN; 4 chương trình, đề án về PTNT, XĐGN; rà soát, xây dựng 4 chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; 10 chương trình, đề án về nghiên cứu và ứng dụng KHCN, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, 6 chương trình, đề án về bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và nâng cao năng lực quản lý nhà nước.

Tính đến ngày 20/12/2009, tổng số văn bản Bộ trình hoặc ban hành theo thẩm quyền là 104 văn bản, số lượng văn bản trình tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, gồm: của: Đã trình Chính phủ 10 Nghị định, thông qua và ban hành 04; trình 16 Quyết định của Thủ tướng, đã ban hành 12 văn bản, bằng 145% so với cùng kỳ năm ngoái; Ban hành 78 Thông tư của Bộ trưởng, trong đó có 38 văn bản trong kế hoạch.

2. Về tổ chức bộ máy: Bộ đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy sau sáp nhập hai Bộ và hiện đang làm

các thủ thục hình thành 3 Tổng cục. Bộ cũng đã sắp xếp lại hệ thống tổ chức của hệ thống kiểm lâm, hệ thống quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản, các Ban quản lý dự án thuỷ lợi, các viện nghiên cứu. Tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương về quản lý và triển khai các Chương trình, dự án đầu tư phát triển thuộc ngành, tăng thêm nhiệm vụ cho các Cục chuyên ngành.

3. Về cải cách tài chính công:

Bộ đã có 68/68 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện Nghị định 43; 14/14 Cục thực hiện Nghị định 130 và 141/156 đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện Nghị định 115 về cơ chế tự chủ tài chính; Tiếp tục công tác đổi mới lập kế hoạch theo hướng dựa trên kết quả, có Bộ chỉ số giám sát và gắn kế hoạch với khung chi tiêu trung hạn.

4. Thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm và phòng, chống tham nhũng

12

Đã rà soát, công bố 468 thủ tục hành chính và đang chỉ đạo thực hiện cắt giảm 30% và đơn giản hoá. Hầu hết các Cục thực hiện cơ chế một cửa, cấp phép qua mạng.

Ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2009, các tháng, quý đều có sơ kết báo cáo, cộng với công khai hoá các thủ tục hành chính nên hạn chế rất lớn các hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho cơ sở, bộ máy quản lý của Bộ hoạt động có hiệu quả hơn.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Năm 2009, mặc dù có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn ổn định và tiếp tục phát triển; nông thôn tiếp tục phát triển toàn diện, thu nhập và đời sống của đa số nông dân tiếp tục được cải thiện. Hầu hết các mục tiêu đề ra cho ngành nông nghiệp trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, kế hoạch 5 năm 2006-2010, đã về trước kế hoạch.

Tuy vậy, vẫn còn một số vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp, nông thôn nước ta cần được tiếp tục quan tâm xử lý là:

- Nông nghiệp phát triển kém bền vững, một số ngành hàng sức cạnh tranh thấp, phục thuộc vào thị trường ngoài nước. Vấn đề dịch bệnh trên cây trồng, đàn gia súc, gia cầm, vệ sinh an toàn thực phẩm và phá rừng trái pháp luật đang đặt ra rất bức xúc.

- Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn.

- Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai, biến đổi khí hậu còn thấp.

- Đời sống một bộ phận nông dân còn nhiều khó khăn, khả năng tái nghèo cao. - Hệ thống quản lý Nhà nước ngành ở nhiều địa phương chậm được điều chỉnh, hợp nhất. Công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL triển khai chậm so với kế hoạch, chất lượng chưa cao. Công tác thống kê, dự báo và thông tin chưa kịp thời, chính xác để phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo sản xuất của Bộ, ngành.

Phần thứ haiMỘT SỐ NHIỆM VỤ TRONG TÂM CẦN TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO

THỰC HIỆN TRONG NĂM 2010

Năm 2010 tuy kinh tế thế giới đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng tín hiệu phục hồi còn yếu. Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010 sẽ ở mức 3% trong đó các nước phát triển là thị trường nhập khẩu chính và có vốn đầu tư lớn vào nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, tăng trưởng chỉ ở mức 1,3%, nhu cầu nhập khẩu được dự báo chỉ 1,5%.

13

Trong bối cảnh đó, kinh tế cả nước nói chung và sản xuất nông, lâm, thủy sản nói riêng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng đã khôi phục từ quý III năm 2009 nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó, đáng chú ý là:

- Giá cả các nguyên liệu, vật tư đầu vào tăng cao kéo chi phí sản xuất tăng, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa;

- Khí hậu tiếp tục biến đổi gây thiên tai khó lường; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp… là những yếu tố khách quan luôn tác động mạnh và gây hậu quả nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của bà con nông dân.

- Các cam kết về hội nhập, tự do hóa thương mại hàng nông, lâm, thủy sản với các tổ chức thế giới và các quốc gia được triển khai với quy mô ngày càng lớn và mức độ ngày càng cao nên môi trường cạnh tranh trong nước sẽ gay gắt hơn.

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU NĂM 2010

Mục tiêu của toàn ngành năm 2010 là tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, phát triển nông thôn toàn diện, giải quyết các vấn đề bức xúc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006-2010.

Một số chỉ tiêu tăng trưởng chính:1.Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng nông, lâm, thuỷ sản 3,0 – 3,2%; giá

trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 4,5 – 4,6%.2. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 16 – 16,5 tỷ USD.3. Tỷ lệ hộ nghèo 12%.4. Tỷ lệ che phủ rừng: 40% - 41%.5. Tỷ lệ hộ nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh: 83%

II. NHỮNG NỘI DUNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM 2010

1. Đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệpa. Trồng trọt

Về sản xuất lương thực: Tranh thủ thuận lợi về thị trường lúa gạo, tận dụng tối đa tiềm năng đất đai, điều hành tưới tiêu hợp lý, tiết kiệm nước, sử dụng bộ giống tốt, cơ cấu giống hợp lý, kết hợp các biện pháp thâm canh tăng năng suất nhằm đạt sản lượng cao từ vụ Đông Xuân. Phấn đấu đạt sản lượng cả năm khoảng 39 triệu tấn thóc để vừa bảo đảm đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước, vừa duy trì lượng gạo xuất khẩu 5 – 6 triệu tấn.

Dự kiến duy trì diện tích gieo trồng lúa khoảng 7,3 triệu ha lúa, năng suất trên 54 tạ/ha, sản lượng đạt trên 39 triệu tấn. Đối với các vùng đồng bằng có lợi thế về trồng lúa, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nâng cao năng

14

suất, chất lượng bằng việc sử dụng các giống mới năng suất cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời mở rộng chương trình lúa lai, bố trí cơ cấu giống, mùa vụ né tránh sâu bệnh và thời tiết xấu. Áp dụng đồng bộ các biện pháp đặc biệt là "3 giảm 3 tăng" nhằm giảm giá thành sản xuất lúa.

Đối với các vùng Trung du miền núi, Tây Nguyên đặc biệt là vùng sâu, vùng xa cần khuyến khích đầu tư phát triển thủy lợi vừa và nhỏ, tăng cường công tác khuyến nông và hỗ trợ nông dân sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ.

Ổn định diện tích ngô khoảng 1,2 triệu ha. Hình thành các vùng sản xuất ngô hàng hóa, tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long và vụ đông vùng Đồng bằng sông Hồng. Phát triển ngô ở những nơi có điều kiện để làm thức ăn chăn nuôi. Tập trung đưa các giống ngô mới có năng suất cao, kết hợp các biện pháp đầu tư thâm canh tăng năng suất bình quân 44 tạ/ha để đạt sản lượng 5,3 triệu tấn.

Ổn định diện tích sắn khoảng 500 ngàn ha. Tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất sắn từ 170 tạ/ha lên 180 tạ/ha để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu công nghiệp và chế biến thức ăn chăn nuôi.

Về phát triển các cây công nghiệp. Đối với các cây công nghiệp hàng hoá xuất khẩu, giá thị trường đang có xu hướng tăng trở lại, cần chỉ đạo tập trung thâm canh, tăng năng suất, chất lượng để đạt sản lượng tối đa. Riêng đối với cao su, năm 2010 tiếp tục trồng mới 20 nghìn ha ở những nơi có điều kiện để đạt diện tích 670 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 765 nghìn tấn; mở rộng công suất chế biến khoảng 220 nghìn tấn.

Đối với cây công nghiệp hàng năm, ổn định 300 nghìn ha mía, thâm canh với bộ giống phù hợp, trữ lượng đường cao và rải vụ để đạt sản lượng 19,5 triệu tấn; tăng diện tích lạc từ 265 nghìn ha lên 270 nghìn ha, đồng thời tăng năng suất để đạt sản lượng 575 nghìn tấn; mở rộng diện tích đậu tương từ 210 nghìn ha lên 230 nghìn ha nhằm đạt sản lượng 350 nghìn tấn, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế biến thức ăn gia súc.

Về phát triển rau và cây ăn quả. Tập trung phát triển các loại cây ăn quả có thị trường tiêu thụ thuận lợi. Hướng chính vẫn là đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản phẩm; chú trọng sản phát triển sản xuất rau an toàn. Trong năm 2010 dự kiến diện tích rau, đậu các loại đạt khoảng 925 nghìn ha, tăng khoảng 5 nghìn ha so với năm 2009; sản lượng rau các loại 12 triệu tấn, đậu đỗ các loại 231 nghìn tấn.

b. Chăn nuôiMục tiêu năm 2010 của ngành chăn nuôi là phát triển nhanh theo hướng

hiệu quả, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo tốc độ tăng trưởng 8-9%. Sản lượng thịt hơi các loại phấn đấu đạt 4,1 triệu tấn, 6.230 triệu quả trứng, 350 nghìn tấn sữa tươi; thức ăn chăn nuôi công nghiệp 10,6 triệu tấn; diện tích trồng cỏ 73 nghìn ha, sản lượng cỏ quy đổi 120 triệu tấn.

15

Các giải pháp chính là tập trung đảm bảo về giống, kỹ thuật, chủ động nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm theo hướng hình thành các vùng chăn nuôi tập trung hình thức trang trại, nuôi công nghiệp, gắn với cơ sở chế biến tập trung và xử lý chất thải; tăng nhanh các cây thức ăn chăn nuôi, nhất là ngô, đậu tương; bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các phương án chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng, tai xanh ở gia súc và các loại dịch bệnh khác.

c. Thủy sảnMục tiêu năm 2010 của ngành thủy sản là phấn đấu đạt tổng sản lượng

thủy sản 5 triệu tấn, GTSX thủy sản tăng 7%, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 10% so với 2009.

Để đạt được mục tiêu năm 2010, các địa phương cần rà soát lại diện tích nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện nuôi thâm canh, an toàn dịch bệnh, thực hiện việc đánh số, cơ sở, vùng nuôi đối với một số đối tượng nuôi chủ lực. Quy hoạch và đầu tư nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giống chất lượng và sạch bệnh, đủ cho sản xuất, đồng thời củng cố tổ chức bộ máy và đầu tư trang thiết bị để tạo ra sự chuyển biến trong việc quản lý chất lượng giống, thức ăn và sản phẩm thuỷ sản. Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh thuỷ sản. Đẩy mạnh phát triển nuôi biển với các đối tượng nuôi và kỹ thuật phù hợp, an toàn dịch bệnh và hiệu quả kinh tế cao.

Trên cơ sở rà soát lại nguồn lợi thủy sản gần bờ, có kế hoạch hướng dẫn ngư dân khai thác hợp lý. Triển khai thực hiện kế hoạch điều tra nguồn lợi xa bờ để có chính sách hỗ trợ ngư dân mở rộng đánh bắt xa bờ có hiệu quả và an toàn. Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về khai thác, đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam và các nước lân cận cho ngư dân.

Xây dựng kế hoạch đổi mới thiết bị và công nghệ cho các cơ sở chế biến thuỷ sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng đáp ứng xuất khẩu; Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình giám sát chất lượng, VSATTP thủy sản trước chế biến (Chương trình kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi, Chương trình kiểm soát ATVS vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ); Chương trình kiểm soát thủy sản sau thu hoạch, Chương trình kiểm soát tạp chất trong nguyên liệu thủy sản trên phạm vi toàn quốc; Chương trình kiểm soát việc đánh số theo quy định truy xuất nguồn gốc thủy sản của các nước nhập khẩu.

Tổ chức liên kết trong ngành thuỷ sản, tập trung vào các liên kết giữa doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu và các hộ nuôi trồng thuỷ sản, giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong một công đoạn như sản xuất giống, thức ăn, NTTS, chế biến, liên kết với các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Chú trọng giải quyết các vướng mắc, khó khăn tại các thị trường trọng điểm như EU, Mỹ, Nhật, Đông Âu, Nga.

16

d. Lâm nghiệpMục tiêu của ngành lâm nghiệp năm 2010 là phát triển lâm nghiệp một

cách toàn diện, góp phần vào sự tăng trưởng chung ngành nông nghiệp, nông thôn; tăng cường thể chế quản lý ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chế biến lâm sản và bảo vệ tài nguyên rừng và biến đổi khí hậu; bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng hiện có; tăng thu nhập cho người làm nghề rừng, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn miền núi; tốc độ tăng trưởng giá trị lâm nghiệp trên 3%, giá trị kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD, tỷ lệ che phủ rừng 40%.

Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2010 tập trung vào việc hoàn thành các chỉ tiêu của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo Nghị quyết số 73/2006/QH11 của Quốc hội; Triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống chặt phá rừng trái phép, phòng chống cháy rừng, tạo sự chuyển biến mạnh hơn; hoàn thành nhiệm vụ trồng rừng phòng hộ, khuyến khích đầu tư trồng rừng sản xuất và đẩy mạnh chế biến lâm sản cho xuất khẩu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý hiệu quả tài nguyên rừng và đảm bảo cuộc sống của người dân làm nghề rừng. Năm 2010, ngành lâm nghiệp sẽ thực hiện trồng mới 227 nghìn ha (trong đó rừng sản xuất 167 nghìn ha, rừng phòng hộ và đặc dụng 60 nghìn ha); khoán bảo vệ rừng phòng hộ và đặc dụng 1,5 triệu ha, chăm sóc rừng 164.650 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 505.300 ha, trồng 200 triệu cây phân tán.

Các giải pháp chính: Tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp tục triển khai công tác giao đất, khoán rừng cho các hộ gia đình, các cộng đồng và tổ chức quản lý bảo vệ; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có khả năng đầu tư phát triển mạnh rừng sản xuất theo hướng thâm canh và hiệu quả; thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào trồng rừng sản xuất và chế biến lâm sản, phát triển du lịch sinh thái. Xây dựng kế hoạch trồng rừng phù hợp với khả năng thực tế về đất đai và nguồn lực; tiếp tục triển khai 5 chương trình trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006–2020.

e. Phát triển công nghiệp chế biến NLTS và ngành nghề nông thônMục tiêu đặt ra cho năm 2010 là tiếp tục ổn định và phát triển chế biến

NLTS phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đảm bảo tốc độ tăng GTSX chế biến NLTS đạt 10%; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn xuống còn 12%; thực hiện xã hội hóa dịch vụ ở nông thôn, thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế để đảm bảo cung cấp các dịch vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân nông thôn nhằm tạo ra khoảng 20% GDP nông thôn.

Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản; thực hiện các chính sách hỗ trợ, nhất là cơ sở hạ tầng, kỹ

17

thuật, tiêu thụ sản phảm để khôi phục và phát triển nhanh các làng nghề; tiếp tục thực hiện Chương trình “Mỗi làng một nghề”.

Hướng dẫn các địa phương tập trung triển khai thực hiện các chính sách theo nội dung Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng hưởng chính sách này.

2. Chuẩn bị và triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trọng tâm phát triển nông thôn năm 2010 là triển khai thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra cho năm 2010 là: Cơ bản hoàn thành quy hoạch nông thôn mới cho 100% xã; Tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu ở nông thôn theo chuẩn nông thôn mới; Đào tạo cán bộ cơ sở kiến thức tổ chức, quản lý, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 12%.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo như Chương trình 135 giai đoạn II, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo tinh thần Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đưa tỷ lệ dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh lên 83%.

Về bố trí, sắp xếp dân cư, năm 2010 bố trí, sắp xếp 16.000 hộ; trong đó bố trí vùng thiên tai và quá khó khăn 11.000 hộ, bố trí, sắp xếp dân cư biên giới, hải đảo 2.500 hộ, vùng xung yếu, rất xung yếu, vùng bảo vệ nghiêm ngặt của rừng phòng hộ, đặc dụng 100 hộ, sắp xếp dân di cư tự do 2.400 hộ.

Tập trung chỉ đạo hoàn thành kế hoạch di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La, ổn định cơ sở hạ tầng cho các khu (điểm) tái định cư; hoàn thành việc thu hồi và giao đất, ổn định đời sống và sản xuất cho khoảng 20.250 hộ di dân, tái định cư trên địa bàn 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên thuộc dự án.

Hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đổi mới các nông lâm trường quốc doanh; nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, nhất là HTX; triển khai đề án đào tạo cán bộ HTX, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với trình độ ngày càng cao và quy mô ngày càng mở rộng, triển khai mạnh Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn

3. Phát triển thuỷ lợi và hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh trước mắt và từng bước chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Với nguồn vốn được phân bổ trong kế hoạch 2010, tập trung hoàn thành các công trình dở dang sớm đưa vào khai thác sử dụng, các công trình đảm bảo an toàn các hồ chứa, các công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản. Đẩy

18

nhanh tiến độ thi công các công trình vốn trái phiếu Chính phủ và các dự án vốn ODA.

Triển khai Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển được Chính phủ bố trí 845 tỷ đồng. Trước hết tập trung khôi phục các tuyến đê bị hư hại trong các đợt bão lũ vừa qua; củng cố, nâng cấp các đoạn đê xung yếu quan trọng. Kết hợp nâng cấp đê với trồng tre, trồng cây chắn sóng.

Đặc biệt quan tâm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và nâng cao hiệu quả khai thác, bảo vệ các công trình thuỷ lợi.

Tiếp tục triển khai quy hoạch các khu bảo tồn thuỷ sản nội địa; khu neo đậu tránh trú bão, đẩy nhanh tiến độ thi công các Trung tâm Quốc gia giống hải sản, các Trung tâm thực hành nghề cá, các trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản; đầu tư các công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản tập trung, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, các bến cá, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão.

Đẩy mạnh công tác quy hoạch thuỷ lợi phòng chống ngập do biến đổi khí hậu nước biển dâng đối với các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng như ĐBSCL, Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng làm cơ sở cho việc xây dựng các phương án phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra; tăng cường năng lực đáp ứng yêu cầu chủ động ứng phó kịp thời và có hiệu quả trước mọi tình huống.

Triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành, để chủ động hành động giảm thiểu, thích ứng đối với những biến đổi tác động đến sản xuất nông lâm nghiệp, diêm nghiệp và thuỷ sản.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tăng thêm trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở nghiên cứu khoa học về biến đối khí hậu tác động đến ngành nhằm sớm có các giải pháp thích ứng.

Lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư tăng cường cơ sở hạ tầng vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ đời sống trước mắt, kết hợp từng bước thực hiện chiến lược phòng chống thiên tai.

4. Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế (1) Thực hiện chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng

và xuất khẩu Mục tiêu chủ yếu là tăng nhanh tỷ lệ sản phẩm nông lâm thuỷ sản đảm

bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước và đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, để duy trì và tăng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản.

Giải pháp chính: tập trung rà soát, hoàn thiện văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh, an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản. Tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra chứng nhận thực hành sản

19

xuất tốt (Viet GAP, GHAP, GMP, HACCP) cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản.

Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia của Chính phủ và Bộ về vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010. Triển khai thực hiện chương trình kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật và kiểm soát chất tồn dư, vi sinh vật gây hại đối với sản phẩm động vật.

Theo dõi, cập nhật các quy định mới về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của thị trường nhập khẩu để phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện; giải quyết kịp thời, dứt điểm các rào cản kỹ thuật, an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh của các thị trường nhập khẩu.

(2) Nghiên cứu và chuyển giao KHCNTập trung chỉ đạo hoàn thành các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học

thuộc kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, đồng thời hoàn thiện chiến lược phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020, kế hoạch nghiên cứu khoa học 2011-2015 theo hướng tổ chức các chương trình nghiên cứu ưu tiên

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm nhằm tạo ra những đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là Chương trình công nghệ sinh học, Đề án phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đên 2020 theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009.

Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực hệ thống khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tạo chuyển biến mới trong phát triển khoa học, công nghệ thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi.

Đổi mới công tác quản lý khoa học công nghệ theo Nghị định 115, Nghị định 80. Tiếp tục rà soát, sắp xếp các tổ chức khoa học công nghệ của Bộ

(3) Chương trình xúc tiến thương mạiTăng cường công tác xúc tiến thương mại, thực hiện quảng bá các sản phẩm

nông lâm thuỷ sản ra thị trường thế giới; Chủ động phối hợp với Bộ Công thương và các địa phương thúc đẩy đầu tư nâng cấp và đầu tư mới hạ tầng thương mại nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015 hình thành hệ thống chợ bán buôn nông sản hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước; hình thành và thực hiện giao dịch trực tuyến trên chợ thương mại điện tử; phát triển các sàn giao dịch nông sản; bước đầu hình thành hệ thống kho ngoại quan cho một số ngành hàng chủ lực ở một số thị trường trọng điểm quốc tế.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức về thương mại nông lâm thuỷ sản trong cả nước đảm bảo đủ năng lực để quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động về thương mại nông lâm thuỷ sản trong đó có hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

20

(4) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tếTiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế với các đối tác truyền

thống, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với các nước châu Phi, châu Mỹ La TinhPhối hợp với các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ trong việc điều phối thực

hiện các chương trình dự án ODA đã ký kết đang triển khai, đồng thời tiếp tục xây dựng và đàm phán các chương trình dự án ODA mới theo hướng chương trình lớn. Xây dựng chương trình vận động phi chính phủ nước ngoài của ngành giai đoạn 2010 - 2015.

Tích cực thực hiện kế hoạch hành động về hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, có tính cạnh tranh cao để kinh tế Việt Nam sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Chuẩn bị và tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn trong năm như: Hội nghị Bộ trưởng về cúm gia cầm (Tháng 4/2010), Hội nghị quốc tế về chi trả dịch vụ môi trường rừng và cơ chế carbon (Tháng 6/2010), Hội nghị quốc tế về cơ chế tài chính cho ngành lâm nghiệp (Tháng 9/2010). Hội thảo lúa gạo quốc tế và kỷ niệm 50 năm thành lập IRRI (Tháng 11/2010) và các hội nghị quốc tế, khu vực khác do Việt Nam là nước chủ nhà

5. Nâng cao năng lực, thể chế quản lý ngành, đẩy mạnh CCHC, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng chống tham nhũng.

(1) Cải cách thể chế Tiếp tục xây dựng 05 dự án luật trình Quốc hội và Thường vụ Quốc hội: Luật Thú y, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thủy lợi, Luật Nông nghiệp, Luật sửa đổi bổ sung Luật Thuỷ sản; trình 09 Nghị định, 06 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 60 văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng

Tổ chức thực hiện tốt Tiểu Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nông nghiệp và PTNT cho người dân nông thôn từ năm 2009-2012" theo Quyết định 554/QĐ-TTg ngày 4/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa tại các đơn vị. (2) Kiện toàn tổ chức ngành và thực hiện mạnh mẽ phân cấp quản lý

Phối hợp với Bộ Nội vụ, hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của Bộ, hình thành 3 Tổng cục.

Đẩy mạnh phân cấp trách nhiệm giữa Bộ với các địa phương trong lĩnh vực quản lý ngành; phân tích, đánh giá, kiện toàn hệ thống tổ chức ngành tại địa phương và tổ chức Ban Nông nghiệp xã.

Tiếp tục triển khai nghiên cứu, đề xuất mô hình Bộ quản lý vĩ mô.

21

(3) Đào tạo phát triển nguồn nhân lựcMục tiêu năm 2010 là lao động nông nghiệp còn dưới 50% lao động xã

hội, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 15%. Nhiệm vụ đặt ra là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ

thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác đào tạo nghề. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án sắp xếp lại khối trường đã được Bộ duyệt.

Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước năm 2010; triển khai chương trình đào tạo nghề cho nông dân.

(4) Cải cách tài chính côngNăm 2010, tập trung vào việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính kế toán 3

Tổng cục và ban hành hệ thống biểu mẫu quản lý tài chính thống nhất toàn ngành; Xây dựng quy định quản lý tài chính nguồn vốn dự trữ quốc gia; Xây dựng chiến lược cải cách tài chính công ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2011- 2015

(5) Hiện đại hoá công tác quản lý ngànhTiếp tục duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9001:2000 tại các Cục; Triển khai Quyết định 118/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Từng bước hiện đại hoá công sở cơ quan Bộ. Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhằm hiện đại hóa hệ thống thông tin từ Bộ đến các địa phương và doanh nghiệp, thường xuyên cập nhật cung cấp thông tin hai chiều. Mục tiêu đặt ra của năm 2010 là 100% đơn vị xây dựng được cơ sở dữ liệu; 100% đơn vị trao đổi thông tin qua mạng.

Hoàn thiện bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá ngành và các tiểu ngành, trình Bộ phê duyệt làm căn cứ để đánh giá đầy đủ, chính xác kết quả thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra.

(6) Công tác thanh tra, kiểm traTăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các cơ quan,

đơn vị thuộc Bộ, chấn chỉnh kịp thời và xử lý các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước của Bộ. Thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

(7) Công tác thống kê, dự báoTiếp tục kiện toàn hệ thống thống kê ngành thông suốt từ Bộ đến các địa

phương và doanh nghiệp, tăng cường đầu tư trang thiết bị và cán bộ chuyên

22

trách để theo dõi cập nhật, phân tích số liệu, đảm bảo kịp thời, chính xác số liệu cho công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ.

Rà soát Bộ chỉ số thống kê ngành nông nghiệp & PTNT. Triển khai công tác điều tra bổ sung thông tin còn thiếu cho các chỉ số thống kê để phục vụ cho công tác dự báo sản xuất của ngành. Tăng cường chế độ báo cáo thống kê của các Cục chuyên ngành, đơn vị thuộc Bộ.

Huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế để triển khai các hoạt động, các dự án nâng cao năng lực dự báo (ngắn hạn và dài hạn) trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

6. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyềnBộ và các địa phương chủ động triển khai công tác thông tin, tuyên truyền

bằng nhiều hình thức đa dạng.Tăng cường phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.Đẩy mạnh truyền thông về các lĩnh vực chuyên môn, nâng cao nhận thức

của nhân dân để chủ động tham gia, nhất là kiến thức về ATVSTP, phòng chống dịch bệnh, thiên tai, xây dựng nông thôn mới.

Năm 2010, hình thành kênh truyền hình chuyên về phát triển nông thôn. * *

*

Năm 2010 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm 2006-2010. Mặc dù tình hình trong nước, quốc tế còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, với sự nổ lực cao của toàn ngành nhất định sẽ đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Chính phủ đã đặt ra cho ngành, tạo tiền đề cho một giai đoạn mới trên con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với trọng tâm là cuộc vận động xây dựng nông thôn mới văn minh và phồn thịnh./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

23