27
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGH----------------------------- Phm Minh Tiến NGHIÊN CU PHÂN BOZONE TRONG KHÍ QUYN TNG THP VỚI ĐỘ PHÂN GII CAO TRÊN CƠ SỞ PHÁT TRIN VÀ NG DNG PHƯƠNG PHÁP LIDAR HP THVI SAI Chuyên ngành: Quang hc Mã s: 9 44 01 09 TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ QUANG HỌC Hà Ni, 2017

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Phạm Minh Tiến

NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ OZONE TRONG

KHÍ QUYỂN TẦNG THẤP VỚI ĐỘ PHÂN GIẢI CAO

TRÊN CƠ SỞ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG

PHƯƠNG PHÁP LIDAR HẤP THỤ VI SAI

Chuyên ngành: Quang học

Mã số: 9 44 01 09

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUANG HỌC

Hà Nội, 2017

Page 2: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

Công trình được hoàn thành tại Học Viện Khoa học và Công nghệ –

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS. Đinh Văn Trung

Phản biện 1:.......................................................................

Phản biện 2:.......................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp

Học Viện, họp tại Học Viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm

Khoa hoc và Công nghệ Việt Nam vào hồi …..giờ …, ngày … tháng…

năm 201…

Có thể tìm hiểu luận án tại :

- Thư viện Học Viện Khoa học và Công nghệ

- Thư viện Quốc Gia Việt Nam

Page 3: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1

Tính cấp thiết của luận án ........................................................ 1

Mục tiêu nghiên cứu của luận án ............................................. 1

Các nội dung nghiên cứu chính của luận án ........................... 2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ................................... 2

1.1 Ozone trong khí quyền tầng thấp ....................................... 2

1.1.1 Nguồn gốc và phân bố ................................................ 2

1.1.2 Tiết diện hấp thụ của ozone ........................................ 3

1.1.3 Vai trò và tác động của ozone .................................... 3

1.2 Đo đạc, quan trắc ozone trong khí quyển .......................... 3

1.2.1 Khái quát chung .......................................................... 3

1.2.2 Nguyên lý phương pháp đo ozone trong khí quyền ... 3

1.2.2.1 Đo tổng lượng cột ozone ..................................... 3

1.2.2.2 Đo phân bố mật độ ozone theo phương thẳng

đứng ...................................................................................... 4

1.3 Nguyên lý đo đạc phân bố ozone trong khí quyển tầng

thấp dùng kỹ thuật LIDAR hấp thụ vi sai ..................................... 4

1.3.1 Cơ sở vật lý của kỹ thuật LIDAR và LIDAR hấp thụ

vi sai ...................................................................................... 4

1.3.2 Hệ LIDAR và phương trình LIDAR .......................... 5

1.3.3 Kỹ thuật LIDAR hấp thụ vi sai ................................... 6

1.3.4 Lựa chọn bước sóng cho LIDAR hấp thụ vi sai đo

ozone ..................................................................................... 6

1.3.5 Đo phân bố ozone dùng kỹ thuật LIDAR hấp thụ vi

sai trong khí quyển tầng thấp .............................................. 6

Page 4: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

1.3.6 Tính toán phân bố nồng độ ozone theo độ cao .......... 7

1.3.7 Độ chính xác của phép đo ozone dùng LIDAR hấp

thụ vi sai ............................................................................... 8

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG HỆ LIDAR HẤP

THỤ VI SAI ĐO PHÂN BỐ OZONE TRONG KHÍ QUYỂN

TẦNG THẤP .................................................................................... 8

2.1 Thiết kế hệ LIDAR hấp thụ vi sai đo phân bố ozone ...... 8

2.1.1 Sơ đồ khối hệ LIDAR hấp thụ vi sai ....................... 8

2.1.2 Khối phát quang học ............................................... 8

2.1.3 Khối thu quang học ................................................. 9

2.1.4 Khối thu quang điện tử ............................................ 9

2.1.5 Phần mềm xử lý, tính toán .................................... 10

2.2 Lựa chọn cặp bước sóng phát ......................................... 10

2.3 Mô phỏng tín hiệu LIDAR hấp thụ vi sai đo phân bố

ozone ............................................................................................ 10

2.4 Kết quả mô phỏng và thảo luận ...................................... 10

CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN MỘT HỆ LIDAR HẤP THỤ VI

SAI ĐỂ ĐO OZONE TRONG KHÍ QUYỂN TẦNG THẤP ...... 11

3.1 Cấu hình hệ LIDAR hấp thụ vi sai đo ozone .................. 11

3.2 Xây dựng hệ laser màu phản hồi phân bố ....................... 11

3.2.1 Bộ dao động phát ................................................... 11

3.2.2 Hệ quang học bơm ................................................. 12

3.2.3 Bộ khuếch đại quang ............................................. 12

3.2.4 Môi trường hoạt chất ............................................. 12

3.2.5 Bơm luân chuyển chất màu .................................. 12

Page 5: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

3.3 Xây dựng bộ phát hệ LIDAR hấp thụ vi sai và đo đạc

đánh giá ........................................................................................... 12

3.4 Chế tạo hệ telescope tử ngoại và khối quang học thu ..... 13

3.4.1 Chế tạo telescope .................................................... 13

3.4.2 Chế tạo hệ mài phôi kính quang học ................... 13

3.4.3 Khối quang học thu ............................................... 13

3.5 Phát triển khối điện tử thu ............................................... 14

3.6 Xây dựng phần mềm thu ghi, xử lý tín hiệu .................... 14

3.7 Đo đạc đánh giá hệ LIDAR hấp thụ vi sai ....................... 14

CHƯƠNG 4. ĐO ĐẠC THỬ NGHIỆM PHÂN BỐ OZONE

TRONG LỚP KHÍ QUYỂN TẦN SỐ THẤP .............................. 15

4.1 Xử lý số liệu ........................................................................ 15

4.2 Tính toán phân bố nồng độ ozone theo độ cao ................ 15

4.3 Kết quả đo đạc phân bố nồng độ ozone theo độ cao ....... 17

4.4 Phân tích sai số, đánh giá kết quả đo đạc ........................ 18

KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................... 20

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .............................. 21

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .............................. 22

Page 6: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

1

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của luận án

Ozone là khí được quan tâm đặc biệt trong thành phần khí quyển

vì sự có mặt, phân bố, tính chất của nó tác động lớn đến cuộc sống ở

hành tinh chúng ta. Với nồng độ cao hơn ở tầng bình lưu, ozone góp

phần vô cùng quan trọng vào việc bảo vệ trái đất bằng cách hấp thụ

hầu hết các bức xạ tử ngoại nguy hiểm từ mặt trời trong dải bước sóng

từ 200 đến 300 nm. Trong tầng đối lưu (ở lớp khí quyển sát mặt đất),

dù chỉ chiếm thành phần nhỏ (cỡ vài chục phần tỷ - ppb), nhưng ozone

là thành phần đóng góp quan trọng vào khói bụi ô nhiễm, là một trong

những tác nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sự sống của

các sinh vật, và đóng góp vào hiệu ứng nhà kính. Vì thế, việc xác định

nồng độ, sự phân bố của ozone trong khí quyển là hết sức cần thiết,

nhất là lớp khí quyển bao quanh mặt đất.

Ở nước ta, trong báo cáo của Trung tâm Quan trắc Môi trường

thuộc Tổng cục Môi trường (5/2012), trên lãnh thổ Việt Nam có

khoảng 20 trạm khí tượng cao không dùng bóng thám không để quan

trắc các số liệu khí quyển nhưng không có số liệu ozone trong bảng

thông kê hàng năm.

Nhu cầu thực tế: quan trắc ozone trong khí quyển, nhất là khí

quyển tầng thấp, để tăng cường hiểu biết về khí hậu, phục vụ công tác

dự báo khí tượng, đối phó với biến đổi khí hậu, phòng chống ô nhiễm

môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và xây dựng quy hoạch phát

triển trong tương lai.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Mục tiêu của luận án được đặt ra là phát triển kỹ thuật LIDAR

hấp thụ vi sai (Differential Absorption LIDAR hay viết tắt là DIAL)

Page 7: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

2

hoạt động trong vùng bước sóng tử ngoại để nghiên cứu phân bố khí

ozone trong khí quyển tầng thấp với độ phân giải cao.

3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án

Nội dung chính của luận án là phát triển 01 hệ thống LIDAR hấp

thụ vi sai đo đạc ở hai bước sóng tử ngoại ở 282,9 nm và 286,4 nm.

Hệ sẽ thu ghi và xử lý các tín hiệu LIDAR tán xạ ngược đàn hồi, qua

đó tính toán xác định phân bố mật độ của ozone theo độ cao trong lớp

khí quyển tầng thấp. Hệ bao gồm các cấu phần chính sau:

+ Phần phát tín hiệu laser quang học vào khí quyển

+ Phần thu tín hiệu LIDAR tán xạ ngược đàn hồi ở hai bước sóng

trên

+ Phần điện tử đếm đơn photon, chương trình xử ly tín hiệu và tính

toán phân bố oxone.

Chương 1. Giới thiệu tổng quan

1.1 Ozone trong khí quyển tầng thấp

Ozone (O3) là khí màu xanh dương, có mùi rất đặc trưng, hấp thụ

ánh sáng UV và có hoạt tính (oxy hóa) cao [2,5]. Ozone là loại khí có

rất ít trong khí quyển của trái đất, trung bình trong 10 triệu phân tử

không khí mới có 3 phân tử ozone.

1.1.1 Nguồn gốc và phân bố

Ozone tầng đối lưu được sinh ra thông qua các phản ứng quang

hóa với các oxít nitơ NOx và các phân tử hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

(Volatile Organic Compound – VOC) dưới tác dụng của bức xạ mặt

trời. Nồng độ ozone cao nhất có xu hướng tập trung ở trong và xung

quanh đô thị, nơi phát sinh ra những tiền chất cần thiết cho quá trình

tạo ra ozone, và thường có đỉnh vào giữa trưa và xuống thấp nhất vào

Page 8: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

3

ban đêm. Nồng độ ozone cũng thay đổi từ ngày này sang ngày khác

tùy thuộc vào tình trạng thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ….

1.1.2 Tiết diện hấp thụ của ozone

Tiết diện hấp thụ của ozone trong vùng bước sóng từ 200 đến

1100 nm bao gồm bốn băng hấp thụ : Hartley, Huggins, Chappuis và

Wulf. Các băng phổ hấp thụ mạnh Hartley và Huggins đặc biệt quan

trọng trong quan trắc khí quyển bằng kỹ thuật viễn thám và được sử

dụng trong các quang phổ kế hay thiết bị LIDAR đặt cả trên vệ tinh

và dưới mặt đất.

1.1.3 Vai trò và tác động của ozone

Ozone trong tầng bình lưu là lá chắn che chở các tia bức xạ UV

của mặt trời, duy trì sự sống trên hành tinh. Ngược lại, trong tầng đối

lưu và nhất là lớp khí quyển ngay bên trên mặt đất, với hoạt tính oxy

hóa mạnh, ozone là thành phần đóng góp quan trọng vào khói bụi ô

nhiễm làm giảm chất lượng không khí, là một trong những tác nhân

chính ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sự sống của các sinh vật,

và đóng góp vào hiệu ứng nhà kính.

1.2 Đo đạc quan trắc ozone trong khí quyển

1.2.1 Khái quát chung

Ozone trong khí quyển được đo đạc từ các thiết bị đặt trên mặt

đất, trên các vật thể bay. Ozone được đo cả bằng kỹ thuật đo trực tiếp

(in situ) và kỹ thuật viễn thám (remote sensing).

1.2.2 Nguyên lý phương pháp đo ozone trong khí quyển

1.2.2.1 Đo tổng lượng cột ozone

Tổng lượng cột ozone được đo bằng kỹ thuật viễn thám (phổ hấp

thụ quang học vi sai) với các thiết bị có thể đặt trên mặt đất hoặc trên

vệ tinh (như quang phổ kế Dobson, quang phổ kế Brewer) để đo bức

Page 9: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

4

xạ ánh sáng (bức xạ mặt trời trực tiếp, bức xạ mặt trăng trực tiếp hay

bức xạ từ bầu trời) trong dải phổ hấp thụ UV của ozone giữa 300 và

340 nm.

1.2.2.2 Đo phân bố mật độ ozone theo phương thẳng đứng

Phân bố mật độ ozone theo phương thẳng đứng cho biết nồng độ

ozone như là một hàm của độ cao hay áp suất môi trường. Phân bố

ozone thẳng đứng được đo bởi đầu dò ozone (ozonesonde), kỹ thuật

Umkehr sử dụng thiết bị viễn thám là các quang phổ kế đặt trên mặt

đất hoặc gắn trên vệ tinh và thiết bị LIDAR (LIght Detection And

Ranging) [19].

1.3 Nguyên lý đo đạc phân bố ozone trong khí quyển dùng kỹ

thuật LIDAR hấp thụ vi sai

1.3.1 Cơ sở vật lý của LIDAR và LIDAR hấp thụ vi sai

Hệ LIDAR gồm các thành phần chính là bộ phát bức xạ laser; bộ

thu bức xạ tán xạ ngược trở về từ khí quyển; bộ điều khiển, thu ghi tín

hiệu; phần mềm xử lý và phân tích số liệu.

Trong kỹ thuật LIDAR, bức xạ laser sẽ tương tác với các thành

phần của khí quyển bao gồm các phân tử, nguyên tử, son khí và hơi

nước. Khi đó, các quá trình vật lý xảy ra bao gồm tán xạ Rayleigh,

tán xạ Mie, tán xạ Raman, tán xạ cộng hưởng, huỳnh quang, hấp thụ,

hấp thụ và tán xạ vi sai (differential absorption and scattering – DAS).

Các quá trình này là nguyên nhân gây nên sự suy hao của chùm tia

bức xạ laser được phát bởi hệ LIDAR.

Đối với ozone, tiết diện hấp thụ trong vùng tử ngoại lớn hơn nhiều

tiết diện huỳnh quang và tiết diện tán xạ Raman. Do vậy, sự suy hao

của một chùm tia laser thích hợp gây bởi ozone sẽ là một phương pháp

có độ nhạy cao để xác định mật độ của ozone trong khí quyển.

Page 10: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

5

1.3.2 Hệ LIDAR và phương trình LIDAR

Các bộ phận chức năng và cách thức hoạt động của hầu hết các

hệ LIDAR được minh họa trong Hình 1.17. Một xung năng lượng

quang học mạnh được phát bởi một laser đi qua một hệ quang học

phát thích hợp hướng tới đối tượng được quan tâm khảo sát. Một phần

nhỏ của xung được trích ra để đánh dấu thời điểm 0 (trigger). Bức xạ

được thu nhận bởi bộ quang học thu để qua một hệ phân tích phổ và

đầu dò photon. Hệ phân tích phổ lựa chọn khoảng bước sóng quan sát

và lọc lựa bưc xạ nền ở các bước sóng khác. Các telescope Newtonian

và Cassegrainian là những bộ phận chính yếu trong hệ quang học thu.

Hình 1.17. Các thành phần phần chủ yếu của một hệ lidar [3]

Tín hiệu LIDAR được thu nhận bởi đầu dò được biểu diễn dưới

dạng phương trính LIDAR:

𝑃(𝑅, 𝜆) = 𝑃0𝑐𝜏

2𝐴𝜂

𝑂(𝑅)

𝑅2 𝛽(𝑅, 𝜆) 𝑒𝑥𝑝 [−2 ∫ 𝛼(𝑟, 𝜆)𝑑𝑟𝑅

0] (1.21)

P0 là cường độ trung bình của đơn xung laser, τ là độ dài thời gian của

xung. Hệ số ½ là do sự quay lại của xung laser qua quá trình tán xạ

ngược, c tốc độ ánh sáng. A là diện tích của bộ thu quang học để thu

nhận ánh sáng tán xạ ngược và là hiệu suất của hệ. O(R) là hàm

Page 11: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

6

chồng chập giữa tia laser và trường nhìn của bộ thu, R là khoảng cách

từ đối tượng tán xạ tới telescope. β(R,λ) là hệ số tán xạ ngược của các

thành phần trong khí quyển. α(R,λ) là hệ số suy hao do tán xạ và hấp

thụ của ánh sáng bởi phân tử và các hạt. Thừa số 2 đại diện cho hai

lần truyền đi về.

1.3.3 Kỹ thuật LIDAR hấp thụ vi sai

Kỹ thuật LIDAR hấp thụ vi sai (Differential Absorption LIDAR

hay gọi tắt là DIAL) cho phép phát hiện các khí trong khí quyển với

độ nhạy cao. Trong kỹ thuật này, hai tần số được sử dụng, một ở tâm

băng hấp thụ (λon) và một ở phần rìa của băng hấp thụ (λoff). Bằng việc

lấy tỷ số cường độ Pon là tín hiệu lidar ở bước sóng λon và Poff là tín

hiệu ở λoff, mật độ của khí khảo sát được suy ra từ phương trình

LIDAR.

1.3.4 Lựa chọn bước sóng cho LIDAR hấp thụ vi sai đo ozone

Để quan trắc phân bố ozone trong tầng đối lưu là nơi có mật độ

ozone nhỏ nên bước sóng laser phải nằm trong vùng ozone hấp thụ

mạnh, giữa khoảng 266 nm và 320 nm, để tăng độ nhạy phát hiện.

Ngoài ra, để lựa chọn cặp bước sóng tối ưu cho hệ LIDAR hấp

thụ vi sai đo ozone, chúng ta cần cân nhắc và xem xét tiết diện hấp

thụ ở hai bước sóng để đáp ứng độ cao quan trắc mong muốn, không

ảnh hưởng đến độ phân giải không gian và giảm thiểu ảnh hưởng bởi

các khí nhiễu.

1.3.5 Đo phân bố ozone dùng kỹ thuật LIDAR hấp thụ vi sai

trong khí quyển tầng thấp

Khảo sát phân bố ozone trong lớp khí quyển tầng thấp hay tầng

đối lưu được nghiên cứu triển khai với các cặp bước sóng trong

khoảng từ 266 nm tới 320 nm. Các hệ LIDAR hấp thụ vi sai sử dụng

Page 12: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

7

các bức xạ phát từ họa ba bậc bốn của laser Nd:YAG ở 266 nm; bức

xạ laser là các vạch Stokes 289 nm, 299 nm, 316 nm từ các ống Raman

chứa các khí hơi áp suất thấp H2, D2, He [48,49] hay 276.2 nm, 287.2

nm, 299.1 nm từ CO2 [50,51] được bơm bởi bước sóng họa ba bậc

bốn của laser Nd:YAG ở 266 nm; cặp bước sóng 277 và 313 nm là

dịch chuyển Raman kích thích (Stimulated Raman Shifting – SRS)

của bức xạ 248 nm phát bởi laser excimer krypton-fluoride trong

hydro [52]; hay các cặp bước sóng được phát bởi các hệ laser màu

[39,53,54]. Các hệ LIDAR hấp thụ vi sai này cho phép đo đạc phân

bố ozone đến các khoảng độ cao khác nhau trong tầng đối lưu tùy theo

cặp bước sóng được sử dụng, cường độ bức xạ laser phát và điều kiện

thời tiết.

1.3.6 Tính toán phân bố nồng độ ozone theo độ cao

Đối với các hệ LIDAR hấp thụ vi sai tán xạ đàn hồi, phương trình

LIDAR (1.22) được viết cho hai bước sóng on và off. Sau khi lấy tỷ

số, nồng độ ozone N(R) giữa độ cao R và R+R có thể viết bằng tổng

của các số hạng tín hiệu đo Ns(R), số hạng tán xạ ngược vi sai Nb(R)

và các số hạng suy hao vi sai Ne(R) gây bởi các phân tử khí quyển,

son khí và các loại khí can thiệp như sau [3,39,58]:

𝑁𝑂3(𝑅) = 𝑁𝑠(𝑅) + 𝛿𝑁𝑏(𝑅) + 𝛿𝑁𝑒(𝑅) (1.31)

NS(R) là số hạng chính trong biểu thức nồng độ ozone (1.31), tính

trực tiếp từ tỷ số cường độ tín hiệu. Các số hạng 𝛿𝑁𝑏(𝑅) và 𝛿𝑁𝑒(𝑅)

được xem như các số hạng hiệu chỉnh, phải được tính toán để xác định

nồng độ ozone phân bố theo độ cao chính xác hơn. Phương pháp lặp

đã được sử dụng để xác định đồng thời hệ số tán xạ ngược

𝛽𝑎𝑒𝑟(𝜆𝑜𝑓𝑓, 𝑅), hệ số suy hao son khí 𝛼𝑎𝑒𝑟(𝜆𝑜𝑓𝑓 , 𝑅), từ đó xác định

𝛿𝑁𝑏(𝑅) và 𝛿𝑁𝑒(𝑅) và mật độ phân bố ozone 𝑁𝑂3(𝑅) [39].

Page 13: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

8

1.3.7 Độ chính xác của phép đo ozone dùng LIDAR hấp thụ vi

sai

Độ chính xác của một phép đo DIAL được xác định bởi sai số

thống kê do đặc trưng ngẫu nhiên của quá trình phát hiện tín hiệu mà

nó sẽ tuân theo thống kê Poisson [37]. Độ chính xác của phép đo phụ

thuộc vào các gần đúng được áp dụng để suy ra mật độ số của ozone

từ tín hiệu thu được và độ tuyến tính của tín hiệu lidar.

Chương 2. Thiết kế và mô phỏng hệ LIDAR hấp thụ vi sai đo

phân bố ozone trong khí quyển tầng thấp

2.1 Thiết kế hệ đo LIDAR hấp thụ vi sai đo phân bố ozone

2.1.1 Sơ đồ khối hệ LIDAR hấp thụ vi sai

Hình 2.1. Sơ đồ khối của hệ LIDAR hấp thụ vi sai

2.1.2 Khối phát quang học

Laser màu phản hồi phân bố (Distributed Feedback Dye Laser –

DFDL) là loại laser cũng đã được phát triển thành công tại Viện Vật

lý [67 – 72]. Với công suất phát dự kiến đủ để có thể ghi nhận tín hiệu

LIDAR, các laser màu phản hồi phân bố còn có một số ưu điểm là kết

Page 14: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

9

cấu đơn giản; có khoảng tinh chỉnh bước sóng lớn (10 – 20 nm tùy

loại chất màu dùng làm môi trường hoạt tính) nên thuận lợi trong việc

chọn các cặp bước sóng cho hệ DIAL đo ozone, giúp tránh ảnh hưởng

của khí nhiễu lên kết quả đo; DFDL có độ rộng xung cỡ ps nên cho

hiệu suất tốt hơn laser màu thông thường trong việc nhân tần tạo bước

sóng UV. Do vậy, luận án lựa chọn laser màu DFDL làm nguồn phát

cho hệ LIDAR hấp thụ vi sai.

2.1.3 Khối thu quang học

Bộ phận chính của khối thu quang học trong hệ LIDAR nói chung

và hệ LIDAR hấp thụ vi sai là một telescope. Telescope được thiết kế

và nghiên cứu tự chế tạo với đường kính lớn tối thiểu là 40 cm để tăng

hệ số khuếch đại tín hiệu LIDAR. Ngoài ra, phôi kính quang học dùng

trong telescope này cần được phủ nhôm để có thể thu nhận tín hiệu tốt

trong vùng tử ngoại.

2.1.4 Khối thu quang điện tử

Khối thu điện tử của hệ LIDAR hấp thụ vi sai bao gồm ba bộ phận

chính: chuyển đổi quang điện, tiền khuếch đại và bộ đếm đơn photon.

Bộ chuyển đổi quang điện sử dụng nhân quang điện (Photomultiplier

Tube – PMT), được lựa chọn có hiệu suất lượng tử cao trong vùng tử

ngoại để tăng hiệu suất phát hiện của PMT trong vùng bước sóng này.

Tín hiệu LIDAR là tín hiệu có cường độ thấp nên các photon tán xạ

ngược đàn hồi về thiết bị trở thành các xung rời rạc. Do vậy, bộ thu

điện tử cho hệ LIDAR hấp thụ vi sai sẽ được thực hiện theo phương

pháp đếm đơn photon. Phương pháp đếm photon cũng có ưu điểm hơn

nhiều so với phương pháp thu nhận tín hiệu tương tự do tính ổn định,

hiệu suất phát hiện và tỉ số tín hiệu trên nhiễu SNR (signal to noise

Page 15: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

10

ratio) cao [73]. Để thực hiện đếm đơn photon, bộ thu điện tử sẽ phải

được thiết kế với các mạch điện tử đáp ứng nhanh.

2.1.5 Phần mềm xử lý, tính toán

Chức năng, nhiệm vụ của phần mềm được thiết kế phải đáp ứng

các yêu cầu thu ghi, lưu trữ, xử lý số liệu và tính toán phân bố ozone

theo phương thẳng đứng.

2.2 Lựa chọn cặp bước sóng phát

Cặp bước sóng vi sai được lựa chọn cho hệ LIDAR hấp thụ vi sai

là hai bước sóng tử ngoại 282,9 nm (λon) và 286,4 nm (λoff). Tiết diện

hấp thụ ozone ở bước sóng on là 29,7.10-23 m2 và tiết diện hấp thụ vi

sai 𝜎(𝜆𝑜𝑛) − 𝜎(𝜆𝑜𝑓𝑓) là 8,9.10-23 m2 [3]. Hai bước sóng này là kết

quả lựa chọn và xem xét hài hòa giữa nhiều yếu tố: hiệu suất huỳnh

quang chất màu, độ cao xác định phân bố ozone, giảm ảnh hưởng ánh

sáng nền, giảm ảnh hưởng xen vào của son khí, tránh ảnh hưởng lên

kết quả đo ozone do sự có mặt nếu có của SO2[3].

2.3 Mô phỏng tín hiệu LIDAR hấp thụ vi sai đo phân bố ozone

Với kết cấu hệ LIDAR hấp thụ vi sai được thiết kế, các tính toán

mô phỏng cho hệ được thực hiện để có thể dự đoán độ cao đo đạc

phân bố ozone và xác định thời gian thu ghi tín hiệu LIDAR ở 2 bước

sóng on và off. Phép mô phỏng sẽ tính toán số photon tán xạ ngược

đàn hồi ở hai bước sóng này theo phương trình LIDAR (1.21).

2.4 Kết quả mô phỏng và thảo luận

Tín hiệu LIDAR và tỷ số tín hiệu trên nhiễu S/N đã được mô

phỏng ở hai bước sóng on 282,9 nm và bước sóng off 286,4 nm theo

độ cao cùng với sự thay đổi của năng lượng xung phát, thời gian đếm

photon, đường kính telescope. Các kết quả tính mô phỏng cho thấy tín

Page 16: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

11

hiệu LIDAR ở hai bước song on và off có thể thu nhận đến độ cao trên

5 km với thời gian đếm photon 10 phút.

Chương 3. Nghiên cứu phát triển một hệ LIDAR hấp thụ vi sai

để đo đạc phân bố ozone trong khí quyển

3.1 Cấu hình hệ LIDAR hấp thụ vi sai đo ozone

Cấu hình hệ LIDAR hấp thụ vi sai được phát triển theo các lựa

chọn như đã trình bày trong Chương 2.

3.2 Xây dựng hệ laser màu phản hồi phân bố

Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý hệ laser màu phản hồi phân bố

Các laser màu phản hồi phân bố triển khai cho hệ LIDAR hấp thụ

vi sai phát ở bước sóng 565,8 nm và 572,8 nm có sơ đồ được trình bày

trong Hình 3.2.

3.2.1 Bộ dao động phát

Trong bộ phận dao động phát của DFDL, chùm bơm qua thấu

kính trụ L1 được chia đôi bởi gương tam giác CM. Chúng phản xạ

trên hai gương m1 và m2 để hội tụ và giao thoa trên bề mặt môi trường

hoạt chất chứa trong cuvette C1. Vị trí m1 và m2 được tính toán thiết

kế để DFDL phát bước sóng như mong muốn.

Page 17: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

12

3.2.2 Hệ quang học bơm

Bức xạ họa ba bậc hai 532 nm của laser Nd:YAG, tần số 10 Hz,

độ rộng xung 5 ns, được sử dụng để bơm cho 2 hệ laser màu phản hồi

phân bố. Hệ quang học bơm bao gồm các gương M1, M2, M3 và M7;

hai bản chia chùm Rm1, Rm2; hai lăng kính P2 và P3 để định hướng

chùm laser bơm đến các cuvette chứa chất màu của bộ dao động và

bộ khuếch đại; kéo dài quãng đường của xung laser bơm đến tầng

khuếch đại công suất để đảm bảo hiệu suất khuếch đại khi xung laser

màu đi qua cuvette C3.

3.2.3 Bộ khuếch đại quang

Bộ khuếch đại quang gồm hệ khuếch đại 6 lần truyền qua (thấu

kính L2, các gương từ m3 đến m14 và cuvette C2 dày 1 mm) và tầng

khuếch đại công suất ngõ ra (thấu kính trụ L3 và cuvette C3).

3.2.4 Môi trường hoạt chất

Chất màu Rhodamine 6G hòa tan trong ethanol được sử dụng làm

môi trường hoạt chất cho mỗi hệ laser màu phản hồi phân bố.

3.2.5 Bơm luân chuyển chất màu

Luận án thiết kế mới và chế tạo các bơm ly tâm bằng thủy tinh và

sử dụng nguyên tắc của khuấy từ để làm cánh khuấy đẩy chất màu qua

các cuvette.

3.3 Xây dựng bộ phát hệ LIDAR hấp thụ vi sai và đo đạc đánh

giá

Hai hệ laser màu phản hồi phân bố có thiết kế giống nhau, chỉ

khác nhau ở góc tới của các tia laser bơm 532 nm đến cuvette C1.

Năng lượng bức xạ các laser màu DFDL và các bức xạ tử ngoại

ngõ ra sau tinh thể nhân tần được đo đạc và trình bày trong Bảng 3.2.

Page 18: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

13

Bảng 3.2: Năng lượng bức xạ laser phát được bơm bởi laser họa ba

bậc hai của laser Nd:YAG ở bước sóng 532 nm

Bức xạ laser Bước sóng (nm) Năng lượng

DFDL 565,8 0,62 mJ/xung

572,8 1,8 mJ/xung

UV 282,9 30 J/xung

286,4 60 J/xung

3.4 Chế tạo hệ telescope tử ngoại và khối quang học thu

3.4.1 Chế tạo telescope

Hệ telescope được nghiên cứu chế tạo là loại Newtonian có thể

lắp các gương cầu có đường kính tối đa 40 cm. Bộ khung cho

telescope được chế tạo để có thể lắp được gương cầu với tiêu cự có

thể thay đổi xa nhất là 210 cm. Hệ khung telescope sẽ được bao phủ

bằng lớp vải đen dày để tránh ánh sáng tán xạ trường gần. Quang trục

của hệ được cân chỉnh dùng laser bán dẫn.

3.4.2 Chế tạo hệ mài phôi kính quang học

Hệ mài tự động phôi kính quang học được thiết kế để có thể mài

gương cầu (gương sơ cấp của telescope) có đường kính từ 20 cm tới

tối đa 80 cm.

Gương cầu quang học được kiểm tra, đánh giá bề mặt quang học

bằng hệ kết hợp phương pháp Ronchi và Foucault [80] được thực hiện

tại Viện Vật lý cho thấy phôi kính quang học sau quá trình mài có mặt

lõm dạng cầu đều đặn và có tiêu cự 1,8m.

3.4.3 Khối quang học thu

Hệ quang học khối thu của hệ LIDAR hấp thụ vi sai bao gồm

telescope, kính lọc bước sóng (F), hai thấu kính L1 và L2.

Page 19: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

14

3.5 Phát triển khối điện tử thu

Khối điện tử thu được phát triển dựa trên cơ sở hệ đo LIDAR

nhiều bước sóng phát triển tại Viện Vật ly dùng dao động ký số tín

hiệu nhanh Picoscope 5204 với sơ đồ như Hình 3.22 để có thể thu

nhận tín hiệu LIDAR ở chế độ đếm đơn photon.

Hình 3.22: Sơ đồ khối điện tử thu trong chế độ đếm photon

3.6 Xây dựng phần mềm thu ghi, xử lý tín hiệu

Phần mềm lấy mẫu, xử lý tín hiệu, lưu trữ, chuẩn hóa, hiển thị kết

quả đo được lập trình trên nền Labview để điều khiển dao động ký số

Picoscope. Phần mềm đã được phát triển tại Viện Vật lý cho hệ

LIDAR phục vụ nghiên cứu son khí khí quyển.

Phần mềm xử lý tín hiệu được xây dựng trên nền Matlab để làm

trơn kết quả đo, loại bỏ dòng tối và offset của module điện tử thu,

chuyển tín hiệu LIDAR theo khoảng cách P(R,) sang dạng R2P(R,)

nhằm loại bỏ sự phụ thuộc của tín hiệu vào khoảng cách.

Các số liệu LIDAR sau xử lý tại 2 bước sóng on và off sẽ được

đưa vào phần mềm tính toán phân bố nồng độ ozone khí quyển theo

độ cao cũng được xây dựng trên nền Matlab.

3.7 Đo đạc, đánh giá hệ LIDAR hấp thụ vi sai

Hệ LIDAR hấp thụ vi sai được bố trí và cân chỉnh để ghi nhận tín

hiệu tán xạ ngược đàn hồi ở độ cao cao nhất có thể.

Sau khi cân chỉnh, hệ LIDAR hấp thụ vi sai đã được sử dụng để

đo đạc thử nghiệm và đã ghi nhận tín hiệu LIDAR đàn hồi đến độ cao

trên 4 km ở cả hai bước sóng on và off . Với tốc độ lấy mẫu của dao

PMT

Bộ khuếch đại băng rộng

Máy tính: chương trình đếm photon trên Labview

Dao động ký số tín hiệu nhanh

Page 20: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

15

động ky điện tử Picoscope 125 MSamples/s và áp dụng kỹ thuật lọc

số liệu bằng cách lấy trung bình trên một số điểm đo để tăng tỷ số tín

hiệu trên nhiễu S/N, độ phân giải không gian của phép đo LIDAR hấp

thụ vi sai là 480 m với sai số thống kê ở độ cao 4 km là ~18%. Độ

phân giải không gian của phép đo LIDAR hấp thụ vi sai có thể lựa

chọn nhỏ hơn, tuy nhiên sai số thống kê sẽ cao. Hệ LIDAR hấp thụ vi

sai không ghi nhận được tín hiệu LIDAR đến độ cao trên 5 km như

tính toán mô phỏng có thể giải thích là do bề dày trung bình 5 km của

son khí trên bầu trời Hà nội [81]. Lớp son khí này làm tán xạ các bức

xạ laser phát, suy hao tín hiệu tán xạ ngược và hạn chế độ cao đo đạc.

Chương 4. Đo đạc thử nghiệm phân bố ozone trong lớp khí

quyển tầng thấp

4.1 Xử lý số liệu

Để cải thiện hơn độ chính xác của phép đo trước khi tính toán

phân bố ozone, các dữ liệu thu được trong các tập tin dạng *.txt sẽ

được hiệu chuẩn theo thời gian, hiệu chỉnh nền và lấy trung bình.

4.2 Tính toán phân bố nồng độ ozone theo độ cao

Nồng độ phân bố ozone 𝑁𝑂3(𝑅) giữa độ cao R và R+R được tính

theo biểu thức (1.34), và là tổng của ba số hạng:

Ns(R) : số hạng tín hiệu đo (s – signal)

Nb(R) : số hạng hiệu chỉnh tán xạ ngược vi sai (b – backscattering)

Ne(R) : số hạng hiệu chỉnh suy hao vi sai (e – extinction)

Trong các số hạng trên, chỉ có Ns(R) được tính trực tiếp từ số liệu

đo, các số hạng hiệu chỉnh Nb(R) và Ne(R) được tính theo các biểu

thức (1.41) và (1.42) tương ứng. Các hệ số tán xạ ngược

𝛽𝑎𝑒𝑟(𝜆𝑜𝑓𝑓, 𝑅), hệ số suy hao son khí 𝛼𝑎𝑒𝑟(𝜆𝑜𝑓𝑓, 𝑅) và mật độ phân

Page 21: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

16

bố ozone 𝑁𝑂3(𝑅) được xác định bằng phương pháp lặp được trình bày

trong Mục 1.3.6.

Trong tính toán phân bố mật độ ozone từ kết quả đo LIDAR hấp

thụ vi sai, tỷ số LIDAR S được xác định là 30 sr-1 căn cứ theo các

nghiên cứu về son khí tại Hà Nội [81], nghiên cứu về son khí trong

môi trường đô thị và có ô nhiễm [63,76]. Giá trị số mũ Angstrom

thường biểu thị cho kích thước hạt son khí. Các công trình nghiên cứu

về đo đạc số mũ Angstrom của son khí tầng đối lưu đều công bố giá

trị của nó xung quanh bước sóng 300 nm thay đổi từ 0 đến 2 [82,83].

Áp dụng cho trường hợp cặp bước sóng LIDAR hấp thụ vi sai trong

vùng tử ngoại, được xem xét với tương đối nhỏ và bằng 0,5 cho son

khí đô thị [39].

Các bước tính toán phân bố mật độ ozone có thể tóm tắt như sau:

Bước 1: tính phân bố mật độ ozone lần thứ nhất theo biểu thức

[1.35].

Bước 2: với giá trị phân bố mật độ ozone lần thứ nhất, tính hệ số tán

xạ ngược son khí 𝛽𝑎𝑒𝑟(𝜆𝑜𝑓𝑓, 𝑅) cho bước sóng off theo biểu thức

[1.46] và lặp lại (vòng lặp son khí) với giá trị hệ số suy hao son khí

𝛼𝑎𝑒𝑟(𝜆𝑜𝑓𝑓, 𝑅) theo biểu thức (1.48) để nhận được giá trị

𝛽𝑎𝑒𝑟(𝜆𝑜𝑓𝑓, 𝑅) thỏa mãn điều kiện 𝜉𝑎𝑒𝑟𝑙 < 0,01.

Bước 3: tính các số hiệu chỉnh Nb(R) và Ne(R) theo biểu thức

(1.41) và (1.42), từ đó suy ra phân bố mật độ ozone lần thứ hai theo

biểu thức (1.34).

Bước 4: với giá trị phân bố mật độ ozone lần thứ hai, quay trở lại

bước 2. Vòng lặp ozone này kết thúc khi thỏa mãn điều kiện 𝜉𝑂3

𝑘 <

0,001.

Chương trình tính phân bố ozone được viết trên nền Matlab.

Page 22: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

17

4.3 Kết quả đo đạc phân bố nồng độ ozone theo độ cao

Hệ LIDAR hấp thụ vi sai tán xạ đàn hồi, dùng nguồn phát là 2

laser màu phản hồi phân bố, đã được triển khai đo đạc thử nghiệm

phân bố ozone vào các đêm trời trong, ít mây. Hình 4.2 trình bày kết

quả phân bố mật độ ozone liên tục vào tháng 01/2017, từ khoảng 1,2

km đến độ cao trên 4 km, với độ phân giải không gian 480 m và thời

gian đếm tích hợp 10 phút. Các tín hiệu LIDAR ở dưới độ cao 1,2 km

được loại ra do ảnh hưởng bởi hàm chồng chập giữa chùm laser phát

và trường nhìn của telescope bộ thu.

Hình 4.2: Phân bố mật độ ozone đo đạc vào tháng 01/2017 tại Hà

Nội.

Từ mật độ ozone trung bình được trình bày trong Hình 4.2, chúng

ta có thể nhận thấy nồng độ ozone tại Hà Nội từ độ cao khoảng 1200

m tới 4000 m biến động giảm trung bình từ 2.1012 đến 5.1011 phân

tử/cm3, tương đương từ 80 đến 20 ppbv. Xu hướng giảm này phù hợp

với phân bố ozone đặc trưng trong tầng đối lưu. Do không có các số

liệu đo phân bố ozone bằng bóng thám không vào cùng thời điểm đo

Page 23: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

18

đạc nên Hình 4.2 sử dụng phân bố ozone tại Hà Nội, đo bằng đầu dò

ozone đặt trên bóng thám không, độ phân giải 1 km, được công bố tại

hội nghị về khí tượng ở Hàn Quốc năm 2007 [4] để minh họa xu

hướng giảm và so sánh, đánh giá sự tương đương về bậc của số liệu

đo phân bố mật độ ozone.

4.4 Phân tích sai số đánh giá kết quả đo đạc

Sai số trong thu ghi tín hiệu DIAL có thể phân thành 4 loại:

1. Sai số thống kê 1 do nhiễu nền và nhiễu tín hiệu

2. Sai số 2 do suy hao và tán xạ ngược của các thành phần khác

(như NO2, SO2, son khí)

3. Sai số 3 do độ bất định của tiết diện hấp thụ của ozone

4. Sai số 4 có nguồn gốc từ thiết bị và hệ điện tử.

Trong đó 1 là sai số ngẫu nhiên; 2, 3 và 4 là sai số hệ thống. 1

được xác định theo thống kê Poisson trong biểu thức (1.51) [66].

Tổng hợp các sai số trong phép đo DIAL phân bố nồng độ ozone được

trình bày trong Bảng 4.2 cho độ cao khí quyển dưới 4 km.

Bảng 4.2: Tổng hợp các sai số trong đo đạc DIAL ozone.

TT Sai số %

1 1 - Sai số thống kê < 18

2 2 - do các thành phần khác ozone

Son khí < 20

Khí hấp thụ khác < 0,3

Rayleigh < 0,6

3 3 do độ bất định của tiết diện hấp

thụ của ozone

< 2,5

4 4 do SIB và thời gian chết < 5

Sai số RMS tổng cộng < 27

Page 24: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

19

Hiện nay, bản đồ ozone toàn cầu được cung cấp từ các số liệu vệ

tinh Aura của NASA. Phân bố ozone toàn cầu trong tầng đối lưu được

tổng hợp suy ra từ sự đo đạc tổng lượng cột ozone OMI (Ozone

Monitoring Instrument) và tổng lượng cột ozone tầng bình lưu MLS

(Microwave Limb Sounder) với độ phân giải 36km x 48 km [86].

Theo số liệu Aura thì tại khu vực Hà Nội, mật độ ozone trung bình /

tháng ở tầng đối lưu trong tháng 1 các năm 2013, 2014 và 2015 là 40

ppbv, tháng 1/2016 là 55 ppbv. Hai đường vẽ thẳng biểu diễn mật độ

ozone trung bình / tháng này và các số liệu đo trung bình mật độ ozone

bởi hệ LIDAR hấp thụ vi sai tán xạ đàn hồi vào các ngày trong tháng

1/2017 được trình bày trong Hình 4.4. Mật độ ozone trung bình / ngày

đo bởi hệ LIDAR hấp thụ vi sai được lấy trung bình trong khoảng độ

cao từ 1,2 km đến 4 km cho thấy các giá trị là cùng bậc, nằm trong

phạm vi sai số và khá tương đồng với các kết quả đo đạc từ vệ tinh

Aura (Hình 4.4).

Hình 4.4: Mật độ ozone trung bình / tháng tại khu vực Hà Nội trong

tháng 1 của các năm 2013, 2014, 2015 và 2016 (số liệu vệ tinh Aura

– NASA [70]) và số liệu đo từ hệ LIDAR hấp thụ vi sai vào các

ngày trong tháng 1/2017 tại Hà Nội

Page 25: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

20

KẾT LUẬN CHUNG

Với mục tiêu nghiên cứu và phát triển một hệ LIDAR hấp thụ vi

sai, độ phân giải cao, để đo đạc phân bố nồng độ ozone trong lớp khí

quyển tầng thấp, các kết quả chính của bản luận án bao gồm :

1. Phát triển hai nguồn phát bức xạ laser tử ngoại cho hệ LIDAR hấp

thụ vi sai ở các bước sóng 282,9 nm và 286,4 nm. Hai laser màu

phản hồi phân bố với môi trường hoạt chất là Rhodamine 6G được

sử dụng trong nguồn phát cho phép điều chỉnh dễ dàng bước sóng

phát, đáp ứng yêu cầu của một cặp bước sóng cho hệ LIDAR hấp

thụ vi sai đo phân bố ozone.

2. Phát triển một hệ quang học thu cho hệ LIDAR hấp thụ vi sai với

bộ phận thu nhận tín hiệu LIDAR tán xạ ngược đàn hồi là một

telescope đường kính lớn 40 cm được nghiên cứu chế tạo hoàn

toàn trong nước. Gương cầu của telescope được mài từ phôi kính

quang học và được phủ nhôm cho phép bộ thu của hệ LIDAR hấp

thụ vi sai hoạt động tốt trong vùng tử ngoại và tăng thêm hệ số

khuếch đại quang học.

3. Xây dựng phần mềm mô phỏng tín hiệu LIDAR để tối ưu thiết kế

hệ LIDAR hấp thụ vi sai đo phân bố ozone.

4. Xây dựng chương trình phần mềm xử lý số liệu và tính toán phân

bố mật độ ozone.

5. Hệ LIDAR hấp thụ vi sai cho phép khảo sát phân bố nồng độ

ozone đến độ cao trên 4 km, với độ phân giải không gian 480 m,

thời gian đo 10 phút cho mỗi bước sóng on và off. Hệ có thể sử

dụng quan trắc liên tục phân bố ozone khí quyển.

Page 26: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

21

Với kết quả và kinh nghiệm thu được trong quá trình phát triển

thành công hệ LIDAR hấp thụ vi sai đo phân bố nồng độ ozone trong

lớp khí quyển tầng thấp, luận án cho thấy chúng ta cũng có đủ điều

kiện và khả năng xây dựng hệ LIDAR hấp thụ vi sai đa kênh, đa bước

sóng có thể điều chỉnh được, để nghiên cứu tính chất và các thành

phần khác của khí quyển ở nước ta với nguồn vốn đầu tư tiết kiệm.

Trong thời gian tới, trên cơ sở đã phát triển thành công một hệ LIDAR

hấp thụ vi sai đo đạc phân bố nồng độ ozone, các nghiên cứu tiếp theo

có thể là tiếp tục hoàn thiện khối phát và khối thu của thiết bị để đo

đạc số liệu ozone cả trong điều kiện ban ngày và mở rộng khoảng độ

cao quan trắc; khảo sát phân bố ozone theo ngày, theo mùa, theo năm

và theo vị trí địa lý quan trắc.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Lần đầu tiên phát triển nguồn phát UV cho một hệ DIAL là các

bức xạ nhân tần của hai laser màu phản hồi phân bố.

Phát triển hệ thu DIAL với một hệ Telescope tự nghiên cứu chế

tạo trong nước đường kính lớn tới 40 cm

Phát triển phần mềm xử lý tín hiệu vi sai và tính toán phân bố

ozone khí quyển cho hệ DIAL tử ngoại được phát triển lần đầu

trong nước.

Page 27: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26755.pdf · Vì thế, việc xác định nồng độ, sự phân bố của ozone trong

22

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1) Pham Minh Tien and Dinh Van Trung, “Design and simulation of

the DIAL LIDAR system for measuring tropospheric ozone”,

Advances in Optics, Photonics, Spectroscopy & Applications VII,

Publishing House for Science and Technology – ISSN 1859-4271,

06/2013, pp.435-441

2) Bui Van Hai, Dinh Van Trung, Nguyen Xuan Tuan, Le Huu Thang,

and Pham Minh Tien, “Estimation of the LIDAR overlap function by

using Raman signal” Proceeding of the 3rd academic conference on

natural science for Master and Ph. D students from Asean countries.

11-15 November, Phnom Penh – Cambodia, ISBN 978-604-913-088-

5, 337, 2014

3) Phạm Minh Tiến, Bùi Văn Hải, Đàm Trung Thông, Nguyễn Xuân

Tuấn, Nguyễn Đình Hoàng và Đinh Văn Trung”Nghiên cứu phát triển

hệ LIDAR dùng laser bán dẫn phát tại bước sóng 450nm để đo son

khí trong lớp khí quyển tầng thấp” Proceeding của Hội nghị về Những

tiến bộ trong Vật lý Kỹ thuật và Ứng dụng, TP. Huế, 08-12 tháng 10

năm 2013, ISBN 978-604-913-232-2, 130, 2014

4) Pham Minh Tien, Bui Van Hai, Duong Tien Tho, Do Quang Hoa

and Dinh Van Trung, “Development of distributed feedback dye lasers

for differential absorption lidar measurement of ozone in the lower

atmosphere”, Advances in Optics, Photonics, Spectroscopy &

Applications IX, Publishing House for Science and Technology, ISSN

1859-4271, pp.472-476, 2017

5) Tien Pham Minh, Tuan Nguyen Xuan, Trung Dinh Van, Manh Le

Duy, Hai Bui Van, “Devpolarization property of Cirus clouds over

Hanoi”, Communications in Physics, Vol. 27, No. 4, pp. 339-344,

2017,DOI:10.15625/0868-3166/27/4/10836

6) Pham Minh Tien, Bui Van Hai, Duong Tien Tho, Do Quang Hoa

and Dinh Van Trung, “Development of UV laser source based on

distributed feedback dye lasers for use in measurement of ozone in the

lower atmosphere”, Communications in Physics, Vol. 27, No. 4, pp.

345-355, 2017, DOI: 10.15625/0868-3166/27/4/10798